Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 26 tháng 04 năm 2016
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Chỉ trong 12 ngày qua, Đà Nẵng đã xảy ra 4 vụ cháy rừng. Trong khi đó, do đã có trên 30 ngày khô hạn liên tục nên hiện nguy cơ cháy rừng trên địa bàn đã ở mức nguy hiểm và có khả năng tăng lên mức rất nguy hiểm, xảy ra cháy rừng trên diện rộngj!
Ngày 25/4, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng đã ra bản tin dự báo cháy rừng số 05 cho hay, các khu vực rừng trên địa bàn TP đã có trên 30 ngày khô hạn liên tục, không có mưa. Trong các ngày từ 25/4 đến 02/5, nguy cơ cháy rừng ở mức nguy hiểm (báo động cấp IV) và có thể tăng lên mức rất nguy hiểm (báo động cấp 5, cấp cao nhất trong thang dự báo cháy rừng), xảy ra cháy rừng trên diện rộng trong vài ngày tới
Do đó, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng đề nghị Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các quận, huyện, xã, phường tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo TP xử lý tình huống khi có cháy rừng xảy ra. Đề nghị UBND các xã, phường có rừng tiếp tục duy trì thông báo nghiêm cấm phát đốt thực bì trong mọi trường hợp.
Đồng thời yêu cầu các Hạt Kiểm lâm duy trì trực 100%; tăng cường kiểm tra việc chấp hành thông báo của UBND xã, phường về cấm phát, đốt dọn thực bì trong mọi trường hợp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; giám sát chặt chẽ tình hình phát lửa; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; báo cáo kịp thời tình hình cháy rừng về Ban chỉ đạo quận, huyện và Chi cục Kiểm lâm.
Được biết, chỉ trong 12 ngày qua, trên địa bàn Đà Nẵng đã liên tiếp xảy ra 4 vụ cháy rừng. Lúc 13h00 ngày 13/4 xảy ra cháy rừng tại Tiểu khu 41 (Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) trên diện tích khoảng 0,7ha cây bụi và lau lách. UBND quận đã huy động 470 người gồm cán bộ quận, phường, công an, quân đội, kiểm lâm, cảnh sát PCCC cùng 3 xe cứu hỏa nhưng phải sau 2 tiếng rưỡi đồng hồ mới dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Lúc 19h05 tối 15/4, xảy ra cháy tại khu vực đường lên đỉnh Bàn Cờ, núi Sơn Trà. Cảnh sát PCCC Đà Nẵng đã xuất 06 xe, hơn 40 cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các lực lượng như Vùng 3 Hải quân, Quận đội quận Sơn Trà, dân phòng, dân quân.... tiếp cận hiện trường, triển khai chữa cháy. Điểm phát sinh đám cháy gần đường nên xe cứu hỏa tiếp cận hiện trường rất nhanh. Tuy nhiên, nguồn nước khá xa, đám cháy phát sinh kèm theo các đợt gió nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Sau hơn 01h, đám cháy với diện tích khoảng 2.000m2 đã được dập tắt.
Lúc 13h 20/4, nhận được tin báo cháy của người dân tại km số 2 đường lên đỉnh Bà Nà, lực lượng Cảnh sát PCCC Đà Nẵng đã xuất 6 xe gồm 4 xe chữa cháy, 2 xe chỉ huy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ kịp thời có mặt tại hiện trường. Do có gió thổi mạnh nên đám cháy nhanh chóng lan rộng ra khu vực rừng xung quanh.
Hơn 1000 người gồm lực lượng chữa cháy, dân quân tự vệ, lực lượng dân phòng, kiểm lâm và nhân viên của Công ty Bà Nà Hills đã được huy động đến dập tắt đám cháy. Cảnh sát PCCC Đà Nẵng đã lập "đường băng lửa" nhằm khống chế không cho diện tích đám cháy phát triển thêm, có nguy cơ đe dọa rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa rất lớn.
Sau 7 tiếng đồng hồ, đến 18h cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp phối hợp cùng với các nhân viên Công ty Bà Nà Hills tiếp tục trực ban đêm nhằm đảm bảo chắc chắn đám cháy không bị bùng phát trở lại. Theo nhận định của lực lượng Kiểm lâm thì diện tích cháy ước gần 5ha, nguyên nhân có thể là do người dân đốt thực bì nhưng không trông coi nên gây ra cháy.
Mới đây nhất, lúc 14h chiều 24/4, đã xảy ra vụ cháy rừng thông tại đường số 1, KCN An Đồn (phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà). Đám cháy bùng phát tại khu vực rừng thông nằm trong khuôn viên Công ty phần mềm FPT. Lực lượng tại chỗ đã hô hoán cho nhân viên Công ty biết và sử dụng các trang thiết bị tại chỗ để dập lửa và gọi điện báo 114. Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 3 đã xuất 2 xe và 16 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường triển khai biện pháp nghiệp vụ dập tắt đám cháy trong vòng 10 phút. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Theo Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, mặc dù thời gian vừa qua lực lượng Kiểm lâm đã nghiêm cấm đốt thực bì tại thời điểm mùa khô, nắng nóng như hiện nay nhưng do ý thức cũng như sự thờ ơ của người dân trong việc bảo vệ rừng nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thời gian đến, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ảnh hưởng lớn đến tài sản quốc gia như các vụ cháy rừng lớn đã xảy ra. (Infonet 25/4) đầu trang(
Toàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 235 ha rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó rừng sản xuất trên 171.000 ha, rừng đặc dụng trên 66.800 ha, rừng phòng hộ 96.700 ha. Hàng năm diện tích rừng trồng mới đạt 5.000 đến 6.000 ha và năm 2015 độ che phủ rừng đạt 49%.
Trước những diễn biến của tình hình thời tiết cực đoan, nhất là trong điều kiện khô hạn, nắng nóng và nhiệt độ tăng cao như hiện nay thì nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác phòng chống cháy rừng, Chi cục kiểm lâm tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp, chỉ đạo các chủ rừng, các xã, các hộ hộ gia đình nghiêm chỉnh chấp hành nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Quảng Trị 25/4) đầu trang(
Mùa khô năm 2016 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh An Giang diễn biến phức tạp, tình trạng khô hạn ngày càng gay gắt.
Hiện nay toàn bộ 14.714 ha diện tích rừng và đất rừng tỉnh An Giang đang ở cấp cháy V, là cấp cháy cực kỳ nguy hiểm đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, khả năng xảy ra cháy lớn và lan nhanh, có nguy cơ gây thiệt hại nặng đến diện tích rừng trong tỉnh.
Trước tình hình trên, để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ trọn vẹn diện tích rừng hiện có trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã có Công văn yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có rừng tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý; xác định rõ các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, cháy lớn.
Đồng thời chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy rừng. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng, kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tham mưu Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tiếp tục thực hiện kiểm tra các vùng trọng điểm cháy rừng; kiểm tra khả năng hoạt động máy móc, phương tiện, dụng cụ, nguồn nước, con người đã bố trí tại một số điểm ngoài hiện trường; khả năng huy động lực lượng trong công tác chữa cháy.
Nắm diễn biến tình hình về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, có trách nhiệm thực hiện tốt vai trò tham mưu cho chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; báo cáo kịp thời các vụ cháy rừng có khả năng xảy ra cháy lớn trên địa bàn để kịp thời huy động lực lượng tham gia cứu chữa, hạn chế thiệt hại rừng.
Triển khai nhanh gói kinh phí chống hạn và bố trí bổ sung ngay các máy móc, phương tiện và dụng cụ đến các trọng điểm cháy. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, thực hiện tốt công tác trực phòng cháy chữa cháy rừng trong thời gian cao điểm mùa khô, nhất là trong các ngày nghỉ, lễ. Sau các vụ cháy rừng, cần phối hợp chặt chẽ với Công an huyện, xã tìm ra nguyên nhân và đối tượng gây cháy rừng để xử lý các hành vi vi phạm.
Sở Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền về nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đến mọi tầng lớp nhân dân.
Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác phòng, chữa cháy rừng; kịp thời huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
Báo An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng các quy định về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng để nhân dân nâng cao hiểu biết và chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng; kịp thời đưa thông tin về cảnh báo và dự báo cháy rừng trong thời kỳ cao điểm.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung tại công văn này. Yêu cầu Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh An Giang; các Sở, ban ngành có liên quan; UBND huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn và thành phố Châu Đốc triển khai thực hiện tốt nội dung công văn này. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh An Giang 25/4) đầu trang(
Bạn đọc Nguyễn Văn Hiểu ở xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk phản ảnh: Do nắng nóng kéo dài, nguồn nước tưới suy kiệt, hơn 20ha rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước thuộc địa bàn thôn 4, xã Ea Ral đang đứng trước nguy cơ cháy cao. (Quân Đội Nhân Dân 25/4) đầu trang(
Cùng với tình trạng khai thác lâm sản trái phép, nạn xâm chiếm, phá rừng lấy đất sản xuất là 2 vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở tỉnh ta hiện nay.
Những tháng đầu năm 2016, tình trạng phá rừng, xâm chiếm rừng lấy đất sản xuất liên tiếp xảy ra tại các lâm phần thuộc các ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh.
Vào ngày 21-2, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Ia Grai, lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai và các đơn vị liên quan đã tiến hành tuần tra và phát hiện 1 vụ phá rừng trái phép tại lô 2 khoảnh 5 tiểu khu 292 thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn. Tại đây, 2 vợ chồng Kpă Thuận và Siu Liu (trú tại làng Jăng Krái 2, xã Ia Khai, huyện Ia Grai) đã dùng cưa máy cắt hạ 54 cây cầy, bình linh, bằng lăng, thành ngạnh thuộc rừng tự nhiên, đường kính từ 10 cm đến 35 cm, diện tích phá mở rộng gần 5 sào.
Đến ngày 14-3, cũng qua tuần tra, lực lượng chức năng đã phát hiện vụ phá rừng tại tiểu khu 290 của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai. Đương sự phá rừng là Ksor Leh và vợ Puih Hồng (trú tại làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai). Diện tích rừng bị phá gần 6 sào cũng thuộc rừng tự nhiên. Lực lượng chức năng đã lập hồ sơ cả 2 vụ phá rừng trên chuyển qua Công an huyện Ia Grai để điều tra, truy tố.
Tại huyện Chư Prông, vào giữa tháng 3, qua công tác kiểm tra, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Púch cũng phát hiện 8 hộ dân ở làng Goong, xã Ia Púch kéo nhau vào 2 tiểu khu 930 và 933 thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Púch phá hơn 1 ha rừng lấy đất sản xuất. Đây là diện tích rừng sản xuất đã bàn giao cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai để chuyển mục đích đất rừng sang trồng cao su theo chủ trương của Chính phủ.
Tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất đã và đang diễn ra thường xuyên. Nhiều vụ vi phạm đã được các đơn vị chủ rừng phát hiện và báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT, chính quyền địa phương chỉ đạo xử lý hoặc chuyển qua Công an địa phương củng cố hồ sơ để truy tố nhưng tính chất răn đe chưa cao. Điển hình như tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Púch, năm 2015, đơn vị đã chuyển 3 vụ phá rừng trái phép cho các ngành chức năng khởi tố để răn đe, giáo dục nhưng tình trạng xâm chiếm đất rừng vẫn còn tiếp diễn và diễn biến ngày càng phức tạp.
Tình trạng xâm chiếm đất rừng để lấy đất sản xuất ngày càng nghiêm trọng, diện tích ngày càng lớn, thủ đoạn phá rừng ngày càng tinh vi. Nếu lực lượng quản lý rừng không đông người, không có phương tiện hỗ trợ thì người dân chạy vào rừng trốn, không thể bắt được. Cộng thêm địa hình đồi núi chia cắt rất khó cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng.
Ngoài việc các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi thì trách nhiệm của cán bộ quản lý rừng cũng cần nói đến. 2 vụ phá rừng liên tiếp tại xã Ia Krái diễn ra gần chốt cửa rừng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai nhưng chậm phát hiện và ngăn chặn kịp thời; diện tích rừng bị phá lớn. Ông Nguyễn Trường Hải-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, đơn vị cũng đã kiểm điểm cho nghỉ việc ông Lê Văn Duẩn-Trạm trưởng của chốt cửa rừng xã Ia Krái. (Báo Gia Lai 25/4) đầu trang(
Rừng thông phòng hộ cảnh quan (RTPHCQ) quốc lộ 14 tỉnh Đắk Nông được quy hoạch với diện tích gần 400 héc ta với những cây thông được trồng cách đây hơn 30 năm. Đây là một trong những niềm tự hào của chính quyền và người dân tỉnh Đắk Nông bởi khi đến với vùng đất này người ta có cảm giác như đang lạc vào những rừng thông thơ mộng của thành phố hoa Đà Lạt.
Thế nhưng trước sự xâm chiếm của người dân, cộng với sự buông lỏng quản lý của các cấp các ngành đã khiến cho hàng chục ha rừng bị bức tử và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều đặc biệt ở đây là nhiều hộ phá thông, chiếm đất, xây nhà thì chỉ nhà tạm bị xử lý, còn nhà xây tiền tỷ vẫn hiên ngang tồn tại ngay trước “mũi” cơ quan chức năng và bình an vô sự.
Theo kết quả xác minh của lực lượng chức năng, hiện rừng thông 400 ha đã có gần 70ha rừng, đất rừng bị phá, lấn chiếm và 20ha đất không có rừng bị lấn chiếm để xây dựng nhà ở, lều quán, trồng cây nông nghiệp trái phép…
Trong 139 trường hợp vi phạm chính quyền mới xử lý được 17 vụ, thu hồi khoảng 5ha. Là người dân địa phương, sinh sống từ nhiều năm nay cạnh rừng TPHCQ, ông Phạm Văn Dương, thôn Boong rinh, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song bức xúc: “Khi thấy có đối tượng phá rừng, chiếm đất chúng tôi có báo cho chính quyền biết để tới xử lý vậy mà họ chỉ dẹp được mấy hộ nhà ván nho nhỏ chứ mấy hộ xây nhà tiền tỷ đồng thì chẳng ai đụng đến. Việc các cơ quan xử lý thiếu tính thuyết phục như thế này thì người dân chúng tôi biết kêu ai”.
Còn bà Đ.T.N (xin giấu tên) cho biết: “Chúng tôi chỉ cần phá một cây thông đã bị phát hiện, xử lý rồi. Nhưng họ triệt hạ thông hàng loạt, chiếm đất làm nhà, trồng tiêu thì không bị xử lý. Sở dĩ có việc này là do tiếp tay, thỏa thuận của một số cán bộ cơ quan chức năng để trục lợi”.
Quá bất bình trước tình trạng rừng thông bị các đối tượng vào đầu độc, chặt phá, thậm chí đưa cả máy móc vào san ủi lấy mặt bằng xây dựng nhà, người dân đã tổ chức vây bắt tại chỗ báo cho cơ quan chức năng thì họ mới vào xử lý nhưng lại lý giải do được kiểm lâm cho phép khai thác thông khô, còn việc khai thác thông tươi là các đối tượng này tự ý chặt phá.
Trong khi hàng trăm hộ dân ngày ngày vẫn tiếp tục giết thông, lấn đất dựng nhà, bó móng, trồng tiêu trong rừng TPHCQ thì  các cơ quan chức năng lại khẳng định do người dân làm lén lút nên không phát hiện được hoặc còn vướng chỗ này chỗ nọ nên chưa thể xử lý.
Ông Nguyễn Văn Thịnh- Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đắk Song lý giải: “Do quy hoạch rừng phòng hộ manh mún xen kẽ với đất sản xuất của người dân. Vì vậy khi làm rẫy họ thường lén lút tìm cách đầu độc cây thông bằng hóa chất khiến cho việc phát hiện, xử lý rất khó khăn.
Bên cạnh đó do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, cộng với người dân thường lợi dụng đêm tối để phá rừng, chiếm đất, tổ chức xây nhà nên anh em không thể xử lý kịp. Khi đã xây thành nhà, trồng cây thành vườn muốn giải tỏa lại phải theo quy trình chứ không thể thực hiện ngay được vì luật còn nhiều bất cập”.
Còn ông Lê Viết Sinh- Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song cho rằng,  “nguyên nhân rừng phòng hộ bị lấn chiếm, tái lấn chiếm không xử lý dứt điểm được là do một thời gian dài có sự buông lỏng, quản lý yếu kém của các địa phương. Trong việc cưỡng chế giải tỏa trước đây không cương quyết, có tình trạng trường hợp này cưỡng chế “thẳng tay”, nhưng trường hợp khác lại “bỏ sót” dẫn đến mất công bằng khiến người dân tiếp tục khiếu nại, tái lấn chiếm.
Mặt khác, trong quá trình giải tỏa huyện phải chịu nhiều áp lực không thể xử lý được. Điển hình như trường hợp ông Hương Quế tại xã Trường Xuân, nhà xây trái phép 4 tầng với quy mô hàng trăm mét vuông ngay tại mặt tiền quốc lộ 14, huyện chỉ đạo cương quyết giải tỏa làm điểm nhưng khi mới làm xong thủ tục thì tỉnh chỉ đạo dừng nên đành lực bất tòng tâm”.
Cũng theo ông Sinh, việc quy hoạch còn nhiều bất cập, quy hoạch rừng phòng hộ chồng lên một phần đất đã cấp sổ cho dân sản xuất, làm nhà ở. Cũng tại khu vực rừng phòng hộ tỉnh công nhận thành lập thôn nhưng lại không quy hoạch đất khu dân cư nên dân “đi trước một bước” vào rừng phòng hộ để ở …
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Hợp- Bí thư Huyện ủy Đắk Song cho biết: Quan điểm của huyện là phải kiên quyết giữ cho bằng được rừng phòng hộ, nhất là diện tích rừng thông còn lại và sẽ xử lý những trường hợp cán bộ, đảng viên có hành vi lấn chiếm đất rừng, phá rừng, tiếp tay phá rừng. “Chúng tôi sẽ xem xét trách nhiệm từng đơn vị cụ thể, sai đến đâu xử lý đến đó, xử lý cán bộ, đảng viên trước để làm gương”- ông Hợp cho biết. (Đại Đoàn Kết 25/4) đầu trang(
Thời gian gần đây tại Quảng Trị liên tiếp diễn ra tình trạng rừng tự nhiên phòng hộ và rừng trồng của Cty lâm nghiệp bị người dân cố ý đốt phá, cướp đất để trồng lại rừng kinh tế.
Vĩnh Hà là một xã miền núi của huyện Vĩnh Linh. Từ nhiều năm trước, UBND xã Vĩnh Hà được giao quản lý một số diện tích rừng tự nhiên phòng hộ khá lớn. Tuy nhiên, từ năm 20015, do buông lỏng quản lý nên người dân đã phá rừng phòng hộ, cưa, đốt để chuẩn bị đất trồng rừng mới.
Vụ việc rộ lên từ giáp tết Nguyên đán 2016 đến hết tháng Giêng, khiến dư luận bức xúc. Có chăng một số người đã tổ chức phá rừng?
Mới đây, huyện Vĩnh Linh đã thành lập đoàn kiểm tra tình trạng phá rừng tự nhiên phòng hộ ở xã Vĩnh Hà. Cụ thể, diện tích rừng bị phá nằm ở khoảnh 11, tiểu khu 558, người dân phát, đốt trồng lại cây keo với diện tích gần 5ha. Nhiều cây rừng có đường kính thân từ 15 - 25cm. Đây là rừng phòng hộ mà UBND xã Vĩnh Hà được giao nhiệm vụ quản lý.
Ông Võ Văn Sanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà cho biết, đối tượng phá rừng được xác định là người từ bên ngoài vào. Trước tình hình này, UBND xã đã thành lập tổ chốt chặn gồm 8 người để canh gác hàng ngày.
Đặc biệt, từ đầu tháng 3/2016 đến nay, xã đã bố trí lực lượng tham gia chốt chặn tuần tra nghiêm ngặt tại khu vực rừng bị phá ở trên.
Xã cũng tập trung tuyên truyền vận động nhân dân tự giác tố cáo tội phạm, không tham gia phá rừng. UBND xã xin tăng cường công an mật phục bắt quả tang đối tượng vi phạm phá rừng.
Trao đổi với NNVN, Trưởng Công an huyện Vĩnh Linh, đại tá Lê Phương Nam cho biết đây là vụ phá rừng phòng hộ nghiêm trọng, diện tích rừng bị phá lớn, hiện lực lượng đang tích cực điều tra để sớm có kết qủa.
Hành vi đốt phát, phá rừng phòng hộ, lấn chiếm đất rừng là xâm phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, xâm hại đến sự ổn định và bền vững của môi trường sinh thái. Vì vậy, đề nghị cơ quan chức năng Vĩnh Linh vào cuộc quyết liệt để sớm tìm ra người cầm đầu.
Thêm một vụ người dân lấn chiếm đất rừng khác liên quan đến một huyện của tỉnh Quảng Trị. Ông Lê Hoài Nhân, Giám đốc Cty TNHH Lâm nghiệp Triệu Hải cho biết đất rừng của Cty chủ yếu nằm ở phía Tây huyện Triệu Phong. Từ năm 2013 đến nay, nhiều diện tích đất rừng của Cty bị người dân lấn chiếm.
Những diện tích rừng này vừa được Cty khai thác, chuẩn bị đất để trồng mới. Người dân sống khu vực xung quanh tự ý vào phá, cuốc, đốt để đưa cây giống vào trồng. Theo thống kê mới nhất, tổng diện tích đất rừng của Cty bị người dân lấn chiếm đã hơn 60ha.
Mới đây, khi Cty đang tổ chức san ủi thực bì để chuẩn bị trồng rừng tại khoảnh 1 tiểu khu 800 thì có khoảng 130 người dân tự ý đưa cây giống vào trồng trên diện tích 2,5ha đất mà Cty đã san ủi.
Để tránh đụng độ, Cty đã ngừng thi công, rút máy ra khỏi hiện trường, song người dân vẫn cố tình tiếp tục trồng rừng trên diện tích đất còn lại. Số người này thuộc thôn Ái Tử, xã Triệu Ái và thị trấn Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong.
Diện tích đất rừng của Cty TNHH Lâm nghiệp Triệu Hải ở vùng Tây Triệu Phong được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc...
Việc một số bộ phận người dân vì lợi ích kinh tế đã bất chấp quy định pháp luật, tổ chức lấn chiếm đất rừng của Cty làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và an ninh, trật tự xã hội.
Trước tình hình trên, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, để giải quyết dứt điểm việc xâm lấn đất lâm nghiệp, yêu cầu UBND huyện Triệu Phong chỉ đạo Công an huyện có biện pháp giáo dục răn đe các đối tượng cầm đầu kích động người dân lấn chiếm đất trái pháp luật, kịp thời ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm nhằm ổn định an ninh, trật tự ở địa phương.
Cũng theo ông Hà Sỹ Đồng, Cty TNHH Lâm nghiệp Triệu Hải phối hợp với UBND huyện Triệu Phong tổ chức đối thoại công khai phương án sản xuất kinh doanh và các quyền lợi, nghĩa vụ được Nhà nước giao khi sử dụng đất để người dân hiểu rõ quy định của pháp luật. (Nông Nghiệp Việt Nam 26/4) đầu trang(
Tòa án nhân dân huyện Krông Pa vừa mở phiên tòa xét xử lưu động và tuyên phạt 2 đối tượng Ka Sor Y Tet và Ksor Lớ (cùng SN 1979, trú tại buôn Jú, xã Krông Năng, huyện Krông Pa) mỗi đối tượng 6 tháng tù về tội “Hủy hoại rừng”.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Krông Pa, từ tháng 3 đến tháng 9-2015, Ka Sor Y Tet sử dụng cưa xăng vào khu vực rừng sản xuất của xã Ia Hdreh, thuộc vị trí lô 7, 21, khoảnh 5, 8 tiểu khu 1430 chặt phá, đốt cây rừng lấy đất làm rẫy với tổng diện tích rừng bị phá là 6.380 m2, gây thiệt hại tổng số tiền trên 338 triệu đồng.
Còn Ksor Lớ từ tháng 2 đến tháng 5-2015, đã dùng cưa máy và dao quắm chặt hạ 7.690 m2 rừng sản xuất thuộc lô 10, khoảnh 7, tiểu khu 1430 do UBND xã Ia Hdreh quản lý để lấy đất làm rẫy. Hành vi chặt phá rừng của Ksor Lớ gây thiệt hại về lâm sản trên 54 triệu đồng và gây thiệt hại về môi trường với tổng số tiền trên 163 triệu đồng.
Được biết, đây là lần đầu tiên các đối tượng phá rừng làm nương rẫy ở huyện Krông Pa bị đưa ra xét xử hình sự. (Báo Gia Lai 26/4) đầu trang(
“Hồi đó, bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều ở bản Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) cứ đến mùa lại lang thang vào rừng để phát rừng làm nương rẫy. Rừng cũng vì thế mà lùi xa bản, xa làng. Miềng lo đến ngày nào đó “rừng cạn” nên đã “cơm đùm, gạo bới” để luồn rừng tìm kiếm nhiều loại cây giống gỗ quý như huỷnh (huệng), lát hoa, sao đen, sưa…về ươm trong vườn nhà chờ đến mùa mưa thì mang lên trồng ở những khoảng đồi trọc trước bản”, ông Hồ Ra Ơi mở đầu câu chuyện với tôi như vậy khi dẫn tôi lên thăm khu rừng với hơn 1.000 cây gỗ quý do chính tay ông trồng trong suốt 16 năm qua.
Ngồi nghỉ chân bên góc huỷnh tỏa bóng râm mát nằm dưới chân ngọn đồi, Hồ Ra Ơi cho biết, đến tận bây giờ vẫn còn nhiều đồng bào dân tộc Vân Kiều chưa ý thức được tầm quan trọng của rừng. Chính vì vậy, vẫn còn tình trạng bà con chặt phá rừng làm nương rẫy, vào rừng chặt cây về làm nhà cửa…đó chính là những nguyên nhân khiến diện tích rừng dần bị thu hẹp dần. Còn chuyện Hồ Ra Ơi trồng rừng đã cách đây 16 năm.
Đó là khoảng năm 2000, ông cùng với nhiều trai tráng trong bản Khe Van cũng bởi đói nghèo nên phải vào tận rừng sâu, núi thẳm của đại ngàn Trường Sơn để rà đào phế liệu chiến tranh. Một lần ngồi nghỉ chân bên bờ suối, dưới tán rừng rậm mát, ông thấy các loại cây giống gỗ quý như huỷnh, lát hoa, sưa…mọc lên xanh tốt. Hồ Ra Ơi liền bới mấy cây bỏ vào a chói mang về ươm thử trong vườn nhà.
Sau một thời gian ươm cây giống, đến mùa mưa năm đó Hồ Ra Ơi mang lên khoảng đồi trọc trước bản Khe Van để trồng. Lúc đầu, ông cũng không dám tin là cây sẽ sống bởi đất đồi quá nhiều đá sỏi, lại bạc màu. Nhưng rồi, cây không những sống được mà còn phát triển xanh tốt. Từ đó, Hồ Ra Ơi bắt đầu những chuyến vào rừng bới cây giống gỗ quý mang về để ươm trồng.
“Mỗi chuyến miềng vào rừng phải mất khoảng 3-4 ngày mới đào bới được khoảng vài chục cây giống gỗ quý mang về. Cứ đi hết cánh rừng này đến cánh rừng khác để tìm cây gỗ giống. Ngày thì hì hụi đào bới, còn đêm đến thì tìm hốc đá hoặc chạng cây to để ngủ tránh rắn rết, thú rừng. Nhiều người khi nghe kể chuyện tìm cây giống nhưng không đào bới cho bằng hết số cây tìm được mà chỉ bới vài cây rồi đi tìm cây nơi khác thì bĩu môi cho rằng “dở hơi”, tìm được thì đào bới cho hết mang về, chứ rừng thì thiếu gì cây gỗ giống mà phải lặn lội vậy cho cực. Miềng chỉ cười trừ. Bởi làm theo cách của họ thì khi cây lớn chết đi lấy đâu ra cây con để thay thế vào chỗ trống. Đào bới bằng hết có khác gì gián tiếp phá rừng”, ông Hồ Ra Ơi nói.
Bằng vốn am hiểu tường tận từng loại cây rừng, Hồ Ra Ơi lý giải cho tôi hiểu đặc tính sinh trưởng của những loại cây ông mang về trồng. Như cây huỷnh là loại cây gỗ với chiều cao thân cây khi trưởng thành đạt 25 – 30 m; thân tròn, thẳng, gốc có bạnh vè, vỏ trắng bạc, có nhựa trong. Cây huỷnh là loại cây ưa sáng, mọc tương đối nhanh, chiếm tầng trên của rừng và thường sống xen với nhiều loại cây gỗ khác như cây gỗ gụ, trường, trám, chò, ràng ràng, chẹo, bưởi bung…
Cây huỷnh lớn rất nhanh trong điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với chiều cao bình quân tăng từ 90 – 130 cm/năm. Gỗ huỷnh có màu hồng sáng, giác màu nâu, lõi màu đỏ, cứng, thớ gỗ mịn, thẳng, bền, ít cong vênh, không bị mối mọt, chịu được va đập mạnh, chịu mặn nên thường được dùng vào việc đóng tàu, thuyền, đồ gia dụng trong gia đình. Còn cây gỗ lát hoa có thân thẳng và khi trưởng thành có thể cao tới 30 m với đường kính thân khoảng 100 cm; lá kép lông chim; hoa lưỡng tính có màu vàng nhạt, đài có lông, tràng hoa 5 cánh xòe rộng, mép cuốn lại, phủ lông mịn ở mặt ngoài.
Cây lát hoa ưa sáng, mọc chậm nhưng cho gỗ đẹp, từ màu sắc cho đến thớ, vân gỗ. Gỗ lát hoa được dùng đóng đồ trang trí nội thất, đồ gia dụng và mộc mỹ nghệ…Cây sao đen có thể cao đến 45 m, thân hình trụ thẳng, tán hẹp nhưng dày, vỏ màu nâu đen, nứt dọc sâu thành nhiều mảnh xù xì. Gỗ sao đen có giá trị kinh tế cao bởi phẩm chất gỗ tốt, có màu vàng hơi xám, phần giác cứng, bền và nặng, thường dùng làm vật liệu xây dựng, đóng tàu, thuyền, sàn nhà, làm đồ mộc gia dụng...
“Bây giờ cứ rảnh rỗi là miềng lại vào “khu rừng” tự tay trồng, cứ nhìn các loại cây gỗ quý lớn lên từng ngày mà vui cái bụng lắm. Vui là bởi miềng đã thực hiện được công việc “mang rừng” về gần bản hơn, mỗi lần vận động bà con dân bản Khe Van trồng rừng là miềng lấy “khu rừng” đó ra làm dẫn chứng để thuyết phục. Bà con thấy miềng làm được nên nhiều người đã bắt đầu trồng rừng trên chính diện tích làm nương rẫy bị bỏ hoang hóa lâu năm gần bản Khe Van”, ông Hồ Ra Ơi phấn khởi cho biết thêm.
Tôi cứ tâm đắc mãi với câu nói của ông Hồ Ra Ơi khi chia tay rằng:“Cứ mỗi người dân không chỉ riêng bản Khe Van mà nhiều bản làng khác chịu khó trồng vài cây trên những khoảng đồi hoang hóa thì chỉ cần vài năm là rừng sẽ lên xanh. Phải trồng rừng, giữ rừng để truyền lại cho cháu con, chứ mang tiếng là người Vân Kiều gắn bó máu thịt với rừng từ thuở lập bản, lập làng mà sau này con cháu không biết đến hình thù cây huỷnh, lim, sến, lát hoa, sao đen…nó như thế nào thì chính thế hệ miềng là người có lỗi với con cháu”.  (Báo Quảng Trị 24/4) đầu trang(
Sáng 25-4, phía Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị này đã yêu cầu các Hạt, trạm KL kiểm điểm lãnh đạo hạt và các trạm KL để xe chở lâm sản đi qua như báo PL&XH đã phản ánh.
Thông tin từ Chi cục Kiểm Lâm thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thanh Hóa gửi các Hạt trưởng KL, Đội KL cho biết, hồi 04h ngày 4-4-2016, Phòng Thanh tra pháp chế Chi cục phối hợp cùng Hạt KL Thọ Xuân tổ chức bắt giữ xe ô tô BKS 36C- 152.96 vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực dốc Nán, thuộc xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa (phía dưới Trạm KL Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc).
Qua điều tra, xác định được người điều khiển phương tiện là ông Trần Thanh Tùng và chủ phương tiện là ông Nguyễn Trung Kiên, cả hai đều trú tại thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, đã vận chuyển 44 thanh gỗ Dổi xẻ khối lượng 0,987m3, 15 thanh gỗ xẻ Trai lý, khối lượng 2,0m3, 07 thanh gỗ Sến nhóm 2 khối lượng 2 m3, 07 thanh gỗ Sến nhóm 2 khối lượng 0,798m3, 05 thanh gỗ xẻ tận dụng 2 khối lượng 0,128m3...
Qua kiểm tra, phía Chi cục đã thông tin về việc lái xe đi qua nhưng không có ai là cán bộ KL phụ trách Barie ra hạ để kiểm tra phương tiện. Chỉ khi xe chở gỗ đi qua trạm thì bị phía Chi cục và Hạt KL Thọ Xuân kiểm tra bắt giữ.
Theo Chi cục Kiểm Lâm, để xảy ra sự việc trên là do Thủ trưởng các đơn vị như Hạt Lang Chánh, Hạt Ngọc Lặc, Đội KLCĐ&PCCCR số 2 thiếu quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát công chức thị hành công vụ, thực hiện Đề án 500 chưa tốt, không nắm vững địa bàn, đối tượng, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép để có giải pháp xử lý, đặc biệt là Trạm KL Mỹ Tân không thực hiện đúng quy chế rào chắn Barie để kiểm soát lâm sản để xe chở gỗ qua Trạm nhưng không biết.
Chi cục Trưởng yêu cầu Hạt trưởng KL Lang Chánh kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của lãnh đạo Hạt phụ trách tuyến, trách nhiệm của KL địa bàn xã Quang Hiến, thị trấn Lang Chánh, tổ KL CĐ của hạt trong việc không nắm bắt được đối tượng, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép qua địa bàn, thực hiện không tốt Đề án 500 về "Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị của nhân dân về công tác kiểm lâm", phân công công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản không phù hợp, để xe vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn nhưng không biết, không tổ chức bắt giữ, xử lý ngay tại gốc.
Chi cục Kiểm Lâm cũng yêu cầu Đội trưởng KL CĐ số 2 kiểm điểm trách nhiệm của KL viên được phân công kiểm tra, theo dõi tuyến Lang Chánh-Thọ Xuân trong việc nắm bắt thông tin.
Hạt trưởng KL Ngọc Lặc kiểm điểm trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát lâm sản của lãnh đạo Hạt phụ trách.
Cùng đó, Chi cục Kiểm Lâm giao Phòng Thanh tra Pháp chế phối hợp Phòng TCXDLL triệu tập ông Lê Tiến Quế, Trạm trưởng KL Mỹ Tân, ông Phan Thắng Thế, KL viên thuộc trạm Mỹ Tân, Ngọc Lặc để làm rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát lâm sản của Trạm để làm rõ trách nhiệm liên quan đến xe ô tô BKS 36C-152.96 vận chuyển gỗ không có giấy tờ vẫn ung dung đi qua nhiều trạm gác lâm sản của KL ở nhiều huyện khác nhau, báo cáo chi Cục trước ngày 20-4-2016.
Sáng 25-4, trao đổi với PV, một cán bộ KL cho biết, chiều 25-4 hoặc ngày 26-4 phía Chi cục sẽ họp hội đồng kỷ luật để đưa ra các hình thức xử lý đối với lãnh đạo các đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc để xe chở lâm sản đi qua nhiều.
Được biết, ngay sau khi sự việc trên xảy ra, phía Chi cục Kiểm Lâm đã luân chuyển một số cán bộ, ông Lê Chí Chiều, nguyên Đội trưởng KL cơ động số 2 được về làm Đội trưởng KL cơ động số 1 thay cho ông Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng KL cơ động số 1. Dù ông Chiều mới được luân chuyển từ Hạt KL Cẩm Thủy về làm Đội trưởng KL cơ động số 2 được ít tháng.
Việc luân chuyển cán bộ của Chi cục Kiểm Lâm là hoạt động bình thường. Ngoài việc bổ nhiệm, Chi cục KL còn bổ nhiệm nhiều lãnh đạo phụ trách Hạt một cách ồ ạt. Tuy nhiên, gỗ lậu vẫn qua mặt được nhiều Trạm chốt của KL ở nhiều Hạt, Trạm khác nhau. (Pháp Luật Và Xã Hội 25/4) đầu trang(
Ngày 25/4, thông tin từ Trạm CSGT Phú Lộc – Phòng CSGT tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết, vào khoảng 21h45’ tại km 865 QL 1A, đoạn đi qua địa bàn huyện Phú Lộc.
Trong lúc đang làm nhiệm vụ,Tổ TTKS trạm CSGT Phú Lộc do Thiếu tá Võ Đông Anh, Phó Trạm trưởng làm Tổ trưởng phát hiện xe ô tô khách mang BKS 82B – 00328 đang lưu thông hướng Kon Tum - Hà Nội do lái xe Nguyễn Đức Phong(quê ở thị trấn Đawsk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) điều khiển, có nhiều biểu hiện nghi vấn.
Tổ TTKS đã cho tiến hành kiểm tra và phát hiện trên xe chở khoảng 1,5 m3 gỗ (Dỗi) không có giấy tờ. Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản và cho thu giữ số lượng gỗ nói trên, đồng thời tiến hành phạt lái xe 6 triệu đồng.
Số gỗ này sau đó được TTKS bàn giao cho Hạt Kiểm lâm Phú Lộc để tiến hành điều tra làm rõ. (Trí Thức Và Công Luận 25/4; Người Đưa Tin 25/4; Giao Thông 25/4) đầu trang(
Rừng hương của làng Grôn, xã Ia Kriêng, huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) chừng 4ha, có khoảng 1.000 gốc hương cổ thụ to nhỏ mọc san sát nhau. Trong rừng thỉnh thoảng cũng có vài gốc trắc và nhiều loại gỗ quý khác. Cái thời "lâm tặc" suốt ngày "tăm tia" để phá rừng, dân làng Grôn phải đoàn kết tìm mọi cách bảo vệ rừng hương. Dân làng Grôn xem rừng hương như là một bảo vật truyền đời…
Cách trung tâm làng Grôn chừng 10 cây số, vậy mà chúng tôi mới chạy xe chưa được nửa cây số về hướng rừng hương thì đã bị dân làng chặn lại hỏi thăm. Việc phòng vệ từ xa của người dân làng Grôn để bảo vệ rừng hương tránh khỏi sự "tăm tia" của lâm tặc cũng là điều dễ hiểu. Hiện nay, giá thị trường mỗi mét khối gỗ hương lên đến vài chục triệu đồng, rừng hương của làng Grôn đang trở thành miếng mồi ngon của lâm tặc.
Nằm tiếp giáp với những nương mì, cà phê, cao su của dân, nên việc bảo vệ rừng hương cũng rất khó khăn. Theo quan sát của chúng tôi, rừng hương của làng Grôn "sạch sẽ" đến kỳ lạ. Có những cây hương cổ thụ hàng trăm năm tuổi đường kính cả mét. Cây lớn, cây bé mọc san sát nhau, chỉ cách vài ba bước chân. Chúng "gắn bó" với nhau, cây nào cây nấy thẳng tắp đâm thẳng giữa trời xanh. Giữa chúng là những cây hương con mới mọc, hứa hẹn sẽ thay thế lớp cây già như một truyền thống ngàn đời của đại ngàn.
Theo giải thích của anh Rơ Mah Kem, người dân làng Grôn, thì thực bì luôn được người dân làng Grôn dọn dẹp, lá cành được chất đống để đốt nên rừng mới sạch đến thế. Không chỉ quan tâm bảo vệ cây rừng, mọi động tĩnh từ xa như có ai "xâm nhập" vào rừng hương đều được dân làng phát hiện và báo trước cho tổ bảo vệ.
Theo lời kể của già làng Kpui Bưa, hồi đó, khi công nhân khai hoang rừng để trồng cao su thì dân làng phát hiện rừng hương này nên báo chính quyền và đề nghị giữ lại. Để bảo vệ rừng hương, dân làng Grôn cơm đùm gạo bới ngày đêm túc trực tại khu rừng canh giữ. Về sau, UBND huyện Đức Cơ cấp kinh phí để xã xây nhà tạm trong rừng, đồng thời thuê 2 người dân địa phương trực tiếp chăm sóc, bảo vệ.
"Kể từ khi phát hiện khu rừng hương trên địa bàn, già đã nhiều lần họp dân, đồng thời kể cho con cháu nghe về khu rừng hương là rừng thiêng, bảo vệ dân làng, phải dốc sức bảo vệ rừng bằng mọi giá. Người nào vi phạm sẽ bị phạt theo lệ làng. Bao năm qua, chưa một ai trong làng dám vi phạm" - già làng Kpui Bưa tự hào nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, rừng hương làng Grôn cũng là diện tích rừng tự nhiên duy nhất còn tồn tại trên địa bàn xã Kriêng. Người dân làng Grôn cũng tự hào vì đã hiến tặng 20 cây hương, trồng  ở quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai).
Chuyện giữ rừng hương của dân làng Grôn thì nhiều lắm, nhưng ấn tượng nhất theo lời kể của anh Rơ Mah Kem và Nguyễn Hữu Mạnh (được UBND xã Ia Kriêng hợp đồng thuê bảo vệ rừng hương) thì đó là chuyện đấu tranh với lâm tặc. Vì dân làng Grôn bảo vệ rừng hương nghiêm ngặt quá. Trước "miếng mồi" ngon bọn lâm tặc đã tìm mọi cách mua chuộc dân làng để đột nhập rừng và cưa trộm. Chúng mang cho gạo, nhu yếu phẩm để "hối lộ" dân làng, nhưng bị bà con tẩy chay. Biết không xơ múi gì được, chúng đành dông thẳng.
Trong rừng hương, căn nhà tạm mà chính quyền xây để 2 người bảo vệ rừng ở, mọi thứ đều thiếu. Nước sinh hoạt thì phải chạy xe máy vài cây số mới lấy được. Thắp sáng thì chỉ có đèn dầu. Chính quyền xã cũng đã xin UBND huyện kinh phí để kéo điện, nước phục vụ việc bảo vệ rừng, nhưng chưa thấy phản hồi gì.
Ngày xưa, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đều dựa hẳn vào rừng, đến lúc giáp hạt thì dân làng vào rừng kiếm cái ăn. Thời nay, khi nhiều diện tích rừng bị tàn phá để trồng cao su và các loại cây khác, thì rừng trở thành cái gì đó xa vắng đối với dân làng, có chăng chỉ còn trong những câu chuyện cổ tích của các già làng kể cho lớp con cháu nghe. Việc người dân làng Grôn giữ rừng hương như bảo vật, đấy không chỉ là giữ rừng, mà còn là việc giữ mạch sống, giữ cội nguồn, giữ một nếp văn hóa còn sót lại của đồng bào. (Biên Phòng 26/4) đầu trang(
Núi Nùng trong công viên Bách Thảo được mệnh danh là "núi triệu đô" vì trên gò đất nhân tạo này có hàng chục cây sưa đỏ cổ thụ rất quý.
Vườn Bách Thảo được thành lập năm 1890 với hơn 200 loài cây. Trong đó đặc biệt hơn cả là 40 cây sưa đỏ trên 100 tuổi được trồng trên một gò đất nhân tạo, gọi là núi Nùng hay núi Sưa.
Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Đây là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao 6-12 m. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.
Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị trường có lúc tới 20 tỷ đồng/m3 nên là đối tượng săn lùng của kẻ trộm.
Cành sưa non màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ. Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Sưa chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam). Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9 mm, mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào tháng 2-3.
Theo bà Nguyễn Thị Thạch, Giám đốc vườn Bách Thảo, những cây sưa đỏ trong vườn là nguồn gen thực vật quý hiếm không chỉ cho Hà Nội mà cho cả nước cũng như Hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới. Bên cạnh việc bảo vệ sưa đỏ tại vườn, hiện Ban quản lý vườn Bách Thảo còn đưa các hạt giống sưa đỏ về trồng tại các vùng Hợp Châu (Tam Đảo), Tam Điệp (Ninh Bình) tiến tới xây dựng một bảo tàng gen, bảo tồn ngoại vi cho loài thực vật quý hiếm này. Trong ảnh, một số thân sưa cổ thụ bị các loài ký sinh.
Hiện nay, sưa bị đe dọa do mất môi trường sống và được chính phủ Việt Nam xếp vào nhóm cây cần bảo vệ nghiêm ngặt, cho phép trồng khoanh nuôi. Tại vườn Bách Thảo, tất cả cây sưa từ nhỏ đến lớn đều được quấn dây thép gai xung quanh để tránh “sưa tặc” trèo cây hái quả, trộm cành. Các cây đều được đánh số theo dõi. (VnExpress 24/4) đầu trang(
Gần 200 cây xanh được trồng trên dải phân cách quốc lộ 1, đoạn qua ngã ba An Thái Trung, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã chết khô.
Theo người dân sống dọc hai bên đường, từ bốn tháng nay không thấy ai tưới nên ngoài số cây (chủ yếu là gừa tàu) đã chết khô này, số cây còn lại đang héo dần.
Ông Nguyễn Thanh Tòng, một người dân sống gần đó, cho biết đã phản ảnh chuyện cây chết lên chính quyền xã nhưng không thấy ai trả lời và cũng chẳng thấy ai ngó ngàng chăm sóc khiến cây chết khô gần hết.
Ông Võ Thanh Hiền, trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Cái Bè (đơn vị bảo quản số cây xanh này), thừa nhận ngoài nguyên nhân nắng nóng, cây chết còn do người đảm nhiệm công việc chăm sóc, tưới nước trên đoạn dải phân cách tại ngã ba An Thái Trung đã nghỉ làm từ bốn tháng trước, không có ai tưới cây.
Vừa qua, Phòng kinh tế hạ tầng huyện đã tìm được người thay thế nên sẽ cố gắng tưới nước cho những cây còn lại để duy trì và chờ mưa xuống trồng cây mới. (Tuổi Trẻ 26/4) đầu trang(
Ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp Hội đồng khoa học, đánh giá, xét duyệt Đề tài “Điều tra đa dạng sinh học hệ thực vật bậc cao và xây dựng vườn thực vật tại khu rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp, xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô” do Thạc sỹ Nguyễn Đình Thắng, Kiểm lâm vùng 4 làm chủ nhiệm đề tài.
Tại cuộc họp, Chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt trước Hội đồng khoa học về địa điểm, quy mô và thời gian nghiên cứu đề tài. Theo đó, đề tài đã xác định được sự đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp gồm 2 mảng chính đó là Thảm thực vật và Hệ thực vật.
Trong đó, Thảm thực vật có 2 dạng đó là thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật nhân tạo. Đối với hệ thực vật đề tài đã xác định rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp có 1.047 loài thực vật bậc cao thuộc 571 chi và 141 họ.
Theo đánh giá của Hội đồng khoa học, Đề tài thực hiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các loại thực vật bậc cao nói riêng cho tỉnh Đăk Nông.
Tuy nhiên, đề tài cần khắc phục, bổ sung làm rõ một số vấn đề: Cần xác định và so sánh hệ sinh thái giữa các khu vực; Đánh giá về sinh trưởng và tính thích nghi của các loài thực vật; Cần làm rõ đơn vị nào sẽ tiếp nhận, bảo quản kết quả điều tra với điều kiện Ban quản lý rừng đặc dụng cảnh quan Đray Sáp không thể quản lý được…
Qua hình thức chấm điểm và bầu phiếu kín, kết quả, Đề tài có tổng điểm trung bình là 78,5 điểm, xếp loại khá. Hội đồng khoa học đã thống nhất thông qua đề tài, có sự chỉnh biên trên cơ sở đóng góp của các ủy viên hội đồng khoa học. (Báo Đắk Nông 22/4) đầu trang(
Từ ngày 19 đến ngày 21/4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với UBND huyện Văn Bàn và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển năng lượng Phúc Khánh, đơn vị được UBND tỉnh Lào Cai giao thực hiện dự án thí điểm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn suối Nậm Tha, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn.
Kết quả giám sát cho thấy, Công ty đã thực hiện đúng dự án được duyệt, như: Duy trì 3 chốt bảo vệ rừng tại các khu vực giáp ranh, mỗi chốt có 4 nhân viên bảo vệ rừng; lập 2 trạm barie tại đầu đập Thủy điện Nậm Tha 5, 6 kết hợp quản lý người và phương tiện ra - vào công trường và kiểm soát lâm sản; đầu tư xây dựng bảng cấp dự báo cháy rừng, hệ thống bảng nội quy, biển cấm, biển báo đặt trên tuyến đường vào các nhà máy thủy điện Nậm Tha và tại các vị trí được giao quản lý, bảo vệ rừng.
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, Công ty đã phối hợp với Trạm Kiểm lâm địa bàn xã Nậm Tha tổ chức tuần tra, truy quét được 20 lần, qua đó phát hiện 10 vụ khai thác gỗ trái phép (xẻ tận dụng gốc, cành, bìa bắp pơ-mu, giổi), lập biên bản tịch thu 6 máy cưa xăng bàn giao cho Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn, tiêu hủy gỗ tại chỗ, nhắc nhở và buộc 10 đối tượng tham gia ký cam kết không tái phạm.
Trong quý I/2016, Công ty đã tổ chức 2 cuộc họp tại các thôn Khe Păn, Khe Vai (xã Nậm Tha) tuyên truyền và ký cam kết bảo vệ rừng với 90 người; tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho 50 người tại hai thôn Lùng Cúng, Phìn Ngài (xã Nậm Có, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái). Đã tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng diện tích, lập hồ sơ theo dõi quản lý và yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết không trồng mới cây thảo quả.
Qua kiểm tra, đo đếm tại 3 ô tiêu chuẩn đối chứng, Đoàn giám sát xác định lượng tăng trưởng hàng năm rừng tự nhiên là 2,3%; cây rừng được bảo vệ tốt, không có hiện tượng bị xâm hại; cây tái sinh phát triển mạnh gồm các loài đặc trưng chủ yếu táu mật, trám, bứa, xoan đào.
Ông Hoàng Văn Tuấn, Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng cho biết: Tại khu vực giáp ranh với Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn xác định có 7 cây Bách Đài Loan, đường kính từ 10 đến 80cm, là loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Đặc biệt, trong các lần tuần tra tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn suối Nậm Tha, mọi người đã nhiều lần bắt gặp sự xuất hiện của 20 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta), loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB trong Nghị định số 32 ngày 30/3/2006 của Chính phủ. Như vậy, việc doanh nghiệp tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn là sự đột phá, sáng tạo của tỉnh Lào Cai trong thực hiện xã hội hóa nghề rừng. (Báo Lào Cai/ Infonet 25/4) đầu trang(
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đồng Hới có nhiều hộ dân, tổ chức đang nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép, chủ yếu là các cá thể khỉ. Qua công tác nắm tình hình, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an thành phố Đồng Hới đã vận động 4 hộ dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng.
Vào giữa tháng tư, có 4 cá thể khỉ được người dân tự nguyện giao nộp cho Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Đồng Hới. Các cá thể khỉ này đã được người dân trên địa bàn nuôi nhốt cách đây hơn 3 tháng, có trọng lượng từ 1,5-3kg.
Bà Đinh Thị Ánh Nguyệt, phường Hải Đình là một trong những hộ gia đình đã nuôi một cá thể khỉ trái phép chia sẻ: Gia đình tôi có nuôi một con khỉ, bắt nó từ nhỏ, nhưng trong thời gian qua, được công an tuyên truyền, vận động gia đình đã nhận ra được nuôi nhốt khỉ như thế này là hành vi sai phạm. Vì vậy, bây giờ gia đình tôi tự nguyện giao nộp khỉ cho cơ quan chức năng để thả về môi trường tự nhiên.
Tại thời điểm giao nộp, các cá thể khỉ còn tương đối nhanh nhạy và khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì nuôi nhốt lâu ngày nên các cá thể này phần nào bị thuần hóa. Chính vì thế, để bảo đảm cho chúng được an toàn khi trở về với môi trường tự nhiên, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Đồng Hới đã phối hợp và bàn giao toàn bộ 4 cá thể khỉ mà người dân tự nguyện giao nộp cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để tiếp tục chăm sóc trước khi thả lại vào môi trường tự nhiên.
Ông Phạm Kim Vương, Trưởng Bộ phận cứu hộ sinh vật, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, sau khi tiếp nhận các các thể khỉ này từ Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Đồng Hới đã cho biết, 4 cá thể động vật thuộc nhóm linh trưởng gồm có 3 loài đó là khỉ đuôi lợn, khỉ mốc và khỉ vàng. Đối với những cá thể này do người dân nuôi nhốt tương đối lâu ngày cho nên bị mất tập tính hoang dã.
Sau khi tiếp nhận về trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật chúng tôi sẽ tiến hành một số quy trình chăm sóc, trước hết là phải qua một thời gian cách ly, kiểm dịch để bảo đảm khi động vật trở về môi trường tự nhiên không mang theo mầm dịch bệnh, rồi đến phục hồi chức năng, nuôi bán hoang dã. Mục đích là để động vật quen với  tập tính hoang dã trước, khi được thả vào tự nhiên bảo đảm chúng được thích nghi với môi trường.
Tình trạng nuôi nhốt động vật hoang dã là một việc làm trái pháp luật. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng này vẫn còn diễn ra trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Chính vì thế, để nâng cao nhận thức cho người dân trước việc nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an thành phố Đồng Hới đang tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân, để mọi người tự nguyện giao nộp trả về tự nhiên, tích cực bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng. (Báo Quảng Bình 25/4) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định, một trong các nội dung của 3 khâu đột phá là phát triển lâm nghiệp theo hướng hàng hóa hiệu quả, bền vững. Với lợi thế là tỉnh có diện tích che phủ rừng trên 60%, ngành lâm nghiệp đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, tạo thêm việc làm cho trên 90.000 lao động địa phương.
Diện tích đất có rừng của toàn tỉnh trên 415 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên là 268 nghìn ha; rừng trồng là 148 nghìn ha. Giai đoạn 2005 - 2015, hàng năm tỉnh ta trồng trên 14 nghìn ha rừng các loại, khai thác trên 400 nghìn m3 gỗ, độ che phủ của rừng luôn duy trì trên 64%, là một trong những tỉnh có độ che phủ lớn nhất cả nước.
Tỉnh hiện đã hoàn thành quy hoạch vùng nguyên liệu cho 5 cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, với diện tích trên 201 nghìn ha. Đó là yếu tố nền tảng để tỉnh phát triển bền vững kinh tế rừng gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tuy có những thuận lợi nhất định, nhưng hiện tại sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đang gặp phải một số hạn chế, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, năng suất rừng trồng bình quân của tỉnh đạt thấp (khoảng 75 m3/ha), thu nhập từ nghề rừng chưa tương xứng với tiềm năng; còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ, chế biến dẫn đến thu nhập của người dân còn thấp, cuộc sống của người làm nghề rừng còn nhiều khó khăn. Đây là nút thắt lớn nhất dẫn đến người dân chưa thực sự mặn mà trong việc phát triển kinh tế từ nghề rừng.
Để sớm khắc phục các hạn chế nêu trên, tỉnh xác định, thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp phải theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, chuyển mạnh sản xuất từ manh mún sang sản xuất hàng hóa tập trung. Đồng thời gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo hài hòa hai mục đích là tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân.
Theo Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Triệu Đăng Khoa, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn này là quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; duy trì độ che phủ rừng đạt trên 60%; thâm canh có hiệu quả vùng sản xuất gỗ nguyên liệu giấy khoảng 163.000 ha với loài cây trồng chính là cây keo. Đồng thời, duy trì khoảng 69 nghìn ha vùng sản xuất gỗ lớn phục vụ xây dựng, gia dụng và vùng sản xuất gỗ nhỏ phục vụ chế biến khác khoảng 38 nghìn ha với loài cây trồng chính là keo, mỡ, lát, sấu, dổi, xoan ta, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao Chiêm Hóa, Nà Hang, Lâm Bình.
Để từng bước đưa sản phẩm từ lâm nghiệp của tỉnh theo hướng hàng hóa và vươn ra khỏi thị trường trong nước, Chi cục Kiểm lâm đang tích cực hỗ trợ trồng rừng gỗ nguyên liệu, gỗ lớn, hỗ trợ thực hiện cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho khoảng 9 nghìn ha rừng trồng. Hiện 5 công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, gồm: Tuyên Bình, Nguyễn Văn Trỗi, Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa đã xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững với diện tích 5.526 ha.
Cách làm của tỉnh ta là không xây dựng dự án mà kêu gọi các doanh nghiệp trực tiếp bắt tay với nhau, trong đó đơn vị thu mua là Công ty cổ phần Woodlands sẽ trực tiếp đầu tư nguồn vốn cho các công ty lâm nghiệp, giám sát thực hiện các bước trong quy trình xây dựng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ FSC của các công ty. Hiện Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang đang tiếp tục mở rộng chương trình FSC tới các hộ dân, trước mắt triển khai thí điểm tại huyện Yên Sơn.
Đồng thời, tỉnh khuyến khích các công ty lâm nghiệp và người trồng rừng trồng bằng các giống vô tính, giống hạt chất lượng cao, năng suất rừng trồng đạt bình quân trên 100 m3/ha/chu kỳ 7 - 8 năm; chuyển đổi từ kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn 11 nghìn ha, đưa năng suất rừng đạt 120 m3/ha... Trong 2 năm 2015 - 2016, đã có trên 700 ha rừng được trồng mới từ giống keo nuôi cấy mô.
Mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm tỉnh ta trồng mới trên 10 nghìn ha rừng. Trung bình, thời gian từ lúc trồng đến lúc thu hoạch rừng kéo dài từ 7-10 năm. Để người dân yên tâm trồng rừng, các ngành liên quan đã thực hiện một số mô hình dưới tán rừng nhằm đem lại giá trị kinh tế ổn định, tăng thêm thu nhập cho người trồng rừng. Hiện tỉnh đã thực hiện dự án trồng rừng bằng chè Shan tại 4 xã Sinh Long, Hồng Thái, Thượng Nông và Sơn Phú (Nà Hang) với diện tích hơn 1.100 ha.
Toàn bộ các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến… đều đảm bảo chất lượng chè sạch. UBND xã Sinh Long cho biết, cây chè Shan tuyết được coi là cây trồng chính của địa phương. Trước năm 2000, Sinh Long là một trong những xã nghèo nhất của huyện Nà Hang, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 80%; nhưng nhờ có dự án, nhờ chè Shan tuyết mà tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống dưới 40%. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án trồng rừng bằng cây chè Shan tuyết còn được coi là mô hình xóa đói, giảm nghèo bền vững của huyện.
Hiện tại các địa phương trong tỉnh tiếp tục duy trì thực hiện các mô hình kinh tế dưới tán rừng như mô hình trồng sa nhân, cây ba kích, thảo quả, xạ đen... Để tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế dưới tán rừng, các ngành liên quan không chỉ dừng lại ở mức thí điểm, mà tiếp tục xây dựng được một chuỗi khép kín từ cung cấp nguồn cây giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đến bao tiêu sản phẩm theo hình thức doanh nghiệp đầu tư, hoặc chuyển giao công nghệ để người dân tự xây dựng. Qua đó, giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm làm giàu từ rừng.  (Báo Tuyên Quang 23/4) đầu trang(
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực: người dân gắn bó với rừng hơn, giảm số vụ cháy rừng, phá rừng; nâng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước và nhất là giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân.
Bà Đinh Thị Thu Hà, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cho biết: Tỉnh ta có trên 776.745ha đất lâm nghiệp. Trong đó, đất rừng phòng hộ 119.229ha; rừng đặc dụng 369.742ha; rừng sản xuất 287.774ha. Rừng trên địa bàn tỉnh ta có vai trò rất quan trọng, không chỉ phòng hộ, đảm bảo môi trường sinh thái mà còn chống bồi lắng lòng hồ, cung cấp nước tưới cho công trình thủy điện và nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trước đây, công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các địa phương gặp rất nhiều khó khăn, người dân quan niệm rừng là của Nhà nước nên trông chờ, ỷ lại và phó mặc cho lực lượng chức năng, nhất là kiểm lâm. Song, từ năm 2013, chính sách chi trả DVMTR được triển khai, rừng giao đến từng hộ dân, cộng đồng thôn, bản và người dân được hưởng lợi từ rừng nên gắn bó với rừng hơn, tự giác, trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ rừng.
Các cộng đồng thôn, bản xây dựng quy ước, hương ước về bảo vệ rừng; quỹ bảo vệ rừng thôn, bản; thành lập tổ bảo vệ rừng, thường xuyên tuần tra, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm phạm rừng. Bên cạnh đó, công tác tái sinh rừng, trồng rừng cũng được nhân dân tích cực hưởng ứng.
Nhờ đó, không những bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có mà nhiều thôn, bản còn tái sinh rừng từ các diện tích nương bạc màu, kém hiệu quả; tự nguyện đăng ký cây giống để trồng cây phân tán, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần nâng cao độ che phủ rừng và để hưởng lợi từ rừng nhiều hơn.
Đến nay, tổng số chủ rừng tham gia nhận, giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng toàn tỉnh là 1.132 chủ rừng, với diện tích 215.748ha rừng. Trong đó, 2 chủ rừng là tổ chức; 655 chủ rừng là cộng đồng thôn, bản; 475 chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình. Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tiến hành chi trả tiền DVMTR đến các chủ rừng đúng thời gian, đơn giá, góp phần tăng thu nhập cho người dân bình quân 1,5 - 2 triệu đồng/hộ/năm.
Tuần Giáo là một trong những huyện làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đến nay, huyện đã giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ trên 26.046/36.691ha rừng cho 232 chủ rừng (trong đó, 93 chủ rừng là cộng đồng và 193 chủ rừng là hộ gia đình). Các chủ rừng trên địa bàn huyện đã tích cực trồng rừng, tái sinh rừng để được hưởng lợi nhiều hơn từ chính sách chi trả DVMTR.
Từ năm 2013 đến nay, huyện Tuần Giáo đã trồng 3.353.330 cây phân tán, nâng độ che phủ rừng lên 32%. Ông Trần Xuân Ban, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo khẳng định: Chính sách chi trả DVMTR đã đem lại hiệu quả thiết thực, tỷ lệ che phủ rừng tăng, số vụ vi phạm về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm đáng kể.
Nhờ chính sách này, rừng được bảo vệ an toàn, người dân có ý thức cao trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng. Hiện nay, nhiều diện tích nương bạc màu của người dân đã được trồng, tái sinh thành rừng xanh tốt. (Báo Điện Biên Phủ 25/4) đầu trang(
Ban Chấp hành Hội Lâm nghiệp tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức Đại hội Hội Lâm nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ II (2016- 2021). Đến dự đại hội có lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT, Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh và 88 đại biểu đại diện cho 190 hội viên trong toàn tỉnh.
Tại đại hội, các đại biểu đã nghe báo cáo công tác nhiệm kỳ I (2010-2015) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ II; báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành nhiệm kỳ I; báo cáo tài chính kinh tế của Hội; thông qua danh sách dự kiến vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ II; phát biểu của lãnh đạo Sở Nông nghiệp-PTNT, Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ II gồm 13 đồng chí và bầu chủ tịch, các phó chủ tịch Hội, Ban Kiểm tra, Ban Kinh tế tài chính, Ban Khoa học kỹ thuật, Ban Tuyên truyền vận động và đối ngoại.
Kết quả ông Trần Văn Út, tái trúng cử Chủ tịch Hội Lâm nghiệp tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ II và 4 Phó Chủ tịch Hội là ông Dương Xuân Vinh- kiêm Trưởng Ban Kiểm tra, ông Nguyễn Tiến Dũng- kiêm Trưởng Ban Kinh tế tài chính, ông Dương Văn Lãng- kiêm Trưởng Ban Khoa học kỹ thuật, ông Đặng Sỹ Hảo- kiêm Trưởng Ban Tuyên truyền vận động và đối ngoại. (Báo Bình Thuận 25/4) đầu trang(
VQG Bạch Mã (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) có diện tích được mở rộng là 37.487 hecta. Dù đang có nhiều tiềm năng để làm du lịch, nhưng hiệu quả khai thác du lịch ở Bạch Mã vẫn chưa tương xứng...
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cuộc họp để nghe Công ty Wimberly Allison Tong & Goo (WATG - Mỹ) thuyết trình lần 3 ý tưởng quy hoạch tổng thể Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng tại Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã.
VQG Bạch Mã (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) có diện tích được mở rộng là 37.487 hecta. Hiện phân khu dịch vụ hành chính trong VQG – nơi đã có các di tích kiến trúc Pháp và khu địa đạo Bạch Mã từ thời chiến tranh với Hoa Kỳ nhưng đang xuống cấp. Dù đang có nhiều tiềm năng để làm du lịch, nhưng hiệu quả khai thác du lịch ở Bạch Mã vẫn chưa tương xứng.
Theo đó, ý tưởng của WATG sẽ quy hoạch trên cơ sở khu vực du lịch cũ của Bạch Mã và phát triển thêm một số khu mới xung quanh để tạo thành 1 Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng với hướng hòa nhập với thiên nhiên, có diện tích 315 hecta.
WATG đề xuất chia 6 phân khu chức năng chính gồm Làng Trung tâm, Làng Di sản, Làng Đỉnh núi, Làng Dịch vụ, Khu tâm linh và Thung lũng thác nước. Sẽ có tuyến cáp treo được xây dựng và một tuyến đường bộ theo hình chữ S, cả hai đều bắt đầu từ đỉnh Bạch Mã và kết thúc ở chân thác nước để kết nối các phân khu chức năng theo trục cảnh quan xanh.
“Làng Di sản” nằm bên triền đồi kết hợp với các công trình biệt thự Pháp cổ được trùng tu là điểm hướng đến di sản, lịch sử và nghệ thuật. “Làng Trung tâm” là nơi trung chuyển ga cáp treo, mua sắm, ăn uống và là cửa ngõ của hành trình du lịch tâm linh. “Làng Đỉnh núi” là mô hình một phố núi độc đáo tận dụng toàn bộ ưu thế về tầm nhìn rộng với các đài quan sát thiên nhiên vật liệu gỗ hay tre, các thềm ngắm cảnh, vườn dã ngoại và lối đi bộ trên cao. “Làng Dịch vụ” sẽ trở thành nơi đặt các nhà nhân viên, nhà hàng, trung tâm đào tạo, dịch vụ, bảo dưỡng…
“Khu tâm linh” sẽ tạo ra tuyến hành hương tâm linh qua rừng làm nổi bật một loạt các tác phẩm điêu khắc và các nhân tố, tính năng và cấu trúc tôn giáo. Cuối cùng “Thung lũng thác nước” gồm các thác nước, Ngũ Hồ và cảnh quan thiên nhiên sẽ là điểm độc đáo thu hút du lịch sinh thái, khám phá và thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên.
Trong giai đoạn 1 đến 2020 sẽ phát triển hệ thống giao thông xe điện, cải tạo và tái phát triển “Làng Trung tâm”; nâng cấp các tuyến đường bộ du lịch; làm các lối đi trên cao kết nối địa điểm tham quan; xây dựng các đền chùa ở độ cao +1.440m; nâng cấp Hải Vọng Đài trên đỉnh Bạch Mã; cải tạo và nâng cấp từ 15-20 biệt thự Pháp cổ đáp ứng nhu cầu lưu trú khoảng 300 phòng/đêm.
Giai đoạn 2 từ 2020-2030 sẽ mở rộng tuyến du lịch khám phá khoa học, du lịch mạo hiểm; làm khu nhà nghỉ/lều nghỉ trên ngọn cây mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho du khách; bổ sung 2 khu cắm trại sinh thái, xây dựng trung tâm các hoạt động gần thác nước (như các nhà hàng, cầu ngắm cảnh, các khu nghỉ dưỡng gần thác nước), sân đỗ trực thăng…
Qua cuộc họp, đa số ý kiến của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đánh giá cao ý tưởng của quy hoạch khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng Bạch Mã, đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc liên quan nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo việc bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học ở VGQ Bạch Mã này. (Dân Trí 23/4) đầu trang(
Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Lâm Đồng, từ nay đến hết quý III/2016, Công ty TNHH Gia Hòa Phát Lâm Đồng sẽ hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án nuôi cá nước lạnh, trồng rừng kinh tế và quản lý bảo vệ rừng trên diện tích hơn 60ha thuộc tiểu khu 398, xã Lộc Bắc, Bảo Lâm.
Giai đoạn tiếp theo từ quý IV/2016 đến quý IV/2017, công ty tiến hành trồng mới gần 40ha rừng; chăm sóc và quản lý, bảo vệ rừng hơn 3ha; sản xuất nông - lâm kết hợp hơn 13ha; xây dựng hoàn thành 3ha ao nuôi cá nước lạnh và hơn 1ha các hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ dự án.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, dự án sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2018 và dự kiến thu hoạch hàng năm gồm khoảng 20 tấn cá nước lạnh và các sản phẩm gỗ khai thác từ những diện tích rừng trồng. Công ty được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời hạn 3 năm xây dựng cơ bản theo dự án được phê duyệt. (Báo Lâm Đồng 26/4) đầu trang(
Vườn ươm giống mắc ca quy mô 10ha đã được cty CP Him Lam (Tập đoàn Him Lam) xây dụng tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Theo ông Phan Hùng Long, Phó Tổng giám đốc cty CP Him Lam, hiện cơ bản vườn ươm đã được hoàn thiện và Cty đã xuống giống được 360.000 cây gốc ghép. Đây là vườn ươm quy mô lớn và hiện đại bậc nhất đầy đủ hệ thống nhà lưới, tưới phun tự động với khả năng cung cấp 1 triệu cây giống mắc ca/năm. Tổng đầu tư đến thời điểm hiện tại là 30 tỷ đồng. Để chuẩn bị mắt ghép cty cũng đã mua hẳn 1.500 cây mắc ca đầu dòng chất lượng cao của cty Vinamacca với các giống được kiểm định thực tế: QN1, 246, 816, 849 344...
Mục đích việc cung cấp giống của Him Lam là phi lợi nhuận. Dự kiến giai đoạn đầu cty bán giống (ghép) chỉ với giá khoảng 50 - 55 nghìn đồng/cây, rẻ hon giá thị trường 30 nghìn đồng/cây. Về sau, khi đã thu hồi một phần vốn, cty sẽ hạ giá bán, tiến tới cho không giống mắc ca để nhân dân trồng, cty bao tiêu toàn bộ sản phẩm chế biến.
Như vậy, vói mật độ trồng mắc ca trung bình trên 300 cây/ha, vườn ươm nói trên của cty CP Him Lam đủ khả năng cung cấp giống trồng được 3.000 ha mắc ca/năm.
Đó là vườn mắc ca của ông Nguyễn Đưc Ba ở thị trốn Thanh Mỹ (Đơn Dương, Lâm Đồng). Vườn có diện tích 6.000m2. Mười năm trước ông Ba trồng xen mắc ca với chuối. Khi mắc ca lớn, cho quả bói, ông chặt bỏ chuối, chặt tỉa cây mắc ca xấu, ít quả để ghép cải tạo cuối cùng có đuợc 180 cây mắc ca rất sai quả.
Các năm qua, mỗi năm ông Ba thu đuọc khoảng 4 tấn quả khô. Ông cho biết, nếu bán thô toàn bộ sẽ thu được 800 triệu (200 nghìn đồng/kg); còn chế biến sẽ bán được 1,1 -1,2 tỷ đồng; trung bình vườn mắc ca của ông cho thu 1 tỷ đồng/năm trong khi chi phí đầu tư phân bón và công tưới không đáng kể. (Nông Nghiệp Việt Nam 25/4) đầu trang(
UBND tỉnh vừa phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013 – 2016. Theo đó, độ che phủ rừng của tỉnh hiện nay là 51,2% (bao gồm 7.288,14 ha diện tích rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp). Kết quả này cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước (đến cuối năm 2015 chưa đạt mức 40,73%).
Cụ thể, tổng diện tích có rừng trên địa bàn tỉnh là 234.998,79 ha; bao gồm 158.811,82 ha rừng tự nhiên, 76.186,97 ha rừng trồng. Với diện tích rừng như vậy, tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh đạt trên 12,7 triệu m3, trong đó, trữ lượng gỗ rừng tự nhiên đạt trên 9,24 triệu m3, trữ lượng gỗ rừng trồng đạt gần 3,47 triệu m3.
Cũng theo kết quả kiểm kê, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loại rừng là 340.138,26 ha; bao gồm 40.531,17 ha quy hoạch cho đặc dụng, 133.226,40 ha quy hoạch cho phòng hộ, 166.380,69 ha quy hoạch cho sản xuất. Đây là điều kiện thuận lợi để trong những năm tiếp theo, tỉnh ta tiếp tục duy trì ổn định độ che phủ rừng trên 50%, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. (Báo Hòa Bình 25/4) đầu trang(
Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến Nghệ An. Ngay tại thời điểm này, nhiều hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu khô cạn. Tình trạng thiếu nước, khô hạn đang là những khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh, đặc biệt là việc triển khai công tác trồng rừng (cả vụ xuân và vụ thu).
Nằm ở miền Tây Nghệ An, khí hậu Kỳ Sơn được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 cho đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 cho đến đầu tháng 4 năm sau. Mùa hè, nền nhiệt tăng cao, kéo dài và hạn hán ngày càng khốc liệt hơn còn vào mùa đông, ở vùng núi cao đã xuất hiện băng, tuyết.
Địa hình dốc, toàn đồi núi cộng với điều kiện thổ nhưỡng có đặc thù đất không giữ nước cho nên việc trồng rừng ở đây rất khó triển khai. Từ 2 năm nay, tại Kỳ Sơn, gần như không có diện tích rừng phòng hộ nào được trồng mới. Còn trước đó, mỗi năm trồng được trên dưới 10ha nhưng tỷ lệ cây sống đạt thấp.
Ông Lê Hoàng – Phó trưởng Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn: Biến đổi khí hậu càng ngày càng biến đổi rất phức tạp. Trước đây, thời tiết theo mùa nhất định. Còn bây giờ thời tiết diễn biến không thể dự báo được cho nên gây khó khăn cho công tác trồng rừng.
Huyện miền núi Kỳ Sơn hiện có 162.000 ha đất lâm nghiệp, bao gồm 99.000 ha đất rừng phòng hộ và 63.000 ha đất rừng sản xuất. Trong đó có 45.000 ha là đất trống đồi núi trọc. Cũng vì trồng rừng gặp rất nhiều khó khăn nên 2 năm qua, chủ trương của địa phương là tập trung vào nhiệm vụ khoanh nuôi, bảo vệ để tăng độ che phủ rừng.
Theo ông Mùa Nỏ Xử - Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn: Mấy năm nay, chúng tôi chủ yếu tập trung vào khoanh nuôi. Sau đó trồng một số cây có thể chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt như cây xoan đâu hoặc là các cây rừng phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng. Còn các loại cây như keo, tràm đều không thể chịu được khí hậu nóng, khô như ở đây.
Tiểu khu 551 thuộc địa bàn xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương năm 2015 được dự án Jica 2 hỗ trợ, triển khai trồng 30 ha rừng phòng hộ.
Sau gần 6 tháng triển khai, 3 lần trồng dặm, diện tích cây trồng mới ở đây vẫn trong tình trạng còi cọc. Để diện tích cây phát triển ổn định, đạt yêu cầu thành rừng, tối thiểu phải sau 5 năm. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu như hiện nay thì thời gian có thể kéo dài hơn.
Ông Ngô Văn Trị - Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương  cho biết: Công tác trồng rừng ở miền xuôi có thể thuận tiện hơn nhiều. Họ trồng từ tháng 20 ra tết có thể trồng dặm được. Ở đây, nếu không trồng dặm kịp thời, để qua Tết những cây nào chết không thể trồng được. Hiện tại ở đây, nhiệt độ 37 – 38oC, 4 – 5 tháng nay không có mưa. Tỷ lệ cây sống rất thấp. Cây thì nứt mầm đó rồi nhưng chất lượng sống kém.
Theo thống kê của Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương, tỷ lệ cây sống sau khi nghiệm thu đợt 1 có những thời điểm chỉ đạt 55 – 60%. Trong khi đó yêu cầu đặt ra sau năm thứ nhất cây sống phải đạt trên 85%, năm thứ 2 phải trên 70%.
Để các diện tích trồng mới thành rừng sau nhiều năm, các đơn vị triển khai công tác trồng rừng phải đầu tư kinh phí lớn hơn. Thông thường, mỗi ha rừng phòng hộ chỉ được đầu tư 22 triệu thì trên thực tế họ phải tăng lên đến 40 triệu, tức là gần gấp 2 lần. Bao gồm cả chi phí cây giống, vận chuyển, công lao động, chăm sóc bảo vệ... Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến kế hoạch trồng rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương 2 năm qua không đạt chỉ tiêu được giao.
Năm 2014, kế hoạch là 110 ha chỉ thực hiện được 73,8 ha. Năm 2015, kế hoạch đề ra là 140 ha, thực hiện được 30 ha. Năm nay, chỉ tiêu giao là 50ha dự báo cũng khó có thể hoàn thành.
Ông Phan Cảnh Thành - Trưởng Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, Ban quản lý RPH Tương Dương cho hay: Năm 2016, chúng tôi sẽ không trồng rừng trong vụ Xuân do đến mùa hạ nắng hạn sẽ diễn ra một cách khốc liệt, nhiệt độ cao. Đến mùa thu, chúng tôi sẽ triển khai vì lúc đó đã có mưa thì sẽ đỡ hơn. Tuy nhiên, biện pháp khắc phục sương muối và rét đậm thì đang là một vấn đề nan giải.
Theo kế hoạch, trong năm 2016, tỉnh Nghệ An sẽ trồng mới hơn 16.000 ha rừng, trong đó có gần 800 ha rừng phòng hộ còn lại là rừng sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ở các vùng miền núi cao, khí hậu khắc nghiệt nên tập trung vào công tác khoanh nuôi, bảo vệ để từng bước tăng độ che phủ rừng tự nhiên. Bởi tiếp tục trồng rừng trong điều kiện khó khăn như vậy là không hiệu quả, lãng phí ngân sách. (Nghệ An 24 Giờ 24/4) đầu trang(
Xác định công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường sống, đồng thời mang lại thu nhập cho người dân. Thời gian qua, huyện Bắc Mê đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển thêm diện tích rừng trồng mới trên địa bàn. Qua đó, nâng cao độ che phủ rừng cũng như cải thiện môi trường sinh thái của địa phương.
Lạc Nông là một trong 3 xã điển hình trên địa bàn huyện Bắc Mê đạt và vượt chỉ tiêu trồng rừng năm 2015. Để có được kết quả đó, xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng và những lợi ích rừng mang lại. Nhờ vậy, người dân trong xã tích cực tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Giờ đây, từ những diện tích đồi chỉ để làm bãi chăn thả gia súc nay đã trở thành cánh rừng cây lâm nghiệp bạt ngàn. Trong đó, riêng năm 2015, toàn xã đã gieo trồng được 205 ha, với các giống cây: mỡ, xoan, quế. Tỷ lệ cây sống đạt 85%. Hiện nay, người dân đang tiến hành phát cỏ, vun gốc và chăm sóc đợt I.ư
Trên địa bàn huyện Bắc Mê, tổng diện tích đất có rừng là gần 50 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên là 43 nghìn ha, rừng trồng là hơn 7 nghìn ha. Năm 2015, huyện Bắc Mê trồng mới được trên 4.400 ha với 4.300 ha rừng lâm nghiệp xã hội và 36 ha rừng thay thế. Theo kế hoạch, năm 2016, huyện Bắc Mê phấn đấu trồng mới trên 300 ha rừng.
Huyện tập trung chỉ đạo các ngành, các xã và thị trấn tích cực tuyên truyền đến từng hộ dân, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức đối với công tác phát triển rừng. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Bộ huyện Bắc Mê lần thứ IX đã xác định rõ mục tiêu xây dựng huyện trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Trong đó, trọng tâm là trồng rừng kinh tế gắn với phát triển cây dược liệu. Hy vọng, với quyết tâm vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Bắc Mê tiếp tục có thêm nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Hà Giang 25/4) đầu trang(
Đó là những cây xanh trên các tuyến phố của TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Theo UBND TP Cẩm Phả, việc thay thế cây xanh nhằm chỉnh trang đô thị để Cẩm Phả xứng tầm là đô thị loại 2 và đảm bảo an toàn cho người dân trước mùa mưa bão.
Theo đó các cây được chọn để trồng trên các tuyến phố Bà Triệu, Trần Phú, Thanh Niên… là sưa trắng, sấu, sao đen, điệp vàng, phượng đỏ và long não.
Chi phí trồng mới tùy loại cây như sưa trắng khoảng 6 triệu đồng/cây, sấu khoảng 700-800.000/cây với khoảng cách từ 8 đến 10 m/cây. Nguồn vốn hơn 10 tỷ đồng lầy từ ngân sách và xã hội hóa.
Người dân thành phố Cẩm Phả cũng băn khoăn về việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến bóng mát và không khí nắng nóng, bụi bặm khi mùa hè đã đến. (Đại Đoàn Kết 24/4) đầu trang(
Với vị thế là nước chế biến và xuất khẩu số 1 Đông Nam Á và thứ 5 trên thế giới, nếu có chiến lược đúng cùng chính sách của Nhà nước, Việt Nam có khả năng trở thành trung tâm logistics trong việc phân phối mặt hàng gỗ chế biến nội ngoại thất của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Có thể nói, ngành chế biến gỗ phát triển trở lại khi nhu cầu thế giới và cả trong nước đang phục hồi. Số liệu từ Tổ chức Thống kê CSIL (Ý) cho thấy, doanh số tiêu thụ đồ gỗ chế biến các loại năm 2015 thế giới đạt 467,7 tỷ USD, dự báo năm 2016 tăng 2,8%.
Còn theo dự kiến của Bộ Công thương, năm 2016, ngành chế biến gỗ xuất khẩu khoảng 7,6 tỷ USD. Vì vậy, Hội chợ quốc tế Đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam (Vifa-Expo 2016) do Sở Công thương TPHCM phối hợp với Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP (HAWA) tổ chức đã đánh dấu việc khép lại giai đoạn khó khăn đã qua.
Theo HAWA, mấy năm nay, Vifa-Expo nằm trong chuỗi hội chợ triển lãm đồ gỗ chế biến khu vực ASEAN (EFE - Malaysia, TIFF - Thái Lan, IFFS - Singapore, PIFS - Philippines và IFFINA - Indonesia), tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu khắp thế giới sắp xếp cùng tham gia đồng loạt các hội chợ trong khu vực. Trong chuyến tham quan các hội chợ ở châu Á, ông Helmut Merkel, Tổng biên tập tạp chí Moebel Markt (Đức), cho biết hội chợ Vifa-Expo gây ngạc nhiên cho mọi người.
Hội chợ không chỉ lớn hơn về quy mô mà còn được cải thiện qua từng năm, thể hiện tầm vóc hội chợ quốc tế chuyên nghiệp. Năm 2015, lãnh đạo của Eurofar (người Hà Lan), đã đến Việt Nam đầu tư gần 20 năm, tham gia hầu hết các hội chợ đồ gỗ nổi tiếng thế giới, cho rằng với sự phát triển cả về chất và quy mô, Vifa-Expo Việt Nam được đánh giá sẽ là hội chợ chủ lực trong khu vực. Cùng với hội chợ sản phẩm đồ gỗ tại thành phố Cologne (Đức), Eurofar xem Vifa-Expo là thị trường tiếp thị chiến lược toàn cầu của công ty.
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, cho biết HAWA là thành viên của Hiệp hội Đồ gỗ Đông Nam Á - AFIC (ASEAN Furniture Industry Council), gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Với việc hình thành AEC, các thành viên AFIC kỳ vọng, với thế mạnh của mỗi nước và sự phối hợp liên hoàn trong việc tổ chức các kỳ hội chợ trong khu vực sẽ biến vùng ASEAN thành đối trọng về chế biến đồ gỗ với Trung Quốc, nước chế biến hàng đầu thế giới nhưng lợi thế cạnh tranh ngành chế biến gỗ nước này hiện đang giảm dần.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phải chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Không dừng lại ở đó, cũng theo ông Nguyễn Quốc Khanh, cùng với AEC và TPP, với vị thế là nước chế biến và xuất khẩu số 1 ASEAN và thứ 5 thế giới (sau Trung Quốc, Ý, Đức, Ba Lan), nếu có chiến lược và bước đi phù hợp, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm logistics trong việc phân phối mặt hàng gỗ nội ngoại thất của AEC và TPP.
Điều này càng củng cố hơn khi Tập đoàn Bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới IKEA (Thụy Điển) cần trung tâm phân phối tại nơi sản xuất có vị trí địa lý trung tâm khu vực, giúp giảm thiểu chi phí tồn kho. Việt Nam có khá đầy đủ các yếu tố trong việc làm trung tâm phân phối này.
Tại hội chợ Vifa-Expo 2015 và 2016, bên cạnh những gian hàng trưng bày sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất thể hiện khả năng, trình độ cũng như sự khéo léo của các lao động chế biến gỗ người Việt, còn có gian hàng trưng bày các sản phẩm đoạt giải Hoa Mai của HAWA. Có thể nói, sau hơn 10 lần tổ chức, một số sản phẩm đoạt giải của những nhà thiết kế trẻ bắt đầu gây được sự chú ý của các doanh nghiệp, đã có sản phẩm đoạt giải được doanh nghiệp mua để thương mại hóa.
Ngay sau khi Vifa - Expo 2016 khép lại, HAWA tham gia trưng bày tại Hội chợ Đồ nội thất quốc tế tại Singapore (IFFS - International Furniture Fair of Singapore). Đây là hội chợ đồ gỗ nội thất tầm thế giới thu hút lượng khách tham quan từ hơn 100 quốc gia, chỉ sau Hội chợ quốc tế Đồ gỗ Cologne (Đức). HAWA tiếp tục tổ chức trưng bày 6 tác phẩm đoạt giải Hoa Mai năm 2014 - 2015 tại IFFS.
Với sự đầu tư và chuẩn bị kỹ về việc phát triển mẫu sau khi đoạt giải cũng như tăng cường các hoạt động tiếp thị, trong 4 ngày diễn ra hội chợ, gian hàng của HAWA đã nhận được sự quan tâm của các nhà sản xuất, nhà mua hàng, nhà thiết kế và các bạn sinh viên thiết kế tại các trường của Singapore. Tác phẩm “Regen Desk” của Trần Trung Hậu được một người Singapore mua và tác phẩm “HUYS001” của Nguyễn Hoàng Huy được Công ty AA nhận mua. Đây là lần thứ hai các tác phẩm đoạt giải Hoa Mai được mang đi nước ngoài để giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Trở về sau chuyến tham gia IFFS ở Singapore, tuần qua, 5/6 bạn trẻ - chủ nhân có tác phẩm đoạt giải Hoa Mai lần thứ 13 (2014-2015) có buổi nói chuyện với sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TPHCM). Các bạn thiết kế trẻ chia sẻ những trải nghiệm thực tế tại Singapore cho những bạn trẻ có ý định theo ngành nội thất, tạo dáng hay kiến trúc sư.
Đây là kết quả của việc HAWA kết hợp với Hội đồng Công nghiệp gỗ Singapore (SFIC) tổ chức chương trình “Khám phá thiết kế Đông Nam Á” (ASEAN Design Explore) lần thứ nhất qua các điểm đến như hội chợ IFFS, Trung tâm Thiết kế quốc gia, Phòng Trưng bày quốc gia, Viện Bảo tàng, Polytechnic School (trường về thiết kế), SingaPlural, tập đoàn IKEA.
Cả đoàn thực sự được trải nghiệm những điều thú vị. Đây là cách tạo cầu nối giữa các lực lượng thiết kế nội thất trong nước với nước ngoài và hy vọng đội ngũ thiết kế nội thất Việt Nam từng bước được chú trọng và nâng tầm cao hơn.
Ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng thư ký HAWA, chia sẻ: “Chúng tôi có kế hoạch thành lập trung tâm đào tạo cho ngành. Mô hình của nhóm OneMaker tại Trung tâm Thiết kế quốc gia hay là chương trình dạy và học tại Polytechnic School là những chỉ dẫn tốt để chúng tôi tham khảo cho việc ra đời trung tâm đào tạo”. (Sài Gòn Giải Phóng 25/4) đầu trang(
Ngoài việc tạo nên “bánh vẽ” về đổi đất lúa lấy tiền và một phần đất công nghiệp, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương nghiệp ITD (Công ty ITD) còn phớt lờ chỉ đạo của chính quyền khi cho chợ gỗ ngang nhiên hoạt động không phép trên đất của dự án suốt thời gian dài.
Trong đơn tố cáo gửi lên UBND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) cùng nhiều cơ quan chức năng khác, công dân phường Đồng Kỵ phản ánh việc xây dựng chợ gỗ trái phép, sai quy hoạch tại Dự án khu công nghiệp làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang (gọi tắt là Dự án KCN Đồng Quang) của Công ty ITD.
Ngoài ra, theo đơn tố cáo này, nhiều hộ nông dân cho rằng có sai phạm trong việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất và triển khai thực hiện dự án. Trước những bức xúc của người dân, Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn đã quyết định thành lập đoàn xác minh các nội dung trong đơn.
Ngày 18.11.2015, trong văn bản kết luận nội dung tố cáo dài 16 trang do ông Nguyễn Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn ký, cơ quan này đã có những chỉ đạo rõ ràng và cụ thể. Đáng tiếc, ITD đã lờ đi.
Cụ thể, văn bản kết luận của thị xã Từ Sơn cho hay: “Nội dung công dân phản ánh Công ty ITD để cho một số hộ dân thuê đất, tự ý dựng lều lán, tụ tập, mua bán gỗ, có dấu hiệu của việc hình thành chợ gỗ tự phát trái phép, sai quy hoạch trên đất thuộc Dự án khu công nghiệp ITD tại phường Đồng Kỵ là đúng”.
Theo kết luận này, trước đó vào ngày 13.8.2015, Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn đã ban hành Thông báo số 882/TB-UBND yêu cầu Công ty ITD và UBND phường Đồng Kỵ thực hiện ngay việc thông báo nghiêm cấm việc tự ý dựng lều lán, tụ tập, mua bán gỗ tại khu vực đất đã có quyết định thu hồi, quy hoạch “Khu công viên cây xanh” để thực hiện dự án; tiến hành giải tỏa lều bạt của các hộ dân đã dựng trái phép tại khu vực trên theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn còn yêu cầu Công ty ITD thực hiện đúng Dự án xây dựng Khu công nghiệp làng nghề Đồng Quang đạt tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy hoạch đã phê duyệt.
Tuy nhiên, đã 5 tháng trôi qua từ khi UBND thị xã Từ Sơn ra kết luận về vụ việc, ghi nhận thực tế của phóng viên NTNN, thời điểm hiện tại (cuối tháng 4.2016), chợ gỗ tại khu vực được quy hoạch làm “Khu công viên cây xanh” vẫn ngang nhiên hoạt động và tấp nập người ra vào giao dịch. Chợ gỗ này rộng hàng nghìn mét vuông, các loại gỗ nhiều chủng loại được bày bán trong các ki-ốt và cả vệ đường.
Theo tìm hiểu của phóng viên, thực chất, khu vực chợ gỗ hiện tại đã được Công ty ITD chi nhánh Bắc Ninh ký hợp đồng số 02/2015/HĐKT-KNX cho thuê với các ông Chử Văn Chung, Nguyễn Văn Nhâm (cùng trú tại phường Đồng Kỵ) vào ngày 9.7.2015 với thời hạn lên tới gần 4 năm (từ ngày 20.7.2015 đến ngày 25.1.2019).
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Dương Văn Canh - Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ cho biết có biết sự việc này. Tuy nhiên ông Canh phủ nhận việc chợ gỗ được lập trái phép trên  đất quy hoạch “Khu công viên cây xanh”.
“Trước đây có chợ gỗ lập trên khu công viên cây xanh nhưng giải tỏa rồi. Giờ có chợ gỗ nhưng không gọi là công viên cây xanh. Thanh tra thị xã đã biết, đang tiếp tục đôn đốc chỉ đạo giải quyết” - ông Canh nói.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc chợ gỗ lập trái phép thì vai trò của UBND phường Đồng Kỵ như thế nào, ông Canh đã thoái thác trách nhiệm bằng việc lý giải rằng “Vai trò của chúng tôi chỉ là phối hợp thực hiện giải phóng mặt bằng. Khi nào phía Công ty ITD có khúc mắc về vấn đề gì thì họ sang báo cáo thôi. Việc chợ gỗ thì thuộc thẩm quyền thanh tra thị xã”.
Phóng viên tiếp tục tìm đến ông Chánh thanh tra thị xã Từ Sơn Ngô Quốc Dự để tìm hiểu về vấn đề nhưng không gặp được ông này. Trao đổi qua điện thoại, ông Dự nói bận và cho rằng mình không có quyền phát ngôn.
Chúng tôi lại tiếp tục liên hệ với ông Nguyễn Văn Quỹ - Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn để đặt lịch làm việc thì được ông này cho biết đã giao cho Chánh văn phòng thị xã Từ Sơn sắp xếp lịch làm việc. Tuy nhiên, đợi mãi, phóng viên NTNN vẫn không nhận được hồi âm nào từ cơ quan này. (Dân Việt 26/4) đầu trang(
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với sự gia tăng các cơ sở chế biến gỗ bóc giúp giải quyết việc làm và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với sự gia tăng các cơ sở chế biến gỗ bóc giúp giải quyết việc làm và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, phát triển tự phát nên việc thực thi các quy định của pháp luật còn hạn chế.
Vì vậy, để tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với các ban, ngành có liên quan triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện, toàn tỉnh có khoảng 530 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ. Trong đó, có 37 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã, 488 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ là hộ gia đình, cá nhân. Hầu hết các cơ sở này đều chấp hành đúng quy định của pháp luật về kinh doanh, chế biến lâm sản; có nguồn nguyên liệu gỗ đưa vào chế biến hợp pháp theo Thông tư 01/ 2012/TT-BNNPTNT và Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường và phòng cháy, chữa cháy.
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều cơ sở hoạt động có quy mô nhỏ lẻ, phát triển tự phát; sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ trôi nổi, không có giấy tờ hợp pháp. Hơn nữa, trong quá trình kinh doanh, chế biến gỗ, nhiều cơ sở không thực hiện kê khai sổ nhập, xuất lâm sản thường xuyên. Vì vậy, các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở vẫn kinh doanh, chế biến gỗ trôi nổi, sau đó hợp thức hóa và tiêu thụ.
Để tăng cường quản lý các cơ sở này, hàng năm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra; chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tổ chức rà soát các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn để tiện theo dõi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân về các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm sản thông qua các hội nghị, tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi và tuyên truyền trực tiếp, lồng ghép cùng với các đợt thanh tra, kiểm tra.
Đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Chi cục Phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: “Từ tháng 1/2015 đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra hàng trăm cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ về hồ sơ lâm sản, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong đó có hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp), nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào; việc ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản và kê khai lâm sản của các cơ sở…
Trong quá trình kiểm tra, chi cục phát hiện và xử lý 17 vụ kinh doanh gỗ trái phép. Trong đó, có 11 vụ vi phạm thủ tục hành chính trong khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ; 6 vụ khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép; thu nộp NSNN gần 207 triệu đồng”.
Bình Xuyên là một trong những huyện tập trung nhiều nhất các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ. Hiện, trên địa bàn huyện có khoảng 110 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ. Trong đó, có 12 doanh nghiệp, 98 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ là hộ gia đình, cá nhân. Nguồn gốc gỗ đưa vào chế biến của các cơ sở này chủ yếu là gỗ rừng sản xuất và gỗ nhập khẩu được mua lại của các công ty kinh doanh gỗ trong và ngoài tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm về tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, Hạt Kiểm lâm huyện Bình Xuyên đã vào cuộc và triển khai quyết liệt.
Anh Trần Việt Khoa, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bình Xuyên cho biết: “Để tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, Hạt Kiểm lâm chủ động chỉ đạo các cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn phối hợp với UBND xã, thị trấn tổ chức lực lượng rà soát, thống kê lại các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ. Đồng thời, phối hợp với Công an huyện, Đội QLTT số 7, Chi cục Thuế và UBND huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ để kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, hầu hết các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn huyện đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục trong kinh doanh, chế biến gỗ; không có dấu hiệu vi phạm về việc đưa gỗ không có nguồn gốc hợp pháp vào kinh doanh, chế biến. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở kinh doanh chế biến gỗ không có sổ nhập, xuất lâm sản hoặc nếu có cũng không ghi chép thường xuyên. Hạt tiến hành nhắc nhở và hướng dẫn các cơ sở cách tính, ghi sổ nhập xuất lâm sản hàng ngày và yêu cầu khắc phục, nếu tiếp tục tái phạm sẽ tiến hành lập biên bản xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 24, Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ”.
Để tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm khẩn trương rà soát, thống kê; thường xuyên kiểm tra, theo dõi hoạt động kinh doanh, chế biến gỗ của các cơ sở trên địa bàn; quan tâm, chú trọng hơn nữa vào công tác tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành quy định của pháp luật.
Đặc biệt, Chi cục sẽ thành lập riêng một phòng chức năng chuyên đảm nhiệm công tác tuyên truyền. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ phát triển, giúp giải quyết việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương. (Báo Vĩnh Phúc 25/4) đầu trang(
Đây là 2 thị trường mà Công ty sẽ tấn công theo hình thức xuất khẩu cả thương hiệu chứ không chỉ làm theo đơn đặt hàng như trước.
Tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra cuối tuần qua, bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch Công ty Cổ phần chế biến Gỗ Đức Thành (Mã GDT) cho biết, Gỗ Đức Thành đang có những chuẩn bị nhằm tạo bước chuyển biến mới hơn các năm trước.
Về thị trường, Gỗ Đức Thành dự kiến sẽ phát triển thêm khách hàng mới ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. 3 năm qua, Châu Á là thị trường chủ lực của Gỗ Đức Thành, chiếm gần 80% doanh thu xuất khẩu. Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc là những khách hàng quan trọng. Ngoài ra, còn phải kể đến thị trường Thái Lan, Hồng Kông...
Dự kiến, Gỗ Đức Thành sẽ mở thêm 2 thị trường mới là Myanmar và Malaysia. Đây là 2 thị trường mà Công ty sẽ tấn công theo hình thức xuất khẩu cả thương hiệu chứ không chỉ làm theo đơn đặt hàng như trước. Đối với thị trường châu Âu, Gỗ Đức Thành có mục tiêu gia tăng thêm khách hàng. Trước mắt, quý I/2016, số lượng đơn hàng ở khu vực Châu Âu đã tăng thêm 3-4%.
Gỗ Đức Thành được biết đến như doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm từ gỗ, bao gồm đồ nhà bếp, đồ gia đình, đồ chơi, bàn ghế trẻ em và các sản phẩm khác. Trong đó, đồ nhà bếp là nhóm mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất, gần 75%. Năm 2016, Gỗ Đức Thành dự kiến sẽ cho ra đời thêm một số sản phẩm mới.
Để có thể đưa ra những giải pháp nhằm tạo đột phá trong kinh doanh của công ty, Gỗ Đức Thành dự kiến sẽ lập ban tư vấn là những thành viên ngoài hội đồng quản trị nhưng có thể tham gia và góp ý vào xây dựng chiến lược cho công ty.
Về kinh doanh, cổ đông đã thông qua kế hoạch doanh thu năm 2016 là 334,2 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 74,6 tỉ đồng, lần lượt tăng 13% và 21% so với năm 2015. Phía Gỗ Đức Thành cho biết, kế hoạch trên chưa bao gồm doanh thu và lợi nhuận từ bán đất tại khu công nghiệp Mỹ Phước 2 (Bình Dương). Dự kiến đây sẽ là nguồn góp khoảng 20 tỉ đồng vào lợi nhuận cho Gỗ Đức Thành trong năm 2016.
Về cổ tức trong năm 2015, do kinh doanh có sự tăng trưởng tốt nên GDT dự kiến nâng mức cổ tức, từ 30% lên 50%. Còn cổ tức ước chia cho cổ đông trong năm 2016 là 35% vốn điều lệ. Hình thức chi trả như thế nào sẽ ủy quyền cho Hội đồng quản trị cân đối thực hiện.
Năm 2015, thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát 1,17 tỉ đồng, tương đương 0,4% tổng doanh thu. Năm 2016, mức cổ tức dự kiến 0,5% tổng doanh thu 2016, tức dự kiến khoảng 1,7 tỉ đồng. Ngoài ra, để khuyến khích cán bộ công nhân viên gắn bó và làm việc lâu dài, Gỗ Đức Thành trình cổ đông phương án phát hành cổ phần chào bán theo mệnh giá cho cán bộ công nhân viên (ESOP).
Cụ thể, GDT sẽ phát hành 648.272 cổ phiếu, ứng tỷ lệ 5% trong năm 2016, số lượng cổ phần sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 50% trong năm đầu tiên và được bán hết trong năm thứ hai. Năm ngoái, Công ty cũng đã phát hành cổ phiếu ESOP tỷ lệ 4.6%. (Nhịp Cầu Đầu Tư 25/4) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Campuchia là một trong những nước ở khu vực châu Á đang thực hiện tốt việc bảo vệ rừng.
Đây là lời khẳng định được Bộ trưởng Bộ Môi trường Campuchia đưa ra ngày 25/4 tại một cuộc hội thảo với sự tham dự của các chuyên gia về rừng và nhiều tổ chức quốc tế.
Campuchia hiện có 23 khu bảo tồn và 5 khu rừng nguyên sinh. Chính phủ Campuchia đang tiếp tục đề xuất bảo tồn các khu rừng nguyên sinh, trong đó nhiều khu vườn quốc gia được bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Các đại biểu và các đối tác quốc tế tham dự hội thảo rất ủng hộ đề xuất này của Campuchia, đồng thời đưa ra nhiều ý kiến tham vấn để công việc bảo tồn rừng đạt kết quả tốt nhất.
Theo Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia, hiện nước này có hơn nửa triệu hecta rừng đang được bảo tồn. Chính phủ Campuchia phấn đấu sẽ nâng diện tích rừng được bảo tồn lên 1 triệu hecta trong vài năm tới. (Đài Truyền Hình Việt Nam 26/4) đầu trang(
Các chuyên gia bảo tồn hàng đầu cho biết, hơn 1.000 loài động, thực vật đang bị chuyển vị từ nơi phân bố do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, săn bắn và mất sinh cảnh.
Theo TS Axel Moehrenschlager, các trường hợp “chuyển vị” như Ấn Độ có kế hoạch chuyển hổ tới Campuchia hoặc Nam Phi sử dụng máy bay đưa tê giác tới Úc, đã gia tăng trong vài thập kỷ gần đây và sẽ trở nên phổ biến do sức ép con người tạo ra khiến các loài dễ tuyệt chủng hơn.
Chuyển vị là một phương thức nhằm chuyển động vật, thực vật từ một khu vực này đến một khu vực khác nhằm tăng thêm cơ hội tồn tại và chống lại suy thoái đa dạng sinh học.
Đó cũng là phương thức “nơi trú ngụ cuối cùng” đã được sử dụng hơn một thế kỷ qua, nhưng chính nó cũng gây ra nhiều tranh cãi.
Moehrenschlager, giám đốc chương trình khoa học và bảo tồn tại vườn thú Calgary, trưởng nhóm chuyên gia về tái thả động vật của IUCN cho biết, các loài đang chịu nhiều sức ép gia tăng trên khắp thế giới, nhưng khoa học cần tìm ra phương thức đưa chúng trở lại.
Thời điểm chúng ta có thể hy vọng xây dựng các khu vực bảo tồn loài đã qua. Chúng ta đang ở trong tình thế nguy cấp do biến đổi khí hậu. Do đó, chúng ta cần quản lý các loài một cách linh hoạt hoặc chúng ta sẽ mất chúng.
Đánh giá gần đây đối với biến đổi khí hậu vào năm 2014 đã cảnh báo trái đất đang nóng lên là nguyên nhân phổ biến và ảnh hưởng tiêu cực đối với động vật và thực vật. Nhiều loài đã buộc phải rời nơi phân bố, biến đổi số lượng hoặc thay đổi các hoạt động theo mùa.
Năm 2013, báo cáo của IUCN cho thấy 6-9% các loài chim nguy cấp, 11-15 các loài lưỡng cư và 6-9% san hô được coi là nguy cấp cao do biến đổi khí hậu và bị đe dọa tuyệt chủng nếu xu hướng biến đổi khí hậu hiện nay tiếp diễn.
Chuyên gia Moehrenschlager đã thống kê được khoảng 1.300 đợt dịch chuyển thông qua các nghiên cứu của IUCN. Moehrenschlager cho rằng không thể xác định 1.000 loài thông qua các thực hiện các dự án nhưng trường hợp chuyển vị đầu tiên đã được thử nghiệm thông qua việc tái thả bò bison về Hoa Kỳ vào đầu những năm 1990. Các nhà khoa học cho rằng chuyển vị gây nhiều tranh cãi bởi nguy cơ quần thể của loài được chuyển vị phát triển quá mạnh tại khu vực mới và đẩy các loài địa phương đến mức tuyệt chủng.
Bảo vệ loài trước nguy cơ tuyệt chủng đem lại lợi ích hiển nhiên song theo Moehrenschlager cần phải cân bằng trước các nguy cơ khác. Động vật hoặc thực vật có thể tử vong hoặc chịu các tác động mạnh trong quá trình chuyển vị và tác động của động vật trong hệ sinh thái khi tiếp nhận loài mới cần phải được cân nhắc. Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc các tác động kinh tế-xã hội nếu loài bị chuyển vị gây hại cho đất đai hoặc đe dọa con người.
Chim ưng California: vào năm 1982, chỉ có 23 cá thể chim ưng (tên khoa học là Gymnogyps californianus)tồn tại ở California. Năm 1987, tất cả các cá thể chim ưng hoang dã được đưa vào chương trình nuôi sinh sản. Kể từ năm 1992, khi được tái thả vào tự nhiên, quần thể chim ưng ở đây đã phát triển lên 410 cá thể.
Khỉ sư tử vàng ở Brazil: đã được di chuyển từ những khu rừng nhỏ bị đe dọa tới các khu rừng rộng lớn không có người và được bảo vệ.
Linh dương Arập: đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 1972. Tái thả vào tự nhiên từ nguồn gây nuôi sinh sản đã được thực hiện ở Oman, Arập Saudi, Israel, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Jordan. Hiện nay tình trạng bảo tồn của linh dương Arập (tên khoa học là Oryx leucoryx) đang ở mức “nguy cấp”.
Sóc chuột đảo Vancouver: là loài đặc hữu ở Canada. Năm 2004, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ dưới 40 cá thể và tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm 2010, thời điểm sóc chuột trở thành biểu tượng của Thế vận hội mùa đông. Hiện nay, số lượng sóc chuột (tên khoa học là Marmota vancouverensis) đã đạt 350 cá thể.
Cáo chạy nhanh: có tên khoa học là Vulpes velox,đã tuyệt chủng ở Canada từ năm 1938 do mất sinh cảnh và săn bắn nhưng đã được tái thả vào năm 1983. Tình trạng bảo tồn của loài này là “ít quan tâm”.
Ong tóc ngắn: được tuyên bố tuyệt chủng tại nước Anh và năm 2000 do các các cánh đồng hoa được chuyển đổi thành đất nông nghiệp. Sau khi thất bại ở lần tái thả ở New Zealand, ong tóc ngắn (tên khoa học là Bombus subterraneus) ở Thụy Điển đã làm tổ và sinh sản thành công vào năm 2013.
Chồn nâu châu Âu: tên khoa học là Mustela lutreola đã được đưa tới hai hòn đảo của Estonia để tránh các mối đe dọa từ đối thủ cạnh tranh: chồn nâu châu Mỹ.
San hô: ở Ấn Độ đã bị tuyệt chủng do bị phá hủy các rạn đã được tái thả vào vịnh Kutch và phát triển trên các rạn nhân tạo. Đây là trường hợp hỗ trợ xâm chiếm.
Rùa khổng lồ Aldabra: tên khoa học là Aldabrachelys gigantea, được tái thả vào một trong các hòn đảo của Mauritania để thay thế cho vai trò của rùa bản địa đã tuyệt chủng. Đây là trường hợp chuyển vị thay thế sinh thái. (Nhân Dân 23/4) đầu trang(
Ngay khi Tòa án tối cao Nam Phi bãi bỏ lệnh cấm nội địa, các nhà bảo tồn động vật hoang dã trên thế giới đã suy đoán, Chính phủ Nam Phi có thể đề nghị CITES (Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp) dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán sừng tê giác trên phạm vi toàn cầu.
Trước những diễn biến đó, giới bảo tồn động vật hoang dã đã cực lực phản đối việc hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác ở Nam Phi, bởi hoạt động này không những kích thích nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực thực thi pháp luật về bảo vệ tê giác do không thể phân biệt giữa sừng tê giác hợp pháp và bất hợp pháp.
May mắn thay, mối quan ngại đó đã không trở thành sự thật. Tin từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ngày 23.4.2016 cho hay: Ngày 21.4.2016, Hội đồng Nội các Chính phủ Nam Phi đã quyết định không đệ trình dự thảo đề xuất Hợp pháp hóa buôn bán quốc tế sừng tê giác lên Đại hội đồng các quốc gia thành viên CITES thảo luận trong Hội nghị các nước thành viên lần thứ 17 (COP17) tại thủ đô Johannesburg (Nam Phi) vào cuối tháng 9 tới.
Nói cách khác, nếu không có quốc gia thành viên nào đưa đề xuất này ra thảo luận tại COP17, việc buôn bán quốc tế đối với sừng tê giác vì mục đích thương mại hiện nay vẫn bị nghiêm cấm theo quy định của Công ước CITES và các Nghị quyết kèm theo.
Đây là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh Nam Phi là quốc gia có quần thể tê giác chiếm 80% số tê giác hoang dã thế giới, cũng là nơi mà tê giác bị săn bắn và giết hại để lấy sừng cao bậc nhất trên thế giới với 1.215 cá thể tê giác bị giết hại trong năm 2014 và 1.715 cá thể bị giết hại trong năm 2015. (Lao Động Thủ Đô 26/4) đầu trang(./.