Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 22 tháng 04 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Trồng được một năm, tuy nhiên cả trăm cây xanh trên quốc lộ 5 kéo dài đoạn qua Hà Nội đã bong tróc vỏ, héo khô và chết.
Đường 5 kéo dài được thông xe vào tháng 10/2014 với tổng mức đầu tư trên 6.600 tỷ đồng, có chiều dài 13,3km, được thiết kế vỉa hè rộng và hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng đồng bộ. Tuy nhiên, mới đưa vào hoạt động chưa được bao lâu, hệ thống cây xanh ven đường bị chết khô hàng loạt.
Đoạn qua cầu Đông Trù sang Bắc Thăng Long-Vân Trì (Hà Nội) dài khoảng 10km xuất hiện nhiều cây lá khô, cành héo.
Mặc dù đang là tiết xuân, trời mát mẻ nhưng hàng chục cây bị tróc hết vỏ và không còn dấu hiệu của sự sống. Lâu ngày, phần lớn vỏ trên những cây bị héo khô bong và rơi rụng xuống dưới gốc.
Có cây vỏ bị bong lên đến tận ngọn, tuy nhiên không được thay thế. "Dù thi thoảng có người đến tưới nước nhưng những cây này chết khô cả tháng nay rồi", bác Thơm ở Vân Trì, Đông Anh cho hay.
Những ngày gần đây, nhóm công nhân đã tới chặt bỏ hàng chục cây khô để thay thế những cây mới. Nhiều gốc cây khô chưa được thu dọn vẫn nằm lăn lóc trên vỉa hè.
Cây khác thì được trồng mới nhưng bầu và gốc cây nhô khỏi mặt đất. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Huy Thái, Trưởng phòng tài nguyên thực vật, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây mới trồng bị chết trong đó có khả năng, sức đề kháng của cây. Cây trồng không phù hợp với khí hậu, thời tiết dẫn đến việc sinh trưởng chậm, thậm chí chết dần. Ngoài ra, bầu và rễ của cây trồng mới phải được phủ kín đất để cây lấy chất dinh dưỡng. Quan trọng hơn, cây mới trồng phải được tưới nước thường xuyên mới có thể sống và phát triển được.
Lý giải về hiện tượng hàng loạt cây chết khô, ông Lê Văn Sỹ - Trưởng phòng Dự án 1, Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả Ngạn (đại diện chủ đầu tư dự án đường 5 kéo dài) cho hay những cây bị chết chỉ chiếm số ít vì được trồng vào mùa đông. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng, ngoài ra có một số cây sức đề kháng kém nên đã bị chết.
Ông Sỹ cho biết, gói thầu trồng cây trên tuyến đường này vẫn đang được hoàn thiện, chưa nghiệm thu và thanh toán, nên nhà thầu có trách nhiệm đảm bảo, thay thế và chăm sóc cây.  "Ban quản lý chỉ nghiệm thu khi những cây còn sống và sinh trưởng tốt", ông Sỹ khẳng định. (VnExpress 18/4)đầu trang(
18-4, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Ngày hội "Em yêu tê giác” thu hút học sinh đến từ các trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Ngoài những hoạt động giải trí, các trò chơi, đồng diễn văn nghệ, tổng kết Cuộc thi vẽ tranh "Yêu tê giác”, Ban tổ chức đã trao tặng gần 85 nghìn cuốn truyện tranh về tê giác cho học sinh của tất cả 97 trường tiểu học trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Chương trình do cơ quan Quản lý Cites Việt Nam (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổ chức Humane Society International và Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng phối hợp tổ chức. Chuỗi hoạt động còn tiếp tục kéo dài đến ngày 24-4. (Đại Đoàn Kết 19/4)đầu trang(
Chiều 20.4, Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã tổ chức lễ khai trương điểm du lịch sinh thái và diễn giải môi trường - Vườn thực vật.
Vị trí Vườn thực vật cách Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng gần 12km, nằm bên đường 20 Quyết Thắng. Đây là một khu rừng tự nhiên có diện tích hơn 40 hecta với bộ sưu tập trên 500 loài cây rừng khác nhau. Cùng với các hệ sinh thái rừng tự nhiên, bán tự nhiên và các hệ sinh thái sông suối đa dạng, các cảnh quan thiên nhiên phong phú, vườn thực vật là hình ảnh thu nhỏ của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tại Vườn thực vật, có hệ thống đường mòn diễn giải dài trên 3.000m cùng các điểm dừng chân và nhiều điểm ngắm cảnh, vui chơi giải trí thú vị như: Thác gió, Hồ Vàng Anh, Rừng cây quý hiếm và một số cơ sở hạ tầng khác như Nhà trưng bày mẫu vật, vườn ươm…
Ông Lê Thanh Tịnh – GĐ Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng – cho biết, việc đưa Vườn thực vật vào khai thác sẽ góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đồng thời giúp người dân và du khách hiểu sâu hơn về tính đa dạng sinh học nơi đây. (Lao Động + Nhân Dân 21/4)đầu trang(
Vụ dân vây bắt lâm tặc: ​Gỗ bị mất không thuộc lâm phần quản lý của dân
Chiều 21-4, ông Nguyễn Ngọc Cư - hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Chư Păh (Gia Lai) - cho biết đoàn liên ngành đã trực tiếp khám nghiệm hiện trường, xác minh khu vực rừng bị phá tại xã Hà Tây (huyện Chư Păh).
Đoàn liên ngành gồm kiểm lâm và các đơn vị chức năng tại huyện Chư Păh thực hiện việc trên sau khi người dân làng Kon Sơ Lăh tổ chức vây bắt hai xe gỗ lậu sáng 18-4.
Các lực lượng báo về cho hay khu vực rừng bị phá nằm ở tiểu khu 187 thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh chứ không phải diện tích đã được giao cho dân làng Kon Sơ Lăl.
“Do trời mưa nên anh em đi kiểm tra chưa hết nhưng bước đầu đã có khoảng 10m3 gỗ bị chặt hạ... Để phá rừng tại địa bàn mình quản lý thì trách nhiệm thuộc về đơn vị này chứ không phải dân. Chúng tôi sẽ cho làm rõ và kiên quyết xử lý nghiêm minh, nếu đủ khối lượng gỗ thì mời công an lập hồ sơ khởi tố vụ án” - ông Cư nói.
Trước đó ngày 20-4, khi PV Tuổi Trẻ hỏi trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng của mình, lãnh đạo và cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh khẳng định rừng bị chặt phá không nằm trong lâm phần của mình mà thuộc diện tích của làng Kon Sơ Lăl bảo vệ chăm sóc.
Về thông tin cho rằng thời điểm xảy ra việc người dân vây bắt hai xe gỗ, một người ở xã Hà Tây được cho là có quan hệ với một lãnh đạo có ảnh hưởng đã đến hiện trường nhận mình là chủ số gỗ nói trên và đề nghị “chuộc” với giá 5 triệu đồng, ông Cư nói: “Tôi cũng có nghe dư luận đó, đợi làm xong hết rồi tôi đến nói chuyện phải trái xem thế nào. Nếu có chuyện đó thì chúng tôi cũng báo cáo thường vụ Huyện ủy để chỉ đạo xử lý”. (Tuổi Trẻ 22/4) đầu trang(
Hồ Quang Phi (ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để sở hữu một con kỳ đà Rockcuban - giống bò sát đặc biệt quý hiếm hiện nay.
Thú chơi bò sát độc, lạ được các bạn trẻ phố núi tiếp nhận cách đây một năm. Ban đầu chỉ có vài người, nhưng nhờ sự liên kết qua Facebook, hiện có khoảng chục thành viên tham gia nhóm chơi bò sát. Một số người đang học tập, làm việc tại TP HCM cũng vào hội. Mỗi chiều chủ nhật, nhóm tập hợp tại quán cà phê Pet trên đường Trần Phú, TP Buôn Ma Thuột để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ thú cưng. (Tiền Phong + Zing 21/4) đầu trang(
Chiều ngày 21.4, UBND huyện Đông Giang (Quảng Nam) cho biết, đã có thêm 3 đối tượng trong vụ phá rừng phòng hộ Sông Kôn (giáp ranh với rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa Đà Nẵng) vừa bị Công an Quảng Nam bắt tạm giam.
Theo đó, các đối tượng “lâm tặc” này quê Nghệ An, nhưng tạm trú tại xã Tư, huyện Đông Giang. Các nghi can bị bắt khi đang trốn chạy ở các tỉnh phía Nam, một số đối tượng khác cũng đang trong “tầm ngắm” của cơ quan điều tra nên thông tin chưa được tiết lộ.
Những đối tượng trên liên quan đến vụ phá rừng Bà Nà-Núi Chúa (Đà Nẵng) và rừng Sông Kôn (Quảng Nam) trong nửa đầu tháng 10.2014. Thời điểm đó kiểm lâm Quảng Nam và Đà Nẵng phát hiện lâm tặc đã đốn hạ, cất giấu gần 500 phách gỗ kiền kiền, gõ với khối lượng hơn 45m3 tại vùng rừng giáp ranh của 2 địa phương.
UBND tỉnh Quảng Nam lập tức họp các sở ngành, địa phương liên quan để giải quyết vụ việc. Khi đó, UBND tỉnh Quảng Nam nhận định có sự bảo kê của lực lượng bảo vệ rừng Đà Nẵng. Trước nghi vấn này, Đà Nẵng đã đề nghị công an vào cuộc làm rõ…
Đến thời điểm này công an Đà Nẵng đã bắt tạm giam 7 đối tượng liên quan đến vụ phá rừng giáp ranh này, trong có 2 cán bộ thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà.
Hiện, công an hai địa phương tiếp tục mở rộng điều tra. (Dân Việt + Pháp luật TP.HCM + Công An Đà Nẵng 22/4) đầu trang(
Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 21/4, tại khu 8, phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã xảy ra vụ cháy rừng lớn làm thiệt hại rất nhiều hécta rừng.  Theo ông Hồ Quang Huy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long cho biết, đám cháy xuất phát từ khu 8, phường Bãi Cháy sau đó lan rộng sang khu 9b, phường Bãi Cháy.
Ngay sau khi nhận được tin báo, chúng tôi đã khẩn trương huy động các lực lượng chức năng tiến hành dập tắt đám cháy rừng. Đến thời điểm hiện tại đã cơ bản khắc phục được đám cháy.
Được biết diện tích rừng bị cháy thuộc Dự án khu khách sạn Monaco - Biệt thự cao cấp và khu vui chơi giải trí do Công ty CP Hạ Long Monaco làm chủ đầu tư.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành thống kê diện tích rừng bị cháy và điều tra nguyên nhân vụ việc. (Vietnam+ 21/4) đầu trang(
Nguy cơ cháy rừng gia tăng trở lại ở nhiều địa phương do nắng nóng là thông tin được cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, bộ NN&PTNT) cảnh báo vào chiều ngày 20-4.
Cụ thể, có 10 tỉnh đang có các khu vực nguy cơ cháy rừng cấp 5- cấp cực kì nguy hiểm, gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Đắc Lắc, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum, Long An, Ninh Thuận.
Ngoài ra, cũng theo Cục Kiểm lâm, 3 địa phương hiện có rừng đang ở nguy cơ cháy cấp 4, cấp nguy hiểm là: Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Bình. Do đó chính quyền trên cần thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng. (Quân Đội Nhân Dân 21/4) đầu trang(
Hiện nay, ở Quảng Trị đang bước vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn. Để hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra, các địa phương trong tỉnh đã và đang chủ động triển khai các phương án với phương châm phòng cháy là chính, chữa cháy kịp thời và hiệu quả.
Huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có hơn 78 ngàn ha rừng, trong đó hơn 72200 héc ta rừng tự nhiên trải dài trên địa bàn rộng, địa hình phức tạp, lại ở xa khu dân cư, trong lúc đời sống của số đông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn nhưng 6 năm qua chưa để xảy ra vụ cháy rừng nào.
Bà Hồ Thị Cúc, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Có được kết quả đó là nhờ các cấp, các ngành, nhất là ngành Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các xã và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết không vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng, từng bước giao đất, giao rừng cho cộng đồng và người dân nhận quản lý, chăm sóc.
Bên cạnh đó, thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy bảo vệ rừng cấp huyện và cấp xã, thành lập 123 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với 962 người tham gia. Hiện nay, huyện Đakrông đang tập trung chỉ đạo triển khai các phương án, phấn đấu năm 2015 không để xảy ra cháy rừng.
Cùng với các địa phương, ngay từ đầu mùa khô năm nay, các công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn cũng tích cực triển khai kế hoạch bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Điển hình như Công ty THNH MTV Lâm nghiệp Đường 9 quản lý trên 7400 ha rừng, trong đó có khoảng 1500 ha rừng thông lấy nhựa trên 20 năm và 1800 ha rừng phòng hộ mà có những lô rừng hơn 10 năm chưa được đầu tư kinh phí để phát thực bì, đây là những nơi rất dễ cháy.
Do đó đơn vị đã chủ động phát các loại tranh cỏ, cây bụi, lau lách dưới tán rừng, đồng thời chỉ đạo các Tổ bảo vệ rừng phân công nhau trực chòi canh 24/24 ha trong ngày và thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nhắc nhở người vào rừng có ý thức dùng lửa, nghiêm cấm người vào rừng rà tìm phế liệu chiến tranh. Mặt khác chuẩn bị đầy đủ lực lượng, máy móc, phương tiện, dụng cụ, thiết bị để ứng phó kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
Tỉnh Quảng Trị hiện có trên 241 ngàn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là hơn 141 ngàn ha, còn lại là rừng trồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác chăm sóc, bảo vệ rừng nhưng trong năm 2014 vừa qua vẫn xảy ra 15 vụ, làm  cháy 236,5 ha rừng, ước tính giá trị thiệt hại trên 3,7 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn có diện tích rừng nhựa thông thuần loài và hỗn giao khá lớn, đây là loại rừng rất dễ cháy và khi cháy lây lan nhanh, nhiều nơi vẫn còn sót lại nhiều vật liệu nổ sau chiến tranh, vào mùa khô gặp nhiệt độ cao dễ gây ra cháy nổ dẫn đến cháy rừng. Bên cạnh đó, do rừng trải dài trên địa bàn rộng, địa hình phức tạp, lại xa khu dân cư, mùa khô vẫn còn lượng người vào rừng săn bắt, đốn củi, rà tìm phế liệu chiến tranh nhiều.
Thấy rõ điều này năm 2015, tỉnh Quảng Trị xác định, ngoài việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng các cấp, các Tổ, đội xung kích chữa cháy, tăng cường công tác tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ rừng, điều quan trọng từ xây dựng được phương án phòng cháy, chữa cháy rừng 1 cách cụ thể, sát đúng với đặc điểm, tình hình của từng nơi, thực hiện phương châm 4 tại chổ.
Ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Trị nhấn mạnh: Để phòng chống cháy rừng có hiệu quả phải thực hiện phương châm 4 tại chổ, trong đó lực lượng tại chổ rất quanh trọng, cho nên ngay từ đầu mùa khô năm nay, Chi cục đã tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng sát đúng với đặc điểm tình hình của từng nơi, nhất là cấp xã, tổ chức xây dựng lực lượng tại chổ, ngoài các Tổ xung kích còn có lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, có như thế khi xảy ra cháy rừng sẽ dập ngay đám cháy ngay từ đầu, không để lây lan trên diện rộng. Đồng thời tổ chức các đợt huấn luyện cho lực lượng kiểm lâm, các tổ, đội bảo vệ rừng ở cơ sở, tổ chức diễn tập, tạo ra các tình huống, làm cho các chủ rừng và người dân có sự chủ động ứng phó xử lý khi có các tình huống xấu xảy ra.
Ngoài ra, Chi cục đã đầu tư kinh phí nâng cấp đường giao thông, đường ranh cản lửa, lắp đặt biển tuyên truyền, hệ thống cảnh báo cháy rừng, bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm thêm các phương tiện, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thực tế ở tỉnh Quảng Trị cho thấy, nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy được tinh thần làm chủ của người dân trong công tác phòng chống cháy rừng thì nơi đó không xảy ra cháy rừng. Do đó ngoài sự vào cuộc của các cấp, các ngành, điều quan trọng là phải đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng. (Đài PTTH Quảng Trị 21/4) đầu trang(
14/4/2015, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 705/UBND-KTN về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các Văn bản chỉ đạo của Trung ương về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và chỉ đạo của UBND tỉnh lại các Thông báo số 1832/TB-VPUB ngày 22/12/2014 của Văn phòng UBND tỉnh và số 39/TB-UBND ngày 02/4/2015 của UBND tỉnh.
Ban Chỉ đạo thực hiện công tác Bảo vệ và phát triển rừng các huyện, thành phố rà soát, kiện toàn quy chế hoạt động, đảm bảo có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể với từng thành viên của Ban Chỉ đạo để tăng cường sự phối hợp và nêu cao trách nhiệm của từng thành viên trong việc triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại cơ sở.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo sớm cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo của Cục kiểm lâm để kiểm tra, phát hiện sớm cháy rừng. Báo cáo ngay khi phát sinh cháy rừng về Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng(qua số điện thoại 0986668333) để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết. (Kontum.gov.vn 21/4) đầu trang(
Vào hồi 18.30’ ngày 19.4, tại thôn Cốc Cái, xã Pố Lồ (Hoàng Su Phì) xảy ra vụ cháy rừng.
Ngay sau khi phát hiện, Đồn Biên phòng Thàng Tín đã nhanh chóng bố trí lực lượng, phương tiện, dụng cụ cơ động tới hiện trường. Đồng thời phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ, các cơ quan đứng chân trên địa bàn và nhân dân thôn Cốc Cái khống chế ngọn lửa. Do ngọn lửa cháy quá mạnh, việc dập tắt gặp rất nhiều khó khăn, nên phải mất 3 tiếng đám cháy mới được khống chế hoàn toàn. Thiệt hại do đám cháy gây ra khoảng 5 ha rừng.
Nguyên nhân đám cháy đang được cơ quan chức năng điều tra, xác minh làm rõ. (Báo Hà Giang 20/4) đầu trang(
Khoảng 16 giờ, ngày 20-4, tại khu vực rừng chức năng sản xuất, thuộc thôn Nà Mạ, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang), đã xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng, gây thiệt hại khoảng năm ha rừng chức năng sản xuất.
Nhận được tin báo của nhân dân, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Minh phối hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng huy động lực lượng “bốn tại chỗ”, với khoảng 200 người đến hiện trường tham gia chữa cháy. Tuy nhiên, do thực bì khô nỏ, thời tiết nắng nóng, gió thổi mạnh nên đám cháy không được khống chế hoàn toàn mà tiếp tục bùng phát nhiều lần trong đêm 20-4, đến 8 giờ sáng 21-4, đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn.
Ông Vũ Hồng Khanh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Yên Minh cho biết, vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng năm ha rừng chức năng sản xuất (trạng thái 1b). Nguyên nhân ban đầu được xác định, do người dân sơ ý trong quá trình dùng lửa đốt thực bì chuẩn bị làm nương.
Do người dân vùng cao đang thu gom đốt cỏ khô, chuẩn bị đất trồng cây lâm nghiệp, cộng với thời tiết hanh khô kéo dài, nên từ đầu tháng tư đến nay, trên địa bàn huyện Yên Minh đã từng xảy ra ba vụ cháy rừng tại thị trấn Yên Minh và xã Đông Minh. (Nhân Dân 21/4) đầu trang(
UBND TP Quy Nhơn vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2015.
Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các phường, xã có rừng chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là các hộ gia đình sống gần rừng, ven rừng nêu cao ý thức về sử dụng lửa an toàn trong rừng và ven rừng.
Đối với các khu rừng gần khu vực dân cư tại các phường, xã: Phước Mỹ, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Phú, Nhơn Bình, Quang Trung, Ghềnh Ráng, Ngô Mây, Đống Đa, Lê Hồng Phong, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và Nhơn Châu, thường xuyên nhắc nhở người dân ý thức trong việc thu gom đốt rác, đốt vàng mã, bắt - đốt tổ ong phòng tránh cháy lan vào rừng. Các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, canh gác, vào thời gian nắng nóng cao điểm dự báo cháy rừng ở cấp IV, V phải cử người trực canh gác lửa rừng 24/24 giờ để kịp thời phát hiện và huy động lực lượng chữa cháy nhanh chóng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - TP Quy Nhơn chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, kiểm lâm địa bàn hướng dẫn, tuyên truyền người dân xử lý thực bì để trồng rừng và xử lý thực bì trước, trong, sau khai thác tuân thủ quy trình hướng dẫn của Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. (Báo Bình Định 19/4) đầu trang(
UBND tỉnh có văn bản yêu cầu các sở, ngành tỉnh, các địa phương có rừng và các đơn vị quản lý rừng trong tỉnh tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô năm 2015.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng, các chủ rừng tăng cường kiểm tra việc triển khai công tác PCCCR; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền về bảo vệ, PCCCR để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư, tiến hành rà soát các đối tượng thường xuyên xâm nhập trái phép để có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp. Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm thực hiện nghiêm chế độ trực PCCCR để tiếp nhận thông tin về diễn biến tình hình công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh, nếu có xảy ra cháy, báo cáo nhanh cho Trưởng ban chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh để có kế hoạch huy động lực lượng chi viện kịp thời.
Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra an toàn về PCCCR; phối hợp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm nhập trái phép để khai thác tài nguyên rừng, gây cháy rừng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
UBND các huyện có rừng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với UBND các xã tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ rừng, PCCCR tại địa phương; lồng ghép tuyên truyền vận động nhân dân không xâm nhập trái phép vào rừng để bẫy bắt động vật gây cháy rừng; thông báo trên Đài Truyền thanh để thông tin cho người dân địa phương biết những quy định của pháp luật về bảo vệ, PCCCR.
Các đơn vị quản lý rừng tổ chức rà soát, bổ sung phương án PCCCR phù hợp với tình hình, công tác tại đơn vị; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành máy móc và các trang thiết bị, tổ chức triển khai xuống các khu vực có nguy cơ cháy cao để kịp thời ứng phó. Khi xảy ra cháy rừng, các đơn vị quản lý rừng vận dụng có hiệu quả phương châm bốn tại chỗ. Đồng thời, báo cáo nhanh cho Ban chỉ huy PCCCR huyện, Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh (Chi cục Kiểm lâm) và giữ liên lạc để theo dõi tình hình, có kế hoạch huy động lực lượng chi viện kịp thời...(Báo Đồng Tháp 20/4) đầu trang(
20/4, ông Nguyễn Canh - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Di Linh, Lâm Đồng đã chỉ đạo Công an huyện Di Linh mở rộng điều tra vụ vụ phạm các quy định quản lý bảo vệ rừng xẩy ra tại tiểu khu 678, thuộc xã Tam Bố, huyện Di Linh.
Trước đó, vào lúc 20h00' ngày 18/4/2014, qua biện pháp mật phục, Công an huyện Di Linh đã bắt quả tang tại tiểu khu 678 đã bắt quả tang 01 xe ô tô tự chế đang vận chuyển 5,16m3 gỗ Dầu, Lim và Xoan đào do Nguyễn Văn Lưu, sinh năm 1991 ở Ninh Loan, Đức Trọng, Lâm Đồng. Trên xe còn có một nhóm thanh niên đều ở xã Ninh Loan là những đối tượng được thuê đi khai thác lâm sản trái phép.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận đã 6 lần tham gia vận chuyển gỗ khai thác trái phép. Hiện Công an huyện Di Linh đang tạm giữ  người, phương tiện, tổ chức khám nghiệm hiện trường để xác định thiệt hại và điều tra mở rộng. Điều đáng nói là tình trạng khai thác rừng xẩy ra đã khá lâu nhưng Ban quản lý rừng Tam Hiệp, Di Linh không hề hay biết. (Công An Nhân Dân 21/4) đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh cho biết, Hạt Kiểm lâm liên huyện Châu Thành - Bến Cầu đang đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành thành lập đoàn kiểm tra để đánh giá mức độ thiệt hại của 5.381 m2 cây rừng tại tiểu khu 69 rừng đặc dụng lịch sử thuộc xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành bị chết do ảnh hưởng của nước thải.
Theo xác định ban đầu của Hạt Kiểm lâm liên huyện Châu Thành - Bến Cầu, nguyên nhân diện tích cây rừng trên bị chết là do ảnh hưởng nước xả thải của nhà máy chế biến mủ cao su thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Sinh Thành hoạt động gần đó xả ra, tích tụ lâu ngày, gặp thời tiết khô hạn, nắng gắt, cây rừng bị nhiễm độc, thối gốc, khô cành, rụng lá.
Trước đó, ngày 20/12/2013, Hạt Kiểm lâm liên huyện Châu Thành - Bến Cầu cũng đã lập biên bản kiểm tra, xác định 8.047 m2 rừng tại khoảnh 3, tiểu khu 69 (khoảnh liền kề với diện tích rừng mới vừa bị chết), cây rừng bị chết bất thường do nhà máy chế biến mủ cao su của công ty trách nhiệm hữu hạn Sinh Thành bị vỡ bờ bao hồ chứa nước thải gây ngập. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã ra quyết định xử phạt Công ty này 73,5 triệu đồng về hành vi xả nước thải ra môi trường (rừng); đồng thời, buộc công ty khắc phục hậu quả trong thời gian một tháng.
Công ty Sinh Thành cũng xin khắc phục hậu quả bằng cách trồng lại rừng nhưng theo ghi nhận của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến ngày 21/4/2015, số diện tích rừng bị thiệt hại kể trên vẫn chưa được khắc phục (trồng lại rừng), nay lại phát sinh thêm diện tích rừng kề bên tiếp tục bị chết. Tổng cộng số diện tích rừng bị thiệt hại do nước xả thải của công ty Sinh Thành gây ra đến nay là 13.428 m2 (tương đương hơn 1,3 ha) nhưng chưa được xử lý triệt để. (Tin Tức 21/4) đầu trang(
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ cho tỉnh thực hiện công tác bảo vệ rừng giai đoạn 2016 – 2020 trong khuôn khổ Đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2013 – 2020.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng diện tích rừng tự nhiên hiện đang nằm trong diện quản lý, bảo vệ của Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh và Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn là 24.272 ha.
Trong đó, Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh quản lý 13.074 ha; Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn 11.198 ha (diện tích đã thực hiện giao khoán theo nguồn vốn 30a cho các hộ dân là 4.279 ha, với kinh phí hỗ trợ 300 ngàn đồng/ha và diện tích rừng tự nhiên còn lại Công ty tự quản lý bảo vệ đề nghị đưa vào hỗ trợ là 6.918 ha).
Như vậy, tổng diện tích đề nghị hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng theo đề án của Chính phủ trong thời gian đến là 19.993 ha, với kinh phí bảo vệ giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến 200 ngàn đồng/ha là gần 20 tỷ đồng. Riêng năm 2015, kinh phí cho công tác này là gần 4 tỷ đồng. (Công An Đà Nẵng 21/4) đầu trang(
Quảng Ninh là địa phương có diện tích rừng khá lớn, chiếm trên 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại do các vụ cháy rừng gây ra và chủ động trong công tác phòng, chống cháy rừng, ngày 16-4-2015, UBND tỉnh đã ban hành công văn 1965/UBND-NLN2 ban hành về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng, cháy chữa cháy.
Tại công văn, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp cùng các lực lượng chức năng gồm công an, quân đội, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành có liên quan và các chủ rừng thực hiện nghiêm, đúng các nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công điện 2729/CĐ-BNN-TCLN và các chỉ đạo của UBND tỉnh tại chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 8-10-2013 về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh năm 2013-2014; Công văn số 6479/UBND-NLN2 ngày 14-11-2014 về tăng cường công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và công văn số 7452/UBND-NLN2 ngày 29-12-2014 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tổng hợp báo cáo về Cục kiểm lâm và UBND tỉnh ngay khi có phát sinh cháy rừng để phối hợp chỉ đạo các biện pháp xử lý kịp thời.
Quảng Ninh đã và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp, từ cải tạo thay thế các giống cây trồng cũ bằng các giống mới năng suất, chất lượng cao hơn đến việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng; qua đó, nhằm hướng đến mục tiêu phát huy cao nhất hiệu quả các diện tích rừng trồng mang lại đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung của địa phương. (Quangninh.gov.vn 20/4) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ông Đỗ Văn Đức (Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình) đề nghị giải đáp quy định về việc bổ nhiệm, xác định phụ cấp chức vụ cho Trưởng, Phó Trưởng bộ phận tại các Trung tâm trực thuộc các Vườn Quốc gia.
Trước tháng 7/2013, cơ quan của ông Đức có tên là Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ, thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Trung tâm có 3 phòng trực thuộc, các phòng đều có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ này đều được hưởng phụ cấp chức vụ.
Tuy nhiên, áp dụng theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng, các phòng của Trung tâm chuyển thành bộ phận trực thuộc. Hiện nay, Giám đốc Trung tâm đang tạm giao cho các nguyên Trưởng phòng phụ trách các bộ phận, nhưng chỉ làm công tác quản lý, không có phụ cấp chức vụ vì chưa có căn cứ bổ nhiệm Trưởng, Phó Trưởng bộ phận.
Ông Đức muốn được biết, cơ quan chức năng có ban hành hướng dẫn việc bổ nhiệm, xác định phụ cấp chức vụ cho Trưởng, Phó Trưởng bộ phận tại các Trung tâm trực thuộc các Vườn Quốc gia không?
Vấn đề ông Đức hỏi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
Hiện nay, phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân đang thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thực hiện phụ cấp chức vụ theo Thông tư số 14/2006/TT-BNN ngày 7/3/2006 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo ngành kiểm lâm địa phương, Thông tư số 39/2014/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2014 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư liên tịch số79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 14/12/2009 hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với các bộ phận trực thuộc Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng hiện không được hưởng phụ cấp chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm là đúng quy định, vì các văn bản quy phạm hưởng phụ cấp chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm không quy định cấp trưởng hoặc cấp phó bộ phận.
Khoản 4, Điều 10 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng quy định theo nhu cầu thực tế về công tác cứu hộ và nguồn nhân lực để có tối đa các bộ phận chuyên môn.
Tuy nhiên, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ căn cứ số lượng công việc, số người của Trung tâm phải thực hiện để ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm; mỗi một đơn vị (phòng, trạm, tổ) trực thuộc Trung tâm có thể thực hiện một hoặc nhiều bộ phận chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT. (Chính Phủ 22/4) đầu trang(
Cây mắc ca hiện được trồng chủ yếu ở hai khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên với tổng diện tích khoảng 2.440 ha. Trong đó, khu vực Tây Nguyên chiếm 1.640 ha.
Cây mắc ca dễ sống, đầu tư cơ bản thấp nhưng chỉ trồng được ở một số địa phương có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp. Đây là loại cây trồng mới, trong quá trình trồng thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy sự sinh trưởng cũng như năng suất cho những kết quả khác nhau.
Theo Bộ NN&PTNN, việc quy hoạch phát triển loại cây này cần dựa trên kết quả khảo nghiệm thực tế tại các địa phương. Đồng thời, xác định cụ thể vùng khí hậu phù hợp với đặc tính loại cây này và hoàn thiện chế biến thương phẩm, đảm bảo sản phẩm có đầu ra ổn định.
Hiện các nhà khoa học và chuyên gia khuyến cáo các hộ nông dân không trồng mắc ca thay thế các loại cây khác như: Cà phê, cao su, ca cao… mà nên trồng xen kẽ với các loại cây công nghiệp này nhằm hạn chế rủi ro. (Tin Tức 22/4) đầu trang(
Từ thực tế quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại Cà Mau, mong muốn của cử tri địa phương và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tôi cho rằng, cần đánh giá hiệu quả tổng hợp của hệ thống rừng Cà Mau trên tất cả các phương diện từ kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
Có thể, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của việc bảo vệ và phát triển rừng ở Cà Mau chính là để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu theo các cam kết quốc tế...
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, QH Khóa XIII để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương đúng thời điểm Đoàn công tác của UBTVQH thực hiện giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh. Anh Trương Minh Hoàng, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đã có sáng kiến tổ chức cho chúng tôi và 4 thành viên Đoàn giám sát là ĐBQH từ các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn tiếp xúc với hơn 100 cử tri ngay tại ấp 12, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, nằm trên vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ nơi đa số người dân sống nhờ rừng; thăm và làm việc với nhiều cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Cà Mau, vùng đất cực Nam của Tổ quốc, tự hào có rừng và đất ngập nước đã được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới với vùng lõi là các vườn quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Hạ và rừng phòng hộ Biển Tây, trong đó Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã được công nhận là Khu bảo tồn đất ngập nước thứ năm của Việt Nam và đứng thứ 2.088 của thế giới theo Công ước RAMSA.
Năm 2014, tổng diện tích đất lâm trường quốc doanh ở Cà Mau là 132.749,9ha trên tổng số trên 500 nghìn hécta diện tích tự nhiên, trong đó đất lâm nghiệp là 104.228,71ha với hai loại rừng tràm và rừng ngập mặn, đất sản xuất nông nghiệp là 22.575,81ha do 16.422 hộ nhận khoán rừng và đất rừng. Cà Mau đã thực hiện sắp xếp các lâm trường quốc doanh từ 24 lâm, ngư trường năm 2004 còn lại 15 đơn vị.
Sau khi sắp xếp, hoạt động sản xuất lâm nghiệp đi vào chiều sâu, diện tích phát triển rừng mới hàng năm đạt hiệu quả, công tác quản lý bảo vệ rừng dần đi vào ổn định. Sau nhiều năm tìm tòi, Cà Mau đã có các giải pháp phù hợp để vừa bảo vệ và phát triển rừng, vừa tổ chức sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Các lâm trường đã thực sự trở thành bà đỡ cho nông dân nơi đây.
Ở vùng đất ngập mặn, tỷ lệ diện tích có rừng đã tăng đáng kể nhờ giải pháp san bờ lấp kênh để trồng lại rừng đước, diện tích rừng trồng được tập trung hơn, tạo ra các băng rừng lớn. Mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi ốc len kết hợp với quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao. Cà Mau đã từng bước thâm canh rừng tràm, chuyển đổi loài cây trồng có năng suất cao và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tại cuộc tiếp xúc với Đoàn giám sát của UBTVQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau, nhiều cử tri ấp 12 bày tỏ vui mừng trước việc Nhà nước đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng như điện lưới, đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi... để phát triển sản xuất, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, gia đình chính sách.
Cử tri Nguyễn Đình Tằng hân hoan nói với chúng tôi, mới có điện lưới hơn 2 tháng nên mừng quá đêm không ngủ được. Đời sống của người dân cũng được nâng lên khá nhiều so với trước đây nhờ các mô hình sản xuất sinh thái dưới tán rừng, các mô hình chế biến lâm sản được triển khai hiệu quả. Điển hình như mô hình sản xuất của Công ty Gỗ Cà Mau.
Đến thăm Công ty Gỗ Cà Mau, chúng tôi đã được nghe Tổng giám đốc Châu Quốc Khải giới thiệu về dây chuyền sản xuất gỗ viên nén dùng để đốt lò tại các nhà máy phát điện như một loại năng lượng tái tạo thay cho than đá, tận dụng tối đa các phụ phẩm của công nghiệp chế biến gỗ như các loại cây tràm nhỏ dưới chuẩn, cành, rễ, mùn cưa, dăm gỗ... để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản theo các hợp đồng cung ứng dài hạn.
Đây cũng là một hướng đi tích cực thay vì chỉ sử dụng phần gỗ tràm tốt làm gỗ ép, làm tăng giá trị rừng trồng, giúp cho người dân có thu nhập tốt hơn từ rừng sản xuất. Hiện nay, nhà máy đang thu mua gỗ tràm có đường kính trên 90mm với giá 1,2 triệu đồng/tấn và gỗ tràm đường kính dưới 90mm và cành, rễ với giá 650 nghìn đồng/tấn.
Tuy nhiên, làm việc với Đoàn giám sát của UBTVQH, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng đã thẳng thắn chỉ rõ: mô hình hoạt động của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả do chưa gắn kết được vùng nguyên liệu với chế biến, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của đất rừng. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực rừng tràm còn nhiều hạn chế và mâu thuẫn giữa trồng rừng và sản xuất lúa kết hợp trong khuôn viên của hộ gia đình do thiếu hệ thống điều tiết nước. Khu vực rừng phòng hộ xung yếu, hợp đồng trước đây với hộ dân nay đã hết hạn, chưa lập hợp đồng giao khoán mới cho các hộ dân vì hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn về giao khoán rừng phòng hộ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc của các đơn vị quản lý rừng ngập mặn nhanh xuống cấp, hư hỏng, do triều cường và nước mặn, thiếu phương tiện tuần tra bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, địa bàn hoạt động của các đơn vị quản lý rừng thuộc vùng sâu, vùng xa có quy mô khá rộng, điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế, giao thương bên ngoài cũng như thu hút đầu tư chưa thuận lợi và hiệu quả chưa cao. Dân cư đan xen trong lâm phần làm cho công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng của các ban quản lý rừng gặp nhiều khó khăn.
Phó giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia U Minh Hạ Lê Trí Thiện cho chúng tôi biết, mùa khô năm nay, vườn quốc gia đã phải bố trí thường xuyên 126 người trực ở 24 trạm, chốt với 13 tổ máy bơm để phòng cháy, chữa cháy, thực hiện ký cam kết với từng hộ dân trong vùng đệm 25 nghìn hécta bao quanh vườn quốc gia không vào rừng lấy mật ong, đánh bắt cá... vì có thể bất cẩn, gây cháy rừng. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, chính sách ưu đãi cho những người trực tiếp quản lý bảo vệ rừng ở các tiểu khu trong các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng - lực lượng phải thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, có đời sống khó khăn thiếu thốn, chưa thật sự thu hút được lao động cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Qua các cuộc tiếp xúc cử tri và làm việc với các công ty lâm nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản... tỉnh Cà Mau, Đoàn giám sát của UBTVQH và Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đã ghi nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri. Cử tri là cán bộ ngành lâm nghiệp mong muốn, Nhà nước sớm có những chính sách đặc thù cho công chức, viên chức lâm nghiệp trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng tại các ban quản lý rừng phòng hộ ven biển; có các chính sách đặc thù để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn để thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học.
Cử tri là nông dân, người nhận khoán đất rừng thì mong muốn Nhà nước sớm có các chính sách ưu đãi trong việc vay vốn tín dụng để đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, được vay vốn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của cây rừng, từ đó khuyến khích các hộ dân tham gia đầu tư phát triển rừng.
Bà con cũng mong sớm được hướng dẫn cụ thể về giao khoán rừng và đất rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu cho các hộ gia đình, cá nhân để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Một nội dung cũng được cử tri đề cập khá nhiều là, cần có hướng dẫn cụ thể về việc vay tiền cải tạo đất sản xuất, nhất là đối với các diện tích đất do hộ gia đình nhận khoán của lâm trường.
Hiện nay, các hộ dân nhận khoán đất theo hợp đồng với lâm trường muốn vay vốn cải tạo đất sản xuất gặp nhiều khó khăn vì chính quyền cơ sở và lâm trường đều ngại xác nhận khiến người dân không có đủ thủ tục để vay vốn ngân hàng. Cử tri cũng kiến nghị, cần có chính sách giao đất sản xuất cho hộ dân tạm trú dài hạn trong lâm phần; nạo vét các kênh mương, làm cống thủy lợi, cầu và đường giao thông nông thôn.
Từ thực tế quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp tại Cà Mau, mong muốn của cử tri địa phương và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tôi cho rằng, cần đánh giá hiệu quả tổng hợp của hệ thống rừng Cà Mau trên tất cả các phương diện từ kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
Có thể, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của việc bảo vệ và phát triển rừng ở Cà Mau chính là để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu theo các cam kết quốc tế. Tiếp đó là việc tổ chức sản xuất và bảo đảm đời sống cho các hộ dân nhận khoán rừng và đất rừng trên đất sản xuất kết hợp, hiệu quả hoạt động của các lâm trường, yêu cầu bảo đảm quốc phòng an ninh ở vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế phía Nam của Tổ quốc để từ đó đề xuất các chính sách phù hợp với từng đối tượng và từng mục tiêu cụ thể.(Đại Biểu Nhân Dân 21/4) đầu trang(
Nông lâm trường quốc doanh là mô hình mang tính chất lịch sử với nhiệm vụ vừa phát triển kinh tế, vừa bảo đảm an ninh quốc phòng ở những khu vực xung yếu, khó khăn. Những năm qua, nông lâm trường quốc doanh đã có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, là nòng cốt phát triển một số ngành hàng nông, lâm sản quan trọng như cao su, cà phê, chè, nguyên liệu giấy... của đất nước. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất, rừng ở một số nơi còn thấp.
Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của UBTVQH với các bộ, ngành, một số tập đoàn, tổng công ty ở Hà Nội, một trong những nội dung được đưa ra thảo luận là: cơ chế nào để tối ưu hóa tài nguyên đất, tài nguyên rừng?
Sau sắp xếp, đổi mới, kết quả sản xuất, kinh doanh của nhiều nông trường đã tạo mô hình mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Trong 60 năm hình thành và phát triển, nông lâm trường quốc doanh đã trải qua hai thời kỳ với hai cơ chế hoạt động sản xuất, kinh doanh: thời kỳ kế hoạch hóa tập trung từ năm 1955 đến năm 1986 và thời kỳ Đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Ở giai đoạn đầu tiên, từ năm 1955 đến 1986, nông lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chính là khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuất nông, lâm sản hàng hóa, nguyên liệu cho công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu, góp phần tích luỹ cho công nghiệp hóa. Làm trung tâm xây dựng các vùng kinh tế mới, nông thôn mới XHCN. Kết hợp kinh tế và an ninh quốc phòng ở những vùng xung yếu, khó khăn.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết về chính sách chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nông lâm trường quốc doanh. Một trong những điểm đáng chú ý là Nhà nước đã thực hiện giao quyền tự chủ cho các nông lâm trường quốc doanh; trao quyền quyết định tổ chức sản xuất, kinh doanh cho giám đốc nông, lâm trường; đổi mới một bước về nội dung và phương thức hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông lâm trường. Thời kỳ từ năm 2004 - 2014, sau khi thực hiện việc sắp xếp đổi mới về tổ chức, cơ chế quản lý, các nông lâm trường đã có sự thay đổi quan trọng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động...
Nhưng theo báo cáo của Chính phủ, do là loại hình tổ chức kinh tế đặc thù, lại chủ yếu hoạt động ở vùng sâu, vùng xa khó khăn; trình độ, năng lực cán bộ, lao động còn hạn chế, mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ Nhà nước, thiếu năng động trong tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, nên các nông lâm trường còn những hạn chế, yếu kém. Nhiều nơi buông lỏng quản lý, sử dụng đất, để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm đất đai giữa nông lâm trường và nhân dân địa phương, hoặc bỏ hoang đất đai được giao. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Đời sống, điều kiện việc làm của cán bộ, công nhân viên, hộ gia đình còn nhiều khó khăn.
Trước thực tế đó, năm 2003, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh và Nghị định số 170/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, các nông trường đã hoàn thành việc rà soát chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sắp xếp chuyển đổi thành các công ty nông nghiệp, nay là các công ty TNHH một thành viên nông nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước; giải thể các doanh nghiệp do thua lỗ kéo dài hoặc chủ yếu cho thuê đất.
Sau chuyển đổi, cả nước hiện có 642 nông lâm trường đã được Nhà nước giao đất cho thuê đất với tổng diện tích gần 7.600ha, chiếm 95% tổng diện tích đang quản lý, sử dụng. Trong đó chỉ có 4 nông lâm trường đã chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền với diện tích 2.000ha. Có 112 nông lâm trường chuyển sang thuê đất, chiếm 18% tổng diện tích, tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Quảng Bình, Bình Định, Kon Tum, Đồng Nai, Tây Ninh.
Có 526 nông lâm trường được Nhà nướác giao đất không thu tiền, chiếm 89,1% tổng diện tích. Các trường hợp còn lại gồm 242 nông lâm trường với diện tích gần 2.000ha theo quy định phải chuyển sang thuê đất hoặc giao đất có thu tiền nhưng chưa thực hiện.
Qua giám sát, kết quả bước đầu cho thấy sau sắp xếp, đổi mới, nhiều nông trường đã thực hiện sản xuất, kinh doanh tổng hợp gắn với chế biến và thị trường đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo mô hình mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đó là các nông trường Sông Hậu, công ty Chè Mộc Châu, lâm trường Con Cuông, công ty Mía đường Lam Sơn và nhiều nông trường khác.
Nhiều nông lâm trường đã đi đầu áp dụng khoa học - kỹ thuật sản xuất đạt hiệu quả cao, đồng thời là trung tâm chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ kỹ thuật chất lượng tốt cho nông dân trong vùng, làm tốt vai trò trung tâm kinh tế - kỹ thuật, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Hầu hết các lâm trường là nòng cốt tổ chức khoán, bảo vệ rừng, trồng rừng mới trên mỗi địa bàn. Nhiều nông lâm trường đã thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện khoán đất, khoán vườn cây lâu năm và rừng đến hộ gia đình, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống của cán bộ, công nhân viên. Nhiều nông lâm trường đã thu hút đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như công ty Cao su Chư Sê, Gia Lai. Ở các vùng sâu, biên giới nông lâm trường là những điểm tựa vững chắc về an ninh quốc phòng.
Cũng theo Báo cáo của Chính phủ, trừ các diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, diện tích đất các công ty đã đưa vào tổ chức sản xuất là hơn 561 nghìn hécta, chiếm gần 90%. Hai hình thức chính là tự tổ chức sản xuất và khoán. Trong đó tự tổ chức sản xuất chiếm 67%, chủ yếu ở các doanh nghiệp ngành cao su, quốc phòng, khoán chiếm 23%, ngoài ra thực hiện liên doanh, liên kết chỉ chiếm 3%. Khoán được các công ty áp dụng theo nhiều hình thức khác nhau như khoán ổn định lâu dài theo Nghị định 01/CP hoặc Nghị định 135/CP, hay khoán hàng năm, khoán công đoạn.
Đất trồng cây hàng năm được thực hiện khoán ổn định lâu dài cho hộ tự chủ sản xuất theo định hướng của công ty theo Nghị định 01/CP và Nghị định 135/CP. Hình thức khoán này đang được áp dụng phổ biến ở các công ty trồng mía, dứa, trồng lúa như Đồng Giao, Lam Sơn, Sông Hậu, Cờ Đỏ, Sông Âm... Đất trồng cây lâu năm có khá nhiều hình thức khoán khác nhau. Khoán theo công đoạn, khoán tiền lương và một phần chi phí thường xuyên cho hộ gia đình công nhân đang áp dụng phổ biến ở các công ty thuộc ngành cao su. Còn khoán tiền lương và toàn bộ chi phí thường xuyên, được áp dụng chủ yếu ở các công ty trồng cà phê có hộ gia đình công nhân là đồng bào dân tộc. Khoán ổn định lâu dài là hình thức cho hộ nhận khoán tự đầu tư, công ty giao đất và khoán giá trị vườn cây ổn định lâu dài, làm dịch vụ vật tư, làm đất, tưới tiêu, thu mua sản phẩm...
Với cách khoán này công ty giữ được vai trò định hướng sản xuất. Theo đánh giá của Chính phủ, đây là hình thức khoán có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các hình thức khoán khác, đang áp dụng ở một số công ty cà phê Ea H’nin, Đ’rao, Thuận An...; công ty cao su Đắk Lắk, Việt Trung; chè Biển Hồ, Bàu Cạn... tuy nhiên doanh nghiệp lại khó quản lý đất đai, sản phẩm.
Một hình thức khoán đáng chú ý nữa là khoán không đầu tư, trong đó đơn vị giao khoán đất cho các hộ tổ chức sản xuất theo định hướng của đơn vị. Đơn vị thực hiện dịch vụ vật tư, khuyến nông, khuyến lâm và tiêu thụ sản phẩm cho hộ sản xuất. Hộ nhận khoán phải nộp một phần sản phẩm theo thỏa thuận trong hợp đồng, toàn bộ sản phẩm còn lại hộ nhận khoán được hưởng. Người nhận khoán hưởng lợi nhiều hơn nên nhiều hộ ủng hộ hình thức này.
Một trong những thực tế mà Đoàn giám sát của UBTVQH chỉ ra là các nông lâm trường quản lý diện tích đất đai khá lớn, song sử dụng đất còn kém hiệu quả. Năng suất, sản lượng trồng trọt đạt thấp, nhất là phần lớn các nông lâm trường chưa chuyển sang thuê đất. Các lâm trường được giao quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên còn để tình trạng rừng bị chặt phá, ngày càng nghèo kiệt, tình trạng để đất hoang hóa chưa sử dụng vẫn còn. Thực tế cho thấy hiện có 54 nông lâm trường, ban quản lý rừng còn có tranh chấp với diện tích 18 nghìn hécta. Có 76 nông, lâm trường, ban quản lý rừng để bị lấn chiếm với diện tích gần 60 nghìn hécta.
Nhiều nông lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng đất đai, không quản lý chặt chẽ người nhận khoán trong quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép sang làm nhà ở, công trình dịch vụ. Nhiều nông lâm trường thực hiện bán vườn cây, hoặc khoán trắng cho người lao động dẫn đến không quản lý được sản xuất do người nhận khoán cho rằng vườn cây, đất giao khoán là của người lao động tự đầu tư nên không chấp nhận việc quản lý về đất đai và điều hành sản xuất của nông lâm trường.
Trước thực trạng quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường quốc doanh như vậy thì hình thức nào là phù hợp trong tình hình mới hiện nay. Khoán hay tự tổ chức sản xuất? Rõ ràng với khoán cùng với mặt ưu điểm thì đã cho thấy khuyết điểm. Do vậy, có ý kiến cho rằng, các nông lâm trường quốc doanh, nay là các công ty, tập đoàn nhà nước, nên giao lại đất cho cho địa phương hoặc các hộ nông dân làm ăn hiệu quả, hoặc cho các doanh nghiệp thuê lại để sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, Tập đoàn Cao su Việt Nam cho rằng tự tổ chức sản xuất là hình thức phù hợp. Tập đoàn hiện đang quản lý hơn 195 nghìn hécta đất, trong đó có 6.112ha đất khoán theo Nghị định 01, Nghị định 135 của Chính phủ. Năng suất, hiệu quả các diện tích nhận khoán chỉ đạt 50 - 70% so với các vườn cây của Tập đoàn theo hình thức tự tổ chức trồng (cây cao su).
Thực tế tại Tập đoàn cho thấy khi chuyển giao đất cho người nhận khoán thì sản xuất bị chuyển từ quy mô lớn sang quy mô nhỏ, manh mún. Và cũng phát sinh hiện tượng một số hộ dân chạy theo lợi nhuận trước mắt, áp dụng các kỹ thuật không phù hợp làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cao su.
Đương nhiên, không thể lấy thực tế từ Tập đoàn Cao su để áp dụng cho các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh khác. Mô hình các nông lâm trường trồng chè, cà phê hiện đang gặp nhiều khó khăn, trong đó vướng mắc lớn nhất là cơ chế quản lý đất đai như thế nào là phù hợp?
Cần kết hợp hình thức khoán với bán cổ phần cho hộ nông dân nhận khoán để tăng cường trách nhiệm, hiệu quả cũng như năng suất, chất lượng sử dụng đất là đề nghị chung của Tổng công ty Chè và Tổng công ty cà phê tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của UBTVQH.
Tại Kỳ họp cuối năm nay, QH sẽ tiến hành giám sát tối cao Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014. Để chuẩn bị cho dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề này, Đoàn giám sát của UBTVQH đã tổ chức nhiều đoàn làm việc tại các địa phương, các vùng, miền trên cả nước.
Là những đơn vị đang nắm giữ số lượng lớn diện tích đất đai - nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, thì việc rà soát, đánh giá đúng thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh tại thời điểm hiện nay là cần thiết. Qua giám sát, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục sắp xếp, đổi mới để phát huy những mặt được của mô hình nông, lâm trường quốc doanh, đồng thời hạn chế, khắc phục những mặt chưa được, thiết thực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Và dẫu sắp xếp, đổi mới theo hướng nào thì một trong những yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh để sử dụng thật sự bền vững tài nguyên đất, tài nguyên rừng. (Đại Biểu Nhân Dân 22/4)đầu trang(
21-4, tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam, đã diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giữa UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam và quận Hamyang, Gyeongnam, Hàn Quốc.
Theo biên bản ký kết, hai địa phương cùng trao đổi, thỏa thuận những vấn đề về hỗ trợ các hoạt động giao lưu trên các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, văn hóa trên nguyên tắc bình đẳng, hòa hợp; phối hợp, giao lưu, học hỏi quy trình trồng và trao đổi kỹ thuật chế biến sâm núi, sâm ngọc linh, nhân sâm. Hai bên sẽ tiếp tục cụ thể hóa thành một số đề án, chương trình hợp tác cụ thể và chính thức ký kết, triển khai trên thực tế vào tháng 6 tới đây tại Hàn Quốc.
Trong đó, hướng hợp tác trọng tâm trong thời gian tới là tập trung nghiên cứu trồng, chế biến và xây dựng thương hiệu các sản phẩm cây sâm Ngọc Linh của Nam Trà My ngang tầm cây Sâm Hàn Quốc để cung cấp ra thị trường thế giới; đồng thời mở rộng hợp tác trên lĩnh vực nông lâm nghiệp, buôn bán nông lâm sản đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh và tìm cơ hội hợp tác đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam. (Quân Đội Nhân Dân 21/4) đầu trang(
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), năm 2015, tổng quan thị trường xuất khẩu (XK) gỗ và sản phẩm gỗ của VN có dấu hiệu tích cực.
Tiềm năng của các doanh nghiệp (DN) còn nhiều và khả năng nâng cao thị phần XK khá lớn. Đặc biệt do xuất phát điểm của ngành chế biến gỗ rất thấp, chỉ chiếm 2,68% so với 70 quốc gia XK đồ gỗ trên thế giới. Hơn nữa, trong những năm qua, ngành đồ gỗ VN vẫn phát huy nội lực để vươn lên thành quốc gia cung cấp đồ gỗ đứng thứ 6 trên thế giới với tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2010 là 27,15% và trong 5 năm suy thoái gần đây nhất vẫn tăng bình quân 15%.
Riêng tại thị trường nội địa, bình quân mức tiêu dùng đồ gỗ trong 5 năm gần đây khoảng 2 tỉ USD và DN đã từng bước tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng. Vì vậy các DN cần tiếp tục phát huy nội lực của mình, tận dụng cơ hội thị trường và các chính sách của Chính phủ để phát triển mạnh hơn và bền vững hơn. Bên cạnh đó, các DN cần chú trọng đến hai thách thức lớn là yêu cầu về nguồn gỗ hợp pháp và sự cạnh tranh trong thị trường nội địa với các nước ASEAN. (Thanh Niên 22/4) đầu trang(
Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, cây tếch được Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk trồng trên diện tích rừng khộp nghèo kiệt.
Từ km 92, quốc lộ 14, rẽ vào hơn 20 km, chúng tôi cưỡi “ngựa sắt” vượt qua những đoạn đường đất đỏ toàn ổ trâu, nắng thì bụi, mưa thì lầy, phải khó khăn lắm mới tới được tiểu khu 102, 50, 55 thuộc lâm phần của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy quản lý. Đây là một trong những vùng rừng khộp có địa hình xa xôi, hiểm trở.
Ông Phạm Tấn Việt, GĐ Cty cho biết: Nơi đây trước kia người dân địa phương lén lút phá rừng lấy đất làm nương rẫy, giờ thay vào đó là 400 ha rừng tếch được trồng từ năm 2012 - 2014. Cty đang làm phương án phát triển rừng bền vững, rừng tự nhiên sẽ được quản lý tốt hơn, rừng trồng được đầu tư đúng mức, đúng quy trình kỹ thuật nên giá gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên có giá hơn. Sau khi được cấp chứng chỉ về rừng, Cty sẽ mở rộng các ngành nghề SXKD như: Nâng cấp vườn ươm cây giống từ 1,5 triệu cây giống/năm lên 3 triệu cây giống/năm, đồng thời mở rộng SX nâng cấp xưởng chế biến gỗ với kinh phí 5 - 6 tỷ đồng cho dây chuyền SX gỗ tinh chế.
Cty đã thu hồi được hơn 106 ha đất của hơn 100 hộ dân. Những diện tích này đơn vị thực hiện trồng rừng SX bằng nguồn vốn vay của dự án FLichch, nguồn vốn của Cty và người dân cùng góp. Vừa qua có 300 hộ dân trong lâm phần tự trồng lại rừng, Cty đã hỗ trợ đầu tư ban đầu cây giống, công trong 3 năm đầu và hướng dẫn kỹ thuật. Khi khai thác sản phẩm người dân được hưởng lợi 85%, Cty 10% và địa phương 5%. Bên cạnh đó, từ năm 2012 đến nay, Cty đã phối hợp với ĐH Tây Nguyên nghiên cứu trồng cây tếch trên đất rừng khộp.
Chương trình này không chỉ nằm mục đích cải thiện môi trường, chất lượng rừng khộp mà còn tăng cường được công tác quản lý và bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. 1 ha có thể trồng xen 400 cây tếch. Cây giống từ 12 - 18 tháng được đưa ra trồng chịu hạn tốt, về sau gỗ không bị rỗng ruột. Cty đã trồng thử nghiệm ở nhiều nơi với diện tích 7 ha và cây sinh trưởng tốt.
Theo ĐH Tây Nguyên, ngoài giá trị kinh tế lớn, cây tếch còn có tác dụng phòng hộ, cải tạo môi sinh. Đây là một loài cây rất hợp cho trồng rừng công nghiệp trên quy mô lớn. Đồng thời tếch là một loại cây được sử dụng rộng rãi để phát triển các mô hình nông lâm kết hợp xen cây lương thực, thực phẩm rất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng, trồng cây nhân dân, vườn rừng, trang trại và phát triển kinh tế hộ gia đình. Giá trị gỗ tếch luôn cao và ổn định trên thị trường do gỗ không cong vênh, ít biến dạng, bền đẹp, không mọt.
Ông Việt phân tích: So với trồng cây keo lai, cây trồng rừng phổ biến từ trước đến nay thì cây tếch có chu kỳ khai thác dài hơn, từ khi trồng cho đến lúc khai thác 10 - 12 năm. Tuy vậy, cây trồng này được đơn vị lựa chọn là cây trồng rừng chính. Với cây keo sau 7 năm cho khai thác nhưng lợi nhuận thu về không được là bao. Mỗi ha trồng được 1.100 cây tếch, khi khai thác sẽ được 150 - 200 m3 gỗ, với giá bán trên thị trường nội địa hiện nay 10 - 12 triệu đồng/1m3 thì mỗi ha tếch có tổng thu nhập trên 2 tỷ đồng.
Đã có nhiều hộ dân trở lên giàu có nhờ trồng tếch như hộ ông Phan Văn Minh ở xã Ea Wy có 10 ha tếch trồng từ năm 1997, nay giá trị vườn cây hơn 20 tỷ đồng. Hộ ông Cam Anh Văn ở thôn 6B, xã Ea Wy có 5 ha đất lâm nghiệp, năm 1994, Cty vận động trồng rừng bằng cây tếch, giờ trị giá cũng vài tỷ đồng.
Gia đình anh Nguyễn Thành Lực, thôn 1, xã Cư Mốt nhận khoán trồng 1,83 ha rừng, trước đây anh trồng keo lai như từ năm 2013 đến nay, sau khi thu hoạch keo, anh chuyển sang trồng toàn bộ cây tếch. Đặc biệt đối với các hộ dân nhận khoán trồng rừng, giai đoạn trong 3 năm đầu trồng và chăm sóc, người dân vẫn có thể tận dụng trồng các cây ngắn ngày để có thêm thu nhập. (Nông Nghiệp Việt Nam 22/4) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
21/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cháy rừng nghiêm trọng tại nước cộng hòa tự trị Khakasya, tỉnh Krasnoyarsk, vùng liên bang Siberia từ ngày 12/4.
Theo truyền thông địa phương, ngay khi đặt chân đến tỉnh Krasnoyarsk ông Putin đã đến thẳng hiện trường và từ trên trực thăng ông Putin đã quan sát toàn bộ ngôi làng Shira – nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong vụ cháy rừng nghiêm trọng này. Ngay sau đó, nhà lãnh đạo nước Nga đã gặp gỡ và nói chuyện với người dân địa phương bị mất nhà cửa và tài sản do vụ cháy rừng, đến thăm bệnh viện dã chiến do Bộ Nội vụ Nga thiết lập để cứu chữa những người bị nạn. Tại đây có hơn 20 người đang điều trị, gồm cả người lớn và trẻ em.
Tại Abakan, ông Putin đã điều hành phiên họp đặc biệt nhằm khắc phục hậu quả nặng nề do vụ cháy rừng gây ra.
Bên cạnh chỉ đạo cụ thể cho các quan chức địa phương khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để giải quyết tình hình khẩn cấp hiện nay, ông Putin nhấn mạng cần khôi phục quỹ nhà ở, xây dựng lại cơ sở hạ tầng và hỗ trợ cho các gia đình có nạn nhân bị thương hoặc thiệt mạng. Tất cả công việc liên quan phải kết thúc trước ngày 1/9, - theo cơ quan báo chí Văn phòng Tổng thống Nga.
Theo truyền thông địa phương, hàng loạt các quan chức cấp cao của Nga cũng sẽ có mặt tại nước cộng hòa tự trị Khakasya để cùng tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả cháy rừng.
Trong số đó sẽ có Bộ trưởng tình huống khẩn cấp, Vladimir Puchkov, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Tỉnh trưởng tỉnh Krasnoyarsk Viktor Tolokonsky và lãnh đạo nước cộng hòa tự trị Tuva Sholban Kara-ool.
Theo thống kê, các đám cháy rừng tại Siberia đã thiêu trụi gần hai nghìn ngôi nhà, 39 khu vực dân cư bị ảnh hưởng nặng nề, 30 người đã thiệt mạng, hơn 600 người phải cần đến sự trợ giúp y tế và gần 5.000 người mất nhà cửa.
Đến thời điểm hiện nay toàn bộ các đám cháy đã được dập tắt, các nhân viên của Bộ tình trạng khẩn cấp vẫn tiếp tục làm việc tại hiện trường đề phòng các đám cháy bùng phát trở lại. (Vietnam+ 21/4)đầu trang( ./.
Biên tập: Nguyễn Mai