Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 30 tháng 07 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết số 14 (ngày 4.6.2010) của Tỉnh ủy về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng chức năng huyện Nam Trà My đã phát hiện 68 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Cụ thể, Hạt Kiểm lâm huyện qua tuần tra, truy quét đã phát hiện 2 vụ phá rừng trái phép, 25 vụ khai thác rừng trái pháp luật, 15 vụ tàng trữ lâm sản trái phép, 21 vụ buôn bán, vận chuyển gỗ lậu, cùng nhiều vụ săn bắt động vật hoang dã. Tang vật thu được gồm 131m3 gỗ tròn, 112m3 gỗ xẻ, 76kg thịt heo rừng, 260 con chim chào mào cùng nhiều tang vật khác.
Trong đó, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Trà My đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra truy tố xét xử 2 đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng với tổng mức án 78 tháng tù giam. Đồng thời, tổ chức bán đấu giá số lâm sản tịch thu sung công quỹ nhà nước tổng số tiền hơn 900 triệu đồng.
Được biết, trong các năm qua huyện Nam Trà My cũng đã giao 6.180ha rừng phòng hộ và 14.500ha rừng đặc dụng cho các hộ dân và nhóm hộ quản lý bảo vệ...(Báo Quảng Nam 29/7) đầu trang(
Xã Lũng Cao (Bá Thước) nằm trong vùng đệm, vùng lõi của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Chính quyền và người dân được giao bảo vệ hơn 6.200 ha rừng đặc dụng.
Được tuyên truyền về lợi ích của rừng nói chung, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển vùng đệm các khu rừng đặc dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều hộ dân dù rất nghèo khổ, nhưng đều có ý thức bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, đến nay tiền hỗ trợ cho các bản, tiền khoán bảo vệ rừng cho hộ dân vẫn chưa được chi trả. Mới có bản Cao Hong - 1/7 bản được thông báo hỗ trợ, ai cũng mừng. Nhưng đây mới là thông báo, chưa biết khi nào có tiền?
Để giúp người dân nhanh chóng giảm nghèo (xã còn 31% hộ nghèo, riêng bản Thành Công hơn 70%), đề nghị các cấp quan tâm sớm hỗ trợ tiền theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để người dân tập trung sản xuất, bảo vệ rừng ngày một tốt hơn. (Báo Thanh Hóa 26/7) đầu trang(
Trong lúc nhiều người dân đổ xô vào rừng săn tìm cây lan gấm, thì cách đây 3 năm, gia đình ông Lê Minh Hoàng đã đưa lan gấm về trồng thử nghiệm thành công.
Căn nhà gỗ của vợ chồng ông Lê Minh Hoàng và bà Lê Thị Sang ở thôn 5, xã Đắk Som (Đắk Glong - Đăk Nông) vài năm nay bỗng trở thành "phòng thí nghiệm" bất đắc dĩ của gia đình. Từ nhà ra ngõ treo đầy dụng cụ thí nghiệm, các chai lọ nuôi cấy lan gấm với những dòng chú thích đầy tính khoa học.
Chia sẻ về công việc nhân giống lan gấm, ông Hoàng cho biết: “Cách đây gần 20 năm, gia đình tôi thấy một số người dân đi lùng lan gấm ở trong rừng để bán cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg (lan tươi). Thấy vậy tôi cũng đứng ra làm đại lý, tổ chức thu mua để bán lại cho thương lái kiếm lời.
Sau một thời gian dò hỏi mới biết được đây là một loại cây thảo được quý hiếm, có nhiều công dụng, chức năng chữa bệnh rất tốt trong y học, người ta mua về để làm thuốc chữa bệnh nên gia đình tôi cũng an tâm đứng ra làm trung gian thu mua”.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giá thu mua lan gấm được đẩy lên đến 1,5 triệu đồng/kg dẫn đến người dân đổ xô vào rừng săn tìm, khai thác một cách ồ ạt nên lan gấm trở nên khan hiếm. Hai năm nay, hầu như chẳng còn ai săn được lan gấm trong tự nhiên để bán lại cho gia đình ông Hoàng.
Lúc mới trồng thử nghiệm lan gấm, vợ chồng ông cứ loay hoay mãi mà không biết cách nào để giữ cho cây phát triển như trong tự nhiên. Các cây con được chiết ra, không còi cọc thì cũng héo thân rồi chết dẫn đến thiệt hại kinh tế không hề nhỏ.
Rút kinh nghiệm từ lần thất bại đầu tiên, hai vợ chồng quyết định dừng việc nhân giống để tập trung nghiên cứu đưa cây con thử nghiệm trong nhiều môi trường khác nhau.
“Bất cứ một phương pháp nuôi cấy, tách ghép nào cũng được gia đình tôi thực hiện, đi cùng với đó là hàng trăm các phương thức chăm sóc, với phân bón khác nhau, tất cả đều được ghi chép cẩn thận và hết sức chi tiết. Sau một thời gian nhân giống thử nghiệm tôi nhận ra cây rằng cây lan gấm chỉ phát triển trong những điều kiện tương tự như trong tự nhiên.
Vì thế khi có kết quả là hai vợ chồng bắt tay cải tạo lại khu vườn cho phù hợp với điều kiện sống của cây để tiến hành nhân giống trồng ngay”, ông Hoàng nói.
Đến thời điểm hiện tại, khu vườn rộng chừng 2.000 m2 nhà ông đã có hơn 250.000 chậu lan gấm được nhân giống thành công và phát triển tốt với giá trị vườn ươm lên đến cả tỷ đồng.
Vợ chồng ông Hoàng cho biết, thời gian đầu thấy đây là một loại cây có giá trị mà trong tự nhiên thì đã cạn kiệt nên họ quyết định đưa cây lan gấm về trồng, vừa làm cây cảnh trong nhà vừa tiện thử xem công dụng của nó có như người ta đồn thổi hay không?
Lúc còn ngờ ngợ về công dụng của cây lan gấm hai vợ chồng cũng hái lá nấu nước, ngâm rượu để dùng thử nhưng không ngờ có tác dụng thật. Nhiều lúc đi làm rẫy về mệt mỏi, tay chân bủn rủn nhưng hái vài lá bỏ vào nấu canh ăn xong thấy khỏe hẳn lại muốn đi làm ngay.
"Vợ chồng tôi năm nay đã 65 tuổi nhưng hằng ngày vẫn lên rẫy làm cà, làm tiêu, gùi hàng mang vác như thường, có được như vậy là nhờ thường xuyên dùng lá của cây lan gấm để làm thực phẩm và ngâm rượu uống đó. Loại cây quý như thế này mà nếu được đưa vào phát triển y học trong nước thì tốt quá”, ông Hoàng khẳng định.
Thạc sỹ Bùi Đình Thạnh, phụ trách Phòng Các chất có hoạt tính sinh học, Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM cho biết: "Cây lan gấm có chứa nhiều hoạt chất vô cùng quý hiếm và có tác dụng to lớn trong y học. Để bảo tồn và phát triển loại cây này, tôi cũng đã nhiều lần liên hệ với gia đình ông Hoàng để tham quan vườn giống và bàn phương án phát triển nguồn dược liệu sạch để phục vụ cho nhu cầu y học trong nước và quốc tế". (Nông Nghiệp Việt Nam 25/7) đầu trang(
Chiều 28/7, Sở NN & PTNT tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ - Phát triển rừng và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014.
Sáu tháng đầu năm 2014, các  đơn vị, chủ rừng đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan  tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ tốt gần 900.000 ha diện tích rừng hiện có (đạt 100% kế hoạch), khoanh nuôi 82.300 ha và chăm sóc 21.500 ha…
Các dự án, đơn vị, doanh nghiệp, hộ dân hiện tổ chức tốt công tác phát triển chăm sóc, trồng dặm 21.370 ha. Hiện nay, tổng diện tích rừng trồng tập trung trên địa bàn toàn tỉnh hơn 9.200 ha. Trồng cây phân tán đã thực hiện được 4,3 triệu cây, đạt 86% KH. Các chỉ tiêu khai thác sử dụng rừng đảm bảo theo đúng kế hoạch.
Từ đầu năm đầu năm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 534 vụ vi phạm lâm luật,  xử lý hành chính 475 vụ, lâm sản tịch thu hơn 1. 314 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 8 tỷ đồng. Cũng trong thời gian qua, toàn tỉnh đã xảy ra 23 vụ cháy rừng, tổng diện tích bị cháy 151 ha. Công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng luôn được chú trọng quan tâm, song do thời tiết diễn biến phức tạp nên các loài sâu, bệnh phát sinh, phát triển, đặc biệt là sâu róm hại rừng thông…
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014, đó là: Tập trung bảo vệ tốt gần 900.000 ha diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi rừng 82.300 ha. Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại.
Hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2014 đạt 15.000 ha. Đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, chủ rừng tập trung cao độ, đẩy nhanh tiến độ rà soát xây dựng, điều chỉnh, bổ sung phương án quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2014-2015……
Tổ chức rà soát diện tích rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng, hoàn thành hồ sơ thanh lý trình cấp có thẩm quyền thanh lý. Chuẩn bị kế hoạch trồng rừng năm 2015, đặc biệt là chuẩn bị cây giống, hiện trường trồng rừng vụ Xuân 2015…(Báo Nghệ An 28/7) đầu trang(
Nhờ buôn lậu gỗ, vợ chồng Lê Thắng có trong tay hàng chục tỷ đồng, là gia đình giàu có nhất vùng. Nhắc đến Thắng, các tay giang hồ xứ Nghệ đều phải kính nể về độ ăn chơi, lì lợm và có tài quan hệ.
Về với miền tây xứ Nghệ, nhắc đến vợ chồng Thắng – Loan, ở bản Khe Đóng, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông (Nghệ An) thì ai cũng biết. Bởi ngày trước, vợ chồng Thắng là tay đàn anh, đàn chị giang hồ, khiến ai cũng phải khiếp sợ. Nhưng giờ đây, vợ chồng Thắng lại là ông chủ, bà chủ của một trang trại lớn.
Lê Thắng quê gốc ở Bình Định. Năm 1954, cha Thắng tập kết ra Quân khu IV, về Vinh sinh sống và xây dựng gia đình ở thành phố đỏ. Nhưng khi đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, cả gia đình Thắng phải di cư lên xóm Cầu Đất, xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trú ẩn. Tháng 4/1962, Thắng ra đời nơi mảnh đất tản cư yên bình này. Cũng như bao trai làng khác, Thắng được ba mẹ nuôi ăn học hết cấp 3 thời ấy.
Thi Đại học không đỗ, Thắng ở nhà phụ giúp ba mẹ buôn bán, rồi xây dựng gia đình với chị Nguyễn Thị Loan. Được biết, thời điểm này, Cầu Đất thuộc loại giàu có của cả vùng 4 huyện giáp nhau: Anh Sơn, Con Cuông, Tân Kỳ và Quỳ Hợp. Thấy mọi người lên rừng đốn gỗ về bán thu nhập cao, vợ chồng Thắng cũng bắt chước sắm đồ nghề lên rừng đốn gỗ. Vốn là một kẻ liều lĩnh, Thắng nhanh chóng trở thành trùm lâm tặc ở mảnh đất này. Họ thu gom gỗ lậu, thuê người vào rừng đốn gỗ, thu được lợi nhuận "khủng".
Nhưng rồi, gỗ và lâm sản khai thác mãi cũng hết, kèm theo Chính phủ có lệnh đóng cửa rừng không cho khai thác, hơn nữa rừng bây giờ cơ bản đã có chủ, nên việc khai thác gần như lén lút, khai thác trộm. Mạng lưới kiểm lâm được bố trí về tận các xã. Nếu như việc buôn bán lâm sản trước đây dễ làm giàu thì bây giờ nó lại là việc phạm pháp, nếu bị bắt coi như sạt nghiệp.
Bất chấp lệnh cấm, vợ chồng Thắng - Loan vẫn tiếp tục khai thác và buôn lậu gỗ. Thắng kể, hồi đó anh từng một lúc thuê cả đàn trâu 18 con kéo gỗ trộm cả đêm, còn vợ Thắng lo tìm mối tiêu thụ. Năm đó, cơn sốt gỗ cũng bùng phát ở huyện miền núi này. Giang hồ kéo đến tranh giành lãnh địa rất phức tạp. Nhiều cuộc thanh trừng đẫm máu xảy ra gây rúng động núi rừng. Tuy nhiên, vốn có máu mặt trong vùng, nên không ai dám động đến vợ chồng Thắng. Nghiễm nhiên, anh làm ăn phất lên trông thấy.
Có tiền, Thắng bắt đầu tìm đến thú vui cờ bạc để giải khuây. Thắng không ngờ đây là bước ngoặt khiến anh khuynh gia bại sản. Mặc cho vợ con khuyên ngăn, máu cờ bạc đã ăn sâu vào người Thắng. Sau một năm, số tiền khổng lồ của gia đình đều bị Thắng ném vào trò đỏ đen. Mãi tới khi trong nhà không còn một thứ gì,Thắng mới thực sự tỉnh ngộ.
Cũng thời điểm đó, việc làm ăn buôn bán khó khăn, lại thêm 7 miệng ăn trong nhà, càng khiến vợ chồng Thắng thêm áp lực. Thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu tất cả … nên việc học hành của các con cũng bị gián đoạn. Từ vị trí ông bà chủ, vợ chồng Thắng trở thành con nợ, phải đi làm thuê, làm mướn, thậm chí phải bán nhà, bán đất sang vùng khe đóng Thạch Ngàn khai sơn phá thạch làm ăn sinh sống. Và, đây cũng là bước ngoặt đổi đời của cặp vợ chồng “lâm tặc” Thắng – Loan.
Sau khi khuynh gia bại sản, vợ chồng Thắng quyết tâm làm lại từ đầu bằng những nghề lương thiện. Cuộc sống khó khăn, hai vợ chồng vào khe Cây Trổ để đốn củi kiếm tiền mua gạo. Nhận thấy, đây là vùng đất rộng, đất đai màu mỡ, nếu chịu khó khai hoang để trồng lúa, ngô, sắn,... sẽ rất tốt.
Vợ chồng Thắng bàn với nhau làm đơn xin nhận 7ha đất đồi rừng bỏ hoang, quyết tâm biến vùng đất này thành cơm. Có đất rồi nhưng lấy đâu ra vốn để mua trâu cày bừa, mua giống? Đang trong lúc bí bách thì có chủ trương của Hội nông dân tín chấp cho hội viên vay vốn làm ăn.
Vợ chồng Thắng mạnh dạn làm đơn vay 10 triệu đồng, mua một con trâu cày kéo và ít giống, phân bón đầu tư cho sản xuất, chăn nuôi. Thắng tâm sự: Đang là ông chủ ăn sung mặc sướng, nay túng đói nợ nần, đi đâu gặp ai cũng đòi nợ. Vì xấu hổ, có khi anh ở miết trong trang trại cả tháng, cả năm không ra ngoài.
Hai vợ chồng ngày đêm khai hoang, phục hoá, cứ vậy ngày đêm đào cuốc, cày bừa. Mỗi ngày một ít, tích tiểu thành đại vợ chồng anh khai hoang được hơn 7ha đất để trồng trọt chăn nuôi. Gần 3000 mét vuông ruộng, vợ chồng anh đưa giống mới vào trồng. Đất lạ lắm mùn, cộng với mồ hôi đã cho vợ chồng anh những mùa ngô, lạc, đậu, lúa bội thu. Không chỉ trang trải đủ lương thực cho gia đình cả năm, còn đủ cho chăn nuôi và bán trả nợ ngân hàng.
Khi Nhà nước có chủ trương đưa cây mía vào canh tác, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư, nhận trồng lúc đầu 2ha, rồi lên 5ha. Vụ mía đầu tiên cho lãi hơn trăm triệu đồng, không chỉ đủ trả nợ nần, mua sắm đồ dùng mà còn dư ra.
Cạnh nhà trại có con suối nhỏ, anh ngày đêm đào đắp ngăn khe, trữ nước vừa nuôi cá, vừa lấy nước tưới cho cây trồng, phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi. Năm ngoái, anh thu được gần 1,5 tấn cá, bình quân 7-8kg/con, có những con trắm cỏ to nặng 14- 15kg, cho thu nhập hơn trăm triệu đồng.
Không giấu được, xúc động, chị Loan kể: "Thú thực với các bác, bỏ được cái nghề “lâm tặc” như cởi được cái án tù ấy. Thời buôn bán chui lủi, như ăn cắp, ăn trộm, nào có an toàn, thoát được kiểm lâm lại bị bạn bè mua chạc tiền, đến nay còn hàng chục triệu không đòi được”.
Không chỉ có thu nhập cao, bình quân mỗi ngày vợ chồng anh còn giải quyết việc làm cho 5-6 lao động, công trả 60.000 -
100.000 đồng/ngày, nuôi bữa cơm trưa. Lúc thời vụ, thuê có lúc cả 50-60 người để thu hoạch mía, sắn. Đến mùa vụ trồng, có khoảng 20-30 người thuê trồng trỉa. Nhẩm tính riêng trồng trọt mía và sắn, mỗi năm cho vợ chồng anh thu nhập 350-400 triệu đồng, ao cá thu thêm gần trăm triệu. Trong chuồng hiện giờ có 35 con dê nái, 40 con lợn, 10 con trâu, hàng năm thu hoạch 2 tấn lúa... chưa kể rừng keo 2ha sắp đến thời kỳ khai thác.
Đôi lúc nghĩ lại những việc làm trước kia, vợ chồng anh Thắng vẫn cảm thấy rùng mình. Giờ đây, vợ chồng Thắng đã có một cơ ngơi vào loại hoành tráng nhất huyện miền núi này. Mô hình kinh tế của gia đình Thắng Loan thường xuyên được huyện và tỉnh biểu dương. Hai vợ chồng là tấm gương cho nhiều người dân trong vùng noi theo. (PhunuNews 27/7) đầu trang(
Chiều 25/7, Đoàn công tác của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh do Đại tá Ngô Minh Tiến - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Sơn Động về công tác chuẩn bị diễn tập thực binh phòng cháy chữa cháy rừng năm 2014.
Tiếp và làm việc với Đoàn có: Trần Công Thắng - Bí thư Huyện ủy; Hoàng Mi Ca - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Nguyễn Quang Ngạn - Chủ tịch UBND huyện; lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND huyện, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của huyện.
Chấp hành Chỉ lệnh số 26/CL –BTL ngày 6/1/2014, Kế hoạch số 63/KH-BTL ngày 9/1/2014 của Bộ Tư lệnh Quân khu 1 về công tác quân sự quốc phòng và huấn luyện chiến dịch năm 2014; Công văn số 726-CV/TU ngày 28/3/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 28/4/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng và diễn tập khu vực phòng thủ năm 2014; Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh giao nhiệm vụ cho huyện Sơn Động chuẩn bị mọi điều kiện để buổi diễn tập thực binh phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2014 đạt hiệu quả.
Theo kế hoạch, thời gian diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng năm 2014 tại huyện Sơn Động diễn ra trong ngày 19/9/2014, tại cánh rừng thuộc Thôn Đặng, xã Vĩnh Khương. Buổi diễn tập được tổ chức theo 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 - thông báo tình hình thời tiết khí hậu thủy văn, chuyển cấp báo động, chuyển địa phương vào tình trạng khẩn cấp, sẵn sàng đối phó với tình huống cháy rừng.
Giai đoạn 2 - Thực hành xử trí tình huống cháy rừng.
Giai đoạn 3 - tổng kết diễn tập. Lực lượng tham gia buổi diễn tập gồm: Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh, Huyện ủy - HĐND - UBND - UB MTTQ huyện, Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; cơ quan Công an, Quân sự, Hạt Kiểm lâm huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT và một số cơ quan, ban ngành đoàn thể huyện; các xã Vĩnh Khương, Vân Sơn, An Lập, lực lượng tham gia diễn tập thực binh chữa cháy rừng.
Phát biểu giao nhiệm vụ cho huyện Sơn Động, Đại tá Ngô Minh Tiến - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh nhấn mạnh: Huyện cần tổ chức thực hiện tốt các nội dung chuẩn bị cho buổi diễn tập sát với tình hình thực tế của địa phương và chủ động làm tốt công tác chuẩn bị thao trường, cơ sở vật chất, khu vực thực binh, huy động các lực lượng tham gia diễn tập.
Đặc biệt, lực lượng Kiểm lâm phối hợp với Ban CHQS huyện xây dựng kịch bản cụ thể; thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện để buổi diễn tập diễn ra thành công. (Trang Thông Tin Điện Tử Huyện Sơn Động 26/7) đầu trang(
Để thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) giữa Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh với Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá theo Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chỉnh phủ; ngay từ cuối năm 2013 Chi cục Kiểm lâm, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp xây dựng Kế hoạch số 40/KH-QS-KL ngày 23/12/2013 về phối hợp BVR, PCCCR giữa lực lượng Quân sự và Kiểm lâm năm 2014.
6 tháng đầu năm 2014 hai ngành đã phối hợp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nhiệm vụ phối hợp, kết quả đạt được khá toàn diện đó là:
Các Hạt Kiểm lâm huyện đã phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự huyện xây dựng Kế hoạch phối hợp BVR, PCCCR giữa BCH Quân sự huyện và Hạt Kiểm lâm năm 2014 tại 25 huyện trọng điểm an ninh rừng; phân công nhiệm vụ, địa bàn cụ thể cho từng đồng chí lãnh đạo của BCH Quân sự huyện, Hạt Kiểm lâm để chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch; chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn (KLĐB) phối hợp với BCH Quân sự xã xây dựng được 300 Kế hoạch phối hợp hoạt động BVR, PCCCR tại 300 xã trọng điểm an ninh rừng trên địa bàn tỉnh; kiện toàn 300 Trung đội DQTV với 5.700 chiến sỹ và 2.411 Tổ Dân quân tại chỗ cấp thôn (bản) với 7.233 người tham gia.
Đã phối hợp trao đổi thông tin giữa lãnh đạo BCH Quân sự huyện với Hạt Kiểm lâm; giữa BCH Quân sự xã, lực lượng DQTV với KLĐB được 480 thông tin về tình hình an ninh rừng, đối tượng, phương tiện buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, các tổ chức, cá nhân khai thác, phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản, động vật rừng trái phép, trong đó: 470 thông tin về tình hình an ninh rừng khu vực trọng điểm, 01 thông tin về vận chuyển lâm sản trái phép, 7 thông tin khai thác lâm sản, xâm lấn rừng trái phép và 2 thông tin về vi phạm các quy định chung trong bảo vệ rừng.
Phối hợp tổ chức được 639 cuộc tuyên truyền vận động cán bộ chiến sỹ và nhân dân chấp hành các quy định BVR, PCCCR, với 10.042 lượt người tham gia; 63 lớp tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ BVR, PCCCR cho lực lượng DQTV, KLĐB và tổ đội quần chúng BVR ở địa phương với 1.999 lượt người tham gia; 05 cuộc huấn luyện, diễn tập CCR với gần 500 chiến sỹ DQTV tham gia; 61 lần phối xây dựng được 91,5 km đường băng cản lửa và làm giảm vật liệu cháy được 1.564 ha dưới tán rừng Thông tại các huyện Hà Trung, Hoằng Hoá, Đông Sơn, Tĩnh Gia, Như Thanh, Triện Sơn, với trên 1.300 lượt chiến sỹ tham gia.
KLĐB đã phối hợp với lực lượng DQTV tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng và chống buôn lậu lâm sản trên các tuyến đường trọng điểm được 1.527 lần, 01 lần phối hợp áp giải tang vật vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Thọ Xuân, đã kịp thời phát hiện lập hồ sơ xử lý 10 vụ vi phạm, tịch thu 2,267 m3 gỗ các loại, phạt tiền 69.750.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước; tổ chức 30 cuộc hội nghị giao ban liên ngành giữa các Hạt Kiểm lâm với BCH Quân sự huyện trong công tác BVR, PCCCR, chống buôn lậu lâm sản trên địa bàn huyện.
Tham mưu cho UBND huyện ban hành 25 Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện CCR cấp huyện; kết quả có thể huy động lực lượng CCR được 2.926 người cấp huyện, cấp xã 47.667 người; 467 xe ô tô các loại; 8.908 xe máy; máy móc thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng các loại là 39.771 chiếc; phối hợp xây dựng phương án tác chiến CCR theo phương châm 4 tại chỗ tại các xã, thôn (bản) trọng điểm cháy; tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, trực gác lửa rừng 24/24h hàng ngày ở các khu rừng trọng điểm cháy trong những ngày nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao, kiểm soát, theo dõi chặt chẽ người và phương tiện ra vào rừng; phối hợp triển khai, thực hiện có hiệu quả Mô hình “Tham mưu cho UBND huyện thành lập và hoạt động có hiệu quả Tổ cơ động phản ứng nhanh trong chữa cháy rừng” tại huyện Hà Trung; mô hình “Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương huy động các nguồn lực để làm giảm vật liệu cháy, làm đường băng cản lửa, kết hợp đường tuần tra bảo vệ rừng và cơ động huy động lực lượng, nguồn nước chữa cháy rừng” tại huyện Hoằng Hóa và mô hình “Phối hợp lực lượng Kiểm lâm, DQTV và Ban QLRPH Tĩnh Gia xử lý, đốt trước tổ ong, hạn chế nguy cơ cháy rừng do người dân đốt tổ ong” tại huyện Tĩnh Gia. Các BCH Quân sự xã luôn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, dụng cụ, phương tiện, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ để tham gia chữa cháy rừng trong những ngày nắng nguy cơ cháy rừng cao.
6 tháng đầu năm 2014, lực lượng Kiểm lâm Thanh Hoá đã phối hợp với lực lượng Quân sự tỉnh, mà nòng cốt là lực lượng DQTV tổ chức triển khai thực hiện khá toàn diện các nội dung Kế hoạch phối hợp hoạt động BVR, PCCCR năm 2014; các trung đội DQTV đã trở thành lực lượng nòng cốt, chủ lực, xung kích trong việc phối hợp ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và PCCCR, góp phần ổn định an ninh rừng trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được, chương trình phối hợp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Công tác phối hợp giữa 2 lực lượng có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; việc trao đổi thông tin có lúc chưa kịp thời; phối hợp trong tuần tra, kiểm tra rừng, chống buôn lậu lâm sản ở một số đơn vị còn hạn chế; phần lớn KLĐB và BCH Quân sự xã chưa xây dựng được kế hoạch, nội dung phối hợp trong tháng dẫn đến bị động trong công tác phối hợp nên kết quả đạt được chưa cao; công tác kiểm tra, đôn đốc của BCH Quân sự huyện và Hạt Kiểm lâm huyện về thực hiện Kế hoạch phối hợp hoạt động BVR, PCCCR giữa KLĐB với BCH Quân sự xã ở một số huyện chưa thường xuyên nên chưa kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, vướng mắc để tháo gỡ, giải quyết vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở.
Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế; 6 tháng cuối năm 2014 hai ngành tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phối hợp trọng tâm như:
1. Rà soát các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phối hợp, để xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ phối hợp BVR, PCCCR năm 2014.
2. Tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ BVR, PCCCR:
Phối hợp BVR: Tổ chức phối hợp lực lượng tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm an ninh rừng bao gồm: Các khu rừng còn giàu tài nguyên, khu vực giáp ranh tỉnh, huyện, xã thường bị xâm hại tài nguyên rừng, để ngăn chặn, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm phá rừng, phát rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép.
Phối hợp chống buôn lậu lâm sản: Thực hiện truy quét, truy bắt các đối tượng mua bán, vận chuyển kinh doanh chế biến lâm sản trái phép; trấn áp các đối tượng chống đối lực lượng bảo vệ rừng.
Phối hợp lực lượng trong PCCCR: Tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, trực gác lửa rừng ở các khu rừng trọng điểm cháy trong những ngày có nguy cơ cháy cao và các tháng mùa khô hanh cuối năm 2014; tham gia làm giảm vật liệu cháy, xây dựng đường băng cản lửa dưới tán rừng Thông và rừng trồng có nguy cơ cháy cao; bố trí lực lượng, dụng cụ, phương tiện sẵn sàng tham gia CCR; phối hợp điều tra, truy tìm đối tượng gây cháy rừng (nếu có) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đổi mới, nâng cao chất lượng phối hợp, duy trì chế độ giao ban định kỳ, nhất là cấp xã để trao đổi, xử lý thông tin kịp thời hiệu quả; KLĐB phải chủ động phối hợp với Chỉ huy trưởng BCH Quân sự xã xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp hoạt động BVR, PCCCR trong tháng để mỗi bên chủ động trong công tác phối hợp.
Tiếp tục phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sỹ, nhân dân trên địa bàn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định liên quan đến an ninh quốc phòng, BVR, PCCCR.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của BCH Quân sự huyện, Hạt Kiểm lâm đối với BCH Quân sự xã, KLĐB trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp để phát hiện những tồn tại, khó khăn vướng mắc, kịp thời nhắc nhở khắc phục, tháo gỡ, giải quyết những vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở. (Trang Thông Tin Điện Tử Kiểm Lâm Thanh Hóa 25/7) đầu trang(
Đại diện Nhà máy Thủy điện La Hiêng vừa đề xuất bù diện tích rừng lấy đi bằng diện tích mà chủ đầu tư trồng cao su để kinh doanh trước đây.
Đề xuất này được đưa ra trước sự chứng kiến của Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) và đại diện các ban ngành tỉnh Phú Yên khi Đoàn công tác của Bộ Công Thương làm việc với UBND tỉnh Phú Yên sau khi kiểm tra việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành thủy điện trên lưu vực sông Ba mới đây.
Theo đó cuộc họp này lần đầu tiên vấn đề cắt lũ được thẳng thắn nhìn vào sự thật và được đại diện Tập đoàn điện lực chỉ rõ: thủy điện miền Trung không cắt được lũ.
“Chúng ta không kỳ vọng gì thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ du. Không bao giờ cắt được! Sẽ còn lũ tiếp diễn. Chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ”, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc EVN, thẳng thừng.
Sự thừa nhận này dù có khiến cho không ít người dân cũng như những người từng kỳ vọng, trông chờ vào thủy điện sau phá rừng sẽ giúp cắt lũ tỏ ra thất vọng, song ít nhất bản chất của thủy điện cũng được bộc lộ rõ hơn.
Tuy nhiên sau câu chuyện làm thủy điện thì vấn đề trồng rừng bù vào diện tích đã lấy đi cũng đáng được quan tâm. Nói như ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên thì: “Đã làm thủy điện về nông nghiệp dân đã chịu thiệt, trước hết ngành nông nghiệp mất rừng, hy sinh rừng để phục vụ thủy điện nhưng nếu nói đừng mong chờ gì ở thủy điện là vô trách nhiệm”.
Ông Đào Tấn Cam, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Yên, cho biết theo quy định thì các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh phải trồng lại rừng trên diện tích gần 294 ha. Thế nhưng, hơn 5 năm hoạt động, hiện các thủy điện này chỉ mới trồng gần 13 ha rừng.
Việc trồng rừng bù vào diện tích đã lấy làm thủy điện, EVN đã đề nghị chi trả tiền cho tỉnh để thuê đơn vị khác trồng rừng. Tuy nhiên Đại diện Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) lại đưa ra đề xuất: “Lấy diện tích mà chủ đầu tư đã trồng cao su để kinh doanh trước đây thay thế diện tích rừng mà nhà máy thủy điện này cần phải trồng”.
Trao đổi với Đất Việt, bà Đặng Thị Lành, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên cho rằng: không bao giờ Tỉnh chấp nhận đề nghị này.
“Rừng cao su đâu có thay thế được rừng trồng bù thủy điện?. Cao su không phải là rừng. Phía doanh nghiệp chỉ nói vậy cho vui chứ không ai chấp nhận đề nghị buồn cười đó. Đó là còn chưa kể rừng cao su trước đó được doanh nghiệp trồng để kinh doanh, nay đòi đưa ra thế vào diện tích cần bù thì đúng là không nghe được”, bà Lành nói.
Hiện Dự án Nhà máy thủy điện La Hiêng 2 chiếm diện tích đất hơn 171.000 ha tại xã Phú Mỡ, trong đó đất rừng trên 97.000 ha.
Không riêng gì ở Phú Yên, tại nhiều địa phương tình trạng các dự án thủy điện khi lập để trình phê duyệt thì đưa ra những cam kết rất chắc chắn rằng sẽ trồng bù, hoàn trả môi trường, rồi nếu không trồng được thì đóng tiền vào Quỹ trồng rừng nhưng sau đó lại không thực hiện.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, từ năm 2006-10/2013, cả nước có 205 dự án thuộc 27 tỉnh thành có rừng chuyển đổi sang làm thủy với diện tích gần 20.000ha.
Mặc dù trước đó đã có quy định rất rõ tại Nghị định 23/2006/NĐ-CP về việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác. Nghị định quy định đối với các doanh nghiệp, chủ đầu tư có diện tích chuyển đổi rừng làm thủy điện phải có phương án trồng rừng khả thi mới được khởi công công trình; đối với những tỉnh không còn đất trồng rừng thay thế thì phải nộp số tiền theo dự án trồng rừng thay thế được duyệt về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Trung ương để Bộ NN&PTNT bố trí cho tỉnh khác còn quỹ đất trồng rừng thay thế thực hiện.
Tuy nhiên,đến tháng 10/2013 mới có 11/27 tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng hoặc thu tiền để trồng rừng, tương ứng với diện tích trồng rừng là 1.897,6ha/19.805,3ha, đạt 10%.
Có 16/27 tỉnh chưa chỉ đạo trồng rừng, chưa thu tiền hoặc phê duyệt phương án trồng rừng nhưng vẫn cho xây dựng thủy điện gồm: Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Đăk Nông, Bình Phước và Bình Thuận.
Tình trạng phê duyệt dự án thủy điện bừa bãi, không có phương án trồng rừng thay thế là nguyên nhân khiến hơn 20.000ha rừng bị chuyển đổi làm thủy điện nhưng chỉ có 735ha, bằng 3,7% rừng được trồng lại.
Mới đây khi Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra đối với các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì tỉnh cho rằng không còn diện tích đất rừng để bố trí trồng bù.Trong khi đó việc đóng tiền thì cũng không được các doanh nghiệp mặn mà thực hiện.
Ông Phạm Hồng Lượng, phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp từng bày tỏ: các doanh nghiệp, chủ đầu tư không chịu trồng lại rừng nhưng cũng không nộp tiền về quỹ để họ trồng lại rừng.
Nguyên nhân, có một phần thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương đã không đốc thúc các chủ đầu tư thủy điện trả tiền cho quỹ. Và với hàng loạt lý do được đưa ra thì thủy điện ngày càng thể hiện mặt trái của nó. (Đất Việt 30/7) đầu trang(
Một con gấu nuôi nhốt vừa được chủ nuôi tự nguyện giao lại cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk và được Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam sáng nay 29-7.
Con gấu này được ông Phan Thanh Đại - chủ nuôi gấu mua về từ năm 1999, là gấu cái với cân nặng chỉ khoảng 5kg, và giữ trong 15 năm với mục đích thương mại khai thác mật.
Hiện nay, con gấu này nặng khoảng 150 kg, do bị giam nhốt trong nhiều năm, khá hung dữ và khó tiếp cận.
Ông Phan Thanh Đại cho biết: “Khi biết nhà nước có chủ trương khuyến khích các cá nhân giao nộp gấu, tôi đã làm đơn gửi tới cơ quan Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk để tìm một trung tâm cứu hộ có điều kiện tiếp nhận tốt nhất, đồng thời cam kết không yêu cầu bất cứ khoản đền bù nào”.
Để đảm bảo quá trình bàn giao và vận chuyển gấu an toàn, các bác sỹ và chuyên gia thú y của Tổ chức Động vật Châu Á đã trực tiếp vào thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để tiến hành việc gây mê, thực hiện kiểm tra sức khỏe, và chăm sóc gấu trên suốt hành trình cứu hộ.
TS. Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á tại Việt Nam đã trực tiếp thực hiện chuyến cứu hộ cho biết: "Đây là con gấu thứ năm được Tổ chức Động vật Châu Á giải cứu, và đây cũng là lần thứ hai mà người dân dưới sự vận động của các cơ quan chức năng đã giao nộp lại gấu cho Nhà nước. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận và cam kết chăm sóc trọn đời cho gấu.”
Theo dự tính, con gấu này sẽ về đến vườn Quốc gia Tam Đảo vào sáng 1-8. (Tuổi Trẻ 30/7; Hải Quan 29/7; Nông Thôn Ngày Nay 30/7, tr2) đầu trang(
Sau khi báo NNVN và một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, nhiều người đổ xô vào các khu rừng ở Phú Yên cưa cây ươi hái trái, hủy hoại tài nguyên rừng, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý, bảo vệ cây ươi...
Con đường từ xã Ea Trol đến xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh) không còn cảnh phơi ươi như phơi lúa. Ông Trần Văn Trung ở xã Sông Hinh đang chăm sóc vườn tiêu cho hay, cả tuần nay không thấy bóng dáng người vào rừng hái ươi nữa.
PV lên tận khu vực giáp ranh giữa xã Sông Hinh và huyện M’Đrắk (Đắk Lắk) thấy cánh rừng già yên bình trở lại. Ông Lê Ngọc Hải, Chủ tịch UBND xã Sông Hinh cho biết: "Xã thành lập lực lượng gần 15 người, trong đó phân ra từng tổ. Một tổ chốt chặn trên đường nhằm ngăn chặn người ra vào rừng mang theo cưa máy, tổ khác thì lên rừng kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cưa ươi trái phép...".
Vượt lên xã Ea Ly (huyện Sông Hinh), PV cũng không còn thấy bóng dáng đầu nậu đến từng nhà hỏi mua trái ươi như trước. Chị Hờ Hay cho hay: “Hầu như không còn ai vào rừng chặt ươi trái phép, có chăng một vài chị em phụ nữ hái ươi bay theo cách truyền thống”.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh cho biết: “Hạt đã tiến hành làm việc với UBND các xã Ea Trol, Sông Hinh và Ea Ly, ký cam kết tổng kiểm tra truy quét việc khai thác, mua bán, cất giữ và vận chuyển trái phép trái ươi. Hạt và địa phương triển khai lực lượng phối hợp với chủ rừng tổ chức kiểm tra, ngăn chặn không cho người dân mang dụng cụ vào rừng và ngăn đầu nậu mua trái ươi”.
Còn ông Vũ Công Tâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân cho biết, thời gian qua Hạt tích cực phối hợp với chính quyền địa phương truy quét, chốt chặn tại các cửa rừng, tuyên truyền người dân không vào rừng chặt phá cây ươi, đồng thời xử lý các đối tượng mua bán trái ươi trái phép.
Sau một thời gian ngắn triển khai quyết liệt, đến nay rừng ươi đã yên bình trở lại. (Nông Nghiệp Việt Nam 30/7, tr19) đầu trang(
Khoảng 7h30 ngày 29/7, thông qua nguồn tin của quần chúng nhân dân, Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1 (Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa) đã kiểm tra, bắt giữ xe ô tô khách mang BKS 81B - 00225 của nhà xe Long Vân đang vận chuyển một số lượng động vật hoang dã đưa ra Bắc tiêu thụ.
Phải mất gần 2 giờ kiểm tra phương tiện, lực lượng thi hành công vụ mới phát hiện được số động vật gồm: 5 cá thể tê tê nặng 20,5kg; 25 cá thể rùa nặng 25kg giấu trong gầm xe ô tô.
Lái xe là Hoàng Sỹ Long (SN 1979) ở phường Yên Đỗ, TP Plây Ku, tỉnh Gia Lai khai nhận được thuê vận chuyển số động vật trên từ tỉnh Gia Lai ra Hà Nội.
Hiện lực lượng Kiểm lâm đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vận chuyển động vật rừng trái phép, tạm giữ phương tiện, tang vật, tiếp tục lấy lời khai của lái xe nhằm làm rõ đường dây vận chuyển động vật rừng trái phép. (Nông Nghiệp Việt Nam 30/7, tr2; Tuổi Trẻ 30/7; Nhân Dân 30/7, tr7; Công An Nhân Dân 30/7; Giao Thông 30/7, tr13) đầu trang(
Mường Nhé được biết đến là địa phương có diện tích và tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, với sức ép về làn sóng dân di cư tự  do nên thời gian qua những cánh rừng của huyện đang bị tàn phá nặng nề.
Có thể khẳng định, vốn rừng Mường Nhé đã bị mất đi một cách nhanh chóng và chưa có chiều hướng giảm trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê từ năm 2009 đến nay, lực lượng kiểm lâm của huyện đã phát hiện hơn 250 vụ phá rừng làm nương trái phép, diện tích rừng bị chặt phá gần 30 ha, có nhiều diện tích rừng trong trạng thái 2a, 2b và 3a1 cũng bị chặt phá. Tuy nhiên, đó chỉ là những diện tích quá nhỏ được thống kê, còn trên thực tế thì khác xa.
Có tận mắt chứng kiến cảnh rất nhiều ha rừng đầu nguồn của hai bản Phiếm Kham và bản Mường Nhé (xã Mường Nhé) bị chặt phá và đốt bỏ, trong đó có không ít cây gỗ đường kính 40 - 50 cm, chúng tôi không khỏi xót xa khi rừng bị tàn phá.
Một người dân ở bản Phiếm Kham cho biết: Cánh rừng đầu nguồn này vốn dĩ được người dân hai bản Phiếm kham và Mường nhé quý hơn "vàng" vì chính nó đã mang lại một phần nguồn sống cho hơn 100 hộ dân sở tại. Không chỉ cung cấp nước cho đồng ruộng, cánh rừng còn có rất nhiều loại lâm sản mà người dân có thể lấy để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chỉ sau có mấy ngày những người dân di cư tự do đã nhẫn tâm mang cưa máy đến ra sức tàn phá không thương tiếc.
Một cánh rừng khác, rừng tái sinh thuộc bản Cà Là Pá (xã Leng Su Sìn) cũng bị những người dân chặt phá trái phép. Thật đau xót khi tận mắt chứng kiến diện tích rừng tái sinh hơn 10 năm đã bị chặt phá không thương tiếc. Các thân cây gỗ lớn, bé tất cả nằm ngổn ngang, vàng úa và chỉ cần một mồi lửa nhỏ sẽ biến thành tro tàn.
Chỉ cách đây 5 năm về trước, đến với Mường Nhé, dọc đường đi chúng ta có thể được chiêm ngưỡng những cánh rừng đại ngàn hùng vĩ bao bọc những bản làng. Song giờ đây, đến với Mường Nhé, chúng ta không khỏi bàng hoàng và xót xa cho những cánh rừng.
Tất cả đã bị trọc trơ, gốc cây trơ trụi nằm xen kẽ với màu xanh của cây lúa, cây ngô. Trao đổi với chúng tôi về diện tích rừng bị tàn phá, ông Quàng Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Mường Toong cho biết: Chỉ cách đây vài năm thôi, rừng khu vực Mường Toong còn khá nhiều, với các loại gỗ quý nhưng bây giờ rừng của xã đã bị tàn phá nặng nề, diện tích rừng suy giảm nhanh chóng, đường giao thông đến đâu rừng mất đến đó.
Với điều kiện tự nhiện rộng, trong những năm qua Mường Nhé là một địa danh mà đồng bào dân tộc Mông ở các địa phương khác chọn là nơi di cư đến. Tình trạng dân di cư vào Mường Nhé một cách ồ ạt và trở thành làn sóng trong khoảng hai chục năm qua, gây những hậu quả khôn lường. Những ngày mới thành lập, huyện có 6 xã với khoảng 2,5 vạn dân.
Ðến nay, Mường Nhé có 11 xã, 95 bản và hơn 3,5 vạn dân. Dân số tăng chủ yếu do người dân di cư tự do từ nơi khác đến với con số hơn 1 vạn người. Dân số tăng nhanh, trong khi đó với điều kiện của huyện miền núi, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp hạn chế.
Do vậy, người dân di cư đã chọn những cánh rừng là nơi màu mỡ để chặt phá biến thành nương lúa, nương ngô cho cuộc sống mưu sinh. Là một xã mới được chia tách và thành lập, Leng Su Sìn là điểm nóng về dân di cư.
Hiện toàn xã có khoảng trên 3.000 người, trong số đó có tới trên 3/4 là dân từ nơi khác di cư đến. Dân di cư vào ồ ạt không chỉ là mất ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà họ là thủ phạm chính tàn phá những cánh rừng đầu nguồn của xã. Có một thực tế, dân di cư đến càng đông thì những cánh rừng của xã càng giảm nhanh.
Theo ông Sừng Sừng Khai, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Leng Su Sìn cho biết: Đến nay, xã vẫn chưa thống kê được số diện tích rừng bị dân di cư chặt phá làm nương trái phép và tình trạng chặt phá rừng không có chiều hướng giảm. Người dân chặt phá rừng rất tinh vi, khó kiểm soát, bởi họ thường vào trong rừng sâu, lén lún chặt phá. Chỉ khi họ đốt cháy thấy khói thì  lực lượng chức năng mới phát hiện.
Nhiều người còn tổ chức phát nương theo nhóm hộ bằng hình thức đổi công cho nhau để phát cho nhanh và đồng thời là để đối phó với lực lượng chức năng khi bị phát hiện. Có nhóm còn tinh vi hơn là ban ngày thì phát cây nhỏ dưới tán rừng, ban đêm thì dùng đèn pin chặt hạ cây to, ngày hôm sau cánh rừng đã bị chặt phá xong, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc tuần tra kiểm soát.
Để ngăn chặt tình trạng chặt phá rừng làm nương, huyện Mường Nhé đã thành lập tổ công tác gồm Kiểm lâm, Công an, Biên phòng, UBND xã và một số cơ quan, đoàn thể tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền ngăn chặn và xử lý vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng người dân di cư chặt phá rừng làm nương trái phép không có chiều giảm.
Khi đề cập đến vấn đề rừng bị tàn phá, ông Thào A Dế, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé cũng khẳng định: Chính người dân di cư vào địa bàn là những thủ phạm tàn sát rừng Mường Nhé.
Như vậy có thể thấy việc những cánh rừng đại ngàn của huyện Mường  Nhé đang dần mất đi, nguyên chính là do những người dân di cư chặt để làm nương trái phép và tình trạng này chưa có giải pháp hữu hiệu. (Đài PTTH Điện Biên 29/7) đầu trang(
Lung Ngọc Hoàng xưa kia là vùng đất trũng, đầy lau sậy hoang vu nên người Pháp còn gọi là đồng sậy (Plaine des roseaux), một thời nổi tiếng là "rún cá", nhiêu nhất là cá rô, cá trê, cá lóc.
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, khu Lung Ngọc Hoàng đã trở thành đất nông trường. Chỉ sau một thời gian ngắn, người dân đã biến vùng “Muỗi kêu như sáo thổi" trở thành những khu rừng tràm thơ mộng, những vườn cây ăn trái sum suê và những luống rẫy xanh rì.
Từ năm 2011, UBND tỉnh Hậu Giang đã ra quyết định thành lập “Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng” thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ông Lê Thanh Sơn, phó giám đốc khu bảo tồn cho biết, vai trò quan trọng của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là bảo tồn những sinh cảnh tự nhiên và sự đa dạng sinh học, nơi cư trú của các loài sinh vật bản địa.
Hiện nay, khu bảo tồn đang tranh thủ các nguồn đầu tư kết hợp với nguồn vốn của Nhà nưóc để xây dựng một khu du lịch sinh thái, dự kiến sẽ hình thành vào cuối năm 2015. Đây là cách làm hiệu quả nhất nhằm phát triển khu bảo tồn và giữ rừng, ổn định đời sống kinh tế cho những hộ dân đang sống trong khu vục, đồng thời quảng bá thương hiệu cho Lung Ngọc Hoàng.
Con đường dẫn vào khu bảo tồn đã tráng xi măng, khách du lịch có thể đi bộ, chạy xe 2 bánh hoặc đi xuồng dọc theo các con kênh để khám phá hệ sinh thái ngập nước đặc trưng của ĐBSCL. Trong tương lai, ban quản lý khu bảo tồn sẽ phục dựng gác kèo ong lấy mật, phục hồi các loại rau rừng đặc sản như đọt choại. Ngoài ra còn nhiều dịch vụ vui chơi giải trí như câu cá đồng, đặt lờ, đặt lọp, giăng lưới, tổ chức picnic hoặc mở tour homestay để khách trải nghiệm cùng người dân địa phuơng.
Khu bảo tồn hiện có một hệ thực vật đa dạng gồm 300 loài và một quần thể động vật vô cùng phong phú, gồm 76 loài chim, 31 loài bò sát, độc đáo nhất là chim nước với 135 loài, trong đó có nhiều giống quý hiếm như bạc má, giang sen, đà đẩy, vạc... Anh Hồ Sơn Kha, nhân viên kiểm lâm cho biết, khu bảo tồn đang làm tốt công tấc thủy lợi và trồng mới đuợc 60.000 cây bản địa, gồm: xộp, cà na, sắn, trâm bầu, ô môi, bần, dừa nước... (Khoa Học Phổ Thông 25/7, tr15) đầu trang(
Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (WAR) vừa tổ chức Trại hè 2014 - kết nối giới trẻ hành động bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã (ĐVHD) với chủ đề “Gieo mầm tình yêu” để bảo vệ ĐVHD.
Trại hè đuợc tổ chức tại Khu cứu hộ ĐVHD Hòn Me (Kiên Giang) đã thu hút được nhiều học sinh, sinh viên tham gia.
Các học sinh, sinh viên tham dự đã được trải nghiệm, học tập và tham gia bảo vệ ĐVHD, bảo vệ thiên nhiên thông qua những hoạt động thực tế, bổ ích và hấp dẫn (trồng cây, chuẩn bị thức ăn cho thú, chăm sóc cây rừng tại khu cứu hộ, kỹ năng đi rừng, điều tra đa dạng sinh học, xem bò sát và thú đêm, sử dụng bẫy ảnh chụp thú ban đêm với thiết bị chuyên dụng dùng trong nghiên cứu...).
Theo Tổ chức WAR, mục tiêu của trại hè này nhằm kết nối sinh viên với bảo vệ ĐVHD, gắn kết sinh viên trở thành một mạng lưới những người ủng hộ và tham gia bảo vệ ĐVHD trong cuộc sống thường ngày. (Khoa Học Phổ Thông 25/7, tr14) đầu trang(
Báo Bảo vệ pháp luật nhận được đơn của nhiều người dân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn phản ánh: Nhiều năm nay trên địa bàn huyện xuất hiện một đường dây chuyên buôn bán, vận chuyển gỗ quý từ rừng nguyên sinh huyện Bình Gia đi nơi khác tiêu thụ với số lượng rất lớn.
Mặc dù lực lượng chức năng đã nhiều lần bắt quả tang, lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính nhưng hiện tượng buôn bán, vận chuyển gỗ quý trên địa bàn huyện Bình Gia vẫn tiếp diễn ngày một nghiêm trọng hơn.
Từ cuối năm 2013 đến nay, lực lượng chức năng huyện Bình Gia đã tiến hành bắt giữ khoảng 5 vụ vận chuyển gỗ lậu trên địa bàn với số lượng gỗ lậu bị lập biên bản, thu giữ lên tới hàng chục mét khối. Thủ đoạn của chúng là dùng xe ô tô tải nhỏ hoặc xe ô tô bán tải, luồn lách vào những khu rừng nguyên sinh để thu mua các sản phẩm gỗ quý do lâm tặc đốn hạ.
Sau đó vận chuyển ra bên ngoài rừng đi đến địa phương khác tiêu thụ bất kể ngày hay đêm. Trên thực tế, tất cả các vụ bị bắt giữ đều liên quan đến hai đối tượng Nguyễn Văn T. và Hoàng Văn Gi. nhưng lực lượng chức năng vẫn không thể xử lý theo pháp luật hai đối tượng này vì qua các lần bắt giữ, lái xe không khai nhận là chở gỗ cho họ mà chỉ thông qua điện thoại của người khác.
Vụ việc mới đây nhất vào khoảng 3h sáng ngày 12-6-2014, Đội đặc nhiệm của Bộ Công an phối hợp với Đội đặc nhiệm Cục kiểm lâm đã tiến hành kiểm tra, thu giữ tại nhà Hoàng Văn Gi. (thôn rừng Thông, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia) 27m3 gỗ thuộc nhóm A2 đang được vận chuyển đi tiêu thụ; hai ô tô mang biển kiểm soát 12C 01088 và 16K 8409, sau đó bàn giao cho Hạt kiếm lâm huyện Bình Gia tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.
Trà lời phóng viên báo Bảo vệ pháp luật, ông Hoàng Đình Niên-Hạt phó phụ trách Hạt kiểm lâm huyện Bình Gia thừa nhận. “Chúng tôi đã từng lập biên bản, thu giữ tang vật và ra quyết định xử phạt hành chính nhiều vụ vận chuyển, buôn bán gỗ lậu trên địa bàn huyện Bình Gia. Thế nhưng, tình trạng buôn bán, vận chuyển gỗ lậu ở địa phương này vẫn chưa chấm dứt, thậm chí lâm tặc còn ngang nhiên hoạt động với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm còn rất hạn chế về nhân sự và phương tiện nghiệp vụ”.
Trả lời câu hỏi: Vì sao đến nay chưa có vụ lâm tặc nào trên địa bàn huyện Bình Gia bị truy tố trước pháp luật?. Ông Hoàng Đình Niên cho biết: “Do bọn chúng thường chia nhỏ số lượng gỗ lậu ra nhiều xe để vận chuyển. Khi lực lượng kiểm lâm bắt giữ quả tang thì với số lượng gỗ đang để trên xe ô tô không đủ căn cứ để ra quyết định khởi tố. Chúng tôi đành áp dụng biện pháp duy nhất là ra quyết định xử phạt hành chính và thu giữ tang vật”.
Ông Dương Công Vĩ-Chủ tịch UBND huyện Bình Gia cho biết: “Sau khi UBND huyện nhận được báo cáo của Hạt kiểm lâm Bình Gia về vụ bắt giữ 27m3 gỗ lậu tại nhà ông Hoàng Văn Gi., Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Văn bản số 530/UBND ngày 11-7-2014, giao Hạt kiếm lâm Bình Gia chủ trì, phối hợp với Công an huyện điều tra, xác minh làm rõ, giải quyết vụ việc, nếu có đủ căn cứ thì ra quyết định khởi tố theo đúng quy định pháp luật”. (Bảo Vệ Pháp Luật 29/7, tr19) đầu trang(
27/7, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tây Trà Hồ Hoàng Thái cho biết: Huyện vừa kiến nghị với lãnh đạo tỉnh có giải pháp khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng tàn phá rừng phòng hộ - nơi công trình hồ chứa nước Nước Trong, thuộc khu vực ở hai xã Trà Xinh và Trà Thọ.
“Từ cuối năm 2013, khi hồ chứa nước Nước Trong dâng nước đạt đến cao trình, lâm tặc đã cưa hạ nhiều cây rừng cổ thụ quý hiếm, đóng thành bè kéo xuôi theo dòng nước về huyện Sơn Hà đưa đi tiêu thụ” - ông Thái khẳng định.
Theo thống kê của Công an xã Trà Xinh, từ đầu năm đến nay, lực lượng công an xã phối hợp với quân đội, kiểm lâm tổ chức sáu đợt truy quét gỗ lậu trên địa bàn, phát hiện nhiều bè gỗ với tổng khối lượng gần 20 m3 gồm các loại: chò, dổi, kiềng kiềng...
Những cây cổ thụ khoảng hơn 80 năm tuổi này được tập kết bên hồ Nước Trong ở thôn Trà Veo, xã Trà Xinh. “Nhiều lần chúng tôi phát hiện họ dùng thuyền máy kẹp bè gỗ hai bên, xuôi dòng theo hồ chứa nước Nước Trong. Tuy nhiên, do địa hình núi non phức tạp, hiểm trở, con người và phương tiện hạn chế nên khó phát hiện và bắt giữ lâm tặc” - trưởng công an xã Trà Xinh nói.
Chủ tịch UBND xã Trà Thọ Đinh Tấn Vũ cho rằng, do người dân nhường đất cho vùng lòng hồ chứa nước Nước Trong nên thiếu đất sản xuất nên một số hộ dân ở đây đã vào rừng khai thác gỗ về bán kiếm sống. Đã có 3 ha rừng bị phá để làm nương rẫy.
Người dân cũng thường vào các khu vực rừng phòng hộ ở xã Trà Xinh (giáp ranh với Trà Thọ) cưa hạ gỗ. Nhiều người sử dụng cưa máy hạ nhiều cây cổ thụ tại khu rừng phòng hộ đầu nguồn công trình hồ chứa nước Nước Trong...
Trước tình trạng khai thác gỗ trái phép ở rừng phòng hộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi đã lập trạm kiểm lâm gần khu vực đập chính hồ chứa nước Nước Trong ở xã Sơn Bao, huyện miền núi Sơn Hà. Trạm này có bốn cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng có nhiệm vụ túc trực ngày đêm ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ lậu ở đầu nguồn huyện Tây Trà.
Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo ạt kiểm lâm các huyện Tây Trà, Sơn Hà phối hợp với lực lượng công an, quân đội, dân quân địa phương thường xuyên truy quét, ngăn chặn tình trạng lén lút phá rừng phòng hộ đầu nguồn nơi công trình này.
Hồ chứa nước Nước Trong có tổng dung tích gần 290 triệu m3, thuộc địa phận hai huyện Tây Trà và Sơn Hà. Dung tích hồ chứa nước lớn nhất khu vực miền Trung hiện nay với tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng. Hồ vừa có vai trò thủy lợi vừa thủy điện phục vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (VTV Đà Nẵng 27/7) đầu trang(
“Cơn sốt” ươi đi qua, giờ đến mùa trái xay vào vụ sai quả. Để loại cây quý hiếm này không bị xâm hại, những ngày này cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà đang ngày đêm bám trụ tại những điểm “nóng”, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép.
Điểm thôn Mô Níc, xã Sơn Kỳ, nơi có những cánh rừng xay quý hiếm luôn có ít nhất 2 cán bộ kiểm lâm túc trực 24/24 giờ. Vừa trở về sau chuyến xuyên rừng dưới cơn mưa lất phất, kiểm lâm viên Lữ Tấn Phát chia sẻ: “Địa bàn chúng tôi phụ trách cách xa trung tâm huyện 40km, nên phải mượn tạm nhà dân để ở. Điều kiện công tác gặp nhiều khó khăn, vất vả.
Thế nhưng anh em vẫn nỗ lực hết mình và thường xuyên phối hợp với chính quyền xã, tổ chức các đợt truy quét, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép. Với phương châm “3 bám và 3 cùng”, đó là “bám dân, bám rừng và bám cơ sở”; “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân”, cho đến giờ này, những cánh rừng xay vẫn được bảo vệ một cách nghiêm ngặt”.
Theo chu kỳ từ 5 - 7 năm cây xay cho quả một lần. Thời gian thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9. Giá bán từ 25.000 - 30.000 đồng/kg xay tươi.  Trung bình một người, mỗi ngày có thể thu nhặt được khoảng 10- 15kg. Bởi lợi nhuận khá hấp dẫn nên đồng bào vùng cao xem xay là “lộc rừng”.
Để giữ được những cánh rừng xay quý hiếm, người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc chiến giữ rừng. Kiểm lâm viên Lữ Tấn Phát cho biết thêm: “Cùng với việc người dân nhận khoán bảo vệ rừng, họ chính là những “tai mắt” giúp kiểm lâm địa bàn làm tốt nhiệm vụ của mình. Trên thực tế, rất nhiều vụ việc vừa manh nha ý định khai thác xay trái phép đã bị người dân phát hiện, báo với chính quyền để kịp thời ngăn chặn”.
Trái xay được thu hoạch theo lối truyền thống bằng cách dùng sào dài để đập cho trái rụng xuống hoặc trèo lên cây hái quả. Cách khai thác này vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ rừng, phát huy hết những nguồn lợi từ rừng mang lại, góp phần tăng thêm thu nhập cho đồng bào vùng cao. Thế nhưng, nguồn lợi được ví là “lộc rừng” này, những người dân quanh năm gắn bó, bảo vệ những cánh rừng từ bao đời nay được hưởng lợi chẳng đáng là bao.
Ông Đinh Văn Hộp ngụ thôn Mô Níc, xã Sơn Kỳ than thở: “Những năm về trước, ươi, xay là cây góp phần “xóa đói” cho bà con. Nhưng giờ đến mùa, chẳng ai buồn hỏi, bởi vụ ươi vừa rồi, bà con không hưởng được gì nhiều. Ươi được mùa, trúng giá, nhiều đối tượng từ các địa phương khác ồ ạt kéo đến, lùng lục khắp các cánh rừng “xí” phần hết. Họ không ngần ngại dùng cưa lốc để triệt hạ ươi để thu quả, khiến bà con không khỏi xót xa. Vụ xay đang vào mùa, chỉ mong tình trạng cũ không tái diễn”.
Ông Tạ Tiến - Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Sơn Hà chia sẻ: “Ươi, xay nếu được thu hoạch đúng quy định sẽ mang lại “lợi kép” cho người giữ rừng. Tuy nhiên, trước “hấp lực” của nó, nhiều người không ngần ngại triệt hạ những loại cây quý hiếm này để thu quả. Phần nhiều những đối tượng này ở các địa phương khác đến. Mới đây chúng tôi đã tịch thu 400kg xay khai thác trái phép ở Sơn Kỳ và Sơn Lập (Sơn Tây).
Trước mắt, việc bảo vệ rừng xay phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài việc thường xuyên tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý các trường hợp thu hái, mua bán quả ươi, xay và chặt hạ cây trái phép, chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, khai thác xay đúng quy định để bảo vệ loại cây này”. (Báo Quảng Ngãi 29/7) đầu trang(
Trong hơi men chếnh choáng, Ký vác súng hoa cải bắn trọng thương một người bạn cùng làm ăn. Được biết trước đó, Ký và Lộc có đi hái quả ươi với nhau nhưng chia tiền không đều. Cho rằng mình bị “ăn chặn”, Ký dùng vũ khí bắn nhiều phát đạn vào Lộc.
Công an xã Vĩnh Phương (TP. Nha Trang) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc bắn người gây thương tích. Theo thông tin ban đầu, giữa tháng 7 vừa qua, anh Nguyễn Hữu Lộc (44 tuổi, trú tại thôn Đắc Lộc 1, xã Vĩnh Phương) cùng một số người trong thôn đi đến khu vực rừng núi ở thị xã Ninh Hòa hái quả ươi. Trong số những người cùng đi có Lê Văn Ký (25 tuổi, trú tại thôn Đắc Lộc 1, xã Vĩnh Phương).
Quá trình đi hái ươi diễn ra trong bốn ngày. Sau đó, số ươi của ba ngày đầu được bán hết và chia tiền cho những người tham gia. Tuy nhiên, những quả ươi của ngày thứ tư chưa bán được, còn phải để lại vì chưa có người mua. Vào buổi tối giữa tháng 7, khi anh Lộc đang cùng mọi người trong nhóm của mình bàn chuyện cho chuyến đi hái ươi tiếp theo tại nhà riêng thì Ký ghé qua nhà.
Anh Lộc cho biết: “Ký có hỏi tôi là tiền ươi đâu rồi, sao bán mà không chia. Tôi nói tiền bán ươi đã chia hết rồi, giờ vợ tôi đi làm không có tiền ở nhà. Nghe vậy Ký im lặng bỏ về. Tuy nhiên, sau đó ít phút Ký xuất hiện và xách theo một khẩu súng”.
Thấy vậy, anh Lộc làm căng và cầm một khúc cây đuổi Ký ra khỏi nhà. Đôi bên không kiềm chế được nên lời qua tiếng lại với nhau. Lúc này, Ký bắn đạn về phía anh Lộc, không trúng, anh Lộc sợ bỏ chạy nhưng vẫn bị trúng những phát đạn tiếp theo. Viên đạn hoa cải đã chia ra làm nhiều viên nhỏ hơn găm vào hông anh Lộc. Sau khi nổ súng, Ký nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Sau ba ngày điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh, các bác sĩ cho anh Lộc xuất viện. Tuy nhiên, một tuần sau, tuy vết thương đã khô nhưng vẫn âm ỉ đau nhức, anh Lộc được gia đình đưa đến bệnh viện 87 (Nha Trang) tái khám.
Thông tin từ phía bệnh viện cho biết, qua chụp phim cho thấy, trên người anh Lộc có đến 5 viên đạn chì nằm sâu tại vị trí tiểu khung xương chậu. Tuy nhiên, hiện tại chưa thể phẫu thuật để lấy đầu đạn ra. Nhiều khả năng đầu đạn chì sẽ chạy, nếu tiến hành phẫu thuật ngay sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Anh Lộc đang vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình. Trên người anh Lộc có 8 vết thương nhưng qua chụp phim chỉ phát hiện 5 viên đạn chì nằm sâu ở vùng tiểu khung xương chậu. Anh Lộc cho rằng, do là đạn chì nên nhiều khả năng 3 viên còn lại đã “chạy” đến một vị trí khác trong cơ thể.
Theo phân tích của bác sĩ khám cho nạn nhân, thông thường khi đầu đạn chì nằm sâu trong cơ thể sẽ gây phản ứng, đầu đạn được “bọc” lại. Nếu ở vị trí thuận lợi thì phải vài tháng sau người bị trúng đạn mới có thể được phẫu thuật, lấy đầu đạn ra khỏi cơ thể. (Công Lý 29/7) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Thời điểm hiện nay, người trồng thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang rất phấn khởi, yên tâm khai thác nhựa, bởi năm nay giá nhựa thông tăng cao. Ngoài ra củ đậu cũng được mùa, được giá.
Lạng Sơn là một trong những tỉnh có diện tích rừng thông lớn với diện tích khoảng 80.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng và Tràng Định. Hàng năm, sản lượng khai thác nhựa thông đạt 12.000 – 13.000 tấn, đem lại nguồn lợi hàng trăm tỷ đồng cho người dân nơi đây.
Trung bình mỗi năm người trồng thông khai thác nhựa khoảng 9 tháng, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12 và chỉ nghỉ 3 tháng mùa đông lạnh giá. Năm nay giá nhựa thông tăng cao và giữ mức ổn định nhất trong vòng 3 năm qua.
Anh Chu Văn Trường, ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình cho biết: “Nếu như các năm 2011 – 2013, giá nhựa thông đầu vụ chỉ ở mức 35.000 đ/kg và kéo dài trong vòng từ 1 đến 2 tháng, sau đó giảm xuống mức dưới 25.000 đ/kg, thậm chí có thời điểm chỉ còn 18.000 đ/kg, thì thời điểm này, giá nhựa thông luôn ở giữ ở mức từ 35.000 – 40.000 đ/kg nên gia đình tôi và bà con rất phấn khỏi.
Hiện gia đình tôi khai thác gần 2ha thông, trung bình mỗi ngày thu được 25kg nhựa, tính ra thu từ 800 – 1 triệu đồng/ngày”.
Với mức giá cao và ổn định như hiện nay, trung bình 1ha thông trong độ tuổi khai thác (12- 15 năm) đem lại cho người dân nơi đây nguồn thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng. Đặc biệt, nhựa thông sau khi thu hoạch được thương lái đến tận cửa rừng tranh nhau mua nên vừa được giá lại dễ bán.
Còn theo anh Hoàng Văn Thân, một trong những đại lý thua mua nhựa thông ở xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình: “Năm nay nhựa thông được giá và ổn định nhất trong vòng 3 năm qua, vì thế nhiều hộ trước đây thấy giá nhựa thông lên xuống thất thường chưa tiến hành khai thác thì năm nay hầu như nhà nào cũng bắt tay vào lấy mủ.
Do đồi thông của gia đình chưa đến tuổi khai thác nên tôi đứng ra thu mua để bà con có thêm thời gian lên rừng lấy nhựa, vừa tạo thêm công ăn việc làm, vừa tăng thu nhập. Hiện trung bình mỗi ngày gia đình tôi mua được từ 15 – 20 tấn nhựa thông đem sang Trung Quốc bán, trừ chi phí cũng kiếm được 300 – 500 ngàn đồng". (Nông Nghiệp Việt Nam 30/7) đầu trang(
Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ rà soát từng trường hợp về xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân yên tâm sinh sống, sản xuất đồng thời bảo vệ rừng.
Đó là khẳng định của lãnh đạo UBND TP Hà Nội tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về giải quyết các vấn đề liên quan giữa Vườn Quốc gia Ba Vì và hoạt động sản xuất kinh doanh của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Vì.
Một trong những nội dung đáng chú ý trong buổi làm việc này chính là việc Thành phố Hà Nội sẽ rà soát lại hiện trạng đất rừng và các cơ sở hạ tầng, khu dân cư đã xây dựng tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì. Đặc biệt, Thành phố cũng sẽ rà soát từng trường hợp về xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm sinh sống, sản xuất đồng thời bảo vệ rừng.
Tuy nhiên, theo nhận định của huyện Ba Vì, hiện rất khó xác định mốc giới, ranh giới của Vườn Quốc gia Ba Vì với khu vực giao cho người dân. Hơn nữa, các hộ dân đặc biệt là xã Ba Vì không còn đất để sản xuất nông nghiệp dẫn đến một số kiến nghị của các hộ dân lên các cấp yêu cầu trả lại diện tích đất tự nhiên từ cost 400 trở xuống để làm rừng, sản xuất kết hợp với sản xuất nông nghiệp giao cho hộ dân tại địa phương để có thêm đất sản xuất nông nghiệp. (VTV 29/7) đầu trang(
Thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các địa phương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp thu và thu nợ tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).
Tuy nhiên, công tác thu nợ tiền DVMTR vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Nhiều DN vẫn cố tình dây dưa trả nợ tiền DVMTR khiến cho việc phục hồi, bảo vệ rừng ở nhiều khu vực miền núi càng thêm khó khăn.
Đơn cử, ở miền núi Quảng Nam, chính sách chi trả DVMTR vừa giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vừa buộc các đối tượng hưởng lợi có nghĩa vụ tái tạo diện tích rừng đã mất. Tiền chi trả DVMTR tạo ra nguồn sống thiết thực cho người dân an tâm giữ rừng bền vững.
Thực tế, những lưu vực thủy điện mà người dân được nhận tiền khoán bảo vệ rừng thường ít xảy ra tình trạng phá rừng. Theo chính quyền các huyện Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My (Quảng Nam), DVMTR làm thay đổi nhận thức về bảo vệ rừng, giúp người dân tuân thủ nguyên tắc giữ rừng theo các quy định của Nhà nước mà không phá vỡ luật tục miền núi.
Ngược lại, những nơi chưa được nhận giao khoán bảo vệ, ý thức giữ rừng của người dân chưa cao. Những năm qua, các nhà máy thủy điện, cơ sở sản xuất nước sạch luôn chậm chi trả tiền. Hiện các DN thuộc diện phải trả tiền DVMTR tại Quảng Nam vẫn còn nợ hơn 11 tỷ đồng tiền DVMTR như: CTCP Thủy điện A Vương (thủy điện A Vương), CTCP Tư vấn xây dựng điện số 1 (thủy điện Sông Bung 5), CTCP Cơ khí áp lực Mạnh Nam (thủy điện Tà Vi), CTCP Cấp thoát nước Quảng Nam… Trong đó, CTCP Thủy điện A Vương nợ 7,4 tỷ đồng…
Đối với Gia Lai, một trong những địa phương có diện tích rừng lớn tại Tây Nguyên cũng đang gặp phải nhiều khó khăn trong việc thu và thu nợ tiền DVMTR. Khó khăn nhất của địa phương hiện nay là việc thu nợ tiền DVMTR năm 2011, 2012 đối với các nhà máy thủy điện trên địa bàn.
Hiện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng địa phương chỉ thu được tiền đối với các nhà máy thủy điện thực hiện bán theo giá thỏa thuận, còn lại các nhà máy thủy điện không thuộc diện này vẫn chưa thu được số tiền gần 25 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ.
Theo đánh giá của chính quyền địa phương, nguyên nhân được xác định là tiền DVMTR của các cơ sở thủy điện chưa được bên mua điện là Tổng Công ty Điện lực miền Trung thực hiện chi trả (do năm 2012 trở về trước chưa có cơ cấu tiền DVMTR trong giá thành tiền điện).
Trước thực tế này, UBND tỉnh Gia Lai nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương sớm có hướng chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng Công ty Điện lực miền Trung thực hiện chi trả tiền DVMTR của năm 2011 và 2012 cho các nhà máy thủy điện thuộc diện nói trên để các đơn vị này thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền DVMTR.
Ngoài ra, đối với lưu vực sông Kôn thuộc lưu vực liên tỉnh Gia Lai – Bình Định, khi công bố diện tích rừng cung ứng DVMTR của Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn A, nằm trên địa bàn Bình Định thì vẫn còn thiếu diện tích rừng cung ứng nên UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xem xét, bổ sung phần thiếu để có cơ sở xác định diện tích rừng trong lưu vực chi trả đến từng chủ rừng, xây dựng phương án chi trả cho các chủ rừng khi thu được tiền.
Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Gia Lai, tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn 712.477 ha, trong đó diện tích rừng được hưởng DVMTR 493.579 ha. Tổng cơ sở sử dụng DVMTR đang quản lý thu 25 cơ sở, với 38 nhà máy thủy điện, nguồn thu bình quân 60 tỷ đồng/năm.
Theo kế hoạch năm 2014, số tiền DVMTR phải thu trên 57,4 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2014, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thu được hơn 36,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác thu tiền DVMTR đang đối mặt với nhiều khó khăn, một trong những yếu tố là do một số cơ sở sử dụng DVMTR không nộp hoặc chậm nộp, cố tình trì hoãn, chây ỳ trong việc nộp.
Trong khi chế tài xử lý chưa đủ mạnh để buộc những đơn vị này thực hiện nghiêm chính sách. Do vậy cần thiết phải có chế định xử phạt hành chính kể cả việc phong tỏa tài khoản giống như trong lĩnh vực thuế, để công tác thu nộp tiền DVMTR có hiệu lực và hiệu quả hơn…
Trước thực trạng chây ỳ của các chủ DN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thu hồi giấy phép đầu tư đối với các DN cố tình chậm nộp hoặc không nộp tiền ủy thác chi trả DVMTR. Đồng thời, kiến nghị EVN ngưng thu mua điện của những đơn vị không chấp hành việc nộp tiền chi trả DVMTR theo đúng quy định…
Thiết nghĩ, để tháo gỡ những hạn chế đối với công tác thu tiền DVMTR, Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành quy định, chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị không nộp hoặc chậm nộp tiền DVMTR để chính quyền các địa phương có cơ sở triển khai.
Ngoài việc đưa các DN “nợ rừng” công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay, chính quyền các địa phương cần tiếp tục rà soát, đôn đốc các nhà máy thực hiện nghĩa vụ. Nếu DN cố tình kéo dài, UBND tỉnh, thành cần có hình thức xử lý mạnh tay hơn. (Thời Báo Ngân Hàng 30/7, tr12) đầu trang(
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7 việc trồng rừng tại miền Bắc tương đối thuận lợi do khu vực này có mưa nhiều và lượng mưa tương đối lớn.
Tuy nhiên những khu vực còn lại trong cả nước lượng mưa không đáng kể và có nắng nóng kéo dài gây cản trở công việc trồng rừng.
Theo đó, tính đến 20/7 diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 100,6 nghìn ha, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 8,4 ngàn ha, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; trồng mới rừng sản xuất đạt 92,2 ngàn ha, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng gỗ khai thác: Ước đạt 3.033,8 nghìn m3, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tại miền Bắc đến ngày 20/7, các tỉnh đã trồng được 93.644,9 ha rừng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng có tiến độ trồng rừng tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, đạt 12.203 ha ( tăng 26,7%). Tiếp đến là Bắc Trung Bộ đạt 17.006,7 ha (tăng 13,7%). Vùng Trung du và miền núi phía Bắc đạt 64.435,2 ha ( tăng 5,1%). Bên cạnh công việc trồng rừng các địa phương tiếp tục triển khai chăm sóc rừng đã trồng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Còn tại miền Nam, đến ngày 20/7 các tỉnh trồng được 6.555,1 ha. Trong đó Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trồng đạt 3.214 ha, Tây Nguyên trồng đạt 2.781,8 ha, Đông Nam Bộ trồng đạt 403,3 ha và Đồng bằng sông Cửu Long trồng đạt 156 ha. Một số địa phương có diện tích trồng rừng khá là Bình Định đạt 2.496 ha, Kon Tum 1.128 ha, Đắk Lắk 851 ha.
Bên cạnh việc trồng rừng mới tập chung, các địa phương tiếp tục triển khai trồng cây phân tán, chăm sóc cây giống phục vụ cho kế hoạch trồng rừng mới tập trung năm 2014. (Đảng Cộng Sản VN 29/7) đầu trang(
Hiện có 591.476ha rừng và đất rừng và mục tiêu của Lâm Đồng là tiếp tục nâng và duy trì tỷ lệ che phủ rừng lên 61% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh vào năm 2015.
Để phát triển rừng bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả bảo vệ môi trường của rừng, từ nhiều năm qua, UBND tỉnh và các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện các hoạt động rất tích cực.
Không chỉ giảm thiểu được tình trạng vi phạm lâm luật, bảo tồn được rừng và chất lượng rừng, những hoạt động này còn có tác động nâng cao mức sống của những hộ dân cư sống trong rừng và sống gần rừng.
Những hoạt động (giải pháp) chính trong thực hiện nhiệm vụ phát triển rừng bền vững mà Lâm Đồng đã và đang thực hiện bao gồm: Rà soát, lập quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng phù hợp với tình hình mới; Thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng; Thực hiện các biện pháp lâm sinh để nâng cao diện tích và chất lượng rừng…
Theo Sở NN-PTNT tỉnh, rà soát và lập lại quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển rừng bền vững khác tiếp theo. Từ những hoạt động này, ngành NN-PTNT tỉnh và chính quyền các cấp đã tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng bao gồm 84.153ha rừng đặc dụng, 172.800ha rừng phòng hộ và 334.523ha rừng sản xuất.
Qua đó, xác định lại cơ cấu đất lâm nghiệp, đất ngoài lâm nghiệp phù hợp với thực tế, tạo sự ổn định trong sự phát triển sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp; đồng thời làm cơ sở để xây dựng các biện pháp quản lý rừng một cách chặt chẽ và bền vững. Quy hoạch - kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của tỉnh đã được triển khai xác lập và thực hiện trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng này.
Cây cao su hiện được ngành NN-PTNT tỉnh xác định là cây đa mục đích, được trồng trên cả đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp. Rà soát lại quy hoạch phát triển cao su được thực hiện nhằm giảm thiểu chuyển rừng tự nhiên sang trồng cao su thuần loài để bảo tồn đa dạng sinh học và chỉ đưa quy hoạch phát triển cây cao su với rừng tự nhiên thực sự nghèo kiệt, đa dạng sinh học thấp…
Một trong những nội dung của công tác rà soát và lập các quy hoạch sử dụng đất rừng mà UBND tỉnh đang chỉ đạo triển khai là điều chỉnh lại quy hoạch phát triển thủy điện trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó đã loại bỏ 22 công trình thủy điện có ảnh hưởng xấu lớn đối với rừng và công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Tiếp tục khoán quản lý bảo vệ rừng và thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang có tác động rất tích cực tới việc thực thi Luật Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Theo Sở NN-PTNT, giao khoán quản lý bảo vệ rừng đã được UBND tỉnh và các ngành, các địa phương của tỉnh triển khai liên tục từ năm 1993 tới nay. Đã có 376.136ha rừng - chiếm 63% diện tích có rừng của tỉnh - được giao cho 22.845 hộ dân quản lý, bảo vệ.
Song song với giao khoán quản lý bảo vệ diện tích rừng đang có, các hoạt động lâm nghiệp, lâm sinh khác như trồng rừng, chăm sóc và nâng cao chất lượng rừng, phòng chống cháy rừng… cũng đã được triển khai trên tất cả các loại rừng.
Theo số liệu của Sở NN-PTNT, từ mọi nguồn vốn huy động, bình quân mỗi năm toàn tỉnh khoanh nuôi tái sinh được 2.812ha rừng tự nhiên, làm giàu 498ha rừng phục hồi, chuyển đổi 2.365ha rừng tự nhiên thực sự nghèo kiệt và không còn khả năng tái sinh sang trồng rừng kinh tế, trồng mới 6.000ha rừng tập trung (trong đó chú trọng trồng rừng tập trung trên diện tích đất trống, diện tích giải tỏa sau lấn chiếm làm nương rẫy…).
Kết quả tổng hợp của những hoạt động này là Lâm Đồng đã giảm thiểu được tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tốt được diện tích rừng đã có, diện tích rừng được chăm sóc, trồng mới bảo đảm thực hiện theo kế hoạch; gắn được trách nhiệm và quyền lợi của người quản lý bảo vệ rừng với diện tích rừng họ nhận khoán.
Để tiếp tục thực hiện phát triển rừng bền vững, ngành NN-PTNT tỉnh cùng các ngành có liên quan và các địa phương trong toàn tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ này, trong đó chú trọng hơn tới việc nâng cao thu nhập cho người giữ rừng…(Báo Lâm Đồng 30/7) đầu trang(
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh trồng được 843,4 ha/2.083 ha, đạt 40% kế hoạch (KH), trong đó, 74,1 ha rừng phòng hộ; 319,3 ha rừng sản xuất hộ gia đình; 45 ha rừng sản xuất của doanh nghiệp; 405 ha cây phân tán…
Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 39,81 ha, trong đó, 14,76 ha rừng tự nhiên; 25,05 ha rừng trồng tại các huyện: Bảo Lâm 5 ha; Hòa An 7,7 ha; Hà Quảng 3,06 ha; Nguyên Bình 6,09 ha; Trùng Khánh; 3,89 ha; Trà Lĩnh 3 ha; Thông Nông 3,61 ha.
Nguyên nhân gây ra cháy rừng do thời thiết nắng nóng cục bộ làm lớp thực bì chết khô dẫn đến nguồn vật liệu cháy cao; người dân chưa kiểm soát được nguồn lửa trong trình sản xuất, canh tác ở khu ven rừng. (Báo Cao Bằng 29/7) đầu trang(
21/7, NCB (Ngân hàng TMCP Quốc Dân) đã cùng với BIDV tổ chức lễ ký kết hỗ trợ vay vốn cho dự án xây dựng nhà máy bột giấy của CTCP VNT 19. Trong dự án này, NCB sẽ cam kết cho vay gói hỗ trợ 525.37 tỷ đồng.
Trong những năm gần đây, cùng với Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của cả nước, Quảng Ngãi, các tỉnh Duyên hải Miền Trung và vùng Đông Bắc Tây Nguyên đã quan tâm đầu tư phát triển trồng rừng, trong đó trồng rừng sản xuất đã được nhân dân và các doanh nghiệp tích cực tham gia, vì vậy diện tích rừng trồng sản xuất ngày càng tăng. Bên cạnh đó, một số nhà máy chế biến gỗ, dăm và sản xuất bột giấy đã được xây dựng và đi vào hoạt động, hàng năm đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực.
Công ty cổ phần Bột – Giấy VNT19 được thành lập với mục đích là đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy bột – giấy VNT19” tại Khu công nghiệp nhẹ Bình Hòa – Bình Phước, Khu kinh tế Dung Quất. Cổ đông chính của Công ty cổ phần Bột – Giấy VNT19 là Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (gọi tắt là Vietracimex) (61%).
Công ty Vietracimex có quy mô hoạt động lớn, tổng tài sản và nguồn vốn tăng trưởng mạnh qua các năm, tình hình tài chính tương đối ổn định. Thông qua việc thu mua dăm và gỗ để chế biến bột giấy, Dự án nhà máy sản xuất bột giấy của Công ty sẽ góp phần khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân ở nông thôn hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh theo các Nghị quyết của Đảng và Chính Phủ đối với khu vực Duyên hải Miền Trung.
Với những khả năng thành công đầy hứa hẹn của dự án Đầu tư xây dựng nhà máy Bột – Giấy VNT 19, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và BIDV đã đồng ý cùng cấp vốn với tổng số tiền tài trợ lên tới 4.202,92 tỷ đồng với tỷ lệ tài trợ : BIDV 70% TMĐT dự án (trước VAT) và NCB cho vay 10% TMĐT dự án (trước VAT) tương ứng gần 525.37 tỷ đồng.
Đánh giá về dự án, ông Nguyễn Thanh Tùng, phó phụ trách phòng KHCL NCB cho biết: “Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy của Công ty Cổ phần bột giấy VNT 19 sau khi đầu tư xong và đưa vào hoạt động sẽ mang lại nguồn thu từ ngoại tệ đáng kể cho Việt Nam do hiện tại đã có rất nhiều tập đoàn lớn của Nước ngoài muốn ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm bột của nhà máy (Như tập đoàn CellMark của Thụy Điển đã ký biên bản ghi nhớ bao tiêu toàn bộ 100% sản lượng bột giấy của nhà máy trong thời gian 10 năm).
Bên cạnh đó nhà máy sau khi đầu tư xây dựng cũng sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu dăm gỗ dồi dào trong nước và giải quyết việc dăm gỗ bấy lâu nay chỉ dùng để xuất khẩu thô do đó góp phần giảm việc xuất khẩu tài nguyên thô của đất nước. Ngoài ra dự án còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng loạt các lao động tại địa phương.
Với việc tham gia đồng tài trợ dự án này sẽ khẳng định sự chuyển mình của NCB sau thời gian tự tái cấu trúc bằng việc sẵn sàng tham gia tài trợ các dự án lớn có hiệu quả kinh tế cũng như giải quyết phần nào an sinh xã hội cho các địa phương nơi có dự án triển khai. Việc tham gia đầu tư dự án cũng phù hợp với chủ trương của HĐQT NCB là ngoài việc trở thành Ngân hàng cho vay mua nhà và xe thì NCB cũng sẵn sàng tham gia tài trợ các dự án lớn có chọn lọc và hiệu quả".
Trong thời gian tới, NCB cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh và xây dựng để cùng chia sẻ những khó khăn về vốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thêm động lực phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế ở địa phương. (CafeF 30/7) đầu trang(
Đến hết tháng 6, nhiều DN thủy điện đóng trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn chưa trả hết số tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các hộ dân.
Tổng số tiền các hộ nhận khoán, khoanh nuôi, trồng mới và chăm sóc bảo vệ rừng, lên tới hơn 30 tỷ đồng. Hà Giang có hơn 84.500 hộ gia đình tham gia nhận khoán khoanh nuôi và bảo vệ khoảng 180 ngàn ha rừng, thuộc lưu vực các nhà máy thủy điện.
Do làm tốt tuyên truyền các lợi ích từ rừng, người dân thực hiện nghiêm túc việc khoanh nuôi, trồng mới và bảo vệ rừng, đã giúp hệ sinh thái rừng phát triển tốt, góp phần giữ nguồn nước và điều tiết mưa lũ, bảo vệ hệ thống đập thủy điện, đồng thời tạo nguồn sinh thủy quanh năm, nên các nhà máy thủy điện có thể phát điện liên tục.
Tuy nhiên, các DN kinh doanh thủy điện tại Hà Giang vẫn chậm chi trả tiền DVMTR, do đó nhiều hộ dân nhận khoanh nuôi rừng với diện tích lớn vẫn ngóng đợi từ nhiều năm nay.
Ông Dương Đức Thắng - Trưởng thôn Nà Sài, xã Đông Hà, huyện Quản Bạ cho biết: "Hàng ngàn ha rừng do người dân thôn Nà Sài đang khoanh nuôi, bảo vệ đã được cấp trên xếp vào diện rừng được bảo vệ tốt nhất huyện Quản Bạ, lẽ ra phải được Nhà máy Thủy điện Thái An khen thưởng, thế nhưng ngay cả số tiền DVMTR của dân chúng tôi vẫn chưa được nhận".
Đến thời điểm này, các "đại gia" kinh doanh thủy điện ở Hà Giang vẫn nợ đọng tiền DVMTR, gồm có Nhà máy Thủy điện Thái An nợ khoảng 14 tỷ đồng; Công ty CP Bitexco Nho Quế nợ trên 10 tỷ đồng...
Ngược lại, cũng có DN rất sòng phẳng với chủ rừng, chẳng hạn như Công ty CP Phát triển năng lượng Á Châu, có 3 nhà máy thủy điện gồm: Suối Sửu I, suối Sửu II và Hạ Thành, mặc dù chỉ khai thác những nguồn nước nhỏ, nên công suất phát điện cũng được xếp vào diện nhỏ nhất, nhưng DN lại thực hiện rất tốt nghĩa vụ chi trả DVMTR cho nông dân và các chủ rừng vùng thượng lưu.
Được biết, nguồn kinh phí chi trả DVMTR của các nhà máy thủy điện, đã được Cục Điều tiết điện lực (thuộc Bộ Công thương) đưa vào giá thành mua bán điện, áp dụng đối với tất cả các nhà máy thủy điện có công suất dưới 30MW. Những nhà máy công suất trên 30MW, thì số tiền DVMTR được đưa vào hợp đồng mua bán điện giữa chủ đầu tư với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. (Nông Nghiệp Việt Nam 30/7, tr20) đầu trang(
Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) tham gia kế hoạch hành động “Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản- FLEGT” với EU dự kiến kết thúc đàm phán cuối năm nay sẽ tạo cơ hội thuận lợi hơn cho đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU.
Gỗ và sản phẩm đồ gỗ là 1 trong 5 nhóm hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam với kim ngạch năm 2013 đạt 5,5 tỷ USD, trong đó, thị trường EU chiếm khoảng 30% nhưng luôn đòi hỏi khắt khe về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
EU yêu cầu nhà nhập khẩu phải giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp với việc tuân thủ các quy định luật pháp hiện hành của quốc gia khai thác gỗ. Sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào EU chỉ được coi là hợp pháp và không phải làm trách nhiệm giải trình nguồn gốc nếu có giấy phép FLEGT, giấy phép này chỉ được cấp bởi các quốc gia đã kết thúc đàm phán và ký kết VPA/FLEGT với EU.
Tại cuộc tập huấn truyền thông nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho DN và cộng đồng về VPA/FLEGT vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Nguyễn Tường Vân- Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo đàm phán VPA/FLEGT- khẳng định: Đến nay, hai bên cơ bản đã đàm phán hầu hết nội dung và các phụ lục (9 phụ lục), thống nhất căn bản 7 phụ lục (1,2,3,4,5,8, 9).
Về định nghĩa gỗ hợp pháp theo pháp luật hiện hành Việt Nam, hai bên đã thống nhất về 8 nguyên tắc cơ bản và chia ra 2 nhóm đối tượng là hộ gia đình, tổ chức; nhất trí về quy trình nộp giấy phép, kiểm tra tính hiệu lực của giấy phép, xác minh giấy phép, cơ quan cấp phép FLEGT Việt Nam, giấy phép cấp theo chuyến hàng, thống nhất về quy trình, thủ tục cấp và gia hạn giấy phép…
Tuy nhiên, nội dung đàm phán cũng còn một số vướng mắc. Các vấn đề như kiểm soát gỗ nhập khẩu, gỗ cao su (cao su ở Việt Nam coi là cây công nghiệp, không coi là cây lấy gỗ), gỗ tịch thu… vẫn chưa thống nhất. Việc thiết lập Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS) để cấp phép FLEGT còn vướng ở chỗ làm thế nào vừa bảo đảm kiểm soát, xác minh đáp ứng được các yêu cầu của EU nhưng vẫn hạn chế phát sinh thủ tục hành chính, không ảnh hưởng đến hoạt động của DN, chủ rừng, không làm tăng chi phí cho DN...
Từ nay đến cuối năm, dự kiến sẽ có 2 vòng đàm phán cấp chuyên viên và cấp cao cũng như một số cuộc kiểm chứng hiện trường. Trên cơ sở đó, hai bên cố gắng giải quyết các vướng mắc và kết thúc đàm phán. (Công Thương 30/7) đầu trang(
Sau khi Báo Lâm Đồng có bài phản ánh “Ì ạch các dự án trồng rừng, trồng cao su tại Đạ Tẻh”, UBND huyện đã tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện dự án đối với 22 doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Theo ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, tiến độ triển khai các dự án đầu tư trồng rừng, trồng cao su của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đều chậm, đến nay tiến độ thực hiện mới chỉ đạt từ 40 - 50%.
Do đó, trong thời gian tới, UBND huyện Đạ Tẻh sẽ kiến nghị thu hồi một phần hoặc toàn bộ dự án đối với các doanh nghiệp chậm triển khai và không đủ năng lực tài chính để tiếp tục triển khai.
Ông Hùng cũng cho biết thêm: Từ đầu năm 2014, UBND huyện đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng không tiếp tục cấp phép hoặc gia hạn giấy phép khai thác tận dụng lâm sản cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sau khi khai thác tận dụng lâm sản nhưng triển khai dự án rất chậm.
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương. Từ đầu năm 2014, trên địa bàn huyện Đạ Tẻh chỉ còn 2 doanh nghiệp được gia hạn khai thác tận dụng lâm sản đến tháng 6/2014 (do các doanh nghiệp này đã nộp thuế tài nguyên nhưng chưa khai thác kịp). Như vậy, đến hiện tại, huyện Đạ Tẻh không còn doanh nghiệp nào được phép khai thác tận dụng lâm sản.
Cũng liên quan đến bài phản ánh “Ì ạch các dự án trồng rừng, trồng cao su tại Đạ Tẻh”, Báo Lâm Đồng đã nhận được thư phản hồi của Công ty TNHH Nông nghiệp Khang Cường (đã mua lại cổ phần của Công ty CP Đầu tư Kinh doanh vàng bạc đá quý Kim Minh Đạt - đơn vị triển khai dự án rất chậm, chỉ thực hiện khai thác tận dụng lâm sản).
Theo thư phản hồi, Công ty Khang Cường cảm ơn Báo Lâm Đồng đã phản ánh đúng thực trạng nói trên. Đồng thời, Công ty cũng cho biết, từ khi mua lại phần lớn cổ phần của dự án vào năm 2013, Công ty đã triển khai dự án nông lâm nghiệp kết hợp trên diện tích hơn 800ha.
Công ty rất quan tâm đến công tác trồng và bảo vệ rừng, nên từ khi tiếp quản lại dự án, Công ty đã ngừng toàn bộ việc khai thác rừng và phá bỏ các con đường khai thác gỗ để hạn chế tình trạng xe cơ giới của lâm tặc vào rừng khai thác.
Hiện tại, Công ty Khang Cường đang làm việc với cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng và Cơ quan Phát triển nông thôn Hàn Quốc để triển khai Mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững, kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và khôi phục rừng. (Báo Lâm Đồng 28/7) đầu trang(
Xem xét đề nghị của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sao Bắc Việt tại Công văn số 247/2014/SBV/CV ngày 24/7/2014 về việc “địa điểm đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao”, đồng chí Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến:
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Văn phòng UBND tỉnh thông báo để các cơ quan liên quan thực hiện. (Công văn số 247/2014/SBV/CV ngày 24/7/2014 của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sao Bắc Việt được gửi qua Hệ thống Văn phòng điện tử). (Langson.gov.vn 29/7) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Thịt của loài động vật này trở thành “cao lương mỹ vị” trên bàn tiệc khắp Đông Nam Á, bất chấp cảnh báo của các tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế.
Trên thực tế, tê tê đã trở thành loài động vật có vú bị buôn lậu nhiều nhất trên thế giới. Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đang đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ loài này ở châu Á và châu Phi, hai khu vực đang bùng phát nạn buôn lậu nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng của thị trường chợ đen ở khu vực châu Á.
Giới chuyên gia bảo tồn thiên nhiên cảnh báo sự tuyệt chủng của loài tê tê sẽ xóa sạch 80 triệu năm lịch sử tiến hóa của loài này.
IUCN cho biết hơn 1 triệu con tê tê đã bị săn trộm trong 10 năm qua. Hãng tin AFP dẫn lời ông Jonathan Baillie - đồng chủ tịch Ủy ban vì sự sống còn các loài, một tổ chức trực thuộc IUCN - nhấn mạnh có tất cả tám loài tê tê đang nằm trong danh sách bị đe dọa tuyệt chủng, phần lớn là do bị buôn lậu đến Trung Quốc và Việt Nam.
Chuyên gia này cho rằng nạn buôn lậu đang rộ lên ở châu Á không chỉ vì thịt tê tê là món ăn thượng hạng mà vì vảy của loài động vật này còn được dùng trong đông y để chữa một số bệnh.
Ước tính mỗi năm có hàng chục ngàn con tê tê bị buôn lậu ở khu vực này. Cuối tháng 4-2013, hải quan Pháp đã chặn 50kg vảy tê tê đang trên đường từ Cameroon chuyển về Việt Nam.
Dan Challender, chủ tịch nhóm chuyên gia thuộc Tổ chức động vật học ở London, đề xuất chính phủ Trung Quốc và Việt Nam cần cho thống kê số tê tê hiện đang còn trong tự nhiên của mình và công bố công khai nhằm cho người dân thấy rằng tê tê bắt từ rừng tự nhiên sẽ sớm không còn để lên bàn ăn nữa.
Ở Trung Quốc, hoạt động buôn bán tê tê vẫn bùng phát bất chấp chính quyền Bắc Kinh đã có luật cấm và phạt tù bất kỳ ai buôn bán hoặc ăn động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Cụ thể, miền nam Trung Quốc từ lâu nổi tiếng là vùng có khẩu vị kỳ dị. Người dân địa phương thỉnh thoảng vẫn thường khoe sẽ “ăn bất cứ thứ gì bốn chân ngoại trừ cái bàn”.
Tháng 4-2014, Trung Quốc đã tăng mức án tù lên 10 năm đối với những người bắt, bán hay tiêu thụ các loài động vật quý hiếm. Nhưng ở tỉnh Quảng Đông, việc thực thi luật còn khá lỏng lẻo.
Theo báo Tài Kinh, thịt tê tê vẫn được bày bán công khai ở ven đường. “Tôi có thể bán nửa ký thịt tê tê làm sẵn với giá 80 USD. Nếu bán một con còn sống thì giá hơn 160 USD” - một tiểu thương ở chợ bán sỉ thịt tươi Phú Hưng cho biết.
Thời Báo Kỹ Thuật Bắc Kinh dẫn lời một quan chức giấu tên trong chính quyền Quảng Đông cho biết chợ Phú Hưng thực chất là một trung tâm thương mại trá hình của các nhóm buôn lậu thú rừng. Điền Dương Dương, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tự nhiên của Trung Quốc, cho biết những nhà hàng ở Quảng Đông không đưa tê tê vào thực đơn chính nhưng “khách hàng ruột” vẫn được phục vụ khi có nhu cầu ăn tê tê.
Tháng 5-2014, cảnh sát tỉnh Quảng Đông tịch thu 956 con tê tê đông lạnh, nặng khoảng 4 tấn.
Bà Jill Robertson, tổng giám đốc điều hành quỹ từ thiện Động vật châu Á ở Hong Kong, nhận định việc tăng mức án tù đối với hành vi buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã quý hiếm là một bước tích cực của Chính phủ Trung Quốc nhưng vẫn chưa đủ khi tính thực thi chưa hiệu quả cũng như nhận thức của người dân chưa nâng cao.
“Buôn lậu động vật hoang dã là một ngành siêu lợi nhuận, đem lại hàng tỉ USD cho các đầu nậu ở Trung Quốc” - bà Jill nhấn mạnh. (Tuổi Trẻ 30/7, tr19) đầu trang(
Các nhà khoa học tuyên bố, cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 đã bắt đầu trên Trái đất và "thủ phạm" không ai khác chính là con người.
Trong một cuộc khảo cứu mới được đăng tải trên tạp chí Science, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế cho biết, sự đa dạng sinh học hiện thời của Trái đất, sản phẩm của 3,5 tỉ năm tiến hóa "thử và sai", là thành quả cao nhất trong lịch sử sự sống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện cảnh báo, sự đa dạng này đã đạt đến điểm tới hạn.
Theo các chuyên gia, trong khi các cuộc đại tuyệt chủng trước đây bắt nguồn từ sự biến đổi tự nhiên của hành tinh hoặc những vụ tấn công thảm họa của thiên thạch, làn sóng chết dần chết mòn của các loài sinh vật hiện tại có thể liên quan đến hoạt động của con người.
Giáo sư sinh vật học Rodolfo Dirzo thuộc Đại học Stanford (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, đã đề cập tới một thời kỳ có tên gọi "Anthropocene defaunation", ám chỉ sự suy giảm số lượng các loài động vật ăn cỏ và săn mồi hàng đầu trên hành tinh do tác động của con người tới môi trường.
Kể từ năm 1500, hơn 320 loài động vật có xương sống trên cạn đã lâm vào tình trạng tuyệt chủng. Các loài còn lại giảm 25% dân số so với trước. Tình trạng thảm khốc tương tự cũng đang xảy ra với các sinh vật không có xương sống.
Ở động vật có xương sống, 16 - 33% các loài khắp toàn cầu ước tính đang bị đe dọa hoặc trong tình thế cực kỳ nguy hiểm. Các thành viên trong quần thể động vật lớn và khổng lồ, bao gồm cả voi, hà mã, gấu bắc cực và vô số loài khác khắp thế giới, đang đối mặt với tỉ lệ suy giảm nhanh nhất, một xu hướng từng xuất hiện trong các cuộc đại tuyệt chủng trước kia.
"Nơi nào có mật độ người cư trú dày đặc, nơi đó sẽ có tỉ lệ suy giảm các động vật ăn cỏ và động vật săn mồi cao, đồng thời lại có sự xuất hiện đông đảo của những động vật gặm nhấm và mầm bệnh chúng mang theo", giáo sư Dirzo cho biết.
Tương tự, trong khi dân số loài người tăng gấp đôi trong 35 năm qua thì số lượng động vật không có xương sống, chẳng hạn như ong, bướm, nhện và giun, lại suy giảm 45% cùng thời gian đó. Cũng như với các động vật lớn hơn, sự suy giảm số lượng các loài sinh vật không có xương sống này chủ yếu do mất nơi cư trú và sự biến đổi khí hậu toàn cầu, có liên quan đến hoạt động của con người.
Những sự suy giảm trên có thể đang ảnh hưởng ngược trở lại đời sống hàng ngày của con người vì vai trò của chúng. Chẳng hạn như, các con trùng đang thụ phấn cho gần 75% mùa màng của thế giới, ước tính tương đương 10% giá trị kinh tế của nguồn cung lương thực toàn cầu. Côn trùng cũng giữ vai trò thiết yếu trong việc cung cấp dinh dưỡng và phân hủy vật liệu hữu cơ, giúp bảo đảm hiệu quả của hệ sinh thái.
Ông Dirzo nói, các giải pháp để đối phó với cuộc đại tuyệt chủng thứ sáu này khá phức tạp. Việc con người giảm ngay lập tức tốc độ thay đổi môi trường sống cũng như việc khai thác, bóc lột quá mức các loài động vật sẽ hữu ích, nhưng những giải pháp này cần phải được điều chỉnh phù hợp với từng vùng và từng tình huống cụ thể.
Ông Dirzo bày tỏ hy vọng, việc nâng cao nhận thức về cuộc đại tuyệt chủng đang tiếp diễn cũng như các hậu quả gắn liền với nó sẽ giúp tạo ra sự thay đổi thiết yếu. (VietnamNet 28/7) đầu trang(
Chất lượng không khí chung quanh thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia và trên đảo Borneo bị xem là có hại cho sức khoẻ, vào lúc mà khói mù do cháy rừng ở Indonesia che phủ bầu trời Malaysia hôm 29/7.
Người dân Kuala Lumpur nay phải đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi khói mù ô nhiễm. Chỉ số của 9 trong số khoảng 50 trạm đo ô nhiễm không khí đã lên đến mức hơn 100, có nghĩa mức có hại cho sức khoẻ. Riêng tại thành phố Sibu, bang Sarawak, trên đảo Borneo, chỉ số ô nhiễm không khí vượt quá 200, tức là mức rất có hại cho sức khỏe.
Tại Indonesia, Cơ quan Phòng chống Thiên tai Quốc gia đã huy động trực thăng thả nước xuống để tìm cách dập tắt các đám cháy. Hàng trăm binh lính và cảnh sát cũng đã cùng với lính cứu hỏa phun nước vào đám cháy rừng hiện đã lan ra hơn 850 hectare đất. Thế nhưng, các đám cháy vẫn còn dữ dội.
Theo một phát ngôn viên Cơ quan Phòng chống Thiên tai Indonesia, 99% các vụ cháy rừng là do người gây nên. Các đám cháy rừng vẫn được cho là do các công ty sản xuất dầu cọ gây ra, bởi vì, mặc dù là trái pháp luật, họ vẫn đốt rừng để lấy đất trồng trọt.
Chính quyền Jakarta vào tháng trước đã báo động hai nước láng giềng Malaysia và Singapore là sẽ lại bị ảnh hưởng của khói mù, sau khi các đám cháy rừng bùng lên ở tỉnh Rau, trung tâm điểm của khủng hoảng ô nhiễm không khí vào năm ngoái.
Năm ngoái, cả Singapore và Malaysia đều bị ảnh hưởng, với chỉ số ô nhiễm không khí lên tới 750 tại một thành phố ở miền Nam Malaysia vào tháng 6. Đây là mức ô nhiễm không khí cao nhất tại một quốc gia Đông Nam Á trong vòng 16 năm qua, khiến chính quyền Kuala Lumpur phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều huyện, đóng cửa trường học. (Văn Phòng Biến Đổi Khí Hậu Cần Thơ 30/7) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng