Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 24 tháng 08 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) vừa tiến hành thả 3 cá thể khỉ mặt đỏ, mặt vàng cùng 5 cá thể rùa núi viền quý hiếm về với tự nhiên.
Trưa 22/8, ông Trần Xuân Cường – Giám đốc khu bảo tồn Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho biết, đơn vị này vừa tiến hành thả 1 lô động vật quý hiếm do các Hạt Kiểm lâm trong tỉnh bàn giao cho Trung tâm cứu hộ Vườn Quốc gia Pù Mát.
Số động vật được tiến hành thả về tự nhiên đợt này là những đột vật quý hiếm gồm 05 cá thể rùa núi viền (Manouria impressa) có trọng lượng 6kg. Đây là 5 cá thể rùa do Hạt kiểm lâm Con Cuông bàn giao.
Ngoài ra, có 3 cá thể khiỉ quý hiếm gồm: 2 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) có trọng lượng từ 2-9kg; 1 cá thể khỉ vàng (Macaca mulata) có trọng lượng 3,5kg do Đội kiểm lâm cơ động số 3 và Hạt kiểm lâm huyện Anh Sơn bàn giao.
Trước khi được thả về tự nhiên, số động vật trên đã được chăm sóc đảm bảo sức khỏe để thích nghi với điều kiện sống ngoài tự nhiên.
Bên cạnh đó, nơi thả các động vật quý hiếm này thuộc Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia nên rất an toàn.
Được biết, Vườn Quốc Gia Pù Mát hiện có nhiều loài động vật rừng, thực vật rừng mới được khám phá trong thời gian gần đây với 2.500 loài thực vật thuộc 160 họ và gần 1.000 loài động vật.
Bên cạnh đó, từ khi thành lập đến nay, Trung tâm cứu hộ của Vườn Quốc gia Pù Mát cũng đã tiến nhận và cứu hộ hàng ngàn cá thể động vật được bàn giao từ các vụ săn bắt, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Nghệ An. (Soha News 22/8; Đời Sống Và Pháp Luật 22/8; Đại Đoàn Kết 22/8; Dân Trí 22/8) đầu trang(
Vụ cháy rừng ven biển xảy ra tại địa phận xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã được dập tắt.
Chiều 22/8, một vụ cháy rừng ven biển đã xảy ra tại địa phận xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Vụ cháy xảy ra trên diện tích khoảng 10ha.
Sau vài giờ xảy ra đám cháy, các lực lượng chức năng của TP Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình đã tích cực vào cuộc và khống chế được hoàn toàn vụ cháy.
Vị trí xảy ra vụ cháy có mật độ rừng phi lao khá thưa thớt, nên thiệt hại không đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng kiểm lâm của TP Đồng Hới vẫn đang tiếp tục túc trực tại hiện trường, để theo dõi và đề phòng đám cháy có thể sẽ bùng phát trở lại. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm cũng phối hợp với các cơ quan an ninh để điều tra xác minh vụ việc. (Đài Truyền Hình Việt Nam 23/8) đầu trang(
Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Sóc Trăng vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Quỹ Yeosu Foundation và Công ty Quản lý môi trường biển của Hàn Quốc về việc thực hiện dự án "Nghiên cứu hệ sinh thái ven biển, khảo sát và phân tích chất lượng nước tại Sóc Trăng".
Theo bản ghi nhớ, dự án được thực hiện trong 2 năm từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2017, với tổng số vốn đầu tư 400 triệu Won (khoảng trên 7 tỷ đồng). Đây là nguồn vốn do Quỹ Yeosu Foundation tài trợ không hoàn lại. Công ty Quản lý môi trường biển Hàn Quốc sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng thành lập một nhóm nghiên cứu để thực hiện các hoạt động dự án.
Nhằm mục tiêu nghiên cứu hệ sinh thái ven biển, khảo sát và phân tích chất lượng nước ven biển của tỉnh Sóc Trăng, dự án sẽ tập trung khảo sát hệ sinh thái và chất lượng nước vào khu vực ven biển của xã Trung Bình, huyện Trần Đề và thị xã Vinh Châu; lập bản đồ toàn diện về hiện trạng, chất lượng nước của tỉnh và một số chiến lược để bảo vệ hệ sinh thái tại Sóc Trăng.
Theo ông Trần Ngọc Ân, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Sóc Trăng, dự án sẽ giúp tỉnh Sóc Trăng tiến hành khảo sát hệ sinh thái bờ biển và quan trắc chất lượng nước, đào tạo đội ngũ cán bộ, đầu tư các trang thiết bị trong nghiên cứu. Đây là cơ hội để các nhà nghiên cứu trên địa bàn tỉnh được nâng cao năng lực, tích lũy kinh nghiệm trong quản lý hệ sinh thái biển trong thời gian tới. (Bưu Điện 21/8) đầu trang(
Một nhóm kiểm lâm trong lúc làm nhiệm vụ đã bị hành hung dã man, 21 viên đạn súng AK bị cướp, một cán bộ kiểm lâm bị lâm tặc bắt làm “con tin”.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, đêm 18/8, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng nhận được tin báo tại thôn Gần Reo, xã Liên Hiệp (Đức Trọng) đang xảy ra một vụ vận chuyển lâm sản trái phép. Ba cán bộ kiểm lâm gồm anh Vàng Đinh Hoàng, Phạm Minh Tiến và Đoàn Văn Hà được lãnh đạo Hạt giao nhiệm vụ phối hợp với Ban Lâm nghiệp xã Liên Hiệp đến hiện trường kiểm tra hành chính, xác minh tính hợp pháp của số gỗ này. Tổ công tác được trang bị 1 khẩu súng AK và 21 viên đạn.
Tại hiện trường, tổ kiểm tra phát hiện có khoảng 60 cây đà thông, cùng lúc này một người xưng tên Xuân đứng ra nhận là chủ số gỗ trên, nói là đã mua lại của ông Lợi. Ít phút sau, Xuân điều động khoảng 30 người cầm theo nhiều hung khí là dao, rựa, gậy gộc… tới bao vây hiện trường.
Khoảng 18h50 cùng ngày, một người mặc áo trắng cầm gậy cùng một số đối tượng lao vào đánh anh Vàng Đinh Hoàng, giật súng AK nhưng không được. Các đối tượng đã tháo và cướp băng đạn. Thấy đồng nghiệp bị bao vây, uy hiếp, anh Phạm Minh Tiến liền tới can ngăn lập tức bị một số đối tượng dùng gậy chọc thẳng vào mắt khiến anh không nhìn được gì nữa.
Trước tình trạng các đối tượng ngày càng có những biểu hiện quá khích, manh động, để bào toàn tính mạng, anh Hoàng và anh Tiến buộc phải tháo chạy khỏi vùng nguy hiểm cầu cứu thêm lực lượng. Cùng lúc này, một đối tượng đã dùng điện thoại của anh Đoàn Văn Hà gọi vào số máy anh Phạm Minh Tiến yêu cầu hai người lập tức quay lại hiện trường, nếu không hãy chuẩn bị nhận xác anh Hà về.
Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, với sự hỗ trợ của Công an huyện Đức Trọng và Hạt Kiểm lâm huyện tăng cường lực lượng, quay trở lại hiện trường thì thấy những đối tượng này đang bắt anh Đoàn Văn Hà quỳ gối ngay giữa đường, trên người xuất hiện nhiều vết thương bầm tím do bị đánh đập.
Khi lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường, ỉ thế đông áp đảo, các đối tượng vẫn thể hiện sự liều lĩnh, coi thường pháp luật, liên tục thách thức. Nguy hiểm hơn, các đối tượng còn kéo tới dùng dao chặt cửa bên phụ chiếc ôtô của Hạt Kiểm lâm và ném đá vào 2 ôtô của Công an Đức Trọng làm kính trước bị rạn, kính sau bị vỡ.
Các cán bộ kiểm lâm sau đó được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng với nhiều vết thương trên cơ thể. (Công An Nhân Dân 22/8) đầu trang(
Cư dân mạng đang phẫn nộ về cụ facebook Kaevin Vũ Thông có đăng những hình ảnh về việc bắt nhiều linh trưởng và những hình ảnh ghi lại quá trình giết những con linh trưởng này.
Chủ facebook này nhận mình cùng bạn bè đã giết những con vật trên một cách man rợ như chặt đầu một con linh trưởng để con khác cầm đầu con linh trưởng mới chặt, hay đựng xác con linh trưởng đó lên nhét dao phay vào tay... và đăng hình ảnh 2 khẩu súng kíp sử dụng để săn bắn linh trưởng.
Trước tính chất nghiêm trọng của sự việc, đề nghị cơ quan chức năng khẩn trường vào cuộc xác minh và xử lý. (Pháp Luật Việt Nam 21/8) đầu trang(
Mục thông tin nhanh qua đường dây nóng báo Nhân Dân cho biết đang diễn ra tình trạng khai thác, chặt hạ gỗ rừng trái phép tại lưu vực Suối Lớn (Vân Canh, Bình Định) (Nhân Dân 21/8) đầu trang(
Ngày 21.8, Hạt kiểm lâm huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn phát hiện 7 khối gỗ quy tròn tại khu vực biên giới Việt Nam – Lào.
18 hộp gỗ (7m khối quy tròn) được phát hiện lần này gần địa điểm khu vực thôn Chênh Vênh thuộc xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Qua kiểm tra lực lượng chức năng cho biết 18 hộp gỗ này là xoan rừng và bời lời. (Lao Động 22/8) đầu trang(
Mất rừng, suy thoái rừng và hoang mạc hóa đang là vấn đề mà  một số nơi trong tỉnh đang phải đối mặt. Đặc biệt là ở  ven biển của huyện Bắc Bình và Tuy Phong.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh qua mỗi kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng đều có xu hướng giảm cả về diện tích và chất lượng. Mất rừng dẫn đến biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, vấn đề mất rừng và suy thoái rừng, giảm độ che phủ rừng… cần được xem xét đánh giá, nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích ứng, nâng cao nhận thức cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Ông Mai Kiều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, những năm qua, Bình Thuận đã nỗ lực tham gia các chương trình, dự án liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, dịch vụ môi trường rừng, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó và thích ứng biến đổi khí hậu.
Trong đó, có chương trình 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020; thí điểm triển khai thành công chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ngoài ra, Bình Thuận còn có dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (Dự án JICA2) giai đoạn 2011- 2020. Mục đích nhằm phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ, phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo.
Hơn thế, trong năm 2015, Bình Thuận trở thành một trong 6 tỉnh thành trong cả nước thí điểm tham gia chương trình hợp tác của Liên Hiệp Quốc về “Giảm phát thải nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng cac-bon rừng tại Việt Nam” (gọi tắt là Chương trình UN-REED).
Trong việc tiếp cận giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng, trồng rừng phủ xanh, trồng rừng kinh tế, phòng chống sa mạc hóa… Bình Thuận đã nỗ lực xây dựng được một số diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Đến năm 2014, Bình Thuận có 38.753 rừng trồng trong quy hoạch 3 loại rừng.
Những diện tích này đã và đang mang lại tác dụng để phòng hộ nguồn nước, hạn chế thoái hóa đất, chắn gió… phục vụ ổn định sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế cho địa phương.
Tiến trình giảm mất rừng và suy thoái rừng, trồng cây gây rừng phát triển kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp… (Báo Bình Thuận 21/8) đầu trang(
Bị cảnh sát bắt quả tang dùng ô tô vận chuyển hơn 100kg rắn hổ mang chúa, Nguyễn Văn Trung khai mình chỉ chở thuê số rắn trên từ Pháp Vân (Hà Nội) về Vĩnh Phúc.
Ngày 21/8, Công an thị xã Sơn Tây cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Trung (SN 1982, ở Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) về tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm” theo Điều 190 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, qua công tác trinh sát, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và môi trường - Công an thị xã Sơn Tây nắm được thông tin về đường dây mua bán, vận chuyển rắn hổ mang chúa có nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam đi qua địa bàn.
Quá trình lập chuyên án đấu tranh, ngày 8/8, cảnh sát bắt quả tang Nguyễn Văn Trung sử dụng ô tô vận chuyển 89 cá thể rắn hổ mang chúa, tổng trọng lượng gần 120kg.
Tại cơ quan công an, bước đầu, Nguyễn Văn Trung khai nhận được một người không rõ lai lịch thuê vận chuyển số rắn hổ mang chúa trên từ Pháp Vân (Hà Nội) về Vĩnh Phúc.
Vụ án đang được mở rộng điều tra. (Dân Trí 21/8) đầu trang(
Lực lượng quản lý thị trương tỉnh Ninh Bình vừa thu giữ 520 kg lòng heo thối và 12 cá thể động vật hoang dã trên một xe khách đang lưu thông trên địa bàn.
Sáng 22.8, trong khi đang làm nhiệm vụ trên địa bàn xã Mai Sơn (huyện Yên Mô, Ninh Bình), tổ công tác của Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường Ninh Bình) đã phát hiện xe khách BKS 43S- 6292 chạy tuyến Đà Nẵng - Hà Nội do tài xế Phạm Công Tập (49 tuổi, trú quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) điều khiển đang vận chuyển 520 kg lòng heo thối và 12 cá thể động vật hoang dã.
Số lòng heo thối không có giấy tờ về nguồn gốc. Tài xế Tập khai nhận chở thuê lòng heo thối từ Đà Nẵng ra bến xe Giáp Bát (Hà Nội) sẽ có người ra nhận.
Trong khi đó, 12 cá thể động vật hoang dã gồm 7 cá thể tê tê và 5 cá thể rùa gai đựng trong các túi du lịch được xác định là của Nguyễn Đức Vũ (29 tuổi, trú tại Quảng Nam). Vũ thuê xe khách vận chuyển số động vật hoang dã này từ Quảng Nam ra Hà Nam tiêu thụ.
Khi bị phát hiện, Vũ khai đã buôn bán động vật hoang dã từ năm 2013 đến nay và mỗi tháng vận chuyển ra Hà Nam bán một lần.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản thu giữ, tiêu hủy 520 kg lòng heo thối và bàn giao số động vật hoang dã cho Công an tỉnh Ninh Bình điều tra, xử lý theo quy định. (Thanh Niên 22/8) đầu trang(
Năm 2015 mùa mưa về muộn, khi vào mùa lượng mưa ít nên tình trạng cháy rừng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trong tháng 7 đã vào mùa mưa nhưng vẫn xảy ra 3 vụ cháy rừng.
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 11 vụ cháy, trong đó Vườn Quốc gia Tràm Chim xảy ra 8 vụ cháy với diện tích hơn 90ha đồng cỏ và rừng tràm; Khu di tích Gò Tháp xảy ra 2 vụ thiệt hại hơn 7ha...
Trước những diễn biến phức tạp của nạn cháy rừng, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn công tác phòng, chống cháy rừng.
Từ đầu tháng 2/2015, Chi cục kiểm lâm đã phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, các chủ rừng tổ chức tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư và các trường học nơi có rừng; tổ chức 39 lớp huấn luyện kỹ năng cơ bản về PCCC rừng cho tổ (đội) chuyên trách và bán chuyên trách của các chủ rừng trong tỉnh với sự tham gia của gần 4.000 lượt người...
Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm còn phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an huyện, các lực lượng tại địa phương thực hiện gần 2.000 lượt tuần tra chống xâm nhập trái phép vào rừng; trang bị mới 60 cuộn vòi chữa cháy; sửa chữa, bảo dưỡng các máy chữa cháy chuyên dụng; cấp 8.000 tờ bướm và hỗ trợ 210 biển báo, biển cấm cho các chủ rừng trong tỉnh.
Đồng thời, Chi cục kiểm lâm phân công lực lượng và hỗ trợ 1 máy chữa cháy chuyên dụng, 10 cuộn vòi xuống địa bàn rừng tràm Bắc Tháp Mười để ứng trực, phối hợp với lực lượng bảo vệ của chủ rừng trong công tác tuần tra, kiểm soát, tập trung vào các vùng dễ cháy.
Song song đó, công tác kiểm tra công tác PCCC rừng được các lực lượng chức năng tăng cường thực hiện. Qua tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện 91 vụ xâm nhập rừng trái phép. Trong đó, cảnh cáo, giáo dục tại chỗ 9 vụ, chuyển địa phương xử lý 5 vụ và ra quyết định xử phạt hành chính 73 vụ (4 vụ không bắt được đối tượng). Chi cục kiểm lâm còn phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ tiến hành 20 lượt kiểm tra định kỳ và 6 lượt kiểm tra đột xuất công tác PCCC rừng tại 10 chủ rừng trong tỉnh.
Hạt kiểm lâm liên huyện Tam Nông - Tân Hồng và Tháp Mười - Cao Lãnh thường xuyên kiểm tra tại các rừng trên địa bàn quản lý. Qua kiểm tra, các chủ rừng đều chuẩn bị tốt phương tiện phục vụ công tác PCCC rừng; tổ chức lực lượng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát và chủ động phân công lực lượng trực tại các Ban Chỉ huy PCCC rừng cơ sở, đài quan sát...
Công tác diễn tập PCCC rừng cũng được thường xuyên thực hiện nhằm nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng, khả năng chỉ huy và huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy cho lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách. Từ đầu năm 2015 đến nay, Chi cục kiểm lâm đã tổ chức 2 cuộc diễn tập chữa cháy tại Ban quản lý Rừng tràm Gáo Giồng (diện tích 11ha) và Vườn Quốc gia Tràm Chim (9,9ha).
Nhờ thực hiện tốt công tác tự kiểm tra và sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị hữu quan trong việc tuần tra, kiểm soát và phân công lực lượng trực 24/24, các vụ cháy được phát hiện sớm và tổ chức chữa cháy kịp thời, qua đó hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại của cháy rừng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh đang diễn biến khó lường nên nguy cơ cháy rừng vẫn còn cao.
Để tiếp tục thực hiện công tác bảo vệ rừng, từ nay đến cuối năm, Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng yêu cầu lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi xâm nhập rừng trái phép và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Ban Chỉ huy PCCC rừng các huyện tiếp tục duy trì công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc chủ rừng thực hiện công tác PCCC rừng; phân công lực lượng túc trực tại các chốt, trạm, đài quan sát của Ban Chỉ huy PCCC rừng ở cơ sở nhằm phát hiện, ứng phó kịp thời các vụ cháy;... (Báo Đồng Tháp 21/8) đầu trang(
Sáng 21/8, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Công an tỉnh Đắck Lắk đã phát hiện xử lý 1 cơ sở về hành vi nuôi nhốt trái phép động vật rừng quý hiếm.
Tại cơ sở kinh doanh của ông Trần Can Đảm, tại 103 đường Mạc Đỉnh Chi, phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, lực lượng chức năng đã phát hiện chủ nhà hàng nuôi nhốt trái phép 9 cá thể động vật rừng thuộc nhóm 2B và nhóm thường gồm: 6 con khỉ, 2 con trăn có trọng lượng gần 100kg và 1 con cầy hương.
Tất cả động vật rừng này được nuôi nhốt ở các lồng, chuồng sắt tại khu vực nhà hàng. (ANTV 22/8) đầu trang(
Chiều 21.8, tại Cảng Tiên Sa, TP.Đà Nẵng, sau 3 tiếng rưỡi kiểm tra 3 container khai báo là gỗ thanh của Công ty TNHH Vạn An (trụ sở đường 2.9, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu), lực lượng liên ngành do Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chủ trì đã phát hiện 1 container có 63 bao tải chứa tổng cộng 2,27 tấn ngà voi, ngụy trang bằng các lớp gỗ bên ngoài.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, chiều 13.8 lực lượng kiểm tra đã phát hiện container khai là đá cẩm thạch của Công ty TNHH Vạn An cất giấu 577 kg ngà voi và 122 kg sừng tê giác bên trong các khối đá giả.
Số container chứa ngà voi và sừng tê giác này nhập khẩu từ Mozambique, cập Cảng Tiên Sa ngày 10.8, còn container chứa 2,27 tấn ngà voi vừa bị phát hiện nhập khẩu từ Nigeria, do tàu Marine Bia vận chuyển về đến Cảng Tiên Sa ngày 11.8, sau đó 1 ngày. Tuy lô hàng được phân luồng xanh (ưu tiên thông quan) nhưng cơ quan chức năng đã phát hiện nghi vấn, nên đã nhiều lần mời ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc công ty đến làm việc nhưng ông này không đến, do đó lực lượng phối hợp đã quyết định khám xét lô hàng.
Để phá được đường dây buôn hàng cấm tinh vi này, Cục Điều tra chống buôn lậu đã huy động Đội Kiểm soát chống buôn lậu ma túy (Đội 5), Đội Kiểm soát chống buôn lậu miền Trung (Đội 2) và Đội Kiểm soát chống buôn lậu miền Bắc (Đội 1) phối hợp Chi cục Hải quan cảng Đà Nẵng, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74 Bộ Công an) và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vào cuộc. (Thanh Niên 22/8; Công An TP.HCM 21/8; Pháp Luật Và Xã Hội 21/8) đầu trang(
Thời gian gần đây, tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa đang nóng lên. Trước tình hình đó, chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa đã kịp thời điều động lực lượng chốt chặn, và ngăn chặn hiệu quả nạn phá rừng tại khu vực này.
Theo Đội Kiểm lâm cơ động, thuộc Chi cục Kiểm lâm, các đối tượng lâm tặc đã tập trung khai thác lâm sản tại khu vực Suối Hương, xã Vạn Bình.
Đồng thời, tiến hành khai thác gỗ tại khu vực rừng thuộc địa phận Phú Yên, sau đó, vận chuyển lâm sản bằng xe máy về xuôi tiêu thụ. Nắm bắt được tình hình đó, Chi cục đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Vạn Ninh tiến hành kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác gỗ; vận chuyển lâm sản trái phép tại khu vực rừng thượng nguồn Vạn Bình.
Cùng với sự hỗ trợ của Đội Kiểm lâm cơ động tỉnh, thực hiện chốt chặn tại khu vực Dốc Mỏ. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, lực lượng Kiểm lâm đã bắt giữ hơn 60 chiếc xe máy độ, chế. Đây là phương tiện mà các đối tượng sử dụng để vận chuyển gỗ. Và thu giữ trên 6 m3, với số lượng 107 khúc.Đến nay, tình trạng phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép ở khu vực Vạn Bình đã giảm.
Tuy nhiên, các đối tượng đang tìm cách khai thác, vận chuyển gỗ ở địa phương khác. Chi cục sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương và chủ rừng thường xuyên truy quét để giữ rừng. (ANTV 22/8) đầu trang(
Đêm 20 và sáng 21/8/2015, đàn voi rừng khoảng 10 con kéo vào rẫy của đồng bào buôn Đrăng Pốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk kiếm ăn và dẫm nát hoa màu sắp vào thời kỳ thu hoạch.
Ông Lê Dũng, trưởng buôn Đrăng Pốk cho biết: Tối 20/8 đàn voi rừng phá rẫy bắp của gia đình ông Y Chuôn Brông. Thấy đàn voi về, dân trong buôn tập trung đốt lửa xua đuổi khoảng 30 phút. Thế nhưng khi đàn voi rời đi, gần 5 sào bắp của gia đình ông Y Chuôn đã bị voi dẫm nát.
Sáng hôm sau, đàn voi kéo tới phá nát 2 sào mía  của gia đình bà Bàn Thị Xuân (43 tuổi). Ngoài ra, nhiều hộ dân khác ở khu vực này cũng bị voi phá rẫy.
Ông Lương Xuân Tình, Trạm trưởng trạm kiểm lâm Đrăng Pốk, Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết: Cách đây khoảng nửa tháng, trong lúc đi tuần cán bộ kiểm lâm trạm đã phát hiện đàn voi đang ăn cây lá tại tiểu khu 425. Thấy voi có dấu hiệu tiến về phía rẫy của dân, cán bộ kiểm lâm đã đến các lán trại thông báo bà con không ở lại rẫy.
“Buôn Đrăng Pốk nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Yok Đôn nên thỉnh thoảng voi rừng lại xuất hiện phá hoa màu, nhưng chưa từng xảy ra tình trạng voi tấn công người. Hoa màu của dân sắp đến thời kỳ thu hoạch nên voi kéo về kiếm ăn. Chúng tôi khuyến cáo người dân không đến gần voi mà dùng chiêng, trống hoặc đốt lửa để xua đuổi voi,” ông Tình nói. (Tiền Phong 22/8) đầu trang(
Theo Cục Kiểm lâm hiện cả nước đang có sáu tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận đã có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng. (Nhân Dân 21/8) đầu trang(
Ngày 21/8, Công an huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Văn Bình (sinh năm 1982, trú tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) để điều tra làm rõ về hành vi hủy hoại rừng.
Theo kết quả điều tra, từ tháng 10/2013 đến cuối năm 2014, khi làm thuê tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, Lê Văn Bình đã phát dọn trái phép 0,7 ha rừng tại Tiểu khu 1635 thuộc lâm phần do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thuận Tân quản lý để lấn chiếm làm rẫy. Tháng 7/2015, Công an huyện đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Lê Văn Bình để điều tra làm rõ về hành vi hủy hoại rừng.
Cùng ngày, Công an huyện Đắk Song cũng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Đình Đức (sinh năm 1980, trú tại xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) và Trần Thanh Kiếm (sinh năm 1984, trú tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra làm rõ về hành vi hủy hoại rừng.
Tháng 8/2014, Nguyễn Đình Đức thuê Trần Thanh Kiếm chặt phá rừng tại Tiểu khu 1653 thuộc lâm phần do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuận Tân quản lý. Kiếm đã rủ thêm một đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk tham gia. Tổng diện tích mà các đối tượng chặt phá là 1,2 ha rừng. Công an huyện Đắk Song đã củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng liên quan về hành vi hủy hoại rừng. (Tin Tức 21/8) đầu trang(
Suốt 4 năm ông Trần Văn Minh lâm vào cảnh “đáo tụng đình”. “Hầu tòa” không chỉ khiến công việc làm ăn đình trệ, kinh tế gia đình tổn thất, mà sức khỏe của ông Minh cũng suy sụp, do buồn rầu dẫn đến tai biến. Khi được tòa tuyên vô tội, thì tổn thất mà người đàn ông này phải gánh chịu không thể đo đếm được.
Ngày 12 – 8 vừa qua, TAND tỉnh Kon Tum đã tuyên án vô tội và trả tự do tại tòa đối với ông Trần Văn Minh, SN 1959 trú tại số 679 đường Phạm Văn Đồng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đồng thời toàn bộ số tiền hơn 2,8 tỷ đồng bán đấu giá tang vật trong vụ án này cũng được trả lại cho ông Trần Văn Minh.
Được biết, nguồn cơn sự việc bắt đầu vào khoảng tháng 11 – 2011, đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện các đơn vị chức năng thuộc các ngành CA; thuế; kiểm lâm; VKS bắt được nhiều toa tàu hàng chở gỗ thuộc các nhóm 1 và nhóm 2A tại ga Giáp Bát, Hà Nội.
Sau khi bắt giữ số toa tàu chở hàng nói trên, cơ quan chức năng xác định có 6 toa tàu chở gỗ trắc và gỗ hương với khối lượng khoảng 219m3, của Cty Ngân Kim Long, do ông Trần Văn Minh đại diện đã vận chuyển từ trụ sở Cty ở TP Pleiku tỉnh Gia Lai xuống ga tàu hỏa tại Bình Định, ký hợp đồng kinh tế số 319 để bán cho Cty Vĩnh Sơn, trụ sở tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh do ông Ngô Văn Huấn đại diện.
Thời điểm đoàn liên ngành kiểm tra, ông Trần Văn Minh đại diện Cty Ngân Kim Long cũng đã xuất trình những được hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT số 00043 ngày 29 -11 - 2011, và xuất trình được hồ sơ gỗ. Nhưng, khối lượng gỗ ghi trong hồ sơ (hơn 300m3) vượt quá số lượng 219m3 thực tế đang bị cơ quan chức năng phát hiện, tạm giữ để xử lý. Cơ quan liên ngành sau khi kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ lô gỗ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho CQĐT Bộ Công an, để điều tra làm rõ và xử lý hình sự.
Ông Trần Văn Minh bị bắt để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Căn cứ mức độ hàng hóa có số lượng lớn 219m3 là đặc biệt nghiêm trọng. Đến năm 2013, sau hơn 2 năm, kết luận điều tra cho rằng ông Minh đã có hành vi vận chuyển buôn bán trái phép gỗ rừng tự nhiên.
Thực tế, mặc dù số gỗ bị thu giữ có nguồn gốc hợp pháp (do Cty Ngân Kim Long mua của các DN Hữu Phát; DN Hoàng Hương Sơn; và mua đấu giá của Kiểm lâm tỉnh Gia Lai), nhưng hồ sơ không hợp lệ - đối chiếu giữa số liệu ghi trong hồ sơ và số lượng thực tế thu được không trùng khớp, căn cứ vào điều này CQĐT đã ra kết luận điều tra số 199, đồng thời VKSND TC (Vụ 2) đã ra cáo trạng số 07 căn cứ Thông tư số 19 liên ngành (Bộ NN&PTNT; Tòa án; VKS) phần “nguyên tắc chung” quy định tại khoản 3 – mọi hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng điều phải bị xử lý; và điều 20; 21của Nghị định 99/2009/NĐ-CP để truy tố ông Trần Văn Minh (cùng 7 bị can khác) theo khoản 2 Điều 175 BLHS. Toàn bộ số gỗ 219m3 nói trên được cơ quan chức năng bán đấu giá thu được hơn 2,8 tỷ đồng, được coi là tang vật của vụ án.
Hành vi của ông Trần Văn Minh đáng ra chỉ bị xử lý hành chính, nhưng thực tế đã bị “hình sự hóa” một cách rất khiên cưỡng. Cụ thể, căn cứ điều 23 Nghị định 157/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25 – 12 – 2013 (thay thế Nghị định 99/2009/NĐ-CP), quy định rõ trường hợp người có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt hành chính tùy mức độ vi phạm.
Luật sư Hoàng Văn Hướng, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Trần Văn Minh cho biết: Đây là một vụ án oan sai, bắt nguồn từ vận dụng các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực và không đầy đủ. Khiến ông Minh bị tạm giam 9 tháng ròng để điều tra, truy tố tội vi phạm các quy định về khai thác về bảo vệ rừng. Sự việc kéo dài 4 năm, trắng đen mới rõ ràng khi ông Minh được tuyên vô tội, trả tự do ngay tại tòa vào hôm 12 – 8 - 2015.
“Cáo trạng của VKS có viện dẫn 2 điều luật cụ thể là Điều 20 và 21 Nghị định 99/2009/NĐ-CP  theo hướng bất lợi không khách quan cho ông Trần Văn Minh. Mà “quên” không viện dẫn Điều 22 của chính Nghị định này quy định chủ cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật. Hoặc vận chuyển, mua, bán, cất giữ gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục quản lý, thì bị xử phạt hành chính” – luật sư Hoàng Văn Hướng nói.
Như vậy lẽ ra, hành vi của các chủ chế biến kinh doanh vận tải lâm sản có nguồn gốc hợp pháp mà không tuân thủ các quy trình thủ tục thì sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên VKSND TC vẫn ủy quyền cho VKSND tỉnh Kon Tum truy tố ông Trần Văn Minh và 7 bị cáo khác ra trước TAND tỉnh Kon Tum.
Luật sư Hoàng Văn Hướng cho biết, ngày 23 – 9 – 2014, TAND tỉnh Kon Tum mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Trần Văn Minh (cùng 7 bị cáo khác) về tội vi phạm các quy định về khai thác về bảo vệ rừng, theo khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự. Sau khi xem xét đánh giá các tài liệu chứng cứ, HĐXX TAND tỉnh Kon Tum đã ra quyết định trả hồ sơ bổ sung để làm rõ các hành vi khách quan và điều luật áp dụng đối với ông Trần Văn Minh. Sau gần một năm điều tra và xem xét truy tố lại, khoảng tháng 4 – 2015 VKSND TC ra cáo trạng số 09 tiếp tục truy tố ông Trần Văn Minh với tội danh nêu trên.
Trong các ngày từ 10 đến 12 – 8 – 2015 TAND tỉnh Kon Tum mở lại phiên tòa sơ thẩm, tại tòa VKSND tỉnh Kon Tum vẫn tiếp tục truy tố, luận tội đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Minh đến 4 năm tù, đồng thời đề nghị tuyên tịch thu tang vật vụ án giá trị trên 2,8 tỷ đồng.
Nhưng các luật sư Hoàng Văn Hướng và luật sư Phương Hữu Tiến, thuộc Văn phòng luật sư Hoàng Hưng, Đoàn luật sư TP Hà Nội, bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Văn Minh tại phiên tòa, đã chỉ rõ: Việc VKS tại phiên tòa viện dẫn các điều quy định tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP để buộc tội ông Minh là hoàn toàn không có căn cứ. Bởi vì, tại thời điểm xét xử, Nghị định 157/2013/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 99/2009/NĐ-CP. Như vậy có thể nói đại diện VKSND tỉnh Kon Tum trong phiên tòa này đã viện dẫn văn bản hết hiệu lực để buộc tội, mà không áp dụng Nghị định 157/2013/NĐ-CP đang có hiệu lực pháp luật.
“Tranh luận tại tòa, tôi cho rằng phải áp dụng Nghị định 157 đang có hiệu lực tại thời điểm xét xử. Điều 32 Nghị định 157 quy định rõ: “Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm” – luật sư Hoàng Văn Hướng cho biết.
Mặt khác tại tòa luật sư Hướng cũng đã chứng minh, ngay cả trường hợp áp dụng Nghị định 99/2009/NĐ-CP thì ông Minh cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì việc áp dụng pháp luật của bản cáo trạng theo Điều 3 Nghị định 99 chỉ quy định các nguyên tắc chung. Trong khi đó pháp luật về hình sự quy định tội danh phải rõ ràng - yêu cầu khi viện dẫn pháp luật, nguồn điều chỉnh để buộc tội phải cụ thể rõ ràng chứ không thể theo nguyên tắc “chung chung” được.
Đến khoảng 15g ngày 12 – 8 – 2015, HĐXX đã chấp nhận toàn bộ lời bào chữa và luận cứ của phía các luật sư bào chữa cho ông Trần Văn Minh. HĐXX đã nhận định và đưa ra quyết định trả tự do cho ông Trần Văn Minh tuyên ông Trần Văn Minh vô tội trả toàn bộ số tiền 2,8 tỷ đồng tiền bán gốc tang vật vụ án. (Pháp Luật Và Xã Hội 21/8) đầu trang(
Trước tình trạng phá rừng liên tục xảy ra, việc nhân rộng mô hình trạm bảo vệ liên ngành ngày càng trở nên cấp thiết.
Với ranh giới trải dài trên 200 km, địa hình hiểm trở, rừng phòng hộ đầu nguồn của tỉnh Bình Thuận -  khu vực giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng liên tục bị tàn phá trước sự bất lực của các chủ rừng.
Cách đây hơn 2 năm, khu vực rừng đầu nguồn Bình Thuận giáp với xã Đa Quyn và Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là điểm nóng liên tục xảy ra các vụ phá rừng công khai trên quy mô lớn.
Lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh Bình Thuận, mà cụ thể là Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Mao và Ban quản lý rừng phòng hộ Cà Giây, tổ chức các đợt tuần tra kiểm soát, nhưng không thể xoay chuyển tình hình, vì địa hình xa xôi hiểm trở và lực lượng không đủ mạnh để kịp thời trấn áp các nhóm lâm tặc manh động. Vả lại, bên phía tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là đất nông nghiệp, nên lâm tặc theo đường làm rẫy dễ dàng qua đây khai thác rừng trái phép.
Trước tình hình đó, hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng đã triển khai quy chế phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh, trong đó có việc xây dựng trạm bảo vệ rừng liên tỉnh. Tháng 2/2014, Trạm bảo vệ rừng liên  tỉnh đầu tiên chính thức đi vào hoạt động với tên gọi “Trạm quản lý và bảo vệ rừng liên huyện Bắc Bình - Đức Trọng” đặt tại xã Tà Năng, huyện Đức Trọng. Ngoài lực lượng bảo vệ rừng, trạm còn có sự tham gia của lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội của hai huyện Bắc Bình và Đức Trọng, thường xuyên túc trực, tổ chức tuần tra kiểm soát theo kế hoạch.
Ông Nguyễn Xuân Chiến, Tổ trưởng Tổ liên ngành Bắc Bình - Đức Trọng nói về hoạt động của trạm: “Chúng tôi thường xuyên cắt cử anh em đi kiểm tra các tuyến đường đầu mối xe thường xuyên ra vào, xem có dấu hiệu của các đối tượng vận chuyển lâm sản hay không. Nếu có, anh em sẽ triển khai lực lượng phối hợp với bên dưới Bình Thuận tổ chức kiểm tra dưới đó lên và trên này kiểm tra xuống”.
Nhờ có sự tham gia phối hợp của lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự huyện Đức Trọng và chính quyền hai xã Đa Quyn và Tà Năng, nên việc bắt giữ lâm tặc cũng như tịch thu tang vật thuận lợi hơn. Lực lượng tại trạm có thêm vũ khí và công cụ hỗ trợ đủ mạnh để trấn áp các nhóm lâm tặc liều lĩnh.
Trước đây, lâm tặc chỉ cần đưa gỗ qua khỏi ranh giới là có thể trót lọt, nhưng từ khi có Trạm này, hầu hết các vụ vận chuyển gỗ khai thác trái phép đều được ngăn chặn kịp thời, lập biên bản xử lý trên địa phận Lâm Đồng.
Ông Trần Quốc Lực, cán bộ Hạt Kiểm lâm Đức Trọng kiêm Tổ phó Tổ liên ngành Bắc Bình - Đức Trọng cho biết: “Trong quá trình tuần tra kiểm tra, chúng tôi phát hiện lâm sản tập kết ở khu vực bìa rừng. Chúng tôi tổ chức lập hồ sơ, thuê xe vận chuyển về Ban quản lý rừng Tà Năng; sau đó chuyển hồ sơ và tang vật về cơ quan chức năng Hạt kiểm lâm Đức Trọng để xử lý”.
Khi tham gia quy chế bảo vệ rừng giáp ranh liên huyện, chính quyền hai xã Đa Quyn và Tà Năng của huyện Đức Trọng- nơi có nhiều người hành nghề khai thác gỗ trái phép, cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân địa phương bỏ nghề.
Công an huyện Đức Trọng đã rà soát, nắm lại các hộ dân có xe cải tiến "độ chế" chuyên vận chuyển gỗ trái phép để có biện pháp răn đe, xử lý theo quy định. Trạm liên huyện Bắc Bình - Đức Trọng cũng thường xuyên phân công lực lượng chốt chặn, bắt giữ các phương tiện vào rừng trái phép ở các cửa ngõ vào rừng. Trên thực tế, những đường be vào rừng đang dần mờ đi, cho thấy tình trạng xâm phạm rừng giáp ranh ở khu vực đã giảm. Các vụ phá rừng tuy có xảy ra cũng chỉ ở mức độ lẻ tẻ, không đáng kể.
Ông Trần Quang Hải, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Bình cho biết: “Về lâu dài, cố gắng duy trì ngăn chặn các loại phương tiện chủ lực, khả năng tình hình phá rừng, khai thác lâm sản, vận chuyển gỗ ở khu vực rừng phòng hộ giáp ranh sẽ được hạn chế như mong muốn hai huyện đã đặt ra”.
Trạm quản lý và bảo vệ rừng liên huyện Bắc Bình - Đức Trọng đặt tại xã Tà Năng đã mang lại hiệu quả thực sự trong công tác phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng. Tuy nhiên, trạm này chỉ mới triển khai ở khu vực đầu tỉnh, quản lý trên chiều dài 28 km ranh giới. Còn lại khoảng 172 km ranh giới vẫn còn bỏ ngỏ. Do vậy, trước tình trạng phá rừng đầu nguồn Bình Thuận liên tục xảy ra như hiện nay, việc nhân rộng mô hình trạm liên ngành như thế này ngày càng trở nên cấp thiết. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 22/8) đầu trang(
Thời gian gần đây, một số cơ quan báo chí nhận được thông tin kèm clip về việc cán bộ kiểm lâm Đội kiểm lâm cơ động và Phòng chống cháy rừng số 2 (Đội 2) thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa có hành vi nhận hối lộ của doanh nghiệp.
Xung quanh vụ việc này, sau khi báo chí phản ánh, Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa đã có quyết định xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm. Tuy nhiên, với hình thức xử lý này, dư luận đặt nghi vấn rằng đã có sự bao che cho hành vi tiêu cực.
Theo nội dung phản ánh của ông K (xin được giấu tên), ngày 14/01/2015 có người đến trụ sở Đội 2 để xin ông Mai Xuân Tố - Đội trưởng cho chở khoảng 3 khối gỗ không có thủ tục trong địa bàn kiểm soát của Đội 2. Khi người này đề xuất chi 2 triệu đồng, ông Tố gọi điện cho cán bộ tên Hải lên, giao nhiệm vụ dẫn “khách hàng” ra hành lang làm giá. Ông Hải đòi “5 củ” (5 triệu đồng) thì vị khách nêu khó khăn, chỉ có 2 triệu thôi thì ông Hải nói: Đây là ý kiến anh Tố, chúng em không có quyền. Được đề nghị giá 2 triệu rưỡi, ông Hải bảo để vào xin ý kiến sếp. Sau khi vào phòng ông Tố ra, ông Hải đồng ý 2,5 triệu và cho số điện thoại rồi nói: lần sau có hàng cứ gọi.
Cũng theo phản ánh, khoảng 15h chiều ngày 16/01/2015, vị “khách quen” gọi điện cho ông Tố xin bốc 2 khối gỗ ở khu vực Bãi Trành, ông Tố hẹn gặp nhau ở Mục Sơn. Khoảng 16h30 ông Tố ngồi trên xe hơi trước cổng nhà máy đường Lam Sơn gặp “khách quen”. Khi nghe đề xuất đưa 2 triệu đồng, ông Tố nói: lần trước đưa bao nhiêu thì bây giờ đưa thế (ý phải đưa 2,5 triệu).
Sau khi được người đưa phân trần hoàn cảnh khó khăn, ông Tố đã nhận 2 triệu đồng rồi dặn “tí vào làm luật cho anh em trong trạm Bãi Trành”. Ông Tố dặn gặp Hải, đồng thời cho người đó số điện thoại của ông Hải. Khi vị “khách quen” đến nơi, ông Hải đòi 2,5 triệu đồng. Sau khi vị khách nói đã đưa sếp 2 triệu, ông Hải gọi xin ý kiến ông Tố rồi truyền đạt lại là: Sếp nói cho anh em trạm 1,5 triệu đồng và lấy thêm cho sếp 1 triệu đồng nữa, tổng là 2,5 triệu đồng…
Kèm theo đơn phản ánh, bạn đọc cũng cung cấp clip ghi lại hình ảnh ông Mai Xuân Tố nhận tiền và nội dung trao đổi, “mặc cả” về số tiền phải chi giữa người quay clip với ông Hải.
Về những nội dung trên, trả lời báo chí, ông Lê Quốc Việt, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa xác nhận trong video mà bạn đọc phản ánh đúng là có hai kiểm lâm có liên quan thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa là ông Mai Xuân Tố và ông Nguyễn Hữu Hải.
Được biết, ngày 21/5/2015, Chi cục kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Mai Xuân Tố và ông Nguyễn Hữu Hải “để làm rõ nội dung vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong thi hành công vụ”. Đến ngày 1/7/2015, Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa có quyết định xử lý kỷ luật với ông Mai Xuân Tố với hình thức khiển trách. Lý do ông Tố bị kỷ luật là: “Thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được phân công; chủ quan, thiếu cương quyết nhận tiền đối tượng xin vận chuyển gỗ; không chỉ đạo kiểm tra, xác minh xử lý theo quy định của pháp luật”.
Tương tự,  ông Nguyễn Hữu Hải cũng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách vì lý do: “…thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao; nhận tiền đối tượng xin vận chuyển gỗ; không kiểm tra, xác minh xử lý theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, ngay trong các quyết định xử lý kỷ luật, Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa đã nêu rõ hành vi nhận tiền đối tượng xin vận chuyển gỗ của hai cán bộ kiểm lâm nói trên. Tuy nhiên, mức kỷ luật mà hai cán bộ này phải nhận chỉ là… khiển trách.
Theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/5/2011 của Chính phủ (Về xử lý kỷ luật đối với công chức) thì hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng có thể bị xử lý bằng hình thức cao nhất là buộc thôi việc.
Ngay tại quyết định tạm đình chỉ đối với hai cán bộ kiểm lâm đã nêu rõ là “vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong thi hành công vụ” và Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa cũng kết luận hai cán bộ này có nhận tiền của đối tượng vận chuyển gỗ. Chưa nói đến dấu hiệu nhận hối lộ mà chỉ xét về mặt tư cách đạo đức của cán bộ công chức thì hành vi nhận tiền nói trên cũng đã xứng đáng phải nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc.
Dư luận cho rằng nếu chỉ xử lý bằng hình thức khiển trách thì đồng nghĩa với việc Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa nhìn nhận hành vi nhận tiền của cán bộ kiểm lâm là không nghiêm trọng? Còn với một số cán bộ kiểm lâm nhưng lại nhận tiền của đối tượng vận chuyển gỗ để “cho qua” là vi phạm pháp luật, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của lực lượng kiểm lâm Thanh Hóa nói riêng và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Cũng cần nói thêm rằng cách đây không lâu, ở Thanh Hóa đã có cán bộ kiểm lâm bị bắt quả tang ngay tại trụ sở vì hành vi nhận hối lộ 100 triệu đồng của doanh nghiệp.
Phóng viên Báo Công lý đã trực tiếp chuyển những thông tin trên cùng văn bản đến UBND tỉnh và Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa. Ông Nguyễn Duy Ngọc, Phó Ban Văn xã UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận thông tin và cho biết sẽ báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh để xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Đỗ Minh Tuấn, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thanh Hóa xác nhận: Trong cuộc giao ban khối nội chính, ông Lê Quốc Việt có nêu ra vụ việc này. Tuy nhiên xét thấy sự việc cần được giải quyết theo đúng thẩm quyền nên đã giao về Chi cục kiểm lâm xử lý nhưng đến nay chưa thấy báo cáo kết quả. Ông Tuấn cho hay sẽ yêu cầu báo cáo kết quả và chỉ đạo xem xét, xử lý theo quy định hiện hành.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến vụ việc trên khi có thông tin mới từ các cơ quan chức năng. (Công Lý 21/8) đầu trang(
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, ngày 18/8, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã có Thư khen, biểu dương các lực lượng tham gia phá án, bắt vụ vận chuyển ma túy số lượng lớn và bắt vụ vận chuyển ngà voi tại tỉnh Lào Cai.
Ngày 13/8, Công an TP Lào Cai đã phát hiện, bắt giữ hai đối tượng vận chuyển 106 kg ngà voi.
Đây là chiến công xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Lào Cai trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm theo chỉ đạo của Bộ, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân; 10 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Thường trực Đặng Văn Hiếu đã gửi Thư biểu dương, khen ngợi thành tích của cán bộ, chiến sỹ các đơn vị thuộc Công an tỉnh Lào Cai và quyết định thưởng cho các đơn vị, Công an thành phố Lào Cai, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ Công an tỉnh, mỗi đơn vị 10 triệu đồng trích từ Quỹ Phòng, chống tội phạm Trung ương. (Quân Đội Nhân Dân 21/8) đầu trang(
Liên tục những tháng đầu năm, hàng loạt khoảnh rừng thông trên địa bàn huyện Bảo Lâm bị “đầu độc” và chặt hạ! Đến nay, Công an huyện Bảo Lâm đã khởi tố hàng loạt vụ án với nhiều bị can liên quan đến hành vi hủy hoại rừng. Tuy nhiên, “cuộc chiến” giữ rừng vẫn đang diễn ra rất cam go và gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng.
Ngày 29/7/2015, Công an huyện Bảo Lâm đã bắt khẩn cấp 5 đối tượng liên quan đến việc đầu độc thông rừng tại khoảnh 1 (Tiểu khu 444, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm). Đây là vụ việc mới nhất được Hạt Kiểm lâm phát hiện và Công an huyện khởi tố vụ án. Điều đặc biệt trong vụ án này, đối tượng chủ mưu phá rừng chính là nhân viên bảo vệ rừng được Công ty TNHH An Nguyễn thuê. Theo lời khai của Vũ Văn Thanh (44 tuổi, nhân viên bảo vệ rừng của Công ty An Nguyễn): Thanh được Công ty thuê bảo vệ rừng từ năm 2012.
Với mục đích lấn chiếm đất rừng để trồng cà phê, Thanh đã thuê người (chưa xác định được danh tính) vào đào 3.000 hố cà phê dưới rừng thông. Sau đó, đến tháng 4/2015, Thanh tiếp tục thuê đối tượng Vũ Tuấn Chung (27 tuổi, ngụ tại huyện Bảo Lâm) vào rừng “ken” gốc thông và đổ hóa chất làm cho thông chết. Cùng thực hiện với Chung còn có Nguyễn Hữu Long, Vũ Quốc Lâm (ngụ tại huyện Bảo Lâm) và Vũ Tuấn Long (ngụ tại huyện Đơn Dương).
Để làm cây thông chết, các đối tượng trên đã sử dụng rìu và búa để chặt từ 2 – 3 nhát vào cây thông, sau đó, bơm thuốc trừ cỏ vào các vết chặt. Tổng diện tích rừng xác định bị hủy hoại hơn 2,6ha.
Trước đó, liên tiếp trong những ngày cuối tháng 5/2015, lực lượng chức năng của huyện Bảo Lâm cũng phát hiện vụ chặt hạ thông rừng tại địa bàn xã Lộc Tân. Diện tích thông bị chặt hạ thuộc rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri quản lý. Các đối tượng đã dùng cưa máy triệt hạ gần 200 cây thông (31 năm tuổi) tại Tiểu khu 466 và Tiểu khu 469 (xã Lộc Tân). Đến nay, Công an huyện Bảo Lâm đã tìm được 3 thủ phạm phá rừng này.
Công an huyện đã khởi tố và bắt tạm giam Trương Mạnh Hùng và Quách Hải Tô. Còn một đối tượng khác là Phạm Văn Hải (46 tuổi, ngụ tại thôn 9, xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc) đã bị Công an TP Bảo Lộc bắt tạm giam do liên quan đến vụ “ken” gốc, đổ hóa chất “đầu độc” 684 cây thông (30 năm tuổi) trên diện tích 2,6ha tại Tiểu khu 466 (xã Đam Bri, TP Bảo Lộc). Hiện nay, Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc hủy hoại rừng có tổ chức với quy mô lớn như các vụ việc nêu trên, tình trạng “ken” gốc, chặt hạ thông để lấn chiếm đất rừng cũng diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện Bảo Lâm. Điển hình là vụ việc xảy ra vào đêm 29/6/2015, lực lượng Kiểm lâm cơ động, Hạt Kiểm lâm Bảo Lâm đã mật phục tại Tiểu khu 444 (thuộc lâm phần của Công ty TNHH An Nguyễn, xã Lộc Ngãi) và bắt quả tang Nguyễn Văn Cao (43 tuổi, ngụ tại xã Lộc Ngãi) đang dùng bình xịt và thuốc diệt cỏ tác động vào rừng thông 3 lá tự nhiên. Đối tượng này đã thừa nhận hành vi “ken” cây, đổ hóa chất, cưa hạ và hủy hoại rừng thông tự nhiên để lấy đất trồng cà phê!
Ngày 29/7/2015, Công an huyện Bảo Lâm đã bắt khẩn cấp 5 đối tượng liên quan đến việc đầu độc thông rừng tại khoảnh 1 (Tiểu khu 444, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm). Đây là vụ việc mới nhất được Hạt Kiểm lâm phát hiện và Công an huyện khởi tố vụ án. Điều đặc biệt trong vụ án này, đối tượng chủ mưu phá rừng chính là nhân viên bảo vệ rừng được Công ty TNHH An Nguyễn thuê.
Theo lời khai của Vũ Văn Thanh (44 tuổi, nhân viên bảo vệ rừng của Công ty An Nguyễn): Thanh được Công ty thuê bảo vệ rừng từ năm 2012. Với mục đích lấn chiếm đất rừng để trồng cà phê, Thanh đã thuê người (chưa xác định được danh tính) vào đào 3.000 hố cà phê dưới rừng thông. Sau đó, đến tháng 4/2015, Thanh tiếp tục thuê đối tượng Vũ Tuấn Chung (27 tuổi, ngụ tại huyện Bảo Lâm) vào rừng “ken” gốc thông và đổ hóa chất làm cho thông chết.
Cùng thực hiện với Chung còn có Nguyễn Hữu Long, Vũ Quốc Lâm (ngụ tại huyện Bảo Lâm) và Vũ Tuấn Long (ngụ tại huyện Đơn Dương). Để làm cây thông chết, các đối tượng trên đã sử dụng rìu và búa để chặt từ 2 – 3 nhát vào cây thông, sau đó, bơm thuốc trừ cỏ vào các vết chặt. Tổng diện tích rừng xác định bị hủy hoại hơn 2,6ha.
Trước đó, liên tiếp trong những ngày cuối tháng 5/2015, lực lượng chức năng của huyện Bảo Lâm cũng phát hiện vụ chặt hạ thông rừng tại địa bàn xã Lộc Tân. Diện tích thông bị chặt hạ thuộc rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam Bri quản lý. Các đối tượng đã dùng cưa máy triệt hạ gần 200 cây thông (31 năm tuổi) tại Tiểu khu 466 và Tiểu khu 469 (xã Lộc Tân). Đến nay, Công an huyện Bảo Lâm đã tìm được 3 thủ phạm phá rừng này.
Công an huyện đã khởi tố và bắt tạm giam Trương Mạnh Hùng và Quách Hải Tô. Còn một đối tượng khác là Phạm Văn Hải (46 tuổi, ngụ tại thôn 9, xã Đam B’ri, TP Bảo Lộc) đã bị Công an TP Bảo Lộc bắt tạm giam do liên quan đến vụ “ken” gốc, đổ hóa chất “đầu độc” 684 cây thông (30 năm tuổi) trên diện tích 2,6ha tại Tiểu khu 466 (xã Đam Bri, TP Bảo Lộc). Hiện nay, Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc hủy hoại rừng có tổ chức với quy mô lớn như các vụ việc nêu trên, tình trạng “ken” gốc, chặt hạ thông để lấn chiếm đất rừng cũng diễn ra phổ biến trên địa bàn huyện Bảo Lâm. Điển hình là vụ việc xảy ra vào đêm 29/6/2015, lực lượng Kiểm lâm cơ động, Hạt Kiểm lâm Bảo Lâm đã mật phục tại Tiểu khu 444 (thuộc lâm phần của Công ty TNHH An Nguyễn, xã Lộc Ngãi) và bắt quả tang Nguyễn Văn Cao (43 tuổi, ngụ tại xã Lộc Ngãi) đang dùng bình xịt và thuốc diệt cỏ tác động vào rừng thông 3 lá tự nhiên. Đối tượng này đã thừa nhận hành vi “ken” cây, đổ hóa chất, cưa hạ và hủy hoại rừng thông tự nhiên để lấy đất trồng cà phê! (Tin Tây Nguyên 21/8) đầu trang(
Thời gian qua, tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên tục xảy ra các vụ cháy rừng. Cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, nghi vấn có bàn tay cố ý phá hoại. Vì sao rừng bị đốt theo chu kỳ 5 năm mỗi khi diễn ra Đại hội Đảng các cấp? Động cơ, mục đích là gì?
Thanh Hóa có trên 626.812 ha rừng và đất lâm nghiệp, diện tích có rừng 572.823 ha, trong đó diện tích rừng có nguy cơ cháy cao là 53.722 ha. Ở các địa phương thuộc khu vực miền núi thấp, trung du và đồng bằng ven biển có trên 9.500ha rừng thông và gần 3.000ha rừng trồng cây khác có nguy cơ cháy rất cao do lớp thảm thực bì dày, rất dễ cháy khi người dân bất cẩn.
Số diện tích rừng này tập trung ở các huyện: Tĩnh Gia, Thạch Thành, Hoằng Hóa… Tuy nhiên, sau hàng loạt vụ cháy rừng xảy ra, khi phân tích, so sánh những vụ cháy rừng “bất thường” này có bàn tay cố ý đốt rừng gây ra.
Ông Nguyễn Hữu Thường, Giám đốc Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ (RPH) Tĩnh Gia cho biết: Huyện có hơn 17 nghìn ha rừng, trong đó hơn 11 nghìn ha đã giao cho hộ gia đình quản lý, bảo vệ; hơn 6.153 ha rừng (trong đó hơn 5.236 ha RPH và hơn 917 ha rừng sản xuất, phân bổ trên địa bàn 16 xã, thị trấn) giao cho BQL RPH Tĩnh Gia quản lý.
“Ở Tĩnh Gia nếu nguồn lửa đó xuất phát từ bom đạn thì hoàn toàn chưa có; hóa chất gây cháy cũng không. Sơ ý gây cháy cũng loại trừ vì nếu sơ ý thì chỉ một vài vụ, đằng này trong cùng một ngày xảy ra 3 đến 4 điểm cháy. Điều đáng nói là các vụ cháy thường diễn ra vào thứ 7, chủ nhật; từ 11 giờ - 13 giờ chiều, 00 giờ - 2,3 giờ sáng, thời gian mà người dân đang nghỉ ngơi ở nhà. Biết chắc chắn là rừng bị con người đốt, nhưng ai đốt, đốt vì mục đích gì thì đang là câu hỏi lớn. Nếu không tìm ra người đốt, đốt vì mục đích gì thì chúng tôi còn khổ nhiều” - ông Thường nói.
Điển hình, trưa 29/5/2015, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia cũng xảy ra 3 điểm cháy rừng. Vụ cháy thứ nhất tại xã Hải Nhân diễn ra lúc 11 giờ, đến 11 giờ 10 phút. Vụ thứ hai xảy ra trên địa bàn xã Tân Dân khoảng 5 phút sau đó. Vụ cháy thứ 3 tiếp tục bùng phát tại diện tích rừng thông phòng hộ của BQL RPH huyện Tĩnh Gia trên địa bàn xã Trúc Lâm.
Cháy rừng đúng lúc Trúc Lâm đang Đại hội, hàng trăm lượt người từ chính quyền địa phương đến kiểm lâm, công an, quân đội được huy động tham gia chữa cháy, hậu quả lửa thiêu rụi 9 ha thông nhiều năm tuổi. Hay như, ngày 20/6, tại xã Hùng Sơn, gần như cùng lúc ngọn lửa tại 8 điểm bùng phát
Ông Mai Hữu Phúc, Phó Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa nhận định: Tình hình cháy rừng tại huyện Tĩnh Gia tương đối phức tạp. Trong 13 vụ cháy từ đầu năm thì chỉ có 1 vụ xác định được nguyên nhân là từ bãi rác cháy lan lên, 12 vụ chưa tìm ra nguyên nhân nhưng nhiều khả năng là do chủ ý có người đốt phá. Đang cháy ở điểm A thì cháy luôn điểm B, điểm C, thời gian đốt thường vào thời điểm trưa hoặc đêm khuya. Lúc này người dân ít có khả năng lên rừng nên việc vô ý gây cháy rừng là hy hữu. So sánh số liệu cho thấy năm 2010 diễn ra Đại hội Đảng, riêng Tĩnh Gia có 22 vụ cháy, 6 tháng đầu năm 2015 diễn ra 13 vụ, trong những năm 2011 đến  2014 không xảy ra vụ cháy nào.
Cùng với Tĩnh Gia, tại xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa xảy ra 3 vụ cháy thiêu rụi 127 ha rừng thông, bạch đàn cũng có dấu hiệu phá hoại. Trước những diễn biến bất thường, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra làm rõ.
Tại Thông báo số 92/TB-UBND ngày 29/6/2015 của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền nêu: “Thời gian qua trên địa bàn tỉnh xảy ra một số vụ cháy rừng có biểu hiện cố ý hủy hoại tài nguyên rừng như Hoằng Hóa 2 vụ, Tĩnh Gia 9 vụ. Hiện vẫn còn một số địa phương công tác phòng cháy, chữa cháy rừng chưa chặt chẽ, lực lượng thường trực, canh phòng chưa cao, chưa kiểm soát được người ra vào rừng. Theo đó, còn để những đối tượng cố ý đốt rừng, chế độ thông tin, báo cáo chưa nghiêm, một số vụ cháy đã xác định đối tượng khả nghi nhưng chưa bắt giữ, đấu tranh. Công an tỉnh cần phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ đối tượng cố ý đốt rừng để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh việc điều tra, xác minh của cơ quan chức năng, dư luận xã hội ở Thanh Hóa đang cực lực lên án hành vi cố ý đốt rừng của các đối tượng xấu. Chỉ vì hằn thù, động cơ cá nhân mà đang tâm hủy hoại màu xanh của rừng. Phải mất vài chục năm mới có được lượng cây, mật độ phủ xanh như ngày hôm nay, chỉ 1 mồi lửa trở thành đất trống, đồi trọc, nguồn nước ngầm bị suy kiệt và rất nhiều hệ lụy đi kèm. Phá rừng là tội ác, cần sớm nghiêm trị những kẻ hủy hoại rừng. (Thanh Tra 21/8) đầu trang(
Sáng 21-8, Cảnh sát điều tra công an Kiên Giang cho biết đã triệu tập ông Ngô Tùng Lâm để làm rõ nguồn gốc khẩu súng mà ông Tam đã sử dụng để bắn mẹ con chị Nhi.
Tại cơ quan công an, ông Ngô Tùng Lâm (46 tuổi, cán bộ Mặt trận ấp 7 Biển, xã Nam Thái A, huyện An Biên, Kiên Giang) khai nhận khoảng năm 2010, lúc đang giữ chức vụ xã đội trưởng xã Nam Thái A, ông có nhận khẩu súng và 2 viên đạn do người dân đào đất bắt gặp, đem giao nộp.
Biết ông Lâm có súng, ông Tam đã đến mượn để “phục vụ công tác”. Sau đó, ông Lâm nhiều lần đòi lại nhưng ông Tam nói súng bị hư không sử dụng được nên đã quăng bỏ và không chịu trả súng.
Hiện cảnh sát điều tra công an Kiên Giang đang tiến hành các thủ tục khởi tố hình sự đối với Ngô Tùng Lâm về hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Về nguyên nhân xảy ra vụ án, ông Đoàn Văn Tam khai nhận khoảng tháng 5-2011, trong một lần đi đám cưới, ông quen biết và phát sinh tình cảm với chị Nguyễn Thị Nhi (39 tuổi, ngụ xã Tân Thạnh, huyện An Minh). Sau đó, ông đưa chị Nhi ra TP. Rạch Giá thuê nhà trọ để sống với nhau.
Trong thời gian này, ông Tam lo trang trải tất cả chi phí để chăm sóc người tình, kể cả xuất 8 triệu đồng để trả hết số nợ mà chị Nhi vay mua xe máy.
Đến ngày 24-7-2014, ông Tam ly hôn với vợ và sống chính thức với Nhi.
Lúc này, do túng thiếu, ông Tam yêu cầu Nhi cho mượn xe máy (hai người mua chung) đem cầm được 22 triệu đồng (Nhi giữ 2 triệu, còn lại đưa Tam trả nợ).
Tiền hết, tình cũng hết, giữa hai người bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, ông Tam về ngụ khu tập thể cơ quan còn Nhi về nhà mẹ ruột ở xã Tân Thạnh, huyện An Minh.
Tuy nhiên, do chưa dứt số nợ 20 triệu đồng nên Nhi vẫn thường xuyên gọi điện để đòi ông Tam trả.
Đến ngày 17-8, ông Tam hẹn mẹ con chị Nhi đến cơ quan để trả nợ nhưng lại không mượn được tiền khiến mẹ con chị Nhi nổi nóng, dọa quậy phá cơ quan.
Thấy vậy, ông Tam “mời” hai người ra quán nước để nói chuyện. Tại đây, sau một hồi cãi nhau, ông Tam đã chạy về trụ sở làm việc lấy khẩu súng rulo (không phải K54 như thông tin ban đầu) cùng 6 viên đạn quay lại, bắn 2 phát trúng tay chị Nhi. Tam tiếp tục siết cò nhưng do đạn lép nên không đạt được mục đích.
Liền đó, Tam chạy về trụ sở lần nữa lấy tiếp 6 viên đạn khác trở lại tìm chị Nhi nhưng không gặp, ông này nhắm vào quán bắn tiếp 3 viên rồi bỏ về thì bị công an bắt giữ. (Tuổi Trẻ 21/8) đầu trang(
Hàng trăm mét khối gỗ lậu do lâm tặc lén lút vận chuyển từ vùng giáp ranh của hai tỉnh Kon Tum - Gia Lai đã bị lực lượng chức năng ngăn chặn.
Lợi dụng địa hình khó khăn, hiểm trở, lâm tặc đã khai thác gỗ từ lâm phần của tỉnh Kon Tum, sau đó vùi xuống sông Pơ Cô - ranh giới chia cắt hai tỉnh Kon Tum - Gia Lai, chờ thời điểm thuận lợi sẽ tẩu tán đi tiêu thụ. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm H.Ia Grai (Gia Lai), có tổng cộng 31 vụ vi phạm lâm luật với nguồn gốc lâm sản từ tỉnh Kon Tum tính từ đầu năm đến nay. Trong đó, ngành chức năng đã tịch thu hơn 180 m3 gỗ các loại thuộc các nhóm từ 1 - 6, tạm giữ 5 phương tiện vi phạm, tịch thu hai ô tô vận chuyển gỗ.
Mới đây, cơ quan chức năng phát hiện Nguyễn Hồng Hòa (39 tuổi, trú tại TX.An Khê, Gia Lai) điều khiển xe tải BS 81C-00301 vận chuyển trái phép gần 24 m3 gỗ sến, sao cát, lim xẹt…, lưu thông hướng Kon Tum - Gia Lai. Khi đến địa phận xã Ia O thì bị phát hiện, bắt giữ.
Thiếu tá Nguyễn Phi Hùng - Phó trưởng Công an H.Ia Grai (Gia Lai) cho biết: “Chúng tôi đã khởi tố vụ án, tạm giam đối với Trần Trung Kiên (36 tuổi, tạm trú tại xã Ia O). Đây là đối tượng bị tình nghi là chủ mưu. Hiện công tác điều tra đang được tiếp tục để tiến hành xử lý theo pháp luật hai đối tượng còn lại”.
Một số bãi gỗ được lâm tặc bí mật tập kết tại các xã biên giới của H.Ia Grai như Ia O, Ia Khai. Trước đó, gỗ được khai thác ở vùng rừng thuộc H.Sa Thầy (Kon Tum), nay thuộc huyện mới là Ia H’drai. Lực lượng chức năng của tỉnh Kon Tum cũng đã lập chốt chặn liên ngành, túc trực 24/24 trên con đường lưu thông giữa hai tỉnh. Nhưng lâm tặc đã chọn đường sông với những bến “dã chiến” để lén lút vận chuyển gỗ.
Nhiều đối tượng khai thác gỗ trái phép, sau đó vận chuyển nhỏ lẻ bằng xe máy độ đến các địa điểm tập kết bí mật, ở xa khu dân cư, chờ thời điểm thuận lợi sẽ cho xe tải đến vận chuyển. Lực lượng chức năng khi đi bố trí lực lượng tuần tra ban đêm đã bị các đối tượng trong đường dây gỗ lậu báo cho đồng bọn. Do vậy, việc ngăn chặn, vây bắt gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, do đường vận chuyển quanh co nguy hiểm, xe chở gỗ chạy bạt mạng nên rất nguy hiểm. Nhiều vụ vận chuyển gỗ trái phép khi bắt được tang vật, các đối tượng đã thừa cơ bỏ chạy.
Đối phó với tình hình trên, ông Nguyễn Tấn Toàn - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H.Ia Grai nói: “Do địa hình hiểm trở, lâm phần lại rộng nên lực lượng chức năng của cả hai tỉnh khó kiểm soát. Gỗ lậu từ phía Kon Tum tuồn về địa phận Gia Lai khi bắt được cũng chỉ xử lý được phần ngọn, còn rừng thì đã mất. Chúng tôi đã bố trí lực lượng trên các trục đường chính 24/24 giờ, cùng phối hợp với lực lượng biên phòng, công an… và từ phía Kon Tum để ngăn chặn nguồn gỗ khai thác trái phép từ Kon Tum, sau đó tuồn về Gia Lai”. (Thanh Niên 21/8) đầu trang(
Công tác quản lý và bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh gặp rất nhiều khó khăn, trung bình mỗi nhân viên quản lý khoảng 700 ha rừng.
Với ranh giới trải dài trên 200 km, địa hình hiểm trở, rừng phòng hộ đầu nguồn của tỉnh Bình Thuận- khu vực giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng liên tục bị tàn phá trước sự bất lực của các chủ rừng. Mặc dù tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiều biện pháp quản lý và bảo vệ nhưng hiệu quả chưa cao.
Từ xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, theo chân lực lượng bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, chúng tôi có dịp tiếp cận một số điểm nóng phá rừng giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng. Mất gần 4 giờ đồng hồ đường rừng, vượt con dốc “Ho Lao” nổi tiếng nguy hiểm và lội qua nhiều con suối, chúng tôi mới tới được tiểu khu 68- nơi xảy ra vụ phá rừng vào tháng 3.
Tại hiện trường, 46 gốc dầu và căm liên bị cưa hạ. Dấu vết để lại cho thấy lâm tặc đã xẻ gỗ thành hộp trước khi vận chuyển đi tiêu thụ. Ở các tiểu khu lân cận như 71 và 79 cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, nhân viên Trạm quản lý và bảo vệ rừng Đại Ninh thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy cho biết: “Hầu như lâm tặc vận chuyển lâm sản chúng khai thác được về hướng Lâm Đồng theo phương thức dùng xe hoán cải độ chế, mỗi lần chở được từ 5 đến 7 khối gỗ. Các loại gỗ bọn lâm tặc thường khai thác đó là căm xe, căm liên, bằng lăng và các loại khác”.
Sáng 15/8, trên đường đi kiểm tra, lực lượng bảo vệ rừng Sông Lũy phát hiện dấu xe vận chuyển gỗ còn rất mới ở tiểu khu 70, có thể lâm tặc vừa chở gỗ vào lúc giữa đêm. Cạnh đó là một lán trại mới dựng bên bờ suối, nhưng không có người. Đến chiều quay lại, lực lượng bảo vệ rừng đối mặt với 3 lâm tặc ở lán trại, nhưng chúng đã kịp tháo chạy, bỏ lại 2 chiếc xe máy “độ chế”. Sau khi lập biên bản, lực lượng bảo vệ rừng phá hủy, đốt lán trại và 2 chiếc xe máy rồi rút nhanh khỏi hiện trường, e ngại lâm tặc có thể huy động đồng bọn đến trả thù ngay giữa rừng. Bởi vì, khi đi tuần tra, các nhân viên bảo vệ rừng Sông Lũy chỉ được trang bị gậy cao su và roi điện, không thể chống chọi với các đối tượng lâm tặc manh động.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Tổ trưởng Tổ cơ động – Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy nói: “Các đương sự có cả súng tự chế, có bom tự chế, có xe chuyên dùng chạy trong rừng, có điều kiện hỗ trợ cho nhau trong quá trình giải phóng lực lượng, giải phóng lâm sản rất nhanh. Cho nên, chúng tôi không đủ khả năng quản lý ngay khu vực giáp ranh”.
Có thể nói, công tác quản lý và bảo vệ rừng tại vùng giáp ranh gặp rất nhiều khó khăn. Trung bình mỗi nhân viên trong Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy quản lý khoảng 700 ha rừng. Do địa hình đồi núi hiểm trở, mỗi lần muốn đi tuần trên vùng giáp ranh, từ Bình Thuận qua phải mất gần nửa buổi đi bộ. Trong khi đó, lâm tặc từ hướng Lâm Đồng xuống phá rừng lại rất dễ dàng. Vừa qua, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy đã lập 2 chốt quản lý và bảo vệ rừng tại 2 điểm nóng Đỉnh Sanh và Sa Mai, giáp ranh với xã Ninh Loan, huyện Đức Trọng. Nhưng lực lượng chốt giữ quá yếu so với thực lực của các nhóm lâm tặc ở Lâm Đồng.
Ông Phan Văn Minh, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, Bình Thuận kiến nghị: “Chúng tôi đề nghị xin nâng cấp hai tổ chốt này lên thành trạm và có những ngành cơ quan chức năng phối hợp hỗ trợ để chúng tôi thực hiện công tác bảo vệ rừng. Trong đó phải có kiểm lâm, công an và địa phương của hai bên Đức Trọng – Di Linh và Bắc Bình để chúng tôi thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng hơn”.
Vùng giáp ranh giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng kéo dài đến 200 km. Riêng rừng phòng hộ Sông Lũy thuộc huyện Bắc Bình có địa giới hành chính dài đến 59 km, rộng hơn 23.000 ha. Vùng này lại có nhiều loại gỗ quý với trữ lượng lớn, nên thường xuyên bị các nhóm lâm tặc từ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tìm cách khai thác gỗ trái phép. Trong vòng 1 năm qua, đã có hơn 300 m3 gỗ lâm tặc khai thác trái phép bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Nguyên nhân chủ yếu khiến rừng đầu nguồn ở vùng giáp ranh chưa được bảo vệ tốt vẫn là địa bàn rộng, hiểm trở và lực lượng quản lý rừng mỏng, thiếu phương tiện, trang thiết bị. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 21/8) đầu trang(
Đây là cuộc thi làm phim ngắn nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án hợp tác VN và Mỹ: Cùng hành động tạo sự thay đổi (Operation Game Change)/WildFest - một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của công chúng, làm giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã, đặc biệt là sừng tê giác.
Các cá nhân, nhóm làm phim có thể gửi tác phẩm dự thi, dài không quá 7 phút, về địa chỉ: http://www.wildfest.org hoặc thông qua YouTube, Google Drive và Vimeo (hạn chót: 31.8).
Dựa trên các tiêu chí: sức mạnh của ý tưởng và sáng tạo, quá trình điều hành sản xuất, khả năng tích hợp có hiệu quả thông điệp có liên quan tới việc tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp và phù hợp với các nhóm đối tượng hướng tới, các phim xuất sắc nhất sẽ được giám khảo (gồm các đạo diễn Charlie Nguyễn, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Hoàng Điệp, Bảo Nguyễn và diễn viên Hồng Ánh) chọn vào nhóm Lựa chọn chính thức, được công bố vào ngày 1.10. Lễ trao giải sẽ tổ chức ngày 1.11 tại Hà Nội. (Thanh Niên 22/8) đầu trang(
Hơn một tháng nay, hàng ngàn hecta rừng Hòn Đát, xã Sơn Nguyên, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên liên tục bị tàn phá. Tình trạng này đã được phản ánh nhiều lần nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa xử lý triệt để.
Tiếng máy cưa gầm rú suốt ngày đêm. Cộ bò, xe máy, xe đầu kéo, xe tải... được “lâm tặc” sử dụng để tuồn hàng chục, hàng trăm m3 gỗ đi tiêu thụ mỗi ngày khiến cánh rừng tự nhiên chỉ còn lại những gốc cây trơ trọi.
Cái lợi trước mắt đã khiến nhiều người tàn phá môi trường xanh bất chấp hậu quả. (Công An Tp.HCM 21/8) đầu trang(
Việc một nhóm trẻ đốt lửa để bắt ong trên núi tại thôn Bùi, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) được cho là nguyên nhân gây ra cháy lớn, lan rộng ra khu vực rừng bên cạnh vào chiều 21/8. Hàng trăm người đã được điều động đến hiện trường dập lửa cứu rừng.
Chiều tối ngày 21/8, tin từ UBND huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực dập lửa, đám cháy tại khu rừng thuộc thôn Bùi, xã Tiến Lộc đã được khống chế. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang cắt cử người trực tại hiện trường đề phòng tránh đám cháy bùng phát trở lại.
Trước đó, khoảng 15h cùng ngày, một đám cháy đã bùng lên tại khu vực rừng núi nói trên. Ngay sau khi phát hiện, người dân báo cáo đến chính quyền địa phương, lực lượng công an xã, dân quân tự vệ nhanh chóng có mặt để dập lửa. Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng, không khí oi bức nên ngọn lửa bùng cháy lớn và lan nhanh, rộng ra các khu vực lân cận.
Nhận được tin báo, huyện Hậu Lộc đã cử hàng trăm người thuộc các lực lượng như kiểm lâm, công an, quân đội, phòng cháy chữa cháy, các ban ngành cùng nhiều người dân địa phương đến hiện trường dập lửa.
Lực lượng chữa cháy đã dùng cưa máy, máy xịt hơi tạo đường băng ngăn lửa. Ông Nguyễn Văn Ấp – Bí thư Huyện ủy Hậu Lộc, ông Nguyễn Văn Luệ - Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo và cùng các lực lượng chức năng chữa cháy cứu rừng.
Sau nhiều giờ nỗ lực chữa cháy, đến khoảng 17h cùng ngày ngọn lửa đã được khống chế. Tại hiện trường, hàng nghìn cây thông, bạch đàn, keo lá tràm… trên diện tích gần chục ha bị thiêu rụi... Một số người dân cho biết, có thể do một số trẻ em lên núi dùng lửa để bắt ong sau đó ngọn lửa đã bùng phát mạnh không khống chế được.
Hiện huyện Hậu Lộc vẫn đang cắt cử người thường trực tại hiện trường. Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ. (Dân Trí 22/8; Nhân Dân 22/8) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Từ ngày 20 đến 22/8 tại TP Tuy Hòa, Sở NN-PTNT tổ chức hội thảo “Quản lý rừng bền vững”. Đây là chương trình hỗ trợ phát triển quản lý rừng theo hướng bền vững, giảm thiểu tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường do Ngân hàng phát triển Đức (Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ chính; Công ty Bureau Veritas Việt Nam đồng tài trợ và quản lý dự án cùng với ASSIST (tổ chức phi chính phủ) phối hợp thực hiện.
Tại hội thảo, chuyên gia ASSIST giới thiệu các nội dung về: Quản lý rừng, khái niệm và tiêu chuẩn quản lý rừng hiện hành; Quản lý rừng theo chuỗi hành trình sản phẩm (CoC); Các phương pháp và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý rừng hiệu quả… Hội thảo nhằm giúp tỉnh thúc đẩy quản lý rừng theo hướng bền vững và giảm thiểu tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường.
Thông qua việc hỗ trợ nâng cao năng lực của các lâm trường then chốt, thúc đẩy việc ứng dụng các kỹ thuật lâm nghiệp và nâng cao nhận thức, áp dụng chương trình quản lý rừng bền vững vào thực tiễn.
Dự án Quản lý rừng bền vững được triển khai từ tháng 8/2014 và kết thúc tháng 8/2016, Phú Yên là tỉnh thứ 2 được triển khai nằm trong chuỗi phát triển rừng bền vững sau tỉnh Bình Phước. (Báo Phú Yên 21/8) đầu trang(
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 8/2015, các địa phương trong tỉnh trồng được 655,5 ha rừng/1.610 ha, đạt 40% so với kế hoạch.
Trong đó, trồng rừng sản xuất của Dự án bảo vệ và phát triển rừng 391,4 ha; trồng cây các chương trình khác 264,1 ha. Kiểm tra, nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây giống hơn 139 vạn cây.
Thẩm định hiện trường trồng rừng sau khai thác tại huyện Hạ Lang và thẩm định hiện trường cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt tại Ban Quản lý Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Hà Quảng. Bắt 8 vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng, tịch thu 7,03 m3 gỗ; đã xử lý 6 vụ, thu nộp ngân sách hơn 30 triệu đồng.
Hiện nay, ngành chức năng tăng cường công tác trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, quản lý tốt việc khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản; đấu tranh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. (Báo Cao Bằng 21/8) đầu trang(
Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của ông Đào Công Thiên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp sáng 21-8 với Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV-PTR) tỉnh về tình hình hoạt động của Quỹ sau 1 năm thành lập.
Tại cuộc họp, ông Đào Công Thiên yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Quỹ BV-PTR tích cực hoàn thành nhiệm vụ thu phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đúng kế hoạch đề ra; vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân tự nguyện nộp phí DVMTR; thực hiện đúng pháp luật, công khai minh bạch việc thu, chi Quỹ BV-PTR. Đồng thời, tiến hành rà soát, phân loại diện tích rừng có chủ và vô chủ, lập danh sách người được thụ hưởng tiền DVMTR...
Quỹ BV-PTR tỉnh được thành lập từ tháng 8-2014. Năm 2014, Quỹ đã thu tiền DVMTR được hơn 3 tỷ đồng (số tiền chưa thu được theo kế hoạch hơn 4,8 tỷ đồng phải chuyển sang thu năm 2015); thực hiện chi trả hơn 1,2 tỷ đồng cho các chủ rừng có cung ứng DVMTR. 6 tháng đầu năm 2015, Quỹ thu được gần 1 tỷ đồng tiền DVMTR và chưa tạm ứng, giải ngân chi trả cho các chủ rừng có cung ứng DVMTR do chưa có chủ rừng nào đề nghị tạm ứng. (Báo Khánh Hòa 22/8) đầu trang(
Thông tin từ Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, đến hết 31.7.2015, cả nước đã thu được 777,6 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), đạt 59,5% kế hoạch năm.
Trong khoản thu 777,6 tỷ đồng nói trên, quỹ trung ương thu 548,8 tỷ đồng gồm 522,152 tỷ đồng từ thủy điện và 26,67 tỷ đồng từ nước sạch. Quỹ địa phương thu được 228,8 tỷ đồng, gồm 220 tỷ đồng từ thủy điện; 7,344 tỷ đồng từ nước sạch; 1,46 tỷ đồng từ du lịch. Ngoài ra, một số quỹ tỉnh đã tiếp nhận nguồn thu từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng khoảng 111,97 tỷ đồng.
Theo đánh giá, kết quả thu tiền DVMTR 7 tháng đầu năm 2015 đạt khá cao, một phần do chế tài xử lý vi phạm theo Nghị định 40/2015 được ban hành và nhận sự đồng thuận quan tâm của các địa phương. Các quỹ tỉnh sau giai đoạn ổn địch tổ chức đã chủ động tích cực triển khai ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, quỹ trung ương cũng đã phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Điều tiết điện lực để tham mưu cho Bộ Công Thương kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thu hồi nợ đọng.
Trong 7 tháng đầu năm, quỹ trung ương cũng đã điều phối chuyển tiền năm 2015 cho các tỉnh là 380,594 tỷ đồng; quỹ tỉnh đã tạm ứng tiền DVMTR năm 2015 là 175,464 tỷ đồng cho các chủ rừng. Đồng thời giải ngân tiền DVMTR năm 2014 là 1.141,02 tỷ đồng, đạt 88,01%.
Tổng diện tích rừng đã được quản lý bảo vệ và hưởng tiền DVMTR đã tăng 1,142 triệu ha so với năm 2014, đạt 4,482 triệu ha trên tổng số 5,78 triệu ha rừng cung ứng DVMTR.
Theo lãnh đạo Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, những kết quả trên cho thấy, chính sách chi trả DVMTR tiếp tục được triển khai thực hiện đã tạo ra một cơ chế tài chính mới, ổn định, ngoài việc góp phần bảo vệ rừng tốt hơn thì thông qua việc thực thi chính sách, ý thức người dân dần dần được nâng cao, đời sống người dân từng bước được cải thiện.
Trong 5 tháng cuối năm, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu nộp đạt khoảng 1.307 tỷ đồng để chi trả cho trên 4 triệu ha rừng được quản lý bảo vệ bằng tiền DVMTR và đảm bảo giải ngân kịp thời số tiền DVMTR đến các chủ rừng.
Đồng thời thúc đẩy việc hoàn thiện, trình ban hành nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 99/2010; tổ chức kiểm tra, giám sát thực thi chính sách chi trả DVMTR tại Tây Bắc, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung; đề xuất xây dựng các quy định, chính sách về thí điểm DVMTR trong nuôi trồng thuỷ sản. (Dân Việt 22/8) đầu trang(
Ngày 21/8, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Nở, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn, tiếp tục giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết 27 ngày 21/9/2011 của HĐND tỉnh về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020 đối với Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai (trên địa bàn huyện Sơn Hòa).
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã đi khảo sát thực địa tại khu rừng đặc dụng Krông Trai thuộc địa bàn xã Ea Chà Rang. Theo Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai, tổng diện tích đất tự nhiên do ban quản lý hơn 13.770ha thuộc địa bàn 6 xã Cà Lúi, Ea Chà Rang, Sơn Phước, Suối Bạc, Suối Trai và Krông Pa (huyện Sơn Hòa). Số diện tích này được phân thành 3 khu chức năng gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt khoảng 7.880ha, phân khu phục hồi sinh thái khoảng 5.890ha, phân khu dịch vụ - hành chính khoảng 2,2ha; trong đó đất có rừng khoảng 8.860ha, đất chưa có rừng khoảng 4.910ha.
Thời gian qua, Ban quản lý Rừng đặc dụng Krông Trai đã phát hiện và xử lý 538 vụ vi phạm, trong đó vận chuyển, mua bán, cất giữ lâm sản trái phép là 184 vụ; phá rừng trái phép 255 vụ với diện tích hơn 80ha; vi phạm quy định chung về bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng 73 vụ, khai thác rừng trái phép 26 vụ; tịch thu khoảng 254m3 gỗ...
Đến nay, Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai đã xử lý hành chính 291 vụ, chuyển xử lý hình sự 24 vụ, trong đó đã xét xử 11 bị can. Ngoài ra, ban đã triển khai trồng mới rừng đặc dụng hơn 49ha, giao khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2015 khoảng 14.125ha và chăm sóc rừng trồng hơn 460ha…
Hiện còn một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn phá rừng làm rẫy, nhận thức về bảo vệ rừng của một bộ phận nhân dân chưa cao, đối tượng phá rừng ngày càng phức tạp, việc khai phá và chuyển nhượng đất trái phép trong khu rừng đặc dụng vẫn còn diễn biến phức tạp…
Tại buổi làm việc, đoàn giám sát chia sẻ những khó khăn mà Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai đang gặp phải. Bà Nguyễn Thị Nở đề nghị Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai tăng cường các biện pháp phòng chống cháy rừng và có biện pháp khắc phục số diện tích rừng trồng bị cháy trong năm 2014. Đồng thời cần đánh giá nguyên nhân và rà soát cụ thể số diện tích đất không có rừng, có kế hoạch trồng rừng phủ xanh số diện tích đất trống này. (Báo Phú Yên 22/8) đầu trang(
Nhiều tháng gần đây, người dân sống dọc sông Đà, sông Lô, sông Hồng (tỉnh Phú Thọ) thường xuyên thấy những chiếc tàu công suất lớn được cơi nới tạm bợ như những chiếc “chuồng” khổng lồ di động chở gỗ dăm "lặc lè" xuôi ngược mà không hề bị cơ quan chức năng xử lý.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, các tàu chở gỗ dăm xuất phát từ các tỉnh có rừng trồng nhiều bạch đàn, keo làm nguyên liệu sản xuất giấy như Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Phú Thọ. Chỉ cần đứng khu vực xã Minh Châu (huyện Ba Vì, Hà Nội) - nơi giao thoa của 3 con sông là sông Hồng, sông Lô và sông Đà - có thể dễ dàng bắt gặp những con tàu chở gỗ dăm quá tải, "lặc lè" qua lại hàng ngày, xuôi về Hà Nội.
Trao đổi với chúng tôi, chủ một số tàu thuyền thường xuyên xuôi ngược sông Hồng, sông Đà cho biết một lượng lớn gỗ dăm có nguồn gốc từ ở xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ). Vùng rừng núi này là nơi tập trung nguồn nguyên liệu là bạch đàn, keo với số lượng rất lớn và có rất nhiều doanh nghiệp thu mua lâm sản để cung cấp cho các nhà máy sản xuất giấy hoặc băm nhỏ thành gỗ dăm xuất khẩu. Việc thu mua gỗ nguyên liệu và sử dụng máy móc băm nhỏ gỗ được diễn ra dọc theo sông Lô.
Được biết, ngoài sông Hồng, sông Đà, sông Lô thì hiện nay việc chở gỗ dăm với phương thức cơi nới tương tự cũng diễn ra trên sông Bôi (thuộc địa phận huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình). Chủ một cơ sở sản xuất gỗ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho biết tất cả những con tàu này đều có đích đến là cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Gỗ dăm sau khi được tập kết ở Cái Lân sẽ được đưa lên tàu lớn xuất khẩu đi Trung Quốc.
Những chiếc tàu có công suất lớn, được cơi nới bằng hệ thống cây chống, rào lưới cao hơn mặt boong tàu khoảng 1-1,5m. Nhiều tàu dăm gỗ được chất cao hơn cả phần cơi nới và không được che đậy trong khi vận chuyển. Theo chuyên gia tàu biển, việc chở hàng như thế này nếu chẳng may gặp giông bão sẽ rất nguy hiểm.
Trao đổi với PV Dân trí chiều 21/8, ông Đỗ Trung Học - Trưởng phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải) - cho biết đã nắm được sự việc này qua dư luận nhân dân phản ánh. Theo ông Học, các tàu chở gỗ dăm xuất phát từ nhiều tỉnh phía Bắc, chạy dọc theo các con sông để tiến về cảng Cái Lân (Quảng Ninh). Việc kiểm soát tàu chở hàng thuộc trách nhiệm của các cảng và CSGT đường thủy. Tuy nhiên nếu các tàu chở gỗ này mua hàng từ các bến cảng tự phát do doanh nghiệp lập ra thì rất khó để kiểm soát.
“Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông vận tải) về vấn đề này. Sắp tới Bộ Giao thông vận tải sẽ họp bàn để có kế hoạch phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) tiến hành kiểm tra và kiên quyết xử lý những tàu cơi nới trái quy định, chở hàng không đảm bảo an toàn”- ông Học nói. (Dân Trí 22/8) đầu trang(
Việc chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục các hoạt động kinh doanh khi FLEGT/VPA chính thức kết thúc đàm phán và có hiệu lực thì dường như chưa được các DN thực sự quan tâm, hay đúng hơn là các DN còn đang bối rối và băn khoăn vì nhiều nội dung còn chưa ngã ngũ.
Theo nhiều lãnh đạo các hiệp hội gỗ mà phóng viên tiếp cận gần đây, hầu hết các DN xuất khẩu gỗ lớn của Việt Nam vào thị trường EU cho biết đã tìm hiểu và có nhận thức ngày càng tăng lên về Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (FLEGT/VPA).
Điều này được xem là một tiến bộ vượt bậc so với một năm trước đây khi chỉ có 57% DN biết về FLEGT/VPA; 75% DN chưa biết các nội dung chủ yếu của hiệp định trong khi có 73% các DN này đang xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất sang EU (theo báo cáo đánh giá thực tiễn và hiểu biết về FLEGT/VPA do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với VCCI tiến hành và công bố tháng 7/2014).
Tuy nhiên, việc chuẩn bị sẵn sàng để tiếp tục các hoạt động kinh doanh khi FLEGT/VPA chính thức kết thúc đàm phán và có hiệu lực thì dường như chưa được các DN thực sự quan tâm, hay đúng hơn là các DN còn đang bối rối và băn khoăn vì nhiều nội dung còn chưa ngã ngũ.
Trong đó, một trong những yêu cầu mà phía EU đặt ra trong đàm phán là phải cấp phép theo lô hàng, nhưng điều này sẽ vô cùng khó khăn cho công tác cấp phép, cho các DN xuất khẩu Việt Nam cũng như cho chính các nhà nhập khẩu của EU.
Bởi theo số liệu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) thì năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 165 nghìn lô hàng cho thị trường EU với giá trị khoảng trên 600 triệu USD và chỉ tập trung vào Giáng sinh và mùa xuân (tức tập trung xuất hàng vào quý IV năm trước và quý I năm sau).
Vậy thử tưởng tượng việc cấp phép sẽ dồn lên các cơ quan chức năng lớn thế nào và có thể nói là không thể làm được, đặc biệt nếu muốn thực hiện được kỳ vọng xuất khẩu vào thị trường này tới hàng tỷ USD trong những năm tới. Hơn nữa, việc cấp phép theo lô sẽ gây khó khăn khi có sự xê dịch trong thông quan giữa lô hàng đưa lên container và giấy phép.
Đơn cử, giấy phép cho phép 3 nghìn bộ bàn ghế nhưng xếp lên container chỉ được 2 nghìn bộ thì chưa tìm được cơ chế xử lý chênh lệch… Một cán bộ của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đang tham gia đàm phán FLEGT/VPA cho biết, đấy là những vấn đề mà khi đặt ra thì phía EU cũng không giải thích được vì chưa xảy ra trường hợp tương tự.
Bởi thế nên trong đàm phán, phía Việt Nam đang yêu cầu cấp phép theo DN. Hiện số DN xuất khẩu vào EU hiện nay chỉ khoảng 300, và nhất là khi các DN được phân loại thì công việc liên quan đến cấp phép được dự báo sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Do đó, việc kiên quyết và nỗ lực để đạt được thỏa thuận cấp phép theo DN là mong mỏi chung của các DN xuất khẩu gỗ.
Được biết các cơ quan liên quan của Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng hệ thống phân loại DN để từ đó xác định loại DN, công bố trên website và công việc  đánh giá, phân loại sẽ cập nhật thường xuyên để giúp đẩy nhanh quá trình cấp phép.
Ví dụ, các DN loại 1 là những DN tuân thủ tốt tất cả các nghĩa vụ về thuế, hải quan, lao động, nguồn gốc gỗ… thì khi nộp đơn hầu như là được cấp phép ngay. Các DN loại 2 là những DN đã có hiện tượng vi phạm ở thuế hay về nguồn gốc gỗ thì cơ quan hữu trách sẽ tiến hành xác minh lại, và khi xử lý rồi sẽ chuyển cho bên cấp phép. Tóm lại, DN chỉ cần có “lịch sử” tốt, không bị bêu tên thì việc cấp phép sẽ rất dễ dàng.
Theo bà Nguyễn Tường Vân - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo FLEGT/VPA, Tổng cục Lâm nghiệp, việc xây dựng được một hệ thống như vậy sẽ giúp hình thành nên một bộ lọc, giúp cho việc cấp phép nhanh chóng, đồng thời khuyến khích các DN tuân thủ tốt pháp luật.
Có lẽ đây cũng là cách thức giúp các DN Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh vấn đề cấp phép, nhiều vấn đề khác mà các DN Việt Nam cũng quan tâm hiện nay là phí cấp phép có lớn quá không?; hay ai chịu trách nhiệm cấp phép và các văn phòng cấp phép đặt ở đâu, có tiện lợi cho DN không?
Theo nhận định của ông Nguyễn Diễn, Phó giám đốc VCCI Đà Nẵng, việc cấp phép chắc chắn sẽ khiến chi phí của DN tăng lên bởi ngoài thủ tục, hồ sơ cấp phép (phải mất phí), thì DN cũng phải trả giá cao hơn để có được nguồn gỗ hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, khi có “giấy thông hành” này thì một mặt, gỗ nhập khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro như nguy cơ quay trở lại vì nghi ngờ không hợp pháp và phải giải trình, mặt khác giá sẽ tốt hơn cũng như sẽ được nhiều nhà nhập khẩu gỗ quan tâm hơn.
Do đó theo ông Diễn, về tổng thể, dù chí phí tăng lên, nhưng DN Việt Nam lại bán được giá cao hơn, nhiều đối tác để xuất khẩu hơn, hình ảnh thương hiệu cũng tốt hơn nên lợi ích mang lại cho DN sẽ nhiều hơn.
Để tạo thuận lợi cho DN xuất khẩu gỗ, ông Diễn cho rằng các cơ sở cấp phép hoặc cần bố trí ở nhiều nơi, hoặc ít nhất phải xây dựng được hệ thống công nghệ tốt để DN có thể xin cấp phép trực tuyến, nhờ đó giảm thiểu ách tắc và chi phí cho DN. Bên cạnh đó, các thủ tục, hồ sơ cần được đơn giản hóa ở mức tối thiểu, và các DN cần được hướng dẫn đầy đủ để các công việc liên quan được giải quyết nhanh nhất. (Thời Báo Ngân Hàng 21/8) đầu trang(
Trước diễn biến bất thường của thời tiết, tỉnh Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là dự án trồng rừng ven biển giai đoạn 2015 – 2020.
Theo đó, tại huyện Phú Quý, Trạm Lâm nghiệp đã và đang thực hiện đề tài thử nghiệm trồng rừng ven biển ở 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải và đã trồng 15.000 cây đước, cây mắm biển và cây đưng. Các loại cây trồng này bước đầu có tác dụng trong việc chống xói lở bờ biển.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, một dải rừng ngập mặn ven biển dày 100m có thể hóa giải năng lượng sóng biển, giúp ngăn sự tàn phá của nước biển dâng, bảo vệ hữu hiệu dân cư, các khu du lịch, khu vực nuôi trồng thủy sản… ven biển. Rừng ven biển còn giúp hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính, giúp giảm nhiệt bề mặt trái đất.
Được biết, tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài 192km, có nhiều vị trí gây ra ngập úng, sạt lở bờ biển, cát bồi lấp, như: Bình Thạnh, Chí Công, Phước Thể (Tuy Phong); Phan Rí Thành, Hòa Thắng (Bắc Bình); Mũi Né, Thiện Nghiệp, Phú Hài, Tiến Thành (Phan Thiết); Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam); Tân Tiến, Tân Bình (La Gi); Sơn Mỹ (Hàm Tân)… cần phải sớm trồng rừng ven biển. (Tuổi Trẻ 22/8) đầu trang(
Ngày 20-8, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong năm 2015, toàn tỉnh sẽ thực hiện trồng mới trên 5.100 ha rừng tập trung, trong đó, rừng phòng hộ là 1.467 ha, rừng sản xuất 3.651 ha và 3 triệu cây phân tán.
Theo đó, chuẩn bị được khoảng 32 triệu cây giống các loại như keo tai tượng, keo lai hom, keo lai mô, sao đen, lim xanh,...đáp ứng đủ nhu cầu trồng rừng của các dự án, công ty, tổ chức và hộ gia đình.
Hiện các đợn vị đang phối hợp với các địa phương liên quan triển khai công tác tấp huấn, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng cho các hộ (Đại Đoàn Kết 21/8) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về Phương án tổng thể sắp xếp đổi mới công ty nông lâm nghiệp thuộc UBND tỉnh Kiên Giang.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông lâm nghiệp Kiên Giang (Công ty) thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nông lâm nghiệp, Nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, theo đúng quy định tại Nghị định số118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và pháp luật hiện hành.
Đối tác góp vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nông lâm nghiệp phải có năng lực về tài chính, công nghệ để đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến; chú trọng liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người dân trong vùng.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý, trước khi phê duyệt đề án thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nông lâm nghiệp, UBND tỉnh Kiên Giang rà soát lại hiện trạng quản lý đất đai của Công ty, xử lý dứt điểm các trường hợp sử dụng đất không đúng quy định; xây dựng phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP và pháp luật về đất đai, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và chiến lược kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang. (Chính Phủ 21/8) đầu trang(
Ngày 20-8, đồng chí Lò Mai Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 2053-TB/TU ngày 13-5-2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố của tỉnh và một số doanh nghiệp trên địa bàn.
Các đại biểu đã nghe và tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng. Nhiệm vụ chủ yếu là tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác khoanh nuôi, tái sinh, trồng và bảo vệ rừng. Trong đó, khoanh nuôi 108.660 ha rừng tái sinh (7.473 ha rừng đặc dụng, 53.808 ha rừng phòng hộ, 47.379 ha rừng sản xuất); đẩy mạnh công tác trồng rừng đối với diện tích đất lâm nghiệp (trạng thái Ia, Ib) không đủ điều kiện tái sinh tự nhiên với quy mô 35.000 ha, bình quân 5.000 ha/năm.
Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện còn 635.935 ha, phấn đấu đến năm 2020, diện tích rừng toàn tỉnh là 779.595 ha, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 55%. Đồng thời, xây dựng các cơ chế, chính sách đảm bảo cho phát triển vốn rừng; xây dựng các mô hình điểm về công tác bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng hiện còn và phát triển lâm sản ngoài gỗ; liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, hộ nông dân thực hiện bảo vệ và phát triển rừng... một số ý kiến đề nghị xây dựng cơ chế hỗ trợ gạo cho nhân dân để bảo vệ rừng; tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và công an trong công tác quản lý, bảo vệ rừng...
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lò Mai Kiên đề nghị ngành chức năng các huyện, thành phố tập trung nguồn lực nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, khoanh nuôi, phát triển rừng; công khai bộ thủ tục hành chính về công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng; lực lượng kiểm lâm nêu cao vai trò, trách nhiệm, bám sát cơ sở; đề nghị mỗi huyện chọn 1 xã điểm để thực hiện đầu tư mô hình trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng. (Báo Sơn La 21/8) đầu trang(
Sáng ngày 20/08, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong quá trình thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản” do Trung tâm giáo dục và Phát triển ( ECD) phối hợp với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) tổ chức.
Tại buổi hội thảo các chuyên gia cho rằng: Việc tham gia thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản cũng sẽ gặp không ít khó khăn và rào cản. Các cơ quan quản lý chưa thiết lập được quy trình cụ thể cho việc khiểm soát và cấp phép tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức được ảnh hưởng của việc thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản đến việc sản xuất, kinh doanh và thương mại.
Bên cạnh đó, định nghĩa về gỗ hợp pháp của Việt Nam không tương đồng với định nghĩa của nhiều nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn từ các quốc gia khác nhau với các định nghĩa về gỗ hợp pháp khác nhau sẽ là một khó khăn trong quá trình kiểm soát và cấp phép tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản nhằm giữ vững thị trường tiêu thụ lâm sản vì vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế sâu rộng Việt Nam cần nhanh chóng tham gia vào kế hoạch hành động của Cộng đồng châu Âu (EC) về tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản.
Hiện tại, Việt Nam thuộc nhóm 15 quốc gia xuất khẩu gỗ lớn nhất thế giới với hai thị trường chính là châu Âu và Bắc Mỹ (chiếm tới 80%). Đứng ngoài kế hoạch hành động tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản có thể khiến chúng ta mất đi thị trường lớn này. Bên cạnh đó, tham gia tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý rừng của Nhà nước và khởi động chiến lược sản phẩm xanh. (Truyền Hình Quốc Hội 20/8) đầu trang(
Từ ngày 11 đến 18/08/2015, CTCP Xuất nhập khẩu và Chế biến Gỗ Hưng Thịnh chỉ bán được 2,173,020 cp trong tổng số hơn 7 triệu cp CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF), làm thay đổi tỷ lệ sở hữu từ 5.02% giảm xuống còn 3.47%.
Được biết, nguyên nhân giao dịch không hết là do giá bán chưa phù hợp. (Vietstock 21/8) đầu trang(
Tại buổi làm việc vừa qua của Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Lê Trí Thanh với lãnh đạo huyện Nam Trà My để tìm hiểu về lộ trình thực hiện đề án cây sâm Ngọc Linh, công tác quản lý bảo vệ rừng và việc di dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở núi, UBND huyện này cho biết, đến nay đề án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh đã được 6 Bộ thông qua và hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Huyện Nam Trà My nhận định, đây là tiền đề rất lớn để tiến tới kêu gọi, thu hút doanh nghiệp và người dân tập trung đầu tư phát triển vùng sâm nguyên liệu trên diện tích 15.000 ha. Huyện cũng đang tiến hành đo đạc để triển khai xây dựng vườn sâm gốc trên diện tích 100 héc ta tại xã Trà Linh.
Phát biểu tại đây, ông Lê Trí Thanh yêu cầu huyện cần thắt chặt công tác giữ rừng để đảm bảo mật độ che phủ cho việc phát triển cây sâm và khẳng định sâm Ngọc Linh là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, gợi mở nhiều tiềm năng kinh tế để giúp động bào thoát nghèo, vỉ thế huyện Nam Trà My cần nâng tầm tư duy xây dựng quy chế trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm từ sâm. (Đại Đoàn Kết 21/8) đầu trang(
Chương trình chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cây cao su trên đất Gia Lai đã được thực hiện trong nhiều năm qua, song đến nay mới đạt hơn 51% kế hoạch, không những gây lãng phí về tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội ở các vùng có dự án trồng cao su.
Điều đáng chú ý là nhiều diện tích cao su mới trồng đạt tỷ lệ cây sống thấp, chất lượng chưa cao; có một số vườn cây bị chết... do không phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của từng tiểu vùng. Hơn thế nữa, do giá mủ cao su bị giảm mạnh, các chủ doanh nghiệp không còn mặn mà và không thực hiện đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh. Do đó, cả nghìn ha đã được khai hoang nhưng vẫn bỏ trống.
Trên địa bàn huyện Chư Pưh, Ủy ban Nhân dân tỉnh giao quỹ đất cao su hơn 6.000ha cho bảy doanh nghiệp, nhưng cũng chỉ mới trồng được khoảng 4.400ha; trong đó có 600ha cao su mới trồng đã bị chết.
Tại huyện Đức Cơ, hai công ty được giao đất rừng nghèo sang trồng cây cao su với tổng diện tích 1.780ha, đến nay đã trồng được 1.500ha; trong đó phần lớn diện tích cao su của Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức được bố trí trên đất rừng khộp, nghèo dinh dưỡng, nền đất pha cát xen lẫn đá sỏi, tầng đất canh tác mỏng, một số lô có tầng đá bàn dày... nên tỷ lệ cây trồng sống dưới 85%. Một số vườn cây của đơn vị đã trồng từ năm 2008 nhưng đường kính thân cây chưa đảm bảo để cho khai thác mủ.
Địa bàn huyện Ia Pa có dự án trồng cao su do Công ty cổ phần trồng rừng công nghiệp Gia Lai (thuộc Công ty Hoàng Anh Gia Lai) được tỉnh giao quỹ đất hơn 1.500ha nhưng mới trồng được khoảng 800ha; trong đó diện tích cao su bị chết 50ha, nhiều diện tích khác kém phát triển.
Trước thực trạng đó, một số doanh nghiệp không tiếp tục đầu tư trồng mới đã chủ động chuyển sang trồng một số loại cây trồng khác để giải quyết có thêm nguồn thu trước mắt. Cụ thể, Công ty cổ phần trồng rừng Công nghiệp Gia Lai đã trồng 34ha mía, trồng cỏ lai để chăn nuôi 40ha... Tuy nhiên, việc làm này là không đúng mục đích sử dụng của việc giao đất. Trong khi đó, các doanh nghiệp cho rằng, nếu không tự chuyển đổi để sinh lợi trước mắt thì không phát huy được tài nguyên và hơn nữa dễ bị người dân lấn chiếm.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu các đơn vị đã thực hiện việc chuyển đổi rừng sang trồng cao su, nhưng không trồng được thì phải trồng lại rừng trên diện tích mà đơn vị khai hoang chứ không được trồng các loại cây khác. Thế nhưng, trồng rừng bằng loại cây gì cho phù hợp với thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu thì công tác khảo sát, nghiên cứu của các ngành chức năng chưa được triển khai thực hiện nên các doanh nghiệp chưa có cơ sở để chuyển đổi và đang chờ chủ trương. (Vietnam + 21/8) đầu trang(
Trong số báo ra ngày 20.8, NTNN đã phản ánh thực trạng dự án chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo kiệt sang trồng cao su ở Gia Lai nhưng lại bị bỏ hoang nhiều năm. Tiếp tục tìm hiểu, PV NTNN được biết một thực tế người dân trong vùng dự án bị mất đất sản xuất và phải nhận tiền đền bù đất với giá rẻ mạt.
Chúng tôi về xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông)- nơi có 5 doanh nghiệp được giao đất để trồng cao su. Theo báo cáo của xã, Ia Púch có hơn 9.000ha cao su đại điền; khoảng 772ha cây công nghiệp dài ngày như điều, cà phê, hồ tiêu… Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng trong số này diện tích của người dân chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Trong khi đó, Ia Púch vẫn là một xã nghèo với số hộ nghèo lên đến 34%...
Khi chưa bị thu hồi đất, người dân Ia Púch dù có thời điểm còn thiếu đói một vài tháng lương thực, nhưng còn có rẫy để làm. Từ khi bị thu hồi đất để giao cho các doanh nghiệp, cuộc sống của người dân các vùng dự án phút chốc bị đảo lộn… Tình cảnh gia đình Rơ Ma Khen ở làng Brang là một ví dụ. Khi chúng tôi đến, ông Khen không có nhà.
Thôn trưởng làng Brang, ông Rơ Mah Chat cho biết, Khen bị thu hồi hết đất, phải mượn đất họ hàng cất cái chòi ở tạm. Cả gia đình chen chúc trong căn chòi chừng 15m2. Được đền bù với số tiền rẻ mạt (2,5 triệu đồng/ha) tiêu vèo cái là hết, bây giờ Khen phải đi làm thuê bất cứ việc gì kiếm tiền đắp đổi qua ngày…
Trưởng thôn Chat cho biết thêm: “Cả làng Brang có chừng 30 hộ bị thu hồi khoảng 17ha đất. Trước đây, có khoảng 20 người được tuyển đi làm công nhân nhưng giờ thì chỉ còn 2. Tình hình ở làng Goòng, xã Ia Púch cũng chẳng khá hơn tý nào. Chị Kpuih Xép ở làng này bị thu hồi 8 công đất (8.000m2), bây giờ phải lần hồi đi làm thuê để nuôi 3 đứa con. Chị Siu Đoen thì càng thê thảm hơn. Bị thu hồi 7 sào đất chẳng có chỗ để ở, chị phải mượn đất che tạm tấm bạt để tá túc qua ngày…
Thôn trưởng làng Goòng, anh Siu Hiếk cho biết: “Làng có 20/200 hộ bị thu hồi 16ha đất, nhưng chỉ có 6 người được đi làm công nhân cao su. Trong đó chỉ 4 người thuộc diện bị thu hồi đất được “ưu tiên”…
Để nhận được đất, các công ty không chỉ hứa hẹn mà còn ra sức tô vẽ một cuộc sống màu hồng trong vùng dự án của họ. Thế nhưng khi “mọi sự đã rồi”, họ chỉ tuyển dụng một số lao động đồng bào tại chỗ kiểu lấy lệ, và thậm chí còn tìm cách “lách luật” để kiếm lợi với số lao động ít ỏi. Chiêu thức phổ biến nhất của họ là chỉ tuyển lao động ngắn hạn theo thời vụ để trốn đóng BHXH.
Theo báo cáo của Phòng LĐTBXH huyện Chư Prông, đến cuối năm 2014 có 145 lao động là đồng bào DTTS địa phương được tuyển làm việc tại các công ty cao su trên địa bàn xã Ia Púch, trong đó Công ty Quang Đức tuyển 79 người. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi tại 2/4 thôn, làng của xã Ia Púch là Brang và làng Goòng thực tế chỉ có 8 lao động được tuyển dụng. Báo cáo của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai cũng nêu rõ, Công ty Quang Đức cũng chỉ hợp đồng dài hạn với 8 lao động…
Không chỉ tuyển lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ để trốn đóng bảo hiểm, các công ty thường trả công lao động rẻ mạt để đuổi khéo những người lao động đồng bào DTTS địa phương. Nhiều người chịu không nổi phải dạt ra ngoài để cuối cùng bị quy kết với các lý do “biếng làm”, “không phù hợp”, “thiếu kỷ luật”…
Trưởng làng Goòng, anh Siu Hiếk cho rằng, việc người dân địa phương không quen với công việc theo kiểu giờ giấc, chậm tiếp thu kỹ thuật là có, nhưng chỉ cần tập huấn đầy đủ thì họ vẫn làm được.
“Đấy không phải lý do để họ bị đuổi hay bỏ việc. Nguyên do chính là người lao động bị trả lương quá thấp. Tiền công khoán chăm sóc 1ha cao su chỉ có 800.000 đồng/tháng thì làm sao đủ sống. Đã vậy phải 3-4 tháng họ mới trả lương một lần. Không chỉ chậm trả lương, nhiều lần họ còn nợ lương dây dưa tháng này qua tháng khác…Đỉnh điểm của vụ việc là gần Tết Nguyên đán năm Ất Mùi vừa qua, công nhân 3 đội cao su của Công ty Quang Đức đã tập trung tại trụ sở UBND xã Ia Púch để nhờ chính quyền can thiệp để họ được trả lương”- anh Siu Hiếk cho biết.
Thiếu đất sản xuất, làm công nhân thì không đủ sống, người dân không còn con đường nào khác là đi… phá rừng. Chủ tịch UBND xã Ia Púch, Nguyễn Quang Trung cho biết, ông chỉ mới về nhận nhiệm vụ ở xã chừng 1 tháng nhưng đã phải giải quyết vấn đề đang gay cấn ở xã này là nạn phá rừng làm nương rẫy.
Ông Trung cho biết: “Do thấy tình trạng phá rừng ngày càng tăng, chúng tôi đã tổ chức lực lượng để kiểm tra, truy quét và đã phát hiện 27 trường hợp với khoảng 33ha rừng phòng hộ bị phá… Hiện xã đang tiến hành thống kê, rà soát tình hình thiếu đất sản xuất của dân để báo cáo tình hình lên trên xem xét, giải quyết”.
Theo thông tin của NTNN, từ ngày 11-19.8, Sở NNPTNT Gia Lai  phối hợp cùng với Sở KHCN Gia Lai, Sở TNMT Gia Lai, làm việc với 6 doanh nghiệp là Trung đoàn 710 (Binh đoàn 15), Công ty Cao su Chư Sê, Công ty Cao su Chư Păh, Công ty Cao su Chư Prông, Công ty cổ phần Trồng rừng Công nghiệp Gia Lai (Hoàng Anh Gia Lai) trên địa bàn 3 huyện Chư Pưh, Chư Prông, Ia Pa. Đoàn tiến hành kiểm tra thực địa, xác định diện tích cao su chết kém phát triển của các doanh nghiệp.
Một nguồn tin của NTNN cho biết, cuộc khảo sát trên để xác định nguyên nhân, trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị tư vấn khi lập hồ sơ phân hạng đất, đơn vị có liên quan về việc kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ đất phù hợp trồng cao su cũng như ý kiến đề xuất UBND tỉnh Gia Lai xử lý đối với trường hợp cây cao su chết, kém phát triển do điều kiện thổ nhưỡng không đảm bảo.
Trao đổi với ông Vũ Ngọc An- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Gia Lai chiều 20.8, ông này cho biết đoàn kiểm tra đang tiến hành tổng hợp kết quả, ý kiến của các bên trong đợt kiểm tra thực địa vừa rồi. Sau khi làm xong mới tiến hành báo cáo với UBND tỉnh Gia Lai. Về đề xuất xử lý, xem xét trách nhiệm của các bên liên quan thì chủ yếu theo ý kiến trong báo cáo của đoàn đại biểu Quốc hội trong đợt kiểm tra trước đó. (Dân Việt 21/8) đầu trang(
Doanh nghiệp có đất thì thiếu vốn, doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính thì không có đất để trồng rừng. Việc bắt tay giữa 2 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn và Công ty cổ phần sản xuất và chế tạo ô tô Tracimexco là một trong những mô hình liên trồng rừng mới với mục đích tạo ra vùng nguyên liệu gỗ dồi dào, ổn định phục vụ cho sản xuất, khai thác hiệu quả diện tích đất rừng mà nhà nước giao cho.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn hiện là doanh nghiệp sở hữu diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất trong số các doanh nghiệp trồng rừng ở tỉnh ta. Diện tích được giao quản lý là 7.500ha, trong đó 3.000ha đất có rừng, còn gần 4.000ha đã được quy hoạch để trồng rừng hàng năm.
Kế hoạch mỗi năm công ty sẽ trồng 500ha, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên hầu như mấy năm trở lại đây diện tích trồng thực tế không đạt kế hoạch. Trong khi đó Công ty cổ phần sản xuất và chế tạo ô tô Tracimexco đã đầu tư dây chuyền sản xuất đũa gỗ xuất khẩu với nhu cầu sử dụng khoảng 30.000m3 gỗ/năm thì trong tình trạng “đói nguyên liệu”.
Mặc dù dây chuyền sản xuất đã hoạt động 2 năm nay nhưng doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, có những lúc phải tạm dừng sản xuất. Việc hợp tác với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn để trồng rừng là hướng mở cho doanh nghiệp trong vấn đề tạo nguồn nguyên liệu bền vững để duy trì sản xuất. Hiện tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn đang là đối tác cung cấp nguyên liệu gỗ mỡ, bồ đề cho dây chuyền sản xuất đũa gỗ cho nhà máy. Bên cạnh sản xuất đũa gỗ  Công ty Tracimexco còn lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất gỗ ghép thanh cung cấp cho nhà máy Sahabak, với nguyên liệu chủ yếu là  gỗ keo.
Được biết 2 doanh nghiệp này đã bắt tay hợp tác trồng được 300 ha rừng trên đất của Công ty lâm nghiệp tại các xã Dương Phong, Đôn Phong (Bạch Thông). Trong thời gian tới việc hợp tác này sẽ tiếp tục được thực hiện với những cam kết chặt chẽ về cơ chế đầu tư, lợi ích sau này.
Ông Lê Viết Thắng- Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn thì trong kinh doanh các doanh nghiệp rất cần những đối tác và Tracimexco là một trong những đối tác mà Công ty Lâm nghiệp đã tin tưởng lựa chọn. Hiện nay Tracimexco đang gia công xẻ cung cấp gỗ thanh cho Sahabak. Theo ông Thắng mua sản phẩm gỗ xẻ với Tracimexco sẽ  giảm bớt các công đoạn thủ công để Sahabak tập trung cho chế biến tinh.
Việc liên kết trồng rừng tạo gắn kết thêm quan hệ làm ăn lâu dài giữa 2 đối tác trên cùng một địa bàn tỉnh trong lĩnh vực chế biến lâm sản nhất là sắp tới dây chuyền chính của Công ty Sahabak sản xuất gỗ MDF đi vào hoạt động thì việc tìm kiếm các đối tác như thế này rất quan trọng, là đầu mối phân phối nguyên liệu cho nhau.
Đặc điểm của mặt hàng đũa, nếu sử dụng nguyên liệu bằng tre bắt buộc phải sử dụng lưu huỳnh để chống mốc, nếu sấy khô sẽ bị cong, vênh. Nhưng với những thị trường như Nhật, Hàn Quốc không bao giờ chấp nhận điều đó, họ đưa ra yêu cầu sản phẩm đũa phải thật sự an toàn không qua xử lý bất cứ một loại hóa chất nào.
Đáp ứng yêu cầu này, sản phẩm đũa gỗ sản xuất trên dây chuyền hấp, sấy khô bằng nhiệt độ cao của Công ty cổ phần Tracimexco sau 2 năm đi vào hoạt động đã tạo được uy tín, chất lượng ở những thị trường được cho là khó tính này, nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn công ty không đủ sức để làm. Đây được xem là một hướng đi nhiều triển vọng sau khi chuyển đổi từ sản xuất lắp ráp ô tô kém hiệu quả sang sản xuất, chế biến lâm sản với mặt hàng chính là đũa gỗ xuất khẩu.
Hiện nay bình quân mỗi tháng Tracimexco xuất khẩu 21 triệu đôi đũa. Doanh thu cả năm dự kiến đạt 40 tỷ đồng, nộp ngân sách 4 tỷ đồng. Tạo việc làm ổn định cho 260 cán bộ, công nhân chủ yếu là người địa phương. Mức lương trung bình 3,5 triệu đồng/ tháng. Thực hiện khoán sản phẩm, có công nhân đạt mức lương trên 5 đồng/tháng.
Có thể nói sản phẩm gỗ rừng trồng của tỉnh ta đã được nâng cao giá trị nhờ chế biến để xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến lâm sản đã nhìn thấy tương lai, hiệu quả khi quyết định đầu tư cho lĩnh vực này. Song song với đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất thì yếu tố cực kỳ quan trọng đó là nguyên liệu đầu vào. Việc sản xuất của các nhà máy chế biến gỗ đã có lúc bị đình trệ bởi thiếu nguyên liệu là bài học nhãn tiền của việc không có nguồn nguyên liệu ổn định.
Diện tích trồng rừng toàn tỉnh hiện nay khá lớn nhưng chủ yếu thuộc quyền sở hữu của người dân, trong khi mối quan hệ giữa người trồng rừng và các doanh nghiệp còn chưa được gắn kết thì khó đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động của nhà máy, người dân bán gỗ cho ai là quyền của họ. Mô hình doanh nghiệp liên kết doanh nghiệp trồng rừng nói trên là hướng hợp tác mới có triển vọng, khai thác hiệu quả đất đai mà nhà nước giao cho. (Bắc Kạn 21/8) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Một người đàn ông ở Trung Quốc được bồi thường khoản tiền lớn sau khi bị gấu trúc cắn khiến ông ta bị thương nặng ở chân.
Ngày 1/3/2014, ông Guan Quanzhi, 68 tuổi, đến từ làng Liziba, thành phố Lũng Nam, tỉnh Cam Túc, bất ngờ bị cắn khi đang theo dõi và đuổi theo một con gấu trúc hoang dã lớn xuất hiện ở làng, tóa án huyện Wen cho biết.
Vết cắn khiến ông Guan bị gãy xương chày, vỡ động mạch phần cẳng chân phải và mắt cá.
Sau khi thỏa thuận với phòng kiểm lâm huyện và Cơ quan bảo tồn thiên nhiên quốc gia Baishuijiang tỉnh Cam Túc về việc điều trị vết thương cho ông Guan thất bại, họ hàng ông đã đâm đơn kiện.
Theo Globaltimes.cn, đây là lần đầu tiên tòa án huyện xử lý trường hợp một động vật hoang dã được bảo vệ lại tấn công con người. Cuối cùng, ông Guan được bồi thường 400.000 nhân dân tệ (62.500 USD).
Cơ quan bảo tồn thiên nhiên quốc gia Baishuijiang kéo dài từ huyện Wudu thành phố Lũng Nam tới huyện Wen và là một trong ba trung tâm bảo tồn gấu trúc lớn nhất dưới sự giám sát của Cục kiểm lâm nhà nước. (Ngôi Sao 22/8) đầu trang(
Hiệp hội bảo tồn biển tại Anh ghi nhận những con sứa đang xâm lấn ngoài khơi bờ biển nước này với số lượng kỷ lục.
Theo Hiệp hội bảo tồn biển, tính tới tháng 7 năm nay, đã có hơn 1.000 trường hợp trên khắp nước Anh dân địa phương báo nhìn thấy loài sứa.
Một lượng lớn sứa Barrel và sứa Mauve Stinger xuất hiện với số lượng tăng đột biến ở bờ biển Guernsey vào tháng 7. Nhiều người còn bắt gặp loài sứa nguy hiểm Portuguese man of war (Physalia physalis) trôi dạt vào bãi biển ở Devon và Cornwall. Các chuyên gia khuyến cáo người đi biển chỉ nên nhìn thay vì chạm vào những con sứa này vì một số loài có nọc độc hoặc gây đau đớn.
Năm 2013, Anh ghi nhận hơn 1.000 trường hợp sứa trôi dạt lên bờ. Năm 2014, con số này vọt lên 1.400 trường hợp và tiếp tục tăng trong năm 2015.
Theo tiến sĩ Peter Richardson, Giám đốc chương trình đa dạng sinh học và thủy sản, chính phủ Anh cần tiến hành những nghiên cứu khoa học và chương trình giám sát để tìm hiểu về nguyên nhân cũng như hệ quả của hiện tượng sứa biển trôi dạt. (VnExpress 21/8) đầu trang(./.
Biên tập: Hương Giang