Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 28 tháng 07 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Khi bàn về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, lâu nay người ta chỉ biết đó là cây dược liệu quý hiếm dùng để chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp và cũng là cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo. Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, cây sâm Ngọc Linh còn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái…
Cây sâm chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường của rừng nguyên sinh hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi, dưới tán rừng có độ che phủ từ 70 - 80%, ở nhiệt độ dao động từ 8 - 180C và có thảm mùn tơi xốp cho bộ rễ củ phát triển.
Điều này đòi hỏi cây sâm phải ở trong vùng lõi của khu rừng mới phát triển được, muốn trồng một héc ta sâm phải tự bảo vệ 3 - 5ha rừng hoặc nhiều hơn nữa. Một thực tế ta dễ nhận thấy ở các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, nơi bà con xây dựng các vườn sâm Ngọc Linh, đó là những vùng rừng chung quanh với bán kính 1.000m được bảo vệ cẩn thận, không ai được phép chặt hạ hoặc đốn cây ở khu vực này.
Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật tục của làng. Hiện ở các xã vùng cao quanh sườn núi Ngọc Linh hình thành 2 vườn sâm của Nhà nước và nhiều vườn sâm của các gia đình chiếm khoảng 70ha. Những khu rừng ở đây được bảo vệ lan rộng lên đến hàng nghìn héc ta với vẻ nguyên sơ hoang dã của rừng nguyên sinh.
Huyện Nam Trà My đang xúc tiến việc mở rộng vùng trồng sâm tại 7 xã vùng cao giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030. Điều đó có nghĩa những khu rừng ở đây không chỉ được bảo vệ mà còn được trồng mới hoặc chăm sóc cho tái sinh với diện tích tương đương. Để biến mục tiêu thành hiện thực, tại kỳ họp tháng 7.2015, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết cho thuê môi trường rừng để trồng sâm.
Theo đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư trồng sâm trên địa bàn tỉnh sẽ được Nhà nước cho thuê môi trường rừng dài hạn đến 25 năm, với giá thuê cũng ưu đãi chỉ với 200.000 đồng/ha/năm. Còn với các gia đình trồng sâm không phải trả tiền thuê mà còn được Nhà nước khuyến khích cấp môi trường rừng. Mục đích là để doanh nghiệp và người dân tự giác và tự đầu tư công sức tiền của để bảo vệ và nhân rộng diện tích rừng.
Như vậy, từ nay Nhà nước hàng năm không phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng ra thuê dân bảo vệ rừng, Nhà nước có khoản thu tiền tỷ từ cho thuê môi trường rừng và rừng không chỉ được bảo vệ chặt chẽ mà còn được mở rộng thêm.
Sau 20 năm, quy mô diện tích trồng sâm ở Nam Trà My không chỉ dừng lại 19.000ha mà còn được di thực ra khắp vùng núi của huyện, khi đó giấc mơ về màu xanh bạt ngàn của rừng nguyên sinh sẽ dần hiện hữu, phục hồi, trải dài trên các sườn núi, tạo nên bức tranh tươi mới, một môi trường trong lành cho vùng cao. (Báo Quảng Nam 27/7) đầu trang(
Năm 2014, báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh tỉnh Hà Tĩnh cho DN Grobest chặt phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm trên cát. Sự việc sau đó tạm dừng triển khai phá rừng ở xã Kỳ Nam. Tuy nhiên, thời điểm này bỗng nhiên, chính doanh nghiệp đó lại tiến hành đốn hạ rừng phi lao ven biển để thực hiện dự án nuôi tôm, cá bơn, cá mú.
Tiếp nhận bức xúc của nhiều người dân xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh), ngày 22.7, PV Báo Lao Động có mặt tại khu vực rừng phi lao ven biển có tên cửa Ngâm (thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam) chứng kiến hàng trăm cây phi lao vừa bị đốn hạ chỉ còn phần gốc. Trong đó, nhiều cây lớn có đường kính gốc khoảng 40- 50cm.
Những thân cây sau khi đốn hạ, đã được người của Cty Grobest cắt gọn thành nhiều khúc tập trung một đống lớn bên ven QL1A để di chuyển đi nơi khác. Theo một người dân, vài ngày trước họ thấy ôtô tải lớn đến bốc chở gỗ phi lao ở đây đi theo hướng ra bắc.
Thấy PV tiếp cận chụp ảnh, một người xưng cán bộ của Cty Grobest (trụ sở TPHCM) đến cản trở không cho vào khu vực rừng phi lao vừa chặt hạ. Một lúc sau, xuất hiện thêm 2 người đến xưng là cán bộ của Đồn Biên phòng Đèo Ngang mời về đồn làm việc, xuất trình giấy tờ. Lý do người này đưa ra là không được tự tiện vào xã biên giới.
Nhóm PV yêu cầu chứng minh xã Kỳ Nam là xã biên giới, thì người này nói biên giới ven biển. Sau một lúc tranh luận, thấy đuối lý, người đàn ông đó và người xưng đại diện của Cty Grobest đành chấp nhận để nhóm PV tác nghiệp.
Bà Lê Thị Khoa (57 tuổi, trú thôn Minh Huệ) đang đi mót những nhánh phi lao nhỏ xíu sót lại trên một vùng rừng phi lao vừa bị đốn hạ về làm củi, bức xúc - cho biết, cánh rừng phi lao vừa bị chặt hạ này đã được thế hệ ông cha trồng cách nay khoảng 100 năm. Mục đích trồng để chắn sóng, chắn cát, mưa, bão che chở cho xóm làng.
“Bình thường chúng tôi ra chặt cành nhỏ về làm củi đã bị công an xã phạt nặng. Thế mà giờ cho doanh nghiệp dùng cưa xăng cắt ngang gốc. Tới đây mưa bão về, chúng sẽ phải chống chọi thế nào” - bà Khoa bức xúc. Không riêng gì bà Khoa, rất nhiều người dân khác đều bày tỏ bức xúc trước việc rừng phi lao ven biển của xã bị chặt hạ đe dọa đến an nguy của dân khi mưa bão về.
Ông Đặng Đình Dích - Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Nam - cho biết, theo chủ trương của tỉnh, của BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, Cty Grobest được đồng ý cho thực hiện dự án nuôi tôm, cá bơn, cá mú với diện tích 159ha trên địa bàn xã Kỳ Nam. Trong đó, một phần đất có rừng phi lao ven biển. Với việc lấy đất có rừng phi lao, người dân và chính quyền xã đã phản đối rất mạnh. Xã yêu cầu giữ lại 30m rừng phi lao tính từ hành lang chắn sóng vào để bảo vệ dân cư.
Tuy nhiên, trong ngày 17 - 18.7, khi xã đang tiếp xúc cử tri thì Cty Grobest tiến hành chặt rừng phi lao. Sự việc khiến người dân bức xúc ra ngăn cản. Ngay sau đó, xã đã ra kiểm tra và đình chỉ việc chặt cây vì đã chặt vi phạm vào phần yêu cầu giữ lại 30m tính từ hành lang chắn sóng.
“Hiện chúng tôi đã báo cáo lên thị xã về việc dân không đồng tình cho chặt rừng phi lao phòng hộ ven biển để thực hiện dự án. Chúng tôi cũng đề nghị kiên quyết không được phá rừng phòng hộ vì để chắn gió, bão. Nếu chặt sẽ ảnh hưởng đến toàn dân cư của xã, ảnh hưởng đến sản xuất”- ông Dích nói.
Ngày 23.7, ông Bùi Văn Chuổng - PCT UBND xã Kỳ Nam - cho biết, qua kiểm tra, đã có gần 300 cây phi lao bị chặt hạ. “Chính quyền đang đau đầu đây, tiền vụ tôm năm 2014 của 90ha thu hồi đất ruộng chưa trả cho dân, nay lại lấy tiếp để nuôi tôm, nuôi cá. Muốn làm thì phải trừ rừng phi lao 30m từ hành lang chắn sóng vào, rồi đền bù xong chỗ hồ tôm nếu không sẽ không làm được với dân đâu” - ông Chuổng nói. (Lao Động 28/7) đầu trang(
Thượng tá Phùng Tất Thành, Chánh văn phòng Công an tỉnh Lâm Đồng, cho biết Công an H.Bảo Lâm đang tiếp tục truy bắt 3 nghi can trong vụ triệt hạ 207 cây thông 32 năm tuổi tại tiểu khu (TK) 466, thuộc thôn 3, xã Lộc Tân (Bảo Lâm).
Trung tuần tháng 7.2015, Cơ quan điều tra Công an H.Bảo Lâm đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam 3 nghi can liên quan vụ phá rừng trên gồm Trương Mạnh Hùng (31 tuổi, còn gọi là Hùng Mường, quê tỉnh Thanh Hóa), Quách Hải Tô (42 tuổi, còn gọi là Tô Mường) và Lê Viết Tưởng (40 tuổi, còn gọi là Tưởng Điện) đều ngụ xã Lộc Tân (Bảo Lâm).
Như Thanh Niên đã phản ánh, trước đó ngày 31.5, Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐamBri và kiểm lâm địa bàn xã Lộc Tân (Bảo Lâm) phát hiện lâm tặc sử dụng cưa máy ngang nhiên triệt hạ hơn 207 cây thông tại TK 466 và để cây lại hiện trường.
Cũng liên quan đến việc hủy hoại rừng thông tại H.Bảo Lâm, cuối tháng 6.2015, lực lượng Kiểm lâm H. Bảo Lâm bắt quả tang Nguyễn Văn Cao (43 tuổi, ngụ xã Lộc Ngãi) dùng bình xịt bơm thuốc diệt cỏ vào cây thông tại TK 444 nhằm làm chết cây.
Tiếp đó ngày 6.7, cơ quan chức năng cũng bắt quả tang Trần Văn Tiếp (23 tuổi, ngụ xã Lộc Ngãi) đang đổ hóa chất vào gốc thông hủy hoại rừng tại TK 614. Tại hiện trường vẫn còn hàng chục khối gỗ thông mà những kẻ hủy hoại rừng chưa kịp tiêu hủy hoặc lấy đi. Cả hai khai nhận đã đầu độc và đốn hạ rừng thông nhiều lần bằng hóa chất và cưa hạ cây để lấy đất trồng cà phê.
Trước đó, Công an TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng), bắt khẩn cấp Phạm Văn Hải (46 tuổi), ngụ thôn 9, xã Đạm Bri (Bảo Lộc), một trong 3 thủ phạm đầu độc gần 700 cây thông 31 năm tuổi tại tiểu 466A. Tại huyện Di Linh, Công an huyện khởi tố và bắt tạm giam 3 cán bộ thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tam Hiệp (Di Linh) gồm Nguyễn Tiến Anh (37 tuổi), Nguyễn Tiến Hưởng (47 tuổi) và Nguyễn Hữu Dũng (33 tuổi) về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong quá trình được giao quản lý bảo vệ rừng, các cán bộ trên đã buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng phá rừng nghiêm trọng tại các tiểu khu 703 và 704.
Theo Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, nạn phá rừng thông xảy ra nóng nhất tại các huyện Bảo Lâm, Lạc Dương, Di Linh và vùng ngoại ô TP.Đà Lạt.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 1.049 vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng (tăng 5,5% so với cùng kỳ 2014); trong đó phá rừng trái phép chiếm 279 vụ, với tổng diện tích rừng bị phá 115 ha (tăng 54,8ha so với cùng kỳ 2014). Cơ quan chức năng đã tịch thu 1.150m3 gỗ các loại, 396 phương tiện vi phạm và thu nộp ngân sách 9,9 tỷ đồng; có 22 vụ xử lý hình sự.
Ông Lê Văn Minh, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, trả lời chất vấn đại biểu HĐND tỉnh mới đây đã thừa nhận có sự tiếp tay, thông đồng giữa cán bộ ngành lâm nghiệp và lâm tặc.
Ông Minh đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo cơ quan điều tra rà soát lại các vụ vi phạm quy định bảo vệ rừng để từ đó xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể liên quan. (Thanh Niên 28/7) đầu trang(
Nhiều hộ dân đã có đơn “tố” các cơ quan đã cho phép chặt hạ nhiều cây thông thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn sông Quây Sơn...
Nhiều hộ dân xóm Chắm Ché, xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, có đơn “tố” các cơ quan đã cho phép chặt hạ nhiều cây thông thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn sông Quây Sơn...
Qua tìm hiểu được biết, ngày 5/2/2015, UBND huyện Trùng Khánh đã ký quyết định số 98/QĐUBND về việc phê duyệt hồ sơ cấp phép khai thác rừng phòng hộ của Ban Chỉ huy quân sự(CHQS) huyện Trùng Khánh.
Tuy nhiên, Ban quản lý dự án rừng phòng hộ đầu nguồn sông Quê Sơn (BQL), đã phát hiện có một số dấu hiệu sai phạm trong hồ sơ khai thác của chủ rừng và đơn vị khai thác. Ngày 19/5/2015, BQL tiến hành lập biên bản khi kiểm tra hiện trường và báo cáo Sở NNPTNT Cao Bằng về những sai phạm của UBND huyện Trùng Khánh trong việc cấp phép khai thác rừng phòng hộ đầu nguồn.
Sở đã chỉ đạo Chi cục Phát triển lâm nghiệp đến kiểm tra hiện trường và thủ tục hồ sơ khai thác, đồng thời có kết luận: “Hồ sơ khai thác rừng phòng hộ tại xóm Chắm Ché, xã Khâm Thành, do UBND huyện Trùng Khánh phê duyệt, cấp phép cho Ban CHQS huyện Trùng Khánh khai thác là chưa đủ căn cứ. Ban CHQS huyện chưa được cơ quan có thẩm quyền giao đất, giao rừng hoặc tạm giao để quản lý, sử dụngdiện tích rừng được cấp phép khai thác”.
Theo Điểm 4, Điều 3, Thông tư số 35/2011/TTBNNPTNT, ngày 20/5/2011 của Bộ NNPTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ thì việc khai thác gỗ, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ chỉ được thực hiện trên diện tích đã được cấp có thẩm quyền cho thuê, giao, tạm giao để quản lý, sử dụng hoặc được UBND tỉnh cho phép...
Do đó, ngày 15/6/2015, Sở NNPTNT Cao Bằng đã có công văn số 538/SNNKHTC, đề nghị UBND huyện Trùng Khánh đình chỉ việc khai thác đối với Ban CHQS huyện Trùng Khánh. Ngày 25/6/2015, UBND huyện Trùng Khánh đã có quyết định số 1029/QĐUBND, đình chỉ khai thác gỗ thông tại rừng phòng hộ, thuộc diện tích đất rừng do Ban CHQS huyện Trùng Khánh quản lý bảo vệ.
Trong khi quyết định đình chỉ khai thác gỗ của UBND huyện Trùng Khánh đang có hiệu lực, người dân vẫn nghe thấy tiếng cưa gầm rú suốt ngày, nhiều cây thông tiếp tục bị chặt hạ. Quá bức xúc, sáng ngày 14/7/2015, người dân Chắm Ché buộc phải cùng nhau vào rừng ngăn cản việc khai thác gỗ, nhằm bảo vệ rừng và môi trường sống.
Dẫn chúng tôi đi kiểm tra hiện trường và đối chiếu với các quy định về việc khai thác rừng phòng hộ, ông Ngôn Triệu Quốc Vững, trưởng xóm Chắm Ché bức xúc: “Là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Quây Sơn, dân chúng tôi cùng đơn vị quân đội đang nỗ lực bảo vệ để cây rừng xanh tốt, nhằm bảo vệ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân hạ lưu, vậy mà Ban CHQS huyện Trùng Khánh lại cho phép chặt trắng thế kia,...”.
Những tưởng khi cán bộ của Sở NNPTNT Cao Bằng vào kiểm tra, lập biên bản xử lý và đã có quyết định của UBND huyện Trùng Khánh đình chỉ khai thác thì các bên liên quan chấp hành nghiêm. Song, trên thực tế người dân địa phương hàng ngày vẫn phải “canh rừng” để khi có tiếng cưa gầm rú, lại vội vã gọi nhau cùng vào rừng ngăn cản việc chặt hạ cây thông. (Nông Nghiệp Việt Nam 28/7) đầu trang(
Trong vài năm trở lại đây, việc động vật bị hành hạ và động vật quý hiếm bị giết hại vì mục đích thu lợi nhuận đang diễn ra một cách đầy man rợ bởi bàn tay con người
Cuộc thi giết hại và hành hạ động vật được chia làm 2 phần: Giết hại và Hành hạ
Đối tượng dự thi: Cá nhân và tập thể (các nước trên thế giới) không phân biệt già trẻ trai gái, giới tính, màu da,…
Nội dung thi: Đối với các loài động vật thân thiết với con người thì phải hành hạ càng nhẫn tâm càng tốt, hành hạ đến mức sống dở chết dở.
Đối với những loài động vật quý hiếm: phải lấy các bộ phận để bán, hoặc giết hại theo cách tàn bạo nhất có thể.
Mục đích cuộc thi: Các loại động vật quý hiếm đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, tạo cơ hội “đầu thai” cho các loài vật gần gũi với con người.
Và nó phải khiến khán giả theo dõi những hình ảnh dự thi không rùng mình kinh hãi thì cũng phẫn nộ căm tức, và chốt lại bằng cảm giác xót xa xen lẫn thương cảm cho những động vật ấy.
Giá trị giải thưởng: tùy theo mỗi quốc gia, giá trị các “bộ phận” của con vật và sự thỏa mãn, hả hê của con người.
Ban giám khảo: Lương tâm con người
Ban Tổ Chức (BTC): Tự phát trên toàn thế giới
Khuyến cáo: Tốt nhất những người tham gia cuộc thi nên giữ kín danh tính, đừng để người dân phát hiện và bắt được. Ban Tổ Chức (BTC) không chịu trách nhiệm về tính mạng của các thí sinh tham gia dự thi trước sự phẫn nộ của mọi người và các hội Bảo vệ động vật ở nước sở tại và trên thế giới.
Cuộc thi đang trong giai đoạn gay go bởi các cá nhân và tập thể thể hiện rất xuất sắc khả năng của mình.
Sau đây là một vài ghi nhận của phóng viên trong cuộc thi này.
Vượt lên trên các đối thủ tiềm năng là quốc gia Đan Mạch với lễ hội thảm sát cá voi với khoảng 250 con cá voi bị giết, máu nhuộm đỏ cả một vùng biển rộng. Đây là lễ hội truyền thống của người dân quần đảo Faroe và nó đã được diễn ra hơn bốn thế kỷ qua. Quả là một con số ấn tượng cả về thời gian và số lượng cá voi bị giết.
Do đây là một truyền thống lâu đời nên việc vi phạm hay làm cản trở là không thể chấp nhận được. Vì vậy, năm nhà hoạt động bảo vệ động vật đã bị bắt vì đứng ra can ngăn hoạt động này.
Ở Nhật Bản, với lý do săn bắt cá voi để nghiên cứu, thịt của chúng là món ăn rất được ưa chuộng với lượng tiêu thụ hơn 11.000 con cá voi/ năm.
Đứng thứ nhì phải kể đến Nam Phi với hình thức dự thi: săn bắt tê giác trái phép bán lấy sừng. Theo nghiên cứu, loài vật này không có kẻ thù trong thiên nhiên. Nhưng giờ phải đính chính rằng, chúng là kẻ thù của con người.
Sừng tê giác thường được buôn lậu sang khu vực châu Á (trong đó có Việt Nam) với giá lên tới hàng tỷ đồng/ kg tại chợ đen, như vậy còn đắt hơn vàng và heroin rất nhiều. Một bộ sưu tập tê giác có thể giúp chủ sở hữu nó phát tài lớn.
Nhiều người Việt Nam vẫn tin rằng sừng tê giác có thể chữa được nhiều bệnh và là “thần dược” giúp tăng cường sinh lực dù đã được khuyến cáo rằng cấu tạo của sừng tê giác cũng chỉ giống như cấu tạo của tóc và móng tay con người mà thôi.
Châu Phi cũng ghi điểm tương tự đối thủ của mình bằng việc săn bắn trộm voi lấy ngà dùng để làm những đồ trang trí đắt tiền.
Việt Nam cũng có không ít đội tham gia cuộc thi ở lĩnh vực này. Câu hát “Chú voi con ở Bản Đôn, chưa có ngà nên còn trẻ con” giờ đã chẳng còn đúng. Bởi chúng ta đang góp phần giúp những chú voi to “hồi xuân” thành trẻ con với một tốc độ chóng mặt.
Ấn Độ, Indonesia, và cả Việt Nam là một vài nước tham gia cuộc thi với đối tượng dự thi là hổ. Ngành kinh doanh các bộ phận của hổ để chữa bệnh kiếm được hàng trăm tỷ mỗi năm. Để nói về ngày tận thế của loài vật này, xin được mượn câu hát của nhạc sỹ Trần Lập để diễn tả, rằng: “Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi…”. Và không biết trong ba nước kia thì nước nào sẽ là “người chiến thắng”?
Đối thủ nặng ký tiếp theo không thể không nhắc đến Nhật Bản – quốc gia tiêu thụ thịt cá ngừ lớn nhất thế giới. Cá ngừ vây xanh là một loài vật quý, thịt chúng rất thơm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Không chỉ thịt mà trứng cá ngừ (và cá hồi) cũng được đưa vào thực đơn dưới dạng sashimi, sushi,…phục vụ thượng đế tại các nhà hàng Nhật sang trọng.
Trong khi đó, không hoành tráng như các loài vật trên, tê tê lại chọn cách “dự thi” rất “âm thầm”.
Ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, tê tê bị săn bắt với số lượng khủng khiếp.
Và gần đây nhất, một bức ảnh gây xôn xao dư luận tại Việt Nam là về một chú chó bị hoại tử, đã chết sau khi bị phát hiện và cứu chữa vài ngày vì vết thương quá nặng. Nói đến “sát hại” chó thì không thể không kể đến nước ta với số chó bị giết thịt hàng năm lên tới hơn 5 triệu con.
Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ hai với hơn 2 triệu và với Trung Quốc, một lễ hội thịt chó đã giết 10 nghìn con, Thái Lan cũng là nước không thua kém.
Chó không phải là loài động vật có “cơ hội” được liệt kê trong sách đỏ bởi chúng “dự thi” ở mảng “bị hành hạ” dã man. Cùng với đó, mèo hay trâu, bò, lợn, gà cũng được con người cho dự thi (với số lượng rải rác, không tập trung, quy mô không lớn).
Ngoài những động vật kể trên còn có hồng hạc, gấu, cá sấu, voọc, rùa, ... và khoảng 50 loài động vật tham gia cuộc thi này mỗi năm ở lĩnh vực “bị giết hại”, hành hạ thì hầu hết tất cả các con vật tiếp xúc với con người đều “có cơ hội dự thi”.
Nếu bạn quan tâm và nhìn thấy những loài động vật là “đối tượng tiềm năng” của cuộc thi này, vui lòng gọi điện tới đường dây nóng miễn phí 1800-1522 để “đề cử” và “bình chọn”. Mọi ý kiến góp ý cũng sẽ được giải đáp về các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng tại đây.
Điều đáng báo động là không biết thời hạn kết thúc của cuộc thi này đến bao giờ. Chỉ biết rằng với sự phát triển mạnh mẽ của nó, sẽ không một loài động vật nào còn có thể tồn tại trên trái đất này, ngoài con người! (Người Đưa Tin 28/7) đầu trang(
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2015. UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp PCCCR, đặc biệt cảnh giác trong giai đoạn cao điểm của mùa khô từ nay đến tháng 9.
Theo thông tin từ cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, dự kiến đến tháng 9, tình trạng khô hạn trên địa bàn tỉnh mới hạ nhiệt, vì vậy, hiện nay nguy cơ xảy ra cháy rừng vẫn trong tình trạng báo động. Qua kiểm tra thực tế, các địa phương đã xác định có gần 17.000ha rừng trọng điểm dễ cháy, chủ yếu là rừng thông ở Khánh Sơn, rừng căm xe ở Ninh Hòa và rừng trồng tập trung ở các địa phương.
Mùa khô năm nay, rừng ở các địa phương: Khánh Vĩnh, Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Lâm, Cam Ranh... luôn có nguy cơ cháy cao.
Thực tế cho thấy, trong các tháng cao điểm mùa khô năm nay, công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành và địa phương đặc biệt quan tâm. Bên cạnh kiện toàn Ban chỉ đạo PCCCR các cấp, công tác tuyên truyền thực hiện các quy ước bảo vệ rừng cũng được triển khai sâu rộng đến các thôn, xã và đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh...
Tại Khánh Sơn, hàng chục điểm rừng và khu vực rẫy tiếp giáp với rừng trồng có nguy cơ cháy cao với tổng diện tích gần 2.700ha đã được xác định. Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng tăng cường triển khai công tác bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng trong mùa khô.
Theo đó, phân công trực 24/24, thường xuyên cập nhật diễn biến dự báo cấp cháy rừng đến các địa phương, đơn vị chủ rừng, rà soát phương án PCCCR của các địa phương, đơn vị chủ rừng...
Tại Khánh Vĩnh, ngay từ đầu mùa khô, các chủ rừng đã thống kê diện tích rừng đang quản lý, xây dựng bản đồ những khu vực trọng điểm. Tại những khu vực có nguy cơ cháy cao, thường xuyên bố trí lực lượng túc trực, các bồn, bể chứa nước để sẵn sàng chữa cháy...
Hiện nay, phần lớn diện tích rừng thông, căm xe và rừng trồng có nguy cơ cháy cao tiếp giáp với đất sản xuất của người dân. Trong quá trình canh tác, người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên đốt nương làm rẫy, gây cháy lan; một số người đi rừng sử dụng lửa bất cẩn... khiến nguy xảy ra cháy rừng cao.
Thời gian qua, nhiều vụ cháy chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân này. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 vụ cháy rừng trồng gây thiệt hại hơn 17ha keo. Ngoài ra, đầu tháng 7, vụ cháy lớn trên núi Hòn Ông (xã Ninh Tân, Ninh Hòa) đã khiến 18ha đất lâm nghiệp chưa thành rừng bị cháy.
Một thực tế khó khăn hiện nay là nhiều diện tích rừng trọng điểm dễ cháy nằm trên các địa bàn xung yếu, địa hình phức tạp, bị chia cắt nên xe cứu hỏa không thể tiếp cận. Khi xảy ra cháy rừng, phương tiện chữa cháy sử dụng được chủ yếu là dụng cụ thô sơ nên việc khống chế đám cháy không đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, các đơn vị chủ rừng, cá nhân khi tham gia trồng rừng chưa chú trọng đầu tư các công trình PCCCR như: hồ nước, đập, hệ thống đường ống, đường giao thông đến các khu vực rừng trồng, rừng tự nhiên nên công tác PCCCR chưa phát huy hiệu quả.
Theo Phương án PCCCR UBND tỉnh vừa phê duyệt, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương có liên quan thực hiện đồng bộ các biện pháp PCCCR. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân các quy định về PCCCR, vận động người dân cam kết thực hiện tốt quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư.
Các địa phương, đơn vị phải thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo cháy; xây dựng được bản đồ phân vùng khu vực rừng trọng điểm dễ cháy; lưu ý xây dựng các công trình PCCCR tại các khu vực rừng trồng tập trung như: làm đường giao thông phục vụ PCCCR, làm đường băng cản lửa, xây dựng chòi canh lửa...
Các địa phương, đơn vị chủ rừng cần chủ động làm giảm nguồn vật liệu dễ cháy dưới tán rừng; hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương, làm rẫy của người dân để không gây cháy lan vào rừng. Bên cạnh đó, chủ động các biện pháp kỹ thuật, nhân lực, phương tiện để sẵn sàng ứng phó có hiệu quả khi xảy ra cháy rừng... (Báo Khánh Hòa 28/7) đầu trang(
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn về việc giao xin ý kiến chỉ đạo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện khoa học lâm nghiệp về đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen Sến mật tại Tam Quy, huyện Hà Trung, Thanh Hóa”.
Trước đó, như Dân trí đã phản ánh, tại Khu bảo tồn loài Sến Tam Quy, huyện Hà Trung đã bị tỉa thưa 26 cây Lim xanh, trong đó có 25 cây trên địa bàn xã Hà Lĩnh và 1 cây trên địa bàn xã Hà Tân. Ngay sau khi có thông tin phản ánh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo về vấn đề trên.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở NN&TNT đã có báo cáo kết quả việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen Sến mật tại Tam Quy, huyện Hà Trung, Thanh Hóa”. Đề tài này đã được Hội đồng khoa học cấp tỉnh xét duyệt và được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện.
Theo đó, đề tài có 3 ô thí nghiệm ở 3 vị trí khác nhau, mỗi ô có diện tích 1,5 ha để nghiên cứu, thử nghiệm điều chỉnh diễn thế Lim - Sến theo hướng bảo tồn loài Sến mật. Trong ô tiêu chuẩn số 01 thử nghiệm chặt tỉa 50% số cây Lim xanh trong ô; ô tiêu chuẩn số 02 thử nghiệm chặt tỉa thưa 25% số cây Lim xanh trong ô; ô tiêu chuẩn số 3 giữ nguyên không tác động để làm đối chứng, so sánh.
Sở NN&TNT khẳng định, việc khai thác Lim xanh trong rừng đặ dụng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Ngay sau khi đề tài được phê duyệt, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật tỉa thưa cây Lim xanh.
Đến nay, đơn vị này đã tiến hành việc khai thác, tỉa thưa 25 cây Lim xanh tại Khoảnh 6, tiểu khu 464 trên diện tích 1,5 ha, thuộc địa bàn xã Hà Lĩnh. Sở NN&PTNT còn khẳng định, không có sai phạm và không có việc khai thác trái phép?
Trong báo cáo này không hề đề cập đến việc một số cây Sến mật bị ảnh hưởng do quá trình tỉa thưa cây Lim xanh gây ra. Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, trước đó, đơn vị này thực hiện việc tỉa thưa cây Lim xanh trên địa bàn xã Hà Tân. Tuy nhiên, mới thực hiện tỉa thưa 1 cây Lim xanh thì người dân phát hiện và kiên quyết bảo vệ rừng nên đơn vị này đã chuyển vị trí thực hiện sang xã Hà Lĩnh (!?).
Cũng theo phản ánh của người dân xã Hà Tân, từ khi triển khai đề tài, đơn vị chức năng chưa tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân nên người dân bức xúc phản đối.
Mới đây, ngày 24/7, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn về việc giao xin ý kiến chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Viện khoa học lâm nghiệp về đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen Sến mật tại Tam Quy, huyện Hà Trung, Thanh Hóa”.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở NN-PTNT, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xin ý kiến chỉ đạo của Bộ NN&TNT, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam về nội dung đề tài nêu trên. Đặc biệt là việc chặt hạ Lim xanh để tạo không gian dinh dưỡng cho cây Sến mật. (Dân Trí 28/7) đầu trang(
Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm huyện Đắk Mil đã tăng cường phối hợp với công an, bộ đội biên phòng, các xã và “chủ rừng” trong quản lý, bảo vệ rừng nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, vận chuyển lâm sản trên địa bàn đã và đang có chiều hướng giảm dần.
Quốc lộ 14C thường được xem là “điểm nóng” vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện. Hiện tại, ngoài chốt chặn của lực lượng liên ngành tỉnh thì huyện Đắk Mil cũng đã triển khai chốt trực 24/24 giờ, gồm có sự tham gia của lực lượng kiểm lâm, công an, bộ đội biên phòng, lực lượng dân quân tự vệ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng vận chuyển gỗ lậu, phá rừng.
Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Trưởng chốt kiểm soát khu vực thì việc bố trí đầy đủ cán bộ theo dõi đã hạn chế tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép. Qua kiểm tra, kiểm soát, chốt đã phát hiện và bắt giữ hơn 7 m3 gỗ vận chuyển trái phép, trong đó có cả nhóm quý hiếm… Cách không xa đội lực lượng liên ngành, tại chốt quản lý của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Đại Thành, lực lượng giữ rừng cũng luôn thường trực.
Ông Phạm Xuân Thủy, cán bộ trực chốt QLBVR Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Đại Thành cho biết: Được sự phối hợp QLBVR giữa “chủ rừng” và các lực lượng chức năng địa phương, tính trong 7 tháng đầu năm, khu vực chốt chặn chưa xảy ra vụ phá rừng nào. Để quản lý hiệu quả 18.000 ha rừng thì Công ty đã thành lập 5 chốt trực ở nhiều điểm khác nhau trên địa bàn huyện.
Cùng với việc kiểm soát vận chuyển lâm sản trái phép, lực lượng liên ngành địa phương đã được triển khai đến nhiều “điểm nóng” phá rừng, những vùng rừng giáp ranh, khu vực có nhiều cơ sở chế biến lâm sản, mộc dân dụng… để vận động, tuyên truyền công tác bảo vệ rừng.
Ông Lê Văn Hoàng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện, kiêm Phó Đoàn thực hiện Chỉ thị 12 về tăng cường các biện pháp cấp bách trong bảo vệ rừng (Đoàn 12) cho biết, xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015, ngoài làm tốt công tác tham mưu QLBVR cho huyện, Đoàn 12 đã tập trung tuần tra, truy quét “điểm nóng” phá rừng ở các tiểu khu 1071, 1072 do UBND xã Đắk Lao quản lý. Vì vậy, 7 tháng qua, hai tiểu khu trên chỉ xảy ra một vụ phá rừng với diện tích hơn 2 sào.
Ngoài ra, nhờ làm tốt công tác phối hợp, Đoàn 12 đã phát hiện, xử lý 9 vụ mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản trái phép, tịch thu hơn 17m3 gỗ các loại.
Cũng theo ông Hoàng, đi kèm với các biện pháp trấn áp thì Đoàn 12 còn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để ngăn ngừa nguy cơ phá rừng, vận chuyển buôn bán, chế biến lâm sản trái phép.
Tính đến hết tháng 6, Đoàn 12 đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra nhiều cơ sở chế biến lâm sản, mộc dân dụng ở các xã Đức Minh, Đắk Sắk, Thuận An và xã Đắk Lao; qua đó ký 26 bản cam kết đối với những cơ sở này không vi phạm quy định về khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép…
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua triển khai Đoàn 12 ở huyện cho thấy, tình trạng mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép tuy có giảm nhưng vẫn còn, nhất là các đối tượng dùng xe máy độ.
Mặt khác, chính quyền một số xã cũng chưa quyết liệt xử lý đối tượng xâm hại rừng. Công tác phối hợp giữa các địa phương với lực lượng chức năng đôi khi cũng chưa được thường xuyên…
Theo kế hoạch của Đoàn 12 huyện Đắk Mil, trong những tháng cuối năm, lực lượng liên ngành sẽ tập trung làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền và ký cam kết với những điểm, cơ sở chế biến lâm sản không vi phạm quy định Nhà nước.
Đoàn 12 huyện sẽ chủ động phối hợp với các đồn biên phòng, công an huyện ngăn chặn nguy cơ xảy ra “điểm nóng” phá rừng; hạn chế việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép… từng bước lập lại kỷ cương trong công tác QLBVR. (Báo Đắk Nông 27/7) đầu trang(
Tại buổi tọa đàm“Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách” vừa tổ chức mới đây ở Hà Nội, các đại biểu cho biết diện tích trồng sắn đã tăng đáng kể, trong đó chủ yếu là lấy từ đất đồi, rừng.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu nhất trí cho rằng, khác với các cây công nghiệp khác như cà phê, cao su..., sắn được coi là cây của người nghèo bởi trồng sắn không kén đất, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật canh tác cao, mức đầu tư thấp nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thêm vào đó, nhu cầu của thị trường tiêu thụ các sản phẩm sắn và lợi ích từ chế biến, thương mại và sản xuất cũng ngày càng có xu hướng tăng chính là động lực khiến diện tích sắn ở nước ta tăng nhanh, đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo thống kê của Bộ NNPTNT, năm 2014, diện tích sắn cả nước đạt 560.000ha, tăng gấp 2 lần so với diện tích năm 1999 và vượt xa con số 450.000ha mà Chính phủ đặt ra.
Theo nhận định của đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, hiện sản xuất sắn vẫn mang hình thức quảng canh, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu do hộ gia đình, hình thành nguy cơ xâm lấn, xâm canh và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Ngành sắn vẫn đang tiếp tục phát triển cả về diện tích lẫn quy mô chế biến. Trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, cây sắn lại là cây dễ tính, rất phù hợp với đất đồi, rừng nên điều này đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đối với nguồn tài nguyên rừng.
Bà Nguyễn Hải Vân đại diện cho Trung tâm Con người và thiên nhiên phân tích, trong điều kiện canh tác quản canh, việc tăng sản lượng đồng nghĩa với việc mở rộng diện tích trồng mới nên sẽ tác động trực tiếp tới tài nguyên rừng. Nguy cơ xâm lấn, xâm canh và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang trồng sắn của người dân là rất cao.
Nhất là ở những vùng khó khăn, những người nghèo lại càng trồng sắn nhiều, nghiên cứu của các chuyên gia cũng cho thấy, nhu cầu sinh kế của người dân là động lực chính ra tăng diện tích. “Tôi cho rằng, cần xem xét một cách nghiêm túc về thực trạng phát triển sắn gắn với bảo vệ rừng bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất hay quy hoạch phát triển sắn phải được cân đối hài hòa nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và sinh kế của người dân là cây sắn”- bà Vân nói.
Cùng chung quan điểm trên ông Nghiêm Minh Tiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho rằng: Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu và xu hướng phát triển sắn, gắn với tạo sinh kế cho người dân. Ông Tiến cũng cho rằng, sắn là cây nông nghiệp truyền thống, nằm trong 4 cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam.
Nếu như trước đây, sắn chỉ là cây lương thực với mục tiêu đơn giản chỉ là xóa đói giảm nghèo thì hiện nay đã trở thành cây trồng hàng hóa chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,1 tỷ USD/năm,  nằm trong tốp 10 sản phẩm nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
So với những năm trước đây, năng suất sắn đã được cải thiện. Bình quân cả nước đạt 19 triệu tấn/ha. Sắn được trồng nhiều nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, nhưng năng suất cao nhất vẫn là ở vùng Đông Nam Bộ.
Tại buổi tọa đàm, hầu hết các đại biểu cho rằng, trước mắt, cần phải quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu, không nên mở rộng diện tích trồng sắn quá mức, đặc biệt là việc mở rộng diện tích liên quan tới chuyển đổi đất rừng cần được kiểm soát chặt chẽ.
Tiếp đến là tạo vùng nguyên liệu tốt bằng các giống mới kết hợp với các biện pháp thâm canh phù hợp, đảm bảo năng suất bình quân cả nước trên 30 tấn/ha. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột để sản xuất xăng sinh học - ethanol, giảm và tiến tới không xuất khẩu sắn lát (sắn thô) ra thị trường.
Chính phủ cũng cần có cơ chế, chính sách phù hợp về tài chính, khoa học - công nghệ, khuyến nông và quảng bá thương hiệu ngành sắn để xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu sắn… nhằm nâng cao giá trị cho ngành sắn để đưa ngành sắn phát triển “chuyên nghiệp” hạn chế tình trạng phá rừng trồng sắn. (Dân Việt 27/7) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Gần 6.000 cây xanh trị giá hơn 300 triệu đồng, được trồng tại Khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba Đồng Lộc, theo chương trình "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam"
Để tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Đồng Lộc, Kỷ niệm 68 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2015), Cty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp với Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) tổ chức trồng gần 6.000 cây xanh tại Khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba Đồng Lộc. Chương trình này trị giá hơn 300 triệu đồng, trong tổng số hơn 3 tỷ đồng mà Vinamilk đã tài trợ cho "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam" trong 3 năm vừa qua.
Tới dự Lễ trồng cây vào sáng 26/7 có Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, lãnh đạo các bộ, ban ngành cùng hàng trăm đoàn viên thanh niên.
Năm 2015, tiếp sau tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh là điểm dừng chân thứ hai của "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam". Trong thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục trồng cây tại thêm nhiều thành phố khác trên toàn quốc, mở rộng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường - Tổng cục Môi trường, đại diện Ban Điều hành Chương trình "Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam" cho biết: chương trình là hoạt động hợp tác nhằm hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc đẩy mạnh trồng, quản lý và bảo vệ cây xanh để cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các đô thị, vừa thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vừa hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác xã hội hóa trồng cây xanh.
“Mục tiêu của chúng tôi khi tổ chức những sự kiện như lễ trồng cây lần này là để khơi gợi và khuyến khích cộng đồng đưa ra nhiều sáng kiến hơn nữa và quan tâm thiết thực hơn nữa tới cây xanh và việc trồng cây xanh tại các thành phố trên cả nước”, ông Nguyễn Việt Dũng nói.
Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành, Cty Vinamilk nhấn mạnh, ngoài việc chăm lo dinh dưỡng cho cộng đồng thì môi trường sống, xanh, sạch đẹp để nâng cao sức khỏe cho người dân cũng chính là sự quan tâm là mục tiêu hướng đến của Vinamilk trong suốt những năm vừa qua.
Cùng với những chương trình cộng đồng khác của Vinamilk như Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, Cty Vinamilk triển khai chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam với mong muốn được chung tay cùng với cộng đồng xã hội cải thiện môi trường sống xung quanh, cho chính chúng ta và thế hệ tương lai.
Đến nay, Quỹ đã thực hiện trồng cây tại 12 tỉnh thành trên cả nước và ngày hôm nay tại Hà Tĩnh với tổng số hơn 200.000 cây xanh các loại. “Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, Vinamilk mong muốn được tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống tại vùng đất thiêng liêng ngã Ba Đồng Lộc, đó cũng là lý do mà chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã đến đây ngày hôm nay”, bà Bùi Thị Hương nói. (Tiền Phong 27/7) đầu trang(
Tỉnh Quảng Nam mở đợt khảo sát, đánh giá tình hình quản lý bảo vệ rừng và phương án sắp xếp các hạt kiểm lâm, BQL rừng phòng hộ, khi bảo tồn một số huyện miền núi nhằm thống nhất quản lý, tránh chồng chéo… ,hoàn tất trước ngày 10/8. (Thanh Niên 27/7) đầu trang(
Ông Lê Viết Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song cho biết, UBND huyện vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh hoàn thành phương án giao đất, giao rừng thông phòng hộ cảnh quan dọc quốc lộ 14 cho 77 hộ gia đình tại 2 xã Nâm N’Jang và Trường Xuân quản lý, bảo vệ.
Theo đó, trong quá trình nhận khoán, các hộ dân được tạo điều kiện mở hàng quán buôn bán theo quy định của huyện, hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, canh tác trên đất trống nhưng không được quá 20% diện tích được giao khoán; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra mất rừng.
Ngoài ra, trong quá trình nhận giao khoán nếu người dân tiến hành trồng rừng thì họ sẽ được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí. Các hộ cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời hạn 50 năm. Được biết, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, các ngành, địa phương sẽ tiến hành giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ trong tháng 8/2015. (Báo Đắk Nông 27/7) đầu trang(
Thực hiện dự án trồng rừng theo Đề án 30a của Chính phủ, năm 2015, huyện Đam Rông có kế hoạch trồng mới  100ha rừng bằng cây keo lai và được giao cho trên 100 hộ nghèo đồng bào DTTS thuộc các xã Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M’rông, Rô Men, Liêng Srônh và Đạ Rsal, mỗi hộ được nhận từ 0,5 đến 2ha.
Tính đến thời điểm này, các địa phương đã triển khai trồng được 70ha, đạt trên 70% diện tích, riêng xã Đạ Long đã hoàn thành 100% kế hoạch, số diện tích còn lại đang được các hộ nhận giống về trồng.
Để đảm bảo cho diện tích rừng trồng sinh trưởng, phát triển tốt; các đơn vị chủ rừng đã tăng cường công tác tập huấn về kỹ thuật trồng rừng, đồng thời, cử cán bộ xuống tận nơi hướng dẫn người dân trồng rừng. (Dân Tộc Và Phát Triển 24/7) đầu trang(
Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Đoàn công tác liên ngành gồm đại diện bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính vừa có chuyến khảo sát thực địa các dự án trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển tại các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. (Pháp Luật Việt Nam 28/7) đầu trang(
Hoạt động suốt ngày đêm, những chiếc tàu trọng tải hàng nghìn tấn tấp nập chạy trên sông Bồi để xuôi ra biển…
5 giờ sáng, những tiếng rền rĩ đinh tai nhức óc phát ra từ máy cưa, máy nghiền phay nhỏ từng thớ gỗ tràm làm náo động cả một vùng quê yên tĩnh. Bến Chi Nê (thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình), nơi tập trung gần chục xưởng sản xuất gỗ dăm của người dân hoạt động hết tốc lực, suốt ngày đêm.
Từ đường mòn, từ rừng núi, những chuyến xe chở gỗ vụn, cây tràm tấp nập được chở về bãi tập kết để “những người thợ xẻ” băm nát thành dăm gỗ vụn cho những chuyến tàu chở hàng đang bập bềnh chờ dưới bến.
Theo người dân bản địa, sông Bồi đoạn từ cầu Chi Nê về hướng Nho Quan, Ninh Bình có đến 6 – 7 xưởng sản xuất gỗ dăm với khoảng 20 công nhân chuyên róc vỏ cây, bốc vác, đứng máy… Là vùng đồi núi nên nguyên liệu tại các nhà xưởng này chủ yếu là gỗ dùng để sản xuất ra dăm gỗ là loại cây keo. Mỗi ngày, có hàng chục chuyến xe tải chở gỗ về tập kết tại các xưởng này.
“Ngày nào họ cũng băm gỗ, cũng đưa lên băng chuyền thả xuống tàu dưới sông, mưa cũng như nắng. Để chở được nhiều sản phẩm, các chủ tàu cho cơi nới boong chở hàng bằng cây gỗ, mặc sức đổ dăm gỗ xuống”, một người dân cho biết.
Theo quan sát của chúng tôi, gỗ chở về đây có nhiều loại như gỗ vụn (gỗ thừa sau khi xẻ), gỗ keo đã bóc vỏ và gỗ chưa bóc vỏ. Sau đó, các loại gỗ được chế biến để nghiền thành dăm gỗ và đổ lên tàu để chở đi. Tận dụng trọng tải của tàu, các chủ tàu đều cơi nới, nâng thành tàu cao thêm khoảng 1m và dùng lưới vây xung quanh để chở dăm gỗ. Việc cơi nới này được thực hiện một cách sơ sài, không thấy có cơ quan chức năng nào kiểm soát.
Giữa trưa cuối tháng 7, tàu vận tải biển kiểm soát NĐ 2844 được hoa tiêu hướng dẫn cập bến Chi Nê. Băng chuyền phía trên bãi vật liệu liên tục “nhả” xuống từng mảnh dăm gỗ được xay nhỏ.
Trước khi gỗ dăm được vận chuyển bằng băng tải xuống boong, chủ tàu đã cho cơi nới vị trí đổ gỗ dăm bằng những cọc gỗ sơ sài và quây lưới xung quanh. Nhìn từ xa, cả phần tàu chở gỗ dăm như cái chuồng lợn khổng lồ được gia chủ dựng lên một cách tạm bợ.
Giống như tàu NĐ 2844, tàu vận tải mang biển kiểm soát TB-1727 cũng nhận được đơn hàng từ các ông chủ, cập bến Chi Nê nhận dăm gỗ từ các xưởng chế biến của người dân bản địa.
Chỉ một buổi sáng, có gần chục con tàu vận tải với trọng tải từ 1000-3000 tấn lướt mặt nước sông Bồn, cập bến Chi Nê chờ nhận hàng gỗ dăm để xuất bến. Chủ đăng ký của các tàu này có biển kiểm soát từ các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình… Sau khi nhận đủ hàng, các thuyền trưởng cho tàu theo sông chạy qua Ninh Bình rồi đổ dồn về cảng Cái Lân để cho lên tàu vận tải loại lớn, đưa gỗ dăm vượt biển xuất đi nước ngoài.
Khoảng 5 giờ sáng hàng ngày, những con tàu chở cả nghìn tấn dăm gỗ ì ạch rời bến xuôi theo hướng Nho Quan, Ninh Bình. Mang trên mình hàng nghìn tấn hàng nhưng các chủ tàu lại xem nhẹ an toàn cho các hành trình vượt sông quen thuộc.
Nhiều người hiểu biết về an toàn vận tải đường sông cho hay, việc cơi cao xếp dăm gỗ trên boong gây nguy hiểm do vi phạm tính ổn định tàu trên biển khi gặp sóng gió. Mặt khác, dăm gỗ được coi là hàng rời, nên khi cơi cao xếp trên boong không thể áp dụng biện pháp để đảm bảo hàng hóa tạo thành khối đặc vững chắc liên kết chặt chẽ với tàu nên rất hay bị xô, lệch mất cân bằng tàu.
Điều khó hiểu là dù chở hàng cồng kềnh, quá khổ như vậy nhưng những chuyến tàu kềnh càng cơi nới nói trên vẫn vô tư hoạt động hàng ngày như không hề có sự kiểm tra, giám sát? (Pháp Luật Việt Nam 28/7) đầu trang(
Năm 2002, TCty 16 - đơn vị kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng - khai hoang hàng nghìn hécta rừng tự nhiên trên bình nguyên Ea Súp, tại các xã Ia R’vê và Ia Lốp (huyện Ea Súp, Đắk Lắk) và đưa hơn 2.000 hộ dân vào lập nghiệp. Nhưng do sai lầm trong việc lựa chọn cây trồng, cùng với điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt khiến đời sống của người dân vô cùng cơ cực.
Đã vậy, khi dân cần đất sản xuất, thì không có đất cấp cho dân theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, bởi... chủ đầu tư đã liên kết với doanh nghiệp tư nhân trồng keo nguyên liệu giấy.
Chưa khảo nghiệm, nhưng TCty 16 đã ồ ạt khai hoang rừng tự nhiên để trồng điều, hậu quả là hơn 13.000ha điều không có quả, lãng phí hơn 140 tỉ đồng. Sau đó chủ đầu tư chặt điều, liên kết với Cty CP tập đoàn Tân Mai trồng keo nguyên liệu giấy trước khi được sự cho phép của Bộ Quốc phòng, vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư, quy hoạch sử dụng đất, khiến người dân trong vùng dự án thiếu đất sản xuất.
Năm 2002, TCty 16 được UBND tỉnh Đắk Lắk giao hơn 29.000ha đất tại các xã Ia R’vê, Ia Lốp thuộc huyện Ea Súp để thực hiện dự án kinh tế - quốc phòng. Từ năm 2003, TCty đã tiếp nhận 2.301 hộ dân, gồm 10.000 nhân khẩu - chủ yếu đến từ tỉnh Bến Tre và vùng lòng hồ Cửa Đạt ở Thanh Hóa - vào vùng dự án.
Để tạo sinh kế cho người dân, chủ đầu tư tiến hành khai hoang rừng tự nhiên, đầu tư trồng hơn 14.000ha điều, giao khoán cho dân. Nhưng đến khi thu hoạch, phần lớn diện tích điều… không có quả, năng suất bình quân chỉ đạt 17kg/ha. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Nguyên nhân là chủ đầu tư chưa phân tích mức độ thích nghi của đất đai đối với cây điều, chưa tiến hành khảo nghiệm trước khi trồng đại trà. Cụ thể, ngay trong năm đầu (2002), đơn vị đã trồng hơn 2.800ha, đến cuối năm 2005 diện tích điều đã lên tới hơn 13.670ha. Trong đó có 1.670ha không có trong quy hoạch được duyệt, làm tăng chi phí thêm 12,54 tỉ đồng.
Theo kết quả điều tra của Trường Đại học Tây Nguyên, trong diện tích đã trồng chỉ có 12,76% thích hợp với cây điều, 38,61% thích hợp ở mức độ hạn chế, 48,64% hoàn toàn không thích hợp. Liên quan đến dự án này, TCty 16 đã được Ngân hàng Phát triển VN Chi nhánh tỉnh Bình Phước xóa nợ hơn 82 tỉ đồng, khoanh nợ gốc 65,7 tỉ đồng.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc TCty 16 lựa chọn cây điều làm cây trồng chủ lực của dự án là chưa có cơ sở khoa học lẫn thực tiễn, vi phạm quy định của Nhà nước về đầu tư, gây lãng phí 143 tỉ đồng của Nhà nước.
Sau khi được xóa nợ, khoanh nợ, TCty 16 đã tiến hành chặt bỏ vườn điều, liên kết với Cty CP tập đoàn Tân Mai (Đồng Nai) trồng keo nguyên liệu giấy. Mặc dù đến năm 2008, Bộ Quốc phòng mới có văn bản cho phép hợp tác với Cty Tân Mai, nhưng thực tế TCty 16 đã tự ý thực hiện từ năm 2007.
Phương án chuyển điều sang keo được bộ chấp thuận là 4.738,45ha, sau đó điều chỉnh thành 10.288,97ha. Nhưng trước đó, TCty 16 đã ký phụ lục hợp đồng (số 47/01/PLHĐ-HTĐT) với Cty Tân Mai, thể hiện nội dung hợp tác trồng rừng nguyên liệu giấy trên gần… 30.000ha.
Nghĩa là toàn bộ diện tích đất của dự án kinh tế - quốc phòng, gồm cả đất xây dựng công trình của các đơn vị, đất xây dựng hạ tầng, cả đất nông nghiệp và đất ở đã giao cho người dân, 5.400ha rừng phòng hộ…
Trong khi TCty 16 được Nhà nước giao đất là để tạo sinh kế cho người dân, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đây là việc làm vi phạm quy hoạch sử dụng đất, các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư, không đúng với chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Rất may là đến nay Cty Tân Mai mới trồng được 7.000ha keo, nếu doanh nghiệp này trồng keo hết diện tích hợp đồng thì người dân sẽ không còn đất ở, đất sản xuất.
Ngay sau khi TCty 16 liên kết với Cty Tân Mai trồng keo, người dân trong vùng dự án đã phản ứng gay gắt. Nguyên nhân là khi phá điều trồng keo, các đơn vị thuộc TCty 16 chưa thanh lý hợp đồng giao khoán, chưa bồi thường chi phí khai hoang cho người dân.
Mặt khác, dự án trồng điều không hiệu quả về tổng thể, nhưng vẫn có khoảng 5.000ha tạo được thu nhập cho người dân, ngoài ra các hộ nhận khoán còn trồng xen cây ngắn ngày để tăng thu nhập. Còn với dự án trồng keo, dân chỉ làm thuê hưởng công đoạn, không trồng xen cây ngắn ngày được. Theo tìm hiểu của PV Lao Động, Cty Tân Mai được Ngân hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông cho vay vốn ưu đãi trồng keo với lãi suất 6,9%/năm, nhưng hợp đồng ký với TCty 16 lại thể hiện lãi suất ngân hàng lên tới 21%/năm.
Từ mức lãi suất này, Cty Tân Mai và TCty 16 đẩy vốn đầu tư, tính sản lượng nộp khoán của người dân quá cao. Ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã Ia R’vê - cho biết: “Khác với cây điều trước đây, dự án trồng keo lúc đầu dự kiến giao khoán cho dân, nhưng tính sản lượng nộp khoán 117 ster gỗ/ha là quá cao nên dân không nhận.
Do vậy Cty Tân Mai chỉ thuê công đoạn, người dân không được phân chia lợi nhuận khi vườn keo thu hoạch”. Còn theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc phân chia lợi nhuận là chưa hài hòa, bởi phần lợi hơn thuộc về… Cty Tân Mai. (Lao Động 28/7) đầu trang(
Theo danh sách các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế tính đến hết 30/6/2015 do Bộ Tài chính công bố thì CTCP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (mã TTF – HOSE) cùng công ty con là CTCP Chế biến gỗ Trường Thành vẫn còn nợ tổng cộng 85,963 tỷ đồng.
Trong đó, riêng TTF nợ 49,517 tỷ đồng, còn số nợ thuế của công ty con là 36,466 tỷ đồng.
Tại BCTC hợp nhất quý I/2015, TTF báo lãi sau thuế hơn 26 tỷ đồng, tăng vọt so với con số lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng của cùng kỳ 2014.
Tính đến 31/3/2015, TTF còn ghi nhận khoản nợ 99,3 tỷ đồng tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Nợ ngắn hạn lên đến 2.401 tỷ đồng, chiếm 59% tổng tài sản, trong đó khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm phần lớn với 1.631 tỷ đồng. Cùng thời điểm, TTF có gần 57 tỷ đồng tiền mặt.
TTF hiện chưa công bố BCTC quý II/2015. (Đầu Tư Chứng Khoán 27/7) đầu trang(
Gần 145 m3 gỗ và hơn 68m3 gỗ tạp và củi thu được từ dự án chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh sẽ được mang đấu giá với giá khởi điểm cả lô gần 386 triệu đồng.
Theo Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp Hà Nội), ngày 30/7, tại số 2 Quang Trung (quận Hà Đông) sẽ tổ chức đấu giá hơn 110m3 gỗ xà cừ, 34,3 m3 gỗ tạp (muồng, phượng, keo, bằng lăng…), 34,1 m3 củi. Toàn bộ lô gỗ trên được định giá khởi điểm là gần 386 triệu đồng.
Trong thông báo đấu giá, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cho hay, số gỗ mang đấu giá lần này là sản phẩm thu hồi trong dự án cải tạo thay thế cây xanh trên một số tuyến phố của Hà Nội.
Số gỗ củi trên đang được tập trung ở kho của 7 đơn vị đã tham gia đề án thay thế cây xanh gồm: Công ty cổ phần thương mại Bình Minh; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hà Thành; Công ty cổ phần Bình Minh Thăng Long Hà Nội; Công ty cổ phần cây cảnh Nam Điền; Công ty TNHH MTV vườn thú Hà Nội; Công ty TNHH MTV công viên Thống Nhất và Công ty cổ phần môi trường cây xanh đô thị - VPT.
Trước đó ngày 23/7, trong đợt một đấu giá gỗ cây xanh bị chặt hạ của đề án thay thế 6.700 cây xanh, thành phố Hà Nội đã thu về trên 1 tỷ đồng từ bán 3 lô gỗ. (Đại Đoàn Kết 27/7; VnExpress 27/7; Dân Trí 27/7) đầu trang(
Đó là ý kiến thống nhất của các đại biểu tham dự Hội thảo Tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường quốc doanh - thực trạng và những vấn đề đặt ra tổ chức tại Đắk Lắk vừa qua.
Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp đã chỉ rõ hiện trạng, các vấn đề liên quan đối với đất đai do các nông, lâm trường quốc doanh đang sử dụng, và đưa ra hệ thống giải pháp khá toàn diện. Vấn đề là triển khai đúng tinh thần Nghị quyết 30 trong thực tế.
Theo kết quả điều tra của một số chuyên gia trong Liên Hiệp hội kỹ thuật Việt Nam, các nông trường sau khi sắp xếp, đổi mới mới thực hiện việc đổi tên, chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và quản trị. Các công ty làm nhiệm vụ kinh doanh là chủ yếu, chưa chuyển sang sản xuất và hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường; chưa tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Luật Doanh nghiệp năm 2003.
Thực tế cho thấy, các công ty thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, một số công ty thành viên của Tổng công ty Cà phê, cũng như một số công ty nông nghiệp kinh doanh có hiệu quả khác đều là những đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và được quản lý chặt chẽ, không có tranh chấp.
Ngược lại, các đơn vị sản xuất, kinh doanh yếu kém đều có tình trạng đất đai chưa được rà soát, đo đạc trên thực địa, diện tích đất được cấp sổ đỏ thấp, có biểu hiện vi phạm về chính sách, pháp luật về đất đai dưới nhiều hình thức khác nhau và chưa được xử lý dứt điểm như: chuyển nhượng bất hợp pháp, đất giao khoán bị biến tướng sang khoán trắng, phát canh thu tô hoặc mua đi, bán lại của các chủ nhận khoán; tranh chấp, lấn chiếm đất...
Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật và an ninh - trật tự xã hội tại địa phương.
Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị đã nhìn rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong sử dụng, quản lý đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp hiện nay. Các giải pháp để khắc phục cũng được đưa ra khá toàn diện.
Cụ thể, Nghị quyết 30 xác định phải thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của các công ty nông, lâm nghiệp. Chỉ đạo các công ty tiếp tục rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xác định rõ diện tích các loại đất, sử dụng đúng mục đích từng loại đất. Đến năm 2015 hoàn thành việc chuyển giao đất và hồ sơ đất không có nhu cầu sử dụng, hiệu quả sử dụng thấp, hoang hóa, các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai về địa phương quản lý, sử dụng.
Kiên quyết thu hồi đất giao lại cho địa phương khi nông, lâm trường không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không đúng mục đích. Nghị quyết cũng xác định hướng giao lại hoặc cho thuê đối với phần diện tích đất được các địa phương tiếp nhận.
Song, theo các đại biểu, để thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị, thì phải bảo đảm thực hiện cơ chế quản trị đất đai lấy sự tham gia của người dân làm trung tâm. Bởi những tranh chấp đất đai tại các nông trường xảy ra cũng do chính quyền địa phương giao đất trên bản đồ, không dựa trên thực địa.
Đặc biệt, người dân không được lấy ý kiến nên có tình trạng chuyển cả phần đất đã canh tác ổn định nhiều đời của hộ dân vào cho nông trường... Ngay cả phần đất giao cho công ty quản lý, thì cũng vì không công khai nên được giao khoán tù mù, dễ bị các đối tượng lợi dụng để trục lợi.
Phó vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ NN và PTNT Đinh Quang Tuấn cho rằng, doanh nghiệp cần công khai diện tích đất giao khoán, hợp đồng đã ký với các hộ dân, đặc biệt tiến hành lấy ý kiến của các hộ nhận khoán nhưng không trực tiếp sản xuất. Từ công khai các con số, hợp đồng giao kết, cũng như ý kiến của người dân, mới có cơ sở để kết luận đúng - sai ở đâu, do bên nào gây ra và có biện pháp xử lý phù hợp.
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể về quyền giám sát trực tiếp của người dân (Điều 199); hệ thống giám sát, đánh giá (Điều 200); và nhiều quy định khác liên quan đến công khai, minh bạch, lấy ý kiến của người dân, trách nhiệm giải trình, tiếp thu những đòi hỏi hợp lý của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, cơ chế quản trị đất đai lấy người dân làm trung tâm đã có cơ sở pháp lý, nên không có lý do nào phải trì hoãn áp dụng nguyên tắc này sau giám sát của QH.
Những hạn chế trong sử dụng, quản lý đất đai của nông trường hiện nay không chỉ do sự thiếu trách nhiệm hay năng lực hạn chế của bộ máy quản lý ở mỗi đơn vị, mà còn do những hạn chế của văn bản pháp luật. Ví dụ như hình thức khoán trắng nảy sinh do các nông trường áp dụng Nghị định 01 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện khoán sử dụng đất lâu dài.
Nghị định này chỉ quy định về hình thức khoán ổn định lâu dài cho hộ tự chủ sản xuất, không hướng dẫn cụ thể về việc phân chia đầu tư, lợi nhuận nên đã có tình trạng công ty khoán trắngcho người nhận khoán, gây thất thoát giá trị đất đai của Nhà nước, sử dụng sai mục đích...
Hay như Thông tư liên tịch số 17 của Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNT hướng dẫn xác định giá trị rừng trồng, vườn cây chưa bao quát hết các trường hợp trong thực tế, nên nhiều đơn vị chưa tiến hành cổ phần hóa - là biện pháp đột phá để thay đổi phương thức quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Vì vậy, những kỳ vọng của Nghị quyết 28 về việc đưa các công ty nông, lâm nghiệp trở thành đầu tàu sản xuất nông nghiệp, trung tâm kinh tế của địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo... chưa trở thành sự thật.
Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, không thể chỉ vì một số đơn vị hoạt động không hiệu quả mà phủ nhận vai trò của nông, lâm trường. Về nguyên tắc, nông, lâm trường là lực lượng chủ lực của doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
Với vị trí này, họ sẽ là trung tâm ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất cho kinh tế nông nghiệp của cả nước; là những mô hình tốt trong xây dựng liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, các hộ nông dân...
Đặc biệt, công ty nông, lâm nghiệp sẽ là lực lượng vật chất để xây dựng kinh tế nông nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa (phát triển sản xuất, đưa khoa học, công nghệ, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm, các chính sách cho người lao động và trở thành đầu tàu của kinh tế nông nghiệp).
Do đó, phải kiên trì củng cố, phát triển các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp để doanh nghiệp nhà nước có thể giữa vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước nhấn mạnh.
Quá trình sử dụng đất của các công ty phải mang lại hiệu quả kinh tế, tạo ra giá trị/hécta cao hơn mức trung bình của cả nước; tạo ra việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo; thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển; bảo đảm ổn định an ninh - trật tự xã hội ở địa bàn... Các đơn vị không thể đổ cho lý do khách quan, mà trước hết phải xem lại mô hình sản xuất, phương thức quản trị của mình.
Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014 sẽ được trình ra UBTVQH tại phiên họp tháng 9 và trình ra QH tại Kỳ họp thứ Mười. Vì vậy, sau quá trình giám sát văn bản và giám sát trực tiếp, Đoàn giám sát của UBTVQH đã tiến hành nhiều hội thảo để có thông tin chính xác thực trạng, phát hiện trúng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh.
Lượng thông tin toàn diện, đầy đủ và chuyên sâu thu thập được qua các hội thảo vừa tổ chức là minh chứng rõ rệt cho hiệu quả của một phương thức giám sát mới được UBTVQH lựa chọn. (Đại Biểu Nhân Dân 27/7) đầu trang(
FTA Việt Nam-Hàn Quốc và Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu vừa ký kết được nhận định sẽ mở nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm không ít thách thức đối với các DN chế biến, XK gỗ? Phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) xung quanh vấn đề này.
XK sản phẩm gỗ sang thị trường Hàn Quốc vốn có nhiều thuận lợi bởi mặc dù Hàn Quốc vẫn yêu cầu sản phẩm phải đảm bảo chất lượng nhưng hầu như không đặt ra các rào cản kỹ thuật phức tạp. Bên cạnh đó, điểm khác biệt nổi bật của Hàn Quốc so với tất cả các thị trường khác là đối tác Hàn Quốc chấp nhận ứng vốn đầu tư trước cho DN Việt Nam.
Khi FTA Việt Nam-Hàn Quốc được ký kết, có hiệu lực, sẽ có những dòng thuế về 0%, có dòng thuế giảm dần trong khoảng 3-5 năm, có loại giảm dần trong khoảng 7-10 năm. Hiện nay, các dòng thuế được loại bỏ ngay và các dòng thuế giảm dần trong khoảng thời gian ngắn từ 3-5 năm đang chiếm đa số, càng tạo thêm thuận lợi cho DN. Ngoài ra, FTA Việt Nam-Hàn Quốc còn mở ra cơ hội để thúc đẩy thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào ngành gỗ Việt.
Trái ngược với FTA Việt Nam-Hàn Quốc, với FTA Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu thách thức đặt ra với các DN có phần lớn hơn cơ hội. Nga là quốc gia chủ chốt trong Liên minh kinh tế Á-Âu. Một trong những thách thức đáng kể là các dòng thuế XK mặt hàng gỗ vào Nga hiện vẫn khá cao, khoảng 5-20%, trong khi đó theo FTA đã ký kết lộ trình giảm thuế khá dài. Các dòng thuế về 0% và có lộ trình giảm nhanh chiếm tỷ lệ thấp.
Bên cạnh đó, Luật Đầu tư của các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu hiện mới bắt đầu được chỉnh sửa, hoàn thiện để đảm bảo sự thống nhất cao nên việc đầu tư vào Nga hay thu hút Nga đầu tư vào ngành gỗ Việt cũng gặp trở ngại, cần chờ đợi. Đặc biệt, muốn XK sản phẩm gỗ sang Nga, chi phí vận tải cao gấp hai lần bán sang các thị trường như EU, trong khi giá NK của Nga lại thấp hơn EU.
Thời gian qua, Vifores đã tổ chức các buổi họp phổ biến cơ bản những nội dung liên quan tới hai FTA tới DN và hầu hết DN trong ngành đều bày tỏ thái độ phấn khởi, hoan nghênh.
Các DN rất ủng hộ bởi việc hai FTA ký kết đã mở ra cơ hội XK vào các thị trường mới cho DN, trong bối cảnh các thị trường truyền thống như Mỹ, EU đang ngày càng khó khăn. Theo chia sẻ của đại diện nhiều DN, sau khi FTA được ký kết, chỉ cần có những chính sách, hướng dẫn cụ thể về việc XK từng mặt hàng, DN sẽ nhanh chóng vào cuộc để thúc đẩy XK .
Trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế là một trong những điểm yếu cơ bản của DN chế biến, XK gỗ Việt Nam. Mặc dù không đưa ra các điều kiện quá khắt khe nhưng cả Hàn Quốc hay Nga đều có những yêu cầu nhất định về chất lượng sản phẩm mà DN Việt Nam phải đáp ứng được. Hàn Quốc rất ưa chuộng những sản phẩm chế biến sâu, trong khi đây không phải là thế mạnh của ngành gỗ Việt.
Đơn cử như đối với mặt hàng viên nén nhiên liệu, hiện nay Hàn Quốc vẫn NK với giá khá cao khoảng 150-160 USD/tấn nhưng ngày càng đưa yêu cầu cao hơn như viên nén đảm bảo sản xuất từ một loại gỗ nhất định; viên nén đốt phải có khói trắng, không mùi vị, tro hòa tan... Hiện nay, sản phẩm viên nén XK của Việt Nam chưa đạt được điều này. Trong 1m3 viên nén nhiên liệu có cả nguyên liệu lẫn lộn từ gỗ cao su, bạch đàn, keo...
Nhìn chung, tiêu chí sản phẩm của Hàn Quốc là phải đáp ứng được một số yêu cầu như tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công nghệ. Phía Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ yếu tố kỹ thuật để DN đạt được yêu cầu đề ra. Do đó, DN Việt cần sớm lên kế hoạch đổi thay, điều chỉnh và nâng cao trình độ cho phù hợp, kịp thời nắm bắt cơ hội.
Hiện nay, muốn nâng cao trình độ, công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra từ các thị trường, DN Việt đang vướng vào “bài toán” thiếu vốn. Giải quyết vấn đề này, Vifores đã đề xuất lên Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT thành lập Qũy hỗ trợ XK. Mặc dù khá đồng tình với chủ trương thành lập quỹ nhưng hai Bộ đưa ra điều kiện, hình thành quỹ, ngân sách Nhà nước chỉ chi 20%, 80% còn lại do DN đóng góp.
Hiệp hội đã tổ chức hai hội nghị với DN trong ngành gỗ về vấn đề đóng góp quỹ nhưng chưa đạt được sự thống nhất. Vifores đang dự kiến sẽ lựa chọn ra 100-200 DN XK gỗ lớn, đồng ý làm cam kết góp quỹ, thỏa thuận theo hướng chỉ cần DN XK sản phẩm, cơ quan Hải quan sẽ trực tiếp trừ một phần tiền từ giá trị XK của DN để nhập vào quỹ chung. Tháng 12 tới, cuộc họp với các DN lớn này sẽ được tổ chức tại TP. HCM.
Đối với thị trường các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu, đặc biệt là Nga, Vifores dự tính trước mắt sẽ đồng hành cùng DN xem xét mặt hàng gỗ nào phía Nga có nhu cầu lớn tập trung sản xuất, thúc đẩy XK, đáp ứng tốt yêu cầu từ Nga.
Bên cạnh đó, Vifores sẽ cùng các DN tiến sâu hơn tìm hiểu thị trường tại vùng Á trước do các nước thuộc vùng này thuận lợi hơn về mặt địa lý, tài nguyên cũng như đã thiết lập cơ chế thị trường. Từ nay tới cuối năm, Hiệp hội sẽ tổ chức đoàn đi khảo sát tại một số nước như Kazakhstan, Armenia… tìm hiểu thị hiếu khách hàng, tìm cách XK vào và từ các quốc gia này thúc đẩy XK sang Nga.
Ngoài ra, sau khi Luật Đầu tư chính thức được các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu thống nhất, thông qua, DN trong ngành gỗ sẽ mời DN các nước thuộc Liên minh đầu tư vào Việt Nam. Dự kiến, đầu năm 2016, phía “bạn” sẽ cử một đoàn sang khảo sát và xem xét vấn đề này. (Hải Quan 27/7) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Theo AP, các nhân viên an ninh ở Fort Worth, bang Texas, Mỹ đã bắt được một con cá sấu dài hơn ba mét, nặng gần 200kg gần công viên trung tâm thành phố.
Con vật bị mù một mắt, có thể đã bị nước lũ cuốn trôi từ đầu nguồn về. Giới chức địa phương đã phải di chuyển con cá sấu khổng lồ tới nơi nuôi nhốt riêng để tránh nguy hiểm cho người dân thành phố. (Thời Nay 27/7) đầu trang(
Cháy rừng tại vùng Tây Nam nước Pháp vẫn tiếp tục lan rộng vào chiều 26/7 do gió mạnh, bất chấp nỗ lực của các lực lượng cứu hộ nhằm dập tắt vụ cháy rừng, được coi là tồi tệ nhất trong vòng 5 năm qua tại Pháp.
Đám cháy bùng phát từ hôm 24/7 đã thiêu rụi gần 550 hécta rừng thông trên rìa phía Tây của thành phố Bordeaux. Khoảng 650 nhân viên cứu hỏa và các lực lượng khác trên khắp nước Pháp đã được huy động để dập tắt đám cháy, 7 máy bay cũng tham gia hỗ trợ nỗ lực này.
Tuy nhiên, gió mạnh với vận tốc 50 km/giờ đã khiến đám cháy nhanh chóng lan rộng. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve sáng 26/7 đã tới trung tâm giám sát hoạt động của các nhân viên cứu hỏa để trực tiếp chỉ đạo công tác dập cháy rừng.
Hiện cơ quan chức năng Pháp đang điều tra nguyên nhân vụ cháy. Nhiều vùng của Pháp hiện phải hứng chịu tình trạng hạn hán vì nắng nóng kéo dài, trong đó một số vụ cháy đã xảy ra tại khu rừng thông nói trên trong ngày 24/7.
Cùng ngày, Cơ quan Lâm nghiệp của Albania cho biết thời tiết nắng nóng gây nhiều vụ cháy rừng tại miền Nam Albania.
Theo đó, gần 80 hécta rừng đã bị thiêu rụi tại Rroms và Drenova, trong khi 10 hécta cây ôliu ở Belishova cũng bị cháy. Các nhân viên cứu hỏa của Cơ quan Lâm nghiệp và quân đội đã phải làm việc xuyên đêm 26/7, tuy nhiên vẫn không thể dập tắt hoàn toàn đám cháy vì gió mạnh.
Ông Agim Hoxha, Giám đốc Cơ quan Lâm nghiệp Albania cho biết công tác dập lửa diễn ra khó khăn hơn vì địa hình đồi núi hiểm trở. Lực lượng cứu hỏa cũng chuẩn bị mọi phương án để ngăn chặn đám cháy lan tới các giếng dầu trong khu vực. (Tin Tức 27/7; Tuổi Trẻ 27/7) đầu trang(
Danh sách 10 công viên quốc gia mới nhất và là những khu bảo tồn thiên nhiên mới đẹp nhất thế giới vừa được tờ CNN bình chọn.
Vườn quốc gia Pinnacles (Mỹ). Công viên quốc gia mới nhất của Mỹ được thành lập vào tháng 1. 2013 để bảo vệ khu vực những khối đá bị bào mòn bởi lửa, băng và những rung động mạnh của Trái đất trong 23 triệu năm. Du khách có thể chiêm ngưỡng những ngọn tháp đá hoặc hoa dại được thụ phấn bởi tận 400 loài ong. Công viên Quốc gia Pinnacles cũng có những cung đường mòn thú vị dành cho du khách khám phá.
Khu bảo tồn quốc gia đảo Sable (Canada). Đây là công viên thứ 43 của Canada mở cửa vào tháng 7.2013, nổi tiếng với những bãi cát tuyệt đẹp và là nhà của 50.000 con hải cẩu xám. Đây là ngôi nhà lý tưởng cho sinh vật biển.
Vườn quốc gia Wakhan (Afghanistan). Những ngọn đồi gồ ghề và đồng cỏ núi cao là điểm hấp dẫn của khu bảo tồn thiên nhiên này. Nơi đây rộng hơn vườn quốc gia Yellowstone của Mỹ 25%, là ngôi nhà của các động vật hoang dã, trong đó có loài báo tuyết vô cùng quý hiếm.
Khu bảo tồn biển đảo xa Thái Bình Dương (Mỹ). Khu bảo tồn nằm ở phía Tây Nam Hawaii và lớn gấp hai lần bang Texas, là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới. Số lượng động vật biển ở đây vô cùng lớn gồm: cá ngừ, rùa, cá đuối, cá mập, cá voi và chim biển. Khu vực cũng có số lượng lớn các núi dưới đáy biển. Khai thác và đánh bắt cá thương mại đều bị cấm trong khu bảo tồn, nhưng câu cá và du lịch giải trí đều được cho phép.
Khu bảo tồn biển đảo Pitcairn (thuộc Anh). Quần đảo này có diện tích lên đến 834.000 m2, gấp hơn 2 lần so với lãnh thổ nước Anh. Khu bảo tồn này được xây dựng để bảo vệ sự đa dạng của đại dương, các loại động vật biển đặc hữu như cá bướm, cá sóc.
Vườn quốc gia Impenetrable El (Argentina). Đây là vùng đất đa dạng với nhiều loại địa hình và nhiều loại động vật quý hiếm. Vườn quốc gia El Impenetrable bảo vệ các loài nguy cơ tuyệt chủng như báo, loài tatu khổng lồ. uy nhiên, nạn săn trộm đang khiến nhiều loài động vật ở đây bị tuyệt chủng.
Vườn quốc gia Hunsrück-Hochwald (Đức). Đây là công viên mới nhất của châu Âu, chỉ cách sân bay Frankfurt 90 phút máy bay hoặc 60 phút từ sân bay Luxembourg. Nơi đây có số lượng động thực vật lớn và vô cùng quý hiếm. Ngoài ra, du khách còn có thể tản bộ để ngắm phong cảnh vì nơi đây có những con đường con đường mòn được xếp hạng tốt nhất thế giới.
Vườn quốc gia Lusaka (Zambia). Hầu hết các công viên châu Phi đều nằm xa thành phố lớn, nhưng công viên quốc gia mới được khánh thành Lusaka chỉ nằm cách thủ đô Zambia 30km về phía đông nam, không chỉ có cảnh vật ngoạn mục mà còn có đa dạng các loài động vật quý hiếm như tê giác trắng, hưu cao cổ, ngựa vằn.
Vườn quốc gia Kimberley (Australia). Vùng đất rộng 2 triệu ha của Tây Australia sẽ sớm trở thành công viên của quốc gia, có đa dạng sinh học và các loài động vật quý hiếm
Công viên Patagonia (Chile). Nơi đây được mệnh danh là “Yellowstone của Nam Mỹ”, là ngôi nhà của rất nhiều động vật quý hiếm như hươu Huemul đang có nguy cơ tuyệt chủng, các động vật thuộc họ mèo. Công viên được xây dựng để cân bằng bảo tồn, phục hồi và du lịch sinh thái. (Dân Việt 27/7) đầu trang(
Theo một nghiên cứu mới của trường Đại học Southampton, rừng ngập mặn có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các khu vực ven biển khỏi tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu chung giữa các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton cùng với các đồng nghiệp từ các trường Đại học Auckland và Waikato tại New Zealand đã sử dụng mô phỏng toán học hàng đầu để nghiên cứu cách thức mà rừng ngập mặn ứng phó với mực nước biển dâng cao.
Lấy dữ liệu về rừng ngập mặn New Zealand làm cơ sở cho một hệ thống mô hình mới, nhóm nghiên cứu đã có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra với các loại hình cửa sông và vùng đồng bằng châu thổ sông khác nhau khi mực nước biển dâng.
Họ phát hiện ra khu vực không có rừng ngập mặn có khả năng bị xói mòn nhiều hơn và khả năng bị nước biển xâm lấn cao hơn, trong khi các khu vực rừng ngập mặn ngăn chặn hiệu ứng này. Điều này có khả năng do đất hình thành xung quanh bộ rễ có hình dạng giống như lưới và đóng vai trò giảm năng lượng từ sóng và dòng chảy thủy triều.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng rừng ngập mặn có thể bổ sung lá và rễ trong quá trình tích lũy các trầm tích, tăng cường các trầm tích mới đến từ các lưu vực.
Trong mô hình của nước biển dâng trong nghiên cứu, khả năng rừng ngập mặn dần dần tạo ra một vùng đệm giữa biển và đất xảy ra ngay cả khi khu vực này đang phải chịu ảnh hưởng của việc mực nước biển có khả năng dâng cao lên đến 0.5mm mỗi năm. Ngay cả sau khi mực nước biển dâng cao, rừng ngập mặn cho thấy một khả năng duy trì độ cao trong khu vực bãi triều.
Phó Giáo sư Karin Bryan từ Đại học Waikato nói: “Sự phát triển của rừng ngập mặn đang thay đổi cảnh quan bờ biển New Zealand. Con người đã nhận thức được rằng rừng ngập mặn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng làm vùng đệm ở các khu vực ven biển giúp ngăn ngừa những tác động của nước biển dâng cao”.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy rừng ngập mặn có khả năng loại bỏ các-bon từ khí quyển và bảo vệ người dân khỏi mối nguy hiểm chẳng hạn như sóng thần.
Phó Giáo sư Giovanni Coco từ Đại học Auckland nói: “Những phát hiện này cho thấy rằng rừng ngập mặn đóng một vai trò trung tâm ở môi trường các cửa sông và đầm lầy mặn. Khi chúng ta dự đoán những thay đổi gây ra bởi biến đổi khí hậu, điều quan trọng là phải biết hậu quả của nước biển dâng, đặc biệt là xung quanh khu vực bờ biển”. (Bộ NN&PTNT 27/7) đầu trang(
Ngày 27/7, các nhà khoa học Australia công bố phát hiện ra 13 loài nhện mới tại các khu vực nhiệt đới khô trên bán đảo Cape York thuộc bang Queensland của nước này.
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các loài nhện mới nói trên trong khi thực hiện một dự án do Chính phủ Australia, công ty khai khoáng BHP và Nhóm hoạt động vì môi trường Earthwatch tài trợ, trong đó các nhà nghiên cứu, giáo viên cùng người bản xứ đã tiến hành tìm kiếm trong 10 ngày tại một vùng rừng rộng lớn chưa được khảo sát.
Trong số các loài mới được tìm ra này có một số nằm trong nhóm nhện đen lớn Nam Âu, một giống nhện đất và một giống mới được đặt tên là "Nhện chuột" (Mouse spider). Cùng ngày, truyền thông Ấn Độ đưa tin, một nhóm các nhà khoa học của trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học thuộc Cao đẳng Christ cũng đã tìm được 6 loài nhện mới ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ. Một trong số các loài mới phát hiện được xác định là giống nhện độc nhất thế giới; 5 loài còn lại thuộc các họ Chrysso, Dendrolycosa, Tetragntha, Trachelas và Argyrodes.
Trước đây không lâu, nhóm này cũng đã công bố phát hiện một số loài nhện mới. (Vietnam + 28/7) đầu trang(
Một trong những con sư tử nổi tiếng nhất và được yêu thích tại châu Phi đã bị bắn hạ tại công viên quốc gia Zimbabwe, và hung thủ là một kẻ săn tiền thưởng người Tây Ban Nha.
Giới hữu trách đang đuổi theo dấu vết của một nghi can người Tây Ban Nha, kẻ được cho là đã trả 50.000 euro cho một nhân viên kiểm lâm để bắn chết và lột da con sư tử nổi tiếng Cecil tại công viên quốc gia Hwange của Zimbabwe, theo tạp chí Time ngày 26.7.
Cecil, 13 tuổi, lâu nay vẫn luôn đeo vòng cổ định vị GPS theo dự án nghiên cứu do Đại học Oxford (Anh) triển khai, cho phép phía kiểm lâm theo dõi nhất cử nhất động của nó.
Theo tờ Guardian, những kẻ săn trộm đã lừa Cecil rời khỏi công viên, dùng cung tên bắn sư tử. Giới hữu trách đã lần theo dấu vết của con vật bị thương trong suốt 40 giờ trước khi các hung thủ kết liễu Cecil bằng súng trường rồi lột da và chặt đầu con vật.
Cái xác không đầu của chú sư tử đáng thương đã được tìm thấy bên ngoài thị trấn Hwange.
“Cái chết của Cecil là một thảm họa thực sự, không chỉ do nó là biểu tượng của Zimbabwe, mà đàn con gồm 6 sư tử bé sẽ bị sư tử đực khác giết chết để chiếm lấy 3 sư tử cái của Cecil”, theo  ông Johnny Rodrigues, người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm của khu bảo tồn Zimbabwe.
Hai đồng phạm vụ giết hại vua sư tử đã bị bắt, nhưng hung thủ chính vẫn chưa thấy tăm hơi. (Tin Nóng 27/7) đầu trang(./.
Biên tập: Hương Giang