Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 21 tháng 02 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Khi mùa mưa kết thúc cũng là lúc huyện U Minh triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Năm nay, theo dự báo, tình hình khô hạn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên công tác PCCCR càng được huyện chủ động tích cực.
Theo thông tin của Hạt Kiểm lâm huyện U Minh, mùa khô năm 2016 diễn biến rất gay gắt, hầu như toàn bộ diện tích đất rừng do đơn vị quản lý trên 40.000 ha đều nằm ở mức báo động cháy cấp cực kỳ nguy hiểm. Nhưng do chủ động công tác phòng, chống cháy nên chỉ xảy ra 2 vụ cháy rừng, gây thiệt hại khoảng 1,67 ha.
Nguyên nhân của các vụ cháy được ngành chức năng xác định: 1 vụ do người dân lén lút vào rừng ăn ong gây ra và 1 vụ do sét đánh. Các vụ cháy này đều được phát hiện và phát huy phương châm 4 tại chỗ để dập tắt kịp thời nên thiệt hại về rừng không đáng kể.
Mùa khô năm 2017 đã bắt đầu, hiện phương án PCCCR đã được triển khai. Một số công việc đến thời điểm này đã được các chủ rừng thực hiện xong như khép kín tất cả các đập, cống và triển khai các công việc tiếp theo.
Các chủ rừng, UBND các xã có rừng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức người dân sống trong và ven rừng về công tác PCCCR. Như những năm trước, Hạt Kiểm lâm huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng loa phóng thanh, chọn những điểm có dân cư tập trung để phát loa thường xuyên.
Ông Trần Công Hoằng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện U Minh, thông tin: “Đến thời điểm này, hạt và các chủ rừng đã làm xong bước buộc người dân trên lâm phần ký cam kết thực hiện các quy định về PCCCR.
Đồng thời, tổ chức kiểm tra việc đắp và gia cố các cống đập, tu sửa các biển báo, biển cấm lửa, cấm vào rừng, bảng dự báo cấp cháy. Chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động cung cấp thông tin cho báo, đài để đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác PCCCR”.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ là đơn vị quản lý rừng tràm lớn nhất của huyện U Minh, với diện tích gần 19.000 ha. Đơn vị cũng đang tập trung cho công tác triển khai PCCCR.
Lãnh đạo công ty cho biết, đến thời điểm này, 18 đập lớn và 12 đập nhỏ đã được khép kín hoàn toàn, trên 30 chòi canh lửa sẽ được gia cố và sửa chữa xong trước khi bước vào cao điểm của mùa khô. Các phương tiện như vỏ máy vận chuyển, máy chữa cháy, ống dẫn nước cũng được công ty kiểm tra, sửa chữa và mua sắm mới nhằm đáp ứng tốt nhất cho công tác dự phòng.
Điều mà các chủ rừng yên tâm là đến thời điểm này, mực nước dưới chân rừng vẫn còn cao. Các khu vực có nguy cháy cao và đã từng xảy ra cháy ở những năm trước như Liên Tiểu khu Sông Trẹm, U Minh 1, Trần Văn Thời đến thời điểm này vẫn còn nằm trong mức an toàn, chưa có nguy cơ cảnh báo cháy. (Báo Cà Mau 20/2, Khánh Vy)đầu trang(
Khoảng 13h ngày 19/2, tại phía đông nam núi Đọi, thuộc thôn Đọi Nhất, xã Đọi sơn, huyện Duy Tiên đã xảy ra vụ cháy rừng.
Ngay khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo, huy động toàn bộ lực lượng công an viên, dân quân, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia chữa cháy; đồng thời thông báo tới Công an huyện, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Công an tỉnh ứng cứu kịp thời.
Đồng chí Lê Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã Đọi Sơn cho biết: Điểm cháy bắt đầu xảy ra cách đền Cổ Bồng (đền Trình) khoảng vài trăm mét, cách chùa Long Đọi khoảng gần nghìn mét và có địa thế dốc đứng, chủ yếu là cây hoang dã, thảm thực vật dầy, lại gặp gió đông nam to nên tốc độ cháy lan nhanh.
Tuy nhiên, nhờ lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ nhanh chóng dùng dao, gậy cắt băng ngăn lửa, khống chế không để đám cháy lan rộng. Cùng đó, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh và huyện cũng đã kịp thời có mặt với khoảng 70 cán bộ, chiến sỹ cùng các phương tiện tham gia chữa cháy.
Sau 2 giờ tích cực chữa cháy của các lực lượng, đến 15 giờ cùng ngày, đám cháy đã được dập tắt. Khoảng 3 nghìn mét vuông rừng bị cháy, không có thiệt hại về người, thiệt hại kinh tế không đáng kể. Nguyên nhân cháy rừng đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. (Báo Hà Nam 20/2, Trần Quyết)đầu trang(
Thời tiết khô hanh, sương muối dày, cùng nắng, gió to đã làm cho thảm thực vật rừng ở Sa Pa bị khô, gia tăng nguồn vật liệu gây cháy. Hiện, đang là thời điểm người dân chuẩn bị làm nương, nên nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn ở mức cao. Vì vậy, chính quyền huyện Sa Pa đang tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khu vực giáp ranh giữa thôn Sâu Chua, xã Sa Pả - thôn Chu Lìn I, xã Trung Chải (Sa Pa) - xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) là nơi có nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Đặc biệt, đây là khu vực khi xảy ra cháy rừng, người dân và lực lượng chức năng khó tiếp cận vì địa hình dốc, khó đi lại.
Để hạn chế thấp nhất khả năng cháy rừng xảy ra, Hạt Kiểm lâm huyện Sa Pa đã đề nghị các địa phương kiện toàn lại tổ bảo vệ rừng các thôn; tăng cường tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; nghiêm cấm và xử phạt nghiêm các hành vi phá rừng, sử dụng lửa ở những nơi dễ xảy ra cháy; tổ chức làm 10 km đường băng xanh tại khu vực giáp ranh giữa các xã Trung Chải, Sa Pả, Hầu Thào (Sa Pa) với xã Tả Phời.
Hạt Kiểm lâm huyện Sa Pa hiện đang quản lý, bảo vệ rừng của 14 xã nằm ngoài vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên, với diện tích 26.245 ha. Hạt Kiểm lâm huyện xác định, trên địa bàn huyện có 31 vị trí trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng như khu vực giáp ranh các xã Sa Pả, Trung Chải, Hầu Thào, Sử Pán, Thanh Kim, Bản Khoang, Tả Giàng Phìn, Suối Thầu…
Ông Vũ Anh Linh, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sa Pa cho biết: Để hạn chế thấp nhất tình trạng cháy rừng, đặc biệt tại các điểm nóng được xác định, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện thành lập 15 ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, với trên 2.000 thành viên; tham mưu thành lập 2 chốt trực tại thôn Sâu Chua, xã Sa Pả và 1 chốt trực tại khu vực các xã hạ huyện, đảm bảo trực 24/24 giờ. Lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, canh gác rừng; theo dõi sát tình hình, diễn biến thời tiết để cảnh báo người dân; đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” tại các xã.
Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, với nhiều hình thức, như qua hệ thống phát thanh xã, các buổi họp thôn… Trong năm 2016, Hạt Kiểm lâm huyện Sa Pa đã tổ chức được 48 hội nghị tập huấn công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện, cấp xã với trên 2.200 lượt người tham gia. Nhờ đó, nhận thức của người dân được nâng cao.
Anh Châu A Bình, thôn Sâu Chua cho biết: Nhờ được cán bộ kiểm lâm, cán bộ xã tuyên truyền, tôi nhận thức đầy đủ về nguy cơ và hậu quả do cháy rừng gây ra. Để bảo vệ rừng, tôi sẽ tích cực vận động người thân trong gia đình và bà con trong thôn thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ rừng, dọn thực bì theo sự hướng dẫn trước khi làm nương, tích cực tham ra phát đường băng cản lửa; sẵn sàng tham gia chữa cháy khi cháy rừng xảy ra…
Tuy nhiên, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Sa Pa còn gặp nhiều khó khăn, như diện tích rừng chủ yếu nằm ở khu vực giáp ranh, xa dân cư, độ dốc lớn; trình độ dân trí hạn chế; đời sống của người dân còn phụ thuộc vào tài nguyên rừng; lực lượng kiểm lâm mỏng; phương tiện tham gia chữa cháy rừng còn hạn chế….
Hiện, đang là cao điểm của mùa khô hanh, do đó, nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn huyện rất lớn. Vì vậy, rất cần sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, sự chung tay của người dân để hạn chế thấp nhất những hậu quả có thể xảy ra. (Báo Lào Cai 20/2, Kim Dung)đầu trang(
Vụ cháy gần chùa Lôi Âm gây thiệt hại khoảng 1,5ha rừng chủ yếu là thực bì, cỏ lau le, cây bụi và một số cây thông, keo do nhà chùa mới trồng.
Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, vào khoảng 13h30 ngày 19/2 đã xảy ra vụ cháy rừng gần chùa Lôi Âm Thượng, phường Đại Yên, TP Hạ Long. Đến thời điểm hiện tại, đám cháy đã cơ bản được khống chế.
Ngay sau khi nhận được thông tin, ông Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng và TP Hạ Long nhanh chóng có mặt, phối hợp, huy động các lực lượng tham gia chữa cháy kịp thời; đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ cháy.
Với sự tham gia tích cực chữa cháy của 80 chiến sỹ bộ đội, 25 chiến sỹ PCCC, 12 cán bộ kiểm lâm và 60 người là lực lượng tại chỗ của phường gồm cả quân dân, hộ kinh doanh và nhà chùa, đến khoảng 16h30, đám cháy cơ bản đã được khống chế.
Hiện còn 1 đám cháy nhỏ, các lực lượng đang tập trung, tích cực xử lý dứt điểm; đồng thời huy động lực lượng ứng trực tại chỗ để xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra.
Vụ cháy gây thiệt hại khoảng 1,5ha rừng chủ yếu là thực bì, cỏ lau le, cây bụi và một số cây thông, keo do nhà chùa mới trồng. Nguyên nhân của vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. (VietQ 20/2, H.Nguyên)đầu trang(
Vụ cháy xảy ra vụ  gần chùa Lôi Âm Thượng (phường Đại Yên, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) trưa ngày 19/2/2017 đã phát đi một cảnh báo nghiêm túc về nạn cháy rừng có nguy cơ bùng phát những ngày đầu xuân tại Quảng Ninh. Người dân phải thận trọng trong việc đốt vàng mã ở các khu vực thờ cúng gần rừng.
Khoảng 13h ngày 19/2 đã xảy ra vụ cháy rừng gần chùa Lôi Âm. Ngay sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã chỉ đạo các lực lượng chức năng và TP Hạ Long nhanh chóng có mặt, phối hợp, huy động các lực lượng tham gia chữa cháy kịp thời. Đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ cháy.
Tại hiện trường, ngọn lửa bốc cao sau đó bén vào thực bì, cỏ lau le, cây bụi lan rộng sang một số cây thông, keo trên diện tích khoảng 1,5 ha rừng. Vị trí cháy nằm ngay lưng đồi, đường vào khó đi do phải di chuyển qua hồ Vạn Nho, và cách xa trung tâm nên việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Với sự tham gia tích cực chữa cháy của 80 chiến sỹ bộ đội, 25 chiến sỹ PCCC, 12 cán bộ kiểm lâm và 60 người là lực lượng tại chỗ của phường gồm cả quân dân, hộ kinh doanh và nhà chùa. Lực lượng chức năng đã triển khai các biện pháp chữa cháy như tạo đường băng cản lửa, dùng máy thổi để hạn chế đám cháy.
Đến gần 17h  cùng ngày, đám cháy cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên vẫn còn một đám cháy nhỏ, các lực lượng đang tập trung, tích cực xử lý dứt điểm; đồng thời huy động lực lượng ứng trực tại chỗ để xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra. Lực lượng chức năng cùng người dân và bộ đội địa phương lên đến gần 200 người vẫn đang tiếp tục dập tắt đám cháy. Nguyên nhân của vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Theo tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, thời điểm giữa tháng 2/2017, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Theo đó, các huyện, thị xã, thành phố như: Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên đang ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ cháy lan rất nhanh.
Các địa phương khác gồm, huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Cẩm Phả và Hạ Long đang ở cấp IV, cấp rất nguy hiểm. Theo thống kê của Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ninh, tính từ đầu tháng 12 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 9 vụ cháy rừng, thiệt hại 20 hecta, chủ yếu là rừng keo, bạch đàn, thông; trong đó địa bàn xảy ra cháy rừng chủ yếu là Hạ Long và Cẩm Phả.
Trước những nguy cơ cháy rừng hiện hữu, đặc biệt đây là dịp nhiều người dân hành hương đến các khu du lịch, khu tâm linh để dự lễ hội đầu xuân, sẽ có các hành vi đốt vàng mã, đồ lễ nên sẽ càng khiến gia tăng nguy cơ cháy rừng do những hành vi bất cẩn của người dân.
Ban chỉ đạo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng và chủ rừng thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý chặt chẽ tránh các nguyên nhân chủ quan và khách quan phát sinh các nguồn nhiệt, nguồn lửa gây cháy rừng, gây hậu quả nghiêm trọng. (Pháp Luật Việt Nam 21/2, Công Thành)đầu trang(
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để lấy đất sản xuất, khai thác gỗ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép…, Huyện ủy Vân Canh đã yêu cầu các cấp ủy đảng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Vân Canh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đến cuối năm 2016, độ che phủ rừng toàn huyện đạt 69,3%, vượt 3,5% so kế hoạch.
Tuy nhiên, tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để lấy đất sản xuất, khai thác gỗ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép… còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, Huyện ủy Vân Canh đã tăng cường chỉ đạo đối với công tác bảo vệ rừng.
Theo đó, Huyện ủy có văn bản yêu cầu các cấp ủy đảng tăng cường chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức công bố quyết định phê duyệt phân cấp 3 loại rừng, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra bảo vệ rừng; tổ chức giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng đạt kết quả.
Huyện ủy còn chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vụ phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép.
Huyện ủy yêu cầu UBND huyện chỉ đạo MTTQ, các hội, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18/CT-UBND ngày 7.9.2016 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng trên địa bàn; giao UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thống kê số cán bộ, đảng viên vi phạm vấn đề bảo vệ rừng, lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích để có biện pháp xử lý nghiêm minh.
Mới đây, Huyện ủy yêu cầu UBND huyện rà soát lại diện tích rừng ở các hồ, đập thủy lợi để đề ra các biện pháp giữ rừng khu vực này. Ông Lê Bá Thành, Bí thư Huyện ủy Vân Canh, khẳng định: “Đây là việc làm cần thiết và cấp bách mà Huyện ủy đang chỉ đạo một cách quyết liệt để giữ nước và cân bằng môi trường sinh thái”.
Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, Đảng ủy xã Canh Liên đã và đang triển khai nhiều biện pháp cấp bách bảo vệ rừng. Đảng ủy xã gắn kiểm điểm, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên với công tác bảo vệ rừng, qua đó làm rõ những ưu, khuyết điểm trong công tác này của từng tổ chức đảng và đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy các cấp.
Ông Đinh Văn Mực, Bí thư Đảng ủy xã Canh Liên, cho biết: “Đảng ủy xã chủ yếu vẫn là tăng cường công tác tuyên truyền vận động nên hiệu quả chưa cao. Đề nghị song song với công tác này, cần xử lý nghiêm túc các vụ vi phạm, như vậy mới có hy vọng giữ được rừng”.
Chi bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh cũng đã chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện phối hợp với Đài Truyền thanh, Phòng Tư pháp, đặc biệt là già làng, người có uy tín làm cầu nối để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng phòng hộ, đồng thời làm tốt công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý các vụ vi phạm, làm giảm đáng kể diện tích rừng do đơn vị quản lý bị phá.
Ông Đoàn Văn Tây, Bí thư chi bộ, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Vân Canh, cho biết: “Năm 2016, hiện tượng phá rừng tự nhiên do đơn vị quản lý là không có; hiện tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra và chúng tôi đã thành lập các chốt chặn, phối hợp với các ngành chức năng liên tục phát hiện ngăn chặn, xử lý”.
Để bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn, Huyện ủy Vân Canh cũng yêu cầu cấp ủy các xã, thị trấn căn cứ tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương để xây dựng nghị quyết chuyên đề lãnh đạo cụ thể; đồng thời chỉ đạo chính quyền địa phương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ bền vững diện tích rừng hiện có; xây dựng phong trào toàn dân tích cực tham gia bảo vệ rừng. (Báo Bình Định 20/2, Hạnh Phúc)đầu trang(
Ngay sau Tết nguyên đán Đinh Dậu, Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đã bước vào cao điểm mùa khô, nhiều diện tích rừng trong tỉnh đang ở cấp cực kỳ nguy hiểm, cùng với đó là tập quán phát đốt làm nương rẫy làm tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp để chủ động phòng, chống cháy rừng. Phóng sự được thực hiện tại huyện biên giới Chư Prông.
Rừng phòng hộ Ia Mơr của huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai rộng hơn 13.000 ha, chủ yếu là rừng khộp. Với đặc điểm khí hậu khô nóng, gió lớn và thảm thực bì dày, rừng phòng hộ Ia Mơr có nguy cơ cháy cao.
Ngay sau Tết nguyên đán Đinh Dậu, bước vào cao điểm của mùa khô, cán bộ, nhân viên của Ban QLRPH cùng với chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống cháy rừng.
Anh Nguyễn Đức Thành, Cán bộ kỹ thuật, Ban QLRPH Ia Mơr, Chư Prông, Gia Lai cho biết: “Về cơ bản, toàn bộ công tác chuẩn bị về lực lượng và nhân lực vào mùa khô là rất quyết liệt. Chúng tôi đã bắt đầu trực 24/24 và tổ chức các tổ trạm đi tuần tra, kiểm soát, kết hợp với các hộ nhận khoán cũng như chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng và hạt kiểm lâm để làm tốt công tác phòng chống cháy rừng”.
Theo thống kê, huyện Chư prông hiện có trên 45.000 ha rừng tự nhiên; trong đó, diện tích rừng có nguy cơ cháy cao chiếm khoảng 40%, tập trung ở các xã Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Mơ, Ia Ga…
Trong khi đó, theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Tây Nguyên, mùa khô năm 2017 này sẽ còn khắc nghiệt hơn nhiều năm, nắng nóng và khô hạn sẽ kéo dài, nguy cơ cháy rừng sẽ diễn biến rất phức tạp.
Do đó, các ngành chức năng và đơn vị chủ rừng đã chủ động triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng trong mọi thời điểm. Đồng thời, các chủ rừng tích cực tổ chức tuyên truyền tới người dân về công tác phòng chống cháy rừng, tổ chức tuần tra khu vực trọng điểm dễ cháy.
Anh Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng ban QLRPH Ia Mơr Chư Prông, Gia Lai cho biết: “Trong mùa cao điểm này, đơn vị đã tổ chức hết các hạng mục, công trình lâm sinh theo phương án đã được phê duyệt. Thứ nhất là đốt có điều khiển đường ranh cản lửa ở những vùng trọng điểm thì đơn vị cũng đã thực hiện xong. Đơn vị đã và đang phối hợp cùng lực lượng chuyên trách trực 24/24h để canh lửa rừng và theo dõi dự báo tình hình trọng điểm kịp thời”.
Việc huy động người dân địa phương cùng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và phòng cháy, chữa cháy rừng nói riêng tại huyện Chư Prông trong những năm qua đã có những kết quả tích cực.
Nhiều diện tích rừng được bảo vệ tốt hơn. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, nhờ có thêm nguồn kinh phí từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng nên công tác phát dọn thực bì và đốt trước có điều khiển được triển khai ngay từ đầu mùa khô. Từ đó, hạn chế để xảy ra cháy rừng và các vụ cháy nếu xảy ra cũng được dập tắt nhanh hơn.
Anh Trương Văn Thắng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Chư Prông, Gia Lai cho biết: “Với chức năng là đơn vị quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn, Hạt kiểm lâm huyện đã quản lý chặt chẽ diện tích đất nương rẫy cũ để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất rừng và hướng dẫn người dân phòng cháy khi thu dọn, phát đốt trên nương rẫy để canh tác. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng cháy chữa cháy rừng, giữ vững thông tin liên lạc để chỉ đạo trong thời gian cao điểm của mùa khô. Hạt kiểm lâm huyện cũng tổ chức tuyên truyền về phòng chống cháy rừng, xây dựng và lắp các biển dự báo cháy rừng, biển tuyên truyền bảo vệ rừng, tổ chức tuần tra khu vực trọng điểm dễ cháy; gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân, chủ rừng đến các hộ dân và cộng đồng về việc bảo vệ rừng”.
Tây Nguyên đang bước vào cao điểm của mùa khô, việc triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng là điều cần thiết. Sau những ngày vui xuân đón Tết, lực lượng bảo vệ rừng ở Chư Prông vẫn không quên nhiệm vụ phòng chống cháy rừng. (Đài PTTH Gia Lai 20/2, Quốc Anh –Minh Trí)đầu trang(
Hai kiểm lâm giải thích vào kiểm tra sợ lãnh đạo Công ty Công Lý méc lãnh đảo tỉnh nên không dám vào.Liên quan đến vụ 9 ha rừng phòng hộ rất xung yếu bị chết do úng thủy ở khu du lịch Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, hai kiểm lâm địa bàn bị đề nghị kiểm điểm.
Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, cho biết: "Hai kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm kiểm tra đã không phát hiện rừng chết để báo cáo kịp thời. Hai kiểm lâm này giải thích rằng đó là khu du lịch, vào sợ người ta nghĩ mình hạch sách nầy nọ.
Họ cũng nói, chủ khu du lịch Khai Long hay "méc" lãnh đạo tỉnh nên họ rất ngại vào khu vực này. Nhưng tôi không chấp nhận cách lý giải đó, đề nghị kiểm điểm hai đồng chí kiểm lâm này".
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 7-2-2017, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau có báo cáo UBND tỉnh trường hợp khu rừng phòng hộ rất xung yếu hơn 15 ha giao cho Công ty Công Lý bị chết 60% từ tháng 10-2016. Đến đầu tháng 1-2017, khi Công ty Công Lý có tờ trình xin khai thác khu rừng này trồng lại rừng đước cho đẹp, thì cơ quan chức năng mới phát hiện khu rừng bị chết, ở mức độ nghiêm trọng. (Pháp Luật TP.HCM 21/2, Trần Vũ)đầu trang(
Viện KSND TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa ra cáo trạng truy tố Nguyễn Thanh Kiều (33 tuổi, trú Bình Định) về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Ngày 6.6.2016, Kiều bị lực lượng chức năng bắt giữ khi điều khiển ô tô vận chuyển 43,6 m3 gỗ xẻ các loại không có giấy tờ hợp pháp. (Thanh Niên 18/2, Trung Chuyên)đầu trang(
Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Thuận Bắc cho biết: Sau Tết Nguyên đán, tình hình cháy rừng chưa xảy ra nhưng tình trạng người dân vào rừng khai thác gỗ trái phép để bán cho các đầu nậu có diễn biến phức tạp. Nạn phá rừng làm rẫy tại các xã vùng cao dự báo sẽ tái diễn.
Do đó để ngăn chặn, từ ngày 1/1 đến 31/3, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ tăng cường phối hợp với các chủ rừng, UBND các xã, công an, quân sự chủ động triển khai các biện pháp kiểm tra, truy quét các địa bàn trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, mua bán và chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép; gắn với kiểm tra thực hiện phương án phòng chống cháy rừng.
Các khu vực trọng điểm cần tập trung kiểm tra, truy quét tại lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Hàm Thuận – Đa Mi gồm buôn Tà Mỹ, Đa Răng, Đồi 984, khu vực Đatrian và rừng ông bà xã La Dạ; lâm phần BQLRPH Sông Quao; khu vực giáp ranh giữa xã Thuận Hòa với xã Gia Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng…
Đồng thời, kiểm tra tình hình vận chuyển lâm sản trái phép trên tuyến  quốc lộ 55; 28 và tỉnh lộ 714; các tuyến đường liên xã và các tụ điểm mua bán, chế biến lâm sản trái phép hàng mộc dân dụng tại các xã Hàm Thắng, Phú Long, Hàm Đức…
Ông Trần Đình Cẩn – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: Để công tác kiểm tra, truy quét tại các địa bàn trọng điểm đạt hiệu quả, Hạt Kiểm lâm tổ chức lực lượng trinh sát theo dõi nắm tình hình, mua tin của dân tố giác về các băng nhóm, đối tượng chuyên phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép để chủ động tổ chức lực lượng truy quét, triệt phá kịp thời.
Cùng với đó, chỉ đạo 2 tổ kiểm lâm địa bàn nắm chắc tình hình, phối hợp địa phương và chủ rừng tăng cường tổ chức kiểm tra. Kiên quyết không để các vụ vi phạm xảy ra, mức độ thiệt hại lớn và trở thành điểm nóng. (Báo Bình Thuận 20/2, T.Hà)đầu trang(
Ngày 20/2, trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ nhất (SOM 1) diễn ra tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Nhóm công tác về chống buôn bán và chặt phá rừng bất hợp pháp (EGILAT) đã tiến hành cuộc họp.
Nội dung cuộc họp nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững, chống buôn bán, phá rừng trái phép, nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên APEC về thương mại gỗ hợp pháp.
Cuộc họp tập trung thảo luận, tìm kiếm các biện pháp tăng cường mối liên kết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho mục đích nói trên; đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa những hộ nông dân trồng rừng quy mô nhỏ với những công ty chế biến gỗ xuất khẩu đa quốc gia nhằm tăng giá trị cây trồng, đảm bảo chỉ có gỗ khai thác hợp pháp được đưa vào chuỗi cung ứng chế biến xuất khẩu.
Thông tin từ diễn đàn cho biết, diện tích rừng của các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 53% diện tích rừng thế giới, chiếm 60% tổng sản lượng sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ của thế giới, chiếm 80% tổng giá trị thương mại gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và thương mại gỗ hợp pháp trên toàn cầu.
Nhiệm vụ của mỗi nền kinh tế là phải bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng một cách bền vững, thông qua việc thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được khai thác hợp pháp.
Nhóm công tác của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về chống khai thác, thương mại gỗ bất hợp pháp (EGILAT) đã được thành lập từ năm 2011.
Từ đó đến nay, Nhóm này đã thực sự trở thành một diễn đàn rất hiệu quả cho các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường đối thoại chính sách, chia sẻ thông tin, quan điểm, bài học kinh nghiệm, những thành công, vấn đề liên quan đến chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam cho biết, đối với Việt Nam, những nỗ lực ngăn chặn phá rừng, thực thi pháp luật, phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng, từng bước chuyển từ nhiều rừng sang rừng có chất lượng tốt hơn… đã đạt được những kết quả tích cực.
Nhờ vậy, trong giai đoạn 2000 - 2015, độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng từ 33,2% năm 2010 lên 40,84% năm 2015. (Tin Tức 20/2, Tiến Minh)đầu trang(
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo UBND huyện Đakrông kiểm tra, làm rõ sự việc mà Báo Dân Việt phản ánh trong bài “Ngang nhiên chở gỗ lậu “khủng” trên quốc lộ như chốn không người”.
Theo đó, ngày 16.2, Tỉnh ủy Quảng Trị đã gửi công văn đến Ban cán sự đảng UBND tỉnh yêu cầu chỉ đạo UBND huyện Đakrông và các ngành liên quan tiến hành kiểm tra, làm rõ sự việc Báo Dân Việt phản ánh trong hai bài báo “Ngang nhiên chở gỗ lậu “khủng” trên quốc lộ như chốn không người” đăng ngày 25.1 và bài “ Vụ ngang nghiên chở gỗ lậu ở Quảng Trị: “Chẳng lẽ giờ phạt kiểm lâm à” đăng ngày 6.2.
Tỉnh ủy Quảng Trị yêu cầu phải xem xét, xử lý các tổ chức, cá nhân có sai phạm, báo cáo kết quả trước ngày 20.2.
Ngày 17.2, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Đakrông khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ việc như chỉ đạo của Tỉnh ủy.
Ông Khổng Trung - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị xác nhận đã bắt 1,1m3 gỗ chưa quy tròn của vụ việc trên và đã xử phạt ông La 15 triệu đồng. Khi được hỏi về trách nhiệm của cán bộ kiểm lâm và Ban quản lý rừng phòng hộ thì ông Trung cho biết: “Cán bộ kiểm lâm không có gì hết vì thời điểm đó cán bộ kiểm lâm được điều động đi làm một việc khác, không có mặt tại địa phương”.
Câu trả lời này trái với thực tế vì trong chiều 24.1, khi phát hiện 3 thanh niên chở gỗ trên quốc lộ 9, PV Dân Việt đã ngay lập tức báo với ông Phạm Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện, kiêm Trưởng Ban chỉ huy bảo vệ và phát triển rừng huyện Đakrông. Ông Hùng đã cùng PV Dân Việt đến Trạm Kiểm lâm Đakrông gặp 2 đồng chí kiểm lâm có mặt tại trạm rồi cùng nhau đến nhà ông La. Trong chiều hôm đó lực lượng kiểm lâm đã bắt giữ số gỗ lậu nêu trên tại nhà ông La. (Dân Việt 21/2, Ngọc Vũ)đầu trang(
Ngày 20-2, tin từ Cà Mau cho biết kiểm lâm tỉnh này vừa phát hiện rừng phòng hộ rất xung yếu bị chết hàng loạt do bị úng thủy.
Theo kiểm tra từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, khu rừng này bị chết từ tháng 10-2016 nhưng không được Công ty Công Lý (đơn vị thuê quản lý kết hợp làm du lịch sinh thái) báo, kiểm lâm địa bàn cũng không hay biết.
Đến ngày 11-1, Công ty Công Lý có tờ trình xin tỉnh cho khai thác khu rừng này để trồng lại rừng đước thay vì cây mắm vì cây mắm có sâu, gây ngứa cho khách du lịch.
Cũng theo chi cục kiểm lâm, khu rừng bị chết có mật độ cây 2.880 cây/ha, sản lượng gỗ bình quân 61,9 m3/ha.
Nguyên nhân chết được xác định ban đầu là bị úng thủy, do phía Công ty Công Lý làm các công trình phục vụ du lịch xung quanh gây hạn chế đường thoát nước tự nhiên của rừng.
Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau còn phát hiện cây rừng bị chết ở một số khu rừng lân cận, thuộc diện tích rừng phòng hộ rất xung yếu đã giao cho Công ty Công Lý từ năm 2005.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Văn Hải, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, khẳng định cây rừng bị chết chỉ ở khu vực đã giao cho Công ty Công Lý. “Các khu rừng phòng hộ khác, lân cận vẫn bình thường” - ông Hải nói.
Hiện Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã báo cáo về UBND tỉnh Cà Mau toàn bộ tình hình rừng chết, với kiến nghị cho phép Công ty Công Lý tận thu cây chết, trồng lại rừng mới bằng cây đước. (Pháp Luật TP.HCM 20/2, Trần Vũ)đầu trang(
Nguyên nhân khiến bò tót quý hiếm nặng 800 kg ở Kon Tum lao đầu và ô tô tải chết là phản ứng với tiếng còi.
Trao đổi trên báo Tri Thức Trực Tuyến ngày 20/2, ông Đào Xuân Thủy, Phó trưởng Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Kom Ray (Kon Tum) cho biết, nguyên nhân ban đầu khiến con bò tót đực nặng khoảng 800 kg lao đầu vào ô tô tải chết ngày 17/2 vừa qua là do phản ứng với tiếng còi.
Theo ông Thủy, khi tài xế Nguyễn Thanh Hùng điều khiển xe tải chở vật liệu xây dựng đi trên đường tỉnh lộ 674 thì phát hiện con bò tót đi ngược chiều nên bấm còi. Nghe tiếng còi, con bò tót phản ứng và lao đầu vào xe tải nên chết.
Cũng theo ông Thủy, để bảo vệ đàn bò tót quý hiếm, sắp tới Vườn sẽ tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ môi trường sinh sống của những cá thể này.
Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, vào khoảng 17h ngày 17/2, trong quá trình tuần tra trên tỉnh lộ 674, thuộc khoảnh 3, tiểu khu 677 (Xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum), lâm phần Vườn Quốc gia Chư Kom Ray, cán bộ kiểm lâm phát hiện một cá thể bò tót từ trong rừng chạy ra giữa đường. Sau đó, con bò tót bất ngờ lao vào xe tải do anh Nguyễn Thanh Hùng điều khiển chở đá thi công đường. Hậu quả contại chỗ.
Đây là cá thể bò tót giống đực, có tên khoa học Bos Gaurus, thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 32 của Chính Phủ.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, cơ quan pháp y, công an đã vào cuộc xác minh, kết luận nguyên nhân dẫn đến cái chết của con bò tót và tài xế cũng được mời đến. Nguyên nhân ban đầu được xác định bò tót chết do húc vào đầu xe tải chở vật liệu đang chạy trên đường, không có dấu hiệu của việc săn bắn. (Đời Sống & Pháp Luật 20/2)đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị UBND huyện Nông Sơn hỗ trợ, phối hợp các ngành khẩn trương thực hiện các giải pháp bảo vệ đàn voi rừng vừa xuất hiện ở địa phận xã Quế Lâm, huyện miền núi Nông Sơn, Quảng Nam.
Trước đó, người dân xã Quế Lâm phát hiện đàn voi gồm 7 cá thể đi kiếm ăn ở bìa rừng, gần khu vực có nhà dân và đã ghi lại được hình ảnh về đàn voi này. Do đang trong thời gian nuôi con non nên voi mẹ rất hung dữ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người dân nếu gặp phải.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND huyện Nông Sơn hỗ trợ phối hợp với đơn vị liên quan khẩn trương tuyên truyền, cảnh báo người dân trong khu vực cần cảnh giác.
Đồng thời, triển khai các biện pháp tăng cường vận động người dân địa phương tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn loài voi hoang dã tại địa phương. Hiện, cơ quan chức năng cũng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ đàn voi, hướng đến thành lập khu bảo tồn sinh cảnh voi ở khu vực này. (ANTV 20/2, BT)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Lời xin lỗi này được ông Nguyễn Văn Trăm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - đưa ra tại cuộc làm việc với tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chiều 20-2 tại Bình Phước.
Tổ công tác do ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, dẫn đầu để kiểm tra UBND tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Và nội dung đầu tiên mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt chính là việc Bình Phước chưa thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa rừng. Cụ thể là Bình Phước để xảy ra việc chuyển đổi hàng trăm ha rừng tự nhiên sang mục đích khác chưa đúng quy định tại nông trường Bù Đốp.
Ông Mai Tiến Dũng khẳng định sự việc xảy ra tại Bù Đốp làm ảnh hưởng đến chỉ đạo chung của Thủ tướng về việc đóng cửa rừng tự nhiên. “Nguyên tắc là đóng cửa rừng tự nhiên, và xem xét rất kỹ khi chuyển rừng nghèo kiệt sang mục đích khác, Bình Phước phải hết sức lưu tâm” - ông Mai Tiến Dũng nói.
Trước lời nhắc nhở của Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Trăm - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước - nói: “Để xảy ra sự việc vừa qua, tôi thay mặt UBND tỉnh xin lỗi Chính phủ và chúng tôi sẽ nghiêm túc hơn”.
Tuy nhiên Chủ tịch tỉnh Bình Phước cũng phân trần: “Nơi nào còn rừng là nơi đó lo nhất” mà Bình Phước là một trong những nơi còn rừng nên… rất lo. Theo ông Trăm, Chủ tịch tỉnh có bị kỷ luật hay không cũng phụ thuộc vào chuyện giữ rừng này.
Ông Trăm cho biết thường trực, thường vụ tỉnh ủy rất kiến quyết nhưng “dân ta cứ vác rìu vào rừng, mới đầu phát lỗ nhỏ, sau bỏ cây điều vô rồi phát rộng ra…”.
Ông Trăm nêu khó khăn là 700 ha rừng mới có một cán bộ quản lý rừng, làm không xuể. Theo ông để giữ rừng không có cách nào khác là phải giáo dục toàn dân và kiên quyết hơn.
“Bí thư, chủ tịch, kể cả giám đốc công an tỉnh…đều lo lắm” - ông Trăm nói về những vụ liên quan đến giữ rừng vừa qua mà báo chí nêu. Ông cho biết thường trực tỉnh ủy đã nghiêm khắc rút kinh nghiệm.
Ông nêu tỉnh cũng có những điểm sáng về giữ rừng. Cụ thể như 3000 ha rừng nơi Trung ương cục từng chọn làm trụ sở trong kháng chiến chống Mỹ đã được tỉnh vận động xã hội hóa, xây tường rào cao hơn 2,5m bao quanh và nhờ đó giữ rất tốt.
Ông Trăm nói cán bộ tỉnh rất nghiêm túc nhưng đôi khi “cũng có lơ là nên xảy ra sai sót”. “Vì dân ta, thưa với Bộ trưởng nhiều người còn nghèo, nhiều người đi phá rừng” - ông Trăm nói.
Ông cho biết Bí thư tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy đã chỉ đạo hoàn tất lại bộ máy các Ban quản lý rừng để có quy chế hoạt động, không vi phạm nữa.
Nối tiếp lời xin lỗi của Chủ tịch tỉnh, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư tỉnh ủy Bình Phước - khẳng định những thiếu sót mà Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở Bình Phước thì Bí thư và Chủ tịch tỉnh với tư cách là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. “Trong năm 2017 chúng tôi sẽ quyết liệt sửa chữa” - Bí thư tỉnh ủy Bình Phước hứa. (Tuổi Trẻ 20/2, Viễn Sự - Bá Sơn; Người Lao Động 20/2, N.Phú)đầu trang(
Từ nay đến cuối tháng 3/2017, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt chủ trì phối hợp với các đơn vị chủ rừng, phòng, ban liên quan và chính quyền 15 phường, xã hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất) trên địa bàn.
Với mục tiêu duy trì cơ cấu 3 loại rừng đến năm 2025 khoảng 25.000 ha, trong đó đã đưa vào hơn 1.200 ha đất có rừng ngoài lâm nghiệp đưa vào quản lý trong 3 loại rừng.
Đồng thời chuyển ra ngoài đất lâm nghiệp gần 2.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất ở phù hợp với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt vào ngày 12/5/2014. Cụ thể, đất sản xuất trước năm 1993 phải liền vùng, liền khoảnh; đất ở ổn định của nhân dân trước năm 2008 đảm bảo các điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp.
Riêng những diện tích đất ở của nhân dân trước năm 1993, nếu phù hợp với tình hình thực tế thì cần xem xét để xác định chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp. (Báo Lâm Đồng 20/2, Mạc Khải)đầu trang(
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản gửi Bộ NN&PTNT đề bghị cho phép chuyển đổi 5,41 ha đất rừng đặc dụng trong Ban quản lý rìrng đặc dụng Nam Ka (huyện Lák, tỉnh Đák Lắk) để phục vụ xây dựng công trình thủy điện Chu Pông Krông.
Trong đề nghị, tỉnh Đắk Lắk thông tin dự án thủy điện Chư Pông Krông đã được Bộ Công thương phê duyệt, đã hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khi xây dựng thủy điện này sẽ lấy 8,1 ha đất; trong đó có 5,41 ha đất thuộc diện quy hoạch rừng đặc dụng.
Tỉnh Đắk Lắk khẳng định việc chuyển đối diện tích 5,41 ha đất rừng đặc dụng qua làm thủy điện là phù hợp nhu cầu thực tế, tạo diều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương. (Tuổi Trẻ 18/2, V.V.Tuân)đầu trang(
Theo thông tin nhanh qua đường dây nóng của báo Nhân Dân: Diễn ra tình trạng lấn chiếm trái phép nhiều diện tích đất lâm nghiệp, thuộc khi cực đầu nguồn hổ Hội Sơn, xã Cát Sơn, huyện Phù cát (Bình Định) trồng cây keo. (Nhân Dân 20/2)đầu trang(
Qua nhiều năm thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Tây Ninh về việc xử lý cây trồng trên đất đã thu hồi và hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cấp trùng trên đất lâm nghiệp, đến nay các huyện có đất rừng là Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành đã thu hồi và hủy bỏ được 224 giấy CNQSDĐ với diện tích gần 392 ha đất để giao về lại cho Nhà nước quản lý.
Các huyện kể trên đã chuyển đổi sang trồng rừng được hơn 159 ha, còn gần 233 ha chưa chuyển sang trồng rừng theo quy hoạch.
Ông Võ Đức Trong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, sở dĩ có các trường hợp cấp giấy CNQSDĐ trùng trên đất lâm nghiệp, sai với quy định của Nhà nước là do vào thời điểm năm 1993 (khi thực hiện chương trình 327), các ban quản lý rừng được giao đất trên bản đồ, nhưng việc phân ranh giới, cắm mốc ngoài thực địa chưa thực hiện dẫn đến việc chính quyền xã, huyện không xác định cụ thể ranh giới giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp nên đã cấp "nhầm" cho người dân.  Ngoài ra, còn có một số trường hợp cấp giấy CNQSDĐ sai quy định hay bỏ qua các thủ tục cần thiết; đồng thời, việc phối hợp giữa các xã với các ban quản lý rừng để xác định sơ đồ, vị trí trước khi tiến hành CNQSĐ nông nghiệp cho các hộ gia đình thiếu chặt chẽ, dẫn đến cấp trùng trên đất lâm nghiệp.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, hiện toàn tỉnh còn khoảng 95 trường hợp chính quyền huyện, xã cấp giấy CNQSDĐ cấp trùng trên đất lâm nghiệp, với tổng diện tích 216,54 ha đất (lâm nghiệp) cần phải tiếp tục thu hồi để chuyển sang trồng rừng theo quy định.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, phương án thu hồi số diện tích đất lâm nghiệp trước đây chính quyền địa phương cấp sai đã được nhất trí thông qua, nhưng tỉnh cần ngành chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung chính sách bồi thường tài sản trên đất (cây trồng) cụ thể, để người dân đồng tình để thực hiện chủ trương của tỉnh. (Tin Tức 20/2, Lê Đức Hoảnh; Thương Hiệu & Công Luận 20/2, Nguyễn Lánh –Mạnh Dũng)đầu trang(
Chào mừng kỷ niệm 20 năm TP Đà Nẵng trực thuộc trung ương và hướng tới 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7, sáng 18-2, tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Hòa Vang, Q.Cẩm Lệ tổ chức lễ phát động chương trình Tết trồng cây xuân Đinh Dậu 2017.
Đến tham dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng; Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TP Đà Nẵng cũng như UBND Q.Cẩm Lệ.
Tại khuôn viên Đài tưởng niệm liệt sĩ Hòa Vang, nơi ghi danh 7.470 Anh hùng Liệt sĩ của 19 xã thuộc H.Hòa Vang và P.Khuê Trung đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đại diện lãnh đạo TP Đà Nẵng và Q.Cẩm Lệ, Q.Ngũ Hành Sơn, Q.Liên Chiểu tham gia trồng 63 cây ăn quả (mận, vú sữa, ổi, bưởi)  và 115 cây Bàng Đài Loan, Bằng lăng tím.
Tại lễ phát động, Hội doanh nghiệp Q.Cẩm Lệ trao số tiền 2,239 tỷ đồng cho UBND Q.Cẩm Lệ để hỗ trợ nguồn quỹ An sinh xã hội và Tết trồng cây. (Công An TP.Đà Nẵng 20/2, Đinh Nga)đầu trang(
Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải hiện được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ trên 21.000 ha rừng ở hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh.
Những năm qua, bên cạnh nhiệm vụ quản lý bảo vệ, đơn vị còn được giao nhiệm vụ thanh lý rừng trồng và tổ chức trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Giám đốc BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải cho biết: “Tùy theo tình hình thực tế mà hàng năm đơn vị lập kế hoạch xin thanh lý một số diện tích rừng trồng đã đến tuổi khai thác, đồng thời tổ chức trồng lại rừng trên các diện tích đã khai thác. Năm 2017, theo kế hoạch đơn vị sẽ thực hiện trồng mới 200 ha rừng. Bắt đầu từ tháng 8/2016, đơn vị đã tiến hành hợp đồng lao động làm đất, chuẩn bị cây giống đảm bảo lúc thời tiết thuận lợi là xuống giống trồng rừng. Tính đến 31/12/2016, đơn vị đã hoàn thành xong kế hoạch trồng rừng năm 2017”.
Được biết bình quân mỗi héc ta rừng trồng chi phí khoảng 20 triệu đồng, trong đó chi phí thuê nhân công làm đất, vận chuyển cây con, giống và trồng rừng khoảng 16 triệu đồng; số kinh phí còn lại là cây giống, phân bón. Cơ cấu cây rừng trồng bao gồm 60% cây tràm và 40% cây bản địa như sáo, dổi, lát. (Báo Quảng Trị 20/2)đầu trang(
Ngày 19/2, tại Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong đã diễn ra lễ khởi công triển khai dự án rừng ngập mặn. Đến dự có đồng chí Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở TN&MT cùng lãnh đạo địa phương xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong và các tình nguyện viên Hàn Quốc.
Dự án trồng rừng ngập mặn ở tỉnh Quảng Trị với sự tài trợ của Công ty TNHH Dữ liệu doanh nghiệp Hàn Quốc và chủ dự án là Chi cục Biển đảo& Khí tượng thủy văn Quảng Trị. Diện tích dự án triển khai là 1 ha với kinh phí 10000 USD. Dự án này nhằm góp phần ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai ở địa bàn Bắc Phước.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng ngày càng cấp thiết của biến đổi khí hậu đối với địa bàn tỉnh Quảng Trị. Để thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống giảm nhẹ thiên tai cần chú trọng đến bảo vệ môi trường mà dự án trồng rừng ngập mặn ở Bắc Phước là một dẫn chứng cụ thể. Từ đó kêu gọi cộng đồng chúng tay tích cực tham gia bảo vệ môi trường vì cuộc sống của con người.
Cũng chính vì sự cần thiết và cấp bách của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường mà ý nghĩa của mỗi hành vi của con người càng trở nên quan trọng. Dự án này nối tiếp những dự án cùng loại trước kia ở đây đã và sẽ tác động tích cực nhằm tạo nên môi trường tốt lành và thay đổi sinh kế của người dân địa phương được họ hăng hái tiếp nhận và hưởng ứng.
Sau khi phát động mọi người cùng tham gia trồng cây ngập mặn ở khu vực cửa sông Thạch Hãn, giáp với biển Đông thuộc địa bàn Bắc Phước, mở đầu cho một dự án bảo vệ môi trường Quảng Trị. (Đài PTTH Quảng Trị 20/2, Xuân Dũng – Ngọc Ái)đầu trang(
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, công tác trồng rừng đang ngày càng được quan tâm, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả của công tác này luôn được đặt ra.
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, năm 2016 cả nước đã tích cực trồng mới được hàng trăm nghìn ha rừng, song theo đánh giá chung kết quả trồng rừng hiện vẫn còn thấp.
Để làm tốt công tác trồng cây gây rừng, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Hà Công Tuấn cho rằng, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của việc trồng rừng.
Các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai ngay từ đầu năm công tác trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2017 theo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.
Để phát triển kinh tế rừng, chính quyền các cấp cần tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp nông nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý, xây dựng mô hình, nhân rộng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong phát triển rừng.
Ngành lâm nghiệp cần có chính sách để tăng cường thu hút và kêu gọi đầu tư trong nước và quốc tế vào các dự án phát triển rừng, nhằm tăng nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng.
Bộ NN và PTNT đã phê duyệt Đề án "Quy hoạch chuyển đổi cây trồng rừng phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”, nhằm định hướng cho các địa phương xác định loài cây chủ lực để trồng rừng sản xuất, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Đồng thời chỉ đạo, xây dựng mới các trung tâm giống công nghệ cao có công suất từ 10 triệu cây mô/năm tại các tỉnh có diện tích trồng rừng gỗ keo, bạch đàn hơn 10.000 ha gồm: Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh...
Xây dựng các trung tâm giống công nghệ cao có công suất năm triệu cây mô/năm tại các tỉnh có diện tích trồng rừng gỗ keo, bạch đàn hơn 5.000 ha gồm: Đác Lắc, Bình Phước, Cà Mau; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến gỗ; tăng cường quảng bá sản phẩm gỗ nội địa, phát triển các kênh phân phối gỗ trên thị trường trong nước. Sản xuất, xuất khẩu gỗ đang trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam, trong lúc nguồn nguyên liệu ngày càng thiếu hụt, phải nhập khẩu với giá cao.
Do mưa, bão gây lũ nhiều tại các tỉnh miền núi phía bắc trong năm 2016 đã ảnh hưởng việc trồng rừng tại nhiều địa phương. Diện tích rừng trồng tập trung mới đạt hơn 130 nghìn ha, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Hiện các địa phương đang ở giai đoạn trồng rừng chính vụ. Bên cạnh công tác trồng rừng tập trung, các địa phương tiếp tục gieo ươm và chăm sóc cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2017 đồng thời tiếp tục thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh.
Các tỉnh Đác Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Đác Nông và Lâm Đồng đã kết thúc mùa vụ trồng rừng nhưng đều không đạt kế hoạch, mới trồng được gần 5.000 ha rừng tập trung, đạt khoảng 60% kế hoạch; trong đó, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng chỉ có 101 ha, mới đạt 24,2%, diện tích còn lại là rừng sản xuất.
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, một trong những nguyên nhân khiến diện tích trồng rừng đạt thấp là do các địa phương, doanh nghiệp lâm nghiệp thiếu vốn, thiếu quỹ đất; đất rừng còn có tranh chấp; một số loại cây nông nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn cho nên các doanh nghiệp, người dân chưa “mặn mà” trồng rừng.
Do vậy, các tỉnh Tây Nguyên đang rà soát lại diện tích đất trống, đồi trọc, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để thu hồi, có kế hoạch đưa vào quy hoạch trồng mới lại rừng; khuyến khích, tạo điều kiện cho các địa phương thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng…
Theo kế hoạch, trong năm nay, các tỉnh Tây Nguyên phấn đấu trồng mới 12.557 ha rừng tập trung; trong đó có một nghìn ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, diện tích còn lại là rừng sản xuất và rừng trồng thay thế.
Nhiều địa phương đã áp dụng các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ nhằm bảo đảm chất lượng cây giống, chủng loại cây phù hợp địa lý, khí hậu, có giá trị kinh tế cao. Tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, một số địa phương đã triển khai mô hình trồng rừng gỗ lớn, được người dân và các tổ chức hưởng ứng; trong đó điển hình là tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngành lâm nghiệp tỉnh khuyến khích người dân hướng tới trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC (tiêu chuẩn rừng quốc tế do Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp) để tăng hiệu quả kinh tế, thay vì chỉ trồng rừng để khai thác chế biến dăm gỗ như hiện nay. Toàn tỉnh hiện có hơn 95 nghìn ha rừng trồng các loại.
Với giá gỗ rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC cao hơn gỗ không có chứng chỉ khoảng 20 đến 25%, lại bán trực tiếp tới các nhà máy, các hộ dân trồng rừng có thêm cơ hội ổn định đầu ra, tăng thu nhập. Từ nay đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế dự tính chuyển thêm khoảng 2.170 ha rừng kinh tế khai thác dăm gỗ sang rừng cây gỗ lớn theo chứng chỉ FSC để nâng cao chất lượng rừng trồng.
Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế sau khi chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác theo quy định. Tính đến giữa năm 2016, cả nước có gần 30 địa phương có kế hoạch triển khai trồng rừng thay thế với diện tích khoảng 25 nghìn ha.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2016, cả nước đã trồng được gần 222 nghìn ha rừng tập trung và hơn 58 triệu cây phân tán; khoán quản lý, bảo vệ 6,2 triệu ha rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 360 nghìn ha rừng; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo nguồn thu gần 1.300 tỷ đồng để thanh toán cho chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng...(Nhân Dân 21/2, Vũ Dũng minh)đầu trang(
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lai Châu được thành lập từ năm 2009. Từ khi đi vào hoạt động, Quỹ đã tập trung triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 cũng như tiếp nhận và giải ngân tiền trồng rừng thay thế theo Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Việc đàm phán với các cơ sở, nhà máy thủy điện trên địa bàn để thu tiền ủy thác để chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được Quỹ thực hiện tốt, góp phần nâng tỷ lệ độ che phủ rừng, đặc biệt là nâng cao đời sống cho nhân dân có rừng.
Đối với các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng có lưu vực liên tỉnh như Nhà máy thủy điện Hòa Bình; thủy điện Sơn La; Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng; xác định phần chuyển trả của tỉnh Lai Châu và triển khai tiếp nhận tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng của các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng đảm bảo đúng quy định.
Với các nhà máy thủy điện sử dụng dịch vụ môi trường rừng có lưu vực trong tỉnh, hàng năm, Quỹ chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kê khai, đàm phán và tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng với các nhà máy thủy điện đi vào hoạt động đảm bảo đúng quy định. Đến nay, Quỹ đã ký kết hợp đồng với 6 nhà máy thủy điện trong tỉnh là: Chu Va 12, Nậm Lụng, Nậm Cát, Nậm Mở 3, Bản Chát và Nậm Na 2.
Ông Đặng Việt Thắng, Giám đốc Công ty thủy điện Huội Quảng - Bản Chát, huyện Than Uyên, Lai Châu cho biết, Công ty thủy điện Huội Quảng - Bản Chát có một nhà máy là Nhà máy thủy điện Bản Chát nằm trên lưu vực tỉnh quản lý và một nhà máy thủy điện nằm trên lưu vực liên tỉnh.
Công ty đã chủ động phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ký kết hợp đồng để chuyển tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng kịp thời và đầy đủ. Đến nay công ty đã nộp hơn 60 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Căn cứ hợp đồng đã ký, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các nhà máy thủy điện chuyển trả tiền ủy thác. Đặc biệt năm 2013, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức cuộc họp yêu cầu các nhà máy nghiêm túc thực hiện và có biện pháp xử lý kiên quyết nếu vẫn cố tình chây ì.
Đến nay các nhà máy thủy điện đã kê khai và nộp tiền đầy đủ, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu dịch vụ môi trường rừng hàng năm trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn năm 2012 - 2015, Quỹ đã thu được trên 712 tỷ đồng; trong đó thu từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam là hơn 658 tỷ đồng; thu từ các cơ sở thủy điện trong tỉnh là trên 49 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Bá Việt, Phó Giám đốc quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu cho biết: Về công tác chi trả, giai đoạn năm 2012 - 2015, Quỹ tiến hành chi trả 676 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã triển khai hỗ trợ 13 chương trình, dự án với tổng kinh phí hỗ trợ trên 16 tỷ đồng từ chi phí quản lý nguồn dịch vụ môi trường rừng để Hỗ trợ cây giống trồng rừng với diện tích trồng mới 200,9 ha; hỗ trợ xây dựng 13 chốt gác bảo vệ rừng; các chốt đã được bàn giao đưa vào sử dụng; hỗ trợ xây dựng 3 Trạm quản lý bảo vệ rừng...
Từ kinh phí thu được qua ủy thác dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế, năm 2015, tỉnh Lai Châu đã đã phê duyệt 8 dự án trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích trồng trên 1.790 ha với chủ yếu là các loài cây Lát hoa, Giổi, Sấu, Xoan đào, Sơn tra, Quế…, với tổng mức đầu tư trên 38 tỷ đồng.
Năm 2016, tỉnh Lai Châu tiếp tục phê duyệt 14 dự án từ nguồn trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích trồng 4.209 ha với tổng mức đầu tư trên 83 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Bá Việt, Phó Giám đốc quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu cho biết, tiền dịch vụ môi trường rừng ở Lai Châu được chi trả đến từng chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận khoán đã làm thay đổi suy nghĩ về cách thức bảo vệ và phát triển rừng.
Chính vì thế, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy trên địa bàn tỉnh đã giảm rõ rệt qua từng năm; các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy đã giảm đáng kể; công tác tuần tra bảo vệ được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua Tổ chuyên trách bảo vệ và phát triển rừng thôn, bản... qua đó đã góp phần tăng độ che phủ, tăng khả năng phòng hộ của rừng, điều hòa khí hậu, cung cấp, điều tiết nguồn nước cho các nhà máy thủy điện và sinh hoạt người dân; tạo nguồn thu lớn cho người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu. (Tin Tức 21/2, Quang Duy)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Thứ trưởng Bộ Môi trường Brazil Everon Lucero cho biết diện tích rừng Amazon ở nước này bị tàn phá hoặc bị đốt trong năm 2016 đã lên tới mức báo động.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 19/2, Thứ trưởng Bộ Môi trường Brazil Everon Lucero cho biết diện tích rừng Amazon ở nước này bị tàn phá hoặc bị đốt trong năm 2016 đã lên tới mức báo động với 8.000 km2, tăng gần 30% so với năm ngoái.
Theo ông Lucero, nạn phá rừng gia tăng do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu do bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế khiến công tác quản lý và giám sát của Nhà nước trong lĩnh vực này kém hiệu quả.
Trong hàng chục năm qua, người dân đã phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất canh tác để sản xuất nông nghiệp, khai hoang những vùng đất mới để trồng các loại cây độc canh như đậu tương, mía và ngô cũng như phát triển chăn nuôi bò tại khu vực rừng Amazon.
Điều phối viên Chiến dịch Hòa bình xanh của Brazil Nilo d'Ávila lý giải một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do có sự đầu cơ đất đai.
Nhiều người đã tự khai phá rừng, sau đó tuyên bố sở hữu những vùng đất mà họ đã khai phá, trong khi trên thực tế những vùng đất này thuộc sự quản lý Nhà nước.
Theo ông d'Ávila, trong hai thập kỷ qua, Brazil đã trở thành cường quốc nông nghiệp nhờ có lợi thế về tự nhiên và khí hậu, cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cho phép nước này thu hoạch đậu tương hai vụ trong năm.
Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của quốc gia Nam Mỹ này đã đạt 85 tỷ USD trong năm 2016, trong đó giá trị xuất khẩu thịt đạt 14 tỷ USD, trong khi xuất khẩu đậu tương và các sản phẩm chiết xuất từ loại hạt này đạt 25 tỷ USD.
Năm nay, sản lượng nông nghiệp của Brazil dự tính sẽ đạt mức kỷ lục nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và giá một số mặt hàng nông phẩm tăng trở lại.
Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt bò lớn thứ hai thế giới sau Australia với đàn bò hơn 210 triệu con. Hồi năm 1974, nông dân nước này đã nuôi 15,8 triệu con bò tại các bang thuộc vùng Amazon và tới năm 2015, con số này đã lên tới 75 triệu con.
Việc các trang trại nuôi bò xâm lấn đất rừng Amazon đã diễn ra trong suốt giai đoạn 1964-1985, tàn phá và làm mất 20% diện tích rừng tự nhiên của khu vực này trong suốt 3 thập niên. (Bnews 20/2; Đài Truyền Hình VN 20/2)đầu trang(
Ngày 19/2 hằng năm được toàn thế giới gọi là Ngày bảo vệ động vật có vú sống trong môi trường biển, hay còn gọi đơn giản là Ngày cá voi.
Lễ hội sinh thái này được tổ chức từ năm 1986, khi một lệnh cấm về đánh bắt cá voi của Ủy ban cá voi quốc tế (International Whaling Commission - IWC) được ban hành. Ở Nga, ngày Bảo vệ động vật có vú ở biển được tổ chức từ năm 2002.
Động vật có vú sống ở môi trường biển (xin gọi tắt là thú biển) là những loài động vật to lớn nhất và thông minh nhất, nhưng lại dễ bị tổn thương nhất, vì thế rất cần được bảo vệ. Cho đến nay, trên toàn hành tinh của chúng ta chỉ còn có 119 loài thú biển. Thú biển bị con người tiêu diệt vô tội vạ trong hơn 200 năm qua, cũng như mọi điều kiện môi trường sinh sống của chúng mỗi năm một suy giảm, do đó ảnh hưởng xấu đến quần thể của các loài.
Đối với dân cư Trái đất, Ngày cá voi là đặc biệt quan trọng, vì trong các đại dương có đến hàng trăm phân loài cá voi, cá heo, cá nhà táng, hải cẩu... Rất nhiều chi loài trong số đó đang bị đe dọa tuyệt chủng và được đưa vào Sách đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên. Đặc biệt, cá voi xám, cá voi xanh, cá voi mõm khoằm, cá heo Đại Tây Dương lườn trắng, cá heo mõm trắng, cá heo xám, hải cẩu xám, hải sư, hải tượng… là những đối tượng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Từ năm 2008, Nga bắt đầu thực hiện một số chương trình nghiên cứu thú biển quý hiếm và quan trọng. Viện Hàn lâm khoa học Nga đã thành lập Ủy ban thường trực về thăm dò, nghiên cứu động vật có vú ở biển đã được đưa vào Sách đỏ của Liên bang Nga và các loài động vật quan trọng khác.
Hiện nay, nhiệm vụ chính của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực này là lấp đầy những khoảng trống trong các thông tin về các loài thú biển, tìm hiểu cách thức chúng được phân bố ở các vùng biển, nơi chúng sinh sản, những hướng di chuyển theo mùa sinh sản của chúng và ngược lại, cũng như nhiều vấn đề khác.
Tham gia thực hiện có các tổ chức như Hội đồng động vật có vú ở biển, Ủy ban thường trực về thăm dò, nghiên cứu động vật có vú ở biển đã được đưa vào Sách đỏ của Liên bang Nga và các loài động vật quan trọng khác, Hội Địa lý Nga và Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới.
Các cơ quan này đã lập những đoàn thám hiểm nghiên cứu, thu thập và tìm hiểu các dữ liệu lên quan, tổ chức các hội thảo khoa học và thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục theo từng chuyên đề.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều dễ dàng và đơn giản. Theo tiến sĩ Dmitry Glazov, viện trưởng Viện Sinh thái và Tiến hóa thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, phó giám đốc chương trình Beluga - cá voi trắng, khó khăn trong việc bảo tồn và bảo vệ các loài thú biển là ở chỗ số lượng đầu con của một số loài chỉ còn lại ở mức có thể đếm trên đầu ngón tay.
Một vấn đề khác là tác động từ các hoạt động của con người đối với thú biển. "Những vấn đề gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của công nghệ trong công tác khai thác khí đốt, dầu mỏ và xây dựng. Tiếng ồn, chẳng hạn như việc thực hiện các công trình xây dựng khác nhau và các hoạt động khai thác dầu khí tại các vùng biển. Tàu phá băng, tàu chở dầu thường xuyên phá vỡ môi trường sinh hoạt của loài hải cẩu. Đặc biệt, những sự cố tràn dầu thường gây tác hại nghiêm trọng, dẫn đến cái chết của nhiều loài thú biển. Tất cả những điều này xâm hại môi trường sống tự nhiên hoang dã và dẫn đến cái chết của những lứa thú biển sơ sinh, gây nên hiện tượng giảm số lượng bầy đàn" - tiến sĩ Dmitry Glazov nói.
Trong những năm gần đây ở Nga xuất hiện nhiều khu vực chăn nuôi thú biển, nhưng không phải với mục đích bảo tồn, nhân giống, mà chỉ với mục đích thương mại. Người ta nuôi để rồi vô tư xả thịt chúng. Báo chí từng đưa tin ở nhiều trại nuôi như thế, thú biển chết hàng loạt do dịch bệnh, do điều kiện sống không phù hợp và do vô vàn lý do khác.
Nhưng chính quyền gần như bó tay trước thực trạng này, vì chưa có một điều luật nào đề cập đến việc nuôi thú biển. Theo tiến sĩ Glazov, để giải quyết vấn đề này, luật pháp phải có những quy định chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể, điều chỉnh các quy tắc cho việc đánh bắt và những điều kiện nuôi nhốt thú biển.
Được biết, phiên điều trần sắp tới của dự thảo đạo luật về đối xử nhân đạo với động vật biển sẽ được tổ chức vào tháng Tư năm nay.
Ngay trước Ngày Bảo vệ động vật có vú ở biển, tại trụ sở LHQ ở New York đã tổ chức một buổi hội thảo của Liên minh quốc hội thế giới (IPU) về vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển. Chủ đề chính của cuộc thảo luận là sự cần thiết phải có các biện pháp chung nhằm ngăn chặn sự suy thoái của các hệ sinh thái, đặc biệt là ô nhiễm đại dương toàn cầu bởi chất thải nhựa.
Theo Ủy ban Duma Quốc gia Nga về Sinh thái và bảo vệ môi trường biển, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề ô nhiễm của các đại dương trên thế giới được xem xét trên cấp độ quốc tế, nhưng lần này, vấn đề này được chú ý đặc biệt, bởi vì sự ô nhiễm của nước biển đã trở nên quá nặng nề.
"Rác thải và nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý được xả xuống sông ngòi, cuối cùng đọng lại trong nước biển và đầu độc các sinh vật sống trong môi trường biển. Ngay cả không khí bị ô nhiễm bởi các loại khí nhà kính cũng gây hại cho nước biển bởi hiện tượng mưa axít khiến nước biển bị thay đổi thành phần hóa học, ảnh hưởng đến hệ thực vật và động vật biển" - báo cáo của Ủy ban Duma Quốc gia về Sinh thái và bảo vệ môi trường biển cho biết.
Theo ước tính của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế, một số loài thú biển chỉ còn tồn tại vài trăm cá thể. Theo Sách Đỏ của Liên bang Nga, cá voi xám ở biển Okhotskoe ước tính chỉ còn 125 - 150 con, trong đó số cá voi cái có khả năng sinh sản chỉ có khoảng 25-30 cá thể.
Phân loài hải tượng Đại Tây Dương chỉ còn từ 2 đến 4 nghìn con, phân loài hải cẩu đeo vòng ở biển Baltic cũng chỉ còn chưa tới 4 nghìn con. May mắn nhất là loài sư tử biển Steller, hiện còn khoảng 68.000 cá thể, nhưng theo khảo sát từ năm 2015 đến nay, số lượng cá thể trong bầy đàn có sự suy giảm đáng kể. (Petrotimes 20/2)đầu trang(
Mới đây, cư dân mạng Trung Quốc đã phát sốt và nhanh chóng chia sẻ một clip ghi lại cảnh một thanh niên trèo vào chuồng hổ và có những hành động trêu đùa táo tợn với con hổ này.
Đoạn phim được quay hôm 16/2 tại một vườn thú động vật hoang dã tỉnh Quý Châu và nam thanh niên liều lĩnh trong clip là một nhân viên của vườn thú.
Trong clip, huấn luyện viên trẻ tuổi đã có những hành động bất chấp nguy hiểm khi giật đuôi, vờn trước mặt, thậm chí ngồi trên lưng hổ. Trong suốt clip, không lúc nào các chú hổ được yên thân với những trò đùa dai dẳng và táo bạo của nhân viên này.
Clip được phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội nước này, được xem là một trò đùa thường ngày của các nhân viên sở thú với loài vật được cho là nguy hiểm và có thể tước đi tính mạng của họ bất cứ lúc nào.
Cư dân mạng không ít người phản đối bởi hành vi lạm dụng của người huấn luyện viên khi cho rằng cậu đã làm phiền và làm đau những con hổ, nhất là khi họ thấy một vệt máu trên cơ thể "chúa sơn lâm".
Ban quản lý sở thú này sau đó đã mở cuộc điều tra về hành vi của nhân viên này. Được biết, trước đó, nhân viên này cũng ghi lại nhiều clip "làm phiền" hổ và đăng lên mạng. Vnexpress 20/2)đầu trang(
Động vật có vú khổng lồ (ảnh) từng rong ruổi khắp châu Âu, Á, Phi và Bắc Mỹ trong Kỷ băng hà và biến mất khỏi trái đất 4.000 năm trước có thể được hồi sinh nhờ công nghệ di truyền, các nhà khoa học công bố tại hội nghị thường niên Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học (AAAS) ở Boston trung tuần tháng 2.
Giáo sư George Church từ nhóm nghiên cứu Đại học Harvard cho biết, trong 2 năm tới, có thể tạo được một phôi voi lai, với các đặc điểm di truyền voi ma mút được lập trình vào một con voi châu Á, bà con gần gũi nhất còn sống của voi ma mút, không phải voi châu Phi.
Sinh vật gọi là “mammophant” này sẽ có các đặc trưng ma mút như tai nhỏ, mỡ dưới da, lông dài và máu thích nghi khí hậu lạnh, được ghép vào ADN của voi châu Á bằng cách sử dụng công cụ chỉnh sửa gien mạnh gọi là Crispr. Nhóm nghiên cứu đang tiến tới tạo phôi lai trong phòng thí nghiệm, dù còn nhiều năm để tạo một sinh vật sống. Theo Church, dự án khổng lồ bắt đầu vào năm 2015 này còn có thể giúp bảo tồn voi châu Á đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Hồi sinh voi ma mút đã trở thành một triển vọng thực tế nhờ các kỹ thuật chỉnh sửa gien đột phá, cho phép lựa chọn chính xác và ghép ADN lấy từ mẫu voi ma mút được đông lạnh nhiều thiên niên kỷ trong băng ở Siberia. Chỉnh sửa gien và ý nghĩa đạo đức của kỹ thuật này là một trong những chủ đề chính tại hội nghị AAAS Boston. (Sài Gòn Giải Phóng 20/2, tr6, Bảo Nghi)đầu trang(./.