Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 25 tháng 08 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Mới đây, "người rừng ung thư" Trần Ngọc Lâm gọi điện cho tôi, bảo rằng, ông phát hiện sự có mặt của loài sâm quý không kém gì sâm Ngọc Linh, trên một dãy núi đá thuộc tỉnh Hà Giang.
Sự kiện phát hiện sâm Ngọc Linh đã gây chấn động cả thế giới suốt thời gian dài, nên việc phát hiện một loài sâm mới, quý hiếm không kém gì sâm Ngọc Linh, thì quả thực đặc biệt. Tôi đã lập tức lên Hà Giang, trèo lên dãy Răng Cưa khổng lồ, để tận mắt thứ sâm quý hiếm, chưa được biết đến.
Dù được các cán bộ Đồn biên phòng Thanh Thủy “dọa nạt” về những bãi mìn rải rác dọc biên giới, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tìm vào bản Hoàng Lỳ Pả, một bản vùng biên, nằm giữa đại ngàn nghiến Phong Quang, thuộc xã Minh Tân (Vị Xuyên, Hà Giang).
Đứng ở TP. Hà Giang, nhìn thấy dãy núi Răng Cưa như những cái răng sắc nhọn của một lưỡi cưa, ẩn hiện trong mây mù. Dù dãy núi Răng Cưa không quá cao và hùng vĩ như núi non Tây Bắc, nhưng đường vào dãy núi này quả thực khủng khiếp, toàn đá hộc lởm chởm. Đi xe máy được một đoạn, thì phải vứt lại ven đường, rồi nhằm con đường mòn cuốc bộ vào bản Hoàng Lỳ Pả, nơi người Mông sinh sống.
Theo lời ông Lâm, trong lần đi khảo sát cây thuốc ở dưới chân dãy núi Răng Cưa, tìm những cây thuốc ở bình độ thấp, ông đã gặp một nhóm người Mông gùi một bó thảo dược, mà ông nhìn rất quen. Sau khi nhìn kỹ, nhấm thử lá, nhai một miếng củ, thì ông giật mình nhận ra, đó chính là một loài sâm cực kỳ quý hiếm, mà ông đã bỏ công tìm kiếm suốt chục năm qua. Ông Lâm gọi nó là sâm đá.
Ông Lâm đã đi hết đại ngàn tây bắc, trèo lên những quả núi chọc trời, từng tìm được củ sâm tiết trúc (chính là sâm Ngọc Linh mọc ở Hoàng Liên Sơn) có tuổi tới 800 năm, thế nhưng bóng dáng loài sâm quý hiếm đặc biệt đó vẫn biệt tăm tích. Ông không ngờ, thứ sâm tưởng như đã tuyệt chủng ấy, lại hiện diện ở vùng núi đá thấp, thuộc đất Hà Giang.
Hỏi những người Mông ấy, thì họ bảo rằng, họ lấy cho một người ở TP. Hà Giang, và người này thu gom để chuyển sang Trung Quốc. Nghe thông tin ấy, ông Lâm ăn ngủ không yên. Bởi vì, nếu Trung Quốc biết ở Hà Giang có loài sâm này, thì trước sau họ cũng nhổ sạch.
Người Mông như những con dê núi, chẳng vách cao hào sâu nào họ không trèo lên được, nên sẽ nhẩn nha nhổ sạch đem bán lấy tiền uống rượu. Khi đại ngàn không còn bóng cây nào, khi giá của nó đã cao chót vót, thì lúc ấy, chúng ta mới quan tâm, nghiên cứu xem nó là thảo dược gì.
Ông Trần Ngọc Lâm là người Lào Cai, vốn bị ung thư phổi. Quá trình lái xe thuê cho người Trung Quốc sang Tây Tạng, ông đã có cơ duyên gặp các vị thiền sư, và được họ chữa bệnh cho, truyền cho nhiều cây thuốc quý, nên ông biết rất nhiều cây thuốc, trong đó có loài sâm đá.
Sau một đêm ngủ ở Hoàng Lỳ Pả, sớm hôm sau, nhóm chúng tôi lên đường, với lều chõng lặc lè trên lưng. Người dẫn đường là Hầu Diệu Hoàng, người bản địa, ở bản Hoàng Lỳ Pả.
Nhắc đến rừng nghiến, người ta thường nghĩ đến đại ngàn nghiến Ba Bể, rồi rừng nghiến Kim Hỷ ở Bắc Kạn, Trùng Khánh (Cao Bằng), rừng nghiến Na Hang (Tuyên Quang), Tủa Chùa (Lai Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La)… với những thân nghiến ngàn tuổi, chu vi gốc vài người ôm.
Ở Hà Giang, tôi cũng đã từng vào rừng nghiến Du Già – Du Tiến và cũng từng được chiêm ngưỡng những cây nghiến khổng lồ. Dù đã được tận mắt đủ loại hình thù “nghiến cụ”, nhưng tôi vẫn phải kinh ngạc khi lạc vào đại ngàn nghiến Phong Quang.  Những con đường mòn trâu đi dốc dác, gập ghềnh cheo leo trên dãy núi đá tai mèo như gần thêm lại, bởi thi thoảng lại được chiêm ngưỡng những “cụ nghiến”, như tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa, sừng sững bên đường.
Trong tiếng Mông, nghiến là túng thá. Nó là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, sự già nua, sự hiểu biết, và trụ cột. Người Mông thường ví ông vua, hay những già bản đáng kính là những cây túng thá, che chở cho mọi người. Cây túng thá là cột chống trời, là chỗ để thần linh từ trên trời ngự xuống và nó cũng đưa linh hồn của người Mông lên trời. Những thân nghiến to sù sụ, gốc đến chục người ôm, sừng sững vươn lên trời, với lớp áo nứt nẻ, bong toác, bám vào những khối đá mà sống, thực sự là kiệt tác của tạo hóa.
Dãy núi Răng Cưa là một khối đá tai mèo khổng lồ sắc nhọn, mà trên ấy, nghiến sinh sôi nảy nở hàng triệu năm nay. Dưới thung lũng tụ đất, tụ nước là lát, sến, táu, trai sinh sống, nhưng từ sườn núi lên đến tận đỉnh chỉ có nghiến trụ được. Giới chơi cây cảnh trồng cây trên đá, tuổi cả trăm năm thân bằng cái phích, vậy mà những “cụ nghiến” với bộ rễ vằn vện ôm đá, thân to cả chục người ôm thế này, tính tuổi thế nào đây?  Các nhà khoa học tính toán rằng, với loài nghiến, thứ cây lớn chậm, gỗ cứng như đá này, mỗi năm thân nó chỉ lớn thêm được 1-2mm, tùy vào địa hình, hàm lượng dinh dưỡng.  Đi khắp bạt ngàn Phong Quang, trèo ngang dọc dãy núi Răng Cưa, tịnh chẳng thấy mẩu đất nào, chỉ thấy đá tai mèo sắc nhọn như dao cạo, mà nghiến vẫn sừng sững mọc lên, đủ biết nghiến ở đây lớn chậm thế nào.
Cứ như cái công thức mà các nhà khoa học áp vào, thì việc tìm thấy một cây nghiến ngàn tuổi ở đại ngàn Phong Quang, quả dễ như lấy một món đồ trong túi. Tôi trộm nghĩ, nhiều cây nghiến ở đại ngàn Phong Quang đã mọc nghễu nghện trên đá từ khi Vua Hùng bắt đầu công cuộc dựng nước!
Tôi đã vào cả chục rừng nghiến khắp miền Bắc và từng chắp tay vái một “cụ nghiến” có đường kính tới 3m, tuổi phải tính bằng cả ngàn ở VQG Ba Bể. Nhưng già bản người Mông, là cụ Giàng Mí Vâng, người sống ở bản Hoàng Lỳ Pả đã 80 năm và có tới 65 năm dọc ngang trên dãy Phong Quang săn thú, thì những cây nghiến có đường kính 3m, chu vi thân 10 người ôm, nhiều như… cây rừng!
Cụ Vâng kể rằng, có một cây nghiến lớn lắm, to như… quả núi. Cây nghiến đó nằm trên mỏm của dãy Răng Cưa. Khi trời về chiều, bóng cây nghiến tỏa xuống che nắng cho cả mấy thung lũng, mấy bản làng dưới chân núi.
Theo lời cụ, nếu cưa đổ cây nghiến ấy, thì có thể làm một ngôi nhà 5 gian, với đủ cả bếp, mấy phòng ngủ, phòng khách, trên cái mặt gốc bị cưa ấy. Còn lượng gỗ thu từ cây nghiến này, đủ làm nhà ở cho nửa dân cư bản Hoàng Lỳ Pả.
Cụ Vâng bảo, từ 10 đời trước, cây nghiến khổng lồ đó đã nằm trong tâm thức của dân bản. Nó là nơi thần ngự, mà nơi ma trú, nên không ai dám xâm phạm. Người Mông đi săn con thú, đi hái cây thuốc, hễ qua đỉnh núi, ghé bóng cây nghiến mà họ gọi là “nghiến tổ” này, đều phải chắp tay vái các hồn ma và thần linh ngự trên cây.  Dưới gốc cây “nghiến tổ” có nhiều tấm bia gỗ nhỏ bằng bàn tay xòe, được cắm chi chít quanh gốc cây, do người Mông đẽo gọt để làm chỗ thờ tự. Tôi rất muốn được chiêm ngưỡng tổ nghiến này, nhưng Hầu Diệu Hoàng lắc đầu xua tay, bảo đường xa lắm.  Hơn 30 năm nay, ít người dám mò lên tận đỉnh Răng Cưa, bởi vì giờ đây, toàn bộ dãy núi là một bãi mìn khổng lồ, các con đường trong rừng bị gài mìn khắp ngả. Sở dĩ, nhiều chỗ còn nghiến, là vì nghiến nằm trong bãi mìn. Ngoài ra, nhiều cây nghiến khổng lồ vẫn còn đó, vì cưa máy của lâm tặc không thể đốn hạ được những gốc cây to bằng cả ngôi nhà. Để lên được đỉnh núi có cây nghiến đó, phải mất hai ngày đi bộ, leo núi đá tai mèo sắc nhọn như dao.
Anh Nguyễn Thanh Tuyền, chuyên gia sâm Ngọc Linh, Chủ nhiệm câu lạc bộ chơi sâm Việt Nam: "Nhận được mẫu sâm đá, tôi đã đem đi gặp một số chuyên gia dược liệu, nhưng không ai biết đây là loại sâm gì. Loài thực vật này có lẽ cũng chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Điều này là bình thường, vì thực vật ở nước ta, nhất là các loài trong rừng sâu rất đa dạng, phong phú.
Là người có nhiều kinh nghiệm về sâm Ngọc Linh, chỉ cần ngửi mùi, hoặc hơn nữa là sắc nước uống, tôi khẳng định sâm đá rất quý, rất giàu saponin. Tôi đã ngâm rượu sâm đá và thấy dậy mùi hoạt chất saponin. Nếu đem mẫu sâm này đi định lượng, thì hàm lượng saponin tổng hợp có thể sẽ gây ngạc nhiên.
Điều quan trọng bây giờ là làm sao bảo tồn được nguồn gen, bảo vệ được quần thể sâm ít ỏi mà ông Lâm phát hiện. Nếu bảo tồn và nhân rộng được sâm đá, thì nước ta có thêm nguồn sâm rất quý. Cũng có thể, đây sẽ là phát hiện chấn động, không kém gì việc phát hiện ra sâm Ngọc Linh từ hơn 40 năm trước". (VTC News 24/8) đầu trang(
Theo ông Ngô Văn Linh, Chủ tịch UBND thị xã Gia Nghĩa thì nhiều tháng qua, chính quyền địa phương phải bỏ công, bỏ sức trực tiếp giữ rừng thay cho đơn vị được giao. Trong khi đó chủ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa chịu trách nhiệm làm nhiệm vụ này lại không đoái hoài gì tới.
Cụ thể, thị xã Gia Nghĩa đã bỏ ra chi phí hơn 100 triệu đồng để Đoàn 12 kết hợp với Ban Lâm nghiệp xã Quảng Thành làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thay cho doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa ngày càng thiếu trách nhiệm hơn khi có thông tin giải thể để thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ.
Ông Linh cũng đề nghị tỉnh và các ngành liên quan cần sớm chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa làm nhiệm vụ này, không thể trong thời gian chờ đợi để chuyển đổi mô hình hoạt động mà buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Tại Hội nghị trực tuyến với các huyện, thị đánh giá về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tháng 7 mới đây, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Diễn đã yêu cầu các ngành liên quan làm việc cụ thể với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa để chỉ đạo tiếp tục bố trí lực lượng làm nhiệm vụ giữ rừng, không thể chính quyền mãi giữ rừng thay cho doanh nghiệp.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Văn Tin, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh cho biết, đơn vị lâu nay chưa nghe thông tin Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa bỏ bê nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Sắp tới, Đảng ủy sẽ chỉ đạo các cán bộ xuống nắm tình hình, làm việc cụ thể để có chỉ đạo kịp thời tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo đơn vị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng chứ không thể giao cho chính quyền địa phương như vậy được. Vì đây là nhiệm vụ của doanh nghiệp đã được giao để bảo vệ tài nguyên của Nhà nước.
Được biết, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, mua bán trái phép đất rừng hiện nay đã “hạ nhiệt”. Nhưng do lực lượng mỏng, phía Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa lại thiếu trách nhiệm nên nguy cơ bùng phát tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy tại các tiểu khu thuộc lâm phần do Xí nghiệp Lâm nghiệp Nghĩa Tín quản lý có thể tái diễn bất cứ lúc nào.
Trong khi, nhiều diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trước đây do năng lực quản lý, bảo vệ yếu kém của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa, UBND tỉnh cũng đã yêu cầu đơn vị phải nhanh chóng tiến hành trồng lại rừng, nhưng đến nay nhiệm vụ này vẫn chưa được thực hiện. (Báo Đắk Nông 24/8) đầu trang(
Dự án Khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi  – một trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam – đã được tỉnh Quảng Ngãi thông qua và đang xúc tiến các bước để triển khai thực hiện dự án.
Việc thành lập khu bảo tồn này được coi là hết sức cần thiết và cấp bách, nhất là trong điều kiện hệ sinh thái biển ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện đảo Lý Sơn nói riêng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là việc thành lập khu bảo tồn biển Lý Sơn cũng sẽ tác động trực tiếp đến sinh kế của hàng trăm hộ dân nên cần phải tính toán để ổn định cuộc sống lâu dài cho các hộ bị ảnh hưởng.
Khu bảo tồn biển Lý Sơn được quy hoạch trên diện tích gần 8.000 hecta và được phân thành 3 vùng chức năng gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt; vùng phục hồi sinh thái; vùng phát triển. Khi khu bảo tồn hình thành sẽ duy trì và bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nơi quần cư của các loài sinh vật, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và du lịch sinh thái, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.
Dự án này dù chưa được triển khai nhưng người dân rất đồng thuận. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đó là: khi dự án này được thực hiện thì ngư trường đánh bắt quanh đảo sẽ bị cấm đánh bắt, đồng nghĩa cuộc sống của nhiều hộ ngư dân sẽ gặp khó khăn.
Ngư dân Nguyễn Văn Hương, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết: "Bà con nói cấm đánh bắt ở gần bờ quanh đảo thì sẽ gặp khó khăn, mất nguồn thu nhập con cá cơm."
Theo UBND huyện đảo Lý Sơn thì dự án Khu bảo tồn biển Lý Sơn khi được triển khai sẽ ảnh hưởng tới 800 ngư dân chuyên hành nghề đánh bắt gần bờ quanh đảo. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp hiệu quả cho số lao động này để việc lập khu bảo tồn biển Lý Sơn không ảnh hưởng đến thu nhập của cư dân địa phương.
Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết: "Những vấn đề vướng mắc về chuyển đổi ngành nghề phát triển kinh tế biển thì ảnh hưởng một phần trong phát triển của huyện đảo hiện nay. Vì vậy trong vấn đề này tỉnh cũng cần phải có một giải pháp cụ thể, nhất là trong việc chuyển đổi ngành nghề đối với hộ ngư dân đánh bắt gần bờ. Thứ 2 là cần phải phối hợp trong quy hoạch liên quan đến khu bảo tồn để cho vừa phát triển khu bảo tồn, vừa phát triển ngành nghề khác ví dụ như du lịch, nuôi trồng thủy sản để người dân Lý Sơn bị ảnh hưởng từ khu bảo tồn có cuộc sống ổn định."
Để lo khâu sinh kế cho những ngư dân bị ảnh hưởng từ việc lập khu bảo tồn biển Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có nhiều định hướng và sẽ nỗ lực phối hợp với huyện đảo Lý Sơn hỗ trợ các trường hợp ngư dân đánh bắt trong phạm vi của khu bảo tồn có cuộc sống ổn định.
Ông Phạm Trường Thọ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Việc đặt ra là phải chuyển đổi nghề nghiệp cho họ. Có thể là phục vụ cho du lịch, chuyển đổi một số hộ sang vấn đề hoạt động du lịch đối với lại cái vùng bảo tồn này. Rồi chuyển đổi sang ngành nghề khác như là kinh doanh, dịch vụ, du lịch hoặc hỗ trợ chuyển sang ngành nghề khai thác đánh bắt hải sản xa bờ để người dân có nghề nghiệp đảm bảo sinh kế cho họ và tăng thu nhập cho bà con khi mà dự án bảo tồn này vào cuộc."
Thành lập được khu bảo tồn biển Lý Sơn sẽ rất có lợi trong việc bảo tồn, phát triển hệ sinh thái biển, bảo vệ tốt môi trường biển và nguồn lợi hải sản. Bên cạnh đó, khu bảo tồn cũng sẽ là điểm nhấn để mở hướng cho huyện đảo Lý Sơn phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân Lý Sơn được hưởng lợi từ các dịch vụ du lịch trong tương lai. Do vậy, việc chuyển đổi sinh kế trước mắt cho ngư dân đánh bắt ven bờ ở đảo Lý Sơn được coi là cần thiết để dự án triển khai được hiệu quả. (ANTV 24/8) đầu trang(
Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.
Bộ cánh vẩy bao gồm bướm chiếm 11% và ngài (bướm đêm) chiếm 89%. Côn trùng cánh vảy có hơn 170.000 loài trên thế giới. Màu sắc cánh được hình thành từ các lớp vẩy phấn, như những "viên ngói" xếp trên cánh, vì thế chúng có tên là côn trùng cánh vẩy. Hiện tại, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam trưng bày khá nhiều tiêu bản côn trùng cánh vảy thu thập ở nhiều vùng trên đất nước. Một số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, là đối tượng của săn bắt và sưu tầm có giá trị.
Bướm kiếm thu được ở Lào Cai. Loài này có tên khoa học là Teinopalpus imperialis, họ bướm Phượng Papilionidae. Bướm kiếm là loài hiếm, có hình thái đẹp, có giá trị thương mại cao, là đối tượng săn bắt và buôn bán trái phép. Loài này có tên trong phụ lục của CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) cấm săn bắt và buôn bán trên phạm vi toàn thế giới; trong danh lục của IUCN và Sách đỏ Việt Nam.
Bướm kiếm phân bố ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, loài bướm kiếm sống ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng. Bướm trưởng thành thường bay trên các đỉnh núi, dông núi hay tán cây ven đường mòn trong rừng ở độ cao trên 2.000m ở Sa Pa (Lào Cai), đỉnh Phia Oắc (Cao Bằng) và trên các đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum) ở độ cao trên 2.500m.
Bướm lá khô thu được ở Vĩnh Phúc, tên khoa học là Kallima inachus, còn có tên khác là bướm lá sồi dải cam. Loài này có kích thước khá lớn, thường bay dưới tán rừng nơi có thể dễ dàng ngụy trang hòa lẫn với lá khô trong rừng.
Bướm lá khô là một trong những loài bướm đặc biệt nổi tiếng thế giới về đặc tính ngụy trang trốn kẻ thù. Do đó, nó là một ví dụ rất tốt cho học sinh, sinh viên khi học về tính chất này trong bộ môn sinh vật. Chúng có giá trị cao trong phân loại học và đa dạng sinh học.
Khi chúng đậu gập cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành như gân chính của chiếc lá.
Bướm khế Edwad thu ở Lào Cai, có tên khoa học Archaeoattacus edwardsii, họ ngài Hoàng đế Saturniidae. Bướm khế Edwad là một trong những loài ngài lớn nhất thế giới, phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Brunei, nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, loài này ít phổ biến, thường bị săn bắt, sưu tầm.
Cánh của bướm khế có các hoa văn trang trí đẹp, đỉnh trên cánh trước có hình đầu rắn (khi gập cánh lại) có tác dụng đe dọa đối thủ để tự bảo vệ khỏi sự săn đuổi của kẻ thù.
Ngài Bramin thu ở Lào Cai, tên khoa học là Brahmaea wallichii Gray, thuộc họ Brahmaeidae. Loài này có hình thái đẹp, kích thước lớn. Trên cánh được trang trí các hoa văn, họa tiết là hình thức ngụy trang hòa lẫn với môi trường sống trong rừng, dưới tán rừng. Ngài Bramin có mặt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Đây là loài ít phổ biến, có giá trị thẩm mỹ, khoa học, là đối tượng thường bị săn bắt và sưu tầm.
Bướm phượng Aturus còn có tên khác là bướm công xanh, tên khoa học làPapilio arcturus. Bướm có kích thước lớn, thường thấy trong rừng, tán rừng. Ở Việt Nam, loài này ít phổ biến, phân bố ở các khu rừng miền Bắc và Trung Việt Nam. Bướm phượng có hình thái đẹp nên hay bị săn bắt dẫn đến mất sinh cảnh rừng.
Ngài trăng meanas thu ở Vĩnh Phúc, có tên khoa học Actias maenas, họ ngài Hoàng đế Saturnidnae. Tên khác là ngài trăng Malaysia. Loài này có kích thước lớn, cá thể đực có đuôi rất dài, màu vàng và nâu tía, hình thái đẹp. Cá thể cái có màu xanh.
Ở Việt Nam, ngài trăng meanas có mặt ở nhiều địa phương như Đắk Nông, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, loài này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như Malaysia, miền Bắc tới Trung Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Loài này hình thái đẹp, có giá trị thẩm mỹ, là đối tượng sưu tầm.
Bướm cánh nhọn gốc đỏ thu ở Vĩnh Phúc, có tên khoa học Prioneris philonome(Boisduval), họ bướm Cải Pieridae. Loài này chủ yếu bay trong rừng, thường chỉ gặp từng cá thể riêng lẻ bay xuống vũng nước hoặc những chỗ ẩm gần bờ suối để hút chất khoáng. Bướm có kích thước khá lớn, sải cánh 70-85mm. Bướm cánh nhọn gốc đỏ phân bố ở Sikkim, Myanmar, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam.
Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều mẫu côn trùng cánh cứng, bộ có nhiều loài nhất trong lớp côn trùng, đa dạng về hình thái, màu sắc, kích thước và nơi sống, có hơn 350.000 loài trên thế giới. Kích thước cơ thể từ 0,5 đến 200 mm, có đôi cánh trước hóa cứng che cho cánh sau bằng chất màng và mặt trên cơ thể. Cánh cứng điển hình và quen thuộc là Cặp kìm, Bọ hung, Xén tóc, Vòi voi.
Trong ảnh là bọ hung 5 sừng thu ở Hà Giang, có tên khoa học là Eupatorus gracilicornis Arrow, họ Bọ hung Scarabaeidae. Loài này có kích thước lớn, con đực có 5 chiếc sừng nhọn, một chiếc dài và cong vút nằm trên đỉnh đầu, 4 chiếc còn lại ngắn hơn, nằm ở tấm lưng ngực trước. Sừng này là vật trang trí cũng là vũ khí giao chiến của các con đực tranh giành con cái. Ở Việt Nam, loài bắt gặp ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng. Do có kích thước lớn và hình thù độc đáo nên bọ hung 5 sừng bị săn bắt buôn bán và sưu tầm. Loài này có trong Sách đỏ Việt Nam.
Cua bay hoa có tên khoa học là Cheirotonus battareli, họ bọ hung Scarabaeidae. Đây là một trong những loài có kích thước lớn và hình thái đẹp nhất của họ bọ hung. Cơ thể đực có chiều dài tới trên 60 mm. Cánh trên màu đen, có những hàng chấm hoa nâu dọc trên cánh.
Chân trước con đực phát triển, dài giống như càng cua nên gọi là cua hoa bay. Loài này thường bị săn bắt và buôn bán, có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là loài ít phổ biến, cá thể trưởng thành bay vào tháng 6, 7 ở các vùng rừng núi cao như Cao Bằng, Hà Giang, Sa Pa, Lai Châu. (Giáo Dục Và Thời Đại 24/8) đầu trang(
Một vụ phá rừng với quy mô lớn vừa được phát hiện tại vùng lõi thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang – Hà Tĩnh.
Theo đó, 15 gốc cây gỗ De (nhóm 4), ước tính khối lượng khoảng 30m3 thuộc tiểu khu 166 (Lát Chính – Khe Công) nằm trong vùng lõm VQG Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa bị lâm tặc đốn hạ.
Ngoài ra, tại hiện trường còn có một số cây nhỏ bị lâm tặc chặt hạ (chưa thu gom). Trên các gốc bị chặt có một số gốc có bút tích kiểm tra của Trạm kiểm lâm Sao La (thuộc VQG Vũ Quang).
Qua quan sát, dấu vết, cành nhánh và gốc chặt để lại hiện trường cho thấy, thời gian khai thác vừa diễn ra. Hình thức khai thác đều bằng cưa xăng. Toàn bộ 15 cây De lớn đã bị vận xuất, vận chuyển ra khỏi hiện trường, đưa đi tiêu thụ.
Hành vi phá rừng này được xem là đặc biệt nghiêm trọng. Đối tượng gỗ bị khai thác trái phép trên là rừng đặc dụng thuộc phân khu bản vệ nghiêm ngặt của VQG Vũ Quang.
Trao đổi với phóng viên báo ĐS&PL, ông Đào Huy Phiên, Giám đốc VQG Vũ Quang thừa nhận, có hiện tượng khai thác gỗ tại tiểu khu 166 do VQG quản lý. “Trách nhiệm đầu tiên thuộc về trạm kiểm lâm Sao La và BQL VQG Vũ Quang”, ông Phiên nhận trách nhiệm. (Đời Sống Và Pháp Luật 24/8) đầu trang(
“Sở GTVT phối hợp, tham mưu về đề xuất di dời, đốn hạ cây xanh để phục vụ việc thi công ga ngầm Bến Thành và đường chạy tàu từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP rồi báo gấp cho UBND TP.HCM”. Văn phòng vừa có thông báo như trên.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), dự kiến từ đầu năm 2016 sẽ bắt đầu thi công gói thầu 1a (ga Bến Thành và đường hầm chạy tàu dưới đường Lê Lợi). Đây là gói thầu xây lắp cuối của dự án đường sắt Bến Thành - Suối Tiên.
Gói thầu này sẽ thi công theo phương pháp đào hở, sâu khoảng 30 m nên phải di dời công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và di dời/đốn hạ một số cây xanh ở Công viên 23-9 (gần giao lộ Phạm Ngũ Lão - Trần Hưng Đạo), cây trên dải phân cách đường Lê Lợi. Ước tính có 74 cây xanh bị ảnh hưởng.
Theo MAUR, việc thi công các ga ngầm metro theo phương pháp đào hở không thể tránh khỏi phải dời/đốn hạ cây xanh trong ranh. Điển hình, khi thi công ga Nhà hát TP (thuộc dự án metro này) cũng không thể giữ lại các cây xanh ở vòng xoay giao lộ Lê Lợi - Nguyễn Huệ và trên các dải phân cách. Các đoạn đường hầm được thi công theo phương pháp đào hở cũng chịu cùng ảnh hưởng. (Pháp Luật TP.HCM 22/8) đầu trang(
Ngày 23/8, nguồn tin từ Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, hiện nay có 5 vườn chim tại huyện Cái Nước, Phú Tân, Năm Căn với 44ha, có 35 loài, hơn 300 ngàn con cư trú trên cây đước, mấm, vẹt, cha là...
Đặc biệt, vườn dơi quạ của ông Trương Văn Sái, ở xã Đông Thới (Cái Nước) với 1,2ha rừng đước 25 tuổi, có trên 1.000 con dơi quạ cư trú. Ông Lý Văn Nhạn, Phó BQL khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau cho biết, cần quản lý, bảo tồn, phát triển cho loài dơi phát triển trước nguy cơ xâm hại do con người gây ra. (Tiền Phong 24/8) đầu trang(
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng- PhóThường trực Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) đã chỉ đạo làm rõ đường dây buôn ngà voi, sừng tê giác từ châu Phi đến Đà Nẵng qua vụ việc của công ty Vạn An.
Sáng 24-8, ông Nguyễn Quang Lãng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan (HQ) cửa khẩu cảng Đà Nẵng cho biết, ngày 22-8 Chi cục đã phối hợp với Cục điều điều tra chống buôn lậu (Tổng cục HQ) và Cục CSĐT phòng chống tội phạm buôn lậu- Bộ Công an và cơ quan chức năng kiểm kê và chốt lại số lượng hàng nghi ngà voi mà Công ty TNHH Vạn An (Cty Vạn An, địa chỉ tại đường 2-9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) nhập về cảng Đà Nẵng trong container mang số hiệu TEMU 2229840 là 2181 kg.
Theo đó, cơ quan chức năng đã mời đại diện Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đến để phối hợp thực hiện công tác giám định, bằng cách chia tách thành các nhóm, luân phiên thực hiện phân loại, đánh số, niêm phong từng chiếc ngà, đóng vào từng rương sắt và cân trọng lượng.
Như Báo Điện tử CATP thông tin, chiều 21-8, cơ quan chức năng đã khám xét 3 container hàng mang số hiệu FCIU 4677659, TEMU 2229840, HJCU 2159817 đang nằm tại cảng Tiên Sa, cơ quan chức năng đã phát hiện trong container TEMU 2229840 có chứa hơn 60 túi nghi ngà voi với trọng lượng gần 2,2 tấn, phía sau chúng chất đầy thanh gỗ để qua mặt cơ quan chức năng.
Theo ông Lãng, lô hàng này về cảng Đà Nẵng chỉ sau lô hàng mà cơ quan chức năng phát hiện của Cty Vạn An buôn lậu gần một tấn sừng tê giác và ngà voi vài ngày. Xuất xứ lô hàng từ Nigeria (châu Phi) sau đó đi qua nhiều cảng trên thế giới rồi mới về cảng Đà Nẵng.
Gần 2,2 tấn ngà voi được ngụy trang nằm ở giữa lô gỗ tạp xuất khẩu. Chỉ cần bỏ máy soi là thấy. Cty khai báo lô hàng là gỗ nhập khẩu. Lô hàng này chưa khai trên hệ thống nên chưa thông quan, vừa về cảng Đà Nẵng là đã bị cơ quan chức năng phát hiện.
Khi chúng tôi hỏi, Cty Vạn An đã bị phát hiện gần 1 tấn sừng tê giác và ngà voi mấy hôm, giờ lại đưa về cảng Đà Nẵng 3 container chứa gần 2,2 tấn nghi ngà voi, ông Lãng cho rằng: “Cũng chưa điều tra kỹ nên chưa rõ lắm, nhưng có lẽ do bị lỡ nhập về nên “trở tay” không kịp”.
Ông Lãng cho rằng, thủ đoạn mà các doanh nghiệp lợi dụng để buôn, vận chuyển hàng cấm thông qua cảng là lợi dụng hệ thống phân luồng của cơ quan HQ, đặc biệt là hệ thống phân luồng xanh (miễn kiểm tra thực tế hàng hóa), buộc lực lượng chức năng phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ mới phát hiện được.
Hiện cơ quan chức năng đang làm các thủ tục cần thiết để khởi tố vụ án, điều tra làm rõ.
Trước đó, ngày 13-8, cơ quan chức năng đã khui lô hàng do Cty Vạn An từ châu Phi về cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 10-8 phát hiện trong tám khối đá lớn được làm giả cẩm thạch đều có chứa sừng tê giác và ngà voi với số lượng gần một tấn.
Được biết, giá thị trường hiện nay mỗi kg sừng tê giác khoảng 300-400 triệu đồng/kg; còn ngà voi khoảng 30-35 triệu đồng/kg…Cục điều điều tra chống buôn lậu (Tổng cục HQ) đã khởi tố vụ án và thu giữ gần một tấn sừng tê giác và ngà voi của Cty Vạn An, gửi hồ sơ, tang vật sang Cơ quan điều tra- Bộ Công an điều tra theo thẩm quyền.
Để bắt được vụ Cty Vạn An nhập từ Châu Phi về gần 2,2 tấn nghi ngà voi này và vụ gần 1 tấn sừng tê giác và ngà voi cách đây mấy hôm, từ nguồn tin của trinh sát của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an và Cục điều tra chống buôn lậu- Tổng cục HQ, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) đã chỉ đạo theo sát và phối hợp khám xét như đã nêu. Đích thân Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng- Phó BCĐ 389 chỉ đạo vụ việc. Đây là loại mặt hàng cấm nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế.
Được biết, Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Cty Vạn An là một trong những đại gia có tiếng tại Đà Nẵng, kinh doanh gồm nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Theo một cán bộ Hải quan, ông Sáu rất ngoan cố, mặc dù cơ quan chức năng mời lên làm việc nhiều lần nhưng vẫn không chấp hành. (Công An TP.HCM 24/8; An Ninh Thủ Đô 24/8) đầu trang(
Trước tình trạng đất rừng thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH MTV Gia Nghĩa bị hủy hoại, lấm chiếm trái phép, Tỉnh ủy Đắk Nông vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về kết quả điều tra và giao cho lãnh đạo UBND tỉnh xử lý “điểm nóng” này.
Từ tháng 5/2013, Tỉnh ủy Đắk Nông đã tập trung chỉ đạo, ban hành Nghị quyết và thành lập Ban Chỉ đạo để ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng và tổ chức lại mô hình quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, một số chủ rừng (công ty lâm nghiệp hoặc chính quyền địa phương) đã buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng hủy hoại rừng, lấm chiếm đất rừng với số lượng lớn, trong thời gian dài.
Riêng tại lâm phần của Công ty TNHH MTV Gia Nghĩa (Cty Gia Nghĩa) đã để mất hơn 9.000ha rừng. Đầu năm 2015, tiếp tục xảy ra các vụ phá rừng nghiêm trọng tại lâm phần của Xí nghiệp Lâm nghiệp Nghĩa Tín và Xí nghiệp Lâm nghiệp Đắk Ha (thuộc lâm phần quản lý của Cty Gia Nghĩa) mà Báo TN&MT đã liên tục có những tin, bài phản ánh.
Để ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm những sai phạm này, Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông giao UBND tỉnh chỉ đạo thanh tra, công an và các cơ quan chức năng lên kế hoạch thanh tra, điều tra, khởi tố, xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị quản lý rừng để xảy ra sai phạm. Trong đó, đặc biệt chọn “điểm nóng” tại lâm phần quản lý của Cty Gia Nghĩa để khởi tố hình sự, xét xử các trường hợp sai phạm trong việc quản lý bảo vệ rừng, để xảy ra phá rừng.
Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông cũng chỉ đạo UBND tỉnh xây dựng phương án để kịp thời ngăn chặn các điểm nóng phá rừng; giao trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương, từng ngành chức năng để cả hệ thống chính chị cùng vào cuộc. Riêng công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng theo Chương trình 135, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan chức năng làm một chuyên án riêng, thanh tra, điều tra, xử lý thật cụ thể từng đơn vị chủ rừng, từng cá nhân làm sai quy định.
Đặc biệt, tập trung làm rõ chủ rừng, cán bộ, nhân viên quản lý để xảy ra tiêu cực… (Tài Nguyên Và Môi Trường 23/8) đầu trang(
Chiều 22-8, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột phát hiện, xử lý 1 cơ sở có hành vi nuôi nhốt trái phép động vật rừng quý hiếm trên địa bàn.
Đó là cơ sở kinh doanh của ông Trần Can Đảm (SN 1967), tại địa chỉ 103 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột.
Vào sáng 21-8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường và Hạt Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột đã phát hiện chủ cơ sở này có hành vi nuôi nhốt trái phép 9 cá thể động vật rừng thuộc nhóm 2B và nhóm thường; gồm: 6 con khỉ, 2 con trăn có trọng lượng gần 100kg và 1 con cầy hương. Tất cả động vật rừng này được nuôi nhốt ở các lồng, chuồng sắt để làm cảnh tại khu vực nhà hàng của cơ sở này.
Hiện, đoàn kiểm tra đã lập biên bản thu giữ toàn bộ 9 cá thể động vật rừng trên và giao Hạt Kiểm lâm TP. Buôn Ma Thuột tiếp tục xử lý chủ cơ sở này theo quy định của pháp luật. (Kinh Tế Nông Thôn 22/8) đầu trang(
Ai đi qua rừng Cư H’Lăm (huyện Cư M'Gar, tỉnh Đắk Lắk) đều mê hoặc trước vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh.
Khung cảnh như tranh vẽ khi bên đường xe cộ qua lại đông đúc là những cây cổ thụ trăm tuổi, những dây leo phủ kín giữ khung cảnh nguyên sơ của rừng tự nhiên.
Khu rừng nằm ngay bên tỉnh lộ 8, cách TP Buôn Ma Thuột hơn 10km. Sở dĩ con người không dám đụng đến rừng này vì một lời nguyền từ xa xưa để lại.
Theo chân già làng Y Ruê Mlô (ở buôn Ea Măp - nằm sát rừng) chúng tôi đi tìm những bí ẩn của khu rừng này. Băng qua rẫy cà phê, chúng tôi leo lên ngọn dốc đồi chừng 200m và ngỡ ngàng trước một rừng cây um tùm, xanh ngát.
Càng đi sâu, rừng càng rậm rạp, không khí càng lạnh và ẩm ướt. Dưới những tán cây dương xỉ, cây duối, sấu đỏ ướt khổng lồ đẫm sương và mưa như lạc vào thế giới khác. Có những gốc cây dầu 10 người ôm không xuể. Hay những cây sấu đỏ sum sê cành, lá xanh tươi hứng nắng mặt trời.
Cư H’Lăm thực chất là khu rừng nguyên sinh nằm trên quả đồi hình nón cụt. Trung tâm của khu rừng là một thung lũng lòng chảo rộng khoảng 16ha, với tầng tầng lớp lớp thảm thực vật, từ cây bụi đến cây gỗ.
Già Y Ruê Mlô bảo: “Cây trong rừng này không ai dám chặt, hễ chặt đem về làm nhà thì nhà sẽ bốc cháy”.
Lời nguyền ấy chẳng biết có từ bao giờ, chỉ biết người đời trước đã kể cho lớp con cháu: thuở xưa, ở buôn Ê Đê nằm phía đông đồi Cư H’Lăm bây giờ, có hai anh em cùng họ Niê yêu nhau. Nhưng gia đình và buôn làng không chấp thuận vì họ phạm vào luật tục.
Sau đó, chàng trai đã bỏ làng đi, còn cô gái lên ngọn đồi than khóc, ngày ngày chờ mong chàng trai trở về. Nước mắt của cô gái thấm xuống đất làm trũng cả một vùng ngọn đồi tạo một hồ nước sâu và toàn thân cô cũng hòa tan vào đó.
Buôn làng nơi cô và người yêu sinh sống cũng bị sụp xuống, tạo nên vùng đầm hồ bây giờ. Sau này, chàng trai trở về buôn cũ, biết chuyện người yêu bèn nhảy xuống hồ chết theo.
“Để ghi nhớ chuyện tình thủy chung của cô gái, người đời sau đã đặt cho ngọn đồi là Cư H’Lăm - theo tiếng Ê Đê có nghĩa là “đồi núi của sự loạn luân” nên bị xa lánh.
Từ đó, người dân không dám chặt phá cây rừng vì nghĩ rằng hồn cô gái và chàng trai đã ngự ở trên đồi, hóa thân vào cây rừng và trở thành linh hồn giữ rừng” - già Y Ruê Mlô giải thích.
Câu chuyện cứ thế truyền miệng từ đời này qua đời khác tạo thành lời nguyền bí ẩn giữ lấy rừng Cư H’Lăm. Có lẽ chính vì ý thức sâu xa về việc ấy mà những cây cổ thụ ở Cư H’Lăm cứ vững chãi xanh tươi giữa thị trấn sầm uất đến bây giờ.
Chúng tôi đem lời nguyền bí ẩn ấy hỏi ông Nguyễn Văn Danh (64 tuổi), trưởng phòng bảo vệ của Công ty cà phê Ea Pôk - đơn vị quản lý trực tiếp khu rừng này, ông cười khà khà nói: “Đó là một bí mật giữ rừng độc đáo của người Ê Đê”.
Ông Danh cho biết hiện nay lực lượng bảo vệ rừng Cư H’Lăm có năm người, nhưng mỗi ngày chỉ một người đi tuần tra rừng là đủ.
“Vì bà con rất có ý thức tự bảo vệ rừng. Không tin các anh cứ thử mang cưa lên rừng, vài phút sau sẽ có người gọi điện báo cho tôi ngay” - ông Danh khẳng định.
Từ năm 1996, Hạt kiểm lâm huyện Cư M’Gar và khoa lâm nghiệp Trường ĐH Tây nguyên đã điều tra và xác định tại rừng Cư H’Lăm có 112 loài nằm trong 38 họ trên tổng số 3.000 loài thực vật có ở Đắk Lắk.
Trữ lượng bình quân gỗ là 390 m3/ha, riêng các loại gỗ quý hiếm chiếm 13% trong toàn bộ khu rừng.
Về động vật hoang dã còn lại chủ yếu là bò sát như nhím, chồn, cù lần... Ngày 23-9-2009, căn cứ vào những kết quả điều tra toàn diện về yếu tố tự nhiên và lịch sử, UBND tỉnh Đắk Lắk đã công nhận đồi Cư H’Lăm là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. (Tuổi Trẻ 23/8) đầu trang(
Đường từ bìa rừng Hòn Đát (xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đến nơi lâm tặc khai thác gỗ rộng thênh thang, đủ chỗ cho xe tải loại lớn qua lại nhưng chính quyền địa phương lại không hề hay biết?
Đến rừng Hòn Đát những ngày này, điều dễ nhận thấy là con đường mòn ngày nào giờ đã thành đường lớn thênh thang với nhiều vệt bánh xe ngang dọc, nhiều đoạn lún sâu, nước đọng thành vũng. Theo đường này, mỗi ngày có từ 2 - 3 chuyến xe áp tải chở gỗ ra bìa rừng. Nhiều người dân địa phương bức xúc cho biết: "Hơn 1 tháng qua, một doanh nghiệp được cấp phép trồng rừng trên địa bàn huyện Sơn Hòa đã thuê người triệt hạ rừng Hòn Đát.
Cả một cánh rừng tự nhiên rộng hàng ngàn hecta, trước kia có nhiều cây gỗ, thân to đến hai người ôm, nay đã thành rừng trọc. Điều không bình thường là không những triệt hạ những cây to, có giá trị mà cả những cây bụi thấp, nhỏ, cây còi cọc cũng bị triệt hạ không thương tiếc.
Cây nào có thể xẻ thành gỗ hộp, lâm tặc xẻ ngay tại chỗ, tập kết lại để xe tải chuyển ra khỏi rừng. Còn lại cành nhánh, những phần gỗ thừa hoặc cây ít giá trị chúng đem đi đào hầm đốt thành than. Tiếng cưa lốc, tiếng người nói chuyện rôm rả vang động cả một góc rừng.
Cũng theo một số người dân địa phương, trước đây, khi rừng còn giàu, nếu người dân “vô tình” vào rừng kiếm mấy cây gỗ tạp về làm nhà hoặc một số vật dụng trong nhà đều bị kiểm lâm phát hiện, xử lý nghiêm. Thế nhưng không hiểu vì sao, từ ngày doanh nghiệp thuê người đến phá rừng một cách công khai, ngang nhiên, người dân chẳng thấy cán bộ bảo vệ rừng nào xuất hiện.
Điều đáng nói là khoảng cách từ nơi rừng bị phá đến trụ sở các cơ quan chức năng huyện Sơn Hòa chưa tới 7km. “Người ta thường nói “ai cũng biết, chỉ chính quyền không biết” là vậy. Tiếng cưa máy ầm ầm, xe tải chở gỗ ra vô rừng ngang nhiên, thậm chí họ còn chạy băng băng ngoài đường mà sao không thấy ông kiểm lâm nào tới “hỏi thăm”. Thiệt lạ!”, ông H., một người dân sống ở khu vực này bức xúc nói.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực rừng Hòn Đát, nhiều người dân địa phương thấy lâm tặc phá rừng, lấy gỗ quá nhiều nên cũng tranh thủ vào rừng tận dụng cưa lấy gỗ và chuyển về nhà một cách công khai trên các tuyến đường.
Khi chúng tôi hỏi: “Các chú không biết làm vậy là trái luật à?”, một người trong nhóm này giãi bày: “Chúng tôi chỉ lấy xíu gỗ về làm bàn ghế trong nhà thôi. Với lại mấy ông doanh nghiệp thuê lâm tặc phá nát cả khu rừng có sao đâu. Chính mấy ổng là người bỏ tiền ra san ủi, làm đường cho xe chạy thuận tiện từ nơi khai thác gỗ ra bìa rừng chứ còn ai vào đây nữa, vì dân chúng tôi làm gì có tiền. Trước đây, đường này chỉ là đường mòn đi bộ, giờ đã rộng thênh thang, cả xe tải chạy qua còn lọt mà”.
Người này còn tiết lộ, trong quá trình doanh nghiệp thuê nhân công khai thác gỗ, đã có một người bị gỗ đè tử vong nhưng không thấy cơ quan chức năng đến điều tra nguyên nhân.
Đem sự việc này đến làm việc với lãnh đạo huyện Sơn Hòa nhưng cái chúng tôi nhận được là câu trả lời rất thiếu trách nhiệm. Vị lãnh đạo huyện này cho biết họ không thể cung cấp thông tin liên quan vì trước nay chưa hề biết đến vụ phá rừng này (?!).
Lâm tặc làm đường, triệt hạ cây rừng, xẻ gỗ tại khu rừng cách trụ sở UBND huyện Sơn Hòa chưa đầy 7km. Sự việc diễn ra ngang nhiên, công khai trong một thời gian dài mà cơ quan chức năng không hề hay biết. Liệu cách giải thích của vị lãnh đạo này có hợp lý? Liệu có sự bao che trong việc này không?
Những băn khoăn, bức xúc của người dân vẫn đang chờ câu trả lời thỏa đáng từ các cấp chính quyền. (Kinh Tế Nông Thôn 24/8) đầu trang(
Một ngày giữa tháng 8, từ thị trấn Côn Đảo (huyện Côn Đảo) chúng tôi lên ca nô cùng các cán bộ của Ban quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Côn Đảo, thẳng hướng hòn Bảy Cạnh (Côn Đảo) để xem rùa đẻ trứng.
Tôi hướng về hòn Bảy Cạnh với tâm trạng háo hức như đứa trẻ lần đầu được đi chơi xa.
Chiếc ca nô xé nước lướt nhanh trên mặt biển Côn Đảo lặng sóng. Chỉ chừng 20 phút sau, chúng tôi đã cập hòn Bảy Cạnh. Đón chúng tôi, anh Nguyễn Văn Anh, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm hòn Bảy Cạnh thông báo: “1 giờ đêm nay thủy triều mới dâng cao và đó cũng là lúc rùa mẹ mới bắt đầu lên bãi đẻ nhưng phải chừng 3 giờ khách mới được xuống bãi xem rùa đẻ, coi như thức trắng đêm nay rồi”.
Do đã hẹn trước nên chúng tôi được “đặc cách” xuống bãi sớm hơn, đúng lúc 1 giờ. Hướng dẫn chúng tôi đi xem rùa, ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng phòng Bảo tồn biển và đất ngập nước VQG Côn Đảo ghé tai nói nhỏ: “Rùa mẹ rất nhạy cảm với tiếng người, chỉ cần phát hiện ra tiếng động, ánh sáng hoặc cảm giác không an toàn, chúng sẽ không lên bãi hoặc có lên cũng sẽ “nín đẻ”. Vì vậy mọi người cần ngồi im, thở cũng phải nhẹ nhàng, bởi nhiều hôm khách chờ trắng đêm mà không có chị rùa nào chịu lên tổ”.  1 giờ 35 phút, từ mặt biển, rùa mẹ đầu tiên đã xuất hiện, ai nấy đều hồi hộp nhưng không dám cựa quậy. Dưới ánh sáng lấp loáng của mặt nước biển, chị rùa rướn cổ nhìn lên bãi cát như để quan sát tình hình trước khi ì ạch bò lên bãi. Một lúc sau, thấy an toàn, rùa mẹ mới dùng 2 chân sau cần mẫn bới đất đào tổ. Khi chiếc tổ sâu chừng 50-60cm, rùa mẹ bắt đầu “rặn đẻ”.
Những quả trứng to bằng quả bóng bàn từ từ rơi xuống tổ. Khi rùa đẻ được chừng 20 quả trứng, các du khách mới được kiểm lâm viên dẫn xuống bãi để tận mắt xem rùa đẻ. Lúc này, một kiểm lâm viên dùng chiếc đèn pin nhỏ buộc vào khúc cây rồi rọi với ánh sáng chỉ đủ nhìn vào tổ cho du khách xem.
Nhìn những quả trứng rùa từ từ “nhả” xuống tổ, anh Lee Ki Chan, một du khách đến từ Hàn Quốc thốt lên: “Đúng là điều kỳ diệu của tự nhiên. Tôi tận mắt chứng kiến mà vẫn không thể tin được một con rùa có thể đẻ cả trăm quả trứng như vậy”.
úc này, kiểm lâm viên cũng chuẩn bị sẵn mảnh giấy để ghi thông tin: ngày, tháng, năm rùa đẻ, tổ thứ bao nhiêu và có bao nhiêu trứng. Trong khi rùa đang đẻ, kiểm lâm viên cẩn thận nhặt từng quả trứng bỏ vào giỏ để mang về bãi ấp. Anh Nguyễn Viết Hoàn, cán bộ kiểm lâm hòn Bảy Cạnh giải thích: “Chúng tôi phải lấy trứng về để cho vào bãi ấp trước sáu giờ sau khi rùa đẻ, bởi để dưới bãi thì nguy cơ trứng vỡ cao và tỉ lệ trứng nở rất thấp”.
“Vượt cạn” xong, rùa mẹ lại dùng 2 chân sau cào cát lấp trứng, ngụy trang cho chiếc tổ của mình rất khéo làm cho bãi cát trở về nguyên trạng như ban đầu. Sau đó rùa mẹ lại nặng nề di chuyển xuyên vào đại dương. Mải mê xem rùa đẻ quên cả buồn ngủ, khi rùa mẹ xong công việc của mình, tôi ngước lên nhìn thì trời đã hửng sáng, xem đồng hồ đã là 5 giờ sáng. Bãi biển hòn Bảy Cạnh trở nên yên ắng như thường ngày. Tôi thống kê được cả đêm có 9 con rùa lên bãi nhưng chỉ có 7 con đẻ trứng.
Để ấp trứng rùa tại bãi ấp, các kiểm lâm viên sẽ đào những chiếc tổ nhân tạo với kích thước bằng tổ do rùa mẹ đào rồi bỏ trứng xuống, sau đó phủ cát lên. Theo các kiểm lâm viên, trước đây, việc “đỡ đẻ” cho rùa chỉ đơn giản là đánh dấu những tổ rùa trên bãi cát, để rùa nở tự nhiên, rồi theo dõi chúng trở về biển.
Tuy nhiên, tỉ lệ trứng nở tự nhiên rất thấp do chịu nhiều tác động như: bị người lấy trộm, tổ rùa bị ngập nước, trứng rùa bị động vật khác ăn, rùa đẻ sau đào phải tổ rùa đẻ trước... Nhiều năm nay, nhằm bảo tồn rùa biển, các kiểm lâm viên phải theo dõi để lấy trứng về và cho vào bãi ấp trứng nhân tạo.
Theo thống kê của VQG Côn Đảo, từ năm 1990-2014 đã có 6000 cá thể rùa mẹ đến Côn Đảo đẻ gần 1,7 triệu quả trứng, trong đó có hơn 1,2 triệu rùa con được thả về biển. VQG Côn Đảo được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là nơi nuôi ấp và thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất Việt Nam.
Sau khi ấp 45-60 ngày thì trứng nở. Vừa cùng các kiểm lâm viên nhặt từng chú rùa bỏ vào sọt để thả về biển, anh Nguyễn Lưu - một du khách đến từ TP. Vũng Tàu vui vẻ cho biết: “Như một sinh linh bé nhỏ, nhưng với bản năng sinh tồn ngay từ khi bò ra bãi cát những chú rùa con cứ “nhè” biển đi tới. Nhìn chúng hớn hở quay về biển cả bao la, cảm giác như chia tay những người bạn vậy”.
Còn đối với những kiểm lâm viên, những người đã từng nâng niu chăm sóc chúng từ ngày còn trong trứng nước, đây là giây phút họ cảm thấy hạnh phúc nhất. Ông Nguyễn Đức Thắng cho biết: “Rùa biển có nhiều điểm rất hay và lạ. Chúng luôn nhớ nơi mình sinh ra. Trước khi về với biển, rùa con thường ngoái đầu ngoảnh lại nhìn về bờ để ghi nhận hình ảnh đầu tiên nơi chúng sinh ra. Khi trưởng thành và đến tuổi sinh sản trở thành rùa mẹ, chúng thường quay trở lại đẻ trứng đúng nơi mà nó đã chào đời”.
Cách thị trấn Côn Đảo chừng 7km đường biển, hòn Bảy Cạnh có diện tích gần 700ha, gồm hai phần đảo nối liền với nhau bằng một doi cát ở giữa, gọi là Bãi Cát Lớn. Đây là một trong 14 bãi có số lượng rùa biển lên đẻ trứng nhiều nhất ở Côn Đảo. Vào mùa sinh sản (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm), bình quân mỗi đêm có 5 rùa mẹ lên đào tổ đẻ trứng.
Rùa biển là sinh vật khá đặc biệt từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành. Cụ thể, để thụ thai rùa đực và rùa cái phải giao phối có thể kéo dài đến 72 giờ. Đến mùa sinh sản, bình quân mỗi rùa mẹ đẻ 3 tổ, nhưng cũng có lúc rùa mẹ đẻ tới 11 tổ, mỗi tổ từ 70-200 quả trứng. Mỗi lần đẻ cách nhau bình quân 13 ngày.
Tuy sinh sản dày và nhiều nhưng tỉ lệ sống sót và trưởng thành của rùa biển rất ít. Trong số 1.000 con rùa thả về biển, 30 năm sau chỉ còn 1 con sống sót. (Bộ Thông Tin Và Truyền Thông 23/8) đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và chỉ ra hàng loạt sai phạm của Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Phú Ninh, Hạt Kiểm lâm Núi Thành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và khai thác nhựa thông tại lâm phận rừng phòng hộ Phú Ninh.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, kiểm tra thực tế tại lâm phận BQLRPH Phú Ninh ở xã Tam Sơn, huyện Núi Thành cho thấy diện tích rừng giao khoán cho các hộ dân bị tàn phá nghiêm trọng. Tại tiểu khu 596, BQLRPH Phú Ninh giao khoán cho hộ ông Tô Đức Kiểm 2 lô với tổng diện tích rừng tự nhiên 12,39 ha từ tháng 12-2013 nhưng toàn bộ đã bị phá hết, trong đó 11 ha để trồng keo. Trong 10 lô khác với tổng diện tích 82,36 ha được giao cho nhóm hộ Nguyễn Lương Đào bảo vệ từ tháng 10-2013 thì có đến 72,471 ha bị phá trồng keo...
Tổng cộng, khoảng 121 ha rừng được giao khoán thì diện tích bị tàn phá đã lên đến gần 100 ha. Rừng bị phá trong thời gian khá dài và liên tục; có nơi cây keo đã được trồng, khai thác rồi trồng lại nhưng vẫn không bị phát hiện, xử lý. Đáng nói là hợp đồng giao khoán giữa BQLRPH Phú Ninh với các hộ dân vẫn đang được thực hiện, hằng năm nhà nước phải chi tiền thanh toán.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam còn cho biết vào ngày 5-6-2013, BQLRPH Phú Ninh đã “qua mặt” cấp trên khi tiến hành bàn giao hiện trạng khai thác nhựa thông tại xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành cho Công ty TNHH MTV Tiến Thiên Tân; trong khi đến ngày 12-7-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam mới ra quyết định bàn giao. Ngoài ra, trong thời gian Tiến Thiên Tân khai thác nhựa thông, BQLRPH Phú Ninh đã tổ chức 5 đợt kiểm tra, trong đó có 2 đợt phối hợp với Hạt Kiểm lâm Núi Thành, đều khẳng định công ty làm sai quy trình, không đúng hồ sơ thiết kế nhưng không báo cáo và đề xuất xử lý…
Ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, khẳng định để xảy ra những sai phạm nêu trên có trách nhiệm của BQLRPH Phú Ninh và Hạt Kiểm lâm Núi Thành. Trong văn bản mới đây, ông Tuấn yêu cầu giám đốc BQLRPH Phú Ninh và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Núi Thành tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.
BQLRPH Phú Ninh phải giải thích rõ lý do bàn giao hiện trạng khai thác trước khi có quyết định, Hạt Kiểm lâm Núi Thành làm rõ ai đã phá đến 92,505 ha rừng để trồng keo. Đối với sai phạm của Công ty Tiến Thiên Tân, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam yêu cầu làm rõ một số vấn đề để xử lý nghiêm.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, cho biết sở đang chỉ đạo làm rõ sai phạm của Công ty Tiến Thiên Tân để xử lý. Với 92,505 ha rừng bị phá, ông Hưng cho rằng có phần sai sót trong thiết kế diện tích đưa vào khoanh nuôi, bởi một số khu rừng đã bị phá từ trước.
Theo ông Hưng, BQLRPH Phú Ninh và Hạt Kiểm lâm Núi Thành đã thiếu trách nhiệm, kiểm tra giám sát hời hợt. Hơn nữa, rừng đã bị tàn phá mà vẫn thực hiện hợp đồng giao khoán là không thể chấp nhận. Ông Hưng cũng cho rằng để xảy ra sai phạm nghiêm trọng như đã nêu, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cũng phải chịu trách nhiệm.
Kết quả kiểm tra mới đây của Hạt Kiểm lâm Núi Thành cho thấy trong tổng diện tích 40,73 ha mà Tiến Thiên Tân được giao, công ty này đã khai thác nhựa thông vượt quy định so với hồ sơ thiết kế 11.300 cây, mở sai quy trình 4.525 mạch nhựa. Trong diện tích thông mà công ty được phép khai thác, nhiều cây chết không rõ nguyên nhân hoặc bị chặt gốc, đốt cháy… (Người Lao Động 22/8) đầu trang(
Tại rừng phòng hộ Phú Ninh, không chỉ rừng thông nhựa bị khai thác sai quy định, mà rừng giao khoán cho người dân bảo vệ cũng bị tàn phá.
Những năm gần đây, cây thông nhựa caribê trong rừng phòng hộ Phú Ninh đã bị khai thác lén lút, tình trạng phá rừng phòng hộ để trồng keo của người dân đã được Báo Quảng Nam phản ảnh nhiều lần. Nhiều diện tích mà Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh đã giao khoán cho Công ty TNHH MTV Tiến Thiên Tân (có trụ sở đóng tại thôn Bích Trung, xã Tam Xuân 1, Núi Thành) chăm sóc, khai thác nhựa thông vẫn bị chặt phá trái phép để trồng keo.
Ngày 12.8.2015, Công ty TNHH MTV Tiến Thiên Tân có văn bản (số 01/TT-KTT) gửi Sở NN&PTNT cùng các đơn vị liên quan yêu cầu kiểm tra diện tích và số lượng cây thực tế. Công ty này cho rằng, tháng 7.2013, đơn vị trúng thầu khai thác nhựa thông tại các tiểu khu 592 (xã Tam Xuân 2) và 599 (xã Tam Thạnh) với tổng diện tích 40,73ha trong thời hạn 6 năm. Nếu tính theo quy cách là lấy 28 lô (100m2/lô)/40,73ha nhân với số lượng cây theo thiết kế là không thực tế.
Rừng thiết kế năm 2011, song  thực tế số lượng cây còn lại không như ban đầu. Công ty nhiều lần yêu cầu kiểm tra thực tế nhưng Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh không giải quyết. “Thực tế qua kiểm tra của chúng tôi, rừng bị lâm tặc chặt phá, lấn chiếm chỉ còn lại khoảng 30ha. Trong khi đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh nhiều lần đến kiểm tra nhưng chẳng có ý kiến gì nên công ty chủ quan” - ông Trần Tiến, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tiến Thiên Tân cho biết.
Trong thời gian doanh nghiệp triển khai lấy nhựa thông, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh tổ chức 5 đợt kiểm tra, trong đó có 2 đợt phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Núi Thành, đều khẳng định công ty khai thác sai quy trình, không đúng với hồ sơ thiết kế nhưng đơn vị này vẫn không đề xuất, báo cáo hướng xử lý kịp thời, để doanh nghiệp khai thác nhựa vượt mức cho phép hơn 11 nghìn cây thông.
Điều bất thường hơn, Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh đã bàn giao hiện trường khai thác nhựa thông cho Công ty TNHH MTV Tiến Thiên Tân trước khi có quyết định của Sở NN&PTNT (?). Về việc khi kiểm tra, phát hiện công ty sai phạm nhiều lần, nhưng không báo cáo lên cấp thẩm quyền xử lý, ông Nguyễn Xuân Phước - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh giải thích: “Lúc kiểm tra, đơn vị chỉ mới phát hiện công ty sai phạm ít nên yêu cầu khắc phục tháo dỡ máng. Chức năng, thẩm quyền của đơn vị không thể xử lý được. Thiếu sót của chúng tôi là giám sát thiếu chặt chẽ và chủ quan không đề xuất, báo cáo sai phạm của công ty lấy nhựa sai quy trình”.
Kiểm tra của ngành lâm nghiệp cho thấy, trong tổng số hơn 121ha rừng tự nhiên mà Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh giao khoán cho các nhóm hộ dân quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên chỉ còn có hơn 28ha. Vậy, còn hơn 92,5ha diện tích rừng tự nhiên nằm ở đâu?
Theo điều tra của phóng viên, diện tích rừng bị phá đã được chủ rừng giao khoán cho các nhóm hộ trên địa bàn xã Tam Sơn (huyện Núi Thành). Như tại khoảnh 5, tiểu khu 596, có 12,39ha giao cho nhóm hộ ông Tô Đức Kiểm đã bị phá toàn bộ (trong đó có 11ha bị phá để trồng keo). Còn tại khoảnh 6, tiểu khu 596 có 82,36ha giao cho nhóm hộ ông Nguyễn Lương Đào thì có đến hơn 72ha bị phá để trồng keo. Tại tiểu khu này, hộ ông Kiểm còn được giao 5 lô với diện tích 38,77ha thì có hơn 20ha đã bị tàn phá để trồng keo.
Theo quan sát, ngoài diện tích bị đốt, cũng có nhiều cây thông cổ thụ bị chết khô, hoặc bị cưa gãy ngang thân. Dưới tàn cây khô là những cây keo non mơn mởn. Quá trình tàn phá rừng tự nhiên kéo dài nhiều năm, bằng chứng là có diện tích keo trồng 2 - 4 tuổi. Tréo ngoe ở chỗ, hiện tại các diện tích rừng bị tàn phá vẫn đang thực hiện các hợp đồng quản lý, bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Nghĩa là tiền Nhà nước vẫn chi thường xuyên cho các hợp đồng bảo vệ rừng.
Trước “điểm nóng” rừng thông bị phá, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh - ông Phan Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Núi Thành và Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh làm rõ một số nội dung có liên quan. Theo đó, yêu cầu Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh giải thích lý do bàn giao hiện trường khai thác nhựa thông trước khi có quyết định của Sở NN&PTNT? Hai ông Tô Đức Kiểm và Nguyễn Lương Đào đại diện cho 2 nhóm hộ thỏa mãn điều kiện gì mà được nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên?
Theo ông Phan Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, đơn vị đã yêu cầu Hạt Kiểm lâm Núi Thành và Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh giải trình về việc giám sát, kiểm tra phát hiện sai phạm sao không xử lý hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý. Làm rõ việc 92,505ha rừng tự nhiên bị tàn phá là do ai thực hiện để xử lý nghiêm theo pháp luật.
Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam, ông Huỳnh Tấn Đức - Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, chính sở phát hiện sai phạm khai thác nhựa vượt mức số lượng rừng thông cho phép nên chỉ đạo các cơ quan vào cuộc chứ không phải Hạt Kiểm lâm huyện Núi Thành. Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh, Hạt Kiểm lâm Núi Thành chắc chắn có sai phạm trong buông lỏng quản lý, để doanh nghiệp khai thác vượt mức cho phép và để xảy ra tình trạng phá rừng dai dẳng. Mức độ sai phạm của các đơn vị này tới đâu thì phải chờ sự vào cuộc của ngành kiểm lâm; chậm nhất hết ngày 31.8, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ báo cáo kế hoạch xử lý.
Để làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, về bất cập trong công tác giao khoán rừng cho nhóm hộ dân, phóng viên Báo Quảng Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phước - Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh.
Ông Phước thừa nhận, có thiếu sót do chủ quan, do khâu giám sát doanh nghiệp khai thác nhựa chưa chặt chẽ. Tuy nhiên, theo quy định thì chính Công ty TNHH MTV Tiến Thiên Tân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai thác nhựa thông không theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
Ông khẳng định, rừng phòng hộ Phú Ninh bị xâm hại nhiều năm nay, chứ không phải đến bây giờ mới “nóng”. Người dân chiếm đất để trồng rừng là hoàn toàn có thật. Trong diện tích rừng tự nhiên đã giao có trồng keo. Nguyên nhân thứ nhất là các đối tượng phá rừng, chiếm đất lâm nghiệp để trồng keo sau khi giao khoán bảo vệ rừng mà các tổ giao khoán và quá trình nghiệm thu không phát hiện để báo cáo.
Thứ hai, trong quá trình thiết kế lập hồ sơ giao khoán có sai sót, xác định diện tích hiện trạng rừng không chính xác. Đã có diện tích trồng keo trước khi giao khoán chứ không phải rừng tự nhiên. Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh nhiều lần báo cáo, truy quét, kể cả dùng biện pháp chặt, nhổ hàng chục héc ta cây trồng trái phép nhưng vẫn không ngăn chặn triệt để.
Trong số 11 nghìn héc ta rừng phòng hộ Phú Ninh, chúng tôi đã giao khoán cho 27 nhóm hộ dân (258 hộ dân) bảo vệ hơn 7.000ha rừng. Bình quân hàng năm chi trả mỗi héc ta rừng 200 nghìn đồng. Phần lớn nhóm hộ nhận khoán đều bảo vệ tốt rừng. Trưởng thôn là người đứng đầu nhận khoán theo hồ sơ thiết kế đã được Sở NN&PTNT phê duyệt, có biên bản họp thôn, thành lập tổ bảo vệ rừng…
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đã nhận khoán nhưng rừng vẫn bị phá như trong nhóm hộ của ông Tô Đức Kiểm và Nguyễn Lương Đào (xã Tam Sơn). Giao khoán rừng cho dân bảo vệ là chủ trương đúng đắn, nhưng thực tế chúng ta vẫn chưa có biện pháp cứng rắn xử lý đối tượng phá rừng. Sở dĩ người dân nhận khoán bảo vệ vẫn phá rừng vì trong hợp đồng chế tài xử lý còn quá nhẹ, có cảm giác quyền lợi và trách nhiệm không gắn liền nhau.
Việc lấy nhựa thông làm ồn ào lên thời điểm này như… giọt nước tràn ly, chứ phá rừng phòng hộ Phú Ninh phức tạp nhiều năm rồi. Bản chất vụ việc công ty lấy nhựa sai quy cách là do tham lam, họ muốn thu hồi vốn nhanh. Thay vì lấy một mạch nhựa thông, họ đi lấy hai mạch, thậm chí khai thác nhựa cả cây không đủ lớn theo quy định. (Báo Quảng Nam 24/8) đầu trang(
Trong thời gian gần đây, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã phát hiện một số vụ phá rừng với quy mô lớn.
Cũng như các địa phương khác, Nghệ An có nhiều lực lượng tham gia bảo vệ rừng, nhưng tình trạng rừng "chảy máu" vẫn diễn ra một cách đáng báo động. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến vấn đề nhức nhối này?
Nghệ An là một trong những địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn. Nhưng có một thực tế là, trong những năm gần đây, rừng ở đây đang bị tàn phá nghiêm trọng. Các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 468 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu 946m3 gỗ các loại. Song, từ đầu năm 2015, tình hình khai thác rừng trái phép tại địa bàn Nghệ An vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Liên quan đến vấn đề này, ngày 28-6-2015, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An đã bắt giữ một số đối tượng có hành vi phá rừng quy mô lớn trên địa bàn xã Mậu Đức, huyện Con Cuông. Tại hiện trường, lực lượng làm nhiệm vụ đã thu giữ khoảng 25m3 gỗ các loại, cùng với phương tiện phục vụ khai thác gỗ.
Theo thông tin ban đầu, những đối tượng này được một đầu nậu gỗ lớn thuê và trang bị đầy đủ từ lương thực, thực phẩm cho đến các phương tiện như máy cưa, ba-lăng xích phục vụ cho việc khai thác và vận chuyển gỗ lậu. Theo phản ánh của nhân dân địa phương, nhóm lâm tặc này đã có hành vi phá rừng suốt thời gian dài trước khi bị phát hiện. Phần lớn khối lượng gỗ sau khi khai thác thường được tuồn về xuôi bằng đường thủy qua sông Lam, dưới hình thức các bè vận chuyển cây nguyên liệu (tre, mét). Sau khi bắt đối tượng và thu giữ tang vật vụ phá rừng này, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Nghệ An đã thông báo với chính quyền địa phương phối hợp xử lý. Chủ tịch UBND huyện Con Cuông đã triệu tập lãnh đạo các cơ quan chức năng, gồm Công an huyện, Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện họp khẩn tại trụ sở xã Mậu Đức để bàn hướng xử lý. Trong khi đó, một lực lượng khác được huy động, gồm Cảnh sát môi trường, Công an huyện và xã, Kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ để lo việc canh giữ gỗ lậu tại Động Đèo, tránh trường hợp lâm tặc tẩu tán tang vật.
Một vụ khác: Ngày 3-7, trong quá trình phối hợp tuần tra bảo vệ biên giới, lực lượng Đồn BP Hạnh Dịch, Công an và Ban Chỉ huy Quân sự xã Hạnh Dịch đã phát hiện, truy bắt 5 đối tượng đang có hành vi phá rừng. Tại hiện trường, 3 cây sa mu dầu hàng trăm năm tuổi thuộc loại quý hiếm khoảng 50m3 gỗ bị các đối tượng chặt hạ. Khu vực xảy ra vụ việc nằm trong diện tích rừng do Khu bảo tồn thiên nhiên Phù Hoạt quản lý.
Sau khi bắt giữ, lực lượng phối hợp đã bàn giao đối tượng, tang vật cho Công an huyện Quế Phong điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Điều đáng lưu ý ở đây là, việc phá rừng diễn ra ngang nhiên, được tổ chức khá bài bản, với công cụ hỗ trợ như máy tời, ba-lăng xích. Gỗ phần lớn đã được các đối tượng xẻ theo khối (chủ yếu phục vụ làm phản) sẵn sàng tẩu tán.
Ngoài ra, phải kể đến các vụ khai thác hơn 23m3 gỗ trái phép vào ngày 7-7-2015 tại tiểu khu 1.002, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, hoặc tình trạng lâm tặc phá rừng trên địa bàn huyện Anh Sơn diễn ra từ lâu nay.
Cũng như các địa phương khác, ở Nghệ An, rừng được giao cho các lực lượng chức năng phối hợp cùng nhau bảo vệ, bao gồm: Chính quyền địa phương (xã có rừng), Hạt Kiểm lâm; Ban quản lý rừng phòng hộ; riêng các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng ở trên địa bàn biên giới còn có thêm lực lượng BĐBP. Với lực lượng bảo vệ hùng hậu như vậy, nhưng vì sao rừng vẫn bị "chảy máu" một cách đáng báo động?
Trả lời câu hỏi này của phóng viên, ông Nguyễn Danh Hùng, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống cho rằng: "Rừng bị tàn phá do các nguyên nhân chủ yếu như lâm tặc lén lút khai thác gỗ, người dân bản địa đốt rừng làm rẫy… Trong khi đó, số lượng cán bộ, nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng lại quá mỏng so với yêu cầu. Cụ thể, như đơn vị chúng tôi được giao nhiệm vụ quản lý 85.000ha rừng, trải rộng trên địa bàn 9 xã của huyện Quế Phong (trong đó có 73km bìa rừng chạy dài theo đường biên giới), nhưng chỉ có 50 cán bộ, công nhân viên làm nhiệm vụ".
Với quyết tâm bảo vệ, phát triển rừng, Đảng, Nhà nước ta đã có chính sách giao đất, giao rừng đến tận tay người dân. Thế nhưng có một thực tế đáng buồn là các chủ rừng đang khó sống bằng nguồn tiền chi trả khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Trong khi đó, các lực lượng chức năng bảo vệ rừng cũng chỉ biết cử cán bộ bám dân để làm nhiệm vụ (gọi là bảo vệ rừng tại gốc).
Qua những vụ phá rừng mà cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ gần đây cho thấy, việc bảo vệ tài nguyên này đang gặp vô vàn khó khăn. Đó là sự yếu kém của lực lượng thực thi nhiệm vu. Dư luận đặt câu hỏi, có hay không một số cán bộ chuyên trách làm ngơ, bao che, thậm chí bảo kê cho lâm tặc?
Có những điều thật vô lí khiến nhiều người bức xúc, như vụ phá rừng tại địa bàn xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, khu vực rừng bị tàn phá chỉ cách Trạm Kiểm lâm Mậu Đức khoảng 10km. Thế nhưng, khi được hỏi thì cán bộ Kiểm lâm ở đây cho rằng, không biết thực trạng đang diễn ra. Còn một cán bộ xã Mậu Đức (đại diện chủ rừng) lại cho rằng, do tin tưởng các cấp quản lý nên chỉ lo việc chính quyền là chính.
Thiết nghĩ, để giữ được rừng, ngoài việc nghiên cứu tăng cường lực lượng, cán bộ, nhân viên chuyên trách về lĩnh vực này cần có chính sách đảm bảo cuộc sống cho đội ngũ làm nhiệm vụ để họ yên tâm công tác. Cùng với đó, Nhà nước cần có các chính sách chăm lo cuộc sống cho nhân dân sinh sống tại đây, vừa là "tai mắt", vừa là người bảo vệ cho rừng phát triển. (Biên Phòng 24/8) đầu trang(
Nguyên nhân dẫn tới việc cán bộ kiểm lâm dùng súng bắn người tình không phải là do "đòi quà không được mà là bị "đòi quà"
Những ngày gần đây, người dân huyện An Minh (Kiên Giang) vẫn chưa hết bàng hoàng trước một vụ nổ súng xảy ngay tại trụ sở Hạt Kiểm lâm huyện An Biên- An Minh (Kiên Giang).
Người nổ súng gây thương tích cho người khác là ông Đoàn Văn Tam (45 tuổi, cán bộ Hạt Kiểm lâm Huyện An Biên- An Minh). Còn nạn nhân trong vụ việc là chị Nguyễn Thị Nhi (39 tuổi- người tình của ông Tam), cùng bà Trần Thị Nga (mẹ ruột chị Nhi, 63 tuổi cùng ngụ ấp Xẻo Lá A, xã Tân Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang).
Được biết, trước đó trong một chuyến công tác ông Tam đã gặp được chị Nhi rồi nảy sinh tình cảm. Điều đặc biệt, cả hai đều đã đều một lần đứt gánh giữa đường. Trước đó, ông Tam đã có 1 đời vợ và 1 cô con gái nhưng đã li dị. Từ ngày li hôn với vợ, ông Tam chuyển ra sống ở cơ quan nơi mình làm việc. Còn chị Nhi từ ngày chia tay với chồng cũng về ở với mẹ già rồi một mình nuôi con.
Gặp mặt nhau trong một ngày tình cờ thấy chị Nhi xinh đẹp lại nết na nên ông Tam nhanh chóng nảy sinh tình cảm rồi buông lời mật ngọt khiến chị Nhi siêu lòng rồi hai người chuyển về sống chung.
Cách đây hơn 3 tháng, cuộc sống của hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn về chuyện tiền bạc nên cả hai quyết định đường ai nấy đi. Sau khi chia tay, ông Tam bị chị Nhi đòi lại số tài sản mà ông đã mượn trước đó bao gồm một xe máy biển số 68M5-03763, 18 triệu đồng, 1,3 chỉ vàng 18K nhưng ông Tam không trả.
Thấy gã chồng “hờ” cố tình bỏ qua số nợ trên nên chị Nhi quyết định gửi đơn trực tiếp vào Hạt Kiểm lâm Huyện An Biên- An Minh (nơi ông Tam làm việc) để đòi lại số tài sản trên. Tại đây, ông Tam cũng đã cam kết trả tiền và xe trong thời gian sớm nhất. Ít thời gian sau chị Nhi đã lên Đồng Nai để làm công nhân xưởng mộc còn ông Tam thì tiếp tục duy trì công việc.
Bỗng một ngày, ông Tam điện thoại ngả lời mật ngọt nhờ chị Nhi chuyển gấp 4 triệu đồng để chuộc xe. Như được rót mật vào tai, chị Nhi chuyển tiền vào tài khoản của Tam để lấy lại số tài sản trên. Nào ngờ, nhận được tiền ông Tam lại “bặt vô âm tính”, biết mình bị lừa nên chị Nhi đã nhờ mẹ ruột là bà Nga đòi tiền giúp.
Đến ngày 12/8/2015, bà Trần Thị Nga đến nơi làm việc yêu cầu ông Tam trả lại 4 triệu đồng mượn. Đúng vào ngày 14/8/2015 qua xác minh Cơ quan Hạt kiểm lâm Huyện An Biên- An Minh đã kiểm điểm và yêu cầu ông Tam trả lại số tài sản, tiền trên vào ngày 17/8/2015. Vào khoảng 13h30 ngày 17/8/2015 bà Nga, Nhi cùng Tam đến cơ quan để giải quyết sự việc.
Khi đó, chị Nhi không vào cơ quan mà đứng đợi tại một quán nước ở trước cơ quan. Thấy vậy, ông Tam cũng sang cơ quan đậu xe rồi đi bộ qua quán nước để gặp mặt, nói chuyện với người tình của mình. Sau một hồi trò chuyện, chị Nhi đứng dậy tính tiền. Nhân lúc chị Nhi không để ý, ông Tam móc khẩu súng ngắn nhắm bắn thẳng vào người chị Nhi.
May mắn, chị Nhi liền né thời tránh được nên chỉ bị bắn trúng cánh tay trái. Vì người tình quyết truy sát nên chị Nhi liền nhanh chạy bỏ chạy. Lúc này, thấy người tình còn sống nên ông Tam hậm hực cầm súng đuổi theo chị Nhi đến cùng. Thấy con gái đang bị đe dọa đến tính mạng, bà Nga liều mình nhảy ra ngăn cản cũng bị ông Tam dùng cán súng đánh vào đầu gây thương tích nhẹ.
Ông Trần Hồng Đảo - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm huyện An Biên- An Minh (Kiên Giang) cho biết: “Ông Tam là cán bộ lâu năm của Cơ quan chứ không phải Phó Hạt trưởng như thông tin một số báo nêu. Trong cuộc sống và công việc  ông Tam là người hiền lành lại có trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, vừa qua cơ qua có xác minh sự thật là ông Tam đang thiếu nợ chị Nhi, nhưng sau buổi làm việc lần đầu Tam có đồng ý hẹn đến hôm 17/08/2015 (ngày xảy ra sự việc nổ súng) sẽ trả hết số nợ. Còn nguồn gốc của khẩu súng ông Tam dùng bắn người tình là không phải súng của cơ quan, cơ quan không biết ông Tam có tàng trữ khẩu súng. ”. (Đất Việt 24/8) đầu trang(
Cách Hà Nội khoảng 120km về phía nam, Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương, thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá, có tổng diện tích là 22.408 ha. Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.
Nằm lọt thỏm trong lòng dãy núi Tam Điệp, Cúc Phương được bao bọc bởi một hệ thống các núi đá vôi chạy dài tít tắp, một kiểu địa hình đặc trưng của khu vực Ninh Bình. Từ xa xưa, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo, đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm, độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản.
Từ xưa đến nay, VQG Cúc Phương luôn nổi danh bởi sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và hệ sinh thái động - thực vật phong phú, đại diện cho hệ sinh thái đai thấp ở khu vực Bắc bộ. Chính bởi những giá trị to lớn mà Cúc Phương đang sở hữu, ngày 7/7/1962, theo Quyết định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cúc Phương đã vinh dự trở thành VQG đầu tiên của Việt Nam.
Với đặc trưng là rừng nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có một quần thể động, thực vật vô cùng đa dạng, theo số liệu điều tra gần đây Cúc Phương có đến 2.234 loài thực vật bậc cao và rêu, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam.
Về động vật, Cúc Phương có 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, gần 2.000 loài côn trùng, 135 loài thú (trong đó loài voọc đen mông trắng là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương). Với 336 loài chim cư trú, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương, vì vậy Cúc Phương từ lâu đã trở thành điểm lý tưởng thu hút rất đông các nhà nghiên cứu, khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan và tìm hiểu.
Phần lớn diện tích VQG Cúc Phương nằm trong cùng địa hình núi đá, bao gồm địa hình đặc trưng của vùng núi Đông Bắc. Được thiên nhiên ưu đãi, vì thế Cúc Phương sở hữu rất nhiều điểm thăm quan du lịch bổ ích và lý thú, cùng với những hang động đầy mê hoặc như động Sơn Cung, động Phò Mã giáng, động Người xưa, hang Cong Moong…đặc biệt, một số hang động nơi đây còn lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ, cùng dấu tích về sự xuất hiện của người tiền sử cách nay khoảng 7.500 năm.
Năm 2000, Ban quản lý VQG Cúc Phương đã phát hiện thêm một hóa thạch của loài động vật có xương sống, theo kết luận ban đầu của Viện Cổ sinh học Việt Nam, hóa thạch này là của loài bò sát răng phiến có niên đại vào khoảng 2.300 triệu năm.
Trong những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc VQG, lực lượng kiểm lâm cùng cán bộ, công nhân viên tại VQG Cúc Phương tích cực tham gia công tác tuần tra bảo vệ rừng, thường xuyên tổ chức các biện pháp đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Theo báo cáo của Ban quản lý (BQL) VQG Cúc Phương, hàng tháng trên các tiểu khu quản lý đều được kiểm tra, đánh giá, thống kê mức độ thiệt hại để BQL có phương án kịp thời bổ sung lực lượng truy quét. Với sự quan tâm sát sao của lãnh đạo và lực lượng cán bộ kiểm lâm, đầu năm 2015 đến nay Cúc Phương chỉ xảy ra một vụ vi phạm phá rừng, khai thác rừng.
Vùng đệm VQG Cúc Phương với hơn 80.000 người dân sinh sống, điều đó đã tạo nên những áp lực vô cùng to lớn lên công tác quản lý bảo vệ rừng, nhất là hoạt động săn bắt động vật hoang dã. Tuy nhiên, lực lượng kiểm lâm đã kết hợp với Đảng ủy, chính quyền và nhân dân địa phương các xã giáp ranh làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng. Vì thế, đã kịp thời ngăn chặn ngay từ đầu các hành vi săn bắt động vật hoang dã trái phép. Bên cạnh đó, công tác PCCC luôn được Đảng ủy, lãnh đạo VQG đặc biệt quan tâm và triển khai rất hiệu quả.
Cảnh sắc VQG Cúc Phương như một chốn bồng lai hiếm nơi nào có được, thế nhưng vẫn chưa có nhiều người biết đến. Nhiều năm qua, hiệu quả kinh doanh dịch vụ ở Cúc Phương còn thấp, lượng khách đến thăm quan chưa nhiều, chưa tạo được thương hiệu du lịch đủ mạnh...
Để khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, BQL VQG Cúc Phương đã và đang tập trung khai thác thế mạnh cảnh quan thiên nhiên, nhằm phát triển loại hình du lịch sinh thái phục vụ nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng; tour du lịch khám phá mạo hiểm kết hợp với việc thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu, học tập…nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, Cúc Phương đã thu hút được 34.000 lượt khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng.
Bên cạnh việc bảo vệ rừng, phát triển du lịch, hiện nay tại VQG Cúc Phương, BQL đang thực hiện nhân giống nhiều loại phong lan quý, cùng một số loại công, trĩ. Đánh giá về tiềm năng của VQG Cúc Phương, một cán bộ quản lí tại đây ví von: “Cúc Phương vẫn còn như một nàng công chúa đang ngủ say trong rừng, chừng nào chưa có nụ hôn của hoàng tử đánh thức, nàng vẫn còn ngủ mãi và vẻ đẹp tiềm ẩn thì vẫn cứ mãi ẩn giữa đại ngàn thâm u này”.
Điều này là hoàn toàn có cơ sở, đối với người “thực mục sở thị” VQG Cúc Phương, Cúc Phương đang chuyển mình cùng với sự phát triển của đất nước, thế nhưng nó vẫn còn đó vẻ đẹp tiềm ẩn của núi rừng, của một khung cảnh bình yên, thoát tục đến nao lòng. (Lao Động Thủ Đô 22/8) đầu trang(
Khởi nguyên của dòng sông Long Đại, đoạn rừng Thù Lù (còn được gọi với cái tên Vít Thù Lù), xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là nguồn chính, quanh năm cung cấp nước cho dòng sông này. Nằm cách ngã tư Thạch Bàn gần 30km về hướng tây, rừng Thù Lù vốn rất hoang sơ, tận cùng biên giới nước bạn Lào.
Lợi dụng đặc điểm địa thế này cùng sự kiểm soát lỏng lẻo của cơ quan chức năng, suốt nhiều năm nay những “lâm tặc” trong vùng ngang nhiên khai thác gỗ trái phép, biến cả một vạt rừng rộng lớn trở nên hoang tàn như một “khu rừng chết”.
Lần theo phản ánh của người dân trên địa bàn về tình trạng khai thác gỗ trái phép với số lượng lớn, lâu năm ở đoạn rừng Thù Lù, để thông tin đến bạn đọc được xác thực, khách quan hơn, người viết đã lần theo dấu chân của bọn “lâm tặc” để có cuộc thâm nhập, điều tra về sự thật gây bức xúc dư luận này.
Để có thể “nhập rừng”, người đàn ông khoảng 40 tuổi tên K (xin được giấu tên người đưa đường) , được người dân nơi đây tin tưởng  giới thiệu làm “hoa tiêu” cho chúng tôi. K cho biết, anh có thể thuộc hết những gốc cây, đường hẻm ở khu rừng này, như đã nắm trong lòng bàn tay.
Cũng theo lời K, gần 16 năm nay, kể từ ngày anh “thân” với khu rừng thì cũng ngần ấy năm bọn “lâm tặc” ở đây ngang nhiên “rút ruột” rừng già. Chúng tàn sát khu rừng không hề thương tiếc.
Như tính toán của anh K, tôi và anh hóa trang thành những người đi rừng thực thụ để lần theo vết “tàn sát” của bọn “lâm tặc”. Và để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chúng tôi, K đề nghị chuyến đi sẽ diễn ra vào ban đêm, nghĩa là chúng tôi bắt đầu lội rừng vào lúc 17 giờ chiều (tôi “nhập rừng” theo K từ ngày 13/8 - PV) và sẽ ngủ lại khe số 1 trong 8 nhánh khe chảy qua rừng Thù Lù.
Đúng 22 giờ đêm, chúng tôi có mặt ở khe số 1 rừng Thù Lù, bữa cơm tối diễn ra đơn giản với món cá khe rất ngon do K “tự chế”. K dặn dò chúng tôi phải nhanh chóng chợp mắt để đến 3 giờ sáng ngày 14/8 thì tiếp tục lội rừng vào trọng điểm khai thác gỗ của “lâm tặc”.
Bìa rừng, vào buổi bình minh. Trước mặt chúng tôi là khu rừng bạt ngàn cây cao su mới lớn. Cứ như là một sự sắp đặt từ trước, ở đây rừng đầu nguồn bị “rút ruột” hết những cây gỗ lớn thì ở bìa rừng, cao su càng “lấn sâu”. Và hiển nhiên, khi rừng già bị “cạo trọc” sẽ nhanh chóng thay vào vị trí đó là hàng ngàn hécta cao su và cỏ dại.
Con đường do “lâm tặc” mở rộng 5m, có những đoạn do vết chân trâu và bánh xe kéo tự chế cày nát sâu khoảng 2m. Con đường “quang lống” này dài hun hút vào tận rừng sâu. Đi được 5 tiếng đồng hồ thì chúng tôi đã bắt gặp hàng loạt xe máy “bọ ngựa” (loại xe do lâm tặc tự chế, không đầu, đuôi - PV) nằm ngổn ngang ở các bụi rậm bên đường. Cứ đi 50 - 100m thì chúng tôi lại gặp một lán cũ của bọn “lâm tặc” để lại.
Khoát tay chỉ vào dãy lán, K nói “lâm tặc” ở đây khai thác gỗ với thái độ rất lộng hành, chúng phá từ ngoài vào trong lõi rừng. Hay nói cách khác, chúng “khai cùng xẻ tận” rừng già không để sót, như thu hoạch lúa mùa theo trình tự vậy. Những căn lán tạm cứ nằm ngổn ngang theo đường vào, cách một đoạn lại bắt gặp vài ba súc gỗ đường kính 40-50 cm (đã qua xẻ thịt - PV) nằm lăn lóc giữa đường, chờ trâu kéo về.
Đi qua khoảng 7 lán tạm, lúc này mọi cử chỉ của anh K bỗng dưng “là lạ”. K dừng lại rồi quay về phía chúng tôi thì thầm: “Lên đến đây, chắc chắn sẽ đụng đầu bọn chúng (“lâm tặc” – PV), các anh phải hết sức cẩn thận, hỏi nhanh rồi đi không được chần chừ vì bọn chúng ghê gớm lắm! Tui phải đi đường vòng nhằm tránh mặt vì nếu bọn chúng biết tui đưa đường cho các anh thì chúng sẽ tìm cách trả thù vì chúng có cả súng AK. An toàn nhất là chúng ta nên để một người đi qua thì chúng mới không nghi ngờ gì, tôi sẽ chờ ở đoạn rừng phía trên, các anh lên đó sẽ gặp”.
Như lời K, cá nhân tôi sẽ là người trực tiếp đối mặt với bọn “lâm tặc” ở đây, đi được khoảng 20m thì gặp một căn lán nằm ẩn mình dưới một rạch cạn, tiếng cười nói “uệnh oạng” làm vang cả một góc rừng. Vì mải nhìn về phía lán nên tôi vấp phải một bụi cây. Thấy động, trong lán lao ra 7 thanh niên vóc người vạm vỡ, khoảng 25 tuổi, có người trẻ hơn. Thấy tôi lạ, một thanh niên cầm khẩu súng AK – xuất xứ từ Trung Quốc ra, chĩa họng súng về phía tôi, hỏi:
- “Đi đâu?”
- “Đi lấy mật ong...” - tôi chột dạ trả lời.
- “Đi mấy người?” - thanh niên hỏi tiếp.
- “3 người!” - tôi trả lời cụt lủn.
- “Đâu cả, răng tao không thấy?”
- “Chia ra đi đường khác rồi!” - tôi cười trấn an.
- “Mi thích cười lắm à!” - đưa súng lên vai, thanh niên hất hàm đe dọa.
Tôi vẫn đưa ánh mắt soi xét kỹ lưỡng về 14 cặp mắt dữ tợn có ý diễu cợt cũng đang nhìn chằm chặp về phía mình. Bỗng trong khuôn bếp của căn lán có tiếng ho sù sụ (do hít phải khói bếp), gã đưa tay ra khoát lên phía trên, tôi vẫn chưa thấy rõ mặt cho đến khi gã - người đàn ông trạc 50 tuổi với mái tóc “muối tiêu” và tấm thân đồ sộ hiện ra trước mắt tôi.
- “Đi đi , ở đây không tiếp khách lạ!” - gã cất giọng đuổi khéo khách.
Biết ý, tôi chào từ biệt rồi đi tiếp, đi khoảng 100m lại gặp một căn lán, nhưng khác hẳn căn lán phía dưới, ở đây âm u hơn, bếp lửa vẫn hiu hiu đỏ, căn lán gọn gàng hơn so với cảnh hoang tàn đổ nát phía ngoài. Từng bãi gỗ đã bị “rút ruột, xẻ thịt” nằm ngổn ngang thành gò đống bên ngoài lán tạm. Căn lán vắng bóng người, chỉ nghe tiếng nhát rựa lạch cạch ở phía sau khoảng 50m.
Bỏ qua căn lán, tôi tiếp tục luồn rừng men theo con đường “lâm tặc”, lên được khoảng 300m đường dốc, trước mắt tôi là một bãi “chiến trường” với “xác” của gỗ chất ngổn ngang. Từng đống mạt cưa, ván gỗ, súc gỗ bị khuyết mà lâm tặc vứt bỏ, ước tính khoảng 5 thân, 3 vòng tay ôm người lớn đã bị “làm thịt”. Trong bán kính khoảng 100m xung quanh đó, tôi đếm được trên 30 cội gỗ có đường kính 50cm trở lên nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Trong khu rừng này, cả thảy có 8 nhánh khe được người dân nơi đây đánh số tên theo thứ tự từ 1 – 8. Như lời anh K thì hầu hết khe nào cũng chồng chất xác gỗ ngổn ngang  từ đầu đến tận cuối khe.
Đúng như lời K, theo quan sát của tôi, những bãi “xẻ thịt” mới có, cũ có nằm lênh láng từ bên này sang bên kia khe và cứ kéo dài xuống thượng nguồn khe chính. Trông thấy dáng điệu ngẩn ngơ của tôi, K chép miệng: “Bọn này khôn quá! Chọn nơi cưa gỗ mát thiệt! Các anh chưa thấy cảnh chúng đưa cây gỗ xuống dốc đâu, rầm rầm giống hổ, báo thay nhau rền rú vậy. Nếu các anh thích thì cứ đi với tui vài ngày ở rừng này mới thấy hết sự tàn phá ghê gớm của chúng, những cảnh tùm hum ngồi cưa đầy ra à!”.
Cứ đi 1 giờ đồng hồ thì chúng tôi bắt gặp khoảng 60 đến 80 cội gỗ nằm “trơ gan” còn đỏ ửng, nhựa ửng như màu máu cứ đua nhau rỉ rả quanh vết cắt. Như đã nói, đa số gỗ đều có đường kính từ 50 đến 60 cm. Thậm chí, có những cội gỗ phải 2m - chiều dài gần 50m bị cắt phần bụng, còn ngọn và cội nằm sõng soài giữa khe. Dọc theo con đường dốc chẳm, những đường kéo gỗ nằm tan hoang góc rừng. Cứ cách một đoạn đường chúng tôi lại bắt gặp những súc gỗ dựng đứng nằm la liệt được đóng đinh, tra gùi chuẩn bị để đưa ra khỏi rừng.
Ở rừng này còn rất nhiều loại gỗ quý như lim, dổi, gõ, nao, dã… Như lời anh K. thì cao điểm nhất vào tháng chạp (tháng 12) hàng năm, cứ mỗi ngày có từ 10 đến 15 đoàn lâm tặc “đục khoét” rừng và mỗi đoàn có 20 trâu kéo. Nếu nhẩm theo số lượng này, nghĩa là thời điểm đó sẽ có hàng chục khối gỗ được vận chuyễn ra khỏi rừng mỗi ngày.
Tiếp xúc với một số dân kéo chuyên nghiệp, đang kéo gỗ trên đoạn đường này, chúng tôi được biết một cỗ trâu kéo nặng nhất lên đến 4 tạ. Với 20 trâu kéo thì mỗi ngày, một đoàn có thể đưa ra khỏi rừng gần 8 tấn gỗ. 15 đoàn như vậy thì mỗi ngày rừng Thù Lù bị xẻ biết bao nhiêu? Vậy là những kẻ phá rừng nơi đây rất lộng hành, “lâm tặc” vẫn ngày đêm rục rịch “làm thịt” rừng, chẳng lẽ chính quyền sở tại không biết?
Cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi, K bật mí, đa số “lâm tặc” ở đây rất manh động, bọn chúng sẳn sàng xả súng vào bất cứ ai đáng ngờ. Để giải đáp những băn khoăn trong đầu tôi, K kể thêm, cách đây không lâu chúng đã sử dụng súng AK để đe dọa, tấn công một số phu rừng ở vùng khác đến. Ít năm trước, có thời điểm lên đến 40 trâu kéo một đoàn, chúng có cả người bảo kê cầm súng đưa đường, khi gặp bất cứ trở ngại nào, chúng sẵn sàng xả súng. Bởi vậy, lực lượng chức năng trên địa bàn chẳng ai muốn dây dưa vào chúng làm gì cho thiệt thân.
Nếu như theo đúng lời K, phải chăng vì lý do “lâm tặc” manh động nên chính quyền sở tại đã làm ngơ? Chưa biết lời suy đoán đó đúng bao nhiêu phần trăm nhưng có một sự thật là những cánh rừng phòng hộ trên địa bàn xã Kim Thủy đang dần bị “xóa sổ” từ ngoài vào trong. Những “con đường gỗ” vẫn ngang nhiên tỏa ra mọi hướng mà không có một trở ngại nào... (Pháp Luật Việt Nam 23/8) đầu trang(
Đối với những người làm công tác quản lý, bảo vệ rừng, những mô hình chốt, trạm liên ngành đã giúp họ cảm thấy an tâm hơn với nhiệm vụ giữ rừng.
Trước tình hình nhiều diện tích rừng giáp ranh ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận bị khai thác trái phép ồ ạt và lâm tặc nhiều lần hung hãn tấn công lực lượng giữ rừng, các cấp ngành chức năng ở 3 tỉnh này đã ký kết liên tịch và cùng nhau tổ chức một số chốt, trạm liên ngành để hỗ trợ các đơn vị chủ rừng. Việc làm này đã bước đầu mang lại hiệu quả và nhiều cánh rừng đã được bảo vệ tốt hơn. (Đài Truyền Hình Việt Nam 22/8) đầu trang(
Báo CAND đã có bài phản ánh về vụ phá rừng phòng hộ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi tiếp tục điều tra thực tế tại những cánh rừng đang bị tàn phá này để tiếp tục thông tin sự việc này…
Những ngày cuối tháng 8/2015, chạy dọc theo tuyến đường mới mở kiên cố vào cánh rừng thông caribe, thuộc Tiểu khu 592, thuộc xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam, ngay tại bìa rừng, chúng tôi đã ghi nhận có hàng chục gốc thông, đường kính từ 40-50cm, có cây to cả một người ôm, đã bị “lâm tặc” chặt phá chỉ còn trơ lại gốc, bên cạnh là những cây keo con đang được trồng thay thế.
Không chỉ “lâm tặc”, Công ty TNHH MTV Tiến Thiên Tân (gọi tắt Công ty Tiến Thiên Tân, đóng tại xã Tam Xuân 2), là đơn vị đấu thầu trúng để khai thác mủ thông với số lượng hơn 6.500 cây, tại 28 lô, thuộc khoảnh 5, Tiểu khu 592, nhưng đơn vị này đã khai thác vượt mức hàng ngàn cây thông sai thiết kế, kể cả những cây thông chưa đến độ tuổi khai thác vẫn bị cạo vạch lấy mủ, nguy cơ cây chết là rất cao.
Ông Trần Tiến, Giám đốc Công ty Tiến Thiên Tân thừa nhận, có việc khai thác mủ thông vượt quy định đến 2.000 cây thông dưới đường kính (theo quy định là 25cm). Nhưng, ông Tiến đổ lỗi, việc khai thác này là do công nhân của Công ty làm sai, một phần theo thiết kế lúc đấu thầu không rõ ràng, chỉ giao rừng… trên giấy; chứ không đếm từng cây, không đo đạc trước (?!).
“Sau khi lực lượng chức năng phát hiện lập biên bản, tôi đã cho công nhân tháo bỏ hết tất cả các máng hứng nhựa thông từ các cây khai thác sai quy định rồi. Nhưng sai ở đây cũng có một phần trách nhiệm của lực lượng chức năng từ thiết kế ban đầu lúc đấu thầu chưa quy định rõ ràng…”, ông Tiến phân bua.
Thời gian gần đây, nhiều cánh rừng già trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng bị “lâm tặc” tàn phá vô tội vạ. Vào cuối tháng 7/2015, lực lượng chức năng đã phát hiện dưới dòng sông, thuộc khu vực Hòn Kẽm, huyện Nông Sơn và bến Én, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, có 2 điểm tập kết gỗ lậu. Tại đây, cơ quan chức năng đã trục vớt hơn 7,3m3 gỗ quý hiếm như chò, ví, chua…
Qua điều tra cho thấy, nguồn gốc của số gỗ lậu này chủ yếu xuất phát từ phía thượng nguồn thủy điện Đắc My, huyện Phước Sơn. “Lâm tặc” sau khi khai thác, tập kết, cất giấu gỗ trong rừng, chờ thủy điện xả lũ đã dùng thuyền máy hoặc các phao là săm ôtô để lôi các bè gỗ theo đường thủy về xuôi.
Các đầu nậu thường trao đổi, giao dịch mua bán gỗ trên sông. Cũng tại địa điểm này, vào tháng 9/2014, Kiểm lâm huyện Nông Sơn cũng phát hiện 257 phách gỗ lớn tập kết ở các khe suối thượng nguồn sông Thu Bồn (địa phận xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn)…
Trao đổi với ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, về rừng thông caribe ở Tiểu khu 592 bị chặt phá và khai thác mủ vượt quy định, ông Tuấn cho biết: Chi cục hiện đã giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và Hạt Kiểm lâm huyện Núi Thành (hai đơn vị quản lý khu vực trên) kiểm tra sự việc, đồng thời khẩn trương tiến hành các biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng. Chi cục cũng yêu cầu cơ quan chức năng điều tra sự việc, xử lý nghiêm theo pháp luật. (Công An Nhân Dân 22/8) đầu trang(
Lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đồng Tháp vừa phát hiện và bắt quả tang một trường hợp mua bán động vật hoang dã.
Theo đó, vào sáng ngày 23/8, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Lê Thị Bích Vân (SN 1978, ngụ ấp 3, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đang mua bán động vật hoang dã trái phép tại chợ Cao Lãnh (thuộc phường 2, TP.Cao Lãnh) nên tiến hành lập biên bản.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 20 con vạc, 7 con cồng cọc. Vụ việc được Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh phối hợp với ngành chức năng thả các động vật nói trên về với thiên nhiên.
Được biết, trước đó đối tượng Lê Thị Bích Vân đã bị lập biên bản về hành vi mua bán động vật hoang dã. (Người Đưa Tin 23/8; Công An Nhân Dân 23/8) đầu trang(
UBND huyện Kbang vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác Quản lý bảo vệ rừng 8 tháng đầu năm 2015, đề ra nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2015.
Từ đầu năm đến nay, nhìn chung tình hình vi phạm lâm luật trên  địa bàn huyện Kbang có giảm so với cùng kỳ. Toàn huyện đã kiểm tra, phát hiện, xử lý vi  77 vụ vi phạm Luật Quản lý bảo vệ rừng, tang vật tạm giữ gồm: Hơn 250 m3 gỗ, 17 xe ô tô, 4 xe độ chế, 8 xe máy, 6 cưa xăng. Ngành chức năng xử lý 54 vụ, nộp ngân sách Nhà nước hơn 3,4 tỷ đồng, công tác PCCCR được đảm bảo.
Để làm tốt công tác BVR những tháng cuối năm, Kbang đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó tích cực thực hiện các biện pháp chỉ đạo của các cấp về công tác QLBVR; thường xuyên nắm bắt, kiểm tra tình hình trên toàn địa bàn, tập trung các xã trọng điểm như ĐắkRong, Kong, Sơ Pai, Sơn Lang, Tơ Tung, Lơ Ku...; tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản, gia công hàng mộc; kịp thời ngăn chặn những đối tượng vận chuyển, buôn lậu lâm sản và các hành vi vi phạm khác... (Đài Phát Thanh - Truyền Hình Gia Lai 22/8) đầu trang(
Những năm gần đây khu rừng đặc dụng tại xã Mường Phăng huyện Điện Biên liên tục bị xâm hại.
Để quản lý, bảo vệ rừng Mường Phăng, đặc biệt là Khu rừng Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cấp ủy chính quyền xã Mường Phăng đã tăng cường công tác tuyên truyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát và kiên quyết đưa ra xử lý trước pháp luật những đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn xã Mường Phăng đã xảy ra xử lý 9 vụ vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ rừng; trong đó có 3 vụ phá trên 2. 700m2 rừng làm nương; 1 vụ dùng cưa xăng phá rừng và 3 vụ cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép. Theo đánh giá của UBND xã, số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng tăng so với cùng kỳ năm 2014.
Để quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, xã Mường Phăng đã phối hợp với cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn và Ban quản lý rừng Mường Phăng cắm mốc ranh giới rừng đặc dụng; xây dựng các bảng tuyên truyền, bảng sơ đồ khu vực rừng đặc dụng bằng bê tông và tuyên truyền và giáo dục đến các thôn, đội về Luật bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, xã cũng sửa đổi, bổ sung quy ước mới ở các thôn bản về quản lý, bảo vệ rừng; thành lập các tổ cơ động thường xuyên tuần tra, kiểm tra ngăn chặn được 30 lượt người vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Ông Lò Văn Thư, Cán bộ quản lý, bảo vệ rừng, Ban quản lý rừng Mường Phăng cho biết: Ban quản lý rừng thường xuyên xuống cơ sở tuyên truyền bà con công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Ban quản lý bảo vệ rừng phân công các đồng chí trong ban lập các tổ bảo vệ rừng, thường xuyên đi kiểm tra phát hiện trường hợp chặt phá rừng nào báo cho Kiểm lâm địa bàn
Chủ trương, giải pháp quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng. Song lại có 1 nghịch lý là: Rừng ở Mường Phăng vẫn không ngừng bị xâm hại.  Liên quan đến tình trạng phá rừng không giảm, có nhiều lý do như: đời sống kinh tế khó khăn; người dân có phong tục dựng nhà sàn bằng gỗ; diện tích rừng rộng; cơ chế phân cấp trong quản lý chưa cụ thể và lực lượng chức năng thiếu nhân sự, phương tiện để thực thi nhiệm vụ. Và trong khi mọi lý do này chưa giải quyết thấu đáo, thì rừng Mường Phăng liên tục phải gánh chịu hậu quả.
Rừng không chỉ của riêng ai; trách nhiệm bảo vệ rừng cũng không chỉ của một lực lượng nào. Chỉ khi nào người dân hiểu được hậu quả của việc phá rừng, hủy hoại môi trường sinh thái, hàng chục ha ruộng của Mường Phăng bị hạn hán; lũ ống, lũ quét xảy ra thì khi đó mới có hy vọng rừng xanh trở lại.
Để quản lý, bảo vệ rừng của xã Mường Phăng nói chung; rừng đặc dụng Mường Phăng nói riêng, cấp ủy, chính quyền địa phương cần khẩn trương hoàn thiện việc phân cấp quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục Luật bảo vệ và phát triển rừng đến từng thôn, bản; tổ chức kí cam kết không chặt phá rừng giữa xã với các bản, các hộ dân; xây dựng hòm thư tố giác tội phạm.
Đồng thời tăng cường phối hợp giữa lực lượng: Công an, Kiểm lâm củng cố hồ sơ, đề nghị cấp có thẩm quyền đưa ra xét xử các đối tượng cầm đầu tổ chức phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương trái phép. Có như vậy, rừng ở Mường Phăng mới không bị xâm hại. (Đài Phát Thanh và Truyền Hình Điện Biên 23/8) đầu trang(
Ngày 21.8, đại diện Chi cục Kiểm lâm Phú Yên cho biết, đơn vị đang triển khai kiểm tra toàn diện vụ phá rừng quy mô lớn tại khu vực núi Hòn Đát, xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa.
Theo phản ánh của người dân, khoảng 20ha rừng tự nhiên đã bị đốn hạ trong hơn một tháng qua. Từ cây có đường kính vài người ôm, đến những cây gỗ nhỏ đều bị triệt phá bằng các loại cưa máy. Mỗi ngày có 2 - 3 chuyến đưa gỗ súc, gỗ xẻ ra khỏi rừng. Trong quá trình khai thác gỗ tại khu vực trên, đã có một người chết vì cây ngã đè, thế nhưng vụ việc bị ém nhẹm.
Cũng theo phản ánh của người dân, khu vực rừng bị phá là do một doanh nghiệp được cấp phép trồng rừng, đã thuê nhân công đến khai thác gỗ. Dư luận đang bức xúc, việc phá rừng trên diễn ra công khai trong thời gian dài nhưng không thấy cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Còn theo ông Đặng Văn Thiện - Chủ tịch UBND xã Sơn Nguyên, thì hơn một tháng nay, khoảng 20ha rừng ở khu vực Hòn Đát đã bị một số đối tượng phá để lấy đất làm rẫy. Địa phương đã phối hợp Hạt Kiểm lâm Sơn Hòa kiểm tra nhưng chưa truy ra đối tượng phá rừng. Cả đại diện Chi cục Kiểm lâm Phú Yên và UBND huyện Sơn Hòa đều từ chối cung cấp thông tin cụ thể xung quanh vụ việc trên. Đại diện UBND tỉnh Phú Yên thì nói chưa nhận được báo cáo về vụ việc. (Dân Việt 23/8) đầu trang(
Thời gian gần đây, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, vận chuyển lâm sản trái phép - nhất là tại các huyện: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Hoài Ân - diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ðoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR)…
Theo Chi cục Kiểm lâm (KL) tỉnh, tình hình lấn chiếm đất lâm nghiệp, chặt phá rừng, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Qua các đợt kiểm tra, truy quét, lực lượng KL của tỉnh và các địa phương đã phát hiện nhiều diện tích rừng tại tiểu khu 22A đầu nguồn sông Vố thuộc địa bàn thị trấn An Lão; tiểu khu 22 thuộc xã An Tân và tiểu khu 34 thuộc xã An Hòa, huyện An Lão đã bị chặt phá để trồng rừng kinh tế và lấy gỗ.
Tại các tiểu khu 317, 318 thuộc địa bàn xã Nhơn Tân (TX An Nhơn) nhiều người dân cũng đã vào rừng khai thác gỗ trái phép. Còn tại các khu vực rừng giáp ranh giữa huyện Vĩnh Thạnh và thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng trăm héc-ta đất lâm nghiệp do Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn quản lý đã bị nhiều hộ dân ở thị xã An Khê lấn chiếm để trồng mì; nhiều diện tích rừng trồng của doanh nghiệp nói trên cũng bị chặt phá.
Tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép, cháy rừng cũng xảy ra ở nhiều địa phương. Trong tháng 6.2015, UBND tỉnh đã ban hành 2 quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng đối với một đối tượng ở thôn Hiệp Vinh 1, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh và một đối tượng khác ở phường An Phú, thị xã An Khê 225 triệu đồng vì vận chuyển lâm sản (với vai trò là chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và chủ lâm sản) trái pháp luật. Đầu tháng 8, UBND tỉnh tiếp tục ban hành 2 quyết định xử phạt hành chính 300 triệu đồng đối với 2 đối tượng ở xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn) cũng với hành vi vi phạm nói trên.
Từ đầu năm đến nay, qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng KL đã phát hiện 273 vụ vi phạm Luật BV&PTR. Riêng trong tháng 8, các đơn vị trực thuộc Chi cục KL tỉnh đã phát hiện và lập biên bản 44 vụ vi phạm, tạm giữ gần 20,8 m3 gỗ các loại, 16 phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn xảy ra 22 vụ cháy rừng, tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 110,7 ha.
Trong đó, khu vực rừng thị xã An Nhơn xảy ra 3 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại là 40,6 ha; liên huyện Tuy Phước - Quy Nhơn xảy ra 5 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại là 25,35 ha; huyện Phù Mỹ 4 vụ, thiệt hại 18,55 ha; Phù Cát 3 vụ, thiệt hại 9,85 ha…
Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, sở dĩ tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép còn diễn biến phức tạp là do đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức về việc quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế, nên họ vào rừng đốt rừng làm nương rẫy.
Mặt khác, lợi nhuận khá cao của một số loại lâm sản quý đã thu hút nhiều người vào rừng khai thác. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp để trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cây lấy gỗ của người dân hiện nay rất lớn, bộc phát và lan rộng ở nhiều địa phương. Trong khi đó, công tác quản lý đất lâm nghiệp của chính quyền các cấp chưa được chặt chẽ; việc xử lý vi phạm của chính quyền cấp xã đối với tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép còn thiếu kiên quyết; lực lượng KL quá mỏng, lại thực hiện nhiều nhiệm vụ, nên chưa đủ mạnh để có thể lấn áp các đối tượng phá rừng. Đồng thời kinh phí cho việc truy quét lâm tặc còn hạn hẹp không đủ để thực hiện thường xuyên, liên tục.
Một số Hạt KL và KL địa bàn chưa làm tốt nhiệm vụ được giao, chưa thường xuyên bám sát cơ sở để phát hiện và ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.
Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kế hoạch BV&PTR giai đoạn 2011-2020; chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với chính quyền các địa phương xác định các “điểm nóng” phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của việc BV&PTR, đồng thời tăng cường lực lượng truy quét, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm Luật BV&PTR.
Ông Huỳnh Ngọc Bảo, Phó Chi cục trưởng Chi cục KL tỉnh, cho biết: Đoàn kiểm tra liên ngành đã được thành lập và giao nhiệm vụ cụ thể cho 2 tổ thực hiện công tác BV&PTR, phòng cháy chữa cháy rừng từ tháng 7 đến tháng 12.2015. Trong thời gian này, tổ số 1 sẽ tiến hành kiểm tra, truy quét các điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản vùng giáp ranh; phá rừng để lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái phép; các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân, An Lão.
Tổ 2 tiến hành kiểm tra, truy quét các điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản vùng giáp ranh; phá rừng để lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép; các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn TP Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và các huyện: Tuy Phước, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
Cũng theo ông Huỳnh Ngọc Bảo, việc kiểm tra, ngăn chặn các hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản; phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép được tổ chức triển khai đồng bộ, khẩn trương và liên tục, có sự chỉ đạo, phối hợp kịp thời của chính quyền địa phương.
Qua các đợt kiểm tra, chúng tôi sẽ đánh giá đúng thực trạng về tình hình quản lý, phát triển, BVR và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh; tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm quản lý của các đơn vị và địa phương để đề ra biện pháp khắc phục, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật BV&PTR trong thời gian tới. (Báo Bình Định 24/8) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Giao rừng theo nhóm hộ, đánh giá kết quả bảo vệ rừng khoán dựa trên số lượng cây trên thực địa là cách làm hay của Quảng Nam khi triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tác động tích cực đến công tác bảo vệ rừng, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi. Kể từ khi triển khai thí điểm dự án đầu tiên đến nay, toàn tỉnh đã có 300.000ha rừng được giao đến người dân.
Trong gần 5 năm thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đánh giá của UBND tỉnh Quảng Nam, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đi vào cuộc sống đã gắn kết lợi ích giữa người sử dụng dịch vụ môi trường rừng và người bảo vệ rừng.
Tính đến hết tháng 6.2015, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các đơn vị tư vấn lập 14 Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các lưu vực thủy điện: Sông Côn 2, An Điềm 1 - An Điềm 2, Sông Tranh 2 - Trà Linh 3 - Tà Vi, Đăk Mi 4, A Vương - Za Hung - Khe Diên, Đại Đồng, Trà My 1 - Trà My 2, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung, Sông Cùng, Duy Sơn 2 và Đăk Drinh.
Tổng diện tích được cung ứng dịch vụ chi trả môi trường rừng đạt gần 300.000ha, chiếm 72% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh. Số diện tích này được giao cho 10 ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và 5 hạt kiểm lâm trực tiếp quản lý, thực hiện chi trả (các đơn vị này được coi là chủ rừng); 19.884 hộ dân thuộc 71 xã của 11 huyện được hưởng lợi trực tiếp.
Về những đóng góp tích cực của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với đời sống KT - XH của địa phương, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam Huỳnh Đức hồ hởi cho biết: sau gần 5 năm triển khai thực hiện, 24 đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn đã nộp hơn 176 tỷ đồng kinh phí phải chi trả cho các chủ rừng.
Trong đó, hơn 100 tỷ đồng đã được giải ngân. Trừ những chi phí cho việc duy trì hoạt động của hệ thống, chi phí cho công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, mỗi hộ nhận được trên 4 triệu đồng/năm. Đây là nguồn hỗ trợ rất thiết thực, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Gần 30 năm gắn bó với công tác bảo vệ và phát triển rừng, ông Đức cũng cho rằng con số 300.000ha rừng được rà soát và giao khoán đến từng hộ dân trong gần 5 năm thực hiện chính sách là nỗ lực rất lớn của Quảng Nam khi triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Qua thực hiện chính sách, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan đã được xác định rất rõ ràng.
Trong đó, vai trò quản lý nhà nước của Quỹ, vai trò của các chủ rừng là các Ban quản lý, các địa phương có rừng thuộc Dự án và từng chủ hộ được giao khoán được xác định rõ trách nhiệm liên quan. Quá trình thực hiện có phát sinh, sẽ có hệ quy chiếu để quản lý, xử lý.
Quan trọng nhất, theo ông Đức, chính sách đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của người dân đối với việc bảo vệ rừng, tập quán đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số cũng dần được xóa bỏ. Kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng cùng với các thu nhập khác từ rừng đã góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống cho người dân gắn bó với rừng. Nông thôn miền núi có nhiều thay đổi tích cực.
Theo tổ công tác của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Sông Bung đi kiểm tra rừng tại địa phận huyện miền núi Tây Giang. Hơn hai giờ vượt qua những đoạn đường núi hiểm trở dưới những cơn mưa rừng rả rích, chúng tôi gặp người dân địa phương đi tuần tra như thường lệ. Anh Bríu Tích (thôn Arớh, Lăng, Tây Giang) trưởng nhóm hộ đã nhận khoán gần 30ha rừng tự nhiên chia sẻ: cả nhóm có 16 hộ, chia đều thành 4 tổ, cứ thế thay phiên đi tuần tra.Có lâm tặc hay hỏa hoạn là phát hiện được ngay để kịp thời báo kiểm lâm và Ban Quản lý rừng để xử lý.
“Ngày trước rừng bị chặt, bị đốt làm nương rẫy nhiều. Nhưng từ khi giao khoán đến từng nhóm hộ đã không còn xảy ra tình trạng này nữa. Số tiền nhận được hằng năm, các hộ trong nhóm đều dùng để đầu tư chăn nuôi, trồng trọt. Đời sống khá lên nhiều nên tư tưởng phá rừng, lấn chiếm đất rừng gần như không còn nữa”, anh Tích phấn khởi cho biết.
Theo Hạt trưởng Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ Bắc Sông Bung Đinh Văn Hồng: Chính sách giao khoán theo nhóm hộ đã mang lại hiệu quả thực sự trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. Đây là cách làm có sự linh động so với nhiều địa phương trong cả nước. Nhờ chia cho từng nhóm hộ nên lực lượng giữ rừng đông hơn, các hộ cùng hưởng lợi như nhau nên dễ dàng phân công tuần tra, bảo vệ. Nếu chia cho từng hộ thì các chủ rừng sẽ đơn lẻ, khó đối chọi với lực lượng phá rừng. Hơn nữa, các thủ tục hồ sơ cũng ít đi, những người làm công tác quản lý bớt vất vả hơn rất nhiều, ông Hồìng cho biết thêm.
Bên cạnh việc giao khoán theo nhóm hộ, khi thực hiện chi trả phí dịch vụ, các đơn vị quản lý rừng sẽ có hợp đồng cụ thể với người dân về diện tích, ranh giới, số lượng cây... dựa trên thực địa. Việc giao khoán cụ thể như vậy mới ràng buộc người dân giữ rừng bằng nhiều biện pháp - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam Huỳnh Đức cho biết.
Nhờ thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ rừng, nạn chặt phá, xâm lấn rừng tại Quảng Nam được hạn chế rất nhiều. Hàng trăm nghìn hécta rừng ở Quảng Nam đã thật sự có chủ. Người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số biết gắn bó trách nhiệm với rừng và có được quyền lợi cụ thể từ việc bảo vệ rừng. Tuy vậy, theo ông Đức, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có thể phát huy hiệu quả hơn nữa nếu có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cơ sở để theo dõi, giám sát việc giao khoán, bảo vệ và vận động nhân dân tham gia nhận giữ rừng…
Một yêu cầu quan trọng không kém là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đóng góp đúng theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, các cơ quan thẩm quyền cũng cần huy động thêm các nguồn lực khác để gia tăng nguồn vốn chi trả dịch vụ. Nguồn vốn này dồi dào thì diện tích rừng giao khoán được mở rộng, quản lý, bảo vệ tốt hơn.
Theo phương án hỗ trợ kinh phí giao khoán rừng đến nhóm hộ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014 được phê duyệt ngày 10.2.2015, UBND tỉnh Quảng Nam giao hơn 80.000ha cho 245 nhóm hộ (3.862 hộ) với tổng kinh phí chi trả hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng. Số tiền này được trích từ nguồn kinh phí hoạt động (10%) của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.
Đơn vị thực hiện giao khoán rừng gồm có: Các Ban Quản lý rừng phòng hộ: Đăk Mi, Sông Tranh, Bắc Sông Bung, Nam Sông Bung; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Vườn Quốc gia Bạch Mã và các Hạt kiểm lâm: Bắc Trà My, Đại Lộc. Sở NN-PTNT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh triển khai việc hỗ trợ kinh phí giao khoán rừng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định hiện hành. (Đại Biểu Nhân Dân 23/8) đầu trang(
Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24-9-2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2011.
Mặc dù Quảng Ninh là một trong số ít những địa phương trong cả nước sớm triển khai chính sách, tuy nhiên, đến nay các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ môi trường rừng vẫn chưa thực hiện nộp quỹ để chi trả cho bên cung ứng dịch vụ. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Ninh đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT (ảnh).
Với hơn 310.000ha rừng, Quảng Ninh là một trong những địa phương có diện tích rừng, độ che phủ rừng lớn trong cả nước. Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 3696/UBND-NLN2 ngày 19-9-2011 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 3322/QĐ-UBND ngày 31-12-2014 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh giai đoạn đến năm 2020.
Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Nghị định, đồng thời đã xây dựng đề cương dự toán lập Đề án triển khai chính sách dịch vụ môi trường rừng trình UBND tỉnh làm căn cứ để lập đề án triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trên cơ sở đề cương dự toán được phê duyệt, Sở NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị tư vấn xây dựng đề án triển khai chính sách này giai đoạn 2014-2020 trình và đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Ngay sau đó, Sở đã ban hành văn bản “Về việc công bố công khai thông tin đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020” gửi các cơ quan liên quan. Theo đó, công khai quyết định phê duyệt, nội dung đề án; danh mục các đối tượng, loại hình dịch vụ môi trường rừng và bản đồ các lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cổng thông tin điện tử của Sở NN&PTNT theo đường dẫn: http://nnptnt.quangninh.gov.vn .
Tại Quyết định 3322, UBND tỉnh xác định rõ các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ thực hiện việc chi trả trong năm 2015 và kế hoạch chi trả đến năm 2020; xác định diện tích lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng; hệ số quy đổi; các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; giá trị chi trả môi trường rừng và kế hoạch chi trả cho từng giai đoạn. T
heo đó, diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong toàn tỉnh được xác định trên 13 lưu vực, diện tích cung ứng quy đổi là 156.365ha với 2 nhóm cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm: Nhóm các hộ gia đình, HTX, cộng đồng thôn và UBND cấp xã; nhóm thứ hai là 97 chủ rừng gồm các BQL rừng phòng hộ đặc dụng, công ty lâm nghiệp, các đơn vị LLVT, doanh nghiệp.
Đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng thực hiện chi trả từ năm 2015 bao gồm: Nhà máy thuỷ điện Khe Soong, thuộc Công ty CP An Sinh Lộc với công suất thiết kế 3,6MW, nằm trên lưu vực sông Tiên Yên; Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh với 9 đơn vị thành viên; Công ty CP Phát triển Tùng Lâm nằm trong ranh giới của rừng quốc gia Yên Tử. Tổng giá trị thu từ các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng này qua tính toán sơ bộ ban đầu gần 5,3 tỷ đồng.
Theo Nghị định 99, các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng sẽ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng tính bằng 1-2% doanh thu thực hiện trong kỳ.
Các cơ sở sản xuất thuỷ điện, mức chi trả 20 đồng/kWh điện thương phẩm; các cơ sở sản xuất nước sạch 40 đồng/m3 nước thương phẩm… Và nội dung của Đề án triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2020 cũng nêu rõ những nội dung về thu dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Cụ thể là: Về phần thu, đối tượng thu dịch vụ môi trường rừng gồm 3 đơn vị. Gồm: Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh, Công ty CP An Sinh và Công ty CP Phát triển Tùng Lâm. Sở NN&PTNT đã tiến hành ký hợp đồng uỷ thác với 3 đơn vị này để thu dịch vụ môi trường rừng đối với các lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2015, dự kiến thu khoảng 5,2 tỷ đồng.
Về chi phí, đối tượng chi gồm 2 nhóm. Nhóm 1, BQL rừng phòng hộ, đặc dụng và các công ty lâm nghiệp với tổng diện tích lưu vực 64,782ha, số tiền thực hiện chi trả là 4,15 tỷ đồng. Nhóm 2, chủ rừng là hộ gia đình, UBND các xã, cộng đồng và một số doanh nghiệp, tổng diện tích lưu vực 144,622ha; số tiền thực hiện chi trả là 386 triệu đồng.
Quá trình triển khai thực hiện, đối với nhóm 2, có kinh phí chi trả thấp từ 258-5.390 đồng/ha, Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh về việc đề nghị chi trả dịch vụ môi trường rừng kế hoạch năm 2015 và được UBND tỉnh đồng ý tại văn bản số 3792/UBND-NLN2 ngày 1-7-2015. Đến nay, Đề án chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh đã và đang được triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ theo Quyết định số 3322 của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ môi trường rừng chưa thực hiện nộp quỹ để chi trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ theo kế hoạch năm 2015. Theo các doanh nghiệp này, việc chậm nộp quỹ là do khó khăn về tài chính nên đề nghị được nộp chậm. Sở NN&PTNT đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh không chấp thuận cho các đơn vị này nộp chậm mà vẫn phải thực hiện nộp theo đúng kế hoạch năm 2015. (Báo Quảng Ninh 24/8) đầu trang(
Theo GS.TS Nguyễn Quang Thạch (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) có lẽ lâu lắm rồi mới có một đối tượng cây trồng mới thích hợp với Việt Nam như Sachi.
Sáng 21/8/2015, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã phối hợp cùng Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá tiềm năng phát triển cây Sachi (Sacha Inchi) tại Việt Nam”.
Chủ trì hội thảo gồm có ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, GS.TS Nguyễn Quang Thạch và chuyên gia Nguyễn Lân Hùng.
Thành phần tham dự hội thảo gồm nhiều lãnh đạo và đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan nghiên cứu, lãnh đạo một số tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, các hội và hiệp hội, các doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan thông tấn báo chí. Lượng đại biểu đông hơn hẳn so với dự kiến ban đầu khiến cho hội trường của Học viện Nông nghiệp chật cứng.
Nhiều người dù không được mời nhưng khi nghe thông tin đã tự động bắt xe khách đến tham gia, trong đó có những nông dân ở các vùng rất xa. Thậm chí một vị khách nữ ở tận Thái Nguyên về trên tay vẫn bồng con nhỏ. Thỉnh thoảng đứa bé lại khóc ré lên khiến chị vội vàng nựng dỗ để còn nghe tiếp.
Bên ngoài trời nắng chang chang nhưng còn thua xa “sức nóng” trong hội trường. Thăm vườn thực nghiệm, sờ cây non, uống trà lá Sachi, ăn bánh Sachi, nếm dầu Sachi là điều nhiều người được thử nghiệm. Miếng kẹo socola nhân Sachi vị bùi bùi, béo béo, chén nước trà lá Sachi ngọt mát, thanh thanh…
Toàn bộ các quả trong vườn thực nghiệm đã bị hái, toàn bộ các cây non, hạt Sachi trưng bày ở hội trường bị xin cho bằng hết chứng tỏ sự quan tâm của người tham dự hội thảo với loại cây mới này là rất lớn.
Các tham luận chính gồm: Giới thiệu về Sachi, những đặc tính của giống qua thời gian trồng khảo nghiệm tại Việt Nam và quy trình nhân invitro của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tham luận của đại diện phòng Xuất nhập khẩu Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam về tổng quan tình hình cây trồng Sachi trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tham luận về giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản; quy trình hợp tác đầu tư; chiến lược phát triển cây Sachi; hiệu quả kinh tế cho người nông dân và tiềm năng phát triển Sachi tại Việt Nam của đại diện Phòng Dự án Nông nghiệp. Đại diện Trung tâm R&D - Cty Sachi Vina trình bày tham luận về giá trị dinh dưỡng và sản phẩm đầu ra từ Sachi. Bài tham luận về Chiến lược đầu tư phát triển Thương hiệu và Marketing cho sản phẩm đầu ra từ cây Sachi của đại diện Phòng Marketing.
Tham luận khiến nhiều người quan tâm nhất là của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia với nội dung đánh giá bước đầu kết quả trồng khảo nghiệm Sachi tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tam Điệp - Ninh Bình.
Theo đó, cây 82-85 ngày sau khi trồng đã ra hoa, kết trái. Về các loại bệnh nguy hiểm như thán thư chưa thấy, héo rũ chưa thấy, tuyến trùng chưa thấy mà chỉ nhiễm sâu đục thân với tỷ lệ mắc 1%. Cả thảy có 10 báo cáo tham luận nhưng hội trường vẫn còn rất đông là một điều hiếm thấy ở một cuộc hội thảo.
Một điều đặc biệt nữa là nông dân Đỗ Thành Khoa ở xã Thái Học (Thái Thụy, Thái Bình) cho biết mình đã liên kết với một đơn vị của Thái Lan để trồng tới 5 ha Sachi ở Thái Bình và 10 ha ở Hòa Bình. Cây trồng ở Hòa Bình không bị sâu bệnh nhưng lại không tốt và quả kém hơn cây trồng ở Thái Bình.
Ngược lại cây trồng ở Thái Bình dù tốt vẫn bị tỷ lệ chết ẻo khá nhiều. Hiện anh Khoa đang trồng xen Sachi với cây chùm ngây, sản phẩm làm ra chủ yếu để nhân giống bán chứ chưa tính đến chuyện bán hạt ép dầu dù đầu ra này cũng được người Thái Lan hứa hẹn bao tiêu với giá khoảng 40.000đ/kg. Một kinh nghiệm tốt từ anh Khoa là nên nuôi ong mật để thụ phấn cho hoa giúp cho cây đậu quả nhiều.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Thạch (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) có lẽ lâu lắm rồi mới có một đối tượng cây trồng mới thích hợp với Việt Nam như Sachi. Loại cây này là dành cho nước nghèo, cho người nghèo vì thu hái thủ công, nhiều lần trong năm nên không công nghiệp hóa được, không hợp với các nước đã phát triển. “Theo tôi đưa cây Sachi vào sản xuất là ổn nhưng cần điều chỉnh dần dần về kỹ thuật cho phù hợp hơn”.
Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng phấn khởi: “Hiện nay Cty Sachi Vina đang phải sang Lào, sang Campuchia để mua sản phẩm thì tại sao ở ngay chính Việt Nam lại không phát triển được? Điều hay nhất theo tôi là công ty cam kết thu mua hết sản phẩm cho người trồng bằng hợp đồng”.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận xét, từ thực tế nhiều hoa đực, ít hoa cái nên năng suất của Sachi ở Việt Nam thế nào vẫn là câu hỏi cần phải nghiên cứu. GS Nguyễn Ngọc Lung, chuyên gia lâm nghiệp, cho hay nếu Sachi trồng xen kẽ với cây lâm nghiệp thì rất phù hợp nhưng vẫn còn băn khoăn về đầu ra: “Nếu một người mua vạn người bán thì doanh nghiệp có cam kết mua hết trong suốt thời gian tuổi đời sản xuất của cây (20-30 năm) không? Lượng dầu trong hạt Sachi cao như thế thì lưu trữ thế nào, thời hạn lưu trữ được bao lâu?”.
Về vấn đề này, anh Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Tâm Hoàng Việt (đơn vị mẹ của Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam) khẳng định: “Chúng tôi cam kết bằng hợp đồng sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con đến hết đời sống của cây để phục vụ cho một nhà máy chế biến trong 2 tháng nữa sẽ đi vào hoạt động. Về thu hoạch, bảo quản, do cuống quả Sachi rất dai nên không sợ mưa lớn gây rụng. Khi phơi dưới nắng to vỏ quả bung ra nên bà con tách hạt khá dễ dàng. Hạt Sachi khô lưu trữ trong kho được 6 tháng còn khi ép thành dầu lưu trữ được 3 năm”.
Hết nhà khoa học hỏi, lại đến nông dân thắc mắc. Ông Tôn ở Hòa Bình cùng đại diện của doanh nghiệp Thành Bưởi hỏi có bao nhiêu diện tích mới được hợp tác trồng Sachi? Khi hợp tác có được chịu tiền giống rồi trừ vào sản phẩm không? Về điều này, anh Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp: “Phải xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đủ rộng chúng tôi mới hợp tác. Cty sẽ cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua sản phẩm, trong đó giống sẽ được nợ một phần rồi trừ vào sản phẩm (tùy theo quy mô của sự hợp tác).
Với mức tổng đầu tư khoảng 50-150 triệu/ha (tùy mật độ và hình thức cọc bê tông hay cọc tre) theo tính toán trong hai năm người trồng Sachi sẽ hoàn vốn còn từ năm thứ ba sẽ cho lãi hàng trăm triệu một cách ổn định.
Hiện nay Cty Cổ phần Sacha Inchi Việt Nam đang định hướng sản xuất và chế biến Sachi theo chuỗi giá trị khép kín, hữu cơ, bao tiêu đầu ra và có quy hoạch. Trước tiên, Cty sẽ hướng tới thị trường quốc tế với mong muốn xây dựng được một doanh nghiệp mang biểu trưng thương hiệu quốc gia. (Nông Nghiệp Việt Nam 25/8) đầu trang(
Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình xác định giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp quan trọng để bà con ổn định đời sống và thoát nghèo bền vững. Dọc theo dãy Trường Sơn, nhiều cánh rừng được chuyển giao lại cho cộng đồng, cho từng hộ gia đình, mang lại cuộc sống no đủ hơn cho nhiều hộ đồng bào các dân tộc nơi đây.
Đồng chí Trần Hải Châu, Bí thư Huyện ủy Quảng Ninh (Quảng Bình) cho rằng, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở nơi đất đai rộng lớn nhưng lại thiếu đất sản xuất, cuộc sống khó khăn, trong khi các công ty lâm nghiệp, các lâm trường lại chiếm phần lớn diện tích đất rừng nhưng nhiều nơi sử dụng không hiệu quả.
Vì thế, việc điều chỉnh lại diện tích đất rừng và rừng mà các lâm trường quản lý để giao một phần cho hộ dân quản lý, sản xuất là vấn đề luôn được địa phương quan tâm. Đảng bộ huyện Quảng Ninh đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2011-2015. Trong đó chú trọng công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng và cho từng hộ gia đình.
Đến nay, huyện Quảng Ninh đã giao 2.905 ha rừng tại hai xã miền núi là Trường Sơn và Trường Xuân. Được giao đất, giao rừng, đồng bào yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống, tình trạng phá rừng giảm hẳn.
Trường Sơn là một xã biên giới của huyện Quảng Ninh. Trước đây, 96% diện tích đất lâm nghiệp của xã do một công ty lâm công nghiệp quản lý, khai thác. Với sự nỗ lực từ phía chính quyền và doanh nghiệp, đến nay gần 3.000 ha rừng tự nhiên đã được bóc tách và giao lại cho người dân quản lý, bảo vệ. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Thụ, sau khi bà con nhận rừng và đất rừng, huyện Quảng Ninh hỗ trợ cây giống, hướng dẫn các thôn, bản xây dựng quy ước bảo vệ rừng, lấy cộng đồng dân cư làm nòng cốt.
Đất rừng giao đến từng hộ dân, bà con trồng keo, tràm xen với cây sắn, đậu xanh để lấy ngắn nuôi dài. Bản Cổ Tràng, xã Trường Sơn được giao gần 210 ha rừng tự nhiên có trữ lượng gần 33.000 m3 gỗ để quản lý, bảo vệ theo mô hình rừng cộng đồng. Được giao rừng, bản thành lập ban quản lý rừng cộng đồng gồm bảy thành viên, đứng đầu là trưởng bản.
Ban quản lý có nhiệm vụ vừa tuyên truyền, vận động dân bản không chặt phá rừng trái phép vừa tuần tra bảo vệ rừng. Số tiền bảo vệ rừng với mức 200 nghìn đồng/ha (hỗ trợ trong sáu năm) được ban quản lý rừng cộng đồng bản chi trả cho hoạt động bảo vệ rừng. Mỗi chuyến tuần tra rừng, mỗi thành viên được trả 100 đến 200 nghìn đồng. Trưởng bản Cổ Tràng Hồ Văn Bền phấn khởi nói: “Nhận rừng Nhà nước giao cho cộng đồng, cả bản vui lắm. Dân bản thay nhau canh rừng để không bị kẻ xấu chặt phá”.
Gần mười năm trước, gia đình chị Hồ Thị Thế ở bản Cây Bông, xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) là hộ nghèo. Nguyên nhân là do thiếu đất sản xuất. Được địa phương khuyến khích, gia đình chị khai hoang được gần bốn ha đất để trồng keo, mua trâu về nuôi. Có kinh nghiệm và tích lũy được vốn, chị tiếp tục được ưu tiên nhận đất để trồng rừng. Đến nay, gia đình chị Hồ Thị Thế có 20 ha rừng keo, hai ha cây cao-su, nuôi bảy con trâu, một ao cá và làm 0,5 ha lúa nước...
Bình quân mỗi năm gia đình chị thu về gần 130 triệu đồng, vươn lên trở thành hộ khá của bản. Cũng như gia đình chị Thế, gia đình anh Hồ A Lai là một trong những hộ trồng rừng nhiều nhất xã Kim Thủy, với 50 ha. Hiện anh đang khai thác dần 25 ha keo lai với giá 30 triệu đồng/ha, thu về hàng trăm triệu đồng. Anh Hồ A Lai cho biết, từ tiền lãi thu hoạch từ rừng trồng, anh đầu tư xây dựng mô hình trang trại tổng hợp để phát huy tiềm năng vùng đất bán sơn địa này.
Phó Chủ tịch UBND xã Kim Thủy Hồ Văn Xoan cho biết, toàn xã đã trồng được hơn 3.000 ha keo tràm. Nhờ trồng rừng, hàng chục hộ dân ở các bản như Cây Khế, Cây Bông, Cầu Kiềng... thoát đói nghèo. “Thời gian tới, xã Kim Thủy tiếp tục tạo điều kiện để người dân mở rộng diện tích trồng rừng, kết hợp chăn nuôi để xóa đói, giảm nghèo”- đồng chí Hồ Văn Xoan khẳng định.
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình Lê Minh Ngân, từ năm 2012 đến tháng 6-2015, tỉnh đã thu hồi 8.326 ha đất của các nông, lâm trường giao về các huyện quản lý và xét giao đất ổn định cho các hộ dân, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc. Các huyện lập phương án, làm thủ tục giao đất cho các hộ dân trên tinh thần khu vực dễ giao trước, khó giao sau; khu vực khó khăn không có kinh phí đo đạc thì giao đất thực địa cho người dân ổn định sản xuất trước, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau.
Bên cạnh kết quả đạt được, tại Quảng Bình vẫn còn số ít hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất hoặc đất đã làm thủ tục nhưng chưa giao được trên thực địa. Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy Phạm Hữu Thảo cho biết, nguyên nhân của việc chậm trễ trong vấn đề cấp đất sản xuất cho đồng bào là do nhiều diện tích được bóc tách từ các lâm trường, chủ yếu là rừng tự nhiên nằm ở vùng có khe suối, núi đá, không có đường đi.
Ngoài ra, một số diện tích rừng đang trong thời gian hợp đồng giữa các lâm trường với các hộ dân hoặc tài sản trên đất chưa được giải quyết cho nên việc giao đất sản xuất cho người dân gặp khó khăn. Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo một số xã chưa vào cuộc quyết liệt cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ cấp đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình Phạm Hồng Thái, hiện tỉnh đang thực hiện dự án bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó có nội dung giao đất, giao rừng cho cộng đồng và các hộ gia đình quản lý tại 10 xã vùng đệm Phong Nha. Đến cuối tháng 6-2015, dự án đã giao gần 6.300 ha rừng và đất rừng cho 21 cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ.
Thực tế cho thấy, rừng giao cho cộng đồng được bảo vệ, quản lý tốt và người dân cũng có thu nhập từ hoạt động bảo vệ rừng. Công việc này đang được thực hiện có hiệu quả thì phải dừng lại do vướng quy định của Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ 1-7-2014. Cụ thể, tại điều 135, Luật Đất đai 2013 thì cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân không thuộc đối tượng được giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Vì vậy, các địa phương lúng túng và buộc phải dừng việc thực hiện giao đất, giao rừng cho cộng đồng và hộ gia đình, cá nhân.
Mặt khác, theo lãnh đạo UBND các huyện, diện tích sau bóc tách để giao cho người dân nằm xen kẽ trong diện tích rừng phòng hộ, hoặc rừng sản xuất do Nhà nước và các công ty lâm công nghiệp quản lý, vì vậy việc tổ chức sản xuất gặp nhiều khó khăn. Theo đồng chí Lê Minh Ngân, nguyên nhân làm tiến độ giao đất sản xuất cho người dân chậm là do khó khăn xử lý tài sản trên đất sau thu hồi của các doanh nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng tự nhiên sang rừng trồng còn chậm.
Để giải quyết các vướng mắc nêu trên, UBND tỉnh Quảng Bình đã chủ động đăng ký làm việc với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm trao đổi, tìm biện pháp giải quyết khó khăn trong thực hiện giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho cộng đồng và hộ gia đình theo nguyện vọng người dân.
Tỉnh đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân ổn định sản xuất, đồng thời kiểm tra các diện tích đất đã giao nhưng chưa sử dụng để chấn chỉnh; kịp thời giải quyết phần chi phí đầu tư trên đất đối với diện tích thu hồi có rừng trồng của các doanh nghiệp để sớm giao đất cho các hộ dân còn thiếu.
Tháng 6-2015, UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định chi trả gần 500 triệu đồng cho một doanh nghiệp thuê đất trồng cao-su để thu hồi hơn 12 ha đất lâm nghiệp giao lại cho 12 hộ đồng bào Vân Kiều ở bản Nà Lâm, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, nhằm chấm dứt cơn “khát” đất sản xuất nhiều năm nay của bà con.
Từ những cánh rừng được giao, đồng bào DTTS dọc dãy Trường Sơn ở Quảng Bình đang dần vươn lên, thoát khỏi đói nghèo. (Nhân Dân 24/8) đầu trang(
Nhờ những nỗ lực tuyên truyền trồng rừng trong thời gian qua, đến nay đảo Phú Quý (Bình Thuận) đã nâng độ che phủ toàn đảo lên trên 45%, với tổng diện tích che phủ hơn 800ha. Công tác chăm sóc, bảo vệ và phòng chống cháy rừng luôn được chú trọng.
Phú Quý là huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm cách đất liền khoảng 56 hải lý (120km), diện tích tự nhiên khoảng 17km2 với số dân trên 27.000 người.
Hằng năm, do thời tiết khắc nghiệt, sóng to nên nhiều khu vực xung yếu trên đảo thường xảy ra hiện tượng sạt lở nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt trên đảo cũng ngày càng bị nhiễm mặn. Vì vậy, việc trồng cây phủ xanh cho đảo, nhất là trên các bãi bồi ven biển, tạo các đai rừng chắn sóng, hạn chế xói lở và giữ nguồn nước ngầm đang là vấn đề luôn quan tâm và được triển khai sâu rộng trong thời gian qua.
Ông Tạ Minh Nhựt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đảo Phú Quý, cho biết trước đây, trên đảo phần lớn là đồi trọc và chỉ có các loại cây mọc tự phát như: dứa dại, bã đậu, mù u… Từ các Chương trình dự án hỗ trợ trồng rừng của Trung ương và địa phương, đến nay độ che phủ trên toàn đảo đạt trên 45% bao gồm rừng phòng hộ, cây phân tán, cây ăn quả...
Trạm Nông Lâm nghiệp huyện Phú Quý cũng đã tổ chức gieo ươm cây giống tại chỗ thay cho việc vận chuyển cây giống từ đất liền về đảo. Số lượng gieo ươm cây trồng ngày càng nhiều, đảm bảo đáp ứng nhu cầu trồng cây của các tổ chức, cá nhân trên toàn huyện.
Có được kết quả này nhờ huyện đã chủ động làm tốt công tác trồng các loại giống cây lâm nghiệp phù hợp tại chỗ để phục vụ cho việc trồng cây hàng năm, góp phần chủ động và giảm chi phí vận chuyển cây giống từ đất liền ra.
Đồng thời, triển khai nhanh khâu trồng cây khi thời tiết thuận lợi, nhờ vậy cây giống thích nghi nhanh với điều kiện khí hậu của đảo, tỷ lệ cây sống tăng cao.
Bên cạnh đó, huyện còn đẩy mạnh phong trào “Trồng cây gây rừng”; phát động trồng cây xanh trong khuôn viên các trường học, cơ quan, doanh trại quân đội và trong mỗi nhà dân…
Đáng chú ý, Trạm Nông Lâm nghiệp cũng đang tiến hành trồng thử nghiệm cây ngập mặn tại những vùng ven biển Phú Quý như: Lạch Dù, Hòn Tranh và Lỗ Sâu thuộc địa bàn xã Tam Thanh. Sau thời gian triển khai, Trạm Nông Lâm nghiệp đã trồng theo thiết kế và tiến hành trồng dặm tổng cộng 15.000 cây (bao gồm 3 loại cây: đước, đưng và mắm biển). Tuy mới trồng thử nghiệm cây ngập mặn ở đảo, nhưng tỷ lệ cây đước sống đạt trên 70%.
Hiện, Trạm Nông Lâm nghiệp tiếp tục thi công, mở rộng diện tích trồng cây nhằm tạo môi trường sinh thái trên các bãi đá ven biển, hình thành dãy cây xanh chắn sóng và tạo điều kiện cho các loài sinh vật biển trú ngụ, sinh trưởng.
Theo ông Tạ Minh Nhựt, bên cạnh trồng rừng tập trung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng được nhân dân trên đảo tích cực hưởng ứng, chuyển từ cây ngắn ngày sang trồng cây dài ngày, cây ăn quả lâu năm, góp phần tăng diện tích của rừng trên đảo. Ước tính đến năm 2020, dân số trên đảo khoảng 30.000 người, cần một lượng lớn nước ngọt ngầm đủ để cung cấp sinh hoạt cho số dân sống trên đảo. Nếu không tích cực trồng rừng phủ xanh cho đảo hàng năm để giữ lượng nước ngọt ngầm thì nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt sẽ ngày càng cạn kiệt. (Vietnam + 24/8) đầu trang(
Dự án CFM2 đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt theo Quyết định số 717/QĐ-BNN-HTQT ngày 03/4/2012, với tổng tài trợ từ Quỹ TFF là 1.600.000 EURO và vốn đối ứng là 357.300 EURO. Dự án này được tiếp nối từ những thành công của “Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng” 2006-2009.
Đây là một dự án có ý nghĩa rất to lớn, phù hợp với mục tiêu, ưu tiên trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và góp phần thực hiện thành công Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; Đồng thời, Dự án này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương ở Việt Nam vào việc quản lý tài nguyên rừng tự nhiên một cách công bằng và bền vững về mặt sinh thái, góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo đối với những cộng đồng sống dựa vào rừng.
Dự án CFM2 sẽ được triển khai đến hết năm 2013, do Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì cùng với sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 9 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đắk Nông. (Quỹ Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Việt Nam 21/8) đầu trang(
Sau 5 năm triển khai thực hiện Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tiến hành trồng xoan, trẩu, sa mộc, thay thế cho các loại hoa màu. Kết quả ban đầu đã cho thấy, không chỉ góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân, dự án còn tạo sinh kế ổn định và bền vững cho người dân trong vùng dự án.
Đây là rừng sa mộc loại bốn năm tuổi của gia đình anh Giàng Seo Măng, ở thôn Dì Thàng, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Trước đây, khu vực này là những mảnh nương rẫy nghèo kiệt hoặc bị bỏ hoang hóa. Bằng sự cố gắng của các thành viên trong gia đình và sự hỗ trợ của Nhà nước, hôm nay rừng sa mộc xanh tốt đang vươn cành lá lên cao, xòe rộng, khép tán phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nơi này.
Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy được triển khai trên địa bàn huyện Bắc Hà từ năm 2010, tại năm xã trọng điểm là: Thải Giàng Phố, Tà Chải, Bảo Nhai, Nậm Mòn và Na Hối, theo phương thức Nhà nước hỗ trợ cây giống, kỹ thuật chăm sóc và gạo ăn trong thời hạn bảy năm từ khi trồng đến khi cây lớn thành rừng; sau đó, giao lại cho người dân khai thác, hưởng lợi.
Ban đầu, người dân chưa mặn mà với việc trồng rừng do những thôn, bản có nương rẫy đều nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình đi lại khó khăn, diện tích manh mún nhỏ lẻ. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền cùng với các chính sách hỗ trợ thiết thực, đến nay, đồng bào đã tin tưởng, hưởng ứng làm theo và đạt những kết quả bước đầu.
Hiện tại, huyện Bắc Hà có 186 hộ tham gia dự án trồng rừng thay thế nương rẫy và đã trồng được 142 ha rừng sa mộc trên đất nương rẫy hoang hóa, tỷ lệ cây sống trên 90%, cây sinh trưởng tốt, đang vào kỳ khép tán. Chủ trương hỗ trợ gạo ăn giúp người dân trồng rừng thay thể nương rẫy là đúng với thực tế và trúng với tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, hạn chế tối đa phát rừng làm nương lấy lương thực, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tạo sinh kế ổn định và bền vững cho người dân trong vùng dự án. (Truyền Hình Quốc Hội 23/8) đầu trang(
Sau 4 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), ngành lâm nghiệp tỉnh đã tạo được bước chuyển ban đầu rất quan trọng.
Ngày 24/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR nhằm tăng độ che phủ rừng, giảm nhanh diện tích đất trống đồi trọc, từng bước cải thiện và tái tạo môi trường sinh thái, duy trì giá trị của rừng và đảm bảo công bằng cho người làm nghề rừng.
Mục tiêu lớn và lâu dài là đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, khích lệ người dân gắn bó với rừng, tạo nguồn tài chính cho công tác bảo vệ, phát triển và giảm dần gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực này. Tại Lào Cai, thực hiện chủ trương này, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng “Đề án thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách chi DVMTR”.
Bước đầu thực hiện chính sách, Lào Cai đã gặp phải một số khó khăn: Diện tích rừng trên địa bàn tỉnh lớn (rừng chiếm tới 53% tổng diện tích tự nhiên), số lượng chủ rừng nhiều (14.586 tổ chức, hộ gia đình); một số địa phương chưa thực sự quan tâm, nên việc giải quyết những vướng mắc chưa được kịp thời; một số đơn vị sử dụng DVMTR chưa chấp hành nghiêm các quy định về chi trả dịch vụ này, trì hoãn ký kết hợp đồng, chây ỳ hoặc nộp tiền chậm; nhiều chủ rừng còn lúng túng trong lập hồ sơ đảm bảo điều kiện nhận kinh phí DVMTR.
Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành liên quan và Quỹ “Bảo vệ và Phát triển rừng” của tỉnh đã tích cực vào cuộc, tháo gỡ những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ chi trả DVMTR. Đó là việc bố trí các đoàn, nhóm công tác xuống cơ sở để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc rà soát, xác định ranh giới rừng, thực hiện chi trả, giao khoán bảo vệ rừng và giải quyết các vướng mắc giữa bên sử dụng DVMTR và bên cung ứng dịch vụ này.
Sau 4 năm triển khai chính sách, Quỹ “Bảo vệ và Phát triển rừng” của tỉnh đã thực hiện thương thảo và ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với 47 đơn vị; tổng số tiền DVMTR thu được sau 4 năm đạt trên 95 tỷ đồng, tính đến nay đã có hơn 39 tỷ đồng trực tiếp chi trả đến các chủ rừng, số kinh phí còn lại chi cho các dự án khác và trồng bù rừng.
Anh Triệu Văn Nhất, thôn Ta Náng, xã Nậm Xé (Văn Bàn) được hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR từ việc nhận khoán bảo vệ rừng. Anh Nhất thường xuyên có mặt tại khu vực rừng của gia đình nhận khoán để kiểm tra, bảo vệ nhằm phát hiện và kịp thời ngăn chặn những đối tượng xâm hại rừng. Vào mùa khô, các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng được anh Nhất thực hiện thường xuyên và chặt chẽ hơn.
“Từ khi có chính sách chi trả DVMTR, người dân trên địa bàn xã Nậm Xé có thêm điều kiện bảo vệ, quản lý rừng tốt hơn. Trước đây tôi chỉ có thể trông chờ vào các sản phẩm phụ thu được từ rừng, thì nay đã có thêm nguồn thu mới và nó khích lệ đáng kể tinh thần bảo vệ rừng của tôi nói riêng và cộng đồng nói chung” - anh Nhất chia sẻ.
Trong khi việc thu quỹ DVMTR tại một số doanh nghiệp, cá nhân trong diện phải nộp còn khó khăn thì một số đơn vị đã và đang chấp hành tốt chủ trương của Nhà nước. Thậm chí, một số doanh nghiệp đang có đơn giá chi trả bình quân tính trên mỗi ha rừng khá cao, tiêu biểu như lưu vực Nhà máy Thủy điện Ngòi Đường, cụm các Nhà máy Thủy điện Nậm Tha đạt tới 433.000 - 468.000 đồng/ha/năm (trong khi mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ rừng chỉ đạt 200.000 đồng/ha).
Cùng với các nguồn phụ thu từ rừng như sản phẩm ngoài gỗ, tiền dịch vụ môi trường rừng đang góp phần quan trọng trong cải thiện sinh kế, giúp người dân gắn bó hơn với rừng. Đó chính là dấu hiệu lạc quan đối với hoạt động chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh hiện nay và những năm tiếp theo. (Báo Lào Cai 23/8) đầu trang(
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật đã đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực xã hội vào nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi công tác quản lý, bảo vệ rừng của các hộ gia đình và nhóm cộng đồng đã cho thấy có nhiều vấn đề cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế.
Anh Hồ Văn Lia, người dân tộc Pa Cô là một trong các trưởng nhóm bảo vệ rừng cộng đồng tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên -Huế. Từ năm 2014, 3 nhóm với 12 hộ gia đình được giao bảo vệ 108 ha rừng nghèo với trữ lượng thấp. Để bảo vệ rừng, mỗi nhóm tiến hành tuần tra định kỳ 2 lần một tháng. Do đường xa, đi lại rất khó khăn, nên các thành viên phải ở lại trong rừng từ 1-2 đêm.
Tuy nhiên, anh Lia cho rằng tất cả các khoản kinh phí để nhóm đi tuần tra, bảo vệ đều được đóng góp trên tinh thần tự túc. Trong khi đó, đời sống mọi người rất khó khăn, việc duy trì chế độ tuần tra như hiện nay khó mà đảm bảo, việc hưởng lợi từ bảo vệ rừng cũng chưa thể đến trong ngày một, ngày hai.
Tại huyện miền núi Nam Đông, nhóm phóng viên cũng đã ghi nhận nhiều vấn đề xoay quanh việc hỗ trợ các nhóm cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng và tố giác các hành vi vi phạm. (Truyền Hình Quốc Hội 22/8) đầu trang(
Nghệ An là tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn, với 1.116.042 ha. Trong đó, rừng đặc dụng 172.362 ha; rừng phòng hộ 365.414 ha; rừng sản xuất 622.46 ha.
Thực hiện chiến lược bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các bộ, ngành Trung ương, Nghệ An đã triển khai nhiều dự án lớn có hiệu quả, công tác xã hội hóa quản lý bảo vệ và trồng rừng có bước chuyển tích cực.
Vì thế, tài nguyên rừng cơ bản được bảo vệ và phát triển tốt, hiện độ che phủ đạt 54,6% trên tổng số diện tích tự nhiên. Diện tích rừng trồng của Nghệ An đạt trên 134.000 ha, là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất miền Bắc, còn giữ được khá nhiều rừng nguyên sinh rất phong phú về đa dạng sinh học. Như tại Vườn Quốc gia Pù Mát đã điều tra phát hiện được 2.494 loài thực vật bậc cao, thuộc 931 chi, 202 họ.
Trong đó có 69 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 62 loài trong Sách đỏ quốc tế (IDCN); 662 loài động vật có xương sống thuộc 109 họ, 35 bộ. Trong đó có 85 loài quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và 421 loài trong sách danh mục IDCN. Đáng chú ý là một số loài thú lớn đã tuyệt chủng ở nhiều nơi trên châu lục nhưng vẫn tồn tại ở đây như: Voi châu Á, hổ Đông Dương, bò tót, cha vả chân nâu, vượn đen má trắng, khỉ đuôi lợn, chó sói lửa. Đặc biệt có 4 loài thú mới của thế giới phát hiện trong thế kỷ XX ở đây cũng có mặt: sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn Trường Sơn.
Các khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt tuy có những khác biệt về mặt tự nhiên, nhưng cũng rất phong phú đa dạng. Tại Pù Huống phát hiện loài GeKKo Nalmatus, trước đây Việt Nam chỉ có 1 mẫu tìm thấy ở Mẫu Sơn đang lưu giữ ở Bảo tàng Vương quốc Anh. Pù Hoạt còn có loài thú đặc hữu: Muntiacus Puhoatensis.
Tại Puxailaileng, tuy mới khảo sát ban đầu nhưng cũng đã ghi nhận được 726 loài thực vật bậc cao thuộc 398 chi, 13 họ, 348 loài động vật có xương sống thuộc 98 họ, 30 bộ. Trong đó có 29 loài động vật và thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng. Đáng chú ý là loài sâm Puxailaileng (Pana SN) rất quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển (giống như sâm Ngọc Linh).
Về thiên nhiên môi trường, Nghệ An cũng là tỉnh xây dựng được hệ thống rừng đặc dụng khá hoàn chỉnh về mặt tự nhiên, bao gồm các hệ sinh thái rừng từ thấp lên cao: Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống có độ cao tuyệt đối từ dưới 100m đến 1.600m nằm ở trung tâm miền Tây của tỉnh; Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát có độ cao tới 1.841m ở biên giới phía Tây Nam; Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cao tới 2.452m, ở biên giới phía Tây Bắc.
Theo tư vấn của các nhà khoa học (Hội thảo quốc tế năm 2003), căn cứ vào định hướng tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Việt Nam, đưa diện tích rừng đặc dụng toàn quốc từ 2,2 triệu ha lên 2,4 triệu ha và kết quả điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học của Trung tâm Tài nguyên và Phát triển của Hiệp hội KHKT tỉnh (chủ trương của Sở Khoa học và Công nghệ) thì Puxailaileng với độ cao tuyệt đối 2.711m cao nhất dãy Trường Sơn và thứ nhì trong nước (sau Fanxifan 3.143m) xứng đáng được xây dựng thành khu BTTN mới, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống rừng đặc dụng và là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới miền Tây Nghệ An (UNESCO công nhận năm 2007).
Tiếp tục phát huy thành quả đó, nhằm thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu của ngành, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã tham mưu giúp tỉnh triển khai chương trình phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng nhanh giá trị gia tăng của rừng. Đó là đi đôi với rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách, sắp xếp lại hệ thống quản lý, tăng cường phân cấp để các khu rừng đều có chủ quản lý, phát triển một cách hiệu quả.
Trong đó hết sức chú trọng thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, gắn đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu với xây dựng cơ sở chế biến tinh công nghệ cao, quy mô lớn; xây dựng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên; các dự án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Trên cơ sở đó phát huy tiềm năng, lợi thế, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành trung tâm về đa dạng sinh học và sản xuất các sản phẩm từ gỗ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, thực hiện hiệu quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho đồng bào miền Tây của tỉnh.
Mặc dù triển khai đề án trong điều kiện “vừa đi vừa xếp hàng”, nhưng đến nay, hoạt động của ngành Lâm nghiệp đã có tín hiệu khởi sắc. Hệ thống 3 loại rừng đã được rà soát; các ban quản lý và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được sắp xếp lại và có bước phát triển mới.
Bằng nội lực, Công ty Lâm nghiệp Sông Hiếu có dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh 2.500m3 SP/năm, dăm giấy 45.000 tấn/năm, liên doanh sản xuất ván sợi ép MDF công suất 40.000m3 SP/năm, doanh thu 168 tỷ đồng/năm. Công ty Lâm nghiệp Con Cuông tổ chức sản xuất bột giấy thô 300 - 500 tấn SP/năm, ván bóc trên 500 tấn SP/năm, đang xây dựng dây chuyền sản xuất dăm giấy 5.000 tấn SP/năm. Hệ thống chế biến mộc dân dụng trong nhân dân cũng không ngừng phát triển với hơn 500 cơ sở sản xuất, mỗi năm đã đưa ra thị trường hàng triệu sản phẩm.
Công tác phát triển vốn rừng đang được thực hiện theo hướng xã hội hóa, công nghệ nhân giống bằng phương pháp cấy mô đã áp dụng thành công thiết thực đưa công tác trồng rừng có bước phát triển, ngoài trồng các loại cây nguyên liệu mọc nhanh, sản phẩm ăn liền như keo, còn chú trọng phát triển tập đoàn cây gỗ lớn, giá trị cao mà tập trung là cây cao su, xoan đâu, lim, trám... mà mỗi năm trên địa bàn tỉnh trồng mới 12 - 15 ngàn ha.
Đặc biệt, với sự nỗ lực cao, tỉnh đã kêu gọi và thu hút được Công ty Lâm nghiệp Tháng Năm xây dựng 2 dây chuyền sản xuất ván sợi ép MDF và gỗ ghép thanh. Đây là nhà máy sản xuất sản phẩm ván gỗ sợi và ghép thanh lớn nhất Đông Nam Á.
Dây chuyền sản xuất ván gỗ MDF và ghép thanh được trang bị bằng công nghệ tiên tiến của Cộng hòa liên bang Đức và Thụy Điển với tổng mức đầu tư 300 triệu USD; giai đoạn 1 đầu tư 100 triệu USD với dây chuyền chế biến gỗ MDF có công suất 130.000m3 SP/năm, dây chuyền chế biến ghép thanh 12.000m3 SP/năm, dự kiến đi vào sản xuất cuối năm 2015; giai đoạn 2 đầu tư 200 triệu USD, công suất gỗ MDF 400.000m3 SP/năm và gỗ ghép thanh 40.000m3 SP/năm, đưa vào hoạt động vào năm 2018, sẽ tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng cho các huyện miền Tây của tỉnh, tiếp sức cho nghề trồng rừng bước sang trang mới...
Tuy vậy, để có những bước đột phá mới trong nghề rừng, cần tiếp tục có những nỗ lực cao trong thu hút các dự án, các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là khoa học công nghệ về điều chế rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời quan tâm phát huy các cơ sở vật chất, tiềm năng, lợi thế  hiện có của ngành Lâm nghiệp. (Báo Nghệ An 22/8) đầu trang(
Thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Chế biến lâm sản Bình Dương (BIFA) và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trong nước. Tại Đồng Nai, đơn hàng từ Mỹ đã được bảo đảm tới tháng 10- 2015; tại Bình Dương nhiều DN gỗ có đơn hàng đến tháng 1-2016.
HAWA cũng thông tin thêm, tuy sản phẩm đồ gỗ Việt Nam chưa bị điều tra bán phá giá nhưng việc Mỹ dựng hàng rào kỹ thuật một cách hiệu quả đối với hàng xuất khẩu của các nước vào thị trường này là điều mà các DN gỗ cần chú ý. HAWA cũng khuyến cáo, các DN nên sử dụng nguyên liệu gỗ từ thị trường Mỹ để bảo đảm an toàn khi xuất gỗ sang thị trường khó tính này. (Báo Bình Dương 24/8) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Tổng thống Mỹ đã phải nhờ cậy sự giúp đỡ từ phía Australia và New Zealand trong nỗ lực dập tắt thảm họa cháy lan rộng khắp miền Tây.
Theo AFP, Tổng thống Obama đã chi ngân sách liên bang nhằm hỗ trợ thiệt hại do cháy lớn vượt ngoài tầm kiểm soát tại các bang miền Tây Bắc nước này, khiến 3 lính cứu hỏa thiệt mạng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khẩn cấp hiện tại là do hạn hán kéo dài khiến cháy rừng lan rộng.
Trung tâm Cứu hỏa Liên ngành Quốc gia (NIFC) cho biết: "Cư dân bang Washington và các bang lân cận đều đã sơ tán khẩn cấp, đồng thời lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt các đám cháy lớn đang lan rộng ở miền Tây". Cụ thể, theo đài King TV, hơn 5.100 căn nhà đang bị đe dọa sau khi ngọn lửa đã phá hủy vô số tòa nhà khác.
Do lực lượng cứu hộ còn thiếu, NIFC thông báo khoảng 71 lính cứu hỏa và một số bộ phận liên quan từ Australia và New Zealand sẽ có mặt ở Boise, Idaho sáng mai (23/8) để tham gia trợ giúp tình hình ngày càng nguy hiểm này.
Tính tới thứ 4 vừa qua (19/8), gần 30.000 lính cứu hỏa nước này tham gia chiến đấu với "thần lửa", bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ từ phía Canada và quân đội Mỹ. Được biết, ban Idaho là một trong những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất sau khi 17 đám cháy lớn tấn công khu vực này, tiếp theo đó là Washington, Oregon và California. (VN Tin Nhanh 22/8) đầu trang(
Ở thủ đô Dubai của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cảnh các "tay chơi" là đại gia, công tử sở hữu và chơi đùa với những con thú hoang dã như báo, sư tử hay hổ đã quá quen thuộc.
Trong những năm gần đây, động vật hoang dã như báo gấm, hổ, khỉ đầu chó hay rắn được các ông chủ Trung Đông nhiều tiền và chịu chơi sẵn sàng mua về làm cảnh. Đó cũng là lý do xuất hiện ngành kinh doanh và vận chuyển những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cho giới thượng lưu hám của lạ.
Việc nuôi dưỡng những động vật hoang dã như những thú cưng trong gia đình đã trở thành một trong những cách để các đại gia "so kè" độ chịu chơi của mình.
Đặc biệt phải nhắc tới bộ sưu tập thú cưng cực "độc" của Thái tử Dubai khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Là người thừa kế ngai vàng Dubai - một trong những hoàng gia giàu có nhất thế giới, Thái tử Sheikh Hamdan sở hữu bộ sưu tập thú cưng có đầy đủ chim ưng, chó, hổ trắng, đại bàng, voi, sư tử… và cả con lạc đà đắt nhất thế giới với mức giá 2,7 triệu USD. (Người Đưa Tin 23/8) đầu trang(
Đi thuyền dọc bờ sông dài thứ 2 Malaysia - Kinabatangan, du khách sẽ đến khu vực hạ lưu, điểm du lịch hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu và nhiếp ảnh gia.
Kinabatangan dài 560 km, bắt đầu từ vùng núi trung tâm đảo Borneo chảy ra biển Sulu. Hai bờ sông là rừng nguyên sinh. Thỉnh thoảng bạn lại bắt gặp cây cổ thụ cao vút, điểm xuyết quanh nó là những cây tầm gửi lâu năm. Người dân cho biết từ mép sông ra 30 mét là hành lang bảo tồn nên động thực vật ở đây rất phong phú và nguyên sơ.
Vùng này nổi tiếng với giống khỉ Probosics vì chúng có DNA gần giống với con người. Đặc biệt chúng có cái mũi hếch, đuôi dài, leo trèo và nhảy rất nhanh. Giống khỉ này được xem như là biểu tượng của Sandakan, nơi hạ lưu của sông chảy qua. Chiều là lúc lũ khỉ, thằn lằn và voi thường ra sông uống nước, chơi đùa.
Hàng năm có nhiều nhà nhiếp ảnh từ khắp thế giới đến đây săn ảnh, đặc biệt là những người chụp chuyên sâu về đời sống động vật hoang dã.
Về chiều muộn mặt trời hạ thấp tạo ra những chùm nắng toả xuống lòng sông. Vệt nắng len lỏi qua khóm cây làm bừng lên những góc rừng thưa. Du khách như được chìm vào trong cái ma mị của ánh sáng, hoang sơ của rừng cây, tĩnh lặng của lòng người khi tìm thấy một khoảng yên bình trong nhịp sống hiện đại.
Cuộc sống của dân cư hai bên sông cũng là một điểm hấp dẫn du khách. Hai bên bờ sông có nhiều khu nghỉ dưỡng trên đồi cao. Các nhà sàn nối với nhau bằng con đường nhỏ quanh co giữa những thảm cỏ xanh. Với khu nghỉ dưỡng bên sông, du khách như được sống trong rừng nguyên sinh với tiện nghi của cuộc sống hiện đại. (VnExpress 24/8) đầu trang(
Nếu không có sự tàn phá thiên nhiên của loài người, Trái đất hẳn sẽ khác xa so với bây giờ.
Theo nghiên cứu mới đây tại Đan Mạch, nếu không có sự xuất hiện của loài người, Trái đất sẽ giống như phiên bản mở rộng của châu Phi.
Theo đó, nếu hệ sinh thái trên Trái đất không bị tàn phá, phần lớn lãnh thổ châu Âu sẽ là mái nhà của chó sói, gấu xám, nai sừng tấm và voi.
Trái đất sẽ ngập tràn hệ sinh thái Serengeti - hệ sinh thái đồng cỏ trên lãnh thổ châu Phi - bao gồm rất nhiều loài động vật có vú và sẽ lan rộng ra toàn thế giới nếu không có sự thống trị của loài người.
Giáo sư Jens-Christian tại ĐH Aarhus cho biết:“Bắc Âu là một trong những vùng bị loài người phá hủy sự đa dạng sinh thái. Hầu như mọi địa điểm trên thế giới đều có sự thâm hụt rất lớn về số lượng các loài động vật so với những gì có được nếu chúng phát triển tự nhiên”.
Theo tiến sĩ Soren Faurby, phần lớn các cuộc đi săn ngày nay đều diễn ra tại châu Phi. Tuy nhiên thực tế chỉ ra, bang Texas (Mỹ) hoặc vùng Bắc Argentina, Nam Brazil - lại sở hữu số lượng lớn các loài động vật sống trong tự nhiên hơn.
Tuy nhiên, ông cho biết:“Việc hầu hết các chuyến săn nhằm vào châu Phi không phải vì sự đa dạng động vật có vú tại đây mà bởi đây là nơi cư trú của nhiều loài động vật lớn - mục tiêu săn bắn của loài người".
Theo đánh giá của các nhà khoa học Canada, mức tiêu thụ cá của loài người nhiều hơn đến 14 lần so với các loài săn mồi trong tự nhiên.
Ở trên cạn, loài người săn những loài động vật lớn như gấu, sói, sư tử, ở tốc độ cao hơn gấp 9 lần so với việc chúng tự diệt lẫn nhau trong tự nhiên.
Theo giáo sư Chris Darimont thuộc ĐH Victoria (Canada), loài người đã “đi săn” theo cách tàn phá. Chúng ta không những bắt cá thể trưởng thành, mà còn khiến nhiều con non bị tiêu diệt. Hậu quả là vô số loài động, thực vật đã bị tuyệt chủng.
Ngoài ra, tiến sĩ Faurby cho biết:“Các vùng núi cao có sự đa dạng sinh học lớn hơn bởi đây có môi trường sống phong phú, trở thành nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật trước nạn săn bắn bừa bãi của con người. Ví dụ như gấu xám tại châu Âu ngày nay chỉ còn xuất hiện tại các vùng núi do các vùng thấp hơn quá nguy hiểm”. (Tiền Phong 22/8) đầu trang(
Vườn quốc gia đẹp nhất hành tinh là nơi tuyệt vời để du khách trải nghiệm thiên nhiên của một quốc gia, nơi có các động vật hoang dã, các kỳ quan danh lam thắng cảnh,… được bảo tồn.
Việc bảo tồn và giữ gìn công viên là điều rất quan trọng trong sự tồn tại của hành tinh chúng ta. Dưới đây là 5 vườn quốc gia đẹp nhất hành tinh được bảo tồn tốt, và là di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận.
1. Vườn quốc gia Plitvice Lakes, Croatia
Vườn quốc gia Plitvice Lakes có 16 hồ nước xen lẫn núi rừng, thác nước và hang động được hình thành qua hàng ngàn năm. Đó là lý do vì sao công viên được Unesco công nhận là di sản thế giới. Nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng của bất kỳ du khách nào du lịch châu Âu trong mùa Hè.
2. Vườn quốc gia Amboseli, Kenya
Thật không có gì ngạc nhiên khi vườn quốc gia Amboseli, Kenya là điểm du lịch nổi tiếng trong các tour du lịch đến lục địa đen châu Phi. Công viên hoang dã nằm dưới chân núi Kilimanjaro ở Tanzania. Đây là nơi sinh sống của vô số động vật hoang dã, đặc biệt là voi. Hơn nữa, đỉnh núi Kilimanjaro phủ tuyết, góp phần tạo nên sự sinh động cho công viên hoang dã.  Du khách đến đây nhớ mang theo nhiều card chụp hình, bởi sẽ có rất nhiều thứ để bạn quay phim và chụp ảnh.
3. Công viên Iriomote Ishigaki , Okinawa, Nhật Bản
Công viên Iriomote Ishigaki , thuộc đảo  Yaeyama, tỉnh Okinawa, Nhật Bản .  Nơi đây được xem là thiên đường biển với những bờ cát trắng, bãi biển đẹp, các đầm phá san hô nằm giữa Ishigaki và Iriomote. Đặc biệt là đảo san hô Takesumi, nơi thu hút khách du lịch bởi có nhà Ryukyuan truyền thống, cảnh quan đẹp với những con đường cát mịn phẳng lì, trắng mịn. Đó là nơi tuyệt vời để khám phá thiên nhiên hoang sơ và đầy màu sắc của Nhật Bản.
4. Công viên Sequoia và Kings Canyon,  California, Mỹ
Đây là 2 công viên lớn được nhập lại để quản lý chung vào năm 1943 cùng với một số công viên khác là Kern Canyon và Mineral King.
Sequoia là công viên nổi tiếng với rừng cây Giant Sequoia như những người khổng lồ chào đón du khách. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cây cổ thụ lớn nhất thế giới có tên  Đại tướng Sherman (tên của một danh tướng trong thời chiến tranh Nam Bắc/William Tecumseh Sherman). Cây đã trên 2.200 tuổi, đầu đứng "đụng mây" với chiều cao là 275 feet (83.3 m), vòng đai gần mặt đất là 103 feet (~31 m) và có khối lượng ước khoảng 1385 tấn. Song song đó, công viên Kings Canyon  cũng có loài đại mộc, cây Giant Sequoia mang tên Đại-tướng Grant (General Grant tree) cũng “khổng lồ” không kém gì Sherman.
Nơi đây còn có những thác nước, những vực thẳm sâu hun hút và là điểm khám phá của những du khách thích phiêu lưu mạo hiểm.
5. Vườn quốc gia Torres del Paine,  Chile
Đây là một trong số những vườn quốc gia được ghé thăm nhiều nhất tại Chile, với khoảng trên dưới 150.000 du khách mỗi năm, trong đó 60% là khách nước ngoài. Vườn quốc gia Torres del Paine  là niềm tự hào của Chilee với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với các thung lũng, sông hồ, và sông băng. Nơi đây cảnh đẹp như tranh vẽ và là di sản văn hóa của Unesco. (Một Thế Giới 24/8) đầu trang(./.
Biên tập: Hương Giang