Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 22 tháng 07 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GỚI

BẢO VỆ RỪNG
Thông tin nhanh qua đường dây nóng trên báo Quân Đội Nhân Dân cho biết: Tình trạng săn bắt trái phép động vật hoang dã ở khu vực vườn quốc gia Yok Đôn (H.Buôn Đôn) đang có diễn biến phức tạp. (Quân Đội Nhân Dân 22/7, tr6) đầu trang(
Chỉ trong vòng từ ngày 10/3 đến 7/4 lâm tặc đã chặt 47 cây gỗ hương khối lượng 140m3 (nhóm 1) trong số hơn 300 cây gỗ được Nhà nước thống kê yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt để bảo tồn gien hương thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Pa.
Vụ việc chưa lắng xuống thì đầu tháng 7 Công an huyện Kbang đã bắt quả tang 1 kiểm lâm viên vận chuyển gỗ cho lâm tặc.
Ngày 10/7 Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Kbang đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Ngọc Quýnh sinh năm 1963 quê Kiến Xương, Thái Bình trú tổ 18-thị trấn Kbang, huyện Kbang và Hồ Như Khôi sinh năm 1982 quê Nam Đàn, Nghệ An, trú thôn 7 xã Đông, thị trấn Kbang. Ông Quýnh có con rể làm ở Chi cục Kiểm lâm Gia Lai còn Hồ Như Khôi làm kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm huyện Kbang.
Quýnh biết được tại xã Kon Pne, Kbang có một cây gỗ sao đường kính rất lớn, khối lượng hơn 30m3 bị lâm tặc chặt hạ nhưng bị lộ chưa vận chuyển được nên tháng 5 đã móc ngoặc với kiểm lâm viên địa bàn xã Kon Pne là Hồ Như Khôi để xẻ và vận chuyển cây gỗ này. Quýnh thuê xe 81C-01628 của Hồ Văn Vĩnh là anh ruột Khôi vận chuyển số gỗ này với giá 30 triệu đồng từ xã Kon Pne ra thị trấn huyện Kbang.
Sau khi bốc số gỗ này Quýnh và Khôi ngụy trang bằng cách đổ 4 tấn củ mì rồi bỏ 15 cây gỗ xây dựng lên trên. Khoảng 16h ngày 13/6 Khôi đi xe máy dẫn đường cho xe gỗ qua các trạm kiểm soát. Khôi đến gặp Nguyễn Duy Dũng cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Đăk Rong, nói dối là xe chỉ chở 16 cây gỗ xẻ về làm nhà nên được Dũng đồng ý cùng Khôi dẫn qua Trạm kiểm soát cửa rừng Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Rong.
Khoảng 18h xe đến Trạm kiểm soát cửa rừng Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Pa, Khôi với “bổn cũ” xin nhân viên ở đây qua trạm, song nhân viên ở đây dùng cây xăm, phát hiện gỗ nên giữ lại.
Sự việc bại lộ, mặc dù lực lượng quản lý bảo vệ và lãnh đạo Công ty này sau gần 2 giờ đồng hồ vẫn chưa kiểm tra, lập biên bản, song đến 21 giờ, Tổ công tác của Công an huyện Kbang phát hiện được đã yêu cầu đưa về công an huyện xử lý. Sau khi đo đếm cơ quan chức năng đã phát hiện trên xe ô tô 81 C-01628 có tổng cộng 20,96m3 gỗ.
Cơ quan điều tra cho biết: Trong 2 lần xe xuất phát từ xã Đông vào Kon Pne, Khôi đều đi theo xe (lần đầu vào rừng xe bị hư phải quay về sửa chữa, lần 2 vô lại) lúc bốc gỗ lên xe Khôi có mặt ở hiện trường; khi tời xe bị hỏng, Khôi chở Quýnh đi sửa, khi xe vận chuyển gỗ qua các trạm của rừng Khôi đều có mặt.
Khôi đã làm kiểm lâm Kbang gần 10 năm trong đó hơn 8 năm làm hợp đồng và vào biên chế chính thức hơn 1 năm. (Tiền Phong 22/7, tr15) đầu trang(
Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm Duy Xuyên, từ đầu năm đến nay, Hạt kiểm lâm Duy Xuyên phối hợp với các xã: Duy Sơn, Duy Phú và Duy Hòa tổ chức 5 đợt tuần tra, truy quét, phá huy 481 bẫy bắt động vật rùng trái phép.
Hạt kiểm lâm còn xử lý 17 vụ vi phạm bảo vệ rừng, tịch thu 32 mét khối gỗ khai thác, vận chuyển trái phép và 380 Kg hạt ươi, xử phạt hành chính 8 triệu đồng.
Hạt kiểm lâm Duy Xuyên và các xã có rừng tổ chức củng cố Ban lâm nghiệp xã, thành lập 30 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng với 302 người tham gia; phân công cán bộ đứng điểm ở những địa bàn trọng điểm về bảo vệ rừng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chuẩn bị chu đáo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, với phương châm “ Bốn tại chỗ”. (Đài PTTH Duy Xuyên 19/7) đầu trang(
Mặc dù lãnh đạo UBND tỉnh và lực lượng Kiểm lâm luôn quan tâm chỉ đạo sát sao với hy vọng hạn chế tối đa tình trạng khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, song tình trạng này không những giảm mà có chiều hướng gia tăng.
Báo cáo của UBND tỉnh nêu, 6 tháng đầu năm 2014, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, tổng số vụ vi phạm thời gian qua là 602 vụ, tăng 53 vụ (9,7%) so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó phá rừng trái phép 22 vụ (tăng 9 vụ),  khai thác rừng 39 vụ (tăng 5 vụ), mua bán, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái phép 520 vụ (tăng 53 vụ) và vi phạm khác 14 vụ; tịch thu hơn 1.236 m3 gỗ tròn và gỗ xẻ, ô tô, xe máy và các phương tiện vi phạm khác; đã xử lý 544 vụ, nộp ngân sách nhà nước hơn 10,2 tỷ đồng.
Những con số trên chứng tỏ rằng công tác quản lý bảo vệ rừng 6 tháng đầu năm 2014 tăng về số vụ vi phạm, tính chất và  mức độ vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Các địa phương có số vụ vi phạm cao như: Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ, Ia Grai…
Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy còn diễn ra khá nhiều ở các huyện Chư Prông, Đức Cơ, Đak Đoa; tình trạng khai thác, mua bán cây trắc dây, sử dụng củi rừng tự nhiên làm nguyên liệu sấy thuốc lá ở các huyện phía Đông Nam tỉnh; việc mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên các tuyến quốc lộ 14C, 19B và các huyện biên giới còn diễn biến khá phức tạp.
Ông Võ Thanh Hùng-Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết: Đức Cơ là điểm nóng trong công tác quản lý bảo vệ rừng trong nhiều năm qua. Vì vậy huyện luôn duy trì các đoàn liên ngành nhằm tăng cường tuần tra, truy quét mạnh khu vực biên giới. Thế nhưng tình trạng lâm tặc dùng xe máy độ chế lén lút vào rừng khai thác còn khá phức tạp; trong khi đó công tác phối hợp giữa các lực lượng làm nhiệm vụ chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả không cao.
Cùng với quan điểm này, Đại tá Vũ Văn Lâu-Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Sự phối hợp giữa chủ rừng và chính quyền địa phương mà cụ thể là UBND cấp xã hiện nay không có hiệu quả là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng không những giảm mà còn tăng.
Do đó, cần quy định rõ cụ thể trách nhiệm cho từng cá nhân và đơn vị chủ rừng và xử lý nghiêm nếu để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng mới mong mang lại hiệu quả thiết thực.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép không những giảm mà còn tăng được xác định là do công tác phổ biến pháp luật, tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo vệ rừng chưa đem lại hiệu quả do chưa có sự vào cuộc của hệ thống chính trị ở cơ sở. Hình thức tuyên truyền ít đổi mới. thiếu hấp dẫn nên chưa cuốn hút, chưa làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người dân về nghĩa vụ quản lý bảo vệ rừng.
Các địa phương vẫn chưa có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn một cách bền vững. Hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tận gốc còn thấp; rừng thường xuyên bị xâm hại song các vụ việc được phát hiện, xử lý ở khâu mua bán, vận chuyển, sử dụng. Sự vào cuộc của chính quyền địa phương ở cơ sở chưa thật sự quyết liệt, còn có biểu hiện né tránh, chưa tập hợp được lực lượng để thực thi nhiệm vụ.
Ở một số địa phương sự phối hợp giữa cơ quan chức năng với chính quyền cấp xã và đơn vị chủ rừng còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên nên lực lượng phân tán, còn biểu hiện xử lý thiếu kiên quyết, ngại va chạm...
Trước tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn, một số địa phương còn lơi lỏng, lơ là để tình trạng phá rừng làm rẫy, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-ông Đào Xuân Liên chỉ đạo: “Cần phải tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng này. Các địa phương và lực lượng chức năng kiểm tra lại phương án phòng-chống cháy rừng mùa khô năm 2014-2015, đặc biệt lưu ý đến phương châm 4 tại chỗ; kiên quyết rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất đồ gỗ đặt ở gần rừng và không đủ điều kiện kinh doanh; hoàn thành tốt công tác kiểm kê rừng.
Tăng cường bố trí lực lượng các đội kiểm lâm cơ động, đoàn kiểm tra liên ngành về tuyến huyện, xã; tổ chức tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm ngay từ cơ sở. Trong đó, chú trọng bảo vệ các địa bàn còn nhiều tài nguyên, địa bàn có các loại động-thực vật quý hiếm, đồng thời quan tâm chốt chặn các tuyến đường có diễn biến phức tạp về tình hình vận chuyển lâm sản trái phép...”. (Báo Gia Lai 18/7) đầu trang(
21/7, Tòa án nhân dân huyện Ba Tơ cho biết vừa xét xử một lâm tặc chặt phá hủy rừng phòng hộ.
Theo cáo trạng, vào năm 2012, Đoàn Thế Lợi (44 tuổi, ngụ thôn Đồng Vào, xã Ba Bích, huyện Ba Tơ) thuê trên chục người dân lên khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Ba Bích (huyện Ba Tơ) chặt phá gần 60m3 gỗ (nhóm 7 và nhóm 8), dịên tích bị tàn phá gần 3ha.
Ngay sau đó, lực lượng kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương xã Ba Bích kiểm tra, phát hiện và lập biên bản hành vi ông Đoàn Thế Lợi phá rừng trái phép.
Trong khi chờ hoàn thiện hồ sơ và xử lý, lâm tặc Lợi bí mật thuê người đốt cháy toàn bộ số cây rừng đã chặt phá trên để lấy đất trồng cây keo.
Với hành vi đó, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Ba Tơ truy tố về hành vi “hủy hoại rừng” và chuyển Tòa án nhân dân huyện Ba Tơ xét xử sơ thẩm.
Tại phiên toà, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đoàn Thế Lợi 7 năm tù giam và bồi thường 96 triệu đồng giá trị gỗ rừng bị chặt phá. (Dân Trí 21/7) đầu trang(
UBND tỉnh vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về việc quản lý, buôn bán, tiêu thụ… động vật, thực vật hoang dã; nội dung Chỉ thị số 14-CT/TU của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nhằm tạo dư luận xã hội, các tầng lớp nhân dân thống nhất trong nhận thức, hành động, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã.
Đồng thời lên án các hành vi vi phạm về buôn bán, tiêu thụ… bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm thay thế các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh. (Báo Khánh Hòa 21/7) đầu trang(
Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông là khu Ramsar thế giới, hiện có 130 loài cá được chia thành 2 nhóm chính là nhóm cá nước tĩnh và nhóm cá ưa nước chảy.
Trong đó có 17 loài quý, hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và các loài cá có giá trị kinh tế cao đang được ưu tiên bảo tồn. Tỉnh đã phê duyệt đề án bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2014 - 2020, trong đó đầu tư hơn 2,8 tỷ đồng để giám sát, nghiên cứu, bảo tồn thành phần các loài thủy sản, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý hiếm như cá Hô, cá Còm, cá Cóc, cá Sặt rằn, cá Dày.
Vừa qua, Vườn đã thả 1.412 con cá Dày tại phân khu A2, sau hơn 2 tháng tuổi có kích thước từ 5 – 7cm, Vườn còn phối hợp với Trạm thủy sản huyện Tam Nông tiến hành thả hơn 4.800 con cá Thát lát còm và 4.400 con cá Sặc rằn về với thiên nhiên, mục đích tái tạo nguồn cá quý bản địa trong kế hoạch tổng thể của Vườn về bảo tồn đa dạng sinh học.
Để đáp ứng các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Tràm Chim quyết định thời điểm đóng các cửa cống vào cuối mùa mưa để cho mức nước ngập thích hợp, sau khi đóng cống để trải qua các tháng trong mùa khô dưới tác động của các yếu tố khí tượng sẽ đạt mức nước ngập hợp lý.
Vườn đã thiết lập hệ thống kênh với chiều dài hơn 60 km bao quanh với chiều rộng 25 – 30 m, 20 km kênh nội đồng rộng 6 – 10 m; hình thành 37 ao trữ nước ở các phân khu A1, A2, A4 để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng. (Tuổi Trẻ 22/7) đầu trang(
Khu du lịch sinh thái Trại Bò (Diễn Lâm, Diễn Châu) được xem là vườn thú hoang dã lớn nhất nước với nhiều loài động vật quý hiếm được nhập về từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Dự án khu du lịch sinh thái Trại Bò của đại gia Lê Thanh Thản rộng chừng 100 ha, trong đó vườn thú hoang dã được quy hoạch, xây dựng trên diện tích khoảng 35 ha.
Từ một vùng rừng núi hoang vu, nơi đây dần trở thành khu du lịch thu hút nhiều du khách bởi hệ thống nhà hàng, bể bơi, khu vui chơi giải trí cho trẻ em…
Các loài động vật hoang dã, quý hiếm như tê giác, hổ, sư tử, linh dương…đã được ông chủ vườn thú nhập về từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới để nuôi dưỡng, chăm sóc. (Gia Đình VN 21/7) đầu trang(
Trước đây, ở Tây Nguyên cây hồ tiêu được người dân trồng trên các loại trụ chết như trụ gỗ hoặc trụ bằng vật liệu xây dựng.
Song thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang trồng các loại trụ sống như keo dậu, lồng mức, muồng đen... điều này khiến thị trường cây sống trồng làm trụ tiêu nơi đây trở nên "hút hàng" và là một dấu hiệu đáng mừng cho mục tiêu bảo vệ rừng.
Trên thực tế, trồng tiêu trên cây trụ chết như trụ gỗ hoặc trụ bằng vật liệu xây dựng trong điều kiện không che bóng có thể đạt được năng suất cao, nhưng kèm theo đó là sự suy kiệt nhanh chóng do ra hoa quả quá độ và sự bùng phát của nhiều loại bệnh nguy hiểm làm hủy diệt vườn tiêu.
Trồng tiêu trên cây trụ sống là kiểu canh tác bền vững, tạo nên điều kiện sinh thái phù hợp cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm và có thể giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu.
Anh Nguyễn Xuân Thủy, xã Ea Ning, H. Cư Kuin (Đắc Lắc) đang tìm mua cây lồng mức tại đường Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột cho biết: "Nhà tôi có 4 ha đất mới mua, thấy tiêu được giá nên tính đầu tư cây giống để trồng... Muốn trồng tiêu thì phải có trụ, tuy nhiên hiện trụ gỗ giá đắt đỏ và hiếm lắm, trụ bê-tông, hay trụ gạch thì tốn kém mà tiêu thường bị bệnh lắm. Do vậy tôi tính mua ít cây lồng mức về trồng sau làm trụ, qua tham khảo giá được biết các loại cây như keo dậu, lồng mức, muồng đen có giá từ 3-5 ngàn đồng/cây".
Cũng như anh Thủy, anh Hùng, xã Hòa Đông, H. Krông Pắc (Đắc Lắc) chia sẻ: "Nhà tôi có 6 sào cà-phê xen tiêu, trước đây tôi đã trồng thử cây lồng mức rồi. Đây là cây trồng làm trụ tiêu là tốt nhất bởi nhánh dễ chặt, trồng sâu rễ ăn sâu, rễ mềm dễ xử lý, tán không to lắm, tạo điều kiện cho cây tiêu quang hợp, lá rụng dễ phân hủy tạo chất mùn cải tạo đất. Chỉ cần trồng cây sau 2 năm là có thể trồng tiêu được. Hiện tôi vừa mua 200 cây tại cơ sở bán cây giống ở xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột về trồng sau này làm tiêu, giá cây lồng mức 2-3 tháng tuổi là 3,5 ngàn đồng/cây".
Qua tìm hiểu của PV, cây trụ sống được trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Nếu như những năm trước giá mỗi cây (sau khi ương từ 2-3 tháng tuổi) chỉ 2-3 ngàn đồng, thì thời điểm hiện nay đã tăng lên so với trước từ 2-3 ngàn đồng/cây, tùy thuộc vào từng loại cây.
Khi hỏi về nguyên nhân này anh Trung, chủ cơ sở cây giống đường Nguyễn Lương Bằng (TP Buôn Ma Thuột) cho hay: "Hiện tại ở Tây Nguyên các loại cây trồng làm trụ tiêu đang được đông đảo bà con lựa chọn, bởi giá thành rẻ, cho khai thác lâu năm, chống chọi tốt với bệnh... Hơn nữa, nay đang là mùa mưa, đây là thời điểm thích hợp để trồng tiêu nên thị trường loại cây này trở nên sôi động, giá cả có tăng đôi chút. Nếu như năm trước cây keo dậu có giá 2 ngàn đồng/cây thì nay tăng lên 3,5 ngàn đồng/cây; cây lồng mức tăng từ 3 ngàn đồng/cây lên 5 ngàn đồng/cây, cây muồng đen tăng từ 3 ngàn đồng/cây lên 4 ngàn đồng/cây".
Khi hỏi thêm về kỹ thuật trồng, anh Trung chia sẻ: "Cây keo dậu hoặc lồng mức nên trồng với khoảng cách 2,5mx2,5m (1.600 cây/ha), muồng đen trồng với khoảng cách 3mx3m (1.100 cây/ha), tốt nhất là trồng vào mùa mưa. Có thể trồng cây trụ sống 1-2 năm trước khi trồng tiêu, mỗi năm bón thúc phân cho cây trụ sống từ 2-3 lần. Cần chăm sóc tốt cây trụ sống để cây sinh trưởng tốt đảm bảo yêu cầu leo bám cho cây tiêu.
Thời gian đầu, do cây trụ sống còn nhỏ, chưa có chỗ cho tiêu leo bám nên cần trồng cây trụ tạm cùng lúc với trồng tiêu. Cây trụ tạm được trồng cách cây trụ sống 10-15cm, đường kính 10-15cm, chiều cao tính từ mặt đất hơn 3m, cây trụ tạm phải tốt để tiêu có thể leo bám trong vòng 2-3 năm trước khi cây trụ sống đủ lớn cho tiêu leo bám. Khi cây trụ sống đã lớn, buộc cố định cây trụ tạm vào cây trụ sống, chuyển dần dây tiêu trên trụ tạm qua trụ sống. Hãm ngọn cây trụ sống ở độ cao 5m để tiện cho việc thu hoạch tiêu".
Việc sử dụng cây trụ sống cho hồ tiêu là kiểu canh tác bền vững, tạo nên điều kiện sinh thái phù hợp cho phép kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế được các bệnh nguy hiểm cho cây tiêu. Ngoài ra việc này không chỉ góp phần ngăn chặn nạn phá rừng lấy gỗ làm trụ hiện nay vốn đã trầm trọng mà còn tiết kiệm một ngân khoản đầu tư rất lớn, nhất là với những nông dân khởi nghiệp trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tạo sinh thái bền vững trong việc canh tác cây hồ tiêu hiện nay ở nước ta.
Theo tính toán của bà con nông dân ở Tây Nguyên để trồng được 1ha hồ tiêu với mật độ 2,5 x 2,5m, thì phải đầu tư vào khoảng 100 triệu đồng để mua trụ gỗ, đó là chưa tính đến phân bón, giống. Trong khi đó, nếu trồng bằng trụ cây sống thì chi phí rất ít, chỉ bằng 1/3.
Như vậy, việc sử dụng cây sống để làm trụ tiêu không những góp phần giảm chi phí ban đầu cho người sản xuất, mà còn giữ vững môi trường sinh thái, giúp cây tiêu phát triển ổn định. (Công An TP Đà Nẵng 22/7) đầu trang(
Bàu Sấu là khu bảo tồn loài cá sấu Xiêm, thuộc rừng quốc gia Nam Cát Tiên, nằm trên địa bàn huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), cách TP.HCM khoảng 150 km về phía bắc.
Sau một chuyến đò ngắn vượt sông Đồng Nai, nhóm bốn người PV đến với địa giới của rừng quốc gia Nam Cát Tiên vào tầm giữa trưa. Nhóm PV lên xe jeep để bắt đầu hành trình băng rừng khoảng 9 km.
Cảnh cây rừng xanh mướt hai bên, những đàn bướm hoảng hốt bay tứ tán khi xe lao nhanh qua khiến cả đoàn bốn người quên là xe đang lao nhanh và xóc, những cành cây hai bên đường có thể bất thình lình va vào mặt và có thể gây thương tích.
Hậu quả là anh chàng cao lớn nhất nhóm bị một nhánh cây khô làm xước một bên tai. Rất may vết thương không nghiêm trọng nhưng giúp cả đoàn cảnh giác hơn.
Sau 9 km băng rừng bằng xe jeep, PV bắt đầu chặng đường 5 km đi bộ vượt rừng đến Bàu Sấu. Bỏ qua nỗi lo lắng sợ vắt cắn thì đây quả là một trải nghiệm tuyệt vời khi được hòa mình với thiên nhiên.
Đoạn đường mòn khá hẹp, hai bên cây cối phủ bóng, lâu lâu mới có nắng chiếu xuyên, một vài con sóc rừng giật mình chạy trốn khi PV đi ngang qua... Nghe anh bạn đi cùng, PV biết cách phân biệt các loại cây rừng. Cây độc có màu đậm, rực rỡ để thu hút côn trùng hoặc thú rừng. Cây lành có màu sắc nhạt và kém thu hút. Những kiến thức như thế sẽ vô cùng cần thiết cho những chuyến băng rừng.
Dù đã thoa thuốc vắt và có trang bị vớ đi rừng chuyên dụng, nhưng chuyến băng rừng của cả nhóm vẫn bị ám ảnh bởi… vắt. Suốt đoạn đường đi, cả nhóm luôn cảnh giác kiểm tra và không dừng lại nơi nào quá 3 phút. Khi đến được Bàu Sấu, không ai bị vắt cắn. Nhưng cả nhóm nhễ nhại mồ hôi vì phải đi nhanh, cộng với việc bịt kín người từ đầu đến chân.
Sau này qua câu chuyện với các anh kiểm lâm PV mới biết, vắt ở đây chỉ sống dưới mặt đất ẩm, không sống trên các thân cây, nhánh dây leo nên không phải lo lắng việc bị vắt búng từ trên cây vào người như ở khu vực núi phía Bắc. Đoạn đường về vì thế sẽ bớt căng thẳng hơn.
PV đến được Bàu Sấu khi đã sang chiều. Bàu Sấu rực rỡ trong nắng chiều, lặng im soi bóng mây trời. Một vài tiếng chim kêu xa xăm khiến cho buổi chiều thêm tĩnh mịch. Cảnh vật khiến cả nhóm không về phòng ngay, mà thả đồ đạc ngủ một giấc ngay tại trạm kiểm lâm.
Ở Bàu Sấu, các anh kiểm lâm vừa làm nhiệm vụ canh rừng, vừa làm du lịch nên hết sức thân thiện và tâm lý. Một “ca” làm việc của các anh kéo dài 20 ngày, sau đó được nghỉ phép 10 ngày. Hiện tại trạm kiểm lâm Bàu Sấu chỉ phục vụ 3 phòng nghỉ cho khách du lịch, mỗi phòng 3 giường đơn. Phòng của khách được xây kiên cố nối với trạm bằng một chiếc cầu gỗ.
Sau khi nghỉ ngơi và cất đồ về phòng, trời đã về chiều và gió mát lộng. PV lên thuyền ngắm Bàu Sấu khi sắp hoàng hôn. Gió mát lộng, ánh hoàng hôn khuất sau những đám mây, cả Bàu Sấu yên bình xanh ngát.
Lâu lâu có một vài tiếng chim trên trời, dưới nước thì tiếng cá sấu đớp nước làm rung rinh những cánh bèo dâu nhỏ xíu. Cảnh vật bình yên đến độ PV không ai chuyện trò. Tất cả lặng im ngắm nhìn.
Tối, các anh kiểm lâm chuẩn bị cho nhóm bữa linh đình, với 6 món cá, từ nướng, lăn bột chiên giòn, hấp, kho, nấu canh… Một bữa ăn toàn cá là cá nhưng ngon và đưa cơm. Cả nhóm ăn ngấu nghiến. Có lẽ lâu lắm rồi, PV không được ngồi xếp bằng quây quần bên một mâm cơm, dưới ánh điện không quá sáng vì vẫn thấy được rất nhiều đóm đóm và tiếng côn trùng rỉ rả.
Sau bữa tối, PV được các anh kiểm lâm ưu ái hứa dẫn đi xem thú đêm sau một loạt những căn dặn, chỉ dẫn về an toàn và sau khi cả đoàn cam kết sẽ làm đúng mọi chỉ dẫn. Nhưng đến khoảng 10 giờ đêm, trời chuyển mưa. Thế là chuyến xem thú đêm bị gác lại.
Nhưng buổi tối ở Bàu Sấu không vì thế mà nhàm chán. Sau khi ngắm đom đóm đến no cả mắt, PV mượn đèn pin công suất lớn của các anh kiểm lâm rồi lên đài quan sát soi cá sấu.
Trong đêm đen, mắt cá sấu sáng rực và nổi bật lên khỏi luồng sáng từ chiếc đèn pin công suất lớn rọi vào. PV không khó khăn để tìm được mắt cá sấu dù khu đầm rộng hơn 2.500 ha vào mùa mưa thế này.
Sáng hôm sau, PV thức dậy trong tiếng chim hót thanh bình, bước ra ngoài khi sương vẫn còn bảng lảng chưa tan hết. PV ngồi uống trà với các anh kiểm lâm ở đài quan sát, nghe chim hót, chờ nắng lên. Những cánh bướm bắt đầu rập rờn khắp khu cỏ lau phía bên trái trạm kiểm lâm. Lúc này, PV tiếc nuối trở về với cuộc sống hối hả ngày thường…
Có thể, ở Bàu Sấu không có nhiều thứ để giải trí, không có ti vi, không có cả sóng điện thoại. Có thể, ở Bàu Sấu còn đầy rẫy sự dữ dội của thiên nhiên, của vắt rừng, của cá sấu, của thú hoang… (Thanh Niên 21/7) đầu trang(
21/7, ông Phan Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Phú Yên cho biết, đơn vị đang phối hợp với các ngành chức năng điều tra vụ cháy 100ha rừng trồng keo từ 4 đến 5 năm tuổi và 20ha rừng khoanh nuôi của hàng chục hộ dân xã Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2, TX Sông Cầu.
Đây là rừng trồng từ năm 2009 – 2010 theo Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững (KFW6), do Chính phủ Đức tài trợ kinh phí. Hơn 250 cán bộ, chiến sỹ, lực lượng kiểm lâm cùng người dân tham gia chữa cháy, dập tắt lửa khoảng 3 giờ sáng 18/7.
Trước đó, sáng 17/7, ngọn lửa bùng phát, cháy lan sang các khu rừng núi Đá Trắng, Đá Chải, gộp Cây Cui thuộc xã Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2, giáp ranh với xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân.
Theo Công ty Trang Lâm (Bình Định), vào thời điểm trên, đơn vị này có đốt thực bì để trồng rừng với diện tích khoảng 100ha thuộc xã Xuân Sơn Bắc, nhưng không gây ra vụ cháy rừng trên.
Theo Chi cục Kiểm lâm Phú Yên, do thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài nên từ đầu năm đến nay đã liên tiếp xảy ra cháy rừng, gây thiệt hại hơn 200ha. (Tài Nguyên & Môi Trường 21/7) đầu trang(
Nằm cách đường nhựa, đường tuần tra và trạm quản lý bảo vệ rừng không xa, nhưng thời gian qua nhiều khu rừng ở địa bàn xã biên giới Ya J’lơi - huyện Ea Súp – tỉnh Đắk Lắk vẫn bị lâm tặc vào đốn hạ lấy gỗ trái phép.
Những hình ảnh PV bắt gặp đầu tiên là những chiếc xe cày và tang vật khai thác gỗ trái phép được phát hiện đưa về sân của UBND xã Ya J’lơi và trụ sở của Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea H’mơ để chờ xử lý.
Được biết, chỉ tính trong 3 năm gần đây, ở địa bàn xã Ia J’lơi của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk riêng số vụ việc phá rừng được phát hiện, xử lý là 129 vụ việc. Còn số tang vật, phương tiện này chỉ là 1 phần nhỏ được phát hiện, thu giữ.
Ông Phạm Thanh Long - Chủ tịch UBND xã Ya J’lơi cho biết, tình trạng chặt phá rừng tại xã Ya J’lơi đã xảy ra trong mấy năm gần đây, nhưng ông Long lại cho rằng nguyên nhân là do địa bàn quá rộng, lại tiếp giáp với các huyện bản của tỉnh Gia Lai nên dân vào phá rừng vừa là dân xã  Ya J’lơi và có cả dân của tỉnh bạn
Thượng úy Mã Đức Tín- Trưởng CA xã Ya J’lơi  cho biết thêm, thủ đoạn hoạt động của lâm tặc ngày càng tinh vi, chủ yếu  khai thác và vận chuyển vào ban đêm, khi bị phát hiện xử lý nhiều đối tượng tìm nhiều cách để trốn tránh. Vì lực lượng công an mỏng nên công tác ngăn chặn, xử lý cũng nhiều hạn chế
Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea H’mơ hiện đang quản lý và bảo vệ 17.699,8 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên. Quãng đường từ trụ sở UBND xã Ia J’lơi vào phân trường 3 của Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Ea H’mơ dài chừng 15 km. Nhưng cách trụ sở của phân trường này chưa đầy 1 km, ngay bên đường lớn, nhiều cánh rừng bị cưa đốn tan hoang. Nhiều cây gỗ dầu có đường kính khoảng 50 cm đã bị đốn hạ. Bên cạnh những cây to, nhiều cây gỗ nhỏ có đường kính từ 9-18 cm cũng bị chặt hạ không thương tiếc
Theo ông Huỳnh Văn Mến- Giám đốc công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’mơ thì tình trạng phá rừng hiện nay rất phức tạp, lâm tặc có nhiều thủ đoạn nên kể cả khi công ty có phát hiện được thì cũng không đủ lực để ngăn chặn vì chế tài công ty cũng không có.
Mặc dù nhà nước đã có chủ trương đóng cửa rừng, dừng chỉ tiêu khai thác gỗ đối với các công ty lâm nghiệp, nhưng ở đây, tình trạng xâm hại rừng có chiều hướng gia tăng! Từ năm 2013 đến nay, ở các tiểu khu rừng do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ea H’mơ quản lý đã có 41 vụ việc đưa phương tiện vào rừng và khai thác, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép. Qua đó, công ty đã thu giữ 53 máy cưa, 13 xe máy cày, xe súc vật kéo và hơn 123 m3 gỗ tang vật các loại.
Điều đáng báo động là hiện nhiều loại gỗ quý ở các khu rừng trên xã Ya J’lơi ngày càng vắng bóng! Đây là một thực trạng rất cần cảnh báo để các chủ rừng- công ty lâm nghiệp và các lực lượng chức năng ở xã Ya J’lơi, huyện Ea Súp cần tăng cường hơn nữa các biện pháp tuần tra, quản lý, bảo vệ những khu rừng còn lại. (Truyền Hình Công An Nhân Dân 21/7) đầu trang(
Gần cuối tháng 7, sau khi vụ thu hoạch trái ươi rừng kết thúc; nhiều người dân miền núi Sơn Hà, Sơn Tây lại tiếp tục kéo nhau vào núi để thu hoạch trái xay.
Với giá xay được mua hiện từ 30.000-35.000 đồng/kg, hàng trăm người dân 2 địa phương trên có thể thu về từ loại lâm sản này từ 250.000-300.000 đồng/ngày/người, một mức thu nhập khá hấp dẫn so với tiền công đi làm thuê.
Cũng như cây ươi, chiều cao của xay rừng từ 25-30m. Vì vậy để thu hoạch, người dân thường mang sào dài, đập cho trái rụng xuống rồi lượm vào bao; trèo lên chặt cành xuống, thậm chí đốn hạ cả cây để hái quả. Theo nhận định của một số già làng ở huyện Sơn Hà, thì xay rừng năm nay cũng được mùa. Mùa xay chín rộ nhất thường bắt đầu vào giữa tháng 7 và kéo dài đến đầu tháng 9.
Ông Tạ Tiến- Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Sơn Hà cho biết: Để tránh tình trạng chặt phá để thu hoạch như cây ươi vừa rồi, kiểm lâm huyện đã phối hợp với chính quyền các xã, đặc biệt là Sơn Kỳ để tuần tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp đốn hạ cả cây để thu hoạch. (Báo Quảng Ngãi 21/7) đầu trang(
Hàng ngàn ha rừng nguyên liệu tại các tỉnh Nam Trung bộ bị khô héo do nắng hạn. Điều này không chỉ khiến người trồng rừng thiệt hại mà còn kéo theo áp lực trong công tác phòng chống cháy rừng do diện tích rừng nguyên liệu bị chết khô quá nhiều.
Tại huyện Phù Mỹ, dịên tích bạch đàn và keo lai bị chết khô hiện đã gần 200 ha. Còn với các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, TP. Qui Nhơn của tỉnh Bình Định và Thị xã Sông Cầu của tỉnh  Phú Yên diện tích rừng nguyên liệu bị chết chiếm từ 15 đến 20% trong tổng diện tích rừng trồng.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Định, tình trạng rừng bị chết khô đang  gây thiệt hại nặng nề với người trồng rừng. Bởi 1ha rừng trồng từ 3 đến 5 năm tuổi nông dân đầu tư khoảng 15 đến 20 triệu. Tuy nhiên,  hiện nay nông dân không thể thu họach những dịên tích rừng bị khô do chi phí mở đường vận chuyển quá cao.
Trong khi đó, nhiều diện tích rừng trồng còn quá nhỏ nên nhà máy không thu mua. Hiện, nhiều nông dân đang tìm cách thu họach những diện tích bạch đàn đang bắt đầu khô nhằm vớt xác lại vốn đầu tư đã bỏ ra, bởi nếu để lâu nếu trời không mưa thì thiệt hại sẽ nặng thêm. (VTV9 20/7) đầu trang(
20/7, ông Nguyễn Văn Thứ - Trưởng Ban trồng rừng nguyên liệu giấy Đăk Hà, thuộc Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam cho biết, những tháng gần đây, tại các tiểu khu 327, 328, 332 thuộc địa bàn xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà), nhiều người dân địa phương lấn chiếm, xâm canh vào giữa những cánh rừng thông 3 lá trồng được 12 năm tuổi.
Theo đó, đã có gần 50ha rừng thông đã bị 106 hộ gia đình ở các thôn 4, 5, 6, 13 (xã Đăk Psi) ken gốc cây, đốt rừng tự do làm cháy, thiệt hại hàng tỷ đồng. Trên những diện tích được “khai phá”, người dân trong vùng tổ chức trồng sắn, và đã cho thu hoạch.
Chỉ tính riêng trong mùa khô 2014, cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với đơn vị trồng rừng tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 9 hộ dân tại địa bàn thôn 5 (xã Đăk Psi).
Với thực trạng trên, một thực tế khó khăn trong xử lý hành vi lấn chiếm, xâm canh đất trồng rừng, đó là đa số các hộ dân vi phạm là hộ nghèo, nên không thể xử phạt vi phạm hành chính mà chỉ nhắc nhở, khắc phục thiệt hại (với mức bồi thường thiệt hại được áp dụng theo QĐ số 27 ban hành ngày 24/7/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về đơn giá các loại cây trồng), với mức bồi thường thiệt hại rừng trồng cây thông 3 lá là 180.000 đồng/cây.
Song, cho đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum hầu như không xử phạt ai vì nhiều hộ dân đã không có tiền để bồi thường.
Theo ông Nguyễn Văn Thứ - Trưởng Ban trồng rừng nguyên liệu giấy Đăk Hà, hàng năm, đơn vị đều kết hợp với địa phương lập hồ sơ thu hồi đất lấn chiếm, xâm canh nhưng tương đối nan giải vì chưa có vốn đầu tư (do Chính phủ có quy định cắt khoản hỗ trợ vay vốn trồng rừng mà chỉ được vay vốn để chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng trước đó.
Trước khó khăn trên, trong thời gian qua, đơn vị tìm kiếm đối tác để đầu tư trồng rừng trở lại và hiện nay đã thực hiện được tại một số huyện như Ngọc Hồi, Sa Thầy; riêng với huyện Đăk Hà vẫn đang tiếp tục tìm kiếm đối tác...(Tài Nguyên & Môi Trường 20/7) đầu trang(
Xã Leng Su Sìn là một trong những điểm nóng về dân di cư tự do ở huyện Mường Nhé, tình trạng phá rừng  thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào các năm 2011, 2012. Đến nay, tình trạng di cư tự do đã cơ bản được ngăn chặn, nhưng rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá.
Nếu như năm 2013, trên địa bàn xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé chỉ có trên 15ha rừng bị thiệt thì chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, đã có trên 26ha rừng bị thiệt hại do người dân phát, đốt làm nương.
Theo báo cáo của UBND xã, từ đầu năm đến nay, toàn xã đã phát hiện hơn chục khoảnh rừng bị chặt phá, thiệt hại hơn 16ha rừng trạng thái IIa, IIb. Toàn bộ diện tích bị chặt phá đều là rừng phòng hộ.
Cũng trong thời gian này, toàn xã đã xảy ra hơn 10 điểm cháy rừng, thiệt hại 10ha rừng phòng hộ và hơn 2,4ha rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. (Đài PTTH Điện Biên 19/7) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về xây dựng và triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh.
Ngay sau khi phối hợp cùng đơn vị tư vấn là Công ty tư vấn Quản lý quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật cao QM&T xây dựng đề án, chuyển đổi và áp dụng Hệ thống áp dụng quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 của Chi cục năm 2014 đã được Hội đồng thẩm định của tỉnh phê duyệt.
16/7 Chi cục đã tổ chức Lớp tập huấn cho các lãnh đạo Chi cục; trưởng, phó phòng nghiệp vụ và các thành viên trong tiểu ban CNTT của Chi cục về nhận thức Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 với các nội dung như: Giới thiệu lịch sử hình thành tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; giới thiệu các điều khoản của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008; Phương pháp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; giới thiệu mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng trong việc soạn thảo tài liệu hệ thống quản lý chất lượng và một số nội dung liên quan khác…
Sau khi kết thúc lớp tập huấn, các học viên làm bài kiểm tra nhận thức về Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 áp dụng cho Chi cục Kiểm lâm trong thời gian tới. (Kiểm Lâm Quảng Ninh 21/7) đầu trang(
Nhận thấy lợi thế của các loại động vật bán hoang dã nên hiện nay người dân huyện Chợ Mới tiếp tục mở rộng các hình thức chăn nuôi loại động vật này với 16 mô hình, tăng 3 mô hình so với cùng kỳ năm 2013.
Các mô hình nuôi nhốt động vật có nguồn gốc hoang dã được mở rộng quy mô chủ yếu được nhân giống từ các hộ gia đình đã có thâm niên nuôi các loại động vật  này trên địa bàn huyện Chợ Mới. Các loại động vật hoang dã chủ yếu là: Dúi, các loại rắn, hươu sao, lợn rừng lai...
Nhiều hộ chăn nuôi cho biết: do chúng có nguồn gốc hoang dã nên dễ nuôi, ít mắc các loại dịch bệnh, thức ăn có thể tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp sẵn có nên không tốn nhiều chi phí chăn nuôi.
Trên thị trường, giá thịt các loại động vật này  thường cao hơn so với các loại vật nuôi truyền thống từ 50- 100 nghìn đồng/ kg thịt thương phẩm. Vì vậy, người dân ở các xã như Nông Thịnh, Thanh Mai, Thanh Bình và thị trấn Chợ Mới đã chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi này.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi các loại động vật này ở huyện Chợ Mới nói riêng và các huyện, thị xã khác nói chung cần có lộ trình và quy hoạch cụ thể, tránh mở rộng ồ ạt sẽ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. (Đài PTTH Bắc Kạn 20/7) đầu trang(
Nhận thấy lợi thế và tiềm năng khai thác gỗ rừng trồng, những năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Chợ Đồn, xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở, hợp tác xã chế biến lâm sản. Hiện nay, toàn huyện có trên 25 doanh nghiệp, Hợp tác xã và hàng chục hộ cá thể chế biến lâm sản.
Sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ cá thể chế biến lâm sản chủ yếu là ván trần, đũa, giấy sơ chế,  gỗ bóc và các loại: giường, tủ, bàn ghế, cánh cửa…
Tập trung tại các xã như Bình Trung, Yên Nhuận, Yên Mỹ, Bẵng Lãng, Lương Bằng, Thị trấn Bẵng Lũng. Để trồng rừng phát triển bền vững, những năm qua, huyện Chợ Đồn đã có cơ chế, khuyến khích và tạo điều kiện về thủ tục, mặt bằng, vốn… giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ cá thể đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Nhờ đó, các cơ sở sản xuất đã tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng xây dựng thương hiệu, tạo dựng uy tín để chiếm lĩnh thị trường. Nhiều cơ sở chế biến gỗ đã tạo việc làm cho từ 3 – trên 20 lao động tại địa phương với thu nhập hàng tháng trung bình mỗi người từ 4 đến trên 5 triệu đồng.
Việc phát triển các cơ sở chế biến lâm sản không những tạo động lực cho người dân yên tâm trồng rừng mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác tại địa phương. (Đài PTTH Bắc Kạn 21/7) đầu trang(
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bình tiền thân là Lâm trường Lộc Bình và chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Sơn Dương vào 2006.
Trong nhiều năm liền Công ty luôn là đơn vị hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao, các chỉ tiêu như doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách tăng qua từng năm. Nhờ đó đời sống cán bộ nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao.
Nét nổi bật nhất khi nói đến Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bình là công tác trồng và bảo vệ rừng. Trong những năm qua công ty đã không ngừng bảo vệ và phát triển được diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên trên địa bàn, hạn chế tối đa tình trạng khai thác vận chuyển gỗ trái phép, hạn chế phá rừng, công tác phòng cháy chữa cháy cũng được thực hiện rất tốt. Công ty thường xuyên tiến hành kiểm tra và xét bình chọn theo tháng, theo quý để có chế độ lương thưởng phù hợp.
Nhờ công tác này tình trạng phá rừng được hạn chế rõ rệt, năng suất rừng nhờ đó cũng được nâng lên. Trong những năm qua, công ty đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý đất lâm nghiệp. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ đất nên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, phân phối quỹ đất hợp lý, tiết kiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất được giao trên địa bàn.
Trong thời gian tới, để làm tốt hơn nữa công tác trồng và bảo vệ rừng, công ty đã tập trung ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay tổng số lao động của công ty là 70 trong đó trình độ đại học 20 người, cao đẳng, trung cấp hơn 40 người người, còn lại là công nhân lao động.
Trong những năm qua công ty luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. 100% người lao động được kí hợp đồng lao động, trang bị bảo hộ lao động và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về quyền và nghĩa vụ người sử dụng lao động.
Trong những năm qua công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bình đều cơ bản thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. (Kênh Thông Tin Đối Ngoại Của Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp VN 21/7) đầu trang(
Sau khi nghe giám đốc xí nghiệp giống cây lâm nghiệp giới thiệu về người sản xuất nhiều cây giống và cung ứng một lượng khá lớn hạt giống lâm nghiệp phục vụ cho trồng rừng, PV thật sự nể phục và ấn tượng, vì việc làm của anh không những thu lợi về kinh tế mà còn mang tính xã hội sâu sắc.
Anh là Trần Đại Dương - ở khu 1 xã Trạm Thản huyện Phù Ninh. 45 tuổi, quê gốc ở Cổ Đô, Ba Vì, Hà Tây; Sau khi rời quân ngũ, năm 1986 anh xin vào làm công nhân trồng rừng của Xí nghiệp giống cây lâm nghiệp (thuộc Bộ Lâm nghiệp trước đây). Năm 2000 anh xin chuyển ra làm nghề sản xuất cây cây giống lâm nghiệp
Trong câu chuyện, biết PV là người có thâm niên trong ngành lâm nghiệp nên anh nói có phần bài bản: 14 năm em là công nhân của xí nghiệp từng có nhiều thời gian trực tiếp làm ở vườn ươm cây giống, em thấy rằng: Nhu cầu cây giống lâm nghiệp cho các tỉnh miền núi phía Bắc là rất lớn, nhưng xí nghiệp không đáp ứng được, công nhân không đủ việc làm. Nhờ tích lũy và khá thành thục kỹ thuật làm cây giống, nên em quyết định xin chuyển ra đầu tư làm cây giống lâm nghiệp.
Lợi thế với anh đó là gần xí nghiệp giống; mặt bằng sản xuất rộng, lại giáp đường quốc lộ 2, thích hợp cho việc quảng bá và giao bán cây con cho toàn vùng. Từ sản xuất 15-20 vạn cây, một, hai năm đầu cho kết quả, anh mở rộng mặt bằng nâng công suất vườn ươm lên 1 triệu cây.
Gieo ươm đủ các loại: Keo lai, bạch đàn đỏ, lim xanh, lim xẹt, mỡ, dổi, de, trám, sấu, cốt khí... Đến mùa thu hái hạt giống, anh phải đi lên các vùng rừng: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Tam Đảo để tuyển chọn và mua các loại hạt giống, vừa đảm bảo hạt cho sản xuất cây tại vườn, vừa cung ứng cho rất nhiều vườn ươm để họ tự sản xuất cây giống tại chỗ. 1 triệu cây giống, 15 tấn hạt xuất bán một năm, một khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều về thời gian và công sức.
Vợ anh cô giáo Phạm Thị Hòa, ngoài thời gian giảng dạy, còn là trợ thủ đắc lực cho chồng trong việc hợp đồng mua, bán; kiểm tra việc sản xuất, chăm sóc vườn ươm và tuyển chọn hạt giống của 15 lao động mà anh thuê khoán thường xuyên với mức trả cho một lao động là 600.000 đ/tháng.
Cái tiếng Trần Đại Dương ở Trạm Thản sản xuất cây con và cung ứng hạt giống lâm nghiệp được rất nhiều người kể cả các lâm trường, xí nghiệp biết đến.
Thành công trong sản xuất cây giống lâm nghiệp, không những chỉ thu lợi về kinh tế, điều Trần Đại Dương vui hơn là cùng với anh, trên chục hộ ở đây đã làm vườn ươm cây giống, xây dựng khu 1 Trạm Thản thành một trung tâm sản xuất cây lâm nghiệp. Họ đã góp phần tích cực vào việc phủ xanh những quả đồi ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung. (Phutho.gov.vn 21/7) đầu trang(
Sau 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, trên địa bàn tỉnh đã và đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương.
Lai Châu là tỉnh miền núi phía Bắc với vị trí đầu nguồn sông Đà, là nơi cung cấp và điều tiết nguồn nước cho các thủy điện Hòa bình, Sơn La, Lai Châu và nhiều công trình thủy điện khác.
Do vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái vùng đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thủy điện trong khu vực và vùng đồng bằng sông Hồng. Một trong những chính sách có ý nghĩa thiết thực đó là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh được triển khai từ năm 2012.
Sau 3 năm triển khai thực hiện đã từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn về công tác bảo vệ, phát triển rừng. Với vị trí, chiến lược quan trọng trong khu vực rừng đầu nguồn, đến nay toàn tỉnh đã rà soát, xác định được diện tích rừng tại các lưu vực để chi trả cho các chủ rừng và đối tượng nhận khoán trên địa bàn tỉnh.
Tổng diện tích chi trả qua 3 năm với hơn 850.000 ha, trong đó năm 2013 chi trả được 424.053 ha bao gồm cả diện tích đất có rừng và trạng thái Ic (đất trồng cây bụi có cây gỗ tái sinh). Đến nay, toàn tỉnh đã có 111.422 lượt hộ gia đình tham gia nhận khoán, trong đó năm 2012 là 54.145 hộ và năm 2013 là 57.277 hộ. Mức chi trả bình quân cho 1ha là hơn 270.000 đồng/ha/năm (năm 2012); 339.620 đồng/ha/năm (Năm 2013).
Thu nhập của các chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng đã được tăng lên đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn toàn tỉnh được hơn 2 triệu đồng/1 hộ/ năm (năm 2012) và gần 2,5 triệu đồng/hộ/năm (năm 2013).
Đặc biệt, năm 2013 một số hộ đã có được thu nhập cao với số tiền lên đến hơn 47 triệu đồng/năm tại xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn; Mường Tè là huyện có mức thu nhập cao nhất so với mức thu nhập bình quân chung toàn tỉnh (16,4 triệu đồng/năm) từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách có tác động rất lớn đến an ninh xã hội, đảm bảo quyền lợi của người dân gắn bó với rừng, bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời cũng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của tỉnh.
Ông Nguyễn Trọng Lịch, Giám đốc Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng cho biết: "Tác động lớn nhất mà chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mang lại đó chính là ý thức bảo vệ và phát triển rừng của người dân ngày càng được nâng cao, qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng với mục tiêu giữ vững hệ sinh thái rừng đầu nguồn nói riêng và rừng toàn tỉnh nói riêng..."
Từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai trên địa bàn tỉnh đã mang lại niềm vui cho nhiều bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh, anh Phìn Văn Đại, bản Nậm Củm cho biết: "Được nhận số tiền từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gia đình tôi rất phấn khởi, gia đình tôi đã thường xuyên động viên các gia đình khác trong bản tích cực chăm sóc, bảo vệ diện tích đã được giao nhận...". Được hưởng chính sách từ môi trường rừng mang lại đã làm cho nhân dân ý thức sâu sắc hơn về công tác bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn thu chính đáng của mỗi người dân.
Việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không chỉ làm thay đổi nhận thức của người dân về rừng và tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác bảo vệ, phát triển rừng mà còn làm tăng khả năng phòng hộ của rừng, điều hòa khí hậu, giữ và cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện cũng như sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
Đáng chú ý là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần đáng kể vào việc nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 43,82%, tăng 2,22% so với năm 2011. Số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy giảm rõ rệt, các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã giảm đáng kể. Công tác tuần tra bảo vệ rừng đã được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.
Một số xã đã sử dụng số tiền chi phí quản lý chung để chi trả cho tổ đội xung kích tuần tra rừng, phát dọn thực bì và làm đường băng cản lửa. Đặc biệt, việc thực hiện chính sách chi trả dich vụ môi trường rừng đã từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Huyện Tam Đường là một trong những địa phương điển hình trong việc thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhờ đó, trong 3 năm số tiền gần 24 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng được kịp thời đưa đến tay từng chủ rừng và hộ dân có rừng. Ngoài ra, còn một số huyện khác cũng triển khai có hiệu quả chính sách này như Phong Thổ, Mường Tè, Sìn Hồ...
Có thể nói hiệu quả thiết thực của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã, đang và sẽ là tiền đề cho người dân Lai Châu tiếp tục phát triển nguồn lợi từ rừng để góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh. (Laichau.gov.vn 21/7) đầu trang(
Từ ngày 15/8, việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện theo quy định tại Thông tư 85/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.
Theo đó, để phục vụ công tác quản lý và kiểm soát thanh toán, các Bộ, ngành và các địa phương giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho từng dự án bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo điều kiện: đối với vốn đầu tư từ ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng, phải đảm bảo đủ các thủ tục đầu tư dự án theo quy định; các dự án khởi công mới, dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư thuộc địa phương quản lý có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở lên phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn, đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định hiện hành.
Đối với vốn đầu tư từ ngân sách địa phương để thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo chính sách chung đảm bảo theo quy định hiện hành, các địa phương thực hiện thẩm định nguồn vốn trước khi phê duyệt dự án.
Về mức vốn tạm ứng, Thông tư nêu rõ, tổng mức vốn tạm ứng của các hợp đồng thực hiện trong năm tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án; Trường hợp dự án được bố trí kế hoạch vốn mà mức vốn tạm ứng không đủ theo hợp đồng, sau khi đã thanh toán khối hoàn thành và thu hồi toàn bộ hoặc một phần số vốn đã tạm ứng lần trước, theo đề nghị của chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước tạm ứng tiếp cho dự án (tổng số vốn đã tạm ứng không vượt quy định của hợp đồng), tổng số dư vốn tạm ứng chưa thu hồi tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án.
Trường hợp, việc tạm ứng cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu, dự án.
Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng các công việc của dự án bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực.
Vốn tạm ứng được thanh toán qua từng lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thanh toán từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/8/2014. (Chính Phủ 21/7) đầu trang(
Vừa qua, Toà soạn Báo Quảng Ninh có nhận được đơn thư của gia đình ông Đỗ Đức Trưởng ở tổ 23a, khu 5, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí kiến nghị về việc gia đình ông Nguyễn Văn Bể, tổ 27, khu 6, phường Bắc Sơn tranh chấp phần diện tích đất rừng do gia đình ông đang quản lý và sử dụng.
Phóng viên Báo Quảng Ninh đã trực tiếp về Uông Bí để tìm hiểu rõ sự việc. Qua thực tế cho thấy, công tác quản lý đất rừng ở địa phương còn rất nhiều lỏng lẻo...
Theo nội dung đơn thư của gia đình ông Trưởng, năm 1994, gia đình ông được UBND TX Uông Bí (nay là TP Uông Bí) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) rừng và đất rừng với diện tích là 8,2ha, loại rừng IIa1, tại lô d2, khoảnh 34, tiểu khu 44. Từ đó đến nay, gia đình ông vẫn thực hiện đúng quy định về tu bổ, chăm sóc rừng và trồng rừng theo đúng ranh giới được nhà nước giao.
Tuy nhiên, đầu năm 2012, gia đình ông Nguyễn Văn Bể (có tên gọi khác là Nguyễn Bá Bể theo khẳng định của bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Bắc Sơn) lại cho rằng, trong phần diện tích đất rừng thực tế gia đình ông Trưởng đang tu bổ, chăm sóc và trồng cây có 8,5ha rừng của gia đình ông Bể được UBND TX Uông Bí cấp GCNQSD là lô a2, khoảnh 35, tiểu khu 44 - nằm giáp ranh với đất rừng gia đình ông Trưởng.
Bà Nguyễn Thị Xiêm, vợ ông Trưởng tức tưởi cho biết: “Ngày giao nhận, ông nhà tôi còn cùng các ông Trần Xuân Tố, Đào Kim Bằng đi nhận rừng và đất rừng. Chỉ biết, đại diện chính quyền chỉ ranh giới đến đâu, gia đình tôi thực hiện đến đó. Ranh giới để phân định giữa đất rừng nhà nọ với nhà kia được đánh dấu là những khe nước chảy hoặc bằng phiến đá to… 20 năm nay làm rừng, tôi chỉ biết đất rừng nhà mình giáp thửa đất rừng của nhà ông Tố; ông Trần Văn Tuân; ông Bằng chứ có giáp ranh với đất rừng nhà ông Bể đâu mà bảo chúng tôi lấn chiếm. Đất rừng của chúng tôi ngần ấy năm cũng không tranh chấp gì, bây giờ lại đến đòi gia đình tôi”.
Cũng theo bà Xiêm, năm 2012, một nhóm người tự xưng là cán bộ địa chính, kiểm lâm và đại diện phường Bắc Sơn đã vào rừng nhà bà chìa ra một tờ giấy và yêu cầu bà ký, nếu không ký gia đình bà sẽ mất rừng.
“Lý do nhóm người này đưa ra, ép gia đình tôi ký là vì rừng của gia đình tôi mang tên hai chủ. Họ cho rằng, đất rừng nhà tôi chỉ nằm ở phần nửa trên của ba dông đồi (ba điểm nhô lên của ngọn đồi thuộc lô d2, khoảnh 34, tiểu khu 44-PV), còn một nửa phía dưới nơi gia đình tôi trồng keo và dựng tạm một chiếc lều nhỏ để trông coi rừng là thuộc của gia đình ông Bể. Ông nhà tôi bị bệnh u tuyến yên, lúc tỉnh, lúc mơ cũng bị ông Bể, lúc còn sống ép viết giấy và ký vào đơn đề nghị kiểm lâm phường cắm lại mốc giới” - Bà Xiêm cho biết thêm.
Khu rừng của gia đình ông Trưởng được giao tu bổ, chăm sóc thuộc khu 12 Khe, phường Bắc Sơn, nằm cách nơi gia đình ông ở khoảng 7km. Trong đó, chỉ có 2km là đường bê tông còn lại đường khá gập ghềnh, khó đi… Theo tay anh Đỗ Đức Truyền, con trai thứ hai của ông Trưởng chỉ, hai bên ranh giới thửa đất rừng của gia đình anh nằm giáp với những thửa đất của các hộ bên cạnh, được phân định bằng những rãnh xẻ tự nhiên dài và đường khe nước chảy. Thửa đất nằm theo chiều dốc, xuôi từ 3 đỉnh nhô cao của một quả đồi kéo dài đến tận chân đồi.
Anh Truyền tâm sự: “Tôi theo cha, mẹ vào bảo vệ, chăm sóc khu rừng này cũng hơn chục năm rồi. Tôi thuộc làu từng gốc cây, ngọn cỏ ở đây. Ranh giới nhà tôi được giao đến đâu, chúng tôi làm đến đấy. Chúng tôi không chỉ quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên mà còn trồng khoảng 1ha keo để phủ những chỗ đồi trọc...”. Ranh giới thửa rừng của gia đình ông Trưởng còn được rất nhiều hộ dân có rừng hoặc thường xuyên đi khai thác lâm sản ở khu vực này xác nhận như các ông: Trần Xuân Tố, Nguyễn Thành Phiên, Đỗ Phúc Trạc; bà Đoàn Thị Thịnh, vợ ông Đào Kim Bằng xác nhận thay, vì ông Bằng đã mất.
Tuy nhiên, trong biên bản kiểm tra về việc xác định nguồn gốc, ranh giới rừng và đất rừng của UBND phường Bắc Sơn lại khẳng định, đất rừng gia đình ông Trưởng phía Bắc giáp đất rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Sừ, phía Nam giáp đất rừng gia đình ông Bể, phía Đông giáp rừng gia đình ông Nguyễn Văn Đến, phía Tây giáp đất rừng gia đình ông Trần Xuân Tố.
Biên bản cũng kết luận, tại thời điểm kiểm tra, ông Trưởng đang quản lý, trông nom đúng vị trí hồ sơ giao rừng năm 1994, đồng thời, gia đình ông Trưởng đang quản lý một suất rừng theo hồ sơ quản lý đứng tên ông Bể. Trên phần diện tích này, gia đình ông Trưởng đã xây 1 ngôi nhà tạm để trông coi, bảo vệ rừng và đã trồng cây ăn quả, cây keo trên diện tích khoảng 1ha.
Để tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc đất rừng của gia đình ông Trưởng, ông Bể, PV đã đến Phòng Tài Nguyên - Môi trường TP Uông Bí nhưng sau đó, PV được giới thiệu sang Phòng Kinh tế thành phố vì lý do rừng và đất rừng được giao từ năm 1994 thuộc rừng dự án PAM do Phòng Kinh tế quản lý.
Mặc dù đã xuống tận kho lưu trữ của Phòng Kinh tế nhưng PV cũng không tìm được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến hồ sơ giao đất, giao rừng của gia đình ông Trưởng, ông Bể và các hộ giáp ranh. PV tiếp tục được giới thiệu sang Hạt Kiểm lâm thành phố.
Tại đây, cố lắm PV mới tìm được phần hồ sơ giao đất, giao rừng của các hộ (gồm GCNQSD rừng và đất rừng; bản đồ giao rừng chủ hộ năm 1994 cụ thể lô, khoảnh; biên bản giao nhận vốn rừng; khế ước giao đất có rừng tự nhiên, thảm thực vật cần bảo vệ thuộc rừng sản xuất…); 2 bản đồ giao đất, giao rừng năm 1994 của các hộ thuộc từng khoảnh 34, khoảnh 35 (Tiểu khu 44).
Theo ông Phạm Văn Triển, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm TP Uông Bí, bản đồ giao đất, giao rừng tổng thể của phường Bắc Sơn hiện không còn. Mấy năm trước, Hạt Kiểm lâm cũng đã thống kê tình hình giao rừng nhưng cũng chỉ thống kê rừng trồng từ khoảnh 1 đến khoảnh 7 thuộc tiểu khu 34, 35.
Quá trình tìm hồ sơ, tài liệu PV đã phát hiện ra những thông số ghi trên các loại giấy tờ không thống nhất, có sự sửa chữa. Chẳng hạn: Trong tập hồ sơ của gia đình ông Bể có 2 bản đồ giao rừng chủ hộ năm 1994 ở lô a2, khoảnh 35, tiểu khu 44 nhưng ở bản đồ in trên tờ giấy can (giống hồ sơ của tất cả các hộ trong cùng khoảnh 34, 35) tổng diện tích ghi 7,5ha. Còn tờ bản đồ in trên giấy thông thường lại có nét sửa chữa thành 8,5ha. Phía bìa ngoài tập hồ sơ của gia đình ông Bể viết tên chủ hộ: Nguyễn Văn Bể bằng bút mực xanh chứ không phải chữ mực in như những hồ sơ khác…
Tại tờ bản đồ giao rừng chủ hộ năm 1994 của gia đình ông Trưởng (lô d2, khoảnh 34, tiểu khu 44) thể hiện cạnh tiếp giáp phía Nam là khoảnh 25 chứ không phải 35…(?!) nhưng trong bản phô tô bản đồ giao rừng chủ hộ năm 1994 do bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Bắc Sơn cung cấp lại không thể hiện số liệu khoảnh giáp ranh là 25...
Điều khó hiểu nữa là trong 4 cuộc hoà giải tranh chấp giữa gia đình ông Trưởng và gia đình ông Bể do UBND phường Bắc Sơn chủ trì (từ năm 2012) thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai được mời không đúng theo quy định tại khoản 2, Điều 161, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ (thiếu đại diện MTTQ Việt Nam phường; không mời đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại phường biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp…).
Đặc biệt, mặc dù UBND phường xác định đất gia đình ông Bể nằm giáp ranh với đất rừng của gia đình ông Trưởng nên mới dẫn đến việc gia đình ông Trưởng đã tu bổ, chăm sóc và trồng cây cả vào phần đất của gia đình ông Bể nhưng trong các biên bản kiểm tra, hoà giải lại không hề nhắc đến việc gần 20 năm qua gia đình ông Bể không thực hiện quyền, nghĩa vụ của người được giao rừng và đất rừng.
Trong khi đó, khi trao đổi với PV, bà Thanh đã khẳng định: “Gia đình ông Bể được giao rừng, giao đất nhưng không tu bổ, chăm sóc, trồng cây. Ông Bể còn chẳng biết đất rừng của mình ở đâu nên có lần còn đến đất rừng nhà tôi để nhận là đất của mình”.
Có thể thấy, công tác quản lý rừng và đất rừng của các cấp ở TP Uông Bí còn rất lỏng lẻo. Phường Bắc Sơn cơ quan được giao bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn cũng chưa làm tròn trách nhiệm, không thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn nên xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi.
Cũng theo các văn bản quy định của pháp luật như: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và phát triển rừng… đều quy định rõ các hộ, tổ chức, cá nhân được giao đất trồng rừng mà không sử dụng trong thời hạn 24 tháng liền sẽ bị thu hồi. Với thực tế của gia đình ông Bể gần 20 năm được giao đất rừng nhưng chưa hề sử dụng, phường Bắc Sơn cần đề nghị UBND TP Uông Bí thu hồi GCNQSD rừng và đất rừng để xác định lại ranh giới rừng cho các hộ thuộc khoảnh 34 và 35, tiểu khu 44, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho các hộ dân cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.
Đồng thời, TP Uông Bí cũng cần chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, liệu có sự gian dối, sửa chữa hồ sơ giao đất, giao rừng để làm lợi cho một số cá nhân trong vụ việc cụ thể nêu trên. (Báo Quảng Ninh 19/7) đầu trang(
Vụ trồng rừng năm nay, huyện Chợ Mới có kế hoạch trồng 1.600ha rừng. Đến thời điểm này, toàn huyện đã trồng được 1.609,67ha, đạt 100,6% kế hoạch, vượt so với chỉ tiêu được giao.
Trong đó trồng rừng theo Dự án 147 được 1.447,07/1.400ha, đạt 103,36% kế hoạch chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng sản xuất; trồng rừng trong nhân dân được 112,6/100ha, đạt 112,6% kế hoạch...Trong đó cây giống chủ yếu là cây keo, lát, quế, hồi...
Sở dĩ huyện Chợ Mới trồng rừng vượt kế hoạch là do cấp uỷ, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác trồng rừng, đồng thời xuất phát từ nhu cầu chủ động về khâu giống để cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người dân...
Từ nay đến cuối năm toàn huyện tập trung làm tốt công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, nghiệm thu rừng trồng theo các dự án, chủ động chuẩn bị kế hoạch trồng rừng năm 2015. Đồng thời tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn. (Báo Bắc Kạn 20/7) đầu trang(
18/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị, nhiệm kỳ 2014 – 2019.
Dự đại hội có đại diện lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam; Chi cục Lâm nghiệp các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam; đại diện các tổ chức quốc tế như: Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV). Về phía tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành cấp tỉnh, các địa phương và 20 nhóm hộ có chứng chỉ rừng ở cơ sở.
Trung bình mỗi năm Quảng Trị khai thác từ 450.000 – 500.000m3 gỗ rừng trồng. Gỗ nguyên liệu từ rừng trồng chủ yếu bán cho Nhà máy sản xuất gỗ MDF để sản xuất mặt hàng chính là gỗ dăm giấy xuất khẩu; gỗ ghép thanh và gỗ củi phục vụ cho sinh hoạt. Riêng gỗ có chứng chỉ rừng FSC hiện đã khai thác được 60,4 ha với 23 hộ gia đình tham gia. So với giá bán gỗ thương mại thông thường, gỗ có chứng chỉ FSC có giá bán cao hơn từ 30 – 35%.
Để người trồng rừng nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập, đáp ứng nguyên liệu gỗ phục vụ xuất khẩu, ngành nông nghiệp tỉnh xác định trồng rừng có chứng chỉ cho các nhóm hộ gia đình là một trong những giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Vì vậy, tháng 4/2014, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị. Là tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho những người trồng rừng và hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị là mô hình điểm tiên phong ở Việt Nam. Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và chịu sự quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại đại hội, các đại biểu đã bầu 15 vị vào Ban chấp hành Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị nhiệm kỳ 2014 - 2019; ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp được bầu làm Chủ tịch Hội. (Báo Quảng Trị 21/7; Nông Nghiệp Việt Nam 22/7, tr19) đầu trang(
18/7, TAND huyện Gio Linh tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Thành – Nguyên Trưởng phòng NN-PTNT huyện Gio Linh, kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án 661 Nam Bến Hải, 30 tháng tù giam về tội “Vi phạm các quy định về quản lý rừng”.
Ông Thanh đã tham mưu cho UBND huyện ra các quyết định chỉ định khai thác 255,4ha rừng trái luật, sau đó đã trực tiếp ký hợp đồng kinh tế về việc giao rừng cho các doanh nghiệp khai thác dù chưa có giáy phép của Sở NN&PTNT. (Nông Thôn Ngày Nay 19/7, tr2) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GỚI
Theo nghiên cứu công bố của nhóm nhà khoa học trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, loài chim cổ đại này có tên khoa học là Pelagornis sanderi, nó có sải cánh từ khoảng 6,06 m đến 7,38 m, gấp đôi loài chim biển lớn nhất hiện nay là hải âu vua và vượt qua sải cánh rộng 6,4m của Argentavis magnificens- loài chim có hình dáng giống kền kền ở Nam Mỹ cách đây khoảng 6 triệu năm.
Sải cánh của P. sanderi lớn đến nỗi các nhà khoa học suy đoán loài chim này phải chạy đà từ trên đồi hoặc lợi dụng các luồng gió rất mạnh mới có thể cất cánh được. Cùng với đôi cánh khổng lồ, P. sanderi còn sở hữu chiếc mỏ dài và những chiếc răng cứng, sắc nhọn, không có men răng dùng để đâm xuyên con mồi gồm cá và mực ống sống gần bề mặt nước. (Khoa Học & Phát Triển 10-16/7, tr9) đầu trang(
Nhân viên cứu hỏa chống chọi với đám cháy rừng gần Winthrop, Washington, ngày 19/7.
Giới hữu trách cho hay một đám cháy rừng lớn ở bang Washington thuộc miền tây bắc Hoa Kỳ đang bùng lên vượt khỏi tầm kiểm soát và lan nhanh ra những hướng mới trong trời gió mạnh.
Kể từ hôm thứ Hai tuần trước, khoảng 870 kilômét vuông rừng gỗ và đồng cỏ khô của khu vực Carlton Complex bị lửa thiêu rụi, đường dây điện và điện thoại bị phá hỏng, và hàng trăm cư dân phải di tản khỏi Methow Valley ở phí bắc thành phố Seattle.
Không có tin tức về thương tích nào đáng kể xảy ra, nhưng đang có sự lo ngại về nhiều người hiện không biết đang ở đâu.
Đám cháy này là một trong những đám cháy rừng lớn ở khu vực tây bắc Hoa Kỳ dọc theo Thái Bình Dương, nơi thời tiết đang nóng khô, với gió mạnh và trời sấm chớp. (Đất Việt 21/7) đầu trang(
Hải quan Bưu điện Bắc Kinh (Trung Quốc) vừa phát hiện và bắt giữ hàng trăm con nhện sống giấu trong 2 bưu kiện nhập khẩu.
Qua mở kiểm tra hai bưu kiện nhập khẩu, các nhân viên hải quan đã lôi ra tổng cộng 160 con nhện sống đã được nhốt trong 18 hộp tròn lớn, 14 ống xi-lanh loại trung và 128 ống xi-lanh loại nhỏ.
Xác định đây là một vụ vận chuyển động vật hoang dã trái phép, vi phạm công ước Cites nên Hải quan Bưu điện Bắc Kinh đã chuyển vụ việc cùng tang vật đến Cục Chống buôn lậu để điều tra xử lý. (Hải Quan 22/7) đầu trang(
Viện Nhân chủng và lịch sử quốc gia Mexico (INAH) cho biết một nhóm chuyên gia khảo cổ đã phát hiện một ngà voi ma mút dài gần 3m, trên 10.000 năm trước Công nguyên, được chôn cùng với nhiều vật dụng bằng gốm tại huyện Mepetec, bang Mexico.
Đánh giá ban đầu của nhóm chuyên gia cho biết chiếc ngà voi cùng một số vật dụng vừa được khai quật nói trên là vật lễ Thần mà người dân bản địa thuộc nền văn hóa Olmeca tiến hành trong khoảng thời gian từ 1.000 đến 400 năm trước Công nguyên.
Tuy nhiên, địa điểm phát hiện ra hiện vật này thuộc vùng đất cao so với vùng thung lũng, không phải là môi trường sinh sống của loài voi ma mút.
Do đó, các nhà khảo cổ cho rằng người dân bản địa đã mang ngà voi ma mút từ vùng đất thấp trong thung lũng xưa kia mà ngày nay là vùng đô thị Mexico ngày nay để làm nghi lễ trước khi tiến hành một công việc trọng đại nào đó theo tục lệ cũ.
Những vật dụng vừa khai quật là một bằng chứng cho thấy từ xa xưa nền văn hóa Olmenca đã có sự trao đổi, tiếp xúc với các nền văn hóa khác và chiếc ngà voi ma mút là một mặt hàng được sử dụng cho quá trình này.
Olmec là nền văn minh lớn đầu tiên của Mexico. Nền văn hóa Olmec đã đạt trình độ phát triển cao ở toàn bộ khu vực mà ngày nay ta gọi là Trung Mỹ.Nền văn minh này thiết lập nhiều nguyên tắc triết lý và hạ tầng cơ sở vật chất cho các nền văn hóa sau này tại khu vực Trung Mỹ. (Hải Quan 20/7, tr15) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng