Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 16 tháng 10 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Liên quan đến sự việc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Động tự ý phá hơn 20ha rừng thuộc địa bàn xã Bồng Am (Sơn Động), đồng thời mở cả đường xuyên rừng để phục vụ cho việc vận chuyển lâm sản, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã giao Sở Nội vụ phối hợp cùng Sở NNPTNT xem xét đề xuất hình thức kỷ luật đối với tập thể và cá nhân công ty cùng lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động.
Như báo Kinh tế nông thôn đã đăng tải, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Ðộng (Công ty Lâm nghiệp Sơn Động) được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt dự án cải tạo rừng tự nhiên tại huyện Sơn Động giai đoạn 2008-2012, với tổng diện tích 390ha. Tuy nhiên, thay vì làm đúng chức năng nhiệm vụ được giao thì doanh nghiệp này lại “tiện tay” xơi nốt hơn 20ha rừng trên địa bàn xã Bồng Am, gây bức xúc dư luận. Chỉ khi nhiều người dân gửi đơn tố cáo, sự việc mới vỡ lở.
Theo Kết luận nội dung tố cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, đến hết năm 2012, công ty này đã thực hiện cải tạo, khai thác được 351,7ha trên tổng số 390,6ha được cấp phép. Tuy nhiên, ngoài việc cải tạo diện tích rừng trên, Công ty Lâm nghiệp Sơn Động còn phá 23ha rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế nằm tại khu vực Khe Rào (xã Bồng Am) và khoảnh 19, đội Ðá Bờ 2 khi chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền là vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, đơn vị này còn tự ý mở hẳn một con đường dài gần 4km chạy xuyên rừng để làm đường cho xe tải hoạt động trong khu vực này. Sự việc nghiêm trọng là vậy nhưng đơn vị quản lý trực tiếp vùng rừng bị phá là Hạt Kiểm lâm Sơn Động (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang) lại không hề hay biết, không hề có báo cáo sự việc.
Kết luận nội dung tố cáo phá rừng của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang nêu rõ: Hạt Kiểm lâm Sơn Động là đơn vị được nhà nước giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Sơn Động. Vi phạm của Công ty Lâm nghiệp Sơn Động xảy ra nhưng Hạt Kiểm lâm Sơn Động không có biện pháp ngăn chặn và báo cáo xử lý kịp thời là chưa thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ông Dương Xuân Bánh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, cho biết: Sở đã chuyển hồ sơ xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về hình thức xử lý kỷ luật với những cá nhân, đơn vị sai phạm.
Liên quan đến sự việc, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu thu hồi trên 850 triệu đồng về ngân sách và chấn chỉnh nhiều sai phạm về quản lý tài chính tại đơn vị này.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng giao Sở Nội vụ phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét đề xuất hình thức kỷ luật đối với tập thể và cá nhân công ty cùng lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động. (Kinh Tế Nông Thôn 15/10) đầu trang(
Đó là nhận định cay đắng của một lãnh đạo BQL rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa khi nói về hàng chục khối gỗ quý nhóm 1 và 2 vừa liên tiếp được kiểm lâm, công an phát hiện ngay trong lòng rừng đặc dụng.
Đây là vùng giáp ranh giữa huyện Đông Giang (Quảng Nam) và Hòa Vang (Đà Nẵng) nên trách nhiệm thuộc về ai vẫn đang là dấu chấm hỏi.
Liên quan vụ 14,3 m3 gỗ kiền kiền, gõ… thuộc các nhóm quý hiếm vừa được phát hiện ngay trong lòng rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, hôm qua, ông Đặng Phương Trung - Hạt trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa cho hay, sau khi lập đoàn liên ngành đi truy quét, có cả công an, lực lượng cơ động của Chi cục Kiểm lâm thành phố tăng cường, phát hiện thêm nhiều điểm cất giấu gỗ lậu rải rác trong rừng. Đa số là gỗ thuộc loại quý hiếm, nhóm 1 và 2.
Cụ thể, liên tiếp truy quét, phát hiện thêm hơn 200 tấm gỗ, số lượng khoảng hơn 10m3. Đa số gỗ lậu được cất giấu tại các điểm ở khoảnh 4, tiểu khu 37. Ngoài ra, lực lượng của Quảng Nam phát hiện thêm 5 điểm cất giấu với gần 10m3.
Như vậy, sau 14,3m3 gỗ lậu bị phát hiện ban đầu, đến nay đã có thêm 20m3 gỗ lậu nữa được đưa ra ánh sáng. Hiện kiểm lâm đang khẩn trương đưa các loại gỗ này ra khỏi rừng, tập trung tại dốc Kiền để lập hồ sơ, nhanh chóng phối hợp cùng công an điều tra làm rõ.
“Lực lượng của Hạt trên 10 anh em, cùng với hơn 30 người của Chi cục, truy quét dài ngày” - ông Trung cho biết. Ông Trần Văn Lương - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng cho biết thêm, số gỗ lậu nhiều đến mức chất thành từng đống ở ngay tại trạm kiểm lâm dốc Kiền.
Cách đây vài tháng, PV trong vai đột nhập truy quét vàng tặc tại vùng rừng giáp ranh giữa xã Tư (Đông Giang) với rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa từng phát hiện gỗ rải rác trên đường vào rừng. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề, hầu như các lực lượng kiểm lâm và lãnh đạo chính quyền đều cho rằng, ngoài vàng tặc gần như đã rút hết thì lâm tặc cơ bản là... không có.
Nói về trách nhiệm, ông Trần Văn Lương cho rằng, về luật mà nói, BQL rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa được xem như là chủ rừng, bởi thế, xảy ra chuyện tất nhiên trách nhiệm thuộc chủ rừng.
“Mặc dù vậy, kiểm lâm chắc chắn cũng phải có trách nhiệm trong đó. Ở đây chúng tôi giao Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng thực thi pháp luật, tất nhiên hạt phải có trách nhiệm” - ông Lương nói.
Ông Lương cũng cho rằng, vùng ranh giới giữa Đà Nẵng và Quảng Nam trong rừng đặc dụng là rất mù mờ, muốn xác định rõ phải đưa tọa độ, bản đồ… ra soi chiếu. Có như thế mới quy được trách nhiệm địa phương một cách rõ ràng hơn.
Một lãnh đạo BQL rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa (xin giấu tên) cho hay, trên thực tế, lâm tặc gần như “cơ bản phá xong rừng” ở các vùng xã Ba, xã Tư và hiện chuyển qua địa phận Đà Nẵng.
“Từ đầu năm đến nay, chúng tôi tổ chức hơn 100 cuộc kiểm tra truy quét, không phát hiện điều gì bất thường. Nói chung là ổn. Cái này chắc mới chỉ xảy ra 1-2 tháng đây thôi. Lực lượng BQL quá mỏng, 5 người quản lý 27km đường giáp ranh, mà lại đường rừng. Mấy cái chỗ phát hiện gỗ lậu, rồi phá rừng đó toàn hiểm trở, đồi dốc dựng đứng. Anh em chủ quan không nghĩ rằng lâm tặc có thể tiến nhanh tới rừng đặc dụng như thế” - vị lãnh đạo này nói.
Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa có diện tích khoảng 28 ngàn hécta, đa phần là rừng nguyên sinh với rất nhiều loại gỗ quý cũng như lâm sản, muông thú. Đây cũng chính là nơi có đỉnh Bà Nà quanh năm sương lạnh, điểm du lịch hấp dẫn của Đà Nẵng.
Ông Trần Văn Lương cho biết, sẽ phải quyết liệt hơn nữa để dứt điểm, đẩy lâm tặc ra khỏi khu rừng này, nếu không rừng nguyên sinh sẽ bị nguy hại. (Tiền Phong 16/10) đầu trang(
Ðịa hình cách trở, khe suối chằng chịt, lực lượng chức năng khó lòng tổ chức truy quét, vì thế mùa mưa bão là thời điểm thuận lợi cho các đối tượng đào đãi vàng gia tăng hoạt động khai thác trái phép ở khe Ðương (Ðà Nẵng).
Mưa bão cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn như lũ cuốn, sạt lở, sập hầm,... ở các hầm vàng chốn rừng thiêng nước độc. Sau cơn mưa rừng, con đường nhỏ từ thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Ðà Nẵng) đến bãi vàng Khe Ðương vốn đã gập ghềnh, hiểm trở càng thêm nguy hiểm.
Chỉ chừng hơn 20 cây số đường núi, mà mấy thanh niên chạy xe ôm chốt giá 400 nghìn đồng một người, mỗi lượt. Nếu vào rồi ra ngay, thời gian đợi dưới một giờ thì giảm 100 nghìn đồng cho lượt về. Chẳng còn cách nào khác, PV đành gật đầu. Chiếc xe máy được quấn thêm xích, gầm rú vượt những con dốc dựng đứng, ào ào qua dòng suối đục ngầu.
Xe dừng ở đầu dốc, PV đi bộ vào khu vực Khe Ðương. Cảnh tượng trước mắt là ngổn ngang, hỗn loạn lán trại, máy móc, thiết bị trên mặt đất, dưới suối, ven sườn núi. Người lái xe ôm thỏa thuận ngay từ đầu với PV là không hỏi tên tuổi, tiết lộ: Dân làm vàng ở đây là dân tứ chiếng, từ khắp nơi đổ về, có cả ở Ðà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, nhưng nhiều nhất vẫn từ Thanh Hóa, Nghệ An và Thái Nguyên vào.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Ðà Nẵng Nguyễn Ðiểu cho biết: Khu vực rừng có vàng ở Khe Ðương thuộc tiểu khu 27 và 29, nằm tại lâm phận xã Hòa Bắc chỉ là khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, không thể khai thác với quy mô lớn. Tháng 3-2008, UBND thành phố Ðà Nẵng cấp giấy phép cho Công ty TNHH Trường Sơn được khai thác mỏ vàng Khe Ðương trên diện tích 22 ha.
Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu, ít kinh nghiệm, thiếu vốn và phương tiện, máy móc nên Công ty TNHH Trường Sơn khai thác không có hiệu quả, không đóng góp vào ngân sách và gây ô nhiễm, nguy hại cho môi trường. Vì vậy, khi giấy phép khai thác hết hạn vào tháng 3-2013, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động đề nghị UBND thành phố Ðà Nẵng không tiếp tục gia hạn giấy phép cho doanh nghiệp, yêu cầu Công ty TNHH Trường Sơn dừng khai thác, hoàn trả mặt bằng và trồng rừng thay thế ở khu vực khai thác.
Sau đó, UBND thành phố Ðà Nẵng đồng ý cho Công ty Bông Sen Vàng (có trụ sở tại Hà Nội) lập dự án thăm dò, khai thác vàng tại Khe Ðương theo công nghệ mới, hiện đại và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do thủ tục chưa hoàn tất, nên khu vực Khe Ðương trở thành "vô chủ", không có cơ quan chức năng nào quản lý.
Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng đua nhau vào khai thác trái phép, bạt núi, đào hầm,... gây mất an ninh - trật tự, kéo theo các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, giành giật nhau bãi, hầm vàng.
Anh Ð.V.Q người dân xã Hòa Bắc cho biết: Các đầu nậu cũng thiết lập hệ thống cảnh giới đàng hoàng, thuê người ở ngoài thôn thường xuyên theo dõi cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, nếu có động tĩnh là báo ngay. Họ cũng đào sẵn những hầm bí mật, khi lực lượng chức năng truy quét, lập tức chuyển máy móc, thiết bị khai thác đắt tiền xuống hầm, ngụy trang kỹ rồi rút vào rừng, hoặc có khi họ trốn trong các hầm vàng sâu trong lòng đất, có hệ thống thông hơi, có thể trú được trong đó cả ngày.
Hễ lực lượng chức năng rút đi, hôm sau mọi chuyện trở lại bình thường. Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc Hồ Tăng Phúc than thở: Dù bãi vàng trên địa bàn địa phương quản lý, nhưng chúng tôi gần như bất lực với nạn khai thác vàng trái phép ở Khe Ðương, vì địa hình xa và hiểm trở, lực lượng của xã mỏng, lại thiếu các công cụ hỗ trợ.
Từ giữa tháng 8 đến nay, các cơ quan chức năng ở Ðà Nẵng đã tiến hành nhiều đợt tuần tra, truy quét, kiểm soát tình trạng khai thác vàng trái phép tại Khe Ðương.
Trưởng trạm Kiểm lâm Hòa Bắc Phạm Trí cho hay: Hàng chục ha rừng đã bị chặt hạ để khai thác vàng trái phép. Nhưng các đối tượng đào vàng rất manh động, vì thế, lực lượng kiểm lâm chỉ có thể vào được khi có lực lượng công an, bộ đội, hoặc ít ra là dân quân xã đi cùng. Muốn triệt phá được hoàn toàn điểm khai thác vàng này, chỉ có cách giao hẳn cho một doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm khai thác, có phương tiện, nhân lực quản lý.
Hoặc chính quyền địa phương phải có biện pháp mạnh, cấm tuyệt đối việc khai thác, chặn hoàn toàn các lối đi vào rừng. Có như vậy mới bảo vệ được tài nguyên khoáng sản, bảo vệ rừng và chấn chỉnh tình hình an ninh - trật tự.
Bí thư Huyện ủy Hòa Vang Lê Văn Toàn khẳng định: Huyện đã cùng các lực lượng quân đội, công an tăng cường kiểm tra, xử lý việc khai thác vàng trái phép ở Khe Ðương theo chỉ đạo của UBND thành phố Ðà Nẵng.
Theo đó, Ðà Nẵng đã thành lập lực lượng liên ngành gồm năm tổ công tác với gần 100 người, bao gồm công an, quân đội, kiểm lâm,... tổ chức truy quét, xử lý và đẩy đuổi các đối tượng khai thác vàng trái phép ra khỏi khu vực, phá hủy các hầm lò, lán trại, tịch thu thiết bị phục vụ việc khai thác vàng trái phép.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Ðà Nẵng Nguyễn Ðiểu vẫn lo lắng: Tình hình mới chỉ tạm ổn, nhưng khi có mưa bão, lực lượng chức năng buộc phải rút, nếu chỉ chốt chặn ở cửa rừng thì các đối tượng lại lợi dụng cơ hội len lỏi trong rừng, dọc khe suối vào khai thác trở lại.
Mùa mưa bão đang diễn ra, để triệt phá hoàn toàn nạn khai thác vàng trái phép tại Khe Ðương, chính quyền TP Ðà Nẵng cần bố trí lực lượng, phương tiện đủ sức để ngăn chặn. Ðồng thời, sớm hoàn thiện các quy trình, thủ tục cần thiết, bàn giao khu vực có khoáng sản cho doanh nghiệp đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý, khai thác. (Nhân Dân 15/10) đầu trang(
Trạm Tấu được coi là "thủ phủ" của loài cây pơ mu cũng là điểm nóng về khai thác trái phép loài gỗ quý này. Từ bìa rừng, để đi được tới "thánh địa" của loài pơ mu phải leo rừng cả ngày với địa hình toàn núi đá hiểm trở.
Vừa đưa tay gạt mồ hôi chảy ròng ròng trên mặt, anh kiểm lâm viên Hoàng Đức Việt thở hổn hển: "Em cứ thấy đỉnh núi nào cao nhất là ở đó có cây pơ mu do loài này ưa lạnh. Nhìn thì gần vậy thôi chứ leo rừng ít nhất cũng nửa ngày mới đến". Một ngày theo chân kiểm lâm đi tuần tra rừng mới thấy hết những khó khăn, vất vả của những "Cảnh sát rừng" để giữ màu xanh cho núi.
Nhìn bên ngoài, rừng Trạm Tấu vẫn xanh. Nhưng ở sâu trong những cánh rừng ngút ngàn, loài pơ mu vẫn là mục tiêu của không ít đối tượng xấu. Chỉ trong 9 tháng, Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu đã phát hiện và xử lí 50 vụ, qua đó đã tịch thu 1,867m3 gỗ tròn, 15,852m3 gỗ xẻ các loại, 90kg cành cục pơ mu; tạm giữ 15 xe máy, 2 xe ôtô, 3 máy cưa xăng; thu nộp ngân sách tổng số tiền trên 220 triệu đồng.
Chỉ trong tháng 9 đã phát hiện 3 vụ tàng trữ lâm sản trái phép. Trong đó đã xử lí 2 vụ, tịch thu 3,707m3 gỗ (3,58m3 gỗ xẻ pơ mu, 0,127m3 gỗ xẻ nhóm III-VIII, 0,681 m3 gỗ tròn nhóm VI).
Ngoài nguy cơ đối mặt với "lâm tặc", rừng Trạm Tấu còn đứng trước hiểm họa cháy rừng luôn rình rập. Do thời tiết hanh khô kéo dài cộng với sự bất cẩn của người dân trong việc đốt bãi chăn thả, đốt nương nên trong 6 tháng đầu năm 2014 đã xảy ra 3 vụ cháy rừng phòng hộ.
Cụ thể, ngày 8/2, tại thôn Háng Tầu (xã Túc Đán) đã xảy ra vụ cháy với diện tích 550ha; ngày 25/2 đã xảy ra vụ cháy rừng tại thôn Háng Chi Mua (xã Bản Mù) với diện tích 4,5 ha; ngày 18/3 lại xảy ra vụ cháy với diện tích 31,2 ha. Để phòng chống cháy rừng, Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu đã kiện toàn 12 ban chấp hành bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng (BVR - PCCC) ở các xã, thị trấn và kí cam kết BVR - PCCC với 3.773 hộ dân.
Ngoài ra, lực lượng Kiểm lâm cũng tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân thực hiện tốt việc PCCC rừng, không để xảy ra tình trạng đốt nương rẫy, bãi chăn thả bừa bãi; tổ chức hướng dẫn bà con cách đốt nương rẫy theo đúng quy trình kĩ thuật. Đối với những nương rẫy có nguy cơ cháy lan vào rừng ở mức độ cao, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với Ban quản lí rừng phòng hộ trực tiếp xuống địa bàn hướng dẫn đốt có kiểm soát, cưỡng ép đốt hoặc đình chỉ không cho đốt.
Ông Trần Xuân Dưỡng, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu cho biết, tổng diện tích đất có rừng của huyện Trạm Tấu là 39.631,3ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên đạt trên 28.900ha, rừng trồng trên 10.700ha. Đặc trưng của rừng Trạm Tấu là chỉ có rừng sản xuất và rừng phòng hộ, không có rừng đặc dụng. Phần lớn diện tích rừng phòng hộ đều là rừng giàu, có nhiều loại gỗ quý hiếm như pơ mu, đinh, lim, sến, táu…
Để ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ trái phép, Hạt Kiểm lâm Trạm Tấu đã thực hiện chốt chặt cửa rừng, bất cứ người nào vào rừng đều bị kiểm soát. Ngoài ra Hạt Kiểm lâm cũng tăng cường cán bộ xuống các địa bàn, trung bình mỗi xã có từ 3-4 cán bộ để thường xuyên tuần tra. Lực lượng Kiểm lâm cũng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng, Công an tiến hành truy quét, ngăn chặn các đối tượng khai thác trái phép.
8 năm gắn bó với rừng Trạm Tấu, kiểm lâm viên Hoàng Đức Việt (quê Hưng Yên) đã không ít lần đau xót khi chứng kiến cảnh những cánh rừng bị tàn phá. Rừng quá mênh mông, trong khi sức lực của đội ngũ kiểm lâm vẫn là rất nhỏ bé. Được giao phụ trách xã Túc Đán, nơi có diện tích rừng lên tới 14.000ha, ngày qua ngày, cuộc sống sinh hoạt của anh gắn bó với rừng, ở trong rừng.
Có những khi đi tuần tra rừng 4-5 ngày mới về, anh phải mang theo thực phẩm và nước uống, đêm dựng lán ngủ lại trong rừng. Vất vả là thế nhưng tình yêu nghề, yêu rừng đã tiếp thêm cho anh nghị lực. Anh cười bảo: "Thời tiết mùa này hanh khô, vậy nên 25 ngày/tháng phải ở trong rừng, chỉ về trụ sở họp hành thôi. Phải hướng dẫn bà con cách đốt nương đúng kĩ thuật để không gây cháy rừng".
Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, phần lớn đồng bào là dân tộc Mông. Nhờ tích cực tuyên truyền mà người dân đã hiểu hơn về lợi ích của việc giữ rừng. Anh Giàng A Trống, dân tộc Mông, trú tại thôn Tà Xùa (Bản Công - Trạm Tấu) cho hay: "Năm ngoái gia đình tôi nhận được 600 ngàn tiền tham gia bảo vệ rừng. Nhờ cán bộ kiểm lâm giáo dục mà tôi đã biết không nên đốt nương rẫy, không chặt rừng, giữ rừng là giữ nguồn sống…".
Theo ông Dưỡng, để giữ rừng bền vững cần sự phối hợp chặt chẽ của người dân. Đồng bào dân tộc sống với rừng, hưởng lợi từ rừng, có trách nhiệm bảo vệ rừng. Theo kế hoạch, trong năm 2014, huyện Trạm Tấu sẽ thực hiện giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn 6 xã (Pá Hu, Làng Nhì, Phình Hồ, Tà Xi Láng, Bản Công, Bản Mù) với tổng diện tích 6.541,6 ha.
Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ phê duyệt kinh phí cho xã Pá Hu để thực hiện thí điểm. Việc giao rừng, cho thuê rừng vẫn chưa triển khai  được do UBND tỉnh Yên Bái chưa có quyết định thu hồi những diện tích chuyển đổi từ rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang sản xuất. Thêm vào đó, quyền lợi của các chủ rừng còn thấp, chưa thu hút được người dân tham gia.
Cuộc chiến giữ rừng, bảo vệ môi trường sống của các loài gỗ quý ở Trạm Tấu vẫn đang diễn ra khốc liệt từng ngày. Cuộc chiến ấy không thể thiếu vai trò của những cán bộ kiểm lâm - được mệnh danh "Cảnh sát rừng", cũng không thể thiếu vai trò của nhân dân. Nói như kiểm lâm viên Hoàng Đức Việt: "Bảo vệ rừng là lẽ sống của chúng tôi". (Công An Nhân Dân 15/10) đầu trang(
15-10, ông Nguyễn Đức Hiếu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Tuy Hòa (Phú Yên) cho biết, đang tạm giữ xe ô-tô tải 78C-031.10 vận chuyển gần 7 m3 gỗ cà te thuộc loài quý, hiếm nhóm 2A không giấy tờ hợp lệ.
Vụ việc bị lực lượng kiểm lâm phát hiện từ chiều 14-7 trên đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, TP Tuy Hòa. Theo tài xế Lê Anh Thiên (trú ở phường 1, TP Tuy Hòa), số gỗ trên do một chủ hàng thuê chở, nhưng không biết là ai.
Hạt Kiểm lâm TP Tuy Hòa đang phối hợp các ngành chức năng mở rộng điều tra. (Nhân Dân 15/10) đầu trang(
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đác Lắc Đinh Văn Khiết thừa nhận: Việc rừng tiếp tục bị khai thác, lấn chiếm trái phép trong những năm qua là do sự buông lỏng quản lý của các ngành chức năng và thiếu trách nhiệm của chính chủ rừng; việc thẩm định, phê duyệt các dự án cho thuê rừng, đất lâm nghiệp trồng cao-su chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng mất rừng, lấn chiếm đất rừng, tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài trong nhiều năm.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đác Lắc, mặc dù bình quân mỗi năm, lực lượng chức năng của tỉnh phát hiện xử lý khoảng 2.000 vụ vi phạm lâm luật, nhưng từ năm 2008 đến năm 2013 toàn tỉnh vẫn bị mất hơn 12.340 ha. Cũng trong giai đoạn 2008-2013, ngành kiểm lâm đã phát hiện và xử lý hơn 10.000 vụ vi phạm lâm luật, trong đó 9.863 vụ xử lý vi phạm hành chính, khởi tố 137 vụ với 78 đối tượng, tịch thu hơn 18.000 m 3 gỗ các loại.
Nguyên nhân chủ yếu là do rừng chưa có chủ hoặc rừng đã có chủ nhưng năng lực yếu kém, thiếu trách nhiệm; cơ chế chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, thiếu đồng bộ...
Qua kiểm tra của UBND tỉnh Đác Lắc tại bốn công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ea Súp, rừng do các công ty quản lý bảo vệ hiện nay chỉ còn khoảng 40-50%, trước đây, đơn vị nào cũng được giao từ 15 đến 20 nghìn ha. Công ty Rừng Xanh, được giao quản lý bảo vệ khoảng 14.000 ha, nhưng đến nay chỉ còn 7.000 ha, và ngay cả 7.000 ha này cũng không liền ô, liền khoảnh.
Ở các công ty khác tình cảnh cũng tương tự, rừng vẫn đang bị tàn phá nghiêm trọng. Ea Súp là một trong những điểm nóng về phá rừng. Những năm qua, ngoài hoạt động mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, nơi đây thường xuyên xảy ra tình trạng người dân tham gia phá rừng, bao chiếm đất trái phép gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. Đây là địa bàn có diện tích rừng bị xâm chiếm trái phép nhiều nhất tỉnh, tập trung ở các vùng dự án trồng cao-su của doanh nghiệp.
Theo Hạt Kiểm lâm Ea Súp, năm 2011 trên địa bàn huyện có hơn 100 xưởng cưa và cơ sở chế biến đồ mộc dân dụng, mỗi ngày đêm các xưởng này có thể chế biến cả nghìn mét khối gỗ. Việc quản lý bảo vệ rừng nơi đây rất khó khăn còn bởi lực lượng kiểm lâm mỏng; các biện pháp, chế tài chưa đủ mạnh...
Hiện nay Đác Lắc có 15 công ty TNHH MTV lâm nghiệp, sáu ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và hai vườn Quốc gia; trong đó, 15 công ty lâm nghiệp quản lý hơn 208.000 ha, chiếm gần 33% tổng diện tích đất lâm nghiệp và 15,7% diện tích tự nhiên của tỉnh. Song các doanh nghiệp này chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, lợi thế; nhiều doanh nghiệp còn lâm vào cảnh bế tắc, không thể tổ chức, triển khai được bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào ngoài việc đợi kinh phí từ trên rót về.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Đác Lắc, sau khi sắp xếp lại, 15 công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhưng công tác điều hành vẫn theo mô hình truyền thống, chưa có sự đổi mới, chủ yếu thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng là chính. Những năm gần đây, đa số các công ty không còn chỉ tiêu khai thác gỗ cho nên không có nguồn kinh phí để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên.
Bốn công ty trên địa bàn huyện Ea Súp gồm: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Ma Lanh, Ya Lốp, Ia Mơ, Rừng Xanh và ba công ty trên địa bàn huyện Ea H'leo: Chư Phả, Ea H'leo, Thuần Mẫn, đều có tiềm lực rất yếu lại không tìm đâu ra nguồn đầu tư.
Diện tích rừng, đất lâm nghiệp cho các doanh nghiệp thuê triển khai thực hiện các dự án cũng đang dần bộc lộ nhiều bất cập. Từ năm 2008 đến nay, UBND tỉnh Đác Lắc cho chủ trương 108 dự án được liên hệ quỹ đất để khảo sát, lập dự án, tuy nhiên đến nay, 33 dự án đã bị thu hồi, còn lại 75 dự án (40 dự án trồng cao-su kết hợp quản lý bảo vệ rừng, 35 dự án trồng rừng, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng, nông lâm nghiệp khác), trong đó 56 dự án đã được UBND tỉnh có Quyết định cho thuê đất, thuê rừng, nhưng mới chỉ có 14 dự án hoàn thành thủ tục thuê rừng, 42 dự án còn lại chỉ mới hoàn thiện thủ tục thuê đất.
Việc chậm trễ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ rừng, diện tích rừng ở những vùng dự án liên tục bị lấn chiếm trái phép, dẫn đến tranh chấp kéo dài, chưa kể tình trạng mua bán, sang nhượng trái phép đất dự án của một số công ty.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thật sự chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo đảm duy trì vốn rừng hiện có và từng bước nâng cao chất lượng rừng, bảo đảm môi trường sinh thái, UBND tỉnh Đác Lắc đề ra phương án tiếp tục sắp xếp, chủ trương cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp, chuyển đổi một số đơn vị lâm nghiệp không có điều kiện sản xuất kinh doanh thành các ban quản lý rừng, tiếp tục rà soát các diện tích rừng, đất rừng và khả năng đầu tư quản lý bảo vệ phát triển rừng của các công ty để thu hồi những diện tích rừng quản lý kém hiệu quả giao cho các tổ chức kinh tế khác thuê, bảo vệ và kinh doanh theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được HĐND tỉnh thông qua.
Với 33% diện tích rừng và đất rừng mà các công ty lâm nghiệp đang sở hữu, nếu được kịp thời tháo gỡ khó khăn, có hướng đi phù hợp gắn với phát huy nội lực thì chắc rằng các công ty lâm nghiệp sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành lâm nghiệp không chỉ ở giá trị kinh tế mà còn ở giá trị xã hội, môi trường.
Chủ tịch UBND huyện Ea Súp Trần Ngọc Quang cho rằng: Những công ty được Nhà nước giao đất, giao rừng, đã thiếu biện pháp kiên quyết, làm không đến nơi đến chốn, có dấu hiệu buông lỏng quản lý để tình trạng lấn chiếm đất rừng xảy ra nghiêm trọng, đây là trách nhiệm của các công ty. Riêng huyện Ea Súp cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm từng bước lập lại trật tự trong quản lý, bảo vệ rừng. (Nhân Dân 16/10) đầu trang(
15-10, Tòa án nhân dân tỉnh Đác Nông đã đưa ra xét xử sơ thẩm đối với Hồ Hữu Hiển (SN 1966), Giám đốc Công ty TNHH MTV Vinh Hiển và Chu Văn Lam (SN 1987), nguyên Phó Ban quản lý dự án quản lý, bảo vệ rừng Công ty Kiến Trúc Mới và về tội hủy hoại rừng.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, năm 2008, Công ty Kiến Trúc Mới có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh do bà Nguyễn Thị Hồng Hà làm giám đốc được UBND tỉnh Đác Nông cho thuê 1.678 ha đất rừng tại Tiểu khu 1534 và 1528 thuộc địa phận xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, trong đó có 576 ha được phép chuyển đổi sang trồng cây cao-su.
Mặc dù chưa có giấy phép, hồ sơ thiết kế khai hoang và chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng Công ty Kiến Trúc Mới đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Vinh Hiển có trụ sở tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước để thực hiện hành vi khai hoang trái phép.
Sau khi ký hợp đồng, Công ty TNHH MTV Vinh Hiển đã thuê người cho xe ủi, máy cưa tiến hành việc khai hoang, đốn hạ cây rừng theo sự chỉ dẫn của Chu Văn Lam, Phó Ban quản lý dự án Công ty Kiến Trúc Mới. Tổng diện tích đất rừng mà Chu Văn Lam, Hồ Hữu Hiển thuê người khai hoang trái phép là 70 ha, trong đó có 38 ha thuộc diện tích rừng sản xuất phải khoanh nuôi bảo vệ, cấm khai thác, gây thiệt hại 8,9 tỷ đồng...
Tại phiên tòa, Hồ Hữu Hiển một mực kêu oan vì cho rằng mình chỉ làm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Kiến Trúc Mới nhưng cơ quan chức năng không xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ thu thập được, Hội đồng xét xử tuyên phạt Hồ Hữu Hiển bảy năm tù giam, Chu Văn Lam bốn năm tù và buộc các bị cáo phải bồi thường số tiền thiệt hại do mình gây ra. (Nhân Dân 16/10; Lao Động 16/10) đầu trang(
Trong 10 ngày qua, lực lượng liên ngành của UBND huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện hai vụ cất giấu khoảng 35m³ gỗ kiền kiền tại khu vực rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, vùng giáp ranh giữa TP Đà Nẵng và Quảng Nam.
Đây là vụ bắt giữ gỗ nhóm 2 lớn nhất từ trước đến nay tại khu vực rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa.
Lực lượng liên ngành của huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) và lực lượng Kiểm lâm TP Đà Nẵng đã phát hiện hàng chục điểm cất giấu gỗ quý tại thôn Láy và Tiểu khu 37, rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa. Đây là khu vực rừng đặc dụng do Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông (thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, TP Đà Nẵng) quản lý.
Sáng 15-10, vượt hơn 60km từ Đà Nẵng, PV tìm đến khu vực giáp ranh giữa TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, nơi các lực lượng chức năng phát hiện hàng chục mét khối gỗ kiền kiền (gỗ nhóm 2) khai thác trái phép cất giấu. Để đến được hiện trường, từ Trung Mang đi khoảng 15km đường đèo dốc trơn trượt là đến Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông. Từ Trạm Cà Nhông đi bộ gần 3 giờ đồng hồ đường rừng mới tới nơi. Khu vực cất giấu gỗ nằm rải rác nhiều điểm trong rừng.
6-10, Tổ liên ngành xử lý vi phạm lâm luật huyện Đông Giang (đóng tại xã Tư) do ông Đinh Văn Hươm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang làm tổ trưởng, phát hiện 66 phách gỗ kiền kiền khai thác trái phép cất giấu tại khoảnh 5, tiểu khu 37 lâm phận rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa với khối lượng hơn 14m³. Tổ liên ngành đã lập biên bản và đưa toàn bộ số gỗ tang vật về tạm giữ tại Trạm Kiểm lâm Dốc Kiền (xã Ba, huyện Đông Giang).
Ngày 11-10, Tổ liên ngành huyện Đông Giang và Lực lượng Kiểm lâm TP Đà Nẵng kiểm tra và phát hiện 9 điểm cất giấu gỗ quy cách với số lượng lớn tại Tiểu khu 37, rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa. Trong đó, 5 điểm cất giấu thuộc lâm phận tỉnh Quảng Nam với 227 phách gỗ quy cách có khối lượng hơn 10m³; 4 điểm thuộc lâm phận TP Đà Nẵng với 224 phách gỗ có khối lượng hơn 10,1m³.
Do địa điểm cất giấu gỗ đường đi rất hiểm trở, lại nằm ở vùng giáp ranh giữa Quảng Nam và TP Đà Nẵng nên hai địa phương thống nhất gỗ nằm ở lâm phận nào thì địa phương đó tạm giữ và lập hồ sơ điều tra. Đến sáng 15-10, Tổ Liên ngành Đông Giang đã đưa toàn bộ hơn 14m³ gỗ phát hiện hôm 6-10 và hơn 10m³ gỗ phát hiện ngày 11-10 về tạm giữ tại Trạm Kiểm lâm Dốc Kiền và trụ sở UBND xã Tư.
Về phía Đà Nẵng, Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng đã cắt cử hơn 60 cán bộ kiểm lâm vào để bảo vệ hiện trường, lập hồ sơ điều tra nguồn gốc và đối tượng khai thác gỗ. Đồng thời, tập hợp và vận chuyển toàn bộ hơn 10,1m³ gỗ tang vật về tạm giữ tại Đà Nẵng chờ xử lý. Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở và mưa rừng, đến nay toàn bộ số gỗ do Kiểm lâm Đà Nẵng tạm giữ vẫn chưa được vận chuyển ra khỏi rừng.
Điều đáng nói trong vụ phá rừng lớn nhất Đà Nẵng từ trước đến nay đó là rừng đặc dụng bị tàn phá với số lượng lớn nhưng chủ rừng là Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa hoàn toàn không biết mặc dù tại khu vực rừng bị tàn phá có Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông với 5 cán bộ thuộc ban quản lý và 2 kiểm lâm viên thuộc Hạt Kiểm lâm Bà Nà - Núi Chúa.
Điều đáng nói hơn nữa, rừng bị tàn phá trong một thời gian dài, quy mô lớn và gỗ được vận chuyển đi tiêu thụ trên con đường ngang qua Trạm Cà Nhông nhưng không bị ai phát hiện(?!).
Mãi đến đầu năm 2014, qua thông tin của quần chúng nhân dân xã Tư, UBND huyện Đông Giang thành lập tổ liên ngành bí mật điều tra và phát hiện thì lúc đó Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa và Kiểm lâm Đà Nẵng mới biết, mặc dù tại khu vực rừng bị tàn phá luôn luôn có lực lượng của Ban Quản lý và Kiểm lâm của Đà Nẵng túc trực.
Ông Đinh Văn Hươm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang kiêm Tổ trưởng Tổ liên ngành, bức xúc: “Việc khai thác gỗ trái phép tại rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa diễn ra rất lâu rồi nhưng phía Đà Nẵng không phát hiện. Thế nhưng, ngày 6-10, khi chúng tôi phát hiện 66 phách gỗ (tương đương hơn 14m³) cất giấu tại đây thì phía Kiểm lâm Đà Nẵng bảo họ đã phát hiện từ trước nhưng chỉ phát hiện…17 phách. Tại sao có hai đống gỗ, một đống 30 phách và một đống 36 phách mà Kiểm lâm Đà Nẵng bảo chỉ phát hiện 17 phách? Vậy mười mấy phách nữa đi đâu?”.
Ông Hươm cũng khẳng định, số gỗ lậu bị lực lượng chức năng phát hiện chắc chắn là khai thác ở rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa vì từ năm 1993, địa bàn xã Tư không còn gỗ kiền kiền.
Chiều 15-10, trao đổi với PV, ông Phạm Ngọc Sự, Trưởng ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, thừa nhận vụ việc xảy ra tại lâm phận thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa quản lý. Hiện nay, đơn vị phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng để điều tra làm rõ.
Chiều 15-10, ông Đinh Văn Hươm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, cho biết: Sau khi phát hiện vụ việc, UBND huyện Đông Giang đã có báo cáo với UBND tỉnh Quảng Nam cũng như Chi Cục Kiểm lâm tỉnh.
Theo quan điểm của huyện, sau khi hoàn tất các hồ sơ, thủ tục, huyện sẽ chuyển sang cơ quan điều tra đề nghị khởi tố điều tra vụ án phá rừng. Bởi lẽ, vụ phá rừng đặc dụng tại địa bàn giáp ranh giữa Đông Giang và Hòa Vang là hết sức nghiêm trọng. (Sài Gòn Giải Phóng 16/10, tr6) đầu trang(
Thanh toán khống số tiền dọn thực bì rừng, làm không đúng kỹ thuật, đốt thực bì ngay trong rừng đã làm cháy rừng cục bộ tại đồi 66 Đồ San và xã Trân Châu, huyện Cát Hải. Sai phạm này đang được chính Đoàn thanh tra của sở NNPTNT che đậy bằng một kết luận “chung chung” đối với các phòng, ban của sở này và Chi cục kiểm lâm Hải Phòng.
Năm 2013, để phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô hanh, chi cục kiểm lâm Hải Phòng là đơn vị chủ đầu tư được Sở NN&PTNT và Sở Tài chính TP.Hải Phòng duyệt cấp kinh phí trên 200 triệu đồng phát dọn thực bì rừng thuộc địa bàn Hạt kiểm lâm khu vực Đồ Sơn, Kiến Thụy phát dọn 9ha thực bì thuộc đồi 66 Đồ Sơn và Hạt Kiểm lâm Cát Hải, phát dọn 18 ha thực bì thuộc xã Trân Châu, thị trấn Cát Bà, Hải Phòng. Chi cục kiểm lâm TP. Hải Phòng đã thi công xong vào tháng 12/2013 và đã được Sở NN&PTNN nghiệm thu.
Nhưng, theo đơn tố cáo của bà Đỗ Thị Nhung - Kiểm lâm viên Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng thì ông Phạm Hữu Huệ -Phó bí thư Chi bộ, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Hải Phòng đã có những hành vi gian lận, làm khống, không đúng nhiều hạng mục công trình phát dọn thực bì rừng để thanh quyết toán, rút tiền ngân sách nhà nước.
Theo bà Nhung, ông Phạm Hữu Huệ đã có hành vi “gian lận, làm khống về diện tích, sai lệch về vị trí, chênh lệch giữa hồ sơ dự toán thiết kế và hợp đồng kinh tế với diện tích thực tế thi công ngoài hiện trường; gian lận về xác định cấp thực bì rừng đế áp đơn giá/ha phát dọn tăng... nhằm làm khống, nâng giá để chiếm đoạt tiền Nhà nước; không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về phát dọn thực bì, đại bộ phận chiều cao gốc phát 10 cm, không tập kết thực bì về đúng nơi quy định theo hồ sơ thiết kế; không thu gom, vận chuyển thực bì ra khỏi rừng, đốt thực bì rừng ngay trong rừng thông và dưới tán rừng gây cháy cục bộ rừng thông tại Đồ Sơn và Cát Bà; nghiệm thu không đúng quy định và khi Đoàn Thanh tra đang làm theo nội dung tố cáo, Sở NN&PTNN tỉnh vẫn duyệt cho Chi cục kiểm lâm chi trả 100% số tiền 27 ha phát dọn thực bì rừng năm 2013 là trái pháp luật, làm thất thoát tiền ngân sách nhà nựớc...”.
Từ nội dung đơn tố cáo cùng các ảnh chụp hiện trường và video clip bà Nhung cung cấp cho các cơ quan chức năng cho thấy, còn rất nhiều diện tích thực bì mọc um tùm trong rừng thông tại Đồ Sơn và Cát Bà chưa được phát dọn. Bên cạnh đó, đã có rất nhiều diện tích thực bì được phát nham nhở, chất đống ngay trong rừng thông và đốt tại chỗ đã gây cháy rừng cục bộ nhiều diện tích tại Đồi 66 Đồ Sơn và rừng của xã Trân Châu huyện Cát Hải.
Trước những dữ liệu tố cáo rất tỉ mỉ, công phu, Sở NN&PTNN Hải Phòng đã cử một Đoàn Thanh tra gồm một số Phòng, Ban chức năng của Sở do ông Nguyễn Đăng Hưng -Phó Chánh Thanh tra Sở làm Trưởng đoàn đã vào cuộc xác minh.
Kết luận thanh tra chung chung Theo Kết luận thanh tra số 213/KL-XM do ông Phạm Văn Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNN TP.Hải Phòng ký thì: Kiểm tra tại khu vực núi Thuồng Luồng, núi Man Lợn, Áng Hồ (xã Trân Châu, huyện Cát Hải), đơn vị đã thi công đúng diện tích theo hồ sơ dự toán thiết kế. Kiểm tra tại khu vực đồi 66 phường Vạn Sơn, Đồ Sơn kết quả đo hiện trường có diện tích thi công thực tế là 7,5 ha, thiếu diện tích so với hồ sơ thiết kế là 1,5 ha. Đoàn đã lập biên bản đối với đơn vị thi công và yêu cầu nộp trả ngân sách số tiền thanh toán vượt quá thực tế thi công trên 6 triệu đồng.
Nội dung tố cáo ông Phạm Hữu Huệ - Phó chi cục trưởng ký gian lận về tăng cấp thực bì rừng để áp đơn giá phát dọn thực bì tăng là không có cơ sở.
Nội dung thứ 3 tố cáo, qua kiểm tra xác minh thực tế ngoài hiện trường công trình phát dọn thực bì rừng cho thấy, đã thực hiện về cơ bản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ dự toán thiết kế... Tuy nhiên, trong quá trình thi công còn những tồn tại sau: “Phát dọn một số điểm gốc cây còn để cao hơn so với quy định; trong quá trình thu dọn, xử lý thực bì đã thu gom, đốt tại một số chỗ rừng thưa gây táp lá cây là chưa đúng quy định...
Theo bà Đỗ Thị Nhung, thì kết luận thanh tra nói trên là rất chung chung theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, khoả lấp sai phạm cho Chi cục kiểm lâm và một số Phòng, Ban của Sở này. Trong đơn tố cáo 5 nội dung thì Đoàn thanh tra mới kết luận  nội dung về việc gian lận diện tích phát dọn thực bì, các nội dung khác chưa kết luận đúng sai, cụ thể.
Thành phần tham gia nghiệm thu không đủ. Theo quy định, nghiệm thu phải xác định toàn bộ diện tích, vị trí ranh giới, đối chiếu bản đồ thiết kế với thực địa; nghiệm thu các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hợp đồng; diện tích thực với hợp đồng; kết luận thanh toán 100% hay thanh toán thực tế...
Đoàn thanh tra vẫn chưa chỉ ra được biện pháp thi công đúng kỹ thuật, đúng thiết kế trong hợp đồng là bao nhiêu ha, không đúng là bao nhiêu ha; đạt tỉ lệ bao nhiêu % diện tích thực hiện?
Số thực bì phát đúng chiều cao không quá 10 cm là bao nhiêu ha, chiều cao thực bì gốc phát cao trên 10 cm là bao nhiêu ha?; Việc thu gom, vận chuyển thực bì không đúng quy định là bao nhiêu? Việc đốt thực bì rừng gây cháy cục bộ bao nhiêu diện tích rừng, táp lá bao nhiêu cây thông, ảnh hưởng tới sinh trưởng của bao nhiêu cây rừng đã 10 năm tuổi. Số tiền giảm trừ do việc làm sai thiết kế, kỹ thuật, gây cháy rừng, giảm sự phát triển của rừng là bao nhiêu...
Qua kết quả xác minh ban đầu cho thấy, công tác quản lý dự án của chủ đầu tư, cơ quan nghiệm thu là một số Phòng, ban của Sở NN&PTNT và công tác PCCCR của Chi cục kiểm lâm Hải Phòng gần như buông lỏng, phó mặc cho một số đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện dự án phát thực bì rừng năm 2013.
Trước những tố cáo về việc Đoàn Thanh tra Sở NN&PTNT thanh tra theo kiểu “bao che sai phạm”, mới đây UBND TP. Hải Phòng đã cử một đoàn Thanh tra nhà nước vào cuộc thanh tra toàn diện sai phạm tại Chi cục Kiểm lâm Hải Phòng thời gian qua. (Bảo Vệ Pháp Luật 14/10, tr10) đầu trang(
Vườn quốc gia Bù Gia Mập thành lập năm 2002 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vườn nằm trên địa bàn hành chính của 2 xã Đắc Ơ và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), với diện tích là 25.926ha.
Trước đây Vườn được xem như “trường” đào tạo thợ săn. “Ngôi trường” đã cho “ra lò” nhiều thế hệ thợ săn thiện xạ. Tuy nhiên khi được bảo tồn và bảo vệ nghiêm ngặt, đến nay các loại thú không còn bị đe dọa bởi tiếng súng, bẫy của thợ săn mà đã trở nên dạn dĩ hơn với con người. Hiện, Vườn trở thành nơi trú ngụ của nhiều loài thú, đặc biệt rất nhiều loài quý hiếm di cư từ Campuchia đến.
Với đa dạng hệ động, thực vật, Vườn trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà khoa học trong và ngoài nước, sinh viên tìm đến nghiên cứu, địa điểm hấp dẫn du khách thập phương đến du lịch, thăm thú, thưởng ngoạn. Qua những ngày rong ruổi trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập, chúng tôi đã ghi được nhiều hình về các loài thú, hoa, cảnh vật… thật sống động.
Hình ảnh đã chứng minh sự sống ở nơi được ví von “cánh rừng chết” nay đã hồi sinh. Và qua đây xin gửi đến mọi người thông điệp hãy ra sức bảo vệ thiên nhiên. (Công An Nhân Dân 15/10, tr4) đầu trang(
Thông tin nhanh qua đường dây nóng trên báo Quân Đội Nhân Dân cho biết: Tại xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông tái diễn tình trạng khai thác và vận chuyển gỗ nghiến trái phép. (Quân Đội Nhân Dân 15/10, tr8) đầu trang(
Trong khi dự án xây dựng hồ chứa nước thủy lợi Đồng Xô (xã Vân Hòa, Ba Vì) còn đang thi công thì sườn núi Ba Vì phía trên đập đã xuất hiện một vết nứt bất thường.
Đáng lưu ý, vết nứt có thể sạt xuống với khối lượng đất đá lên tới 200.000m3 nếu gặp mưa lớn kéo dài.
Tại phân khu phục hồi sinh thái Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì (thuộc tiểu khu 6, xã Vân Hòa), sườn núi xuất hiện vết nứt đứt đoạn dài hơn 300m ở độ cao  cốt 100m đến cốt 200m, đe dọa đổ ụp xuống lấp toàn bộ đập tràn công trình thủy lợi hồ Đồng Xô và cửa suối Cùm Cắm (xóm Xoan, xã Vân Hòa).
Vết nứt này nằm trên diện tích nhận khoán, bảo vệ và chăm sóc rừng của hộ ông Phùng Đức Việt và ông Nguyễn Văn Dinh thuộc khoảnh 7, lô 4a-4b-5 và khoảnh 4, lô 1a, 1b. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, điểm nứt theo hình vòng cung, rộng từ 20-60cm, sâu từ 60-80cm; xung quanh một số vết nứt lớn còn xuất hiện nhiều vết nứt nhỏ đi kèm kiểu hình bậc thang.
Vết nứt đang ngày một mở rộng và đã quật đổ không ít cây to mọc xung quanh. Toàn bộ phần núi phía hồ Đồng Xô đã bị tụt hẳn xuống chừng 40-80cm.
Ông Phùng Đức Việt cho hay, vết nứt xuất hiện hơn 1 năm nay, ban đầu nhỏ và ngắn, nhưng sau mỗi trận mưa to kéo dài, vết nứt ngày càng rộng hơn. Khi công trình thủy lợi hồ Đồng Xô do Công ty CP Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh khởi công xây dựng được một thời gian thì thấy xuất hiện vết nứt. “Nếu có mưa kéo dài vài ngày thì hàng trăm nghìn m3 đất đá sẽ trôi trượt, lấp toàn bộ cửa đập tràn công trình thủy lợi hồ Đồng Xô và cửa suối Cùm Cắm”, ông Việt lo lắng.
Trong khi đó, ông Đỗ Thanh Hùng, Phó Giám đốc VQG Ba Vì nói, không biết việc xuất hiện vết nứt bất thường và nghiêm trọng trên khu vực núi Ba Vì.
Còn ông Phùng Văn Nhớn, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ba Vì cho biết, lực lượng Kiểm lâm cũng chưa lên đó kiểm tra bao giờ nên chưa nắm được tình hình: “Chúng tôi nhìn từ dưới lên cũng thấy có hiện tượng sạt lở, nhưng vì chưa kiểm tra nên không rõ tình hình cụ thể ra sao”. Ông Bùi Hữu Thế, Phó Giám đốc VQG Ba Vì nhìn nhận: “Về nguyên tắc, chúng tôi phải quản lý mọi diễn biến thuộc VQG Ba Vì, nhưng thực tế, anh em lâu nay cũng không có thời gian quan tâm đến việc sạt lở, nứt núi”.
Tuy nhiên, ngay sau khi nhận được phản ánh từ phóng viên, ông Hùng và ông Nhớn khẳng định, sẽ chỉ đạo kiểm tra và báo cáo UBND huyện Ba Vì cũng như Bộ NN&PTNT để nghiên cứu cụ thể mức độ nghiêm trọng và đề xuất biện pháp xử lý.
Đánh giá về vết nứt nghiêm trọng trên núi Ba Vì thuộc địa bàn xã Vân Hòa, một số chuyên gia địa chất cho rằng, khả năng lở núi rất cao vì vết nứt rộng, kéo dài hình vòng cung. Hơn nữa, núi Ba Vì có lớp đất mỏng, nhiều lá cây tạo mùn, rất dễ ngậm nước.
“Nhìn những vết nứt này có thể xem là nghiêm trọng. Với lượng mưa từ 150-200mm, kéo dài vài ngày thì việc xảy ra sạt trượt toàn bộ mảng núi này là hoàn toàn có thể, kéo theo khoảng 200.000m3 đất đá xuống phía dưới, vùi lấp toàn bộ hồ Đồng Xô cũng như diện tích đồng ruộng xung quanh. Thậm chí có thể gây vỡ đập”, một chuyên gia nhận định.
Theo phân tích, có 3 nguyên nhân có thể dẫn tới vết nứt này. Một là, khi xây dựng đập Đồng Xô đã tạo độ dốc quá lớn. Thứ hai do chân núi mất đối trọng, mất phản áp. Thứ ba có thể do độ chắc của nền đất không còn vì đã ngậm nước. Ông Bùi Hữu Thế nhận định, khả năng xuất hiện vết nứt là do việc tích nước ở hồ Đồng Xô khiến nước ngấm vào gây yếu chân.
Liên quan đến việc xây dựng hồ Đồng Xô, năm 2007, UBNB tỉnh Hà Tây (cũ) đã phê duyệt dự án để phục vụ thủy lợi. Với kinh phí hơn 19 tỷ đồng và thi công trong 2 năm 2007-2008 nhưng đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành.
Đáng nói, trước khi xây dựng hồ Đồng Xô, chủ đầu tư là UBND huyện Ba Vì đã xin mượn tạm 9,5ha rừng của VQG Ba Vì  từ cốt 100m đến cốt 175m để lấy đất đắp vào thân đập, vì độ dốc taluy quá lớn, dễ gây xói lở.
Tuy nhiên, ông Phùng Văn Nhớn cho biết, đơn vị thi công đến nay chỉ sử dụng khoảng 2.700m2 trong tổng số 9,5ha đất cho mượn tạm. Đề cập đến thời hạn trả lại 9,5ha đất rừng, lãnh đạo VQG cũng như Hạt Kiểm lâm Ba Vì đều cho biết, khi nào công trình hồ Đồng Xô xong, đơn vị thi công trồng lại rừng sẽ bàn giao lại cho Vườn song không đề cập thời hạn cụ thể. (An Ninh Thủ Đô 16/10) đầu trang(
14/10 UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định 1026/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đến năm 2020.
Theo đó, quy hoạch ổn định diện tích rừng đặc dụng đến năm 2020 là 39.816,26 ha, gồm 47 tiểu khu nằm trên địa phận hành chính của các xã Đăk Man, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh và Xốp-huyện Đăk Glei-tỉnh Kon Tum. Quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh với 3 phân khu (gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích 31.973,62 ha, chiếm 80,3% diện tích toàn Khu bảo tồn; Phân khu Phục hồi sinh thái, diện tích 7.708,1 ha, chiếm 19,36% diện tích toàn Khu bảo tồn; Phân khu Hành chính dịch vụ và du lịch, diện tích 134,54 ha, chiếm 0,34% toàn Khu bảo tồn)….
Tổng kinh phí gần 192 tỷ đồng từ các nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước, liên kết với các nhà đầu tư trong nước, vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế, và tiền dịch vụ môi trường rừng.
Chương trình đầu tư phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh đến năm 2020 nhằm mục tiêu bảo vệ toàn vẹn nguồn tài nguyên rừng hiện có trong phạm vi diện tích được giao; xây dựng giải pháp đồng bộ cho các hoạt động bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, khai thác hợp lý những giá trị về tài nguyên nhiên nhiên đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. (Công An Nhân Dân 16/10; Nông Thôn Ngày Nay 15/10, tr2) đầu trang(
Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân về việc có cất giấu lâm sản trái phép tại xã Yên Hân, ngày 14/10, Trạm Kiểm lâm Yên Đĩnh thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Mới đã tiến hành kiểm tra khu vực nhà ông Ma Văn Lực, thôn Nà Giáo, xã Yên Hân và phát hiện có 0,032m3 gỗ nghiến tròn thuộc nhóm IIA; 0,545m3 gỗ kháo thuộc nhóm VI.
Toàn bộ số gỗ trên không có dấu búa hợp pháp của kiểm lâm và ông Ma Văn Lực cũng không xuất trình được giấy tờ gì liên quan đến số gỗ trên. Theo đó Trạm Kiểm lâm Yên Đĩnh đã phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm hành chính và tịch thu số gỗ trên theo Nghị định số 157/2013/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ.
Từ đầu năm đến nay lực lượng chức năng huyện Chợ Mới đã bắt giữ hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ, có hành vi mua bán lâm sản trái phép và tịch thu gỗ, xử phạt hành chính hàng chục triệu đồng xung công quỹ nhà nước. (Báo Bắc Kạn 15/10) đầu trang(
Sau quy hoạch Hà Nội mở rộng, khu vực đồi Đá Bạc ( xã Yên Bài) và Đồi Bơn (xã Vân Hòa ) được dân đầu tư bất đông sản liệt vào hàng “địa linh” của vùng núi thiêng đã làm cho nhiều người “chán phố lên rừng”.
Hướng về phía Tây (Hà Nội) và thông tin trục Thăng Long, đặc biệt, từ ngọn đồi có thể phóng tầm mắt ra cả một thung lũng bát ngát, đủ cả non nước hữu tình đã khiến nhiều người có tiền không ngại ngần để sở hữu ngôi nhà thứ hai này. Từ đó, đã tạo cơn sốt đất nóng bỏng năm 2010.
Và khi các đại gia mặn mà, sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn để đầu tư thì người dân cũng sẵn sàng băm đất rừng dùng sản xuất ra thành lô để bán. Người dân sinh sống quanh chân đồi Đá Bạc (xã Yên Bài ) cho biết, chẳng mấy khi đất được giá, các đại gia nhiều tiền kéo về đây mua nên một số hộ dân ở đây đều muốn bán để lấy tiền nhằm thu lợi trước mắt.
Sau khi mua gom dưới nhiều hình thức, hàng nghìn ha đất tại đồi Đá Bạc và đồi Bơn được Công ty CP Archi Land ( là đơn vị làm dịch vụ, bán hàng ) xây dựng thành khu biệt thự nối dài từ chân đồi lên tới tận định đồi. Và để sở hữu cả đất và nhà cho một căn biệt thự rộng khoảng hơn 1.000 m2 khách hàng sẽ phải chi khoảng 3 tỷ đồng.
Chạy đua theo bước chân của đại gia Hà thành đã khiến cho những quả đồi có diện tích hàng chục ngàn m2 trước đây bị "cạo trọc", những tán rừng keo xanh mướt đã biến mất, đi liền với đó là những vết thương vằn vện không ngừng chảy máu…
Từ cơn sốt, hàng loạt khu biệt thự tiền tỷ mọc lên hoành tráng để rồi nằm đấy cho lên mốc, cỏ mọc um tùm không người ở. Khi tìm đến UBND xã Yên Bài, đập ngay vào mắt chúng tôi là khu đất đối diện đã được phân lô với những hàng rào chắn gãy ngả nghiêng, bên trong là những biệt thự xây thô bỏ hoang. Toàn khu đất toàn cỏ dại mọc nên trở thành địa điểm để người dân chăn thả trâu, bò.
Nhắc đến khu đất ngay cạnh UBND xã, Ông Nguyễn Văn Mể - Chủ tịch UBND xã Yên Bài cho biết: “ Đấy là đất của dân xã Yên Bài được cấp bìa đỏ từ xưa, nhưng nay họ bán lại cho các đại gia Hà Nội lên đây mua. Nhưng không biết lí do vì sao mà mấy năm nay những căn biệt thự này vẫn bỏ hoang và không xây dựng tiếp”.
Đặc biệt, nằm xen trong những vùng đất rừng sản xuất, vắt qua từng quả đồi cũng tồn tại mấy chục ngôi biệt thự bị bỏ hoang như thế. Tại khu vực đồi Đá Bạc (xã Yên Bài) vốn là đất sản xuất nhưng nay dân bán đi. Cả quả đồi bị xẻ nhỏ, phân khu thành 27 ngôi biệt thự rộng hàng trăm m2 mới xây thô rồi bỏ hoang. Cỏ mọc ngang người bao quanh ngôi nhà, rêu xanh bám đầy chân tường.
Hệ thống đường đi được đổ bê tông từ chân lên đến đỉnh đồi với ngổn ngang những đống đất đá, ngạch ngói, vật liệu xây dựng rải khắp. Các gara oto cũng bị cỏ bao kín mít.
Đất ở đồi Đá Bạc là đất sản xuất nhưng nhiều người đã bán đi lấy tiền. Giờ không giữ được rừng, mà công trình cứ bỏ hoang như vậy thì lãng phí quá. Thời sốt giá đất đổ xô lên đầu tư, giờ thì chả có ma nào. Công trình vẫn cứ dậm chân tại chỗ”. “Người giàu Hà Nội đổ về đây mua đất xây nhà, biến những quả đồi với những căn biệt thự thành "tổ ấm", nhưng giờ họ bỏ chạy hết, tổ ấm thành "tổ đỉa" cả rồi", ông Hưng – người dân bản địa sống ở chân đồi Đá Bạc chia sẻ.
Cũng  như khu vực đồi Đá Bạc, khu vực đồi Bơn ( xã Vân Hòa) cũng cùng chung cảnh ngộ. Với vị thế nhìn ra hồ Đập Đống quang cảnh nên thơ trữ tình, nơi đây tập trung đến 25 ngôi biệt thự tiền tỷ cũng bị bỏ hoang. Nhưng so với khu vực đồi Đá Bạc, các biệt thự ở đây hoàn thiện hơn với lớp vôi vữa và tường đã được sơn.
Tuy nhiên, giờ cũng trở nên hoang tàn đến rợn người, cỏ mọc bao phủ lên cả mái nhà. Các hạng mục thi công dở dang, đất đai, vật liệu đắp ngổn ngang thì khắp nơi khiến không gian của các ngôi biệt thự càng trở nên thiếu sinh khí, cô quạnh.
Ông Nguyễn Văn Mễ - Chủ tịch UBND xã Yên Bài nói rằng "đây là một sự đầu tư sai lầm". "Thời trước sốt đất thì các đại gia mới đổ xô về đây, chứ giờ thì ai quan tâm đâu. Như đất bìa đỏ của một số xã Yên Bài hiện nay chỉ dùng để buộc trâu, bò chứ ai mua?!", ông Mễ thở than. (Gia Đình VN 15/10) đầu trang(
Cẩm Phả có trên 26.300ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 60% đất tự nhiên, trong đó có 21.100ha đất có rừng, 5.200ha đất không có rừng. Điều đáng nói là đối với diện tích đất có rừng thì rừng sản xuất trên 15.000ha, rừng phòng hộ gần 6.000ha.
Đến nay, tất cả diện tích này đều đã được giao cho các chủ rừng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Cẩm Phả được giao trồng, chăm sóc và bảo vệ gần 13.000ha rừng sản xuất, hơn 2.000ha rừng còn lại được giao cho các hộ dân phát triển kinh tế; riêng diện tích rừng phòng hộ giao cho các xã, phường, Công ty TNHH MTV Khe Sim quản lý.
Có thể thấy việc phát huy vai trò của chủ rừng đã giúp cho TP Cẩm Phả triển khai hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, nhất là trong công tác phòng chống cháy rừng.
Anh Nguyễn Tiến Hưng, cán bộ Hạt Kiểm lâm Cẩm Phả phụ trách mảng quản lý và bảo vệ rừng khẳng định: Hiện nay các chủ rừng quản lý, bảo vệ rừng của mình rất tốt. Điều này là rất hợp lý, vì thực tế khi rừng đã trở thành tài sản riêng thì họ sẽ là người tích cực chăm sóc và bảo vệ rừng của mình nhất.
Đơn cử như với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Cẩm Phả, từ nhiều năm nay gần 13.000ha rừng sản xuất nói trên đã và đang là vùng nguyên liệu bền vững để đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh thắng lợi. Hiện nay, Công ty đang dẫn đầu khối doanh nghiệp lâm nghiệp trong toàn tỉnh, là đơn vị mạnh trên toàn quốc.
Để đạt được điều này, Công ty luôn chú trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là trong lĩnh vực phòng chống cháy rừng. Các hộ được giao rừng cũng nhận thức rõ giá trị của rừng nên đã tăng cường đầu tư bảo vệ rừng. Có thể thấy, nếu như trước kia đối với cây gỗ keo (loại cây chủ yếu trên diện tích rừng sản xuất) phần lớn là bán cho ngành Than để làm gỗ trụ mỏ, giá trị kinh tế thấp.
Bây giờ, cây keo có thể tận dụng hết các bộ phận của cây, bán cho các xưởng băm dăm, làm ván ép thanh hoặc gỗ thành phẩm phục vụ mộc dân dụng… giá trị cao và đầu ra rộng mở. Cùng với việc luôn nắm sát tình hình diễn biến rừng của mình, không ít hộ gia đình còn liên kết với nhau thành nhóm, câu lạc bộ để hỗ trợ nhau giữ rừng.
Tiêu biểu như CLB vườn rừng Cầu Bảng (phường Quang Hanh) đã được hình thành từ chục năm nay đến giờ vẫn luôn hỗ trợ nhau trong việc phòng chống cháy rừng, liên kết với nhau trong việc khai thác và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm nghiệp… Đối với khoảng 6.000ha rừng phòng hộ, trong đó có trên 1.000ha sú vẹt, 2.000ha núi đá có cây và gần 3.000ha rừng cảnh quan môi trường được trồng tại các khu vực khai thác than, bãi thải than… hiện đang được các xã, phường, doanh nghiệp quản lý tương đối tốt.
Nếu như trước đây một số nơi còn diễn ra tình trạng chặt phá sú vẹt để nuôi trồng thuỷ hải sản thì giờ ngược lại người dân đã tăng cường trồng loại cây này để đảm bảo môi trường sống thuận lợi cho các đối tượng nuôi... Cùng với đó, diện tích rừng hoàn nguyên môi trường tại các bãi thải đã được doanh nghiệp bảo vệ tốt hơn.
Chính nhờ phát huy vai trò của các chủ rừng nên TP Cẩm Phả đã hạn chế rất nhiều nguy cơ cháy rừng, giảm tối thiểu diện tích rừng bị khai thác bừa bãi.
Ông Hà Xuân Kinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Cẩm Phả cho biết: Công tác phòng chống cháy rừng đã được thực hiện tương đối nền nếp và hiệu quả. Hiện chúng tôi quan tâm nhiều đến vấn đề khai thác hợp lý và trồng rừng bổ sung, tái sinh rừng sau khai thác để đảm bảo mật độ che phủ rừng và đáng mừng là các hoạt động này đến nay cũng đều đã đạt được theo đúng mục tiêu đề ra, tạo điều kiện để Cẩm Phả tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn. (Báo Quảng Ninh 15/10) đầu trang(
Mấy ngày nay một đàn voi 3 con kéo về làng Khe Dưng ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam phá hoa màu khiến người dân hoang mang lo lắng.
Chiều ngày 15/10, người dân đi làm rẫy tại khu vực núi Mun của làng Khe Dưng phát hiện đàn voi rừng 3 con từ rừng sâu di chuyển đến các khu rẫy của người dân tàn phá lúa rẫy, cây trồng. Đàn voi giẫm nát lúa rẫy, sắn, chuối của các hộ dân tại khu vực làng Khe Dưng. Nhiều diện tích lúa rẫy chuẩn bị thu hoạch bị đàn voi dày xéo gây thiệt hại lớn.
Theo người dân ở đây, đàn voi thường xuyên xuất hiện trong khu vực và rất hung dữ. Đã có 2 người đi làm rẫy bị đàn voi rượt đuổi nhưng may mắn chạy thoát vào năm ngoái.
Đáng quan tâm là đàn voi này rất hung dữ, chỉ cần nghe hơi người là lập tức xông vào tấn công. Trước đó, cũng đàn voi này đã xông vào làng Khe Dưng quật đổ mái hiên nhà ông Hồ Văn Mười và tấn công người. Rất may ông Mười và người thân trong gia đình đã chạy thoát.
Nhận được tin báo voi dữ về làng, lực lượng kiểm lâm huyện Bắc Trà My đã báo cáo Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, đồng thời triển khai các biện pháp bảo vệ người dân và bảo vệ đàn voi tránh khỏi sự săn lùng của các tay thợ săn trộm từ các nơi kéo đến.
Nói về đàn voi rừng hung dữ, già làng Hồ Văn Mười kể lại, vào một đêm giữa năm 2006, ông đang ở nhà trên, còn vợ con đang xay gạo ở nhà dưới. Đàn voi nghe tiếng chó sủa đã về làng. Nhà ông ở ngay đỉnh đồi nên chúng nó vào trước. Nghe tiếng đàn voi kêu nên ông đã thắp đèn nhìn ra thấy hoảng hốt.
Đàn voi 5 con to lừng lững đứng giữa sân. Một con đầu đàn tiến vào nhà dùng chiếc vòi quật ngã cây đòn tay. Nó quắp lấy cây đòn tay vụt về phía ông nhưng may lúc đó ông lao nhanh chui xuống gầm sàn nhà nên đoạn gỗ bay không trúng. Vợ con hoảng sợ nên chui hết xuống gầm sàng. Nó đập phá một lúc rồi đi về khu vực rẫy.
Từ năm 2006 đến nay, voi liên tục kéo về làng tàn phá hoa màu của người dân. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài khu vực xã Trà Đốc, đàn voi hay di chuyển về hướng suối Na Cau của xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước và về khu vực rừng già giáp ranh giữa xã Trà Đốc với hai xã Phước Gia, Phước Trà (huyện Hiệp Đức).
Trong vòng 10 năm trở lại đây, Quảng Nam có đến gần 10 con voi rừng bị sát hại. Trong đó tại khu vực giáp ranh Bắc Trà My và Tiên Phước có đến 5 con. Vì môi trường sinh sống bị xâm lấn, cuối năm 2005 một voi con đã lạc xuống tận thị trấn Bắc Trà My và bị người dân xua đuổi. Cuối cùng con này không tìm được bầy, do đuối sức nên đã chết ở bìa rừng. Nhân viên kiểm lâm sau đó phát hiện, tiến hành hỏa thiêu.
Thống kê của Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 đàn voi số lượng không quá 20 con, đó là đàn sống ở địa phận giáp ranh các huyện Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước như đã nói ở trên và một đàn ở khu vực giáp ranh Nông Sơn, Nam Giang, Phước Sơn.
Liên quan đến đàn voi 3 con xuất hiện mấy ngày nay, ông Phan Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết đã triển khai lực lượng và phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an toàn cho người dân và đàn voi.
Hiện chính quyền địa phương xã Trà Đốc đang thống kê thiệt hại hoa màu do voi gây ra để có phương án hỗ trợ cho người dân. "Biện pháp phòng tránh voi dữ trước mắt là dùng tiếng động, đốt lửa và cảnh báo người dân không lên rẫy sớm và về trễ", ông Tuấn cho biết. (Một Thế Giới 16/10; Lao Động 16/10) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
15/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: Vừa có báo cáo kết quả công tác kiểm điểm trách nhiệm một số tập thể, cá nhân để xảy ra việc khai thác rừng trái phép tại thôn Cụt Ạc, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao kiểm điểm trách nhiệm để xảy ra khai thác rừng trái phép tại xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, Giám đốc Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với UBND huyện Thường Xuân, Công an huyện Thường Xuân và chính quyền xã Xuân Chinh tổ chức kiểm tra, xác minh.
Kết quả kiểm tra, xác minh cho thấy, khi tiến hành kiểm tra trên diện tích 116,85 ha, thuộc 15 lô, 7 khoảnh, 2 tiểu khu được giao cho 8 hộ gia đình thôn Cụt Ạc quản lý, bảo vệ thì có 43 cây gỗ nhóm 6 (với khối lượng 27,221 m3) bị khai thác trái phép.
Trong đó có 23 cây gỗ bị khai thác từ cuối năm 2013 trở về trước đã được kiểm lâm địa bàn, UBND xã kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật; 20 cây gỗ (khối lượng 13,937m3) bị khai thác vào tháng 7/2014, đã được lực lượng chức năng thu hồi 10,921m3 quy trữ về UBND xã Xuân Chinh.
Qua điều tra, xác minh, thì một số hộ dân thôn Cụt Ạc lợi dụng lúc trời mưa to, nước suối dâng cao đã vào rừng khai thác gỗ trái phép về sửa chữa nhà ở và cũng không phát hiện có đối tượng “đầu nậu” thu mua gỗ.
Sau khi kiểm tra, làm rõ nội dung sự việc, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm đã có báo cáo giải trình về trách nhiệm để xảy ra khai thác rừng trái phép tại thôn Cụt Ạc, xã Xuân Chinh, đồng thời xin được rút kinh nghiệm nghiêm túc trước Giám đốc Sở NN&PTNT.
Về phía Hạt kiểm lâm Thường Xuân cũng đã kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ, kiểm lâm viên để xảy ra khai thác gỗ trái phép nêu trên. Theo đó kiểm điểm trách nhiệm của Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng phụ trách địa bàn, Trạm trưởng Kiểm lâm Bù Đồn, kiểm lâm địa bàn trong công tác chỉ đạo, điều hành còn chậm, không dứt điểm; chưa sâu sát cơ sở, chưa thường xuyên nắm tình hình an ninh rừng; chưa tích cực tham mưu, phối hợp lực lượng kiểm tra an ninh rừng, để rừng bị khai thác trái phép, chậm tham mưu biện pháp xử lý dứt điểm.
Đối với xã Xuân Chinh: Kiểm điểm trách nhiệm của UBND, Ban chỉ đạo bảo vệ, phát triển rừng của xã Xuân Chinh và các cá nhân như: Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Chinh, cán bộ địa chính xã phụ trách lâm nghiệp và Trưởng thôn Cụt Ạc thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong công tác quản lý nhà nước, công tác tham mưu đã để ra việc khai thác gỗ trái phép.
Đối với 8 hộ có rừng được Nhà nước giao để xảy ra tình trạng khai thác trái phép đã kiểm điểm trách nhiệm của từng hộ nhưng do trưởng thôn “cất giữ” giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên các hộ không nắm được diện tích, ranh giới ngoài thực địa.
Bên cạnh việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có sai phạm, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã yêu cầu Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thường Xuân tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, tổ chức lực lượng tiến hành tổng kiểm tra an ninh rừng trên địa bàn xã Xuân Chinh, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, không để xảy ra các vụ việc tương tự… (Công An Nhân Dân 16/10) đầu trang(
Việc Việt Nam đàm phán Hiệp định Đối tác song phương FLEGT với EU là cần thiết. Việc tuân thủ FLEGT cũng giúp duy trì và mở rộng thị trường cho sản phẩm gỗ tại EU; nâng cao hình ảnh quốc gia và thương hiệu cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Chế biến gỗ và Mỹ nghệ TP. Hồ Chí Minh cho rằng, vấn đề lớn của DN xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam hiện nay là các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn liên tục sử dụng hàng rào kỹ thuật.
Sau thị trường Hoa Kỳ với Đạo luật Layer lại đến lượt EU đang xúc tiến kế hoạch tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp và Thương mại lâm sản (FLEGT) đối với gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu vào các quốc gia trong khối.
Theo các quy định của FLEGT, sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU phải có chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm, không được trộn lẫn các sản phẩm gỗ hợp pháp đã được xác minh và các sản phẩm chưa được xác minh. Chẳng hạn, nếu là gỗ rừng trồng tại Việt Nam thì phải được khai thác đúng theo quy định luật pháp Việt Nam, hoặc được cấp chứng chỉ quản lý rừng của bên thứ ba đáng tin cậy…
Việc Việt Nam đàm phán Hiệp định Đối tác song phương FLEGT với EU là cần thiết. Bởi theo bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và phát triển (CED), hiện nay ngành chế biến gỗ Việt Nam có hơn 3.500 DN, tạo việc làm cho hơn 300 nghìn lao động. Vì vậy, việc phát triển ngành này đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của cả nước.
Nhưng đồng thời, việc tuân thủ FLEGT cũng giúp duy trì và mở rộng thị trường cho sản phẩm gỗ tại EU; nâng cao hình ảnh quốc gia và thương hiệu cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam. Bởi khi được cấp chứng chỉ FLEGT thì sản phẩm gỗ của DN đã được chứng nhận tính hợp pháp. Không chỉ 27 nước thành viên của EU công nhận mà nhiều quốc gia nhập khẩu lớn khác cũng tin tưởng. Điều đó sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, DN trong ngành phải chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất, kinh doanh trên cơ sở tuân thủ luật pháp, đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Trong đó, khó khăn lớn nhất của DN là phần lớn DN chế biến gỗ Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư dưới 1,5 tỷ đồng. DN thường mua gỗ trong dân, người dân từ trước đến nay chưa có thói quen tạo, lưu lại hồ sơ, giấy tờ mua bán, hoặc có thì chỉ là giấy viết tay, không đầy đủ…
Như trường hợp Công ty Chế biến gỗ Hòa Thành (Thuận An, tỉnh Bình Dương) phản ánh, mua gỗ nguyên liệu từ lâm trường của Nhà nước thì đơn vị trúng thầu khai thác có chứng minh nguồn gốc rõ ràng, nhưng không xuất khẩu được vì không có dấu chứng nhận của kiểm lâm. Trong khi đó, mua gỗ của người dân có chứng nhận của chính quyền địa phương thì hải quan lại chấp nhận và xuất khẩu được.
Vậy nên, bản thân giấy tờ yêu cầu còn đang tréo ngoe, lộn xộn. Ở đầu nhập khẩu, yêu cầu kiểm soát nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ, nếu không chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu gỗ thì sản phẩm sẽ bị quy vào chế biến từ gỗ khai thác trái phép. Chưa kể, đây chỉ là một trong những chi tiết rất nhỏ, còn rất nhiều quy định khác khó đáp ứng hơn mà DN buộc phải tuân thủ. Trong khi về phía DN, dù họ có biết thông tin về các đạo luật này, nhưng lại biết rất mơ hồ, chủ quan.
Theo một cuộc khảo sát thực tế do CED phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành tại những tỉnh, thành phố tập trung nhiều DN chế biến gỗ như Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, từ ba năm nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của hầu hết các DN đều tăng, cao nhất là nhóm mặt hàng gỗ nội/ngoại thất, dăm gỗ, gỗ nguyên liệu.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU (51%), Hoa Kỳ (12%), Trung Quốc (16%), Nhật Bản (4%) và Úc, Canada, Hàn Quốc. Riêng thị trường nội địa chiếm khoảng 8%.
Thế nhưng, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong 63 DN sản xuất, chế biến gỗ thì chỉ có đến 75% DN chưa biết các nội dung chủ yếu của FLEGT. Điều đáng nói là 75% các DN này đang xuất khẩu sản phẩm gỗ nội ngoại thất sang EU và chiếm đến 51% thị phần. Biết thông tin về FLEGT là những DN lớn, giá trị xuất khẩu hàng năm trên 2 triệu USD.
Những DN trả lời biết qua loa về FLEGT là DN nhỏ, giá trị sản phẩm xuất khẩu của họ chưa tới 1 triệu USD/năm, nhiều nhất là DN ở Quảng Nam, Đà Nẵng.
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia đến năm 2020 đã đặt mục tiêu trồng đến 4 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên, cung cấp ổn định cho ngành chế biến gỗ 45 triệu m3 gỗ/năm.
Tuy nhiên, từ thực tế hiện nay chưa thể kỳ vọng vào những con số này. DN chế biến gỗ vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu, vì vậy các bằng chứng gỗ hợp pháp vẫn rất khó, bởi DN chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển gỗ từ nơi thu mua đến nơi lưu trữ, sản xuất không thể đảm bảo 100% gỗ hợp pháp.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO (VCCI) cho biết, trước thực trạng trên, hiện nhiều cơ quan, ban, ngành, hiệp hội ngành nghề đang đẩy mạnh truyền thông, cung cấp thông tin về FLEGT cho DN ngành gỗ để họ có thể chủ động ứng xử, tránh thiệt thòi trong xuất khẩu hàng hóa... (Thời Báo Ngân Hàng 16/10) đầu trang(
15-10, Hiệp hội Chế biến lâm sản tỉnh Đồng Nai đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ IV (2014 – 2019). Theo phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ mới, Hiệp hội sẽ tập trung nâng cao chất lượng hoạt động để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Trong nhiệm kỳ IV, về tổ chức, Hiệp hội sẽ phát triển lên 100 hội viên; thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các hội viên; thông tin về thị trường, giá cả, nguyên liệu và nguồn lao động cho hội viên.
Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tổ chức cho các hội viên tham gia hội chợ, triển lãm, tham quan, hội nghị khách hàng trong và ngoài nước; vận động các thành viên trong Hiệp hội cung cấp nguyên phụ liệu, bán thành phẩm cho nhau để chống chèn ép và bán phá giá; tập trung đầu tư cụm công nghiệp chuyên ngành gỗ 75 hécta tại huyện Vĩnh Cửu để hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho các hội viên.
Dịp này, các hội viên đã nhất trí đổi tên Hiệp hội Chế biến lâm sản tỉnh Đồng Nai thành Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowooha). Ông Phan Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nhất Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ IV. (Báo Đồng Nai 15/10) đầu trang(
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung  Hải Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.
Bên cạnh đó, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế diện tích rừng khi chuyển sang sử dụng cho mục đích khác theo Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 24/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
Đồng thời, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi chặt phá rừng trái pháp luật, đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung bộ; tăng cường năng lực, trang thiết bị cho công tác phòng chống cháy rừng.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu lồng ghép Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, ưu tiên bố trí vốn cho các nhiệm vụ theo thứ tự; chăm sóc diện tích đã trồng và khoanh nuôi tái sinh diện tích sắp thành rừng; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với các huyện thuộc chương trình 30a; tập trung ưu tiên trồng mới rừng phòng hộ ven biển.
Tiếp tục triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 27/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, khẩn trương hoàn thành công tác giải ngân để chi trả cho chủ rừng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò, giá trị của rừng; thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hưởng lợi từ rừng. (Chính Phủ 15/10) đầu trang(
CA tỉnh ngày 15.10 cho biết, đã khởi tố hình sự, bắt tạm giam Ung Thanh Đông (SN 1969, trú tại đường Đống Đa, TP.Quy Nhơn) để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Năm 2010, Đông cùng vợ là Nguyễn Thị Liên thành lập DNTN Thanh Đông kinh doanh gỗ, với số vốn ban đầu 1,9 tỉ đồng. Trong quá trình kinh doanh, ngoài tín dụng ngân hàng, vợ chồng Đông còn vay nóng một số cá nhân bên ngoài.
Chỉ tính riêng giai đoạn từ tháng 7.2012 - 7.2013, số tiền vay từ 8 chủ nợ đã lên đến trên 50 tỉ đồng. Tuy nhiên, Đông chỉ trả được 3,886 tỉ tiền lãi và hơn 949 triệu tiền gốc... (Lao Động 16/10, tr7) đầu trang(
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã kết thúc thanh tra và chỉ rõ những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc (Cty Đông Bắc) được chuyển đổi từ Lâm trường.
Sau khi rà soát, xem xét, ngày 10/10/2014, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Công văn số 1065 về việc đôn đốc, chỉ đạo Sở TN&MT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND huyện Hữu Lũng và Cty Đông Bắc tổ chức thực hiện kết luận thanh tra…
Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn yêu cầu Cty Đông Bắc tiếp tục phối hợp với UBND các xã, thị trấn nơi có đất của Cty và UBND huyện Hữu Lũng rà soát diện tích đất khoảng 4.000ha mà Cty đã được UBND tỉnh Lạng Sơn chấp thuận cho sử dụng tại Văn bản số 969 ngày 18/9/2014 để xây dựng phương án sử dụng đất chi tiết theo quy định của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; chấm dứt việc cho Cty Cổ phần Ngân Sơn, Cty Cổ phần Sơn Lâm, ông Trương Minh Văn, ông Nguyễn Lâm Hoàng thuê tài sản trên đất do không còn quyền cho thuê tài sản trên đất theo quy định tại Điều 175 Luật Đất đai năm 2013; chấm dứt việc giao khoán diện tích đất phi nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trái pháp luật…
Cty Đông Bắc phải ra văn bản đề nghị UBND tỉnh thu hồi ngay diện tích đất 370,193ha để giao cho UBND xã, UBND huyện Hữu Lũng quản lý và Chi nhánh Viettel Lạng Sơn thuê đất sử dụng theo quy định; lập phương án để giao chính quyền địa phương quản lý diện tích 131,30 ha tại xã Đô Lương và xã Thiện Kỵ trước đây đã giao cho các hộ dân thực hiện dự án trồng rừng 327 và hiện nay người dân vẫn đang sử dụng.
Đồng thời, tiếp tục rà soát diện tích đất đã giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 để chuyển sang giao, nhận khoán theo Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ.
Về phía Sở TN&MT, phải có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các Cty nông, lâm nghiệp để hướng dẫn đơn vị rà soát lại hiện trạng quỹ đất đang quản lý, sử dụng, xây dựng phương án sử dụng đất chi tiết, lập lại hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trình UBND tỉnh xét duyệt theo quy định; lập hồ sơ thu hồi ngay đối với diện tích đất 370,193ha để giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định và xem xét lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với Cty do đã có hành vi sử dụng đất không đúng mục đích.
Ngoài ra, phải tham mưu cho UBND tỉnh lập hồ sơ thu hồi đối với diện tích đất phi nông nghiệp 1,60ha (đất trụ sở văn phòng các đội, nhà tập thể, nhà kho) Cty giao khoán không đúng quy định của pháp luật. Diện tích 131,30ha trước đây Cty đã giao cho các hộ dân thực hiện dự án trồng rừng 327 (hiện nay người dân vẫn đang sử dụng) và các diện tích đất khác mà Cty có văn bản trả lại để giao cho UBND huyện Hữu Lũng, UBND các xã, thị trấn quản lý, sử dụng theo quy hoạch.
UBND huyện Hữu Lũng thực hiện rà soát toàn bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở của các hộ dân đã kê khai trên địa bàn huyện, tránh tình trạng cấp trùng vào diện tích đất đã giao cho Cty. Tuyên truyền, vận động và có biện pháp ngăn chặn không để tình trạng các hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất do Cty quản lý; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục phối hợp với Cty rà soát lại toàn bộ diện tích đất Cty đang quản lý, sử dụng.
Sở NN&PTNT tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng diện tích đất có rừng, kế hoạch giao khoán đất rừng của Cty theo quy định, tránh tình trạng giao khoán đất phi nông nghiệp trái quy định như thời gian vừa qua.
Trước đó, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, số lượng dân cư sinh sống trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tăng nhanh, nhưng địa phương lại không có phương án giải quyết đất sản xuất cho các hộ dân. Để có đất sản xuất, nhiều hộ dân đã tự khai hoang trên phần đất của Cty Đông Bắc (tiền thân là Lâm trường Đông Bắc), đơn vị quản lý 3.700ha đất rừng tại Hữu Lũng.
Tuy nhiên, khi có kế hoạch trồng rừng, Cty này đã thu lại phần diện tích đất khai hoang của các hộ dân. Điều này khiến nhiều gia đình thiếu đất sản xuất.  Để duy trì cuộc sống, các hộ dân không còn cách nào khác là tiếp tục canh tác trên diện tích đất rừng của Cty. Cty khai thác rừng trồng tới đâu, người dân tiến hành trồng sắn, keo tới đó. Cty đã ký hợp đồng khoán với người dân.
Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, mức khoán mà Cty giao cho họ là quá cao. Do vậy, tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất giữa người dân và lâm trường kéo dài, dẫn tới khiếu kiện phức tạp, kéo dài… (Thanh Tra 14/10) đầu trang(
Chưa thuyết phục được người dân, dự án Khu liên hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Đồng Phú (viết tắt KLH Đồng Phú) còn thể hiện rất nhiều “hạt sạn”, nếu không nói là trái với quy định của luật pháp.
Tại Quyết định số 2374/QĐ-UBND, ngày 29/11/2012, UBND tỉnh BP “thu hồi 10.229ha đất tách khỏi lâm phần do UBND huyện Đồng Phú quản lý, giao Cty TNHH MTV caosu BP quản lý, thực hiện quy hoạch KLH Đồng Phú”.
Tại khoản 3, điều 2 của Quyết định 2374, UBND tỉnh BP chỉ đạo Sở NNPTNT “tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh lại Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007, theo hướng điều chỉnh 10.229ha đất tách khỏi lâm phần nêu trên, vào diện tích đất lâm nghiệp và điều chỉnh giảm diện tích đất tách khỏi lâm phần từ 162.275ha xuống còn 152.046ha” (?!).
Ngày 28/12/2012, Sở NNPTNT tỉnh BP đã ra văn bản số 1624/SNN-LN, gửi UBND tỉnh BP. Theo Sở NNPTNT: “Căn cứ Luật Đất đai và Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐND ngày 6/8/2012 về việc thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh BP, Sở NNPTNT đề nghị UBND tỉnh xem xét không điều chuyển 10.229ha đất tách khỏi lâm phần vào đất lâm nghiệp, với lý do sau: - Theo Điều 13, Luật Đất đai năm 2003: Đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất) được xếp vào nhóm đất nông nghiệp; đất xây dựng khu công nghiệp được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp.
Nếu quy hoạch 10.229ha đất xây dựng KLH Đồng Phú vào đất lâm nghiệp sẽ trái với Luật Đất đai - Tại Điều 2, Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 6/8/2012, chỉ điều chỉnh chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 03 loại rừng từ 162.275ha xuống còn 152.275ha. Nghị quyết không điều chỉnh 10.229ha đất nêu trên vào diện tích đất lâm nghiệp”.
Một cán bộ ngành NNPTNT tiết lộ: “Mục đích điều chỉnh diện tích lớn đất đã tách ra từ lâm phần, đưa trở lại thành đất … lâm nghiệp, là để nói, đây là đất lâm nghiệp, từ đó, bất kỳ hộ dân nào có đất nằm trong diện tích 10.229ha đất nêu trên, bị quy hoạch trong dự án KLH Đồng Phú, đều thuộc diện “xâm chiếm” đất lâm nghiệp (?). Qua đó, chính quyền không phải đền bù, khi thu hồi đất hoặc nếu có đền bù, thì cũng không đáng là bao”.
Việc tạo ra một cơ sở pháp lý hoàn toàn mới, không có thật trước đó, để cho rằng người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp, nhằm giảm chi phí bồi thường, đã gây bất bình trong các hộ dân.
Tuy nhiên, bất chấp sự không đồng tình của cơ quan tham mưu là Sở NNPTNT, UBND tỉnh BP vẫn ban hành quyết định 1981/QĐ-UBND ngày 25/10/2013, thu hồi 17.169ha (sau này giảm xuống còn 14.531ha) thực hiện KLH Đồng Phú và tiếp tục chỉ đạo Sở NNPTNT điều chỉnh 17.169ha đất tách khỏi lâm phần vào diện tích lâm phần và điều chỉnh giảm diện tích đất tách khỏi lâm phần từ 162.275ha xuống còn 145.106ha. Đồng nghĩa, việc điều chỉnh này đã đẩy thua thiệt về phía người dân…
Và, tại Quyết định số 1366/QĐ-UBND ngày 25/6/2014, UBND tỉnh BP vẫn tìm mọi cách để “lột xác” cho bằng được 17.169 ha đất đã tách ra khỏi lâm phần, trở lại thành… 17.169ha đất lâm nghiệp (?).
Với các quyết định áp đặt trên, đồng nghĩa hầu hết người dân hiện có đất trong vùng bị quy hoạch KLH Đồng Phú, nếu không có Giấy chứng nhận QSDĐ (sổ đỏ), đều thuộc diện lấn chiếm đất lâm phần, cho dù họ có công khai hoang, sinh sống tại mảnh đất đó hàng chục năm…
Bằng chứng tại văn bản số 1039/SNN-LN, ngày 7/9/2012, do Sở NNPTNT ban hành, đã nêu rõ hiện trạng đất của người dân trong vùng bị quy hoạch đều là “đất trồng cây công, nông nghiệp chủ yếu là caosu, điều trên 10 năm tuổi”. Song, suốt 10 năm qua, chính quyền vẫn chưa cấp sổ đỏ cho dân…
Việc không đồng thuận dự án KLH Đồng Phú còn thể hiện tại Báo cáo số 204/BC-UBND, ngày 5/9/2014 của UBND huyện Đồng Phú và Báo cáo số 141/BC-UBND ngày 22.8.2014 của UBND xã Tân Hưng. Trong đó, hầu hết người dân không đồng tình mức hỗ trợ đền bù bằng 30%, 10% và 35% diện tích đất hiện đang canh tác.
Vì các quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều không quy định như vậy. Người dân phản đối quy chụp “đất lấn chiếm, sang nhượng trái phép”… Thậm chí có ý kiến nêu ra: Tỉnh BP đã quy hoạch 8 khu công nghiệp (5.244ha), 1 khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (28.364ha) và mới đây, tỉnh BP mới giao Cty Becamex - BP thêm 4.639,4 ha làm khu công nghiệp.
Vậy mà suốt thời gian qua, tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp mới đạt 506,1 ha /5.244 ha (9,6%) và khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đạt diện tích cho thuê 389 ha/28.364 ha (1,3%). Như vậy, với việc đầu tư dự án KLH Đồng Phú rộng tới 14.531ha, thì liệu có khả thi hay tiếp tục tăng thêm những khu đất hoang hóa kéo dài như các khu công nghiệp đang diễn ra?
Trả lời phỏng vấn của PV ngày 25/9 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh BP Nguyễn Văn Trăm cho rằng: “Đầu tư KLH Đồng Phú sẽ mang lại lợi ích cho tỉnh và người dân.  KLH Đồng Phú sẽ góp phần đưa BP trở thành tỉnh công nghiệp, giảm tỉ lệ nông nghiệp (40%) trong cơ cấu phát triển kinh tế. Bản thân người dân cũng sẽ hưởng lợi khi được tái định cư trong KLH Đồng Phú. Thí dụ: Một lô đất trong KLH mà người dân được hưởng đã 1 tỷ đồng, thay vì 1ha đất nông nghiệp hiện nay chỉ khoảng… 400 triệu đồng”.
Tuy nhiên, với mỗi hộ dân đang bị ảnh hưởng bởi dự án KLH Đồng Phú, họ đang cần 1ha đất nông nghiệp thôi, nhưng cả gia đình họ có thể sống ổn định hết năm này sang năm khác. Còn kỳ vọng hưởng lợi 1 tỷ đồng/lô đất, theo người dân, chưa thấy lợi đâu, mà trước mắt họ đã… trắng tay. (BizLive 14/10) đầu trang(
Báo Du lịch trong các số ra gần đây đã có loạt bài viết phản ánh về việc thu phí dịch vụ môi trường rừng ở Lào Cai đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn có những bất cập. Ngày 8/10/2014, Tổng cục Du lịch (TCDL) đã có văn bản số 1068/TCDL-LH gửi UBND tỉnh Lào Cai về việc này...
Công văn số 1068/TCDL-LH nêu rõ: Việc UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định thu phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng kèm theo Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 22/5/2014 (thực hiện theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2014 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng) là cần thiết đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo môi trường sinh thái phục vụ du lịch tại địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch ở các tỉnh miền núi nói chung, Lào Cai nói riêng mới phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hầu hết là vừa và nhỏ nên các quy định ban hành cần tạo điều kiện khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển và kinh doanh hiệu quả, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Liên quan đến những kiến nghị của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Sa Pa theo Quyết định 15/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai,  TCDL nhận thấy một số nội dung liên quan đến căn cứ pháp lý, đối tượng, mức thu tiền dịch vụ, phương pháp xác định doanh thu, thời điểm áp dụng và xác định phạm vi ranh giới của rừng được thu tiền dịch vụ chưa thực sự rõ ràng cần được xem xét, điều chỉnh hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (lữ hành, khách sạn…) trên địa bàn tỉnh Lào Cai và phù hợp với thực tiễn. Việc thống nhất áp dụng mức phí 1,5% trên tổng doanh thu đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Lào Cai hiện nay là chưa hợp lý vì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có nhiều nguồn thu khác nhau.
Trong khi đó Luật thuế doanh thu đã được thay thế bằng các luật thuế khác như: Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp… Chẳng hạn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chủ yếu là thu hộ (dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, đại lý vé máy bay, đặt chỗ khách sạn…) và thay mặt khách du lịch để trả tiền các dịch vụ du lịch trong chuyến đi.
Hơn nữa, khách du lịch đến thăm vườn quốc gia Hoàng Liên cũng phải mua vé tham quan, trong đó có phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Do đó, nếu doanh nghiệp lữ hành tại Sa Pa lại phải trả phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng dựa trên tổng doanh thu cũng có nghĩa là thu phí chồng phí.
TCDL cũng đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xác định rõ ranh giới của các khu rừng theo phạm vi, không gian và khu vực tính từ trung tâm rừng và xác định đối tượng thu phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng cũng như thu phí cho phù hợp. Để thực hiện việc thu phí sử dụng môi trường rừng hiệu quả theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP có thể nghiên cứu xem xét áp dụng việc thu phí dịch vụ môi trường rừng theo đầu khách du lịch khi đến thăm vườn quốc gia hoặc các khu rừng cụ thể.
Bên cạnh đó, TCDL đề nghị UBND tỉnh Lào Cai nghiên cứu, có giải pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế và trả lời đề nghị của Hiệp hội Du lịch Sa Pa, đồng thời xem xét điều chỉnh mức phí và cách tính phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng công bằng, phù hợp đối với từng loại đối tượng kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm ổn định môi trường kinh doanh du lịch, góp phần đưa du lịch Lào Cai trở thành ngành kinh tế quan trọng và mũi nhọn ở địa phương. (Du Lịch VN 15/10) đầu trang(
Với tổng diện tích trên 469.858 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,2% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, rừng không chỉ giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh chính trị, bảo vệ môi trường mà những nguồn lợi kinh tế từ rừng mang lại cũng đang góp phần tích cực vào phát triển các mục tiêu kinh tế.
Vậy nên, công tác bảo vệ và phát triển rừng đang được các cấp chính quyền, địa phương coi trọng song cũng gặp phải những khó khăn cần được quan tâm.
Với đặc thù tỉnh miền núi, Yên Bái xác định lấy sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo, coi trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước, tỉnh đã có những cơ chế, chính sách phù hợp huy động, khuyến khích được nhiều các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Bên cạnh những diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất cũng đã được quy hoạch, thực hiện giao đất, giao rừng trồng những loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế. Với những hộ dân nhận trồng rừng, nhà nước có hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật và người dân cam kết bảo vệ, trồng và chăm sóc theo đúng yêu cầu. Từ đó, tỉnh Yên Bái đã bảo đảm được kế hoạch trồng rừng theo đúng mục tiêu. Độ che phủ vì thế cũng tăng lên, đến nay rừng có độ che phủ đạt trên 60%.
Do xuất phát điểm thấp nên Yên Bái hiện vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao. So với thực tế thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp, tiền công từ công tác bảo vệ phát triển rừng chưa cao, nhất là với người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa tiền nhận khoán mới ở mức hỗ trợ, chưa thu hút được các thành phần kinh tế tham gia vào quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Thực hiện Nghị định số 99/2010/ NĐ-CP ngày 24/09/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Yên Bái đã được thành lập, nhằm thực hiện kịp thời các chính sách chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách chi trả DVMTR đến các tổ chức doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó tạo được một bước phát triển tốt, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, ở những vùng dân tộc thiểu số khó khăn, góp phần ổn định dân cư, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện được đời sống, tạo việc làm, thu nhập cho một lượng lớn lao động đang làm việc ở các cơ sở khai thác, chế biến gỗ.
Đến hết năm 2013, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng Yên Bái đã ký hợp đồng ủy thác dịch vụ chi trả tiền DVMTR vói 100% cơ sở sử dụng. Tuy nhiên, đến nay Quỹ Bảo vệ phái triển rừng đang gặp phải khó khăn trong việc thu phí DVMTR. Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh đã có nhiều văn bản đề nghị các doanh nghiệp sớm thanh toán nợ tiền DVMTR.
Nhưng suốt từ năm 2011 đến nay các đơn vị này đều lấy lý do giá bán điện EVN không xác định tiền DVMTR (đối với các nhà máy thủy điện dưới 30MW). Trong khi đó hiện chưa có chế tài xử lý vi phạm với các đơn vị không nộp hoặc chậm nộp tiền DVMTR, dẫn đến việc việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. (Công Thương 15/10, tr9) đầu trang(
Đến cuối năm 2013, tổng diện tích đất lâm nghiệp ở 5 tỉnh Tây Nguyên có 3.244.176 ha. Theo đó, đất rừng đặc dụng: 496.200 ha (chiếm 15,3%); đất rừng phòng hộ: 638.779 ha (chiếm 19,69%); đất rừng sản xuất: 2.109.196 ha (chiếm 65,01%).
Trong đó, tổng diện tích đất có rừng: 2.875.426 ha, chiếm 88,63%. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong vùng được giao cho 56 công ty lâm nghiệp nhà nước (998.523 ha), 53 ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ (951.192 ha), 14 BQL rừng đặc dụng (503.988 ha); diện tích còn lại được giao cho các hộ gia đình (38.996 ha), cộng đồng dân cư (20.189 ha), các đơn vị lực lượng vũ trang (126.561 ha), các tổ chức khác (3.643 ha) và UBND cấp xã (703.237 ha).
Trong những năm qua, vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương được nâng cao hơn, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng... Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết.
Bất cập lớn nhất trong công tác quản lý bảo vệ (QLBV) rừng là việc phân chia lợi ích từ việc giữ rừng cho các lực lượng tham gia QLBV rừng và người dân sống gần rừng. Thực tế cho thấy, các lực lượng tham gia QLBV rừng cùng QLBV các đối tượng rừng như nhau, thậm chí cùng làm công việc như nhau nhưng quyền hạn và chế độ chính sách đãi ngộ khác nhau.
Đó là: lực lượng kiểm lâm của tỉnh khác với kiểm lâm thuộc các BQL Vườn Quốc gia; lực lượng QLBV rừng ở Vườn Quốc gia trực thuộc Bộ Bộ Nông nghiệp - PTNT khác với các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên do tỉnh quản lý; ở các BQL rừng phòng hộ do tỉnh quản lý khác với các BQL do huyện quản lý.
Các đơn vị QLBV rừng tự nhiên thuộc các doanh nghiệp, đơn vị lâm nghiệp nhà nước thì được ngân sách cấp kinh phí, các doanh nghiệp QLBV rừng tự nhiên trong phạm vi các dự án trồng cao su và dự án nông nghiệp không được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp phải tự chi trả.
Các hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán QLBV rừng thuộc các lưu vực thuỷ điện được chi trả công QLBV (từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng) cao hơn so với các đối tượng nhận khoán QLBV rừng thuộc các dự án khác và rừng do tỉnh chi trả công...
Ngoài ra, còn có những bất cập khác như: Biên chế lực lượng bảo vệ rừng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm còn mỏng và thiếu so với quy định; kinh phí trồng rừng khó khăn, suất đầu tư thuộc chương trình bảo vệ và phát triển rừng từ nguồn vốn Trung ương rất thấp (15 triệu đồng/ha) không đáp ứng yêu cầu (40-50 triệu đồng/ha); UBND cấp xã được giao quản lý diện tích rừng rất lớn (703.000 ha) nhưng không được giao kinh phí và cũng không có cơ chế hữu hiệu để quản lý, trách nhiệm chưa rõ ràng...
Đặc biệt, phần lớn các công ty TNHH MTV lâm nghiệp chưa có thay đổi cơ bản về cơ chế quản lý, nội dung và phương thức hoạt động; không đủ năng lực tài chính, không có đủ quyền tự chủ trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; phụ thuộc quá nhiều vào việc khai thác gỗ rừng tự nhiên.
Từ năm 2014, phải tạm dừng khai thác nhưng không được cấp đủ kinh phí QLBV rừng nên nhiều công ty không có kinh phí để trả lương cho CBCNV, thực hiện việc giao khoán và triển khai công tác QLBV trên diện tích được giao, để rừng bị mất... Công tác phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các cơ quan chức năng liên quan chưa đồng bộ, kịp thời, còn hoạt động theo vụ việc. (Báo Đắc Nông 15/10) đầu trang(
Thực hiện Chương trình trồng rừng theo Dự án 661 của Chính phủ, huyện Phú Lương hiện có trên 3.500ha rừng phòng hộ, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn.
Tuy nhiên, sau khi Dự 661 kết thúc (năm 2010), đến thời điểm này, việc quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập… Diện tích rừng phòng hộ của huyện Phú Lương tập trung ở 6 xã là: Ôn Lương, Phú Đô, Yên Ninh, Phủ Lý, Yên Lạc và Hợp Thành.
Trong tổng số trên 3.500ha rừng phòng hộ thì diện tích rừng trồng chiếm đa số, khoảng 2.400ha. Thực hiện trồng rừng theo Dự án 661, người dân được hỗ trợ giống cây (keo lai), phân bón và tiền công chăm sóc theo quy định của Nhà nước. Đến thời điểm này, phần lớn diện tích rừng trồng đã đủ điều kiện khai thác dưới 20% diện tích. Tuy nhiên, theo nhiều người dân trồng rừng trên địa bàn huyện phản ánh, hiện nay, với những diện tích keo từ 9-10 năm tuổi đang có dấu hiệu bị rỗng giữa thân cây.
Ông Vũ Văn Đốn, xóm Làng Muông, xã Yên Ninh cho biết: Gia đình tôi có 4ha rừng phòng hộ, nay cây keo đã được 10 tuổi và khi gia đình tôi kiểm tra, lõi keo đã rỗng với đường kính khoảng hơn 1cm. Nếu để quá tuổi khai thác, tôi nghĩ cây sẽ chết và giá trị sử dụng không cao.
Được biết, toàn bộ diện tích rừng phòng hộ của huyện đều là keo lai. Theo phân tích của ông Ngô Thanh Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lương thì việc đưa giống keo vào trồng rừng phòng hộ là chưa hợp lý bởi đây là giống cây có tuổi khai thác từ 7-10 năm. Nếu quá độ tuổi ấy, lõi keo sẽ bị xốp và rỗng giữa, dần dần bị khô và chết.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì với rừng phòng hộ sẽ được phép khai thác tỉa thưa không quá 20% diện tích mỗi năm và phải trồng bù diện tích đã khai thác ngay trong vụ kế tiếp. Đây là quy định phù hợp bởi nếu khai thác quá tỷ lệ, rừng sẽ mất đi giá trị phòng hộ (giữ nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái...).
Tuy nhiên, nếu mỗi năm khai thác 20% diện tích và sau 5 năm mới khai thác hết 100% diện tích cây trồng ban đầu thì sẽ có nhiều diện tích keo quá tuổi, hiệu quả sử dụng thấp. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là đang có sự bất hợp lý giữa quy định và thực tế (!?).
Cùng với đó, người trồng rừng phòng hộ ở Phú Lương cũng đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục khai thác. Theo quy định, chủ rừng muốn xin cấp phép khai thác tỉa thưa rừng phòng hộ sẽ phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, gồm: Tờ trình đề nghị, phương án khai thác, hệ thống bản đồ kèm theo…
Sau khi được chính quyền cấp xã xác nhận, họ sẽ phải trình hồ sơ lên UBND huyện để xin phê duyệt, tiếp đó là nộp hồ sơ về Sở Nông nghiệp và PTNT cấp phép khai thác. Theo nhiều người dân, với quy trình, thủ tục này họ phải mất rất nhiều thời gian, công sức trước khi được phép khai thác, nhất là đối với hộ có diện tích rừng trồng ít, tỉ lệ khai thác nhỏ.
Gia đình anh Hoàng Văn Nhính, xóm Na Sàng, xã Phú Đô có 5ha rừng trồng theo Dự án 661. Các diện tích được trồng lần lượt theo các năm 2005, 2007 và 2008. Đến nay, rừng keo do gia đình anh trồng đã được từ 6 đến 9 tuổi.
Anh Nhính cho biết: Gần đây, tôi có làm thủ tục xin cấp phép tỉa thưa 20% diện tích của 3ha rừng đã đến tuổi khai thác. Sau khi làm các thủ tục từ xã lên huyện và chuyển về Sở Nông nghiệp và PTNT thì được thông báo là phải bổ sung thêm hồ sơ. Có điều khiến tôi thắc mắc là trong 3 đợt trồng rừng, gia đình tôi chỉ được cấp 1 bộ hồ sơ trồng rừng vào năm 2008. Do vậy, hồ sơ khai thác của gia đình tôi vẫn bị treo mà không biết phải làm thế  nào...
Yên Ninh là xã có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất huyện Phú Lương với trên 1.100ha (trong đó có khoảng gần 700ha là diện tích rừng trồng). Cách đây chưa đầy 3 tháng, trên địa bàn xã đã xảy ra 2 vụ khai thác trái phép rừng phòng hộ.
Ông Trần Chiến Công, Phó Ban Lâm nghiệp xã Yên Ninh cho biết: Nguyên nhân dẫn đến việc 2 hộ dân khai thác rừng phòng hộ vượt quá quy định cho phép phần là do bà con chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của rừng phòng hộ, phần là do diện tích rừng trồng của 2 hộ đó ít (mỗi hộ chỉ có khoảng 0,15-0,2ha) trong khi đó thủ tục khai thác mất nhiều thời gian nên họ có tư tưởng “ngại” khi phải đi xin cấp phép.
Bên cạnh những tồn tại trên cũng phải đề cập đến thực trạng diện tích quy hoạch rừng phòng hộ còn lẫn diện tích đất canh tác nông nghiệp, thổ cư nằm xen kẽ; có những diện tích rừng phòng hộ người dân phải tự bỏ chi phí.
Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần có cơ chế, chính sách hợp lý hơn nữa trong việc quy hoạch quản lý, bảo vệ, khai thác rừng phòng hộ. Đây là vấn đề đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng quan tâm, rà soát và đề xuất những phương án giải quyết phù hợp, nhằm giúp bà con trồng rừng phòng hộ yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế và bảo vệ rừng. (Báo Thái Nguyên 15/10) đầu trang(
Đó là biệt danh mà người dân 2 xã Hướng Phùng, Hướng Việt (Hướng Hoá, Quảng Trị) đặt cho lão nông Lê Đình Hoan (58 tuổi, trú thôn Cù Bài, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa).
Không những là tỷ phú trồng rừng, Pả Hoan (bố Hoan) còn là người có công trong việc đưa giống bời lời về đất Quảng Trị, vận động dân bản trồng rừng để làm giàu.
Ông Hoan sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở xã Hải Thiện (Hải Lăng, Quảng Trị). Năm 1978, ông tình nguyện xin vào bộ đội thuộc Bộ đội Biên phòng Quảng Trị, đến năm 1982 mới xuất ngũ. Thời gian là lính biên phòng, ông cùng ăn, cùng ở với đồng bào dân tộc thiểu số nên tình cảm gắn bó, thân thiết. Vì vậy, sau khi xuất ngũ, ông quyết định ở lại vùng núi Hướng Hóa.
Thời gian đầu không có việc làm, ông đành làm nghề thu gom sắt phế liệu để kiếm sống. Chính cái nghề nguy hiểm dính phế liệu chiến tranh đã làm ông bị cắt cụt mất nửa bàn tay phải vì trúng bom phát nổ. Biệt danh “Hoan cụt” bắt đầu từ đó.
Bản Cù Bai nơi ông Hoan sinh sống đất đai rộng lớn nhưng dân bản quanh năm đói khổ. Không đành lòng nhìn cảnh dân bản xưa nay đùm bọc mình phải chịu cảnh khoai sắn không đủ ăn, ông Hoan quyết chí tìm cách giúp bà con làm giàu bằng cách trồng rừng.
Hàng ngàn ngọn đồi nơi “cửa tử” Cù Bài những năm chiến tranh bị rải hàng ngàn tấn chất độc hóa học nên cây cối không tài nào mọc được. Duy chỉ một vài cụm cây bời lời là xanh tốt. Nhưng bà con dân tộc Vân Kiều nơi đây chỉ biết chặt, biết khai thác bán lấy tiền chứ không biết trồng rừng nên bời lời rồi cũng tuyệt chủng.
Năm 1999, ông Hoan lặn lội đi hầu hết các tỉnh Tây Nguyên nghiên cứu thời tiết, tìm đến các chuyên gia nhờ tư vấn về cách trồng rừng. Nhận thấy cây bời lời có thể sống ở vùng cao Hướng Hóa, ông Hoan gom góp hơn 20 cây vàng có được sau 15 năm buôn bán phế liệu vào Tây Nguyên mua 120.000 cây giống bời lời về trồng. Tuy nhiên, quá trình vận chuyển xa xôi, kinh nghiệm lại thiếu nên 80.000 cây con bị chết. Số còn lại trồng trên 15ha nhưng sinh trưởng kém, chết rải rác.
Ông Hoan “nổi điên” bán hết nhà cửa, ô tô, đất vườn ở thị trấn Khe Sanh (Hướng Hóa) lên bản định cư để tiện chăm sóc cây. Đây là lý do người đời bảo ông là “Hoan điên”, vì đang sống sung sướng ở thị trấn lại bỏ vào rừng sâu sống với dân bản thiếu thốn đủ thứ. “Họ nói tôi điên là vì họ chưa hiểu tôi thôi. Tôi bán nhà, bỏ phố vào bản trồng rừng chỉ vì mong ước xóa nghèo cho dân bản chứ ngày đó vài chục cây vàng thêm đất đai, nhà cửa ở thị trấn Khe Sanh đủ cho tôi sống sung sướng tới già” – ông Hoan tâm sự.
Năm 2000, ông Hoan trở lại Tây Nguyên ở luôn mấy tháng liền học kỹ thuật trồng cây bời lời. Trở về Cù Bài, áp dụng kỹ thuật học được, chăm sóc đúng cách nên 15ha bời lời lớn vùn vụt. Rồi cứ thế, mỗi năm ông trồng mới trên dưới 5ha bời lời.
Năm 2007, khi ông Hoan đã có trong tay hàng chục ha bời lời, trong đó 15ha trồng năm 1999 đã đến kỳ thu hoạch. Lợi nhuận ít ỏi thu được từ đợt khai thác đầu tiên cộng thêm tiền bán nhà ở thị trấn, ông xây dựng mô hình vườn ươm bời lời giống (10.000 cây) rồi mở rộng lên hàng trăm ngàn cây mỗi năm. “Ngày trước vì phải vận chuyển từ Tây Nguyên xa xôi ra nên cây chết nhiều, sinh trưởng chậm. Giờ mình chủ động được nguồn giống thì chi phí sẽ giảm, cây phát triển tốt hơn” – ông Hoan cho hay.
Sống với đồng bào thiểu số đã lâu, ông Hoan hiểu rằng khái niệm trồng rừng chưa bao giờ có trong họ nói gì đến chuyện trồng rừng để làm giàu. Vậy nên, ông Hoan tìm đến hai già làng uy tín- Hồ Xừng và Hồ Thứ. Sau nhiều đêm trò chuyện, hai già làng thấm thía suy nghĩ của “Hoan điên” nên cùng nhau lặn lội đến từng nhà bày vẽ, vận động bà con trồng bời lời. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông chỉ cho dân bản trồng rừng xen khoai sắn, gieo lúa rẫy, nuôi thả trâu bò…
Nhờ có vườn ươm, ông Hoan cung cấp miễn phí cây giống, phân bón, hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc bời lời, đồng thời cam kết bao tiêu sản phẩm bời lời khi đến tuổi khai thác, đã giúp bà con yên tâm sản xuất, diện tích bời lời tăng lên nhanh chóng. “Mình phải cùng lên rẫy, cùng ăn, cùng ở với bà con, kiên trì vận động thì bà con mới trồng rừng theo mình” – ông Hoan chia sẻ.
Hiện nay, chỉ riêng bản Cù Bai với gần 100 hộ dân đã có hơn 600ha bời lời (bình quân 2.000 cây/ha). 100% các hộ đều tham gia trồng và đều thoát nghèo, làm giàu. Ông Hồ Văn Vinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa nói: “Công lao ông Hoan to lắm. Ông Hoan tiên phong mở lối trồng bời lời giúp dân mình biết trồng, bảo vệ rừng phủ xanh bản làng, làm giàu chính đáng”.
Gia đình ông Hoan trồng được 30ha bời lời, trong đó có gần 15ha đã cho thu hoạch. Trong vòng 5 năm trở lại đây, thu nhập bình quân của gia đình ông trên 300 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 người trong thôn bản. Thấy rõ hiệu quả kinh tế từ cây bời lời nên nhiều người từ các địa phương khác đã đến học tập.
Vườn ươm cây giống bời lời của ông Hoan cung cấp cho người dân 2 xã Hướng Lập, Hướng Việt. Mỗi năm ông Hoan còn xuất hơn 100.000 cây giống bời lời sang các huyện Mường Noòng, Tù Muồi, Sê Pô giúp người dân nước bạn Lào làm giàu. Đến nay, ở Lào đã có hơn 5.000ha rừng bời lời cho thu hoạch.
Không chỉ thường xuyên lặn lội qua Lào dạy cách trồng bời lời, những hộ dân nghèo còn được ông Hoan hỗ trợ cây giống đến khi thu hoạch mới trả tiền. Mỗi lần gặp ông Hoan, người dân Lào gọi ông là “Thèo ke nhầy” (ông chủ to). Còn ở Hướng Hóa, 5 năm nay ông Hoan được người dân kính trọng gọi với cái tên trìu mến Pả Hoan.
Theo ông Hoan, cây bời lời trồng khoảng 7 năm thì cho thu hoạch. Vỏ cây bời lời dùng để ép lấy dầu dùng trong công nghiệp. Thân bời lời thẳng nên khi hết tuổi cạo vỏ sẽ cưa cây bán gỗ với giá rất cao. Mỗi ha bời lời cho khoảng 2 tấn vỏ khô với giá 40 triệu đồng.
Trong năm 2014, riêng bản Cù Bai có hơn 100ha rừng bời lời đã cho khai thác, với thu nhập trung bình 100 triệu đồng/ha/năm thì bản Cù Bai nghèo khó đã có hàng chục tỷ đồng. (Nông Thôn Ngày Nay 16/10) đầu trang(
Theo UBND huyện Krông Nô, trong năm 2014, địa phương được giao kế hoạch trồng 900 ha rừng tập trung. Tuy nhiên, đến nay, mặc dù đã gần hết “mùa” nhưng toàn huyện mới chỉ trồng được khoảng 100 ha rừng tập trung.
Nguyên nhân là do khó khăn về nguồn kinh phí; một số đơn vị có kinh phí hỗ trợ từ quỹ dịch vụ môi trường rừng thì không có quỹ đất vì phần lớn diện tích đất rừng nằm trong kế hoạch trồng mới rừng hiện đang bị người dân lấn chiếm, canh tác trái phép. (Báo Đắc Nông 15/10) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Lính biên phòng Trung Quốc nghi ngờ là chính Kuzya, con hổ đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin phóng thích, đã tấn công vào một chuồng gà.
Ba ngày trước, cơ quan biên phòng tỉnh Hắc Long Giang, nằm cạnh biên giới Nga, đã nhận được thông báo từ người dân địa phương về vụ việc một chuồng gà bị tấn công bởi 1 con thú lớn.
Theo Tân Hoa Xã, “ngày 11/10, các chiến sĩ biên phòng đến địa điểm xảy ra vụ việc đã thấy rào chuồng gà bị gãy, lông gà, các vệt máu và nhiều dấu vết của một con thú lớn”.
Sau đó, các nhân viên của Cục kiểm lâm đến hiện trường đã xác định rằng “dấu vết thuộc về hổ Amur (Mãn Châu)”. Đồng thời, các chuyên gia khẳng định “với xác suất lớn” là đó chính là con hổ Kuzya “của Tổng thống Putin”.
Có vẻ như động vật ăn thịt này đã chén khoảng năm con gà ở làng Taipinggou, nằm ở phía đông bắc đất nước, hãng tin Tân Hoa Xã cho hay ngày 14/10.
Kuzya là một trong ba hổ con đã được đích thân Tổng thống Vladimir Putin phóng thích vào tháng Năm năm nay từ khu bảo tồn Zhelundinsky ở tỉnh Amur. (VOV 15/10) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng