Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 19 tháng 05 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
18.5, ông Lê Anh Dục - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pứh (Gia Lai) cho biết: UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo UBND huyện Chư Pứh chủ trì phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai và các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ vụ việc “người dân ở làng Phung và Kênh Mét (xã Ia Le) bao vây cướp lại tang vật là gỗ và phương tiện vận chuyển gỗ trái phép”.
Theo đó, yêu cầu các đơn vị nhanh chóng làm rõ, báo cáo gấp cho UBND tỉnh trước ngày 25.5 để có hướng xử lý cụ thể.
Trước đó, tối 7.5, rạng sáng 8.5, tại xã Ia Le, lực lượng chức năng huyện Chư Pứh phát hiện 10 xe công nông chở gỗ vận chuyển từ huyện Ea Hleo (Đăk Lăk) về Gia Lai và bắt được 6 xe đưa về trụ sở UBND xã Ia Le để tạm giữ.
Riêng 4 xe chở gỗ lậu khác được phát hiện tại gần khu vực làng Phung bị các đối tượng lâm tặc kêu gọi dân làng gồm nhiều phụ nữ trẻ em, người già ra ngăn chặn lực lượng chức năng để thanh niên lấy xe chở gỗ vừa chạy vừa đổ bỏ khoảng hơn 5m3 gỗ xuống hiện trường nhằm ngăn cản cơ quan chức năng truy đuổi. (Nông Thôn Ngày Nay + Giao Thông 19/5) đầu trang(
Mấy ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuất hiện nhóm thanh niên chạy xe mô tô rao bán sừng linh dương đầu bò thu hút nhiều người hiếu kỳ.
Buổi chiều ngày 13/5/2015, tại vỉa hè Quốc lộ 30, đoạn thuộc thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, chúng tôi có dịp tiếp xúc một thanh niên nói giọng Bắc khoảng 30 tuổi, khi anh này đậu xe mô tô biển số 60 của Đồng Nai đang chào bán mô hình đầu súc vật bằng gỗ được bọc da bò và có cặp sừng trông khá bắt mắt. Anh này giới thiệu: “Đầu bò là giả nhưng cặp sừng là thật. Đó lại là sừng linh dương đầu bò nhập khẩu từ Châu Phi được chế tác lại”.
Tùy theo hình dạng, kích cỡ, mỗi mô hình đầu bò có gắn sừng linh dương đầu bò được chào giá từ 3 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/chiếc. Thấy tôi nghi ngờ, anh này khẳng định chắc nịch: “Đó là sừng linh dương đầu bò Châu Phi thật đấy”. Anh này còn lôi từ trong bao để trên xe đầy các cặp sừng to hơn sừng trâu của Việt Nam, bảo là sừng linh dương từ Châu Phi chưa được gắn vào đầu bò mô hình. Mỗi cặp sừng linh dương đầu bò chưa qua đánh bóng giá 1 triệu đồng và cặp sừng đã đánh bóng giá 1,5 triệu đồng.
Ông Bùi Văn Son - Trưởng Phòng Tổng hợp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Mấy ngày qua Chi cục đã thấy một số người chở bán đầu súc vật có gắn sừng ngoài đường nhưng do tập trung thực hiện công tác phòng cháy rừng nên chưa thể kiểm tra được. Chi cục sẽ kiểm tra những đối tượng này”.
Theo ông Son, hiện linh dương đầu bò là loài động vật quý hiếm được bảo vệ theo Nghị định số 32/2006 và Nghị định số 160/2013 của Chính phủ, trong đó các điều kiện về mua bán rất nghiêm ngặt nên rất khó có trường hợp sừng linh dương đầu bò thật đem ra bán dạo như đã nêu. Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Trúc Hội - Phó tổ trưởng phụ trách Kiểm lâm cơ động, phòng cháy, chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp cho biết, sừng linh dương đầu bò được rao bán như hiện nay khó có thể là sừng linh dương thật được. Đó có thể đó là sừng trâu, bò bằng nhựa tổng hợp được chế tác lại. Nếu là sừng linh dương sẽ không có giá bán vài triệu đồng như thế”.
Hiện ngành chức năng chưa tiến hành kiểm tra việc mua bán của nhóm thanh niên như đã nêu, nên chưa thể khẳng định đó có phải là sừng linh dương thật hay giả. Tuy nhiên, việc rao bán sừng linh dương đầu bò Châu Phi của nhóm thanh niên trên là hiện tượng “lạ” thu hút sự chú ý của người dân. (Báo Đồng Tháp 18/5) đầu trang(
Theo thông tin từ cơ quan quản lý, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gần 3 tháng nay xuất hiện thương lái lùng mua cá sấu ''non'' (loại cá sấu từ 3 - 6 kg/con), khiến cho giá của loại cá sấu này tăng đột biến.
Hiện giá cá sấu "non" đang ở mức từ 300.000 - 400.000 đồng/con tăng lên 700.000 - 800.000 đồng/con nhưng cũng không có hàng để bán.
Theo cảnh báo của các cơ quan chức năng, đây có thể là chiêu trò phá hoại kinh tế. Người gây nuôi cá sấu nếu không tỉnh táo sẽ sập bẫy khiến cho thị trường cá sấu bị lũng đoạn, kéo theo sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.
Ông Đào Công Tâm (thị trấn Phước Long) lo lắng cho biết: “Mới đây, có một nhóm người lạ tìm đến nhà năn nỉ tôi bán cá sấu từ 2 - 7 kg. Nhưng tôi từ chối vì e ngại lại “dính bẫy” thương lái Trung Quốc như 2 năm trước”. Hiện nay, ông Tâm còn hơn 100 con cá sấu lứa từ 5 - 7 kg.
Tỉnh Bạc Liêu hiện có 1.594 hộ gây nuôi cá sấu với tổng đàn 169.092 con. Huyện Phước Long là địa phương nuôi cá sấu nhiều nhất tỉnh với số lượng 130.000 con.
Năm 2014, thấy nguồn lợi từ nuôi cá sấu khá lớn nên nhiều người dân ồ ạt phá bỏ chuồng gà, chuồng lợn, thậm chí vay tiền để đầu tư xây chuồng nuôi cá sấu. Tuy nhiên, ước mơ đổi đời chưa kịp thực hiện thì giá cá sấu giống tăng đột biến, nhiều hộ đành “treo chuồng” bởi nếu liều lĩnh thả nuôi sẽ bị lỗ vốn do chi phí rất cao.
Trong khi giá cá sấu "non" đang "làm mưa làm gió" thì những hộ nuôi cá sấu đến kỳ xuất bán lại "đứng ngồi không yên" vì giá cá sấu thương phẩm ngày càng tuột dốc, thậm chí không có người mua.
Hiện giá cá sấu thương phẩm chỉ ở mức 200.000 đồng/kg, thấp hơn 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Có hộ còn hơn 100 con cá sấu đến đợt xuất chuồng nhưng không tìm được thương lái để bán, nếu có thì bị ép giá.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh: “Mặc dù Bạc Liêu là một trong những địa phương có lượng cá sấu nuôi nhiều so với cả nước, nhưng toàn tỉnh chỉ có một vài doanh nghiệp đứng ra thu mua cá sấu thịt và chỉ duy nhất trang trại Phương Tín (huyện Phước Long) được cấp giấy phép CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp).
Mỗi năm, trang trại này cung cấp cho thị trường khoảng 60.000 con cá sấu giống, nhưng số lượng cá giống này vẫn không đủ cung cho người nuôi. Do nguồn cung không đủ và ham giá rẻ, không ít người nuôi đã đổ xô mua cá sấu giống tại các tỉnh lân cận hoặc tìm mua ở các thương lái bất chấp nguồn gốc, xuất xứ”.
Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo, những ngày này, người nuôi không nên mua cá con vì đến đầu tháng 6 - tháng 7 dương lịch mới là mùa sinh sản của cá. Còn cá con thời điểm trước tháng 6 đa phần là cá “đẹt”, không phát triển. Nếu mua phải loại cá này, không những mất của lại còn mất công.
Để có sức “đề kháng” với những rủi ro, khi muốn đầu tư nuôi cá sấu nên đăng ký với Chi cục Kiểm lâm hoặc chính quyền địa phương để được bảo vệ quyền lợi một cách thích đáng.
Chăn nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là cá sấu giúp người dân phát triển kinh tế, thậm chí làm giàu. Tuy nhiên nếu không có quy hoạch mà phát triển ồ ạt, theo phong trào, không tính đến yếu tố thị trường thì hệ quả “trúng mùa, mất giá” và người sản xuất gánh chịu hậu quả là điều không tránh khỏi.
Do nguồn cung - cầu không ổn định, giá cả trồi sụt bất thường nên nghề nuôi cá sấu được xem là "canh bạc may rủi". Người sản xuất cần cảnh giác cao với việc lùng mua cá sấu ''non''. Từ thực tế này, các địa phương cũng cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân biết và đề phòng. (Tin Tức 19/5) đầu trang(
Bằng kịch bản tìm hiểu công dụng và giá cả của gỗ quý trong vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương, PV Báo Giao thông đã lần ra cung đường tiêu thụ gỗ và cách lâm tặc đưa gỗ ra khỏi rừng mà vẫn tránh được sự phát hiện của các lực lượng chức năng.
“Trước kia, mùa đi rừng thường bắt đầu vào đầu mùa đông (khoảng tháng 11 và 12 - PV) vì lúc đó trời âm u và hay mưa phùn sẽ tránh bị kiểm lâm phát hiện. Gần đây, việc lấy gỗ ngày càng khó khăn hơn nên cứ lúc nào có cơ hội là phải đi luôn. Nhưng có một nguyên tắc không bao giờ thay đổi, đó là tuyệt đối không được đi rừng vào ban ngày”, B.V.N, người dẫn đường trong chuyến thâm nhập thung Sưa, thung Eo Cây Nhai tiết lộ cho chúng tôi.
N. cho biết, dân đi rừng lấy gỗ không bao giờ hoạt động độc lập mà luôn tụ lại thành một nhóm từ 4-5 người, sống cùng làng và chơi thân với nhau. Chuyến đi rừng thường bắt đầu từ chiều tối (khoảng 17h-18h). Đó là thời điểm người làm đồng đều về hết, sẽ tránh được sự chú ý. Tốc độ đi sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào quãng đường dài hay ngắn sao cho thời điểm có mặt tại nơi khai thác gỗ khoảng 22h. Công tác đốn hạ cây và xẻ ra thành hộp chỉ kéo dài từ 2-3 tiếng. Quỹ thời gian còn lại dành cho việc vác gỗ ra khỏi rừng đảm bảo kết thúc trước khi trời sáng.
Thường thì sau khi đốn hạ một cây gỗ sẽ có hai phương án để lâm tặc lựa chọn: Một là xẻ ngay mang về, hai là để nguyên cây đợi đến khi nào gỗ khô mới quay lại xẻ. Nếu phát hiện có dấu hiệu kiểm lâm mai phục, họ sẽ bỏ hẳn không bao giờ quay lại chỗ đó nữa. Thường thì lâm tặc chọn phương án thứ nhất vì nhanh gọn và đỡ nguy hiểm. Phương án để gỗ khô chỉ sử dụng khi khu vực rừng đó có nhiều gỗ và cây gỗ vừa cưa thuộc loại gỗ nặng (đinh hương, vàng tâm…).
“Kích thước của các hộp gỗ được xẻ ra cũng tùy thuộc vào công năng sử dụng của từng loại gỗ và điều kiện sức khỏe của từng thành viên trong nhóm. Như gỗ trai chủ yếu dùng làm vai giường và song cửa sổ thì cưa thành hộp dày 3cm, rộng 20cm và dài 210cm. Người nào có sức khỏe hơn sẽ xẻ hộp kép, dày 7cm, rộng 20cm và dài 210cm. Mỗi hộp gỗ này nặng khoảng 45kg. Người nào khỏe có thể vác được tới 70kg gỗ. “Đấy là nếu có nhiều thời gian, họ sẽ xẻ tỉ mỉ như vậy. Còn thông thường, họ cưa thành hộp vuông, dày 5cm, rộng 20cm và dày 210cm. Họ chỉ cưa số hộp gỗ cho mỗi người đủ một chuyến vác về. Số còn lại đợi khi nào có cơ hội sẽ vào lấy tiếp”, N. nói.
Do điều kiện địa hình trong VQG Cúc Phương chủ yếu là núi đá nên gỗ sau khi xẻ đều được vận chuyển bằng cách duy nhất là vác tay. Tuyệt đối không được thả gỗ từ đỉnh núi xuống vì dễ làm gỗ sứt mẻ, giảm giá trị và gây tiếng ồn. Nếu trong quãng đường vận chuyển gỗ ra gặp đoạn khó đi, lâm tặc sẽ xếp thành hàng chuyền gỗ cho nhau hoặc chặt cây rừng làm cầu để đẩy gỗ qua.
Tại bìa rừng dẫn vào thung Sưa nơi N. dẫn chúng tôi đi xuất hiện chằng chịt những vết bánh xe ra vào. N. bảo đó là vết xe trâu bò được lâm tặc sử dụng để vận chuyển gỗ từ bìa rừng về nơi cất giấu. Tuy nhiên, cách này không phải khi nào cũng được áp dụng. “Bình thường, khi vác gỗ ra ngoài bìa rừng, họ sẽ chỉ nghỉ một lúc nghe ngóng tình hình rồi gọi người đưa xe máy đến chở thẳng về. Chỉ khi nào gỗ vác ra nhiều mà gặp lúc trời đã sáng họ mới giấu gỗ chờ thời điểm thích hợp đánh xe trâu vào chở đi thôi. Vì cách này khá mạo hiểm”, N. cho biết. Để ngụy trang, lâm tặc chặt sẵn một lượng củi lớn, để gỗ dưới thùng xe và chất củi bên trên.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn gỗ mà lâm tặc ở các xã Thành Yên và Thành Minh (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) khai thác được trong VQG Cúc Phương đều tiêu thụ tại các xưởng mộc trên địa bàn huyện Thạch Thành. Hiếm lắm, nếu có khách hàng là người tỉnh khác đặt trước, số gỗ này mới được “xuất ngoại”.
Cung đường quen thuộc vận chuyển gỗ là dọc Tỉnh lộ 522 và QL45, nơi dễ dàng nối với các xưởng gỗ ở thị trấn Kim Tân và các xã lân cận. Nếu số lượng ít, lâm tặc dùng xe máy chở đi. Mỗi chuyến như vậy, ngoài xe vận chuyển gỗ, lâm tặc luôn bố trí ít nhất một xe máy dẫn đường. Khi có chốt kiểm tra hoặc dấu hiệu bất thường, tín hiệu lập tức báo về phía sau và chiếc xe máy chở gỗ nhanh chóng biến mất vào các khu dân cư.
Còn trong trường hợp vận chuyển theo những “đơn đặt hàng” có số lượng lớn, lâm tặc dùng hẳn ô tô cỡ lớn, nhét gỗ dưới thùng rồi chất đầy mía bên trên ngụy trang. Cách làm này mới xuất hiện vài năm trở lại đây khi diện tích trồng mía ở huyện Thạch Thành được mở rộng và chỉ áp dụng vào vụ thu hoạch mía.
Giá của gỗ được các chủ xưởng trả tùy theo từng loại gỗ và kích thước các hộp gỗ. Nếu là gỗ trai, loại dùng làm vai giường (kích thước 3x20x210cm) có giá khoảng 300 nghìn đồng/hộp. Các loại gỗ quý khác như: Ngốt, đinh hương, vàng tâm... sẽ có giá trị cao hơn. “Trung bình một chuyến đi rừng, mỗi lâm tặc kiếm được khoảng 600 nghìn đồng. Người nào vác khỏe có thể kiếm được tiền triệu”, N. cho hay. (còn tiếp) (Giao Thông 18/5) đầu trang(
Thông báo kết luận thanh tra việc cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố tại Hà Nội do ông Nguyễn Văn Tuấn Dũng - Chánh thanh tra Thành phố Hà Nội ký nêu rõ: "Theo kết quả giám định của Viện Khoa học lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và xác minh từ nguồn gốc nơi cung cấp, xác định cây đã trồng trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ (mặc dù còn có viện dẫn khác gọi cả hai tên là mỡ, vàng tâm)".
Kết luận thanh tra đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND Thành phố do thiếu kiểm tra, sâu sát trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện việc cải tạo, thay thế cây xanh trong thời gian vừa qua; đề nghị chỉ đạo kiểm kiểm và xử lý kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện để xảy ra những hạn chế, thiếu sót.
Thanh tra cũng đề nghị kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở Xây dựng và những đơn vị trực tiếp để xảy ra hạn chế, thiếu sót, gồm Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm; Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng.
Kết luận thanh tra còn chỉ rõ, đề án cải tạo, thay thế cây xanh chưa rõ tiêu chí để đánh giá, phân định và làm rõ số lượng cây dự kiến phải chặt hạ, thay thế do có nguy cơ đổ gãy, cây khô chết, cây sâu mục, cây che khuất tầm nhìn ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân trong tổng số 2.208 cây; việc xác định, ước tính chi phí cải tạo, thay thế cây xanh theo cách tính bình quân 10 triệu đồng/cây bao gồm cả việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế, cây bổ sung, chi phí bó vỉa gốc cây và hoàn trả vỉa hè cho toàn bộ 6.708 cây là không khoa học.
Trách nhiệm thuộc về Sở Xây dựng Theo kết luận của Thanh tra Thành phố Hà Nội, việc phê duyệt đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà Nội giai đoạn năm 2014-2015 là phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thực hiện cũng chưa phát hiện thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm trong việc tổ chức thực hiện thay thế cây xanh.
Tuy nhiên, Thanh tra cũng khẳng định, trong triển khai, tổ chức thực hiện còn một số hạn chế, thiếu sót. Cụ thể, trong tổ chức thực hiện, việc khảo sát trước khi cấp phép chưa được thực hiện kỹ dẫn đến cấp giấy phép cho một số cây trồng thay thế, bổ sung không đảm bảo điều kiện để trồng, có 86 vị trí vướng công trình hạ tầng. Trách nhiệm này thuộc tổ công tác do Sở Xây dựng chủ trì khảo sát, kiểm tra tình trạng cây trước khi cấp phép.
Về hồ sơ đề nghị cấp phép thay thế cây xanh, Sở Xây dựng và phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm không thực hiện đầy đủ yêu cầu về hồ sơ cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép dù có đơn đề nghị, ảnh chụp hiện trạng cây thể hiện vị trí, loại cây, kích thước cây, lý do chặc hạ, dịch chuyển, biên bản kiểm tra xác định tình trạng cây trước khi cấp phép.
Tuy nhiên, trong biên bản không có thành phần xác nhận của UBND phường sở tại, việc làm trên là chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu về hồ sơ cấp phép. Với những hạn chế, thiếu sót trên, Thanh tra Thành phố kết luận trách nhiệm trên thuộc Sở Xây dựng, phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm. (HN Mới 19/5) đầu trang(
Hàng ngàn ha rừng phòng hộ thuộc Khu bảo tồn Kẻ Gỗ , tại địa bàn xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang có nguy cơ bị xoá sổ do người dân địa phương lấn chiếm, chặt phá rừng để làm nương rẫy.
Theo tìm hiểu của PV Báo Tầm nhìn, thời gian gần đây có hàng chục hộ dân đã và đang tập trung vào khu vực rừng phòng hô, thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ quản lý  lấn chiếm, chặt đốt cây rừng làm rẩy, trồng hoa màu một cách rất ngang nhiên, bất chấp sự có mặt của lực lượng bảo vệ.
Để ghi nhận lại các diện tích rừng đang bị người dân lấn chiếm, tàn phá để làm nương rẫy, chúng tôi đã được một số người địa phương dẫn vào các khu vực bị chặt phá.
Theo ghi nhận của PV thì hàng trăm diện tích rừng ở các Tiểu Khu 361, 362, 351, 367B rừng phòng hộ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã và đang bị tàn phá rất nghiêm trọng.
Tại hiện trường rất nhiều diện tích đã bị đốn hạ, đốt cháy, chỉ trơ lại các gốc cây to có đường kính từ 20 cm trở lên. Nhiều diện tích đã được đốt sạch và trồng các loại hoa màu.
Càng đi sâu vào phía trong thì các diện tích chặt phá lại càng nhiều hơn. Người dẫn đường cho biết: “Hàng trăm ha đất của khu vực này, đã được người dân tự ý chiếm giữ, chia vùng, có diện tích đã chặt đốt, có diện tích thì chưa nhưng đều đã có chủ hết rồi đó các chú ạ”.
Tại một diện tích được phát quang rất cẩn thận, thấy chúng tôi thắc mắc, người dẫn đường giải thích: “ Đó là quy trình để chặt phá một diện tích làm rẫy, vì là rừng có cây lớn nên người dân đã phát quang các cây con, cây leo ở phía dưới, sau khi chờ cho các loại cây phía dưới đã phát khô thì họ đốt cháy chỉ còn lại các cây lớn họ sẻ dùng cưa máy đốn hạ”.
Đưa các tình trạng trên trao đổi với ông Vũ Trung Tiến – Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng, ông Tiến khẳng định, việc người dân đang lấn chiếm, chặt phá rừng phòng hộ làm nương rẫy là hoàn toàn đúng và việc phá rừng ở đây đều là người dân địa phương.
“Trước tình trạng khai thác, chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi để làm nương rẫy của người dân trong xã, chúng tôi cũng đã nhiều lần phối hợp với chủ rừng để xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó cũng đã có biện pháp tuyên truyền vận động nhân dân, tuy nhiên  tình hình phá rừng vẫn không thuyên giảm. Đầu năm 2015 tới nay, UBND xã cũng đã tiếp nhận 18 trường hợp bị bảo vệ rừng lập biên bản. Trong số đó đã xử lý được 13 đối tượng, còn 5 đối tượng do chống đối, bỏ trốn khỏi hiện trường không ký nên không có cơ sở xử lý. Hình thức xử lý ở đây cũng chỉ dừng lại là xử phạt hành chính”, ông Tiến nói.
Theo ông Nguyễn Quang Châu – Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cho biết, diện tích đất rừng phòng hộ do Khu bảo tồn quản lý có gần 6000ha. Hiện đã giao cho Dự án cấp nước tại Rào Trổ hơn 2000ha, UBND xã Kỳ Thượng quản lý gần 400ha năm.
Giải thích về tình trạng hiện nay người dân vào lấn chiếm, chặt phá rừng trồng hoa màu, ông Châu cho biết: “Do quá trình đền bù cho Dự án cấp nước tại Rào Trổ kéo dài nên người dân đã lợi dụng diện tích đất rừng ngập nước phát đốt làm nương rẫy chủ yếu là trồng sắn.
Vì vậy, hiện tại với diện tích mà Khu bảo tồn quản lý gần 6000 ha, trước tình hình rất phức tạp nhưng lực lượng bảo vệ ở đây lúc cao nhất chỉ 20 người, thấp là 18 người, lập đến 10 chốt bảo vệ. Nhưng việc ngăn chặn vẫn hết sức khó khăn trước tình trạng người dân vẫn vào rừng chặt phá, thậm chí là còn thách thức chống trả lực lượng bảo vệ khi vào ngăn cản, lập biên bản vi phạm.
Nhiều trường hợp khi lực lượng bảo vệ phát hiện hành vi chặt phá thì bỏ trốn, không ký vào các biên bản vi phạm. Có trường hơp lại lợi dụng thời gian vào các buổi trưa, buổi tối để đưa sắn vào trồng trên các diện tích đã chặt đốt.
Qúa trình tuần tra phát hiện, lực lượng bảo vệ thuộc Trạm bảo vệ số 3 đã lập biên bản được 18 đối tượng bàn giao chính quyền địa phương UBND xã Kỳ Thượng xử lý.
Trước tình trạng đó Khu bảo tồn cũng đã có Công văn đề nghị Hạt kiểm lâm Kỳ Anh, chính quyền địa phương xã Kỳ Thượng phối hợp xử lý việc lấn chiếm rừng phòng hộ tại các Tiểu khu do thuộc Khu bảo tồn…”.
Với việc vi phạm xâm lấn, chặt đốt rừng sau khi bị bảo vệ rừng lập biên bản giao cho UBND xã xử phạt hành chính ít nhất 300 ngàn và nhiều nhất không quá 3 triệu đồng, chỉ vài ba ngày sau lại tiếp tục vi phạm, đó là hiện thực vẫn diễn ra vì chưa có biện pháp răn đe đủ mạnh.
Ông Lê Đức Hữu – Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Kỳ Anh cho biết, mặc dù các lực lượng cũng đã phối hợp đi kiểm tra thường xuyên nhưng không thể kiểm tra toàn diện được hết. Việc kiểm tra xử lý mới chỉ hạn chế việc xâm lấn, chặt phá chứ chưa thể ngăn chặn dứt điểm được.
Hơn nữa, theo luật thì việc xử phạt các đối tượng vi phạm vẫn chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính nên chưa có tính răn đe cao. Cần phải có biện pháp xử lý mạnh hơn mới có thể chấm dứt được hành vi xâm lấn đát rừng như hiện nay”.
Việc xâm lấn, chặt đốt rừng phòng hộ làm nương rẫy nói trên đang diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là việc đốt  phá bừa bãi sẽ xảy ra nguy cơ cháy rừng là rất cao dưới thời tiết nắng nóng như hiện nay. Nếu không có biện pháp bảo vệ ngăn chặn kịp thời, hàng ngàn diện tích rừng phòng hộ nằm ở thượng nguồn của Dự án cấp nước cho Khu Kinh tế Vũng Áng – Hạng mục hệ thống Rào Trổ tại Kỳ Thượng đang xây dựng sẽ bị xoá sổ đồng nghĩa với việc nguồn nước cũng bị khô cạn dần, nguy cơ tương lai khi dự án xây dựng xong sẽ thiếu nước trầm trọng.
Với những gì đã và đang xảy ra tại đây, các ngành chức năng cần sớm vào cuộc có biện pháp bảo vệ ngăn chặn kịp thời tình trạng tàn phá trừng này. (Tầm Nhìn 19/5) đầu trang(
Khoét vào gốc cây, bơm hóa chất vào thân cây và hậu quả là hàng loạt rừng thông không thể sống sót. Đó là thực trạng đáng báo động đang xảy ra trên địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, nơi có diện tích rừng thông lớn nhất nước ta.
Khoảng 90 cây thông trên dưới 20 năm tuổi đều bị chung hiện tượng này. Những gốc thông với đường kính từ 18-40 cm bị khoét và bơm hóa chất vào. Trong vòng gần 2 tuần, không cây thông nào còn sống.
Đây là hành vi phá rừng thông rất tinh vi thay vì cưa hạ như lâu nay. Tổng diện tích thông bị phá lên tới 2.000m2. Điều đáng chú ý, cánh rừng bị phá nằm liền kề với khu canh tác nông nghiệp, nên nhiều dấu hiệu cho thấy, động cơ phá rừng thông có thể để lấy đất sản xuất.
Các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra và làm rõ sự việc. (VTV 19/5) đầu trang(
Gần một hecta rừng lim, dẻ gần trăm năm tuổi bị chặt hạ trong suốt một thời gian dài và chỉ cách trụ sở UBND xã Thành Yên chưa đầy 300 mét. Thế nhưng, cả chính quyền địa phương và Hạt Kiểm lâm đều tỏ ra ngỡ ngàng khi được chúng tôi thông tin?.
Theo phản ánh của người dân thôn Yên Sơn 1 và thôn Thành Trung xã Thành Yên (huyện Thạch Thành – Thanh Hóa), việc khai thác rừng trái phép thuộc vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương diễn ra vào khoảng đầu tháng 05/2015. Sau khi khai thác xong, một khối lượng lớn gỗ Lim, Dẻ đã được chuyển đi mà không hề gặp phải khó khăn nào?! Sau khi phát hiện sự việc, đã nhiều lần người dân lên báo cáo ủy ban xã nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra các đối tượng khai thác gỗ lậu.
Một người dân ở thôn Yên Sơn 1 bức xúc nói: “Các đối tượng xấu vào chặt phá rừng chỉ cách trụ sở UBND xã chưa đến 300 mét. Chẳng nhẽ cưa máy nổ ầm ầm, người dân chúng tôi cách cả nửa cây số vẫn còn nghe được, trong khi cán bộ xã và kiểm lâm lại không hay biết? Người dân chúng tôi lên báo cáo chính quyền vì thấy rừng bị chặt hạ vô tội vạ, mong sao chính quyền can thiệp kịp thời. Vậy mà báo cáo rồi, nhưng họ đâu có quan tâm”.
Theo dẫn đường của một người dân nơi đây, chúng tôi “mục sở thị” khu vực rừng bị khai thác trái phép. Theo quan sát của chúng tôi, diện tích rừng bị khai thác khoảng gần1 hecta, cách UBND xã Thành Yên khoảng chừng 300 mét. Tại hiện trường nhiều gốc Lim, Dẻ nằm trơ trọi vẫn còn chảy nhựa, có cây đường kính từ 40 – 50cm. Người dân ở đây cho hay rừng ở khu vực này hầu như đang còn khá nguyên vẹn từ trước cho đến tháng 05/2015 thì bị một số đối tượng xấu chặt phá.
Chiều ngày 14/05 chúng tôi đã liên lạc với ông Trương Văn Gương – Chủ tịch UBND xã Thành Yên để tìm hiểu sự việc thì ông Gương cho biết đang bận, liên lạc sau. Đến sáng ngày 15/05, chúng tôi nhiều lần gọi vào số máy của ông Gương nhưng vị chủ tịch xã này không nhấc máy!.
Các hộ dân ở thôn Yên Sơn 1 và thôn Thành Trung cho biết khu vực rừng bị phá là rừng phòng hộ. Chúng tôi đã liên lạc qua điện thoại với với Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Thạch Thành thì được cho biết: Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành không có rừng thuộc khu vực thôn Yên Sơn 1 và Thành Trung. Rừng ở hai thôn trên thuộc địa phận của xã và Hạt kiểm lâm quản lý.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi ông Bùi Minh Thông – Phó chủ tịch UBDN huyện Thạch Thành cho biết: Hiện tại chúng tôi cũng chưa thấy cấp dưới báo cáo lên. Tôi sẽ yêu cầu phía xã, kiểm lâm xác minh lại thông tin và có báo cáo cụ thể. Sau khi có báo cáo chúng tôi sẽ thông tin lại.
Còn ông Trịnh Trung Nhật – Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Thạch Thành thì tỏ ra bất ngờ: Thực tình việc rừng ở khu vực này bị đối tượng xấu khai thác tôi cũng chưa nắm được. Hôm qua tôi cũng có đi lên đó nhưng không thấy bà con và lãnh đạo xã phản ánh gì về tình trạng khai thác gỗ trái phép này. Có gì tôi sẽ cho kiểm tra lại rồi thông tin lại cho các đồng chí. (Tài Nguyên & Môi Trường 17/5) đầu trang(
Nạn “trở về nơi ở cũ”, lấn chiếm đất rừng để làm rẫy, làm chòi tạm trong Vườn quốc gia (VQG) Bidoup Núi Bà (thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã diễn ra từ nhiều năm qua, dù chính quyền và cơ quan chức năng từ tỉnh Lâm Đồng, đến huyện Lạc Dương, Đam Rông đã có nhiều giải pháp nhằm lập lại trật tự nơi đây.
Theo báo cáo mới nhất của Hạt Kiểm lâm Lạc Dương, đối tượng phá rừng là người dân của thôn 4 (xã Đạ Long, huyện Đam Rông). “Lúc đầu, chỉ vài hộ phá khoảng vài ha, nhưng nay thì lên đến vài chục hộ - chính xác là 45 hộ, với diện tích bị phá hơn 17ha. Rồi nữa, trong khu vực rừng bị phá, hiện đã có đến 35 cái chòi tạm được dựng lên. Người dân ăn ở, ngủ nghỉ ngay trong rừng...” - ông Lê Văn Hương-Giám đốc VQG Bidoup Núi Bà cho biết.
Ông Nguyễn Duy Hải - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cũng khẳng định rằng: “Qua nhiều đợt tuyên truyền và vận động, tình hình vẫn không có những chuyển biến tích cực; người dân vẫn không chấp hành và tỏ ra kiên quyết quay lại làng cũ tại hai tiểu khu 26 và 27 để sinh sống; rừng bởi vậy mà bị tàn phá...”.
Vẫn theo lời ông Hải, mới đây nhất - giữa tháng 3.2015, một đoàn công tác liên ngành của huyện Lạc Dương, Đam Rông, Phòng PA 88 thuộc Sở Công an Lâm Đồng cùng với lực lượng chức năng gồm kiểm lâm, VQG Bidoup Núi Bà, Ban lâm nghiệp xã Đưng Knớ... đã vào tận nơi, gặp từng hộ dân để giải thích, vận động, đối thoại, thuyết phục nhưng “khi đoàn công tác liên ngành rời hiện trường, chỉ còn lại lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Lạc Dương, VQG Bidoup Núi Bà và Ban lâm nghiệp xã Đưng Knớ thì các hộ dân này lại tiếp tục phá rừng để lấy đất sản xuất”.
Thực tế cho đến lúc này, huyện Lạc Dương vẫn chưa dùng “biện pháp mạnh” để ngăn chặn nạn phá rừng tại VQG Bidoup Núi Bà. Song, huyện cũng phải thừa nhận “công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân thôn 4, xã Đạ Long, huyện Đam Rông quay về lại nơi cư trú thực sự không đạt hiệu quả”.
Và theo UBND huyện Lạc Dương, huyện sẽ kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với huyện Lạc Dương và huyện Đam Rông xử lý dứt điểm vấn đề này, ngay sau khi có văn bản chỉ đạo mới của UBND tỉnh. (Dân Việt 17/5) đầu trang(
Những năm qua, nạn phá rừng ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định luôn là một trong những vấn để nhức nhối và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Huyện An Lão tỉnh Bình Định hiện đang là điểm nóng; một diện tích lớn rừng bị tàn phá nặng nề nhưng chưa được các ngành chức năng xử lý triệt để.
Trong năm 2014; Hạt Kiểm lâm huyện cùng các ngành chức năng đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét tại các vùng rừng trọng điểm; ngăn chặn, bắt và xử lý nhiều vụ vi phạm. Tuy nhiên biện pháp xử lý chưa triệt để, nhiều đối tượng vi phạm không chấp hành hình thức xử phạt; điều này dẫn đến việc tái lấn chiếm và nạn phá rừng tiếp tục tái diễn ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đơn cử, theo Báo cáo mới nhất chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn xã An Hòa, huyện An Lão đã có 3,5 ha rừng sản xuất, 14,5 ha rừng phòng hộ tại các tiểu khu 34, 44 và 48 bị tàn phá. Mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần thành lập tổ công tác kiểm tra, tiêu tốn nhiều kinh phí nhưng không xác định được đối tượng vi phạm ?!...
Điều khó hiểu là với một diện tích rừng bị tàn phá khá lớn, gần khu dân cư, tại một xã trọng điểm, trù phú nhất huyện mà lực lượng chức năng và chính quyền địa phương không hề hay biết ?! Điều đó cho thấy công tác quản lý, bảo vệ rừng của chính quyền địa phương và lực lượng chức năng chưa tốt,không hoàn thành trách nhiệm được giao. Mặc dù rừng bị tàn phá, nhiệm vụ không hoàn thành nhưng chính quyền xã An Hòa lại để xuất với huyện An Lão cấp thêm kinh phí để hỗ trợ cho công tác kiểm tra và bảo vệ rừng ?!...
Qua báo cáo; với hơn 18 ha rừng bị xâm chiếm chỉ trong 4 tháng đầu năm tại xã An Hòa; con số thực tế có thể lớn hơn gấp nhiều lần. Huyện An Lão đã thật sự trở thành một “điểm nóng” đáng báo động của nạn phá rừng. Hậu quả và những hệ lụy tiếp theo thật khó lường…Ngăn chặn và xử lý triệt để vấn nạn này hiện đang là một thách thức lớn cho chính quyền và các ngành chức năng huyện An Lão…(Tầm Nhìn 16/5) đầu trang(
Theo Chỉ thị về phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2015, UBND tỉnh đề nghị: các địa phương cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Sở Nông nghiệåp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các chủ rừng trên địa bàn, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát bổ sung các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng; chủ động xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng bổ sung; xác định và thiết kế các đường băng cản lửa, kết hợp với đường tuần tra bảo vệ rừng; chuẩn bị tốt dụng cụ, phương tiện chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả khi có yêu cầu để hạn chế thấp nhất thiệt hại nếu có cháy rừng xảy ra. (Đại Biểu Nhân Dân 17/5) đầu trang(
Sau khi Báo SGGP  đăng bài “Gỗ lậu nghênh ngang trên tỉnh lộ 664”, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc mua bán, vận chuyển gỗ trái phép xảy ra trên địa bàn xã Ia Khai, Ia Krái (huyện Ia Grai).
Theo đó, UBND tỉnh  giao Chi cục kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng, UBND huyện Ia Grai tổ chức điều tra, truy quét, ngăn chặn ngay việc vận chuyển, mua bán gỗ trái phép.
Trường hợp phát hiện các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tiếp tay việc mua bán gỗ trái phép thì phải lập biên bản, đồng thời báo cáo ngay cho UBND tỉnh để xem xét, yêu cầu thu hồi đăng ký kinh doanh. Nếu phát hiện cá nhân, tổ chức tham gia mua bán gỗ trái phép có mức độ vi phạm vượt quá giới hạn xử lý hành chính thì phải tiến hành khởi tố hình sự và chuyển cho cơ quan công an để điều tra, xử lý, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25-5 để theo dõi, chỉ đạo. (Sài Gòn Giải Phóng 17/5) đầu trang(
Những ngày đầu tháng 5/2015, trở lại những cánh rừng phòng hộ ở Lâm Đồng, chúng tôi không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến rừng vẫn tiếp tục “chảy máu”, nạn phá rừng diễn ra công khai, thậm chí có nơi còn được chính quyền cấp giấy cho phá rừng…
Theo nhiều bà con sống cạnh bìa rừng (Tiểu khu 375 thuộc địa bàn thôn 3 xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)cho biết, tình trạng phá rừng ở đây diễn ra như cơm bữa. Thời điểm hoạt động mạnh nhất là từ đêm khuya cho tới tờ mờ sáng hôm sau, thi thoảng cũng có cán bộ Kiểm lâm, Công an địa bàn vào kiểm tra, nhưng rồi mọi chuyện… “đâu lại vào đấy”. Tiếp tục tiến sâu hơn vào rừng, không khỏi ngạc nhiên khi thấy diện tích rừng ở đây bị tàn phá trên diện rộng với hàng trăm cây gỗ dổi bị đốn hạ.
Trả lời báo chí, ông Lê Văn Chuyên - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm giải thích: “Khu vực rừng nói trên, trước đây do Công ty Cao su Bảo Lâm quản lý. Nhưng từ năm 2011, khu rừng này đã được giao lại cho cộng đồng dân cư với hơn 80 hộ dân buôn B’Ru nhận quản lý, bảo vệ. Đây là khu rừng có diện tích khoảng 540 ha và phần lớn là gỗ dổi. Lâu nay, công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng triển khai thường xuyên, nhưng không hề nhận được thông tin rừng ở đây bị chặt phá gì cả. Còn nếu có một vài cây bị chặt thì đó là do bà con họ chặt để làm nhà, nên khi cán bộ Kiểm lâm chúng tôi vào lập biên bản cũng không xử phạt được gì…”(!?)
Tại 2 huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên, tình trạng phá rừng cũng diễn ra tương tự. Theo con số thống kê, năm 2014 các cơ quan chức năng huyện Đạ Tẻh đã phát hiện và lập biên bản 174 vụ vi phạm lâm luật. Tang vật, phương tiện thu qua xử lý vi phạm gồm hơn 206m3 gỗ tròn, gỗ xẻ; 4 ô tô, 72 xe mô tô, 33 cưa tay, 14 xe lôi. Tổng tiền phạt và bán lâm sản, phương tiện tịch thu hơn 1 tỉ 88 triệu đồng. Quý I năm 2015, phát hiện và lập biên bản 64 vụ phá rừng; xử phạt hành chính 55 vụ, xử lý hình sự 1 vụ. Tịch thu gần 67m3 gỗ xẻ và gỗ tròn, 16 xe máy, 9 cưa xăng cầm tay, 2 xe lôi tự chế, số tiền thu qua xử lý hơn 123 triệu đồng.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đạ Tẻh Nguyễn Ngọc Toán cho biết: “Tình hình xâm hại đến tài nguyên rừng còn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng phá rừng trái pháp luật; khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra tại các địa bàn”.
Tại huyện Cát Tiên, nghiêm trọng nhất vẫn là vụ khai thác rừng trái pháp luật xảy ra vào tháng 11/2014 tại khu vực giáp ranh là khoảnh 1, tiểu khu 528, xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên và khoảnh 1, 2, tiểu khu 536 xã An Nhơn, Đạ Tẻh. Diện tích rừng bị khai thác gỗ trái phép là của Công ty Lâm nghiệp Đạ Tẻh và 3 hộ xã Nam Ninh, Cát Tiên quản lý, bảo vệ.
Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng Võ Danh Tuyên cho hay: Sau khi có tin báo, ngành đã huy động lực lượng cùng chủ rừng triển khai kiểm tra ngay hiện trường. Kết quả, các đối tượng đã dùng cưa xăng cầm tay hạ cây, cắt thành lóng và đưa xe  cơ giới ủi đường để kéo gỗ ra. Có 213 cây bị hạ, khối lượng lâm sản thiệt hại 363,5m3. Hiện trường có 176 lóng gỗ các loại từ nhóm II đến nhóm VIII, tổng khối lượng 302,916m3 gỗ tròn. Chi cục lập biên bản vi phạm hành chính, khởi tố vụ án hình sự, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục điều tra xử lý.
Tại huyện Lâm Hà, rừng Phi Tô hiện cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hàng trăm cây thông chết đứng vì bị ken, đốt, đổ thuốc độc vào gốc, nhiều cây bị đốn hạ bằng cưa máy vẫn còn bỏ nằm ngổn ngang tại hiện trường… Vụ tàn sát thông nói trên xảy ra tại cánh rừng nằm sau thôn Buôn Chuối (xã Mê Linh, Lâm Hà), thuộc địa bàn tiểu khu 262A  do Trạm Kiểm lâm Phi Tô - Nam Hà, Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Nam Ban được giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ.
Nạn đầu độc cây rừng theo kiểu nói trên còn xảy ra ở cả ở tiểu khu 259 (xã Đạ Đờn). Một cán bộ của Ban QLRPH Nam Ban cho biết, tổng diện tích rừng ở tiểu khu 262A bị ken chết khô, chặt phá là khoảng 6.800m2, trong đó diện tích bị ken chết đứng là 3.500m2, diện tích bị ken chết và chặt hạ trắng là 3.300m2.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, trong 4 tháng đầu năm 2015, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại địa phương vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Toàn tỉnh phát hiện, lập biên bản 601 vụ vi phạm lâm luật; trong đó có 129 vụ khai thác rừng trái phép, 158 vụ phá rừng trái phép với diện tích lên đến 74,01ha. Đáng lưu ý là so cùng kỳ 2014, số vụ phá rừng trái phép đã tăng 39 vụ với diện tích tăng  26,89ha. Các đơn vị chủ rừng để xảy ra phá rừng nhiều nhất là Ban QLR Lâm Viên; Công ty TNHH An Nguyễn; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lộc Bắc; Ban QLRPH Đạm B’ri; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh; Công ty TNHH Hoàng Minh Hồng.
Đáng quan ngại hơn, tại huyện Lạc Dương, lợi dụng danh nghĩa tận thu, tận dụng lâm sản có nguy cơ ngã đổ trong mùa mưa bão để hỗ trợ cho các hộ dân tộc thiểu số thôn Đưng K’Si làm nhà, từ tháng 4 đến tháng 9/2014, UBND huyện đã ban hành 6 văn bản cho phép các cơ quan chức năng của huyện thực hiện khai thác trên 388m3 gỗ thông tròn và gỗ tạp tại các cánh rừng phòng hộ trên địa bàn huyện mà không được sự cho phép của UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền.
Dựa vào các văn bản này, các phòng ban của huyện đã thuê Công ty TNHH Vân Nhi tổ chức phá rừng, khai thác hàng trăm mét khối gỗ mà không gặp sự cản trở nào. Theo số liệu của cơ quan chức năng, từ ngày 18/6 - 26/11/2014, có trên 263m3 gỗ (trên 249m3 gỗ thông tròn và hơn 14m3 gỗ tạp) đã được Công ty TNHH Vân Nhi đốn hạ, đưa đến bãi tập kết theo các văn bản cho phép của UBND huyện Lạc Dương. Số gỗ trên được bàn giao cho UBND xã Đạ Chais để cấp hỗ trợ cho 22 hộ dân thôn Đưng K’Si dựng nhà ở.
Tuy nhiên, đáng lưu ý là trong số gỗ được bàn giao cho UBND xã Đạ Chais, chỉ có 245,2m3 được đóng búa kiểm lâm và số gỗ xẻ giao về cho bà con làm nhà không tương xứng với khối lượng khai thác và không được công ty tiến hành các thủ tục xác nhận của Kiểm lâm theo qui định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT!
Trước sự việc nói trên, mới đây UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc ban hành văn bản chỉ đạo; lập hồ sơ, tổ chức khai thác, giám sát, nghiệm thu, chế biến... đối với khối lượng gỗ tận thu, tận dụng đã khai thác trên địa bàn huyện.
Giao cho Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, thanh tra toàn bộ việc thực hiện khai thác tận thu, tận dụng, chế biến, tiêu thụ gỗ của Công ty TNHH Vân Nhi để làm rõ những sai phạm và xử lý theo luật định. Chỉ đạo Sở NN&PTNT tỉnh làm rõ trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương trong công tác tham mưu, kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác tận thu, tận dụng gỗ tại huyện Lạc Dương. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo bằng văn bản cho UBND tỉnh trước ngày 30/5/2015.
Thiết nghĩ, đã đến lúc lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan pháp luật cần thanh tra trên diện rộng để làm rõ trách nhiệm của các đơn vị chủ rừng, cơ quan kiểm lâm thì mới hy vọng ngặn chặn được tình trạng “chảy máu” rừng nghiêm trọng đã và đang xảy ra tại địa phương như hiện nay. (Pháp Luật VN 18/5) đầu trang(
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ phá rừng, làm thiệt hại hơn 5ha rừng tự nhiên.
So với cùng kỳ năm ngoái tăng 7 vụ, diện tích bị phá tăng hơn 3ha. Số vụ phá rừng xảy ra trên địa bàn hai huyện Bù Đăng và Lộc Ninh. Trong số 9 vụ phá rừng có 7 vụ không phát hiện được đối tượng vi phạm.
Nguyên nhân của tình trạng phá rừng tăng mạnh do người dân hay tin UBND tỉnh sẽ chuyển đổi 2.000ha tại Ban quản  lý rừng phòng hộ Tà Thiết (Lộc Ninh) để trồng cao su nên liều mình lén lút xâm nhập vào để phá rừng chiếm đất, khai thác lâm sản. Mặt khác, sự phối hợp giữa chủ rừng và các lực lượng liên quan còn lỏng lẻo. (Công An Nhân Dân 17/5) đầu trang(
Sau 10 năm gắn chip để quản lý, hơn 2/3 số gấu nuôi ở Nghệ An đã "biến mất" khỏi cắc trại nuôi.
Từ năm 2003, tuy việc hút mật gấu nuôi bị cấm nhưng ở các làng quê Nghệ An, bảng quảng cáo bán mật gấu treo khắp nơi. Có lúc ICC mật gấu được bán với giá 200.000 - 300.000 đồng. Nhiều người đầu tư nuôi gấu, coi nuôi gấu là kế sinh nhai. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, mật gấu rớt giá.
“Khoảng những năm 2001 đen 2010, mỗi ngày trung bình tôi bán 5 - 7CC mật gấu, nhưng sau đó thì giảm hẳn, có khi lấy mật để đầy trong tủ lạnh nhưng lâu lâu mới có người hỏi mua. Giá mật giờ chỉ bán được 15.000 - 20.000 đổng/ICC”, ông N., một hộ dân nuôi gấu ở H.Qụỳnh Lưu kể.
Khi mật gấu rớt giá, người nuôi bắt đầu đối xử bạc bẽo với gấu. Ông Y một hộ nuôi gấu ở H.Qụỳnh Lưu cho biết, nhiều người không muốn giữ lại vì nuôi gấu không có lãi nên đã làm thịt nấu cao bán hoặc bán để nậu cao với giá 30 - 40 triệu đồng/con, tùy theo trọng lượng. Do chế tài quản lý gấu nuôi lỏng lẻo nên theo ông V, sau khi bán hoặc giết gấu, đến khi lực lượng kiểm lâm kiểm tra định kỳ, người nuôi chỉ khai báo gấu đã chết là xong.
Theo Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, năm 2005, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 300 con gấu nuôi được gắn chip quản 1) nhưng đến nay chỉ còn 92 con đang được nuôi nhốt tại các trại nuôi. Lực lượng kiểm lâm chỉ mới tiếp nhận được 2 con gấu do 2 hộ dân tự giao nộp đé chuyển cho Trung tâm cứu hộ gấu ở Sóc Sơn, số còn lại bị biến mất được người nuôi khai gấu đã chết, mặc dù kiểm lâm chưa xác nhận được trường hợp nào.
Qụỳnh Lưu là huyện có số lượng gấu nuôi nhiều nhất Nghệ An với khoảng gần 150 con vào năm 2005 nhưng theo Hạt Kiểm lâm Quỳnh Lưu, đến năm 2010 chỉ còn 76 con và năm 2014 giảm xuống còn 52 con. Ông Hồ Văn Quỳ Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Qụỳnh Lưu thừa nhận, mặc dù luật pháp cấm người nuôi gấu lấy mật gấu nhưng kiểm lâm không thể kiểm soát được tình trạng này. “Gấu họ nuôi nhốt trong nhà, khi họ đóng cửa để hút mật gấu, chúng tôi không thể tự ý vào nhà họ đê’ kiểm tra được”, ông Quỳ nói.
Theo ông Quỳ, lực lượng kiểm lâm chỉ cấm được việc người dân trưng các biển bán mật gấu công khai, chứ không thể ngăn cản triệt để việc hút mật gấu. Ngay cả việc vận chuyển, buôn bán gấu cũng khó kiểm soát vì dù đã được gắn chip nhưng kiểm lâm cấp huyện và thậm chí cấp tỉnh cũng không có máy đọc chip nên chỉ kiểm tra bằng mắt thường và trong trường hợp phát hiện dấu hiệu khả nghi về mua bán gấu thì mới mời chuyên gia từ Hà Nội mang máy vể đọc chip.
Lý giải vể con số 2/3 số gấu nuôi được gắn chip đã “biến mất” khỏi các hộ gia đình đăng ký nuôi, ông Quỳ cho rằng do gấu chết theo khai báo của người dân. Ông Quỳ thừa nhận rất khó kiểm soát việc gấu tự chết hay người nuôi giết thịt. Trong 10 năm qua, kể từ khi gắn chip để quản lý gấu nuôi, lực lượng kiểm lâm chưa phát hiện được trường hợp nào lấy mật gấu và giết thịt gấu để nấu cao.
Ông Nguyễn Hải Đăng, Phó phòng Pháp chế (Chi cục Kiểm lâm Nghệ An), cho biết mỗi năm, Chi cục chỉ đạo các hạt kiểm lâm kiểm tra gấu nuôi theo định kỳ 3 tháng một lần. Tuy nhiên, 10 năm nay, lực lượng kiểm lâm chưa phát hiện được trường hợp nào lấy mật hoặc giết gấu nấu cao dù “chắc chắc có hiện tượng này". (Thanh Niên 13/5) đầu trang(
Ông Điểu Cước (sinh năm 1957), người dân tộc M'Nông, ờ xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng (Bình Phước) là người có biệt tài cho voi nhà giao phối với voi rừng thành công để gìn giữ nòi giống voi.
Đưa tay quệt những giọt mồ hôi trên trán, ông Cước hào hứng khoe với chúng tôi: “Tôi vừa cho 3 voi nhà vào rừng quốc gia Nam Cát Tiên để giao phối với voi rừng. Cầu mong lấn này thành công”. Gia đình ông Cước có truyền thống săn bắt, nuôi voi từ nhiều đời.
Những năm kháng chiến chóng Mỹ, mỗi lẫn tải đạn, lương thực cho bộ đội, ông Cước được ông nội cho đi theo để tắm và cho voi ăn, vì thế niềm đam mê voi thấm vào máu Điểu Cước. “Sau giải phóng, rừng ở Bù Đăng rất nhiều, phương tiện chủ yếu để vận chuyển, kéo gỗ ra khỏi rừng là voi. Thời hoàng kim, trong nhà ông có 11 con voi cà đực lẫn cái, trong đó có 2 con sinh được sinh ra nhờ voi rừng”- ông Cước kể lại.
Voi nhà đẻ con rất hiếm, nhưng từ những năm 1980, khi thay voi của cậu mình thả vào rừng sau đó sinh được 1 con nhờ phối giống voqai voi rừng, ông Cước bắt chước. Kết quả là 2 năm 1990 - 1992, hai voi cái của nhà ông đẻ được 2 con nhờ voi rừng.
Ông Cước chia sẻ kinh nghiệm: Muốn voi giao phối thành công, rừng tự nhiên phải dày, ít bị tác động bởi con người, không được bắt voi lao động nhiều. Mỗi lần voi phối giống phải mất từ 2-3 tháng, chu kỳ mang thai của voi rất lâu, nếu sinh ra voi cái phải mất 2 năm, còn sinh voi đực thì con mẹ mang thai 3 năm. Về thức ăn, voi ăn đủ thứ như cỏ, chuối, mía, măng tre gai, mây rừng..., trong các món này voi thích nhất món tre gai.
Nhưng việc dùng voi để vận chuyển dần không còn phù hợp, nên gia đình ông Cước bán dần số voi cho các đơn vị du lịch ở TP.HCM và Bình Dương. Để không phải bán nốt 3 voi cái còn lại vì rừng cạn kiệt, năm 2004 ông Cước lập HTX Nông lâm nghiệp - Dịch vụ du lịch Phú Tiến và xin nhận khoán 237ha rừng phòng hộ Đồng Nai (xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng) để vừa làm kinh tế vừa có nơi thả voi. Ông Cước cùng 20 xã viên người M’Nong trồng cao su, giáng hương trên diện tích 100ha, số rừng còn lại tổ chức canh giữ làm nơi chăn voi.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước, hiện toàn tỉnh chỉ còn 8 con voi cái của 6 hộ dân đều là bà con thân tộc với ông Cước, có trọng lượng 3-5 tấn/con, tuổi từ 18-41, trong đó có 1 con hạn chế sinh đẻ do đã già. Hơn chục năm qua, đàn voi ở Bình Phước hầu như không sinh sản thêm. Ông Cước có ý muốn bán voi hoặc hoán đổi 1 voi cái láy 1 voi đực từ các khu du lịch để gây giống đàn. Vì vậy cuối nám 2014, UBND tỉnh Bình Phước đã mua 2 con voi của ông Cước với giá 1 tỷ 20 triệu đổng để bảo tồn.
“Mua xong, tỉnh giao lại cho tôi chăm sóc với mức 4,5 triệu đồng/tháng/con. Gần đây, có đàn 5 con voi từ rừng quốc gia Nam Cát Tiên thường lảng vảng gần rừng nguyên sinh do HTX Phú Tiến trông giữ. Đây là cơ hội chục năm mới có một lần, nên tôi đã xua đàn voi tới đó giao phối”- ông Cước nói. (Nông Thôn Ngày Nay 14/5) đầu trang(
Theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã mà Việt Nam là thành viên, gấu là một trong những cá thể không được phép NK vì mục đích thương mại
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thật Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị với Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế rút công bố mỹ phẩm và cấm lưu thông dòng kem chống lão hóa da Hwa Yong  dành cho nữ NK bởi Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Mono.
Theo đại diện Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, qua quá trình khảo sát các vi phạm về động vật hoang dã trên mạng internet, ENV phát hiện việc Công Ty cổ Phần Mỹ Phẩm Mono (địa chi: 66/2k Quốc lộ 22, Ấp Đông Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM) có quảng cáo bán bộ sản phẩm Kem chống lão hóa da dành cho nữ Hwa Yong trong đó chứa thành phần mật gấu. Bộ sản phẩm này được Công Ty Cổ phần Mỹ phẩm Mono NK từ Hàn Quốc và lưu hành vì mục đích thương mại.
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã mà Việt Nam là thành viên, gấu là một trong những cá thể không được phép NK vì mục đích thương mại.
Như vậy, theo đại diện ENV việc NK bộ sản phẩm Kem chống lão hóa da dành cho nữ Hwa Yong trong đó có chứa thành phần mật gấu và đưa vào lưu thông trên thị trường Việt Nam là hoàn toàn trái pháp luật và vô tình khuyến khích việc buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và đi ngược lại với mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của đất nưỏc.
Do vậy, ENV đề nghị Cục Quản lý Dược rút công bố mỹ phẩm và cấm lưu thông dòng Kem chống lão hóa da dành cho nữ Hwa Yong nhập khẩu bởi Công ty cổ phần Mỹ phẩm Mono. Đồng thời, ENV cũng đề nghị Cục không tiếp tục cấp phép lưu thông các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có thành phần từ các loại động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. (Hải Quan 18/5) đầu trang(
Ở Thừa Thiên – Huế thời gian gần đây, người dân nhiều địa phương cũng đã chặt bỏ cây cao su bán gỗ tạp để lấy đất trồng các loại cây khác.
Gia đình bà Nguyễn Thị Cúc (thôn Hiệp Hòa, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà) có hơn 6ha cao su trồng vào năm 2005. Chỉ sau 3 năm khai thác mủ, vừa qua, gia đình bà Cúc đã chặt bỏ toàn bộ diện tích cao su này để bán gỗ tạp cho một doanh nghiệp với giá 170 triệu đồng. Diện tích đất trồng cao su được gia đình này sử dụng để trồng keo.
Nguyên nhân bà Cúc chặt bỏ cao su để trồng keo là do giá mủ liên tục sụt giảm. Theo bà Cúc, với giá mủ thô 5.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng cao su gần như không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. “1ha keo nếu phát triển tốt thì chỉ sau 4-5 năm trồng là bán được 70 triệu đồng. So với cây cao su ở thời điểm này, cây keo đưa lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Cao su được coi là “vàng trắng” nhưng giờ nếu bám lấy loài cây này thì dân sẽ nghèo”- bà Cúc cho biết.
Cũng như gia đình bà Cúc, thời gian gần đây, nhiều hộ dân khác ở xã Bình Thành cũng đã chặt bỏ vườn cao su của mình bán gỗ tạp để lấy đất trồng keo. Trong đó, nhiều diện tích cao su bị chặt bỏ là cao su mới được trồng vào năm 2005, tức chỉ mới khai thác mủ được 2-3 năm.
Tương tự Bình Thành, người dân xã Hương Bình bên cạnh cũng đã và đang đua nhau chặt bỏ cây cao su để trồng keo. Theo ông Nguyễn Cảnh Thắng- Chủ tịch UBND xã Hương Bình, diện tích cao su bị người dân chặt bỏ chủ yếu là cao su gần hết thời kỳ cho mủ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều diện tích cao su bị chặt bỏ ở đây chỉ mới cho mủ từ 3-5 năm. Tình trạng chặt bỏ cây cao su cũng đã và đang diễn ra phổ biến tại huyện miền núi Nam Đông.
Ông Lê Văn Anh- Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Trà cho biết, thời gian qua, người dân trên địa bàn thị xã đã chặt bỏ hơn 50ha cao su để bán gỗ tạp cho thương lái, tập trung ở các xã Bình Thành và Hương Bình.
Còn theo ông Hồ Đính- Phó Trưởng phòng Trồng trọt- Chăn nuôi Sở NNPTNT Thừa Thiên - Huế, toàn tỉnh đã có khoảng 100ha cao su bị người dân chặt bỏ bán gỗ tạp để lấy đất trồng các loại cây khác, nhất là cây keo. Riêng tại huyện miền núi Nam Đông, người dân chặt bỏ cao su chủ yếu là để trồng cam và trồng cỏ nuôi bò. Mỗi cây cao su được thương lái mua với giá từ 100.000- 150.000 đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chặt bỏ cao su là do giá mủ từ năm 2014 đến nay xuống thấp nên người dân không còn thiết tha với cây cao su.
Ông Đính cho biết, hiện Sở NNPTNT tỉnh đang kết hợp với phòng nông nghiệp các huyện, thị xã có trồng cây cao su tuyên truyền để người dân giữ cây cao su và đầu tư thâm canh, bón phân cho cây bên cạnh việc phòng trừ sâu bệnh. (Nông Thôn Ngày Nay 18/5) đầu trang(
Sáng 16/5, đoàn những cá nhân tình nguyện và ủng hộ Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam đã hoàn thành một chặng đường dài 60 km từ Hà Nội lên Tam Đảo tham gia sự kiện “Đạp xe và chạy vì gấu” để tạo hiệu ứng cộng đồng về ý thức bảo vệ gấu, cũng như các loài động vật hoang dã.
Đây là năm thứ ba sự kiện này được tổ chức với quy mô rộng mở hơn, thu hút được thêm nhiều cá nhân tham gia đạp xe toàn chặng. Các em nhỏ cũng tham gia thử thách đạp xe tới mái nhà của gấu từ 6 km cuối. Trong chương trình sự kiện, người tham gia được trực tiếp tham quan Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam - mái nhà của hơn 100 chú gấu may mắn được về với môi trường gần giống tự nhiên; đồng thời thúc đẩy phong trào đạp xe và chạy bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe kết hợp với với tinh thần cộng đồng, giao lưu học hỏi giữa các cá nhân có chung sở thích, không phân biệt giới tính, tuổi tác, quốc tịch. (Nông Nghiệp VN 18/5) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
17/5, trong khuôn khổ hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ ba, UBND tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Công ty Cổ phần Him Lam ký biên bản ghi nhớ hợp tác trong việc phát triển cây mắc ca thành cây chiến lược mới tại tỉnh này.
Mô hình hợp tác này được triển khai tại Lâm Đồng và hướng tới nhân rộng tại các tỉnh Tây Nguyên.
Cụ thể, ba bên sẽ phối hợp xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển cây mắc-ca tại tỉnh Lâm Đồng; xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mắc-ca; khảo sát, đánh giá các vườn cây mắc-ca có năng suất, chất lượng tốt trên địa bàn; xây dựng quy trình kỹ thuật về việc trồng, chăm sóc và thu hoạch đối với cây mắc-ca; xây dựng mô hình liên kết để cung cấp vốn tín dụng cho hộ nông dân trồng loại cây này và tổ chức truyền thông và tập huấn kỹ thuật cho người nông dân.
Với mục tiêu cùng phát triển mắc-ca Việt Nam, thời gian qua, LienVietPostBank đã đồng hành với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền tỉnh Lâm Đồng và Him Lam trong việc thúc đẩy chương trình phát triển cây mắc-ca trở thành cây trồng lâm - nông - công nghiệp chiến lược mới tại Việt Nam. Theo đề án phát triển mắc-ca tại Việt Nam của LienVietPostBank và Him Lam, dự kiến trong 5 - 10 năm tới, LienVietPostBank sẽ dành khoảng 20.000 tỷ đồng đầu tư phát triển mắc ca tại các tỉnh Tây Nguyên, trong đó riêng tại Lâm Đồng là từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng.
Cũng tại hội nghị trên, LienVietPostBank và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long đã ký biên bản ghi nhớ liên kết cung cấp sản phẩm bảo hiểm liên quan đến cây mắc-ca, nhằm bảo lợi ích cho ngân hàng, doanh nghiệp và bảo đảm phòng ngừa rủi ro cho các hộ dân tham gia dự án.
Theo bản ghi nhớ hợp tác này, LienVietPostBank sẽ nghiên cứu xây dựng các chương trình tín dụng phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam với các điều kiện bảo hiểm chặt chẽ, giới thiệu khách hàng vay vốn trong chương trình này sử dụng các sản phẩm bảo hiểm của Bảo Long.
Cùng với LienVietPostBank, trong thời gian qua Công ty Him Lam cũng đã xây dựng đề án phát triển mắc-ca tại tỉnh Lâm Đồng, tiến hành khảo sát các điểm trồng mắc-ca tại tỉnh này; gia nhập Hiệp hội Mắc-ca Úc; chuẩn bị kế hoạch triển khai xây dựng vườn giống cây mắc ca quy mô lớn và dự kiến triển khai xây dựng nhà máy chế biến hạt mắc-ca vào tháng 7 tới. (VnExpress 17/5) đầu trang(
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) khi ĐTCK đề cập đến việc hiện nay trên thị trường có nhiều luồng thông tin khác nhau về cây mắc ca.
Theo ông Hưởng, các quan tâm đó đồng thời có cả những điểm tốt và những điểm chưa tốt cũng sẽ giúp cho dự án phát triển hoàn thiện hơn, mạnh mẽ hơn.
Nếu tính từ thời điểm Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên” cách đây 3 tháng, thì đến nay LienVietPostBank, Him Lam và các nhà đầu tư đã làm được rất nhiều việc.
Cụ thể, đã hình thành được 2 nhà máy chế biến mắc ca, một là của nhà đầu tư Úc ở Khe Sanh, Quảng Trị đã khởi công và một nhà máy nữa của Him Lam sẽ khởi công vào tháng 7 để trước hết đón đầu sản phẩm, bao tiêu mắc ca cho nông dân.
Ngoài ra, LienVietPostBank đã ban hành quy định quy trình cho vay cây mắc ca. Ngay tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội lần thứ 3, LienVietPostBank, Him Lam đã ký với Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên bản ghi nhớ, trong đó riêng Lâm Đồng sẽ được đầu tư khoảng 10 ngàn tỷ đồng cho mắc ca và các đối tượng khác.
Ngân hàng cũng duy trì 20 ngàn tỷ trong 10 năm nữa cho Tây Nguyên để phục vụ các dự án phát triển cây mắc ca kết hợp tái canh cây cà phê, trồng xen giữa cà phê và mắc ca.
Đồng thời, LienVietPostBank cũng đã nghiên cứu kỹ các thị trường Mỹ, Úc, Trung Quốc và hợp đồng với các chuyên gia Úc để làm việc cho Him Lam, LienVietPostBank chuyên về phát triển thị trường và kỹ thuật mắc ca.
Để dự án đầu tư vào cây mắc ca thành công, không thể không kể đến chính sách tín dụng rất ưu đãi của ngân hàng cho các hộ gia đình. Hoạch định của LienVietPostBank là ưu đãi cho các hộ gia đình và DN vay tín dụng trung dài hạn với kỳ hạn vay lên tới 7-10 năm và ân hạn cả nợ gốc và lãi trong 5 năm đầu.
Mặc dù thực tế nếu trồng chăm sóc đúng kỹ thuật thì chỉ trong 2 năm mắc ca đã ra quả, năm thứ 4 đã cho sản lượng, lợi nhuận cao nhưng năm thứ 6 các hộ gia đình và DN mới bắt đầu trả dần cả gốc và lãi.
Cụ thể hơn, để đầu tư vào vườn cây mắc ca, các chi phí đầu tư cơ bản bao gồm: 1) chi phí cây giống; 2) chi phí cơ sở hạ tầng (bao gồm chi phí đất, làm cỏ và đào hố trồng cây); 3) chi phí phân bón; 4) chi phí tưới tiêu; 5) chi phí phòng chống dịch bệnh; và 6) chi phí nhân công. Trong các chi phí này, chi phí 1 cây giống tốt hiện nay dao động từ 70.000-80.000 đồng.
Tổng chi phí ước tính trồng mắc ca trong 4 năm đầu vào khoảng từ 75-130 triệu đồng/ha đối với hộ gia đình và khoảng 100-160 triệu đồng/ha đối với DN.
Hiện nay, giá bán của hạt mắc ca trên thị trường Việt Nam có thể lên tới 150.000 - 300.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán tới 500.000 đồng/kg hạt tại vườn... phụ thuộc vào nhu cầu mua làm giống hoặc mức độ chế biến của sản phẩm.
Tuy nhiên, theo quan điểm của LienVietPostBank thì trong trung dài hạn khi cây mắc ca được trồng ở quy mô lớn thì giá bán mắc ca sẽ tiến sát mặt bằng giá thế giới.
Cụ thể, giá bán hạt mắc ca Việt Nam sẽ tương đương giá bán mắc ca trên thế giới là 50.000-60.000 đồng/kg (tính theo mức giá bán ra tối thiểu).
Dưới tất cả các hình thức trồng mắc ca: trồng thuần (mật độ trồng 350-400 cây/ha) và trồng xen canh (mật độ trồng 200-250 cây/ha), trung bình tới năm thứ 5 khi cây bắt đầu cho thu hoạch là doanh thu đã đủ để bù đắp chi phí phát sinh trong năm.
Vì hộ gia đình có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều so với DN, nên hộ gia đình hoàn vốn đầu tư được sớm hơn (trong 6 năm) so với DN (trong 7 năm). Từ năm thứ 8 trở đi, doanh thu ổn định ở mức cao, đảm bảo cuộc sống cho người trồng thoát nghèo và có thể làm giàu từ mắc ca.
Tiềm năng như vậy nhưng hình như người nông dân và các nhà đầu tư hiện nay vẫn chưa mạnh dạn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang mắc ca. Theo ông Hưởng có mấy nguyên nhân sau:
Thứ nhất, còn quá nhiều người, kể cả một số cán bộ của các ngành chức năng chưa hiểu hết giá trị kinh tế của loại cây này, vì ít đi khảo sát thực tế nên cứ nói đến cây trồng mới thì tốt nhất là tìm cách đưa ra lý luận tránh rủi ro cho chính mình sau đó là lo xa cho nông dân...
Thứ hai, người nông dân và nhà đầu tư chưa đủ nguồn lực để thực hiện vì với nguồn vốn ít sẽ khó tiếp cận và mở rộng vườn cây mắc ca.
Thêm vào đó, cây mắc ca lai chưa có quy hoạch phát triển chính thức ở một số tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng, vấn đề đầu ra cho hạt mắc ca tưởng chừng dễ dàng nhưng thực tế sẽ tiềm ẩn nhiều khó khăn do mặc dù thị trường thế giới vẫn có nhu cầu tiêu thụ mắc ca cao nhưng các DN Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được thị trường này.
Cùng với đó, sự hạn chế của kỹ thuật bảo quản, chế biến mắc ca khiến chất lượng đầu ra của mắc ca giảm sút...
Để phát triển cây mắc ca thành một cây nông, lâm sản chủ lực cần có quy hoạch rõ ràng về vùng trồng cây mắc ca bên cạnh các yêu cầu về nguồn giống chất lượng cao và tư vấn kỹ thuật trồng - thu hái - chế biến.
Để cây mang lại hiệu quả thực sự, cần huy động nguồn vốn ưu đãi và cho vay trung dài hạn bởi nếu không trồng chăm sóc đúng kỹ thuật thì sau 4 năm cây mới cho thu hoạch cao và thời gian đầu triển khai trồng cần đầu tư lớn về giống cây trồng, phân bón hóa chất và hệ thống tưới tiêu trong khi bà con nông dân lại không thể thu xếp được nguồn vốn lớn trong thời gian dài như vậy.
Vì vậy, một chính sách hỗ trợ, bảo đảm về vốn, tín dụng ưu đãi và bảo hiểm nông nghiệp mới có thể khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng sang hướng mới hiệu quả hơn, thay thế hoặc trồng xen canh cây cà phê.
Tuy vậy, giải pháp chính là phải có nhiều người, nhiều ngành lo cho dân thực sự bằng hành động đổi mới chứ không phải lời nói suông; trong đó truyền thông đóng vai trò rất quan trọng.
Ông Hưởng cho rằng kế hoạch phát triển cây mắc ca của LienVietPostBank và Him Lam sẽ đi theo đúng kế hoạch, vì hiện nay sau 3 tháng, Thủ tướng Chính phủ đã có 3 văn bản chỉ đạo các bộ, ngành và các tỉnh quy hoạch cây mắc ca, xác định nguồn giống mắc ca.
Bên cạnh đó, các câu hỏi hóc búa của những người khó tính nhất khi bàn câu chuyện mắc ca cũng đã có lời giải đáp thỏa đánh trên những vườn mắc ca tại Việt Nam đã được 10 - 15 năm tuổi trồng theo đúng kỹ thuật và các đơn vị bao tiêu sản phẩm hỗ trợ vốn đã vào cuộc. (Tin Nhanh Chứng Khoán 19/5) đầu trang(
Sở Nông nghiệåp và PTNT tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), giai đoạn 2012 - 2015.
Theo đó, tổng số vốn triển khai dự án gần 62,2 tỷ đồng. Trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới hơn 51,6 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh. Các địa phương thực hiện dự án đã phát triển được gần 6.594ha rừng, đạt 109,9% kế hoạch...
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền đề nghị: Sở tiếp tục triển khai nhiệm vụ ngành lâm nghiệp, phát huy kết quả dự án vừa qua để nhân ra diện rộng; chỉ đạo các huyện khai thác tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế rừng theo chiều sâu; chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ các mô hình cụ thể. (Đại Biểu Nhân Dân 18/5) đầu trang(
Chiều ngày 15/5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, trồng rừng thay thế năm 2014 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2015 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hữu Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Trong năm 2014, tỉnh Kon Tum đã huy động nguồn thu vào quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đạt trên 242 tỷ 833 triệu đồng; trong đó: thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt 212 tỷ 250 triệu đồng, thu tiền trồng rừng thay thế đạt gần 22 tỷ 266 triệu đồng và thu tiền lãi từ ngân hàng đạt trên 8 tỷ 317 triệu đồng.
Tổng số tiền đã giải ngân đến hết niên độ năm 2014 đạt 204 tỷ 816 triệu đồng, bao gồm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và tiền trồng rừng thay thế cho các chủ rừng, cộng đồng khu dân cư và hộ dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Thông qua hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân trực tiếp tham gia bảo vệ rừng.
Ngoài ra, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR và trồng rừng thay thế đã góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững, tăng khả năng phòng hộ của rừng, điều hòa khí hậu, lưu giữ và cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện cũng như sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển KT-XH của từng địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện chính sách vẫn còn một số tồn tại, yếu kém như: Tình trạng xâm hại tài nguyên rừng vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, một số diện tích rừng khoán quản lý bảo vệ còn bị phát làm nương rẫy, khai thác trái phép; UBND các xã, thị trấn còn lúng túng, chậm lập Phương án bảo vệ rừng và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng hoặc lập chưa đúng quy định; việc lập hồ sơ hiện trạng của các tổ chức này cũng chưa đầy đủ, đúng quy định; công tác nghiệm thu chưa đảm bảo thời gian quy định; công tác lập, phê duyệt dự toán của các đơn vị chưa kịp thời, đúng niên độ.
Tại Hội nghị, các đại biểu nghiêm túc, khách quan nhìn nhận, phân tích rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm để có những giải pháp phù hợp trong trong thời gian đến.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh biểu dương những nỗ lực, phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị chủ rừng và các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong thời gian qua, đã góp phần đem lại những thành quả bước đầu. Trong thời gian tới, đề nghị Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tham mưu UBND tỉnh xem xét việc xử lý đối với các cơ sở sản xuất thủy điện không chấp hành nộp tiền dịch vụ môi trường rừng.
Sở Nông nghiệp và PTNT khẩn trương lấy ý kiến của các ngành liên quan  tham mưu UBND tỉnh về đề nghị thành lập Ban chi trả cấp huyện do các Hạt Kiểm lâm kiêm nhiệm; hoàn chỉnh các Báo cáo thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Phương án Bảo vệ rừng và sử dụng tiền DVMTR của UBND các xã, thị trấn; thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét Dự án trồng rừng thay thế của các đơn vị; có kế hoạch nghiệm thu diện tích rừng cung ứng phù hợp. UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, giám sát chặt chẽ tình hình triển khai chính sách chi trả DVMTR của các chủ rừng trên địa bàn; các nội dung vượt thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo kịp thời.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng khẩn trương điều chỉnh kế hoạch chi trả DVMTR các năm theo số thực thu, trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét; tiếp tục phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, các Sở, ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền. Các đơn vị chủ rừng, các đơn vị không phải là chủ rừng nhưng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tăng cường khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện nghiêm các quy định về chi trả cho hộ nhận khoán theo quy định.
Riêng các đơn vị được UBND tỉnh giao kế hoạch trồng rừng thay thế khẩn trương lập dự án trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét. Các Ban chi trả cấp huyện thực hiện nghiệm thu, chi trả tiền DVMTR cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo đúng quy định. (Kontum.gov.vn 16/5) đầu trang(
Tỉnh Yên Bái hiện có 4 Cty lâm nghiệp và 3 lâm trường. Các lâm trường gần như đã ngừng hoạt động từ nhiều năm nay, sống như chết, còn các Cty lâm nghiệp thì dật dờ.
Việc tái cơ cấu lại ngành lâm nghiệp tỉnh Yên Bái cần mạnh tay cắt bỏ những khối u ác tính đã di căn mới mong phát triển... Từ năm 2010 tỉnh Yên Bái thực hiện đề án đổi mới, sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh, chuyển đổi thành các Cty TNHH MTV lâm nghiệp, còn 3 lâm trường: Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn không thể chuyển đổi được do nợ ngập đầu, kinh doanh không hiệu quả thì vẫn khoác chiếc áo lâm trường.
Kể từ năm 2013 Lâm trường Lục Yên không báo cáo nổi tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh, đồng nghĩa lâm trường này đã chết. Nguyên nhân dẫn tới cái chết của Lâm trường Lục Yên là không quản lý được nguồn vốn, đất đai khiến cho nợ nần ngập đầu không thể trả nổi.
Theo bảng cân đối kế toán gửi Sở Tài chính tỉnh Yên Bái, tới ngày 31/12/2012 Lâm trường Lục Yên có tổng nợ 26,591 tỷ (lấy tròn số). Trong đó nợ ngắn hạn 18,34 tỷ, nợ dài hạn 8,25 tỷ. Tình trạng nợ nần diễn ra từ nhiều năm nay đối với Lâm trường Lục Yên, nhìn vào đâu cũng thấy nợ, nợ tứ tung ngũ hành, nợ triền miên năm này qua năm khác: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ người bán hàng, nợ thuế nhà nước...
Xin nêu vài con số nợ nần bất tận của lâm trường này: Nợ phải trả người bán hàng 4,331 tỷ, nợ thuế 3,049 tỷ, nợ người lao động 492,043 triệu... Ông Ngô Phạm Khái - GĐ Xí nghiệp Phân bón hóa chất Apatit Việt Nam cho biết: Lâm trường Lục Yên mua của Xí nghiệp 100 tấn phân bón cho dự án trồng chè từ tháng 1/2008, với số tiền là 500 triệu. Đến nay đã hơn 7 năm trời, xí nghiệp đã bao nhiêu lần cử người tới đòi nợ, nhưng lâm trường vẫn cứ chây ì không chịu trả.
Được biết Lâm trường Lục Yên không chỉ nợ chúng tôi mà còn nợ nhiều khách hàng khác, đến nỗi muốn bắt nợ nhưng không có tài sản gì để bắt. Giám đốc Lâm trường ông Nguyễn Quang Trịnh thì không thể gặp nổi để đối chiếu công nợ. Không rõ lâm trường này hoạt động ra sao, nếu họ giải thể hay phá sản thì chúng tôi còn xử lý được, còn hiện nay số nợ đó vẫn treo trên sổ sách không quyết toán nổi...
Cám cảnh với những món nợ khó đòi của LT Lục Yên, bà Nguyễn Thị Kim Nga - Phó GĐ Ngân hàng TMCP Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Yên Bái cho biết: Số nợ mà Lâm trường Lục Yên nợ NH chúng tôi đến nay là 10,827 tỷ. Đây là món nợ quá hạn đã lâu và không biết đến bao giờ lâm trường trả được. Ngoài nợ Ngân hàng Đầu tư - Phát triển, Lâm trường Lục Yên còn nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Yên Bái 8,427 tỷ cả gốc và lãi. Gồm 5 món nợ vay trồng rừng từ năm 1997 đến năm 2003. Các món nợ trồng rừng kinh doanh ít là 2 chu kỳ khai thác, nhiều là 3 chu kỳ nhưng đến nay lâm trường vẫn chưa trả nổi. Không chỉ vay trồng rừng lâm trường còn vay mở rộng xưởng SX giấy đế và đũa xuất khẩu.
Có thời gian Lâm trường Lục Yên nổi như cồn được nhiều lãnh đạo tỉnh và Trung ương tới thăm, đánh giá là mô hình điểm trong phát triển kinh tế kết hợp giữa trồng rừng và chế biến. Với hai dây chuyền SX giấy đế và một dây chuyền SX đũa, người dân trồng và bảo vệ rừng huyện Lục Yên mừng khấp khởi vì có nơi tiêu thụ: Tre, nứa, vầu... là lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng.
Nhưng tiếc thay, chỉ sau vài năm hoạt động hai cơ sở SX giấy đế và đũa XK phải đóng cửa vì nợ nần và thua lỗ trầm trọng buộc phải đóng cửa. Máy móc phải bán để trả nợ, tất cả vốn liếng tan tành mây khói. Lo lắng tiền vay bị mất, ngày 5/7/2011 Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển, chi nhánh tỉnh Yên Bái, đã cùng nhau lập biên bản phát mại tài sản thế chấp đối với Lâm trường Lục Yên để thu hồi nợ.
Bao gồm các tài sản hình thành từ vốn vay: Máy móc thiết bị dây chuyền SX giấy đế, nhà cửa, vật kiến trúc, công trình phụ trợ, quyền sử dụng đất... Nhưng khổ nỗi Lâm trường Lục Yên không chỉ nợ các ngân hàng mà còn nợ nhiều bạn hàng khác, với món nợ 26,591 tỷ, dẫu bán hết tài sản cũng không trả hết nợ. Tài sản đáng giá nhất của lâm trường hiện là khu nhà làm việc, còn nhà máy và ô tô thì đã cầm cố hay đội nón ra đi từ lâu.
Lâm trường Văn Yên cũng vay vốn Ngân hàng Đầu tư - Phát triển và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi nhánh Yên Bái. Tổng số vốn vay của hai ngân hàng là 8,137 tỷ để trồng rừng kinh doanh và trồng chè từ năm 1998 đến năm 2003. Rừng đã khai thác nhưng không trả nợ ngân hàng, còn đồi chè thì thành đồi... chè vè.
Ông Nguyễn Văn Nguyên - GĐ Lâm trường Văn Yên than thở: Khi nhậm chức GĐ tôi phải tiếp nhận các món nợ mà các thế hệ GĐ trước để lại. Lâm trường vay tiền cho dân trồng rừng và trồng chè thì không đòi được, nợ chồng chất, tiền lãi gần bằng tiền gốc rồi. Đất đai đã bàn giao cho Cty Cao su 935 ha, đất lâm trường quản lý hiện chỉ còn 527 ha, do không có vốn nên diện tích này công nhân và người dân tự bỏ vốn trồng rừng. Khả năng trả được nợ vô cùng khó khăn, chúng tôi đang lập phương án giải thể, để 16 cán bộ, công nhân còn lại được hưởng chế độ nào thì hưởng...
Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Bình vay vốn trồng rừng của Ngân hàng Đầu tư - Phát triển từ năm 2000 đến 2003, các thế hệ GĐ ở đây đã chặt cây bán từ lâu nhưng không trả nợ ngân hàng, nợ nần để lại cho thế hệ sau, tệ hại hơn có GĐ còn chặt cả cây chưa đến tuổi khai thác trước khi nghỉ hưu. Tổng số nợ mà Cty đang nợ ngân hàng là 3,474 tỷ, trong đó nợ gốc là 1,643 tỷ, nợ lãi 1,831 tỷ. Ông Phạm Đăng Hân - GĐ Cty ngán ngẩm: Hiện nay chúng tôi đang phải kéo cày trả nợ, làm được đồng nào là lo trả nợ ngân hàng...
Làm việc với PV Báo NNVN, ông Trần Văn Bảo, GĐ Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Yên Bái, cho biết: Hiện nay ngân hàng chúng tôi có 4 đơn vị nợ xấu đó là: Cty Lâm nghiệp Thác Bà, Cty Lâm nghiệp Yên Bình, Lâm trường Lục Yên và Lâm trường Văn Yên với tổng số nợ là 12,8 tỷ. Ngân hàng chưa thể khoanh nợ được vì các đơn vị này đang tồn tại...
Nhận xét về hoạt động kinh doanh của các lâm trường ở Yên Bái, ông Vũ Văn Minh - GĐ Sở Tài chính không ngần ngại: Các lâm trường hiện giờ chỉ là những xác chết chưa chôn được. Tỉnh Yên Bái đang tìm các phương án giải thể hay phá sản, nhưng còn nhiều điểm vướng chưa làm được. (Nông Nghiệp VN 18/5) đầu trang(
Cty lâm nghiệp và lâm trường ở Yên Bái được giao hàng ngàn ha đất rừng, nhưng thực chất họ chỉ quản lý được 1/3.
Số diện tích còn lại giao cho công nhân và người dân, hoặc bị người dân xâm lấn. Muốn đòi lại cũng không được, bởi thế hàng ngàn ha đất rừng chủ quản lý một người, sử dụng lại là người khác. Các Cty lâm nghiệp và lâm trường giống như chuyện “đười ươi giữ ống”. Tình trạng này kéo dài không biết đến bao giờ...
Tổng diện tích rừng và đất rừng tỉnh Yên Bái giao và cho thuê đối với 4 Cty lâm nghiệp và 3 lâm trường là 15.929,44 ha, sau khi giao cho Cty CP Cao su Yên Bái và Cty CP luyện kim khai khoáng Việt Đức hiện còn 14.336,14 ha. Như vậy, các Cty lâm nghiệp và lâm trường đang là những “đại điền chủ” lớn nhất tỉnh Yên Bái hiện nay. Như chúng tôi đã phản ánh ở bài viết trước, thì các “đại điền chủ” rừng và đất rừng này đang ngắc ngoải sống dở chết dở.
Hai lâm trường Lục Yên và Văn Yên mấy năm nay không báo cáo nổi tài chính, thực chất đã chết từ lâu, nhưng do hồn ma chưa thoát xác, nên hai chữ "lâm trường" vẫn còn tồn tại vì cái xác chưa chôn được. Lâm trường Văn Chấn cũng chẳng khá hơn, hiện đang sống thoi thóp nhờ số tiền quỹ chi trả môi trường rừng. Nhưng vẫn đang phải gánh trên vai món nợ 2,141 tỷ (lấy tròn số) thì chưa biết lấy gì để trả.
Trong khi đó hàng chục ngàn hộ dân đang thiếu đất SX, nảy sinh mâu thuẫn, khiến họ xâm lấn đất rừng của các lâm trường và các Cty lâm nghiệp đang quản lý. Cty Lâm nghiệp Yên Bình được tỉnh Yên Bái cấp sổ đỏ 1.433,1 ha, trong đó có 41 ha đất giao, 1.397,4 ha đất thuê lâu dài ở 6 xã: Tân Nguyên, Bảo Ái, Cẩm Ân, Tân Hương, Đại Đồng và thị trấn Yên Bình. Nhưng thực chất Cty đang trồng và kinh doanh trên diện tích 558 ha, còn 874 ha người dân và công nhân đang canh tác.
Giải thích vì sao lại có chuyện trái khoáy này, ông Phạm Đăng Hân, GĐ Cty giải thích: Trước đây do thiếu vốn để trồng rừng, nguyêu liệu không tiêu thụ được, lãi suất tiền vay lại cao, có năm lãi suất 2,5%/tháng. Buộc lâm trường khi đó phải giao cho dân và công nhân lâm trường trồng rừng với thỏa thuận ăn chia theo tỷ lệ nhất định. Đến nay số diện tích đó đang nằm trong tay người dân rất khó đòi...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Cty đã thực hiện việc thu quản lý phí đối với diện tích 874 ha thì vấp phải sự phản ứng quyết liệt của người dân. Họ lý luận rằng: Trước đây lâm trường không có tiền trồng rừng phải mời chúng tôi trồng để mà giữ đất. Dân tự bỏ vốn trồng, Cty có giúp chúng tôi gì đâu mà đòi ăn chia? Thế là xảy ra kiện cáo, đơn từ gửi đi khắp nơi, Cty đành thôi cho xong chuyện. Hình thức quản lý rừng này là chuyện “đười ươi giữ ống”, Cty không hề thu được lợi ích gì từ diện tích rừng này.
Trong số diện tích 558 ha mà Cty đang quản lý trong đó khoảng 300 ha Cty khoán theo các hình thức: Khoán trắng cho công nhân, khi khai thác công nhân nộp lại cho Cty phần trăm theo quy định: Tiền quản lý, tiền lập hồ sơ trồng và khai thác. Hình thức thứ hai: Cty và công nhân cùng góp vốn đầu tư, khi rừng đến tuổi khai thác lợi nhuận chia đôi. Còn 258 ha Cty tự bỏ vốn trồng, thuê người bảo vệ. Trong số đó có khoảng 100 ha thì giao giá trị rừng hiện có nếu ai có tiền trả cho Cty một lần, đến khi khai thác họ toàn quyền bán, lỗ lãi họ chịu.
Hình thức giao giá trị rừng này không khác gì chuyện bán rừng non để có tiền trang trải nợ nần. Với các hình thức khoán rừng trên, có thể hiểu đây là một kiểu “phát canh thu tô” mới và bán rừng non mà Cty buộc phải làm vì không có vốn trồng rừng. Cũng tương tự như Cty Lâm nghiệp Yên Bình, Cty Lâm nghiệp Việt Hưng được giao và cho thuê đất 2.201,75 ha.
Ông Mai Văn Hoàng, GĐ Cty cho biết: Trong đó giao khoán theo Nghị định 135 khoảng 1.500 ha, số công nhân nhận giao khoán là 500 ha còn lại giao cho các hộ dân.
Mặc dù đây là đất Cty thuê, nhưng trước đó đã giao theo Nghị định 01, Cty muốn thu hồi số đất đó cũng không thu được, vì cuộc sống người dân đã gắn bó với rừng rồi. Các hộ đều có đơn nhận khoán, Cty chỉ thu không quá 5% theo Quyết định 178 của Bộ NN-PTNT. Còn lại hơn 700 ha Cty tự bỏ vốn trồng rừng, khoán cho công nhân từng công đoạn.
Điển hình cho việc “đười ươi giữ ống” là Lâm trường Lục Yên. Với diện tích thuê 1.521,5 ha đất rừng, lâm trường đã giao khoán cho 76 hộ gia đình công nhân và người dân trong khu vực. Nhưng theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên - Môi trường Yên Bái số 1566/KL-STNMT ngày 5/8/2014 thì thấy việc giao khoán rừng của Lâm trường Lục Yên “tùm lum” hết chỗ nói.
Xin được nêu một vài ví dụ mà kết luận thanh tra đã nêu: Tại xã Trung Tâm, lâm trường giao khoán được 167,7 ha còn 35,5 ha chưa giao khoán được. Diện tích và ranh giới giao khoán cũng vênh nhau khá lớn. Ví dụ, gia đình ông Ngô Văn Tuấn - thôn Vạn Thìu, Trần Văn Liên - thôn Sài Dưới, Trần Văn Phụng - thôn Ngòi Thìu, ranh giới đất giao khoán không đúng giữa bản đồ và thực tế. Tổng diện tích đất rừng lâm trường chưa giao khoán ở 7 xã là 777,6 ha.
Theo kết luận thanh tra thì toàn bộ diện tích đất lâm trường thuê để trồng rừng, lâm trường đều khoán lại cho người dân và công nhân trồng, toàn bộ 100% tiền vốn người dân tự bỏ ra, lâm trường thu chi phí quản lý là 30%. Kết luận thanh tra phải hạ một câu, gọi kiểu khoán này là: Hình thức phát canh thu tô. Thực tế Lâm trường Lục Yên có thu được 30% giá trị rừng mà người dân khai thác khi mà bộ máy của lâm trường đã tê liệt từ mấy năm nay?
Cũng trong tình cảnh thê thảm như vậy, Lâm trường Văn Yên hiện còn 527 ha, thực tế lâm trường chỉ quản lý giao khoán cho công nhân và người dân hơn 200 ha, còn lại 300 ha thì bị xâm lấn và đất dốc, sỏi đá không trồng gì được. Bộ máy của lâm trường hiện còn 16 người, ai kiếm được việc gì thì làm, cả GĐ và PGĐ đều đi làm thuê, khi thì nhận việc chỉ đạo trồng cao su, khi gieo quế bán cho dự án trồng rừng, mọi người phải tự bỏ tiền để đóng bảo hiểm. Mong ước lớn nhất của cán bộ và công nhân ở đây là lâm trường sớm được giải thể, để mọi người tự kiếm việc làm. Còn cứ như hiện nay thì tương lai vô cùng mù mịt.(Nông Nghiệp VN 19/5) đầu trang(
Theo quan điểm của các DN chế biến gỗ thì sự phát triển quá nóng của ngành chế biến và XK dăm gỗ (ngành dăm) đang làm mất cơ hội cho ngành chế biến gỗ.
Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định và tổ chức Forest Trends vừa tổ chức hội thảo Đối thoại DN: "Vai trò của gỗ nguyên liệu NK trong ngành chế biến gỗ Việt Nam và hướng đi cho ngành chế biến dăm gỗ XK".
Theo quan điểm của các DN chế biến gỗ thì sự phát triển quá nóng của ngành chế biến và XK dăm gỗ (ngành dăm) đang làm mất cơ hội cho ngành chế biến gỗ bởi 70 - 80% sản lượng gỗ rừng trồng được hiện nay được đưa vào chế biến dăm phục vụ XK. Báo cáo tại hội thảo cho thấy, ngành dăm của Việt Nam liên tục phát triển trong khoảng 1 thập kỷ vừa qua.
Kể từ năm 2011, Việt Nam đã trở thành quốc gia có lượng dăm gỗ XK lớn nhất thế giới. Năm 2014 Việt Nam đã XK được 6,97 triệu tấn dăm khô, tương đương với 13,9 triệu m3 gỗ nguyên liệu và đạt kim ngạch 958 triệu USD. Mặc dù khối lượng và kim ngạch XK năm 2014 giảm so với năm 2013 bởi thị trường năm 2014 có biến động lớn, xu thế chung cho thấy thị trường XK dăm vẫn tiếp tục được mở rộng trong tương lai khi quý I/2015, XK dăm gỗ đạt hơn 200 triệu USD.
Theo TS Tô Xuân Phúc, tổ chức Forest Trends, cả nước hiện có 130 cơ sở chế biến XK dăm đang vận hành, tăng 16% so với con số 112 nhà máy của năm 2012. Với tổng công suất thiết kế của các nhà máy trên 8 triệu tấn dăm khô/năm, các nhà máy hoạt động hết công suất sẽ đòi hỏi một lượng gỗ nguyên liệu đầu vào tương đương với trên 16 triệu m3, hầu hết từ nguồn rừng trồng. Xu thế thị trường XK tiếp tục được mở rộng như hiện nay là tín hiệu cho thấy số lượng các nhà máy dăm sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Tuy nhiên, theo TS Tô Xuân Phúc, sự phát triển của ngành dăm đã và đang làm nảy sinh những tranh luận nảy lửa giữa ngành dăm và ngành chế biến gỗ, bởi hai ngành này cùng sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là gỗ rừng trồng. Tranh luận cũng xoay quanh các cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng trồng theo hướng giảm lệ thuộc vào nguồn gỗ nguyên liệu NK cho ngành chế biến thông qua việc hạn chế XK dăm và khuyến khích trồng rừng gỗ lớn.
Theo quan điểm của các DN chế biến gỗ tại hội thảo, sự hình thành và phát triển của ngành dăm đã làm mất cơ hội cho ngành chế biến gỗ, bởi 70 - 80% sản lượng gỗ rừng trồng được đưa vào chế biến dăm phục vụ XK. Các DN chế biến gỗ cũng cho rằng XK dăm là XK nguyên liệu thô và chỉ mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội hạn chế.
Dựa trên quan điểm này, ngành chế biến gỗ kiến nghị hạn chế sự phát triển của ngành dăm, nhằm phát triển rừng trồng gỗ lớn, từ đó tạo nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào cho ngành chế biến gỗ.  Nếu làm được điều này, nguồn gỗ rừng trồng sẽ được đưa vào chế biến sâu, từ đó mang lại lợi ích cao hơn cho cả DN chế biến gỗ và người trồng rừng.
Thêm vào đó, ngành chế biến gỗ có cơ hội giảm sự lệ thuộc vào nguồn gỗ nguyên liệu NK và điều này không những giúp cho các DN chế biến gỗ giảm được rủi ro có liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gỗ NK mà còn giúp cho ngành gỗ phát triển bền vững.
Tranh luận gay gắt Khác với quan điểm của các DN chế biến gỗ, các DN dăm phản bác lại rằng, diện tích rừng trồng của Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây là do sự hình thành và mở rộng của ngành dăm. Nói cách khác, ngành dăm đang có vai trò "bà đỡ" nguồn gỗ rừng trồng và điều này tạo động lực quan trọng đẩy nhanh việc mở rộng diện tích, góp phần cải thiện sinh kế cho hàng triệu hộ dân tham gia trồng rừng. Các DN dăm cho rằng hiện đang thiếu vắng các yếu tố thúc đẩy hộ trồng rừng gỗ lớn làm nguyên liệu cho chế biến gỗ và trồng rừng làm nguyên liệu dăm là sự lựa chọn phù hợp của nhiều hộ gia đình.
Theo Giám đốc Cty liên doanh Trồng và chế biến gỗ rừng trồng Việt Nam Lê Công Cẩn, từ năm 2000, khi Chính phủ bỏ đánh thuế XK và điều kiện hạn ngạch đối với XK dăm gỗ đã làm thay đổi diện mạo cho ngành chế biến dăm gỗ và trồng rừng SX khi rất nhiều DN bắt tay vào đầu tư. Cùng với cơ chế thị trường đã tác động mạnh đến yếu tố cạnh tranh dẫn đến giá XK từ khoảng 60 USD/tấn khô đến nay đạt khoảng 142 USD tấn/khô. Năng suất trồng rừng từ 30 tấn/ha đến nay đạt khoảng 100 tấn/ha. Giá trị 1 ha rừng trồng từ khoảng 15 triệu/ha đến nay đạt khoảng 100 tấn/ha.
Như vậy, vai trò, vị trí của ngành dăm trong phát triển lâm nghiệp không hề nhỏ. Phát biểu tại hội thảo, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, tháng 2/2015, Bộ NN-PTNT ra quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai phương án quản lý SX dăm gỗ giai đoạn 2014-2020 trong đó nhấn mạnh “rà soát, sắp xếp các cơ sở SX dăm gỗ gắn với vùng nguyên liệu nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả trong SX dăm”. Nhằm giảm lượng dăm gỗ SX theo lộ trình đã đề ra, Bộ kiến nghị áp dụng chính sách thuế theo hướng “tăng thuế XK dăm gỗ và giảm thuế XK đối với sản phẩm gỗ tinh chế XK”.
Trước đề xuất tăng thuế của Bộ NN-PTNT, các DN chế biến gỗ ủng hộ, song DN XK dăm phản ứng rất gay gắt. Tuy nhiên, phần lớn nhiều ý kiến cho rằng, hạn chế sự phát triển của ngành dăm với mục đích tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm gỗ rừng trồng là định hướng hoàn toàn hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh ngành chế biến gỗ đang tiếp tục phải lệ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ NK. Hạn chế sự phát triển của ngành dăm nếu tạo được gỗ lớn sẽ tạo cơ hội cho việc gia tăng giá trị của sản phẩm gỗ, từ đó đem lại lợi ích kinh tế cho cả ngành chế biến gỗ và người trồng rừng.
Nhưng câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là chính sách và các công cụ nhằm hạn chế sự phát triển của ngành dăm, bao gồm cả việc áp dụng thuế XK dăm, cần phải được thiết kế và thực hiện như thế nào để tránh làm ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình đang tham gia trồng rừng? Khi nào nên áp dụng thuế XK dăm và khi áp dụng thì mức thuế nào là phù hợp? Với mức thuế như vậy, các bên liên quan trong chuỗi cung dăm hiện nay sẽ chịu tác động như thế nào?
Bên cạnh đó, cần có các cơ chế hiệu quả và an toàn ví dụ như bảo hiểm rừng trồng nhằm giảm thiểu rủi ro do thiên tai. Ngoài ra, sự thiếu vắng các yếu tố thúc đẩy hộ trồng rừng gỗ lớn làm nguyên liệu cho chế biến gỗ và trồng rừng làm nguyên liệu dăm là sự lựa chọn phù hợp của nhiều hộ gia đình.
Cụ thể, hiện đang tồn tại một số khó khăn nội tại của hộ như hạn chế về nguồn thu tiền mặt, khó tiếp cận được nguồn tín dụng. Điều này làm hộ thiếu nguồn lực đầu tư nhằm kéo dài chu kỳ cây do vậy không tạo được gỗ lớn. Hơn nữa, các yếu tố bên ngoài hộ như thiếu nguồn giống tốt, rủi ro do thiên tai, khó tiếp cận với các DN chế biến gỗ cũng là các khó khăn hạn chế hộ phát triển gỗ lớn. Vì vậy, nhiều đại biểu cho rằng, để có được gỗ lớn, cơ chế chính sách cần được phát triển theo hướng giải quyết thỏa đáng các khó khăn nội tại của hộ cũng như các yếu tố hạn chế bên ngoài. (Nông Nghiệp VN 19/5) đầu trang(
Đến nay, diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện mới được 2.445 ha, đạt 22% kế hoạch.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND các tỉnh tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, đặc biệt là sang đầu tư xây dựng các công trình thủy điện phải hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2015; đồng thời, hỗ trợ giải quyết đất đai để trồng lại rừng trên địa bàn.
Phó Thủ tướng lưu ý đối với các dự án, Chủ đầu tư đã nộp tiền về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh thì phải khẩn trương chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để bố trí trồng rừng ngay không để tồn quỹ. Trường hợp địa phương không còn quỹ đất thì khẩn trương nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Trung ương để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch bố trí cho các tỉnh khác.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18/2/2014 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 2/CT-TTg ngày 24/1/2014 và văn bản số 10065/VPCP-KTN ngày 16/12/2014 của Văn phòng Chính phủ.
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương đến tháng 12/2014, có 28/55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã trồng rừng thay thế được 7.191 ha; trong đó diện tích trồng trong năm 2014 là 4.648 ha, đạt 35% tiến độ kế hoạch năm; bao gồm: diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện 2.445 ha, đạt 22% kế hoạch; diện tích trồng thay thế diện tích rừng đã chuyển sang mục đích khác 2.203 ha, đạt 104% kế hoạch.
Cách đây chưa đầy 2 năm, Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội từng cho biết, mặc dù trách nhiệm trồng rừng thay thế là bắt buộc đối với các dự án thủy điện, nhưng trong nhiều năm qua, hầu hết các chủ đầu tư đều trốn tránh trách nhiệm, thậm chí không nộp phí dịch vụ môi trường rừng mà không ai bị truy cứu trách nhiệm. Nguyên nhân là bởi Nghị định 23 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành từ tháng 3/2006 nhưng hơn 7 năm mới có Thông tư hướng dẫn.
Đáng lưu ý, Viện Quản lý rừng bền vững chỉ rõ, một phần đáng kể rừng bị phá phục vụ thủy điện là rừng tự nhiên có giá trị lớn về lâm sản và sinh thái. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định thủy điện lấy mất bao nhiêu diện tích rừng thì phải trồng lại bấy nhiêu. Còn giá trị những diện tích rừng bị thu hồi này thì chưa có văn bản pháp luật nào quy định. Ngay cả Thông tư số 24 được ban hành tháng 5/2013 cũng không quy định vấn đề này.
Trong khi đó, từng trao đổi với Đất Việt,  ông Phạm Hồng Lượng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định: "Cho tới nay chưa có một đồng tiền nào của chủ dự án làm thủy điện được gửi về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng”. Nguyên nhân là vì chưa có một cơ chế, chế tài nào quy định việc xử  lý, ép buộc doanh nghiệp, chủ đầu tư phải nộp tiền, số tiền cụ thể là bao nhiêu nên mới có hiện tượng có quỹ phát triển rừng mà rừng vẫn mất.
Không những chây ỳ, có chủ đầu tư thậm chí còn đề xuất gây sốc: dùng rừng cao su thay thế rừng trồng bù thuỷ điện. Đó là câu chuyện diễn ra vào năm 2014 và chủ nhân của đề xuất này là đại diện Nhà máy Thuỷ điện La Hiêng (Phú Yên).
Khi đó, đại diện nhà máy xin lấy diện tích mà chủ đầu tư đã trồng cao su để kinh doanh trước đây thay thế diện tích rừng mà nhà máy thủy điện này cần phải trồng.
Đề xuất này lập tức vấp phải sự phản đối của các cơ quan chức năng và giới chuyên gia. Bà Đặng Thị Lành, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên nói thẳng: không bao giờ tỉnh chấp nhận đề nghị này.
“Rừng cao su đâu có thay thế được rừng trồng bù thủy điện?. Cao su không phải là rừng. Phía doanh nghiệp chỉ nói vậy cho vui chứ không ai chấp nhận đề nghị buồn cười đó. Đó là còn chưa kể rừng cao su trước đó được doanh nghiệp trồng để kinh doanh, nay đòi đưa ra thế vào diện tích cần bù thì đúng là không nghe được”, bà Lành nói. (Đất Việt 19/5; Chính Phủ + Vietnam+ 18/5) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
16/5, hơn 35.000 công dân Ecuador đã tham gia ngày hội trồng rừng với mục tiêu trồng 350.000 cây thuộc hơn 210 loài khác nhau trên cả nước.
Bộ trưởng Môi trường Ecuador Lorena Tapia cho biết nếu mục tiêu đề ra được hoàn thành, nước Nam Mỹ sẽ thiết lập kỷ lục Guinness về số người tham gia cũng như số lượng cây được trồng trong một lễ hội trồng rừng trên thế giới.
Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Đây là lần đầu tiên Ecuador tiến hành lễ hội trồng rừng trên toàn quốc.
Bà Tapia cũng cho biết từ năm 2008 tới nay, trong nỗ lực triển khai chính sách quốc gia về bảo tồn và trồng rừng, gần 1,5 triệu ha rừng ở nước Nam Mỹ đã được bảo vệ, chiếm 4,3% diện tích Ecuador và 840 triệu cây mới đã được trồng.
Chính phủ Ecuador đã đầu tư 73 triệu USD trong giai đoạn 2008-2014 cho các chương trình bảo vệ rừng. (Vietnam+ 18/5) đầu trang(
Một công dân Việt Nam bị giới chức Kenya bắt giữ vì sở hữu 12 kg sừng, đuôi tê giác và răng sư tử trị giá gần 130.000 USD.
Ông Judy Jebet, chỉ huy tổ điều tra hình sự sân bay, cho biết Vu Anh Tuan, 47 tuổi, bị bắt tại sân bay quốc tế Jomo Kenyatta sáng sớm 16/5, khi đang trung chuyển từ Mozambique về Việt Nam.
Lực lượng an ninh đã phát hiện vẻ ngoài khả nghi của ông Tuan khi ông đáp chuyến bay xuống Kenya lúc nửa đêm.
"Khi kiểm tra hành lý, chúng tôi tìm thấy các sản phẩm trên được bọc trong giấy nylon", Xinhua dẫn lời ông Jebet cho biết. Cảnh sát và giới chức bảo vệ động vật hoang dã ở Kenya đang điều tra vụ việc.
Các nguồn tin cho rằng số sừng và đuôi tê giác trên có thể xuất phát từ những con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi. Tê giác được cho là đã tuyệt chủng tại nam Mozambique. Ông Tuan sẽ ra tòa trong hôm nay.
Những năm gần đây, nhu cầu mua bán sừng tê ở châu Á tăng cao do nhiều người tin rằng đây là một thứ thần dược có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư.
Trong năm 2013, có 39 người nước ngoài, bao gồm 9 người Việt, bị bắt giữ vì buôn lậu các sản phẩm từ động vật hoang dã ra khỏi Kenya. (VnExpress 18/5) đầu trang(./.
Biên tập: Hương Giang