Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 21 tháng 08 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
UBND TP Hải Phòng vừa kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vườn Quốc gia Cát Bà, huyện Cát Hải. Theo đó, Vườn Quốc gia Cát Bà (trước đây thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được chuyển về trực thuộc UBND TP Hải Phòng. Đây là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động.
Vườn Quốc gia Cát Bà có chức năng bảo tồn và dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài sinh - cảnh; bảo vệ cảnh quan; quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn và phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Ban quản lý Vườn Quốc gia phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhà nước về tài nguyên rừng và biển của vườn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. (Tài Nguyên & Môi Trường 20/8) đầu trang(
“Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung là một thiết chế KH&CN, là bảo tàng nhưng cũng là một thiết chế nghiên cứu, giúp bảo tồn thế giới thiên nhiên, trưng bày, quảng bá, tuyên truyền về tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, nó cần được ưu tiên đầu tư, phát triển”.
Đó là quan điểm của ông Trần Ngọc Nam - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thừa Thiên - Huế.
Ông Trần Ngọc Nam cho biết, hiện tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây dựng đề án “Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền trung tại Thừa Thiên - Huế”, xây dựng quy hoạch của bảo tàng. Địa phương cũng đã dành phần đất rộng gần 100ha cho việc xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, cho đến nay dự án chưa huy động được vốn ODA mà đang sử dụng vốn đầu tư phát triển của địa phương.
“Trong khi chưa có vốn, chúng tôi vẫn đang triển khai các hạng mục khác, những việc trong khả năng có thể làm trước. Chúng tôi quan niệm bảo tàng là thiết chế văn hóa nên không thể làm 10 năm rồi xây lại, vì vậy cần có gói hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện sao cho công trình vừa mang tính văn hóa, vừa mang tính chất lịch sử” - ông Trần Ngọc Nam nói.
Cụ thể, tỉnh Thừa Thiên – Huế đang đầu tư gần 8 tỷ đồng để xây dựng khu trưng bày ngoài trời, rừng nhiệt đới. Đây là nơi trồng các loại cây rừng nhiệt đới được sưu tập từ dãy núi Trường Sơn.
“Trong giai đoạn 2017-2018, chúng tôi phối hợp với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam để xây dựng vườn ươm côn trùng có diện tích khoảng 1.000m2 trong khu rừng nhiệt đới để trưng bày trước. Chúng tôi sẽ nuôi bướm sống” - ông Trần Ngọc Nam chia sẻ và bày tỏ mong muốn có kênh tiếp cận với nguồn vốn ODA cho dự án này.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở KH&CN cũng cho biết: “Hiện dự án này chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực sự quan tâm nên chưa được xếp vào danh sách ưu tiên của Chính phủ”.
Theo ông Trần Ngọc Nam, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung không đơn thuần chỉ là một bảo tàng mà còn là một thiết chế KH&CN, giúp nghiên cứu, bảo tồn thế giới thiên nhiên, trưng bày, quảng bá, tuyên truyền về tài nguyên thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung. Hiện Chính phủ đã giao cho Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm đầu mối theo dõi quy hoạch hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (theo Quyết định 86/2006 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể hệ thống bsảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020").
“Chúng tôi mong muốn Bộ KH&CN có thể kiến nghị với Chính phủ hoặc thông qua kênh nào đó giới thiệu để địa phương tiếp cận, thu hút nguồn vốn ODA đầu tư, xây dựng và phát triển Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung tại Huế, hoàn thiện thiết chế KH&CN theo quy hoạch đến năm 2020” - ông Trần Ngọc Nam kiến nghị. (Khoa Học & Phát Triển 21/8) đầu trang(
Hội nghị “Triển khai đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn và kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng đến năm 2025, tầm nhìn 2030” do Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức.
Đề án là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đã được Thủ tướng chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương và ban quản lý các khu bảo tồn tổ chức thực hiện, với mục tiêu chung nhằm nâng cao năng lực quản lý hệ thống các khu bảo tồn từ cấp Trung ương đến cơ sở để đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Nội dung trọng tâm của đề án đưa kế hoạch hành động nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật; ngăn chặn hoạt động săn bắn, bẫy bắt và buôn bán trái pháp luật đến năm 2025 giảm 70% nạn săn bắn các loài linh trưởng.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, đến năm 2025 hoàn thiện 1 bộ cơ sở dữ liệu về các loài linh trưởng Việt Nam để phục vụ công tác quản lý và bảo tồn các loài linh trưởng.
Việt Nam là quốc gia có khu hệ linh trưởng đa dạng cao với danh sách 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. Do đó, Chính phủ đã ban hành triển khai “Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030”. (Môi Trường & Cuộc Sống 21.8) đầu trang(
Chỉ vì hy vọng vào một đợt đền bù sự cố môi trường biển tiếp theo đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, hơn chục hộ dân ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã ồ ạt phá khu rừng ngập mặn vốn bao đời che chắn lụt bão cho địa phương này, để nuôi tôm.
Theo phản ánh của người dân địa phương, khu rừng ngập mặn, đa số là cây bần, dọc theo bãi bồi của sông Kiến Giang, có tác dụng che chắn bão lũ cho 2 thôn Quảng Xá và Hòa Bình. Tuy nhiên, hơn 1 tháng qua, không biết tin đồn từ đâu ra “có hồ nuôi tôm là có đền bù”, hơn chục hộ dân địa phương đã thuê phương tiện, máy móc về đào ao nuôi tôm, tàn phá khu rừng ngập mặn không thương tiếc.
Ông Nguyễn Văn Được có nhà gần bãi bồi cho biết: “Nhà tui gần đê quốc gia của sông Kiến Giang, rừng bần này đã có từ bao đời nay, che chắn cho dân làng vào mùa mưa lũ, các thế hệ của làng thay nhau gìn giữ và trồng mới. Tui đây trồng bần từ lúc còn trẻ cho đến nay 80 tuổi vẫn tiếp tục trồng bần. Cách đây 10 năm, cũng có đợt phá rừng bần để nuôi tôm, tui và dân làng đứng lên phản đối, bị họ đe dọa, thậm chí còn ném mìn vào ao cá của nhà tui để dằn mặt. Sau đó, xã ra tay, rừng bần được giữ lại cho đến nay”.
Bà Nguyễn Thị Dọc bức xúc nói: “Công lao hàng trăm năm mới có rừng bần ngập mặn xanh tốt bảo vệ làng, rứa mà họ bất chấp tất cả. Mất rừng bần là làng trôi khi mưa lũ thôi. Lũ từ sông Long Đại đổ về nhập vào sông Kiến Giang chảy như thác, không có rừng bần ni thì không còn chi để bảo vệ làng xóm”.
Người dân ở đây cho biết, họ đã nhiều lần báo lên xã nhưng lãnh đạo xã làm ngơ. Phản đối mạnh quá, thì lãnh đạo xã nói, họ lỡ làm rồi, cấm không được. Trong lúc đó, nhiều hộ gia đình thuê máy móc về đào ngày, đào đêm. Rừng bần bao đời xanh tốt nay bị bật gốc nằm chỏng chơ, hoặc héo úa, chết khô vì bị đào hết rễ.
Theo ông Nguyễn Đại Thọ, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh, có 12 hộ đào ao hồ trong rừng ngập mặn, với diện tích 34 ha. Những hộ dân này trước đây được huyện cấp đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn 20 năm. Có hộ kiến thiết ao hồ thô sơ để nuôi, có hộ không nuôi để đất hoang.
Đến nay đa số các hộ này đã hết hạn sử dụng đất nuôi trồng từ năm 2014 – 2015. Về nguyên tắc, các hộ dân này phải làm lại thủ tục để gia hạn hoặc cấp mới, nhưng họ đã tự ý đào ao hồ trong rừng bần ngập mặn là sai trái. Chính quyền xã đã đình chỉ hoạt động đào ao trái phép, yêu cầu trồng bần thay thế trả lại nguyên trạng.
Ông Dương Quang Huỳnh, một trong 12 hộ đào ao trong rừng ngập mặn trần tình: “Nhà nước quy định thế nào thì phải thực hiện như vậy thôi. Tui được giao từ năm 1995, đến nay hết hạn rồi, vì làm hồ thua lỗ tui đi làm ăn xa, mới trở lại nuôi cá 3 năm nay. Còn nhiều hộ họ nhận đất xong bỏ hoang bao nhiêu năm, chừ nghe nói có đền bù ảnh hưởng Formosa mới ra cơ sự này”. (Tiền Phong 19/8) đầu trang(
6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra nhiều vụ phá rừng diễn ra với tính chất phức tạp. Dù ngành chức năng vào cuộc ngăn chặn nhưng nhiều đối tượng vẫn bất chấp pháp luật, phá rừng, lấn chiếm đất sản xuất. Không ít đối tượng sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi đoàn tiến hành đối thoại, cưỡng chế...
Tình trạng di cư tự do tại Tây Nguyên nói chung và tại tỉnh Đắk Nông nói riêng đang gây áp lực lớn, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Quá trình di dân buộc người dân tìm vào các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ… phá rừng, lấn đất sản xuất, lập bon sinh sống.
Trước thực trạng này, đầu năm 2017, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức đối thoại với 47/55 hộ dân là đồng bào dân tộc M’Nông cư trú tại tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Nông kiến nghị trở về lập bon cũ tại tiểu khu 1500, 1487 thuộc xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức thuộc lâm phần quản lý Cty TNHH MTV Nam Tây Nguyên (Cty Nam Tây Nguyên).
Trong khi chính quyền 2 tỉnh giải quyết kiến nghị trên thì ngày 15.6 vừa qua, Cty Nam Tây Nguyên đã thống kê 11/15 hộ dân tại bon Bù Nga sống trong tiểu khu 1500, 1594 lấn chiếm hơn 14ha.
Ông Nguyễn Minh Hoàng – Phó Giám đốc Cty Nam Tây Nguyên cho biết, dù tuyên truyền, vận động ra khỏi khu vực rừng tự nhiên nhưng các hộ dân vẫn tập trung đông người phá rừng. “Họ kéo hàng chục người ở trong các lán trại, chòi bạt tạm bợ, lợi dụng trời mưa, nước lớn để phá rừng. Chúng tôi đang phối hợp với UBND huyện Tuy Đức lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cưỡng chế, giải tỏa đối với các hộ dân cố tình chống đối” – ông Hoàng thông tin.
Tại xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông), tình trạng phá rừng do dân di cư tự do phá đang diễn biến phức tạp chưa có chiều hướng suy giảm. Ông Nguyễn Anh Đức – Giám đốc Hợp tác xã Hợp Tiến cho biết, năm 2011, tại khu 1644, 1645 do Cty lâm nghiệp trên địa bàn quản lý có 3 hộ từ phía bắc “nhảy dù” giữa rừng thuộc săn bắn hái lượm.
Từ 3 hộ dân ban đầu thì nay lên đến 126 hộ ngang nhiên phá hàng trăm ha rừng lấy đất sản xuất. Theo ông Đức, khi lực lượng chức năng lập đoàn tổ chức ngăn chặn phá rừng, nhiều đối tượng manh động đập phá phương tiện đi lại, dùng gậy, súng kíp tự chế chống trả, hậu quả khiến cán bộ kiểm lâm bị thương.
“Ngay từ ngày những hộ dân “nhảy dù” giữa rừng sinh sống, tôi đã báo cáo lên cấp trên nhưng không có sự vào cuộc mạnh mẽ của các sở, ngành. Một khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nữa là nhân viên tại Hợp tác xã ít người, không có công cụ hỗ trợ, không được phép trực tiếp xử lý vụ việc, trong khi các đối tượng manh động, chống trả quyết liệt...” – ông Đức chia sẻ.
Trao đổi với PV, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Đắk Nông Lê Quang Dân cho rằng, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, vật chất của đồng bào dân tộc trên địa bàn. Ông Dần khẳng định việc người dân tổ chức thành từng nhóm phá rừng, thành lập bon giữa rừng tự nhiên tại trên địa bàn tỉnh là vi phạm pháp luật.
“Tình trạng phá rừng có nhiều nguyên nhân nhưng qua xác minh, chúng tôi khẳng định tình trạng phá rừng tự nhiên theo từng nhóm người là do người dân bị kích động, xúi giục. Hiện cơ quan công an đang điều tra xác định đối tượng cầm đầu xử lý theo quy định” – ông Dần nói.
Trước việc các hộ dân ở tỉnh Bình Phước kiến nghị được trở về lập bon cũ tại lâm phần thuộc của Cty Nam Tây Nguyên với lý do chăm sóc mồ mả, tổ tiên, ông Trương Thanh Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng kiến nghị này là không phù hợp. Theo ông Tùng, tại vị trí nơi các hộ dân ở hiện đã được Đảng, Nhà nước các cấp của 2 tỉnh chăm lo, điều kiện cuộc sống và sản xuất ổn định.
“Tiểu khu 1500, 1487 hiện là rừng tự nhiên, diện tích đông đặc nên việc tái lập bon sẽ phải chuyển đổi diện tích rừng, trong khi đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không cho chuyển đổi mục đích rừng tự nhiên. Chính vì vậy nên việc tái lập bon tại khu vực này không phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước...” - ông Tùng nói. (Lao Động 20/8) đầu trang(
Để phát triển nghề nuôi tôm, những cánh rừng ngập mặn ven biển của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang ngày đêm bị chặt phá.
Dọc theo bờ sông Mơ, đoạn qua xã Quỳnh Thanh (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), trước đây cây cối xanh tốt. Hiện nay, để nuôi tôm, nhiều khu vực bị người dân chặt phá, đào bới nham nhở.
Một người dân địa phương cho biết, rừng ngập mặn xanh tốt từ lâu, nay đã bị người ta thuê máy múc vào đào khoét một cách ngang nhiên để khoanh bờ làm đầm nuôi tôm. Nhiều bờ bao được đắp lên trải dài cả trăm mét cắt xuyên cả rừng cây xanh ngút ngàn.
Theo quan sát của phóng viên VTC News, các loài cây rừng ngập mặn ở đây chủ yếu là cây đước, vẹt, sú...Riêng tại địa bàn xóm 4, xã Quỳnh  Thanh, ngoài đầm, ao nuôi tôm mới được đào đắp, khu vực ngoài đê sông Mơ còn có một số ao nuôi tôm đã được hình thành với diện tích cả héc-ta nằm trong vùng lõi của rừng ngập mặn.
Một số người dân địa phương cho biết thêm, mặc dù khu vực này thuộc vùng rừng ngập mặn nhưng khi bà con ra để chặt cây khai hoang, rồi thuê máy múc đào bới làm đầm nuôi tôm không thấy ai có ý kiến gì nên mạnh ai người nấy đào.
Được biết, vùng rừng ngập mặn toàn xã Quỳnh Thanh rộng 21,3 héc-ta nhưng diện tích ao, hồ nuôi tôm của người dân trong vùng đã chiếm tới 15,6 héc-ta. Do vậy, hiện tại diện tích cây có rừng chỉ còn hơn 5 hécta và đang ngày càng giảm.
Ông Hồ Xuân Xuyên, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh cho biết, các đầm tôm ở đây chủ yếu được bà con đào đắp từ những năm trước. Diện tích đào bới đó thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình.
Không riêng gì xã Quỳnh Thanh, tình trạng phá rừng ngập mặn để nuôi tôm cũng đang xảy ra ở các xã lân cận như: Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng Quỳnh Minh...
Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời, rừng phòng hộ ven biển ở Quỳnh Lưu sẽ có nguy cơ bị xóa sổ.
Ông Trần Huy Đạt, Trưởng phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳnh Lưu cho biết, nguồn gốc rừng ngập mặn khu vực này trước đây là dự án do Hội chữ thập đỏ trồng. Thời điểm đó Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳnh Lưu chưa được thành lập.
Do không được quản lý tốt nên đã xảy ra tình trạng phá rừng để làm đầm nuôi tôm. Ngoài những ao nuôi tôm được hình thành từ những năm trước, mới đây, Ban Quản lý rừng phòng hộ có phát hiện một vài ao được đào mới với diện tích 0,2 héc - ta.
Đoàn kiểm tra của huyện Quỳnh Lưu đã lập biên bản và đình chỉ một hộ dân đang đào ao nuôi tôm mới trong khu vực rừng phòng hộ.
Được biết, nhờ có nguồn vốn tài trợ từ các dự án phi Chính phủ của Nhật Bản và Đan Mạch, nhiều năm trước đây, diện tích rừng ngập mặn ven sông, biển của Quỳnh Lưu không ngừng tăng lên và phát triển tốt.
Lúc cao điểm, toàn huyện có trên 500ha rừng ngập mặn và rừng phi lao ven biển. Tuy nhiên, gần đây diện tích rừng ngập mặn đang có xu hướng giảm mạnh, đến nay chỉ còn còn khoảng 300ha. (VTC News 20/8) đầu trang(
Để bảo vệ an toàn rừng phòng hộ ven biển trong mùa nắng nóng, ngày 19-8, Đồn BP Đức Minh, BĐBP Quảng Ngãi đã phối hợp cùng xã Đức Minh, huyện Mộ Đức huy động lực lượng ra quân thu gom thảm mục tại rừng phi lao biển Đức Minh.
Hơn 500 cán bộ, chiến sĩ BĐBP và lực lượng dân quân tự vệ cùng nhân dân địa phương đã tích cực thu gom, chôn lấp hàng trăm tấn thảm mục - nguồn phát sinh lây lan cháy rừng trong mùa nắng nóng.
Rừng phòng hộ ven biển có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân dân, giúp nhân dân chống sạt lở đất, bảo vệ xóm làng trước ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Xã Đức Minh hiện có 217 ha rừng phòng hộ ven biển.
Hằng năm, lực lượng BĐBP trên địa bàn đã chủ động phối hợp với địa phương tổ chức nhiều đợt tuần tra, ra quân thu gom, xử lý các vật liệu gây cháy; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân trên địa bàn và du khách chung tay bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy một cách hiệu quả. (Biên Phòng 20/8) đầu trang(
Chạy dọc cung đường Trường Sơn Đông nối H.Kbang (Gia Lai) với tỉnh Kon Tum là những cánh rừng xanh tốt, bạt ngàn. Song bên trong rừng, nhiều cây rừng bị chặt tan hoang.
Sáng 17.8, lội bộ sâu vào trong rừng, chúng tôi phát hiện một cây gỗ xoay (nhóm 2) phải ba người ôm mới xuể, ước cả trăm năm tuổi, dài hơn 40 m bị lâm tặc đốn hạ. Tại hiện trường, lâm tặc đã cắt cây gỗ vừa đốn thành từng lóng. Một số hộp gỗ đã được vận chuyển đi. Cây gỗ cổ thụ cành lá còn xanh, vẫn chưa rụng lá, vết mùn cưa còn mới, chứng tỏ bị chặt hạ chưa lâu.
Dọc theo những cánh rừng rộng đến hơn 15.000 ha, chúng tôi men theo những con đường xương cá, phát hiện thêm một cây gỗ dổi (nhóm 3) với vết cưa còn mới. Cây gỗ có đường kính khoảng 1 m bị cưa trộm, đã bị xẻ hộp mang đi gần hết. Cách đó không xa, thêm mấy cây gỗ khác cũng bị lâm tặc đốn hạ. Gỗ đã bị tẩu tán, chỉ còn trơ gốc, cành.
Dọc đường đi, chúng tôi tận mắt thấy nhiều cây gỗ có đường kính 50 - 80 cm với phần lõi gỗ khá lớn nằm ngổn ngang. Rừng rộng mênh mông nhưng vẫn dễ dàng nhìn thấy dấu vết của bánh xe ô tô, nghi của lâm tặc chở gỗ lậu.
Gần một ngày trong rừng, chúng tôi đếm được hơn chục cây gỗ lớn bị lâm tặc khai thác trộm. Ông Bùi Văn Tấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Nừng, cho biết: “Dù anh em thường xuyên trực, tuần tra cả đêm nhưng lâm tặc thường canh vào lúc khuya, rạng sáng và trời mưa gió để đốn hạ cây. Chỉ cần khoảng 30 phút, chúng đã đốn hạ xong, cưa xẻ thành từng lóng, hộp rồi đưa đi”. Theo một cán bộ kiểm lâm của H.Kbang, lâm tặc khi vận chuyển gỗ lậu, sẵn sàng bỏ của chạy lấy người nếu thấy bóng kiểm lâm.
Những chiếc xe du lịch 5 - 7 chỗ ngồi được tháo ghế, độ thêm thùng chứa; thậm chí xe đông lạnh cũng được trưng dụng để vận chuyển gỗ trái phép. Hầu hết những xe du lịch này được lâm tặc mua với giá rẻ khi đã hết hạn lưu hành hoặc không có giấy tờ hợp lệ. Nếu bị phát hiện, truy đuổi, chúng sẵn sàng bỏ cả xe lẫn gỗ để thoát thân. Tại bãi tang vật của trụ sở Hạt Kiểm lâm H.Kbang hiện tạm giữ 7 ô tô loại 5 - 7 chỗ ngồi đã qua độ chế, mỗi xe có thể chở được 5 - 7 m3 gỗ.
Hiện hai công ty lâm nghiệp ở H.Kbang là Hà Nừng và Sơ Pai đang quản lý hơn 17.000 ha rừng. “Chúng tôi chỉ xử lý được trong các đường lâm phần quản lý, chứ xe các loại chở gỗ đã ra ngoài đường lộ thì mình không có chức năng dừng xe, kiểm tra. Điều đó cũng gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng”, ông Vũ Đình Hiền, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sơ Pai cho biết. (Thanh Niên 21/8) đầu trang(
Hàng rảo điện ngăn voi tại khu bảo tồn ở Đồng Nai dài 50 km vừa được đưa vào sử dụng khiến người, vật chạm vào đều bị điện giật văng ra, nhưng có thể tử vong nếu bị dính vào
Hêt thống hàng rào điện nói trên được đầu tư tại Khu Bảo tồn thiên nhiên- văn hóa Đồng Nai với mục đích bảo vệ đàn voi hơn 10 con còn sót lại. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống này là hơn 85 tỉ đồng. Trong số 50km hàng rào điện có 30km hàng rào cố định và 20km hàng rào di động.
Hê thống này hoạt động trên nguyên lý tích điện từ năng lượng mặt trời vào bình ắc quy 24V, các cụm bình ắc quy này được đặt tại 10 trạm, mỗi trạm cách nhau 5km. Điện được tích từ năng lượng mặt trời được đấu nối vào bộ xung phát điện thế, dẫn ra dây cáp hàng rào với dòng điện từ 6.000 – 11.000V.
Dòng điện truyền qua đường dây cáp hàng rào hoạt động theo hình thức tắt- bật. Cứ 1/3 giây dòng điện lại được bật – tắt một lần. Với cơ chế hoạt động này, khi động vật đụng vào hàng rào sẽ bị giật văng ra, gây choáng, không nguy hiểm đối với động vật.
Trong trường hợp hàng rào bị lỗi, thiết bị điện tử sẽ tự động gửi tin nhắn vào điện thoại của bô phận quản lý thông báo địa điểm bị sự cố và lực lượng kiểm lâm vận hành phải chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên.
Hàng rào điện đi qua địa bàn các xã Mã Đà, Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu), Thanh Sơn (huyện Định Quán) dài 50km, cao 2,2m được gắn 4 sợi cáp điện. Trên tuyến hàng rào điện có nhiều cửa ra vào giúp người dân có thể đi qua. Hàng rào giăng trên các trụ xi măng kéo dài bao quanh cửa rừng, bìa rừng. Cách một đoạn ngắn, trên hàng rào lại treo một biển cảnh báo nguy hiểm.
Theo Chi cục kiểm lâm Đồng Nai, đơn vị này khuyến cáo người dân quanh khu vực hàng rào điện nhắc nhở con em tránh tiếp xúc vào hàng rào điện, khi người cũng như động vật chạm vào hệ thống dây điện sẽ bị giật văng ra, nhưng nếu bị mắc kẹt hoặc dính vào dây cáp có thể dẫn đến ảnh hưởng tới tính mạng.
Hệ thống hàng rào điện tử được đưa vào vận hành thử nghiệm khoảng 1 tháng nay. Hệ thống này được đầu tư nhằm bảo vệ đàn voi, đồng thời ngăn chặn đàn voi do địa bàn sống bị thu hẹp thường xuyên xuất hiện ở khu vực sinh sống của người dân phá hoại hoa màu. (Người Lao Động 19/8) đầu trang(
Sau nhiều năm, vì những lý do khác nhau, trong đó có việc buông lỏng quản lý, diện tích rừng Tây Nguyên giảm sút. Việc Thủ tướng chỉ đạo đóng cửa rừng, chính là quyết tâm lớn của Chính phủ đối với vấn đề hết sức hệ trọng này. Tuy nhiên, việc Chính phủ đã “đóng”, nhưng chính quyền địa phương không “khóa”, khiến rừng Tây Nguyên tiếp tục bị xẻ thịt, hàng loạt vụ phá rừng quy mô lớn liên tiếp xảy ra...
Như chúng tôi đã phản ánh trong bài “Thực trạng đáng buồn từ rừng Tây Nguyên”, có đề cập đến vấn đề Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố đóng cửa tất cả rừng tự nhiên; không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác, kể cả dự án được phê duyệt, chưa triển khai.
Tuy nhiên, rừng liên tiếp bị phá, gỗ liên tục bị đưa ra khỏi rừng - đã đặt ra nhiều dấu hỏi về công tác quản lý, bảo vệ rừng, cũng như kiểm soát lâm sản tại Tây Nguyên.
Tại hội nghị liên quan tới vấn đề trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ các giải pháp để khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên nhằm ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả nạn phá rừng nghiêm trọng ở “nóc nhà Đông Dương” này. Thủ tướng chỉ đạo “Phải đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ rừng tự nhiên”. Thủ tướng khẳng định và cho rằng, đây là giải pháp quan trọng để ngăn chặn đầu ra từ nạn phá rừng, buôn lậu gỗ.
Cũng tại hội nghị, các ý kiến phát biểu của Bộ NN&PTNT, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và một số bộ, ban, ngành liên quan, cũng như 5 tỉnh Tây Nguyên cùng nhìn nhận 2 nguyên nhân chính dẫn tới “chảy máu” rừng Tây Nguyên là chuyển đổi rừng và phá rừng.
Cụ thể, chuyển đổi đất rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả là 111.000 ha, chiếm hơn 40%; chuyển đất rừng sang mục đích khác theo quy hoạch của địa phương (xây thủy điện, hạ tầng giao thông, công trình công cộng…) là 37.800 ha, chiếm 13,8%. Còn lại là phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác, sản xuất nông nghiệp là 122.900 ha, chiếm 45%.
Từ đó, các ý kiến đưa ra một số giải pháp “cầm máu” cho rừng Tây Nguyên như kiên quyết thực hiện chủ trương dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương, cải tạo, chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trục lợi.
Việc Thủ tướng chỉ đạo đóng cửa rừng, chính là quyết tâm lớn của Chính phủ đối với vấn đề hết sức hệ trọng này. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại thiếu sự vào cuộc, rừng tiếp tục bị xẻ thịt, hàng loạt vụ phá rừng quy mô lớn liên tiếp xảy ra.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2017, của các tỉnh Tây Nguyên, vấn nạn phá rừng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn tăng hơn năm trước.
Tại tỉnh Lâm Đồng, chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã phát hiện và lập biên bản 543 vụ vi phạm về rừng; trong đó nổi cộm là khai thác rừng trái phép với 138 vụ, phá rừng trái phép 137 vụ, vận chuyển lâm sản lậu 117 vụ; mua bán, cất giữ, kinh doanh lâm sản trái phép 125 vụ...
Tổng số vụ việc đã xử lý là 482 vụ, trong đó chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 18 vụ nghiêm trọng. Tịch thu 201 phương tiện, dụng cụ phá rừng và vận chuyển gỗ trái phép; gần 746 m 3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại; 74 cá thể và 85 kg động vật rừng; xử phạt và thanh lý hàng vi phạm nộp ngân sách hơn 5,2 tỷ đồng...
Tại tỉnh Kon Tum, chỉ trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 165 vụ vi phạm khai thác, mua bán gỗ trái phép với số lượng gỗ hơn 1.346 m3, diện tích rừng bị thiệt hại hơn 6 ha. Riêng huyện Ngọc Hồi, xảy ra 20 vụ, tổng khối lượng gỗ vi phạm thu giữ hơn 800 m3. Mới nhất là vụ việc phá rừng trái phép tại 2 xã Đắk Xú - Đắk Nông (thuộc địa phận Công ty Lâm nghiệp Ngọc Hồi), đoàn kiểm tra xác nhận 102 gốc gỗ bị lâm tặc khai thác trái phép và chỉ có 13 gốc mới bị hạ với khối lượng hơn 10 m3 (89 gốc còn lại đã phát hiện xử lý năm 2016).
Tại tỉnh Gia Lai,6 tháng đầu năm, đã xử lý 348 vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng, tịch thu 670 m3 gỗ. Không chỉ riêng rừng ở Mang Yang, mà trong thời quan qua, Gia Lai nổi cộm với nhiều vụ khai thác, vận chuyển lâm sản từ các huyện phía Đông Nam tỉnh như Krông Pa, Ia Pa đến các huyện phía Tây như: Ia Grai, Chư Pah, Đức Cơ... đều nổi cộm lên các vụ vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng. Có điều khá giống nhau là hầu hết các vụ khai thác, vận chuyển lâm sản đều khó tìm ra đối tượng chủ mưu, cầm đầu, chỉ xử lý tịch thu lâm sản hoặc phương tiện khai thác, vận chuyển.
Tỉnh Đắk Lắk , trong 6 tháng đầu năm, đã xảy ra 709 vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng (tăng 57 vụ so với năm 2016), xử lý hình sự 1 vụ, thu giữ trên 1.000 m3 gỗ các loại. Tổng các khoản thu sau xử lý là 8.026.426.000 đồng. Tại tiểu khu 692, do Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Ea Kar quản lý, cơ quan chức năng phát hiện có 14 cây gỗ bị chặt hạ trái phép, phân bố rải rác dọc 2 bên đường khai thác gỗ. Tại tiểu khu 789, 765, do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrắk quản lý, từ đầu năm đến nay, có trên 4 ha diện tích rừng tự nhiên bị tác động, một số bị phá trắng lấy đất trồng cây nông nghiệp.
Tại tỉnh Đắk Nông, đã xảy ra 298 vụ phá rừng, tăng 52% số vụ so cùng kỳ năm 2016, gây thiệt hại 192,8 ha rừng, tăng 150,4% diện tích rừng bị thiệt hại so cùng kỳ. Các vụ phá rừng xảy ra chủ yếu tại các huyện Đắk Song, Đắk Glong, Krông Nô. Rừng giao cho các công ty lâm nghiệp hầu hết đã bị mất với diện tích lên đến hàng ngàn ha.
Tại một quả đồi ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, một người dân đang quây khu vườn tiêu đâm ngọn mơn mởn, khoe: “Đất ở đây tốt, mấy năm trước thì còn rừng, nhưng người ta cứ phát từng đám một, rồi lấn dần, nay toàn bộ rừng trở thành vườn trồng tiêu, cà phê cả rồi. Toàn đất đã có chủ”.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh điều chuyển, xử lý 34 lượt cán bộ, công chức vi phạm. Công an tỉnh đã tiến hành khởi tố các vụ án phá rừng, trong đó khởi tố một số vụ do cán bộ các đơn vị chức năng cấu kết phá rừng... (Thương Hiệu & Công Luận 17/8) đầu trang(
Lội rừng suốt cả tuần, có đêm thức chỉ chợp mắt vài giờ để hơn 2 giờ sáng dậy truy bắt “lâm tặc”. Hành trình vượt hơn 150 km đường bộ, hàng chục km đường sông, leo mỗi ngày 4 - 5 tiếng đồng hồ rừng sâu, núi cao, trơn trượt, té ngã đến tứa máu, nhưng một tay vẫn kịp ôm chặt chiếc máy ảnh vào lòng…
Đổi lại, chính nhờ những trải nghiệm trong nhiều chuyến đi rừng trước đó, đặc biệt hai lần tác nghiệp năm 2016 đáng giá ấy, tôi đã có phóng sự ảnh “Khẩn cứu rừng Tây Nguyên” được trao Giải B duy nhất (không có Giải A hạng mục ảnh Báo chí), Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XI năm 2016.
Với 34 năm gắn bó với nghề báo, trong đó hàng chục năm làm tại Báo Lâm Đồng, tôi có dịp đến rất nhiều cánh rừng trên địa bàn Nam Tây Nguyên. Không thể kể hết những tháng ngày ở với rừng. Nhiều lần đi cùng nhiều thế hệ lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng như các ông Huỳnh Đức Hòa, Nguyễn Xuân Tiến, Nguyễn Văn Yên, Phạm S, hay lãnh đạo các sở, ngành. Rất nhiều lần tham gia cùng các cơ quan chức năng và cũng nhiều lần một mình tác nghiệp. Với tôi, đề tài tài nguyên rừng vừa là duyên lớn vừa là nghiệp sâu.
Thực trạng rừng Tây Nguyên những năm qua đã và đang bị tàn sát dữ dội làm ảnh hưởng lớn hệ sinh thái vô cùng quan trọng của cả khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ. Nguyên nhân việc quản lý bảo vệ rừng chưa hiệu quả như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ là “do còn có sự buông lỏng của lực lượng kiểm lâm, chủ rừng cũng như sự vào cuộc chậm trễ của chính quyền các cấp”. Một trong những vùng rừng bị tàn phá nặng nề nhất là khu vực giáp ranh giữa các tỉnh vì tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Thấm nhuần tinh thần trên, tôi quyết định xâm nhập các khu vực rừng giáp ranh ở Nam Tây Nguyên, trong đó 2 điểm nóng nhất ở tỉnh Lâm Đồng là giáp ranh tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận. Sau 2 tuần kết luận của Thủ tướng, tôi cùng lực lượng chức năng Trung ương và địa phương đến hiện trường “vụ phá rừng rất nghiêm trọng” tại xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (giáp tỉnh Đắk Nông).
Là nhà báo duy nhất lội rừng suốt 5 ngày đêm để tác nghiệp trước sự tàn phá khủng khiếp đến cánh rừng nguyên sinh, nên dù là người cao tuổi nhất trong đoàn, vượt hàng chục km đường sông, leo mỗi ngày 4 - 5 tiếng đồng hồ rừng sâu, núi cao trơn trượt, vô vàn gian khổ và hiểm nguy rình rập trên dòng sông xiết mạnh, trong rừng sâu giăng mắc, nhưng cuối cùng tôi cũng đã vượt được chính mình. Cũng dễ hiểu, quá trình ấy, có những thành viên trong đoàn đành bỏ cuộc giữa hành trình.
Với tôi, chiếc gậy vừa làm điểm tựa vừa để chống trượt, chiếc áo mỏng chống mưa, chai nước đeo vai, và đặc biệt là chiếc máy ảnh tác nghiệp đã cùng suốt hành trình. Cũng như nhiều người, không ít lần tôi bị trượt ngã, gậy văng, nước rơi, máu tứa chân, nhưng một tay vẫn kịp ôm chặt chiếc máy ảnh vào lòng. Bởi tôi tự nhủ: bỏ công sức leo cao luồn sâu đến những hiện trường này mà không có máy để tác nghiệp thì coi như chuyến đi vô nghĩa.
Vì vậy, để chủ động tác nghiệp, tôi tranh thủ phỏng vấn, trao đổi với những người liên quan như: nhà chức năng, chủ rừng, đối tượng lâm tặc và người dân. Tại hiện trường, miếng bánh mì, ngụm nước nhỏ, cùng nghị lực đã giúp tôi đủ sức nhanh chóng quan sát, tìm các góc máy tác nghiệp. Đêm tại nhà trọ, ai cũng mệt nhoài, nhưng các cán bộ kiểm lâm ngồi tính toán mức độ thiệt hại gỗ, còn tôi lặng lẽ chép tất cả ảnh chụp được trong ngày vào máy tính.
Vụ phá rừng khu vực sông Đồng Nai sau đó các cơ quan chức năng bước đầu khởi tố 11 nghi can, bắt được chủ mưu Lê Hồng Hà (biệt danh “Hà đen”) sau 42 ngày phát lệnh truy nã toàn quốc. Mức độ thiệt hại rừng bị khai thác nhiều năm lên đến hàng ngàn m3 gỗ, riêng thời gian chúng tôi khám nghiệm có hơn 300 m3 gỗ nhóm IV và III. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cần phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đã để xảy ra vụ phá rừng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đoàn tiếp tục điều tra vụ phá rừng giáp ranh tỉnh Đắk Nông nêu trên và vụ phá rừng với khoảng 100 người bao vây hành hung cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban, huyện Lâm Hà làm chết một cán bộ và bị thương 2 cán bộ khác, tôi lại cùng các kiểm lâm lặng lẽ lên đường xuống tỉnh Bình Thuận. Đây là đợt truy quét tại rừng huyện Di Linh - khu vực nhiều năm bị lâm tặc các tỉnh tàn sát khốc liệt. Chúng tôi hành quân gần 150 km bằng quyết tâm và nguyên tắc giữ bí mật tuyệt đối “năm không” như Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S từng chỉ đạo (không được biết về địa điểm, thời gian, thành viên đoàn, kế hoạch và chỉ huy). Bốn người hóa trang ngồi xe máy hộ tống, 12 người lên ô tô bít kín bạt. Trong ca bin, trưởng đoàn, Chi cục phó Kiểm lâm Võ Danh Tuyên (bây giờ là Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng) cải trang mặc thường phục cùng tôi ngồi che cho các trinh sát dẫn đường.
Ô tô ì ạch bò qua từng con sông và cánh rừng. Gặp lán thứ nhất, xe đi chậm thăm dò. Vắng lặng, không có bóng người. Không khí căng thẳng. Trưởng đoàn Tuyên quyết định: Tiếp tục tiến sâu theo đường mòn. Cây cối che chắn, quất vào ô tô, anh em vừa mở đường vừa cảnh giới. Bỗng có tiếng chó sủa inh ỏi, anh em nhanh chóng tập kích. Cả 4 đối tượng lâm tặc trần trục chưa hết ngỡ ngàng đã bị khống chế. Đoàn xét hỏi nhanh, lục soát tang vật khẩn trương, đồng thời cử người trinh sát.
Kết hợp các nguồn tin, chúng tôi biết phía trong có lán dựng bên mép “sông 7” (cách gọi của các đối tượng lâm tặc, nghĩa là từ bìa rừng vào có 20 con sông, chúng tôi đã đi qua 6 sông). Trưởng đoàn quyết định tạm trú, tổ chức nấu ăn và ém quân. Nhóm lo hậu cần, nhóm canh phòng tấn công giải cứu, tôi được chọn cùng nhóm tinh nhuệ tiếp tục hành quân do thám “sông 7”. “Gần đây có mùi khói!”, anh Thanh người đi đầu phát hiện. Chúng tôi rón rén dìu nhau qua sông và tản nhanh thành các mũi bao vây hiện trường. Không có người, chỉ những hộp, phách gỗ Hương và Gõ cất giấu trong bụi cây; giữa sân, lửa âm ỉ cháy… Nhóm phân công mai phục mỗi người một lùm cây, hơn một giờ để lắng nghe tiếng cưa vọng nhưng không có động tĩnh, tạm rút quân...
Tại lán, mọi sinh hoạt cá nhân và bữa ăn tối diễn ra chóng vánh. Đêm buông rất nhanh. Mỗi người tự thiết kế một nơi nằm vội. Mặc dù đốt lửa xua ác thú, bôi kem chống muỗi, vắt, nhưng ai cũng trằn trọc giữa đêm lạnh hoang vu. Cảm giác của tôi lúc này không khác gì hồi ở đảo chìm ngoài Trường Sa, cũng không có sóng điện thoại, nghĩa là chủ động độc lập tác chiến. Không gian rừng sâu căng thẳng, mọi hiểm nguy bất chợt có thể diễn ra…
2 giờ 15 phút, anh Tuyên bật dậy khỏi võng và lệnh: “Anh em chuẩn bị lên đường!”. Chỉ để lại 3 người bị cảm mạo ở lại canh phòng, 14 người cùng súng, gậy, đèn pin cầm tay hoặc đeo trên đầu lặng lẽ nối nhau đi. Khoảng hơn 100 mét, lệnh yêu cầu giữ bí mật cao nhất nên chỉ còn 3 chiếc đèn pin chúi xuống đất. Đêm mộng mị. Chốc chốc có người chao đảo vì va vào những tảng đá to giữa đường tối đen. Gần mép “sông 7”, lệnh truyền tai nhau: “Tắt đèn! Tắt đèn!”. Tất cả bám sát nhau, rón rén, lội qua sông.
Rất cần kỹ năng thì mới không bị ngã ngay giữa dòng nước xiết qua đá trơn. Vượt được qua sông, chúng tôi ập vào bao vây lán của lâm tặc và cùng cảnh giới. Đèn pin đồng loạt bật lên loang loáng. “Tất cả nằm im, chỉ bỏ 2 tay ra ngoài võng!”. Mấy tiếng quát trấn áp, các đối tượng lâm tặc bị khống chế ngay, không kịp trở tay vì bị bất ngờ đánh úp. Tang vật có 11 hộp và phách gỗ nhóm II, III cùng những chiếc xe máy độ lại. Đấu tranh nhanh, chúng tôi được thông tin có 2 lán nữa trong “sông 12”.
Yêu cầu các đối tượng dẫn đường, đoàn khẩn trương tiếp tục tiến công. Rất nhiều đoạn sông sâu, có nơi ngập hơn một mét nước. Chó lại sủa vọng núi rừng. Đoàn phải khẩn trương tắt rừng nhanh nhất có thể. Nhiều hộp và phách gỗ Bằng lăng, Căm xe (nhóm I và II) vứt ngổn ngang dọc đường. Im lặng, dò dẫm... Phát hiện được lán của đối tượng nằm trên dốc, tất cả lao lên, bao vây và áp sát. Cả 5 đối tượng toan chống cự nhưng không kịp vì đã bị khống chế và còng tay ngay. Đấu tranh khai thác nhanh, đoàn cử người theo đối tượng đi tìm cưa máy, xe máy, số còn lại dẫn 7 đối tượng về lại lán “sông 6” bằng cách còng chung hai đối tượng để tránh tẩu thoát hay chống đối. Người, vũ khí, tang vật vi phạm cùng bì bõm vượt suối sâu và đá lởm chởm. Về đến lán lúc 6 giờ 37 phút. Phờ phạc và mệt, nhưng chúng tôi đều vui vì án đã đánh thắng, cả 2 phía đều không một ai bị thương tích.
Dịp ra Hà Nội nhận giải thưởng Báo chí Quốc gia vào tháng 6/2017, tôi vinh dự được hai đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị là Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch MTTQ Việt Nam và Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao. Nhiều lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam khen ngợi. Anh Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội nắm tay tôi và nói: “Để có được tác phẩm phóng sự ảnh này, chú không chỉ yêu nghề, dấn thân mà thực sự đã phải ăn sương nằm đất...”. Đó là lời khích lệ rất lớn của anh, và tôi cũng tự nhắc mình: phía trước rừng đang vẫy gọi!  (Báo Lâm Đồng 19/8) đầu trang(
Sáng 18.8, Tổ công tác liên ngành gồm: Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1 tỉnh, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) và Đội Quản lý thị trường cơ động (Chi cục quản lý thị trường tỉnh) đã tổ chức kiểm tra và bắt giữ vụ vận chuyển lâm sản trái phép với số lượng 1,788m3 gỗ và 298kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem, nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, vào 8 giờ 30 phút sáng 18.8, tại km3+500 Quốc lộ 2 đường Hà Giang đi Hà Nội, thuộc địa bàn tổ1, thôn Cầu Mè, xã Phương Thiện (TP Hà Giang), Tổ công tác liên ngành đã tổ chức tạm dừng, kiểm tra phương tiện và phát hiện xe ô tô tải nhãn hiệu Huyndai mang biển kiểm soát 29C-15994 do lái xe Nguyễn Văn Đồng (sinh năm 1994, thường trú tại xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang) điều khiển, trên xe có chở nhiều gỗ nhóm IIA và một số lượng thực phẩm không rõ nguồn gốc, tổ công tác đã yêu cầu đưa phương tiện về trụ sở Chi cục Kiểm lâm tỉnh để điều tra làm rõ số hàng hóa trên xe.
Qua kiểm tra thực tế, Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR số 1 tỉnh, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh và Đội Quản lý thị trường cơ động - Chi cục quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện trên xe tải chở 1,788m 3 gỗ các loại bao gồm: Gỗ Ngọc Am, gỗ Bách Xanh và gỗ Pơ Mu; tất cả số gỗ trên đều nằm trong nhóm IIA. Qua kiểm tra, lái xe không xuất trình được bất cứ một loại giấy tờ nào liên quan.
Hiện nay, Tổ công tác liên ngành đã tiến hành lập biên bản sự việc và tạm giữ toàn bộ số lâm sản cùng với phương tiện vận chuyển để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. (Báo Hà Giang 19/8) đầu trang(
Nguyễn Văn Quang mạo danh cán bộ Viện KSND H.Kbang (Gia Lai) và ra giá 10, 20 triệu đồng để "chạy án" cho một số người.Ngày 17.8, TAND H.Kbang xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Văn Quang 26 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Quang (20 tuổi) biết Đinh Văn Quynh (28 tuổi, cùng trú xã Sơn Lang, H.Kbang) đang bị Công an H.Kbang tạm giữ để điều tra về hành vi khai thác lâm sản trái phép.
Ngày 25.3, Quang đã tìm đến gặp ông Đinh Văn Hgeng, cha ruột Quynh, giới thiệu mình là cán bộ Viện KSND H.Kbang và hứa “lo” cho Quynh thoát khỏi án phạt tù nếu gia đình đưa cho Quang 20 triệu đồng. Lo lắng cho con, ông Hgeng vay mượn tiền để đưa cho Quang.
Ngày 4.4, Quang đến nhà Đinh Văn Ngâm (28 tuổi, trú xã Sơn Lang), đang chờ ngày xét xử vì vi phạm pháp luật, ra giá 10 triệu đồng để "chạy" cho Ngâm thoát khỏi án tù. Nghi ngờ Quang lừa đảo nên Ngâm báo cho Công an xã Sơn Lang, sau đó Quang bị Công an H.Kbang bắt giữ.
Bị cáo Nguyễn Văn Quang từng có 2 tiền án về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và trộm cắp tài sản. (Đài Tiếng Nói TPHCM 17/8) đầu trang(
Như trong bài viết Nghệ An: Rừng phòng hộ ngập mặn ven biển bị xâm lấn nghiêm trọng đề cập, thời gian gần đây, nhiều diện tích rừng ngập mặn ở các xã ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã bị tàn phá nghiêm trọng.
Trước đây, nhờ có được nguồn vốn tài trợ từ các dự án phi Chính phủ của Nhật Bản và Đan Mạch, diện tích rừng ngập mặn ven sông, biển của huyện Quỳnh Lưu không ngừng tăng lên và phát triển tốt. Lúc cao điểm, toàn huyện có trên 500 ha rừng ngập mặn và rừng phi lao ven biển. Tuy nhiên, gần đây diện tích rừng ngập mặn đang có xu hướng giảm mạnh, đến nay chỉ còn còn trên dưới 300 ha. Thực tế, việc xâm lấn và chặt phá rừng ngập mặn diễn ra đã từ nhiều năm trước nhưng mức độ không lớn. Tuy nhiên, trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng ngày một lan rộng thì diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng.
Việc chặt phá liên hồi này trong suốt thời gian dài đã tác động rất lớn đến dòng chảy của nguồn nước, đồng thời gây nên sự mất ổn định trong môi trường sống của thảm thực vật xung quanh cũng như diện tích rừng còn sót lại.
Không những thế, tình trạng xâm lấn và tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu trở thành vấn đề gây nhức nhối trong dư luận suốt nhiều năm qua, khiến nhiều người dân bức xúc.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, bà con xã ven biển đã nhiều lần bày tỏ quan điểm và yêu cầu các hộ vi phạm phải nhanh chóng chấm dứt hành vi phá hoại nói trên. Tuy nhiên, tình trạng này đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm và hiệu quả.
Ông Trần Văn N. (SN 1948), trú tại xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Các loại cây sú, vẹt... được trồng bao đời nay tại đất rừng phòng hộ dọc sông Mơ, giúp bảo vệ đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lũ, thiên tai. Đồng thời, nó được xem như lá phổi xanh của địa phương. Tuy nhiên, giờ đây nó đang bị hủy hoại và tàn phá không thương tiếc”. Ông Đào Xuân Sơn - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Hiện phòng cũng đã nắm được thông tin này.
Trước thực trạng đất ven biển, cửa sông đang bị người dân lạm dụng, chuyển đổi sang mục đích khác, sắp tới phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra, xử lý và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời” “Việc xâm lấn đất rừng phòng hộ, người dân đã diễn ra từ lâu trong khi chính quyền địa phương chưa có phương án và báo cáo kịp thời với cấp trên và cơ quan chuyên môn nên hiện nay để xử lý sự việc này là rất khó khăn. Những năm gần đây do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên diện tích rừng phòng hộ đang giảm xuống, đặc biệt là các xã ven biển. Hiện, chúng tôi đang rà soát diện tích đất và rừng phòng hộ tại các xã nói trên để có biện pháp ngăn chặn và xử lý”, ông Dương Minh Ngọc, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳnh Lưu nói.
Trước thực trạng rừng phòng hộ đang bị xâm lấn nghiêm trọng, thiết nghĩ các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần vào cuộc và có biện pháp xử lý quyết liệt. (An Ninh Tiền Tệ và Truyền Thông 18/8) đầu trang(
Phim tài liệu Rừng xanh và sự sống do Trung tâm THVN tại TP Đà Nẵng thực hiện. Bộ phim phản ánh hiện trạng về sự suy kiệt tài nguyên rừng và nước ở khu vực Tây Nguyên.
Trong hơn 3 tháng ghi hình phim tài liệu Rừng xanh và sự sống, ê-kíp thực hiện đã phải di chuyển tới nhiều địa điểm của 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk và Đăk Nông. Thời gian tác nghiệp chủ yếu vào mùa khô với thời tiết nắng nóng gay gắt nên một cơn mưa hiếm hoi là khoảnh khắc đắt được ê-kíp ghi lại nơi mảnh đất khô cằn.
Rừng khộp, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk là một trong những địa điểm đoàn làm phim lựa chọn ghi hình. Đây là loại rừng chỉ có ở Tây Nguyên nhưng đang bị tàn phá nghiêm trọng, khiến hệ sinh thái biến đổi.
Để phản ánh một cách sinh động và đa chiều về hiện trạng thiên nhiên của Tây Nguyên hiện nay, ê-kíp thực hiện đã lựa chọn nhiều cách thể hiện khác nhau. Đạo diễn Nguyễn Hồng Phong, Trung tâm THVN tại TP Đà Nẵng, chia sẻ: "Trong 5 tập phim, chúng tôi sử dụng nhiều thủ pháp, trong đó sử dụng nhiều nhất là cách làm phim trực tiếp để câu chuyện diễn ra tự nhiên, nhân vật tự bộc lộ cuộc sống của họ".
"Chúng tôi không dùng những kỹ xảo về âm thanh và hình ảnh, ưu tiên sử dụng những hình ảnh chân thực nhất, những chi tiết gần gũi nhất, những âm thanh thật nhất trong cuộc sống của các nhân vật để người xem có thể cảm nhận được sự khốc liệt của Tây Nguyên hiện nay" - quay phim Xuân Quang chia sẻ thêm.
Với cách thể hiện chú trọng yếu tố trực tiếp, 5 tập phim tài liệu Rừng xanh và sự sống sẽ mang đến cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng suy kiệt tài nguyên của vùng đất Tây Nguyên, qua đó ê-kíp sản xuất muốn gửi tới khán giả thông điệp: "Hãy nhanh chóng dựng lại mái nhà của Tây Nguyên vì đó là nóc nhà của chúng ta". (VTV 18/8) đầu trang(
Chỉ vì hy vọng vào một đợt đền bù sự cố môi trường biển tiếp theo đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, hơn chục hộ dân ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã ồ ạt phá khu rừng ngập mặn vốn bao đời che chắn lụt bão cho địa phương này, để nuôi tôm.
Theo phản ánh của người dân địa phương, khu rừng ngập mặn, đa số là cây bần, dọc theo bãi bồi của sông Kiến Giang, có tác dụng che chắn bão lũ cho 2 thôn Quảng Xá và Hòa Bình. Tuy nhiên, hơn 1 tháng qua, không biết tin đồn từ đâu ra “có hồ nuôi tôm là có đền bù”, hơn chục hộ dân địa phương đã thuê phương tiện, máy móc về đào ao nuôi tôm, tàn phá khu rừng ngập mặn không thương tiếc.
Ông Nguyễn Văn Được có nhà gần bãi bồi cho biết: “Nhà tui gần đê quốc gia của sông Kiến Giang, rừng bần này đã có từ bao đời nay, che chắn cho dân làng vào mùa mưa lũ, các thế hệ của làng thay nhau gìn giữ và trồng mới. Tui đây trồng bần từ lúc còn trẻ cho đến nay 80 tuổi vẫn tiếp tục trồng bần. Cách đây 10 năm, cũng có đợt phá rừng bần để nuôi tôm, tui và dân làng đứng lên phản đối, bị họ đe dọa, thậm chí còn ném mìn vào ao cá của nhà tui để dằn mặt. Sau đó, xã ra tay, rừng bần được giữ lại cho đến nay”.
Bà Nguyễn Thị Dọc bức xúc nói: “Công lao hàng trăm năm mới có rừng bần ngập mặn xanh tốt bảo vệ làng, rứa mà họ bất chấp tất cả. Mất rừng bần là làng trôi khi mưa lũ thôi. Lũ từ sông Long Đại đổ về nhập vào sông Kiến Giang chảy như thác, không có rừng bần ni thì không còn chi để bảo vệ làng xóm”.
Người dân ở đây cho biết, họ đã nhiều lần báo lên xã nhưng lãnh đạo xã làm ngơ. Phản đối mạnh quá, thì lãnh đạo xã nói, họ lỡ làm rồi, cấm không được. Trong lúc đó, nhiều hộ gia đình thuê máy móc về đào ngày, đào đêm. Rừng bần bao đời xanh tốt nay bị bật gốc nằm chỏng chơ, hoặc héo úa, chết khô vì bị đào hết rễ.
heo ông Nguyễn Đại Thọ, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh, có 12 hộ đào ao hồ trong rừng ngập mặn, với diện tích 34 ha. Những hộ dân này trước đây được huyện cấp đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn 20 năm. Có hộ kiến thiết ao hồ thô sơ để nuôi, có hộ không nuôi để đất hoang.
Đến nay đa số các hộ này đã hết hạn sử dụng đất nuôi trồng từ năm 2014 – 2015. Về nguyên tắc, các hộ dân này phải làm lại thủ tục để gia hạn hoặc cấp mới, nhưng họ đã tự ý đào ao hồ trong rừng bần ngập mặn là sai trái. Chính quyền xã đã đình chỉ hoạt động đào ao trái phép, yêu cầu trồng bần thay thế trả lại nguyên trạng.
Ông Dương Quang Huỳnh, một trong 12 hộ đào ao trong rừng ngập mặn trần tình: “Nhà nước quy định thế nào thì phải thực hiện như vậy thôi. Tui được giao từ năm 1995, đến nay hết hạn rồi, vì làm hồ thua lỗ tui đi làm ăn xa, mới trở lại nuôi cá 3 năm nay. Còn nhiều hộ họ nhận đất xong bỏ hoang bao nhiêu năm, chừ nghe nói có đền bù ảnh hưởng Formosa mới ra cơ sự này”.
Trước tin đồn cứ có ao nuôi là có Formosa đền bù, ông Nguyễn Đại Thọ, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) khẳng định, không có chuyện tiếp tục đền bù, vì địa phương đã hoàn thành việc đền bù sự cố môi trường biển cho các hộ dân bị thiệt hại. Nói về trách nhiệm rừng ngập mặn bị phá, ông Thọ nói: “Về trách nhiệm, tôi nhận ra mình đã sai, khi nắm bắt tình hình muộn, xử lí không triệt để làm dư luận bức xúc”. (Tiền Phong 19/8) đầu trang(
Theo Tổng cục Hải quan, cán bộ vi phạm là ông Phạm Minh Hoàng, hiện công tác tại Phòng Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm, được giao nhiệm vụ làm thủ kho hàng tạm giữ. Trong quá trình làm việc, ông này đã thực hiện hành vi tự ý phá niêm phong lô hàng tạm giữ và tráo đổi, bán tang vật là ngà voi và sản phẩm từ ngà voi đang lưu trữ quản tại kho hàng tạm giữ của Cục Hải quan TP Hà Nội.
Ngay sau khi vụ việc bị phát hiện, Cục Hải quan Hà Nội đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Phạm Minh Hoàng (Quyết định số 1125/QĐ-HQHN ngày 28/7/2017) và báo cáo về Tổng cục Hải quan.
Ngày 4/8/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Phạm Minh Hoàng về hành vi “Tham ô tài sản” (Công văn số 1610/ANĐT-Đ3 ngày 04/8/2017).
Tổng cục Hải quan cho biết, quan điểm của cơ quan này  là xử lý nghiêm đúng theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở báo cáo của Cục Hải quan Hà Nội và các căn cứ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5256/TCHQ-TCCB ngày 08/8/2017 yêu cầu Cục Hải quan Hà Nội tạm đình chỉ công tác đối với ông Phạm Minh Hoàng theo thời hạn tạm giam của Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu Trưởng phòng và Phó trưởng phòng Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm kiểm điểm, xác định trách nhiệm và đơn vị xem xét xử lý trách nhiệm khi để vụ việc, công chức vi phạm thuộc đơn vị, lĩnh vực do mình quản lý, phụ trách theo quy định.
Đồng thời, sẽ kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các quy định và việc thực hiện các quy định liên quan đến việc quản lý kho hàng tạm giữ tang vật vi phạm của Cục Hải quan Hà Nội trong thời gian vừa quan để phát hiện những sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng, chủ động tự hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung bảo đảm chặt chẽ và tổ chức chấn chỉnh, khắc phục, rút kinh nghiệm, không để vụ việc tương tự xảy ra; tiếp tục phối hợp với CATP Hà Nội điều tra, xác minh đối tượng có liên quan và thu hồi tang vật, khắc phục hậu quả.
Bên cạnh đó, ngay sau khi vụ việc tại Cục Hải quan Hà Nội xảy ra, Tổng cục Hải quan cũng đã có công văn yêu cầu các đơn vị trong ngành Hải quan tăng cường hơn nữa công tác rà soát, kiểm tra, kiểm kê các mặt hàng tang vật vi phạm. (An Ninh Thủ Đô 17/8) đầu trang(
Sáng 15/8, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) đã phát hiện và bắt giữ vụ vận chuyển trái phép 7 khối gỗ hình hộp chò vảy và sến. Khoảng 2h30', Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) làm nhiệm vụ tại Km 102+200, Quốc lộ 279, thuộc địa phận huyện Văn Bàn, phát hiện xe ô tô 16 chỗ, nhãn hiệu Toyota Hiace, BKS 29K – 5445 có dấu hiệu khả nghi nên đã tiếp cận và yêu cầu kiểm tra.
Qua kiểm tra phát hiện toàn bộ hàng ghế chở khách phía sau bị tháo để chở 7 khối gỗ hình hộp, có chiều dài khoảng 3m. Chủ phương tiện là Phạm Duy Đồng (sinh năm 1984, trú tại xã Khánh Yên Hạ, Văn Bàn) không xuất trình được giấy tờ chứng minh hợp pháp của lô gỗ trên. Đơn vị đã áp giải toàn bộ phương tiện, tang vật về trụ sở để điều tra.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng bước đầu khai nhận, số gỗ trên là chò vảy và sến, mua của một số người dân trên địa bàn huyện với giá 3,2 triệu đồng, nhằm mục đích dựng nhà ở và đang trên đường vận chuyển về nhà.
Hiện, vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ. (Báo Lào Cai 15/8) đầu trang(
Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai ngày 17/8 đã báo cáo việc kiểm tra, xử lý việc khai thác 2 cây gỗ trâm tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Theo kết quả xác minh của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai và các đơn vị liên quan, tại làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp có 2 cây gỗ trâm đã đào cả gốc, rễ có đường kính mỗi cây khoảng 1m, phần cành, ngọn đã được cắt tỉa. Vị trí gốc đào nằm trong thửa đất đã được UBND huyện Mang Yang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Vôch (ngụ làng Dơ Nâu) nên hộ ông Vôch được quyền sở hữu 2 cây trâm này.
Tuy vậy, việc ông Kiều Minh Phụng (trú xã Xuân Sơn, huyện Sơn Tây, TP Hà Nội) chưa làm thủ tục đề nghị UBND xã Kon Thụp xác nhận vận chuyển cây trâm mà đã bốc xếp lên xe là vi phạm “Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ” ban hành kèm theo Quyết định 39/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, ông Kiều Minh Phụng sẽ bị xử phạt hành chính. Sau đó, chủ lâm sản là ông Vôch được xác lập hồ sơ vận chuyển 2 cây trâm theo đúng luật định. (Người Lao Động 18/8) đầu trang(
Các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã TXCT huyện Núi Thành và Đại Lộc. Cử tri huyện Núi Thành phản ánh chế độ cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, kiêm nhiệm ở thôn, tổ đoàn kết còn thấp; việc bồi thường thiệt hại do thi công đường cao tốc kéo dài. Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm thực hiện bồi thường thỏa đáng cho các hộ dân bị thiệt hại do thi công xây dựng công trình Chi đội kiểm ngư tại xã Tam Giang; xem xét lại chất lượng nâng cấp Quốc lộ 1 do BOT thực hiện; tiếp tục quan tâm chế độ đối với người có công...
Tại huyện Đại Lộc, cử tri phản ánh việc làm thủy điện ồ ạt gây mất đất rừng, ảnh hưởng đến môi trường sống; xây dựng NTM còn nhiều bất cập; tình trạng sạt lở bờ sông Vu Gia tại thôn Ấp Bắc ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất của người dân; mất an toàn vệ sinh thực phẩm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa trong sản xuất. Nhiều cử tri kiến nghị đẩy nhanh xây dựng các tuyến đường bê tông nông thôn, nội đồng, kênh mương để phục vụ việc đi lại và sản xuất của người dân. (Đại Biểu Nhân Dân 19/8) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày 18/8/2017 tại Đà Nẵng, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm quản lý theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp cho 20 tỉnh khu vực miền Trung.
Đây là dự án phát triển hệ thống Thông tin Quản lý ngành lâm nghiệp (FORMIS) do chính phủ Phần Lan tài trợ, được các chuyên gia của hai nước nghiên cứu liên tục từ năm 2013 đến nay.
Mục tiêu của dự án này nhằm giúp cơ quan quản lý rừng lưu trữ dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp; theo dõi chi tiết những biến động của rừng, đất lâm nghiệp; cung cấp dữ liệu kiểm kê rừng, cung cấp thông tin cập nhật về tài nguyên rừng cùng với các diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên toàn quốc.
Lực lượng kiểm lâm, cán bộ phụ trách lâm nghiệp các cấp chịu trách nhiệm cập nhật các dữ liệu vào hệ thống thông qua các thông tin diễn biến rừng tại địa bàn.
Thời điểm này, Tổng cục Lâm nghiệp đã cơ bản tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu hiện trạng rừng, đất rừng trên toàn quốc, thay thế hoàn toàn việc quản lý, lưu trữ theo hồ sơ giấy như trước đây.
Như vậy, tính đến nay, đã có 60 tỉnh, thành phố trên toàn quốc được triển khai phần mềm quản lý theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hiện đại, giúp cho việc quản lý và khai thác dữ liệu tài nguyên rừng, giám sát mọi diễn biến của rừng và đất lâm nghiệp hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình này sẽ giúp cho ngành lâm nghiệp từ trung ương đến địa phương quản lý rừng linh hoạt, hiệu quả. Giúp các chủ rừng, các doanh nghiệp chế biến gỗ, người làm nghề rừng theo dõi chi tiết từng lô rừng, chất lượng và diễn biến rừng, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Dự kiến, đầu năm 2018, Bộ NN&PTNT sẽ chính thức ban hành quy định sử dụng phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp thống nhất trên toàn quốc. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 18/8) đầu trang(
Xã Tân Thắng là địa phương duy nhất của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) trồng cây sở. Hiện nay, hạt sở của địa phương này đã có mặt tận thị trường Đài Loan, Trung Quốc.
Gia đình ông Phan Dinh ở xóm 26/3, xã Tân Thắng có 6,7 ha trồng sở. Ông Dinh cho biết: Sở là loại cây sống lâu năm, có tuổi thọ lên đến 70 tuổi, rất dễ trồng, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết. Mỗi năm chỉ cần bón một lần phân NPK và phát 2 đợt cỏ. Nếu chăm sóc tốt, sản lượng đạt đến 2 tấn/ ha.
Sau khi thu hoạch, các thương lái ở huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Thanh Hóa đến thu mua với giá dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/ kg. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, hạt sở được người dân thu mua, vận chuyển đi buôn bán ở các nước Trung Quốc, Đài Loan nên giá tăng lên 25.0000 đồng/ kg; sau khi trừ tất cả các khoản chi phí từ phân bón, công lao động, gia đình ông thu lãi 200 triệu đồng mỗi năm.
Toàn xã Tân Thắng hiện có 30 ha cây sở được trồng theo dự án trên đất lâm nghiệp, còn một số diện tích là của công nhân viên Công ty Lâm trường Quỳnh Lưu, sau khi giải thể đã bán lại cho các hộ gia đình. Đây là loại cây chỉ cần một lần trồng, thu hoạch quả đều đặn trong hàng chục năm nên đem lại giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, cây sở còn có tác dụng giữ ẩm cho đất, bảo vệ môi trường, nguồn nước và còn phòng hộ rất tốt. Do vậy, để giữ vững rừng sở hiện nay đối với những cây cho năng suất thấp các hộ trồng tiến hành đốn ngang và chăm sóc cho cây lên mầm, sau 3 năm sau lại tiếp tục ra quả. Hàng năm vào tháng 11, 12 dương lịch quả sở chín, rụng xuống đất và tự nứt hạt thì các gia đình thuê nhân công lao động, đặc biệt là tạo điều kiện cho các trường học đi nhặt hạt giúp họ gây quỹ hoạt động.
Theo nhân dân địa phương, quả sở chưa bao giờ tồn đọng, thu hoạch đến đâu được thương lái mua ngay tại chỗ về để ép dầu ăn, còn bã sở thì dùng làm xà phòng. Hiện nay, sở vươn ra thị trường nước ngoài nên giá cả rất cao, đỉnh điểm lên đến 28.000 đồng/kg. Mỗi năm, địa phương bán ra khoảng 60 tấn hạt sở, trị giá 1,5 tỷ đồng; trồng sở có hiệu quả kinh tế nên một số hộ dân đã chủ động ươm hạt để mở rộng diện tích.
Theo ông Phan Tiến Dũng - Chủ tịch UBND xã Tân Thắng: Cây sở cho thu nhập khá đối với một số hộ dân ở địa phương. Chính vì vậy, xã tiếp tục động viên bà con tăng cường công tác chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời tìm hiểu và đưa giống sở cho hạt to, quả nhiều, sản lượng và chất lượng cao về địa bàn để mở rộng thêm diện tích.
Hiện cây sở đang được các hộ dân ở xã Tân Thắng chú trọng đến công tác chăm sóc, bảo vệ bởi không những giúp người dân xóa đói, giảm nghèo mà theo họ còn có một số tác dụng như rễ cây dùng để trị đau dạ dày, bong gân; rễ và vỏ kết hợp dùng trị sái chân… nên rất tiện dụng khi cần thiết. (Báo Nghệ An 18/8) đầu trang(
Ngày 18/8, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra các cuộc họp chính chức trong khuôn khổ Hội nghị Quan chức cao cấp APEC 2017 (SOM3). Trong đó, đáng chú ý là hội thảo thực tiễn hải quan trong công tác xác định gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp…
Tại hội thảo các đại biểu cho rằng, nhiều quốc gia khu vực APEC đã nỗ lực chống lại việc khai thác gỗ trái phép và buôn bán lâm sản, nhưng việc buôn lậu và vận chuyển trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là gỗ khai thác từ rừng tự nhiên vẫn gia tăng, diễn biến phức tạp.
Thống kê cho thấy, buôn bán gỗ bất hợp pháp có thể chiếm từ 10 đến 30% lượng gỗ thương mại toàn cầu, với giá trị 100 - 300 tỷ USD hàng năm.
Tại hội thảo, Hải quan Việt Nam cũng đã có tham luận chia sẻ những nỗ lực và thách thức đối với cơ quan chức năng, trong đó có hải quan trong việc chống buôn lậu, ngăn chặn vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ bất hợp pháp.
Theo đó, Hải quan Việt Nam đã tăng cường quản lý hồ sơ gỗ của nhà nhập khẩu, thu thập thông tin về doanh nghiệp vi phạm thương mại gỗ để cập nhật hệ thống quản lý rủi ro hải quan; phân loại doanh nghiệp và cá nhân có nguy cơ cao trong xuất khẩu gỗ để có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Đồng thời, cơ quan hải quan cũng rất coi trọng hợp tác quốc tế nhằm trao đổi thông tin chuyên ngành và thông tin tình báo hải quan, phục vụ công tác điều tra, chống buôn lậu gỗ và động vật hoang dã…
Tuy nhiên thách thức với cơ quan hải quan là việc thiếu các công nghệ tiên tiến và công cụ hữu hiệu để phân biệt các loại gỗ; thiếu nguồn thông tin có uy tín và thiếu các biện pháp hợp tác quốc tế trong chống buôn lậu gỗ trên toàn cầu và trong APEC. Đến nay, cơ quan hải quan chủ yếu kiểm tra các loại gỗ và sản phẩm gỗ bằng quan sát, do đó khó không thể phân biệt được các loại gỗ khác nhau, để có thể ngăn chặn, xử lý đến cùng các vụ việc buôn lậu, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ trái phép...(Thời Báo Tài Chính VN 18/8) đầu trang(
Ngành công nghiệp chế  biến gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thay đổi tích cực trong những năm qua, sản lượng và chất lượng sản phẩm tăng cao, được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại từ hội nhập, ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực… Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm gỗ xuất khẩu là vấn đề đang đặt ra. Cơ hội và thách thức của ngành chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu hiện nay
Ngành chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng cao, trung bình hàng năm đạt từ 6-7 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 3/2017 đạt mức cao kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước, đạt trên 713 triệu USD, tăng tới 57% so với tháng trước đó và tăng 22,31% với tháng 3/2016.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt trên 518 triệu USD, tăng 66,4% so với tháng 02/2016 và tăng 22% so với cùng kỳ năm 2016. Tính chung quý I/2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 1,78 tỷ USD, tăng tới 17,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 1,29 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 72,64% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước…
Với xu hướng này, xuất khẩu gỗ năm 2017 của Việt Nam dự kiến có thể đạt tới 8 tỷ USD, tăng hơn so với cả mục tiêu đề ra là 7,5 tỷ USD. Đây là một dấu mốc quan trọng góp phần giúp ngành chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD gỗ trước năm 2020.
Hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng nhanh là do thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia cạnh tranh, phát triển lành mạnh. Hơn nữa, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 đã tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển.
Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng giá trị xuất khẩu, khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển, trong đó có ngành công nghiệp chế biến gỗ. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm góp phần tạo nguồn thu nhập cho đất nước nói chung và tạo công ăn việc làm cho người dân nói riêng.
Cùng với sự phát triển của nên kinh tế đất nước, thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007), ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã đạt được những thành tựu to lớn cả về số lượng, chất lượng doanh nghiệp chế biến, về kim ngạch xuất khẩu và về  thị  trường tiêu thụ  sản phẩm...
Các sản phẩm gỗ chế biến ngày càng trở nên đa dạng hơn, có mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ chỗ chỉ tập trung để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay các sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam đã có mặt ổn định ở trên 120-150 nước và vùng lãnh thổ  trên toàn thế giới với nhiều doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang các thị trường dành cho người tiêu dùng. Ngay cả các thị trường khó tính nhất, đòi hỏi chất lượng cao như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… hiện cũng chiếm tỷ trọng hơn 50% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam.
Thống kê cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2017, Hoa Kỳ liên tục duy trì là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2017, đạt trên 691 triệu USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hầu hết các thị trường chủ lực khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Australia đều tăng so với cùng kỳ năm 2016…
Nhu cầu của thị trường thế giới về gỗ và sản phẩm gỗ có giá trị cao cũng là một nhân tố quan trọng để nâng cao giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Theo số liệu sơ bộ của Trung tâm Nghiên cứu các ngành công nghiệp (CSIL), giá trị tiêu thụ đồ gỗ toàn cầu hiện nay hơn 460 tỷ USD/năm và Việt Nam chỉ chiếm 1,65% trong số này, có nghĩa là có khoảng trống đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng thị phần của mình.
Nghiên cứu thị trường cho thấy, Trung Quốc tuy là nhà cung cấp các sản phẩm gỗ lớn nhất trên thế giới, chiếm 37% tổng lượng tiêu thụ của thế giới nhưng thời gian gần đây Chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm 9% tổng lượng gỗ khai thác, tương đương 40 triệu m3 gỗ. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thêm vào đó, một loạt các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang tiến hành ký kết cũng sẽ tạo cơ hội xuất khẩu lớn hơn cho các doanh nghiệp trong nước. Việc Việt Nam - Hàn Quốc ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam đã giúp cho doanh thu gỗ nước ta tăng 16,6% và xuất khẩu gỗ sang nước này đạt 143,84 triệu USD. Theo Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc, nếu loại bỏ nguyên liệu thô không rõ nguồn gốc xuất khẩu trong các sản phẩm xuất khẩu, thì ngành gỗ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng và phát triển thị trường tại Hàn Quốc.
Liên minh châu Âu (EU) cũng là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam, đạt hơn 740 triệu USD trong năm 2016. Trong năm 2017, triển vọng phát triển ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ tại thị trường EU được dự báo tăng trưởng khả quan hơn nhờ tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2018 và Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) vừa được Việt Nam và EU ký tắt vào tháng 5/2017.
EVFTA và VPA/FLEGT chính là nền tảng để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị trao đổi thương mại đối với các mặt hàng chủ lực, trong đó có gỗ và các sản phẩm gỗ. Theo đó, thuế nhập khẩu ván ép và các sản phẩm tương tự sẽ loại bỏ thuế quan trong 3 - 5 năm; sản phẩm nội ngoại thất, mức thuế từ 2,7 - 5,7% hiện nay cũng sẽ được xóa bỏ ngay khi EVFTA có hiệu lực.
Việc các nhà nhập khẩu lớn của thế giới chuyển hướng chiến lược đa dạng hoá thị trường nhập khẩu đồ gỗ, thay vì chỉ phụ thuộc vào một số thị trường quen thuộc trước đây cũng đang mở ra những cơ hội và tiềm năng phát triển rất lớn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Theo dự báo, Việt Nam có cơ hội lớn để mở rộng thị trường gỗ và các sản phẩm gỗ trên thế giới. Nếu có giải pháp đúng và chính sách hỗ trợ hiệu quả thì các doanh nghiệp có thể xuất khẩu đạt từ 15 đến 20 tỷ USD trong 10 năm tới.
Bên cạnh những lợi thế và thuận lợi, ngành chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiềm năng tuy lớn nhưng sức ép cạnh tranh đang ngày càng gia tăng, đặc biệt từ phía Trung Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia…
Vì chất lượng và mẫu mã sản phẩm đồ gỗ Việt Nam còn hạn chế, chưa thật phong phú, đa dạng, do vậy còn thiếu sức cạnh tranh. Nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ, lâm sản mặc dù phát triển nhanh nhưng không bền vững. Tăng trưởng của ngành này chủ yếu dựa vào xuất khẩu nhưng phần lớn lại chỉ là gia công, phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài.
Hiện nay, chỉ một số ít doanh nghiệp có thể chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng. Còn lại hầu hết các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, siêu nhỏ như hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề… thường có công nghệ thiết bị lạc hậu, khả năng quản lý hạn chế, thiếu chiến lược kinh doanh… nên sản phẩm làm ra có giá thành cao làm giảm năng lực canh tranh.
Thách thức nữa mà các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam sẽ phải đương đầu trong thời gian tới, đó là phải ổn định nguồn nguyên liệu gỗ. Phần lớn nguyên liệu gỗ để chế biến phải nhập khẩu do Chính phủ cho phép khai thác rừng tự nhiên còn rất hạn chế. Thống kê sản lượng nguồn gỗ rừng trồng trong nước khai thác hằng năm hiện khoảng 20 triệu m3, trong đó có khoảng 80% nguồn gỗ này là gỗ có đường kính nhỏ được sử dụng làm nguyên liệu. Phần còn lại 20% được sử dụng sản xuất các sản phẩm đồ gỗ chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Để có được nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp ổn định, bắt buộc phải triển khai đẩy mạnh các mô hình liên kết trồng rừng giữa các công ty chế biến gỗ xuất khẩu và các hộ trồng rừng. Thời gian qua, mô hình này mặc dù đã được hình thành và đã có bước phát triển đáng kể, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cũng như mang lại hiệu quả cao. Các mô hình liên kết trồng rừng giữa các công ty và hộ trồng rừng vẫn còn mang tính chất tự phát, được hình thành chủ yếu do nhu cầu kết nối của công ty và hộ trồng rừng.
Vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ và các trách nhiệm xã hội hiện nay cũng đang gây nên những vướng mắc lớn cho doanh nghiệp. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam chỉ tập trung vào việc sản xuất tại xưởng mà chưa chú ý đến quy trình quản lý cũng như kiểm soát nguồn gốc, tính hợp pháp của nguyên liệu cũng như các yếu tố về đời sống của người lao động. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay còn thấp, tính hợp tác và liên kết lỏng lẻo.
Thị trường trong nước thiếu kênh phân phối, đang bị mất dần thị trường ở một số địa bàn quan trọng. Thực tế cho thấy, khi hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là đối với thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều áp lực trong việc thực hiện các quy định về chứng minh nguồn gốc xuất xứ gỗ cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, sự thân thiện với môi trường. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nước ta chưa biết phải đến cơ quan, tổ chức nào để xin cấp các chứng nhận về nguồn gốc gỗ hay những tiêu chuẩn nào có thể đáp ứng được tiêu chí về môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động.
Sự thay đổi trong lựa chọn sản phẩm đồ gỗ chế biến của người tiêu dùng châu Âu cũng đặt ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam. Dự báo thời gian tới, người tiêu dùng EU có thể có xu hướng chuyển qua sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, nhưng lại không sẵn sàng chi trả nhiều tiền.
Điều này khiến doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ mà còn chịu sức ép từ các khu vực sản xuất đồ gỗ mới nổi như: Đông Âu, châu Phi... trong việc ứng dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng.
Mặc dù có những biến động về thị trường, song theo đánh giá chung, trong hơn 10 năm trở lại đây, ngành đồ gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn nhất Đông Nam Á và đồ gỗ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tuy nhiên, để ngành chế biến gỗ, lâm sản Việt Nam có thể mở rộng thị phần xuất khẩu hơn nữa, Nhà nước cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu, thực hiện chế độ khen thưởng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả, chấp hành tốt pháp luật hải quan; Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp cận được với công nghệ hiện đại; Nghiên cứu, đánh giá xu hướng thị trường, tìm kiếm đối tác theo hướng hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ, diễn đàn thương mại gỗ quốc tế và trong nước. Nghĩa là, bên cạnh việc nghiên cứu mở rộng thị trường, cần duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp), thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng.
Quan trọng hơn, muốn nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm gỗ, Việt Nam cần phải đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. Theo đó, Nhà nước cần có chính sách đặc biệt để các doanh nghiệp có thể nhận đất trồng rừng, nếu như các địa phương làm tốt chính sách này thì đây sẽ là một trong những biện pháp để khắc phục khó khăn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đào tạo công nhân lành nghề vì hiện nay chúng ta chỉ có 3 đến 4 trường đào tạo công nhân mỗi năm cho ra trường vài trăm công nhân, không đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp; Đẩy mạnh hơn nữa chính sách giáo dục nghiêng về thực tế, đầu tư thêm máy móc trong trường học để sinh viên có cơ hội tiếp xúc với máy móc, họ sẽ có tay nghề vững hơn khi ra trường mà không bỡ ngỡ với những loại máy móc chuyên dùng ở các doanh nghiệp.
Cùng với việc trồng mới các loại cây lấy gỗ cho năng suất cao, các doanh nghiệp cần tập trung phát triển công nghệ sản xuất gỗ, nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, nhất là các sản phẩm xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng giá trị lâm sản sử dụng nguồn nguyên liệu được gây trồng trong nước, phát triển hài hòa cả sản xuất đồ gỗ ngoại thất, nội thất, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô, bao gồm cả dăm gỗ; Nâng cao việc quy hoạch sản phẩm theo vùng, tiểu vùng gắn với quy hoạch trồng rừng nguyên liệu để bảo đảm hiệu quả đầu tư chung.
Bên cạnh việc xây dựng đồng bộ các chính sách phù hợp của Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cũng cần chủ động đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nguồn nhân lực cao, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và xúc tiến thương mại; Thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu thị trường, thường xuyên cập nhật, chia sẻ thông tin giá cả, chính sách thị trường, các hàng rào kỹ thuật trên cơ sở dữ liệu sử dụng và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường; Tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới, trong đó ưu tiên vào thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, tăng cường năng lực cạnh tranh, chú trọng nâng cao chất lượng hơn là hạ giá thành sản phẩm, tăng cường liên kết giữa nhà sản xuất và phân phối; Tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua mạnh và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế và kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm EU, Mỹ, Nhật Bản và Nga.
Hơn nữa, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng cần nâng cao năng lực quản trị chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm với mẫu mã và kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu; Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đặt hàng của các đối tác nước ngoài về chủng loại và chất lượng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật; Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất, thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng từ các công đoạn trong quá trình sản xuất đến thành phẩm cuối cùng, nâng cao trình độ chuyên môn hoá và ý thức trách nhiệm của lao động trong từng khâu sản xuất… (Tạp Chí Tài Chính 19/8) đầu trang(
Đáng chú ý, nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Nga tăng đột biến, tuy kim ngạch chỉ đạt 7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 2 lần...
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 7 giảm so với tháng 6, giảm 7% tương ứng với 174,2 triệu USD – đây là tháng suy giảm thứ hai liên tiếp – tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2017, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong số quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm thì Trung Quốc là thị trường chủ lực, chiếm 16,8% tổng kim ngạch, đạt 208,4 triệu USD, tăng 44,17%. Thị trường lớn đứng thứ hai sau Trung Quốc là Campuchia, đạt 160,6 triệu USD, tăng 64,44%, kế đến là thị trường Hoa Kỳ, đạt 144,2 triệu USD, twang 15,37% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ một số thị trường khác nữa như: Nga, Thái Lan, Malaysia, New Zealand, Pháp, Lào… Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, chiếm 78,2% và ngược lại thị trường với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 21,7%.
Đáng chú ý, nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Nga tăng đột biến, tuy kim ngạch chỉ đạt 7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 2 lần (tức tăng 101,38%). Ngoài ra, nhập khẩu từ một số thị trường khác cũng có tốc độ tăng trưởng khá như: Canada tăng 86,11%, Achentina tăng 46,52%... Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ thị trường Lào lại suy giảm mạnh, giảm 81,87% tương ứng 81,87%. (Vinanet 18/8) đầu trang(
Chỉ một trận mưa đầu mùa do dải áp thấp kéo mây ngang qua mà tại Sơn La và Yên Bái đều có lũ ống lũ quét, không chỉ gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng mà còn cướp đi hơn 30 sinh mạng ở nhiều địa phương, chỉ trong vòng 2 - 3 ngày.
Có gia đình, chỉ sau một đêm mưa, sáng ra cả vợ hoặc chồng cùng những đứa trẻ bỗng chốc biến mất trong dòng nước lũ hung dữ. Ngay cả tảng đá to hàng tấn cũng bị lũ cuốn bay. Có nạn nhân ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường La (Sơn La) sau nửa tháng vẫn chưa tìm được xác.  Thiệt hại từ sức tàn phá của mưa lũ ngày càng ghê gớm. Lâu nay chúng ta thường đổ lỗi cho ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng sau cơn lũ, hình ảnh cả vùng lòng hồ thủy điện ở Mù Cang Chải tràn ngập củi gỗ trôi về đã tố cáo một sự thật là rừng đang bị hủy hoại quá nhiều.  Mặc dù theo báo cáo của Bộ NN-PTNT từ kết quả dự án tổng điều tra diện tích rừng cả nước thì hiện còn hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 4,1 triệu ha rừng trồng, nhưng đi một vòng từ Nam chí Bắc, sự thật không thể phủ nhận là rừng đã dần lùi xa, đất trống đồi trọc quá nhiều. Những loại rừng nghèo, tán lưa thưa không đủ sức bảo vệ đất và ngăn lũ. Tây Nguyên là nơi có nhiều rừng già còn sót lại của đất nước nhưng nhiều năm nay là tâm điểm của khai thác gỗ lậu, lâm tặc chống người thi hành công vụ, phá rừng để trồng cà phê, cao su…
Rừng mất, đất dốc, lũ về càng nhanh, càng trở nên hung dữ. Càng ngày, hậu quả của việc phá rừng càng thể hiện rõ rệt hơn. Tình trạng nóng bỏng tới mức năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã lệnh phải đóng cửa rừng Tây Nguyên.
Từ yêu cầu cấp thiết phải đóng cửa rừng Tây Nguyên, đến tháng 1-2017, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 13-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó có lệnh chỉ đạo đóng cửa rừng tự nhiên (dừng khai thác gỗ) trên phạm vi toàn quốc.
Điều này thể hiện sự cấp bách về việc phải bảo vệ môi trường sinh thái phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, yêu cầu hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc. Đầu tháng 8-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 71/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, các cơ quan soạn thảo cũng đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, dự kiến trình ra Quốc hội vào cuối năm 2017, trong đó có đưa vào luật quy định về “đóng cửa rừng”.
Sau khi có chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên trên cả nước, nhiều doanh nghiệp như ngồi trên lửa. Tại hội thảo đề xuất các đóng góp nội dung cho dự thảo luật vừa được Trung tâm Con người và thiên nhiên (PanNature) tổ chức ở Hà Nội, nhiều chuyên gia về rừng và doanh nghiệp đề nghị không nên đóng cửa rừng tự nhiên hoặc coi đây là chính sách khó khả thi vì gây ảnh hưởng tới quyền lợi của nhiều doanh nghiệp.
Nếu đóng cửa rừng, sẽ gia tăng nhu cầu nhập khẩu gỗ cho các nhà máy chế biến, kim ngạch xuất khẩu gỗ sẽ sụt giảm mạnh (như năm 2016 kim ngạch xuất khẩu lâm sản lên tới 7,3 tỷ USD trong tổng số 32,1 tỷ USD giá trị nông lâm thủy sản xuất khẩu). Đặc biệt, trong những năm qua, để xuất khẩu đồ gỗ chế biến ra các nước, có những doanh nghiệp đã chi hàng trăm ngàn USD để mua chứng chỉ rừng bền vững do châu Âu chứng nhận (được phép khai thác gỗ) và ký những hợp đồng xuất khẩu gỗ lên tới hàng triệu USD, bây giờ nếu đóng cửa rừng thì có đền bù hỗ trợ không…  Tuy nhiên cũng tại hội thảo, rất nhiều chuyên gia về rừng và nhà quản lý chính sách lên tiếng: Phải kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không thể chần chừ, nếu không thì 10 năm nữa chúng ta sẽ chẳng còn rừng nữa. Tại Trung Quốc, Thái Lan, Philippines… cũng đã lệnh đóng cửa rừng từ hơn 15 năm trước vì lý do mất rừng và lũ lụt nặng nề.
Tại Việt Nam, những năm qua đã nổi lên nhiều đại gia từ khai thác gỗ rừng nhưng bây giờ đóng cửa rừng là để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng, không phải vì các đại gia, doanh nghiệp. Cần hiểu khái niệm đóng cửa ở đây là đối với rừng tự nhiên và chỉ áp dụng với gỗ, còn rừng trồng - rừng sản xuất vẫn được Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ.
Trên thực tế thì từ năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã có lệnh cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên nhưng sau đó các văn bản chồng chéo nhau, địa phương vẫn có thể ra thông báo riêng nên rừng vẫn cứ dần mòn chảy máu. Đó là lý do bây giờ phải đưa quy định về đóng cửa rừng vào luật để trình Quốc hội, nhằm có cơ sở pháp lý cao nhất để nghiêm trị nạn phá rừng, chuyển đổi đất rừng bừa bãi. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng ủng hộ chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên trên cả nước nhưng đề nghị Chính phủ cần phải kiên quyết và không được có trường hợp nào ngoại lệ. (Sài Gòn Giải Phóng 19/8) đầu trang(
Ngày 18-8, Hạt Kiểm lâm (huyện Chư Sê), phối hợp với UBND xã Kông Htok (huyện Chư Sê) tổ chức cấp miễn phí 72.280 cây keo lai cho 57 hộ dân để trồng 36,14 ha rừng sản xuất tại tiểu khu 1040 (xã Kông Htok).
Năm 2017, huyện Chư Sê được tỉnh giao kế hoạch trồng 136,75 ha rừng, trong đó, UBND huyện 36,75 ha, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Sê 100 ha. Để thực hiện thắng lợi kế hoạch đề ra, ngay từ khi được giao kế hoạch, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý dự án trồng rừng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch thiết kế diện tích trồng rừng và phương án trồng rừng cho kịp thời vụ; phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cơ chế chính sách nhận giao khoán trồng và chăm sóc rừng sản xuất; tiến hành rà soát, thống kê nhu cầu trồng rừng của nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh việc hỗ trợ cây giống Hạt Kiểm lâm huyện Chư Sê còn cử cán bộ trực tiếp xuống địa bàn để hướng dẫn kỹ thuật trồng keo lai cho bà con. Ngoài ra, để hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2017, UBND huyện Chư Sê đã xuất kinh phí hỗ trợ các hộ dân đăng ký trồng rừng với số tiền 77.480.000 đồng.
Việc đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, không chỉ góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, trồng rừng sản xuất còn tạo nguồn thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Chư Sê. (Báo Gia Lai 19/8) đầu trang(
Chủ trương giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung để thực hiện chính sách xã hội hóa trong bảo vệ rừng; tạo động lực cho đồng bào sống được bằng rừng, gắn bó và bảo vệ rừng. Thế nhưng, hiện nay, giao đất, giao rừng chưa chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa - Đây là một trong vấn đề Hội đồng Dân tộc sẽ triển khai giám sát chuyên đề.
Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006 - 2016, đại diện Bộ NN - PTNT cho biết, tính đến 31.12.2016, đã có khoảng 78% (11.258.730ha) diện tích rừng của cả nước được giao. 22% còn lại (tương đương với trên 3.118.952ha) chưa được giao mà đang được quản lý bởi UBND cấp xã.
Phần diện tích 11.258.730ha được giao cho 8 nhóm đối tượng sử dụng khác nhau, bao gồm Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn ngoài nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, đơn vị vũ trang, các tổ chức khác. Trong đó, Bộ NN - PTNT đã giao được 1.128.096ha rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm tư vấn quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (Cirum) Trần Thị Hòa, số liệu giao rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình của Bộ NN - PTNT chưa chính xác. Phải chăng Bộ đang nhầm lẫn giữa giao khoán rừng và khoán bảo vệ rừng? Bà Trần Thị Hòa cho biết, năm 2014, Bộ NN - PTNT thông báo đã giao được 524.000ha rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng, năm 2016 con số đã lên đến hơn 1 triệu hecta là chưa hợp lý. Bởi lẽ, giai đoạn 2015 - 2016, việc giao đất và giao rừng ở các địa phương rất ít.
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành, diện tích giao đất và giao rừng cho cộng đồng ước tính trung bình mỗi hộ khoảng 2ha, như vậy giao đất, giao rừng rất ít, không tác động nhiều đến đời sống dân sinh. Đây là vấn đề Bộ NN - PTNT cần làm rõ. Đáng lưu ý, chúng ta không có chủ trương giao đất và rừng cho UBND xã, nhưng vì sao, vẫn còn 22% diện tích đất, rừng giao do UBND xã? Có trường hợp, UBND xã tự ý quy hoạch chuyển đổi diện tích rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn sang rừng sản xuất. Vấn đề này Bộ có quản lý được không?
Giải trình thêm cho những vấn đề nêu trên, đại diện lãnh đạo Bộ NN - PTNT cho biết, rừng không được giao cho UBND xã, mà là theo Điều 2, Quyết định số 7/2012/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng thì UBND cấp xã quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng; các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.Tạm thời, vì 22% diện tích rừng này nằm ở vùng sâu, vùng xa, chưa giao được cho đối tượng nào, nên UBND xã tiếp nhận quản lý.
Theo Thường trực Hội đồng Dân tộc, chủ trương giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung để thực hiện chính sách xã hội hóa trong bảo vệ rừng. Đây là phương thức quản lý truyền thống nhằm tạo động lực cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi sống được bằng rừng, gắn bó và bảo vệ rừng. Nếu như giao cho một hộ, chỉ có một người kiểm tra, bảo vệ rừng, thì giao cho cộng đồng, có thể kiểm tra, kiểm soát được diện tích rừng lớn hơn. Thế nhưng, hiện trạng nêu trên cho thấy, rõ ràng giao đất, giao rừng của chúng ta chưa chuyển hóa mạnh theo hướng xã hội hóa.
Một vấn đề nữa phát sinh là, phải chăng, Bộ NN - PTNT còn buông lỏng quản lý nên việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình chưa đạt kết quả như mong muốn? Đơn cử, Bộ đã ban hành Quyết định 2740/QĐ/BNN - KL về phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 - 2010. Nhưng đến nay, mới có 22 tỉnh xây dựng xong Đề án và được phê duyệt, 9 tỉnh xây dựng xong Đề án, chưa được phê duyệt, 12 tỉnh chưa xây dựng Đề án, 20 tỉnh chưa xây dựng xong Đề án… Trách nhiệm của Bộ NN - PTNT trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát như thế nào. Và trách nhiệm của các địa phương trong vấn đề này ra sao?
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân cho biết thêm, sắp tới Hội đồng Dân tộc sẽ chia thành 4 Đoàn giám sát, làm việc thực tế ở các địa phương về kết quả thực thực hiện giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006 - 2016. Qua giám sát sẽ chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương. Sự phối hợp giữa Bộ NN - PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở NN - PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện giao đất, giao rừng như thế nào. Có vướng mắc gì trong cơ chế, chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng hay không?
Những vấn đề này sẽ sớm được làm sáng tỏ, nhằm đánh giá đúng, chính xác về hiệu quả giao đất, giao rừng. (Đại Biểu Nhân Dân 14/8) đầu trang(
Sắp tới, 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chuẩn bị triển khai Chương trình Giảm phát thải (Chương trình ER) chi trả tài chính dựa trên kết quả giảm phát thải. Thông qua các hoạt động phát triển rừng để giảm phát thải và tăng lượng hấp thụ C02, các địa phương kỳ vọng sẽ nhận được khoản chi trả 102,7 triệu USD từ các quỹ đối tác quốc tế.
Kết quả tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho thấy, khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa - Thừa Thiên - Huế) có độ che phủ rừng cao nhất trên cả nước (56,46%), trong đó, 72% diện tích rừng là rừng tự nhiên.
Theo Văn phòng REDD+ Việt Nam, khu vực này có mức phát thải ròng trung bình năm của giai đoạn 2005 - 2015 là 4,6 MtCO2e (phát thải trung bình năm là 10,8 MtCO2e và hấp thụ trung binh năm là -6,2 MtCO2e). Thông quá Chương trình ERPD, con số này được kỳ vọng sẽ tăng gấp 6 lần, lên đến 27,38 MtCO2e.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Giám đốc Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” giai đoạn 2 cho biết, lượng khí nhà kính giảm được chủ yếu từ các hoạt động ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng (chiếm 18,72 MtCO2e). Hấp thụ thêm từ tái trồng rừng ước tính khoảng 1,78 MtCO2e; phục hồi rừng trồng và rừng tự nhiên sẽ cộng thêm tới 6,89 MtCO2e. Trừ đi các yếu tố không chắc chắn, giảm phát thải KNK thuần có thể đạt 20,54 MtCO2e trong 8 năm (2018 -2025).
Chương trình sẽ đối chiếu, so sánh hiệu quả giảm phát thải, tăng hấp thụ của các hoạt động đầu tư mô hình thực địa với can thiệp Hên ngành và chính sách. Các mô hình thực địa, bao gồm cả 3 mô hình của dự án rừng ven biển do Ngân hàng Thế giới tài trợ, tập trung vào các hoạt động: tránh mất rừng và suy thoái rừng, cải thiện trữ lượng các bon ở rừng tự nhiên đã bị suy thoái; cải thiện trữ lượng các-bon thông qua việc chuyển đổi rừng trồng chu kỳ ngắn hiện tại sang chu kỳ dài và rừng cây bản địa; trồng mới rừng trên đất trống.
Địa bàn triển khai Chương trình ER là 1,387 triệu ha - chiếm hơn 60% tổng diện tích rừng trồng và rừng còn lại của 6 tỉnh. Một câu hỏi đặt ra là việc phát triển rừng trồng có dẫn đến việc xóa bỏ các khu rừng tự nhiên? Bởi thực tế khoảng thời gian từ năm 2005 - 2015, khu vực Bắc Trung Bộ đã có khoảng hơn 54 nghìn ha rừng tự nhiên bị chuyển đổi sang rừng trồng lấy gỗ, và tình hình này vẫn đang tiếp diễn.
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy dẫn chứng các phân tích không gian cho thấy, khoảng 2/3 diện tích mất rừng này là ở các khu vực rừng thoái hóa nghèo. Để đảm bảo rằng không làm mất thêm rừng tự nhiên, các tỉnh sẽ chỉ phát triển khoảng 53.000 ha rừng trồng mới. Các biện pháp can thiệp để đảm bảo không có sự chuyển đổi các khu rừng tự nhiên bao gồm: Hỗ trợ lập bản đồ các khu vực rừng còn lại, nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực, gắn kết phát triển rừng trồng với Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC và gắn chia sẻ lợi ích vào việc bảo vệ rừng tự nhiên. Ngoài ra, các quy tắc thực thi đơn giản sẽ góp phần đảm bảo việc quản lý rừng trồng giữa các chủ rừng có tính khả thi, bền vững và thích ứng về mặt môi trường.
Để đạt được mục tiêu đó, Chương trình ER sẽ xây dựng dựa trên Các hướng dẫn Bảo vệ Môi trường đối với Quản lý Rừng trồng - thuộc một phần trong Đánh giá Tác động Môi trường cho Chương trình Phát triển ngành Lâm nghiệp. Hệ thống theo dõi rừng cấp tỉnh đã được cải thiện - hệ thống sử dụng máy tính bảng để cập nhật các thay đổi về diện tích rừng - cũng sẽ được áp dụng để nhận biết bất kỳ chuyển đổi nào từ rừng tự nhiên sang rừng trồng hàng năm.
Hệ thống Đo đạc, Giám sát và Báo cáo của Chương trình sẽ nhận diện bất kỳ khu rừng tự nhiên nào bị chuyển đổi sang các loại rừng trồng trên toàn bộ vùng tính toán. Bằng cách theo dõi sự thay đổi theo chuỗi thời gian trên mỗi mảnh đất, từ lúc bắt đầu giai đoạn tham chiếu, bất kỳ thay đổi nào từ rừng tự nhiên sang rừng trồng sẽ không được tính là trồng rừng hoặc tái trồng rừng, và sẽ không được tính là tín chỉ hấp thụ.
Chương trình nhấn mạnh các can thiệp liên ngành và các hoạt động phát triển sinh kế bền vững cho người dân trong vùng dự án. Các nỗ lực dựa trên theo các chương trình hiện nay của Chính phủ và phù hợp với Kế hoạch Hành động REDD+ Quốc gia giai đoạn 2017 - 2030 mới được phê duyệt (NRAP). (Tài Nguyên Môi Trường 17/8) đầu trang(
Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư, xây dựng, bảo vệ rừng thông qua việc giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân; đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu… Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, được Văn phòng Chính phủ cho biết ngày 18.8.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu ngành nông- lâm nghiệp tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có cơ chế khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế. Liên kết, hỗ trợ người dân, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. (Nông Thôn Ngày Nay 19/8) đầu trang(
Theo thông tin mà người dân xóm Động Dài, xã Nam Kim, huyện Nam Đàn (Nghệ An) phản ánh, thời gian gần đây tại khu vực đất lâm nghiệp được giao cho hộ gia đình ông Đặng Trường Kỳ, ngụ xóm Động Dài, quản lý sử dụng 50 năm, xuất hiện máy múc và nhiều ô tô tải, liên tục ra vào khai thác đất trái phép, đưa đi san lấp, bán khắp nơi.
Điều đáng nói, việc khai thác đất này chưa được cơ quan chức năng cấp mỏ và không thể cấp mỏ vì đây là đất lâm nghiệp được giao sử dụng 50 năm, nhưng chính quyền từ huyện đến xã lại là người “bật đèn xanh” cho doanh nghiệp và hộ được giao đất khai thác, bán đất trái phép.
Để làm rõ vấn đề này, ngày 16/7, Phóng viên Thương gia và Thị trường đã trực tiếp tiếp cận hiện trường vụ việc. Tại đây, hai chiếc máy múc hoạt động hết công suất đưa đất lên thùng xe ôtô tải. Cứ thế, hết xe này đến xe khác thi nhau vận chuyển đất trái phép từ địa bàn xóm Động Dài đi ra để san lấp mặt bằng ở nhiều nơi khác nhau.
Khu vực lấy đất bị đào sâu gần hết nửa của hai ngọn núi, càng ngày càng lấn sâu vào đỉnh núi khiến đất lâm nghiệp của các hộ khác có nguy cơ bị sạt lở. Theo quan sát, các xe chở đất che chắn rất cẩu thả, khiến đất rơi vãi khắp đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhưng không hề bị lực lượng công an giao thông huyện hay thanh tra giao thông “sờ gáy”.
Ông Trung, một người dân xã Nam Kim, bức xúc: “Nhiều tháng ni rồi, ngày mô xe cũng cứ rầm rập ra vô, doanh nghiệp cứ ngang nhiên khai thác chứ có ai nói chi mô. Nhà tui ở đây khổ lắm, nắng thì bụi bặm, mưa thì trơn trượt. Mà lạ đây là đất lâm nghiệp đã giao cho hộ dân chăm sóc bảo vệ mà họ cứ khai thác, không ai nói chi cả”.
Việc đào bới, chở đất san lấp bán nhiều nơi còn gây nhiều hệ lụy như nguy cơ sạt lở rừng lâm nghiệp bên cạnh, hư hỏng đường giao thông, ô nhiễm môi trường… khiến người dân bức xúc.
Ngày 22/10/2016, hộ gia đình ông Đặng Trường Kỳ, có đơn xin cải tạo vườn đồi lâm nghiệp từ trồng rừng sang trồng cây trồng khác. Đến ngày 24/10/2016, UBND xã Nam Kim có tờ trình số 60/TTr-UBND, gửi UBND huyện Nam Đàn. Ngày 23/11/2016, UBND xã Nam Kim, có văn bản về kế hoạch đắp nâng cao sân trường mầm non, sân vận động và đường giao thông, cần khối lượng đất 24.000m3. Đến ngày 2/12/2016, UBND huyện Nam Đàn có văn bản 2192/UBND-TN, đồng ý cho gia đình ông Đặng Trường Kỳ cải tạo vườn đồi diện tích 9500m2.
Ngày 4/12/2016, UBND xã Nam Kim, có văn bản giao cho chủ đất lâm nghiệp là ông Đặng Trường Kỳ và chủ máy đào và xe tải là ông Phạm Viết Dương, thực hiện việc cải tạo vườn đồi.
Sau khi cải tạo vườn đồi (đào bới, chở đất bán san lấp nhiều nơi) xong. UBND xã Nam Kim lại có tờ trình mới ngày 3/3/2017, gửi Phòng cảnh sát môi trường Nghệ An, xin cải tạo vườn đồi.
Ngày 7/4/ 2017, UBND xã Nam Kim lại có kế hoạch đắp nâng trường mầm non xã, đường giao thông và tái định cư với khối lượng đất khủng là 152 000 m3. Vẫn giao cho ông Trường và ông Dương thực hiện.
Chỉ đắp nâng sân trường mầm non và vài tuyến đường giao thông mà UBND xã Nam Kim phải cần đến hai lần làm tờ trình với số đất lên đến 176 000m3. Điều đáng nói, đây lại là núi đồi thuộc đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình quản lí sử dụng 50 năm.
Khi được hỏi về vấn đề khai thác đất lâm nghiệp trái phép, ông Phạm Viết Dương, chủ của hai máy múc và hàng chục chiếc xe tải đang khai thác, nói: “Huyện và xã cho phép cải tạo vườn mà. Nói thật em cũng tranh thủ đổ các công trình khác đôi xe kiếm tiền dầu thôi. Em làm cũng sắp xong rồi”.
Ngày 11/4/2017, Phòng tài nguyên và môi trường huyện Nam Đàn đã có biên bản làm việc tại xã Nam Kim về nội dung này. Biên bản nêu rõ: Đình chỉ ngay việc khai thác đất trái phép tại hai vị trí trên. Đồng thời nếu tiếp tục lợi dụng cải tạo vườn để khai thác đất san lấp trái phép thì Chủ tịch UBND xã và công chức địa chính xã phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Biên bản nêu rõ như vậy, tuy nhiên từ đó đến nay việc khai thác chở đất đi bán vẫn diễn ra như chưa hề có cuộc làm việc nào.
Chủ tịch UBND xã Nam Kim Trịnh Xuân Hưng, tỏ ra rất bình thản khi chúng tôi hỏi về việc khai thác đất trái phép này: “Đó là hộ gia đình xin cải tạo vườn đồi thôi mà, các anh thông cảm”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Đây có phải là đất lâm nghiệp không?”. Ông Chủ tịch thừa nhận: “Đây đúng là đất lâm nghiệp, trước đây khi làm đường giao thông cũng có doanh nghiệp vào lấy rồi, nhưng chúng tôi đã đình chỉ. Giờ họ xin cải tạo vườn thì xã cũng thấy hợp lí nên xin phép huyện cho họ cải tạo thôi”. “Doanh nghiệp đổ đất san lấp như trong kế hoạch thì mỗi m3 xã phải trả bao nhiêu tiền?”. “Chỉ có 35 000đ một khối thôi anh ạ”.
Như vậy nếu tính 176 000m3, nhân với 35 000đồng/khối thì số tiền lên đến hơn 6 tỷ đồng. Số tiền này, không nộp thuế, không có ai kiểm soát cả về tiền và khối lượng. Thế nhưng UBND xã Nam Kim vẫn khẳng đinh là không phải đưa đất đi bán.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo sở TN&MT Nghệ An, khẳng định: Việc khai thác đất vườn dù một m3 mà bán ra ngoài cũng là vi phạm pháp luật về tài nguyên môi trường.
Thiết nghĩ, UBND huyện Nam Đàn, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, cần sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ vấn đề này để tránh tình trạng nhiều nơi lợi dụng việc cải tạo vườn đồi mang đi bán, gây thất thoát tài nguyên cũng như dẫn đến nhiều hệ lụy khác. (Tạp Chí Thương Gia & Thị Trường 18/8) đầu trang(
Tiếp tục chương trình kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kết quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, ngày 18/8, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé và UBND huyện Nậm Pồ.
Hiện nay, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé quản lý 45.581ha rừng đặc dụng; trong đó có 44.309,89ha rừng đặc dụng được giao và cấp sổ đỏ. Đồng thời quản lý 1.647ha rừng được quy hoạch rừng đặc dụng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 tại các xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè.
Từ đầu năm đến nay, Ban quản lý KBTTN Mường Nhé đã tích cực phối với với chính quyền 5 xã vùng đệm và các lực lượng đóng chân trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; phát hiện, khởi tố 2 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, thu 43,57m3 gỗ vi phạm. Ban quản lý Khu bảo tồn đã làm tốt công tác phòng chống cháy rừng (giảm 2 vụ cháy rừng so với năm 2016); kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm năm 2016 tại 25/26 bản thuộc 5 xã vùng đệm. Đến nay, Ban quản lý Khu bảo tồn đã chi trả 5,67 tỷ đồng cho 43 cộng đồng, nhóm hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng.
Thực hiện Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay huyện Nậm Pồ đã tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt cấp huyện và thành lập tổ giám sát, kiểm tra, đôn đốc điều chỉnh 3 loại rừng của huyện. Đối với cấp xã, 15/15 xã đã và đang thực hiện rà soát lại đất lâm nghiệp.
Trong đó, 3 xã: Na Cô Sa, Si Pa Phìn và Nà Bủng đã hoàn thành bước 1, bước 3 (rà soát nội nghiệp và ngoại nghiệp để thống nhất vị trí các lô chuyển đổi). Đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, từ đầu năm đến nay, huyện Nậm Pồ đã phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; trồng mới 23,42ha rừng sản xuất theo chương trình 30a. Từ năm 2011 đến nay, huyện Nậm Pồ chi trả 73,68 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho 128 chủ rừng.
Ban quản lý KBTTN Mường Nhé đề nghị UBND tỉnh cho phép đơn vị sử dụng nguồn thu từ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ năm 2013 – 2016 (khoảng 12 tỷ đồng) để triển khai Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu bảo tồn; sớm bổ sung biên chế cho Hạt kiểm lâm Khu bảo tồn. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyên Mường Nhé sớm triển khai việc rà soát thu hồi đất theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé đến năm 2025, tầm nhìn 2030 để quản lý, bảo vệ theo quy định…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến đề nghị Ban quản lý KBTTN Mường Nhé tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, nhất là các điểm nóng, điểm tranh chấp, các điểm thuộc Đề án 79; chuẩn bị các điều kiện để xây dựng khu hành chính khu bảo tồn. Đồng thời, thường xuyên báo cáo với Huyện ủy, UBND huyện Mường Nhé về tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại khu bảo tồn. Phối hợp với các lực lượng chức năng giải quyết các vụ vi phạm lâm luật và rà soát hết lại các văn bản, chứng từ liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng để vận dụng hỗ trợ cho cán bộ Hạt kiểm lâm khu bảo tồn và mua sắm phương tiện phục vụ nhiệm vụ chính trị của Ban quản lý.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Nậm Pồ phải chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. UBND huyện phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch 3 loại rừng, làm đến đâu chắc đến đó đồng thời rà soát lại các mốc, biển báo phòng chống cháy rừng, các trạm bảo vệ rừng (Báo Điện Biên Phủ 18/8) đầu trang(
Thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, công cụ thực hành tốt trong ngành hải quan để giúp các nền kinh tế APEC xác định và nhận biết đâu là gỗ bất hợp pháp là nội dung trọng tâm của Hội thảo về các điển hình chính sách hải quan nhằm xác định gỗ và các sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp.
Hội thảo do Nhóm công tác về chống buôn lậu và khai thác gỗ bất hợp pháp (EGILAT) của APEC tổ chức ngày 18/8 tại Tp.Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM 3) thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), tổng giá trị xuất khẩu gỗ trên toàn cầu trong năm 2016 đạt 127 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2012; xuất khẩu đồ nội thất trên toàn cầu năm 2016 đạt 233 tỷ USD và tăng 10,8% so với năm 2012. Tổng giá trị nhập khẩu gỗ trên toàn cầu năm 2016 đạt 131 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2012 và nhập khẩu đồ nội thất trên toàn cầu năm 2016 đạt  221 tỷ USD và tăng 12,8% so với năm 2012.
Riêng tại các nền kinh tế APEC, diện tích rừng đã chiếm khoảng 53% diện tích rừng thế giới, 60% tổng sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ của thế giới và 80% tổng thương mại gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu. Điều này cho thấy APEC đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và thương mại gỗ hợp pháp trên toàn cầu.
Tuy vậy, thương mại gỗ bất hợp pháp đang là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Các báo cáo cho thấy, thương mại gỗ bất hợp pháp trên toàn cầu ước tính chiếm từ 10-30%, với giá trị từ 100-300 tỷ USD/năm.
Bất chấp nỗ lực của các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế trong khu vực APEC nhằm chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng gỗ. Đặc biệt là gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên qua biên giới vẫn diễn ra với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi.
Theo bà Jennifer Prescott thuộc Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ, việc kiểm soát hoạt động kinh doanh các sản phẩm gỗ bất hợp pháp là rất quan trọng. Bởi hoạt động này sẽ dẫn đến hậu quả suy thoái rừng, mất đa dạng sinh học cũng như đe dọa tới sinh kế của nhiều người dân địa phương; đồng thời gây ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng về mặt xã hội, chính trị và kinh tế. Hiện thương mại gỗ bất hợp pháp đã phát triển hết sức tinh vi, đòi hỏi các nền kinh tế APEC cũng phải xây dựng các công cụ kiểm soát chặt chẽ hơn để giải quyết vấn đề.
Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, là một nền kinh tế vừa có hoạt động nhập khẩu gỗ lại vừa xuất khẩu gỗ, trong thời gian qua, Việt Nam luôn chú trọng và tăng cường biện pháp để ngăn chặn thương mại gỗ bất hợp pháp vào Việt Nam. Việc kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với Liên minh Châu Âu vào tháng 5/2017 vừa qua đã minh chứng cho những nỗ lực, cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt trong việc xây dựng Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAT).
Theo ông Hà, một trong những biện pháp hữu hiệu mà Việt Nam thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng thương mại gỗ bất hợp pháp ngày càng tinh vi là đã chú trọng tăng cường hoạt động đấu tranh phòng chống buôn lậu của lực lượng hải quan. Trong những năm qua, Cơ quan Hải quan Việt Nam đã tăng cường quản lý hồ sơ gỗ nhập khẩu, thu thập thông tin về các doanh nghiệp đã có vi phạm trong quá trình kinh doanh gỗ, cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro để phân luồng kiểm soát; phân loại các đối tượng có nguy cơ rủi ro cao trong quá trình sản xuất, nhập khẩu gỗ để có biện pháp kiểm soát kịp thời.
Ngoài ra, ngành hải quan Việt Nam cũng chú trọng hoạt động hợp tác quốc tế để trao đổi thông tin nghiệp vụ, thông tin tình báo hải quan phục vụ cho hoạt động điều tra, xác minh và phân tích trọng điểm trong công tác đấu tranh chống buôn lậu gỗ và động vật hoang dã.
Ông Đỗ Văn Bản, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng cho biết, gỗ là mặt hàng hết sức đặc thù với nhiều loài, chủng loại và tên gọi khác nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế. Do vậy, nghiệp vụ kiểm tra, xác minh đối với mặt hàng gỗ của cơ quan hải quan hiện nay vẫn còn hạn chế, chỉ đo và kiểm tra bằng mắt thường là chính chứ chưa phân biệt được chủng loại gỗ.
Hiện Việt Nam đang nỗ lực áp dụng công nghệ thông tin để lập bản tra cứu, lưu trữ hình ảnh gỗ nhằm hỗ trợ việc giám định gỗ. Công tác này đòi hỏi phải chính xác và nhanh sẽ giúp đảm bảo tính hợp pháp cũng như quyền lợi của doanh nghiệp.
Tại hội thảo, các đại biểu đến từ các nền kinh tế APEC cũng đã tập trung vào việc chia sẻ những kinh nghiệm, biện pháp và công cụ giúp cán bộ hải quan phân biệt được chủng loại gỗ. Đồng thời, thảo luận các giải pháp về hợp tác quốc tế trong việc phòng chống thương mại gỗ bất hợp pháp trên toàn cầu cũng như trong khối APEC. (Tin Tức 18/8) đầu trang(
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa chi 5,7 triệu USD do Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF) tài trợ, ủy thác để tiếp tục triển khai giai đoạn 2 - Dự án Quản lý và bảo vệ rừng ở Việt Nam.
Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (quản lý rừng bền vững, bảo tồn trữ lượng cac-bon và nâng cao trữ lượng cac-bon rừng) ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội nghị triển khai các hoạt động giai đoạn 2 trên địa bàn 6 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).
Từ nay đến cuối năm 2019, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý và thực hiện REDD+ hiệu quả, tập trung vào các chính sách ở cấp trung ương, các ưu tiên quốc gia liên quan đến rừng, tăng cường năng lực thực hiện REDD+ ở cấp tỉnh và triển khai Chương trình Giảm phát thải (ERPD) chi trả tài chính dựa trên kết quả giảm phát thải ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.
Chương trình kỳ vọng sẽ khôi phục 229.058 ha rừng đã bị mất và suy thoái, cải thiện trữ lượng các bon ở rừng tự nhiên.
Giai đoạn (2005-2015), Bắc Trung Bộ đã mất khoảng 302 nghìn ha rừng và hơn 270 nghìn ha bị suy thoái. Các nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo theo kế hoạch sang trồng cao su, trồng rừng lấy gỗ và sử dụng cho mục đích nông nghiệp khác; xâm lấn rừng tự phát; ảnh hưởng từ phát triển thủy điện và cơ sở hạ tầng; khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp.
Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” giai đoạn 2 tiếp tục được Quỹ Đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF) tài trợ, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới với tổng số vốn 5,7 triệu USD. Tiếp nối những thành công giai đoạn 1 (01/2013 - 11/2016), giai đoạn 2 của dự án được triển khai từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2019. Ban quản lý Các dự án Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là chủ dự án. (Phụ Nữ News 19/8) đầu trang(
Hội chợ máy móc và gỗ nguyên liệu Việt Nam 2017 (Vifa Woodmac Vietnam) quy tụ 109 doanh nghiệp từ Việt Nam và 14 quốc gia, vùng lãnh thổ với 420 gian hàng.
Vifa Woodmac Vietnam khai mạc lúc 9h ngày 23/08/2017 và kéo dài đến hết ngày 25/08/2017, mở cửa từ 9h -18h tại Trung Tâm Hội nghị Triển Lãm Bình Dương (sân đa năng ngoài trời - đối diện khách sạn Becamex New City) Đại lộ Hùng Vương, Phường Hòa Phú, Tp.Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam.
Hội chợ sẽ là nơi trưng bày trang thiết bị máy móc chế biến gỗ, gỗ nguyên liệu, phụ kiện ngành chế biến gỗ và cũng là nơi giao lưu giữa các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối kinh doanh máy móc – gỗ nguyên liệu. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng đáp ứng nhu cầu trang bị máy móc, dây chuyền, của các Doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong và ngoài nước.
Với 30 Doanh nghiệp đến từ các tỉnh thành của Việt Nam bao gồm: Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Kiên Giang (chiếm 26% tổng số Doanh nghiệp) và 79 Doanh nghiệp nước ngoài đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Áo, Canada, Pháp, Gabon, Đức, Ý, Malaysia, Ba Lan, Singapore, Switzerland và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó có 51 Doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hongkong và Đài Loan. (Vietnamnet 21/8) đầu trang(
Nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam có diện tích 18ha với tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.
Sáng 19-8, tại xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức đã diễn ra lễ khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam với công suất 75.000m3 sản phẩm gỗ các loại /năm và triển khai đầu tư giai đoạn 2 của nhà máy.
Nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam có diện tích 18ha gồm bãi tập kết nguyên vật liệu, hệ thống nhà xưởng chế biến có các dây chuyền như dây chuyền sản xuất ván ghép thanh, sản xuất ván dán, sản xuất ván MDF,… với tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.
Việc khánh thành Nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương; đồng thời giải quyết nguồn đầu ra nguyên liệu gỗ của huyện Hiệp Đức và các vùng lân cận, tăng thu ngân sách cho tỉnh Quảng Nam.
Dự kiến, sau khi hoàn thành giai đoạn 2 với công suất 130.000m3 sản phẩm/ năm sẽ đưa Nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Nam trở thành nhà máy chế biến gỗ lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. (Công An Nhân Dân 19/8) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Đây là dự án rất táo bạo của một công ty công nghệ Anh có tên BioCarbon Engineering với kỳ vọng sẽ tăng tốc quá trình trồng cây bằng cách huấn luyện các thiết bị này trồng cây thay thế cách làm thủ công của con người như hiện tại.
Theo đó, mỗi máy bay không người lái có thể trồng khoảng 100.000 cây xanh mỗi ngày trên một diện tích rộng lớn, dựa trên hệ thống dữ liệu bản đồ, loại đất và địa hình. Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp trồng được 1 tỷ cây xanh mỗi năm. (VTV 18/8) đầu trang(
Một nhà bảo tồn loài voi hàng đầu tại Tanzania, ông Wayne Lotter, người Nam Phi đã bị sát hại tại Tanzania.
Trong một tuyên bố ra ngày 18/8, Hiệp hội PAMS do ông Lotter đồng sáng lập ra thông báo cho biết ông Wayne Lotter, người đã nỗ lực hết sức để ngăn chặn hoạt động săn trộm voi cũng như buôn lậu ngà voi, đã bị bắn chết tối 16/8 tại quận Masaki ở thủ đô Dar es Salaam của Tanzania. Chưa rõ động cơ vụ sát hại.
Trước tin đau buồn này, nhà hoạt động bảo vệ môi trường nổi tiếng người Anh Jane Goodall đã ca ngợi ông Lotter là "người hùng," người nỗ lực không ngừng để bảo vệ các loài động vật hoang dã của Tanzania bất chấp sự chống đối mạnh cũng như đe dọa từ những kẻ buôn lậu.
Theo bà Goodall, ông Wayne tin rằng cộng đồng địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã.
Qua Hiệp hội PAMS, ông Wayne đã giúp đào tạo hàng trăm người dân làng tại Tanzania tham gia hoạt động bảo vệ các loài động vật này.
Hiệp hội PAMS của ông Lotter đã tài trợ cho Đơn vị điều tra chống tội phạm quốc gia và xuyên quốc gia của Tanzania, cơ quan đã đạt được nhiều thành công trong những năm gần đây khi bắt giữ gần 900 tay săn trộm voi và những kẻ buôn lậu ngà voi.
Tanzania là một trong những nước có tình trạng săn trộm voi nhiều nhất, với hơn 66.000 con voi bị tàn sát trong thập kỷ qua. (Vietnam+ 18/8)đầu trang(./.