Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 21 tháng 03 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Đảm bảo cho công tác phòng chống cháy rừng mùa khô (2016-2017), Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có dân sinh sống ven rừng được 15 đợt tuyên truyền phòng chống cháy rừng; phát thanh lưu động 64 buổi; cấp trên 3 ngàn tờ rơi; ký cam kết, thỏa thuận với gần 700 hộ dân trong công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó giám đốc Khu Bảo tồn - thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, vừa cho biết đầu tháng 3-2017, rừng Khu Bảo tồn - thiên nhiên văn hóa Đồng Nai hiện đang nằm ở mức độ cảnh báo cháy rừng cấp 5 - cấp cực kỳ nguy hiểm.
Để chủ động trong công tác quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng mùa khô (2016-2017), đơn vị thành lập và tổ chức hoạt động: 1 ban chỉ huy, 3 tiểu ban, 18 tổ phòng chống cháy rừng ở 18 trạm kiểm lâm. Đơn vị còn xây dựng 8 chòi canh cố định, 66 điểm canh và đảm bảo nguồn nước phục vụ chữa cháy khi có biến cố. (Báo Đồng Nai 20/3, Đoàn Phú)đầu trang(
Theo thống kê, diện tích rừng ở huyện Phụng Hiệp hiện nay vào khoảng 2.400ha, trong đó diện tích rừng do Nhà nước quản lý là 1.900ha, và đất trồng rừng của người dân khoảng 540ha. Hiện nay, thời tiết nắng gắt hanh khô, dễ dẫn đến cháy rừng.
Hiện nay, Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp đã nâng cấp báo cháy rừng lên cấp 3 (cấp nguy hiểm). Trong đó, có khoảng 100ha rừng của người dân ở các xã Hòa An, Phương Bình, Phương Phú, Hiệp Hưng và thị trấn Búng Tàu... có nguy cơ cháy cao.
Nguyên nhân là do những khu vực này thuộc vùng đất cao, nằm gần diện tích sản xuất nông nghiệp nên chỉ cần người dân bất cẩn trong đốt đồng là sẽ dẫn đến cháy.
Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp đã tiến hành kiểm tra, phân công cán bộ trực theo từng khu vực, tuyên truyền cho các hộ dân có diện tích rừng nằm trong khu vực dễ cháy cẩn trọng khi sử dụng lửa, tránh để xảy ra sự việc đáng tiếc. (Báo Hậu Giang 20/3, Thanh Dy)đầu trang(
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương và Cục kiểm lâm, mùa khô năm 2017 thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Theo đó, Ủy ban nhân tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các ngành, địa phương và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tập trung xây dựng phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng; đề nghị Chi cục kiểm lâm tỉnh thường xuyên thoi dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục kiểm lâm để kịp thời thông báo cho các địa phương, đơn vị chủ rừng kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư nhất là người người dân sống gần rừng nâng cao ý thức, trách nhiệm về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát, tổ chức túc trực 24/24 giờ trong ngày; bố trí lực lượng canh phòng ở những vùng trọng điểm; không để phát sinh nguồn lửa; phát hiện sớm điểm cháy và chỉ đạo quyết liệt huy động các lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra. (Đài PTTH Lâm Đồng 20/3, Mạnh Thành)đầu trang(
Liên quan đến vụ việc hơn 50 ha rừng bị đốt phá tại huyện Lục Nam, UBND tỉnh Bắc Giang vừa yêu cầu xem xét trách nhiệm của Công ty lâm nghiệp Mai Sơn cùng Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Lục Nam. Cùng đó, Công an huyện Lục Nam đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Theo thông báo của UBND tỉnh Bắc Giang về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng của công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Mai Sơn (Công ty lâm nghiệp Mai Sơn), nhiều đơn vị đã bị kiểm điểm liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng vừa xảy ra tại huyện Lục Nam, ngay trong diện tích rừng do công ty lâm nghiệp quản lý.
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái phê bình công ty lâm nghiệp Mai Sơn đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng được nhà nước giao, thường xuyên để người dân lấn chiếm, đốt phá rừng; Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Lục Nam rút kinh nghiệm trong việc tiếp nhận thông tin, báo cáo chậm các vụ việc vi phạm.
Từ đó, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Công ty lâm nghiệp Mai Sơn phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện quản lý chặt chẽ diện tích rừng được giao quản lý, giải quyết dứt điểm các tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, đốt phá rừng trái phép; Lập hồ sơ, báo cáo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang giải pháp quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là diện tích rừng vừa bị người dân đốt phá, lấn chiếm.
UBND huyện Lục Nam được yêu cầu chỉ đạo công an huyện thiết lập hồ sơ khởi tố vụ án đốt phá rừng trên địa bàn xã Lục Sơn, điều tra khởi tố bị can với những đối tượng cầm đầu.
Trong công văn của UBND tỉnh Bắc Giang nêu rõ, nếu phát sinh vi phạm phá rừng mới trên địa bàn thì trách nhiệm sẽ thuộc về kiểm lâm địa bàn, chủ tịch UBND xã, chủ rừng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Hà Quốc Hợp - Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết: Vụ đốt phá rừng vừa xảy ra tại xã Lục Sơn khiến hơn 50 ha rừng bị tàn phá. Công an huyện Lục Nam đã khởi tố vụ án và hiện đang điều tra để làm rõ các đối tượng gây án.
Ông Hợp thừa nhận, UBND huyện Lục Nam, cụ thể với vai trò là người đứng đầu địa phương, ông Hợp nhận một phần trách nhiệm trong vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, theo ông Hợp, trách nhiệm chính thuộc về Công ty lâm nghiệp Mai Sơn. “Vụ việc này không chỉ rút kinh nghiệm mà chúng tôi còn phải xem xét kỷ luật với công ty này. Quan điểm của UBND huyện Lục Nam là kiên quyết làm rõ, truy bắt các đối tượng đốt phá rừng”, ông Hợp cho biết.
Vụ đốt phá một diện tích rừng rộng lớn đến hơn 50 ha tại huyện Lục Nam đã được UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo xử lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cụ thể của những cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến vụ việc này như lực lượng kiểm lâm, lãnh đạo Công ty lâm nghiệp Mai Sơn, lãnh đạo địa phương cấp xã, huyện sẽ được làm rõ và xử lý như thế nào? (Dân Trí 21/3, Anh Thế)đầu trang(
Nắng nóng nhiều, ít mưa và nguồn nước trở nên khan hiếm, công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh càng trở nên vất vả. Từ tỉnh đến huyện, xã có rừng đều chủ động xây dựng phương án bảo vệ rừng, nâng cao ý thức của mỗi người dân trong nỗ lực giữ “lá phổi xanh”
Từ sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 đến nay, hầu như ngày nào ông Chau Chít, xã Ô Lâm (Tri Tôn), cũng rủ vài người bạn đi vào rừng trên núi Cô Tô, vừa chăm sóc rừng được Kiểm lâm giao khoán, vừa bảo vệ chung.
“Mùa này lá rừng khô rụng xuống tạo thành lớp thảm khá dày, vỏ cây và dây leo xung quanh đều khô héo, chỉ cần quăng tàn thuốc là có thể tạo thành đám cháy lớn, rất khó chữa. Chúng tôi lo nhất là những người vào đây đốt tổ ong lấy mật và khai thác gỗ hầm than. Thấy đối tượng khả nghi là chúng tôi theo dõi, nhắc nhở và ngăn chặn hành vi đốt lửa kịp thời. Rừng cũng là chén cơm của gia đình nên ai cũng quyết tâm gìn giữ” - ông Chau Chít thật tình.
Dọc theo núi Dài, công tác bảo vệ rừng càng được bà con tăng cường hơn, nhất là những người có đất rừng, đất rẫy và vườn cây ăn trái trên núi.
“Đặc thù vùng này thường có khách hành hương và những người đi dã ngoại. Thấy họ vào rừng là chúng tôi theo tuyên truyền, giải thích quy định cấm hút thuốc, nấu ăn và đốt lửa trại trong rừng. Mùa này nhạy cảm lắm, khi có lửa kết hợp với gió là hậu quả rất khó lường. Sắp tới là đến thanh minh, những gia đình có mồ mả người thân trên núi thế nào cũng đến tảo mộ, thắp nhang. Chúng tôi sẽ chia nhau đi theo tuyên truyền, nhắc nhở bà con phải canh cho nhang cháy hết mới ra về, tuyệt đối không được đốt giấy vàng mã và nấu nướng” - ông Chau Sóc Khách, chủ 3 héc-ta rừng ở xã An Tức (Tri Tôn), nhấn mạnh.
Theo ông Lưu Vĩnh Định, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tri Tôn, mùa khô năm nay, huyện xác định trên 5.506 héc-ta rừng cần bảo vệ, trong đó vùng trọng điểm cháy trên 4.254 héc-ta nên đã chủ động các phương án bảo vệ từ sớm. Những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao như: Đồi 81, vồ Cờ, đồi 400 thuộc núi Dài, núi Tượng, vườn tầm vong và cây ăn quả ven chân núi Dài, khu vực Sà Lôn, khu vực đồi 500, Tức Dụp, khu vực rừng tràm Bình Minh và Tỉnh đội… huyện đều bố trí lực lượng, hợp đồng với người dân canh gác, ứng phó cháy rừng.
Ngoài ra, huyện còn bố trí nhiều điểm tập kết lực lượng, chốt trực, chồi canh, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”. Hạt kiểm lâm Tri Tôn đã xây dựng kế hoạch phối hợp số 02/KHPH-QS-CA-KL, ngày 14-2-2017 về thực hiện phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm, Quân sự, Công an trong kiểm tra các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng, chặt phá cây rừng, trại cưa xẻ gỗ và đối tượng tạm trú trái phép trên núi năm 2017…
Ông Trần Phú Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang, cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc đã phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện tuần tra, kiểm tra chống chặt phá rừng, quản lý lâm sản và động vật hoang dã hàng trăm đợt.
Qua đó, đã xử lý 12 vụ vi phạm; phát hiện và ngăn chặn ngoài bìa rừng 14 vụ với hơn 40 lượt người chuẩn bị vào rừng bắt chim, cò, tại khu vực rừng tràm Trà Sư. Từ tỉnh, huyện đến các xã có rừng đều xây dựng và triển khai đầy đủ các phương án bảo vệ rừng và PCCCR. Lực lượng Kiểm lâm đã đốt chủ động 15 héc-ta vùng đệm là đất cỏ, rơm rạ lúa ruộng trên tiếp giáp chân núi tại các vùng trọng điểm cháy có khả năng cháy lan vào rừng.
Đồng thời, phát dọn 20,7 héc-ta băng trắng cản lửa rộng 20 - 30 mét nhằm ngăn cách các vùng có nguy cơ cháy cao, ngăn chặn cháy lan khi có cháy. Để chủ động nguồn nước chữa cháy rừng, các đơn vị liên quan đã thực hiện định vị, rà soát thống kê toàn bộ các hồ đập, bồn chứa nước phục vụ dân sinh và PCCCR trên khu vực đồi núi với khoảng 190 điểm chứa nước, dung tích từ 1m3/điểm trở lên, cập nhật vào bản đồ số hóa chỉ huy chữa cháy của tỉnh.
Theo ông Hòa, đến nay, toàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động của 25 tổ hợp tác bảo vệ và phát triển rừng thuộc 20 ấp, gồm 250 thành viên tham gia công tác bảo vệ rừng, PCCCR và có mặt tại rừng thường xuyên trong các tháng mùa khô.
Đối với lực lượng sẵn sàng làm nhiệm vụ chữa cháy rừng vùng đồi núi, đã bố trí 2.400 người gồm: Quân sự, Công an, Kiểm lâm, Lâm nghiệp xã, tổ hợp tác bảo vệ rừng và hợp đồng bảo vệ rừng. Ngoài ra, còn có 97 lao động thuê mướn trực gác rừng. Đối với rừng vùng đồng bằng, đã bố trí lực lượng sẵn sàng làm nhiệm vụ chữa cháy gồm 5 tổ chức, 2 tập thể và 1 cá nhân có diện tích rừng lớn với lực lượng chuẩn bị 206 người. (Báo An Giang 20/3, Ngô Chuẩn)đầu trang(
Chiều 20-3, Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh (Phú Yên) cho biết đang phối hợp các cơ quan chức năng truy tìm những người liên quan để điều tra, xử lý vụ vận chuyển trái phép lâm sản vừa xảy ra trên địa bàn.
Lúc 4 giờ 30 cùng ngày, từ tin báo của nhân dân, lực lượng CSGT Công an huyện cùng Hạt Kiểm lâm Sông Hinh truy bắt một xe tải đang vận chuyển gỗ trái phép trên quốc lộ 29 đoạn qua địa phương này.
Khi bị lực lượng chức năng đuổi rát, đến đoạn qua Nam Giang (xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh), tài xế xe tải đã đổ gỗ xuống dọc đường để ngăn cản lực lượng chức năng rồi chạy trốn. Nhiều hộp gỗ lớn bị vứt giữa đường, gây nguy hiểm đối với các phương tiện lưu thông.
Lực lượng kiểm lâm cùng người dân địa phương thu gom được 19 hộp gỗ với tổng khối lượng 6,6m3, đưa về Trạm Kiểm lâm xã Sơn Giang để xử lý. (Pháp Luật TP.HCM 20/3, Ngọc Cường; Đài Truyền Hình VN 20/3, Ngọc Cường)đầu trang(
Ngày 20-3, Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm hình sự xét xử các bị cáo Trần Văn Duy (32 tuổi), Phạm Đức Dũng (47 tuổi), Trần Xuân Minh (38 tuổi) và Nguyễn Hoàng (37 tuổi) cùng trú thị xã Buôn Hồ về các tội danh giết người, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ và che giấu tội phạm.
Theo cáo trạng, vào ngày 26-10-2009, Dũng thuê Duy, Minh, Hoàng (em vợ Dũng) cùng Trần Văn Phúc và Đoàn Văn Hải vào tiểu khu 544 của Lâm trường Buôn Ja Wầm (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) khai thác gỗ trái phép.
Nhận được tin báo, lãnh đạo Lâm trường Buôn Ja Wầm đã cử tổ công tác gồm 5 cán bộ quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) gồm Lê Xuân Nguyên, Nguyễn Dương Lệ, Nguyễn Thanh Lộc, Nguyễn Công Thắng và Phan Quốc Tán vào tiểu khu 544 kiểm tra. Đến 21 giờ tối cùng ngày, tổ công tác phát hiện và bắt giữ các đối tượng Duy, Minh, Hoàng khi nhóm này đang xẻ hộp 13 lóng gỗ căm xe. Riêng Phúc và Hải xuống suối bắt cá nên không bị bắt giữ.
Vì thế, tổ công tác Lâm trường Buôn Ja Wầm yêu cầu nhóm đối tượng đưa phương tiện cùng tang vật về trụ sở lâm trường để xử lý. Lúc này, Duy điều khiển xe máy cày chở theo Minh, Hoàng và anh Phan Quốc Tán ngồi phía sau áp giải. Khi về đến cổng lâm trường, Duy không đưa xe vào trụ sở mà điều khiển xe bỏ chạy.
Thấy vậy, anh Nguyên dùng xe máy chở anh Lệ đuổi theo truy bắt nhóm đối tượng. Duy không dừng lại mà đánh lái cho xe cày tổng thẳng vào xe máy khiến anh Nguyên, Lệ ngã ra đường bất tỉnh. Anh Tán ngồi trên xe giằng co yêu cầu Duy dừng xe cũng bị hất ngã xuống đường bất tỉnh. Sau đó, Duy điều khiển xe máy cày về xã Ea Tar (huyện Cư M’gar) gần đó ẩn náu. Ba nạn nhân Lệ, Tán, Nguyên được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cấp cứu, nhưng anh Tán đã vong tại bệnh viện do bị thương quá nặng.
Đến ngày 13-9-2012, TAND tỉnh Đắk Lắk đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Văn Duy tổng cộng 16 năm 6 tháng tù giam về các tội giết người, cố ý gây thương tích và chống người thi hành công vụ; Trần Xuân Minh 3 năm tù giam về tội chống người thi hành công vụ; Phạm Đức Dũng bị tuyên 2 năm 6 tháng tù giam và Nguyễn Hoàng 2 năm tù giam về tội che giấu tội phạm.
Sau phiên tòa sơ thẩm, các bị cáo làm đơn kháng cáo, đề nghị HĐXX xem xét lại bản án sơ thẩm và xin giảm nhẹ hình phạt. Kết thúc phiên tòa phúc thẩm lần này, HĐXX vẫn giữ nguyên mức án đối với các bị cáo. (Sài Gòn Giải Phóng 20/3, Công Hoan; Người Lao Động 20/3, C.Nguyên)đầu trang(
Ngày 19/3, Bộ Chỉ huy Bộ Đội biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Ia Grai bắt giữ vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực giáp biên giới Việt Nam - Campuchia.
Khoảng 0h sáng 19/3, qua công tác tuần tra, kiểm soát trên đường tuần tra biên giới, thuộc khu vực Phà Tám, xã Ia Chía, Đồn Biên phòng Ia Chía phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai phát hiện một số đối tượng đang tổ chức vận chuyển gỗ ra bờ sông Pô Kô để đưa về huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Thấy lực lượng chức năng, các đối tượng đã bỏ chạy. Bộ đội biên phòng kịp bắt giữ được đối tượng Lê Xuân Thành (sinh 1993, thường trú tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An).
Tại bờ sông Pô Kô, lực lượng chức năng phát hiện có 8 lóng gỗ Bằng Lăng (gỗ nhóm 3) đã tập kết. Mở rộng kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có 9 gốc cây Bằng Lăng, đường kính từ 40-90cm mới bị cưa hạ, cắt thành 28 lóng gỗ tập kết tại khu vực Tiểu khu 365, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai, địa phận xã Ia Chía, huyện Ia Grai.
Bước đầu xác định, 36 lóng gỗ có khối lượng hơn 8,4m3. Đồng thời, xác định đối tượng Lê Xuân Thành là đối tượng cảnh giới cho việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
Hiện, Đồn biên phòng Ia Chía và các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.
Thượng úy Dương Ngọc Sơn, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ia Chía, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Gia Lai, cho biết: “Thông qua công tác phối hợp, Đồn và Ban quản lý đã xác định được đối tượng bị bắt giữ và đối tượng này khai nhận chỉ là làm thuê cho một đối tượng chủ đầu nậu ở huyện Đức Cơ. Đồn và Ban quản lý sẽ tiếp tục hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ, tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, nhất là huyện Đức Cơ để điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.”. (VOV 19/3, Công Bắc)đầu trang(
Khu du lịch Biển Tiên Sa chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy hoạch điều chỉnh nhưng đã được Sở NN-PTNT Đà Nẵng phê duyệt hồ sơ thiết kế tận thu gỗ, củi và cấp phép khai thác để giải phóng mặt bằng thi công dự án.
Như tin đã đưa, ngày 19/3, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan đến kiểm tra tại hiện trường xây dựng Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa của Công ty CP Biển Tiên Sa đang gây nhiều bức xúc trong dư luận vì băm nát cả một khu vực rộng lớn phía Tây Bắc bán đảo Sơn Trà.
Báo cáo với Chủ tịch UBND TP, ông Lê Quang Nam, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng cho biết, sở dĩ báo cáo điều chỉnh đánh giá tác động môi trường của dự án này chưa được Hội đồng thẩm định thông qua vì còn thiếu nhiều nội dung. Một số giải pháp được đưa ra trong báo cáo này cũng chưa hợp lý. Do vậy, Sở TN-MT Đà Nẵng đã có Thông báo 21/TB-STNMT ngày 17/2/2017 yêu cầu Công ty CP Biển Tiên Sa chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ để Sở TN-MT trình lên UBND TP ra quyết định phê duyệt.
Trong đó, Sở TN-MT Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư “đánh giá tính phù hợp địa điểm triển khai dự án với các đặc điểm môi trường tự nhiên khu vực; ảnh hưởng của dự án đến các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước”; làm rõ “đặc điểm nền địa chất khu vực bãi biển sẽ xây dựng 5 bungalow nổi; hiện trạng các suối trong khu vực dự án”; “bổ sung đánh giá về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến dự án; diện tích mất rừng”.
Chủ đầu tư cũng được yêu cầu “đánh giá tác động đến các loài sinh vật và hệ sinh thái; đánh giá tác động của công trình đến hệ thống nước khu vực; đánh giá mật độ xây dựng của dự án ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của dự án; khối lượng bentonite thải” trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Đánh giá “tác động môi trường do hoạt động dã ngoại của du khách tại dự án trên khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà” khi dự án này được đưa vào hoạt động.
Nêu rõ “biện pháp giảm thiểu tác động đến cơ sở hạ tầng, giao thông khu vực, độ rung, trượt, sạt lở đất, đá, xói lở bờ biển”; “giải pháp giảm thiểu tác động đến các loài sinh vật và hệ sinh thái”… trong quá trình thi công. Làm rõ loại cây xanh trồng trong khu vực dự án; các biện pháp chống loài sinh vật ngoại lai; giải pháp quản lý, bảo vệ cảnh quan các khu rừng quanh dự án; giải pháp bảo vệ, phát triển cây xanh trong khu vực dự án; giải pháp PCCC rừng; giải pháp giảm thiểu tác động đến các loài sinh vật và hệ sinh thái… khi dự án đi vào hoạt động.
Trong khi đó Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng Trần Viết Phương cho biết hơn 30ha rừng và đất rừng khu vực dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa nằm trong khu vực “đất khác”, không nằm trong quy hoạch 3 loại rừng của rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
Ngày 23/2/2017, Sở NN-PTNT Đà Nẵng đã có Quyết định 27/QĐ-SNN phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác tận thu gỗ, củi và cấp phép khai thác trong phạm vi giải phóng mặt bằng để thi công dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa.
“Toàn bộ trạng thái rừng ở khu vực này gần như là đất trống, rừng nghèo. Trong quá trình triển khai dự án, chúng tôi đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn kiểm tra, giám sát ở đây. Thời gian qua, việc thu hồi rừng, khai thác tận thu gỗ, củi và cắm mốc dự án đảm bảo theo ranh giới, không có vi phạm gì!” – ông Trần Viết Phương nói. (Infonet 20.3, Hải Châu)đầu trang(
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố Đà Nẵng vừa có công văn số 489/BC-SNN thông tin về tình hình triển khai dự án Khu du lịch Biển Tiên Sa liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
Theo công văn, căn cứ Quyết định số 4867/QĐ-UBND ngày 2-6-2016 về việc thu hồi rừng để thực hiện Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa; căn cứ văn bản số 972/UBND-SNN ngày 11-2-2017 của UBND thành phố về việc định giá tài nguyên rừng, Sở NN&PTNT đã phê duyệt hồ sơ thiết kế tận dụng gỗ, củi, cây cảnh và cấp phép khai thác trong phạm vị giải phóng mặt bằng để thi công dự án.
Qua kiểm tra, chủ đầu tư Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa đã tiến hành khai thác, tận dụng gỗ, củi và cây cảnh trên diện tích tại các lô số 6, số 9 thuộc tiểu khu số 62 bán đảo Sơn Trà.
Vị trí khai thác đúng với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt của Sở NN&PTNT. Hình thức khai thác chặt gom, bỏ tại chỗ những cây gỗ nhỏ, thực bì; giữ lại những cây ven đường và những cây không nằm trên vị trí xây dựng công trình. (Báo Đà Nẵng 20/3)đầu trang(
Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh khuyến cáo, việc xây dựng các dự án trên bán đảo Sơn Trà ảnh hướng đến môi trường sống của loài vọoc chà vá chân nâu, đẩy loài voọc trước nguy cơ tuyệt chủng. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần đẩy mạnh giáo dục da dạng sinh học ở cấp nhà trường và đặt bài toán cân đối giữa bảo tồn và phát triển…
Đó là chia sẻ của ông Trần Hữu Vỹ - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) với Báo Lao Động trước thực trạng nhiều dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng được cấp phép trên Bán đảo Sơn Trà, gây tác động xấu tới các loại động thực vật nơi đây.
Việc xây dựng các dự án khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong KBTTN Sơn Trà sẽ làm giảm diện tích rừng tự nhiên, chia cắt sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã và đặc biệt quần thể vọoc chà vá chân nâu ở Sơn Trà, dẫn đến việc thiếu nguồn thức ăn, thiếu sự giao lưu của các đàn.
Cạnh đó, việc xây dựng các dự án này cũng dẫn đến sự cạnh tranh và xung đột về nguồn nước, vì khi xây dựng các công trình phục vụ khu nghỉ dưỡng thường tiến hành trồng thay thế cây không phải là cây bản địa ở Sơn Trà.
Các công trình xây dựng cũng gây ra sự ồn ào, nguồn điện chiếu sáng và tần suất con người xuất hiện cũng có khả năng gây stress, thay đổi tập tính sinh hoạt tự nhiên của loài, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tuổi thọ của loài.
Vọoc chà vá chân nâu phải xuống đất để di chuyển qua các khoảnh rừng bị chia cắt nên có nguy cơ bị mắc bẫy và tai nạn cho loài. Năm 2015, kiểm lâm đã tháo hơn 1,000 dây bẫy ở bán đảo Sơn Trà, một con khỉ cũng bị xe tông chết
Vọoc chà vá chân nâu đã phải chuyển dịch khu vực sống dần dần sang phía Bắc của bán đảo Sơn Trà (từ Tiên Sa đến Suối Ôm, Hố Sâu) bởi mảng rừng Sơn Trà ở đây vẫn đang ít tác động đến loài vọoc chà vá chân nâu.
Một số đàn vọoc chà vá chân nâu đã dạn với sự xuất hiện của con người, điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ dễ bị săn bắn nếu chúng ta không kiểm soát tốt các đối tượng ra vào khu bảo tồn.
Người dân và cơ quan chuyên môn vẫn chưa hiểu biết công tác nghiên cứu các loài động, thực vật hoang dã ở Sơn Trà, đặc biệt là quần thể vọoc chà vá chân nâu đang sống ở đây.
Cùng với đó, sự hiểu biết, tương tác, cảm nhận và tình cảm của con người với động vật hoang dã vẫn còn chưa đủ để thôi thúc hành động bảo vệ loài của đại đa số bộ phận người dân ở Đà Nẵng.
Chúng ta cần thúc đẩy để tạo Sơn Trà thành nơi học tập, nghiên cứu, đặc biệt cho học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu trẻ, để các thế hệ yêu quý và hiểu hơn về hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như vai trò của rừng, đa dạng sinh học. Đặc biệt, chúng ta cần tiếp tục truyền thông và đưa giáo dục đa dạng sinh học vào các cấp của trường học.
Có ý kiến cho rằng, chủ trương của Chính phủ về việc đưa bán đảo Sơn Trà trở thành khu du lịch quốc gia trong năm 2020 sẽ giúp công tác nghiên cứu, bảo tồn loài voọc tốt hơn. Ông cho biết: Chúng tôi chỉ trả lời về góc độ chuyên môn thì đây là một thách thức nhiều hơn là thuận lợi và rõ ràng đặt ra bài toán xung đột giữa bảo tồn và phát triển.
Năm 1977, bán đảo Sơn Trà là một khu bảo tồn thiên nhiên (4,439ha), đến năm 2008 KBTTN còn 2,591ha. Năm 2016, quy hoạch khu du lịch thành 1,056ha và phục vụ chính cho đầu tư các dự án phát triển về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. (Lao Động 21/3, Hữu Long)đầu trang(
UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCC rừng trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức quyết liệt các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương; tăng cường lực lượng đủ mạnh triển khai có hiệu quả các biện pháp, giải pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có. Bên cạnh đó, huy động lực lượng Công an, Biên phòng, Quân sự địa phương phối hợp với Ban Quản lý rừng, Kiểm lâm kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời rà  soát, bổ sung phương án kiểm tra, bảo vệ rừng và tổ chức xử lý dứt điểm các vụ phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật.
UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức việc rà soát, sắp xếp và phê duyệt quy hoạch lại các xưởng cưa xẻ gỗ trên địa bàn; tiếp tục chỉ đạo việc kiểm tra và xử lý, đình chỉ hoạt động thu hồi giấy phép kinh doanh và yêu cầu tháo dỡ toàn bộ các xưởng cưa xẻ gỗ, xưởng mộc tiêu thụ nguyên liệu gỗ bất hợp pháp.
Địa phương nào để xảy ra phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật thì Chủ tịch UBND nơi đó phải kiểm điểm, bị xử lý trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật...(Báo Bà Rịa - Vũng Tàu 20/3, Ngô Thanh)đầu trang(
Phá rừng là tội ác nên Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “đóng cửa rừng”, đồng thời xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức phá rừng tự nhiên. Tuy vậy, rừng phòng hộ Đắk Hà (Kon Tum) vẫn bị lâm tặc cạo trọc.
Đến rừng phòng hộ cách xã Ngọc Réo khoảng 5km, chúng tôi đã thấy một bãi gỗ vừa mới bị lâm tặc mang đi, hiện trường để lại những mảng bìa lót dưới đất trũng sâu xuống. Cách đó không xa là hàng chục gốc cây dổi, huỳnh đàn trắng, chò xót,… mới bị hạ xuống có đường kính khoảng 40cm.
Người dẫn đường cho biết những lóng gỗ khi được xẻ vuông vắn sẽ được đưa ra bằng xe máy cày, sau đó tập kết tại điểm có tên bãi dổi. Vị trí này giáp ranh giữa huyện Đắk Hà, Kon Rẫy và TP Kon Tum (Kon Tum), khi đủ số lượng sẽ có những xe khác vào vận chuyển đi tiêu thụ.
Đi thêm vài chục bước chân, thân gỗ hai người ôm, đường kính khoảng 80cm lộ ra, mùn gỗ với dầu cưa máy tạo ra mùi khó chịu. Chưa đi hết những nơi bị tàn phá đã thấy khoảng 200 gốc cây bị cưa hạ. Lâm tặc ở đây rất “xa xỉ” khi chỉ lấy khoảng 2m phần thịt gỗ lớn, phần còn lại bị vứt bỏ ngổn ngang. Người dẫn đường cho biết diện tích bị tàn phá rất nhiều, lâm tặc chọn nơi có nhiều cây gỗ lớn để phá nên rất khó thống kê diện tích rừng bị “oanh tạc”.
Theo ông Nguyễn Xuân Linh (Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk Hà), để ngăn chặn việc phá rừng tại xã Ngọc Réo, Ban đã lập  3 trạm quản lý bảo vệ rừng. Cụ thể là 2 trạm nằm dọc tuyến đường liên xã, 1 trạm nằm trong làng Kon Krơk. Ngoài ra, UBND huyện Đắk Hà cũng mới thành lập thêm 1 chốt liên ngành. Lực lượng kiểm lâm biết các đối tượng khai thác gỗ trên địa bàn chủ yếu là người ở xã Đắk Cấm (TP Kon Tum, Kon Tum) vào khai thác trộm.
Về việc có hay không chuyện tiếp tay của ngành chức năng cho các đối tượng lâm tặc, ông Linh thừa nhận: “Nói có tiếp tay thì không có bằng chứng, nhưng nói không có thì không phải, bởi vì dư luận nói vẫn có”.
Ông Linh giải thích rằng ngay khi nhận được tin báo rừng bị phá, lực lượng kiểm lâm phối hợp truy quét nhưng khi vào tận nơi thì không còn bóng dáng lâm tặc. Điều này có khả năng trong Ban có “nội gián” thông báo cho lâm tặc.
Tuy Ban và UBND xã Ngọc Réo đã có văn bản quán triệt không giải quyết việc xin gỗ làm nhà cho bất kỳ trường hợp nào nhưng điều lạ là khi bắt xe gỗ của dân thì họ lại trình ra giấy xin gỗ làm nhà, có xác nhận của chính quyền xã. (Tiền Phong 20/3, PV)đầu trang(
Mặc dù ban quản lý vườn quốc gia Ba Bể đã biết rõ tên tuổi những đối tượng chặt phá rừng, nhưng quyền hạn và chức năng của kiểm lâm có hạn nên… đành chịu!
Trong bài đã đăng kỳ trước: “Máu rừng vẫn chảy ở vườn quốc gia Ba Bể”, báo Người Đưa Tin đã phản ánh về thực trạng những cây gỗ nghiến có tuổi đời vài trăm năm vẫn thường xuyên bị lâm tặc đốn hạ làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt… Tại bài viết kỳ này, PV sẽ làm rõ nguyên nhân tại sao gỗ nghiến vẫn bị chặt hạ, trong khi tại vườn quốc gia Ba Bể vẫn có lực lượng kiểm lâm canh giữ?
Sau quá trình lấy thông tin ngoài thực địa, PV đã có buổi làm việc với ông Bùi Văn Quang, quyền Giám đốc vườn quốc gia Ba Bể, kiêm Hạt trưởng hạt Kiểm lâm Ba Bể.
Ông Quang cho hay: "Trước tình trạng lâm tặc tàn sát gỗ nghiến nên trước và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu, chúng tôi đã thành lập 4 tổ truy quét, thường xuyên đi kiểm tra trên toàn bộ khu vực vườn.
Tuy nhiên theo số lượng mà anh em báo về đến nay vẫn có 6 cây nghiến bị đốn hạ. Mới nhất là cây nghiến thuộc khu vực Đồng Đẳng với khối lượng gỗ là 20,3m3".
Cũng theo lời ông Quang, các tổ truy quét này làm việc cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không thể ngăn chặn các đối tượng lâm tặc. Cho đến thời điểm này, các tổ truy quét mới bắt được 3 cưa lốc máy, 4 chiếc xe máy và 44 cục thớt nghiến của các đối tượng lâm tặc để lại trong quá trình chạy trốn.
Theo thông tin mà ông Quang cung cấp, các đối tượng thường xuyên đi chặt gỗ, ban quản lý vườn quốc gia Ba Bể đã nắm được, thậm chí biết rõ cả tên tuổi nhưng quyền hạn và chức năng của kiểm lâm có hạn nên… đành chịu!
Lực lượng kiểm lâm còn biết được rõ đích danh đối tượng chặt cây nhưng không thể tiến hành xử lý được. Do vậy vườn quốc gia Ba Bể đành phải lập danh sách các đối tượng để gửi UBND tỉnh Bắc Kạn và Công an tỉnh chờ xử lý.
“Đêm 8/3, lực lượng truy quét và kiểm lâm đã bắt được 2 chiếc xe máy đang trong quá trình vận chuyển gỗ”, ông Quang cho biết thêm.
Lý giải nguyên nhân tại sao kiểm lâm chỉ phát hiện ra sự việc khi cây nghiến đã bị chặt hạ, ông Quang cho hay: “Không thể bắt được các đối tượng chặt hạ bởi thời điểm ban đêm trong rừng, lực lượng kiểm lâm lại mỏng nên khi phát hiện có tổ truy quét, bọn chúng lẩn rất nhanh”.
Một thông tin nữa mà PV có được, sau khi biết tin có cây nghiến bị chặt hạ, vườn quốc gia Ba Bể đã cử các cán bộ mật phục để truy bắt các đối tượng xẻ gỗ. Nhưng theo ông Quang, không biết việc mật phục có bị lộ hay không mà việc truy bắt không đạt được hiệu quả.
Lấy ví dụ tại khu vực Lùng Duốc, có 1 cây nghiến bị chặt hạ với tổng khối lượng lên tới 61,026m3 gỗ, lực lượng kiểm lâm đã cắt cử cán bộ mật phục gần 1 tuần để truy bắt đối tượng, tuy nhiên người thì không bắt được mà gỗ vẫn bị mất.
Được biết, tại vườn quốc gia Ba Bể có hơn 30 cán bộ và nhân viên làm việc. Các trạm được phân vị trí rõ rệt, ranh giới rành mạch để dễ bề kiểm soát. Nhưng theo ông Quang phản ánh thì mỗi trạm chỉ có 2-3 người, địa bàn rộng nên chính vì thế hiện tượng rừng bị chặt phá vẫn diễn ra.
Hiện tại, 6 cây gỗ vừa chặt hạ vẫn nằm tại hiện trường. Thông thường sau khi chặt hạ cây, các đối tượng lập tức xẻ hạ thành từng miếng thớt có độ dày từ 35-40 cm và chờ thời cơ vận chuyển ra ngoài tiêu thụ.
“Việc các đối tượng lâm tặc vận chuyển gỗ theo hướng Chợ Đồn chẳng qua là lực lượng ở đây làm không nghiêm. Còn không nghiêm như thế nào thì chúng tôi không nắm được”, ông Quang tố cáo.
Trước vấn nạn phá rừng tại vườn quốc gia Ba Bể, PV báo Người Đưa Tin đã đến UBND tỉnh Bắc Kạn để làm việc với ông Lý Thái Hải, Chủ tịch UBND tỉnh.
Ông Hải cho biết: "Quan điểm của tỉnh Bắc Kạn là làm nghiêm, quyết liệt về tình trạng chặt phá rừng, tuy nhiên hiện trạng trên vẫn diễn ra. Theo tôi là do lực lượng kiểm lâm mỏng. Bên cạnh đó, dân mình cũng có lòng tham nên thường bất chấp tất cả".
“Ở Bắc Kạn không có “vùng cấm”. Nếu cán bộ sai sẽ xử lý đến cùng, không cần biết anh là ai và có quan hệ như thế nào”, ông Hải nhấn mạnh.
Được biết, trong năm 2016, tại thôn Lùng Quang, xã Quảng Khê, lực lượng kiểm lâm đã bắt được 1 đối tượng, sau đó chuyển cho Công an huyện Ba Bể.
Cũng trong năm 2016, vườn quốc gia Ba Bể đã kỷ luật 2 cán bộ vì những sai phạm trong quá trình công tác. (Người Đưa Tin 20/3, Nguyễn Bắc)đầu trang(
Trước những diễn biến phức tạp trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại rừng đặc dụng Phong Quang, chiều ngày 17/3, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với đại diện một số sở, ngành, địa phương bàn giải pháp quản lý và bảo vệ rừng đặc dụng Phong Quang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến chủ trì buổi làm việc.
Thảo luận tại buổi làm việc ông Lương Văn Đoàn – Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên nhận định, nguyên nhân dẫn đến việc khai thác, vận chuyển lâm sản tại rừng đặc dụng Phong Quang trong thời gian trở lại đây không ngừng gia tăng là do mô hình quản lý, bảo vệ rừng hiện nay tại nhiều nơi, nhiều chỗ chưa phù hợp mà còn chồng chéo, giàng buộc lẫn nhau; cuộc sống của người dân sinh sống trong vùng lõi của rừng đặc dụng còn nhiều khó khăn; ý thức bảo vệ tài nguyên rừng chưa cao; hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật của lâm tặc ngày một liều lĩnh, manh động và được tổ chức một cách có hệ thống. Bên cạnh đó thì hệ thống thực thi pháp luật cũng bộc lộ những kẻ hở.
Về giải pháp trong thời gian tới, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, UBND tỉnh sớm giao cho ngành NN&PTNT hoàn thành việc kiểm kê số lượng lâm sản cần bảo vệ, sắp xếp thứ tự ưu tiên trên cơ sở đó sẽ giao cho hộ, nhóm hộ quản lý. Sắp xếp lại mô hình tổ chức cho phù hợp, đảm bảo thống nhất, nâng cao vai trò trách nhiệm của từng đơn vị. Bên cạnh đó công tác luân chuyển cán bộ, điều tra, xét xử các vụ án cũng cần được thực hiện kịp thời, đảm bảo tính nghiêm minh.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến đánh giá tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại rừng đặc dụng Phong Quang hiện nay đang ngày càng nóng bỏng, các đối tượng lâm tặc cố tình phá hoại, thách thức ngành chức năng. Đồng tình với những nguyên nhân đã được phân tích tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến yêu cầu các cấp, các ngành cần tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các Chương trình, Đề án, Kết luận đã có.
Giao cho Sở NN&PTNT xây dựng phương án tổ chức, sắp xếp lại mô hình tổ chức hoạt động quản lý bảo vệ rừng hiện nay trình Thường trực UBND tỉnh trước ngày 25/3. Hoàn thiện phương án bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ để nâng cao trách nhiệm, hiệu lực của ngành chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Việc rà soát, lập phương án giao rừng cần được thực hiện sớm, đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến cũng yêu cầu Ban Giám đốc Sở NN&PTNT cần nêu cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý và bảo vệ rừng từ đó tổ chức, sắp xếp và chỉ đạo sát sao hơn.
Sở Nội vụ phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT trong việc xây dựng, hoàn thiện các đề án, phương án về mô hình quản lý, bảo vệ rừng hiện nay cho phù hợp. Đối với Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, UBND huyện Vị Xuyên và các ngành có liên quan cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức các đợt truy quét các đối tượng lâm tặc, đầu nậu, các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. (Đài PTTH Hà Giang 19/3, Tuấn Quỳnh – Hà Toản)đầu trang(
Vào lúc 0 giờ ngày 19-3, qua công tác tuần tra, kiểm soát, Đồn Biên phòng Ia Chía thuộc Bộ chỉ huy Bộ Đội biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai phát hiện và bắt giữ vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép nằm ở khu vực đường tuần tra biên giới dọc theo bờ sông Pô Kô, giáp biên giới Việt Nam-Cam-pu-chia, thuộc địa phận xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Thời điểm trên, lực lượng bộ đội biên phòng và cán bộ quản lý, bảo vệ rừng phát hiện một số đối tượng đang tổ chức vận chuyển các lóng gỗ ra bờ sông để vận chuyển về hướng huyện Đức Cơ (Gia Lai).
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại bờ sông có tám lóng gỗ Bằng lăng đang tập kết chờ vận chuyển. Tiến hành mở rộng kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện thêm 28 lóng gỗ bằng lăng khác vừa mới bị khai thác và được tập kết tại khu vực Tiểu khu 365, thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai, bước đầu xác định 36 lóng gỗ với tổng khối lượng hơn 8,4m3. Lực lượng biên phòng đã tiến hành tạm giữ đối tượng liên quan là Lê Xuân Thành, 24 tuổi, trú tại làng Bi, xã Ia Dom huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Hiện tại, Đồn biên phòng Ia Chía, Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Grai phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Ia Grai và các cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. (Nhân Dân 19/3, Phan Hòa)đầu trang(
Ông Trương Văn Hồng, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng của hạt đã phát hiện và bắt giữ được 36 vụ vận chuyển lâm sản trái phép.
Đặc biệt, mới đây, nhận được tin báo từ quần chúng, lực lượng Hạt kiểm lâm đã bắt xe ô tô tải mang biển kiểm soát 71C-05035 di chuyển từ huyện EaH’Leo hướng đi TP Hồ Chí Minh. Kiểm tra trên xe, lực lượng chức năng phát hiện có 294 lóng gỗ tròn (hơn 15m3), tất cả là gỗ bằng lăng, thuộc nhóm III. (Nông Nghiệp VN 20/3, Ngọc Thăng)đầu trang(
Từ tin báo của quần chúng, khoảng 3 giờ sáng nay, 20-3, tại xã Đức Hóa, Công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tổ chức chặn bắt xe ô-tô đầu kéo BKS 73C-039.27 kéo theo rơ moóc 73R-000.79, phát hiện gần 20m3 gỗ không có giấy tờ hợp pháp.
Đáng nói là trong quá trình áp giải xe gỗ lậu về trụ sở Công an huyện Tuyên Hóa để xử lý, dù trên ca-bin xe có chiến sĩ công an ngồi cùng, nhưng lái xe Trần Văn Phán (SN 1989, trú tại xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch) đã bất ngờ và liều lĩnh nâng ben xe đổ toàn bộ số gỗ nói trên xuống đường ở khu vực nội thị thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa.
Rất may, do sáng sớm trên đường chưa có người và phương tiện qua lại nên khối lượng lớn gỗ lậu đổ ập xuống đường bất ngờ không gây thiệt hại cho người qua lại, song đã gây cản trở giao thông và làm hư hỏng một số cột điện thắp sáng của người dân.
Hiện, Công an huyện Tuyên Hóa đang phối hợp lực lượng Kiểm lâm điều tra làm rõ vụ vận chuyển gỗ lậu với số lượng lớn và hành vi liều lĩnh, manh động của lái xe trên. (Nhân Dân 20/3, Hương Giang; Người Lao Động 20/3; Vietnam + 20/3, Đức Thọ)đầu trang(
Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một trong 3 khu Ramsa của Việt Nam, khu di sản của ASEAN với hệ thực vật phong phú, trong đó có một số loài gỗ quý hiếm như nghiến, đinh, kim giao...
Tuy nhiên hiện nay, tình trạng phá rừng đang diễn ra phổ biến, nhiều cây nghiến hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ không thương tiếc gây bức xúc cho nhiều người dân địa phương.
Những cuộc tàn sát gỗ nghiến kiểu tận diệt của lâm tặc tại rừng Ba Bể kéo dài nhiều năm qua. Với cưa xăng, cứ trung bình 30 - 40 phút, lâm tặc hạ một gốc nghiến đường kính từ 1,5 - 2m.
Theo người dân sở tại, vào thời điểm “nóng” trước đây, tính không xuể lượng cưa xăng trên rừng, có thể lên đến cả chục máy; còn vào ngày bình thường thì ngày nào cũng có.
“Nhóm lâm tặc lợi dụng địa hình khu vực VQG Ba Bể hiểm trở, chủ yếu là núi đá vôi, nhiều vực cao, sâu nên lâm tặc thường đến những thung lũng trên đỉnh núi dùng cưa lốc xẻ gỗ, sau đó chia nhỏ ra thành từng khuôn dài 3m hoặc cắt dạng thớt để dễ vận chuyển”, anh H một “thổ công” chia sẻ.
Những khu vực này gần như kiểm lâm không đặt chân đến bởi rừng nhiều muỗi, vắt và rắn. Mọi động tĩnh của kiểm lâm tại vườn đều được các lâm tặc theo dõi nhất cử nhất động.
Chúng thường cử người canh lực lượng kiểm lâm, chờ thời cơ để vận chuyển gỗ qua các chốt trạm. Cũng có khi lâm tặc dùng ngựa thồ để thồ gỗ đi theo những đường mòn kiểm lâm không phát hiện được.
Những điểm nóng khai thác gỗ được lâm tặc ghi dấu “tên miền” khá rõ rệt, theo anh H, hiện nay, khu vực còn nhiều gỗ nghiến nhất tại VQG Ba Bể được người dân địa phương vẫn hay gọi với cái tên Phịa Sàn, gần cột mốc 35 đằng sau bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu.
Đường đi đến khu vực Phịa Sàn từ Văn phòng VQG Ba Bể đến trạm Kiểm lâm Pác Ngòi, đi bộ khoảng 3 km mất hơn 1h đồng hồ là đến được khu vực này.
Đây cũng là khu vực lâm tặc thường tìm thời cơ để chặt hạ gỗ nghiến.
Ngoài ra, một khu vực khác còn nhiều nghiến tại VQG Ba Bể là mốc 106 thuộc khu vực thác Đầu Đẳng. Nếu đi theo quốc lộ 279 rẽ xuống gần Trạm kiểm lâm Đán Đeng rẽ xuống sẽ mất 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.
Khu vực hiện tại đang bị lâm tặc chặt phá nhiều nhất là khoảnh 4 thuộc tiểu khu 249, dân địa phương vẫn gọi là Lầy Ké Ngô đi từ Bản Lồm, xã Nam Cường mất khoảng hơn 1 tiếng là đến được.
Tại đây, nhiều cây gỗ đã và đang bị chặt hạ, nhiều cây chỉ còn trơ lại gốc, số còn lại đã nằm chềnh ềnh ngay trong rừng chờ ngày lâm tặc chuyển đi khi có thời cơ. Những cây gỗ nghiến được đốn hạ từ những điểm trên sẽ chờ thời cơ và được vận chuyển ra khỏi rừng chủ yếu qua 3 đường.
Một là, từ rừng đi qua thôn Cốc Tổng hoặc Quảng Khê ra xã Đồng Phúc của Ba Bể rồi xuống Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, mất vài tiếng đi xe máy hoặc có thể sử dụng đường bộ qua xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể để ra Bằng Phúc (Chợ Đồn).
Thêm một con đường mà lâm tặc hay sử dụng là đi từ các bản Quán, Lâm, Phiêng Cà xã Nam Cường đến Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn.
Cũng theo anh H, thông thường, lực lượng kiểm lâm vườn chỉ có 3-5 người chốt tại một trạm ở những khu vực đường giao thông lâm tặc có thể vận chuyển qua. Còn việc kiểm lâm đi tuần rừng rồi đến tận nơi những khu vực có gỗ nghiến bị chặt hạ là rất hiếm.
Chính vì vậy nhiều cây gỗ nghiến bị chặt hạ nhưng kiểm lâm vườn không hề hay biết. Chỉ đến khi người dân đi rừng lấy thuốc phát hiện ra mới báo cáo lên vườn và vườn mới nắm được.
Ngoài ra theo người dân, một trong những nguyên nhân khác dẫn tới mất rừng nghiến tại VQG Ba Bể có thể là do sự làm ngơ cho lâm tặc của một bộ phận kiểm lâm. Nếu người dân vận chuyển vài thanh gỗ nhỏ cũng có thể bị thu cả xe nhưng lâm tặc hoạt động chuyên nghiệp lại không bị xử lý nghiêm nên dân càng bức xúc.
Theo anh H, số lượng cây nghiến lớn tại VQG Ba Bể từ đầu năm đến nay bị chặt hạ lên đến cả chục cây, cứ đà này thì chỉ 2-3 năm nữa, trên rừng sẽ không còn một cây nghiến lớn nào nữa.
Nhưng có lẽ cây gỗ mà người dân xót xa nhất có lẽ là cây nghiến bị chặt hạ tại khu vực Lủng Ruốc đoạn giáp ranh giữa xã Nam Mẫu và xã Quảng Khê vào tháng 11/2016. Cây gỗ này có đường kính lên đến 2m, với khối lượng lên đến 60 khối gỗ trị giá hàng tỷ đồng bị đốn hạ.
Điều đáng nói là ngay sau khi cây gỗ trên bị chặt hạ, VQG Ba Bể đã không thông báo với UBND tỉnh mà lờ đi coi như không biết.
Chỉ đến khi có đơn tố cáo của quần chúng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Kạn mới biết và chỉ đạo VQG Ba Bể kiểm tra và lập hồ sơ để tiến hành điều tra.
Ngoài ra, còn hàng chục cây nghiến khác có đường kính từ 60cm đến 1m bị đốn hạ tại khu vực Bản Quá, Bản Lồm, xã Nam Cường dù đã được Kiểm lâm VQG Ba Bể bố trí các trạm gác để kiểm soát mọi hoạt động vận chuyển của lâm tặc.
Một cán bộ tại huyện Ba Bể (xin được dấu tên) lo ngại, tình trạng khai thác rừng trong Vườn Quốc gia Ba Bể diễn biến khá phức tạp, từ đầu năm đến nay đã có thêm nhiều cây nghiến bị chặt hạ trước sự bất lực của lực lượng chức năng sở tại.
Lâm tặc biết, người dân biết chỉ kiểm lâm là không biết và cứ tình trạng “mở rừng” cho việc tàn sát gỗ nghiến như hiện nay thì không biết số phận của những “cụ” nghiến trong Vườn Quốc gia Ba Bể liệu còn tồn tại được bao lâu.
Lý giải về tình trạng “lâm tặc” tàn sát gỗ nghiến một cách ngang nhiên, ông Bùi Văn Quang- Giám đốc Vườn quốc gia Ba Bể phân trần: “Việc lâm tặc đốn hạ gỗ nghiến trong Vườn quốc gia Ba Bể là có, tính từ đầu năm 2017 đến nay, có khoảng 6 cây nghiến bị lâm tặc chặt hạ, nguyên nhân để xảy ra thực trạng này là do lực lượng kiểm lâm quá mỏng, không thể kiểm soát hết được vì diện tích rừng quốc gia rất lớn”.
Vị Giám đốc vườn này cho biết thêm: “Một nguyên nhân nữa khiến cho lâm tặc hoành hành là do lực lượng kiểm lâm Chợ Đồn chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, vì lâm tặc chỉ có một con đường độc đạo mang gỗ nghiến đi tiêu thụ bắt buộc phải qua địa phận Chợ Đồn”.
Liên quan đến sự việc này, trao đổi với Pháp luật Plus, một lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn cho biết, UBND tỉnh đã giao Công an tỉnh vào cuộc điều tra vụ lâm tặc tàn sát gỗ nghiến trong Vườn quốc gia Ba Bể. (Pháp Luật VN 20/3, Lê Hoàng)đầu trang(
Ngày 20/3, thông tin từ Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Minh Nam (SN 1986, trú tại thôn Khe Dầu, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn) về hành vi cố ý gây thương tích.
Trước đó, vào khoảng 15h ngày 28/2, tổ công tác tuần tra bảo vệ rừng phân trường Rào Mắc, thuộc Công ty TNHH Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn đi tuần tra bảo vệ rừng dọc theo tuyến sông Rào Mắc đã phát hiện một nhóm đối tượng gồm Lê Minh Nam cùng với Nguyễn Anh Dũng và Phan Thái Vũ cùng trú xã Sơn Kim 1 đang có hành vi khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Ngay lập tức, tổ công tác đã tiến hành ngăn chặn, thu hồi số lâm sản, đồng thời yêu cầu các đối tượng ra khỏi khu vực rừng được bảo vệ.
Sau đó, Lê Minh Nam cùng các đối tượng khác rời khỏi khu vực được bảo vệ trở về nhà. Về đến nhà trong lúc ăn cơm, uống rượu tại gia đình, Nam nghĩ đến việc bị cán bộ lâm trường thu giữ gỗ nên rất bực tức.
Lúc này, Nam lấy một con dao quắm dài hơn 90cm đi đến khu vực phân trường bảo vệ rừng Rào Mắc chém anh Nguyễn Phan Thắng (cán bộ bảo vệ rừng) một nhát vào cánh tay trái. Anh Thắng bị mất nhiều máu phải chuyển vào Bệnh viện Đa khoa cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cấp cứu.
Nhận được tin báo, Công an huyện Hương Sơn đã triệu tập Lê Minh Nam về trụ sở công an. Tại đây, Nam đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Hiện sự việc đang được cơ quan điều tra Công an huyện Hương Sơn tiếp tục làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. (VOV 20/3, Nhật Minh)đầu trang(
Một người dân Đà Lạt tự nguyện giao nộp ba con cầy vằn quý hiếm cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng.
Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn động vật hoang dã (SVW) cùng Vườn quốc gia Cúc Phương ngày 18/3 đã cứu hộ thành công ba con cầy vằn Chrotogale owstoni.
Chúng được một người dân Đà Lạt tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng. Các nhà bảo tồn đã đến và đưa cầy vằn về trung tâm cứu hộ ở Cúc Phương trong tình trạng khỏe mạnh.Cầy vằn là một trong những loài cầy quý hiếm nhất Việt Nam, được xếp trong nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Trong 30 năm qua, loài này đã bị giảm đến 50% số lượng ngoài tự nhiên do tình trạng săn bắt quá mức và suy thoái môi trường sống vì chặt phá rừng. (Vnexpress 20/3, Phạm Hương) đầu trang(
Lực lượng trinh sát ập vào nhà ông Cao Xuân Toàn (trú xóm 3, Diễn Lân, Diễn Châu, Nghệ An), phát hiện 5 con hổ vằn Đông Dương bị chết trong trình trạng ướp đông.
Nguồn tin từ lực lượng trinh sát của Phòng 7 (Phòng phòng chống tội phạm buôn lậu khu vực miền Trung - Tây nguyên) thuộc C74 - Bộ Công an cho biết lúc 12h trưa 20-3, các trinh sát phòng 7 kết hợp công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) phá thành công một đường dây chuyên cung cấp động vật hoang dã.
Thời điểm trên, khi lực lượng trinh sát bất ngờ ập vào nhà ông Cao Xuân Toàn, phát hiện 5 con hổ vằn Đông Dương bị chết trong trình trạng ướp đông.
Ghi nhận tại hiện trường cho thấy các con hổ này đã bị mổ lấy nội tạng nhưng vẫn còn nguyên da với trọng lượng bình quân mỗi con từ 100 đến 150 kg. Hiện các lực lượng chức đăng đang tiến hành khám xét, lập biên bản tang vật vụ việc. (Tuổi Trẻ 20/3, Đăng Nam; Pháp Luật TP.HCM 20/3, Đ.Lam)đầu trang(
Chiều 20-3, Bí thư Đảng ủy xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đác Lắc Nguyễn Tuấn Anh cho biết, một đàn voi rừng vừa về sát khu dân cư của xã tìm kiếm thức ăn và dẫm đạp, phá nát nhiều diện tích hoa màu của người dân địa phương.
Xã đang chỉ đạo cán bộ xuống hiện trường nắm bắt thông tin, thống kê thiệt hại do đàn voi gây ra để có biện pháp khắc phục.
Còn người dân ở xã Ea Kiết cho biết, đàn voi rừng khoảng năm con về trú ngụ tại khu vực rừng thuộc Tiểu khu 550 do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Buôn Ja Wầm quản lý từ nhiều ngày nay. Cứ đến khuya, đàn voi kéo nhau vào các rẫy mì, vườn chuối của người dân ở thôn 2, nằm sát với Tiểu khu 550, để ăn và quật ngã, dẫm đạp làm hư hỏng nhiều diện tích cây trồng, hoa màu.
“Sau khi phát hiện đàn voi rừng về kiếm thức ăn, người dân địa phương đã dùng xoong nồi, nổ xe máy tạo tiếng động, đốt lửa xua đuổi đàn voi trở lại rừng nhưng đàn voi rất dạn dĩ, tỏ ra không sợ người. Mãi đến sáng hôm sau, đàn voi mới trở lại rừng”, một người dân ở thôn 2 cho biết.
Tại hiện trường nương rẫy của người dân địa phương bị đàn voi rừng về ăn và dẫm đạp là chi chít dấu chân, phân voi và cảnh hoa màu, chuối, mì bị quật ngã.
Bí thư Đảng ủy xã Ea Kiết Nguyễn Tuấn Anh cho biết thêm, năm nào đàn voi rừng cũng về kéo về địa bàn xã để tìm kiếm thức ăn, đặc biệt là thời điểm giáp mùa khô khi nguồn thức ăn trong rừng khan hiếm. Năm trước, đàn voi cũng về tìm kiếm thức ăn sau đó xuống hồ uống nước khiến một voi con sa lầy bị chết.
Trước tình trạng đàn voi rừng liên tục về khu dân cư tìm kiếm thức ăn và phá hoại cây trồng của người dân, UBND xã Ea Kiết đã phối hợp Hạt kiểm lâm huyện Cư M’gar thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách xua đuổi đàn voi trở lại rừng, không được sát hại đàn voi. (Nhân Dân 20/3, Nguyễn Công Lý)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Năm nay, huyện Phú Lương được giao chỉ tiêu trồng mới 600ha rừng. Để thực hiện tốt kế hoạch, hiện nay, Hạt Kiểm lâm huyện đang hướng dẫn nhân dân các địa phương khẩn trương phát dọn thực bì, làm đất chuẩn bị trồng rừng. Các vườn ươm trên địa bàn tập trung chăm sóc tốt cây giống để cấp phát cho bà con.
Về số lượng cây giống phục vụ trồng rừng, hiện nay, tại vườn ươm do Hạt Kiểm lâm huyện quản lý đã chuẩn bị được 22 vạn cây keo giống (chủ yếu là keo Úc), đáp ứng nhu cầu trồng hơn 130ha rừng (diện tích còn lại sẽ được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cung ứng từ các vườn ươm do đơn vị quản lý).
Nhờ thời tiết thuận lợi nên cây keo giống đang sinh trưởng, phát triển tốt, chiều cao trung bình đạt từ 25-30cm, đường kính thân từ 2,5-3mm. Hạt Kiểm lâm huyện vừa cấp hơn 2 vạn cây keo giống để nhân dân xã Yên Ninh triển khai việc trồng rừng trên diện tích đã được thiết kế. Năm nay, các hộ dân tham gia trồng rừng được hỗ trợ 100% cây giống và 1,6 tạ phân lân NPK/ha rừng trồng.(Báo Thái Nguyên 20/3, Kim Oanh)đầu trang(
Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh khuyến cáo việc xây dựng các dự án trên bán đảo Sơn Trà chắc chắn sẽ ảnh hướng đến môi trường sống của loài voọc chà vá chân nâu và xa hơn, việc xây dựng sẽ đẩy loài voọc đến nguy cơ tuyệt chủng.
Việc nhà thầu xây dựng khu nghỉ mát khách sạn trên bán đảo Sơn Trà (cuối đường Yết Kiêu) khiến nhiều người lo lắng vì quá trình thi công, chủ đầu tư đưa máy móc, thiết bị lên núi để đào bới nham nhở sẽ tác động xấu đến môi trường. Chưa hết, quá trình xây dựng, dự án này còn tác động trực tiếp tới môi trường sống của loài voọc chà vá chân nâu.
Trao đổi với Lao Động sáng 18.3, bà Lê Thị Trang -  Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) nêu thực trạng, một thời gian dài, loài voọc chà vá chân nâu rất ít khi xuất hiện tại khu vực chùa Linh Ứng trên núi Sơn Trà vì nơi đây có quá đông khách du lịch.
Khu vực mà đơn vị đang thi công cuối đường Yết Kiêu được xem “ngôi nhà” mà nhiều gia đình voọc đến sinh sống.
“Theo khảo sát của chúng tôi, khu vực này có nguồn thức ăn phong phú nên con voọc đã tạo được thói quen đến để sinh hoạt. Nếu xây dựng dự án tại khu vực này sẽ gây hại tới nguồn thức ăn của nó. Và trong tương lai, quá trình tác động đến rừng Sơn Trà còn có nguy cơ đẩy loài voọc chà vá chân nâu vào nguy cơ tuyệt chủng” – bà Trang cảnh báo.
Với kinh nghiệm về bảo tồn voọc chà vá chân nâu trên núi Sơn Trà, GreenViet khuyến cáo lãnh đạo TP. Đà Nẵng không nên triển khai thêm các dự án mới tại khu vực núi Sơn Trà và giữ nguyên hiện trạng rừng tại đây để tránh ảnh hướng đến môi trường sống của loài voọc.
Sáng cùng ngày, ông Trần Đình Quỳnh – Chánh Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo thành phố cũng đã nắm được thông tin liên quan đến việc xây dựng trên núi Sơn Trà. “Hiện UBND TP. Đà Nẵng đã giao Sở Xây dựng kiểm tra việc xây dựng này” – ông Quỳnh nói.
Còn theo ông Trần Viết Phương - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng thì khu vực dự án nằm cuối đường Yết Kiêu này đã được phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng sang đất nông nghiệp.
"Đến 11h cùng ngày, đoàn kiểm tra có sự tham dự của kiểm lâm, quận, thành phố vẫn đang làm việc với chủ đầu tư này" - ông Phương thông tin.  (Lao Động 18/3, Long Hữu)đầu trang(
Với trường hợp sai phạm của dự án khu nghỉ dưỡng Biển Tiên Sa, từ cầu Thuận Phước nhìn qua có thế thấy rõ cả một khu vực bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bị cày xới. Thế nhưng chỉ khi người dân chụp ảnh đưa lên Facebook, cơ quan chức năng mới kiểm tra phát hiện sai phạm.
Tại buổi làm việc với Sở ban ngành, chính quyền  địa phương và chủ đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Biển Tiên Sa vào chiều 19/3, khi nói về sai phạm của dự án này và một số dự án khác (trong đó có công trình khách sạn 33 tầng) diễn ra gần đây trên địa bàn TP Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng chủ đầu tư nóng vội, “cầm đèn chạy trước ô tô”.
Theo ông Thơ, chủ đầu tư thường nghĩ nộp hồ sơ cho Sở xây dựng rồi thì đến ngày giờ, đúng trình tự sẽ được cấp phép. Thế nên, họ mở móng làm công trình.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào nộp hồ sơ cũng được cấp phép. Có trường hợp, hồ sơ phải sửa và điều chỉnh lại. "Chắc chắn do tâm lý chủ quan của nhà đầu tư”, ông Thơ nói,  “có một số công trình khởi công làm, thậm chí xây dựng lên rồi nhưng vẫn chưa hoàn thiện giấy tờ”..
“Tôi cho rằng không phải người ta cố tình làm bậy bạ mà do tâm lý nôn nóng và chủ quan vì nghĩ hồ sơ cũng được cấp phép theo đúng quy định thủ tục hành chính, đến ngày đến giờ là phải cấp phép nên mở móng làm trước. Nhưng không ngờ quá trình đó còn trục trặc đủ thứ” ông Thơ cho biết.
Với trường hợp sai phạm của dự án khu nghỉ dưỡng Biển Tiên Sa, từ cầu Thuận Phước nhìn qua có thế thấy rõ cả một khu vực bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bị cày xới. Thế nhưng chỉ khi người dân chụp ảnh đưa lên Facebook,  cơ quan chức năng mới kiểm tra phát hiện sai phạm.
Liên quan đến trách nhiệm địa phương đối với những sai phạm ở dự án này, ông Thơ cho biết: "Đừng nói dự án cũ nằm trong khuôn viên đó mà không vào. Cũ rồi thì cũng phải vào coi thử họ làm có đúng với giấy phép hay không. Không có phép thì phải báo ngay. Phải chủ động phát hiện, đừng đợi người dân câu cá phát hiện sự việc rồi chụp ảnh đưa lên Facebook.
Mặc dù dự án lớn, quận, phường ngại không dám vào kiểm tra. Địa phương cứ nghĩ có dự án là được phê duyệt nhưng không phải. Nhiều khi người ta làm không đúng, thiếu giấy tờ…Địa phương phải vào kiểm tra. Nếu đất quốc phòng không cho vào thì phải gửi văn bản lên Bộ Quốc Phòng để vào” ông Thơ yêu cầu.
Ngày 20/3, trao đổi với Tiền Phong, ông Võ Đình Công, Chủ tịch UBND phường Thọ Quang (Sơn Trà), cho biết: Trách nhiệm của phường là giám sát chưa kỹ, trong đó cũng có nguyên nhân khách quan vì năng lực cán bộ, phương tiện, hồ sơ dự án hạn chế. Trước đó, phường có đi kiểm tra cùng kiểm lâm để thẩm định phương án thu hồi rừng của Chi cục kiểm lâm và thấy cảnh đào bới.
Theo ông Công, kể cả Sở Xây dựng đến đó kiểm tra cũng không biết cụ thể điểm nào được phép điểm nào chưa được phép. "Địa bàn quản lý của địa phương là đúng nhưng chỉ đi kiểm tra mà vượt quá quy hoạch thì xử lý. Thế nhưng cán bộ phường không có máy móc thiết bị, hồ sơ nên không xác định cụ thể từng vị trí. Qua sự việc này và có kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, UBND phường sẽ kiểm tra các dự án trên địa bàn. Khi đi kiểm tra sẽ mời cơ quan cấp phép, lực lượng của quận và thanh tra Sở xây dựng để xác định đúng sai", ông Công nói.
Ông Công cũng cho biết, trên khu vực bán đảo Sơn Trà sắp tới sẽ bàn giao các dự án tương tự như Tây Nam Suối Đá, Gềnh bằng Bãi Đa, khu biệt thự Hồ Xanh…Tuy nhiên thực tế đất này đang thuộc Chi cục Kiểm lâm quản lý, UBND phường chưa ký nhận thực địa quản lý trên bán đảo Sơn Trà. (Tiền Phong 20/3, Nguyễn Thành)đầu trang(
Tháng 6/2016, tỉnh Đắk Nông giao khoán cho Công ty Phú Gia Phát tổng diện tích là 1.768 ha, trong đó diện tích để trồng rừng phòng hộ là 995 ha.
Việc trồng rừng phòng hộ tại tiểu khu 1260 trên địa bàn huyện Krông Nô được UBND tỉnh xác định là dự án trọng điểm về rừng phòng hộ, với mục tiêu tái tạo lại rừng để tạo cảnh quan phục vụ cho hoạt động của hệ thống hang động núi lửa.
Năm 2016, tiểu khu 1260, xã Buôn Choáh là “điểm nóng” về tranh chấp đất trồng rừng tại huyện Krông Nô. Công ty TNHH TMDV Sản xuất, Khoáng sản Phú Gia Phát (Công ty Phú Gia Phát) trồng được 70,9 ha. Tuy nhiên, diện tích trồng rừng này đã bị các đối tượng phun thuốc diệt cỏ và nhổ bỏ làm thiệt hại 53,7 ha. Năm 2017, Công ty Phú Gia Phát xây dựng phương án, kế hoạch trồng 300 ha rừng trên diện tích đất được tỉnh Đắk Nông giao để thực hiện trồng rừng phòng hộ.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công ty Phú Gia Phát trao đổi: “Hiện tại, số diện tích trong dự án trồng rừng năm nay đang bị người dân lấn chiếm, phát dọn để trồng cây ngắn ngày. Để tránh tình trạng người dân trồng tỉa trong lúc Công ty thi công trồng rừng năm nay, đơn vị đang phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền đến người dân không trồng cây ngắn ngày trên diện tích đất rừng phòng hộ”.
Theo rà soát của Công ty Phú Gia Phát thì toàn xã Buôn Choáh có 75 hộ xâm canh trên diện tích đất lâm nghiệp được giao cho đơn vị quản lý, hiện chưa xác định được thời gian xâm canh, lấn chiếm. Việc này gây khó khăn cho công ty trong triển khai trồng rừng, nhiều khả năng phương án trồng rừng khó thực hiện được khi đất tranh chấp.
Huyện Krông Nô đã được tỉnh yêu cầu rà soát và thiết lập các hồ sơ xử lý các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, thực hiện các biện pháp ổn định dân cư, an sinh xã hội và yêu cầu đơn vị được giao rừng phải ưu tiên cho các hộ dân được tham gia vào công đoạn trồng rừng để tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống.
Tỉnh đề nghị huyện Krông Nô tập trung tổ chức vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật, nhận thức rõ các hành vi vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng và đồng thuận với chủ trương thực hiện dự án trọng điểm về trồng rừng phòng hộ của tỉnh. Đối với diện tích đất trống có nguồn gốc đất xâm canh, lấn chiếm, đất trái phép, huyện phối hợp tổ chức thông báo công khai cho các hộ dân biết việc quy hoạch đất để trồng rừng và tổ chức bàn giao đất tại thực địa cho đơn vị làm nhiệm vụ trồng rừng. Công an huyện có phương án bảo vệ trong quá trình thực hiện dự án trồng rừng.
Tuy nhiên những năm qua, việc trồng rừng trên diện tích được giao hết sức khó khăn, người dân vẫn canh tác trên diện tích đất đã được tỉnh quy hoạch và giao cho công ty. Trước mùa trồng rừng 2017, doanh nghiệp cần sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cấp, các ngành trong công tác giải quyết đất sạch mới có thể tiến hành trồng rừng hiệu quả.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công ty Phú Gia Phát cho biết thêm: "Việc giải quyết tranh chấp đất là việc của chính quyền địa phương và người dân là chính. Công ty đã thực hiện nhiều hoạt động để tuyên truyền, đưa ra các quyền lợi trong việc giao khoán trồng rừng, sử dụng lao động nhưng chưa thành công". (Báo Đắc Nông 20/3, Đức Hùng)đầu trang(
An Giang: Làm giàu từ đất rừng
Hơn 40 năm miệt mài khai khẩn đất rừng trên núi Dài (H.Tri Tôn, An Giang), ông Lê Hoàng Vĩnh (66 tuổi) đã thành công với mô hình trồng cây trên 3 tầng sinh thái, mang về nguồn thu nhập 600 triệu đồng/năm.
Núi Dài (Ngọa Long Sơn) là ngọn núi có hình dáng như con rồng nằm dài trên 8.000 m, chạy qua địa phận 3 xã Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì và TT.Ba Chúc (H.Tri Tôn). Xưa kia, núi Dài rất hoang sơ, huyền bí, nhiều thú dữ và chim muông nên ít người lui tới.
Các lão làng kể lại trước đây bà con lên núi làm rẫy thường xuyên bị heo rừng, khỉ kéo đến phá hoại. Còn người đi rừng ngại nhất là gặp rắn rết, đỉa vắt, muỗi mòng... “Đã qua rồi cái thời gian khổ đó, diện mạo của núi Dài cũng như đời sống bà con hôm nay đã thay đổi rất nhiều”, ông Vĩnh nói.
Năm 1996, được sự hỗ trợ của ngành kiểm lâm, bà con trên núi hưởng ứng chương trình trồng rừng phòng hộ phủ xanh đồi trọc với các loại cây như keo, sao, trầm tóc (trầm hương)… xen lẫn cây ăn trái. Không bao lâu đất rừng đã biến thành vườn tược, cây cối sinh sôi, người lên núi ngày càng đông, chòi rẫy bắt đầu mọc lên.
Gia đình ông Vĩnh có 3 đời sinh sống ở vùng núi Dài này. Ông cũng là một trong những người đầu tiên ở đây có sáng kiến trồng cây trên 3 tầng sinh thái. Với 5 ha đất rừng, ông cho dây tiêu bò lên các loại cây to như sao, xoài; còn dưới tán rừng ông trồng thêm thảo dược như nghệ xà cừ, ngãi xanh, thiềng liềng đen, ngãi ma vương…
Đây là những loại củ có giá trị kinh tế cao, mỗi năm mang về cho ông nguồn thu nhập trên 80 triệu đồng. Ở tầng giữa ông trồng su hào, đậu rồng, rau các loại, thu về mỗi vụ gần 100 triệu đồng. Nhờ vậy, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định quanh năm.
“Tuy là vùng đất núi khô cằn nhưng nhờ ở độ cao trên 500 m nên khí hậu mát mẻ, về đêm nhiều sương, thổ nhưỡng ở đây thích nghi với hầu hết các loài cây ăn trái như mít, xoài, vú sữa, bưởi, sầu riêng, mãng cầu… Mặc dù nguồn nước tưới và sử dụng phân thuốc không nhiều như ở đồng bằng nhưng cây vẫn phát triển tốt”, ông Vĩnh cho biết.
Ngoài ra, ông Vĩnh còn nuôi trên 500 con gà đủ cỡ, chủ yếu là gà ta, gà nòi… Gà thả vườn không cần chuồng trại, chỉ cho ăn một lần vào buổi sáng, xong chúng tự vô rừng kiếm ăn, tối về ngủ trên đọt cây, trừ gà con mới nở là nhốt chuồng nên tốn rất ít chi phí.
Mới đây, ông bán được 500 cây trầm tóc loại trên 20 năm tuổi cho một công ty khai thác trầm với giá 430.000 đồng/cây. Theo tính toán của ông, tổng thu nhập hằng năm từ cây ăn trái, hoa màu và chăn nuôi lên đến 600 triệu đồng, chưa kể số cây rừng phòng hộ do ông nhận chăm sóc, bảo tồn.
Tương tự ông Vĩnh, nhiều hộ dân sống trên núi Dài cũng ăn nên làm ra nhờ trồng rừng xen với vườn cây ăn trái và làm rẫy. Với tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, người dân núi Dài đã biến vùng đất sỏi đá này thành “vàng”.
Hiện đa số bà con ở Ô Sìn, Ô Vàng, Ô Tà Sóc… đều phấn khởi vì nơi nào cũng có đường lên núi. Trước đây, bà con gánh hàng xuống núi phải mất 2 - 3 tiếng rất vất vả. Nay đã có con đường bê tông dài hơn 3.500 m lên tới đỉnh, xe hai bánh có thể thồ hàng xuống núi chỉ mất khoảng 20 phút. “Hàng hóa lưu thông dễ dàng nên chi phí vận chuyển thấp, nhờ đó thu nhập của bà con tăng cao hơn so với trước”, ông Vĩnh nói. (Thanh Niên 20/3, Thiên Lộc)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Ngày 19/3, Chính phủ Chile đã tiếp nhận 407.000 ha rừng nguyên sinh từ gia đình tỷ phú Mỹ Douglas Tompkins (1943-2015), người sáng lập hãng đồ thể thao The North Face và hãng thời trang ESPRIT. Đây là vụ hiến tặng đất đai tư nhân lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận tại vùng du lịch nổi tiếng Chaitén, cách thủ đô Santiago 1.260 km về phía Nam, Tổng thống Chile Michelle Bachelet đánh giá cao những nỗ lực của ông Tompkins và gia đình trong việc bảo tồn thiên nhiên. Vùng đất được hiến tặng với nhiều loài thực vật vô cùng quý hiếm sẽ trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên của vùng đất Patagonia trên địa phận Chile.
Bà Kristine McDivitt, vợ góa của ông Tompkins, một doanh nhân thành đạt và là một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, cho biết việc hiến tặng đất đai tạo thuận lợi cho Chính phủ Chile trong việc bảo vệ thiên nhiên và cho phép các nhà khoa học và người dân được quyền tới những vùng đất do gia đình bà từng sở hữu.
Doanh nhân Tompkins đã từ bỏ sự nghiệp kinh doanh của mình vào năm 1990 và chuyển tới sinh sống ở vùng Patagonia của Chile sinh sống. Tại đây, ông đã triển khai dự án bảo tồn thiên nhiên khổng lồ của mình với tư cách một nhà hoạt động môi trường. Tháng 12/2015, ông Tompkins đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn.
Theo bà McDivitt, việc hiến tặng đất của gia đình nhằm thực hiện ý nguyện của ông Tompkins. Vùng đất được giao cho Chính phủ Chile bao gồm dải rừng nguyên sinh trải dài từ vùng Hornopirén tới kênh đào Beagle, dọc theo bên giới Argentina.
Bà khẳng định những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên của ông Tompkins có thể coi là lớn nhất trong lịch sử con người tới ngày nay và bày tỏ mong muốn nhiều quốc gia và cá nhân có nhiều hành động bảo vệ Trái Đất.
Hiện tại Argentina, gia đình ông Tompkins cũng có hàng trăm ha rừng nguyên sinh với mục đích nói trên. Ở Argentina, ông Tompkins đã trở nên rất nổi tiếng vì những hoạt động bảo vệ khu vực đầm lầy Esteros del Iberá rộng tới 25.000 km2 tại tỉnh miền Bắc Corrientes, giáp Paraguay và Brazil trước các hoạt động khai thác nông nghiệp. Đầm lầy Esteros del Iberá là khu vực rừng ngập nước lớn thứ hai Nam Mỹ, chỉ sau đầm lầy Pantanal của Brazil.( Vietnam + 20/3)đầu trang(
Đăng hình xác thú rừng lên facebook, kiểm lâm Thái Lan bị sa thải
Một nhân viên của Cục kiểm lâm hoàng gia Thái Lan đã bị sa thải vì đăng lên facebook hình ảnh nhiều xác thú rừng.
Nhân viên kiểm lâm này tên Jakkrit Jeenphet, thuộc Đội bảo vệ rừng số 4 ở tỉnh Kamphaeng Phet. Trên facebook, Jeenphet đã đăng hình nhiều xác các loài động vật rừng như mèo, sóc, cày hương... Jeenphet khoe rằng tự tay bắn chết chúng và mời bạn bè đến nhà ăn thịt.
Những hình ảnh này trên facebook của Jeenphet đã bị Tổng giám đốc Cục kiểm lâm Cholathis Surawadee thấy được và yêu cầu Atthapol Charoen - giám đốc Văn phòng quản lý rừng và đời sống hoang dã - xác minh.
Trong bảng tường trình gửi ông Charoen, Jeenphet và cha nói rằng trong ngày đăng những hình ảnh này lên facebook, ông có đi đến khu vực gặt lúa của nông dân. Vô tình những con thú hoang này đi lạc vào khu vực gặt lúa và bị chó của nông dân cắn chết. Sau đó ông mới chụp những bức ảnh này rồi đăng lên facebook.
Tuy nhiên, theo tờ Bangkok Post những lời chạy tội của Jeenphet đã không được chấp nhận vì trước đó, ông đã có hành vi tương tự. Sau khi hoàn thành công tác điều tra, Cục kiểm lâm đã sa thải Jeenphet.(Tuổi Trẻ 20/3, Đ.K.L)đầu trang(./.