Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 28 tháng 08 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Như đã thông tin, lợi dụng chính sách trồng rừng phòng hộ, BQL rừng phòng hộ Anh Sơn đã vi phạm nghiêm trọng quy trình kỹ thuật, dẫn đến một khối lượng gỗ rất lớn bị đốn hạ.
Chưa ai thống kê được số gỗ lậu bao nhiêu, chỉ biết khối lượng bị bắt giữ ngày càng nhiều. Dư luận cho rằng, đang có sự bao che cho vụ việc nghiêm trọng này!
Việc phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại lô a, khoảnh 13 và lô a, khoảnh 9 (tiểu khu 946) thuộc quản lý của Trạm bảo vệ rừng Cao Vều, Ban quản lý rừng phòng hộ Anh Sơn.
Ngày 2/8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về Môi trường (PC49), CA Nghệ An phối hợp lực lượng kiểm lâm Anh Sơn bắt giữ 29,35m3 gỗ tròn thuộc nhóm 7, 8 tại tiểu khu 946 (gồm 14,79m3 tại khoảnh 13 và 14,56m3 tại khoảnh 9) trên tổng diện tích 0,98 ha.
Ngay sau sự việc, Báo NNVN đã nhận được nhiều thông tin cho rằng số gỗ bị đốn hạ thực tế còn lớn hơn nhiều số gỗ bị bắt giữ nên đã cho nhóm PV vào cuộc điều tra. Kết quả, một số lượng gỗ “vô chủ” bị phát hiện nằm rải rác trong khu vực quản lý của BQL rừng phòng hộ Anh Sơn.
Mặt khác, nhiều kiểm lâm địa bàn cho rằng, khi thực hiện việc phát thực bì, Trạm bảo vệ rừng Cao Vều cũng không hề thông báo cho lực lượng kiểm lâm. Đến ngày 4/8 sau khi PC49 vào cuộc, BQL rừng phòng hộ Anh Sơn mới gửi hồ sơ cho lực lượng kiểm lâm.
Sau khi Báo NNVN phản ánh, ông Nguyễn Tất Hòa, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Anh Sơn thừa nhận BQL có nhiều thiếu sót khi để xảy ra sự việc. Ông Hòa cho biết, việc chặt, đốn hạ cây cao trong rừng phòng hộ là sai phạm. “Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An đã đình chỉ việc phát thực bì tại Cao Vều. Chúng tôi cũng đang làm báo cáo giải trình vụ việc này”, ông Hòa cho biết.
Điều đáng ngạc nhiên ở chỗ, vụ việc đã xảy ra cả tháng trời nay, PC49 cũng vào cuộc chừng ấy thời gian, nhưng chỉ đến khi Báo NNVN thông tin thì khối lượng gỗ “vô chủ" mới tiếp tục bị bắt giữ. Dường như các cơ quan chức năng cố tình che giấu sự việc.
Ông Lê Tham Mưu, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phúc Sơn, một trong những lực lượng chính bắt gỗ lậu trên địa bàn này khẳng định: Chúng tôi vừa bàn giao cho lực lượng Kiểm lâm địa bàn hơn 10,2m3 gỗ “vô chủ” nằm rải rác trong diện tích của BQL rừng phòng hộ Anh Sơn.
Mặc dù vậy, ông Nguyễn Tất Hòa khẳng định số gỗ này không liên quan đến việc phá rừng phòng hộ tại Trạm bảo vệ rừng Cao Vều. Nếu không phải số gỗ trên được đốn hạ từ rừng phòng hộ Anh Sơn thì nguồn gốc ở đâu? Điều này dấy lên nghi ngờ cả lực lượng kiểm lâm địa bàn cũng đã tiếp tay cho hành vi phá rừng phòng hộ ở Anh Sơn. (Nông Nghiệp Việt Nam 28/8, tr15) đầu trang(
Cuối tháng 7, hơn 50 gốc cây pơmu nguyên sinh (ước tính hơn 150m3 gỗ) của rừng phòng hộ khu vực biên giới Việt - Lào, thuộc địa phận xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) bị lâm tặc đốn hạ, nhưng lực lượng chức năng không hề hay biết.
Theo tìm hiểu của PV, vụ việc lâm tặc đốn hạ hơn 50 gốc gỗ pơmu nguyên sinh xảy ra vào cuối tháng 7, đến đầu tháng 8. Sau đó, 2 kiểm lâm địa bàn là anh Hoàng Minh Ngọc và Nguyễn Văn Cường đi tuần tra rừng phòng hộ khu vực biên giới theo định kỳ thì phát hiện.
Hiện trường xảy ra vụ việc chỉ cách trụ sở UBND xã Tam Hợp chừng hơn 2km. Cụ thể, lâm tặc đã đốn hạ các cây pơmu hàng chục năm tuổi ở các điểm thuộc lô 3, khoảnh 6 và lô 3, khoảnh 10 thuộc tiểu khu 704; lô 1, khoảnh 10 tiểu khu 700.
Số gỗ bị chặt phá nói trên theo tìm hiểu của PV hầu hết là gỗ pơmu nhóm IIA (thuộc chủng loại gỗ quý hiếm) và một ít cây gỗ giổi nhóm III. Trong số các cây pơmu bị đốn hạ, có nhiều cây đã bị lâm tặc xẻ thành thanh để dễ dàng vẫn chuyển. Tổng khối lượng gỗ pơmu bị chặt phá là 156,768m3.
Được biết, khu vực rừng bị chặt phá này do Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương quản lý, bảo vệ.
Trao đổi với PV, ông Võ Sỹ Lâm – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tương Dương cho hay: “Vụ việc đang được các cơ quan chức năng, gồm Công an huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ và Kiểm lâm huyện phối hợp điều tra xử lý. Hiện tôi cũng chưa thể cung cấp thông tin vì đang trong giai đoạn điều tra…”.
Theo thông tin PV mới nhận được, Công an huyện Tương Dương đã bước đầu xác định được có 4 nhóm người liên quan đến việc chặt phá rừng phòng hộ kể trên, đa số là người dân tộc Mông thuộc xã Tam Hợp. Công an cũng đã triệu tập 3 đối tượng và đã có 2 người tự khai nhận đã chặt hạ 27/50 cây pơmu ở địa phận tiểu khu 704.
Được biết, đây là vụ chặt phá rừng có tổ chức, quy mô, có đối tượng cầm đầu nên lực lượng chức năng huyện Tương Dương đang nỗ lực điều tra, xác minh các đối tượng để nghiêm trị trước pháp luật.
“Đây là vụ việc nhạy cảm, bởi địa bàn xảy ra vụ chặt phá rừng là địa phận giáp ranh với nước bạn Lào, những người tham gia chặt phá lại chủ yếu là người Mông nên cần phải có thời gian để truy tìm các đối tượng…” - ông Võ Sỹ Lâm cho biết thêm.
Một lãnh đạo địa phương cho biết, với số lượng gỗ pơmu bị đốn hạ kể trên, cơ quan chức năng có đủ cơ sở xem xét khởi tố vụ án và làm rõ trách nhiệm những ai liên quan.
Đã gần 1 tháng kể từ khi phát hiện vụ việc, hơn 150m3 gỗ pơmu bị chặt phá vẫn còn nằm ở trong rừng, dù đã được kiểm đếm. (Công An Nhân Dân 28/8; Nông Thôn Ngày Nay 28/8, tr6) đầu trang(
Việc phá rừng, đục khoét đất đá đãi vàng khiến sông Hre ô nhiễm nghiêm trọng. “Vàng tặc” cầm hung khí vào tận từng thôn, bản tìm cán bộ tham gia truy đuổi làm náo loạn một vùng.
Đoàn liên ngành huyện Kon Plông nhiều lần truy quét, thậm chí đã nổ súng…, nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động công khai. Vì vàng, “vàng tặc” sẵn sàng đổ máu. Sự thanh trừng giữa “ông trùm” N và T chỉ là vụ nổi bật so với hàng chục vụ đụng độ khác.
Phó trưởng CA huyện Kon Plông  Trịnh Xuân Anh cho biết, vì chúng tự dàn xếp, không tố giác nên không thể xử lý. Việc khai thác vàng công khai, thể hiện từ vùng lõi núi Kon Piêng sau lan ra mép bìa rừng. Lấn dần, xâm chiếm luôn đất rẫy của người dân các thôn xã Hiếu. Chúng đe dọa: “Nếu không bán đất nương, rẫy thì cũng bị các đối tượng khác đến phá”.
“Người bán được nhiều tiền nhất A Hà, A Uông (thôn Kon Piêng) nhận được 30 triệu đồng. Số còn lại bị “vàng tặc” lừa, khi nói bán 10 triệu/sào, trả trước 5 triệu, nhưng khai thác xong thì bỏ trốn luôn” - T - một cán bộ khác - nói. Đất rẫy bị “vàng tặc” đào bới làm biến dạng, không còn xác định được ranh giới, diện tích. Báo cáo số 49/BC-TNMT của Phòng TNMT huyện Kon Plông cho biết, có 13 hộ dân hai thôn Kon Plinh, Kon Piêng bị “vàng tặc” dụ dỗ, đe nẹt phải bán đất.
Trước sự quấy phá của “vàng tặc”, ngày 30.6, UBND tỉnh Kon Tum ra Quyết định số 617/QĐ-UBND chỉ đạo UBND huyện Kon Plông  lập đoàn liên ngành gồm: Phòng TNMT, Hạt Kiểm lâm huyện, Lâm trường Măng La, UBND xã Hiếu kết hợp cán bộ thôn, bản truy quét, đẩy đuổi. “Khi cán bộ huyện ra về, “vàng tặc” đem người dùng dao vào tận thôn, bản tìm cán bộ thôn đòi chém vì dám tham gia truy quét” - một cán bộ cho hay.
Điều khó hiểu là mỗi lần đoàn liên ngành tiến hành truy quét, “vàng tặc” đều biết trước, cất giấu máy móc và bỏ trốn khỏi các bãi vàng. Trao đổi với Lao Động, Chủ tịch UBND xã Hiếu Hoàng Hà Thanh Hải và Phó trưởng CA huyện Kon Plông Trịnh Xuân Anh thừa nhận, “vàng tặc” có nội gián nên mỗi lần truy quét, đều không bắt được ai, chỉ biết đốt máy móc, lán trại. Khi lực lượng vào tận nơi, “vàng tặc” đã cất giấu máy móc, chứng tỏ họ có thời gian để chuẩn bị. Tôi chắc chắn họ có vệ tinh” - Phó trưởng CA huyện Trịnh Xuân Anh nói.
Tại trụ sở UBND xã Hiếu, ông Hoàng Hà Thanh Hải cho PV xem hàng ngàn viên đạn chì thu được tại lán trại “vàng tặc” trong một lần truy quét. Bà Y Thị - Phó Chủ tịch huyện Kon Plông - ngao ngán: “UBND huyện chỉ đạo đoàn liên ngành nhiều lần vào cuộc, nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động hết sức phức tạp”.
Báo cáo “cuộc chiến” truy quét của UBND huyện nêu: Ngày 20.3, đoàn liên ngành truy quét thu 1 bình gas, 1 bình ôxy, 30 lít dầu diesel, 36 ống ti bơm dầu, 80kg gạo...; ngày 26.6, phát hiện 6 máy Dong Pong, 3 máy đào vàng, ống hút; ngày 8.7, phát hiện 3 thùng phuy chứa dầu diesel, 3 máy đào; ngày 30 - 31.7, tiêu hủy 9 máy nổ Dong Pong, 40 lít dầu diesel, 90m ống nước, 3 máy đào... Điều lạ, đoàn liên ngành không bắt được đối tượng nào.
Tháng 11.2013, bức xúc “vàng tặc” phá rừng, phá đất rẫy tìm vàng. Là cán bộ, T cùng người dân thôn Kon Piêng (xã Hiếu) vào tận rừng truy đuổi. “Khi vào, “vàng tặc” đưa giấy phép do chủ tịch địa phương ký, đóng dấu. Nó (vàng tặc) nói, chủ tịch cho mình làm rồi” - T nói. Phó trưởng CA huyện Trịnh Xuân Anh thừa nhận có nghe sự việc trên. Thế nhưng, vụ việc chưa được điều tra, làm rõ thì tháng 3.2014, ông chủ tịch xã được cấp trên nhấc lên làm lãnh đạo ở văn phòng UBND huyện Kon Plông.
“Vàng tặc” ung dung hoạt động, giỡn mặt chính quyền khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi: Chính quyền có bảo kê “vàng tặc” hay bất lực trong việc truy quét, đẩy đuổi? Trong khi chờ câu trả lời, thì sông Hre đang “kêu cứu” từng ngày vì bị băm nát, xới tung bởi các loại máy móc sàng, đãi vàng. Một khi nạn “vàng tặc” chưa được truy quét thì số hộ dân mất đất sản xuất không chỉ dừng ở con số 13.
“Vàng tặc” mở đường, xẻ gỗ làm lán trại, máng đãi đã hạ hàng trăm cây gỗ quý ở khu vực núi Kon Piêng. Lâm tặc lợi dụng tuyến đường “vàng tặc” mở, đua nhau vào khai thác gỗ. Các bãi vàng đang hoạt động nằm ở tiểu khu 500, 501, 502 của Lâm trường Măng La quản lý (thuộc Cty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông). (Lao Động 27/8) đầu trang(
27/8, Công an huyện Bố Trạch đang phối hợp với các cơ quan chức năng trên trên địa bàn điều tra, làm rõ đối tượng đánh trọng thương kiểm lâm viên Lê Ngọc Thương (53 tuổi) công tác tại Trạm Kiểm lâm Khe Gát thuộc Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.
Theo hồ sơ ban đầu, vào lúc 16h ngày 22/8, anh Thương và một số kiểm lâm viên trong lúc đi tuần tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng ở khu vực rừng Cây Ngá, thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thì gặp một nhóm lâm tặc đang vào rừng khai thác gỗ trái phép.
Khi tổ kiểm lâm yêu cầu các đối tượng dừng lại để kiểm tra thì bất ngờ các đối tượng lao vào tấn công lực lượng kiểm lâm. Khi kiểm lâm viên Lê Ngọc Thương bị đánh chảy máu mũi và nhiều vết thương khác dẫn đến ngất xỉu thì nhóm đối tượng mới bỏ đi.
Anh Thương được đưa vào Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cu Ba cấp cứu, chữa trị, hiện đã qua cơn nguy kịch. (Công An Nhân Dân 28/8) đầu trang(
27.8, Phòng Cảnh sát môi trường CA tỉnh đã chuyển hồ sơ, đề nghị Cơ quan CSĐT CA tỉnh tiếp tục xác minh, khởi tố các đối tượng: Bùi Hoàng Vũ, Bùi Phạm Ngọc, Bùi Quang Vấn (trú xã Quảng Sơn, huyện Đắc Glong) về hành vi hủy hoại rừng.
Theo điều tra ban đầu, các đối tượng này đã trực tiếp chặt phá gần 14ha rừng tự nhiên tại xã Quảng Sơn, sau đó bán lại toàn bộ diện tích cho các hộ khác với giá 70 triệu đồng/ha, thu lợi bất chính hơn 1,1 tỉ đồng. (Lao Động 28/8, tr7) đầu trang(
Theo Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, trong tháng 8, do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài nên đã xảy ra cháy rừng tại một số địa phương, có nơi nghiêm trọng. Diện tích rừng bị cháy là 440ha.
Tính chung tháng 8 qua, diện tích rừng bị cháy là 2.504 ha. (Nông Thôn Ngày Nay 28/8, tr2) đầu trang(
26-8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí đã có buổi làm việc với Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Đồng Nai về công tác bảo vệ và phát triển Khu dự trữ sinh quyển này...
Theo Ban quản lý, Khu DTSQ Đồng Nai có diện tích gần 970 ngàn hécta nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông. Trong đó, diện tích vùng lõi hơn 173 ngàn hécta là rừng liền mạch phần lớn nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được các nhà khoa học đánh giá là nơi lưu giữ nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Để bảo vệ và phát triển Khu DTSQ Đồng Nai, Ban quản lý đã xây dựng 12 dự án, trong đó có một số dự án đáng chú ý như: Cộng đồng tham gia bảo vệ, nuôi trồng sử dụng cây thuốc quý trong rừng; nuôi trồng sử dụng thủy sản hợp lý; xử lý cây mai dương; phát triển du lịch sinh thái; bảo tồn nhóm chim Trĩ...
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Trí yêu cầu các thành viên trong Ban quản lý phải căn cứ vào nhiệm vụ được phân công để thực hiện cho tốt. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu được giá trị của Khu DTSQ, cùng tham gia bảo vệ rừng. (Báo Đồng Nai 26/8) đầu trang(
Từ đầu năm tới nay, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn.
Nhờ đó, trên địa bàn không còn điểm nóng về khai thác, chặt phá rừng; số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng giảm đáng kể. Thống kê, hiện toàn tỉnh có trên 415.103ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên 234.337ha, rừng trồng 172.521ha, nhiều diện tích giáp ranh địa bàn các tỉnh. Đời sống người dân gần rừng còn nhiều khó khăn nên thường xảy ra tình trạng chặt phá rừng.
Để ngăn chặn tình trạng phá rừng, xác định tuyên truyền cho người dân hiểu về tầm quan trọng của rừng vẫn là biện pháp hàng đầu nên từ đầu năm đến nay, Chi cục  đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm phối hợp với các xã, thôn, bản tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), các chính sách về lâm nghiệp cho các hộ dân. Công tác tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng như in tờ rơi, áp phích, các cuộc họp thôn, bản.
Nhờ đó, đã nâng cao ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh công tác tuyên truyền, hàng loạt các giải pháp giữ rừng được triển khai như: Tăng cường kiểm lâm xuống cơ sở, tham mưu giúp chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR; xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng ở các thôn, bản; ký cam kết bảo vệ rừng tới các hộ dân; nâng cao chất lượng khoán và bảo vệ rừng tới hộ, nhóm hộ.
Đồng thời, Chi cục  đã bố trí cán bộ kiểm lâm địa bàn xã, đội kiểm lâm cơ động- PCCCR và các trạm kiểm lâm triển khai lực lượng bám sát địa bàn, tuần tra, truy quét tại các khu rừng trọng điểm và vùng giáp ranh để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Tính đến ngày 15/7, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 156 vụ vi phạm lâm luật, trong đó: 51 vụ vận chuyển lâm sản trái phép; 46 vụ cất giữ; 38 vụ phát rừng làm nương rẫy; 12 vụ khai thác.., tịch thu 38,71m3 gỗ xẻ; 44,72m3 gỗ tròn các loại, phạt hành chính, bán hàng tịch thu, thu nộp ngân sách trên 451 triệu đồng.
Ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: “Nhờ triển khai nhiều biện pháp quyết liệt từ cơ sở, đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ giữa kiểm lâm, công an, quân đội và chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng được duy trì thường xuyên nên số vụ vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ rừng giảm hẳn so với cùng kỳ năm 2013, trên địa bàn không xảy ra “điểm nóng” về chặt phá rừng”.
Để giữ rừng hiệu quả, từ nay đến cuối năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong quản lý, bảo vệ rừng; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kiểm lâm; tăng cường lực lượng kiểm lâm về cơ sở; phối hợp chặt chẽ với chủ rừng, chính quyền cơ sở, với các lực lượng chức năng bảo vệ rừng tận gốc; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản tại các vùng rừng giàu tài nguyên, các tuyến đầu mối giao thông, để ngăn chặn việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép.
Tuy nhiên, để công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR đạt hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của ngành kiểm lâm cần có sự tham gia của cả cộng đồng. Thực tế cho thấy, ở những nơi nào chính quyền địa phương chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý, bảo vệ rừng và có sự tham gia tích cực của ngành chức năng, hội, đoàn thể và người dân thì địa bàn đó rất ít xảy ra tình trạng phá rừng. (Báo Yên Bái 26/8) đầu trang(
Sau một thời gian dài tạm lắng, thì từ đầu năm đến nay, tình trạng lâm tặc vận chuyển gỗ lậu bằng xe gắn máy ở các huyện miền núi Quảng Nam lại bùng phát.
Trước thực trạng nguy hiểm này, ngành kiểm lâm đã triển khai các biện pháp ngăn chặn. Nhiều điểm chốt chặn, cùng các đội tuần tra liên ngành đã vào cuộc và đã bước đầu mang lại thành công.
Không còn vận chuyển được gỗ lậu bằng đường sông, bằng xe cơ giới, lâm tặc lại chuyển sang hình thức sẽ gỗ theo quy cách rồi vận chuyển bằng xe gắn máy. Những ngày cao điểm đội xe này lên đến cả trăm chiếc. Lưu thông trên đường với tốc độ cao, lại chở nặng, công kềnh nên tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra.
Sau một tuần vào cuộc, các trạm chột chặn cùng các đội liên ngành đã bắt giữ được 36 vụ, thu giữ nhiều phương tiệm vận chuyển gỗ trái phép.
Dù phải đối mặt với sự nguy hiểm do phải truy đuổi và sự chống trả quyết liệt của các đối tượng, nhưng với một quyết tâm cao, đường dây vận chuyển gỗ lậu bằng xe gắn máy từ huyện Nam Giang, Đông Giang về Đại Lộc rồi tiêu thu ở Đà Nẵng đã được ngăn chặn. Bình yên cũng đã trở về trên tuyến đường HCM và Quộc lộ 14B - nơi đội xe chở gỗ lậu này hoành hành. (VTV9 26/8) đầu trang(
Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho biết: 27/8, đơn vị đã phối hợp với Dự án: “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” tổ chức lớp tập huấn cho 35 học viên là cán bộ, chuyên viên công tác tại các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản như: Hiệu ứng nhà kính và các hoạt động của con người làm tăng nồng độ khí nhà kính (đặc biệt là khí CO2 và CH4)  do đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, ga), mất rừng và việc chăn thả gia súc; hiện tượng Trái đất nóng lên và hậu quả của nó; các chính sách bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng; các giải pháp trong bảo vệ và phát triển rừng trong phát triển sinh kế của người dân địa phương.
Được biết, dự án: “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” Do Tổng cục Lâm Nghiệp - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn làm chủ dự án với kinh phí được ngân hàng thế giới (Quỹ đối tác các bon trong lâm nghiệp - FCPF) tài trợ, với mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các bon của rừng, quản lý rừng bền vững, tăng cường trữ lượng các bon của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Lớp tập huấn sẽ diễn ra trong hai ngày từ 27 đến 28/8. (Tài Nguyên & Môi Trường 27/8) đầu trang(
Huyện miền núi Hướng Hóa có 17/22 xã có rừng với tổng diện tích trên 46.000 ha. Những năm qua, phong trào bảo vệ và phát triển rừng của huyện khá hiệu quả nhờ sự đầu tư của nhiều chương trình, dự án và vốn ngân sách.
Thôn Tân Ruộng, xã Hướng Tân, có hơn 90 hộ dân thì đã có 78 hộ tham gia bảo vệ và trồng rừng. Ngoài nhận khoán bảo vệ 109 ha rừng tự nhiên, người dân thôn Tân Ruộng còn tham gia trồng hơn 100 ha rừng trong tổng số 250 ha rừng trồng của toàn xã. Cánh rừng hơn 1 ha của gia đình anh Hồ Văn Lạc, thôn Tân Ruộng, xã Hướng Tân trồng được 5 năm đang phát triển tốt.
Cũng như các hộ dân tham gia trồng rừng ở thôn Tân Ruộng, nhận được sự tài trợ của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNDP; sự hỗ trợ, tư vấn về kỹ thuật của Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hoá, gia đình anh Lạc đã triển khai trồng và chăm sóc rừng đạt hiệu quả cao.
Anh Lạc cho biết: “Được sự quan tâm của Chương trình môi trường và Hạt Kiểm lâm huyện, cả thôn ai cũng hồ hởi tham gia trồng và bảo vệ rừng. Nhà tôi trồng rừng và cùng với cộng đồng bảo vệ rừng thì có tiền hỗ trợ để mua gạo nên cuộc sống bớt khó khăn đi nhiều. Người dân được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn cách bảo vệ rừng, hiểu được lợi ích từ rừng nên đã bảo vệ rừng tốt hơn trước nhiều rồi”.
Anh Phan Quốc Trung, cán bộ Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa cho biết: "Nhờ tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu rõ giá trị to lớn từ rừng mang lại nên đến nay, hầu hết người dân tại các thôn bản có rừng phòng hộ đều có ý thức tốt trong việc cùng chung tay bảo vệ, chăm sóc rừng. Kể từ khi thực hiện chính sách giao rừng cho cộng đồng quản lý, rừng sinh khối khá nhanh, diện tích rừng tự nhiên bị xâm hại giảm xuống. Bên cạnh đó, phong trào trồng rừng trong nhân dân cũng phát triển đạt kết quả khá”.
Không riêng thôn Tân Ruộng mà phần lớn các thôn, bản có rừng của huyện Hướng Hoá, công tác trồng, chăm sóc và bảo vê rừng rất được chú trọng. Để đạt được kết quả này, trong những năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện đã bố trí 17 cán bộ kiểm lâm về tận các địa bàn để tuyên truyền, vận động và giúp đỡ người dân trong việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. Với phương châm “Tăng diện tích rừng trồng hàng năm và chăm sóc tốt diện tích rừng sẵn có”, Hạt Kiểm lâm huyện đã đề ra nhiều kế hoạch nhằm chủ động thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng.
Ông Lê Văn Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hoá cho biết: “Để tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn, bản, hộ gia đình, cá nhân quản lý, Hạt Kiểm lâm huyện đã tích cực triển khai các giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư về chính sách giao rừng; quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đồng thời, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được đào tạo nâng cao năng lực để tổ chức giám sát và thực hiện phương án giao rừng. Hạt Kiểm lâm huyện cũng đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giao rừng của huyện, hội đồng giao rừng của xã và các tổ công tác giao rừng, hàng năm tiến hành rà soát lại các đối tượng có nhu cầu nhận rừng, rà soát các diện tích rừng hiện có, diện tích rừng đã giao để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giao rừng các năm tiếp theo”.
Diện tích rừng của huyện Hướng Hóa giao cho cộng đồng thôn bản quản lý từ năm 2011- 2014 hơn 2.000 ha. Nhờ thực hiện tốt những giải pháp đã đề ra nên đến nay công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt. Người dân tham gia bảo vệ rừng được cải thiện đời sống nhờ biết cách sống dựa vào rừng mà không phá rừng. Còn môi trường rừng tự nhiên nhờ có cộng đồng bảo vệ đang ngày càng phát triển.
Có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ huyện đã triển khai có hiệu quả các dự án phát triển rừng, trong đó phải kể đến sự chuyển biến trong ý thức của người dân, họ đã tự giác tham gia bảo vệ rừng và trồng rừng vì cuộc sống của chính mình và của cộng đồng. (Báo Quảng Trị 27/8) đầu trang(
Núi Bà Rá thuộc phường Sơn Giang (TX. Phước Long) được cấp bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia năm 1995. Việc giữ gìn và bảo vệ khu vực xung quanh núi Bà Rá được áp dụng theo Luật Di sản văn hóa.
Ngày 20-10-2004, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2683/QĐ-UBND thuận chủ trương giao đất quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái, các công trình tâm linh để khai thác tiềm năng du lịch và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Tuy nhiên thời gian gần đây, tình trạng người dân tự ý đặt am, miếu thờ trái phép trên núi Bà Rá diễn ra phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.
Ông Đinh Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Sơn Giang cho biết: Các am thờ được người dân lén lút vận chuyển lên núi và đặt dưới các gốc cây đa nhiều năm tuổi để cúng bái, đốt vàng mã... Đầu năm 2013, người dân đốt nhang cúng bái sai quy định gây cháy rừng, rất may đám cháy nhỏ nên lực lượng phòng cháy chữa cháy thị xã đã dập tắt kịp thời.
Trước tình trạng trên, UBND thị xã Phước Long đã có văn bản yêu cầu các đối tượng không được tự ý đặt các am thờ trên núi Bà Rá. Song đến nay, các am thờ vẫn chưa được di dời. Ngày 17-8, phóng viên đã cùng lãnh đạo UBND phường Sơn Giang lên các địa điểm người dân tự ý đặt các am thờ (chủ yếu người nơi khác đến đặt) và thấy lưng chừng núi có 2 địa điểm đặt 9 am thờ dưới gốc cây đa. Trên các am thờ có đặt bát nhang, đĩa trái cây...
Lãnh đạo UBND thị xã Phước Long đã chỉ đạo UBND phường Sơn Giang phối hợp lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng trên núi Bà Rá gỡ bỏ 9 am thờ trên trước ngày 30-8.
Ông Tuấn cho rằng: “Do người dân được ra vào núi Bà Rá tự do nên nếu dẹp bỏ thì họ vẫn có thể lập mới. Để chấm dứt tình trạng này rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành và nên có biện pháp triệt để cấm người dân đưa các am thờ lên núi nhằm đảm bảo trật tự an ninh và phòng chống cháy rừng”. (Báo Bình Phước 27/8) đầu trang(
"Cộng đồng cần lên án mạnh mẽ tình trạng "ngộ nhận" khi sử dụng sừng tê giác như một phương thuốc thần kỳ có thể chữa "bách bệnh" và hãy chấm dứt ngay việc sử dụng sừng tê giác" .
Đây là thông điệp được các nhà khoa học và các văn nghệ sỹ, nhà báo đưa ra tại buổi tọa đàm với chủ đề “Vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng và cải thiện hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế về vấn nạn sử dụng sừng tê giác” do Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển - CHANGE (thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp cùng Quỹ Hoang dã châu Phi và Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WILDAID tại Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/8.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm CHANGE, cho biết cuộc khảo sát được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế đã ước tính đã có hơn 1.000 con tê giác bị bắn giết chỉ trong năm 2013.
Theo thông tin từ cuộc gặp mặt, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất.  Giá bán trên 65.000 USD/kg sừng tê giác ngoài chợ đen là động lực cho những kẻ săn trộm bất chấp pháp luật. Năm 2013, tại Nam Phi, 101 người bị bắt vì săn trộm tê giác thì có tới 77 người Việt Nam.
Theo Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi, đến ngày 26/8, có 668 con tê giác nữa bị giết. Con số này tạo ra sự tương phản rất lớn khi vào năm 2007 người ta mới chỉ thống kê được 13 cá thể tê giác bị giết. Tính ra, mỗi ngày có khoảng 3 con tê giác bị săn bắn bất hợp pháp tại Nam Phi.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra Việt Nam và Trung Quốc trở thành hai thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê của các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, trong 40 năm qua lượng tê giác trên thế giới đã giảm tới 95%, trong đó số lượng tê giác bị giết tăng tới hơn 300% so với năm 2010.
Thông tin do Trung tâm CHANGE cung cấp cho biết, hiện nay trên thế giới chỉ còn khoảng 29.000 con tê giác, trong đó có 5 loài tê giác còn sót lại gồm tê giác Java còn gần 50 con; tê giác Sumatra còn khoảng 200 con; tê giác Ấn Độ khoảng 3.000 con; tê giác Đen còn khoảng 5.000 con và còn nhiều nhất là tê giác trắng còn hơn 20.000 con.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng cho rằng với tốc độ suy giảm lượng tê giác như hiện nay và nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng săn bắn kịp thời, trong vòng 6 năm nữa loài tê giác đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tại Việt Nam, cá thể tê giác cuối cùng cũng được xác định đã bị bắn chết để lấy sừng vào năm 2010 tại khu vực rừng Nam Cát Tiên. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc tê giác bị săn bắn để lấy sừng xuất phát từ nhu cầu không giới hạn của các nước châu Á khi xem sừng tê giác có tác dụng chữa trị ung thư, làm quà biếu và thể hiện của sự giàu sang, quyền lực.
Sừng tê giác “được chuộng” tại thị trường Việt Nam cũng đã đẩy mức giá tiêu thụ sừng tê giác trung bình lên đến hơn 30.000 USD (hơn 630 triệu đồng) cho 1kg sừng tê giác.
Dẫn chứng từ kết quả nghiên cứu của Quỹ Thế giới Hoang dã được công bố năm 1983, giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, sừng tê giác giống như móng tay, lông tóc (cấu tạo từ chất keratin), không có tác dụng chống đau, chống viêm, chống co thắt và cũng không có tác dụng kháng khuẩn để chống viêm mủ và vi khuẩn trong ruột.
Tương tự, một nghiên cứu khác do giáo sư Harold Varmus, hiện là Viện trưởng Viện sức khỏe Hoa Kỳ, một chuyên gia hàng đầu thế giới về ung thư, đã khẳng định: "Chúng ta không có bằng chứng là bột sừng tê giác có lợi ích gì và không có cơ sở để điều trị bệnh ung thư. Chỉ có điều chắc chắn là con vật lạ kỳ đẹp đẽ này sẽ chịu đau đớn rồi chết đi để sản xuất ra bột sừng tê giác".
Từ thực tế điều trị của mình, giáo sư-bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng, cũng cho biết, hiện nay chưa có nghiên cứu hay chứng nhận y học nào liên quan về việc sừng tê giác có tác dụng chữa trị ung thư. Không thấy ai chỉ dùng "thuốc thần sừng tê giác" mà khỏi bệnh. Có người biết bệnh sớm mà tin sừng tê giác nên để bệnh trổ trễ mới chịu điều trị chính quy bài bản. Khi đó thì đã quá muộn, mất tiền và mất mạng.
Ở góc độ những người tham gia tuyên truyền chấm dứt sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam, bà Hoàng Minh Hồng, chia sẻ, thử thách lớn nhất đối với việc tuyên tuyền bảo vệ tê giác là người tiêu dùng Việt Nam thường hay tin vào những lời đồn thổi, những thông tin ngoài lề hơn là vào các chứng cứ khoa học.
Bộ Y tế đã khẳng định, sừng tê giác không phải là một thần dược có thể chữa các bệnh nan y. Chính vì niềm tin mù quáng của một bộ phận người Việt trong việc sử dụng sừng tê giác như là một thần dược mà nhiều đối tượng đã lợi dụng, sử dụng sừng trâu để thay thế sừng tê giác để bán cho người có nhu cầu (chiếm khoảng 70-90%).
Với vai trò là đại sứ thiện chí của chương trình hành động bảo vệ tê giác, nhạc sỹ-ca sỹ Thanh Bùi chia sẻ những câu chuyện thực tế từ bản thân mình khi đến Nam Phi vào tháng 4/2014 vừa qua.
Thanh Bùi cho biết: "Tôi đã bị giữ lại hơn 4 tiếng đồng hồ ở sân bay và liên tục bị chất vấn về các nội dung như đến Nam Phi có mục đích gì? đi nơi nào?...như một tội phạm. Sau khi biết rõ tôi đến làm gì thì các bạn mới giải thích là trong năm 2013 vừa qua, có rất nhiều người Việt Nam sang đây để săn bắn tê giác (khoảng hơn 70%). Điều này khiến cho tôi cảm thấy rất buồn, nhất là hình ảnh về người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế đã bị ảnh hưởng rất nhiều".
Do đó, để bảo vệ một loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng, nhạc sỹ-ca sỹ Thanh Bùi mong muốn các cơ quan chức năng tại Việt Nam cần mạnh tay với hoạt động buôn bán, tiêu thụ sừng tê giác trong nước đồng thời về phía thói quen, cũng như ý thức tiêu dùng của người dân cần “nói không” với sừng tê giác.
Theo các nhà hoạt động bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam, đa số người dân Việt Nam vẫn còn có thu nhập trung bình và thấp nên khả năng mua sừng tê giác cũng hạn chế. Do đó, đối tượng sử dụng sừng tê giác đa số tập trung trong tầng lớp người có tiền của, doanh nhân, quan chức.
Chính vì vậy, các chương trình hành động phải tác động được vào giới này, đặc biệt cần phải thay đổi nhận thức, thói quen của họ trước đây khi cho rằng sử dụng sừng tê giác như một biểu tượng của giàu sang và quyền lực. Các cơ quan truyền thông của Việt Nam cần có tiếng nói và dành thời lượng nhiều hơn nữa về vấn đề này.
Diễn viên Hồng Ánh, đại sứ thiện chí của chiến dịch quốc tế "Chấm dứt sử dụng sừng tê giác," chia sẻ: "Khi nghe các nhà nghiên cứu nói về thực trạng của loài tê giác, tôi thực sự cảm thấy rất lo lắng vì với tốc độ này thì chỉ vài năm nữa thôi sẽ không còn một con tê giác nào tồn tại trên thế giới".
“Theo tôi, từ em bé, cho đến người lớn, bằng từng hành động thiết thực của mình để mà tham gia vào chương trình hành động bảo vệ loài động vật hoang dã đặc biệt này. Tôi nghĩ, nếu không có người mua thì chắc chắn sẽ không còn kẻ bắn giết loài tê giác nữa," diễn viên Hồng Ánh kêu gọi. (VietnnamPlus 28/8; Đại Đoàn Kết 28/8) đầu trang(
Trong tháng 8, lực lượng quản lý bảo vệ rừng đã kiểm tra, phát hiện 8 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, so với cùng kỳ năm trước tăng 4 vụ và so với tháng 7 tăng 2 vụ.
Xử lý hành chính 1/8 vụ, tịch thu 16,67 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách Nhà nước 3 triệu đồng; phát hiện 2 trường hợp lấn chiếm đất lâm nghiệp với diện tích 4,98 ha, tại tiểu khu 167 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi quản lý; Ban Quản lý rừng phòng hộ Hàm Thuận – Đa Mi đã tổ chức nhổ bỏ cây trồng trái phép trên diện tích 2,3459 ha đất lâm nghiệp lấn chiếm tại tiểu khu 167, 181A và 182A. (Trang Thông Tin Điện Tử Huyện Hàm Thuận Bắc 27/8) đầu trang(
21/8, tại Đắk Nông, Ban Chỉ đạo thực hiện sáng kiến giảm khí nhà kính do mất, suy thoái rừng; quản lý tài nguyên rừng bền vững; bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng tại nước đang phát triển (sáng kiến REDD+) tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. (Công Thương 27/8, tr14) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Qua nhiều năm cây dó trầm vùng Bảy Núi (An Giang) trầm lắng, người dân chỉ biết trồng để chờ cơ hội, thậm chí có hộ đốn bỏ để chuyển sang trồng cây khác. Song gần đây dó trầm đã có tín hiệu vui...
Từ giá trị và tiềm năng to lớn của cây trầm nên từ năm 1996, Tổ chức Rừng mưa nhiệt đới và Chi cục Kiểm lâm An Giang đã thực hiện dự án nghiên cứu tạo trầm trên cây dó trầm. Sau 10 năm thử nghiệm, các nhà khoa học đã cấy trầm thành công.
Tuy dự án đã khép lại nhưng nhiều hộ nông dân ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn vẫn tiếp tục mày mò, học hỏi và khám phá những bí quyết về tạo trầm. Nhiều người đã lặn lội lên TP.HCM mua chất tạo trầm về tự pha chế và xử lý thành công.
Cụ thể là ông Nguyễn Văn Đạt ở núi Dài, Tri Tôn. Từ đó, phong trào cấy hóa chất vào cây đã dần dần phổ biến và lan rộng. Điều đó chứng tỏ bà con nông dân vùng Bảy Núi rất có hứng thú với cây trầm và luôn nuôi khát vọng làm giàu từ cây trầm.
Cây trầm với nhiều tên gọi là cây tóc, trầm tóc, dó trầm, dó, trầm huơng hoặc dó bầu. Từ khi có dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, bà con vùng Bảy Núi đã trồng dó trầm xen trong những khu rừng phòng hộ nhằm đa dạng hóa mô hình vuờn đồi, vườn rừng và ngày càng phát triển với quy mô lớn.
Ông Thái Văn Nhân, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên cho biết, ngoài dự án đầu tư do Nhà nước hỗ trợ còn có nhiều hộ nông dân tự bỏ vốn trồng trầm. Tính đến nay, theo dự án đầu tư của huyện Tri Tôn đã phủ xanh gần 100 ha trầm hương và ngoài ra người dân tự trồng trên 150.000 cây.
Tại huyện Tịnh Biên có 183 hộ trồng theo dự án và nhiều hộ đã tự lực gieo ươm cây giống, trồng theo hướng dẫn kỹ thuật của các bộ phận chuyên môn. Từ khi trầm có giá trở lại, người trồng trầm được các Cty đến bao tiêu, nên đầu ra luôn ổn định. Chính vì đó tất cả những hộ trồng trầm có thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, cây dó trầm Bảy Núi có lúc trải qua nhiều thăng trầm, vì chất lượng trầm không cao, đầu ra lại bấp bênh nên ngay từ lúc trồng có người tỏ ra dè dặt, thận trọng, thậm chí hoang mang nghi ngờ vì chỉ nghe nói chứ chưa hề thấy trầm và tinh dầu trầm thế nào.
Cuối cùng, rừng cũng trả ơn người. Giấc mộng đổi đời của một số bà con đã thành hiện thực. Từ đầu năm 2013 đến nay, cây trầm Bảy Núi bắt đầu mở ra triển vọng mới, nhiều bà con đã “đãi được vàng thô”.
Ông Chau Si Na, cán bộ Hạt Kiểm lâm Tri Tôn cho biết, gần đây người trồng trầm đã nhận được tín hiệu vui nhờ có DN ký hợp đồng khai thác với giá thỏa thuận. Hơn nữa, trong công nghệ chế biến mỹ phẩm, trầm hương được sử dụng ngày càng nhiều nên không sợ mất giá.
Ông Lê Hoàng Nhi có 7 ha rừng tại Ô Sìn, núi Dài, hiện sở hữu 2.000 cây trầm trồng xen với xoài, mít, điều... Ông phấn khởi cho biết: “Hiện có nhiều Cty liên kết với nhà vườn để khai thác trầm theo phương thức ăn chia sản phẩm. Có Cty mua nguyên cây đã cấy trầm với giá từ 500.000đ đến 4 triệu đ/cây, tùy kích cỡ và chất lượng tạo trầm bên trong.
Có Cty hợp đồng mua với giá 10.000 đ/kg (trọng lượng bình quân từ 30 - 50 kg/cây). Với cách ký hợp đồng làm ăn thì Cty nào uy tín càng cao thì càng nhiều nông dân hợp tác". Ngoài bán cây đã cấy trầm, nhiều hộ nông dân còn giàu lên nhờ ươm cây giống và bán cây trắng (cây chưa cấy trầm).
Ông Nguyễn Văn Đạt ở khóm An Hòa B, thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn đang sở hũu 6 ha rùng trên núi Dài, là người đầu tiên ở An Giang sản xuất nhang thơm bằng bột trầm. Ngoài ra ông còn đang thử nghiệm cất tinh dầu trầm để nâng cao hiệu quả từ cây trầm bản địa. Ông nói: “Tôi tin chắc rằng những người hết lòng vì trầm nhất định sẽ đuợc trầm trả ơn”.
Hầu hết các hộ gắn bó với cây trầm ở vùng Bảy Núi đều phấn khởi. Ông Lê Hoàng Nhi, một người từng "sống chết" với trầm 10 năm qua, tỏ ra tự tin: Mình chỉ sợ cây không có trầm chứ không sợ đầu ra. Do đó phải nắm vững kỹ thuật tạo nguồn trầm, chất lượng trầm càng cao càng có giá trị”. (Nông Nghiệp Việt Nam 28/8, tr17) đầu trang(
Liên quan đến băng nhóm xã hội đen ở thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), vừa có thư kêu gọi đầu thú, và cung cấp thông tin về Nguyễn Ngọc Minh (Minh 'Sâm') và đồng bọn.
Nội dung bức thư này nêu rõ: Sau khi bắt, khám xét khẩn cấp các đối tượng Nguyễn Ngọc Minh, tức Minh "Sâm”, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại An; Nguyễn Thành Hưng, tức Hưng "Sóc”, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Hưng nằm trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cùng 8 đồng phạm về các hành vi cưỡng đoạt tài sản và tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép… qua quá trình điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát hiện những người này còn có các dấu hiệu của các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Để phục vụ cho công tác điều tra, làm rõ tất cả các hành vi phạm tội, xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thành Hưng và đồng bọn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kêu gọi tất cả các đối tượng đã tham gia vào các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ngọc Minh và Nguyễn Thành Hưng hiện còn ở ngoài xã hội hãy đến tự thú và thành khẩn khai báo, hợp tác với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy (C47) để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật.
Đề nghị quần chúng nhân dân, đặc biệt là nhân dân thuộc xã Phù Khê, phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và những người có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu mà mình nắm được về những vụ việc mà Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thành Hưng và đồng bọn đã gây ra.
Theo lãnh đạo Bộ Công an, để triệt phá ổ nhóm có tổ chức do Minh “Sâm” cầm đầu, C47 đã xác lập chuyên án từ tháng 5.2013.
Trong diễn biến khác, thực hiện yêu cầu của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, UBND thị xã Từ Sơn kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc đảm bảo an ninh trật tự, để băng nhóm này hoạt động trong thời gian dài. (Thanh Niên 28/8, tr3; Tiền Phong 28/8, tr11) đầu trang(
Người dân chưa thể làm giàu được từ trồng rừng, bởi hiện nay họ còn gặp rất nhiều rào cản, trở ngại. Đó là thực trạng được các nhà tư vấn, quản lý và đại diện Hội Nông dân (ND) các tỉnh, thành phố gửi tới Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại Việt Nam (FFF).
Gia đình chị Đinh Thị Hồng, dân tộc Mường ở xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có 10ha rừng, trong đó có 7ha rừng trồng và 3ha rừng khoanh nuôi bảo vệ. “Trồng rừng thời gian rất lâu mới có thu nhập, mà đường sá đi lại khó khăn nên giá bán cây lâm nghiệp rất rẻ. Dân trồng rừng, giữ rừng vẫn phải ăn bữa nay lo bữa mai...” - chị Hồng bộc bạch.
Theo ông Cao Trí Công - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), đa số các hộ trồng rừng hiện nay đều có chung hoàn cảnh như gia đình chị Hồng. So với khu vực và thế giới thì sản xuất lâm nghiệp của Việt Nam vẫn còn manh mún, hiệu quả kinh tế thấp.
Mỗi ha rừng nguyên liệu khai thác sau khi trừ chi phí và khoản đầu tư tái trồng chỉ còn 30-40 triệu đồng cho chu kỳ 5-6 năm. Bình quân, mỗi hộ chỉ có 1-2ha đất rừng, thậm chí chỉ vài trăm mét vuông.
Ông Công khẳng định: Hiệu quả kinh tế rừng thấp nên hầu hết nông dân chưa thể làm giàu từ rừng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nông dân sống ở rừng mà thiếu hoặc không có đất sản xuất.
Ông Trần Hữu Nghị - chuyên gia tư vấn cho FFF nêu rõ: “Nguồn lực đất lâm nghiệp hiện nay đều do các cơ quan, đơn vị nhà nước nắm. Nhiều nơi, đất lâm nghiệp do các lâm trường quản lý thiếu hiệu quả dẫn đến tranh chấp hoặc không tạo ra lợi ích kinh tế…”.
Chương trình FFF do Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) điều phối, và tại Việt Nam, FAO đã chọn Hội NDVN tổ chức thực hiện. Ông Jeffrey Campbell - Giám đốc FFF cho biết: “Tầm nhìn, đối tượng hướng tới của FFF chính là những nông dân sản xuất nhỏ, phụ nữ, cộng đồng, các tổ chức bản địa mà đời sống của họ gắn với rừng. Chương trình FFF mong muốn họ được tham gia vào các quyết định đối với sinh cảnh rừng và trang trại, qua đó cải thiện sinh kế. Chúng tôi thấy điều này thể hiện ở đề xuất ý tưởng của Hội NDVN…”.
Theo chuyên gia Trần Hữu Nghị, hiện nay người trồng rừng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có tình trạng thiếu đất sản xuất, chưa kết nối được các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng như vốn, thị trường tiêu thụ… “Tuyên truyền, phổ biến chính sách lâm nghiệp làm tốt, nhưng tốt hơn là Hội ND để tâm đến phản biện chính sách, đưa tiếng nói, nguyện vọng của nông dân trồng rừng vào chính sách…” - ông Nghị góp ý.
Đề xuất ý tưởng cho FFF, bà Vũ Lê Y Voan - Phó trưởng ban Hợp tác quốc tế (T.Ư Hội NDVN) cho biết: Dự án có 3 hợp phần chính, trong đó quan trọng nhất là tạo diễn đàn đa ngành, diễn đàn nông dân trồng trừng, tham vấn với Chính phủ và chính quyền các địa phương về chính sách phát triển rừng và trang trại…
Thông qua thực hiện dự án thiết lập 1 nhóm công tác do Hội NDVN làm điều phối với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân, các bộ, ngành liên quan để chuẩn bị các nội dung tham vấn cho Ban Chỉ đạo về kế hoạch phát triển, bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2020 ở cấp quốc gia và địa phương. (Nông Thôn Ngày Nay 28/8, tr14) đầu trang(
26/8, ông Phạm Duy Hưng- Bí thư Huyện ủy Chợ Đồn, Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh đã có buổi giám sát hoạt động khai thác, vận chuyển, sản xuất và chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Chợ Đồn.
Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm Chợ Đồn, từ năm 2013 đến nay lực lượng kiểm lâm đã tham mưu, đề xuất cho chính quyền địa phương các cấp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
Trong đó, tham mưu thành lập tổ kiểm tra liên ngành, xây dựng kế hoạch truy quét hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, cất giấu lâm sản trái pháp luật trên địa bàn toàn huyện. Xây dựng quy chế phối hợp giữa kiểm lâm và công an huyện trong công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm về quản lý bảo vệ rừng.
Hạt kiểm lâm huyện cũng đã chỉ đạo kiểm lâm viên phụ trách địa bàn xã, thị trấn tham mưu kịp thời cho chính quyền địa phương thành lập tổ truy quét cấp xã. Từ năm 2013 đến nay Hạt kiểm lâm huyện đã tiến hành xử phạt hành chính 5 vụ vận chuyển gỗ trái phép, tịch thu 8,689m3 gỗ các loại. Tham mưu cho Chi cục kiểm lâm tỉnh xử lý 3 vụ, xử phạt hơn 90 triệu đồng, tịch thu 3,033m3 gỗ các loại và hơn 4.000kg lâm sản phụ, 3 chiếc cưa máy…
Công tác giám sát, kiểm tra giấy phép được cấp đã được kiểm lâm viên địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ việc khai thác của chủ rừng, thực hiện thủ tục nghiệm thu, vận chuyển đảm bảo theo quy định. Do vậy 8 tháng đầu năm 2014 trên địa bàn huyện không có tình trạng lợi dụng giấy phép được cấp để khai thác trái phép.
Trên địa bàn huyện hiện  nay có 72 cơ sở đăng ký chế biến kinh doanh lâm sản, trong đó có 4 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã, 13 hộ kinh doanh cá thể. Tính đến thời điểm này còn 33 cơ sở hoạt động, nguyên nhân do thị trường lâm sản bấp bênh không ổn định, nguồn nguyên liệu cho việc chế biến ít do người dân hạn chế khai thác.
Đoàn giám sát cũng đã đến làm việc với cơ sở chế biến gỗ của doanh nghiệp tư nhân Phương Tuấn tại thôn Pác Toong, xã Yên Nhuận và doanh nghiệp tư nhân Hoàn Chi, thôn Nà Tùm, xã Ngọc Phái. Theo báo cáo của các cơ sở chế biến, hiện nay các doanh nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn còn gặp khó khăn như nguyên liệu đầu vào ít do nhân dân hạn chế khai thác, việc áp mức thuế đối với lâm sản còn cao nên khi sản xuất không có lãi, nhiều hộ dân không muốn khai thác, thậm chí còn đốt gỗ tận thu của rừng trồng 147 gây lãng phí nguồn nguyên liệu.
Các doanh nghiệp đã đề xuất với tỉnh cần đẩy việc thiết kế trồng rừng sớm hơn để tận dụng thời gian nhàn rỗi của nhân dân trong việc xử lý thực bì và trồng rừng. Vì vậy các cơ sở chế biến lâm sản đã kiến nghị với tỉnh cần tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp trên địa bàn vừa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước vừa sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giúp bà con ngày càng gắn bó với trồng rừng.
Các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp và địa phương đã được đoàn giám sát tiếp thu, tổng hợp để trình lên UBND tỉnh, các ngành chức năng tìm cách thão gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. (Báo Bắc Kạn 27/8) đầu trang(
Thời gian qua, Báo Người cao tuổi đăng loạt bài 5 kì phản ánh Cục Cảnh sát Điều tra Bộ Công an (C44) và Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan cố ý làm trái, khởi tố, bắt tạm giam, quy kết vợ chồng chủ doanh nghiệp và 3 cán bộ hải quan oan sai, gây chết oan một mạng người.
Sai phạm nghiêm trọng hơn là C44 đã tự ý bán gỗ với số tiền chỉ 61 tỉ đồng, trong khi số gỗ tang vật này có giá trị trên 500 tỉ đồng khi vụ án vẫn chưa được cơ quan Tòa án đem ra xét xử hay tổ chức nào cho phép thanh lí tài sản là tang vật vụ án. C44 đã bất chấp luật pháp, vi phạm nghiêm trọng Điều 75 của Bộ luật Tố tụng Hình sự…
Vì ẩn chứa nhiều tình tiết thiếu minh bạch trong công tác điều tra được nêu trong Bản kết luận điều tra số 13/KLĐT-C44(P4) ngày 15/10/2013 do Đại tá Lê Đình Nhường kí, Viện KSND Tối cao trả lại hồ sơ, buộc C44 phải điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung số 04/KLĐTBS-C44(P4) cũng không làm sáng tỏ thêm những vấn đề nghi vấn mà Viện KSND Tối cao yêu cầu.
Hơn 2 năm trôi qua, kể từ ngày Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan khởi tố vụ án, những sai phạm của các cơ quan này đã được phân tích đầy đủ trên 5 số báo trước. Trong quá trình khởi tố và điều tra vụ án, C44 đã có Công văn số 255/C44 (P4) gửi Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ An ninh Lào và Cơ quan đại diện Bộ Công an Việt Nam tại Lào kèm theo các tài liệu liên quan đề nghị xác minh.
Ngày 4/1/2013, C44 Bộ Công an gửi tiếp Công văn số 08/ UTTPHS yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự ủy thác cho Viện KSND Tối cao nước Lào xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ và ghi nhận lời khai những người có liên quan trong vụ án. Cùng ngày 4/1/2012, C44 kí tiếp Công văn số 09/UTTPHS-C44(P4) gửi Vụ Hợp tác Quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự Viện KSND Tối cao Việt Nam, đề nghị chuyển hồ sơ ủy thác tới cơ quan có thẩm quyền của Lào.
Các cơ quan pháp luật của Việt Nam cũng gửi Công văn đến Hồng Kông – Trung Quốc, nhưng sau gần ba năm chờ đợi, C44 vẫn không nhận được phúc đáp của phía Hồng Kông – Trung Quốc và của Lào. Rõ ràng là các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước Lào và Hồng Kông không cộng tác với yêu cầu của phía C44 – Bộ Công an Việt Nam.
Trong nội dung trang 17 Bản kết luận điều tra của C44 khẳng định như vậy, nhưng ở phần cuối (trang 62) của Bản kết luận này, C44 lại nêu: “Thực hiện yêu cầu điều tra số 25/VKSTC-V1 ngày 12/7/2013 của Vụ 1, Viện KSND Tối cao, ngày 31/7/2013, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an (C44) đã ra Quyết định xử lí vật chứng số 21/C44-P4 đối với lô gỗ là vật chứng của vụ án và tiến hành bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên khi Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đang thực hiện thì có vướng mắc là Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Chính phủ, Bộ An ninh nước CHDCND Lào đều có văn bản đề nghị Chính phủ, Bộ Công an nước CHXHCN Việt Nam trả lại số gỗ trên cho Công ty EASTWELL, cho Chính phủ Lào.
Vì vậy, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã tạm dừng việc xử lí vật chứng của vụ án. Thực hiện kết luận tại cuộc họp lãnh đạo liên ngành Tư pháp Trung ương ngày 24/9/2013 tại Bộ Công an, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an chuyển toàn bộ lô gỗ là vật chứng theo hồ sơ vụ án để các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp theo xử lí theo thẩm quyền.
Sau khi xét xử và bản án có hiệu lực pháp luật, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an (C44) đề nghị chuyển lô gỗ (vật chứng) trên cho Chính phủ Lào theo hình thức viện trợ không hoàn lại vì quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Lào”.
Nội dung Bản kết luận điều tra chính thức của C44 dài 65 trang “tiền hậu bất nhất”. Vấn đề mà dư luận nghi vấn là: Thực tế Viện KSND Tối cao và C44 – Bộ Công an Việt Nam gửi hàng loạt văn bản ủy thác tư pháp hình sự nhưng phía Hồng Kông và Lào vẫn không hợp tác, không hồi âm và C44 cũng không nhận được phúc đáp nào.
Vậy tại sao lại có chuyện “Chính phủ Lào gửi công văn xin lại số gỗ này”. Công văn này số mấy, mang kí hiệu gì, kí vào ngày nào, cá nhân nào ở Lào kí, hay là sự bịa đặt, mà trong bản Kết luận điều tra của C44 không đề cập? Trong khi vụ án chưa được cơ quan Tòa án đem ra xét xử vì Viện KSND Tối cao chưa phê chuẩn và đã trả lại hồ sơ điều tra bổ sung, vậy mà C44 tự ý bán toàn bộ vật chứng của vụ án hơn 614m3 gỗ, chứng tỏ Kết luận điều tra của C44 nói một đường, làm một nẻo.
Sự gian dối này thể hiện rõ ràng trong trang 6 phần cuối của Bản kết luận điều tra bổ sung số 04/KLĐTBS-C44(P4) ngày 10/3/2014 “Quan điểm trên đã được thống nhất tại cuộc họp chuyên viên liên ngành Tư pháp Trung ương ngày 25/2/2014 giữa Viện KSND Tối cao (Vụ 1) với Cơ quan CSĐT – Bộ Công an (C44)”. Cuộc họp thống nhất bán đấu giá lô gỗ là tang vật được thể hiện trên giấy tờ pháp lí vào ngày 25/2/2014, nhưng trên thực tế thì số gỗ này C44 đã bán cho một doanh nghiệp tư nhân ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trước đó một tháng mười ngày (15/01/2014)?
Ngày 17/1/2014, PV đến kho bãi của cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) thì phía mua số gỗ này đang bốc xếp vận chuyển những xe gỗ cuối cùng. Vậy mà C44 khẳng định ngày 25/2/2014 mới họp chuyên viên liên ngành để xử lí? Như vậy, C44 đã Vi phạm nghiêm trọng Điều 75 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, vi phạm các quy định về quy trình xử lí tang vật của vụ án, hình sự hóa một vụ vi phạm hành chính!
Nếu như C44 tuân thủ sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và văn bản trả lời đúng pháp luật của C46 Bộ Công an của Cục Kiểm lâm – Bộ NN&PTNT, đồng thời tuân thủ đúng các quy định của pháp luật thì sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng đến thế!
Do sự uy hiếp của Cơ quan Điều tra mà anh Trần Đình Quang (cháu ruột của bà Trần Thị Dung, Giám đốc Công ty Ngọc Hưng) bị bức cung, bị hành hạ đã viết lá thư tuyệt mệnh để lại cho gia đình và treo cổ tự tử. Hậu quả của những hành vi hình sự hóa một vụ vi phạm hành chính là rất nghiêm trọng và kéo dài suốt nhiều năm nay.
Báo Người cao tuổi đề nghị Trưởng ban Nội chính Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao chỉ đạo các ngành chức năng bảo vệ pháp luật ở Trung ương tiến hành giải quyết dứt điểm vụ án này, làm rõ những vấn đề mà cơ quan công luận và dư luận xã hội cho rằng C44 đã bịa đặt những vấn đề nêu trên. (Người Cao Tuổi 26/8, tr10) đầu trang(
Tỉnh Gia Lai hiện có gần 900.000 ha rừng và đất rừng và đã được UBND tỉnh phê duyệt theo 3 loại: Rừng sản xuất 660.000 ha, rừng phòng hộ 155.000 ha và rừng đặc dụng gần 60.000 ha.
Trong đó, diện tích rừng giao cho cấp xã trực tiếp quản lý, bảo vệ có đến gần 300.000 ha (chiếm 1/3 diện tích). Có những xã quản lý nhiều đến 10.000 ha rừng, những xã ít cũng có từ 1.000 ha trở lên.
Việc giao rừng cho cấp xã quản lý, bảo vệ là Nhà nước không phải tăng thêm biên chế và cũng không phải tăng thêm chi phí cho công tác này, bởi không có cán bộ chuyên trách. Hầu như cán bộ ở cấp xã chỉ làm theo chức năng, nhiệm vụ được giao là lãnh đạo, chỉ đạo việc phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo “xóa đói giảm nghèo” cho dân và giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn.
Do vậy, gần như công tác quản lý, bảo vệ rừng được giao cho cấp xã quản lý chưa được coi trọng; việc giữ rừng còn buông lỏng, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và tất nhiên sẽ không tránh khỏi dẫn đến tình trạng mất rừng.
Từ năm 2006, thực hiện chủ trương đưa kiểm lâm về cơ sở nhưng do “mỏng” về lực lượng nên chỉ tăng cường cho mỗi xã có 1 kiểm lâm bám địa bàn; có những xã ít diện tích rừng và liên vùng thì gộp lại có 1 kiểm lâm viên phụ trách đến 2-3 xã. Nhiệm vụ chính của các kiểm lâm viên này cũng chủ yếu là tham mưu cho cấp ủy và chính quyền xã về các vấn đề quản lý, bảo vệ rừng, như vận động người dân không đốt rẫy gần rừng, ngăn chặn và xử lý những vi phạm vận chuyển lâm sản trái phép...
Thực tế, nếu triển khai thực hiện theo chương trình, kế hoạch của kiểm lâm viên đề ra trong tháng, trong năm thì gặp khó, bởi không có chế độ hỗ trợ cho lực lượng của xã làm nhiệm vụ này.
Vấn đề quan trọng hơn là, công tác quản lý bảo vệ rừng ở cấp xã không có tính chuyên nghiệp cao như các tổ chức làm nghề rừng khác, bởi lực lượng không được bồi dưỡng, đào tạo chính quy. Từ khâu giao khoán rừng cho đến việc nuôi dưỡng rừng, trồng rừng... đi vào từng vấn đề chuyên môn cụ thể thì vượt quá khả năng của cán bộ cấp xã.
Hơn nữa những người đứng đầu cấp xã, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì lại ngại va chạm với người dân khi có vi phạm, bởi có cùng chung dòng tộc, là con cháu trong các buôn làng... nên gặp khó trong việc xử lý những vi phạm, nhất là trong khâu phá rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng với sự tiếp tay của bọn lâm tặc chặt hạ gỗ trái phép thường xuyên xảy ra.
Trong khi đó, tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh lại đang diễn biến khá phức tạp, do dân số tăng nhanh, vấn đề di cư tự do, nhu cầu về quỹ đất để phát triển sản xuất nông nghiệp, nạn mua bán đất đai trái phép diễn ra ở nhiều nơi dưới nhiều hình thức khác nhau, nạn lâm tặc ngày càng sử dụng các hình thức khai thác gỗ tinh vi...
Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2014, trong toàn tỉnh đã có đến hơn 600 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó chủ yếu là vi phạm về mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép chiếm đến 520 vụ.
Mới đây, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai và các ban, ngành chức năng, những vấn đề bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở cấp xã đã được đưa ra bàn nghị sự; nhiều phương án đã được bàn tới nhằm làm thay đổi “cục diện” về công tác này.
Theo ông Nguyễn Nhĩ-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, là nên có phương án hình thành các Ban Quản lý rừng cùng với lực lượng cấp cơ sở để quản lý, bảo vệ rừng thì tốt hơn, bởi đây chính là lực lượng có chuyên môn và mang tính chuyên nghiệp cao, hơn nữa lại có tinh thần trách nhiệm hơn.
Theo đó, tiến tới việc giao khoán rừng đến tận hộ dân quản lý trên cơ sở có sự điều chỉnh về chế độ, chính sách để người dân thực sự được hưởng lợi và gắn bó cuộc sống với rừng. (Báo Gia Lai 26/8) đầu trang(
Pác Nặm là huyện vùng cao có diện tích đất tự nhiên 47.539ha. Trong đó, đất có rừng là 24.843ha, độ che phủ rừng đạt 52,3%. Tiềm năng phát triển kinh tế từ rừng là rất lớn. Tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân huyện Pác Nặm còn loay hoay tìm hướng làm giàu từ rừng.
Huyện Pác Nặm có diện tích đất tự nhiên lớn, những năm qua thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển rừng thông qua các dự án trồng rừng trên địa bàn đã được huyện Pác Nặm tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác trồng rừng. Tuy nhiên, tỷ lệ trồng rừng hàng năm của huyện còn đạt thấp. Nguyên nhân được xác định là do địa bàn rộng, diện tích đất trống đồi trọc nằm ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa người dân chưa tích cực tham gia.
Việc trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện hiện nay đang thực hiện theo cơ chế của huyện 30a với mức hỗ trợ cho bà con 4,5 triệu đồng/ha cây mỡ và 3 triệu đồng/ha cây keo, ngoài ra bà con trồng rừng đã được hỗ trợ về cây con giống. Qua đánh giá, công tác trồng rừng hằng năm của huyện Pác Nặm chỉ đạt trên dưới 80%, bình quân mỗi hộ trồng từ 0,5 - 0,7ha.
Đến nay, hầu hết người dân trên địa bàn huyện Pác Nặm chưa thực sự phát triển kinh tế được từ rừng, công tác tuyên truyền vận động bà con trồng rừng cũng đang là một vấn đề cần quan tâm hiện nay, nhiều diện tích đất đồi rừng có thể trồng rừng sản xuất nhưng người dân vẫn chủ yếu trồng các loại cây lương thực như ngô, khoai, sắn…
Tìm hiểu những khó khăn trên được biết, mỗi năm huyện Pác Nặm được giao trồng mới trên dưới 800ha, mục tiêu đến năm 2020 toàn huyện sẽ trồng mới được khoảng 3.900ha, bình quân mỗi năm trồng được hơn 300ha rừng.
Tuy nhiên, việc trồng mới trên các diện tích đất nằm trong quy hoạch thiết kế đều nằm ở các vùng sâu, vùng xa nơi điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn với tâm lý của bà con là phải lo sản xuất đủ lương thực bảo đảm đời sống trước mắt còn trồng rừng là việc lâu dài, thực tế đến nay nhiều hộ trồng rừng chưa nhận được kinh phí hỗ trợ nhân công trồng, chăm sóc.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa là hiện nay để trồng mới diện tích rừng cần tiến hành công tác xử lý thực bì, toàn bộ các loại rừng tạp do người dân chặt hạ xuống không thể tận dụng được, làm củi cũng chỉ ở mức độ ít.
Trước tình trạng rừng tạp do người dân khai thác bỏ không lãng phí đã có doanh nghiệp từ thị xã lên thuê đất của người dân tại thôn Nà Phẩn, xã Bộc Bố để đặt xưởng thu mua, chế biến nguyên liệu từ rừng, tuy nhiên dự định tiêu thụ, chế biến nguyên liệu thành ván gỗ của cơ sở chưa thực hiện được đã phải để không trong tình trạng không có nguyên liệu để sản xuất.
Theo đại diện doanh nghiệp nguyên nhân do quá trình thu mua nguyên liệu doanh nghiệp phải làm lại tất cả thủ tục, hồ sơ thiết kế trong khi đó một lượng lớn các loại cây đã được người dân chặt hạ đang bị khô héo không thể chế biến thành phẩm.
Từ khi thành lập xưởng đến nay, doanh nghiệp này mới chỉ mua được khoảng hơn 10 khối gỗ tận thu. Theo đại diện cơ sở chế biến gỗ tại thôn Nà Phẩn cho biết cơ sở thu mua của bà con với giá 400 - 500 nghìn đồng/khối, có loại tươi giá sẽ được 600 - 700 nghìn đồng. Tuy nhiên, việc thu mua cũng do phía cơ sở sản xuất phải tự đi tìm, các hộ có rừng cũng chưa nắm rõ về thủ tục xin khai thác, vận chuyển dẫn đến chi phí sản xuất bị đội lên cao.
Như vậy, phía doanh nghiệp đã bỏ ra số tiền lớn để đầu tư mua máy móc, thuê đất nhưng việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm từ rừng cho bà con trên địa bàn huyện Pác Nặm đến nay hầu như không mang lại hiệu quả kinh tế, trong khi người dân, các hộ trồng rừng chưa tìm được hướng phát triển kinhh tế từ rừng mang lại.
Trao đổi về những khó khăn trong công tác trồng rừng và phát triển kinh tế của các hộ trồng rừng trên địa bàn huyện Pác Nặm, ông Lê Xuân Diệu, quyền Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Pác Nặm cho biết: Thực hiện kế hoạch trồng rừng hàng năm Hạt kiểm lâm huyện đã chủ động tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý và phát triển rừng, đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng, tuy nhiên với đặc thù của huyện Pác Nặm công tác trồng rừng còn đạt thấp so với kế hoạch, nguyên nhân do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, diện tích đất trống đồi trọc chiếm đến 70% ở những nơi vùng xa việc vận chuyển cây con giống, trồng chăm sóc hết sức khó khăn.
Năm 2014, xã Bộc Bố được giao chỉ tiêu trồng mới 127ha rừng, đây là chỉ tiêu thấp nhất trong những năm qua. Tuy nhiên theo đánh giá của chính quyền địa phương thì sẽ rất khó để hoàn thành được chỉ tiêu. Nguyên nhân chủ yếu là những diện tích còn trồng rừng được đều nằm ở những thôn, bản vùng cao, cách xa trung tâm và không có đường giao thông. Chính vì vậy, việc vận chuyển cây giống trồng rừng là rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều diện tích rừng của người dân trồng những năm trước đã đến tuổi khai thác nhưng thiếu đầu ra.
Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2014 huyện Pác Nặm trồng mới 760 ha rừng, trong đó rừng sản xuất 630 ha, trồng rừng phân tán 100 ha, rừng phòng hộ là 30 ha. Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp nên kết thúc vụ trồng rừng huyện đã trồng được 723 ha/760 ha,  đạt 95% kế hoạch. Hiện nay, huyện đang tiếp tục chỉ đạo các xã vận động bà con tiến hành tra dặm và chăm sóc rừng trồng để đảm bảo tỷ lệ ngiệm thu trồng rừng đạt cao nhất.
Tuy nhiên, hiện nay những khó khăn trong công tác trồng rừng và tìm đầu ra cho sản phẩm từ rừng của người dân là một trong những nguyên nhân chưa thực sự khuyến khích người dân tích cực trồng rừng, tiềm năng phát triển kinh tế rừng của huyện Pác Nặm chưa thực sự mở ra cơ hội cho người dân làm giàu. (Báo Bắc Kạn 27/8) đầu trang(
Chiều 27/8, tại thị xã Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (2011-2014).
Trong 3 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã thu được hơn 124 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng từ các nhà máy thủy điện nằm trên địa bàn và đã chi trả cho các chủ rừng hơn 95 tỷ đồng góp phần đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng.
UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng thành lập, kiện toàn và vận hành bộ máy hoạt động gồm Quỹ Bảo vệ-Phát triển rừng và hệ thống chi trả; các ngành chức năng địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân.
Trong năm 2015 và những năm tiếp theo, tỉnh Đắk Nông tiếp tục giao đất, giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ, hộ dân để họ được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chính quyền các huyện, thị xã chỉ đạo các xã xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng trên toàn bộ diện tích được giao quản lý; nâng cao năng lực của các đơn vị chủ rừng; các cơ quan chức năng phải chủ động trong việc triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tăng cường công tác truyền thông đến tận người dân một cách có hiệu quả.
Tỉnh Đắk Nông có khoảng 100 điểm có thể xây dựng các nhà máy thủy điện với tổng công suất gần 1.000MW. Tỉnh có nhiều nhà máy thủy điện lớn đang đưa vào vận hành, sản xuất và hòa lưới điện quốc gia như Công trình thủy điện Buôn Tua Srah gồm 2 tổ máy, có công suất 86M, sản lượng điện hằng năm của nhà máy này đạt 358,6 triệu kWh thuộc địa phận huyện Krông Nô; hai nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 nằm trên địa bàn xã Quảng Khê, huyện Đắk G’Long có tổng công suất 520MW, sản lượng điện 1,7 tỉ kWh/năm không chỉ tăng nguồn năng lượng cho đất nước, mà còn góp phần tưới tiêu cho 12.280ha lúa, 1.600ha hoa màu, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, chống lũ; nhà máy thủy điện Đắc R’tíh thuộc địa phận huyện ĐắkR’ Lấp và thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) có công suất thiết kế là 144MW và hàng chục thủy điện vừa và nhỏ khác… (Con Người & Thiên Nhiên 28/8; Tin Tức 28/8) đầu trang(
Nhằm nâng cao vai trò, quyền lợi ngắn với trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ rừng giữ gìn nguồn nước cho các hồ đập thuỷ điện trên địa bàn nói riêng, cả nước nói chung.
25-26/8 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã tiến hành chi tiền phí dịch vụ môi trường rừng đợt 1 năm 2014 cho 2 xã Đồng Văn và Thông.
Theo nghị định 99/2010/NĐ-CP mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng đối với thuỷ điện là 20 đồng/1kWh, người dân chăm sóc và bảo vệ được hưởng 300 ngàn/ha.
Để bảo vệ diện tích hiện có , tăng độ che phủ của rừng và bảo vệ môi trường sinh thái thông qua việc ngăn chặn các hiện tượng khai thác, chặt phá lấn chiếm rừng cũng như xây dựng, phát triển rừng đặc dụng bền vững, đơn vị Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã từng bước giao khoán quả lý bảo vệ rừng cho cộng đồng người dân vùng đệm.
Theo đó năm nay đơn vị đã tiến hành giao khoán bảo vệ cho hơn 789 hộ thuộc 2 xã Đồng Văn và Thông Thụ với tổng diên tích hơn 2. 000 ha. Số tiền chi trả phí bảo vệ rừng cho các hộ lên đến 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Quế Phong mới chỉ thuỷ điện Hủa Na thực hiện chi trả phí này. hiện vẫn còn một số nhà máy thuỷ điện có công suất nhỏ chưa thể thực hiện chi trả phí dịch vụ mối trường rừng. (Nghean.gov.vn 27/8) đầu trang(
Tám tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,8 tỷ USD và dự kiến cả năm 2014 sẽ đạt 6,3 tỷ USD. Ðây là mức tăng trưởng ấn tượng và ổn định, được duy trì suốt nhiều năm của ngành gỗ: năm 2012 đạt 4,64 tỷ USD, năm 2013 đạt 5,37 tỷ USD.
Cái gốc của sự tăng trưởng trước hết bởi đồ gỗ có thị trường lớn và ổn định như Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật Bản. Ðồng thời, từ nhiều năm nay, ngành gỗ được hưởng lợi từ chính sách thuế của Nhà nước và liên minh EU: Việt Nam không đánh thuế đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu và sản phẩm gỗ xuất khẩu được chế biến từ gỗ nhập khẩu; sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế ưu đãi GSP (miễn thuế nhập khẩu hoặc không đánh thuế).
Và một lợi thế khác tuy "không nói ra nhưng ai cũng hiểu", sở dĩ xuất khẩu gỗ đạt kim ngạch lớn vì chúng ta xuất... nguyên liệu thô! Chỉ tính riêng thị trường Trung Quốc, từ năm 2011 đến nay đã vươn lên là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam: Năm 2012 đạt 700 triệu USD, năm 2013 đạt 745 triệu USD.
Nhưng sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc phần lớn là sản phẩm thô như dăm mảnh, gỗ bóc... Riêng dăm mảnh, năm 2012 xuất khẩu năm triệu tấn, năm 2014 xuất khẩu 5,5 triệu tấn...). Xuất khẩu nguyên liệu thô có thể đạt khối lượng lớn nhưng giá trị không cao.
Ðiều đáng nói, trong khi "ngọn" xuất khẩu vươn xa, thì hình như ngành gỗ Việt Nam đang lơ là với cái "gốc" là sản xuất tại thị trường nội địa. Lâu nay, để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ 70-80% và chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm, lợi nhuận thu được không cao vì làm gia công là chính.
Hơn thế, xuất khẩu gỗ thuộc nhóm "công nghiệp chế biến", nhưng chủ yếu là đồ gỗ ngoại thất, chế tác đơn giản, tốn gỗ, giá lại thấp so với đồ gỗ nội thất. Biết là bất lợi, nhưng để chuyển sang làm đồ gỗ nội thất, phải đầu tư dây chuyền sản xuất mới, thay chủng loại gỗ, đào tạo lại thợ, thiết kế mẫu mã... đó là những vấn đề nằm ngoài tầm với của nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Nhiều người lo ngại, thời gian tới khi những ưu đãi về thuế của EU và Việt Nam qua đi, các thị trường lớn khắt khe hơn, nguyên liệu thô cạn kiệt... thì ngành gỗ Việt Nam sẽ lại đối diện với nguy cơ tụt hậu. Theo nhận định chung, để giải quyết vấn đề này phải cân bằng được sản xuất với xuất khẩu. Muốn cái "ngọn" xuất khẩu vươn xa, thì trước tiên phải chăm sóc tốt phần "gốc" sản xuất.
Trước hết, cần phát triển nuôi trồng rừng gỗ lớn để từng bước thay thế gỗ nhập khẩu. Hạn chế xuất nguyên liệu ở dạng thô, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thành phẩm qua chế tác.
Chu kỳ kinh doanh ngành công nghiệp gỗ vốn dài ngày, trong khi đó, vốn vay của ngân hàng lại ngắn hạn cho nên đã hạn chế việc đầu tư mở rộng, sản phẩm kém sức cạnh tranh, vì thế cần có giải pháp nới lỏng hơn chính sách tín dụng dài hạn.
Thêm nữa, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam không được đào tạo chuyên nghiệp cho nên thiếu chuyên gia giỏi, đốc công thạo việc và công nhân kỹ thuật lành nghề bậc cao khiến năng suất lao động so với các nước rất thấp. Nhà nước nên chăng sớm có chính sách, cơ chế đặc biệt về đào tạo nguồn nhân lực để hỗ trợ cho ngành. (Nhân Dân 27/8) đầu trang(
Bị tác động lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu ở tỉnh Quảng Ngãi đã rời khỏi thương trường.
Trong khi đó, vượt qua giai đoạn đầy khó khăn này, số ít doanh nghiệp “qua cơn bĩ cực” đã tăng tốc sản xuất trở lại khi liên tiếp ký được các đơn hàng xuất khẩu, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang dần khởi sắc.
3/4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, cho thấy mức độ “tàn phá” nghiêm trọng của “cơn bão” khủng hoảng kinh tế thế giới. Từ con số 24 cái tên đến thời điểm này chỉ còn 6 doanh nghiệp. Trụ vững qua giai đoạn đầy khó khăn, sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu đang khởi sắc trở lại, khi từ đầu năm 2014 đến nay, đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài với các doanh nghiệp ở Quảng Ngãi ngày càng nhiều hơn.
Sau 4 năm hoạt động cầm chừng, Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu của Công ty Xây dựng Tổng hợp Kim Thành Lưu đã tăng tốc trở lại. Trước đây, bình quân mỗi tháng doanh nghiệp này chỉ xuất khẩu 3 đến 5 container thì nay, Công ty đã xuất khẩu 20 container sang thị trường Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt, sau khi liên doanh với một doanh nghiệp ở Bình Dương, Công ty Kim Thành Lưu đã có đơn đặt hàng đến hết năm 2014.
Ông Lê Hoàng Long - Phó Giám đốc Công ty cho hay, chính nhờ đơn đặt hàng nhiều nên việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cũng tăng lên. Nếu như trước đây, nhà máy chỉ giải quyết chưa đến 100 lao động thì nay đã tăng lên hơn 300 lao động. Với nhiều đơn đặt hàng giá trị lớn đã được ký kết nên sắp tới, nhà máy sẽ tiếp tục tuyển thêm lao động để cung cấp hàng kịp thời cho đối tác.
Sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu khởi sắc trở lại đã giúp cho thu nhập của người lao động tăng lên. Hiện nay, lương hàng tháng của người lao động trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu dao động từ 3,5 đến 4 triệu đồng. Anh Nguyễn Ý Viên, công nhân Công ty Xây dựng Tổng hợp Kim Thành Lưu cho biết, công ty tìm được các đơn hàng mới nên thu nhập của công nhân được cải thiện, không những các quyền lợi như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được duy trì mà công ty còn có thêm chế độ phụ cấp, ưu đãi cho người lao động.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ còn 6 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu. Song điều đáng mừng là, hiện tại các doanh nghiệp này đều có đơn đặt hàng sản xuất xuất khẩu sang thị trường Mỹ và các nước Châu Âu đến cuối năm 2014, thậm chí có doanh nghiệp có đơn hàng đến hết quý 1/2015.
Theo các chủ doanh nghiệp này thì, để vượt qua giai đoạn khó khăn vừa qua, ban lãnh đạo công ty đã tập trung rà soát tiết giảm chi phí, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm có tính cạnh cao trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu ở địa phương đáp ứng tiêu chuẩn để chế biến thành bàn ghế xuất khẩu thay vì phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài để có giá bán cạnh tranh hơn.
Cùng với đó, doanh nghiệp đã tăng cường công tác xúc tiến đầu tư theo hướng đi trực tiếp nước ngoài để tìm kiếm đối tác. Nhờ đó, khi các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi trở lại thì thị trường tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp đã được mở rộng.
Ông Lưu Tuấn Anh - Giám đốc Công ty TNHH Tam Minh thông tin vui, hiện nay sản phẩm đồ gỗ ngoài trời xuất khẩu đã tăng 150% so với năm 2013 và tính trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu của công ty đã tăng trưởng 100% so với cùng kỳ.
Ngoài các khách hàng cũ đã có ở Châu Âu, hiện công ty đang ký thỏa thuận hợp tác để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. “Để đáp ứng các đơn hàng, công ty đang lên phương án mở rộng, nâng công suất của nhà máy”-ông Anh cho hay. (Báo Quảng Ngãi 27/8) đầu trang(
Những năm qua, hoạt động chế biến lâm sản đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng tạo ra động lực quan trọng trong chiến lược phát triển rừng của tỉnh.
Tuy nhiên, theo lộ trình tái cấu trúc lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013-2020 thì hoạt động này đang bộc lộ những khó khăn, hạn chế nhất định.
Hà Tĩnh hiện có khoảng 600 cơ sở chế biến gỗ, chủ yếu quy mô nhỏ, công suất thấp, phân bố chưa theo quy hoạch, rải rác trên địa bàn toàn tỉnh nhưng tập trung nhiều ở các huyện có diện tích rừng lớn như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang và Kỳ Anh.
Các cơ sở này hiện chưa hoạt động hết công suất với tổng khối lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất chỉ trên 361 ngàn m3 gỗ, trong đó gỗ rừng trồng chiếm gần 270 ngàn m3, gỗ rừng tự nhiên khoảng 35 ngàn m3, còn lại là gỗ nhập khẩu. Từ các cơ sở chế biến trên, mỗi năm, tỉnh ta sản xuất một lượng sản phẩm gần 306 ngàn m3, đưa lại tổng giá trị sản xuất khoảng 2.000 tỷ đồng.
Để từng bước hiện đại hóa ngành sản xuất, chế biến lâm sản, những năm gần đây, trên địa bàn phát triển một số cơ sở chế biến quy mô tương đối lớn như Công ty Liên doanh sản xuất dăm giấy Việt - Nhật, Công ty Trồng rừng và Sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha, Công ty TNHH Xuân Lâm, Công ty TNHH Hoàng Anh và một số doanh nghiệp khác.
Đây được xem là những đầu mối chính để tiêu thụ gỗ nguyên liệu rừng trồng, giải quyết đầu ra cho hàng chục ngàn ha rừng nguyên liệu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn thi mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và nhà đầu tư với các hộ dân còn gặp nhiều rủi ro, chưa bền vững.
Quá trình thực hiện chuyển đổi các nhà máy sản xuất dăm xuất khẩu sang chế biến tinh sâu hiệu quả chưa như mong đợi. Qua tìm hiểu, hầu hết các địa chỉ được quy hoạch để chuyển đổi sản xuất theo lộ trình đều gặp khó khăn, vướng mắc. Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh thay mặt chủ đầu tư (Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam) thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu theo các quyết định của Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh với tổng mức đầu tư 150.306 triệu đồng, quy mô 15.400 ha.
Dù được đánh giá là khá nhất nhưng mục tiêu chính của doanh nghiệp này đến nay vẫn là tạo vùng nguyên liệu tập trung ổn định và bền vững nhằm đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy băm dăm xuất khẩu chứ chưa chú trọng đến chế biến tinh sâu. Dây chuyền sản xuất dăm của Công ty TNHH MTV Vạn Thành tại Hương Khê thì đang “đắp chiếu” do không thể làm được thủ tục chuyển đổi.
Giám đốc Công ty Phạm Mạnh Tường cho biết: “Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dù đã hơn 1 năm làm thủ tục nhưng doanh nghiệp vẫn chưa được cấp phép để chuyển sang chế biến tinh sâu. Dây chuyền sản xuất dăm đầu tư trên 30 tỷ đồng đang bị bỏ hoang, công nhân mất việc làm, các lĩnh vực sản xuất khác bị ảnh hưởng, doanh nghiệp lao đao bên bờ phá sản. Dù chuyển đổi sang dây chuyền chế biến tinh sâu sẽ không phải đầu tư nhiều nhưng sắp tới nếu tỉnh quyết định cho làm thì doanh nghiệp cũng không còn khả năng thực hiện”.
Do mạng lưới chế biến lâm sản tinh sâu trên địa bàn tỉnh chưa thực sự tạo được chuyển biến đáng kể, công nghiệp chế biến chậm đổi mới và chưa kịp thích ứng với cơ chế thị trường nên sản phẩm làm ra chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Hiện nay, các nhà máy băm dăm cơ bản vẫn hoạt động và sử dụng hầu hết nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn và xem ra phải rất lâu nữa mới cải thiện được tình hình.
Theo khảo sát, hiện nay, sản phẩm sơ chế còn chiếm tỷ lệ rất cao với trên 97%, sản phẩm tinh chế chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Mặt khác, chủ trương tập trung chế biến tinh sâu các hàng mộc cao cấp, gỗ nhân tạo, hạn chế dần xuất khẩu dăm gỗ và tiến tới ngừng xuất khẩu dăm gỗ thô sau năm 2015 để chuyển hướng sản xuất, liên kết vào chuỗi sản xuất chưa có khả năng thực hiện trong tương lai gần.
Vì vậy, ngành chế biến lâm sản của tỉnh trong thời gian tới vẫn chủ yếu xuất khẩu thô với sản phẩm chủ lực là gỗ dăm, thiếu các sản phẩm công nghệ cao và chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. (Báo Hà Tĩnh 27/8) đầu trang(
UBND tỉnh vừa chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ, gia công cơ khí và đan nhựa giả mây.
Dự án do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sao Vàng làm chủ đầu tư sẽ được xây dựng trên một khu đất có diện tích 1,9 ha, thuộc địa bàn khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân,  TP Quy Nhơn.
Theo chủ đầu tư, mục tiêu của dự án là sản xuất đồ gỗ tinh chế có quy mô khoảng 2.500m3 gỗ tròn/năm, đồng thời gia công cơ khí kết hợp đan nhựa giả mây với quy mô 2.500 bộ sản phẩm/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 25 tỉ đồng. (Báo Bình Định 27/8) đầu trang(
Những năm trở lại đây được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành cấp trên, sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt sự nỗ lực vươn lên của bà con nhân dân trong xã, nền kinh tế của xã Vạn Hòa (TP Lào Cai) có nhiều khởi sắc, tại đây xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh tiêu biểu, mang lại hiệu quả kinh tế.
Người dân không những thoát nghèo mà còn có thu nhập khá. Mô hình trồng dứa xen canh cây lâm nghiệp là một mô hình như thế.
Cây dứa được trồng đầu tiên ở thôn Cầu Xum, thôn người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng cây lâm nghiệp. Nhận thấy cây rừng có chu kỳ phát triển dài, không cho thu hoạch ngay, nên người dân nơi đây đã chọn cây dứa là một trong những cây trồng xen phù hợp.
Anh Phàn A Bồng là người khởi xướng và đi đầu trong việc áp dụng mô hình trồng dứa xen canh cây lâm nghiệp. Ban đầu gia đình anh trồng thử nghiệm 1 vạn cây dứa trên diện tích 0,5 ha, năm đầu tiên anh thu về khoảng 50 triệu tiền lãi. Thấy hiệu quả, anh đã mạnh dạn mở rộng diện tích, đến nay quy mô đã lên đến 10 vạn gốc dứa, mỗi năm gia đình anh thu nhập từ 300 đến 500 triệu tiền lãi.
Mô hình trồng dứa xen canh cây lâm nghiệp hiệu quả đã giúp một số hộ dân thoát nghèo, điển hình như gia đình anh Trang Văn Lai ở thôn Cánh Chín. Trước đây gia đình anh thuộc diện nghèo của xã, cuộc sống gia đình chỉ dựa vào 2 sào ruộng và làm thuê hàng ngày.
Khi phong trào trồng dứa phát triển ở Vạn Hòa, anh mạnh dạn đầu tư 2 vạn cây dứa trồng xen với 1 ha cây mỡ mới trồng. Chỉ sau 1 năm gia đình anh đã không những đủ ăn mà còn mua được xe máy và dựng được một ngôi nhà cấp 4.
Từ hiệu quả của mô hình trồng dứa xen cây lâm nghiệp đã thu hút nhiều bà con mở rộng sản xuất, diện tích trồng dứa trên địa bàn xã Vạn Hòa ngày càng mở rộng, từ vài ha (năm 2008) đến nay đã lên tới gần 20 ha.
Bên cạnh hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại, việc trồng dứa xen canh cây lâm nghiệp còn đem lại hiệu quả môi trường như chống xói mòn đất, giảm cỏ dại, giúp cây rừng phát triển tốt. Có thể nói rằng, mô hình trồng dứa xen cây lâm nghiệp là một mô hình có triển vọng, cần nhân rộng ra các địa phương để bà con học tập và làm theo. (Khuyến Nông VN 25/8) đầu trang(
Năm 2014, kế hoạch trồng rừng mới trên địa bàn tỉnh là 1.500 ha trong đó trồng rừng phòng hộ là 600 ha, trồng rừng sản xuất là 900 ha; Khoán bảo vệ rừng là 179.153 ha; Khoán khoanh nuôi tái sinh 42.379 ha.
Để thực hiện các chỉ tiêu trên, Chi cục Lâm nghiệp đã chủ động tham mưu cho ngành Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về lâm nghiệp. Kiểm tra, đôn đốc các Ban quản lý rừng phòng hộ trong việc thực hiện kế hoạch được giao, nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh để có hướng xử lý kịp thời.
Theo số liệu từ các Ban quản lý báo cáo đến nay, diện tích thực hiện khoán bảo vệ rừng là 137.030,5 ha đạt 96,6% kế hoạch giao, diện tích khoán khoanh nuôi tái sinh là 42.849 ha đạt 101% kế hoạch giao, diện tích trồng rừng là 1.021 ha, trong đó rừng phòng hộ là 601 ha đạt 100,1% kế hoạch giao, trồng rừng sản xuất 420 ha đạt 46,6% kế hoạch giao, chăm sóc rừng trồng 875 ha đạt 74% kế hoạch giao.
Như vậy, các chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp 8 tháng đầu năm đã được thực hiện khá tốt. Trong thời gian tới, Chi cục Lâm nghiệp sẽ tiến hành kiểm tra, phúc tra nghiệm thu diện tích trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất; Hướng dẫn, chỉ đạo các Ban quản lý giải ngân, quyết toán vốn đầu tư chương trình Bảo vệ phát triển rừng năm 2014 và thực hiện các nhiệm vụ khác theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. (Laichau.gov.vn 25/8) đầu trang(
Nghiên cứu ứng dụng ảnh viễn thám ALOS để xác định trữ lượng carbon của các loại rừng ở Thừa Thiên Huế là sự khởi đầu cho nghiên cứu giá trị dịch vụ môi trường rừng, chỉ ra vai trò của rừng trong tình hình biến đổi khí hậu ở vùng nghiên cứu nói riêng và ở khu vực miền Trung nói chung.
Không những định hướng cho việc quản lý và phát triển bền vững, mà còn đóng góp vào giá trị của môi trường, giảm khí gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Đề tài “ Ứng dụng viễn thám radar đa thời gian đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế” do Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung làm chủ trì, TS. Hồ Đình Duẩn làm chủ nhiệm, vừa được nghiệm thu tại Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế ngày 26/8.
Mục tiêu của đề tài là. Ứng dụng viễn thám radar đa thời gian đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2  của  rừng tự nhiên, góp phần giúp cho các cơ quan chức năng đề xuất tín chỉ carbon và bước đầu xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Thừa Thiên Huế.
Đánh giá được biến động diện tích rừng giai đoạn 2006-2011 và xác định sinh khối của rừng tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay; Xác định khả năng hấp thụ CO2  của rừng tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế; Đề xuất tín chỉ carbon và bước đầu xây dựng chính sách chi trả dịch vụ rừng.
Sau hơn 2 năm thực hiện (3/2012 – 5/2014), đề tài chỉ xác định sinh khối và lượng carbon hấp thụ cho đối tượng thảm thực vật rừng tự nhiên trên mặt đất của tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm các loại cây gỗ, cây bụi và thảm tươi.
Kết quả của đề tài đã chứng minh được khả năng ứng dụng ảnh viễn thám trong nghiên cứu theo dõi tài nguyên rừng, mà cụ thể là sử dụng ảnh radar PALSAR trong ước tính sinh khối và lượng carbon hấp thụ của rừng tự nhiên.
Mặc dù có hạn chế về độ chính xác và thời gian quan sát nhưng trên thực tế, phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều nơi trên thế giới với các trạng thái rừng khác nhau. (Sở Khoa Học & Công Nghệ Thừa Thiên Huế 27/8) đầu trang(
Theo Sở NN-PTNT, vụ trồng rừng Thu Đông năm 2014, toàn tỉnh có kế hoạch trồng 8.500 ha rừng, gồm rừng sản xuất 7.230 ha; rừng phòng hộ, môi trường cảnh quan 2.040 ha; rừng ngập mặn 30 ha.
Để phục vụ công tác trồng rừng đạt kết quả tốt, đến nay các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp đã gieo ươm được gần 85 triệu cây giống lâm nghiệp các loại.
Bao gồm: keo lai giâm hom 79,4 triệu cây; keo lai cấy mô 3,8 triệu cây, phi lao 500 ngàn cây; sao đen 460 ngàn cây, bạch đàn cấy mô 250 ngàn cây. Dự kiến công tác trồng rừng sẽ bắt đầu thực hiện vào đầu tháng 9 tới. (Báo Bình Định 26/8) đầu trang(
Các vườn quốc gia vốn đươc xem là một nguồn vốn quý để khai thác du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do chủ yếu là làm nhiệm vụ bảo tồn, việc kinh doanh chỉ là thứ yếu, nên tiềm năng rất lớn này chưa được các đơn vị liên quan khai thác hiệu quả.
Theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng, các vườn quốc gia phải thành lập trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng. Ngoài chức năng giáo dục, các trung tâm này trở thành nơi hướng dẫn du lịch cho khách tham quan.
Do vậy, theo ông Phạm Văn Xiêm, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa, những hoạt động nhằm thu hút khách du lịch vẫn chưa nhiều. Hiện tại, hầu hết khách đến đây tham quan là sinh viên các trường đại học đóng trên địa bàn TPHCM.
Ông Nguyễn Xuân Chinh, Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường rừng thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, cũng cho biết khách đến đây phần lớn là học sinh, sinh viên và công nhân. Một trong những khó khăn của trung tâm là cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như những hạn chế về nhân lực làm dịch vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao.
Trong khi đó, Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát ở tỉnh Tây Ninh dù có lợi thế nằm trong khu vực có nhiều di tích lịch sử nhưng tình hình cũng không khá hơn. Ông Văn Kỳ, Trưởng phòng phụ trách Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng, cho biết do mới thành lập hơn một năm nên trung tâm chưa có nhiều dịch vụ có thể thu hút du khách.
Thời gian qua, ngoài các đoàn học sinh trong tỉnh đến đây tham quan, cắm trại, khách du lịch chủ yếu là khách lẻ, những người trẻ tuổi thích khám phá. Năm 2013 doanh thu của trung tâm đạt 300 triệu đồng nhưng lợi nhuận chỉ có 3 triệu đồng.
Ngoài yếu kém về hạ tầng, một nguyên nhân khác khiến các vườn quốc gia không thu hút được nhiều khách tham quan là chất lượng phục vụ chưa cao. Điều này là bởi mức lương thấp, không thu hút được lao động làm du lịch chuyên nghiệp nên các vườn quốc gia phải sử dụng nhân viên kỹ thuật, kiểm lâm kiêm luôn hướng dẫn viên.
Ông Kỳ cho biết, hiện trung tâm của ông đang xin vốn để mở thêm một số dịch vụ như đi xe trong rừng, cho thuê lều, võng cắm trại hay các dụng cụ quan sát động vật vào ban đêm.
Trong khi đó, Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng thuộc Vườn quốc gia Núi Chúa cũng đang liên kết với một số công ty du lịch ở TPHCM để thu hút khách đến vườn quốc gia Núi Chúa, qua đó có thể thu phí dịch vụ môi trường rừng.
Còn Vườn quốc gia Cát Tiên và Cúc Phương thì đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thí điểm để thành lập công ty cổ phần du lịch sinh thái. Ông Chinh hy vọng, việc chuyển đổi thành công ty cổ phần sẽ giúp trung tâm có được nguồn vốn để đầu tư vào hệ thống phòng nghỉ, mở thêm những dịch vụ liên quan đến du lịch sinh thái để thu hút khách.
Tuy nhiên, theo giám đốc một công ty lữ hành thường xuyên tổ chức tour đến Ninh Chữ, ở một góc độ nào đó, hoạt động của các trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng như mô hình một đơn vị du lịch.
Nhưng để có thể thiết kế một tour du lịch và kinh doanh có lãi, thời gian đầu cần phải bỏ ra một khoản tiền kha khá để quảng cáo. Vì thế, các trung tâm muốn kinh doanh tương tự công ty lữ hành sẽ gặp những khó khăn nhất định. (Sài Gòn Tiếp Thị 25/8, tr7) đầu trang(
Hàng chục năm qua, cây lòn bon đã đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đồng bào huyện Đông Giang và các xã miền núi của huyện Đại Lộc. Để nâng cao chất lượng lòn bon, 2 địa phương đã có kế hoạch phục hồi, phát triển loại cây này.
Ở Quảng Nam, cùng với Tiên Phước, cây lòn bon đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Đông Giang và một số xã miền núi của huyện Đại Lộc. Khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên trái lòn bon ở Đông Giang, Đại Lộc có nhiều múi nhỏ, vị ngọt thanh, màu vàng sẫm, chất lượng hơn hẳn các nơi khác.
Vì vậy, lòn bon nơi đây được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Đến mùa lòn bon, thương lái từ dưới xuôi, chủ yếu ở Đại Lộc thường tìm đến tận nơi thu mua toàn bộ sản phẩm. Nhờ được mùa lòn bon mà nhiều gia đình trang trải được cuộc sống, xây dựng cơ ngơi khang trang, sắm sửa được những vật dụng đắt tiền.
Anh Alăng Uông (xã  Ca Dăng, Đông Giang) cho biết, những năm được mùa, mỗi cây lòn bon cho khoảng 100kg trái, 2 người gùi không hết. Như năm 2013, lòn bon trúng mùa, gia đình ông Hồ Quyết Tâm ở xã Ca Dăng thu nhập 30 - 40 triệu đồng; hộ có khoảng 30 - 40 cây mọc tự nhiên cũng thu hoạch vài chục triệu đồng.
Năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên lòn bon ra trái ít, trừ những cây mọc dọc khe suối vẫn cho nhiều trái. Đang là đầu mùa nên lòn bon được giá (giá bán tại chỗ khá cao, khoảng 18 - 20 nghìn đồng/kg). Với mức giá này, cây lòn bon đã đem lại khoản thu nhập không nhỏ cho đồng bào.
Trước đây, lòn bon chủ yếu mọc tự nhiên với số lượng lớn. Ở Đông Giang nhiều nhất là các xã Za Hung, Jơ Ngây, Ca Dăng, Ma Cooih... và ở Đại Lộc là xã Đại Sơn. Ông Nguyễn Văn Trung - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Sơn cho biết, cây lòn bon không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn có giá trị về mặt văn hóa và lịch sử nên rất cần được đầu tư, phục hồi và mở rộng diện tích.
Thời gian qua, tình trạng phá rừng bừa bãi và trồng rừng không theo quy hoạch đã khiến cho diện tích lòn bon bị thu hẹp; số còn lại canh tác không đúng kỹ thuật nên ảnh hưởng chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tương tự, ở Đông Giang, việc thiếu đầu tư chăm sóc đã khiến cây lòn bon bị thoái hóa và chất lượng không được như trước.
Theo ông Phạm Cườm (Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Đông Giang), huyện đã có kế hoạch phối hợp Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học - công nghệ Quảng Nam thực hiện dự án cải thiện chất lượng và tăng sản lượng lòn bon. Trước mắt, huyện tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật cho 40 hộ dân, xây dựng mô hình cải tạo cây lòn bon trên diện tích 1ha.
Từ năm 2013, thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển cây trồng của UBND tỉnh, trong đó có lòn bon, một số hộ dân ở Đông Giang đã được cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật trồng. Trong khi đó, để phục hồi lại rừng lòn bon, Đại Lộc đã có dự án đầu tư hơn 1 tỷ đồng để trồng mới 4ha, khoanh nuôi bảo vệ 4ha.
Theo dự án, diện tích mở rộng là 100ha nhưng đến nay chỉ thực hiện được 20ha. Ông Trung cho biết, mỗi hộ tham gia dự án sẽ được cấp 1ha đất với quy mô 330 cây con/ha. Nếu các dự án nêu trên đạt hiệu quả, rồi đây những rừng lòn bon sẽ được phục hồi.
Khi đó, loại trái cây đặc sản này sẽ có mặt nhiều hơn trên thị trường - không chỉ ở thị trường Quảng Nam mà còn có thể vươn ra thị trường các địa phương lân cận. Cơ hội được hưởng lợi từ loài cây vốn là “cây hoang” này của người dân cũng sẽ rõ ràng hơn... (Báo Quảng Nam 26/8) đầu trang(
Chiều 25/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ đã chủ trì giao ban tiến độ thực hiện Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi (Dự án JACA2).
Quảng Ngãi là một trong 11 tỉnh miền Trung tham gia Dự án JACA2 thuộc nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Dự án được giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, thực hiện trong 10 năm (từ năm 2012-2021), trên địa bàn 9 xã thuộc 4 huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây và Tây Trà, với tổng diện tích 12.100 ha, trong đó trồng mới rừng phòng hộ là 2.800 ha; khoanh nuôi có trồng bổ sung 600 ha rừng phòng hộ; khoanh nuôi tái sinh 2.700 ha rừng tự nhiên; bảo vệ 3.200 ha rừng phòng hộ; rà phá bom mìn và tẩy rửa chất độc hoá học 2.800 ha.
Ngoài ra, Dự án còn có các hạng mục khác như hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng lâm sinh, kiểm soát phòng chống cháy rừng,…
Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án gần 290 tỷ đồng (tương đương 1.072 triệu Yên Nhật), trong đó, vốn vay ODA thông qua cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 246,8 tỷ đồng, còn lại vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh 42,7 tỷ đồng.
Theo Ban Quản lý Dự án JICA2 tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2014, Dự án đã triển khai thực hiện các hợp phần rà phá bom mìn và tẩy rửa chất độc hóa học trên 1.700 ha, đạt 100% kế hoạch; thực hiện các hợp phần kiểm soát, phòng chống cháy rừng; thực hiện hợp phần phát triển rừng phòng hộ, với tổng diện tích đã được phê duyệt thiết kế và giao cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ 1.413,7/1.400 ha, đạt 100,97%, so với khối lượng toàn dự án đạt 50,8% (1.413,7/2.800 ha); bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên cũng đều đạt trên 100% kế hoạch... Lũy kế giải ngân đến thời điểm này đạt hơn 13 tỷ đồng, trong đó vốn vay JICA 10,2 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách đối ứng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án rà soát lại khối lượng thực hiện trong năm 2014 để tập trung thực hiện những phần việc còn lại của kế hoạch năm.
Đối với công tác trồng rừng, hợp phần quan trọng nhất của dự án, yêu cầu chuẩn bị tốt các điều kiện để cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng mới 1.400 ha rừng phòng hộ trong tháng 10/2014.
Trong đó lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ số lượng, chất lượng cây giống; triển khai công tác tập huấn, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng,… (Đài PTTH Quảng Ngãi 26/8) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Tháng 12 rồi, 1 cặp sói trưởng thành được thả vào vùng núi Sierra Madre và gần đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện số lượng sói xám tăng lên.
Ủy ban Các khu vực được bảo vệ cấp quốc gia đã phối hợp thực hiện chương trình sinh sản trong chuồng để thả động vật về với môi trường tự nhiên của chúng.
Ông Jesus Lizardo Cruz, Ủy ban các khu vực được bảo vệ cấp quốc gia cho biết, “ở Mehico, hiện tại chúng tôi có lứa sói đầu tiên sinh ra trong môi trường hoang dã. Điều đó đã khích lệ chúng tôi rất nhiều và mở ra bước tiếp theo trong quá trình khôi phục, để có số lượng động vật hoàn toàn tự do nhưng bền vững.”
Ước tính có khoảng 400 con sói Mehico khắp thế giới, đa số sống trong môi trường nuôi nhốt. Mỹ triển khai chương trình Khôi phục Sói Mehico vào năm 1998 và hiện có 83 con sống trong rừng ở Arizona và New Mehico.
Hầu hết tất cả những con sói tại Mỹ đang tồn tại đều được sinh ra trong tự nhiên, và trong 12 năm qua, những con sói sinh ra trong tự nhiên đã sinh sản và nuôi con trong rừng.
Và ở Mehico, chương trình thả sói về rừng hy vọng, những nghiên cứu trong tương lai về sói hoang dã ở vùng núi Sierra Madre sẽ cung cấp những kiến thức khoa học vô giá về môi trường sống tự nhiên của loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng này, đặc biệt là khi số lượng loài này trong tự  nhiên tăng lên. (VTV9 26/8) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng