Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 22 tháng 10 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Sự cố nứt sườn núi Ba Vì ở xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) đã xảy ra khoảng một năm nay nhưng chỉ cách đây khoảng một tuần mới được lực lượng chức năng phát hiện.
Điều đáng quan tâm là những vết nứt bất thường xảy ra ngay gần công trình thủy lợi hồ Đồng Xô đang trong quá trình thi công, chưa hoàn thiện. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra, tuy nhiên ở thời điểm này các cơ quan chức năng liên quan đang khẩn trương vào cuộc.
21-10, phóng viên Báo Hànộimới cùng đoàn cán bộ của lực lượng kiểm lâm Hà Nội và Vườn quốc gia Ba Vì đi kiểm tra thực trạng vết nứt ở chân núi Ba Vì. Ghi nhận từ thực địa cho thấy, có 3 vết nứt ở độ cao từ cốt 100m đến 120m, thuộc lô 4a-4b-5, khoảnh 4, tiểu khu 6, phân khu phục hồi sinh thái, trên sườn núi Vườn quốc gia Ba Vì, vị trí ngay bên trên suối Ngà, ở thôn Xoan, xã Vân Hòa.
Mặc dù cây rừng, thảm thực vật khá rậm rạp nhưng PV dễ dàng phát hiện ra các vết nứt đã rộng toang hoác, chạy dài theo chiều ngang, bằng mắt thường quan sát cũng nhận thấy rất nguy hiểm. Vết nứt đầu tiên chúng tôi tiếp cận có diễn biến nghiêm trọng nhất, nứt hình vòng cung, chạy dọc theo đường đồng mức dài đến hơn 100m, chiều rộng từ 10cm đến 30cm, nơi trượt xuống rộng nhất lên đến hơn 70cm.
Đáng ngại hơn là nối liền với vết nứt này là một vết nứt khác có chiều rộng gần 30cm, dài 23m. Ở vết nứt thứ ba cũng có hình vòng cung, chiều rộng từ 17cm đến 55cm, dài 36m, trượt xuống khoảng 33cm. Thời điểm kiểm tra không phát hiện có cây rừng bị gãy, đổ do các vết nứt gây ra. Tuy nhiên, toàn bộ phần đất nằm trong khu vực các vết nứt kể trên (diện tích khoảng 1ha) đang có xu hướng tụt xuống phía dưới khu vực máng đập tràn giảm áp của công trình đập thủy lợi hồ Đồng Xô.
Những người dân sống trong vùng và lãnh đạo địa phương cho biết, điều lo lắng nhất hiện nay đối với các vết nứt này là nếu có mưa lớn thì diễn biến sẽ rất khó lường, nguy cơ sạt lở rất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến một số hộ dân và hơn 80ha đất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Đình Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa cho biết, hiện có 8 hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng và đã được lên phương án di dời khẩn cấp khi có sự cố xảy ra. Ông Hồng nhận định, nếu có mưa lớn, vết nứt có thể sạt lở xuống kéo theo khoảng 200.000m3 đến 300.000m3 đất đá lấp toàn bộ cửa đập tràn hồ Đồng Xô và cửa suối Cùm Cắm cũng như 80ha đất nông nghiệp. Đánh giá về mức độ nghiêm trọng, một chuyên gia địa chất cảnh báo, với độ dốc lớn, vết nứt lại có hình vòng cung thì nguy cơ lở núi là rất cao, nhất là vào mùa mưa. Đặc biệt là ở vị trí này, nếu lở núi xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thân đập.
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Thanh Hùng, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì cho biết: "Theo phản ánh của người dân trong khu vực thì sự cố nứt núi Ba Vì đã xuất hiện cách đây khoảng một năm". Tại hiện trường màu đất ở nhiều điểm nứt, sạt lở đã phủ rêu xanh, điều này cho thấy sự cố đã xảy ra từ trước đó khá lâu.
Tuy nhiên, khi phóng viên làm việc với các bên liên quan, gồm Vườn quốc gia Ba Vì, UBND xã Vân Hòa, lực lượng kiểm lâm và đơn vị thi công công trình thủy lợi thì được biết, phải đến giữa tháng 10-2014 các cơ quan chức năng mới phát hiện sự việc qua thông tin người dân cung cấp.
Thậm chí, theo Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa Nguyễn Đình Hồng: "Đến sáng 21-10 tôi mới nắm được thông tin thông qua kiểm lâm Vườn quốc gia Ba Vì thông báo". Ông Đỗ Thanh Hùng cho biết: "Ngay khi phát hiện sự cố, Vườn quốc gia Ba Vì đã báo cáo bằng văn bản ngay với UBND huyện Ba Vì vào ngày 15-10-2014".
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà sáng 21-10, khi phóng viên liên lạc qua điện thoại để làm việc, một lãnh đạo huyện Ba Vì lại khẳng định: "Huyện chưa nhận được báo cáo này nên không biết sự cố thế nào"! Cũng theo ông Hùng thì sự cố đã được báo cáo về Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT).
Theo tìm hiểu của PV, khu vực có các vết nứt kể trên nằm trọn trong diện tích 9,5ha Vườn quốc gia Ba Vì đã bàn giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Ba Vì vào ngày 30-12-2010 để lấy đất xây dựng công trình hồ chứa nước Đồng Xô.
Chủ trương này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 05/TTg-NN ngày 2-1-2008 về việc sử dụng đất tạm thời tại Vườn quốc gia Ba Vì từ cốt 100m đến 170m thuộc phân khu phục hồi sinh thái để khai thác đất đá phục vụ thi công công trình thủy lợi. Cũng tại văn bản này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, sau khi hoàn thành việc thi công xây dựng công trình thủy lợi, chủ đầu tư có trách nhiệm san lấp lại mặt bằng và trồng cây phục hồi nguyên trạng rừng trên diện tích đã đào đất...
Ông Bùi Văn Đạo, Đội trưởng xây dựng (Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và du lịch Bình Minh) - đơn vị thi công đập thủy lợi hồ Đồng Xô, cho biết: "Công trình đã cơ bản hoàn thành, chúng tôi đang cho công nhân hoàn thiện một số hạng mục nhỏ như sửa sang lại lan can đập, kênh mương, đập tràn..., dự kiến khoảng tháng 11 sẽ xong".
Liên quan đến dự án, theo tìm hiểu được biết, dự án xây dựng hồ thủy lợi Đồng Xô được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt năm 2007, thời gian thi công trong 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Phân tích ban đầu về nguyên nhân gây ra nứt, sạt trượt sườn núi, ông Phan Thanh Sơn, Trưởng thôn Xoan và Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa Nguyễn Đình Hồng cùng đưa ra hai khả năng. Thứ nhất, khu vực bị nứt vỡ có taluy dốc, nằm trọn trong hai lạch nước chảy vào mùa mưa, mùa khô có mạch ngầm ở bên dưới; thứ hai, địa chất ở khu vực núi Ba Vì có đặc trưng ở bên dưới có lớp đá cứng, bên trên là lớp đất màu cộng với địa hình quá dốc nên dễ gây sạt trượt khi mưa xuống.
Quan sát tại thực địa cho thấy, địa hình khu vực núi bị nứt rất dốc, ở ngay bên dưới là suối Ngà, nên nhiều khả năng chân núi mất đối trọng, mất phản áp. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng không loại trừ khả năng khi hồ Đồng Xô tích nước, nước đã ngấm vào, gây ra hiện tượng yếu chân núi. Một giả thuyết khác cũng được đưa ra, đó là do ảnh hưởng từ quá trình thi công công trình thủy lợi hồ Đồng Xô, trong đó việc lấy đi một phần đất đá ở khu vực này đã tạo ra độ dốc quá lớn cho chân núi dẫn đến sạt lở bất thường.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa Nguyễn Đình Hồng thì trên địa phận xã Vân Hòa từ trước tới nay chưa xảy ra hiện tượng nứt núi, kể cả trước đó ở suối Ngà đã xây dựng 4 con đập khác để tích nước nhưng chưa xảy ra hiện tượng khác thường này.
Chiều 21-10, phóng viên Báo Hànộimới đã làm việc với Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ và được biết, ngay khi có thông tin nứt núi ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Phòng Trồng trọt của Sở khẩn trương đến hiện trường kiểm tra, lập hồ sơ, tiến hành đo đạc, lên sơ đồ ban đầu để báo cáo UBND thành phố cho ý kiến xử lý.
Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của thành phố, Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp với huyện Ba Vì, Vườn quốc gia Ba Vì ra thông báo cho nhân dân địa phương biết sự cố, đóng cọc, làm biển cấm vào khu vực nứt núi và thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố báo cáo kịp thời để có biện pháp xử lý sớm. (Hà Nội Mới 22/10) đầu trang(
21.10, UBND tỉnh Quảng Nam đã có cuộc họp với lãnh đạo H.Đông Giang liên quan đến vụ phá rừng quy mô lớn giữa địa phương này với H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) và các vấn đề về khu vực giáp ranh.
Theo ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND H.Đông Giang, ngày 7.10, tổ công tác liên ngành của huyện phát hiện 2 bãi gỗ được cất giấu trong rừng, chỉ cách Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông (thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, TP.Đà Nẵng) khoảng 1 km.
Qua kiểm đếm, có 66 phách gỗ gõ và kiền kiền với khối lượng hơn 14 m3. Tiếp đó vào ngày 12.10, tổ công tác của Đông Giang và lực lượng kiểm lâm Bà Nà - Núi Chúa phát hiện thêm hơn 31 m3 gỗ kiền kiền và gỗ các loại.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng gỗ được phát hiện tại 2 địa phương có khối lượng lên đến 45 m3. Theo ông Tài, qua vụ việc cho thấy trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của Trạm Cà Nhông chưa cao nên để xảy ra việc gỗ lậu cất giấu trên lâm phận quá nhiều nhưng không được phát hiện kịp thời. Cũng theo ông Tài, qua phản ánh của người dân địa phương thì hiện nay trong lâm phận quản lý của Trạm Cà Nhông còn rất nhiều gỗ lậu cất giấu.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Bằng, Bí thư Huyện ủy Đông Giang, cho rằng hàng chục mét khối gỗ cất giấu trái phép vừa được phát hiện là cơ sở cho thấy có hẳn một bộ phận cán bộ Trạm Cà Nhông tham gia bảo kê, tiếp tay cho lâm tặc. “Rừng bị tàn phá, không chỉ mất tài nguyên, môi trường bị hủy hoại, mà lòng tin của người dân đối với chính quyền cũng mất theo... Cho nên phải giải quyết dứt điểm, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong vụ việc này”, ông Bằng nhấn mạnh.
Trước đó, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bùi Văn Thảo, Phó trưởng phòng TN-MT H.Đông Giang, cho biết trong một lần kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác lâm khoáng sản trái phép mới đây, lâm tặc và vàng tặc chạy qua gửi phương tiện xung quanh Trạm Cà Nhông. Nhưng khi đoàn đến kiểm tra thì trạm này không cho qua, gây khó khăn cho đoàn công tác.
Chính quyền H.Đông Giang nhận định, Trạm Cà Nhông hoạt động không hiệu quả. Nhất là trong vụ phá rừng vừa qua, mặc dù điểm tập kết gỗ lậu rất gần trạm và muốn vận chuyển gỗ ra khỏi rừng phải đi qua trạm này, nhưng cán bộ ở Trạm Cà Nhông không phát hiện được. Đã nhiều lần, chính quyền H.Đông Giang đề nghị di dời Trạm Cà Nhông ra khỏi địa phận xã Tư nhưng đến nay trạm này vẫn chưa chịu đi.
Do vậy, theo ông Đỗ Tài, việc chậm di dời Trạm Cà Nhông ra khỏi địa phận đất của xã Tư (H.Đông Giang) dễ dẫn đến lâm tặc tiếp tục khai thác gỗ và vận chuyển số gỗ đang cất giấu trong lâm phận của trạm này. Ông Tài còn kiến nghị điều tra, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm để lượng lớn gỗ được cất giấu nhưng Trạm Cà Nhông không hề biết.
Nói về việc lâm tặc ngang nhiên hoạt động trong thời gian dài ở khu vực này, ông Đinh Văn Hươm - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang - bức xúc: “Số lượng gỗ lớn như thế không phải một sớm một chiều là khai thác, tập kết được. Kiểm lâm không thể không biết, nhất là chỉ cách trạm mấy trăm mét!”. Địa điểm mà ông Hươm nói là khu vực tập kết 66 phách gỗ phát hiện ngày 6-10, nằm cạnh đường đi qua Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông và chỉ cách trạm khoảng 15 phút đi bộ.
Tại cuộc họp, trước kiến nghị di dời Trạm Cà Nhông ra khỏi địa điểm đóng chân hiện nay, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn cho biết tỉnh thống nhất quan điểm này và ngay sau buổi họp, UBND tỉnh sẽ liên hệ làm việc với các bên liên quan của TP.Đà Nẵng để chuyển trạm này ra khỏi đất Quảng Nam.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn đã chỉ đạo các sở, ban ngành quyết liệt xử lý, không để lâm tặc lộng hành. Ông Toàn cho biết, tỉnh Quảng Nam và phía TP.Đà Nẵng sẽ tiến hành cắm mốc thực địa trên cơ sở ranh giới hành chính, qua đó thu hồi một số diện tích rừng Quảng Nam bị xâm lấn... (Thanh Niên 22/10; Người Lao Động 22/10, tr2) đầu trang(
Do có khả năng mùa mưa sẽ kết thúc sớm nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau đề nghị, ngay trong tháng 10, các chủ rừng trên khu vực rừng tràm khẩn trương đắp đập, đóng các bửng, cống giữ nước nhằm duy trì độ ẩm dưới chân rừng, hạn chế nguy cơ cháy rừng trong mùa khô năm 2014-2015.
Đối với các hộ dân được giao đất, giao rừng theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Hạt Kiểm lâm huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện chỉ đạo các hộ dân đắp các mương, rãnh thoát nước, hoàn thành vào cuối tháng 10.
Rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau có tổng diện tích gần 80.000ha, trong đó có 38.000ha đất có cây rừng. Đặc biệt, Vườn quốc gia U Minh Hạ Vồ Dơi với tổng diện tích 8.000ha, là khu rừng nguyên sinh có giá trị cao về nhiều mặt.
Lâm phần rừng U Minh Hạ có địa hình khác nhau giữa khu vực đất than bùn và đất sét, với đặc thù là mùa mưa dễ bị ngập úng, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; còn mùa khô lại dễ cháy rừng do lớp thực bì dày trên nền đất than bùn rất dễ bén lửa gây cháy, khi xảy ra cháy thì lây lan rất nhanh, khó dập tắt.
Ngoài ra, việc dân cư sống dưới tán rừng để sản xuất lúa, nuôi cá đồng trong khu vực rừng tràm khá đông nên công tác điều hòa nguồn nước bằng hàng trăm con kênh thủy lợi xuyên rừng là vô cùng quan trọng, không chỉ chống ngập, chống cháy rừng mà còn giữ vai trò điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân.
Nhờ làm tốt công tác dự báo tình hình và phòng chống cháy rừng nên trong nhiều năm qua, rừng tràm U Minh Hạ chưa để xảy ra vụ cháy lớn nào. (VietnamPlus 21/10; Nhân Dân 22/10, tr4) đầu trang(
Ông Mạc Văn Xuyên, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 77 con gấu do người dân nuôi trên địa bàn đã chết vì bị bỏ đói, thiếu chăm sóc và dịch bệnh.
Hiện tượng này xảy ra sau khi hoạt động hút mật gấu của các cơ sở này bị đóng cửa. Theo ông Xuyên, trên địa bàn còn có 63 con gấu được nuôi ở thị xã Quảng Yên và thành phố Hạ Long.
Để khắc phục tình trạng gấu chết, Chi cục kiểm lâm Quảng Ninh sẽ cùng Tổ chức bảo vệ động vật Châu Á khám bệnh và điều trị cho toàn bộ đàn gấu còn lại. (Thanh Niên 22/10, tr10) đầu trang(
Thông tin nhanh qua đường dây nóng trên báo Nhân Dân cho biết: Nhiều người vào khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Núi Một (Vân Canh) để khai thác gỗ trái phép. (Nhân Dân 22/10, tr7) đầu trang(
21-10, Đồn biên phòng Môn Sơn (huyện miền núi Con Cuông, Nghệ An) đã phối hợp cơ quan chức năng bắt giữ Vi Văn Toàn, Lô Văn Hiệp, Lương Văn Thắng, Vi Văn Nguyện (cùng trú bản Làng Yên, xã Môn Sơn) về hành vi chống người thi hành công vụ.
Trước đó, ngày 19-10, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát phối hợp cùng lực lượng Đồn biên phòng Môn Sơn tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng Pù Mát tại xã Môn Sơn. Lực lượng kiểm lâm và biên phòng phát hiện Toàn, Hiệp, Thắng, Nguyện đang dùng trâu kéo gỗ từ trong rừng ra nên yêu cầu dừng lại để kiểm tra.
Tuy nhiên, cả bốn chống đối quyết liệt nhằm phi tang gỗ lậu. Toàn còn dùng hung khí đánh lại tổ kiểm lâm, biên phòng rồi bỏ trốn. (Pháp Luật TPHCM 22/10) đầu trang(
Xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm huy động nguồn lực cho Đa dạng sinh học là việc làm cần thiết và ý nghĩa cho công cuộc bảo tồn và phát huy những giá trị đa dạng của thiên nhiên Việt Nam là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh đất nước hiện nay.
Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của điều này phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học - ông Phạm Anh Cường.
Ông Phạm Anh Cường cho biết: Việc xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm huy động nguồn lực cho ĐDSH có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết: Thứ nhất, vì bảo tồn đa dạng sinh học là một vấn đề liên ngành nên để bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả thì cần huy động sự góp sức của nhiều bên liên quan từ các cơ quan bộ, ngành ở trung ương và địa phương đến các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia. Các bên cần hướng tới một mục tiêu chung đó là bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Thứ hai, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, cam kết ODA cho Việt Nam bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2012 nên cần tăng cường huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế, xây dựng đối tác để cùng có sự chia sẻ và chung tay, nỗ lực hơn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Thứ ba, việc xây dựng quan hệ đối tác sẽ làm tăng hiệu quả nguồn lực, tránh trùng lặp và phát huy sức mạnh của các bên tham gia.
Mục tiêu đặt ra khi xây dựng mối quan hệ đối tác mà chúng ta hướng tới là nhằm tổng hòa nỗ lực của các bên liên quan cho đa dạng sinh học trong giai đoạn 2015-2020 của Việt Nam, góp phần làm giàu và lưu giữ những nguồn gen quý của đa sạng sinh học trên thế giới.
Trong thời gian qua, công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã nhận được sự hỗ trợ, cộng tác từ nhiều bên liên quan. Chính điều này đã giúp chúng ta gặt hái được một số kết quả đáng ghi nhận như:
Thứ nhất, công tác bảo tồn dựa vào cộng đồng đã có những bước tiến bộ đáng kể. Nhiều mô hình bảo tồn có sự tham gia cộng đồng đã được triển khai với kết quả khả quan, thể hiện hiệu quả của chính sách bảo tồn ĐDSH.
Thứ hai, việc thành lập các khu bảo tồn biển mới đã có kết quả ban đầu: 05 khu bảo tồn biển đã được thành lập trên tổng số 16 khu quy hoạch theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 05 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 (các KBTB vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Cồn Cỏ và Hòn Cau. Ngoài ra, đã có một số KBT rừng đặc dụng trùng với KBT biển hoặc có hợp phần biển đang hoạt động như: Bái Tử Long, Núi Chúa, Cát Bà, Côn Đảo).
Thứ ba, một hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước đã được Ban thư ký Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế - Ramsar đã phát triển từ 02 khu năm 2010 đến 06 khu (VQG Xuân Thủy – Nam Định; Bầu Sấu – Đồng Nai; Ba Bể - Bắc Kạn; Cà Mau – Cà Mau, Tràm Chim – Đồng Tháp, Côn Đảo – bà Rịa – Vũng Tàu) năm 2014 và dự kiến đến năm 2015 sẽ có 08 khu bảo tồn được công nhận; Một số loài đã được bảo vệ một cách bài bản, có hệ thống (bảo tồn 1 số loài rùa biển tại VQG Côn Đảo; linh trưởng tại VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà…
Thứ tư, các văn bản quản lý an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen đã được Bộ TN&MT; Bộ NN&PTNT ban hành và triển khai thực hiện đặc biệt việc cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các sản phẩm biến đổi gen đang được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật;  Và thứ năm,  một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp tỉnh (hiện nay đã có 10 tỉnh, thành phố trên cả nước ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương) và chuẩn bị thành lập thêm 1 số khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn mới.
Những thành tựu về bảo tồn ĐDSH trong thời gian qua đã tạo một nền tảng cơ bản để đạt được những kết quả đáng ghi nhận hơn trong thời gian tới. Hi vọng, trong thời gian tới, công tác bảo tồn đa dạng sinh học sẽ nhận được sự quan tâm lớn hơn từ các tổ chức và xã hội.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đã và đang cắt giảm các nguồn viện trợ cho các nước đang phát triển. Do vậy, để tiếp tục thu hút nguồn tài trợ, hỗ trợ cho bảo tồn đa dạng sinh học, theo tôi, chúng ta cần thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia cũng như các mục tiêu của Công ước đa dạng sinh học và các Điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực mà Việt Nam đã ký kết. Trong đó, đặc biệt lưu ý các vấn đề:
Tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác và đối tác, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế về kỹ thuật và tài chính cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; Tăng cường quản lý hiệu quả các tài chính được cung cấp cho công tác bảo tồn. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học vào các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đa dạng hóa và thiết lập các cơ chế tài chính mới như thông qua chi trả dịch vụ hệ sinh thái, bồi hoàn môi trường và đa dạng sinh học.
Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng đối tác thông qua các hình thức sau:Tạo diễn đàn (flatform) để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; Thiết lập chương trình hành động chung về bảo tồn đa dạng sinh học thông qua diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF)/Nhóm hỗ trợ quốc tế về môi trường (ISGE); Thực hiện các các dự án theo các chủ đề ưu tiên như: Tạo liên kết với các Quỹ Đối tác các hệ sinh thái bị suy thoái (CEPF); Đối tác các khu bảo tồn Châu Á (the Asian Protected Areas Partnership - APAP), Đối tác bảo tồn chim di cư tuyến Úc - Đông Á (The East Asian – Australasian Flyway Partnership - EAAFP) và Diễn đàn liên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái (Intergovernmental Platform on Biodiversity and Ecosystem Services - IPBES).
Bộ TNMT sẽ là cơ quan đầu mối thực hiện Công ước Đa dạng sinh học (CBD) sẽ phối hợp với các Bộ, ban ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan để sử dụng hiệu quả nguồn lực cho đa dạng sinh học. (Tài Nguyên & Môi Trường 21/10, tr8) đầu trang(
Tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Cơ quan quản lý CITES Hoa Kỳ và Ngân hành Phát triển châu Á tổ chức hội thảo APEC về giảm cầu sử dụng động vật hoang dã trái phép.
Trong cộng đồng kinh tế năng động bao gồm 21 nền kinh tế nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các thành viên của APEC cũng đang phải đối mặt với vấn nạn buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn lực căn bản để phát triển kinh tế của đất nước.
Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái độc đáo, phong phú, đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, nhưng Việt Nam đồng thời cũng là nước bị ảnh hưởng lớn do các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã qua biên giới.
Chính vì vậy, việc tổ chức Hội thảo APEC về giảm cầu sử dụng động vật hoang dã trái phép như phát biểu của ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp là cơ hội để các nền kinh tế APEC cùng nhau hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, thấu hiểu và tương trợ để cùng nhau đẩy lùi vấn nạn buôn bán các loài hoang dã trái phép liên khu vực.
Tại Hội thảo, ông Ngãi cũng chia sẻ những thành công quan trọng của Việt Nam trong việc thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã như: Sửa đổi Bộ luật Hình sự để tăng hình phạt đối với tội phạm các loài hoang dã; xây dựng chương trình hành động quốc gia về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã đến năm 2020; Chương trình quốc gia về giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác, đến nay nhu cầu sử dụng sừng tê giác đã giảm 38%.
Ở góc độ quốc tế, ông Joakim Parker, Trưởng đại diện Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế cũng đánh giá cao những nỗ lực về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã của Việt Nam, nhất là việc thực hiện các cam kết quốc tế ngay sau Tuyên bố Luân Đôn với việc ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 20/2/2014 về việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng và nhận thức của toàn xã hội về bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.
Thông qua hội thảo lần này, ông Joakim Parker cũng kêu gọi Việt Nam tiếp tục vai trò quan trọng của mình trong việc giảm cầu sử dụng động vật hoang dã không chỉ trong các quốc gia ASEAN mà còn hướng tới khu vực APEC với tư cách là một quốc gia năng động trong phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về thực trạng và xu hướng khai thác, buôn bán, vận chuyển các loài hoang dã, bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đã và đang thực hiện các chương trình giảm cầu động vật hoang dã; xác định các giải pháp cốt lõi và xây dựng các thông điệp thiết thực, hướng tới thực hiện mục đích chung của APEC vì một tương lai bền vững của các loài hoang dã. (VietnamPlus 21/10) đầu trang(
Theo tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, tính đến ngày 15/10, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã bắt giữ và xử lý hành chính 230 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, giảm 04 vụ so với cùng kỳ.
Nhìn chung trong tháng 10, công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý khai thác, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trên địa bàn tỉnh cơ bản được thực hiện tốt, đảm bảo tuân thủ các Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Phần lớn các vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo Quy định của pháp luật, không có các điểm nóng về chặt phá rừng.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật vẫn xảy ra. Trong 230 vụ vi phạm, Kiểm lâm tỉnh đã tiến hành xử phạt hành chính 228 vụ, xử lý hình sự 02 vụ.
Qua đó, lực lượng đã tiến hành tịch thu 175,3 m3 gỗ các loại quy tròn, trong đó gỗ quý hiếm là 32,88 m3; gỗ thông thường 142,42 m3  và thu giữ 5.763,2 kg động vật. Tổng giá trị thu hồi từ các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng là 5.451,6 triệu đồng. (Đài PTTH Quảng Ninh 21/10) đầu trang(
Trong tháng 10, Lực lượng quản lý bảo vệ rừng đã kiểm tra, phát hiện 03 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, so với cùng kỳ năm trước giảm 08 vụ và so với tháng 9/2014 giảm 06 vụ.
Đã xử lý hành chính 01/03 vụ, tịch thu 04 xe máy, 9,38 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách Nhà nước 168,6 triệu đồng; 02 vụ còn lại đang củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định; phát hiện 02 trường hợp lấn chiếm đất lâm nghiệp với diện tích 938 m2 (01 vụ/128 m2 tại tiểu khu 239 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú quản lý và 01 vụ/810 m2 tại tiểu khu 175 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi quản lý).
Các vụ việc trên, các chủ rừng đã lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền. (Binhthuan.gov.vn 20/10) đầu trang(
Theo thống kê, Hà Nội có 26.621 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất có rừng 25.217 ha, chiếm 94,7% đất lâm nghiệp. Huyện Ba Vì có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất, chiếm 41,8% (gần 11.135 ha), Chương Mỹ 3,6% (971 ha)...
Đề án xác định rõ mục tiêu nâng cao hiệu quả điều hành, kiểm tra, giám sát công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR ở các cấp và chủ rừng; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ tham gia lực lượng... Để thực hiện hiệu quả, ngân sách TP đầu tư 14,4 tỷ đồng để thực hiện đề án này. (Nông Nghiệp Việt Nam 21/10) đầu trang(
Mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Hương Sơn bảo đảm các tiêu chí về phân loại hệ thống rừng đặc dụng VN.
Ưu tiên bảo tồn nguồn tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ che phủ của rừng Hương Sơn từ 48,3% (năm 2014) lên 49,7% (năm 2020).
Bảo vệ 28 loài thực vật quý, hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ VN (có 14 loài đã được ghi trong sách đỏ thế giới); bảo vệ 40 loài động vật quý hiếm bao gồm 18 loài thú có tên trong sách đỏ VN (năm 2007), trong đó có 2 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN) và 11 loài ở thứ hạng đang bị đe dọa (VU).
Theo quy hoạch, nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2016 gần 28,9 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 hơn 82,4 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách khoảng 93 tỷ đồng; vốn huy động của các tổ chức, các nhân hơn 18,2 tỷ đồng. (Nông Nghiệp Việt Nam 21/10) đầu trang(
Công tác bảo vệ rừng phòng hộ của huyện Thăng Bình đạt được nhiều kết quả nhờ các giải pháp đồng bộ như kiểm điểm, giao trách nhiệm các hộ dân chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn phải trồng lại các diện tích rừng bị chặt phá; kiên quyết thực hiện quy hoạch nuôi tôm trên cát tại khu vực ven biển…
Ông Huỳnh Tấn Đạt - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thăng Bình thông tin, ngành kiểm lâm đang phối hợp chặt chẽ với Công an huyện tiếp tục làm rõ, xử lý việc phá rừng phòng hộ đầu nguồn xung quanh hồ chứa nước Đông Tiển (xã Bình Trị) xảy ra vào năm 2012.
Đến thời điểm này, trong số 20 hộ tham gia chặt phá rừng phòng hộ cách đây 2 năm, 12 hộ đã bị xử phạt, 8 hộ khác vẫn chưa bị xử phạt do thiếu cơ sở pháp lý. Ông Đạt cho rằng, dù vụ việc xảy ra tương đối lâu nhưng nỗi bức xúc vẫn còn đó.
“Rừng phòng hộ này bảo vệ cho hồ chứa nước Đông Tiển cung cấp nước tưới cho hơn 500ha đất trồng trọt tại 3 xã Bình Trị, Bình Định Nam và Bình Định Bắc. Nếu khu rừng này bị triệt hạ, ngoài việc không đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất thì đa dạng sinh học và môi trường sinh thái đầu nguồn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục kiên quyết xử lý, lấy đó làm cơ sở răn đe người dân, tránh tình trạng tương tự xảy ra trong thời gian tới” - ông Đạt nói.
Nhắc lại vụ việc đã xảy ra, ông Lê Khắc Nga - Trưởng thôn Vinh Đông (xã Bình Trị) phân tích: “Cha chung không ai khóc, ngoài các hộ ở thôn Vinh Đông, người dân ở các thôn Nam Tiển, Vinh Nam cũng mạnh ai nấy chặt phá, chiếm đất rừng phòng hộ, trồng keo nguyên liệu. Đến thời điểm này, nhờ răn đe đi đôi với tuyên truyền, người dân tham gia chặt phá rừng ở thôn cũng đã “bồi thường” lại một phần diện tích rừng phòng hộ bị chiếm đoạt bằng cách phủ xanh lại các diện tích đồi trọc”.
Theo tìm hiểu của PV, sau khi xảy ra tình trạng 40,8ha rừng phòng hộ đầu nguồn bị chặt phá, ngành kiểm lâm phối hợp với Công an huyện Thăng Bình và UBND xã Bình Trị đã tập hợp các hộ dân tham gia phá rừng, kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm và bắt phải trồng lại các diện tích rừng đã bị phá. Đến thời điểm này, 35ha rừng xung quanh tiểu khu 484 tại núi Vinh Nam đã lại được phủ xanh.
Rừng phòng hộ ven biển giữ vai trò “lá chắn xanh”, bảo vệ môi trường sinh thái, chống cát bay, làm “đê” chắn sóng. Thế nhưng do “cơn lốc” nuôi tôm trên cát tại các xã ven biển nên vài năm trở lại đây, các hộ dân thuộc các xã Bình Hải của huyện Thăng Bình đã triệt hạ rừng phòng hộ, đào ao nuôi tôm.
Ông Hoàng Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải cho biết: “Cát bay lẫn gió bão cứ quất thẳng, ập thẳng vào nhà người dân sát biển thuộc các thôn Đồng Trì, An Thuyên và Kỳ Trân trong thời gian qua. Cùng với đó là ngập úng do cát biển trộn với đất “trấn” lấy nhà người dân, nước mưa không thoát được. Do rừng phi lao phòng hộ ngày càng thưa nên mức độ nguy hiểm do thiên tai gây ra càng lớn. Tại các buổi tiếp xúc cử tri, người dân kiến nghị cấp trên có biện pháp thiết thực khống chế nạn nuôi tôm ngoài quy hoạch; huy động các đoàn thể trồng lại rừng phòng hộ, bảo vệ khu vực ven biển”.
Theo ông Lê Viết Mãnh - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trị, đến thời điểm này, sở dĩ các loại cây được 12 hộ dân bị xử phạt trồng lại tại tiểu khu 484 ở núi Vinh Nam phát triển tốt là nhờ sự nhiệt tình giám sát và quản lý của các hội, đoàn thể, mặt trận trên địa bàn xã.
“Ngay sau khi vụ phá rừng phòng hộ bị vỡ lở, chúng tôi đã chú trọng hơn việc tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng phòng hộ. Sau khi 12 hộ dân bị xử phạt bắt đầu trồng lại cây xanh tại tiểu khu 484 thuộc núi Vinh Nam, chúng tôi đã giao Mặt trận xã, các hội, đoàn thể tiếp quản các diện tích rừng được trồng lại này. Cây lại phủ xanh đồi trọc là một tín hiệu vui. Điều khiến chúng tôi an tâm nhất là nhận thức của người dân về tầm quan trọng của “lá chắn” rừng phòng hộ đã có chuyển biến tốt. Khi đủ cơ sở pháp lý để tiếp tục xử phạt 8 hộ dân còn lại trong thời gian đến, các hộ này cũng sẽ phải trồng lại các diện tích rừng bị phá trước đây” - ông Mãnh nói.
Ông Nguyễn Xuân Vũ - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình khẳng định, ngành nông nghiệp huyện đang tham mưu UBND huyện có các biện pháp giải quyết dứt điểm nạn phá rừng phòng hộ ở khu vực ven biển, trong đó cái “khung” để huyện thực hiện chính là quy hoạch tạm thời nuôi tôm trên cát mà UBND tỉnh đã thông qua.
Về lâu dài, Thăng Bình thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, sớm điều chỉnh lại quỹ đất rừng phòng hộ hợp lý. Ông Phan Công Vỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết thêm: “Địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương không khai thác rừng tự nhiên. Từ cơ sở đó triển khai nuôi dưỡng, phục hồi rừng phòng hộ, ổn định độ che phủ cho các loại cây ở đây, nâng cao tính đa dạng sinh học cho các vùng sinh thái trên địa bàn. Địa phương thực hiện trồng giao thoa các loài cây gỗ lớn và các loài cây phụ trợ với mật độ trồng thích hợp, tạo nên khu rừng phòng hộ có nhiều tầng tán, nâng cao hiệu quả giữ nước, bảo vệ đất, chống gió bão”. (Báo Quảng Nam 21/10) đầu trang(
Để bảo vệ an toàn diện tích rừng trên địa bàn, đặc biệt là rừng phòng hộ nằm trong khu vực xã Sông Phan (Hàm Tân); từ năm 2003, UBND xã đã đại diện ký hợp đồng giao khoán quản lý, bảo vệ hơn 1.600 ha rừng phòng hộ cho 50 hộ đồng bào dân tộc thiểu số chăm sóc.
Sau hơn 10 năm thực hiện, việc giao khoán đã cho thấy hiệu quả tích cực. Xã Sông Phan có hơn 1.600ha rừng tự nhiên do Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân là chủ rừng, nhưng trong quá trình trực tiếp quản lý, bảo vệ vẫn xảy ra tình trạng bị khai thác lâm sản, khoáng sản, làm nương rẫy trái phép khiến rừng phòng hộ có nguy cơ bị xâm hại.
Từ tình hình trên, để quản lý, bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng hiện có trên địa bàn, UBND xã đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân xây dựng phương án hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ cho 50 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thôn Tân Quang.
Kết quả qua hơn 10 năm giao khoán, tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở xã Sông Phan đã có chuyển biến tích cực. Việc giao khoán bảo vệ rừng kết hợp với phát triển kinh tế đã nâng cao hiệu quả, góp phần tiết kiệm ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ rừng tại cơ sở.
Ông Lê Văn Thông - Đội trưởng Đội bảo vệ rừng số 4 cho biết, thông qua việc thực hiện hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng, tình trạng người dân làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép trên đất rừng phòng hộ đã giảm đáng kể. Hạn chế tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.
Theo ông Thông Ngương, người dân tham gia bảo vệ rừng ở Sông Phan, thì ngoài việc được hưởng lương giữ rừng do Nhà nước trả, bà con còn được hưởng lợi các nguồn lâm sản phụ từ rừng, trồng một số loại cây rau quả, dược liệu ngắn ngày dưới tán rừng mà không làm ảnh hưởng đến rừng đã đem lại nguồn thu nhập khá cho gia đình. Chưa kể dịp tết còn có thêm thu nhập từ bắp chuối rừng, lá dong…
Vì vậy, bà con trong thôn thường nhắc nhau cần phải bảo vệ rừng, coi rừng như tài sản của nhà mình. Hàng tuần, các hộ dân chia nhau thành từng tốp đi kiểm tra rừng, nếu phát hiện có dấu hiệu “lâm tặc” vào chặt phá là báo cáo ngay với chốt bảo vệ rừng gần nhất.
Từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý và phát triển rừng đã được đồng bào ủng hộ, nên việc lấn chiếm đất rừng, chặt phá rừng được hạn chế nhiều.
Công tác quản lý đất rừng và rừng của Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân giao khoán đến từng hộ được quản lý chặt chẽ hơn. Đồng bào được giao khoán chủ động và tha thiết với rừng hơn, đồng thời hiệu quả kinh tế được nâng lên.
Có thể nói, hiệu quả của việc giao khoán rừng đem lại là rất lớn, vừa tạo thêm thu nhập, việc làm cho bà con vừa gắn trách nhiệm của họ với bảo vệ thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng giúp cho cơ quan quản lý trực tiếp giảm bớt phần nào lượng lớn công việc, bù đắp nguồn nhân lực thiếu hụt. (Báo Bình Thuận 21/10) đầu trang(
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong 10 tháng 2014, toàn tỉnh xảy ra 185 vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng.
Trong đó, 7 vụ phá rừng trái phép; 14 vụ khai thác gỗ và lâm sản khác; 26 vụ phòng cháy, chữa cháy rừng; 96 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; 41 vụ vi phạm khác...
Lực lượng Kiểm lâm xử lý 141 vụ, trong đó, 2 vụ xử lý hình sự, tịch thu 8 xe máy; hơn 45 m3 gỗ các loại; 56 kg động vật hoang dã. Thu nộp ngân sách 1 triệu 850 nghìn đồng. (Báo Cao Bằng 21/10) đầu trang(
Để hạn chế tình trạng cháy rừng và giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền về công tác phòng chống cháy rừng (PCCR) cho người dân cũng như các chủ rừng nhằm kịp thời phát hiện cháy và xử lý kịp thời.
Tới thôn Khuổi Lặng, xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn, theo chân tổ Phòng chống cháy rừng đi kiểm tra, tuần rừng tại những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao.
Ông Lường Văn minh, trưởng thôn Khuổi Lặng, tổ trưởng tổ Phòng chống cháy rừng ở đây cho biết: Hiện nay đã hết mùa xử lý thực bì trồng rừng, làm nương, tuy nhiên, mùa này người dân đi rừng tìm ong đất nên nguy cơ cháy rừng vẫn rất cao. Để giảm thiểu tình trạng cháy rừng, bên cạnh việc tuyên truyền vận động, tổ Phòng chống cháy rừng của thôn thường xuyên đi kiểm tra ở những điểm có nguy cơ cháy cao.
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có trên 343.000ha rừng, chiếm 80% diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng là 22.800ha, rừng phòng hộ là 81.400ha, rừng sản xuất là gần 230.500ha và diện tích đất lâm nghiệp khác.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, 9 tháng, toàn tỉnh xảy ra 17 vụ cháy trên đất lâm nghiệp ở hầu hết các huyện, thị xã với tổng diện tích trên 34ha. Để hạn chế việc cháy rừng, các hạt kiểm lâm địa bàn đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền về phòng chống cháy rừng và  ký cam kết bảo vệ rừng với các hộ gia đình sống trong rừng và ven rừng.
Ngoài ra, các địa phương tăng cường kiện toàn, củng cố và duy trì hoạt động của các Ban Phòng chống cháy rừng cấp xã, gần 1.000 tổ, đội xung kích bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và chuẩn bị, đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện, thiết bị, hậu cần phục vụ nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.
Hiện nay, đang bước vào đầu mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn là rất lớn, do vậy, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống cháy rừng trên địa bàn nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng của nhân dân. (Báo Bắc Kạn 20/10) đầu trang(
Ban chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Trùng Khánh đã tổ chức hội nghị triển khai phương án diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Ngọc Khê.
Nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; năng lực tổ chức, huy động lực lượng, phương pháp chỉ huy, các biện pháp kỹ thuật, khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng khi có tình huống cháy rừng xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên rừng cũng như tài sản nhà nước và nhân dân.
Tại hội nghị các đại biểu được nghe và thông qua kế hoạch với các nội dung: Triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; Quyết định thành lập Tiểu ban nội dung kiêm đạo diễn, đảm bảo cơ sở vật chất, hậu cần cho phòng cháy, chữa cháy rừng và thông qua kế hoạch để chuẩn bị cho đợt diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng xã Ngọc khê; Hạt kiểm Lâm huyện hướng dẫn các nội dung diẽn tập cho các thành viên tham gia diên tập tại xã, xóm.
Theo kế hoạch BCĐ Phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Trùng Khánh sẽ tổ chức diễn tập chính thức vào ngày 27/10/2014 tại xóm Kha Mong xã Ngọc Khê. (Caobang.gov.vn 20/10) đầu trang(
21/10/2014, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, khoa Hồi sức tích cực chống độc của bệnh viện đã cứu sống 2 bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, nhập viện trước đó vào ngày 19/10 trong tình trạng sức khỏe rất nguy kịch.
Cụ thể, bệnh nhân Nguyễn Văn Vinh (52 tuổi, trú xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong) bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào tay trong lúc chặt bụi rậm ngay trước nhà. Hậu quả, vài giờ đồng sau đó, vết thương nơi chỗ rắn cắn đã trở nên phù nề, cơ thể bị tím tái và khó thở.
Bệnh nhân Nguyễn Phần (trú xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh) bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở chân trong lúc đi làm cỏ trong rừng cao su. Hậu quả tương tự với bệnh nhân Vinh.
Các y, bác sĩ của bệnh viện đã tích cực truyền dịch và điều trị cho bệnh nhân theo phác đồ điều trị bệnh rắn cắn, nên 2 bệnh nhân trên đã nhanh chóng được phục hồi sức khỏe.
Cũng theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, từ đầu tháng 10/2014 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị và cứu sống cho tổng cộng 5 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa ở đây, sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, thường các bệnh nhân rất đau nhức nhưng vẫn tỉnh táo.
Tuy nhiên, khoảng 6 đến 12 giờ sau, các điểm bị rắn cắn bắt đầu sưng, phù nề và nếu không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân sẽ sớm bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có nguy cơ gây tử vong cao. (Công An Nhân Dân 22/10, tr7) đầu trang(
Với diện tích tự nhiên là 1056 ha, hệ sinh thái rừng trên núi Bà Rá với nhiều loại gỗ quí hiếm và nhiều loài động vật hoang dã sinh sống, mang tính đa dạng sinh học cao.
Kết hợp công tác bảo vệ và phát triển rừng, thấy được tầm quan trọng của khu Di tích, tỉnh đã xây dựng và đi vào hoạt động dự án cáp treo Bà Rá và có nhiều dự án đang xây dựng để khu Di tích Bà Rá thực sự trở thành khu du lịch sinh thái, là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước đến với Bình Phước.
Do đặc điểm núi Bà rá là một ngọn đồi độc lập, nằm sát trung tâm thị xã Phước Long  xung quanh chân núi  là nương rẫy trồng điều, chuối của người dân 3 xã phường xung quanh xâm canh từ những năm 1980 trở về trước. Mặt khác khu vực chân núi hiện nay đã xây dựng hệ thống đường vòng quanh với chiều dài 18 km đã trãi nhựa, đây là những điều kiện thuận lợi cho công tác tuần tra, kiểm tra rừng nhưng cũng gây không ít khó khăn, thách thức trong việc phòng chống cháy rừng hàng năm khi mùa khô đến.
Các nguyên nhân có thể gây cháy rừng trên núi được xác định đến từ con người như: khi phát đốt, dọn nương rẫy, vào rừng hái lượm, săn bắt tổ ong; do du khách tham quan vô tình gây cháy do vứt tàn thuốc bừa bãi hoặc khách hành hương đốt nhang thờ cúng, do sinh hoạt thường ngày của các khu phục vụ du lịch, các sinh hoạt đốt lửa trại...Chính nguyên nhân chủ quan của con người mà có thể gây ra những sự việc nghiêm trọng do cháy rừng.
Đặc biệt, trên núi Bà Rá là khu vực có địa hình phức tạp, dốc đứng nên khi xảy ra cháy, khả năng cháy lan rất nhanh trên diện rộng. Cần có biện pháp chữa cháy cụ thể, chuẩn bị tốt công tác hậu cần trong đó công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng lửa gần khu vực rừng là chính. Vì vậy công tác phòng chống cháy rừng trên núi Bà Rá là một trong những công tác trọng tâm của Hạt. Nhiều năm qua công tác phòng chống cháy khu vực núi Bà Rá đã được Hạt triển khai và thật sự đạt hiệu quả và không để xảy ra vụ cháy nào đáng kể.
Bằng những kinh nghiệm rút ra trong nhiều năm qua và duy trì áp dụng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng đặc thù khu vực núi Bà Rá. Hạt Kiểm lâm thị xã Phước Long – đơn vị hiện quản lý bảo vệ núi Bà Rá chia sẻ những kinh nghiệm đã được thực hiện trong công tác phòng chống cháy rừng như sau: Giảm vật liệu cháy, tăng cường nguồn nước chữa cháy, nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống cháy rừng cho ngừơi dân địa phương, triệt tiêu các tác nhân chủ yếu gây cháy rừng.
Đặc biệt trong  công tác phòng chống cháy núi  thành công  nhất ở khu vực rừng tự nhiên núi Bà rá là khi vào tháng gần cao điểm mùa khô, cấp dự báo cháy rừng đang ở cấp nguy hiểm, Hạt tổ chức thuê nhân công cùng lực lượng kiểm lâm thường xuyên đi kiểm tra các khu vực trọng điểm như: những trảng Da đá thường hay có nguy cơ xâm hại, những khu vực giáp ranh giữa vườn điều và rừng tự nhiên... dùng bình xịt thuốc sâu tìm kiếm và phá những tổ ong để ong bay làm tổ ở những khu vực khác xa nơi người dân qua lại có thể nhìn thấy và dùng lửa để bắt ong lấy mật. Đây là nguy cơ gây cháy rừng rất cao, khó kiểm soát.
Việc xác định được nguyên nhân và có biện pháp phòng cháy chữa cháy cụ thể, áp dụng trong điều kiện thực tế trên núi Bà Rá. Mười lăm năm nay khu vực núi Bà Rá không xảy ra cháy rừng đáng kể, các đám cháy nhỏ nếu có được phát hiện kịp thời và dập tắt, không để ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rừng, duy trì được màu xanh cho núi Bà Rá, là điểm tham quan du lịch tin cậy cho du khách. (Kiemlambinhphuoc.vn 21/10) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Hệ thống giám sát tài nguyên rừng quốc gia (NFMS) và Mức phát thải tham chiếu (RELs) cho REDD+ (Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng) là chủ đề chính của Hội thảo quốc tế do Chương trình UN-REDD phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST) tổ chức tại Hà Nội. Hội.
Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm lần thứ 5 giữa các nước đối tác ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Chương trình UN-REDD là một cơ hội chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau giữa các nước trong khu vực. Các chuyên gia đến từ Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và một số tổ chức khác có triển khai hoạt động tương tự trong khu vực cũng đã chia sẻ những thông tin cập nhật nhất về các hướng dẫn quốc tế và khuyến nghị kỹ thuật về chủ đề NFMS và RELs.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế của Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống giám sát tài nguyên rừng quốc gia nhằm mục tiêu lồng ghép lĩnh vực lâm nghiệp vào tổng thể các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia.
NFMS và RELs là hai trong số bốn việc mà mỗi quốc gia cần phải thực hiện nếu muốn tham gia vào cơ chế REDD+ trong vai trò là một thoả thuận ứng phó biến đổi khí hậu quốc tế trong tương lai.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đã tiến sang giai đoạn thứ hai trong tiến trình chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện REDD+ (REDD+ Readiness). Đây là giai đoạn thiết kế và triển khai thí điểm các hoạt động trình diễn tại hiện trường. Những kinh nghiệm thu được từ quá trình này là rất có giá trị đối với các nước khác trong khu vực.
Hội thảo lần này là một phần trong chuỗi những hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vùng với vai trò như là một công cụ để các nước đối tác của Chương trình UN-REDD ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ và đạt được sự nhất quán về phương pháp tiếp cận, chia sẻ những thành công và học hỏi kinh nghiệm ứng phó với các thách thức trong tiến trình chuẩn bị thực thi REDD+. (Thế Giới & VN 21/10) đầu trang(
Qua kiểm tra, đánh giá sử dụng rừng trồng và xác nhận lâm sản của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, 9 tháng 2014 toàn tỉnh đã khai thác trên 2.390 ha rừng tập trung với sản lượng gần 122.105 m3 gỗ.
Ngoài ra, các chủ rừng còn khai thác được 4.244 m3 các loại gỗ từ cây phân tán, vườn nhà và 564 tấn nhựa thông… Ước tính thu nhập từ rừng gần 90 tỷ đồng, giảm 35 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Theo Chi cục Kiểm lâm, nguyên nhân giảm nguồn thu từ rừng được xác định một phần do giá rừng hiện nay thấp nên người trồng rừng hạn chế khai thác. Bên cạnh đó sản lượng nhựa thông toàn tỉnh thời gian qua cũng sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch sâu róm.
Có thể nói hoạt động khai thác được giám sát chặt chẽ đã tạo thói quen tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức tham gia khai thác rừng, đảm bảo nguồn thu cho quỹ bảo vệ rừng cấp xã cũng như đánh giá được lợi ích từ rừng mang lại, giá trị kinh tế của rừng đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư. (Báo Quảng Trị 22/10) đầu trang(
Một xe đầu kéo biển Lào chở đầy gỗ trên thùng xe đã kéo hỏng toàn bộ hệ thống cân kiểm tra tải trọng tại Trạm KTTT lưu động số 63 trên tuyến QL9, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
21/10, trao đổi với PV ông Dương Đức Phụng, Chánh thanh tra Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết: Đến thời điểm này trạm cân vẫn ngừng hoạt động, chờ nhà sản xuất vào khắc phục sửa chữa.
Ông Phụng cho biết: Trước đó, vào lúc 16h30' chiều 20/10, cán bộ trạm cân yêu cầu xe đầu kéo BKS Lào UN-0694 kéo theo rơmoóc UN-2380 do tài xế Nguyễn Viết Lâm (SN 1981, trú tại khu phố 3, phường Đông Lương, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) điều khiển hướng Thị trấn Lao Bảo – TP. Đông Hà vào cân tải trọng. Trong quá trình cân tải trọng, chiếc xe đã cuốn toàn bộ tấm nhựa đường dẫn vào gầm xe, gây đứt toàn bộ dây dẫn kết nối bàn cân khiến hệ thống hư hỏng.
Sau khi sự việc xảy ra, các cán bộ trạm cân đã yêu cầu tài xế giữ nguyên hiện trường và lập biên bản sự việc. Cũng theo ông Phụng bước đầu, xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xô dồn đường dẫn trong quá trình cân dẫn là do xe bị bó phanh, tuy nhiên để xác định đây có là hành động chủ ý của lái xe hay không thì còn phải chờ kết luận của cơ quan điều tra. (Giao Thông 21/10; Thanh Niên 22/10, tr2) đầu trang(
Tại xã Trà Phong, huyện miền núi Tây Trà, Quỹ bảo trợ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các hộ đồng bào miền núi tham gia bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
Người dân được báo cáo viên truyền đạt, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chính sách chi trả DVMTR; những nội dung chính của chính sách chi trả DVMTR như loại rừng và loại dịch vụ được trả tiền DVMTR; nguyên tắc, điều kiện chi trả tiền DVMTR; quyền hạn và nghĩa vụ của bên sử dụng và bên cung ứng DVMTR; hình thức chi trả DVMTR... (Nhân Dân 21/10) đầu trang(
Nhiều công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã bỏ tiền mua đất trồng rừng của người dân ở Đồng Hỷ để khai thác khoáng sản…
Sau một thời gian dài trầm lắng, mới đây, tình trạng khai thác quặng trái phép bắt đầu hoạt động mạnh trở lại tại các xã Cây Thị, Nam Hòa thuộc huyện Đồng Hỷ. Thay vì cho người đứng ra thu mua quặng từ các hộ dân như trước đây, nhiều doanh nghiệp dùng tiền mặt mua lại đất đồi, đất vườn để khai thác quặng.
Trong vai một chủ doanh nghiệp chuyên ngành khai khoáng, PV được người phụ nữ ở xã Cây Thị chào bán một quả đồi trồng rừng với giá 2 tỉ đồng… Khi thấy PV chê đắt, người phụ nữ này lập tức dẫn qua xem lô đất đồi gần đó đang có máy xúc hoạt động.
Theo người phụ nữ, lô đất đồi này rộng gần 30.000m2, vừa được bán với giá 1,8 tỉ đồng cho một công ty khai thác quặng. Qua tìm hiểu thì diện tích đất đồi, đất vườn mà các hộ dân đang rao bán, hoặc đã bán và hiện đang được các công ty, doanh nghiệp khai thác quặng, đều là đất cấp sổ xanh.
Theo đó đất sổ xanh chỉ được các lâm trường cấp cho người dân để quản lý, trồng rừng có thời hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tại ở địa bàn hai xã Cây Thị và Nam Hòa đã có hàng loạt hộ dân bán đất vốn được cấp để trồng rừng phòng hộ cho các doanh nghiệp, công ty khai thác quặng.
Chủ nhân của nhiều khu đất rừng đã được bán để khai thác quặng cho biết: Việc thỏa thuận, mua bán chỉ diễn ra bằng miệng. Để “qua mắt” lực lượng chức năng, chủ hộ sẽ đứng ra làm giấy tờ xin san gạt nền đất, chuyển đổi giống cây trồng. Khi thủ tục giấy tờ hoàn tất, cũng là lúc bên mua đất đem máy xúc đến khai thác quặng.
“Thường là vài tháng, sau khi khai thác hết quặng thì bên mua mới tiến hành hoàn thổ. Nhưng đất đem hoàn thổ toàn là đất xấu nên sau đó người dân rất khó khăn trong việc trồng trọt”, một người dân xã Cây Thị từng bán đất khai thác quặng phản ảnh. Vẫn theo người này, hiện trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tồn tại ít nhất 3 công ty chuyên mua đất sổ xanh của dân để khai thác quặng.
Không chỉ bán đất trồng rừng, nhiều hộ dân ở xã Nam Hòa còn thỏa thuận bán chui đất ruộng hai lúa cho các chủ doanh nghiệp khai thác cát sỏi.
Ông Nguyễn Văn Thuận ở xã Hòa Nam cho biết: “Việc thỏa thuận bán đất ruộng để khai thác cát sỏi, đã khiến không ít hộ dân có ruộng liền kề đang rất lo lắng. Các hộ này lo sợ khi mùa mưa đang tới rất gần, sẽ xảy ra hiện tượng sụt lún làm mất hoa màu và đất ruộng”. Vẫn theo ông Thuận, hiện việc khai thác cát sỏi trên ruộng hai lúa gần gần khu vực suối Ngòi Trẹo, thường xuyên dẫn tới tình trạng mất nước, sạt lở, khiến bà con canh tác gặp khó khăn.
Còn ông Nguyễn Văn Hinh, một người dân khác ở xóm Cầu Đất, xã Nam Hòa, lại cho biết: “Nhận định các thửa ruộng gần suối Ngòi Trẹo có tích chữ vàng sa khoáng nên các doanh nghiệp hỏi mua với giá hàng trăm triệu một sào ruộng, nên chẳng có hộ nào là không đồng ý. Trong làng có những gia đình đã bán cả mẫu ruộng cho doanh nghiệp”.
Vẫn theo ông Hinh, khi có đơn thư phản ánh tới lãnh đạo xã Nam Hòa thì các doanh nghiệp dừng khai thác. Hiện nay, nhiều thửa ruộng đã bỏ cỏ nhiều ngày tháng chưa rõ nguyên nhân, càng khiến người dân trong xã đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ về việc mua bán đất hai lúa ở đây.
Về tình trạng trên, ông Chu Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Nam Hòa cho hay: Việc doanh nghiệp khai thác cát sỏi xâm lấn vào đất của người dân là có thật. Đảng ủy sẽ xem xét nghiêm túc vụ việc này. Nếu vượt thẩm quyền sẽ đề nghị cấp trên xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, ông Trần Gia Cát, Chủ tịch UBND xã Nam Hòa cho rằng không có chuyện bán đất ruộng hai lúa cho doanh nghiệp khai thác cát sỏi. Tuy nhiên, việc khai thác vào phần đất ruộng của dân là có. Hiện đại diện doanh nghiệp đã có lời hứa rút kinh nghiệm và sẽ hoàn thổ phần đã khai thác xâm lấn vào ruộng của dân.
Ngoài tình trạng mua bán đất để khai thác khoáng sản, quá trình khảo sát thực tế, PV còn ghi nhận được sự xuống cấp trầm trọng của tuyến đường tỉnh lộ 269. Cụ thể, để đi được 15 km đường từ khu vực trung tâm huyện Đồng Hỷ dẫn tới thị trấn Trại Cau, người tham gia giao thông phải mất không dưới 1 giờ đồng hồ. Theo đó, tuyến đường này liên tục bị các loại xe tải trọng lớn trở quặng, đất đá cày xới, tạo lên không biết cơ man nào là ổ trâu, ổ voi.
Để làm rõ những tình trạng nêu trên, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Thủy, Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ. Theo ông Thủy, việc mua bán đất trồng rừng, đất hai lúa bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức và hiện các ban ngành chức năng chưa phát hiện được trường hợp nào. (Thanh Tra 21/10) đầu trang(
20.10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu trồng mới cây cam, quýt và trồng rừng mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra mục tiêu đến năm 2015, tỉnh có 5.000 ha cây cam, quýt; trồng rừng mới 65.000 ha. Theo báo cáo của Sở NN – PTNT, đến nay tỉnh có tổng diện tích cam, quýt trên 3.600 ha. Trên cơ sở diện tích còn thiếu so với chỉ tiêu, năm 2015 tỉnh giao tập trung trồng mới ở 3 huyện trọng điểm là Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên.
Về trồng rừng mới, đến nay tỉnh trồng được 24.200 ha, đạt gần 40% so với chỉ tiêu Nghị quyết. Nguyên nhân trồng rừng đạt thấp là do áp lực gia tăng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển rừng, nhiều diện tích đất trống quy hoạch đất lâm nghiệp nhưng dân sử dụng để canh tác nương rẫy, không trồng rừng.
Việc huy động xã hội hóa trồng rừng gặp nhiều khó khăn, người dân và doanh nghiệp không muốn đầu tư trồng rừng vì lợi ích thấp, chu kỳ kinh doanh dài… Ngành Nông nghiệp đề xuất giải pháp trồng mới trên 40.000 ha trong năm 2015, trong đó trồng rừng tập trung trên 34.000 ha, trồng cây phân tán và rừng phòng hộ gần 9.000 ha. Các địa phương rà soát toàn bộ quỹ đất có thể trồng rừng, xây dựng kế hoạch chi tiết về địa điểm cụ thể dự kiến trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất…
Tổng hợp ý kiến phát biểu, ông Nguyễn Minh Tiến kết luận, thống nhất một số nội dung cụ thể. Tinh thần chỉ đạo chung đó là phải hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng mới, trồng cây cam, quýt trong năm 2015 bằng mọi giải pháp, các huyện cần xây dựng Nghị quyết chuyên đề, kế hoạch thực hiện cụ thể.
Về công tác trồng rừng mới năm 2015, trên cơ sở xác định khó khăn của từng huyện, chuyển toàn bộ diện tích trồng rừng phòng hộ của tỉnh thực hiện tại 5 huyện Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần. Các huyện còn lại tập trung trồng rừng lâm nghiệp xã hội.
Về hình thức thực hiện, diện tích rừng lâm nghiệp xã hội khoán gọn cho các huyện hỗ trợ cho nhân dân 500 đồng/cây, cộng với hỗ trợ kinh phí công tác chỉ đạo thực hiện. Các huyện chủ động triển khai thực hiện, chủ động cây giống, loại giống trồng ở từng vùng trên cơ sở đăng ký của nhân dân, tỉnh tiến hành nghiệm thu khi hoàn thành… (Báo Hà Giang 21/10) đầu trang(
UBND tỉnh Tây Ninh vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ để thực hiện các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh.
Theo UBND tỉnh, kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, Tây Ninh có khả năng chuyển mục đích sử dụng 10.034 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (trong đó có 1.572 ha đất trồng lúa). Năm 2012 Thủ tướng Chính phủ cho phép Tây Ninh chuyển mục đích sử dụng 208,3 ha đất trồng lúa để thực hiện 3 dự án quan trọng của tỉnh.
Theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 9.1.2013 của Chính phủ, diện tích đất trồng lúa được xét duyệt cho Tây Ninh còn lại trong năm 2014 là 816,09 ha, đất rừng đặc dụng là 23 ha. Tây Ninh đã có kế hoạch sử dụng 386,87 ha đất lúa phục vụ 5 công trình, dự án, đó là: Khu Công nghiệp Đại An – Sài Gòn (huyện Bến Cầu) sử dụng diện tích 200 ha đất lúa; đê bao chống lũ ven sông Vàm Cỏ (huyện Trảng Bàng) 89 ha; khu trung tâm hành chính mới (thành phố Tây Ninh) 12,87 ha; khu dân cư An Thạnh (Bến Cầu) 70 ha và dự án đường giao thông (huyện Trảng Bàng) 15 ha.
Đến thời điểm hiện tại, Tây Ninh không có tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép. (Báo Tây Ninh 20/10) đầu trang(
Lầm lụi dưới tán rừng, tưởng như bạn bè cả đời với cỏ cây hoa lá, nay những người con của núi lại quy tụ về đất Tổ (Phú Thọ) để đến với một sân chơi sôi động chưa từng có. Đó là “Hội thi người làm lâm nghiệp giỏi vùng trung du, miền núi phía Bắc” do Trung tâm KNQG vừa tổ chức…
Trong màu áo của lam, của chàm, của khăn Mường, khăn Thái, của váy Mông, váy Dao bỗng nhiên nom họ khác hẳn. Họ hóa thân những nhân vật từ thần tiên đến Ngọc Hoàng, từ nông dân đến cán bộ để lại được thỏa sức nói về rừng, nói về những xung đột của chính cộng đồng mình hay thậm chí chính nhà mình trong cuộc chiến bảo vệ và phát triển rừng.
Tổng cộng có 7 đội tuyển đến từ 7 tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc gồm Bắc Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái và chủ nhà Phú Thọ nhập cuộc thi tài. Đồng hành cùng với các đội tuyển là đông đảo bà con SX lâm nghiệp đi theo đánh trống, hò hét, cổ động hết mình.
TS Phan Huy Thông, GĐ Trung tâm KNQG đã mở đầu cuộc thi bằng những lời có cánh: “Em đến với rừng, đâu chỉ rừng xanh thơm hương. Em đến với rừng vì màu xanh tình yêu quê hương. Em đến với rừng đâu chỉ vì rừng mờ trong sương. Em đến với rừng bởi rừng xanh yêu thương”. Mọi người bất chợt xúc động đến lâng lâng vì thấy đúng người, đúng cảnh.
“Rừng xanh yêu thương” cũng là chủ đề của màn chào hỏi mở đầu cho phần thi thứ nhất với hình thức sân khấu hóa như tiểu phẩm, hoạt cảnh, thơ ca, hò vè để giới thiệu về địa phương mình, về đội thi mình.
Khán giả được dịp cười nghiêng ngả với màn chào hỏi của đội Tuyên Quang qua hoạt cảnh "Ngọc Hoàng vi hành qua hạ giới".
Rẽ chín tầng mây, nhìn từ trên cao xuống xứ Tuyên ngài thấy cây rừng xanh ngút ngát, thấy những cái nấm khổng lồ mọc lên (thực ra là những cái nắp hầm biogas) lạ quá liền hỏi chuyện người dân chuyện trồng rừng.
Biết bao thành tích về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, biết bao con người cả đời say đắm với rừng mà cứ như lời đồng bào thì “danh sách nó dài như cái tàu hỏa ấy” khiến cho Ngọc Hoàng càng thêm khâm phục.
Các cô gái xúng xính áo mớ ba, mở bảy, khăn mỏ quạ chít đầu đến từ đội Bắc Giang cho hội thi được một phen ngả nghiêng theo những làn điệu quan họ hay các chàng trai đất Tổ mượt mà với những làn điệu xoan ghẹo như ru hồn người.
Khán giả được dịp chuyển từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Các cô gái ấy, chàng trai ấy chỉ vừa đến với cuộc thi này thôi mà? Các cô gái ấy, chàng trai ấy vốn chỉ quen với cái cày, cái cuốc, cái dựa, cái dao, phải bón phân ngô hay phát cỏ rừng cật lực đến tận tối hôm lên đường đây mà? Ấn tượng nhất ở màn chào hỏi này thuộc về hai đội Tuyên Quang và Phú Thọ.
Tiếp theo, chuyển sang phần gay cấn hơn, đòi hỏi các thành viên trong mỗi đội thật am hiểu kiến thức là phần thi: “Kỹ thuật trồng chăm sóc, khai thác, chế biến cây lâm nghiệp”. 7 đội thi đều chỉ có 30 giây chuẩn bị trước mỗi câu hỏi đủ các thể loại từ phòng chống cháy rừng, giá trị của rừng keo lai đến cách thức ngâm ủ hạt xoan ta, cách chiết giống măng Điền trúc…
Ở phần thi này, đội Tuyên Quang cùng đội Phú Thọ tỏ ra vững vàng nhất, vượt lên trên các đội khác với điểm số toàn 37, 38/40. Kiên trì đuổi bám phía sau là các đội Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình. Ở phần thi chủ trương, chính sách thị trường về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng các đội thi theo hình thức trắc nghiệm đồng đội.
Cả 7 câu hỏi ở nội dung này đều được bảy đội đồng loạt giơ biển kết quả giống hệt nhau. Ngạc nhiên nhất là tất cả đều trả lời đúng như trong đáp án. Hồi hộp nhất hội thi là phần các đội tham gia cược điểm để có thể gia tăng điểm số của mình (các đội có quyền tham gia hoặc không tham gia ở mỗi câu hỏi cược điểm).
Chỉ duy nhất đội Tuyên Quang đứng ngoài cuộc chơi đầy căng thẳng được ví như màn cân não này. Cược điểm cũng là cơ hội vàng để các đội có thể bứt phá, vượt lên vì tỷ số lúc này chỉ chênh nhau một vài điểm không đáng kể.
Ở phần này, câu trả lời của các đội đã khác biệt nhau chứ không còn giống hệt nhau như nội dung trước. Điều bất ngờ nhất là những đội mạnh ở hai phần thi trước lại không được may mắn khi cược điểm.
Cuối cùng đã có sự phân hóa rõ rệt. Kết quả chung cuộc là có 4 giải Ba, 2 giải Nhì và 1 giải Nhất được trao.
Vượt qua mọi đội tuyển khác, Hòa Bình đạt ngay giải Nhất trong tiếng trống thùng thùng và những tiếng vỗ tay kéo dài như bất tận. Đây cũng là kết quả khá bất ngờ bởi trước khi bước vào phần cược điểm, Hòa Bình không phải là một ứng cử viên sáng giá cho phần thưởng này.
Việc đội chủ nhà Phú Thọ đạt giải Ba tuy có thể khiến cho những cổ động viên đất Tổ hơi buồn nhưng nó cũng thể hiện rõ một cuộc thi khách quan, không thiên vị. (Nông Nghiệp Việt Nam 21/10, tr17) đầu trang(
Thời gian qua, trên địa bàn xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo đã xuất hiện ngày càng nhiều các tấm gương nông dân biết tận dụng lợi thế về đất đai để phát triển kinh tế, tăng thu nhập và làm giàu. Trong đó có gia đình ông Chu Hải Ngoại, thôn Lục Liễu.
Năm 1988, ông Hải phục viên trở về địa phương. Hai vợ chồng ông được gia đình cho ra ở riêng trong một khu đất hoang, cỏ mọc um tùm. Không có vốn, không có kiến thức để làm ăn, mặc dù ông đã làm thuê nhiều nghề nhưng thu nhập chẳng được là bao, khó khăn vẫn chồng chất. Khi nhà nước có chủ trương giao đất, trồng rừng, dù chưa một lần nghĩ mình sẽ gắn bó với rừng nhưng để cải thiện kinh tế gia đình, ông đã  đề nghị được thực hiện dự án trồng rừng.
Ông Ngoại cho biết: “Được giao 13ha rừng, hai vợ chồng tôi  đã tiến hành cải tạo cây tạp và trồng 3ha dứa, 10 ha bạch đàn. Chỉ sau 1 năm, 3 ha dứa đã cho thu hoạch. Nguồn vốn ban đầu này giúp chúng tôi thêm củng cố quyết tâm mở rộng chăn nuôi. Trên diện tích vườn đồi của gia đình, tôi đã lựa chọn gà thịt để nuôi. Hiện đàn gà đã phát triển lên 1500 con. Gà nuôi thả dưới tán rừng ít dịch bệnh và có chất lượng cao, còn diện tích bạch đàn được tận dụng  lượng phân gà để chăm bón nên phát triển rất nhanh, đến nay đã đến tuổi khai thác, ước tính giá trị vài trăm triệu đồng”.
Mô hình trổng rừng kết hợp chăn nuôi đem lại cho gia đình ông mỗi năm gần 200 triệu đồng tiền lãi. Từ chỗ cuộc sống gia đình còn nghèo khó, bấp bênh, giờ  đây gia đình ông đã có cuộc sống khấm khá, các con được học hành đầy đủ.
Con trai cả của ông hiện đang tu nghiệp ở nước ngoài, con trai thứ 2 là sinh viên Đại học và con thứ 3 đang ôn thi với mong muốn năm sau sẽ bước chân vào giảng đường Đại học. Với sự nỗ lực không ngừng nhiều năm qua, gia đình ông là điển hình nông dân làm kinh tế giỏi của xã Đạo Trù. (Vinhphuc.gov.vn 21/10) đầu trang(
Xác định tiềm năng, lợi thế của gia đình với diện tích gần hơn 4ha đất lâm nghiệp, qua nhiều năm kiên trì, bền bỉ trồng rừng, cây ăn quả, đến nay, gia đình ông Bùi Long Tám (SN 1953) ở thôn Phước Bình, xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định thu về hàng năm trên dưới 400 triệu đồng từ vườn cây ăn quả và rừng nguyên liệu được khai thác theo chu kỳ.
Với diện tích 4 ha, năm 2006, gia đình ông đầu tư trồng 1 ha chôm chôm với 150 gốc. Tiếp đến năm 2007, ông trồng thêm 1 ha bơ với 150 cây. Bên cạnh đó, ông tận dụng đất đồi núi trọc trồng 2 ha keo lai, năm 2008 thu hoạch xong, ông tiếp tục trồng mới giống cây keo lai dâm cành.
Ông Tám cho biết: “Những loại cây ăn quả này, nếu được chăm sóc tốt, đúng quy trình thì rất nhanh cho thu hoạch. Chỉ tính riêng vụ năm 2013, với 150 cây chôm chôm, một năm thu hai vụ, bình quân mỗi cây 150kg, với giá bán 6.000 đồng/kg, tôi bỏ túi 270 triệu đồng; 150 cây bơ thu hoạch với giá bán 8.000 đồng/kg, tôi thu về 180 triệu đồng. Nhờ bán cho thương lái ngay tại vườn nên không tốn công vận chuyển. Ngoài ra, với 2 ha keo lai, năm 2013 tôi khai thác bán được 160 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của ông Tám thì rừng trồng nguyên liệu đến kỳ khai thác, mỗi năm, ông phân lô ra để bán, cứ luân phiên, khai thác xong lại trồng mới nên số diện tích rừng kinh tế của gia đình ông luôn phủ một màu xanh. (Hội Nông Dân VN 21/10) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Piotr Naskrecki đang đi bộ trong một khu rừng nhiệt đới thì nghe thấy tiếng động như có thứ gì đó bò dưới chân. Ông đã nghĩ rằng đó là một con vật nhỏ như chuột hay thú có túi possum.
"Khi bật đèn, tôi không thể hiểu nổi thứ mình đang nhìn thấy là gì nữa", nhà nghiên cứu của Bảo tàng Động vật học thuộc Đại học Harvard, Mỹ, cho hay. Vài phút sau, ông nhận ra đây là một con nhện khổng lồ.
Theo Live Science, đây là nhện khổng lồ Nam Mỹ, loài nhện lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Chiều dài chân của chúng có thể đạt 30 cm, phần cơ thể lớn bằng kích thước một nắm tay, nặng khoảng 170 gram. Hay nói cách khác, con nhện tương đương một con chó con.
Nhờ đặc điểm này cùng phần chân và móng cứng, con nhện có thể tạo ra âm thanh lớn hơn so với những cá thể khác khi di chuyển trên mặt đất.
Ngoài lông gai, loài nhện trên có thể sử dụng cặp răng nanh dài 5 cm để phòng thủ. Vết cắn của nhện có độc, tuy không gây chết người nhưng sẽ cực kỳ đau đớn. Khi chà xát, phần lông có các móc và gai nhỏ sẽ tạo nên âm thanh rít lớn và giúp chúng tự vệ.
Nhện khổng lồ thường săn mồi vào ban đêm, dễ dàng giết chim bố mẹ và chim non nếu phát hiện thấy tổ. Thức ăn của chúng còn là ếch, giun đất và một số côn trùng. (VnExpress 20/10) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng