Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 29 tháng 07 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
TAND huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Châu Văn Chung (SN 1974) ở thôn Biểng, xã An Lạc (Sơn Động) 3 năm 3 tháng tù; Châu Văn Định (SN 1971) ở cùng địa chỉ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Trước đó, Lê Văn Vinh (SN 1980) ở thôn Đồng Bây, xã An Lạc cũng bị tuyên phạt 3 năm tù về tội hủy hoại rừng.
Được biết, tháng 4-2014, với lý do thiếu đất canh tác, các bị cáo đã tự ý chặt phá hơn 7 ha rừng tự nhiên đã được Nhà nước giao bảo vệ hơn 20 năm. (Báo Bắc Giang 28/7) đầu trang(
Người nhà cho rằng nạn nhân tử vong do bị kiểm lâm rượt đuổi. Ngược lại, kiểm lâm phủ nhận huyện truy đuổi và bỏ đi khi nạn nhân bị nạn.
Chiều 28-7, thượng tá Nguyễn Hồng Tuấn, Phó Trưởng Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai cho biết đã có kết luận ban đầu vụ tai nạn giao thông tại địa bàn xã Chư Đrăng, xảy ra vào ngày 25-7, làm anh Phạm Văn Trọng (SN 1994) tử vong.
Theo thượng tá Tuấn, vào ngày 25-7, Phạm Văn Trọng và Lê Duy Thân, Lê Văn Tới, Vũ Văn Tuân (cùng trú xã Uar) khai thác gỗ trái phép tại khu vực rừng thuộc xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa.
Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, Trọng và Thân đều chở một khúc gỗ đường kính 42 cm, dài 1,6 m, khi đến đoạn đường liên thôn giữa buôn Ung, xã Chư Đrăng cả hai phát hiện 2 kiểm lâm (sau này xác định là anh Phạm Văn Hưng và Ksro Ti, cán bộ kiểm lâm huyện Krông Pa, phụ trách địa bàn xã Chư Đrăng) nên bỏ chạy.
Chạy được khoảng 300 m, xe Thân hỏng và bị lực lượng kiểm lâm ập đến làm việc, riêng Trọng vẫn chạy rồi sau đó tự ngã và bị gỗ đè tử vong. Khi lực lượng công an tới hiện trường thì lực lượng kiểm lâm đã về, xe Trọng vẫn còn ở hiện trường, xe của Thân đã được đưa đi.
“Chúng tôi cũng nghe người dân nói kiểm lâm rượt đuổi dẫn đến tai nạn chết người. Tuy nhiên, chưa có căn cứ và hiện tại người nhà nạn nhân chưa khiếu nại gì”- thượng tá Tuấn nói.
Là người có liên quan, anh Lê Duy Thân kể, khi nhóm đang trên đường chở gỗ về thì gặp 2 cán bộ kiểm lâm từ xưởng gỗ của người tên K. đi ra nên bỏ chạy. 2 kiểm lâm đuổi theo xe anh và anh Trọng; được khoảng hơn 2 km xe anh bị hỏng nên dừng lại. Xe Trọng tiếp tục chạy khoảng 200 m thì gặp tai nạn. Trong lúc rượt đuổi 2 kiểm lâm dùng bình xịt hơi cay khống chế.
Thấy Trọng gặp tai nạn, anh Thân và những người trong nhóm vội đưa đi cấp cứu nhưng Trọng đã tử vong. Riêng 2 kiểm lâm khi thấy Trọng gặp tai nạn đã vội vã bỏ đi, không tham gia đưa đi cấp cứu.
Chiều cùng ngày, gia đình ông Phạm Văn Sang (bố Trọng) đã tổ chức tang lễ cho con. “Trọng ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Tôi không được chứng kiến sự việc nhưng nghe người dân nói rằng 2 cán bộ kiểm lâm truy đuổi rất gắt gao trên đoạn đường dài mới dẫn đến sự việc. Vậy mà từ đó đến giờ không thấy bất cứ cán bộ kiểm lâm nào xuống thăm hỏi lấy một câu”- ông Sang bức xúc nói.
Chiều 28-7, ông Trương Thanh Hà, Hạt Phó Hạt kiểm lâm huyện Prông Pa từ chối trả lời báo chí về sự việc. Tuy nhiên, ông Hà cho biết không có chuyện kiểm lâm rượt đuổi rồi dẫn tới tai nạn. Sau khi nghe thông tin nạn nhân bị chết nên hạt quyết định rút 2 cán bộ phụ trách địa bàn về vì sợ người dân bức xúc sẽ gây chuyện.
Khi phóng viên đặt câu hỏi tại sao thấy hai khúc gỗ mà không tiến hành các thủ tục để bắt giữ, ông Hà biện minh: “Việc thấy gỗ mà không lập biên bản là do lúc đó gặp tai nạn, dân bức xúc ùa tới đánh cho chết. Thà bỏ, gỗ bắt không được bữa này bữa sau bắt”. Ông Hà cho biết thêm huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo làm dịu tình hình, không để người dân bức xúc.
Về việc hạt kiểm lâm chưa tới thăm hỏi gia đình nạn nhân, ông Hà giải thích: “Giờ tới đó tự nhiên mình trở thành thủ phạm. Về góc độ tình người sau này sẽ tới thăm hỏi gia đình nạn nhân sau”. (Người Lao Động 29/7) đầu trang(
Đó là lời tâm sự rất chân thành của anh nông dân Lò Văn Hội - dân bản Huổi Cò, xã Phin Giàng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Điện Biên Đông là dải đất phía đông của tỉnh Điện Biên, có tới gần 130.000ha rừng. Đây là những cánh rừng còn khá tươi tốt, góp phần rất lớn vào sự xanh - sạch - đẹp của môi trường địa phương hiện nay.
Nhưng việc bảo vệ những cánh rừng này ở Điện Biên Đông cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Anh Lò Văn Thanh - cán bộ kiểm lâm tỉnh Điện Biên, tâm sự: Đây là một trong những huyện nghèo của cả nước. Cư dân hầu hết là đồng bào dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú, Sinh Mun, Lào... nên đời sống vật chất và trình độ dân trí còn có những hạn chế nhất định. Bởi thế, dù rất gắn bó với rừng nhưng việc bảo vệ, phát triển vốn rừng với bà con còn có những bất cập không nhỏ.
Anh Thanh ví dụ về mấy năm trước, khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân xóa nhà tạm, thế là người dân “tranh thủ phá rừng”. “Lúc ấy, chúng tôi giằng co trong tư tưởng lắm. Nếu thực thi nghiêm nghĩa vụ kiểm lâm thì nhiều người dân bị khởi tố. Nhưng rồi chúng tôi xác định: Phải tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể để cùng phối hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, giúp họ hiểu rõ rừng những cánh rừng này là vốn quý về môi trường của Điện Biên, của Tây Bắc. Chính vì còn rừng già với cây xanh nhiều nên rừng ở Điện Biên Đông không chỉ còn nhiều gỗ to, gỗ quý mà còn có khá nhiêu động vật rừng đang sinh tồn, phát triển. Nhu cầu người dân cần tu sửa nhà cửa để nâng cao chất lượng cuộc sống là hợp tình, hợp lý nhưng phải làm đơn đưa ra chính quyền bản, xã xem xét, phê duyệt. Có như thế mới tránh được kẻ xấu lợi dụng phá rừng và bảo tồn được vốn rừng phòng hộ, những giống cây, động vật quý, hiếm...” - anh Thanh kể
Đến với những cánh rừng ở các xã: Keo Lôm, Mường Luân, Na Son... chúng tôi thấy rõ sự chung tay bảo vệ của người dân nơi đây. Anh Lò Văn Hội - dân bản Huổi Cò, xã Phin Giàng, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, cho biết: Những năm gần đây, cán bộ kiểm lâm đã hướng dẫn chúng tôi thành lập những tổ, đội bảo vệ rừng, gồm những người trẻ, khỏe, có trách nhiệm để tham gia tuần tra, canh gác, sẵn sàng báo tin và ứng cứu rừng.
Chúng tôi được tập huấn, được trao đổi về những kiến thức pháp luật bảo vệ rừng, những nguồn lợi mà rừng mang lại cho con người... Rừng cũng đã được phân chia và giao cho các hộ, các nhóm hộ, nhóm bản nên việc bảo vệ đã tốt hơn nhiều.
Cùng bản với anh Hội là anh Cút Văn Dân -người Khơ Mú, anh bảo: Tôi là hộ nghèo, trong diện được hỗ trợ làm nhà theo Chính sách 167. Nhưng các anh thấy đấy, tôi cũng chỉ làm đơn xin một vài cây rừng để thay mấy cái cột nhà bị hỏng thôi. Những cái gì của nhà cũ còn dùng được là tôi dùng lại chứ không hạ cây lấy gỗ mới. Ở đây, bây giờ ai cũng biết là phải giữ rừng rồi. (Nông Thôn Ngày Nay 28/7) đầu trang(
Chị Nguyễn Thị Thắm (Lâm Đồng) khẳng định như trên khi nói về diễn biến liên quan đến việc chị này gửi đơn tố cáo cán bộ Hạt kiểm lâm Diễn Châu (Nghệ An) vòi tiền “chung chi” và thu giữ hàng hóa sai quy định.
Chị Nguyễn Thị Thắm (trú xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng), người gửi đơn đến các cơ quan chức năng tại Nghệ An tố cáo cán bộ Hạt kiểm lâm Diễn Châu (Nghệ An), cho biết: “Ngày 5/6/2015 tôi gửi đơn tố cáo đến các cơ quan ở Nghệ An tố cáo cán bộ kiểm lâm đòi tiền “chung chi”, sau đó ít ngày có một người gọi điện xưng tên là Tường nói chuyện với tôi. Lúc đầu anh Tường nói chuyện về giao dịch mua bán quả mây”.
“Ngày hôm sau Tường chuyển qua nói chuyện liên quan đến cán bộ kiểm lâm Diễn Châu, anh Tường nói là người nhà của ông Quang, mà ông Quang là người quen của ông Tục (ông Hồ Xuân Tục – kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm Diễn Châu – PV) ”, chị Thắm nói.
Theo chị Nguyễn Thị Thắm, người đàn ông tên Tường được một người quen của chị Thắm giới thiệu để mua bán quả mây. Lúc đầu Tường trao đổi mua bán hàng hóa, Tường chuyển cho chị Thắm số tiền 10 triệu đồng để đặt cọc tiền hàng. Ngày hôm sau Tường chuyển tiếp cho chị Thắm thêm 70 triệu đồng.
“Sau khi chuyển tiền thì Tường nói ngỏ ý là số tiền đã chuyển cho tôi là để đền bù phần thiệt hại cho tôi ở Diễn Châu. Hôm sau có một người gọi điện cho tôi tên là Quang, nhận là người quen anh Tục và cũng nói với tôi là Tường chuyển cho tôi 80 triệu, số tiền đó là để bù vào chỗ thiệt hại về số mây tôi bị Hạt kiểm lâm Diễn Châu bắt giữ”, chị Thắm cho biết.
Không đồng ý với các thỏa thuận của Tường, chị Thắm đã chuyển hàng (quả mây) theo như Tường thỏa thuận trước đó.
“Tôi chuyển hàng và còn dư hơn 6 triệu tiền của Tường tôi cũng chuyển khoản hoàn trả theo thỏa thuận mua bán”, chị Thắm khẳng định.
Trong đơn gửi báo Gia đình Việt Nam, chị Thắm trình bày: “Trong thời gian cơ quan chức năng thụ lý vụ việc, qua người quen, ông Hồ Xuân Tục đã cho người vào TP HCM gặp tôi để thương lượng, năn nỉ tôi bỏ qua sự việc trên và sẽ đền bù thiệt hại cho tôi.
Cụ thể vào buổi chiều tối ngày 11/6/2015, tại quán cà-phê Pha Lê, quận 11, TP HCM, người đàn ông giới thiệu tên Quang, số điện thoại 0987 353 xxx (Báo Gia đình Việt Nam xin không công khai số điện thoại - PV) trực tiếp thương lượng với tôi, đi cùng ông Quang có người đàn ông tên Tùng (sau này tôi biết đó là con trai ông Tục)…Tại buổi tiếp xúc, chính ông Quang cũng đã nhìn nhận là: “Đúng là mấy ổng làm việc quá đáng, thế này mà đừng bảo người dân bức xúc…”
Trao đổi với phóng viên Gia đình Việt Nam, chị Thắm nói: “Tại buổi gặp mặt tại quán cà-phê Pha Lê, tôi bức xúc nói ra chuyện mình đã bị o ép, phải bỏ ra số tiền “chung chi” và tổn thất số tiền lớn vì thực sự giá tiền mua mây trên thị trường đắt hơn nhiều so với số tiền ghi trong hóa đơn. Họ lắng nghe, ông Quang nói cần phải bàn lại rồi ngày hôm sau không trở về Nghệ An luôn”.
Chị Nguyễn Thị Thắm khẳng định, chị này đang chuyển các bằng chứng gồm các file ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại với người đàn ông tên Tường và clip ghi lại cuộc gặp tại quán cà-phê Pha Lê cho cơ quan chức năng ở Nghệ An để yêu cầu điều tra sự việc.
Như trước đó báo Gia đình Việt Nam đã đưa tin: Chị Nguyễn Thị Thắm (SN 1974, trú xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng trình bày: Ngày 12/5/2015, chị Thắm mua 500 kg quả mây tại tỉnh Kiên Giang để đưa ra Móng Cái (Quảng Ninh) tiêu thụ.
Do lô hàng không bán được, ngày 19/5/2015, chị Thắm thuê xe của anh Nguyễn Văn Quân chở về TP Hồ Chí Minh. Khi anh Quân điều khiển xe qua địa bàn huyện Diễn Châu (Nghệ An) thì bị cán bộ Hạt kiểm lâm Diễn Châu kiểm tra, tịch thu 300 kg.
Trình bày trong đơn, chị Nguyễn Thị Thắm cho biết đã bị ông Hồ Xuân Tục (cán bộ Hạt kiểm lâm Diễn Châu) “hăm dọa” và gợi ý “chung chi” số tiền 20 triệu đồng.
Chị Thắm nói: “Vì nghĩ đến số quả mây nếu không mang về thì sẽ hư, thối hết nên tôi chấp nhận nộp phạt 15 triệu đồng và  đồng ý “chung chi” 20 triệu đồng theo gợi ý của anh Tục”.
Sau khi trở về, chị Nguyễn Thị Thắm làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An.
Hiện Chi cục Kiểm lâm Nghệ An đang xác minh, điều tra vụ việc. (Gia Đình Việt Nam 29/7) đầu trang(
Báo Lao Động số 163 ra ngày 18.7.2015 đăng bài “Chuyện lạ ở An Giang: Sau đề xuất thành lập rồi “nói không với VQG Thất Sơn”, phản ánh thực trạng nhiều tầng lớp nhân dân, cán bộ lãnh đạo huyện, tỉnh cả đương chức lẫn nghỉ hưu… không đồng tình với việc thành lập Vườn Quốc Gia (VQG) Thất Sơn và đề án thí điểm giao cho Cty TNHH đầu tư công nghệ Hòa hiệp – TP.HCM (Hòa Hiệp) quản lý VQG Thất Sơn.
Trơng lúc dư luận xã hội đang nóng lên với chuyện “nói không” và việc thành lập VQG vẫn chưa “đến đầu đến đũa” thì dư luận xã hội phát hiện Cty Hòa Hiệp có dấu hiệu “ăn cơm trước kẻng” khi trên “mạng” có trang điện tử thatson.infodo cty TNHH đầu tư công nghệ Hòa Hiệp địa chỉ 69: Lê Thị Hồng, phường 17, quận Gò Vấp(TP.HCM) quản lý.
Đây là trang thông tin điện tử mà ngay trên trang chủ có nhiều “chuyên đề” về VQG Thất Sơn, như: VQG Thất Sơn, luận chứng và các tiêu chí xác lập VQG Thất Sơn, ưuy hoạch VQG Thất Sơn…
Ngày 22.7, chúng tôi liên hệ với Sở TTTT An Giang để tìm sự thật về trang thatson.info. Giám đốc Sở TTTT An Giang Trương Minh Thuần cho biết: “Đây là trang thông tin điện tử nội bộ của Cty TNHH đầu tư công nghệ Hòa Hiệp và việc đăng tải thông tin về ý tưởng quy hoạch VQG Thất Sơn là chưa đúng với quy định tại khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 17.7.2013 của Chính Phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”
Ông Thuần cho biết, trong ngày 22.7.2014, Sở TTTT đã hoàn thành văn bản trình UBND tỉnh An Giang xem xét, có ý kiến về việc này. (Lao Động 27/7) đầu trang(
Ngày 28/7, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết vừa tiếp nhận một cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm từ gia đình bà Phạm Thị Châu, trú tại xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình).
Theo ông Lê Thúc Định, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật, cá thể khỉ mặt đỏ này có tên khoa học là Macaca arctoides . Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB được quy định trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Do bị nuôi nhốt với thời gian quá dài nên tại thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ mặt đỏ trên có sức khỏe rất yếu và gần như đã mất đi bản chất hoang dã vốn có. Vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tập trung nâng cao sức khỏe và huấn luyện cho cá thể khỉ mặt đỏ làm quen tập tính hoang dã trước khi thả lại vào rừng.
Theo bà Phạm Thị Châu thì cá thể khỉ mặt đỏ trên được gia đình bà mua lại của một người dân trú tại tỉnh Khammouan, Lào vào đầu năm 2015. Sau một thời gian nuôi làm cảnh, được sự vận động của các cơ quan chức năng tại địa phương, gia đình bà Châu đã tự giác giao nộp cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng để tiến hành cứu hộ trước khi thả về môi trường tự nhiên. (Vietnam + 28/7; Dân Trí 29/7) đầu trang(
Như Chuyên đề ANTG đã có bài viết phản ánh tình trạng “lâm tặc” ngang nhiên tàn phá rừng phòng hộ tại xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, thu giữ gần 40m3 gỗ các loại.
Điều dư luận quan tâm là từ cửa rừng ra trung tâm huyện Con Cuông chỉ có duy nhất một con đường và phải đi qua 2 “cửa ải” (Trạm Kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ), được chốt chặn 2 đầu đường, thế nhưng, không hiểu vì sao đối tượng “đầu nậu” buôn bán lâm sản trái phép đã huy động 4 máy kéo làm phương tiện kéo gỗ cho “lâm tặc”, ngang nhiên đưa gỗ ra khỏi địa bàn nhưng không bị cơ quan chức năng nào phát hiện, bắt giữ?!
Ngày 18/7 vừa qua, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Môi trường (CSMT) Công an tỉnh Nghệ An cho biết, sau một thời gian dài huy động tối đa các lực lượng Dân quân tự vệ, Công an xã Mậu Đức và phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm huyện Con Cuông, đến nay, lực lượng CSMT Công an tỉnh Nghệ An đã đưa được 92 khúc gỗ, tương đương 30m3 do "lâm tặc" khai thác tại các cánh rừng thuộc xã Mậu Đức và giáp ranh với xã Đôn Phục ra đến trung tâm huyện, giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Con Cuông quản lý.
Tuy nhiên, vấn đề đang được cơ quan chức năng làm rõ đó là ai đã tiếp tay cho "lâm tặc" vận chuyển hàng chục mét khối gỗ từ cửa rừng ra khỏi địa bàn, cũng như đơn vị, cá nhân nào đã bật "đèn xanh" để "lâm tặc" và "đầu nậu" ngang nhiên tàn phá rừng trái phép trong một thời gian dài nhưng không một cơ quan chức năng nào hay biết, bắt giữ? Đây là vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm và lấy làm bức xúc…
Để phần nào rộng đường dư luận chúng tôi đã đến tận nơi gặp gỡ người dân địa phương cũng như cán bộ CSMT Công an tỉnh Nghệ An đang có mặt tại huyện Con Cuông để giải quyết vụ phá rừng xảy ra gần một tháng nay.
Trung tá Đào Huy Chiến, Đội trưởng Đội 3, Phòng CSMT cho biết, hiện còn lại 12 khúc gỗ tròn do nhóm "lâm tặc" Nguyễn Mộng Thanh và Lô Hồng Thiện trú tại xã Mậu Đức đốn hạ vẫn đang nằm rải rác tại Tiểu khu 752 và 748 thuộc địa bàn xã Mậu Đức, cách trung tâm xã hơn chục cây số. Hiện tại số gỗ trên vẫn chưa được đưa ra với nhiều lý do. Đó là chưa tính số lượng gần 6m3 gỗ các loại bị Phòng CSMT và cán bộ Kiểm lâm, Công an xã phát hiện và bắt giữ trước đó (ngày 29/6) đang giao cho Hạt Kiểm lâm quản lý.
Điều đáng nói ở đây là, số gỗ lậu nói trên được phát hiện khi đoàn công tác liên ngành gồm CSMT, Kiểm lâm, Công an xã đang trên đường vào "thị sát" tại khu vực rừng phòng hộ, nơi bị "lâm tặc" tàn phá cách trạm kiểm lâm khoảng 2km, cách cửa rừng khoảng 10km, do 2 đối tượng Hà Anh Thủy và Lương Văn Tam, đều trú tại xã Mậu Đức dùng máy kéo vận chuyển từ khe suối lên lán tập kết gỗ của "đầu nậu" buôn bán gỗ ở địa phương cả tuần nay nhưng không bị cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phát hiện.
Tại hiện trường, 2 đối tượng khai là làm thuê cho một ông chủ chuyên buôn bán gỗ ở địa phương và chiếc máy kéo dùng để kéo gỗ từ cửa rừng ra là của ông chủ trên.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, nhà ông chủ nói trên nằm sát mặt đường chính của xã Mậu Đức. Đây là con đường độc đạo nối liền từ cửa rừng của xã Mậu Đức ra trung tâm thị trấn Con Cuông, nhưng phải đi qua trạm kiểm lâm và Ban Quản lý rừng phòng hộ được chốt chặn 2 đầu đường.
Đưa một que củi ra khỏi con đường độc đạo này đã khó, huống chi cả một chiếc máy kéo kéo theo sau những phiến gỗ dài cả chục mét đi qua các "cửa ải" trên giữa thanh thiên bạch nhật nhưng lại không bị  ngăn chặn, bắt giữ.
Trong đêm, cánh nhà báo chúng tôi cùng lãnh đạo Phòng CSMT đã cuốc bộ từ cửa rừng xã Mậu Đức ra thị trấn huyện hơn chục cây số, qua quan sát của chúng tôi thì con đường độc đạo dài hơn chục cây số, có nhiều đoạn đã bị cày nát, có nơi sâu như đường hào do "đầu nậu" sử dụng máy kéo làm phương tiện kéo gỗ. Điều đó cho thấy, việc "lâm tặc" móc nối với "đầu nậu" để tàn phá rừng phòng hộ tại Tiểu khu 752 và 748 diễn ra không chỉ trong vài tháng mà thậm chí là cả năm.
Một số cán bộ cùng đi trong đoàn để mục sở thị việc tàn phá rừng của "lâm tặc" cũng lấy làm sửng sốt. Tôi hỏi một cán bộ Kiểm lâm lúc cắt rừng vào thung lũng rừng bị tàn phá, vì sao con đường này bị "lâm tặc" cày nát lâu nay không bị phát hiện, nhưng chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn: Đường sá gập ghềnh, ít khi đi hết…".
Theo Trung tá Đào Duy Chiến, Đội trưởng Đội 3, Phòng CSMT được lãnh đạo đơn vị "cắm" tại xã Mậu Đức từ hôm 2 đối tượng "lâm tặc" bị bắt giữ (29/6) để phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương vận chuyển 92 khúc gỗ từ cửa rừng ra giao cho Hạt Kiểm lâm, cho biết: "Trong vụ khai thác gỗ trái phép này, "lâm tặc" tiến hành đốn hạ rừng trên diện rộng, mục đích của chúng là chọn những cây to cao, có đường kính từ 60 - 80 cm.
Do đó, việc đánh số thứ tự của chúng tôi trước khi giao cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng quản lý bị bỏ sót là điều dễ hiểu. Vấn đề quan trọng là phải đưa ra khỏi địa bàn 12 khúc gỗ còn nằm rải rác trong rừng càng sớm càng tốt, nếu không số gỗ trên sẽ bị tẩu tán".
Chúng tôi có cuộc phỏng vấn ông Hồ Ngọc Hải, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Con Cuông để làm rõ thêm sự việc, nhưng ông Hải đã từ chối. Còn ông Bốn, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm cho rằng, trước đó một ngày,  ông đã có đợt "thị sát" tại khu vực trên…
Nhưng khi được hỏi vì sao việc phá rừng diễn ra hàng tháng trời tại khu vực này nhưng lại không phát hiện ra, ông Bốn đã im lặng và đứng dậy, rời khỏi phòng khách của trạm.
Thiết nghĩ, dù rừng phòng hộ thuộc cơ quan chức năng nào quản lý thì lực lượng Kiểm lâm của huyện Con Cuông vẫn là đơn vị chủ lực trong việc bảo vệ rừng và chịu trách nhiệm chính trước cơ quan, chính quyền địa phương.
Vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm là, liệu có đơn vị hoặc cá nhân nào đã bật "đèn xanh" để nhóm "lâm tặc" cấu kết với "đầu nậu" tàn sát rừng một cách ngang nhiên, trong một thời gian dài? Chỉ đến khi lực lượng CSMT tỉnh vào cuộc thì ai cũng lấy làm bất ngờ… (An Ninh Thế Giới 28/7) đầu trang(
Chỉ trong một thời gian ngắn, các huyện miền núi Nghệ An đã liên tiếp xảy ra các vụ lâm tặc phá rừng quy mô lớn, với hàng trăm m3 gỗ quý hiếm bị đốn hạ.
Trong khi đó chủ rừng, các lực lượng được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng lại thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, dẫn đến việc phá rừng ngày càng công khai, thach thức pháp luật, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. (Đài Phát Thanh Truyền Hình Nghệ An 27/7) đầu trang(
Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.
Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, do nắng hạn kéo dài từ năm 2014 đến nay nên nhiều diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh bị chết khô và vàng lá. Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.
Ông Hồ Thiện Đang, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Thuận cho biết, trước tình hình rừng bị chết do hạn hán, Chi cục đã yêu cầu các đơn vị trồng rừng thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để chuẩn bị giống và chủ động trồng rừng ngay khi có mưa.
Đối với diện tích rừng trồng bị chết tỷ lệ bình quân từ 50% trở lên tại các BQL rừng phòng hộ, trong đó rừng trồng phòng hộ, Sở NN-PTNT đang xem xét đồng ý chủ trương cho các đơn vị lập thủ tục thanh lý theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BTC của Bộ NN-PTNT.
Còn rừng SX, sẽ xin ý kiến UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho đơn vị lập thủ tục thiết kế khai thác để tận thu lâm sản. Theo đó, tiền thu bán sản phẩm gỗ rừng trồng sẽ đề nghị UBND tỉnh cho các đơn vị được sử dụng để tái đầu tư trồng lại rừng.
Mặt khác, ngoài rừng trồng đã bị chết, số cây hiện còn sống cũng có nguy cơ chết cao do nắng hạn nên cũng cần sớm thực hiện khai thác trên toàn bộ diện tích thiệt hại để tránh thất thoát tài sản của nhà nước.
Đối với diện tích rừng trồng bị chết với tỷ lệ bình quân từ 10 - 40% tại các BQL rừng phòng hộ, thì các đơn vị chủ rừng tiếp tục quản lý, bảo vệ, chủ động hơn đến công tác PCCR; Đồng thời báo cáo kịp thời diễn biến rừng trồng để Sở NN-PTNT có ý kiến chỉ đạo tiếp theo thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp để có chỉ đạo kịp thời…
Cũng theo ông Đang, Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn của cả nước và các diện tích đất lâm nghiệp phục vụ cho trồng rừng đa số là đất nghèo dinh dưỡng, cằn cõi, xói mòn cao. Trong khi đó suất đầu tư cho trồng rừng thấp và danh mục các loài cây chịu hạn phục vụ trồng rừng trên địa bàn vẫn còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao.
Chức năng chính là phòng hộ chưa phù hợp yêu cầu SX kinh doanh rừng. Thêm vào đó, tình hình diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, tác động bất lợi do biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt làm ảnh hưởng rất lớn đến trồng rừng.
Vì vậy, Sở NN-PTNT Bình Thuận kiến nghị Bộ NN-PTNT và Tổng cục Lâm nghiệp có kế hoạch kiểm tra, hỗ trợ xác định cụ thể nguyên nhân rừng chết nhằm đưa ra giải pháp khắc phục có tính khoa học và phù hợp thực tế cũng như định hướng kế hoạch phát triển rừng trồng cho những năm tiếp theo.
Hỗ trợ phát triển công tác giống lâm nghiệp, hướng dẫn xây dựng danh mục các loài cây trồng rừng chống sa mạc hóa, thích nghi và chịu hạn cao. (Nông Nghiệp Việt Nam 29/7) đầu trang(
Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng huyện Đạ Tẻh đã tổ chức trên 100 đợt kiểm tra, truy quét, phát hiện và lập biên bản 125 vụ vi phạm pháp luật quản lý bảo vệ rừng, tăng gần 20 vụ so cùng kỳ năm 2014; Trong đó, khai thác rừng trái phép 12 vụ; Phá rừng trái pháp luật 25 vụ; Vận chuyển lâm sản trái phép 26 vụ; Mua bán, cất giữ lâm sản trái phép 34 vụ; Vi phạm quy định của nhà nước về bảo vệ rừng 19 vụ và vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy rừng 3 vụ.
Ngành chức năng của địa phương đã xử lý trên 90 vụ thu phạt trên 500 triệu đồng và phương tiện các loại. Để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, hạn chế vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, huyện Đạ Tẻh đang đẩy mạnh tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, tăng cường lực lượng, duy trì các chốt bảo vệ rừng tại các khu vực trọng điểm đồng thời tổ chức tuần tra, ngăn chặn kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các vụ vi phạm. (Đài Phát Thanh Truyền Hình Lâm Đồng 28/7) đầu trang(
Hai năm ròng rã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ các chính sách ưu đãi, nhưng rừng vẫn bị dân phá, đất rừng ngày một bị lấn chiếm.
Cấp thiết ngăn chặn vi phạm Luật Quản lý và bảo vệ rừng là mệnh lệnh chính trị của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan. Bốn đợt theo đoàn công tác làm việc, hết hiện trường đến nơi cư trú của người dân, tôi càng thấm thía nỗi cam go của hành trình gìn giữ rừng đến thế nào.
Diễn biến: Ngày 18/3/2013, 109 người dân thôn 4 của xã Đạ Long, huyện Đam Rông thuộc 95 hộ, do những người có uy tín trong cộng đồng dẫn đầu, vượt hàng chục km đường rừng trở về chiếm đất rừng Đạ Long xưa (tiểu khu (TK) 26 và 27 thuộc địa bàn xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương).
Chính quyền, đoàn thể Đạ Long, các ngành Đam Rông tổ chức tuyên truyền, vận động bà con rời rừng về lại Đạ Long mới. Ngày 20, vận động tại hiện trường họ đồng ý quay về xã làm việc, nhưng vẫn không buông TK 26, 27. Từ ngày 9 đến 13/4, huyện, xã phối hợp với chủ rừng tiếp tục vận động tại hiện trường, dân lại đồng ý về xã bàn.
Kết cục dân vẫn không đồng tình, có người còn chống đối. Từ 14 đến 18/4, tăng cường vận động các hộ dân đăng ký nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Kết quả: 69 hộ đăng ký, trong đó có 34 hộ phá rừng tại TK 26, 27.
Từ tháng 5/2013 đến tháng 4/2015, huyện, xã, chủ rừng, các ngành chức năng tỉnh phối hợp hơn 10 cuộc tuyên truyền, vận động tại hiện trường và nơi cư trú của dân. Bàn thảo với bà con linh hoạt hơn: tiếp xúc theo đoàn thể; qua giới chức sắc, người có uy tín trong thôn; bằng hỗ trợ cây con giống má, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
Vẫn chưa một lần thành công. Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông Bùi Văn Hởi cho biết: Dân lập luận không nhận đất vì không thích trồng cây công nghiệp, chỉ trồng lúa nước và trả lại giống bò, cây và phân... cho huyện để quay lại đất cũ.
Ngày 31/12/2014, UBND tỉnh ban hành Văn bản 7207 chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để bố trí đất sản xuất cho một số hộ thiếu đất ở thôn 4 Đạ Long. Tổng diện tích đất sẽ cấp cho bà con là 20ha, gần trung tâm xã. Nhưng, các hộ dân kiên quyết không hợp tác nhận đất, chỉ một mực quay về làng cũ.
Sau 2 năm tuyên truyền, vận động, 124 hộ Đạ Long chấp nhận nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, trong đó hộ phá rừng TK 26 và 27 vẫn dừng lại con số 34. Rừng mất thêm, đất rừng ngày một bị lấn chiếm rộng ra. Chủ rừng lập 6 biên bản vi phạm cũng chẳng thể răn đe. Thời điểm tháng 4/2015, tổng diện tích đất rừng bị chiếm 27,76ha, riêng 3 tháng đầu 2015 phát mới 17,18ha.
6 giờ ngày 1/4/2015, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cùng lãnh đạo các ngành và 2 huyện Đam Rông, Lạc Dương xuất phát từ Đà Lạt. Đến 8 giờ, tất cả tập trung tại trụ sở xã Đưng K’Nớ để hành quân tiếp cận hiện trường. Đoàn công tác thành lập theo Thông báo 1044 của Tỉnh ủy, nhiệm vụ kiểm tra thực tế hộ dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy tại TK 26 và 27.
Tỉnh ủy chỉ đạo “kiên quyết vận động không để dân trở về buôn làng cũ, xây dựng nhà ở, các công trình khác trên đất lấn chiếm”. Tinh thần này được UBND tỉnh quán triệt bằng Văn bản “hỏa tốc” số 120 chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan thực thi.
Dích dắc theo dốc cùi chỏ lởm chởm đá, chúng tôi tuột xuống gần suối để vào nơi cư trú của dân thôn 3 xã Đạ Long thuộc địa bàn Đưng K’Nớ. Chiếc xe máy của K’Nga thôn 1, xã Đưng K’Nớ chở tôi quăng quật như muốn hất 2 người xuống vực thẳm. Phía dưới là dòng sông K’Rông Nô xoắn nước xiết quanh những tảng đá như con voi lớn phủ phục.
Ngoằn ngoèo, dốc đứng, chênh vênh. Có những đoạn, tôi phải lội bộ qua suối cạn trơn trượt, rón rén qua những mỏm đá sắc nhọn. Lại có những đoạn cả 2 ngồi xe phải cúi rạp người để luồn qua những lùm tre giăng mắc chằng chịt quất mạnh vào người hay né nhanh vô số ngọn cây tre lủng lẳng nhọn hoắt đâm chỉa xuống như những mũi giáo. Rồi cả chục chiếc cầu tạm kết bằng thân tre nhỏ hoặc mấy thân gỗ tròn ghép hở hoác...
Đó là tuyến độc đạo vào TK 26, 27 do những người dân thôn 4 phá rừng tạo nên. Khó là vậy, từ Đạ Long qua hơn 20km, họ vẫn thường ngày lui tới, quyết liệt về làng cũ.
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là liên trạm kiểm lâm số 10 của Hạt Kiểm lâm Chư Yang Sin, Đắc Lắc và Trạm Kiểm lâm Đưng K’Nớ, Lâm Đồng. Trưởng đoàn Phạm S quán triệt nhanh phương án tác chiến. Vượt một quãng đường rừng hiểm trở nữa, thấp thoáng phía xa một trảng rừng lớn trên cao màu đen nhẻm vì cháy rụi.
Trên bãi đất bằng phẳng trải dài bên dòng suối là 35 căn nhà nhỏ cùng các loại cây lương thực, hoa màu do các hộ dân lấn chiếm tạo ra. Xã Đạ Long cho biết, có 45 hộ dân thôn 4 vào đây sinh sống và sản xuất, trong đó hộ anh Dơng Gur Hoang và hộ anh Cil Ha Kar mới “nhập cư” vài tháng nay.
Theo triền dốc, chúng tôi leo lên nơi có bình độ cao nhất. Cảm giác đất dưới chân như còn nóng, xộp xoạp một lớp dày tro than. Dường như văng vẳng đâu đây dư ba tiếng thở than khẩn cứu của Thần Rừng. Thỉnh thoảng, những cây to sạp xuống, nham nhở vệt cháy đen đúa với những cành chơ vơ bong tróc từng mảng vỏ chẳng khác gì cánh tay con người bị bỏng nặng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S ngoái lại nói với tôi trong hơi thở thấm mệt và ánh mắt đong đầy nỗi buồn giữa không gian khét lẹt của hơi cháy: “Phải kiên quyết và đồng bộ mới bảo vệ được. Nguy quá!”
Đứng giữa thảm thực vật chỉ còn tro, chốc chốc ngọn gió thốc bùng tàn bay lả tả. Gương mặt ai cũng thảng thốt. Đầu này, chủ rừng bung bản đồ lâm phần cùng một nhóm dò khu vực mất mát. Đầu kia, nhóm khác chỉ tay sang mỏm đồi đằng xa lo âu rừng sẽ bị phá tiếp... Tôi và anh Bùi Văn Hùng - thành viên đoàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đi xuống trảng thấp có mấy cành cây rủ héo quắt queo. Anh Hùng tư lự, rồi thõng lời chia sẻ với tôi:
- Anh thấy đấy, bài bản như thế là có tổ chức rồi. Phân lô đàng hoàng từng hộ một, nhà nào cũng ngang 12 mét đất, chiều dọc kéo từ suối lên đến đỉnh đồi. Trên này còn tính toán các vị trí làm sân bóng đá, bóng chuyền nữa...!
Gần trưa, cái nắng càng ngột ngạt bức bối. Đoàn tập trung dưới bóng cây sót lại bên suối để gặp bà con lắng nghe tâm tư. Thành viên K’Mar - Phó Bí thư Huyện ủy Đam Rông cùng Bí thư Đảng ủy xã Đạ Long Ha Jăch đi tìm mời dân. Đợi… một, hai, ba, bốn, còn lại nghe nói đang ở trong rừng. Càng bất ngờ khi Phó Chủ tịch Phạm S đang phân tích chia sẻ hết mực ôn hòa thì một người dân vùng vằng to tiếng, rồi xách xà gạt đứng dậy bỏ đi. Vừa đi anh này vừa tuyên bố quyết liệt: “Giải tán. Không đi đâu cả, không cần hỗ trợ gì cả, đất của ông bà chúng tôi ở!”.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Phạm S khuyên bà con không trở lại nữa vì đây là rừng, giữ rừng là giữ chung cho mọi người. Rồi anh quyết định ngay:
- Bà con định cư và sản xuất nơi thôn mới, ngoài việc giao từ 1 đến 1,5ha đất cho hộ còn thiếu đất sản xuất, tỉnh còn hỗ trợ bà con nhiều chính sách ưu ái nhất, như giao mỗi hộ quản lý bảo vệ rừng 50ha với mức tính giá cao nhất, (định mức chung chỉ 30ha); hộ nghèo khó khăn Nhà nước hỗ trợ 2 con bò trị giá 18 triệu đồng...
Các hộ dân tiếp thu lơ đễnh. Anh Phạm S vẫn kiên trì giải thích tiếp:
- Nếu bà con ký hợp đồng ngay trong tháng 4 này, chưa làm gì bà con đã có 35 triệu đồng từ quản lý bảo vệ rừng, chưa kể đất sản xuất bà con chuyển đổi cây trồng thì kinh tế còn cao hơn. Tôi nói tôi chịu trách nhiệm! Còn đất đây bà con vô trồng mùa mưa đi lại rất khó khăn, mới khai phá thì tốt nhưng trồng đến năm thứ 2 thì đất đâu còn tốt nữa... Rất mong bà con hiểu để ổn định cuộc sống, đừng vô phá rừng, lấn chiếm đất rừng nữa. Các hộ đây về nói lại cho các hộ khác biết để cùng thực hiện...
Hơn 1 giờ tiếp xúc, trưởng đoàn Phạm S quyết định đoàn sẽ gặp lại đông đủ bà con tại trụ sở xã Đạ Long sau 3 ngày. Cả đoàn di chuyển trở ra trụ sở Đưng K’Nớ họp. Anh Phạm S khái quát lại tình hình và chỉ rõ những nguyên nhân, vướng mắc để địa phương và các ngành, đơn vị liên quan khắc phục giải quyết dứt điểm. Tinh thần chung vẫn tuyên truyền, vận động bà con không vào lại TK 26 và 27.
Công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân cần phải có hiệu quả cao hơn; sự phối hợp giữa chủ rừng và địa phương chưa tốt, chưa rốt ráo; việc triển khai giao đất sản xuất chưa thực hiện nhanh chóng...
Phó Chủ tịch tỉnh chỉ đạo chủ rừng sớm xây dựng 2 ngàn ha rừng để giao cho 40 hộ dân nhận quản lý bảo vệ, đồng thời chuẩn bị công tác trồng lại rừng ngay sau giải tỏa. Địa phương và ngành liên quan khẩn trương có đất để giao bà con thiếu đất sản xuất; ngành chức năng cũng cần có biện pháp nghiệp vụ để củng cố hồ sơ đối tượng cố tình vi phạm pháp luật...
Anh đề nghị tất cả địa phương và ngành liên quan thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của Thông báo 1046 của Tỉnh ủy. “Mọi công việc trên đề nghị các cấp, các ngành và địa phương liên quan phải hoàn thành trước ngày 20/4. Cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị cao nhất để quyết tâm thực hiện”, anh Phạm S nhấn mạnh. (Báo Lâm Đồng 28/7) đầu trang(
Hiện nay, Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang (Tam Đảo) có trách nhiệm quản lý và bảo vệ hơn 3.000ha rừng thuộc Vườn Quốc Gia Tam Đảo, trong đó có hơn 1.700 ha rừng tự nhiên và hơn 1.400 ha rừng trồng.
Để làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang đã tăng cường tuần tra, từ đó có kế hoạch, phương án ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng; đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân địa phương nâng cao ý thức bảo vệ rừng và thực hiện chính sách giao khoán rừng đến các hộ dân.
Với 5 cán bộ kiểm lâm trực thuộc trạm, trung bình mỗi cán bộ ở Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang đang phụ trách, quản lý từ 500 -600 ha rừng.
Do diện tích rừng trong phạm vi quản lý, bảo vệ lớn nên ngoài nhiệm vụ tuần tra, Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang còn tăng cường công tác phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân để nắm bắt các thông tin; thường xuyên thực hiện tuyên truyền, vận động bà con ở các thôn giáp ranh Vườn Quốc gia Tam Đảo như: Bản Long, Xạ Hương, Phố Sóc, Minh Tân, Xóm Vai... không vào rừng chặt phá cây, săn bắn, bẫy các loại thú.
Các cán bộ kiểm lâm xã Minh Quang thường xuyên thực hiện lồng ghép việc vận động nhân dân vào các buổi họp dân; đề nghị chính quyền địa phương gắn trách nhiệm bảo vệ rừng vào các hương ước, quy ước ở thôn, làng và các khu dân cư; tăng cường mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với các trưởng thôn, Bí thư chi bộ để trao đổi thông tin, nắm bắt tốt tình hình các khu vực.
Những năm gần đây, Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang đã tham mưu cho Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Tam Đảo thực hiện hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị cho NVH các thôn: Bản Long, Xạ Hương, Phố Sóc, Minh Tân, Xóm Vai. Theo đó, mức hỗ trợ cho một nhà văn hóa là 40 triệu đồng/thôn.
Đến nay, 5 nhà văn hóa thôn ở xã Minh Quang cơ bản đều được hỗ trợ kinh phí với tổng giá trị hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, Vườn Quốc gia Tam Đảo còn mua hàng trăm cây sưa giống cấp phát cho nhân dân trong khu vực trồng.
Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của Vườn Quốc gia Tam Đảo, trực tiếp là Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang, nhân dân địa phương đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc cung cấp thông tin và phối hợp với lực lượng chức năng tham gia công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn
Đồng chí Trần Văn Hồng, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang cho biết: Nhờ có sự giúp đỡ, phối hợp tích cực của nhân dân trong việc cung cấp thông tin nên chúng tôi luôn chủ động, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phá hoại rừng. Cùng với đó, việc phát triển các khu công nghiệp ở địa phương đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân, từ đó, giảm thiểu tình trạng chặt phá cây rừng.
Hiện nay, trên địa bàn không có tình trạng khai thác gỗ trái phép. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người dân lên rừng nhặt củi khô về đun nấu; hoặc lấy một số tre, sậy về làm giàn trồng các loại cây leo.
Để tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, năm 2015, Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang tiếp tục thực hiện tốt việc giao khoán rừng đến các hộ dân. Theo đó, Trạm đã ký kết giao khoán hơn 1.100ha rừng cho 12 hộ, tăng 2 hộ so năm 2014 nhằm tăng cường thêm nhân lực phục vụ công tác phòng chống cháy rừng.
Với các hộ dân được giao khoán rừng, họ đã tích cực thực hiện việc tuần tra, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng được giao; chủ động sẵn sàng phối hợp với lực lượng chức năng tham gia công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn. Anh Trần Văn Việt, thôn Minh Quang- một chủ rừng cho biết: Đây là năm đầu tiên tôi tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích hơn 70ha.
Công việc và nguồn thu nhập chính của gia đình tôi là phát triển kinh tế trang trại (chăn nuôi lợn, ong). Tuy nhiên, với việc nhận khoán thêm việc trông coi và bảo vệ rừng, mỗi năm gia đình tôi có thêm khoản thu nhập khoảng 15 triệu đồng.
Bên cạnh việc chăn nuôi, tôi thường xuyên bố trí thời gian tuần tra rừng đều đặn. Trong quá trình tuần tra, nếu phát hiện các vấn đề bất thường, tôi đều thực hiện việc báo cáo kịp thời, đầy đủ về trạm kiểm lâm.
Nhờ có các hộ dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng nên công việc của các cán bộ kiểm lâm theo đó cũng đỡ vất vả. Đặc biệt, mỗi khi xảy ra cháy rừng, cùng với cán bộ kiểm lâm, các chủ rừng là lực lượng hỗ trợ quan trong công tác PCCC.
Được biết, rừng ở xã Minh Quang thường xảy ra cháy nhiều hơn so với các khu vực khác. Nhất là ở 3 khu vực có nhiều cây cỏ tranh mọc như: Ao Nai (30ha); Mâm Thừa (15ha); Chòi Láo(15ha). Tại đây, do cỏ tranh tươi tốt nên một lượng lớn trâu bò thường tìm đến ăn cỏ.
Vào mùa khô, người dân khi lên tìm trâu bò hay ở lại nấu ăn; khi thấy có tổ ong, người dân lại đốt lửa khai thác mật nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Thực tế, hầu hết năm nào khu vực này cũng xảy ra cháy, tuy nhiên các đám cháy đều ở tầng dưới thực bì nên không ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.
Đồng chí Trần Văn Hồng, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang cho biết thêm: Giáp ranh khu vực này là rừng thông lâu năm (từ 20-30 năm tuổi) nên đường kính mỗi cây đều rất to, từ 25-30m. Tại chân mỗi gốc thông, lượng lá rơi dày từ 5-10cm. Do vậy, ngay khi phát hiện các đám cháy, chúng tôi đã nhanh chóng tổ chức khoanh vùng chữa cháy.
Công tác chữa cháy ở khu vực này hầu hết đều làm thủ công, không mang vác được các phương tiện chuyên dụng. Tuy nhiên, các đám cháy đều ở vị trí dưới tán nên không ảnh hưởng đến các cây thông lâu năm và giá trị tài nguyên rừng.
Để khắc phục tình trạng cháy rừng thường xảy ra ở các khu vực có nhiều cây cỏ tranh này, mới đây Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang đã thực hiện phát quang và trồng thử nghiệm 11 ha thông bản địa. Thời gian tới, nếu những cây thông này phát triển tốt, trạm sẽ nhân rộng diện tích ra toàn bộ các khu vực có cỏ tranh mọc để giải quyết triệt để tình trạng cháy rừng.
Nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng nên từ đầu năm đến nay, 100% diện tích rừng thuộc địa phận quản lý của Trạm Kiểm lâm xã Minh Quang được bảo vệ an toàn; tuyệt đối không có tình trạng người dân vào rừng khai thác, lấn chiếm đất rừng; săn bắt và bẫy động vật rừng, chặt phá các loại cây rừng có giá trị hoặc có các hành vi khác tác động đến rừng. (Báo Vĩnh Phúc 28/7) đầu trang(
Tình trạng lấn chiếm đất ven biển, trong đó có cả việc chặt phá rừng phòng hộ làm hồ nuôi tôm trái phép diễn ra khá phổ biến tại các huyện, thị, thành phố ven biển Phú Yên. Sự thiếu kiên quyết của cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm khiến cho những vi phạm về đất đai loại này ngày càng tăng, diễn biến phức tạp.
Theo quan sát của chúng tôi dọc trục đường ven biển, đoạn qua thôn Phú Sơn và Phú Lương, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, có 54 hồ nuôi tôm, trong đó 48 hồ sử dụng đất sai mục đích hoặc trái phép (mỗi hồ có diện tích khoảng 5.000 m2). Bên trong rừng, hàng chục cây phi lao từ 20 đến 30 năm tuổi mới bị người dân cưa hạ, gốc còn rỉ nhựa, làm cọc đóng chung quanh bờ bao các hồ nuôi tôm cao triều, mà người dân thường gọi là hồ nổi.
Theo ông Nguyễn Chung Chánh, Chủ tịch UBND xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, việc người dân chặt phi lao là vi phạm. Tuy nhiên, do kinh phí tổ chức tuần tra còn hạn chế nên việc bảo vệ rừng gặp không ít khó khăn. Cũng theo ông Chánh, tình trạng lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển làm hồ nuôi tôm diễn ra ở nhiều địa phương trong huyện.
Rộ nhất là trong hai năm (2011 - 2012), do vậy UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo chính quyền huyện và xã kiểm tra, xử lý hành chính, buộc phải khôi phục diện tích rừng như nguyên trạng ban đầu 48 trường hợp với diện tích hơn 41.000 m2. Huyện ủy Tuy An cũng đã kỷ luật hai tập thể chi ủy thôn Phú Sơn và Phú Lương, xã An Ninh Đông và sáu cán bộ xã, huyện.
Tuy nhiên đến nay phần lớn việc khôi phục rừng chưa được thực hiện. Theo tính toán, mỗi hồ nuôi tôm rộng ít nhất 4.000 m2, bờ cao hơn một mét. Vì vậy, muốn trả lại nguyên trạng, mỗi hồ cần ít nhất 4.000 m3 cát, chi phí rất tốn kém. Trong khi đó, mặc dù khu vực rừng phòng hộ có cát, nhưng không thể lấy để san lấp vì sẽ tiếp tục vi phạm.
Tại xã An Mỹ của huyện Tuy An có chín trường hợp tự san ủi đất làm hồ nuôi tôm trái phép ở khu vực rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc thôn Giai Sơn, với diện tích hơn 15.950 m2. UBND xã và huyện đã xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế nhưng các hộ nêu trên không chấp hành.
Một số hộ dân ở xã An Chấn gồm Huỳnh Xuân Sỹ, Nguyễn Thị Kim Mai, Huỳnh Tấn Trọng và Lại Thành Hướng đã lấn, chiếm đất trái phép với diện tích 9.628 m2, nhưng UBND xã không kiểm tra xử lý theo thẩm quyền.
Tương tự, tại huyện Đông Hòa, đến cuối năm 2013 có 101 hồ nuôi tôm trái phép, với tổng diện tích khoảng 65 ha. Ngoài ra, từ đầu năm 2014 đến tháng 1-2015, một số hộ dân tiếp tục lấn chiếm rừng phòng hộ, với diện tích khoảng 9,75 ha. Bị lấn chiếm nhiều nhất là khu vực sông Ngọn, xã Hòa Hiệp Nam, mặc dù tại đây không quy hoạch nuôi tôm.
Xã Hòa Hiệp Bắc có 14,82 ha diện tích đìa tôm lấn chiếm không được quy hoạch. Thậm chí có sáu trường hợp làm hồ nuôi tôm trên đất quy hoạch làm đường gom và vỉa hè đường Hùng Vương nối dài, với diện tích 172,5 m2...
Trước thực trạng nêu trên, tỉnh Phú Yên đã thành lập đoàn thanh tra liên ngành, tiến hành kiểm tra, xử lý. Qua đó phát hiện tổng diện tích bị đất bị lấn chiếm, chủ yếu là đất rừng phòng hộ ven biển, lên gần 543.000 m2 (54,3 ha). Trong đó lấn chiếm trái phép 34 ha; sử dụng đất không đúng mục đích 17,13 ha; UBND cấp xã cho thuê đất không đúng thẩm quyền 3,17 ha...
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự đã có kết luận yêu cầu huyện Đông Hòa thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Đồng thời giao Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa chỉ đạo làm rõ việc UBND thị trấn Hòa Hiệp Trung thu hơn 352 triệu đồng của 11 hộ gia đình, cá nhân, sử dụng vào mục đích gì?
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các phường 6, Phú Đông, Phú Thạnh, TP Tuy Hòa chấm dứt ngay các hợp đồng cho thuê đất làm hồ nuôi tôm không đúng thẩm quyền. UBND các xã An Mỹ, An Chấn, An Ninh Đông và An Ninh Tây kiên quyết xử lý và tổ chức cưỡng chế các trường hợp mà Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND huyện Tuy An đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai nhưng đến nay vẫn không chấp hành.
Đồng thời UBND tỉnh Phú Yên cũng chỉ đạo yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tiếp tục xử lý các trường hợp lấn chiếm theo thẩm quyền; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn và những cá nhân có liên quan do buông lỏng quản lý nhà nước về đất đai; kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ vi phạm theo đúng pháp luật. (Nhân Dân 28/7) đầu trang(
Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Ninh Sơn đã phối hợp với các lực lượng công an, quân sự, các đơn vị chủ rừng, chính quyền các xã thành lập các Tổ Bảo vệ rừng (BVR)… tại các “điểm nóng” và cửa rừng nhằm siết chặt công tác quản lý rừng trên địa bàn huyện.
Theo ông Phùng Chí Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ninh Sơn, trong những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác BVR giữa các lực lượng ngày càng gắn chặt. Vai trò, trách nhiệm BVR của cá nhân được nâng lên rõ rệt.
Hiện nay, toàn huyện đã thành lập được 6 chốt BVR; 2 tổ kiểm tra, kiểm soát lưu động liên ngành; 1 tổ BVR xã Hòa Sơn; có 17 tổ chức nhận khoán BVR khu vực giáp ranh. Để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, trong 6 tháng đầu năm, Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với các chính quyền địa phương các xã tổ chức họp dân tuyên truyền 31 đợt, với 2.427 lượt người tham gia; tổ chức cho 234 hộ ký cam kết không vi phạm trong lĩnh vực quản lý, BVR.
Tại khu vực giáp ranh như: Ma Nới, Lâm Sơn… tình trạng các đối tượng sử dụng xe độ chế để vận chuyển lâm sản vẫn diễn ra rất phổ biến.
Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với các lực lượng công an, quân sự, chủ rừng và chính quyền địa phương các xã tổ chức 135 đợt tuần tra truy quét, với trên 1.000 lượt người tham gia, tập trung chủ yếu vào các vùng trọng điểm, khu vực giáp ranh như: Tà Nôi (xã Ma Mới) giáp ranh Ma Bó (xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng); khu vực Cà Tọt, Hamasin (xã Lâm Sơn) giáp ranh thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng)…
Đơn vị phối hợp với lực lượng chức năng của huyện, các xã, thị trấn tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển lâm sản trên các tuyến đường ra vào rừng, các trục lộ giao thông; kiểm tra các tụ điểm mua bán, cất giữ lâm sản trong khu vực dân cư... Trong 6 tháng đầu năm, đã phát hiện 157 vụ vi phạm, giảm 99 vụ so với cùng kỳ. (Báo Ninh Thuận 28/7) đầu trang(
Những năm qua, các hội viên Chi hội Cựu chiến binh ấp 7 (xã Mã Ðà, huyện Vĩnh Cửu) đã tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng, chương trình do Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Ðồng Nai phát động. Từ những trải nghiệm của người lính đã giúp họ làm rất tốt công việc được giao.
Mới đây, theo sự giới thiệu của Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Ðồng Nai (Khu bảo tồn) chúng tôi đã vào rừng để ghi nhận không khí làm việc của các cựu chiến binh ấp 7, xã Mã Ðà. Ðúng 7 giờ sáng, khoảng 30 cựu chiến binh, tay mang theo rựa, cây cào, chổi… đã tập trung tại Trạm Kiểm lâm Bàu Ðiền (thuộc Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn) để chuẩn bị vào rừng phát dọn đường băng cản lửa.
Sau khi nghe trưởng đoàn Trịnh Bá Lạp (Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh ấp 7) giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thì mọi người vội vã lên đường để đến nơi làm.
Theo phân công, một nhóm đi trước phát dọn cành cây, chùm cỏ mọc tủa ra hai bên đường băng; nhóm đi sau cào, gom lại chung với thảm lá khô; nhóm còn lại bật lửa đốt rác cho sạch sẽ, đồng thời canh chừng không để lửa cháy lan vào rừng. Mỗi người một việc, ai cũng khẩn trương làm xong sớm để còn tiếp tục đi đến khu vực khác làm cho kịp tiến độ.
Mặc dù đã gần 70 tuổi nhưng cựu chiến binh Nguyễn Văn Lữ vẫn tham gia tích cực ngay từ những ngày đầu trong công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Dù trời mưa hay nắng ông cũng đều tham gia chứ chưa nghĩ ngày nào.
“Tôi cảm thấy rất hào hứng mỗi khi cùng các đồng đội tham gia công việc bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng. Bởi đây là một việc làm mang ý nghĩa xã hội rất cao. Ðồng thời, nhờ làm chung như vầy chúng tôi có dịp kể cho nhau nghe những kỷ niệm thời chiến tranh, cũng như chia sẻ về cuộc sống gia đình trong thực tại. Ngoài ra, chúng tôi còn hay kể những mẫu chuyện cười hoặc hát những bài ca hào hùng về người lính. Nhờ vậy, chúng tôi làm suốt buổi mà không biết mệt, ngược lại tôi cảm thấy tinh thần mình sảng khoái và tươi khỏe ra”, ông Lữ tâm sự.
Là người phụ nữ duy nhất tham gia buổi phát dọn đường băng cản lửa, bà Phạm Thị Khánh (57 tuổi) vẫn hăng hái không thua các “đấng mày râu” trong Chi hội. Bà Khánh tâm sự, thời chiến, bà tình nguyện cầm súng ra trận và đã vượt qua không biết bao nhiêu gian khổ, nguy hiểm.
Thời bình, bà lại cầm cuốc, xẻng để trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Suốt một đời lăn lộn nên khi tham gia bảo vệ rừng, bà cảm thấy không khó nhọc. “Các con của tôi giờ đã lớn khôn và có cuộc sống tự lập. Không còn vướng bận chuyện gia đình nữa nên hai vợ chồng tôi dành nhiều thời gian cùng đồng đội tham gia vào công việc bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng”.
Ông Trịnh Bá Lạp cho biết, Chi hội Cựu chiến binh ấp 7 có tổng số 31 hội viên. Năm 2014, Khu bảo tồn phát động phong trào bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng thì Chi hội đã nhiệt tình tham gia. Theo đó, hằng ngày các hội viên đi phát dọn thông thoáng đường băng cản lửa trên địa bàn ấp, đồng thời chia nhau chốt trực tại các điểm nóng để ngăn ngừa nguy cơ cháy rừng xảy ra vào mùa khô.
Còn mùa mưa, mọi người cùng tham gia trồng cây chăm sóc rừng, xịt thuốc, phát dọn cỏ. Ngoài ra, các thành viên còn hỗ trợ với lực lượng kiểm lâm truy bắt các đội tượng vi phạm về tài nguyên rừng như: chặt phá cây rừng, cài bẫy, săn bắn động vật rừng.
Ông Lạp chia sẻ: “Thời chiến tranh, chúng tôi đã từng cầm súng chiến đấu ở trong rừng nên có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống. Vì vậy, chúng tôi không còn bỡ ngỡ khi nhận làm các công việc trên. Thậm chí chúng tôi còn có những sáng kiến để giúp công việc bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng được tốt hơn.
Ví dụ: Lúc trước, chúng tôi dùng chổi để quét lá khô trên đường băng cản lửa rất là lâu mà không sạch vì lá rụng quá nhiều. Sau đó, chúng tôi nghĩ ra cách dùng máy thổi gió để thổi, vừa nhanh, vừa sạch lá. Còn thảm lá khô sau khi gom chúng tôi sẽ đốt vào sáng sớm hoặc buổi tối, vì thời điểm này độ ẩm xuống thấp thì sẽ hạn chế được khả năng bị cháy lây lan…”.
Ông Nguyễn Ngọc Quế, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Bàu Ðiền cho biết, ông được chuyển công tác về trạm từ năm 2013. Qua một thời gian tìm hiểu, ông thấy Chi hội Cựu chiến binh ấp 7 còn gặp nhiều khó khăn.
Từ đó, ông đã đề xuất lên Ban giám đốc Khu bảo tồn tạo điều kiện cho các hội viên trong chi hội tham gia vào công tác bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng, để giúp họ có thêm khoản tiền gây quỹ cho Chi hội, đồng thời tăng cường lực lượng bảo về rừng và phòng, chống cháy rừng được tốt hơn.
“Suốt những năm qua, chúng tôi giao nhiều công việc quan trọng đều được các cựu chiến binh làm rất tốt. Nhiều lúc nửa đêm chúng tôi cần hỗ trợ trong công việc đột xuất thì họ luôn nhiệt tình và có mặt đúng lúc. Ðến giờ, tôi hoàn toàn yên tâm mỗi khi giao việc cho họ. Ngoài ra, các cựu chiến binh còn giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác tuyên truyền ý thức người dân thực hiện các chủ trương Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Nhờ đó mà chúng tôi đã dần quán triệt được người dân trên địa bàn mình phụ trách”, ông Quế cho biết thêm.
Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Bàu Ðiền Nguyễn Ngọc Quế cho biết, các cựu chiến binh đều là những người lính từng trải trở về nên lời nói của họ có uy tín và tính thuyết phục cao đối với người thân trong gia đình và hàng xóm.
Vì vậy, những năm qua, cán bộ kiểm lâm đã thường xuyên phối hợp với họ tổ chức tuyên truyền đến người dân về giá trị của rừng,các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ rừng. Nhờ đó, những người trước đây thường có thói quen sống bám vào rừng như: chặt gỗ, bẫy giăng thú… đã chuyển sang trồng trọt, chăn nuôi để vươn lên làm giàu chính đáng.
Tinh thần cảnh giác của người dân cũng được phát huy… Phát hiện có đối tượng lạ từ nơi khác đến với dấu hiệu khả nghi là người dân báo ngay cho lực lượng kiểm lâm nắm để theo dõi, kiểm tra và xử lý.
Nhờ công tác phối hợp tốt giữa Trạm Kiểm lâm Bàu Ðiền, Hội Cựu chiến binh ấp 7 và người dân nên vài năm trở lại đây, lực lượng Trạm Kiểm lâm Bàu Ðiền đã chủ động ngăn ngừa được tình trạng đối tượng vào rừng xẻ gỗ trái phép, cài bẫy, săn bắn các loài thú rừng.
Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Ðồng Nai được thành lập với mục tiêu khôi phục sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Ðồng Nai và miền Ðông Nam bộ; tạo ra phạm vi bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn quốc gia Cát Tiên, bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã.
Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn trên 100.303 ha, gồm: 67.903 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha mặt nước (hồ Trị An). Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Ðà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu; xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Ðịnh thuộc huyện Ðịnh Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom và xã Gia Tân thuộc huyện Thống Nhất. (Lao Động Đồng Nai 28/7) đầu trang(
6 tháng đầu năm 2015, lực lượng quản lý BVR trên địa bàn tỉnh đã phát hiện lập hồ sơ 478 vụ vi phạm luật BVPTR, tăng 57 vụ so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng quản lý BVR trên địa bàn tỉnh đã phát hiện lập hồ sơ 478 vụ vi phạm luật BVPTR, tăng 57 vụ so với cùng kỳ năm ngoái; tịch thu hơn 590 m3 gỗ các loại, 104 chiếc xe máy và 30 phương tiện khác, nộp ngân sách hơn 3,2 tỷ đồng tăng hơn 303 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Đã phát hiện lập hồ sơ vi phạm về hành vi lấn chiếm mới đất lâm nghiệp trái phép với 30 vụ/40,064 ha, trong đó huyện Bắc Bình 16 vụ/36,217 ha, Hàm Thuận Bắc 10 vụ/3,036 ha và Đức Linh 4 vụ/0,81 ha. Triển khai nhổ bỏ cây trồng gần 2 ha tại các tiểu khu 104, 106, 112 thuộc BQL rừng phòng hộ Cà Giây và phá bỏ 1 vườn ươm 5.000 cây… (Nông Nghiệp Việt Nam 29/7) đầu trang(
Máng Lao tại dốc Kiền thuộc địa phận xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang là điểm nóng tập kết gỗ lậu. Gỗ khai thác trái phép từ lâm phận huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, được lâm tặc chuyển qua máng Lao rồi chất lên ô-tô, xe gắn máy chở về Đà Nẵng tiêu thụ.
Cách đây ít ngày, công an, dân quân xã Hòa Phú đã mật phục, phát hiện tịch thu hơn 10 phách gỗ xẻ nhóm 7, tổng khối lượng 0,85m3. Nhằm ngăn chặn triệt để tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang đã lập chốt tại khu vực dốc Kiền, liên tục tuần tra canh trực 24/24 giờ trong ngày.
Được biết, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang tổ chức 73 đợt truy quét chống chặt phá rừng và vận chuyển lâm sản trái phép; phát hiện, xử lý 28 vụ vi phạm lâm luật; tịch thu gần 20m3 gỗ các loại; tạm giữ 4 ô-tô, 1 mô-tô; xử phạt hành chính 36,5 triệu đồng, bán lâm sản tịch thu nộp ngân sách 97 triệu đồng. (Báo Đà Nẵng 28/7) đầu trang(
Việc khai thác gắn với sự phát triển bền vững các lưu vực sông (LVS), đặc biệt là các sông lớn chưa được quan tâm đúng mức đã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, cộng đồng dân cư trong đó có hệ sinh thái (HST) - đối tượng dễ bị tổn thương bởi các tác động tiêu cực về môi trường.
Ước tính, hiện có tới 50 - 60% số lượng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam đều nằm trên LVS.
Các LVS ở Việt Nam đã và đang bị khai thác quá mức, bị đe dọa nghiêm trọng do các dự án phát triển hạ tầng lớn nhỏ như ngăn đập phục vụ nhu cầu thủy lợi, thủy điện, khai thác cát, khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nước, cạn kiệt nguồn nước hạ lưu… tác động xấu đến HST nhân tạo và tự nhiên hai bờ của LVS, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội; làm thay đổi hiện trạng ĐDSH, mất môi trường sống của nhiều loại động vật, thực vật, thủy sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật ngoại lai xâm hại vào hệ sinh thái sông như: Cây mai dương, cây cỏ lào, rùa tai đỏ…
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam cho biết, nguyên nhân đầu tiên là do ý thức của con người khai thác sử dụng tài nguyên nước (TNN) không bền vững. Tiếp đến, công tác quản lý theo địa giới hành chính đã bỏ qua điều kiện tự nhiên, đặc điểm tài nguyên ĐDSH mang tính liên vùng kết nối hành lang, quản lý thiếu quy hoạch tổng thể, đồng bộ, thiếu kiểm tra, thiếu kiên quyết xử lý các vụ vi phạm LVS.
Đồng thời, chưa coi trọng đánh giá dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu về TNN, ĐDSH và các giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái ở các LVS; chưa có cơ chế phù hợp dựa vào cộng đồng, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng các LVS…
Theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, tính đến nay, cả nước có hơn 1.000 dự án thủy điện đã được quy hoạch, trong đó có 138 dự án trong Quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng chính các sông lớn. Việc phát triển thủy điện là cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, dưới góc độ sinh thái và bảo tồn ÐDSH, các nghiên cứu đều cho thấy tác động của việc xây đập, hồ chứa ảnh hưởng tới vùng sông hạ lưu sau đập là khá lớn, làm thay đổi các kiểu nơi cư trú như vực sông, suối, ghềnh, bãi cát trên sông dẫn đến thay đổi cấu trúc thành phần các loài thủy sinh.
Nhiều loài thủy sinh, nhất là các loài có tập tính di cư dài, có tập tính di chuyển kết nối theo chiều dọc sông bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cũng như việc thay đổi dòng chảy tạo điều kiện thuận lợi cho các loài ngoại lai xâm nhập vào hệ sinh thái sông...
Ðáng lo ngại, tại nhiều dự án được triển khai, vai trò và giá trị của ÐDSH đã không được xem xét và đánh giá đầy đủ trong quá trình lập, thẩm định báo cáo ÐTM, cũng như ra quyết định của các dự án phát triển. ÐDSH thường bị xem nhẹ trong đánh giá môi trường chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của từng dự án.
GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cho rằng, cần phải thực hiện quản lý bền vững lưu vực sông trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức.
Để phát triển bền vững LVS cần quản lý hiệu quả việc khai thác khoáng sản, cát, bùn, chất thải rắn, chất thải nguy hại nhằm bảo vệ sự trong sạch của lưu vực sông; kiểm soát thường xuyên chặt chẽ việc vận hành và hoàn phục các cảnh quan sinh thái đúng với quy định của báo cáo đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược sau khi vận hành, khai thác các công trình thủy điện – khai thác khoáng sản lưu vực sông lớn...
Theo GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, LVS có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển bền vững của đất nước. Lưu vực sông phân bố đều trên 8 vùng sinh thái của Việt Nam, có ý nghĩa sống còn không những đối với 54 cộng đồng các dân tộc Việt Nam mà còn có mối liên quan chặt chẽ với các nước như Trung Quốc, Lào, Camphuchia. Vì vậy, nên nghiên cứu để có bộ luật chuyên sâu về bảo vệ bền vững môi trường lưu vực sông Việt Nam.
Hiện nay, Luật BVMT năm 2014 cũng đã quy định rõ về kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước LVS; trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến BVMT LVS; quy định các nguồn thải vào LVS phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông, chất lượng nước sông và trầm tích phải được theo dõi và đánh giá; BVMT nước LVS phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng nguồn nước sông.
Luật BVMT năm 2014 giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, trong đó, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức BVMT nước LVS nội tỉnh, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm tổ chức BVMT nước LVS liên tỉnh và sông xuyên biên giới.
Bộ TN&MT có trách nhiệm tổng hợp thông tin về chất lượng môi trường nước, trầm tích các LVS, hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án BVMT LVS liên tỉnh.
Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để các Bộ, ban ngành và địa phương cùng nâng cao trách nhiệm, chung tiếng nói trong việc quản lý và bảo vệ LVS, trong đó có yếu tố về đa dạng sinh học trên các lưu vực. (Tài Nguyên Và Môi Trường 28/7) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Những năm qua, nhờ khai thác thế mạnh đất rừng, nhiều thanh niên ở xã An Lạc, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã bắt tay vào trồng rừng. Các mô hình này không chỉ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mà còn góp phần giải quyết việc làm, giúp thanh niên cũng như người dân trong xã nâng cao thu nhập.
Để mục sở thị rừng trồng ở An Lạc, Bí thư Đoàn xã Vi Văn Huân dẫn  tôi đến thôn 7 xem các mô hình trang trại của đoàn viên thanh niên. Dọc hai bên đường, bạt ngàn những rừng keo đã đến chu kỳ khai thác. Chàng thanh niên tôi gặp là Phùng Kim Tiến, sinh năm 1984.
Tiến sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 2009, Tiến lập gia đình rồi ra ở riêng, tài sản là hơn 3 sào ruộng nhưng cũng chỉ đủ ăn. Nhiều lúc, Tiến cũng định đi làm thuê kiếm tiền chăm lo đời sống cho vợ con. Nhưng nhìn lại trong làng, đám thanh niên cùng trang lứa đều rời quê phiêu tán tứ phương.
Người làm công nhân cho các doanh nghiệp, người làm phụ hồ nhưng cuối cùng cũng chỉ đủ chi tiêu cho bản thân mình, mỗi lần về, tiền dành dụm cho gia đình cũng chẳng được mấy đồng.
Vả lại Tiến nghĩ, đồng đất quê mình đấy, sao mình không tận dụng thế mạnh đất đai rộng lớn để lập nghiệp. Nghĩ là làm, năm 2009, Tiến bắt tay vào trồng 3ha bồ đề.
Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật chăm sóc và trồng rừng nên rừng bồ đề của Tiến lên xanh tốt. Năm 2014, Tiến khai thác toàn bộ diện tích bán được 220 triệu đồng. Số tiền này đủ để hai vợ chồng trang trải cuộc sống hàng ngày. Không dừng lại ở đó, anh tiếp tục bỏ vốn trồng rừng bằng các giống cây có giá trị kinh tế cao như keo lai.
Chỉ tay vào những cánh rừng mới trồng, anh khoe: "Cây rừng của em bằng rừng 2 năm tuổi của người khác". Tiến bảo: "Trồng rừng tuy lâu cho thu hoạch nhưng rất nhàn, không tốn nhiều nhân lực, chỉ vất vả lúc trồng. Quan trọng nhất phải tuân thủ đúng kỹ thuật từ cuốc hố, bón phân, khoảng cách giữa các cây, đặc biệt là phải phát quang cỏ gianh thì đất mới tốt, cây mới phát triển nhanh. Chỉ 5 năm nữa, toàn bộ diện tích keo này sẽ đem về cho gia đình em vài trăm triệu đồng. Nhờ trồng rừng mà cuộc sống của gia đình em đã khá hơn trước rất nhiều, có tiền đầu tư cho con cái đi học".
Rời nhà Phùng Kim Tiến, chúng tôi đến thăm mô hình trồng măng mai của gia đình anh Phùng Viết Hiền. Trò chuyện với Hiền được biết, trên diện tích đất đồi 4ha của gia đình trước đây, Hiền đã thử nghiệm rất nhiều cây trồng nhưng đều thất bại. Mới đầu, Hiền bắt tay vào trồng lạc và đậu tương nhưng đều không hiệu quả, rồi chuyển sang trồng sắn.
Kể ra những năm giá sắn lên cao cũng cho thu nhập khá nhưng khi đó, đường đi lại khó khăn nên hay bị thương lái ép giá. Năm 2011, thấy ở nhiều nơi người ta trồng cây măng mai cho giá trị kinh tế cao, Hiền đã mày mò học tập kinh nghiệm và trồng thử trên 1.000 gốc măng. Đến nay, gia đình anh đã trồng được trên 2.000 gốc.
Sau 3 năm, những gốc tre đầu tiên của gia đình anh đã cho thu nhập. Vụ măng vừa qua, gia đình anh đã thu được trên 10 tấn măng tươi bán với giá 5.000 đồng/kg thu về gần 50 triệu đồng.
Từ 2 bàn tay trắng, gia đình anh mua sắm được đồ dùng, phương tiện đi lại như: Xe máy, ti vi, tủ lạnh. Anh Hiền cho biết: "Lúc trước, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ khi trồng cây tre măng mai cuộc sống gia đình đã thay đổi nhiều, tới đây, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng trồng cây măng mai vì cho giá trị kinh tế cao lại dễ trồng".
Nói chuyện thanh niên bám rừng lập nghiệp, ông Lương Văn Ngụy - Chủ tịch UBND xã An Lạc cho biết: "Xã có 668 nóc nhà với trên 2.704 nhân khẩu. Ruộng nước ít, tính ra mỗi khẩu cũng chỉ có 200m2 ruộng nước nên cũng chỉ đủ ăn là khá. Vì vậy, nhiều năm qua, hàng nghìn héc-ta đất rừng trên địa bàn đã lần lượt được thanh niên và bà con trong xã trồng keo, bạch đàn, quế, măng tre. Nhờ phát triển kinh tế hộ gia đình nên xây dựng được phong trào Đoàn phát triển". (Báo Yên Bái 28/7) đầu trang(
Khu kinh tế Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia là một trong 05 khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước, được đầu tư triển khai với nhiều dự án quy mô lớn, trong đó có một số doanh nghiệp chế biến gỗ và dăm gỗ.
Thực hiện Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản, Hạt Kiểm lâm huyện Tĩnh Gia đã chỉ đạo Trạm Kiểm lâm Nghi Sơn tham mưu cho chính quyền cơ sở tiến hành rà soát, thống kê lại các cơ sở KDCB gỗ trên địa bàn, phân định rõ cơ sở có đưa gỗ rừng tự nhiên vào chế biến; cơ sở đưa gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu vào CBKD; cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; số cơ sở có sử dụng máy cưa xẻ, sử dụng từ 5 lao động trở lên; các tổ mộc dân dụng dưới hình thức hộ gia đình hoạt động theo thời vụ.
Qua sà soát thống kê trên địa bàn Trạm quản lý có 8 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, trong đó có 6 Công ty chế biến dăm gỗ có nguồn gốc từ rừng trồng để  xuất khẩu làm nguyên liệu giấy. Từ khi các công ty này đi vào hoạt động đã tạo thêm nhiều công ăn việc việc cho người dân địa phương, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động.
6 tháng đầu năm 2015, Hạt Kiểm lâm huyện Tĩnh Gia đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu, chính quyền địa phương kiểm tra các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản.
Qua kiểm tra cơ bản các cơ sở KDCB lâm sản trên địa bàn huyện chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về trình tự thủ tục quản lý, không có dấu hiệu vi phạm về đưa gỗ không có nguồn gốc hợp vào chế biến, kinh doanh; cũng qua công tác kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn các cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản và chế độ báo cáo theo định kỳ.
Hầu hết các cơ sở có đăng ký kinh doanh theo đúng yêu cầu, không có cơ sở mua bán trái phép gỗ rừng tự nhiên đưa vào chế biến. Để có được kết quả đó, lực lượng Kiểm lâm đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý lâm sản trên địa bàn Khu kinh tế nói riêng và trên địa bàn huyện Tĩnh Gia nói chung. (Kiểm Lâm Tỉnh Thanh Hóa 28/7) đầu trang(
Ngày 28.7, tin từ UBND tỉnh Quảng Bình - cho biết, kết quả kiểm tra việc khai thác tận dụng gỗ và giải phóng mặt bằng trên diện tích rừng nghèo chuyển đổi sang trồng cao su tại địa xã Lâm Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ) đã phát hiện nhiều sai phạm.
Theo đó, thông báo của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tuân - Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng – kết luận: Trong tháng 6.2015, các đơn vị khai thác gỗ do Cty TNHH MTV LCN Long Đại hợp đồng khai thác tận dụng gỗ không đúng địa danh, diện tích, đối tượng rừng được UBND tỉnh phê duyệt và san ủi mở đường vận xuất đi qua khu vực rừng không được phép chuyển đổi; Đoàn Kinh tế Quốc phòng 79 - Binh đoàn 15 san ủi, giải phóng mặt bằng vượt quá mốc ranh giới không được phép san ủi.
Những vi phạm trên đã bị cơ quan Kiểm lâm phát hiện, báo cáo UBND tỉnh. Kết quả kiểm tra với 151,9/231,4ha (65,6% diện tích) cho thấy các đơn vị khai thác đã khai thác gỗ trái phép có quy mô trên 6,6ha với 127m3 gỗ, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp (0,17ha), mở đường vận xuất trái phép.
Để khắc phục và xử lý các sai phạm nêu trên, UBND tỉnh yêu cầu Sở NNPTNT chỉ đạo chung, tham mưu UBND tỉnh các giải pháp khắc phục và xử lý các sai phạm trên của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời không để tiếp tục xảy ra sai phạm.
Cụ thể: Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục kiểm tra tình hình khai thác tận dụng gỗ và san ủi giải phóng mặt bằng diện tích còn lại (16 lô, 79,4ha) sau khi có chủ trương của UBND tỉnh cho khai thác trở lại; Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm dừng ngay việc đóng búa kiểm lâm đối với toàn bộ gỗ khai thác tận dụng tại bãi giao; Quản lý toàn bộ số gỗ khai thác tận dụng, không cho phép vận chuyển ra khỏi rừng cho đến khi có ý kiến của UBND tỉnh, đồng thời tiến hành điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ việc và các hoạt động có liên quan; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và các kiến nghị, đề xuất xử lý, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15.8.2015 làm cơ sở để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo xử lý tiếp theo.
UBND tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan là Công ty TNHH MTV LCN Long Đại và Đoàn Kinh tế Quốc phòng 79 - Binh đoàn 15, UBND huyện Lệ Thủy phối hợp trong việc điều tra, xử lý vụ việc, đồng thời quản lý, bảo vệ số gỗ khai thác tận dụng và số gỗ khai thác trái phép, tuyệt đối không để thất thoát; rút kinh nghiệm và chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân để xảy ra việc san ủi, giải phóng mặt bằng vượt ranh giới được phê duyệt, không để tiếp tục xảy ra sai phạm… (Lao Động 28/7) đầu trang(
Nhờ những dưỡng chất có giá trị dinh dưỡng vô giá mà Sachi đã soán “ngôi vương” của dầu oliu vốn được coi là một loại dầu thực vật cao cấp nhất từ trước đến nay của loài người.
Trong cái nắng như đổ lửa của những ngày nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 48 độ C, khuất lấp trong khu vực thí nghiệm của Khoa Công nghệ Sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam có một thứ cây vẫn kiên gan chống chịu lại sự khắc nghiệt của thời tiết: Sachi. Loài cây đã vượt trùng dương để đến đây từ một lục địa khác.
Sacha Inchi hay còn có tên là Sacha đậu phộng, Inca Inchi, Penut inca… khi đưa giống cây này về Việt Nam để dễ nhớ và phù hợp với mục đích xuất khẩu sản phẩm ra thế giới nên cây được đặt tên là Sachi. Tên khoa học của Sachi là Plukenetia volubilis L là thực vật thuộc họ Euphorbiaceae (thầu dầu). Nó gồm 19 loài, có nguồn gốc từ vùng rừng rậm Amazon phân bố từ Bolivia tới Mexico nhưng phổ biến nhất là ở Peru, Ecuador và Colombia.
Những ngày nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 48 độ C có một thứ cây vẫn kiên gan chống chịu. Lá vẫn xanh biếc, hoa vẫn xòe nở và quả vẫn lấp ló như những ngôi sao năm cánh trên giàn. Đó là vườn thử nghiệm Sachi của Công ty CP Sachi Vina thuộc Tập đoàn Tâm Hoàng Việt kết hợp với các nhà khoa học của Khoa Công nghệ Sinh học thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia.
Sachi có một lịch sử phát hiện rất ly kỳ. Sachi được thổ dân vùng rừng rậm Amazon sử dụng từ 3.000 năm nay để duy trì sức mạnh và tồn tại giữa một tự nhiên khắc nghiệt. Trên bia đá những ngôi mộ cổ của người Inca ở đây còn thấy khắc hình loại quả xòe ra như năm cánh hoa này.
Đối với người dân bản địa, Sachi được coi như là “nguồn sức mạnh của lòng can đảm” hay là “cây của sự sống” vì những giá trị dinh dưỡng vô giá mà nó mang lại. Mãi sau này, các nhà khoa học của thế giới hiện đại khi phân tích thành phần dưỡng chất của loại hạt đã khiến cho người Inca tôn sùng ấy và họ đã kinh ngạc.
“Ông vua của các loại hạt”, “Siêu thực phẩm mới”… là những cụm từ thường được dùng để nói về hạt của Sachi bởi tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và các axit béo không bão hòa đối với con người rất cao, đạt đến 96%. Omega 3 có trong Sachi là 48-54% giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng các tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên.
Omega 6 chiếm 35-37% đóng vai trò trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, các bệnh viêm khớp, điều hòa huyết áp, nâng cao trí lực, giảm thoái hóa não, tăng cường thị lực. Omega 9 (6-10%) có tác dụng chống rối loạn tim mạch và cao huyết áp...
So với các loại cây lấy dầu khác Sachi có hàm lượng omega cao nhất, đặc biệt là omega 3 cao gấp 17 lần dầu cá, gần 50 lần dầu oliu. Sachi được phong tặng là “Dầu ăn tốt nhất trên thế giới” tại Paris (Pháp) năm 2007, được các thị trường khó tính nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản săn lùng. Ngoài omega, Sachi còn chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin A và Vitamin E, một số loại axit amin thiết yếu và protein.
Đây là các thành phần có vai trò quan trọng trong tái tạo và cải thiện da và tóc, phát triển thể chất và trí tuệ, phần nào giúp cho khu vực Nam Mỹ trở thành một trong những cái nôi sản sinh ra các người mẫu, hoa hậu của thế giới. Chính nhờ những dưỡng chất này mà nó đã soán “ngôi vương” của dầu oliu vốn được coi là một loại dầu thực vật cao cấp nhất từ trước đến nay của loài người.
Công nghiệp dinh dưỡng dùng Sachi làm ra các sản phẩm từ hạt, bột dinh dưỡng. Công nghiệp dược phẩm dùng dầu Sachi làm viên nang, dùng lá làm trà thảo dược. Công nghiệp thực phẩm dùng dầu Sachi để trộn các món salad cao cấp, ngọn có thể làm rau. Công nghiệp mỹ phẩm dùng để dưỡng da, tóc, bảo vệ sắc đẹp...
Thấm thoắt mà PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thảo - Trưởng Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã khảo nghiệm cây Sachi được gần 2 năm (từ tháng 3/2014). Với tỷ lệ sống 99%, bắt đầu ra hoa sau 3-5 tháng trồng, 6-8 tháng là cho thu hoạch quả chứng tỏ loại cây leo bán thân gỗ này (ngọn là dây leo, dưới gốc hóa gỗ) khá hợp với Việt Nam.
Cây chịu đựng được cả sương muối, lạnh, nóng (có thí nghiệm khi trồng xong gặp sương muối nhiệt độ xuống 7 độ C nhưng cây không bị chết, có khi nhiệt độ ngoài vườn đo được 48 độ C cây vẫn ra hoa). Tất cả đều sinh trưởng tốt, ra quả đều (tỷ lệ ra quả đạt 99%).
Từ khi trồng chưa phải dùng bất cứ hóa chất nào để phun vì không phát hiện thấy đối tượng sâu bệnh nào đáng kể, chưa tới ngưỡng phòng trừ. Điều này giúp cho có thể phát triển Sachi theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Về năng suất, năm đầu 0,7-1 tấn/ha còn năm thứ hai đang theo dõi nhưng chắc chắn sẽ còn hơn rất nhiều.
Đỉnh cao năng suất của Sachi là từ năm thứ 3 trở đi có thể đạt 5-7 tấn/ha tùy theo mật độ trồng cây. Tuổi đời của cây có thể đạt 15-30 năm giúp chu kỳ thu hoạch rất dài. Bước đầu một số nhà khoa học trong nước thấy loại cây mới này thú vị nên tự ra vườn tìm hiểu trong đó có một giáo sư ngành nông nghiệp trước từng học bên Peru.
Hầu như tuần nào ông cũng ra thăm, đưa ra góp ý những kỹ thuật chăm sóc thế nào cho phù hợp. Có nguồn gốc cây rừng nên sức sống của Sachi khỏe. Từ lúc trồng đến 5 tháng tuổi không phải bón phân, khi ra hoa chỉ bón một đợt.
Theo nghiên cứu, hàm lượng omega 3, 6, 9 trong hạt Sachi trồng ở Việt Nam khi phân tích tương đương, thậm chí có mẫu còn cao hơn cả hạt được trồng ở Peru. Không chỉ phù hợp với điều kiện đất có hàm lượng hữu cơ cao, tầng canh tác dày loài cây này còn có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha cát, đất phù sa cổ…, thậm chí cây còn có thể phát triển bình thường cả ở đất núi đá bạc màu là khu vực Tam Điệp (Ninh Bình).
Cây Sachi có thể được trồng thuần, xen canh, thâm canh hoặc quảng canh. Bước đầu cho thấy, loại cây này có tiềm năng phát triển khá tốt ở Việt Nam. Tất cả các chỉ tiêu như từ khi trồng đến ra hoa, đậu quả, thu hoạch đều tương tự như ở nước bản địa Peru. Khi trồng Sachi người ta có thể tận dụng tối đa các loại vật liệu địa phương như tre, gỗ, chàm… để đóng cọc, làm giàn.
Ngoài trồng bằng hạt, hiện khoa Công nghệ Sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng quy trình nhân nhanh Sachi bằng nuôi cấy mô tế bào. Nghiên cứu này bước đầu đã xây dựng được quy trình nhân giống invitro với hiệu quả tạo nguồn vật liệu với hệ số nhân chồi cao, nhanh đạt chuẩn.
Tuy nhiên cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình ở giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh, nâng cao tỷ lệ ra rễ cũng như giai đoạn sau nuôi cấy mô. (VnMoney 28/7) đầu trang(
Với mục đích kiểm tra kết quả và tiến độ thực hiện Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tại Bắc Kạn và quá trình thành lập tổ nhóm kinh doanh trồng rừng tại 2 xã Mỹ Phương và Chu Hương huyện Ba Bể đang thực hiện thí điểm Chương trình FFF, trong 2 ngày 22-23/7/2015 Đoàn chuyên gia Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại của FAO (FFF) đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Kạn.
Tham dự buổi làm việc có Bà Shophie Gabrielle G.M - Cán bộ lâm nghiệp Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại FFF của FAO, ông Duncan Macqueen - Chuyên gia nghiên cứu về chính sách môi trường, bà Vũ Lê Y Voan - Phó ban Hợp tác quốc tế, Phó giám đốc Ban quản lý (BQL) Chương trình FFF Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các thành viên Ban quản lý Chương trình FFF Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn.
Sáng ngày 22/7, Đoàn công tác đã có cuộc trao đổi ngắn với Ban quản lý Chương trình FFF Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn, các bên liên quan và đại diện Ban quản lý Chương trình Un redd giai đoạn II tại Bắc Kạn. Thay mặt Ban quản lý Chương trình FFF tỉnh Bắc Kạn, đồng chí Lưu Văn Quảng - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng Ban quản lý đã báo cáo tóm tắt kết quả triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại trong thời gian qua và những kiến nghị đề xuất, phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2015.
Chiều cùng ngày và ngày làm việc tiếp theo Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Hội Nông dân, và các nhóm kinh doanh trồng rừng của xã Chu Hương và xã Mỹ Phương huyện Ba Bể.
Tại đây lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các nhóm trồng rừng đã nêu những thuận lợi, khó khăn trong việc thành lập các nhóm sở thích trồng rừng và các hộ phát triển kinh tế rừng ở địa phương, đồng thời chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong việc thành lập tổ nhóm kinh doanh trồng rừng, hoạt động, quy mô của nhóm và phương hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới.
Tại 2 xã trên, ông Duncan Macqueen đã giới thiệu và chia sẻ một số mô hình tổ nhóm hợp tác xã của nông dân hoạt động hiệu quả của các nước trên thế giới để học tập, mục đích ý nghĩa của việc thành lập tổ nhóm trong sản xuất đối với người dân trồng rừng.
Sau mỗi buổi làm việc Đoàn công tác đã tới thăm một số mô hình trồng rừng đại diện của thành viên các tổ nhóm trồng rừng mới được thành lập tại 2 xã Mỹ Phương và Chu Hương.
Thay mặt Đoàn công tác, bà Vũ Lê Y Voan đánh giá cao những kết quả hoạt động của các nhóm được thành lập, và nhấn mạnh dựa trên những kiến thức mà các thành viên được tham gia tập huấn phân tích thị trường và phát triển kinh doanh cùng với những lợi thế sẵn có ở địa phương và sự giúp đỡ của Ban quản lý Chương trình FFF từ Trung ương đến cơ sở, các nhóm nông dân trồng rừng cần cẩn thận và kỹ lưỡng trong việc đưa ra quyết định phát triển kinh doanh trong thời gian tới để đạt được hiệu quả cao.
Hy vọng việc thực hiện thành công và hoạt động hiệu quả của các nhóm tại 2 xã đang thực hiện thí điểm chương trình trong thời gian tới sẽ là những mô hình hoạt động theo nhóm hiệu quả để các địa phương khác trong tỉnh học tập. (Hội Nông Dân Tỉnh Bắc Kạn 28/7) đầu trang(
Sáng 28.7, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến với các huyện, thành phố về tiến độ thực hiện kế hoạch trồng rừng và trồng cam tháng 7 năm 2015, đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Dự tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo trồng rừng. Tại điểm cầu huyện có Thường trực UBND, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý rừng các huyện, thành phố.
Trong tháng 7, toàn tỉnh trồng được 2.240,5 ha rừng, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 19.029,9 ha và bằng 46% kế hoạch năm. Đến thời điểm báo cáo, công tác chuẩn bị đất trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 400/400ha, đạt 100%; rừng lâm nghiệp xã hội là 31.723,5 ha, đạt 78,6%; rừng hộ lan 63,7/87,5ha đạt 73%; rừng thay thế đạt 33,1ha. Công tác chuẩn bị cây giống được 64.480 nghìn cây, có thể đáp ứng 40.280 ha, đạt 99,35% kế hoạch năm.
Tổng vốn tỉnh tạm cấp 2 lần cho các huyện, thành phố được 12.445 triệu đồng, đạt 42,3% theo kế hoạch giao. Các huyện đã giải ngân được 2.359 triệu đồng, đạt 4%. Theo đánh giá, tiến độ trồng rừng trong tháng 7 đạt thấp nhất so với các tháng 4, 5, 6. Huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Bắc Mê có tiến độ trồng rừng đạt thấp nhất, lần lượt là 2,7 %, 16,7% và 27,1%.
Về tiến độ trồng cam, tính đến hết quý II, Trung tâm giống cây trồng Đạo Đức đã thực hiện gieo ươm 300 nghìn cây thực sinh (gốc bưới chua) và ghép thành công 100% số gốc gép đã gieo ươm. Trong đó, đã cấp 50.500 cây giống cho huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, tương đương 126ha.
Tính đến ngày 28.7, diện tích đăng ký trồng mới là 1.600ha/1.376ha; diện tích đã triển khai thẩm định 1.073,2ha, đạt 78% kế hoạch; diện tích trồng mới 701,8 ha. Dự kiến đến cuối tháng 8 huyện Vị Xuyên và Bắc Quang sẽ trồng hoàn thành diện tích đăng ký. Huyện Quang Bình sẽ hoàn thành trước 30.10.
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến chỉ rõ, tiến độ trồng rừng của một số huyện còn chậm, việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo của các huyện còn chưa cao, chưa mạnh rạn… khiến kết quả thực hiện của mốt số huyện còn đạt thấp.
Về nhiệm vụ trong tháng 8, đồng chí Nguyễn Minh Tiến chỉ đạo: Các huyện tiếp tục thực hiện các kết luận của tỉnh của các kỳ họp trước để triển khai quyết liệt, đảm bảo tiến độ; các huyện có tiến độ chậm cần nghe báo cáo hàng tháng để có kế hoạch triển khai, chỉ đạo sâu sát cho tháng tiếp theo triển khai hiệu quả hơn; chỉ đạo tổ chức nghiệm thu thực tế, nghiêm túc, chính xác; trưng tập lực lượng kiểm lâm cùng triển khai, rà soát trong thực hiện kế hoạch trồng rừng, gắn trồng rừng với bảo vệ rừng; ban hành hướng dẫn cho hội đồng nghiệm thu các huyện và gắn trách nhiệm cụ thể với sau này; làm việc ngay với các doanh nghiệp trồng rừng, có biên bản cụ thể, đánh giá kết quả và tham mưu các biện pháp xử lý nếu có sai phạm; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không trồng rừng thay thế của các dự án khoáng sản, thủy điện.
Các cơ quan báo chí cần tập trung công tác tuyên truyền những điển hình tiên tiến, khó khăn, vướng mắc và những sai phạm trong công tác trồng rừng… (Báo Hà Giang 28/7) đầu trang(
Nếu ai đã từng đặt chân tới mảnh đất biên cương Mèo Vạc chắc hẳn sẽ không thể nào quên những dãy núi đá sừng sững, điệp trùng với một màu xám xịt. Với mục đích thay dần màu xám ngắt của đá tai mèo bằng màu xanh của cây rừng, địa phương đang đẩy mạnh công tác trồng rừng, quyết tâm mang đến một “không gian xanh” trên vùng Cao nguyên đá.
Theo tìm hiểu, để công tác trồng rừng thực sự mang lại hiệu quả, huyện Mèo Vạc đã thành lập BCĐ trồng rừng mới năm 2015 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, các phòng, ban chuyên môn.
Đồng thời, lập hồ sơ, dự toán trồng rừng đảm bảo tiến độ; chủ động liên hệ nguồn giống có chất lượng, đủ số lượng phục vụ cho trồng cây phân tán và trồng rừng phòng hộ năm 2015; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả nghiệm thu trồng rừng của các xã, thị trấn.
Theo thông tin từ BQL dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Mèo Vạc được biết, tính đến hết tháng 6/2015, công tác chuẩn bị hiện trường trồng rừng phòng hộ đã hoàn thành thẩm định 200 ha và hoàn thành rà soát quỹ đất trồng cây phân tán 1.200 ha. Đồng thời, hợp đồng với 20 hộ nhận khoán trồng rừng phòng hộ và trên 4.600 hộ đăng ký trồng cây phân tán.
Nhằm đảm bảo công tác trồng rừng đúng tiến độ, huyện đã hợp đồng với HTX dịch vụ Vũ Linh (đơn vị sản xuất cây giống tại tỉnh Phú Thọ) cung cấp gần 2 triệu cây giống các loại. Bên cạnh đó, nhân dân tự gieo ươm trên 35.000 cây giống. Với sự chuẩn bị tốt, đến nay toàn huyện đã gieo trồng gần 600 ha rừng và dự kiến sẽ hoàn thành sớm diện tích còn lại.
Đồng chí Nguyễn Đình Thụ, Phó BQL dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Mèo Vạc cho biết: “Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai trồng rừng do yếu tố thời tiết không thuận lợi nhưng với quyết tâm cao, cùng với sự tham gia tích cực của nhân dân đã giúp cho công tác trồng rừng của huyện đảm bảo chỉ tiêu đề ra”.
Mặc dù công tác trồng rừng trên địa bàn huyện Mèo Vạc đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng trên thực tế vẫn còn không ít khó khăn trong việc triển khai. Đến nay đã trồng được gần 600 ha rừng nhưng chỉ đạt 41,6% so với kế hoạch. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng kéo dài, không có mưa nên tiến độ còn chậm.
Bên cạnh đó, công tác trồng rừng phân tán được hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, khối lượng lớn với nhiều hộ tham gia, gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác nghiệm thu, giải ngân và công tác thanh quyết toán. Trong quá trình trồng rừng lâm nghiệp xã hội theo kế hoạch giao, sau khi nghiệm thu thanh toán tiền cho nhân dân khó đảm bảo diện tích, tỷ lệ sống sau trồng.
Đó là do người dân trồng phân tán, nhỏ lẻ dẫn tới khó chăm sóc, bảo vệ… trong khi không có ràng buộc trách nhiệm đối với các hộ nhận trồng rừng; công tác bảo vệ rừng chưa thực sự nghiêm túc… Trước những khó khăn đó, Mèo Vạc đã thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao trách nhiệm của các gia đình, nhất là các hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
Đối với những thôn có diện tích rừng trên 300 ha, huyện đã chỉ đạo thành lập tổ đội bảo vệ rừng từ 5 – 10 thành viên (gồm Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ, Chi hội phụ nữ, Đoàn thanh niên của xóm…); những diện tích khác giao cho cộng đồng thôn bản cùng quản lý, bảo vệ.
Mới đây, trong buổi phát động trồng rừng tổ chức tại xã Pả Vi, thực sự vui mừng khi người dân nơi đây nhiệt tình tham gia và họ hiểu được ý nghĩa của việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Điều đó đang cho thấy công tác tuyên truyền, vận động đang phát huy hiệu quả. Đây cũng là nền tảng vững chắc giúp Mèo Vạc sớm đạt mục tiêu “phủ xanh” miền đá xám. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Hà Giang 28/7) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Hơn 1.200 ha rừng đã bị thiêu trụi trong vòng chưa đầy 24 giờ tại Catalonia, Tây Ban Nha.
Hơn 130 nhân viên cứu hỏa cùng 11 chiếc máy bay chở nước đã được huy động để ngăn đám cháy tiếp tục lan rộng. Hàng chục người đã được sơ tán khỏi nhà. Hiện, lực lượng cứu hỏa đã khoanh vùng được đám cháy. (Đài Truyền Hình Việt Nam 28/7) đầu trang(
Thế giới chỉ còn lại 4 con tê giác trắng phương Bắc sau khi con tê giác cái, 31 tuổi, mang tên Nabire, đã chết tại Cộng hòa Czech vào tối 27/7.
Thông báo của vườn thú Dvur Kralovem cho hay tê giác Nabire chết do vỡ u nang.
Giám đốc vườn thú Premysl Rabas nhấn mạnh "cái chết này cho thấy sự sụt giảm bi thảm của loài tê giác này do lòng tham vô nghĩa của con người. Giống tê giác trắng đang trên bờ tuyệt chủng."
Theo Quỹ Động vật hoang dã thế giới, loài tê giác trắng phương Bắc đã gần như bị xoá sổ do nạn săn bắt lấy sừng cũng như bởi tình trạng chiến sự tại châu Phi.
Hiện 4 con tế giác trắng phương Bắc còn lại là tê giác cái Nolao ở một vườn thú của San Diego (Mỹ), tê giác đực Sudan cùng hai tê giác cái Najin, Fatu ở khu bảo tồn Ol Pejeta của Kenya.
Năm 2009, những con tê giác này được vận chuyển từ vườn thú ở Czech tới Ol Pejeta với hy vọng môi trường tự nhiên sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì nòi giống. Tuy nhiên hiện chỉ có vườn thú Dvur Kralove thành công trong việc gây giống loài tê giác quý hiếm này. (Vietnam + 29/7) đầu trang(
Nhu cầu đồ gỗ,  nội thất của giới nhà giàu Trung Quốc đang làm “hồi sinh” nạn khai thác gỗ bất hợp pháp, bất chấp nỗ lực của nhiều quốc gia nhằm ngăn chặn hành vi hủy hoại môi trường này. Đây là nhận định của tổ chức Chatham House, có trụ sở tại Anh trong một cảnh báo về tình trạng phá rừng bừa bãi.
Hôm 22-7, tòa án ở Myitkyina, thủ phủ bang Kachin, miền Bắc Myanmar đã tuyên án tù chung thân đối với 153 công dân Trung Quốc vì tội khai thác gỗ trái phép. Những nghi phạm này bị bắt giữ hồi tháng 1 năm nay trong một cuộc trấn áp khai thác gỗ trái phép của quân đội, cảnh sát và lực lượng lâm nghiệp Myanmar. Hơn 400 xe chở gỗ và 1.600 khúc gỗ đã bị thu giữ trong cuộc trấn áp này.
Khu vực dọc biên giới Myanmar với Trung Quốc từ lâu là điểm nóng của hoạt động buôn bán gỗ bất hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lớn từ Bắc Kinh. Một báo cáo năm 2014 của Cơ quan điều tra môi trường (Environmental Investigation Agency) - một tổ chức được thành lập năm 1984 bởi ba nhà hoạt động vì môi trường tại Anh đã ước tính lượng gỗ lậu “chảy máu” từ Myanmar trong giai đoạn năm 2000-2013 trị giá 5,7 tỷ USD.
Trong khi đó, một điều tra khác của EIA cảnh báo, loại gỗ hồng sắc quý của Myanmar có nguy cơ tuyệt chủng do sự khai thác trái phép quy mô lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu của giới thượng lưu Trung Quốc.
Chính phủ Myanmar còn lo ngại, các nhóm phiến quân sắc tộc ở phía bắc nước này đang hưởng lợi từ việc buôn lậu gỗ cho đối tác Trung Quốc. Vậy nên, bản án nặng đối với hơn 100 kẻ buôn lậu gỗ người Trung Quốc được coi như thông điệp mạnh mẽ từ Chính phủ Myanmar tới những đối tượng có hành vi sai trái tương tự.
Tuy nhiên, không chỉ Myanmar phải đau đầu với nạn khai thác gỗ lậu, nhiều quốc gia khác cũng đang đối mặt với tình trạng này. Một bài viết trên Financial Times nhận định, nhu cầu tăng vọt của Trung Quốc đã thúc đẩy thị trường “đen” gỗ quý ở Đông Nam Á, đồng thời làm gia tăng căng thẳng chính trị đối với việc chảy máu nguồn tài nguyên tự nhiên.
Sở thích trưng bày đồ nội thất bằng gỗ quý đã làm gỗ hồng sắc có giá lên đến hàng chục nghìn USD/m3 và châm ngòi cho cuộc đụng độ giữa những kẻ khai thác trộm gỗ và lực lượng kiểm lâm ở khu vực Mekong. “Cơn sốt của Trung Quốc đối với gỗ quý đang tạo ra hàng triệu giao dịch gỗ lậu ở khu vực này” - Megan MacInnes, một nhà hoạt động thuộc tổ chức Global Witness có trụ sở ở London cho biết.
Trong khi đó, theo bài viết “Trung Quốc: Nguyên nhân (và giải pháp?) khai thác gỗ lậu” đăng trên trang mạng Thediplomat.com, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu và tiêu thụ gỗ lớn nhất thế giới. Năm 2013, sản phẩm gỗ nhập khẩu của Trung Quốc là 94 triệu m3, gấp 3 lần so với năm 2000, trong khi lượng xuất khẩu đồ gỗ là 53 triệu m3, gấp gần 5 lần cách đây 13 năm.
Cũng theo bài viết trên, Bắc Kinh kiểm soát việc nhập khẩu gỗ kém nghiêm ngặt so với các quốc gia phương Tây, trong khi hạn chế ưu đãi nhằm khuyến khích nguồn cung hợp pháp, dẫn tới hậu quả là tiến trình ngăn chặn nạn khai thác gỗ trái phép trên toàn cầu bị chậm lại đáng kể.
Trung Quốc hiện nhập rất nhiều gỗ chưa chế tác và xuất khẩu những sản phẩm đã qua xử lý. Tình trạng này khiến việc truy tìm và xác nhận tính hợp pháp của các khối gỗ càng trở nên khó khăn hơn.
Theo Alison Hoare - chuyên gia nghiên cứu cao cấp về lĩnh vực năng lượng, môi trường và tài nguyên tại Chatham House, Trung Quốc đã thực hiện số biện pháp ngăn chặn tình trạng gỗ nhập lậu, nhưng hầu hết những nỗ lực vẫn yếu kém. Thực tế, quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới này chưa có luật cấm nhập khẩu sản phẩm gỗ bất hợp pháp và chưa có một chương trình mang tính quốc gia nào để ngăn chặn tình trạng tiêu thụ gỗ lậu.
Chuyên gia Hoare cho rằng, Chính phủ Trung Quốc nên hoàn thiện đạo luật hiện hành về việc xác minh tính hợp pháp các nguồn gỗ trong nước. Quốc gia này cũng cần đào tạo doanh nghiệp cách thức tránh nhập khẩu gỗ lậu. Ngoài ra, Bắc Kinh nên thúc đẩy hoạt động thương mại lâm nghiệp bền vững, nâng cao nhận thức cho cộng đồng để tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hợp pháp.
Hơn nữa, bằng việc hợp tác với các đối tác quốc tế, đưa vấn đề gỗ lậu ra bàn thảo tại các diễn đàn khu vực, Trung Quốc có thể đặt nước mình vào danh sách những quốc gia nỗ lực hàng đầu trong giải quyết nạn khai thác gỗ bừa bãi đang ngày một làm Trái đất nóng lên. (An Ninh Thủ Đô 29/7) đầu trang(
Tay nha sĩ người Mỹ Walter James Palmer sống tại bang Minnesota đang được giới chức tại Zimbabwe tìm kiếm vì nghi ngờ có liên quan đến cái chết của Vua sư tử Cecil.
Sau cái chết của Cecil, hai nghi phạm người Zimbabwean đã bị bắt giữ và hiện cảnh sát đang tìm kiếm tên Palmer.
Các nhóm bảo tồn động vật tại Zimbabwe đã rất phẫn nộ trước thông tin chú sư tử 13 tuổi bị giết chết. Một phần vì đó là chú sư tử mang tính biểu tượng cho đất nước Zimbabwe.
Được nhốt trong Công viên quốc gia Hwange, hàng ngày có rất nhiều du khách tìm đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vị “Vua Sư tử” này.
Tuy nhiên, việc khiến cho dư luận bức xúc hơn cả chính là cách thức giết hại tàn nhẫn của những tay thợ săn. Cecil đã bị lừa ra khỏi công viên quốc gia và bị bắn chết.
Chú sư tử Cecil trong đêm bị lừa cho đi xa cách công viên gần 1 km bằng một miếng thịt mồi. Sau khi các tay thợ săn dùng cung tên bắn chết, chúng còn chặt đầu và lột da con vật một cách dã man.
Tên Palmer đã trả 55.000 USD cho các hướng dẫn viên du lịch để “được phép” giết chết chú sư tử Cecil.
Bronkhorst – một trong những tay thợ săn chuyên nghiệp được Palmer thuê - đã tự nhận "sai lầm" trước Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã sau một ngày cuộc đi săn diễn ra.
Hiện hắn đang bị cảnh sát điều tra cùng với tay chủ đất tổ chức cuộc đi săn và cả hai sẽ bị đưa ra tòa xét xử trong ngày 6/8 sắp tới.
“Họ sẽ bị phán xét với tội danh săn bắt động vật trái phép. Nếu là công dân trong nước giết động vật không có giấy phép, người đó sẽ phải nhận mức án từ 2 đến 5 năm tù giam”, trích từ một tuyên bố chính thức của công viên quốc gia Hwange.
Trong một tuyên bố, tay nha sĩ Palmer cho biết các nhà chức trách vẫn chưa liên lạc với hắn cũng như việc không hề biết con vật hắn giết là vật biểu tượng của người dân địa phương.
“Đầu tháng 7, tôi đến Zimbabwe tham gia vào một cuộc thi đi săn. Tôi có thuê một vài hướng dẫn viên chuyên nghiệp và họ đều có đủ giấy phép hành nghề.
Theo như tôi được biết chuyến đi được tổ chức hợp pháp. Tôi không biết con sư tử tôi bắn hạ lại nổi tiếng đến vậy.
Hiện giờ các nhà chức trách tại cả Zimbabwe và Mỹ đều chưa có liên lạc về vấn đề này, nhưng nếu như họ cần, tôi sẵn sàng hợp tác. Một lần nữa tôi chân thành hối lỗi vì việc sở thích cá nhân đã gây ra mất mát cho Zimbabwe”.
Palmer là một tay thợ săn có tiếng dùng cung tên giết nhiều loài động vật hoang dã trên thế giới. Hắn ta đã cùng vợ đã đi khắp châu Âu để săn bắn sơn dương, hươu nai và dê rừng.
Theo nhiều tay thợ săn chuyên nghiệp hay tham gia các chuyến đi săn cùng hắn, họ miêu tả Palmer thực sự là một tay cung cừ khôi. Đây không phải là lần đầu tiên Palmer vướng vào vòng lao lý.
Theo hồ sơ lưu trữ của tòa án, năm 2008, Palmer bị buộc tội đã nói dối với những nhà chức trách bảo vệ động vật hoang dã liên bang về vị trí chính xác địa điểm mình bắn hạ một chú gấu đen trong cuộc săn tại bang Wisconsin. Sau đó hắn phải nhận mức án treo 1 năm.
Tuy việc săn bắn sư tử được cho phép tại các nước châu Phi, trong đó có Zimbabwe nhưng cũng theo luật nước này, việc săn bắn tại những khu vực bảo tồn như công viên quốc gia hay địa điểm chịu sự quản lí của chính phủ thì sẽ bị coi như hành vi bất hợp pháp và bị đưa ra xét xử trước tòa.
Hiện  nạn săn bắn sư tử đang ngày trở nên không thể kiểm soát tại Zimbabwe.
Ngày càng nhiều các tay thợ săn nhắm đến những chú sư tử ở châu Phi, biến chúng thành miếng mồi ngon để ra sức săn lùng, bắn hạ, góp phần vào bảng thành tích của mình.
Theo số liệu thông kê của kênh truyền hình National Geographic, từ năm 1999 tới nay, đã có 34 trong số 62 con sư tử được họ gắn thiết bị theo dõi tại công viên Hwange bị chết và 24 trong số đó chết vì những tay thợ săn. (Soha News 29/7) đầu trang(./.
Biên tập: Hương Giang