Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 19 tháng 01 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Để đảm bảo công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trước, trong và sau tết nguyên đán, đồng thời tích cực chuẩn bị tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2017 thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Ngày 16-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đề nghị UBND các huyện, thị, thành phố phối hợp tổ chức tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán cụ thể:
Tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là những điểm du lịch tại các vùng đồi núi, khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà sư… cạnh đó triển khai quyết liệt phương án phòng cháy chữa cháy rừng tại địa phương, chủ động ứng phó, kiểm soát tình hình, kịp thời khống chế nhanh các trường hợp cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.   Chủ động tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” của địa phương mình vào đầu mùa mưa và lồng vào kế hoạch trồng cây lâm nghiệp phân tán của địa phương năm 2017.  Thời điểm tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây”, đề nghị lấy ngày 19/5 là ngày sinh Bác Hồ và ngày 5/6 là Ngày Môi trường thế giới, để các địa phương tổ chức thực hiện cho phù hợp điều kiện thời tiết.
Việc tổ chức trồng cây phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, tạo mọi điều kiện để các cơ quan, tổ chức, trường học và nhân dân tham gia. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa của “Tết trồng cây”, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, trồng rừng, về vai trò tác dụng, giá trị của rừng và công tác trồng cây, trồng rừng gắn với phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khi hậu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tham mưu tốt cho Ban chỉ đạo về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bố trí lực lượng theo dõi, ứng trực trước, trong và sau Tết Nguyên đán và trong suốt thời kỳ cao điểm mùa khô. Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc phối hợp về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, có các phương án đảm bảo lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Đồng thời phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Báo An Giang đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về mục đích, ý nghĩa của “Tết trồng cây”, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, trồng rừng, về vai trò tác, dụng, giá trị của rừng và công tác trồng cây, trồng rừng gắn với phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khi hậu.
Phối hợp với các địa phương tổ chức khảo sát, lập kế hoạch tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và kế hoạch trồng cây, trồng rừng năm 2017 trên địa bàn tỉnh đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cây giống để phục vụ kịp thời cho việc tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và kế hoạch trồng cây, trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quản lý chất lượng cây giống theo Quy chế quản lý giống cây lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Tuyên Giáo An Giang 17/1)đầu trang(
Nhìn lại trong những năm vừa qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Các tổ chức, các hộ gia đình đã đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng trên diện tích được giao nhờ đó độ che phủ của rừng được nâng lên 37,1%
Mặc dù kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, nhưng sản xuất lâm nghiệp của tỉnh ta vẫn còn một số tồn tại, khó khăn thách thức như: kết quả phát triển rừng không đồng đều giữa địa phương; chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên có nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm.
Tình trạng chặt phá rừng tự nhiên để lấy đất trồng rừng tập trung tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam vẫn diễn ra; năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của đơn vị chủ rừng còn hạn chế. Một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao đã bị chuyển đổi sang mục đích khác nhưng chưa xử lý kiên quyết, kịp thời. Trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ là chủ yếu, đời sống người làm rừng vẫn còn khó khăn.
Theo Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt ngày 31/12/2015, toàn tỉnh có tổng diện tích 153.739 ha đất lâm nghiệp. Trong đó rừng đặc dụng 13.303 ha (8,6%); rừng phòng hộ 20.708 ha (13,5%); rừng sản xuất 119.728 ha (77,9%), nâng độ che phủ của rừng đến năm 2020 38%. Như vậy diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp tăng so với năm 2014 là 7.304 ha.
Ngày 23 tháng 12 năm 2014 UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.
Trong đó định hướng phát triển lâm nghiệp từ nay đến năm 2020 là: Thực hiện làm giàu rừng tự nhiên khoảng 1000 ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt kém chất lượng sản trồng rừng sản xuất 2.300 ha; Trồng 29.000 ha rừng tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ, giống mới vào trồng rừng nhằm nâng cao năng xuất rừng trồng bình quân lên 20m3/ha/năm; mở rộng diện tích kinh doanh gỗ lớn, đến năm 2020 dự kiến diện tích kinh doanh gỗ lớn khoảng 7.200 chiếm 10% trồng diện tích rừng trồng sản xuất; sản lượng khai thác gỗ bình quân 250.000 m3 năm 2015 và đến năm 2020 đạt 350.000 m3, trong đó tỷ lệ gỗ lớn chiếm 40% trổng sản lượng khai thác; Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu ván ghép thanh, ván MDF. Để thực hiện mục tiêu, nội dung đề ra, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Trước hết vẫn là giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển rừng trong nhân dân cùng với việc tiếp tục thực hiện củng cố hệ thống tổ chức quản lý gắn với tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp.
Thứ hai: Tổ chức thực thiện tốt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Rà soát đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít sung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo văn bản 845/BNN-TCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, cấp xã theo theo phân cấp tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng đối với các doanh nghiệp được thuê rừng trên địa bàn tỉnh.
Thứ 3: Tiếp tục thực hiện Kế hoạch nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2017; tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô tế bào sản xuất giống Bạch đàn lai các dòng (UP99, UP95, UP54, PNCT3...) và Keo lai (các dòng BV10, BV33, BV73) và một số giống mới khác.
Thứ 4: Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình, kỹ thuật thâm canh rừng trồng; các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất giống cây lâm nghiệp theo phương pháp truyền thống thay bằng vật liệu bầu siêu nhẹ để giảm bớt nhân công lao động trong khâu trồng rừng; từng bước áp dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất, thực hiện tỉa thưa, tỉa cành, chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng.
Thứ 5: Tiếp tục thực thiện phương án sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp để ổn định mô hình tổ chức sản xuất mới trên địa bàn tỉnh. Triển khai hiệu quả Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Liên kết giữa các công ty lâm nghiệp với hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến lâm sản; liên kết giữa các hộ gia đình tạo thành nhóm hộ, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ khâu trồng rừng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp.
Thứ 6: Cụ thể hóa, đề xuất một số chính sách hỗ trợ cho lâm nghiệp. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lâm nghiệp, nhất là đầu tư các nhà máy chế biến sâu với công nghệ hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà chế biến, tiến tới hình thành Hiệp hội doanh nghiệp lâm nghiệp tỉnh.
Xây dựng và triển khai các mô hình kinh doanh rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) để có thể mở rộng xuất khẩu nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường các nước Mỹ, EU, Nhật Bản …
Thứ 7: Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, khuyến khích tích tụ đất đai theo quy định, tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung; khuyến khích mở rộng các hình thức liên doanh liên kết giữa nhà đầu tư có tiềm lực về kỹ thuật, tài chính và chế biến, tiêu thụ với các chủ rừng là công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng có quỹ đất trồng rừng sản xuất, các hộ gia đình; chủ rừng cho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp với nhà đầu tư.
Huy động các nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng, vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, từ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và vốn trong dân đầu tư lại sau khi khai thác rừng trồng. (Kế Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng 17/1)đầu trang(
Nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2016, từ đầu năm Chi cục Kiểm lâm đã chủ động xây dựng phương án hợp lý nhằm giải quyết những vấn đề có thể xảy ra: Huy động tối đa lực lượng bố trí tại các trạm, chốt bảo vệ rừng, chủ động nắm bắt thông tin; tổ chức các đợt truy quét tại một số địa bàn trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang tại những địa bàn xung yếu, phức tạp về nạn phá rừng, nguy cơ cháy rừng (Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa...) để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và giải quyết khi có tình huống xảy ra.
Mùa hanh khô, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm chủ động tham mưu cho UBND các huyện, xã tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động năm trước, kiện toàn các ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng và xây dựng phương án, tổ chức thực hiện đối với mùa khô những năm tiếp theo.
Trong năm, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hạt kèm băng tuyết kéo dài đã gây ra một số vụ cháy rừng tại các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng… Song các hạt kiểm lâm đã khẩn trương phối hợp với chính quyền các cấp huy động lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” triển khai những biện pháp chữa cháy rừng, nhanh chóng dập tắt đám cháy, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Song song với công tác bảo vệ rừng thì nhiệm vụ phát triển rừng luôn được Chi cục Kiểm lâm chú trọng thực hiện. Năm 2016, theo kế hoạch trồng rừng của UBND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp cây giống trồng được gần 1,4 triệu cây phân tán với một số loại cây chủ đạo như: Keo tai tượng, mỡ, thông mã vỹ, lát hoa, bạch đàn, sa mộc, vối thuốc, táo mèo… tỷ lệ sống trung bình đạt 76,6%.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp giao đất giao rừng theo Kế hoạch 388/KH-UBND của UBND tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất, giao rừng; tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 38,5%.
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2016 còn một số hạn chế. Nổi cộm nhất là tình trạng phá rừng tại huyện Mường Nhé. Năm 2016, Hạt Kiểm lâm Mường Nhé đã phát hiện 182 vụ phá rừng, gây thiệt hại 171,56ha rừng; đã xử lý 15 vụ, đề nghị khởi tố 1 vụ, xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách gần 90 triệu đồng.
Tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp, khó kiểm soát do tình trạng di cư tự do vào địa bàn Mường Nhé chưa được ngăn chặn; công tác vận động dân di cư về nơi ở cũ chưa đạt hiệu quả. Sự gia tăng cơ học về dân số gây áp lực về đất sản xuất, dẫn đến tình trạng phá rừng.
Ông Nguyễn Duy Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Năm 2017, Chi cục Kiểm lâm đề ra 19 giải pháp cơ bản để khắc phục những hạn chế, tồn tại nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Trong đó, tập trung tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có; khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng và phát triển tài nguyên rừng, góp phần nâng cao độ che phủ rừng theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp đề ra, nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, kiện toàn bộ máy tổ chức, chấn chỉnh hoạt động của kiểm lâm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác nghiệp vụ. Đặc biệt, tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trong việc ngăn chặn dân di cư tự do vào huyện Mường Nhé, ngăn chặn tình trạng phá rừng do dân di cư; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại một số huyện: Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé. (Báo Điện Biên Phủ 18/1)đầu trang(
Là đơn vị đặc thù trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng nên không hề khó hiểu khi các cán bộ Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình luôn trực chiến kể cả khi thời tiết bất lợi nhất.
Những cánh rừng Khe Núng, Khe Nét, Khe Tang, khu rừng huyện Tuyên Hóa giáp ranh giới tỉnh Hà Tĩnh… là những địa điểm lâm tặc thường nhòm ngó, nhưng nhờ sự rốt ráo và kiên quyết của các cán bộ Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình mà các địa danh này đang dần bình yên hơn.
Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình quản lý 7 hạt kiểm lâm của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, chính vì vậy, luôn có người túc trực bám sát địa bàn, phối hợp với chính quyền các địa phương có giải pháp tích cực trong việc tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng. Các đơn vị chủ rừng trên địa bàn cũng phối kết hợp với Chi cục để nắm tình hình, kiểm tra, truy quét các đối tượng vi phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ phá rừng, khai thác trái phép, nhất là các khu rừng giáp ranh và những vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Tăng cường kiểm tra lâm sản trên các tuyến đường bộ, đường sông, các vị trí trọng yếu, nhằm ngăn chặn vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép từ rừng ra, xử lý nghiêm theo quy định.
Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm luôn sẵn sàng ứng cứu phòng cháy, chữa cháy, dập lửa khi có tình huống xảy ra để giữ gìn, bảo vệ cho những cánh rừng nơi đây bình yên, xanh tươi và phát triển. (Kinh Tế Nông Thôn 18/1)đầu trang(
Nhờ sự nhận thức của người dân được nâng lên cùng sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, Hạt kiểm lâm Ba Chẽ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng...
Trong thời gian qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự tích cực vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhận thức của người dân trong việc quản lý và bảo vệ rừng đã được nâng lên. Vì vậy công tác quản lý và bảo vệ rừng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tình trạng phá rừng làm nương, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản, động vật quý hiếm trái phép đã được kiểm soát, giảm so với những năm trước đây.
Huyện Ba Chẽ có tổng diện tích tự nhiên là 60.658,7 ha trong đó tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 56.622,3 ha, chiếm trên 90% tổng diện tích tự nhiên. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Trong thời gian qua, Hạt kiểm lâm huyện đã đẩy mạnh công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường tuần tra kiểm soát, ngăn chặn nạn buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn, đẩy mạnh công tác PCCC rừng do đó đã không để xảy ra vụ cháy rừng lớn nào.
Theo đồng chí Hà Duy Khiên – Hạt trưởng, Hạt kiểm lâm huyện Ba Chẽ cho biết: Hiện nay công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện của lực lượng Hạt kiểm lâm huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, lực lượng mỏng, điều kiện làm việc còn gặp nhiều thiếu thốn. Hoạt động của các đối tượng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động thực vật quý hiếm trái phép ngày càng tinh vi, manh động.
Vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền ở một số cơ sở trong công tác quản lý về bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế; chế tài xử lý các đối tượng vi phạm Luật quản lý và bảo vệ rừng còn có những bất cập…
Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Huyện uỷ - HĐND- UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng phát triển rừng; ngăn chặn triệt để các hành vi khai thác lâm sản trái phép, nhất là tình trạng khai thác rừng thông chưa đến tuổi khai thác.
Hạt kiểm lâm huyện đã tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an, Quân sự, BQL rừng phòng hộ; cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã, thị trấn tổ chức 12 cuộc tuyên truyền, tập huấn công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCC rừng với hơn 600 lượt người tham gia; tăng cường công tác tuần tra, ngăn chặn, xử lý các các vụ việc liên quan đến khai thác vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép.
Kết quả năm 2014, Hạt kiểm lâm huyện đã xử lý 17 vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, PCCC rừng và quản lý lâm sản trong đó có 11 vụ vô chủ, 06 vụ có chủ. Tịch thu hơn 36,39m3 gỗ các loại , 35 Strer củi, 48 kg nhựa thông, 5.000 kg tre truy nộp ngân sách nhà nước với tổng số tiền hơn 101,7 triệu đồng.
Bên cạnh đó, công tác tăng cường kiểm tra khai thác gỗ rừng rừng tự nhiên trái phép; giám sát việc khai thác gỗ rừng trồng của các tổ chức, hộ gia đình được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng, đồng chí Hà Duy Khiên- Hạt trưởng, Hạt kiểm lâm huyện nhấn mạnh: Trong thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định về quản lý bảo vệ rừng và PCCC rừng; phối hợp với phòng Cảnh sát PCCC số 2 xây dựng kế hoạch kiểm tra tôt chức kiểm tra việc thực hiện công tác BVR- PCCCR; thực hiện hiệu quả quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư.
Làm tốt công tác giao, quản lý và sử dụng đất rừng cho nhân dân; nâng cao kỹ thuật PCCC rừng, kiện toàn lực lượng, thực hiện triệt để phương châm “4 tại chỗ” trong PCCC rừng; ngăn chặn kịp thời triệt để các hành vi khai thác lâm sản trái phép; chủ động phòng, ngừa và chữa cháy kịp thời có hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra; thực hiện vững chắc phát triển sản xuất lâm nghiệp, xây dựng nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp của huyện trong thời gian tới. (Gia Đình & Pháp Luật 18/1)đầu trang(
Do địa hình đồi núi hiểm trở phức tạp, cán bộ Kiểm lâm của tỉnh tương đối mỏng. Trong thời gian qua, đã xảy ra việc người dân lợi dụng, khai thác gỗ trái phép tại rừng đặc dụng Phong Quang, Vị Xuyên.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban lãnh đạo tỉnh cùng với các sở, ban ngành trong toàn tỉnh chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm tăng cường hơn nữa công tác quản lý và bảo vệ rừng, tránh tình trạng khai thác gỗ trái phép tái diễn. Đến nay, tình trạng khai thác gỗ trái phép đã không còn.
Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề trên, cũng như việc làm thế nào để quản lý, bảo vệ rừng tốt nhất, ông Bùi Văn Đông, Chi Cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cho biết: “Do địa hình trên địa bàn tỉnh Hà Giang đa phần là đồi núi khá phức tạp, lực lượng cán bộ Kiểm lâm trong toàn tỉnh lại mỏng, theo quy định mỗi một cán bộ Kiểm lâm phụ trách 1.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, tổng số cán bộ trong toàn chi cục tính đến nay vẫn còn thiếu gần một nữa, hiện tại vẫn còn tinh giản biên chế tiếp.
Cũng theo Quyết định 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 100 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn, bản vùng đệm, vùng lõi để đồng quản lý rừng đặc dụng, mức hỗ trợ là 40 triệu đồng/thôn,bản/năm, các chính sách hỗ trợ cho người dân được giao rừng vẫn chưa đáp ứng được. Ngoài ra, quyền hạn rất hạn chế, đây cũng là lý do lâm tặc vẫn lộng hành…
Tuy nhiên, không phải thế mà Kiểm lâm tỉnh Hà Giang không sát sao, lực lượng Kiểm lâm trong toàn tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền, nhân dân, tăng cường sự hỗ trợ của lực lượng các ngành Công an, Biên phòng, Quân sự của cấp tỉnh, huyện, xã cho công tác bảo vệ rừng, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
Tổ chức đối thoại, tuyên truyền, vận động nhân dân với sự tham gia của các ngành; ký cam kết bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình; ký cam kết không dùng cưa xăng, thành lập tổ tự quản bảo vệ rừng xuống các thôn bản, tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền xã trong công tác bảo vệ rừng.
Phối hợp với chính quyền địa phương lập danh sách, khoanh vùng đối tượng nghi vấn liên quan đến các hành vi vi phạm, xây dựng các biện pháp đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng trên.
Xây dựng hòm thư tố giác các hành vi vi phạm, gồm hòm thư cố định tại các Trạm Kiểm lâm và hòm thư lưu động để lấy ý kiến của người dân tại các buổi tuyên truyền, họp thôn. Khen thưởng đột xuất, tuyên dương, thưởng nóng bằng tiền mặt 01triệu/ 01 cá nhân, người có thành tích tố giác, phát hiện, bắt giữ lâm tặc phá rừng trái phép.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lãnh đạo công chức Kiểm lâm các đơn vị trực thuộc và công chức Kiểm lâm thuộc các Ban quản lý rừng đặc dụng cùng tham gia. Mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng mẫu biểu xử phạt vi phạm hành chính; phối hợp với Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh mở các lớp tập huấn quản lý sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với lực lượng Kiểm lâm.
Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do ngành tổ chức; tập huấn khuyến lâm và phát triển rừng cho cán bộ Kiểm lâm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tập huấn công tác quản lý, bảo vệ rừng đáp ứng cấp chứng chỉ rừng.
Chi cục Kiểm lâm cũng đã giao cho Đội Kiểm lâm cơ động về công tác phòng cháy & chữa cháy rừng phải đặt lên hàng đầu, thực hiện tốt công tác nắm bắt thông tin, có kế hoạch bố trí lực lượng đủ mạnh, tổ chức tuần tra kiểm soát tại các điểm nóng, hỗ trợ cho Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Phong Quang bắt giữ và xử lý nghiêm các đối tượng cố tình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Thường xuyên tham mưu chỉ đạo các phòng ban, các cơ quan chức năng của huyện, xã tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm”.
Bên cạnh đó, ông Bùi Văn Đông, Chi Cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cũng rất mong Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Hà Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang có hướng giải quyết tình trạng thiếu hụt biên chế về cán bộ trong toàn chi cục, có các chính sách hỗ trợ tốt hơn cho cán bộ ngành Kiểm lâm và người dân được giao bảo vệ rừng. (Gia Đình & Pháp Luật 19/1)đầu trang(
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa rừng, tuy nhiên các vụ phá rừng vẫn tiếp tục diễn biến nghiêm trọng phức tạp. Minh chứng là thời gian gần đây cơ quan chức năng liên tục phát hiện các vụ vận chuyển, buôn bán, phá rừng của lâm tặc.
Các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn chặn, xử lý hành vi phá rừng nhưng các vụ vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra, dù quy mô các vụ phá rừng có giảm hơn so với trước. Do việc khai thác gỗ trái phép mang lại nguồn lợi lớn vì giá trị gỗ, nhất là quý rất cao nên dù bị truy quét mạnh lâm tặc vẫn tìm mọi cách để phá rừng lấy gỗ.
Song song với đó là tình trạng buông lỏng, tiếp tay, dung túng, bao che cho lâm tặc phá rừng của một số tập thể, cá nhân có thẩm quyền nhưng thoái hóa biến chất, tiêu cực, tham nhũng. Ngoài ra, một số người dân sống dựa vào rừng như đốt rừng làm rẫy, đốn cây lấy củi, lấy gỗ bán mà chưa có giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho họ cũng làm cho rừng vẫn tiếp tục bị “chảy máu”, thu hẹp.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, theo chúng tôi còn có nguyên nhân nữa cũng khá quan trọng mà chúng ta ít đề cập đó là cơ quan chức năng chưa có biện pháp kiểm tra, quản lý nguồn gốc, xuất xứ của gỗ nguyên liệu ngay tại các xưởng chế biến gỗ thành phẩm. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho rừng tiếp tục bị tàn phá, nhất là các vụ vi phạm lớn.
Thực tế cho thấy địa phương nào làm tốt công tác kiểm tra nguồn gốc gỗ và xử lý các xưởng gỗ sử dụng gỗ lậu, gỗ vi phạm thì lập tức tình trạng phá rừng ở địa phương đó giảm hẳn. Bởi vì, suy cho cùng thì dù đường đi như thế nào, vận chuyển ra sao thì điểm đến cuối cùng của gỗ vi phạm vẫn là các xưởng chế biến gỗ. Đây chính là nơi tiêu thụ, tiếp tay và mang lại nguồn sống chủ yếu cho lâm tặc.
Do đó, bên cạnh việc tăng cường công tác tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân kiếm sống dựa vào rừng tự nhiên và xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, các cơ quan chức năng cần làm tốt việc kiểm tra, xử lý đối với các xưởng gỗ tiêu thụ gỗ trái phép, gián tiếp cung cấp tài chính, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng. (Giáo Dục & Thời Đại 18/1, tr6)đầu trang(
Ngày 17/1, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đang tiếp tục kiểm đếm và điều tra làm rõ một vụ vận chuyển gỗ căm lớn (thuộc nhóm II) không rõ nguồn gốc để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào khoảng 19h30’ ngày 16/1, trên tuyến Tỉnh lộ 1 (đoạn qua xã Ea Nuôl – huyện Buôn Đôn) và đường Hồ Chí Minh (đoạn qua xã Hoà Phú, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), tổ TTKS (thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk) đã phát hiện 5 xe tải gồm: BKS: 78C – 048.59, 78C – 042.39, 78C – 033.28; 78C – 040.26 và xe 81C – 078.11 đang vận chuyển gỗ có dấu hiệu chở quá tải. Ngay sau đó, tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe và kiểm tra tải trọng.
Qua kiểm tra, các xe trên đều vận chuyển một số lượng lớn gỗ căm xe, đều vượt quá tải trọng cho phép từ 30 - 50%. Sau đó, lực lượng CSGT đã tiến hành lập biên bản vi phạm. Đồng thời, phối hợp với Đội Chống buôn lậu – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh để kiểm tra nguồn gốc số gỗ trên 5 xe tải.
Lúc này, cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra thì các tài xế không xuất trình được hồ sơ gốc chứng minh nguồn gốc của số gỗ trên. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo quy định. (Giao Thông 17/1; Pháp Luật TP.HCM 18/1, tr10)đầu trang(
Sau nhiều ngày mật phục, PV Dân Việt đã tiếp cận được bãi gỗ quy mô lớn được tập kết ngay tại bãi khai thác cát thuộc thôn Kon Ri, xã Đắk Rơ Wa, TP.Kon Tum.
Phía ngoài bãi khai thác cát treo bảng “Không phận sự miễn vào”. Tại đây, cảnh gỗ kết bè đưa về tập kết và dàn xe tụ tập bốc dỡ gỗ diễn ra công khai, náo nhiệt như một đại công trường với hàng trăm lóng gỗ.
Khoảng 15h chiều 17.1, PV đột nhập vào bãi khai thác cát và ghi nhận thấy, hoạt động bốc gỗ lên xe đang diễn ra tấp nập. Có 3 xe tải lớn và 2 xe cần cẩu chuyên bốc gỗ, trong đó, 2 xe tải lớn gần như đã chất đầy gỗ, cách đó không xa, ngay rìa bờ sông Đắk Bla gỗ vẫn nằm la liệt.
Vừa tiếp cận ghi hình xong, chúng tôi bị một đối tượng ra hỏi dò “ở đâu, làm gì, tại sao lại chụp ảnh…?”. Người này cho biết, đây là địa bàn làm ăn của người tên Tr.
Ngay sau khi rời khỏi hiện trường, PV đã đến Hạt Kiểm lâm TP.Kon Tum trình báo sự việc và yêu cầu lực lượng kiểm lâm đến hiện trường bắt quả tang.
Ông Phạm Ngọc Nhẫn - Hạt phó Hạt kiểm lâm TP.Kon Tum - tỏ ra khá ngạc nhiên trước thông tin PV cung cấp và hứa sẽ cho người đến ngay hiện trường lập biên bản vụ việc. Tuy nhiên, khi PV cùng với lực lượng chức năng đến hiện trường thì 5 chiếc xe này đã không còn nữa. Lúc này, mặc dù có mặt lực lượng kiểm lâm, nhưng một số đối tượng ở đây vẫn lội xuống sông đẩy gỗ ra giữa lòng sông để phi tang chứng cứ. Số gỗ còn lại tại hiện trường đã được trục vớt đưa về trụ sở Hạt kiểm lâm.
Trước đó, từ khoảng 11h ngày 17.1, dọc dòng sông Đắk Bla từ xã Đắk Rơ Wa trôi về hướng trung tâm thành phố, cảnh vận chuyển gỗ lậu trên sông hết sức tấp nập. Theo đó, trung bình mỗi bè gỗ (được kết bằng phao lốp ô tô, dưới được kết 2-3 lóng gỗ) có từ 1 tới 2 người điều khiển được thả trôi sông về điểm tập kết.
Chỉ tính riêng trong ngày hôm đó, PV đã ghi nhận được có hàng chục bè gỗ thả trôi sông. Được biết, bãi gỗ này cách trụ sở UBND xã Đắk Rơ Wa chỉ hơn 1km và cách trung tâm thành phố không xa. Tuy nhiên, sự việc diễn ra công khai, kéo dài nhiều ngày qua.
Sáng 18.1, trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Hồng Sinh - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm TP.Kon Tum - cho biết: Sau khi nhận tin báo của PV, hạt đã cho người đến hiện trường nhưng không bắt giữ được phương tiện nào chở gỗ, hiện vẫn không biết chủ số gỗ là ai. Qua thống kê sơ bộ, lực lượng kiểm lâm đã trục vớt và thu được 25 lóng gỗ, chủ yếu là gỗ thông, dẻ, chò...
Ông Sinh cũng khẳng định, số gỗ này không phải gỗ ở TP.Kon Tum mà được chuyển về từ xã Hà Tây, Hà Đông (huyện Chư Păh, Gia Lai), bởi TP.Kon Tum không có gỗ tự nhiên. Ông Sinh cũng nhấn mạnh: Lực lượng kiểm lâm đã làm hết trách nhiệm chứ không hề có chuyện móc nối, bao che cho lâm tặc. Trách nhiệm để sự việc này xảy ra trước hết thuộc chính quyền địa phương xã Đắk Rơ Wa và kiểm lâm trên địa bàn.
Trong khi đó, trao đổi với Dân Việt, ông Phan Văn Thế - Chủ tịch UBND TP.Kon Tum - cho rằng: Quan điểm của thành phố là xử lý kiên quyết, tịch thu toàn bộ tang vật. Đồng thời lãnh đạo TP cũng chỉ đạo các ngành chức năng như công an, kiểm lâm vào cuộc làm rõ ai là lâm tặc, ai tiếp tay; không có chuyện bao che.
Về vụ việc, ông Thế cũng thay mặt chính quyền thành phố cảm ơn PV Dân Việt đã cung cấp thông tin. “Tôi đã yêu cầu xã và hạt phải báo cáo khẩn cấp để có hướng xử lý. Sơ hở của chính quyền địa phương và ngành chức năng là không sâu sát địa bàn”, Chủ tịch UBND TP.Kon Tum đánh giá. (Dân Việt 18/1; Tiền Phong 19/1, tr11)đầu trang(
Hạt kiểm lâm thành phố Kon Tum vừa phát hiện trên 8,2m3 gỗ (gồm 15 lóng gỗ tròn và 10 hộp gỗ xẻ) trôi dạt trên sông Đăk Bla, thuộc Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum. Qua kiểm tra, số gỗ này không có dấu búa kiểm lâm và không có chủ sở hữu nên hạt đã lập biên bản tịch thu. (Thanh Niên 19/1, tr2)đầu trang(
Ngày 16/1 vừa qua, trên đường đi tuần tra kiểm soát, lực lượng Hạt kiểm lâm huyện Đắk Glei đã phát hiện một xe tải mang BKS: 47C-00955 đang trên đường vận chuyển 5m3 gỗ xẻ từ nhóm 3 đến nhóm 6 tại thôn Đắk Vấc, xã Đắk Kroong (huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum).
Sau khi phát hiện, lực lượng chức năng đã yêu cầu dừng xe kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra lái xe không xuất trình được nguồn gốc số gỗ trên. Lực lượng chức năng đã tiến hành mời lái xe và chủ xe lên làm việc và lập biên bản vi phạm.
Trước đó vào chiều ngày 14/1, lực lượng Hạt kiểm lâm huyện Đắk Glei cũng đã phối hợp với công an xã Đắk Kroong (huyện Đắk Glei, Kon Tum) phát hiện và bắt giữ 2,477m3 gỗ xẻ từ nhóm 3 đến nhóm 6 tại nhà ông Hường (Trú tại thôn Đắk Vực, Đắk Kroong). Sau đó lực lượng chức năng đã lập biên bản và xử phạt, số lượng gỗ trên được vận chuyển về Hạt kiểm lâm huyện Đắk Glei để xử lý theo quy định của pháp luật. (Pháp Luật Plus 19/1)đầu trang(
Từ xa, dồn dập tiếng nổ giòn tan của động cơ xe Minsk vọng lại xé tan không gian tĩnh mịch của đêm tối.
Từ xa, dồn dập tiếng nổ giòn tan của động cơ xe Minsk vọng lại xé tan không gian tĩnh mịch của đêm tối. Chừng vài phút sau, những chiếc xe chở đầy gỗ lao đi vun vút nhắm thẳng hướng ra QL1, nơi có điểm tập kết gỗ lậu đang chờ sẵn.
Từ thị trấn Mẹt (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), đi dọc theo QL1 chừng 2km là đến ngã ba giao với tỉnh lộ 243. Đây là con đường độc đạo dẫn thẳng vào trung tâm xã Hữu Liên, nơi có Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Cũng chính cung đường này, gỗ lậu khai thác trái phép trong rừng sẽ được tập đoàn xế gỗ chở tới các điểm tập kết của những tay đầu nậu.
Đúng 19h ngày 9/1, chúng tôi bắt đầu xuất phát từ thị trấn Mẹt vào “tập kết” tại khu vực gần cổng UBND xã Yên Vượng để “phục kích” đoàn xe chở gỗ lậu từ Hữu Liên đi ra. Hoạt động chính của đội xế gỗ chỉ sôi động nhất trong khoảng thời gian từ 21h đến rạng sáng hôm sau.
Tới 20h50, từ xa, tiếng máy nổ giòn tan của động cơ xe Minsk vang tới xé tan đêm vắng. Vài phút sau, ánh đèn pha loang loáng từ phía xa rọi tới, liền sau đó, một chiếc xe Minsk lao đi, trên xe những thanh gỗ nghiến được chất đầy, cao quá đầu tài xế.
Bất chấp trời tối, chở nặng và mặt đường rất xấu, tay xế gỗ vẫn phóng đi với tốc độ chóng mặt. Bóng chiếc Minsk này vừa khuất được chừng vài phút thì một xe khác lại xuất hiện, trên yên chở đầy những hộp gỗ to, dài đến vài mét vắt ngang thân xe.
Trong khoảng từ 21h - 4h sáng hôm sau, chúng tôi đếm được hàng chục chuyến xe gỗ như vậy chạy qua khu vực trước cổng UBND xã Yên Vượng. Trung bình cứ khoảng 15-20 phút lại có một xe xuất hiện, có những thời điểm 2-3 chiếc xe cùng lúc nối đuôi nhau chở gỗ băng qua với tốc độ tên bắn, gỗ lậu được chằng buộc trần trụi sau yên xe không có bất cứ sự che chắn hay ngụy trang nào.
Chiều hôm sau, sắm vai người buôn gỗ, PV tìm vào xã Hữu Liên để tìm hiểu chi tiết hơn. Từ UBND xã Yên Vượng vào đến trung tâm xã Hữu Liên gần 20km, trụ sở Ban Quản lý rừng đặc dụng (BQLRĐD) Hữu Liên và Trạm Kiểm lâm rừng đặc dụng Hữu Liên đều nằm trên tuyến đường này.
Chúng tôi tiếp cận được với T., một lâm tặc ở thôn Lân Châu, xã Hữu Liên. Tay này tự giới thiệu đứng đầu một nhóm lâm tặc gồm ba tay (tức ba người) chuyên đi vào rừng đặc dụng Hữu Liên khai thác gỗ về bán. Mỗi chuyến đi rừng của T. thường kéo dài hàng tuần, thậm chí nửa tháng mới về. T. nói: “Muốn mua gỗ gì thì phải đặt hàng trước.
Đội bọn em có ba tay cùng đi nên gom sẽ nhanh thôi. Khoảng 400 đầu gỗ thì cùng lắm hơn chục ngày là gom đủ. Nếu cần em sẽ thuê thêm cửu vạn thì cũng nhanh thôi”. T. cho biết thêm, muốn qua trạm kiểm lâm thì vẫn “làm luật” được nhưng với điều kiện phải có người quen là “chân trong”. “Mỗi chuyến xe thường là 40 nghìn đồng, xe Minsk là 80 nghìn đồng vì xe Minsk chở được nhiều hơn”, T. nói.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phạm Văn Cấp, Phó giám đốc BQLRĐD Hữu Liên thừa nhận, tình trạng khai thác, mua bán và vận chuyển gỗ trái phép ở KBTTN Hữu Liên đã diễn ra dai dẳng trong nhiều năm qua nhưng đơn vị này chưa có cách giải quyết triệt để do chức năng, quyền hạn bị hạn chế. “Nếu phát hiện sai phạm trong rừng, chúng tôi sẽ xử lý ngay, nhưng ngoài phạm vi rừng thì phải lực lượng của Hạt Kiểm lâm huyện Hữu Lũng, chúng tôi chỉ có thể phối hợp thôi”, ông Cấp nói.
Ông Cấp cho biết, chủ rừng đã nhiều lần đề nghị Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng tiến hành hạ barie ở Trạm Kiểm lâm rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trên tỉnh lộ 243 trong suốt 24/24h để ngăn chặn, bắt giữ những xe chở gỗ lậu nhưng phía kiểm lâm không chịu thực hiện. “Khi xe chạy ngoài đường thì chúng tôi không có chức năng chặn. Cái này phải là các anh kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm huyện Hữu Lũng. Nếu chúng rôi có một cái barie riêng như thế thì tốt”, ông Cấp nói.
Trong khi đó, ông Hứa Việt Toàn, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng lại cho rằng, việc barie ở Trạm Kiểm lâm rừng đặc dụng Hữu Liên không được hạ 24/24h như đề nghị của chủ rừng là vì lực lượng kiểm lâm ở trạm bị theo dõi (!?). Ông Toàn cho rằng, Trạm Kiểm lâm rừng đặc dụng Hữu Liên là nơi rất nhạy cảm.
Trước kia từng có nhiều trường hợp cán bộ kiểm lâm tại đây sai phạm, làm luật với lâm tặc đã bị kỉ luật, có người bị đuổi khỏi ngành do đó hiện nay các cán bộ kiểm lâm tại đây “chẳng ai dại gì” đứng ra làm luật. “Giờ công nghệ hiện đại, máy ghi âm đầy, chẳng dại gì làm luật nhỡ họ ghi âm rồi tố ngược lại thì sao”, ông Toàn phân bua. (Giao Thông 19/1)đầu trang(
Là cư dân sinh sống hàng trăm năm ở vùng rừng núi cao Tây Bắc, đồng bào dân tộc Hà Nhì sớm có ý thức gắn bó với núi rừng, sông suối.
Trong đời sống, đồng bào coi rừng như nguồn sống, là mái nhà che chở, còn suối nước là là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng. Bởi vậy, từ xa xưa đồng bào dân tộc Hà Nhì đã có tục giữ rừng, cúng rừng, bảo vệ nguồn nước.
Tín ngưỡng thờ thần rừng, thần nước của người Hà Nhì như một sợi dây tâm linh truyền qua nhiều thế hệ.Trong đời sống tâm linh, người Hà Nhì tin rằng: mọi vật đều có linh hồn ngự trị. Theo quan niệm dân gian của người Hà Nhì, các vị thần như thần rừng, thần nước, thần núi đều là những vị thần gần gũi với đời sống con người. Trong đó vị thần rừng, thần nước có ý nghĩa đặc biệt.
Từ bao đời nay người Hà Nhì sống gần gũi với thiên nhiên và ngày nay vẫn giữ những luật tục nghiêm ngặt bảo vệ rừng, bảo vệ nguốn nước của cha ông để lại.  Người Hà Nhì  cho rằng: mỗi cánh rừng đều có một vị thần trị vì, do vậy vận mệnh của dân làng có mối liên hệ mật thiết tới sự tồn vong của khu rừng ấy. Đối với họ, rừng là mái nhà lớn che chở cho con người, bởi vậy mọi hành vi xâm phạm đối với rừng đều bị lên án và có những hình phạt thích đáng.
Mỗi thôn bản của người Hà Nhì đều có khu rừng riêng và cộng đồng trong thôn bản đứng ra bảo vệ. Cái lý bảo vệ rừng của người Hà Nhì có từ lâu đời và trở thành luật tục nghiêm cẩn, mà bất cứ ai đều phải tuân thủ. Bao giờ mỗi một làng đều có khu rừng riêng và khu rừng này rất thiêng. Có khi trong rừng có nhiều củi mục, cây gãy, nhưng không ai dám vào lấy. Một năm chỉ có một lần đồng bào vào đây làm lễ cúng rừng, gọi là lễ cúng Già ma gio (tiếng Hà Nhì: «Già ma» là lợn cái, còn «gio» là cây cối).
Trong lễ cúng rừng hàng năm ở trước cửa rừng, người dân đặt một cây nứa, tiếng địa phương gọi là «Ta Leo» (biển cấm vào rừng). Đặc biệt, trong một năm có ba ngày cấm rất nghiêm ngặt để dân làng làm lễ cúng rừng, cúng làng. Trên chiếc «Taleo» những ngày cúng rừng, dân làng gắn chiếc móng lợn, mà ai vi phạm trong những ngày đó sẽ bị phạt một con lợn.
Theo truyền thống, vào lễ cúng rừng Già ma gio, đồng bào dâng gà, lợn để cúng cho thần rừng. Người Hà Nhì cho rằng : lợn là con vật linh thiêng để cúng thần, không phải là con vật để hiến tế,  mà vật linh này sẽ sang sống với con người ở thế giới bên kia. Bởi vậy, hàng năm sau khi cúng tế, người Hà Nhì lưu giữ phần xương lại, như lưu giữ linh hồn của vị thần, phù hộ cho dân làng.
Luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước giữ cảnh quan thiên nhiên đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người Hà Nhì, trở thành phong tục, nét văn hoá đẹp của đồng bào dân tộc vùng cao. (Báo Điện Biên Phủ 17/1)đầu trang(
Tết Nguyên đán càng cận kề, nhu cầu mua thịt thú rừng làm quà Tết ngày càng tăng cao, khiến tình trạng săn bắt, tàn phá tại nhiều vườn quốc gia thêm nghiêm trọng.
Xâm nhập vào địa bàn cách rừng quốc gia Yok Đôn không xa, phóng viên VTV24 phát hiện một cửa hàng bày bán các loại thịt thú rừng như nai, bò rừng, dúi, lợn rừng…
Theo chủ hàng, khách hàng hoàn toàn có thể mua lợn rừng sống làm quà, dù quá trình vận chuyển phức tạp và nguy hiểm hơn, do có sự kiểm tra gắt gao của kiểm lâm. Dù vậy, mỗi ngày, vẫn có hàng trăm kg thịt thú rừng đủ loại tập kết về đây để tiêu thụ. Càng gần Tết, nhu cầu mua thịt thú rừng làm quà tặng càng nhiều, khiến các chủ hàng bán ra không xuể.
Không chỉ để làm quà Tết, các loại thịt thú rừng còn là món đặc sản tại nhiều nhà hàng. Hầu hết thú rừng đều được săn bắn trong vườn quốc gia Yok Đôn. (Đài Truyền Hình VN 18/1)đầu trang(
Một cá thể chồn Bạc Má vừa được Hạt Kiểm lâm huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông tổ chức thả về lại rừng.
Trước đó, tổ kiểm lâm cơ động phòng cháy chữa cháy rừng Hạt Kiểm lâm huyện Tánh Linh đã phát hiện một đối tượng dùng xe mô tô có biểu hiện nghi vấn chở động vật hoang dã trái phép.
Khi bị tổ công tác phát hiện đối tượng đã bỏ chạy để lại tang vật là cá thể chồn Bạc Má trọng lượng 1,2kg. Việc thả các cá thể động vật hoang dã về lại với môi trường tự nhiên góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và tăng số lượng loài tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông Tánh Linh. (Đài Truyền Hình VN 18/1)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Sáng 18/1, Sở NN-PTNT Lào Cai đã tiến hành hội nghị bàn giao và tiếp nhận các tổ chức thuộc lĩnh vực NN-PTNT theo quyết định của UBND tỉnh Lào Cai.
Theo đó, sẽ chuyển giao nguyên trạng BQL rừng phòng hộ 9 huyện, TP về cho ngành Kiểm lâm quản lý, trực thuộc các Hạt, Chi cục kiểm lâm.
Đồng thời, thực hiện thí điểm, chuyển giao các Trạm Chăn nuôi - thú y, Trồng trọt - BVTV, Khuyến nông 5 huyện, TP là TP Lào Cai, Bát Xát, Si Ma Cai, Bảo Yên, Văn Bàn về UBND các huyện, TP quản lý. Cùng với đó, sẽ sáp nhập những đơn vị này để thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp.
Tại hội nghị, đại diện các sở, ban, ngành cùng 9 huyện, TP đã ký kết biên bản chuyển giao. Việc chuyển giao được thực hiện nguyên trạng, có hiệu lực kể từ ngày ký. Theo Sở NN-PTNT, việc chuyển giao, sáp nhập lần này mang ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của tỉnh Lào Cai. Từ đó, có thể thu gọn bộ máy, công tác điều hành quản lý cũng sẽ thuận lợi hơn. (Nông nghiệp Việt Nam 19/1, tr2)đầu trang(
Ngày 18/1, đoàn chúc Tết của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân làm trưởng đoàn đến thăm, chúc Tết các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển.
Tại buổi họp mặt, đại diện các đơn vị quản lý rừng gồm: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, các Ban Quản lý rừng phòng hộ: Tam Giang I, Sào Lưới, Đầm Dơi, Nhưng Miên, Kiến Vàng, Năm Căn và Đất Mũi, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển báo cáo về công tác quản lý, bảo vệ rừng trong năm qua.
Theo đó, các đơn vị đều hoàn thành công tác trồng rừng thay thế, trồng rừng sau khai thác. Các đơn vị đã ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm những hành vi khai thác rừng, vận chuyển lâm sản, đào đất rừng và hầm than trái phép trên lâm phần. Tuy nhiên, tình trạng khai thác nguồn lợi thủy sản ven rừng ngập mặn, nhất là khai thác nghêu, sò huyết vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân chỉ đạo, đối với khu vực rừng ngập mặn, đề nghị chính quyền địa phương cùng phối hợp với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và Nhân dân thực hiện tốt kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2017. Đồng thời, có giải pháp quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả diện tích nuôi nghêu, sò huyết khu vực Mũi Cà Mau; tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ dân trên lâm phần.
Tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân trao tặng 50 suất quà cho các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng và các hộ dân trên các lâm phần, mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng và 76 triệu đồng bằng tiền mặt. (Báo Cà Mau 18/1)đầu trang(
Xung quanh việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, một số người dân thông tin đến Báo Nghệ An: Đơn giá chi trả cho đối tượng bảo vệ rừng trong năm 2016 có sự chênh lệch giữa các lưu vực thủy điện, có nơi chỉ đạt 28.000 đồng/ha/năm, dẫn đến tình trạng so bì; tiềm ẩn ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ rừng.
Theo đơn giá tạm tính mà Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng gửi các địa phương thì lưu vực các thủy điện Bản Cốc, Bản Vẽ, Hủa Na, Cửa Đạt,  Nậm Mô, Nậm Cắn đạt trên 200.000 đồng/ha/năm; phần còn lại gồm các lưu vực thủy điện: Bản Cánh, Nậm Nơn, Khe Bố, Sao Va, Nậm Pông có giá dưới 100.000 đồng/ha/năm. Trong đó cá biệt ở lưu vực thủy điện Nậm Nơn là 46.000 đồng/ha/năm; lưu vực thủy điện Khe Bố là 28.000 đồng/năm.
Ở huyện 30a Tương Dương, diện tích rừng nằm trong lưu vực các công trình thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Nơn là 148.153ha. Từ năm 2012 đến nay (thời điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện), người dân và các đơn vị, tổ chức tham gia công tác bảo vệ rừng trong lưu vực thủy điện đã được thụ hưởng trên 44.054 triệu đồng.
Theo đánh giá của UBND huyện Tương Dương, việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thu hút một lực lượng đông đảo người dân tham gia bảo vệ rừng.
Qua đó, người dân được tăng thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống, từng bước xóa đói giảm nghèo; Nhận thức pháp luật và trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của người dân được nâng cao; Công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực, tài nguyên rừng phát triển bền vững. Năm 2011, độ che phủ rừng ở Tương Dương chỉ đạt 59,1%, đến năm 2016, đã tăng lên 80,3%.
Theo các cán bộ tham gia công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng ở huyện Tương Dương, lợi ích từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là rất rõ nét; nhưng qua đó cũng có thể thấy các đối tượng tham gia bảo vệ rừng rất trông đợi nguồn kinh phí từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nguồn kinh phí này được chi trả quy định thực hiện 2 lần/năm (vào đầu và cuối năm, là những dịp nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao).
Vậy nhưng, cho đến thời điểm hiện tại khi đã cận kề Tết Nguyên đán 2017, việc chi trả kinh phí năm 2016 mới chỉ được thực hiện ở các vùng thuộc lưu vực thủy điện Bản Vẽ (có đơn giá tạm tính là 229.000 đồng/ha/năm). Còn với các vùng thuộc lưu vực của thủy điện Khe Bố và Nậm Nơn thì tạm thời chưa thực hiện do đơn giá tạm tính chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2016 quá thấp.
Về vấn đề này, ông Kha Văn Ót - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: “Căn cứ thông báo đơn giá chi trả tiền của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, lưu vực thủy điện Nậm Nơn, Khe Bố có đơn giá bảo vệ rừng tạm tính thấp, chỉ được từ 28.000 - 48.000 đồng/ha/năm. Trong khi đó, số tiền chi trả đợt 1/2016 theo mức tạm ứng lại không quá 50%, vì vậy, phần lớn các hộ, nhóm hộ gia đình nhận bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng ở tại các lưu vực các thủy điện này được nhận số tiền rất ít ỏi. Nếu thực hiện, sẽ gây khó khăn cho người dân trong quá trình đi lại, cũng như lực lượng chi trả và chính quyền địa phương. Chính vì vậy, huyện Tương Dương đã có ý kiến với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, thống nhất trong tháng 1/2017 chỉ chi trả cho các đối tượng thực hiện bảo vệ rừng thuộc lưu vực thủy điện Bản Vẽ. Còn tại các lưu vực thủy điện Nậm Nơn, Khe Bố sẽ thực hiện chi trả một lần sau khi hoàn thành nghiệm thu cấp quản lý (dự kiến chi trả trong tháng 4/2017), đồng thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét có sự hỗ trợ thêm…”.
Ở huyện Quế Phong, thời điểm hiện tại, công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đang được thực hiện đợt 1. Tại địa phương này, cũng có những khu vực có đơn giá rất thấp. Như tại xã Hạnh Dịch, có nhiều người dân thuộc cộng đồng thôn bản tham gia bảo vệ rừng lưu vực thủy điện Sao Va chỉ được nhận vài chục nghìn đồng; cá biệt có người chỉ được vài nghìn đồng...
Về quy định, ở lưu vực nào có nhà máy thủy điện sản xuất điện năng lớn thì ở đó có nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng tương xứng. Thực tế, sự chênh lệch về đơn giá giữa các lưu vực thủy điện cũng không phải là mới chỉ xảy ra trong năm nay, và UBND tỉnh từng đã phải có phương án hỗ trợ bổ sung cho những nơi có đơn giá thấp.
Cụ thể như năm 2015, UBND tỉnh đã quyết định sử dụng nguồn kinh phí thu được từ dịch vụ môi trường rừng các năm 2011, 2012, 2013 (chưa có đối tượng chi cùng thời điểm) để hỗ trợ cho các lưu vực thủy điện Khe Bố, Bản Cánh, Nậm Pông, Sao Va, Nậm Nơn, Yên Thắng, Ca Lôi với kinh phí lên đến trên 17.557 triệu đồng (đảm bảo sự đồng đều về đơn giá chi trả là 200.000 đồng/ha/năm).
Cuối năm 2016, tại cuộc họp Hội đồng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, vấn đề về chênh lệch đơn giá giữa các lưu vực thủy điện tiếp tục được đưa ra bàn thảo. Đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cũng đã dự báo về những phức tạp sẽ nảy sinh như: Các chủ rừng, đối tượng bảo vệ rừng có sự so bì so sánh; Khó khuyến khích người dân tích cực bảo vệ rừng; Nhận thức của đồng bào tham gia bảo vệ rừng còn hạn chế khó tuyên truyền giải thích về chính sách… Qua đó, kiến nghị các thành viên của Hội đồng xem xét, có phương án trình các sở, ngành có liên quan tham mưu, trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ.
Trao đổi với PV, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, ông Nguyễn Khắc Lâm cho hay, mới đây, UBND tỉnh đã đồng ý về mặt chủ trương, sẽ tiếp tục có sự hỗ trợ cho các lưu vực có đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng thấp. Về kinh phí hỗ trợ, là từ các nguồn ngân sách nhà nước theo đúng tiêu chí và nguồn kết dư của quỹ còn lại từ các năm trước đây.
Sau khi được UBND tỉnh cho chủ trương, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đang thực hiện rà soát lại các lưu vực có đơn giá thấp; căn cứ các nguồn vốn hiện có để xây dựng kế hoạch. Khi kế hoạch được thực hiện xong sẽ trình các sở, ngành có liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt…
Như vậy là, những băn khoăn về chênh lệch đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các lưu vực thủy điện trong năm 2016 đã được cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết; các đối tượng tham gia bảo vệ rừng tại các lưu vực thủy điện có đơn giá thấp sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên, một vấn đề đáng quan tâm là sự chênh lệch về đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các lưu vực thủy điện sẽ còn diễn ra trong các năm tiếp theo.
Nếu không có một bài toán căn cơ để xử lý theo hướng lâu dài thì “đến hẹn”, vấn đề đơn giá thấp trong chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ “lại lên” và nảy sinh phức tạp. Giải pháp căn bản là phải có nguồn kinh phí hợp pháp, đúng tiêu chí và ổn định. Vậy nhưng, theo tìm hiểu, nguồn kết dư từ thu dịch vụ môi trường rừng từ các năm trước đã cạn. Vậy nguồn kinh phí hỗ trợ ổn định cho các lưu vực thủy điện có đơn giá thấp sẽ được lấy từ đâu? Đây là vấn đề cần được Hội đồng và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng quan tâm, nghiên cứu. (Báo Nghệ An 19/1)đầu trang(
Sau 5 năm đi vào hoạt động, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa đã thu được gần 84,2 tỷ đồng.
Số tiền đã được giải ngân kịp thời đến hàng chục nghìn chủ rừng và các ban quản lý trồng rừng ở cơ sở, góp phần bảo vệ trên 300.000 ha rừng và trên 5.000 ha rừng trồng mới. Theo đó, các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực có chi trả dịch vụ môi trường rừng có chiều hướng giảm.
Từ khi đi vào hoạt động, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa đã huy động đáng kể nguồn lực xã hội hóa từ các nhà máy thủy điện, các cơ sở kinh doanh nước sạch, khu du lịch sinh thái.... Trong thời gian tới, dự kiến, số tiền này cũng sẽ được tăng lên khi 10 nhà máy thủy điện trên lưu vực các sông Mã, sông Luồng, sông Âm, sông Chu đi vào hoạt động.
Ông Lê Công Cường, Giám đốc, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa cho biết, quỹ đã chi trả dịch vụ môi trường rừng tại 7 huyện và hỗ trợ trồng rừng thay thế tại 10 huyện miền núi trong tỉnh gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Ngọc Lặc. Nguồn kinh phí này góp phần tăng thêm thu nhập, giảm bớt khó khăn cho các hộ dân; đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và trồng mới rừng. Qua đó, số vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng có xu hướng giảm.
Nhờ đó, trong năm 2013, có 113 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng nhưng đến nay, số vụ việc vi phạm đã giảm xuống còn 80 vụ. Bên cạnh đó, nhiều cộng đồng dân cư cũng thống nhất sử dụng nguồn kinh phí được chi trả từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa để làm quỹ xây dựng nông thông mới, sửa chữa phòng học, nhà văn hóa thôn, tu sửa kênh mương, đường xá... nhằm giảm bớt các khoản đóng góp của người dân.
Đối với các ban quản lý trồng rừng cơ sở được chi trả nguồn kinh phí này cũng đã sử dụng để mua, cấp cây giống, phân bón cho nông dân và hỗ trợ một phần kinh phí để trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho hộ gia đình. (Tin Môi Trường 18/1)đầu trang(
Với những kết quả khả quan về phát triển lâm nghiệp năm 2016, năm 2017, lĩnh vực này tiếp tục được xác định là một trong những trọng tâm trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
8.295 ha sẽ là tổng diện tích rừng toàn tỉnh phấn đấu trồng mới trong năm 2017. Cùng với đó là quyết tâm thực hiện hàng loạt các Dự án về phát triển lâm nghiệp để những cánh rừng thêm xanh tốt và có giá trị cao hơn.
Năm 2016 đánh dấu những bước đổi mới, đột phá của ngành lâm nghiệp trong công tác quản lý, cụ thể hóa nhiệm vụ, đặc biệt là trong việc làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân về phát triển rừng kinh tế. Các chỉ tiêu về trồng rừng mới, về khoanh nuôi phục hồi rừng; chăm sóc rừng, về chất lượng cây giống, vể tỷ lệ che phủ rừng đều đạt và vượt kế hoạch.
Từ kết quả đạt được, rất nhiều nhiệm vụ trọng tâm về phát triển lâm nghiệp đã được xác định cho năm 2017. Hơn 8.200ha sẽ là tổng diện tích rừng trồng mới trong năm 2017, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2016. Nếu như trong năm 2016, tỉnh Hà Giang đã nhân tạo thành công các giống cây rừng có chất lượng cao ngay tại đại phương thì năm 2017, các giải pháp để đưa giống tốt vào kinh doanh rừng trồng cần tiếp tục được thực hiện tốt hơn.
Nâng cao thu nhập từ các cây lâm sản ngoài gỗ như thảo quả, trồng cỏ chăn nuôi, trồng dược liệu dưới những tán rừng phòng hộ cũng là hướng đi cần được các địa phương khai thác tốt hơn trong năm 2017. Nhưng vấn đề là phải làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, cũng như các giải pháp tăng đàn gia súc thì các cây lâm sản ngoài gỗ mới có thể đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
Năm 2016, Hà Giang cũng đã tiến hành thành công việc xây dựng chứng chỉ rừng bền vững FSC cho vùng nguyên liệu. Bước đầu, toàn tỉnh có khoảng 1.200 ha đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC. Điều này sẽ giúp cho việc xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm lâm nghiệp được rõ ràng, nâng cao thương hiệu cho rừng trồng, từ đó giá bán tăng thêm từ 10-15%. Năm 2017, Hà Giang phấn đấu sẽ mở rộng thêm 1.000ha được công nhận chứng chỉ rừng bền vững FSC.
PGS.TS Phạm Văn Điển, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Giang cho biết: Trong phát triển lĩnh vực lâm nghiệp năm 2017, ngành NN&PTNT, các huyện, thành phố cũng sẽ phải triển khai thực hiện tốt các Dự án lâm nghiệp trọng tâm giai đoạn 2017-2020.
Bao gồm các Dự án: Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 6 huyện vùng cao; Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại các huyện vùng thấp; Dự án chuyển tiếp đầu tư phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; Dự án đầu tư phát triển và nâng cao năng lực của Vườn Quốc gia Du Già; Dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng. Việc triển khai thực hiện các Dự án dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn còn chưa phân bổ đủ.
Song đòi hỏi ngành và các địa phương cần linh hoạt, năng động và quyết tâm hơn để triển khai, hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2017, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 58% mà Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra. (Đài PTTH Hà Giang 18/1)đầu trang(
Theo tài liệu Phóng viên thu thập được, ngày 4/1/2017 vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Tờ trình gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đề nghị cho triển khai quy hoạch, xây dựng khu công viên nghĩa trang tại núi Ngang, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo.
Nội dung Tờ trình thế hiện: Từ tháng 6/2016, Công ty cổ phần đầu tư Bình Minh Xanh (Cty Bình Minh Xanh, trụ sở tại Hà Nội) có văn bản đề xuất với UBND tỉnh dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang tại khu núi Ngang, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo.
Dự án dự kiến có tổng vốn đầu tư 685 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý 1/2017 đến năm 2025, quy mô 70 ngàn mộ phần cát táng, 2 triệu ngăn lưu tro cốt. Địa điểm xây nghĩa trang và lò hoà táng được nhắm tới là 153 héc-ta đất tại khu núi Ngang, trong đó đất dự kiến xây nghĩa trang chiếm khoảng 105,5 ha.
Đáng nói, hiện trạng khu vực dự kiến xây dựng nghĩa trang chính là đất trồng rừng phòng hộ mà Nhà nước đã giao các hộ gia đình, cá nhân nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ từ năm 2002. Điều này có nghĩa là nếu dự án trên được triển khai, hàng trăm ha rừng phòng hộ sẽ bị xóa sổ!
Trước đề xuất của Cty Bình Minh Xanh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định hai cấp chính quyền cơ sở là ƯBND huyện Tam Đảo, UBND xã Bồ Lý đều đồng tình triến khai dự án công viên nghĩa trang tại khu núi Ngang.
Chuyện xảy ra ồ Vĩnh Phúc khỉ các cấp chính quyển của tỉnh đều ủng hộ dự án xây dựng nghĩa trang tại khu vực rừng phồng hộ rộng hàng trăm ha.
về phần mình, UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhận thấy việc đầu tư xây dựng dự án trên là “phù hợp quy hoạch, đáp ứng yêu cầu quản lý kiến trúc cảnh quan của khu vực, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh môi trường, có tính khả thi và cấp thiết đầu tư, được các sở ngành, địa phương ủng hộ thực hiện”.
Vì lẽ đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức có tờ trình đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý chủ trương cho triển khai quy hoạch, xây dựng công viên nghĩa trang theo đề xuất của Cty Bình Minh Xanh.
Dãn phản đối Trong khi các cấp chính quyền của Vĩnh Phúc công khai ủng hộ Cty Bình Minh Xanh xây dựng nghĩa trang ở rừng phòng hộ của xã Bồ Lý thì ngược lại, những năm qua người dân địa phương luôn phản đối ý tưởng đưa nghĩa trang về khu vực này.
Năm 2012, trước kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, cử tri huyện Tam Đảo kiến nghị không quy hoạch xây dựng công viên nghĩa trang trên địa bàn các xã của huyện vì định hướng phát triển huyện Tam Đảo là huyện trọng điểm về du lịch của tỉnh, quỹ đất của huyện còn lại rất hạn hẹp và vị trí điểm quy hoạch xây dựng công viên nghĩa trang lại gần khu dân cư.
Liên tiếp những năm sau, trước nhiều kỳ họp HĐND huyện Tam Đảo và tỉnh Vĩnh Phúc, cử tri đến từ các thôn của xã Bồ Lý cũng liên tục đề nghị tỉnh không quy hoạch công viên nghĩa trang tại xã này.
Ông Trần Tiến Quý (SN 1964, trú tại thôn Trại Mái, xã Bồ Lý) là một trong những người dân đứng đơn để phán đối việc xây dựng nghĩa trang. Theo ông Quý, núi Ngang có địa hình cao nhất so với các khu vực trong xã, vì thế việc xây công viên nghĩa trang ở đây sẽ khiến mạch nước ngầm và nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm, trong khi đây là hai nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương.
Không những thế, việc thu hồi đất để triển khai dự án tại đây hoàn toàn có thể khiến đời sống, công ăn việc làm của bà con bị đảo lộn.
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng, rừng phòng hộ được xác định là loại rừng được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày 14/9/2016, Thủ tướng Chính phú Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
Trong đó nêu rõ mục tiêu phát triển rừng của nựớc ta đến năm 2020 phải trồng 900.000 ha rừng sản xuất, bình quân mồi năm trồng 180.000 ha; trồng 75.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, mỗi năm trồng 15.000 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 360.000 ha.
Còn theo Luật Đất đai, đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 20 ha đất rừng phòng hộ trở lên để thực hiện dự án đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có văn bàn chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Trên lộ trình phát triển từ một huyện nghèo thành huyện trọng điểm về du lịch, nhờ lợi thế khí hậu và điều kiện tự nhiên lý tưởng của mình mà những năm gần đây, Tam Đảo đã và đang thu hút được hàng nghìn tỷ đồng từ các nhà đầu tư du lịch, nghỉ dưỡng.
Vẫn biết rằng Vĩnh Phúc không thế không có một nghĩa trang với lò hỏa táng hiện đại để giải quyết tình trạng quá tải hiện nay, tuy nhiên việc xóa sổ hàng trăm ha rừng phòng hộ ở Tam Đảo để lấy đất đốt và chôn người chết là một chủ trương cần phải được xem xét lại vì nó không những trái lòng dân mà còn tác động tiêu cực đến tài nguyên khí hậu cùa vùng đất này. (Bảo Vệ Pháp Luật 20/1, tr7)đầu trang(
Ban Bí thư vừa có Chỉ thị 13 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Theo nội dung chỉ thị, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng. Diện tích rừng và độ che phủ rừng liên tục tăng; việc sắp xếp lại ba loại rừng cơ bản phù hợp yêu cầu thực tiễn; công tác giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng được chú trọng, bảo đảm chặt chẽ, đúng pháp luật.
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từng bước được hoàn thiện, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đã giúp người dân làm nghề rừng, nhất là các hộ nghèo cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.
Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích rừng phòng hộ liên tục giảm qua các năm.
Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng thiếu đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự án phát triển kinh tế như thuỷ điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch... chưa chú trọng đến bảo vệ, phát triển rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, làm suy giảm chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên.
Việc chuyển đổi rừng tự nhiên, rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp chưa được kiểm soát chặt chẽ; ranh giới ba loại rừng, ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng vẫn chưa được xác định trên bản đồ và thực địa. Các vụ việc chống người thi hành công vụ bảo vệ rừng tiếp tục diễn ra gay gắt với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
Nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, khoán sử dụng không đúng mục đích. Tình trạng dân di cư tự do chưa được kiểm soát chặt chẽ. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn nhiều bất cập; diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, sạt lở đất rừng tăng cao. Công tác phát triển rừng, trồng rừng thay thế chậm tiến độ; xã hội hoá công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế. Độ che phủ rừng tăng nhưng khó có thể đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức, ý thức và trách nhiệm của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, vì lợi ích kinh tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững.
Một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền chưa thật sự quan tâm, còn buông lỏng quản lý, thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chưa phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương.
Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước thiếu đồng bộ; sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ; tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ của lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn yếu, tình trạng buông lỏng quản lý, tiếp tay cho đối tượng vi phạm còn xảy ra.
Đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa được quan tâm đúng mức; chưa thật sự khuyến khích được người dân, cộng đồng, các thành phần kinh tế tham gia. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách còn có sự chồng chéo, chưa rõ ràng, hiệu quả chưa cao, còn có những kẽ hở cho các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi; việc xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng chưa nghiêm, thiếu triệt để, không đủ sức răn đe.
Để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với các địa phương có rừng; tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ Trung ương tới cơ sở về lâm nghiệp; xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ mạnh để thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hoá, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng. Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.
Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch... Rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên; dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su, sản xuất nông nghiệp.
Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân vùng dự án; đồng thời xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư.
Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng.
Khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng vào năm 2018. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI.
Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cần coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý, hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn; trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi, bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
Bảo vệ và quản lý nghiêm, kết hợp với tăng cường các biện pháp trồng mới, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất, tránh để lợi dụng nhằm trục lợi; không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định); dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng.
Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế…) cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tổ chức thực hiện: Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghiêm Chỉ thị này; bổ sung kịp thời các nội dung nêu trong Chỉ thị vào kế hoạch, nội dung công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương mình; thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện hằng năm.
Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý ngành Lâm nghiệp, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho việc thực hiện và giám sát; sớm ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.
Ban cán sự đảng Chính phủ tập trung chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chức năng, nhiệm vụ được giao; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản dưới luật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể nhân dân, các hội, hiệp hội đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và giám sát việc thực hiện Chỉ thị. Triển khai thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng'' và phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác" hằng năm.
Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi cá nhân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị này. Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến chi bộ đảng. (VOV 18/1; Đại Đoàn Kết 19/1, tr2; Nông nghiệp Việt Nam 19/1, tr2)đầu trang(
Việc thu hồi đất lúa để xây chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội) khiến người dân chịu thiệt thòi. Trong khi đó chính quyền nói rằng đã làm đúng quy trình.
Liên quan đến việc thu hồi đất lúa để xây chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà người dân ở đây đang lên tiếng bức xúc bởi đơn giá đền bù đất của UBND huyện áp đặt xuống quá thấp so với mặt bằng, điều này đang khiến người dân chịu thiệt.
Ông Ngô Hữu Can người dân thôn Châu Can cho biết: “Chúng tôi là những người dân được Nhà nước giao đất để canh tác sản xuất phát triển kinh tế. Khi chính quyền ra thông báo thu hồi đất để làm dự án chợ nguyên liệu gỗ không thông báo nên dân không đồng ý. Như thế, chả khác nào chúng tôi sử dụng đất mà không có quyền quyết định gì. Hơn nữa giá đền bù đất của dân bị áp quá thấp”.
Cũng rơi vào trường hợp như nhiều hộ dân khác, anh Nguyễn Văn Lương người dân có đất trong dự án cho biết: “Nhà tôi có hơn 700m2 đất lúa để canh tác, giờ huyện Đông Anh có thông báo để lấy đất làm chợ gỗ thì dân lấy gì để làm mà ăn. Trong khi đó giá các lô đất để làm xưởng sản xuất chế tác đồ gỗ quá cao, dân lấy tiền đâu bù vào để thuê”.
Trong văn bản báo cáo về nội liên quan đến việc xây dựng chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà số 269/BC-UBND, ngày 22/12/2016 do ông Nguyễn Xuân Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh ký có nêu vị trí quy hoạch tại thôn Cổ Châu, xã Vân Hà.  Vậy nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, trên địa bàn xã Vân Hà có cụm Công nghiệp làng nghề Đông Anh đang bỏ hoang nhiều năm nay gây lãng phí tiền của Nhà nước.
Vậy thử hỏi, việc UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội) ra thông báo thu hồi đất hai lúa của dân để làm chợ nguyên liệu gỗ có gây lãng phí? Hơn nữa khi thu hồi đất mà chưa họp dân, việc làm trên có đúng quy trình?
Tại buổi làm việc với phóng viên Báo Gia Đình Việt Nam, bà Đỗ Thị Hảo - Chủ tịch UBND xã Vân Hà khẳng định: “Việc lấy đất nông nghiệp để xây dựng chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà thì chúng tôi thực hiện đúng quy trình. Tất cả các bước thực hiện đều làm đúng như sự chỉ đạo của UBND huyện Đông Anh và Thành Phố Hà Nội.
Trong những lần tiếp xúc cử tri, thông qua các cuộc họp người dân trong xã có nguyện vọng thành lập chợ gỗ Vân Hà để phát triển kinh tế địa phương. Vào năm 2010 UBND xã đã có văn bản gửi lên UBND huyện Đông Anh để chấp thuận dự án đầu tư xây dựng chợ nguyên liệu gỗ. Mãi đến năm 2015 dự án mới được cấp trên chấp thuận và thành lập chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà. Tháng 10/2016 mới bắt đầu triển khai các bước thì vấp phải sự phản đối của 249 hộ dân có đất hai lúa nằm trong dự án. Còn giá đền bù đất thì theo quy định của nhà nước là 800 ngàn/m2 (tính ra gần 290 triệu đồng/ 1 sào)”.
Khi phóng viên hỏi liệu việc xây dựng dự án chợ nguyên liệu gỗ Vân Hà có khả thi hay không thì vị Chủ tịch xã cho rằng: “Dự án hết sức cần thiết cho người dân. Trên địa bàn toàn  xã có hơn 2600 hộ dân, những hộ dân gửi đơn lên báo phản đối dự án chỉ chiếm số  ít. Quy hoạch dự án chợ nguyên liệu gỗ gồm có: khu bán gỗ, khu trưng bày sản phẩm đồ gỗ của các hộ dân và doanh nghiệp kinh doanh”.
Vê câu hỏi trên địa có dự án nào lấy đất nông nghiệp làm dự án rồi bỏ hoang không, bà Hảo khẳng định “Trên địa bàn xã không có dự án nào bỏ hoang. Hiện tại xã Vân Hà có mỗi dự án cụm  làng nghề Hà Khê (Cụm công nghiệp Đông Anh-PV) đang phát triển”.
Nhưng theo phản ánh của người dân và ghi nhận thực tế của chúng tôi thì cụm làng nghề này đang bỏ hoang và xây biệt thự tràn làn.
Trong khi đó, ông Chiến, Bí thư đảng bộ xã Vân Hà phân trần: “Dự án được báo cáo lên cấp trên rất kỹ, khi  bàn về vị trí quy hoạch nhân dân trong xã đều biết. Quan điểm của Đảng ủy xã khi thực hiện dự án đều có nghị quyết chỉ đạo, thực hiện các bước theo quy trình và làm theo sự chỉ đạo của UBND huyện . Dự án hoàn thành sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương”.
“Khi triển khai xây dựng dự án chợ nguyên liệu gỗ thì có biên bản họp với dân không?” Trả lời câu hỏi này của phóng viên ông Chiến lại cho rằng chỉ họp phổ biến với dân chứ không có biên bản. (Gia Đình VN 19/1)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Australia đang vào thời điểm giữa mùa Hè, nắng nóng cao điểm và nguy cơ cháy rừng được cảnh báo ở mức cao.
Cơ quan Phòng cháy bang New South Wales (RFS) cho biết cháy rừng đang lan rộng ở nhiều khu vực của bang, trong đó dữ dội nhất là thị trấn Kurri Kurri thuộc khu vực Hunter Valley nằm ở phía Bắc của bang. Trong ngày 18/1, trực thăng cứu hỏa và hơn 600 nhân viên cứu hỏa đã được huy động dập lửa từ ít nhất 38 đám cháy đang hoành hành ở bang New South Wales.
Lực lượng cứu hỏa đang chiến đấu với giặc lửa bảo vệ từng nhà dân, song ít nhất 27 đám cháy vẫn chưa được kiểm soát. RFS cho biết một trạm điện bị ảnh hưởng, nhưng chưa rõ số lượng nhà cửa bị hư hại. Khói lan rộng khiến một số tuyến đường không thể đi lại, được tạm thời phong tỏa để đảm bảo an toàn cho người dân
Riêng ở khu vực Kurri Kurri và lân cận, lửa lan rộng trên diện tích khoảng 650 ha. Khoảng 70 xe cứu hỏa và 300 nhân viên được huy động dập lửa. Tối 18/1, tình hình có phần dịu bớt, khoảng 60 người dân địa phương đã rời khỏi khu vực cắm trại trở về nhà.
Nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp và gió mạnh khiến các đám cháy dễ lan rộng, với gió được dự báo đổi hướng thổi từ phía Nam nên các đám cháy sẽ dịch chuyển lên phía Bắc. Cơ quan phòng cháy bang khuyến cáo người dân ở các khu vực có nguy cơ cháy cao hết sức đề phòng và sẵn sàng các biện pháp di chuyển khi đám cháy tới gần.
Ở bang Tây Australia, Cơ quan Phòng cháy và cứu hộ cảnh báo ở mức khẩn cấp các đám cháy ở khu vực phía Nam của bang có thể đe dọa tính mạng và tài sản của người dân, đồng thời khuyến cáo người dân cần hành động ngay lập tức để bảo đảm an toàn.
Trong khi đó, ở bang Queensland, dự báo nắng nóng dữ dội và nhiệt độ tăng cao hơn mức trung bình từ 5 tới 10 độ C trong vòng 4 ngày tới. Các nhân viên cấp cứu cho biết hơn 200 người đã bị cảm nóng trong đợt nóng tuần trước ở bang và gần một nửa trong số đó vẫn đang điều trị trong bệnh viện. Một thanh niên đã tử vong do bị cảm nóng và nhiệt độ cơ thể lên tới 42 độ C. (Tin Tức 18/1)đầu trang(
Theo tờ Mirror, video những con gấu chó gầy trơ xương xin ăn từ khách tham quan trong vườn thú ở Indonesia được các điều tra viên của một tổ chức theo dõi buôn bán động vật hoang dã ghi lại vào tuần trước.
Trong video, những con gấu lộ rõ thân hình gầy gò, trơ cả xương sườn khi giơ tay lên trời. Chúng đứng bằng hai chân sau, hai chân trước chìa ra để xin bánh kẹo do khách tham quan vứt vào chuồng.
Gấu bị bỏ đói, chúng chỉ được nhân viên vườn thú cho ăn khi có thực phẩm gửi đến từ đất nước xa xôi New Zealand.
Gunung Gea, Giám đốc tổ chức Scorpion, cho biết: "Khi nhóm điều tra viên của tôi tới thăm vườn thú, trong chuồng nhốt gấu chó không có cỏ, thức ăn nào hết. Thậm chí, một con gấu chó phải ăn chính phân của mình. Nhưng khi chúng tôi liên hệ với quản lý vườn thú được trả lời rằng con gấu đó đang uống thuốc và chúng tôi không được phép xem tiếp".
Ngay sau khi video về những chú gấu chó gầy trơ xương được chia sẻ nó thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Hầu hết đều tỏ ra phẫn nộ, bực tức. Hàng trăm nghìn người kêu gọi đóng cửa vườn thú sau khi trông thấy những hình ảnh đáng thương này.
Badung được mệnh danh là vườn thú "tử thần". Vườn thú nhận sự chỉ trích của dư luận thời gian qua. Khoảng 190.000 người đồng ý ký vào đơn đề nghị đóng cửa vườn thú.
Theo quan khách vườn thú Badung quá đông đúc và không có bác sĩ thú y, do đó nếu mắc bệnh, những con vật sẽ bị bỏ rơi đến chết.
Đây không phải lần đầu những hình ảnh động vật bị bạo hành, bỏ đói ở vườn thú này xuất hiện.
Năm ngoái, hình ảnh một con voi chảy nước mắt khi chết với những sợi xích quấn quanh chân giữa chiếc chuồng han gỉ, bẩn thỉu ở vườn thú Badung được chia sẻ rộng rãi, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ. (Infonet 19/1)đầu trang(./.