Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 23 tháng 10 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Chiều 22.10, Phó cục trưởng phụ trách Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp) Đỗ Trọng Kim đã trả lời Báo Thanh Niên xung quanh công tác bảo vệ rừng.
Ông Kim cho biết từ năm 2009 đến nay, trên cả nước, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 33.938 vụ phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, gây thiệt hại trên 8.000 ha rừng. Bình quân mỗi năm mất 1.575 ha rừng. Số vụ phá rừng và diện tích rừng bị phá đều giảm qua từng năm nhưng ở một số nơi vẫn diễn ra khá nghiêm trọng.
Hiện nay, biên chế lực lượng kiểm lâm còn thiếu so với quy định, nhất là đội ngũ kiểm lâm phụ trách địa bàn và đội ngũ kiểm lâm làm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Cả nước vẫn còn 562 xã có rừng chưa có kiểm lâm phụ trách địa bàn nên nhiều khi không thể kiểm soát hết tình hình.
Lực lượng kiểm lâm được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thi hành công vụ nhưng thiếu hướng dẫn các trường hợp được sử dụng, nhất là trong các trường hợp nổ súng, dẫn đến đối tượng vi phạm coi thường và manh động chống người thi hành công vụ.
Nhiều trường hợp công chức kiểm lâm sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để đấu tranh bảo vệ rừng, bảo vệ tài sản nhà nước và sự an toàn tính mạng bản thân nhưng chưa có cơ chế đảm bảo quyền hợp pháp.
Trong khi đó, lâm tặc rất manh động chống đối, lăng mạ, tập trung đông người hành hung lực lượng thực thi công vụ, cướp lại tài sản, đốt phá tài sản nhà nước, tang vật vi phạm, khống chế lực lượng kiểm lâm. Chỉ tính từ đầu năm 2014 tới nay, trên cả nước xảy ra 38 vụ lâm tặc tấn công kiểm lâm, làm 1 người chết và 34 người khác bị thương.
Thực tế, nhiều chủ rừng (chủ yếu là các công ty lâm nghiệp) thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí làm ngơ khi để xảy ra tình trạng rừng bị phá trong khi vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là cấp cơ sở, chưa thể hiện được vai trò quản lý nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.
Đúng là một bộ phận công chức kiểm lâm thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu kém, ngại khó, ngại khổ không nhiệt tình với công việc, không kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, đã bị lôi kéo, mua chuộc. Chúng tôi rất đau lòng về những vụ việc như thế này.
Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng phổ biến. Để bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm phải đánh đổi không chỉ công sức, trí tuệ, mồ hôi mà phải trả giá cả bằng xương máu. Nhiều năm qua đã có biết bao tấm gương hy sinh dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ kiểm lâm để bảo vệ rừng.
Cuộc chiến bảo vệ rừng ngày càng khốc liệt, đòi hỏi chúng tôi luôn phải nỗ lực làm tròn trọng trách được giao. Chúng tôi đang rất quyết tâm làm trong sạch đội ngũ, xử lý nghiêm minh đối với những kiểm lâm vi phạm, kiên quyết loại bỏ những kiểm lâm tiếp tay cho lâm tặc hoặc trực tiếp tham gia phá rừng.
Tham mưu với Bộ NN-PTNT đề nghị tăng cường thêm 3.000 kiểm lâm, phấn đấu tiến tới 1 kiểm lâm chỉ phải quản lý 1.000 ha rừng và 100% các xã có rừng đều có kiểm lâm địa bàn; có những chính sách cho lực lượng kiểm lâm ở vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho anh em có cuộc sống ổn định, yên tâm công tác; tăng cường đầu tư trang thiết bị, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ để kiểm lâm có đủ sức mạnh khi thực thi nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, đã và đang khuyến khích, động viên người dân địa phương tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng bằng việc ký cam kết, xây dựng hương ước về bảo vệ rừng; có cơ chế chính sách về chia sẻ lợi ích trong công tác quản lý bảo vệ rừng, gắn trách nhiệm và quyền lợi của người dân và cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng như việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. (Thanh Niên 23/10) đầu trang(
Trước thông tin từ một số ngành chức năng tỉnh Quảng Nam cho rằng, vụ phá rừng nghiêm trọng ở rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa có sự tiếp tay của cán bộ quản lý rừng và kiểm lâm của Đà Nẵng, ngày 22/10, Đà Nẵng yêu cầu hai lực lượng này kiểm điểm, giải trình, thống nhất hướng giải quyết, chỉ đạo Công an thành phố vào cuộc.
Ngành chức năng Đà Nẵng đã triệu tập 3 cán bộ quản lý rừng (thuộc BQL rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa) và 2 cán bộ kiểm lâm (thuộc Hạt Kiểm lâm Bà Nà - Núi Chúa) để yêu cầu giải trình.
Trước đó, ngày 21/10, UBND tỉnh Quảng Nam có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Đông Giang liên quan việc chồng lấn địa giới hành chính vùng giáp ranh giữa hai huyện Đông Giang (Quảng Nam) và Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) và tình trạng phá rừng ở khu vực rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa.
Tại buổi làm việc, đại diện chính quyền Đông Giang khẳng định có sự tiếp tay của cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông (thuộc BQL rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa) đặt trên đất Quảng Nam.
Theo một lãnh đạo BQL, các cán bộ chủ yếu giải trình thông tin về nghi ngờ của ngành chức năng Quảng Nam, cho rằng BQL đã tiếp tay, móc nối và bảo kê cho lâm tặc phá rừng, ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, cho hay, vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, đã thống nhất hướng giải quyết, chỉ đạo Công an thành phố vào cuộc. “Cần phải xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá đúng mức độ, tính chất vụ việc. Điều tra rõ đúng người, đúng tội rồi mới khỏi tố vụ án”, ông Lương nói.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng, cho hay Sở đang chỉ đạo hai ngành kiểm lâm và BQL rừng tung tất cả lực lượng vào cuộc, xác minh vụ việc. “Trong ngày 22/10, BQL và kiểm lâm cũng đã gọi các cán bộ lên làm báo cáo giải trình đúng với trình tự. Chúng tôi kiên quyết làm tới cùng, không có chuyện bao che. Sẽ điều tra kỹ, xử đúng người đúng tội, nặng đến đâu xử đến đó. Việc điều tra sẽ tùy thuộc vào phía công an. Nếu tính chất và mức độ nặng, phải xử lý hình sự”, ông Phương nói.
Số gỗ tang vật liên quan vụ phá rừng tại rừng phòng hộ Sông Vang và rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa đã được cơ quan chức năng vận chuyển về nơi tạm giữ, làm cơ sở điều tra, xử lý. Trong số 45,268 m3 gỗ các loại (chủ yếu là kiền kiền, gõ), phía Đà Nẵng đang tạm giữ 24,446 m3, huyện Đông Giang tạm giữ 20,822 m3.
Tại buổi làm việc ngày 21/10 của UBND tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Bằng, Bí thư Huyện ủy Đông Giang, cho rằng, trạm Cà Nhông đã không làm tốt chức năng bảo vệ rừng, có sự tiếp tay cho lâm tặc vào phá rừng đặc dụng. “Vụ việc cất giấu trái phép hàng chục mét khối gỗ vừa phát hiện cho thấy có hẳn một bộ phận cán bộ trạm Cà Nhông tham gia vào đường dây bảo kê cho lâm tặc phá rừng”, ông Bằng nói.
Theo UBND huyện Đông Giang, với số lượng gỗ lớn như thế, lâm tặc khó có thể vào khai thác và tập kết dễ dàng như vậy; lực lượng kiểm lâm và cán bộ bảo vệ rừng tại trạm Cà Nhông không thể không biết vì điểm tập kết chỉ cách trạm mấy trăm mét. Địa điểm phát hiện 66 phách gỗ ngày 6/10 nằm gần trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông, chỉ cách trạm khoảng 15 phút đi bộ.
Huyện đã kiến nghị di dời trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông của Đà Nẵng ra khỏi xã Tư, huyện Đông Giang từ lâu. Nhưng phía trạm viện dẫn nhiều lý do để tiếp tục ở lại. Theo ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, việc chậm di dời trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông dẫn đến việc lâm tặc tiếp tục khai thác gỗ và vận chuyển số gỗ đang được cất giấu trong rừng thuộc lâm phận của trạm này quản lý.
Trong khi đó, đối phó các đợt truy quét của chính quyền huyện Đông Giang, các nhóm lâm tặc, vàng tặc hoặc mang phương tiện sang cất giấu tại lâm phận quản lý của rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, hoặc tập kết xung quanh trạm Cà Nhông.
Đây là vụ phá rừng lớn nhất xảy ra trên địa bàn TP Đà Nẵng kể từ năm 1997 đến nay. Vì thế chúng tôi đã đề nghị công an vào cuộc để điều tra làm rõ ai đứng đằng sau vụ phá rừng ghê gớm này” - đó là ý kiến của ông Trần Văn Lương, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng; khi trao đổi với Tuổi Trẻ vào chiều 22-10.
“Hiện hai kiểm lâm viên phụ trách cánh rừng này đã được mời lên làm bản tường trình. Nếu phát hiện có việc bảo kê cho lâm tặc thì chúng tôi sẽ xử lý theo đúng pháp luật" - ông Lương nói.
Trong khi đó ông Phạm Ngọc Sự - giám đốc Ban quản lý rừng Bà Nà - Núi Chúa (Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng) - cho biết đã yêu cầu năm cán bộ của Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông viết bản giải trình toàn bộ vụ việc. (Tiền Phong 23/10, tr15; Tuổi Trẻ 23/10, tr5) đầu trang(
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ được các nhà khoa học trong nước và thế giới đánh giá cao về sự phong phú của nhiều loại động, thực vật quý hiếm thuộc diện phải được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt.
Đây là Khu bảo tồn Quốc gia được thành lập nhằm bảo vệ tài sản thiên nhiên quý giá đó, nhưng nhiều năm nay tình trạng khai thác vàng, gỗ trái phép vẫn diễn ra phức tạp.
Tỉnh Bắc Kạn đã nhiều lần huy động cả quân đội, công an tham gia chiến dịch truy quét “lâm tặc,” “vàng tặc,” song vẫn không thay đổi được tình hình.
Theo chân một người chuyên cõng thớt thuê, PV đã chứng kiến nhiều điểm rừng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ gần đây lại bị “lâm tặc” chặt hạ gỗ nghiến, có cây mới bị chặt hạ đường kính trên 1 mét, dài hơn 50 mét, đang được cắt thớt, xẻ thành gỗ hộp, gỗ thanh...
Trên con đường mòn gồ ghề, đi bộ gần 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi cũng đến được các lũng khai thác vàng trái phép, như Lũng Quang, Nặm Đẩy, Xạ Hang, Lũng Mòn… thuộc thôn Bản Vin, xã Kim Hỷ, huyện Na Rì (Bắc Kạn); khu vực thôn Bản Lềm, giáp ranh giữa xã Kim Hỷ (huyện Na Rì) với xã Vũ Muộn (huyện Bạch Thông).
Nhóm PV không khỏi kinh ngạc khi tận mắt chứng kiến cảnh tượng hàng chục lán, trại “làm vàng” với cả ngàn người, cùng nhiều loại máy móc công suất lớn, thiết bị hiện đại phục vụ khai thác vàng trái phép như sên cao tốc, máy đông phong 18, máy khoan đá…
Qua tìm hiểu, được biết những lán trại này đã có mặt ở đây hơn hai tháng, mỗi lán là một nhóm có khoảng 7 đến 10 người, chủ yếu là người ở các xã lân cận và có cả người ở địa phương tham gia.
Khai thác vàng ở đây chủ yếu là đào đất trong hang sâu mang ra để đãi hoặc phụt rửa bằng máy qua hệ thống thảm lọc, rồi dùng máng tay đãi lấy vàng.
Một “bưởng vàng” cho biết, phải thuê người vào làm ở đây trả lương tháng 3,5-4 triệu đồng/người, nuôi ăn, ngày làm khoảng 6 tiếng, công việc là chui vào hang đào đất cho vào bao tải rồi kéo ra. Ngày nào “trúng” thì được khoảng 2 chỉ (tương đương gần 7 triệu đồng) trừ các khoản chi phí xăng dầu, nhân công, “làm luật” thì chỉ còn khoảng 3 triệu đồng.
Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, không chỉ có hoạt động khai thác vàng mà khai thác gỗ trái phép cũng tiếp tục diễn ra khá ngang nhiên.
Anh Hoàng Văn T, người xã Lương Thượng, Na Rì, cho biết: Tôi đã từng là người đi vác gỗ, vác thớt thuê cho đầu nậu, nhìn những cây gỗ hàng trăm năm tuổi hàng ngày bị triệt hạ mà thấy đau lòng. Việc khai thác gỗ ở đây không phải nhỏ lẻ mà có "tổ chức." Cưa hạ cây vào thời điểm nào, vận chuyển vào thời điểm nào đều có sự chỉ đạo. Những trường hợp bị bắt chỉ là những người không thuộc nhóm được chỉ đạo thôi.
Theo chân người dẫn đường đi qua nhiều cánh rừng thuộc Hin Còn, Mu Tèo, Phia Slan… thuộc thôn Nà Vẻn, xã Kim Hỷ, PV ghi được nhiều hình ảnh các gốc cây gỗ nghiến cũ có, cây mới bị chặt hạ lá vẫn còn tươi cũng có. Đường kính của các cây đều trên dưới 1 mét, phần nhiều gỗ đã được bổ ra theo “đơn đặt hàng” và vận chuyển đi.
Tuy nhiên, vẫn còn những cây nghiến “lâm tặc” đang “xẻ thịt” để phân loại chưa xong, gỗ dạng hộp có đường kính rộng 25cm, dày 10-15cm, dài khoảng 80cm đến 1 mét; gỗ thanh vuông 10cm, dài 2 mét và gỗ tròn dạng thớt có đường kính từ 40cm trở lên vẫn còn la liệt.
Theo anh Hoàng Văn T, mỗi cục thớt có đường kính rộng 40-45cm, dày 20cm, vác từ rừng ra đến đường nhựa (Quốc lộ 279) được trả công từ 150.000-200.000 đồng; giá bán thớt là 400.000 đồng; gỗ khuôn cửa có chiều rộng 25cm, dày 10cm, dài 3,2m, mang đến đường nhựa mỗi thanh 1 triệu đồng; ván thọ dài 2m, rộng 50cm, dày 5cm có giá bán 1,2 triệu đồng/1 tấm và còn nhiều chủng loại gỗ với mức giá khác nhau.
Để bảo vệ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, người ta đã đặt các trạm chốt ở những điểm xung yếu, có thể chặn được các đường ra vào của “lâm tặc,” của “vàng tặc”. Các trạm chốt kiểm lâm canh giữ rừng trực 24/24 giờ nhưng thực trạng tàn phá Khu Bảo tồn vẫn diễn ra phức tạp.
Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân mà dư luận địa phương nhắc tới là sự “bảo kê” của kiểm lâm cho việc khai thác vàng và gỗ trái phép thì lãnh đạo Khu Bảo tồn không nhắc đến.
Ông Hà Văn Viên, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ cho biết, trong 9 tháng 2014, tình hình khai thác lâm sản, khoáng sản ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều vụ khai thác đã được các cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản và khởi tố bị can.
Những lúc nông nhàn hay giáp Tết là thời điểm “nóng” về việc khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép trong Khu Bảo tồn.
Đối tượng thường lợi dụng đường mòn, xe máy để vận chuyển trái phép lâm sản, khoáng sản trong khi đó lực lượng kiểm lâm mỏng và địa hình chia cắt phức tạp nên khó ngăn chặn hết việc khai thác trái phép lâm sản và khoáng sản trong Khu Bảo tồn.
Bên cạnh đó một số đối tượng còn thường xuyên nhắn tin đe dọa, dụ dỗ, mua chuộc lực lượng kiểm lâm làm nhiệm vụ. Một người dân địa phương cho biết điểm tập kết gỗ của lâm tặc chỉ cách chốt kiểm lâm tại thôn Nà Mỏ, xã Kim Hỷ khoảng 1km, gỗ vận chuyển qua đều có giá. Chẳng hạn mỗi cục thớt là 50.000 đồng. Tùy từng chủng loại và giá trị của gỗ mà “mức luật” được tăng lên; mỗi xe ôtô chở gỗ phải làm luật từ 15-20 triệu đồng/chuyến.
Còn đối với làm vàng thì “bưởng vàng” phải làm luật 2 triệu/đầu máy nổ. Khi có thông tin lực lượng liên ngành đi kiêm tra thì “trạm chốt” nơi nhận tiền sẽ thông báo cho các “bưởng vàng” và “lâm tặc” để né tránh và được dẫn đi những khu vực không có khai thác để đoàn xem, như khu bảo tồn vẫn được bảo vệ tốt.
Việc khai thác chủ yếu là những nơi có sóng điện thoại để nhận thông tin từ bên ngoài, đề phòng trưòng hợp bất trắc.
Dư luận người dân địa phương đều cho rằng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng được “lo lót” trong đó có cả công an xã, kiểm lâm viên, nên việc khai thác vàng, khai thác gỗ trái phép mới diễn ra rầm rộ như vậy(!)
Tuy vậy, việc cung cấp thông tin cho báo chí hoặc cấp trên những chi tiết này không được thể hiện. Câu hỏi về vai trò của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ luôn ở trạng thái “không tin tưởng”.
Ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Na Rì cho biết lLực lượng liên ngành của huyện cùng với Kiểm lâm thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện xử lý các trường hợp khai thác lâm sản và khoáng sản trái phép trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ cũng như trên địa bàn huyện, tuy nhiên việc khai thác nhỏ lẻ vẫn diễn ra thường xuyên.
Vấn nạn này làm “đau đầu” các cơ quan chức năng trong khi đó vẫn chưa có cách để chấm dứt triệt để tình trạng khai thác trái phép này.
Các đối tượng khai thác trong Khu Bảo tồn ngoài người ở địa phương còn có nơi khác đến và thường là những thành phần nghiện ngập, trộm cắp nên chúng không sợ mà còn cố thủ trong hang, trong rừng, thậm chí chống đối lực lượng làm nhiệm vụ khi bị truy quét.
Về việc có hay không có chuyện bảo kê cho việc khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép thì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Na Rì không cho rằng phải chờ cơ quan chức năng điều tra làm rõ mới biết được.
Ông Nguyễn Hữu Thắng cũng cho biết, Ủy ban Nhân dân huyện có hàng tập những báo cáo của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, của huyện Na Rì, và các báo cáo lần nào cũng đều nói nguyên nhân “Lực lượng kiểm lâm còn thiếu, một số yếu về chuyên môn nghiệp vụ; sự phối hợp giữa trạm chốt với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ; địa hình rừng núi đá hiểm trở, nên…”.
Chẳng nhẽ lực lượng chức năng chỉ “vin” vào những lý do đó, để rồi hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, gỗ quý vẫn tiếp tục bị chặt hạ, “vàng tặc” vẫn tiếp tục cày nát “Khu Bảo tồn?”. (VietnamPlus 22/10) đầu trang(
Thanh toán khống số tiền dọn thực bì rừng, làm không đúng kỹ thuật, đốt thực bì ngay trong rừng đã làm cháy rừng cục bộ tại đồi 66 Đồ Sơn và xã Trân Châu huyện Cát Hải.
Sai phạm này đang được chính Đoàn thanh tra của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn che đậy bằng một kết luận “chung dung” cho các phòng ban của Sở này và Chi cục kiểm lâm Hải Phòng.
Năm 2013, để phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô hanh, Chi cục kiểm lâm Hải Phòng là đơn vị chủ đầu tư được Sở NN&PTNT và Sở tài chính Hải Phòng duyệt cấp kinh phí trên 200 triệu đồng phát dọn thực bì rừng thuộc địa bàn Hạt kiểm lâm khu vực Đồ sơn, Kiến Thuỵ phát dọn 9ha thực bì thuộc đồi 66 Đồ sơn và Hạt Kiểm lâm Cát Hải, phát dọn 18 ha thực bị thuộc xã Trân Châu, thị trấn Cát Bà, Hải Phòng.
Chi cục kiểm lâm Hải Phòng đã thi công xong vào tháng 12/2013 và đã được Sở NN&PTNN đi nghiệm thu. Nhưng, theo đơn tố cáo  của bà Đỗ Thị Ngung - Kiểm lâm viên Trung cấp Chi cục kiểm lâm Hải Phòng thì ông Phạm Hữu Huệ - Phó bí thư Chi bộ, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Hải Phòng đã có những hành vi vi phạm gian lận, làm khống, không đúng nhiều hạng mục công trình phát dọn thực bị rừng để thanh quyết toán rút tiền ngân sách nhà nước.
Theo bà Ngung, ông Phạm Hữu Huệ đã có hành vi “gian lận, làm khống về diện tích, sai lệch về vị trí, không đủ giữa hồ sơ dự toán thiết kế và hợp đồng kinh tế với diện tích thực tế thi công ngoài hiện trường; gian lận về xác định cấp thực bì rừng để áp đơn giá/1ha phát dọn tăng... nhằm làm khống, nâng giá để chiếm đoạt tiền Nhà nước; không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về phát dọn thực bì, đại bộ phận chiều cao gốc phát > 10 cm, không tập kết thực bì về đúng nơi quy định theo hồ sơ thiết kế; không thu gom, vận chuyển thực bì ra khỏi rừng, đốt thực bì rừng ngay tại trong rừng thông và dưới tán rừng gây cháy cục bộ rừng thông tại Đồ Sơn và Cát Bà; nghiệm thu không đúng quy định và khi Đoàn thanh tra đang làm theo nội dung tố cáo, Sở NN&PTNN vẫn duyệt cho Chi cục kiểm lâm chi trả 100% số tiền 27 ha phát dọn thực bì rừng năm 20013 là trái pháp luật, làm thất thoát tiền ngân sách nhà nước...
Xem đơn tố cáo và các phai ảnh chụp, phai video clip bà Ngung cung cấp cho các cơ quan chức năng cho thấy, bà Ngung đã rất công phu, đến tận “hiện trường” để chụp ảnh, quay vidio clip làm tư liệu. Trong video clip cho thấy còn rất nhiều diện tích thực bì mọc um tùm trong rừng thông tại Đồ Sơn và Cát Bà chưa được phát dọn. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều diện tích thực bì được phát nham nhở, chất đống ngay trong rừng thông và đốt tại chỗ đã gây cháy rừng cục bộ nhiều diện tích tại Đồi 66 Đồ Sơn và rừng xã Trân Châu huyện Cát Hải.
Trước những cứ liệu tố cáo rất tỉ mỷ, công phu, Sở NN&PTNN Hải Phòng đã cử một Đoàn thanh tra gồm một số Phòng, Ban chức năng của Sở do ông Nguyễn Đăng Hưng – Phó chánh Thanh tra Sở làm Trưởng đoàn đã vào cuộc xác minh.
Theo kết luận thanh tra số 213/KL-XM do ông Phạm Văn Hà – Phó Giám đốc Sở NN&PTNN Hải Phòng thì: Kiểm tra tại khu vực núi Thuồng Luồng, núi Man Lợn, Áng Hồ xã Trân Châu huyện Cát Hải, đơn vị đã thi công đúng diện tích theo hồ sơ dự toán thiết kế. Kiểm tra tại khu vực đối 66 phường Vạn Sơn, Đồ Sơn kết quả đo hiện trường có diện tích thi công thực tế là 7,5 ha, thiếu diện tích so với hồ sơ thiết kế là 1,5 ha. Đoàn đã lập biên bản đối với đơn vị thi công và yêu cầu nộp trả ngân sách số tiền thanh toán thanh toán vượt quá thực tế thi công trên 6 triệu đồng.
Nội dung tố cáo ông Phạm Hữu Huệ - Phó chi cục trưởng ký gian lận về tăng cấp thực bì rừng để áp đơn giá phát dọn thực bì tăng là không có cơ sở.
Nội dung tố cáo 3, qua kiểm tra xác minh thực tế ngoài hiện trường công trình phát dọn thực bì rừng cho thấy đã thực hiện về cơ bản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ dự toán thiết kế... Tuy nhiên, trong quá trình thi công còn những tồn tại sau “Phát dọn một số điểm gốc cây còn để cao hơn so với quy định; trong quá trình thu dọn, xử lý thực bì đã thu gom, đốt tại một số chỗ rừng thưa gây táp lá cây là chưa đúng quy định...”.
Theo bà Đồ Thị Ngung, thì “kết luận thanh tra nói trên rất chung chung theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, khoả lấp sai phạm cho Chi cục kiểm lâm và một số Phòng, Ban của Sở này, khi họ có trách nghiệm kiểm tra, nghiệm thu công trình này. Trong đơn tôi tố cáo 5 phần thì Đoàn thanh tra mới kết luận 1 nội dung về việc gian lận diện tích phát dọn thực phì, các nội dung khác chưa kết luận đúng sai, cụ thể.
Thành phần đi nghiệm thu không đủ, thiều kế toán Chi cục kiểm lâm Hải Phòng. Theo quy định, nghiệm thu phải xác định toàn bộ diện tích, vị trí ranh giới, đối chiếu bản đồ thiết kế với thực địa; nghiệm thu các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hợp đồng; diện tích thực với hợp đồng; kết luận thanh toán 100% hay thanh toán thực tế...
Đoàn thanh tra vẫn chưa chỉ ra được biện pháp thi công đúng kỹ thuật đúng thiết kế trong hợp đồng là bao nhiêu ha, không đúng là bao nhiêu ha; đạt tỉ lệ bao nhiêu % diện tích thực hiện? Số thực bì phát đúng chiều cao không quá 10cm là bao nhiêu ha, chiều cao thực bì gốc phát cao trên 10 cm là bao nhiêu ha?; việc thu gom, vận chuyển thực bì không đúng quy định là bao biêu? Việc đốt thực bì rừng ngay trong rừng gây cháy cục bộ bao nhiều diện tích rừng, táp lá bao nhiêu cây thông, ảnh hưởng tới sinh trưởng của bao nhiêu cây rừng đã 10 năm tuổi. Số tiền giảm trừ do việc làm sai thiết kế, kỹ thuật, gây cháy rừng, giảm sự phát triển của rừng là bao nhiêu, phạt theo hợp đồng có tính không .?v.v.”.
Vụ việc Chi cục kiểm lâm Hải Phòng tổ chức công tác dọn thực bị rừng không đúng kỹ thuật, thanh toán khống tiền ngân sách theo kiểu “sống chết mặc bay...” cho thấy có nhiều biểu hiện móc ngoặc tham nhũng giữ chủ đầu tư và các Doanh nghiệp thi công nếu như không được bà Ngung kịp thời phát hiện, tố cáo.
Rất may, những điểm cháy cục bộ rừng do chính những người dọn thực bì, “ăn lương” của Chi cục kiểm lâm Hải Phòng chưa gây ra một thảm hoạ nặng nề về cháy rừng. Nhưng, qua kết quả xác minh ban đầu cho thấy, công tác quản lý dự án của chủ đầu tư, cơ quan nghiệm thu là một số Phòng, ban của Sở NN&PTNT và công tác PCCCR của Chi cục kiểm lâm Hải Phòng gần như buông lỏng, phó mặc cho một số đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện dự án phát thực bì rừng năm 2013.
Trước những tố cáo về việc Đoàn thanh tra Sở NN&PTNT thanh tra theo kiểu “bao che sai phạm”, mới đây UBND TP Hải Phòng đã cử một đoàn Thanh tra nhà nước vào cuộc thanh tra toàn diện các sai phạm tại Chi cục kiểm lâm Hải Phòng thời gian qua. (Bảo Vệ Pháp Luật 21/10) đầu trang(
Từ 2004 đến 2011, UBND tỉnh Đắk Nông đã giao hàng chục ngàn héc ta đất rừng cho 39 doanh nghiệp tư nhân để trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, trong quá trình giao rừng, cơ quan chức năng không thực hiện việc thẩm định nên đã giao rừng cho các doanh nghiệp yếu năng lực, sau khi giao buông lỏng quản lý nên đã có hàng ngàn héc ta rừng bị tàn phá…
Đó là kết luận về việc quản lý sử dụng đất đai, giao đất, giao rừng và một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2004-2011 vừa được Thanh tra Chính phủ công bố ngày 15/10. Từ kết luận này cho thấy, việc hàng ngàn héc ta rừng ở Đắk Nông bị xóa sổ có trách nhiệm của Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông, Giám đốc các sở TNMT, NN-PTNT...
Năm 2008, UBND tỉnh Đắk Nông đã cho Công ty Kiến Trúc Mới (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) do bà Nguyễn Thị Hồng Hà làm Giám đốc thuê 1.678ha đất rừng tại các tiểu khu 1534 và 1528 thuộc địa bàn xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức để thực hiện dự án trồng cao su, trồng rừng và bảo vệ rừng.
Sau đó, Công ty Kiến Trúc Mới đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Vinh Hiển (có trụ sở tại tỉnh Bình Phước) do ông Hồ Hữu Hiển làm Giám đốc để thực hiện việc khai hoang đất rừng mặc dù chưa có giấy phép, hồ sơ thiết kế khai hoang và chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi ký hợp đồng, Công ty TNHH MTV Vinh Hiển đã thuê người cho xe ủi, máy cưa tiến hành việc khai hoang, đốn hạ trái phép 70ha rừng theo sự chỉ dẫn của ông Chu Văn Lam, Phó Ban quản lý dự án Công ty Kiến Trúc Mới. Điều đáng nói, trong tổng số 70ha rừng bị đốn hạ có tới 38ha thuộc diện tích rừng phải khoanh nuôi bảo vệ, cấm khai thác, gây thiệt hại gần 9 tỷ đồng.
Ngày 15/10, TAND tỉnh Đắk Nông đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ hủy hoại rừng nói trên. Tại phiên tòa, Hồ Hữu Hiển một mực kêu oan vì cho rằng mình chỉ làm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Kiến Trúc Mới nhưng cơ quan chức năng không xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo công ty.
Tuy nhiên, căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ, HĐXX tuyên phạt Hồ Hữu Hiển 7 năm tù, Chu Văn Lam 4 năm tù về tội hủy hoại rừng. Ngoài ra, tòa cũng buộc các bị cáo phải bồi thường số tiền thiệt hại gần 9 tỷ đồng.
Trao đổi với ông Đỗ Ngọc Duyên, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, ông Duyên thừa nhận: “Mục đích của nhiều DN là lấy đất trồng cao su chứ không phải bảo vệ rừng. Một số DN không có năng lực tài chính nên chưa xong thủ tục đã bán lại kiếm lời. Đây là hạn chế lớn, làm giảm hiệu quả kêu gọi đầu tư, làm mất rừng, mất đất với diện tích lớn”.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, từ năm 2004 đến nay, có hơn 27.000ha đất rừng bị lấn chiếm, chặt phá. Tuy nhiên, lực lượng chức năng mới chỉ xử lý được khoảng 12,7% tổng diện tích đất rừng bị phá. Bên cạnh đó, các hành vi như khai thác, vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái phép trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
Theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Đắk Nông đã cho thuê đất, giao đất, giao rừng cho 39 doanh nghiệp thực hiện 40 dự án trồng cao su, trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng nhưng các doanh nghiệp này năng lực yếu cả về tài chính và kỹ thuật. Cho thuê diện tích đất, rừng lớn nhưng không cho thuê rừng, không thông qua đấu giá rừng, trong khi đó tiền thuê đất phải hàng chục năm sau mới phải nộp gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Thậm chí, UBND tỉnh Đắk Nông tạm giao đất, rừng cho 5 doanh nghiệp nhưng không có quyết định cho thuê đất, cho thuê rừng, không có dự án đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều dự án thu hồi đất trong đó có người dân làm ăn, sinh sống ổn định nhưng không có phương án đảm bảo tái định canh, tái định cư cho người dân, để xảy ra tình trạng bất ổn, bức xúc cho người dân. “Trong một thời gian dài, việc quản lý đất rừng bộc lộ nhiều tồn tại bất cập gây mất rừng với tình trạng trầm trọng”, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, những tồn tại trên trách nhiệm thuộc về Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông, Giám đốc Sở NN-PTNT, Giám đốc Sở TN-MT, Giám đốc Sở Tài chính, chủ rừng và các cá nhân, tập thể liên quan. Do vậy, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng đất đai và bảo vệ, phát triển rừng.
Thu hồi các quyết định giao đất rừng sai quy định, thu hồi hơn 40 tỷ đồng tiền thuê đất của các doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra những sai phạm trong kết luận, có hình thức xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Thanh tra Chính phủ, hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông quy hoạch 75 dự án thủy điện. Một lượng lớn đất rừng đã được huy động cho các dự án thủy điện làm thay đổi môi trường sống, cạn kiệt nguồn gen.
Trong khi đó, tiến độ thực hiện các dự án chậm, nhiều dự án tạm dừng ảnh hưởng đến tình hình ổn định, phát triển kinh tế xã hội. Khi triển khai dự án, một lượng lớn gỗ và tài nguyên rừng bị thất thoát, hao hụt. Hầu hết các dự án ít quan tâm đến ổn định cuộc sống cho người dân gây khiếu nại, tố cáo kéo dài. (Công An Nhân Dân 23/10) đầu trang(
Tại huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị chủ quản, tình trạng nhiều đối tượng ngang nhiên lấn chiếm, chặt phá rừng thông ở đèo Phước Tượng đã tái diễn trong thời gian vừa qua.
Theo đó, khu rừng thông bị chặt phá nằm phía trên đỉnh đèo Phước Tượng, thuộc địa bàn xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc giáp ranh với rừng thông của xã Lộc Trì đã bị triệt phá vào năm 2013. Tại hiện trường, hàng loạt gốc thông gần ba mươi năm tuổi, có đường kính từ 20 - 30cm bị đốn hạ. Hiện, việc khai thác vẫn diễn ra với hàng chục đối tượng và phương tiện cơ giới tham gia.
Khu rừng thông ở phía Nam đèo Phước Tượng được trồng theo dự án PAM từ năm 1986. Năm 2008, khu rừng được giao cho UBND xã Lộc Thủy quản lý với diện tích 23,3 ha. Nhưng sau đó, xã Lộc Thủy đã tiến hành làm hợp đồng với ông Văn Viết Lạc, thôn Bạch Thạch, xã Lộc Điền để giao ông Lạc quản lý, bảo vệ và khai thác nhựa thông. (VTV 22/10) đầu trang(
Tuyến đường 723, nối TP Đà Lạt - TP Nha Trang là một tuyến đường đẹp với rừng thông bạt ngàn. Tuy nhiên, những cánh rừng thông dọc tuyến đường ở đây đang có nguy cơ biến mất dần bởi bàn tay phá hoại của con người.
Hình ảnh hàng loạt cây thông chết khô đầy nhức nhối đập thẳng vào mắt người đi đường. Những cây thông 20-30 năm tuổi đang xanh tốt là thế chỉ sau một thời gian ngắn giờ đây đã như thế này. Tại sao lại có hiện tượng từng vạt thông chết khô như thế, liệu có sự tác động từ con người hay không?
Như vậy, với thủ đoạn bức tử rừng thông hết sức tinh vi, những cây thông ở dọc tuyến 723, nhất là những cánh rừng thuộc tiểu khu 151, đơn vị hành chính phường 12, thành phố Đà Lạt thuộc lâm phần của Ban quản lý rừng Lâm Viên đang bị chết dần chết mòn để nhường đất cho những vạt cà phê, những vạt rau của người dân. Vậy, Ban quan lý rừng Lâm Viên nói gì về thực trạng này.
Thực trạng này không chỉ mới xảy ra mà đã âm thầm tiếp diễn từ nhiều năm nay. Ngành chức năng, chính quyền địa phương đã phát hiện từ lâu, nhưng biện pháp giải quyết đến nay vẫn còn bỏ ngõ.
Đến bao giờ những vạt rừng thông dọc tuyến 723 mới thôi chết khô như thế này? Câu trả lời hiện vẫn còn bỏ ngỏ như chính hình ảnh những cây thông đang chết khô, đây cũng là một dấu hỏi lớn về trách nhiệm của cơ quan quản lý, bảo vệ rừng ở khu vực này. (Đài PTTH Lâm Đồng 22/10) đầu trang(
Dự án  được Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau tổ chức tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển.
Đây là hoạt động nằm trong Dự án “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải tại Cà Mau” (gọi tắt là dự án MAM-RSCIP).
Nuôi tôm sinh thái là mô hình mang yếu tố bền vững cao, nếu phát triển đúng cách mô hình này sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng hiệu quả; sản phẩm thu được nếu được tổ chức quốc tế chứng nhận sẽ đạt giá trị cao hơn.
Qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân, phát triển mạnh và bền vững mô hình nuôi tôm sinh thái của tỉnh. (Báo Ảnh Đất Mũi 21/10) đầu trang(
Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Vườn quốc gia Pù Mát ngày 21/10 đã thả 3 cá thể Khỉ mặt đỏ về môi trường tự nhiên.
Ông Trần Xuân Cường – Phó Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết, đây là những cá thể khỉ được lực lượng kiểm lâm trong tỉnh, Hạt kiểm lâm của Vườn tiến hành bắt giữ từ các vụ mua bán, săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã trái phép trong thời gian qua và đặc biệt là các hộ dân nuôi nhốt đã bàn giao cho Trung tâm cứu hộ của Vườn để thả về môi trường tự nhiên.
Cụ thể, 3 cá thể Khỉ Mặt đỏ (Macaca arctoides) trọng lượng lượng 12,5kg do Hạt Kiểm lâm Thị xã Thái Hòa bàn giao ngày 22/10/2012 (trong đó có 1 cá thể khỉ con được sinh ra trong quá trình cứu hộ tại VQG Pù Mát); 1 cá thể trọng lượng 5kg do ông Lê Hồng Nhân - Giáo viên tại Khối Hòa Tây, Thị trấn Hòa Bình, Tương Dương bàn giao ngày 10/7/2014 và 1 cá thể Khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina), trọng lượng 2,5kg do bà Hồ Thị Phương - Đường Trường Chinh, TP Vinh bàn giao ngày 26/9/2013.
Cũng dịp này, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn quốc gia Pù Mát đã “giải phóng” 1 cá thể Cu li nhỏ (Nicticebus pygmaeus), trọng lượng 1kg do bà Lê Thị Như Mai, thành phố Vinh, bàn giao ngày 27/6/2014; Và 2 cá thể rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons), trọng lượng 1,4kg và 1 cá thể rùa núi viền (Manouria impressa), trọng lượng 1kg do Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát bàn giao ngày 1/8/2014.
“Tất cả các loài nêu trên đều nằm trong danh lục các loài động vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn”, ông Cường cho biết. (VOV 22/10) đầu trang(
21/10, tại địa phận xã Long Xuyên, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Phòng Cảnh sát ĐTTP về trật tự quản lý kinh tế và Chức vụ Công an tỉnh, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Hải Dương bắt giữ vụ vận chuyển trái phép hơn 250 kg tê tê.
Tiến hành kiểm tra xe ôtô BKS: 29U-7978 do lái xe Đinh Bá Hứa (trú tỉnh Thái Bình) điều khiển, lực lượng chức năng đã phát hiện trên xe có vận chuyển 50 cá thể tê tê là động vật hoang dã, quý hiếm – thuộc nhóm 2B, có tổng trọng lượng hơn 250kg- không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Tại cơ quan công an, Đinh Bá Hứa khai, chở số tê tê trên cho một đối tượng không rõ tên, tuổi có địa chỉ ở Thái Bình sang Hải Dương tiêu thụ. Vụ việc đang được lực lượng chức năng làm rõ. (Truyền Hình Công An Nhân Dân 22/10) đầu trang(
Một vụ vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm mới đây đã được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ công an tỉnh Hưng Yên phát hiện trên xe ô tô 16M - 9197 khi đang dừng đỗ ở trạm thu phí cầu Yên Lệnh, thành phố Hưng Yên.
Lái xe là Nguyễn Ánh Dương, sinh năm 1971, trú tại Uông Bí, Quảng Ninh. Toàn bộ số hàng hóa trên xe được xác định là những động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm 2B, gồm 21 con tê tê vàng và 6 con rùa đầu to, có tổng trọng lượng là 60kg, tình trạng sức khỏe yếu.
Hiện toàn bộ số động vật trên đã được bàn giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn, Hà Nội để chăm sóc và quản lý. (Truyền Hình Công An Nhân Dân 21/10) đầu trang(
“Tôi mua mấy chục ký thịt heo lai heo rừng nhưng công an xã cứ bảo đó là thịt heo rừng, xâm phạm đến động vật hoang dã rồi thu giữ của tôi. Tôi yêu cầu trả lại nhưng chục ngày rồi mà công an vẫn chưa giải quyết. Tôi lo lắng quá…” - bà Vũ Thị Hương (xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, Bình Phước) phản ánh.
Bà Hương kể 10 ngày trước, trên đường đi làm về, bà thấy một người rao bán thịt heo lai nên mua 28 ký, giá gần 2 triệu đồng. Chở thịt về gần đến nhà, bà bị một thanh niên chặn xe kiểm tra. Tiếp đó, một anh công an huyện chạy đến yêu cầu bà lên UBND xã Tân Hưng (huyện Đồng Phú) để lập biên bản.
“Làm việc xong, Công an xã Tân Hưng tạm giữ thịt heo rồi cho tôi về. Một lúc sau có ông công an xã gọi cho tôi bảo không báo cáo lãnh đạo nữa mà sẽ lấy một nửa số thịt heo, còn tôi lấy một nửa. Tôi không đồng ý. Người này có nói vài lần nữa rồi thôi…” - bà Hương cho biết.
Cũng theo bà Hương, hai ngày sau, công an xã lại kêu lên làm việc đồng thời cho biết bà vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Nguyên do là bà có hành vi mua động vật hoang dã không thuộc loại nguy cấp, quý hiếm có giá trị dưới 5 triệu đồng.
“Tôi không chấp nhận cách giải quyết của công an xã vì tôi không vi phạm gì cả, cớ sao lại thu giữ thịt heo của tôi. Vừa rồi tôi lên Công an huyện Đồng Phú khiếu nại thì được thông báo vụ việc thuộc thẩm quyền công an xã. Nhưng từ đó đến nay tôi không thấy ai đá động gì đến nữa. Vậy tôi biết phải làm sao?” - bà Hương thắc mắc.
Ông Triệu Văn Bào, Quyền Trưởng Công an xã Tân Hưng, cho biết hôm trước xã nghe tin báo chị Hương vận chuyển thịt động vật hoang dã nên phối hợp với công an huyện kiểm tra và tạm giữ lô thịt heo. Tại cơ quan công an, chị Hương bảo mua thịt heo lai của một người không quen biết trong nông trường cao su nhưng chúng tôi đi xác minh thì không có hộ nào nuôi heo lai rồi mổ thịt bán cho chị Hương.
Ông Bào thông tin thêm xã đã báo cáo vụ việc cho công an huyện và Chi cục Kiểm lâm huyện Đồng Phú. Sau khi kiểm tra, khảo sát giá cả thị trường, các cơ quan xác định nếu đây đúng là thịt heo rừng thì giá trị cũng chỉ dưới 5 triệu đồng, thuộc thẩm quyền của công an xã.
Do vậy vụ việc đang được đơn vị thụ lý giải quyết. Hiện tang vật này vẫn đủ số lượng, được bảo quản ở tủ đông, không có việc công an đòi chia nửa số thịt heo như chị Hương nói. Công an xã cũng đang cho đi giám định mẫu vật, nếu đây thật sự là thịt heo rừng thì sẽ xử lý theo đúng quy định, còn nếu là thịt heo lai thì sẽ trả lại cho chị Hương.
Trao đổi thêm với PV, đại diện Công an huyện Đồng Phú cho biết công an huyện cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn công an xã nhanh chóng phối hợp với kiểm lâm huyện xác minh, giám định số thịt heo trên thuộc loại nào nhằm có hướng xử lý. (Pháp Luật TPHCM 23/10) đầu trang(
Một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh ca sĩ Thu Minh khoe sử dụng mật gấu tươi để chữa đau xương khớp đang được cộng đồng mạng truyền tay nhau. Cùng với đó là những lời chỉ trích nữ ca sĩ đã làm hỏng hình ảnh Đại sứ bảo vệ động vật hoang dã của mình vì việc làm này.
Với cương vị là Đại sứ bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam, Thu Minh đã có nhiều hoạt động trong việc kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hành động, ngăn chặn nạn săn bắn động vật hoang dã trái phép. Cô đã đi lại trong Nam ngoài Bắc và có nhiều chuyến công tác nước ngoài để thực hiện công tác này.
Thu Minh cũng cùng chồng đến nhiều nơi trên thế giới để thăm các vườn thú, tận mắt chứng kiến cảnh những con vật bị giết hại. Trong lần đến chăm sóc gấu tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam (Vĩnh Phúc) của Tổ chức động vật Châu Á, nữ ca sĩ đã thảng thốt khi được biết cảnh các chú gấu bị người ta nuôi nhốt trong các chuồng chật hẹp rồi chọc từng mũi kim để hút mật.
“Nếu chúng ta có thể dửng dưng trước những hành động hành hạ gấu để chúng phải sống từng ngày trong đau đớn, vậy trái tim yêu thương, rung cảm và tình nhân ái giữa chính người với người sẽ đi về đâu? Gấu sinh ra không phải để sống cuộc đời chuồng cũi, bị chọc kim tiêm vào bụng hút mật" – Thu Minh đã từng lên tiếng như vậy để kêu gọi con người không sử dụng mật gấu, tiếp tay cho việc hành hạ gấu trái phép.
Thế nhưng, hai ngày nay, một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh Thu Minh nói đã dùng mật gấu tươi để xoa chân khi tham gia chương trình Bước nhảy hoàn vũ 2011 được cộng đồng mạng truyền tay nhau. Nhiều bình luận được đưa ra, đa phần chỉ trích Thu Minh nói không giữ lời, nói một đằng làm một nẻo, đi kêu gọi mọi người bảo vệ động vật hoang dã, nói “gấu không sinh ra để hút mật” mà lại sử dụng mật gấu tươi.
Tuy nhiên cũng có người bảo vệ Thu Minh khi cho rằng, đây là những hình ảnh trong quá khứ, khi đó Thu Minh chưa làm đại sứ bảo vệ động vật hoang dã. Và Thu Minh cũng là người bình thường, không thể hoàn hảo mà không mắc sai lầm nào đó, quan trọng là trong vài năm nay Thu Minh đã hoạt động hết mình và có nhiều đóng góp cho các hoạt động xã hội. (Lao Động 22/10) đầu trang(
Tuy chỉ giành giải Ba nhưng bộ ảnh “Báu vật Sơn Trà” đều được các thành viên Ban giám khảo Cuộc thi ảnh “Đất và Người” do Báo NTNN tổ chức đánh giá có tính chuyên nghiệp, được đầu tư rất cao.
Ít ai biết tác giả của nó là anh sinh viên không giàu, đi chụp voọc bằng ống kính mượn của thầy giáo.
Trả lời câu hỏi sao có thể vẽ ngựa đẹp vậy, một danh họa đã trả lời: Tôi coi con ngựa là thầy. Bây giờ ở Đà Nẵng, Võ Hoàng Vũ đã “thành danh” với những bức ảnh voọc chà vá chân nâu, thậm chí chết tên “Vũ voọc”. Nếu hỏi Vũ ai dạy anh chụp voọc, chắc chắn Vũ không ngần ngại mà trả lời “voọc dạy”.
Việc một sinh viên kiến trúc như Vũ đam mê cái nghiệp “làm nghèo nhanh nhất” như chụp ảnh không phải là lạ dù cũng là hơi… hâm. Thêm chút là cậu sinh viên nhà không giàu, mỗi tuần mẹ cho 500.000 đồng để chi tiêu tất cả mọi thứ, lại “húc đầu vào đá” để đi chụp động vật hoang dã, cái thứ mà chỉ mỗi chiếc ống kính cũng đến cả vài chục triệu đồng thì cái độ “hâm” là hơi quá. Vũ cũng biết vậy nhưng mê quá “cái con khỉ đầu đội mũ bê rê… biết mặc quần, chọn áo, lại ranh… như khỉ…”.
Lần đầu Vũ được theo đàn anh đi chụp voọc vào tháng 10.2013, mất 3 ngày cái ống “noọc man” (normal - ống kính tiêu cự 50mm – PV) mới bắt được chú voọc đầu tiên, dù trong ảnh con linh trưởng ngũ sắc ấy đúng bằng đầu tăm, cũng đủ cho Vũ mừng húm, khoe với mọi người.
“Không biết cái mặt em nói gì mà một thầy giáo trong trường mang cho em mượn chiếc ống kính tê lê 400mm… Trời ơi, bàng hoàng!” - Vũ kể. Có được chiếc ống kính từ người thầy, Vũ thành đệ tử ruột của... voọc. Bất kể mưa nắng, cứ 4 giờ sáng là Vũ chạy xe lên núi phục voọc. Mấy tháng trời như vậy đủ để anh thuộc từng cái cây voọc hay ra ăn, từng đàn, thậm chí cả cái cách mấy con đầu đàn canh chừng cho bầy.
Vậy mà săn được bức ảnh cho ra hồn cũng không dễ, có lần tính đủ mọi nhẽ, đàn sẽ ăn ở cây ấy, Vũ đi thật sớm, núp kín, chỉ có điều quên chính mình cũng đang tuổi ngủ. Ngồi chờ voọc ngủ quên luôn đến sáng bạch, gần 8 giờ mới tỉnh… nghe voọc ăn no cãi nhau, lại co giò chạy về chỗ cất xe phóng về trường cho kịp giờ học.
Ngày nào cũng lên núi, tiền mẹ cho thiếu liên tục, lại năn nỉ xin thêm cũng khó. Có lần Vũ mang ảnh voọc ra báo cáo… mẹ, bà khen đẹp, nhưng lại lộ cái tội… ham voọc hơn ham học nên “bị la tơi bời” -Vũ kể. Nhưng rồi mẹ nào cũng thua con, mẹ Vũ cũng vậy, hồi tháng 7, Vũ khoe có máy mới, tuy là hàng cũ mua lại của đồng nghiệp, mẹ thua Vũ như thế.
Không phải mình Vũ chụp voọc ở Sơn Trà nhưng mọi người đều công nhận cậu tâm huyết, kiên trì nhất. Vũ kể: “Mất nửa năm mới chụp ra con voọc mừng lắm rồi, đưa mọi người xem, được khen, được mọi người gọi là “Vũ voọc”… sướng rêm người. Nhưng rồi cũng có người chê: Thiếu, thiếu… cái tình voọc. Nhờ trời, Vũ hiếu thắng nhưng không tự ái, chính cậu cũng nhận thấy voọc sống với nhau rất… tình người.
Lại những buổi sáng lao lên núi, bây giờ Vũ không săn đơn thuần nữa mà săn những trạng thái tình cảm của voọc. Riêng bức ảnh con voọc đầu đàn nổi giận Vũ mất cả tháng trời, kèm thêm cái may nữa. Buổi ấy có động, cả đàn nhảy lên chạy, riêng con voọc đầu đàn quay lại nhìn săm soi, khóe mép nhếch lên hơi giận dữ xen lo âu.
Bao nhiêu ngày săn khoảnh khắc ấy, chỉ chục giây nhưng là đủ cho Vũ. Rồi mẹ ôm con, voọc bắt chấy cho nhau, chú voọc cô đơn ôm cành cây tìm đàn. Độc nhất là bức ảnh cô voọc trẻ cầm nhành lá… không hiểu làm gì, Vũ chụp bức ảnh như trong vô thức, về mở máy ra mà bàng hoàng, muốn hét lên thật to, cũng không thể hiểu sao mình lại chụp được.
Cũng chính những hình ảnh voọc của các nhà nhiếp ảnh say mê động vật hoang dã - trong đó có Vũ mà con voọc chà vá chân nâu ở Đà Nẵng được mọi người biết đến nhiều. Người đến với Sơn Trà xem voọc cũng đông hơn, đặc biệt ý thức bảo vệ môi trường nâng cao hẳn. Thanh niên lên núi chơi, ăn nhậu đã biết mang theo chiếc túi để đựng rác... Con voọc thành báu vật, thành niềm tự hào của bán đảo tuyệt đẹp này.
Từ may mắn, hay từ mồ hôi công sức, lòng đam mê, hay từ chính con voọc trả nghĩa cho người yêu thương nó mà từ giữa năm đến nay, ảnh voọc của Vũ chinh phục Ban giám khảo các cuộc thi ảnh đến 3 lần. Hai cuộc thi ảnh nghệ thuật và lần thứ 3 tại Cuộc thi ảnh báo chí “Đất và Người” của Báo NTNN với giải Ba.
Nhận tin được giải liên tiếp, Vũ chỉ còn một băn khoăn nhỏ, người thầy cho em mượn ống kính nay đã đi du học, địa chỉ không có, giá có cách gì báo tin, chắc chắn thầy vui lắm. (Nông Thôn Ngày Nay 23/10, tr8) đầu trang(
Vườn chim Việt có một đối tượng nuôi vô cùng đặc sắc là sâm cầm. Có lẽ Trần Nhữ Giáp là người đầu tiên ở Việt Nam nhân giống thành công loài chim ăn nhân sâm đầy bí ẩn này.
Trần Nhữ Giáp được đánh giá là người có công đầu trong việc đưa trĩ đỏ khoang cổ ra khỏi danh sách đỏ. Tuy không phải là người nuôi trĩ sinh sản đầu tiên tại Việt Nam nhưng anh lại là người nuôi quy mô lớn nhất, cung ứng ra thị trường cả ngàn, cả vạn cá thể.
Một loài chỉ được đưa ra khỏi sách đỏ khi có trên 2 vạn cá thể ở một vùng lãnh thổ hay một quốc gia, điều kiện ấy thì con trĩ ở Việt Nam đang có thừa. Từ một con vật quý hiếm, giờ trĩ đỏ được nuôi lấy thịt rất phổ biến trên phạm vi toàn quốc và có giá bán thương phẩm chỉ nhỉnh hơn giá thịt gà.
Sắp tới anh sẽ giúp đưa chim công ra khỏi sách đỏ cũng bằng con đường nhân rộng quy mô nuôi tương tự như trĩ. Từ 18 con công giống giờ đây anh đã nhân được hơn 600 cá thể. Cũng trong quá trình nuôi Trần Nhữ Giáp là người đã nghĩ ra cách lai tạo ra một dòng mới là công ngũ sắc với trắng, xanh, lục, lam và màu hạt dẻ.
Ngoài đàn trĩ, công đông đảo, Vườn chim Việt còn có một đối tượng nuôi vô cùng đặc sắc là sâm cầm. Đàn sâm cầm ở đây có trên 100 con trong đó 16 con non sinh sản ngay tại trại. Có lẽ anh là người đầu tiên ở Việt Nam nhân giống thành công loài chim ăn nhân sâm đầy bí ẩn này.
Truyền thuyết kể rằng dân trong một làng ở xứ Cao Ly (Triều Tiên) mắc loại bệnh kì lạ không thuốc nào chữa nổi, không thầy lang nào phán đúng nguyên nhân nên cứ thế họ chết dần, chết mòn.
Khi bóng ma tang tóc đã phủ mờ khắp làng xóm, cô con gái của người thợ săn chợt nhớ lại chuyện xưa cha kể lại ở trên dãy núi Trường Bạch có một loài chim thường ăn rễ của một loài cây. Do ăn rễ loại cây này mà chim có thể chống chịu được cái lạnh của băng tuyết, đề kháng được mọi loại bệnh tật. Mừng quá, cô liền lên đường tìm núi Trường Bạch.
Cái lạnh cắt da, cắt thịt cùng với đá nhọn lởm chởm dưới chân khiến cô kiệt sức và ngất khi leo đến đỉnh núi. Tỉnh dậy cô gái nhìn thấy một bầy chim đang ra sức đào bới một gốc cây nhỏ gần đó để ăn.
Học theo loài chim cô lấy hết chút sức tàn lê mình đến bới được mấy cái rễ ăn cho đỡ đói. Kỳ lạ thay, ăn đến đâu người khỏe ra đến đấy nên đào thật nhiều mang về phát cho những người đang nằm chờ chết ở quê nhà.
Nhờ nhai rễ cây này mà cả làng cô đã thoát chết khỏi căn bệnh quái ác. Kể từ đó người làng cô gọi cây đó là nhân sâm và loài chim ăn sâm là sâm cầm.
Theo trào lưu ăn sâm cầm của các ông hoàng bà chúa bên Trung Hoa, vào thế kỷ thứ 19, tại Việt Nam, vua Tự Đức đã ra một chỉ dụ đặc biệt: “Cứ như lời tâu thì sâm cầm là món ăn ngon, lại là thứ thuốc rất bổ nên sắc cho Hà Nội sức bảo dân làng Nghi Tàm hằng năm đến mùa phải có mười đôi chim tiến cống càng sớm càng hay”.
Chim được tiến vua phải được chọn lọc một cách rất đặc biệt. Trọng lượng trung bình của loài chim này chỉ khoảng dăm lạng nhưng chim tiến phải nặng trên bảy lạng. Mỗi khi dân làng không nộp đủ 10 đôi sâm cầm vào cung sẽ bị phạt vạ.
Nếu chỉ tiến vua thôi thì cũng không đến nỗi, đằng này ăn theo lệnh tiến ấy là bao cửa ải từ lý trưởng, chánh tổng đến các bậc quan lại xem xét việc cống nạp, là biết bao đôi sâm cầm khác phải đi theo.
Từ một đặc sản, sâm cầm trở thành nỗi khiếp hãi của người dân Nghi Tàm nên họ phản đối kịch liệt đến mức năm Tự Đức thứ 24, lệ tiến cống được bãi bỏ.
Thực chất, sâm cầm là một loài chim nước còn có tên gọi là cốc vộc, thân chỉ nhỉnh hơn con le le chút ít, nặng chừng dăm bảy lạng. Đầu và cổ chim có lông đen, mỏ nhọn màu vàng nhạt đặc biệt có mào là một cục thịt màu trắng ngà hơi nhú lên.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sâm cầm là giống chim di cư. Mùa đông chúng từ phương Bắc bay về phương Nam tránh rét. Trong chặng đường viễn du dằng dặc hàng vạn dặm ấy hồ Tây trở thành một điểm dừng chân.
Đã có thời ở hồ Tây đen đặc bóng sâm cầm ngụp lặn. Chúng bơi lội như vịt, lùng sục ven các bãi bờ bắt tôm, mò tép. Đã có thời sâm cầm đi vào tục ngữ, ca dao: “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/ Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây”. Thế rồi những họng súng, những tay lưới khiến cho bầy chim ấy tan tác, vắng biệt bóng ở hồ Tây.
Sâm cầm ngày nay dần trở nên hiếm đến mức có tiền cũng phải đặt cả tháng may ra mới được vài con hoặc kém may mắn hơn là xơi nhầm hàng giả sơn cầm đội lốt sâm cầm.
Sơn cầm hình dáng khá giống sâm sầm, chỉ khác hai đặc điểm là chân không có ba đồng xu (ngón chân có màng nhỏ như đồng xu) và đầu không có cục sừng trắng. Sơn cầm có giá chỉ vài chục ngàn đồng một con nhưng sau màn phù phép đã hóa tiền triệu, hóa thành món ăn của ông hoàng bà chúa thời nay.
Khi những chủ doanh nghiệp bự, quan chức to rủ nhau vào nhà hàng, khách sạn để xơi sâm cầm thì Trần Nhữ Giáp lặng lẽ đi trước một bước, sưu tập chúng về nuôi sinh sản.
Điều kiện nuôi nhốt được anh mô phỏng giống như tự nhiên chúng sinh sống, cũng có mặt nước, cũng có bèo, có cây. Thế là những con sâm cầm đực mắt đỏ, mồng to quên mất cảnh giam hãm tù đầy để điềm nhiên leo lên mình lũ chim mái. Chúng giao phối ở ngay trên mặt nước giống như vịt.
Sau cuộc yêu, sâm cầm mái tự tha bèo tây trong chuồng để lót ổ đẻ. Mỗi mùa chúng đẻ từ 4-8 trứng. Khi ấp trứng sâm cầm mái rất nhút nhát, tay người động vào là bỏ tổ nên cần tuyệt đối giữ yên tĩnh. 16 con sâm cầm non đã được ra đời theo phương pháp này ở trại. Hiện chúng đã thau tháu lớn bằng cha, bằng mẹ để bước vào độ tuổi sinh sản.
Trong quá trình nuôi sâm cầm, những con không đủ tiêu chuẩn làm giống sẽ bị thải loại. Trần Nhữ Giáp phát hiện ra một điều là thịt sâm cầm bắt trong tự nhiên ngon ngọt nổi tiếng nhưng khi nuôi nhốt trở nên nhạt dần, không khác thịt như chim thông thường.
Bởi vậy, ngoài bổ sung giá đỗ, mộng mạ, định kỳ hằng tuần lũ sâm cầm còn được chủ nhân cho uống nước sâm Cao Ly chính hiệu để có được độ ngọt, mùi thơm như chim trong tự nhiên. Sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt đã mở ra hướng đi mới cho Vườn chim Việt là nuôi sâm cầm thương phẩm.
Miên man về chuyện loài chim ăn củ sâm, anh kể với tôi dự định một hai năm tới sẽ tặng lại cho Hà Nội 50-100 con sâm cầm để thả xuống hồ Tây cho thỏa ước mơ: “Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ, vỗ cánh mặt trời” (nhạc Trịnh Công Sơn).
Bầy sâm cầm ấy đã được thuần hóa, không di cư nữa mà thành công dân đặc biệt của Thủ đô. Tò mò hỏi cách thuần hóa chim di cư thành chim định cư bằng cách nào nhưng anh nhất định không chịu tiết lộ mà chỉ khẳng định một điều rằng: “Khi nào Hà Nội đảm bảo được điều kiện an toàn cho lũ chim thì tôi sẽ thả chúng về tự nhiên ngay lập tức”. (Nông Nghiệp Việt Nam 23/10, tr5) đầu trang(
Bằng nhiều cách khác nhau, một số đối tượng có thể làm cho một cánh rừng thông đang phát triển tốt tươi, héo dần rồi chết đứng. Và không ít rừng thông đã trở thành đất hoa màu.
Vào vai một người đi mua đất, phóng viên VTV đã tiếp cận với một người dân đang dùng những thủ đoạn để biến đất rừng thành đất hoa màu. Địa điểm mà người dân này đang phá rừng nằm ngay phường 12, TP Đà Lạt. Theo người dân này, việc làm cho một cây thông đang tốt tươi trở nên chết đứng là việc không khó và dường như nó đã trở thành một "công nghệ" trong việc phá rừng.
Không chỉ tiêm thuốc để cây thông cả trăm năm tuổi khô gốc rồi chết đứng, mà những hình thức “ken cây” – dùng búa, rìu vạc quanh gốc thông cho nhựa thông dồn về gốc, ứa lại, dần dần thông kiệt sức rồi chết đã trở thành vấn đề nhức nhối ở nhiều khu rừng thông của tỉnh.
Tại khu vực xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, hầu như rẽ vào bất cứ tuyến đường nhánh nào cũng có thể dễ dàng thấy những cánh rừng thông bị đốn hạ, “ken gốc". Hàng trăm cây thông cả to lẫn nhỏ đều bị đốn ngã, cưa thành từng đoạn và đốt cháy xém. Những nhát cuốc tạo đường ranh mong manh phân định giữa rừng và “vườn” rộng đang phổ biến.
Việc “biến đất rừng thành đất trồng hoa màu” đang diễn ra hết sức phức tạp và tinh vi. Rừng thông Đà lạt đang chết từng ngày. Nếu chính quyền điạ phương không sớm có biện pháp cụ thể thì trong tương lai gần Đà Lạt sẽ mất đi nét đặc trưng vốn có. Hậu quả là những cánh rừng nơi đây sẽ biến dạng thành những vùng đất hoa màu.  (VTV 22/10) đầu trang(
22.10, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Đào Văn Đô (36 tuổi, ngụ xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, Lâm Đồng) vì hành vi vận chuyển lâm sản trái phép.
UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt ông Đô 25 triệu đồng và tịch thu xe vận chuyển gỗ lậu biển kiểm soát 49C-02202 cùng hơn 2 m3 gỗ xẻ, sung công quỹ.
Trước đó, ngày 5.9, ông Đào Văn Đô dùng ô tô 49C-02202 vận chuyển 2,025 m3 gỗ xẻ (quy đổi thành 3,24 m3 gỗ tròn) và bị lực lượng kiểm lâm huyện Đam Rông bắt giữ, lập biên bản vi phạm. (Thanh Niên 22/10) đầu trang(
Trong mấy năm trở lại đây, nhiều khu rừng tại các huyện miền Tây Nghệ An đang bị người dân tàn phá để tận thu dược liệu đem bán. Tình trạng trên diễn ra tràn lan dẫn đến mất cân bằng sinh thái, “chảy máu” dược liệu, gây ra nhiều hệ lụy đau lòng.
Còn nhớ những năm trước, các thương lái Trung Quốc thu mua một số loại dược liệu khá quen thuộc với giá rất “bèo” như hạt sa nhân, tuyết nhung, sâm rừng... khiến cho những cánh rừng ở các huyện miền núi Nghệ An bị triệt hạ, bởi hàng ngày, có hàng nghìn lượt người vào rừng khai thác các loại dược liệu này đem bán.
Sự đa dạng về hệ sinh thái thực vật cứ thế giảm dần theo mùa vụ mà thương lái Trung Quốc sang thu mua. Sau khi các loại dược liệu này cạn kiệt dần, những năm gần đây, thương lái Trung Quốc lại chuyển sang thu mua nhiều loại mới với chủng loại ngày càng đa dạng.
Rong ruổi trên những bản làng vùng cao của miền Tây xứ Nghệ, tại hầu khắp các huyện miền núi như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong..., ở đâu người dân cũng vào rừng tìm dược liệu để bán. Tuy nhiên, người dân trực tiếp đi khai thác cũng như thương lái người bản địa đều không hiểu người ta thu mua các loại cây dược liệu này với mục đích gì. Chỉ biết chung chung là mua về làm thuốc, còn giá trị của nó thì ít ai biết được.
Anh Vi Văn Xuân, một chủ thu mua lá cây chua ke ở xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu cho biết: “Tôi nhận làm đại lý thu mua dược liệu cho một người tên Bắc ở Quảng Ninh. Khoảng 2 tuần, anh Bắc cho người đưa xe ôtô tải vào gom hàng. Chủng loại hàng trước đây khá đa dạng nhưng nay đã cạn kiệt. Thời gian gần đây, họ lại yêu cầu thu mua lá cây chua ke và quả mây, nhưng tôi cũng không hiểu họ mua làm gì?”.
Ông Lô Văn Quân trú tại xã Quang Phong, huyện Quế Phong, một trong những người sống chủ yếu bằng nghề rừng, cho hay: “Mỗi ngày, gia đình tôi với 4 lao động chính vào rừng từ sáng sớm để hái lá chua ke. Loại này là cây thân gỗ nên để hái được, chúng tôi thường chặt tận gốc xong mới hái. Khi họ mới thu mua, mỗi ngày gia đình tôi hái được hàng tạ, với giá tươi 3.000 đồng/kg thì mỗi ngày kiếm được cả triệu đồng”.
Được biết, những người dân “săn” dược liệu lúc đầu chủ yếu vào các cánh rừng sản xuất hay khu đệm của rừng phòng hộ, vườn quốc gia. Thế nhưng, càng ngày nguồn cây dược liệu càng cạn kiệt, nên họ lấn vào tận vùng lõi của các rừng phòng hộ, thậm chí là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để phá rừng tìm dược liệu.
Vì thế, ngoài nguồn dược liệu ở các khu rừng cấm bị khai thác vô tội vạ thì một số lượng lớn cây thân gỗ, cây rừng... cũng bị tàn phá theo. Những vùng rừng đặc dụng như Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt... đang bị ảnh hưởng trầm trọng bởi nạn khai thác dược liệu trái phép.
Theo tìm hiểu của PV, trước đây việc quản lý, cấp phép cho người dân khai thác các loại lâm sản phụ (trong đó có dược liệu) thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện nên số lượng người đi khai thác dược liệu không nhiều. Nhưng từ khi Thông tư số 35 (ngày 20/5/2011) của Bộ NN&PTNT có hiệu lực, việc cấp phép khai thác dược liệu thuộc về UBND cấp xã với cơ chế thông thoáng hơn.
Người dân chỉ cần lập bản dự kiến sản phẩm khai thác, bản đăng ký khai thác lâm sản phụ rồi nộp về UBND xã. Sau đó, UBND xã sẽ rà soát. Nếu các loại lâm sản phụ này không thuộc danh mục cấm khai thác, UBND xã phải cấp phép cho người dân vào rừng khai thác.
Tuy nhiên, người dân vẫn quen khai thác tự do, mạnh ai nấy làm chứ hầu hết không hề xin ý kiến của cơ quan chức năng. Đặc biệt, hiện nay ngành chức năng chưa có chế tài xử phạt và cách quản lý hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bà con khai thác dược liệu quá mức, tận thu, tận diệt, ảnh hưởng đến an ninh rừng tự nhiên.
Ông Lê Xuân Đình, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quỳ Châu cho biết: “Hiện nay, việc khai thác lâm sản phụ, trong đó có dược liệu diễn ra ở hầu khắp các xã của huyện, nhiều nhất phải kể đến các xã vùng trong như: Châu Phong, Châu Hoàn, Diên Lãm, Châu Nga... Việc khai thác ồ ạt quá mức đã khiến cho nhiều loại dược liệu trở nên cạn kiệt. Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng trên là vấn đề hết sức khó khăn đối với ngành chức năng”.
Trao đổi với PV, ông Lê Cao Bính, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cho biết: “Muốn xử lý nạn khai thác lâm sản phụ đang diễn ra tràn lan ở các huyện miền núi như hiện nay phải chờ nghị định mới ra đời, khi đó mới có thể xử lý. Còn Nghị định 99 ngày 2/11/2009 trước đây (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản) không có chế tài để xử phạt nạn khai thác lâm sản phụ.
Hơn nữa, đặc thù của người dân miền núi là sống dựa vào rừng, nên muốn họ không vào rừng khai thác lâm sản phụ cũng như lâm sản trái phép cần phải có sự vào cuộc quyết liệt từ các ngành, các cấp. Trong đó, đặc biệt là tạo công ăn việc làm tại chỗ ổn định cho bà con”.
Chứng kiến tình trạng khai thác dược liệu ồ ạt rồi đem bán thô với giá rẻ mạt, không ít người đã vô cùng xót xa, tiếc nuối. Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng trên đang là một bài toán quá khó.
Và để rừng xanh không bị “chảy máu” các loại dược liệu quý, các cấp ban, ngành cần có giải pháp bảo tồn khẩn cấp, trước mắt cần ngăn chặn nạn khai thác lâm sản phụ ồ ạt, vô tội vạ của người dân như hiện nay. (Công An Nghệ An 22/10) đầu trang(
22-10, Phòng Cảnh sát PCCC số 4 tổ chức huấn luyện thực tế, cứu nạn cứu hộ người bị đuối nước cho CBCS tại sông Cu Đê (P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu).
Tại đây, các CBCS được thực tập với tình huống giả định được đưa ra: mùa mưa bão, nước sông dâng cao gây ngập lụt cô lập khu vực Thủy Tú và một số hộ dân bị nạn.
Để xử lý tình huống này, các CBCS Phòng CS PCCC số 4 triển khai phương án cứu người bị đuối nước bằng phương thức sử dụng phao cứu sinh đưa người bị nạn vào bờ; đồng thời sử dụng ca nô để tiếp cận và thực hiện các biện pháp cứu người.
Sáng cùng ngày, CBCS Phòng CS PCCC số 4 còn được thực tập các phương án xử lý tình huống cháy rừng phòng hộ Nam Hải Vân. (Công An TP Đà Nẵng 23/10) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Trong đó, Bộ đề xuất mức xử lý vi phạm quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lên đến 500 triệu đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 24/9/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, bước đầu, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân.
Phần lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, nhưng cũng còn nhiều tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc các quy định của Nghị định này như: Trì hoãn không ký kết hợp đồng; không kê khai, kê khai không đầy đủ; không nộp hoặc nộp không đầy đủ, đúng hạn (số tiền nợ đọng tính đến cuối năm 2013 là 296,6 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, một số chủ rừng khu rừng cung ứng dịch vụ chưa thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy định, còn để rừng bị xâm canh, chặt phá trái phép, không chi trả đầy đủ, kịp thời tiền cho người nhận khoán bảo vệ rừng. Các hành vi vi phạm trên đã gây khó khăn cho việc thu, chi và giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng tại các địa phương, phần nào làm giảm hiệu quả của chính sách.
Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã quy định cơ bản đầy đủ các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhưng chưa có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng. Do đó, đến nay chưa có chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo bổ sung Điều 9a Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất quy định xử phạt đối với người sử dụng dịch vụ môi trường rừng khi có hành vi sau: Không ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng; không kê khai số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (chi trả gián tiếp); không chi trả hoặc không chi trả đầy đủ, đúng hạn số tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất quy định xử phạt đối với chủ rừng khi cố ý giữ lại không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng hoặc cam kết ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng.
Mức xử phạt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng tùy hành vi, mức độ vi phạm. (Chính Phủ 22/10) đầu trang(
Trong 9 tháng 2014, Đồng Hới có sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 10.426m3, tăng 70,7% so với cùng kỳ.
Theo kế hoạch trồng rừng năm nay, TP Đồng Hới chuẩn bị trồng mới 65ha rừng tập trung, trong đó có 30ha rừng phòng hộ và 35ha rừng sản xuất; đồng thời khoanh nuôi và bảo vệ 2.700ha rừng. (Báo Quảng Bình 23/10) đầu trang(
Không ai có thể phủ nhận giá trị của rừng ngâp mặn trong hoạt động ứng phó BĐKH và duy trì sự đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên, thời gian qua, song song với diện tích rừng  ngập mặn được trồng mới thì những cánh rừng cũ đang mất đi với tốc độ khá cao.
Tìm giải pháp hạn chế sự mất đi của những cánh rừng ngập mặn nguyên thủy là nhiệm vụ cần kíp hơn cả việc trồng mới là khuyến cáo của các tổ chức quốc tế hiện nay.
Vụ Phát triển rừng (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thống kê hiện cả nước còn khoảng 166.000ha rừng ngập mặn, giảm 60% so với những năm 1940.
Còn thống kê của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) cho biết, từ năm 1980 đến nay diện tích rừng ngập mặn đã bị mất từ 20 – 35%. Tỷ lệ mất rừng cao nhất là ở các nước đang phát triển, nơi rừng ngập mặn thường bị chặt phá để quy hoạch phát triển vùng ven biển, nuôi trồng thủy sản, lấy gỗ hay sản xuất nhiên liệu. Và chỉ trong vòng một thế kỷ qua, diện tích và chất lượng rừng ngập mặn đã giảm nhiều đến nỗi chúng bị cho là đang mất dần những chức năng vốn có của mình.
Theo ông Nhữ Văn Kỳ, Vụ Phát triển rừng, một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long chính là tình trạng phá rừng làm đầm nuôi tôm tự phát, nuôi tôm quảng canh, sinh thái. Nguyên nhân khác nữa là chuyển mục đích sử dụng đất hợp pháp sang nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, xây dựng đê bao, khu công nghiệp, cảng biển, khai thác gỗ, củi.
Trên thực tế, điều kiện trồng rừng ven biển rất khó khăn trong khi ngân sách nhà nước đầu tư cho trồng rừng phòng hộ thấp. Vì vậy tỷ lệ cây sống thành rừng chỉ đạt từ 50-60%. Mặt khác, công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất còn bất cập, thiếu sự phối hợp, thống nhất giữa các ngành liên quan cũng góp phần vào làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn.
Hơn nữa, khâu quy hoạch rừng ở từng địa phương thiếu ổn định, thường bị điều chỉnh do nhu cầu sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế tại địa phương. Việc giao khoán rừng ngập mặn cho các hộ gia đình bảo vệ còn nhiều hạn chế.
Hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho nhiều diện tích rừng bị ngập sâu, biển đang có xu hướng tiến sâu vào nội địa, các hoạt động từ thượng nguồn sông Mekong như xây dựng các đập thủy điện, ngăn dòng đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống rừng ngập mặn.
Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết trong chiến lược phát triển lâm nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu, dự kiến cả nước phát triển diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, chống cát bay đạt 330.000ha vào năm 2015 và đạt 500.000ha vào năm 2025.
Để đạt mục tiêu đó, theo ông Thông cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt từ khâu quy hoạch, rà soát lại quy hoạch diện tích rừng ngập mặn, đổi mới và nâng cao hiệu quả của chính sách đầu tư trồng, bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn.
Ông Trần Văn Thức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết bờ biển thuộc địa bàn tỉnh đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng.
Để bảo vệ diện tích rừng phòng hộ ven biển tỉnh đã đưa ra hai giải pháp công trình và phi công trình. Cụ thể là xây dựng kè bêtông ly tâm ven bờ khu vực biển Tây thuộc huyện U Minh nhằm tạo bãi bồi để tái sinh rừng.
Ông Trịnh Hoàng Việt, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An, chia sẻ những giải pháp có thể thực hiện trong việc bảo vệ rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển. Đó là tăng cường công tác khuyến lâm ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng, phổ biến quảng bá các mô hình nông lâm kết hợp đạt hiệu quả như mô hình nuôi ong mật dưới tán rừng, mô hình cây lúa nước và cây tràm kết hợp với gà thả vườn, nghiên cứu và tuyển chọn các giống cây trồng thích nghi trên các dạng lập địa. Khuyến khích mở các vườn ươm cây giống chất lượng, hỗ trợ cung cấp cây giống cho người dân trồng cây phân tán.
Đối với các trường hợp sử dụng diện tích rừng không đúng quy hoạch cần thu hồi và xử lý nghiêm khắc. Ngoài ra, đối với các công trình đê biển thì phải coi rừng ngập mặn là một hạng mục thành phần, từ đó dành một phần kinh phí thỏa đáng để đầu tư, chăm sóc, bảo vệ.
Cần sử dụng Hệ thống thông tin địa lý và công nghệ viễn thám giám sát chất lượng rừng và lưu trữ những số liệu của rừng để theo dõi. Cần thực hiện quan trắc chất lượng nước để nắm những đặc trưng cửa sông, đại diện cho yếu tố môi trường có thể nhạy cảm với sức khỏe của rừng ngập mặn. (Tài Nguyên & Môi Trường 21/10, tr8) đầu trang(
Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án giao rừng tự nhiên nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống người dân sống trong và ven rừng, huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng.
Được sự hướng dẫn của lực lượng kiểm lâm, người dân huyện Hướng Hóa đã thành lập 19 tổ bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, tại nhiều thôn bản, người dân tự nguyện xây dựng quy ước bảo vệ, phát triển rừng. Thậm chí, một số hộ còn cam kết với nhau đồng lòng, đồng sức bảo vệ diện tích rừng nhận khoán. Ai tiếp tay cho lâm tặc, lấn chiếm rừng, săn bắt động vật quý hiếm… sẽ bị phạt nặng.
Nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, năm 2006, Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa phối hợp với UBND xã Húc và A Dơi tiến hành giao rừng thí điểm cho cộng đồng và nhóm hộ gia đình. Tổng diện tích rừng tự nhiên được bàn giao là 140 ha, trong đó 86 ha giao cho cộng đồng thôn Tà Rùng (xã Húc) và 54 ha giao cho 8 nhóm hộ gia đình trú tại thôn Prin C (xã A Dơi).
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng kiểm lâm và người dân nên rừng giao khoán được bảo vệ rất tốt; không còn tình trạng khai thác gỗ, săn bắn trái phép; nạn phát rừng làm nương rẫy được hạn chế đáng kể.
Từ tín hiệu đáng mừng trên, Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa tiếp tục giao rừng cho người dân ở 13 bản gồm: Măng Sông (Ba Tầng), Chênh Vênh (Hướng Phùng), Ra Ty (Hướng Lộc), Cuôi (Hướng Lập), Trăng (Hướng Việt)… Hiện tại, gần 750 hộ dân ở các thôn bản này đang bảo vệ hơn 5.650 ha rừng. Ngoài ra, gần 400 ha rừng cũng đã được 30 hộ gia đình ở xã A Dơi và Hướng Sơn nhận khoán.
Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa còn vận động người dân tham gia kiểm tra, đánh giá lượng tăng trưởng của rừng. Kết quả đáng mừng là bình quân mỗi năm trữ lượng rừng tăng khoảng 2,5%. Hiện tại, ở một số thôn bản của huyện Hướng Hóa, rừng giao khoán đang bước vào giai đoạn khai thác. Hạt Kiểm lâm huyện đã tạo điều kiện cho người dân tạm ứng sản phẩm gỗ để phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Tính đến nay, công tác giao rừng tự nhiên đã được triển khai tại huyện Hướng Hóa hơn 7 năm. Qua đó, nhận thức của cộng đồng được nâng lên khá cao. Tình trạng khai thác lâm thổ sản, thú rừng trái phép và phá rừng làm nương rẫy giảm đi đáng kể. Diện rích rừng được giao khoán sinh trưởng và phát triển tốt.
Bên cạnh đó, vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, cộng đồng thôn bản được phát huy tích cực. Tuy nhiên, công tác giao rừng tự nhiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế.
Ở một số xã, chính quyền và người dân địa phương vẫn chưa lập được kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng nên không phát huy được sức mạnh tập thể cũng như thu hút mọi người dân tham gia. Công tác tuần tra, kiểm tra rừng của các tổ bảo vệ được triển khai nhưng việc báo cáo kết quả chậm, thiếu tính thường xuyên. Bên cạnh đó, các thành viên trong tổ vẫn chưa được tập huấn về nghiệp vụ dẫn đến hiệu quả công việc còn thấp. Việc giám sát, thực hiện quy ước bảo vệ rừng của chính quyền xã vẫn chưa được tiến hành thường xuyên.
Hiện nay, rừng tự nhiên trên địa bàn phần lớn thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (chiếm khoảng 60%). Diện tích do UBND xã quản lý chiếm khoảng 36%, thường nằm cách xa khu dân cư nên gây ra nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ.
Hơn nữa, một số khu rừng của cộng đồng là “rừng ma”, “rừng thiêng”. Theo phong tục của người dân, không ai được tác động các biện pháp kỹ thuật vào những khu rừng này. Thế nên, việc chăm sóc và phát triển rừng chưa phát huy hết hiệu quả.
Dù cộng đồng là chủ thực sự của các khu rừng đã bàn giao nhưng đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa được hưởng lợi. Được biết, trình tự, thủ tục để đăng ký hưởng lợi từ rừng là chủ rừng làm đơn xin khai thác và tiến hành thống kê diện tích, sản lượng, số cây cần khai thác…
Sau đó, trình các loại giấy tờ này cho UBND xã xác nhận, tiếp theo phải có giấy phép khai thác do UBND huyện cấp và cơ quan Kiểm lâm xác nhận. Tuy nhiên, do không nắm rõ quy trình nên việc xin khai thác nguồn lợi rừng của người dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một thực tế khác là có những diện tích rừng được khai thác không bền vững do người dân chưa nắm rõ về kỹ thuật cũng như biện pháp lâm sinh.
Theo Quyết định số 112/2008/QĐ- BNN của Bộ NN&PTNT, định mức kinh tế - kỹ thuật để xác định lao động, vật tư, nhiên liệu và các phụ cấp cần thiết phục vụ công tác giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ quản lý rừng là quá thấp so với thị trường.
Được biết, định mức chi phí lao động đối với cộng đồng hiện là 345 ngàn đồng/ha rừng và đối với gia đình là 634 ngàn đồng/ ha (tính cả chi phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công lao động của cán bộ kỹ thuật cũng như người dân). Vì vậy, người dân nhận khoán bảo vệ rừng còn nhiều thiệt thòi.
Ông Lê Văn Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa khẳng định, chủ trương giao rừng chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi giúp người dân sống được bằng rừng.
Theo ông Thành, để khuyến khích người dân, cộng đồng, nhóm hộ gia đình nhận bảo vệ rừng cần xây dựng quy chế ứng trước sản phẩm và hưởng lợi nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. Đối với diện tích rừng sản xuất và phòng hộ do UBND xã quản lý, đang nằm rải rác, cần tập trung khoanh vùng và tiếp tục giao cho cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ, hưởng lợi và phát triển.
Cần sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật theo Quyết định 112/2008/QĐ-BNN, đồng thời bố trí kinh phí hỗ trợ cho cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ rừng, thành lập quỹ bảo vệ phát triển cấp xã, xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Ngoài ra, cấp trên cũng cần bố trí kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các khu rừng được giao cho người dân. (Báo Quảng Trị 23/10) đầu trang(
Một số hộ dân ở xã Cát Trinh tự ý bán đất lâm nghiệp cho các công ty, doanh nghiệp khai thác để phục vụ việc nâng nền, san lấp mặt bằng tại những công trình giao thông, xây dựng đang triển khai tại địa phương này.
Gọi tới “đường dây nóng” Báo Bình Định, người dân ở xã Cát Trinh phản ảnh: Gần đây, tại khu vực vườn đào thuộc thôn Phú Kim, xã Cát Trinh xảy ra tình trạng một số chủ đất tự ý bán một phần diện tích đất lâm nghiệp đã được Nhà nước giao quyền sử dụng cho các doanh nghiệp khai thác đất san lấp mặt bằng.
Trong quá trình khai thác, xe chở đất của các công ty, doanh nghiệp gây ra cảnh bụi bặm, đường sá tan hoang, đất đá ngổn ngang, gây mất an toàn giao thông. Đã từng có thời điểm, vì quá bức xúc nên nhiều người dân địa phương chặn đường ngăn cản xe chở đất hoạt động. Ngoài ra, việc khai thác đất làm nhiều diện tích đất lâm nghiệp nằm liền kề với các “mỏ” tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.
Trung tuần tháng 10.2014, PV về thôn Phú Kim để ghi nhận sự việc. Lúc này các doanh nghiệp đã tạm ngưng hoạt động khai thác nhưng dấu tích còn lại khá rõ là những khoảnh đất lâm nghiệp rộng hàng trăm mét vuông bị đào bới, tạo ra các hầm, hố có độ sâu từ 2m - 3m so với mặt bằng nơi đây. Theo một số người dân địa phương, trước đó hoạt động khai thác đất diễn ra khá rầm rộ, mỗi ngày, máy đào múc đất còn xe ben, xe tải thì nối đuôi nhau chở đất đi nơi khác.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, Chủ tịch UBND xã Cát Trinh, cho biết: Sau khi nhận được phản ảnh của người dân, lãnh đạo UBND huyện Phù Cát cùng các cơ quan chức năng của huyện và đại diện UBND xã Cát Trinh đã tới hiện trường kiểm tra, yêu cầu người dân và các doanh nghiệp ngừng hoạt động mua - bán, khai thác đất trái phép.
Sau khi kiểm tra, UBND huyện Phù Cát chỉ đạo UBND xã làm việc với các hộ đã bán đất trái phép để có hình thức xử lý theo quy định pháp luật. Thời gian tới, sẽ có hình thức xử lý phù hợp với mức độ vi phạm và theo đúng quy định của pháp luật. (Báo Bình Định 20/10) đầu trang(
Trong 9 tháng qua, TP Hòa Bình đã trồng mới 215,6/140 ha rừng sản xuất, đạt 154 % kế hoạch năm 2014.
Trong đó trồng rừng sản xuất theo dự án bảo vệ và phát triển rừng 100 ha (tại xã Yên Mông, Hòa Bình, Dân Chủ); dân tự trồng 115,6 ha. Vụ cháy rừng, diện tích bị cháy 0,44 ha rừng bạch đàn tái sinh và keo 3 năm tuổi. Hạt kiểm lâm TP đã lập hồ sơ xử lý 2/4 vụ vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nộp ngân sách 21,5 triệu đồng.
UBND TP chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, thu thập tài liệu để xử lý theo quy định của pháp luật vụ vi phạm bảo vệ rừng phòng hộ tại xã Dân Chủ.
Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc, trong 9 tháng toàn huyện trồng mới được 1.000 ha rừng, đạt 100 % kế hoạch, trong đó lâm trường Tu Lý trồng được 137 ha; Dự án phòng hộ Sông Đà trồng được 26,5 ha; Dự án bảo vệ phát triển rừng 171,6 ha; Dự án 1558 trồng 173,9 ha; nhân dân tự trồng 491 ha.
Thực hiện mô hình vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại xóm Sèo, xã Cao Sơn. Kết quả đã xuất vườn được 42.550 cây bồ đề đạt tiêu chuẩn phục vụ cho công tác trồng rừng trong và ngoài địa bàn.
Ngoài ra, công tác bảo vệ, chăm sóc rừng được quan tâm, toàn huyện đã thực hiện chăm sóc rừng trồng qua các năm là 3.380,2 ha trong đó chăm sóc lần 1 được 3.380,2 ha, lần 2 được 2.873 ha.
Huyện Lạc Sơn được giao kế hoạch trồng mới 950 ha rừng. Các vườn ươm phân tán trên địa bàn đã tổ chức gieo ươm 97 vạn cây lát, 8 vạn cây trám, 150 vạn cây keo hiện nay cây đã xuất vườn đem trồng và đang sinh trưởng, phát triển tốt. Đến hết tháng 9, toàn huyện trồng được 1.179,2ha, đạt 124,1%KH.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm, ngành chức năng thường xuyên bám sát cơ sở, quản lý tốt diện tích rừng hiện có, không để xảy ra điểm nóng về chặt phá, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Diện tích rừng trồng khai thác trên 300 ha, tổng thu nhập từ lâm nghiệp ước đạt 23.800 triệu đồng. (Báo Hòa Bình 22/10) đầu trang(
Trong hai tháng 9 và 10 vừa qua, Hội Nông dân xã Xuân Hội huyện Nghi Xuân phối hợp với Viện Sinh thái cây trồng Trung ương đã tiến hành trồng rừng ngập mặn ven sông.
Kết quả đã trồng được 32.000 cây bần và cây mắm với diện tích 21 ha, trải dài 2 km dọc theo đê sông Lam qua địa bàn xã. Toàn bộ cây giống được chuyển về từ các vườn ươm của tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng. Hiện nay toàn bộ số cây đã trồng có tỷ lệ sống cao, phát triển tốt.
Đây là một việc làm góp phần xây dựng mô hình sinh thái, phòng chống bão lụt, phủ kín màu xanh của rừng ngập mặn tại khu vực cảng cá, âu thuyền và dọc ven đê sông Lam. (Nông Thôn Ngày Nay 23/10, tr14) đầu trang(
Vợ chồng chị Hoàng Thị Bạch Yến và anh Đỗ Mạnh Cường (thôn Kiên Phước, xã Triệu Ái, Triệu Phong, Quảng Trị) đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ để biến vùng gò đồi vốn cằn cỗi bao đời ở phía Tây huyện Triệu Phong trở thành “vùng đất sống”, đem lại tiền tỷ mỗi năm.
Trong căn nhà khang trang còn tươi màu sơn, chị Yến kể: “Vùng đất này trước đây khắc nghiệt lắm, đất cằn cỗi trơ sỏi đá, chỉ có sim mua, cỏ dại mọc cao quá đầu người, bom đạn sót lại sau chiến tranh nằm la liệt. Nhiều khi vợ chồng tôi cảm thấy chán nản, muốn vứt bỏ. May mắn được sự động viên của gia đình, chính quyền, đặc biệt là được Hội ND huyện quan tâm giúp đỡ, vợ chồng tôi đã vững tin, chịu khó làm ăn và thành công cho đến hôm nay”.
Sau hơn 12 năm cần cù lập nghiệp, đến nay vợ chồng chị Yến đã gây dựng 800ha rừng keo lai giâm hom, mỗi năm đưa vào khai thác 100-150ha, trung bình mỗi ha lãi trên 30 triệu đồng; xây dựng vườn ươm cây lâm nghiệp diện tích hơn 2ha, mỗi năm ươm 70 vạn cây giống, phục vụ nhu cầu trồng rừng của người dân địa phương và khu vực lân cận.
Có vốn, năm 2012, vợ chồng chị trồng thêm 40ha cao su tiểu điền và nuôi 50 con bò lai vào đầu năm 2014. Để nâng cao năng suất lao động, vợ chồng chị mua máy cày, máy xúc đất và xe tải để vận chuyển gỗ khi thu hoạch rừng.
Theo tính toán của chị Yến, trang trại tổng hợp này cho doanh thu khoảng 6 tỷ đồng mỗi năm cho gia đình. Trang trại tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động và 100 lao động thời vụ ở địa phương, với mức lương ổn định từ 3-4 triệu đồng/người/tháng. Gia đình chị nhiều lần được Hội ND huyện Triệu Phong công nhận là gia đình tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
Ông Nguyễn Văn Doan-Chủ tịch Hội ND huyện Triệu Phong tấm tắc ngợi khen: “Huyện Triệu Phong có rất nhiều hộ làm kinh tế giỏi, nhưng tất cả mọi người đều kính phục vợ chồng chị Yến về lòng quyết tâm biến sỏi đá thành tiền tỷ”. (Dân Việt 22/10) đầu trang(
Năm 2011, trên cơ sở đánh giá hiện trạng rừng, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tương Dương ban hành Nghị quyết số 02 về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng rừng và chăn nuôi giai đoạn 2011-2015”; từ đó công tác trồng rừng ở Tương Dương đã thu được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận...
Với sự tích cực của người dân và sự hỗ trợ, động viên kịpthời của Nhà nước, Sau hơn 3 năm rưỡi triển khai Nghị quyết 02 (đến tháng 6/2014), Tương Dương đã trồng được 6.120 ha/8.200 ha rừng, đạt gần 75% mục tiêu Nghị quyết đề ra, trong đó, 3.700 ha rừng tập trung và 2.850 ha rừng cây phân tán.
Huyện trích ngân sách hỗ trợ 70% giá các loại giống cây; năm 2014, huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ 5 triệu đồng/ha từ nguồn 30a, tổng kinh phí hỗ trợ trên 5,1 tỷ đồng (đã chi trả 2,513 tỷ) để xây dựng 5 vườn ươm, sản xuất 165 vạn cây giống (gần 90 vạn cây xoan, 76 vạn cây lát hoa) cung ứng giống cho người dân.
Đến xã Xiêng My, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Tương Dương, với  gần 75% hộ nghèo, rừng ở đây chủ yếu là rừng phòng hộ, nên việc phát triển trồng rừng khó khăn.
Thực hiện sát Nghị quyết  02 của Đảng bộ huyện, Đảng ủy xã đã ban hành Chương trình hành động số 06 ngày 21/10/2011, trên cơ sở đánh giá kết quả trồng rừng trước đây, xã đề ra kế hoạch trồng rừng mới, trong đó, ngoài 103 ha rừng trồng trước 2010, thì từ năm 2011, mỗi năm phấn đấu trồng 120 ha, “đích” đến năm 2015 là khoảng 465 ha rừng.
Cây xoan đâu đang là đối tượng trồng rừng mới ở Xiêng My được người dân trồng quanh nhà, trên vườn rừng. Gặp anh Trịnh Văn Đệ ở bản Phảy, xã Xiêng My - là một chủ xe đang mua gom gỗ xoan, anh cho biết: Do lượng gỗ xoan đến tuổi khai thác trong bản còn ít, nên vài ngày mới mua được 1 xe từ 5 đến 7 khối; nếu mua tại vườn 2,3 triệu đồng/m3,  còn mua tại bãi tập kết là 2,4 triệu đồng/m3, cứ đầy xe là chở xuôi xuống Diễn Châu bán.
Anh Lô Xuân Thỉu ở bản Phảy, xã Xiêng My, vừa dẫn PV đi thăm vườn xoan quanh nhà, vừa chuyện trò: “Gia đình trồng được hơn 5.000 gốc xoan; lứa xoan trồng từ năm 2008 đã thu hoạch được gần 6 triệu đồng. Cây xoan có cùng chu kỳ khai thác như cây keo, nhưng có giá trị và dễ bán hơn nhiều. Nếu bán cây giá 200  - 300 nghìn đồng, nếu bán theo khối là 2,4 triệu đồng/m3”.
Ông Kim Thái Việt - Bí thư Chi bộ bản Phảy cho biết: Thời gian đầu mới triển khai Nghị quyết 02, Đảng ủy họp mở rộng, ngoài việc quán triệt cho các đảng viên cốt cán, xã còn phô tô nghị quyết gửi về tận các chi bộ. Năm đầu triển khai chủ yếu trồng keo, mặc dù được hỗ trợ 500 đồng/cây giống, nhưng do giá keo xuống thấp nên bà con chưa thật sự tin tưởng, không muốn nhận cây.
Chính vì vậy, trên cơ sở chỉ đạo của Đảng ủy, bản đã tổ chức họp mở rộng để tuyên truyền cho đảng viên và các đoàn thể tích cực vận động, tuyên truyền. Tiếp đó, nhờ sự gương mẫu đi đầu của các đảng viên như ông Lương văn Tuyến, những quần chúng tích cực như ông Lương Văn Thân… nên phong trào trồng rừng của bản bắt đầu được “làm nóng” lại. Bên cạnh cây keo, cùng với sự tích cực tuyên truyền của cấp ủy và ban cán sự bản, người dân đã tin và mạnh dạn chuyển sang trồng xoan, lát…
Ông Lương Thanh Truyền - Bí thư Đảng ủy xã Xiêng My cho hay: Năm 2012, phong trào trồng rừng theo nghị quyết có chững lại do cây keo mất giá, nhưng từ năm 2013, bà con đã chuyển dần sang trồng xoan, lát hoa. Đến tháng 9/2014, xã đã trồng 318,18 ha, trong đó, năm 2014, trồng được 172 ha rừng gồm 50.000 cây xoan và hơn 85.000 cây lát.
Một số xã vùng trong như Nga My, Yên Na, Yên Hòa... nhờ thực hiện Nghị quyết 02 nên diện tích rừng tăng khá nhanh. Năm 2011, xã trồng 123,6 ha keo, năm 2012 trồng được 137 ha và năm 2013 trồng được  207 nghìn cây, chủ yếu xoan và lát. “Với đà này, không lâu nữa, các xã Nga My và Xiêng My sẽ tạo ra vùng rừng lát, lát xoan quy mô của huyện” – ông Lương Hồng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Nga My phấn khởi cho biết.
Ở các xã thuận lợi về giao thông như Tam Thái, Tam Quang, Tam Đình, Thạch Giám... ngoài phát triển cây xoan, lát và keo, người dân còn phát triển mạnh các cây bản địa như mét, nứa, lùng, mây… Nhờ vậy, một số hộ dân không chỉ xoá đói, giảm nghèo, mà còn vươn lên trở thành mô hình trồng rừng điển hình để bà con tham quan, học hỏi; như các hộ ông Lô Hữu Chiến ở xã Tam Quang, ông Lô Văn Phải ở xã Tam Thái, bà Lương Thị Huệ xã Yên Hòa…
Tuy nhiên, công tác trồng rừng trên địa bàn Tương Dương hiện vẫn còn những tồn tại. Một số xã như Lượng Minh, Hữu Khuông, Mai Sơn… chưa có chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết hoặc nếu có thì chưa cụ thể; một số xã như Yên Thắng, Lượng Minh còn để xảy ra tình trạng sau khi trồng bị trâu, bò phá hại; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về lợi ích trồng rừng còn yếu kém…
Ông Lô Thanh Hài - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương chia sẻ: Mặc dù có cố gắng, nhưng nhân dân một số nơi vẫn có tư tưởng ỷ lại, chưa chủ động đầu tư trồng rừng mà chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Khi có kinh phí hỗ trợ thì các vườn ươm giống cây rừng phát triển, nhưng khi kinh phí giảm thì số cơ sở ươm giống cũng giảm theo; việc lập hồ sơ trồng rừng các xã còn chậm và chưa đúng quy định…
Mặc dù cây xoan có những lợi thế rõ ràng so với cây keo và được người dân rất hưởng ứng, nhưng để cây xoan trở thành cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, rất cần sự định hướng quy hoạch của huyện. Và một trong những hạn chế của kết quả trồng rừng theo Nghị quyết 02 của Tương Dương là tiến độ giao đất, giao rừng cho dân rất chậm, người dân chưa thực sự an tâm đầu tư trồng rừng; thực tế này nếu không được giải quyết sớm, khi đến kỳ khai thác dễ phát sinh tranh chấp phức tạp...
Như vậy, Nghị quyết 02 của Đảng bộ Tương Dương đã đáp ứng nguyện vọng đông đảo của bà con các dân tộc trên địa bàn, khơi dậy được tiềm năng đất rừng, tạo sự chủ động, tự giác trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ cây ở nhiều nơi và tự tìm nguồn tiêu thụ, đưa lại thu nhập khả quan; vấn đề là các cấp chính quyền địa phương phải sớm giải quyết các vướng mắc trong giao đất, giao rừng; hỗ trợ người dân tìm thị trường tiêu thụ…
Sau khi đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng hiệu quả, huyện cần có giải pháp tốt để nhân rộng; mặt khác, tiếp tục đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án cung cấp giống cây, giống con và định hướng rõ: đối với trồng rừng, các xã vùng trên ưu tiên trồng cây bản địa như xoan, mét; vùng ngoài và vùng trong trồng xoan, lát, mét, mây.
Trước mắt, tập trung tổ chức rà soát thống kê diện tích rừng đã trồng đến kỳ khai thác để có cơ sở xây dựng kế hoạch trồng rừng những năm tiếp theo; phân công các thành viên xuống tận cơ sở để chỉ đạo và vận động nhân dân tích cực trồng rừng; tổ chức kiểm tra việc thực hiện Nghị Quyết 02 của Đảng bộ huyện một cách sát thực, thường xuyên… (Báo Nghệ An 22/10) đầu trang(
Ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị cho biết, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh đạt 5.000 ha. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10.035 ha rừng đã được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ FSC, chiếm 25% tổng diện tích rừng có chứng chỉ trên toàn quốc. Theo kế hoạch đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ phấn đấu có khoảng 15.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.
Người đi tiên phong trên vùng gò đồi Tây Gio Linh trồng rừng đạt chứng chỉ FSC là cựu chiến binh Lê Biên Hòa ở xã Trung Sơn. Từ năm 1997, khi huyện Gio Linh triển khai Dự án trồng rừng Việt- Đức, gia đình ông Hòa được nhận 4 ha rừng. Lúc bấy giờ, người dân ít quan tâm đến khâu bón phân cho cây nhưng riêng ông lại đặc biệt tuân thủ kỹ thuật trồng đã được hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ, nhờ vậy 4 ha rừng của ông phát triển khá tốt.
Ông lại mạnh dạn xin cấp thêm 10 ha đất đồi, đầu tư vốn mua cây giống, phân bón, thuê nhân công trồng cây keo lai F1. Qua sáu năm chăm sóc 10 ha rừng, lứa gỗ đầu tiên mang về cho ông nguồn thu nhập khá. Từ đó, ông tiếp tục vay thêm 80 triệu đồng mua 15 ha đất rừng trị giá gần 300 triệu đồng để tiếp tục mở rộng quy mô trồng rừng.
Sau quá trình khảo sát và nhận thấy tiềm năng về diện tích rừng của hộ gia đình ông Hòa, các chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) quyết định hỗ trợ và giúp ông Hòa tham gia vào Dự án “Quản lý rừng và kinh doanh lâm sản bền vững”, bắt đầu triển khai vào năm 2007 thí điểm tại 5 thôn thuộc 2 huyện Gio Linh và Vĩnh Linh.
Vào thời điểm đó, mỗi héc ta rừng trồng 6 năm tuổi chỉ bán được từ 35-40 triệu đồng, nhưng sau khi tham gia dự án với khoảng thời gian kéo dài thêm hai năm nữa, kết quả là mỗi héc ta rừng được bán với giá lên tới 97 triệu đồng. Điều quan trọng là số diện tích rừng trồng gần 30 ha của gia đình ông Hòa đã được Hội đồng Quản lý rừng (FSC) cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rừng bền vững-một thương hiệu uy tín hàng đầu cho phép kết nối các khu rừng với thị trường nội thất gỗ toàn cầu.
Để rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, theo quy định hộ dân trồng rừng phải cam kết trồng rừng tuân thủ theo 10 nguyên tắc, trong đó có 54 tiêu chí do các tổ chức quốc tế về cấp chứng chỉ rừng FSC qui định. Trong đó, các tiêu chí đặc biệt quan trọng là cấm săn bắt động vật hoang dã; không được dùng máy cày, san ủi đất vì như thế sẽ ảnh hưởng đến thực bì, làm nghèo chất dinh dưỡng trong đất; giữ lại trên 5% cây bản địa; không được sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây hại môi trường; không được sử dụng lao động trẻ em; sau khi khai thác không được đốt rừng…
Đặc biệt, rừng phải khai thác đúng thời hạn, nghiêm cấm khai thác trước thời gian rừng 8 năm tuổi. Những năm đầu mới tham gia dự án, các chuyên gia Đức đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, từ lý thuyết đến thực tế tại chính rừng trồng, theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Nhờ vậy việc trồng rừng được nâng cao hiệu quả.
Đối với mỗi diện tích rừng trồng, đặc biệt chú ý đến khâu tỉa thưa. Thông thường, trên diện tích 1 ha trồng khoảng 1.600 cây được chừng 5 năm tuổi thì ông Hòa thực hiện tỉa thưa, bỏ bớt những cây không đạt chất lượng, còn lại khoảng 700- 800 cây là chuẩn, trong đó có những cây đạt chiều cao 30 m, đường kính 20-25 cm.
Hiệu qủa kinh tế mang lại sau khi tham gia trồng rừng theo chứng chỉ FSC với sự tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về quy trình kỹ thuật đến năm 2010, ông Hòa bán 4 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC và đầu năm 2014, ông vừa cho khai thác 10 ha rừng thu về gần 3 tỷ đồng. Trừ các khoản chi phí, 10 ha rừng đem lại cho gia đình ông khoản lãi ròng hơn 2,2 tỷ đồng.
Ông Hòa phấn khởi chia sẻ: “Không riêng gia đình tôi mà các hộ tham gia dự án đều nhận thấy được lợi rất lớn từ việc tham gia trồng rừng có chứng chỉ FSC là đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần, đồng thời đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường”.
Với những kinh nghiệm thực tiễn và hiệu quả thu được từ trồng rừng theo đúng tiêu chuẩn chứng chỉ FSC, ông Hòa vinh dự được mời dự hội thảo về trồng rừng ở một số nơi trong nước để truyền đạt kinh nghiệm. Đặc biệt, sau chuyến đi hội thảo về rừng bền vững tại Malaysia đã giúp ông học hỏi được nhiều điều bổ ích.
Ông Hòa đặt ra mục tiêu là áp dụng các giống mới và tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăm sóc rừng để phấn đấu 10 năm sau nâng chất lượng rừng của mình đạt mức giá bán 300 triệu đồng/ha. Bằng sự quyết tâm cao cùng với sự cần cù, năng động, tin rằng cựu chiến binh Lê Biên Hòa sẽ tiếp tục gặt hái những thành công trong việc trồng rừng theo tiêu chuẩn chứng chỉ FSC. (Báo Quảng Trị 22/10) đầu trang(
U Minh Hạ từng được ví là “túi nghèo” của tỉnh Cà Mau. Hàng ngàn hộ dân bao đời sống dưới tán rừng tràm cam chịu kiếp nghèo khó. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại người dân nghèo ở đây đang mơ giấc mơ làm giàu.
Ông Nguyễn Phục Nghiệp (cựu chiến binh 59 tuổi), ngụ ấp 18, xã Khánh Thuận, huyện U Minh cho biết: “Cuộc sống của gia đình ông mấy năm trước còn vô vàn khó khăn. Là người dân nhận đất, nhận rừng hơn 15 năm trước, vợ chồng ông Nghiệp phải vất vả mưu sinh bằng mọi cách mới nuôi đủ 4 người con khôn lớn, dựng vợ gả chồng nhưng đứa nào cũng nghèo khó như cha mẹ”.
“Trước năm 2012, người dân ở đây trồng rừng theo hình thức quảng canh, không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của Nhà nước. Nhiều năm trồng, bỏ công chăm sóc nhưng đến khi thu hoạch trừ hết tất cả các khoản phí ăn chia tôi còn lãi không tới 40 triệu đồng/12ha” – ông Nghiệp kể.
Đó là chuyện của ngày trước, còn bây giờ khi nói về chính sách mới của tỉnh dành cho người dân nghèo trồng rừng ở U Minh Hạ, ông Nghiệp và hàng ngàn hộ dân ở đây vô cùng phấn khởi. Sau năm 2013, Nhà nước có chủ trương mới giao Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ (gọi tắt là Công ty U Minh Hạ) giúp dân thoát nghèo. Đây chính là cơ hội cho người dân nghèo xứ này vươn lên.
“Năm 2013, gia đình tôi được Công ty U Minh Hạ đưa cơ giới vào múc kê liếp trồng rừng theo hình thức thâm canh, diện tích 3,3ha (ông Nghiệp tốn 2 triệu đồng/ha, các khâu múc kê liếp, cây giống được công ty hỗ trợ không tính lãi). Với hình thức này khoảng 6 năm sau tôi có thể thu hoạch tràm, trừ đi các khoản chi phí mà công ty đầu tư ban đầu (khoảng 9%), tôi còn được hưởng 80%, công ty 20%. Như vậy 1ha rừng tràm tôi có lãi hơn 50 triệu đồng” – ông Nghiệp cho biết.
Có chung niềm vui này, ông Lục Văn Lượm (83 tuổi, ngụ cùng địa phương) khẳng định: “Tôi gắn với rừng tràm hơn nửa đời người, chưa bao giờ tôi thấy vui như hiện tại, đó là vì tôi biết chắc con cháu tôi sau này sẽ không còn chịu cảnh nghèo khó như tôi trước đây. Không chỉ quan tâm giúp dân làm giàu, Nhà nước còn đầu tư điện, đường, trường, trạm… phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của người dân”.
Ông Trần Văn Hiếu – Giám đốc Công ty U Minh Hạ cho biết: Riêng  năm 2014, tính đến thời điểm hiện tại công ty đã có phương án hỗ trợ tiếp cho trên 200 hộ dân nghèo, diện tích 220ha, vốn đầu tư trên dưới 4 tỷ đồng.
“Trước khi đầu tư cho dân, lãnh đạo công ty xuống tổ chức họp dân, công khai các khoản chi phí như tiền, múc kê liếp, cây giống… để cho dân nắm rõ. Mặt khác, Nhà nước có chủ trương cho dân trồng tràm khai thác vào mùa khô để bán được giá cao, đây là điều kiện để khơi sáng vùng U Minh Hạ” – ông Võ Văn Kiệm, ngụ xã Khánh Thuận nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hiếu – Giám đốc Công ty U Minh Hạ cho biết: “Thực hiện theo sự chỉ đạo của tỉnh, năm 2013 công ty đã lên kế hoạch, đưa cơ giới múc lên liếp, hỗ trợ cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc… cho 13 hộ dân, tổng vốn đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng. Riêng trong năm 2014, tính đến thời điểm hiện tại công ty đã có phương án hỗ trợ tiếp cho trên 200 hộ dân nghèo, diện tích 220ha, vốn đầu tư trên dưới 4 tỷ đồng”.
“Có hơn 2.000 hộ dân sống dưới tán rừng tràm do công ty quản lý, thời gian qua công ty đã trích quỹ đầu tư phát triển của đơn vị để giúp dân. Các loại chi phí ăn chia sau khai thác giữa công ty với dân trước đây hơn 10 loại, nay giảm chỉ còn chi phí quản lý, thiết kế khai thác, thuế phải nộp theo quy định nên người dân rất phấn khởi” – ông Hiếu nói. (Dân Việt 23/10) đầu trang(
Nhiều vùng núi đồi ở huyện Cao Lộc và Hữu Lũng (Lạng Sơn) đang được phủ xanh bởi các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao. Nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã tiếp sức cho nhiều hộ ND phát triển các mô hình lâm nghiệp bền vững.
Bên cạnh những vườn cây ăn quả đặc sản như lê, hồng không hạt, đào Mẫu Sơn, núi rừng huyện Cao Lộc còn được phủ xanh bởi nhiều loại cây lâm nghiệp như thông mã vĩ, sa mộc, keo, bạch đàn... Nhiều hộ tiếp cận được các chương trình vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH để đầu tư trồng rừng.
Chị Nông Thị Giang (thôn Khuôn Cuổng, xã Thạch Đạn) có cánh rừng thông gần 5ha. Cánh rừng này gia đình chị Giang trồng được 1 năm, cây cao mọc đã quá đầu người. “Không như nuôi lợn, nuôi gà, trồng rừng yêu cầu phải có nguồn vốn lớn hơn. Khoản tiền mua cây giống để phủ hết chỗ đất rừng của gia đình tôi được người ta cho trả dần. Cũng may, đầu tháng 6, tôi được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng chương trình hộ nghèo để trả khoản nợ mua cây giống, thuê nhân công chăm sóc đồi thông”- chị Giang thổ lộ.
Gia đình chị Đinh Thị Thiệp ở bản Roọc, xã Thạch Đạn cũng vừa được vay 50 triệu đồng chương trình tín dụng hộ nghèo để đầu tư trồng rừng, phát triển chăn nuôi. “Trồng thông là tính cho chuyện lâu dài. Sau 12-15 năm cây thông sẽ cho khai thác nhựa, sau 20 năm được khai thác gỗ. Tôi thấy nhiều hộ trong xã, ngoài huyện khấm khá, xây dựng được nhà cửa khang trang cũng nhờ trồng thông”- chị Thiệp tâm sự.
Điều chị Giang, chị Thiệp chia sẻ cũng là niềm phấn khởi của hàng trăm hộ được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH để trồng rừng ở các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Hữu Lũng…
Thạch Đạn là một trong những xã thuộc diện khó khăn của huyện biên giới Cao Lộc với tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tới 38,7%, hộ cận nghèo là 38,4%. Ông Đồng Khánh Sáu - Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban giảm nghèo xã Thạch Đạn cho biết: “Diện tích đất canh tác nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa của xã rất ít. Đất rừng, đất lâm nghiệp chiếm diện tích rất lớn và là thế mạnh của địa phương nhưng trước đây chưa được phát huy bởi người dân thiếu vốn, thiếu kiến thức trồng rừng. Có các chương trình tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã được vay vốn đầu tư trồng rừng”.
Không chỉ trồng thông vì lợi ích kinh tế lâu dài, ở nhiều huyện, nông dân còn vay vốn trồng rừng nguyên liệu giấy như keo, mỡ, bạch đàn. Điển hình là ở xã Đô Lương (Hữu Lũng).
Ông Phạm Trung Nghĩa-Chủ tịch Hội ND xã Đô Lương cho hay: “Với phong trào “cánh rừng Bác Hồ”, ND trong xã đã phủ kín gần 840ha đất lâm nghiệp. Hầu hết các hộ trong xã có rừng, hộ ít 2-3ha, hộ nhiều tới 8-10ha. Toàn bộ đất rừng ở Đô Lương được phủ xanh bởi keo, bạch đàn, mỡ cũng nhờ một phần tác động của các chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH. Nhiều hộ nghèo vay vốn đã có đời sống khấm khá khi cây rừng được khai thác…”. (Nông Thôn Ngày Nay 22/10, tr14) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Chính phủ Brazil ngày 21/10 tuyên bố đã đặt một khu vực sinh thái giàu có thuộc rừng rậm nhiệt đới Amazon dưới sự bảo vệ của liên bang, tạo ra một khu bảo tồn lớn hơn 6.000 km2.
Theo thông báo từ Bộ Môi trường Brazil, khu bảo tồn mới tên gọi Alto Maues có diện tích 6.680 km2, lớn hơn bang Delaware của Mỹ.
Khu bảo tồn này bao gồm những phần rừng còn nguyên vẹn và không có con người sinh sống. Việc thiết lập khu bảo tồn liên bang đồng nghĩa rằng hoạt động khai phá rừng dưới mọi hình thức đều không được cho phép tại khu vực này.
Quyết định mới của Brazil đã nhận được nhiều hoan nghênh từ các nhóm hoạt động môi trường.
Mauro Armelin, một nhà bảo tồn làm việc cho Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) nhận định đây là hoạt động cần thiết để bảo vệ các loài động vật chỉ có tại rừng Amazon.
Theo WWF, hiện có ít nhất 13 loài linh trưởng và hơn 600 loài chim được xác định tồn tại trong khu bảo tồn Alto Maues.
Đặt các khu rừng nhiệt đới dưới sự bảo vệ của nhà nước là một trong những công cụ của Brazil để đối phó với nạn phá rừng cũng như giúp giảm khí thải nhà kính.
Đây cũng là một nội dung trong chính sách khí hậu của quốc gia Nam Mỹ này. Tại Brazil, phá rừng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khí thải carbon, khác với việc đốt nhiên liệu hóa thạch như ở nhiều quốc gia khác.
Năm 2013, lần đầu tiên trong 5 năm tỷ lệ phá rừng tại Brazil tăng lên, chủ yếu do sự tăng cường hoạt động của các tay săn gỗ lậu cũng như việc mở rộng đất đai trái phép.
Cụ thể, tỷ lệ phá rừng tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới trong năm 2013 tăng 29% so với năm trước đó, lên tới 5.891 km2. (VietnamPlus 22/10) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng