Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 24 tháng 04 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Từ trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã có một hành trình dọc theo những cánh rừng thuộc vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Mò mẫm vào từng xã thuộc huyện Krông Bông (Đắc Lắc), một cảnh tượng tan hoang khiến khó ai có thể tin rằng đó là "vườn quốc gia" được bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất...
Với tổng diện tích 58.497 ha, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ…, Chư Yang Sin là khu vườn quốc gia kỳ vĩ. Thế mà, một quang cảnh không thể tin vào mắt chúng tôi khi rừng ở đây bị tàn sát nghiêm trọng, những cánh rừng đã trở thành cột khói cao ngút và bốc hẳn lên trời xanh. Những cái tên xã mang dáng dấp của vùng Quảng-Đà xuất hiện: Hòa Phong, Hòa Lễ, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền… đi kèm với đó là những triền núi mà đứng ở các con lộ đều thấy nhẵn bóng cây rừng.
- Khói ở đâu ra vậy?
- Đốt rừng chứ đâu nữa!
- Đốt làm gì?
- Thì trồng mì, không có đất làm ăn mà.
Chúng tôi gặp một người dân tộc thiểu số lem luốc vừa từ cột khói trở về. Những câu hỏi được anh ta trả lời một cách thông suốt với vẻ thản nhiên nhất. Một điệp khúc được anh ta nhắc đi nhắc lại: "đốt rồi chạy, chạy rồi đốt". Nghĩa là cứ phá rừng, đốn cây chất thành đống rồi châm lửa. Có cán bộ thì bỏ chạy, người ta quay đi thì mình trở lại đốt tiếp, đốt cho đến khi nào những cánh rừng trở thành tro tàn và chờ mùa mưa tới thì tra những đoạn thân cây mì xuống đất…
Ghé vào một quán nước, ông chủ là người Quảng Nam gắn bó với mảnh đất này cũng khá lâu. Là người sinh sống bằng nghề chẳng liên quan gì đến rừng rú nên có bao nhiêu tâm sự ông đều bộc bạch hết: "Tôi ở đây lâu lắm rồi, chú nhìn cái cơ ngơi với đàn con cháu thì biết. Rừng à? Chỉ còn một ít thôi, ở đây người ta phá sạch hết rồi. Trời nắng nóng thế này, chúng nó còn đốt rừng nữa kìa, ngay trước mặt nhà tôi đó, khói nghi ngút, tro bụi còn bay vào nhà nữa mà".
- Chúng nó là ai?
- Người trồng mì chứ ai nữa. Dân địa phương thôi, ở nơi khác ai dám vào đây đốt. Có mà nhừ tử.
Thị trấn Krông Kmar là trung tâm của H. Krông Bông, nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng. Đứng ở đây có thể quan sát thấy mọi vị trí những dãy núi chạy xen kẽ với nhau thuộc Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Chỉ cần phóng tầm mắt chừng năm bảy trăm mét là thấy mịt mù khói lửa từ những cánh rừng thuộc các xã trên địa bàn. Băng qua các cánh rừng từ xã Yang Reh cho đến Cư Pui, nhiều mảng rừng đã bị thảm sát, đốt nhẵn rồi chất thành đống mà châm lửa. Nhìn từ xa cứ như những lò than được cấp phép hoạt động, trong khi ở dưới kia các cấp và ban, ngành vẫn đang loay hoay tìm phương án hữu hiệu nhất để phòng cháy và chữa cháy những cánh rừng đợt cao điểm mùa khô Tây Nguyên.
Những cánh rừng không những bị thiêu rụi, khói nghi ngút, trong cuộc "thâm nhập" vào xã Cư Pui (Krông Bông), chúng tôi chứng kiến gỗ từ rừng vô tư về nhà trên những chiếc xe máy kéo nổ đinh tai nhức óc. Mọi chuyện bắt đầu khi những bãi tập kết gỗ chẳng có dấu hay số má gì của kiểm lâm chất cao ngút tại một số nhà sát đường. Hai chiếc xe máy kéo "lọt" từ rừng ra và thản nhiên chạy trên con lộ mịt mù gió bụi. Trên xe chất đầy những thớ gỗ đã được cưa xẻ thành đốt một cách cẩn thận và phân công người ngồi trên để "cảnh giới" hay qua những đoạn lằn sốc lỡ gỗ có rơi thì còn biết mà nhặt nhạnh.
Chúng tôi "vê" ga theo phía sau và bí mật ghi hình. Hai chiếc xe vẫn chạy bon trên đường nhưng từ phía sau, một chiếc xe máy tựa hồ ngựa sắt vượt mặt chặn đầu xe máy kéo lại. Cả xế lẫn tài nhảy xuống xe sau một vài câu nói và cử chỉ. Những ánh mắt lia về gã phó nháy vô duyên (là tôi) bởi có bao nhiêu cảnh đẹp đẽ như những cảnh rừng tan hoang ở đây lại không chụp mà đi "nháy" máy kéo làm gì.
- Chúng mày chụp cái gì đó?
- Đang khảo sát để làm đường, đường xấu quá.
Một gã bảo: "Chúng mày làm đường thì chụp đường đấy, chụp cái xe chúng tao làm gì. Rồi sau này bảo đường hư do tụi tao nữa thì khổ lắm". Hai chiếc xe tiếp tục nổ máy chạy phăng vào một con đường đất đỏ để lảng tránh vì phát hiện dấu hiệu bất thường. Có lẽ từ trước đến nay cái cám cảnh chở rừng về nhà ở đây vẫn diễn ra ngang nhiên đến mức chả ai buồn ngó ngàng gì. Nên khi phát hiện "bị" chụp hình là một điều "xưa nay hiếm" nên phải tức tốc xuống xe giải quyết ngay.
Lại nói về câu chuyện phá rừng âm ỉ ở đây, ngay khi chúng tôi thực hiện chuyến thực tế này đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của một người đồng cảnh ngộ. Ngày trước anh đã từng công tác trong ngành lâm nghiệp. Vì chán chường với cảnh phá rừng, ý kiến mãi cũng không được, trước nhiều sức ép anh đã từ bỏ cái nghiệp rừng rú để tìm một hướng đi mới. Chúng tôi trò chuyện với anh về những cánh rừng ở Chư Yang Sin, và nhận ra anh đang tâm trạng đau buồn mà không thể nói được khi rừng trở thành miếng mồi ngon cho lâm tặc, thảo khấu. (Công An Đà Nẵng 24/4) đầu trang(
Rừng có trữ lượng đạt độ che phủ tại các tỉnh Tây Nguyên giảm còn 32,4%
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, hiện, diện tích rừng tại các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng sau khi kiểm còn 2.567.116 ha.
Trong đó, rừng tự nhiên là 2.253.809 ha, rừng trồng là 313.307 ha, với tổng trữ lượng gỗ trên 302 triệu mét khối, giảm 358.797 ha rừng so với kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2008. Diện tích rừng giảm mạnh khiến tỷ lệ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên giảm xuống chỉ còn 45,8% (tính cả các loại cây công nghiệp) nhưng thực tế rừng có trữ lượng đạt độ che phủ chỉ còn 32,4% (tỷ lệ này năm 2008 là 51%).
Nguyên nhân khiến diện tích rừng tự nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên giảm nghiêm trọng là do việc nôn nóng phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện các dự án chuyển đổi rừng, nhất là dự án chuyển đổi rừng sang trồng cao su ồ ạt không tuân thủ theo đúng các quy định của nhà nước, làm giảm 128.523 ha rừng tự nhiên, chiếm tới 35,8% tổng diện tích rừng bị giảm.
Cụ thể, các địa phương vùng Tây Nguyên khi triển khai dự án chưa bảo đảm theo đúng quy định của nhà nước về vấn đề quy hoạch, đánh giá tác động môi trường, trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp. Một số địa phương “lách luật” giao dự án (các dự án thường được chia nhỏ dưới 1.000 ha cho dù trong cùng vùng chuyển đổi có quy mô hàng nghìn ha), hoặc tự giao cho một số doanh nghiệp khảo sát, lập dự án chuyển đổi tạo nên kẽ hở trong quản lý. Công tác quản lý bị buông lỏng, chưa tích cực chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nên đã xảy ra một số vi phạm trong quá trình chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su. Qua rà soát, kiểm tra, các địa phương vùng Tây Nguyên đã thu hồi 76 dự án, với diện tích rừng, đất lâm nghiệp 7.932 ha, đình chỉ 48 dự án với diện tích 1.261 ha…
Theo quy định của pháp luật, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải trồng rừng thay thế. Nhưng thực tế cho thấy, hầu hết khi phê duyệt cũng như thực hiện dự án, các địa phương, nhà đầu tư cố tình “quên” hoặc chậm triển khai quy định này. Qua rà soát, các tỉnh Tây Nguyên có trên 15.792 ha rừng chuyển sang làm thủy điện và các dự án khác, trong đó, 5.755 ha rừng chuyển sang làm thủy điện. Đến nay, các chủ đầu tư, địa phương mới trồng bù lại 892 ha rừng, 14.896 ha vẫn chưa được trồng lại rừng. Đồng bào dân tộc ở các địa phương vùng Tây Nguyên cũng như đồng bào di cư đến ngoài kế hoạch đã phá, lấn chiếm trên 88.603 ha rừng trái phép để lấy đất canh tác, sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, ở các địa phương vùng Tây Nguyên vẫn còn diễn ra tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để. Việc giải tỏa, thu hồi diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị phá, lấn chiếm trái phép để phục hồi lại rừng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Chỉ riêng từ năm 2013 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện, xử lý 3.163 vụ phá rừng, khai thác gỗ trái phép với diện tích rừng bị phá trái pháp luật là gần 800 ha. Khai thác gỗ trái pháp luật tập trung chủ yếu tại các khu vực còn nhiều rừng tự nhiên, khu vực biên giới, khu vực giáp ranh, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, Vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Khu Bảo tồn thiên nhiên Đắk Uy (Gia Lai)…
Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm của các tỉnh Tây Nguyên chưa thể hiện được đầy đủ vai trò, trách nhiệm về quản lý, bảo vệ rừng, và quản lý lâm sản, thiếu các hoạt động kiểm tra, giám sát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm chưa nghiêm. Một bộ phận cán bộ kiểm lâm có những biểu hiện tiêu cực gây bức xúc trong xã hội.
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, công tác trồng rừng ở các tỉnh Tây Nguyên trong vài năm trở lại đây tuy có tiến bộ nhưng vẫn không theo kịp với suy giảm tài nguyên rừng. Năm 2013, các tỉnh Tây Nguyên đã trồng được 11.679 ha rừng tập trung đến năm 2014 trồng được 13.431 ha, đạt 74% kế hoạch năm, trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng từ 280 ha/năm tăng lên 770 ha/năm…
Việc suy giảm tài nguyên rừng đã góp phần làm gia tăng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên với mùa khô đến sớm, kéo dài, nắng nóng khốc liệt hơn, mực nước mặt, ngầm suy giảm mạnh… tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Mùa khô năm 2015 đã làm các tỉnh Tây Nguyên thiếu nước tưới cho hàng trăm nghìn ha cây trồng, chủ yếu là cây cà phê, lúa đông và nước sinh hoạt cho người dân. Riêng tại tỉnh Đắk Lắk, hiện, khô hạn đã khiến trên 45.000 ha cây trồng, chủ yếu là cà phê, lúa nước vụ Đông Xuân bị khô cháy, thiếu nước tưới, gây thiệt hại cho bà con các dân tộc gần 2.000 tỷ đồng và hàng vạn hộ dân thiếu nước sinh hoạt…
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đề nghị các tỉnh Tây Nguyên cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan để tăng cường quản lý Nhà nước đối với rừng, đất lâm nghiệp, tập trung rà soát diện tích rừng hiện có để xác định rõ lâm phận ổn định của từng địa phương, từng tỉnh làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp trong bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm phát triển bền vững.
Việc kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép, cương quyết tổ chức cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi để có kế hoạch phục hồi, trồng lại rừng cũng đã được thực hiện. Ngoài việc có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trồng rừng tập trung, các tỉnh Tây Nguyên chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc trồng rừng thay thế diện tích rừng đã chuyển sang sử dụng cho mục đích khác, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Các cơ sở chế biến gỗ vi phạm quy định của Nhà nước kiên quyết bị đình chỉ…(Đảng Cộng Sản VN 23/4) đầu trang(
Vườn thực vật trong khuôn viên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình là địa điểm hấp dẫn để tham quan, nghiên cứu hệ động thực vật đa dạng.
Vườn thực vật là khu rừng tự nhiên có diện tích trên 40ha, được trồng bổ sung 130 loài cây rừng để tạo nên bộ sưu tập trên 500 loài cây rừng khác nhau.
Vườn thực vật nằm tại Km 9 trên đường 20 Quyết Thắng, thuộc phân khu dịch vụ hành chính của Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng, cách Trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng khoảng 12km.
Điểm nhấn của vườn thực vật là cảnh quan tươi đẹp ẩn mình trong rừng nhiệt đới như thác Gió cao hơn 30m, hồ Vàng Anh trên suối 3 khe, vườn ươm cây giống bản địa, khu rừng cây quý hiếm với các quần thể lim xanh, huỳnh, gụ lau... Tại nhà trưng bày mẫu vật, du khách thấy được sự phong phú các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.
Với hệ sinh thái rừng tự nhiên, bán tự nhiên và các hệ sinh thái khe suối đa dạng, cùng cảnh quan thiên nhiên phong phú, vườn thực vật được xem là hình ảnh thu nhỏ của Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng.(VOV Giao Thông 23/4) đầu trang(
Chiều 22/4, một vụ hỏa hoạn làm cháy 6 ha rừng tràm đã xảy ra tại vùng biên giới giáp Campuchia, tỉnh Long An.
Nguyên nhân vụ cháy rừng tràm được xác định là do thời tiết hanh khô, gió mạnh khiến ngọn lửa lan rộng. Sau hơn 2 giờ đồng hồ, lực lượng biên phòng tỉnh Long An mới khống chế được đám cháy. (VTV 23/4) đầu trang(
Khoảng 10 năm trước, rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường (RPHBVMT) Hồ Núi Cốc bị xẻ thịt. Bây giờ, khi cây keo đến tuổi khai thác, thì khu rừng này lại bị rút ruột với thủ .
Thậm chí các đối tượng tàn phá rừng còn ngoan cố chống đối, manh động hơn... Mèo vờn chuột Rừng phòng hộ Núi Cốc có diện tích xấp xỉ 3.500 ha, trong đó có 89 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên diện tích mặt nước rộng hơn 25 km2. Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi, BQL RPHBVMT Hồ Núi Cốc phát hiện có nhiều lô rừng bị chặt phá. Ông Nguyễn Văn Quý (Trưởng BQL RPHBVMT Hồ Núi Cốc) cho biết, các đối tượng khai thác, vận chuyển dùng các phương thức tinh vi hơn.
Cụ thể chúng khai thác bằng cưa, rìu, dao vào ban đêm gây khó khăn cho việc phát hiện. Thậm chí, chúng khai thác cả ban ngày nhưng khi lực lượng kiểm tra lên đảo thì chúng giấu dụng cụ khai thác, vờ làm người đi chăn trâu, nhặt củi… Còn khi vận chuyển, lâm tặc kẹp lâm sản ở 2 bên mạn thuyền bằng dây. Khi thấy lực lượng tuần tra, đối tượng chỉ cần tháo dây hoặc chặt đứt dây để phi tang làm lâm sản chìm xuống lòng hồ.
Chưa hết, ngay một số trường hợp bị bắt quả tang việc vận chuyển thì có lúc ngành chức năng cũng xử lý nổi, vì đối tượng chủ yếu chặt các cây keo có đường kính dưới 6cm. Đó là củi và không có chế tài để xử lý việc chở củi. Việc vận chuyển trên lòng hồ chót lọt, đối tượng đã có sẵn hồ sơ khai thác gỗ để ghép vào khi thuyền cập bến.
Ông Nguyễn Đức Tú (Đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động - Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên) cho biết, có lần bắt được xe chở gỗ vẫn còn nước hồ chảy tong tỏng, nhưng không làm gì được vì chúng đã ghép xong thủ tục. Mỗi kg gỗ keo bán cho các cơ sở băm chặt hiện nay có giá là 1000đ. Mỗi đêm, các đối tượng chỉ cần vận chuyển được 2 bó kẹp mạn thuyền là có thu nhập 200 ngàn đồng.
Nhận định của BQL RPHBVMT Hồ Núi Cốc, một bộ phận người dân của xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ (một trong 6 xã nằm trong vùng rừng phòng hộ) không có công ăn việc làm, cuộc sống chủ yếu dựa vào khai thác tôm cá đã dùng thuyền di chuyển đến các đảo, các vùng rừng giáp ranh để chặt keo. Rừng bị chặt phá chủ yếu là keo non (4 - 5 tuổi) có đường kính dưới 6cm. Lực lượng chức năng cũng nắm bắt rõ ràng tên tuổi, dụng cụ của các đối tượng vi phạm, song để bắt quả tang vi phạm và xử lý thì vô cùng khó khăn.
Xem ra, việc giữ rừng của kiểm lâm và việc phá rừng của lâm tặc chẳng khác gì trò mèo vờn chuột! Cuộc chiến muộn màng Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đang triển khai kế hoạch tăng cường phối hợp, kiểm tra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường hồ Núi Cốc. Kế hoạch trên được thực hiện trong thời gian 10 ngày từ 15 - 25/4/2015. Tuy nhiên, có người cho rằng việc này đã quá muộn.
Ông Lâm Văn Tự (Hạt phó Hạt kiểm lâm RPHBVMT Hồ Núi Cốc) cho biết, tại địa bàn xã Phúc Tân (huyện Phổ Yên), các cây keo to đã bị chặt hết, nay các đối tượng chuyển sang chặt cây non. Vì vậy, để ngăn chặn việc phá rừng thì phải bám rừng. Nếu thực hiện tuần tra trên lòng hồ thì khó khăn, tốn kém mà không hiệu quả. Quay trở lại việc bám rừng để giữ rừng thì cũng không thực tế, vì không thể dàn trải lực lượng trên một diện tích phân bố rộng, địa hình phức tạp với 89 hòn đảo trên lòng hồ. Liệu có việc tiếp tay bán rừng của các chủ rừng cho lâm tặc? Làm thế nào để giữ rừng bền vững sau 10 ngày truy quét?
Từ nghi vấn đó, ông Tự cho rằng, cần phải mở một cuộc tuyên truyền sâu rộng tại các địa phương. Tiếp đó, phải tính toán đến việc thay cây keo bằng cây bản địa và thực hiện việc QLBV rừng phòng hộ có sự tham gia của người dân. Xã Vạn Thọ (huyện Đại Từ) được xem là địa bàn nóng trong việc vận chuyển lâm sản trái phép. BQL RPHBVMT Hồ Núi Cốc đã thành lập chốt kiểm tra tại đây.
Ông Trần Quang Trung (Chủ tịch UBND xã Vạn Thọ) cho biết: Thực tế, toàn bộ rừng phòng hộ của xã chưa bị mất tí nào. Còn để xảy ra tình trạng các đối tượng vận chuyển hoành hành trên địa bàn thì phải hỏi xem chốt trạm kiểm lâm như thế nào? Phải xem xét lại lực lượng chốt trạm của kiểm lâm vì nếu làm tốt thì không bao giờ có chuyện lọt được đối tượng. (Nông Nghiệp VN 24/4) đầu trang(
Chiều 23/4/2015, nhiều nơi trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đồng loạt xuất hiện mưa, theo đó mưa đã xuất diện trên diện rộng với lượng nước lớn tại các xã Khánh Lâm, Khánh Hội, Khánh Hòa, Khánh Tiến và Khánh Thuận.
Đây là các xã có diện tích rừng tràm lớn, hầu hết diện tích rừng nơi đây đều đang ở cấp báo cháy cao, cấp V và cấp cực kỳ nguy hiểm. Chính vì thế sự xuất hiện của cơn mưa mùa đã phần nào làm cho nhiệt độ của cánh rừng tràm giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, theo các cán bộ kiểm lâm cho biết, việc xuất hiện mưa trái mùa sẽ làm cho việc phòng cháy chữa cháy rừng trở nên khó khăn hơn vì cơn mưa đã rửa trôi phèn trên lớp thực bì nên khá năng cháy sẽ tăng lên, bên cạnh đó, sau khi xuất hiện mưa mùa, thời tiết thường nắng nóng và  gay gắt hơn nên khả năng cháy rừng cũng sẽ cao hơn.
Ðến thời điểm này, toàn bộ diện tích rừng tràm thuộc huyện U Minh quản lý đã khô hạn hoàn toàn, mức độ báo cháy từ cấp 3 đến cấp 5. Trong đó, mức báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm chiếm hơn 20.000 hécta. Hiện tại, lực lượng bảo vệ rừng đang canh trực 24/24 giờ, thực hiện nghiêm ngặt phương án PCCC với quyết tâm bảo vệ an toàn cho cánh rừng đến hết mùa khô năm nay. (Tài Nguyên & Môi Trường 23/4)  đầu trang(
Đột kích con đường độc đạo xẻ rừng của lâm tặc tại Gia Lai
Ngay sau khi nghe báo cáo về việc làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh (Gia Lai) bắt 2 xe gỗ lậu, ông Nguyễn Ngọc Cư, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Chư Păh cho biết, kiểm lâm đã phối hợp với công an huyện và dân làng lên thực địa để kiểm kê bao nhiêu gỗ bị khai thác để phục vụ điều tra.
Trước đó, vào ngày 18/4, người dân làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh nhận được thông tin có 2 xe càng tự chế chở gỗ lậu sắp đi qua. Ngay sau đó, một tốp thanh niên người dân tộc Ba Na được cắt cử để đón lõng 2 chiếc xe nói trên. Nhóm này đã dùng các cành cây làm rào chắn lại con đường đang mật phục.
Theo đó, khi đang lưu thông, 2 xe gỗ lậu gặp phải chướng ngại vật trên đường nên phải dừng lại và bị nhóm thanh niên trong làng bắt quả tang. Hai xe chất đầy gỗ đã được đưa vào trong sân nhà rông của làng. Trong lúc thanh niên trong làng kiểm kê gỗ, nhóm lâm tặc đã lên xe bỏ chạy. Đến khoảng 10h cùng ngày, có người mang tiền đến xin chuộc số gỗ trên nhưng dân làng không đồng ý.
Theo người dân trong làng, những đối tượng phá rừng ở đây chủ yếu là người trong xã và có một số đối tượng từ tỉnh Kon Tum đến. Sau khi bắt giữ được số gỗ trên, các thanh niên trong làng đã thay nhau canh giữ. Họ phải quyết tâm giữ bằng được số gỗ này để làm bằng chứng cho việc phá rừng.
Để kiểm chứng cho việc phá rừng, thanh niên trong làng đã dẫn PV vào tận hiện trường. Ngay từ đầu rừng, một con đường lớn hiện ra dẫn sâu vào lõi rừng. Theo những thanh niên này, đường được lâm tặc mở để vận chuyển gỗ. Sau hơn 2 tiếng đi bộ, chúng tôi cũng đến được bãi đáp của lâm tặc. Một thanh niên cho biết, trước đây lâm tặc hoạt động rầm rộ, từ khi làng bắt được 2 xe gỗ trên bọn chúng cảnh giác hơn, khi thấy động là tháo chạy, bỏ lại rất nhiều lóng gỗ.
Tại hiện trường, có vô số gốc gỗ lớn hàng trăm năm tuổi, chủ yếu là gỗ sao đã bị đốn hạ, vết cưa vẫn còn mới. Những cây gỗ được sơ chế ngay tại bãi khiến khu rừng trông giống như một đại công trường. Những cây bị chặt hạ có đường kính từ 60cm trở lên, có nhiều cây phải vài ba người mới ôm xuể, ngoài ra còn có nhiều lóng gỗ đã được chia xẻ thành hộp chờ vận chuyển. Đặc biệt, ngoài con đường cũ, lâm tặc còn đang mở một con đường khác để vận chuyển số gỗ này ra khỏi rừng.
Theo người dân, rừng bị tàn phá thì ai cũng biết, nhưng nhiều lần các xe gỗ vận chuyển qua trạm kiểm lâm có người gác mà không thấy kiểm lâm viên có hành động gì (!?). Xã có 2 trạm chốt chặn trên các tuyến đường, xe chạy qua trước mặt trạm bảo vệ rừng như đi vào chốn không người.
Ông Yưuh, Trưởng thôn Kon Sơ Lăl cho biết, đoạn đường đi qua thôn là tuyến duy nhất nếu muốn đi ra ngoài. Xe chở gỗ sẽ qua đường trung tâm xã sau đó theo đường đất để chở gỗ về tỉnh Kon Tum. Cứ ba bốn hôm là xe gỗ chạy qua làng. Xe chạy vào rạng sáng, lúc mọi người còn yên giấc ngủ.
Từ đầu năm 2015, làng được xã giao gần 1000ha để quản lý bảo vệ. Sau khi nhận nhiệm vụ, làng đã lập tổ bảo vệ rừng đi kiểm tra, lần nào cũng phát hiện lâm tặc nhưng chỉ đuổi được hôm đó, hôm sau lại khai thác. Có hôm còn bị lâm tặc chửi bới, dân làng rất là bức xúc nên quyết định mật phục, vây bắt. Hai xe gỗ bị bắt và hàng chục xe gỗ trước đây đều cùng 1 người chở.
Ông Đinh Sứk, Chủ tịch UBND xã Hà Tây khẳng định, khu rừng trên là nơi giáp ranh của huyện Chư Păh (Gia Lai) với huyện Kon Rẫy (Kon Tum). Gỗ chủ yếu đi bằng đường sông, đường bộ ít hơn. Lực lượng xã khó bắt đựơc xe gỗ vì địa hình hiểm trở, sóng điện thoại không có nên không liên lạc được giữa các lực lượng. Gỗ mà dân làng bắt được là từ tiểu khu 185 do xã giao cho làng quản lý.
Ông Nguyễn Quốc Thuận, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh cho biết, địa điểm bị khai thác gỗ thuộc tiểu khu 185, đã giao cho xã quản lý nên xã phải chịu trách nhiệm. “Con đường lâm tặc mở vào rừng không thuộc trách nhiệm của chúng tôi. Từ tháng 2 tới giờ cứ tối thứ 6 là chúng tôi rút toàn bộ người ra khỏi trạm đặt ở làng Kon Sơ Lal. Có thể lâm tặc lợi dụng thời gian này để vận chuyển”, ông Thuận nói.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) thông tin, trong ngày 23/4 công an và VKS huyện đã xuống hiện trường vụ phá rừng điều tra sự việc. Ủy ban huyện đã chỉ đạo là sẽ xử lý nghiêm vụ phá rừng ở xã Hà Tây.
“Việc phá rừng ở xã Hà Tây, huyện cũng đã nắm tình hình từ tháng 3. Đặc biệt, trong ngày 14/4, đích thân tôi đã có buổi chủ trì làm việc tại xã Hà Tây với sự tham gia của nhiều phòng, ban, trong đó có hạt kiểm lâm huyện về tình hình phá rừng tại đây”, ông Quang nói.
Trước đó, vào ngày 16/4, Văn phòng UBND huyện đã cụ thể kết luận buổi làm việc của phó chủ tịch huyện tại xã Hà Tây bằng văn bản gửi tới các bên có liên quan. Tuy nhiên, văn bản ký chưa ráo mực, rạng sáng ngày 18/4, gỗ của lâm tặc chất đầy trên 2 xe tự chế băng băng vượt qua con đường chính của xã nhưng không ai ngăn chặn. Chỉ đến khi đi qua làng Kon Sơ La, mới bị người dân lập chốt bắt lại. Người làng cho biết, dựng chốt bắt gỗ lậu vì bức xúc trước nạn phá rừng từ lâu nhưng không ai giải quyết.
Như vậy, việc phá rừng ở xã Hà Tây đã được lực lượng chức năng phát hiện từ sớm chứ không phải khi người dân bắt được 2 xe gỗ mới biết. Nhưng việc ngăn chặn đã không kịp thời để khi rừng bị phá mới vào cuộc.
Ông Trương Văn Nam, Hạt phó Hạt kiểm lâm Chư Păh cho biết, ngày 22/4 đích thân ông đã xuống hiện trường kiểm tra. “Rừng bị lâm tặc khai thác chính xác là thuộc lô 2, lô 5, lô 8 thuộc tiểu khu 187 của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh quản lý. Qua kiểm tra, tại đây có 40 gốc cây sến và dầu bị cưa. Tại hiện trường có 21 cây, còn 19 cây đã được lâm tặc đưa đi. Tổng số gỗ đo đếm được bị chặt hạ là 49,381m3. Còn số gỗ dân làng bắt được là 8,9m3. Hiện tại, số gỗ tìm thấy trên rừng vẫn đang được giữ nguyên tại hiện trường”, ông Nam nói.
Cũng theo ông Nam, số gỗ do dân làng bắt được hiện đã lập biên bản và chuyển về trạm kiểm lâm ở huyện Chư Păh canh giữ. Việc di chuyển gỗ từ nhà rông của làng về bảo quản ở trạm kiểm lâm được bà con vui vẻ chấp thuận.
Ông Nguyễn Ngọc Cư, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Păh cung cấp thêm, UBND tỉnh đã lập đoàn để kiểm tra, xử lý vụ việc. Sáng ngày 24/4 đoàn của UBND tỉnh sẽ có buổi làm việc nhanh với huyện rồi sẽ đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo giải quyết vụ việc. (Đời Sống & Pháp Luật 24/4) đầu trang(
23.4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Nông chuyển toàn bộ hồ sơ tang vật vụ khai thác, tàng trữ gỗ lậu quý hiếm để Cơ quan CSĐT Công an H.Cư Jút (Đắk Nông) tiếp tục điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 21.4, Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp Hạt kiểm lâm, Công an H.Cư Jút kiểm tra và phát hiện vụ tàng trữ gỗ lậu trái phép tại vườn nhà ông Nguyễn Văn Thanh (trú thôn 15, xã Tâm Thắng, H.Cư Jút). Lực lượng chức năng thống kê có 60 hộp gỗ quý hiếm gồm gõ mật, mộc, sắc, với khối lượng hơn 3 m3 cất giấu trái phép.
Tiếp tục kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hai điểm tập kết gỗ quý hiếm trong kho chứa phế liệu nhà ông Đỗ Văn Vương và nhà rẫy ông Nguyễn Thái Sơn (đều trú xã Tâm Thắng) tổng cộng 160 hộp gỗ thuộc nhóm IIA - nhóm gỗ quý hiếm (tương đương hơn 33 m3 gỗ tròn).
Toàn bộ số gỗ trên không có hồ sơ lâm sản chứng minh nguồn gốc hợp pháp, không có dấu búa của cơ quan kiểm lâm. (Thanh Niên 24/4) đầu trang(
Theo tin tức ban đầu, vào khoảng hơn 12h trưa ngày 23/4, một vụ hỏa hoạnđã xảy ra tại khu vực đất dự án Sing – Việt, đường Trần Đại Nghĩa và khu vực gần đường Mai Bá Hương (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Nhận được tin báo từ người dân, Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh đã điều 6 xe nước và hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa, đồng thời điều động 2 xe nước, 1 xe chở phương tiện của Đội chữa cháy chuyên nghiệp khu vực 1 đến hiện trường để khống chế đám cháy.
Tại hiện trường, hàng chục chiến sĩ cán bộ PCCC chia thành nhiều mũi để dập lửa tránh ngon lửa cháy lây lan qua rừng phòng hộ.
Đến hơn 18h cùng ngày, sau 6 tiếng xảy ra vụ cháy, lực lượng PCCC vẫn đang tích cực khống chế, không cho đám cháy bùng phát và lây lan qua khu rừng phòng hộ. Các chiến sĩ PCCC đã kéo vòi nước tiếp cận vào sâu bên trong đám cháy, nhưng trời nắng nóng, gió mạnh làm lửa tạt và cháy lan ra diện rộng. (Người Đưa Tin 24/4) đầu trang(
Từ điểm đầu giao cắt với đường Hồ Tùng Mậu chạy dọc tới khu đô thị Mỹ Đình có gần 10 cây xà cừ nằm dọc đường K2 bị chặt, đẽo vát từng mảng lớn ở đoạn thân sát gốc.
Mới đây thêm hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trên đường K2 (thị trấn Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm) được phát hiện bị cạo, vát vỏ cây ở gốc.
Ghi nhận của TTO chiều 21-4, bắt đầu từ điểm đầu giao cắt với đường Hồ Tùng Mậu chạy dọc tới khu đô thị Mỹ Đình có gần 10 cây xà cừ nằm dọc đường K2 bị xâm hại. Tất cả các cây này đều có điểm chung là bị chặt, đẽo vát từng mảng lớn ở thân cây đoạn nằm sát gốc.
Điều đáng nói những cây xà cừ này nằm ngay gần cạnh khu vực vườn ươm của xí nghiệp sản xuất cây hoa, cây xanh, cây cảnh (thuộc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội).
Trước đó, cũng có tới 35 cây xà cừ cổ thụ nằm trên các phố Lê Duẩn, Kim Mã, Láng, Phạm Văn Đồng đã bị các đối tượng lạ xâm hại với những vết chém ở gốc có đường kính từ vài đến vài chục cm.
Ngay sau đó, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa yêu cầu UBND các quận, Sở Xây dựng, Công an TP ngăn chặn và xử lý theo quy định hành vi này. (Tuổi Trẻ 21/4) đầu trang(
Trong khi kết quả thanh tra dự án thay thế cây xanh trên địa bàn Hà Nội còn chưa được công bố chính thức thì cộng đồng mạng một lần nữa lại “dậy sóng” vì những cây xà cừ cổ thụ bị róc vỏ.
Theo Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội, tuyến phố Lê Duẩn có 9 cây xà cừ, đường Láng có 5 cây, phố Kim Mã có 18 cây, Phạm Văn Đồng có 3 cây bị xâm hại.
“Có những vết đẽo ăn vào đến phần gỗ của cây làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Công ty đang tiếp tục theo dõi ảnh hưởng sau sự xâm hại này và tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, đề nghị giúp đỡ phát hiện người xâm hại để xử lý theo đúng quy định hiện hành” – báo cáo của Công ty này gửi UBND TP. Hà Nội cho hay. Đơn vị cũng đã đề nghị UBND TP. Hà Nội, Công an Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, phát hiện người xâm hại cây xanh và xử lý theo quy định.
Như vậy, bước đầu có thể khẳng định không có chuyện đơn vị nào đó cố tình làm cây bị thương để lấy cớ đốn hạ cây như cộng đồng mạng đồn đại (một việc làm mà nếu có thì thật ấu trĩ, nhất là vào đúng thời điểm này). Giả thuyết người dân nào đó róc vỏ cây về để nấu lên lấy nước tắm chữa bệnh ngoài da xem ra cũng không thuyết phục.
Nhưng như thế thì lại phải đặt ra câu hỏi: Ai là người đã cố tình làm việc này? Đây là trò đùa ác ý hay là hành vi “đổ thêm dầu vào lửa” để toan tính điều gì? Lẽ nào chính quyền thành phố này giờ đây lại phải cử người đi… giữ các “cụ” xà cừ, như đã từng đi canh giữ những cây sưa một dạo? Đây là những câu hỏi cần sớm có câu trả lời đáng tin cậy từ các cơ quan chức năng cùng với các giải pháp xử lý nghiêm minh để người dân thực sự yên tâm.
Nhìn từ một góc độ khác, ít nhiều có thể thông cảm cho sự bồng bột, cả tin của cộng đồng mạng, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ “anh hùng bàn phím”. Ấy là bởi việc thực hiện dự án trồng mới, thay thế cây xanh có tác động rất lớn đến cộng đồng vừa qua đã được Thành phố này triển khai vội vã, thiếu thận trọng. Ấy là bởi những ngày nắng mới của thời kỳ biến đổi khí hậu trong một đô thị đất chật người đông, công trình bê tông san sát… đã khiến người dân Thủ đô ngột ngạt, bức bối và thèm có được màu xanh trên phố hơn bao giờ hết. (Hải Quan 22/4) đầu trang(
Đề tài “Khảo nghiệm khả năng thích nghi trồng lan gấm trong nhà lưới” và “Xây dựng mô hình trồng rau trong vùng dân tộc thiểu số xã Đưng Knớ, huyện Lạc Dương” do Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương chủ trì thực hiện từ năm 2015 - 2016.
Lan gấm có tên khoa học là Ludisia discolor, được biết đến như là một vị thuốc chữa được nhiều thứ bệnh như lao phổi, suy nhược thần kinh, ăn không ngon miệng, viêm phế quản, ho...  Gần đây do phong trào chơi lan gấm làm cây cảnh phát triển mạnh nên nguồn cây này trong tự nhiên gần như đã cạn kiệt. (Nông Nghiêp VN 24/4) đầu trang(
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà- Núi Chúa (Đà Nẵng) ngày 23-4 cho biết vừa phát hiện 2 điểm cất giấu gỗ do các đối tượng khai thác trái phép tập kết, chờ vận chuyển xuống núi. "Lâm tặc" đã giấu 14 phách gỗ xoan đào (gần 1m3) ở Tiểu khu 12-20 (giáp ranh với tỉnh TT-Huế) và 4 phách gỗ kiền kiền (hơn 0,2m3) tại khu vực An Lợi (xã Hòa Ninh, H. Hòa Vang, Đà Nẵng).
Lực lượng làm nhiệm vụ tịch thu số gỗ trên để tiếp tục điều tra, xử lý. (Công An Đà Nẵng 24/4)
Lúc 15h58 ngày 20.4, đường dây 500kV Pleiku - Di Linh gặp sự cố kéo dài và tách khỏi vận hành, đến 19h40 cùng ngày mới đóng điện đưa vào vận hành trở lại. Nguyên nhân gây sự cố là do cháy rừng gỗ tạp, le tre tại khoảng cột 478-479, thuộc địa phận xã Đắk Nuê, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Diện tích đám cháy khoảng 2ha, cháy ở ngoài và lan vào trong hành lang đường dây. Điều tra của Truyền tải điện Đắk Lắk (Cty Truyền tải điện 3) cho thấy, nguyên nhân đám cháy là do đồng bào địa phương đốt rừng làm nương rẫy ngoài hành lang đường dây. (Lao Động 23/4) đầu trang(
23/4, tin từ Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An) cho biết, đơn vị này vừa tiến hành thả một lô động vật do các Hạt Kiểm lâm trong tỉnh và các Trạm Quản lý bảo vệ rừng - Hạt Kiểm lâm Pù Mát bàn giao cho Trung tâm cứu hộ Vườn Quốc gia Pù Mát.
Số động vật được tiến hành thả về tự nhiên lần này là những động vật quý hiếm gồm 1 cá thể mèo rừng (Prionailur us bengalensis); 1 cá thể rùa hộp trán vàng (Cuora galbilnirol); 2 cá thể rùa núi viền (Manouria impressa) và 02 cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides).
Được biết, các loài động vật trên đã được thả vào Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Pù Mát. Trước khi thả về rừng, số động vật này đều đảm bảo sức khỏe để thích nghi với điều kiện sống ngoài tự nhiên.
Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm cứu hộ của Vườn Quốc gia Pù Mát cũng đã tiếp nhận và cứu hộ hàng ngàn cá thể động vật được bàn giao từ các vụ săn bắt, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các loài động vật sau khi được cứu chữa thành công, được kiểm dịch và thả về môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh của chúng.
Việc làm này đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã không chỉ tại Nghệ An mà cho cả nước. (VOV + Soha 23/4) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
23/4, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua cải cách hành chính và thay đổi thực trạng tiêu thụ động vật hoang dã ở Việt Nam (WLC). Theo Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến, sau ba năm triển khai thực hiện dự án, thông qua cải cách hành chính và thay đổi thực trạng tiêu thụ động vật hoang dã, dự án đã hỗ trợ thiết thực cho công tác xây dựng chính sách và quy định pháp luật về quản lý các loài nguy cấp quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ.
Dự án này cũng chú trọng vào hướng tiếp cận mới đó là việc giảm cầu tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã, thông qua các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực về bảo tồn đa dạng sinh học từ các diễn đàn, chương trình đào tạo và hội thảo tập huấn.
“Nhờ đó, dự án đã đạt được những kết quả thiết thực trong việc kiểm soát buôn bán và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trên cả ba khía cạnh hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng,” Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh.
Với cương vị Giám đốc dự án, ông Nguyễn Thế Đồng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng để có thể tạo ra những chuyển biến trong hành vi tiêu thụ, những nỗ lực cho công tác bảo tồn cần được phải được thực hiện liên tục và đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, tầng lớp trong xã hội.
“Trên tinh thần đó, dự án đã thiết lập và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các Bộ, ngành các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức phi Chính phủ nhằm phát huy nỗ lực trong công tác bảo tồn động vật hoang dã. Đến nay, những tác động của dự án không những dừng lại ở địa bàn thí điểm là Hà Nội, mà còn có tác động rộng rãi trên phạm vi cả nước,” ông Đồng nói.
Thông qua những kết quả của dự án, một số đại biểu tham dự tại hội thảo cho rằng dự án WLC là giải pháp tạo nền móng đặt ra mục tiêu dài hạn để thúc đẩy công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để bảo tồn hiệu quả, các cấp ngành cần tiếp tục tăng cường thực thi pháp luật, trong đó phải làm rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan để tránh chồng chéo, vướng mắc trong các chính sách hiện hành.
Cùng với đó, các Bộ, ngành liên quan cũng cần phải đẩy mạnh việc chia sẻ thông tin để phát hiện và xử lý các vụ vi phạm, không bỏ lọt tội phạm về buôn bán, giết hại động vật hoang dã thông qua cải cách chính sách, mạng lưới truyền thông.
Dự án WLC được Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới, được triển khai trong ba năm từ tháng 6/2012 đến 1/5/2015 do Tổng cục Môi trường thực hiện thí điểm trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu của Dự án WLC nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua giảm thiểu tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã ở Việt Nam thông qua ba hợp phần chính:
- Hợp phần 1: Tăng cường khung chính sách và pháp lý và hỗ trợ sửa đổi và xây dựng dự thảo các quy định về quản lý các loài động vật hoang dã.
- Hợp phần 2: Tăng cường công tác thực thi pháp luật và giám sát buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã, trong đó bao gồm cả việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin và nâng cao năng lực cho cơ quan thực thi pháp luật.
- Hợp phần 3: Nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi tiêu thụ trái phép động vật hoang dã thông qua việc bồi dưỡng kiến thức cho các nhà lãnh đạo, quản lý và người tiêu dùng và thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng và cộng đồng. (Đảng Cộng Sản VN + Vietnam+ 23/4) đầu trang(
Mắc ca được gọi là "cây tỷ đô" đã nhanh chóng tạo ra sự quan tâm của toàn xã hội trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên để có được “tỷ đô” từ mắc ca thì còn quá nhiều việc phải làm.
Làm nông nghiệp, giống là vấn đề xếp thứ 4 sau "nước, phân và cần" nhưng giai đoạn hiện nay, giống mắc ca đang được coi là rất quan trọng. Trong số hơn 2.000 ha mắc ca hiện có, nhiều chuyên gia nhận định, có đến quá nửa diện tích trồng bằng cây thực sinh. Như vậy nếu không nhanh chóng kiểm soát vấn đề này, chỉ vài năm nữa khi diện tích trồng mắc ca tăng lên con số 10.000 ha theo chủ trương của Bộ NN-PTNT thì diện tích trồng mắc ca với các cây giống kém chất lượng cũng lan rộng và sẽ mất kiểm soát.
Hiện giống cây mắc ca trôi nổi trên thị trường rất nhiều. Nhiều nông dân đã mua phải giống kém chất lượng, giống có mắt ghép từ cây không phải cây đầu dòng, cây kém chất lượng hoặc giống thực sinh. Những cây mắt ghép kém chất lượng nhân rất nhỏ có giá khoảng 30.000 đồng/mắt ghép, mắt ghép tốt có giá 70.000 đồng/mắt ghép. Cây được ghép mắt đủ tiêu chuẩn chỉ sau 3 năm là cho trái trong khi mắt ghép kém có thể tới 5 -7 năm mới cho trái, trái nhỏ và ít.
Trong khi tình trạng cây giống như trên, một số doanh nghiệp lại tuyên bố sẽ nhanh chóng xây nhà máy chế biến. Những tuyên bố trên cho thấy xã hội đang thiếu quy hoạch và mất tầm nhìn chiến lược. Với tình trạng trồng cây hiện nay, mắc ca lại là cây dài ngày tức là 5 năm tới, sản lượng mắc ca trong nước vẫn rất thấp, như vậy xây nhà máy sơ chế trong 3 năm tới vẫn là đầu tư thiếu hiệu quả, chưa kể có thể gây thua lỗ.
Ông Lê Tùng Anh, Giám đốc dự án Macca của Cty CP Thương mại, đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) cho rằng: “Với quy mô mắc ca như hiện nay, chúng ta chỉ nên đầu tư các xưởng sơ chế mắc ca nhỏ ở ngay vùng nguyên liệu, với công suất từ 5 - 10 tấn/năm. Về chế biến sâu, nên khuyến khích xây dựng nhà máy ở gần thị trường tiêu thụ. Ví dụ như các đô thị lớn để bảo đảm rằng, sản phẩm mắc ca sau khi ra lò sẽ được vận chuyển nhanh nhất, trong điều kiện tốt nhất đến nơi có nhu cầu để đảm bảo chất lượng cao. Không nhất thiết phải đặt ngay tại các vùng nguyên liệu như Tây Bắc, Tây Nguyên, bởi hạt mắc ca sau khi đã qua sơ chế thì có thể bảo quản được thời gian lên tới cả tháng”.
Cũng theo ông Lê Tùng Anh, do tình hình SX trong nước như trên, DN chế biến cơ bản vẫn phải trông vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu ít nhất là trong 3 - 5 năm tới. Đối với việc nhập khẩu thực tế cũng cho thấy không hề dễ dàng do khả năng cung của thế giới chỉ bằng 1/5 lượng cầu và giá nhập khẩu rất cao.
Trên thế giới, mô hình thành công nhất là của MPC, Cty hàng đầu của Australia về mắc ca. Để có nguồn nguyên liệu ổn định, họ đầu tư vốn cho các nông trại và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các nông trại. Hợp đồng này rất chặt chẽ và được pháp luật bảo vệ nên không bên nào muốn vi phạm. Hiện tại, MPC có quan hệ hợp đồng với 750 nông trại khắp Australia. Đây có thể là mô hình đáng để tham khảo cho việc áp dụng tại VN.
Cũng tại Australia, để xây dựng một nhà máy sơ chế hạt mắc ca với công suất 11.000 tấn/năm mức đầu tư trung bình khoảng 60 triệu USD. Công nghệ sơ chế cũng không đơn giản. Để có thể sấy hạt mắc ca đạt được độ ẩm 10% theo tiêu chuẩn chung của thế giới, phải mất thời gian sấy lên tới 4 tuần với nhiệt độ ổn định ở mức 40 độ C.
Do đó việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và xây dựng nhà máy cũng là một nội dung cần đầu tư nghiên cứu bài bản. Trong bối cảnh như vậy, các tài liệu hướng dẫn trồng, chăm sóc và chế biến vẫn còn rất thiếu. Nông dân cơ bản làm theo kinh nghiệm và mang tính tự phát theo phong trào. (Nông Nghiêp VN 24/4) đầu trang(
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong hơn 2.000 ha cây mắc ca trồng tại Việt Nam hiện nay đa phần là cây mới trồng chưa cho quả, hoặc năng suất còn thấp.
TS. Nguyễn Trí Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm, có tới 50% diện tích đã trồng nhiều khả năng là sử dụng giống từ cây thực sinh, do đó khả năng đạt năng suất cao rất thấp.
Ngay cả nếu diện tích trồng mắc ca tăng lên 10.000 ha vào năm 2020 như đề xuất của Bộ NN&PTNT, sản lượng mắc ca hàng hóa dự báo vẫn chưa phải lớn, do quá trình sinh trưởng dài và rất lâu có quả của loại cây trồng này.
Thực tế trên là nguyên nhân khiến không ít ý kiến cho rằng, bây giờ chưa phải lúc để xây nhà máy chế biến mắc ca mà nên dành nguồn vốn đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ sản xuất cây giống, thiết lập các mô hình hợp tác giữa nông dân và DN sao cho việc trồng cây có hiệu quả...
Thực tế trên thế giới, mô hình thành công nhất là MPC - DN hàng đầu của Úc về chế biến mắc ca, đang hoạt động hiệu quả. Họ đã phải đầu tư khoảng 60 triệu USD xây dựng một nhà máy sơ chế hạt mắc ca với công suất 11.000 tấn/năm
Cùng với đó, để có nguồn nguyên liệu ổn định, họ đầu tư vốn cho các nông trại và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các nông trại. Hợp đồng này rất chặt chẽ và được pháp luật bảo vệ nên không bên nào muốn vi phạm. Hiện tại, MPC có quan hệ hợp đồng với 750 nông trại khắp Australia.
Ông Lê Tùng Anh, Giám đốc dự án mắc ca - Công ty IDT International cho rằng: “Với quy mô mắc ca như hiện nay, chúng ta chỉ nên đầu tư các xưởng sơ chế nhỏ ở ngay vùng nguyên liệu, với công suất từ 5 - 10 tấn/năm. Về chế biến sâu, nên khuyến khích xây dựng nhà máy ở gần thị trường tiêu thụ, ví dụ như các đô thị lớn để bảo đảm rằng sản phẩm mắc ca sẽ được vận chuyển nhanh nhất, trong điều kiện tốt nhất đến nơi có nhu cầu tiêu thụ để đảm bảo chất lượng cao. Không nhất thiết phải đặt ngay tại các vùng nguyên liệu như Tây Bắc, Tây Nguyên, bởi hạt mắc ca sau khi đã qua sơ chế thì có thể bảo quản được thời gian lên tới cả tháng”.
Theo TS. Nguyễn Trí Ngọc, hiện tại trên thế giới mới chỉ có khoảng hơn 10 quốc gia có diện tích phù hợp để trồng mắc ca. Trong đó, Úc, Mỹ, Nam Phi và Kenya đang dẫn đầu về diện tích mắc ca, nhưng hơn 10 năm qua diện tích trồng tại các quốc gia này vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Không phải các nước này không muốn đẩy mạnh trồng mắc ca, mà bởi mắc ca là cây trồng khá “khó tính”, kén đất và kén khí hậu, không phải vùng đất nào của họ cũng trồng được.
Mặt khác, quỹ đất trồng mắc ca có giá rất cao ở những nước này. Tính về kinh tế, với những nước có ngành công nghiệp rất phát triển thì việc tập trung phát triển diện tích trồng mắc ca chưa hẳn đã là hiệu quả nhất, do đó khả năng tăng diện tích của các nước là rất khó.
Tuy nhiên, hiện trạng trên lại là một lợi thế đối với Việt Nam, khi chúng ta mới chỉ bắt đầu phát triển cây công nghiệp này và Việt Nam còn quá nhiều diện tích phù hợp để trồng và phát triển mắc ca chưa được khai thác ở Tây Bắc và Tây Nguyên.
Trong vòng 5 năm nữa, với diện tích quy hoạch trồng mắc ca như Bộ NN&PTNT đề xuất thì không khó để Việt Nam lọt vào top 5 quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích trồng mắc ca. Trong 10 năm tiếp theo, việc Việt Nam tiếp tục đạt thứ hạng cao hơn so với các nước trồng mắc ca trên thế giới là không khó. (Thơì Báo Ngân Hàng 24/4) đầu trang(
“Cây mắc ca do anh Tạn (cố Phó Thủ tuớng Nguyễn Công Tạn - PV) đưa vào Việt Nam và tôi khi còn lảm Chủ tịch tỉnh đã đưa nó lên trồng đầu tiên ở Tây Nguyên vào khoảng năm 2000 - 2001”, TS. Nguyễn Văn Lạng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nói vói PLVN.
Theo ông Lạng, Đắk Lắk là tỉnh có số lượng cây mắc ca trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. Trong đó tập trung ở các huyện Krông Năng, M Drắk và huyện Lâm Hà (Lâm Đồng). Mắc ca là một loại cây rừng có nguồn gốc từ Úc, đã được thuần hóa thành cây nhà để trồng thành cây công nghiệp của nước này khoảng 190 năm trở lại đây.
Một số ý kiến lo ngại nếu trồng mắc ca thì một phần diện tích các cây truyền thông khác có thể sẽ bị thay thế?
- Theo tôi, không nên trồng thuần loại mắc ca dù nó được đánh giá là cây hiệu quả; và phải tuyệt đối không được chặt rừng để trồng nó mà cần trồng xen với cà phê để che bóng cho cà phê vì hiện nay cà phê của chúng ta trồng không đúng kỹ thuật như trước đây người Pháp từng làm. Theo đó, 1 héc ta cà phê nên trồng xen vài ba chục cây mắc ca.
Để hiện thực hóa lợi ích từ giống cây này cần quan tâm điểu gì nhất, thưa ông?
- Ở thời điểm này, chúng ta phải đặc biệt chú trọng vấn đề giống, bởi với đặc thù là một loại cây rừng nên nó có rất nhiều giống. Ở Việt Nam, hiện có khoảng 21 giống mắc ca đã được nhập vào thông qua nhiều con đường khác nhau. Vì thế, cần phải có sự chọn lọc, thuần hóa giống cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Cần lưu ý, đây là cây thụ phấn chéo nên nếu trồng không cẩn thận có khi không có quả. Đặc biệt, là loại cây chỉ chịu được nhiệt độ dưới 22 độ c và trong thời gian ra hoa, nếu gặp mưa thì cũng có thể không có quả. Tóm lại, nên hiểu một cách khái quát đó là một loại cây hoang dã có chu kỳ nên có thể năm nay rất sai quả nhưng năm sau không có quả. Hoặc trong một vườn có cây sai nhưng cũng có những cây rất ít quả.
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhiều người vẫn gắn cho mắc ca tên gọi là “cây tỷ đô. Ông có kỳ vọng trong tương lai, nó có thể đạt giá trị xuất khẩu trị giá tỷ USD như cà phê, hồ tiêu..., giúp nông dân đổi đời?
- Tôi cho rằng, nhiều người hiểu chưa toàn diện về khái niệm cây tiền tỷ. Bởi nếu làm tốt thì đến một lúc nào đó, có thể có 1 tỷ USD xuất khẩu từ cây này như chúng ta đã từng có từ cây cà phê, sắn, điều, hồ tiêu... Hiện nay đang có xu hướng nhiều người tuyên truyền giá của hạt mắc ca thành phẩm đã qua chế biến để tính giá trị thu được từ cây này, như vậy là không đúng. Chính xác là phải lấy giá khi thu hoạch hạt nguyên từ trên cây, bởi đó là cái giá mà người nông dân tiêu thụ, người dân bán ra thị trường để tính toán. Nếu cứ lấy giá sau chế biến, giá niêm yết bán hạt trong siêu thị rồi nhân lên theo từng cây và từ đó nhân lên với tổng số cây trên mỗi héc ta để gọi nó là cây tiền tỷ là không chính xác. Việc này cần nói một cách chính xác là: Việt Nam nếu làm tốt những khâu trên thì hàng chục ngàn héc ta mắc ca sẽ có cả tỷ USD.
Tôi nhớ khi còn công tác, tôi có đi thực tế ở Sơn La thì thấy có gia đình trồng loại cây này mà đã mang về thu nhập gần 20 triệu đồng/cây/năm, hay ờ Đắk Rlấp (Đắk Nông) có gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Nói tóm lại, mắc ca là loại cây phụ trợ, chịu hạn tốt và có thể che bóng cho cà phê, góp phần tiết kiệm được nguồn nước tưới tại Tây Nguyên vốn hay khô hạn. Tuy nhiên, trước khi làm trên diện rộng thì phải tính toán kỹ, nhưng cũng không nên quá thận trọng, dễ đánh mất cơ hội.(Pháp Luật VN 23/4) đầu trang(
Mới được đưa về trồng thí điểm tại huyện miền núi Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi được khoảng 8 tháng, với chiều cao đạt khoảng hơn 1,3 m nhưng một số cây mắc ca đã trổ bông.
Ông Trần Quý, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Sơn Tây giải thích về sự khác thường này: mắc ca giống đang trồng tại địa phương là cây ghép, với phần gốc là cây non và phần thân là cành, nhánh của cây đã trưởng thành.
Do vậy, một số cây dù mới trồng vài tháng nhưng đã ra hoa, thay vì phải chờ 2 - 4 năm.
Mắc ca được trồng thí điểm tại 3 xã là Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long, với diện tích là 2ha/xã, tổng kinh phí lên đến 1,3 tỉ đồng.
Cùng với cây mắc ca, huyện miền núi Sơn Tây cũng là địa phương đầu tiên ở Quảng Ngãi đưa cá tầm về nuôi, với diện tích là 2 ao x 100 m2/ao, tổng số cá giống thả nuôi trên 500 con.
Sau gần 5 tháng, hiện cá tầm đã đạt trọng lượng trên 1 kg/con, dự kiến đến khoảng tháng 8 năm nay sẽ thu hoạch. (Phụ Nữ TPHCM 23/4) đầu trang(
Thời gian qua, Ban Quản lý (BQL) Rừng Phòng hộ huyện Tam Đường đã tập trung thực hiện nhiệm vụ ươm giống, đảm bảo đạt yêu cầu, góp phần phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Năm 2015, tỉnh ta có nhiệm vụ trồng thêm 867,67ha rừng trồng thay thế (trồng bù diện tích đã dâng nước phục vụ xây dựng các nhà máy thủy điện). Đây được xem là nhiệm vụ rất nặng nề khi 1 lúc phải thực hiện 3 nhiệm vụ song song: trồng rừng phòng hộ, sản xuất và thay thế. Góp sức vào thực hiện nhiệm vụ nâng cao tỷ lệ chè phủ rừng của tỉnh, BQL Rừng Phòng hộ huyện đã chủ động nguồn cây giống ngay từ những tháng đầu năm.
Anh Phạm Danh Tuyên - Phó BQL Rừng Phòng hộ Tam Đường đưa chúng tôi đi thăm quan vườn ươm của đơn vị. Những luống cây giống mọc san sát nhau, gặp những cơn mưa đầu mùa càng xanh tốt hơn. Giới thiệu với chúng tôi về giống cây re đang trên đà phát triển, xanh mướt lá, anh Tuyên cho biết: "Đây là một trong những loại giống cây mới được đưa vào gieo ươm để phục vụ nhiệm vụ trồng rừng thay thế (TRTT). Bởi theo quy định, TRTT phải chọn các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao và thời hạn khai thác lâu dài. Dù còn nhiều bỡ ngỡ khi lần đầu ươm giống cây này nhưng tỷ lệ hạt nảy mầm đạt khá cao, cây phát triển tốt”.
Năm 2014, tổng số lượng cây con đạt tiêu chuẩn mà đơn vị tự gieo ươm để cung ứng cho công tác trồng rừng là 79.266 cây, trong đó có 30.000 cây thông mã vỹ và 49.266 cây sơn tra. Năm nay, theo kế hoạch, đơn vị được giao nhiệm vụ trồng 30ha rừng phòng hộ, 100ha rừng sản xuất và 150ha rừng trồng thay thế. Để chuẩn bị sẵn sàng cho mùa trồng rừng sắp tới, ngay từ tháng 11/2014, đơn vị đã xây dựng kế hoạch ươm cây giống. Theo dự kiến, BQL sẽ gieo ươm 430.000 bầu giống gồm các loại cây như: sơn tra, thông mã vỹ, keo vối thuốc, giổi, lát hoa, sấu và re. Tính đến nay, đơn vị đã gieo ươm được 14.500 cây giống phục vụ công tác TRTT và 295.000 cây giống trồng rừng phòng hộ, sản xuất.
Về chất lượng cây giống, anh Phạm Danh Tuyên khẳng định hoàn toàn đảm bảo về đường kính, chiều cao, sinh trưởng và phát triển tốt. Các địa phương khác có nhu cầu cung ứng cây giống, đơn vị sẽ đáp ứng đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Được biết, ươm giống trồng rừng là công việc đòi hỏi phải có kỹ thuật, cần sự tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao, để thực hiện nhiệm vụ ươm giống, đơn vị đã cử 4 cán bộ có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm để phụ trách vườn ươm.
Vào mùa ươm giống, số lượng công việc nhiều trong khi đội ngũ cán bộ ít, BQL đã hợp đồng mùa vụ với người dân địa phương các công việc như: sàng đất, trộn phân. Cán bộ kỹ thuật phân chia kích thước bầu, tỷ lệ đất và hướng dẫn bà con đóng bầu theo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật. Sau đó mới tiến hành cấy giống vào bầu để ươm. Để hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, các cán bộ kỹ thuật đã phân công nhau tưới nước giữ độ ẩm vào những tháng mùa khô.
Đồng thời thường xuyên kiểm tra quá trình phát triển của cây giống. Trước khi xuất xưởng để tiến hành trồng rừng, cây giống được kiểm tra chặt chẽ. Cán bộ của Ban còn xuống thực địa để hướng dẫn kỹ thuật, cam kết với bà con chăm sóc, quản lý, bảo vệ tốt cây giống để có tỷ lệ cây sống cao.
Đối với những giống cây do nhiều nguyên nhân không thể ươm tại vườn ươm, đơn vị phải nhập từ các tỉnh về và được kiểm soát nghiêm ngặt về điều kiện xuất xưởng, hóa đơn, chứng từ.
Đánh giá về công tác ươm giống ở BQL Rừng Phòng hộ Tam Đường, ông Nguyễn Văn Biển - Chi cục Trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh cho biết: "Đây là một trong 3 vườn ươm chính, đáp ứng đủ và thừa giống trồng rừng. Không chỉ đáp ứng cho nhu cầu cây giống trồng rừng của huyện mà còn cung ứng cho các huyện khác trong tỉnh. Nhờ quản lý chặt chẽ nên cây giống được sản xuất tại vườn ươm có chất lượng tốt, tỷ lệ sống rất cao, phát triển khỏe". (Báo Lai Châu 23/4) đầu trang(
Đó là thông tin mà Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước Trần Kỳ Quang trao đổi với PV Báo Bình Định.
Theo đó, Phó Chủ tịch yêu cầu UBND xã Phước Thuận tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án trồng rừng ngập mặn ven đầm. Đồng thời, đề nghị các hội, đoàn thể (Mặt trận, Phụ nữ, Nông dân, Thanh niên) huyện theo chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường vận động nhân dân, hội, đoàn viên của địa phương chấp hành đúng các quy định về trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; nhất là đối với Dự án trồng rừng ngập mặn ven đầm nói chung và tại xã Phước Thuận nói riêng.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cũng đề nghị Văn phòng Điều phối về biến đổi khí hậu tỉnh, Ban Quản lý khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại xây dựng biển báo, pa-nô tuyên truyền, để nhân dân nhận biết và nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ rừng; phối hợp với UBND xã Phước Thuận, các ngành liên quan kiểm tra, lập thủ tục thanh lý hợp đồng đối với hộ, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn thuộc Dự án nêu trên, do vi phạm hợp đồng đã ký kết giữa các bên; chủ trì, phối hợp UBND xã Phước Thuận cho phép ngư dân được phép vào khai thác bằng phương thức thủ công như lượm bằng tay trong 2 khu vực không có cây rừng (thôn Lộc Hạ và Nhân Ân) và có trách nhiệm hướng dẫn người dân khai thác thủy sản hợp lý, không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Trước đó, trên trang Bạn đọc & Tòa soạn báo Bình Định, số ra ngày 17.4.2015 có đăng tải bài viết: “Nuôi hàu, sìa trong rừng ngập mặn đầm Thị Nại: Cần sớm xử lý dứt điểm”, phản ánh tình trạng, 3 hộ dân ở thôn Nhân Ân, xã Phước Thuận, gồm các ông Trương Văn Thảo, Ngô Đình Thành và Nguyễn Đình Cẩn (mỗi hộ nhận khoán 2 ha) đã lợi dụng việc nhận khoán trồng và chăm sóc rừng ngập mặn trên đầm Thị Nại để thả hàu, sìa tư lợi; trong khi đó, việc chăm sóc diện tích rừng ngập mặn lại hạn chế...(Báo Bình Định 23/4) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Ngôi Đền Hổ của Thái Lan từ lâu đã rất nổi tiếng với du khách, nơi nuôi dưỡng 147 con hổ và nhiều loài động vật quý hiếm khác. Tuy nhiên giờ đây điều đó sẽ trở thành quá khứ.
Nipon Chotiban, người đứng đầu Cục bảo tồn thực vật, động vật hoang dã và Công viên Quốc gia cho biết, ngôi đền có tên gọi chính thức là Wat Pa Luangta Bua Yanasampanno ở ngoại ô thủ đô Bangkok đã nuôi giữ hổ mà không có giấy phép. Những nhà bảo tồn động vật hoang dã đã đến điều tra trong tháng 2 để kiểm tra, tuy nhiên kết quả của cuộc điều tra không được công khai. Ông Chotiban đã gửi thông báo chính thức đến ngôi đền ngay sau đó, yêu cầu họ phải thả ngay những con vật về các khu bảo tồn động vật hoang dã hoặc vườn thú tại địa phương, Yahoo News đưa tin.
Thông báo trên là một tin rất mừng với các nhà bảo tồn động vật ở Thái Lan, những người đã đấu tranh nhiều năm nhằm giải phóng những con hổ tại ngôi đền. Họ cáo buộc các nhà sư trong ngôi đền đã sử dụng một chương trình nhân giống và buôn bán trái phép những loài thú quý hiếm tại đây. Ngoài ra, những con hổ còn bị xích và được đào tạo để chụp ảnh, mua vui cho du khách kể từ khi ngôi đền bắt đầu nuôi chúng vào năm 1999. (Zing 23/4) đầu trang(
Một thanh niên 18 tuổi ở bang Florida, Mỹ, đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi bị một con rắn hổ mang cắn vào mặt. Vụ việc xảy ra khi cậu tìm cách hôn con rắn để chụp ảnh.
Thanh niên trên tên là Austin Hatfield. Cậu ta bắt được một con rắn hổ mang nước dài 1,2 m khi đang bơi với bạn tại một đầm lầy ở quận Hillsborough, bang Florida (Mỹ), The Mirror đưa tin hôm 22.4.
Hatfield quyết định mang con hổ mang về nhà nuôi và mọi chuyện xảy ra sau đó. Để chụp hình, cậu dùng tay giữ đầu con rắn rồi quấn nó quanh cổ mình.
Sau đó, Hatfield bị con rắn cắn vào mặt khi cố hôn vào đầu của nó. Cậu được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Con hổ mang sau đó cũng bị giết, theo Mirror.
Cảnh sát cho biết Hatfield không được phép giữ con rắn trong nhà vì cậu không phải là người có kỹ năng để xử lý các loài động vật hoang dã nguy hiểm.
Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 3.500 người bị rắn độc cắn nhưng chỉ có vài trường hợp tử vong. Khoảng 70% nạn nhân trong số đó là nam giới, có độ tuổi từ 16 đến 25, theo ABC News. (Than Niên 23/4) đầu trang(
Cá sấu được biết đến là "chúa tể đầm lầy" bởi sự hung hăng, tàn ác... Tuy vậy, một cô gái vẫn ung dung chơi đùa với cá sấu khiến nhiều người chứng kiến "thót tim".
Với chiếc hàm răng sắc nhọn, một sức khỏe phi thường khiến cá sấu có thể giết chết một người to khỏe trong nháy mắt. Thế nhưng, cô Ashley Lawrence (25 tuổi) sống tại Mỹ lại ung dung vật lộn với chúng khiến nhiều người chứng khiến không khỏi rùng mình, lo sợ cho sự an toàn của cô.
Qua tìm hiểu, sau khi tại ngôi trường ở Fort Wayne, Ashley Lawrence  đã chính thức làm việc tại nơi bảo vệ động vật hoang dã. Công việc hàng ngày của cô là đánh vật với cá sấu để di chuyển chúng tới nơi an toàn ở đầm lầy Florida. Nhiều người nam giới khi nghe đến công việc của  Ashley Lawrence thì không khỏi rùng mình kinh sợ. Tuy nhiên, cô Ashley Lawrence lại cho rằng đây là công việc mà bao lâu nay cô mơ ước.
Trao đổi về công việc hiện tại, Ashley Lawrence chia sẻ: "Tôi có khả năng đọc được hành vi của động vật. Bởi vì tôi có thể hiểu động vật ở một mức độ nhất định nên tôi nghĩ rằng nó khiến tôi không phải tiến hành những cuộc vật lộn không cần thiết. Khi nói tới động vật cần giúp đỡ hoặc đời sống động vật, tôi như được tiếp thêm sức lực. Đó là thứ mà tôi say mê".
Dù công việc được cho là rất nguy hiểm, không phù hợp với một người phụ nữ xinh đẹp như Ashley Lawrence. Nhưng với miền đam mê, yêu thích động vật hoang dã từ nhỏ nên Ashley Lawrence đã quyết định, lựa chọn công việc hiện tại. (Phunutoday 23/4) đầu trang(
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, cảnh sát Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã bàn giao một lô hàng bao gồm 84 chiếc ngà voi được vận chuyển bất hợp pháp với trọng lượng lên tới hơn 300kg cho Bộ Nước và Môi trường để tiêu hủy.
Thiếu tướng Ali Bin Atiq Lahej, Giám đốc an ninh sân bay thuộc lực lượng cảnh sát Dubai, cho biết các lô hàng đã bị chặn với sự giúp đỡ của Cơ quan chống ma túy trong tháng ba vừa qua, trong khi quá cảnh tại sân bay quốc tế Dubai từ Côte d'Ivoire để vận chuyển về Việt Nam.
Ông Atiq Lahej cho biết số ngà voi bị thu giữ có trị giá theo giá thị trường khoảng 3 triệu USD và nói thêm rằng những kẻ săn bắn động vật trái phép có thể đã giết chết hơn 40 con voi để có được số ngà voi này.
Theo luật pháp của UAE, hành vi buôn lậu ngà voi hoặc buôn bán động vật đang bị đe dọa hoặc bất kỳ bộ phận nào của các loài động vật quý hiếm sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 18.000 USD hoặc phạt tù lên đến 6 tháng hoặc theo lệnh của thẩm phán tùy thuộc vào từng trường hợp.
Ước tính của Tổ chức vận động ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã quốc tế (International Wildlife Trade Campaign -IWTC), hoạt động săn bắn và buôn lậu ngà voi bất hợp pháp mỗi năm mang lại cho những kẻ bất lương khoản tiền lớn lên tới 10 tỷ USD.
IWTC đã phải lên tiếng cảnh báo nếu tình trạng săn bắt hiện nay vẫn tái diễn thì chỉ chưa đầy 10 năm nữa loài voi châu Phi sẽ biến mất trên thế giới. (Vietnam+ 24/4) đầu trang(
Những con chó ngao Tây Tạng từng là vật trang sức không thể thiếu của giới nhà giàu Trung Quốc nay phải chịu cảnh nhồi nhét trong các trại nuôi nhốt tồi tàn hoặc bị bán vào các lò mổ với giá rẻ mạt.
Nghề nuôi chó ngao Tây Tạng từng có thời kỳ phát triển cực thịnh ở Trung Quốc. Khi đó, giá mỗi con thần khuyển này lên tới 200.000 USD. Giống chó mặt xệ sở hữu lớp lông và bờm dày như sư tử trở thành biểu tượng của giới siêu giàu Trung Quốc. Nhưng đó là câu chuyện của hai năm trước.
Hồi đầu năm, người ta tìm thấy hơn 20 con chó ngao Tây Tạng bị nhồi nhét cùng khoảng 150 con chó khác tại một trang trại tồi tàn. Nếu không vì một lệnh cấm do các nhà  hoạt động vì quyền động vật ở Bắc Kinh ban hành thì có lẽ cuộc đời chúng đã kết thúc tại một lò mổ ở phía đông bắc Trung Quốc với giá chỉ 5 USD mỗi con, theo New York Times.
Sức mua đối với các mặt hàng xa xỉ của Trung Quốc đang sụt giảm nghiêm trọng vì áp lực từ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Số phận của những con chó ngao Tây Tạng, giống chó chăn gia súc hung dữ nhất nhì thế giới, có nguồn gốc từ cao nguyên Himalaya, từng là "trang sức" không thể thiếu của các đại gia Trung Quốc, cũng không nằm ngoài guồng quay đó.
Năm 2011, một con chó ngao Tây Tạng thuần chủng với màu lông đỏ rực được bán với giá kỷ lục 1,6 triệu USD. Nhiều người mua lúc đó nói sẵn sàng chi đến 250.000 USD để sở hữu một con chó ngao Tây Tạng có dáng chuẩn.
Nổi tiếng vì sự dũng mãnh và thừa hưởng ý chí của những người du mục Tây Tạng, chó ngao khiến chủ nhân hãnh diện bởi mức độ quý giá cũng như phong thái khó có thể tìm thấy ở một giống vật nuôi thông thường, bà Liz Flora, Tổng biên tập tờ Jing Daily, tạp chí chuyên nghiên cứu về thị trường xa xỉ phẩm ở Trung Quốc cho hay. "Người tiêu dùng Trung Quốc thường không ngần ngại chi trả khoản tiền lớn cho bất cứ thứ gì liên quan đến xứ Tây Tạng huyền bí".
Dân du mục Tây Tạng từ lâu sử dụng chó ngao để canh gác vào ban đêm, chống lại kẻ trộm gia súc và chó sói. Là một loài chó hoang dã được thuần hóa, với tiếng sủa lớn, ngao Tây Tạng có khả năng thích nghi cao với cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông và điều kiện không khí loãng ở vùng cao nguyên.
"Chúng thừa sức mạnh để bảo vệ chủ, tài sản và đàn gia súc của chủ trước bất kỳ mối đeo dọa nào mà không hề sợ hãi, khiến người chủ tự hào", ông Gombo, người nuôi chó ở Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc nói, chỉ vào ba con chó ngao xích ở giữa sân nhà, đang gầm gừ trước một nhóm người lạ.
Lúc cao trào, nhiều người nuôi còn chịu chi tiền để đưa chúng đi phẫu thuật thẩm mỹ. Hồi đầu năm 2013, một chủ chó kiện bệnh viện thú y ở Bắc Kinh và yêu cầu bồi thường 140.000 USD sau khi con chó ngao Tây Tạng của ông chết trên bàn mổ khi đang phẫu thuật nâng mặt.
"Nếu chó của tôi trông oai dũng hơn, các chủ chó cái sẽ sẵn lòng bỏ ra nhiều tiền để lấy giống", Global Times dẫn lời một người nuôi chó ngao giải thích lý do ông yêu cầu bệnh viện chỉnh hình lại khuôn mặt xệ của con vật cưng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, những người nuôi chó ngao Tây Tạng vẫn bám trụ với nghề ở Trung Quốc đang phải vật lộn vì tình trạng cung vượt quá cầu. Người mua ngày một ít còn giá bán thì tuột dốc không phanh. Giá chào bán trung bình cho một con đực tốt giống hiện vào khoảng 2.000 USD. Nhưng nhiều chủ chó còn chấp nhận cái giá thấp hơn thế, theo NY Times.
"Nếu có cơ hội làm ăn tốt hơn, tôi sẽ từ bỏ nghề này", Gombo nói. Ông cho biết tiền thức ăn một ngày cho mỗi con chó từ 50 - 60 USD. "Áp lực mà chúng tôi phải gánh quá lớn", ông nhấn mạnh.
Từ năm 2013 đến nay, khoảng một nửa trong số 95 người nuôi chó ngao chuyên nghiệp ở Trung Quốc đã bỏ nghề, theo số liệu của Hiệp hội Chó ngao Tây Tạng. Trại nuôi chó ngao thuần chủng từng phát triển rất thịnh vượng ở Thành Đô, Tứ Xuyên, hiện bị biến thành một chợ bán thú cưng và công viên thủy sinh.
Về mặt nào đó, niềm đam mê dần nguội lạnh đối với giống chó ngao Tây Tạng  phản ánh tính "có mới nới cũ" của một bộ phận người mua hàng ở Trung Quốc. Họ dễ dàng theo đuổi một trào lưu và nhanh chóng từ bỏ khi nó hết thời, bà Flora bình luận.
Li Quin, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh, chuyên gia về chó ngao Tây Tạng, cho hay các nhà đầu cơ là một phần nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của thị trường từng được coi là rất lành mạnh này.
Ngoài ra, khi giá cao, người nuôi vô đạo đức đã phối giống chó ngao Tây Tạng thuần chủng với những loài chó khác nhằm đánh lừa khách hàng. "Năm 2013, thị trường đầy rẫy chó lai", ông Li nhận xét.
Hàng loạt câu chuyện ngao Tây Tạng tấn công người cũng khiến chủ chó nản lòng. Ngoài ra, những năm gần đây, nhiều thành phố ở Trung Quốc còn cấm nuôi chó dữ. Điều này càng khiến nhu cầu suy giảm.
Suốt 25 năm ở Trung Quốc, Mary Peng, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Trung tâm Thú y Quốc tế ở Bắc Kinh, chứng kiến hàng loạt trào lưu nuôi chó rộ lên rồi kết thúc bằng việc lũ chó bị bỏ rơi.
"10 năm trước, phong trào nuôi chó becgie, golden retriever, chó đốm, rồi husky rất thịnh", bà Peng nói. "Nhưng nhìn vào mức gia trên trời của giống chó ngao Tây Tạng cách đây vài năm tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày chúng lại bị nhồi nhét trên những xe chở thịt". (VnExpress 24/4) đầu trang(
Guatemala: Hàng nghìn hécta rừng bị ảnh hưởng do nạn cháy
21/4, Cơ quan Phòng chống Cháy rừng của Guatemala cho biết tình trạng cháy rừng đã làm ảnh hưởng tới 6.000 hécta rừng tại quốc gia Trung Mỹ này trong thời gian từ tháng 9/2014 tới tháng 4/2015.
Phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh và Carribean dẫn thông báo của cơ quan trên cho biết trong quãng thời gian này, Guatemala đã hứng chịu 404 vụ cháy rừng, trong đó 114 vụ cháy xảy ra tại các khu rừng nguyên sinh được bảo tồn, gây thiệt hại sinh thái tại 1.600 hécta rừng. Trong số 22 bang của nước này, chỉ có bang Retalhuleu (Rê-tan-u-lêu) là “thoát nạn".
Với nền đất màu mỡ và hệ thống nguồn nước phong phú, Guatemala được coi là quốc gia rừng rậm với độ che phủ khoảng 54% diện tích lãnh thổ, chưa kể tới các đồng cỏ chăn thả chiếm tới 24% lãnh thổ, trong khi diện tích trồng trọt chỉ ở mức 17%. Quốc gia Trung Mỹ này đã thiết lập tới 243 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 3,5 triệu hécta, tương đương 32% lãnh thổ. (Đảng Cộng Sản VN 22/4) đầu trang(
Một người đàn ông Ấn Độ đã phải trả giá đắt khi bị con voi giẫm đạp đến chết chỉ vì những người bạn của mình ném pháo, trêu tức nó.
Theo đó, khi con voi đang thong thả uống nước dưới sông, thì một đám đông người ở gần đó tỏ ra phấn khích, hò hét làm con voi có vẻ hoảng sợ. Sau đó, 1 người trong đám đông đã ném pháo về phía con voi đang đứng.
Sợ hãi và bị giật mình, vừa thêm tức giận, con voi lập tức lao điên cuồng về phía đám đông. Mọi người sợ hãi bỏ chạy.
Tuy nhiên, sự việc không may là có một người đàn ông do bị đau chân đã tụt lại phía sau và bị con voi tóm được, rồi dùng vòi quăng quật. Những người còn lại đã cố gắng la hét để đánh lạc hướng con voi nhưng vẫn không làm con vật bình tĩnh lại mà nó càng lao tới, dùng chân giẫm lên người đàn ông xấu số này.
Hậu quả của vụ “nghịch dại” trêu tức voi này là người đàn ông đã bị con vật giẫm đạp đến chết. Đây không phải là vụ việc đầu tiên voi giẫm chết người ở Ấn Độ. Vào năm 2014, một cặp vợ chồng đến khu bảo tồn động vật hoang dã Ấn Độ chơi và mang máy ảnh ra chụp ảnh con voi. Do bị kích động ánh đèn flash, con voi cũng lao điên cuồng tới giẫm chết cặp vợ chồng này.
Voi dễ bị kích động nên các nhà động vật học cũng đưa ra lời cảnh báo người dân nên hạn chế sử dụng các thiết bị có âm thanh và ánh sáng lớn khi tới gần những con voi hoang dã. (Lao Động 23/4)đầu trang( ./.
Biên tập: Nguyễn Mai