Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 21 tháng 10 năm 2016
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Huyện Pác Nặm vừa tổ chức thành công cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng năm 2016 mang tên ZT-16 tại xã Nhạn Môn.
Cuộc diễn tập được triển khai gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là công tác phòng cháy: Tổ chức hội nghị ra Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng của Đảng ủy để xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng của xã và Hội nghị Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, giao nhiệm vụ, tổ chức hiệp đồng, khắc phục hậu quả cháy rừng cho các ban, ngành đoàn thể ở xã.
Giai đoạn 2 là thực hành chữa cháy: Tình huống giả định là đám  cháy xảy ra tại khu rừng Phiêng Khai, thôn Khuổi Ỏ. Khi nhận được tin báo, đồng chí Chủ tịch UBND xã đã huy động lực lượng tại chỗ bao gồm: Trung đội dân quân cơ động, lực lượng công an, các ban ngành đoàn thể và lực lượng thanh niên xung kích của xã chữa cháy rừng bằng các phương pháp thủ công để khống chế, dập tắt đám cháy.
Cùng với việc chữa cháy rừng, công tác hậu cần phục vụ cho các lực lượng tham gia chữa cháy và công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời tài sản của người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, công tác phòng chống tội phạm lợi dụng cháy rừng, cháy nhà để trộm cắp tài sản của nhân dân cũng được triển khai đồng bộ. (Đài Phát Thanh Và Truyển Hình Bắc Kạn 20/10) đầu trang(
Vào hồi 10 giờ ngày 18/10, tại khu rừng thuộc khu 8, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã xảy ra đám cháy, gặp gió lớn bùng lên và lan ra khu vực xung quanh.
Địa hình đồi dốc cao, hiểm trở, có nhiều cỏ và bụi cây khô nên lực lượng chữa cháy rất khó tiếp cận với hiện trường. Thời tiết hanh khô cộng với gió thổi mạnh khiến đám cháy lan ra rất nhanh, rất nguy hiểm nếu lan xuống kho 706, Vùng 3 (Quân chủng Hải quân) nơi chứa một lượng lớn vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật cách đó khoảng 500m.
Nhận được đề nghị của UBND phường Quang Hanh, 20 cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn 185, Trung đoàn 213, Sư đoàn 363 (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tham gia chữa cháy.
Thời điểm xảy ra đám cháy đúng vào lúc đơn vị đang làm công tác phòng chống, đối phó với cơn bão số 7.
Sau gần 2 giờ dập lửa, với tinh thần chủ động, khẩn trương, quyết liệt, không sợ hiểm nguy, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn, bảo đảm an toàn tuyệt đối. (Pháp Luật Việt Nam 20/10) đầu trang(
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, tỉnh Đắk Nông là nơi duy nhất còn sót lại của quần thể cây Du Sam ở Nam Tây Nguyên, một trong những loài gỗ cực kỳ quý hiếm được xếp vào nhóm 1A hiện nay.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trước những món lợi khổng lồ mà loại gỗ này mang lại, quần thể Du Sam này đang bị "lâm tặc" đua nhau tàn phá nghiêm trọng. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại cho rằng "không hề hay biết"…
Thời gian gần đây, một số đầu nậu buôn bán gỗ lậu tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông liên tiếp đồn thổi, bàn tán về những bộ ngựa làm từ gỗ Du Sam được rao bán lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trong vai người chơi đồ gỗ và phải nhờ đến một đầu mối "có máu mặt" trong giới buôn gỗ dẫn dắt, chúng tôi mới có điều kiện để tiếp cận với một "trùm" buôn gỗ được cho là đang nắm giữ hàng chục bộ ngựa làm từ gỗ Du Sam tại đây. Sau nhiều lần hứa hẹn, "trùm" buôn gỗ tên Đ. cũng đồng ý cho chúng tôi gặp mặt để xem hàng.
Quả thực, chỉ cần nhìn qua những bộ ngựa mà "trùm" Đ. giới thiệu cũng khiến cho bất kỳ "tay chơi" đồ gỗ nào đều phải mê hoặc. Nói là "bộ ngựa", nhưng trên thực tế, nó chỉ là những phiến gỗ mới được xẻ thô và đem từ rừng về. Mỗi phiến gỗ như vậy có chiều rộng từ 1,8 đến 2 mét, dài trên 3 mét và có bề dày từ 35 đến 40cm.
Nhìn bên ngoài, quả thật những "bộ ngựa" Du Sam đẹp tới mức hầu như không có tì vết, với nhiều đường vân uốn lượn. Quan trọng hơn, chủ nhân của những "bộ ngựa" này còn khẳng định, nó được lấy từ đỉnh núi Nam Nung về và được anh ta hét giá lên tới 200 triệu đồng/bộ…
Để tìm hiểu kỹ hơn về đường dây gỗ lậu cũng như nguồn gốc xuất xứ của những bộ ngựa quý hiếm này, sau hơn một tuần lân la tại các điểm mà "lâm tặc" thường tụ họp để bàn phương án khai thác, buôn bán gỗ lậu, chúng tôi cũng tiếp cận được với hai "thợ rừng" chuyên nghiệp.
Thế nhưng, hai đối tượng này lại rất kín tiếng và hầu như không tiết lộ bất cứ thông tin nào về việc khai thác gỗ Du Sam. Mặc dù vậy, họ cũng giới thiệu để chúng tôi liên hệ với P.V.K, một đối tượng mà họ gọi là "đao phủ" của gỗ Du Sam.
Theo tìm hiểu, K. được nhóm "lâm tặc" đặt cho biệt danh "đao phủ Du Sam" bởi anh ta là người thường xuyên huy động và đứng ra tổ chức khai thác gỗ Du Sam trong thời gian qua. Thế nhưng, khi gọi điện cho K. thì anh ta nhất quyết từ chối gặp mặt.
Quyết không bỏ cuộc, sau nhiều lần nài nỉ và tỏ ra "thèm muốn" gỗ Du Sam, chúng tôi cũng được K. tạo cơ hội bằng việc đồng ý "giao dịch" qua điện thoại. Điều chúng tôi không ngờ đến là thông qua điện thoại, K. đã tiết lộ rất nhiều thông tin bí mật về việc khai thác gỗ Du Sam tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.
Đầu tiên, K. giới thiệu: "Thằng em của em giờ đang có một bộ ngựa Du Sam rộng 1,4m, dài 3,5m và dày 85cm. Nó nói giá 150 triệu, anh cảm thấy lấy được thì lấy, chứ nó không cho xem trước đâu. Bởi vì ba cái loại gỗ này anh cũng biết rồi đấy, đụng vào là dễ chết như chơi".
Thấy chúng tôi còn lưỡng lự, K. liền hứa hẹn: "Nếu anh thích loại đẹp hơn thì chờ một thời gian nữa bọn em đi "hàng" về cho, thiếu gì". K. cũng tỏ ra tiếc nuối: "Em cũng có một bộ ngựa Du Sam vừa bán được mấy chục triệu. Bộ của em rộng 2,1m, dài 3,5m và dày 35cm. Gỗ đó để trong nhà sợ quá nên em buộc phải bán rẻ cho người ta", K. tiếc nuối cho biết.
Cuộc điện thoại cứ thế được kéo dài và K. ngày càng tỏ ra "kết" chúng tôi hơn, thậm chí anh ta còn tâm sự: "Đợt này công an làm căng quá, bọn em chưa đi được chứ bình thường thì anh thích kiểu gì chả có. Cái bãi Du Sam trong khu bảo tồn ấy tụi em thuộc như lòng bàn tay. Gỗ bọn em mới làm đợt vừa rồi do "động", nên người ta (lực lượng chức năng - PV) lấy mất, chứ không thì anh thoải mái lựa chọn.
Khi chúng tôi đề cập đến việc gỗ quý hiếm, lại phải đi qua nhiều đơn vị, bộ phận chức năng, sao đưa về được, thì K. cho biết: "Bọn em có cách của bọn em, anh làm sao biết được". Chúng tôi liền tò mò: "Vậy là chở đi theo tuyến đường riêng không ai biết à?".
K. trả lời: "Đường nào anh không cần biết, bọn em có cách "lo" hết cả rồi, chỉ chờ Công an đỡ "quấy" một chút là đi được". Trước khi kết thúc cuộc điện thoại, K. còn dặn chúng tôi giữ liên lạc để khi nào có "hàng" anh ta sẽ liên hệ. Thế nhưng, K. cũng lưu ý với chúng tôi rằng: "Em gọi cho anh bằng "sim rác" đó, còn số xịn của em thì để nghiên cứu anh là người thế nào đã", K. nghi ngờ.
Sau nhiều ngày thâm nhập thực tế, cuối cùng chúng tôi cũng được một "lâm tặc" tiết lộ, tất cả những bộ ngựa Du Sam quý hiếm này đều được khai thác, vận chuyển từ "đỉnh trời" (đỉnh Nam Nung - PV) của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung về.
Từ manh mối thông tin này, chúng tôi quyết định "hành quân" vào lãnh địa này để tìm hiểu thực tế. Nơi mà chúng tôi hướng đến là Tiểu khu 1133 của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung. Theo tìm hiểu, nơi đây vốn được cánh "lâm tặc" gọi là "đỉnh trời" vì nó có độ cao lên tới trên 1.500m so với mực nước biển.
Với địa hình hiếm trở, lại có độ cao chót vót, nên khu vực "đỉnh trời" thường chỉ có những cánh thợ săn, "lâm tặc" lành nghề mới thường xuyên lui tới.
Tờ mờ sáng, xuất phát từ chân núi Nam Nung, sau hơn 8 giờ lội bộ, vượt qua nhiều ngọn núi, băng qua nhiều khe suối, khiến cho sức lực của chúng tôi gần như cạn kiệt và ai cũng tỏ ra khá mệt mỏi.
Thế nhưng, khi được N.V.H (một thợ săn lành nghề dẫn đường - PV) cho biết, đã gần tới được khu vực có cây Du Sam, tất cả lại trở nên hứng khởi và rải bước nhanh hơn để được tận mắt chứng kiến loài cây thuộc vào dạng quý hiếm nhất hiện nay.
Đáng tiếc là sự hứng khởi ấy chưa được bao lâu thì trước mắt chúng tôi lại hiện ra một cảnh tượng: Một cây Du Sam có đường kính hơn 1,8m vừa bị "lâm tặc" đốn hạ, cưa xẻ để lấy gỗ. Tại hiện trường, dù không còn bất kỳ một lóng gỗ nào, nhưng theo ước tính, số gỗ mà "lâm tặc" đã khai thác từ cây Du Sam này ước khoảng hơn 20m3.
Dấu vết mà "lâm tặc" để lại quanh gốc cây chỉ là mùn cưa, bìa gỗ, lán trại cùng nhiều cây rừng đã bị chặt hạ để lấy mặt bằng xẻ gỗ. Đối với chúng tôi, chính gốc cây Du Sam này đã chứng minh cho lời khẳng định về nguồn gốc của những "bộ ngựa" mà tay đầu nậu gỗ lậu tên K. khẳng định là hoàn toàn chính xác.
Đem vấn đề là làm sao "lâm tặc" có thể dễ dàng vận chuyển được gỗ ra khỏi rừng, bởi ngoài việc "lọt" qua được lực lượng chức năng thì tuyến đường từ "đỉnh trời" về đến khu dân cư là vô cùng cheo leo, hiếm trở, phải vượt qua nhiều con dốc thẳng đứng và băng qua nhiều khe suối thì được thợ săn H. cho biết, thông thường, mỗi chuyến đi vừa khai thác, vừa vận chuyển gỗ từ khu vực "đỉnh trời" ra khỏi rừng, "lâm tặc" phải mất ròng rã cả tháng trời.
"Mỗi chuyến đi như vậy, họ thường có vài chục người và mang theo cả xe công nông độ chế, lương thực, thực phẩm. Mặt khác, để thuận lợi cho việc vận chuyển gỗ Du Sam, họ sẵn sàng chặt hạ hàng loạt cây rừng khác để mở đường", thợ săn H. thông tin thêm.
Cũng theo thợ săn cũng H., trong quá trình đi săn, bản thân anh đã rất nhiều lần chứng kiến cảnh "lâm tặc" vô tư vận chuyển gỗ Du Sam ra khỏi rừng. "Mỗi chuyến xe, họ thường vận chuyển được khoảng 10-15m3 gỗ. Khi vận chuyển gỗ, nhất là những lần lên, xuống dốc hoặc băng qua khe suối, họ thường hô hào rất lớn, xen lẫn với đó là tiếng nổ của những chiếc xe công nông độ chế khiến khu rừng núi trở nên ồn ào, náo nhiệt như ở một đại công trường.
Để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng, họ buộc phải băng qua lâm phận của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung và một phần địa phận của lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa (huyện Đắk Song - PV), và cuối cùng là một số địa phương khác tại huyện Đắk Mil.
Mỗi chuyến đi như vậy họ phải bám trụ và sinh hoạt ở trong rừng với thời gian rất dài. Việc vận chuyển gỗ cũng phải trải qua rất nhiều "cửa ải", nhưng không hiểu sao họ vẫn không hề bị lực lượng chức năng phát hiện?", thợ săn H. băn khoăn cho biết.
Sau chuyến lội rừng thực tế, chúng tôi đem vấn đề trên trao đổi với ông Đặng Xuân Lộc, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung thì được ông Lộc cho biết, Tiểu khu 1133 trước đây thuộc diện quản lý của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đức Hòa (huyện Đắk Song).
Đến đầu tháng 5-2016, khu vực này được UBND tỉnh Đắk Nông thu hồi và bàn giao lại cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung quản lý.
Cũng theo ông Lộc, để có được một cây Du Sam kích cỡ lớn như vậy phải mất cả trăm năm. Ở Việt Nam hiện nay, hầu như chỉ còn một vài khu vực tại tỉnh Đắk Nông là còn sót lại loài gỗ Du Sam có kích cỡ lớn như vậy. Do đó, việc quần thể Du Sam tại Tiểu khu 1133 bị "lâm tặc" tàn phá là vô cùng xót xa.
Mặt khác, ông Lộc cũng cho rằng, bản thân ông chưa thể khẳng định một cách chính xác về thời điểm quần thể Du Sam bị tàn phá, nhưng những dấu vết để lại tại hiện trường đều cho thấy, hầu như Du Sam đều đã bị chặt hạ trước thời điểm Tiểu khu 1133 được bàn giao về cho Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.
"Mỗi khi rừng đã được bàn giao cho Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung thì rất khó mà đụng đến. Đừng nói đến Du Sam mà các loại gỗ khác "lâm tặc" cũng rất khó để khai thác được. Do đó, nếu nói Du Sam tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung bị phá là điều hết sức vô lý", ông Lộc quả quyết.
Trong khi đó, ông Phạm Đình Dũng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa cũng phủ nhận việc quần thể Du Sam bị tàn phá trước thời điểm Tiểu khu 1133 được bàn giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.
Theo ông Dũng, trước khi nhận bàn giao Tiểu khu 1133, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung đã tiến hành kiểm tra, khảo sát hiện trạng rừng một cách rất kỹ lưỡng. Do đó, nếu phát hiện tình trạng phá rừng hoặc quần thể Du Sam bị tàn phá, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung chắc chắn đã lên tiếng.
"Mặt khác, tại biên bản kiểm tra hiện trạng rừng, cũng như biên bản nhận bàn giao Tiểu khu 1133, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung cũng không hề đề cập đến chuyện quần thể Du Sam bị chặt phá.
Tôi làm giám đốc cả chục năm nay và chưa bao giờ nghe chuyện quần thể Du Sam bị chặt phá. Vậy mà sau khi Tiểu khu 1133 được bàn giao cho phía Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, lại xảy ra tình trạng này. Tôi thấy việc này có cái gì đó không bình thường", ông Dũng tỏ ra nghi ngờ.
Có thể nói, quần thể Du Sam tại Tiểu khu 1133 đang bị "lâm tặc" tàn phá một cách nghiêm trọng là điều không còn bàn cãi. Hoạt động phá rừng của "lâm tặc" cũng được thể hiện một cách có tổ chức, có quy mô, thậm chí đã tạo nên một "đường dây" rất chuyên nghiệp.
Hàng trăm khối gỗ Du Sam đã được đưa ra khỏi rừng và đem đi tiêu thụ một cách trót lọt.
Thế nhưng, cả một hệ thống làm công tác quản lý bảo vệ rừng như kiểm lâm, công ty lâm nghiệp, chính quyền các địa phương… đều không hề hay biết và không phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Điều này khiến cho dư luận đang đặt ra câu hỏi: Phải chăng, "lâm tặc" ở đây đã được "tiếp tay" để phá rừng? (Cảnh Sát Toàn Cầu 20/10) đầu trang(
Ngày 17/10 tại buổi làm việc với Bộ Công thương, ông Bùi Văn Tỉnh, Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình đề xuất và kiến nghị với Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung các dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vào Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc.
Trong đó, dự án Thủy điện So Lo 2 - Suối Rút thuộc xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; Dự án thủy điện Suối Cái 1 thuộc huyện Tân Lạc và xã Yên Thượng huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; Dự án thủy điện Suối Cái 2 thuộc xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình.
Trao đổi thêm với Đất Việt chiều 19/10, ông Bùi Văn Tỉnh, Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình khẳng định, nếu dự án được triển khai sẽ có nhiều ý nghĩa đối với cả địa phương cũng như hệ thống thủy điện nhỏ toàn quốc.
“Ở đây chỉ là thủy điện nhỏ thôi. Bộ Công thương đã kết luận là ủng hộ dự án. Nếu đi vào quy hoạch thì thứ nhất sẽ tăng năng lực cung cấp điện cho quốc gia. Thứ hai sẽ khai thác được tài nguyên của địa phương, nó nhỏ thôi nhưng quan trọng”, ông Tỉnh nói.
Theo ông Tỉnh, đối với dự án dự án thủy điện Gò Lào (công suất 1,4 MW) có vị trí trùng với điểm thác du lịch Gò Lào hiện có, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét để làm rõ tính hiệu quả.
Trước nghi ngại việc phát triển thủy điện tại các địa bàn rừng núi như huyện Tân Lạc và Cao Phong sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm, Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình khẳng định: “Tác động thế nào thì hiện tại tôi chưa nói được. Chúng tôi sẽ nghiên cứu cho phù hợp, làm sao để tác động đến người dân ít nhất mà vẫn hiệu quả”.
Trong khi đó, trao đổi với Đất Việt trước đề xuất này, GS. TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng khẳng định, cần phải nghiên cứu và đưa ra những đánh giá thận trọng, khách quan.
Theo vị giáo sư, về nguyên tắc, việc phát triển các thủy điện vừa và nhỏ không có gì sai. Các thủy điện này sẽ cung cấp thêm nguồn năng lượng cho địa phương cũng như các cùng lân cận, tránh việc phải đi mua than dầu hay chất khí đốt khác.
“Về cơ bản vẫn đúng nhưng chúng ta cần xem xét 2 mặt, cần thuyết minh cho thật gãy gọn với những dự án thủy điện nhỏ. Chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm đắt giá rồi.
Cần xem xét khi tiến hành dự án có tàn phá rừng hay không? Đã phát triển thủy điện thì phải làm từ trên những khu vực cao. Nếu có phá rừng thì rừng đó là rừng gì? Rừng tự nhiên hay rừng trồng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ hay rừng đặc dụng?
Vấn đề tiếp theo là quy trình anh xả lũ, quy trình tích nước, thời gian phát điện trong bao lâu? Nếu hồ tự nhiên sẵn có thì phát triển thủy điện nhỏ tôi cho rằng không có vấn đề gì cả. Còn giờ lấy rừng ra đắp thủy lợi để phục vụ các nhà máy loại nhỏ thì chắc chắn không có lợi”, ông Lung phân tích.
Nói thêm về những hệ lụy của việc phát triển các thủy điện nhỏ, vị chuyên gia nhấn mạnh: “Về mặt tổng quan, việc làm nhiều thủy điện nhỏ có tổng công suất bằng công suất của 1 thủy điện lớn thì rõ ràng phá nhiều rừng hơn và chịu nhiều rủi ro hơn.
Đặc biệt, với những thủy điện nhỏ thì khâu thăm dò địa chất, địa tầng, đánh giá tác động ảnh hưởng cũng không được chú trọng nhiều như những thủy điện lớn.
Tất cả trường hợp vỡ đập đều do thủy điện nhỏ bởi khả năng cắt lũ cực kỳ yếu kém. Khi tích nước đủ rồi mà xảy ra mưa gió thì họ bắt buộc phải xả lũ. Đây là thời điểm người dân lo nhất. Việc xả lũ của thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh đã phản ánh rõ nhất điều này. Người dân bị ngập chìm do thủy điện nhỏ, không có chức năng điều tiết lũ”.
Với nhiều năm kinh nghiệm, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung đề nghị Bộ Công thương và các ban, ngành đánh giá tổng thể dự án, cân nhắc các mặt lợi, mặt hại cũng như hiệu quả sau khi đi vào hoạt động.
“Tôi nghĩ khi xin xây dựng thủy điện nhỏ lúc này sẽ rất khó. Dư luận cũng như các Bộ, ngành đã cảnh giác với việc này rồi. Dự án thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai lớn như vậy mà cũng không thông qua được.
Đặc biệt hiện nay, diện tích rừng làm thủy điện nếu lấy vào rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng quý trên 20 ha thì phải xin phép Quốc hội. Vì vậy muốn phát triển 3 dự án thủy điện như đề xuất của Hòa Bình thì phải xem rừng tại khu vực đó thuộc loại nào để đưa ra những kế hoạch cho phù hợp”, ông Lung nhấn mạnh. (Đất Việt 20/10) đầu trang(
Sau lũ một số vườn của người dân ở xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh biến thành những bãi gỗ rác khổng lồ, nhiều người nói đây là sản phẩm của nạn chặt phá rừng.
Cơn lũ dữ vừa qua ào ào đổ về sông Ngàn Sâu khiến cho đoạn qua xã Hương Đô cũng đục ngầu, cuồn cuộn chảy. Đi theo đó là những mảng gỗ, rác khổng lồ tấp vào vườn của người dân.
Ông Nguyễn Văn Vinh, 60 tuổi, ở xóm 7, xã Hương Đô không sao quên được trận lũ đêm 14-10. Ông Vinh cho biết nhà ông ở gần sông Ngàn Sâu. Trận lũ lớn nhỏ nào cũng mang theo “lũ gỗ” về.
Ông kể khoảng 18g ngày 14-10, nước lũ bắt đầu tràn vào nhà. Đến 22g thì nước lũ chạm mái ngói. Khi đó “lũ gỗ” cũng ập về tấp kín ngõ, kín vườn của ông.
Hai vợ chồng ông chỉ biết ngồi trên trần nhà cầu trời sao cho nước lũ không dâng cao nữa.
Lũ rút, từ ngõ đến vườn của ông Vinh trở thành một chiến trường mảng gỗ, rác gỗ khổng lồ, còn trong nhà thì bùn non ngập ngụa. “Sau lũ, gỗ rác chất ở vườn tôi cao ba, bốn mét, không có lối đi lại. Mấy ngày nay người dân dùng xe công nông, máy kéo đến lấy gỗ mục về làm củi nhưng chưa hết”, ông Vinh nói.
Ngoài vườn của ông Vinh thì ở xóm 7 của xã Hương Đô còn có bốn, năm vườn của người dân tràn ngập gỗ rác, trong đó có vườn ông Nguyễn Văn Lý. “Cứ lũ về là vườn tôi biến thành bãi gỗ rác, không biết thu dọn đến khi nào xong”, ông Lý ngao ngán nói.
Theo một lãnh đạo của Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê, những bãi gỗ rác ở một số vườn nhà dân xã Hương Đương đều bắt nguồn từ rừng. Gỗ bị đốn hạ từ lâu, khi bị mục nát gặp phải nước lũ thì mới trôi về.
Mấy năm trước có những bãi rác gỗ còn lớn hơn nữa... (Tuổi Trẻ 20/10) đầu trang(
Theo kết quả giám định của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, mẫu vật 0,9kg sừng động vật do Trạm Kiểm soát liên hợp Km15-Bến tầu Dân Tiến, Quảng Ninh (bắt giữ ngày 12-10) là sừng tê giác trắng có nguồn gốc từ châu Phi.
Vụ việc đã được Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15-Bến tầu Dân Tiến bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Móng Cái để tiếp tục điều tra theo quy định.
Như Báo Hải quan đưa tin, ngày 12-10, Tổ kiểm tra của Đội Kiểm tra hàng hóa thuộc Trạm Kiểm soát liên hợp Km15–Bến tầu Dân Tiến đang làm nhiệm vụ kiểm tra xe ô tô khách của nhà xe Ka Long, nhãn hiệu Huyndai, loại 44 giường nằm mang BKS: 14B–00166 tại bãi kểm tra hàng hóa.
Cán bộ thuộc Trạm yêu cầu nhà xe mời toàn bộ hành khách xuống xe để kiểm tra người và phương tiện thì phát hiện ông Trần Văn Sỹ, sinh năm 1987 và ông Tô Xuân Hiền, sinh năm1987 ( cùng trú tại thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) mỗi người đang đeo trên người 1 chiếc túi giả da màu nâu có biểu hiện nghi vấn.
Tổ kiểm tra yêu cầu ông Trần Văn Sỹ tự mở túi đang đeo trên người ra để kiểm tra thì phát hiện bên trong túi có 1 vật hình trụ tròn màu ghi đen, nặng khoảng 0,9 kg, cao 13cm, đường kính 13,5 cm x 10 cm nghi là sừng tê giác.
Làm việc với cán bộ Trạm, Tô Xuân Hiền khai nhận, vận chuyển thuê cho A Kiểm (người Trung Quốc) chiếc sừng tê giác trên từ khu vực cầu Bắc Luân, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh về Hà Nội với giá tiền công vận chuyển là 3 triệu đồng.
Sau khi nhận được sừng tê giác, anh Tô Xuân Hiền và anh Trần Văn Sỹ đến bến xe khách TP. Móng Cái đón xe về TP. Hà Nội, khi xe đi đến Bãi Kiểm tra hàng hóa thuộc Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15 - Bến tàu Dân Tiến, Hiền và Sỹ xuống xe thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.
Nhận thấy vụ việc có tính chất phức tạp, có dấu hiệu của tội phạm hình sự, có nhiều đối tượng cùng tham gia hành vi phạm tội cần phải điều tra xác minh làm rõ; tang vật nghi sừng tê giác nằm trong danh mục Phụ lục I, Công ước CITES thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. (Báo Hải Quan 19/10) đầu trang(
Theo khai báo ban đầu, người đến mở tờ khai hải quan cho lô hàng hơn 2 tấn ngà voi nhập lậu dưới tên "2 container gỗ xoan đào" được thuê với giá 4 triệu đồng...
Như báo Người Đưa Tin đã có thông tin trước đó, ngày 6/10, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1- cục Hải quan TP.HCM phát hiện hơn 2 tấn ngà voi nhập lậu qua cảng Cát Lái.
Thông tin mới đây nhất, nhân viên và giám đốc nhận làm dịch vụ thủ tục hải quan cho lô hàng này được người của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Diệu Tiên thuê chi phí trọn gói 4 triệu đồng để làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng dưới khai báo là 2 container gỗ xoan đào.
Nữ nhân viên này cho biết, cô không phải người của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Diệu Tiên mà chỉ là nhân viên của một công ty khai thuê hải quan được thuê làm dịch vụ nhập khẩu lô hàng theo tờ khai hải quan số 101065330921/A11.
Toàn bộ hồ sơ, giấy giới thiệu, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và cả tiền nộp thuế cho lô hàng… đều do người của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Diệu Tiên cung cấp đầy đủ.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Diệu Tiên (66/8 đường Tái Thiết, Phường 11, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp Giấy phép kinh doanh số 0113525421 ngày 9/11/2015, Giám đốc doanh nghiệp là bà Võ Thị Hồng Diệu.
Tuy nhiên, ngay sau khi vụ việc được phát hiện, PV báo Người Đưa Tin đã có thực tế tại địa chỉ này và nhận thấy, tại nơi được cho là trụ sở của công ty Diệu Tiên chỉ là một tiệm tạp hóa nhỏ chừng 4-5m2.
Người dân sinh sống xung quanh đây cũng cho biết không hề biết có công ty nào tên Diệu Tiên làm việc tại đây trong một thời gian dài.
Hiện vụ việc đã được chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan cảnh sát Điều tra để mở rộng điều tra theo quy định. Đơn vị này sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan Công an tìm chủ đích thực của hơn 2 tấn ngà voi châu Phi này.
Cũng chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin về tình hình buôn lậu ngà voi thời gian qua mà Việt Nam là một trong những điểm trung chuyển lớn, ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, tổng cục Hải quan cũng cho biết, thời gian vừa qua hải quan cũng đã phát hiện rất nhiều những vụ việc với số lượng ngà voi nhập lậu lớn.
Do siêu lợi nhuận từ việc buôn bán ngà voi, các đối tượng không ngừng thay đổi phương thức vận chuyển và thủ đoạn cất giấu tinh vi để đối phó với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, do công tác nắm bắt thông tin và quan hệ chặt chẽ với cơ quan tình báo hải quan quốc tế nên chúng ta cũng đã kịp thời ngăn chặn, bắt giữ nhiều vụ buôn lậu ngà voi lớn.
Cuộc chiến chống buôn lậu ngà voi không chỉ là cuộc chiến đơn độc của cơ quan chức năng mà là cuộc chiến chung của toàn dân. Ông Hùng cho biết, thời gian tới Hải quan Việt Nam sẽ nỗ lực hơn để ngăn chặn triệt để tình trạng buôn lậu này. (Người Đưa Tin 20/10) đầu trang(
Từ ngày 18 đến 20-10-2016, Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và điều tra tội phạm, Viện Khoa học cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp với Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) khai giảng khóa tập huấn “Kỹ năng thu thập, quản lý và phân tích thông tin tội phạm về động vật hoang dã”.
Lớp tập huấn thu hút sự quan tâm của 26 cán bộ hiện là Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trực thuộc Cục, Phòng và một số đơn vị cấp quận/ huyện của TP. Hồ Chí Minh đã được cung cấp các thông tin mới nhất về tình hình tội phạm liên quan tới động vật hoang dã (ĐVHD), khung pháp lý về bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam, kỹ năng tìm kiếm, thu thập, quản lý và phân tích thông tin về tội phạm ĐVHD.
Đặc biệt, trong khóa tập huấn, website và ứng dụng “Giamdinhloai.vn” hỗ trợ công tác nhận dạng một số loài ĐVHD thường bị buôn bán trái phép cũng được giới thiệu.
Phát biểu tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Minh Hiển, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm cho biết, tình hình hoạt động buôn bán động vật hoang trên thế giới và ở Việt Nam có xu hướng tăng lên và có nhiều diễn biến mới, phức tạp.
Ông Nguyễn Minh Hiển ví dụ: Vào ngày 6-10, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức đấu tranh, bắt giữ thành công vụ vận chuyển trái phép qua biên giới 2.052 kg bước đầu xác định là ngà voi, được cất giấu tinh vi trong hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1.
Việc nâng cao kỹ năng của cán bộ sẽ góp phần thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ĐVHD, thực hiện Nghị Quyết số 41/NQ-CP ngày 9-6-2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới và Chỉ thị số 28-CT-TTg ngày 17 -9-2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài ĐVHD trái pháp luật.
Đánh giá cao chương trình tập huấn, các học viên khẳng định đây là một cơ hội tốt để lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường khu vực TP. Hồ Chí Minh nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ điều tra về tội phạm ĐVHD.
Khóa tập huấn sẽ góp phần giúp các học viên nêu cao tinh thần học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm từ các chuyên gia để có thể áp dụng vào công tác bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp quý hiếm.
Cùng thời điểm diễn ra tập huấn, ngày 18-10, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1- Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 01/QĐ-KV1 khởi tố vụ án hình sự buôn lậu ngà voi xảy ra tại cảng Cát Lái liên quan đến Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Diệu Tiên. (Pháp Luật Việt Nam 20/10) đầu trang(
Ngày 19 – 10, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, vừa phát hiện, thu giữ hai vụ hàng cấm (vô chủ), gồm bảy bao bên trong đựng ngà động vật, nghi là ngà voi, tổng trọng lượng là 199kg. Hiện, Phòng PC45 đang phối hợp cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. (Nhân Dân 20/10) đầu trang(
Ngày 20-10, Văn phòng Tỉnh ủy Kon Tum đã có văn bản số 215-CV/TU gửi thông báo về kết quả xử lý vụ phá 5,278 ha rừng phòng hộ Măng Đen liên quan đến các tổ chức, cá nhân, gồm: Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy; tập thể UBND thị trấn Đăk Rờ Ve; tập thể UBND huyện Kon Rẫy; ông Nguyễn Kim Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum; ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum.
Nội dung Công văn cho biết: Từ đầu năm 2016 đến nay, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã chỉ đạo UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành chức năng triển khai đồng bộ quyết liệt nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán gỗ trái pháp luật.
Từ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được một số kết quả khả quan, góp phần giữ vững an ninh, chính trị và trật tự xã hội.
Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, đơn vị thiếu sâu sát, lơ là nhiệm vụ để xảy ra nhiều vụ xâm hại đến tài nguyên rừng. Đặc biệt, tại các Tiểu khu 519; 520; 521; 522 thuộc rừng phòng hộ khu vực đèo Măng Đen, huyện Kon Rẫy liên tục bị người dân tàn phá, xâm hại. Để chấn chỉnh tình trạng này, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND tỉnh kiểm tra, xác minh, xử lý.
Qua kiểm tra đã phát hiện tại khu vực đèo Măng Đen có 15 điểm rừng bị tàn phá, phát luỗng và đốt dưới tán rừng với diện tích 5,278 ha rừng tự nhiên đã được quy hoạch chức năng phòng hộ, trong đó có 13 điểm thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy quản lý và có hai điểm thuộc lâm phần quản lý của UBND thị trấn Đăk Rờ Ve, huyện Kon Rẫy.
Sau kết quả kiểm tra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Rẫy và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiến hành làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật về Đảng, chính quyền theo thẩm quyền.
Kết quả xử lý như sau: Xử lý kỷ luật về Đảng: Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Rẫy đã xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách đối với chi bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy và 11 đảng viên chi bộ (khiển trách 10, cảnh cáo một); Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xử lý kỷ luật đối với hai đảng viên, ông Nguyễn Kim Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum; ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xử lý kỷ luật 15 cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý (Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy và Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy), trong đó khiển trách tám; cảnh cáo bảy, đồng thời chuyển công tác khác đối với Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Kon Rẫy.
UBND huyện Kon Rẫy đã tổ chức kiểm điểm đối với tập thể UBND huyện và 10 thành viên của UBND dân huyện, UBND thị trấn Đắk Rờ Ve với hình thức khiển trách.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất: Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Rẫy đã thiếu kiểm tra, giám sát, chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, để xảy ra tình trạng phá rừng phòng hộ làm rẫy trái pháp luật nhưng chưa phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
UBND huyện Kon Rẫy chưa chủ động tham mưu, đề xuất, triển khai thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng. Chi bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy; Chi bộ Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy chưa làm tròn nhiệm vụ, thiếu trung thực trong báo cáo dẫn đến vi phạm kéo dài.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum yêu cầu các cá nhân, tập thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công khẩn trương rà soát, phát hiện những vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng; xác định địa bàn trọng điểm về công tác quản lý, bảo vệ rừng; trên cơ sở đó làm việc, ký kết quy chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban quản lý với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng; thực hiện tốt việc phân công, phân nhiệm, phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý theo hướng rõ người, rõ việc.
Thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng. (Nhân Dân 20/10) đầu trang(
Sáng 20/10, UBND tỉnh Đắc Nông họp bàn về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh Đắc Nông hiện có 250 nghìn ha rừng, trong đó có 234 ngàn ha là rừng tự nhiên. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên, tỉnh Đắc Nông đã xây dựng các đề án, chính sách nhằm phục hồi và đưa độ che phủ rừng của tỉnh từ 39% lên 42% trong 5 năm tới.
Tuy nhiên, khi triển khai chủ trương này tại địa phương cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các công ty lâm nghiệp không được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; công tác phối hợp quản lý bảo vệ rừng giữa cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở chưa chặt chẽ, lực lượng giữ rừng mỏng, trong khi hoạt động xâm hại tài nguyên rừng ngày tinh vi.
Tại cuộc họp, các công ty lâm nghiệp đã đề nghị chính quyền địa phương cần tháo gỡ khó khăn như: cho phép các công ty được phép cải tạo rừng nghèo kiệt để trồng rừng, khai thác tận thu gỗ khô, bị đổ ngã; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn.
Về vấn đề này, ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắc Nông cho hay: “Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 38 ngày 6/9/2016, đây là các giải pháp tạo chính sách cho các chủ rừng và các dự án nông lâm nghiệp sẽ được hưởng lợi theo chính sách này.
Sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các công ty lâm nghiệp và đặc biệt là hướng tới sử dụng gỗ công nghiệp và gỗ rừng trồng”. (VOV Đài Tiếng Nói Việt Nam 21/10) đầu trang(
Do tác động của thủy triều nên mỗi năm diện tích rừng phòng hộ bảo vệ đê biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang mất khoảng 30 ha.
Hiện diện tích rừng phòng hộ ven đê chỉ còn khoảng 35 ha và trong tương lai sẽ bị xóa sổ.
Để phục hồi diện tích rừng và bảo vệ đê biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang đã đầu tư gần 60 tỷ đồng thực hiện thí điểm dự án: “Gây bồi, tạo bãi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển Gò Công” tại địa bàn xã Tân Điền.
Dự án được thực hiện với chiều dài gần 1,5 km, tổng diện tích gần 18 ha; bao gồm hệ thống kè mềm bằng túi chứa cát giảm sóng, gây bồi lắng với đỉnh kè 1,7 mét. Sau khi đất trong vùng dự án bồi lắng sẽ trồng rừng tái tạo.
Ông Ưng Hồng Nghi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, khi dự án này triển khai có hiệu quả, tỉnh sẽ nhân rộng ra toàn hệ thống đê biển Gò Công.
Mục tiêu của dự án gây bồi trong rừng phòng hộ này có nhiệm vụ là chắn sóng triều đi vào bảo vệ tuyến đê, rừng phòng hộ. Thứ hai là gây bồi để phục hồi rừng phòng hộ.
Khi phục hồi rừng phòng hộ thì sẽ phá sóng leo của biển bảo vệ vững chắc tuyến đê biển, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thời gian tới.
Qua tình hình triển khai bước đầu, dự án rất khả quan. (Báo Điện Tử Đài Tiếng Nói Việt Nam 21/10) đầu trang(
Sau khi phát hiện khối lượng lớn gỗ nghiến bị lâm tặc đốn hạ trên rừng già, vận chuyển về cất giấu ở thôn Bản Xám, xã Ngọc Minh, lực lượng chức năng của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang huy động nhân lực, phương tiện đến hiện trường tịch thu nhưng vấp phải sự ngăn cản quyết liệt từ phía người dân địa phương với lý do lực lượng chức năng không minh bạch trong việc tịch thu lâm sản.
Ngày 15-10, sau khi nhận được tin báo của nhân dân về việc có một khối lượng lớn gỗ nghiến (nhóm 2A) bị lâm tặc chặt hạ trên rừng già, vận chuyển về cất giấu ở bìa rừng, khu vực thôn Bản Xám, thôn Dìn, xã Ngọc Minh, lực lượng chức năng huyện Vị Xuyên đã huy động cán bộ tìm kiếm.
Không quá khó khăn để lực lượng chức năng phát hiện số gỗ nghiến bị cất giấu, bảy tấm gỗ nghiến cất giữ sơ sài dưới lòng suối cạn, ngay cạnh khu dân cư thôn Bản Xám. Mỗi tấm có chiều dài trên dưới 3 mét, rộng từ 80 đến 100 cm, dày khoảng 25 cm.
Theo người dân địa phương, gỗ nghiến dạng này được đưa về các xưởng để làm sập nghiến, một trong những đồ dùng sinh hoạt đắt tiền.
Phát hiện số gỗ “vô chủ”, lực lượng chức năng huyện Vị Xuyên gồm: Cán bộ kiểm lâm huyện; cán bộ lâm nghiệp và công an viên xã Ngọc Minh quyết định tịch thu tang vật, đưa ra khỏi thôn Bản Xám.
Khoảng 22 giờ cùng ngày, khi thuê được xe ô-tô, nhân lực vào hiện trường, chưa kịp bốc gỗ lên xe thì gần 50 người dân thôn Bản Xám, thôn Dìn kéo đến ngăn cản, không cho lực lượng chức năng đưa gỗ ra khỏi hiện trường. Hai bên đôi co, cãi vã, thậm chí xảy ra xô xát. Ông Nông Văn Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vị Xuyên cho hay, lực lượng chức năng bị người dân ngăn cản, trong đó cán bộ lâm nghiệp và công an viên xã Ngọc Minh còn bị người dân hành hung.
Trước tình thế đó, lực lượng chức năng bỏ lại phương tiện, rút khỏi hiện trường, đồng thời đề nghị Công an huyện Vị Xuyên giúp đỡ.
Đêm 15 và những ngày tiếp theo, người dân Bản Xám, thôn Dìn cắt cử người túc trực tại hiện trường, không cho lực lượng chức năng vận chuyển gỗ ra ngoài, tạm giữ ô-tô tải được thuê vào chở gỗ. Nhận thấy tình hình có chiều hướng phức tạp, ngày 16-10, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên, lãnh đạo xã Ngọc Minh có mặt tại hiện trường giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, tình hình vẫn không lắng xuống.
Sáng 17-10, phóng viên có mặt tại thôn Bản Xám để tìm hiểu thực tế. Bảy tấm gỗ nghiến vẫn được giữ nguyên tại hiện trường, xe ô-tô tải bị người dân tạm giữ, quanh khu vực có khoảng chục thanh niên đứng chốt chặn, theo dõi mọi động tĩnh của những người lạ mặt, khi hỏi chuyện họ không ngần ngại bày tỏ quan điểm, lý do ngăn lực lượng chức năng tịch thu gỗ nghiến.
Anh Lý Đức V, người dân thôn Dìn cho biết: “Ngày 15-10, tôi thấy có mấy cán bộ kiểm lâm vào thôn Bảm Xám, rồi đến tối khuya họ thuê chiếc xe tải và người bốc vác vào trong thôn. Nhân dân thôn Dìn, thôn Bản Xám thấy lạ mới theo dõi, phát hiện cán bộ định bốc gỗ lên xe. Thấy có dấu hiệu không minh bạch nên nhân dân ngăn không cho mang gỗ ra khỏi thôn và tạm giữ xe ô-tô”.
Còn anh Lý Văn V, thôn Dìn nói, chúng tôi ngăn cản lực lượng chức năng không được mang gỗ ra ngoài và tạm giữ phương tiện với mục đích là muốn chính quyền địa phương, kiểm lâm giải thích rõ những nghi ngờ của người dân, đồng thời phải có lực lượng để điều tra xem ai là người xẻ gỗ này, ai là chủ gỗ?.
Hành động ngăn cản người thi hành công vụ của người dân xã Ngọc Minh là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thực tế vụ việc cho thấy quy trình xử lý lâm sản trái phép của lực lượng chức năng huyện Vị Xuyên nóng vội, có dấu hiệu khuất tất, không minh bạch, người dân địa phương có quyền kiểm tra, giám sát.
Anh Lý Văn V, thôn Dìn nói: “Người dân địa phương lên rừng xẻ gỗ làm nhà là bị kiểm lâm và chính quyền tịch thu ngay. Việc tịch thu gỗ của dân được thực hiện công khai, bài bản, có biên bản đàng hoàng. Nhưng trong việc xử lý số lâm sản phát hiện ngày 15-10 tại thôn Bản Xám, tôi thấy có điều khuất tất.
Tại sao việc tịch thu khối lượng lớn gỗ lại làm vội vàng trong đêm tối mà không đợi sớm hôm sau? Khi tịch thu lâm sản thì lực lượng chức năng đã có biên bản hay chưa, có đầy đủ lực lượng để lập biên bản và xử lý lâm sản hay chưa? Tại sao không thông báo cho trưởng thôn Bản Xám và người dân biết”.
Trưởng thôn Bản Xám Chẩu Văn Chung cũng khẳng định, ông không biết gì cả, chỉ đến khi vụ việc trở nên phức tạp trên địa bàn thôn thì người dân đến báo ông mới tới hiện trường.
Như vậy, nghi vấn của người dân về những uẩn khúc trong quy trình xử lý lâm sản của lực lượng chức năng là hoàn toàn có cơ sở.
“Do khi nhận được tin báo không xác định rõ là lâm sản nằm ở thôn Dìn, hay thôn Bản Xám, do đó xã chỉ thông báo với trưởng thôn Dìn thôi, còn thôn Bản Xám không báo”, ông Nguyễn Công Cử, Chủ tịch UBND xã Ngọc Minh cho biết.
Đại diện chính quyền địa phương và ngành chức năng giải thích, lý do phải sớm tịch thu lâm sản ra khỏi hiện trường và phải thực hiện ngay trong đêm vì khi đó lực lượng chức năng mỏng, lâm tặc và những đối tượng cộm cán ở địa bàn rất manh động, do đó lo sợ để tang vật gỗ nghiến qua đêm không bảo vệ được, các đối tượng sẽ tẩu tán.
Ông Lương Văn Đoàn, Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên khẳng định, để xảy ra tình trạng người dân ngăn cản lực lượng chức năng tịch thu lâm sản là do lỗi kỹ năng giải quyết công việc của lực lượng chức năng kém.
Khi phát hiện số gỗ lớn nói trên, lực lượng chức năng lẽ ra cần bình tĩnh, xử lý công việc minh bạch, rõ ràng, từng bước, đằng này nóng vội khiến người dân không tin, nghi ngờ và làm tình hình nóng lên.
Đến chiều 17-10, khi công an, Viện Kiểm sát huyện Vị Xuyên vào kiểm tra, giải quyết vụ việc theo đúng trình tự Pháp luật, tình hình tại thôn Bản Xám đã tạm lắng, người dân không còn tạm giữ xe ô-tô và tạo điều kiện cho cơ quan chức năng đưa số gỗ nói trên về cho thôn Dìn quản lý.
Từ vụ việc trên, một vấn đề đặt ra, đó là tại sao bảy tấm gỗ nghiến nặng hàng tấn, được kéo từ rừng về cất giữ ngay giáp khu dân cư mà thôn và xã không hề hay biết.
Theo nhận định của lực lượng chức năng và người dân địa phương, để vận chuyển một tấm gỗ này, nếu không có máy móc hỗ trợ thì cần từ 15 đến 20 người mới vận chuyển được, thời gian phải mất cả tháng trời. Không những thế, nơi tập kết gỗ lại cách không xa nhà dân.
Trưởng thôn Bản Xám Chẩu Văn Chung thật thà cho biết: “Tôi quản lý thôn nhưng tôi không biết gì về số gỗ này, có lẽ là tại thôn không có cán bộ phụ trách lâm nghiệp nên mới thế. Không hiểu sao họ lại kéo được bằng này gỗ về đây”. Còn Chủ tịch UBND xã Ngọc Minh Nguyên Công Cử thanh minh: “Do địa bàn thôn vùng sâu, vùng xa hẻo lánh nên khó giám sát. Mặt khác bọn lâm tặc làm có cảnh giới nên rất khó phát hiện”.
Ở thôn bản, ngoài trưởng thôn có hàng chục chốt cán bộ được hưởng phụ cấp như bí thư chi bộ, cán bộ mặt trận, công an viên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ. Dư luận đặt câu hỏi, hệ thống chính trị thôn Bản Xám quá yếu kém, tê liệt hoặc “nhắm mắt là ngơ” cho lâm tặc phá rừng.
Chính quyền cơ sở là thế, còn ngành chức năng có trách nhiệm gì trong vụ việc này? Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Vị Xuyên Nông Văn Thành nói: “Nhiệm vụ giữ rừng dựa vào dân và chính quyền cơ sở là chính, để xảy ra tình trạng phá rừng thế này phải khẳng định chính quyền xã Ngọc Minh yếu kém trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, rất ỷ lại vào lực lượng kiểm lâm”.
Công tác quản lý yếu kém, đùn đẩy trách nhiệm, không có sự phối hợp chặt chẽ thì liệu đây có phải là những cây gỗ quý duy nhất, cuối cùng ở rừng phòng hộ Ngọc Minh bị chặt hạ.
Tỉnh Hà Giang cần chỉ đạo huyện Vị Xuyên điều tra, là rõ những khúc mắc trong vụ việc người dân ngăn cản lực lượng chức năng tịch thu lâm sản ở Ngọc Minh, đồng thời cần quyết liệt hơn trong việc thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng, nhất là ở địa bàn trọng điểm về nạn khai thác lâm sản trái phép tại Ngọc Minh, Minh Tân, huyện Vị Xuyên. ( Nhân Dân 20/10) đầu trang(
UBND TP vừa phê duyệt dự án Chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ giai đoạn 2016 – 2020 do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ làm chủ đầu tư.
Dự án nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Bảo đảm nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần bảo đảm môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học, tăng khả năng phòng hộ môi trường cho TP và các vùng phụ cận; tôn tạo các cảnh quan thiên nhiên, phục vụ du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học, học tập thiên nhiên của học sinh, nhân dân TP, các tỉnh và khách nước ngoài.
Khôi phục và dẫn nhập các nguồn gen động thực vật quý có giá trị; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động Khu dự trữ sinh quyển tương xứng tầm vóc quốc tế, nhằm phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng phát triển bền vững...
Dự án có tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020 (Văn Phòng UBND TP. HCM 20/10) đầu trang(
Trong nội dung Công văn số 9550/VP-KT ban hành ngày 18/10, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu sở, ngành liên quan thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020.
Theo đó, UBND thành phố nhận được công văn của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020.
Trong đó có đề cập, để thống nhất chỉ đạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ và chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình, báo cáo UBND thành phố phê duyệt gửi các bộ, ngành theo quy định.
Trường hợp cần thiết phải lập chương trình mục tiêu của thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, xin ý kiến UBND thành phố trước khi trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình theo quy định.
Về việc trên, UBND thành phố đồng ý về nguyên tắc đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản nêu trên.
Đồng thời giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước và ý kiến đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các công việc liên quan về xây dựng Chương trình quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 theo đúng quy định… (Pháp Luật Và Xã Hội 20/10) đầu trang(
Công viên động vật hoang dã Quốc gia được xây dựng tại xã Kỳ Phú và Phú Long, huyện Nho Quan với quy mô hơn 1.155 ha, trong đó diện tích nằm trên xã Kỳ Phú khoảng 1.000 ha.
Về lâu dài, đây sẽ là một thuận lợi lớn cho xã Kỳ Phú chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Để tạo điều kiện cho Dự án sớm đi vào xây dựng và hoàn thiện, xã Kỳ Phú đang tích cực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tuyên truyền đến từng hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án về tầm quan trọng cũng như lợi ích của Dự án.
Theo đề án, Công viên động vật hoang dã Quốc gia gồm 6 phân khu chính: Phân khu cây xanh sinh thái; Phân khu động vật hoang dã; Phân khu chăm sóc - nghiên cứu phát triển các loài động vật hoang dã; Phân khu trung tâm dịch vụ; Phân khu vui chơi giải trí; Phân khu tái định cư và nhà công vụ, nhà ở cán bộ, công nhân viên và dịch vụ.
Việc đầu tư đề án sẽ được phân làm 3 kỳ: Giai đoạn 1 (2012 - 2015) sẽ tập trung vào lập quy hoạch và lên phương án triển khai; Giai đoạn 2 (2016 - 2020) tập trung vào thi công các phân khu, tiếp nhận, chăm sóc động vật; Giai đoạn 3 (2020 - 2025) đưa vào vận hành khai thác, chuyển công viên sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần...
Công viên động vật hoang dã Quốc gia được kỳ vọng sẽ là nơi bảo tồn, cứu hộ, phát triển và lưu trữ nguồn gen của khoảng 3.000 cá thể thuộc 250 loài động vật, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Đồng thời, tạo hiện trường và cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học; đào tạo học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế về bảo tồn và phát triển các loài động vật hoang dã.
Ngoài ra, khi Dự án đi vào hoạt động đây sẽ là điểm nhấn để tỉnh Ninh Bình nói chung, huyện Nho Quan nói riêng phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, giáo dục môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Theo thiết kế, Dự án sẽ thu hút khoảng 5 triệu lượt khách/năm, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở 2 xã vùng cao Kỳ Phú và Phú Long.
Với ý nghĩa đó, ngay sau khi có thông báo quy hoạch dự án Công viên động vật hoang dã Quốc gia trên địa bàn, Đảng ủy, chính quyền xã Kỳ Phú đã tổ chức hội nghị quán triệt đến Bí thư chi bộ, trưởng bản và các tổ chức đoàn thể, đồng thời thông báo rộng rãi cho cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã.
Bà Nguyễn Thị Bích Đào, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Phú cho biết: Xã cũng chỉ đạo chi bộ thôn bản Sạng, bản Đồng Chạo có diện tích đất thu hồi tổ chức họp dân ra Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ban công tác Mặt trận xã họp phổ biến tuyên truyền trong hội viên và nhân dân.
Các tổ chức đoàn thể trong xã theo chức năng của mình tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác GPMB, tạo điều kiện cho công tác thi công được thực hiện đúng tiến độ.
Do làm tốt công tác tuyên truyền nên trong quá trình GPMB được nhân dân đồng tình ủng hộ. Anh Đinh Văn Thắng, người dân xã Kỳ Phú cho biết: Được cán bộ xã, thôn và cán bộ Dự án tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của Dự án nên người dân trong xã đều đồng tình ủng hộ.
Gia đình tôi cũng tình nguyện giao đất 313 cho dự án và nhận đền bù theo quy định của Nhà nước. Người dân chúng tôi chỉ mong Dự án sớm đi vào hoạt động để con em trong xã có công ăn việc làm, nhất là con em những gia đình bị thu hồi đất canh tác.
Được biết, khi thu hồi diện tích đất 313, các hộ dân đã nhanh chóng đồng tình ủng hộ và nhận tiền đền bù theo đúng quy định của Nhà nước.
Đối với diện tích đất công ích của xã là trên 172 nghìn m2 và diện tích người dân tự khai hoang canh tác là trên 31 nghìn m2, theo các văn bản hướng dẫn thì số tiền đền bù 2 diện tích đất trên sẽ được đưa vào ngân sách xã và không có quy định hỗ trợ cho các hộ tự khai hoang.
Tuy nhiên, qua nhiều hội nghị tuyên truyền, vận động nắm tình hình tại thôn bản, nhiều người dân cho rằng Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, cải tạo trên diện tích đất khai hoang để không thiệt thòi cho nhân dân về tài sản trên đất và sức lao động của nhân dân.
Bên cạnh đó, nhiều người dân địa phương cũng mong muốn đối với diện tích đất đã được Dự án thu hồi khi chưa triển khai xây dựng, nếu không ảnh hưởng đến Dự án nên cho người dân canh tác để không lãng phí.
Ông Phạm Văn Thành, Phó Ban quản lý Dự án Công viên động vật hoang dã Quốc gia cho biết: Nhờ có sự đồng tình ủng hộ của người dân xã Kỳ Phú, đến nay dự án đã hoàn thành công tác cắm cọc GPMB theo đúng tiến độ.
Ban quản lý Dự án cũng đang tiến hành công tác nghiệm thu dự án tuyến đường giao thông công viên nối với Quốc lộ 45 và tỉnh lộ 479D. Đồng thời hoàn thành công tác GPMB, giao mặt bằng đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ Châu á. (Báo Ninh Bình 20/10) đầu trang(
24 triệu USD là khoản hỗ trợ mà Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) vừa tuyên bố tài trợ cho Việt Nam trong việc chuyển đổi sang phát triển thích ứng thông minh với khí hậu và phát thải thấp thông qua cải thiện công tác bảo vệ rừng, đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và tăng cường tính bền vững của các cộng đồng.
Dự án này được thực hiện tại tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế từ năm 2016 đến năm 2020. Biến đổi khí hậu là vấn đề ưu tiên có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến khả năng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Dự án sẽ huy động sự tham gia của các gia đình làm nông nghiệp quy mô nhỏ để giúp cải thiện sinh kế và tăng cường đầu tư vào nông nghiệp thông minh với khí hậu đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học tự nhiên của Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Để giúp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi của Việt Nam trở thành quốc gia phát triển phát thải thấp, USAID hỗ trợ hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam thông qua các chương trình về thích ứng, cảnh quan bền vững và năng lượng sạch. (Công An Nhân Dân 20/10) đầu trang(
Sáng nay (21.10), ông Bùi Văn Tấn - Giám đốc Công ty lâm nghiệp Hà Nừng (đóng ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) xác nhận: Trong đêm 20.10, một trạm bảo vệ rừng của đơn vị bị nhiều đối tượng dùng dao, búa tấn công.
Nghiêm trọng hơn, một nhân viên của trạm đang làm nhiệm vụ tại đây đã bị chém chết. Người bị nạn là anh Nguyễn Nam Thịnh - cán bộ bảo vệ rừng thuộc Trạm bảo vệ rừng Đắk Tngông, xã Sơn Lang.
Theo ông Tấn, trước đó, khoảng gần 24h ngày 20.10, hai cán bộ của công ty là anh Nguyễn Nam Thịnh và anh Võ Văn Huy đang làm việc tại Trạm bảo vệ rừng Đắk Tngông thì bị tấn công bất ngờ.
Lúc đó, có 8 đối tượng ở làng Đắk Tngông sau khi uống rượu xong thì cầm dao, búa lao vào đánh, chém 2 cán bộ rừng của công ty. Hậu quả, anh Thịnh bị chém chết ngay tại chỗ, còn anh Huy may mắn trốn chạy thoát.
Theo ông Tấn, các đối tượng tham gia đánh, chém chết cán bộ bảo vệ rừng trước đấy đã vào lâm phần công ty khai thác gỗ và bị công ty nhắc nhở. Trước khi vào chém cán bộ lâm trường, các đối tượng này có đến xin khai thác mấy cây gỗ làm nhà nhưng không được đồng ý.
Khi xảy ra vụ việc, lực lượng công ty kéo vào hiện trường, đồng thời báo công an. Nguyên nhân ban đầu xác định có thể do các đối tượng xin khai thác gỗ không được nên quay sang tấn công cán bộ bảo vệ rừng. Ngoài ra, các đối tượng còn đập phá gây hư hỏng nhiều đồ đạc của trạm.
Ông Võ Văn Phán - Chủ tịch UBND huyện Kbang - cho biết: Huyện đã chỉ đạo Công an huyện phối hợp với các bên liên quan để điều tra, xử lý nghiêm vụ việc này. Cùng với đó, lực lượng Công an tỉnh và Công an huyện cũng đã xuống hiện trường trong đêm để điều tra.
Ông Nguyễn Nhĩ - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai - cho biết: Bước đầu, cơ quan điều tra đã bắt được 7 đối tượng tham gia vụ việc.
Hiện, chi cục vẫn đang tích cực phối hợp với cơ quan công an điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. (Dân Việt 21/10) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Những năm trước đây, do nhiều nguyên nhân chưa được tháo gỡ vướng mắc nên tiến độ trồng rừng đạt thấp.
Hai năm gần đây, trên địa bàn đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia phát triển rừng sản xuất, nâng chỉ tiêu trồng rừng đạt cao hơn. Tuy nhiên, do các dự án trồng rừng đều thiếu vốn khiến cho nhiều địa phương không đạt chỉ tiêu trồng rừng.
Đến hết quý III/2016, toàn tỉnh mới chỉ có 7/13 dự án bảo vệ phát triển rừng của các huyện, thành phố hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng sản xuất với diện tích 695 ha, đạt 87%; vẫn còn 6 dự án chưa hoàn thành theo đúng kế hoạch được giao tập trung ở các huyện Thạch An, Thông Nông, Phục Hòa và Thành phố.
Trong đó có 3 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia trồng rừng sản xuất triển khai còn chậm so với kế hoạch, một số hộ dân đã có hồ sơ thiết kế nhưng không thực hiện.
Để công tác trồng rừng sản xuất năm 2016 đạt hiệu quả, Chi cục Lâm nghiệp đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc các ban quản lý dự án bảo vệ phát triển rừng cơ sở, các doanh nghiệp tranh thủ thời tiết thuận lợi tiếp tục triển khai việc trồng rừng; tổ chức nghiệm thu trồng rừng sản xuất đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ cho công tác trồng rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
Ngay từ đầu vụ các huyện cần sớm triển khai chi tiết thiết kế, diện tích và phương án trồng rừng sao cho kịp thời vụ. Giao cho cơ quan chuyên môn rà soát, thống kê nhu cầu trồng rừng của nhân dân trên địa bàn huyện; phân công cán bộ đi kiểm tra, rà soát lại diện tích đất, quỹ đất; phân cấp cây giống lâm nghiệp phục vụ cho nhân dân trồng rừng.
Mặt khác trong quá trình triển khai trồng rừng cần cử cán bộ kỹ thuật xuống tận thôn, bản hướng dẫn người dân về kỹ thuật từ khâu đào hố, quy trình trồng, chăm sóc và bảo vệ. (Báo Cao Bằng 20/10) đầu trang(
Đẩy mạnh việc trồng rừng sản xuất nhằm góp phần tăng độ che phủ của rừng, giảm tác động của biến đổi khí hậu và quan trọng hơn là tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân chính là hướng đi hiệu quả mà huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã triển khai thực hiện trong những năm qua.
Xã Vĩnh Thủy là một trong những địa phương có diện tích rừng sản xuất lớn nhất huyện Vĩnh Linh với 1.470 ha cây lâm nghiệp, diện tích rừng trồng theo mô hình rừng cấp chứng chỉ FSC hiện có khoảng hơn 40 ha.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi nên người dân chú trọng trồng chủ yếu giống keo lai, keo tai tượng. Theo đánh giá của người dân thì đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trong trồng rừng, người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật từ khâu trồng đúng mật độ, chăm sóc, bón phân cho cây trồng rút ngắn thời gian sinh trưởng, do đó hiệu quả rừng trồng tăng rõ rệt.
Mỗi năm người dân khai thác từ 150 - 200 ha rừng và tiến hành trồng mới diện tích tương đương. Nhiều hộ dân sở hữu từ 15 - 20 ha rừng sản xuất như hộ ông Lê Kha, thôn Đức Xá, ông Nguyễn Khắc Cận, thôn Thủy Ba Hạ…
Ông Lê Văn Quỳnh, thôn Linh Hải sở hữu 20 ha đất trồng rừng, đến nay đã tái canh lần thứ tư, chia sẻ: “ Đất đai vùng này rộng, chọn trồng rừng vừa phủ xanh vùng đồi vừa đem lại thu nhập cho gia đình, thêm nữa chi phí đầu tư trồng rừng thấp, việc khai hoang làm đất cũng đơn giản không tốn nhiều công sức.
Trừ các khoản chi phí mỗi năm nguồn lợi từ diện tích rừng này mang lại cho gia đình tôi khoảng 250 triệu đồng”.
Không chỉ đối với gia đình ông Quỳnh mà mấy năm trở lại đây, thu nhập từ rừng đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của người dân xã Vĩnh Thủy. Nhiều hộ khó khăn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ông Võ Đức Diện, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thủy cho biết: “Những năm gần đây giá gỗ rừng trồng khá cao, việc trồng rừng không tốn nhiều công chăm sóc mà mỗi héc ta bán được từ 50 - 70 triệu đồng nên người dân rất phấn khởi. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, chính quyền xã đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện tối đa để người dân phát triển rừng sản xuất”.
Theo thống kê, toàn huyện Vĩnh Linh hiện có 32.000 ha đất lâm nghiệp, diện tích rừng sản xuất khoảng 20.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, Vĩnh Long, Vĩnh Sơn, bình quân mỗi xã có từ 800 - 1.400 ha.
Những năm gần đây, nhờ chú trọng đầu tư phát triển rừng sản xuất nên bình quân mỗi năm, toàn huyện trồng mới từ 1.500 - 1.800 ha rừng, hơn 1 triệu cây phân tán, tăng độ che phủ rừng lên 52%. Xã Vĩnh Thủy cũng là một trong ba địa phương được lựa chọn triển khai triển khai thực hiện mô hình quản lý rừng trồng bền vững để cấp chứng chỉ FSC cho nhóm hộ gia đình nông dân và đã thực sự phát huy hiệu quả.
Theo ước tính, mỗi héc ta rừng trồng từ 5- 6 năm tuổi có thể khai thác và giá bán thời điểm này khoảng 60 - 75 triệu đồng/ha tùy theo chất lượng gỗ. Riêng với rừng cấp chứng chỉ FSC, giá mỗi héc ta lên đến cả trăm triệu đồng.
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh cho biết: “Những năm qua, huyện Vĩnh Linh đã quan tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, trồng khảo nghiệm những loài cây có ưu thế, năng suất cao đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển.
Đặc biệt là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/2016/ QĐ-TTg ngày 14/9/2016 về một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, trong đó đề ra mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng các loại cây sản xuất gỗ lớn đã hỗ trợ kịp thời về vốn, khuyến khích người dân phát triển diện tích trồng rừng sản xuất”.
Để việc phát triển rừng kinh tế đạt hiệu quả, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện để người dân phát triển sản xuất như giao diện tích đất lâm nghiệp cho các hộ quản lý, canh tác, khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư để trồng rừng và phát triển kinh tế, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhân rộng các mô hình trồng rừng có hiệu quả. (Báo Quảng Trị 20/10) đầu trang(
Để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thảm hoạ thiên tai gây ra, Chính phủ vừa ban hành Nghị định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, các địa phương rà soát, chuyển đổi những diện tích đất ven biển quy hoạch trồng rừng sản xuất hoặc thuộc các loại đất khác mà đang bị xói lở hoặc bị ảnh hưởng của cát bay, cát di động nghiêm trọng, để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển.
Trường hợp khu rừng ven biển đã giao cho hộ gia đình, tổ chức kinh tế nhưng có tầm quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thì Nhà nước xem xét thu hồi, mua lại hoặc bồi thường giá trị tài sản mà hộ gia đình, tổ chức đó đã đầu tư theo quy định của pháp luật để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển.
Các địa phương tổ chức rà soát, chuyển các công trình xây dựng có ảnh hưởng hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng ven biển ra khỏi khu vực quy hoạch rừng phòng hộ ven biển xung yếu và rất xung yếu, hành lang bảo vệ bờ biển.
Đối với diện tích đất quy hoạch để bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhưng người sử dụng đất tự ý chuyển đổi sai mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm thì Nhà nước thu hồi đất.
Các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai.
Nghị định nêu rõ, ngân sách các địa phương bảo đảm kinh phí cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo kế hoạch, dự toán được duyệt và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, gồm: Thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; tổ chức giao, cho thuê rừng ven biển; hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; tuyên truyền, giáo dục; khuyến lâm; nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, chức năng của rừng ven biển trong ứng phó với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ven biển; đầu tư, hỗ trợ kinh phí ngoài mức hỗ trợ và đầu tư từ ngân sách trung ương theo điều kiện thực tế của địa phương.
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí sự nghiệp kinh tế cho khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng ven biển.
Cụ thể, mức kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng ven biển tối đa bằng 1,5 lần so với mức bình quân khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo quy định hiện hành; mức kinh phí khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 4 triệu đồng/hécta trong thời gian 5 năm (bình quân 800.000 đồng/hécta/năm); kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 50.000 đồng/hécta, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với diện tích mới khoán.
Ngân sách trung ương đầu tư phát triển rừng ven biển theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Rừng có vai trò rất quan trọng, là những “bức tường xanh” vững chắc tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu. Rừng đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh; duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất; ngăn chặn xói mòn đất; giảm thiểu sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai; bảo vệ nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Rừng phòng hộ ven biển là vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền.
Vậy nên hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ vùng ven biển, chống biển xâm thực. (Đại Đoàn Kết 21/10) đầu trang(
Tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 470 nghìn ha, trong đó đất rừng sản xuất là 275 nghìn ha.
Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh trồng được gần 15.000 ha độ che phủ rừng luôn đạt trên 60%.
Tuy nhiên hiện nay năng suất rừng trồng của tỉnh còn thấp, bình quân 70 m3/ha/chu kỳ 7 - 8 năm, lợi nhuận từ trồng rừng đối với cây keo bình quân khoảng 5 triệu đồng/ha/năm, 40 triệu đồng/chu kỳ 8 năm.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI với khâu đột phá phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, tỉnh đề ra mục tiêu tới mỗi năm trồng mới trên 10.000 ha rừng tập trung, phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh đạt trên 140.000 ha, có trên 80% diện tích rừng được trồng bằng cây giống tiến bộ kỹ thuật, giống có năng suất, chất lượng cao và các giống lai được sản xuất bằng phương pháp vô tính chất lượng cao.
Đa dạng hóa sản phẩm rừng trồng, kết hợp giữa trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, sản xuất dăm gỗ với cung cấp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp quản lý rừng bền vững; phấn đấu đến năm 2020 có trên 9.000 ha rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC).
Nâng tỷ lệ gỗ khai thác từ rừng trồng đưa vào tinh chế, sản xuất đồ mộc (chiếm khoảng 28% sản lượng khai thác hàng năm); đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy giấy và bột giấy (chiếm 67,5% lượng khai thác hàng năm) và đảm bảo cho nhu cầu xã hội khác (khoảng 4,5% lượng khai thác hàng năm).
Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã xây dựng danh mục 9 dự án ưu tiên vào lĩnh vực lâm nghiệp. Các dự án tập trung vào việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng trên địa bàn tỉnh.
Một số dự án đã được thực hiện, như dự án đầu tư sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô của Trường Đại học Tân Trào, Công ty cổ phần Giấy An Hòa và nâng cấp vườn ươm; dự án truyền thông, tuyên truyền thực hiện đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng trên địa bàn tỉnh; dự án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC đối với rừng sản xuất.
Các dự án trên được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng của tỉnh, đảm bảo đến năm 2020 năng suất rừng trồng đạt bình quân trên 100 m3/ha/chu kỳ 7 năm vào năm 2020. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tuyên Quang 20/10) đầu trang(
Sáng 20-10, Chi cục Kiểm lâm tỉnh báo cáo nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng cũng như tiến độ triển khai các dự án trồng rừng.
Đồng chí Phạm Văn Xuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nghe và cho ý kiến chỉ đạo.
Hiện nay, tỉnh Thái Bình có tổng diện tích rừng trên 3.300 ha là rừng trồng. Còn trên 340 ha diện tích rừng mới trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng. Năm 2016, rét hại kéo dài gây tác hại lớn làm 200 ha rừng non mới trồng bị chết. Bão số 1 gây hại toàn bộ diện tích rừng, trong đó có gần 50 ha rừng phi lao bị gẫy đổ.
Hoạt động nuôi ngao tự phát trái phép tại vùng bãi ven triều gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như việc bảo đảm có mặt bằng để triển khai các dự án lâm nghiệp.
Từ nay tới cuối năm, ngành lâm nghiệp phối hợp với các địa phương bảo vệ trên 3.700 ha rừng ven biển hiện có, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.
Đồng thời theo dõi diễn biến rừng, nâng cao năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. (Đài Phát Thanh Truyền Hình Thái Bình 20/10) đầu trang(
Năm 2016, huyện Kim Bôi có kế hoạch trồng mới 1.800 ha rừng.
Đến hết tháng 9, toàn huyện đã trồng mới 1.870 ha rừng, đạt 103,9% kế hoạch, trồng rừng phân tán 40 ha.
Diện tích rừng trồng mới được chăm sóc bảo vệ tốt. Huyện đã củng cố và duy trì 211 tổ bảo vệ rừng và phòng - chống cháy rừng với 1.825 người tại cơ sở.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra để ngăn chặn kịp thời các vụ xâm hại tài nguyên rừng, do vậy, trên địa bàn không có tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. (Báo Hòa Bình 20/10) đầu trang(
Ông Nguyễn Ơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tây Sơn cho biết, năm 2016 qua xác minh, rà soát diện tích đất rừng tại xã Bình Nghi, Hạt đã phát hiện và tham mưu cho UBND huyện tiến hành thu hồi 80,12 ha đất rừng do ngành chức năng của huyện giao không đúng quy định cho 5 tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ở xã Bình Nghi.
Trong đó có 21,75 ha đất rừng giao cho tổ chức sử dụng và 58,37 ha do hộ gia đình và cá nhân sử dụng.
Ngoài ra, qua kiểm tra Hạt cũng đã phát hiện 10 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp diện tích trên 6,464 ha tại các xã Tây Thuận, Tây Giang, Tây Xuân, Binh Tân. T
rong đó, có 2 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp ở xã Tây Xuân đã bị Kiểm lâm địa bàn xã Tây Xuân phối với với UBND xã xác lập hồ sơ xử lý theo Luật đất đai. (Pháp Luật Việt Nam 20/10) đầu trang(
Đề cập tới không gian chính sách để Nhà nước hỗ trợ DN chế biến XK gỗ khắc phục rủi ro, Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) nhấn mạnh tới giải pháp hỗ trợ DN giảm thiểu nguy cơ không đáp ứng yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ khi XK.
Chế biến XK gỗ là một trong 6 ngành kinh tế có kim ngạch XK lớn nhất cả nước, kim ngạch tăng 6 lần trong 10 năm (2004 - 2014). Đây là ngành duy nhất hoàn thành mục tiêu đặt ra trước 5 năm, đạt kim ngạch gần 7 tỷ USD năm 2015, đây là mức kim ngạch được kỳ vọng sẽ đạt được trong năm 2020.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, các biện pháp chính sách liên quan tới thương mại và đầu tư bị ràng buộc bởi các cam kết từ nhiều góc độ. Nhấn mạnh tới giải pháp hỗ trợ DN giảm thiểu nguy cơ không đáp ứng yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ khi XK, có thể thấy, rủi ro liên quan tới tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu là nhóm rủi ro lớn nhất mà DN Việt phải đối mặt.
Ông Trần Lê Huy, đại diện Hiệp hội Gỗ Bình Định cho rằng, rủi ro lớn nhất đối với chế biến gỗ XK là pháp lý, tiếp theo là năng lực cạnh tranh. Hiện các quốc gia XK đang ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng, hình thức sản phẩm và giá cả cạnh tranh như mọi sản phẩm khác và quan trọng nhất là đòi hỏi tính hợp pháp về nguồn gốc gỗ.
Trong khi đó, Việt Nam đang XK rất nhiều gỗ nguyên liệu từ hơn 100 quốc gia khác nhau, trong đó có nhiều nhà cung cấp gỗ nguyên liệu có tính hợp pháp kém.
Về nguyên tắc, khi các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ có hiệu lực toàn bộ, nếu hàng hóa đã được chuyển tới biên giới nước NK mà DN không thể bảo đảm các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu, DN sẽ đứng trước nguy cơ hoặc là phải trả tiền lưu kho tại cảng trong lúc tìm kiếm bằng chứng chứng minh gỗ hợp pháp, hoặc là phải chuyển hàng về lại Việt Nam.
Ở cả hai khả năng, DN đều chịu thiệt hại lớn. Trong khi đó, phía Việt Nam lại chưa có cơ chế nào giúp DN có thể kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ rủi ro nói trên trước khi XK.
Cũng cần lưu ý là trong một số ngành khác (ví dụ thủy sản), biện pháp tương tự đã được thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế lại không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn tạo ra tác dụng ngược.
Lý do là việc này được áp dụng đối với tất cả các lô hàng XK vô tình tạo ra một thủ tục hành chính mới (thủ tục xin - cho giấy chứng nhận chất lượng) khiến DN vừa mất thêm chi phí thực hiện, vừa đứng trước nguy cơ không được phép XK. Đồng thời, thủ tục xin - cho này cũng tạo ra dư địa để cán bộ thực hiện nhũng nhiễu DN.
Trên thực tế, vấn đề tuân thủ quy định pháp luật đặc biệt nan giải trong ngành gỗ bởi các nguyên nhân về lịch sử (quản lý đất đai và nguồn gốc sở hữu), cơ chế (quy định pháp luật về một số loại gỗ nguyên liệu đặc thù, khả năng kiểm soát thực thi) và kinh tế (gỗ lậu mang lại lợi nhuận cao).
Hiện trạng này dẫn tới việc DN vi phạm vẫn có thể XK “trót lọt” ở đầu Việt Nam, dẫn tới rủi ro ở đầu thị trường nước ngoài. Đồng thời, từ góc độ cạnh tranh, việc một số DN vi phạm vẫn có thể kinh doanh bình thường mà không bị xử phạt, trong khi một số khác đảm bảo đúng yêu cầu pháp luật và do đó tốn nhiều chi phí tuân thủ, dẫn tới cạnh tranh bất bình đẳng, về lâu dài có thể là động cơ thúc đẩy nhiểu DN “xé rào”.
Giải pháp khả thi nên được cân nhắc trong trường hợp này là thiết lập cơ chế kiểm tra tính hợp pháp nguồn gốc gỗ của từng thị trường XK theo yêu cầu của DN, miễn phí cho DN trước khi họ xuất hàng đi, tránh tình trạng DN xuất đi một thị trường nhưng lại phải đánh giá sự phù hợp của hàng hóa với yêu cầu của nhiều thị trường cùng lúc.
Cơ chế kiểm tra tự nguyện này giống như một hình thức thử nghiệm trước, giúp DN đánh giá được khả năng tuân thủ quy định về tính hợp pháp của nguồn gốc gỗ ngay trong nước, từ đó có thể xử lý ngay trước khi XK. Cơ chế này cũng nhằm tránh việc tạo thêm cho DN các thủ tục mới không cần thiết bởi có những thị trường không đòi hỏi.
Một trong những giải pháp được đề xuất là tăng mức xử phạt, xử phạt nặng đối với hành vi vi phạm về khai thác, lưu thông, chế biến gỗ sao cho lợi nhuận thu được từ nhiều hành vi, nhiều lần vi phạm không đủ bù đắp được một lần bị xử phạt.
Và cũng do đặc điểm vi phạm trong lĩnh vực này thường liên quan đồng thời tới nhiều đối tượng nên việc tăng mức xử phạt trên cần áp dụng cả với vi phạm của lực lượng chức năng. (Thương Hiệu Và Công Luận 19/10) đầu trang(
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Trương Thanh Tùng “vi hành” đã phát hiện ra lãnh đạo Sở NN-PTNT báo cáo “láo”.
Ngày 19/10, UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, đã chỉ đạo đình chỉ hoạt động nhiều xưởng chế biến gỗ tại các huyện Đắk Song, Đắk Mil và Tuy Đức do có hoạt động chế biến và cất giấu gỗ trái phép.
Trước đó, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo, giao Sở NN-PTNT kiểm tra, rà soát thực hiện đóng cửa và di dời các xưởng gỗ nằm ngoài quy hoạch vào các khu, cụm công nghiệp và phải có báo cáo gửi tỉnh.
Sở NN-PTNT sau đó có báo cáo gửi UBND tỉnh là các xưởng gỗ đã hoàn toàn dừng hoạt động chế biến. Tuy nhiên, mới đây ông Trương Thanh Tùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông bất ngờ dẫn đầu một đoàn công tác, kiểm tra đột xuất nhiều xưởng chế biến gỗ tại các huyện nóng về tình trạng phá rừng như Đắk Mil, Đắk Song và Tuy Đức.
Kết quả đã phát hiện một số xưởng chế biến gỗ vẫn ngang nhiên hoạt động và cất giấu lâm sản không đúng quy định, chưa chấp hành việc tháo dỡ máy móc.
Cụ thể, kiểm tra xưởng chế biến gỗ của công ty TNHH MTV Phượng Hà Phát (xã Nam Bình, huyện Đắk Song) đoàn công tác phát hiện xưởng này vẫn vi phạm quy định trong việc mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ trái quy định ngay tại xưởng.
Khi bị phát hiện, chủ xưởng này biện minh: “Cơ sở có thực hiện hoạt động chế biến lâm sản nhưng chỉ là cưa gia công gỗ do người dân đem tới xẻ làm chòi rẫy. Số gỗ đang cất giấu trái quy định tại xưởng là của một người em tự ý mang vào nhưng chủ xưởng không biết?”.
Tại xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Hiệp Phát (xã Thuận An, huyện Đắk Mil), đoàn phát hiện mùn cưa và bìa bắp có nguồn gốc chế biến từ gỗ rừng trồng còn mới và gỗ đang được bốc xếp, vận chuyển. Một số lượng lớn gỗ tồn kho bao gồm gỗ tròn nguyên lóng và gỗ xẻ thành phẩm đang được tập kết tại xưởng.
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đắk Mil giải thích: “Xưởng chế biến gỗ của Công ty Hiệp Phát nằm trong diện phải di chuyển vào Khu công nghiệp Thuận An nên trong thời gian này cơ sở không thực hiện hoạt động xuất, nhập và chế biến gỗ kinh doanh.
Hoạt động cưa xẻ gỗ hiện tại chỉ là hoạt động cưa xẻ nhỏ để phục vụ nhu cầu nội bộ”. Kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện Tuy Đức, đoàn ghi nhận các cơ sở này đã chấp hành dừng hoạt động xuất, nhập và chế biến gỗ kinh doanh nhưng chưa chấp hành việc tháo dỡ máy móc theo quy định.
Sau khi kết thúc kiểm tra, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Trương Thanh Tùng đã có văn bản nghiêm khắc phê bình lãnh đạo Sở NN-PTNT.
Trong đó, nhấn mạnh việc sở này báo cáo không đúng với thực tế, chưa làm hết trách nhiệm trong việc kiểm tra, rà soát và báo cáo hoạt động của các xưởng chế biến lâm sản trên địa bàn.
Đồng thời, yêu cầu sở này báo cáo giải trình cụ thể vụ việc nêu trên và đề xuất xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có liên quan và các doanh nghiệp vi phạm, không chấp hành dừng hoạt động chế biến, kinh doanh gỗ theo quy định.
Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở NN-PTNT dừng ngay hoạt động của các doanh nghiệp có xưởng chế biến gỗ nằm ngoài quy hoạch, tiến hành di dời theo quy định.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có 27 cơ sở chế biến gỗ, 128 cơ sở mộc dân dụng. Trong số 27 cơ sở chế biến gỗ, có 13 cơ sở nằm trong quy hoạch không phải di dời và tiếp tục được hoạt động, 14 cơ sở còn lại nằm ngoài quy hoạch phải chờ di dời vào các khu, cụm công nghiệp địa phương và phải dừng hoạt động. (Báo Thanh Tra 20/10) đầu trang(
Mặc dù, đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành, nhưng những sai phạm trong sử dụng đất rừng vẫn chưa được xử lý dứt điểm; trái lại, các hạng mục công trình còn được đưa vào phục vụ hoạt động kinh doanh một cách công khai.
Báo điện tử Thương hiệu & Công luận, qua loạt bài viết (bài 1: Khu du lịch sinh thái... ẩn mình, đăng ngày 30/9 và bài 2: Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội): Buông lỏng quản lý - “bảo kê” cho sai phạm? ngày 3/10/2016) đã phản ánh về một khu du lịch sinh thái không phép tổn tại gần 10 năm qua nhưng chính quyền địa phương “làm ngơ” mặc cho sai phạm tồn tại?
Ngày 8/9/2016, trao đổi với PV, ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì khẳng định: “Phía UBND huyện sẽ kiên quyết xử lý, sau ngày 16/9, nếu chủ công trình không tự tháo dỡ, sẽ cưỡng chế theo quy định của pháp luật”.
Cũng theo ông Tiến, việc quản lý của địa phương là yếu kém. Trong vẫn đề này, việc không có phép mà vẫn để xây dựng, dự án không có quy hoạch vẫn để thực hiện thì trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở cần phải bị xử lý nghiêm. Còn việc chủ đầu tư tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, không có giấy phép kinh doanh mà tiến hành kinh doanh là vi phạm pháp luật.
“Trước khi các PV liên hệ làm việc thì tôi không hể hay biết, mọi việc cấp cơ sở không báo cáo lên. Sự việc này liên quan tới nhiều cấp, phòng ban, do vậy, sau ngày 16/9 mà không xử lý dứt điểm thì sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành. Trường hợp phát hiện sai phạm, sẽ chuyển sang cơ quan công an để điều tra, xử lý nghiêm”, ông Tiến khẳng định.
Tuy nhiên, theo hồ sơ PV tìm hiểu được thì ngày 14/4/2016, UBND huyện Ba Vì đã có Văn bản chỉ đạo số 528/UBND-VP, yêu cầu kiểm tra các công trình tại Bản Xôi, thôn Chóng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, ngày 19/4/2016, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ba Vì đã tiến hành kiểm tra hiện trạng các công trình xây dựng tại bản Xôi. Tại thời điểm kiểm tra, tại bản Xôi có những hạng mục như sau: 1 nhà sàn được sửa chữa, nâng cấp từ năm 2007, 5 công trình xây dựng năm 2010 và 4 công trình đang được xây dựng năm 2016.
Cùng với đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường Ba Vì đã yêu cầu ông Nghiêm Việt Thắng dừng thi công các hạng mục công trình nêu trên, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư cung cấp những giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, nguồn gốc đất trên.
Liệu rằng, câu trả lời của ông Chủ tịch UBND huyện Ba Vì có thỏa đáng hay không? Ông Chủ tịch không biết vì không được báo cáo hay cấp dưới đang giấu giếm?
Bên cạnh đó, sau khi nhận được Báo cáo số 24/BC-UBND ngày 25/4/2016 của UBND xã Yên Bài, ngày 4/5/2016. Phòng Tài nguyên Môi trường Ba Vì đã ra Thông báo số 28/TNMT về việc kiểm tra các công trình xây dựng tại bản Xôi, trong đó nêu rõ: Dự án chỉ được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và UBND huyện Ba Vì chấp thuận chủ trương và chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Việc ông Nghiêm Việt Thắng tiến hành xây dựng các công trình khi chưa được phép là vi phạm pháp luật. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ba Vì đã yêu cầu UBND xã Yên Bài, tiến hành lập hồ sơ xử lý dứt điểm sai phạm theo đúng quy định.
Tuy nhiên, sau gần 6 tháng, các công trình vi phạm không những không được xử lý, mà còn mọc thêm nhiều công trình mới. Cụ thể, ngày 4/10/2016, công trình vi phạm rộng 90 m2 vẫn tổn tại, các hoạt động kinh doanh tại đây vẫn diễn ra tấp nập...
Dư luận băn khoăn: Phải chăng, chính quyền địa phương ra các thông báo xử lý vi phạm, chỉ nhằm che mắt người dân và cơ quan báo chí hòng bao che cho sai phạm tại Khu du lịch sinh thái bản Xôi?
Ở đây, đang có “lợi ích nhóm” thì sai phạm mới tồn tại đến thời điểm này và liệu đến bao giờ chính quyền huyện Ba Vì mới xóa bỏ được kiểu làm việc “đánh trống bỏ dùi”?...
Để nghị UBND TP. Hà Nội kiểm tra làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý đất rừng trên địa bàn do địa phương quản lý (Thương Hiệu Và Công Luận 19/10) đầu trang(
Qua gần 5 năm triển khai, chính sách chi trả DVMTR đã được khẳng định là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Qua đó, góp phần tạo ra nhiều việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các vùng miền núi.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thường xuyên bám sát kế hoạch, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, triển khai nhiều biện pháp mở rộng nguồn thu, tăng cường đôn đốc, ký hợp đồng ủy thác kê khai và nộp tiền DVMTR về quỹ (đến hết 31/12/2015 các cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã kê khai và nộp tiền đầy đủ về quỹ, không còn nợ đọng).
Đây là tín hiệu tích cực, thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm của các cơ sở sử dụng DVMTR trong việc thực hiện chính sách của nhà nước. Việc đàm phán ký kết hợp đồng ủy thác đối với các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng (đang hoạt động) trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hoàn thành.
Cụ thể: Quỹ BVPTR đã trực tiếp ký hợp đồng ủy thác với 15 cơ sở sử dụng DVMTR, trong đó: 10 cơ sở sản xuất thủy điện và 5 cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch. Bên cạnh đó, Quỹ BVPTR thường xuyên rà soát để mở rộng nguồn thu, đặc biệt là các cơ sở sử dụng DVMTR đang triển khai xây dựng để tuyên truyền và đàm phán ký hợp đồng ủy thác khi các cơ sở đó đi vào hoạt động.
Kết quả huy động các nguồn thu tăng đều qua các năm. Tổng thu lũy kế đến 31/12/2015 là 240.998 triệu đồng (chiếm 5% của cả nước). Đến ngày 30/4/2016, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã giải ngân 174.098 triệu đồng.
Để góp phần tạo sự phát triển bền vững, thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường nguồn lực tài chính cho các địa phương trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR, ngày 27/6/2016, Bộ NN & PTNT đã có văn bản chỉ đạo triển khai việc nghiên cứu, áp dụng chính sách chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước đã được quy định tại Nghị định số 99/2010 của Chính phủ.
Căn cứ các quy định của pháp luật và Công văn số 5337/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 13/10/2016 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình đề nghị UBND tỉnh phê duyệt đề cương nhiệm vụ, báo cáo, nghiên cứu thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước trực tiếp.
Với mục tiêu: Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất được cơ chế chi trả DVMTR trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước góp phần thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR.
Theo đó, UBND tỉnh sẽ thành lập nhóm tư vấn giao các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện.
Trong đó Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng phối hợp nhóm tư vấn và các sở, ban ngành liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng báo cáo kỹ thuật gồm các nội dung: Tổng quan về chi trả DVMTR trong SXCN như tiềm năng và tính khả thi của việc thực thi chính sách chi trả DVMTR trong lĩnh vực SXCN; các phương án về mức thu, cơ chế thu, dự kiến tổng số tiền thu được (theo các phương án được đề xuất) và cơ chế quản lý và sử dụng số tiền thu được; các tác động kinh tế, xã hội tiềm năng của việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR; Kế hoạch về việc thực hiện thí điểm cơ chế chi trả DVMTR đối với lĩnh vực SXCN; Tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định về việc thí điểm cơ chế chi trả DVMTR đối với lĩnh vực SXCN.
Dự kiến thời gian thực hiện từ nay đến hết tháng 2/2017. Đối tượng nghiên cứu gồm: Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Một số chủ rừng cung cấp dịch vụ duy trì và điều tiết nguồn nước cho SXCN; Một số khách hàng tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện các nội dung trên, Tổng Cục Lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam phối hợp đề xuất Dự án VFD tài trợ kinh phí cho các hoạt động liên quan; Hỗ trợ thông tin, định hướng nghiên cứu cho nhóm tư vấn; tổ chức các cuộc hội thảo và cuộc họp tham vấn có liên quan; Tham gia đóng góp ý kiến cho các báo cáo, tài liệu do nhóm tư vấn xây dựng…
Ngoài ra, Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) hỗ trợ kinh phí thuê tuyển các chuyên gia nghiên cứu, chi phí đi khảo sát của các chuyên gia và các chi phí liên quan tới tổ chức các cuộc họp/hội thảo tham vấn theo khung thời gian thực hiện nhiệm vụ của nhóm tư vấn. (Báo Nghệ An 20/10) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Nhiều năm gần đây, nạn đào trộm nhân sâm đáp ứng nhu cầu từ Trung Quốc khiến cho số lượng nhân sâm tự nhiên ngày càng suy giảm mạnh.
Năm 1975, nhân sâm Mỹ (tên khoa học: Panax quinquefolius ) được liệt kê vào Phụ lục II của Công ước thương mại quốc tế về các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES, trong đó ủy quyền cho Cục Cá và Động - Thực vật hoang dã Mỹ điều chỉnh việc buôn bán nhân sâm.
Mặc dù chính quyền ngày càng gia tăng hình phạt đối với tội đào trộm sâm và giới hạn thời gian thu hoạch, nhưng nhiều người vẫn khó cưỡng lại nguồn lợi nhuận khổng lồ do nhân sâm mang lại.
Tháng 9 vừa qua, rất đông người đến gặp Jim Corbin, Giám đốc Cục quản lý nông nghiệp Bắc Carolina, để xin giấy phép nhằm hợp pháp hóa việc mua bán nhân sâm Mỹ. Corbin đoán rằng có rất ít nhân sâm ở Mỹ được thu hoạch một cách hợp pháp.
Trong khi đó, một số ít người dân địa phương đã bắt đầu trồng hoặc bảo tồn nhân sâm trên đất của mình. Theo lời Jeanine Davis, một nhà sinh học thực vật tại Đại học Bắc Carolina:“Cách tốt nhất để bảo tồn cho các loài thực vật quý hiếm là giảm thiểu nạn đào trộm".
Trên thế giới hiện có 11 loài nhân sâm khác nhau. Từ ngàn xưa, nhiều nền văn hóa, thường là các quốc gia châu Á đã sử dụng nhân sâm như một loại thuốc chữa bệnh quý hiếm. Nhân sâm được chào mời như là một phương thuốc thần kỳ chữa được bách bệnh trên đời, từ căn bệnh suy nhược cơ thể đến bệnh rối loạn chức năng cương dương.
Việc ưa chuộng và tiêu thụ số lượng lớn ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc như hiện nay đã đẩy nhân sâm đến bên bờ tuyệt chủng hoặc bị đe dọa nghiêm trọng.
Vào những năm 1700, một vị linh mục Dòng Tên đã phát hiện ra nhân sâm Mỹ và bắt đầu trao đổi nhân sâm để lấy trà của Trung Quốc cũng như nguồn tài chính lớn cho phong trào đấu tranh chống thực dân ở Bắc Mỹ.
Tỷ phú Daniel Boone cũng đã gây dựng phần lớn tài sản của mình từ nhân sâm. Ngày nay, việc thu hoạch nhân sâm hoang dã theo cách truyền thống, được gọi là đi “senging” hoặc “sanging”, vẫn đang được tiến hành ở nhiều vùng thuộc dãy Appalachia.
Maggie Bowers đến xin giấy phép từ Corbin để bán những củ sâm mà cô mua từ những người phu đào sâm và từ chính bản thân cô thu hoạch được. Maggie cho biết cả cha lẫn mẹ cô đều là những người chuyên đi tìm kiếm nhân sâm. Họ kế tục công việc này từ ông bà của cô.
Nhờ vào tiền bán nhân sâm, họ có thể trang trải được mọi chi phí hàng tháng và đủ để mua quà cho trẻ nhỏ trong nhà vào dịp giáng sinh đến. Gia đình cô ngâm rễ nhân sâm trong chai rượu và có thói quen uống một muỗng cà phê rượu sâm mỗi buổi sáng vì tin rằng nó sẽ chữa mọi căn bệnh mà cơ thể đang mắc phải.
Trước khi ký tên cho phép, Corbin phải tiến hành kiểm tra sản phẩm. Mỗi gốc sâm thông thường chỉ nặng một vài ounce và có kích thước bằng một ngón tay. Corbin dùng đèn pin chuyên dụng để kiểm tra xem những túi sâm đó có dấu hiệu của lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia Great Smoky hay không.
Nếu xuất hiện dấu hiệu màu cam từ bột huỳnh quang tức là nhân sâm đó đã bị trộm từ đất của Chính phủ.
Theo nhà sinh vật học James McGraw (Đại học Tây Virginia), người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình nghiên cứu nhân sâm Mỹ, chỉ có khoảng 6% nhân sâm thu hoạch ở nước này đạt được tất cả các yêu cầu về độ tuổi, thời gian và khu vực được thu hoạch.
Pháp luật liên bang cấm thu hoạch nhân sâm trong vườn quốc gia và khu rừng nguyên sinh, nhưng thực tế số lượng nhân sâm lớn nhất và chất lượng nhất có thể được tìm thấy khắp Công viên quốc gia Great Smoky và gần Vườn Quốc gia Pisgah. Khu vực này quá rộng lớn lớn và quá xa xôi nên công tác ngăn chặn nạn trộm nhân sâm tràn lan gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy cách đây 20 năm, Corbin cùng các kiểm lâm viên đã phát triển hệ thống quản lý số lượng nhân sâm bằng bột màu huỳnh quang nhằm cho phép các cơ quan chức năng dễ dàng phát hiện xem nhân sâm có bị khai thác trộm hay không. Họ dùng một loại bột màu có chứa những con chíp định vị GPS siêu nhỏ bên trong, vậy nên quan chức có thể xác định nguồn gốc của chúng và cũng là bằng chứng quan trọng để lật tẩy những kẻ trộm.
Bột màu này sẽ phát sáng đỏ như đầu điếu thuốc đang cháy dưới ánh đèn pin chuyên dụng.
Trước khi bắt đầu mùa thu hoạch nhân sâm, các nhân viên kiểm lâm và tình nguyện viên tỏa ra khắp các vườn quốc gia. Mục tiêu của họ là để tìm kiếm cây nhân sâm cực hiếm trong rừng và dùng cọ để quét sạch những bụi bẩn từ mỗi gốc sâm, sau đó nhẹ nhàng bôi lên đó bột huỳnh quang màu cam rồi phủ đất lại như cũ.
Công việc này kéo dài khoảng 1 tuần, thường diễn ra vào tháng 8 hằng năm.
Công tác quản lý và bảo tồn gặp không ít khó khăn. Có thể kể đến như cắt giảm ngân sách đã khiến khoảng 40 % nhân viên kiểm lâm lâm vào tình trạng thất nghiệp, trong khi nạn săn trộm nhân sâm đang ngày càng gia tăng.
Để đối phó với tình trạng đó, họ phải lệ thuộc vào nhiều biện pháp bảo vệ giống như cách dùng bột có chứa chíp định vị GPS. Pond, một nhân viên kiểm lâm nhận định rằng biện pháp đó mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn còn gặp vướng mắc trong việc thu thập dữ liệu để đánh giá chính xác.
Ngoài ra, với diện tích rộng lớn của các công viên quốc gia cùng với địa hình gồ ghề hẻo lánh nên nhiều nhân sâm vẫn chưa được đánh dấu. Nhiều người đào trộm lớn lên trong các khu rừng và thông thạo địa hình hơn hẳn những nhân viên kiểm lâm. Họ cũng có thể lực khỏe mạnh và bền bỉ nên dễ dàng vượt qua những địa hình hiểm trở và những điều kiện khắc nghiệt của miền núi.
Thêm vào đó là sự nghèo đói và tỷ lệ gia tăng các căn bệnh hiểm nghèo ngày càng cao cũng khiến cho nhân sâm ngày càng bị săn lùng ráo riết.
Công việc thu hoạch nhân sâm vẫn chủ yếu do nam giới đảm nhận. Những tên trộm có rất ít đường để thoát ra khỏi khu rừng. Đội phục kích đợi sẵn, các nhân viên kiểm lâm và cán bộ địa phương có thể có mặt kịp thời để bắt giữ kẻ trộm khi chúng đang cố gắng chạy thoát với số nhân sâm bị trộm.
Nếu bị bắt và kết án, những kẻ săn trộm có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt và thậm chí phải ngồi tù.
Vào mùa Thu năm ngoái, một tay đào trộm bị bắt giam trong 6 tháng và đã được thả tự do vào mùa Xuân năm nay.
Rễ nhân sâm bị tịch thu bởi kiểm lâm viên để phục vụ cho công việc điều tra, sau đó mang trồng trở lại. Rất ít trong số chúng có thể sống sót, nhưng vẫn tốt hơn là không có gì. Pond thừa nhận rằng mặc dù mức án cho tội săn trộm nhân sâm chỉ giúp ngăn chặn một bộ phận nhỏ chứ không hoàn toàn ngăn chặn triệt để.
Theo ông, cơ hội tốt nhất cho nhân sâm tồn tại chính là việc mọi người tích cực trồng và nuôi dưỡng nó trên vùng đất của riêng mình.
Ý tưởng bảo tồn bằng việc trồng trọt là một trong số ít các biện pháp tiềm năng giúp nâng cao số lượng nhân sâm hiện nay. (Báo Quốc Tế/National Geographic 21/10) đầu trang(./.