Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 24 tháng 04 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ - SỬ DỤNG - PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Theo tin từ Cục Kiểm lâm, tính đến ngày 22/4, cả nước có 10 địa phương đang ở nguy cơ cháy rừng cao.
Theo đó, có 6 địa phương đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh gồm: Bình Định (Khu vực An Nhơn, Phù Cát, TP. Quy Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Vân Canh); Bà Rịa (Khu vực Côn Đảo, Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc), Bình Thuận (Khu vực Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong), Gia Lai (Khu vực Krông Pa, TX. Ayun Pa), Khánh Hoà (Khu vực Diên Khánh, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa), Ninh Thuận (Khu vực Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Sơn).
Cùng với đó, có 4 địa phương đang ở cấp IV, cấp nguy hiểm, gồm: Khánh Hoà (Khu vực TX. Cam Ranh, Khánh Sơn), Lai Châu (Khu vực Mường Tè), Nghệ An (Khu vực Kỳ Sơn, Tương Dương) và toàn tỉnh Phú Yên.
Cục Kiểm lâm nhận định, các khu vực trên đã có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Trước tình hình trên, Ban chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 yêu cầu UBND các cấp và chủ rừng thuộc các địa phương trên thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. (Đại Biểu Nhân Dân 24/4; Báo Lạng Sơn 23/4) đầu trang(
Gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tiếp phát hiện các vụ phá rừng, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép.
Ngoài những vụ việc được ngành chức năng phát hiện, bắt giữ thì vẫn còn nhiều trường hợp tìm mọi cách để chặt phá, vận chuyển lâm sản; nghiêm trọng hơn, các đối tượng lâm tặc tỏ ra bất chấp, vận chuyển gỗ với khối lượng lớn để xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến chết người.
Theo thống kê của ngành chức năng, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 223 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 3 vụ so với cùng kỳ năm trước. Các vụ vi phạm tập trung chủ chủ yếu là buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép 184 vụ; khai thác gỗ và lâm sản 21 vụ; phá rừng trái phép 5 vụ… theo đó, cơ quan chức năng đã tịch thu trên 128 m3 gỗ tròn và 253 m3 gỗ xẻ các loại, cùng nhiều phương tiện và tang vật vận chuyển khác.
Theo đánh giá từ ngành Kiểm lâm tỉnh, các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn có chiều hướng giảm, có được kết quả trên nhờ vào sự phối hợp ngăn chặn và xử lý của các ngành chức năng và địa phương cùng các chủ rừng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nhiều nhóm lâm tặc vẫn thường xuyên tìm cách chặt phá, lén lút vận chuyển mua bán lâm sản trái phép, ngoài các xe ô tô độ chế để vận chuyển từ rừng, thì phương tiện là các xe ô tô loại mới được sử dụng để dễ dàng lẩn trốn khi bị phát hiện.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Nhĩ-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho rằng: Triệt để xử lý nạn phá rừng, buôn bán lâm sản là rất khó, chỉ là hạn chế. Nhưng để làm tốt công tác này ngoài lực lượng kiểm lâm thì sự phối hợp của các ngành chức năng, trong đó Công an các địa phương, chính quyền sở tại là không thể thiếu, nếu sự phối hợp này thường xuyên và quyết liệt hơn thì chắc chắn các đối tượng sẽ không manh động như thời gian qua.
Cũng theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, việc các xe độ chế, xe ô tô hết niên hạn thường xuyên hoạt động trên các huyện biên giới để chở gỗ lậu trong thời gian qua, dù đã bị bắt giữ, xử lý, kể cả phá hủy nhiều xe vi phạm, hết niên hạn, nhưng các dòng xe ô tô cũ vẫn liên tục được các đối tượng tìm mua lại từ các nơi để tiếp tục hoạt động.
Để chấm dứt tình trạng này, nếu các lực lượng Công an, Cảnh sát Giao thông tổ chức kiểm tra, xử lý kiên quyết thì hoạt động vận chuyển gỗ trái phép sẽ giảm rõ rệt khi phương tiện không còn. Riêng tại các huyện vừa xảy ra các vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép, ngành đã làm việc, yêu cầu các hạt tăng cường kiểm tra, đồng thời phối hợp tích cực với chính quyền địa phương để công tác giữ rừng ngày một tốt hơn-ông Nhĩ nói. (Báo Gia Lai 24/4) đầu trang(
Quý I/2014, toàn tỉnh Kon Tum đã phát hiện 164 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Trong đó, 15 vụ vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng (tăng 10 vụ so với cùng kỳ); 45 vụ phá rừng trái pháp luật, diện tích thiệt hại 10,288 ha rừng tự nhiên; 29 vụ khai thác trái phép với khối lượng 131,74m3 gỗ tròn, quy tròn các loại; 1,635 tấn gốc, rễ và 35 cây non; 30 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật với khối lượng 43,733 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại và 1,162 tấn gốc, rễ; 44 vụ mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của Nhà nước với khối lượng 319,768 m3 gỗ tròn, quy tròn các loại và 0,339 tấn gốc, rễ…
Cũng trong quý I/2014, lực lượng chức năng đã tiến hành xử lý hành chính 193 vụ, xử lý hình sự 3 vụ; khối lượng lâm sản tịch thu trên 537 m3 gỗ quy tròn các loại. (Thanh Tra 22/4) đầu trang(
Đại diện Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố (huyện Ia Pa) cho biết, từ kinh phí dịch vụ môi trường rừng vừa hỗ trợ cho đơn vị 900 triệu đồng để xây dựng 3 Trạm kiểm soát và đài quan sát án ngữ ở các cửa rừng.
Cả 3 trạm kiểm soát trên được xây dựng trên các lối dẫn vào khu vực rừng có nguy cơ trở thành “điểm nóng” hoạt động của lâm tặc tại địa bàn các xã: Ia Tul, Ia Kdăm (huyện Ia Pa) và xã Yang Nam (huyện Kông Chro). Trạm được đầu tư 300 triệu đồng, xây dựng theo quy mô nhà cấp 4, có đài quan sát, đảm bảo điều kiện ăn, ở cho cán bộ, nhân viên lâm trường túc trực canh gác bảo vệ rừng.
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố được giao quản lý hơn 24.800 ha rừng dọc phía Đông sông Ba, thuộc địa bàn huyện Kông Chro, Ia Pa. Đây là vùng rừng vẫn còn trữ lượng gỗ quý nên lâm tặc thường xuyên hăm he chặt phá và diễn ra tình trạng phá rừng làm nương rẫy trong thời gian đây. (Báo Gia Lai 23/4) đầu trang(
Tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông, đơn vị vừa phát hiện và bắt giữ một xe ô tô tải vận chuyển một lượng lớn gỗ lậu trên địa bàn.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 20/4, trong lúc đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tại QL 14, thuộc địa phận thị trấn Ea T’ling, huyện Chư Jút (Đắk Nông), Đội Kiểm lâm cơ động số 1 đã phát hiện xe ô tô tải mang BKS: 47C - 062.16 chở gỗ, có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã yêu cầu dừng lại để kiểm tra.
Ngay khi lực lượng kiểm lâm ra hiệu lệnh dừng xe thì lái xe đã bỏ trốn, để lại xe và số gỗ. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trên xe vận chuyển 4m3 gỗ Cà chít (thuộc nhóm III). Lực lượng kiểm lâm đã đưa phương tiện vi phạm và số gỗ trên về Chi cục Kiểm lâm tỉnh để xử lý ngay sau đó.
Đến chiều ngày 21/4, đối tượng Nguyễn Xuân Tuấn, trú tại huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã đến Chi cục Kiểm lâm để làm tường trình và nhận số gỗ trên do mình vận chuyển cho một người tên Một ở huyện Ea Súp.
Hiện, lực lượng kiểm lâm tỉnh đang tiếp tục điều tra, xác định nguồn gốc số gỗ và các đối tượng liên quan để chuyển cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật. (Đời Sống & Pháp Luật 23/4) đầu trang(
Những cánh rừng có nhiều cây được xếp vào sách đỏ như lim xanh, sến mật, vàng tâm, dổi, trường, trín, bời lời vàng... ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) đang bị lâm tặc ngày đêm xẻ thịt, băm nát một cách không thương tiếc.
Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia vùng rừng hồ Kẻ Gỗ (KBTTN Kẻ Gỗ) được xác lập bởi quyết định số 970/TTg ngày 28/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 35.159ha thuộc địa phận hành chính của ba huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê và giáp tỉnh Quảng Bình về phía Nam. Sau khi thành lập, KBTTNKG là một trong những khu bảo tồn động thực vật lớn nhất Việt Nam với hơn 40 loài cây thân gỗ quý, 567 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 367 chi và 117 họ và 392 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, 47 loài thú, 298 loài chim, 100 loài bò sát và lưỡng cư.
Nhìn bên ngoài khu bảo tồn này hết sức bình lặng, thế nhưng, cuộc đột nhập của nhóm PV Dân trí vào sâu bên trong mới thật xót xa. Nhiều cánh rừng quý như lim xanh, sến mật, vàng tâm, dổi, trường, trín, bời lời vàng… của khu bảo tồn này đang bị lâm tặc xẻ thịt một cách dữ dội.
Đau lòng ở chỗ, chính những cán bộ được nhà nước trả tiền để bảo vệ rừng lại ra tay, tiếp sức cho lâm tặc tàn phá, rút ruột khu bảo tồn này.
Sáng ngày 17/4, nhóm PV Dân trí đã có mặt tại xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, một trong những “cửa ngõ” chính mà lâm tặc ngày đêm tuồn “máu thịt” của KBTTN Kẻ Gỗ ra ngoài. Đón PV ngay cửa rừng là một số người dân Kỳ Thượng vốn đã quá bức xúc về nạn phá rừng, về sự tiếp tay của cán bộ bảo vệ rừng của KBTTN Kẻ Gỗ. Họ bất chấp có thể bị lộ, bị lâm tặc đe dọa, chuẩn bị tất cả nhu yếu phẩm, công cụ dẫn PV thực hiện đột nhập vào cánh rừng đang bị lâm tặc "làm gỏi".
“Chúng tôi không sợ lâm tặc, không sợ trả thù. Nếu sợ chúng tôi đã không báo, không dẫn các anh đi. Chúng tôi chỉ sợ các anh làm không đến nơi, không xử lý triệt để cán bộ bảo vệ rừng tiếp tay cho lâm tặc, khiến rừng lại tiếp tục bị tàn phá” – anh N, một người trong nhóm dẫn đường nói với PV tại cuộc gặp ngay tại một lán trại bỏ không của một gia đình làm rẫy. Nhóm người dân này còn buộc PV phải cố ăn để lấy sức, vì việc tiếp cận những cánh rừng bị tàn phá tốn nhiều sức do phải liên tục lội suối, trèo dốc, diện tích rừng bị tàn phá quá rộng lớn.
7h sáng, từ thôn 10 Phúc Lập, cuộc đột nhập bắt đầu. Chỉ mới băng qua một khe suối PV đã thấy những dấu vết chân trâu và vết lằn bê gỗ hiện ra trên lớp đất bùn nhão choét. “Chắc chắn đoàn trâu vừa kéo gỗ qua đây thôi. Nếu đi sớm hơn chúng ta đã giáp mặt họ”- anh H, một trong những người dẫn đường chỉ vào lằn kéo, nói.
Đi chừng mấy trăm mét, hình ảnh về thớ “máu thịt” đầu tiên của rừng KBTTN Kẻ Gỗ bị rút ruột hiện ra dưới một rặng tre. Đấy là một đống gỗ sến và táu hơn 2 chục bê, mỗi bê dài hơn 4m, dày 25cm, rộng 40cm, vừa được lâm tặc kéo ra. Nhiều bê đã được xếp thành khối để chuẩn bị chờ bốc đi, một số bê còn nguyên cả dây thừng mà lâm tặc chưa kịp gỡ đi.
Băng qua con sông Rào Trổ đang mùa nước cạn, đi tiếp mấy trăm mét là đến rừng đệm của KBTTN Kẻ Gỗ. Dọc theo con sông ngoằn nghoèo, không thể đếm hết có bao nhiêu đường mòn như con chạch, sâu hoắm còn nguyên dấu vết trâu vừa kéo gỗ. Để tạo lối đi lâm tặc còn dày công kè đá, kê cây, chặt bỏ không thương tiếc vô số cây non.
Đang trên đường vào rừng, giáp mặt một nhóm người đi hái măng rừng về xuôi bắn tin, lâm tặc đang tàn phá cánh rừng sến, rừng trín ở khu vực rừng Bù Sọt, nhóm người dẫn đường dẫn PV rẽ theo một con suối nhỏ để tránh sự phát hiện của cán bộ bảo vệ đội 6 thuộc Trạm bảo vệ rừng số 3 (KBTTN Kẻ Gỗ). Càng ngược suối, dấu vết phá rừng càng lộ rõ khi dòng nước suối chảy mang theo rất nhiều mùn cưa.
Tầm 10h trưa, sau hơn 2 tiếng lội suối, luồn rừng nứa, PV đã đến được khu vực rừng Bù Sọt, nơi lâm tặc đang ngày đêm triệt hạ rừng gỗ quý. Thật khó có thể đếm hết bao nhiêu cây gỗ lớn bị đốn hạ, trong đó có nhiều cây được xếp vào sách đỏ, như trâm (trường), trín. Rừng ở đây giàu đến độ, lâm tặc mặc sức lựa chọn những cây to lớn, quý hiếm để triệt hạ.
Nhiều cây vừa bị lâm tặc đốn hạ, gỗ xẻ đã được kéo về xuôi, cành ngọn, bìa cây vứt ngổn ngang. Nhiều gốc mùn cưa còn tươi rói. Nơi những gốc cây bị triệt hạ, xẻ thịt, cả một khu vực như trải qua cơn bão, cây cối đổ ngổn ngang. Để trâu có thể vào tận gốc cây gỗ kéo gỗ ra suối, lâm tặc cho phát hết cây con, khiến rừng càng bị triệt phá xót xa.
Nhóm người dẫn đường tiếp tục đưa PV thọc sâu vào rừng Bù Sọt. Men theo những dấu vết lâm tặc để lại, PV tìm đến khu vực rừng giáp ranh giữa hai xã Kỳ Thượng và xã Cẩm Thịnh (huyện Cẩm Xuyên) chỉ nằm cách nơi Đội 6 thuộc Trạm bảo vệ rừng số 3 của KBTTN Kẻ Gỗ đóng quân khoảng 3km. Tại đây PV phát hiện lâm tặc vừa cho đốn hạ nhiều cây trín, dổi - những loại cây được xếp vào sách đỏ cần bảo vệ.
Trong số những cây gỗ quý bị triệt hạ có một gốc trín có đường kính gần 1m vừa được xẻ thành 4 bê lớn, với chiều dài 4m, chiều rộng 50cm, dày 25cm. Theo như kinh nghiệm của những người dẫn đường thì cây gỗ trín này là phải đến cả trăm năm tuổi và bị xẻ thịt một hai ngày trở lại. Lý do lâm tặc chưa vận chuyển số gỗ đã xẻ này về xuôi có thể là do chúng chưa gom đủ hàng.Và để có thể đưa được những bê gỗ này ra suối, lâm tặc ít nhất phải sử dụng đến 3 con trâu kéo.
Điều lạ là nỗ lực giáp mặt lâm tặc của PV bất thành. Và khi PV xuất hiện ở đây, tiếng cưa máy cũng đã ngưng hoạt động.
Một ngày sau chuyến đột nhập vào khu vực rừng Bù Sọt, nhóm PV Dân trílại cùng người dân cắt rừng vào Trốc Trộp, một khu vực rừng khác của KBTTN Kẻ Gỗ cũng đang bị lâm tặc tàn phá. Nếu ở Bù Sọt, lâm tặc thường lợi dụng suối để vận chuyển gỗ ra ngoài, thì ở Trốc Trộp, do ít suối hơn nên chúng thường dùng trâu kéo. Cũng vì thế đường lên khu vực rừng Trốc Trộp chi chít những con chạch ngoằn nghoèo lượn qua những cánh rừng cao chót vót.
Sau hơn hai tiếng men theo những con chạch uốn lượn, băng qua những quả đồi dốc, nhóm PV Dân trí đã có mặt tại khu vực rừng bị xẻ thịt. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy lâm tặc đang triệt phá rừng là văng vẳng tiếng cưa máy gầm rú. Phía dưới một mép suối nhỏ lâm tặc dựng một cán lán nhỏ, trong lán có đủ đồ đạc, nhu yếu phẩm, nồi niêu phục vụ cho cuộc triệt phá rừng lâu dài.
Cách không xa lán của lâm tặc, khung cảnh rừng bảo tồn bị triệt hạ kinh hoàng. Hầu hết những gốc cây bị triệt hạ mà PV tận mắt chứng kiến đã bị lâm tặc kéo đi các bê gỗ, bỏ lại cành ngọn, bìa cây. Nhiều cây chỉ vừa mới bị hạ, còn nguyên mùi nhựa, mùn cưa.
Trong số rất nhiều cây gỗ quý vừa bị đốn hạ có một cây trâm (trường) có đường kính 80cm vốn nằm trong danh mục sách đỏ. Với hiện trường bỏ lại là vô số bìa, cành, mùn cưa còn tươi, anh H, người dẫn đường nói rằng, cây trâm này chỉ mới bị đốn và được kéo đi cách đây 2 ngày.
Theo anh H, rừng Trốc Trộp bị lâm tặc "xẻo thịt" suốt nhiều tháng nay. Đáng chú ý, quanh khu vực rừng bị triệt hạ có nhiều trạm bảo vệ rừng của nhiều lực lượng chức năng, trong đó trạm bảo vệ rừng số 3 của chính khu KBTTN Kẻ Gỗ đóng ở khe Lá, xã Kỳ Thượng chỉ nằm cách khu vực rừng này chừng 4km. (Dân Trí 23/4) đầu trang(
Theo cảnh báo của Cục Kiểm lâm, Ninh Thuận là một trong 19 tỉnh, thành phố trong toàn quốc nằm trong nhóm có nguy cơ cháy rừng ở cấp cực kỳ nguy hiểm (cấp V).
Theo đó, địa bàn có nguy cơ cháy rừng ở cấp độ cao nhất là các địa phương Ninh Sơn, Bác Ái và Ninh Phước. Vào cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài, độ ẩm thảm bề mặt rừng rất thấp, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra các vụ cháy rừng.
Tuy nhiên, nhận thức của đại đa số người dân sống trong vùng có rừng, hoặc sinh sống dựa vào nguồn lợi từ rừng chưa đầy đủ, chưa thấy hết vai trò, ý nghĩa và tác dụng to lớn của rừng đem lại đối với môi trường sống cho chúng ta. Bên cạnh đó, tập quán đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra ở một bộ phận bà con dân tộc thiểu số, làm gia tăng nguy cơ cháy rừng.
Trong khi đó, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia bảo vệ, phòng, chống cháy rừng những năm qua vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, điều dễ nhận thấy là nhiều nội dung tuyên truyền còn nặng lý thuyết, thiếu trực quan, sinh động…
Đặc biệt, trong thời gian này, nắng nóng, khô hạn sẽ tiếp tục kéo dài. Do vậy, để giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do cháy rừng gây ra, các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có nhiều giải pháp thiết thực; nhất là, thường xuyên bám sát diễn biến tình hình thời tiết, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá và tiến hành khoanh vùng những nơi dể xảy ra nguy cơ cháy rừng cao để chủ động triển khai phòng ngừa theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức của mọi người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng, làm cho mỗi người dân hiểu được lợi ích thiết thực trong việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng cũng chính là góp phần bảo vệ nâng cao chất lượng môi trường sống của chính bản thân mình. (Báo Ninh Thuận 22/4) đầu trang(
21/4/2014, tại xã Thượng Ninh – huyện Như Xuân, BTV Huyện đoàn Như Xuân phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân đã tổ chức Lễ phát động bảo vệ rừng và phòng cháy cháy rừng năm 2014.
Tham dự lễ phát động có bà Quách Thị Huê – Uỷ viên BTV, Trưởng Ban Dân Vận Huyện ủy, các đại diện lãnh đạo của UBND, MTTQ và các Ban, nghành, đoàn thể trong xã và hơn 800 ĐVTN, học sinh, nhân dân trên địa bàn xã Thượng Ninh tham gia.
Lễ phát động là dịp tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên, học sinh và nhân dân về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, sự cần thiết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014. Thông qua lễ phát động đã tạo ra phong trào thi đua trong đoàn viên, thanh niên xung kích đi đầu trong công tác trồng, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, tiếp tục duy trì, củng cố hoạt động các đội thanh niên xung kích bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. (Tuổi Trẻ Thanh Hóa 23/4) đầu trang(
Tây Nguyên: Động vật hoang dã kêu cứu
Cùng với các Quốc gia khác trên thế giới, nhiều năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các chương trình bảo vệ động vật hoang dã. Thực hiện chủ trương này, các tỉnh Tây Nguyên đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, thế nhưng nạn săn bắt, buôn bán, vận chuyển thú rừng trái phép vẫn liên tục diễn ra. Hệ lụy là trong những cánh rừng, nhiều loại động vật quý hiếm ngày càng vắng bóng.
Ở Gia Lai, hầu như nhà hàng và quán ăn nào cũng kinh doanh món đặc sản thịt rừng. Tại phố núi Pleiku, chỉ riêng con đường Phạm Văn Đồng có hàng chục nhà hàng, mà nơi nào cũng có bán món đặc sản khoái khẩu này. Có những quán ăn, trong thực đơn không có thịt rừng nhưng nếu khách có yêu cầu, chủ quán sẵn sàng phục vụ. Điều đáng nói, trong vô số thực khách là người lao động, tiểu thương, còn có cán bộ công chức, kể cả những người làm công việc quản lý và bảo vệ động vật hoang dã, cũng sẵn sàng “đánh chén”.
Ngoài các món ăn được chế biến sẵn trong các nhà hàng, thịt rừng còn được bày bán công khai dọc các con đường ở vùng Bắc Tây Nguyên. Đơn cử như trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, gần Quảng trường Đại đoàn kết, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), ngày nào cũng có người bán thịt heo rừng. Việc này diễn ra đã lâu, thế nhưng không hiểu sao vẫn tồn tại, mặc dù quanh đó có nhiều cơ quan Nhà nước, kể cả Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Gia Lai. Còn ở Kon Tum, người “sành ăn” thường rỉ tai nhau những địa điểm bán thịt rừng tươi – ngon – “độc” nằm trên các con đường Urê, đường Trường Chinh, đường Nguyễn Thái Học (TP Kon Tum). Ở đây, lúc nào cũng có sẵn các loại thịt “thông dụng” như heo rừng, nai, kỳ đà… làm sẵn, kể cả còn sống.
Theo tìm hiểu, thú rừng được các “đầu nậu” thu gom từ Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), huyện biên giới Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) và thu mua lẻ từ những thợ săn, rồi đem đi bỏ mối cho các nhà hàng ở TP Pleiku, TP Kon Tum và các tỉnh lân cận.
Anh Ksor Rai, một thợ săn (nay đã giải nghệ) ở làng Mít Chép, xã Ia O, huyện biên giới Ia Grai (tỉnh Gia Lai) cho biết: “Tất cả thú rừng săn bắt, sau khi đem về đều có người đến tận nhà thu mua. Bình quân 200.000 đồng/kg, bất kể thú gì, miễn là còn sống. Còn với thú rừng đã chết, họ thu mua với giá rẻ hơn một nửa”. Khi được hỏi có biết săn bắt động vật hoang dã là vi phạm pháp luật không, Ksor Rai trả lời: “Biết chứ, nhưng khổ quá phải làm liều thôi. Sống gần rừng, nếu không dựa vào rừng để sống, bà con mình biết làm gì?”. Với cách suy nghĩ như thế, không khó để lý giải vì sao thú rừng ngày càng vắng bóng.
Ksor Rai cho biết thêm, trước đây những thú rừng nhỏ như hoẵng, chồn được thợ săn bỏ lại nhưng giờ cũng trở thành mục tiêu truy đuổi. Khi rừng còn nhiều thú, mỗi ngày chó săn có thể phát hiện được 4 - 5 con thú như heo rừng, nai, hoẵng... nhưng nay may mắn chỉ được 1 - 2 con. Việc săn bắt ngày càng khó khăn nên anh đã giải nghệ, còn lại một số “đồng nghiệp” của anh vẫn ngày ngày lẻn vào rừng săn thú.
Gia Lai là một tỉnh có nhiều rừng, với độ che phủ của rừng chiếm tỷ lệ lớn nên động vật hoang dã rất phong phú, trong đó có nhiều loại động vật đặc hữu, quý hiếm sinh sống trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh - đứng chân trên địa bàn các xã Kon Pne, Đăk Roong, Kroong (huyện Kbang); xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa); xã Ayun, Hà Ra (huyện Mang Yang); Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kon Chư Răng, thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) và nhiều khu rừng tự nhiên khác.
Theo thống kê, tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 42 loài thú, 160 loài chim, 51 loài bò sát, ếch nhái và 209 loài bướm. Trong đó, có 3 loài thú đặc hữu cho vùng Đông Dương, cùng các loài đặc hữu như: Mang Trường Sơn, Khướu tai hung…
Trong khi đó, Khu BTTN Kon Chư Răng có diện tích 15.000 ha, là nơi sinh sống của 62 loài thú, 160 loài chim và 161 loài bướm. Trong đó, có 8 loài thú bị đe dọa ở mức toàn cầu và 17 loài thú trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, có 3 loài đặc biệt của Đông Dương là Vượn má hung, Voọc chà vá chân xám và Mang lớn. Trong số các loài chim được ghi nhận ở Khu BTTN Kon Chư Răng, có 6 loài bị đe dọa ở mức toàn cầu, trong đó có loài Trĩ sao, Khướu đầu đen, Khướu mỏ dài, Chích chạch má xám…
Kon Tum cũng là một tỉnh có nhiều rừng, nên động vật hoang dã cũng đa dạng, chúng sinh sống ở các Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Khu BTTN Ngọc Linh, các khu rừng phòng hộ của các địa phương. Theo thống kê, Khu BTTN Ngọc Linh có 38 loại động vật quý hiếm như hổ, gấu ngựa, beo, báo gấm, sơn dương, sóc bay, rùa hộp trán vàng, hồng bàng, trĩ sao, ếch da cóc… Tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có 40 loài động vật quý hiếm như: Hổ, voi, gấu chó, trâu rừng, bò tót, bò rừng, bò xám, tê tê Java, chà vá chân xám, chà vá chân đen, báo gấm…
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những số liệu được nghiên cứu, báo cáo khi mới thành lập Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu BTTN Kon Chư Răng, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Khu BTTN Ngọc Linh. Còn hiện tại, trước sự săn bắt của con người, cùng với việc biến mất của nhiều khu rừng tự nhiên, nhiều cá thể như voi, hổ... có thể đã không còn nữa.
Từ những con số trên, có thể khẳng định, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng. Đây là một trong những “đòn bẩy” để những địa phương này phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, tình thế lại đi theo chiều hướng ngược lại. Rừng và hệ động thực vật sống dưới tán rừng đã bị con người tàn sát một cách không thương tiếc.
Trong đó, việc “tận thu” thú rừng để phục vụ cho “nhu cầu ẩm thực” của một bộ phận người dân và chữa bệnh như: Mật gấu, tay gấu, cao hổ, cao khỉ… (mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng của việc sử dụng các loại “thần dược” này - PV) đã làm cho nhiều động vật hoang dã, quý hiếm bị suy giảm số lượng nhanh chóng và đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Để bảo vệ động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, trong những năm qua, lực lượng kiểm lâm Gia Lai đã tổ chức tuần tra, kiểm tra, xử lý các đối tượng, các cơ sở và người săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật hoang dã trái pháp luật.
Tính riêng trong năm 2013, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã bắt giữ 5 vụ vận chuyển và vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng. Trong đó, đã khởi tố vụ án hình sự tại huyện Chư Pah về việc vận chuyển trên 82 bộ xương khô Voọc chà vá chân đen cùng 26 cá thể Voọc chà vá chân đen đã chết; khởi tố vụ săn bắt, vận chuyển mèo rừng và Voọc chà vá tại huyện Ia Grai.
Còn tại tỉnh Kon Tum, trong các năm 2012-2013, Chi cục Kiểm lâm tỉnh này đã xử lý 7 vụ vận chuyển và vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng. Theo đó, đơn vị đã tịch thu và xử phạt các đối tượng vận chuyển 60 kg thịt nai, 30 kg thịt heo rừng, thu 2 con rắn, 1 con heo rừng, 1 con dúi, 1 con voọc chà vá chân đen và 1 con vượn đen má hung.
Dù cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều hình thức quản lý và bảo vệ động vật hoang dã, thế nhưng, nhiều loại động vật hoang dã ở các cánh rừng vẫn liên tục “biến mất”. Hàng ngày, những con thú vẫn nối đuôi nhau lên bàn nhậu để phục vụ cho sở thích ẩm thực của những người “lắm tiền”.
Trước vấn đề đó, bà Nguyễn Thị Kim Hương, Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, giải thích: “Phần lớn thịt rừng được bày bán ở các nhà hàng là thú nuôi, tuy nhiên có một số nơi người ta cũng trà trộn thú rừng tự nhiên. Biết vậy, nhưng việc quản lý, kiểm tra cũng gặp không ít khó khăn. Vì các quán thường cất giấu nơi khác, khi khách có nhu cầu thì mới cho người mang đến. Còn về kiểm tra vận chuyển càng khó hơn, bởi thịt rừng họ thường đóng gói, đóng hộp hoặc cất giữ cẩn thận trong xe rất khó kiểm soát và phát hiện, nếu không có nguồn tin. Việc quản lý săn bắt, mua bán, vận chuyển động vật hoang dã đã khó, nhưng việc quản lý các sản phẩm từ động vật hoang dã còn khó hơn”.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Hương, hiện nay động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng ít đi. Một số loài như hổ, voi thì hầu như không còn. Hiện tại, trong các Khu BTTN, rừng tự nhiên đa phần chỉ còn các động vật nhỏ: heo rừng, nhím, cheo, chồn, kỳ đà… sinh sống, nhưng với số lượng không nhiều. Đáng nói, việc quản lý và bảo vệ động vật hoang dã hiện nay trên địa bàn tỉnh đang thực hiện theo kiểu “được chăng hay chớ”, do thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương. (Tài Nguyên & Môi Trường 23/4) đầu trang(
Không chỉ tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhiều sao Việt cũng rất tâm huyết với công việc kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã.
Là một ngôi sao đã ăn chay nhiều năm, gần đây, nam ca sĩ Hà Okio đã góp mặt trong một quảng cáo mới của nhất cùng tổ chức People for the Ethical Treatment of Animals (PETA) - Hiệp hội con người vì hành vi nhân đạo đối với động vật Châu Á.
Mang đến thông điệp “Hãy trở thành người ăn chay”, Hà Okio muốn mọi người hiểu rằng ngành công nghiệp sản xuất thịt đang tàn phá môi trường và việc ăn chay vừa giúp mọi người giữ gìn sức khỏe mà lại có thể bảo vệ động vật. 

Hai ca sĩ nổi tiếng Thu Minh và Thanh Bùi đã có chuyến đi đến Nam Phi để thăm quan môi trường sống của loài tê giác và tham gia chiến dịch tuyên truyền chống các hành vi săn, bắt trộm, giết hại tế giác và buôn bán các sản phẩm từ loài động vật này trên toàn thế giới. Ca sĩ Thu Minh cho biết hiện môi trường đang bị hủy hoại và cô sẽ cố hết sức để truyền tải các thông điệp về nguy cơ tuyệt chủng của loài tê giác.
Trong đoạn phim ngắn do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phát hành với chủ đề bảo vệ động vật, siêu mẫu Hà Anh đã góp mặt và đem đến lời kêu gọi “Tiêu thụ động vật hoang dã không làm cho bạn nổi tiếng hơn”.
Đoạn phim dài 1 phút này cũng có sự góp mặt của những nhân vật nổi tiếng như Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vũ Mão, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, CEO Thái Hà Book – tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, huấn luyện viên vật cổ truyền Mẫn Bá Xuân. Mỗi người đều truyền tải một thông điệp bảo vệ động vật hoang dã. Cuối phim, cả 5 người cùng đồng thanh nói "Chúng tôi không tiêu thụ động vật hoang dã, và các bạn cũng nên như vậy".
“Đả nữ” Ngô Thanh Vân cũng không nằm ngoài danh sách những ngôi sao bảo vệ động vật khi lên tiếng kêu gọi mọi người ngừng ăn thịt chó. Lời kêu gọi của cô xuất hiện sau khi người đẹp này xem môt clip làm thịt chó dã man đã khiến cô mất ngủ cả đêm.
Cô cũng thẳng thắn trả lời những comment cho rằng cô đạo đức giả hay không hiểu về ẩm thực Việt: “Xin lỗi bạn. Tôi đã sống và làm việc tại Việt Nam và không phải người trên trời rơi xuống. Dĩ nhiên tôi biết về việc ăn thịt chó tại Việt Nam. Vì thế tôi mong những người đã và đang ăn thịt chó hãy chấm dứt việc tàn nhẫn này đi”.
Nữ diva Mỹ Linh cũng từng lên tiếng bảo vệ loài gấu trước nạn săn bắt và buôn bán sản phẩm từ gấu đang ngày càng tăng. Trong “Ngày Gấu Việt Nam” do Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) tổ chức vào năm 2012, Mỹ Linh đã phát biểu: “Bảo vệ động vật hoang dã chính là bảo vệ trái đất xanh của chúng ta”.
Đại diện cho 50 người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực tham gia hoạt động này, Mỹ Linh thể hiện sự lo lắng cho loài gấu: “Loài gấu bị nuôi nhốt trong chuồng cũi và bị chích hút mật. Nếu điều này cứ tiếp diễn, không biết tương lai của các loài gấu Việt Nam sẽ ra sao, có thể thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải trả giá cho những gì thế hệ trước làm”.
Á hậu Hoàng Anh cũng từng tham gia hoạt động kêu gọi bảo vệ loài gấu tại Hạ Long. Ở đây, người đẹp và các bạn tình nguyện viên đã đi phát tờ rơi tuyên truyền bảo vệ gấu cũng như không sử dụng, buôn bán các sản phẩm từ gấu. Sau hoạt động này, Hoàng Anh hy vọng mọi người sẽ thay đổi nhận thức về loài gấu và chung tay bảo vệ loài động vật quý hiếm này.
Thần tượng Âm nhạc Việt Nam 2010 cũng đã ký cam kết không sử dụng mật gấu tại một sự kiện do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức. Cùng với việc ký cam kết, Uyên Linh cũng kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ gấu cũng như ngừng các hành động khai thác mật gấu. (Đời Sống & Pháp Luật 23/4) đầu trang(
Dọc con đường mòn vào khu rừng phòng hộ sông Lò (Thanh Hoá), các loại gỗ quý bị đốn hạ, xẻ hộp nằm la liệt, nhiều gốc cây rừng còn ứa nhựa.
Cách trung tâm xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh chỉ 10 km, nhưng đường vào bản Nà Đang ngập bùn đất, đi lại rất khó khăn. Cư dân ở đây chủ yếu là người Thái, sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Thấy bóng người lạ vào bản, một số thanh niên dáng vẻ bặm trợn liền bám theo với ánh mắt dò xét.
Theo phản ánh của người dân, nhiều tháng nay, rừng Nà Đang đã bị lâm tặc tàn phá không thương tiếc. Nhiều cây gỗ có tuổi đời hàng chục năm bị đốn hạ tập trung ở lô 10, dốc ông Viện, Mè Giàng, Lán Cháy... Gỗ bị chặt chủ yếu là táu, sến, vàng cương, mỡ...
Tại khu rừng Lán Cháy, nhiều cây gỗ lớn người ôm không xuể vừa bị đốn hạ còn tứa nhựa đỏ. Khu Mè Giàng cũng trong tình cảnh tương tự, nhiều cây gỗ bị cưa, chặt nằm ngổn ngang ven vạt rừng và sườn dốc... Chỉ một khoảnh nhỏ tại tiểu khu 374, hàng chục cây gỗ lớn bị cưa đổ chỉ còn trơ gốc, trong đó có khoảng 10 cây en, 2 cây táu và 2 cây dẻ, mỗi cây có chu vi từ 1,2 đến 1,4 mét. Toàn bộ số thân gỗ đã được lâm tặc chuyển khỏi hiện trường.
Anh Quách Văn Thái, một thanh niên bản Nà Đang cho biết, lâm tặc thường sử dụng cưa xăng đốn gỗ nên tốc độ tàn phá rất nhanh. Chúng thường lựa các loại gỗ quý, thân to để đốn, sau đó cắt ra thành nhiều khúc rồi dùng xe máy vận chuyển theo đường mòn. Để tránh bị phát hiện, lâm tặc thường vận chuyển về đêm và đi theo từng nhóm từ 5 đến 6 người để dễ đối phó với lực lượng chức năng.
“Thời gian qua, rừng Nà Đang náo động. Đã có hàng trăm cây gỗ lớn nhỏ bị đốn hạ…”, anh Thái nói và biết gần trung tâm bản Nà Đang, các thân gỗ tròn xếp tràn lan khắp nơi choán cả lối đi.
Ông Nguyễn Duy Vĩnh, Hạt trưởng kiểm lâm huyện Lang Chánh thừa nhận, tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở Nà Đang là có thật và diễn ra từ cuối năm 2013 đến đầu 2014.
“Cuối năm 2013, có những địa điểm hàng chục m3 khối gỗ bị chặt hạ, khi kiểm lâm phát hiện thì lâm tặc bỏ trốn. Toàn bộ số gỗ này, nằm dưới một con khe trên đường vào Nà Đang, Hạt không thể mang về xử lý vì đường đi lại rất khó khăn. Chúng tôi muốn thuê người dân địa phương bốc vác, vận chuyển nhưng họ đều từ chối vì lo sợ các đối tượng lâm tặc phát hiện trả thù”, ông Vĩnh nói.
Theo ông Vĩnh, nạn phá rừng đã được báo cáo cấp trên, xin ý kiến chỉ đạo. “Chúng tôi đang nỗ lực phối hợp với ngành chức năng địa phương để xử lý dứt điểm tình trạng phá rừng”.
Tuy nhiên, người dân địa phương lại cho rằng tình trạng phá rừng phòng hộ ở bản Nà Đang do một số cán bộ Trạm bảo vệ rừng, thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ sông Lò chưa làm tốt phận sự.
Cụ thể tháng 12/2013, khi phát hiện tại dốc ông Viện có nhiều cây gỗ bị chặt phá, người dân đã báo với cán bộ chốt bảo vệ tại xã Lâm Phú, nhưng vụ việc không được xử lý. Chỉ đến khi người dân báo về Hạt kiểm lâm huyện Lang Chánh, lực lượng chức năng mới vào cuộc. Tuy nhiên, theo người dân, biên bản kiểm tra không thể hiện đúng số lượng và khối lượng những cây gỗ bị chặt phá.
“Lâm tặc hoạt động liên tục thời gian qua, có lúc chúng ngang nhiên dùng cưa xăng đốn hạ hàng chục cây gỗ ngay sát đường ôtô và gần chốt bảo vệ rừng mà không bị phát hiện là điều vô lý”, ông Vi Văn Thiện (bản Nà Đang) thắc mắc.
Người phát ngôn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa Lê Quốc Việt cho biết, đang khẩn trương xác minh tình trạng phá rừng phòng hộ sông Lò và khẳng định sẽ xử lý nghiêm vụ việc.
“Địa phương, đơn vị nào để xảy ra phá rừng thì hạt trưởng phải chịu trách nhiệm. Bất cứ đơn vị, cá nhân hay tổ chức nào làm sai, tiếp tay cho lâm tặc, cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý bảo vệ rừng đều bị xử lý nghiêm. Chúng tôi kiên quyết không bao che, bất kể là ai, sai sót đến đâu sẽ xử lý đến đó”, ông Việt khẳng định.
Cũng theo ông Việt, do lực lượng kiểm lâm địa bàn khá mỏng lại quản lý diện tích rừng lớn nên để xảy ra hiện tượng phá rừng trái phép có lúc, có nơi là điều không tránh khỏi. (VnExpress 23/4) đầu trang(
Việc có các hộ dân sống trong vùng lõi tạo ra sức ép rất lớn với rừng. Còn cuộc sống của người dân ở đây cũng chẳng sung sướng gì, thông thường là 4 không: Không đường giao thông, không điện sáng, điện thoại, không trường học, không trạm xá...
Cuộc sống của họ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Việc mưu sinh của họ rất khốn khó, nếu nguồn tài nguyên từ rừng ngày một cạn kiệt thì nguồn sống của họ cũng ngày càng cơ cực hơn. Vì thế, Nhà nước phải cứu trợ gạo hàng tháng. Từ đó, không ít người có tư tưởng “há miệng chờ sung”, không chịu lao động, rượu chè bê tha, kéo theo một loạt hệ lụy...
Theo tìm hiểu của PV, khi thành lập, khu vực Cúc Phương (trên địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình) có khoảng 5.000 người sống trong vùng lõi, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trong vườn. Khoảng trên 50.000 dân sống ở vùng đệm của vườn, phần lớn sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên bên trong vườn.
Lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ và củi. Việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng như việc đi lấy thân chuối làm thức ăn gia súc diễn ra thường xuyên. Hoạt động săn bắn và bán động vật hoang đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn. Một số loài thú lớn đã tuyệt chủng ở Cúc Phương.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân sống trong vùng đệm, vùng lõi rừng tương đối lớn. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước) có 10 thôn, 408 hộ, 2.165 khẩu. Bao quanh Vườn quốc gia Bến En có tới 9 xã thuộc diện 30A và vùng 135; có 25 thôn vùng đệm giáp ranh Vườn và 9 thôn trong vùng lõi với tổng số hộ là 1.768 hộ, 7.956 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, tập quán sinh sống chủ yếu dựa vào rừng và phát nương làm rẫy đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây. Có tới 242 đường mòn, đường lâm nghiệp (của Lâm trường Như Xuân trước kia) đi vào rừng. Những yếu tố trên đã tạo một áp lực không nhỏ đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nơi đây.
Việc người dân đang sinh sống bên trong vùng lõi và vùng đệm tiếp tục là mối đe dọa tới môi trường tự nhiên Vườn Quốc gia. Người dân thường xuyên di chuyển tới nơi mới phá rừng làm nương rẫy và trồng mía. Nếu hiện tượng phá rừng không được kiểm soát, sẽ dẫn đến sự cô lập vùng lõi với các vùng xung quanh và giảm tầm quan trọng về bảo tồn của Vườn Quốc gia.
Ban Quản lý vườn dự định di chuyển người dân ra ngoài vùng lõi của vườn. Cho đến nay, kế hoạch này vẫn không thực hiện được do không có kinh phí và người dân không ủng hộ bởi họ hiểu đơn giản rằng, kế hoạch di chuyển tới vùng đệm nếu được thực hiện, trong tương lai, sự khai thác, sử dụng tài nguyên rừng của họ sẽ bị hạn chế và họ ít có cơ hội quay trở lại…
Bản Nà Đang (xã Lâm Phú, Lang Chánh) có 50 hộ, hơn 200 nhân khẩu, người dân tộc Thái. Đường giao thông ở đây rất khó khăn, phương tiện thuận lợi nhất là đi bộ. Theo chương trình 30A, bản này đang được đầu tư xây dựng đường điện nhưng do nguồn vốn khó khăn nên hiện tại, ở đây chỉ mới chôn được vài cây cột. Người dân trong bản vẫn phải dùng đèn dầu. Do nằm trong vùng lõi rừng nên bản bị chia cách với thế giới bên ngoài. Cả bản trông chờ vào 9ha đất lúa năng suất kém và một ít đất khai hoang để trồng ngô, trồng sắn, người dân không được giao đất rừng (đất 02). Ruộng bậc thang bị các quả đồi và cây cối che phủ nên năng suất rất thấp, mỗi sào thu hoạch được khoảng 40-50kg. Để mưu sinh, người dân phải vào rừng hái măng, đốn củi, săn bắn các loài thú rồi đi bộ mấy chục cây số xuống trung tâm xã để bán.
Người dân sống ở Làng Lung, xã Tân Bình, huyện Như Xuân cũng chẳng khấm khá hơn. Cả Làng Lung có hơn 40 hộ, chủ yếu là dân tộc Thái, Mường, 100% là hộ nghèo nằm trong lõi rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Bến En. Người dân ở đây đã sống nhiều đời nay với rừng. Họ canh tác một phần đất trũng để trồng lúa năng suất thấp và đánh bắt cá.
Bước chân khỏi nhà là rừng đặc dụng, bà Nguyễn Thị Nương (42 tuổi) cho biết: “Ruộng cấy có một ít, vụ này chuột phá hết rồi chú ạ. Cá, tôm trên hồ ngày một hiếm. Cả nhà chẳng biết lấy gì ăn. Cầm dao đi vào rừng thì bị cấm. Nhiều nhà đã bất chấp đốt, phá rừng để có đất canh tác. Họ xử phạt cũng phải chấp nhận, mà nói thật, nhà chẳng có gì để nộp phạt. Nhiều thế hệ chúng tôi đã sống ở đây, giờ chỉ mong sao Nhà nước cấp cho một ít đất để ổn định cuộc sống”.
Người lớn tất bật kiếm cái mưu sinh mà đói vẫn hoàn đói. Trẻ con thì gầy còm, nheo nhóc, thất học, trò chơi phổ biến nhất của chúng là nghịch đất, lớn lên chút thì vào rừng hái măng, tìm nấm, kiếm củi… ngày này qua ngày khác mà chẳng biết khi nào mới thoát cảnh nhịn đói qua ngày(!?).
Ông Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Bình cũng phân trần: “Dân người ta sống ở đó bao đời nay, không có đất sản xuất nông nghiệp thì không an cư được. Còn bảo họ chuyển ra khỏi vùng lõi rừng thì chẳng biết đi đâu, lấy tiền bạc, đất đai đâu mà cấp cho các hộ. Ngoài Làng Lung, xã còn thôn Sơn Thủy, thôn Rộc Nái cũng rất khó khăn. Nhiều khi, người dân đốt, phá rừng rất khó ngăn chặn. Xử phạt hành chính thì dân không có tiền, tuyên truyền vận động mãi mà cái bụng vẫn đói thì không giải quyết được việc gì…”. (Công Lý 23/4) đầu trang(
Gần đây, tình trạng lâm tặc chống đối người thi hành công vụ xảy ra ở huyện An Lão ngày một gia tăng; trong khi đó, các cơ quan chức năng xử lý các đối tượng vi phạm chưa đủ sức răn đe.
Từ tháng 6.2013 đến nay, tại huyện An Lão xảy ra 3 vụ cán bộ kiểm lâm (KL) bị lâm tặc hành hung, hàng chục vụ lâm tặc tụ tập thành những nhóm đông người để giải vây, tẩu tán tang vật; tổ chức gây rối, nhục mạ cán bộ KL với tính chất côn đồ, hung hãn.
Đơn cử, vào lúc 23 giờ 25 phút, tối 18.6.2013 nhận tin báo có một số đối tượng vận chuyển gỗ trái phép qua địa bàn xã An Quang, An Hòa (An Lão), Hạt KL huyện An Lão đã huy động các thành viên trong Tổ KL cơ động tiến hành xác minh, kiểm tra và truy bắt. Trong lúc tổ công tác đang tạm giữ tang vật thì bất ngờ xuất hiện 12 đối tượng lâm tặc tấn công, trong đó, có 1 đối tượng tên Văn Công Lợi (ở thôn Xuân Phong Nam, xã An Hòa) nhấc một hộp gỗ ném vào người KL Huỳnh Hữu Bá (cán bộ lao động hợp đồng Hạt KL An Lão), khiến ngón chân ở bàn chân phải bị gãy và tổn thương nặng.
Mới đây, vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 13.4, Trạm KL An Quang nhận được tin báo, tại lô rừng nhận khoán của hộ ông Đinh Văn Rót, khoảnh 2, tiểu khu 57, xã An Nghĩa (sau Trạm quản lý bảo vệ rừng An Toàn III - Ban Quản lý rừng đặc dụng An Toàn), có một số đối tượng khai thác gỗ trái phép. Trạm KL An Quang phân công anh Nguyễn Thái Sinh - KL viên, phụ trách địa bàn xã An Nghĩa, phối hợp với 6 đồng chí thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đến địa điểm nêu trên để kiểm tra, xác minh nguồn tin báo.
Đến khoảng 24 giờ cùng ngày, lực lượng truy quét phát hiện trong rừng có 6 súc gỗ. Sau khi tổ kiểm tra vận chuyển số gỗ trên xuống đường bê tông tại điểm chốt chặn thuộc tuyến đường An Toàn - An Hòa, thì tiếp tục nghe âm thanh thả gỗ và ánh đèn pin (cách điểm chốt chặn khoảng 150m). Các thành viên tổ kiểm tra áp sát để bắt quả tang. Các đối tượng vừa chửi bới, hăm dọa, vừa chống đối quyết liệt bằng cách dùng đá ném tới tấp.
Lúc tổ kiểm tra cách nhóm lâm tặc khoảng 10m, 1 đối tượng tên Hùng (trú thôn Xuân Phong Tây, xã An Hòa) cầm 2 cục đá ném thẳng vào đầu ông Nguyễn Đình Đài  (Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện An Lão), khiến ông Đài choáng váng, quỵ xuống đường. Sau đó, ông Đài được chuyển về Trung tâm Y tế huyện An Lão cấp cứu, điều trị với vết rách trên đầu phải khâu 14 mũi.
Theo Ông Nguyễn Thanh Sinh, Hạt trưởng Hạt KL huyện An Lão, các vụ lâm tặc chống đối lực lượng thi hành nhiệm vụ trên địa bàn diễn ra hết sức nghiêm trọng, các đối tượng vừa có hành vi khai thác, vận chuyển, cất giấu gỗ trái phép, vừa có hành vi hăm dọa, cản trở, chống người thi hành công vụ gây thương tích. “Chúng tôi đã báo cáo vụ việc và đề nghị các ngành chức năng khẩn trương điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật” - ông Sinh cho biết.
Cũng theo ông Sinh, nguyên nhân cơ bản khiến tình trạng lâm tặc chống người thi hành công vụ gia tăng thời gian qua là do lợi nhuận từ việc mua bán, vận chuyển lâm sản rất lớn nên lâm tặc đã bất chấp pháp luật, đồng thời lôi kéo người dân địa phương phá rừng. Mặt khác, do khung hình phạt xử lý các đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ - Phát triển rừng hiện nay còn quá nhẹ nên lâm tặc ngày càng nhờn. Ngoài ra, thời gian qua, việc xử lý các đối tượng lâm tặc chống đối lực lượng KL nhưng chưa được cơ quan chức năng điều tra, xử lý đến nơi đến chốn nên phần nào “tiếp tay” cho lâm tặc manh động, liều lĩnh hơn!
Từ thực tế này, ông Huỳnh Ngọc Bảo - Phó Chi cục trưởng Chi cục KL tỉnh, cho rằng lực lượng công an và chính quyền sở tại cần hỗ trợ, phối hợp tích cực hơn nữa với lực lượng KL trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn. (Báo Bình Định 23/4) đầu trang(
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Hòa An đã xảy ra 2 vụ cháy rừng ở xã Lê Chung và Nguyễn Huệ, người dân, chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, huy động người dập lửa nên chỉ bị cháy 1,6 ha cây bụi, lau lách, cỏ.
Huyện Hòa An có trên 28 nghìn ha rừng, chiếm 47,46% diện tích tự nhiên. Huyện có 15/21 xã, thị trấn nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao của tỉnh Cao Bằng. Đề phòng cháy rừng, ngay từ đầu năm, huyện đã có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường phòng cháy rừng. Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp củng cố, duy trì 100 tổ đội phòng chống cháy rừng tại các thôn, bản. Tăng cường tuyên truyền phòng, chống cháy rừng.
Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra cháy rừng vẫn cao. Hạt Kiểm lâm Hòa An đề nghị các chủ rừng tăng cường tuần tra, giám sát bảo vệ rừng trong những ngày nắng nóng kéo dài. Các chủ rừng đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục, không để việc thanh toán tiền công cho người dân tham gia chữa cháy rừng bị kéo dài…(Báo Cao Bằng 23/4) đầu trang(
Hữu Lũng là địa bàn có nhiều tuyến đường giáp các tỉnh miền xuôi. Do có rừng đặc dụng Hữu Liên - nơi tập trung nhiều loài đặc hữu nên nơi đây trở thành “miếng mồi béo bở” cho các đối tượng phá rừng, tàng trữ, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép. Trước tình hình ấy, Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng đã tăng cường các biện pháp giữ rừng.
Anh Lương Long Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hữu Lũng khẳng định, mặc dù phong trào trồng rừng sản xuất ở Hữu Lũng tăng mạnh, nhưng toàn huyện còn khá nhiều loài đặc hữu tập trung tại rừng đặc dụng Hữu Liên, các vùng lân cận như Hòa Thắng, Quyết Thắng, Vân Nham, Thanh Sơn, Tân Lập... Vì vậy, các đối tượng phá rừng, buôn bán, tàng trữ lâm sản trái phép vẫn lén lút hoạt động. Để không bị mất thêm những cánh rừng nguyên sinh, lực lượng kiểm lâm đã tăng cường các biện pháp giữ rừng.
Giữ ở đây không chỉ để bảo tồn, mà còn thực thi nghiêm lâm luật, tăng cường quản lý nhà nước để phát triển rừng sản xuất. Với quyết tâm ấy, kiểm lâm huyện đã tập trung mạnh vào khâu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân. Ngay từ đầu năm kiểm lâm đã giao nhiệm vụ cho bộ phận pháp chế, kiểm lâm địa bàn nắm chặt cơ sở để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền. Vào dịp đầu năm, khi các xã, thôn tổng kết, triển khai nhiệm vụ thì kiểm lâm địa bàn cũng tiến hành tuyên truyền lồng ghép về bảo vệ phát triển vốn rừng. Các thông tin cho  người dân thấy vốn quý của rừng, trách nhiệm của nhân dân và chính quyền cơ sở, tập trung bảo vệ rừng, trồng rừng để khai thác các sản phẩm từ rừng.
Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm, kiểm lâm đã phối hợp tuyên truyền trên 30 cuộc cho hơn 1.000 lượt người nghe, phối hợp với Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên thông tin về Luật Quản lý bảo vệ rừng, rà soát các đối tượng nhận khoán rừng để nâng cao ý thức giữ rừng.
Cùng với đó, kiểm lâm tăng cường hiệu quả của thôn bảo vệ rừng, tổ bảo vệ rừng trong dân ở các vùng giáp ranh, nhiệm vụ của các tổ là báo tin cho kiểm lâm khi phát hiện các vi phạm. Qua đó 3 tháng đầu năm 2014, các tổ bảo vệ rừng đã báo cho kiểm lâm trên 10 tin liên quan đến lâm luật, từ đó kiểm lâm đã có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, hạn chế thấp nhất tình trạng phá rừng xảy ra.
Ông Lèo Văn Sin, Chủ tịch xã Hữu Liên khẳng định, việc kiểm lâm xuống với dân tuyên truyền đã mang lại hiệu quả rất tốt, các đối tượng phá rừng, số vụ phá rừng đã giảm hẳn. Giờ đây người dân đã biết quý rừng, biết trồng rừng và làm giàu từ rừng sản xuất. Khi họ quý rừng thì việc phá rừng cũng giảm.
Cùng với tuyên truyền, kiểm lâm cũng tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát, pháp chế để bắt giữ, răn đe trực tiếp, củng cố các tổ kiểm soát giữ rừng như tổ Hữu Liên, Đồng Hoan để ngăn chặn gỗ lậu. Lực lượng tuần tra trực tiếp tại các cửa rừng thường xuyên tuần rừng, răn đe nhiều đối tượng trục xuất các đối tượng có biểu hiện nghi vấn ra khỏi rừng. Qua đó tình hình khai thác, mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép tại các vùng xung quanh rừng đặc dụng đã giảm đáng kể.
Từ đầu năm đến 15/4/2014, Kiểm lâm Hữu Lũng đã bắt giữ 17 vụ vi phạm lâm luật, giảm 52,7% so với cùng kỳ 2013, thu 1,999 m3 gỗ, 1 cưa xăng, 6 xe máy  vận chuyển lâm sản trái phép.
Anh Hà Văn Sơn, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng cho biết, mặc dù địa bàn vận chuyển lâm sản khó kiểm soát, phức tạp, nhưng với các biện pháp tuyên truyền, kiểm soát chặt, xử lý nghiêm, cho đến nay việc khai thác, tàng trữ, vận chuyển lâm sản trái phép đã giảm đáng kể. Người dân địa phương đã không tiếp tay cho phá rừng mà họ tập trung trồng rừng sản xuất để làm giàu.
Với các biện pháp dồn sức giữ rừng, Kiểm lâm Hữu Lũng đã dần đẩy lùi nạn khai thác mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép ở khu vực rừng đặc dụng, các xã còn rừng nguyên sinh. Điều đó đã góp phần bảo vệ vốn rừng, tạo đà cho phong trào trồng rừng sản xuất ở Hữu Lũng phát triển. (Báo Lạng Sơn 23/4) đầu trang(
CA H.Tuy An chiều 22/4 cho hay, các trinh sát hình sự cơ quan này đang tập trung truy xét hành tung thủ phạm đã trộm 6 con rùa nước tại nhà ông Ngô Văn Phụng, 44 tuổi, trú thôn Trung Lương 1, xã An Nghiệp, H.Tuy An sáng 19/4.
Theo tường trình của người bị hại, tại thời điểm hiện nay số rùa nêu trên có tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng và là loài động vật đang được nhiều người săn lung tìm mua. (Công An Nhân Dân 23/4) đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, từ giữa tháng 3 đến nay, trên địa bàn tỉnh ta đã xảy ra 5 vụ cháy rừng tại xã Phước An (Tuy Phước); An Nghĩa, An Hòa (An Lão); Bình Thành (Tây Sơn) và khu vực núi Bà Hỏa thuộc địa phận phường Đống Đa (TP Quy Nhơn) làm thiệt hại trên 7 ha rừng keo và thông.
Hiện nguy cơ cháy rừng ở nhiều khu vực rừng trong tỉnh đang ở mức cao. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã và đang phối hợp với ngành chức năng và chính quyền các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại và hệ lụy cháy rừng, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, củng cố kiện toàn 686 tổ, đội xung kích PCCCR với sự tham gia của 7.749 người và rà soát, khoanh vẽ bổ sung, điều chỉnh các vùng trọng điểm dễ cháy rừng trên bản đồ PCCCR giai đoạn 2011-2015, thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng và PCCCR. (Báo Bình Định 23/4) đầu trang(

QUẢN LÝ - SỬ DỤNG - PHÁT TRIỂN RỪNG
Báo CAND số 3160 ngày 22-3-2014 có đăng bàí “Hợp phần chính của dự án Chương trình Bảo tồn rừng gần 6 triệu USD: Dấu hiệu... voi hóa chuột”. Sau khi báo phát hành, ngày 11-4-2014, cơ quan đại diện Báo CAND tại TP HCM nhận được công văn của Văn phòng điều hành dự án “Chương trình bảo tồn rừng - gọi tắt là Dự án FPP” của TOKURA Corporation (TKR) tại Cà Mau. Nội dung của công văn cho rằng bài báo này đã nói chưa đầy đủ, đồng thời khẳng định TKR đã thực hiện chính xác và đầy đủ Dự án FPP và đã nhận được sự phê duyệt từ các cơ quan liên quan.
Về giá trị của công trình tháp canh lửa, TKR khẳng định: Giá trị hợp đồng số 001 giữa TKR với AQA xấp xỉ 1 tỉ đồng. Con số Báo CAND đưa ra 1,1 tỷ đồng là do người của Công ty Thới Bình cung cấp, trong khi phóng viên không có điều kiện kiểm tra các tài liệu về hạng mục này từ phía TKR nên số liệu chưa chính xác.
Trên Báo CAND: “Chi phí xây lấp và mua sắm là 74,650 tỷ đồng”; các con số trong bài viết phóng viên căn cứ vào Quyết định phê duyệt số 1796/QĐ-BNN-HĐQT ngày 31-7-2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Trong khi đó, TKR cho biết giá trị của hợp đồng KP2VN09F-001 mà tổ chức Hệ thống hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICS) đã ký với TKR chỉ khoảng 58 tỷ đồng; trong đó, chi phí cho việc thực hiện Tháp canh lửa + Trồng rừng là 42,700 tỷ đồng; còn lại (15,611 tỷ đồng) là mua sắm thiết bị.
Trên Báo CAND viết: “Hợp phần quan trọng nhất mang tính kỹ thuật cao đã bị giao lại cho nhà thầu chẳng mấy tên tuổi trong lĩnh vực trồng rừng”.
Theo TKR, việc ký hợp đồng thầu phụ với công ty AQA, vì công ty này là một nhà thầu chuyên nghiệp với các chuyên môn và kinh nghiệm làm việc với các nhà thầu Nhật Bản. Bản tiến độ đề xuất của AQA đáp ứng yêu cầu về tiến độ khắt khe của TKR. Do đó, TKR đã kí hợp đồng thầu phụ với AQA nhằm đảm bảo việc tiến hành công việc của các nhà thầu địa phương được thuận lợi và đúng tiến độ.
Mặt khác, hợp đồng trồng rừng bao gồm nhiều hạng mục như cây giống, vườn ươm, công tác lên liếp, công tác trồng rừng... Vì chuyên môn của AQA trong xây dựng tháp canh lửa và công tác lên liếp, có thể đánh giá AQA đảm bảo đủ năng lực để thực hiện công tác trồng rừng. Do đó, hợp đồng thầu phụ với AQA là chấp nhận được.
TKR cho rằng việc Báo CAND viết: “Hợp phần xây dựng tháp canh lửa và trồng rừng chi thực hiện bởi một nhà thầu phụ và giảm chỉ còn chưa tới 30%, việc bốc hơi 70% giá trị dự án là sai”.
Ở đây, phóng viên chỉ dựa vào hợp đồng thi công giữa Công ty AQA với Công ty Thới Bình thể hiện rõ hai công trình "trồng rừng” và “xây tháp canh lửa" chỉ có giá trị 20,243 tỷ đồng - chênh lệch so với con số được Bộ NN&PTNT Việt Nam phê duyệt gần 40 tỷ đồng.
Theo TKR, tổng chi phí thi công dự án gồm 3 loại: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí hoạt động thường xuyên. Tài liệu do TKR cung cấp cho thấy, hợp đồng giữa TKR và JICS chi phí trực tiếp là 20,844 tỷ đồng (gồm: chế tạo kết cấu, vật liệu thi công, chi trả cho thầu phụ, phí quản lý hiện trường...) và TKR thanh toán thực tế la 25,510 tỷ đồng. Chi phí gián tiếp (lương cán bộ người Nhật Bản, lương cán bộ người Việt Nam, thuế, bảo hiểm, chi phí phúc lợi, đi lại, điện thoại, fax, vật dụng văn phòng...) được ký là 15,208 tỳ đồng và TKR thanh toán thực tế 14,690 tỷ đồng. Các chi phí hoạt động thường xuyên (thuê văn phòng, khách sạn, vận chuyển...) ký hợp đồng là 6,517 tỷ đồng và TKR thanh toán thực tế 2,5 tỷ đồng.
Căn cứ vào các tài liệu của phóng viên và thông tin do TKR cung cấp, Báo CAND thấy rằng, không có chuyện cắt xén làm ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng dự án. (Công An Nhân Dân 24/4) đầu trang(
Tại Dak Lak, quá trình sắp xếp đổi mới, lành mạnh hóa ngành lâm nghiệp được tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt trong những năm qua, tuy nhiên, để có thể tái cơ cấu lại ngành còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn.
Là một trong những tỉnh có diện tích rừng tự nhiên đứng đầu cả nước, nhưng những năm gần đây, rừng ở Dak Lak đang đối mặt với nhiều áp lực trong khi chính quyền địa phương các cấp vẫn còn thiếu biện pháp, chế tài xử lý kiên quyết và triệt để. Bảo vệ rừng ngày nay đã trở thành một “cuộc chiến” bởi vấn nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép đang diễn ra ngày một nhức nhối.
Những năm qua, cùng với việc thực hiện các chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng của tỉnh  đã tích cực triển khai nhiều biện pháp truy quét, ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép. Tuy nhiên, rừng vẫn tiếp tục bị xâm hại, việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn xảy ra, bình quân mỗi năm, lực lượng chức năng của tỉnh phát hiện xử lý khoảng 2.000 vụ vi phạm lâm luật.
Kết quả rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2013 cho thấy, tổng diện tích rừng bị mất gần 28.000 ha, trong đó trước năm 2008 là 15.642 ha, từ năm 2008-2013 là trên 12.340 ha. Cũng trong giai đoạn 2008-2013, ngành kiểm lâm đã phát hiện và xử lý trên 10.000 vụ vi phạm lâm luật, trong đó 9.863 vụ xử lý vi phạm hành chính, khởi tố 137 vụ với 78 đối tượng, tịch thu trên 18.000 m3 gỗ các loại.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, nguyên nhân chủ yếu là do rừng chưa có chủ hoặc rừng đã có chủ nhưng năng lực yếu kém, thiếu trách nhiệm; áp lực dân di cư tự do; cơ chế chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, thiếu đồng bộ; nguồn nhân lực và vốn đầu tư cho quản lý bảo vệ rừng còn quá thấp, không tương xứng với mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Tại cuộc họp về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng mới đây của Thường trực Tỉnh ủy, ông Đinh Văn Khiết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẳng thắn thừa nhận: Việc rừng bị khai thác, lấn chiếm trái phép trong những năm qua là do sự buông lỏng quản lý của các ngành chức năng và thiếu trách nhiệm của chính chủ rừng; việc thẩm định, phê duyệt các dự án cho thuê rừng, đất lâm nghiệp trồng cao su chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng mất rừng, lấn chiếm đất rừng, tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài trong nhiều năm.
Tuy nhiên, cũng thấy rằng, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ rừng mà chủ yếu là công ty lâm nghiệp, bởi những đơn vị này đã được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ và kinh doanh, khai thác, nhưng lại để rừng bị mất nhiều nhất, chiếm 57%. Thực tế qua kiểm tra của UBND tỉnh tại 4 công ty lâm nghiệp tại địa bàn Ea Súp, rừng do các công ty quản lý bảo vệ hiện nay chỉ còn khoảng 40-50%, trong khi đơn vị nào cũng được giao từ 15-20 nghìn ha.
Đơn cử tại Công ty Rừng Xanh, được giao quản lý bảo vệ khoảng 14.000 ha, nhưng đến nay chỉ còn 7.000 ha, nhưng ngay cả 7.000 ha này cũng không liền ô, liền khoảnh mà chủ yếu rừng còn lại là da beo, da báo. Tình hình các công ty khác trên địa bàn cũng không khá hơn, rừng vẫn đang bị tàn phá nghiêm trọng. Cho nên con số trên 12.340 ha rừng bị phá trong giai đoạn 2008-2013 cũng chưa hẳn là chính xác, cần được rà soát, kiểm tra lại, và xác định rõ từng thời điểm phá rừng.
Có thể thấy, phần lớn diện tích rừng của tỉnh bị tàn phá nặng nề là trước 2010, nhất là trong thời gian triển khai các dự án cao su. Cần soát xét lại một cách nghiêm túc để làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị, ngành, địa phương liên quan.
Huyện Ea Súp là một trong những địa bàn nổi lên như một điểm nóng về an ninh rừng những năm qua. Ngoài hoạt động mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, vẫn thường xuyên xảy ra thì tình trạng người dân tham gia phá rừng, bao chiếm đất trái phép đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ của các cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương sở tại.
Đây cũng là địa bàn có diện tích rừng bị xâm chiếm trái phép nhiều nhất tỉnh, tập trung ở các vùng dự án trồng cao su của các doanh nghiệp. Ngoài ra, tình trạng vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng ở Ea Súp phức tạp còn do sự phát triển ồ ạt của các xưởng chế biến gỗ trên địa bàn, áp lực di dân tự do.
Theo Hạt Kiểm lâm Ea Súp, năm 2011 trên địa bàn huyện có trên 100 xưởng cưa và cơ sở chế biến đồ mộc dân dụng, mỗi ngày đêm các xưởng này có thể chế biến cả nghìn mét khối gỗ. Việc quản lý bảo vệ rừng nơi đây rất khó khăn còn bởi lực lượng kiểm lâm mỏng; các biện pháp, chế tài chưa đủ mạnh để ngăn chặn triệt để lâm tặc manh động, vì vậy, không ít chủ rừng phải thừa nhận hệ thống quản lý bảo vệ rừng của đơn vị mình gần như đã bị vô hiệu hóa! Không riêng gì Ea Súp mà vấn đề quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn cũng đang đối mặt với nhiều áp lực, thách thức bởi sự xâm hại của con người.
Trong năm 2013, Vườn đã phát hiện và xử lý 27 vụ khai thác gỗ trái phép; 378 vụ vận chuyển, mua bán, cất giữ gỗ; 7 vụ săn bắn, bẫy, bắt động vật hoang dã. Việc khai thác lâm sản trái phép ở đây khiến tài nguyên rừng đang dần cạn kiệt, mà chủ yếu là những loại gỗ quý hiếm như: căm xe, hương, trắc, gỗ đỏ, cà chít…
Vụ việc 17 hộp gỗ hương với khối lượng gần 1,8 m3 được lực lượng kiểm lâm cơ động phát hiện tại tiểu khu 492 của Vườn cách đây hơn 1 năm (26-3-2013) cũng như 191 lóng gỗ từ nhóm II đến nhóm VI không rõ nguồn gốc, có tổng khối lượng gần 149 m3 tại tiểu khu 245, nằm dọc 2 bên đường 14C đi qua Vườn đã khiến dư luận bàng hoàng, đặt nghi vấn, phải chăng hệ thống quản lý bảo vệ rừng ở đây đã bị tê liệt? Còn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ea Sô, từ năm 2011 đến nay, an ninh rừng cũng luôn trong tình trạng báo động đỏ, với nạn săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản trái phép ngày càng gia tăng. Khu Bảo tồn thiên nhiên này ngày một dễ bị xâm nhập hơn bởi các địa phận giáp ranh, rừng gần như bị xóa sổ.
Phía huyện Sông Hinh (Phú Yên) rừng đã được thay thế bằng những vườn cao su; phía Krông Pa (Gia Lai) thì doanh nghiệp đang khai hoang theo dự án; phía giáp với rừng phòng hộ đầu nguồn ở huyện Krông Năng thì do yếu kém trong quản lý từ nhiều năm nên rừng ở đây cũng đã gần như trơ trụi, lâm tặc có thể dễ dàng băng qua những khu vực này để vào Khu Bảo tồn, an ninh rừng vì vậy càng khó kiểm soát.
Với 71 cán bộ, công nhân viên, trong đó 56 kiểm lâm viên trực tiếp làm công tác quản lý bảo vệ rừng, biên chế tuy đủ theo quy định, nhưng so với diện tích rừng mà đơn vị này quản lý thực tế thì vẫn còn quá mỏng. Ngoài ra, áp lực dân di cư tự do cũng là một trong những thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ rừng nơi đây.
Trước tình trạng rừng liên tục bị xâm hại, ngày 16-3-2012, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 03/CT-UBND, về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; xử lý vi phạm về phá rừng, xâm chiếm đất lâm nghiệp trái phép... Sau 2 năm triển khai thực hiện, công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đã có những chuyển biến tích cực, xử lý được nhiều điểm nóng xâm hại tài nguyên rừng trên địa bàn, trật tự hoạt động chế biến kinh doanh lâm sản cơ bản đã được lập lại.
Tuy nhiên,  đến nay, tình trạng rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm vẫn còn khá phức tạp. Việc giải tỏa, thu hồi diện tích rừng, đất rừng bị lấn chiếm trái pháp luật để phục hồi lại rừng theo Chỉ thị 03 gặp nhiều khó khăn…(Báo Đắk Lăk 23/4) đầu trang(
Trước đây, Lâm trường Trà Bồng trực thuộc Sở NN&PTNT. Từ năm 2003 đến nay, lâm trường này đã sáp nhập thành đơn vị trực thuộc Công ty Xây lắp và Vật liệu xây dựng 5 - Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nguyên liệu.
Sau khi sáp nhập, Lâm trường Trà Bồng được UBND tỉnh đồng ý cho thuê đất với tổng diện tích trên 1.977 ha từ năm 2008. Tuy đã trải qua khoảng thời gian dài nhưng Lâm trường Trà Bồng mới chỉ sử dụng được gần 484 ha để trồng rừng nguyên liệu. Số diện tích còn lại phần lớn đã bị một số hộ ở các xã lân cận chiếm dụng để trồng rừng tư nhân, khó thu hồi. Cụ thể, tại tiểu khu 47, có hơn 100 ha đất lâm nghiệp do lâm trường quản lý đã bị tư nhân chiếm dụng trồng rừng từ nhiều năm nay.
Còn số diện tích rừng của lâm trường đã trồng do nguồn vốn không đáp ứng kịp thời để chăm sóc dẫn đến tình trạng chất lượng rừng trồng sinh trưởng, phát triển kém. Bên cạnh đó, chi phí vào chu kỳ trồng rừng đầu tiên lớn mà sản lượng rừng đạt thấp nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh không đạt yêu cầu... dẫn đến thu nhập bình quân của cán bộ công nhân lâm trường năm 2013 chỉ đạt gần 2,3 triệu đồng/người/tháng.
Từ khi sáp nhập về Công ty Xây lắp và Vật liệu xây dựng 5 đến nay, Lâm trường Trà Bồng chưa hề đóng  cho Nhà nước về khoản thuế đất rừng lâm nghiệp. Bộ máy hoạt động của lâm trường chỉ còn 13 người, trong đó có 6 người làm công tác quản lý và 7 người trong tổ công nhân vườn ươm.
Năng lực của Lâm trường cũng hạn chế đến mức hiện không có phương tiện xe cộ, máy móc để hoạt động và có năm như năm 2006, Công ty chủ quản chỉ đầu tư cho lâm trường 50 triệu đồng để trồng và chăm sóc rừng.
Với năng lực hạn chế như vậy, nên hiện tại Lâm trường Trà Bồng thực sự không đủ khả năng để quản lý và sử dụng hiệu quả số diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đã cho thuê và cũng không thể để kéo dài tình trạng lãng phí đất ở miền núi với số lượng lớn như vậy. Giải quyết vấn đề này cần có sự can thiệp hữu hiệu của các cấp ngành hữu quan để sớm chấm dứt tình trạng nói trên. (Báo Quảng Ngãi 23/4) đầu trang(
Tháng 4, thời tiết mưa ẩm, mát mẻ là điều kiện lý tưởng để  bà con nông dân bắt tay vào trồng rừng. Theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, vụ trồng rừng chính thức bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài, kết thúc trong tháng 6.
Với kế hoạch trồng 10.000ha rừng, đến thời điểm hiện nay diện tích thiết kế đã lên tới trên 11.000ha, đạt 111% kế hoạch, trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm phần lớn trên 7.700ha. Năm nay cũng là năm đầu tiên tỉnh ta phát động phong trào trồng rừng phân tán nhằm tận dụng những diện tích  đất trống nhỏ lẻ ở các địa điểm thôn xóm, trường học, ven đường…diện tích thiết kế trong vụ trồng này khoảng trên 2.800ha. Tỉnh sẽ trồng trên 500 ha rừng phòng hộ.
Theo báo cáo của các Ban quản lý dự án cơ sở diện tích đã được xử lý thực bì trồng rừng tập trung đạt 57%, tuy nhiên cuốc lấp hố mới đạt 10%. So với các vụ trồng rừng trước thì tiến độ xử lý thực bì năm nay chậm hơn do ảnh hưởng của thời tiết từ đầu năm mưa ẩm kéo dài, người dân không thể đốt dọn sau khi phát thực bì.
Do ảnh hưởng của thời tiết đầu năm rét đậm, rét hại kéo dài, trời âm u, không có nắng nên cây giống trồng rừng sinh trưởng phát triển chậm. Với hơn 21 triệu cây giống được chuẩn bị ở 29 vườn ươm tập trung hiện nay cây mỡ, cây keo ở giai đoạn 8-12 lá. Một số vườn tập trung chăm sóc tốt mới có thể tiến hành đảo bầu, chuẩn bị xuất vườn. Ngoài cây mỡ, keo tai tượng, cơ cấu trồng rừng của tỉnh năm nay còn có trám, lát hoa, thông, xoan ta, đặc biệt là cây quế nhiều nơi bà con chuyển đổi từ trồng mỡ sang trồng quế do lo ngại dịch sâu ong. Diện tích chuyển đổi trồng quế khoảng trên 500ha chủ yếu ở Chợ Đồn, Na Rì và Chợ Mới.
Vụ trồng rừng năm nay “vắng bóng” các doanh nghiệp, duy chỉ còn Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn là vẫn thực hiện trồng, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên Công ty xin đề nghị tỉnh duyệt phương án trồng rừng theo chương trình 147 với diện tích 380ha. Phương án này đã được tỉnh đồng ý. Như vậy với phương án này Công ty sẽ được hưởng mức hỗ trợ giống như các hộ cá nhân trồng rừng khác.
Tuy nhiên với sự tài trợ của Công ty Hon đa Việt Nam năm nay thị xã Bắc Kạn sẽ được tiếp tục hỗ trợ để trồng mới 161ha rừng sản xuất để từ nay đến năm 2016 dự án sẽ trồng mới 490 ha rừng tại đây. Vừa qua Công ty đã tổ chức mở hội trồng rừng tại xã Xuất Hóa (Thị xã Bắc Kạn), sự kiện này tạo khí thế cho vụ trồng rừng năm ở tỉnh ta.
Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh ta triển khai chương trình trồng rừng thay thế. Theo đó các diện tích được nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như xây dựng công trình thủy điện, giao thông, thủy lợi, khai thác khoáng sản…phải trồng bù rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích trồng rừng thay thế năm nay sẽ là 29,5ha. Đến nay các chủ đầu tư đã thực hiện nộp tiền vào Qỹ bảo vệ  và phát triển rừng của tỉnh  550 triệu đồng tương đương diện tích 15,28ha. Theo quy định cá nhân vi phạm về trồng bù rừng sẽ bị xử phạt tới 500 triệu đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi cá nhân.
Hiện nay chính thức bước vào vụ trồng rừng, theo thống kê diện tích mà các địa phương đã tiến hành trồng khoảng trên 300ha, trong đó Chợ Mới đã trồng xong 200ha quế, Ba Bể trồng gần 100ha trúc, mỡ, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn trồng 5ha xoan.
Theo nhận định của ông Đàm Văn Chiến-Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp thì với thời tiết như hiện nay rất thuận lợi cho việc triển khai trồng rừng bởi đất ẩm, cây dễ thích nghi sau khi trồng xuống, do vậy bà con tranh thủ xử lý thực bì để tiến hành trồng ngay bởi bước sang tháng 5, tháng 6 là đỉnh điểm của mùa hè nắng nóng sẽ khó khăn hơn. (Báo Bắc Cạn 23/4) đầu trang(
23.4, ông Nguyễn Trung – Trưởng thôn Hòn Lay, xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa, cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn thôn xảy ra tình trạng tranh chấp quyết liệt đất từng 327.
Theo ông Trung, tại thôn có tổng cộng 8 hộ tranh chấp lẫn nhau nhiều mảnh đất rừng 327 đã thu hoạch xong cây rừng. Đỉnh điểm là ngày 9.4, xảy ra xung đột giữa hai gia đình bà Nguyễn Thị Phương và ông A Đap Y Nam. Chồng của bà Nguyễn Thị Phương đã bị hàng chục người nhà của ông A Đap Y Nam vác rựa rượt chém làm náo loạn cả làng xóm.
Nguyên nhân là hộ bà Phương thì nói khu đất đó năm 2006 gia đình bà đã đưa vào tham gia dự án 327, nay dự án hoàn tất thì lấy lại. Còn gia đình ông A Đap Y Nam thì cho rằng, khu đất đó do ông cha để lại cho gia đình, trước năm 2006, nhà bà Phương đến chiếm…
Xã đã hòa giải, yêu cầu các bên dừng mọi hoạt động trên đất tranh chấp, chờ giải quyết. Tuy nhiên, từ đó đến nay hai bên vẫn liên tục tranh chấp, hộ này vào trồng keo thì hộ kia vào nhổ cây và ngược lại.
Ông Nguyễn Cao Quá, trú thôn Hòn Lay, 1 trong 8 hộ đang có tranh chấp đất rừng 327, bức xúc cho biết, trước đây, gia đình ông góp đất vào dự án trồng rừng 327, nay gỗ trên đất rừng 327 nhà nước đã thu hoạch xong, gia đình ông vào trồng cây trên đất cũ của mình. Vậy nhưng không hiểu sao một số người lại xông vào nhổ cây keo con của ông, trong số đó có cả công an xã.
Bà Nie H’Ruông – Chủ tịch UBND xã Khánh Hiệp, cho biết, đúng là sau khi nhà nước thu hoạch xong cây gỗ trồng trên đất rừng 327, trên địa bàn xã có xảy ra tranh chấp, xô xát giữa nhiều hộ tranh giành đất rừng 327. Xã đã tập trung các hộ lại, hòa giải và yêu cầu không tiếp tục canh tác, tranh chấp nữa, chờ kế hoạch chia đất cho các hộ dân thiếu đất của huyện.
Ngày 21.4, ông Lê Đức Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, cho biết, UBND huyện đã được UBND tỉnh duyệt phương án bóc tách đất lâm nghiệp chia lại cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất. Về chuyện tranh chấp đất rừng 327, ông Dũng cho biết, hộ nào không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tham gia dự án trồng rừng 327 thì sẽ không được xem xét giải quyết. (Dân Việt 24/4) đầu trang(
Hơn 3 năm qua, do tranh chấp đất rừng giữa bà Đinh Thị Bộ (đại diện cho 4 hộ dân) và 8 hộ khác tại thôn 5, xã Quế Thuận (H. Quế Sơn, Quảng Nam) chưa giải quyết dứt điểm nên nhiều héc-ta cây trồng không thể khai thác.
Điều đáng nói, cách giải quyết chưa “ra ngô, ra khoai” của các cơ quan có thẩm quyền địa phương càng làm cho các hộ dân liên quan bị thiệt hại về kinh tế nhiều hơn và gây bức xúc trong dư luận.
Năm 2004, 8 hộ dân gồm: ông Nguyễn Đình Phước Tam, Mai Quyền, Nguyễn Văn Củng, Phạm Hoa, Lê Cang, Nguyễn Đình Khả, Nguyễn Văn và Nguyễn Quận đầu tư công, của tiến hành trồng cây keo tại khu vực núi Bà Trúc (thôn 5, xã Quế Thuận) và không hề có ai tranh chấp. Đến năm 2011, khi keo đến tuổi thu hoạch,  nhóm hộ này làm đơn xin khai thác gỗ mới “té ngửa” vì chính quyền địa phương không chấp thuận với lý do diện tích trên đang có tranh chấp về quyền sử dụng với bà Đinh Thị Bộ (đại diện nhóm 4  hộ).
Sự việc kéo dài cho đến nay hơn 3 năm nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, khiến đa phần cây keo trên diện tích tranh chấp bị đổ ngã la liệt, dần khô héo. Cuộc sống của những nông dân nghèo khổ vốn gắn bó với núi rừng, lại gặp thêm nhiều khó khăn chồng chất, vì không bán được cây keo do chính mình trồng.
Căn cứ để bà Bộ tranh chấp đất rừng với 8 hộ dân trên là dựa vào quyết định giao đất lâm nghiệp do UBND H. Quế Sơn cấp tháng 10-1999. Theo nội dung quyết định: sơ đồ vị trí đất lâm nghiệp số 199 và Biên bản xét duyệt, đề nghị giao đất lâm nghiệp của UBND xã Quế Thuận (ngày 28-6-1999), ghi rõ địa điểm giao đất cho bà Bộ là hố Bà Bia (thôn 6, Quế Thuận) với diện tích 27ha đất lâm nghiệp trong vòng 50 năm.
Theo quyết định trên, khu vực đất lâm nghiệp cấp cho bà Bộ thuộc địa phận thôn 6 nhưng nay bà Bộ lại tranh chấp đất ở thôn 5 núi Bà Trúc của 8 hộ dân kia là điều rất khó hiểu (?). Riêng sơ đồ vị trí giao đất của Hạt Kiểm lâm huyện không thể hiện mốc đánh dấu diện tích đất được giao, không ghi rõ tứ cận, tọa độ, không cắm mốc trên thực địa...
Như vậy, hồ sơ giao đất lâm nghiệp của huyện thể hiện nhiều điểm bất hợp lý, nhưng không được điều chỉnh hoặc hủy bỏ, mà còn được các cơ quan chức năng sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ việc. Như trường hợp của bà Trần Thị Liễu (con bà Bộ), trong thời điểm cấp đất đang đi học và chưa hề tách hộ khẩu, vẫn được xác định là một hộ riêng để giao đất lâm nghiệp.
Sự vụ càng thêm rắc rối, vì ngày 5-9-2012, Phòng TN&MT H. Quế Sơn dựa trên sơ đồ giao đất thiếu chính xác, cho ra đời bản “Trích đo địa chính” xác định lại vị trí đất đã cấp cho nhóm bà Bộ, thể hiện diện tích “lấn” từ thôn 6 qua thôn 5. Ngay cả con đường mòn từ xưa đến nay được mặc định là ranh giới giữa 2 thôn, nay lại nằm trong diện tích 27ha cấp cho nhóm hộ bà Bộ, nên diện tích tranh chấp với các hộ dân là 21.911m2. Ngoài ra, trong vụ tranh chấp đất rừng này, diện tích đất của hộ ông Tam không nằm trong phạm vi tranh chấp nhưng vẫn không được khai thác cây keo (?).
Sau nhiều lần hòa giải, các hộ như ông Văn, Củng, Cang và ông Quận được TAND H. Quế Sơn cấp giấy xác nhận không có tranh chấp với nội dung: “Trong phần kê khai của ông thì phần diện tích rừng 4.892m2… hiện không có tranh chấp tại tòa”. Ông Nguyễn Tấn Long, Chánh án TAND H. Quế Sơn khẳng định: “Đối với tòa, ông Văn được phép khai thác cây”.
Nhưng khi ông Văn làm đơn xin khai thác cây, thì cán bộ địa chính xã Quế Thuận không cho với lý do bà Bộ cho rằng đây là đất và cây của bà, đề nghị ông Văn làm đơn hỏi lý do sao bà Bộ cản trở việc khai thác keo rồi đồng thời gửi cho TAND huyện và UBND xã để cùng phối hợp giải quyết?
24-1-2014, do hoàn cảnh túng thiếu và xót của, ông Khả liều khai thác keo nhưng bị TAND huyện áp dụng biện pháp ngăn chặn khẩn cấp: tạm thời cho thu hoạch, bán gỗ keo đã bị chặt hạ của hộ ông Khả, nhưng giao cho Chi cục Thi hành án dân sự H. Quế Sơn tổ chức thu hoạch bán cây, số tiền thu được tạm gửi vào kho bạc Nhà nước.
Thiết nghĩ, chính quyền, ngành chức năng, TAND H. Quế Sơn cần sớm đưa ra phán xét vụ việc một cách khách quan, chính xác nhằm phân định rạch ròi quyền lợi của công dân, tránh những thiệt hại về kinh tế không đáng có. (Công An Đà Nẵng 23/4) đầu trang(
Cơ sở chế biến lâm sản số 2 thuộc Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Đức Mạnh đã có những sai phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong qua quá trình thanh kiểm tra hoạt động cơ sở này, cơ quan chức năng huyện Na Rì còn phát hiện sơ sở này đang hoạt động trái phép.
Điều tra cho thấy, DNTN Đức Mạnh hiện đang sử dụng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) của Sở Kế hoạch và Đầu tư(KHĐT) Bắc Kạn cấp. Giấy chứng nhận này đăng ký lần đầu ghi ngày 16/6/2003. 02 bản đăng ký thay đổi  lần 1 và lần 2 được Sở KHĐT Bắc Kạn cấp cùng một ngày 24/7/2013 nhưng không hiểu sao lại có nội dung khác nhau. Tại bản đăng ký lần 2 cấp ngày 24/7/2013 không có thông tin về địa điểm kinh doanh tại thôn Nà Pì, Xã Liêm Thủy, huyện Na Rì.
PV báo PLVN đã đến Sở KHĐT Bắc Kạn để tìm hiểu nguyên nhân về 02 GCNĐKDN được cấp cùng một ngày nhưng có nội dung khác nhau của DNTN Đức Mạnh. Ông Dương Văn Thế - Trưởng phòng đăng ký kinh doanh cho biết có "sự nhầm lẫn". Theo cách lý giải này thì bản đăng ký lần 2 lẽ ra phải là lần 1 và ngược lại. Nói cách khác, là có sự "nhầm lẫn" số 1 thành số 2.
Ông Thế cho biết sự "nhầm lẫn" này là do quá trình chuyển đổi đăng ký trên hệ thông thông tin đăng ký doanh nghiệp chưa được hoàn thiện (trên hệ thống các dữ liệu về ngày câp, mã số DN, số lần đăng ký thay đổi là mặc định không thể can thiệp). Trong trường hợp thông tin về lần thay đổi trong GCNĐKKD của DNTN Đức Mạnh trong cơ sở dữ liệu quôc gia chưa chính xác với lần thay đổi tại giấy chứng nhận bản giấy.
"Phòng ĐKKD Sở KHĐT sẽ đề nghị Cục Quản lý ĐKKD hiệu đính lại bản đăng ký thay đổi lần 1 cấp ngày 24//7/2012 thành bản đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 24/7/2012 phù hợp với hồ sơ lưu trữ tại SKHĐT tỉnh Bắc Kạn.(trong đó có tất cả nội dung như bản đăng ký lần 1 mà DNTN Đưc Mạnh đã gửi cho UBND huyện Na Rì)", ông Thế khẳng định.
PV PLVN đã tìm hiểu về phần mềm đăng ký và quản lý đăng ký doanh nghiệp quốc gia do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện cho tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Phần mềm sẽ tự động cập nhật những thông tin đã đăng ký trên hệ thống (các dữ liệu về ngày câp, mã số DN, số lần đăng ký thay đổi, thông tin địa điểm kinh doanh). Chưa có bất cứ tiền lệ nào một doanh nghiệp có 02 GCNĐKKD được cấp cùng 01 ngày và có nội dung khác nhau. Ở tỉnh Bắc Kạn đây cũng là trường hợp duy nhất "vướng lỗi phần mềm" này.
Liệu có gì bất thường khi một doanh nghiệp có 02 "giấy khai sinh" nội dung khác nhau được cấp cùng một ngày!? (Pháp Luật VN 24/4) đầu trang(
22/4, Hội đồng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang đã tổ chức họp nhằm đánh kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quý I, triển khai nhiệm vụ quý II năm 2014.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các cơ quan là thành viên Hội đồng quản lý Quỹ
Trong quý I năm 2014, Hội đồng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh đã đôn đốc, điều hành quỹ kiểm tra hồ sơ, chứng từ diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2013.
Theo đó, tổng số tiền quỹ tính đến hết tháng 3 năm 2014 còn trên 17 tỷ đồng, trong đó vốn ban đầu tỉnh cấp 3 tỷ đồng, tiền các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác chi trả trên 14 tỷ đồng. Lãi các nguồn vốn trên 326 triệu đồng. Số tiền các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác về Sở NN&PTNN hết tháng 3 năm 2014 trên 30 tỷ đồng, đạt 47,5% kế hoạch thu. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014 chưa thu do chưa đến kỳ hạn chuyển trả ủy thác theo quy định trong hợp đồng.
Đối với việc thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2013, trên cơ sở tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng và kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng của các huyện, thành phố, các ban quản lý rừng đặc dụng ban điều hành quỹ tạm thời điều phối số tiền gần 10 tỷ đồng; Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ còn có những khó khăn tồn tại như: Hầu hết các Công ty sản xuất thủy điện chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, hoặc cố tình chây ỳ không ủy thác tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo đúng thời gian như hợp đồng đã ký kết. Công tác lập hồ sơ, hoàn thiện thủ tục chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của một số huyện còn chậm ảnh hưởng đến việc điều phối tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn toàn tỉnh.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng quản lý quỹ đã tập trung thảo luận đề ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn để triển khai trong công tác thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của các Nhà máy Thủy điện trên địa bàn tỉnh năm 2011 - 2013. Xem xét một số Tờ trình, kiến nghị của Ban điều hành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến, Chủ tịch Hội đồng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh yêu cầu: Cơ quan thường trực cần tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng Quỹ phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các Công ty, Doanh nghiệp trong việc thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng. Xây dựng văn bản tham mưu cho UBND tỉnh gửi cho Đảng ủy khối Doanh nghiệp, các thủy điện về việc chi trả quỹ còn nợ đọng.
Tăng cường ý thức trách nhiệm của các Công ty, Thủy điện trong việc quản lý bảo vệ, phát triển rừng. Phối hợp với các huyện, thành phố, các Ban quản lý rừng đặc dụng, các tổ chức chi trả cấp huyện xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật năm 2014. Xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và thống nhất giải pháp thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của Nhà nước.
Phối hợp với Báo Hà Giang, Đài PT- TH tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Giao cho các Sở Công thương, Nông nghiệp tham mưu cho tỉnh khi trình cấp giấy phép phải có cam kết chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định. (Đài PTTT Hà Giang 23/4) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Một con báo nhảy khỏi mái nhà và cắn một người đàn ông ở phía tây Ấn Độ, trong sự hoảng loạn của dân làng.
Theo India Today, một con báo hôm 21/4 lẻn vào trại gia súc tại làng Ballarpur, phía tây Ấn Độ và tấn công một số người đứng gần đó.
Video quay vụ tấn công cho thấy những người dân hoảng loạn bỏ chạy sau khi con báo nhảy ra khỏi nóc nhà. Con báo nhảy cao khoảng 4 m để thoát ra ngoài thông qua một cái lỗ mà các nhân viên kiểm lâm tạo ra nhằm trấn an các loài thú.
Sau khi chạy vòng quanh mái nhà, cắn một người đàn ông và tấn công một số người khác, con báo rút lui về một bể nước ở một căn nhà gần đó. Các nhân viên kiểm lâm bắt được rồi thả nó về tự nhiên.
Không có người bị thương nghiêm trọng trong vụ việc. Con thú có thể đã đi lạc vào Ballarpur từ khu Bảo tồn Hổ Tadoba-Andhari gần đó. Tình trạng phá rừng trái phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều động vật ở Ấn Độ, buộc chúng phải vào khu vực có người ở để tìm kiếm thức ăn và gây ra một số vụ tấn công. (Ngôi Sao 24/4) đầu trang(./.
Biên tập: Hương Giang