Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 03 tháng 03 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Sáng 3.3, tại Hà Nội, Chương trình cùng hành động tạo sự thay đổi (Operation Game Change - OGC), một liên minh mới nhằm chống lại tội ác đối với động vật hoang dã và nạn buôn bán sừng tê giác chính thức được khởi động, với sự tham gia của các chuyên gia của Bộ Tài Nguyên và MT, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các đối tác và các tổ chức hỗ trợ trong lĩnh vực này.
Sự kiện này đánh dấu một mốc trọng đại trong công cuộc chống lại mối đe dọa mới toàn cầu, tội ác đối với động vật hoang dã, mà cụ thể là nạn buôn bán sừng tê giác.
Đồng thời đánh dấu kỷ niệm 20 bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, tăng cường họp tác nhằm chấm dứt nạn buôn bán động hoang dã trong khu vực và trên thế giới. (Đại Biểu Nhân Dân 28/2, Tr7)đầu trang(
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công điện "KHẨN" số 03/CĐ-UBND gửi các Sở ban ngành, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh về công tác chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. (Nội dung Công điện).
Từ sau tết Nguyên đán Ất mùi 2015 đến nay, trên địa bàn huyện Than Uyên và Tam Đường đã xảy ra một số vụ cháy làm thiệt hại 3,0 ha rừng trồng và cây trồng chưa thành rừng; theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Trung ương, thời tiết từ nay đến hết mùa khô có nhiều diễn biến phức tạp; nắng nóng, khô hanh kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao.
Để chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT; Trưởng Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ & phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh; Tổng Biên tập Báo Lai Châu; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính Phủ; Chỉ thị số 1316/CT-BNN-TCLN ngày 03/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 và Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 09/10/2014 của UBND tỉnh Lai Châu về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời triển khai thực hiện ngay một số nội dung:
Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt là những nơi có nguy cơ cháy rừng cao và khu vực đèo Hoàng Liên Sơn; thường trực theo dõi, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, kịp thời phát hiện lửa rừng và tham mưu Ban Chỉ đạo về thực hiện kế hoạch bảo vệ & phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng các cấp tổ chức chữa cháy rừng ngay khi phát hiện.
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Quyết định số 1811/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành Quy định về hệ thống chỉ huy điều hành và cơ chế quản lý thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng thường trực, tuần tra canh gác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các vùng trọng điểm, đặc biệt đối với các địa bàn thuộc vùng trọng điểm của khu vực vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn; nghiêm cấm những người không có trách nhiệm vào rừng; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ, hậu cần và vật tư y tế theo phương châm 4 tại chỗ để kịp thời ứng cứu khi cháy rừng xảy ra; triển khai và phát huy hiệu quả lực lượng của các tổ chuyên trách bảo vệ rừng gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý rừng phòng hộ và UBND các xã, phường, thị trấn rà soát những vùng trọng điểm cháy rừng; bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các chòi canh, chốt gác cửa rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng; hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc phát, đốt nương rẫy của Nhân dân.
Khi xảy ra cháy rừng phải kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ để tổ chức chữa cháy không để cháy lan trên diện rộng. Thường xuyên tổng hợp báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo tỉnh thông qua cơ quan thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Lực lượng Quân đội, Công an, Kiểm lâm, Biên Phòng các cấp thực hiện tốt quy chế phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thường trực 24/24h,  chuẩn bị lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng, sẵn sàng ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra; phối hợp với chính quyền các cấp làm rõ nguyên nhân và truy tìm thủ phạm gây cháy, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu phối hợp cùng Sở Nông nghiệp & PTNT tăng cường thời lượng đưa tin cập nhật về diễn biến thời tiết và cảnh báo nguy cơ cháy rừng; tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng trong thời gian còn lại của mùa khô.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai ngay nội dung Công điện. (Báo Lai Châu 2/3)đầu trang(
Hạt Kiểm lâm TP.Hạ Long (Quảng Ninh) ngày 2.3 cho biết, chỉ trong một ngày 2.3, tại trại gấu của ông Nguyễn Trọng Bờ ở phường Đại Yên đã có 4 cá thể gấu tử vong.
Cũng như một loạt các cá thể gấu chết tại trang trại này trước đó, nguyên nhân 4 cá thể gấu chết được xác định chủ yếu do suy kiệt về sức khỏe. Trước đó, trong tháng 1.2015, trại của ông Bờ cũng có 4 con chết liền trong vòng 2 ngày.
Như vậy, từ vài chục con, chỉ trong vòng hơn một năm qua, trại gấu của ông Nguyễn Trọng Bờ hiện chỉ còn 5 con. Được biết, trước đây, trên địa bàn TP.Hạ Long có khá nhiều trại nuôi gấu với hàng trăm cá thể, chủ yếu phục vụ du lịch.
Tuy nhiên, sau đó, do bị cấm tuyệt đối việc hút chích mật bán, nên các chủ trại không còn đủ tiền chăm sóc đàn gấu như trước đó, khiến gấu lần lượt chết do suy dinh dưỡng. Chỉ riêng trong năm 2014 đã có khoảng 106 cá thể gấu chết. (Lao Động 2/3)đầu trang(
Ông Giàng A Lau - Trưởng bản Khao Mang, xã Khao Mang (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) cho biết: "Cả bản mình có 60 hộ nhận khoán bảo vệ hơn 200ha rừng tự nhiên.
Hàng năm ngoài tiền chương trình Nhà nước hỗ trợ bảo vệ rừng 190 nghìn đồng/ha, lại có thêm thu nhập từ tiền dịch vụ bảo vệ môi trường rừng nên bà con phấn khởi lắm.
Chúng tôi đã tuyên truyền cho bà con  biết giữ rừng là giữ được nhiều nguồn nước cung cấp cho các nhà máy thủy điện thì sẽ có nhiều tiền hơn nữa, đời sống bà con sẽ không còn phải bữa đói, bữa no…”.
Đó là câu chuyện về "lấy rừng nuôi rừng” của bà con xã Khao Mang. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong việc huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân.
Phần lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Đây cũng là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong việc giúp người dân nhận khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng được hưởng lợi, nâng cao thu nhập.
Một người dân trong xã chia sẻ: "Cái rừng không chỉ chở che cả ngàn đời cho người dân chúng tôi mà còn ngăn lũ kéo về bản làng bảo vệ bình yên cho từng thôn bản… mà giờ đây rừng còn giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định, giúp cho con em mình có cơ hội đến trường học cái chữ. Mình ơn cái rừng nhiều lắm”.
Nghe chuyện này mà thấy mừng cho người dân vùng cao. Mặc dù cuộc sống của bà con đã  có nhiều đổi thay từ sự quan tâm của các cấp từ Trung ương tới địa phương với nhiều chương trình, dự án… nhưng vẫn còn vô vàn khó khăn.
Nguồn thu ít ỏi từ những buổi chợ phiên khi bán đi con gà, con lợn, bó măng… cũng chỉ để thêm thắt chi tiêu. Thế nhưng giờ đây, nguồn thu từ rừng có thể nói là nguồn thu bền vững.
Theo đó, người trả tiền là tất cả các tổ chức, cá nhân gồm: Các cơ sở sản xuất thủy điện, các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, các tổ chức, cá nhân có kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng…
Người nhận tiền dịch vụ môi trường rừng là các tổ chức, cá nhân có cung ứng dịch vụ môi trường rừng như các chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được giao; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, cộng đồng dân cư thôn tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao…
Hiện 6 tỉnh vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái) đều đã thành lập và đi vào vận hành đầy đủ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, đến nay đã từng bước thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đến tận tay người dân.
Cùng với các dự án, chương trình giúp vùng cao ngày càng khởi sắc thì dịch vụ môi trường rừng không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị phòng hộ của rừng mà còn tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần nâng cao đời sống của người trồng rừng. (Đại Đoàn Kết 2/3)đầu trang(
Huyện Bến Cầu có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 797 ha nằm trên địa bàn xã Long Phước, trong đó rừng tự nhiên 770 ha và rừng trồng từ năm 1996 là 27 ha, được giao khoán cho 11 hộ dân quản lý.
Hiện nay đang vào mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để chủ động thực hiện tốt việc chống cháy rừng, số diện tích rừng tự nhiên được huyện hợp đồng giao khoán cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý bảo vệ.
Bộ CHQS tỉnh đã giao nhiệm vụ này cho Ban CHQS huyện và lực lượng dân quân xã Long Phước canh giữ với 1 chốt cố định và 10 thành viên thường trực bảo vệ tại rừng. Lực lượng bảo vệ rừng được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy như: bình chữa cháy, bình xịt nước bơm tay, bình đựng nước 1.000 lít, bộ bơm nước và 80m dây dẫn nước, bình xịt nước máy…
Đối với 27 ha đất rừng giao cho các hộ dân chăm sóc, UBND xã Long Phước đã tuyên truyền, nhắc nhở người dân có biện pháp bảo vệ cây rừng. Ngoài ra, xã còn huy động trong nhân dân một lực lượng khoảng 40 người chuyên thực hiện công tác chống phá rừng, phòng chống cháy rừng để kịp thời ứng phó nếu có sự cố cháy xảy ra.
Nhờ chủ động thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ rừng và phương án phòng, chống cháy rừng hằng năm, đến nay diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của huyện Bến Cầu phát triển tương đối tốt; không xảy ra cháy rừng, trộm cắp lâm sản, chặt phá cây rừng và lấn chiếm đất rừng. (Báo Tây Ninh 2/3)đầu trang(
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chỉ còn 168 cơ sở nuôi động vật hoang dã với hơn 30.000 cá thể các loại.
Trong đó, những cơ sở du lịch nuôi các loài như: khỉ, các loài chim, voi, gấu... để phục vụ khách du lịch tham quan; các hộ gia đình chủ yếu nuôi cầy hương, nhím, heo rừng... để phát triển kinh tế hộ.
Hiện nay, tình hình gây nuôi động vật hoang dã đang tiếp tục thoái trào. Nguyên nhân chính là do sức tiêu thụ của thị trường giảm, giá cả xuống thấp nên các hộ chăn nuôi không quan tâm đầu tư.
Mặt khác, thủ tục xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường khi thành lập trại nuôi còn khó khăn nên chưa khuyến khích người nuôi. (Báo Khánh Hòa 2/3)đầu trang(
Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Sa Thầy xảy ra nhiều vụ án về khai thác lâm sản trái phép, hủy hoại rừng...
Chỉ tính 03 tháng cuối năm 2014, Hạt Kiểm lâm huyện đã khởi tố điều tra gần 40 vụ án về hủy hoại rừng.
Để đảm bảo cho công tác khởi tố đúng với quy định của pháp luật, tránh gây oan sai, bỏ lọt tội phạm, thực hiện chức năng của Ngành, qua công tác kiểm sát điều tra các vụ án trên, VKSND huyện Sa Thầy đã quyết định hủy 17 vụ án hủy hoại rừng vì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. (Bảo Vệ Pháp Luật 2/3, Tr5)đầu trang(
Mặc dù các lực lượng chức năng đã tổ chức truy quét, xử lý nghiêm những vi phạm, nhưng tình trạng chặt phá rừng trên địa bàn vẫn lén lút diễn ra. (Quân Đội Nhân Dân 2/3, Tr8)đầu trang(
Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cảnh báo, hiện có 10 địa phương cháy rừng ở cấp 5. Theo đó, các địa phương này cần nhanh chóng dự phòng các biện pháp phòng chống cháy rừng (PCCR) để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
Ông Bành Thanh Hùng, trưởng phòng Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm An Giang cho biết, mùa khô năm 2015 được dự báo diễn biến phức tạp hơn mọi năm.
Do tổng lượng mưa năm qua đạt thấp, mức độ khô hanh cao, nhiệt độ không khí sẽ tăng, dễ dẫn đến hiện tượng bốc hơi, bén lửa. Bên cạnh đó, lượng khách tham quan, du lịch, hành hương trên các đồi núi trong tỉnh ngày càng tăng trong khi tình hình chặt phá rừng phòng hộ đồi núi vẫn còn diễn biến phức tạp…
Vì thế, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn. Hiện diện tích rừng trọng điểm khoanh vùng có khả năng cháy (cấp độ 5) của An Giang khoảng 7.100 héc-ta, chiếm 48,25%. Ông Hùng cho biết, Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh An Giang đã đề ra mục tiêu và phương án bảo vệ “lá phổi xanh”: Quyết tâm phòng cháy tốt, chữa cháy kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra theo phương châm 4 tại chỗ.
“Ngành kiểm lâm cùng các ngành liên quan hạ quyết tâm, cố gắng bảo vệ thành quả 3 năm qua không để thiệt hại rừng, cháy rừng. Ngoài sự nỗ lực của chúng tôi, rất cần sự chung tay của người dân.
Do đó, chúng tôi tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không chặt phá rừng bừa bãi; du khách và người dân địa phương thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng lửa, thắp hương cúng bái ở dọc đường, hốc đá khi vào rừng hành hương, du lịch…”, ông Hùng thông tin thêm.
Tỉnh Đắk Nông cũng có 264.596 ha nằm trong phương án phòng chống cháy rừng. Tổng diện tích vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao của tỉnh này là hơn 54.000 ha. Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức làm mới và đóng hơn 1.000 biển cấm lửa, hơn 300 nội quy, 17 bảng cấp dự báo…
Đồng thời, Chi cục tổ chức ký hơn 2.000 bản cam kết không gây cháy rừng và tham gia phòng cháy chữa cháy. Đặc biệt, khu vực báo động cháy rừng trên địa bàn tỉnh là xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long), Trường Xuân, Nâm N’jang, Đắk Hòa, Đắk Mol (huyện Đắk Song), Quảng Trực (huyện Tuy Đức), Đắk Wil (huyện Cư Jút), xã Quảng Thành (thị xã Gia Nghĩa), Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung… được phân công lực lượng theo dõi 24/24 để nắm bắt và thông tin kịp thời hàng ngày dự báo, cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông Hà Công Tài nói: Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ động phối hợp với các Hạt kiểm lâm huyện, chính quyền địa phương, chủ rừng tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn các vụ phá rừng trái phép, xử lý tình huống kịp thời tại chỗ không để xảy ra cháy và cháy lớn.
Còn với tỉnh Bình Thuận nơi có tổng diện tích rừng 371.072ha, thì hiện có trên 200.000ha có nguy cơ cháy cao. Các cơ quan chức năng của Bình Thuận vì thế đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ và PCCR, trang bị máy thổi gió, xe cơ giới và hơn 2.500 dụng cụ dập lửa của các tập thể, cá nhân sẵn sàng ứng chiến khi có tình huống xảy ra.
Dù vậy, ông Mai Văn Quỳnh, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, công tác PCCR còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc bất lợi về điều kiện tự nhiên và thời tiết, kinh phí đầu tư cho PCCC rừng hiện còn thấp, phương tiện và điều kiện chống cháy rừng còn thiếu và yếu. (Thiennhien.net 2/3)đầu trang(
Ông Nguyễn Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, cho biết 3.000ha rừng tràm hiện đã khô nước, trong đó, gần 1.200ha đang đứng trước nguy cơ cháy cao, ngành kiểm lâm đặt trong tình trạng báo động cao.
Mực nước trong rừng khô sớm là do năm qua, lượng mưa ít. Ngoài ra, một tháng nay thời tiết liên tục nắng nóng kèm theo gió mạnh khiến nguồn nước dự trữ trên các kênh xuống nhanh.
Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương đã phải huy động hơn 500 người bao gồm nhân viên kiểm lâm và người dân sở tại trực 24/24 giờ tại các chòi canh lửa để quan sát và phát hiện sớm khi rừng cháy. Nhiều đợt diễn tập chữa cháy rừng được thực hiện, đồng thời chuẩn bị công tác hậu cần phục vụ chữa cháy.
Theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, bằng các giải pháp đồng bộ, tỉnh Cà Mau phấn đấu mùa khô năm nay không để rừng cháy, trường hợp xảy ra cháy dập tắt ngay, không để lây lan.
Rừng tràm U Minh Hạ tỉnh Cà Mau có tổng diện tích 75.000ha, tập trung chủ yếu ở ba huyện vùng ngọt hóa là Trần Văn Thời, Thới Bình và U Minh, trong số đó có 38.000ha đất có cây rừng.
Đặc biệt, khu vực này có rừng quốc gia Vồ Dơi diện tích 8.000ha rừng nguyên sinh, giá trị quý hiếm. Tuy nhiên vào mùa khô hạn rừng thường bị cháy và nếu cháy lớn thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng. (Vietnamplus.vn 2/3)đầu trang(
Tỉnh Tiền Giang có diện tích rừng phòng hộ ven biển Gò Công khoảng 700 ha, chủ yếu là cây đước, bần, mấm... Đây là tấm lá chắn quan trọng trong việc bảo vệ đê điều, phòng chống lụt bão, bảo vệ sản xuất và đời sống của hàng chục ngàn hộ dân sống khu vực ven biển.
Tuy nhiên, gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã làm cho diện tích rừng bị chết hay xói lở thu hẹp dần. Tuyến đê biển dài hơn 20km từ xã Tân Thành đến xã Vàm Láng (huyện Gò Công Đông) có nhiều điểm xung yếu không còn diện tích rừng, nước biển lấn vào đến chân đê. Hiện tại có nhiều khu vực cây rừng tiếp tục bị sạt lở, khô lá chết.
Theo Hạt Quản lý đê điều và rừng phòng hộ tỉnh Tiền Giang, chỉ tại khu vực xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, đã có hàng chục điểm bị sạt lở rừng phòng hộ. Nơi nhiều nhất mất 10m và nơi ít nhất cũng mất 4-5m độ dày đai rừng.
Trước tình hình rừng phòng hộ ven biển Gò Công bị biển xâm thực, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã tích cực truyền về công tác trồng rừng và bảo vệ rừng; tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý những hành vi xâm hại rừng, xâm hại đê biển; đầu tư kinh phí hàng trăm tỉ đồng để làm kè mái đê bằng giải pháp “bêtông tự chèn”... để bảo vệ đoạn đê xung yếu dài trên 3.500m đã bị mất trắng đai rừng phòng hộ.
Riêng biện pháp để trồng rừng, tái tạo lại diện tích rừng đã bị nước biển xâm thực, đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn mà khả năng của tỉnh chưa đáp ứng. Nếu không có giải pháp khả thi thì vài chục năm sau, diện tích rừng phòng hộ ven biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có nguy cơ “xóa sổ”. (VOV 2/3)đầu trang(
Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai tại Công văn số 448/UBND-NL.  UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các ngành chức năng tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét quy hoạch các cơ sở nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) và từng bước di dời các trại nuôi ĐVHD hung dữ, nguy hiểm ra khỏi khu dân cư và những nơi có nguy cơ, tiềm ẩn bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt làm động vật sổng ra ngoài môi trường.
Chi cục Kiểm lâm tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định cụ thể về điều kiện nuôi các loài ĐVHD, hướng dẫn Hạt Kiểm lâm các huyện phối hợp với ngành chức năng của huyện, các xã, phường, thị trấn tuyên truyền phổ biến, giải thích cho người dân hiểu rõ các quy định của Nhà nước trong việc gây nuôi, bảo vệ ĐVHD; tăng cường giám sát hoạt động của các cơ sở, trại nuôi ĐVHD trên địa bàn quản lý; kiên quyết xử lý các chủ nuôi có hành vi nuôi nhốt ĐVHD không đúng quy định của pháp luật.
Chi cục Thú y tỉnh chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, phòng-chống lây nhiễm dịch bệnh đối với việc gây nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo các Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có cơ sở gây nuôi ĐVHD thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại và tiến hành tiêu hủy ngay những ĐVHD bị chết không rõ nguyên nhân, thực hiện cách ly, giám sát đối với các cá thể bị ốm, yếu và các biện pháp khác ngăn ngừa dịch bệnh có thể lây lan.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và các phòng, ban chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động gây nuôi ĐVHD để thực hiện; tổ chức kiểm tra và giám sát hoạt động của các cơ sở, trại nuôi ĐVHD trên địa bàn quản lý có các loài hung dữ như cá sấu, trăn, rắn, gấu; kịp thời thu hồi giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi và tịch thu những cá thể loài ĐVHD hung dữ, nguy hiểm của những cơ sở không đảm bảo yêu cầu về an toàn, tiêu chuẩn chuồng trại theo quy định. (Báo Gia Lai 2/3)đầu trang(
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có công văn gửi Sở TN-MT và Sở NN-PTNT về việc đồng ý cho hai sở này phối hợp với Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam tham gia các hoạt động xây dựng hành lang đa dạng sinh học (ĐDSH) tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó, từ 2005 - 2014, Lâm Đồng đã triển khai tiểu dự án hành lang ĐDSH tỉnh Lâm Đồng dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Theo đánh giá của các nhà khoa học chuyên ngành thì Lâm Đồng là tỉnh có nguồn ĐDSH cao. Tuy nhiên, sự ĐDSH này đang có nguy cơ bị xâm hại. Về phía mình, ngay từ năm 2008, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 3578/QĐ-UBND ngày 30/12 về việc phê duyệt Chương trình hành động bảo tồn ĐDSH tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008 - 2020.
Theo quyết định nói trên, một trong những mục tiêu được Lâm Đồng đặt ra là tăng cường hợp tác với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, các tỉnh duyên hải miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên xây dựng các hành lang bảo tồn ĐDSH để đảm bảo sự thống nhất cùng nhau phát triển, đặc biệt là trong triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các nước trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH để học tập, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính; tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia, thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ môi trường...
Như vậy, có thể nói, việc xây dựng hành lang ĐDSH tỉnh Lâm Đồng trong những năm tiếp theo là sự tiếp nối một giai đoạn triển khai tiểu dự án hành lang ĐDSH đã triển khai từ 2005 - 2014; là một trong những giải pháp để bảo tồn sự ĐDSH chung của tỉnh như Quyết định 3578/QĐ-UBND đã đặt ra cho cả giai đoạn 2008 - 2020.
Trước đây, bắt đầu từ tháng 11.2005, tiểu dự án hành lang ĐDSH Lâm Đồng với mô hình “Bảo tồn ngoại vi” đã được triển khai tại 3 xã của huyện Lạc Dương là Đạ Sar, Đạ Chair và Đạ Nhim thuộc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Ban GĐ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà cho biết: Đây có thể xem là một dự án thí điểm nhằm đúc kết cho các hoạt động tiếp theo của chương trình hành lang ĐDSH mở rộng ở tiểu vùng sông Mê Kông.
Trong những năm qua, các hoạt động sau đã được tiến hành: Hoạt động đầu tư nông lâm nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi và trồng trọt, đầu tư chăn nuôi heo, bò và trồng cây cà phê cho các hộ nghèo; triển khai mô hình bảo tồn ngoại vi cây bản địa, chăm sóc rừng để lấy quả (rừng dẻ) và xử lý thực bì xâm hại rừng thông trồng tại Vườn; tập huấn bảo vệ rừng và ĐDSH, xây dựng hương ước thôn bản; xây dựng báo cáo tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vườn; điều tra ĐDSH...
Tiểu dự án hành lang ĐDSH Lâm Đồng vừa kết thúc (2005 - 2014). Với những kết quả đạt được, trên nền tảng đó, việc xây dựng hành lang ĐDSH Lâm Đồng giai đoạn mới trong những năm tiếp theo là việc làm hết sức cần thiết.
Bởi, theo Quyết định 3578/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về ĐDSH thì định hướng đến năm 2020 được đặt ra là: “Xây dựng các kế hoạch bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững ĐDSH về giống, loài, nguồn gen, sinh vật và hệ sinh thái của Lâm Đồng; các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên và các đe dọa khác đến sự đa dạng sinh học được giảm thiểu; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi, bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp các dịch vụ môi trường của tỉnh; nâng cao nhận thức của mọi người dân, các tổ chức về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên, tham gia bảo tồn, sử dụng ĐDSH; hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách bảo tồn ĐDSH ở Lâm Đồng phù hợp với kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH và các chiến lược quốc gia”.
Thêm vào đó, việc xây dựng hành lang ĐDSH Lâm Đồng còn là nội dung nằm trong chương trình xây dựng hành lang ĐDSH của quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Đối với hành lang ĐDSH, hệ thống các khu bảo tồn hiện nay phần lớn có diện tích nhỏ với các hệ sinh thái bị phân mảnh, thiếu liên kết, cô lập dẫn tới việc khó có thể thực hiện được các mục tiêu bảo tồn (ví dụ như bảo vệ các loài thú lớn), đảm bảo chức năng của hệ sinh thái rừng.
Trên phạm vi cả nước, Bộ TN-MT cũng đã đề xuất xây dựng 8 hệ thống hành lang thuộc 8 vùng địa lý với tổng diện tích khoảng 1.492.000ha, bao gồm 21 hành lang ĐDSH. Hệ thống hành lang này kết nối 38 khu bảo tồn trên cả nước, phân bố rải đều trên các hệ sinh thái quan trọng của Việt Nam, góp phần bảo tồn những giá trị ĐDSH đặc trưng của các vùng địa lý. (Báo Lâm Đồng 2/3)đầu trang(
Hai xã Axan và Tr'Hy (huyện Tây Giang, Quảng Nam) có 20 km đường biên đất liền, với bảy cột mốc biên giới, giáp huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, nước bạn Lào (từ cột mốc 685 đến cột mốc 691).
Nơi đây, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cùng với nhiệm vụ giúp đồng bào Cà Tu phát triển kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Axan đã phối hợp nhân dân, thực hiện nhiều mô hình bảo vệ rừng và biên giới.
Ý thức bảo vệ rừng luôn hiện hữu trong lòng mỗi con người Cà Tu, đặc biệt là trong việc tham gia bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng già, rừng pơ mu nguyên sinh. Rừng pơ mu được phát hiện vào cuối năm 2011, còn giữ vẻ đẹp nguyên sinh với tuổi thọ hàng trăm tuổi.
Hiện tại, lực lượng chức năng đã kiểm đếm và đánh dấu hơn 1.000 cây pơ mu với đường kính từ 2 đến 2,5 m, cao 30 m. Tháng 5-2014, hơn 40 đoàn viên, thanh niên của bốn xã vùng biên giới huyện Tây Giang đã tập trung làm đường từ xã Axan lên khu rừng pơ mu, với chiều dài gần 20 km.
Việc mở và làm đường lên rừng pơ mu là nỗ lực, quyết tâm của thanh niên Cà Tu trong việc bảo vệ rừng. Ngoài ra, các đoàn viên, thanh niên còn phối hợp lực lượng dân quân tự vệ xã Axan làm nhà gỗ truyền thống của người Cà Tu tại khu rừng pơ mu để bà con, lực lượng tuần tra dừng chân nghỉ ngơi.
Khi triển khai thành lập tổ tự quản đường biên, cột mốc những thanh niên trẻ tuổi và dân quân tự vệ trong xã Axan đều nhiệt tình tham gia. Đến nay, toàn xã có ba tổ tự quản đường biên, cột mốc, mỗi tổ có từ năm đến 10 người.
Trong những đợt tuần tra đường biên và rừng của Đồn Biên phòng, lực lượng của ba tổ tự quản sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tháng, các tổ tự quản đường biên, cột mốc phối hợp bộ đội biên phòng thực hiện tuần tra rừng pơ mu trong một tuần, để kiểm tra, ngăn chặn người dân chặt cây, khai thác rừng bừa bãi.
Hôih Mia, một trong những thanh niên tham gia tuần tra rừng pơ mu cho biết: "Ngày trước, khi chưa phát hiện rừng với những cây pơ mu quý, người dân không biết, nên khai phá nhiều lắm. Bây giờ, được tuyên truyền nhiều, rừng pơ mu được bảo vệ, người dân có ý thức, không chặt, phá cây pơ mu nữa...".
Việc phối hợp lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ tuần tra biên giới, tuần tra rừng hằng tháng, giúp lực lượng trẻ nhận thức và nắm bắt được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, xây dựng quê hương vùng biên.
Từ đó, có những hành động cụ thể, tôn trọng và bảo vệ những thành quả mình đã làm ra. "Nhằm khuyến khích tinh thần và ý thức của người dân Cà Tu trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ biên giới, Đồn Biên phòng Axan thường xuyên khen thưởng đột xuất đến những cá nhân, tập thể có nhiều phát hiện và ngăn chặn các trường hợp vi phạm.
Hàng kỳ, Đồn tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương những gương người tốt, việc tốt đã tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới" - Thiếu tá Bùi Đức Hạnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Axan nhấn mạnh.
Hai xã Axan và Tr'Hy có 15 thôn, đều tự quản an ninh trật tự. Thành viên của mỗi thôn an ninh không kể già, trẻ, gái trai, tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên đều có thể tham gia.
Nhiệm vụ của các thôn an ninh là tham gia bảo vệ an ninh trong thôn, bảo vệ đường biên, cột mốc; phát hiện những vấn đề liên quan biên giới, khu vực biên giới, đường biên giới như đốt phá rừng, phá cột mốc, chặt cây... báo cho cơ quan chức năng, đồn biên phòng để có phương pháp xử lý.
Các tổ, thôn tự quản đã góp phần bảo đảm an ninh khu vực biên giới và bảo vệ rừng. Đặc biệt, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân dân với bộ đội biên phòng càng làm tăng thêm nghĩa tình nơi vùng biên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân Cà Tu.(Nhân Dân 3/3,Tr2)đầu trang(
Khai thác gỗ tận thu luôn là bài toán khó giải của chính quyền các địa phương khi có các công trình giao thông hoặc thủy điện đi qua những cánh rừng già.
Tình trạng rừng xâm hại khi khai thác tận thu không phải chuyện hiếm. Rút kinh nghiệm từ những vụ việc trước đây, dù đã hết phép khai thác tận thu, nhưng tỉnh Quảng Nam đã cân nhắc kỹ trong việc cho gia hạn tận thu trong đó có thủy điện sông Bung 4 với mục đích là bảo vệ rừng.
Tại lòng hồ thủy điện Sông Bung 4 thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, hơn 80m3 gỗ tròn còn mắc kẹt lại đây. Nguyên nhân là số gỗ này được khai thác trước khi giấy phép khai thác tận thu hết hạn. Tính sơ bộ, chỉ riêng với số gỗ này, nếu không được gia hạn tạm thời thì ngoài doanh nghiệp, huyện Nam Giang sẽ thiệt hại không dưới 250 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Chí– Đại diện đơn vị khai thác gỗ tận thu: "Giấy phép vừa hết hạn. Trong quá trình, mình cứ nghĩ đưa ra đây thì sẽ xin sở lâm nghiệp gia hạn, để tiếp tục lập hồ sơ, đóng búa và nộp tiền ngân sách Nhà nước để chở về cơ sở chế biến,sản xuất nhưng mà trên điều kiện đó là bây giờ, giấy phép vẫn chưa gia hạn được nên thành ép buộc là số gỗ này, không đủ thủ tục là Công ty không thể vận chuyển được."
Trước khi thủy điện sông Bung 4 tích nước, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã cho phép khai thác gỗ tận thu với khối lượng dự kiến là 1.200m3. Do thủy điện tích nước quá nhanh, nên huyện Đông Giang chỉ khai thác được 60% khối lượng, ngân sách thu về hơn 2 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo huyện Nam Giang, còn không dưới 500m3 gỗ bị ngập trong lòng hồ, nếu không có kế hoạch khai thác và trục vớt, địa phương này sẽ thất thu hàng tỷ đồng.
Ông A Lăng Mai – Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam: "Ở góc độ huyện quản lý, tôi thấy cái này là không nên kéo dài. Tốt nhất là cái phần mà đã có trong giấy phép được cấp và kiểm tra thực địa mà gỗ bị ngập trong cao trình lòng hồ thì đề nghị tỉnh, sở nông nghiệp cũng nên gia hạn, tránh lãng phí tài nguyên."
Trước đề nghị gia hạn khai thác gỗ tận thu của lãnh đạo huyện Nam Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam cùng các đơn vị chuyên môn của tỉnh nhiều lần đi kiểm tra thực tế tại khu vực 65 ha mà tỉnh Quảng Nam cấp phép trước đây. Để tránh tình trạng mập mờ trong việc tận thu như đã từng diễn ra ở nhiều nơi, các cơ quan chuyên môn và địa phương đã rà soát lại quy trình đóng búa kiểm lâm để đưa ra những quyết định cuối cùng.
Ông Lê Minh Hưng – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp  & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam: "Không có dấu hiệu lợi dụng việc khai thác tận thu, tận dụng để mà khai thác trái phép, thì từ việc kiểm tra trên thì sở đã báo cáo UBND tỉnh xin được phép để sở gia hạn cho các đơn vị, giấy phép cho các đơn vị để đóng búa kiểm lâm để tận thu các cái gỗ mà đã khai thác trong thời gian vừa rồi thì sở đã ký thông báo gia hạn cho."
Tỉnh Quảng Nam dè dặt đưa ra quyết định gia hạn để tận thu gỗ đã khai thác trước đó, chứ chưa tính đến gia hạn khai thác mới là có cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tận thu không bị lợi dụng, chính quyền huyện Nam Giang và cơ quan kiểm lâm phải có cơ chế phối hợp và giám sát chặt chẽ nhằm tránh tình trạng xâm hại Khu bảo tồn thiên nhiên. (Đài Truyền Hình An Ninh 3/3)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển là một trong các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án bảo vệ và phát triển rừng để ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020 (đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tại Tờ trình 8813/TTr-BNN-TCLN ngày 31-10-2014), trong đó đã xác định dự án trồng rừng phòng hộ tại huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông (Tiền Giang).
Về đầu tư nâng cấp đê bao ven sông Tiền, triển khai Dự án đê kinh 3 (đê dự phòng) nhằm bảo vệ an toàn sản xuất và đời sống nhân dân trong khu vực:
Theo Chương trình đê sông, đê biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc nâng cấp đê bao ven sông Tiền, triển khai Dự án đê kinh 3 (đê dự phòng) nhằm bảo vệ an toàn sản xuất và đời sống nhân dân trong khu vực thuộc Chương trình đê sông, đê biển do địa phương đầu tư. Do đó, Bộ NN&PTNT đề nghị địa phương chủ động triển khai. (Báo Ấp Bắc 2/3)đầu trang(
Xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa) có đông đồng bào dân tộc Mã Liềng sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, thiếu đất sản xuất nên đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để giúp người dân nâng cao chất lượng sống, bảo đảm sinh kế; bảo tồn được các giá trị tài nguyên rừng và đất rừng trong hệ sinh thái vùng đầu nguồn, Dự án “Quản lý rừng cộng đồng bền vững thông qua thiết chế truyền thống của người Mã Liềng tại Quảng Bình” do Oxfam tài trợ và Trung tâm nghiên cứu bản địa và phát triển (CIRD) thực hiện đã có nhiều mô hình kinh tế bước đầu đã mang lại hiệu quả.
Mục tiêu của dự án nhằm bảo tồn được các giá trị tài nguyên rừng và đất rừng trong hệ sinh thái vùng đầu nguồn thông qua thúc đẩy, nâng cao nhận thức, kiến thức, khả năng triển khai và vận dụng các phương thức quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thông qua luật tục truyền thống và luật pháp chính thống, góp phần duy trì phục hồi các giá trị bản sắc văn hóa và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng người dân, nhất là vùng miền núi, trung du, vùng dân tộc thiểu số.
Dự án đã hỗ trợ cho người dân Mã Liềng tiếp cận đất đai đặc biệt là đất rừng truyền thống; UBND huyện Tuyên Hóa đã ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho cộng đồng bản Kè với tổng diện tích được giao là 465,02 ha, bản Cáo là 223,12 ha và bản Chuối 61 ha.
Đồng thời, dự án đã hỗ trợ cho cộng đồng triển khai xây dựng mô hình phát triển rừng kinh tế tại các bản nhằm tăng thu nhập cho người dân từ rừng. Đây là chiến lược nhằm vận động, thể chế hóa quy trình giao rừng gắn liền với giao đất cho cộng đồng dựa vào thiết chế về văn hoá, truyền thống và phong tục tập quán của người dân bản địa.
Trên cơ sở quyền sử dụng đất rừng cộng đồng đã được Nhà nước công nhận, cộng đồng người Mã Liềng đã thực hiện các giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững, giám sát các hành vi xâm hại từ bên ngoài vào rừng cộng đồng. Mặt khác, thực hiện các mô hình như mô hình làm vườn ươm cây lâm nghiệp, mô hình trồng rừng kinh tế, mô hình trồng cây lương thực như bắp, khoai môn xen canh với cây keo nhằm bảo vệ rừng bền vững và nâng cao thu nhập cho gia đình.
Theo ông Ngô Văn Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bản địa và phát triển cho biết: “Khi quyền sử dụng đất rừng cộng đồng được Nhà nước công nhận, chúng tôi đã hỗ trợ kinh phí cho bà con tạo vườn ươm giống cây chất lượng cao để trồng rừng, đồng thời hỗ trợ thêm nguồn giống trồng mới được 20 ha keo tai tượng ở bản Kè và bản Cáo (Lâm Hóa).
Khi cây chưa khép tán, chúng tôi cũng đã hỗ trợ hơn 4.000 cây giống khoai môn trồng xen canh với cây keo nhằm tăng thu nhập cho bà con nơi đây”.
Để tiếp tục phát triển rừng cộng đồng của cộng đồng Mã Liềng tại xã Lâm Hóa, trung tâm đã tiến hành xây dựng 2 vườn giống tại 2 bản Cáo và Bản Kè với hơn 3 vạn cây giống bản địa như keo lai, huỵnh, lim...
Từ nguồn giống ươm được tại bản, Trung tâm CIRD đã hỗ trợ thêm 7 vạn giống keo lai để trồng 8 ha rừng tại bản Cáo, 12 ha ở bản Kè, đồng thời, thành lập một ban quản lý và bảo vệ để rừng không bị phá hoại bởi các đối tượng xấu và trâu bò.
Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án cũng gặp không ít khó khăn như: nhận thức của người dân chưa cao khả năng tiếp cận các kiến thức về kỹ thuật và các kỹ năng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của người Mã Liêng còn hạn chế nên các hoạt động của dự án bị chậm tiến độ; nhiều người lớn tuổi ở các bản Mã Liềng đa số không biết đọc, biết viết nên khi tiến hành các công việc liên quan đến việc ghi chép, theo dõi bằng sổ sách như: sổ nhật ký bảo vệ rừng, sổ theo dõi chi tiêu quỹ quản lý bảo vệ rừng, thường khó khăn hơn...
Hiện nay, gần 8ha rừng trồng của bản Cáo bị trâu bò thả rông ở xã khác tới phá, vấn đề nay cũng đang “làm khó” tiến độ triển khai của dự án. Theo bà con nơi đây thì nếu trồng lại rừng cần có sự phối hợp của kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân mới có thể bảo vệ được.
Bà Cao Thị Lâm, Trưởng bản Cáo cho biết: “Mới bước ra từ rừng, người Mã Liềng chưa thích nghi được với sự phát triển của kinh tế thị trường, họ bị một số đối tượng buôn bán nhỏ “thao túng” bằng rượu, thuốc lá và những món hàng mới lạ được đưa từ dưới xuôi lên, tự biến mình thành con nợ của những đối tượng này, để rồi thường xuyên phải vào rừng khai thác mây, lá nón, gỗ... về trả nợ.
Vì nhút nhát, sợ bị trả thù nên khi thấy trâu bò vào phá hoại rừng bà con cũng không dám đuổi nên rừng keo mới trồng bị phá nát, giờ không còn cây keo nào”.
Ông Trương Quang Tấn, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Hóa cho biết: Xã đã thành lập đội truy quét trâu bò, khi người dân báo có trâu bò phá rừng thì sẽ đi bắt để xử phạt.
Nhưng đối với bản Cáo, khi người dân phát hiện thì không báo nên chính quyền xã không biết để xử lý số trâu vào phá hoại rừng cộng đồng. Hiện nay, UBND xã đang có kế hoạch truy bắt số trâu vào phá hoại rừng trồng tại bản Cáo, bắt chủ của đàn trâu bò đền bù thiệt hại cho người dân.
Từ thực trạng trên, để dự án “Quản lý rừng cộng đồng bền vững thông qua thiết chế truyền thống của người Mã Liềng tại Quảng Bình” thành công, không chỉ dựa vào sự nỗ lực của người dân nhận rừng mà cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng và sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm. (Báo Quảng Bình 3/3)đầu trang(
GS Lê Đình Khả - Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam đã thẳng thắn khi nói về giá trị của cây mắc ca khi thời gian qua nhiều động thái cấp tập của các cơ quan, ngân hàng, doanh nghiệp hối thúc người dân trồng cây mắc ca mở rộng dù rằng chính ông là người đã mang giống cây này về Việt Nam.
Theo GS Lê Đình Khả, cây mắc ca (Macadami)  là cây ăn quả thân gỗ có giá trị kinh tế cao. Thế nhưng đầu tư trồng mắc ca phải sau 6-7 năm mới có lãi. Đây là điều mà người đầu tư cần tính đến trước khi trồng.
Ngay cả ở Úc là nước đã phát triển cây này từ rất sớm nhưng sau 12 năm mới bắt đầu hòa vốn. Trong tất cả các bài tính về hiệu quả kinh tế của loài cây này hiện căn cứ đều dựa vào giá của mắc ca tại thời điểm hiện tại, thị trường tiêu thụ ở thời điểm hiện tại.
Theo đó, tính toán cho thấy mỗi héc ta trồng mắc-ca có thể cho 3 tấn hạt, với giá 3,5 USD/kg hạt thì người trồng có thể đạt thu được 200 triệu đồng/ha. Với diện tích có triển vọng phát triển cây mắc-ca 200.000 ha, sản lượng hạt hằng năm có thể đạt bình quân 5 tấn/ha (lúc cây trên 10 tuổi), tổng sản lượng mắc-ca khi định hình hàng năm có thể đạt 800.000 tấn hạt, chế biến được 250.000 tấn nhân. Giá trị thương mại có thể đạt gần 4 tỉ USD/năm.
Tuy nhiên GS Lê Đình Khả cho rằng, trong quan hệ cung cầu cũng chỉ đến mức nào đó. Thị trường chỉ có như vậy nên phải tính, tránh hiện tượng như cây cao su và một số cây công nghiệp khác.
"Chúng ta không được lấy giá trong siêu thị để tính giá cho người dân mà phải lấy giá bán từ nông trại. Hiện nay đang lấy giá cao trong siêu thị để tính hiệu quả kinh tế trong khi giá này đã bao gồm bao nhiêu khâu từ chế biến.
Tính như vậy là không thật, không trung thực. Trong khi đúng là phải tính giá từ ruộng cho người dân mới là chính xác", GS Lê Đình Khả chỉ thẳng cách tính hiệu quả kinh tế của cây mắc ca mà nhiều cơ quan đang thực hiện.
Tại Australia, quê hương của loài cây này, tính chung trong cả 20 năm gần đây thì giá hạt macadamia cả vỏ chưa bao giờ vượt quá 3,60 AD/kg, nghĩa là lúc thấp nhất 27.500 VND/kg, cao nhất chưa vượt quá 65.900 VND/kg.
Cũng như cảnh báo của nhiều chuyên gia, cây mắc ca không phải là cây 'dễ ăn' như người ta tưởng.
GS Lê Đình Khả cho rằng: "Phải có khảo nghiệm. Hiện cũng có nơi trồng đã thất bại như Đồng Hới, hay như một số nơi đã khảo nghiệm nhưng cho kết quả không rõ ràng là Quảng Ninh, Đại Lải.
"Một điều rất đáng lưu ý, việc đầu tiên muốn trồng thì phải có bộ giống đủ. Trước mắt phải trồng những giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận vì đây là những giống đã qua khảo nghiệm", GS Khả nói.
Đến nay đã có 10 giống mắc ca được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận để phát triển vào sản xuất tại Krông Năng (Đắc Lắc) và Ba Vì (Hà Nội).
Thứ hai là phải trồng cây ghép bởi năng suất từ cây ghép sẽ cho cao hơn cây thực sinh. "Hiện nhiều nơi lợi dụng phát triển trồng cây hạt (trong khi cây này năng suất rất thấp chỉ bằng 1/4 hoặc 1/2 là cùng so với cây ghép có năng suất cao).
Như vậy nếu trồng cây hạt thì trước mắt chỉ có lợi cho người bán giống nhưng dân về sau khốn khổ vì năng suất thấp. Hiện nay đây là vấn đề mấu chốt. Thực tế này là có thật", GS Khả lưu ý.
Theo GS Lê Đình Khả, cá nhân ông không có ý định chỉ trích hay phê phán ai, song với mỗi loài cây kinh tế cần phải có góc nhìn nhiều chiều để lường hết những khó khăn.
"Việt Nam đã có nhiều bài học từ cây cao su, cây điều... vì thế các cơ quan chức năng cần có bước đi thận trọng và đặc biệt là có những nhìn nhận thực tế để tránh mắc phải những sai lầm khi mở rộng ồ ạt cây mắc ca", GS Khả thận trọng. (Đất Việt 3/3)đầu trang(
Ngày 02/3/2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ công bố quyết định số 629/QĐ/BNN-TCCB ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc bổ nhiệm TS. Phí Hồng Hải, Trưởng Ban Kế hoạch Khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giữ chức Phó Giám Đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam kể từ ngày 01/3/2015.
Tham dự buổi Lễ về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có đồng chí Trịnh Quang Khải, Phó bí thư Đảng ủy Bộ cùng đại diện các ban, ngành có liên quan trong Bộ; Về phía Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có GS.TS. Võ Đại Hải, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Viện; PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tich Công đoàn cơ sở, Phó Giám đốc Viện, TS. Đoàn Văn Thu, Phó bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Viện, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện khu vực phía Bắc và cán bộ khối Văn phòng Viện.
Tại buổi Lễ, GS.TS. Võ Đại Hải, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Viện đã trao Quyết định, phát biểu chúc mừng và biểu dương những nỗ lực của TS. Phí Hồng Hải tân Phó Giám đốc Viện trong thời gian qua và tin tưởng rằng, với trọng trách và nhiệm vụ mới được giao, đồng chí Phí Hồng Hải sẽ tiếp tục phát huy năng lực của mình ở vị trí mới là Phó Giám đốc Viện để tiếp tục có những đóng góp cho sự phát triển của Viện trong thời gian tới.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, TS. Phí Hồng Hải bày tỏ niềm vinh dự và gửi lời cám ơn chân thành tới Lãnh đạo các cấp; Đảng ủy, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ Viện đã tín nhiệm đồng chí ở  vị trí Phó Giám đốc.
Trước niềm vinh dự và trọng trách lớn lao, tân Phó Giám đốc Viện bày tỏ sự quyết tâm và hứa sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng  Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam  ngày càng phát triển.(Viện Khoa Học Lâm Nghiệp VN 2/3)đầu trang(
Ban Pháp chế HĐND huyện đã giám sát công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Hạt Kiểm lâm huyện. Qua giám sát cho thấy, công tác quản ly,á bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, động vật hoang dã đã được đơn vị đặc biệt quan tâm.
Năm 2014, tình hình vi phạm hành chính trong công tác quản lý, bảo vệ rừng có chiều hướng giảm so với cùng kỳ, tổng số vi phạm mới là 46 vụ, giảm 11 vụ so với năm 2013; hầu hết các vụ việc đã được xử lý đúng quy định của pháp luật...
Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa Ban Quản lý bảo vệ rừng cấp xã với các chủ rừng; công tác tuyên truyền chưa đa dạng; tính chất, mức độ vi phạm của các vụ việc phức tạp...
Ban đề nghị đơn vị cần làm tốt công tác phối hợp với các địa phương, các chủ rừng tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và động vật hoang dã; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức khi thi hành công vụ…(Đại Biểu Nhân Dân 3/3, Tr3)đầu trang(
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam giảm trong tháng Tết do giá trị xuất khẩu các nông sản chính và thủy sản đều giảm, chỉ có xuất khẩu lâm sản tăng.
Báo cáo của Bộ cho thấy kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của cả nước trong tháng 2/2015 ước đạt 1,78 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm lên 4,2 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 2 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,88 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 907 triệu USD, giảm 9,4%; trong khi xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1,05 tỷ USD, tăng 8,9%.
Trong số các mặt hàng nông sản chính, xuất khẩu gạo, cà phê, cao su và rau quả giảm, trong khi xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu và chè tăng.
Cụ thể, xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 526 nghìn tấn với giá trị 243 triệu USD, giảm 33,1% về khối lượng và giảm 34,0% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cà phê ước đạt 242 nghìn tấn với giá trị 511 triệu USD, giảm 25,0% về khối lượng và giảm 16,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu cao su đạt 137 nghìn tấn với giá trị 202 triệu USD, tăng 30,5% về khối lượng nhưng giảm 6,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu chè 2 tháng đầu năm 2015 ước đạt 16 nghìn tấn với giá trị 28 triệu USD, giảm 3,3% về khối lượng nhưng tăng 5,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Khối lượng hạt điều xuất khẩu 2 tháng đạt 36 nghìn tấn với giá trị 261 triệu USD, tăng 14,2% về khối lượng và tăng 36,8% về giá trị so với cùng kỳ. Khối lượng tiêu xuất khẩu 2 tháng đạt 22 nghìn tấn với giá trị 199 triệu USD, giảm 8,7% về khối lượng nhưng tăng 24% về giá trị.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 2 tháng đầu năm ước đạt 3,2 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm cùng kỳ năm 2014. (Người Đồng Hành 2/3)đầu trang(
Ngày 2.3, ông Võ Văn Bình - Chánh án TAND TP.Pleiku - cho biết, đã đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt hành chính đối với một số đối tượng là cán bộ của tỉnh Gia Lai về tội “Đánh bạc”. Đặc biệt, vụ án có bị cáo nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh, cán bộ kiểm lâm huyện đương chức…
Theo kết quả điều tra của CA TP.Pleiku, trước đó, các ông Nguyễn Khoa Lai (SN 1954, trú tổ 11, P.Sơn Tây) - Hội thẩm nhân dân TAND tỉnh, nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, ông Trần Công Pháp (SN 1963, trú tổ 14, P.Phù Đổng) - cán bộ kiểm lâm huyện Chư Păh, ông Lê Thành Tâm (SN 1962, trú tổ 5, P.Hội Thương) - cán bộ lái xe của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, cùng ông Lê Viết Đại (SN 1956, tổ 1, P.Hội Thương, tất cả đều trú TP.Pleiku) - cán bộ Cty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Gia Lai - cùng uống càphê tại đường Nguyễn Thái Học, P.Hội Thương.
Sau đó, ông Tâm rủ mọi người về nhà của mình đánh bài ăn tiền bằng hình thức chơi Phỏm. Ông Tâm gọi điện thoại cho ông Nguyễn Trọng Thuần (SN 1963, trú Tổ 6, P.Đống Đa, TP.Pleiku) - cán bộ Cty TNHH Quang Đức cùng tham gia.
Tại nhà, ông Tâm lấy 2 bộ bài Tú lơ khơ (mỗi bộ 52 quân bài) cùng một chiếc chăn trải ở gác lỡ để sát phạt. Cả nhóm thỏa thuận tỉ lệ thắng thua từ 50.000 - 500.000 đồng.
Sát phạt gần 7 tiếng đồng hồ thì các “con bạc” bị CA P.Hội Thương (TP.Pleiku) bắt quả tang, thu giữ tại chiếu bạc 4.600.000 triệu đồng. Cơ quan chức năng còn thu giữ trên người ông Lai 9.090.000 đồng, ông Pháp 5.350.000 đồng và của ông Đại 4.500.000 đồng.
Văn bản số 187/KSĐT-TA của VKSND TP.Pleiku nêu rõ, hành vi của các bị can Nguyễn Khoa Lai, Trần Công Pháp, Lê Thành Tâm, Lê Viết Đại, Nguyễn Trọng Thuần là “nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự công cộng và trật tự an ninh xã hội, đã phạm vào tội: “Đánh bạc” được quy định tại Khoản 1, Điều 248 của Bộ luật Hình sự.
Trong vụ án trên, các ông Lai, Pháp, Đại, Thuần đều là Đảng viên, vụ việc bị phát giác, các bị cáo đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng thời hạn 3 tháng. TAND TP.Pleiku đã xử phạt hành chính các bị cáo mỗi người 20 triệu đồng. (Lao Động 2/3)đầu trang(
Những ngày gần đây thời tiết đang rất thuận lợi để bà con nông dân phát dọn xử lý thực bì, chuẩn bị hiện trường trồng rừng năm 2015.
Công tác xử lý thực bì trồng rừng thường được người dân thực hiện từ đầu tháng 11/2014, tuy nhiên đến tháng 2, tháng 3 năm nay mới là thời điểm nông dân phát dọn hiện trường trồng rừng nhiều hơn cả. Theo đa số bà con nông dân, tháng 2, tháng 3 thời tiết thường hanh, khô vì thế công tác đốt dọn xử lý thực bì sẽ dễ dàng hơn.
Năm 2014, toàn tỉnh có kế hoạch trồng 8.000 ha rừng. Tính đến thời điểm này bà con nông dân trong tỉnh đã xử lý thực bì phục vụ công tác trồng rừng năm 2015 đạt khoảng 50% diện tích, trong đó các huyện như: Chợ Đồn, Chợ Mới và Ngân Sơn là những nơi có diện tích xử lý thực bì đạt cao.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, năm nay bà con nông dân đã chủ động hơn trong trong công tác xử lý thực bì, chuẩn bị hiện trường trồng rừng, điều này cho thấy công tác trồng rừng tiếp tục được người dân quan tâm đầu tư phát triển.
Đây cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy công tác trồng rừng nói riêng, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh nói chung ngày càng lớn mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Năm 2014, toàn tỉnh có kế hoạch trồng 8.000 ha rừng.
Tính đến thời điểm này bà con nông dân trong tỉnh đã xử lý thực bì phục vụ công tác trồng rừng năm 2015 đạt khoảng 50% diện tích, trong đó các huyện như: Chợ Đồn, Chợ Mới và Ngân Sơn là những nơi có diện tích xử lý thực bì đạt cao.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, năm nay bà con nông dân đã chủ động hơn trong trong công tác xử lý thực bì, chuẩn bị hiện trường trồng rừng, điều này cho thấy công tác trồng rừng tiếp tục được người dân quan tâm đầu tư phát triển.
Đây cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy công tác trồng rừng nói riêng, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh nói chung ngày càng lớn mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. (Đài Truyền Hình Bắc Kạn 2/3)đầu trang(
Mường Lát, Thanh Hóa: Phát huy vai trò MTTQ trong bảo vệ, phát triển rừng
Căn cứ kế hoạch phối hợp giữa (Mặt trận Tổ quốc) MTTQ và Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát, kiểm lâm viên địa bàn và MTTQ 9 xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Trong năm 2014, MTTQ 9 xã, thị trấn và kiểm lâm viên địa bàn đã tổ chức 97 cuộc tuyên truyền với 6.235 lượt người tham gia bằng hình thức họp bản. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức họp bản để kiểm điểm trước cộng đồng các đối tượng khai thác lâm sản trái phép.
Rà soát, sửa đổi 82 bản quy ước bảo vệ rừng, trong đó đưa nội dung quản lý cưa xăng vào trong quy ước. Các hộ có cưa xăng đã ký cam kết với các trưởng bản và đã đưa 269 cưa xăng vào quản lý tập trung tại các bản và UBND các xã.
MTTQ đã phối hợp với kiểm lâm viên vận động 2.031 hộ gia đình ký cam kết với các trưởng bản, 88 trưởng thôn ký cam kết với chủ tịch UBND xã, thị trấn; 9 chủ tịch xã, thị trấn và 7 chủ rừng ký cam kết với chủ tịch UBND huyện về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Để công tác phối hợp đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, MTTQ huyện đề nghị cấp trên có cơ chế quản lý súng săn, cưa xăng hiệu quả, có chế tài mạnh về việc xử phạt các đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. (Báo Thanh Hóa 2/3)đầu trang(
Năm 2015, toàn tỉnh có kế hoạch trồng 1.295ha rừng phân tán, nhưng đến nay, số diện tích mà bà con đăng ký đã lên đến hơn 1.782ha, đạt 138% kế hoạch.
Thực hiện dự án trồng rừng 147, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã  triển khai một số chính sách mới nhằm hỗ trợ cho công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là với dự án trồng cây phân tán, mức hỗ trợ là 1.500 cây giống/ ha nên diện tích đăng ký trồng cây phân tán luôn tăng trong các năm.
Trong đó, năm 2013 bà con đăng ký trồng mới 2.800/1.600ha kế hoạch; Năm 2014 người dân trồng mới được 2.624/ 2.373ha kế hoạch; Năm 2015 diện tích đăng ký là 1.782/ 1.295ha kế hoạch.
Với đặc điểm địa hình bị chia cắt, nhỏ lẻ, việc trồng rừng phân tán giúp cho người dân tận dụng được các diện tích đất bỏ trống để tranh thủ trồng cây và vẫn được nhà nước hỗ trợ. (Đài Truyền Hình Bắc Kạn 2/3)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Một loạt các vụ cháy rừng đã bùng phát ngày 1/3 tại thành phố du lịch nổi tiếng Cape Town của Nam Phi, khiến hàng chục nghìn người phải đi sơ tán.
Lực lượng cứu hoả Nam Phi đã tiến hành một chiến dịch lớn, với 28 phương tiện chữa cháy và 16 phương tiện cứu hộ cùng 300 lính cứu hỏa, đã được triển khai tới hiện trường.
Do gió mạnh, nên công tác dập lửa đang gặp nhiều khó khăn. Ít nhất 4 ngôi nhà bị thiêu rụi và "giặc lửa" đang hoành hành 3.000 hécta đất ở khu vực Noordhoek và Muizenberg.
Nhiều tuyến đường trong khu vực đã bị phong toả.Hiện chưa có thông báo về số thương vong và thiệt hại do cháy rừng gây nên. (Vietnamplus.vn 2/3)đầu trang(./.
Biên tập: Diệu Huyền