Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 18 tháng 01 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa rừng, tuy nhiên, các vụ phá rừng vẫn tiếp tục diễn biến nghiêm trọng phức tạp. Minh chứng là thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện các vụ vận chuyển, buôn bán, phá rừng của lâm tặc.
Các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn chặn, xử lý hành vi phá rừng nhưng các vụ vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra dù quy mô các vụ phá rừng có giảm hơn so với trước. Do việc khai thác gỗ trái phép mang lại nguồn lợi lớn vì giá trị gỗ, nhất là gỗ quý rất cao nên dù bị truy quét mạnh, lâm tặc vẫn tìm mọi cách để phá rừng lấy gỗ.
Song song với đó là tình trạng buông lỏng, tiếp tay, dung túng, bao che cho lâm tặc phá rừng của một số tập thể, cá nhân có thẩm quyền nhưng thoái hóa biến chất, tiêu cực, tham nhũng. Ngoài ra, một số người dân sống dựa vào rừng như đốt rừng làm rẫy, đốn cây lấy củi, lấy gỗ bán mà chưa có giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm mới cho họ cũng làm cho rừng vẫn tiếp tục bị “chảy máu”, thu hẹp.
Ngoài các nguyên nhân kể trên còn có nguyên nhân nữa cũng khá quan trọng mà chúng ta ít đề cập - đó là cơ quan chức năng chưa có biện pháp kiểm tra, quản lý nguồn gốc, xuất xứ của gỗ nguyên liệu ngay tại các xưởng chế biến gỗ thành phẩm. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho rừng tiếp tục bị tàn phá, nhất là các vụ vi phạm lớn.
Thực tế cho thấy địa phương nào làm tốt công tác kiểm tra nguồn gốc gỗ và xử lý các xưởng gỗ sử dụng gỗ lậu, gỗ vi phạm thì lập tức tình trạng phá rừng ở địa phương đó giảm hẳn. Bởi vì suy cho cùng thì dù đường đi như thế nào, vận chuyển ra sao thì điểm đến cuối cùng của gỗ vi phạm vẫn là các xưởng chế biến gỗ. Đây chính là nơi tiêu thụ, tiếp tay và mang lại nguồn sống chủ yếu cho lâm tặc.
Do đó, bên cạnh việc tăng cường công tác tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân kiếm sống dựa vào rừng tự nhiên và xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, các cơ quan chức năng cần làm tốt việc kiểm tra, xử lý đối với các xưởng gỗ tiêu thụ gỗ trái phép, gián tiếp cung cấp tài chính, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng.
Thiết nghĩ, tình trạng phá rừng vẫn diễn ra hết sức phức tạp trong khi các cơ quan chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu để tăng nặng thì biện pháp chống phá rừng ngay tại các xưởng chế biến gỗ, nhất định sẽ mang lại hiệu quả thiết thực vì biện pháp này dễ triển khai và nhanh chóng thấy kết quả. Lý do là khi chúng ta ngăn chặn, triệt “thị trường” tiêu thụ, nguồn sống của lâm tặc thì chúng sẽ không có nguồn lực, cơ hội để tiếp tục phá rừng và như vậy các vụ phá rừng chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều. (Sức Khỏe & Đời Sống 18/1)đầu trang(
Trước thực trạng khai phá rừng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, phát triển của rừng đặc dụng Phong Quang, các cơ quan chức năng của huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang đã và đang tiếp tục vào cuộc, cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ rừng.
Câu chuyện khai thác, buôn lậu gỗ trái phép ở rừng đặc dụng Phong Quang không còn mới, nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn không được giải quyết một cách triệt để. Ông Bùi Văn Đông, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cho biết: Từ đầu năm 2016 đến hết tháng 9-2016, toàn tỉnh đã xảy ra 251 vụ vi phạm lâm luật, trong đó, vận chuyển lâm sản trái phép 148 vụ, khai thác rừng trái phép 26 vụ, cất giữ lâm sản trái phép 44 vụ. Tổng số tiền xử lý vi phạm hơn 1,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn những trường hợp khai thác gỗ đã bị phát hiện đều không có chủ.
Ông Nguyễn Việt Hưng, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Phong Quang khẳng định: "Tuy không còn là "điểm nóng", nhưng tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở rừng đặc dụng Phong Quang vẫn diễn ra và rất khó để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này".
Đối với chính quyền huyện Vị Xuyên, khó khăn lớn nhất chính là chưa tìm được sự hợp tác của chính quyền cơ sở phía Trung Quốc để triệt phá các đầu nậu gỗ. Mặt khác, do nhận thức hạn chế của người dân bản địa, khiến cho rừng đặc dụng Phong Quang luôn trong tình trạng bị khai thác trái phép. Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ rừng trên địa bàn, mới đây, một số vụ vi phạm lâm luật đã được cơ quan chức năng đưa ra xét xử lưu động trên địa bàn xã Minh Tân (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
Ngày 12-8-2016, Tòa án nhân dân huyện Vị Xuyên tổ chức phiên tòa xét xử vụ án về tội "Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng", tại UBND xã Minh Tân. Theo cáo trạng, trong hai ngày 4 và 6-4-2016, tại lô 6, khoảnh 13, Tiểu khu 117, rừng đặc dụng thôn Tân Sơn, xã Minh Tân, Vừ Xín Mình (SN 1979) và Vừ Thìn Cho (SN 1990), Vừ Xín Pao (SN 1984), Vừ Thìn Giàng (SN 1988), cùng trú tại thôn Lò Suối Tủng, xã Tả Ván, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang bị bắt vì hành vi khai thác trái phép 1 cây gỗ nghiến thuộc nhóm IIA. Khối lượng lâm sản bị thiệt hại là 12,854m3, có giá trị gần 80 triệu đồng.
Tại phiên xét xử này, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo: Vừ Xín Mình 26 tháng tù; Vừ Thìn Cho 24 tháng tù; Vừ Xín Pao 18 tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 tháng; Vừ Thìn Giàng 15 tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 30 tháng.
Trước đó, theo thông tin của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang, một vụ án "Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng" đối với bị cáo Tẩn Quãng Bình (SN 1984), trú tại thôn Tân Sơn, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên đã được xét xử lưu động tại địa bàn xã Minh Tân và thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tới xem.
Theo cáo trạng, vào khoảng 13 giờ 30 phút, ngày 8-2-2015, tại lô 3, khoảnh 18, tiểu khu 117, rừng đặc dụng thuộc thôn Tân Sơn, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, Tẩn Quãng Bình đã có hành vi khai thác trái phép 1 cây gỗ nghiến thuộc nhóm IIA, tổng khối lượng lâm sản bị thiệt hại là 9,423m3. Tại phiên tòa này, Hội đồng xét xử đã xử phạt bị cáo Tẩn Quãng Bình 15 tháng tù.
Để ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép lâm sản trên địa bàn rừng đặc dụng Phong Quang, cần sự chỉ đạo ráo riết và sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng huyện Vị Xuyên, đặc biệt là chính quyền địa phương và các lực lượng xã Minh Tân - địa bàn trọng điểm về nạn khai thác gỗ trái phép.
Thiếu tá Thào Mý Vư, Phó Bí thư Đảng ủy xã Minh Tân cho biết, hiện nay, huyện Vị Xuyên đã thành lập các tổ liên ngành để phối hợp ngăn chặn phá rừng. Việc tuần tra, kiểm tra thường xuyên cả ngày lẫn đêm sẽ là biện pháp trước mắt nhằm đẩy lùi việc khai thác trái phép cây gỗ nghiến. Thêm vào đó là việc tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng và thành lập các tổ tự quản tại các thôn; thành lập tổ xung kích bảo vệ rừng của xã; tăng cường công tác quản lý cưa máy; hỗ trợ những người cung cấp tin về các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép...
Mặt khác, trong công tác vận động, tuyên truyền, UBND xã Minh Tân còn phối hợp với nhóm tín ngưỡng của Hội Nghệ nhân dân gian xã lập miếu thờ thần rừng tại thôn Tân Sơn. Lễ "Cúng thờ Thần rừng" được tổ chức thể hiện sự thành kính của nhân dân với rừng, cầu cho rừng luôn luôn xanh tốt, chở che con người, cũng là để bà con nhân dân tin rằng mỗi cây gỗ quý lâu năm đều có thần linh bảo vệ nên không được phép chặt phá. Miếu thờ được sử dụng tổ chức cúng rừng vào những ngày lễ, ngày rằm để cầu mong thần rừng ban cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt; rừng không bị tàn phá, môi trường sinh thái trong lành.
Vậy là, ngoài việc sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh với nạn khai thác rừng trái phép, UBND xã Minh Tân còn vận dụng cả yếu tố "tâm linh" để vận động nhân dân biên giới bảo vệ rừng. Theo ông Tẩn Tờ Dèn, Trưởng thôn Tân Sơn: "Cây cổ thụ cũng như bố mẹ già trong nhà, cần được chăm nom, chăm sóc cẩn thận. Bà con mình đừng có đi phá rừng. Cái cây mà ngã xuống cũng như bố mẹ ngã xuống. Đau lòng lắm".
Trung tá Nguyễn Xuân Hoàng, Đồn trưởng Đồn BPCK quốc tế Thanh Thủy cho biết: Thời gian qua, BĐBP đã phối hợp tốt với các lực lượng khác như  Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Dân quân tự vệ, cùng chung tay góp sức bảo vệ từng tấc đất biên giới, không cho lâm tặc xâm hại rừng. Đồn BPCK quốc tế Thanh Thủy đã chủ động tham mưu cho Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang và chính quyền địa phương các cấp triển khai nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn hoạt động chặt phá, khai thác rừng trái pháp luật; tham mưu cho Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xây dựng "Kế hoạch phối hợp truy quét đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật tại rừng đặc dụng Phong Quang".
Trong đó, lực lượng BĐBP tăng cường 16 cán bộ cùng với 27 cán bộ thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Hạt Kiểm lâm huyện Vị Xuyên; tổ chức 5 tổ liên ngành (gồm BĐBP, Kiểm lâm) trực tiếp đóng quân tại các địa bàn và tổ chức thêm 1 tổ cơ động gồm 5 cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh để tham gia đấu tranh, ngăn chặn nạn khai thác lâm sản trái phép. Chúng tôi cũng thường xuyên đi tới những thôn bản, nhất là những vùng giáp biên, mở nhiều cuộc họp dân nhằm tuyên truyền cho người dân chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ rừng, không tham gia hoặc tiếp tay cho hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Các cán bộ địa bàn cũng chủ động tham mưu phối hợp với chính quyền xã xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng biên giới.
Hy vọng rằng, với sự "chung lưng đấu cật" của cả hệ thống chính trị tỉnh Hà Giang, cùng nhân dân biên giới, rừng đặc dụng Phong Quang sẽ được trả lại màu xanh và sự bình yên vĩnh viễn! (Biên Phòng 18/1)đầu trang(
Ông Mẫn Văn Linh "tố" Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động & Phòng cháy chữa cháy rừng - thuộc Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đã ban hành quyết định tạm giữ tài sản của ông trái pháp luật.
Ngày 23/11/2016, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động & Phòng cháy chữa cháy rừng - thuộc Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đã ban hành quyết định số: 28/QĐ-TGTVPTGPCC về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, đối với ông Nguyễn Trần Chung là lái xe chở hàng cho chủ lâm sản là ông Mẫn Văn Linh.
Ông Linh cho rằng: Do có những dấu hiệu bất thường trong thi hành công vụ, nên Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đã ban hành quyết định trái pháp luật để tạm giữ tài sản của ông, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
23/11/2016, Đội Kiểm lâm cơ động & Phòng cháy chữa cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm Hải Dương do ông Đặng Văn Huy làm đội trưởng đã ban hành Quyết định số 28/QĐ-TGTVPTGPCC về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính đối với ông Nguyễn Trần Chung, có địa chỉ tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, là lái xe chở hàng lâm sản cho ông Mẫn Văn Linh, có địa chỉ tại thôn Trung Bạn, xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Tại Quyết định tạm giữ đã nêu: “Thời hạn tạm giữ từ ngày 23/11/2016 đến khi giải quyết xong vụ việc theo đúng quy định của pháp luật”. Như vậy là Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR - Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đã tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của lái xe Nguyễn Trần Chung và ông Mẫn Văn Linh là vô thời hạn.
Ông Mẫn Văn Linh cho rằng: Đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR - Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đã ban hành quyết định hoàn toàn trái với quy định pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ phương tiện, vật chất và giấy tờ. Bởi, căn cứ vào Khoản 8, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định rõ: “Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Ngày 08/12/2016, tại Chi cục Kiểm lâm Hải Dương, trao đổi với báo chí, ông Đặng Văn Huy - Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR đã lúng túng khi phóng viên đưa ra câu hỏi “Vì sao Quyết định số 28/QĐ-TGTVPTGPCC ngày 23/11/2016 của Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR của Chi cục Kiểm lâm Hải Dương về việc tạm giữ phương tiện, hàng hóa và giấy tờ của lái xe Nguyền Trần Chung và Mẫn Văn Linh lại không xác định về thời hạn tạm giữ?”. Do không trả lời được câu hỏi của báo chí, nên ông Đặng Văn Huy đã thoái thác và báo là có việc cần phải đi, đồng thời từ chối làm việc tiếp.
Sau đó, ngày 09/12/2016 Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động & CCCR - Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đã “chữa cháy” bằng cách ban Quyết định số 31/QĐ-TGTVPTGPCC thay thế cho Quyết định số 28/QĐ-TGTVPTGPCC ngày 23/11/2016. Tuy nhiên, theo ông Mẫn Văn Linh, quyết định lần thứ 02 của Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR - Chi cục Kiểm lâm Hải Dương vẫn trái pháp luật. Bởi đây không phải là quyết định gia hạn tạm giữ mà vẫn là quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính đối với lái xe Nguyễn Trần Chung và ông Mẫn Văn Linh là 30 ngày, mà quy định của pháp luật thời hạn tạm giữ chỉ có 07 ngày.
Hết thời hạn theo quyết định tạm giữ, lần này không phải là Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR ra quyết định, mà Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đã trực tiếp ban hành Quyết định số: 106/QĐ-KDTGTVPTGPCC kéo dài thời hạn tạm giữ phương tiện và hàng hóa của lái xe Nguyễn Trần Chung và ông Mẫn Văn Linh từ ngày 23/12/2016 đến ngày 22/01/2017 với lý do ông Mẫn Văn Linh không có mặt tại cơ quan Kiểm lâm để làm việc theo giấy báo gọi của Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR - Chi cục Kiểm lâm Hải Dương.
Nhưng ông Mẫn Văn Linh khẳng định: Quyết định số 106/QD-KDTGTVPTGPCC của Chi cục Kiểm lâm Hải Dương cũng là một quyết định trái pháp luật. Bởi theo quy định của pháp luật, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày và có thể được kéo dài thêm tối đa là 30 ngày, tổng cộng tối đa là 37 ngày, nhưng Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đã quyết định tạm giữ phương tiện và hàng hóa của lái xe Nguyễn Trần Chung và Công ty TNHH Hoàng Linh từ ngày 23/11/2016 đến ngày 22/01/2017 là quá với quy định của pháp luật là 22 ngày. Vậy những thiệt hại của doanh nghiệp do Chi cục Kiểm lâm Hải Dương tạm giữ trái pháp luật 22 ngày trách nhiệm thuộc về ai?
“Lý do mà Chi cục Kiểm lâm Hải Dương đua ra chỉ là biện bạch. Bởi, việc bắt giữ, xử lý vi phạm là thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng, không phải trách nhiệm của đương sự. Nếu cơ quan chức năng có đủ căn cứ để xác định lỗi của đương sự thì cứ xử lý theo quy định của pháp luật, mà không nhất thiết phải có mặt của đương sự, chỉ khi nào xử lý xong thì mới cần sự có mặt của đương sự” ông Linh chia sẻ thêm.
Cho rằng Chi cục Kiểm lâm Hải Dương có những hành vi làm trái pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của công dân, vừa qua ông Mẫn Văn Linh, chủ hàng lâm sản đang bị tạm giữ đã có đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí. Theo nội dung đơn tố cáo của ông Mẫn Văn Linh cùng tài liệu kèm theo: Ngày 23/11/2016 ông Mẫn Văn Linh thuê ông Nguyễn Trần Chung, lái xe chở hàng cho ông. Trong quá trình vận chuyển hàng, ông Linh đã giao cho ông Chung đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc hàng lâm sản là hợp pháp.
Nhưng khi bắt giữ, cán bộ kiểm lâm đã không tiến hành kiểm tra tại chỗ dừng xe (địa điểm là ở tỉnh Bắc Giang) mà đã bắt lái xe đưa số hàng lâm sản của ông Linh và phương tiện về Chi cục Kiểm lâm Hải Dương. Sau đó lập biên bản làm việc với lái xe, nhưng biên bản không đóng dấu của cơ quan, không có biên bản tạm giữ và không tiến hành kiểm đếm hàng hóa mà đã ban hành quyết định tạm giữ là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.
Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ nội dung tố cáo của công dân. Nếu có sai phạm cần xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. (Gia Đình & Pháp Luật 17/1)đầu trang(
Thời gian qua, tình hình vận chuyển, buôn bán động vật quý hiếm từ Lào về Việt Nam ngày càng tinh vi và liều lĩnh. Để qua mắt lực lượng công an, loại tội phạm này ngụy trang các cá thể động vật hoang dã quý hiếm trong hàng hóa, các thùng chứa hàng bí mật được thiết kế tinh vi.
Phương thức hoạt động của các đối tượng này là vận chuyển hàng qua đường tiểu ngạch. Để qua mắt lực lượng công an, các đối tượng thường  giấu các cá thể động vật hoang dã đã được cấp đông trong hàng hóa được phép nhập khẩu.
Ngoài ra, các thùng bí mật bên cạnh thùng xăng, trên nóc xe cũng được sử dụng triệt để. Nhiều vụ vận chuyển, tàng trữ, mua bán động vật quý hiếm lần lượt được triệt phá. Ví dụ như vào tháng 8-2016, qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An đã triệt phá đường dây vận chuyển hổ trái phép từ Lào về Việt Nam tiêu thụ do Lê Văn Đức (27 tuổi) trú xóm 3, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cầm đầu.
Qua đó, thu giữ 1 cá thể hổ đông lạnh nặng 37kg và một phần cá thể hổ nặng 27kg. Được biết, sau khi mua và vận chuyển các cá thể hổ này từ Lào về, Đức đưa đến nhà bà Nguyễn Thị Quế (49 tuổi) trú xóm 3, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An để gửi. Đại tá Trần Hữu Hồng - Trưởng Phòng Cảnh sát môi trường  -Công an tỉnh Nghệ An cho biết: “Vì lợi nhuận mang lại từ loại “hàng” này nên các đối tượng tìm mọi cách để qua mắt lực lượng công an. Chúng chế ra các thùng chứa bí mật. Những thùng chứa này được sử dụng công nghệ cao có điều khiển từ xa nên lực lượng chức năng phải có nghiệp vụ mới phát hiện được”.
Sau thời gian vào cuộc điều tra, xác minh, ban chuyên án nhận định đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã từ Lào về Việt Nam do Nguyễn Hữu Huệ (48 tuổi) trú xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An cầm đầu. Đến khoảng 14h ngày 13-1, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Nghệ An nhận được tin báo của quần chúng nhân dân cung cấp với nội dung, tại Trang trại chăn nuôi trâu bò của Nguyễn Hữu Huệ đang cất giữ một số động vật hoang dã quý hiếm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Xác định thời cơ phá án đã đến, lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Nghệ An nhanh chóng cử 1 tổ công tác tiến hành xác minh, thu thập thông tin. Khi lực lượng công an có mặt tại trang trại của Nguyễn Hữu Huệ, chỉ có vợ chồng Nguyễn Văn Kiên (là em vợ của Huệ) và Hồ Thị Nga.
Qua kiểm tra, trong tủ đông lạnh công an phát hiện có 1 cá thể động vật đã chết (nghi là cá thể hổ) có trọng lượng 146kg, 1 phần cá thể động vật có phần đầu (nghi là cá thể hổ) có trọng lượng 60kg, 1 phần cá thể động vật có phần đuôi (nghi là cá thể hổ) có trọng lượng 42kg, 1 cá thể động vật có 2 sừng (nghi là Sơn dương), phần đầu và chân đã bị cắt rời, có trọng lượng 43kg và 1 sản phẩm động vật (nghi là thịt hổ) có trọng lượng 14kg.
Tại  cơ quan công an Nguyễn Văn Kiên khai nhận, cách đây khoảng 2 tháng, có 2 người đàn ông đi xe bán tải biển số Lào đến trang trại, rồi kéo xuống xe 1 con hổ đông lạnh cùng 2 phần (đầu và đuôi) của 1 con hổ khác. Kiên đã giúp họ đưa số hổ đông lạnh trên cất trong tủ lạnh. Nửa tháng trước thì có 1 người đàn ông không rõ tên tuổi đi xe máy đến trang trại cất 1 cá thể sơn dương. Hiện Phòng Cảnh sát môi trường đang tiếp tục đấu tranh mở rộng chuyên án. (An Ninh Thủ Đô 18/1)đầu trang(
Ngày 17-1, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Đơn vị này vừa phát hiện, xử lý một xe tải vận chuyển hơn 10m3 gỗ lậu từ huyện Ea H’leo (Đắk Lắk) đi TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Qua công tác nắm tình hình, tổ công tác đã phát hiện chiếc xe tải mang BKS: 63C-054.90 chạy từ hướng huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk đi TP. Hồ Chí Minh có nhiều biểu hiện nghi vấn, nên đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tài xế lái chiếc xe tải là Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1998) ở phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Kiểm tra trên xe, tổ công tác phát hiện có khoảng 400 lóng gỗ tròn Bằng Lăng với tổng khối lượng hơn 10m3
Tài xế cho biết, nhận chở số gỗ này cho một chủ gỗ từ huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk đi TP. Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Sơn không xuất trình được bất cứ giấy tờ nào liên quan chứng minh nguồn gốc số gỗ trên. Đây là xe gỗ thứ 2 mà Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an Đắk Lắk phát hiện bắt giữ trong 1 tuần gần đây.
Hiện phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý những đối tượng có liên quan đến số gỗ lậu trên. (Quân Đội Nhân Dân 17/1)đầu trang(
Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch kiểm tra, truy quét các địa bàn trọng điểm về vi phạm Luật Bảo vệ phát triển rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu.
Theo đó lực lượng chức năng sẽ mở 2 đợt cao điểm, đợt 1 từ ngày 5/1 đến 1/2 và đợt 2 từ ngày 2/2 đến 13/3. Các địa bàn trọng điểm về phá rừng, lấn chiếm đất rừng gồm khu vực xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn; khu vực xã Tà Pơ, huyện Nam Giang; lâm phận rừng phòng hộ Phú Ninh; vùng giáp ranh giữa huyện Duy Xuyên với huyện Nông Sơn…
Vùng trọng điểm về khai thác lâm sản trái phép gồm khu vực giáp ranh giữa xã Phước Hiệp (Phước Sơn) với xã Trà Bui (Bắc Trà My); khu vực biên giới cửa khẩu Đắc Ốc, huyện Nam Giang với huyện Đắc Chưng (Lào)…
Vùng trọng điểm về mua bán, vận chuyển lâm sản gồm khu vực các hồ thủy điện Đăk Mi4, Sông Tranh 2, Sông Bung 4; xã Phước Hiệp, Phước Hòa (Phước Sơn); khu vực xã Zuôi, huyện Nam Giang; các tuyến đường 14B, 14E, 14G, 14D, 40B, đường Hồ Chí Minh và đường Đông Trường Sơn; các tuyến đường trên sông Vu Gia - Thu Bồn. (Nông nghiệp Việt Nam 18/1)đầu trang(
Tình hình xâm hại, khai thác rừng trái phép đang diễn biến khá phức tạp trên địa bàn của tỉnh Đắc Nông. Qua một thời gian dài lần theo dấu vết "lâm tặc", P.V Báo Công an TP Đà Nẵng ghi nhận có nhiều điểm  nóng phá rừng trái phép. Thế nhưng, cơ quan chức năng có thẩm quyền thì không hề hay biết?
Để vào được khu vực rừng Đắc Rí (thuộc xã Đắc Mol, H. Đắc Song, Đắc Nông), chúng tôi từ trung tâm TX Gia Nghĩa (Đắc Nông) đi ngược về H. Đắc Song theo QL14 chừng 40km. Tiếp đó, để đi vào sâu trong khu vực "cấm địa" của "lâm tặc" phải mất hơn 30 km đường đồi núi hiểm trở. Sau gần nhiều giờ đồng hồ vật lộn với cung đường đất đỏ, chúng tôi đến khu vực suối Đắc Rí rồi cuốc bộ xuyên vào rừng.
Một người dân bản địa dẫn đường cho hay, gần đây xe gỗ của "lâm tặc" ra vào khu vực rừng Đắc Rí rất nhộn nhịp, chúng thường vận chuyển gỗ ra khỏi rừng vào giờ trưa và chiều tối. Sau khi ra khỏi khu vực Đắc Rí,  các xe chở gỗ chạy về xã Đắc Mol (H. Đắc Song) và xã Đắc Sắc (H. Đắc Mil, Đắc Nông).
"Những năm trước, khu rừng này toàn gỗ cổ thụ, bởi đường khó đi cũng như phía ngoài còn nhiều gỗ nên lâm tặc chưa "nhòm" tới rừng Đắc Rí. Chừng 2 năm trở lại đây, khu vực này rừng bị đốn hạ hàng loạt, thời gian gần cuối năm lâm tặc càng ra gỗ ào ạt...", người dẫn đường cho biết.
Quan sát dấu tích để lại, người chỉ đường cho biết, vết xe chở gỗ của "lâm tặc" còn rất mới nên dặn chúng tôi tuyệt đối im lặng, nghe theo sự chỉ dẫn của anh ta. Khi xâm nhập vào được khu vực rừng, nhóm P.V không dám tách nhau để đề phòng chuyện bất trắc.
Theo ghi nhận, càng vào sâu bên trong, con đường độc đạo này lại xuất hiện nhiều nhánh rẽ nhỏ. Khi thấy một nhánh rẽ có vết tời kéo mới toanh, chúng tôi liền men theo đến gần cuối thì phát hiện tại đây nhiều cây gỗ dầu gió, sao bị đốn hạ trước đó, bên cạnh là vài cây gỗ bằng lăng bị đốn hạ. Dấu vết còn tươi mới, mùi mùn cưa còn nồng nặc.
Tiếp tục "đột nhập" vào những khoảnh rừng già sâu bên trong, P.V phát hiện thêm nhiều bãi tập kết gỗ, tại hiện tường nhiều cây gỗ có đường kính 70-80cm nằm ngổn ngang. Nhiều cây gỗ lớn đã bị cắt hạ trước đó nằm rải trong rừng, chỉ một số cây được lấy đi.
Người dẫn đường giải thích, để giành những cây gỗ lớn, đẹp thì nhiều nhóm lâm tặc phải hạ xuống những cây gỗ đó, rồi để vậy. Sau đó, tiếp tục đi qua khu vực khác đốn hạ cho đủ số lượng cần thì mới cho xe vào vận chuyển một lượt.
Sau nhiều giờ liền băng trong rừng, nhóm chúng tôi, ai cũng mệt rã rời đành quay lại chỗ suối Đắc Rí để lấy xe ra về. Tuy nhiên, vừa bước qua dòng suối, người dẫn đường ra hiệu "im lặng" phía trước có "hàng"..., trước mắt chúng tôi, một chiếc xe công nông độ chế "đồ sộ", xe được thiết kế độ cầu đẩy, bộ khung xe làm từ nhiều thanh thép lớn, lốp sau được "mặc" áo giáp xích bảo vệ, phía đầu xe được gắn bộ tời "khủng" bởi sợi cáp to bằng ngón tay cái.
Sau vài câu lân la trò chuyện, 2 người này cho biết, đang chuẩn bị vào rừng Đắc Rí chở gỗ. Khi được chúng tôi hỏi, đi vào lấy gỗ có sợ kiểm lâm bắt không? Hai người này chỉ cười trừ cho qua chuyện.
Ngày 13-1, trao đổi với P.V về tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực rừng Đắc Rí, ông Nguyễn Đình Dân, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm H. Đắc Song (Đắc Nông) khẳng định: "Tôi dám khẳng định với các anh (P.V), 2 tháng trở lại đây không hề có tình trạng, khai thác cũng như vận chuyển gỗ tại khu vực này".
Ông Dân giải thích, hiện tại có tổ "đặc biệt" bao gồm các cơ quan liên nghành phối hợp: Công an, Kiểm Lâm, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT đang "nằm" tại địa bàn (rừng Đắc Rí- P.V). Vì vậy không có chuyện khai thác, cũng như vận chuyển gỗ qua khu vực này.
Chiều cùng ngày, chúng tôi làm việc với ông Lại Thế Bình, Phó Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Đức Hòa (xã Đức Hòa, H. Đắc Song) đơn vị trực tiếp quản lý khu vực rừng nói trên, ông Bình cho biết: Thời gian qua tình trạng khai thác, cũng như vận chuyển gỗ vẫn có xảy ra, Cty đã bắt một số trường hợp vận chuyển, khai thác gỗ nhưng đều giao cho phía Hạt kiểm lâm (H. Đắc Song) vì công ty không đủ thẩm quyền xử lý.
Theo ông Bình khu vực rừng Đắc Rí bao gồm các tiểu khu 1098, 1104, 1111, 1122, 1112 với diện tích khoảng 3.200.000 héc-ta, phía Bắc tiếp giáp với H. Đắc Mil, phía Nam tiếp giáp với H. Krông Nô (Đắc Nông).
Trước đó, Báo Công an TP Đà Nẵng cũng đã đăng tải bài viết: Đắc Nông: "Chảy máu" gỗ quý ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung,  phản ánh về tình trạng hàng loạt cây gỗ quý Du Sam tại khu bảo tồn bị lâm tặc chặt hạ một cách ngang nhiên như chốn không người. Một lần nữa dư luận địa phương lại đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn liên quan đến cách quản lý, bảo vệ rừng của các cơ quan chức năng có liên quan. (Công An TP.Đà Nẵng 17/1)đầu trang(
5 năm một chặng đường thành lập và phát triển, Ban quản lý Rừng phòng hộ Anh Sơn (Nghệ An) đã góp phần bảo vệ và phát triển màu xanh cho rừng nơi đây.
Từ một doanh nghiệp Nhà nước, chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu, bước đầu đơn vị đã gặp không ít khó khăn, trước hết là khó khăn về việc bố trí, sử dụng người lao động.
Số lao động chuyển từ Công ty Lâm nghiệp sang 41 người, công ăn việc làm, tiền lương không đủ, diện tích rừng được giao tuy không nhiều nhưng manh mún thuộc địa bàn của 6 xã, ở vùng sâu vùng xa, đi lại khó khăn; các hoạt động khai thác, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn diễn ra hết sức phức tạp; nhận thức của người dân nói chung về rừng phòng hộ còn mơ hồ, từ đó đã đặt ra cho Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Anh Sơn bài toán rất nan giải.
Để giải bài toán trên, BQL rừng đã khẩn trương kiện toàn lại cấp ủy Chi bộ, bộ máy lãnh đạo, sắp xếp lại các phòng ban, bố trí lại các đội trạm bảo vệ rừng, giải quyết việc làm, chế độ cho người lao động kịp thời; ngoài ra tranh thủ sự giúp đỡ chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Huyện ủy, UBND huyện và các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện. Nhờ vậy mà 5 năm qua, đơn vị đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trên các mặt.
Công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn: 5 năm qua, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã tổ chức hơn 480 buổi cho 7.000 lượt người nghe. Ngoài ra công tác tuyên truyền còn được mở rộng dưới nhiều hình thức như tuyên truyền thông qua họp dân với hàng ngàn lượt người dân tham dự; tuyên truyền qua loa phóng thanh; tuyên truyền bằng panô áp phích…
Tổ chức được 24 cuộc tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bảo vệ rừng cho những hộ nhận khoán bảo vệ rừng và 4 đợt diễn tập PCCCR trên địa bàn 6 xã có rừng phòng hộ.
Công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng tại gốc được đảm bảo: Đơn vị đã giao khoán bảo vệ rừng tận gốc cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và các hộ dân sống gần rừng phòng hộ với tổng diện tích giao khoán là 8,5 ngàn ha; tổ chức được hơn 630 đợt tuần tra chung và hơn 4.000 cuộc đi tuần tra theo các tiểu khu được giao; tịch thu nhiều dụng cụ đi rừng dùng để vi phạm luật như hàng chục dao, rìu, 3 máy cưa xăng, 3 con trâu kéo gỗ, phá bỏ hàng trăm cái bẫy động vật hoang dã, trục xuất hàng trăm đối tượng vào rừng phòng hộ trái phép; phối hợp với Kiểm lâm huyện, Kiểm lâm cơ động của tỉnh tịch thu hơn 30m3 gỗ các loại và nhiều phương tiện vi phạm khác.
Với phương châm “phòng là chính”, hàng năm đơn vị đã xây dựng phương án PCCCR, kiện toàn các BCH, các tổ đội trực cháy và tham mưu các xã có rừng phòng hộ xây dựng phương án và thành lập các tổ đội PCCCR ở cấp xã. Tổ chức ký cam kết, tập huấn, diễn tập PCCCR kịp thời đúng quy định; dụng cụ, phương tiện và các công trình lâm sinh phục vụ PCCCR hàng năm đều được bổ sung, sửa chữa đảm bảo với yêu cầu 4 tại chỗ của công tác PCCCR.
Về thực hiện các dự án lâm sinh: BQL rừng phòng hộ được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư dự án Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2012 - 2020; UBND huyện giao làm chủ đầu tư dự án trồng rừng sản xuất 147 và một số dự án khác do sở Nông nghiệp giao.
Trong 5 năm quan đơn vị đã hoàn thành xuất sắc vai trò là chủ đầu tư của các dự án, đã lập hồ sơ thiết kế trồng rừng sản xuất được hơn 3.000 ha; trồng rừng phòng hộ được gần 200 ha; trồng cây phân tán gần 400 ngàn cây; Sản xuất và cung ứng gần 6 triệu cây giống các loại; giao khoán bảo vệ rừng được 8,5 ngàn ha, với tổng kinh phí thu hút được gần 20 tỷ đồng và thu hút hàng ngàn ngày công lao động của người dân tham gia dự án.
Bên cạnh đó, công tác phúc lợi và an sinh xã hội được quan tâm.Tham gia ủng hộ quỹ vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, cùng em đến trường, tết vì người nghèo... với số tiền ủng hộ gần 60 triệu đồng; ngoài ra, vận động người lao động tham gia hiến máu nhân đạo, tham gia đầu đủ các hội thi thể dục thể thao do huyện tổ chức. Thu nhập bình quân của người lao động ổn định 5 triệu đồng/người/tháng.
Với những thành tích đã đạt được trong 5 năm qua, BQL rừng phòng hộ Anh Sơn đã được cấp ủy, chính quyền địa phương và các đoàn thể ghi nhận, được các cấp ban ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen cao quý. (Đời Sống & Pháp Luật 17/1)đầu trang(
Những ngày giáp Tết, Tây Nguyên lại “nóng” tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
Ngày 16-1, đại tá Nguyễn Hữu Lương - Trưởng Công an huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk - cho biết đang điều tra vụ vận chuyển gỗ lậu, ngăn cản lực lượng chức năng. Liên quan đến vụ việc này, theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Yók Đôn (huyện Buôn Đôn), rạng sáng 10-1, lực lượng kiểm lâm VQG phối hợp với Công an huyện Buôn Đôn phát hiện xe tải có dấu hiệu chở gỗ lậu trên Tỉnh lộ 1. Cơ quan chức năng truy đuổi liền bị một số đối tượng chạy xe máy cản đường nên phải huy động thêm lực lượng mới bắt được xe chở gỗ lậu cùng các xe máy ngăn cản.
“Các đối tượng đầu nậu, vận chuyển thường có tiền án, tiền sự, hoạt động có tổ chức và manh động. Thông thường, mỗi xe tải vận chuyển gỗ lậu sẽ có hàng chục xe máy theo sau nhằm do thám và cản đường lực lượng chức năng. Nếu bị bắt giữ, các đối tượng này sẵn sàng chống trả, tẩu tán tang vật. Có rất nhiều vụ lâm tặc quá manh động nên lực lượng kiểm lâm đành phải buông” - ông Tùng nói.
Trước đó, tại tiểu khu 687B (lâm phần thuộc Ban Quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa Nam của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) cũng xảy ra vụ lâm tặc tấn công, uy hiếp cán bộ quản lý rừng nhằm giải cứu đồng bọn. Ông Trần Văn Lương, Phó Ban Quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa Nam, kể: “Khi phát hiện một nhóm lâm tặc đang khai thác gỗ trái phép, tổ tuần tra vây bắt được 1 đối tượng. Sau đó, một nhóm gần 10 người quay lại mang theo hung khí và 1 can xăng bao vây tổ công tác, dọa đốt, đồng thời yêu cầu thả đối tượng bị bắt. Chúng giật được chìa khóa, mở còng tay, đưa đối tượng bị bắt trốn thoát. Chưa hết, nhóm này còn mang nhiều hung khí quay lại tấn công, tổ tuần tra phải trốn vào rừng”.
Lực lượng chức năng huyện Ia Grai và Đồn Biên phòng Ia Chía (tỉnh Gia Lai) vừa bắt giữ 5 xe chở gỗ lậu tại địa bàn xã Ia Chía. Trong khi đang lập biên bản, lâm tặc đã huy động khoảng 20 người tấn công để cướp lại phương tiện, tang vật vi phạm. Trước tình huống nguy cấp, lực lượng Bộ đội Biên phòng phải bắn chỉ thiên làm các đối tượng bỏ chạy, cả 5 xe gỗ sau đó đã bị bắt lại với tổng khối lượng lên trên 76 m³ gỗ từ nhóm I đến nhóm V.
Trước đó, 5 cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai phát hiện lâm tặc đang vận chuyển gỗ trái phép trên sông, đoạn qua địa phận xã Krông Năng, huyện Krông Pa, nên yêu cầu kiểm tra thì bị chúng dùng hung khí tấn công làm 2 kiểm lâm bị thương.
Anh Đinh Việt Hồng, kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm Krông Pa, cho biết các kiểm lâm thường bị lâm tặc tấn công bằng gạch đá, thậm chí dùng điện chích. “Còn việc nhắn tin, gọi điện đe dọa xảy ra như cơm bữa” - anh Hồng nói.
Nhà anh Nguyễn Văn Hào, cán bộ Đội Kiểm lâm cơ động số 2 (VQG Yók Đôn), nhiều lần bị ném đá, nhớt. Ngoài ra, lâm tặc còn nhắn tin dọa lấy mạng con gái anh. Cách đây hơn 2 tháng, nhận được thông tin có xe chở gỗ lậu nên các kiểm lâm viên bám theo để xử lý. Khi phát hiện kiểm lâm, nhóm lâm tặc cầm dao dài hơn 1 m đến đe dọa. Chưa dừng lại, chúng còn đánh anh Hào bị thương.
Chị Nguyễn Thị Phương (vợ anh Hào) tâm sự: “Nhiều lần chứng kiến lâm tặc đánh chồng ngay trước cổng nhà. Nghề của chồng nguy hiểm nhưng anh yêu nó nên vẫn cố làm. Thường xuyên bị nhắn tin đe dọa nên mỗi khi ra đường là tôi nhìn trước ngó sau xem có ai theo không”.
Ông Phạm Tuấn Linh, Phó Giám đốc VQG Yók Đôn, cho biết tình trạng chống người thi hành công vụ, ngăn cản lực lượng kiểm lâm diễn ra thường xuyên. Trong khi đó, phần lớn kiểm lâm viên đều có gia đình ở quanh vùng, thường xuyên bị đe dọa nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ rừng.
Ông Lâm Văn Long, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai (Gia Lai), cho rằng kiểm lâm cần được đào tạo võ thuật. “Lực lượng kiểm lâm thường xuyên phải làm việc trong điều kiện đêm tối, hẻo lánh nên khi bị tấn công sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt, khi lâm tặc có số lượng lớn, hung hãn thì cần chọn biện pháp an toàn rồi mới tính đến việc xử lý theo pháp luật. Đào tạo để mỗi cán bộ bảo vệ rừng đều biết phòng vệ là tốt nhất” - ông Long nói. (Người Lao Động 17/1)đầu trang(
Thảo cầm viên Sài Gòn vừa khánh thành Bảo tàng động - thực vật phục vụ Tết Đinh Dậu 2017 và sẽ mở cửa suốt trong dịp Tết Nguyên đán.
Bảo tàng có diện tích 530m2, là nơi trưng bày tiêu bản của các loài động vật, thực vật và nấm - gồm 140 loài thực vật quý hiếm, 170 loài động vật với 350 tiêu bản, trong đó có nhiều loài quý hiếm của Việt Nam và thế giới như hổ Đông Dương, tê giác trắng, trĩ sao, bồ nông, già đẫy lớn, báo hoa mai, bò tót...
Cũng trong dịp đón Tết cổ truyền năm nay, Thảo cầm viên Sài Gòn sẽ giới thiệu với người dân thành phố một số động vật mới.
Đó là hai chú hổ Belgan con mới được sinh tại đây, một chú hà mã con 8 tháng tuổi có trọng lượng 150kg, một gia đình linh cẩu đốm - loài thú châu Phi - với một thành viên nhỏ cũng vừa ra đời, và hai chú lạc đà Alpaca hiền lành, thân thiện của vùng Nam Mỹ. (Tuổi Trẻ 17/1, tr17)đầu trang(
Ngày 15/1, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết qua kiểm tra tuyến đường thủy trên lòng hồ thủy điện Sê San 4 thuộc xã Ia Tơi, H.Ia Hdrai (Kon Tum), lực lượng chức năng đã phát hiện lâm tặc cất giấu hơn 1,1m3 gỗ nhóm 1.
Tiếp tục kiểm tra xung quanh, lực lượng chức năng phát hiện 4 thuyền đang neo đậu có hơn 14,5m3 gỗ nhóm 1 và toàn bộ số gỗ này không có dấu búa kiểm lâm. Lực lượng chức năng đã lập biên bản tịch thu tang vật và phương tiện. (Thanh Niên 16/1, tr2)đầu trang(
Hạt kiểm lâm thành phố Kon Tum vừa ra quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng đối với ông Thái Hoàng Long về hành vi vân chuyển, mua bán động vật rừng thuộc loài nguy cấp quý hiếm. (Thanh Niên 17/1, tr2)đầu trang(
Viện KSND huyện Sông Hinh vừa truy tố bị can Nguyễn Thị Liệu (SN 1964, trú thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh) về tội hủy hoại rừng theo khoản 1 Điều 189 Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng truy tố, vào tháng 1/2014, Nguyễn Thị Liệu thấy tại khu vực rừng tự nhiên thuộc lòng hồ thủy điện xã Sông Hinh, do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sông Hinh quản lý bảo vệ có một số cây gỗ lớn bị ai đó chặt hạ lấy củi đốt than. Liệu liền dùng rựa chặt dọn, sau đó đốt cháy toàn bộ khu vực rừng tự nhiên trên diện tích 9.811m2 để lấy đất sản xuất. Ngày 16/5/2014, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sông Hinh phát hiện và báo cáo các cơ quan chức năng.
Hành vi của Nguyễn Thị Liệu đã gây thiệt hại hơn 159 triệu đồng. Trong đó, thiệt hại về lâm sản là 40 triệu đồng và thiệt hại về môi trường hơn 119 triệu đồng. (Báo Phú Yên 18/1)đầu trang(
Liên quan đến vụ “Công trình trái phép mọc ngay “vùng lõi” bảo tồn biển Hòn Mun”, chiều 17-1 thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp với các đơn vị liên quan để xem xét
Việc xem xét này tập trung vào các báo cáo của UBND TP Nha Trang và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa về việc trạm kiểm soát biên phòng trên đảo Hòn Mun xây dựng các công trình trong “vùng lõi” phải bảo vệ nghiêm ngặt của khu Bảo tồn biển quốc gia Hòn Mun.
Ông Đào Công Thiên - phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - chủ trì cuộc họp cho biết giao UBND TP Nha Trang tiếp tục kiểm tra thực tế các công trình đã xây dựng trên đảo Hòn Mun.
Sau khi kiểm tra phải báo cáo UBND tỉnh công trình nào xây đúng theo quyết định cho đầu tư xây dựng của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và công trình nào xây không đúng quyết định để tỉnh xem xét xử.
Tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định giao cho Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh hơn 5.000m2 đất tại khu vực đảo Hòn Mun để sử dụng vì mục đích an ninh quốc phòng. Đó cũng là khu vực bảo vệ I của di sản danh thắng quốc gia vịnh Nha Trang và theo quy định của Luật di sản văn hóa “khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian”.
Thế nhưng tháng 12-2016, Phòng quản lý đô thị TP Nha Trang đã kiểm tra, phát hiện trạm kiểm soát biên phòng đảo Hòn Mun “đã có hành vi vi phạm là tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng” theo quy định pháp luật về quản lý trật tự đầu tư xây dựng công trình.
UBND TP Nha Trang đã báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa về việc xây dựng các công trình tại trạm kiểm soát biên phòng trên đảo Hòn Mun trong “phân khu bảo vệ nghiêm ngặt” của khu bảo tồn biển Hòn Mun là trái quy định của Luật di sản văn hóa. (Tuổi Trẻ 17/1)đầu trang(
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm trên địa bàn 5 xã thuộc biên giới Việt - Lào của huyện Mường Nhé (Điện Biên), diện tích đất quy hoạch cho khu bảo tồn là 45.581ha, diện tích được giao quản lý 45.132,13ha. Hiện, diện tích đất có rừng là 33.061,93ha, độ che phủ rừng đạt 73,26%.
Ông Trần Xuân Tâm, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, cho biết: Những năm qua, các chương trình, dự án về bảo vệ và phát triển rừng (BVPTR) được đầu tư, triển khai thực hiện có hiệu quả, công tác quản lý bảo vệ rừng và sử dụng rừng có nhiều chuyển biến tích cực. Những kết quả đạt được đã góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 68% (năm 2012) lên 73,26% (năm 2016); góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai lũ lụt và bảo vệ nguồn nước; góp phần giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân.
Đặc biệt từ năm 2012 đến nay, công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản của đơn vị đã có nhiều chuyển biến tích cực. Lực lượng kiểm lâm từ hạt đến xã đã tham mưu kịp thời cho cấp ủy chính quyền địa phương các cấp về các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); cán bộ kiểm lâm đã bám địa bàn xã được phân công thực hiện quản lý rừng “tận gốc”. Các vụ khai thác rừng trái phép, đặc biệt là đối với gỗ quý hiếm phần lớn đã được kiểm lâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời; tình trạng khai thác lâm sản, đến nay về cơ bản đã được ngăn chặn.
Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm đáng kể, trong 5 năm (2012-2016), số vụ vi phạm được phát hiện và xử lý là 23 vụ, trong đó phá rừng 3 vụ, khai thác lâm sản 4 vụ, vi phạm các quy định của Nhà nước về PCCCR 3 vụ, vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng 13 vụ. Phạt hành chính 33,8 triệu đồng. Đặc biệt, đơn vị đã không để xảy ra các vụ khai thác rừng, cháy rừng lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài nguyên rừng và gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Ngoài ra, Ban quản lý còn phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã vùng đệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về BVPTR, PCCCR, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, hướng dẫn cho nhân vùng đệm thực hiện sản xuất nương rẫy theo quy hoạch, phát dọn thực bì trên diện tích nương, ruộng cố định theo quy định.Thông qua công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức, từ năm 2012 đến năm 2016, lực lượng kiểm lâm Khu bảo tồn phối kết hợp với UBND 5 xã vùng đệm và các lực lượng đóng chân trên địa bàn tổ chức 315 buổi học tập, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 15.436 lượt người.
Ông Tâm cho biết thêm, Ban quản lý đã thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) từ năm 2013 đến nay. Qua 4 năm thực hiện, bước đầu đánh giá chính sách chi trả DVMTR đã góp phần đáng kể trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của đơn vị. Tổng diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé là 31.211,10 ha.
Trong đó, từ năm 2013 - 2015, đơn vị giao khoán cho 34 nhóm hộ là người dân và các đơn vị vũ trang, các đoàn thể xã bảo vệ 18.731,05ha. Hàng năm, căn cứ vào kết quả nghiệm thu Ban quản lý giao bổ sung thêm diện tích bảo vệ cho 49 tổ chức cộng đồng thôn bản là  26.523,65ha, với 1.550 hộ tham gia. Số tiền đơn vị chi trả cho các nhóm nhận khoán qua các năm trên 7,4 tỷ đồng.
Việc triển khai chính sách không chỉ giúp người dân vùng đệm tăng thu nhập từ rừng mà còn trực tiếp giúp cán bộ cơ quan chuyên môn nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng thông qua các lớp tập huấn, tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Về ý thức của người dân, từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR, người dân được tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của rừng, từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, hàng năm người dân có thêm thu nhập đáng kể từ nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chi trả DVMTR là chính sách có hiệu quả phát triển kinh tế rừng bền vững cả về xã hội và môi trường.
Đối với đơn vị, chính sách chi trả DVMTR đã góp phần to lớn trong công tác quản lý, BVPTR, PCCCR của đơn vị. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé quản lý bảo vệ trên 45.000ha rừng và đất rừng đặc dụng. Với địa hình rộng lớn, tình hình dân di cư tự do diễn biến phức tạp, nạn săn, bẫy bắt, khai thác các loại lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra, với biên chế hiện có của đơn vị là 23/26 cán bộ, viên chức thì công tác quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn.
Về hiệu quả BVPTR, qua thống kê từ năm 2012 đến nay thấy, số vụ vi phạm lâm luật giảm từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Nếu như năm 2012, trên địa bàn xảy ra 5 vụ phá rừng và khai thác gỗ trái phép trong khu bảo tồn, năm 2014 xảy ra 1 vụ, thì từ năm 2015 đến nay, không xảy ra vụ phá rừng và khai thác gỗ trái phép nào.
Năm 2012-2013, diện tích rừng của Khu bảo tồn là 31.211,1ha (Quyết định 1167/UBND tỉnh Điện Biên), độ che phủ 68%. Năm 2015-2016 diện tích rừng là 33.061,93ha, độ che phủ 70% (theo kết quả kiểm kê rừng của đơn vị được phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Điện Biên năm 2015).
Qua đó cho thấy chính sách chi trả DVMTR đã và đang đóng góp rất lớn trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân vùng đệm khu bảo tồn và góp phần quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại đơn vị.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Do thiếu nhân lực, địa hình khu bảo tồn bị chia cắt mạnh, không có đường tuần tra bảo vệ rừng nên việc tuần tra thường đi theo các khe suối và các đường mòn, khi xảy ra cháy rừng, công tác tiếp cận đám cháy gặp nhiều khó khăn.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau nên vật liệu cháy có độ ẩm thấp tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao. Mùa mưa công tác tuần tra rừng hạn chế do các suối nước lớn và trơn trượt rất nguy hiểm.
Đời sống người dân khu vực vùng đệm Khu bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán canh tác lạc hậu, nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, quản lý lâm sản, đa dạng sinh học còn hạn chế do vậy công tác truyền thông, tuyên truyền còn gặp khó khăn.
Dân cư vẫn chưa được sắp xếp ổn định tại các xã vùng đệm, người dân vẫn lén lút vào rừng để phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt thú rừng trái phép gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, môi trường và sinh thái, đa dạng sinh học.
Nói về mục tiêu trong thời gian tới, ông Tâm cho biết thêm, Ban quản lý quyết tâm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời tiếp tục triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng; triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm; thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học; tiếp tục kêu gọi sự đầu tư hợp tác đối với cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện các chương trình dự án nghiên cứu khoa học trong khu bảo tồn; đặc biệt là các đề tài, dự án bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao. (Kinh Tế Nông Thôn 17/1)đầu trang(
Cuối tuần tôi với bác lên Tam Đảo làm bữa thịt thú rừng đi, ngon và bổ lắm.
- Loại đó giờ hiếm và đắt lắm. Với đồng lương hưu của tôi với bác trả sao được?
- Hiếm gì đâu, trên đấy bày bán ê hề, giá cũng không hề đắt.
- Nhà nước đã cấm săn bắn thú hoang dã, sao ở Tam Đảo lại bán tràn lan nhỉ. Họ không sợ cơ quan chức năng “sờ gáy” à?
- Vừa rồi có tờ báo đề cập đến chuyện này thì được một lãnh đạo Vườn Quốc gia Tam Đảo cho biết không phải thịt thú rừng, là chuột đấy.
- Chuột gì mà to như con chó, lại có mõm dài và chân như cầy hương vậy?
- Ông ấy còn bảo nghiêm cấm người dân vào săn bắt thú hoang dã, ai vi phạm sẽ bị xử rất nặng.
- Tôi chẳng tin, nếu cấm triệt để thế, sao vào tham quan khu vườn này đố ai nhìn thấy con vật nào gọi là hoang dã đấy. Chúng bỏ đi đâu?
- Làm sao mà tôi biết được. Có khi trời lạnh, các loài thú bò vào nhà cán bộ kiểm lâm sưởi ấm cũng nên.
- Cũng có thể. Có lẽ chỉ có nơi ấy là “an toàn” với những con thú tội nghiệp thôi. Vậy địa phương đã có biện pháp gì với các hộ buôn bán thịt chuột giả thú rừng. Đây cũng là hành vi lừa đảo mà?
- Bác đi mà hỏi lãnh đạo thị trấn Tam Đảo, sao lại hỏi tôi, vô duyên. (An Ninh Thủ Đô 18/1)đầu trang(
Bảo vệ và phát triển rừng bền vững là bảo vệ môi trường sống, ứng phó biến đổi khí hậu và tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
Lào Cai có diện tích đất lâm nghiệp trên 400.000 ha, chiếm hơn 65% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là đầu nguồn lưu vực của hai sông lớn (sông Hồng và sông Chảy). Bên cạnh đó, có tới 70% người dân nông thôn sống gần và gắn bó với rừng, nên kinh tế, xã hội, văn hóa… đều có ảnh hưởng từ phát triển lâm nghiệp. Chính vì vậy, từ khi tái lập tỉnh đến nay, lâm nghiệp Lào Cai đã có bước phát triển quan trọng, có hướng đi rõ ràng và đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững. Cùng với việc bảo vệ tốt trên 339.000 ha rừng hiện có, hằng năm Lào Cai trồng mới từ 6.000 đến 8.000 ha rừng, một số cây trồng cho năng suất và giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất, như quế, xoan ta, trẩu, sơn tra…
Công tác xã hội hóa nghề rừng được chú trọng, người dân quan tâm đến rừng, đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, được hưởng lợi từ rừng nhiều hơn. Nhiều mô hình phát triển lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và xã hội, một số nhà máy chế biến lâm sản lớn đã được đầu tư và đi vào hoạt động. Ngoài những giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường, rừng của Lào Cai còn bảo tồn và phát triển tốt nhiều nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý hiếm, đặc trưng của vùng núi cao, ôn đới. Ví dụ như, Vườn Quốc gia Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam với nhiều loại động, thực vật trong sách đỏ.
Tuy nhiên, việc phát triển giao thông, công nghiệp thủy điện, cháy rừng… khiến diện tích rừng giảm đi mỗi năm. Bên cạnh đó, sức ép từ gia tăng dân số, nhu cầu dân sinh khiến thị trường và nhu cầu sử dụng đồ gỗ trong và ngoài nước ngày càng cao, các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu trồng dưới tán rừng ngày càng được ưa chuộng, trong khi chưa có kế hoạch khai thác hợp lý dẫn đến nguy cơ tận diệt một số động, thực vật quý hiếm.
Thực tế cho thấy, tỷ lệ che phủ rừng hằng năm vẫn tăng (0,6% mỗi năm), nhưng tình trạng mất rừng và suy thoái rừng vẫn đáng báo động. Các hoạt động như chặt cây làm củi đốt, thu hái các loại dược liệu hay trồng thảo quả... của người dân sống gần rừng cũng làm tăng nguy cơ giảm sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng.
Ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho rằng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững là nhiệm vụ của toàn xã hội, là trách nhiệm chung của cộng đồng, lực lượng kiểm lâm làm nòng cốt. Bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp, người dân sống gần rừng phải được hưởng lợi từ rừng.
Hiện, toàn tỉnh có 307 nhà máy và cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 2 nhà máy chế biến lâm sản có công nghệ tiên tiến của Công ty MDF Bảo Yên và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghiệp rừng Lào Cai sản xuất ván ghép thanh, ván MDF, ván tre ép khối có tổng công suất trên 200.000 m3 sản phẩm/năm; 2 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế đi vào hoạt động ổn định, góp phần tiêu thụ sản phẩm rừng trồng cho người dân. Nghề rừng cũng góp phần giải quyết việc làm tại nông thôn, nhiều hộ dân có thu nhập ổn định từ trồng và bảo vệ rừng.
Với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng bền vững, những năm tiếp theo, ngành lâm nghiệp tỉnh nỗ lực quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng tự nhiên sản xuất hiện có. Đồng thời, phát huy lợi thế đất đai, đẩy mạnh trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất và giá trị sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị sản phẩm, phấn đấu độ che phủ của rừng đến năm 2020 đạt trên 56%, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới. (Báo Lào Cai 17/1)đầu trang(
Trong tiết trời se lạnh, chúng tôi men theo con đường uốn lượn quanh những dãy núi cao, trải mắt theo màu xanh ngút ngàn của rừng trùng điệp mới thấy hết được sự rộng lớn và đa dạng của rừng đặc dụng Xuân Nha. Để có được những cánh rừng xanh như vậy là nỗ lực không mệt mỏi của các cán bộ Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha và nhân dân các dân tộc nơi đây.
Rừng đặc dụng Xuân Nha là một trong 4 khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh, với tổng diện tích 18.000 ha, nằm trên địa phận 2 huyện Mộc Châu, Vân Hồ. Rừng đặc dụng Xuân Nha còn được biết đến với sự đa dạng sinh học, nhiều loài động, thực vật thuộc sách đỏ Việt Nam, như: Pơ mu, bách xanh, thông 5 lá, khỉ mặt đỏ, gà mặt vàng...
Năm 2002, UBND tỉnh đã quyết định thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha và thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng. Với địa bàn quản lý lớn, lực lượng cán bộ của Hạt lại mỏng, trung bình một cán bộ của Hạt phải quản lý, bảo vệ trên 2.000 ha rừng; có 9 bản nằm trong vùng lõi, rừng còn tiếp giáp với 2 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và có chung đường biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nên việc bảo vệ rừng càng đặt ra yêu cầu cao hơn.
Vân Hồ những ngày đầu năm thật lạnh, bên chén trà xanh tỏa hương, ông Giàng A Nhà, thành viên Đội quản lý và bảo vệ rừng bản Khò Hồng, cho biết: Bản Khò Hồng, xã Chiềng Xuân là một trong 9 bản nằm trong vùng lõi của khu rừng đặc rụng Xuân Nha. Trước đây, với tập tục du canh du cư, rừng của bản bị phát lấn làm nương nhiều.
Hơn 10 năm trở lại đây, được sự tuyên truyền của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm nên tình trạng phá rừng làm nương không còn nữa; bản thường xuyên tuyên truyền tới bà con lợi ích của việc bảo vệ rừng; đối với diện tích đất canh tác gần nước thì chuyển sang làm ruộng lúa nước, đời sống của bà con đã dần ổn định. Cùng với đó, bản thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng với 10 thành viên hoạt động hiệu quả. Nhiều năm nay, bản không có trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha, hiện trên địa bàn đã thành lập 48 tổ quản lý và bảo vệ rừng với 400 thành viên. Định kỳ hằng tháng, các tổ công tác tổ chức tuần tra, báo cáo tình hình. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm thường xuyên phối hợp cùng các tổ quản lý bảo vệ rừng, bộ đội biên phòng tổ chức tuần tra chung. Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng được thực hiện kịp thời, trong năm 2015, đã chi trả trên 200 triệu đồng. Các dự án: trồng rừng hỗ trợ gạo; bảo vệ và phát triển rừng; khoán khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng được triển khai kịp thời, giúp người dân ổn định đời sống và quan tâm hơn tới công tác bảo vệ rừng.
Là người sinh ra và lớn lên dưới tán rừng đặc dụng Xuân Nha, 11 năm làm kiểm lâm địa bàn, anh Vì Văn Thiệp đã có bao kỷ niệm vui buồn gắn với cánh rừng đặc dụng. Anh Thiệp chia sẻ: Rừng đặc dụng Xuân Nha đã gắn bó với tôi từ nhỏ, biết là làm nghề kiểm lâm rất vất vả, nhưng vì yêu rừng nên trách nhiệm càng phải cao hơn. Tôi còn nhớ, trong đợt rét đậm, kèm băng tuyết đầu năm 2016, tại khu vực đỉnh núi Pa Luông có hơn 2.300 ha rừng bị gẫy đổ, chết khô, đúng vào thời gian bà con đi đốt nương lên nguy cơ cháy rừng cao. Khi nhận được thông tin có cháy rừng, tôi cùng anh em của Hạt và hàng trăm bà con, lực lượng dân quân các xã trong vùng đã cùng có mặt để chữa cháy, 4 ngày liền ăn ngủ ngay tại rừng, cuối cùng đám cháy cũng được khống chế. Vất vả là vậy, nhìn mặt ai cũng nhem nhuốc khói, bụi nhưng ai cũng vui vì đã không để cháy lan sang các khu vực khác.
Với những cố gắng, nỗ lực của lực lượng kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha, trong hai năm (2015-2016) các xã trong khu vực rừng đặc dụng đã trồng mới trên 120 ha rừng tái sinh; Hạt Kiểm lâm phối hợp tổ chức 50 hội nghị tuyên truyền cho trên 3.000 lượt người về công tác quản lý và bảo vệ rừng; tiến hành kiện toàn 16 tổ bảo vệ rừng tại các bản thuộc vùng lõi của rừng đặc dụng với số thành viên là 186 người; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý 11 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, thu giữ 16,44m3 gỗ, 17,3 tấn Lùng; xử phạt, thu nộp ngân sách gần 200 triệu đồng, bán đấu giá tang vật, thu nộp ngân sách trên 100 triệu đồng.
Với quyết tâm “năm sau phải tốt hơn năm trước” Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ rừng với việc bám nắm địa bàn; tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân về công tác bảo vệ, phát triển vốn rừng, nâng cao hơn nữa nhận thức việc bảo vệ và phát triển rừng; chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng... (Báo Sơn La 18/1)đầu trang(
Trong năm 2016, tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhìn chung được hạn chế, số vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý giảm 19% so với năm trước. Đặc biệt đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong các địa phương và người dân về trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng.
Kết quả nổi bật của công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) ở trên địa bàn là thực hiện có hiệu quả các giải pháp ngăn chặn khai thác gỗ trái phép, ổn định tình hình tại khu vực giáp biên giới Việt - Lào và giáp ranh giới 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị... Lực lượng Kiểm lâm đã tăng cường công tác giám sát có hiệu quả các hoạt động của các cơ sở cưa xẻ gỗ, các cơ sở nuôi, chế biến, vận chuyển động vật hoang dã.
Trong năm, Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng ban hành 2 kế hoạch kiểm tra rừng, truy quét lâm tặc; chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tham mưu cho Ban chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch, phương án thành lập đoàn liên ngành tổ chức trên 90 đợt kiểm tra rừng, truy quét lâm tặc tại các địa bàn trọng điểm (trong đó, đoàn liên ngành cấp tỉnh 3 đợt, cấp huyện 30 đợt, các hạt phối hợp chủ rừng trên 60 đợt). Qua kiểm tra, các lực lượng liên ngành đã phát hiện lập biên bản xử lý 150 vụ vi phạm, tịch thu trên 180m3 gỗ các loại.
Đặc biệt, Chi cục chỉ đạo các trạm duy trì thường trực 24/24 giờ trong ngày tại các chốt kiểm tra, kiểm soát lâm sản ở một số điểm xung yếu như Tân Ấp, Khe Nét, Khe Sến, Khe Đen, Lồ Ô, khu vực km 33... Đồng thời, Chi cục đã triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ trong công tác PCCCR nên tình hình cháy rừng cơ bản được kiểm soát. Năm 2016, trên địa bàn Quảng Bình xảy ra 5 vụ cháy rừng trồng, thiệt hại 7,98ha (chủ yếu cháy dưới tán, thiệt hại từ 5 – 50%). So với năm 2015, số vụ cháy rừng giảm 16 vụ (giảm 76%) và diện tích cháy rừng giảm 46,78ha (giảm 85%).
Công tác quản lý chế biến, kinh doanh lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã đã được tăng cường. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 340 cơ sở cưa xẻ nằm trong quy hoạch mạng lưới cơ sở cưa xẻ gỗ; trong đó gồm: 275 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề cưa xẻ gỗ và 65 cơ sở đang làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Chi cục đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm trực thuộc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, nhằm phát hiện sai phạm, xử lý kịp thời vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 81 trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng đã được cấp giấy chứng nhận. Trong đó, có 68 trại nuôi động vật rừng thông thường, 13 trại nuôi động vật hoang dã quý, hiếm. Chi cục phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra công tác quản lý động vật rừng đối với các đơn vị cơ sở, các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật rừng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường. Chính quyền các cấp, các tổ chức, đơn vị chủ rừng đã quan tâm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về QLBVR, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Các cơ quan chức năng đã hướng dẫn các thôn, bản có rừng xây dựng quy ước, nhân dân tham gia ký cam kết bảo vệ rừng. Đến nay, đã có trên 800 thôn, bản xây dựng quy ước bảo vệ rừng.
Nhờ vậy, nhận thức pháp luật của nhân dân từng bước được nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật có bước chuyển biến đáng kể. Chi cục và các đơn vị trực thuộc đã phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức 122 cuộc tuyên truyền trực tiếp các chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư thôn, bản và các trường học trên địa bàn tỉnh. Kiểm lâm địa bàn tại một số địa phương đã tham mưu chính quyền cấp xã lồng ghép công tác tuyên truyền QLBVR vào các cuộc họp ở xã và thôn, bản; thường xuyên nhắc nhở người dân có ý thức bảo vệ rừng và PCCCR trong mùa khô trên hệ thống loa phóng thanh cơ sở.
Nhờ vậy, trong năm 2016, số vụ phá rừng, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép giảm nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 1.138 vụ vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, giảm 270 vụ (giảm 19%) so với năm 2015. Các vụ vi phạm chủ yếu là lấn chiếm đất lâm nghiệp với 287 vụ, 257 vụ vi phạm mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép, 31 vụ phá rừng, 18 vụ vi phạm quy định chung về bảo vệ rừng và các loại vi phạm khác... Lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 1.500m3 gỗ trái phép, 2 ô tô, 62 xe gắn máy, 7 cưa xăng xách tay... Số tiền xử lý vi phạm và bán đấu giá lâm sản tịch thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 10 tỷ đồng.
Do phối hợp tốt trong bảo vệ rừng nên thời gian qua, tình hình khai thác rừng trái phép, mua, bán, vận chuyển lâm sản, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật giảm so với các năm trước, các điểm nóng khai thác gỗ trái phép đã được hạn chế. Tuy nhiên, một số nơi thuộc địa bàn giáp ranh các tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh và một số vùng còn giàu tài nguyên trong tỉnh tình hình xâm hại rừng phức tạp vẫn còn xảy ra.
Trong năm, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu chính quyền các cấp tổ chức 1 đoàn liên ngành cấp tỉnh, 8 đoàn liên ngành cấp huyện triển khai nhiều đợt truy quét ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực còn giàu tài nguyên thuộc lâm phận của các Ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu, Long Đại, Tuyên Hóa, Minh Hóa và các chi nhánh lâm trường Trường Sơn, Minh Hóa, Bồng Lai... Mặt khác, thường xuyên kiểm tra rừng cộng đồng để ngăn chặn khai thác gỗ trái phép và đẩy đuổi các đối tượng vi phạm ra khỏi rừng.
Dù các địa phương trong tỉnh đã tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, tuy nhiên tình trạng xâm hại rừng còn diễn biến phức tạp, nhất là các địa bàn giáp ranh, khu vực đầu nguồn các con sông, suối lớn... Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật xảy ra trên địa bàn huyện Minh Hóa, huyện Bố Trạch và một số địa phương. Nguyên nhân chính là do cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chủ quan, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác sử dụng rừng, trồng rừng ngoài thực địa để phát hiện kịp thời, tổ chức ngăn chặn và xử lý ngay khi vụ việc mới phát sinh.
Nhận định về tình hình quản lý bảo vệ rừng sắp tới, ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu này, tình trạng khai thác rừng trái phép, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt, giết mổ động vật rừng trái pháp luật sẽ diễn biến phức tạp. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch truy quét, kiểm tra, kiểm soát lâm sản.
Theo đó, Chi cục đã chỉ đạo 10 đơn vị (bao gồm các Hạt Kiểm lâm, các Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng), tăng cường phối hợp với các lực lượng liên quan để chủ động nắm tình hình nhằm tổ chức truy quét tại các “điểm nóng” trên địa bàn.
Các đơn vị sẽ thực hiện tuần tra, kiểm soát lâm sản ở các khu vực rừng giáp ranh (Quảng Trị, Hà Tĩnh) thường xảy ra hiện tượng khai thác gỗ, các tuyến đường bộ (đường 12A, 10, 16, xuyên Á...), đường thủy (Rào Nan, sông Gianh, Long Đại) mà lâm tặc thường lợi dụng để mua bán, vận chuyển gỗ lậu về xuôi tiêu thụ. Ngoài ra, lực lượng Kiểm lâm sẽ tiến hành kiểm tra lâm sản tại các cơ sở cưa xẻ gỗ ở các địa phương. (Đài PTTH Quảng Bình 17/1)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Hiện nay, toàn tỉnh có 27 loài giống cây lâm nghiệp được công nhận với các loài cây, như: Sến mật, thông nhựa, keo tai tượng, lim xanh, mỡ, vẹt dù,... để sản xuất giống phục vụ trồng rừng trong và ngoài tỉnh.
Các nguồn cây giống được công nhận từ các loại hình, tuyển chọn lâm phần; rừng giống chuyển hóa; vườn cây đầu dòng và cây mẹ. Từ các nguồn cây giống được công nhận, trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được 22,56 triệu cây giống lâm nghiệp các loại, trong đó có 18 triệu cây được kiểm định đủ tiêu chuẩn xuất vườn và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô hạt giống.
Việc công nhận và bảo vệ nguồn giống cây lâm nghiệp đã hạn chế được tình trạng sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc đưa vào trồng rừng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. (Báo Thanh Hóa 17/1)đầu trang(
Từ trước tới nay, việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Nông rất chú trọng. Tuy nhiên, vì còn thiếu một số quy định cụ thể, nên có những trường hợp khó xử lý hoặc xử lý nhưng hiệu quả không cao.
Trước thực tế đó, ngày 30/12/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND “Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm chủ rừng, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh”.
Văn bản này quy định rất cụ thể các khung xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Khoản 1, Điều 10, quy định đối với trạm trưởng, phó trạm trưởng cửa rừng; công chức, viên chức, người lao động có nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp hoặc các đơn vị khác thuộc doanh nghiệp nhà nước quản lý.
Các trường hợp trên nếu để mất rừng từ 0,5 ha - 1 ha/tháng hoặc từ 3ha-5 ha/năm thì sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức khiển trách. Nếu để mất rừng từ 7ha trở lên/tháng hoặc từ 15 ha trở lên/năm, sẽ bị xử lý ở mức cao nhất là Cách chức.
Khoản 2, Điều 10, quy định xử lý kỷ luật đối với giám đốc, phó giám đốc phụ trách quản lý, bảo vệ rừng của ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp hoặc các đơn vị khác thuộc doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, nếu để mất rừng từ 1 ha - 2 ha/tháng hoặc từ 7 ha - 10 ha/năm, giám đốc, phó giám đốc sẽ bị khiển trách. Giám đốc, phó giám đốc sẽ bị cách chức nếu xảy ra mất rừng với diện tích từ 20 ha trở lên/tháng hoặc từ 40 ha trở lên/năm.
Khoản 2, Điều 10 cũng được áp dụng để xử lý kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm là kiểm lâm địa bàn, công chức kiểm lâm, trạm kiểm lâm địa bàn, trạm kiểm lâm địa bàn liên xã, trạm kiểm lâm cửa rừng, hạt kiểm lâm địa bàn; trạm trưởng, phó trạm trưởng trạm kiểm lâm; hạt trưởng, phó hạt trưởng hạt kiểm lâm và những người có liên quan được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, bảo vệ rừng.
Khung xử lý trách nhiệm đối với cán bộ kiểm lâm sở tại quy định tại Điều 13. Cụ thể, hạt trưởng, phó hạt trưởng được phân công phụ trách quản lý, bảo vệ rừng và những người có liên quan của hạt kiểm lâm sở tại, nếu để mất rừng sẽ bị xử lý kỷ luật mức khiển trách nếu để mất từ 10 ha - 20 ha/tháng hoặc từ 30 ha - 40 ha/năm. Nếu để mất từ 50 ha rừng trở lên/tháng hoặc từ 100 ha trở lên/năm thì hạt trưởng, phó hạt trưởng sẽ bị cách chức.
Về tổ chức, Khoản 4, Điều 10 quy định: Chủ rừng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cộng đồng dân cư (không thuộc doanh nghiệp nhà nước) được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp có trách nhiệm quản lý rừng, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ và kịp thời về trách nhiệm theo quy định thì bị xử lý như sau: bồi thường thiệt hại về rừng cho nhà nước theo giá rừng bình quân của các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nếu để rừng bị phá trái pháp luật và các hành vi vi phạm khác xâm hại đến rừng; bị xem xét thu hồi rừng theo quy định nếu để rừng bị phá trái pháp luật trong một năm trên 5% tổng diện tích rừng được nhà nước giao hoặc cho thuê.
Về trách nhiệm của chính quyền địa phương, Khoản 1, Điều 11 quy định: Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã được phân công phụ trách quản lý, bảo vệ rừng và những người có liên quan khi để mất rừng trên địa bàn từ 5 ha - 10 ha/tháng hoặc từ 20 ha - 25 ha/năm thì sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức khiển trách. Trường hợp rừng ở địa phương mất từ 20 ha trở lên/tháng hoặc từ 40 ha trở lên/năm thì chủ tịch và phó chủ tịch xã sẽ bị cách chức.
Tại Khoản 2, Điều 11 cũng quy định đối với diện tích rừng do ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý hoặc diện tích rừng do ủy ban nhân dân cấp huyện đã tổ chức giao, cho thuê đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng mà theo quy định của pháp luật ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, nếu để rừng bị phá trái pháp luật thì lãnh đạo UBND cấp xã sẽ bị xem xét kiểm điểm và xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành. (Báo Đắc Nông 17/1)đầu trang(
Các tỉnh Tây Nguyên đã có 31/38 công ty lâm nghiêp đang duy trì mô hình hoạt động Công ty TNHH Một thành viên 100% vốn Nhà nước và đang triển khai tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, đã có 7/9 công ty chuyển thành Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên đang phối hợp với các đối tác xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Lắk (Đắk Lắk) chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu và 6 công ty lâm nghiệp khác phải giải thể.
Đắk Lắk là địa phương có nhiều đơn vị lâm nghiệp thực hiện chuyển đổi nhất so với các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển hình thức Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và một số hoạt động kinh doanh khác đối với 6 Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Kroong Bông, Ma Đ’rắk, Ea Kar, Buôn Wing, Chư Phả, Ea Wy.
Tỉnh Đắk Lắk cũng có kế hoạch thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên đối với 8 Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Chư Ma Lanh, Rừng Xanh, Ya Lốp, Ea H’Mơ, Thuần Mẫn, Ea H’leo, Phước An, Buôn Ja Wầm nhằm gắn kết phát triển vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và thị trường đem lại sản phẩm có giá trị cao.
Theo đánh giá của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, việc sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên vẫn còn chậm. Các công ty được phê duyệt hình thức Công ty TNHH Một thành viên Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích chưa nâng cao được hiệu quả sản xuất, một số đơn vị vẫn làm ăn thua lỗ. Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp của các công ty này chủ yếu mới thực hiện được việc rà soát, đo đạc và chuẩn bị cắm mốc đất đai. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất đai, khai thác gỗ trái pháp luật ở một số doanh nghiệp vẫn diễn ra phức tạp, việc liên doanh liên kết nhiều nơi vẫn kém hiệu quả…
Cũng theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các công ty lâm nghiệp Tây Nguyên chủ yếu quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ, sau khi sắp xếp vẫn còn 651.685 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng phòng hộ (chiếm trên 80% đất được giao), diện tích rừng trồng là rừng sản xuất có ít 31.783 ha, phân tán nhỏ, lẻ (bình quân 578 ha/công ty). Diện tích rừng đã giao khoán là 187.424 ha. (Tin Tức 18/1)đầu trang(
Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 916 cơ sở với hơn 2.800 máy móc thiết bị và trên 3.500 lao động. Về cơ cấu mô hình sản xuất, kinh doanh chế biến lâm sản chiếm số lượng lớn là các cơ sở sơ chế lâm sản với 441 cơ sở, chiếm 48,14%; tiếp đến là các cơ sở sản xuất đồ mộc gia dụng với 427 cơ sở, chiếm 46,61%, còn lại là kinh doanh lâm sản với 48 cơ sở, chiếm tỷ lệ 5,24%.
Năm 2016, các cơ sở kinh doanh sản xuất lâm sản trên địa bàn tỉnh đã sản xuất được hơn 17.000 tấn gỗ nguyên liệu gồm: giấy, nấm, ván bóc…; sản xuất được trên 57.000m3 đồ gia dụng và đồ gỗ xây dựng. Tổng doanh thu của các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản đạt trên 83 tỷ đồng, đảm bảo thu nhập từ 3- 5 triệu đồng/ người/tháng. Qua đó tác động mạnh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, giúp xóa đói giảm nghèo bền vững tại các địa phương. (Đài PTTH Thái Nguyên 17/1)đầu trang(
UBND TP.HCM vừa yêu cầu các quận huyện, sở ngành thực hiện nghiêm túc việc trồng, chăm sóc cây xanh trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND các quận huyện được giao phối hợp với các sở ngành xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, xâm hại cây xanh đô thị và trồng các loại cây cấm trồng trên đường phố. Công an thành phố chủ trì điều tra và xử lý nghiêm các vụ phá hoại cây xanh nhằm răn đe, ngăn chặn tình trạng phá hoại cây xanh diễn ra trên địa bàn thành phố.
Trên từng tuyến đường cụ thể sẽ có quy hoạch cây xanh tùy theo đặc điểm vỉa hè, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm và trên cao…Riêng tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sẽ có kế hoạch chỉnh trang, thay thế cây xanh. Sở GTVT tìm hiểu dư luận xã hội và báo cáo với thường trực Thành ủy và UBND thành phố trước khi thực hiện vào đầu năm 2017. (Tuổi Trẻ 16/1, tr5)đầu trang(
UBND tỉnh Gia Lai vừa có công văn chỉ đạo các ngành chức năng, huyện thị liên quan nghiệm cấm việc khai thác gỗ, củi từ rừng tự nhiên để sấy thuốc lá.
Trước đó, có tình trạng người dân ở H.Krông Pa dùng gỗ, củi phục vụ cho nhiều lò sấy thuốc lá, ảnh hưởng đến diện tích rừng. (Thanh Niên 17/1, tr2)đầu trang(
Huỳnh Văn Tuyến và Lê Duy Thành đã gian dối lừa nhiều cá nhân và doanh nghiệp hàng tỉ đồng, qua việc "nổ" về dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng caosu.
Ngày 17.1, nguồn tin từ Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Bình Phước (BP) cho biết: VKSND tỉnh BP vừa hoàn tất cáo trạng để tiếp tục đưa ra xét xử đối với 2 đối tượng lừa đảo hàng loạt doanh nghiệp (DN), tổ chức và cá nhân ở tỉnh BP, để chiếm đoạt nhiều tỉ đồng trong nhiều năm qua…
Năm 2008, UBND tỉnh BP chủ trương “chuyển đổi rừng nghèo kiệt” sang trồng caosu. Theo đó, tỉnh BP cho phép giao đất rừng nghèo kiệt cho các DN trồng caosu và cây công nghiệp khác. Lợi dụng chủ trương này, Huỳnh Văn Tuyến (sinh 1963, ngụ số 60/6 khu phố 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã đưa ra các thông tin gian dối, hứa hẹn, tạo lòng tin với những người có nhu cầu thuê đất trồng caosu, nhằm chiếm đoạt tiền của họ.…
Khoảng tháng 7.2009, Tuyến làm quen với Lê Duy Thành (sinh 1973) -  giám đốc DN tư nhân Duy Nam, có trụ sở đóng tại xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước - chuyên kinh doanh sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gia công đồ mộc, vật liệu xây dựng… Tuyến “nổ” với Thành là “có quen biết nhiều lãnh đạo, cán bộ ở tỉnh BP” (?). Tuyến có thể xin được các dự án thuê đất trồng caosu cho các DN. Đồng thời, Tuyến đưa Thành xem bản đồ quy hoạch hiện trạng rừng BP.
Tin lời Tuyến, Thành trực tiếp liên hệ với nhiều cá nhân, DN có nhu cầu thuê đất trồng caosu... Sau đó, Thành cùng với Tuyến dẫn họ đi xem đất, thỏa thuận ký hợp đồng, nhận tiền rồi ký lại hợp đồng khoán việc cho Tuyến…
Với các thủ đoạn lừa đảo trên, nhiều cá nhân, DN đã đưa tiền cho Tuyến và Thành. Tuy nhiên, sau khi giao tiền, không thấy giao đất, nên các cá nhân, doanh nghiệp mới tá hỏa đã bị lừa. Quá bức xúc, các cá nhân, DN này đã đồng loạt gửi đơn tố cáo đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh BP. Theo Công an tỉnh BP: Từ tháng 11.2009 đến tháng 7.2011, Tuyến đã thông qua Thành 2 lần thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt 1,63 tỉ đồng của anh Trần Văn Thanh (Giám đốc Cty cổ phần Sao Mai); chiếm đoạt của bà Phạm Thị Dung (giám đốc Cty TNHH Hoàng Huy) 850 triệu đồng.
Từ tháng 4.2010 đến tháng 8.2011, Tuyến và Thành đã 4 lần thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt của anh Lê Viết Chung (Giám đốc Cty TNHH MTV Anh Trung) 1,21 tỉ đồng. Tương tự, Tuyến và Thành chiếm đoạt của các nạn nhân: Bà Nguyễn Thị Kim Thanh (Giám đốc Cty TNHH MTV Kim Thanh) 230 triệu đồng; ông Nguyễn Văn Be (Giám đốc Cty cổ phần Quang Phát Thành) 520 triệu đồng; ông Hà Quang Minh (Giám đốc Cty TNHH Quang Minh) và ông Nguyễn Hữu Tiến (ngụ thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) 1,5 tỉ đồng…
Ngoài ra, vào ngày 29.10.2010, cá nhân Tuyến còn chiếm đoạt của bà Thị Nuốt (ngụ huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) 2,9 tỉ đồng. Ngày 23.3.2010, Thành chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng của ông Đoàn Văn Diễn (Giám đốc Cty TNHH MTV Hoàng Yến).
Cơ quan chức năng xác định: Tuyến tổ chức và thực hiện 7 lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền trên 5,7 tỉ đồng. Thành thực hiện 5 lần lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền là 3,44 tỉ đồng. Tuyến và Thành đã bị VKSND tỉnh BP truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước bắt tạm giam ngày 14.10.2011. (Lao Động 17/1)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Nhờ hệ thống camera ảnh nhiệt và trí tuệ nhân tạo, kiểm lâm tại Kenya có thể bắt giữ nhiều kẻ săn bắt động vật hoang dã trái phép hơn.
Linh dương đầu bò, hà mã, lợn warthog của Nam Kenya từ nay có thể bớt lo lắng đôi chút. Đó là vì những người ủng hộ động vật hoang dã đã bắt đầu thử nghiệm hệ thống hệ đại hơn để xác định và bắt giữ những kẻ săn trộm. Công nghệ giúp họ tiến hành nhiều vụ bắt giữ lẽ ra không thể làm được.
Ông Brian Heath, Giám đốc Mara Conservancy tại Kenya, tin rằng việc tăng cường sử dụng công nghệ tại châu Phi có thể cải thiện đáng kể nỗ lực chống săn bắt trộm. “Cán bộ kiểm lâm của chúng tôi hiện tại cảm thấy hoàn toàn bất lợi và thiệt thòi nếu thiếu nó. Họ được trấn an nhờ có công nghệ và có khả năng nhìn và nhận diện con người, động vật tốt hơn”.
Ông Heath, trong quan hệ hợp tác với Tổ chức Động vật hoang dã thế giới, dựa vào camera ảnh nhiệt, dùng trí tuệ nhân tạo để xác định động vật và kẻ bắt trộm ở khoảng cách tối đa 1km. Kiểm lâm gắn camera trên nóc chiếc Land Rover và đỗ xe ở những khu vực kẻ săn trộm thường lui tới. Chiếc xe được che phủ bằng một tấm bạt để không bị lọt ánh sáng ra khỏi xe. Camera cảm nhận nhiệt phát từ con người và phân biệt với thú dựa theo hình dạng của chúng. Nó cũng dùng cách tương tự để xác định động vật.
Phạm vi của camera mở rộng vùng đất kiểm lâm có thể bảo vệ hiệu quả.
Trong xe, kiểm lâm theo dõi video, phân loại các đối tượng theo khoảng cách. Khi phát hiện kẻ săn trộm, họ gọi cho đồng nghiệp rồi hướng dẫn họ tiếp cận bọn chúng.
Ông Heath dùng công nghệ chủ yếu dọc biên giới với Tanzania và công viên quốc gia Serengeti, nơi ông đánh giá nạn săn bắt trộm tồi tệ nhất. Dù vậy, hệ thống không hoàn hảo. Chẳng hạn, đôi khi nó nhầm giữa kiểm lâm và kẻ săn trộm vì họ có hình dáng giống nhau. Song, điều đó không cản trở công việc của kiểm lâm vì họ biết đồng nghiệp của mình đứng ở đâu.
Kể từ khi quản lý Mara Conservancy gần 16 năm trước, ông Heath đã bắt giữ hàng ngàn kẻ săn bắt trái phép. Khoảng 8 năm trước, những kẻ này không dùng đèn pin nữa vì dễ bị phát hiện. Giải pháp mới hiệu quả hơn các giải pháp tầm nhìn ban đêm khác.
Tổ chức Động vật hoang dã cũng thử nghiệm công nghệ vào mùa thu năm 2016 để xác định kẻ săn bắt trộm qua máy bay tự hành tại Zimbabwe và Malawi. (ICTNews 17/1)đầu trang(./.