Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 25 tháng 04 năm 2016
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Chiều ngày 22/4, ông Ngô Vinh (Chủ tịch UBND xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ cháy rừng nghiêm trọng do thời tiết nắng nóng, khô hạn. Kết quả, gần 12 ha rừng keo của người dân bị thiêu rụi hoàn toàn.
Sự việc xảy ra khoảng 12h trưa ngày 21/4, tại khu vực thôn Đầu Gò, thuộc xã Đại Sơn. Người dân khu vực phát hiện khu vực rừng keo của các chủ hộ dân bất ngờ bốc cháy lớn. Ngay sau khi phát hiện đám cháy, lực lượng dân quân, công an xã và kiểm lâm huyện đã huy động hơn 100 người khẩn trương tổ chức dập lửa, ứng cứu cho chủ hộ.
Khó khăn do lửa đã lan ra mạnh, điều kiện thời tiết nắng nóng và hành khô nên ngọn lửa ngày càng mạnh hơn. Phải đến 13h chiều ngày 22/4, lực lượng chức năng và người dân mới không chế và dập tắt được ngọn lửa. Tuy nhiên, toàn bộ 12 ha keo rừng của người dân đã cháy rụi.
Trước đó, khu vực rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa (Đà Nẵng) cũng liên tục xảy ra ba đám cháy kể từ đầu năm 2016. Nguyên nhân phần lớn người dân đốt thực bì gây ra cháy, trong khi đợt nắng đầu hè khiến nguy cơ cháy xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên nhân gây ra vụ cháy rừng keo tại xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. (Người Đưa Tin 23/4) đầu trang(
Ngày 21/4, Công an huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết đang tiến hành định giá tài sản để điều tra xử lý vụ án “hủy hoại tài sản” xảy ra tại thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Văn Tặng (22 tuổi, ngụ thôn 1, xã Suối Rao, huyện Châu Đức) cần tiền tiêu xài nên nảy sinh ý định đốt vườn cây của chùa Thanh Long 2 tại thôn Bàu Điển nhằm dụ các chú tiểu đang trông coi ra dập lửa để Tặng có cơ hội lẻn vào chùa trộm cắp tiền.
Đến khoảng 9h sáng ngày 19/4, Tặng đến chòi rẫy của mấy chú tiểu để chơi. Lợi dụng lúc mấy chú tiểu không để ý, Tặng xuống bếp lấy quẹt ga chạy ra rẫy cách chòi khoảng 100 mét gom cỏ rác để đốt rồi vào lại chòi chơi tiếp như không có chuyện gì xảy ra.
Khi phát hiện có cháy, các chú tiểu chạy ra dập lửa thì Tặng cũng chạy theo phụ giúp để đánh lạc hướng mọi người.
Sau khi dập được lửa nhưng vẫn chưa có cơ hội ra tay, đến khoảng 11h cùng ngày, Tặng tiếp tục đốt thêm 3 chỗ khác (mỗi chổ cách nhau từ 150m đến 200m). Nhưng gặp gió to, lửa bùng lan rộng, không chỉ cháy rẫy điều và nhiều ha cây rừng của các nhà sư, lửa còn lan sang vườn tiêu, chuối tràm của các hộ dân xung quanh khu vực. Do lửa bùng cháy lớn gây cháy lan nên mọi người được huy động tham gia cứu hỏa.
Đến khoảng 16h cùng ngày, thấy ngọn lửa đã được khống chế tuy đang mệt nhưng Tặng vẫn chạy về chòi rẫy lấy chiếc áo nâu của sư thầy bên trong có 1,4 triệu đồng. Khi đang chạy xuống nhà sau để cất giấu thì bất ngờ bị một nhà sư chạy về bắt gặp nên bắt giữ Tặng cùng tang vật đưa ra UBND xã.
Sau khi dập xong lửa và nghe sự việc, ông Phạm Xuân Thiện (40 tuổi, là thầy trụ trì cùng tham gia làm rẫy) thấy Tặng là đứa hiền lành nên chạy đến công an xã xin tha cho Tặng. Nhưng khi đến nơi, ông đã hết sức bất ngờ khi các công an viên cho biết Tặng đã khai nhận mình là người đốt rẫy dẫn dụ mấy thầy ra khỏi chùa để trộm tiền.
Hiện Tặng đã được gia đình bảo lãnh cho về nhà chờ cơ quan chức năng giám định tài sản sẽ ra quyết định khởi tố vụ án. (Dân Trí 22/4) đầu trang(
Nắng nóng tiếp tục gay gắt, toàn bộ diện tích rừng tràm, rừng đảo 43.445,51 ha đang ở cấp độ báo cháy cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ xảy ra cháy rừng bất kỳ lúc nào. Các đơn vị quản lý rừng tiếp tục tăng cường thực hiện nghiêm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, kiểm tra, đôn đốc thực hiện phương án PCCCR, bố trí lực lượng, phương tiện; nghiên cứu bổ sung phương án PCCCR phù hợp tình hình thực tế, ngoài các phương án bổ sung đã xây dựng.
Ngoài ra, nắng hạn làm cho 6.460 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, tăng 460 hộ so với ngày 5/4. Sở NN&PTNT đang đề xuất các biện pháp hỗ trợ, khắc phục tình trạng thiếu nước và kiểm tra hiện trường các công trình đang thi công. (Báo Cà Mau 21/4) đầu trang(
Hơn chục ngày qua, thời tiết nắng nóng cục bộ trên địa bàn tỉnh đã gây nhiều hệ lụy, nhất là vấn đề cháy rừng. Đáng báo động nhất là tình trạng cháy rừng xảy ra tại xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng.
Theo thông tin có được thì từ ngày 12/4, tình trạng cháy rừng đã xảy ra tại Mường Đăng và đến ngày 19/4, các đám cháy mới được dập tắt. Chưa có thống kê chính xác về diện tích rừng bị cháy, trạng thái rừng bị thiệt hại, nhưng với hàng trăm người dân và cán bộ, lực lượng chức năng cùng tham gia chữa cháy rừng suốt ngày đêm và kéo dài cả tuần liền thì chắc chắn rằng, diện tích rừng bị thiệt hại là không nhỏ.
Trước đó (đầu tháng 3), tại địa bàn xã Tỏa Tình, Tênh Phông... của huyện Tuần Giáo cũng xảy ra cháy rừng dữ dội nhiều ngày liền. Phải mất rất nhiều công sức, tiền của và thêm cả yếu tố may mắn là trời đổ mưa thì các đám cháy rừng ở Tuần Giáo mới được dập tắt hoàn toàn.
Đánh giá của cơ quan chuyên môn cho thấy, “mùa cháy rừng” ở Điện Biên thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Trong nhiều tháng của mùa khô này, có nhiều ngày không có mưa, cộng với gió Lào thổi mạnh nên rất dễ xảy ra cháy rừng. Cùng thời gian này là mùa đốt nương của bà con. Trong quá trình phát đốt, nếu không làm đường băng cản lửa, không đốt vào buổi chiều tối và đầu buổi sáng, khi nhiệt độ xuống thấp, độ ẩm cao, gió nhẹ, không có người canh gác, thì chỉ cần một chút lơ là mất cảnh giác là xảy ra cháy rừng.
Trong tổng số 391.539ha đất lâm nghiệp có rừng, có 65.787ha rừng rất dễ xảy ra cháy, phân bố đều trên 10 huyện, thị xã, thành phố. Điều đáng nói, diện tích rừng này thường có dân sinh sống xen kẽ; tập quán du canh du cư đốt rừng làm nương vẫn phổ biến. Do vậy, mặc dù đã rất nỗ lực trong công tác phòng, chống, chữa cháy rừng (PCCCR), nhưng hàng năm, tình trạng phá rừng lấy gỗ, cháy rừng vẫn xảy ra.
Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và nâng tỷ lệ che phủ rừng năm sau cao hơn năm trước, việc quan trọng và cấp bách nhất là nâng cao năng lực chỉ huy phòng, chống cháy rừng trên địa bàn. Nâng cao nhận thức, kiến thức về PCCCR, bảo vệ rừng cho chính quyền địa phương, các cấp, các ngành và người dân.
Vì rằng, nếu quy hoạch tốt vùng sản xuất nương, vùng chăn thả gia súc, xác định cụ thể ranh giới giữa rừng và đất nông nghiệp; xây dựng, hướng dẫn các biện pháp sản xuất nương bền vững thì người dân sẽ ổn canh ổn cư, không đốt rừng làm nương, không vào rừng săn bắt, đốt ong... khi đó sẽ hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy rừng, phá rừng.
Mặt khác, phải làm tốt công tác chuẩn bị về lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ” và tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng chính xác, kịp thời về vị trí, quy mô đám cháy, loại rừng bị cháy... để huy động sức dân cùng tham gia chữa cháy rừng.
Thực tế cho thấy, với trang thiết bị gồm 1 ô tô tải loại 2,5 tấn; 11 xe ô tô bán tải; 9 xe máy; 12 máy định vị GPS; 10 máy fax; 2 máy ảnh kỹ thuật số; 2 máy quét Scanner; 10 ống nhòm đêm; 10 ống nhòm ngày; 1 máy bơm nước chuyên dụng; 11 máy cắt thực bì; 11 bình chữa cháy đeo vai có động cơ; 100 xẻng gấp phục vụ chữa cháy rừng... được trang bị cho lực lượng chữa cháy chuyên trách, trong khi diện tích rừng của tỉnh rất lớn, địa hình đồi núi dốc, có nơi cao trên 2.000m so với mực nước biển, thảm thực bì dày, với trang thiết bị thiếu thốn, đơn giản, việc tiếp cận hiện trường vụ cháy không dễ, thì hiệu quả PCCCR không cao là điều dễ hiểu. (Báo Điện Biên Phủ 22/4) đầu trang(
Theo tin từ Chi cục Kiểm lâm, trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, dự báo cháy rừng đang ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).
Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện tăng cường kiểm tra, đôn đốc chính quyền cấp xã, chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm thực hiện nghiêm túc việc tuần tra canh gác lửa rừng 24/24 giờ, thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và sẵn sàng ứng cứu chữa cháy rừng. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Gia Lai 22/4) đầu trang(
Nắng nóng kéo dài khiến những cánh rừng trên địa bàn tỉnh đang trong tình trạng khô khốc, nguy cơ cháy ở mức cực kỳ nguy hiểm. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh về cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, đơn vị chức năng cùng với chủ rừng đang huy động lực lượng, phương tiện túc trực ngày đêm để bảo vệ rừng.
Có mặt tại khu rừng ở phía Nam núi Tà Năng (xã Phước Chính, Bác Ái), chúng tôi ghi nhận nhiều mảng rừng có lớp thực bì khô dày với rất nhiều lá khô phủ đầy gốc. Chỉ cần một mồi lửa nhỏ, thì lớp thực bì khô dày sẽ bén cháy và lan rộng rất nhanh. Trong khi đó, sát bìa rừng và xen trong khu vực rừng có không ít nương rẫy và chòi ở của người dân nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Để bảo vệ, phòng cháy đối với các tiểu khu rừng, Ban Quản lý rừng đầu nguồn Sông Sắt đã giao cho mỗi nhân viên chịu trách nhiệm bảo vệ một tiểu khu rừng. Bên cạnh đó, các tổ cộng đồng tại mỗi thôn đều cắt cử người thay phiên nhau trực 24/24 giờ tại các chòi canh lửa. Khi phát hiện có cháy, tổ cộng đồng có 17-20 người sẽ nhanh chóng tiếp cận vị trí cháy để dập lửa. Trường hợp cháy lan, địa phương sẽ huy động thêm các tổ cộng đồng gần nhất cùng phối hợp tham gia chữa cháy.
Ông Trương Xuân Hiệp, Trạm bảo vệ rừng Phước Chính, cho biết: Ngay từ đầu mùa khô, đơn vị đã tiến hành khoanh vùng những khu vực nguy cơ xảy ra cháy cao, bố trí lực lượng túc trực thường xuyên. Do gần rừng có dân sinh sống, làm rẫy nên phối hợp với địa phương thành lập các tổ cộng đồng bảo vệ rừng. Khi tham gia bảo vệ rừng, người dân được trả tiền công, được hướng dẫn, tuyên truyền về phương pháp phòng, chống cháy rừng. Hiểu được lợi ích của rừng với đời sống, người dân đã phát huy trách nhiệm, nên khi đi làm rẫy rất thận trọng, không để phát sinh ngọn lửa và luôn trong tình trạng sẵn sàng dập lửa khi có cháy. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, không phát sinh vụ cháy nào lớn gây thiệt hại về rừng.
Trước tình trạng nắng hạn kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao, UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Theo đó, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện quyết liệt các giải pháp; tăng cường công tác kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm; xử lý kiên quyết làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra cháy trên địa bàn; đồng thời, yêu cầu các cơ sở khắc phục ngay tồn tại, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Các ngành, địa phương quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng. Mặt khác, tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng; kịp thời thông tin cảnh báo và dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là trong thời kỳ cao điểm.
Ông Thiên Sanh Quận, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Lực lượng Kiểm lâm được cắt cử phối hợp với chủ rừng thường xuyên tuần tra ở những khu vực nguy cơ xảy ra cháy cao. Việc thu thập số liệu khí tượng, trực kiểm tra phòng cháy, chủ động phương tiện chữa cháy, làm mới chòi canh lửa, gắn biển báo cấm lửa, làm đường ranh cản lửa đang được chú trọng thực hiện.
Các địa phương tập trung kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng; một số khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, lực lượng kiểm lâm chốt tại cửa rừng để kiểm soát người và phương tiện ra vào rừng. Tùy theo đặc thù địa hình cũng như thực trạng và nhân lực, các địa phương có biện pháp phù hợp, nhất là phát huy vai trò của đơn vị chủ rừng, các tổ cộng đồng trong việc phòng và chữa cháy rừng.
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong 2 tháng qua (từ ngày 15-2 đến nay), toàn tỉnh xảy ra 29 vụ cháy rừng (trong tổng số 53 điểm báo cháy) chủ yếu cháy lướt thảm thực bì khu rừng khộp thuộc huyện Bác Ái và Ninh Sơn, làm thiệt hại gần 20ha rừng. Các địa phương đã huy động 482 người tham gia chữa cháy. Hy vọng rằng với sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo, sự tham gia tích cực của người dân, số vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh trong mùa khô năm nay sẽ được kìm chế, giảm mức độ thiệt hại do cháy rừng. (Báo Ninh Thuận 22/4) đầu trang(
Theo dự báo của ngành chuyên môn: Thời tiết nắng nóng gay gắt sẽ kéo dài từ nay đến tháng 6; trong khi phần lớn diện tích rừng tràm của tỉnh với 44.000 ha dự báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Do đó, việc chủ động các phương án phòng chống cháy rừng được lực lượng giữ rừng tập trung thực hiện.
Ngành lâm nghiệp chỉ đạo lực lượng giữ rừng túc trực 24/24 giờ; tập trung quan sát với tinh thần cao độ để kịp thời phát hiện, xử lý. Đối với những nơi cạn kiệt nguồn nước, lực lượng giữ rừng sẽ dùng dụng cụ thủ công để dập lửa; đồng thời, dùng máy bơm công suất lớn từ nơi có nước truyền về để thực hiện công tác chữa cháy, tuyệt đối không đưa nước mặn vào khu vực rừng tràm để ứng cứu, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái nơi đây.
Thời điểm này, Cà Mau huy động các lực lượng, thiết bị, phương tiện để chủ động ứng phó với các tình huống cháy rừng có thể xảy ra. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là mực nước tại các kênh, mương khu vực rừng tràm gần như cạn kiệt hoàn toàn không thể phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Cà Mau 22/4) đầu trang(
Trước tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao, huyện Phù Cát đã tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng (QL-BVR) và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Toàn huyện Phù Cát có gần 35.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng hơn 24.200 ha, với 12.640 ha là rừng tự nhiên, còn lại là diện tích rừng trồng. Trong tổng diện tích rừng, có trên 9.500 ha là rừng phòng hộ, hơn 12.670 là rừng sản xuất. Xác định công tác QL-BVR và PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhất là trong mùa hanh khô, với phương châm phòng là chính, huyện đã sớm xây dựng và triển khai phương án QL-BVR và PCCCR phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của địa phương.
Ông  Nguyễn Văn Hòa, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (HKL) huyện Phù Cát, cho biết: Ngay từ đầu năm, HKL huyện đã tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch công tác QL-BVR và PCCCR năm 2016 từ huyện đến cơ sở. Xây dựng bản đồ trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng ở 34 tiểu khu, với 134 khoảnh rừng.
Hạt đã phối hợp với UBND các xã có rừng, tổ chức, cá nhân và các chủ rừng tăng cường các biện pháp PCCCR. Mặt khác, chỉ đạo KL địa bàn tăng cường tham mưu UBND các địa phương củng cố, kiện toàn các Ban chỉ huy (BCH) và xây dựng kế hoạch, phương án BVR, PCCCR. Đến nay, tất cả các xã đã có phương án, kế hoạch BVR, PCCCR; trong đó có 2 chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện và Xí nghiệp Lâm nghiệp PISICO đã thành lập BCH và xây dựng các tổ, đội PCCCR thường trực trên các diện tích rừng do mình quản lý.
Từ đầu năm đến nay, HKL huyện đã phối hợp với các xã có rừng và các trường học, tổ chức 10 đợt tuyên truyền về công tác QL-BVR, PCCCR người dân sống gần rừng, có gần 1.100 lượt người dân và trên 600 lượt học sinh tham gia tìm hiểu. Hạt còn phối hợp tuyên truyền dưới nhiều hình thức, như lồng ghép trong các cuộc họp dân ở thôn, xóm và tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến xã...
Trong những thời điểm nắng nóng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, Hạt phân công cán bộ phụ trách địa bàn phối hợp với địa phương, ngành chức năng, các chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện lửa để dập tắt, ngăn chặn và xử lý các trường hợp gây nguy hại đến rừng.
Hạt đã xây dựng 1 chòi canh lửa tại Cát Lâm, cấp phát 200 biển báo cấm lửa cho các xã, xây dựng 2 bảng tuyên truyền BVR và quy ước BVR ở Cát Lâm, Cát Sơn; phối hợp với các địa phương có rừng thành lập 67 tổ, đội PCCCR với gần 650 người gồm các lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ và các lực lượng khác, chủ yếu là những người dân sống ở gần rừng, do trưởng thôn làm tổ trưởng; chuẩn bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
Điều ghi nhận là hiện nay tất cả diện tích rừng trên địa bàn huyện đều có chủ, phần lớn người dân tham gia làm kinh tế rừng, nên bà con rất có tinh thần trách nhiệm BVR, PCCCR. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng, các trường hợp vi phạm lâm luật như khai thác gỗ, lấy củi đốt than giảm rõ rệt. (Báo Bình Định 22/4) đầu trang(
Sáng 22/4, UBND huyện Mường Ảng tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác phòng và chữa cháy rừng trên địa bàn thời gian qua. Tham dự cuộc họp có đồng chí Trần Thanh Hà, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Hoàng Thanh Hải, Chủ tịch UBND huyện cùng toàn thể cán bộ chủ chốt và lãnh đạo đại diện các đơn vị có lực lượng tham gia chữa cháy.
Đồng chí Bí thư Huyện ủy biểu dương tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình của một số thành viên, đơn vị và lực lượng tham gia chữa cháy. Khi xảy ra cháy rừng, huyện đã nắm bắt tình hình tại các điểm cháy, kịp thời huy động lực lượng thành lập các chốt trực và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí lãnh đạo trực tiếp tham gia. Công tác hậu cần cũng được chú trọng, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống kịp thời cho lực lượng trực tiếp tham gia trong suốt thời gian chữa cháy.
Tuy nhiên, còn một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng tham gia khi có quyết định huy động. Quá trình tham gia chữa cháy vẫn còn một số thành viên thiếu tinh thần trách nhiệm, tham gia theo kiểu đánh trống ghi tên, tránh tham gia trong thời gian cao điểm; một số đơn vị tự ý bỏ về khi đám cháy vẫn đang diễn biến phức tạp. Tổng diện tích khu vực bị cháy trong cả 2 đợt (từ đêm ngày 11 đến ngày 19/4) ước khoảng 150ha, mức độ thiệt hại khoảng 30%.
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến phát biểu tập trung vào các biện pháp, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn nguy cơ lan rộng khi có đám cháy xảy ra. Ngay sau khi đám cháy được dập tắt, huyện vẫn cử lực lượng hàng ngày tuần tra kiểm soát toàn bộ khu vực rừng của bản Chan 1, Chan 2 và bản Nậm Pọng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn khi có cháy xảy ra. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Điện Biên 22/4) đầu trang(
Trước tình hình hạn hán kéo dài, để phòng chống cháy rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đốp (Bình Phước) đã thực hiện mô hình hồ chứa nước trong rừng, đưa nước từ các sông, suối về dự trữ nhằm phòng chống cháy rừng tại chỗ. Qua các đợt thử nghiệm diễn tập, mô hình này mang tính khả thi và hiệu quả, đã kịp thời dập tắt lửa nhanh.
Mỗi hồ nước có quy mô chứa trên 10m3. Kích thước hồ chứa phần lớn có chiều dài 8m, chiều rộng 3m và sâu khoảng 2m. Tùy theo khu vực địa hình khó khăn mà có hồ kích thước nhỏ hoặc lớn khác nhau. Để tránh bị thất thoát nước trong hồ, xung quanh và dưới đáy được lót bằng bạt. Xung quanh hồ được bảo vệ bằng rào chán, biển báo nguy hiểm. Vào thời điểm mùa mưa, mặt hồ được mở, căng bạt các bên để hứng nước mưa vào hồ. Còn riêng vào mùa khô, phần bề mặt hồ, Hạt Kiểm lâm thiết kế nắp đậy bằng cỏ tranh, lá cây bụi đan lại với nhau thành tấm để tránh nước bốc hơi.
Hiện nay, diện tích rừng huyện Bù Đốp có khoảng hơn 6.300 ha, chủ yếu là rừng khộp và nguyên sinh. Trong diện tích trên, Kiểm lâm Bù Đốp đã được bố trí tất cả 14 hồ chứa nước, chủ yếu tập trung tại các khu vực dễ xảy ra cháy và xa nguồn nước.
Vị trí đào các hồ được bố trí với khoảng cách hợp lý, ngay trên đường mòn tuần tra, ưu tiên khu vực dễ xảy ra cháy và thiếu nguồn nước. Vào mùa khô, nước được vận chuyển từ các sông, suối bằng xe máy cày, xe thô sơ, xe đạp thồ… khoảng cách từ 3km đến 4km đến hồ chứa.
Ông Lương Tùy Lũy, Kiểm lâm viên huyện Bù Đốp cho biết: “Chúng tôi đào hồ chứa nước này xuất phát từ kinh nghiệm thực tế nhằm phần nào giảm áp lực vận chuyển nước khi xuất hiện cháy. Lượng nước trong hồ này có thể đáp ứng dập tắt đám cháy khi phát hiện kịp thời. Nếu không có hồ chứa, việc chữa cháy phải mất rất nhiều thời gian khi đi lấy nước từ rất xa, lúc đó thì lửa đã lan rộng và khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát lửa. Như hiện nay có hồ nước này là rất tiện lợi để anh em khống chế nhanh nếu phát hiện xảy ra cháy rừng”.
Tại tỉnh Bình Phước, đây là mô hình được thực hiện đầu tiên và được cơ quan chức năng đánh giá rất cao về hiệu quả trong nhiều đợt diễn tập phòng chống cháy rừng, nhất là vào mùa khô. Hồ chứa nước tại chỗ có ưu điểm kịp thời khống chế nếu xảy ra cháy rừng, rút ngắn thời gian vận chuyển nước tại các khu vực địa hình phức tạp.
Ông Nguyễn Văn Ách, Hạt Trưởng Kiểm lâm Bù Đốp cho biết: “Đơn vị chúng tôi đào hố chứa nước để phòng chống cháy rừng tại những điểm xa nước và có khả năng gây cháy. Tất cả việc đào hồ, trữ nước, cách vận chuyển nước đều được anh em trong đơn vị góp ý để thực hiện tốt nhất. Nếu xảy ra cháy rừng thì những hồ nước này sẽ phát huy nhanh cho việc chữa cháy, thuận tiện cho anh em đi lại xử lý nhanh các tính huống xảy ra. Đặc biệt, hồchứa nước này sẽ khắc phục khó khăn do phải đi lấy nước xa hoặc nước suối cạn kiệt vào mùa khô. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đào thêm hồ để có nước tại chỗ phòng cháy rừng được hiệu quả hơn”.
Dù đang thực hiện tốt không để xảy ra cháy rừng, nhưng hiệu quả của mô hình Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đốp đào hố chứa nước tại chỗ để phòng chống cháy rừng đã được kiểm chứng trong các đợt diễn tập. Các thao tác khống chế cháy rừng từ khi phát hiện, tiếp cận khu vực cháy đến phương án khống chế đám cháy đều diễn ra rất nhanh.
Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, mô hình đào hồ chứa nước phòng chống cháy rừng tại chỗ như Hạt Kiểm lâm Bù Đốp đang thực hiện là rất cần thiết và cần được nhân rộng phát huy tại nhiều đơn vị giữ rừng khác. (Tin Môi Trường 23/4) đầu trang(
Cứ bước vào mùa nắng nóng lại nghe liên tiếp thông tin cháy rừng. Mỗi trận cháy đâu có nhỏ. Kiểu gì cũng phải huy động vài chục đến vài trăm người dập lửa. Chiến sĩ chữa cháy không đủ nên phải gom luôn cả bộ đội, nhân dân cùng xông ra “chống giặc”.
Từng đó con người, thiết bị, nước nôi, quần thảo có khi cả ngày đêm mới hết lửa. Một luống cây non phải lâu thật lâu mới mọc thành rừng, nhưng sau vài giờ đồng hồ chìm trong lửa thì rừng “đi” cả vạt, tính theo đơn vị ha. Đứt cả ruột.
Thôi thì “rừng cháy do biến đổi khí hậu”, “cháy rừng do người dân đốt nương làm rẫy vô ý gây nên”. Đủ các lý do, cơ bản cũng tại trời và tại chung chung những ai đó. Kẻ gây ra cháy rừng thì mơ mơ, hồ hồ, việc đền bù hậu quả-nếu có, cũng chẳng thấm vào đâu so với mất mát không thể đong đếm của rừng. Chỉ những người không gây ra vụ cháy ấy mới khổ vì phải đi chống giặc lửa, và chịu thêm áp lực trước trách nhiệm bảo vệ rừng.
Cách đây vài hôm lên đỉnh Sơn Trà, tôi mới tận mắt thấy kẻ gây nên cháy rừng không phải lúc nào cũng mơ hồ, ngược lại, họ là ai, họ đến từ đâu được “lưu danh” rất rõ. Vừa đặt chân lên đỉnh Sơn Trà, “vật thể” phơi bày ngay trước mắt chúng tôi là những tấm băng-rôn giăng ngang, giăng dọc và một bếp than đang bốc khói của một nhóm thanh niên vừa “rút quân” sau buổi cắm trại.
Những người dẫn đoàn lập tức chạy đến đổ nước dập lửa than và thu dọn băng-rôn những miếng “mồi lửa” bằng ni-lông có thể góp phần làm rừng cháy to hơn. Vừa dọn, những nhân viên làm công việc coi ngó rừng vừa lẩm nhẩm trách thanh niên cắm trại sao mà vô ý quá. Khô nóng thế này, một lò than đặt giữa rừng thì thiệt là nguy. Nói thì nói vậy, nhưng thâm tâm họ vẫn thấy... may, bởi dẫu sao cũng thấy kịp thời cái để dọn. Tưởng tượng đến chuyện vài cọng cỏ quanh lò than bén cháy, không ai dám hình dung tiếp hậu quả sẽ đi đến đâu…
Nhìn các anh nơm nớp cảnh rừng bị đối xử tệ bạc, lại nghĩ: Sao các anh hiền quá vậy. Người ta đâu có mang lửa lên rừng một cách giấm giúi. Họ đi rầm rộ và phô trương thông tin chuyến vui chơi đầy màu mè trên băng-rôn.
Vậy ít ra cũng lần theo những con chữ đó để liên lạc với những “thanh niên ưu tú” bỏ “quên” lửa lại rừng mà răn đe cho một trận nhớ đời. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đâu có thiếu các điều, khoản xử lý những hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng. Một lần bị điểm mặt, chỉ tên, biết đâu mai mốt trở lại rừng cắm trại, khi ra về họ sẽ ghi nhớ dập lửa và dọn bớt... một nửa so với lần này? Hoặc tốt hơn là thôi không cho tái diễn cảnh chỗ nào mát là ta châm lửa đốt lên làm chốn vui chơi, hóng gió.
Mà đâu chỉ có lửa than, men theo các con đường chính dẫn lên núi Sơn Trà hoặc ở các điểm dừng chân rải rác khu vực này hầu như không hề thiếu... tàn thuốc lá. Những người làm công việc bảo vệ rừng cho hay, không ít tàn thuốc vứt vương vãi với chút lửa còn sót lại. Đôi khi rừng bị cháy oan từ những đóm lửa nhỏ như vậy.
Theo thông tin từ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, trên 90% nguyên nhân cháy rừng là do con người. Trong đó, cháy dưới tán-cháy lan trên lớp thảm mục, mùn, cỏ khô, thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh, cháy xém vỏ và một phần dưới gốc cây chiếm đến 97%.
Để những chuyến đi dã ngoại không đọng lại nguy cơ cháy rừng, Kiểm lâm và Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy khuyến cáo: Khi đi dã ngoại hoặc cắm trại, đừng vứt tàn thuốc bừa bãi có thể bén lửa vào lá khô gây cháy rừng. Trước khi nấu ăn hoặc đốt lửa trại, hãy phát quang các cỏ khô, quét sạch lá rụng, làm thành những đường cản lửa rộng khoảng vài mét để phòng ngừa lửa cháy lan. Dập tắt các bếp ăn, lửa trại, chôn vùi tất cả than củi còn lại. Xem kỹ không còn một làn khói nào bốc lên trước khi rời rừng. (Báo Đà Nẵng 24/4) đầu trang(
Trước tình trạng nắng nóng, khô hạn đang diễn ra gay gắt, Bình Phước đang ở nguy cơ cháy rừng cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn, tập trung xây dựng, triển khai phương án huy động lực lượng, phương tiện, chỉ huy, hậu cần trong trường hợp xảy ra cháy lớn. Xác định rõ các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy và cháy lớn để kịp thời xử lý tình huống theo phương châm 4 tại chỗ.
Chỉ đạo các lực lượng huyện, xã, chủ rừng tổ chức ứng trực 24/24 giờ; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa trong thời gian từ nay đến khi có mưa trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm minh những vụ việc vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các xã, chủ rừng, cơ quan, đơn vị sử dụng rừng để trồng rừng và cây cao su. Kiên quyết xử lý, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ sở trong việc để xảy ra vi phạm, đồng thời yêu cầu khắc phục ngay tồn tại, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng để thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chỉ thị yêu cầu Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí để tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm các địa phương… (Bình Phước 24/4) đầu trang(
Hiện tại đang là thời kỳ bà con nông dân tiến hành phát dọn thực bì, chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm nay, tuy vậy, với điều kiện thời tiết hanh khô thời điểm này, bà con rất cần chú ý đến các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy khi đốt dọn.
Theo khuyến cáo của các cán bộ Lâm nghiệp, khi tiến hành xử lý thực bì, bà con cần chú ý đến việc đốt, dọn sao cho hợp lý, cần làm đường băng cản lửa và phải đốt trong những ngày trời mát, lặng gió và theo hướng từ trên cao xuống, tránh nguy cơ lửa cháy lan ra bên ngoài.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng trồng mà nguyên nhân chủ yếu vẫn do người dân vẫn còn thờ ơ, chủ quan với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, trong đó có cả nguyên nhân một số bà con còn bất cẩn trong quá trình đốt xử lý thực bì.
Chỉ tính riêng trong tháng 4/2016 đã có trường hợp bị tử vong do bỏng nặng khi không thực hiện đúng kĩ thuật xử lý thực bì. Để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, các địa phương, đặc biệt là cán bộ thôn cần sát sao trong việc chỉ đạo, hướng dẫn người dân trong việc xử lý thực bì, cần có sự giám sát chặt chẽ việc đốt dọn thực bì của bà con, và mỗi khi thực hiện, bà con nên tập hợp thành các nhóm hỗ trợ lẫn nhau. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình 24/4) đầu trang(
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, BR-VT là một trong 20 địa phương trong cả nước được Cục Kiểm lâm cảnh báo mức cao nhất về cháy rừng đang ở cấp độ V - cấp cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt tại các khu vực Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc, Côn Đảo.
Toàn tỉnh có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 33.041ha, chiếm 16,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó, diện tích đất có rừng hơn 25.350ha. Rừng và đất lâm nghiệp phân bố rải rác trên tất cả 6 huyện, phần lớn diện tích rừng nằm trên địa hình triền dốc, đồi núi phức tạp như: Núi Lớn, Núi Nhỏ, núi Nứa-Long Sơn, Núi Dinh-Thị Vải, núi Minh Đạm, các đảo ở huyện Côn Đảo.
Thời điểm hiện tại, cùng với diễn biến bất thường của hiện tượng thời tiết ElNino gây nên thời tiết khô hanh kéo dài, nhiều ngày không mưa làm các địa phương có rừng đang đứng trước “báo động đỏ” nguy cơ cháy rừng.
Nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh. Tính từ đầu mùa khô 2016 đến nay, đã xảy ra 15 vụ cháy rừng lớn nhỏ. Trong đó, vụ cháy rừng lớn trên núi Minh Đạm (huyện Long Điền) xảy ra ngày 22-2-2016 làm thiệt hại nhiều ha rừng. (Bà Rịa - Vũng Tàu 24/4) đầu trang(
Sáng 23/4, tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Nghệ An phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Nghệ An tổ chức lễ ra quân Phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2016.
Tham gia lễ phát động có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, lãnh đạo huyện Nam Đàn và đông đảo đoàn viên thanh niên.
Tại buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã phát động các cấp bộ Đoàn, Hội, toàn thể đoàn viên thanh thiếu nhi và nhân dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xung kích và tình nguyện, tham gia hành động và thực hiện thường xuyên, đảm bảo an toàn, có hiệu quả các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường rừng, phòng chống cháy rừng, từng bước góp phần đưa quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Ngay sau lễ phát động, đại diện các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và các đội thanh niên tình nguyện ký cam kết giao ước thi đua phòng cháy chữa cháy rừng; tổ chức các hoạt động thu gom thực bì, phát quang đường băng cản lửa. (Báo Nghệ 23/4) đầu trang(
Những năm qua, tình trạng phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản trái phép diễn biến ngày càng phức tạp. Trước thực trạng đó, Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Trị, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Cục trưởng Cục Kiểm lâm về nội dung này.
Ông cho biết, tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhất là tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật vẫn diễn ra ở một số địa phương. Rừng bị phá trái phép chủ yếu ở khu vực rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đặc biệt ở các dự án được phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc cải tạo rừng và diện tích chuyển giao từ các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp cho địa phương quản lý.
Tính từ năm 2014 đến nay, cả nước đã xảy ra 3.656 vụ phá rừng trái pháp luật, 3.528 vụ khai thác lâm sản trái phép. Điển hình là tại các tỉnh: Đắc Nông, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Sơn La, Điện Biên…
Mục đích chủ yếu của hành vi phá rừng trái pháp luật là để lấy đất sản xuất; trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp; mua bán sang nhượng trái pháp luật; khai thác khoáng sản; khai thác tận thu gỗ, lâm sản có giá trị cao.
Về giải pháp ngăn chặn thì trong những năm gần đây, công tác quản lý bảo vệ rừng đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo; nhiều biện pháp cấp bách chống chặt phá rừng được triển khai quyết liệt. Bên cạnh đó, Cục Kiểm lâm đã kịp thời tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành góp phần tích cực, có hiệu quả vào công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và xử lý các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Ngoài ra, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc chi cục kiểm lâm các tỉnh tổ chức các đợt kiểm tra, tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng và những cán bộ kiểm lâm thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.
Nhờ sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng nên thời gian gần đây, tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng đã giảm nhiều. Về cơ bản, rừng đã và đang được quản lý bảo vệ và phát triển; tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép trên quy mô lớn đã giảm đáng kể, một số điểm nóng đã được kiểm soát. Cụ thể, vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm từ 25.658 vụ năm 2014 xuống còn 20.116 vụ năm 2015 (giảm 5.542 vụ, tương ứng với 22%).
Năm 2014, Cục Kiểm lâm và Cục Dân quân tự vệ, Cục V28 (Bộ Công an) đã ký Quy chế phối hợp trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong công tác bảo vệ rừng.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Cục Dân quân tự vệ đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ rừng. Từ đó, công tác phối hợp tuần tra, bảo vệ tài nguyên rừng đã được tăng cường; nhiều tụ điểm về khai thác, cất giữ, mua bán, vận chuyển gỗ, lâm sản trái phép đã bị phát hiện, ngăn chặn và triệt phá.
Qua công tác phối hợp, lực lượng Dân quân tự vệ đã thể hiện rõ vai trò gương mẫu, trách nhiệm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, lực lượng này còn tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ diễn tập phòng, chống cháy rừng-bảo vệ rừng, sẵn sàng tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng khi có yêu cầu. Khi có cháy rừng xảy ra, lực lượng Dân quân tự vệ được huy động với số lượng lớn, tích cực tham gia chữa cháy rừng.
Thời gian tới, các lực lượng tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế phối hợp số 836/QCPH-DQ-V28-KL trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ rừng. Ngoài ra, sẽ tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra giữa hai cục để kiểm tra công tác phối hợp hoạt động giữa hai lực lượng ở cấp xã tại một số tỉnh trọng điểm; xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình, tiêu biểu trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và bảo vệ tài nguyên rừng… (Quân Đội Nhân Dân 23/4) đầu trang(
Mặc dù khu vực làm nhà máy thủy điện (NMTĐ) Đrăng Phốk thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn, nhưng lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh Đắk Lắk và Bộ NN-PTNT cho rằng khu vực này thuộc loại ‘’rừng nghèo đang tái sinh’’.
Vì thế, tỉnh Đắk Lắk và Bộ NN-PTNT đã đề nghị Chính phủ cho phép Công ty CP Đầu tư xây dựng và Ứng dụng công nghệ mới - TECCO (TPHCM) chuyển đổi 63ha rừng đặc dụng của VQG Yok Đôn để xây dựng NMTĐ Đrăng Phốk.
Như Báo SGGP đã phản ánh trong bài Đánh đổi rừng đặc dụng, vào năm 2007, UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho TECCO khảo sát lập dự án NMTĐ Đrăng Phốk với công suất 28MW tại tiểu khu 430, 431 và 451, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Yok Đôn. Đến năm 2011, UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép TECCO lập dự án đầu tư xây dựng NMTĐ Đrăng Phốk.
Dự kiến, diện tích rừng đặc dụng phải chuyển đổi làm NMTĐ này khoảng 63ha, trong đó diện tích chuyển đổi vĩnh viễn khoảng 53ha (trải dài theo 9km bờ sông Srêpốk) và chuyển đổi tạm thời 10ha. Vào ngày 20-4, chúng tôi cùng lực lượng kiểm lâm VQG Yok Đôn tiếp tục trở lại khu vực xây dựng NMTĐ Đrăng Phốk và nhận thấy khu vực xây dựng NMTĐ Đrăng Phốk có hệ sinh thái rừng khộp đa dạng với rất nhiều loại gỗ quý.
Trước đó, vào ngày 25-6-2009, Sở Công thương Đắk Lắk đã chủ trì cuộc họp bàn với các sở ngành liên quan để giải quyết vấn đề bổ sung quy hoạch và sử dụng diện tích rừng của dự án NMTĐ Đrăng Phốk. Sau cuộc họp, các sở ngành tỉnh Đắk Lắk cho rằng dự án thủy điện này có công suất khá lớn 28MW (cung cấp khoảng 100 triệu kWh điện/năm), nhưng “ảnh hưởng của công trình tới môi trường và dân sinh không lớn...’’? Vì thế, họ đã thống nhất chủ trương kiến nghị UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT, Chính phủ cho chuyển đổi 63ha rừng đặc dụng VQG Yok Đôn và đề nghị Bộ Công thương bổ sung dự án này vào quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng sông Srêpốk.
Tại công văn số 3069/UBND-CN gửi Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT vào ngày 6-7-2009, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đề xuất cho chuyển đổi rừng đặc dụng VQG Yok Đôn và bổ sung quy hoạch bậc thang thủy điện trên dòng sông Srêpốk.
Tại công văn này, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng cho rằng diện tích chuyển đổi làm NMTĐ Đrăng Phốk ở VQG Yok Đôn “thuộc loại rừng nghèo đang tái sinh’’? Đến ngày 6-8-2009, Bộ NN-PTNT đã có công văn số 2326/BNN-KL gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho chuyển đổi mục đích sử dụng 63ha rừng đặc dụng VQG Yok Đôn để làm NMTĐ Đrăng Phốk và nhận định rằng khu vực rừng làm thủy điện này là “loại rừng nghèo tái sinh sau khai thác kiệt’’?
Còn ông Nguyễn Văn Lập, đại diện chủ đầu tư dự án NMTĐ Đrăng Phốk, khẳng định dự án này không tác động nhiều đến VQG Yok Đôn và ảnh hưởng tới môi trường, hệ sinh thái là điều không thể tránh khỏi? “Chúng tôi hiểu rõ việc ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái khu vực của dự án là không thể tránh khỏi, nhưng đây là bậc thang thủy điện cuối trên đường sông Srêpốk (thuộc địa phận Việt Nam) và dự án thủy điện duy nhất ở khu vực không phải thực hiện định canh, định cư. Quá trình duyệt quy hoạch đã được các bộ, ngành Trung ương chọn phương án tối ưu và hiệu quả nhất như: nhà máy nằm dưới thân đập, chiều dài đập qua sông đoạn ngắn nhất (101m), mực nước dâng bình thường 160m (thấp hơn 1m so với bờ sông) và lòng hồ chỉ chiếm diện tích đất lòng sông’’, ông Lập lý giải.
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc VQG Yok Đôn, cho biết: Khu vực rừng đặc dụng được chuyển đổi làm NMTĐ Đrăng Phốk thuộc vùng lõi VQG Yok Đôn và đây là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nên ‘’chỉ được lấy đi những tấm hình và để lại những dấu chân’’ mà thôi.
Ông Tùng chia sẻ: ‘’Hệ sinh thái VQG Yok Đôn là hệ sinh rừng khộp đặc trưng của Việt Nam và Đông Nam Á, nếu chúng ta tác động vào lõi VQG Yok Đôn thì sẽ ảnh nhiều đến môi trường, môi sinh của hệ sinh thái này. Từ đó, ảnh hưởng đến các loại động thực vật quý hiếm và gia tăng áp lực giữ rừng cho lực lượng kiểm lâm của vườn. Sau khi báo chí phản ánh, một lãnh đạo của Bộ NN-PTNT đã gọi tôi lên báo cáo và bày tỏ quan điểm phản đối việc xây dựng thủy điện này trong VQG Yok Đôn''.
Cũng theo ông Tùng, ngoài 63ha rừng đặc dụng phải chuyển đổi xây dựng nhà máy này, VQG Yok Đôn còn phải ‘’hy sinh’’ thêm nhiều diện tích rừng đặc dụng nữa để làm đường dây truyền tải điện đi qua vườn. Với hành lang lưới điện khoảng 5m, cộng thêm chiều dài đường truyền tải điện khoảng 35km, VQG Yok Đôn sẽ phải chuyển đổi mục đích sử dụng thêm khoảng 17ha rừng đặc dụng.
Theo ông Phạm Tuấn Linh, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm VQG Yok Đôn, việc xây dựng NMTĐ Đrăng Phốk tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Yok Đôn sẽ vi phạm nhiều quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Tại khoản 16, Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng nêu rõ: ''Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn; được quản lý, bảo vệ nghiêm, chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng''.
Khoản 1, Điều 19 Nghị định 117/2010 về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng cũng quy định: ''Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên''. Còn khoản 2, Điều 7 Luật Đa dạng sinh học đã nêu những hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học, trong đó có cấm xây dựng công trình nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên. (Sài Gòn Giải Phóng 22/4) đầu trang(
Tại lô 4, tiểu khu 1415 xã Ia Rmok, huyện Krông Pa (Gia Lai), lâm tặc công khai tàn phá rừng phòng hộ. Đã có 77 hộp gỗ với khối lượng hơn 54m3 bị xẻ hộp ngay tại rừng. Chánh Văn phòng huyện Krông Pa Nguyễn Thế Cường khẳng định: Đây là vụ phá rừng trọng điểm, lớn nhất từ khi thành lập huyện (năm 1979).
Trao đổi với PV Báo Lao Động ngày 20.4, Chủ tịch UBND xã Ia Rmok - ông Ksor Run - cho hay: 4 cán bộ gồm công an xã, xã đội và kiểm lâm địa bàn đang túc trực, bảo vệ gỗ trong rừng. “Lực lượng phải mang theo gạo, thịt, mắm, cá khô và dựng lán bạt canh gỗ, đề phòng lâm tặc quay lại cướp số gỗ” - ông nói.
Khu vực bị phá thuộc huyện Krông Pa, cách huyện Krông Năng (Đắk Lắk) trên dưới 4km. Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) Krông Pa Trương Thanh Hà nói rằng, muốn vào hiện trường phải đi qua nhiều ngọn đồi, dốc trơn trượt, không có nước uống, cán bộ canh gỗ phải vượt gần 5km mới lấy được nước về dùng.
Từ tin báo của quần chúng, ngày 5.4, đoàn liên ngành huyện Krông Pa do Phó Chủ tịch UBND huyện Tạ Chí Khanh làm trưởng đoàn tổ chức kiểm tra, truy quét, phát hiện tại tiểu khu 1415 một bãi tập kết gỗ lớn. Đã có 77 hộp gỗ cùng 22 gốc chặt bị phát hiện, đường kính gốc chặt từ 57-130cm, tất cả bị đốn hạ bằng cưa lốc. Gốc cây bị cưa lốc phạt ngang, đứt lìa. Từng lóng gỗ lớn dài 3-4m, rộng và dày trên 70cm án ngữ cả khu vực. Khối lượng được xác định lên đến hơn 54m3 gỗ xẻ (quy ra hơn 86,4m3 tròn), chủng loại gỗ giổi (nhóm III). Một rơ moóc của máy cày cỡ lớn cũng bị tịch thu.
Ông Khanh cho biết, địa phận Gia Lai phát hiện 22 gốc chặt, và chưa thể khẳng định 54m3 có phải của tất cả số gốc chặt trên hay không. “Đây là vùng giáp ranh, khả năng lâm tặc khai thác từ bên Đắk Lắk lan sang địa bàn Gia Lai, lấy huyện Krông Pa làm nơi tập kết” - Phó Chủ tịch huyện Tạ Chí Khanh nhận định. Từ lúc phát hiện vụ việc - đã hơn nửa tháng - nhưng Hạt KL chỉ mới đưa được hơn 10m3 về trụ sở.
Chủ tịch UBND xã Ia Rmok Ksor Run dù liên lạc mọi cách cũng không thể bố trí người đưa PV Báo Lao Động vào hiện trường. Bởi, cán bộ vào rừng canh gỗ mất 10 tiếng đồng hồ cả đi lẫn về, lúc ra phải nghỉ 3 ngày mới hoàn sức. Huyện Krông Pa đang lo lắng, bất kỳ lúc nào lâm tặc cũng có thể quay lại đốt số gỗ nói trên.
“Với khối lượng gỗ khai thác lớn như trên, chúng tôi đồ rằng lâm tặc hoạt động rất tổ chức, mạnh động, liều lĩnh, có thể được chỉ huy từ hơn nhiều một “ông trùm” ngành gỗ” - Phó Hạt trưởng Hạt KL Trương Thanh Hà nghi vấn. Ông Hà khẳng định, đang hoàn tất hồ sơ, trong tuần này sẽ có quyết định khởi tố vụ án. “Nhận hồ sơ bàn giao từ kiểm lâm, chúng tôi sẽ ráo riết điều tra. Quan điểm của công an huyện là vi phạm đến đâu, xử lý đến đó” - trung tá Phan Nhật Toàn - Trưởng Công an huyện Krông Pa - kiên quyết.
Khu vực rừng bị phá có diện tích 5.000ha, thuộc rừng phòng hộ nhưng duy chỉ có một kiểm lâm viên địa bàn là Ksor Ty tuần tra. Hạt KL Krông Pa cũng với 19 biên chế nhưng lại quản lý trên 86.000ha rừng. Nhiều văn bản chỉ đạo bảo vệ rừng của huyện Krông Pa liên tục ban hành. Chi cục KL Gia Lai và Chi cục KL Đắk Lắk đã có quy chế phối hợp. Hạt KL hai huyện Krông Pa (Gia Lai) và Hạt KL huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cũng thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ lực lượng, nhưng rừng giáp ranh vẫn bị phá.
Các năm 2015-2016, huyện Krông Pa và sở NNPTNT liên tục gửi tờ trình kiến nghị tỉnh Gia Lai về sự cần thiết thành lập Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba. Theo Sở NNPTNT, khu vực cần bảo vệ có diện tích hơn 22.288ha, việc thành lập là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng. Tạo đà thuận lợi để bảo tồn, lưu giữ, phát triển các loài động thực vật rừng quý hiếm; di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái...
Ngày 15.3, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đồng ý chủ trương thành lập nhưng chỉ mới bằng lời nói, khi có buổi làm việc tại huyện Krông Pa. Vẫn chưa có một văn bản nào xác nhận lời nói của vị Chủ tịch tỉnh là có trọng lượng. Trong khi tỉnh Gia Lai đang “chần chừ”, thì rừng Krông Pa liên tục bị lâm tặc “xâu xé”, mà vụ chặt phá hơn 54m3 gỗ ở tiểu khu 1415 đã xảy ra. (Lao Động 23/4) đầu trang(
Sáng ngày 23-4, một lãnh đạo Chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai cho biết đang cho người khám nghiệm hiện trường vụ “phá nát rừng giáp ranh” - Báo Người Lao Động ngày 22-4, đã đưa tin.
Về phía Hạt kiểm lâm Krông Pa đã ra quyết định khởi tố vụ án phá rừng xảy ra tại xã Ia Rmok, giáp ranh với huyện Krông Năng (Đắk Lắk), bước đầu cơ quan ghi nhận có 55m3 gỗ dổi (nhóm 3) còn để tại hiện trường. Các cơ quan chức năng đang tiếp tục tìm kiếm xung quanh nhằm phát hiện thêm số gỗ vi phạm.
Khi tình nguyện dẫn phóng viên Báo Người Lao Động thâm nhập vào vị trí rừng bị tàn phá trên, một người dân nói rằng khi phát hiện lâm tặc chặt phá rừng đã không báo cho lực lượng kiểm lâm, hay chính quyền địa phương mà chỉ tin tưởng phóng viên đến đưa lên mặt báo thì mới được xử lý.
“Ngày bình thường có rất nhiều lâm tặc đi xe độ chế mang theo cưa máy vào rừng chặt phá, mỗi xã đều có một kiểm lâm địa bàn và nhiều lực lượng khác nhưng tôi không có biện pháp ngăn chặn” – người này nói và chỉ nhóm người đang đi phía trước cũng là lâm tặc vào phá rừng. Chúng tôi quan sát phía sau một trong các xe này có cả cưa máy.
Mặc dù vậy, ông Trương Thanh Hà – phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Krông Pa cho biết các cán bộ kiểm lâm thường xuyên đi tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng rất tích cực. Khi phóng viên chất vấn, với khối lượng gỗ bị khai thác lớn như vậy cần rất nhiều thời gian, lực lượng tuần tra kiểm soát tích cực tại sao không phát hiện, ông Hà cho rằng việc bắt gỗ trong rừng là rất khó: “Rừng này nó nhiều, đi sao hết được. Việc lâm tặc khai thác trong rừng phải tìm, phải kiếm chứ đâu phải như đường như ô bàn cờ mà dễ thấy” – ông Hà nói.
Theo ông Hà, với quan điểm "đánh rắn đánh dập đầu" nên lực lượng kiểm lâm "mật phục nhằm bắt được đối tượng để xử lý". Tuy nhiên qua mật phục không bắt được đối tượng nào.
Huyện Krông Pa được coi là điểm nóng về tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng. Đặc biệt là sau vụ phá rừng tại lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Rsai; Việc xe chở gỗ vào nhà ông Nguyễn Đình Sơn – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Rsai bị bắt giữ. Sau vụ việc này, hàng loạt cán bộ bị kỷ luật, điều chuyển công tác như người đứng đầu ngành lâm nghiệp huyện ông Bùi Đức Việt – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm bị rút về Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Trước những vụ việc trên, sáng ngày 19-4, khi phóng viên đến trụ sở UBND huyện Krông Pa đăng ký làm việc với ông Tô Văn Chánh, chủ tịch UBND huyện – người được một số cơ quan báo chí biểu dương vì sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo chống phá rừng – để làm việc về hướng xử lý, tìm biện pháp triệt để tình trạng phá rừng trên địa bàn. Tuy nhiên, sau đó ông Nguyên Thế Cường - chánh văn phòng UBND huyện hỏi ý kiến và thông báo lại cho phóng viên rằng vụ việc đã giao cho Hạt kiểm lâm, Công an huyện xử lý. (Người Lao Động 23/4) đầu trang(
Theo điều tra, nhiều cánh rừng tại Gia Lai đang bị “xé nát” theo hướng gọng kìm. Rừng giáp ranh Kon Tum nguy cơ cao bị lâm tặc lấn sang, phía giáp Đắc Lắc đã công khai bị tàn phá. Cưa lốc, xe tải độ chế, cáp tời được đưa vào rừng xẻ gỗ. Từ đây, nhiều lỗ hổng trong việc bảo vệ rừng của Gia Lai bị phát lộ.
Báo Lao Động các số 81 và 82 (ngày 11 - 12.4) có bài viết “Rừng Kon Tum bị tàn phá: Ai chống lưng cho lâm tặc?” và “Lâm trường Măng La có tiếp tay” phản ánh rừng lâm phần Lâm trường Măng La (Kon Tum) bị tàn phá. Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Văn Hùng đã yêu cầu kiểm điểm Cty lâm nghiệp Kon Plông. Trước đó nữa, Phó Chủ tịch tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Hải cùng lãnh đạo Sở NNPTNT, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum vào tận hiện trường kiểm tra. Tuy vậy, Kon Tum vẫn chưa điều tra ra được đối tượng chủ mưu phá rừng.
“Điều tra viên vẫn đang làm, đang xác minh bởi đầu tháng 4 quyết định khởi tố vụ án của Hạt Kiểm lâm huyện Kon Plông mới chuyển qua” - đại tá Trần Duy Liên - Trưởng CA huyện Kon Plông cho biết. Trong khi đó, Cty lâm nghiệp Kon Plông chỉ mới tiến hành kỷ luật khiển trách Nguyễn Minh Thông - cán bộ phụ trách tiểu khu 502, nhắc nhở toàn bộ Lâm trường Măng La và cá nhân Giám đốc Cty lâm nghiệp Kon Plông Vũ Văn Bắc.
Đáng nói, khu vực rừng Kon Tum bị phá giáp ranh huyện K’Bang (Gia Lai). Chủ tịch UBND huyện K’Bang - Võ Văn Phán than: “Bên kia (Kon Tum - P.V) phá kinh khủng. Giờ Kon Tum thả lỏng rồi”. Do đó, Sở NNPTNT Gia Lai phải fax công văn 382/SNN-VP gửi huyện K’Bang và Chi cục Kiểm lâm Gia Lai đề nghị truy quét lâm tặc tại vùng giáp ranh. Lần lượt hai công văn số 190/CCKL-TTPC, 497/UBND-NC của Chi cục Kiểm lâm và huyện K’Bang được ban hành, thành lập hai tổ liên ngành xử lý việc khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
“Quá tuần, kiểm tra lực lượng không phát hiện cây gỗ nào của rừng K’Bang bị phá. Hiện anh em vẫn đang canh gác trong rừng vùng giáp ranh” - Phó Chủ tịch huyện K’Bang Phạm Xuân Trường thông tin.
Vụ việc tưởng tạm lắng nhưng mới đây, cũng tại huyện K’Bang ngày 16.4, Trạm kiểm soát lâm sản số 2 (Hạt Kiểm lâm huyện K’Bang) bắt giữ xe vận chuyển 7,151m3 gỗ gội nếp và kháo. Rừng phòng hộ của huyện Krông Pa - giáp ranh huyện Kông Năng (Đắc Lắc) - cũng bị lâm tặc tàn phá. 77 hộp gỗ cùng 22 gốc chặt bị phát hiện vào ngày 5.4, tất cả bị đốn hạ bằng cưa lốc với khối lượng lên đến hơn 54m3 gỗ. Ngày 22.4, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa chuyển quyết định khởi tố lên Chi cục Kiểm lâm. Có thể thấy, rừng Gia Lai đang bị bao vây, bức tử từ hai hướng Kon Tum và Đắc Lắc.
Tại Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai được đánh giá là có động thái kiên quyết, xử lý mạnh nạn phá rừng nhưng rừng vẫn bị phá. Nhiều văn bản chỉ đạo bảo vệ rừng phát đi nhưng cuộc chiến chỉ nằm trên giấy. Cạnh đó, tỉnh Gia Lai bán lâm sản thanh lý tất cả những tang vật liên quan đều dồn về giao hội đồng bán đấu giá của tỉnh xử lý. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Tạ Chí Khanh - Phó Chủ tịch huyện Krông Pa - nêu quan điểm, đối với những lâm sản tịch thu nên giao nơi tịch thu thanh xử lý và bán.
“Không thể dồn về tỉnh được, huyện rất khó để lên tham gia. Tỉnh dồn một lượng lớn gỗ từ các huyện về nên chỉ có những doanh nghiệp to, đại gia mới vô được mà đằng sau đó là “sân sau” của một số người” - một cán bộ xin giấu tên nói. Chưa kể số tiền thanh lý trả về cho huyện quá ít để sung vào công quỹ bảo vệ rừng.
Đáng nói theo Quyết định 07 của Bộ NNPTNT, cứ 1.000ha rừng có một kiểm lâm viên phụ trách. Thế nhưng, tại Gia Lai mỗi một kiểm lâm phải phụ trách trên dưới 10.000ha, gấp 10 lần so với quy định. Chủ tịch huyện K’Bang Võ Văn Phán đề nghị phải gắn trách nhiệm cho chủ rừng, đặc biệt là các Cty lâm nghiệp. “Nhưng biện pháp căn cơ, lâu dài và bền bỉ nhất là giải quyết, khoán bảo vệ rừng cho người dân sống được với rừng. Bởi không có lực lượng nào bảo vệ rừng tốt bằng nhân dân” - ông Phán đề xuất. (Lao Động 25/4) đầu trang(
Đi về những vùng hạn ở Ea Súp, Buôn Đôn, Chư Pưh, Chư Prông, Sa Thầy, Ia HDrai... của các tỉnh Tây Nguyên mùa này khí hậu khắc nghiệt khó tả. Những vùng đất khi xưa ngút ngàn rừng nhưng bây giờ xơ xác.
Bà Rơ Châm HDeo - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Gia Lai, một người con gắn bó mật thiết với buôn làng, núi rừng Tây Nguyên trong bao năm tháng chiến tranh ở chiến trường này xót xa: “Rừng mất gần hết rồi!”. Bà kể, hồi chiến tranh, quân đội Mỹ rải chất độc da cam xuống núi rừng Tây Nguyên để xóa sạch cây rừng, tìm nơi trú ngụ của bộ đội Việt Nam.
Ấy vậy mà những cây rừng còn sót lại vẫn gượng dậy vươn mình che bóng cho buôn làng... Sau ngày giải phóng, những cánh rừng già vẫn còn khá nhiều ở Tây Nguyên nhưng bây giờ thì đã cạn kiệt. Nắng cao nguyên trút xuống những cánh đồi không bóng cây che đỡ thì không thể đủ lượng nước cứu được cây trồng, đất không thể không hóa bạc...”
Những điểm rừng cuối cùng ở các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên trên đất Tây Nguyên và vùng lân cận còn sót lại đang trở thành điểm “nóng” của lâm tặc. Vùng đất KBang, Gia Lai đang bị lâm tặc xâu xé từng ngày. Từ gỗ hương đến gỗ dổi... năm nào lâm tặc cũng tàn sát ở tận rừng sâu. Trong khi đó công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều lỏng lẻo, lâm tặc phá rừng bất chấp và đe dọa, khống chế cả lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ.
Ông Đinh Ích Hiệp - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Kbang, Gia Lai cho biết, vụ chống người thi hành công vụ xảy ra ở khoảnh 4, Tiểu khu 94, thuộc rừng phòng hộ do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa quản lý khi phát hiện một nhóm lâm tặc dùng cưa xăng “xẻ thịt” gỗ hương là nghiêm trọng. Năm 2015, Công ty TNHH MTV Krông Pa đã có 104 cây gỗ hương (nhóm I) “biến mất” khỏi rừng lúc nào không biết mà không ai chịu trách nhiệm. Gỗ hương tiền tỷ ở rừng quý Kbang ấy có chủ mà như vô chủ.
Hay vụ ông Tô Văn Quỳ - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm trường Trạm Lập ở xã Sơn Lang (Kbang, Gia Lai), treo cổ tự tử tại chòi rẫy gần trụ sở công ty, để lại nhiều câu hỏi về tình trạng khai thác gỗ trái phép ở đây, với hàng trăm gốc cây gỗ dổi “biến mất” khỏi rừng mà chưa tìm ra thủ phạm.
Đầu tháng 4-2016, khu vực rừng sản xuất của huyện Kon Plông (Kon Tum) tiếp giáp với huyện Kbang (Gia Lai) lại bị lâm tặc xâu xé ở khu vực cách vị trí chốt liên ngành huyện Kbang (Gia Lai) chừng 2km. Điểm phá rừng ở khu vực Tiểu khu 502 nằm ở vị trí giáp ranh rừng giữa Gia Lai - Kon Tum với nhiều cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ xẻ hộp rồi vận chuyển tiêu thụ...
Trong 3 năm thực hiện phương án chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, toàn tỉnh Kon Tum đã phát hiện và xử lý 1.893 vụ vi phạm với 6.382,8m3 gỗ trái phép và 185,6ha rừng bị thiệt hại. Tỉnh Kon Tum cũng thừa nhận việc vi phạm lâm luật còn nhiều, các địa phương chưa quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy ổn định lâu dài cho dân, một số chủ rừng chưa có biện pháp ngăn chặn và xử lý dứt điểm những đối tượng phá rừng ở các khu vực giáp ranh với tỉnh Gia Lai và dọc quốc lộ 24...
Trong khi đó, tình trạng phá rừng ở Đắk Lắk và Đắk Nông cũng phức tạp không kém. Ở Vườn Quốc gia Yok Đôn đã đưa ra con số trong tháng 3-2016, lâm tặc đã đột nhập khai thác trái phép 117 cây gỗ quý như giáng hương, căm xe, cà chít… ở khu vực quản lý của các trạm số 5, 7, 11 và Đrang Phốk, tăng 30 cây so với cùng kỳ năm ngoái.
Vụ phá rừng, khai thác gỗ quy mô lớn ở Đắk Nông với khối lượng thu giữ trên 250m3 tập kết ở địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong cũng đang gây bức xúc dư luận. Hàng loạt cán bộ kiểm lâm ở địa phương đang bị tạm đình chỉ công tác để giải trình sự bất minh của hàng trăm mét khối gỗ trái phép tập kết về địa bàn mà không phát hiện kịp thời. Đến khi lực lượng Cảnh sát kinh tế của Bộ Công an vào cuộc thì sự việc mới vỡ lở...
Sự tan hoang của rừng Tây Nguyên không chỉ do sự thiếu trách nhiệm của cấp chính quyền, cơ quan chức năng và lực lượng quản lý bảo vệ rừng mà còn có nguyên do của khe hở pháp lý và cơ chế chính sách trong việc quản lý bảo vệ rừng hiện nay.
Vì vậy, rừng mất từng ngày, nguy cơ hạn hán, bão lũ đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống con người, nhưng sự giàu có nhờ rừng chỉ mang lại cho những cá nhân “đặc biệt” mà pháp luật vẫn chưa thể tìm ra tận gốc để tiêu diệt. (Công An Nhân Dân 22/4) đầu trang(
Việc xây dựng nhà máy thủy điện Đrăng Pốk trong vùng lõi Vườn quốc gia Yok Đôn dự kiến sẽ được xây dựng vào cuối năm nay khiến nhiều người lo ngại sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.
Dự án thuỷ điện Đrăng Pốk có công suất 26 MW, tổng nguồn vốn gần 850 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới (TECCO) làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ triển khai trên diện tích 63ha đất vùng lõi Vườn quốc gia Yok Đôn tại xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk).
Trước thông tin về việc triển khai dự án này, ông Đỗ Quang Tùng – Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn - cho biết: “Hiện tại Ban quản lý Vườn quốc gia chưa nhận được văn bản, tài liệu nào về việc sẽ phá rừng lõi để làm thủy điện. Tuy nhiên, trước nhiều nguồn thông tin cho rằng dự án sẽ được triển khai khiến chúng tôi vô cùng lo lắng vì việc phá rừng ở vùng lõi của Vườn quốc gia Yok Đôn là phân khu được bảo vệ rất nghiêm ngặt, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái cũng như kéo theo nhiều sự thay đổi về môi trường của rừng”.
Cũng theo ông Tùng, trong khu vực rừng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt theo các quy định đều nghiêm cấm các tác động ảnh hưởng tới.
Ông Lương Xuân Tình – Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Đrăng Pốk, Vườn quốc gia Yok Đôn – cho biết: “Một số người dân địa phương tại buôn Đrăng Pốk đã biết được thông dự án sẽ phá rừng lõi làm thủy điện nên đã phản đối quyết liệt vì nếu làm thủy điện sẽ phải ngăn dòng ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nguồn thủy sản sẽ bị diệt, nước sẽ làm ngập một số diện tích đất rẫy của đồng bào nơi dây. Việc phá rừng sẽ gây áp lực cho ban quản lý vườn rất lớn và còn gây thiệt hại về lâu về dài cho Vườn quốc gia”.
Trước đó, tại buổi hội thảo Tham vấn ý kiến về các tác động môi trường và các giải pháp khắc phục tác động của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Đrăng Pốk” diễn ra vào cuối tháng 3/2016 tại TP. Buôn Ma Thuột, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã lo ngại trước tác động của dự án này sẽ khiến thay đổi dòng chảy sông Sêrêpôk gây ảnh hưởng đến sự đa dang sinh học, cảnh quan, môi trường, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng… Đồng thời, các chuyên gia cũng kiến nghị các cơ quan chức năng, chủ đơn vị cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước những tác động của dự án trước khi triển khai.
Vườn quốc gia Yok Đôn có tổng diện tích hơn 115.000 ha, với 80.947 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Vườn có gần 500 loài động vật, có nhiều loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới. (Dân Trí 24/4) đầu trang(
Vừa qua, sau khi tỉnh Gia Lai kỷ luật 14 cán bộ kiểm lâm tại huyện Krông Pa (Gia Lai) liên quan đến việc địa phương này để mất rừng. Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra và truy quét lâm tặc trên địa bàn rừng ở huyện này.
Sở NN&PTNT Gia Lai cho biết, quá trình kiểm tra nạn phá rừng từ sự chỉ đạo của tỉnh Gia Lai đã phát hiện trên 187 m3 gỗ bị khai thác trái phép tại huyện Krông Pa. Qua kiểm đếm, phát hiện 452 gốc chặt tại 18 tiểu khu với diện tích 16.735 ha trên địa bàn 6 xã Ia Dreh, Đất Bằng, Ia Mlah, Chư Drăng, Ia Rsai và Chư Rcăm. Lực lượng chức năng cũng xác minh dấu vết gốc gỗ đa số bằng cưa máy, phần lớn số gỗ đã được đưa ra khỏi rừng. Việc khai thác gỗ trái phép này diễn ra hai năm 2015, 2016.
Tiêu điểm là Giám đốc Ban QLRPH Ia Rsai  - Nguyễn Đình Sơn vận chuyển 4,363m3 gỗ lậu, sau đó Tổng cục Lâm nghiệp phải vào cuộc. 14 cán bộ của Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa và Ban QLRPH Ia Rsai bị kỷ luật, đặc biệt Hạt trưởng Bùi Đức Việt và ông Sơn đều bị giáng chức, điều chuyển công tác. Sau vụ việc này, hàng loạt cán bộ bị kỷ luật, điều chuyển công tác như người đứng đầu ngành lâm nghiệp huyện ông Bùi Đức Việt – Hạt trưởng Hạt kiểm lâm bị rút về Chi cục Kiểm lâm tỉnh.
Ngày 22/4, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, đã tiến hành kiểm điểm ông Tô Văn Chánh -Chủ tịch huyện Krông Pa cùng tập thể UBND huyện vì để xảy ra nạn phá rừng tại địa bàn. Liên đới, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch xã Ia Rsai - Ngô Tiến Hùng,  Chủ tịch xã Chư Rcăm - Hà Văn Đường và Chủ tịch xã Ia Dreh - Ksor Jú cũng bị huyện kiểm điểm. (Giao Thông 24/4) đầu trang(
Theo Viện Môi trường và Tài nguyên TPHCM, do ảnh hưởng của chế độ thủy triều (chế độ bán nhật triều không đều) với biên độ triều trung bình khoảng 2m và khi triều cường cao 4m, phần lớn tài nguyên đất của vùng ven biển Cần Giờ bị ngập. Dự báo đến năm 2020, do tác động của biến đổi khí hậu, đất vùng ven biển thành phố sẽ bị ngập thêm khoảng 545ha và tăng lên 1.067ha vào năm 2070.
Hiện tại, để hạn chế tình trạng ngập mặn vùng đất khu vực Cần Giờ, thành phố đã không cho phép khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, vấn nạn khai thác khoáng sản trái phép vẫn thường xuyên xảy ra. Trong các năm 2013-2015, lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 13 vụ khai thác và vận chuyển cát trái phép, tăng gấp 4 lần so với những năm trước đây.
Tình trạng khai thác gỗ lậu cũng thường xuyên xảy ra, chỉ tính riêng trong năm 2015, các cơ quan chức năng cũng đã kiểm tra, xử lý 45 vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng. Mặt khác, việc khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm các hình thức đánh bắt xa bờ, khai thác ven bờ và khai thác nguồn lợi từ rừng của người dân cũng không ngừng tăng lên. Toàn huyện Cần Giờ có 41 phương tiện khai thác xa bờ, 1.318 phương tiện khai thác ven bờ, sản lượng khai thác bình quân 24.800 tấn/năm. Điều này khiến cho nguồn lợi thủy sản từ tự nhiên ngày càng suy giảm.
Theo TS Nguyễn Thanh Hùng, Viện Môi trường và Tài nguyên TPHCM, sở dĩ nguồn tài nguyên và môi trường của vùng biển TPHCM đang bị cạn kiệt là do thành phố chưa quan tâm nghiên cứu, điều tra, đánh giá cơ bản và tổng thể thực trạng khai thác vùng ven biển. Ngoài ra, sự thiếu phối hợp, liên hệ với nhau trong việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường chung của vùng này đã phát sinh nhiều tác động xấu cho nguồn tài nguyên, môi trường.
Không dừng lại ở đó, vùng ven biển thành phố là nơi tiếp nhận một lượng nước thải rất lớn từ các khu công nghiệp và khu dân cư, từ các hoạt động giao thông như nước thải, dầu, mỡ từ tàu, thuyền, các sự cố trong giao thông thủy cũng gây ra tác động không nhỏ đến các nguồn tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS-TS Lương Văn Thanh, Viện trưởng Viện Tài nguyên biển Việt Nam cho biết giải pháp quan trọng hiện nay là phải phát triển hợp lý, hài hòa lợi ích kinh tế tổng hợp vùng ven biển giữa các ngành; khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển hướng đến phát triển bền vững; nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm chênh lệch giữa vùng trung tâm đô thị và vùng nông thôn ven biển; giữ gìn và bảo vệ giá trị cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học, gìn giữ vùng đệm ven biển là các cồn cát và bãi biển Cần Giờ; bảo vệ, giữ gìn chất lượng không khí, đất và các nguồn nước mặt, nước biển ven biển; thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng vào các hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng ven biển, cũng như các quá trình lập kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng ven biển.
Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cũng cho biết sở sẽ sớm đề xuất thành phố khắc phục tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý ngành tài nguyên - môi trường nói chung hiện nay. Mặt khác, củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật, góp phần vào quá trình hoàn thiện và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp, thống nhất vùng ven biển và thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Hạn chế đến mức thấp nhất xung đột giữa bảo vệ, bảo tồn với khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế; tạo lập sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân cư ven biển; tăng cường năng lực và khả năng ứng phó sự cố môi trường, thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng vào các hoạt động quản lý và bảo vệ, quy hoạch, khai thác tài nguyên và môi trường vùng ven biển. (Sài Gòn Giải Phóng 25/4) đầu trang(
Hạt Kiểm lâm H.An Lão (Bình Định) vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, phát hiện gần 13 ha rừng phòng hộ do UBND xã An Vinh (H.An Lão) quản lý đã bị chặt phá trái phép.
Hiện toàn bộ số rừng này chưa được xử lý thực bì để trồng các loại cây khác. Các cơ quan chức năng địa phương đã cử lực lượng phối hợp điều tra nhưng vẫn chưa xác định được những người tham gia chặt phá rừng.
Hạt Kiểm lâm H.Vĩnh Thạnh (Bình Định) cũng vừa phát hiện một vụ phá rừng phòng hộ làm nương rẫy trái phép có diện tích 6.866 m2 tại xã Vĩnh Kim, nhưng chưa xác định được người vi phạm. Tại H.Phù Mỹ (Bình Định), lực lượng chức năng đang lên kế hoạch sau ngày 25.4 sẽ phá bỏ toàn bộ 18 ha cây lâm nghiệp trồng trái phép tại rừng phòng hộ hồ Vạn Định (xã Mỹ Lộc).
Còn tại H.Vân Canh (Bình Định), lực lượng liên ngành cũng đã hủy bỏ cây trồng trên diện tích hơn 5,5 ha đất lâm nghiệp phòng hộ tại khu vực hồ Núi Một (thuộc xã Canh Liên) bị người dân lấn chiếm trái phép, đồng thời có văn bản đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định chỉ đạo các đơn vị quản lý đất nằm trong cao trình hồ Núi Một có biện pháp ngăn chặn, không cho các hộ dân tự ý lấn chiếm rừng quy hoạch phòng hộ để trồng keo lai. (Thanh Niên 25/4) đầu trang(
Chiều 20.4, ông Đoàn Văn Tá, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão, cho biết: Sau khi có thông tin phản ánh của Báo Bình Định về việc nhiều diện tích rừng tự nhiên ở thôn 6, xã An Vinh bị chặt phá trái phép, Hạt đã cử cán bộ Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra thực tế hiện trường. Qua đo đạc cho thấy, có gần 13 ha rừng tại tiểu khu 20 và 29 với chức năng phòng hộ, do UBND xã An Vinh quản lý, đã bị chặt phá trái phép.
Tuy nhiên, ông Tá cho biết thêm: Thời điểm kiểm tra, lực lượng Kiểm lâm chưa phát hiện được đối tượng vi phạm. Toàn bộ diện tích rừng bị triệt hạ chưa được xử lý thực bì để trồng rừng kinh tế. Hạt đã cử lực lượng Kiểm lâm phối hợp với UBND xã An Vinh tiến hành xác minh, điều tra và làm rõ đối tượng vi phạm để xử lý theo pháp luật.
“Hạt Kiểm lâm huyện An Lão cảm ơn Báo Bình Định đã phản ánh đúng và kịp thời tính chất, diễn biến vụ việc phá rừng ở thôn 6, xã An Vinh. Thực tế, hiện nay lực lượng Kiểm lâm quản lý, bảo vệ rừng khá mỏng so với diện tích rừng phải quản lý quá rộng, nên kiểm soát không hết. Quan điểm của Hạt là phải điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng đã tham gia phá rừng”, ông Tá khẳng định.
Trước đó, Báo Bình Định số ra ngày 18.4.2016 có đăng tải bài viết “Xã An Vinh (An Lão): Ngang nhiên chặt phá rừng tự nhiên”, phản ánh thực trạng nhiều diện tích rừng tự nhiên ở thôn 6, xã An Vinh bị chặt phá nghiêm trọng, nhưng chính quyền sở tại và lực lượng Kiểm lâm không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời, gây bức xúc cho nhân dân. (Báo Bình Định 23/4) đầu trang(
Trước cảnh rừng bị tàn phá mỗi ngày, người dân làng Hà Ri (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) tự nguyện lập tổ bảo vệ, chung tay truy đuổi những kẻ phá rừng. Không ít lần đám lâm tặc phải bỏ của chạy lấy người. Sức mạnh cộng đồng luôn là nỗi khiếp sợ của cái ác.
Trưởng làng Đinh Thái cho biết, tổng diện tích rừng tự nhiên của làng là 618 ha từ khu vực suối Tà Má (thuộc làng Hà Ri) đến khu vực suối nước Tấn (thuộc thôn Vĩnh Thọ, xã Vĩnh Hiệp), với nhiều lâm sản quý như chò, muồng, hương, cà te…  từng trở thành miếng mồi béo bở của đám lâm tặc. Những cây to bị đốn ngã, hệ sinh thái rừng bị đảo lộn, lực lượng chức năng mỏng vẫn gồng mình đối phó với nạn phá rừng trái phép. “Làng sống được nhờ rừng, rừng bị phá thì dân làng sống không yên. Làng sẽ đứng ra giữ rừng” – ông Đinh Thái giọng chắc nịch.
Sau cuộc họp làng, thống nhất đề xuất với UBND xã, tổ bảo vệ rừng cộng đồng làng Hà Ri chính thức ra mắt ngày 1/6/2015. Làng Hà Ri hiện có 142 hộ (514 nhân khẩu), với 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, chủ yếu là người Ba Na.
Lúc đầu tổ chỉ có 30 thành viên, sau đó dân trong làng ủng hộ nhiệt tình, số thành viên trong tổ hiện lên tới 90 người. Nhiệm vụ của các thành viên là thay phiên nhau túc trực, tuần tra, nếu có dấu hiệu của lâm tặc thì phải thông báo ngay và phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ; phát hiện và tham gia ngăn chặn kịp thời nếu có xảy ra cháy rừng…
Hai cha con Đinh A Lưng (50 tuổi) và Đinh Văn Mổ (20 tuổi) thay nhau cùng tham gia công tác của tổ. Trong những chuyến tuần tra băng rừng lội suối, họ không ít lần đối mặt với lâm tặc. Hỏi có sợ bị lâm tặc tấn công không, Mổ lắc đầu nhanh nhảu: “Thanh niên cả làng này đều thế, chẳng cần vũ khí gì, chỉ cần có sức khỏe, đôi chân dẻo dai lội rừng và tâm huyết với rừng thì lâm tặc đều phải sợ hết”.
Có hôm  vừa đi rẫy về, ngồi vào mâm cơm thì điện thoại reo báo có lâm tặc đang chuyển gỗ từ trong rừng, Mổ bỏ chén, gọi điện cho các anh em khẩn trương vào rừng. Khi các thành viên của tổ cùng lực lượng chức năng đến thì đám lâm tặc nghe động đã bỏ của tháo chạy. 26 người kéo gỗ từ trên núi Hòa Dưng về giao cho cơ quan chức năng xử lý. Chuyện bỏ bữa hay đêm đang ngon giấc lại bỏ vào rừng để bắt lâm tặc không còn xa lạ. Ai cũng hào hứng, cảm thấy vinh dự vì được chung tay góp một phần công sức cho công việc cộng đồng.
Chốt bảo vệ được dựng ngay trên con đường độc đạo dẫn vào rừng. 12 giờ trưa, Đinh Văn Cần (30 tuổi) và Đinh A Lưng (50 tuổi) đang túc trực tại chốt. Còn một người nữa vừa chạy về nhà ăn cơm. Ở đây ai cũng vậy, cơm thì ăn ở nhà, tối đói thì chế mì tôm nhưng chưa một ai vắng mặt nếu không có lý do thuyết phục và có người thay thế. Theo lịch trực, cứ 3 người/ ca/ ngày đêm. Ngoài nhiệm vụ đi tuần, các thành viên này quan sát nếu thấy xe vận chuyển của lâm tặc thì lập tức thông báo với tổ trưởng, cùng phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết.
Đinh Văn Cần chia sẻ, trước kia do chưa hiểu biết nên từng đi chở gỗ thuê nhưng sau đó được vận động, vỡ lẽ thì nghỉ hẳn, vợ chồng làm rẫy, chăn nuôi và tham gia các hoạt động hữu ích ở làng. Cần cũng là một trong những người tham gia tổ bảo vệ rừng sớm nhất. Nước da rám nắng, đôi chân lội rừng tuần tra dẻo dai, những thanh niên to khỏe trong làng như Cần đứng trong tổ bảo vệ khiến lâm tặc phải chồn chân tháo chạy mỗi khi bắt gặp. Có khoảng 50% thành viên trong tổ từng có quá khứ như Cần. Giờ thì một lòng căm ghét lâm tặc, một mực giữ rừng.
Đinh Kơi – công an viên kiêm tổ trưởng tổ bảo vệ rừng cho biết, mỗi tháng tổ triển khai hai đợt tuần tra lớn (15 người/ đợt), ngoài ra mỗi phiên trực các thành viên cũng đi tuần, quan sát và báo cáo tình hình. Các thành viên khác cũng luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ khi có tình huống khẩn cấp. Số điện thoại của trưởng làng, tổ trưởng trở thành đường dây nóng, khi phát hiện khai thác rừng. Từ khi thành lập đến nay tổ đã tham gia phát hiện khoảng 20 vụ khai thác rừng trái phép, giao nộp cho chính quyền, ngành chức năng xử lý.
“Nhưng thành công lớn nhất là dân ở đây ai cũng nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ rừng, căm ghét cái xấu, lâm tặc tàn phá rừng. Sự đồng lòng của dân chính là sức mạnh để chiến thắng mọi thế lực muốn phá hoại” – Đinh Kơi nói. (Tiền Phong 24/4) đầu trang(
Những tháng ngày nắng hạn, có lẽ chính là lúc để khóc không chỉ cho mỗi dòng sông Mêkông, mà cho cả nhiều dòng sông khác đang trong cảnh cạn kiệt hoặc chịu ô nhiễm, cùng những thảm rừng xanh đã mất.
Khóc những dòng sông, khóc những cánh rừng, nhưng khác với trong bài hát, 90 triệu dân này chẳng thể rời đi, phải ở nguyên tại chỗ mà gánh chịu khô hạn, nước mặn, mất nguồn nước uống... Tuần rồi, đi rửa xe, ngồi nói chuyện với một ông già Nam bộ, nghe ông kể: “Nước mặn chát! Tưởng nuôi con cua, con tôm sẽ được, nào ngờ nước mặn như ruộng muối, tôm cua nào sống cho đặng? Phải mò lên thành phố, bám thằng con làm ở đây!”.
Ai cũng biết đến mối quan hệ hữu cơ giữa giữ rừng và giữ nguồn nước, nhất là những người am tường chuyên môn trong lĩnh vực này đang làm ở các bộ, ngành. Song, rừng bị phá, nguồn nước bị đe dọa, thì không thấy nhà thông thái có chức quyền nào ngăn! Giờ này, báo chí cả nước ta thán nạn phá rừng tự nhiên để trồng cao su, kể cả trang web của Chính phủ cũng giựt tít : ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” (*). Tiếc thay, những ta thán đó đã quá muộn màng.
Khi báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13-8-2015 khởi đăng Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai: Bài 1: Vội vàng phá rừng để trồng cao su?, thì rừng cũng đã mất rồi! Từ chính trang web của bộ này có thể tạm chép dữ liệu thô về “lịch sử phá rừng ở Việt Nam” như sau:
“...Nằm trong dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2008, tỉnh Gia Lai được phân chỉ tiêu 50.000/100.000 héc ta của toàn khu vực Tây Nguyên.
Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Gia Lai đã cho phép 44 dự án trồng cao su trên đất có rừng tự nhiên nghèo, cho 17 doanh nghiệp thuê đất trồng cao su trên địa bàn năm huyện Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ, Ia Pa và Ia Grai, với diện tích 32.555,6 héc ta. Tổng kinh phí đầu tư hơn 4.670,2 tỉ đồng”.
Tổng kết lại thì thấy: “...Hàng chục ngàn héc ta rừng tự nhiên bị đốn hạ để thay thế bằng cao su. Do công tác khảo sát bước đầu được tiến hành quá vội vàng và chủ quan nên đã để lại nhiều hậu quả. Sau bảy năm thực hiện, đến nay các doanh nghiệp đã khai hoang 27.642 héc ta, diện tích đã trồng cao su 25.547,4 héc ta, 7.008 héc ta diện tích đất khai hoang chưa trồng, diện tích chưa khai hoang 4.913,5 héc ta. Nhiều diện tích cao su bị chết hoặc chậm phát triển do điều kiện đất đai không phù hợp...”. Hậu quả là: “Đã có 2.598,8/25.547,4 héc ta cao su bị chết và kém phát triển, chiếm 10,2% diện tích. Một số diện tích có chất lượng sinh trưởng, phát triển kém, tỷ lệ sống đạt thấp (65%), có lô bị chết hoàn toàn... Có lô cao su đã trồng đi, trồng lại nhiều lần nhưng cây vẫn không thể phát triển”.
Hàng ngàn héc ta rừng đã bị phá rụi bất chấp hậu quả môi trường, kéo theo đó là tình trạng “lâm tặc” khai thác gỗ trái phép ở những diện tích rừng nằm gần khu vực dự án. Hậu quả môi trường thì đã hiển hiện song hậu quả xã hội thì khôn lường, “...nhiều diện tích đất của người dân (phần lớn là của người đồng bào dân tộc thiểu số) bị thu hồi đã gây ra nhiều bất ổn về kinh tế, xã hội ngay tại khu vực dự án. Cho đến nay, tình trạng tranh chấp đất đai trong vùng dự án giữa người dân với doanh nghiệp vẫn đang diễn ra và chưa được giải quyết triệt để...”.
Giờ đây, khi rừng đã mất, nước đã kiệt, ta chỉ nghe mỗi một lời phê phán ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” rồi thôi! Có ai còn nhớ ai đã “đẻ ra” quy hoạch này? Khi “thai nghén” nó, liệu đã cân nhắc cẩn trọng hay chưa? Và liệu dự án đã được nghe... phản biện một cách thấu đáo? Không chỉ dự án này, còn bao nhiêu dự án khác như thế? (Phụ Nữ News 23/4) đầu trang(
Khu vực giáp ranh giữa 2 huyện Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam) đang tồn tại một quần thể rừng lim quý hiếm (nhóm 2A). Với mật độ cây dày và nhiều cây có đường kính 1,5 đến 2 mét nên đây được xem là quần thể rừng lim lớn nhất còn lại của Quảng Nam. Xét thấy tầm quan trọng của rừng lim, chính quyền H. Tây Giang đang lập hồ sơ, trình Chính phủ xin cơ chế bảo vệ đặc biệt khu rừng này. Những ngày qua, theo chân cán bộ Kiểm lâm canh giữ, bảo vệ rừng lim, P.V Báo Công an TP Đà Nẵng là một trong những người làm báo đầu tiên đặt chân đến khu vực này để ghi hình rừng lim quý hiếm.
Khu rừng trên thuộc lâm phận của H. Tây Giang, nhưng vì địa lý cách trở nên để đến được rừng lim, phải đi từ hướng H. Nam Giang sang. Từ cầu Khe Vinh (xã Tà Pơơ, H. Nam Giang), chạy ghe máy theo lòng hồ thủy điện Sông Bung 4 gần 2 tiếng… Khi đến thượng nguồn, tiếp tục đi bộ gần 2 giờ nữa mới đến được rừng lim.
Xét thấy tầm quan trọng phải bảo vệ rừng lim này, đầu năm 2016, đích thân Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã vào đến rừng lim để khảo sát, lên phương án bảo vệ. (Công An TP.Đà Nẵng 23/4) đầu trang(
Rừng thông phòng hộ cảnh quan (RTPHCQ) Quốc lộ 14 tỉnh Đắk Nông được quy hoạch với diện tích gần 400 héc ta được trồng cách đây hơn 30 năm.
Đây là một trong những niềm tự hào của chính quyền và người dân tỉnh Đắk Nông. Bởi khi đến với vùng đất này, người ta có cảm giác như đang lạc vào những rừng thông thơ mộng của thành phố hoa Đà Lạt. Thế nhưng, trước sự buông lỏng quản lý của lực lượng chức năng đã khiến cho hàng chục ha rừng bị bức tử.
Điều đặc biệt ở đây là nhiều hộ phá thông, chiếm đất, xây nhà thì chỉ nhà tạm bị xử lý, còn nhà xây tiền tỷ vẫn ngang nhiên tồn tại. Theo kết quả xác minh của lực lượng chức năng, đã có gần 70ha rừng, đất rừng bị phá, lấn chiếm và 20ha đất không có rừng bị lấn chiếm để xây dựng nhà ở, lều quán, trồng cây nông nghiệp trái phép… Trong 139 trường hợp vi phạm, chính quyền mới xử lý được 17 vụ, thu hồi khoảng 5 ha.
Là người dân địa phương, sinh sống từ nhiều năm nay cạnh RTPHCQ, ông  Phạm Văn Dương, thôn Boong Rinh, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song bức xúc: “Khi thấy có đối tượng phá rừng, chiếm đất, chúng tôi có báo cho chính quyền biết để tới xử lý. Vậy mà họ chỉ dẹp được mấy hộ nhà ván nho nhỏ chứ mấy hộ xây nhà tiền tỷ đồng thì chẳng ai đụng đến. Việc các cơ quan xử lý thiếu tính thuyết phục như thế này thì người dân chúng tôi biết kêu ai”.
Còn bà Đ.T.N (xin giấu tên) cho biết: “Chúng tôi chỉ cần phá một cây thông đã bị phát hiện, xử lý rồi. Nhưng họ triệt hạ thông hàng loạt, chiếm đất làm nhà, trồng tiêu thì không bị xử lý. Sở dĩ có việc này là do tiếp tay, thỏa thuận của một số cán bộ cơ quan chức năng để trục lợi”.
Quá bất bình trước tình trạng rừng thông bị các đối tượng vào đầu độc, chặt phá, thậm chí đưa cả máy móc vào san ủi lấy mặt bằng xây dựng nhà, người dân đã tổ chức vây bắt tại chỗ, báo cho cơ quan chức năng vào xử lý. Thế nhưng sau đó vụ việc lại được lý giải do được kiểm lâm cho phép khai thác thông khô, còn việc khai thác thông tươi là các đối tượng này tự ý chặt phá. Trong khi hàng trăm hộ dân ngày ngày vẫn tiếp tục giết thông, lấn đất dựng nhà, bó móng, trồng tiêu trong RTPHCQ thì các cơ quan chức năng lại khẳng định do người dân làm lén lút nên không phát hiện được...
Ông Nguyễn Văn Thịnh- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song lý giải: “Do quy hoạch rừng phòng hộ manh mún xen kẽ với đất sản xuất của người dân. Vì vậy khi làm rẫy họ thường lén lút tìm cách đầu độc cây thông bằng hóa chất khiến cho việc phát hiện, xử lý rất khó khăn. Bên cạnh đó do lực lượng mỏng, địa bàn rộng, cộng với người dân thường lợi dụng đêm tối để phá rừng, chiếm đất, tổ chức xây nhà nên anh em không thể xử lý kịp. Khi đã xây thành nhà, trồng cây thành vườn muốn giải tỏa lại phải theo quy trình chứ không thể thực hiện ngay được vì luật còn nhiều bất cập”.
Còn ông Lê Viết Sinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song, cho rằng: “Nguyên nhân rừng phòng hộ bị lấn chiếm, tái lấn chiếm không xử lý dứt điểm được là do một thời gian dài có sự buông lỏng, quản lý yếu kém của các địa phương. Trong việc cưỡng chế giải tỏa trước đây không cương quyết, có tình trạng trường hợp này cưỡng chế “thẳng tay”, nhưng trường hợp khác lại “bỏ sót”, dẫn đến mất công bằng, khiến người dân tiếp tục khiếu nại, tái lấn chiếm. Mặt khác, trong quá trình giải tỏa, huyện phải chịu nhiều áp lực không thể xử lý được. Điển hình như trường hợp ông Hương Quế tại xã Trường Xuân, nhà xây trái phép 4 tầng với quy mô hàng trăm mét vuông ngay tại mặt tiền quốc lộ 14. Huyện chỉ đạo cương quyết giải tỏa làm điểm, nhưng khi mới làm xong thủ tục thì tỉnh chỉ đạo dừng nên đành lực bất tòng tâm”.
Cũng theo ông Sinh, việc quy hoạch còn nhiều bất cập, quy hoạch rừng phòng hộ chồng lên một phần đất đã cấp sổ cho dân sản xuất, làm nhà ở. Cũng tại khu vực rừng phòng hộ, tỉnh công nhận thành lập thôn, nhưng lại không quy hoạch đất khu dân cư nên dân “đi trước một bước” vào rừng phòng hộ để ở …
Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Văn Hợp-Bí thư Huyện ủy Đắk Song cho biết: “Quan điểm của Huyện ủy là phải kiên quyết giữ cho bằng được rừng phòng hộ, nhất là diện tích rừng thông còn lại và sẽ xử lý những trường hợp cán bộ, đảng viên có hành vi lấn chiếm đất rừng, phá rừng, tiếp tay phá rừng. Chúng tôi sẽ xem xét trách nhiệm từng đơn vị cụ thể, sai đến đâu xử lý đến đó”.  (Đại Đoàn Kết 23/4) đầu trang(
Đi vườn quốc gia Cát Tiên (Nam Cát Tiên, Tân Phú, Đồng Nai) không khó lắm nếu gia đình có xe hơi, nhưng tour du lịch tới nơi này thì chưa có.
Sau khi nghiên cứu tuyến xe buýt từ TP.HCM tới cửa rừng và thấy giờ giấc bất tiện, đoàn chúng tôi quyết định đi xe máy với mục tiêu khám phá Bàu Sấu và trở về trong ngày.
Từ TP.HCM, chúng tôi chạy xe hơn 120km tới địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Sau khi ăn sáng tại chợ Tân Phú, chúng tôi theo bả ng giới thiệu Nam Cát Tiên để rẽ trái vào con đường nội bộ. Đường khá đẹp, vắng vẻ, vượt qua những cụm đồi nho nhỏ, những cánh đồng bán sơn địa. Tới cửa rừng, chúng tôi gửi xe, mua vé tham quan, đọc những hướng dẫn giữ gìn môi trường rồi lên đò vượt dòng sông sang khu vực nhà nghỉ của ban quản lý rừng.
Chúng tôi gửi hành lý, hồ hởi thuê xe đặc dụng của ban quản lý rừng để đi Bàu Sấu, chỉ mang theo đồ ăn và thức uống gọn nhẹ cùng bịch để thu gom rác thải, tránh làm ô nhiễ m môi trường. Xe dừng tại bảng ghi “Bàu Sấu 5km”, thả đoàn chúng tôi trước lối mòn heo hút.
Ba tiếng đi bộ trong đường rừng quanh co, nhiều dốc, chúng tôi gần như chỉ nghe tiếng thở phì phò của nhau. Mồ hôi túa ra và thân nhiệt tăng cao của cá c thà nh viên trong đoà n đã thu hút đám vắt từ cỏ cây hai bên, dù đã bôi thuốc chống vắt và bịt tay chân khá kỹ.
Rừng nguyên sinh rất đẹp, không chỉ chăm chú bấu chân xuống đất, xuống lá mục để khỏi trượt, khỏi vấp rễ cây, khỏi lở đá... chúng tôi còn nhiều cơ hội sững sờ trước tiếng chim muông, trước cây chò cao vút, những thân bằng lăng sloan (bằng lăng hoa trắng) nhẵn và vằn vện hệt như chiếc áo rằn ri. Cũng có khi, giữa đường là một cây bật gốc to như cái nhà chắn ngang, phải cào bới mớ i tìm đượ c lối để vượt lên phía trước.
Tới khi những người yếu sức trong đoàn lên ý kiến bỏ cuộc, không đi nữa thì thật may, cây cầu bằng gỗ đã hiện ra. Bàu Sấu - vùng đầm lầy hoang vu mở ra trước mắt như một bức tranh với trời xanh mây thắm. Đây là nơi từng được kể cá sấu nhiều, đêm đêm chúng nổi “lềnh như bánh canh”.
Là vùng nước ngọt tự nhiên giữa rừng già, Bàu Sấu được chọn làm nơi bảo tồn nhiều giống loài: cá, chim, cò, vạc, chim, bò rừng, lợn lòi... Quanh vùng nước là bãi lầy rộng mênh mông, nơi bò rừng, lợn rừng... ra kiếm thức ăn. Sau nhiều lần bị thụt chân xuống bùn nhão, chúng tôi tìm ra bí quyết: muốn không bị lún, cứ nhè chính giữa bãi cỏ mần trầu mà bước.
Lang thang trên bãi hoang, thẻ nhớ của những máy hình đã đầy ảnh hoa cỏ, chuồn chuồn, bươm bướm... Ai cũng có cảm xúc tự do, hứng thú khi tận hưởng mùi ngai ngái của cỏ cây và phân bò trong nắng trưa vàng óng. Một vài người bạn tôi thuê ca-nô để thám hiểm một vòng quanh hòn đảo giữa bàu, vớt hoa lục bình tím, nhặt tổ chim cuốc.
Không thể chờ tới chiều để ngắm cò về tổ, chúng tôi vội vã ngược trở ra lúc ba giờ chiều để kịp có mặt tại Sài Gòn lúc tám giờ tối, hẹn lần sau sẽ ngủ đêm tại Bàu Sấu (có thể thuê bungalow hoặc nhà nghỉ của lực lượng kiểm lâm) để ngắm đom đóm vào ban đêm. (Phụ Nữ TP.HCM 24/4) đầu trang(
Theo tin tức đăng tải trên báo Dân Trí, sáng 23/4, Công an huyện Quảng Ninh cho biết, cơ quan chức năng đã xác định nhóm đối tượng hành hung khiến anh Nguyễn Sơn Thủy (45 tuổi), Phó trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Trường Sơn (thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh) nhập viện cấp cứu.
Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, người trực tiếp dùng thanh gỗ đánh anh Thủy là đối tượng Nguyễn Thế Anh (28 tuổi, trú thôn Tân Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh), nhóm đối tượng còn lại hành hung anh Thuỷ cũng đều trú tại địa phương này.
Hiện Công an huyện Quảng Ninh đang triệu tập từng đối tượng và lấy lời khai để làm rõ hành vi hành hung cán bộ kiểm lâm của từng người. “Tùy theo mức độ vi phạm của từng đối tượng để có hướng xử lý theo quy định của pháp luật”, một vị lãnh đạo Công an huyện Quảng Ninh khẳng định.
Liên quan đến vụ việc, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Hới cũng đã có kết luận ban đầu về tình trạng sức khỏe của anh Thủy là vết thương gây dư chấn não nhẹ.
Anh Thủy cho biết, sau khi hành hung, nhóm đối tượng này đã gọi điện thoại xin lỗi và mong anh bỏ qua cho các hành vi của mình.
Trước đó báo Người lao động đã đưa tin, khoảng 23h ngày 17/4, anh Thủy cùng với kiểm lâm viên Hoàng Tuấn Anh (34 tuổi) đang trực tại điểm gác bảo vệ rừng ở thôn Hồng Sơn, xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) thì bất ngờ có 2 đối tượng đi xe máy tới, sau đó có một đối tượng vào điểm gác xin ngủ nhờ.
Bị các cán bộ khước từ và yêu cầu về nhà ngủ thì đối tượng này bực tức dùng những lời lẻ thóa mạ, thách thức rồi bỏ đi. Một lúc sau, có khoảng 4-5 đối tượng đi trên 2 chiếc xe máy bất ngờ đến điểm gác chửi mắng và dùng đá ném liên tiếp vào chỗ mà 2 cán bộ đang trực. Chừng 10 phút sau, thêm một nhóm đối tượng khoảng 7-8 người đi trên 4 chiếc xe máy tới điểm gác với thái độ hung hãn.
Phát hiện sự việc, cán bộ kiểm lâm đã rời điểm gác, đồng thời thông báo cho người dân tại địa phương để xác minh danh tính các đối tượng thì nhóm này lên xe máy bỏ đi. Một lúc sau, khi thấy sự việc lắng xuống, anh Thủy quay lại điểm gác để lấy đồ cá nhân thì bất ngờ bị một đối tượng cầm một thanh gỗ đánh liên tiếp nhiều nhát vào người anh Thủy rồi bỏ chạy. (Đời Sống Và Pháp Luật 23/4) đầu trang(
Đã gửi giấy mời đến Trung đoàn Bộ binh 38, Sư đoàn bộ binh 2- là đơn vị chủ quản chiếc xe quân đội mang BKSKV-7680 chở lâm sản trái phép, đồng thời làm rõ nguồn gốc số gỗ...
Mới đây, ông Đinh Ích Hiệp- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang (Gia Lai) cho biết: Đơn vị này đã gửi giấy mời đến Trung đoàn Bộ binh 38, Sư đoàn bộ binh 2- là đơn vị chủ quản chiếc xe quân đội mang BKSKV-7680 chở lâm sản trái phép, đồng thời làm rõ nguồn gốc số gỗ nói trên.
Theo ông Hiệp thì trước đó, vào lúc 1giờ sáng ngày 16/4, Trạm Kiểm soát lâm sản số 2 (Hạt Kiểm lâm huyện Kbang) phát hiện chiếc xe quân đội mang BKS KV-7680 (thuộc Trung đoàn Bộ binh 38, Sư đoàn Bộ binh 2) do ông Nguyễn Chí Xuyên (SN 1983, quân nhân chuyên nghiệp) điều khiển chở lâm sản trái phép.
Lực lượng kiểm lâm Trạm yêu cầu tài xế đưa xe vào trạm tiến hành đo đếm và lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Qua kiểm tra, lực lượng kiểm lâm Trạm cho biết trên xe chở 41 hộp gỗ xẻ, tương đương 7,151 m 3 (từ nhóm 4 đến nhóm 6), chủng loại là Gội nếp, Kháo.
Hiện Hạt Kiểm lâm huyện Kbang đang tạm giữ toàn bộ số gỗ, phương tiện vi phạm vụ vận chuyển lâm sản trái phép nói trên tiếp tục điều tra, xác minh nguồn gốc số gỗ, xử lý theo quy định pháp luật. Nông Nghiệp Việt Nam 22/4) đầu trang(
Con đường cấp phối từ địa phận xã Háng Chu, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) đến trung tâm huyện Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) khoảng 30km, hàng ngày vẫn tấp nập xe máy của các thanh niên bản địa đưa gỗ từ các cánh rừng của địa phương ra ngoài tiêu thụ.
Chỉ cần lưu thông ngoài đường lộ cũng nghe được tiếng cưa máy gầm rú và ngửi thấy mùi hương thơm ngai ngái đặc trưng của loại gỗ pơ mu. Dọc đường là nhiều bãi xẻ, lọc gỗ ngổn ngang; xa xa là những cánh rừng đang ngày càng trơ trọc, thảm họa về môi trường đang hiển hiện...
Hiện trạng này các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có biết? (Quân Đội Nhân Dân 22/4) đầu trang(
Ngày 22/4, ông Lê Ngọc Tuấn - Giám đốc Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên Huế - thả 1 cá thể Culi trở lại môi trường tự nhiên thuộc khu vực rừng của khu bảo tồn Sao La quản lý.
Đây là những khu vực rừng có mức độ giám sát và bảo vệ rất cao Cá thể Culi này có đặc điểm đầu và thân dài từ 21-29cm, long mượt, màu nâu, da cam, với trọng lượng 0,3kg
Theo Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, Culi nhỏ (còn gọi là cu li lùn, tên khoa học Nycticebus pygmaeus) thuộc phân họ họ Cu li (Lorinae) thuộc bộ Linh trưởng (Primate).
Culi có tầm vóc nhỏ bé, di chuyển chậm chạp, trú ngụ trên cây và thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng và hoa quả. Culi hoạt động vào ban đêm và ban ngày cuộn tròn như quả bóng và hiện đang được xếp vào loài nguy cấp. Loài này sống ở các khu vực rừng lá rộng khô cận nhiệt đới và nhiệt đới Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Campuchia, ăn côn trùng, các loại hoa quả, hạt.
Trên thế giới và tại Việt Nam, Culi nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật nguy cấp, qúy hiếm, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Hiện nay, Culi cũng như các loài hoang dã khác đang đối mặt với tình trạng suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên do bị bẫy, bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép.
Được biết, cá thể Culi này do Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Trà tiếp nhận từ một công nhân Nhà máy thủy điện Hương Điền phát hiện và bắt được tại khu nhà điều hành của thủy điện trong tình trạng sức khỏe bình thường, không có biểu hiện về bệnh tật. (Giáo Dục Và Thời Đại 22/4) đầu trang(
Chiều 24/4, hàng loạt pano quảng cáo tại các nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đồng loạt thay hình ảnh loài vọoc chà vá chân nâu - biểu tượng đa dạng sinh học của thành phố Đà Nẵng.
Hình ảnh vọoc chà vá chân nâu trên pano được tuyển chọn từ tác phẩm của các nhiếp ảnh gia, kèm theo thông tin, đặc tính sinh sống của vọoc trên bán đảo Sơn Trà và lời kêu gọi “Cùng chung tay bảo vệ vọoc chà vá chân nâu”. (Tiền Phong 25/4) đầu trang(
UBND TP vừa phê duyệt Chương trình quản lý, phát triển cá sấu và động vật hoang dã trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2016 - 2020.
Chương trình này nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán, tiêu thụ động vật rừng hoang dã trên địa bàn TP; tạo điều kiện phát triển nghề nuôi cá sấu và động vật hoang dã hợp pháp, góp phần cải thiện đời sống người dân ngoại thành, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Đến năm 2020, TP phấn đấu chấm dứt hoạt động gây nuôi cá sấu và động vật hoang dã vì mục đích thương mại trên địa bàn các quận nội thành, đặc biệt tại các khu vực dân cư; nâng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của cá sấu và động vật hoang dã đạt bình quân 3,5 tỷ đồng/ha/năm. (UBND TP.HCM 22/4) đầu trang(
Ngày 21/4, Hạt kiểm lâm A Lưới và Khu bảo tồn Sao La đã tiến hành thả động vật hoang dã là một cá thể Cu Li nhỏ, trọng lượng 0,3kg về lại với môi trường sống tự nhiên.
Cu Li thuộc loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB (nhóm các loài động vật nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương mại được quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ). Sau khi tiếp nhận từ người dân bắt được, Hạt kiểm lâm A Lưới và Khu bảo tồn Sao La đã tiến hành cứu hộ và thả về lại với môi trường sống tự nhiên. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Thừa Thiên – Huế 23/4) đầu trang(
Pháp luật ngăn cấm hoạt động săn bắt, giết mổ, buôn bán, vận chuyển các loài động vật hoang dã, nhưng thời gian gần đây trên internet xuất hiện nhiều người rao bán các loại móng vuốt, răng, lông đuôi của voi, hổ, gấu, lợn rừng… làm đồ trang sức..
Chỉ cần lên mạng internet gõ vài chữ về việc mua bán răng, móng vuốt... động vật hoang dã, trong vài giây sẽ xuất hiện nhiều địa chỉ cung cấp các “mặt hàng” này. Tuy nhiên, độ thật, giả của những “mặt hàng” này cũng cần phải được xem xét
Trong vai “dân chơi”, cần mua một số móng vuốt hổ và gấu sử dụng và bán lại kiếm lời, chúng tôi đã liên hệ với K.N. trên facebook và biết được K.N. ngụ tại ấp Võ Dõng 2, xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất). Dù mới lần đầu trao đổi, nhưng K.N. không ngần ngại gửi ảnh móng vuốt gấu, hổ còn nguyên lông và thịt cho chúng tôi xem để chứng minh những thứ này là “hàng thật”.
Sau khi trao đổi, K.N. cho biết sẵn sàng mang “hàng” đến tận nơi cho chúng tôi xem nếu ở gần chỗ anh ta sinh sống, còn ở xa thì người mua chuyển tiền vào tài khoản của K.N. trước, rồi anh ta sẽ gửi hàng đến sau. Theo K.N, răng nanh heo rừng có giá từ 250-500 ngàn đồng/cái, móng vuốt gấu và hổ từ 1-3 triệu đồng/cái.
K.N. còn quảng cáo “mặt hàng” lông đuôi voi, người mua cần lúc nào anh ta cũng sẵn sàng đáp ứng. Để thuyết phục khách hàng, K.N. hướng dẫn lấy lông đuôi voi luồn vào nhẫn vàng đeo tay sẽ giúp trừ tà và mang lại nhiều may mắn cho người đeo. Mỗi chiếc lông đuôi voi, K.N. kêu giá 250 ngàn đồng.
Sau nhiều lần trao đổi qua facebook, chúng tôi đã hẹn gặp K.N. tại một quán cà phê ở xã Gia Kiệm để xem “hàng”. Tại đây, K.N. không ngần ngại đưa cho chúng tôi xem hàng chục cái răng, móng vuốt của các loại động vật  mà K.N. cho là của heo rừng và hổ. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem móng vuốt của gấu thì K.N. bảo muốn xem “hàng” này phải hẹn trước.
Chúng tôi đề nghị được chụp ảnh các “mặt hàng” K.N. tiếp thị để đem về cho đám bạn dân chơi xem thì K.N. đồng ý bày những loại răng, móng vuốt cho chúng tôi chụp.
Sau một hồi trò chuyện để nắm thông tin, chúng tôi đặt vấn đề sẽ lấy “hàng” với số lượng lớn để bán lại kiếm lời thì K.N. đảm bảo sẵn sàng cung cấp, nhưng phải đặt hàng trước và hẹn một tuần sau sẽ giao hàng. Khi thấy chúng tôi còn băn khoăn về chất lượng “hàng”, K.N. đảm bảo chắc như đinh đóng cột: “Ông anh cứ yên tâm, nếu hàng giả anh cứ trả lại, em sẽ bù tiền gấp đôi. Tụi em làm ăn lâu rồi và đảm bảo uy tín”.
Theo những lời quảng cáo của K.N., để có được những cái răng, móng vuốt… của các loại động vật hoang dã, bắt buộc phải giết được thú rừng. Số “hàng” này chủ yếu ở Vườn quốc gia Cát Tiên đưa về, còn lông đuôi voi thì phải rình nhổ trộm đuôi voi vào ban đêm(!?).
Thấy chúng tôi tỏ vẻ lo lắng về chuyện sử dụng răng, móng vuốt động vật hoang dã sẽ bị cơ quan chức năng xử lý thì K.N. đảm bảo sẽ chẳng có ai bắt. “Những thứ này anh mua về đeo chơi thì người ta bắt làm gì. Từ trước đến giờ em bán có thấy bị gì đâu” - K.N. nói.
Trong khi đó, trao đổi về việc buôn bán răng, lông, móng vuốt các loại động vật hoang dã, như: heo rừng, hổ, gấu, voi..., Trung Tá Nguyễn Văn Lý, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy Công an huyện Thống Nhất, cho biết việc buôn bán các loại lông, răng, móng vuốt (gọi chung là bộ phận dẫn xuất) của động vật hoang dã là hành vi vi phạm pháp luật, vì pháp luật đã nghiêm cấm săn bắt, buôn bán, giết mổ, vận chuyển động vật hoang dã dưới mọi hình thức, đặc biệt là những loại thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.
Tuy nhiên, theo Trung tá Lý, chưa có gì đảm bảo những người rao bán các “mặt hàng” dẫn xuất động vật hoang dã này bán hàng thật. Phải có cơ quan chức năng phân tích thì mới biết chính xác “hàng” thật hay giả; đồng thời phải định giá giá trị của từng bộ phận dẫn xuất mới có thể xem xét hình thức xử lý cụ thể; nếu giá trị cao thì phải xử lý hình sự. (Báo Đồng Nai 24/4) đầu trang(
Ngày 22.4, Chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài (Cục Hải quan Hà Nội), cho biết đơn vị này vừa phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tổ chức khám xét 2 kiện hàng, thu giữ 105 khúc ngà voi. Cùng ngày, hải quan đã gửi mẫu giám định đến Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) để xác định chủng loại ngà voi, tiếp tục có căn cứ xử lý.
Theo cơ quan hải quan, 2 kiện hàng này có trọng lượng 102kg, thuộc vận đơn 23511281970 ngày 1.4.2016 của Hãng hàng không TURKISH AIRLINE trên chuyến bay TK 6562 về sân bay quốc tế Nội Bài ngày 6.4, có nghi vấn là hàng cấm. Khi về đến Nội Bài, lực lượng Hải quan tổ chức soi chiếu, trên màn hình máy soi hiển thị số hàng hóa trong 2 kiện hàng có nghi vấn chứa ngà động vật nghi là ngà voi. Ngày 22.4, lực lượng Hải quan tiến hành mở 2 kiện hàng trên để kiểm tra, phát hiện, bên trong có 2 valy chứa tổng số ngà voi nói trên. (Lao Động 23/4; Công An Nhân Dân 23/4) đầu trang(
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook có nick name Cậu Cả Chuyền đăng tải thông tin xuất hiện hổ dữ ăn thịt hai người khiến nhiều người dân địa phương lo lắng. Chiều 22-4, ông Vũ Văn Đạt – chủ tịch UBND huyện đã bác bỏ tin trên. (Tuổi Trẻ 23/4) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngành chức năng hiện đang phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác kiểm kê rừng (KKR) trên địa bàn toàn tỉnh. PV Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT, về vấn đề này.
Công tác KKR tại tỉnh được thực hiện từ tháng 3.2016, theo các bước: điều tra rừng; tập huấn KKR; KKR; lập hồ sơ quản lý rừng, báo cáo thuyết minh và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả điều tra, KKR. Công tác điều tra rừng và tập huấn KKR do Viện Điều tra, quy hoạch rừng thuộc Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên thực hiện trong tháng 3.2016. Công tác KKR và lập hồ sơ quản lý rừng do Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp nông thôn (QHNNNT) trực thuộc Sở NN&PTNT thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5.2016.
Trên cơ sở kết quả điều tra, KKR và bản đồ hiện trạng rừng của Viện Điều tra, quy hoạch rừng, Trung tâm QHNNNT phối hợp với tổ công tác KKR các cấp và chủ rừng tiến hành kiểm kê diện tích rừng, chủ rừng nhóm 1 (gồm hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, UBND xã) và nhóm 2 (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và các công ty lâm nghiệp) trên địa bàn tỉnh...
Công việc của các đơn vị phải làm đối với nhóm 1 là tổ chức họp thôn để phổ biến và hướng dẫn cập nhật phiếuKKR; xác định sơ bộ ranh giới rừng và đất của từng chủ rừng hoặc nhóm chủ rừng; xác minh bổ sung ngoài thực địa đặc điểm, trạng thái, trữ lượng và ranh giới giữa các nhóm chủ rừng; lập danh sách các lô kiểm kê rừng của từng chủ rừng; hoàn chỉnh số liệu, bản đồ ngoại nghiệp.
Với chủ rừng nhóm 2, các đơn vị tiến hành rà soát ranh giới rừng và đất rừng của chủ rừng; điều tra thực địa để hiệu chỉnh ranh giới các trạng thái rừng có sự biến động; bổ sung và chỉnh sửa thông tin cho các lô KKR về đặc điểm các lô rừng vào bảng danh sách các lô rừng.
Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện công tác lập hồ sơ quản lý rừng cho chủ rừng; hồ sơ quản lý rừng cấp xã; hồ sơ quản lý rừng cấp huyện và hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh. Sau khi hoàn tất các phần việc nói trên, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trung tâm QHNNNT tỉnh phối hợp với Tổ công tác KKR của tỉnh xây dựng báo cáo thuyết minh điều tra, KKR trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho Ban chỉ đạo (BCĐ) KKR tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 6.2015, báo cáo BCĐ KKR Trung ương.
Công tác KKR diễn ra khá thuận lợi, hiện đã triển khai KKR tại 8/11 huyện, thị xã, thành phố. Với tiến độ như hiện nay, chắc chắn công tác KKR sẽ hoàn thành đúng kế hoạch.
Qua công tác KKR, sẽ xây dựng được bản đồ hiện trạng rừng và đất chưa có rừng cấp xã, huyện, tỉnh theo mục đích sử dụng rừng, theo chủ quản lý từ tỉnh đến cơ sở; xác định cụ thể diện tích rừng, trữ lượng rừng và diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vitoàn tỉnh; thiết lập hồ sơ quản lý rừng và xây dựng cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.
Kết quả KKR là cơ sở để thực hiện theo dõi diễn biến rừng, đất rừng và việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm. Kết quả KKR còn phục vụ cho công tác giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và làm căn cứ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và BCĐ KKR cấp tỉnh về thực hiện công tác KKR trên địa bàn tỉnh. Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác KKR, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án và dự toán kinh phí KKR, báo cáo UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc Tổ công tác KKR cấp tỉnh, BCĐ KKR tại các địa phương thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, chỉ đạo và giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ, nội dung, chất lượng công tác KKR ở địa phương; tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của BCĐ KKR tỉnh và tham mưu BCĐ KKR tỉnh kiểm tra, nghiệm thu đánh giá chất lượng KKR trên địa bàn tỉnh. (Báo Bình Định 24/4) đầu trang(
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, được sự đồng ý của UBND tỉnh Lào Cai, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo, hướng dẫn Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn lập Phương án cho thuê môi trường rừng nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, góp phần quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên rừng đặc dụng.
Theo Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh Lào Cai, Phương án cho thuê môi trường rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn được xác định tổng diện tích cho thuê là 132 ha, gồm hai khu vực, trong đó khu vực 1 gồm điểm du lịch sinh thái đỉnh đèo Khau Co giáp ranh với huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu), kết hợp dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng và nuôi cá hồi, cá tầm nước lạnh.
Khu vực 2 gồm hai tuyến du lịch sinh thái: tuyến 1 nằm dọc theo suối Nậm Mu, du khách sẽ được đi bộ dưới tán rừng nguyên sinh Hoàng Liên với các cây cổ thụ quý hiếm hàng trăm tuổi như pơ mu, sến mật, giổi đá...và có cơ hội  quan sát các loài thú quý hiếm thuộc bộ linh trưởng, các loài chim quý của Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn.
Tuyến 2 là tuyến du lịch sinh thái Thác Bay ở khu vực xã Liêm Phú nơi có dòng thác đẹp nhất vùng Văn Bàn cùng phong cảnh thơ mộng của bản làng người Tày, người Dao dưới chân dãy Hoàng Liên hùng vỹ.
Theo Chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai, quyết định 1045 ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh Lào Cai là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thuê môi trường rừng nhằm phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản,... tạo thêm nguồn thu để tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên Hoàng Liên - Văn Bàn.
Được biết Khu bảo tồn thiên nhiên  Hoàng Liên - Văn Bàn (tỉnh Lào Cai)  được thành lập năm 2007 nằm ở địa phận xã Nậm Xé, xã Nậm Xây và một phần xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai).
Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn còn nhiều diện tích rừng tự nhiên thuộc loại rừng kín thường xanh nhiệt đới núi thấp, rừng kín thường xanh nhiệt đới núi cao và cũng là nơi lưu giữ, cư trú của nhiều loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam và  thế giới như Vượn đen tuyền, chim trèo cây lưng đen, cu li nhỏ, gỗ bách tán Đài Loan, gỗ  pơ mu ... (Tài Nguyên Và Môi Trường 23/4) đầu trang(
Ngày 24/4, tại TP Đà Lạt, diễn ra Lễ công bố thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, đồng thời, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức đại hội lần thứ nhất.
Tham dự có lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc, doanh nghiệp và nông dân trồng mắc ca tiêu biểu. Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Hiệp hội Mắc ca Việt Nam được thành lập theo Quyết định 124/QĐ-BNV ngày 5/2/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Hiệp hội là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ cung ứng xuất khẩu, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo vì sự phát triển của ngành mắc ca Việt Nam.
Mục tiêu xuyên suốt của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam là góp phần xây dựng ngành công nghiệp mắc ca hiện đại, thu hút nguồn vốn, nhân lực, góp phần vào chương trình tái cơ cấu cây trồng ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc trước sự cạn kiệt tài nguyên nước.
Đại hội đặt ra cho 5 năm tới, hoạt động của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam bám chặt chủ trương của Nhà nước và thực tiễn của địa phương hai vùng Tây Nguyên và Tây Bắc về phát triển mắc ca trên cơ sở tôn trọng quy hoạch bài bản và tín hiệu thị trường với chiến lược lâu dài.
Trong giai đoạn đầu (2016-2020) chủ yếu trồng xen mắc ca với cà phê, ưu tiên trồng ở những vườn cà phê già cỗi để cứu cà phê, đồng thời phát triển mắc ca vì mắc ca chịu hạn tốt, tạo bóng mát, giữ độ ẩm và bộ rễ mắc ca làm tơi xốp đất.
Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã tập hợp được các thành viên tinh túy nhất, thông điệp chương trình hành động là: Tâm huyết – Thực tiễn – Đổi mới – Minh bạch – Quyết liệt – Tầm nhìn sáng suốt - Vì cộng đồng.
Phát biểu, ông Nguyễn Nghĩa Biên, Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng, cho rằng, phát triển mắc ca thời gian qua có hai tồn tại lớn. Đó là việc cung ứng và kiểm soát giống chưa được quan tâm đúng mức. Tiếp đến là hệ thống chế biến chưa tương xứng. Theo ông Biên, cần có đánh giá sâu hơn về phát triển mắc ca, đặc biệt tập trung vào những mô hình không thành công.
Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam, Trưởng ban Vận động thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nói, phát triển mắc ca ở Việt Nam còn quá mới mẻ vì thế không tránh khỏi những tồn tại, từ quy hoạch, giống, kỹ thuật trồng cho đến thị trường, vì thế cần thiết lập hiệp hội mắc ca, giúp phát triển đúng và bền vững.
Tiến tới cần phải có nghiên cứu sâu về mắc ca; hình thành Viện nghiên cứu mắc ca Việt Nam trên cơ sở xã hội hóa. Hết sức chú trọng truyền thông và khuyến nông để người trồng nắm vững kỹ thuật  trồng, thu hoạch, chế biến mắc ca (trồng đúng quy hoạch, tuyệt đối không dùng giống thực sinh).
Về chế biến mắc ca, theo ông Minh, do sản lượng mắc ca trong nước còn quá ít, chủ yếu làm quà biếu, nên doanh nghiệp chưa mở nhiều nhà máy chế biến cũng là điều dễ hiểu. Nhưng với Tập đoàn Him Lam, cam kết sẽ xây dựng nhà máy chế biến trong năm 2016 tại Lâm Đồng với công nghệ hiện đại nhất.
Tại đại hội, hầu hết doanh nghiệp, HTX, lãnh đạo một số tỉnh mong muốn mở rộng quy hoạch phát triển mắc ca để tránh bất cập. Ví dụ tại Sơn La đang có 4.000 ha cà phê đã già cỗi, hiệu quả rất thấp, nếu có quy hoạch thì bà con trồng xen mắc ca vào những vườn cà phê như thế hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Còn tại Đăk Nông, quy hoạch trồng mắc ca của tỉnh lên đến 24.000 ha, trong khi quy hoạch của Bộ NN-PTNT ít hơn rất nhiều lần. Thực tế người dân Đăk Nông đã trồng mắc ca lên đến mấy nghìn ha.
Ngay tại đại đội lần thứ nhất Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Tổng Công ty Cổ phần  Bảo hiểm Bảo Long cam kết cung ứng vốn và bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng mắc ca. Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cam kết hỗ trợ hội viên phát triển mắc ca đúng hướng, bền vững, chống độc quyền, cạnh tranh lành mạnh. (Nông Nghiệp Việt Nam 24/4) đầu trang(
Bộ NN&PTNT vừa công bố quy hoạch và “chốt” diện tích trồng cây mắc ca đến năm 2020 tối đa 10.000 ha. Trao đổi với Tiền Phong về quy hoạch này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khẳng định đã làm công phu, xem xét kỹ các khía cạnh và đảm bảo tính khoa học.
Ông cho biết, quy hoạch về cây mắc ca được làm thời gian tương đối dài, thận trọng để đảm bảo có căn cứ khoa học. Có thể nói, chưa một loại cây nào được làm kỹ như cây mắc ca.
Thực tế, mắc ca là cây dài ngày, mới nhập về Việt Nam và là cây trồng lấy hạt làm thực phẩm. Do vậy, phải xem xét kỹ từ kết quả khảo nghiệm về phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, đất đai ở các vùng miền; quá trình từ thu hoạch, chế biến, bảo quản để đảm bảo chất lượng hạt, nghiên cứu thị trường để làm sao phát triển bền vững.
Bộ cũng đã tham vấn rất nhiều đơn vị trong nước, quốc tế; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, từ đó mới khẳng định được quy mô làm sao bước đầu phát triển bền vững, có hiệu quả nhất.
Chúng ta đã có nhiều bài học kinh nghiệm từ quy hoạch những cây khác và tránh  chuyện “nay trồng, mai chặt” gây thiệt hại cho bà con nông dân.
Về những trở ngại, do mắc ca trồng lấy hạt làm thực phẩm, nên ngoài việc trồng để sinh trưởng phát triển tốt để có quả, đi liền với nó là thu hoạch, chế biến, bảo quản để hạt mắc ca đảm bảo được chất lượng.
Chẳng hạn, theo quy trình, từ khi thu hoạch hạt chuyển sang tách vỏ chỉ trong vòng 3 giờ. Trong 24 giờ sau khi tách vỏ phải đưa vào lò sấy và sấy trong điều kiện ít nhất 3 ngày, độ ẩm của hạt phải dưới 10%. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 18 độ C… Cái này không như cà phê, thu hái xong có thể phơi khô. Hạt mắc ca nếu phơi khô chất lượng hạt sẽ hỏng.
Bài học của thế giới về thu hoạch, chế biến, bảo quản loại hạt này rất rõ. Ở Úc, mắc ca có thể bán được giá nhân khô 3-4 USD/kg, nhưng nhiều nước ở châu Phi chỉ bán 1-1,5 USD/kg. Theo tính toán, nếu giá mắc ca chỉ khoảng 1,4- 1,5 USD/kg gần như không còn lãi. Do vậy, cần tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp thật sự chắc chắn với bà con nông dân, đảm bảo nông dân thu hoạch xong được đưa vào chế biến ngay, đảm bảo chất lượng hạt.
Bộ NN&PTNT đã khuyến cáo sớm về vấn đề trên và quy hoạch này có thể vừa là lời khuyến cáo, vừa là định hướng chính thức. Từ nay đến năm 2020 chúng ta chỉ trồng khoảng xấp xỉ 10.000 ha, chủ yếu là trồng xen, còn trồng tập trung chỉ trên 2.300 ha.
Hiện cũng đã có khuyến cáo cụ thể đối với từng địa phương trong khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Các địa phương trên cơ sở định hướng chung của cả nước ở quy hoạch này, xây dựng quy hoạch thực sự chi tiết đến từng địa bàn và hướng dẫn bà con nông dân từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hái. Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào liên kết chuỗi với bà con đảm bảo thu mua và tiêu thụ sản phẩm.
Giống là khâu quyết định sự thành - bại của mắc ca, tuy nhiên, thời gian qua, một số địa phương cảnh báo cây giống mắc ca không được kiểm định, không đảm bảo chất lượng, về vấn đề này, ông cho biết: “Đúng là thời gian qua, hầu hết giống mắc ca trồng ở cả khu vực Tây Nguyên, trong đó có Đắk Nông chưa được kiểm định, kiểm soát tốt về chất lượng. Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng đầu tiên là quản lý được nguồn giống cây mắc ca. Hiện nay Việt Nam có 10 giống đã được công nhận. Chúng tôi sẽ tục chỉ đạo việc khảo nghiệm tiếp để khẳng định, công nhận tiếp, nhưng cái đó phải có thời gian. Cần lưu ý, giống ấy phải là giống được sản xuất bằng ghép, nếu trồng giống thực sinh thì rủi ro là rất cao.” (Tiền Phong 23/4) đầu trang(
Liên quan đến khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa xây không phép tại Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì như Lao Động đã phản ánh từ cuối tháng 2.2016, cho đến thời điểm hiện tại, dù đã gần 2 tháng trôi qua, các cơ quan chức năng vẫn “đang trong quá trình làm việc” và chưa thể đưa ra được kết luận cuối cùng.
Ngày 21.4, sau gần 2 tháng Bộ NNPTNT công bố quyết định thanh tra số 64/QĐ-TCLN-PCTT ngày 4.3.2016, tổ chức thanh tra, kiểm tra làm rõ các công trình xây dựng không phép ở VQG Ba Vì như phản ánh của Báo Lao Động, ông Cao Chí Công - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - trong cuộc trao đổi với PV cho hay, tổng cục vẫn chưa thể công bố kết luận thanh tra theo chỉ đạo của bộ trưởng.
“Thời hạn thanh tra theo luật định là 45 ngày, tức chỉ tính những ngày làm việc. Tôi cũng muốn xong sớm đi. Nhưng khối lượng công việc rất nhiều nên chưa biết thế nào. Anh em vẫn đang “bò” ra mà làm đây...” - ông Công nói. Trước đó, ông Nguyễn Phi Truyền - Giám đốc Ban quản lý VQG Ba Vì - cũng khẳng định, các đơn vị chức năng Bộ NNPTNT vẫn chưa công bố kết luận thanh tra về những sai phạm xảy ra tại khu vườn ông quản lý.
Như bạn đọc đã biết, ngày 29.2, báo Lao Động là cơ quan báo chí đầu tiên đăng tải loạt bài: “Ngang nhiên xây resort không phép giữa vườn quốc gia” phản ánh việc công trình có tên Le Mont Bavi Resort & Spa do Cty TNHH phát triển công nghệ (CFTD) làm chủ đầu tư, tọa lạc ở độ cao 600m (cốt 600) giữa VQG Ba Vì (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) làm khu nghỉ dưỡng 4 sao bề thế, với hàng chục khách sạn, biệt thự, bể bơi... đã gần như hoàn tất và đưa vào sử dụng. Điều đáng ngạc nhiên là công trình lại chưa được phê duyệt dự án, chưa có giấy phép xây dựng.
Ngay chiều cùng ngày, Bộ NNPTNT đã có công văn hỏa tốc nêu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát, nêu rõ: “Theo phóng sự điều tra của nhóm phóng viên đăng trên báo Lao Động ngày 29.2.2016 về việc ngang nhiên xây resort không phép giữa vườn quốc gia, Bộ trưởng Cao Đức Phát có ý kiến chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp như sau: Đình chỉ mọi hoạt động xây dựng, đón khách (nếu có) và các hoạt động khai thác của Le Mont Resort...; Chỉ đạo VQG Ba Vì yêu cầu các chủ đầu tư đình chỉ ngay việc thi công xây dựng công trình từ ngày 1.3.2016”.
Đến ngày 4.3, Bộ NNPTNT công bố Quyết định thanh tra số 64/QĐ-TCLN-PCTT, trong đó yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức ngay đoàn thanh tra, kiểm tra làm rõ các công trình trái phép ở VQG Ba Vì.
Ngày 23.3, trao đổi với PV Báo Lao Động bên lề Quốc hội về vụ việc này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã khẳng định sẽ xử lý nghiêm sai phạm này. Trả lời về thời hạn phải báo cáo hoặc công bố kết luận thanh tra vụ việc, bộ trưởng cho biết: “Thời hạn báo cáo hoặc công bố được thực hiện theo luật, thời hạn thanh tra không quá 45 ngày”.
Chiều 21.4, luật sư Vũ Thế Hợp - Giám đốc Công ty luật Gia Long và Liên Danh (Hà Nội) - cho biết, theo quy định tại Luật Thanh tra 2010, thì thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra hành chính do thanh tra bộ tiến hành là không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày (chỉ tính ngày làm việc). Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
“Tính từ ngày 4.3.2016, là ngày Bộ NNPTNT công bố quyết định thanh tra số 64/QĐ-TCLN-PCTT thì chậm nhất đến ngày 17.5.2016 việc thanh tra sẽ kết thúc. Sau đó chậm nhất 15 ngày, trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả gửi tới người ra quyết định thanh tra. Chậm nhất là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo này, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, Cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên (Thanh tra Chính phủ).
Như vậy, chậm nhất 30.6 sẽ có kết luận thanh tra chính thức về nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật cũng như các biện pháp xử lý vi phạm liên quan đến dự án nêu trên” - luật sư Vũ Thế Hợp khẳng định. (Lao Động 23/4) đầu trang(
Trước đây rừng bị khai thác tận thu nhưng từ khi có chủ trương giao đất giao rừng đến tận các hộ dân vào đầu những năm 90, hàng ngàn héc ta đất trống đồi núi trọc ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) được trả lại màu xanh, rừng trở thành "mỏ vàng", đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho mọi người dân.
Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 11.000 héc ta rừng, trong số diện tích rừng sản xuất 8.500 héc ta thì có tới 7.000 héc ta được người dân trồng các loại cây nguyên liệu gồm bạch đàn, keo lai, tràm. Những cây trồng này phù hợp với thổ nhưỡng của vùng nên phát triển tốt.
Rừng nguyên liệu sau 3 năm trồng có thể khai thác. Trung bình bạch đàn cho thu nhập 80 triệu đồng/héc ta; tràm, keo lai 60, 70 triệu. Riêng cây bạch đàn mỗi lần trồng có thể cho thu hoạch đến 3 chu kỳ. Sau khi cắt cây thu hoạch, chồi bạch đàn lại mọc lên, cây thẳng và đẹp hơn cả lứa cây trồng ban đầu.
Sản phẩm nguyên liệu bạch đàn tràm, keo lai có thể bán theo nhóm: Gỗ làm nhà đối với các loại cây để lâu năm, cột chống cho các công trình xây dựng, bột giấy, bột gỗ, và củi đốt lò. Trong mỗi diện tích rừng có thể thu hoạch được nhiều nhóm sản phẩm.
Vì vậy, mỗi héc ta rừng thu hoạch đòi hỏi lượng lao động lớn. Ngoài việc cắt, cưa khúc cây được thực hiện bằng cưa máy, thì các công đoạn còn lại đều là lao động thủ công như lột vỏ cây, chặt cành lấy củi, vận chuyển đến bãi tập kết để cho lên xe. Mỗi đợt thu hoạch, riêng chi phí cho lao động và cước vận tải mỗi 1 héc ta hết khoảng 20 triệu đồng.
Mỗi lao động tham gia sản xuất rừng tùy từng công việc trả công khác nhau. Mỗi công trồng rừng có giá 150.000 đồng/ngày, cưa máy đốn cây từ 300 - 500 ngàn đồng/ ngày, lột vỏ cây 200 ngàn đồng/ ngày, bốc vác 250 ngàn đồng/ ngày. Tham gia vào các tổ sản xuất rừng, lao động có việc làm quanh năm với mức thu nhập khá, đảm bảo đời sống gia đình.
Phát triển trồng rừng nguyên liệu không chỉ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương, mà còn thúc đẩy rất nhiều dịch vụ ăn theo như nghề ươm cây giống, phát chồi cây, vận chuyển sản phẩm cây nguyên liệu đi tiêu thụ… có điều kiện phát triển, mang lại nhiều nguồn thu nhập cho người dân.
Từ khi thực hiện khoán giao tận hộ, ý thức nuôi trồng, bảo vệ rừng của bà con được nâng lên rất nhiều. Mặc dù diện tích rừng lớn, cây có tinh dầu là chủ yếu, nhưng nhiều năm liền không để xảy ra cháy rừng. (Báo Nghệ An 23/4) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Giải thưởng môi trường Goldman năm nay trao cho nhà bảo vệ môi trường Campuchia Ouch Leng đã thu hút sự chú ý đến cuộc chiến bảo vệ rừng khốc liệt ở quốc gia Đông Nam Á này.
Câu chuyện của Ouch Leng, một trong sáu người giành giải thưởng Goldman năm nay, hé lộ những góc tối trong vấn đề phá rừng ở Campuchia khi những người bảo vệ rừng bị đe dọa tính mạng hằng ngày.
“Ouch Leng là một trong số ít ỏi những người chiến đấu ngăn nạn phá rừng ở Campuchia. Tất cả phụ thuộc vào những nhà hoạt động như Leng và những cộng đồng bị ảnh hưởng để đứng lên chống lại các chính sách thiển cận, tham lam. Họ liều mình để làm điều đó” - Hãng tin AP dẫn lời nhà hoạt động người Đức Marcus Hardtke sống ở Campuchia.
Hai thập niên theo dấu lâm tặc trong rừng và bảo vệ dân nghèo khỏi nạn chiếm đất, chưa có nguy hiểm nào mà Ouch Leng chưa đối mặt. Nhưng “dù biết mạng sống của mình và gia đình gặp nguy hiểm, tôi có thể bị buộc tội, bị bắt hay bị giết, dù không được ai tài trợ nhưng tôi cũng phải cố cứu lấy rừng” - ông nói.
Rừng là nguồn sống cho phần lớn người dân Campuchia với 80% dân số sống ở nông thôn, dựa vào trồng trọt để sinh nhai. Nhưng tỉ lệ rừng ở Campuchia đang giảm mạnh kể từ khi kinh tế mở cửa những năm 1990 và đầu tư từ Trung Quốc đổ vào.
Tỉ lệ rừng bao phủ ở nước này giảm từ 73% năm 1990 xuống còn 57% năm 2010 và chỉ còn 48% năm 2014, mất gần 3 triệu hecta rừng nhiệt đới, khiến Campuchia trở thành nước có tỉ lệ phá rừng cao thứ năm thế giới.
Đầu những năm 2000, Chính phủ Campuchia áp dụng chương trình nhượng đất kinh tế nhằm thúc đẩy mô hình phát triển nông nghiệp quy mô lớn. Tuy nhiên mô hình lại biến tướng thành vỏ bọc cho nạn đốn gỗ trái phép, đặc biệt là gỗ cẩm lai rất được ưa chuộng ở Trung Quốc với giá bán có thể lên đến 5.000 USD mỗi khối.
Với giấy phép có được, những kẻ đốn gỗ thọc sâu hơn vào các khu vực rừng được bảo vệ để tìm gỗ quý và thẳng tay đốn trụi những vùng rừng có gỗ ít giá trị hơn. Còn nông dân nghèo bị cướp mất đất đai - nguồn sống duy nhất của họ.
Mong muốn giúp những người dân nghèo thất học của Ouch Leng có từ sớm khi ông giành được học bổng ngành luật và thành lập tổ chức chống nạn phá rừng và chiếm đất. Sau khi học luật, ông làm việc một thời gian trong Bộ Ngoại giao và Bộ Kế hoạch trước khi dành toàn bộ thời gian cho việc điều tra nạn khai thác gỗ lậu.
“Tình hình mỗi năm một tệ hơn” - ông Leng nói về nạn phá rừng, dù Thủ tướng Campuchia Hun Sen gần đây khẳng định chính phủ đã mở các đợt tấn công mạnh mẽ bọn buôn gỗ lậu và mở rộng khu vực rừng được bảo vệ thêm 30%.
Theo Ouch Leng và các nhà hoạt động khác, dù có các báo cáo về những đợt truy quét và phô diễn rầm rộ nhưng hầu như không thấy kẻ buôn lậu gỗ nào bị bắt hay bị truy tố.
Mối quan tâm hiện tại của Ouch Leng là xung đột giữa người dân tỉnh Koh Kong với Tập đoàn Tianjin Union của Trung Quốc về kế hoạch xây dựng một khu nghỉ dưỡng lớn dọc bờ biển của tỉnh. Người dân than rằng họ bị mất nhà cửa và kế sinh nhai chính là đánh cá để tái định cư bên trong đất liền vì chính phủ đã cho công ty Trung Quốc thuê đất trong 99 năm.
“Trước đây họ kiếm được 2.500 USD mỗi năm. Nhưng giờ họ không thể đánh cá vì công ty Trung Quốc đã thâu tóm tất cả. Họ không còn gì để ăn” - ông Leng phẫn nộ cho biết.
Nhưng đây là một cuộc chiến không cân sức và đầy rủi ro của Ouch Leng và nhiều nhà hoạt động khác vì đụng chạm lợi ích của những lực lượng đứng sau bọn buôn gỗ lậu. Leng cho biết ông bị dọa giết nhiều lần và phải sống trong nhà an toàn vài tháng qua. “Tôi thường phải cải trang, lúc để tóc dài, lúc ăn mặc bẩn thỉu. Giờ tôi phải đưa gia đình đến nơi khác” - Leng kể lại.
Nhưng điều đó không khiến nhà hoạt động Ouch Leng chùn bước.
“Anh ấy đối mặt với những hiểm nguy và biết rõ có thể biến thành sự thật nhưng vẫn tiếp tục. Không phải vì anh ấy không biết sợ nhưng sợ hãi và bị nỗi sợ thống trị là hai điều khác nhau. Leng không bị chế ngự bởi bất cứ điều gì và không ngần ngại tố giác những kẻ tai to mặt lớn đầy quyền lực” - nhà hoạt động tên Fran Lambrick chia sẻ.
Còn Leng cho biết ông chấp nhận hiểm nguy vì là một con người có giáo dục và đam mê.
“Tôi cố gắng bảo vệ rừng vì tôi nghĩ không nhiều người có thể làm việc này” - Leng giải thích về chí hướng của mình.
Giờ đây Ouch Leng vẫn vào rừng theo dấu những kẻ đốn gỗ lậu, mang theo vũ khí là... chiếc máy quay và thiết bị định vị GPS. Làm việc với các tổ chức phi chính phủ nên Ouch Leng ít khi được trả lương.
Để tránh nguy hiểm, ông cải trang thành công nhân, tài xế hoặc khách du lịch khi xâm nhập và thu thập chứng cứ nhằm thuyết phục chính phủ ngưng cấp giấy phép đốn rừng và buộc các công ty đốn gỗ trả lại đất.
Giải thưởng Goldman trị giá 175.000 USD nhưng Ouch Leng cho biết nó có thể khiến ông gặp nguy hiểm hơn vì dễ bị bọn xấu nhận mặt và các hiệp hội, nhà tài trợ tránh tiếp xúc với ông vì sợ làm mất lòng chính quyền và các tập đoàn.
Ông cũng hướng dẫn người dân biết cách điều tra và tự đứng lên bảo vệ rừng. Ở Prey Lang, họ thành lập mạng lưới sử dụng các mạng xã hội để gửi những nhóm tuần tra rừng bằng xe máy. Trong năm 2014, họ đã bắt hơn 2.000 vụ đốn gỗ lậu, tịch thu vô số gỗ và vật dụng.
“Cuộc chiến bảo vệ môi trường đang diễn ra ở khắp nơi và ngày càng mãnh liệt” - Leng tự hào về thành quả của mình. (Tuổi Trẻ 22/4) đầu trang(./.