Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 22 tháng 08 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
​Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Đặng Hồng Tăng cho biết trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng đã tổ chức được hơn 40 buổi tuyên truyền về bảo vệ rừng cho hơn 850 lượt người tại các huyện: Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú.
Qua công tác vận động, đã có 4 đối tượng có biểu hiện buôn bán động vật hoang dã chuyển đổi sang nghề khác; người dân giao nộp 27 bẫy kẹp, 450 bẫy dây, 2 quả lựu đạn… Người dân cũng giao nộp cho lực lượng kiểm lâm 16 cá thể động vật đã bị săn bắt để thả về rừng, như: khỉ, mèo rừng, bìm bịp, tắc kè… Các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 129 vụ với 138 đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ quản lý lâm sản, qua đó khởi tố 8 vụ 13 bị can, xử phạt hành chính 50 vụ 57 đối tượng; thu giữ hàng trăm mét khối gỗ quý các loại và hàng chục cá thể động vật quý hiếm.
Trước thực tế việc quản lý và bảo vệ rừng vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng quan ngại, trong đó có tình trạng các đối tượng lâm tặc bất chấp mọi thủ đoạn để săn bắt, khai thác tài nguyên rừng, phương hướng sắp tới của Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn là tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ gắn với phát triển rừng, không để xảy ra “điểm nóng” phức tạp về quản lý và bảo vệ rừng. (Dongnai.gov.vn 21/8) đầu trang(
Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang vừa thẩm tra và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương mua sắm 1 xe Kobe và 1 xà lan phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của Vườn Quốc gia U Minh Thượng.
13 năm qua, Vườn Quốc gia U Minh Thượng đã được trang bị những thiết bị trên, nhưng do hoạt động quá lâu, thiết bị hư hỏng hoàn toàn nên rất ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, Vườn phải thuê mướn các phương tiện bên ngoài với chi phí cao và không chủ động mới đảm bảo thực hiện cho 8.000 ha đất của Vườn Quốc gia. Vì vậy, đầu tư mua sắm 1 xe Kobe và 1 xà lan phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng là cần thiết.
Hai thiết bị này được đầu tư với kinh phí trên 1,7 tỷ đồng. (Nông Nghiệp VN 22/8) đầu trang(
19-8, tại Vườn quốc gia Cát Tiên đã diễn ra hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, truy quét, bảo vệ, phát triển rừng năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Phó giám đốc Sở NN-PTNT, Phó trưởng ban chỉ đạo kế hoạch và phát triển rừng Đặng Hồng Tăng chủ trì hội nghị.
Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đặng Hồng Tăng nhận định, công tác quản lý, bảo vệ rừng trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên thực tế vẫn còn xảy ra một số vấn đề đáng quan ngại, như: một bộ phận hộ dân sử dụng đất trong các đơn vị chủ rừng không hợp tác chấp hành, đôi khi có những hành động chống đối trong việc lập hồ sơ quản lý, lập hợp đồng nhận khoán rừng; đặc biệt, còn những đối tượng manh động, sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn để xâm nhập vào rừng săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên rừng trái phép...
Thời gian qua, Ban chỉ đạo truy quét, bảo vệ rừng (do Công an tỉnh phụ trách) đã tổ chức triển khai nhiều biện pháp tấn công, truy quét tội phạm theo đúng kế hoạch đã đề ra. Ngoài ra, các chủ rừng cũng chủ động đề ra kế hoạch riêng, phân công lực lượng cụ thể, phối hợp với các ban, ngành tại địa phương truy quét trên phạm vi lâm phận. Nhờ vậy mà công tác bảo vệ rừng đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Cụ thể, các Tổ kiểm tra, truy quét đã chủ động phối hợp các ban, ngành liên quan, chính quyền cơ sở tổ chức nhiều buổi tuyên truyền đến quần chúng nhân dân về các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng. Qua đó, đã vận động được 4 đối tượng có biểu hiện buôn bán trái phép động vật hoang dã chuyển đổi sang nghề khác để sinh sống. Quần chúng nhân dân giao nộp 27 bẫy, 450 sợi dây cáp dùng làm bậy, 53 khẩu súng, gần 2.000 viên đạn và hàng chục cá thể động vật hoang dã các loại…
Các tổ kiểm tra, truy quét đã tập trung rà soát, lên danh sách đưa vào diện quản lý hơn 186 đối tượng có biểu hiện, hành vi mua bán, săn bắt, kinh doanh động vật rừng, lâm sản và chế tạo, tàng trữ, sử dụng súng tự chế (để săn bắn động vật) tại một số địa bàn trọng điểm như: Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú… Đồng thời, lực lượng đã tiến hành gọi hỏi, răn đe 126 đối tượng, cho viết cam kết không vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.
Ngoài ra, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ngô Văn Vinh cho biết, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, các phòng nghiệp vụ thuộc Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng đã có nhiều cố gắng, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Nhờ vậy, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được giữ ổn định; tình hình cháy rừng và thực bì trên đất chưa có rừng tuy có xảy ra nhưng cũng được phát hiện sớm và xử lý kịp thời nên thiệt hại về rừng không đáng kể; vi phạm quản lý bảo vệ rừng giảm về quy mô và mức độ vi phạm; các đơn vị chủ rừng tiếp tục củng cố kiện toàn nhân sự ở các phân trường, chốt, trạm, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị; kế hoạch phát triển rừng được thực hiện tốt, tỷ lệ che phủ của rừng giữ vững (đạt 30,6%). Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn gặp không ít khó khăn, thử thách. Tình trạng săn, bắt, bẫy, kinh doanh động vật rừng và khai thác, vận chuyển, tàng trữ lâm sản không rõ nguồn gốc vẫn còn diễn biến phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Hiện vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm rong cành, tỉa nhánh quá mức cây rừng; xây dựng lấn chiếm trái phép trên đất rừng; sang nhượng đất trong lâm phận trái phép; tình trạng đổ rác thải sinh hoạt vào rừng gây ô nhiễm và mất mỹ quan tại Trung tâm lâm nghiệp Biên Hòa vẫn xảy ra; sử dụng công cụ kích điện khai thác thủy sản trái phép trên hồ Trị An; khoan lỗ đổ hóa chất cho hàng trăm cây dầu chết tại rừng phòng hộ Xuân Lộc; lén lút khai thác cây gỗ trắc tại rừng phòng hộ Tân Phú (huyện Định Quán)…
Đặc biệt, tình trạng chống người thi hành công vụ ngày càng đáng báo động, nhất là lực lượng kiểm lâm khi đang tuần tra bảo vệ rừng thì bị đối tượng xấu chống trả gây thương tích (một vụ xảy ra đối với kiểm lâm Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai và một vụ đối với kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên).
Phó giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên Nguyễn Văn Minh cho hay, công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2016 và đầu năm 2017 của vườn vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tình trạng đối tượng lén lút vào rừng săn bắt động vật hoang dã và khai thác lâm sản vẫn còn diễn ra và hoạt động rất tinh vi, táo tợn nên gây khó khăn cho lực lượng kiểm lâm. Do vậy, Vườn rất mong được sự hỗ trợ từ lực lượng chức năng, chính quyền địa phương trong thời gian tới. Ngoài ra, ông Minh còn đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ và bắt xử lý nghiêm đối tượng đã đâm hai nhát dao vào bụng ông Phạm Quốc Vinh (Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Núi Tượng, Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên) trong lúc làm nhiệm vụ, xảy ra vào ngày 20-4-2017. Có như vậy mới tạo sư răn đe chung cho những đối tượng coi thường pháp luật.
Trước tình hình trên, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đặng Hồng Tăng đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, như: tổ chức thực hiện tốt kế hoạch truy quét bảo vệ rừng cuối năm 2017; đồng thời lập kế hoạch cho năm 2018, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn các hành vi phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép lâm sản, động vật hoang dã; tăng cường các biện pháp, nghiệp vụ để điều tra xử lý các hành vi phá hoại rừng, chống người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, cần thực hiện quy chế phối hợp về quản lý bảo vệ rừng giữa các đơn vị chủ rừng với các cơ quan, địa phương; nâng cao năng lực hiệu quả của các đơn vị chủ rừng, tăng cường tổ chức bảo vệ rừng chuyên trách; giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…(Lao Động Đồng Nai 21/8) đầu trang(
Ngày 19.8, ông Nguyễn Ơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn, cho biết: Hạt đã có báo cáo gởi đề nghị UBND huyện Tây Sơn xem xét, xác lập hồ sơ xử lý hành vi phá rừng khoanh nuôi tái sinh trái pháp luật đối với ông Nguyễn Cao Thạch (ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) và ông Phan Văn Hiến (ở thôn Phú Thọ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn).
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn, 2 hộ trên được giao đất rừng để trồng rừng bổ sung theo Dự án Kfw6 (còn được gọi là dự án “khôi phục và quản lý rừng bền vững”, có vốn đầu tư quy mô lớn, được Chính phủ Đức tài trợ thông qua Ngân hàng tái thiết Đức) vào năm 2007 và đã được UBND huyện Tây Sơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Quyết định số 409/QĐ-UBND ngày 11.6.2008 của UBND huyện Tây Sơn.
Trong đó, hộ ông Thạch được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 9.8.2008 với diện tích 18.100 m2, ở lô 86, địa chỉ thửa đất ở Lỗ Giang, xã Tây Phú. Ông Hiến được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 9.8.2008, với diện tích 17.600m2, lô số 79, địa chỉ thửa đất cũng ở Lỗ Giang, xã Tây Phú. Thế nhưng, vào cuối năm 2016, ông Thạch và ông Hiến đã tự ý phát dọn thực bì để trồng cây khác trên tổng diện tích hơn 6.900m2 . Trong đó, ông Thạch đã phát gần 4.500m2, ông Hiến phát 2.420m2. Kết quả kiểm tra hiện trường cho thấy, tất cả diện tích bị chặt phát đều nằm trong diện tích mà ông Thạch và ông Hiến tham gia Dự án Kfw6.
Đáng chú ý, qua làm việc với Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn cả ông Thạch và ông Hiến đều lấy lý do vì thời tiết nắng nóng nên cây sao đen bị chết dần, nên mới phát dọn để trồng cây (!). Tuy nhiên, việc tự ý phát trắng diện tích tham gia Dự án Kfw6 để trồng cây khác theo khẳng định của ông Nguyễn Ơn cùng UBND huyện Tây Sơn là sai với mục đích và quy trình của Dự án, nên cần phải xem xét xử lý. (Báo Bình Định 19/8) đầu trang(
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện gần 200 vụ phá rừng gây thiệt hại gần 200ha rừng, tập trung chủ yếu tại huyện Mường Nhé với hơn 130 vụ gây thiệt hại gần 140ha.
Nguyên nhân của thực trạng trên, theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trước hết là do các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, một số chủ rừng đã buông lỏng quản lý dẫn đến diện tích rừng bị phá tăng mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Số vụ phá rừng năm nay tăng so với những năm trước nhưng công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn lại có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ phá rừng tăng là do năm nay các lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh, qua đó phát hiện và xử lý nhiều vụ phá rừng. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã xử lý 24 vụ, trong đó 15 vụ xử lý hình sự với 16 bị can. Thực hiện Kế hoạch 420 của UBND tỉnh, nhiều vụ phá rừng đã bị phát hiện và đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật. Trong số gần 200 vụ phá rừng có nhiều vụ đã xảy ra từ năm 2015 - 2016 được các lực lượng chức năng điều tra, làm rõ trong năm nay. (Đài PTTH Điện Biên 20/8) đầu trang(
Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão, cho biết: Tình hình phá rừng trên địa bàn huyện từ đầu năm đến nay tuy có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp.
Trong 7 tháng đầu năm, Hạt Kiểm lâm huyện đã phát hiện 52 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, có 35 vụ vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép, tịch thu 10,28m3 gỗ xẻ các loại, 1 xe ô tô, 3 xe mô tô, xử phạt hành chính 39,7 triệu đồng. Đồng thời, cơ quan chức năng phát hiện 17 vụ phá rừng với diện tích 6,1 ha. Đến nay, đã tiến hành xử lý hành chính 5 vụ, phạt với số tiền 67,5 triệu đồng; khởi tố chuyển cơ quan điều tra 2 vụ. Ngoài ra, lực lượng chức năng của huyện cũng đã tiến hành cưỡng chế phá bỏ 47,15 ha cây lâm nghiệp trồng trái phép trên đất vi phạm.
Để tiếp tục ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng thống kê, rà soát diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. (Báo Bình Định 20/8) đầu trang(
​Những ngày gần đây, ở xã Ia Đal (huyện Ia H'Drai) “nóng” lên từng ngày khi các đối tượng nơi khác đến địa bàn ngang nhiên dựng nhà trái phép cũng như chặt cây phá rừng làm rẫy. Dù chính quyền địa phương đã nỗ lực vận động và cả nhắc nhở, xử phạt, yêu cầu trả nguyên hiện trạng ban đầu, nhưng các đối tượng sai phạm vẫn không tuân thủ quy định theo pháp luật...
Theo báo cáo của UBND xã Ia Đal (huyện Ia H’Drai), trên địa bàn có tổng diện tích rừng hơn 20.000ha, trong đó 12.000ha đã bàn giao cho các đơn vị chuyển đổi đất rừng sang trồng cây cao su, còn lại trên 8.000ha đất có rừng khu vực vành đai biên giới thuộc quản lý địa phương theo Nghị định 34/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền.
Nếu căn cứ theo các quy định của Nghị định này, tổng diện tích đất và đất rừng địa phương không thuộc đất quy hoạch làm điểm dân cư. Tuy nhiên, bất chấp các quy định của nhà nước, thời gian qua, các đối tượng ở địa phương khác đã tự ý dựng nhà, làm lán trại để ở, kinh doanh buôn bán nông sản, phá rừng trái phép ở vành đai biên giới, đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại.
Phản ánh của một số công nhân các đơn vị trồng cao su ở xã Ia Đal, tháng 1/2017, các chủ buôn thu mua hàng nông sản (chủ yếu mì lát khô) của người dân Campuchia vận chuyển dọc biên giới giáp ranh với xã Ia Đal đã xảy ra tranh mua, tranh bán dẫn đến ẩu đả, gây mất trật tự trên địa bàn.
Từ thông tin của quần chúng, UBND xã đã mời các chủ hàng về làm việc, nhắc nhở, yêu cầu cam kết thực hiện đúng quy định về kinh doanh lành mạnh, không để xảy ra tình trạng trên ở khu vực biên giới.
Ông Võ Tấn Lạc - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Đal cho biết: Cuối năm 2015 đến nay, UBND xã Ia Đal thực hiện chỉ đạo của huyện, tỉnh nhiều lần tiến hành phối hợp với các lực lượng chức năng, đoàn kiểm tra liên ngành rà soát, kiểm tra nhân thân, hoạt động thương mại, xây dựng nhà ở, làm rẫy, ra vào khu vực vành đai biên giới… theo quy định. Thực tế có 9 trường hợp tự ý dựng nhà trái phép và chủ hộ chưa tuân thủ các quy định về đi lại, buôn bán khu vực xã vùng biên. Nổi lên có các hộ ở thôn 1, 7, 8: Lê Công Lý, Nguyễn Thị Mỹ Hậu, Trần Thị Hồng (cùng trú tại xã Ia Đal), Phan Đình Hoàng (trú khu phố 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) và Lê Hồng Hà (trú tại số nhà 64 - Bùi Thị Xuân, thành  phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) sống bằng nghề kinh doanh hàng nông sản vùng biên giới.
Điều đáng nói, trong số các hộ dựng nhà trái phép trên, có ông Lê Hồng Hà cùng vợ là Lê Thị Thừa nhiều lần bị xử phạt hành chính làm nhà trái phép, cố ý gây rối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại trụ sở UBND xã do có liên quan đến việc tranh mua, tranh bán nông sản khu vực biên giới; thường xuyên đưa các đối tượng từ tỉnh Gia Lai vào cư trú bất hợp pháp tại địa bàn.
Qua xác minh nhân thân, năm 2014, vợ chồng ông Hà cùng một số đối tượng trung chuyển hàng lậu (thuốc lá ngoại), buôn bán hàng cấm qua biên giới bị lực lượng chức năng phát hiện, chuyển hồ sơ cơ quan pháp luật xử lý với bản án phải thi hành 3 năm tù treo/người và thời gian thử thách 5 năm/người. Việc cư trú của gia đình ông Hà tại xã Ia Đal là bất hợp pháp theo Nghị định 34/2014/NĐ-CP về "Quy chế khu vực biên giới đất liền", tại Mục 2, Khoản 2, Điều 5, Chương II: “người được hưởng án treo, người đang bị quản chế không được cư trú tại khu vực biên giới đất liền”.
UBND xã đã có văn bản chuyển đến các đơn vị chức năng huyện đề nghị phối hợp giải quyết trường hợp gia đình ông Hà theo đúng quy định pháp luật, nhưng vẫn chưa nhận được sự kiên quyết vào cuộc.
Theo báo cáo của UBND huyện Ia H’Drai, từ năm 2016 đến tháng 8/2017, trên địa bàn xã Ia Đal đã xảy ra 9 vụ vi phạm khai thác gỗ trái phép với tổng khối lượng 200,854m3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, các đối tượng có liên quan đã bị xử lý theo quy định pháp luật.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp “núp bóng” là công nhân của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi đất rừng sang trồng cây cao su, đã lợi dụng việc quen thuộc địa bàn ở các xã biên giới để vào rừng chặt cây, làm rẫy trong thời gian khá dài và bị người dân tố giác đến các cấp chính quyền.
Chẳng hạn như trường hợp ông Hà Văn Cảnh là công nhân thuộc Nông trường Cao su Suối Đá (Công ty CP Cao su Sa Thầy) tự ý phá rừng do xã quản lý khoảng 6ha để làm rẫy (tại khoảnh 6, tọa độ X:490144, Y:156286 thuộc tiểu khu 737), từ năm 2014 đến nay.
Theo hướng dẫn của ông Đặng Quốc Thắng - cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Ia Đal, chúng tôi đi thực tế tại khu vực được cho là đất rừng bị ông Cảnh tự phá làm rẫy với hiện trạng còn nhiều gốc gỗ sao có đường kính 50 - 70cm đã bị chặt hạ còn sót lại, nằm xen giữa vạt cây điều trồng lưa thưa cao chừng 1,5m.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Cảnh tại thôn Ia Đal nhằm tìm hiểu thực hư sự việc nhưng ngôi nhà của ông Cảnh đã khóa trái cửa, không có người ở và cũng không liên lạc được bằng điện thoại.
Đến cơ quan quản lý của ông Cảnh, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Nông trường Cao su Suối Đá cho hay, năm 2016, đơn vị tuyển dụng ông Hà Văn Cảnh làm công nhân và giao chăm sóc 5ha cao su. Trong quá trình công tác, công nhân này rất ít giao tiếp với các công nhân khác tại đơn vị. Nhiều anh chị em nhân viên còn không ít lần thông tin, ông Cảnh có nhiều mối quan hệ phức tạp ngoài xã hội và từng bắn người khác bị thương khi đi bẫy thú ở rừng biên giới. Nhiều lúc, ông còn vắng mặt nơi cư trú, đi lại với các đối tượng khác sang biên giới Campuchia.
Riêng vụ việc được cho là “mượn rừng” của Nông trường để… làm rẫy của ông Cảnh, ông Hiền khẳng định: Tôi đã làm việc với UBND xã Ia Đal, có trả lời dứt khoát Nông trường Cao su Suối Đá không có đất rừng ở trong khoảng 6 tiểu khu 737, để cho anh Cảnh mượn 6ha rừng làm rẫy. Bởi lẽ diện tích rừng này không thuộc quyền sở hữu của đơn vị được giao chuyển đổi đất rừng sang trồng cao su. Hiện tại, Ban giám đốc Nông trường đang nỗ lực tìm kiếm, liên lạc với anh Cảnh để xử lý vụ việc liên quan, nhưng đều không có tin tức gì.
Trước các vấn đề nóng, có tính phức tạp đang diễn ra trên địa bàn xã Ia Đal, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch UBND huyện Ia H'Drai thừa nhận: Trước tháng 5/2015, huyện này chưa thành lập, đã tồn tại một số nhà xây dựng trái phép hoặc xây nhà trên đất chưa được công nhận sở hữu. Các hộ chủ yếu buôn bán, thu mua nông sản cho người dân phía tỉnh Rattanakiri (Campuchia). Sau khi về nhận công tác tại địa phương, tôi đã chỉ đạo rất ráo riết việc kiểm tra, quản lý kinh doanh, đi lại, xây dựng nhà… khu vực biên giới. Trong đó, trách nhiệm chính là UBND các xã phối hợp với Bộ đội Biên phòng tại chỗ. Tuy nhiên, các trường hợp xây dựng nhà ở trái phép vẫn chưa ngăn chặn, xử lý triệt để.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi đối với Chủ tịch UBND huyện: Với trách nhiệm người đứng đầu một địa phương, có hướng xử lý như thế nào đối với 14 trường hợp dựng nhà trái phép đang diễn ra ở biên giới huyện Ia H’Drai (trong đó có xã Ia Đal)? Ông Nguyễn Văn Lộc thẳng thắn, địa phương đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh về các trường hợp xây dựng nhà trái phép khu vực biên giới theo Nghị định 34 của Chính phủ và đề xuất chủ trương cho quy hoạch vị trí đất mới trên địa bàn. Nếu tỉnh xem xét đồng ý, UBND huyện sẽ quy hoạch chi tiết lại hiện trạng đất trên địa bàn các xã, có thể cho san ủi và mời các hộ (lập nhà trái phép) có nhân thân tốt, có quyền công dân, không vi phạm pháp luật có nhu cầu thuê đất tham gia đấu giá đất xây dựng nhà đúng quy định, nếu không được buộc phải dời khỏi địa bàn vùng biên.
Ông Lộc cũng phản hồi ý kiến về một số tờ báo đã thông tin chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín cán bộ và tình hình an ninh trật tự các xã biên giới, UBND huyện đã và đang chỉ đạo phòng, ban chức năng vào cuộc. Trước mắt có kết luận, đối với thông tin phản ánh ông Ngụy Đình Phúc - Chủ tịch UBND xã Ia Đal hiện đang sở hữu một khối lượng gỗ thuộc loại khủng 75m3 để làm nhà tại cơ sở mộc ông Trịnh Xuân Thắng tại thôn 4 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) là chưa đúng sự thật. Ngôi nhà này thuộc quyền sử dụng của bà Hà Thị Thương - chị dâu của ông Thắng và toàn bộ gỗ bị niêm phong kiểm tra chỉ có 11m3, có nguồn gốc tận thu khai hoang rừng của các công ty cao su tại chỗ. Ông Thắng mua lại và bán toàn bộ số gỗ ra thành phẩm là khung nhà bằng gỗ, cho ông Chu Hoàng Mi Sa cùng cư trú địa chỉ xã Ia Đal để làm nhà.
Mặt khác, thông tin Tiểu khu 737, thuộc địa bàn xã Ia Đal có nhiều gỗ tròn, gỗ xẻ nằm rải rác vệ đường có đường kính cả mét vừa bị chặt hạ không có thật, bởi qua kiểm tra thực tế chỉ có khu vực khoảnh 3, thuộc tiểu khu 737 có một số cây gỗ tròn xác minh nguồn gốc rõ ràng và dấu búa kiểm lâm của Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Kon Tum nhập khẩu từ Campuchia về bãi tập kết để tiếp tục trung chuyển theo địa chỉ của đơn vị này.
Đặc biệt, trường hợp ông Cảnh bị người dân tố giác và qua kiểm tra, kiểm lâm xã, huyện bước đầu khẳng định đối tượng này có dấu hiệu xâm hại đất rừng do xã Ia Đal quản lý để làm rẫy thuộc khoảnh 6, tiểu khu 737 (tọa độ X: 490144, Y: 1561286), theo số liệu thống kê đất rừng năm 2014 trên địa bàn.
Cũng theo ông Lộc, sau khi có kết luật chính thức liên quan từ các ngành chức năng huyện, tùy từng nội dung vụ việc, địa phương sẽ có các bước xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra các tồn tại trong giải quyết vướng mắc, công tác chưa đúng quy định không chỉ ở xã Ia Đal, mà còn các xã khác. (Báo Kon Tum 20/8) đầu trang(
Nhà nhiều hay ít diện tích rừng đều phải có trách nhiệm giữ rừng như nhau; bất kỳ ai có hành vi xâm hại rừng, dù chỉ là một cây măng cũng phải chịu phạt. Điều này đã được 100% người dân xóm Bưa Cầu (xã Nật Sơn - Kim Bôi) nhất trí đưa vào hương ước của xóm để bảo vệ rừng...
Chẳng phải tự nhiên mà con suối Trầm chạy dọc xã Nật Sơn chảy quanh năm chưa bao giờ cạn nước dù cho ở giữa mùa khô bỏng khát. Theo đồng chí Bùi Văn Thảo, Chủ tịch UBND xã Nật Sơn: Giữ được dòng nước cho suối Trầm là bởi từ hàng chục năm qua 125 hộ dân xóm Bưa Cầu luôn đồng lòng, nhất trí cùng nhau giữ cho cánh rừng đầu nguồn xanh mát...
Cùng anh Bùi Văn Thí, công an viên xóm Bưa Cầu vượt qua những con dốc lởm chởm đá để đến khu rừng suối Trầm xanh ngát. Ngồi trên lán canh giữa rừng lộng gió, anh Bùi Văn Thí bảo: Hiện nay toàn bộ diện tích rừng đã được giao cho các hộ dân quản lý, bảo vệ. Tuy vậy, do toàn bộ rừng của xóm nằm ở địa bàn giáp ranh và xa khu dân cư nên việc quản lý, bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Vì để giữ được màu xanh của rừng, từ hàng chục năm qua, người dân trong xóm đã thành lập các tổ bảo vệ rừng chốt giữ ở các khu vực trọng yếu. Trước đây, tình hình còn phức tạp, xóm thành lập 7 tổ có từ 25 - 30 người/tổ thường xuyên túc trực 24/24h tại các lán để trông coi, bảo vệ rừng, hiện nay thì rút xuống còn 4 tổ. Đây là việc chung của xóm nên nhà nào cũng có người tham gia vào các tổ bảo vệ rừng. Đến lượt nhà ai thì nhà đấy phải có người lên các lán để trông coi. Điều này cũng đã được 100% người dân đồng lòng, nhất trí đưa vào hương ước của xóm.
Anh Bùi Văn Thí cho biết thêm: Dù được đưa vào hương ước nhưng trên thực tế việc trông coi, bảo vệ rừng của người dân trong xóm được thực hiện hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Việc thành lập các tổ bảo vệ rừng của xóm được triển khai, tổ chức từ năm 1996 và duy trì liên tục từ đó đến nay. Ban quản lý xóm đứng ra sắp xếp, điều hành, do vậy các hộ dân luôn có sự luân phiên, thay nhau tham gia các tổ bảo vệ rừng. Cũng chính từ việc phát huy tốt tinh thần đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ chung nên tính cố kết cộng đồng ở xóm Bưa Cầu cũng ngày càng bền chặt.
Đồng chí Bùi Văn Thông, Trưởng Công an xã Nật Sơn chia sẻ: Trên thực tế, trước đây, khi chưa thành lập các tổ bảo vệ rừng thì việc quản lý bảo vệ rừng ở Bưa Cầu nói riêng và ở Nật Sơn nói chung vẫn còn lộn xộn. Vào mùa măng, thường có người ở các địa bàn khác vào lấy trộm. Có những lúc tình trạng này diễn ra phổ biến, trắng trợn, ngang nhiên và đầy thách thức. Khi ấy, việc bảo vệ rừng của từng hộ dân thường không đem lại hiệu quả. Việc bảo vệ rừng còn gặp các hành vi chống đối đã dẫn đến nhiều vụ mâu thuẫn, xô xát, thậm chí là đổ máu.
Ví như vào mùa măng năm 1996, một số đối tượng ở xóm Chỉ Ngoài (xã Hùng Tiến) lợi dụng trời mưa, đêm tối đã vào khu vực rừng của xóm Bưa Cầu lấy trộm măng. Khi bị phát hiện, lại cậy đông người nên các đối tượng này không rời khởi địa bàn mà còn có thái độ đe doạ, thách thức, hành hung chủ rừng. Trước sự thách thức của các đối tượng, một số người dân trong xóm đã phản ứng lại dẫn đến đánh nhau. Một người dân ở xóm Bưa Cầu đã dùng dao chém đứt cánh tay của Bùi Văn L. Sự việc sau đó tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp, phải đến khi Công an huyện Kim Bôi có mặt tại hiện trường, tình trạng mâu thuẫn giữa người dân 2 xóm Bưa Cầu và Chỉ Ngoài mới được giải quyết.
Trước sự phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, cấp uỷ, chính quyền xã Nật Sơn và Ban quản lý xóm Bưa Cầu đã bàn bạc, thống nhất triển khai thực hiện mô hình tổ bảo vệ rừng. Anh Bùi Bá Giai, tổ trưởng tổ bảo vệ khu vực rừng suối Trầm cho biết: Việc quản lý, bảo vệ rừng được đưa vào hương ước. 100% người dân trong xóm đồng tình, thống nhất cao. Thực tế hoạt động của các tổ bảo vệ rừng đã đem lại hiệu quả cao khi hàng trăm ha rừng tự nhiên, rừng sản xuất của người dân đã được bảo vệ, không còn hiện tượng người ở các địa phương khác vào lấy trộm lâm sản.
Đáng nói hơn là việc bảo vệ rừng đã được các hộ dân trong xóm coi là nhiệm vụ chung. Không chỉ hộ nhiều rừng mà hộ có ít, thậm chí những hộ chỉ có vài ba gốc bương, luồng nhưng vẫn tích cực tham gia bảo vệ rừng. Không chỉ bảo vệ măng, cây trong rừng mà theo hương ước và quy định của tổ bảo vệ rừng thì cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong rừng. Đối với khu vực rừng đầu nguồn, người dân phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc không được xâm phạm.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, xóm cũng có quy định hộ nào có nhu cầu sửa chữa nhà cửa chỉ được phép chặt 2 cây. Trước khi chặt hạ phải làm đơn xin xác nhận của UBND xã, Ban quản lý xóm. Trong quá trình chặt hạ cây lấy gỗ, tổ trưởng tổ bảo vệ rừng sẽ là người giám sát. Nếu trong trường hợp chặt quá số cây theo quy định, mỗi cây đổ sẽ phạt 100kg thóc. Không chỉ có vậy, trong mỗi mùa măng, theo hương ước người dân trong xóm thống nhất chỉ khai thác ở mức độ nhất định, không được khai thác kiệt mà phải để dành lại những cây măng to, khoẻ để lên cây. Còn nếu ai nổi lòng tham lấy trộm của nhà khác thì cứ tính 10 kg thóc/củ. Với những quy định chặt chẽ nên từ năm 1997 đến nay, trên địa bàn xóm chưa bao có trường hợp nào bị xử phạt về hành vi phá rừng và trộm cắp măng.
Có thể nói, chính từ việc nâng cao ý thức tự giác trong việc quản lý, bảo vệ rừng đã đem lại cho người dân xóm Bưa Cầu nhiều lợi ích bền vững. Theo đó, ngoài việc duy trì nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu ổn định, hàng năm người dân ở đây có nguồn thu đáng kể từ măng và cây bương luồng.
Theo anh Bùi Văn Thí, Qua thống kê trong vụ măng năm 2017 qua, cả xóm đã thu được hơn 500 triệu đồng từ bán măng và chặt tỉa cây. Trong đó, số thu từ măng chiếm đến 400 triệu đồng. Tính bình quân, trong vụ này mỗi hộ dân có thêm nguồn thu hơn 3 triệu đồng. Còn đối với hộ nhiều cũng thu đến hàng chục triệu đồng tiền măng. Từ nguồn thu này, các hộ dân trích lại một phần để ủng hộ công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như dành để dùng vào việc làng, việc xóm. Cái được lớn nhất đó là sự đoàn kết cộng đồng đã được cố kết bền chặt. Nhờ đó, từ hàng chục năm qua xóm Bưa Cầu không để xảy ra mất ANTT. Các tổ bảo vệ rừng cũng trở thành lực lượng nòng cốt, tích cực tham gia giữ gìn ANTT ở địa phương. (Báo Hòa Bình 21/8) đầu trang(
Vì thông tin cây thông đỏ chữa được bệnh ung thư nên hiện nay, cây thông đỏ trên đỉnh núi voi Lâm Đồng đang có dấu hiệu bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng.
Theo các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, thông đỏ là loài cây có giá trị lớn về đa dạng sinh học và đặc biệt cây cho hoạt chất để chế xuất chất đặc trị bệnh ung thư.
Ở Việt Nam, Lâm Đồng là vùng đất hiếm hoi có loại thông này. Cũng vì thông tin cây thông đỏ chữa được bệnh ung thư cộng với phong trào sưu tầm gỗ hiếm, cây thông đỏ trên đỉnh núi voi Lâm Đồng đang có dấu hiệu bị xâm hại ngày càng nghiêm trọng.
Ghi nhận tại Lâm Đồng, một cây thông đỏ vừa bị đốn hạ, nằm trong quần thể thông đỏ trên đỉnh núi voi thuộc địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Một phần cây thông đã bị lâm tặc lấy đi. Phần còn lại được cắt khúc chưa kịp di chuyển ra khỏi rừng thì bị ngành chức năng phát hiện. (VTV 21/8) đầu trang(
Để phát triển nghề nuôi tôm, những cánh rừng ngập mặn ven biển của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang ngày đêm bị chặt phá.
Dọc theo bờ sông Mơ, đoạn qua xã Quỳnh Thanh (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), trước đây cây cối xanh tốt. Hiện nay, để nuôi tôm, nhiều khu vực bị người dân chặt phá, đào bới nham nhở.
Một người dân địa phương cho biết, rừng ngập mặn xanh tốt từ lâu, nay đã bị người ta thuê máy múc vào đào khoét một cách ngang nhiên để khoanh bờ làm đầm nuôi tôm. Nhiều bờ bao được đắp lên trải dài cả trăm mét cắt xuyên cả rừng cây xanh ngút ngàn.
Theo quan sát của phóng viên VTC News, các loài cây rừng ngập mặn ở đây chủ yếu là cây đước, vẹt, sú...Riêng tại địa bàn xóm 4, xã Quỳnh  Thanh, ngoài đầm, ao nuôi tôm mới được đào đắp, khu vực ngoài đê sông Mơ còn có một số ao nuôi tôm đã được hình thành với diện tích cả héc-ta nằm trong vùng lõi của rừng ngập mặn.
Một số người dân địa phương cho biết thêm, mặc dù khu vực này thuộc vùng rừng ngập mặn nhưng khi bà con ra để chặt cây khai hoang, rồi thuê máy múc đào bới làm đầm nuôi tôm không thấy ai có ý kiến gì nên mạnh ai người nấy đào.
Được biết, vùng rừng ngập mặn toàn xã Quỳnh Thanh rộng 21,3 héc-ta nhưng diện tích ao, hồ nuôi tôm của người dân trong vùng đã chiếm tới 15,6 héc-ta. Do vậy, hiện tại diện tích cây có rừng chỉ còn hơn 5 hécta và đang ngày càng giảm.
Ông Hồ Xuân Xuyên, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh cho biết, các đầm tôm ở đây chủ yếu được bà con đào đắp từ những năm trước. Diện tích đào bới đó thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình.
Không riêng gì xã Quỳnh Thanh, tình trạng phá rừng ngập mặn để nuôi tôm cũng đang xảy ra ở các xã lân cận như: Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng Quỳnh Minh...
Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời, rừng phòng hộ ven biển ở Quỳnh Lưu sẽ có nguy cơ bị xóa sổ.
Ông Trần Huy Đạt, Trưởng phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳnh Lưu cho biết, nguồn gốc rừng ngập mặn khu vực này trước đây là dự án do Hội chữ thập đỏ trồng. Thời điểm đó Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳnh Lưu chưa được thành lập.
Do không được quản lý tốt nên đã xảy ra tình trạng phá rừng để làm đầm nuôi tôm. Ngoài những ao nuôi tôm được hình thành từ những năm trước, mới đây, Ban Quản lý rừng phòng hộ có phát hiện một vài ao được đào mới với diện tích 0,2 héc - ta.
Đoàn kiểm tra của huyện Quỳnh Lưu đã lập biên bản và đình chỉ một hộ dân đang đào ao nuôi tôm mới trong khu vực rừng phòng hộ.
Được biết, nhờ có nguồn vốn tài trợ từ các dự án phi Chính phủ của Nhật Bản và Đan Mạch, nhiều năm trước đây, diện tích rừng ngập mặn ven sông, biển của Quỳnh Lưu không ngừng tăng lên và phát triển tốt.
Lúc cao điểm, toàn huyện có trên 500ha rừng ngập mặn và rừng phi lao ven biển. Tuy nhiên, gần đây diện tích rừng ngập mặn đang có xu hướng giảm mạnh, đến nay chỉ còn còn khoảng 300ha. (VTC News 20/8) đầu trang(
Sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau đang diễn ra khốc liệt. Mỗi năm bờ biển sạt lở vào sâu khoảng 15 m, có nơi đến 50 m; diện tích rừng phòng hộ mất khoảng 300 ha.
Ngày 19.8, tin từ Văn phòng đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho biết nơi đây vừa có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình sạt lở đê biển Tây của tỉnh.
Theo đó, sạt lở ven biển tỉnh Cà Mau đang diễn ra khốc liệt. Mỗi năm bờ biển sạt lở vào sâu khoảng 15 m, có nơi đến 50 m; diện tích rừng phòng hộ mất khoảng 300 ha. Trong đó có hơn 40.000 m bờ biển bị sạt lở khá nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, nặng nhất là tuyến đê biển Tây khoảng 108 km, đai rừng phòng hộ hiện khá mỏng, nguy cơ vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong khi đó trong tuyến đê này có hơn 26.000 hộ dân sinh sống và gần 129.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng hệ sinh thái nước ngọt.
Đặc biệt, tại tuyến đê biển Tây thuộc H.U Minh có 4 điểm sạt lở mới với chiều dài 648 m và đai rừng chỉ còn 2 - 5 m thì tới chân đê. Tại H.Trần Văn Thời phát sinh nhiều điểm sạt lở mới với tổng chiều dài hơn 1.000 m, nghiêm trọng nhất là khu vực từ Đá Bạc đến Kênh Mới (thuộc xã Khánh Bình Tây) và từ ấp Kênh Mới đến khu vực ven biển xã Khánh Hải với chiều dài 877 m. Tại đoạn sạt lở này gần như không còn rừng phòng hộ bảo vệ, sóng biển đánh trực tiếp vào chân đê, làm tăng nguy cơ vỡ đê. (Thanh Niên 20/8) đầu trang(
Lúc 0 giờ 20 phút ngày 12-8, tổ công tác của Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập, cộng đồng giữ rừng của thôn Bù Lư và thôn 3, xã Đắk Ơ tuần tra kiểm tra rừng tại Tiểu khu 13 VQG đã bắt quả tang một nhóm người đang khai thác trái phép gỗ rừng.
Phát hiện tổ công tác, các đối tượng bỏ chạy nhưng bị lực lượng truy đuổi và bắt được 3 đối tượng. Kiểm tra tại hiện trường khai thác gỗ trái phép, tổ công tác phát hiện có 4 cây gỗ cẩm lai bị cắt trộm, tổng khối lượng hơn 5,9m3. Cẩm lai là loại gỗ nhóm IIA thuộc danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm phải bảo vệ nghiêm ngặt.
Qua lời khai ban đầu, các đối tượng cho biết đã được một người tên Minh (còn gọi là Méo) ngụ xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập) thuê, sau đó dùng xe ôtô đi theo đường tuần tra biên giới chở vào VQG để khai thác trái phép gỗ cẩm lai. Trước khi bị bắt, nhóm người này đã cưa, xẻ và gùi được một số gỗ cẩm lai ra đường tuần tra, bốc lên ôtô chở đi tiêu thụ thì bị bộ đội Đồn biên phòng Đắk Ka bắt giữ.
Lãnh đạo Đồn biên phòng Đắk Ka cho biết, ngày 10-8-2017, đơn vị đã tạm giữ đối tượng sử dụng xe ôtô biển số 93C-039.69 vận chuyển gỗ trái phép. Trên xe có 21 hộp gỗ cẩm lai, tổng khối lượng 0,5m3. Hiện Công an huyện Bù Gia Mập đã tiếp nhận hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm cùng các đối tượng phá rừng để tiếp tục điều tra, khởi tố vụ án và xử lý theo pháp luật.
Ông Nguyễn Đại Phú, Giám đốc Ban quản lý VQG Bù Gia Mập cho biết, đây là vụ khai thác gỗ trái phép có tổ chức, kẻ cầm đầu từng bị Hạt kiểm lâm VQG bắt giữ, xử lý vi phạm hành chính về hành vi phá rừng trái phép vào tháng 1-2017 nhưng nay tái phạm và chạy trốn. Những tháng mùa mưa, tình hình quản lý, bảo vệ rừng tại VQG khá phức tạp. Lâm tặc lợi dụng trời mưa to, đêm khuya để dùng máy cưa phá rừng lấy gỗ quý. Việc tuần tra, bảo vệ rừng mặc dù đã được tăng cường và có sự phối hợp giữa các đơn vị nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình hình thời tiết bất lợi cùng sự khôn ngoan, xảo quyệt của lâm tặc. (Báo Bình Phước 19/8) đầu trang(
Để rừng không còn “cháy máu”, máu của các cán bộ, nhân viên kiểm lâm đã phải đổ trên những cánh rừng. Đã có rất nhiều vụ chặt phá cây rừng, săn bắt động vật hoang dã bị lực lượng kiểm lâm phát hiện, nhưng vì nguồn lợi từ rừng mà nhiều đối tượng “lâm tặc” vẫn tìm mọi cách khai thác rừng. Đã đến lúc cơ quan chức năng phải có giải pháp mạnh để giữ lại màu xanh của rừng.
Báo cáo mới đây của Ban Chỉ đạo phát triển và bảo vệ rừng của tỉnh (nay là Ban Chỉ đạo phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020) xác định phải tìm mọi cách để bảo vệ rừng trước sự xâm hại của “lâm tặc”. Thời gian qua, mặc dù có sự bảo vệ của lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương, nhưng rừng vẫn bị “lâm tặc” tìm cách khai thác khiến rừng vẫn tiếp tục “chảy máu”.
Đầu năm 2017, tại khu vực rừng phòng hộ Tân Phú (thuộc địa bàn huyện Định Quán), lực lượng kiểm lâm phát hiện có 8 cây gỗ trắc bị “lâm tặc” đốn hạ. Theo nhận định của cơ quan chức năng, bọn “lâm tặc” đã lợi dụng các cây gỗ trắc nằm rải rác trong rừng nên lén lút khai thác.
Sau khi vào cuộc điều tra, cơ quan công an xác định được 3 nhóm đối tượng ngụ ở 2 huyện Định Quán và Xuân Lộc có liên quan đến việc chặt phá gỗ trắc; hiện cơ quan điều tra đang củng cố chứng cứ để xử lý các đối tượng này.
Trước đó, vào ngày 13-9-2016, Tổ kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng của huyện Vĩnh Cửu đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng Đỗ Văn Hạnh (25 tuổi) và Nguyễn Thanh Sang (26 tuổi), cả 2 đều ngụ xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu), đang vận chuyển 1 cá thể tê tê nặng 3,5kg, 1 cá thể trăn nặng 6kg và 2 cá thể cheo cheo nặng 2,4kg.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đã ra quyết định khởi tố đối với 2 bị can Hạnh và Sang để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ đồng vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử lý 129 vụ, 138 đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó, đã khởi tố điều tra 8 vụ, 13 bị can về các hành vi: mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã; vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ…
Cuộc chiến với “lâm tặc” luôn là vấn đề “nóng” đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, lực lượng chính vẫn là đội ngũ kiểm lâm đang ngày đêm tuần tra kiểm soát, chốt chặn tại các vị trí xung yếu để bảo vệ rừng trước sự tàn phá của “lâm tặc”. Để giữ rừng, đảm bảo an toàn cho các loại động vật quý hiếm, đã có lúc máu của cán bộ kiểm lâm phải đổ.
Vào chiều 20-4, Tổ tuần tra của Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên do ông Phạm Quốc Vinh (Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Núi Tượng) làm tổ trưởng cùng với ông Vũ Văn Khôi (Trạm phó Trạm Kiểm lâm Núi Tượng) và 2 kiểm lâm viên Lê Quang Toàn, Đinh Sỹ Trí đang đi tuần rừng tại Tiểu khu 32, Vườn quốc gia Cát Tiên (thuộc địa bàn xã Đắc Lua, huyện Tân Phú) thì phát hiện một nhóm 4 người dắt theo 3 con chó xâm nhập rừng trái phép. Khi tổ tuần tra yêu cầu những người này dừng lại để kiểm tra thì họ bất hợp tác.
Ông Vinh chạy đến khống chế đối tượng đi sau cùng trong nhóm người xâm nhập rừng trái phép thì bị đối tượng này rút dao ra chống trả và đâm 2 nhát vào bụng.
Trước tình huống nguy hiểm ấy, lực lượng kiểm lâm nổ súng chỉ thiên để cảnh cáo thì các đối tượng này bỏ chạy. Ông Vinh sau đó được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị thương nặng. Sự việc đã được trình báo Công an huyện Tân Phú vào cuộc điều tra.
Ngoài vụ Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Núi Tượng Phạm Quốc Vinh bị đâm trọng thương, từ năm 2016 đến nay còn có 2 vụ chống người thi hành công vụ là lực lượng quản lý, bảo vệ rừng xảy ra trên địa bàn 2 huyện Tân Phú và Định Quán.
Trước sự manh động của các đối tượng “lâm tặc”, ông Nguyễn Văn Minh, Phó giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, cho biết lợi nhuận từ việc khai thác rừng, săn bắt động vật rừng mang lại rất lớn nên nhiều đối tượng vẫn bất chấp quy định của pháp luật mà tìm cách xâm nhập rừng để khai thác trái phép.
“Trong 1 đêm, một người nếu vận chuyển trót lọt 1 chuyến gỗ có thể kiếm được 6-7 triệu đồng. Chính vì lợi nhuận cao nên “lâm tặc” rất manh động và liều lĩnh. Có những lúc phát hiện có người xâm nhập vào rừng khai thác gỗ, chúng tôi đã huy động lực lượng chốt chặn hết các cửa rừng, nhánh sông, nhưng để bắt được các đối tượng lâm tặc cũng gặp rất nhiều khó khăn” - ông Minh chia sẻ.
Theo ông Minh, để việc xử lý “lâm tặc” có hiệu quả hơn, lực lượng công an địa phương phải hỗ trợ đội ngũ kiểm lâm trong công tác điều tra, truy xét. Đặc biệt, đối với các vụ chống người thi hành công vụ là lực lượng quản lý, bảo vệ rừng cần phải được xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa chung.
Bàn về vấn đề này, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đặng Hồng Tăng cho rằng tình trạng chống người thi hành công vụ là lực lượng quản lý, bảo vệ rừng thời gian qua diễn biến khá phức tạp; các lực lượng chức năng đã vào cuộc nhưng kết quả vẫn chưa thực sự thuyết phục.
Trong khi đó, tình hình quản lý và bảo vệ rừng vẫn còn nhiều vấn đề rất đáng quan ngại. Bên cạnh các đối tượng “lâm tặc” tìm cách khai thác rừng, các chủ hộ nhận quản lý rừng vẫn còn thiếu sự hợp tác; có nơi, có lúc còn xảy ra tình trạng xây dựng lấn chiếm rừng, phản đối, chống đối lực lượng chức năng…
Ông Đặng Hồng Tăng cũng đề nghị các lực lượng chức năng, nòng cốt là lực lượng công an phải xử lý nghiêm và quyết liệt đối với các đối tượng chống người thi hành công vụ. Đối với đội ngũ kiểm lâm, phải nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng; trong công tác tuần tra, xử lý phải nâng cao cảnh giác và phải thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp hơn. (Báo Đồng Nai 21/8) đầu trang(
Sáng 21-8, Thiếu tá Phạm Phương Bình (Đội phó Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết khoảng 23 giờ đêm 20-8, tổ Tuần tra kiểm soát Đội CSGT số 2 làm nhiệm vụ trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) thì phát hiện xe khách 37B - 005.36 có biểu hiện nghi vấn nên cho dừng xe kiểm tra.
Qua kiểm tra, cảnh sát phát hiện trong hầm hàng xe khách chứa 21 phách gỗ dổi. Số gỗ này được ngụy trang, bao phủ bằng hàng chục buồng chuối.
Tổ tuần tra kiểm soát yêu cầu tài xế Phan Đức Phương (39 tuổi, trú TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc số gỗ trên nhưng tài xế không có. Thời điểm này, nhà xe ngỏ ý chung chi cho lực lượng Tuần tra kiểm soát số tiền 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, Tổ này kiên quyết xử lý vụ việc, đồng thời nhắc nhở hành vi ngỏ ý chung chi nói trên.
21 phách gỗ dổi sau đó được bàn giao cho lực lượng kiểm lâm Quảng Nam xử lý theo quy định. (Pháp Luật TPHCM + Thương Hiệu & Công Luận + Pháp Luật+ 22/8) đầu trang(
Vườn chim Thung Nham nằm trọn vẹn trong vùng lõi của quần thể danh thắng Tràng An, là một địa danh mới trên bàn đồ du lịch Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung, là một khu sinh thái điển hình trong việc vừa phát triển du lịch theo hướng bền vũng vừa bảo vệ hệ sinh thái đa dạng vừa bảo vệ môi trường.
Vườn chim Thung Nham nằm trên địa bàn xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Khu du lịch sinh thái này có tổng diện tích hơn 300 ha, trong đó có hơn 6 ha rừng nguyên sinh, 12 điểm thăm quan với nhiều loại hình du lịch và tổ hợp đa dạng các dịch vụ.
Chị Trần Thị Thanh Lan – Hướng dẫn viên khu du lịch vườn chim Thung Nham cho biết: Thung Nham với vườn chim nổi tiếng, là nơi bảo tồn những báu vật của trời. Từ một vùng hoang sơ chưa có dấu chân người, lau sậy mọc um tùm. Chúng tôi đã quyết tâm xây dựng hình thành nên khu du lịch sinh thái Nhung Nham với đa dạng các loại hình và đặc biệt là bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên hoang sơ nguyên vẹn, bảo vệ đa dạng hệ sinh thái. Từ chỗ chỉ lác đác những cánh chim trời, giờ đây Thung Nham đã là môi trường trú ngụ lý tưởng của hơn 40 loài chim, trong đó có cả những loài được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam như: Hằng Hạc, Phượng Hoàng. Tất cả là nhờ những biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên, duy trì nguồn thức ăn tự nhiên và tuyệt đối nghiêm cấm những hoạt đông xấu tác động đến môi trường sinh sống cũng như tập tính di cư của các loài chim.
Không chỉ bảo tồn đa dạng sinh học mà Thung Nham còn đặc biệt quan tâm đến việc ngăn chặn ô nhiễm và bảo vệ môi trường, toàn bộ khu sinh thái được triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường như: Xây dựng hệ thống thùng rác dọc các trục, tuyến đường, biển cảnh báo cấm xả rác ra môi trường. Đặc biệt, Thung Nham còn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải riêng, rác thải được phân loại ngay tại nguồn và được tái chế, xử lý riêng nhằm bảo vệ môi trường.
Đến với Thung Nham chúng tôi mong muốn du khác “Không lấy đi gì ngoài những bức ảnh đẹp và không để lại gì ngoài những dấu chân” – Chị Lan cho chia sẻ. (Tài Nguyên & Môi Trường 21/8) đầu trang(
Việc chặt rừng thông 30 năm để trồng mắc ca là chủ quan, khi chưa có đánh giá hiệu quả về loài cây này.
Trước thông tin, để phát triển kinh tế, gần 122ha rừng thông đã được trồng từ 30 năm nay thuộc tiểu khu 481, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, sẽ được chặt bỏ để trồng cây mắc ca, TS Trần Vinh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vô cùng lo ngại.
Trao đổi cụ thể với Đất Việt, ngày 21/8, ông Vinh cho biết: "Hiện nay, một số vùng ở Tây Nguyên trồng mắc ca nhưng không hiệu quả, bởi giống cây trên yêu cầu hệ sinh thái vô cùng nghiêm ngặt.
Đầu tiên, chế độ nhiệt phải đúng, chế độ mưa hài hòa, vừa đủ; thời gian ra hoa, đậu quả chính xác. Nếu không thử nghiệm mà trồng ngay là không được, phải có quy hoạch, đánh giá điều kiện sinh thái, đất đai thật chi tiết để có một phương án trồng cho hiệu quả, không mất hết cả vốn lẫn lãi.
Vốn dĩ cây mắc ca không chịu được gió, trong khi cây thông chắn gió cho mùa khô rất hiệu quả, nếu chặt thông đi, liệu trồng mắc ca có hiệu quả, khi Kon Tum khá nhiều gió.
Cho nên, việc chặt rừng thông 30 năm để trồng mắc ca là hơi chủ quan, khi chưa có đánh giá. Đáng lẽ phải xem hiệu quả so sánh với trồng cây thông ra sao, nếu thực sự hơn thì hãy trồng. Chưa đánh giá được thì đừng nên quá mạo hiểm đối diện với rủi ro.
Cây thông hiện nay là cây có giá trị kinh tế lại vừa bảo vệ môi trường, để chọn cây gì phải đảm bảo các mục đích: về mặt kinh tế, môi trường, rồi cả xã hội, có công ăn việc làm cho người dân. Tôi cho rằng đây là việc làm chủ quan, chúng ta không nên liều lĩnh như vậy".
Bên cạnh đó, theo ông Vinh, giá trị kinh tế của rừng thông 30 năm là rất lớn, một m3 gỗ thông hiện nay dường như cũng trên chục triệu đồng, nếu chặt đi là mất hoàn toàn và không còn nữa.
Giờ lại trồng mắc ca nếu sau 8 năm không thu hoạch được thì là hai lần thất bại. Hơn nữa, nó ảnh hưởng tác động đến môi trường, nên rút kinh nghiệm từ bài học của Ea Súp (Đắk Lắk), khi kiên quyết chặt rừng Khộp để trồng điều, sau này thấy điều không hiệu quả ở đó, nên mất đi mấy nghìn ha đất rừng.
"Dù có làm gì cũng phải thử nghiệm trước, nếu thử nghiệm cũng phải đánh giá vùng trồng gần đó, khí hậu, đất đai tương tự xem phù hợp, hiệu quả hay không cả kinh tế và môi trường.
Cây mắc ca là cây có giá trị kinh tế cao. Nếu đầu tư đúng cách, chăm bón đúng kỹ thuật và tìm được đầu ra, thì giá trị kinh tế mang lại không kém cây cà phê và hồ tiêu, 1ha cây mắc ca có thể cho 3-4 tấn hạt thô, trong khi đó, mỗi kg hạt thô có thể bán với giá từ 3-4 USD.
Tuy nhiên, trồng cây gì cũng phải có khởi nghiệp, bây giờ chỉ trồng 5-1 ha, 7-8 năm sau hiệu quả thì mở rộng tiếp đừng vội vàng.
Mặc dù cây mắc ca có giá trị kinh tế như vậy, nhưng nhiều năm qua, nông dân trồng nhiều nhưng vẫn chưa thể "đổi đời", thậm chí có nơi còn phải chặt bỏ trong thua lỗ. Tất cả đều do lặp lại các sai lầm kép: Không những bởi đầu tư không theo quy hoạch, không qua nghiên cứu, mua giống tràn lan và trồng "không đúng đất".
Trong khi đó, cây mắc ca là loại cây khó tính, không phải vùng đất nào của Tây Nguyên cũng thích hợp. Mắc ca là cây á nhiệt đới, yêu cầu độ ẩm cao, đất dày. Cây này đòi hỏi được chăm sóc đúng kỹ thuật", ông Vinh phân tích rõ.
Đặc biệt, theo vị chuyên gia trên, ở đây có xảy ra việc dự án nối dự án mà không thu được hiệu quả nên tác hại lớn, ảnh hưởng rất nhiều từ lũ lụt, hạn hán, nên không ai muốn chặt rừng để trồng cây khác.
"Cây mắc ca là cây mới đưa về Việt Nam nên chúng tôi khuyên bà con trồng xen vào các cây có sẵn như cây cà phê, cây ăn quả không ảnh hưởng gì lại có thu nhập, nhưng chặt rừng trồng cây mắc ca thì chúng tôi không ủng hộ.
Ở Tây Nguyên, tính đến nay tổng diện tích mô hình trồng xen là hơn 15ha. Kết quả bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen. Sau 4-5 năm cho năng suất khoảng 10kg hạt/cây, thậm chí có cây đạt 15kg/cây/năm", ông Vinh tiết lộ.
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, GS.TS Lê Đình Khả - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp cho rằng, lãnh đạo địa phương cần phải làm rõ, khu vực rừng thông là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hay rừng phát triển sản xuất, nếu là rừng sản xuất họ có quyền trồng, quyền sử dụng vào mục đích như mình mong muốn.
Cái điểm quan trọng là vì sao phải bắt buộc chặt rừng thông, do thông đã đến giai đoạn lấy gỗ, khai thác được, có giá trị kinh tế rồi thì khoản thu được như thế nào cũng cần làm rõ.
Hay chặt là vì thấy cái gì hiệu quả hơn thì chạy theo trong khi chưa biết có hiệu quả không, cây mắc ca, đến nay chưa có đánh giá nào cụ thể về hiệu quả, đã có nhiều địa phương chịu thiệt hại lớn khi phá rừng trồng mắc ca.
"Khi đã chặt rừng thông nó còn liên quan đến vấn đề phòng hộ, chống xói mòn. Mắc ca là phải trồng thử. Tôi ủng hộ mắc ca nhưng cần phải cẩn trọng, xem điều kiện khí hậu thích hợp không, trồng thử bao nhiêu diện tích, tự nhiên trồng nhiều mà không tính toán là khốn khổ. Rồi quan hệ cung cầu rất quan trọng. Tất cả phải xem cụ thể đừng vội vàng", ông Khả cảnh báo. (Đất Việt 22/8) đầu trang(
Đến nay tính hiệu quả của cây mắc ca vẫn chưa được đánh giá cụ thể, nên chặt rừng thông gần 30 năm tuổi là một rủi ro quá lớn.
Để phát triển kinh tế, gần 122ha rừng thông đã được trồng từ 30 năm nay thuộc tiểu khu 481, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, sẽ được chặt bỏ để trồng cây mắc ca.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 21/8, GS.TS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho biết: "Vấn đề đầu tiên cần quan tâm đó là khoảng rừng thông bị chặt đi để trồng cây mắc ca là rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng hay là rừng sản xuất.
Theo tôi được biết, vùng đất này tại huyện Kon Plông đang trồng lên tới hàng nghìn ha rừng thông, tạo thành những cánh rừng thông bạt ngàn, kết hợp với khu du lịch sinh thái Măng Đen. Tuy khoảng rừng được chặt đi cách xa khu du lịch sinh thái, nhưng đây là rừng thông đã trồng gần 30 năm, cũng có tuổi đời khá cao.
Ở đây, địa phương có thể dựa vào lý do đây là rừng thông, là rừng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển sang rừng sản xuất, khi đã là rừng sản xuất thì họ có quyền chặt cây để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, không ai có thể cấm".
Tuy nhiên, theo ông Lung, với rừng gỗ thông thì tùy thuộc vào tuổi đời mà có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nếu xác định lấy gỗ lớn để đóng tàu, thuyền thì 30 năm là chưa đủ tuổi, nhưng nếu lấy gỗ để làm đồ mộc, làm giấy thì gần 20 năm tầm 16-17 năm tuổi đã đủ tuổi.
Nghĩa là tuổi đời của cây thông nơi đây đang bị lập lờ, làm gỗ đóng tàu thì chưa đủ mà lấy gỗ làm giấy thì lại quá già, phí thời gian chăm sóc ít nhất 10 năm, cho nên hơi khó hiểu khi họ chặt tầm 30 tuổi.
Đặc biệt, trên vùng đất lạnh, gần với Đà Lạt họ thường trồng loại thông ba lá, vừa lấy gỗ, vừa lấy được nhựa, nhưng ít nhựa mủ, chủ yếu vẫn là lấy gỗ, vì dòng này phát triển gỗ nhanh hơn.
Còn một dòng thông khác là thông nhựa, mọc chậm hơn, nhưng không mọc trên cao mà mọc dưới thấp, Kon Plông cao trên 1000m thường phải trồng thông 3 lá, 5 lá.
Cho nên, phải tính toán hiệu quả kinh tế, 30 tuổi chặt so với 20 tuổi phương án nào tốt hơn, nếu chặt lúc 50 tuổi được 400m3 gỗ, giờ chặt năm 20 tuổi chỉ được 200m3 gỗ, bằng một nửa, thì nuôi thêm 20 năm có lợi hay không có lợi, 1 năm lãi được bao nhiêu, nếu bỏ đi, cho thuê đất có lãi hơn hay không, có bù được thiệt hại trồng bao năm qua không?.
Mặt khác, ông Lung cho biết thêm: "Cây mắc ca là cây trồng để lấy quả, chứ không phải trồng lấy gỗ, nếu muốn lấy quả thì phải trồng thưa, đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ mới ra quả được, tại sao lại địa điểm cao như Kon Plông để trồng mắc ca?.
Về mặt khoa học thì sẽ không ai phủ nhận hiệu quả, năng suất của cây này, song để đưa vào trồng mở rộng cũng cần phải nhìn nhận những bài học khi phát triển loài cây công nghiệp này ở các tỉnh khác như Đắc Lắc".
Theo vị chuyên gia trên, đã có chứng minh một vườn quả mắc ca 20 ha thì 3-4 năm đầu chưa có thu nhập, phải đầu tư 28,5 triệu đồng/ha, đến năm thứ 7 có thể thu lãi 2,6 triệu đồng/ha (chưa phải điểm hòa vốn), năm thứ 15 có thể thu lãi 78,2 triệu đồng/ha.
Nhìn chung phải sau 8 - 10 năm mới có thu nhập ổn định, nên hãy tính bài toán, từ năm 8 tuổi đến năm 30 tuổi thu được bao nhiêu quả/ha, thu hoạch mắc ca kiếm được nhiều hơn trồng thông hay không, hay chạy theo lợi ích mà lại bị lợi ích đè bẹp.
"Tôi chỉ băn khoăn tại sao không lấy đất khác để trồng mắc ca mà phải lấy chỗ đang có rừng rồi, trong khi còn nhiều đất hoang, rừng tự nhiên nghèo kiệt, đất trống đồi trọc, sao không lựa chọn.
Ở đây theo tôi cần làm rõ có nguyên nhân khác đằng sau hay không, như miếng đất này bằng phẳng, gần thị trấn huyện, có thể 1ha đất hiện nay không đáng bao nhiêu tầm 10-15 triệu đồng/ha, nhưng khi phát triển có thể tăng lên gấp 100 lần giá trị.
Nên ở đây có thể họ xin để trồng mắc ca nhưng lại không trồng mắc ca, hơn nữa, có thể họ trồng nhưng khi trồng thất bại, nhưng được thuê 50 năm họ sẽ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để hiệu quả hơn", ông Lung phân tích rõ.
Đặc biệt, theo ông Lung được biết nhiều dự án khác cũng đang nhìn vào đất rừng thông ở Kon Plông, không riêng gì dự án trồng mắc ca này.
Khi ông còn làm bên lâm nghiệp, bản thân ông cũng chứng kiến việc lấy đất rừng trồng cao su, nhất là vùng Tây Nguyên, có những nơi không thể trồng cao su, nhưng họ vẫn cố thuyết minh xin 1000ha để trồng, lại còn có xin dưới 1000ha để không phải xin ý kiến Quốc hội.
"Tôi nhớ trước đây có doanh nghiệp họ lấy cả khu rất bằng phẳng, trũng úng nước, như rừng Khộp, nhưng đây là vùng không thể trồng được cao su, nhưng họ cứ cố lấy để trồng.
Khi đó tôi hỏi thẳng là ông lấy làm gì, thì mới biết, khi đã giao đất thì họ có quyền xin chuyển đổi mục đích sử dụng, làm trại chăn nuôi, nhà máy, chỗ nuôi bò sữa, làm gì cũng được.
Cho nên họ chỉ cần xin chỗ có tương lai, còn hiệu quả hay không họ không quan tâm, thậm chí còn cố làm cho thất bại", ông Lung cho hay.
Về việc băn khoăn, dự án nối dự án mà không thu hồi được hiệu quả kinh tế khiến nợ công ngày càng tăng cao, ông Lung cho rằng, cứ đầu tư tiền vào rồi chặt đi thu hồi được ít, thậm chí là không có thu hồi, thì sẽ thâm hụt vào các khoản đầu tư.
Tất cả những việc làm này hoàn toàn là đầu tư có rủi ro, thậm chí là không biết được hiệu quả kinh tế ra sao. (Đất Việt 21/8) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn (RNM) được các xã ven biển của huyện Thái Thụy quan tâm thực hiện tốt, từ đó có tác dụng lớn trong phòng hộ đê biển, điều hòa khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái ngập nước ven biển.
Đặc biệt, nhờ phát triển các tuyến RNM đã góp phần giữ đất và mở mang đất đai. Nhiều làng mới, xã mới ra đời. Nhiều doanh nghiệp mới cũng hình thành tạo thêm việc làm cho con em quê hương góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thụy Trường là một trong những xã ven biển của huyện Thái Thụy hiện có diện tích RNM lớn với trên 1.000ha. RNM Thụy Trường được xếp vào bậc trù phú nhất trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển của tỉnh hiện nay.
Theo ông Đổng Minh Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Thụy Trường: Đầu những năm 1990, vùng bãi triều ven biển của xã còn hoang sơ, cây cối thưa thớt. Từ năm 1994 đến năm 2005 xã được tiếp nhận nhiều dự án lâm nghiệp, đặc biệt là dự án trồng rừng phòng ngừa thảm họa do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ. Nhờ đó, đến nay xã đã phát triển được cả một dải RNM với những cây sú, cây vẹt, cây bần chua đan dày với nhau có chỗ rộng lên tới gần 7km đang tạo thành một vành đai vững chắc bảo vệ gần 5km đê biển đi qua địa bàn, ngăn bão, triều cường, xâm nhập mặn... Những năm gần đây nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào tỉnh với sức gió giật mạnh từ cấp 13 đến cấp 15 đã làm cho nhiều tuyến đê biển bị ảnh hưởng nhưng nhờ có RNM đã giúp tuyến đê biển Thụy Trường đứng vững, qua đó bảo đảm an toàn về người và tài sản của nhân dân.
Không chỉ có tác dụng lớn trong việc phòng hộ đê biển, RNM Thụy Trường đang trở thành “lá phổi xanh” bảo đảm cho hệ sinh thái ven biển nơi đây. Hiện nay, RNM Thụy Trường còn có hệ sinh thái phong phú nuôi dưỡng hàng chục loài thủy hải sản mang lại lợi ích cao về kinh tế cho người dân địa phương. Với những tác dụng to lớn của RNM mang lại, những năm qua, Thụy Trường luôn làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trên địa bàn xã hiện có đội bảo vệ rừng với gần 10 thành viên luôn thường trực cả ngày lẫn đêm để bảo vệ, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vụ việc xâm hại rừng trái phép.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thái Thụy có 2.112,8ha RNM nằm tại các xã ven biển: Thụy Trường, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thái Đô, Thái Thượng. Từ năm 1990 đến nay, trên địa bàn các xã ven biển của huyện, rừng được trồng qua các chương trình, dự án lâm nghiệp, đặc biệt là dự án trồng rừng phòng ngừa thảm họa do Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ.
Qua các năm thực hiện dự án bình quân mỗi năm toàn huyện trồng được khoảng 200ha RNM. Những diện tích RNM được trồng và phục hồi có tác dụng phòng hộ tích cực, trực tiếp bảo vệ đê điều, cản sóng biển, bão gió, chống xói mòn sạt lở dải cát ven biển, bảo vệ sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Nhờ có vành đai RNM che chở, các đầm nuôi trồng thủy hải sản và các đê chắn sóng ở các xã Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường được bảo vệ tốt khi có bão. Theo thống kê, trong vùng RNM Thái Thụy hiện nuôi dưỡng 64 loài thực vật nổi và 59 loài động vật nổi, 100 loài động vật đáy, trong đó một số loài có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ốc hương, ngao, bông thùa…
Nhận thức được vai trò và lợi ích to lớn của RNM mang lại, những năm gần đây, tỉnh đã triển khai nhiều dự án trồng rừng trên địa bàn huyện Thái Thụy. Cụ thể như dự án thí điểm trồng RNM ứng phó với biến đổi khí hậu tại xã Thái Đô với diện tích 77ha, tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA do Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ, thời gian thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015. Từ năm 2015 đến năm 2020, tỉnh tiếp tục thực hiện các dự án khác như: dự án phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái RNM do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, trồng 160ha rừng tại xã Thụy Xuân, Thụy Hải và 2 xã của huyện Tiền Hải; dự án phục hồi và phát triển RNM ven biển tỉnh Thái Bình nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trồng mới 468ha rừng tại xã Thụy Xuân và xã Đông Long (Tiền Hải)…
Gần đây nhất, tháng 2/2017, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Đất ngập nước thế giới và trồng cây ngập mặn đầu xuân 2017 tại xã Thụy Xuân. Sau lễ mít tinh đã tổ chức trồng được hơn 3.000 cây trang, cây bần chua tại vùng đất bồi ven biển xã Thụy Xuân. Sự kiện này đã góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát triển RNM. (Báo Thái Bình 21/8) đầu trang(
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, cuối tháng 10/2017, phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp sẽ chính thức được ban hành để phục vụ cho cập nhật theo dõi diến biến tài nguyên rừng hàng năm.
Để làm được việc đó, cần thực hiện tốt việc tiếp tục tập huấn cho hơn 300 người để thực hiện việc thường xuyên cập nhật dữ liệu vào hệ thống. Đây sẽ là một công cụ kỹ thuật hỗ trợ, đồng hành cùng ngành Lâm nghiệp ít nhất 10 - 15 năm để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành thường xuyên.
Hệ thống theo dõi rừng và đất lâm nghiệp do Dự án Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp xây dựng bao gồm các dữ liệu diễn biến về khai thác, biện pháp lâm sinh, rủi ro, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, diễn biến chủ rừng, diễn biến chức năng rừng, chỉnh sửa dữ liệu.
Hệ thống cho phép khi có bất kỳ diễn biến nào thì kiểm lâm địa bàn có thể thu nhập dữ liệu, cập nhật diễn biến trạng thái của lô rừng theo hệ thống chỉ tiêu của Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016 và đồng bộ lên hệ thống dữ liệu trung tâm máy chủ đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp.
Được biết, Hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã được triển khai tại 40 tỉnh từ năm 2015 - 2016. Dự án FORMIS II đã tổ chức 43 lớp tập huấn cho kiểm lâm viên, 109 tiểu giáo viên, 722 người đã được hướng dẫn sử dụng phần mềm.
Ngoài ra, Dự án cũng đã tạo ra một hệ thống đào tạo trực tuyến, các video. Mọi diễn biến về rừng và đất lâm nghiệp hiện đang được cán bộ kiểm lâm cấp huyện trực tiếp cập nhật vào phần mềm.
Tiếp theo 40 tỉnh đã triển khai, Dự án sẽ tiếp tục triển khai Hệ thống với 20 tỉnh trong năm 2017. Như vậy, sau khi được cập nhật, ngành Lâm nghiệp sẽ có bộ dữ liệu chuẩn, đồng nhất, tin cậy về diễn biến rừng và đất lâm nghiệp bao phủ 60/60 tỉnh, với 7,2 triệu lô rừng và 1.118.000 chủ rừng trên cả nước. (Tài Nguyên & Môi Trường 21/8) đầu trang(
Gần 790ha rừng trồng thuộc các xã khó khăn của các tỉnhYên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Cà Mau đã được phủ một màu xanh mướt của các loài keo lai và keo tai tượng, hứa hẹn sẽ mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho nhân dân trong vùng.
Đây là kết quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn thuộc dự án khuyến nông Trung ương “Trồng rừng thâm canh (keo lai và keo tai tượng) gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn”, triển khai từ năm 2014 – 2016.
Mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn được triển khai ở các tỉnh Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Cà Mau. Đây là những địa phương có diện tích rừng lớn, tuy nhiên đời sống của người dân làm kinh tế rừng còn gặp nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn là 789/720ha (đạt 109,5% kế hoạch), trồng tại 36 huyện với 453 hộ tham gia. Trong đó, mô hình keo lai sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật cho năng suất cao đã được Bộ NNPTNT công nhận, như BV10, BV16, BV32, BV33, BV 73, BV75. Mô hình keo tai tượng sử dụng giống keo của Úc, xuất xứ Pongakii.
Mô hình được triển khai trồng tương đối tập trung, gần đường giao thông, gần các khu dân cư nên thuận lợi cho việc tham quan học tập mô hình. Theo Ths Nhữ Văn Kỳ, 2 giống keo này đều có năng suất, giá trị kinh tế cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, mọc được trên nhiều dạng lập địa khác nhau, phù hợp cho trồng rừng quy mô lớn.
Bà Bùi Thị Thủy ở xã Lương Sơn (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, ban đầu gia đình bà cũng như các hộ trong xã không khỏi hoài nghi về hiệu quả của mô hình, bởi chu kỳ kinh doanh của cây keo này từ 12-14 năm, trong khi gia đình có thói quen khai thác sớm từ 5-7 năm. Qua tư vấn của cán bộ Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, gia đình bà mạnh dạn tham gia mô hình với diện tích 3ha. Mỗi ha, bà được hỗ trợ 1.563 cây keo tai tượng và 399kg phân NPK cho năm đầu tiên. Năm thứ 2 và thứ 3 được hỗ trợ 266 kg phân NPK/ha/năm.
Hiện rừng keo tai tượng của nhà bà Thủy được 28 tháng tuổi và đã khép tán, chiều cao vút ngọn khoảng 6 - 7m, đường kính 8-9 cm, thân thẳng tắp. Chỉ sang lô rừng bên cạnh, bà Thủy cho biết đó là lô rừng được trồng cùng thời điểm với lô rừng nhà bà do gia đình tự đầu tư, cây giống tự mua không rõ nguồn gốc. Lô rừng này trồng dày nên cây nhỏ, chỉ cao khoảng 5m, sinh trưởng không đồng đều, lá vàng, có biểu hiện thiếu dinh dưỡng.
Hướng về phía dẻo đồi xanh mướt, ông Nguyễn Thễ - Chủ nhiệm HTX Phú Hưng, xã Hải Phú (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) phấn khởi khoe hơn 10ha rừng trồng keo lai, 25 tháng tuổi đang lên xanh tốt.
Ông Thễ cho biết: “HTX được giao 278ha đất rừng, sau khi khai thác 10ha keo lai thu nhập đạt 720 triệu đồng, bình quân 12 triệu đồng/ha/năm, tôi thấy như vậy là rất thấp. Khi được Chi cục Lâm nghiệp Quảng Trị tư vấn về mô hình thâm canh gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh dài gấp đôi gỗ nhỏ, nhưng hiệu quả cao hơn gấp rưỡi và HTX đang thực hiện cấp chứng chỉ FSC cho những lô rừng còn lại, tôi đã chủ động họp bàn với Ban quản trị HTX tham gia dự án”.
Ths Nhữ Văn Kỳ - Chủ nhiệm dự án cho biết, các giống keo tại các mô hình trồng rừng thâm canh có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 95%.
Tác dụng lớn nhất của phát triển rừng gỗ lớn là chủ động tạo nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản. Thực tế, do diện tích rừng trồng ở nước ta hiện chủ yếu là rừng ngắn ngày nên chất lượng gỗ không cao, với 80% sản lượng sử dụng cho công nghiệp giấy. Chỉ một lượng gỗ nhỏ khai thác trong nước được sử dụng chế biến đồ gỗ nội thất và mỹ nghệ, cho thu nhập cao.
“Để đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ, hàng năm các doanh nghiệp phải nhập khẩu từ 4 - 4,5 triệu m3 gỗ nguyên liệu từ nước ngoài. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu đồ nội thất và mỹ nghệ của nước ta đều yêu cầu sản phẩm làm từ gỗ được cấp chứng chỉ. Để có chứng chỉ này, bắt buộc phải là gỗ khai thác từ những nơi có chứng chỉ rừng, mà để được cấp chứng chỉ thì phải là rừng gỗ lớn. Không có cách nào khác, chúng ta phải phát triển rừng gỗ lớn, đây cũng là giải pháp quan trọng để thay đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp nước ta hiện nay” - Ths Nhữ Văn Kỳ nhấn mạnh. (Dân Việt 22/8) đầu trang(
Ngày 20.8 tin từ UBND huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình cho biết, đã ra thông báo tìm ông Nguyễn Hữu Sơn (41 tuổi, GĐ BQL rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa) vì gần 1 tháng nay không đến cơ quan làm việc.
Theo đó, ông Sơn bỏ nhiệm sở không rõ lý do, điện thoại không liên lạc được, người nhà cũng không trình báo sự việc với cơ quan chức năng. Trước khi “mất tích”, ông Sơn có nhắn tin đến điện thoại của lãnh đạo UBND huyện Tuyên Hóa xin nghỉ phép nhưng không nộp đơn. Trước sự việc trên, UBND huyện Tuyên Hóa đã yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc và chỉ đạo cử người điều hành tạm thời công việc tại BQL rừng phòng hộ Tuyên Hóa. Ông Sơn giữ chức vụ GĐ BQL rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa từ năm 2015 đến nay. (Lao Động 21/8) đầu trang(
Sáng 20/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tập đoàn TH đã tổ chức hội thảo "Công tác bảo tồn và phát triển dược liệu tại Việt Nam".
Phát biểu tại Hội thảo, Bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH cho biết: Thị trường dược liệu trên thế giới ước đạt giá trị 120 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 8-10%.
Lối sống lành mạnh, phòng bệnh hơn chữa bệnh đã trở thành xu hướng toàn cầu. Với phương châm một đồng phòng bệnh bằng vạn đồng chữa bệnh, nhu cầu sử dụng các thực phẩm chức năng, đặc biệt là các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên để hỗ trợ sức khoẻ trên toàn thế giới ngày càng tăng.
Tuy nhiên, thực tế thì ngược lại, trên thế giới đang sử dụng 80% các sản phẩm là chế phẩm hoá tổng hợp, chỉ có 20% là các sản phẩm từ thảo dược, bà Hương cho biết.
Việt Nam có nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng, được xếp hạng đa dạng sinh học thứ 16 trong số 25 nước có đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Về dược liệu, Việt Nam cũng là 1 trong 15 nước trên thế giới có trong bản đồ dược liệu từ xa xưa bởi có nguồn tài nguyên động, thực vật đa dạng với nhiều loại cây thuốc đặc hữu có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao và có nền y học cổ truyền lâu đời.
Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên và rừng Việt Nam đã bị cạn kiệt do người dân tàn phá rừng, khau thác tận thu các cây thuốc quý để xuất khẩu thô với giá rẻ mạt sau đó lại nhập bã dược liệu đã bị chiết xuất hết hoạt chất không còn tác dụng chữa bệnh hoặc các chế phẩm hoá tổng hợp về sử dụng. Khi nhiên nhiên cạt kiệt, người dân lại rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo...
Cũng theo bà Thái Hương, nhằm thay đổi những thói quen và thực trạng phát triển dược liệu như trên tại Việt Nam, tập đoàn TH đã và đang khai thác triển khai dự án trồng dược liệu và thảo dược trên toàn quốc với diện tích trên 15.000 ha. Với định hướng chiến lựơc và tầm nhìn sâu rộng, TH sẽ góp phần tạo dựng lưu giữ hệ sinh thái rừng và làm kinh tế dưới tán rừng theo 2 phương cách: Thu hái thảo dược hữu cơ tự nhiên và trồng các thảo dược theo hướng hữu cơ dưới tán rừng, làm kinh tế rừng...
TH hướng tới lập bản đồ dược liệu ở vùng Tây Bắc (Sơn La, Hà Giang, Lai Châu) và Tây Nguyên (Dak Lak, Lâm Đồng). Hoạt động thu hái những thảo dược từ thiên nhiên và trồng rừng hữu cơ dưới tán rừng cũng sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng đẹm quanh rừng, bảo vệ môi trường nơi cung cấp nguồn nước sạch và hệ sinh thái cho cả cộng đồng.
Cùng với đó, Tập đoàn TH đã cho ra dòng sản phẩm TH true Herbal là dòng thực phẩm chức năng, nước uống thảo dược thiên nhiên với khởi phát đầu tiên là quản gấc và các sản phẩm chiết xuất từ quả gấc. Cùng với đó là những nhóm thảo dược dân dã khác có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ sức khoẻ con người.
Bà Thái Hương nhấn mạnh: "Trên thế giới và cả Việt Nam đang có xu hướng phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức đề kháng bằng thực phẩm chức năng, nhưng các loại này chủ yếu là hoá tổng hợp (80%), chúng tôi đi vào thị trường ngách, sản xuất thực phẩm, nước uống thảo dược".
Với chiến lược trên, TH sẽ cho ra đời dòng nước uống thảo mộc đầu tiên 100% thiên nhiên và tập đoàn tiếp tục chọn lựa cho mình một hướng đi khác biệt, một chiến lược "đại dương xanh trong lòng biển đỏ" đã từng sử dụng trước đây với sản phẩm sữa sạch 100% sữa tươi.
Đồng tình và ủng hộ hướng đi của tập đoàn TH, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Nền y học Việt Nam có lịch sử lâu đời, từ xa xưa đã lưu truyền nhiều bài thuốc, cây thuốc để bảo vệ sức khoẻ con người. Tuy nhiên, nhiều dược liệu quý chưa được quy hoạch, khai thác chế biến còn thô sơ, lãng phí.
Các nghiên cứu về dược liệu ở ta còn chưa theo kịp các nước trong khu vực. Theo đó, đề án phát triển ngành dược đến 2030 của ngành Y tế là phát triển bền vững, đầu tư bảo tồn, xã hội hoá nguồn nguyên liệu. Sử dụng dược liệu vừa làm tân dược, vừa làm y học cổ truyền, thực phẩm chức năng, thực phẩm và cân bằng phát triển kinh tế.
Tập đoàn TH đã nắm bắt được xu hướng của thế giới, cũng như định hướng của ngành dược Việt Nam nhằm phát triển, sử dụng dược liệu không chỉ cho y học mà còn cho thực phẩm, mỹ phẩm và hương liệu. TH đã kết hợp trồng rừng với phát triển nguồn lược liệu.
Bộ Y tế ủng hộ TH khi đi vào sản xuất các sản phẩm, thực phẩm từ dược liệu. Cùng với đó, Bộ cũng khuyến khích tất cả các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước ưu tiên cho phát triển nguồn dược liệu trong nước. (Thời Báo Tài Chính VN 20/8) đầu trang(
Tiếp tục chương trình kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kết quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, ngày 18/8, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé và UBND huyện Nậm Pồ.
Hiện nay, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé quản lý 45.581ha rừng đặc dụng; trong đó có 44.309,89ha rừng đặc dụng được giao và cấp sổ đỏ. Đồng thời quản lý 1.647ha rừng được quy hoạch rừng đặc dụng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 tại các xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè. Từ đầu năm đến nay, Ban quản lý KBTTN Mường Nhé đã tích cực phối với với chính quyền 5 xã vùng đệm và các lực lượng đóng chân trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; phát hiện, khởi tố 2 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, thu 43,57m3 gỗ vi phạm.
Ban quản lý Khu bảo tồn đã làm tốt công tác phòng chống cháy rừng (giảm 2 vụ cháy rừng so với năm 2016); kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm năm 2016 tại 25/26 bản thuộc 5 xã vùng đệm. Đến nay, Ban quản lý Khu bảo tồn đã chi trả 5,67 tỷ đồng cho 43 cộng đồng, nhóm hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng.
Thực hiện Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay huyện Nậm Pồ đã tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt cấp huyện và thành lập tổ giám sát, kiểm tra, đôn đốc điều chỉnh 3 loại rừng của huyện. Đối với cấp xã, 15/15 xã đã và đang thực hiện rà soát lại đất lâm nghiệp. Trong đó, 3 xã: Na Cô Sa, Si Pa Phìn và Nà Bủng đã hoàn thành bước 1, bước 3 (rà soát nội nghiệp và ngoại nghiệp để thống nhất vị trí các lô chuyển đổi). Đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, từ đầu năm đến nay, huyện Nậm Pồ đã phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; trồng mới 23,42ha rừng sản xuất theo chương trình 30a. Từ năm 2011 đến nay, huyện Nậm Pồ chi trả 73,68 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho 128 chủ rừng.
Ban quản lý KBTTN Mường Nhé đề nghị UBND tỉnh cho phép đơn vị sử dụng nguồn thu từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2013 – 2016 (khoảng 12 tỷ đồng) để triển khai Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu bảo tồn; sớm bổ sung biên chế cho Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyên Mường Nhé sớm triển khai việc rà soát thu hồi đất theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé đến năm 2025, tầm nhìn 2030 để quản lý, bảo vệ theo quy định…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến đề nghị Ban quản lý KBTTN Mường Nhé tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, nhất là các điểm nóng, điểm tranh chấp, các điểm thuộc Đề án 79; chuẩn bị các điều kiện để xây dựng khu hành chính khu bảo tồn. Đồng thời, thường xuyên báo cáo với Huyện ủy, UBND huyện Mường Nhé về tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại khu bảo tồn. Phối hợp với các lực lượng chức năng giải quyết các vụ vi phạm lâm luật và rà soát hết lại các văn bản, chứng từ liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng để vận dụng hỗ trợ cho cán bộ Hạt kiểm lâm khu bảo tồn và mua sắm phương tiện phục vụ nhiệm vụ chính trị của Ban quản lý.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Nậm Pồ phải chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. UBND huyện phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch 3 loại rừng, làm đến đâu chắc đến đó đồng thời rà soát lại các mốc, biển báo phòng chống cháy rừng, các trạm bảo vệ rừng…(Báo Điện Biên Phủ 18/8) đầu trang(
Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đồng ý chủ trương mở rộng KCN Phú Mỹ II. Ngay sau đó, Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) đã ký những hợp đồng giao khoán đất cho “người lạ” trên phần đất bị thu hồi thuộc dự án mở rộng KCN Phú Mỹ II.
Theo đó, ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1163/TTg-CN (công văn số 1163) gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc chủ trương đầu tư và mở rộng các KCN tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tại công văn số 1163, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: “Đồng ý chủ trương đầu tư các khu công nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu sau đây: khu công nghiệp Phú Mỹ III với diện tích 800ha, khu công nghiệp Đất Đỏ I với diện tích 500ha, mở rộng khu công nghiệp Phú Mỹ II với diện tích 400 ha, bổ sung các khu công nghiệp này vào Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ”.
Sau khi Thủ tướng có công văn đồng ý chủ trương mở rộng KCN Phú Mỹ II, ngày 5/11/2007, bà Ngô Thị Ngọc (SN 1987, ngụ phường 10, quận Gò Vấp, TP HCM) đã làm “Đơn xin nhận đất để trồng rừng phòng hộ, nhận rừng tự nhiên để khoanh nuôi bảo vệ” gửi Ban quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BQL RPH).
Sau khi xem xét đơn của bà Ngọc, ngày 27/11/2007, BQL RPH đã ký với bà Ngọc hợp đồng khoán số 220/07/HĐK (HĐK số 220) bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ.
Theo HĐK số 220 thì bà Ngọc được BQL RPH giao 16,5 ha rừng được trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước thuộc lô 1,3,7 khoảnh VIII tiểu khu Tân Phước.
Tương tự như trường hợp của bà Ngọc là trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Tuấn ký hợp đồng khoán ngày 16/5/2008, ông Trần Nam Anh ký hợp đồng khoán ngày 16/5/2008, bà Trần Thị Tý ký hợp đồng khoán ngày 17/3/2008. Tất cả các hộ này đều được ký hợp đồng giao khoán sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương mở rộng KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ III.
Đáng lưu ý, trong hợp đồng giao khoán của những hộ nhận khoán trên đều thể hiện, phần lớn đất giao có rừng được trồng bằng ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, đến năm 2009, khi kiểm kê thu hồi đất, một số phần diện tích rừng trong hợp đồng khoán của các hộ trên bỗng dưng “không cánh mà bay”.
Và đáng nói hơn, hiện trạng sử dụng đất này đột nhiên lại trùng đúng phần đất mà nhiều hộ dân tại địa phương canh tác làm muối và đùng nuôi tôm từ hàng chục năm qua có xác nhận của chính quyền địa phương.
Trước những mâu thuẫn của vụ việc, dư luận đang đặt câu hỏi liệu có phải khi có chủ trương mở rộng KCN trên địa bàn, một số cá nhân câu kết luồn lách lập hợp đồng khoán, khái khống diện tích rưng chiếm đất canh tác của người dân lấy tiền đền bù hay không?
Người dân thì không hiểu vì sao đất của mình đang canh tác bỗng dưng lại thành rừng phòng hộ trong hợp đồng khoán của những người “lạ” mà không hề hay biết.
Như vậy, bằng những chứng cứ trên, có thể thấy những người “lạ” được giao rừng, và những người có trách nhiệm ký các văn bản đồng ý giao đất rừng có dấu hiệu bất minh, mờ ám để trục lợi.
Như Pháp luật Plus đã thông tin, theo phản ánh của các hộ dân là bà Võ Thị Minh (ấp Tân Lộc, xã Tân Phước), ông Bùi Văn Riêm (ấp Phước Long, xã Tân Hòa), ông Ngô Trọng Hiếu (ấp Tân Lâp, xã Phước Hòa), bà Trần Nam Phương (ấp Tân Lộc, xã Tân Phước), cùng nhiều hộ khác có đất nằm trong quy hoạch dự án KCN Phú Mỹ II mở rộng. Đất của các hộ dân đều là đất canh tác sử dụng hợp pháp nhiều năm nay.
Các hộ dân cho biết trong quá trình sử dụng đất, người dân có thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, việc sử dụng đất được chính quyền địa phương công nhận.
Thế nhưng, khi thu hồi đất của các hộ dân để giao cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị KCN Việt Nam IDICO (chủ đầu tư dự án KCN Phú Mỹ II), chính quyền địa phương đã không ban hành quyết định thu hồi đất, không bồi thường thiệt hại về đất. Qua đó, quyền sở hữu đất của các hộ dân đã không được chính quyền địa phương xem xét.
Tiếp đó, các phần đất của người dân bỗng được thông  báo là đất của BQL RPH Bà Rịa – Vũng Tàu. Bất ngờ hơn, những phần đất này đã được BQL RPH ký hợp đồng giao khoán cho những người “lạ” mà người dân canh tác bao năm qua không hề hay biết.
Đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào cuộc thanh kiểm tra toàn diện giao dịch các hợp đồng giao khoán rừng bất thường trên. Đảm bảo quyền lợi người dân và thực thi pháp luật công bằng, nghiêm minh. (Pháp Luật+ 20/8) đầu trang(
Thời gian qua, việc giao đất, cho thuê rừng, giao khoán đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho chủ rừng trên địa bàn tỉnh được coi là chủ trương đúng đắn giúp cho rừng có chủ thực sự. Tuy nhiên, việc giao đất, khoán rừng vẫn còn bất cập. ở một số nơi còn tình trạng tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng. Vấn đề đặt ra là làm sao để gắn giao đất với quản lý rừng bền vững.
Thực hiện Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 548, ngày 29/11/1999 quy định hướng dẫn về giao đất, khoán rừng. Quán triệt chủ trương mỗi mảnh đất, mảnh rừng đều có chủ, từ năm 1994 - 1999, Chi cục Kiểm lâm, trực tiếp là Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố đã phối hợp với cơ quan địa chính hoàn thành cơ bản công tác giao đất, giao rừng, thực chất là giao đất lâm nghiệp có rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Kết quả đã giao tới cá nhân, hộ gia đình, thôn và một số tổ chức, doanh nghiệp đạt trên 80% diện tích đất lâm nghiệp, diện tích còn lại do UBND các xã quản lý.
Thực hiện Quyết định số 672, ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000, xét duyệt cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp, UBND tỉnh có Chỉ thị số 04 ngày 17/4/2013 về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường các biện pháp thực hiện việc cấp giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong năm 2013. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 340.138,26 ha, trong đó, diện tích đất có rừng 227.710,65 ha, diện tích đất không có rừng 112.427,61 ha. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao quyền sử dụng đất 217.245,95 ha, trong đó BQL rừng đặc dụng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên 40.531,17 ha; BQL rừng phòng hộ 2.410,94 ha; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp 11.197,70 ha; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh 2.144,15 ha; các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 68,13 ha; hộ gia đình, cá nhân 143.003,63 ha; cộng đồng dân cư thôn 48.771,19 ha; các đơn vị lực lượng vũ trang 615,14 ha; UBND xã 2.074,17 ha và các tổ chức khác 383,86 ha. Tổng diện tích đất lâm nghiệp chưa giao quyền sử dụng đất 96.225,56 ha do UBND xã quản lý.
Trên thực tế, sau khi giao khoán đất và cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp cho chủ rừng, các chủ rừng đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ đầu tư chăm sóc rừng. Hiện tượng phá rừng, khai thác rừng, lâm sản, lấn chiếm chuyển đổi mục đích rừng và đất lâm nghiệp đã giảm nhiều. ở nhiều nơi sau khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp đã tổ chức kinh doanh và có thu nhập đáng kể từ rừng, đặc biệt là rừng trồng do chủ động xác định được cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở nhiều địa phương. Người dân đã tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng sản xuất, trong đó cây keo lai khẳng định được giá trị kinh tế với thu nhập bình quân trên 60 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó đã hình thành nhiều trang trại nông, lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả kinh tế cao ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ...
Công tác trồng rừng được hiệu quả hơn với tỉ lệ thành rừng cao, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo, từng bước góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Trong tỉnh đã xuất hiện một bộ phận dân cư giàu lên từ nghề rừng, mở ra hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ. Đặc biệt nhiều khu rừng giao cho cộng đồng quản lý đã phát huy được tính tích cực của văn hoá làng xã từ lâu đời nên được bảo vệ rất tốt. Một số chủ rừng sau khi được thuê rừng đã chủ động kế hoạch sản xuất, vì vậy có nhiều hoạt động đầu tư thúc đẩy phát triển nghề rừng. Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất. Đến nay, tỷ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 51%.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra một vài tranh chấp về quyền sử dụng đất lâm nghiệp giữa các hộ gia đình và tổ chức ở các xã Dân Hạ, Dân Hoà (Kỳ Sơn) và xã Tân Minh (Đà Bắc). Nguyên nhân là do hiểu biết pháp luật của người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng hạn chế, công tác giáo dục, tuyên truyền chính sách, pháp luật chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Ngoài ra, trình độ của cán bộ quản lý lâm nghiệp ở một số đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới...
Theo ý kiến của Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm Lê Minh Thủy, đến nay tỉnh mới tiến hành giao đất có rừng chứ chưa giao đất gắn với giao rừng nên chưa có căn cứ làm thước đo hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng; không thể định lượng hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để áp dụng các hình thức khen thưởng hay xử phạt phù hợp. Trên thực tế, tỉnh mới thực hiện giao 661 ha rừng cho 2 đơn vị.
Cụ thể, giao 51 ha rừng phòng hộ cho Công ty Mai Bình tại xã Cun Pheo (Mai Châu) và giao 610 ha rừng sản xuất cho Công ty Phú Thịnh tại xã Tân Minh (Đà Bắc). Hầu hết các khu rừng giao cho cộng đồng là rừng tự nhiên sau khai thác, trữ lượng rừng thấp. Thường áp dụng phương pháp khoanh nuôi tái sinh, thiếu nguồn vốn đầu tư, thực hiện trồng bổ sung nâng cao chất lượng rừng. Diện tích rừng tự nhiên được giao cho hộ gia đình hầu như không mất nhưng kém phát triển do các hộ ít quan tâm. Lý do chủ yếu từ việc hưởng lợi từ rừng còn ít, rừng chưa mang lại hiệu quả về kinh tế cải thiện đời sống. Giao đất, khoán rừng theo Nghị định số 02/CP trên địa bàn tỉnh nhiều nơi chưa cụ thể, chưa chặt chẽ. Còn hiện tượng khó nhận biết được vị trí, ranh giới diện tích rừng được giao. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó có điều kiện, khả năng đầu tư KHKT và công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới vào sản xuất.
Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Để quản lý và bảo vệ rừng cần thiết phải có chủ rừng thực sự. Do đó, để quản lý đất rừng hiệu quả cần xác định rừng sẽ giao cho ai. Chủ rừng được giao phải có năng lực quản lý, sản xuất và phải là người lao động trực tiếp. Giao đất, giao rừng phải đáp ứng chức năng mới là quản lý rừng bền vững. Vì vậy, cần làm sao để người dân làm chủ thực sự của rừng và đừng biến họ là lao động làm thuê. Nhà nước cần xây dựng chính sách khuyến khích tích tụ đất đai, liên doanh liên kết, hình thành các tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi trong lâm nghiệp. Đó là giải pháp quan trọng nhất để thu hút vốn đầu tư xã hội vào trồng rừng sản xuất. (Báo Hòa Bình 18/8) đầu trang(
Việc xuất khẩu đồ gỗ với nguồn nguyên liệu được truy xuất nguồn gốc, chứng nhận hợp pháp đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm.
Do đó, hầu hết những doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đều đồng loạt nói không với nguồn nguyên liệu gỗ bất hợp pháp, đặc biệt là khi xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, châu Âu, Australia…
Với những nguồn nguyên liệu gỗ bất hợp pháp, nếu được lưu thông, chế biến và xuất khẩu sẽ để lại một hệ lụy lớn cho môi trường, mất đa dạng sinh học rừng, khó giữ nước, giữ đất, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng lớn kinh tế xã hội cho người dân. Do đó, bên cạnh việc kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm gỗ mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia thì an sinh xã hội cũng cần được chú trọng.
Theo thống kê của các quốc gia thuộc khối kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, diện tích rừng của các quốc gia này chiếm hơn một nửa diện tích rừng trên thế giới và hoạt động mua bán gỗ nguyên liệu, chế biến xuất khẩu đồ gỗ, chiếm hơn 80% tổng số lượng gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ toàn cầu.
Cùng với đó, hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ mang lại lợi nhuận rất lớn cho các doanh nghiệp.
Tính đến ngày 15/8/2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 4,54 tỷ USD; trong đó sản phẩm đồ gỗ đạt 3,36 tỷ USD. Đây là một khoản thu rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành gỗ nói riêng.
Ông Đỗ Văn Bản, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chia sẻ, việc kinh doanh xuất khẩu gỗ loại I (gỗ từ rừng tự nhiên) mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp nên cũng đã có nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà khai thác rừng tự nhiên. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đều nhận thức buôn bán gỗ bất hợp pháp thì có nguy cơ rất cao bị bắt giữ và xử phạt hành chính.
Khảo sát của phóng viên TTXVN cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu gỗ đều sử dụng nguồn nguyên liệu có truy xuất nguồn gốc, gỗ thanh lý hoặc gỗ từ rừng trồng.
Theo bà Trương Mộng Trinh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mộc Lục (Bình Dương), các nước Mỹ và châu Âu chỉ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng đồ gỗ với nguyên liệu có truy xuất nguồn gốc, không được phép sử dụng đồ gỗ từ rừng tự nhiên, tránh làm cho nhiều doanh nghiệp ham lợi, buôn bán loại gỗ này. Do đó, với các chủng loại gỗ rừng trồng như thông, cao su, tràm, tần bì mới được nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đón nhận.
Cũng là một doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu gỗ phục vụ cho chế biến rồi tái xuất, ông Nguyễn Liêm, Giám đốc Công ty cổ phần Lâm Việt (Bình Dương) cho biết, trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ chính là Chính phủ Mỹ áp dụng nghiêm ngặt đạo luật Lacey, Flegt về thực thi luật pháp lâm nghiệp, quản lý rừng và buôn bán gỗ; trong đó nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào được quản lý rất nghiêm ngặt.
Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu của Lâm Việt đến từ những quốc gia có trình độ quản lý rừng bền vững và tin cậy như Mỹ và các nước châu Âu. Bởi vì, với những nguồn nguyên liệu gỗ có xuất xứ bất hợp pháp sẽ khó thông quan ngay từ nước xuất khẩu, chưa nói đến vào khai báo hải quan nhập khẩu tại Mỹ.
Vì mục đích bảo vệ môi trường, an sinh xã hội và hệ sinh thái rừng, việc quản lý nguồn nguyên liệu gỗ đang là vấn đề trọng yếu được các nước quan tâm.
Bà Jennifer Prescott, Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ chia sẻ, việc kiểm soát hoạt động kinh doanh của các sản phẩm gỗ bất hợp pháp rất quan trọng. Vì nếu khai thác bất hợp pháp sẽ dẫn đến suy thoái rừng, mất đa dạng sinh học, đe dọa sinh kế của người dân địa phương.
Chính vì lý do này, việc liên kết để ngăn chặn hoạt động buôn bán gỗ bất hợp pháp cần đến sự liên kết quản lý đa quốc gia.
Bà Emma Hatcher, Giám đốc bộ phận Rừng, thuộc Phòng Chính sách quốc tế về rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia nhấn mạnh, các cơ quan hải quan các nước phải phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng vận chuyển gỗ bất hợp pháp. Cụ thể, các quốc gia đưa ra các tiêu chuẩn quy định cần thiết để hợp tác triển khai các luật chống buôn bán gỗ trái phép giữa các cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, phía Việt Nam cũng đánh giá mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gỗ. Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Australia, các doanh nghiệp phải thể hiện rõ khai báo thủ tục hải quan cho các mặt hàng này.
"Trong tháng 9/2017, Chính phủ Australia sẽ triển khai và phổ biến nhiều chương trình về quy định hợp pháp hóa sản phẩm gỗ đến các doanh nghiệp Việt Nam, điều này giúp cho sản phẩm gỗ hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Australia thuận lợi hơn," bà Emma Hatcher cho biết thêm.
Là doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nghiêm túc, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu gỗ rõ ràng, bà Trương Mộng Trinh cho rằng, với những trường hợp doanh nghiệp cố tình vi phạm sử dụng, buôn bán gỗ từ rừng tự nhiên, không truy xuất rõ nguồn gốc thì cơ quan chức năng xử lý vi phạm nghiêm minh. Đặc biệt là các cơ quan hải quan tỉnh, hải quan quốc gia, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, Cục Kiểm lâm để tránh gây thất thoát gỗ tự nhiên dẫn đến nhiều hệ lụy không giữ được nước, đất, tàn phá hệ sinh vật.
"Để ngăn chặn tình trạng buôn bán gỗ bất hợp pháp ngày càng tinh vi thì lực lượng hải quan chú trọng tăng cường hoạt động đấu tranh phòng chống buôn lậu. Với các doanh nghiệp vi phạm buôn bán gỗ bất hợp pháp thì phải đưa vào hệ thống quản lý rủi ro và phân luồng kiểm soát mới xử lý kịp thời.
Ngành hải quan cũng chú trọng hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin nghiệp vụ, thông tin tình báo hải quan để phục vụ cho hoạt động điều tra, xác minh, phân tích trọng điểm trong đấu tranh chống buôn lậu gỗ và động vật hoang dã," ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh. (Xây Dựng 21/8) đầu trang(
Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đặng Hồng Tăng, mặc dù công tác quản lý, bảo vệ rừng trong năm 2016 và các tháng đầu năm 2017 có đạt được một số kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề rất đáng quan ngại, nhất là tình trạng các đối tượng "lâm tặc” bất chấp mọi thủ đoạn để săn bắt, khai thác tài nguyên rừng...
Với vai trò là Phó ban Chỉ đạo phát triển và bảo vệ rừng của tỉnh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đặng Hồng Tăng đề nghị các lực lượng chức năng thời gian tới phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác bảo vệ gắn với phát triển rừng; không để xảy ra các điểm “nóng” phức tạp về quản lý và bảo vệ rừng.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trong đợt cao điểm kiểm tra, truy quét năm 2015, việc bắt và xử lý nhiều vụ săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm; trộm cắp gỗ...đã có những tác động tích cực tới công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, các thủ đoạn săn bắt động vật, khai thác, tàng trữ lâm sản lại diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp và thường tập trung tại các khu vực giáp ranh, khiến việc xử lý gặp khó khăn.
Trước tình hình đó, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra, truy quét, lực lượng chức năng còn tiến hành khảo sát để xác định địa bàn trọng điểm, đối tượng trọng điểm, nhằm tập trung đấu tranh cho có hiệu quả. Trong đó, đã tổ chức hơn 40 buổi tuyên truyền tại các địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, với hơn 850 lượt người tham dự.
Đặc biệt, qua công tác vận động, đã có 4 đối tượng buôn bán động vật hoang dã chuyển sang nghề khác để sinh sống. Bên cạnh đó, người dân cũng đã giao nộp 27 bẩy kẹp, 450 sợi dây cáp dùng làm bẫy, 2 lựu đạn, cùng 16 cá thể như: khỉ, mèo rừng, bìm bịp, tắc kè…để thả về rừng.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện, xử lý 129 vụ, 138 đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ lâm sản; khởi tố 8 vụ, gồm 13 bị can, xử phạt hành chính 50 vụ, 57 đối tượng; thu giữ hàng trăm mét khối gỗ quý các loại và hàng chục cá thể động vật quý hiếm. (Báo Đồng Nai 19/8) đầu trang(
Thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí (có hiệu lực từ ngày 1.7.2017), vừa qua, tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Phòng Quản lý Cảnh sát hành chính (PC 64) Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra định kỳ việc quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh.
Qua kiểm tra cho thấy, số vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ đã trang bị cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh và các Hạt kiểm lâm huyện đều được cấp đúng giấy phép và được bảo quản, cất giữ tốt, sử dụng đúng mục đích khi thi hành công vụ. (Báo Quảng Ngãi 20/8) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Ngày 18/8, chính quyền tỉnh British Columbia cho biết tỉnh bang cực Tây này của Canada đã mở rộng tình trạng cháy rừng khẩn cấp lần thứ ba cho đến ngày 1/9 vì cháy rừng đang lan rộng khắp khu vực.
Kể từ đó, lính cứu hỏa và các cơ quan khẩn cấp phải “chiến đấu” với hàng trăm đám cháy trên khắp British Columbia.
Hơn 894.000 héc-ta (2,2 triệu mẫu Anh) đã bị đốt cháy trong năm nay, khiến vụ cháy rừng lần này là vụ cháy gây thiệt hại nặng nhất kể từ năm 1950.
Vụ cháy rừng đã thúc đẩy tình trạng khẩn cấp kéo dài nhất được tuyên bố ở British Columbia, bắt đầu vào ngày 8/7 và khiến chính quyền liên bang và tỉnh này thực hiện nhiều hành động cần thiết để ứng phó.
Có 140 đám cháy vẫn đang diễn ra trên khắp tỉnh British Columbia. Nhiều người dân có thể trở về nhà của mình nhưng 4.400 người vẫn phải sơ tán và 20.000 người khác được báo động tiếp tục sơ tán.
Theo Kevin Skrepnek, Giám đốc thông tin về lửa của British Columbia, số lượng các đám cháy rừng đã giảm nhẹ từ giữa tháng 7/2017, thời tiết lạnh kéo theo gió mạnh và có thể có sét đánh vào cuối tuần này.
"Có một vài ngày thử thách trước chủ yếu do gió. Chúng tôi dự đoán một số đám cháy sẽ lan rộng và có thể phát sinh một số đám cháy mới" - ông Kevin Skrepnek cho biết.
Skrepnek nhấn mạnh: “Cho đến nay, cháy rừng đã gây thiệt hại 258,45 triệu USD cho tỉnh British Columbia”. (Tài Nguyên & Môi Trường 19/8) đầu trang(
Cháy rừng vẫn tiếp tục hoành hành tại miền Tây bang Montana của Mỹ, khiến hàng nghìn cư dân sống tại khu vực này phải sơ tán.
Theo Inciweb Montana, trang cập nhật thông tin về các sự vụ của bang Montana, tính đến đêm 19/8, diện tích cháy rừng tại khu vực nói trên đã tăng thêm hơn 36km2 chỉ trong một đêm, nâng tổng diện tích cháy rừng hiện lên tới gần 113km2.
Đợt cháy rừng này lần đầu tiên được ghi nhận vào ngày 15/7 tại địa phương Lolo và Florence - hai cộng động dân cư chính sinh sống tại khu vực này.
Hình ảnh đăng tải trên Facebook của người dân địa phương cho thấy một cột lửa giống như núi lửa phun trào khiến nền trời chuyển màu đỏ cam và từ thành phố Missoula, nằm cách cách thành phố Lolo hơn 11km về phía Đông Bắc, người ta có thể nhìn thấy một bức tường lửa dọc theo một sườn núi.
Hơn 650 nhân viên cứu hỏa cùng các trang thiết bị chuyên dụng đã được triển khai tới hiện trường chữa cháy. Ước tính, chính quyền địa phương đã tiêu tốn gần 20 triệu USD để dập tắt các đám cháy, song cho đến nay chưa kiểm soát được tình hình.
Giới chức địa phương lo ngại sẽ có thêm nhiều cư dân buộc phải sơ tán do thời tiết nắng nóng, cùng gió lớn khiến lửa cháy lan sang khu vực phía Bắc và phía Đông. (Vietnam+ 20/8) đầu trang(./.