Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 24 tháng 03 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý rừng phòng hộ: Bù Đăng, Lộc Ninh, Tà Thiết và các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã và chủ rừng tiếp tục chủ động thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10 ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR; Công văn số 3205 ngày 26/10/2016 của UBND tỉnh về thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng mùa khô năm 2016-2017; Công văn số 03 ngày 16/2/2017 của Ban Chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng tỉnh về tăng cường thực hiện bảo vệ rừng, PCCCR trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thị và chủ rừng khẩn trương triển khai thực hiện phương án PCCCR mùa khô 2017 trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt; triển khai các phương án PCCCR năm 2017 của Ban Chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã và các chủ rừng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Triển khai thực hiện phương án PCCCR ở cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thường trực 24/24 giờ trong ngày; bố trí lực lượng canh phòng ở những khu vực trọng điểm, không để phát sinh nguồn lửa; phát hiện sớm điểm cháy và chỉ đạo quyết liệt huy động các lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, cần thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR; tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, chính quyền các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCCR đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
Tăng cường quản lý các hoạt động sản xuất và những hành vi dùng lửa khác tại các khu vực gần rừng; kiểm tra, quản lý chặt chẽ người và phương tiện ra vào rừng, nhất là tại các khu vực trọng điểm về cháy rừng. (Cổng Thông Tin Điện Tử Bình Phước 23/3, Sỹ Nhơn)đầu trang(
Đó là nội dung chính trong công văn số 755/UBND-KTN, được UBND tỉnh ban hành vào ngày 21/3 vừa qua
Để chủ động trong công tác phòng cháy, kịp thời chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra nhằm hạn chế những thiệt hại do cháy rừng gây ra; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức, thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường, triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện một số nhiêm vụ trọng tâm: Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật về PCCCR, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác PCCCR và sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động; chỉ đạo các lực lượng liên ngành (Kiểm lâm, Công an, Quân đội) thực hiện quy chế phối hơp trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
Các ngành liên quan thuộc tỉnh có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”, thường trực tại địa phương để sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng.
Kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng các cấp nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR.
Bên cạnh đó, tăng cường quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy theo quy hoạch, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc đốt nương làm rẫy, quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt nương làm rẫy và những hành vi dùng lửa khác trong thời kỳ khô hạn. Duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ ở các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao trong suốt mùa khô năm 2017.
Chi cục Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các địa phương và cơ quan chức năng bố trí cán bộ, công chức thường trực 24/24 giờ tại các vùng trọng điểm để theo dõi, nắm bắt tình hình, kịp thời xử lý khi có cháy rừng xảy ra.
Các Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên, Công ty cổ phần cao su Mường Nhé, tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy rừng trên diện tích rừng được giao quản lý. Theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm Lâm để kịp thời thông báo cho các địa phương, đơn vị liên quan.
Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ, các cơ quan thông tin đại chúng: Tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin tuyên truyền về biện pháp và trách nhiệm của người dân trong việc PCCCR nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về PCCCR. (Cổng Thông Tin Điện Tử Điện Biên 23/3)đầu trang(
Bộ NN&PTNT vừa ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.
Trong thời gian qua, tại một số địa phương tình hình vi phạm về phá rừng, chiếm đất, khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản, vi phạm quy định quản lý, bảo vệ động vật rừng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, một số tỉnh miền Trung và khu vực Tây Bắc.
Nguyên nhân chủ yếu là một số địa phương còn bị động trong công tác quản lý bảo vệ rừng, việc chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chưa quyết liệt, một số vụ khai thác, phá rừng diễn ra trên một số địa bàn chưa được ngăn chăn, xử lý kịp thời hoặc sau khi báo chí phản ánh mới triển khai thực hiện, nên các vụ vi phạm còn để dây dưa kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.
Để ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm tình trạng trên, đồng thời, khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở về quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ trong đó chú trọng chỉ đạo kiểm tra, xác minh và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại địa phương đã được phát hiện trong thời gian vừa qua; đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức và các cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng vị phạm, đặc biệt là những cán bộ thiếu trách nhiệm, tiêu cực, bao che, tiếp tay các vi phạm trên.
Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội) phối hợp chính quyền cơ sở, hỗ trợ chủ rừng kiểm tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lấn chiếm đất rừng, chặt phá, khai thác rừng trái pháp luật; mua bán lâm sản, động vật hoang dã, kiên quyết xóa các “điểm nóng” về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật.
Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ; xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật, kiên quyết đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến gỗ vi phạm các quy định của Nhà nước. Thu hồi, không cấp mới giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở chế biến gỗ không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc không phù hợp với quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn.
Các địa phương phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước cho chính quyền cơ sở về quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng theo quy định tại Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2016 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Trong đó phải quy định cụ thể các mức độ, hình thức kỷ luật, xử lý người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng phá rừng, chiếm đất, khai thác lâm sản trái pháp luật, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý. (Chính Phủ 23/3, Đỗ Hương; Thời báo Tài chính VN 23/3, Khánh Linh)đầu trang(
Ngày 23/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh kiêm Trưởng ban Chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra phương án phòng chống cháy rừng tại Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát và Khu rừng văn hóa, lịch sử Chàng Riệc tại huyện Tân Biên.
Sau khi khảo sát, kiểm tra tại các khu vực trọng điểm, ông Trần Văn Chiến yêu cầu các ngành chức năng cần tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn có nguy cơ cháy cao để kịp thời phát hiện, huy động lực lượng cứu chữa khi có cháy rừng xảy ra.
Các chủ rừng cần bổ sung lắp đặt thêm biển báo cấp dự báo cháy rừng; trang bị đủ các dụng cụ phòng cháy chữa cháy tại chỗ, bố trí đủ dụng cụ chứa nước; phát hoang, làm đường băng cản lửa tại các khu vực ven trảng, ven đường để phòng ngừa lửa cháy lan; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang địa phương để có đủ lực lượng cứu chữa khi xảy ra cháy.
Song song đó, tổ chức vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức trong việc sử dụng lửa đến mọi người dân sống ven rừng; đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình đốt rừng để lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh cho biết, để chủ động phòng chống cháy rừng trong mùa khô năm 2017, các Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh đã xây dựng trên 100 km đường băng cản lửa, 12 biển cấp dự báo cháy rừng, 100 biển báo cấm lửa, 12 máy cày chuyên dụng chữa cháy, 36 bồn nước và trên 200 máy cắt cỏ, bình xịt phun nước các loại. Theo Kiểm lâm Tây Ninh, từ đầu mùa khô đến nay, toàn tỉnh chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra.
Mùa khô năm 2016, do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, toàn tỉnh Tây Ninh đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng, gây thiệt hại trên 61 ha rừng các loại và nhiều diện tích trảng cỏ, cây tái sinh hiện hữu.
Nguyên nhân chủ yếu do một số đối tượng có đất sản xuất ven rừng lợi dụng thời tiết nắng nóng dễ gây cháy cố ý đốt để lấn chiếm, tái chiếm đất rừng làm nương sắn; người dân còn thiếu ý thức trong việc nấu ăn tại rừng, vào rừng bỏ tàn thuốc bừa bãi, dùng lửa nung khói bắt ong mật đã vô tình làm cháy rừng lan ra diện rộng.
Tây Ninh hiện có trên 63.500 ha rừng các loại gồm t rên 45.700 ha rừng tự nhiên và gần 17.800 ha rừng trồng. Hiện bắt đầu mùa khô, ít mưa, nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng được xác định đang ở cấp I V (cấp nguy hiểm). (Tin Tức 23/3, Phạm Thanh Tân)đầu trang(
Ngày 22.3, huyện Ia Grai cho biết, đã có văn bản chỉ đạo Hạt Kiểm lâm (KL) khởi tố vụ phá rừng tại tiểu khu 365 thuộc Ban quản lí rừng phòng hộ Ia Grai.
Huyện Ia Grai nói, đã có 17 gốc cây bằng lăng (nhóm III) bị chặt hạ với khối lượng 23,7m 3 , vượt khung khởi tố. Do đó, chỉ đạo Hạt KL ra quyết định khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ, đối tượng vi phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện để điều tra, xử lý.
Đây được xem là động thái quyết liệt của huyện Ia Grai nhằm răn đe các đối tượng có ý định phá rừng trong bối cảnh nhiều cánh rừng tại Gia Lai bị phá.
Như Lao Động đã thông tin, hôm 19.3, Đồn Biên phòng Ia Chía và Ban QLRPH Ia Grai tuần tra, phát hiện các đối tượng tẩu tán gỗ, sau khi chặt hạ tại tiểu khu 365.
Tại hiện trường, nhiều lóng gỗ bằng lăng được cắt khúc, đường kính từ 40-90 cm, nằm rải rác trong rừng phòng hộ. Cơ quan chức năng đã bắt giữ được đối tượng Lê Xuân Thành (SN 1993, quê huyện Tân Kỳ, Nghệ An). Thành khai nhận "làm thuê" và cảnh giới cho một chủ đầu nậu ở huyện Đức Cơ (Gia Lai). (Lao Động 22/3, Đình Văn)đầu trang(
Chuyên gia cho rằng, việc xã Cẩm Yên chặt hàng loạt cây xanh do người dân trồng trên vỉa hè khi chưa xin phép có dấu hiệu vi phạm phạm pháp luật.
Liên quan đến việc UBND xã Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) chặt toàn bộ cây xanh hai bên đường liên thôntrong đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, PGS.TS Đặng Văn Hà – Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (Đại học Lâm nghiệp) đã có những chia sẻ với PV VTC News.
việc dẹp vỉa hè và chặt cây xanh là 2 chuyện khác nhau. Tôi không đồng ý với cách làm này của chính quyền xã Cẩm Yên. Chính quyền quyết liệt trong dẹp vỉa hè, lấy lại sự công bằng cho người tham gia giao thông là đúng nhưng việc chặt hàng chục cây xanh vì cho rằng đó là lấn chiếm vỉa hè thì không được.
Hầu hết khi trồng cây trên vỉa hè người ta đều xây bồn để bảo vệ cây. Nếu nói lý do là dân xây bồn cây lấn chiếm vỉa hè, gây cản trở giao thông thì ở trung tâm thành phố Hà Nội cây trên vỉa hè sẽ bị chặt hết.
Trong quá trình dẹp vỉa hè, cơ quan chức năng có thể phá bỏ những công trình lấn chiếm diện tích vỉa hè hoặc thu giữ hàng hóa người dân bày ra buôn bán trên vỉa hè. Còn ở xã này, người dân trồng cây xanh để lấy bóng mát, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Trong khi đó, người dân tự trồng cây xanh cũng giúp Nhà nước bớt được một số tiền. Hiện nay, Nhà nước cũng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị. Nhà nước cũng có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh công cộng nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng.
Chính quyền xã rất lạ trong việc thực hiện quá máy móc chiến dịch dẹp vỉa hè. Ở đâu cũng vậy, vỉa hè cần có bóng mát và tạo cảnh quan đô thị, đó là nhu cầu của người dân.
Người dân trồng cái cây hơn chục năm nay lại bảo người ta lấn chiếm vỉa hè. Nếu bây giờ chính quyền bảo dân trồng là để lấn chiếm vỉa hè, vậy sau khi chặt đi chính quyền có biện pháp trồng cây xanh để phục vụ cuộc sống của người dân không?
Còn chính quyền kiên quyết cho đó là vi phạm, lấn chiếm thì vấn đề này xuất phát từ việc buông lỏng quản lý, không chấn chỉnh ngay từ đầu.
Chắc ở đất nước này chỉ có mỗi xã này làm thế thôi. Nếu mà ở đâu cũng vậy thì cả nước này, những cây trên vỉa hè sẽ bị chặt gần hết.
Nếu chính quyền xã muốn chặt cây, ngoài việc phải tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của người dân, chính quyền xã cũng cần xin phép và phải được cấp giấy phép, vì trong Nghị định 64 của Chính phủ đã quy định rất rõ, nếu vi phạm có thể bị xử phạt.việc chặt hạ này có dấu hiệu vi phạm luật pháp, cụ thể là vi phạm Nghị định số 64/2010/NĐ-CP, ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ nhất, vi phạm về điều kiện được phép chặt hạ cây xanh: Điều 14 quy định 3 trường hợp được chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, bao gồm: Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đặc biệt, cây xanh không ảnh hưởng đến hệ thống điện và một số hệ thống ngầm khác thì không được chặt.
Thứ hai, vi phạm quy trình, thủ tục chặt hạ: Khoản 4, Điều 14 ghi rõ, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm: Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; Kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển; Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển. (VTC News 23/3, Tùng Lâm)đầu trang(
Những cây xanh bị đốn hạ, chỉ còn để lại gốc trơ trụi trên đường liên thôn của xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất (Hà Nội) đang là tâm điểm của dư luận.
Hai hàng cây đó do dân trồng từ nhiều năm nay. Đi trên con đường làng, hai bên là hai hàng cây, làm dịu bớt đi những con đường bêtông hóa với những ngôi nhà mái bằng.
Vậy nhưng không thể hiểu nổi, tại sao chính quyền xã Cẩm Yên lại có thể chặt hết hai hàng cây này. Càng không hiểu hơn, khi ông Phạm Ngọc Kỳ - Bí thư Đảng ủy xã - cho rằng, chặt hạ cây xanh hai bên đường liên thôn là thực hiện chủ trương lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường của UBND TP.Hà Nội.
Hai hàng cây “vô tội” đã bị biến thành những kẻ lấn chiếm vỉa hè và bị xử trảm bằng cưa máy, trong đó có những cây thuộc vào hàng lão thụ, bao năm tỏa cành lá che nắng cho dân làng.
Nhìn hình ảnh báo chí ghi lại, có thể thấy được hai hàng cây xanh đó không hề gây cản trở giao thông, có ai đi trồng cây giữa đường bao giờ. Cũng chẳng thể cho rằng dân trồng cây che nắng con đường làng lại là sự lấn chiếm đất công, cây xanh bóng mát là chung cho mọi người, là lá phổi xanh cho cả làng, là phong cảnh của vùng nông thôn ngoại thành.
Tệ hại hơn, hai hàng cây bị cưa, để lại những gốc trơ trụi, gây nguy hiểm cho xe cộ lưu thông trên đường và cho cả người đi bộ. Hai hàng cây xanh trước đây tỏa bóng mát, nay chỉ còn những gốc cây như những cái bẫy cài hai bên đường.
Ngay cả ở trung tâm thành phố, mật độ dân cư dày đặc, lề đường hẹp, nhưng chặt một cây xanh cũng phải tính toán cẩn thận. Ở vùng nông thôn, có đến mức phải đốn hạ cây xanh để dành lại vỉa hè cho người đi bộ không? Sẽ không ai ủng hộ chặt cây xanh để giải tỏa lề đường kiểu máy móc như vậy.
Thực hiện chủ trương chung, nhưng phải xem xét, cân nhắc, không thể làm bừa làm ẩu, không thể đánh đồng cây xanh với một hàng quán lấn chiếm. Tư duy như vậy thật đáng sợ.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nên đích thân đến xã Cẩm Yên kiểm tra cụ thể, xem xét việc chặt hạ cây xanh ở đây có đúng là thực hiện chủ trương lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường hay là vì mục đích khác, ngay cả thực hiện chủ trương thì việc thực hiện như vậy có đúng không.
Phải làm gấp để ngăn chặn, cấp cứu cây xanh của những con đường khác, nếu như ở đâu cũng quy tội cho cây xanh lấn chiếm vỉa hè để rồi xử trảm thì đại nguy. (Lao Động 23/3, Lê Thanh Phong)đầu trang(
Ngày 23/3, Công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết đã chuyển hồ sơ, tang vật của vụ vận chuyển gỗ lậu cho lực lượng kiểm lâm xử lý theo quy định.
Trước đó, lực lượng Công an huyện Tuyên Hóa nhận được thông tin do quần chúng báo đã tổ chức đón và dừng để kiểm tra xe ô tô đầu kéo mang BKS 73C-039.27 kéo theo rơ moóc BKS 73R-000.79, do anh Trần Văn Phán (SN 1989, trú tại xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch) điều khiển đang lưu thông theo hướng từ huyện Minh Hóa về thị xã Ba Đồn. Trên xe còn có anh Đinh Minh Trãi (SN 1983, trú tại xã Cảnh Hoá, huyện Quảng Trạch) đi cùng.
Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện trên thùng xe chở gần 20m3 gỗ (gồm các loại như bài lài, dổi, pơmu...). Do số gỗ này đều không có giấy từ hợp lệ nên lực lượng công an áp tải ô tô về trụ sở để xử lý. Khi đến thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa), lái xe đã liều lĩnh nâng ben đổ toàn bộ số gỗ trên xe xuống đường gây cản trở giao thông. (Nông nghiệp Việt Nam 23/3, Tâm Phùng)đầu trang(
Tòa án Nhân dân (TAND) TP. Đà Nẵng ra quyết định đưa vụ án “buôn lậu gỗ” xảy ra với Cty TNHH MTV Ngọc Hưng (Quảng Trị) ra xét xử sơ thẩm lần thứ 3 vào ngày 6.3.2017. Nhưng, phiên tòa cũng đã tạm hoãn… không xác định thời hạn.
5 bị can gồm Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung (doanh nhân), Đỗ Danh Thắng, Đỗ Lý Nhi và Lê Xuân Thành (cán bộ hải quan) đều có chung một đòi hỏi công lý: Vụ án kéo dài 6 năm phải được kết thúc theo quy định pháp luật!Vụ án “Buôn lậu” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan khởi sự bằng việc bắt giữ lô hàng gỗ trắc xuất khẩu của Cty Ngọc Hưng (trụ sở tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) tại cảng Đà Nẵng ngày 30.12.2011.
Sau đó, Cơ quan điều tra (C44, Bộ CA) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 2 doanh nhân và 3 cán bộ hải quan gồm: Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung (PGĐ, GĐ Cty Ngọc Hưng) về tội buôn lậu; Đỗ Danh Thắng (Chi Cục trưởng Hải quan cảng cửa khẩu Đà Nẵng), Đỗ Lý Nhi và Lê Xuân Thành (công chức Hải quan Quảng Trị) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ba năm sau kể từ ngày khởi tố, vụ án mới được đưa ra xét xử sơ thẩm tại TAND TP. Đà Nẵng vào tháng 10.2014. Qua 2 ngày xét xử công khai (30 - 31.10), Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm đã tuyên trả hồ sơ cho cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao để điều tra bổ sung. Và phải gần 2 năm sau nữa, vụ án mới được đưa ra xét xử lại sơ thẩm lần thứ 2 cũng tại TAND TP. Đà Nẵng.
Liên tục trong thời gian này, các bị can gửi nhiều đơn đến các cơ quan trung ương kêu oan, cho rằng đây không phải là một vụ buôn lậu mà sự thật là thương vụ nhập khẩu gỗ từ Lào rồi xuất khẩu sang Hồng Kông - Trung Quốc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Phiên tòa mở ngày 5.5.2016 thu hút sự quan tâm của đông đảo giới báo chí, luật sư, cộng đồng doanh nhân và công chức ngành hải quan thuộc khu vực miền Trung. Thêm lần nữa, HĐXX sơ thẩm lần 2 đã tuyên trả hồ sơ cho Viện KSND Tối cao để điều tra bổ sung.
Phải đợi đến 7 tháng sau, ngày 27.12.2016, Viện KSND Tối cao mới có văn bản số 5289/VKSTC-V3 thông báo là “giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị can tại cáo trạng (trước đó) ngày 25.1.2016”. Ngày 6.3.2017 lại thêm một lần ghi dấu ấn buồn đau cho 5 bị can: Vụ án tiếp tục không được đưa ra xét xử sơ thẩm lần thứ 3, TAND TP. Đà Nẵng thông báo hoãn không xác định thời hạn.
Công văn mới nhất của Viện KSND Tối cao đề ngày 27.12.2016 gửi TAND TP. Đà Nẵng (để chuẩn bị mở phiên sơ thẩm lần 3) khẳng định: Trương Huy Liệu và Trần Thị Dung làm giả giấy tờ, tài liệu và hồ sơ để nhập khẩu 614.672m3 gỗ trắc và giáng hương không có nguồn gốc hợp pháp từ Lào vào Việt Nam; sau đó lại làm giả bộ hồ sơ để xuất khẩu đi Hồng Kông - Trung Quốc; phạm vào tội “Buôn lậu” theo quy định tại Điều 153 BLHS. Các cán bộ hải quan Đỗ Danh Thắng, Lê Xuân Thành, Đỗ Lý Nhi không phát hiện, ngăn chặn hành vi buôn lậu nói trên nên phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 BLHS.
Tuy nhiên, qua 2 phiên xử sơ thẩm, TAND TP. Đà Nẵng không làm rõ được để chứng minh buộc tội các bị can đã buôn lậu gỗ. Hồ sơ cho thấy: Đây là lô gỗ trắc có xuất xứ từ Lào, Cty Ngọc Hưng nhập khẩu vào VN qua CKQT Lao Bảo theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu số 1505/NK/KD/Bo33 ngày 17.12.2011; sau đó xuất khẩu nguyên lô sang Hồng Kông - Trung Quốc qua cửa khẩu cảng Cửa Việt (Quảng Trị) theo tờ khai hàng hóa xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19.12.2011.
Lô gỗ đã làm đầy đủ thủ tục khai báo hải quan và nộp thuế đầy đủ trước khi xuất khẩu. Mặt khác, theo quy định của pháp luật VN, doanh nghiệp (DN) nhập khẩu gỗ không phải chịu trách nhiệm về việc DN nước ngoài có tuân thủ pháp luật của nước họ hay không.
Bộ Công thương (VN) quy định: “Trường hợp gỗ từ các nước xuất khẩu sang VN, DN nước xuất khẩu tuân thủ pháp luật của nước sở tại và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang VN do DN nước xuất khẩu chịu trách nhiệm” (Công văn số 1328/BCT-XNK ngày 8.2.2013, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12 ngày 23.1.2006 của Chính phủ).
Trong khi đó, theo TAND TP. Đà Nẵng thì lời khai của các bị cáo cho rằng nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào do ông Khamfong Vorabout làm giám đốc là người đã ký bộ hồ sơ mua bán, xuất khẩu lô hàng gỗ cho Cty Ngọc Hưng. Và theo kết quả điều tra, xác minh của đoàn công tác liên ngành T.Ư (VN) thì nhà máy và người giám đốc này là có thật tại Lào, và đã từng có quan hệ xuất khẩu thật mặt hàng gỗ cho 2 Cty khác ở VN.
Từ đó, việc cơ quan điều tra lấy việc “không có hồ sơ lưu (lô gỗ trắc do Cty Ngọc Hưng nhập khẩu) tại Cửa khẩu Hải quan vùng 3 - Lào và Hải quan cửa khẩu Đensavanh - Lào để cáo buộc Cty Ngọc Hưng làm giả hồ sơ, buôn lậu gỗ vào VN là chưa phù hợp với các quy định.
Ngày 12.3.2017, sau khi phiên xử sơ thẩm lần 3 bị hoãn, ông Trương Huy Liệu lại có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải và Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng, tiếp tục kêu oan và khẳng định: “Lô gỗ có xuất xứ từ Lào, đã thực hiện đầy đủ các quy định về nhập khẩu, xuất khẩu của Việt Nam”. (Lao Động 23/3, Lâm Chí Công)đầu trang(
Ngày 21-3, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết đơn vị vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ - ngành đề nghị xem xét lại quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Văn bản đề nghị cần phải giữ nguyên hiện trạng ở bán đảo Sơn Trà và không xây thêm các cơ sở lưu trú.
Ông Vinh cho rằng nếu quy hoạch thì chỉ nên đưa Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách; đồng thời, các cơ quan quản lý nên hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện cơ giới gây tiếng ồn và ô nhiễm.
Ông Vinh cũng đề nghị cần thiết phải hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rạn san hô ven bờ, làm thay đổi dòng hải lưu, phá hủy bờ biển, ảnh hưởng kinh tế - xã hội của dân cư. Ngoài ra, việc xây quá nhiều khách sạn ở Sơn Trà cũng ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết văn bản trên là do cá nhân ông Vinh tự soạn thảo, hiệp hội chưa thông qua về vấn đề trên. Theo ông Cường, việc dư luận xôn xao về công trình khu nghỉ dưỡng băm nát núi Sơn Trà thời gian qua là do cách làm của nhà đầu tư.
“Thực tế, quy hoạch bán đảo Sơn Trà đã được Chính phủ phê duyệt và đã nghiên cứu các thông tin từ thực tế. Trong đó, có việc lấy ý kiến các bộ - ngành liên quan, có cả Bộ Quốc phòng” - ông Cường nhấn mạnh.
Cũng theo ông Cường, hiện tại ngành du lịch đang tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng để thực hiện các dự án du lịch trên bán đảo Sơn Trà. Trong đó, định hướng đến năm 2030, toàn Sơn Trà có khoảng 1.600 phòng. Hiện tại trên bán đảo này đã có 200 phòng khách sạn.
“Quan điểm xuyên suốt của quy hoạch là phát triển du lịch Sơn Trà phải bảo đảm môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng. Dĩ nhiên, người dân sẽ có những trăn trở về các dự án nhưng việc triển khai quy hoạch đã được chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu từng dự án và hạn chế thấp nhất tác động đến môi trường” - ông Cường khẳng định.
Ông Cường cho rằng hiện tại công suất phòng khách sạn ở Đà Nẵng luôn thừa để phục vụ du khách nhưng kế hoạch xây thêm các khu nghỉ dưỡng là tầm nhìn ở tương lai chứ không phải sẽ thực hiện ngay.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà sẽ có gần 4.500 ha thuộc bán đảo Sơn Trà. Mục tiêu của dự án là định hướng bán đảo Sơn Trà trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Quy hoạch phát triển Sơn Trà sẽ hướng tới xây dựng các sản phẩm du lịch chính gồm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch thể thao mạo hiểm…
Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà sẽ tập trung khai thác phân khúc thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, có khả năng chi trả cao và dài ngày đến từ các thị trường Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Bắc Á… Đến năm 2025, khu này sẽ đón 3,5 triệu lượt khách, đạt doanh thu 1.900 tỉ đồng và đến năm 2030 thu hút 4,6 triệu lượt khách, đạt doanh thu 4.300 tỉ đồng và tạo việc làm cho khoảng 2.800 lao động. (Người Lao Động 22/3, Bích Vân)đầu trang(
“Vụ việc xảy ra ở bán đảo Sơn Trà phải nhờ người dân phát hiện đưa lên trang Facebook Quản lý đô thị, sau đó báo chí vào cuộc rõ ràng là có thiếu sót của chính quyền các cấp như phường, quận và cả của chúng tôi”, ông Trần Văn Dũng-Chánh Thanh Tra Sở Xây dựng nói sau khi bị Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phê bình vào cuộc xử lý quá chậm.
Ông Trần Văn Dũng-Chánh Thanh Tra Sở Xây dựng bày tỏ, nhiều lúc cơ quan nhà nước không thể bao quát hết nên việc sử dụng kênh thông tin phản ánh của người dân là điều bình thường.
“Vụ việc ở bán đảo Sơn Trà được người dân phát hiện, phản ánh lên trang Facebook Quản lý đô thị. Trang này được lập ra nhằm ghi nhận các ý kiến của người dân về các vấn đề đô thị. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần xử lý những vụ việc sai phạm qua phản ánh của người dân ở đây rồi”, ông Dũng nói.
Vị Chánh Thang tra Sở Xây dựng cũng cho rằng, việc để xảy ra các sai phạm và cơ quan chức năng không phát hiện được mà để cho người dân phát hiện có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý.
“Vụ việc trên bán đảo Sơn Trà phải nhờ người dân phát hiện đưa lên trang Facebook Quản lý đô thị, sau đó báo chí vào cuộc rõ ràng là có thiếu sót của chính quyền các cấp như phường, quận và cả của chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy mình phải rút kinh nghiệm và năng cao vai trò trách nhiệm hơn”, ông Trần Văn Dũng nói tiếp.
Ông Võ Đình Công, Chủ tịch UBND phường Thọ Quang (quận Sơn Trà) cũng nhận trách nhiệm khi cơ quan này giám sát chưa kỹ vụ việc ở bán đảo Sơn Trà. Theo ông Công, nguyên nhân là do năng lực cán bộ hạn chế, hồ sơ thực địa các dự án chưa được bàn giao, phương tiện kiểm tra không có.
Ông Công kiến nghị: “Sắp tới trên khu vực bán đảo Sơn Trà sẽ có nhiều dự án tương tự như Tây Nam Suối Đá, Gềnh bằng Bãi Đa, khu biệt thự Hồ Xanh… Do đó, phường đề nghị Chi cục Kiểm lâm giao thực địa dự án để phường dễ bề quản lý hơn”.
Trước đó, như Dân Việt thông tin, một dự án (Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa) đã san ủi hàng ngàn m2 đất rừng, xây dựng 40 móng biệt thự trên khu vực bán đảo Sơn Trà khi chưa được cấp phép. Tuy nhiên, chỉ đến khi một người dân đi câu cá phản ánh, chính quyền địa phương mới biết. UBND TP.Đà Nẵng sau đó buộc phải ra quyết định siết chặt quản lý các công trình xây dựng trên toàn thành phố.
Sau khi vụ việc xảy ra, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã phê bình lãnh đạo địa phương này khá gay gắt. “Vụ này các anh quản lý địa bàn mà không biết họ làm trái phép. Các anh để một ông đi ra biển câu cá phát hiện xây trái phép rồi mới vào cuộc xử lý là quá chậm . Từ nay mấy anh phải vào kiểm tra hết, đừng thấy công ty to, dự án lớn, đất quốc phòng mà ngại . Mình có trách nhiệm quản lý địa bàn thì mình vào kiểm tra. Cứ theo trình tự mình vào làm ", lời phê bình của ông Huỳnh Đức Thơ-Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng dành cho cấp dưới sau khi đi kiểm tra hiện trường dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa.
Trong một động thái liên quan, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho hay, hôm 19.3, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đã ký văn bản yêu cầu các sở ban ngành, các địa phương tăng cường giám sát, kiểm tra các công trình xây dựng do mình quản lý, tránh xảy ra việc “đã rồi” như thời gian qua. (Dân Việt 22/3, Đình Thiên; Nông Thôn Ngày Nay 22/3)đầu trang(
Dự án xây dựng hàng loạt biệt thực trên bán đảo Sơn Trà thực chất có mối liên hệ với dự án xây dựng hầm chui vượt sông Hàn.
Dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng những ngày qua khiến dư luận lo ngại vì có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà khi một vệt rừng tại khu vực bãi Tiên Sa bị cày xới.
Sau khi được báo chí phản ánh, các ngành chức năng của TP. Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện một loạt các sai phạm trong giấy phép xây dựng của dự án.
Theo lý giải của chủ đầu tư, do nôn nóng muốn hoàn thành dự án đúng thời hạn nên doanh nghiệp đã thi công đổ móng 40 căn biệt thự khi chưa hoàn tất các thủ tục xin cấp phép. Hiện 40 móng biệt thự này được xác định là công trình xây dựng chưa được thành phố cấp phép.
Trước những thông tin về dự án trên, ngày 23/3, Đất Việt đã liên hệ với KTS Hồ Duy Diệm - nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch TP Đà Nẵng, ông cho biết: "Sơn Trà không chỉ là rừng mà là rừng vàng. Nếu làm sáng tỏ những giá trị quý hiếm của Sơn Trà, khu sinh quyển thiên nhiên thì Sơn Trà sẽ tôn vinh Đà Nẵng và người ta sẽ biết đến Đà Nẵng nhiều hơn.
Năm 1977, Sơn Trà đã được Chính phủ công nhận là một trong mười khu rừng quốc gia. Năm 1987, Quảng Nam - Đà Nẵng đã đề xuất và năm 1992, Bộ Lâm nghiệp đã công nhận Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích bán đảo 4400ha.
Và Sở Lâm nghiệp Đà Nẵng đã đề xuất xây dựng Sơn Trà thành rừng Quốc gia Vạn tháo độc nhất vô nhị của Việt Nam và thế giới.
Chỉ cần đưa ra một phép so sánh đơn giản như sau: Vườn Bách thảo Hà Nội chỉ có 30 loài cây. Vườn Bách thảo Sài Gòn mới có 100 loài. Vườn quốc gia của Hoàng gia Anh vô địch thiên hạ cũng chỉ có 250 loài cây mà đã nổi tiếng thế giới, trở thành trường học của bao nhiêu nhà lâm nghiệp thế giới...
Theo điều tra từ 1987 đến 1992 rừng quốc gia Sơn Trà có 986 loài cây, trong đó có 163 loại thảo dược quý hiếm, trong khi Việt Nam có trên 9000 loài cây.
Rừng quốc gia Sơn Trà đa dạng sinh học với nghìn loại cây quý giá biết bao nhiêu cho Việt Nam và nhân loại, nhất là trong bối cảnh khí hậu thế giới đang bị biến đổi vùng sinh quyển thế giới Bạch Mã, Bà Nà, Hải Vân, Sơn Trà, Cù Lao Chàm đều cần được bảo vệ và tôn trọng.
Cùng với đó là hàng trăm loài động vật trong đó có loài Voọc Chà vá xinh đẹp quý hiếm gần bị tuyệt chủng trên thế giới.
Nếu xây dựng rừng Quốc gia Sơn Trà thành vườn Vạn tháo, vườn Sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn gien động vật, thực vật khu sinh quyển... thì giá trị của nó sẽ gấp nhiều so với bài toán bất động sản. Các công trình cầu Thuận Phước, cầu Rồng chỉ là công trình ở đâu cũng có, còn Sơn Trà có thương hiệu quý giá như vậy, nó là của cả nước, của thế giới thì đừng nên sử dụng tùy tiện.
Tôi còn nhớ trước đây, khi ông Nguyễn Bá Thanh còn sống và đang làm Bí thư thành phố, tôi đã gửi những phân tích của mình về vấn đề này đến cho anh, thì anh đã có suy nghĩ tích cực và đã dừng lại dự án 2000 ngôi biệt thự, chân núi Sơn Trà từ độ cao 200m trở xuống.
Thế nhưng, đến nay, họ lại dựa vào những đề án thời đó để làm, nhưng những cơ sở pháp lý, những dự án khoa học, những kiến nghị tâm huyết bị lãng quên. Giờ người ta chỉ biết ăn xổi, dựa vào địa thế cảnh quan thiên nhiên hiếm sẵn có để làm lợi cho một ít người nào đó".
Bên cạnh đó, theo ông Diệm, đáng lẽ cần phải chỉ rõ vì sao rừng Quốc gia Sơn Trà Đà Nẵng được Chính phủ công nhận là một trong mười rừng quốc gia của Việt Nam tù năm 1977 và năm 1992 đã được Bộ Lâm nghiệp công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà với diện tích 4400ha đất Quốc phòng bảo vệ an ninh quốc gia... lại bị chia cắt ra thành từng mảng khác nhau với những mục đích của các quyết định trước đây.
Khi nó bị băm nát thì các nhà khảo cổ học, sinh vật cảnh, bảo tồn trên thế giới sẽ trách móc. Mà được biết, dự án trên không chỉ là 40 biệt thự, mà là hơn 1000ha đất rừng Sơn Trà.
"Khi tôi còn làm ở Hội quy hoạch thì Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà có diện tích 4400ha, nhưng sau 20 năm thì bị lấn dần làm các resort cao cấp phía Đông khu bán đảo, nên chỉ còn hơn 3000ha.
Bây giờ, nếu xây dựng biệt thự tiếp thì mất thêm 1000ha nữa, mà lại tập trung vào những vùng cây quý hiếm, những vùng sinh sống của động vật hoang dã, diện tích rừng chỉ còn 2000ha, khu đang lấn chiếm là khu phía Tây của bán đảo Sơn Trà (khu đất quản lý của quân đội).
Những chỗ còn được giữ lại là trơ trọc, con người không đến được, tất nhiên chỗ đó, không có nước cho voọc uống", ông Diệm chỉ rõ.
Ở góc độ khác phân tích thêm, ông Diệm nói thêm: "Chắc các bạn còn nhớ dự án hầm chui vượt sông Hàn vừa qua được thành phố đề xuất xây dựng, nó liên quan đến dự án xây hàng loạt các biệt thự bên bán đảo Sơn Trà.
Tôi đã từng phân tích nếu hầm chui sông Hàn được xây lên thì cũng chỉ phục vụ hơn 200.000 dân ở 2 phường (Thọ Quang và Mân Thái) bên bờ đông. Chưa kể ngư dân 2 phường biển này ít có nhu cầu qua trung tâm TP hằng ngày, vì họ là dân đánh cá, bám biển là chủ yếu. (Đất Việt 24/3)đầu trang(
Nếu đề án quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia trên bán đảo Sơn Trà được triển khai, hàng trăm hecta rừng bảo tồn sẽ biến mất, hệ sinh thái bị phá vỡ, an ninh quốc phòng bị ảnh hưởng...
Việc Công ty CP Du lịch Biển Tiên Sa phá rừng bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng), làm 40 móng biệt thự khi chưa có giấy phép xây dựng, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường diễn ra trong thời gian dài mới bị phát hiện khiến người dân lo ngại “lá phổi xanh” của TP Đà Nẵng bị xâm hại nghiêm trọng. Đáng nói hơn, đằng sau vụ việc nghiêm trọng này, một đề án quy hoạch phát triển du lịch có nguy cơ băm nát bán đảo Sơn Trà nhiều hơn.
Nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng chừng 10 km về phía Đông Bắc, ở độ cao 693 m so với mực nước biển, bán đảo Sơn Trà với tổng diện tích 4.439 ha được xem như viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho TP này. Không những thế, Sơn Trà còn là “lá phổi xanh” với thiên nhiên trong lành và hệ động - thực vật phong phú.
Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8-1-2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, bán đảo Sơn Trà nằm trong danh mục khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia với diện tích bảo tồn 3.871 ha.
Tuy nhiên, đến ngày 9-11-2016, sau khi xét đề nghị của bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Quyết định số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà, TP Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Theo đó, diện tích khu vực tập trung phát triển khu du lịch quốc gia là 1.056 ha. Như vậy, so với 3.871 ha trong phạm vi bảo tồn mà Thủ tướng phê duyệt năm 2014 thì phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch ký năm 2016 đã lấy thêm 488 ha trong phê duyệt khu bảo tồn. Chính điều này khiến khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà trở nên chật hẹp, bị xâm hại nghiêm trọng.
Đáng chú ý là theo phê duyệt, khu du lịch Sơn Trà sẽ phát triển “trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, đặc sắc của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là điểm đến quan trọng trên tuyến du lịch đường bộ và đường biển quốc gia”.
Chỉ tiêu định hướng đến năm 2025 đón 3,5 triệu lượt du khách, trong đó khách lưu trú 180.000 lượt và khách tham quan các điểm di tích văn hóa - tâm linh khoảng 2,7 triệu lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón 4,6 triệu lượt du khách (khách lưu trú 300.000 lượt); hình thành các trung tâm, cụm dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp quy mô, đến năm 2030 có khoảng 1.600 phòng khách sạn.
Giới chuyên môn lo ngại quy hoạch trên sẽ băm nát bán đảo Sơn Trà. Thực tế thì nguy cơ này đã hiển hiện trước mắt với việc hàng chục móng biệt thự nghỉ dưỡng xây dựng trái phép vừa bị phát hiện.
Trong khi đó, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, cho rằng Đà Nẵng hiện có gần 600 khách sạn với gần 22.000 phòng, hoàn toàn có khả năng đón 15 triệu lượt du khách mỗi năm nên không cần đến khu du lịch.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây, Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM), một hãng kiến trúc và xây dựng lớn của Mỹ, đã thực hiện đề án quy hoạch bán đảo Sơn Trà cho TP Đà Nẵng. Đề án này nhận được giải thưởng “Thiết kế vùng và đô thị năm 2014” của Viện Kiến trúc Mỹ. Quy hoạch do SOM thực hiện rất chú trọng đến việc bảo tồn thiên nhiên ở bán đảo Sơn Trà nhưng đáng nói là không được xem xét để đưa vào quy hoạch.
Theo ông Huỳnh Tấn Vinh, nếu làm theo quy hoạch của SOM thì sẽ bảo tồn được Sơn Trà. Ngược lại, với phê duyệt hiện nay thì “lá phổi xanh” này sẽ bị biến thành một khu du lịch thuần túy. Khi đó, các điểm lưu trú, khu vui chơi giải trí với mật độ lớn sẽ thu hẹp diện tích rừng, làm gia tăng tốc độ suy giảm môi trường sống tự nhiên, gia tăng áp lực, khả năng tìm kiếm thức ăn và nơi ẩn nấp của những sinh vật dễ bị nguy hại, dễ bị tuyệt chủng...
Ông Vinh còn cảnh báo hoạt động xây dựng nhiều công trình khách sạn nếu không quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng, ảnh hưởng đến chiến lược phòng thủ quốc gia một khi các doanh nghiệp chuyển giao dự án cho đối tác nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, ông Vinh kiến nghị Thủ tướng nên giữ nguyên trạng, không xây mới các cơ sở lưu trú ở Sơn Trà.
“Chỉ quy hoạch Sơn Trà thành nơi tham quan giải trí để bảo tồn cảnh quan tự nhiên với sự đòi hỏi nghiêm ngặt về quy chế ứng xử của du khách. Phải hạn chế triển khai các dự án ở thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà làm tăng nguy cơ phá hủy rạn san hô ven bờ, làm thay đổi dòng hải lưu, phá hủy bờ biển, ảnh hưởng kinh tế - xã hội của dân cư” - ông Vinh góp ý.
ThS sinh học Nguyễn Hữu Vỹ, Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (TP Đà Nẵng), cho rằng việc quy hoạch phát triển du lịch ở bán đảo Sơn Trà sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái của bán đảo, phá vỡ hệ sinh thái được hình thành từ xưa đến nay. Quy hoạch cũng khiến diện tích rừng tự nhiên giảm dần, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật, mất tính liên tục của hệ sinh thái từ rừng xuống biển.
Bên cạnh đó, theo ông Vỹ, nếu diễn ra các hoạt động xây dựng ở chân núi cùng với việc kiểm soát môi trường không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến khu bảo tồn san hô của bán đảo. “Một khi vùng đệm này bị phá hủy thì vùng lõi của Sơn Trà, tức khoảng 2.591 ha rừng đặc dụng, sẽ khó giữ” - ông cảnh báo.
Trong khi đó, Thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5, cho rằng khu vực Sơn Trà từ độ cao 30 m trở lên tuyệt đối không được đụng vào. Đối với độ cao từ 30 m trở xuống, có thể xây dựng hay làm gì đó nhưng không được thay đổi địa hình.
Thiếu tướng Hùng đặc biệt lưu ý bán đảo Sơn Trà là nơi đóng quân của nhiều lực lượng vũ trang như Bộ đội Biên phòng, Vùng 3 Hải quân nên nếu xây dựng khu du lịch sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Ông nhấn mạnh: “Đây là khu vực phòng thủ không chỉ của Đà Nẵng mà còn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước. Làm biến dạng Sơn Trà là nhất quyết không được”. (Người Lao Động 24/3, Quỳnh Châu –Bích Vân)đầu trang(
Do thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều cánh rừng thông ở huyện Yên Thành đã bắt đầu xuất hiện sâu róm từ lứa tuổi 1 đến tuổi 3 phát sinh gây hại trên diện rộng. Để bảo vệ tài nguyên rừng, từ ngày 23/3, huyện Yên Thành đã triển khai các biện pháp phòng trừ, không để sâu róm hại thông phát sinh thành ổ dịch.
Qua điều tra dự báo tình hình, nạn sâu róm ở các rừng thông trên địa bàn huyện Yên Thành xuất hiện sớm hơn mọi năm và phát triển mạnh. Từ trung tuần tháng 3, sâu đã phát sinh gây hại trên toàn bộ lâm phần, mật độ phổ biến từ 40 - 50 con trên cây. Riêng ở Tiểu khu 889; 890A; 886 thuộc khu vực Đập Đầm, xã Xuân Thành, sâu đang phát triển mạnh, mật độ bình quân khoảng 100 con/cây.
Trước diễn biến trên, Ban Quản lý rừng phòng hộ Yên Thành đã tập trung nhân lực, phương tiện để bao vây trừ diệt sâu trên diện tích 400 ha thông tại khu vực này.
Ngoài 4 máy phun bột động cơ hiện có, Ban đã đầu tư trên 210 triệu đồng mua 0,5 tấn chế phẩm sinh học Boverin và VBT; 1,2 tấn bột phụ gia phục vụ cho công tác phun phòng trừ diệt sâu róm.
Theo đó, mỗi ngày Ban huy động 5 ca máy cùng với 20 cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp tham gia phun phòng vào thời điển từ 5 -7 giờ sáng và 16 - 19 giờ chiều, đảm bảo đủ độ ẩm để thuốc dễ bám vào lá, đạt hiệu quả cao.
Để tập trung cho công tác phòng trừ có hiệu quả, cán bộ và công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Yên Thành bám rừng để triển khai phun vào thời điểm thích hợp; mở chiến dịch bắt sâu trong kén, dùng đèn bẫy bắt bướm; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về nguy cơ sâu hại và tập huấn công tác phòng trừ cho các chủ rừng.
Toàn huyện Yên Thành hiện có trên 700 ha rừng thông, phần lớn diện tích đang trong thời kỳ khai thác nhựa. Trong điều kiện thời tiết như hiện nay, khả năng từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5, giai đoạn sâu róm trưởng thành mức độ sâu hại rừng sẽ diễn biến phức tạp. Nếu để sâu phát sinh thành dịch sẽ dẫn đến cháy tán lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cho nhựa, dẫn đến nguy cơ cháy rừng vào mùa nắng nóng.
Để hạn chế nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng, ngành Lâm nghiệp huyện Yên Thành đã tập trung chỉ đạo các đơn vị sản xuất, các xã có rừng và các hộ nhận khoán rừng triển khai khoanh vùng, tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo, kết hợp theo dõi diễn biến tình hình sâu hại để có biện pháp trừ diệt kịp thời. (Báo Nghệ An 23/3, Thái Bình)đầu trang(
Ngày 9/3, Bản tin Thời sự của VTV8 có phản ánh vụ chặt phá rừng dương với quy mô lớn tại xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Đông Hòa, tỉnh phú Yên. Theo phản ánh, người dân phát hiện Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hòa Hiệp Bắc huyện Đông Hoà đã công khai chặt cây hàng chục năm tuổi trong rừng phòng hộ giữa ban ngày.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí phản ánh. Nếu đúng phải xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật, báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/4. (Đài Truyền Hình VN 23/3)đầu trang(
Thời gian qua, các cơ quan chức năng tại Nghệ An đã bắt giữ nhiều vụ nuôi, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển hổ trái phép
Trưa 20-3, các trinh sát Phòng 7 (Phòng Phòng chống tội phạm buôn lậu khu vực miền Trung Tây Nguyên - C74 Bộ Công an) phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường, Công an huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) đã ập vào kiểm tra nhà của ông Cao Xuân Toàn (xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu) và phát hiện xác 5 con hổ đang được cấp đông. Trọng lượng bình quân mỗi con trên 100 kg. “Vào thời điểm kiểm tra, ông Toàn đang ở Lào nên chưa xác định được nguồn gốc của số hổ trên” - một cán bộ điều tra tiết lộ.
Trước đó, cũng tại xã Diễn Lâm, vào cuối tháng 10-2016, lực lượng công an bất ngờ kiểm tra nhà bà Nguyễn Thị Quế (SN 1968), thu giữ 2 xác hổ đông lạnh. Mới đây, vào ngày 13-1, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Nghệ An phát hiện và thu giữ 2 xác hổ đông lạnh tại trang trại bò ông Nguyễn Văn Huệ (xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu).
Trước thực trạng trên, ông Lê Minh Nguyên, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu, thừa nhận: “Anh em kiểm lâm địa bàn có đi kiểm tra nhưng không phát hiện. Để xảy ra tình trạng buôn bán, vận chuyển hổ trái phép trên địa bàn trong thời gian qua có một phần trách nhiệm của chúng tôi”.
Trong những năm gần đây, Nghệ An nổi lên là điểm nóng về trung chuyển hổ từ nước ngoài về, đặc biệt là từ Lào qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh). Từ Nghệ An, hổ được vận chuyển trái phép tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Thiếu tá Trần Minh Sơn, Phó trưởng Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Nghệ An, cho biết thời gian qua cơ quan này bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển hổ trái phép. Qua đấu tranh các đối tượng khai nhận nguồn gốc hổ được vận chuyển chủ yếu từ Lào về Nghệ An rồi đưa đi nơi khác tiêu thụ.
Điển hình vào cuối tháng 11-2016, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Công an TP Thái Nguyên bắt quả tang tại sân nhà ông Cao Tiến Đức (55 tuổi, ngụ phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên) đang giết thịt một con hổ nặng 304 kg. Ông Đức khai nhận mua con hổ trên với giá 1 tỉ đồng ở Nghệ An, sau đó bắn thuốc mê rồi vận chuyển về Thái Nguyên giết thịt để nấu cao.
Trước đây, tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã thu giữ nhiều cá thể hổ lớn được người dân nuôi nhốt ngay trong nhà trong suốt thời gian dài. (Người Lao Động 22/3, Đức Ngọc)đầu trang(
Nhiều năm trở lại đây, vùng sinh cảnh sống của đàn voi trên các cánh rừng thuộc tỉnh Đồng Nai bị thu hẹp, nguồn thức ăn khan hiếm dẫn đến tình trạng xung đột giữa voi và người dân ngày càng nghiêm trọng.
Voi thường xuyên kéo về ăn cây ăn trái, phá tài sản của người dân, đe dọa trực tiếp tính mạng, ảnh hưởng đến đời sống của những hộ dân sống ven rừng thuộc huyện Định Quán, Đồng Nai.
Dẫn chúng tôi vào khu rẫy trồng chuối và điều tại tổ 2, ấp 4, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, ông Nguyễn Văn Khơi có rẫy hơn 2 ha điều và chuối ngao ngán: Sổ đất của gia đình được thế chấp ở ngân hàng để vay vốn trồng chuối trên khu rẫy khoảng 2ha.
Rẫy chuối đang chuẩn bị đến kỳ thu hoạch, gia đình đã ký hợp đồng bán toàn bộ cho thương lái. Thế nhưng sau một đêm, đàn voi rừng khoảng 12 cá thể kéo về dẫm nát và ăn sạch hơn 400 gốc chuối. Ngoài chuối, đàn voi còn kéo đổ và quật gãy rất nhiều cây điều, phá hỏng 2 thùng phuy đựng nước, nhiều đoạn đường ống nhựa và 12 m2 bạt.
Tương tự, tại rẫy của gia đình ông Đỗ Văn Đinh, thuộc ấp 5, xã Thanh Sơn, chỉ trong một đêm, đàn voi 6 cá thể kéo về phát nát toàn bộ 3 ha cây trồng. Trong đó, có 1.500 cây chuối sứ, 300 gốc tiêu, 20 cây mít 14 năm tuổi và nhiều tài sản khác như ống nước, dây tưới.
Ông Đinh Cao Hùng Vương, ngụ ấp 5 cho biết: Khoảng 21 giờ ngày 12/2/2017, một đàn voi 9 cá thể vào rẫy của ông dẫm nát 70 cây xoài Đài Loan 8 năm tuổi và phá, ăn sạch khoảng 2 tấn trái xoài chuẩn bị thu hoạch. Theo Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán, từ đầu tháng 2/2017 đến nay đàn voi rừng liên tục kéo về phá hoại cây trái, hoa màu và tài sản của người dân sống gần bìa rừng.
Đến thời điểm này khoảng 28 hộ dân có cây trái và tài sản bị đàn voi phá. Ngoài cây trái, hoa màu, một số hộ dân còn bị đàn voi quật phá, làm đổ và hư hỏng chòi canh, bể đựng nước, lều bạt…
Ông Nguyễn Văn Chiểu, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán cho biết: Hạt đã tăng cường lực lượng tại một số đội để phối hợp với Tổ phản ứng nhanh cùng với người dân kịp thời ngăn chặn và hạn chế sự xung đột giữa voi và người.
Voi rừng thường kéo về phá rẫy của dân vào ban đêm, khoảng từ 21 giờ đến 3 giờ sáng hôm sau. Đàn voi rừng này có khoảng 12 – 15 cá thể gồm có cả voi trưởng thành và voi con.
Khi vào rẫy của dân, Tổ phản ứng nhanh sẽ xuống hiện trường cùng với người dân sử dụng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào voi, sau đó dùng loa, còi, đốt lửa để xua đuổi voi.
Lực lượng kiểm lâm cũng thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở người dân không sử dụng thuốc nổ, bắn điện và sử dụng các biện pháp xâm hại đến đàn voi. Đàn voi này mặc dù thường xuyên kéo về phá rẫy nhưng chúng khá hiền và chưa khi nào rượt đuổi đe dọa người dân.
28 hộ dân có rẫy bị voi phá chủ yếu thuộc địa bàn ấp 4 và ấp 5 xã Thanh Sơn. Đây là khu vực tiếp giáp giữa rừng tự nhiên và vườn rẫy nên voi thường xuyên kéo về tìm thức ăn.
Ông Nguyễn Văn Chiểu giải thích, nguyên nhân khiến đàn voi kéo về rẫy của dân những ngày qua là do vùng Đông Nam bộ đang vào đợt cao điểm của mùa khô. Cây trái và nhiều loại thức ăn trong rừng không đủ cung cấp cho voi do đó chúng di chuyển đến khu vực bìa rừng vào rẫy của dân tìm thức ăn.
Theo điều tra của Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện trên cả nước chỉ có 3 địa phương còn các đàn voi châu Á sinh sống đó là Nghệ An, Đắk Lắk và Đồng Nai.
Riêng tại Đồng Nai, theo báo cáo điều tra tổng thể loài voi châu Á của các chuyên gia Việt Nam và Ấn Độ vào tháng 12/2001, số lượng voi ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên và các đơn vị phụ cận Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, Công ty Lâm nghiệp La Ngà có từ 15 - 20 cá thể. Đàn voi ở đây có cấu trúc đàn tốt, có khả năng sinh sản cao, trong đàn có các cá thể voi đực, voi cái và voi con.
Trước năm 2000, vùng hoạt động của đàn voi trên là khoảng 50.000 ha, chủ yếu tập trung ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đến năm 2005, vùng hoạt động của voi chỉ thu hẹp ở diện tích 14.000 ha ở khu vực Tây Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Từ 2006 - 2009 các cuộc điều tra cho thấy, vùng hoạt động của voi ở khoảng 34.000ha và có chiều hướng voi đến gần các cánh rừng giáp khu dân cư sinh sống như các xã Mã Đà, Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu).
Từ năm 2012 đến nay, voi lại xuất hiện nhiều ở các khu vực rừng gần khu dân cư ở xã Thanh Sơn (huyện Định Quán) và một phần thuộc Công ty lâm nghiệp La Ngà.
Hiện Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai đang triển khai Dự án khẩn cấp bảo tồn voi rừng, góp phần phát triển bền vững quần thể đàn voi hoang dã và giúp cho các hộ dân cư ở khu vực ven rừng yên tâm sản xuất và ổn định cuộc sống.
Dự án hiện được triển khai xây dựng tại huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, đây là những địa phương còn diện tích rừng tự nhiên lớn và có đàn voi thường xuất hiện để kiếm ăn.
Dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng các trạm cấp điện để lắp đặt hệ thống hàng rào điện tử dài 30km. Trong đó có 20km hàng rào cố định và 10km hàng rào di động tại những khu vực rừng thuộc xã Thanh Sơn (huyện Định Quán), Phú Lý, Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu).
Hàng rào điện sử dụng nguồn điện từ hệ thống pin năng lượng mặt trời chỉ phát ra với cường độ đủ để gây giật và hoảng sợ nhưng không làm chết người và động vật.
Tại huyện Định Quán, dự án đã hoàn thành 50% khối lượng công việc. Dự kiến cuối năm 2017 hàng rào điện tử bảo vệ voi sẽ đưa vào sử dụng. (Tin tức 23/3, Sỹ Tuyên)đầu trang(
Trong vòng 4 thập kỷ qua, thế giới đã mất đi hơn 50% các loài đa dạng sinh học trên Trái Đất. Một trong những nguyên nhân lớn nhất của sự mất mát này là do nạn buôn bán bất hợp pháp xuyên quốc gia, kéo theo sự gia tăng của nạn săn trộm, giết hại các loài mang tính biểu tượng như tê giác, voi và hổ...
Trao đổi với phóng viên VietnamPlus về vấn nạn trên, ngài Stephen Lysaght, Phó Đại sứ Anh tại Việt Nam, cho rằng cứ theo xu hướng hiện nay, một số loài động vật hoang dã có thể sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Vì thế, các quốc gia cần phải cùng nhau hành động và nhanh chóng tham gia vào sứ mệnh bảo vệ sự sống của các loài “sách đỏ” trên trái đất này.
Cứ theo xu hướng hiện nay, chúng ta có thể sẽ mất động vật hoang dã trên thế giới. Ngay như Việt Nam, cá thể tê giác sống ngoài tự nhiên đã bị biến mất từ năm 2010. Vì vậy, nếu chúng ta không hành động từ bây giờ, sẽ là quá muộn trong tương lai.
Hiện nay, bảo vệ động vật hoang dã là vấn đề của toàn cầu, không chỉ của riêng của nước Anh hay Việt Nam. Do đó đòi hỏi nhiều nỗ lực cùng nhau để ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển trái phép các sẩn phẩm phi pháp từ động vật hoang dã.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng hạn chế nhu cầu và không sử dụng sản phẩm làm từ động vật hoang dã.Việt Nam là một quốc gia chuyển tiếp. Nhiều nhóm buôn lậu chọn Việt Nam làm điểm trung chuyển vào các thị trường khác như Trung Quốc. Và, Việt Nam cũng là nước có nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã.
Một số người dân Việt Nam tin rằng sản phẩm từ động vật hoang dã có lợi cho sức khỏe. Điều này là không đúng, nhưng nhiều người vẫn tin. Vì thế, chúng tôi muốn hợp tác với Việt Nam để ngăn chặn tình trạng các nhóm buôn lậu sử dụng lãnh thổ Việt Nam để vận chuyển động vật hoang dã tới các nước khác. thực hiện 3 cách chính.
Thứ nhất là tổ chức sự kiện và mời các chuyên gia, quan chức chính phủ, thành viên các nhóm NGO về bảo vệ động vật hoang dã để thảo luận tình hình và đề xuất giải pháp; hợp tác với Bộ Công an Việt Nam để ngăn chặn các nhóm buôn lậu động vật hoang dã, cũng như nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã cho người dân.
Thứ hai, hợp tác với Việt Nam trên tầm mức quốc tế. Vừa qua, Việt Nam cũng đã tổ chức một hội nghị tại Hà Nội vào tháng 11/2016 và hội nghị tiếp theo sẽ diễn ra tại London vào năm 2018. Chúng tôi muốn cùng tất cả các quốc gia tham gia hội nghị này thành lập một liên minh cùng nhau giải quyết vấn đề này.
Cuối cùng, chúng tôi muốn cùng Việt Nam chia sẻ thông tin tình báo về các nhóm buôn bán động vật hoang dã. Một khi lực lượng biên phòng và cảnh sát chia sẻ các thông tin này chúng ta có thể ngăn chặn các nhóm buôn lậu này. Chúng tôi hy vọng cùng với Chính phủ Việt Nam, nhất là Bộ Công an Việt Nam, loại bỏ các tổ chức tội phạm buôn bán động vật hoang dã.
Chúng ta phải cùng nhau hành động và nhanh chóng hành động. Các đại diện từ nước Mỹ; Liên minh châu Âu và các nước thành viên của Liên minh châu Âu; Nam Phi và các nước khác đã phối hợp cùng Việt Nam vì mục đích bảo vệ động vật hoang dã.
Thời gian không chờ đợi chúng ta nên tất cả chúng ta cần phải hợp tác hơn nữa. Càng có nhiều người tham gia vào sứ mệnh bảo vệ động vật hoang dã thì sự thành công càng lớn. Buôn lậu động vật hoang dã không còn là vấn đề của một quốc gia, không chỉ của châu Âu, không chỉ của Việt Nam. Việt Nam là một phần trong liên minh toàn cầu bảo vệ động vật hoang.
Vì thế, tất cả các nước phải cùng nhau tạo ra một chiến dịch ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã.Liên quan đến đề xuất này của Chính phủ Nam Phi, hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều người cho rằng nếu hợp pháp hóa việc buôn bán ngà voi hay sừng tê giác thì nhất thiết phải có các quy định pháp lý chặt chẽ. (Vietnam + 23/3, Hùng Võ- Bùi Đông)đầu trang(
Ngày 14/3, tại thành phố Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ phối hợp quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã tuyến biên giới Việt Nam - Lào giữa Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế (nước CHXHCN Việt Nam) với Chi cục Thanh tra Lâm nghiệp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào) giai đoạn 2017-2020.
Tại hội nghị, các bên đã tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ phối hợp quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã tuyến biên giới Việt Nam - Lào giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Salavan và tỉnh Sê Kông giai đoạn 2017 - 2020 với mục tiêu chính là tăng cường sự hợp tác trong công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn việc khai thác săn bắt, buôn bán và vận chuyển bất hợp pháp gỗ, lâm sản và động vật hoang dã tại khu vực biên giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Salavan và tỉnh Sê Kông được bắt đầu từ năm 2017, với sự hỗ trợ của WWF Việt Nam thông qua Dự án Carbi.
Dịp này, các bên cũng đã trao đổi một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc hợp tác và phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tìm kiếm giải pháp thích hợp để tăng cường hiệu quả phối hợp trong thời gian tới. (Chi Cục Kiểm Lâm Thừa Thiên Huế 22/3)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày 22/3, Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN-PTNT, Hội chủ rừng Việt Nam (VIFORA) và tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) đồng tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Khuyến khích người dân tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt Nam” (gọi tắt là PFG) do đại sứ quán Phần Lan và ActionAid Việt Nam đồng tài trợ.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đang soạn thảo Luật Lâm nghiệp thay thế cho Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004. Dự thảo Luật Lâm nghiệp đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và tới nay đã có bản dự thảo lần thứ 5. Tuy nhiên, trong các bản dự thảo này, vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các chủ rừng vào việc xây dựng và phát triển luật còn nhiều hạn chế.
Trong khuôn khổ dự án PFG, Hội chủ rừng Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp và ActionAid đã thực hiện 15 cuộc khảo sát cộng đồng trong tháng 2 năm 2017 tại 5 địa bàn: Cao Bằng, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Trà Vinh và Bạc Liêu. Kết quả cho thấy trên thực tế, một số quyền và nghĩa vụ của chủ rừng vẫn chưa được thực hiện do những quy định và những văn bản dưới luật còn gây khó khăn.
Tại hội nghị, ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội đã đặt một số câu hỏi tham khảo kinh nghiệm quản lý và cách thức khai thác, thu nguồn lợi từ rừng của chính phủ Phần Lan. Trả lời câu hỏi, đại diện phía Đại sứ quán Phần Lan cho biết, có nhiều khác biệt trong công tác quản lý và giao khoán rừng của chính phủ Phần Lan so với Việt Nam.
Tại Phần Lan, các diện tích vườn quốc gia là thuộc quyền sở hữu của chính phủ, còn lại tất cả các diện tích rừng có thể được giao bán đều thuộc quyền sở hữu của các chủ rừng.
Theo đó, chủ rừng có thể hưởng lợi nhuận từ việc bán sản phẩm thu được từ rừng và chính phủ thu lợi từ việc đóng thuế. Không những vậy, chủ rừng có thể thành lập công ty khai thác và thu lợi từ việc bán cổ phiếu của các công ty này cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thêm vào đó, nhờ có ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ rất phát triển nên Phần Lan chủ yếu xuất bán các sản phẩm gỗ đã qua chế biến, có giá trị cao hơn là xuất bán gỗ tròn, nhờ đó lợi nhuận thu về cao hơn. Ngoài ra chính phủ Phần Lan có hỗ trợ các chủ rừng thông qua quỹ Lâm nghiệp với số tiền mà quỹ này có thể thực hiện lên đến 65 triệu euro/năm.
Đối với các quy định trong dự thảo, có đề nghị cho rằng trong luật cần thể hiện rõ ràng hơn nội hàm về chủ rừng và thống nhất giữa khái niệm về chủ rừng chung và với từng loại rừng cụ thể, nhất là khi nêu đến việc được giao đất, được cho thuê đất để phát triển rừng. Nêu quy định về chủ rừng rộng hơn, không chỉ đối tượng đã có rừng mới là chủ rừng mà ngay cả những đối tượng được nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng cũng là chủ rừng.
Khúc mắc trong vấn đề về tư cách pháp nhân của các cộng đồng được giao khoán diện tích đất trồng rừng cũng được nêu ra.
Ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cho biết, nếu là cộng đồng bản thì sẽ được tỉnh công nhận đủ tư cách pháp nhân, tuy nhiên đối với cộng đồng là dòng họ hay nhóm các hộ gia đình cũng như đại diện các cộng đồng này sẽ không được công nhận có tư cách pháp nhân theo Bộ luật Dân sự.
Điều này dẫn đến một số hạn chế trong việc vay và cho vay vốn hỗ trợ chủ rừng để phát triển trồng và bảo vệ rừng. Cũng theo đó, các quyền của chủ rừng bị hạn chế như quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh... dẫn đến việc hưởng lợi từ việc trồng rừng của các chủ rừng bị giảm đáng kể.
Do thời gian giới hạn của hội nghị nên ban tổ chức vẫn sẽ tiếp nhận những góp ý, tham vấn của các chuyên gia từ ngày diễn ra hội nghị cho tới cuối tuần này. (Nông nghiệp Việt Nam 23/3)đầu trang(
Khuyến khích người dân trồng rừng và giữ rừng là chủ trương được Việt Nam đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây.
Nhiều Bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm theo dõi, giám sát trữ lượng khai thác gỗ rừng trồng nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho gỗ lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy để bảo đảm cho gỗ của người dân lưu thông một cách dễ dàng cần phải có biện pháp tháo gỡ, bất cập từ những chính sách hiện hành.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững  cho thấy tại các tỉnh như Hòa Bình, Quảng Ninh, Kon Tum, Bình Định…cho thấy hầu hết các hộ dân không thực hiện các quy định. Một trong những thủ tục khiến người dân “khó” thực hiện đó là việc lập bảng dự kiến sản phẩm. Đây được coi là thủ tục hết sức quan trọng trong hồ sơ khai thác để được cấp có thẩm quyền phê duyệt khai thác và làm căn cứ cho việc theo dõi, giám sát, xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông.
Điều này đã được quy định rõ trong Thông tư 21/2016/TT – BNNPTNT song kết quả khảo sát trên 365 hộ trồng rừng và khai thác gỗ tại 7 tỉnh cho thấy phần lớn nhóm hộ này không tuân thủ các quy định của pháp luật. Có tới hơn 56% số hộ không lập hồ sơ khai thác, trong đó lien quan đến thủ tục ngay từ ban đầu cho lập hồ sơ khai thác gỗ chỉ có 34,91% số hộ lập bản dự kiến sản phẩm khai thác, 56,18% số hộ không lập…
Hiện tượng này phổ biến ở tất cả các địa bàn được nghiên cứu tuy nhiên mức độ tuân thủ có sự khác biệt ở một số địa phương. Cụ thể tại Hòa BÌnh tỷ lệ này thực hiện được 86% còn Bình Đinh lại chỉ có 27,50%.
Nguyên nhân của việc này do phần lớn các hộ gia đình tham gia trồng rừng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 54,58%) có trình độ học vấn thấp mới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Chính vì vậy, họ không có đủ năng lực tự mình tìm hiểu và nắm rõ được đầy đủ các quy định, thủ tục trong các văn bản pháp luật của Việt Nam.
Bên cạnh đó, gỗ rừng trồng được các hộ  khai thác chủ yếu là gỗ nhỏ, mật độ trồng rừng cao (mật độ > 2000 cây/ha), địa hình rừng trồng thì chia cắt khiến việc xác định khối lượng khai thác là rất khó. Điều này đã khiến cho các hộ dân không tự thực hiện được việc đo đếm này và khi bắt buộc thực hiện thì họ chỉ có thể ước lượng một cách thiếu cơ sở tính toán cho trữ lượng mà phải kê khai vào bảng.
Ngoài ra, hiểu biết của các hộ đối với quy định của nhà nước về khai thác gỗ chưa tốt, có tới hơn 50% số hộ không biết hoặc không biết rõ đến hồ sơ khai thác phải thực hiện như thế nào. Công tác quản lý và truyền thông của các cơ quan nhà nước tại địa phương còn yếu. Chính những điều này là rào cản lớn để các hộ dân đáp ứng được quy định hiện nay của nhà nước.
Năm 2011, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 35/2011/TT – BNNPTNT và năm 2012 lại tiếp tục ban hành Thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ, tạo thuận lợi khi lưu thông ra thị trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên khi áp dụng thực tế cho các hộ gia đình trồng và khai thác rừng đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó, nổi cộm đó là việc lập bảng dự kiến sản phẩm phù hợp với năng lực thực hiện của hộ gia đình khiến người trồng rừng, khai thác gỗ gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về xin phép và kê khai sản lượng khai thác.
Tháng 6/2012 Bộ NN&PTNT lại tiếp tục ban hành Thông tư 21/2016/TT – BNNPTNT thay thế Thông tư 35. Điểm mới của thông tư này đó là việc không yêu cầu lập bản dự kiến khai thác. Tuy nhiên tại khoản b, mục 1 Điều 6 của Thông tư 21 về khai thác chính, tận dụng, tận thun có quy định rừng trồng “trước khi khai tác…chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng gửi bảng kê lâm sản đến ủy ban nhân dân cấp xã”.
Điều này được hiểu ngay cả khi không còn yêu cầu lập bản dự kiến khai thác, chủ rừng vẫn phải gửi bản kê lâm sản đến UBND xã trước khi khai thác. Vì vậy, vấn đề bảng kê vô hình chung vẫn không được giải quyết dứt điểm.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Thế Cường, đại diện nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại khoản b, mục 1, Điều 6, Thông tư 21 tiếp tục căn cứ vào trữ lượng gỗ báo cáo trước khai thác để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát, xác nhận nguồn gốc lâm sản. Điều này là thiếu cơ sở bởi trữ lượng gỗ sau khai thác luôn có sự sai khác rất lớn so với con số dự kiến khai thác.
Việc không kê khai bảng dự kiến sản phẩm sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy mà ảnh hưởng lớn nhất đó là việc làm chậm tiến trình tham gia Hiệp định thương mại song phương ký giữa EU với quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, theo đó: Quốc gia đối tác cam kết chỉ xuất khẩu vào EU gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp…khi phải đáp ứng đầy đủ các quy định để xuất khẩu gỗ sang Châu Âu.
Để giải quyết bất cập này theo ông Nguyễn Quang Tân chuyên gia thuộc Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững cần phải có điều chỉnh các quy định. Trong đó, phải loại bỏ bảng kê lâm sản khỏi yêu cầu báo cáo trước khai thác và đưa bảng kê lâm sản sau khai thác làm cơ sở để theo dõi, giám sát trữ lượng gỗ được khia thác và thu thuế sử dụng đất.
Ngoài ra cần phải tăng cường hơn nữa năng lực và nhận thức cho người dân về các yêu cầu cần được thực hiện khi tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng và người dân trong việc kiểm tra, giám sát giúp người dân thuận tiện trong việc thực thi các quy định của pháp luật. (Tài Nguyên & Môi Trường 23/3, Thái Bình)đầu trang(
Theo kế hoạch, năm nay toàn tỉnh sẽ trồng mới 3.890ha rừng. Đến thời điểm này, các đơn vị đã phối hợp rà soát, thiết kế trồng rừng được trên 86% diện tích
Ngành nông nghiệp và các phòng chuyên môn đã tăng cường kiểm tra, nghiệm thu cây giống tại các vườn ươm và chuẩn bị hiện trường phục vụ trồng rừng. Hiện, cây giống ở các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cơ bản đủ điều kiện xuất vườn; hiện trường trồng rừng bà con nhân dân đã chuẩn bị sẵn sàng; thời tiết có mưa ẩm cũng rất thuận lợi cho công tác trồng rừng.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT yêu cầu Chi cục Kiểm lâm cần khẩn trương rà soát, điều chỉnh kế hoạch trồng rừng giữa các đơn vị trong tỉnh để đảm bảo đạt chỉ tiêu diện tích theo kế hoạch đã đề ra; có văn bản đề nghị các huyện, thành, thị đôn đốc kế hoạch trồng rừng; tăng cường công tác quản lý cây giống. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân trồng rừng đảm bảo đúng khung thời vụ, phấn đấu hoàn thành công tác trồng rừng trước ngày 30-6. (Báo Thái Nguyên 23/3, Lương Hạnh)đầu trang(
Sau khi đã nắm giữ chức vụ Giám đốc Sở từ năm 2014, do bên Chi cục Kiểm lâm vẫn “chưa có người thay” nên ông Kiều lại tiếp tục kiêm nhiệm...
Đó là ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận. Từ tháng 7/2011, sau khi ông Nguyễn Ngọc Sang, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm nghỉ hưu, ông Kiều lúc đó là Phó Giám đốc Sở NN-PTNT phụ trách mảng lâm nghiệp kiêm luôn chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm trong thời gian “chưa có người thay”.
Tuy nhiên, sau khi đã nắm giữ chức vụ Giám đốc Sở từ năm 2014, do bên Chi cục Kiểm lâm vẫn “chưa có người thay” nên ông Kiều lại tiếp tục kiêm nhiệm. Thế nên, đến nay đã hơn 5 năm, ông Giám đốc Sở vẫn còn ký tên đóng dấu là Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh. (Nông nghiệp Việt Nam 23/3, Đ.Quyên)đầu trang(
Với số vốn ban đầu 20 triệu đồng, người thanh niên 25 tuổi, ở thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư mở xưởng gia công tranh ghép gỗ, bắt đầu hành trình khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương.
Người thanh niên đó là Nguyễn Anh Hợp. Chia sẻ với chúng tôi, anh cho biết cơ sở sản xuất tranh ghép gỗ diện tích chỉ hơn 20m2. Tại đây, các lao động làm việc trên những chiếc máy mài thô sơ, đơn giản. Không gian nhỏ hẹp là thế nhưng mỗi tháng cơ sở này xuất xưởng hàng ngàn sản phẩm tranh ghép gỗ mang về cả trăm triệu đồng.
Bằng những phế phẩm bỏ đi của nghề mộc qua bàn tay khéo léo của người thợ nó đã trở thành những bức tranh ghép gỗ đặc sắc, đáp ứng nhu cầu thị trường trên thế giới.
Anh Nguyễn Anh Hợp chia sẻ: “Tranh ghép gỗ này xuất khẩu là chủ yếu. Các cơ sở của người thân từ Sài Gòn gửi mẫu mã, số lượng về và chúng tôi làm theo yêu cầu. Sau đó chuyển hàng vào để họ xuất đi các nước”.
Vốn có khiếu hội họa nhưng anh Hợp không chọn con đường học vấn để thành công mà sau khi tốt nghiệp THPT, anh đi học nghề của một người quen ở Sài Gòn, sau đó tham gia nghĩa vụ quân sự. Khi hoàn thành trách nhiệm công dân anh Hợp trở về quê hương lập nghiệp. Mặc dù mới mở xưởng nhưng đơn hàng từ các đối tác rất nhiều, vì vậy công nhân phải làm ngày, làm đêm. Sau khi trừ chi phí, anh Hợp thu lãi gần 20 triệu đồng/tháng.
“Khi thấy tôi làm ăn được cũng có nhiều anh em đến xin học nghề nhưng do hiện tại chưa có máy móc trang thiết bị, cơ sở nhà xưởng chật hẹp nên tôi chưa dám nhận. Theo nhu cầu đơn hàng như hiện nay thì khoảng vài tháng nữa tôi sẽ mở rộng xưởng để mở rộng sản xuất, từ đó nhận thêm đơn hàng. Bên cạnh đó tôi cũng muốn tìm hiểu nhu cầu thị trường để không chỉ nhận gia công mà sẽ nhận trực tiếp các đơn hàng từ các công ty nước ngoài nhằm tăng thu nhập”, anh Hợp cho biết thêm.
Để làm ra một bức tranh ghép gỗ mỹ thuật phải qua nhiều công đoạn: Mài, cắt, gọt, tỉa, ghép, đánh bóng, phun sơn, đóng khung hoàn chỉnh. Nhưng điều quan trọng nhất là chọn màu sắc gỗ phù hợp để bức tranh có hồn, đây chính là một trong những nét độc đáo của tranh ghép gỗ mỹ thuật được khách hàng ưa chuộng, đặc biệt là khách nước ngoài.
Anh Nguyễn Tấn Trụ, một công nhân cho biết: "Ngày trước em làm công nhân điện ở Sài Gòn nhưng khi anh Hợp mở xưởng thì em xin theo học. Vì vừa được làm gần gia đình lại có thu nhập cao nên em rất vui. Làm nghề này đòi hỏi mình phải có bàn tay khéo léo, tính cẩn thận, kiên nhẫn và thêm một chút năng khiếu họa. Có như vậy mới tạo ra được những sản phẩm đúng ý khách hàng".
Con đường tương lai phía trước còn dài và thách thức cũng đang ở phía trước, nhưng bằng việc lựa chọn khởi nghiệp từ nghề tranh ghép gỗ, anh Nguyễn Anh Hợp đang tự khẳng định hướng đi của mình trong hành trình lập thân, lập nghiệp theo phương châm “ly nông, bất ly hương”. (Gia đình & Xã hội 23/3, Định Thị Hương)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện rằng rái cá có thể đã từng sử dụng dụng cụ bằng đá để kiếm ăn từ hàng triệu năm về trước, có lẽ trước cả khi con người biết cách làm vỡ quả cứng bằng một hòn đá.Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận dựa trên việc nghiên cứu di truyền của hơn 100 con rái cá hoang dã sống dọc theo bờ biển California .
Phân tích di truyền cho thấy, không giống như cá heo, rái cá dường như có một khả năng sử dụng công cụ bẩm sinh. Chúng sử dụng đá hoặc các vật cứng khác để phá vỡ trai và ốc biển.
Không phải tất cả các con rái cá đều biết sử dụng công cụ nhưng hầu hết chúng đều biết cách dùng. Cá heo cũng được cho là biết cách sử dụng công cụ nhưng không thuần thục bằng rái cá.
Cá heo Úc đã được quan sát thấy chúng sử dụng bọt biển hình nón để bảo vệ mũi của chúng khi chúng thăm dò mặt nước biển cho cá con.
Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Roderick Gagne, Đại học Wyoming đứng đầu chia sẻ với Biology Letters: "Sử dụng công cụ ở cá heo dường như là một sự đổi mới tương đối gần đây (chưa đầy 200 năm), nhưng rái cá có lẽ đã sử dụng các công cụ từ hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu năm.
"Không giống cá heo, tất cả những con rái cá dường như đều có xu hướng sử dụng các công cụ”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Họ cho biết thêm: "Những con rái cá được nuôi nhốt đã có hành động ‘đập’ thô sơ mà không cần đào tạo hoặc có kinh nghiệm trước đây. Những con hoang dã đã phát triển hành vi sử dụng dụng cụ trước khi cai sữa từ bất kể loại thức ăn mà mẹ của chúng kiếm về".
Tuy nhiên, những con trưởng thành chỉ sử dụng dụng cụ để tìm kiếm thức ăn khi điều kiện nơi sống của chúng chuyên về một số loài mồi, đặc biệt là ốc biển.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào năm 2015, những dấu vết được tìm thấy trong một con sông khô cằn ở Kenya được cho là tàn tích của những chiếc búa và dụng cụ cắt có niên đại 3,3 triệu năm.
Do vậy, tổ tiên của rái cá được cho là đã sử dụng các dụng cụ bằng đá cách đây hơn ba triệu năm. (Đất Việt 23/3, Nguyễn Ly)đầu trang(./.