Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 24 tháng 10 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG

BẢO VỆ RỪNG
23-10, Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết: Do thời tiết hanh khô kéo dài nên nguy cơ cháy rừng tiếp tục gia tăng trở lại ở các địa phương.
Hiện có 6 tỉnh đang có rừng có nguy cơ cháy gồm: Bắc Giang, Lào Cai, Quảng Ninh (cấp 5-cấp cực kỳ nguy hiểm); Hòa Bình, Hà Giang, Thái Nguyên (cấp 4-cấp nguy hiểm).
Nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan rất nhanh, vì vậy Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 yêu cầu UBND các cấp và chủ rừng thuộc các địa phương trên thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. (Quân Đội Nhân Dân 24/10) đầu trang(
23.10, ông Nguyễn Minh Ưng, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), cho biết các cơ quan chức năng của huyện đang điều tra, xác định một nhóm lâm tặc khai thác, vận chuyển trái phép khối lượng lớn gỗ rừng tự nhiên để xử lý theo pháp luật.
Trước đó, khoảng 23 giờ ngày 22.10, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Ea H'leo phát hiện 4 xe công nông chở gỗ lậu đang đi qua thôn 1, xã Cư Mốt, huyện Ea H’Leo, chỉ cách trạm bảo vệ rừng của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ea Wy khoảng 300 m.
Khi thấy lực lượng kiểm lâm, công an có vũ trang bao vây, hàng chục lâm tặc bỏ lại phương tiện, chạy tứ tán vào rừng. Đoàn kiểm tra phối hợp với công an và dân quân các xã Cư Mốt, Ea Ral đưa tang vật về trụ sở Hạt Kiểm lâm huyện Ea H’leo.
Tang vật thu giữ gồm 4 xe công nông, 27 lóng gỗ tròn và gỗ xẻ hộp (đường kính từ 35-50 cm, dài 2,5-5 m) với tổng khối lượng khoảng 10 m3, chủ yếu là gỗ dầu và bình linh thuộc nhóm 3. Trên các xe công nông còn có nhiều cưa máy, xà beng, dây cáp, bình đựng xăng... (Thanh Niên 23/10; Công An Nhân Dân 24/10) đầu trang(
23-10, TAND tỉnh Đắk Nông cho biết, vừa đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Chu Văn Lam (SN 1987 – nguyên là Phó ban quản lý dự án quản lý bảo vệ rừng Công ty Kiến Trúc Mới) và bị cáo Hồ Hữu Hiển (SN 1966 – là Giám đốc Công ty TNHH MTV Vinh Hiển) về tội hủy hoại rừng.
Theo cáo trạng, năm 2008, Công ty Kiến Trúc Mới (trụ sở tại T.P. Hồ Chí Minh, do bà Nguyễn Thị Hồng Hà làm giám đốc) được UBND tỉnh Đắk Nông cho thuê 1.678 ha đất rừng tại tiểu khu 1534 và 1528 thuộc địa phận xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, trong đó có 576 ha được phép chuyển đổi sang trồng cây cao su.
Mặc dù chưa có giấy phép, hồ sơ thiết kế khai hoang và chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng Công ty Kiến Trúc Mới đã ký hợp đồng với công ty TNHH Vinh Hiển(trụ sở tại huyện Bù Đăng, Bình Phước) để thực hiện hành vi khai hoang trái phép.
Theo đó, công ty Vinh Hiển đã thuê người cho xe ủi, máy cưa tiến hành việc khai hoang, đốn hạ cây rừng  theo sự chỉ dẫn của Chu Văn Lam – Phó ban quản lý dự án Công ty Kiến Trúc Mới.
Tổng diện tích đất rừng mà Chu Văn Lam, Hồ Hữu Hiển thuê người khai hoang trái phép là 70 ha, trong đó có có 38 ha thuộc diệt tích  rừng sản xuất phải khoanh nuôi bảo vệ, cấm khai thác, gây thiệt hại 8,9 tỷ đồng...
Căn cứ vào lời khai của các bị cáo và những người có liên quan tại phiên tòa cũng như các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hồ Hữu Hiển 7 năm tù giam và bị cáo Chu Văn Lam 4 năm tù giam và buộc các bị cáo phải bồi thường số tiền thiệt hại do mình gây ra. (An Ninh Thủ Đô 23/10) đầu trang(
Rất khó xử phạt hành chính và cũng rất khó xử lý hình sự, mặc dù những vụ phá rừng đã ở mức rất nhức nhối.
Đây là lúng túng dễ thấy trong việc ngăn chặn tình trạng phá rừng căm xe nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk.
Căm xe là loại rừng nguyên sinh có vai trò phòng hộ quan trọng. Rừng bị thu hẹp như là sự lý giải vì sao mưa lũ ngày càng phức tạp. Thế nhưng, cho đến thời điểm này, ngăn chặn phá rừng căm xe vẫn còn là câu chuyện dài. (VTV Phú Yên 23/10) đầu trang(
Nằm dọc theo hai bên đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) đoạn qua huyện Krông Búk (tỉnh Đắk Lắk), rừng thông ba lá vừa có vai trò là rừng phòng hộ, vừa là cảnh quan môi trường. Nhưng đến nay rừng thông này cơ bản đã bị “xoá sổ”, gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Theo UBND huyện Krông Búk, rừng thông ba lá này trước đây do Liên hiệp Lâm - nông - công nghiệp Ea Súp đầu tư vốn và trồng từ những năm 1980, dọc theo hai bên đường Hồ Chí Minh, kéo dài từ huyện Krông Búk (cũ) đến huyện Ea H’Leo, với tổng diện tích trên 2.047 ha.
Trước đây, diện tích rừng thông ba lá này phát triển tốt, làm nhiệm vụ là rừng phòng hộ cho lưu vực hồ Ea Súp ở phía tây, lưu vực sông Ba ở phía đông và đã được đưa vào khai thác nhựa thông.
Tuy nhiên, sau khi Liên hiệp Lâm - nông - công nghiệp Ea Súp, Ban Quản lý rừng phòng hộ quốc lộ 14 giải thể, rừng thông này được giao về cho các địa phương: Krông Búk, Ea H’Leo, thị xã Buôn Hồ quản lý, trong đó diện tích rừng thông tập trung nhiều nhất là ở huyện Krông Búk.
Trong một thời gian dài, do các địa phương này buông lỏng quản lý, rừng thông trên đã bị người dân ồ ạt chặt phá, lấn chiếm trái phép làm khu dân cư, sản xuất cà phê hay gieo trồng các loại cây ngắn ngày. Thậm chí, có thời điểm, hàng trăm hộ gia đình đồng bào dân tộc Êđê ở các buôn Mùi 1, buôn Mùi 2, buôn Mùi 3 của xã Cư Né (huyện Krông Búk) tập trung sử dụng cưa máy, cưa tay, rìu chặt phá rừng thông để lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật.
Đồng bào còn lén lút sử dụng dao, rựa ken (cắt sạch một đoạn vỏ cây chung quanh gốc) để cây thông chết khô dần, sau đó đốt hoặc làm cho cây tự ngã để lấy đất sản xuất nông nghiệp hoặc làm khu dân cư.
Theo ông Y Thanh, Chủ tịch UBND xã Cư Né, việc phá rừng thông ở đây có sự tham gia của cả đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đồng bào Kinh lẫn một số cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện. Cụ thể, đồng bào Kinh, đồng bào dân tộc Êđê phá rừng thông trái phép để xây dựng nhà ở, làm khu sản xuất, còn các cơ quan ban ngành thì xây dựng trụ sở.
Hiện nay, diện tích rừng thông ba lá này chỉ còn vài chục héc ta, nằm rải rác ở các huyện Krông Búk và Ea H’Leo. Các ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk cần xử lý nghiêm đối với các đối tượng cố tình chặt phá, huỷ hoại rừng, nhanh chóng thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật để có kế hoạch trồng lại rừng.
Đồng thời tuyên truyền, giao khoán số rừng thông còn lại cho các hộ gia đình, đơn vị tập thể quản lý, bảo vệ để góp phần bảo vệ rừng phòng hộ, cảnh quan, môi trường trên địa bàn. (Tin Tức 24/10, tr12) đầu trang(
Cà Mau hiện là địa phương đầu tiên tại châu Á thực hiện nuôi tôm sinh thái. Kết hợp với trồng rừng ngập mặn, việc nuôi tôm có đầu vào thấp và mang lại lợi nhuận cao, bình quân đạt 48,3 triệu đồng/ha.
Đồng thời, nuôi tôm sinh thái góp phần làm giảm nạn phá rừng ngập mặn để đào vuông nuôi tôm, giảm gây tổn hại môi trường tự nhiên từ sự gia tăng mức độ nhiễm mặn...
Hiện tại, tôm sú nuôi sinh thái của Việt Nam được bán tới 10 thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Úc, Đài Loan… Riêng khu vực châu Âu, trong đó tôm nuôi sinh thái từ Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp sang Đức và Thụy Sĩ. Các công ty nhập khẩu của Đức phân phối lại cho các nước châu Âu khác.
Từ cuối năm 2013, các nhà bán lẻ tại EU đã điều chỉnh giá bán lẻ đối với tôm nuôi sinh thái trên cơ sở giá mua vào tăng. Người tiêu dùng thế giới tại nhiều nước (Canada, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… ) cũng đang chuyển dần sự chọn lựa sản phẩm tôm nuôi sinh thái có chứng nhận của các tổ chức quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm nuôi trồng trong điều kiện bảo vệ môi trường.
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ trên khắp thế giới ưa thích mua sản phẩm thủy hải sản được chứng nhận từ đánh bắt hay từ nuôi trồng như một phần trong chiến lược kinh doanh gắn với trách nhiệm DN của họ. Hơn nữa, sản phẩm từ nguồn cung có nguồn gốc được chứng nhận xem như chiến lược để làm giảm căng thẳng với các tổ chức môi trường uy tín và tăng chất lượng, giá trị sản phẩm đến với khách hàng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu nêu trên, tại Việt Nam hiện có 16 công ty chế biến tôm được Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu cấp chứng nhận BAP (chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất), trong đó có ba công ty của tỉnh Cà Mau.
Để tạo thuận lợi cho DN, chính quyền địa phương cũng có kế hoạch và hướng hỗ trợ phát triển kinh doanh này. Ông Nguyễn Chí Thuần, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Đầm Dơi cho biết, huyện Đầm Dơi là vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư nông lâm nghiệp từ lâu, nhiệm vụ chính là phát triển nuôi tôm gắn với khôi phục bảo vệ rừng ngập mặn ven biển. Hiện Đầm Dơi có 62.000 ha nuôi tôm. Chính quyền địa phương cũng khuyến khích và hỗ trợ vốn, kênh dẫn nước… cho hộ nuôi tôm, nhất là các hộ nuôi tôm rừng.
Trên phạm vi cấp tỉnh, ông Lê Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, với sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt đến gần 300.000 ha, trong đó có 266.683 ha nuôi tôm, sau năm 2013 thành công tỉnh Cà Mau đã đặt ra mục tiêu tăng thêm 1.100 ha diện tích nuôi tôm thâm canh từ năm 2014, đến nay đã gần hoàn thành mục tiêu này.
Tổng lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt hàng năm của tỉnh Cà Mau đạt bình quân 450 nghìn tấn, trong đó có 180 nghìn tấn tôm nguyên liệu, tương đương 140 nghìn tấn tôm thành phẩm được chế biến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Đến nay, sản phẩm tôm của cà Mau đã xuất khẩu đến 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng doanh thu hàng năm là 1,08 tỷ USD, chiếm 42% doanh thu về tôm của cả nước. Tỉnh Cà Mau thực hiện chủ trương sử dụng 60% diện tích để bảo vệ rừng và 40% nuôi trồng thủy sản trên hầu hết diện tích rừng ngập mặn.
Về lâu dài, việc nuôi tôm sinh thái tại Cà Mau có thể sử dụng chứng nhận để khác biệt hóa trên thị trường. Bởi hiện nay tôm sinh thái mang lại lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ không ngừng tăng trưởng.
Các xu hướng bảo tồn thiên nhiên, xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu trên các thị trường bán lẻ lớn đang là lợi thế lớn để tỉnh Cà Mau có thể tận dụng (về tài chính, tài trợ từ các tổ chức quốc tế, người mua bền vững…) phát triển mạnh mẽ vùng nuôi tôm sinh thái, tạo ra các vùng đệm tự nhiên và bảo vệ rừng ngập mặn. (Thời Báo Ngân Hàng 24/10) đầu trang(
Sáng 23/10, thông tin từ hạt kiểm lâm liên huyện Tuy Phước –TP Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, cơ quan này đang củng cố hồ sơ để xử lý vụ buôn bán động vật hoang dã quý hiếm do Hạt kiểm lâm liên huyện và công an huyện Tuy Phước vừa bắt giữ.
Trước đó, vào lúc 15h ngày 20/10, cơ quan chức năng đã bắt quả tang tại nhà của bà Bùi Thị Liễn (50 tuổi, trú ở thôn Công Chánh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, Bình Định) có nhiều cá thể động vật hoang dã thuộc nhóm IIB quí hiếm gồm: 02 con cheo cheo - cân nặng 04kg, 01 con rắn hổ trâu cân nặng 01kg, 01 con cầy hương cân nặng 2,5kg và một số cá thể hoang dã thuộc nhóm thường, như: 12,5 kg rắn sáo, 02 con chồn cân nặng 3,2kg, 02 con dúi cân nặng 1,7kg, 01 con nhím cân nặng 1,7kg, đang được nuôi nhốt để buôn bán.
Bà Nguyễn Thị Anh Nguyên – Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Tuy Phước cho biết: toàn bộ số động vật hoang dã nêu trên đều đã được Hạt kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - TP Quy Nhơn tiến hành thả về rừng. (Đời Sống & Pháp Luật 23/10; Pháp Luật TPHCM 24/10) đầu trang(
Khoảng 3 tháng trở lại đây, hàng trăm ha rừng thông ở xã miền núi Lâm Trạch, huyện Bố Trạch đã bị sâu róm ồ ạt "tấn công" ăn trụi hết lá.
Măc dù người dân đã nhiều lần tiến hành phun thuốc, thực hiện các biện pháp diệt trừ sâu theo sự hướng dẫn của chính quyền xã nhưng "dịch sâu róm" vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả.
"Nếu không có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ người dân diệt trừ sâu róm, nguy cơ lây lan ra diện rộng là điều khó lòng tránh khỏi..."-nhiều người dân ở 3 xã Lâm Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch bày tỏ sự lo lắng...
Có mặt tại nhiều cánh rừng thông ở xã Lâm Trạch, PV chứng kiến hàng vạn con sâu róm bò lúc nhúc và đeo bám khắp nhiều vạt rừng trồng thông. Ở những nơi xuất hiện sâu róm, rừng thông bị trơ trụi lá, trông rất thảm hại...
Ông Nguyễn Văn Luyến, Trưởng thôn 2, xã Lâm Trạch nói: Toàn thôn có hơn 100 ha rừng thông. Đây là những diện tích mà Dự án trồng rừng Việt-Đức hỗ trợ và đã chuyển giao hết cho người dân. Toàn bộ diện tích nói trên đều được trồng vào năm 2001.
Khoảng 3 tháng trở lại đây, sâu róm đã "tấn công" ồ ạt vào các khu rừng trồng thông của người dân trong xã. Thôn tui là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ nạn sâu róm tàn phá rừng thông, với khoảng 90% diện tích bị sâu róm phá hoại, không thể khai thác nhựa được. Các chú cứ nhìn vào mấy vạt thông cháy đen, trơ trụi lá là biết "dịch sâu róm" khủng khiếp như thế nào.
Người dân trong thôn đã tiến hành phun thuốc và thực hiện các biện pháp diệt trừ sâu theo sự hướng dẫn của chính quyền xã, nhưng chẳng mấy hiệu quả. Hầu hết các hộ dân trong thôn đều phun thuốc diệt trừ sâu từ 2-3 đợt (mỗi đợt tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng/ha), nhưng hễ lá non mọc lên thì sâu lại ồ ạt xuất hiện và ăn tiếp lá đến trơ trụi...
Ông Luyến kể: Từ bao đời nay, người dân trong thôn sống chủ yếu dựa vào sản xuất mấy sào ruộng một vụ và đất màu, nên tỷ lệ hộ nghèo cao. Sau hơn 10 năm được hưởng lợi từ Dự án trồng rừng Việt-Đức, bỏ công chăm sóc, đợi chờ..., cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, người dân trong thôn mới bắt đầu tiến hành khai thác nhựa thông.
Giá nhựa thông thời gian gần đây rất được, mỗi kg nhựa đều được thương lái thu mua khoảng 30 nghìn đồng. Bình quân mỗi ha thông cho lượng nhựa hơn 3 tạ/tháng, tính thành tiền chừng 10 triệu đồng/ha. Đây là khoản thu nhập rất cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã từ 65 hộ (cuối năm 2012) xuống còn dưới 40 hộ (tính đến thời điểm này)...
Anh Nguyễn Sỹ Hùng (thôn 2, xã Lâm Trạch), nhà có 4 ha thông tâm sự: Toàn xã chỉ có một máy phun thuốc diệt sâu róm hại thông, nên phải tiến hành phun lần lượt cho từng hộ một. Phun các loại thuốc, sâu róm chỉ bị diệt và khống chế một thế hệ mà thôi. Vòng đời sau của nó lại tiếp tục phát triển và gây hại. Sâu xuất hiện trên thông nhiều lắm, mỗi lần phun thuốc, chúng rớt như mưa, thấy mà rợn người, nhiều con thân to hơn chiếc đũa... Nhiều hôm đi phun thuốc về mệt nhoài, không thể nào nuốt nổi bát cơm. Đã thế, sâu rớt vào người, nên toàn thân sưng tấy, ngứa ngáy không chịu nổi...
Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Trạch, Nguyễn Sỹ Phúc cho biết: Xã Lâm Trạch hiện có khoảng 900 hộ, với 3.900 nhân khẩu. Do điều kiện kinh tế ở địa phương khó khăn, khoảng 70 % thanh niên trong xã đều phải đi làm ăn xa, nhiều người vào tận miền Nam để kiếm kế sinh nhai. Được sự hỗ trợ từ Dự án trồng rừng Việt-Đức, toàn xã hiện có trên 600 ha thông (trong đó hầu hết đã đưa vào khai thác nhựa), với khoảng 40% hộ dân trong xã có thông, hộ ít thì 1 ha, hộ nhiều khoảng 2-5 ha.
Từ tháng 4-2014, sâu róm bắt đầu xuất hiện rải rác trên cây thông. Khoảng 3 tháng trở lại đây, sâu xuất hiện ồ ạt với mật độ dày đặc, chúng tôi ước tính có gần 200 ha thông của xã đã bị sâu "tấn công" không thể khai thác nhựa được (nặng nhất tập trung tại thôn 1,2,3). PV đã báo cáo sự việc này lên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật, Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch và các đơn vị nói trên đã cử người về phối hợp xử lý...
Theo tìm hiểu của PV, trước tình trạng "dịch sâu róm" ồ ạt "tấn công"  rừng thông, đã có 4 hộ ở thôn 2, xã Lâm Trạch góp tiền lại với nhau để mua 1 máy phun thuốc diệt trừ sâu với giá 10 triệu đồng. Tuy nhiên, do việc phun thuốc diễn ra không đồng bộ, địa hình dốc, khó khăn về nguồn nước... nên hiệu quả diệt trừ sâu trên thông không cao.
Hàng trăm ha rừng thông ở xã Lâm Trạch đã và đang bị sâu gây hại, nhưng chưa được các ngành chức năng, người dân khống chế hiệu quả. Trong khi đó, nhiều hộ dân ở xã Lâm Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch có diện tích rừng thông gần kề với khu vực "dịch sâu róm" vẫn đang trong tình trạng thấp thỏm lo âu sâu róm sẽ tràn sang tàn phá rừng thông của họ... (Báo Quảng Bình 23/10) đầu trang(
21/10, Thường trực Huyện ủy Hàm Thuận Bắc làm việc với UBND huyện, các ban, ngành liên quan và Hạt kiểm lâm huyện về kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng 10 tháng năm 2014 và nhiệm vụ cần tập trung trong thời gian tới. Ông Nguyễn Ngọc Chỉnh-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của ngành chức năng, từ đầu năm đến nay các cấp, các ngành có liên quan từ huyện đến cơ sở tập trung triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng đạt kết quả trên một số mặt.
Nổi bật là công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trên lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được triển khai sâu rộng; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và chống người thi hành công vụ được kiểm soát, không để gia tăng và bùng phát thành các điểm nóng, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2013 (62/80 vụ); công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2014 được các địa phương và đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện khá tốt, không để xảy ra thiệt hại đáng kể tài nguyên rừng.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngọc Chỉnh-Bí thư Huyện ủy chỉ đạo các cấp, các ngành phải tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng theo tinh thần Chỉ thị số 1685 của Thủ tướng Chính phủ, gắn với việc thực hiện tốt phương án phòng, chống phá rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2014-2015.
Đồng thời, yêu cầu các ngành chức năng của huyện tăng cường phối hợp với các đơn vị chủ rừng và UBND các xã có rừng làm tốt công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm nhằm tiếp tục kiềm chế tình hình phá rừng, vận chuyển, tàng trữ, mua bán lâm sản trái phép và lấn chiếm, tái lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. (Đảng Bộ Bình Thuận 22/10) đầu trang(
Đó là thông tin từ kết quả đề tài “Đánh giá phạm vi phân bố và thử nghiệm nhân giống đối với 2 loài thông lá dẹt và pơ mu”, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá vào ngày 21-10. Đề tài do ông Trần Giỏi, nguyên chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp Khánh Hòa làm chủ nhiệm.
Nhóm thực hiện đề tài ghi nhận, thông lá dẹt còn 49 cá thể trên diện tích phân bố hơn 47ha và pơ mu còn 65 cá thể với diện tích phân bố hơn 107ha. Trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm nhân giống thành công hơn 1.000 cây con sinh trưởng tốt tại vườn ươm bằng cách nhân giống hạt và giâm hom.
Theo kết quả đề tài, hai loài này đều có thể nhân giống hạt một cách dễ dàng với tỷ lệ hạt nảy mầm đối với thông lá dẹt 65,8% và pơ mu là 59,7%. Tuy nhiên, với phương pháp giâm hom, trong khi tỷ lệ hom pơ mu cho rễ khá cao (61,1 - 71,7%) thì tỷ lệ hom thông lá dẹt ra rễ rất thấp (1%). Nguồn giống ở Sơn Thái (Khánh Vĩnh) phù hợp nhất để nhân giống.
Thông lá dẹt và pơ mu là 2 loài quý hiếm đang bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên nên Hội đồng Khoa học và Công nghệ đã thống nhất đề xuất của nhóm nghiên cứu, khoanh vùng bảo tồn, chuyển giao số cây con đã nhân giống, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn trong cộng đồng. (Báo Khánh Hòa 22/10) đầu trang(
Nằm cách Thành phố Vinh khoảng 8km về phía Đông Bắc, có một cánh rừng nguyên sinh trù phú với sự đa dạng hệ sinh thái động, thực vật quí hiếm ít người biết đến, đó là rừng bần Hưng Hòa, hay còn gọi là Tràm Chim.
Đây được xem như lá phổi xanh bảo vệ cư dân và hệ sinh thái vùng ngập mặn, cần sớm có các giải pháp nhằm bảo tồn hệ sinh học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, phòng chống thiên tai, chống xói lở, tạo điều kiện cho các loài thủy sinh phát triển.
Chị Hoàng Thị Thuyết, người dân xóm Hòa Lam chèo thuyền chở PV đi tham quan Tràm Chim Hưng Hòa. Tính cả đi cả về phải mất độ hai giờ đồng hồ mới tham quan hết toàn bộ khu rừng.
Vừa đi, chị Thuyết vừa giới thiệu về rừng bần nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở Nghệ An. Chị cho biết cây bần ra hoa và kết quả vào tháng 7, 8 và kéo dài đến tháng 12 dương lịch, rụng lá vào tháng 2 và đến cuối tháng 4 dương lịch mới đâm chồi, nảy lộc, vì thế quanh năm rừng bần là điểm du lịch sinh thái, giải trí lý tưởng.
Mùa này, cả rừng bần cây nào cây nấy trĩu quả, những quả bần chín mọng có vị chua thanh thanh mang cả vị chát nhè nhẹ không lẫn vào đâu được. Đi giữa khu rừng nguyên sơ, không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên của hoa bần và quả bần chín, mà còn được nghe tiếng chim rừng ríu rít gọi bạn - những âm thanh trong trẻo của thiên nhiên, được ngắm những loài thủy sinh đặc biệt quý hiếm.
Các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, khi lớn lên thì đã trông thấy rừng bần này. Sau năm 1954, khi đắp đê 42 thì khu rừng này bị chia làm 2 phần: phần trong đê đã bị chặt phá để trồng lúa, trồng cói, nuôi trồng thủy sản. Phần rừng còn lại nằm ngoài đê đến năm 1995 mới được đưa vào diện quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, cũng như mọi người, chị Thuyết không biết rõ rừng bần có tự khi nào.
Kiểm chứng của các nhà khoa học cho thấy, đây là khu rừng ngập mặn nguyên sinh nhất Việt Nam với một thảm thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Rừng bần Hưng Hòa có vai trò rất quan trọng, ngoài chống biến đổi khí hậu, ngăn mặn xâm thực, giữ nước ngọt, chắn sóng, gió bão, rừng bần còn có một hệ sinh thái phong phú đa dạng để cho các loại thủy sinh, chim nước, chim di cư… trú ngụ sinh sản.
Nơi đây, gần như có đủ các loài chim mà đất rừng Phương Nam vốn có. Đặc biệt, nhóm chim ở rừng bần Hưng Hoà có tính đa dạng sinh học cao nhất, với 31 loài, 19 họ và 12 bộ chim, trong đó, có 3 loài chim quý hiếm được ghi trong Sách đỏ...  PGS-TS Cao Tiến Trung- Trưởng khoa Sinh học- ĐH Vinh khẳng định, đây là rừng bần cổ nhất, dễ bị tàn phá nếu không có giải pháp bảo tồn.
Nhận thức được vai trò quan trọng của rừng bần, những năm qua, cấp ủy chính quyền ở Hưng Hòa đã làm tốt công tác tuyên truyền, nâng nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ hệ sinh thái đặc biệt quý hiếm này.
Tuy nhiên, do diện tích rừng bần rộng gần 70ha lại trải dài tới 4km, nên công tác bảo vệ rừng ở hạ nguồn sông Lam còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn săn bắn chim, khai thác các nguồn lợi thủy hải sản còn diễn ra phức tạp.
Theo ông Lê Văn Thương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hưng Hòa, tình trạng xâm hại đến hệ sinh thái rừng bần diển ra lâu nay, nhưng chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh để răn đe.
Việc phục hồi rừng bần nguyên sinh tại xã Hưng Hòa không chỉ bảo vệ được tuyến đê sông Lam, mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế của nhân dân vùng cửa sông Hưng Hòa. Để khai thác tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, thành phố Vinh đã xây dựng dự  án quản lý, bảo vệ trồng mới mở rộng diện tích rừng bần gắn với qui hoạch du lịch sinh thái phía hạ lưu sông Lam.
Rừng bần Hưng Hòa là tài nguyên quốc gia vô giá, bởi vậy, việc làm quan trọng nhất để bảo tồn gìn giữ, đó chính là không chặt hay đốn hạ cây rừng. Bên cạnh đó, rừng bần hàng năm cần phải được trồng mới, trồng xen, bổ sung nhằm đa dạng hóa hệ sinh học, giảm tác động của biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ con người, nhà cửa trước sự tàn phá của thiên tai. (Đài PTTH Nghệ An 23/10) đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm hiện có 128 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn. Nhờ hoạt động tích cực, phát huy hiệu quả vai trò tại cơ sở nên thời gian qua không chỉ ý thức giữ rừng của người dân được nâng lên mà còn hạn chế tình trạng rừng bị xâm hại, góp phần đắc lực quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả.
Ông Nguyễn Duy Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Theo Quyết định số 83/2007/QĐ - BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì kiểm lâm địa bàn có nhiệm vụ tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp, như: xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lượng và phương tiện khác trong việc phòng cháy chữa cháy rừng, phòng, chống phá rừng trái phép; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật…
Vì vậy, kiểm lâm địa bàn được xác định là lực lượng nòng cốt, thường xuyên gắn bó với chính quyền cơ sở, với người dân, là cầu nối đưa chính sách, pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng của Nhà nước tới nhân dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, từ đầu năm 2014 đến nay, cán bộ kiểm lâm địa bàn đã hướng dẫn 360 thôn, bản xây dựng được Quy ước bảo vệ rừng; thành lập 1.786 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại các thôn bản với trên 18.000 thành viên tham gia (trung bình mỗi tổ, đội có từ 8 - 12 người).
Cùng với đó, cán bộ kiểm lâm địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả ngay tại cơ sở. Từ đó góp phần phát hiện 358 vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng; xử phạt hành chính 359 vụ vi phạm; tịch thu trên 183m3 lâm sản các loại (trong đó hơn 20,8m3 gỗ quý hiếm)...
Nhiều vụ cháy rừng được phát hiện và huy động kịp thời lực lượng chữa cháy tại chỗ, hạn chế thấp nhất diện tích rừng bị thiệt hại. Đặc biệt, những năm gần đây, nhờ sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm địa bàn nên chính quyền cơ sở, chủ rừng đã chủ động trong việc phòng, ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và những điểm “nóng” về phá rừng trái pháp luật đã được kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm.
Phát huy hiệu quả hoạt động của kiểm lâm địa bàn, Chi Cục Kiểm lâm tiếp tục tăng cường chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn thường xuyên bám cơ sở, đồng thời tham mưu cho chính quyền địa phương cấp xã triển khai thực hiện tốt một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, phối hợp với các sở, ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ giao đất giao rừng theo Kế hoạch số 388 của UBND tỉnh để rừng thực sự có chủ; phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ, nhằm cải thiện và nâng cao cuộc sống cho người dân từ rừng.
Song song với đó, ngành tăng cường kiểm tra, truy quét các hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, chế biến lâm sản trái pháp luật trên địa bàn nhằm quản lý, bảo vệ rừng tận gốc, nhất là đối với một số địa bàn được xác định còn điểm “nóng” về tình trạng khai thác lâm sản trái pháp luật, như: Mường Nhé, Mường Chà...
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, tại những nơi kiểm lâm địa bàn gắn chặt với cấp ủy và chính quyền địa phương; đồng thời chính quyền địa phương quan tâm, trách nhiệm thì nơi đó việc quản lý, bảo vệ rừng thực sự hiệu quả.
Vì vậy, tiếp tục phát huy vai trò hiệu quả hoạt động của kiểm lâm địa bàn, ngành tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ kiểm lâm địa bàn; thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa kiểm lâm địa bàn và chính quyền sở tại có rừng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (Báo Điện Biên Phủ 22/10) đầu trang(
Từ nhiều nghiên cứu thực tế trong đời sống cho thấy rừng ngập mặn, rừng phòng hộ có vai trò, chức năng lớn trong việc bảo vệ môi trường và chống lại các tác động rủi ro do biến đổi khí hậu.
Trong thời gian qua, huyện Bình Đại đã không ngừng đẩy mạnh công tác bảo vệ và tái sinh rừng ngập mặn, góp phần bảo vệ hệ sinh thái thiên nhiên, phục vụ lợi ích chính đáng cho con người. Hơn thế nữa là việc bảo vệ và trồng mới rừng là một hành động thiết thực trong phòng chống biến đổi khí hậu như hiện nay.
Trong đó, huyện chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân về pháp luật bảo vệ rừng, các kiến thức về lợi ích của việc trồng rừng đối với đời sống của con người. Ra lời phát động, kêu gọi người dân tích cực bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng, chủ động ứng phó với BĐKH.
Lồng ghép nội dung ứng phó BĐKH, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng vào chương trình giáo dục, sinh hoạt tập thể tại các trường học. Qua đó, nâng cao nhận thức, dần hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường trong học sinh.
Huyện Bình Đại hiện có 1.345 ha diện tích rừng tập trung tại 4 xã Bình Thắng, Thạnh Phước, Thừa Đức và Thới Thuận. Trong đó, 2 xã Thừa Đức, Thới Thuận có diện tích trồng rừng nhiều nhất với tổng diện tích rừng 2 xã là 1.106 ha, chiếm 82,2% diện tích rừng toàn huyện.
Hàng năm, các lực lượng đoàn viên, thanh niên, quần chúng nhân dân tổ chức trồng mới 2 ha rừng ngập mặn và trồng hàng trăm cây xanh đường nông thôn, đường phố.
Bên cạnh đó, nhằm thiết lập hệ thống rừng phát triển ổn định, nâng cao hiệu quả của hệ thống rừng phòng hộ ven biển, góp phần bảo vệ hệ thống đê biển, bảo vệ môi trường sinh thái, huyện xây dựng và công bố Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Bình Đại giai đoạn 2012- 2020.
Theo quy hoạch, huyện tăng cường bảo vệ diện tích rừng hiện có theo hướng nâng cao hiệu quả của rừng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xác lập ranh giới, đóng mốc, lập hồ sơ, quản lý tới từng lô rừng. Dự kiến huyện sẽ xây dựng 122 mốc ranh giới và 5 bản ranh giới đất lâm nghiệp thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre trên địa bàn huyện.
Đồng thời, huyện tiến hành trồng rừng mới tập trung trên 205 ha. Trong đó, trồng rừng trên đất trống là 103,9 ha, trồng rừng trên bãi cát là 44,2 ha và trồng rừng trên đất mới bồi tụ 69,7 ha. Trồng rừng lại sau khai thác 387,6 ha. Hàng năm tổ chức trồng trên 35 ngàn cây phân tán.
Chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa rừng 51,3 ha. Khai thác rừng hợp lý với đối tượng khai thác là rừng đước đến tuổi khai thác và dừa lá nằm trong phạm vi rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên diện tích 387 ha. Sản xuất lâm ngư kết hợp trên 100 ha và phát triển du lịch sinh thái với diện tích là 150 ha.
Bên cạnh đó, huyện còn đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng như: Xây dựng 2 trạm bảo vệ rừng tại xã Thừa Đức và Thới Thuận và trang bị trang thiết bị. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về pháp luật bảo vệ rừng, các giá trị của tài nguyên rừng và về môi trường.
Tiếp tục rà soát và thực hiện công tác giao đất rừng. Xây dựng các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2012-2020 của huyện với tổng vốn đầu tư hơn 25,1 tỷ đồng.
Các cấp lạnh đạo huyện cũng xác định rõ trách nhiệm thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2012-2020 gắn với các nhiệm vụ xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp tại từng địa phương. Các dự án lâm nghiệp phải lồng ghép với dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. (Bentre.gov.vn 22/10) đầu trang(
23-10, tại huyện Bá Thước, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy (PCCC) rừng cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm 17 huyện, thị, thành phố và MTTQ các xã, người uy tín tiêu biểu, già làng trưởng bản.
Tại lớp tập huấn, các học viên được truyền đạt một số nội dung cơ bản về công tác bảo rừng, PCCC rừng; thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; nghĩa vụ của chủ rừng; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và phát triển rừng của UBND cấp huyện, cấp xã; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, việc thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã; công tác phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng, PCCC rừng gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
Qua lớp tập huấn, các học viên được nắm vững và hiểu rõ hơn về các quy định, nghị định, văn bản hướng dẫn của Chính phủ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; sử dụng thành thục các phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng; kỹ thuật PCCC rừng; phát huy hơn nữa tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng, thực hiện vững chắc phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Đồng thời, thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm lấn, phá hoại rừng. (Báo Thanh Hóa 23/10) đầu trang(
Thời gian qua, trên địa bàn huyện An Lão đã xảy ra một số vụ khai thác trái phép rừng phòng hộ để trục lợi. Không chỉ một số người dân lén lút chặt phá mà một doanh nghiệp cũng lợi dụng hợp đồng khai thác rừng trồng để khai thác trái phép rừng phòng hộ.
Ông Tướng Thoàn, Phó Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện An Lão, cho biết: “Trong thời gian gần đây, tại tiểu khu 22 xã An Tân và tiểu khu 34 xã An Hòa đã xảy ra tình trạng một số hộ dân lén lút khai thác cây keo trồng xen trong rừng trồng điều do đơn vị quản lý. Kéo theo đó, các hộ dân tại hai địa phương nói trên đã vào tranh giành lại đất rẫy cũ gây mất trật tự xã hội, công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trước đó BQLRPH huyện An Lão đã phát hiện, lập biên bản và đề nghị xử lý nhiều trường hợp vi phạm, nhưng tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp”.
Vụ việc nghiêm trọng hơn xảy ra tại tiểu khu 29 và 38 rừng phòng hộ thuộc địa phận xã An Vinh, huyện An Lão, kéo dài nhiều tháng liền nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Theo BQLRPH huyện An Lão: Sau khi có chủ trương bán đấu giá tài sản của các cấp có thẩm quyền, ngày 17.2.2014, BQLRPH huyện đã ký hợp đồng số 23/HĐKT với ông Nguyễn Công Thành, đại diện Công ty cổ phần Nguyệt Anh (đơn vị trúng thầu, có trụ sở làm việc tại TP Quy Nhơn), về việc khai thác gỗ rừng trồng phòng hộ tại tiểu khu 29, 38 xã An Vinh.
Trong quá trình khai thác gỗ rừng trồng theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, Công ty cổ phần Nguyệt Anh đã 5 lần bị đơn vị giám sát (BQLRPH An Lão) lập biên bản vi phạm về hành vi khai thác, mở đường và phá rừng phòng hộ trái phép tại tiểu khu 29, 38 xã An Vinh.
Làm việc với các cơ quan chức năng huyện An Lão, ông Nguyễn Công Thành thừa nhận: Công ty đã khai thác ngoài hồ sơ thiết kế cấp phép khai thác gỗ rừng trồng phòng hộ tại lô a, a1, khoảnh 2; lô b, khoảnh 4; lô c, khoảnh 5, tiểu khu 38 xã An Vinh, số lượng gồm 92 cây keo lai với trữ lượng gỗ 28,8m3.
Ngoài ra, Công ty cũng đã tự ý thuê xe đào đất mở đường khai thác trên diện tích đất rừng 6.400 m2, đồng thời khai thác 112 cây keo lai thuộc rừng phòng hộ được trồng vào năm 2003 nằm trên các tuyến đường đã mở. Toàn bộ khối lượng gỗ khai thác ngoài hồ sơ thiết kế đã được vận chuyển về nhập tại Công ty Nguyệt Anh ở cụm công nghiệp Bồng Sơn, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn.
Lý giải cho việc làm vi phạm pháp luật nêu trên của Công ty Nguyệt Anh, ông Nguyễn Công Thành cho rằng, do ranh giới giữa các luống rừng được phép khai thác tỉa thưa và các luống rừng không được phép khai thác ở gần nhau (khoảng cách 5 m) nên các tổ khai thác đã “nhầm lẫn” khi chặt hạ cây rừng. Mặt khác, việc tự ý mở đường, chặt phá rừng phòng hộ trái phép là để thuận lợi cho việc vận chuyển, thu gom gỗ được phép khai thác của Công ty Nguyệt Anh.
Sở dĩ tình trạng vi phạm nêu trên của Công ty Nguyệt Anh tái diễn nhiều lần trong một thời gian dài, một phần cũng do trong quá trình giám sát khai thác, tuy phát hiện sai phạm của Công ty Nguyệt Anh, nhưng BQLRPH An Lão vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để.
Trao đổi với PV về hình thức và mức độ vi phạm của Công ty Nguyệt Anh tại tiểu khu 29, 38 rừng phòng hộ thuộc xã An Vinh, ông Nguyễn Thanh Sinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, khẳng định: “Công ty Nguyệt Anh đã vi phạm về khai thác và phá rừng trái pháp luật. Căn cứ điểm a, Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản, thì mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý hiếm, khai thác rừng phòng hộ trái phép bị phạt tiền từ 50-100 triệu đồng nếu khai thác trái phép từ trên 8 m3 đến 15 m3 gỗ”.
Hành vi khai thác rừng phòng hộ trái phép hơn 20 m3 gỗ tròn không thuộc loài  nguy cấp, quý hiếm của Công ty Nguyệt Anh là vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính mà phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi phá rừng trái pháp luật của Công ty Nguyệt Anh, Hạt Kiểm lâm huyện An Lão đề xuất tổng mức xử phạt vi phạm hành chính là 85 triệu đồng và buộc trồng lại rừng trên diện tích đã vi phạm.
Mới đây, ông Bùi Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, đã chủ trì cuộc họp bàn biện pháp xử lý các đơn vị  vi phạm khai thác gỗ rừng trồng tại xã An Vinh.
Tại cuộc họp, ông Bùi Tiến Dũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh cụ thể hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng và vi phạm về quản lý đất đai của Công ty Nguyệt Anh để xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời đình chỉ việc khai thác rừng phòng hộ tại xã An Vinh theo hồ sơ đã được phê duyệt trong thời gian chờ xử lý vi phạm. (Báo Bình Định 23/10) đầu trang(
Là tỉnh có diện tích rừng đặc dụng khá lớn, Cà Mau đã và đang dồn toàn lực để bảo tồn và phát triển diện tích rừng này. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng hiện nay vẫn còn không ít vướng mắc cần tiếp tục cải thiện.
Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Văn Sử cho biết, từ năm 2013, tỉnh đã phê duyệt đồ án Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Cà Mau đến năm 2020 nhằm sử dụng hợp lý giá trị tài nguyên rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường sinh thái các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020.
Là một khu vực có diện tích rừng đặc dụng khá lớn, thời gian qua công tác bảo vệ rừng luôn được Ban Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Hạ thực hiện với quyết tâm cao. Giám đốc VQG U Minh Hạ Huỳnh Minh Nguyên chia sẻ, bằng nhiều giải pháp từ việc tuần tra, kiểm soát cho đến tuyên truyền vận động người dân…, công tác bảo vệ rừng những năm gần đây đạt kết quả khá tốt. Không xảy ra vụ cháy rừng vào mùa khô và tình trạng người dân lén lút vào rừng khai thác trái phép nguồn tài nguyên cũng giảm.
Ông Nguyên cho biết thêm, việc bảo đảm được diện tích và hạn chế sự xâm hại của người dân đã giúp VQG U Minh Hạ ngày một đa dạng về động, thực vật. Thời gian gần đây, trong lâm phần vườn xuất hiện nhiều động vật hoang dã quý hiếm cả về số lượng lẫn chủng loại loài. Ðáng chú ý là đàn heo rừng đang phát triển thành bầy đàn khá nhiều.
Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan, thế nhưng, do nằm tiếp giáp với 4 xã của 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời, nên đời sống một số hộ dân còn nhiều khó khăn, “tình trạng người dân lén lút vào rừng khai thác trái phép nguồn tài nguyên đã giảm so với trước, nhưng vẫn còn diễn ra. Công tác tuần tra kiểm soát và tuyên truyền được tăng cường, nhưng do đời sống gặp khó nên không ít hộ dẫu biết vi phạm vẫn làm liều”, ông Nguyên băn khoăn.
Ðược công nhận là Khu Ramsar thứ 2088 của thế giới, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (VQG) là điểm đến của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu vì tính đa dạng sinh học của nó. Hiện tình trạng nhiều hộ dân vì cuộc sống mưu sinh xâm hại tài nguyên rừng cũng là một trong những khó khăn lớn nhất cho công tác bảo vệ rừng của Ban Giám đốc VQG Mũi Cà Mau. Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng phát hiện và xử lý gần 128 vụ vi phạm liên quan đến việc chặt cây rừng trái phép để hầm than, làm củi.
Với gần 1.000 hộ (gồm dân địa phương và dân di cư tự do) hiện đời sống còn khó khăn, không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên rừng trong khu vực VQG Mũi Cà Mau là một trong những cái khó cho công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây. Giám đốc VQG Mũi Cà Mau Phan Quốc Khải cho biết, do đời sống người dân còn khó khăn đã khiến tình trạng chặt phá rừng diễn biến phức tạp và tinh vi.
Lợi dụng địa bàn rộng, nhiều kinh rạch ra vào rừng, con đường vận chuyển lại gần… trong khi lực lượng tuần tra lại phụ thuộc con nước thuỷ triều nên người dân lén vào khai thác cây rừng trái phép tại nhiều khu vực, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ.
Như vậy, khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng chính là bài toán dân sinh. Ông Nguyên cho rằng, trước mắt, vẫn lấy việc phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân tham gia bảo vệ rừng là quan trọng. Tuy nhiên, về lâu dài thì việc nâng cao đời sống của người dân dưới tán rừng mới là giải pháp căn cơ và bền vững. Khi có cuộc sống ổn định và phát triển, người dân mới thiết tha bảo vệ và không xâm hại rừng cũng như tài nguyên dưới tán rừng.
Thực tế sau hơn 30 năm sống dưới tán rừng nhưng đời sống người dân vẫn chưa mấy cải thiện đã tạo ra tâm lý không còn mặn mà với rừng là điều khó có thể tránh khỏi. Ðồng tình với ý kiến của ông Nguyên, ông Khải nhận định, để hạn chế tình trạng phá rừng, cần tạo công ăn việc làm cho dân nghèo, giúp họ có được thu nhập ổn định với những mô hình kinh tế cụ thể và bền vững.
Ðể đạt được mục tiêu diện tích rừng đặc dụng vào năm 2020, trong Quyết định số 1156/QÐ-UBND ngày 14/8/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, tỉnh cũng đưa ra một số giải pháp để thực hiện. Trong đó trọng tâm là củng cố, hoàn thiện mạng lưới tổ chức quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng.
Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đầu tư phát triển du lịch sinh thái; bảo tồn tính đa dạng sinh học...
Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân. Ðầu tư từ ngân sách Nhà nước và tập trung huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế trong, ngoài nước. (Báo Cà Mau 23/10) đầu trang(
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 của Chính phủ được triển khai gần 3 năm nay ở Nghệ An, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Các chủ rừng, người tham gia bảo vệ rừng có thêm nguồn lợi kinh tế và nâng cao trách nhiệm giữ rừng. Áp dụng chính sách trên, diện tích rừng có sự quản lý của người dân đã tăng nhiều, góp phần đẩy lùi tình trạng chặt phá rừng.
Gia đình anh Lang Văn Phê sinh sống ở bản Hồng Tiến, xã Đồng Văn, trong vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong. Gia đình anh Phê cũng như 49 hộ khác của bản vừa được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhóm của anh gồm 10 người được nhận đợt 1 với số tiền 23.704.000 đồng. Còn cả bản Hồng Tiến nhận được hơn 117 triệu đồng.
Số tiền này không thuộc ngân sách Nhà nước hỗ trợ như trước kia, mà chính là tiền của doanh nghiệp đã khai thác tài nguyên trên địa bàn có rừng, nay theo NĐ 99 của Chính phủ, phải trích ra, đem trả cho người dân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng. Anh Phê nói: Khi được giao trách nhiệm giữ rừng, dân bản Hồng Tiến chúng tôi đã chia làm 5 nhóm, trong tuần, trong tháng, từng nhóm đi tuần tra rừng, để nắm tình hình. Nếu phát hiện có đối tượng khai thác, phá rừng thì chúng tôi ngăn chặn, đẩy đuổi và báo cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
Về phía chính quyền các địa phương có rừng cũng đã tăng cường tuyên truyền, phối hợp với ngành chức năng sở tại để nâng cao nhận thức cho người dân về pháp luật bảo vệ rừng, nhất là khi quyền lợi của người dân đã được đáp ứng cụ thể hàng năm, theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Trước đây, các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên, cụ thể như các công ty thủy điện, đào đắp, tích nước lòng hồ lấy năng lượng điện, mà chưa phải trả chi phí hao tổn về tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên thì bây giờ phải xem việc chi trả vào công quỹ bảo vệ và phát triển rừng như một điều tất yếu. Theo quy định hiện nay, 1 kWh điện thương phẩm, nhà máy thủy điện phải trích ra 20 đồng để đưa vào quỹ.
Và nguồn quỹ đó, một phần sẽ được hỗ trợ cho chủ rừng và tất cả người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng.  Ông Nguyễn Khắc Lâm, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An cho rằng: “NĐ 99 được áp dụng đã làm sáng tỏ một vấn đề, đó là trách nhiệm của chủ đầu tư, các công ty thủy điện hay công ty du lịch sinh thái…, liên quan đến khai thác thiên nhiên, rừng, nước, kinh doanh thì phải sung vào nguồn quỹ để trả cho người dân mà bấy lâu nay, chính họ là người cần được hưởng lợi. Rừng được giữ tốt thì đồng nghĩa với môi trường sống tốt đẹp hơn”.
Gần 3 năm qua, ở tỉnh ta, việc áp dụng Nghị định 99 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đạt được hiệu quả nhất định. Nhấn mạnh thêm quan điểm, đó là: Khai thác tài nguyên thiên nhiên thì phải chi trả cho việc bảo vệ môi trường, dù dưới bất kì hình thức khai thác nào.
Đến nay, nguồn quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng đã chi trả cho một số chủ rừng trên địa bàn gần 30 tỉ đồng. Và do vậy, ý thức của người dân nhận tham gia quản lý trên 200.000 ha rừng tăng đáng kể, khi quyền lợi và trách nhiệm của bà con đã được làm sáng tỏ. (Công An Nghệ An 24/10) đầu trang(
Huyện Lang Chánh có gần 51.000 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có hơn 31.000 ha rừng tự nhiên và gần 18.500 ha rừng trồng), chiếm 86% diện tích đất tự nhiên. Vì vậy, sản xuất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Để khai thác hiệu quả thế mạnh này, công tác bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) trên địa bàn được các cấp ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm. Cách thị trấn Lang Chánh khoảng 30 km về phía tây, đến xã Yên Thắng, một trong 5 xã trọng điểm (cùng các xã Lâm Phú, Yên Khương, Trí Nang, Tam Văn) được Hạt Kiểm lâm Lang Chánh tăng cường kiểm lâm viên xuống địa bàn để thực hiện phương châm “kiểm lâm cắm bản”.
Trao đổi về công tác bảo đảm an ninh rừng trong thời gian qua, ông Lò Văn Thăn, Chủ tịch UBND xã Yên Thắng, cho biết: Nhằm quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có trên địa bàn, xã chú trọng phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lực lượng kiểm lâm cho đến người dân.  Đặc biệt, được sự tăng cường giám sát, tham mưu của kiểm lâm viên địa bàn, công tác quản lý và phát triển rừng tại địa phương đã có chuyển biến tích cực. Việc khai thác gỗ trái phép, vận chuyển gỗ lậu, cho đến phá rừng làm nương rẫy gần như không còn.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với công tác quản lý rừng tại huyện Lang Chánh là do phần lớn diện tích rừng phân bố trên các địa bàn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Ý thức của người dân về BV&PTR còn hạn chế, thói quen đốt nương, làm rẫy chưa được loại bỏ nên vẫn có nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Vẫn còn hành vi khai thác, vận chuyển gỗ trái phép trong các khu rừng sâu, với cách thức ngày càng tinh vi, gây khó khăn cho việc phát hiện và bắt giữ các đối tượng vi phạm. Trong khi, lực lượng kiểm lâm lại rất mỏng nên việc quản lý rừng phải có sự chủ động của chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng ở các xã và thôn, bản.
“Nhưng diện tích rừng lớn, trung bình mỗi hộ chỉ có 2 đến 3 người tham gia sản xuất lâm nghiệp, riêng việc chăm sóc đã mất nhiều thời gian nên không phải lúc nào các chủ rừng cũng bao quát được hết diện tích rừng của mình” - chủ rừng Lò Văn Quyết (xã Yên Thắng), cho biết.
Do đó, sự có mặt của lực lượng kiểm lâm tại các địa bàn trọng điểm không những tăng cường giám sát dưới cơ sở mà còn tập hợp lực lượng từ chính quyền, người dân và nhất là các chủ rừng tham gia tích cực vào công tác tuần tra, bảo vệ rừng, ngăn chặn tận gốc tình trạng chặt, phá rừng, khai thác trái phép lâm sản.
Nhiệm vụ quan trọng hơn nữa là tham mưu cho UBND cấp xã trong công tác quản lý và phát triển rừng tại địa phương. Nổi bật là việc thực hiện hiệu quả từ mô hình quản lý cưa xăng và gỗ làm nhà. Đến nay, toàn huyện đã quản lý tập trung tại UBND các xã trọng điểm và các thôn có rừng tự nhiên của các xã không trọng điểm được 204/276 cưa xăng hiện có trên địa bàn, hướng dẫn cấp giấy đăng ký sử dụng cưa xăng và yêu cầu các chủ hộ ký cam kết không cho mượn, sử dụng cưa vào hoạt động khai thác lâm sản trái phép.
Chính quyền các xã đã hoàn tất việc thống kê và quản lý chặt chẽ việc sử dụng gỗ làm nhà của các hộ dân, cương quyết không cho làm nhà khi không xác minh rõ nguồn gốc. Cách làm này, giúp xử lý và ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các trường hợp tích trữ, sử dụng gỗ bất hợp pháp. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát tại các cơ sở chế biến lâm sản cũng được tăng cường, bảo đảm theo quy định của pháp luật về kinh doanh, chế biến lâm sản.
Về lâu dài, để ngăn chặn được những vi phạm về rừng, công tác tuyên truyền Luật BV&PTR luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lang Chánh và hạt kiểm lâm xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, phải thực hiện kiên trì và phù hợp với tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương.
Trong 9 tháng năm 2014, toàn huyện đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép Luật BV&PTR, Luật Phòng cháy, chữa cháy vào gần 100 cuộc họp dân và khoảng 150 lần phát thanh trên hệ thống truyền thanh của thôn, xã. Đặc biệt, lãnh đạo hạt kiểm lâm đã quan tâm thực hiện và tham gia đối thoại trực tiếp với nhân dân ở các thôn, bản trọng điểm.
Qua đó, tiếp nhận và xử lý triệt để những phản ảnh, kiến nghị của nhân dân về công tác kiểm lâm, phát hiện và xử lý nghiêm 44 vụ vi phạm Luật BV&PTR , tịch thu 62,5m3 gỗ các loại, 20 kg động vật hoang dã, 7 xe máy...  thu nộp ngân sách Nhà nước 836 triệu đồng. Không những vậy, kiểm lâm viên còn phối hợp với chính quyền địa phương thông qua tuyên truyền, vận động đã cảm hóa được 10 chủ xe chuyên buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép chấm dứt hoạt động phi pháp.
Song song với công tác bảo vệ rừng, huyện Lang Chánh hết sức chú trọng đến mục tiêu phát triển rừng bền vững nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con. Huyện phấn đấu đến năm 2015, nâng độ che phủ rừng trên địa bàn toàn huyện từ 78,7% lên 85% theo mục tiêu đề ra tại Đại hội Đảng bộ huyện Lang Chánh lần thứ XXI. (Báo Thanh Hóa 24/10) đầu trang(
Để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, ngay từ đầu năm 2014, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, rà soát lại hiện trường; làm việc với các chủ rừng, lực lượng vũ trang để thống nhất phương án hỗ trợ lực lượng, phương tiện khi có cháy rừng xảy ra; hoàn chỉnh xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp…
Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân. Trong 9 tháng đầu năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tổ chức tuyên truyền lưu động 29 đợt; đưa tin, bài tuyên truyền trên các phương tiện thông tấn báo chí; kết hợp họp dân lồng ghép nội dung tuyên truyền ở 225 thôn bản với hơn 11.650 người tham gia...
Theo thống kê, 9 tháng 2014, do thời tiết diễn biến phức tạp, địa bàn tỉnh xảy ra 14 vụ cháy rừng. Tổng diện tích thiệt hại ước tính 236,31 ha, tập trung ở các huyện: Triệu Phong, Hải Lăng, thị xã Quảng Trị…
Tuy nhiên, những vụ cháy đều được người dân, tổ bảo vệ rừng địa phương phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời. Công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc vi phạm được các đơn vị quan tâm, thực hiện đúng quy định. (Báo Quảng Trị 23/10) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt Ðề án Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của kiểm lâm giai đoạn 2014 - 2020.
Theo Ðề án, sẽ tăng cường sự thống nhất về tổ chức, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ và chính sách, chế độ đối với lực lượng kiểm lâm từ Trung ương đến địa phương, có đủ quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng được giao thông qua việc tăng cường quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và điều động lực lượng đối với các hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo hướng: Giữ ổn định tổ chức, hoạt động và cơ chế quản lý hạt kiểm lâm tại các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ hiện đang trực thuộc chi cục kiểm lâm.
Hạt kiểm lâm tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ không trực thuộc chi cục kiểm lâm thì giao chi cục kiểm lâm cấp tỉnh thống nhất quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và điều động lực lượng.
Sẽ tăng cường hoạt động tố tụng hình sự của lực lượng kiểm lâm nhằm bảo đảm thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở thành lập các đơn vị điều tra về lâm nghiệp trong lực lượng kiểm lâm theo lộ trình hợp lý.
Ðến hết năm 2020, phấn đấu đào tạo nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành cho 33.600 lượt cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng các cấp và lực lượng kiểm lâm. (Nhân Dân 24/10) đầu trang(
Chỉ bằng một quyết định không có căn cứ pháp lý, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thu hồi trái luật hơn 400 ha rừng và đất rừng do các hộ dân nhận trồng, chăm bón hơn 10 năm nay để giao cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư trồng mới lại từ đầu.
Việc làm này, đã khiến dư luận hết sức bức xúc và hàng chục hộ dân đã phải đấu tranh, khiếu kiện đòi quyền lợi gần 8 năm nay nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.
Đây là thực tế đang xảy ra tại huyện Krông Năng, nơi có hàng chục hộ dân hơn 10 năm nay đã gây dựng nên những thảm rừng thông, keo, bạch đàn xanh mướt, chăm bẵm lớn lên từ máu và nước mắt, giờ đây đang đứng trước nguy cơ bị mất trắng để dành cho doanh nghiệp tư nhân chặt phá, đầu tư trồng mới lại từ đầu.
Thời gian 13 năm về trước, hưởng ứng phong trào trồng rừng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, 28 hộ dân ở xã Ea Tam và Cư Klông đã hồ hởi, mạnh dạn nhận hàng trăm ha đất trống, đồi núi trọc để trồng rừng. Nhiều hộ dân nhận đất trồng rừng theo hợp đồng giao khoán công đoạn năm một, nhưng cũng rất nhiều hộ dân nhận đất, trồng rừng theo hồ sơ giao khoán có thời hạn ổn định, lâu dài lên đến 50 năm.
“Việc giao khoán đất rừng giữa BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng (gọi tắt là BQL) và các hộ dân chúng tôi được thực hiện rất bài bản, có tính pháp lý theo quyết định số 661/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ “về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong đó có 12 hộ dân chúng tôi được giao khoán ổn định, lâu dài với thời hạn 50 năm”- ông Phan Khắc Văn, một trong những hộ dân nhận liên kết trồng rừng cho biết.
Tin tưởng vào hợp đồng giao khoán ổn định lâu dài, cũng như tin tưởng vào chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao chức năng bảo vệ rừng phòng hộ, chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước, điều hòa khí hậu... hàng chục hộ dân nghèo nơi đây đã huy động gia đình, người thân lao vào trồng rừng.
Vốn “xem rừng như nhà, cây rừng như con”, nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư thêm kinh phí để cải tạo đất, đắp hồ thủy lợi, khai mở đường đi nhằm bảo vệ, phòng chống cháy rừng, cũng như thuận lợi hơn trong công tác chăm sóc, bởi mức đầu tư của Nhà nước theo thời giá bấy giờ không đủ để trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Tâm sự với báo chí, ông Võ Văn Nam, ở xã Tam Giang cho biết: Năm 2001, được BQL vận động, cộng với quyết tâm phát triển kinh tế rừng, ông là 1 trong 28 hộ dân tiên phong làm đơn và được BQL giao khoán đất trồng rừng 50 năm. “Ngày đó, chúng tôi rất hồ hởi, sẵn sàng bỏ vốn của gia đình ra và vay thêm ngân hàng để trồng nên khu rừng này. Ngoài mức đầu tư của Nhà nước thời bấy giờ, thì các hộ dân chúng tôi còn đầu tư thêm kinh phí với mức bình quân 30 triệu/1 ha mới đảm bảo cây rừng lên xanh tốt như hiện nay”- Ông Nam nói.
Cũng như ông Nam, nhóm 4 hộ dân liên kết trồng rừng do ông Phan Khắc Văn, ở xã Cư Klông đứng đầu cũng mạnh dạn thế chấp nhà cửa, vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng rừng trên diện tích 61 ha rừng được giao khoán ổn định, lâu dài. Với tầm nhìn của một cựu quân nhân từng “ăn rừng, ở rú”, cùng với nhãn quan của cán bộ được đào tạo bài bản, ông Phan Khắc Văn đã động viên 3 hộ gia đình trong nhóm đầu tư hơn 5 tỷ đồng để đắp hồ đập thủy lợi, làm đường nội bộ phục vụ công tác trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.
Không phụ tâm sức, trí tuệ và tiền của bỏ ra của hàng chục hộ dân, chỉ sau 10 năm hàng trăm ha thông, keo, bạch đàn... như một tấm thảm xanh mướt phủ khắp các triền đồi vốn trước đây là đất trống, đồi trọc, thuộc các tiểu khu 311, 314, 316 ở 2 xã Ea Tam và Cư Klông. Thành quả lao động miệt mài đó của người dân nơi đây đã khẳng định chủ trương, chính sách giao đất rừng cho dân là đúng đắn. Không những thế, còn góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở nơi “thâm sơn cùng cốc”này.
Cứ tưởng người dân nơi đây sẽ được hưởng thành quả lao động của mình sau nhiều năm trồng rừng và chăm bón, bảo vệ rừng, nhưng không... công sức, máu, mồ hôi và nước mắt đổ ra bao năm trời của hàng chục hộ dân trong phút chốc có nguy cơ đổ xuống sông xuống bể, khi Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk có quyết định thu hồi diện tích đất rừng đã giao khoán lâu dài cho các hộ dân để giao cho công ty cổ phần trồng rừng Trường Thành thuê, sử dụng với lý do... trồng rừng (!?)
“Hàng trăm ha rừng chúng tôi bỏ công sức, tiền của ra trồng, chăm bón và bảo vệ, đến chu kỳ “hái quả”, được hưởng lợi thành quả thì công ty Trường Thành ở đâu nhảy vào đòi khai thác. Mà chỉ bằng quyết định thu hồi trái pháp luật của UBND tỉnh đã mặc nhiên cướp trắng công sức, tiền của bao năm trời dân nghèo chúng tôi đã bỏ ra”- Ông Phan Khắc Văn bức xúc cho biết.
Dẫn PV đi xuyên qua những thảm rừng thông, keo tươi tốt ở tiểu khu 316, ông Văn đọc vanh vách cho chúng tôi nghe những quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng, cũng như quy định của Chính phủ “về quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp” theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12-11-2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Văn nói “Không có bất kỳ căn cứ pháp lý nào làm cơ sở cho UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất rừng đã giao khoán cho chúng tôi để dành đất cho doanh nghiệp. Còn chiếu theo quyết định 178 của Chính phủ thì chúng tôi phải được hưởng lợi trực tiếp trên mảnh đất mà mình đã bỏ công sức ra trồng, cụ thể: hưởng lợi 100% sản phẩm phụ, 80-90% sản phẩm chính khi rừng đến tuổi khai thác và được trích 20% chỗ đất đẹp mà chưa trồng rừng để làm cây nông nghiệp hoặc ngư nghiệp…”.
Quy định là vậy! Về mặt pháp lý, cũng như thực tiễn đã mặc nhiên xem các hộ dân nhận khoán đất lâm nghiệp để đầu tư trồng rừng là chủ rừng và hoàn toàn được quyền hưởng lợi từ rừng theo đúng chính sách đã ban hành là vậy... Nhưng rồi năm 2007- 2008, chỉ bằng một số “thủ thuật phù phép” như lập “biên bản khảo sát đất trồng rừng nguyên liệu cho công ty cổ phần Trường Thành”, cùng với một số biên bản khảo sát, phúc tra khác...
UBND tỉnh Đắk Lắk đã đơn phương ra quyết định 2572/QĐ-UBND ngày 03/10/2008 thu hồi 568,43 ha của BQL, chồng lấn lên 418,6ha đất rừng đã giao khoán cho các hộ dân, để giao cho công ty cổ phần trồng rừng Trường Thành (gọi tắt là công ty Trường Thành), mà không thèm quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, quyền lợi của hàng chục hộ dân.
Những hộ gia đình đang lưu giữ được hồ sơ gốc giao khoán như ông Nam, ông Văn, ông Vực, ông Việt... còn bị đối xử như vậy, đất rừng giao khoán có hồ sơ giao khoán 50 năm còn bị “cướp công” một cách trái luật như vậy, thì các hộ gia đình không còn lưu giữ được hồ sơ gốc lại ở vào tình cảnh “sống dở, chết dở”, khi cơ hội khiếu kiện để đòi lại quyền lợi của mình cũng bị tước đoạt.
Điển hình là hộ ông Vũ Đình Triều ở thôn Tam Hà, xã Cư Klông. Trước năm 2008, gia đình ông nhận khoán trồng 31 ha rừng theo chương trình 661. Hộ gia đình ông và một số hộ dân khác có hồ sơ đầy đủ, nhưng không hiểu sao khi tỉnh thu hồi thì hồ sơ giao khoán bị BQL làm thất lạc.
Ông Triều nói “Đến tận năm 2009-2010 gì đó tôi mới nghe diện tích đất rừng này đã chuyển đổi cho công ty Trường Thành. Chúng tôi không biết chuyển đổi như thế nào, mà thu hồi như thế nào chúng tôi cũng không biết. Kể cả hỏi giám đốc BQL dự án mới về, ông này cũng không biết gì luôn. Ra BQL dự án hỏi hồ sơ giấy tờ gốc thì toàn bộ BQL dự án không còn một giấy tờ gì cả”.
Thất lạc hồ sơ, đồng nghĩa với việc mất luôn quyền lợi đáng ra ông Triều phải được hưởng vì đã bỏ công sức ra trồng 31 ha rừng thông từ năm 2001 đến năm 2008, nay công ty Trường Thành mặc nhiên được “hái quả”mà không mất một tí công sức nào. Trong khi đó, gia đình ông Triều vẫn còn nợ hơn 200 triệu đồng tiền vay ngân hàng để đầu tư, trồng và chăm sóc rừng. Giờ không còn rừng, không còn nguồn thu từ rừng để trả nợ cho ngân hàng, nên ngôi nhà ông đang ở đã bị ngân hàng kê biên.
Còn phía công ty Trường Thành, lại được UBND tỉnh Đắk Lắc ưu ái “dâng đất”, “dâng rừng”, trong đó có hàng vạn cây thông, cây keo đã đến tuổi khai thác, chỉ phải nộp ngân sách một khoản rất ít ỏi là 5,242 tỷ đồng, mà số tiền này, cũng không thấy UBND tỉnh hay công ty đề cập đến quyền lợi được hưởng, được chia lợi nhuận cho các hộ dân nhận khoán theo quy định của pháp luật. (Bảo Vệ Pháp Luật 24/10, tr10) đầu trang(
Nhờ đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; chăm sóc, phục vụ khách hàng tốt hơn…, đồ gỗ do các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất đang chiếm lại thị phần trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Trên các tuyến đường có nhiều điểm kinh doanh đồ gỗ như: Ngô Gia Tự (quận 10), Cộng Hòa (quận Tân Bình), Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp)…, nhiều chủng loại đồ gỗ nội thất sản xuất trong nước như giường, tủ, kệ bếp, bàn ghế … đã chiếm hơn 50% lượng sản phẩm bày bán. Các thương hiệu kinh doanh đồ gỗ nội thất trên địa bàn như Nhà Xinh, Nhà Đẹp, Nhà Vui, Hà Nam, Chi Lai, Phố Xinh… đang có những sản phẩm nội lấn át hàng ngoại.
Theo các DN này, đối với sản phẩm sử dụng gỗ tự nhiên, hàng ngoại nhập khó cạnh tranh được với hàng trong nước. Đó là do một phần người tiêu dùng đang hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Mặt khác, phần lớn người tiêu dùng đã an tâm với sản phẩm sản xuất trong nước có chất lượng bảo đảm, độ bền cao, kiểu dáng đẹp, giá cả lại rất cạnh tranh.
Anh Nguyễn Oanh (quận 8) cho biết, lúc đầu anh không chú ý lắm đến hàng nội khi xây căn nhà mới, nhưng sau nhiều lần tham gia các cuộc triển lãm chuyên ngành đồ gỗ rồi đến tham quan các cửa hàng của DN, anh đã quyết định chuyển sang sử dụng đồ gỗ sản xuất trong nước.
Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA), sau thời gian chuyển hướng kinh doanh sang thị trường trong nước, những sản phẩm đồ gỗ nội thất của các DN trong nước đã chiếm đến 50% lượng sản phẩm kinh doanh ở các cửa hàng đồ gỗ trên địa bàn thành phố.
Tại không ít cửa hàng, toàn bộ sản phẩm đều được sản xuất trong nước, chẳng hạn như hệ thống cửa hàng đồ gỗ nội thất của Tập đoàn Hà Nam. Tổng Giám đốc Tập đoàn Hà Nam Trần Tuấn Hùng cho biết, vài năm gần đây, Tập đoàn Hà Nam đã tự sản xuất được nhiều mặt hàng đồ gỗ với mẫu mã đa dạng, giá bán hợp lý và các cửa hàng được mở thêm nhiều nên lượng sản phẩm bán ra đã tăng trưởng khá cao.
Theo nhận định của các chuyên gia và DN trong ngành, đồ gỗ nội chiếm được thị phần và niềm tin của người tiêu dùng là do DN đã chú trọng cải tiến mẫu mã để phù hợp thị hiếu, tập trung vào sự đơn giản nhưng hiện đại, có tính thẩm mỹ và tiện dụng. Phần lớn người tiêu dùng đang thích các sản phẩm có kiểu dáng mảnh, các đường viền đơn sơ, nhất là thích ứng với diện tích căn hộ nhỏ, cơ động, chống mối mọt, không thấm nước, có trọng lượng nhẹ.
Bên cạnh đó, giá đồ gỗ trong nước sản xuất cũng đã giảm nhiều. Những bộ đồ gỗ nội thất có giá từ 100 triệu đồng trở lên không còn được ưa chuộng. Thực tế cho thấy, bộ đồ gỗ có giá từ 10 triệu đồng trở xuống đang được tiêu thụ mạnh. Theo một số DN, khi kinh tế khó khăn, DN đã tập trung vào những sản phẩm có mức giá rẻ hơn để vừa sức mua nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng.
Để kích thích sức mua, DN còn tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, mở rộng thêm cửa hàng, điểm giới thiệu sản phẩm, áp dụng phương thức phục vụ trọn gói (tư vấn miễn phí từ khâu xây dựng nhà cửa đến trang trí nội, ngoại thất, trang trí phòng ốc…).
Theo đại diện hệ thống cửa hàng siêu thị nội thất Phố Xinh, các DN trong nước có lợi thế lớn khi đã nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường, thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm, mạng lưới cửa hàng…
Tuy nhiên, việc quảng bá sản phẩm đồ gỗ chưa được DN quan tâm nên người tiêu dùng thiếu thông tin về mặt hàng này. Trong khi đó, một căn hộ hay căn nhà nào cũng có nhu cầu sử dụng đồ gỗ nội thất, nên khi có nhu cầu khách hàng phải đi tìm hiểu tại các cửa hàng hoặc tham quan hội chợ, triển lãm.
Vì thế, DN cần tăng cường hơn nữa khâu quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng nắm bắt, qua báo chí, qua các đợt khuyến mãi, các kỳ hội chợ chuyên ngành... (Nhân Dân 23/10) đầu trang(
Chủ trương di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào các khu, cụm công nghiệp (CCN ) và điểm quy hoạch (ĐQH) của tỉnh với mục đích giúp cho các cơ sở chế biến lâm sản phát triển lành mạnh, góp phần bảo đảm an ninh rừng.
Tuy nhiên, sau gần 4 năm triển khai thực hiện, việc di dời vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức…
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), trong số 70 xưởng chế biến gỗ của các doanh nghiệp (DN), chỉ có 46 xưởng đang hoạt động, 6 xưởng tạm đình chỉ, 2 xưởng bị đình chỉ, 16 xưởng đang tạm ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.
Tổng số cơ sở sản xuất đồ mộc là 319, trong đó có 262 cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong số đó chỉ có 218 cơ sở đang hoạt động. Các DN, cơ sở chế biến lâm sản chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu từ rừng tự nhiên, cho nên khi có chủ trương đóng cửa rừng đã rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu.
Bên cạnh đó, năng lực chế biến của các cơ sở còn hạn chế, chủ yếu chỉ xẻ gỗ dạng hộp, gỗ xây dựng cơ bản, xuất thô, chưa đầu tư dây chuyền công nghệ làm những sản phẩm tinh chế, hàng mộc cao cấp nên giá trị kinh tế mang lại chưa cao. Năng lực yếu, không xây dựng được vùng nguyên liệu là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ngành chế biến lâm sản trong những năm qua phát triển thiếu ổn định, cạnh tranh không lành mạnh.
Từ cuối năm 2010, Sở NN-PTNT đã công bố quy hoạch ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2020, theo đó, các cơ sở chế biến gỗ được tổ chức, sắp xếp lại, di dời vào các khu, CCN, ĐQH trước 31-12-2012. Tuy nhiên, đến nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 10 DN di dời. Các địa phương tuy đã được tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết CCN, ĐQH để di dời các cơ sở chế biến lâm sản, nhưng việc triển khai còn chậm.
Cũng theo Sở NN-PTNT, trong thời gian qua chỉ có UBND huyện Ea H’leo xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở chế biến gỗ vào CCN Ea H’leo. Sở cũng đã có công văn đôn đốc các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch ngành chế biến gỗ và di dời vào khu, CCN, ĐQH theo đúng quy định nhưng việc quy hoạch, di dời vẫn khá ì ạch.
Lý giải về sự chậm trễ này, hầu hết các địa phương đều cho rằng, khó khăn lớn nhất là hạ tầng các CCN vẫn chưa hoàn thiện, việc di dời cần có thời gian, công tác giải tỏa, cưỡng chế, thu hồi giấy phép… liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Thêm nữa, việc di dời lại diễn ra trong điều kiện tài chính khó khăn nên các DN vẫn chây ì, dây dưa.
Ông Hồ Tấn Cư, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Ea Kar cho bết, hiện trên địa bàn huyện có 1 xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar xây dựng tại xã Ea Pal, nhưng xưởng cưa  này cũng đã ngừng hoạt động từ năm 2010 vì không có nguyên liệu, ngoài ra còn có  28 cơ sở mộc rải rác ở các xã Cư Ni, Ea Ô, Ea Tyh, Ea Kmút, Cư Huê, Ea Pal, Ea Đa, thị trấn Ea Knốp và thị trấn Ea Kar thì chỉ có 11 cơ sở đủ điều kiện hoạt động, còn lại 17 cơ sở đã bị đình chỉ do có nhiều vi phạm. Điều đó lý giải vì sao CCN Ea Đar đã đi vào hoạt động từ nhiều năm nay mà vẫn chưa có cơ sở nào di dời vào đây.
Chế biến lâm sản cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để cho ngành này có sự phát triển lành mạnh, bền vững. Mới đây, Sở NN-PTNT cũng đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện khẩn trương thực hiện di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào CCN, ĐQH theo quy định; đề nghị UBND tỉnh sớm trình HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh thời hạn thực hiện chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến lâm sản theo Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND, bởi trên thực tế, đến nay vẫn chưa áp dụng trong khi Nghị quyết chỉ có hiệu lực đến tháng 12-2012.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra theo dõi nhật ký nhập, xuất lâm sản tại các xưởng chế biến để kịp thời xử lý nếu phát hiện sai phạm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT quy định về hồ sơ lâm sản… Có như vậy, ngành kinh tế mũi nhọn này mới phát triển ổn định, góp phần tích cực vào công tác, quản lý bảo vệ rừng. (Báo Đắc Lắc 22/10) đầu trang(
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên còn 784 cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ, giảm 726 cơ sở chế biến gỗ so với năm 2011.
Trong số đó, tỉnh Đắk Lắk giảm nhiều nhất, từ 522 cơ sở xuống chỉ còn 68 cơ sở, tỉnh Kon Tum còn 63 cơ sở…, góp phần giảm số vi phạm tài nguyên rừng trên địa bàn.
Các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn và thông qua đó, kiên quyết đình chỉ hoạt động, đóng cửa ngay các cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng, mua bán, xuất nhập hóa đơn chứng từ gỗ không có nguồn gốc hợp pháp, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh, không có nguồn nguyên liệu ổn định…
Tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách hỗ trợ, di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào các khu, cụm công nghiệp, điểm quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến lâm sản phát triển ổn định, bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái phép.
Tuy nhiên, cũng theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên, công tác quản lý các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ tại một số địa bàn vẫn còn thiếu chặt chẽ, việc rà soát các cơ sở cưa xẻ, chế biến gỗ vẫn còn chậm, chưa được quan tâm, báo cáo cụ thể.
Tại một số cơ sở cưa xẻ chế biến gỗ trên địa bàn Tây Nguyên, nhất là tại các “điểm nóng” về phá rừng như Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’Leo (Đắk Lắk), Cư Jút, Đắk Min (Đắk Nông), Đức Cơ, Chư Prông (Gia Lai)…, vẫn còn tình trạng hợp thức hóa gỗ bất hợp pháp, có biểu hiện gian lận hồ sơ, làm hồ sơ giả để vận chuyển, tiêu thụ gỗ trái pháp luật.
Thậm chí, một số doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ ở các tỉnh Tây Nguyên còn sử dụng gỗ tuy có nguồn gốc giấy tờ lâm sản hợp pháp nhưng đã hư hỏng, mục nát (đúng ra phải thanh lý, hủy bỏ).
Họ giữ số gỗ đó để rồi lén lút mua gỗ trôi nổi đưa vào hợp thức hóa giấy tờ tiêu thụ, hoặc các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ không tự khấu trừ, hủy bỏ khối lượng gỗ tồn trên hồ sơ, chứng từ lâm sản…
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục rà soát các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ, thực hiện các biện pháp thống kê, thường xuyên kiểm tra, xác định rõ nguồn gốc gỗ đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ, chấm dứt ngay tình trạng quay vòng hóa đơn bán hàng lâm sản.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên xử lý nghiêm các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ cố tình lợi dụng, hợp thức hóa gỗ bất hợp pháp để vận chuyển, tiêu thụ trái pháp luật. (VietnamPlus 23/10) đầu trang(
22/10, Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị thống nhất diện tích rừng trong lưu vực thủy điện Sông Ba Hạ và An khê Kanak. Dự hội nghị có đại diện Quỹ bảo vệ phát triển rừng Việt Nam, Viện sinh thái và môi trường, Bộ NNPTNT.
Trên cơ sở nội dung báo cáo, thảo thuận giữa các bên, hội nghị đã đi đến thống nhất một số nội dung quan trọng. Theo đó sẽ điều chuyển phần diện tích của hồ C thuộc lưu vực An khê sang lưu vực Vĩnh Sơn Sông Hinh với diện tích tự nhiên điều chuyển là 8.409ha. Cập nhật lại diện tích rừng của tỉnh Phú Yên nằm trong lưu vực Sông Ba Hạ.
Đặc biệt các bên đã thống nhất về thực trạng lưu vực Sông Ba Hạ có hiện tượng dẫn dòng từ hồ An khê về phát điện tại Nhà máy thủy điện An khê ở tỉnh Bình Định, lượng nước được sử dụng phát điện tại An khê được xả xuống sông Côn, Bình Định và vẫn điều tiết nước xuống sông Ba được thực hiện theo các hướng dẫn về vận hành liên hồ chứa của Thủ tướng Chính phủ.
Việc thống nhất được những nội dung trên có ý nghĩa quan trọng để Bộ NNPTNT sớm ban hành quyết định công bố phân chia diện tích rừng của các lưu vực liên tỉnh từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thời gian tới. (Đài PTTH Gia Lai 22/10) đầu trang(
Cây keo ươm theo phương pháp nuôi cấy mô có ưu điểm thân lên thẳng, ít phân cành, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã, năng suất cao...
Với phương châm lấy chất lượng phục vụ, những năm qua thương hiệu cây keo giống nhân bằng phương pháp cấy mô của Cty TNHH Giống cây trồng vật nuôi Nông Tín (Quảng Ngãi) được người nông dân tin tưởng sử dụng.
Quảng Ngãi đang trong cao điểm mùa trồng rừng, những ngày này trại SX giống cây lâm nghiệp tại các xã Hành Dũng, Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành có quy mô 7 ha của Cty Nông Tín luôn tấp nập những chuyến xe tải chuyển cây keo giống đi khắp các địa phương trong tỉnh giao hàng.
Ông Phan Sơn, trợ lý GĐ Cty cho biết, nhu cầu sử dụng gỗ keo rất lớn, ngoài phục vụ ngành công nghiệp băm dăm xuất khẩu, gỗ keo còn được dùng vào nhiều việc khác. Chính vì vậy diện tích trồng mới hàng năm người dân Quảng Ngãi rất lớn, từ 5.000 - 7.000 ha. Việc trồng rừng SX bằng cây keo không chỉ phủ xanh đất trống đồi núi trọc mà còn góp phần tăng thu nhập cho người nông dân đặc biệt là người dân miền núi.
Theo ông Phan Sơn, trước đây người dân Quảng Ngãi phát triển rừng kinh tế chủ yếu bằng cây keo lai, sử dụng cây giống giâm hom có nhiều hạn chế như năng suất thấp, thời gian sinh trưởng kéo dài và cây rất giòn khi gặp gió lớn thường đổ gãy. Vì vậy xu hướng trồng rừng SX bằng giống cấy mô là tất yếu để khắc phục các nhược điểm trên.
Xuất phát từ thực tế đó, Cty Nông Tín đã chọn hướng chiến lược phát triển lâu dài từ khâu SX giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Năm 2011, Cty đầu tư trên 3 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở nuôi cấy mô, nhằm áp dụng kỹ thuật công nghệ cao vào việc phát triển lâm nghiệp. Vườn giống gốc đầu dòng, Cty lựa chọn các giống keo lai BV10, BV16, BV32 có nguồn gốc từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Cây keo ươm theo phương pháp nuôi cấy mô có ưu điểm thân lên thẳng, ít phân cành, không chẻ thân, có rễ cọc chắc chắn, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã, năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, ít sâu bệnh...
Do các đặc tính ưu việt này mà giống keo lai cấy mô có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ, nâng cao giá trị kinh tế.
Ông Sơn cho biết: "Khi đã trang bị máy móc và có vườn giống gốc, Cty bắt đầu nhân cây giống theo phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Tuy công việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nhưng phải tỉ mỉ, tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật.
Bởi chỉ cần làm sai một bước hoặc để môi trường làm việc bị nhiễm khuẩn thì quá trình nuôi cấy mô sẽ bị ảnh hưởng, đã có không ít lần cây giống trong phòng bị hỏng do bị cúp điện hay hệ thống làm lạnh bị trục trặc, phòng bị nhiễm khuẩn...".
Sau nhiều lần thất bại, tự rút kinh nghiệm và không ngừng học hỏi, từ năm 2012 đến nay, Cty đã SX và tiêu thụ mỗi năm trên 2 triệu cây keo lai cấy mô.
Tuy bán với giá 1.500 đồng/cây (cao hơn gấp đôi so với giá cây keo giâm hom cùng thời điểm), nhưng người tiêu thụ vẫn chấp nhận vì có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại giống keo khác.
Thành công ban đầu từ SX nhân giống keo lai cấy mô, Cty Nông Tín tiếp tục SX nhiều loại giống cây khác như tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng… bằng phương pháp nuôi cấy mô. Đây là những loại cây đặc sản của Quảng Ngãi cần phải bảo tồn nguồn giống gốc và bước đầu đã thành công. Cty dự kiến mở rộng quy mô trại giống cây lâm nghiệp lên 10 ha nhằm đáp ứng nhu cầu cây giống chất lượng cao... (Nông Nghiệp Việt Nam 24/10, tr18) đầu trang(
Toàn tỉnh hiện có hơn 3.000ha rừng đang được giao khoán cho 392 hộ gia đình và 5 tổ chức quản lý, bảo vệ kết hợp với nuôi tôm sinh thái.
Ngoài ra, còn có 7 công ty, doanh nghiệp được giao đất, giao rừng theo hướng giao khoán quản lý và phát triển rừng kết hợp du lịch sinh thái với diện tích trên 770 ha.
Theo đánh giá của ngành chức năng, hầu hết những hộ dân được giao khoán đều chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng ven biển.
Việc giao khoán diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động với thu nhập ổn định hàng năm trên 30 triệu đồng/năm/hộ. Nhờ đó, đời sống người dân nhận khoán đất rừng ngày càng được cải thiện. (Báo Bạc Liêu 22/10) đầu trang(
“Trồng bần chua (Sonneratia caseolaris) thử nghiệm chắn sóng hạn chế xói lở bờ biển khu vực xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”  là đề tài nghiên cứu do KS. Trần Thanh Nhàn, Chi cục kiểm lâm tỉnh Trà Vinh làm chủ nhiệm.
Đề tài đã tiến hành khảo sát điều kiện tự nhiên để bố trí thí nghiệm trồng rừng; trồng và đánh giá kết quả; hoàn thành hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng hạn chế xói mòn và sạt lở ven bờ.
Nếu thành công, nghiên cứu này sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng rừng phòng hộ trên một số đoạn bờ biển đang bị xói lở có điều kiện tương tự, thay thế giải pháp công trình trong việc bảo vệ bờ và đê biển, tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, vành đai rừng phòng hộ khi hình thành sẽ hạn chế khả năng xâm thực bờ và đê biển của sóng, gió;cải tạo môi trường sinh thái vùng ven biển, hình thành nơi sinh sống và phát triển của một số loài thủy sản; bảo vệ các công trình xây dựng cơ bản, hệ thống đê phòng hộ, nhà cửa tài sản và đất canh tác của người dân. (Khoa Học Phổ Thông 23/10) đầu trang(
22-10, tại Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình triển khai Chương trình hành động tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp trên địa bàn. Ông Đặng Viết Thuần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.
Sau hơn 5 tháng Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp của Thái Nguyên được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, tháng 12-2013, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động về thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020.
Gần 10 tháng thực hiện Chương trình, đến nay, tỉnh đã hoàn thành một số phần việc nhất định như: thực hiện xong việc rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng theo định hướng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020; công bố quy hoạch tại các địa phương; điều chỉnh đóng mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa…
Ngoài những phần việc trên, tỉnh còn triển khai các phần việc quan trọng khác nhằm tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp như xây dựng Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng sản xuất; Đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giống cây lâm nghiệp tỉnh giai đoạn 2014-2020; Đề án quy hoạch mạng lưới chế biến và thương mại lâm sản tỉnh giai đoạn 2014-2020… Đồng thời triển khai công tác kiểm kê rừng và hoạt động của Quỹ bảo vệ, phát triển rừng; thực hiện Đề án “Cánh rừng mẫu lớn” ở xã Quy Kỳ (Định Hóa)…
Theo đánh giá của các đại biểu tham gia Hội nghị, thời gian vừa qua, Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã được các cấp, ngành chức năng của tỉnh triển khai đúng hướng, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung chưa xây dựng được các giải pháp mang tính khả thi cao…
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đặng Viết Thuần đã ghi nhận sự nghiêm túc trong quá trình xây dựng và triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp của các ngành liên quan. Ông Đặng Viết Thuần cho rằng, để Đề án đạt kết quả cao, trong thời gian tới, các đơn vị cần thực hiện Đề án theo 3 mục tiêu: tăng giá trị gia tăng, phát triển bền vững và triển khai đồng bộ. (Báo Thái Nguyên 22/10) đầu trang(
Tính đến nay huyện An Lão đã có hơn 20 ngàn ha rừng được giao khóan cho tập thể và hộ dân quản lý, bảo vệ, chiếm 73,7% diện tích kế họach.
Trong đó có hơn 14.546ha rừng phòng hộ và gần 6.490ha rừng đặc dụng, số diện tích rừng còn lại chưa được bố trí kinh phí để thực hiện giao khóan mới theo kế họach.
Huyện An Lão cũng đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, qua đó đã có 717 hộ ký cam kết bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng nên tình trạng xân hại rừng trái phép ở An Lão vẫn còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn huyện đã tổ chức 105 đợt kiểm tra, truy quét tại các tuyến đường trọng điểm và cửa rừng đầu nguồn, phát hiện và bắt giữ 88 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, giảm 07 vụ so cùng kỳ năm 2013,  thu giữ hơn 50m3 các lọai và nhiều phương tiện vi phạm khác…  (Anlao.binhdinh.gov.vn 23/10) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng