Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 23 tháng 04 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Thời gian qua, rừng Tây Nguyên ngày càng bị thu hẹp về diện tích và chất lượng. Theo đánh giá của cơ quan chức năng và các chuyên gia, sự suy giảm của nguồn tài nguyên rừng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên đất và tài nguyên nước.
Kết quả kiểm kê rừng của các tỉnh Tây Nguyên cho thấy, từ năm 2008 – 2014, diện tích rừng toàn vùng giảm 358.797ha và trồng rừng tăng 131.019ha. Như vậy, tổng diện tích rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giảm 227.778ha (tương ứng giảm 4,1% độ che phủ). Những tỉnh để mất nhiều rừng là Gia Lai (135 ha), Đắk Lắk (86.000ha), Kon Tum (73 nghìn ha).
Trong đó, diện tích rừng giảm do chuyển đổi trồng cao su, cây công nghiệp và cây ăn quả là 94.817ha (chiếm 26,4%); giảm do chuyển đổi xây dựng thủy điện, công trình giao thông và công trình công cộng là 33.706ha (chiếm 9,39%); giảm do chặt phá và lấn chiếm trái phép là 88.603ha (chiếm 24,6%); giảm do sai số trong công tác điều tra rừng năm 2008 so với năm 2014 là 134.902ha (chiếm 37,6%)…
Theo ông Nguyễn Bá Ngãi – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chất lượng rừng (đặc biệt là rừng tự nhiên) của Tây Nguyên đang bị suy thoái nghiêm trọng, chỉ còn 14,5% rừng giàu, 41% rừng trung bình, số còn lại là rừng nghèo, nghèo kiệt và rừng non phục hồi. Nguyên nhân chính làm suy giảm nhanh chóng diện tích rừng Tây Nguyên là việc nóng vội trong chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, kéo theo nạn phá rừng lấy đất canh tác, khai thác gỗ trái phép…
Tại Hội nghị lần thứ VIII của Ban chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011 – 2020),  ông Y Dhăm Ênuôl (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk), cho rằng rừng tại địa phương đang tiếp tục bị xâm hại từng ngày. Ngoài áp lực dân số lên tài nguyên rừng, cơ chế chính sách đối với những đơn vị, cá nhân sống với rừng, tham gia quản lý bảo vệ rừng còn bộc lộ bất cập.
“Tuần nào, tháng nào, năm nào tại Đắk Lắk cũng phát hiện các vụ xâm hại tài nguyên rừng. Trong khi đó, thu nhập của những người người trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng chưa đáp ứng được đời sống khiến họ không thể chỉ chú tâm vào việc giữ rừng” – ông Y Dhăm giải thích.
Còn ông Nguyễn Đức Luyện (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông) lại thẳng thắn cho rằng: “Báo cáo của tỉnh có nêu nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng nhưng tôi nghĩ nguyên nhân đầu tiên chính là có liên quan đến cán bộ. Những vụ phá rừng trước đây không xử lý được bởi vì cán bộ có nhận đất nhận rừng, có buôn bán đất đai, thậm chí có chỉ đạo bật đèn xanh phá rừng sau đó mua lại. Chúng tôi đi thực tế nhận ra nguyên nhân mất rừng nhưng không làm rõ nguyên nhân, thậm chí công an vào cuộc cũng không thể làm rõ được sự việc vì có “quân ta” trong đó”.
Ông Nguyễn Hoài Dương – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho rằng: “Vai trò điều tiết nước của rừng, nhất là rừng đầu. Do biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên rừng, khai thác nước ngầm quá mức… tình trạng khô hạn tại Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên đang diễn biến ngày càng phức tạp. Vì vậy, Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk luôn khuyến khích nông dân nên trồng xen canh các cây trồng khác trong vườn, rẫy để vừa giữ nước, vừa tăng thu nhập. Về lâu dài, chúng ta cần chú trọng việc trồng cây rừng ở đầu nguồn các công trình thủy lợi mới có thể giữ và tăng nguồn nước ngầm”.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, việc quan tâm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi trường sống của con người và sự phát triển bền vững của quốc gia. “Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ được rừng đồng nghĩa với việc bảo vệ được tài nguyên đất, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Ngoài việc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc để mất rừng tại Tây Nguyên trong những năm qua cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn” – Thứ trưởng  Bùi Cách Tuyến nói.
Tại Hội nghị lần thứ VIII của Ban chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011 – 2020), Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã phân tích: “Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích. Nước ta là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những giải pháp quan trọng để hạn chế biến đổi khí hậu”.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên trong năm 2015 phải tập trung vào công tác phòng chống cháy rừng; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nạn chặt phá, lấn rừng trái phép; nâng cao chất lượng rừng sản xuất, đẩy mạnh công tác trồng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về rừng cho người dân…
“Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn xác định công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Tây Nguyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo lợi ích tổng hợp, kết hợp hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh. Bởi vậy, dù gặp vô vàn những khó khăn, kể cả khó khăn về kinh tế, Tây Nguyên cũng phải tập trung bảo vệ và phát triển rừng” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ năm 2006 – 2013, toàn Tây Nguyên có 700 dự án được cấp phép đầu tư với mục đích trồng, cải tạo, chuyển đổi trồng cao su với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 215.721 ha. Đã có rất nhiều dự án triển khai không hiệu quả dẫn đến tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp, dân ồ ạt vào phá rừng giành phần sử dụng đất. Mãi đến cuối năm 2011, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1685/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ thì tình trạng trên mới từng bước bị ngăn chặn, đẩy lùi.
Hiện các tỉnh Tây Nguyên đã thu hồi 76 dự án với diện tích gần 8.000ha và đình chỉ 48 dự án với diện tích 1.261ha, nhưng hậu quả mất rừng vẫn chưa dừng lại. (Tài Nguyên & Môi Trường 23/4) đầu trang(
Báo Đại Đoàn Kết số ra ngày 9-4 đã đăng bài "Thanh Hóa: Biến cây cổ thụ đang sống thành chết để đốn hạ”, phản ánh việc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng (BQLRPH) lập hồ sơ thiết kế sai quy trình, không đúng với thực tế để đốn hạ cây gỗ chua khét cổ thụ tại tiểu khu 627.
Công an huyện Như Xuân đã vào cuộc thu thập chứng cứ cho thấy hành vi này có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Vậy nhưng, cây chua khét với trữ lượng lên tới hàng chục mét khối gỗ vẫn được đưa ra khỏi rừng một cách chóng vánh trong đêm.
Về mặt quy trình, nếu việc cây gỗ cổ thụ chua khét đã bị chết đứng thì BQLRPH Sông Chàng sẽ làm báo cáo gửi đến Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đề nghị cho cơ quan chức năng như kiểm lâm, Chi cục lâm nghiệp, Đoàn điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp khảo sát, đánh giá, xác định sự việc có đúng không, khi đó mới hoàn thiện hồ sơ đề nghị Sở NN-PTNT Thanh Hóa ra quyết định thực hiện.
Vậy nhưng, qua hồ sơ do ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc BQLRPH Sông Chàng cung cấp cho phóng viên thì các bước nêu trên đều bị lờ đi. Cụ thế, theo bản thuyết minh thiết kế khai thác lập ngày 14-3 cho thấy: Chỉ có mình ông Nguyễn Văn Bình và ông Nguyễn Xuân Ái - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân "độc diễn”.
Nghiêm trọng hơn, trong bản đồ thiết kế khai thác tận dụng cây gỗ chua khét này cấp thẩm định là Đoàn điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp thuộc Sở NNPTNT Thanh Hóa và Chi cục lâm nghiệp lại bị bỏ trống. Thay vào đó, chỉ có đại diện BQLRPH Sông Chàng và Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân ký trong hồ sơ. Cần nhấn mạnh thêm là Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân chỉ là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát!
Toàn bộ hồ sơ của BQLRPH Sông Chàng trình lên Sở NNPTNT Thanh Hóa cho thấy còn nhiều thiếu sót vậy nhưng ông Lê Văn Đốc - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa vẫn hạ bút ký quyết định cho đốn cây gỗ chua khét còn sống bị khai tử thành chết là điều rất khó hiểu?
Chính ông Nguyễn Xuân Ái - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Như Xuân cũng thừa nhận, đơn vị chỉ là cơ quan giám sát việc khai thác xem có đúng quy định của pháp luật không. Vậy nhưng ông vẫn ký vào hồ sơ của BQLRPH Sông Chàng?
Ông Ái nói: "Họ bảo tôi ký thì ký thôi. Việc tôi xác nhận không quan trọng, không có ý nghĩa gì trong việc đốn hạ cây gỗ. Không phải Sở NN-PTNT Thanh Hóa căn cứ vào chữ ký của ông Ái để cho khai thác. Tôi không bao biện và tôi cũng không nói tôi không sai. Nếu tôi sai, vì chữ ký của tôi dẫn tới tình trạng cây gỗ bị chặt, tôi sẽ hoàn toàn nhận trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên”.
Sau khi sự việc cây gỗ chua khét còn sống nhưng bị khai tử để đốn hạ được Báo Đại Đoàn Kết phản ánh, UBND huyện Như Xuân đã thành lập đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra, xác minh khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên tại BQLRPH Sông Chàng do ông Đặng Thông Tư – Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân làm trưởng đoàn.
Theo đó, ngày 15-4, UBND huyện Như Xuân có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa phúc đáp nội dung Báo Đại Đoàn Kết phản ánh. Báo cáo nêu: "Quan sát bằng mắt thường cho thấy bộ rễ cọc của cây chua khét đã chết hoàn toàn; bộ rễ chùm có 10 rễ, chỉ có một rễ chết, 9 rễ còn tươi nguyên”. Đối chiếu với hồ sơ cho thấy khi chặt hạ cây chưa chết hoàn toàn (chết 80%), đang trên đà phân hủy?
Nhưng căn cứ trên những chứng cứ "sống” do phóng viên thu thập và hồ sơ của cơ quan điều tra có thể khẳng định: Đây là cây gỗ đang còn sống 80% chứ không phải chết 80% như báo cáo của UBND huyện Như Xuân nêu. Điều đáng nói nữa, trong khi mọi việc chưa ngã ngũ, đáng nhẽ cây gỗ sau khi đốn hạ, phải trình Sở NNPTNT Thanh Hóa xem xét về mặt giá trị để đưa ra bán đấu giá. Song không hiểu vì lý do gì, Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân vẫn quyết định đóng dấu búa để toàn bộ khối lượng gỗ được đưa đi khỏi hiện trường ngay trong đêm tối.
Vụ việc cần được UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ. Ai đứng đằng sau việc đốn hạ cây gỗ? Ai là người đã vận chuyển cây gỗ này đi và đang cất giữ ở đâu? Quy trình khai thác sai quy định, biến gỗ sống thành chết lại vội vã chở toàn bộ trữ lượng cây gỗ chua khét đi nơi khác là điều khiến dư luận tỏ ra hoài nghi về sự công minh của pháp luật. (Đại Đoàn Kết 23/4) đầu trang(
Là đại sứ bảo vệ động vật hoang dã nhưng Thu Minh khiến cộng đồng dậy sóng khi sử dụng túi xách da cá sấu đắt tiền. Nữ ca sĩ cũng đã lên tiếng về vụ việc này.
Bên cạnh đó, chế xe hơi giống trực thăng để đưa mẹ đi du lịch, HLV Miura không chọn Công Phượng làm nòng cốt ở SEAGames 28… cũng là những chủ đề được bàn luận nhiều trên mạng xã hội Vitalk.vn.
Là đại sứ bảo vệ động vật nhưng Thu Minh bị một số ý kiến trên mạng xã hội cho là giả tạo khi cô sử dụng túi cá sấu nghìn đôla. Trước thông tin này, Thu Mình chia sẻ trên Facebook: "Là một đại sứ bảo vệ động vật hoang dã không có nghĩa tôi phải trở thành thánh nhân ăn chay hay sống khác những người bình thường khi mà nhu cầu cuộc sống xung quanh tôi từ giày dép, túi xách, cặp, nội thất trong nhà, trong xe đều được sản xuất từ da động vật". (VnExpress 23/4) đầu trang(
22-4, tại Hà Nội, nhân Ngày Trái đất, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, Viện Smithsonian và mạng lưới giám sát buôn bán động vật hoang dã TRAFFIC khởi động cuộc thi Giải pháp công nghệ chống tội phạm về động vật hoang dã (Wildlife Crime Tech Challenge), nhằm tìm kiếm và trao tài trợ cho các giải pháp khoa học và công nghệ sáng tạo giúp chống nạn buôn lậu động vật hoang dã.
Cuộc thi toàn cầu này sẽ trao bốn khoản tài trợ, trị giá tối đa 500.000 USD mỗi khoản, cho các giải pháp sáng tạo về khoa học và công nghệ giúp ngăn chặn loại tội phạm đang ngày càng nghiêm trọng này.
“Trong những năm gần đây, đã gia tăng mạnh về mua bán bất hợp pháp động vật hoang dã và có sự đồng thuận ngày càng cao rằng, các mô hình bảo tồn theo cách truyền thống không đủ để bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn các hệ sinh thái” - Giám đốc USAID Việt Nam Joakim Parker cho biết. “Thông qua khai thác sức mạnh của khoa học và công nghệ, chúng tôi hy vọng rằng cuộc thi sáng tạo này sẽ giúp vượt qua những rào cản quan trọng trong cuộc chiến chống buôn lậu động vật hoang dã.”
Cuộc thi này tập trung vào bốn vấn đề trong cuộc chiến chống buôn lậu động vật hoang dã: phát hiện các nguồn trung chuyển, tăng cường thông tin và bằng chứng pháp y, giảm nhu cầu tiêu thụ và chống tham nhũng.
Sau khi lựa chọn được những người thắng cuộc, Ban tổ chức cuộc thi sẽ tập hợp một cộng đồng, gồm các nhà sáng tạo, người sử dụng và công chúng. Cộng đồng này sẽ phối hợp để thúc đẩy sáng tạo và phổ biến những kết quả đạt được. Để tìm hiểu về cuộc thi Giải pháp công nghệ chống tội phạm về động vật hoang dã và cách thức nộp hồ sơ tham gia, xin mời truy cập: http://wildlifecrimetech.org. (Nhân Dân 23/4) đầu trang(
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, hiện nay, diện tích rừng tại Tây Nguyên chỉ còn 2.567.116 ha, trong đó rừng tự nhiên là 2.253.809 ha, giảm 358.797 ha rừng so với năm 2008.
Nguyên nhân là do có nhiều dự án chuyển đổi rừng, nhất là chuyển đổi sang trồng cao-su ồ ạt, đồng thời tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng tiếp tục diễn ra phổ biến. (Nhân Dân 22/4) đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ðiện Biên cho biết sẽ duy trì chế độ thường trực chống cháy rừng cao cho tới cuối tháng 5.
Nhiều giải pháp cấp bách được lực lượng kiểm lâm tiếp tục triển khai thực hiện, trong đó chú trọng tuyên truyền; duy trì chế độ giao ban, phối hợp giữa hạt kiểm lâm các huyện giáp ranh giữa ba tỉnh Ðiện Biên, Sơn La, Lai Châu; tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản của các tổ chức, cá nhân và chủ rừng và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. (Nhân Dân 22/4) đầu trang(
Hiện nay thời tiết nắng nóng kéo dài trên địa bàn huyện Kiên Lương (Kiên Giang) làm cho các khu vực rừng khô hanh dễ gây ra cháy.
Nhằm mục tiêu bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), Hạt Kiểm lâm huyện đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân, đầu tư các thiết bị thiết yếu, bảo đảm phục vụ tốt cho công tác PCCCR. (Nhân Dân 22/4) đầu trang(
21.4, Công an Q.Sơn Trà cho hay đã đề nghị cơ quan chức năng giám định giá trị số voọc bị săn và giết hại tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) để củng cố hồ sơ khởi tố bị can.
rước đó, ngày 30.3 Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn tuần tra phát hiện Vi Văn Sơn (39 tuổi, ngụ xóm 9, xã Tiên Kỳ, H.Tần Kỳ, Nghệ An) tại lán trại ở tiểu khu 64 Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cùng với 90 dây bẫy thép, 10 bẫy kẹp sát và 3,11 kg mẫu động vật rừng gồm xương, da, thịt, nội tạng đã cắt rời, hun khói sấy khô.
Sơn khai nhận cùng Vi Văn Hoàng (49 tuổi), Nguyễn Văn Lý (28 tuổi), Nguyễn Văn Hội (52 tuổi) và Lê Thị Lan (25 tuổi, ngụ cùng quê) từ Nghệ An vào Đà Nẵng, mang theo lều bạt, nhu yếu phẩm để đóng lán trại, dụng cụ bẫy thú, thuê xe ôm chở lên bán đảo Sơn Trà và xâm nhập rừng khu bảo tồn trong đêm để tránh bị phát hiện. Chỉ sau một tuần dùng bẫy kẹp và bẫy vòng đặt trên các đường rừng thú hay qua lại, Sơn bẫy được 2 cá thể voọc chà vá chân nâu ( Pygathryx nemaeus, thuộc nhóm động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm 1B được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định Chính phủ), 2 con mang, 1 con chồn và 1 con sóc.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.Đà Nẵng, cho hay qua xác định theo mẫu vật thì có 3 cá thể voọc bị giết hại. Kết quả trưng cầu giám định khoa học tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN đã kết luận các mẫu vật là đầu, ngực, lưng, bụng, chi trước, chi sau của loài voọc. Số voọc và thú rừng này bị giết, xẻ thịt hun khói để dễ dàng vận chuyển; còn xương được bó thành từng bó riêng để bán cho các lò nấu cao. Do đó, Chi cục Kiểm lâm TP.Đà Nẵng đã khởi tố vụ án vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thuộc trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng và chuyển hồ sơ cho Công an Q. Sơn Trà tiếp tục thụ lý theo thẩm quyền.
Ông Lương giải thích mặc dù lực lượng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn gồm 12 người đi tuần tra thường xuyên, nhưng do địa bàn rừng quá rộng, thợ săn chuyên nghiệp lại lẩn trốn nên khó phát hiện. Ông Lương cũng thừa nhận lâu nay thường xuyên nghe tin thợ săn bẫy bắt động vật hoang dã tại Sơn Trà; mới đây qua 2 đợt tuần tra, lực lượng kiểm lâm tháo gỡ 739 bẫy nhưng không bắt được người. (Một Thế Giới 23/4) đầu trang(
22/4, Đại tá Nguyễn Văn Minh,rưởng Công an huyện Chư Păh, Gia Lai cho biết đang phối hợp cùng Hạt kiểm lâm huyện Chư Păh tiến hành điều tra làm rõ vụ phá rừng phòng hộ ở địa bàn xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Trước đó, ngày 18/4, người dân làng Kon Sơ Lăl ở xã Hà Tây đã tổ chức vây bắt 2 xe độ chở 10 lóng gỗ sao khoảng 8,9 m3, chuyển giao cho Hạt Kiểm lâm xử lý.
Qua kiểm tra sơ bộ,bước đầu có hàng chục gốc cây gỗ thuộc diện tích rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh quản lý bị khai thác trái phép. Điểm khai thác được xác định tại khoảnh 258, tiểu khu 187 thuộc rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh, Gia Lai. (Công An Nhân Dân 23/4) đầu trang(
Giao đất giao rừng cho cộng đồng các thôn, buôn theo Quyết định 178 (năm 2001) và Quyết định 304 (năm 2005), giao rừng cho các doanh nghiệp để trồng rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng,... là một chủ trương đúng, để người dân có thể sống dựa vào rừng đồng thời bảo vệ rừng... Song sau 15 năm triển khai, những cánh rừng ở Đắc Lắc "không cánh mà bay", nhiều diện tích sử dụng không đúng mục đích...
Chi cục trưởng Lâm nghiệp tính Đác Lắc Nguyễn Quô'c Hưng cho biết: Chủ trương giao rừng cho các doanh nghiệp để trồng rừng, quán lý và bảo vệ tài nguyên rừng được thực hiện từ năm 2009. Hiện tại, diện tích rừng giao cho các doanh nghiệp là hơn 39 nghìn ha, sô' doanh nghiệp được giao rừng là 52 doanh nghiệp. Ban đẩu các doanh nghiệp này đều được đánh giá các chỉ sô' để so sánh năng lực như: tài chính, nguồn nhân lực, các dự án triển khai khi nhận rừng...
Đến năm 2015, không ít doanh nghiệp cố tình làm trái quy định, thiếu trách nhiệm, năng lực hạn chế đã dân đến tài nguyên rừng bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Như Công ty cổ phần Địa ốc Thái Bình Phát, lập để án cải tạo, bảo vệ rừng tại xã Ea Bung, huyện Ea Súp nhưng khi đến thì phát hiện trổng 40 ha sẵn, chỉ 10 ha rừng keo, rừng thì còi cọc...
Đáng nói hơn sau khi tận thu gỗ rừng, nhiều công ty, doanh nghiệp còn biến dự án trồng rừng thành những vùng trổng cà-phê, cao-su... Như Công ty TNHH 27-7 khi khai thác hết gỗ ở 38 ha rừng tại xã Ea Bung, huyện Ea Súp (Đác Lắc) đã trổng vào đây cao-su và điều đáng ra theo dự án thì phải trổng cây keo.
Một sô' công ty còn tự tiện san lâ'p mặt bằng để đưa rừng vào mục đích sử dụng khác như vụ việc Công ty cổ phần Bảo Ngọc san ủi trái phép hơn 7 ha và đưa gỗ lậu từ nơi khác đến nhằm hợp thức hóa số gỗ này. Các cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắc đang điều tra làm rõ.
Theo ông Nguvễn Hoài Dương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh: Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp do buông lỏng trong công tác quản lý, thiếu trách nhiệm với tài nguyên rừng... Vấn đề cấp bách là phải có cơ chế, chế tài phù hợp để xử lý những trường hợp cô' tình vi phạm, hay sơ suâ't dẫn đến tài nguyên rừng bị xâm phạm nghiêm trọng, có thể đưa ra truy tố hình sự đối với những trường hợp dể rừng bị tàn phá nhằm răn đe, quy trách nhiệm rõ ràng. Một thực trạng hiện nay ở Đắc Lắc là kiểm tra nơi đâu cũng phát hiện sai phạm, có nơi sai phạm nghiêm trọng, cố tình làm sai lệch dự án.
Theo thống kê từ năm 1999 đến 2010, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư ở tỉnh là 36.055 ha (diện tích có rừng 26.983 ha) cho 5.026 hộ (2.184 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ). Đến nay râ't ít diện tích rừng trong số đã giao được quản lý, bảo vệ hiệu quả. Sau rà soát, rừng và đâ't lâm nghiệp hiện chỉ còn 25.469 ha, rừng bị phá, lân chiếm, xâm canh trái phép 10.610 ha.
Các địa phương sau khi triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đổng các thôn, buôn, nhóm hộ, hộ gia đình quản lý bảo vệ đều để xảy ra mâ't rừng. Trong đó, một số huyện để diện tích rừng bị phá, lâíi chiếm trái phép nhiều như huyện Krông Bông, Ea Súp...
Năm 2007, thực hiện Quyết định 304, UBND huyện Ea Súp đã giao khoán hơn 4.000 ha rừng cho các nhóm hộ của bôn xã: Cư M'lan, Ea Bung, Ea Lê, la T'mốt. Đợt thống kê gần đây có hơn 2.000 ha đã bị phá trắng. Riêng xã Ea Bung có 13 nhóm hộ được giao khoán rừng, với tổng diện tích 1.735 ha, nay đã bị mâ't khoảng 1.264 ha. Trong đó, có hai nhóm hộ được giao rừng đã bị phá hoàn toàn gồm nhóm của ông Huỳnh Tân Hùng; Nguyễn Văn Dương.
Ông Huỳnh Tân Hùng ờ xã Cư M'lan, huyện Ea Súp cho biết: Rừng nằm cách chỗ chúng tôi ờ hơn 15 km, đường râ't khó đi, mỗi lần đi tuần tra phải mâ't một buổi mói đến được rừng, trong khi đó lâm tặc thường tranh thủ phá rừng buổi tôi nên không thể giữ nổi rừng. Hay nhóm 15 hộ ở thôn 3, xã Ea Bung, huyện Ea Súp được giao quản lý, bảo vệ 117 ha rừng. Sau khi nhận rừng, nhóm tổ chức họp bầu nhóm trưởng, xây dựng quy ước bảo vệ rừng. Nhưng do rừng nằm cách xa 20 km, không có kinh phí nên cứ ba tháng mới tổ chức được một chuyến tuần tra.
Ồng Trương Công Uynh, nhóm trưởng bộc bạch: Rừng của chúng tôi bây giờ chỉ còn cái sổ đỏ được câ'p là vẫn còn nguyên, chứ trên thực địa hiện chỉ sót lại hơn 4 ha còn rừng. Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp Nguyễn Đình Toàn cho biết, là huyện có diện tích rừng lớn nên người dân tứ xứ đổ về đây rất đông, một số về đây để khai thác lâm sản, số khác đến để lấn chiếm đâ't rừng làm rẫy nên áp lực giữ rừng đô'i với rừng giao khoán cho nhóm hộ là rất lớn. Các công ty lâm nghiệp trên địa bàn có bộ máy tổ chức, có lực lượng và công cụ hỗ trợ nhưng rừng vẫn bị phá, huống gì rừng giao cho các nhóm hộ quản lý.
Ông Bùi Đức Hạnh, Chủ tịch UBND xã Ea Bung, huyện Ea Súp cho răng, nguyên nhân của tình trạng rừng giao khoán cho các nhóm hộ bị tàn phá ở địa phương là dân ở nhiều nơi đổ về đây để khai thác lâm sản, xâm chiếm đất rừng làm rẫy. Rồi Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nhóm hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng mà chủ yếu mói giao rừng trên thực tế và bằng các quyết định, khê'ước.
Những hộ nhận khoán ở đây cho biết, đã tám năm giữ rừng, họ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong khi đó, những hộ tham gia nhận khoán đểu khó khăn về kinh tế.
Phát triển kinh tế rừng vốn chẳng hề đơn giản bởi chu kỳ đầu tư lâu dài. Một vấn đề đặt ra hiện nay là việc chi trả công chăm sóc rừng hằng năm cho các hộ nhận khoán chưa thật sự phù hợp, nên chưa kích thích được người nhận rừng thật sự dồn hết tâm trí vào việc bảo vệ và gắn bó với rừng.
Ông Y Sy H'dơk, Chi cục trường Kiểm lâm tỉnh nhìn nhận, việc giao rừng theo Quyết định 304 rõ ràng không hiệu quả, vì dân hưởng lợi từ rừng ít quá, thậm chí nhiều nơi không có nguồn thu nào cả, dân không sông được bằng nghề rừng nên chẳng ai thiết tha với rừng. Từ năm 2011, UBND tỉnh đã có quyê't định tạm dừng việc giao đâ't, giao rừng cho cộng đổng, thôn buôn, nhưng với con sô' hơn 25.000 ha đã giao cho người dân cũng phải có giải pháp hỗ trợ người dân quản lý, bảo vệ; nếu không, rừng sẽ tiếp tục bị tàn phá.
Tháng 9-2013, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Đề án "Tái cơ câu ngành lâm nghiệp" với mục tiêu nâng cao vị thế ngành, góp phần cải thiện sinh kê' cho những người dần nghèo, giúp ổn định an sinh xã hội. Trong đó, ưu tiên chuyển dần hình thức quản lý rừng tập trung của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng sang hình thức quản lý hộ gia đình và cộng đồng.
Để giúp người dân cải thiện sinh kế rất cần chính quyền địa phương các cáp quan tâm hơn nữa trong công tác lồng ghép các chương trình đầu tư, phát triển kinh tế rừng cũng cần xây dựng mối liên kê't "bốn nhà" để thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Có như vậỵ, người nhận giao khoán rừng mới có thu nhập ổn định từ rừng. (Thời Nay 20/4) đầu trang(
Hơn 250 hecta rừng thông đặc dụng ở tiểu khu 147, phía Tây Nam TP Huế đang ở trong tình trạng báo động.Khi nguy cơ cháy rừng tại đây đã là cấp 4-cấp nguy hiểm...
Nắng hạn đã khiến mực nước tại các hồ xuống thấp, khu vực này lại cách xa khu dân cư nên việc phòng chống cháy rừng gặp nhiều khó khăn.
Rút kinh nghiệm từ những năm trước, bước vào mùa khô năm nay, Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong đã phối hợp với Hạt kiểm lâm TP Huế tăng cường công tác thu gom thực bì, phát quang và tạo đường ranh cản lửa phòng chống cháy rừng.
Xác định nguyên nhân cháy rừng phần lớn xuất phát từ sơ suất của người dân trong việc đốt vàng mã, thực bì nên công tác tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng được lực lượng kiểm lâm TP Huế đặc biệt chú trọng. Những băng rôn, khẩu hiệu với nội dung như thế này được bố trí khắp các đường dẫn vào rừng.
Bên cạnh đó, đơn vị còn tăng cường tuần tra, kiểm soát, lập các chốt, trạm bảo vệ rừng để có thể phát hiện nhanh nhất các đám cháy xảy ra; tập trung kiểm tra chặt chẽ các đối tượng ra vào rừng, đẩy mạnh công tác phát ranh cản lửa...
Trong năm 2014, trên địa bàn tỉnh TT-Huế xảy ra 18 vụ cháy rừng, thiêu rụi trên 33 ha rừng các loại. Riêng đầu năm 2015 đến nay, mặc dù ở TT-Huế chưa xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng nhưng công tác phòng chống cháy rừng luôn được cơ quan chức năng tỉnh TT-Huế chú trọng.
Theo dự báo, nắng nóng sẽ còn kéo dài nên nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, ngoài việc các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng chống cháy rừng thì hơn ai hết mỗi một người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn tình trạng cháy rừng. Bên cạnh đó, việc quy hoạch điểm đốt vàng mã tại khu vực nghĩa trang là một vấn đề cũng cần được sớm tính đến. (VTV Huế 21/4) đầu trang(
Là xã vùng 3 của huyện Sông Mã, Chiềng Phung có 18 bản với  tổng diện tích rừng tự nhiên trên lớn 7.390 ha. Trong những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã luôn quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, từng bước đưa nghề rừng trở thành một trong những ngành nghề chính trong cơ cấu kinh tế, góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống nhân dân.
Hiện nay trên địa bàn xã có 5.437ha tổng diện tích đất lâm nghiệp; trong đó rừng phòng hộ 2.143 ha, rừng sản xuất 277,53 ha , diện tích rừng hiện còn gần 4.200 ha, diện tích chưa có rừng 1.835 ha. Diện tích rừng hiện còn trên địa bàn xã đã được giao đến các chủ thể quản lý; từ đó nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các chủ rừng ngày một nâng lên; trình độ hiểu biết và chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng của người dân sống trên địa bàn được nâng lên.
Cơ chế chính sách đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, chương trình dự án đầu tư cho công tác Bảo vệ và phát triển vốn rừng được nhà nước quan tâm; đời sống của những người làm kinh tế nghề rừng đã được cải thiện, nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã đưa vào vận dụng phù hợp với điều kiện của địa phương; chủ trương xã hội hóa nghề rừng ngày càng được quan tâm và phát triển.
Anh Lường Văn Thỏa, bản Pọn, xã Chiềng Phung, huyện Sông Mã cho biết: Trước đây bà con mình có thói quen đốt rừng làm nương nhưng từ ngày được cán bộ tuyên truyền, bà con đã hiểu được lợi ích của rừng. Nhiều gia đình đã cam kết không đốt rừng làm rẫy và ngăn chặn không cho những người khác phá rừng. Đặc biệt là từ khi được giao quản lý bảo vệ rừng tới hộ gia đình thì ý thức của bà con được nâng lên không phá rừng như trước nữa
Xác định công tác bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng là một trong những  nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn xã , từ đó cấp ủy chính quyền xã đã thực sự vào cuộc để bảo vệ, phát triển rừng bằng được diện tích rừng hiện còn.
Đồng chí Lường Văn Thưởng, Bí thư chi bộ bản Pọn, xã Chiềng Phung, huyện Sông Mã tâm sự: Chiềng Phung là xã vùng 3, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn; chúng tôi chỉ đạo thành lập tổ bảo vệ quản ý, phòng cháy chữa cháy rừng của bản. Đặc biệt là kiểm lâm huyện cũng trực tiếp phụ trách và hướng dẫn  bà con phát đốt nương rẫy, không để xảy ra cháy rừng, phá rừng bừa bãi, Từ đó bà con trong bản cũng đã hiểu được lợi ích của rừng và rừng của xã Chiềng Phung ngày càng phát triển.
Thực hiện mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, xã Chiềng Phung  đã lập quy hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong những năm qua, đã tổ chức gần 100 buổi tuyên truyền với sự tham gia của 3.000 lượt người; mở hội nghị tại xã, bản quán triệt tới người dân các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Quan tâm đến công tác Quản lý bảo vệ rừng , 100% số bản trong xã Chiềng Phung đều thành lập các Ban quản lý, các tổ, đội quản lý, bảo vệ rừng với trên 600 người tham gia chủ yếu là lực lượng dân quân, thanh niên và chủ rừng. Các Ban quản lý  không chỉ thường xuyên phối hợp với lực lượng kiểm lâm thực hiện tốt chức năng quản lý bảo vệ rừng mà còn tích cực tuyên truyền  vận động nhân dân tham gia vào các tổ đội, quần chúng bảo vệ rừng và  cho các bản và tổ chức ký cam kết tới 100% số hộ về công tác quản lý bảo vệ  rừng. Trong hương ước của các bản đều quy định rõ nội dung về bảo vệ rừng, trách nhiệm của các hộ gia đình và người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Xã còn phối hợp với Kiểm lâm huyện tổ chức phát tờ rơi với nội dung tuyên truyền về  công tác quản lý bảo vệ rừng,  về các vấn đền cấp bách trong bảo vệ  rừng.
Các đội xung kích của bản  thực hiện các nhiệm vụ: kịp thời phát hiện các hành vi phá rừng trái phép, vận động và nhắc nhở nhân dân trong vụ sản xuất trên nương, đảm bảo đốt nương không để cháy lan vào rừng, chủ động làm đường băng cản lửa cho các khu rừng có nguy cơ cháy cao, tích cực tham gia các cuộc diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng do huyện và xã tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng ứng phó trước mọi tình huống có thể xảy ra.
Trong công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, UBND xã Chiềng Phung đã phối hợp  chặt chẽ với Hạt kiểm lâm huyện và các trưởng  bản, đoàn thể trong toàn xã, tổ chức ký cam kết với các  chủ rừng để làm tốt công tác nhận khoán bảo vệ rừng, có biện pháp bảo vệ tốt và chống chặt phá khai thác rừng trái phép đạt hiệu quả. Các tổ bảo vệ quản lý  rừng thường xuyên  đi tuần tra canh gác các khu rừng được giao khoán, hạn chế thấp nhất các hành vi, vi phạm chặt phá rừng trái phép xảy ra.
Ông Lường Văn Binh, Trưởng bản Pọn, xã Chiềng Phung, huyện Sông Mã cho biết: Bản chúng tôi đã thành lập tổ bảo vệ  rừng gồm 20 người trên tinh thần là tự nguyện tham gia. Tổ bảo vệ rừng có nhiệm vụ thường xuyên tuyên tuyền tới mọi người dân trong bản luôn nêu cao tinh thần cảnh giác để bảo vệ rừng  làm sao cho đạt hiệu quả. Đảm bảo không để cháy rừng xảy ra; nếu có trường hợp có xảy ra các đám cháy nhỏ do đốt nương thì tổ cũng sẽ huy động nhân dân tổ chức dập tắt các đám cháy một cách kịp thời nhanh nhất. Bên cạnh đó hàng ngày bản chúng tôi đều cắt cử một nhóm 4 người thường xuyên đi tuần tra, bảo vệ rừng  nhằm ngăn kịp thời những hành vi khai thác rừng bừa bãi”.
Cùng với công tác quản lý bảo vệ rừng, Chiềng Phung còn chú trọng tới việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tới bà con nhân dân trong xã, gắn với từng nhóm đối tượng và phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của  từng bản  và toàn xã. Bên cạnh đó còn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và chủ trương hoá nghề rừng, phối hợp với hạt kiểm lâm huyện giao đất rừng đến bản trong toàn xã và hiện nay tất cả các diện tích rừng đã có chủ đích thực. Công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó,  xã thường  xuyên quan tâm tới công tác phòng cháy chữa cháy, trực 24/24 giờ trong những tháng mùa khô, phân vùng trọng điểm  để các đội phòng cháy chữa cháy bản dễ quản lý, dễ tiếp cận và có phương án phòng cháy kịp thời nếu có cháy rừng xảy ra; thành lập đoàn kiểm tra đôn đốc các bản, đơn vị chủ rừng về công tác triển khai thực hiện phương án phòng cháy, chủ động chuẩn bị phương tiện, thiết bị và lực lượng sẵn sàng để  phòng cháy, chữa cháy theo phương châm  4 tại chỗ "Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ ".
Thường xuyên cập nhật  dự báo cháy rừng và theo dõi diễn biến để thông báo kịp thời nguy cơ cháy rừng, phát dọn đuờng băng cản lửa, tăng cường kiểm tra quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô để phát hiện ngăn chặn  kịp thời những hành vi phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; huớng dẫn người dân đốt dọn thực bì để canh tác nông nghiệp đúng qui định, không để lửa cháy lan vào rừng.
Phát huy hiệu quả từ việc đổi mới tổ chức công tác quản lý, bảo vệ rừng theo hướng xã hội hoá, Chiềng Phung đã từng bước nâng cao độ che phủ của rừng. Hiện nay, độ che phủ đạt trên 45%, xã đang tiếp tục thực hiện các biện pháp lâm sinh phục hồi những diện tích rừng trọng điểm, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rà soát giao đất rừng, triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ thực hiện quản lý bảo vệ và trồng rừng kinh tế, phấn đấu nâng độ che phủ của rừng lên 60% vào năm 2017. (Đài PTTH Sơn La 21/4) đầu trang(
Trưa 20.4, tàu cá BL - 3088TS của gia đình ông Hồ Văn Điều (ngụ ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) trong lúc đánh bắt hải sản ngoài khơi cảng cá Gành Hào đã bắt được con rùa biển quý hiếm nặng 62 kg.
Sau khi bắt được rùa biển, chủ tàu cá đã đưa vào bờ và bàn giao lại cho Phòng Nông ngiệp - Phát triển nông thôn huyện Đông Hải chăm sóc để chờ thả trở lại tự nhiên.
Nhiều ngư dân Bạc Liêu cho biết họ vẫn gọi loài rùa biển mà tàu ông Điều vừa bắt được là rùa trắng bông.
Cán bộ phòng nông nghiệp huyện Đông Hải cũng nhận định rùa biển này cùng loại với vích biển, thuộc nhóm động vật quý hiếm, cần được bảo vệ và nghiêm cấm giết thịt.
Dự kiến, ngày 28.4, ngành nông nghiệp huyện Đông Hải sẽ thả rùa ở cửa biển Gành Hào để trở về môi trường thiên nhiên. (Đại Đoàn Kết 22/4) đầu trang(
Nhiều cây xanh có cơ hội sống sót khi tiếng nói của người dân được lắng nghe.
Du khách thập phương có dịp đến với Quần thể Di tích lịch sử Am Tiên (xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), nơi bà Triệu dấy binh đánh đuổi quân Ngô xâm lược, ai cũng trầm trồ trước hàng cây xà cừ đẹp hút hồn dọc 2 bên đường làng dẫn vào di tích.
Theo các cụ cao niên, hàng cây xà cừ tồn tại gần 100 năm. Trước đây có gần 100 cây nhưng do biến cố của lịch sử, hiện chỉ còn có 23 cây. “Hàng cây xà cừ được người Pháp trồng từ những năm 1920. Khi cây lớn lên, hàng cây là nơi che bóng mát cho bà con những lúc đi làm đồng, chúng tôi xem cây như bạn của làng” - cụ Hoa, thôn làng Mậu, xã Tân Ninh, nói.
Đã nhiều lần bị dọa chặt nhưng nhờ người dân và sự quyết tâm bảo vệ của chính quyền xã Tân Ninh mà hàng cây vẫn bình an đến bây giờ. Ông Lê Văn Sơn, cán bộ văn hóa xã Tân Ninh, cho biết: “Trước đây, một công ty khai thác mỏ nhiều lần xin chặt hàng cây để mở rộng đường vào mỏ nhưng chúng tôi không đồng ý. Gần đây nhất, Công ty CP Cromit Cổ Định Thanh Hóa đóng trên địa bàn đào một mương dẫn nước ngay sát hàng cây. Nghe bà con phản ánh, chúng tôi đã kiểm tra và yêu cầu đơn vị này điều chỉnh vị trí mương để không làm ảnh hưởng đến cây” - ông Sơn nói.
Ông Sơn kể cách đây vài năm, một cây xà cừ bị rụng hết lá, người dân đã làm tờ trình xin chặt cây để lấy gỗ đóng bàn ghế cho học sinh. Tuy nhiên, sau khi ra kiểm tra, nhận thấy cây đang ra chồi non nên ông báo cáo lãnh đạo địa phương giữ lại cây. Ít lâu sau, cây ra lá xanh tốt và sống khỏe mạnh đến nay.
“Khi đó, có người đề nghị bồi dưỡng tôi ít tiền để họ chặt cây nhưng tôi kiên quyết từ chối. Một vài triệu đồng mình có thể làm ra được nhưng để có được một cây xà cừ như ngày nay không phải là dễ” - ông Sơn nói.
Được biết, trước đây, dự án mở đường từ sân bay Thọ Xuân đi cảng Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đi qua đây. Biết tin, chính quyền xã Tân Ninh đã có tờ trình đề nghị nếu làm đường thì không được chặt hàng cây mà phải làm cầu vượt. Con đường đó sau này đã được điều chỉnh sang vị trí khác. “Chúng tôi đã làm tờ trình xin công nhận hàng cây là cây di sản để có chính sách bảo vệ tốt hơn” - ông Sơn nói thêm.
Trên tuyến Quốc lộ 45 đoạn qua xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa có một cây cáo tuổi đời hơn 100 năm nhưng còn rất xanh tốt. Cây cáo được xem như báu vật của thôn Ban Thọ, xã Vạn Thắng, nhiều lần người dân đã “chiến đấu” đến cùng để bảo vệ cây.
Cụ Vũ Ngọc Viên (83 tuổi, ngụ thôn Ban Thọ) cho biết trước đây, có 2 cây cáo sống với nhau như “vợ chồng” nhưng khoảng 7 năm trước, khi nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 45, đơn vị thi công tổ chức chặt 2 cây này. “Người dân ra sức phản đối nhưng đơn vị này vẫn cho người chặt mất 1 cây. Sau đó, trong làng có nhiều người liên tiếp gặp nạn, thậm chí người chặt cây cáo cũng bị gãy tay. Vì vậy, khi đơn vị làm đường tiếp tục cho chặt cây còn lại, dân làng chúng tôi kéo ra vây kín gốc cây nên mới giữ lại được” - cụ Viên kể.
Ông Lê Đình Thức, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nông Cống, cho biết những cây có tuổi đời trên 100 năm ở huyện Nông Cống rất hiếm. “Chúng tôi thấy việc giữ lại những cây cổ thụ là rất cần thiết. Nó không chỉ có giá trị về mặt văn hóa mà còn có giá trị về nghiên cứu bảo vệ nguồn gien của những loài cây này. Khi thấy người dân phản đối không cho chặt cây, huyện cũng đồng tình” - ông Thức nói.
Những ai đã từng đi ngang qua hoặc sống tại Kon Tum chắc hẳn sẽ không quên hình ảnh những cây vông to lớn nằm ngay bên cầu Đắk Bla, cửa ngõ vào TP Kon Tum. Cũng ở đây, có một gốc cây nhưng đến 2 ngọn là 2 cây khác nhau là si và tơ đáp mà người dân thường gọi là cây đôi. Đối với nhiều người, nhìn thấy hàng vông và cây đôi là đã đến TP Kon Tum.
Người Kon Tum còn lưu giữ một câu chuyện cổ tích rằng cây đôi là hiện thân của đôi trai gái yêu nhau say đắm nhưng do không cùng bộ tộc nên không đến được với nhau. Vào một đêm trăng sáng, chàng Si và nàng Hoa hẹn gặp nhau bên bờ sông Đắk Bla than thở cho mối tình tuyệt vọng. Trong cái lạnh của đêm rừng, chàng trai và cô gái quyện chặt nhau. Khi con gà rừng cất tiếng gáy, người làng nhìn thấy một cây si và cây tơ đáp quấn sít nào nhau.
Trong cuốn Tạp ký Kon Tum, nhà văn Tạ Văn Sỹ kể lại rằng: “Mùa tháng giêng, tháng 2, hoa tơ đáp như e lệ chúm chím một màu đỏ thắm trên cao, phản chiếu ánh hồng xuống lá si xanh rì bên dưới”.
Năm 2012, kỷ niệm 100 năm Kon Tum, chính quyền đã cho chặt một phần cây tơ đáp để lại tán si thấp lè tè che bóng. Không lâu sau đó, cây si ủ rũ và chết hẳn. Người ta bảo rằng do cây tơ đáp đã chết rồi, cây si cũng không muốn sống trên cõi đời nữa.
Tiếc cây đôi bao nhiêu, người dân Kon Tum lại xót cho hàng cây vông ở cửa ngõ TP bấy nhiêu. Cụ Lê Thị Lành - SN 1932, người có hơn 40 năm bán hàng nước dưới những gốc cây vông - than thở: “Tôi gắn bó với mấy cái cây đã mấy chục năm rồi, bao nhiêu lá rụng tôi còn đếm được. Khi thấy người ta chặt hạ cây thì tiếc lắm nhưng dân thì nói được gì, ngay cả nhà báo nói mà chính quyền có nghe đâu”. Chị N.T.M, người con gái út của cụ Lành, luyến tiếc: “Bây giờ, nghe đài báo nói ở ngoài Hà Nội họ phản đối dữ lắm mới giữ lại được hàng ngàn cây xanh. Biết thế lúc trước, chúng tôi cũng phản đối quyết liệt hơn”. (Người Lao Động 21/4) đầu trang(
Vẫn diễn ra tình trạng phá rừng phòng hộ trái phép để làm rẫy trên địa bàn xã Vĩnh Kim và Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh, Bình Định). (Nhân Dân 22/4) đầu trang(
21/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh Văn Mạnh (SN: 1982, trú tại Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình) về tội Trộm cắp tài sản.
Đinh Văn Mạnh là “mắt xích” cuối cùng trong đường dây trộm cắp gỗ sưa trên nhiều địa bàn như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn.
Sau khi phạm tội, Đinh Văn Mạnh bỏ trốn đến ngày 22/7/2014 thì bị bắt theo lệnh truy nã của Công an thị xã Sơn Tây.
Báo Pháp luật TPHCM đưa tin, tại phiên tòa, HĐXX nhận định trong thời gian từ tháng 11/2011 đến ngày 5/3/2012, Đinh Văn Mạnh đã thực hiện trót lọt được 14 vụ trộm với số tài sản chiếm đoạt là 106 triệu đồng, thu lợi bất chính hơn 18,5 triệu đồng.
Sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án cũng như những tài liệu, chứng cứ được thẩm tra tại tòa, HĐXX đã quyết định tuyên phạt bị cáo Đinh Văn Mạnh 5 năm tù về tội Trộm cắp tài sản, cộng với 3 năm án cũ tổng cộng hình phạt mà Mạnh phải chấp hành 8 năm tù giam theo đúng tội danh bị đưa ra truy tố.
Theo cáo trạng được báo Công lý dẫn lại, vào khoảng 2h30 sáng ngày 21/12/2011, Mạnh cùng Tuyển, Thời, Vịnh đi xe ô tô BKS 35A-1121, tới số nhà 5 Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên dùng cưa để cưa cây gỗ sưa đỏ cao khoảng 7m, rồi lấy một đoạn dài 1m20 mang về nhà Giang, róc vỏ bên ngoài lấy lõi, bán cho một đối tượng (không rõ lai lịch) ở Thường Tín với giá 17 triệu đồng.
Thấy việc trộm cắp gỗ sưa vừa dễ dàng lại được nhiều tiền nên ngày 26/12/2012, Mạnh và đồng bọn tiếp tục quay lại TP Thái Nguyên để chặt trộm cây sưa khác trên phố Lương Ngọc Quyến. Nhưng đúng lúc nhóm trộm hành sự thì nhân dân phát hiện, khiến bọn chúng phải tháo chạy.
Trên đường về Hà Nội, Tuyển cùng đồng bọn phát hiện cây sưa ở thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh nên đã dừng lại đốn hạ. Bọn chúng sau đó cũng chỉ cắt lấy một đoạn mang về bán với giá 17 triệu đồng.
Tiếp đó, sáng ngày 5/1/2012, Mạnh cùng Tuyển, Giang, đi ô tô đến vườn hoa trường đại học Thủy Lợi (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội), cưa một cây sưa đỏ cao 7m, lấy một đoạn hơn 1m mang bán được 14 triệu.
Trước đó, vào ngày 29/11/2013, các đối tượng Đinh Văn Tuyển, 27 tuổi (kẻ khởi xướng ra băng trộm cắp gỗ sưa) và Trương Văn Vịnh (27 tuổi), Phạm Thanh Cao, Đinh Lâm Thao (cùng 34 tuổi); Trương Văn Thống, Bùi Văn Văn, Mai Văn Trường (30 tuổi); Trương Văn Giang, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Văn Hiển (32 tuổi); Bùi Văn Giang (28 tuổi); Đinh Văn Thời (26 tuổi); Bùi Văn Lượng (22 tuổi); Nguyễn Văn Định (36 tuổi,tất cả đều trú ở Thạch Thành, Thanh Hóa) đã bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt từ 2 năm đến 10 năm tù. (Pháp Luật VN + Công An Nhân Dân + Người Đưa Tin 22/4) đầu trang(
Theo ghi nhận ngày 19.4 của BQL rừng phòng hộ Nam Ban (Lâm Hà, Lâm Đồng), hiện trên địa bàn xã Phi Tô (Lâm Hà) có đến 6.800m2 rừng thông thuộc rừng phòng hộ do ban quản lý đang xảy ra tình trạng “ken cây” (bơm thuốc độc vào gốc, thắt kẽm gai và đổ muối... sau đó là đốn hạ) để lấy đất sản xuất.
Diện tích rừng phòng hộ bị “ken cây” này thuộc tiểu khu 262A, cây trồng chủ yếu là thông ba lá được trồng hơn 10 năm trước, có đường kính gốc trung bình 40cm. Trong đó, đến nay đã có khoảng 3.300m2 bị chặt trắng; diện tích còn lại có đến hơn 50% số cây thông đã chết khô.
BQL rừng phòng hộ Nam Ban cho biết, hiện tượng “ken cây” để lấy đất sản xuất tại tiểu khu 262A xảy ra từ nhiều năm nay; ban đã báo cáo với UBND huyện Lâm Hà để tìm cách ngăn chặn nhưng hiệu quả không cao vì đối tượng thường “ken cây” và đốn hạ cây, kể cả trồng càphê, vào... ban đêm. (Lao Động 20/4) đầu trang(
QL 37, nối TP.Yên Bái tới thị xã Nghĩa Lộ, chủ yếu chạy qua huyện Văn Chấn. Con đường nhỏ hẹp và cua gắt len lỏi qua những đổi bát úp trổng keo, bồ đề và mỡ, "đặc sản" của vùng trung du Bắc Bộ.
Đang mùa khai thác, gỗ ván bóc từ thân cây gỗ phơi trắng 2 bên đường. Tiếng máy xẻ, máy phay rít lên chói tai, phá vỡ cái không gian yên ả của buổi trưa hè. Trong 3 loại gỗ công nghiệp tại đây, gỗ mỡ có giá cao hơn gỗ keo và gỗ bổ đề.
Cách đây 30 năm, gỗ mỡ được coi là loại cây công nghiệp xóa đói giảm nghèo nên được trổng ổ ạt. Nhưng loại gỗ này lại khiến người dân lao đao vì chót trồng nó. Để thu hoạch được, phải chờ đợi tới 20 năm, thậm chí 30 - 40 năm mới có giá tốt, trong khi trồng keo và bồ đề chỉ cẩn 7 -8 năm đã thu hoạch được.
Những đồi gỗ mỡ dần thưa thớt, người dân chặt mỡ đến đâu là trổng loại khác xen vào. Vài năm nữa, chắc bóng dáng loại cây này sẽ không còn ở vùng trung du nữa mà chỉ còn ít ỏi trên đường phố Hà Nội (?). (Nông Thôn Ngày Nay 18/4) đầu trang(
Nam Sa Thầy là huyện biên giới của tỉnh Kon Tum nằm giáp ranh với Campuchia. Đây là một trong ít nơi còn sót lại những khu rừng nguyên sinh có diện tích lớn của tỉnh Kon Tum.
Tuy nhiên rừng Nam Sa Thầy đang đứng trước nguy cơ xóa sổ. Cuộc chiến giữ rừng ở đây đang nóng bỏng với mức độ tàn phá của lâm tặc không chỉ “phá quy mô” mà còn chuyển qua “đánh du kích”.
Từ trung tâm huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), chúng tôi đi dọc sông Sê San ngược lên các khu rừng nằm dọc biên giới Campuchia trên địa bàn huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum).
Từ khi sông Sê San bị ngăn dòng tích nước làm thủy điện, hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh nằm phía bên kia bờ sông trở thành khu vực hoạt động nóng bỏng của lâm tặc.
Trung tá Từ Đình Huy, phụ trách đội công tác Nam Sa Thầy (Công an tỉnh Kon Tum), cho biết lợi dụng địa bàn hẻo lánh, rộng lớn và vắng bóng lực lượng giữ rừng, lâm tặc đưa cưa lên rừng cắt gỗ rồi luồn xuống sông kết bè về hạ nguồn như chốn không người.
Tuyến đường đi qua giữa khu rừng nguyên sinh nằm dọc bên sông Sê San dày đặc dấu lốp xe, mặt đường bị cày xới bởi các loại xe chở gỗ.
Sau khoảng hai giờ lội rừng, chúng tôi tới một điểm tập kết gỗ nằm giữa lưng chừng núi. Trong một khoảng đất rộng được lâm tặc chặt đốn dọn, hàng trăm khúc gỗ được xẻ vuông vức chất đống.
Những khúc gỗ quý như gáo, sao xanh, dổi... được xẻ thành hộp rộng 40-80cm, dài hàng chục mét chờ cơ hội đưa ra khỏi rừng. Một tuyến đường nhỏ cũng được phát dọn từ điểm tập kết gỗ chạy thẳng xuống bến gỗ nằm bên sông Sê San.
“Toàn bộ số gỗ này sẽ được kéo bằng máy xuống bến gỗ giấu dưới mặt nước, đợi lúc không có lực lượng tuần tra, lâm tặc kết bè chìm đưa về Ia Grai (tỉnh Gia Lai)” - một cán bộ quản lý bảo vệ rừng Nam Sa Thầy cho biết.
Để có thể tiếp cận các bãi gỗ và những cánh rừng nằm sâu phía trong rừng Nam Sa Thầy, lực lượng bảo vệ rừng phải đi xe máy luồn qua các cánh rừng rậm và lội bộ hàng giờ. Giữa ban ngày, đứng ở một ngọn núi dễ dàng nghe tiếng máy cưa gào xé trong rừng sâu, thỉnh thoảng những lùm cây lại bị dạt ra bởi thân gỗ lớn được lâm tặc cưa đổ.
“Chúng tôi giữ rừng không xuể, rừng rộng bao la, nhìn thấy lâm tặc ở đó nhưng để tới nơi có khi mất cả ngày” - một cán bộ nói với vẻ bất lực. Xuôi thuyền đi dọc sông Sê San, chúng tôi thấy hàng chục khoảng đất trống được mở ra nằm rải rác bên bờ sông.
Công an tỉnh Kon Tum cho biết tất cả bãi đất này đều là bãi gỗ mà lâm tặc dọn ra, từ giữa đêm đến rạng sáng các khu vực này huyên náo bởi tàu thuyền đến “ăn gỗ” theo sông về Gia Lai.
Trước tình trạng phá rừng ồ ạt, táo tợn, từ tháng 10-2014 UBND tỉnh Kon Tum triển khai một lực lượng hùng hậu gồm kiểm lâm cơ động, bộ đội biên phòng, cảnh sát giao thông lẫn cảnh sát đặc nhiệm vào rừng Nam Sa Thầy.
Công an, kiểm lâm được vũ trang, mang xe chuyên dụng, súng đạn quần nát các tuyến đường vào rừng. Đêm đêm lính cơ động cải trang thành người dân ôm súng nằm ngủ tại rừng để canh lâm tặc. Các loại xe tải vào ra cửa rừng đều bị dừng lại kiểm soát kỹ càng.
Trong khi phía nam của huyện Sa Thầy, cuộc chiến giữ rừng đang cam go với các nhóm lâm tặc “có tổ chức” thì ở các xã giáp ranh trung tâm huyện Sa Thầy, lâm tặc đánh lẻ cũng hoành hành khiến các lực lượng giữ rừng phải đuối sức. Để có thể vận chuyển gỗ trót lọt ra bên ngoài, lâm tặc ở đây tổ chức theo kiểu “du kích”.
Tại các xã Ia Xiêr, Ia Tăng, Ialy... hằng ngày lâm tặc tổ chức vận chuyển gỗ trên những xe máy được “độ chế” lại để chở gỗ cưa xẻ từ rừng.
Mỗi khúc gỗ như vậy nặng hàng tạ. Trên các tuyến đường dẫn từ bìa rừng đi qua các xã về huyện, thỉnh thoảng người dân lại hốt hoảng vì tiếng nẹt pô của những xe máy không biển số này.
Chúng lao đi vun vút bất chấp nguy hiểm. Một người dân bán nước trên tỉnh lộ từ xã Ia Xiêr về Sa Thầy nói: “Mỗi ngày có bốn, năm đợt lâm tặc đưa gỗ ra như thế. Mỗi lần xe qua là náo động, chúng tôi sống ở đây chứng kiến cảnh như thế cũng quen rồi mà ít khi thấy bóng dáng kiểm lâm”.
Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đi sâu hơn vào các khu vực rừng giáp ranh với dân. Tại đây các con đường phục vụ lấy gỗ được lâm tặc mở ra, những con dốc dựng đứng bị gỗ trượt mòn tạo thành lối đi. Một người dân cho biết không có một cây gỗ nào mà lâm tặc không thể chặt được.
Chặt xong chúng dùng máy tời kéo về bìa rừng, dùng cành cây, cỏ tranh phủ lên che giấu. Chờ đến thời điểm vắng bóng kiểm lâm, gỗ sẽ được đưa ra.
Cách phá rừng theo kiểu “đánh lẻ, chia nhỏ” như thế vừa tránh được sự truy đuổi của lực lượng giữ rừng, vừa không thể bị truy tố vì số lượng gỗ chở theo không đủ để cấu thành tội.
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Sa Thầy Trần Tân Văn lắc đầu ngao ngán cho biết: “Toàn bộ huyện chỉ có 35 kiểm lâm, 1/3 trong số này được tỉnh huy động để giữ rừng ở mạn phía Nam Sa Thầy, số nhân sự còn lại phải quản lý trên một diện tích quá lớn nên không xử lý hết.
“Vẫn biết rừng bị phá nhưng các lực lượng hỗ trợ giữ rừng như công an xã, dân quân... được hỗ trợ rất ít kinh phí nên họ không mặn mà. Lâm tặc ở đây gần như rành hết cán bộ kiểm lâm, nắm rõ hành vi của họ nên việc phá rừng chỉ là chuyện nhỏ”.
“Quá trình điều tra chúng tôi xác định sở dĩ rừng Nam Sa Thầy bị tàn phá một phần là do được bảo kê, nhiều đối tượng cộm cán, nghiện ma túy được các đầu nậu đứng sau giật dây trả tiền để thuê vào rừng đốn gỗ về bán với giá rẻ mạt. Các đối tượng này sẵn sàng hành hung lực lượng giữ rừng” - trung tá Từ Đình Huy cho biết.
Còn theo trung tá Duy Mạnh Hùng - phụ trách đội đặc nhiệm Nam Sa Thầy, từ khi hai trạm chốt được dựng lên ở hai cửa ra vào rừng, tình hình phá rừng lắng dịu hẳn. Ngay khi tung quân vào rừng, các cuộc tập kích bất ngờ đã được triển khai.
Hàng chục lán trại được dựng lên giữa rừng bị phát hiện, nhiều đối tượng lâm tặc xăm trổ đầy mình, trong đó có nhiều đối tượng nghiện ma túy được công an áp giải về lấy lời khai. Công an cũng phát hiện hàng chục bãi gỗ tập kết giữa rừng.
Nhiều tháng trực chiến giữ rừng, càn quét các bến gỗ dọc sông Sê San, cuối năm 2014 lực lượng trấn áp Công an Kon Tum được lệnh rút về.
Tuy nhiên chỉ sau hai tuần rút về, tình hình phá rừng ở Nam Sa Thầy lại náo nhiệt. Lâm tặc đưa xe, cưa lốc vào rừng dựng lán nên Công an Kon Tum quyết định đưa quân trở lại. (Tuổi Trẻ 22/4) đầu trang(
Cứ cái đà khai thác rừng bừa bãi như hiện nay, tôi với bác sẽ sớm phải sống trong hoang mạc thôi.Bao năm rồi mà chúng ta vẫn bất lực trước bọn này nhỉ?
- Một phần do luật pháp chưa nghiêm, nhưng theo tôi chủ yếu do không ít cán bộ tha hóa tiếp tay cho lâm tặc.
- Bác ăn nói phải cẩn thận, làm gì có cán bộ nào đi phá hoại đất nước mình.
- Tại hội nghị Bàn về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng vừa diễn ra, có ý kiến cho rằng không ít cán bộ không chỉ tham gia buôn bán đất rừng mà còn chỉ đạo việc phá rừng, buôn lậu gỗ quý.
- Thật sao, hay họ làm thế để xâm nhập vào tổ chức của bọn lâm tặc nhằm diệt bọn này từ trong trứng đây.
- Được thế đã tốt. Đằng này, có cán bộ nhận hối lộ của lâm tặc, lên cả kế hoạch phá rừng một cách hợp pháp.
- Thế thì nguy hiểm quá. Lâm tặc dù có liều lĩnh đến mấy vẫn phải hoạt động trong bóng đêm, chứ cán bộ mà tham gia phá hoại rừng như thế  thì thiệt hại không thể đo đếm được. Bác có bằng chứng không?
- Thì chính ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chua chát nêu lên thực trạng xảy ra ở địa phương mình mà.
- Ơ, hóa ra kẻ phá hoại đang ở trong chính hàng ngũ của chúng ta, bác ạ. (An Ninh Thủ Đô 23/4) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Huyện Hạ Hòa có hơn 14 nghìn ha đất lâm nghiệp chiếm hơn 41% tổng diện tích tự nhiên vì vậy huyện đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Trong những năm qua, nhiều chương trình dự án được triển khai trên địa bàn đem lại hiệu quả cao, trong đó có Dự án Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 đã góp phần bảo vệ diện tích hiện có, khoanh nuôi phục hồi và trồng mới  hàng ngàn ha rừng sản xuất.
Nhận thức của người dân về rừng được nâng lên rõ rệt. Sản xuất lâm nghiệp đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Thực hiện Dự án Bảo vệ và phát triển rừng từ năm 2011 đến 2015, toàn huyện đã trồng được hơn 2.100ha rừng, riêng năm 2015 đã trồng 500ha rừng. Đồng chí Hoàng Trung Văn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hạ Hòa cho biết: “Để triển khai trồng rừng đạt kế hoạch, đúng tiến độ, chúng tôi đặc biệt chú trọng công tác khuyến lâm. Hạt cử cán bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát người dân trồng rừng đúng kỹ thuật nên tỷ lệ cây sống cao, phát triển tốt. Thấy được hiệu quả từ rừng người dân đã tích cực đầu tư về nhân công, áp dụng TBKT vào trồng rừng”.
Cùng với trồng rừng theo Dự án Bảo vệ và phát triển rừng, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn và các hộ dân tự trồng 1.850ha. Trong 5 năm trên địa bàn đã trồng mới gần 4.000ha rừng. Phát triển rừng, những năm qua trên địa bàn huyện đã sử dụng hiệu quả quỹ đất rừng hiện có, xây dựng và phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu của nhân dân và phục vụ chế biến; tạo việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn huyện.
Gia đình anh Nguyễn Trọng Đông ở xã Văn Lang có hơn 2ha rừng được tham gia Dự án bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ được hỗ trợ cây giống và kỹ thuật nên cây keo hạt ngoại đã trồng phát triển rất tốt. Cùng với trồng rừng gia đình anh còn chăn nuôi trâu bò, lợn, gà nên đã thoát được cảnh đói nghèo.
Công tác phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 của huyện Hạ Hòa ước đạt 100% kế hoạch, độ che phủ rừng đạt trên 37%, đảm bảo khả năng bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ đầu nguồn, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với trồng rừng, giai đoạn 2011-2015, rừng sản xuất và rừng đặc dụng được giao khoán bảo vệ tốt, đất rừng không bị xâm lấn, không bị xảy ra tình trạng khai thác trái phép. Qua việc giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã góp phần nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, việc trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, hạn chế: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu hộ gia đình, chưa thu hút được tổ chức doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Phần lớn các hộ sản xuất lâm nghiệp còn trong tình trạng thiếu vốn. Diện tích manh mún khó khăn cho việc thiết kế trồng rừng. Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa. Thị trường không ổn định, chính sách thu mua còn nhiều bất cập,  hạn chế thu hút người dân và doanh nghiệp đầu tư trồng rừng.
Giai đoạn 2016-2020 huyện phấn đấu trồng rừng theo dự án bảo vệ và phát triển rừng 2.250ha, trồng rừng bằng vốn tự có 1.750ha; khoán bảo vệ 7.250ha rừng. Để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra huyện tập trung phát triển rừng theo hướng bền vững nhằm nâng cao chất lượng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai. Đồng thời thực hiện tốt chính sách phát triển rừng sản xuất góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; sử dụng hiệu quả quỹ đất rừng sản xuất hiện có nhằm phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu của nhân dân và phục vụ chế biến lâm sản trên địa bàn huyện. (Báo Phú Thọ 23/4) đầu trang(
Thông tin một ngân hàng dự kiến sẽ cung cấp tín dụng cho nông dân vay vốn nhằm hiện thực hóa “giấc mơ tỷ đô” với cây mắc ca đã và đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là người dân các tỉnh Tây Nguyên…
Chưa nói chuyện thị trường, nguồn giống “đầu vào của giấc mơ” cũng  gây nhiều quan ngại. Theo thống kê, trong số khoảng 1 triệu cây mắc ca đang được trồng với diện tích khoảng 5.000 héc ta thì đang có đến một nửa diện tích này được trồng từ mắc ca giống thực sinh (từ hạt), dự báo cho năng suất, chất lượng kém.
Mới đây, Ngân hàng LienVietPostbank đã gây chú ý khi đưa ra một ý tưởng khá “táo bạo”, rằng họ sẽ đề xuất Ngân hàng Nhà nước gói giải pháp 10 ngàn tỷ đồng (giai đoạn đầu) cho nông dân vay, thậm chí thông qua hình thức tín chấp, ưu đãi để trồng và phát triển khoảng 200 ngàn héc ta mắc ca ở Tây Nguyên trong thời gian 5 năm tới.
Trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - cơ quan vốn chủ việc cây con, giống má thì lại tỏ ra cẩn trọng, với yêu cầu chưa mở rộng diện tích lên một cách ồ ạt. Vì hiện nay, trên thế giới sau nhiều năm phát triển cũng mới chỉ có khoảng 80 nghìn hécta.
Thái độ cẩn trọng trên xem ra rất cần thiết, bởi theo GS.Hoàng Hòe - nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng thì trong 5.000 héc ta mắc ca được trồng, chỉ có 50% sử dụng giống ghép chất lượng tốt từ cây đầu dòng, còn một nửa diện tích còn lại là giống mắc ca thực sinh cho năng suất, chất lượng rất kém.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều chuyên gia am hiểu giống cây trồng cũng lên tiếng cảnh báo: Giống mắc ca thực sinh, giống mắc ca mắt ghép giả cho năng suất, chất lượng kém, đây là điều đáng lo ngại nhất cho việc phát triển mắc ca bền vững.
“Vấn đề quan trọng then chốt đó là khâu làm giống, quản lý giống, nếu không quản lý chặt chẽ nguồn giống sẽ dẫn tới việc không kiểm soát được chất lượng và giống tốt, giống kém lẫn lộn, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới người nông dân. Vì vậy, vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước và các Bộ, ban ngành liên quan cần phải được phát huy, làm sao để nông dân tiếp cận được nguồn giống chất lượng”. - TS. Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên nhấn mạnh.
Tìm hiểu của PLVN được biết, vào tháng 9/2011, Bộ NN&PTNT đã từng ra quyết định công nhận 9 dòng mắc ca chất lượng tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường, gồm: 482, 741, 800, 900, 695, OC, 246, 816, 849. Và đến thời điểm hiện nay, Bộ này đã cho triển khai 353ha trồng thuần và 125ha trồng xen, cộng với hơn 40 vườn mắc ca thông qua chương trình khuyến lâm, đã có gần 500ha cây mắc ca có nguồn gốc rõ ràng hoàn toàn có triển vọng để được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường. Thế nhưng việc vẫn để hơn một nửa diện tích mắc ca sử dụng giống thực sinh cho thấy việc kiểm soát nguồn gốc mắc ca đã, đang bị buông lỏng?
Đáng lo ngại hơn, trên thị trường hiện nay cây giống mắt ghép giả có giá khoảng 30.000 đồng/mắt ghép, mắt ghép thật có giá 70.000 đồng một mắt ghép. Nhưng mắt ghép thật chỉ 3 năm là cho trái, trong khi mắt ghép giả 5-7 năm mới cho trái, sản lượng lại rất thấp, thậm chí còn không cho thu hoạch.
Trước tình trạng này, Bộ NN&PTNT đã khuyến cáo người dân chỉ trồng những giống đã được Bộ này công nhận là giống quốc gia hoặc giống tiến bộ kỹ thuật, theo các hướng dẫn về quy trình kỹ thuật. Bộ khẳng định nghiêm cấm và sẽ siết chặt các hoạt động nhập khẩu giống với mục đích thương mại khi chưa trải qua khảo nghiệm theo quy định về quản lý giống cây trồng. G.K
Năm ngoái, khi thông tin về kế hoạch đầu tư nói trên được phát đi, một số ý kiến nghi ngại về ý tưởng của ngân hàng này. Thậm chí, có người còn cho đó là lời... “chém gió”. Sau đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Ngân hàng LienvietPostbank nói đại ý rằng: “Trước đây nếu là tôi, nghe ai đó nói một kế hoạch như vậy thì tôi cũng nghĩ là “chém gió”. Vì nó còn mới quá, và chưa thấy thực tiễn tại Việt Nam”.
Bởi theo ông này, ngay cả khi triển khai thì cũng phải mất 5-7 năm mới chứng minh được. Tuy nhiên, LienVietPostBank và Tập đoàn Him Lam đã tổ chức nghiên cứu, thuê chuyên gia nước ngoài cùng làm, xây dựng  quy trình cụ thể. Theo ông này thì ý tưởng trồng cây mắc ca đã có từ cách đây 2 năm. (Pháp luật VN 23/4) đầu trang(
Nếu không có định hướng và chiến lược rõ ràng, nguy cơ mắc ca sẽ đi vào “vết “xe đổ” của nhiều cây trồng khác, và hậu quả nặng nề người nông dân phải gánh chịu...
Theo nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch rừng thì nước ta có hàng triệu ha đất phù hợp với cây mắc ca. Đây là điều mà các nước trên thế giới không có được.
Mặc dù Australia là một trong những nước phát triển cây này từ rất sớm nhưng trong 50 năm qua diện tích trồng mắc ca chỉ đạt 16.000 - 17.000 ha vì chi phí nhân công, và chi phí thuê đất của họ quá đắt. Giá cây giống mắc ca ở Úc là 20 USD/cây giống, còn Việt Nam chỉ 60.000 - 80.000 đồng/cây. Để trồng một ha mắc ca ở Úc chi phí đầu tư cây giống mất khoảng 6 nghìn USD. Trong khi đó, năng suất mắc ca ở Úc cao nhất là 4 tấn/ha. Hawai khoảng 6 tấn/ha. Hiện nay Trung Quốc cũng đang phát triển mạnh loại cây này, tuy nhiên mỗi cây chỉ cho 7,5 kg/cây/năm.
Hơn nữa, hạt mắc ca chỉ mới chiếm 1,2% trong tổng số hạt cứng, hạt khô trên toàn thế giới. Sản lượng chỉ mới 162.000 tấn một năm. Trong khi đó, nếu so sánh hạt mắc ca và hạt điều, hạnh nhân thì hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng lớn hơn gấp nhiều lần, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều sản phẩm như bánh kẹo, dầu ăn, mỹ phẩm. Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn cao nhất trong số các loại hạt đã biết, chứa khoảng 22% axit béo omega-7 là axit palmitoleic, có các tác động sinh học tương tự như một chất béo chưa bão hòa đơn. Cây cũng chứa 9% protein, 9% cacbohydrat và 2% sơ dinh dưỡng, cũng như canxi, photpho, kali, natri, selen, sắt, thiamin, riboflavin vàniacin.
Cung không đủ cầu trên thị trường thế giới hiện nay, chính là cơ hội để Việt Nam có thể mạnh dạn đầu tư phát triển loại cây trồng này. Tuy nhiên, điều quan trọng để mang lại hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững chính là cần có một chiến lược quy hoạch bài bản, khoa học.
Trên thực tế, cây mắc ca đã vào Việt Nam gần 20 năm, Bộ NN- PTNT, chính là nơi đầu tiên tiếp nhận những dự án nghiên cứu từ nước ngoài, là nơi phát triển những vườn ươm khảo nghiệm trên nhiều vùng miền của cả nước với tổng diện tích sau hai thập kỷ là khoảng 35 ha. Và Bộ, cũng đã có một đề tài nghiên cứu khoa học kéo dài trong nhiều năm, tốn kém không ít tiền bạc và công sức để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển mắc ca VN. Bên cạnh đó, gần 3.000 ha mắc ca đã được người dân và DN tự trồng bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. (Với sản lượng trung bình 4 tấn/ha, mỗi năm trừ chi phí thì mỗi ha, một số hộ dân ở vùng Tây Nguyên có thể thu lãi tới 100 triệu đồng).
Thế nhưng, cho đến nay mọi thứ mới chỉ dừng lại ở “chưa có căn cứ khoa học”, trong khi đó, đã có những nơi như: ĐăkLăk, Lâm Đồng, bà con vội vàng đi mua giống giá rẻ hoặc tự trồng bằng hạt không cắt ghép cây, mặc dù cây rất tốt nhưng sẽ không có quả, phải chặt phá trong tương lai. Và rồi, loạn bán giống, giá sản phẩm thì ảo, chưa có thông tin thị trường chính xác… Thực trạng này, là do chúng ta chưa có đầu mối đứng ra tổ chức và giám sát các tiêu chuẩn, chưa có các DN và nhà đầu tư thực sự mạnh cùng vào cuộc chuẩn hóa.
Do vậy, vấn đề trách nhiệm của Bộ NN- PTNT lúc này, không phải là đặt câu hỏi “ngược” đối với nông dân và doanh nghiệp, mà chính là vấn đề về điều tra quy hoạch một cách khoa học xác định quỹ đất, vấn đề thị trường, vấn đề về giống; cụ thể trồng ở đâu? trồng bao nhiêu? trồng thế nào? bán cho ai?. Nghĩa là, chúng ta cần phát triển cây mắc ca một cách bài bản, có đầu tư xứng đáng, tổ chức khoa học và chặt chẽ, tạo dựng và phát triển thị trường với sự đồng hành và hợp đồng cam kết của các doanh nghiệp... Có như vậy, sản phẩm làm ra mới đạt chất lượng và đầu ra tốt.
Trên thế giới, có rất nhiều mô hình phát triển cây mắc ca thành công đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, như mô hình trồng và chế biến mắc ca là của MPC- Cty hàng đầu của Australia, sau khi được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư phát triển cây mắc ca, doanh nghiệp này đã đầu tư khoảng 60 triệu USD xây dựng một nhà máy sơ chế hạt mắc ca với công suất chỉ 11.000 tấn/năm.
Để đạt được độ ẩm 10% của hạt mắc ca, phải mất thời gian sấy lên tới 4 tuần, nhiệt độ ổn định ở mức 40 độ C. Cùng với đó, để có nguồn nguyên liệu ổn định, họ đầu tư vốn cho các nông trại và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các nông trại. Hợp đồng này rất chặt chẽ và được pháp luật bảo vệ nên không bên nào muốn vi phạm. Hiện tại, MPC có quan hệ hợp đồng với 750 nông trại khắp Australia.
Theo mô hình này, nhà nước chỉ tham gia với tư cách là cơ quan trọng tài giám sát tham mưu, định hướng bằng chính sách đòn bẩy và là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, còn về vấn đề đầu tư, thị trường, doanh nghiệp là người đi tiên phong và chịu trách nhiệm.
Còn đối với VN, với quy mô mắc ca như hiện nay, chúng ta nên đầu tư các xưởng sơ chế mắc ca vừa và nhỏ ở ngay vùng nguyên liệu, với công suất từ 5 - 10 tấn/năm. Đồng thời, nên khuyến khích xây dựng nhà máy ở gần thị trường tiêu thụ. Ví dụ như các đô thị lớn để bảo đảm rằng, sản phẩm mắc ca sau khi ra lò, sẽ được vận chuyển nhanh nhất, trong điều kiện tốt nhất đến nơi có nhu cầu để đảm bảo chất lượng cao. Không nhất thiết phải đặt ngay tại các vùng nguyên liệu như Tây Bắc, Tây Nguyên, bởi hạt mắc ca sau khi đã qua sơ chế thì có thể bảo quản được thời gian lên tới cả tháng.
Mặc dù là loại cây trồng đã du nhập vào trong nước từ rất lâu. Thế nhưng, so với các loại cây nông nghiệp khác, nó vẫn là một sự mới mẻ, do đó, sự định hướng của cơ quan đầu ngành là một yếu tố rất quan trọng, giúp người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, chứ không phải là kiểu “vừa đi vừa tìm đường” như hiện nay. (Diễn đàn doanh nghiệp 23/4) đầu trang(
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho rằng, để tạo thuận lợi cho DN trong quá trình làm thủ tục hải quan, sự đổi thay, nỗ lực của riêng ngành Hải quan là chưa đủ mà quan trọng là phải có sự phối hợp chủ động, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành liên quan.
Theo tinh thần Nghị quyết 19 năm 2014 của Chính phủ, ngành Hải quan đã triển khai nhiều nội dung như Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN, thực hiện kiểm tra hàng hóa XNK bằng máy soi, xây dựng Luật Hải quan 2014… Ông đánh giá như thế nào về tác động của những động thái trên đối hoạt động của cộng đồng DN?
Hàng loạt đổi thay thời gian qua đã thể hiện tiến bộ rõ nét, là bước tiến quan trọng của ngành Hải quan so với trước đây, tác động rất tích cực tới hoạt động của DN. Theo phản hồi, các DN khá hài lòng về cải cách khai báo hải quan, giảm chứng từ giấy và đẩy mạnh khai báo điện tử. Ngoài ra, DN cũng đánh giá cao những nỗ lực của ngành nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa. Bên cạnh đó, thái độ của cán bộ công chức Hải quan cũng được nhìn nhận tốt hơn.
Đặc biệt trong hàng loạt cải cách, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, hướng tới một cửa ASEAN thể hiện tác động nhanh chóng, nổi bật hơn cả. Thay vì việc phải làm việc với nhiều bộ, ngành gây mệt mỏi, lãng phí thời gian thì với Cơ chế một cửa quốc gia DN chỉ cần khai báo tại Cổng thông tin một cửa quốc gia nên rất thuận tiện.
Đứng ở góc độ đại diện cho DN, xin ông cho biết, bên cạnh mặt tích cực, đâu là điểm còn bất cập trong những cải cách của ngành Hải quan?
Tôi cho rằng, một trong những hạn chế là việc triển khai Luật Hải quan 2014 còn chậm. Lẽ ra khi Luật được ban hành phải kèm theo cả Nghị định và Thông tư hướng dẫn nhưng đến đầu tháng 4 vừa qua mới có Thông tư. Điều này sẽ khiến không ít DN lúng túng, bị động. Bên cạnh đó, mặc dù có những cải cách, thời gian hoàn thuế đã giảm song vẫn khá dài, đặc biệt là hoàn thuế GTGT. Việc này gây ra thiệt hại không nhỏ cho DN bởi có DN số tiền hoàn thuế lên tới vài chục tỷ đồng. Các DN rất mong quá trình hoàn thuế sẽ tiếp tục được thúc đẩy nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Có ý kiến cho rằng, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên để thực sự tạo thuận lợi cho DN, rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan Hải quan và các bộ, ngành liên quan. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Theo tôi, ý kiến này khá chính xác. Đối với riêng ngành gỗ, hiện nay, lượng gỗ XK trung bình mỗi năm khoảng 350.000 container, chủ yếu XK qua đường biển. Như vậy, trung bình mỗi ngày XK khoảng 1.000 container. Quá trình XK có suôn sẻ hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà đầu tiên chính là việc làm tờ khai hàng hóa có kịp thời không.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là khâu khai báo hải quan đã đạt nhưng còn nhiều thủ tục liên quan đến bộ, ngành khác như NN&PTNT, Giao thông vận tải… lại chưa hẳn đã kịp thời và thông suốt. Nhiều khi hàng đã sẵn sàng, tàu đã thuê, đến lịch giao hàng nhưng thủ tục chưa xong nên đành hoãn lại. Hàng hóa dồn ứ tại cảng biển, trong khi DN phải chấp nhận chịu phạt do lỗi hợp đồng.
Trên thực tế, để có thể nhanh chóng giải phóng hàng, tạo thuận lợi tối đa cho DN, sự cải cách, nỗ lực của riêng ngành Hải quan là chưa đủ mà rất cần sự hướng dẫn chi tiết, phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan. Cộng đồng DN mong muốn, thời gian tới, công tác phối hợp này sẽ có chuyển biến tích cực, nhất là tại các cảng xuất hàng. Ngoài ra, cơ quan chức năng liên quan nên có sự thống nhất, đưa ra những thông báo cập nhật hàng ngày tới DN về các thông tin như trong ngày đó, cảng sẽ tiếp nhận được bao nhiêu container hàng hóa, trong đó có bao nhiêu container gỗ, thời gian tiếp nhận ra sao… để DN chủ động ngay từ đầu. (Hải Quan 23/4) đầu trang(
Việc quy hoạch ba loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất) của tỉnh Bắc Cạn đang bộc lộ những bất hợp lý, làm nhân dân bức xúc, gây khó khăn cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Thời gian vừa qua, việc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Cạn(Công ty Lâm nghiệp Bắc Cạn) khai thác rừng đầu nguồn để trồng rừng mới đã làm nhân dân xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới bức xúc. Nguyên do, sau khi rừng bị khai thác trắng thì môi trường, môi sinh bị ảnh hưởng, đặc biệt là nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân dần cạn kiệt. Lãnh đạo Công ty Lâm nghiệp Bắc Cạn giải thích: “Khu vực khai thác trắng đã được quy hoạch là rừng sản xuất nên công ty có quyền khai thác để trồng rừng mới”. Giải thích và việc làm của Công ty Lâm nghiệp Bắc Cạn không sai, nhưng nó không phù hợp thực tế.
Ngược lại, trên địa bàn huyện Ngân Sơn, một số khu vực không có chức năng phòng hộ thì cơ quan chức năng lại phê duyệt là rừng phòng hộ. Với quy hoạch như vậy, chính quyền địa phương không dám giao đất cho dân trồng rừng, trong khi dân địa phương không có đất để trồng rừng sản xuất. Trước thực tế này, UBND huyện Ngân Sơn kiến nghị UBND tỉnh rà soát lại quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn huyện, khu vực nào đã quy hoạch là rừng phòng hộ, nhưng trên thực tế không cần thiết, thì chuyển sang quy hoạch rừng sản xuất để địa phương giao cho dân trồng rừng sản xuất, phát triển kinh tế.
Chi Cục trưởng Kiểm lâm Bắc Cạn Hoàng Văn Hải cho biết: “Quy hoạch rừng phòng hộ phải căn cứ độ cao, độ dốc và đầu nguồn sông, suối”. Như vậy, khu vực Thanh Mai mà quy hoạch rừng sản xuất là không phù hợp thực tế, vì rừng nằm ở đầu nguồn thì đáng lẽ ra phải quy hoạch là rừng phòng hộ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Cạn Nông Văn Chí thừa nhận: “Quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn tỉnh đến nay có một số biểu hiện không còn phù hợp thực tiễn. Điển hình là đang có hàng trăm hộ dân tộc thiểu số sinh sống trên sườn núi cao, nơi có rừng nghèo kiệt quy hoạch là rừng phòng hộ. Người dân sống ở những nơi này không có ruộng, bà con cần có đất để trồng rừng kinh tế, trồng ngô để sống thì trong phạm vi nhất định phải chuyển thành rừng sản xuất”.
Năm 2006, tỉnh Bắc Cạn thuê tư vấn lập quy hoạch ba loại rừng, năm 2007 UBND tỉnh Bắc Cạn đã phê duyệt quy hoạch này. Thực tế cho thấy, đơn vị lập quy hoạch chưa nghiên cứu kỹ thực tế, chưa lắng nghe ý kiến của chính quyền cơ sở và nhân dân địa phương, do vậy quy hoạch ba loại rừng đã bộc lộ những bất cập, làm nhân dân nhiều nơi bức xúc, gây khó khăn cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Điều này đã được chỉ ra khi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Cạn vừa giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất lâm trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2004 - 2014.
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Cạn Phương Thị Thanh kiến nghị: “UBND tỉnh rà soát để quy hoạch lại ba loại rừng trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với thực tế”. Sau khi có kiến nghị này, UBND tỉnh Bắc Cạn đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm và chính quyền các địa phương trong năm 2015 phải hoàn thành rà soát để quy hoạch lại ba loại rừng cho chuẩn xác, phù hợp.
Việc rà soát này là cần thiết và theo hướng, khu vực nào không cần thiết là rừng phòng thì chuyển sang rừng sản xuất để phát triển kinh tế; ngược lại, khu vực nào có độ dốc cao, đầu nguồn sông, suối mà trước đây đã quy hoạch là rừng sản xuất thì nay phải quy hoạch là rừng đầu nguồn để có phương án trồng, tái sinh, bảo vệ rừng nhằm bảo đảm chức năng phòng hộ. (Ngày Nay 22/4) đầu trang(
Đây là tên hội thảo quốc tế do Hội Trầm Hương Việt Nam dự định tổ chức vào tháng 11/2015 vói sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Được biết, ngoài hội thảo này, trong năm 2015 này, Hội Trầm hương Việt Nam còn đưa ra một loạt các nhiệm vụ trọng tâm như kết nối và thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan tới sự phát triển của cây dó tạo trầm của Việt Nam; tổ chức các lớp đào tạo ngành trầm, hướng tới đưa chương trình giảng dạy ngành trầm vào chương trình giảng dạy đại học. Ngoài ra, hội cũng đặt mục tiêu thực hiện điều tra cơ bản nhằm xây dựng bản đồ và số liệu cơ bản về cây dó tạo trầm tại Việt Nam... (Khoa Học & Đời Sống 20/4) đầu trang(
Theo báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ quý I/2015 của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong 3 tháng qua, cả nước đã phát hiện 3.941 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 2.839 vụ (42%) so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, phá rừng trái phép 234 vụ, giảm 584 vụ (giảm 71%); diện tích rừng bị phá là 76,8ha, giảm 104,75ha (giảm 58%) so với cùng kỳ năm 2014; cháy rừng xảy ra 21 vụ, giảm 95 vụ (giảm 82%), diện tích rừng bị thiệt hại 31,92ha, giảm 387,12ha (giảm 92%) so với cùng kỳ năm 2014.
Cũng theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong quý I, hầu hết các chỉ tiêu về phát triển rừng vượt so với cùng kỳ 2014, nhiều chỉ tiêu đạt kế hoạch quý. Cụ thể đã chuẩn bị 240 triệu cây giống, bằng 112% so với cùng kỳ năm 2014. Trồng rừng đạt 13.416ha, đạt 6% kế hoạch năm, bằng 167% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 182ha, bằng 65% so với cùng kỳ 2014; trồng rừng sản xuất 13.114ha, đạt 8% kế hoạch năm, bằng 169% so với cùng kỳ 2014; trồng trên 6 triệu cây phân tán, đạt 10% kế hoạch năm, bằng 76% so với cùng kỳ năm 2014; trồng rừng thay thế đạt 120ha; chăm sóc 186.151ha rừng trồng (đạt 51% kế hoạch, bằng 181% so với cùng kỳ 2014).
Theo thống kê sơ bộ, 3 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1.428 triệu USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 995 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường xuất khẩu tăng là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục được thực hiện tốt với 37 tỉnh đã thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Đến nay đã thu được 258 tỷ đồng, đạt gần 20% kế hoạch năm, trong đó quỹ trung ương thu 200 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch, quỹ tỉnh thu được hơn 58 tỷ đồng, đạt gần 15% kế hoạch. Giải ngân của quỹ trung ương cho các tỉnh năm 2015 là hơn 92 tỷ. Các tỉnh đã giải ngân 770,3 tỷ đồng cho các chủ rừng. (Nông Thôn Ngày Nay 23/4) đầu trang(
Theo kế hoạch trồng rừng và cây xanh trên địa bàn thành phố năm 2015, TPHCM phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh cuối năm 2015 đạt 40,01%.
Trong năm 2015, thành phố đặt mục tiêu tăng cường diện tích rừng, cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ, công viên; khôi phục các hệ sinh thái, phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ phát triển Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX.
Theo đó, các cơ quan, đoàn thể, học sinh, sinh viên và nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố sẽ thực hiện trồng rừng và cây xanh trong năm đạt 1.000.000 cây.
Từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ thường xuyên đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trồng rừng và các dự án chăm sóc, tu bổ rừng; tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng và tham gia trồng cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh; tổ chức phong trào trồng cây nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước...(Công an TP.HCM 23/4) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Nhân ngày Trái đất 22/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới thăm Vườn quốc gia Everglades thuộc bang Florida và có bài phát biểu nhằm thúc đẩy người dân nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.
Lần đầu tới Everglades, ông Obama đã kêu gọi sự ủng hộ trên toàn quốc về vấn đề cắt giảm ô nhiễm không khí cũng như hiện tượng Trái đất nóng lên và mực nước biển dâng. Vườn quốc gia Everglades đang đứng trước nguy cơ bị nước biển xâm lấn, hủy hoại môi trường sống của các loài động vật hoang dã.
"Biến đổi khí hậu đang đe dọa Vườn Everglades và các cộng đồng sống phụ thuộc vào nó. Nếu chúng ta không hành động, có lẽ sẽ không còn một Everglades như chúng ta vẫn biết đến", ông Obama phát biểu. (Tin Tức 23/4)đầu trang( ./.
Biên tập: Nguyễn Mai