Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 24 tháng 07 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GỚI

BẢO VỆ RỪNG
Để ngăn chặn việc người dân vào khai thác, thu lượm hạt ươi, liên tục trong gần một tháng qua, lực lượng kiểm lâm và nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Sao la đã tăng cường truy quét, chốt chặn 24/24 trên tuyến đường Hồ Chí Minh-nơi được xem là cửa ngõ vào các khu rừng đặc dụng.
Nhiều hôm 1 giờ sáng, tại cửa hầm A Roàng 1, thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn A Lưới đi Quảng Nam, hàng chục tốp người với phương tiện xe máy ồ ạt đua nhau vào các khu vực rừng đặc dụng thuộc địa phận Khu Bảo tồn Sao la để khai thác hạt ươi.
Ông A King Lam, xã A Roàng, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) cho biết : "Từ khu vực cửa hầm A Roàng muốn vào tận điểm khai thác ươi phải mất 7 tiếng, đường khó đi lắm. Ươi năm nay được giá,  trung bình từ 40 - 50 nghìn đồng/kg, giá hạt ươi khô là 250 nghìn đồng/kg, bình quân mỗi ngày đi lượm từ 5 đến 6kg ươi tươi.
Tại khu vực rừng giáp ranh giữa Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên-Huế với các huyện Tây Giang, Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), tình hình người dân các địa phương trên đổ xô, tràn qua và xâm nhập vào các tiểu khu rừng, thuộc địa phận Khu bảo tồn để khai thác, hái lượm hạt ươi cũng diễn ra rất phức tạp.
Theo BQL Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên-Huế, trước tình hình trên, UBND các xã A Roàng, A Đớt, Hương Lâm, Hương Nguyên đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho cộng đồng người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng.
Đặc biệt, nghiêm cấm tình trạng chặt hạ cây ươi để lấy hạt. Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn Sao la còn phối hợp với các nhóm Bảo vệ rừng WWF, lực lượng Đồn Biên phòng Hương Nguyên, các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam huy động lực lượng, tăng cường tuần tra, truy quét dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, các điểm nóng như: Khu vực Khe Ture, sông Hữu Trạch, Khe Dầu và khu vực giáp ranh giữa khu bảo tồn Sao la với BQL rừng phòng hộ A Lưới.
Ông Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên-Huế cho biết, thời gian qua  Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn Sao la Thừa Thiên-Huế đã ngăn chặn hơn 1000 lượt người vào rừng khai thác hạt ươi trái phép qua tuyến đường Hồ Chí Minh, đẩy đuổi gần 500 lượt người  xâm nhập vào rừng dưới nhiều ngả đường và hình thức khác nhau với mục đích khai thác hạt ươi.
Tịch thu hơn 700 kg hạt ươi và nhiều dụng cụ liên quan đến việc khai thác, vận chuyển và mua bán hạt ươi trái phép. (Đại Đoàn Kết 24/7) đầu trang(
Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường thuộc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã mở 40 lớp tìm hiểu về giá trị của vườn quốc gia này cho 1.200 học sinh trung học cơ sở và tiểu học vùng đệm ở 3 huyện Đăk Đoa, Mang Yang và K'Bang.
Theo ông Nguyễn Văn Hoan - Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh đây là một trong những hoạt động tuyền truyền mang tính "dài hơi" nhằm nâng cao kiến thức và ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của thế hệ trẻ.
Nội dung của các lớp tìm hiểu được tổ chức rất phong phú và đa dạng, giúp các em trang bị những kiến thức cơ bản về tác động môi trường từ rừng đối với đời sống của con người. Các em được tham quan dã ngoại tại vườn, từ đó bổ trợ kiến thức cho các em về ý nghĩa và giá trị của vườn.
Cuộc thi về xây dựng sơ đồ Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và các tiết mục hài kịch do các em học sinh tự đóng vai nhân vật để thể hiện các ý tưởng về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên.
Các cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề "Giá trị và các mối đe doạ đến đa dạng sinh học" cũng được Trung tâm tổ chức. Tranh vẽ của các em thể hiện thông điệp "Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chúng ta", thể hiện các giá trị và mối đe dọa đến đa dạng sinh học, kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ thiên nhiên.
Bên cạnh đó Trung tâm cũng phối hợp với các cấp chính quyền địa phương ở các vùng đệm tổ chức những đêm giao lưu văn nghệ quần chúng. Trong mỗi chương trình văn nghệ, ngoài việc thể hiện các tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ đều có lồng ghép những tiểu phẩm mang nội dung cảnh báo về hậu quả của việc phá rừng, săn bắt thú rừng bừa bãi...Đây là hoạt động tuyên truyền đến cộng đồng về ý thức chấp hành pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nói riêng.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là một trong 7 Vườn Di sản ASEAN tại Việt Nam nằm ở phía Đông-Bắc tỉnh Gia Lai bao gồm các xã Đăk Roong, Kroong, Kon Pne (huyện KBang), Hà Đông (huyện Đăk Đoa) và Ayun (huyện Măng Yang).
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là khu rừng có vai trò quan trọng trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, nằm trên vùng núi cao nổi trội của cao nguyên Plei Ku với diện tích rừng tự nhiên 33.565ha.
Vườn có các kiểu sinh cảnh rừng trên núi trải rộng theo đai cao từ 700-1.758 m, trong đó đặc biệt quan trọng với 2.000 ha rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim. Hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng, tại đây có 652 loài thực vật có mạch, 42 loài thú, 160 loài chim, 51 loài bò sát, 209 loài bướm, trong đó có 34 loài thực vật và 29 loài động vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam. (VietnamPlus 24/7) đầu trang(
Từ nhiều năm qua, cứ mỗi mùa mưa bão qua đi, hàng trăm hecta rừng phòng hộ ven biển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long dọc từ vùng Gò Công (Tiền Giang) cho tới mũi Cà Mau lại bị tàn phá tan hoang bởi sự thay đổi ngày một khó lường của biến đổi khí hậu
Với chiều dài đường bờ biển lớn, Việt Nam là nước có diện tích rừng ngập mặn ven biển lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau rừng Amazon ở Nam Mỹ. Trong đó, một nửa rừng ngập mặn tập trung ở khu vực Nam bộ, trải dài từ Cần Giờ cho tới mũi Cà Mau.
Tuy nhiên, cũng theo các thống kê, từ năm 1973 đến nay, rừng ngập mặn ven biển ở nước ta đã giảm chỉ còn một nửa do thiên nhiên và con người tàn phá đã phá hủy rất nhiều hệ sinh thái cùng hệ động thực vật nơi này.
Được cho là có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ sinh thái biển nói chung, hệ sinh thái rừng ven biển bao gồm những cánh rừng ngập mặn với chủ yếu là cây đước, cây bần, cây trang, cây sác… những loài cây sống khỏe trong môi trường nước mặn, có nhiệm vụ điều tiết môi trường ven biển.
Theo các chuyên gia môi trường, rừng ngập mặn ven biển có tác dụng làm chậm dòng chảy và sự phát tán rộng nước triều, làm giảm độ cao của sóng khi triều cường, bảo vệ đê biển, hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Ngoài ra, rừng ngập mặn ven biển còn là nơi bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các động vật khi nước triều dâng và sóng lớn.
Bên cạnh đó, rừng ngập mặn còn mang lại các giá trị và dịch vụ to lớn cho đời sống, là vườn ươm và phát triển của nhiều loài thủy hải sản, cung cấp dược liệu, chất đốt, nguyên liệu cho công nghiệp, tạo cảnh quan cho du lịch và tham quan học tập, là tấm lá chắn phòng hộ vùng ven biển và lá phổi xanh hấp thụ khí cacbonic điều tiết nhiệt độ và khí hậu…Tóm lại, đây là một hệ sinh thái cực kỳ quan trọng không chỉ đối với vùng ven biển mà còn là đối với đời sống của con người và sinh vật khác nói chung.
Thế nhưng, tình trạng biến đổi khí hậu và những khó lường của thiên nhiên, hầu hết những cánh rừng phòng hộ ở khu vực đồng bằng này đều bị tàn phá nặng nề. Cá biệt, nhiều nơi rừng đã không còn mà thay vào đó là những bãi đất trống trơ, bị nước biển xâm thực mỗi ngày.
Theo tìm hiểu, tại huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), nơi có chừng vài chục cây số đường ven biển với nhiều cánh rừng ngập mặn thì hầu hết đều bị mỏng dần đi. Trước kia, với những dải rừng phòng hộ xanh ngút ngàn, có nơi rộng tới 1.600 mét nhưng gần đây, chúng đều bị tàn phá nặng nề bởi biến đổi khí hậu mà cụ thể là sóng biển và cả chính con người đã phá rừng để nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, rừng cứ ngày một mỏng dần đi. Sau mỗi mùa mưa, hàng trăm mét rừng lại bị sóng biển cuốn trôi. Ngày nay, nhiều đoạn rừng chỉ còn khoảng 200 mét hoặc đã bị mất hết và nguy cơ xâm thực của nước biển vào đất liền đã hiển hiện rất rõ ràng. Thêm nữa, việc con người phá rừng để nuôi tôm, nuôi nghêu và các loài thủy hải sản khác cũng khiến rừng ven biển không thể phục hồi như trước được.
Nhưng không chỉ có ở địa phận Tiền Giang, tại tỉnh Trà Vinh, những cánh rừng phòng hộ ven biển huyện Duyên Hải cũng đang bị tàn phá nặng nề. Theo người dân địa phương, sóng biển ngày một hung dữ “tấn công” liên tục chính là nguyên nhân khiến hàng chục héc ta rừng phòng hộ nơi đây bị hủy hoại, trôi ra biển.
Thế nhưng, hệ lụy của việc những cánh rừng phòng hộ này mất đi lại nguy hại hơn rất nhiều. Đó là hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sạt lở cùng rất nhiều những ngôi nhà khác cũng có nguy cơ bị nước biển cuốn đi. Không chỉ nhà cửa, rất nhiều hoa màu, vật nuôi thủy sản ở khu vực ven biển cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn xâm thực của nước biển.
Ngoài ra, rất nhiều loài tôm cá cua ghẹ sinh sống ở trong rừng ngập mặn cũng không còn khiến sinh kế của những ngư dân ven biển ngày thêm khó khăn, tác động trực tiếp tới cuộc sống của họ. Rồi trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang cũng có hàng trăm cây số đê ven biển gắn với những cánh rừng ngập mặn bị cuốn trôi. Tình trạng những cánh rừng ven biển rộng mênh mông dần dần bị hoang tàn đã ngày một nhiều hơn.
Theo nhiều chuyên gia môi trường, mặc dù hầu hết những cây gỗ sinh sống ở khu vực rừng ngập mặn ven biển không có giá trị cao dùng trong đời sống như cây gỗ ở rừng nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau như nói ở trên, những cánh rừng ngập mặn vẫn ngày một mất đi trong sự tiếc nuối của nhiều người.
Và, việc bảo tồn cũng như gìn giữ, phát triển những cánh rừng ngập mặn ven biển đang ngày một khó khăn, trở thành thách thức lớn với chính quyền địa phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long do dân cư đông, xã hội phát triển ngày càng nhiều và biến đổi khí hậu cũng khó lường hơn trước.
Có một thực tế mà các chuyên gia môi trường phải thừa nhận, đó là phá rừng ngập mặn thì dễ, nhưng phục hồi, phát triển nó thì lại rất khó khăn và tốn kém. Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế thì việc gìn giữ và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam là vô cùng bức thiết và khẩn cấp, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long do nơi này thường xuyên bị tàn phá.
Cụ thể, với kinh nghiệm của những nước tiên tiến, có đường bờ biển dài như Hà Lan thì việc xây dựng đê biển và rừng phòng hộ ven biển là 2 yếu tố tối quan trọng để chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như gìn giữ hệ sinh thái, môi trường sống chung ở vùng ven biển.
Thế nhưng, với kinh nghiệm thực tế ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, ưu tiên đầu tiên của việc này chính là giữ gìn hệ sinh thái rừng. Thực ra, đây cũng không hoàn toàn là việc làm bất khả thi bởi ở Việt Nam, đã có một số địa phương thực hiện việc gìn giữ, bảo tồn những cánh rừng ngập mặn ven biển rất tốt.
Cụ thể, như huyện Cần Giờ (TP HCM), địa phương này đã biến hàng ngàn héc ta rừng ngập mặn ven biển thành một khu dự trữ sinh quyển quan trọng của thế giới. Có thể nói, đây chính là hướng đi đúng đắn giúp hệ sinh thái rừng phát triển bền vững cũng như môi trường sống của con người được đảm bảo. Vấn đề đặt ra là, làm sao để những cánh rừng ven biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển và bền vững như khu rừng Cần Giờ thì nhiều địa phương chưa giải quyết được.
Vì vậy, việc quy hoạch môi trường trong phát triển kinh tế xã hội ở các vùng ven biển, đặc biệt là quy hoạch môi trường cho bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển là đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các dự án trồng mới và tái sinh rừng ngập mặn ven biển.
Đồng thời, tiến hành quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và bảo vệ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước, các sân chim tự nhiên, các rừng đặc dụng ngập mặn phòng hộ ven biển có giá trị như là lá chắn bảo vệ môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tựu trung lại, có thể nhận xét rằng, hệ sinh thái rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt với môi trường sống của con người. Bảo vệ được hệ sinh thái này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển bền vững, là ưu tiên cần thiết đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. (Đời Sống & Pháp Luật 24/7) đầu trang(
23/7, UBND tỉnh cho biết, vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 150 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Thạch (SN 1973, trú tại số 70, Phan Châu Trinh, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) vì đã có hành vi mua, bán bộ phận của thực vật rừng là hạt ươi, trọng lượng trên 2 tấn trái với các quy định của Nhà nước.
Ngoài số tiền phạt nói trên, UBND tỉnh cũng tịch thu tang vật vi phạm bổ sung vào ngân sách Nhà nước. Đây là trường hợp mua bán hạt ươi trái phép thứ 3 bị phạt nặng tại Quảng Nam kể từ đầu tháng 7 đến nay. (Nông Nghiệp Việt Nam 23/7, tr2; Người Lao Động 24/7, tr2) đầu trang(
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt một ứng dụng mới trên smartphone giúp người dân thông báo vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Ứng dụng có tên “ENV – SOS Động vật hoang dã” cũng là ứng dụng thông báo vi phạm ĐVHD đầu tiên trên smartphone tại Việt Nam. Theo ENV, những năm gần đây, kinh tế kinh tế phát triển cùng với mức sống của người dân được nâng cao khiến cho nhu cầu tiêu thụ ĐVHD ngày càng gia tăng.
Mỗi năm, hàng chục tấn ĐVHD bị buôn bán để đáp ứng nhu cầu sử dụng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh của con người. Năm 2010, cá thể tê giác một sừng cuối cùng của Việt Nam đã bị giết hại.
Để ngăn chặn thảm kịch đối với ĐVHD, từ năm 2005, ENV đã thiết lập đường dây nóng miễn phí 1800 1522 nhằm khuyến khích cộng đông tham gia vào công tác bảo vệ ĐVHD.
Tới nay, ENV đã phối hợp với chuyên gia phần mềm người Mỹ James Campbell để phát triển ứng dụng thông báo vi phạm ĐVHD bên cạnh đường dây nóng 1800 1522.
Ứng dụng được thiết kế với hai ngôn ngữ Anh và Việt giúp người dùng có thể cập nhật những thông tin chính xác nhất cho các cơ quan chức năng về vi phạm ĐVHD mà họ chứng kiến.
Chẳng hạn, nếu phát hiện một cá thể vượn, người dân có thể mở ứng dụng, chụp vài tấm ảnh, điền một số thông tin miêu tả vi phạm và nhấn nút “gửi báo cáo”.
Toàn bộ thông tin, ảnh và địa điểm nơi vụ việc xảy ra được định vị bằng GPS sẽ ngay lập tức được gửi tới phòng Bảo vệ Động vật hoang dã của ENV.
Sau đó, ENV sẽ chuyển giao vụ việc tới các cơ quan chức năng địa phương với thông tin chính xác về hành vi vi phạm và vị trí nơi vi phạm xảy ra, giúp các cơ quan chức năng phản hồi lại tin báo của người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó Giám đốc ENV chia sẻ: “Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Do vậy, sử dụng điện thoại thông minh chính là điều cần thiết để khuyến khích và kêu gọi sự tham gia tích cực hơn nữa từ cộng đồng nhằm đấu tranh với tội phạm ĐHVD”.
Hiện nay, ứng dụng đã có thể tải về trên các điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android. Ứng dụng dành cho hệ điều hành IOS và Window Phone sẽ ra mắt trong thời gian tới. (VietnamNet 23/7) đầu trang(
Voi là một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên và Đắk Lắk được coi như là đất voi của Việt Nam.
Trước đây, Tây Nguyên có những đàn voi lớn tung hoành dọc ngang giữa đại ngàn, giúp đồng bào Tây Nguyên giữ rừng, giữ đất, bảo vệ buôn làng. Nhưng nay, do nạn phá rừng và săn bắn voi trái phép, voi ở Tây Nguyên đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trong những năm gần đây, do những thay đổi lớn về điều kiện tự nhiên và tác động nhiều mặt của con người đã làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên, môi trường sống của voi. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến nơi cư trú và tập tính sinh thái của voi, làm cho số lượng voi hoang dã cũng như voi nhà, trong 34 năm gần đây suy giảm nhanh chóng. Theo nhận định của các chuyên gia trong nước và quốc tế, loài voi tại Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai không xa.
Diện tích rừng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng trái phép khiến cho voi mất đi nơi cư trú và sinh sống. Vì vậy, những năm gần đây, ở Tây Nguyên thường xuất hiện tình trạng voi hoang dã bỏ rừng kéo về phá nương rẫy để kiếm ăn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người, từ đó việc xung đột giữa người và voi cũng tăng theo. Điển hình như năm 2013, đàn voi rừng khoảng 17 cá thể đã kéo về cách trung tâm huyện Ea Súp 5 km.
Anh Phạm Ngọc Lãng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Thời gian gần đây, tình trạng voi hoang dã bị giết hại có chiều hướng tăng. Chúng tôi đã rất cố gắng kết hợp với cơ quan công an địa phương thực hiện những biện pháp ngăn chặn, nhưng lâm tặc thực hiện hành vi ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn”.
Cũng theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2009 đến nay đã có 17 cá thể voi hoang dã bị chết và hiện nay quần thể voi hoang dã còn khoảng 4 đàn với khoảng từ 60 đến 65 cá thể, sống co cụm tại khu vực rừng khộp huyện Buôn Đôn và Ea Súp.
Tình hình săn bắn voi tại tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, số vụ voi chết có liên quan đến con người ngày càng tăng. Trong tổng số 17 con voi chết từ năm 2009 đến nay đã có ít nhất 5 cá thể voi chết có nguyên nhân trực tiếp từ con người. Bằng chứng là tại hiện trường, xác voi đã mất nhiều bộ phận cơ thể như ngà, đế bàn chân và đuôi.
Vào tháng 8/2012, trong một đợt tuần tra rừng, Ban Quản lý Vườn Quốc gia York Đôn đã phát hiện xác của hai cá thể voi bị giết chết để lấy ngà, hiện trường thu được 7 vỏ đạn. Qua đó có thể thấy rằng tình trạng săn bắn, giết hại voi, đặc biệt là voi đực để lấy ngà đã gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc bầy đàn và là một nguyên nhân gây suy giảm quần thể voi hoang dã; bởi vì do số voi đực trong đàn bị giảm thiểu dẫn tới tỷ lệ đực-cái mất cân bằng, dẫn đến việc sinh sản của voi hoang dã bị giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh tình hình săn bắn, tình trạng buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm từ voi như ngà voi, xương voi, lông đuôi voi cũng diễn ra khá nhức nhối trên thị trường. Chính điều này cũng tiếp tay cho nạn săn bắn voi trái phép diễn ra ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Đặc biệt, những năm gần đây, xuất hiện tình trạng voi nhà bị chặt trộm đuôi. Kể từ năm 2008 đến nay, đã có 3 vụ chặt trộm đuôi voi. Theo anh Nguyễn Công Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk, người phụ trách công tác bảo tồn voi nhà cho biết: “Lông đuôi voi có chức năng xua đuổi ruồi muỗi, côn trùng, nếu không có nó voi rất dễ bị côn trùng tấn công gây bệnh. Vì vậy, việc chặt trộm đuôi voi để lấy lông làm các đồ mỹ nghệ mang tính tâm linh sẽ gây hại trực tiếp cho tính mạng của voi”. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk, trong 34 năm (1980-2014), số lượng voi ở Đắk Lắk đã giảm khoảng 90%. Tính đến năm 1980, tại tỉnh Đắk Lắk vẫn có tất cả 502 cá thể voi nhà và còn hơn 2000 cá thể voi hoang dã. Nhưng cho đến nay số lượng voi đã là những con số “đau lòng” khi toàn tỉnh Đắk Lắk chỉ còn 53 cá thể voi nhà, 60 cho đến 65 cá thể voi hoang dã.
Thực tế trong 20 năm trở lại đây, đàn voi nhà của tỉnh Đắk Lắk không còn sinh sản, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường chăn thả bị thu hẹp, thiếu thức ăn, nguồn nước hạn chế trong mùa khô làm cho sức khỏe của voi giảm sút. Việc quản lý voi nhà riêng lẻ như hiện nay cũng là nguyên nhân làm mất đi khả năng sinh sản của voi nhà.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chu kỳ động đực của voi kéo dài 3 tháng, nhưng chu kỳ rụng trứng chỉ diễn ra trong vòng một ngày. Vì vậy, muốn voi đẻ thì phải ghép đôi chúng trong thời gian dài và được chăn thả trong môi trường có đủ điều kiện dinh dưỡng và kín đáo. Nói chung là rất công phu và phức tạp. (VietnamPlus 24/7) đầu trang(
Gần 50ha rừng thông đã bị 106 hộ gia đình ở các thôn 4, 5, 6, 13 (xã Đăk Psi) ken gốc cây, đốt rừng tự do làm cháy, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Thứ - Trưởng ban Trồng rừng nguyên liệu giấy Đăk Hà (tỉnh Kon Tum), thuộc Cty Nguyên liệu giấy miền Nam cho biết, những tháng gần đây, tại các tiểu khu 327, 328, 332 thuộc địa bàn xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà), nhiều người dân địa phương lấn chiếm, xâm canh vào giữa những cánh rừng thông 3 lá đã trồng khoảng 12 năm tuổi do Cty tổ chức trồng trên diện tích 720ha đất rừng đã được UBND tỉnh Kon Tum cấp giấy CNQSDĐ.
Gần 50ha rừng thông đã bị 106 hộ gia đình ở các thôn 4, 5, 6, 13 (xã Đăk Psi) ken gốc cây, đốt rừng tự do làm cháy, thiệt hại hàng tỷ đồng. Trên những diện tích được “khai phá”, người dân trong vùng tổ chức trồng sắn, và đã cho thu hoạch. Chỉ tính riêng trong mùa khô 2014, cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với đơn vị trồng rừng tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 9 hộ dân tại địa bàn thôn 5 (xã Đăk Psi).
Trong khi đa số các hộ dân vi phạm là hộ nghèo, nên không thể xử phạt mà chỉ nhắc nhở, khắc phục thiệt hại. Với mức bồi thường áp dụng theo QĐ số 27 ban hành ngày 24/7/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về đơn giá các loại cây trồng thì người dân phải đèn bù khi phá hoại rừng thông 3 lá là 180.000 đ/cây.
Song đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum chưa xử phạt được ai vì nhiều hộ dân không có tiền để trả. (Nông Nghiệp Việt Nam 24/7, tr2) đầu trang(
Những cánh rừng ươi đang kêu cứu, máu cũng đã đổ bởi hàng loạt vụ tranh chấp, gây án, TNGT chết người do các đối tượng khai thác ươi rừng gây ra... Lợi đâu chưa thấy, mà "ươi rừng đã rưng rưng nước mắt"!...
Tháng 6 đến cuối tháng 7, khi những cánh rừng ươi chín đỏ rực là lúc dân các bản làng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và nhiều  tỉnh vùng núi ở miền Trung lại nô nức lưng gùi, vai vác dắt nhau đi "đón lộc rừng". Nhưng gần đây do quả ươi đem lại thu nhập cao, nên thương lái và người dân tứ xứ theo mùa ươi cũng ồ ạt đổ lên miền núi để thu gom.
Đáng lo ngại, họ không những tranh giành vùng ươi với người dân địa phương mà bất chấp sự ngăn cấm, đẩy đuổi của lực lượng chức năng để khai thác theo kiểu hủy diệt bằng cách đốn và cưa hạ cây ươi để lấy trái.
Những cánh rừng ươi đang kêu cứu, máu cũng đã đổ bởi hàng loạt vụ tranh chấp, gây án, TNGT chết người do các đối tượng khai thác ươi rừng gây ra... Lợi đâu chưa thấy, mà "ươi rừng đã rưng rưng nước mắt"!...
Miền Trung vào mùa khô, nhưng nắng nóng bỏng rát vẫn không thể ngăn nổi từng đoàn người đang kéo nhau lũ lượt vào rừng khai thác ươi… Ươi rừng phải mất gần 10 năm, cây đạt chiều cao hơn 20m, đường kính tối thiểu 30cm thì mới phát triển, ra trái, và phải đến 3 - 4 năm mới cho quả một lần.
Năm nay, ươi vào mùa chín rộ đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, người dân Quảng Nam, Quảng Ngãi có thêm nguồn thu nhập từ việc đi nhặt ươi bay.
Nhưng việc ươi được thương lái thu mua với giá thành rất cao (dao động từ 250.000 đến 350.000 đồng/kg) đã khiến cho nhiều đối tượng vì hám lợi, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng Kiểm lâm, ồ ạt lên rừng khai thác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình ANTT, môi trường, công tác bảo tồn rừng ươi, đẩy cây ươi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đến nguy cơ bị tận diệt và khan hiếm...
Tại tỉnh Quảng Nam, ươi rừng hiện có nhiều nhất tại các huyện Bắc và Nam Trà My, Nam Giang, Tây Giang... vì vậy không ngạc nhiên khi liên tục gần một tháng nay tại khu rừng phòng hộ thuộc địa phận vùng núi cao của Bắc Trà My, hay trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận thuộc các xã vùng cao huyện Phước Sơn, tiếng cưa máy, cây gãy đổ rầm rĩ suốt ngày đêm.
Đến tận thực địa khu vực người dân khai thác hạt ươi mới càng xót xa hơn. Những lối mòn nhằng nhịt giữa rừng già, la liệt những gốc ươi đường kính gần cả mét gãy đổ xen lẫn với hàng đống lều chõng, vật dụng tạm bợ, bao tời, bao tải, gùi tre đựng hạt để ngổn ngang…
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, ông Phan Tuấn cho biết:  Đặc điểm của cây ươi bay có màu đỏ rực, cây thẳng đứng nên chỉ cần nhìn từ xa là có thể phát hiện. Vào mùa, mỗi cây ươi cho khoảng 10-20kg quả, quả ươi  khi đã chín và rụng còn gọi là "ươi bay" phát tán xuống đất trong chu vi chừng 100m.
Lâu nay, để khai thác quả ươi người dân tại điạ phương chỉ đơn thuần vào rừng tìm cây ươi đã chín rụng quả, đi quanh gốc nhặt ươi để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nếu trúng cây có quả nhiều thì chỉ cần nhặt một cây đã có gần 20kg quả, đổi bán được cả tiền triệu. Nhưng trước cơn sốt "ươi" và "cái lợi trước mắt, vội quên đi thiệt hại lâu dài", nên các đối tượng khai thác ươi rừng, mà thậm chí cả người dân bản địa cũng đã và đang thu hoạch ươi theo kiểu tận diệt.
Cũng vì hám lợi quá mức, nên ươi chưa kịp chín rụng đã bị người dân khai thác ngay cả khi còn xanh trên cây đem về bán, dù giá chỉ bằng 1/2 giá của ươi bay (ươi chín rụng)... Thậm chí đu mình, leo lên cây chặt cành hái ươi xanh chưa đủ, họ còn căng cây (lột vỏ xung quanh gốc cây để cây ươi chết) hòng tận thu quả. Manh động hơn, là mang cả cưa máy, rựa lớn, đốn hạ luôn cả gốc để lấy trái ươi bất chấp sự ngăn cản, truy quét gắt gao của lực lượng Kiểm lâm...
Tuy không  náo nhiệt như ở Tây Giang, Đông Giang, Bắc Trà My, hiện huyện Phước Sơn nơi được mệnh danh là thủ phủ của ươi rừng của Quảng Nam cũng ồn ã không kém. Một chủ đại lý nông sản ở huyện Phước Sơn cho hay: "Đã vào tháng cao điểm ươi rừng chín rụng (tháng 6 đến tháng 8) và các cánh rừng ở các xã Phước Đức, Phước Xuân, Phước Hòa của huyện Phước Sơn, trái ươi chín đỏ rực, trĩu nặng các nhành cây.
Hơn tuần qua thương lái dưới Tam Kỳ đã lên ngã giá thu gom, ươi non họ cũng mua. Họ nói non phơi khô sẽ trở nên già. Giá họ đưa ra 60.000-80.000 đồng/kg tươi; khô thì 200.000-250.000 đồng/kg; còn ươi bay thì giá lên đến 300.000 - 350.000 đồng/kg.
Có câu "ăn của rừng, rưng rưng nước mắt", những ngày qua cả rừng ươi, người khai thác ươi đang "chảy máu" và đẫm nước mắt vì phải trả giá cho hành động hủy hoại môi trường của mình. Hiện khắp các cánh rừng ươi, những cây ươi hàng chục năm tuổi tại tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung đang kêu cứu vì bị các đối tượng chặt hạ, khai thác hạt không thương tiếc...
Còn người dân, vui mừng thoáng chốc vì ươi rừng được giá, nhưng rồi "lộc rừng" còn chưa thấy đâu thì tai họa đã liên tiếp ập xuống. Ươi rừng có hạn nên chuyện mâu thuẫn, tranh giành "lãnh địa" giữa những người đi khai thác ươi là điều khó tránh khỏi.
Vào chiều 12/6, tại cánh rừng thuộc khu vực thôn 5, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam đã xảy ra một vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Thợ rừng, anh Trần Xuân Hiệp (trú thôn Đàn Nước, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My) đã bị đối tượng Trần Văn Hướng (người cùng địa phương) dùng hung khí sắc nhọn đâm thủng ruột, phải vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Theo khai nhận của hung thủ thì nguyên do anh Hiệp cùng một số người bạn đã xâm phạm "lãnh địa" cánh rừng thuộc địa phận xã Trà Giác để hái ươi rừng. Việc nảy sinh giằng co, tranh chấp đã khiến Hướng rút dao chặt cành ươi để đâm thẳng vào bụng làm Hiệp gục tại chỗ...
Sự việc chưa kịp lắng xuống, thì ngày 15/6 tại xã Cà Dy (huyện Nam Giang, Quảng Nam) lại tiếp tục xảy ra một vụ việc đau lòng. Anh Kring B. (32 tuổi, trú thôn Pà Ròng, xã Cà Dy, huyện Nam Giang) trong lúc đốn cây ươi rừng để lấy hạt đã bị gốc ươi ngã đổ đè lên người dẫn đến tử vong.
Tiếp đó, khoảng 17h45 ngày 30/6, ngay tuyến đường Đông Trường Sơn qua địa phận thôn 1, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, đối tượng Huỳnh Văn Thanh (SN 1990), điều khiển xe máy mang BKS: 67M1 - 21884, chở theo Danh Thừa (SN 1989), cùng trú Ấp Tân Hiệp, xã Vọng Thế, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, trên đường đi hái quả ươi về đã phóng nhanh đã đâm thẳng xe vào ông Nguyễn Hồng Linh (SN 1956, người dân tộc Cadong) làm ông Linh chết tại chỗ. Bản thân Thanh và Thừa cũng bị thương, còn xe máy bị rơi xuống vực núi...
Bên cạnh đó, việc bảo tồn rừng ươi, giữ gìn ANTT tại các khu vực rừng núi của lực lượng Kiểm lâm, Công an cũng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại bởi sự bất chấp, manh động của các đối tượng khai thác ươi rừng trái phép.
Ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, cho biết, vào khoảng 12h15 ngày 26/6, đối tượng Dương Quốc Thạnh (SN 1993, trú xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc) trong lúc vận chuyển hạt ươi trái phép từ huyện Nam Giang về nhà bằng đường sông để bán, khi đến địa bàn bãi quả xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, Thạnh bị tổ công tác Hạt Kiểm lâm huyện Đại Lộc phát hiện yêu cầu dừng ghe lại để kiểm tra.
Nhưng Thạnh cùng một số người trên ghe đã cố tình tấp ghe vào bờ rồi vác các bao ươi chia nhau chạy trốn. Buộc lực lượng Kiểm lâm phải dùng công cụ hỗ trợ là súng bắn đạn cao su bắn cảnh báo, nhưng Thạnh vẫn vác bao ươi bỏ chạy và bị một viên đạn cao su trúng vào người gây thương tích.
Sau khi sự việc xảy ra, Thạnh được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 103kg hạt ươi, còn chiếc ghe đã bị người dân chuyển đi nơi khác. Trước sự việc này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tăng cường thêm lực lượng, các Hạt Kiểm lâm địa bàn túc trực 24/24h kể cả ngày thứ bảy và chủ nhật vẫn không nghỉ...
Ông Tuấn cũng cho biết thêm, hiện tình trạng khai thác ươi trái phép trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam vô cùng phức tạp, khó kiểm soát được, nguyên nhân là do hàng ngàn người dân tứ xứ đổ về rừng quá đông, họ mang cả dụng cụ như cưa máy, rựa vào rừng để chặt cây thu hạt và rất manh động…
Để đối phó với lực lượng chức năng, ban ngày các đối tượng tìm địa điểm cây ươi có hạt, sau đó tập trung phát dọn sạch sẽ để đến khuya chặt hạ, sau đó tập trung thu hạt. Đặc biệt các đối tượng khi bị phát hiện, đưa về lập biên bản và đẩy đuổi, nhưng bị đuổi ở xã này thì các đối tượng lại trốn sang xã khác...
Tính đến ngày 25/6, lực lượng chức năng đã kiểm tra và xử lý 72 vụ khai thác cây ươi, vận chuyển hạt ươi trái phép; thu giữ 7,72 tấn hạt ươi, 8 xe ôtô và môtô, 26 máy cưa xăng và nhiều dụng cụ khác. (Công An Nhân Dân 23/7) đầu trang(
Từ đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xảy ra 177 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Trong đó, 3 vụ phá rừng trái phép làm thiệt hại khoảng 1ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ đầu nguồn; 174 vụ vi phạm trong quản lý lâm sản.
Qua đó, cơ quan chức năng xử lý hành chính 172 vụ (trong đó có 16 vụ năm 2013 chuyển sang), hình sự 1 vụ; thu hồi khoảng 247 m3 gỗ củi các loại, 54kg động vật rừng còn sống, hạt ươi 81 kg, 2 xe ô tô, 43 xe mô tô, 12 cưa máy.
Ngoài ra, đã thu hồi hơn 1,3 tỷ đồng từ xử lý vi phạm hành chính và nộp cho ngân sách Nhà nước. (Thanh Tra 22/7, tr8) đầu trang(
Từ 1-7 đến ngày 22-7, trên Quốc lộ 14, đoạn từ cửa khẩu quốc tế Bờ Y về TP Kon Tum, hàng trăm xe quá tải chở đầy gỗ cây tròn có đường kính từ 50-80cm, dài khoảng 6-7m ngang nhiên hoạt động, góp phần làm hàng trăm ki-lô-mét đường quốc lộ xuống cấp, hư hại…
Đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm nhằm chấm dứt tình trạng này. (Quân Đội Nhân Dân 23/7, tr8) đầu trang(
Trước sự sụt giảm nhanh của quần thể voi hoang dã và đàn voi nhà, tỉnh Đắc Lắc đang thực hiện nhiều chính sách bảo tồn loài vật có tên trong sách đỏ này. Tuy nhiên, trong khi đàn voi đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, thì công tác bảo tồn vẫn còn nhiều bất cập.
Theo Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắc Lắc, trong những năm qua, số lượng voi hoang dã lẫn voi nhà của tỉnh giảm nhanh. Đối với voi hoang dã, năm 1980 có hơn 550 con, thì hiện nay toàn tỉnh chỉ còn khoảng 5 đàn, với số lượng khoảng 60-70 cá thể. Từ năm 2009 đến nay, đã có 17 con voi rừng bị chết, trong đó có nhiều cá thể voi bị săn bắn trái phép.
Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống của voi hoang dã bị thu hẹp, chia cắt, cạn kiệt nguồn thức ăn. Bên cạnh đó, nạn săn bắn trái phép để lấy các sản phẩm có giá trị như ngà, lông, da… cũng đang làm cho số lượng voi hoang dã giảm đi nhanh chóng.
Đàn voi nhà ở Đắc Lắc cũng đang giảm nghiêm trọng.  Nếu như năm 1980, toàn tỉnh Đắc Lắc có 502 con thì hiện nay chỉ còn 49 con, như vậy trong vòng 34 năm số lượng voi nhà đã giảm tới hơn 90%. Tính riêng từ năm 2007 đến nay, đã có 21 con voi nhà bị chết. Voi chết chủ yếu là do bị giết hại, thiếu thức ăn; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng còn lạc hậu; bị khai thác làm du lịch quá mức dẫn đến kiệt sức.
Dự báo, khoảng 20 đến 30 năm nữa voi không sinh sản thì voi nhà ở Đắc Lắc sẽ biến mất. Với tốc độ suy giảm như hiện nay, nhiều người đã đặt câu hỏi: Liệu mai này, Đắc Lắc có còn voi?
Trước nguy cơ đàn voi bị xóa sổ, thì công tác bảo tồn voi càng trở thành vấn đề cấp bách được các cấp, ngành của tỉnh Đắc Lắc quan tâm. Năm 2013, tỉnh Đắc Lắc đã phê duyệt Dự án khẩn cấp Bảo tồn voi tỉnh Đắc Lắc đến năm 2020 với nguồn kinh phí gần 85 tỷ đồng, tiếp nối Dự án Bảo tồn voi tỉnh Đắc Lắc giai đoạn 2010-2015 đã được phê duyệt trước đây.
Mục tiêu của dự án nhằm quản lý bền vững quần thể voi hoang dã và voi nhà; khôi phục và bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật nguy cấp quý hiếm và đa dạng sinh học trong vùng sinh cảnh của voi; ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả xung đột giữa voi với người; đồng thời tăng cường hợp tác thực thi pháp luật, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép ngà và những sản phẩm dẫn xuất từ voi.
Theo Dự án, đàn voi hoang dã và voi nhà sẽ được theo dõi, chăm sóc sinh sản tại 2 trạm Bảo tồn voi đặt ở 2 huyện Ea Súp và Lắk. Trung tâm Bảo tồn voi Đắc Lắc sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 200ha, trong đó 100ha để chăn thả voi, ươm trồng các loại cây voi thích ăn, phần diện tích còn lại dành cho Bệnh viện voi.
Tuy muộn, song đó là tin vui để cứu đàn voi hoang dã và voi nhà trước nguy cơ bị xóa sổ. Thế nhưng, trên thực tế sau gần 4 năm triển khai dự án thì việc bảo tồn voi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, đến nay UBND tỉnh Đắc Lắc vẫn chưa phê duyệt diện tích đất và rừng để thành lập các trạm Bảo tồn voi. Điều này đồng nghĩa với việc khu chăn thả voi, vườn thức ăn, cũng như Bệnh viện voi vẫn còn nằm “trên giấy”.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Bảo tồn voi Đắc Lắc, trong số 49 con voi nhà chỉ 43 con voi nằm trong độ tuổi và có khả năng sinh sản (19 con đực và 24 con cái). Trong 30 năm trở lại đây khả năng sinh sản của voi nhà là có, nhưng tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt 0,6%/năm. Hiện nay, tỷ lệ này gần như bằng 0, vì môi trường cho việc gặp gỡ và giao phối giữa voi đực và voi cái bị hạn chế do các chủ voi quản lý voi độc lập, ít thả voi cùng nhau mà chỉ tập trung chủ yếu cho khai thác du lịch.
Ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắc Lắc thừa nhận: Việc bảo tồn và phát triển đàn voi nhà hiện nay chỉ còn thông qua con đường sinh sản. Nhưng việc  bắt voi nhà sinh sản ở thời điểm hiện tại thì Trung tâm chưa có khả năng thực hiện. Hiện tại, Trung tâm chưa có quỹ đất (rừng) để tạo sinh cảnh tự nhiên cho voi nhà chăn thả tập trung.
Nhằm khuyến khích voi nhà sinh sản, tỉnh Đắc Lắc cũng đã có chính sách hỗ trợ các chủ voi, nài voi với mức từ 200 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng/ngày tùy vào từng giai đoạn voi động dục, mang thai, sinh đẻ. Tuy nhiên, theo các chủ voi thì rất khó lấy được số tiền này bởi từ xưa đến nay chẳng thấy voi nhà đẻ bao giờ(!).
Đối với quần thể voi hoang dã, để bảo tồn có hiệu quả, vấn đề sống còn là duy trì không gian sống của chúng. Thế nhưng, trong những năm qua, hàng chục nghìn héc-ta rừng ở Buôn Đôn, Ea Súp, Ea H’leo (nơi nhiều voi rừng sinh sống) đã bị khai tử, do tình trạng khai thác rừng trái phép, giao đất rừng cho doanh nghiệp để trồng cao su.
Từ năm 2005 đến 2012, diện tích rừng tự nhiên của 3 huyện có voi hoang dã sinh sống đã giảm gần 14.000ha. Không gian sinh tồn của voi đang bị thu hẹp dần và chúng ngày càng trở nên hung dữ hơn. Đây cũng chính là lý do khiến cho xung đột giữa voi và người ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, việc săn bắn trái phép cũng làm giảm đi quần thể voi hoang dã vốn đã ít ỏi.
Thế nhưng tới nay, các vụ voi bị chết, bị săn bắn, cơ quan chức mới chỉ tiến hành các bước điều tra sơ bộ, và thường cho kết quả “án mờ”, nên vẫn chưa có nhóm thủ phạm nào bị các cơ quan tư pháp truy tố, xét xử công khai.
Ông Huỳnh Trung Luân cũng cho biết thêm, việc bảo tồn voi triển khai “ì ạch” là do thiếu kinh phí và nguồn nhân lực mỏng.  Nguồn kinh phí cho việc bảo tồn là khá lớn gần 85 tỷ đồng, trong đó 60% là nguồn kinh phí từ Trung ương, còn lại là ngân sách địa phương và tài trợ của các tổ chức nước ngoài.
Tuy vậy, tỉnh Đắc Lắc cũng mới chỉ cấp kinh phí nhỏ giọt đủ trả lương cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý dự án, còn kinh phí từ Trung ương thì đến nay vẫn chưa được phân bổ. Thiếu kinh phí, nên Trung tâm chưa thể mua sắm được những thiết bị cần thiết hiện đại phục vụ công tác giám sát voi hoang dã và chữa bệnh cho voi nhà.
Săn bắt, thuần dưỡng voi rừng thành voi nhà đã trở thành một huyền thoại của vùng Tây Nguyên và nay đàn voi nhà trở thành đặc sản của du lịch Đắc Lắc. Bảo tồn voi không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn một nguồn gen quý, mà còn lưu giữ một phần bản sắc văn hóa của người Tây Nguyên; đồng thời góp phần duy trì sự phát triển ổn định của ngành du lịch Đắc Lắc vốn dựa chủ yếu vào voi.
Vì vậy, tỉnh Đắc Lắc cần  tháo gỡ những khó khăn, bất cập nhất là về nguồn kinh phí và quy hoạch sinh cảnh rừng để Dự án khẩn cấp Bảo tồn voi được thực hiện có hiệu quả. (Quân Đội Nhân Dân 23/7, tr8) đầu trang(
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ đầu năm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 32 vụ cháy, gây thiệt hại 127,2 ha rừng.
Trong đó, địa bàn huyện Tuy Phước xảy ra 9 vụ cháy thực bì dưới tán rừng phi lao, bạch đàn, diện tích thiệt hại gần 26 ha; huyện Tây Sơn xảy ra 5 vụ cháy thiệt hại 22,8 ha; Hoài Nhơn 4 vụ, diện tích thiệt hại 20,3 ha; Phù Cát xảy ra 7 vụ cháy, diện tích thiệt hại gần 31 ha; Phù Mỹ xảy ra 2 vụ, thiệt hại 10,2 ha…
Nguyên nhân gây cháy rừng là do người dân xử lý thực bì trước khi trồng rừng gây cháy lan; sử dụng lửa không đúng quy định trong việc đốt tổ ong, đốt vàng mã trong rừng. Đáng chú ý, hầu hết các vụ cháy rừng đều không tìm ra thủ phạm.
Cũng từ đầu năm đến nay, các Hạt Kiểm lâm đóng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 78 vụ phá rừng trái phép với diện tích gần 35 ha; trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Thạnh với 75 vụ/32,5 ha. (Báo Bình Định 23/7) đầu trang(
6 tháng đầu năm, các ngành thành viên trong Ban chỉ đạo 127 kiểm tra, phát hiện gần 900 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Trong đó, Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện gần 500 vụ; ngành Thuế 243 vụ; Cục Hải quan hơn 120 vụ; Chi cục Kiểm lâm hơn 20 vụ … Các ngành thành viên trong Ban chỉ đạo 127 phạt hành chính và tiền bán hàng tịch thu các trường hợp vi phạm gần 25,2 tỷ đồng; truy thu thuế hơn 61,4 tỷ đồng.
Thời gian tới, Ban chỉ đạo 127 tiếp tục điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, động vật hoang dã; khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các qui định của pháp luật hiện hành về giá; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, liên kết để tăng giá, ép giá gây mất ổn định thị trường, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân….(Báo Bắc Ninh 22/7) đầu trang(
Cùng với việc tăng cường công tác kiểm tra tại những điểm nóng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác lâm sản trái phép thì trong những tháng đầu năm công tác tuần tra, kiểm soát việc mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật cũng được lực lượng kiểm lâm các địa phương đặc biệt quan tâm.
Qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý gần 176 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, tăng 52 vụ so với cùng kỳ năm 2013; Tạm giữ 1 ô tô, 38 xe mô tô và tịch thu trên 300 m3 gỗ các loại trong đó gỗ quý hiếm là trên 50m3.
Đáng lo ngại là việc vận chuyển lâm sản trái pháp luật ngày càng được các đối tượng buôn lậu sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như sử dụng các loại xe du lịch đắt tiền để chở gỗ lậu và thường đi vào ban đêm nhằm qua mắt lực lượng chức năng nên cũng gây không ít khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong quá trình kiểm tra, bắt giữ.
Từ nay đến cuối năm, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng buôn bán và vận chuyển gỗ trái phép, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm các huyện, thị xã tăng cường lực lượng xuống kiểm tra hoạt động khai thác, mua bán gỗ tại các điểm xung yếu trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm. (Đài PTTH Bắc Kạn 22/7) đầu trang(
Sau khi chia tách, xã Hua Thanh (huyện Điện Biên) có gần 7.218ha đất tự nhiên, trong đó gần 50% diện tích đất lâm nghiệp; tỷ lệ che phủ rừng đạt thấp (gần 32%). Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển rừng được chính quyền xã Hua Thanh đặc biệt quan tâm.
Ông Lò Văn Đôi, Phó Chủ tịch UBND xã Hua Thanh, cho biết: Toàn xã có 10 đội, 667 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Thái và dân tộc Mông sinh sống. Diện tích đất trồng lúa nước ít, bà con sản xuất trên nương là chính. Việc áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế nên thời gian qua trên địa bàn xã còn xảy ra tình trạng du canh du cư; đốt, phá rừng làm nương trái phép.
Cụ thể, trong năm 2013, xã xảy ra 1 vụ cháy rừng thiệt hại 0,7ha rừng trạng thái IIa. Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên, đặc biệt là cán bộ kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức cho 100% các hộ dân tham gia ký cam kết bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.
Điều chỉnh nội dung các quy ước, hương ước liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng; quy chế xử phạt đối với trường hợp vi phạm lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp nhằm răn đe, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng từ mỗi cá nhân trong cộng đồng dân cư.
Mục tiêu xã đặt ra, bảo vệ tốt 2.760,3ha rừng hiện còn, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh tăng dần về trữ lượng và chuyển từ trạng thái Ib, Ic lên IIa; giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Để thực hiện đạt mục tiêu đó, Hua Thanh đã chú trọng công tác nâng cao năng lực chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã, bản; nâng cao nhận thức, kiến thức về phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân trên địa bàn; xây dựng quy trình cảnh báo, dự báo cháy rừng; nội quy vào rừng, biển báo cấm lửa trong rừng.
Xã xác định được khu vực nguy cơ cao xảy ra cháy rừng để có biện pháp phòng chống kịp thời đó là: Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, Pa Sáng, Xá Nhù, Hua Ná, Co Pục, Nà Ten, Nà Hý. Bên cạnh đó, xã chú trọng công tác trồng rừng hỗn giao, đặc biệt là những loại cây có khả năng chịu lửa, có giá trị kinh tế, như: vối thuốc, dổi, dẻ…
Phòng khi xảy ra cháy rừng, những loại cây này có chịu lửa cao hơn để có khả năng phục hồi. Đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc rừng trồng, xử lý thực bì kịp thời, nhất là đối với diện tích rừng mới trồng nhằm giảm vật liệu cháy.
Đặc biệt, Hua Thanh đã tích cực phối hợp với lực lượng dân quân, công an xã, bảo lâm, kiểm lâm trên địa bàn tổ chức kiểm tra lâm sản trong rừng và ngay tại các cửa rừng, nhằm ngăn chặn tình trạng bà con chặt cây tái sinh làm củi.
Quản lý chặt chẽ động vật hoang dã thông thường (nuôi nhím). Qua rà soát, thống kê trên địa bàn, xã hiện có 9 hộ nuôi nhím với tổng số 250 con; thực hiện đảm bảo quy trình nuôi nhốt và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan chức năng.
Ông Giàng A Vừ, Trưởng bản Nậm Ty 1 cho biết: Ngoài lực lượng tổ xung kích bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng 10 người, bản còn lập danh sách 74 người tham gia công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy tại địa bàn để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát rừng theo kế hoạch và kịp thời ứng cứu khi xảy ra cháy rừng.
Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến nâng cao kiến thức bảo vệ và phát triển rừng cho các hộ dân trong bản nên nhiều năm qua, bản không để xảy ra cháy rừng cũng như tình trạng đốt, phá rừng làm nương trái phép. (Báo Đện Biên Phủ 23/7) đầu trang(
Rừng nguyên sinh hay tái sinh nhưng là rừng tự nhiên cho chúng ta những nguồn lợi không thể kể hết được. Đặc biệt là các tầng đa dạng sinh học, các lớp thảm thực vật đó mới gọi là rừng, mới có khả năng che phủ và giữ nước cho đổ về từ từ.
Hiện nay việc trồng cao su tràn lan ở các tỉnh phía Bắc là một việc làm mà PVcho rằng là thủ phạm chính của những trận lũ như hiện nay. Các bạn biết rằng rừng nguyên sinh hay tái sinh nhưng là rừng tự nhiên thì sẽ cho chúng ta những nguồn lợi không thể kể hết được, đặc biệt là các tầng đa dạng sinh học, các lớp thảm thực vật đó mới gọi là rừng, mới có khả năng che phủ và giữ nước cho đổ về từ từ.
Còn hiện nay cây cao su chỉ cho ta mủ cao su, còn ngoài ra không cho ta gì cả. Chim muông không sống được, cỏ cây và thảm thực vật gần như tuyệt chủng thì làm sao mà giữ được nước? Vậy nên mưa đến đâu là nước đổ về đến đó, mưa to thì nước lên to, mưa xong là chết khô chết hạn luôn.
Không hiểu các nhà khoa học nào đã đồng tình việc phát triển cao su ồ ạt như hiện nay? Không biết họ có nghĩ về những hậu quả mà hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu không? Không biết có người nào day dứt không?...
Muốn cho những năm tiếp theo không bị lũ bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát như mấy vị giới chức nói trên truyền hình vừa rồi thì chúng ta phải làm ngay mấy việc sau: Giao đất, giao rừng ngay cho người dân; Phá bỏ hết cao su (vì hiệu quả rất thấp); Tài trợ tiền vốn cho bà con dân mình trồng lại toàn bộ cây rừng để rừng tự nhiên được tái sinh.
Được như vậy thì có thể 5 - 10 năm nữa sẽ không xuất hiện những trận lũ quét và sạt lở đất khắp nơi như bây giờ. (Dân Trí 23/7) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày 11-11-2013, Chính phủ ban hành Nghị định 157/2013/NĐ-CP (157) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Dù mới đi vào cuộc sống một thời gian ngắn, song một số quy định của văn bản quy phạm pháp luật này đã bộc lộ nhiều điểm mâu thuẫn với Bộ luật Hình sự, làm giảm tính răn đe đối với các hành vi vi phạm liên quan tới động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm nói riêng và công tác bảo vệ và phát triển rừng nói chung…
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam mới đây đã có kiến nghị chung quanh “lỗ hổng” khi áp dụng Nghị định 157 qua một số vụ việc cụ thể.
Theo viện dẫn của ENV thì đã có rất nhiều đối tượng liên quan đến việc vận chuyển, săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm khi bị các cơ quan thực thi pháp luật phát hiện, xử lý chỉ bị xử phạt hành chính áp dụng theo Nghị định này, thay vì có thể bị xử lý nghiêm khắc hơn, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi áp dụng theo Bộ Luật hình sự và các văn bản có liên quan.
Điển hình như, ngày 12-12-2013, một vụ vận chuyển trái phép một cá thể Voọc chà vá chân đỏ - loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB (loài động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định), đã bị cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình phát hiện và xử lý.
Tuy nhiên, đối tượng vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính 15 triệu đồng thay vì phải xử lý nặng hơn, tương xứng với hành vi vi phạm được áp dụng theo Điều 190 Bộ Luật hình sự. Một số vụ vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã phát hiện gần đây tại các địa phương Cao Bằng, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Trị… cũng đã được các cơ quan thực thi pháp luật “lựa chọn” Nghị định 157 để áp dụng, xử lý.
Theo đúng quy định, hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, hoặc hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép đối với sản phẩm, bộ phận của động vật quý hiếm sẽ bị xử lý hình sự bất kể khối lượng, số lượng hay giá trị tang vật của loài thuộc nhóm này.
Tại Khoản 2, Điều 83, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ: “Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”, do đó, trong các trường hợp trên, khi xử lý buộc các cơ quan bảo vệ pháp luật phải áp dụng Bộ Luật hình sự và các văn bản liên quan để xử lý thay vì lại áp dụng Nghị định 157.
Theo Nghị định này, các hành vi vi phạm đối với động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm chỉ bị xử lý hình sự nếu giá trị tang vật có giá trị hơn 100 triệu đồng, riêng hành vi nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB chỉ bị xử lý hành chính, không có chế tài xử lý hình sự đối với hành vi này.
Rõ ràng ngay từ khi ban hành văn bản nói trên, các cơ quan tham mưu cho Chính phủ đã có sơ xuất, tạo ra “lỗ hổng” lớn ngay từ khi… xây dựng.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV khẳng định, thực tế, có rất nhiều loài động vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay được xem là nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp, thậm chí chỉ phân bố ở Việt Nam mà không có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới (như Sao La, Voọc mông trắng, Voọc mũi hếch và nhiều loài khác).
Nếu theo các quy định của Nghị định 157 thì các vi phạm liên quan đối với các loài này hầu như sẽ không bị xử lý hình sự vì giá trị kinh tế của chúng không cao hơn 100 triệu đồng. Thí dụ, nếu săn bắn 10 cá thể Voọc chà vá hay vài cá thể Sao La thì đối tượng vi phạm cũng sẽ không bị xử lý hình sự do tổng giá trị của chúng chưa đến 100 triệu đồng.
Chính vì vậy, ENV rất quan ngại về việc các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng Nghị định nói trên như hiện nay, bởi lẽ với chế tài không đủ sức răn đe, Nghị định đã vô tình gia tăng thêm việc khai thác và săn bắn các loài động vật hoang dã trong tự nhiên, do đó sẽ càng làm tăng nguy cơ bị tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam.
ENV cũng đã có văn bản gửi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đề xuất việc đình chỉ ngay lập tức việc thực thi đối với các quy định liên quan đến động vật hoang dã và tiến hành sửa đổi, bổ sung để các quy định này phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật. Đây là ý kiến phù hợp, cần được các cơ quan tham mưu cho Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sớm xem xét, để điều chỉnh, bổ sung Nghị định nhằm sớm “bịt kín lỗ hổng” quy định tại văn bản này.
Sau khi Nghị định 157/2013/NĐ-CP (về Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) được ban hành, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 160/2013/NĐ-CP (về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ).
Theo bà Bùi Hà, Điều phối viên chương trình Chính sách và Pháp luật của ENV: “Nhờ có Nghị định 160/2013/NĐ-CP, mâu thuẫn giữa Nghị định 157 và Bộ Luật hình sự có thể phần nào được giải quyết nếu các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng đúng quy định hiện hành”.
Việc các cơ quan có trách nhiệm ban hành văn bản không đồng bộ, đôi khi thiếu trách nhiệm, mâu thuẫn nhau gây nhiều hệ lụy cho cả cơ quan thực thi pháp luật lẫn các đối tượng nằm trong quan hệ điều chỉnh của văn bản pháp luật đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý nhà nước. Sai thì phải sửa, thiếu cần bổ sung cho hoàn chỉnh.
Nếu không xử lý kịp thời, việc thực hiện theo một văn bản mâu thuẫn với luật như trên sẽ gây nguy hại rất lớn cho xã hội. Để tăng cường bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm, việc ban hành các văn bản phù hợp thực tiễn, đồng bộ, bảo đảm chế tài sẽ tạo điều kiện quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. (Nhân Dân 23/7) đầu trang(
Chiều 22/7, đoàn làm việc của Bộ Công thương do Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại hội trường UBND tỉnh.
Ông Nguyễn Ngọc Ẩn, Phó chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các địa phương có công trình thủy điện và đại diện các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Công thương, hiện trên toàn tỉnh có 3 dự án thủy điện do Bộ Công thương phê duyệt, bao gồm thủy điện Sông Hinh (70MW), Sông Ba Hạ (220MW) và Krông Hnăng (64MW). Các dự án thủy điện này đã vận hành hóa lưới điện quốc gia.
Công tác trồng rừng cũng được đoàn làm việc đặc biệt chú trọng. Theo thống kê của Sở NN-PTNT, tổng diện tích đất trồng rừng thay thế các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh là 293,83ha (trong đó 39,1ha đất rừng phòng hộ và 254,73ha đất rừng sản xuất). Đến nay các nhà đầu tư đã thực hiện trồng 12,9ha; còn lại 280,93ha.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng đã yêu cầu tỉnh Phú Yên rà soát, kiểm tra lại các dự án thủy điện nhỏ chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm nay; kiên quyết loại bỏ những dự án thủy điện không hiệu quả và làm ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các nhà máy thủy điện nhanh chóng hoàn tất việc trồng rừng thay thế và thực hiện tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các địa phương tạo điều kiện về quỹ đất cho các doanh nghiệp thực hiện việc trồng rừng thay thế. (Báo Phú Yên 23/7) đầu trang(
Theo Sở NN-PTNT tỉnh, Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là “…chính sách đầu tiên về lâm nghiệp đã coi việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và các cảnh quan thiên nhiên của rừng là các dịch vụ, nguồn lực mới, cơ hội đầu tư lớn… được xem là hình thức huy động vốn đầu tư cho rừng theo cách lấy rừng nuôi rừng…”, từ đó có tác động lớn tới việc góp phần ngăn chặn tác hại của biến đổi khí hậu.
Thực hiện Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, cùng với tỉnh Sơn La, Lâm Đồng bắt đầu triển khai Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ tháng 6/2008, và 1 trong 4 nội dung chính phải thực hiện là thành lập, quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cùng với thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trên các địa bàn thuộc vùng rừng đầu nguồn các hồ thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh và sông Đồng Nai. Các loại sản phẩm dịch vụ thực hiện thí điểm gồm có: Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước; Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và chống bồi lắng lòng hồ; Dịch vụ về du lịch.
Tại Diễn đàn “Phát triển rừng bền vững thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu” mới được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT) tổ chức tại Đà Lạt, ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thuộc Sở NN-PTNT tỉnh đã thực thu được từ các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nước có được từ các vùng rừng đầu nguồn trên là Nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn, Công ty cấp nước Đồng Nai và các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh 107,8 tỷ đồng (quy tròn) và đã thực hiện chi trả 72,03 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho 8.022 hộ (có 6.353 hộ DTTS) đang quản lý bảo vệ 202.767ha rừng đầu nguồn (mức chi trả 270 ngàn - 290 ngàn đồng/ha năm 2009 và 350 ngàn tới 400 ngàn đồng/ha năm 2010 - bình quân mỗi hộ quản lý bảo vệ 25,3ha).
Kết quả sau 2 năm thực hiện thí điểm Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là nhận thức của nhân dân về vai trò vị trí của rừng với bảo vệ môi trường đã được nâng cao, nhiều hộ DTTS đã có thu nhập khá và ổn định từ quản lý-bảo vệ rừng, vì vậy đã giảm được 15% số hộ nghèo và giảm được trên 50% số vụ vi phạm lâm luật trong vùng thí điểm.
Từ những kết quả này, Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được tiếp tục triển khai trên địa bàn tỉnh và được xem “… là giải pháp thích ứng và giảm thiểu phát thải khí nhà kính” - ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn khẳng định.
Từ năm 2011 tới nay, Sở NN-PTNT và các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, mở rộng địa bàn và diện tích rừng được quản lý bảo vệ, mở rộng đối tượng phải chi trả và đối tượng được hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng. Kết quả là giai đoạn 2011- 2013 Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Lâm Đồng đã thực thu được 25 doanh nghiệp, đơn vị (gồm 10 đơn vị kinh doanh thủy điện, 10 đơn vị kinh doanh du lịch và 5 đơn vị kinh doanh nước sạch sinh hoạt) trong và ngoài tỉnh số tiền quỹ 421,49 tỷ đồng, chi trả cho các hộ quản lý bảo vệ rừng 339,2 tỷ đồng.
Như vậy, kể từ khi triển khai Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Lâm Đồng đã thu từ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ môi trường rừng 529,3 tỷ đồng, chi trả cho các hộ quản lý bảo vệ rừng 411,246 tỷ đồng.
Hiện tại, trên 86,3% diện tích rừng được giao khoán quản lý bảo vệ của tỉnh (322.609/376.136ha) đã được thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với 15.319 hộ quản lý bảo vệ rừng được hưởng lợi với mức thu nhập từ 10,5-12 triệu đồng/hộ/năm.
Về mặt bảo vệ môi trường, Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã lượng hóa giá trị môi trường rừng về vai trò điều tiết nước, giảm bồi lắng lòng hồ..., góp phần làm giảm tình trạng mất rừng và làm tăng khả năng phòng hộ của rừng cũng như giảm thiểu sự biến đổi khí hậu…(Báo Lâm Đồng 24/7) đầu trang(
Mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) do Ông Dương Văn Tô - Tỉnh Ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì hội nghị nhằm đánh giá tình hình triển khai thực hiện và bàn giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Đến tham dự Hội nghị gồm có đại diện các Sở, nghành liên quan, UBND các huyện, các đơn vị sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được lắng nghe báo cáo tổng kết quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR của tỉnh, theo đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2013, đã ký kết được 04 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với các nhà máy thủy điện nhỏ, dưới 30MW.
Nguồn thu tiền DVMTR tính đến ngày 31/5/2014 là 1.985,2 triệu đồng, đạt 32% kế hoạch được duyệt. Hiện tại, nguồn thu này tạm thời chưa được giải ngân cho các hộ dân Quản lý bảo vệ rừng, vì Quỹ tỉnh đang lập đề án chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, trình UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến việc giải ngân sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2014.
Ngoài ra, nhiều đại biểu đã bày tỏ các ý kiến đóng góp, chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách như tình trạng chây ỳ của các đơn vị sử dụng DVMTR vẫn diễn ra, thiếu nguồn kinh phí triển khai các hạng mục ban đầu như xây dựng các tài liệu tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền.
Kết luận hội nghị, ông Dương Văn Tô - Giám đốc Sở NN&PTNT, chủ tịch Hội đồng Quản lỹ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nhấn mạnh: nhiều hoạt động cần nhanh chóng triển khai, tích cực phối hợp với các Sở, ban ngành trong tỉnh đảm bảo tiến độ thu, giải ngân tiền DVMTR theo đúng kế hoạch, từng bước nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trên địa bàn tỉnh trong những thời gian tới. (Quỹ Bảo Vệ & Phát Triển Rừng Nghệ An 22/7) đầu trang(
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là chính sách mới về phát triển lâm nghiệp của Chính phủ trong việc nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng. Qua thực hiện, bước đầu đã khích lệ công tác quản lý, bảo vệ rừng, xã hội hóa nghề rừng.
Từ năm 2012, chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện trên địa bàn 25 xã của 3 huyện Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình, gồm Nà Hang 12 xã, Lâm Bình 5 xã, Chiêm Hóa 12 xã. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh được thành lập và đi vào hoạt động cũng đã làm tốt nhiệm vụ huy động các nguồn lực để phân phối cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng.
Số đơn vị phải nộp tiền dịch vụ môi trường rừng, gồm: Công ty thủy điện Tuyên Quang; Công ty thủy điện Chiêm Hóa; Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Tuyên Quang... Đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc xác định diện tích, đặc điểm các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng để làm cơ sở chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh đã xây dựng được nguồn tài chính đáng kể phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng. Cụ thể, nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng năm 2013 đạt 16,7 tỷ đồng, năm nay số thu dự kiến là khoảng 5 tỷ đồng. Nguồn thu năm 2013 đã chi cho các chủ rừng trên 2,7 tỷ đồng, kinh phí còn lại sẽ tiếp tục được chi trả cho các chủ rừng, chủ quản lý rừng trong quý III năm nay, sau khi có kết quả của dự án xác định chủ rừng.
Tuy nhiên, theo các địa phương có rừng được chi trả dịch vụ này, hiện người dân vẫn chưa mấy mặn mà với phí dịch vụ môi trường rừng. Nguyên nhân một phần là do toàn bộ diện tích rừng có dịch vụ cung ứng chưa được giao rừng, cho thuê rừng theo quy định, một số hộ đã có sổ lâm bạ nhưng đều được giao từ năm 1982, trên sổ có ghi diện tích nhưng sơ đồ không cụ thể nên rất khó xác định diện tích, vị trí trên thực địa.
Thêm nữa, diện tích cung ứng dịch vụ môi trường của các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân có diện tích nhỏ lẻ, manh mún; diện tích nhỏ nhất là 0,01 ha/hộ tại xã Thượng Nông (Nà Hang); 0,07 ha/hộ tại xã Phú Bình (Chiêm Hóa)... do đó nhiều hộ gia đình không muốn kê khai hồ sơ chi trả, làm chậm tiến độ thực hiện dự án xác định chủ rừng.
Đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng thấp, bình quân 38.000 đồng/ha/năm, nhiều hộ gia đình, cá nhân có diện tích rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng nhỏ, số tiền nhận được hàng năm chỉ từ 3.800 đồng đến 19.000 đồng/hộ nên người dân chưa mặn mà với nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng.
Để việc chi trả phí dịch vụ môi trường rừng được thực hiện hiệu quả, hiện Sở Nông nghiệp và PTNT đang tiếp tục nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng đối với diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng để hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu thanh toán; hướng dẫn người dân phát triển kinh tế nâng cao thu nhập bằng các mô hình kinh tế dưới tán rừng như kết hợp trồng cây mây, giang, chăn nuôi...(Báo Tuyên Quang 23/7) đầu trang(
23-7, tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Nguyễn Minh Quang đã thống nhất giao hẳn một diện tích hơn 42km2 rừng ở huyện Phước Sơn cho Công ty Khai thác vàng Phước Sơn (thuộc Tập đoàn Besra VN) để thăm dò, khai thác vàng.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam - báo cáo với Bộ TN-MT trước đây Bộ Công nghiệp cấp phép cho Công ty TNHH Vàng Phước Sơn được phép thăm dò khai thác 72km2, nhưng khi bắt đầu thăm dò thì công ty chỉ thuê có 42km2 với thời hạn thăm dò đến cuối năm 2012.
“Đây là diện tích rừng sản xuất, nhưng được quản lý theo rừng phòng hộ vì có ảnh hưởng đến khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Sau nhiều lần làm việc với tỉnh, công ty đồng ý giao lại cho tỉnh 10km2. Khi tỉnh yêu cầu cung cấp ranh giới, vị trí mà công ty đồng ý giao thì công ty không xuất trình được hồ sơ” - ông Quang nói.
Ông Nguyễn Văn Thuấn - tổng cục trưởng Tổng cục Khoáng sản - cho biết 42km2 đất rừng này được Bộ Công nghiệp cấp phép cho Công ty TNHH vàng Phước Sơn. Nói về công ty vàng này, Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang cho rằng: “Trước khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, tôi có đến thăm nhà máy khai thác chế biến vàng của Công ty Vàng Phước Sơn. Nhận thấy là công ty đầu tư xây dựng nhà máy rất kiên cố mà hiện nay đang gặp khó khăn nên lãnh đạo tỉnh phải hết sức tôn trọng nhà đầu tư, phải hết sức tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Về mặt lâu dài, 42km2 đất rừng giao cho công ty này được phép thăm dò khai thác vàng thì để nhà đầu tư làm, không qua đấu giá gì hết...”.
Theo Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, đến nay con số nợ của Công ty TNHH vàng Phước Sơn lên gần 300 tỉ đồng, còn Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu nợ hơn 51 tỉ đồng tiền thuế các loại. Cả hai đều là thành viên của Tập đoàn Besra VN.
Ông Lương Đình Đường - phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam - cho biết theo quy định của pháp luật, khoản nợ quá 90 ngày là phải cưỡng chế thu hồi. “Để nhắc nhở doanh nghiệp phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật VN, hằng tháng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đều có phát hành thông báo yêu cầu nộp thuế nhưng phía công ty nói chưa có tiền trả. Công ty bắt đầu nợ từ năm 2012 đến đầu năm 2014. Ngày mai (24-7), chúng tôi sẽ mời đại diện phía Besra họp để cho họ biết một số thông tin về nghiệp vụ và xung quanh việc nợ thuế này” - ông Đường nhấn mạnh.
Chiều qua, ngay sau khi buổi làm việc giữa Bộ TN-MT và tỉnh Quảng Nam kết thúc, Tập đoàn Besra VN lại bất ngờ phát đi thông báo về việc chính thức đóng cửa hai nhà máy này.
Văn bản Besra nêu rõ: “Dưới sức ép của các biện pháp cưỡng chế thuế bao gồm việc phong tỏa tài khoản ngân hàng và vô hiệu hóa hóa đơn do Cục Thuế Quảng Nam áp dụng đối với hai công ty vàng Phước Sơn và vàng Bồng Miêu từ tháng 4-2014 đến nay, Besra VN không còn sự lựa chọn nào khác buộc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất tại mỏ vàng Bồng Miêu vào ngày 18-7 và tại mỏ vàng Phước Sơn vào ngày 22-7 cho đến khi các biện pháp cưỡng chế thuế được gỡ bỏ”. (Tuổi Trẻ 24/7, tr5) đầu trang(
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình đã phối hợp với UBND xã Hiền Lương (Đà Bắc – Hòa Bình) tổ chức hội thảo đầu bờ dự án “phục hồi rừng luồng thoái hóa” năm 2014.
Tham dự hội thảo, ngoài 29 hộ tham gia trong mô hình còn có lãnh đạo UBND xã các trưởng thôn, xóm của xã Hiền Lương và một số đại biểu đến từ xã Cao Sơn. Dự án triển khai giúp các hộ dân nhận biết được nguyên nhân rừng luồng bị thoái hóa và hiện tượng bị thoái hóa để có biện pháp khắc phục.
Cùng với đó cán bộ kỹ thuật phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tới người dân về kỹ thuật phục hồi rừng luồng thoái hóa, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và xác định cường độ khai thác phù hợp đúng kỹ thuật…
Sau 9 tháng thực hiện dự án phục hồi rừng luồng tại xóm Dưng đạt được kết quả như sau:  áp dụng kỹ thuật phục hồi rừng luồng thoái hóa do khai thác quá mức là 7 ha, phục hồi do đất xấu 10 ha.
Cụ thể: thực hiện kỹ thuật phát cỏ, dây leo, bụi rậm, xới đất, chặt bỏ những gốc cây còn lại, chặt sát gốc, dọn sạch cành nhánh, kết hợp xới đất bón phân NPK và phân chuồng theo định mức kỹ thuật đã được tập huấn. Ngoài ra, bằng nguồn vốn của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam còn hỗ trợ người dân trồng mới thêm 15 ha rừng luồng, tỷ lệ sống đạt trên 93% cây sinh trưởng và phát triển tốt, hình thành bụi  măng ra sớm hơn.
Dự án giúp người dân nâng cao được ý thức trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng luồng tại hộ gia đình mình. Đồng thời chủ động đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất trên đất rừng nhằm tăng hiệu quả kinh tế. (Khuyến Nông VN 22/7) đầu trang(
23/7, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (LN). Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, ngoài việc làm gia tăng hiệu quả kinh tế còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, giảm nhẹ tác hại của thiên tai.
Do đó, các địa phương cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra cây trồng rừng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao để nông dân đưa vào các chương trình trồng rừng gỗ lớn tạo nguyên liệu đa dạng cho chế biến gỗ hiện nay; triển khai đề án theo phương châm không chạy theo thành tích mà đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu...
Tại hội nghị, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp đã trình bày một số nội dung cơ bản của Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Mục tiêu chung của Đề án nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh.
Cụ thể, định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp sẽ thực hiện trên các nội dung: Cơ cấu các loại rừng; nâng cao giá trị gia tăng của ngành; điều chỉnh, rà soát, sắp xếp các loại hình tổ chức quản lý rừng; huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính; phát triển theo vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp.
Hội nghị đã dành nhiều thời gian để đại diện một số tỉnh, thành trên toàn quốc tham gia phát biểu tham luận với nhiều nội dung xung quanh các vấn đề như giải pháp đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị; một số mô hình sản xuất lâm nghiệp hiệu quả kinh tế cao cần nhân rộng; sản xuất cung ứng giống cây rừng chất lượng cao…
Ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Để đảm bảo phát triển nghề trồng rừng gỗ lớn, người nông dân cần vốn ở mức độ dài hạn. Chính vì vậy, ngân hàng nên đưa vào điều khoản thế chấp đất rừng thay bằng nhà ở”.
Vấn đề giống cây trồng chất lượng cao cũng được các đại biểu quan tâm. Bà Phạm Thị Hạnh - Giám đốc DN dịch vụ cây trồng Nguyên Hạnh (Bình Định) cho biết, DN cung ứng trên 6 triệu cây giống/năm. DN đã áp dụng KHCN nuôi cấy mô vào sản xuất các giống cây như keo, bạch đàn có hiệu quả cao. Từ đó giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, rừng trồng có hiệu quả hơn, cho thu nhập cao.
Liên quan đến chính sách đất đai, ông Lê Văn Đốc - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho rằng cần phải khẩn trương tổ chức việc rà soát 3 loại rừng để có quy hoạch sát với điều kiện đặc thù từng địa phương. Trên cơ sở đó, xem xét kỹ thế mạnh cây trồng của từng vùng để tạo điều kiện phát triển và tăng hiệu quả từ ngành LN.
Đến năm 2015, Thanh Hóa phát triển gần 28 ngàn ha rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Từ năm 2020 phát triển ổn định gần 56 ngàn ha rừng trồng kinh doanh gỗ lớn với các loại cây keo tai tượng, láy hoa, xoan, sao đen…
“Đối với cây luồng, Thanh Hóa xây dựng vùng thâm canh tập trung gần 30 ngàn ha. Giai đoạn tiếp theo phát triển lên quy mô gần 40 ngàn ha tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến và nâng cao giá trị cây luồng, tạo thu nhập cao cho nông dân” - ông Lê Văn Đốc cho biết.
Tại hội nghị, các địa phương cũng đã đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Tái cơ cấu nghành LN trong năm qua đã thu được những kết quả khả quan. Nghề rừng muốn phát triển sản xuất phải có hiệu quả”.
Bộ trưởng cũng đưa ra 7 nhiệm vụ để ngành LN triển khai thực hiện trong thời gian tới nhằm tăng hiệu quả của việc tái cơ cấu. Trong đó, một số nhiệm vụ được đặt ra như các địa phương khẩn trương hoàn thành đề án tái cơ cấu nghành LN; bố trí và có quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất; xây dựng các mô hình có thu nhập 200 triệu đồng lên 450 triệu đồng, 1 tỷ đồng… đối với rừng trồng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao…(Nông Nghiệp Việt Nam 24/7, tr3; Nhân Dân 24/7, tr2) đầu trang(
Ngày 23/7, HĐND tỉnh Quảng Trị khóa 6 đã khai mạc kỳ họp thứ 12.
Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.167 tỷ đồng, bằng 72,3% kế hoạch và tăng 55% cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ước đạt 7,2%, trong đó lĩnh vực nông - lâm - nghiệp và thủy sản tăng 5,7%.
Tại kỳ họp lần này, UBND tỉnh Quảng Trị trình HĐND tỉnh các đề án về chương trình kiên cố hóa GTNT giai đoạn 2015-2020, đề án phát triển KHCN, đề án về chính sách khuyến công; tờ trình về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang xây dựng các công trình dân sinh, kinh tế và quốc phòng...
Kỳ họp thứ 12 diễn ra đến ngày 25/7. (Nông Nghiệp Việt Nam 24/7) đầu trang(
Giá mủ cao su trượt dốc không phanh, đặc biệt trong 6 tháng qua khiến nhiều nông dân ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - vựa mủ cao su của cả nước - phải đốn bỏ cây bán lấy gỗ.
Những ngày trung tuần tháng 7, dọc trục đường liên tỉnh ĐT741 của xã Tân Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, Tân Bình (Tân Uyên, Bình Dương) hai bên đường đi đâu cũng nhìn thấy những thân cao su còn thơm mùi gỗ tươi được chất thành đống chờ thương lái đến mua.
Đi sâu vào bên trong, tiếng máy cưa nổ rần trời, không phải từ xưởng cưa, xưởng mộc mà từ những vườn cao su đang bị người dân đốn hạ, lẫn với tiếng xe cơ giới vận chuyển gỗ cao su đi tiêu thụ.
Bà Lưu Thị Hoa, tổ 5, xã Tân Bình, ngậm ngùi cho biết, giá mủ rớt thê thảm, tiền cạo mủ không đủ trả tiền công nên bà quyết định bán gỗ hy vọng vớt vát được đồng nào hay đồng đó.
“Nhà tui có 5ha cao su, đã phải đốn bỏ bớt 2ha. Phần còn lại thì người nhà tự cạo mủ lấy công làm lãi chứ thuê công nhân thì không có ăn”, bà Hoa vừa nói vừa chỉ tay về đống gỗ cao su vừa mới được gia đình đốn hạ.
Gia đình bà Trần Thị Miền, ngụ ấp 1, xã Tân Bình - có thâm niên hơn 20 năm trồng cao su tại khu vực này cũng đang đứng ngồi không yên. Lật từng trang giấy thống kê về giá mủ qua từng năm, bà Miền cho biết, từ năm 2012 giá mủ cao su đã bắt đầu xuống dốc, đến khoảng tháng 5/2014 thì như trượt dốc không phanh.
“1,5 ha thu hoạch được 8 triệu đồng, chi phí công nhân cạo mủ cũng đã ngốn hơn 4 triệu đồng/người, trừ đi tiền phân bón và tiêu phí gia đình thì không có dư”, bà Miền than thở.
Tương tự, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, tình trạng đốn bỏ cao su cũng đang diễn ra nhiều nơi. Anh Hoàng Xuân Tốt (ngụ xã Suối Dây, Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) chủ vườn cao su 3 ha cho biết: Từ đầu năm 2014 gia đình đã phải cho công nhân cạo mủ nghỉ việc, huy động người nhà làm thay công nhân. Nhiều hộ tiểu điền thuộc hai huyện Tân Châu, Tân Biên cũng đang đốn bỏ cao su để trồng khoai mì, sắn dây…
Ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lạc An, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương xác nhận có tình trạng, giá mủ cao su xuống thấp, nguồn cung lại vượt cầu nên người dân đốn bỏ để trồng cây khác như bưởi, cam, quýt…, vừa phù hợp với thổ nhưỡng, vừa cho giá trị cao gấp hai đến ba lần so với mủ cao su.
Theo khảo sát, người dân trồng cao su cho rằng, nguyên nhân giá mủ cao su giảm, không loại trừ khả năng lượng mủ thu hoạch được các thương lái bán sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nên có thể bị ép giá. Ngoài ra, từ năm 2011, giá mủ cao su tăng cao, nên nhiều tỉnh đồng loạt trồng cao su dẫn đến cung vượt cầu...
Ngày 22/7, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phạm Đồng Quảng - Phó cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, giá mủ cao su đã xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua và xu hướng giảm giá này còn diễn ra trong vài năm tới, do thị trường cao su trên toàn thế giới đang có xu hướng cung tăng nhanh hơn cầu, dẫn đến sức ép giảm giá.
6 tháng đầu năm, diện tích cao su chặt thanh lý và chuyển đổi trên cả nước là 3.856ha, trong đó có 3.123ha cao su già cỗi hoặc bị bão không phục hồi được phải chặt để giải phóng đất, tái canh cao su bằng giống mới năng suất cao; 733 ha mới trồng hoặc bắt đầu kinh doanh chuyển đổi tự phát sang cây trồng khác, trong đó có khoảng 388 ha cây cao su đã 3 - 4 năm tuổi nhưng do người dân ở thời điểm mủ cao su tăng giá đã vội trồng trên chân đất không phù hợp, chăm bón kém, nên cây sinh trưởng kém bị người dân phá bỏ.
Với diện tích cao su nước ta đạt khoảng 955.600 ha (số liệu năm 2013), vượt khoảng 115.000 ha so với định hướng quy hoạch cả nước được Thủ tướng phê duyệt trước đó, ông Quảng khuyến cáo các tỉnh không tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su; đồng thời, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong cạo mủ để giảm giá thành. (Giao Thông 23/7, tr4) đầu trang(
Tính đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới 1.639,3 ha rừng, bằng 51,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện, các địa phương trong tỉnh đã rà soát, lập hồ sơ thiết kế trồng rừng được 5.072 ha, gồm: Rừng phòng hộ 680 ha, rừng sản xuất 4.382 ha và rừng thay thế nương rẫy 10 ha.
Cùng với đó, các địa phương đã chuẩn bị trên 20 triệu cây giống và 15 tấn hạt giống, đảm bảo đủ kế hoạch trồng rừng năm 2014. Chi cục Lâm nghiệp tỉnh đã cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn xuất vườn trên 4,8 triệu cây giống cho các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống.
Đến nay, toàn tỉnh đã trồng mới 1.639,3 ha rừng, bằng 51,1% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó: Trồng rừng phòng hộ 170 ha, rừng sản xuất 1.458,6 ha, rừng thay thế nương rẫy 10,66 ha. (Báo Lào Cai 23/7) đầu trang(
UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ trồng rừng thay thế năm 2014 đối với diện tích đất rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Ông Phạm S – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chủ trì hội nghị.
Xác định việc trồng rừng thay thế diện tích chuyển đổi rừng tự nhiên sang xây dựng các công trình thủy điện là nhiệm vụ trọng tâm, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã ban hành  nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc và trả lời những vướng mắc của các đơn vị chủ dự án công trình thủy điện.
Đến nay có hai  đơn vị chủ dự án thực hiện phương án tự liên hệ quỹ đất để trồng rừng thay thế với diện tích trên 80 ha. Trong đó công ty Cổ phần Điện Bảo Tân và Công ty cổ phần thủy điện Cao Nguyên sông Đà 7 với diện tích phải trồng thay thế là trên 70 ha.
Bên cạnh đó có 2 đơn vị thực hiện phương án liên hệ đơn vị chủ rừng nhà nước có quỹ đất trống không có rừng thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp  để cam kết chuyển tiền cho đơn vị chủ rừng có tổ chức trồng rừng thay thế bao gồm Cty CP thủy điện Đắc Mê và cty CP thủy điện Trung Nam Krông nô với diện tích rừng là trên 34 ha.
Hai đơn vị là cty xây dựng điện Long Hội và ban quản lý dự án thủy điện Đồng Nai 5 chọn hình thức chuyển tiền về quỹ bảo vệ phát triển quỹ bảo vệ phát triển rừng của tỉnh tuy nhiên đến nay mới chỉ có Ban quản lý dự án thủy điện Đồng Nai 5 thực hiện.
Còn 2 đơn vị là Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 và công ty thủy điện miền Nam đã thống nhất với Sở NNPTNT phối hợp với các ban ngành  về diện tích rừng trồng thay thế nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, riêng cty CP thủy điện Miền Nam có diện tích phải trồng rừng thay thế là trên 427 ha nhưng hiện nay diện tích này đang phải tận thu lâm sản để giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình đầu mối.
Như vậy đến thời điểm hiện nay mới chỉ có ban quản lý dự án thủy điện Đồng Nai 5 thực hiện việc trồng rừng thay thế bằng hinh thức chuyển tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng, còn lại 7 đơn vị khác chưa thực hiện.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm S – Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở NN&PTNT rà soát đánh giá lại thực trạng trồng rừng thay thế của 8 đơn vị chủ dự án công trình thủy điện, báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 15/8 nhằm có các phương án giải quyết tiếp theo.
Đồng thời  Phó chủ tịch Phạm S cũng yêu cầu các doanh nghiệp khẩn trường tìm quỹ đất để trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền vào quỹ bảo vệ phát triển rừng, trước ngày 15.8.
Riêng các đơn vị có diện tích trồng lớn thì được xem xét gia hạn và chia ra nhiều đợt nộp tiền nhưng phải hoàn tất trước quý 1/2015. (Đài PTTH Lâm Đồng 23/7) đầu trang(
22/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thị Mỹ Thanh cho rằng, chế biến gỗ là một trong những ngành có thế mạnh của tỉnh Đồng Nai.
Để hỗ trợ cho hoạt động của Hiệp hội chế biến lâm sản tỉnh, ngân sách sẽ hỗ trợ gián tiếp thông qua các hoạt động hỗ trợ Hiệp hội trong xúc tiến đầu tư, thương mại mở thị trường.
Về xây dựng cụm công nghiệp chuyên ngành gỗ, tỉnh sẽ ưu tiên giới thiệu địa điểm các cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Riêng việc đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút doanh nghiệp vào cụm công nghiệp phải doHiệp hội phải chủ động tiến hành.
Được biết, Đồng Nai hiện có trên 1.100 cơ sở sản xuất chế biến gỗ, trong đó có trên 400 doanh nghiệp.Trong khi đó, Hiệp hội chỉ thu hút được 20 hội viên. (Đài PTTH Đồng Nai 23/7) đầu trang(
Chiều 22-7, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Ban quản lý (BQL) dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam tổ chức hội thảo tiềm năng tham gia REDD+ của các Công ty lâm nghiệp Nhà nước.
Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp và 3 tỉnh thí điểm của dự án gồm: Quảng Bình, Quảng Trị và Đắk Nông.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu và trình bày về tiềm năng tham gia REDD+ của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải (tỉnh Quảng Trị), Công ty TNHH MTV LCN Long Đại (tỉnh Quảng Bình); các chính sách đổi mới lâm trường quốc doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tham gia cung cấp dịch vụ môi trường rừng, REDD+.
Theo đó, trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn hiện tại, các Công ty lâm nghiệp Nhà nước đã đề nghị BQL dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam hỗ trợ kinh phí để xây dựng phương án tham gia và đẩy nhanh quá trình thực thi REDD+, có kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực cho các đơn vị chủ rừng, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường đầu ra nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ trang thiết bị và cơ sở vật chất để thành lập BQL dự án ở cơ sở, tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật điều tra tính toán khả năng trữ lượng tích lũy các bon của từng loại rừng...
Hội thảo còn dành thời gian cho các đại biểu thảo luận, đề xuất ý tưởng cung cấp dịch vụ REDD+ và các dịch vụ môi trường rừng. (Báo Quảng Bình 22/7) đầu trang(
Diện tích rừng do các công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp quản lý ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
Tình trạng mất rừng khó kiểm soát như hiện nay đã và đang đặt ra đòi hỏi bức thiết cho việc đánh giá, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp…
Thành lập từ năm 1978, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp M’Drak được xem là đơn vị làm ăn có hiệu quả của ngành Lâm nghiệp trong tỉnh. Công ty quản lý và bảo vệ hơn 25.740 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 15 nghìn héc-ta rừng tự nhiên.
Thời gian gần đây, Công ty đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có nguyên nhân do ảnh hưởng của tình trạng dân di cư tự do, chặt phá diện tích rừng tự nhiên và lấn chiếm đất lâm nghiệp để canh tác hoa màu. Đến thời điểm này, Công ty đã có gần 250 ha rừng và đất rừng đã bị chặt phá, lấn chiếm để trồng cây nông nghiệp.
Năm 2013, Công ty còn có chỉ tiêu khai thác gỗ tự nhiên là 6000 m3; năm 2014, không còn chỉ tiêu khai thác gỗ, nguồn thu hiện nay của Công ty dựa vào 200 ha rừng trồng đã cho khai thác.
Nhưng giá gỗ xuống thấp, trong khi cước phí vận chuyển cao, gỗ rừng không còn có lợi nhuận như trước; thêm nữa, suất đầu tư của Nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tính ra một năm chỉ có 150 nghìn đồng/ha nên Công ty cũng đối mặt với nhiều khó khăn.
Khó khăn của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp M’Drak cũng là tình cảnh chung của nhiều công ty lâm nghiệp khác. Các công ty lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác rừng tự nhiên để có nguồn thu. Nhưng 4 năm trở lại đây, Chính phủ có chủ trương tạm dừng khai thác rừng tự nhiên trên toàn quốc, theo đó, chỉ tiêu khai thác gỗ bị cắt giảm, các công ty không cân đối được nguồn vốn hoạt động, trong khi đó năng lực quản trị còn hạn chế nếu không nói là gần như trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Về nguyên tắc, các công ty lâm nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh. Nhưng trên thực tế, quyền này chưa được bảo đảm. Mặc dù, được giao quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhưng quyền tự chủ trong sử dụng rừng và đất rừng đều hạn chế nên hầu hết các công ty lâm nghiệp vẫn hoạt động theo cơ chế cũ, không phát huy được hiệu quả sử dụng rừng, đất rừng.
Hầu hết các công ty lâm nghiệp chỉ tập trung vào công tác quản lý, bảo vệ rừng như một đơn vị sự nghiệp không khác gì mấy so với trước khi chuyển đổi nên hiệu quả quản lý bảo vệ rừng vẫn chưa cao.
Bên cạnh đó, chính sách thuế tài nguyên trong lâm nghiệp vẫn có những điểm chưa hợp lý, cụ thể là thuế suất cao, thậm chí sản phẩm củi cũng phải chịu thuế, trong khi, các công ty lâm nghiệp lại khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. Theo Nghị định 142, ngày 14-11-2005 của Chính phủ, những diện tích đất để sản xuất lâm nghiệp cũng phải chuyển sang hình thức thuê đất, đây cũng là một thách thức lớn khi các  công ty chưa có khả năng tài chính để thực hiện.
Liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, là chủ rừng nhưng các công ty lâm nghiệp không có quyền tạm giữ đối tượng phá rừng trên lâm phần quản lý. Các nhân viên công ty lâm nghiệp không có trang phục, phương tiện, thiết bị và các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Thực hiện chuyển đổi hoạt động của các lâm trường quốc doanh thành mô hình công ty, Dak Lak có 15 công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp thực hiện theo mô hình này với tổng diện tích rừng tự nhiên đang quản lý và bảo vệ hơn 197 nghìn héc-ta. Sau 10 năm chuyển đổi, từ một đơn vị sự nghiệp lâm trường quốc doanh chuyển sang công ty nhà nước như hiện nay, hiệu quả chưa được như mong muốn, còn rừng thì diện tích và chất lượng ngày càng suy giảm.
Qua việc rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2013 cho thấy, tổng diện tích rừng bị mất gần 28.000 ha, cụ thể: trước năm 2008 là 15.642 ha, từ năm 2008 đến năm 2013 là trên 12.340 ha, trong đó diện tích rừng thuộc quản lý của các công ty lâm nghiệp chiếm gần 70%. 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã kiểm tra phát hiện 1.207 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tịch thu gần 2.000 m3 gỗ các loại, 1.458 phương tiện các loại, số tiền thu sau xử lý gần 11 tỷ đồng và khởi tố hình sự 7 vụ.
Tại huyện Ea Súp, có 4 công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp, gồm: Công ty Rừng Xanh, Công ty Ya Lốp, Công ty Ea H’mơ và Công ty Cư M’lanh, bình quân mỗi đơn vị quản lý trên 15 nghìn héc-ta rừng nhưng tại các địa bàn do 4 công ty liên tục xảy ra tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng trái phép.
Trong các cuộc họp về công tác quản lý bảo vệ rừng hàng năm của tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh đã nhiều lần yêu cầu các địa phương, chủ rừng thực hiện nghiêm túc việc rà soát, kiểm tra lại và xác định rõ từng thời điểm phá rừng để có hướng giải quyết.
Hầu hết lãnh đạo các công ty lâm nghiệp thẳng thắn thừa nhận việc để mất rừng nhưng cũng giãi bày là họ phải gánh trách nhiệm rất nặng nề cũng như đối mặt với nhiều khó khăn khiến rừng mất… vượt tầm kiểm soát. Đó là phải quản lý, bảo vệ cả rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trong đó có diện tích rừng nằm đan xen với rừng sản xuất, trong khi lực lượng bảo vệ mỏng, nhưng không được cấp đầy đủ kinh phí quản lý bảo vệ rừng.
Trước những bất cập trong cơ chế hoạt động của doanh nghiệp lâm nghiệp dẫn đến gia tăng tình trạng mất rừng như hiện nay, thì việc đẩy nhanh tái cơ cấu lâm nghiệp đang được ngành Nông lâm nghiệp quan tâm. Với 1/3 diện tích rừng và đất rừng mà các công ty lâm nghiệp đang quản lý, vấn đề hiện nay là nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, có hướng đi phù hợp gắn với phát huy nội lực thì các công ty lâm nghiệp mới có thể góp phần vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp.
Bởi ngoài giá trị kinh tế, thì sứ mệnh của các doanh nghiệp lâm nghiệp hơn hết là bảo vệ tài nguyên rừng của quốc gia, bảo vệ môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giải pháp trước mắt là sớm hoàn thành công tác kiểm kê hiện trạng ba loại rừng, để từ đó có cơ sở lập quy hoạch quản lý bảo vệ.
Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng tự nhiên có trữ lượng thì giao cho các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Ban quản lý để bảo vệ nghiêm ngặt; đồng thời, có cơ chế, chính sách đầu tư bảo đảm cho các đơn vị, lực lượng tham gia quản lý, bảo vệ rừng có đủ tiền lương để tham gia tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Nhiều chủ rừng thì kỳ vọng vào một sự thay đổi mang tầm vĩ mô khi ngày 12-3-2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Ngày 11-5-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 686 ban hành chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30.
Về mục tiêu, phương hướng, Nghị quyết nêu rõ: Tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; sản xuất nông, lâm nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa. Chuyển các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước nông, lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh sang công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách phù hợp để các công ty nông, lâm nghiệp hoạt động công ích hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Các nhiệm vụ, giải pháp lớn để đạt mục tiêu đề ra cũng được chỉ rõ, đó là: bên cạnh các giải pháp về khoa học công nghệ, tài chính, nhân lực, sẽ rà soát, bổ sung điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của công ty nông, lâm nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng đất; đổi mới cơ chế quản lý rừng…(Đắc Lắc 24h 23/7) đầu trang(
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa có thông báo số 1069/TB-TCLN-VP về ý kiến kết luận của Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Hà Công Tuấn tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, kết quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,9%; diện tích trồng rừng tập trung tăng 103%, vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm 15% so với cùng kỳ 2013; việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã có định hướng căn bản, xác định rõ hướng đi trên thực tiễn,...
Nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2014, khắc phục những khó khăn, thách thức còn tồn tại, Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Hà Công Tuấn đề nghị các đơn vị trong ngành tiếp tục triển khai, theo dõi, đánh giá đúng pháp luật việc thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế. Tập trung cao độ chỉ đạo trồng rừng theo thời vụ, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2014, đặc biệt đối với diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng rừng ven biển.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp thông qua các phương án, kế hoạch đã được phê duyệt. Cụ thể, hoàn thành báo cáo, đề xuất phương án quản lý dăm gỗ (trong tháng 7/2014) và đánh giá chuyển biến trong quản lý dăm gỗ vào cuối năm 2014. Quy hoạch chi tiết mạng lưới chế biến gỗ. Tập trung ưu tiên phát triển công nghệ chế biến gỗ rừng trồng.
Tiếp tục lộ trình đàm phán VPA/FLEGT; theo dõi biến động thị trường gỗ và lâm sản. Đồng thời, phối hợp với các hiệp hội để tháo gỡ vướng mắc, khai thông thị trường trong nước, cần thiết đề xuất quy trình kiểm soát chất lượng đối với hàng nhập khẩu.
Ngoài ra, tập trung triển khai việc sắp xếp công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị Quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 686/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục nghiên cứu các mô hình liên kết theo chuỗi, gắn kết các hộ trồng rừng với cơ sở chế biến nhằm đề xuất chính sách phù hợp. (Đảng Cộng Sản VN 22/7) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GỚI
Trong một công bố trên Tạp chí khoa học Genome Research của Australia, một nhóm nhà khoa học quốc tế đã phát hiện rằng loài voi châu Phi là loài động vật có vú sở hữu khứu giác nhạy cảm nhất.
Thậm chí, khứu giác của loài chó săn cũng không bằng và dĩ nhiên khứu giác loài người thua xa loài voi này.
Nhờ khứu giác nhạy cảm của mình, voi châu Phi có thể phát hiện được nguồn nước và biết được có động vật ăn thịt khác cách mình nhiều kilômét. (Sài Gòn Giải Phóng 24/7, tr6) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng