Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 21 tháng 05 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG

BẢO VỆ RỪNG
20-5, Ban chỉ đạo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã họp bàn kế hoạch bảo vệ phát triển rừng năm 2015.
Theo báo cáo, toàn tỉnh hiện có gần 178 ngàn hécta rừng, trong đó có gần 120 ngàn héc ta rừng tự nhiên và gần 58 ngàn hécta rừng trồng. Việc quản lý bảo vệ rừng tại Đồng Nai được thực hiện khá tốt, nhiều năm không để xảy ra cháy rừng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, Dự án bảo tồn voi đã được cấp kinh phí khoảng nửa năm nhưng việc triển khai còn chậm. Dự án này gồm 10 gói thầu, với tổng kinh phí thực hiện 20 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương cấp 15 tỷ đồng, UBND tỉnh cấp 5 tỷ đồng. Đơn vị tư vấn đang thực hiện gói thầu số 1 mới xong giai đoạn khảo sát để xây dựng 3 chòi giám sát voi; thiết kế bản vẽ để thi công hàng rào điện cố định, di động.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian tới, Ban Quản lý dự án khẩn cấp bảo tồn voi phải đẩy nhanh tiến độ dự án để bảo vệ đàn voi được an toàn. Bên cạnh đó, cần đề xuất có chính sách hỗ trợ những người trồng và bảo vệ rừng tốt, không để họ có cuộc sống khó khăn. Vì giữ rừng là giữ môi trường sống chung cho cả nước, chứ không riêng Đồng Nai. (Báo Đồng Nai 21/5) đầu trang(
Chiều 19/5, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công an huyện Tân Phước và xã Thạnh Tân tổ chức thực tập phương án chữa cháy rừng tại khu vực rừng tràm của xã.
Tình huống giả định, vào khoảng 14 giờ ngày 19/5/2015 xảy ra cháy lớn tại khu vục rừng tràm thuộc xã Thạnh Tân, nguyên nhân là do người dân vào rừng lấy mật ong, bất cẩn rây cháy lớn. Khi xảy ra cháy, các hộ dân sống khu vực gần đó phát hiện tri hô và huy động các hộ dân xung quanh dùng cây dập lửa nhưng không thành; lúc này, người dân báo cáo với Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng của xã yêu cầu chi viện lực lượng, phương tiện và lực lượng hỗ trợ, nhưng lực lượng xã đến thì lúc này lửa đã phát triển mạnh nên yêu cầu lực lượng của huyện và Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười triển khai phương án chữa cháy bằng phương tiện của các đơn vị, đồng thời báo về tỉnh hỗ trợ.
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh điều động 2 xe chữa cháy, 01 xe cứu nạn cứu hộ, 1 máy bơm chữa cháy cùng 30 cán bộ, chiến sĩ đến để tham gia chữa cháy. Qua khoảng 30 phút, đám cháy đã được dập tắt, không để lây lan sang các khu vực khác.
Buổi diễn tập nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo Phòng cháy chữa cháy rừng các cấp, nhất là cán bộ và nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy tại địa phương. (Tiengiang.gov.vn 20/5) đầu trang(
Địa bàn huyện miền núi Sơn Tây hiện đang đối mặt với nguy cơ cháy rừng do nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua. Dự báo nguy cơ cháy rừng đang ở cấp 4 – cấp nguy hiểm.
Với địa hình phức tạp, rộng lớn trong khi trang thiết bị chữa cháy thô sơ, lực lượng mỏng nên ngành kiểm lâm cùng với các địa phương trong huyện đã và đang chú trọng đến yếu tố con người trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Mùa nắng nóng ở miền núi cũng đồng thời là mùa khai thác gỗ keo, mùa phát nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số. Để đề phòng việc cháy rừng xảy ra, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Tây đã kiện toàn tất cả các tổ đội PCCR ở từng địa bàn. Với diện tích gần 25.000ha có rừng, huyện Sơn Tây đã thành lập 21 đội PCCCR ở các thôn và 68 tổ PCCCR ở 68 khu dân cư trên địa bàn 9 xã của huyện. Các tổ, đội này sẽ phối hợp thường xuyên với lực lượng kiểm lâm địa bàn để ngăn chặn các hành vi nguy hiểm dễ gây cháy rừng và tham gia chữa cháy trong trường hợp xảy ra cháy rừng.
Thời gian qua, kiểm lâm địa bàn có mặt thường xuyên ở khu vực được phân công theo dõi và phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã, các thôn trưởng vừa kiểm tra, theo dõi rừng, vừa đẩy mạnh việc tuyên truyền cho bà con tham gia bảo vệ rừng. Anh Trịnh Thiều - kiểm lâm viên được phân công phụ trách địa bàn xã Sơn Mùa cho biết: Hơn một tháng qua, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền của xã, thôn để đến từng nhà dân vào buổi tối hướng dẫn bà con cách đốt thực bì sau khi khai thác keo, đốt rẫy để không cháy lây lan. Hình thức tuyên truyền là thông báo với người dân kết hợp với phát tờ rơi về PCCR đến từng người dân, hướng dẫn cho họ cách chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra...
Già làng Đinh Xuân Ni, ở thôn Tà Dô, xã Sơn Mùa cho biết, được sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm, chúng tôi nhắc nhở bà con khi đốt rẫy phải làm theo hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm, khi đốt rẫy phải có nhiều người canh giữ và khi không còn lửa mới được về.  Còn anh Đinh Văn Bủi - Thôn trưởng, đội trưởng Đội PCCCR thôn Tà Dô, xã Sơn Mùa cho biết:  Mùa nắng nóng chúng tôi thường xuyên giám sát, bảo vệ rừng. Nếu khi có cháy rừng chúng tôi sẽ kêu gọi thêm bà con nhân dân trong xóm tham gia dập tắt không cho cháy lây lan ra diện rộng.
Ngoài việc huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng chống cháy rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Tây cũng đã bố trí các thiết bị máy móc chữa cháy dự phòng tại chỗ để kịp thời xử lý các đám cháy. Ông Đinh Nhựt- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Sơn Tây cho biết:  Khi xảy ra cháy rừng thì từng thôn, từng khu dân cư  có tổ đội phòng cháy chữa cháy trực tiếp xử lý ngay. Nếu cháy lớn thì báo về Ban chỉ huy của huyện sẽ có phương án chữa cháy. Sơn Tây có địa bàn rộng, phức tạp, nên một khi xảy ra cháy rừng thì khó có thể dập tắt ngay.
Do đó, chúng tôi đặt vấn đề phòng ngừa bằng các biện pháp tuyên truyền thường xuyên, liên tục và theo dõi chặt chẽ từng khu vực rừng trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ chủ yếu. Người dân địa phương cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đốt nương làm rẫy. Kết hợp với theo dõi tuyên truyền của cán bộ kiểm lâm sẽ đảm bảo việc bảo vệ rừng trong mùa nắng nóng. (Báo Quảng Ngãi 20/5) đầu trang(
20/5, trên địa bàn xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai đã xảy ra một vụ cháy rừng. Khu vực cháy thuộc lô 7, khoanh 10, tiểu khu 340 của chủ rừng Nguyễn Quốc Ngữ.
Nguyên nhân là do Nguyễn Thành Nam, quê Nông Cống, Thanh Hóa là người thu mua gỗ nguyên liệu đã tự ý đốt phần thực bì.
Rất may, vụ cháy xảy ra ở khu rừng đã khai thác gỗ nguyên liệu và được phát hiện kịp thời nên đã không gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Nhận được tin báo, lực lượng kiểm lâm Hoàng Mai và công an xã Quỳnh Lập đã có mặt lập biên bản và bàn giao cho địa phương xử lí theo quy định của pháp luật.
Hành vi tự ý mang lửa vào rừng đã vi phạm điều 15, khoản 3, Nghị định 157 của Chính phủ về bảo vệ rừng.
Rừng sau khi khai thác, muốn dọn sạch phần thực bì phải báo với chính quyền và kiểm lâm để lên phương án phòng chống cháy, thiết lập đường băng cản lửa và bố trí lực lượng canh gác tránh nguy cơ lây lan ra các khu vực bên cạnh.
Vào mùa hanh khô, nắng nóng, nguy cơ cháy rừng rất cao vì thế người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác trong phòng chống cháy rừng. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để các hộ dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ rừng. (Báo Nghệ An 21/5) đầu trang(
Chiều ngày 20-5, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bốn tháng đối với Đinh Văn Thuấn (ngụ Kim Sơn, Ninh Bình) về hành vi “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”.
Đây là đối tượng thứ 12 trong đường dây phá rừng quy mô lớn vừa bị cơ quan chức năng phát hiện từ giữa năm 2014. Bước đầu, Thuấn khai nhận cùng một số đối tượng khác được giao “nhiệm vụ” vào rừng Cà Nhông bốc vác, vận chuyển gỗ khai thác trái phép ra điểm tập kết để đưa lên ô tô, vận chuyển đi tiêu thụ. Liên quan đến đường dây này, cơ quan điều tra cũng đã bắt giữ “ông trùm” Vũ Văn Tam (trú thôn Láy, xã Tư, huyện Đông Giang, Quảng Nam), là người đứng ra điều hành các nhóm khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại rừng Cà Nhông. Dưới sự chỉ đạo của Tam, các đối tượng này đã đốn hạ hàng trăm mét khối gỗ quý, sau đó vận chuyển ra bãi tập kết để đưa về đồng bằng tiêu thụ.
từ giữa năm 2014, lực lượng chức năng hai địa phương Quảng Nam – Đà Nẵng đã phát hiện nhiều điểm cất giấu gỗ lậu tại các tiểu khu giáp ranh của rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa (thuộc thôn Láy, xã Tư, Đông Giang, Quảng Nam). Tổng cộng có hơn 154,360 m3 gỗ tròn cây đứng nguyên khai bị đốn hạ, giá trị thiệt hại tạm tính là 4,278 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là loại gỗ quý kiền kiền.
Tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã bắt giữ 12 đối tượng liên quan. Trong đó, có hai cán bộ Trạm bảo vệ rừng Cà Nhông (thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa). Hiện công an TP.Đà Nẵng đang tiếp tục điều tra, bắt giữ thêm một số đối tượng khác liên quan.(Pháp Luật TPHCM 21/5) đầu trang(
Chiều 20/5, ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết cơn mưa "vàng" đã đổ xuống rừng tràm U Minh Hạ kể từ đầu mùa khô đến nay thế nhưng vẫn không làm giảm nguy cơ cháy hơn 38.000ha rừng tràm nhiều năm tuổi đang ở cấp độ báo động cháy cực kỳ nguy hiểm.
Ông Hải nhận định, mùa khô sẽ còn kéo dài đến đầu tháng Sáu. Tuy nhiên, một vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện ở rừng tràm U Minh Hạ với lượng mưa ít và phân bổ không đồng đều khiến rừng tràm bốc hơi nóng, tăng độ phèn làm tăng thêm nguy cơ cháy. Trong khi rừng tràm đang giữ nhiệt độ rất cao, dưới chân rừng phủ dày đặc nhiều lớp lá cây khô tạo thành chất liệu rất dễ gây cháy.
Để ngăn chặn các vụ cháy rừng xảy ra trong mùa khô hanh năm nay, Ủy ban Nhân dân huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời, hai huyện có diện tích rừng tràm lớn nhất ở tỉnh Cà Mau, phối hợp chặt chẽ với hạt kiểm lâm thực hiện tốt phương án "4 tại chỗ" để nâng cao hiệu quả phòng chống cháy rừng.
Cán bộ kiểm lâm cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra trên toàn diện tích rừng tràm nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; tuyên truyền giáo dục các hộ dân chấp hành tốt quy định phòng chống cháy như: Không được chặt phá cây rừng trái phép, cấm đốt đồng, tất cả các hộ dân hành nghề gác kèo ong khi vào rừng khai thác mật ong phải được phép của cán bộ kiểm lâm và Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ.
Hiện là thời điểm khó khăn nhất của lực lượng làm nhiệm vụ canh giữ rừng ở Cà Mau. Hầu hết các con kênh trữ nước phục vụ chữa cháy bị cạn kiệt, tình trạng người dân chặt phá cây rừng, đốt đồng gần khu vực rừng tràm hoặc vào rừng khai thác mật ong, săn bắt động vật hoang dã dẫn còn phổ biến.
Nếu người dân vào rừng khai thác mật ong, săn bắt động vật hoang dã vô ý làm rơi lửa thì sẽ gây ra cháy lớn. Do vậy, nguy cơ xảy ra cháy rừng tràm mùa khô hanh luôn rình rập và trở thành gánh nặng đối với lực lượng làm nhiệm vụ canh giữ rừng.
Từ đầu mùa khô đến nay, ở tỉnh Cà Mau đã xảy ra vụ cháy gây thiệt hại khoảng 12ha rừng tràm U Minh Hạ thuộc Nông trường 402 do Quân khu 9 quản lý. Nguyên nhân là do người dân vào rừng khai thác mật ong làm rơi lửa gây ra vụ cháy lớn.
Bên cạnh đó, tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép ở Cà Mau đang có chiều hướng gia tăng, các ngành chức năng của tỉnh đã xử lý gần 120 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, xử phạt vi phạm hành chính gần 300 triệu đồng. (Vietnam+ 20/5) đầu trang(
Liên quan đến vấn đề quản lý, bảo vệ rừng tại xã Hòa Phú (H. Hòa Vang) mà Báo Công an TP Đà Nẵng phản ánh ngày 7-5-2015 trong bài viết "Rừng vẫn chảy máu", ngày 14-5, Sở NN&PTNT thành phố có văn bản phản hồi, xác nhận thông tin Báo nêu là có cơ sở.
Theo Sở NN&PTNT, lợi dụng địa bàn hiểm trở nên một số đối tượng đã sử dụng xe máy vận chuyển gỗ xẻ hộp được khai thác từ các khu rừng của H. Đông Giang (Quảng Nam) chạy đường vòng để tránh Trạm Kiểm lâm Dốc Kiền rồi lao gỗ xuống Máng Lao (phía dưới Trạm), sau đó tẩu tán vào các khu rừng trồng keo ven tuyến QL14 chờ thời cơ chở về xuôi tiêu thụ.
Sở đã chỉ đạo Chi cục Kiểm Lâm, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang tăng cường TTKS và từ đầu năm 2015 đến nay đã phát hiện 5 vụ vi phạm cất giấu, vận chuyển lâm sản trái phép; tạm giữ 2 ô-tô, 3,367m3gỗ xẻ hộp, xử lý 4 vụ và tịch thu 2,571m3 gỗ xẻ...
Ngoài ra, Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan tăng cường phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng của các xã, phường chốt chặn, tăng kiểm tra, kiểm soát bảo vệ rừng theo phương châm "giữ rừng tại gốc", nhất là tại các điểm nóng như khu vực giáp ranh Dốc Kiền, tuyến đường đang xây dựng La Sơn- Túy Loan, khu vực Cà Nhông...(Công An Đà Nẵng 21/5) đầu trang(
Hơn 40 năm qua, với tinh thần chủ động, sáng tạo, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội luôn nỗ lực vượt mọi khó khăn, xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh, là nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng Thủ đô.
Toàn TP có 27.935ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng là 23.791ha, tập trung trên địa bàn của 7 huyện, thị xã gồm: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây. Tuy nhiên, diện tích rừng chủ yếu là rừng trồng, thực bì dưới tán rừng dày nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Song, Chi cục luôn chủ động nắm bắt tình hình thực tế, thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hiệu quả. Nhờ đó, số vụ cháy rừng những năm gần đây đã giảm rõ rệt cả về số vụ và diện tích cháy.
Hiện tại, trên địa bàn TP có tới hơn 3.000 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản, nhiều làng nghề truyền thống chạm khắc hàng mỹ nghệ, mộc cao cấp, mộc gia dụng... nên mỗi năm có hàng nghìn mét khối gỗ các loại và hàng tấn lâm sản tiêu thụ và vận chuyển trên địa bàn TP. Vì vậy, Chi cục luôn coi công tác quản lý quản lý, hướng dẫn làng nghề và các hộ chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi cục gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn như, vào mùa khô hay những tháng cao điểm dễ xảy ra cháy rừng thường trùng với thời gian diễn ra các lễ hội nên công tác PCCCR rất vất vả. Điều đáng nói là tình hình quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ngày càng diễn biến phức tạp do đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi hơn.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ được TP giao, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng và PCCCR hiệu quả. Đó là việc tham mưu cho TP xây dựng lực lượng bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR từ TP đến cơ sở. Hiện nay, Chi cục đang triển khai thực hiện Đề án Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng và PCCCR TP Hà Nội, Dự án Tuyên truyền tập huấn và xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào PCCCR trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, Chi cục đã tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý bảo vệ rừng và PCCCR. Từ đó, các địa phương nắm chắc mọi diễn biến tài nguyên rừng, tình hình quản lý sử dụng rừng và đất rừng. Hàng năm, Chi cục làm tốt việc huy động lực lượng ngăn chặn phá rừng và PCCCR; Tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng đối với học sinh các trường THCS, THPT tại các xã có rừng.
Song song với việc thực hiện nghiêm ngặt công tác chống buôn lậu lâm sản, Chi cục đặc biệt chú trọng công tác thanh tra pháp chế và xử lý vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn TP. Chi cục đã phân công hơn 100 cán bộ kiểm lâm có tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác vững thực hiện nhiệm vụ quản lý địa bàn có rừng và trực tiếp theo dõi, quản lý địa bàn chế biến kinh doanh lâm sản, gây nuôi động ĐVHD.
Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân... Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên chia sẻ mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, đầu tư của TP để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nhất là việc tăng biên chế đối với lực lượng cán bộ kiểm lâm địa bàn và chuyên trách; trang bị đầy đủ các dụng cụ, máy móc hiện đại  phục vụ công tác PCCCR. (Kinh Tế & Đô Thị 21/5) đầu trang(
Phần 3 của bộ phim “Khi đàn chim trở về” dài 46 tập sẽ chính thức ra mắt khán giả từ ngày 28/5 trên VTV1 và hứa hẹn là bộ phim chính luận đáng xem nhất năm.
Tiếp tục chủ đề nạn phá rừng và công cuộc bảo vệ rừng, “Khi đàn chim trở về” phần 3 sẽ khắc họa cuộc chiến đấu khốc liệt giữa lực lượng kiểm lâm và đám lâm tặc đông đảo, hung hãn, không từ thủ đoạn. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, công cuộc bảo vệ rừng còn trở nên khó khăn muôn phần khi ngay trong đội ngũ kiểm lâm lại xuất hiện những cán bộ tha hóa, tiếp tay, thậm chí cấu kết với lâm tặc và những doanh nghiệp gỗ trá hình để phá rừng trục lợi.
Theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm sản xuất phim truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ: "Bộ phim “Khi đàn chim trở về” là một dự án phim chính luận được VFC ấp ủ trong nhiều năm và dành nhiều thời gian cũng như tâm huyết để thực hiện.
Đặc biệt là phần kịch bản cũng phải mất 3 năm mới hoàn thiện và đưa vào sản xuất. Qua bộ phim, khán giả sẽ phần nào hình dung được sự khốc liệt trong cuộc chiến bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm trước sự hoành hành của lâm tặc…”. (VOV 21/5) đầu trang(
Chiều 20.5, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng di lý Đinh Văn Thuấn (34 tuổi, ngụ Kim Sơn, Ninh Bình) về Đà Nẵng và tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng về hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Đây là bị can thứ 13 trong vụ phá rừng lớn nhất Đà Nẵng từ trước đến nay bị bắt, trong đó Thuấn là phu gỗ bảo kê đưa gỗ lậu từ rừng Cà Nhông ra điểm tập kết và đưa đi tiêu thụ bằng ô tô. Trước đó, ngày 10.5, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng cũng đã bắt được Vũ Văn Tam (47 tuổi, ngụ thôn Láy, xã Tư, H.Đông Giang, Quảng Nam) là kẻ chủ mưu trong vụ phá rừng này. Như vậy chỉ trong 5 tuần qua, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đã bắt tổng cộng 13 đối tượng.
Trước đó như Thanh Niên đã thông tin, từ tin báo người dân từ ngày 6 - 21.10.2014 cơ quan chức năng Quảng Nam và Đà Nẵng phát hiện tại rừng Cà Nhông (rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa) 3 lán trại lâm tặc, 13 điểm cất giấu gỗ lậu thuộc loại gõ (nhóm quý hiếm 2A) và kiền kiền nằm trên cả 2 lâm phận với 506 phách gỗ xẻ và 5 lóng gỗ tròn (quy tròn tương đương 54,52 m3), đáng nói có điểm chỉ cách Trạm quản lý bảo vệ rừng Cà Nhông chưa đầy 1 km, ngoài ra 36 gốc kiền kiền (tương đương 50,11 m3) đường kính 35 - 76 cm bị triệt hạ. (Thanh Niên + Pháp Luật TPHCM 21/5) đầu trang(
20/5, tại thủ đô Pretoria, đoàn công tác liên ngành về bảo tồn động vật hoang dã của Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện Bộ Môi trường và các cơ quan chức năng liên quan của Nam Phi nhằm đánh giá kết quả hợp tác hai nước thời gian gần đây trong lĩnh vực bảo tồn.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tham gia buổi làm việc, Đại sứ nước ta tại Nam Phi Lê Huy Hoàng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với Nam Phi và các quốc gia khác về bảo tồn đa dạng sinh học, trong khuôn khổ song phương cũng như tại các diễn đàn đa phương, nhằm chia sẻ thông tin, phối hợp hành động và hợp tác triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn những hoạt động bất hợp pháp trong lĩnh vực này.
Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam đã nêu bật quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong việc phối hợp với các nước nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán động vật hoang dã, thông qua việc ban hành những quy định mới và sửa đổi các bộ luật trong lĩnh vực này, phát động các chiến dịch nhằm nâng cao ý thức của người dân về trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học. Theo kết quả khảo sát gần đây, sau một năm phát động chiến dịch tuyên truyền, số người tin vào tác dụng thần kỳ của sừng tê giác đã giảm 60% và số người mua sừng tê giác giảm 77%.
Bà Skumsa Mancotywa, quyền Vụ trưởng về Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Bộ Môi trường Nam Phi, đánh giá cao quan hệ hợp tác hiệu quả trên nhiều mặt giữa Nam Phi và Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học mà hai bên cùng quan tâm. Chính phủ hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ và Kế hoạch hành động, tạo cơ sở cho việc hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực này.
Phía Nam Phi đánh giá cao việc Việt Nam triển khai những biện pháp nghiêm ngặt trong quá trình thực thi pháp luật, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục người dân từ bỏ nhận thức sai lệch về công dụng của sừng tê giác trong khả năng chữa trị các căn bệnh nan y; hoan nghênh Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về chống buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã vào cuối 2016, đồng thời mời Việt Nam cử đoàn sinh viên tham dự Hội nghị thượng đỉnh thanh niên về bảo tồn tê giác, sẽ được tổ chức tại Nam Phi vào cuối tháng 6/2015.
Hai bên đã trao đổi về các biện pháp tiếp cận tổng hợp nhằm xử lý tổng thể vấn đề bảo tồn gắn với phát triển và những biện pháp hợp tác cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Để thể hiện thiện chí, trách nhiệm hợp tác của phía Việt Nam, tại cuộc buổi làm việc, ông Đỗ Quang Tùng cũng đã chuyển giao cho các cơ quan chức năng của Nam Phi 14 mẫu phẩm từ số sừng tê giác tịch thu được để phân tích ADN theo quy định của Công ước CITES.
Trước khi tới Nam Phi, đoàn Việt Nam cũng đã tới thăm làm việc tại Kenya, Tanzania và Mozambique nhằm chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy hợp tác về bảo tồn đa dạng sinh học với các cơ quan chức năng của các nước này. (Tin Tức 21/5) đầu trang(
Một sĩ quan cảnh sát Việt Nam sẽ được cử tới Đại sứ quán ở Maputo, Mozambique, để làm việc cùng các đối tác tại Mozambique và các nước láng giềng nhằm phục vụ công tác điều tra phòng chống buôn bán động vật hoang dã.
16/5, Đoàn công tác của Mạng lưới thực thi pháp luật liên quan động vật hoang dã tại Việt Nam (VN-WEN) đến thăm, gặp gỡ các cơ quan thực thi pháp luật ở Mozambique nhằm thảo luận các kế hoạch hợp tác phòng chống buôn lậu động vật hoang dã.
Đoàn đại biểu của Việt Nam cùng với Đại sứ Việt Nam tại Mozabique, ông Nguyễn Văn Trung, đã gặp gỡ với đại diện đến từ các cơ quan bao gồm Bộ Đất đai, Tài nguyên và Phát triển Nông thôn Mozambique, Cơ quan Công tố, Cơ quan quản lý CITES Mozambique, Hải Quan và Bộ Ngoại giao Mozambique để trao đổi thông tin về tình trạng buôn bán động vật hoang dã giữa hai nước và đề xuất các hành động để cải thiện các nỗ lực hợp tác thực thi pháp luật.
Ông Nguyễn Duy Giảng, Vụ trưởng Vụ I, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, cho biết, Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự để tạo ra một khung pháp lý thuận lợi hơn cho việc truy tố các tội phạm liên quan đến động vật hoang dã.
Theo bà Lương Tuyết Nhung, đại diện Vụ Châu Phi của Bộ Công An (Interpol NCB), tăng cường hợp tác thực thi pháp luật với Mozambique là một ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Để làm được điều đó, chúng ta cần tăng cường các cơ sở pháp lý. Cả hai nước cần ưu tiên xây dựng Hiệp định Tương trợ tư pháp để tạo điều kiện cho việc hợp tác điều tra và thực thi tốt hơn.
Bà Nhung cho rằng việc chia sẻ thông tin kịp thời cũng là tối quan trọng, và hai bên đang xây dựng kế hoạch đưa một sĩ quan cảnh sát Việt Nam tới Đại sứ quán ở Maputo để làm việc cùng các đối tác tại Mozambique và các nước láng giềng nhằm phục vụ công tác điều tra.
Hai bên đã thống nhất sẽ sử dụng chung một hệ thống chỉ số đo đạc trong Biên bản ghi nhớ hợp tác  dự kiến được kí vào mùa hè này khi đoàn đại biểu từ Mozambique tới tham dự Hội thảo về Tê Tê đầu tiên tại Việt Nam.
Từ ngày 11- 21/5, đoàn công tác VN-WEN sẽ đến thăm Kenya, Tanzania, Mozambique và Nam Phi để thảo luận về những ưu tiên thực thi pháp luật, hệ thống pháp luật và tư pháp quốc gia, các cơ chế phối hợp thực thi sẵn có và lập một bản đồ về con đường vận chuyển động vật hoang dã nhằm mục đích tối ưu hóa các nỗ lực phối hợp thực thi pháp luật chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia. (Tiền Phong 20/5) đầu trang(
Khu dự trữ sinh quyển khu vực châu thổ sông Hồng (hay còn gọi là Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng) thuộc địa giới ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Thái Bình được tổ chức UNESCO công nhận vào năm 2004.
Khu dự trữ này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là các loài chim quý hiếm, trong đó có hai vùng lõi là khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy (thuộc tỉnh Nam Định) và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình).
Là một bộ phận quan trọng trong khu dự trữ này, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải vừa bảo tồn những nguồn giống gen quý hiếm vừa khai thác, phát huy lợi thế, tạo thu nhập cho người dân.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải nằm ở phía tả ngạn cửa Ba Lạt thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với tổng diện tích 12.500ha, gồm diện tích rừng ngập mặn, đất bãi bồi và đất ngập nước, trong đó khoảng 9.000ha thuộc diện trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, 3.500ha phục hồi sinh thái và 1.700ha là khu vực vùng đệm.
Năm 1995, Cồn Vành, Cồn Thủ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải được quy hoạch vào khu Ramsar đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. Lớp thực bì của Khu bảo tồn có rừng ngập mặn, rừng phi lao và đa dạng các kiểu sinh cảnh đất ngập nước như ưu hợp sú, bân, măm, o rô mọc xen kẽ, rừng trồng thuần...
Ngoài ra còn có các sinh cảnh phi lao, đầm tôm, cồn cát, bãi cát, khu bồi lắng. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải là khu bảo tồn loài-sinh cảnh có giá trị trong vùng, nhất là đối với loài chim.
Do đặc điểm tại Khu bảo tồn Tiền Hải là bãi bồi do phù sa sông Hồng bồi đắp, hình thành nên cánh rừng ngập mặn lâu đời xen lẫn rừng trồng những năm gần đây, vì vậy vào mùa chim di cư nơi đây trở thành nơi trú ngụ của hàng triệu con chim.
Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải nơi đây tập trung 215 loài chim thuộc 31 họ, 14 bộ (chiếm gần 26% tổng số loài chim và trên 73% tổng số bộ hiện có ở Việt Nam), trong đó có bảy loài chim có giá trị bảo tồn nguồn gen ghi trong Sách đỏ như bồ nông chân xám, choắt lớn mỏ vàng, choắt chân vàng lớn, choắt mỏ thìa...
Bên cạnh đó, Khu bảo tồn còn có hệ đa dạng sinh học. Theo thống kê tại đây có 99 loài thực vật bậc cao bao gồm 33 họ. Mới đây nhất, năm 2014 tỉnh Thái Bình đã tiến hành khảo sát và phát hiện thêm 16 loài thuộc tám họ, nâng tổng số loài lên 115 loài, 42 họ. Lớp thực vật này là thức ăn cho các loài chim. Đặc biệt, khu bảo tồn này có tới 43 loại cây có thể làm thuốc, chiếm 40% tổng số loài. Ngoài ra còn có khoảng 113 loài côn trùng, 107 loài cá, 37 loài lưỡng cư, bò sát trong đó có bốn loài thuộc diện quý hiếm, cần bảo tồn được ghi trong Sách đỏ.
Với đặc điểm vị trí địa lý và giá trị của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, những năm qua tỉnh Thái Bình đã khai thác những lợi thế đó phục vụ phát triển kinh tế.
Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) nằm trong Khu bảo tồn Tiền Hải với bãi bồi rộng, bãi biển vẫn còn giữ vẻ hoang sơ trải dài khoảng 6km và rừng ngập mặn hơn 700ha nằm trong hệ thống các khu rừng ngập mặn ven biển từ Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh. Phát huy lợi thế và biến đây thành khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao kết hợp du lịch sinh thái rừng ngập mặn, năm 2008 Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái Cồn Vành trên diện tích hơn 140ha. Khu du lịch được xây dựng ven biển kết hợp đa dạng giữa khu du lịch nghỉ dưỡng, khu ở kết hợp dịch vụ, khu vui chơi giải trí, khu thể thao-sân golf, khu văn hóa tổng hợp, khu bãi tắm, khu rừng trồng kết hợp nuôi thủy sản. Trong tương lai, đây sẽ là điểm nhấn thu hút du lịch của tỉnh Thái Bình.
Ông Nguyễn Công Lý, Trưởng Ban quản lý khu du lịch Cồn Vành cho biết mặc dù dự án đang trong quá trình tư vấn, thiết kế nhưng thời gian qua khu du lịch biển Cồn Vành đã thu hút nhiều lượt du khách. Chỉ tính riêng trong đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt du khách đến Cồn Vành tham quan và tắm biển.
Bên cạnh việc tận dụng lợi thế phát triển du lịch, người dân trong vùng đệm thuộc địa phận ba xã Nam Phú, Nam Thịnh và Nam Hưng (huyện Tiền Hải) còn phát triển vùng nuôi tôm, vạng, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Tuy nhiên việc phát triển “nóng” chưa theo quy hoạch của các đầm tôm, vạng và đánh bắt, khai thác thủy hải sản quá mức, tận thu trên địa bàn ba xã Nam Phú, Nam Thịnh, Nam Hưng đang là vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại đây.
Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, trong quá trình nuôi tôm người dân đã phát quang cây nên độ che phủ tại khu vực nuôi chỉ còn dưới 50%.
Những năm gần đây số lượng chim về đây đang có chiều hướng giảm do việc nuôi và khai thác tôm ảnh hưởng đến tập tính của nhiều loài chim. Còn các bãi vạng được người dân khai thác từ năm 1994 và là nơi kiếm ăn quan trọng của nhiều loài chim nước. Đến nay việc khai thác vạng chưa ảnh hưởng đến sinh cảnh của các loài chim, tuy nhiên hầu hết các bãi vạng do dân tự chiếm và bán trao tay cho các chủ vây vạng khác, chính quyền địa phương có quản lý và tiềm ẩn những nguy cơ về mất ổn định an ninh, trật tự do mâu thuẫn giữa người dân, chủ bãi vạng.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định là vùng quan trọng bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa với thế giới với nhiều giống gen quý. Vì vậy, việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng lõi cần gắn liền với việc bảo tồn rừng ngập mặn và những bãi bồi ven biển, cửa sông, vừa khai thác lợi thế phát triển kinh tế vừa chú trọng công tác quy hoạch, bảo tồn đa dạng sinh học để Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải nói riêng và Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng nói chung là điểm lưu giữ những giá trị đa dạng sinh học phong phú, có giá trị nổi bật toàn cầu. (Vietnam+ 21/5) đầu trang(
Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu năm 2015, rừng sinh thái Bản Đôn, ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đác Lắc liên tục bị tàn phá nặng nề.
Mặc dù lâm tặc đã nhiều lần ngang nhiên chặt phá, mang đi cả trăm cây gỗ quý, nhưng chủ rừng và các ngành chức năng địa phương vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Nếu tình trạng này tiếp diễn, thì chẳng bao lâu nữa, rừng sinh thái Bản Đôn, một trong những khu rừng đẹp nhất ở Đác Lắc hiện nay sẽ bị tàn phá tan hoang.
Mặc dù mới bước vào những ngày đầu mùa hè, nhưng thời tiết ở vùng biên giới Buôn Đôn, tỉnh Đác Lắc nắng nóng hừng hực cả ngày lẫn đêm. Để bảo đảm an toàn cho chuyến “mục sở thị” vào khu vực rừng sinh thái Bản Đôn bị tàn phá tại Khu du lịch sinh thái Bản Đôn trên địa bàn xã Krông Na, chúng tôi đã hỏi kỹ người dân địa phương về địa hình, đường đi, lối lại, đặc biệt là lỡ có chuyện không may xảy ra, ai sẽ là người ứng cứu cho chúng tôi.
Chị Phạm Thị Hương, ở buôn Ea Rông B, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, là một trong những người đầu tiên phát hiện tình trạng phá rừng sinh thái Bản Đôn và đã lặn lội chạy xe máy vượt hơn 50 km từ xã Krông Na ra tận TP Buôn Ma Thuột để thông tin cho chúng tôi về tình trạng phá rừng. Gắn bó với vùng đất này đã nhiều năm, gia đình chị vẫn sống trong căn nhà gỗ tạm bợ, trống hơ trống hoác.
Tuy nhiên, chị đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua máy chụp hình kỹ thuật số, máy ghi âm… hằng ngày chạy xe máy vào rừng, ghi lại cảnh rừng sinh thái Bản Đôn bị tàn phá, gửi đến các ngành chức năng của huyện Buôn Đôn và tỉnh Đác Lắc để có biện pháp ngăn chặn, nhưng vẫn không hiệu quả.
Vì vậy, hôm nay, đích thân chị dẫn chúng tôi vào khu vực rừng sinh thái Bản Đôn bị tàn phá. Biết chúng tôi lo ngại về sự an toàn, chị Hương động viên: “Các anh cứ đi đi, ở đây có tôi thì không có ai dám đụng đến các anh đâu”.
Biết chị là người “thổ địa” ở đây và nhiều lần ra vào khu vực rừng sinh thái Bản Đôn, quen biết nhiều người, nên chúng tôi quyết định theo chân chị vào rừng.
Từ trung tâm xã Krông Na, chỉ đi xe máy khoảng mười phút là đến cổng chính Khu du lịch sinh thái Bản Đôn, do Công ty cổ phần thương mại và du lịch Bản Đôn quản lý. Từ cổng chính của khu du lịch, chúng tôi men theo con đường bê tông dài gần hai km, thấy ven đường nhiều cây gỗ lớn có đường kính khoảng 0,3-0,5 mét bị đốn hạ.
Ngay cuối con đường nhựa của khu du lịch, rẽ theo các lối mòn, chúng tôi chứng kiến hàng chục cây căm xe, cà chít… nằm ngổn ngang. Nhiều cây gỗ bị chặt từ lâu, lâm tặc đã lấy đi phần thân cây chính, chỉ còn lại ngọn và lá nằm chỏng chơ. Một số cây vừa bị lâm tặc đốn ngã, nhựa ứa quanh gốc, thân cây được cưa thành nhiều khúc nhưng chưa kịp kéo đi...
Chị Hương cho hay: “Đích thân tôi phát hiện lâm tặc ngang nhiên vào phá rừng ở khu vực này vào đầu tháng 5 vừa qua. Tôi đã tự tay đếm được khoảng 60-70 cây gỗ quý bị chặt hạ. Nếu tính cả một số điểm khác, số gỗ quý bị lâm tặc chặt hạ gần 200 cây. Trong số này, có những cây lim xẹt lớn, đường kính khoảng trên một mét, còn lại chủ yếu cà chít, căm xe đường kính từ 0,3- 0,5 mét”.
“Sau khi hạ cây, lâm tặc thường cưa thành các lóng tròn, mỗi lóng dài từ một đến 1,5 mét ngay tại gốc, rồi vận chuyển ra ngoài bằng các máy cày đã được độ, chế, dù khu vực này chỉ cách trung tâm Khu du lịch sinh thái Bản Đôn chưa đầy hai km”.
Cũng theo chị, rừng sinh thái Bản Đôn này bị tàn phá từ năm 2013 đến nay. Những năm trước đây, các ngành chức năng của huyện đã bắt được một vài vụ phá rừng, các đối tượng phá rừng chủ yếu ở xã Ea Hoa, Ea Wer và Krông Na của huyện Buôn Đôn, nhưng đến nay vẫn chưa bị xử lý. Từ đó đến nay, tình rạng phá rừng sinh thái ở khu vực này không những chưa được ngăn chặn, ngược lại đang có chiều hướng gia tăng, lâm tặc ngày càng lộng hành.
Theo quan sát của chúng tôi tại hiện trường, những gì chị Hồng nói là có cơ sở, bởi cây rừng bị tàn phá vẫn nằm ngổn ngang, đặc biệt trên mặt các gốc cây vừa bị cưa hạ vẫn còn dấu mực của lực lượng chức năng ghi số lượng cây bị hạ và ngày kiểm tra, đánh dấu…
Mặc dù khu rừng bị phá nằm rất gần Trung tâm khu du lịch sinh thái Bản Đôn, nhưng khi trao đổi với chúng tôi, Phó Giám đốc Công ty cổ phần thương mại và du lịch Bản Đôn Nguyễn Hữu Thành nói rằng, ông không hay biết gì việc này và cũng không nghe ai báo cáo lại vì ông mới được điều động công tác tại đây. Theo ông Thành, hiện nay ông không biết rừng ở khu vực này do đơn vị nào quản lý, bởi công tác bàn giao rừng đến nay vẫn chưa rõ ràng.
“Trước đây, rừng sinh thái ở khu vực này được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH MTV Cao su Đác Lắc (Dakruco) quản lý, còn nay giao cho ai quản lý thì tôi không biết”, ông Thành nói.
Tại trung tâm khu du lịch sinh thái Bản Đôn, chúng tôi gặp chín nhân viên bảo vệ rừng, các nhân viên này cho biết là người do Dakruco cử xuống để bảo vệ rừng. Mặc dù đều biết rừng sinh thái Bản Đôn bị lâm tặc chặt phá, nhưng các nhân viên này không bắt được đối tượng nào.
Rõ ràng, công tác quản lý, bảo vệ rừng sinh thái Bản Đôn đang bị buông lỏng khiến rừng tự nhiên ở khu vực này đang bị “chảy máu” nghiêm trọng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2005, Dakruco được UBND tỉnh Đác Lắc giao cho hơn 1.360 ha đất rừng ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn để làm khu du lịch sinh thái. Đến năm 2013, Dakruco bàn giao diện tích rừng này cho Công ty Cổ phần thương mại và du lịch Bản Đôn để đơn vị này tiếp tục kinh doanh du lịch. Do kinh doanh không có hiệu quả, khu du lịch này ngày càng trở nên vắng khách và không lâu sau đó đã ngừng hoạt động.
Theo phản ánh của người dân địa phương, kể từ khi Khu du lịch sinh thái Bản Đôn ngừng hoạt động, thì tình trạng phá rừng bắt đầu diễn ra. Đến nay, hàng trăm cây gỗ quý tại đây đã bị lâm tặc khai thác trái phép.
Trước tình hình Khu du lịch sinh thái Bản Đôn hoạt động không hiệu quả, ngày 30-3-2015, UBND tỉnh Đác Lắc đã ra Quyết định số 756/QĐ-UBND về việc thu hồi 199,9 ha đất lâm nghiệp của Dakruco tại Khu du lịch sinh thái Bản Đôn để giao cho Trung tâm Bảo tồn voi Đác Lắc quản lý, bảo vệ thực hiện Dự án cấp bách bảo tồn voi. Diện tích rừng còn lại hiện vẫn do Dakruco quản lý, bảo vệ.
Trước đó, ngày 13-1-2015, Dakruco đã tăng cường một Tổ bảo vệ gồm năm người thuộc lực lượng bảo vệ chuyên trách hỗ trợ Công ty cổ phần thương mại và du lịch Bản Đôn thực hiện công tác bảo vệ rừng nhưng Công ty cổ phần thương mại và du lịch Bản Đôn không cử người tiếp nhận, buộc phải rút về. Ngày 13-2, Dakruco tiếp tục tăng cường mười người xuống bảo vệ khu rừng sinh thái Bản Đôn và hiện còn lại chín thành viên… nhưng rừng sinh thái vẫn bị tàn phá.
Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na, ông Lê Tấn Dũng, khẳng định: Rừng thuộc khu du lịch sinh thái Bản Đôn được UBND tỉnh Đác Lắc giao cho Dakruco quản lý từ năm 2005 đến nay, chưa giao cho đơn vị nào khác quản lý. Vì vậy, chủ rừng phải có trách nhiệm chính trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong trường hợp nghiêm trọng có thể yêu cầu chính quyền địa phương phối hợp.
Nhưng do kinh doanh không hiệu quả, Dakruco đã buông lỏng quản lý, tạo cơ hội cho lâm tặc vào chặt hạ nhiều cây gỗ quý. Sau khi UBND xã Krông Na báo cáo sự việc, vào tháng 9-2014, UBND huyện Buôn Đôn đã điều động Đoàn 12/08 của huyện túc trực thường xuyên tại rừng sinh thái Bản Đôn, nhờ đó ngăn chặn đáng kể tình trạng chặt phá rừng tại đây. Nhưng đến cuối năm 2014, sau khi Đoàn 12/08 rút về, tình trạng phá rừng tại rừng sinh thái lại tiếp tục diễn biến phức tạp, xuất hiện các vụ phá rừng quy mô lớn hơn.
Ngay sau dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, chính ông Dũng đã phát hiện một số máy cày chở gỗ từ trong rừng Bản Đôn ra.
“Lần theo dấu vết, tôi đã phát hiện có hàng chục cây gỗ trong rừng sinh thái đã bị lâm tặc chặt hạ, lấy đi nhiều khối lượng gỗ. Tôi đã báo cáo sự việc này lên UBND huyện và Hạt kiểm lâm nhưng đến nay vẫn chưa được phản hồi cụ thể”, ông Dũng bộc bạch.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Buôn Đôn Bùi Văn Khang cho biết: Rừng sinh thái Bản Đôn hiện nay do Dakruco quản lý. Đầu tháng 5 vừa qua, Hạt Kiêm lâm huyện phát hiện lâm tặc chặt phá 72 cây rừng sinh thái với khối lượng gỗ lên tới hơn 21 mét khối. Hạt Kiểm lâm huyện đã chuyển hồ sơ cho Công an huyện khởi tố vụ án.
Trước đó, vào ngày 13-3, Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn cũng đã phối hợp với Công an huyện, Đoàn 12/08 và UBND xã Krông Na tổ chức kiểm tra rừng sinh thái và phát hiện 72 cây gỗ, chủ yếu là cà chít có đường kính từ 17-62cm thuộc Tiểu khu 469 do Công ty Cổ phần thương mại và du lịch Bản Đôn quản lý bị cưa hạ. Tại hiện trường, 23 cây đã bị lâm tặc lấy mất phần thân, chưa xác định được khối lượng gỗ và được vận chuyển bằng máy cày ra khỏi hiện trường.
Với những gì mà chúng tôi được tận mắt chứng kiến cũng như ý kiến của chính quyền, các ngành chức năng và người dân địa phương thì công tác quản lý, bảo vệ rừng sinh thái Bản Đôn đang bị buông lỏng, để lâm tặc lộng hành và rừng sinh thái Bản Đôn đang “chảy máu”.
Vì vậy, tỉnh Đác Lắc cần chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của chủ rừng và các ngành chức năng trong việc để rừng sinh thái Bản Đôn bị tàn phá và sớm có biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng sinh thái Bản Đôn, một trong những diện tích rừng sinh thái đẹp và quý sót còn lại ở tỉnh Đác Lắc hiện nay. (Nhân Dân 21/5) đầu trang(
Vườn quốc gia Bái Tử Long có tổng diện tích 15.783ha, trong đó diện tích biển chiếm 9.658ha, diện tích các đảo nổi chiếm 6.125ha; bao gồm 1.909 loài động, thực vật, trong đó có 72 loài động vật và 30 loài thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.
Với những giá trị về đa dạng sinh học đó, cán bộ, nhân viên của Vườn đang nỗ lực quan tâm giữ gìn và bảo tồn.
Cấu tạo địa chất của Vườn quốc gia Bái Tử Long bao gồm những đảo đất nằm xen kẽ với đảo đá như: Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Nam, Sậu Động, Soi Nhụ… có những dãy núi đá vôi vây quanh những thung lũng rộng lớn tạo thành những thung áng tạo ra môi trường sống phong phú của nhiều loại động, thực vật khác nhau.
Nổi bật là thung áng Hang Dơi nằm ở khu vực Cái Lim, thuộc đảo Trà Ngọ Lớn, đây là khu rừng ngập mặn rộng khoảng 10ha, địa hình của thung áng Hang Dơi là không trực tiếp tiếp xúc với nước biển. Nước biển chảy qua những hang ngầm hay những khe hốc đá, cộng với nước ngọt chảy trên sườn núi xuống tạo ra sự đa dạng của các loài động, thực vật. Ở đây có nhiều loài sinh sống như ếch, nhái, rắn, xen kẽ với những loài nước mặn như tôm, ngán, sam...
Nằm trong quần thể Vườn quốc gia, rừng trên đảo Ba Mùn có nhiều loài động vật quý hiếm như trăn gấm, báo lửa, khỉ vàng, tê tê, tắc kè. Và là nơi có mật độ thú móng guốc nhiều nhất và được coi là khu bảo tồn động vật hoang dã tự nhiên lớn nhất ở vùng Ðông Bắc Việt Nam. Hệ thực vật ở Ba Mùn vô cùng phong phú, đa dạng với 780 loài thực vật bậc cao, trong đó có những loài gỗ quý như lim xanh, táu mật, kim giao núi đất.
Thời gian qua, Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long đã nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cán bộ, nhân viên của đơn vị đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học như: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm loài cây kim giao núi đá; xây dựng mô hình thử nghiệm làm giàu rừng bằng loài cây lim xanh; nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây bách bệnh; nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây lá khôi.
Hay như nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng; giám sát nghiên cứu phát hiện và dự báo xu thế biến đổi theo thời gian các yếu tố đa dạng sinh học và các yếu tố sinh thái khác dưới tác động của con người và các tác nhân khác; nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường biển; nghiên cứu về cứu hộ động vật hoang dã…
Cùng với đó Vườn đã xây dựng hệ thống chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát thông qua việc thành lập Hạt Kiểm lâm (trực thuộc Vườn) gồm ba Trạm Kiểm lâm và một tổ cơ động được bố trí ở các điểm xung yếu thường xuyên kiểm tra, quan sát, ngăn chặn các nạn xâm hại tại gốc. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia còn phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương ở 5 xã vùng đệm, cùng với lực lượng công an, bộ đội biên phòng, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…, để tuyên truyền và thực thi pháp luật. Từ đó đã hạn chế tệ nạn khai thác hải sản bằng chất nổ, khai thác bằng đèn cao áp, điện.
Đặc biệt, năm 2010, Ba Mùn trở thành nơi đặt Trung tâm Cứu hộ động vật trên biển lớn nhất khu vực Ðông Bắc Việt Nam. Trung tâm này hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều loài động vật hoang dã như gấu, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, nhím, rùa ba vạch... do kiểm lâm Vườn quốc gia Bái Tử Long tịch thu, cứu hộ được từ các vụ buôn bán lậu động vật hoang dã trên biển. Việc thành lập Trung tâm cho thấy công tác bảo tồn và phát triển ở Vườn quốc gia Bái Tử Long đang được chú trọng.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo của Vườn cho biết: Công tác bảo tồn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, nguyên nhân do: Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của Vườn và trên đảo còn gặp nhiều khó khăn, thói quen sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh, cây thuốc… dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó còn có việc tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch như phát triển cơ sở hạ tầng, làm đường, xây dựng bến tàu làm phá vỡ cảnh quan, cùng với các hoạt động của phương tiện vận chuyển và tham quan của du khách cũng tác động tiêu cực đến đời sống động vật hoang dã, rác thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường. Với những thách thức kể trên, công tác bảo tồn của Vườn còn có nhiều khó khăn như phương tiện, nhiên liệu, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác bảo tồn còn thiếu thốn.
Để công tác bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Bái Tử Long được phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành hơn nữa. (Báo Quảng Ninh 20/5) đầu trang(
Huyện Mai Châu thuộc vùng núi cao của tỉnh, lại ở vào vị trí phía Tây Bắc, do đó mang đặc thù khí hậu nhiệt đới vùng cao Tây Bắc. Trong năm, nền nhiệt độ trên địa bàn huyện đạt mức cao nhất khoảng 38oC (nền nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22,5oC), chủ yếu rơi vào 3 tháng cao điểm mùa khô và nắng nóng (từ tháng 4 - 6 hàng năm).
Đây cũng là thời điểm đòi hỏi huyện Mai Châu phải tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.
Mai Châu là một trong những huyện có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh với tỷ lệ đạt 62,7%. Toàn huyện có tổng diện tích đất lâm nghiệp 49.162,50 ha (chiếm trên 80% tổng diện tích tự nhiên), trong đó, diện tích rừng tự nhiên 28.821,9 ha, rừng trồng 6.520,6 ha. Xác định vai trò quan trọng của công tác quản lự, bảo vệ rừng, trong nhiều năm qua, công tác PCCCR luôn được huyện Mai Châu chú trọng triển khai với những giải pháp quyết liệt và đồng bộ.
Kết quả trong 5 năm qua (2009-2014), tại huyện chỉ xảy ra duy nhất một vụ cháy rừng vào năm 2010 trên địa bàn xã Cun Pheo làm thiệt hại 398,2 ha. Nguyên nhân gây ra cháy rừng là một số hộ dân người Mông thâm canh trồng màu đốt nương từ huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) cháy lan sang xã Cun Pheo. Đây là vụ cháy rừng lớn, qua đó, các cấp chính quyền địa phương và lực lượng chuyên trách huyện Mai Châu đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả hơn công tác quản lý, bảo vệ rừng, trọng tâm là PCCCR.
Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu cho biết: Triển khai công tác PCCCR năm nay, Hạt và các lực lượng kiểm lâm địa bàn đã chủ động tham mưu cho UBND các xã, thị trấn xây dựng các phương án PCCCR trên địa bàn. Theo đó, chú trọng thực hiện các nội dung: Kiện toàn BCĐ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp; duy trì hoạt động các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; đẩy mạnh tuyên truyền về PCCCR; hướng dẫn nhân dân xử lý thực bì trong sản xuất nông, lâm nghiệp; hướng dẫn chủ rừng làm giảm vật liệu cháy và các biện pháp phòng cháy; duy tu đường băng cản lửa tại các địa bàn...
Bước vào cao điểm mùa hanh khô, huyện tích cực triển khai các giải pháp cấp bách để phòng, chống “giặc lửa”. Hạt Kiểm lâm huyện đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn chủ động phối hợp với chính quyền các xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR. Cùng với đó, duy trì hoạt động của 138 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR với 879 người tham gia; duy tu các công trình phòng cháy; phối hợp với các xã Mai Hịch, Xăm Khoè, Piềng Vế, Cun Pheo duy tu, sửa chữa 24, 5 km đường băng cản lửa...
Hạt Kiểm lâm huyện Mai Châu nhấn mạnh: Hiện nay đang là giai đoạn cao điểm của mùa hanh khô và nắng nóng, do đó nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn. Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng thì mỗi người dân - nhất là những chủ rừng và người dân sống ở khu vực ven rừng - cần nâng cao ý thức, trách nhiệm PCCCR. Về phía cơ quan chuyên trách, trong cao điểm mùa khô sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát bổ sung các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng.
Đến thời điểm này, kiểm lâm địa bàn phối hợp với các chủ rừng, chính quyền địa phương chủ động xây dựng phương án bổ sung bảo vệ rừng, PCCCR đối với các khu vực trọng điểm, xác định và thiết kế các đường băng cản lửa kết hợp với đường tuần tra bảo vệ rừng đối với các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao.
Đặc biệt, Hạt Kiểm lâm huyện đã phân công lịch trực PCCCR 24/24h để sẵn sàng ứng biến với “giặc lửa”, đảm bảo an toàn cho diện tích rừng hiện có trên địa bàn huyện Mai Châu. (Báo Hòa Bình 20/5) đầu trang(
Theo tin từ Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, cơ quan kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương có rừng đã triển khai 109 đợt tuần tra, kiểm soát tại rừng; qua đó phát hiện, phá hủy 12 lán trại của những kẻ phá rừng, tháo gỡ 1.234 bẫy săn bắt động vật hoang dã, đưa ra khỏi rừng 8 đối tượng xâm nhập rừng trái phép.
Lực lượng kiểm lâm đã lập biên bản xử lý 62 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu gần 40m3 gỗ các loại, 178 cá thể động vật hoang dã, phạt tiền 230 triệu đồng.
2 vụ án phá rừng trong năm 2014 đã được TAND huyện Hòa Vang đưa ra xét xử công khai. Các đối tượng phá rừng đã chịu hình phạt thích đáng của pháp luật. 3 đối tượng chịu mức án 10 năm tù giam, 3 đối tượng khác chịu mức án 9 năm cho hưởng án treo. 6 đối tượng phá rừng buộc phải nộp 1,152 tỷ đồng để khắc phục hậu quả do chính họ gây ra. (Báo Đà Nẵng 20/5) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Hơn 1 năm kể từ khi Nhà nước rót 4,8 tỉ đồng cho dự án trồng cây xanh tạo cảnh quan tại Cửa khẩu Lao Bảo, thay vì phải triển khai trồng hơn 15.000 cây ứng với số tiền được giải ngân, thì đơn vị thi công mới chỉ trồng được 4.000 cây chưa đạt tiêu chuẩn trong tình trạng sống dở, chết dở.
Năm 2012, Bộ Quốc phòng quyết định phê duyệt dự án trồng rừng cảnh quan Cửa khẩu Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) giai đoạn 2013-2020. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị được giao làm chủ đầu tư. Ngoài trồng cây xanh cảnh quan, dự án còn triển khai trồng mới rừng phòng hộ vành đai biên giới; trồng dải cây xanh chỉ thị; xây dựng đường lâm nghiệp kết hợp đường tuần tra biên giới… với tổng mức đầu tư hơn 27 tỉ đồng.
Dự án trồng rừng cảnh quan được triển khai theo từng gói thầu và bố trí vốn hàng năm. Trong năm 2014, chủ đầu tư đã được giải ngân 4,8 tỉ đồng để trồng cây xanh tạo cảnh quan ở thị trấn Lao Bảo, xã Tân Thành, xã Tân Long (thực hiện từ 2014 đến 2016, cây sau khi trồng phải được chăm sóc 1 năm). Nhưng sau 1 năm triển khai, hiện chỉ có khoảng 4.000 cây lội, lộc vừng, lát hoa… được trồng ở một số tuyến đường thuộc thị trấn Lao Bảo.
Hai bên tuyến đường Lê Hồng Phong (thị trấn Lao Bảo) đã được đơn vị thi công đưa vào trồng cây xanh. Những cây được trồng có chiều cao khoảng 1 - 1,5m, đường kính gốc cây khoảng 2cm. Nhưng hiện tại những cây được trồng không phát triển, nhiều cây bị chết dần. Những gia đình ở trên tuyến đường này nói rằng, đơn vị thi công trồng cây vào mùa khô, cây giống nhỏ. Không thấy tưới tắm gì nên cây bị chết. Không riêng gì ở đường Lê Hồng Phong, mà hầu như ở tất cả các tuyến đường ở thị trấn Lao Bảo được trồng cây, đều rơi vào tình trạng trên.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch thị trấn Lao Bảo cho biết, dự án đã triển khai được 1 năm, tuy nhiên - cây xanh được trồng trên địa bàn đến thời điểm này chưa đạt yêu cầu. “Dù chủ đầu tư chưa hoàn thành dự án, chưa bàn giao nhưng nhiều người dân đã có ý kiến, vì đa số chất lượng cây trồng chưa đạt” - ông Dũng, nói.
Sau khi được giao làm chủ đầu tư dự án trồng rừng cảnh quan Cửa khẩu Lao Bảo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã chọn Cty TNHH TM Thủy Tiên (trụ sở tại tỉnh Nghệ An) làm đơn vị thi công. Ở gói thầu trồng cây xanh cảnh quan ở Cửa khẩu Lao Bảo (4,8 tỷ đồng), phải đảm bảo trồng và chăm sóc được 15.630 cây xanh. Các cây con khi đưa vào trồng phải đạt đường kính gốc tối thiểu của cây là 4cm, chiều cao tối thiểu 2m.
Tháng 11.2014, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã tiến hành kiểm tra việc triển khai dự án của đơn vị thi công. Lúc này, chỉ có 4.000 cây trên tổng số hơn 15.000 cây được trồng, nhưng vẫn được nghiệm thu!. “Hiện tại chỉ mới trồng được 4.000 cây. Khi trồng, cây con cũng không đúng các chỉ tiêu kỹ thuật” - Thượng tá Hoàng Văn Kế, Phó trưởng ban dự án trồng rừng cảnh quan Cửa khẩu Lao Bảo - thừa nhận.
Theo Thượng tá Kế, nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ triển khai trồng cây và chất lượng cây giống chưa được chuẩn bị tốt là do thiết kế dự toán của dự án được phê duyệt muộn. “Khi có vốn, Cty Thủy Tiên phải có thời gian để chuẩn bị cây giống. Đến khi tiến hành trồng cây thì đúng vào mùa khô, nắng - nên hiện nhiều cây chưa đạt yêu cầu” - Thượng tá Kế, giải thích.
Ông Thái Bá Cường - Giám đốc Cty TNHH TM Thủy Tiên cho rằng, do các điều kiện khách quan nên việc triển khai trồng cây xanh cảnh quan bị chậm tiến độ. “Chủ yếu là do thời tiết khắc nghiệt và vướng quy hoạch. Chúng tôi đã trồng và chăm sóc nhưng cây bị chết, kém phát triển. Trong năm nay, sẽ khắc phục những cây bị chết và trồng mới ở các tuyến đường được phê duyệt trong dự án”.
Khi chúng tôi đề cập đến số tiền đã giải ngân 4,8 tỉ đồng của Nhà nước và việc thanh toán khối lượng hoàn thành, cả Thượng tá Kế và ông Cường khẳng định rằng - số tiền trên chủ yếu tập trung vào 2 vườn ươm cây giống. Tuy nhiên, vườn ươm ở Đồn Biên phòng 613 (xã Thuận, huyện Hướng Hóa) của Cty Thủy Tiên chỉ có từ 3.000 đến 5.000 cây lộc vừng, lội, lát hoa (chiều cao khoảng 1,5 - 2m, đường kính gốc 2 - 4cm) và một "nhà ươm" cây giống bời lời sơ sài. Còn một vườn ươm khác đủ chủng loại cây nằm trên QL9 là của một doanh nghiệp tư nhân chứ không phải của Cty Thủy Tiên. Như vậy, việc chủ đầu tư và đơn vị thi công nói rằng gần 5 tỉ đồng chủ yếu tập trung vào vườn ươm cây, liệu có thuyết phục?.
Bên cạnh đó, dự án triển khai đã hơn 1 năm, nhưng chỉ mới trồng được 4.000 cây sống dở chết dở thay vì phải là 15.630 cây, thì đến bao giờ gói thầu này mới được hoàn thành. Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin về những bất thường của dự án này trong thời gian tới. (Lao Động 20/5) đầu trang(
19-5, Kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2015), UBND Thành phố đã tổ chức lễ ra quân trồng cây, trồng rừng năm 2015.
Đến dự có đồng chí Nguyễn Đắc Quỳnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên các cơ quan, đơn vị và nhân dân Thành phố. Tại buổi lễ, đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố phát động lễ ra quân trồng cây, trồng rừng năm 2015 nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Bác và hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, với mục tiêu: tập trung phát triển vốn rừng, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh cho Thành phố.
Ngay sau lễ phát động, hơn 500 cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên đã tiến hành trồng 1.350 cây ban trắng, ban đỏ tại khu vực Tỉnh ủy. (Báo Sơn La 20/5) đầu trang(
Với mục đích làm tăng khả năng phòng hộ ven biển, bảo vệ hệ thống đê điều và thích ứng với biến đổi khí hậu, TX Quảng Yên triển khai chương trình trồng rừng ngập mặn trên địa bàn năm 2015.
Sau khi thống kê và kiểm tra lại toàn bộ diện tích rừng ngập mặn trồng mặn trên địa bàn và kiểm tra sức sinh trưởng của 274.000 cây bần chua giống của chương trình được đưa về trồng và chăm sóc năm 2015. Theo đó, thị xã đã triển khai việc trồng rừng ngập mặn tại 8 xã, phường gồm: Sông Khoai, Hiệp Hòa, Yên Giang, Hoàng Tân, Hà An, Liên Hòa, Tiền Phong và Liên Vị.
Đây là những địa phương có rừng ngập mặn được trồng lại diện tích, với mật độ trung bình 2.000 cây/ ha. Được triển khai từ trung tuần tháng 4- 2015, đến nay toàn thị xã đã trồng dặm được 137,6 ha. Đồng thời, thị xã đã chi kinh phí thuê đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán diện tích rừng ngập mặn để chăm sóc năm 2015.
Cùng với việc trồng lại diện tích trồng rừng ngập mặn, thị xã cũng quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn về vai trò, ý nghĩa, giá trị của rừng ngập mặn; cùng chung tay chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng ngập mặn để diện tích cây ngập mặn trở thành những lá chắn bảo vệ tự nhiên cho cộng đồng và môi trường sinh thái. (Báo Quảng Ninh 20/5) đầu trang(
XK dăm gỗ được coi là XK nguyên liệu thô và không được khuyến khích. Tháng 2/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ra quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014 - 2020, đồng thời, kiến nghị tăng thuế XK dăm gỗ.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt năm 2007 nêu rõ giảm dần chế biến dăm giấy XK. Gần đây nhất, vào tháng 2/2015, Bộ NN&PTNT ra Quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai phương án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2014 - 2020, trong đó nhấn mạnh: Rà soát, sắp xếp các cơ sở sản xuất dăm gỗ gắn với vùng nguyên liệu nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả trong sản xuất dăm gỗ. Đồng thời, để hạn chế XK dăm gỗ, Bộ NN&PTNT đề nghị Chính phủ tăng thuế XK dăm gỗ từ 0% hiện nay lên 5 - 10%, áp mức thuế giá trị gia tăng là 10% và thuế thu nhập DN 25% đối với DN sản xuất dăm gỗ.
Việc hạn chế sự phát triển của ngành dăm với mục đích tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm gỗ rừng trồng là định hướng hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là thời điểm nào áp thuế XK dăm và mức thuế là bao nhiêu thì phù hợp, và xử lý với hộ gia đình sản xuất dăm gỗ ra sao?
Ông Nguyễn Tôn Quyền- Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Việt Nam- cho rằng, việc đánh thuế XK dăm gỗ là cần thiết nhưng phải nhắm vào đối tượng các DN vì hiện nay, lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay nhà sản xuất và thương lái thu mua gỗ nguyên liệu. Còn theo ông Võ Đình Tuyên- Vụ Quản lý ngành (Văn phòng Chính phủ) - cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã và sắp ký hàng loạt các hiệp định thương mại, việc sử dụng chính sách thuế đối với DN là không phù hợp, đi ngược với xu thế phát triển chung.
Là DN chuyên sản xuất dăm gỗ XK, ông Lê Công Cẩn- Giám đốc Công ty TNHH Cát Phú Vũng Tàu - bức xúc, nhiều người đang gán cho ngành dăm gỗ một thứ tội là XK nguyên liệu thô, làm cạn kiệt tài nguyên, nguồn lợi quốc gia. Tuy là XK nguyên liệu thô nhưng gỗ dăm được trồng trên những vùng đất xa xôi, cằn cỗi và được tái tạo liên tục. Bên cạnh đó, sự phát triển của ngành dăm gỗ đã mang về nguồn ngoại tệ cho đất nước. Ông Cẩn kiến nghị, các chính sách mới ban hành phải tiếp tục thúc đẩy ngành trồng rừng nguyên liệu phát triển theo hướng tăng diện tích, tăng năng suất và tăng giá trị..
Đồng quan điểm, TS.Tô Xuân Phúc- đại diện Tổ chức Forest Trends - chia sẻ, hiện 130 cơ sở chế biến XK dăm gỗ có liên quan trực tiếp đến ít nhất 50% trong tổng số 1,4 triệu hộ gia đình miền núi hiện đang cung cấp nguyên liệu cho ngành dăm. Nếu Chính phủ áp dụng thuế XK dăm gỗ, 130 DN chế biến dăm này sẽ là nhóm đối tượng phải chịu thuế. Tuy nhiên, thay vì tự mình chịu mức thuế này, các DN XK dăm chuyển toàn bộ chi phí có liên quan đến thuế vào giá mua nguyên liệu đầu vào. Kết quả là các hộ gia đình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dăm là nhóm đối tượng phải chịu thuế. (Công Thương 20/5) đầu trang(
Tại lễ phát động, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh kêu gọi các tổ chức, cơ quan, trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực phong trào trồng cây gây rừng…, góp phần tạo bóng mát, tạo cảnh quan đô thị, gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dịp này, các đại biểu đã tham gia trồng được 330 cây dầu do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cung cấp. Được biết, những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ phòng chống cháy rừng an toàn trên tổng diện tích gần 180 ngàn ha; trồng mới 630 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 2.400 ha…, nâng độ che phủ rừng lên 29,76%, góp phần đảm bảo vai trò phòng hộ, bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo tồn nguồn gen, tính đa dạng sinh học của rừng, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.
Đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Hoàng Viết Đường - Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc tại huyện Con Cuông về lĩnh vực lâm nghiệp.
Con Cuông là một trong những huyện có diện tích rừng lớn, trên 150.000 héc ta, bên cạnh diện tích rừng nguyên sinh thuộc vùng lõi vườn Quốc gia Pù Mát còn có diện tích rừng phòng hộ và diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các chủ rừng và người dân quản lý.
Sau khi nghe các đơn vị báo cáo tình hình chăm sóc, quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng, tham quan một số mô hình như Trung tâm cứu hộ động vật, vườn thực vật ngoại vi, Trung tâm giáo dục môi trường và các mô hình sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, đồng chí Hoàng Viết Đường đánh giá cao công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng của huyện. Huyện vừa giữ được rừng bền vững vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Đồng thời đồng chí Hoàng Viết Đường cũng yêu cầu các đơn vị chủ rừng phát huy tốt nhiệm vụđược giao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên, người lao động yên tâm gắn bó với rừng. Ngoài ra, các cấp ngành địa phương, các đơn vị chức năng cần có sự phối hợp hiệu quả hơn trong công tác phát triển và bảo vệ rừng, tăng cường xã hội hoá công tác bảo vệ rừng. (Đài PTTH Nghệ An 20/5) đầu trang(
Với gần 4.000ha rừng phòng hộ nằm trải dài ven bờ biển của tỉnh Bạc Liêu, rất thích hợp cho việc nuôi trồng các loài thủy sản dưới tán rừng, nhiều hộ dân nhận khoán đất rừng áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng đã có cuộc sống sung túc.
Gia đình ông Nguyễn Văn Gọt (ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) được Chi cục Kiểm lâm tỉnh giao khoán 5ha rừng. Ông Gọt được phép đào mương, bao bờ xung quanh để nuôi các loài thủy sản với diện tích từ 30 - 40%, còn lại 60 - 70% diện tích ông có nghĩa vụ bảo vệ và phát triển cây rừng, đảm bảo mật độ 10.000 cây/ha.
Năm 2014, gia đình ông Gọt đã sử dụng diện tích mặt nước nuôi các loài thủy sản như tôm, cua, cá, mỗi năm thu nhập gần 200 triệu đồng. Riêng từ Tết Nguyên đán 2015 đến nay, ông thu nhập gần 100 triệu đồng. Có thu nhập ổn định, các thành viên trong gia đình ông Gọt càng quan tâm chăm sóc và bảo vệ cây rừng tốt hơn.
Còn gia đình ông Lý Ngọc Nhiều (ấp Vĩnh Mới) cũng đã gắn bó với 7ha rừng phòng hộ ven biển hơn 18 năm qua. Từ việc nuôi tôm, cua, cá, hàng năm gia đình ông thu nhập vài trăm triệu đồng. Ngoài ra, ông Nhiều còn tận dụng bờ mương để trồng các loại cây ăn trái và cây phân tán như: chuối, mãng cầu, ổi, phi lao. Riêng năm 2014, ông được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho phép tỉa thưa theo mật độ quy định, mang lại thêm nguồn thu cho gia đình 60 triệu đồng.
Ông Thái Tùng Cương, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm liên huyện rừng phòng hộ biển Đông, cho biết: “Rừng phòng hộ ven biển hiện giờ đã thật sự có chủ, được người dân nhận khoán, tham gia quản lý, bảo vệ rất tốt. Hiện nay, không còn tình trạng người dân vào rừng chặt phá, khai thác lâm sản trái phép như trước kia. Việc chặt phá rừng hoặc đe dọa đến sự đa dạng sinh thái của rừng đều được chủ hộ nhận khoán phát hiện và báo cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời. (Báo Bạc Liêu 18/5, Ngọc Oanh) đầu trang(
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 10/2014, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh là 351.467 ha, chiếm 44,98% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh.
Qua rà soát, sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp, 16 ban quản lý rừng phòng hộ, 2 ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, 1 trạm nông - lâm nghiệp (huyện Phú Quý). Từ năm 2004 - 2014, việc quản lý sử dụng rừng và đất rừng của các công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng đã cơ bản thực hiện đúng theo quy định.
Rừng ở Bình Thuận ngày càng được bảo vệ và phát triển tốt. Các công ty lâm nghiệp đã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình sử dụng đất của đơn vị; quản lý, giám sát khai thác lâm sản chặt chẽ hơn; thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ dân - đặc biệt là cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; công tác cấp giấy chứng nhận đất lâm nghiệp được quan tâm triển khai; nạn phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp được hạn chế…
Vào cuối tháng trước, ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã chủ trì cuộc họp sắp xếp, đổi mới và phát triển Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Dinh và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tánh Linh. Theo đó, sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ và của tỉnh.
Hiện Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Dinh và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tánh Linh đều hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu; với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là gieo ươm  - trồng rừng - khai thác - chế biến lâm sản - dịch vụ cây trồng nông lâm nghiệp…
Tại cuộc họp các đại biểu đã được nghe đại diện hai công ty báo cáo tóm tắt về tình hình hiện trạng và các phương án sắp xếp, đổi mới của công ty. Tại cuộc họp, đồng chí Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Phương án sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nền kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu hai công ty căn cứ các ý kiến góp ý của đại biểu để hoàn chỉnh lại bố cục, số liệu, hồ sơ, nội dung của đề án sao cho phù hợp với tình hình thực tế  và đúng với quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, các công ty phải khẩn trương hoàn thành việc xây dựng đề án, phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm triển khai Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động công ty nông, lâm nghiệp. Từ năm 2003, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh và đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều mục tiêu nghị quyết đề ra chưa đạt được.
Ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Ngày 17/12/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương: Rà soát, bổ sung điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của công ty nông, lâm nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng đất; đổi mới cơ chế quản lý rừng; nâng cao việc ứng dụng khoa học và công nghệ; đổi mới quản lý tài chính; nâng cao chất lượng cán bộ, công nhân và lao động; nâng cao vai trò quản lý củaNhà nước đối với công ty nông, lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ...
Như vậy cho đến nay, xác định nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp là việc làm cần thiết đối với Bình Thuận, tỉnh đã chủ động xây dựng phương án và đang tích cực triển khai sắp xếp, đổi mới 4 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Bình Thuận, Hàm Tân, Sông Dinh, Tánh Linh theo chủ trương của Chính phủ.
Tại cuộc họp mới đây nhất, UBND tỉnh đã quyết định thống nhất phương án tổng thể sắp xếp theo hướng: Hợp nhất Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hàm Tân thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận; sau đó sắp xếp thành lập Công ty Lâm nghiệp TNHH 2 thành viên trở lên; thay đổi mô hình sản xuất Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sông Dinh thành công ty chuyên thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; giải thể Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tánh Linh. (Báo Bình Thuận 20/5) đầu trang(
20-5, tại TP Hạ Long, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp Thẩm định, đề án và phương án tổng thể của tỉnh về sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp. Đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 8 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp đang hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV, quản lý và sử dụng 63.151.688 ha đất rừng. Tổng số lao động đang làm việc tại các công ty lâm nghiệp là 641 người. Nhìn chung, các công ty Lâm nghiệp đã ổn định về mặt tổ chức, quản lý rừng và sử dụng đất rừng đúng mục đích và hiệu quả, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước và người lao động.
Tuy nhiên việc quản lý đất lâm nghiệp trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, nhất là việc theo dõi biến động đất lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp được giao nhưng khi trả lại cho địa phương bị thu hồi để thực hiện các dự án khác không ký lại quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ rừng, dẫn đến việc quản lý đất trên hồ sơ và thực tế có sự khác biệt.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, Sở NN&PTNT  đề xuất trong 8 công ty TNHH MTV Lâm nghiệp sẽ sắp xếp, cổ phần hóa, nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần đối với 5 công ty lâm nghiệp: Cẩm Phả, Uông Bí, Hoành Bồ, Tiên Yên, Ba Chẽ.  3 công ty lâm nghiệp còn lại: Đông Triều, Bình Liêu và Vân Đồn sẽ thực hiện theo hình thức Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Tại cuộc họp các đại biểu đã đồng tình nhất trí theo phương án sắp xếp, đổi mới các công ty Lâm nghiệp của Sở NN&PTNT. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị tỉnh cũng cần quan tâm đến thời gian, lộ trình sắp xếp đổi mới, định giá doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động…
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu nhấn mạnh, việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp phát triển, nâng cao hiệu quả việc quản lý rừng và khai thác tài nguyên rừng. Đồng thời đánh giá cao phương án sắp xếp, đổi mới các công ty Lâm nghiệp của Sở NN&PTNT.
Để thực hiện đúng lộ trình sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, trong năm 2015, các công ty phải kiểm kê giao đất, đánh giá tài sản và giải quyết xong các vấn đề tranh chấp đất rừng, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành đo đạc, kiểm đếm… Đồng thời tập trung tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động hiểu rõ mô hình chuyển đổi. Sở NN&PTNT tiếp thu ý kiến của các đơn vị, sở, ban ngành liên quan sớm hoàn thiện phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty Lâm nghiệp để báo cáo với cấp Trung ương thẩm định…(Báo Quảng Ninh 20/5) đầu trang(
Viện Hải dương học Nha Trang công bố đã thành công đề tài khoa học công nghệ “Triển khai các mô hình phục hồi và quản lý rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thủy Triều” thuộc địa bàn huyện Cam Lâm.
Đề tài được tiến hành trong giai đoạn 2012 – 2014; trong đó, xây dựng được sơ đồ hiện trạng phân bố rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ở đầm Thủy Triều và nhận định hiện trạng quản lý, khai thác đầm Thủy Triều tồn tại nhiều bất cập, thiếu bền vững.
Trên cơ sở dữ liệu khoa học này, đề tài đã tiến hành thử nghiệm hai mô hình phục hồi nhiều loài cây ngập mặn tại những khu vực có đặc điểm là vùng đang nuôi tôm, đìa bỏ hoang và bãi triều. Kết quả trên tổng diện tích rừng ngập mặn được phục hồi gần 4 ha, tỷ lệ sống của loài đước đôi đạt từ 80 - 88% sau 20 tháng trồng, loài mắm trắng có tỷ lệ sống từ 80 - 96%.
Bên cạnh đó, khu vực do đề tài đề xuất quản lý bao gồm 1 ha rừng ngập mặn khác và 30 ha thảm cỏ biển đã phát triển ổn định, có xu thế tăng trưởng về mật độ, sinh lượng, độ phủ.
Theo Tiến sĩ Đào Việt Hà - Phó Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, trên cơ sở nghiên cứu khoa học và thực tiễn, đề tài đã đưa ra khả năng nhân rộng các mô hình này tại nhiều điểm khác của đầm Thủy Triều cũng như các giải pháp mở rộng phục hồi và quản lý, sử dụng rừng ngập mặn, thảm cỏ biển tại nhiều nơi khác trên địa bàn tỉnh.
Đầm Thủy Triều có diện tích mặt nước khoảng 2.000 ha, mang những nét đặc trưng về một hệ sinh thái của rừng ngập mặn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian dài tình trạng đào ao nuôi trồng hải sản, việc đánh bắt hải sản tự nhiên trong đầm mang tính hủy diệt và nạn ô nhiễm do qúa trình xả thải… khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp nghiêm trọng, chỉ còn chưa đến 15 ha so với hàng trăm ha trước đây. (Đảng Cộng Sản 20/5) đầu trang(
Đề án trồng cây lâm nghiệp phân tán ở Bình Phước được thực hiện từ năm 2008-2020. Thế nhưng, sau 5 năm chương trình chỉ trồng được 5,13% số cây theo kế hoạch của giai đoạn 1 (2008-2013).
Phóng viên Báo Bình Phước phỏng vấn ông Vũ Đình Trúc, Phó chi cục Kiểm lâm - đơn vị được giao trực tiếp triển khai - về những nguyên nhân đạt thấp và kế hoạch thực hiện đề án trong thời gian tới.
Báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, kết quả thực hiện đề án trồng cây lâm nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008-2013 đạt 5,13% chỉ tiêu đặt ra. Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đề án thông qua các trưởng thôn, ấp, khu phố và thông báo trên hệ thống loa phát thanh của xã. Tuy nhiên chỉ có một bộ phận người dân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu trồng cây lâm nghiệp phân tán.
Cụ thể, 2008 là năm đầu thực hiện đề án, cũng chỉ trồng được 256.030 cây, đạt 6,4% so với chỉ tiêu của đề án. Năm 2009 trồng nhiều nhất, được 517.768 cây, trong đó cây keo lai - cây gỗ nhỏ là 187.900 cây, đạt 12,9% so với chỉ tiêu.
Năm 2010, có 277 tổ chức, 934 hộ gia đình trên địa bàn 352 thôn, ấp, khu phố thuộc 88 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị xã đăng ký nhận cây, nhưng chỉ trồng được 324.210 cây các loại. Tổng cộng cả giai đoạn 1  trồng được 1.233.920 cây.
Qua kiểm tra thực tế, Chi cục Kiểm lâm nhận thấy người dân nhận cây lâm nghiệp phân tán chủ yếu để trồng hàng ranh (bảo vệ cây trồng chính như cao su, tiêu, điều hoặc cây nông nghiệp ngắn ngày), bờ mương hoặc những khu vực ngập nước, dốc mà không trồng các loại cây khác được. Điều này chứng tỏ người dân vẫn coi nhẹ cây lâm nghiệp. Vì đất đai ở Bình Phước màu mỡ, phù hợp để trồng các loại cây như cao su, tiêu, điều hoặc cây nông nghiệp ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao và thu hồi vốn nhanh.
Đề án “trồng cây phân tán”, nên đất trống để trồng phải có diện tích dưới 0,5 ha. Vì vậy, một số trường hợp hộ gia đình hoặc tổ chức đăng ký trồng tập trung với diện tích và số lượng cây lớn nhưng Chi cục Kiểm lâm không thể cấp cây vì không đúng quy định. Ngoài ra, có một số diện tích đất chưa có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng cũng không được cấp cây để trồng. Đây là nguyên nhân dẫn đến số lượng cây trồng phân tán hàng năm thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của đề án.
Trong những năm đầu triển khai, đề án chọn một số loài cây như keo lai, tre điền trúc và dó bầu; quy cách cây nhỏ, giá thành thấp nên số lượng cây trồng được nhiều, nhưng khi trồng thì tỷ lệ cây sống rất thấp. Từ năm 2011 trở về sau, Chi cục Kiểm lâm đã chọn một số loài cây có khả năng thích nghi cao như sao, dầu, xà cừ và quy cách lớn (chiều cao    2m; đường kính gốc   2cm) nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao và theo đúng quy định của đề án để cấp cho các tổ chức trồng cây ven đường, trồng trong khuôn viên trụ sở tạo cảnh quan, bóng mát... nên giá thành cây cao, số lượng cây ít đi.
Sở NN&PTNT đã tính đến tình hình thực tế ở địa phương thông qua việc đánh giá tiềm năng đất đai ở Bình Phước. Cụ thể: Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2007-2010, Bình Phước có 162.275 ha đất được tách ra khỏi đất lâm nghiệp. Đây là tiềm năng đất đai để trồng cây lâm nghiệp phân tán. Theo Nghị quyết số 05/2007/NQ-CP ngày 25-1-2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Bình Phước thì quỹ đất có thể trồng cây lâm nghiệp phân tán là 58.739 ha, trong đó đất nông nghiệp 40.806 ha, đất phi nông nghiệp 17.681 ha, đất chưa sử dụng 252 ha.
Căn cứ vào tiềm năng đất đai, với cơ cấu cây trồng theo đề án là 60% diện tích cây gỗ lớn có mật độ 1.000 cây/ha (tương đương với 58.739 ha x 60% x 1.000 cây = 35.243.400 cây) và 40% diện tích cây gỗ nhỏ có mật độ 2.000 cây/ha (tương đương 58.739 ha x 40% x 2.000 cây = 46.991.200 cây). Vì vậy, đề án đã đề ra chỉ tiêu trồng 52 triệu cây (tương đương 63,32% tiềm năng đất đai) để phù hợp với chỉ tiêu của Bộ NN-PTNT giao cho Bình Phước (tương đương mỗi năm 4 triệu cây).
Để thực hiện đề án, hàng năm Chi cục Kiểm lâm đã triển khai những nội dung sau: Xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện đề án cho từng năm. Chỉ đạo, hướng dẫn hạt kiểm lâm các huyện, thị xã triển khai kế hoạch thực hiện. Tổ chức tập huấn và tuyên truyền, phổ biến chính sách về hỗ trợ cây giống lâm nghiệp để trồng phân tán trong nhân dân. Tổ chức cho các đơn vị, hộ gia đình có nhu cầu đăng ký cây giống trên cơ sở đó kiểm tra hiện trường trồng cây của các tổ chức, hộ gia đình đã đăng ký nhận cây giống.
Xây dựng đề cương và dự toán chi phí thực hiện đề án hàng năm; tổ chức đấu thầu mua bán cây giống lâm nghiệp theo đúng quy định. Phân bổ cây giống; tổ chức giao, nhận cây giống; thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình trồng cây sau khi nhận cây giống. Kiểm tra tỷ lệ sống của cây trồng; tổng hợp và tham mưu Sở NN-PTNT báo cáo kết quả hàng năm về UBND tỉnh và Bộ NN-PTNT.
Theo đề án, vốn thực hiện hàng năm căn cứ vào hỗ trợ của trung ương, phần còn lại sẽ cân đối ngân sách địa phương nhằm đảm bảo ít nhất 60% số lượng cây giống theo mục tiêu. Tuy nhiên, từ khi thực hiện đề án đến nay, kinh phí đều cân đối từ ngân sách địa phương. Kinh phí thực hiện đề án mỗi năm một ít đi do tình hình kinh tế khó khăn, UBND tỉnh phải cắt giảm chi ngân sách.
Từ năm 2014 trở về sau, việc sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ đề án được UBND tỉnh giao Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp thực hiện. Vì vậy, kinh phí thực hiện đề án của Chi cục Kiểm lâm chỉ còn lại chi phí quản lý, khoảng 100 triệu đồng/năm.
Theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 22-4-2015 của UBND tỉnh về thực hiện đề án năm 2015 thì có 13.000 cây giống với quy cách cây cao    3m, đường kính gốc        3cm; gồm dầu  6.500 cây, sao 3.000, xà cừ 1.000, giá tỵ 800, gõ đỏ  1.700. Số cây giống này sẽ được Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp cung cấp, theo chủ trương của UBND tỉnh.
Hiện Chi cục Kiểm lâm triển khai đến tất cả các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có nhu cầu về cây giống để đăng ký. Việc phân bổ cây giống sẽ do UBND tỉnh quyết định theo hướng ưu tiên các cơ quan, đơn vị nhận cây giống trồng tạo cảnh quan tại trụ sở. (Báo Bình Phước 20/5) đầu trang(
Vốn chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu, song nay, các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam đang lập chiến lược để quay lại chiếm lĩnh sân nhà trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cận kề. Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này.
Theo số liệu thống kê mới nhất, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ tư thế giới về xuất khẩu gỗ, với kim ngạch năm 2014 đạt 6,3 tỷ USD. Còn thị trường trong nước, tiêu thụ gỗ, mặt hàng đồ gỗ mỗi năm ước khoảng 2-2,7 tỷ USD. Theo đánh giá, với hơn 90 triệu dân lại đang ở giai đoạn dân số vàng, kinh tế đang ở giai đoạn phát triển, thị trường nội địa có dung lượng lớn và nhiều tiềm năng. Đây chính là lý do để các DN đồ gỗ nỗ lực quay lại thị trường nội địa.
Cuối năm nay, AEC sẽ chính thức hình thành và các nước trong khu vực, như Thái Lan đã chuẩn bị rất kỹ. Trong những năm qua, DN nước này đã âm thầm mua nhiều siêu thị, cửa hàng lớn của Việt Nam và sẽ tận dụng mạng lưới này để đưa hàng hóa sang Việt Nam, trong đó đồ gỗ, nội thất, trong khi đó, DN Việt Nam lại chưa chuẩn bị gì.
Ngay từ bây giờ, các DN, dù lớn hay nhỏ giữa hai miền Nam - Bắc cần phải hợp tác, liên kết, nếu không chúng ta sẽ thua các nước trong hội nhập.
Trong 5 năm gần đây, HAWA và một số đơn vị liên quan liên tục tổ chức Hội chợ Đồ gỗ và Trang trí nội thất Việt Nam (VIFA HOME) tại TP.HCM để tiếp thị, quảng bá các sản phẩm đồ gỗ nội thất sản xuất tại Việt Nam tới thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong năm 2015, lần đầu tiên, VIFA HOME sẽ được tổ chức tại Hà Nội. HAWA vươn ra ra miền Bắc không chỉ để tìm hiểu và khai thác thị trường này, mà quan trọng hơn, HAWA có mục tiêu là thiết lập được mối liên kết với các DN phía Bắc. Vì muốn tồn tại lâu dài ở thị trường phía Bắc, DN phía Nam phải tìm được cơ sở sản xuất để hợp tác và ngược lại.
Tuy đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu gỗ, nhưng không phải Việt Nam cứ ra được thế giới là có thể chiếm lĩnh được thị trường nội địa, vì thị hiếu của từng thị trường khác nhau.
Người Việt có thói quen “ăn chắc, mặc bền”, chuộng gỗ nguyên khối. Tuy nhiên, trên thế giới lại ưa chuộng gỗ nhân tạo. Khi nghiên cứu thị trường, chúng tôi thấy, khách hàng phía Nam chuộng phong cách Âu, Mỹ, còn người tiêu dùng phía Bắc hay sử dụng sản phẩm của các làng nghề theo phong cách truyền thống. Việc thị trường đón nhận ra sao còn phải đợi thêm một thời gian nữa, song các DN đang đầu tư nghiêm túc vào mẫu mã, kỹ thuật ở từng phân khúc để chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Ví dụ, Đài Loan là một lãnh thổ nhỏ, rất ít DN lớn, nhưng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của họ lại đạt cao vào loại nhất, nhì thế giới. Ngành gỗ của Đài Loan phát triển từ rất sớm và rất mạnh, DN Đài Loan sản xuất ra công nghệ máy móc, dây chuyền, thiết bị, đầu tư sang Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc… và đều biến những nước này thành các quốc gia xuất khẩu gỗ mạnh. Cách làm của họ là biết liên kết những DN nhỏ với nhau để sản xuất chuyên sâu. Ví dụ, để sản xuất ra một cái bàn, họ phân chia công việc cho một DN làm mặt bàn, một DN khác chuyên làm chân bàn, DN thứ ba chỉ làm phụ kiện… Cho nên, họ đầu tư máy móc không nhiều, chi phí quản trị thấp, vốn đầu tư thấp… và sản phẩm làm ra có giá thành hợp lý. Trong khi đó, khi hợp tác, các DN của nước ta lại rất hay nghi kỵ lẫn nhau.
Vì vậy, trong thời gian tới, mong muốn của HAWA là đẩy mạnh sự liên kết giữa các DN. Tất nhiên, để hợp tác được với nhau, cần có ba yếu tố: phải có nhu cầu thực, phải tin nhau và hai bên cùng có lợi. (Đầu Tư 21/5) đầu trang(
Với việc mạnh dạn xây dựng các mô hình phát triển kinh tế từ nông – lâm nghiệp và đã thành công, trong tháng 3 vừa qua, Hợp tác xã Nông nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Hợp Tiến (HTX Hợp Tiến) xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã được Tổng cục Lâm nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp-PTNT) chọn là 1 trong 3 HTX trên toàn quốc xây dựng mô hình điểm về kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014–2020.
Đây chính là sự ghi nhận của các cấp, các ngành về những thành công bước đầu của HTX Hợp Tiến.
Cuối năm 2011, HTX Hợp Tiến đã được UBND tỉnh cho chủ trương ký kết với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn thực hiện quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) với diện tích trên 1.828 ha thuộc tiểu khu 1644 và 1645 tại xã Quảng Sơn. Đây là vị trí “cửa ngõ” vào rừng nên HTX huy động lực lượng tới 36 người túc trực 24/24 giờ nhằm phát hiện, ngăn chặn các đối tượng vào phá rừng. Từ khi được giao trọng trách này, HTX đã thực hiện tốt, không để mất đất, mất rừng và phối hợp với chủ rừng, các cơ quan chức năng ngăn chặn được nhiều vụ lấn chiếm đất rừng.
Ông Đào Văn Dư, Trưởng  Ban QLBVR của HTX cho biết: “Công tác QLBVR là một nhiệm vụ nặng nề và nguy hiểm, nhất là những năm gần đây, “lâm tặc” ngày càng có hành vi hung hãn, tấn công lực lượng QLBVR. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, HTX đã thành lập 4 Đội QLBVR chốt tại những vị trí quan trọng, cửa ngõ ra vào rừng”.
Cũng theo ông Dư thì trong 4 năm qua, HTX được các cấp, các ngành đánh giá tốt công tác QLBVR. Tình trạng phá rừng và mất đất rừng không xảy ra nhưng HTX luôn phải đối mặt với tình trạng các hộ dân đến xâm canh thường xuyên xảy ra, trong khi đó thì đường đi lại khó khăn nhưng không có công cụ hỗ trợ.
Trong thời gian qua, HTX Hợp Tiến đã xây dựng phương án sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng chất lượng cao và đã có những mô hình thành công. Cụ thể, HTX đã mạnh dạn trồng 5 ha thanh long ruột đỏ và thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Quảng Sơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao, với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho các thành viên.
Mô hình hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo, khó khăn trồng rừng kết hợp trồng cỏ, tận dụng cỏ để chăn nuôi bò cũng thành công. Những mô hình này đã tạo việc làm và thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo cho 10 hộ dân. Bên cạnh đó, HTX đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng cà phê chè, hồ tiêu và các cây nông nghiệp có giá trị cao cho các thành viên bước đầu mang lại hiệu quả.
Trên cơ sở những thành công đó, cuối năm 2014, HTX Hợp Tiến đã xây dựng dự án QLBVR và đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp theo mô hình kinh tế tập thể với quy mô trên 1.215 ha, trong đó chú trọng phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, trình Sở Nông nghiệp-PTNT xem xét thẩm định và được UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian thực hiện dự án 50 năm, hình thức chủ yếu là thuê đất và thuê rừng dài hạn với vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc HTX Hợp Tiến cho biết: “Mục tiêu chính của dự án là trồng cây nông nghiệp xen dưới tán rừng nhằm đa dạng về cơ cấu cây trồng, tạo thu nhập cao trên một đơn vị diện tích. Việc QLBVR nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, cung cấp lâm sản, dịch vụ môi trường rừng, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, điều hòa khí hậu, đa dạng sinh học. HTX sẽ trồng các cây thảo dược, cải tạo đất nghèo kiệt, trồng rừng, tận thu gỗ, cà phê chè, mắc ca…  Theo  kế hoạch, từ nay đến năm 2017, HTX sẽ hoàn thành các khâu khai hoang, trồng rừng, trồng cây dược liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay, HTX đã chuẩn bị vốn, nhân lực và khoa học kỹ thuật và khi UBND tỉnh có quyết định giao đất sẽ triển khai thực hiện dự án”.
HTX Hợp Tiến đã góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và góp phần phát triển kinh tế tập thể. Hiện nay, HTX có 65 thành viên, trong đó có hàng chục hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng năm, HTX tạo việc làm cho từ 100-200 lao động. Thu nhập của người lao động đạt từ 3,5- 8 triệu  đồng/tháng, tùy vào công việc cụ thể.
Ông Nguyễn Anh Đức, Giám đốc HTX Hợp Tiến cho biết: “Hiện nay, HTX không có hộ nghèo và có tới 70% hộ có kinh  tế khá, giàu và chỉ có 30% hộ kinh tế trung bình".
Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh thì HTX Hợp Tiến năng động trong phát triển sản xuất, kinh doanh và hàng năm đều thuộc nhóm những đơn vị làm ăn đạt hiệu quả hàng đầu của tỉnh. HTX đã thu hút người dân tham gia vào kinh tế tập thể, nhất là tạo điều kiện cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn vào làm việc, tham gia sản xuất. HTX đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. (Báo Đắc Nông 20/5) đầu trang(
Nhân kỷ niệm 125 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19-5, tại ấp 1, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, cùng lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, TX.Long Khánh, TP.Biên Hòa và các đồng chí cán bộ cách mạng lão thành đã tham sự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và trồng rừng năm 2015.
Tại lễ phát động, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh kêu gọi các tổ chức, cơ quan, trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực phong trào trồng cây gây rừng…, góp phần tạo bóng mát, tạo cảnh quan đô thị, gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dịp này, các đại biểu đã tham gia trồng được 330 cây dầu do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cung cấp. Được biết, những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ phòng chống cháy rừng an toàn trên tổng diện tích gần 180 ngàn ha; trồng mới 630 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 2.400 ha…, nâng độ che phủ rừng lên 29,76%, góp phần đảm bảo vai trò phòng hộ, bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo tồn nguồn gen, tính đa dạng sinh học của rừng, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. (Báo Đồng Nai 20/5) đầu trang(./.
Biên tập: Hương Giang