Xem ngày trước
BẢN TIN TỔNG HỢP
Xem ngày kế tiếp

Ngày 22 tháng 03 năm 2017
CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
TIÊU ĐIỂM
QUẢN LÝ
THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
KINH TẾ
PHÁP LUẬT
MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
NHÌN RA THẾ GIỚI

CHÍNH SÁCH – CHỈ ĐẠO
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 344/QĐ-TTg ngày 20/3/2017 công nhận 6 xã đảo thuộc tỉnh Tiền Giang.
6 xã được công nhận là xã đảo gồm: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Tân, Tân Thạnh thuộc huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Các xã trên được thực hiện chính sách ưu đãi đối với xã đảo theo các quy định hiện hành.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, để được công nhận xã đảo phải đáp ứng đủ 2 tiêu chí: 1- Có diện tích tự nhiên là đảo theo quy định tại Điều 19 Luật biển Việt Nam năm 2012; 2- Có người dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân trên đảo.
Đồng thời, đơn vị hành chính cấp xã được công nhận là xã đảo phải có 1 trong 3 điều kiện sau: 1- Là đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện đã được công nhận là huyện đảo; 2- Có toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã ở trên đảo; 3- Có một phần diện tích tự nhiên là đảo ở trên biển (xã có đảo ở trên biển) và trên đảo có người dân định cư hoặc lực lượng vũ trang đóng quân.
Các xã đảo được công nhận theo quy định nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có xã đảo căn cứ Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 để xây dựng Dự án phát triển kinh tế - xã hội của xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và ngân sách của địa phương; đồng thời được thực hiện các chính sách ưu đãi liên quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đối với xã đảo. (Xây Dựng 21/3) đầu trang(
Nghị định  28/2017/NĐ-CP nêu rõ: phạt tiền từ 20-25 triệu đồng nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy...
Ngày 20-3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với một trong các hành vi: nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
Đối với hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung thì sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được phép phổ biến hoặc chưa dán nhãn kiểm soát.
Hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung bị cấm lưu hành hoặc đã có quyết định  thu hồi, tịch thu, tiêu hủy sẽ bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa VN.
Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung bị cấm phổ biến hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy. (Tuổi Trẻ 21/3) đầu trang(
Văn phòng Chính phủ cho biết, Bộ LĐTB-XH đang đề xuất nâng mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ 1.318.000 đồng lên 1.417.000 đồng.
Cụ thể, tại dự thảo Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, mức phụ cấp, trợ cấp của một số đối tượng người có công được đề xuất tăng lên. Theo đó,  người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 diện thoát ly mức trợ cấp 1.583.000 đồng/tháng, phụ cấp 268.000 đồng/thâm niên; diện không thoát ly mức trợ cấp 2.688.000 đồng/tháng. Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 từ trần 1.417.000 đồng/tháng…
Cùng với đó, trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ là 1.417.000 đồng/tháng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ là 2.834.000 đồng/tháng; đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên, mức trợ cấp là 4.251.000 đồng/tháng; trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng) là 1.417.000 đồng/tháng.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng được đề xuất hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ như trên và hưởng phụ cấp 1.188.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp đối với người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình là 1.417.000 đồng/tháng. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến hưởng trợ cấp 1.188.000 đồng/tháng.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được đề xuất mức trợ cấp thương tật từ 955.000 - 4.543.000 đồng/tháng tùy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Thương binh loại B được đề xuất mức trợ cấp thương tật từ 788.000 - 3.759.000 đồng/tháng, tùy mức độ thương tật… (Sài Gòn Giải Phóng 21/3) đầu trang(
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn miễn lệ phí quốc tịch, lệ phí đăng ký cư trú đối với hoạt động do cơ quan trung ương cấp cho người được phép cư trú theo quy định của Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.
Thông tư này hướng dẫn việc miễn lệ phí đối với hoạt động do cơ quan trung ương cấpcho người được cơ quan chức năng Việt Nam cho phép cư trú theo quy định của Thỏa thuận khi làm các thủ tục về quốc tịch, đăng ký cư trú và các giấy tờ khác liên quan đến nhân thân.
Dự thảo nêu rõ đối tượng được miễn lệ phí là người được cơ quan chức năng Việt Nam cho phép cư trú, cụ thể: Người di cư tự do trong vùng biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1985 trở về trước.
Người di cư tự do trong vùng biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1986 đến ngày 08/7/2013 với các điều kiện sau đây: Người tôn trọng luật pháp của nước cư trú và không vi phạm luật hình sự; người có cơ sở cuộc sống ổn định, có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác ở nước cư trú; không phải là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật nước gốc.
Người di cư tự do trong vùng biên giới hai nước từ năm 1986 đến ngày 08/7/2013 không đủ 03 điều kiện được quy định trên do phía Lào trả lại và đã được phía Việt Nam đồng ý tiếp nhận.
Người kết hôn không giá thú sau khi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật mỗi nước có nguyện vọng xin phép cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo dự thảo người di cư tự do sau ngày 08/7/2013 không thuộc đối tượng áp dụng theo Thông tư này. (Báo Chính Phủ 21/3) đầu trang(

TIÊU ĐIỂM
Ngày 21-3, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trưa 21-3, tại hội trường Thống Nhất, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã hội kiến Thủ tướng Lý Hiển Long, qua đó đề nghị Singapore đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu triển khai đầu tư khu công nghiệp thực phẩm sạch; hỗ trợ công nghệ trong quản lý quy hoạch, kết nối các tuyến Metro...
Về phần mình, Thủ tướng Lý Hiển Long bày tỏ mong muốn Singapore tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác với thành phố, trong đó có các chương trình trao đổi đoàn cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, xây dựng và phát triển đô thị. (Hà Nội Mới 22/3) đầu trang(

QUẢN LÝ
Xét báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu về công tác khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu tại xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có yêu cầu UBND tỉnh Lai Châu.
Cụ thể:  Tăng cường chỉ đạo bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; triển khai thực hiện hiệu quả Công điện số 371/CĐ-TTg ngày 10/3/2017 về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu. (Giáo Dục Và Thời Đại 21/3) đầu trang(
Chiều 21.3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa giao UBND TP.HCM tiến hành kiểm tra thông tin về tình trạng ngang nhiên trộm cắp, rút ruột dầu máy bay, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao UBND TP.HCM tiến hành kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1.4.2017.
Trước đó, trưa 9.3, hàng chục trinh sát của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã bắt quả tang xe bồn mang BKS 51D - 084.24 do tài xế Võ Sương (51 tuổi) cùng với Trần Thanh Quý (49 tuổi, phụ xe bồn), Đoàn Anh Dũng và một người tên Bình đang phá niêm chì, xả van rút xăng, dầu ở gần Tổng kho xăng dầu Cát Lái, phường Cát Lái, quận 2.
Bước đầu, Bình khai nhận móc nối với các tài xế xe bồn, rút trộm xăng, dầu khi xe bồn di chuyển từ cảng Cát Lái về hướng ngã ba Cát Lái.
Thủ đoạn của đường dây này là khi các tài xế xe bồn đến gần vòng xoay Mỹ Thủy thì rẽ vào bãi đất trống trên, tháo niêm phong, bán trộm xăng, dầu. Mỗi can 30 lít, tài xế bán với giá 320 nghìn đồng (dầu) và 400.000 đồng (xăng). Bình mua và bán lại 400.000 đồng/30 lít dầu và 500.000 đồng/30 lít xăng.
Sau khi rút trộm xăng, dầu, các tài xế xe bồn pha trộn tạp chất vào bồn để đủ số lượng, đóng lại niêm phong, đi giao cho các cây xăng dầu trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh, thành khác.
Cũng cùng thời gian, trinh sát của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an tiến hành tập kích nhiều điểm khác ở các quận 7 và huyện Nhà Bè. Công an bắt giữ nhiều đối tượng, thu nhiều tang vật có liên quan đên vụ việc.
Công an đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. (Dân Việt 21/3) đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư phi Dự án "Viện trợ thiết bị Bệnh viện dã chiến cấp 2 từ Chính phủ Hoa Kỳ" do Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ viện trợ không hoàn lại.
Mục tiêu của Dự án thực hiện huấn luyện tiền triển khai trong nước cho lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trên các thiết bị của Bệnh viện dã chiến cấp 2, góp phần nâng cao khả năng khám chữa bệnh, cung cấp dịch vụ y tế cho các nhân viên gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 tới Phái bộ khi có đề nghị từ Liên hợp quốc; cung cấp trang thiết bị y tế cơ bản đạt tiêu chuẩn Bệnh viện dã chiến cấp 2 theo quy định của Liên hợp quốc.
Dự án được thực hiện trong năm 2017 tại Bệnh viện Quân y 175, số 786 đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hạn mức vốn của phi Dự án gồm vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trị giá khoảng 2.474.918 USD (tương đương khoảng 55,75 tỷ đồng Việt Nam); vốn đối ứng trong nước 5,5 tỷ đồng từ ngân sách quốc phòng. (Kinh Tế Và Đô Thị 21/3) đầu trang(
Trên cơ sở đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý tổ chức buổi họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2017.
Phó Thủ tướng giao Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Sóc Trăng và các cơ quan địa phương liên quan tổ chức buổi gặp mặt bảo đảm thiết thực, hiệu quả. (Giáo Dục Và Thời Đại 21/3) đầu trang(

THAM NHŨNG – LÃNG PHÍ
Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” sau 05 năm thực hiện đã đạt nhiều kết quả. Đáng chú ý, từ việc triển khai đã xuất hiện nhiều mô hình điểm.
Theo Ban điều hành Đề án, qua 05 năm thực hiện (2012-2016), cấp ủy, chính quyền ở nhiều địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) về phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện Đề án một số địa phương đã cấp kinh phí riêng dành cho công tác này.
Việc thực hiện Đề án cơ bản đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động chỉ đạo điểm được triển khai sát với thực tế; các hình thức, biện pháp thực hiện khá phù hợp tại địa bàn cơ sở. Đề án góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của xã hội về vị trí, vai trò của công tác phòng, chống tham nhũng, tác hại của tham nhũng và pháp luật phòng, chống tham nhũng. Qua việc triển khai thực hiện Đề án, nhiều mô hình, hình thức, biện pháp PBGDPL về phòng, chống tham nhũng có hiệu quả được các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện và tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Trong những mô hình được đánh giá hiệu quả, có thể kể đến như “Nhóm nòng cốt”  tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở khu dân cư, gắn với xây dựng mô hình “Điểm sáng chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức cuộc thi bằng hình thức sân khấu hóa, thông tin lưu động, cổ động trực quan; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các chuyên trang, chuyên mục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lồng ghép phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và các phong trào, hoạt động của Đảng và các tổ chức đoàn thể;
Thực hiện công khai văn bản, chế độ, chính sách; tổ chức đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp về chế độ, chính sách và thực hiện chế độ, chính sách; PBGDPL thông qua hình thức phiên tòa giả định...
Mô hình điểm tại địa bàn cấp xã đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền sinh động như cấp phát miễn phí các tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng; dựng pa-nô, áp-phích tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các điểm công cộng trên địa bàn cấp xã; phát các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên hệ thống truyền thanh cơ sở; tổ chức các buổi thông tin lưu động phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, nhân dân tại địa bàn dân cư.
Tại cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết công việc của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ngoài các hình thức tuyên truyền truyền thống như hội nghị, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề còn tổ chức trình chiếu một số tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng; niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; xây dựng các biểu, bảng chỉ dẫn về thủ tục hành chính, đường dây điện thoại và email; bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đến giải quyết công việc…
Tuy nhiên, việc triển khai Đề án còn những hạn chế như một số địa phương thực hiện PBGDPL về phòng, chống tham nhũng còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Các hình thức phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa đa dạng, chủ yếu là các hình thức truyền thống. Tài liệu pháp luật về phòng, chống tham nhũng được phát hành còn hạn chế về số lượng. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hiện Đề án chưa đồng bộ, chặt chẽ…
Ban điều hành Đề án đề xuất: Quốc hội sớm thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (thay thế Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã không còn phù hợp). Thực hiện có hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội đối với các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Nghị quyết số 14/2016/QH14 ngày 27/7/2016 của Quốc hội.
Với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban điều hành Đề án kiến nghị ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành thể chế, chính sách để công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung, PBGDPL về phòng, chống tham nhũng đạt hiệu lực, hiệu quả. Xem xét, cho phép gia hạn việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ,  công chức, viên chức và nhân dân” giai đoạn 2017 – 2021.
Với các bộ, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được giao quản lý, tăng cường PBGDPL về phòng, chống tham nhũng bằng các hình thức, biện pháp phù hợp với đối tượng, địa bàn. (Pháp Luật Việt Nam 22/3) đầu trang(
Vĩnh Phúc vừa tiến hành mua sắm quà tặng chào mừng kỷ niệm 20 tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1/1/1997 - 1/1/2017) trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng. Quá trình lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu quà tặng có giá trị lớn được Vĩnh Phúc thực hiện ra sao?
Nội dung chính của các gói thầu mua sắm quà tặng chào mừng kỷ niệm 20 tái lập tỉnh Vĩnh Phúc của 9 huyện, thị xã, thành phố thuộc địa phương này đều là mua sắm bộ ấm chén sứ làm quà tặng. Nguồn vốn sử dụng từ ngân sách nhà nước và vốn xã hội hóa, riêng huyện Lập Thạch sử dụng hoàn toàn bằng ngân sách nhà nước.
Rà soát các gói thầu cho thấy, hàng loạt gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng có giá trúng thầu sát với giá gói thầu, mức giảm giá hầu hết đều dưới 0,5%.
Chẳng hạn như tại một gói thầu do Văn phòng HĐND - UBND TP. Vĩnh Yên làm bên mời thầu, giá gói thầu là hơn 6,674 tỷ đồng, trong khi giá trúng thầu là hơn 6,667 tỷ đồng (giảm được khoảng 6,4 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tiết kiệm 0,09%).
Hiện tượng trên cũng diễn ra tại một gói thầu do Văn phòng HĐND - UBND huyện Bình Xuyên mời thầu. Giá gói thầu là gần 6,951 tỷ đồng, còn giá trúng thầu là hơn 6,944 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm đạt khoảng 0,09%.
Tỷ lệ tiết kiệm tại một gói thầu do Văn phòng HĐND - UBND thị xã Phúc Yên mời thầu cũng không đạt 1%. Giá gói thầu là 4,827 tỷ đồng, còn giá trúng thầu là 4,801 tỷ đồng (giảm được 26,34 triệu đồng, tương đương 0,54%).
Các gói thầu còn lại đều có giá trị giảm giá dưới 0,24%, ngoại trừ 2 gói thầu không công bố kết quả lựa chọn nhà thầu (do Văn phòng HĐND - UBND huyện Tam Đảo và Văn phòng HĐND - UBND huyện Sông Lô làm bên mời thầu).
Theo thống kê sơ bộ, tổng giá trị các gói thầu mua sắm quà tặng tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua lên đến gần 65 tỷ đồng.
Thông thường, đấu thầu rộng rãi là hình thức cạnh tranh nhất, tạo cơ hội cho nhiều nhà thầu tham gia và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, kết quả lựa chọn nhà thầu của 9 gói thầu mua sắm quà tặng chào mừng kỷ niệm 20 tái lập tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy chỉ có 2 nhà thầu cung cấp. Đó là Công ty TNHH Bảo Quang và Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Bảo Long - Bát Tràng.
Hiện tại, ngoài 2 gói thầu chưa được công bố kết quả lựa chọn nhà thầu, Công ty TNHH Bảo Quang trúng 4 gói thầu tại các địa bàn: thị xã Phúc Yên, TP. Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương, với tổng giá trúng thầu là 26,691 tỷ đồng. Còn Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Bảo Long - Bát Tràng trúng 3 gói thầu tại các huyện: Lập Thạch, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, với tổng giá trúng thầu hơn 27,48 tỷ đồng.
Cả hai nhà thầu này đều có chung 1 địa chỉ đăng ký tư cách nhà thầu là “Xóm 1, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội”. Công ty TNHH Bảo Quang có vốn điều lệ đăng ký là 1,7 tỷ đồng. Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Bảo Long - Bát Tràng có vốn điều lệ đăng ký là 4,8 tỷ đồng. (Đấu Thầu 22/3) đầu trang(

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Chiều 21-3, ông Ngô Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội thông tin về kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và một số giải pháp chủ yếu thực hiện "Năm kỷ cương hành chính 2017".
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch CCHC nhà nước của TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020 là xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, bảo đảm liên thông, đồng bộ, thống nhất và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn TP và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Về cải cách thể chế, đến cuối năm 2016, tất cả các cơ quan, đơn vị công khai, minh bạch quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc trong nội bộ cơ quan, đơn vị; quy trình giải quyết công việc với nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp.
Đến cuối năm 2017, về cải cách thủ tục hành chính đặt ra mục tiêu cung cấp từ 40%-50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; đến năm 2020 cung cấp từ 70% - 80% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 tại tất cả các sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã.
Kế hoạch cũng đặt ra chỉ tiêu đến năm 2018, toàn bộ viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Hàng năm, 100% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.
Cuối năm 2020, tỷ lệ tinh giảm biên chế tại các cơ quan, đơn vị tối thiểu dạt 10% biên chế UBND TP giao năm 2015.
"Công tác CCHC của TP Hà Nội đã thu được nhiều kết quả toàn diện, đáng phấn khởi, góp phần nâng cao kỷ cương hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, được TƯ ghi nhận; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức TP đã có chuyển biến theo hướng nâng cao về nhận thức, hành động và hiệu quả phục vụ; được dư luận nhân dân  đồng tình ủng hộ; mức độ hài lòng của người dân đối với nền hành chính phục vụ của TP được nâng lên một bước" -ông Ngô Anh Tuấn đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch CCHC trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện "Năm kỷ cương hành chính 2017", Phó GĐ Sở Nội vụ Hà Nội nêu ra một số giải pháp, trong đó có việc tiếp tục thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các bộ phận, đầu mối trực thuộc từ TP đến cấp huyện, xã, bảo đảm nguyên tắc "một đầu mối - một việc xuyên suốt";
Thay đổi căn bản tư duy, thái độ, đổi mới lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận, thụ lý, giải quyết thủ tục hành chính trên tinh thần "lấy sự hài lòng của người dân và doanh  nghiệp là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc".
Ngoài ra, sẽ tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường kỷ luật công vụ trong thực hiện các nhiệm vụ, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành uỷ, HĐND, UBND TP. (Hà Nội Mới 21/3) đầu trang(

KINH TẾ
Hiện nay cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong đó có tới 97% là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhiều ngân hàng lớn trong khi gần như đóng chặt cửa với nhóm doanh nghiệp “thấp bé, nhẹ cân” này, thì lại sẵn sàng cho doanh nghiệp lớn vay tín chấp với mức lãi suất khá ưu đãi 6,5-7% với hạn mức cả trăm tỷ đồng. Nhiều năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để tăng khả năng cho vay không cần tài sản bảo đảm. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn đang “đói” vốn kinh niên.
Sở dĩ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ngân hàng từ chối cho vay vì thiếu tài sản bảo đảm hoặc các loại tài sản đảm bảo đủ điều kiện cho vay lại vượt quá khả năng của họ. Nhìn vào “sức khỏe” của nhóm doanh nghiệp này phải thừa nhận thể lực rất yếu như mức tín nhiệm thấp, quản lý sổ sách không rõ ràng, lợi nhuận thấp, quản lý dòng tiền kém.
Đã vậy, doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, chủ yếu là nhà đất, muốn vay tín chấp tìm đến gõ cửa quỹ bảo lãnh tín dụng thì lại vướng vào thủ tục nhiêu khê, rườm rà, điều kiện vay vốn cũng đòi hỏi tài sản thế chấp như vay ngân hàng. Hơn thế, khi các quỹ không cho vay đồng nào, không thu lãi, thế nhưng nếu ngân hàng cho vay xảy ra sự cố thì quỹ bảo lãnh phải “nai lưng” gánh hết, còn ngân hàng coi như vô can.
Mấy năm qua đã triển khai chương trình kết nối doanh nghiệp với ngân hàng nhưng hầu hết là những doanh nghiệp đã đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Ngay cả một số ngân hàng đã triển khai cho vay tín chấp doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện khắt khe như hoạt động từ 2 năm trở lên, không có nợ nhóm 2, có doanh thu trên báo cáo thuế tối thiểu 5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp may mắn được vay vốn cũng chẳng “sung sướng” gì bởi mức lãi suất tín chấp hiện ở mức 17-19% thực sự quá cao. Vay được tiền rồi cũng phải xoay xở làm ăn sao cho có lãi để trả nợ.
Lý do mà các ngân hàng đưa ra giải thích cho việc các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn là ngân hàng lo ngại không thu hồi được nợ, nợ xấu gia tăng. Đương nhiên ngân hàng phải “nắm đằng chuôi”, song theo một số chuyên gia, tình trạng phổ biến đáng lo ngại là ngân hàng không phân tích, đánh giá được lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động để chủ động cho vay.
Ngay cả nhân viên tín dụng cũng thiếu am hiểu thị trường để có thể thẩm định, đánh giá khoản vay, phương án kinh doanh có khả thi hay không. Rõ ràng là, ngân hàng phải tìm đến doanh nghiệp để hiểu được tình trạng tiền “chảy” vào chỗ trũng, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mỏi mắt mong ngóng được vay tín chấp. (An Ninh Thủ Đô 22/3) đầu trang(
Hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay tập trung chủ yếu vào tay Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), mà thành viên đứng đầu là hai doanh nghiệp nhà nước: Vinafood 1 và Vinafood 2.
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, lượng gạo xuất khẩu hiện tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước như Vinafood 1, Vinafood 2 và các doanh nghiệp nhà nước cấp địa phương, ví dụ như Công ty TNHH MTV Cờ Đỏ (tỉnh Long An). Riêng Vinafood 1 và Vinafood 2 chiếm khoảng 40% lượng gạo xuất khẩu.
“VFA có vị thế độc quyền trong xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp khác muốn xuất khẩu phải đăng ký với VFA và phải cung cấp rất nhiều thông tin cho VFA, tạo ra môi trường không cạnh tranh. Một số doanh nghiệp tận dụng vị thế độc quyền “ngồi mát ăn bát vàng”, ông Đặng Quang Vinh, nghiên cứu viên của CIEM bình luận.
Nghiên cứu của CIEM cho thấy, Vinafood 1 và Vinafood 2 có nhiều quyền. Cụ thể, các doanh nghiệp này được giao đàm phán hợp đồng tập trung, nhưng không có động cơ nâng giá xuất khẩu của gạo Việt Nam.
Chính vì thế, thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã phải từ chối hợp đồng ủy thác của hai “ông lớn” này, bởi giá quá thấp, dù biết rằng, việc từ chối sẽ khiến “quota” xuất khẩu của họ năm sau bị ảnh hưởng.
Trước bất cập của cơ chế xuất khẩu gạo hiện nay, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng: “Nếu không cải tổ VFA, thì không có cách nào xoay chuyển được chuỗi giá trị lúa gạo”.
Các chuyên gia nghiên cứu của CIEM cũng kiến nghị, để thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị xuất khẩu và tăng thu nhập cho chuỗi giá trị lúa gạo trong nước, Nhà nước không nên tham gia các hợp đồng tập trung và chuyển sang hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán trực tiếp bằng việc cung cấp thông tin thị trường, dự báo giá gạo và tiếp cận hệ thống phân phối ở nước ngoài.
“Việc xuất khẩu gạo theo thị trường tập trung với sự chi phối của VFA và các doanh nghiệp nhà nước đang tạo ra tác động làm méo mó chuỗi giá trị lúa gạo, tức là chỉ chú trọng vào đảm bảo có hợp đồng gạo giá trị thấp, giá bán thấp và lãng phí cơ hội trồng giống khác, bán cho thị trường khác với thu nhập cao hơn”, CIEM khuyến cáo.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị, cần cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong ngành lúa gạo. Dù được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, song kết quả kinh doanh của hai tổng công ty họ “Vinafood” này không mấy ấn tượng.
Theo kế hoạch, Vinafood 2 sẽ tiến hành IPO trong quý II/2017, song ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Vinafood 2 thừa nhận, do Tổng công ty thua lỗ nhiều năm nên quá trình tái cơ cấu gặp nhiều trở ngại, Tổng công ty chưa thể thoái vốn khỏi 8 đơn vị thành viên.
Một giải pháp nữa, theo các chuyên gia là bỏ hết những quyền lực đã ban cho VFA, không để Hiệp hội này có quyền quyết định trong việc xuất khẩu gạo của doanh nghiệp thành viên, phân phối lợi ích cho các thành viên, mà chỉ nên là một hội ngành nghề đúng nghĩa.
Được biết, tại cuộc họp về tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo ngày 15/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP và các điều kiện tham gia xuất khẩu gạo, cũng như xem lại và xóa bỏ những quyền không hợp lý của VFA. (Đầu Tư 22/3) đầu trang(

PHÁP LUẬT
Tòa án Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của các bị cáo trong đại án tham nhũng xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên vận tải viễn dương Vinashin – Vinashinlines.
4 bị cáo trong vụ án đều kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. 4 bị cáo gồm: Trần Văn Liêm - – cựu TGĐ Vinashinlines, Giang Kim Đạt – cựu quyền trưởng phòng kinh doanh, Trần Văn Khương – cựu kế toán trưởng và Giang Văn Hiển – bố đẻ của Giang Kim Đạt.
Trước đó, Tòa án Hà Nội đã tuyên phạt tử hình Trần Văn Liêm và Giang Kim Đạt về tội Tham ô tài sản. Cùng tội danh Trần Văn Khương bị tuyên phạt mức án Chung thân.
Hầu tòa cùng con trai Giang Kim Đạt, bị cáo Giang Văn Hiển bị tuyên phạt 12 năm tù về tội Rửa tiền.
Theo bản án sơ thẩm, thời gian lãnh đạo Vinashinlines, Trần Văn Liêm và thuộc cấp đã thực hiện thỏa thuận với đối tác để nhận hoa hồng trong việc mua tàu, nhận chênh lệch ngoài hợp đồng cho thuê tàu… để chiếm đoạt 260 tỷ đồng.
Để nhận số tiền này, bị cáo Giang Văn Hiển đã mở 22 tài khoản ngoại tệ tại 4 ngân hàng. Các đối tác của Vinashinlines đã 92 lần chuyển tiền vào các tài khoản.
Cơ quan tố tụng cho biết, ngoài việc chia tiền mặt, các bị cáo còn sử dụng tiền chiếm đoạt để mua bất động sản, sắm phương tiện cá nhân đắt tiền. Tổng số tiền chiếm đoạt là hơn 260 tỷ đồng. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 21/3) đầu trang(
UBND tỉnh Gia Lai đã triển khai Kế hoạch kiểm tra, làm rõ sai phạm 67 tỷ đồng tại Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Gia Lai theo kết luận của Kiểm toán nhà nước. Luật sư Tạ Quang Tòng - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk cho rằng với vụ này, cần chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Gia Lai để điều tra.
Ngày 17/3, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành ký Quyết định số 223 đề nghị thực hiện việc xử lý các sai phạm xảy ra tại Sở Y tế theo kết luận của Kiểm toán nhà nước (KTNN).
Theo đó, tỉnh giao Sở Y tế cùng với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, BVĐK Gia Lai và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm người tham mưu, người ký thông báo số 01/TB-UBND dẫn đến thất thoát 10,7 tỷ đồng. Thứ hai, kiểm tra làm rõ, xử lí theo quy định của pháp luật của việc mua sắm trang thiết bị và vật tư y tế, hóa chất gây chênh lệch 56,7 tỷ đồng. Các nội dung trên phải hoàn tất trước ngày 30/3/2017.
Tuy nhiên, chiều ngày 20/3, Sở Y tế Gia Lai và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai lại tổ chức buổi họp báo nhằm thông tin về số tiền sai phạm 67 tỷ đồng tại sở Y tế và BVĐK Gia Lai. Tại đó, giám đốc Sở Y tế Gia Lai- ông Mai Xuân Hải cho rằng: “Sở Y tế chỉ có sai phạm 1,1 tỷ đồng”.
Về số tiền chênh lệch mua sắm TTBYT, VTYT, hóa chất theo KTNN là 56,7 tỷ đồng, ông Hải “đẩy” trách nhiệm cho nguyên Trưởng Ban Quản lý dự án đầu tư chuyên ngành Y tế - Đặng Toàn Thắng trả lời. Ông Thắng nói: Do có sự sai lệch giữa các phương pháp tính giữa KTNN và Sở Y tế. KTNN dựa theo giá CIP của đơn vị trúng thầu, còn sở thẩm định giá theo thông báo giá của DN thẩm định...”.
Trong khi đó, KTNN khẳng định các Chứng thư thẩm định giá của DN chưa tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 2, khiến giá của DN cao hơn giá thị trường rất nhiều, dẫn đến thất thoát ngân sách.
Tại buổi họp báo, giám đốc Sở Y tế Mai Xuân Hải và Phó Ban Tuyên giáo Gia Lai Trần Đình Hiệp chỉ lược trích một phần kiến nghị của KTNN, từ đó khẳng định sai phạm của Sở Y tế Gia Lai là 1,1 tỷ đồng. Trong khi các mục còn lại kiến nghị làm rõ các sai phạm đến 67 tỷ đồng thì không đưa vào Thông cáo báo chí (TCBC), và cho rằng Thông báo 07/KT-KV XII ngày 28/2/2017 mới là “kết luận cuối cùng”, còn báo cáo kết luận số 11/BC -KV XII là “bản cũ”.
Các PV khẳng định, Thông báo 07 là bản Thông báo kèm theo bản kết luận số 11 của KTNN đề nghị tỉnh Gia Lai thực hiện xử lý sai phạm chứ không phải bản kết luận. Chính Quyết định số 223 QĐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành kí ngày 17/3/2017, đã dựa vào kết luận số 11/BC-KV XII để đề nghị kiểm tra, làm rõ số tiền thất thoát lên tới 67 tỷ đồng.
Nhiều câu hỏi cho các phóng viên đặt ra tại buổi họp báo đã bị Giám đốc Sở Y tế Mai Xuân Hải cùng Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai - Phạm Minh Trung né tránh không trả lời. Như Sở Y tế là chủ đầu tư các gói mua sắm TTBYT, VTYT vậy ai là người chịu trách nhiệm về khoản chênh lệch 56,7 tỷ đồng? Cá nhân nào tham mưu, và ai là người ký Thông báo 01 dẫn đến thất thoát 10,7 tỷ đồng? Lý do giá trúng thầu một số mặt hàng thuốc của Gia Lai do sở Y tế tổ chức lại cao hơn giá trúng thầu của tỉnh Kon Tum và Đắc Nông tới 2,1 tỷ đồng?
Luật sư Tạ Quang Tòng - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk Lắk phân tích: “KTNN là đơn vị thanh tra tài chính thuộc Quốc hội, sau khi kiểm toán xong, họ xác định số tiền sai phạm 67 tỷ đồng và đã gửi cho Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai bản kết luận cùng các quyết định khác có liên quan. Đã có kết luận kiểm toán thì không kiểm tra lại, mà phải chuyển hồ sơ đó cho công an để điều tra làm rõ. Trong 67 tỷ đồng sai phạm đó thì là thất thoát bao nhiêu? Tham ô bao nhiêu? Lãng phí bao nhiêu? Khi đó, mới xác định được hành vi của ai để xử lý đúng pháp luật. Việc UBND tỉnh Gia Lai giao đơn vị bị KTNN chỉ ra sai phạm tự kiểm tra lại chính mình là không phù hợp, không thuyết phục”. (Tiền Phong 22/3) đầu trang(

MÔ HÌNH – KINH NGHIỆM
Năm qua, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Thái Nguyên đã và vượt mức kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế; tốc độ phát triển kinh tế tăng khá; thu nhập bình quân đạt 52 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách hơn 9.500 tỷ đồng, vượt 47,1% kế hoạch.
Năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các văn bản phân công chỉ đạo, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, triển khai đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, xây dựng tám chương trình, 16 đề án, 20 dự án công trình trọng điểm. Do vậy, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 cơ bản được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.
Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đã tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kịp thời triển khai thực hiện các giải pháp như: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ và tập trung sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; đẩy mạnh các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số hiệu quả, quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI); tăng cường thu hút đầu tư, tổ chức nhiều hội nghị triển khai các chính sách, cơ chế mới của Nhà nước, kiểm tra, rà soát có giải pháp cụ thể đối với các dự án chậm tiến độ, kéo dài trên địa bàn, từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Nhiều nhà đầu tư lớn đã vào đầu tư trên địa bàn, nhiều dự án lớn được khởi động. Trong đó có nhiều dự án đã hoàn thành, đi vào sản xuất, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiếp tục đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh; nhất là tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách.
Nông nghiệp cơ bản hoàn thành kế hoạch; mặt bằng lãi suất tín dụng giảm; an sinh và phúc lợi xã hội được thực hiện kịp thời; trật tự an toàn giao thông chuyển biến tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, góp phần ổn định xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Điều đáng mừng là tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 tăng 15,2% so với năm 2015; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,7%, đóng góp 11,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 9,6%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm. Năm 2016, khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; trong đó ngành công nghiệp tăng trưởng 23% so với cùng kỳ.
Bên cạnh ngành công nghiệp tăng trưởng cao, lực lượng lao động có sự chuyển dịch lớn về tỉnh Thái Nguyên trong ba năm gần đây dẫn đến nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ nhà ở, lưu trú, ăn uống... cũng tăng lên, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ năm 2016.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm 2016 đã đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo USD, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên năm 2016 đạt 2.325 USD/người/năm, vượt mức bình quân chung của cả nước. Nhịp độ sản xuất của các đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định.
Ngoài những mặt hàng sản xuất đang phát triển mạnh là điện tử, viễn thông và chế biến khoáng sản thì những sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh như: Sắt thép, điện sản xuất và điện thương phẩm cũng đạt khá cao, góp phần đưa chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp cả năm hoàn thành vượt mức so kế hoạch ở tất cả các khu vực, thành phần kinh tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2016 trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt hơn 477 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% cùng kỳ và bằng 109% kế hoạch năm. Hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 93% giá trị công nghiệp toàn tỉnh; còn lại công nghiệp trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 7% (công nghiệp địa phương chiếm 3,6% và công nghiệp T.Ư chiếm 3,4%); mặt khác tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp trong nước vẫn chiếm khoảng 40% cho nên kết quả sản xuất công nghiệp trong nước tuy không đóng góp nhiều về giá trị sản xuất nhưng có tác động lớn đời sống người lao động.
Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng cao so cùng kỳ và vượt kế hoạch cả năm. Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 12.158 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ, bao gồm: Ngành nông nghiệp là 11.411,3 tỷ đồng, tăng 5,1% (trồng trọt tăng 0,34%; chăn nuôi tăng 9,1% và dịch vụ tăng 11,3%); ngành lâm nghiệp là 415,8 tỷ đồng, tăng 7,2% so ngành thủy sản là 331,7 tỷ đồng, tăng 10,3%.
Diện tích chè trồng mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2016 đạt 1.229 ha, bằng 122,9% kế hoạch và tăng 3,4% (tăng 40 ha) so với năm 2015. Năng suất chè bình quân đạt 111,74 tạ/ha, tăng 0,78 tạ/ha (0,7%), sản lượng chè búp tươi đạt 210 nghìn tấn, tăng 3,7% so với sản lượng năm 2015 và bằng 104,9% kế hoạch cả năm.
Do các doanh nghiệp nước ngoài đã đi vào sản xuất ổn định, cho nên tốc độ tăng giá trị xuất khẩu không đột biến như năm 2015. Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 19,1 tỷ USD, bằng 90,9% kế hoạch, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,8 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ.
Giá trị nhập khẩu đạt 11,8 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Trong đó: Khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 292 triệu USD, giảm 32,6% so với cùng kỳ (chủ yếu giảm ở mặt hàng sắt thép phế liệu và phôi thép); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 97,5% tổng giá trị nhập khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm 2016 đạt 22,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2015.
Triển khai thực hiện đồng bộ, huy động mọi nguồn lực thực hiện Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng. Các địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trọng tâm ở 15 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, ba xã xây dựng “Nông thôn mới điển hình”; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với 40 xã đã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, các xã còn lại tăng thêm từ hai tiêu chí trở lên. Hết năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có 55 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Đáng chú ý, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả lớn trên lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 45,8 nghìn tỷ đồng. Riêng hoạt động xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2016, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân tham gia đóng góp xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm. Từ nguồn lực xã hội hóa đã có nhiều công trình đầu tư xây dựng như: Công trình điện đến các xóm, bản đặc biệt khó khăn chưa có điện lưới quốc gia; các công trình đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, các công trình trường, lớp học...
Số kinh phí xã hội hóa hoạt động đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Có nhiều dự án lớn đăng ký và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư tạo cơ hội phát triển lớn. Tính lũy kế, trên địa bàn có 677 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư là 143 nghìn tỷ đồng. Đến nay, có 5.384 doanh nghiệp dân doanh, tỷ lệ người dân/doanh nghiệp là 230 người/doanh nghiệp (cả nước là 160 người/doanh nghiệp).
Đến tháng 11-2016 trên địa bàn tỉnh đã cấp phép mới cho 23 dự án FDI (20 dự án công nghiệp chế biến chế tạo, ba dự án hoạt động dịch vụ), với tổng vốn đầu tư đăng ký 132,85 triệu USD; có tám dự án điều chỉnh tăng vốn với giá trị tăng là 15,36 triệu USD; lũy kế đến nay, có 114 doanh nghiệp FDI đang hoạt động với 116 dự án, tổng vốn đăng ký là 7.185,4 triệu USD, vốn giải ngân là 6.432,06 triệu USD. Hiện có chín dự án ODA đang thực hiện với tổng mức vốn cam kết là 4.972 tỷ đồng; có hơn 50 dự án phi chính phủ nước ngoài đang được triển khai liên quan các lĩnh vực phát triển giáo dục, y tế, sức khỏe cộng đồng, phát triển nông thôn, ứng phó biến đổi khí hậu; giá trị giải ngân năm 2016 đạt 2,5 triệu USD.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chỉnh trang nâng cấp đô thị tiếp tục được đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông như đường cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, hệ thống đường giao thông nông thôn, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh; triển khai đồng bộ các hạng mục công trình thuộc Chương trình đô thị miền núi phía bắc - TP Thái Nguyên.
Nhìn tổng quát tình hình kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được kết quả tích cực: tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp; thu ngân sách trong cân đối năm 2016 đạt hơn 9.500 tỷ đồng, bằng 147,1% dự toán năm, tăng 30,6% so với năm 2015; thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng và cao hơn mức bình quân chung cả nước; sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khá và tiếp tục có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới; sản xuất công nghiệp phát triển với quy mô tăng cao, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, kim ngạch xuất khẩu tuy không đạt kế hoạch nhưng vẫn là địa phương có giá trị xuất khẩu lớn (đứng thứ ba cả nước); thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như thu hút các nguồn lực của các doanh nghiệp lớn trong nước đạt cao, nhiều dự án lớn đã và đang triển khai, tạo việc làm cho hơn 26 nghìn lao động; giá cả thị trường ổn định, cung cầu hàng hóa được bảo đảm, đời sống dân cư ổn định…
Đây là kết quả của sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như kịp thời chỉ đạo các vấn đề phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở, quyết định đầu tư đúng hướng, trọng tâm, trọng điểm và sự nỗ lực chung của các ngành, doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Và đây cũng là tiền đề, là nền tảng then chốt đã và đang thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển trong năm nay và những năm tiếp theo. (Nhân Dân 22/3) đầu trang(

BÌNH LUẬN – NHẬN ĐỊNH
Vụ 40 căn biệt thự xây dựng trên bán đảo Sơn Trà có nhiều vấn đề để bàn, hay nhất là chuyện ông câu cá. Chủ tịch TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phê bình lãnh đạo phường Thọ Quang và quận Sơn Trà trong buổi họp ngày 19.3: “Vụ này các anh quản lý địa bàn mà không biết họ làm trái phép. Các anh để một ông đi ra biển câu cá phát hiện xây trái phép rồi mới vào cuộc xử lý là quá chậm”.
Các công trình xây dựng tuy chưa hoàn thành nhưng đủ để làm trống cả một khu vực trên đảo, phóng viên các báo ghi hình cho thấy hiện trạng như vậy. Công trình hoành tráng, đâu phải là cái chòi giữ rẫy mà các cán bộ địa phương không thấy. Một “ông câu cá” còn phát hiện được các công trình xây trái phép, vậy mà cả bộ máy chính quyền cơ sở không hay biết. Cho nên, trước khi xử lý vi phạm của chủ đầu tư, thì phải làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo địa phương.
Nếu như phường Thọ Quang và quận Sơn Trà phát hiện sớm, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các hồ sơ theo quy định, trong đó có báo cáo đánh giá tác động môi trường, thì sẽ không có những vi phạm và tình hình phức tạp như hiện nay. Việc kiểm tra, ngăn chặn những sai phạm không chỉ là bảo đảm thực hiện đúng quy định, mà phòng tránh được những hậu quả phải giải quyết, gây mất thời gian và tốn kém tiền của.
Giả sử như trong 40 căn biệt thự này, có những căn phải tháo dỡ do vi phạm theo chỉ đạo của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, thì thiệt hại đó không chỉ riêng đối với doanh nghiệp mà cho cả xã hội. Đà Nẵng từng xảy ra vụ vi phạm xây dựng trên đèo Hải Vân, tuy không phải là dự án du lịch mà chỉ là cá nhân xâm phạm riêng lẻ, nhưng đó chẳng phải là bài học kinh nghiệm về quản lý hay sao?
Sử dụng cảnh quan của địa phương như một nguồn tài nguyên để khai thác du lịch là cần thiết, nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự thủ tục. Chính quyền phải có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp làm đúng. Đó là công việc của chính quyền.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ yêu cầu đình chỉ ngay các khu vực xây dựng trái phép cho đến khi có các thủ tục giấy phép xây dựng là đúng, nhưng ông chủ tịch phải có quyết định xử lý kỷ luật đối với những người có trách nhiệm thì dân mới phục.
Lãnh đạo chính quyền cơ sở không làm tròn nhiệm vụ, để xảy ra vi phạm xây dựng trên địa bàn của mình quản lý mà không bị kỷ luật, thì sẽ còn nhiều sai phạm tương tự. (Lao Động 21/3) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Ngày 6-3-2017, Tòa án Quân sự đồn trú tại Matxcơva đã phê chuẩn lệnh bắt giữ Trung tướng Vyacheslav Varchuk, cựu Phó Tư lệnh Quân Dã chiến (VV) thuộc Bộ Nội vụ (MVD) Nga. Trước đó một ngày, Cục Điều tra Quân sự số 51 thuộc Ủy ban Điều tra Nga đã yêu cầu tòa án bắt giữ ông Varchuk vì nghi ngờ nhận khoản tiền hối lộ lớn…
Giữa tháng 12-2016, cơ quan điều tra đã quyết định khởi tố vụ án đối với Đại tá Alexander Kostin, Phó Cục trưởng Cục Tài chính của VV. Ngày 19-12-2016, ông Kostin bị triệu tập tới cơ quan điều tra và đã bị bắt sau một cuộc thẩm vấn kéo dài.
Ngày 21-12, ông Kostin chính thức bị buộc tội nhận hối lộ có tổ chức và với số lượng đặc biệt lớn theo khoản 6 Điều 290 - Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và đã bị tạm giam. Theo cơ quan điều tra, ông Kostin có thể tiêu hủy chứng cứ, bỏ trốn ra nước ngoài, cụ thể là Hungary vì ông có bất động sản ở đó…
Vụ án tham nhũng này xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 12-2015 đến tháng 2-2016. Khi đó, Đại tá Kostin đã có cuộc thương lượng với  sĩ quan liên lạc đặc biệt Alexander Gostev. Tại cuộc gặp, ông Kostin hứa tạo điều kiện cho Cục Thông tin liên lạc thuộc VV được nhận khoản kinh phí bổ sung 250 triệu rúp để hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật với điều kiện phải “lại quả” 10 triệu rúp. Khi thương lượng, ông Kostin đã luôn chứng tỏ rằng mình là “đệ tử” của Trung tướng Varchuk, Phó Tư lệnh VV phụ trách công tác kinh tế, tài chính và như vậy, vấn đề bổ sung kinh phí coi như đã được quyết định.
Ông Kostin đã nhận dần khoản tiền 10 triệu rúp trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên sau đó, Cục Thông tin liên lạc đã không nhận được khoản kinh phí bổ sung, còn ông Kostin cũng không hoàn lại số tiền đã nhận. Do đó, ông Gostev buộc phải gửi đơn đến Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) tố cáo ông Kostin. Trong quá trình thẩm vấn, với tư cách là người làm chứng, ông Gostev chứng minh được rằng mình đã trực tiếp chuyển cho ông Kostin số tiền theo thỏa thuận và ông này đã bị bắt.
Sau đó, cơ quan điều tra đã làm rõ được vai trò của Trung tướng Varchuk trong vụ án này. Ông Varchuk đã bị buộc tội nhận hối lộ theo khoản 6 Điều 290 - Bộ luật Hình sự. Theo phán quyết của tòa, ông này bị tạm giam 2 tháng. Trước đó, cơ quan điều tra cho rằng, nếu không bị tạm giam, ông Varchuk có thể bỏ trốn, đe dọa nhân chứng, tiêu hủy chứng cứ…
Sinh năm 1963 tại Ukraine, ông Varchuk đã giữ nhiều chức vụ khác nhau tại Bộ Quốc phòng Nga và sau đó, tại Tổng cục Kinh tế và Tài chính của MVD. Ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh VV vào năm 2010, được phong quân hàm Trung tướng vào năm 2011 và đã nhận danh hiệu “Nhà kinh tế công huân” của Nga.
Năm 2013, ông Varchuk lọt vào danh sách 5 quân nhân Nga giàu nhất theo bình chọn của Forbes. Trong các bảng khai thuế, thu nhập hàng năm của gia đình ông là 43,7 triệu rúp. Nhưng, riêng ông chỉ kiếm được 3 triệu rúp/năm, người làm ra tiền chủ yếu trong gia đình là bà vợ. Ông Varchuk sở hữu một căn hộ 3 buồng và chiếc ô tô Lexus 570, vợ ông sở hữu ngôi biệt thự, một khu đất và chiếc ô tô Land Rover Discovery…
Tháng 5-2016, khi Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh thành lập Lực lượng Cận vệ Quốc gia Nga (Rosgvardia) - cấu trúc mới trên cơ sở VV thuộc MVD. Ông Varchuk được giao phụ trách nhóm công tác cấp kinh phí cho lực lượng mới này. Tuy nhiên, chính ông lại không được điều chuyển sang công tác tại Rosgvardia.
Theo cố vấn của Tư lệnh Rosgvardia Viktor Zolotov, việc bắt giữ ông Varchuk là kết quả công tác phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật với ban lãnh đạo của  Rosgvardia nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ của MVD. Điều này chỉ liên quan đến các cựu lãnh đạo của VV - những người không được chuyển sang Rosgvardia. Vụ án vẫn đang được điều tra. (An Ninh Thủ Đô 22/3) đầu trang(
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 21/3 kêu gọi các quan chức nước này nỗ lực hơn nữa để xây dựng một hệ thống chính quyền trong sạch và đấu tranh chống tham nhũng.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, phát biểu tại Hội nghị công tác liêm chính lần thứ 5 Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường kêu gọi các quan chức nước này phát huy tinh thần liêm khiết và tận tuỵ với công việc, nhấn mạnh mặc dù công tác xây dựng chính quyền trong sạch và đấu tranh chống tham nhũng trong năm 2016 đã đạt được những thành quả nổi bật, tuy nhiên một số địa phương, ban ngành và đơn vị vẫn chưa thực hiện nghiêm túc và triệt để chính sách “trị Đảng nghiêm minh”.
Hiện tượng tham nhũng vẫn còn xuất hiện trong một số lĩnh vực, một số cán bộ vẫn có những biểu hiện ỷ lại và lười biếng trong công việc, chính vì vậy các cấp chính quyền của nước này vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác chống tham nhũng và nêu cao tinh thần liêm khiết.
Thủ tướng Trung Quốc yêu cầu các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, khuyến khích tinh thần tiết kiệm, nâng cao năng lực giám sát, hợp lý hoá công tác quản lý hành chính và xoá bỏ các thủ tục phê duyệt không cần thiết, sử dụng “Internet Plus” để cải tiến hệ thống dịch vụ chính phủ.
Thủ tướng Trung Quốc khẳng định những hành vi tham ô và vi phạm các quy định về chi tiêu công quỹ sẽ bị điều tra và nghiêm trị, đồng thời kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn đối với tài sản Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính, trong đó có việc xét duyệt kỹ lưỡng hơn đối với các dự án đầu tư lớn ở nước ngoài.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động đấu thầu công khai và mua sắm công; cam kết sẽ nghiêm trị các hành vi tham nhũng trong các lĩnh vực xoá nghèo, an sinh xã hội, nhà ở xã hội và bảo hiểm y tế.
Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) Vương Kỳ Sơn cũng tham dự hội nghị với tư cách là khách mời. (Tin Tức 22/3) đầu trang(./.