Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 23 tháng 09 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc thực sự của số gỗ bị cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện, tịch thu tại khu vực rừng phòng hộ Anh Sơn, xã Phú Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An).
Mặc dù, các cơ quan này đã khẳng định số gỗ trên là vô chủ, tuy nhiên, khái niệm “gỗ vô chủ” mà những lực lượng này đưa ra làm dấy lên nghi ngờ đằng sau đó có sự bao che, chạy tội?
Theo tìm hiểu của PV được biết, năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN – PTNT) tỉnh Nghệ An phê duyệt dự án trồng 75,2ha rừng phòng hộ, giao chỉ tiêu cho Ban Quản lí rừng phòng hộ Anh Sơn chỉ đạo thực hiện. Sau khi nhận chỉ tiêu, Ban quản lí rừng phòng hộ Anh Sơn phân công các Trạm bảo vệ rừng tổ chức phát thực bì, trồng cây xen dặm.
Trong quá trình thực hiện, Phòng Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an tỉnh Nghệ An) phát hiện một số lượng gỗ trên chính diện tích mà Ban quản lí rừng phòng hộ Anh Sơn được giao trồng rừng phòng hộ.
Cụ thể, ngày 2/8/2014, lực lượng cảnh sát môi trường phối hợp với lực lượng kiểm lâm huyện Anh Sơn phát hiện 29,35m3 gỗ tại lô  A, khoảnh 13, khoảnh 9 thuộc tiểu khu 946, diện tích khoảng 0,5ha ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn. Đây là vị trí mà Ban quản lí rừng phòng hộ Anh Sơn giao cho Trạm bảo vệ rừng Cao Vều tổ chức phát thực bì để trồng rừng phòng hộ trên tổng diện tích khoảng 19,8ha.
Hầu hết số gỗ này đều ở dạng gỗ tròn, dấu vết còn khá mới. Sau khi bị phát hiện, số gỗ này được cất giữ tại khuôn viên của Trạm bảo vệ rừng Cao Vều.
Tiếp đó, ngày 24/8, Đồn Biên phòng Phúc Sơn bắt giữ thêm 10,2m3 gỗ nằm rải rác ở khu vực suối, đoạn chảy qua đồn biên phòng. Ngay sau khi sự việc bị phát giác, Sở NN – PTNT tỉnh Nghệ An đã đình chỉ việc phát thực bì tại Cao Vều. Ban quản lí rừng phòng hộ Anh Sơn cũng đã làm báo cáo giải trình vụ việc này.
Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm là nguồn gốc thực sự của số gỗ bị tịch thu, nó có từ rừng phòng hộ Anh Sơn hay là gỗ “vô chủ”?
Trao đổi với PV ông Lê Tham Mưu, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phúc Sơn, được biết, sau khi phát hiện 10,2m3 gỗ dọc khu vực suối, đơn vị đã tiến hành đo đếm, lập biên bản và bàn giao cho Hạt kiểm lâm huyện Anh Sơn điều tra, xử lí.
Ông Mưu cũng cho rằng, số gỗ này không liên quan số gỗ thu giữ được trong diện tích rừng phòng hộ Anh Sơn. Vì trên thực tế, 10,2m3 gỗ thu được ở khu vực suối và gỗ thu được trong rừng phòng hộ thuộc hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau.
Một người dân cho biết: "Với một số lượng gỗ nhiều như vậy không thể không có chủ được, chỉ có điều giờ có ai dám đứng ra nhận số gỗ ấy hay không. Không nhận thì cũng tiếc, mà nhận thì lại bị truy tố trách nhiệm, cũng rất phiền phức".
Hiện, các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ sự việc. Được biết, trong vòng 30 ngày nữa, nếu không có người đứng ra nhận số gỗ trên thì sẽ mặc nhiên trở thành gỗ “vô chủ và sẽ bị Nhà nước tịch thu. (Đời Sống & Pháp Luật 22/9) đầu trang(
Được thành lập cách đây hơn 50 năm, với bề dày hoạt động trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Cúc Phương là vườn quốc gia (VQG) đầu tiên và cũng là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất tại Việt Nam...
Gắn bảo vệ với phát triển rừng Theo Phó Giám đốc VQG Cúc Phương Đỗ Văn Lập, để không xảy ra những vụ việc xâm hại lớn về rừng, nhiều năm qua, lực lượng kiểm lâm thuộc 13 trạm kiểm lâm của vườn thường xuyên tăng cường công tác tuần tra bảo vệ, luôn củng cố tổ chức, thực hiện luân chuyển cán bộ; điều động bổ sung lực lượng cho các vùng xung yếu, nhất là khu vực nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua và những nơi là "điểm nóng" về các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên rừng.
Vùng đệm của vườn hiện có tới hơn 80 nghìn dân của ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa sinh sống, đã tạo một áp lực trách nhiệm cho công tác quản lý bảo vệ rừng của vườn, nhất là hoạt động săn bắt động vật hoang dã.
Các trạm kiểm lâm được hình thành theo cụm để nâng cao hiệu quả trong quá trình tuần tra. Hằng tháng, trên các tiểu khu đều được kiểm tra, đánh giá, thống kê mức độ bị thiệt hại để có phương án kịp thời bổ sung lực lượng, Hạt Kiểm lâm VQG thường xuyên tổ chức lực lượng kiểm lâm tuần tra truy quét lâm tặc, vì thế đã hạn chế được nhiều hành vi xâm phạm tài nguyên rừng, rừng được bảo vệ tốt và ổn định.
Bên cạnh đó, công tác phòng, chống cháy rừng luôn được quan tâm. Ngay từ đầu mùa khô, những địa bàn có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng, lực lượng kiểm lâm và các chủ rừng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của người dân có nguy cơ dẫn đến cháy rừng, thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để dự báo mức độ và nguy cơ cháy rừng, xây dựng các phương án phòng, chống cháy rừng hiệu quả. Vì vậy, từ nhiều năm nay đã không xảy ra vụ cháy rừng nào.
Cứu hộ linh trưởng và bảo tồn thực vật hiệu quả VQG Cúc Phương đã xây dựng vườn thực vật từ năm 1985. Tại đây đã sưu tập và gây trồng các loài thực vật quý, hiếm của Cúc Phương và một số loài cây quý, hiếm của Việt Nam. Đến nay, đã sưu tập và bảo tồn được 859 loài cây trên diện tích 167 ha. Các loài cây đều được chăm sóc và theo dõi sinh trưởng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển.
Nhiều loài có triển vọng tốt có thể nhân rộng cho các chương trình trồng rừng bằng các loài cây bản địa.
Hiện nay, vườn đang tiếp tục thực hiện duy trì, chăm sóc, bảo tồn tám cá thể cầy vằn, một cá thể cầy vòi mốc, ba cá thể cầy mực, 10 cá thể tê tê, 10 cá thể mèo rừng và một cá thể cầy tai trắng trong điều kiện nuôi nhốt luôn bảo đảm sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, các cán bộ của vườn còn đang chăm sóc, cứu hộ và bảo tồn 653 cá thể của 20 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam.
Hiện nay, các hoạt động du lịch sinh thái, cho thuê, chi trả dịch vụ môi trường rừng, các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền và nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên đều đang được quan tâm, trong đó chú trọng các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên. Vườn cũng tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn thiên nhiên. Năm 2013, vườn tiếp tục hợp tác với Hội động vật Frankfurt (CHLB Đức) triển khai dự án bảo tồn các loài thú linh trưởng quý hiếm của Việt Nam tại đây.
Hiện nay, đã có tổng số 154 cá thể của 15 loài linh trưởng quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam và khu vực Đông Dương đang được dự án tiến hành chăm sóc, cứu hộ và cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung tâm Cứu hộ thú linh trưởng của vườn.
Đánh giá những thành công của Trung tâm cứu hộ, chị E.Xchoai-dơ nhân viên của Hội động vật Frankfurt đang làm việc tại VQG Cúc Phương cho biết, thành công lớn của trung tâm là đã làm tăng số lượng cá thể ở đây qua chương trình cho sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt, cùng với đó, công tác kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc các loài linh trưởng của VQG không ngừng được nâng lên.
VQG Cúc Phương hiện đã có chương trình nghiên cứu về cấu trúc gien ADN hợp tác với Viện Nghiên cứu linh trưởng Goettingen của CHLB Đức và nhiều cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước đã đạt được những kết quả khoa học cơ bản.
Gắn bảo vệ với phát triển rừng đi đôi với công tác cứu hộ linh trưởng, bảo tồn các loài động vật, thực vật quý hiếm đang là nhiệm vụ quan trọng và cũng là những thành tích mà VQG Cúc Phương đã đạt được nhờ sự nhiệt tình của mỗi con người đang đêm ngày miệt mài, vất vả nơi đây.
VQG Cúc Phương có tổng diện tích 22.200 ha, trong đó một nửa diện tích thuộc tỉnh Ninh Bình, phần còn lại thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình. Về động vật có xương sống đã điều tra, thống kê và phát hiện bảy bộ, 38 họ và 659 loài, trong đó, có nhiều loài thú được xếp vào loài quý hiếm như vọoc mông trắng, báo gấm, báo lửa, gấu ngựa... nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Về động vật không xương sống, đã thống kê được 1.899 loài và phân loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và ba ngành. Về thực vật, đã điều tra thống kê, phân loại được 1.926 loài thực vật thuộc 117 bộ, 260 họ. (Nhân Dân 23/9, tr2) đầu trang(
Từ nhiều năm qua, tình trạng phá rừng trái phép tại địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận diễn biến khá phức tạp. Qua nhiều đợt kiểm tra, truy quét nhưng đến nay, tình trạng trên chưa chấm dứt, nhiều cây gỗ quý vẫn ngày đêm bị chặt hạ.
Tình trạng phá rừng ở khu vực giáp ranh hai tỉnh được khoanh vùng với địa bàn các huyện Đức Trọng, Di Linh (Lâm Đồng) và Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình (Bình Thuận). Đây là vùng có nhiều đồi núi cao, hiểm trở, hệ thực vật đa dạng với các loại gỗ quý hiếm như giáng hương, gõ, trắc, sao, căm xe, giổi…
Trong đó, “nóng” nhất về khai thác lâm sản trái phép hiện nay là khu vực giáp ranh giữa xã Tam Bố (Di Linh) và xã Phan Sơn (Bắc Bình), chủ yếu thuộc lâm phần do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Tam Hiệp (Di Linh) quản lý.
Để khai thác gỗ trái phép, các đối tượng phá rừng thường tổ chức thành từng nhóm, theo đường mòn từ huyện Đức Trọng xâm nhập vào các tiểu khu có gỗ quý. Ngoài hoạt động có tổ chức, các nhóm này còn trang bị nhiều phương tiện chuyên dụng, có cả dao mã tấu và loại xe được cải tiến gọi là xe “độ” rất đặc biệt để chở gỗ ra khỏi rừng.
Đây là loại xe giống với công nông đầu ngang nhưng có thêm dây tời, bánh xích để có thể vận chuyển gỗ trong rừng sâu, vượt đường dốc mà ngay cả xe của cán bộ kiểm lâm cũng chịu thua.
Các nhóm "lâm tặc" cũng ngày càng liều lĩnh, công khai và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng. Ông Nguyễn Văn Tập, kiểm lâm viên Hạt Kiểm lâm huyện Di Linh, cho biết, đã có lần lực lượng kiểm lâm phát hiện và thu giữ một xe cải tiến chở gỗ của "lâm tặc" tại tiểu khu 702 thuộc xã Tam Bố. Khi đoàn cơ quan chức năng đưa xe tang vật ra gần đến bìa rừng thì có khoảng 100 người; trong đó, có cả đối tượng “xã hội đen” đến ngăn chặn, giật súng của kiểm lâm và liều lĩnh cướp xe chở gỗ bỏ chạy.
Trong các chuyến kiểm tra của Công ty Lâm nghiệp Tam Hiệp cũng nhiều lần gặp phải sự chống trả của "lâm tặc". Thậm chí chúng còn đe dọa, trả thù nhân viên công ty sau vài ngày thực hiện các đợt truy quét, tịch thu gỗ khai thác trái phép.
Ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc công ty Lâm nghiệp Tam Hiệp cho biết: Với những trường hợp thế này, đơn vị đã báo với công an địa phương để xử lý nhưng do không đủ chứng cứ nên chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính nên chưa đủ sức răn đe các đối tượng.
Theo thống kê, trong những tháng đầu năm 2014, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện hàng chục đợt truy quét, tịch thu nhiều phương tiện, dụng cụ của "lâm tặc" và hàng chục khối gỗ lậu. Tuy nhiên, một thực tế là tình trạng phá rừng giáp ranh vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những năm trước, tình trạng phá rừng tập trung chủ yếu tại khu vực xã Bảo Thuận, Gia Bắc (Di Linh) với xã Thuận Hòa (Hàm Thuận Bắc) nhưng sau khi lực lượng liên ngành huyện Di Linh tổ chức đặt hai chốt chặn tại quốc lộ 28, tình hình vận chuyển gỗ ở khu vực này giảm đáng kể.
Thế nhưng, sau đó các nhóm "lâm tặc" lại chuyển địa bàn hoạt động đến khu vực rừng giáp ranh giữa xã Tam Bố (Di Linh) và xã Phan Sơn (Bắc Bình) thuộc tiểu khu 678, 679, 701 và 702. Tại khu vực này, "lâm tặc" lợi dụng địa hình hiểm trở, dùng xe máy tự chế chở gỗ ra bìa rừng, thậm chí còn dùng cả xe “độ” có tời máy để kéo gỗ lớn đưa về điểm tập kết tại khu vực cầu Cháy (cách quốc lộ 20 khoảng 15km).
Ông Đinh Tiến Hùng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Di Linh thừa nhận trước đây, các nhóm "lâm tặc" thường xuyên tập kết gỗ đưa về xã Ninh Loan của huyện Đức Trọng nhưng từ khi lực lượng kiểm lâm lập chốt chặn tại tiểu khu 701, họ lại mở đường khác tập kết gỗ về xã Phan Sơn của huyện Bắc Bình và tiếp tục chặt phá rừng.
Trước tình hình phức tạp tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh, chính quyền Lâm Đồng và Bình Thuận đã xây dựng một trạm bảo vệ rừng tại xã Tà Năng (huyện Đức Trọng) và đang đi vào hoạt động. Tới đây, Lâm Đồng cũng xây dựng thêm một trạm tại khu vực K’Tường (huyện Di Linh), hiện là điểm “nóng” phá rừng, nhằm mục tiêu ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng tại vùng giáp ranh. (Tin Môi Trường 23/9) đầu trang(
Vừa qua, tại khu vực rừng thượng nguồn Thủy điện Ea Krôngrou xảy ra tình trạng lâm tặc sử dụng xe máy độ chế để vận chuyển gỗ trái phép. Lực lượng chức năng đã tập trung xử lý, không để khu vực này trở thành điểm nóng về phá rừng.
Những năm gần đây, rừng thượng nguồn Thủy điện Ea Krôngrou luôn bị các đối tượng khai thác gỗ trái phép ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) nhòm ngó. Đặc biệt, từ cuối tháng 7 đến trung tuần tháng 8 vừa qua, tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở khu vực này khá nóng. Tuyến đường nối thủy điện này với các xã: Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Xuân... trở thành cung đường vận chuyển gỗ lậu của nhiều đối tượng.
Theo ông Lê Văn Đỏ - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hòa, khu vực thượng nguồn Thủy điện Ea Krôngrou có diện tích khá lớn (khoảng 20.000ha), nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế khá cao. Vì vậy, các đối tượng thường vượt qua lòng hồ thủy điện để đến những cánh rừng thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk khai thác, sau đó kết lại thành bè vận chuyển qua lòng hồ rồi đưa về xuôi bằng xe máy.
Ông Cao Đăng Chinh - Tổ trưởng Tổ Kiểm lâm cơ động Hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hòa cho biết, để vận chuyển được nhiều gỗ, có thể vượt qua đường dốc rừng núi, lâm tặc phải độ lại xe máy, gia cố thêm nhiều phần, nhất là bộ giảm xóc. Để bắt được xe máy vận chuyển gỗ không hề đơn giản, lực lượng Kiểm lâm phải vào rừng phục sẵn ở những địa điểm các đối tượng thường khai thác, cất giấu xe mới có thể xử lý được.
Theo tìm hiểu, các đối tượng tham gia phá rừng, vận chuyển gỗ tại khu vực thượng nguồn Thủy điện Ea Krôngrou chủ yếu là người dân tộc thiểu số, không có việc làm ổn định. Họ vào rừng khai thác gỗ, vận chuyển gỗ thuê cho một số đối tượng người Kinh. Trước tình trạng này, Hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hòa đã phối hợp với Ban quản lý Rừng phòng hộ Ninh Hòa xử lý điểm nóng mới phát sinh này. Các lực lượng đã đóng chốt trong thời gian 1 tháng và thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các phương tiện vi phạm, vào rừng không đúng quy định.
Một số người dân sống dưới chân Thủy điện Ea Krôngrou cho biết, khoảng 1 tháng trước, chiều nào họ cũng thấy một tốp xe máy chở gỗ từ khu vực lòng hồ thủy điện về. Mỗi xe chở 1 đến 2 hộp gỗ dài 2 - 2,5m, phóng như bay trên đường, rất dễ gây tai nạn cho người đi đường. Từ khi lực lượng chức năng đóng chốt, truy quét các đối tượng vận chuyển gỗ bằng xe máy độ, đến nay, tình trạng này đã giảm hẳn. Nhiều người dân mong lực lượng chức năng tiếp tục duy trì lực lượng đóng chốt để xử lý dứt điểm tình trạng trên.
Ông Lê Văn Đỏ cho biết: “Qua 1 tháng phối hợp đóng chốt, lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản 12 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại điểm nóng khu vực Thủy điện Ea Krôngrou. Chúng tôi đã tạm giữ 14,3m3 gỗ xẻ hộp các loại, 2 máy cưa xăng, 10 xe máy độ chế. Hiện nay, tình hình vi phạm đã giảm đến 80%. Để xử lý dứt điểm tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại khu vực Thủy điện Ea Krôngrou, chúng tôi đang tiếp tục duy trì lực lượng, tăng cường tuần tra để kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng vi phạm”.
Theo ông Đỏ, các xe máy bị thu giữ sẽ được lực lượng Kiểm lâm tháo gỡ, phá hỏng trước khi thanh lý nhằm ngăn chặn việc lâm tặc thu mua để tiếp tục sử dụng.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng gỗ rất lớn; trong khi đó, lợi nhuận từ gỗ lậu cao nên một số đối tượng người Kinh đã thuê thanh niên người dân tộc thiểu số tham gia phá rừng, vận chuyển gỗ trái phép. Để xử lý tình trạng này, ngành chức năng và chính quyền địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản, nhất là việc quản lý rừng từ gốc; xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng xe máy vận chuyển gỗ…
Ông Nguyễn Khương - Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa: Ngay khi nhận được thông tin phát sinh điểm nóng về khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực Thủy điện Ea Krôngrou, Chi cục đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hòa phối hợp với chủ rừng đóng chốt, truy quét, xử lý tình trạng này.
Đồng thời, Chi cục điều thêm lực lượng của Đội Kiểm lâm cơ động tỉnh và lực lượng các hạt khác đến đây để hỗ trợ. Hiện tình trạng phá rừng, vận chuyển gỗ đã giảm nhiều nhưng không vì thế mà lơ là, chủ quan. Chi cục đã giao nhiệm vụ cho Hạt Kiểm lâm thị xã Ninh Hòa phối hợp với Ban quản lý Rừng phòng hộ Ninh Hòa tiếp tục đóng chốt để xử lý dứt điểm. (Báo Khánh Hòa 21/9) đầu trang(
Hai cây ngọc am khổng lồ cuối cùng không chỉ của Việt Nam, mà của cả thế giới, đã bị đốn hạ không thương tiếc.
Năm 2010, PV đã có cuộc hành trình chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, “nóc nhà đông bắc” Việt Nam và ngỡ ngàng khi phát hiện dưới lòng con suối trơ đáy rất nhiều gốc, gỗ vụn ngọc am, loài thực vật tưởng như đã tuyệt chủng từ cả trăm năm trước.
PV đã có gắng dò hỏi khắp nơi, nhưng tuyệt nhiên không còn ai biết đến sự tồn tại của loài ngọc am nữa. Đến các nhà thực vật học hàng đầu Việt Nam cũng chẳng biết ngọc am là thứ cây gì, hình dáng ra sao.
Khát vọng được tận mắt loài cây như thần thoại, được nhắc đến rất nhiều trong những cuộc khai quật mộ ướp xác, tưởng như đã tan thành mây khói, thì bỗng một hôm, khi đi xem bộ quan tài ngọc am của ông Lù Sào Tỉn, ở thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì, Hà Giang), PV đã được ông mách về sự tồn tại của một cây ngọc am khổng lồ, mà ông gọi là “cây ướp xác”. Người dân ở vùng Tây Côn Lĩnh thường gọi ngọc am là “cây ướp xác”, bởi xưa nay, người giàu thường tìm mua gỗ ngọc am đóng quan tài, để giữ xác được lâu.
Theo ông Tỉn, cây ngọc am khổng lồ ấy ở xã Tả Sử Chóng. Hồi năm 1989, ông Tỉn vào Tả Sử Choóng mua mấy tấm gỗ, ông đã trực tiếp nhìn thấy nó và nó to đến nỗi 3 người ôm mới xuể. Đem thông tin ấy hỏi các cán bộ kiểm lâm, mấy đồng chí đều cười bảo: “Làm gì còn cây ngọc am nữa, tuyệt chủng cả trăm năm nay rồi!”. Sau này, mới biết, có lẽ kiểm lâm giấu, không muốn công bố sự tồn tại của ngọc am.
Thông tin ông Tỉn cung cấp khá mơ hồ, song vẫn quyết định tìm đường vào xã Tả Sử Choóng, một xã nằm trên độ cao 1.800, trên lưng chừng đỉnh Tây Côn Lĩnh, quanh năm lạnh lẽo.
Chủ tịch kiêm bí thư xã Giàng Seo Man là người bản địa, nên anh rất am hiểu về ngọc am. Anh kể rất nhiều chuyện kỳ thú về loại gỗ này và các thời kỳ săn lùng ngọc am của người Hán. Theo anh Man, mấy năm gần đây, giới săn lùng, buôn bán ngọc am tìm lên Tả Sử Choóng rất đông. Trực tiếp vào rừng săn lùng ngọc am không được, vì người lạ ra vào rừng không phải chuyện dễ dàng, nên họ đặt tiền người dân để thu mua ngọc am.
Một cái gốc cây nhỏ, mẩu gỗ có hình thù đẹp đổi được cả chiếc xe máy mới, nên có thời kỳ, cả xã rộ lên phong trào đi đào bới ngọc am.
Người Mông trong xã bỏ bê ruộng nương, đào nát các cánh rừng để bới ngọc am. Mỗi nhà sắm một cái thuốn thép phi 18, dài 4-5m, chọc vào lòng đất để tìm kiếm ngọc am. Giờ thì đến gốc, rễ ngọc am trong lòng đất cũng đã bị đào sạch.
Hỏi về cây ngọc am, không cần suy nghĩ, anh Man lắc đầu kêu không có. Thế nhưng, nghe PV thuyết phục, rằng cần thiết phải công bố, để tìm cách bảo vệ, phong cây di sản, thì anh Man gật đầu công nhận là ở xã Tả Sử Choóng có cây ngọc am.
Anh Giàng Seo Man đã cử Phó Trưởng Công an xã Lù Văn Tuấn dẫn PV đi tìm cây ngọc am khổng lồ trong vườn rừng nhà hai anh em ruột Lù Seo Lèng và Lù Seo Hồ (con trai ông Lù Seo Pao). Nhà hai anh em Lèng và Hồ ở nằm chênh vênh sườn núi. Hôm đó, hai anh em Lèng và Hồ lên nương, nên cửa khóa. Nương xa nhà cả ngày cuốc bộ, nên mỗi lần lên nương, phải mấy ngày sau mới về.
Ngay phía sau nhà Lèng và Hồ là cây ngọc am cao lừng lững, vọt khỏi tán rừng. Gốc cây ngọc am này rất lớn, 3 người ôm mới hết. Tuy nhiên, lên độ cao chừng 3m thì thân tách làm đôi, trông như hai cây riêng biệt.
Vỏ cây ngọc am màu trắng, sần sùi, tuy nhiên, bóc lớp vỏ ra thì thấy phần thịt màu đỏ thẫm. Đứng ở gốc cây, cạnh chỗ có vết chém, thấy mùi đặc trưng của ngọc am tỏa ra rất đậm. Thân cây ngọc am thẳng tắp, mang đặc trưng của họ nhà sa mộc. Ước chừng, cây ngọc am này phải cao cỡ 40m.
Theo lời anh Tuấn, kiểm lâm đã đóng dấu búa vào gốc cây. Tuy nhiên, tìm mãi không thấy dấu búa đâu cả. Người đàn ông trong bản bảo trẻ con đùng dao đẽo mất dấu búa rồi.
Anh Giàng Seo Man đã tìm hiểu về cây ngọc am này, song không ai biết nó đã bao nhiêu tuổi. Các cụ già nhất trong bản kể rằng, từ khi còn nhỏ, đã thấy nó to như bây giờ. Tuổi của cây ngọc am này phải vài trăm năm. Năm trước, hoàn cảnh gia đình khó khăn quá, anh em Lèng và Hồ đã rao bán cây ngọc am này. Một đại gia buôn gỗ người Bắc Quang đã gạ gẫm đổi 2 chiếc xe Win 100 xịn của Thái cùng với một món tiền. Hai anh em Lèng đã đồng ý. Vị đại gia này đã đặt cọc 4 triệu đồng cho Lèng.
Tuy nhiên, đại gia này chạy chọt suốt một năm trời không làm được thủ tục để khai thác, đành mất 4 triệu tiền đặt cọc.
Biết tin Lèng và Hồ có ý định bán cây ngọc am, kiểm lâm huyện đã tìm vào đóng dấu búa, xã giải thích cây ngọc am là tài sản vô giá của cả nước và quản lý chặt chẽ. Cây ngọc am nằm trong vườn nhà mình, mà không được chặt bán, anh em Lèng và Hồ rất buồn!
Theo một số cán bộ xã, ngoài cây ngọc am khổng lồ ở vườn nhà Lèng, Hồ, còn một cây ngọc am khổng lồ nằm gần đỉnh Gió Chéo Phìn, trong rừng già, thuộc sự quản lý của xã.
Anh Giàng Seo Man cho biết, cây ngọc am này phải 6 người ôm, to gấp đôi cây trong vườn nhà Lèng và Hồ và cao chừng 100m! Sau khi ở xã ra, tôi gặp một tay buôn lũa ngọc am từ Tả Sử Choóng về thị trấn và anh này cũng bảo đã tận mắt cây ngọc am đó và đúng là nó phải cao đến 100m.
Tuy nhiên, tôi thực sự không tin lại có cây ngọc am cao đến vậy. Nếu to và cao lắm, có lẽ chừng 50-60m là hợp lý.
Để tận mắt cây ngọc am mọc hoang dã gần đỉnh Gió Chéo Phìn, phải đi bộ leo dốc liên tục 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, chỉ đến mùa khô mới leo lên được Gió Chéo Phìn. Năm đó, mùa hè, mưa nắng bất chợt, núi đá đốc ngược, rất trơn, không thể đi được.
Cách duy nhất leo lên đỉnh Gió Chéo Phìn là đi bộ dọc suối. Đi vào mùa mưa, nếu gặp mưa lớn, lũ ập về, mất mạng như chơi. Không có cơ hội được tận mắt cây ngọc am khổng lồ, to gấp đôi cây ngọc am 3 người ôm ở vườn nhà Lèng và Hồ, tôi đành quay về, hẹn dịp khác diện kiến. (VTC News 23/9) đầu trang(
Để chủ động làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, thời gian qua, Hạt Kiểm lâm thành phố đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần giảm nhẹ thiên tai, cân bằng môi trường sinh thái.
Hạt Kiểm lâm thành phố đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân về công tác  bảo vệ và phát triển rừng, phối hợp chặt chẽ với  các xã, phường, các chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ của rừng.
Hiện nay, toàn thành phố có 16.119 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó: diện tích rừng phòng hộ là trên 15.000 ha. Tính đến hết tháng 8, thành phố đã trồng được 1.200 cây xanh trên các trục đường; trồng xen với diện tích 4 ha hơn 500 cây hoa ban tại khu vực tổ 5 phường Quyết Thắng.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ rừng tại cơ sở cũng được triển khai mạnh mẽ, đội ngũ cán bộ, kiểm lâm viên phụ trách cơ sở luôn làm tốt công tác tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn việc chặt phá rừng, đốt rừng làm nương để bảo vệ môi trường và phòng chống cháy rừng. (Thành Phố Sơn La 20/9) đầu trang(
Thành công và nam tính của người đàn ông bắt nguồn từ nội lực, bản lĩnh của mỗi cá nhân chứ không tới từ một mảnh sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh đang được bọn tội phạm buôn bán trái phép xuyên biên giới.
Đó là một trong những nội dung quan trong của chiến dịch truyền thông đột phá với chủ đề “Sức mạnh của ý chí” vừa được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam và Mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động vật hoang dã phát động chiều 22/9 tại Hà Nội.
Chiến dịch sức mạnh của ý chí là một cách tiếp cận mới, nhằm giải quyết thực trạng mua bán và sử dụng trái phép sừng tê giác bất hợp pháp, cũng như để củng cố vai trò dẫn đầu của Việt Nam trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động-thực vật hoang dã, nguy cấp.
Đối tượng của chiến dịch tập trung vào phái mạnh - những người đàn ông thành thị (nơi thị trường mua-bán diễn ra nhộn nhịp và đa dạng các mặt hàng) trong độ tuổi từ 35 đến 50 tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện Mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam, nạn giết hại và buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia hiện nay đã trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái trong tự nhiên và an ninh của nhiều khu vực.
“Sự suy giảm của các quần thể tê giác trên toàn cầu, nhất là tại Nam Phi hiện đang diễn biến rất phức tạp. Và, nó chỉ làm đầy túi tiền cho bọn tội phạm - những đối tượng khiến các loài động vật hoang dã, nguy cấp đứng trước bờ vực tuyệt chủng,” tiến sĩ Naomi Doak chia sẻ.
Tiến sĩ Naomi Doak cũng cho biết, kết quả từ một số cuộc thảo luận nhóm độc lập chỉ ra rằng thông điệp được thiết kế cho chiến dịch sức mạnh của ý chí sẽ gây ra tiếng vang lớn đối với những người đàn ông - những người tin vào lời đồn thất thiệt rằng “sử dụng sừng tê giác có thể giúp tăng cường sinh lực, hay thể hiện đẳng cấp”.
Có mặt tại buổi lễ phát động, bà Kgomotso Ruth Magau, Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam (quốc gia có số lượng lớn cá thể tế giác bị giết hại trái phép), cho biết việc săn bắn và giết hại loài tê giác bất hợp pháp đã diễn ra nghiêm trọng tại quốc gia này từ nhiều năm qua.
Cho đến nay, nạn săn bắn trộm tê giác tại Nam Phi đang ngày trở nên trầm trọng hơn, từ việc chỉ có 13 cá thể tê giác bị giết trộm (năm 2007) đã lên tới hơn 1.000 cá thể (trong năm 2013). Trong 8 tháng đầu năm 2014, số lượng tê giác ở quốc gia này tiếp tục bị giết hại thêm gần 700 cá thể.
Chính vì thế, tại buổi phát động chiến dịch, Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam đã kêu gọi Chính phủ và cộng đồng người dân Việt Nam cùng phối hợp với Chính phủ Nam Phi lên án, chống lại các hành vi săn trộm và buôn bán sừng tê giác, để cứu loài vật quý hiếm này tránh khỏi bờ vực tuyệt chủng. (VietnamPlus 22/9) đầu trang(
Tài liệu mà TRAFFIC (Mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động vật hoang dã) và Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố ngày 22-9 cho thấy, sừng tê giác không hề có công dụng như thần dược mà mọi người lầm tưởng mà theo những nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc thì sừng tê giác chỉ có tác dụng hạ sốt.
Buổi họp báo công bố chiến dịch tuyên truyền nhằm giảm nhu cầu sử dụng cũng như tố giác việc buôn bán sừng tê giác đã được TRAFFIC, WWF và Tổ chức Dịch vụ Dân số Quốc tế (PSI) phối hợp tổ chức phát động tại Hà Nội vào ngày 22-9.
Việt Nam không chỉ là quốc gia có người dân sử dụng sừng tê giác mà còn là một quốc gia trong đường dây buôn bán, trung chuyển sản phẩm này.
Chiến dịch tuyên truyền sẽ được triển khai để tiếp cận tối đa các đối tượng là đàn ông thành thị trong độ tuổi 35 đến 50 tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10 tới. Chiến dịch sử dụng các kênh truyền thông đa phương tiện gồm: bảng quảng cáo ngoài trời, áp phích trong cửa hàng, biển báo kĩ thuật số, các đội truyền thông trực tiếp, tin nhắn...
Chiến dịch truyền thông này nhằm tuyên truyền để thay đổi nhận thức sai lầm về công dụng của sừng tê giác, coi nó như một thứ thần dược có thể chữa bách bệnh. Thực chất, sản phẩm này chỉ có tác dụng hạ sốt, trong khi nhiều loại thuốc rẻ tiền được bán ở các hiệu thuốc lại có công dụng này. Ngoài ra, phải kể đến rất nhiều sản phẩm sừng tê giác bày bán trên thị trường là đồ giả...
Số liệu được công bố cho thấy nạn săn bắn trộm tê giác tại Nam Phi đang ngày càng trở nên trầm trọng. Từ 13 con tê giác bị giết trộm năm 2007 đã tăng lên con số 1004 con vào năm 2013. Tại Việt Nam, đã có một số công dân bị bắt vì buôn bán và vận chuyển trái phép sản phẩm này.
Ông Huỳnh Tiến Dũng, Quản lý chương trình bảo tồn của WWF cho rằng, bằng các thông điệp trọng điểm nhắm tới động cơ dẫn tới việc mua sừng tê giác, có thể giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác và giúp ngăn chặn việc giết hại tê giác.
Chiến dịch trên là một phần của chiến dịch toàn cầu mà WWF và TRAFFIC đang thực hiện nhằm chống buôn bán bất hợp pháp các loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam nhằm giảm nhu cầu về sừng tê giác.
Cùng ngày, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Quỹ Tê giác Thế giới đã tổ chức cuộc thi ảnh phản đối việc tiêu thụ sừng tê giác, kêu gọi cộng đồng cùng hành động bảo vệ tê giác. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 22/9; An Ninh Thủ Đô 23/9) đầu trang(
Nhân ngày Tê giác thế giới, Sứ quán Mỹ tại Hà Nội phối hợp với Lãnh sự quán Mỹ tại Durban (Nam Phi) đã tài trợ một nhóm 6 học sinh THPT và THCS tham gia Hội nghị Thượng đỉnh của giới trẻ thế giới về tê giác, diễn ra từ ngày 21 - 23.9, tại khu bảo tồn động vật ImFolozi, tỉnh Kwa-Zulu Natal, Cộng hòa Nam Phi.
Hội nghị quy tụ các bạn trẻ VN và các bạn châu Phi cùng lứa tuổi để trực tiếp giải quyết cuộc khủng hoảng săn bắn trộm tê giác và đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm ngăn chặn tội ác đối với động vật hoang dã đang diễn ra. (Thanh Niên 23/9) đầu trang(
Pháp luật Việt Nam quy định xử phạt người tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD), nhưng trên thực tế chưa có ai tiêu thụ sản phẩm ĐVHD bị xử phạt… là một trong những nguyên nhân khiến ĐVHD vẫn được tiêu thụ phổ biến trên thị trường…
Hành vi tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD của người tiêu dùng ở TP.Hà Nội chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống, chữa bệnh, trang trí... Kết quả khảo sát về “Nhận thức, thái độ và hành vi liên quan đến sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã tại TP.Hà Nội” do Viện Xã hội học thực hiện cho thấy, việc sử dụng và tiêu thụ sản phẩm ĐVHD là hiện tượng tương đối phổ biến trong nhóm tuổi từ 20 đến 69 ở TP. Hà Nội.
Tỷ lệ người trả lời đã từng sử dụng ĐVHD vào các mục đích như: Thực phẩm chiếm 69%, làm thuốc 67% và đồ trang trí gần 12%.
Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù các sản phẩm từ ĐVHD có giá thành đắt, thậm chí rất đắt nhưng người tiêu dùng vẫn muốn sử dụng các sản phẩm này vì họ tin tưởng vào hiệu quả của chúng. Người dân vẫn có niềm tin rằng các sản phẩm từ ĐVHD như: mật gấu; cao hổ; cao trăn; tay gấu… là những vị “thần dược” chữa được nhiều bệnh tật.
Các loài ĐVHD được tiêu thụ dưới dạng thực phẩm khá phong phú, nhiều nhất là rắn, trăn, hươu, nai… thậm chí có cả những loài đang thuộc diện nguy cấp cần được bảo tồn. Khi ĐVHD là một món hàng đắt, khan hiếm thì ngay lập tức người ta sử dụng vào mục đích là đem đi… biếu, tặng, làm quà.  Ghi nhận, hành vi sử dụng ĐVHD hầu hết là tự phát, ví dụ như được cho, tặng, biếu hoặc được bạn bè, người thân mời.
Việc tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD không chỉ dừng lại ở nhóm có thu nhập hay có địa vị xã hội. Trong số những người trả lời đã sử dụng sản phẩm từ ĐVHD trong 12 tháng (đến thời điểm nghiên cứu) thì những người kinh doanh, buôn bán nhỏ và người cao tuổi, hưu trí là các nhóm chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm này do chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ dân số.
Tỷ lệ người đã từng sử dụng thực phẩm, thuốc và đồ trang trí làm từ ĐVHD lần lượt là 69%, 67% và 12%. Một trong các phát hiện đáng lo ngại từ cuộc khảo sát là một số lượng lớn người được hỏi nói rằng họ sẽ sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD nếu có cơ hội hoặc nếu họ thấy cần thiết trong tương lai.
Trong báo cáo rà soát khung pháp lý và chính sách về quản lý, bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, và khảo sát kiến thức pháp luật quy định về bảo vệ ĐVHD còn nhiều hạn chế, gần 35% ý kiến được khảo sát cho rằng, pháp luật Việt Nam chưa quy định xử phạt người tiêu thụ sản phẩm ĐVHD, 62% cho rằng chưa có ai tiêu thụ sản phẩm ĐVHD bị xử phạt và 2/3 số người được hỏi cho rằng mức xử phạt tiêu thụ sản phẩm từ ĐVHD theo pháp luật còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Từ kết quả nghiên cứu đó, các nhà quản lý, các chuyên gia cũng thảo luận về khung pháp lý và chính sách quản lý bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm. Theo đó, các ý kiến đều có chung quan điểm, do chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, thiếu văn bản hướng dẫn xử lý hình sự. Thực tế, chưa có văn bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật cụ thể và cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong hoạt động cứu hộ ĐVHD.
Các chuyên gia đã cùng đưa ra các khuyến nghị cụ thể để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ĐVHD nguy cấp, quý hiếm. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý khai thác và buôn bán ĐVHD, khắc phục các điểm chưa hợp lý.
Đồng thời, tăng cường hoạt động thanh kiểm tra các hoạt động về cứu hộ, tái thả và nguồn gốc ĐVHD; ban hành các quy định về hướng dẫn kỹ thuật, trình tự, thủ tục, nâng cao nhận thức và tăng cường sự hỗ trợ của cộng đồng và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc tuân thủ và cưỡng chế pháp luật.
Cần ban hành các quy định về hướng dẫn kỹ thuật, trình tự, thủ tục đối với cơ sở gây nuôi ĐVHD nguy cấp, quý hiếm, không khuyến khích gây nuôi vì mục đích thương mại; cần hướng tới việc thiết lập cơ chế quỹ cho việc quản lý và bảo tồn ĐVHD. (Bảo Vệ Pháp Luật 23/9) đầu trang(
Khóa tập huấn "Bảo tồn thú linh trưởng Việt Nam 2014” đang diễn ra tại Đà Nẵng với 20 học viên được tuyển chọn từ các trường ĐH TP Đà Nẵng và khách mời danh dự đến từ một số trường ĐH, Hội Động vật học Frankfurt (Đức); Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng (Vườn Quốc gia Cúc Phương) và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.
Đây là hoạt động thường niên trong 10 năm qua, cung cấp cho học viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo tồn linh trưởng và nhân rộng tình yêu thiên nhiên, động vật hoang dã đến với nhiều người. (Đại Đoàn Kết 23/9) đầu trang(
21/9, gia đình bà Nguyễn Ngọc Lan, trú tại tổ 3, thị trấn Khánh Yên và gia đình ông Phạm Hồng Thái, trú tại thôn Yên Thành, xã Khánh Yên Thượng đều thuộc huyện Văn Bàn vừa tự nguyện hiến tặng 2 cá thể khỉ nằm trong danh mục sắp nguy cấp của Sách đỏ Việt Nam gồm cá thể thuộc loài khỉ mốc (Macaca assamensis) và cá thể thuộc loài khỉ vàng (Macaca mulatta) cho Hạt Kiểm lâm Văn Bàn.
Sau đó hạt Kiểm lâm Văn Bàn đã bàn giao 2 cá thể khỉ cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên). Được biết nguồn gốc 2 cá thể khỉ trên, 2 gia đình đều mua lại của người dân địa phương bẫy được trong rừng và đang trong tình trạng bị thương. Các gia đình đã chăm sóc, chữa trị vết thương, đến nay cả 2 cá thể khỉ này đều có sức khỏe tốt.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2014, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên tiếp nhận động vật là loài linh trưởng tại Văn Bàn.
Trước đó, vào ngày 4/8, Hạt Kiểm lâm Văn Bàn cũng đã tuyên truyền vận động 1 hộ dân ở xã Tân Thượng hiến tặng 2 cá thể khỉ (1khỉ mặt đỏ, 1 khỉ mốc) cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tái thả đàn. (Công An Nhân Dân 23/9) đầu trang(
Ông Lê Đình Thanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (KL) tỉnh, cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, qua công tác tuần tra, kiểm soát, các Hạt KL và Đội KL cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng đã phát hiện, lập biên bản 555 vụ vi phạm Luật Bảo vệ - Phát triển rừng.
Qua đó, xử lý hành chính 447 vụ; tịch thu gần 232 m3 gỗ các loại, 35 ster gỗ rừng trồng, 7 cá thể động vật rừng (trọng lượng 23kg), gần 22.000 kg quả ươi, 400 kg quả xoay, 6.380 kg gỗ trắc, 13.748 kg than hầm, 134 mô tô, 11 ô tô, 10 xe đạp, 3 máy cưa xăng cầm tay, thu nộp ngân sách nhà nước trên 5,7 tỉ đồng.
Cũng theo ông Thanh, hiện nay, tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Để chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, trong 3 tháng cuối năm 2014, Chi cục KL tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng, phối hợp với các địa phương tiếp tục duy trì chốt chặn 24/24 giờ tại khu vực làng Cam (Tây Xuân); đồng thời, mở các đợt truy quét tại các khu vực rừng giáp ranh giữa hai huyện để ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng khai thác gỗ trái phép.
Bên cạnh đó, các Hạt KL huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân và Đội KL cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng tổ chức lực lượng ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ trái phép vùng giáp ranh giữa các huyện, nhất là khu vực làng O2, xã Vĩnh Kim (Vĩnh Thạnh); xã Đak Mang (Hoài Ân); xã An Nghĩa, xã An Toàn (An Lão).
Cũng trong thời gian này, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 54 vụ cháy rừng trồng, với tổng diện tích bị thiệt hại gần 389 ha; trong đó, tập trung chủ yếu ở các huyện Tây Sơn 10 vụ (diện tích 67,4 ha), huyện Vân Canh 5 vụ (diện tích gần 68 ha), huyện Tuy Phước - TP Quy Nhơn 19 vụ (diện tích 102,6 ha); so với cùng kỳ năm 2013 số vụ cháy tăng 47 vụ, diện tích tăng gần 382 ha.  (Báo Bình Định 21/9) đầu trang(
Là địa phương có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó còn nhiều rừng gỗ quý nên Bạch Thông phải đối mặt với nạn khai thác lâm sản trái phép. Mặc dù chính quyền địa phương, ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực, nhưng công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn nhiều khó khăn với diễn biến ngày càng phức tạp…
Hiện nay rừng ở Bạch Thông được quy hoạch thành 3 loại gồm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Trong đó, diện tích rừng còn có nhiều gỗ quý như nghiến, sến, trai được phân bố ở các xã Sỹ Bình, Vũ Muộn, Cao Sơn, Đôn Phong. Theo cơ quan chức năng, dân cư sinh sống ở các xã vùng cao đời sống còn nhiều khó khăn, đất ruộng canh tác ít nên vẫn dựa vào rừng để khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ để giải quyết nhu cầu sinh hoạt, cộng với lợi nhuận từ gỗ mang lại đã khiến cho tình trạng khai thác lâm sản trái phép diễn biễn phức tạp.
Năm 2014, cơ quan chức năng của huyện phát hiện, xử lý 10 vụ khai thác lâm sản trái phép với 46 đối tượng vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, thiệt hại hơn 300m3 gỗ các loại. Vi phạm chủ yếu tại các xã tập trung nhiều loại gỗ quý hiếm như Vũ Muộn, Cao Sơn.
Trong đó nổi bật là vụ đối tượng Hứa Văn Vinh khai thác trái phép 33,8m3 gỗ nghiến tại khu rừng Đinh Đeng, thôn Pù Cà, xã Sỹ Bình; vụ khai thác trái phép 4 cây gỗ nghiến tại Cao Sơn, với khối lượng hơn 19m3... Trong các vụ khai thác gỗ trái phép được phát hiện, qua điều tra cho thấy các đối tượng chủ yếu khai thác gỗ để làm nhà, còn đối tượng khai thác lâm sản nhằm mục đích mua bán chiếm tỷ lệ nhỏ.
Ông Trần Đình Luận-Trưởng Công an huyện Bạch Thông cho biết: Hiện nay việc quản lý, bảo vệ rừng ở Bạch Thông còn nhiều khó khăn do hiện trường các vụ khai thác gỗ trái phép đều ở khu vực rừng núi, xa khu dân cư, ít người qua lại do đó hoạt động của các đối tượng vi phạm khó bị phát hiện. Các đối tượng khai thác gỗ trái phép thường có mối quan hệ anh em trong gia đình dòng họ nên có sự liên kết chặt chẽ, việc triệu tập, thu hồi vật chứng gặp khó khăn do đối tượng không hợp tác, cản trở hoạt động điều tra.
Thực tế hiện nay cho thấy việc tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng của lực lượng chuyên trách còn nhiều bất cập, sơ hở vì vậy các đối tượng đã lợi dụng để khai thác gỗ trái phép. Một số cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản được cấp phép hoạt động nhưng chưa thực hiện nghiêm túc, đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, chế biến, cơ cơ sở có biểu hiện vi phạm, trong đó có trường hợp được cấp phép tại các khu vực cửa rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, mua bán lâm sản trái phép.
Cũng theo Công an huyện Bạch Thông, về tang vật đối với những vụ án chưa rõ đối tượng thì không được phép xử lý, phải để lại rừng gây khó khăn cho công tác bảo quản, làm mất mát vật chứng ảnh hưởng đến quá trình điều tra truy tố, xét xử. Các hành vi khai thác lâm sản trái phép còn phức tạp với các thủ đoạn ngày càng ti vi như các đối tượng thường hay tiến hành xẻ gỗ vào ban đêm, ngày nghỉ, lắp ống giảm thanh vào cưa xăng nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Mặt khác, rừng và đất rừng rộng lớn, địa hình phức tạp nên khó khăn cho lực lượng tuần tra.
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, toàn huyện có khoảng 12.000ha rừng phòng hộ có gỗ quý kiếm, rừng núi đá, rừng giáp ranh chưa được giao đến chủ quản lý cụ thể mà vẫn do UBND các xã quản lý và kiểm lâm viên địa bàn là lực lượng chủ yếu tuần tra, bảo vệ rừng. Theo đó, tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép tập trung chủ yếu vào diện tích rừng chưa giao này.
Từ thực tiễn trên, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, huyện Bạch Thông đã thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên năm 2014 cho 13 xã trên địa bàn với tổng diện tích hơn 14.000ha rừng. Kết quả, toàn huyện đã thực hiện giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên được 12.534ha, đạt 85,7% chỉ tiêu giao.
Diện tích này thuộc 30 tiểu khu, 128 khoảnh, 2.296 lô thuộc 13 xã, 54 thôn, 494 hộ gia đình. Trên cơ sở đó, kiểm lâm phụ trách địa bàn phối hợp với chính quyền 13 xã thực hiện tuyên truyền cho các hộ, cộng đồng dân cư nhận khoán, ký hợp đồng giao khoán, đôn đốc các gia đình thực hiện tuần tra bảo vệ rừng theo quy định. Hạt Kiểm lâm huyện cũng đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND các xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng cho nhân dân được 40 buổi với hơn 1.000 lượt người tham dự.
Bên cạnh đó, Huyện ủy Bạch Thông đã tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã thực hiện nghiêm túc các văn bản về quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là Chỉ thị số 08 của Tỉnh ủy về ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây hủy hoại môi trường.
Đồng thời, chỉ đạo cấp ủy các cấp trên địa bàn thực hiện nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc bảo vệ, phát triển rừng, nhất là quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Về lâu dài, Huyện ủy Bạch Thông đã chỉ đạo UBND huyện, Phòng NNPTNT, các ngành chức năng hỗ trợ nguồn lực về giống, vốn, triển khai các mô hình, dự án phát triển kinh tế phù hợp để tạo việc làm, ổn định đời sống cho bà con nông dân sinh sống ở khu vực vùng đệm, khu bảo tồn từ đó nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng. (Công An Bắc Kạn 22/9)  đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã triển khai công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh 2014-2015.
Theo thống kê, từ đầu năm tới nay, trên địa bàn thành phố để xảy ra 10 vụ cháy rừng và 1 vụ cháy thảm thực vật trên địa bàn các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. (Hà Nội Mới 22/9, tr3) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa công bố kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH một thành viên U Minh Hạ (gọi tắt là Công ty U Minh Hạ) liên quan đến quá trình thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định 661 ngày 29.7.1998 của Thủ tướng Chính phủ (Dự án 661).
Dự án này đã được triển khai thực hiện tại U Minh Hạ trong 13 năm (từ 1998-2010) nhưng công ty chỉ cung cấp được cho đoàn thanh tra hồ sơ thực hiện dự án trong giai đoạn 2008-2010. Theo giải trình của lãnh đạo công ty, qua nhiều lần chuyển đổi mô hình và sáp nhập, hiện tại hồ sơ, chứng từ của giai đoạn 1998-2007 đã bị… thất lạc (!).
Dù hồ sơ của dự án trong 10 năm đầu bị thất lạc, nhưng chỉ kiểm tra trong giai đoạn 3 năm cuối dự án (từ 2008 – 2010), thanh tra, đã phát hiện khá nhiều sai phạm. Cụ thể, Công ty Lâm Nghiệp U Minh Hạ (nay là Công ty U Minh Hạ) thực hiện trồng rừng chỉ đạt 68,60% so với phương án được duyệt. Đặc biệt, năm 2009 chỉ đạt 45,01% song chi phí trồng rừng lại vượt 6,02% so với tỷ trọng diện tích thực hiện.
Thanh tra xác định trong các năm 2008-2009, công ty đã “xén” mất hơn 71,7 triệu đồng tiền hỗ trợ trồng rừng cho 257 hộ dân ở các xã đặc biệt khó khăn ở huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau). Đồng thời, việc hỗ trợ cho 102 hộ dân cũng bị thiếu 462.200 cây tràm giống (trị giá hơn 28,8 triệu đồng) so với thực tế thi công theo phương án được phê duyệt trong giai đoạn này.
Qua xác minh hàng loạt nội dung người dân tố cáo cán bộ thâu tóm đất rừng, thanh tra kết luận những nội dung tố cáo của người dân là có cơ sở, trong đó: Nhiều nhất là các ông Nguyễn Hữu Phước (Phó Giám đốc công ty) có 35ha; ông Nguyễn Ngọc Tuấn (nguyên Giám đốc Lâm trường Sông Trẹm, hiện là Phó ban Dân vận huyện Thới Bình, Cà Mau) cùng với 3 người con của mình có tổng cộng 50ha…
Chỉ kiểm tra, xác minh trong giai đoạn 3 năm cuối thực hiện Dự án 661 nhưng thanh tra cũng đã phát hiện quá nhiều sai phạm đối với đơn vị, cá nhân liên quan. Cho nên dư luận băn khoăn, nếu hồ sơ liên quan đến dự án trong giai đoạn 10 năm trước đó không bị “thất lạc” thì còn bao nhiêu sai phạm nữa. Đáng tiếc, trong bản Kết luận thanh tra số 13 do ông Đinh Phước Thọ - Chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau ký ngày 15.8.2014, không có dòng kiến nghị xử lý nào đối với cá nhân, tổ chức đã để thất lạc toàn bộ số hồ sơ trong giai đoạn 10 năm đó.
Theo một cán bộ ngành thanh tra, việc để thất lạc tài liệu, hồ sơ quan trọng trong 10 năm thực hiện một dự án là hy hữu. Bởi thông thường, hồ sơ không chỉ lưu trữ ở một đơn vị mà nhiều đơn vị liên quan. Việc để thất lạc hồ sơ, chứng từ trong giai đoạn 10 năm này sẽ dẫn đến bản chất của các sai phạm không được thể hiện đầy đủ trong kết luận thanh tra. (Nông Thôn Ngày Nay 23/9) đầu trang(
22/9, theo thông tin mới nhất PV có được, Cục Cảnh sát hình sự (C45) vừa tiến hành bắt giữ 2 đối tượng: Nguyễn Thị Minh, tức Minh “trầu”, (36 tuổi), trú tại xã Tân Đức (Hàm Tân, Bình Thuận) và Nguyễn Thị Anh, (24 tuổi), trú tại xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn, Nghệ An) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Được biết, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan CSĐT- Bộ Công an đối với 2 đối tượng về tội danh trên. Trước đó, vào tháng 7/2014, C45 đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Phước, (47 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Phước Thịnh. Nguyễn Phước và Minh “trầu” đã tham gia đường dây lừa đảo với thủ đoạn thu gom sổ đỏ cho các dự án phủ xanh đồi trọc. Nhưng  Minh “trầu” có vai trò trùm hơn, chị ta dùng Nguyễn Phước theo kiểu “con rối giật dây”.
Nguyễn Thị Minh và Nguyễn Phước lừa các bị hại rằng, chúng chính là đại diện duy nhất của Ban quản lý dự án phủ xanh đất trống, đồi trọc. Ban quản lý này do Chính phủ thành lập, còn nguồn vốn là của một tổ chức phi Chính phủ. Thực chất đây chính là nguồn tiền đền bù chiến tranh của Chính phủ Mỹ, hiện Chính phủ đang cho Công ty cho thuê tài chính vay theo hợp đồng 10 năm.
Đến đầu năm 2013 là hết hạn hợp đồng, Công ty cho thuê tài chính sẽ trả lại cho Chính phủ Việt Nam để giải ngân cho các dự án trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Mức hỗ trợ cho mỗi hécta (ha) rừng là 22 đến 30 triệu đồng.
Những người môi giới được hưởng từ 200 đến 500 ngàn đồng/ha. Hồ sơ, thủ tục xin vốn đơn giản, không phải thông qua các cơ quan chức năng nào xét duyệt cả. Muốn được giải ngân thì phải chuyển sổ đỏ diện tích rừng cho Minh để Minh giải ngân cho.
Tuy nhiên, trên thực tế, qua xác minh, cơ quan CSĐT- Bộ Công an khẳng định dự án mà các đối tượng đưa ra là dự án không có thật. Minh và đồng bọn tự dựng lên để lừa đảo rất nhiều bị hại ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Dương, Tuyên Quang, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… chuyển hàng chục tỷ đồng cho bọn Minh mua sổ đỏ. Toàn bộ số tiền trên bọn chúng chiếm đoạt hết.
Những chiêu trò lừa đảo của Minh “trầu” và đồng bọn tinh vi như thế nào? Những ai là bị hại của bọn Minh? Chúng tôi sẽ chuyển đến cho bạn đọc trong số báo CAND ra ngày 23/9. (Công An Nhân Dân 23/9) đầu trang(
20/9, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ với 36 điểm cầu của các tỉnh, thành phố dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về Qũy bảo vệ và phát triển rừng.
Thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả nhất định như: Thành lập được Ban chỉ đạo triển khai thực hiện; ban hành quy chế hoạt động; thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chính sách DVMTR; tổ chức tuyên truyền, tập huấn chính sách cho các đối tượng có liên quan; xác định, thống kê, phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng chính sách; ký kết hợp đồng ủy thác chi trả, thu tiền chi trả; ký cam kết quản lý bảo vệ rừng cung ứng DVMTR,…
Đặc biệt, Hà Tĩnh là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên thực hiện được nguồn thu từ nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ rừng từ du lịch.
Tuy nhiên, đây là chính sách mới nên quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, nguồn thu tiền DVMTR trên địa bàn Hà Tĩnh rất thấp, bình quân chỉ đạt 2,8 tỉ đồng/năm chủ yếu từ 3 nhà máy thủy điện, 6 cơ sở sản xuất kinh doanh nước sạch và 2 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
Tại Lai Châu, chính sách chi trả DVMTR được triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác rà soát, xác định chủ rừng, xây dựng phương án khoán bảo vệ rừng được các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả.  Hiện toàn tỉnh có hơn 430 nghìn ha rừng, đã giao nhận khoán cho 57.277 hộ (năm 2013) gia đình, chủ rừng.
Việc triển khai chính sách trên địa bàn tỉnh đã bước đầu làm thay đổi nhận thức của người dân về rừng, đã hiểu rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Chính sách chi trả DVMTR là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Đồng thời, góp phần nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng lên 43% (năm 2013), số vụ cháy rừng, các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã giảm đáng kể...
Phú Thọ có trên 195.000 ha đất lâm nghiệp, chiếm 55,3% diện tích đất tự nhiên. Giai đoạn 2011-2013, tổng nguồn thu của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh được trên 250 triệu đồng. Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng tại các địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiện việc ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; nguồn thu từ các cơ sở dịch vụ môi trường rừng còn hạn chế. Do vậy việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình còn khó khăn, chưa cải thiện được nhiều đời sống của các chủ rừng.
Tại Gia Lai, 3 năm triển khai dịch vụ chi trả môi trường rừng đã chi hơn 103 tỷ đồng. Cùng với các giải pháp khác của TƯ và địa phương, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tác động tích cực đến công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng.
Diện tích rừng được giữ ổn định, duy trì độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái. Đặc biệt, chính sách này đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng khoảng 1,8 triệu đồng/hecta.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động cho các chủ rừng, tạo ra nguồn tài chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách.
Lào Cai, sau hơn 3 năm triển khai chính sách chi trả DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thu được hơn 29,4 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân; tổng số tiền Qũy đã giải ngân, tính đến hết ngày 31/12/2013 là 15,03 tỷ đồng.
Chính sách đã có tác động rất lớn đến việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng khi chỉ trong 2 năm diện tích rừng trên địa bàn tỉnh đã tăng thêm 9.411 ha, (từ 334.893 năm 2012, lên 344.304 ha năm 2013); tổng số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn giảm từ 238 vụ năm 2012, xuống còn 127 vụ năm 2013; cùng với đó, năm 2013 toàn tỉnh chỉ để xảy ra 2 vụ cháy rừng, so với năm 2012 giảm 35 vụ.
Tại Bình Thuận, trong những năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng DVMTR bằng cách gắn kết giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của tỉnh là đơn giá chi trả tiền DVMTR bình quân trên một hecta rừng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực; mức chi trả DVMTR theo quy định như hiện nay là quá thấp, không còn phù hợp, chưa đảm bảo và tương xứng với công sức của người bảo vệ rừng; các chế tài xử phạt đối với các đối tượng chậm nộp tiền DVMTR chưa đủ sức để răn đe, hiệu lực chưa cao.
Tại Bình Định, năm 2012, bên cạnh việc thành lập Quỹ BV-PTR, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng tiến hành điều tra, phân loại và thống kê đối tượng tham gia chính sách DVMTR, xác định chủ rừng được chi trả từ dịch vụ nói trên. Các ngành chức năng của tỉnh cũng đã phổ biến chủ trương, chính sách chi trả DVMTR đến các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ và cung ứng DVMTR.
Qua 3 năm thực hiện, đến nay tỉnh ta đã thu DVMTR gần 3,8 tỉ đồng, do Quỹ BV-PTR Việt Nam thu ủy thác và điều phối. Hiện tỉnh ta đã phê duyệt kế hoạch thu - chi, điều kiện chi trả và sẽ giải ngân 100% số tiền được điều phối đến chủ rừng vào cuối tháng 9 này. (Báo Lai Châu 20/9; Báo Phú Thọ 20/9; Báo Gia Lai 20/9; Báo Lào Cai 20/9; Báo Hà Tĩnh 20/9; Binhthuan.gov.vn 22/9; Báo Bình Định 22/9) đầu trang(
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn TP.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện Điều 58 Luật Đất đai về việc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có sử dụng từ 10ha đất trồng lúa trở lên hoặc từ 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên, để bảo đảm căn cứ thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, UBND TP phải lập hồ sơ gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh đó, trong thời gian kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đến 31/12/2014), các đơn vị cần làm rõ dự án đầu tư có trong danh mục dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của cấp huyện do UBND cấp huyện tổng hợp trình UBND TP (hoặc cấp tỉnh) quyết định để phù hợp với kế hoạch sử dụng đất cấp TP (hoặc cấp tỉnh) theo đúng quy định.
Từ ngày 1/1/2015 trở đi, các địa phương cần làm rõ dự án đầu tư phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Mặt khác, TP cũng chỉ đạo các sở, ngành, quận huyện có liên quan báo cáo kết quả cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10ha đất trồng lúa, dưới 20 ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng do UBND cấp tỉnh/TP trình HĐND cùng cấp thông qua.
Đồng thời, làm rõ chỉ tiêu đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng còn lại được phép chuyển mục đích theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt... (Hà Nội Mới 22/9) đầu trang(
Từ nhiều năm qua, do đặc trưng thổ nhưỡng nên vùng Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh hay Thủ Thừa…(Long An) rộng hàng ngàn hécta chỉ có rất ít loại cây trồng có thể phát triển được.
Và một trong số đó chính là cây tràm, loài cây có thể chịu được ngập úng cũng như phèn mặn. Từ lúc chỉ được dùng làm vật liệu xây dựng, đóng cừ đến nay, cây tràm đã được dùng trong ngành vật liệu gỗ ép, gỗ sấy hay sử dụng trong việc làm đồ gỗ mỹ nghệ khiến nó trở thành một trong những loại cây mang đến nguồn lợi lớn cho người dân nơi đây.
Mặc dù là loài cây lấy gỗ lâu năm và thường phải đến năm thứ 6, thứ 7 hay thậm chí trên 10 năm mới thu hoạch nhưng với người dân trồng tràm ở Đồng Tháp Mười, mùa nước nổi về gần như đồng nghĩa với mùa chặt tràm. Khi ấy, nếu không chặt tràm thì nước sẽ ngập sâu và phải chờ đợi tới tận tháng 12, khi nước rút đi mới có thể thu hoạch tràm được nên hầu hết nông dân đều chặt trước lúc nước về.
Kể về điều này, bác Hai Hớn, một nông dân trồng tràm ở Bình Hòa Tây (huyện Mộc Hóa) cho biết, nhà bác có trồng cả thảy 6 ha tràm, đều nằm sâu trong đồng. Đến năm nay, tràm đã 6 tuổi và hầu hết tràm đều đến thời điểm thu hoạch nhưng tôi chỉ chặt khoảng một phần ba ruộng tràm rồi tiếp tục trồng cây non kế vào.
Theo tính toán, nếu thu hoạch ngay ở thời điểm này thì một hécta tràm với khoảng gần 30.000 cây thì mỗi cây chỉ được chừng 40 đến 55 ngàn đồng mà thôi, bởi tràm này chỉ dùng làm gỗ tạp, gỗ ép hay đóng cừ xây dựng mà thôi. Vì vậy, nếu trừ chi phí giống vốn, tiền công thu hoạch cũng chỉ thu về thực tế không đến 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu để tới sang năm, khi đường kính cây tràm tăng lên một chút và chiều dài cũng tăng hơn thì lúc đó, cây sẽ được giá bởi lúc này, tràm có thể dùng làm gỗ nguyên liệu đóng đồ mỹ nghệ. Có thể nói, tràm càng to càng quý vì lúc đó giá trị gỗ sẽ cao hơn, có thể dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, do phần lớn nông dân trồng tràm là người nghèo, muốn có vốn để quay vòng và dùng vào công việc khác nên họ chấp nhận bán tràm non trước tuổi.
Kể về công việc chặt tràm, bác Hai Hớn cười cười bảo: Không như những loại cây trồng khác, mùa thu hoạch tràm là mùa rất vất vả của người nông dân bởi việc đốn tràm, vận chuyển và tuốt cành non là rất cơ cực và tốn thời gian. Mặc dù hiện nay đã có máy cắt nhưng việc tuốt cành non thì không thể dùng máy móc được mà hầu như phải dùng tay và dao rựa. Những cây tràm này đều rất dài, trung bình chừng 10 mét, nhiều cây có thể là 12 hay tới tận 15 mét.
Vì vậy, sau khi chặt tràm, phải cưa nhỏ làm 2 hay làm 3, tùy theo yêu cầu của thương lái rồi xử lý những cành lá. Như gia đình bác Hai hiện nay, với số lượng tràm lớn như vậy, ngoài vợ chồng và cậu con trai lớn, nhà bác phải thuê thêm hai nhân công nữa, mỗi ngày là 110 ngàn đồng để phụ thu hoạch giúp.
Ngoài kiểu thu hoạch tràm như gia đình bác Hai Hớn, ở vùng Đồng Tháp Mười này còn rất nhiều kiểu thu hoạch tràm khác, trong đó có việc nông dân bán luôn cho thương lái mà không cần đếm cây hay thu hoạch gì. Thế nhưng, cũng có nhiều người khác, như gia đình chị Năm Tài mà PV mới gặp lại cẩn thận hơn, bán tràm theo tấn.
Hiện nay, mỗi tấn tràm có giá chừng trên dưới 1 triệu đồng/tấn, tùy theo tuổi của tràm. Chị Năm nói với PV, đây cũng coi như mình lấy công làm lãi. Sau khi chặt gần hai hécta tràm, vợ chồng chị ngày ngày ngồi đẽo cành lá và chờ thương lái tới mua. Làm như vậy tuy có vất vả nhưng giá tràm sẽ cao hơn chút đỉnh so với bán theo kiểu cả vườn. Ngoài ra, với nhiều người dân, lá của cây tràm cũng có thể bán cho thương lái mua làm thuốc, chiết xuất tinh dầu hoặc dùng để ủ xuống đất, làm phân bón cho chính cây tràm non mùa sau mà không cần phải tốn tiền mua phân bón hóa học.
Mặc dù tràm hiện nay đã trở thành cây trồng chủ lực, được phát triển rộng rãi ở nhiều tỉnh thành khắp vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang… nhưng với nhiều người, chỉ có cây tràm ở vùng Đồng Tháp Mười thì gỗ mới tốt bởi thổ nhưỡng nơi này đặc biệt thích hợp với tràm.
Ngoài tràm thường, hiện nay nông dân ở đây còn đưa vào trồng cây tràm Úc, tràm vàng, tràm keo… với nhiều công dụng khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là thu hoạch lấy gỗ.
Mặc dù thu nhập từ cây tràm của nông dân vùng Đồng Tháp Mười là khá cao so với nhiều loại cây trồng khác nhưng hầu hết người dân chỉ coi đây là cây trồng thêm bởi thời gian để thu hoạch rất dài, chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Ngay cả những loại tràm mới, ngắn ngày hơn thì cũng phải mất 4 năm mới có thể thu hoạch được. Vì vậy, tràm hầu hết chỉ được trồng ở những vùng đất hoang hoải, ngập úng và nhiễm phèn cao, nơi mà cây lúa khó thích nghi.
Đó cũng chính là nguyên nhân khiến diện tích tràm ở đây có thể lên đến hàng ngàn hécta nhưng nó vẫn không được coi là một nghề như những nghề khác như trồng lúa, trồng khóm, trồng khoai mỡ… Và nhiều chuyên gia cũng tỏ ra lo ngại với cây tràm trên vùng đất này mặc dù biết nó cực kỳ thích hợp. Có lẽ vì vậy mà tràm ở vùng này chưa được quy hoạch, chỉ trồng tự phát hầu hết bởi người dân mà thôi.
Tuy nhiên, theo hầu hết những hộ nông dân mà PV tìm hiểu, cây tràm thực sự đem đến nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Nó như một hình thức của để dành hoặc với nhiều gia đình ít nhân công lao động, tràm thực sự là một hướng đi tốt bởi trồng lúa hay hoa màu khác, sự rủi ro cũng rất cao bởi chúng phải chịu nhiều chi phí và ảnh hưởng của thị trường giá cả hơn so với cây tràm.
Thêm nữa, hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười đã có xây dựng một số nhà máy chế biến gỗ tràm khiến cho nhiều người thực sự coi tràm là một cây trồng chủ lực, có thể mưu sinh và phát triển về mặt lâu dài. Theo đó, hầu hết tràm của nông dân ở đây đến tuổi thu hoạch đều được nhà máy thu mua khiến cho đầu ra sản phẩm không còn bấp bênh, chỉ phụ thuộc vào thương lái như trước nữa.
Nguyên nhân của việc này là do nhu cầu thị trường lớn, các loại gỗ thường dùng để làm bột giấy, làm gỗ ép đã bị giảm đáng kể do rừng ngày càng ít đi khiến cho gỗ tràm càng ngày càng tăng giá. Vì vậy, nhiều người ở Đồng Tháp Mười đã mạnh dạn trồng tràm thay vì cây lúa mặc dù nó có thể lâu thu hoạch hơn nhưng lại khá bền vững và đặc biệt thích hợp.
Theo một chủ buôn tràm, bắt đầu từ tháng 7 cho tới khoảng tháng 10 là lúc nông dân vùng Long An bắt đầu thu hoạch tràm. Do đặc điểm riêng nên hầu hết tràm đều được chặt và vận chuyển bằng ghe, xuồng nhỏ bởi những ruộng tràm thường nằm ở những vùng sâu, không có đường bộ. Thêm nữa, vận chuyển tràm bằng ghe tiện lợi, nhất là số lượng hơn so với vận chuyển bằng xe rất nhiều.
Vì vậy, những ngày nay đi trên những tuyến đường ở vùng Đồng Tháp Mười, PV thấy hàng trăm địa điểm tập kết tràm của nông dân. Nhìn những cây tràm vàng vàng lợt đã được bóc cành lá xếp đều ngay ngắn trên những chiếc ghe, bên thuyền mà không khỏi mừng thầm. Hi vọng trong tương lai, những cây tràm này sẽ tiếp tục mang đến nguồn lợi, mang đến những sinh kế cho người nông dân nơi đây. (Đại Đoàn Kết 22/9, tr8) đầu trang(
Kiên Giang trồng mới hơn 298ha rừng ngập mặn ven biển, nâng tổng diện tích rừng ngập mặn ven biển toàn tỉnh lên 6.124ha.
Đây là số diện tích được trồng từ năm 2008 đến nay, chủ yếu là các loại cây được trồng chịu sóng gió tốt như đước, mắm, bần... (Pháp Luật TPHCM 21/9, tr2) đầu trang(
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định hỗ trợ thực hiện cơ chế khuyến khích, bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh tại địa phương giai đoạn 2014-2020.
Theo đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ mỗi gia đình 80% giá mua cây giống, nhưng không quá 500 cây/hộ/năm. Các nhóm hộ gia đình còn được hưởng kinh phí quản lý bảo vệ rừng theo quy định hiện hành; hướng dẫn kỹ thuật và tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý nhà nước về giống để tự tổ chức sản xuất giống phục vụ cho đầu tư phát triển vùng sâm nguyên liệu trên vùng đất được giao khoán… (Quân Đội Nhân Dân 22/9, tr4) đầu trang(
22-9, Hiệp hội chế biến Lâm sản Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH tổ chức Triển lãm VCCI tổ chức hội thảo giới thiệu về triển lãm đồ gỗ châu Á tại Singapore năm 2015.
Đây là một trong những hoạt động của Hiệp hội chế biến Lâm sản Đồng Nai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong tỉnh tìm hiểu thị trường quốc tế.
Triển lãm quốc tế về đồ gỗ lớn nhất châu Á sẽ diễn ra vào giữa tháng 3 – 2015 tại Trung tâm triển lãm quốc tế Singapore. Tại đây sẽ trưng bày giới thiệu các mặt hàng như: bàn ghế trong nhà, ngoài vườn, phòng ngủ, phòng khách, trẻ em, văn phòng; hàng thủ công mỹ nghệ; trang trí nội, ngoại thất; sản phẩm trang trí tường; tranh và khung ảnh…
Đặc biệt, các doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia triển lãm nếu đăng ký trước sẽ được giảm 20% giá thuê gian hàng trưng bày. (Báo Đồng Nai 22/9) đầu trang(
Tỉnh có trên 55% diện tích tự nhiên, tương đương gần 200 ngàn ha là đất đồi rừng nên từ lâu vai trò lâm nghiệp trong phát triển kinh tế, xã hội bảo vệ môi trường của tỉnh là rất lớn.
Tuy vậy, trải qua quá trình khai thác, quản lý thiếu chặt chẽ có thời điểm diện tích đất có rừng của tỉnh ta xuống rất thấp. Theo số liệu điều tra, giai đoạn đầu thập niên 1970 diện tích có rừng của tỉnh còn khoảng 100 ngàn ha, chủ yếu là rừng tự nhiên, tương đương với độ che phủ 27%.
Do khó khăn  kinh tế những năm sau ngày thống nhất đất nước, phải phá rừng để lấy gỗ kiến thiết, lấy đất trồng cây lương thực, cộng với yếu kém trong quản lý, bảo vệ… nên đến năm 1990 rừng tự nhiên bị suy giảm mạnh cả về diện tích và trữ lượng.
Để lấy lại mầu xanh cho đất lâm nghiệp, tỉnh đã có quan điểm và chiến lược khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có nhiều chính sách đưa lâm nghiệp trở thành một trong những chương trình kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản trọng điểm…
Trong chiến lược phát triển đã xác định rõ: Xây dựng và phát triển vốn rừng đi đôi với bảo vệ rừng là nhiệm vụ chính; coi hoạt động lâm sinh làm nhiệm vụ hàng đầu; chú trọng quản lý rừng phòng hộ môi trường với bảo vệ nguồn gen động-thực vật để tạo nên hệ sinh thái đa dạng.
Biện pháp cụ thể triển khai là phát triển rừng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy và các nhu cầu khác; gắn đầu tư phát triển lâm nghiệp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là ở khu vực miền núi; đa dạng hóa các hình thức phát triển theo phương châm xã hội hóa để huy động nhiều nguồn lực cùng tham gia phát triển lâm nghiệp; phát triển rừng theo quy hoạch, phân định rõ chức năng, diện tích, có chính sách với từng loại rừng, loại đất để sản xuất bền vững và hiệu quả theo ba loại rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất.
Trước năm 1990 hầu hết rừng và đất rừng trên địa bàn chỉ có hai hình thức sở hữu là tập thể và Nhà nước. Trong đó các lâm trường quốc doanh, đại diện sở hữu Nhà nước được giao rừng, lấy việc khai thác tự nhiên là chủ đạo. Diện tích rừng, đất rừng còn lại giao theo địa dư hành chính cho các xã quản lý. Với cách quản lý này rừng thường xuyên bị chặt phá, xâm hại để lấy gỗ, củi và làm nương rẫy, khai thác, nhanh chóng tàn phá hết.
Để khắc phục tình trạng này, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương rà soát lại quỹ đất để giao đến hộ, theo chủ trương giao đất, giao rừng của Chính phủ. Từ 1991-1994 toàn tỉnh cơ bản hoàn thành giao đất, giao rừng đến hộ. Thời gian qua tiếp tục quy hoạch, phân loại đất theo ba loại rừng: Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất để quản lý, phát triển.
Tích cực huy động nhiều nguồn lực tham gia phát triển vốn rừng, nhiều năm qua tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành huy động nhiều nguồn lực tham gia trồng rừng. Từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000 đã tận dụng tốt các dự án đầu tư của Trung ương như vốn của chương trình 327; phát triển kinh tế trang trại; định canh, định cư; quyết định 264, tiếp đó là chương trình 661 và vốn của các thành phần kinh tế khác... tạo điều kiện để nhân dân huy động nhiều nguồn vốn tham gia trồng rừng.
Chỉ tính từ năm 2000 đến 2013, trung bình mỗi năm trên địa bàn huy động vốn đầu tư trồng mới 6-7 ngàn ha, trong đó rừng sản xuất của các lâm trường và nhân dân trồng 4-5 ngàn ha. Đặc biệt trong 10 năm thực hiện chương trình 661, tỉnh ta đã tận dụng và huy động hàng trăm tỷ đồng cho trồng, bảo vệ rừng.
Cùng với đẩy mạnh trồng mới, tỉnh đã chỉ đạo tốt việc ứng dụng, chuyển giao các biện pháp kỹ thuật để phát triển vốn rừng. Từ các lâm trường quốc doanh đến xã, các ngành, đoàn thể đã có nhiều hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch hại…
Nhằm thay đổi tập đoàn cây trồng, đưa cây giống tốt vào gieo trồng, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới về canh tác, thâm canh, bảo vệ động, thực vật rừng góp phần tăng quy mô diện tích, góp phần nâng năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng đưa năng suất rừng trồng từ bình quân 30-40m3 lên 60-70m3/ha chu kỳ sản xuất, Phú Thọ đã thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Việc tăng cường quản lý bảo vệ rừng, không cho khai thác tự nhiên, truy quét lâm tặc, chủ động phòng chống cháy rừng… được thực hiện tốt trong những năm qua với nhiều biện pháp đồng bộ cùng với xã hội hóa hoạt động quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng.
Đến trước năm 2000 cơ bản đóng cửa, không cho khai thác rừng tự nhiên; các xã có đất lâm nghiệp thực hiện nghiêm túc việc giao đất, giao rừng, ký cam kết không phá rừng đến hộ. Những địa phương có nhiều đồng bào dân tộc, ít ruộng nước tiến hành khoanh vùng, quy hoạch đất làm nương rẫy. Những nơi xung yếu như Vườn quốc gia Xuân Sơn còn di dân ra khỏi vùng lõi.
Cùng với đó lực lượng kiểm lâm tăng cường tuần tra, xử lý các vụ vi phạm, qua đó làm giảm đáng kể việc chặt phá, khai thác rừng tự do; xóa điểm nóng vi phạm, giảm số vụ cháy rừng.
Sau nhiều nỗ lực, đến năm 1995 tỉnh đã nâng độ che phủ đạt 21,5%; đến năm 2000 hoạt động lâm sinh được đẩy mạnh thêm một bước, tăng độ che phủ lên 35,9% và đạt 49,6 % năm 2010 và hiện nay đang ở mức trên 50,2%.
Hàng năm khai thác khoảng 350 ngàn  m3 gỗ, củi phục vụ cho nhu cầu dân sinh và cải thiện môi trường sống góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn, tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh từ dưới 6% trước 2005 lên trên 11% những năm gần đây, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, thu nhập ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội. (Báo Phú Thọ 20/9) đầu trang(
Thời gian qua, việc phát triển mạnh các nhà máy thủy điện trên toàn quốc đã làm cho hàng chục ngàn ha rừng bị mất. Trồng rừng thay thế là một trong những giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực về môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai nhiệm vụ trên tại hầu hết các địa phương có thủy điện đều rất chậm, diện tích trồng thay thế quá ít so với quy định.
Hiện nay, việc trồng rừng thay thế của các nhà máy thủy điện tại nhiều địa phương đều dựa vào đánh giá tác động môi trường, khi lập dự án. Bởi Nghị định 23 ra đời năm 2006, nhưng đến gần 7 năm sau-tháng 5/2013 mới có thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tập đoàn điện lực Việt Nam được đánh giá là dẫn đầu về trồng rừng thay thế, nhưng cũng chỉ mới trồng được 1500ha, tức là hơn 10% tổng diện tích rừng phải trồng. Việc chậm trễ này không chỉ làm khó cho công tác kiểm tra, đôn đốc trồng rừng thay thế theo NĐ 23, mà còn khiến cho các nhà máy thủy điện, phải tiến hành lập các thủ tục-kể từ sau khi có Thông tư, để hợp thức hóa diện tích rừng đã trồng được. Tạo ra một tiền lệ xấu về chuyện quy trình ngược.
Nên sau khi công trình đi vào vận hành, các nhà máy thủy điện chỉ có thể trồng rừng thay thế trong diện tích đã được giao, bởi quỹ đất ở thượng nguồn, cũng như 2 bên lưu vực các công trình thủy điện đều đã có chủ.
Nếu như không có sự điều chỉnh hợp lý, thì Nghị quyết 11 của Chính phủ đề ra là phải hoàn thành việc trồng rừng thay thế trong năm 2015, đối với các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành-khoảng 22.500ha sẽ khó có thể đạt được, hay nói cách khác đó sẽ là điều không tưởng. (VTV9 20/9) đầu trang(
Dự án “Phát triển lâm nghiệp cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên” đã triển khai trên địa bàn 6 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên từ năm 2009.
Sau hơn 6 năm triển khai, cuộc sống của bà con bắt đầu có sự chuyển biến mới cả trong nhận thức và cách thức thoát nghèo.
Làm kinh tế từ rừng đang trở thành phong trào tại nhiều địa phương và là mục tiêu cuối cùng của dự án được triển khai ở các địa bàn mà người dân phải sống dựa vào rừng. (VTV Phú Yên 21/9) đầu trang(
Những năm 80-90 của thế kỉ trước, trong khi người dân thôn Sản II, xã Hữu Sản, huyện Sơn Động (Bắc Giang) thi nhau chặt phá cây rừng làm nương rẫy, thì ông Trịnh Ngọc Cự lại hăm hở cùng vợ con vác cuốc lên đồi trồng thông, keo.
Đến nay, gia đình ông đã có 50 ha rừng trồng, mỗi năm thu bạc tỷ. Nhiều gia đình trong thôn làm theo ông đều thoát nghèo, có của ăn, của để…
Ngày trước, nhiều người gặp tôi, cười bảo: Ông dở người rồi; bây giờ lại nói: Bố già khôn qúa - Già làng Cự cười khà, mở đầu câu chuyện dí dỏm khiến PV tò mò. Người ta nói “ông dở người” là sao?
Các anh không tưởng tượng ra cảnh làng Sản II những năm 80-90 của thế kỷ trước đâu. Cả thôn có mấy chục nóc nhà tranh vách đất. Nhà nào khá hơn thì có khung gỗ, lợp ngói âm dương, nhưng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số hộ đói nghèo chiếm hơn 90%.
Nguyên nhân là do địa hình đồi núi cao, ruộng ít, canh tác lạc hậu, lại trông vào nước trời, mưa nhiều thì có thóc ăn, nắng hạn coi như mất trắng, bà con chỉ có cách lên đồi núi chặt phá rừng làm nương rẫy, trồng ngô, khoai, sắn…mong có nồi cháo sống qua ngày. Dần dần, rừng xanh trở thành núi trọc, hễ mưa là nước ầm ầm từ trên núi trút xuống kéo theo đất đá vùi lấp nhiều ruộng, làm cho việc canh tác đã vất vả lại càng khó khăn hơn.
Trước cảnh đói nghèo, làng xóm xác sơ khiến nhiều cán bộ huyện lên tăng cường cũng ngán ngẩm than: Cứ đà này xã Hữu Sản sẽ trở thành số một về xếp hạng nghèo, đói của huyện. Cán bộ xã thì nản lòng, lúng túng chẳng biết làm thế nào cho dân khá lên được.
Rót rượu mời mọi người, ông Cự chậm rãi kể tiếp: Tại sao mình ở đất rừng mà lại không biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của rừng? Phải trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc mới tránh được nạn lũ quét, giữ đất mầu và có điều kiện phát triển kinh tế từ rừng. Nghĩ là làm, tôi tìm cây giống rồi vác cuốc lên đồi. Thấy tôi cặm cụi cuốc hố, mồ hôi nhễ nhại, nhiều người cười bảo: Ông này dở người rồi. Có kẻ xấu còn cố tình chặt cây trồng hoặc thả trâu cho xéo gãy.
Năm 1989, Lâm trường Sơn Động vận động người dân liên kết trồng cây, số kẻ xấu lại tung tin: Đừng nghe, họ lừa dân đấy. Tôi thấy đây là cơ hội tốt nên nhận cây giống, phân bón rồi vận động vợ con và một số người thân trồng keo để cùng nhau trông non bảo vệ. Năm 2001, khi địa phương tiến hành giao đất, giao rừng, tôi nhận thêm đất trồng thông.
Mô hình “ lấy ngắn nuôi dài”, núi cao trồng cây lâm sản, đất thấp trồng đậu, ngô, sắn đã giúp gia đình vượt qua khó khăn về lương thực. Ngày ngày cần mẫn trên đồi trồng cây, chẳng bao lâu, cả 50 ha đất trống của gia đình được phủ kín một màu xanh của cây keo, thông. Sau 6 năm, lô keo trồng ban đầu đã được khai thác đem lại nguồn thu đáng kể.
Trong ngôi nhà xây khang trang, PV có thể quan sát cả một khu rừng keo xanh tốt. Theo tay ông Cự chỉ, hàng chục ha keo của gia đình phía trước đã khai thác hai năm nay. Ông bảo, đây là lớp cây keo do quả già, hạt rơi xuống và tự mọc. Loại keo này đỡ được rất nhiều công sức trồng, cây lớn nhanh, gỗ tốt nên rất dễ bán.
Trồng keo gối nhau nên năm nào gia đình ông cũng có thu nhập từ rừng. Hơn 30 ha cây keo mỗi năm khai thác cho thu nhập từ 500 triệu đến 600 triệu đồng. Riêng gần 20 ha cây thông cho khai thác nhựa từ 3 năm nay. Hiện nhựa thông dễ bán, giá gấp đôi cao su; đều đặn tuần nào gia đình cũng thu về 8 triệu đồng.
Ông cho biết thêm: Từ nguồn lợi của rừng, gia đình 4 người con của ông đều có kinh tế khá giả, xây nhà tầng, sắm đồ dùng, vật dụng đắt tiền…Thấy được ích lợi của việc trồng rừng, các gia đình trong thôn học tập làm theo, trong đó một số gia đình không chỉ thoát nghèo mà đã có của ăn, của để, có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, chăm lo cho con cháu học hành đến nơi đến chốn.
Đến nay, hộ nào ở thôn Sản II cũng có từ vài héc-ta đến vài chục héc ta rừng. Những đồi núi trọc xưa kia, nay đã xanh thẫm một màu của thông, keo; thấp thoáng trong màu xanh ấy là những căn nhà xây kiên cố khang trang.
Theo chân ông Cự tới thăm một sô gia đình trong thôn, ai cũng vui vẻ nói: Đúng là không có “ông dở người” này vận động, khuyên bảo chúng tôi trồng rừng, thì làm gì có được cuộc sống no đủ như hôm nay. (Báo Bắc Giang 21/9) đầu trang(
Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên và Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Điện Biên, tổ chức 02 lớp tập huấn nhân rộng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn giổi xanh cho 70 hộ nông dân của 4 xã (Mường Nhà, Na Tông, Núa Ngam và Hẹ Muông) trên địa bàn huyện.
Hoạt động này nằm trong chương trình dự án “Trồng rừng gỗ lớn (Giổi xanh + Tống quán sủ)” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì.
Trong thời gian tham gia tập huấn, học viên được các giảng viên của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông Điện Biên trao đổi, giới thiệu về các nội dung: Những hiểu biết cơ bản về trồng rừng thâm canh, kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật tạo giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc và khai thác rừng giổi xanh.
Trong chương trình tập huấn, học viên đi thăm quan mô hình “Trồng thâm canh cây giổi xanh” tại xã Thanh Chăn – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên.
Lớp tập huấn giúp học viên hiểu về ý nghĩa của việc trồng rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nông dân tham gia lớp tập huấn sẽ là những người có trách nhiệm tuyên truyền tới các bản, địa phương trong việc bảo vệ và phát triển nghề rừng. (Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn 22/9) đầu trang(
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 8, các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tiến hành trồng được 1.195,2 ha rừng các loại, đạt 100,8% kế hoạch đề ra.
Trong đó, diện tích rừng phòng hộ đã trồng được 5,6 ha, rừng sản xuất: 1.189,6 ha, rừng thay thế: 119 ha. Các giống cây rừng được trồng trong năm nay chủ yếu là sao đen, muồng đen, keo lá tràm, bời lời đỏ…
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, qua kiểm tra thì hầu hết diện tích rừng trồng đang được quản lý, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ cây sống đạt khá cao. Ðể đạt được kết quả trên, đơn vị cũng đã tuyên truyền phổ biến cho người dân nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng và hoạch toán chi phí đầu tư để biết giá trị kinh tế từ rừng mang lại.
Ðơn vị cũng đã phối hợp với các xã, thôn, bon thực hiện tốt việc tập huấn, cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật trong suốt mùa trồng rừng trong năm. Cơ quan chuyên môn còn đôn đốc, hướng dẫn đơn vị, người dân thực hiện hiệu quả các mặt từ biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng đến các khâu phòng chống cháy rừng.
Việc trồng rừng đã được cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương chú trọng gắn với công tác khuyến lâm nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định cuộc sống. (Báo Đắc Nông 22/9) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Giới chức Mỹ ngày 21/9 cho biết trong hơn một tuần qua, hỏa hoạn tiếp tục hành hoành dữ dội tại các khu rừng phía Nam bang California, đe dọa các khu vực lân cận.
Ngọn lửa bùng phát từ ngày 13/9 và đã lan tới rừng quốc gia Tahoe nhưng lực lượng cứu hỏa mới chỉ khống chế được khoảng 10% diện tích đám cháy.
Theo báo cáo mới nhất, lửa đã bao phủ hơn 330km2 rừng. Hơn 5.000 nhân viên cứu hỏa địa phương và hai bang Florida, Alaska đã được huy động dập lửa.
Thống kê sơ bộ cho thấy lửa đã thiêu rụi 10 tòa nhà và 22 ngôi nhà, buộc hơn 2.700 cư dân địa phương phải sơ tán.
Khói bụi do đám cháy gây ra buộc giới chức địa phương vào phút chót đã phải hoãn hai sự kiện nổi tiếng quy tụ khoảng 3.000 vận động viên trong nước và quốc tế, dự kiến diễn ra sáng cùng ngày.
Ngoài ra, hơn 21.000 công trình xây dựng tại các khu vực lân cận, trong đó có Đại học California và Trung tâm nghiên cứu thực vật và động vật hoang dã Berkeley, đang đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. (VietnamPlus 22/9) đầu trang(
Khi đang tham quan công viên động vật hoang dã ở Pretoria, Nam Phi, một cặp vợ chồng đã ghi lại được khoảnh khắc về cuộc chiến giữa con voi đực và tê giác mẹ.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Louis Kok và vợ Marthie đã tận mắt chứng kiến cảnh chú voi quật ngã con tê giác tội nghiệp. Con tê giác mẹ muốn bảo vệ con nên đã lao ra cản đường chú voi to lớn.
"Con voi cực kỳ nguy hiểm, nó tấn công bất cứ thứ gì cản đường mình. Con tê giác mẹ hoàn toàn bất lực và bị chú voi quật ngã một cách thảm thương. Con tê giác con đã chạy ra bên cạnh mẹ sau cuộc chiến và nó đứng ở đó nhiều tiếng đồng hồ" - anh Louis cho hay. (VietnamPlus 23/9) đầu trang(
Ngôi sao điện ảnh Mỹ kiêm nhà sản xuất phim Angelina Jolie vừa được mời làm đạo diễn phim Africa, một tác phẩm điện ảnh kêu gọi mọi người chống lại nạn săn bắt trộm ngà voi tại châu Phi.
Dù vẫn còn đang quay phim By the sea với chồng mới cưới Brad Pitt, nữ minh tinh vẫn ký hợp đồng thực hiện phim mới. Africa dựa trên câu chuyện có thật về nhà sinh vật học Richard Leakey và cuộc chiến với những kẻ săn trộm ngà voi.
Phim do hãng Skydance Productions sản xuất, kịch bản của Eric Roth, người từng đoạt giải Oscar kịch bản chuyển thể hay nhất qua phim Forrest Gump.
“Tôi cảm thấy văn hóa châu Phi ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc sống của mình. Tôi làm phim này với ý thức sâu sắc cùng trách nhiệm với thiên nhiên”, Angelina Jolie nói với báo giới.
David Ellison, Giám đốc điều hành Skydance Productions cho biết: “Bộ phim sẽ vượt quá kỳ vọng qua bàn tay chỉ đạo của Angelina Jolie”. Africa dự kiến khởi quay vào đầu năm 2015. (Thanh Niên 23/9, tr15) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng