Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 23 tháng 03 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Huyện Bến Cầu có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 797 ha, trong đó rừng tự nhiên 713 ha với các loại cây như: dầu, trâm, cám, cầy, vên vên cùng nhiều loại cây khác.
Rừng trồng thuộc Dự án 327 là 27 ha được hợp đồng giao khoán cho 10 hộ dân chăm sóc, bảo vệ và 57 ha rừng trồng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quản lý nay được bàn giao cho huyện đều nằm trên địa bàn xã Long Phước.
Hiện nay đang vào mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Nhằm chủ động đảm bảo tốt công tác bảo vệ phát triển rừng, UBND huyện Bến Cầu vừa triển khai thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng năm 2017, giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trực tiếp kiểm tra, kết hợp với Ban CHQS huyện, UBND xã Long Phước vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ phát triển rừng.
Kiểm tra các nơi dễ xảy ra cháy như khu vực trảng cỏ, trảng tranh; thường xuyên giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân sống gần rừng hoặc khu vực dễ xảy ra cháy, không mang vật dễ cháy vào rừng, tuyệt đối không được đốt lửa trong rừng.
Năm 2016 huyện Bến Cầu đã phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phòng chống cháy rừng với số tiền 170 triệu đồng, tiến hành nạo vét 2 tuyến kênh Rừng Nhum 5, Rừng Nhum 6 và hợp đồng với Công ty khai thác thủy lợi Tây Ninh bơm nước vào rừng.
Năm nay, để chủ động tốt việc chống cháy rừng theo phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy”, số diện tích rừng tự nhiên được huyện giao cho Ban CHQS huyện và lực lượng Dân quân xã Long Phước đang canh giữ đã được bố trí 1 chốt canh cố định và 10 người thường trực bảo vệ tại rừng, được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy (5 bình xịt nước bơm tay, 1 bình đựng nước 1.000 lít, bộ bơm nước và 80m dây dẫn nước, 8 bình chữa cháy, 2 bình xịt nước máy và một số dụng cụ khác).
UBND xã Long Phước còn huy động trong nhân dân 20 người chuyên thực hiện công tác chống phá rừng, phòng chống cháy rừng để kịp thời ứng phó nếu có sự cố cháy xảy ra.
Từ năm 2015 đến nay, các lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra trong và ven rừng được hơn 300 cuộc, với 2.000 lượt người tham gia tại các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy. Nhờ làm tốt công tác này nên thời gian qua diện tích rừng ở xã Long Phước huyện Bến Cầu phát triển tốt, không để xảy ra cháy rừng. (Báo Tây Ninh 22/3, Gia Huấn)đầu trang(
Ngày 21/3, UBND huyện Phong Điền tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 2017.
Năm 2016, công tác quản lý bảo vệ rừng đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phương và đơn vị chủ rừng. Các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tổ chức kiểm tra, xử lý việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật, đã xử lý 72 vụ vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, trong đó tịch thu hơn 84 m3 lâm sản các loại, thả 08 cá thể động vật về tự nhiên,….
Năm 2016, các địa phương, đơn vị chủ rừng đã xây dựng 65 phương án PCCCR, thành lập 95 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với 541 người bảo vệ rừng chuyên trách; chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ với số tiền hơn 3,5 tỷ đồng;…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời làm rõ những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2016; cùng đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2017.
Dịp này, UBND huyện cũng đã khen thưởng cho 5 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng. (Cổng Thông Tin Điện Tử Thừa Thiên – Huế 22/3)đầu trang(
Ông Điểu Bi Rút, Tổ trưởng cộng đồng nhận khoán thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập cho biết: Tổ có 25 người dân tộc S’tiêng bảo vệ hơn 1.800 ha rừng thuộc các tiểu khu 21, 26 và tham gia phòng, chống cháy rừng thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Tổ chia làm 3 ca, mỗi ca 8 người trực liền trong 5 ngày và trực 24/24 giờ. Khi xảy ra cháy rừng không chỉ trên địa bàn quản lý mà ở bất kỳ khu vực nào của vườn tổ đều huy động 100% quân số trực tiếp ứng cứu.
Để đảm bảo an toàn, những năm qua tổ luôn phối hợp với kiểm lâm viên chủ động phát quang, đốt, dọn sạch hành lang 2 bên đường. Vì thế diện tích do tổ quản lý không xảy ra cháy rừng.
Ông Cao Ngọc Long, Phó giám đốc Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho biết: Toàn lâm phần vườn có 14 cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng với tổng 324 lao động và phần lớn là người S’tiêng. Trong đó, tổ cộng đồng nhận khoán thôn Bù Dốt là điển hình tiêu biểu nhất trong phòng chống cháy rừng. (Báo Bình Phước 22/3, V.Thuyên)đầu trang(
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Mường Tùng (huyện Mường Chà) luôn xác định phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những nhiệm vụ cấp bách và cần thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
Chính vì thế, hàng năm, xã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, ký cam kết với người dân về PCCCR, nhằm nâng cao nhận thức, chung tay bảo vệ tài nguyên rừng.
Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Ông Lò Văn Nhân, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Tùng, cho biết: Hiện nay, toàn xã có gần 7.000ha đất có rừng, chủ yếu là rừng sản xuất ở trạng thái IIa, IIb, tỷ lệ che phủ đạt 40%.
Hàng năm, để thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Mường Tùng đã chủ động chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, UBND xã cũng thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã, xây dựng các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phân công cán bộ phụ trách từng cụm bản để nắm tình hình liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp.
Đồng thời, tổ chức vận động người dân ký cam kết bảo vệ, PCCCR và phát triển rừng. Hiện Ban Chỉ huy PCCCR xã có 32 thành viên và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, từng ngày trực, yêu cầu thành viên được phân công nhiệm vụ nếu để xảy ra cháy rừng thuộc địa phận mình quản lý thì phải chịu trách nhiệm.
Nhờ đó, các thành viên luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng khi có tình huống xấu xảy ra. Riêng trong năm 2016, trên địa bàn xã chỉ xảy ra 6 vụ cháy rừng, song không gây hậu quả nghiêm trọng do được phát hiện và xử lý kịp thời. Hiện 799/811 hộ trong xã đã ký cam kết; 15/15 bản cũng đã xây dựng quy ước về bảo vệ rừng.
Theo ông Lò Văn Nhân, ngoài thực hiện tốt các phương án PCCCR, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã, UBND xã Mường Tùng còn thành lập các tổ PCCCR nhằm tăng cường lực lượng để phối hợp với dân quân tự vệ, công an, kiểm lâm địa bàn triển khai các biện pháp bảo vệ rừng; hướng dẫn nhân dân làm đường băng cản lửa, đảm bảo công tác phòng cháy, sử dụng lửa an toàn trong sinh hoạt. Nghiêm cấm tuyệt đối hành vi sử dụng lửa trong rừng và khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Hiện nay, các tổ PCCCR đã thu hút trên 150 thành viên tham gia.
Để phát huy hiệu quả năng lực của các tổ trong công tác PCCCR, hàng năm Ban Chỉ huy PCCCR xã Mường Tùng thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các buổi tập huấn nhằm trang bị kiến thức cho các thành viên trong tổ, như: Cách phát dọn thực bì và xử lý các vật liệu dễ cháy tại những khu vực xung yếu; cách xử lý và dập tắt các đám cháy nhỏ...
Đồng thời, tuyên truyền cho các thành viên nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác PCCCR. Nhờ chủ động trong công tác PCCCR của cấp ủy, chính quyền xã, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn, lực lượng kiểm lâm huyện, đặc biệt là ý thức của người dân được nâng lên, vài năm trở lại đây, diện tích rừng trên địa bàn xã Mường Tùng luôn được chăm sóc, bảo vệ tốt; người dân yên tâm lao động, sản xuất, nên xã Mường Tùng luôn là điểm sáng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện. (Báo Điện Biên 22/3, Quang Long)đầu trang(
Tỉnh Long An đang cảnh báo cháy rừng ở cấp 4 (cấp nguy hiểm, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, dễ lây lan), dự báo thời gian tới tăng lên cấp độ 5.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Lực lượng phòng chống cháy rừng bảo đảm hoạt động có hiệu quả trong suốt mùa khô, tổ chức lực lượng trực bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng trên địa bàn.
Các huyện, thị xã trong tỉnh có rừng rà soát, bổ sung quy chế phối hợp bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ. Các chủ rừng chủ động triển khai: xây dựng đê bao giữ nước; đường băng cản lửa; làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng. Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống cháy rừng theo cấp dự báo cháy rừng.  Bên cạnh đó, lực lượng phòng chống cháy rừng thông tin cảnh báo thường xuyên; kiểm tra chặt chẽ không để người và phương tiện ra vào rừng tùy tiện; nghiêm cấm tuyệt đối không được đốt lửa trong và ven rừng. Lực lượng canh phòng được bố trí 24/24 giờ để kịp thời khoanh vùng, dập tắt ngay đám cháy xảy ra. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh để người dân chấp hành tốt quy định không đốt lửa trong rừng và người dân ven các cánh rừng ký cam kết không vi phạm.  Hiện tỉnh Long An được trang bị 65 máy chữa cháy, 130 vòi nước và hơn 28.000 m dây tưới nước chữa cháy. Ngoài ra, địa phương đang chờ bổ sung kinh phí khoảng 13 tỷ đồng (giai đoạn 2016 - 2020), trong dự án “Nâng cao năng lực phòng chống cháy rừng” để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, tập huấn lực lượng bảo vệ rừng, trang bị thêm phương tiện chữa cháy và lắp đặt biển báo cháy….
Tỉnh Long An hiện có 25.000 ha rừng tập trung và 248 triệu cây phân tán các loại như bạch đàn, tràm, sao, dầu, tràm bông vàng. Phần lớn diện tích rừng tập trung ở các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, thị xã Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Cần Đước, Đức Huệ.
Trong năm 2016, tỉnh Long An xảy ra hơn 10 vụ cháy rừng nhưng nhờ phát hiện, ngăn chặn kịp thời nên chỉ thiệt hại 1,4 ha tại huyện Thạnh Hóa. (Tin Tức 22/3, Thanh Bình; Nhân Dân 23/3)đầu trang(
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ngày 21.3, Công an H.Ngọc Hiển (Cà Mau) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Chống người thi hành công vụ” trong vụ vây bắt lâm tặc, 1 cán bộ quản lý rừng bị thương.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 12 giờ ngày 7.3, Danh Dương (27 tuổi), Lê Văn Lên, Lê Thái Ngọc (con của Lên), Lê Quốc Báo, Lê Âu Vân (vợ Báo), Trần Văn Thạnh, Nguyễn Văn Tâm (21 tuổi) và 1 người chưa xác định được tên đi trên 5 phương tiện võ máy đến tiểu khu 141, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 (có trụ sở ở xã Tam Giang Đông, H. Năm Căn) chặt cây rừng.
Tất cả cưa được 6 cây đước, rồi cắt ra làm nhiều khúc, mang xuống phương tiện võ máy để chạy về Chợ Thủ B (xã Tam Giang Tây, H.Ngọc Hiển). Tuy nhiên, khi chạy đến cửa Bồ Đề (xã Tam Giang Đông, H.Năm Căn) thì phát hiện võ máy của tổ tuần tra bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 đang đi tuần tra, nhóm người trên tăng ga bỏ chạy.
Tổ tuần tra ra hiệu dừng nhưng 5 phương tiện trên vẫn bỏ chạy. Tổ tuần tra đuổi theo đến khu vực cách vàm Xẻo Ngang khoảng 200 m (thuộc ấp Chợ Thủ B) thì Dương và Tâm điều khiển võ máy quay ngược lại, đâm vào phương tiện của tổ tuần tra, khiến anh Hồng Văn Minh đang điều khiển phương tiện bị thương.
Làm việc với cơ quan điều tra Dương, Lên, Thạnh thừa nhận hành vi của mình. Hiện Tâm và Dương đã đi khỏi địa phương.(Thanh Niên 21/3, Gia Bách)đầu trang(
Tại Khánh Hòa, mới đây, 7m3 gỗ các loại đã bị lực lượng chức năng tỉnh thu giữ trong một vụ  phòng hộ đầu nguồn quy mô lớn tại Tiểu khu 205, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh. Diện tích rừng bị tàn phá do Công ty TNHH MTV lâm sản Khánh Hòa quản lý.
Tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có khoảng 6 cây gỗ quý bị đốn hạ cùng với 3 tấm gỗ phách. Ngoài ra, nhiều diện tích rừng phi lao phòng hộ tại miền Trung cũng bị chặt hạ.
Tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhiều hộ dân đã tự ý chặt rừng phi lao đem bán.
Tại xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, khoảng 100 cây phi lao cũng đã bị đốn hạ. Thủ phạm chính là Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Hòa Hiệp Bắc - đơn vị quản lý rừng phòng hộ này.
Nhiều vụ phá rừng bị phát hiện, đồng nghĩa rừng đang ngày càng cạn kiệt bởi lòng tham. Đi kèm với số vụ không giảm, tính chất phá rừng ngày càng nghiêm trọng khi rừng không chỉ bị cưa xẻ mà còn bị "đầu độc" không thương tiếc. (Đài Truyền Hình VN 21/3)đầu trang(
Ngày 20-3, TAND Tối cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm hình sự xét xử các bị cáo Trần Văn Duy (32 tuổi), Phạm Đức Dũng (47 tuổi), Trần Xuân Minh (38 tuổi) và Nguyễn Hoàng (37 tuổi, cùng trú thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) về các tội danh giết người, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ và che giấu tội phạm.
Đây là vụ án đã được đưa ra xét xử nhiều lần, các bị cáo liên tục kháng cáo vì cho rằng bản án quá nặng.
Theo cáo trạng, ngày 26-10-2009, Phạm Đức Dũng thuê Duy, Minh, Hoàng (em vợ Dũng) cùng Trần Văn Phúc và Đoàn Văn Hải mang theo cưa, dây neo cột... vào tiểu khu 544, lâm trường Buôn Ja Wầm (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) khai thác gỗ trái phép.
Nhận được tin báo, lãnh đạo lâm trường Buôn Ja Wầm đã cử tổ công tác gồm năm cán bộ là Lê Xuân Nguyên, Nguyễn Dương Lệ, Nguyễn Thanh Lộc, Nguyễn Công Thắng và Phan Quốc Tán vào kiểm tra.
Đến 21 giờ cùng ngày, tổ công tác phát hiện và bắt giữ Duy, Minh, Hoàng khi nhóm này đang xẻ hộp 13 lóng gỗ căm xe (2.349 m3). Riêng Phúc và Hải xuống suối bắt cá nên không bị bắt giữ.
Tổ công tác yêu cầu nhóm đối tượng đưa phương tiện cùng tang vật về trụ sở lâm trường để xử lý. Lúc này Duy điều khiển máy cày chở theo Minh, Hoàng và anh Phan Quốc Tán ngồi phía sau áp giải. Khi về đến cổng lâm trường, Duy không đưa xe vào trụ sở mà điều khiển xe bỏ chạy.
Thấy vậy, anh Nguyên dùng xe máy chở anh Lệ đuổi theo truy bắt. Duy không dừng lại mà đánh lái cho máy cày tông thẳng vào xe máy khiến hai anh Nguyên, Lệ ngã ra đường bất tỉnh. Anh Tán ngồi trên xe cày giằng co yêu cầu Duy dừng xe cũng bị hất ngã xuống đường bất tỉnh. Duy sau đó điều khiển máy cày về xã Ea Tar gần đó ẩn náu.Ba nạn nhân Lệ, Tán, Nguyên được đồng nghiệp đưa vào BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cấp cứu. Tuy nhiên, anh Tán đã tử vong tại bệnh viện do vết thương quá nặng.
Ngày 13-9-2012, TAND tỉnh Đắk Lắk đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Văn Duy tổng cộng 16 năm sáu tháng tù giam về các tội giết người, cố ý gây thương tích và chống người thi hành công vụ; Trần Xuân Minh ba năm tù giam về tội chống người thi hành công vụ; Phạm Đức Dũng bị tuyên hai năm sáu tháng tù giam và Nguyễn Hoàng hai năm tù giam về tội che giấu tội phạm.
Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo làm đơn kháng cáo, đề nghị HĐXX xem xét lại bản án sơ thẩm và xin giảm nhẹ hình phạt. (Pháp Luật TP.HCM 20/3, Đại Dũng)đầu trang(
Sau khi “hút máu rừng”, đám “lâm tặc” nghênh ngang đi qua nhiều con đường, con ngõ mà không bị lực lượng chức năng tỉnh Bắc Kạn xử lý.
Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một trong 3 khu Ramsa của Việt Nam, khu di sản của ASEAN với hệ thực vật phong phú, trong đó có một số loài gỗ quý hiếm như nghiến, đinh, kim giao...
Tuy nhiên hiện nay, tình trạng phá rừng đang diễn ra phổ biến, nhiều cây nghiến hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ không thương tiếc gây bức xúc cho nhiều người dân địa phương.
Những cuộc tàn sát gỗ nghiến kiểu tận diệt của lâm tặc tại rừng Ba Bể kéo dài nhiều năm qua. Với cưa xăng, cứ trung bình 30 - 40 phút, lâm tặc hạ một gốc nghiến đường kính từ 1,5 - 2m.
Theo người dân sở tại, vào thời điểm “nóng” trước đây, tính không xuể lượng cưa xăng trên rừng, có thể lên đến cả chục máy; còn vào ngày bình thường thì ngày nào cũng có.
“Nhóm lâm tặc lợi dụng địa hình khu vực VQG Ba Bể hiểm trở, chủ yếu là núi đá vôi, nhiều vực cao, sâu nên lâm tặc thường đến những thung lũng trên đỉnh núi dùng cưa lốc xẻ gỗ, sau đó chia nhỏ ra thành từng khuôn dài 3m hoặc cắt dạng thớt để dễ vận chuyển”, anh H một “thổ công” chia sẻ.
Những khu vực này gần như kiểm lâm không đặt chân đến bởi rừng nhiều muỗi, vắt và rắn. Mọi động tĩnh của kiểm lâm tại vườn đều được các lâm tặc theo dõi nhất cử nhất động.
Chúng thường cử người canh lực lượng kiểm lâm, chờ thời cơ để vận chuyển gỗ qua các chốt trạm. Cũng có khi lâm tặc dùng ngựa thồ để thồ gỗ đi theo những đường mòn kiểm lâm không phát hiện được.
Những điểm nóng khai thác gỗ được lâm tặc ghi dấu “tên miền” khá rõ rệt, theo anh H, hiện nay, khu vực còn nhiều gỗ nghiến nhất tại VQG Ba Bể được người dân địa phương vẫn hay gọi với cái tên Phịa Sàn, gần cột mốc 35 đằng sau bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu.
Đường đi đến khu vực Phịa Sàn từ Văn phòng VQG Ba Bể đến trạm Kiểm lâm Pác Ngòi, đi bộ khoảng 3 km mất hơn 1h đồng hồ là đến được khu vực này.
Đây cũng là khu vực lâm tặc thường tìm thời cơ để chặt hạ gỗ nghiến.
Ngoài ra, một khu vực khác còn nhiều nghiến tại VQG Ba Bể là mốc 106 thuộc khu vực thác Đầu Đẳng.
Nếu đi theo quốc lộ 279 rẽ xuống gần Trạm kiểm lâm Đán Đeng rẽ xuống sẽ mất 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.
Khu vực hiện tại đang bị lâm tặc chặt phá nhiều nhất là khoảnh 4 thuộc tiểu khu 249, dân địa phương vẫn gọi là Lầy Ké Ngô đi từ Bản Lồm, xã Nam Cường mất khoảng hơn 1 tiếng là đến được.
Tại đây, nhiều cây gỗ đã và đang bị chặt hạ, nhiều cây chỉ còn trơ lại gốc, số còn lại đã nằm chềnh ềnh ngay trong rừng chờ ngày lâm tặc chuyển đi khi có thời cơ. Những cây gỗ nghiến được đốn hạ từ những điểm trên sẽ chờ thời cơ và được vận chuyển ra khỏi rừng chủ yếu qua 3 đường.
Một là, từ rừng đi qua thôn Cốc Tổng hoặc Quảng Khê ra xã Đồng Phúc của Ba Bể rồi xuống Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, mất vài tiếng đi xe máy hoặc có thể sử dụng đường bộ qua xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể để ra Bằng Phúc (Chợ Đồn).
Thêm một con đường mà lâm tặc hay sử dụng là đi từ các bản Quán, Lâm, Phiêng Cà xã Nam Cường đến Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn.
Cũng theo anh H, thông thường, lực lượng kiểm lâm vườn chỉ có 3-5 người chốt tại một trạm ở những khu vực đường giao thông lâm tặc có thể vận chuyển qua. Còn việc kiểm lâm đi tuần rừng rồi đến tận nơi những khu vực có gỗ nghiến bị chặt hạ là rất hiếm.
Chính vì vậy nhiều cây gỗ nghiến bị chặt hạ nhưng kiểm lâm vườn không hề hay biết. Chỉ đến khi người dân đi rừng lấy thuốc phát hiện ra mới báo cáo lên vườn và vườn mới nắm được.
Ngoài ra theo người dân, một trong những nguyên nhân khác dẫn tới mất rừng nghiến tại VQG Ba Bể có thể là do sự làm ngơ cho lâm tặc của một bộ phận kiểm lâm. Nếu người dân vận chuyển vài thanh gỗ nhỏ cũng có thể bị thu cả xe nhưng lâm tặc hoạt động chuyên nghiệp lại không bị xử lý nghiêm nên dân càng bức xúc.
Theo anh H, số lượng cây nghiến lớn tại VQG Ba Bể từ đầu năm đến nay bị chặt hạ lên đến cả chục cây, cứ đà này thì chỉ 2-3 năm nữa, trên rừng sẽ không còn một cây nghiến lớn nào nữa.
Nhưng có lẽ cây gỗ mà người dân xót xa nhất có lẽ là cây nghiến bị chặt hạ tại khu vực Lủng Ruốc đoạn giáp ranh giữa xã Nam Mẫu và xã Quảng Khê vào tháng 11/2016. Cây gỗ này có đường kính lên đến 2m, với khối lượng lên đến 60 khối gỗ trị giá hàng tỷ đồng bị đốn hạ.
Điều đáng nói là ngay sau khi cây gỗ trên bị chặt hạ, VQG Ba Bể đã không thông báo với UBND tỉnh mà lờ đi coi như không biết.
Chỉ đến khi có đơn tố cáo của quần chúng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Kạn mới biết và chỉ đạo VQG Ba Bể kiểm tra và lập hồ sơ để tiến hành điều tra.
Ngoài ra, còn hàng chục cây nghiến khác có đường kính từ 60cm đến 1m bị đốn hạ tại khu vực Bản Quá, Bản Lồm, xã Nam Cường dù đã được Kiểm lâm VQG Ba Bể bố trí các trạm gác để kiểm soát mọi hoạt động vận chuyển của lâm tặc.
Một cán bộ tại huyện Ba Bể (xin được dấu tên) lo ngại, tình trạng khai thác rừng trong Vườn Quốc gia Ba Bể diễn biến khá phức tạp, từ đầu năm đến nay đã có thêm nhiều cây nghiến bị chặt hạ trước sự bất lực của lực lượng chức năng sở tại.
Lâm tặc biết, người dân biết chỉ kiểm lâm là không biết và cứ tình trạng “mở rừng” cho việc tàn sát gỗ nghiến như hiện nay thì không biết số phận của những “cụ” nghiến trong Vườn Quốc gia Ba Bể liệu còn tồn tại được bao lâu.
Lý giải về tình trạng “lâm tặc” tàn sát gỗ nghiến một cách ngang nhiên, ông Bùi Văn Quang- Giám đốc Vườn quốc gia Ba Bể phân trần: “Việc lâm tặc đốn hạ gỗ nghiến trong Vườn quốc gia Ba Bể là có, tính từ đầu năm 2017 đến nay, có khoảng 6 cây nghiến bị lâm tặc chặt hạ, nguyên nhân để xảy ra thực trạng này là do lực lượng kiểm lâm quá mỏng, không thể kiểm soát hết được vì diện tích rừng quốc gia rất lớn”.
Vị Giám đốc vườn này cho biết thêm: “Một nguyên nhân nữa khiến cho lâm tặc hoành hành là do lực lượng kiểm lâm Chợ Đồn chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, vì lâm tặc chỉ có một con đường độc đạo mang gỗ nghiến đi tiêu thụ bắt buộc phải qua địa phận Chợ Đồn”.
Liên quan đến sự việc này, trao đổi với Pháp luật Plus, một lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cho biết, UBND tỉnh đã giao Công an tỉnh vào cuộc điều tra vụ lâm tặc tàn sát gỗ nghiến trong Vườn quốc gia Ba Bể. (Pháp Luật Plus 20/3, Lê Hoàng)đầu trang(
Để được buôn lậu gỗ vào Việt Nam, Uk Nhor là lâm tặc Việt Nam đút lót 170.000USD cho cảnh sát Campuchia, theo báo Bưu điện Phnom Penh của nước này.
Tờ báo cho biết đây là thông tin trong một báo cáo điều tra chính thức, đã phát hiện hàng chục sĩ quan quân đội, cảnh sát quân sự và cảnh sát Campuchia thông đồng với bọn lâm tặc Việt Nam, và họ nhận-đưa hàng chục ngàn USD.
Trong một báo cáo đề ngày 9.3 của Thanh tra Cảnh sát quốc gia Neth Savoeun gởi Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng, đồng thời gởi kèm hãng truyền thông Tin tức mớithân chính phủ, đề cập bản báo cáo cuộc điều tra tiếp sau vụ chính quyền can thiệp một vụ buôn lậu gỗ hồi tháng 2 ở huyện O’Raing của tỉnh Mondulkiri.
Trong vụ này có 7 người Việt Nam bị bắt, theo Bưu điện Phnom Penh. Báo cáo  là một sự thừa nhận hiếm hoi của chính quyền, về những sĩ quan cấp cao dính líu vụ buôn lậu gỗ xuyên biên giới này. Theo đó, 3 sĩ quan Tea Khaimeng thuộc quân đội hoàng gia Campuchia (RCAF) và là chỉ huy chốt kiểm soát biên phòng Kor 3 ở huyện Keo Seima; Em Songhour, một sĩ quan RCAF ở chốt kiểm soát O’huch và Chum Rattanak, chỉ huy Cảnh sát quốc gia ở huyện O’huch đã nhận tổng cộng 170.000USD tiền hối lộ của lâm tặc Việt Nam Uk Nhor.
3 sĩ quan Campuchia đã chia số tiền đút lót trên với nhiều người khác, gồm 10.000USD chuyển đến Sak Sarang, chỉ huy cảnh sát quân sự tỉnh Mondulkiri.
Ông này phủ nhận sự cáo buộc, nói không hề có mối quan hệ nào với bất kỳ sĩ quan nào bị nêu tên. Ông nói: “Tôi chưa hề gặp họ. Nói chung là tôi không biết họ, chưa hề nhìn thấy mặt họ” trước khi cúp máy điện thoại với nhà báo.
Theo Bưu điện Phnom Penh, trong những người bị dính líu còn có anh của ông Sak Sarang và Sak Sarun, chỉ huy cảnh sát quân sự huyện Keo Seima.
Một khoản tiền đút lót 6.000USD đến tay một cán bộ Cục rừng có tên là “Nak”, và 22.000USD đến  Leang Phearoth, chỉ huy cảnh sát biên phòng huyện O’huch.
Báo cáo khẳng định lâm tặc Việt Nam Uk Nhor cùng các sĩ quan Rattanak, Phearoth, Khaimeng và Songhour là “bọn chủ mưu câu kết với nhau để đốn, tập kết và chuyển gỗ lậu về Việt Nam”.
Báo cáo nêu tổng cộng 11 sĩ quan Cảnh sát quốc gia có dính líu và đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho phép truy tố Rattanak và Phearoth. 9 người còn lại phải bị kỷ luật như “phải chuyển công tác khác” hoặc “giáo dục lại về đạo đức nghiệp vụ ”.
Ngày 21.3, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng chấp thuận việc truy tố ra tòa và xử phạt hành chính các sĩ quan Cảnh sát quốc gia thông đồng với lâm tặc Việt Nam ở tỉnh Mondulkiri.
Người phát ngôn của Bộ Nội vụ nói Bộ trưởng hoàn toàn đồng ý với đề nghị của vị chánh thanh tra Cảnh sát quốc gia.
Người phát ngôn Cảnh sát quốc gia chưa xác nhận sẽ xử lý vụ việc thế nào. Công tố viên Long Hokmeng ở tỉnh Mondulkiri nói ông chưa nhận được thông tin nào.
Thanh tra cảnh sát Savoeun không có thẩm quyền xử lý những sĩ quan không thuộc Cảnh sát quốc gia. Người phát ngôn Bộ Nội vụ và Cảnh sát quốc gia từ chối bình luận.
Người phát ngôn Eng Hy của cảnh sát quân sự và Yin Chathy, chỉ huy tiểu đoàn biên phòng 103 (thuộc RCAF) là chỉ huy của vài người bị dính líu, đều nói các cuộc điều tra nội bộ đang được tiến hành
Chi cục trưởng chi cục rừng tỉnh Mondulkiri, ông Vong Sokserey tuyên bố không biết gì về những cáo buộc trên và từ chối bình luận.
Từ lâu, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đã cáo buộc chính phủ Campuchia không xử phạt các sĩ quan cấp cao bị tố cáo dính líu hoạt động buôn gỗ lậu. Họ cũng tỏ ra nghi ngờ hiệu quả làm việc của Lực lượng đặc nhiệm chống phá rừng vốn được thành lập năm 2016.
Preap Kol, chủ nhiệm văn phòng đại diện tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) ở Campuchia nói Ủy ban chống tham nhũng của Campuchia nên tham gia các cuộc điều tra, vì nạn tham nhũng được đề cập trong lá thư “chỉ ra sự đưa hối lộ chỉ là phần chìm của tảng băng, nếu so với thông tin về hoạt động mua bán gỗ do chính quyền Việt Nam cung cấp”.
Bưu điện Phnom Penh nêu theo một bài báo về số liệu hải quan do Việt Nam công bố năm 2016, tổng giá trị gỗ nhập khẩu hợp pháp từ Campuchia vào Việt Nam tăng từ 45,7 triệu USD hồi năm 2013, lên 379 triệu USD hồi năm 2015.
Vẫn theo báo trên, hồi tháng 4.2016, Lực lượng đặc nhiệm chống phá rừng báo cáo đã chặn được nạn phá rừng ở các tỉnh miền Đông. Nhưng cuộc điều tra hồi tháng 6.2016 của Bưu điện Phnom Penh đã phát hiện nạn phá rừng tràn lan, sự thông đồng giữa chính quyền và những kẻ hối lộ (có người chứng kiến) ở các chốt kiểm soát biên phòng.
Sok Rotha, điều phối viên của tổ chức nhân quyền Adhoc ở tỉnh  Mondulkiri cho biết: Adhoc sẽ nhấn mạnh việc đòi đưa các sĩ quan bị bêu danh ra tòa. Ông nói: “Nếu không có biện pháp xử lý kẻ vi phạm thì sẽ càng tạo thêm những vụ miễn trừ truy tố”. (Một Thế Giới 22/3, Kim Hương)đầu trang(
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chính quyền H.Ia Grai báo cáo và xử lý nghiêm vụ khai thác gỗ trái phép tại khu vực đường biên giới do Báo Thanh Niên phản ánh.
Tin từ UBND H.Ia Grai ngày 22.3 cho biết, liên quan đến vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực Phà 8, xã Ia Chía, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai, chính quyền và các lực lượng chức năng của huyện này đã khẩn trương vào cuộc.
Theo điều tra, vào 23 giờ ngày 18.3, nhân viên Trạm cửa rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai đi tuần tra tại khu vực tiểu khu 365, xã Ia Chía. Tại đây, lực lượng tuần tra phát hiện một số đối tượng đang tiến hành khai thác lâm sản trái phép.
Khi triển khai vây bắt, các đối tượng đã chạy xuống thuyền đang neo tại bờ sông Pô Kô trốn thoát. Do đêm tối, lại không sẵn có phương tiện nên lâm tặc đã kịp tháo thân. Lực lượng tuần tra đã bắt được nghi can Lê Xuân Thành (24 tuổi, thường trú tại làng Bi, xã Ia Dom, H.Đức Cơ, Gia Lai) và 1 xe máy BS 81U1 - 143.46.
Sau khi phát hiện vụ việc, nhân viên Trạm cửa rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai điện báo cho Đồn biên phòng Ia Chía để cử lực lượng ra phối hợp, đưa đối tượng về đồn xử lý theo quy định.
Qua kết quả điều tra của lực lượng chức năng cho thấy, tại khu vực Phà Tám, Tiểu khu 365, lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai có 17 gốc cây bằng lăng (nhóm 3) bị chặt hạ, khối lượng 23,7m3.
Ông Phan Trung Tường, Phó chủ tịch UBND H.Ia Grai cho biết: “Khu vực bị khai thác trái phép nằm gần đường tuần tra biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Trong những ngày qua chúng tôi đã chỉ đạo khẩn trương các lực lượng kiểm lâm, công an, ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai, Đồn biên phòng Ia Chía đo đếm thực tế gỗ bị khai thác trái phép để xử lý nghiêm đối tượng".
"Theo quy định, khối lượng gỗ trên khai thác trái phép trong khu vực rừng phòng hộ đã đủ điều kiền để khởi tố hình sự. Chúng tôi đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm ra quyết định khởi tố hình sự, chuyển vụ việc và đối tượng vi phạm sang cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định”, ông Tường cho biết thêm. (Thanh Niên 22/3, Trần Hiếu)đầu trang(
Ngày 22/3, ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin phá rừng phòng hộ ở khu vực huyện Bắc Trà My, lực lượng Kiểm lâm đã đến hiện trường kiểm tra và tiếp tục phát hiện cây rừng bị chặt hạ.
Theo đó, vào ngày 21/3, khi lực lượng Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đến khu vực núi Chóp Nón (nơi giáp ranh giữa xã Trà Tân và Trà Giác, huyện Bắc Trà My) tiến hành kiểm tra đã phát hiện 5 gốc cây bị chặt phá; trong đó, có 4 gốc cây xoan đào và một gốc cây chò bị chặt hạ, ước tính khoảng trên 10m3 gỗ.
Trước đó, vào ngày 15/3, lực lượng kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đến hiện trường tại xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My và phát hiện có 8 cây gỗ bị chặt hạ trái phép, gồm các loại cây như bưu, sơn, sơn huyết. Số lượng gỗ được phát hiện tại hiện trường là 6,7m3 gỗ tròn và 0,5m3 gỗ xẻ hộp.
Để đánh giá một cách tổng thể về các vụ phá rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã bố trí Đội kiểm lâm cơ động số 1 và Tổ thường trực của Chi cục đi tuần tra, rà soát trên toàn bộ khu vực lân cận, từ đó, có hướng xử lý theo quy định của pháp luật. (Tin Tức 22/3, Nguyễn Sơn)đầu trang(
Yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh việc người dân phát hiện HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hòa Hiệp Bắc (gọi tắt là HTX Hòa Hiệp Bắc, thuộc xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa, Phú Yên) ngang nhiên chặt cây trong rừng phòng hộ giữa ban ngày rồi chở đi.
Đó là nội dung trong công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến tỉnh Phú Yên mới đây. Theo đó, nếu đúng như báo chí phản ánh thì phải xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 10-4.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM chiều 22-3, ông Võ Ngọc Hòa, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, cho biết đoàn kiểm tra của huyện đã làm rõ vụ phá rừng trên.
Theo đó, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc HTX Hòa Hiệp Bắc tổ chức chặt phá, khai thác trái phép 4,9 m3 gỗ phi lao rừng phòng hộ ven biển do HTX này quản lý. “UBND huyện đã giao Hạt Kiểm lâm huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định, với khối lượng gỗ khai thác trái phép này, mức phạt tối đa là 40 triệu đồng. Ngoài ra, UBND huyện cũng giao UBND xã Hòa Hiệp Bắc Giao ủy ban xã tổ chức kiểm điểm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc HTX, tùy theo mức độ vi phạm phải xử lý thích đáng. Mặt khác, UBND huyện cũng giao Phòng NN&PTNT giám sát việc buộc HTX phải trồng lại để bù đầy đủ số cây đã bị chặt phá” - ông Hòa nói.
Cùng ngày, ông Bùi Thanh Toàn, Bí thư Huyện ủy Đông Hòa, cho biết Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đông Hòa, cũng tiến hành kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm đối với các đảng viên liên quan đến vụ việc để xử lý. “Với trách nhiệm bí thư Huyện ủy, tôi đang chỉ đạo xử lý rốt ráo sự việc này. Quan điểm của lãnh đạo huyện là phải làm rõ sai phạm của những người liên quan để xử lý nghiêm theo quy định” - ông Toàn nói.
Như Pháp Luật TP.HCM phản ánh, ngày 5-3, nhiều người dân địa phương phát hiện HTX Hòa Hiệp Bắc công khai cho người đến cưa hạ phi lao tại khu rừng phòng hộ ven biển đưa lên xe chở đi. Đây là khu rừng phòng hộ ven biển do người dân trồng đã trên 30 năm, giao cho HTX Hòa Hiệp Bắc quản lý.
Gần 30 người dân kéo đến bao vây hai chiếc xe chở gỗ, yêu cầu lập biên bản rồi buộc đưa về trụ sở xã để xử lý. Người dân đã quay phim vụ việc đưa lên mạng xã hội.
Sau đó lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Đông Hòa đã trực tiếp đến kiểm tra hiện trường, chỉ đạo xử lý vụ việc. Kết quả kiểm tra của hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đông Hòa cho thấy có khoảng 35 cây gỗ phi lao bị cưa hạ, trong đó hầu hết là cây đang sống. (Pháp Luật TP.HCM 22/3, Tấn Lộc)đầu trang(
Hàng chục đối tượng bịt mặt bao vây lực lượng kiểm lâm để cướp 2 khúc gỗ với mục đích chiếm đoạt.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động tối 22-3, một lãnh đạo Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết đang điều tra vụ hàng chục đối tượng táo tợn cướp gỗ trong đêm.
Theo vị lãnh đạo này, các đối tượng bịt mặt, dùng bạt che chắn không cho lực lượng kiểm lâm chụp hình rồi dùng xe công nông cướp 2 khúc gỗ. Hiện nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 khúc gỗ được cất giấu dưới lòng hồ. Một số đối tượng cũng đã khai nhận hành vi cướp gỗ.
“Đây là số gỗ trục vớt dưới lòng sông suối, không phải là tang vật của 1 vụ án phá rừng nên công an nhận định nhóm đối tượng cướp gỗ chỉ với mục đích chiếm đoạt” – người này nói.
Theo đó, vào khoảng 17 giờ ngày 20-3, Công an huyện Ea Kar nhận được tin báo tại khu vực thôn 10, xã Ea Ô, huyện Ea Kar có 1 bãi tập kết gỗ lậu.Sau đó, lực lượng công an đã lập biên bản, bàn giao 4 lóng gỗ (khoảng khoảng 5 m3, chưa rõ chủng loại) cho Hạt kiểm lâm huyện Ea Kar.
Tuy nhiên, khoảng 1 giờ 30 phút ngày 21-3, trong lúc lực lượng chức năng đang bảo vệ số gỗ tại hiện trường để chờ xe cẩu vào vận chuyển thì có hàng chục đối tượng bịt mặt, cầm theo gậy, đá, dao, rựa, xà ben và đưa xe công nông đến cướp 2 lóng gỗ. (Người Lao Động 22/3, C.Nguyên)đầu trang(
Trong nhiều năm qua, rừng đặc dụng Phong Quang thường xuyên xảy ra các vụ khai thác lâm sản trái phép. Đây cũng chính là một điểm nóng về tình trạng khai thác lâm sản trái phép tại Hà Giang.
Nằm trên địa bàn huyện Vị Xuyên (Hà Giang), rừng đặc dụng Phong Quang có nhiều loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm 2A (nhóm gỗ cấm khai thác) như gỗ nghiến, chò chỉ…kích thước lớn, hàng trăm năm tuổi. Vì vậy,  trong nhiều năm qua, tại vùng lõi của rừng đặc dụng Phong Quang thường xuyên xảy ra các vụ khai thác lâm sản trái phép. Đây cũng chính là một điểm nóng về tình trạng khai thác lâm sản trái phép tại Hà Giang.
Theo Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang, trong thời điểm từ tháng 11/2016 đến cuối tháng 2/2017, đã phát hiện và xử lý 28 vụ, bàn giao và xử lý 10 đối tượng; tịch thu các phương tiện vi phạm gồm 05 máy cưa xăng, 15 chiếc xe máy và bàn giao xử lý trên 4,6 m3 gỗ nghiến do lâm tặc khai thác trái phép. Bên cạnh đó, ngày 15/3, tổ tuần tra đã phát hiện tại tiểu khu 117E của rừng đặc dụng Phong Quang thuộc thôn Hoàng Lý Pả, xã Minh Tân (huyện Vị Xuyên) đã bị lâm tặc chặt hạ 03 cây gỗ nghiến cổ thụ có tổng khối lượng gần 65,3 m3.
Đây là vụ việc nghiêm trọng, là hành động coi thường pháp luật, thách thức các cơ quan chức năng của các đối tượng lâm tặc. Vụ việc đã được các cơ quan chức năng của Hà Giang khởi tố hình sự nhằm điều tra làm rõ các đối tượng vi phạm.
Do rừng đặc dụng Phong Quang diện tích rộng, địa hình hiểm trở và có nhiều loại gỗ quý hiếm với kích thước lớn lại tiếp giáp với biên giới nên nạn khai khác lâm sản trái phép có tổ chức thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên các hình thức xử lý của các cơ quan chức năng còn quá nhẹ, chưa đủ răn đe đối với các đối tượng lâm tặc.
Trước tình trạng trên, các cơ quan chức năng của Hà Giang đã đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại rừng đặc dụng Phong Quang.
Cụ thể, cần tổ chức lại vị trí làm việc của Trạm Kiểm lâm Phong Quang để thuận lợi trong công tác kiểm tra, quản lý các tiểu khu của rừng đặc dụng; cần triển khai giao khoán và bảo vệ rừng lâu dài cho người dân trong khu vực rừng với định mức hỗ trợ phù hợp; các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hiểu biết của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; lực lượng Biên phòng cần phối hợp với Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang trong công tác tuần tra, ngăn chặn lâm sản trái phép qua đường biên giới; xây dựng các chương trình phát triển kinh tế, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập đối với người dân vùng lõi rừng đặc dụng; có các biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý các máy cưa xăng, các phương tiện vận chuyển gỗ lậu; có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng lâm tặc; xác định các điểm nóng tại rừng đặc dụng, đánh số những cây nghiến dễ khai thác để giao cho lực lượng chức năng bảo vệ…
Trước tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép diễn ra tại rừng đặc dụng Phong Quang, ngày 17/3, Thường trực UBND tỉnh Hà Giang đã có buổi làm việc với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Vị Xuyên nhằm ngặn chặn tình trạng trên.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ rõ: Giao cho Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cần chấn chỉnh lại công tác quản lý Nhà nước trong toàn bộ hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng nói chung và rừng đặc dụng Phong Quang nói riêng.
Giao cho lực lượng Biên phòng tập trung ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép qua biên giới và lực lượng Biên phòng sẽ tiếp nhận, quản lý diện tích rừng đặc dụng Phong Quang thuộc vành đai biên giới. Đối với UBND huyện Vị Xuyên, cần kiểm tra, rà soát các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn và có các biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm nhằm hạn chế tình trạng khai thác, chế biến lâm sản trái phép. (Đảng Cộng Sản VN 22/3, Phạm Văn Phú)đầu trang(
Cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên đã bắt giữ 56 đối tượng tham gia hủy hoại 18,6ha rừng ở địa bàn đặc biệt "nóng" Mường Nhé.
Từ ngày 1/3 đến nay, triển khai Kế hoạch giải quyết tình trạng phá rừng và di cư ngoài kế hoạch tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, lực lượng Công an và các ngành chức năng tỉnh Điện Biên đã bắt giữ 56 đối tượng, trong đó khởi tố 15 vụ với 16 đối tượng tham gia hủy hoại 18,6 ha rừng trên địa bàn đặc biệt "nóng" về tình trạng phá rừng.
Đại tá Lã Đăng Chiến, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Điện Biên cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương và Kế hoạch 420 ngày 22/2/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch giải quyết tình trạng phá rừng và di cư ngoài kế hoạch tại huyện Mường Nhé, Công an tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 199 với các phương án triển khai quyết liệt.
Ngày 27- 28/2, Hội nghị triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ rừng đã được tổ chức với sự tham dự của 118 trưởng bản, đội ngũ cán bộ xã của huyện Mường Nhé.
Tiếp đó, tỉnh Điện Biên đã thành lập Ban chỉ đạo với 7 tổ công tác với gần 500 cán bộ, chiến sĩ các ban ngành của tỉnh, các lực lượng vũ trang trực tiếp xuống từng khu vực điểm nóng về tình trạng phá rừng từ trước đến nay.
Đặc biệt, Ban Giám đốc Công an tỉnh cử hai đồng chí là Phó Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp xuống địa bàn, chỉ huy lực lượng tại cơ sở. Hằng ngày, các tổ công tác báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh, mỗi tuần đều có giao ban, báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm triển khai.
Trong thời gian này, lực lượng chức năng đã vận động, cưỡng chế 22 hộ với 70 người từ nơi khác di cư ngoài kế hoạch đến Mường Nhé, trở về nơi cư trú cũ.
Từ ngày 1/3 đến nay, các tổ công tác đã triển khai quyết liệt các kế hoạch đề ra, đặc biệt, có những ngày các tổ công tác đã bắt quả tang và khởi tố tới 4 vụ hủy hoại rừng.
Riêng trong ngày 11/3, Cơ quan điều tra đã lập hồ sơ, khởi tố 4 vụ với 4 đối tượng về hành vi hủy hoại rừng gồm: Hờ A Hù (sinh năm 1986, trú tại bản Vang Hồ, xã Nậm Vì) đã phá 3.844m2 rừng phòng hộ tại khu vực bản Nậm Vì, xã Nậm Vì để làm nương rãy.
Đối tượng Vàng Dủ Di (sinh năm 1965, trú tại bản Vang Hồ, xã Nậm Vì ) phá 22.796m2 rừng phòng hộ trạng thái IIIa tại khu vực bản Vang Hồ. Mùa Chờ Cá (sinh năm 1967, trú tại bản Vang Hồ, xã Nậm Vì) đã phá 5.941m2 rừng phòng hộ trạng thái IIa tại khu vực bản Nậm Vì. Lùng Văn Thân (sinh năm 1983, trú tại bản Quảng Lâm, xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé) đã phá 3.724m2 rừng phòng hộ trạng thái IIa tại địa bàn UBND xã Quảng Lâm bảo vệ.
Đặc biệt, ngày 12/3, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ Phàng Thị Dế (sinh năm 1987, trú tại bản Suối Voi, xã Lenh Su Sìn) về hành vi phá 14.500m2 rừng phòng hộ. Theo quy định, nếu diện tích rừng bị phá từ 3.000m2 trở lên là đủ điều kiện để khởi tố vụ án, khởi tố bị can đưa ra xét xử trước pháp luật.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Điện Biên, trong thời gian gần đây, tình trạng phá rừng và di cư ngoài kế hoạch vào địa bàn các xã thuộc huyện Mường Nhé vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng phức tạp hơn.
Theo thống kê từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2016, lực lượng chức năng đã phát hiện 186 vụ phá rừng mới, gây thiệt hại 175ha rừng, trong đó có gần 87ha rừng phòng hộ. Công tác tuyên truyền, vận động, giải quyết vấn đề di cư ngoài kế hoạch vào địa bàn cũng chưa hiệu quả.
Từ thực trạng này, chính quyền tỉnh Điện Biên và các lực lượng chức năng đã triển khai xây dựng các kế hoạch, phương án, bắt đầu từ ngày 1/3/2017 ra quân đồng loạt thực hiện các biện pháp quyết liệt, nhằm chấn chỉnh thực trạng phá rừng và di cư ngoài kế hoạch tại huyện Mường Nhé. (Tin Tức 22/3, Chu Quốc Hùng)đầu trang(
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí phản ánh về việc phá rừng phòng hộ, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái quy định.
Trước đó, báo Người Lao động ra ngày 8/3/2017 có bài: "Công khai phá rừng phòng hộ" và báo Lao động ra ngày 9/3/2017 có bài: "Gần 200 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái quy định".
Theo phản ánh, người dân phát hiện HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hòa Hiệp Bắc (huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên) ngang nhiên chặt cây trong rừng phòng hộ giữa ban ngày rồi chở đi.
Về việc này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo nêu trên. Nếu đúng phải xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4/2017. (Chính Phủ 22/3, Minh Hiển)đầu trang(
Ngày 22-3, ông Trần Xuân Cường, giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An, cho biết đơn vị đã phát thông báo đến các địa phương nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Pù Mát khuyến cáo người dân không lại gần voi, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.
Trước đó, anh Lê Đình Bổng, 34 tuổi, ngụ huyện Thanh Chương, Nghệ An, đăng tải lên mạng xã hội đoạn video clip hơn một phút và nhiều hình ảnh khi chơi đùa cùng một con voi hoang dã.
Anh Bổng kể lại, khoảng 2h sáng 14-3, nhóm công nhân của anh đang ngủ trong lán thi công công trình ở xã Châu Khê, huyện Con Cuông thì nghe tiếng voi rống nên tỉnh dậy. Lúc này con voi đã tiến sát vào khu vực lán, gần chỗ để máy xúc.
“Dù đông người ra xem nhưng nó không tỏ vẻ sợ hãi mà vẫn tiếp tục ở lại, huơ vòi và nghịch một số đồ vật. Do lần đầu tiên thấy một con voi rừng ở khoảng cách gần và nó có vẻ thân thiện nên anh em lại gần quay phim chụp ảnh”, Anh Bổng nhớ lại.
Đến khoảng 4h sáng cùng ngày, con voi này mới bỏ đi khỏi khu vực lán đơn vị anh Bổng ở.Theo ông Cường, con voi mà các công nhân gặp tối 14-3 là một con voi cái, sống một mình trong Vườn Quốc gia Pù Mát.
Thời gian trước, trong khu vực Vườn Quốc gia Pù Mát từng xảy ra các xung đột giữa voi với người khi voi về khu vực dân cư sinh sống quật chết người, phá hoại hoa màu do vùng sinh sống của voi bị tác động mạnh, thiếu nguồn thức ăn, cơ cấu cây trồng của vườn người dân trồng chủ yếu là thức ăn ưa thích của voi. (Tuổi Trẻ 22/3, Doãn Hòa)đầu trang(
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 vừa ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 04/QĐ-HQKV1 về tội “Buôn lậu” ngà voi xảy ra tại cảng Cát Lái - TP. Hồ Chí Minh. Đây là vụ buôn lậu thứ 4 qua cảng Cát Lái bị cơ quan Hải quan khởi tố hình sự kể từ đầu năm 2017 đến nay.Theo hồ sơ vụ việc, lô hàng nêu trên gồm 2 container cập cảng Cát Lái ngày 18/11/2016. Trên manifest thể hiện mặt hàng nhập khẩu là gỗ từ châu Phi về Việt Nam.
Người nhận hàng là Công ty TNHH Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa XNK Kim Thành, có địa chỉ đăng kí kinh doanh tại quận 2, TP.HCM.
Qua theo dõi, phát hiện có nghi vấn, ngày 24/11/2016, Đội Kiểm soát Hải quan- Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1,  C74- Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng cảng TP.HCM thực hiện khám xét đối với 2 container hàng nhập khẩu này, phát hiện 619 kg  ngà voi cất giấu trong ruột các khối gỗ.
Thủ đoạn cất giấu ngà voi của các đối tượng trong vụ việc này tinh vi hơn rất nhiều so với các vụ ngà voi bắt giữ tại cảng Cát Lái trước đó.
Sau khi đưa ngà voi vào trong ruột các khối gỗ khoét rỗng, đổ sáp trắng chèn kín xung quanh, các đối tượng không dùng ốc vít bằng sắt đóng nắp các khối gỗ như trước đây, mà thay vào đó các ốc vít được làm bằng gỗ.
Theo các công chức hải quan, phương thức mới của các đối tượng hòng tạo ra khối gỗ liên hoàn, tránh hình ảnh lạ qua máy soi. (Tạp Chí Tài Chính 21/3)đầu trang(
Chiều ngày 21/3, trong lúc tuần tra kiểm soát trên đoạn Quốc lộ 1A, thuộc phường Nghĩa Chánh, Tp Quảng Ngãi, tổ tuần tra của phòng CSGT đường bộ Công an tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra ô tô khách chở hàng trăm cá thể động vật hoang dã gồm: rắn, rùa, chồn, …(Tuổi Trẻ 22/3)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Vị Xuyên là một trong những huyện có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn. Để khai thác tiềm năng đó, địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án trồng mới rừng nhằm nâng cao độ che phủ, thu nguồn lợi từ rừng cũng như cải thiện môi trường sinh thái...
Nhằm nâng cao hiệu quả từ trồng rừng sản xuất, huyện Vị Xuyên đã thành lập HTX Dân quân trồng rừng ở một số xã có điều kiện thuận lợi.Qua khảo sát, huyện đã lựa chọn 3 xã: Kim Thạch, Ngọc Minh và Bạch Ngọc để thành lập mô hình HTX Dân quân trồng rừng. Sau khi xây dựng Điều lệ, Phương án sản xuất, kinh doanh, các HTX đã bước vào hoạt động.
Tại xã Kim Thạch (xã đầu tiên thành lập HTX Dân quân trồng rừng) được giao 80 ha đất lâm nghiệp với 53 thành viên là biên chế trong lực lượng dân quân của xã. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc là Xã đội trưởng.
Theo mô hình đó, xã Ngọc Minh, xã Bạch Ngọc cũng được thành lập HTX Dân quân trồng rừng. Tại xã Ngọc Minh có 50 thành viên, được giao 20 ha đất lâm nghiệp, xã Bạch Ngọc có 62 thành viên, được giao 100 ha đất lâm nghiệp. Ngay sau khi được thành lập trong năm 2016, các HTX trên đã bước vào hoạt động.
Cùng với nhiệm vụ thường xuyên huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai,  hỏa hoạn xảy ra trên địa bàn; tham gia diễn tập giữ gìn trị an, phòng chống cháy rừng, phòng chống lụt bão xảy ra trên địa bàn; phối hợp tổ chức tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, phối hợp với Công an xã giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội..., các HTX còn nhận thêm nhiệm vụ trồng rừng kinh tế, rừng lâm nghiệp xã hội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BTV Đảng ủy xã.
Các HTX Dân quân trồng rừng của huyện Vị Xuyên ra đời đã tạo ra phương thức sản xuất mới, nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường hiệu quả sử dụng đất và chất lượng rừng trồng; phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư thâm canh trong sản xuất lâm nghiệp. Đồng thời tăng cường sức mạnh, nguồn lực của các thành viên HTX, tạo công ăn, việc làm cho người dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bạch Ngọc: Mặc dù được thành lập sau các xã khác, nhưng Đảng ủy và UBND xã đã chỉ đạo HTX xây dựng các chương trình nhanh chóng đi vào hoạt động. Với diện tích được giao, HTX đã triển khai phát dọn thực bì, liên hệ với những đơn vị cung ứng giống cây lâm nghiệp đảm bảo chất lượng. Phương án sản xuất của HTX sẽ góp phần cung cấp củi và nguyên liệu chế biến gỗ.
Theo hạch toán kinh tế cho một chu kỳ kinh doanh 1 ha là chi phí đầu tư 35 triệu 500 ngàn đồng, sau 1 chu kỳ thu được 105 mét khối gỗ, bán với giá 1 triệu đồng/khối sẽ thu được 105 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư, thuế doanh nghiệp, HTX sẽ thu về lợi nhuận là 52 triệu 125 ngàn đồng. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế còn mang lại hiệu quả về xã hội, như giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên, tăng tỷ lệ che phủ rừng, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững...
Đến nay, HTX đã trồng được 8 ha, hết năm 2017 hoàn thành trồng 30 ha, đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành toàn bộ số diện tích đất lâm nghiệp được giao.Đối với HTX Dân quân trồng rừng xã Kim Thạch, đến thời điểm này đã trồng được 3 ha, HTX Dân quân trồng rừng xã Ngọc Minh trồng được 2 ha và đang tiếp tục xử lý thực bì để trên diện tích được giao để tiếp tục trồng mới rừng trong vụ Xuân năm nay.
Có thể khẳng định, việc thành lập mô hình HTX Dân quân trồng rừng ở Vị Xuyên sẽ khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, tạo nguồn nguyên liệu tập trung cho các nhà máy giấy, chế biến gỗ...; thay đổi nhận thức của người dân về phát triển kinh tế tập thể, nâng cao trình độ quản lý và tổ chức các phương án sản xuất, kinh doanh...(Báo Hà Giang 22/3, An Dương)đầu trang(
Với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng bền vững, trong năm 2017 toàn tỉnh tiến hành điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất).
Theo đó, sẽ quy hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng được xác định là diện tích đất lâm nghiệp (đất có rừng và đất lâm nghiệp chưa có rừng) với hơn 762.072ha.
Thông qua phương pháp điều tra sẽ thực hiện điều chỉnh chuyển đổi diện tích quy hoạch 3 loại rừng; điều chỉnh diện tích chuyển đổi từ 3 loại rừng sang mục đích sử dụng khác (đất sản xuất nông nghiệp, đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, cơ sở hạ tầng); điều chỉnh, bổ sung diện tích rừng tăng lên ngoài quy hoạch lâm nghiệp…
Qua đó rà soát, điều chỉnh lại quy mô đất lâm nghiệp và cơ cấu các loại rừng cho phù hợp với tình hình thực tế; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh trong cùng thời kỳ. Trên cơ sở đó, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch. (Báo Điện Biên Phủ 22/3, Minh Thùy)đầu trang(
Tổng dư nợ cho vay dự án phát triển lâm nghiệp đạt gần 500 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt hơn 323 tỷ đồng với hơn 103 nghìn lượt khách hàng vay vốn
Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, sau gần 12 năm thực hiện dự án cho vay trồng rừng từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thế giới, đến nay, tổng dư nợ cho vay dự án phát triển lâm nghiệp đạt gần 500 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt hơn 323 tỷ đồng với hơn 103 nghìn lượt khách hàng vay vốn.
Nguồn vốn trên đã giúp phủ kín trên 76 nghìn ha rừng trồng sản xuất ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam và bảo tồn thiên nhiên tại Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An. Dự án đã có tác động tích cực về nhiều mặt bao gồm phát triển kinh tế – xã hội, môi trường và ngành lâm nghiệp tại nhiều địa phương, góp phần quản lý, phát triển rừng bền vững…(Thời báo Ngân hàng 22/3, QC)đầu trang(
Những năm qua, hàng nghìn héc-ta rừng tự nhiên bị khai thác để nhường đất cho các dự án thủy điện và khai thác khoáng sản được triển khai tại các huyện miền núi Quảng Nam.
Theo quy định, khi lấy đất rừng để làm công trình thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm trồng lại rừng thay thế. Tuy nhiên, việc triển khai trồng rừng thay thế tại nhiều nơi kéo dài, làm ảnh hưởng môi trường sinh thái.
Tại các huyện miền núi Quảng Nam thời gian qua đã có hàng chục công trình thủy điện lớn, nhỏ được khởi công xây dựng. Thực tế, khi có một công trình thủy điện triển khai thi công, tích nước, đồng nghĩa với hàng chục, thậm chí hàng trăm héc-ta rừng đầu nguồn bị chặt phá và bị nhấn chìm dưới lòng hồ.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, tổng diện tích rừng chuyển mục đích sang làm các công trình, dự án phải trồng rừng thay thế là hơn 1.650 ha, trong đó hơn 1.400 ha là diện tích chuyển sang làm thủy điện. Thế nhưng, công tác trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh lại được triển khai rất chậm.
Trao đổi ý kiến với các đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Quảng Nam, chúng tôi được biết, theo kế hoạch, trong năm 2014, toàn tỉnh phải trồng lại hơn 770 ha rừng thay thế, nhưng thực tế chỉ trồng được gần 24 ha (đạt 3,4% kế hoạch).
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, công tác trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện và khai thác khoáng sản ở các huyện miền núi, tuy đã được UBND tỉnh chỉ đạo thường xuyên, nhưng tiến độ vẫn chậm, chưa được các chủ nhà máy thủy điện quan tâm đúng mức.
Tính đến giữa tháng 6-2016, toàn tỉnh chỉ trồng được khoảng 840 ha rừng thay thế, đạt hơn 50% kế hoạch. Khi được hỏi vì sao việc trồng rừng thay thế tại Quảng Nam thực hiện chậm, các cơ quan chức năng cho rằng, nguyên nhân chính là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các địa phương chưa kịp thời.
Một số địa phương khi xây dựng phương án không tính đến kinh phí bồi thường đất và các loại cây trên đất cho người dân, đến khi triển khai không có nguồn tiền để hỗ trợ… dẫn đến không thực hiện được. Trong thực tế, có nhiều dự án đã hoàn thành và chuyển giao cho đơn vị khác tiếp quản, khai thác; thậm chí nhiều ban quản lý dự án đã giải thể, song không dự toán kinh phí để trồng rừng.
Thêm vào đó, quỹ đất lâm nghiệp cho trồng rừng thay thế tại các địa phương khá thấp, nhất là sau khi Bộ NN và PTNT có yêu cầu chỉ ưu tiên trồng rừng trên diện tích đất trống quy hoạch rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng. Trong khi đó, khu quy hoạch là “đất trống” thì đã bị người dân lấn chiếm, sử dụng canh tác, cho nên việc thu hồi gặp khó khăn.
Đáng nói là nhiều chủ đầu tư còn coi nhẹ việc trồng rừng thay thế, triển khai trồng rất hời hợt. Theo lãnh đạo huyện Phú Ninh, ở khu vực mỏ vàng Bồng Miêu (thuộc xã Tam Lãnh), Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu đã khai thác hàng trăm héc-ta đất để lấy quặng, nhưng đến nay còn khoảng 20 ha đất bỏ hoang nhiều năm, vẫn chưa trồng rừng thay thế; thậm chí có nhiều diện tích khai thác xong vẫn chưa được hoàn thổ, gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường. Đối với các dự án phát triển kinh tế dân sinh, trong quá trình xây dựng dự án lại không có nguồn vốn cho việc trồng rừng thay thế.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam Phan Sỹ Hùng cho biết, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương, cho nên những tháng gần đây công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến rõ nét.
Tính đến nay, các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đã trồng rừng thay thế hơn 1.750 ha, đạt gần 97% kế hoạch. Đáng mừng là có một số nhà máy thủy điện như: Sông Kôn, Tr’Hy, Sông Tranh 2, Sông Tranh 3 đã trồng hơn 300 ha, vượt hơn 102% tổng số diện tích buộc phải trồng. Qua kiểm tra mới đây cho thấy, hầu hết các chủ dự án đều triển khai trồng rừng theo đúng quy hoạch, phương án được phê duyệt; đồng thời nắm rõ kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc. Nhờ thế, tỷ lệ cây sống cao, đáp ứng yêu cầu đề ra.
Rút kinh nghiệm những năm trước, công tác trồng rừng thay thế ở Quảng Nam được siết chặt. Theo chủ trương của tỉnh, đối với các dự án mới mà có tác động đến rừng, các cơ quan chức năng của tỉnh có trách nhiệm giám sát chặt chẽ và buộc chủ đầu tư khi xây dựng quy hoạch dự án phải tính toán và xây dựng phương án trồng rừng thay thế. Và khi phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt thì dự án mới được phê duyệt và tiến hành triển khai.
Riêng đối với các dự án triển khai trước năm 2014, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành rà soát các danh mục phải thực hiện trồng rừng thay thế, xác định diện tích, giá trị của mỗi dự án; đồng thời khuyến nghị các chủ đầu tư rà soát, đánh giá hiệu quả các phương thức tổ chức trồng rừng thay thế; xây dựng các hướng dẫn, quy định để thống nhất tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế một cách kịp thời nhằm không ngừng nâng cao độ che phủ rừng và cải thiện chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh (Nhân Dân 22/3, Quốc Việt)đầu trang(
Dù Chính phủ đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện phải nghiêm túc trồng rừng thay thế, nếu không sẽ chấm dứt hoạt động nhưng nhiều nhà máy vẫn phớt lờ
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Một trong những nội dung quan trọng của công điện là yêu cầu thực hiện nghiêm quy định trồng rừng thay thế; kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng; yêu cầu trong năm 2017 phải hoàn thành việc trồng rừng thay thế đối với các công trình thủy điện đã vận hành khai thác.
Trước đó, tháng 7-2016, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với dự án không chấp hành việc trồng rừng thay thế và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên diễn ra ngày 11-3, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh Tây Nguyên kiên quyết loại bỏ, dừng các dự án, công trình thủy điện có ảnh hưởng xấu tới môi trường và đời sống người dân; tạm dừng cấp phép đầu tư các dự án thủy điện có tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
Tại Đắk Lắk, do không có chuyên môn trồng và chăm sóc bảo vệ rừng, phần lớn các nhà máy thủy điện chọn phương án nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh để trồng rừng thay thế.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, trong 20 công trình (chủ yếu là thủy điện) có làm mất rừng, phải đóng tiền trồng rừng thay thế hơn 26 tỉ đồng thì đến nay mới 8 đơn vị nộp với tổng số tiền 9,9 tỉ đồng. Tỉnh Gia Lai có 14 công trình thủy điện phải trồng trả lại rừng với diện tích 685 ha, hiện còn 139 ha mà các doanh nghiệp (trong đó có thủy điện) chưa trồng hoặc chưa nộp tiền.
Theo ông Trần Đức Thanh, Vụ phó Vụ Kinh tế của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, khó khăn trong việc trồng rừng thay thế là không bố trí được quỹ đất. Nếu doanh nghiệp đóng tiền để trồng rừng thay thế cũng chỉ thực hiện trên diện tích đất lâm nghiệp có rừng bị phá chứ không trồng trên một diện tích đất mới để bù đắp diện tích rừng đã mất. (Người Lao Động 22/3, Cao Nguyên - Hoàng Thanh)đầu trang(
Là một tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan; đặc biệt là bão, lũ, hạn hán…, Quảng Trị thường xuyên phải hứng chịu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Để ngăn chặn biển xâm nhập mặn, hạn chế sức tàn phá của sóng biển tại các tuyến đê bao xung yếu, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức trồng nhiều diện tích rừng ngập mặn tại các huyện, xã vùng biển.
Theo báo cáo, trong năm 2016, tổng thiệt hại do thiên tai, môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Thiên tai ngày càng tăng cả về cường độ lẫn tần suất. Nhiều nghiên cứu cho thấy, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ lên các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Ngày 19-2 vừa qua, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Tổ chức Chia sẻ Dân sự toàn cầu (GCS), Công ty TNHH Dữ liệu Doanh nghiệp Hàn Quốc tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng mô hình rừng ngập mặn tỉnh Quảng Trị. Dự án bắt đầu được triển khai thực địa tại xã Triệu Phước (huyện Triệu Phong) với quy mô trên 1ha do Chi cục Biển, Hải đảo và Khí tượng Thủy văn Quảng Trị làm chủ đầu tư;  dự án do Công ty TNHH Dữ liệu Doanh nghiệp Hàn Quốc tài trợ.
Được biết, thời gian qua tỉnh Quảng Trị đã tập trung triển khai những nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời lấy đó làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong toàn tỉnh. Cụ thể, tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên, bố trí kinh phí từ ngân sách cho các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ về ứng phó biến đổi khí hậu. Tập trung huy động nguồn vốn vay ưu đãi và khai thác các nguồn hỗ trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cho ứng phó với biến đổi khí hậu…
Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (gọi tắt là KOICA) đến với Quảng Trị đã thực hiện nhiều dự án, chương trình thiết thực để cải thiện đời sống người dân; ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, đơn vị đã hỗ trợ Quảng Trị thực hiện chương trình Hạnh phúc Quảng Trị; bao gồm hợp phần môi trường đã triển khai trồng khoảng 60ha trên cát ven biển tỉnh Quảng Trị để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thông qua Tổ chức GCS UBND tỉnh đã kêu gọi Công ty TNHH Dữ liệu Doanh nghiệp Hàn Quốc hỗ trợ tỉnh thực hiện Dự án xây dựng mô hình rừng ngập mặn tại khu vực sông Thạch Hãn (xã Triệu Phước, Triệu Phong).
Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Việc trồng thành công 1ha diện tích rừng ngập mặn đảm bảo tỷ lệ sống của rừng trên 85% sẽ tạo đai rừng ngập mặn bảo vệ bao đê sông; ổn định bãi, giảm thiểu thiên tai, sạt lở, xâm nhập mặn, tạo hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó, sẽ cải thiện sinh kế mở ra một hướng mới về phát triển kinh tế theo hướng bền vững với môi trường, đồng thời ngăn chặn thảm họa cho cộng đồng dân cư tại các địa phương vùng biển. Trong thời gian tới, việc triển khai các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ hàng đầu của UBND tỉnh. Đặc biệt là phong trào trồng rừng ngập mặn tại các huyện, xã ven biển…”. (Sài Gòn Giải Phóng 22/3, Ngọc Oai – Tiến Nhất)đầu trang(
Ngày 22/3, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hội Chủ rừng Việt Nam (Vifora) tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) nhằm khuyến khích người dân tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo tại Việt Nam.
Theo đó, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đang soạn thảo Luật Lâm nghiệp thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004. Dự thảo Luật Lâm nghiệp đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và tới nay đã có bản dự thảo lần 5. Tuy nhiên, trong các bản dự thảo này, vai trò cũng như trách nhiệm và sự tham gia của các chủ rừng vào việc xây dựng, thực hiện Luật còn nhiều hạn chế.
Theo đại diện Vifora, trong tháng 2/2017, tổ chức này kết hợp cùng với Tổng cục Lâm nghiệp và Tổ chức ActionAid thực hiện 15 cuộc khảo sát cộng đồng tại 5 tỉnh Cao Bằng, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Trà Vinh và Bạc Liêu. Kết quả khảo sát cho thấy, tình trạng chuyển nhượng rừng và đất rừng đang diễn ra khá phổ biển, nhất là đối với những khu vực trồng rừng có hiệu quả cao hoặc được sử dụng một phần đất rừng để sản xuất nông nghiệp hoặc thủy sản, du lịch.
Do đó, khái niệm “chủ rừng” đôi khi không chính xác bởi người có quyền quyết định trồng, khai thác và mua bán rừng là người thuê đất của các chủ rừng khác, chứ không phải là chủ sở hữu đất rừng và theo Luật Lâm nghiệp thì họ không được xem là chủ rừng. Chính vì vậy, hiện còn nhiều ý kiến về những quy định chưa phù hợp cũng như những điểm trống về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng trong dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi.
Theo đó, nhiều ý kiến chuyên gia và các cán bộ địa phương, chủ rừng kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa quy định khái niệm về chủ rừng. Cùng với đó, đề nghị có quy định về quyền được hưởng lợi từ rừng của những người sống gần rừng, vì hiện nay người sống gần rừng vẫn tiếp cận với tài nguyên rừng, khai thác các nguồn lợi từ rừng nhưng không theo quy định nào của Nhà nước.
Ông Hứa Đức Nhị - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Vifora cho biết, hiện nay đa số các chủ rừng đều đề nghị tăng thẩm quyền cho các chủ rừng trong việc xử lý vi phạm xâm lấn rừng và đất rừng. Đồng thời, cần có các quy định cơ bản về quy chế quản lý các loại rừng được đưa trực tiếp vào Luật để chủ rừng có thể thực hiện ngay mà không cần đi xin những giấy phép sau này. (Kinh tế & Đô thị 22/3, Thiên Tú)đầu trang(
Những dự án phục hồi, trồng rừng đã góp phần giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường, xóa đói giảm nghèo, đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân.
24.000ha rừng được trồng và phát triển tốt tại 10 tỉnh của Việt Nam, Hải Phòng, Nghệ An, cho tới Sóc Trăng, bảo vệ gần 100km đê biển, giảm thiểu khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu,… đó là những hiệu quả rõ rệt của dự án “Trồng rừng ngập mặn – Giảm thiểu rủi ro thảm họa” do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai từ năm 1994 dưới sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch.
Tới năm 1997, dự án được mở rộng ra 6 tỉnh ven biển phía Bắc, với nguồn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản.
Ông Tsuyoshi Kimijima, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ vùng Bắc Kanto, Nhật Bản nhận xét: “Thấy được sự phát triển của rừng ngập mặn thế này chúng tôi rất vui mừng. Người dân ở đây không chỉ trồng mà còn quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là còn tái sinh, trồng thêm. Tôi thấy dự án này đã được triển khai rất tốt và tương lai tôi mong muốn dự án sẽ còn triển khai tốt hơn nữa”.
Tại tỉnh Phú Thọ, diện tích rừng được trồng và chăm sóc dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Xúc tiến và Hợp tác quốc tế lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO), cây được trồng chủ yếu là keo, dự kiến khi đến giai đoạn khai thác, năng suất gỗ có thể đạt 100m3/ha. Được triển khai từ năm 2006 tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, tới nay dự án JIFPRO đã hỗ trợ cho hơn 2.000 hộ dân với diện tích rừng lên tới gần 2.000ha.
Ngoài những hiệu quả tích cực về bảo vệ môi trường, những dự án như thế này còn giúp người dân có thêm kinh nghiệm trồng rừng, từ đó tăng thu nhập và vươn lên làm giàu theo mô hình trồng rừng có khoa học. (Đài Truyền Hình VN 22/3, Lưu Bình – Thành Duy)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Bức ảnh hơn 20 con cáo bị treo cổ bên hàng rào của một nông trại ở Argentina khiến nhiều người bị sốc.
Nhiếp ảnh gia Gabriel Rojo, ở Argentina, chụp được bức ảnh này khi đi qua một nông trại tại tỉnh Santa Cruz, Express.co.uk hôm 21/3 đưa tin.
Rojo cho biết đây là cách nông dân làm với mèo hoang, báo và các loài chim ăn hạt vì họ cho rằng chúng gây thiệt hại cho vật nuôi.
"Họ treo những con cáo như là dấu hiệu cảnh báo cho các con cáo còn lại hoặc những con vật khác về số phận chờ đợi chúng", Rojo nói.
Rojo cho rằng bức ảnh của anh phản ánh sự xung đột giữa con người và động vật hoang dã. Rojo nói nông dân ở Santa Cruz thường treo xác động vật săn mồi lên hàng rào nông trại cừu và đây không phải hành vi phạm luật. (Vnexpress 22/3, Văn Việt)đầu trang(
Cơ quan kiểm lâm Campuchia cho biết, một con voi hoang dã quý hiếm đã bị điện giật chết vì cột điện đổ ở gần Vườn Quốc gia Cardamom.
Ông Nup Thet, nhân viên kiểm lâm cho biết, con voi nặng 3 tấn bị điện giật chết vào tối ngày 21/3. Campuchia hiện có khoảng 450 con voi hoang dã. Ông Suwanna Gauntlet, giám đốc điều hành cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Wildlife Alliance cho biết, khoảng 200 con trong số này đang sống ở Vườn Quốc gia Cardamom.
Tháng 7 năm ngoái, một chú voi con hoang dã đã chết ở tỉnh Mondulkiri vì mắc bẫy trong rừng. Vụ việc khiến các nhóm bảo tồn thiên nhiên lo ngại về khả năng của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ động vật quý hiếm. (Tiền Phong 22/3, Phan Yến)đầu trang(./.