Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 18 tháng 09 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Sai phạm của Cty Grobest phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm trên cát ở xã Kỳ Phương (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khi chưa đủ thủ tục, đến nay cơ quan chức năng vẫn không dám xử lý mà chỉ biết "chờ" họ hoàn thiện thủ tục, mặc dù thời điểm Cty này chặt phá rừng đã cách đây hơn 3 tháng.
Như Báo Lao Động đã phản ánh, những ngày đầu tháng 6, người dân thôn Ba Đồng (xã Kỳ Phương) rất bức xúc khi rừng phòng hộ phi lao ven biển của thôn được trồng cách đây 60 - 70 năm có ý nghĩa rất lớn trong việc chắn cát, chắn mưa bão bỗng nhiên bị một doanh nghiệp (DN) chặt phá để triển khai dự án nuôi tôm trên cát. Ngày 6.6, Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Kỳ Anh đã đến hiện trường kiểm tra.
Lúc này, phía Cty Grobest còn thiếu thủ tục chuyển đổi rừng phòng hộ ven biển sang nuôi tôm trên cát, thiếu dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng, thiếu báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hạt KL đã đình chỉ việc chặt phá rừng và yêu cầu phải hoàn thiện thủ tục mới được tiếp tục thi công.
Tuy nhiên, những ngày sau đó, phía Cty Grobest vẫn tiếp tục chặt phá rừng. Ngày 1.8, đại diện Chi cục KL tỉnh vào kiểm tra hiện trường tại thôn Ba Đồng thì diện tích rừng phi lao đã bị chặt hạ khoảng 9ha, mật độ 350 cây/ha, đường kính gốc 22 - 35cm.
Sở dĩ phía Cty Grobest ngang nhiên chặt phá rừng khi chưa đủ thủ tục, vì văn bản số 1390 ngày 10.4 của UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đồng ý chủ trương điều chỉnh quy hoạch khoảng 40ha tại thôn Ba Đồng sang nuôi tôm trên cát.
Văn bản chỉ đạo "trong khi làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch, BQL Khu kinh tế (KKT) tỉnh giới thiệu địa điểm, cắm mốc để tiến hành bồi thường, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án ngay trong tháng 4, nhưng yêu cầu nhà đầu tư có cam kết về tiến độ, thời gian hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định".
Sau khi báo Lao Động đăng bài viết "Phá rừng phòng hộ để nuôi tôm trên cát: Hất dân ra biển để cưa cây phá rừng", ngày 14.8, Sở NNPTNT Hà Tĩnh đã có văn bản yêu cầu kiểm tra và báo cáo sự việc. Ngày 25.8, Chi cục KL Hà Tĩnh có báo cáo khẳng định, hiện trạng khu đất tại thôn Ba Đồng mà Cty Grobest triển khai san ủi làm hồ nuôi tôm là rừng trồng cây phi lao, quy hoạch phòng hộ, mật độ 350 cây/ha, đường kính khoảng 22 - 25cm. Diện tích đã san ủi là 9,62ha.
Báo cáo của Chi cục KL ngày 25.8, sau khi khẳng định việc Cty Grobest phá rừng phòng hộ khi chưa đủ thủ tục nhưng cuối cùng cũng chỉ biết yêu cầu Cty khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục có liên quan đến việc triển khai dự án nuôi tôm trên cát tại xã Kỳ Phương, chứ không nhắc gì đến xử lý sai phạm chặt phá rừng.
Lý do được ông Nguyễn Huy Lợi - Chi cục trưởng Chi cục KL Hà Tĩnh - cho biết, vị trí Cty Grobest thực hiện dự án nuôi tôm ở xã Kỳ Phương, từ năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định quy hoạch thuộc vào KKT Vũng Áng, nay là KKT tỉnh nên không thuộc chức năng quản lý của ngành KL nữa, mà trách nhiệm thuộc về KKT Vũng Áng.
Tại Quyết định số 1076 của Chính phủ ngày 20.8.2007 về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng đến năm 2025 thì phạm vi quy hoạch gồm 9 xã, trong đó có xã Kỳ Phương. Tuy nhiên, theo quyết định này, "quy hoạch phải có khu công viên cây xanh và rừng phòng hộ ven biển, nhằm đảm bảo chất lượng sống và phòng, chống thiên tai cho cư dân đô thị và các khu chức năng". Mặc dù quyết định đã nêu rõ như vậy, nhưng UBND tỉnh Hà Tĩnh vẫn đồng ý cho điều chỉnh quy hoạch KKT Vũng Áng để phá rừng phòng hộ ven biển tại xã Kỳ Phương, cho Cty Grobest nuôi tôm trên cát.
Sáng 9.9, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Hà Tĩnh - ông Hán Duy Anh - cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa thấy cơ quan, đơn vị nào trình thủ tục xin chuyển đổi rừng phòng hộ ở thôn Ba Đồng (xã Kỳ Phương) sang nuôi tôm trên cát. Cũng theo ông Anh, nếu như có thủ tục chuyển đổi rừng thì phải qua Chi cục Lâm nghiệp. Ông Hồ Anh Tuấn - Trưởng BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh - thì cho rằng, theo quyết định thành lập KKT Vũng Áng của Chính phủ thì xã Kỳ Phương đã thuộc quy hoạch KKT.
Với lại, UBND tỉnh cũng đã có quyết định đồng ý điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng đến năm 2025, trong đó điều chỉnh hơn 36ha đất cây xanh ở thôn Ba Đồng sang nuôi trồng thủy sản cho nên rừng phi lao ở thôn Ba Đồng không cần phải chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang dự án nuôi tôm nữa.
"Đúng là phía Cty Grobest còn thiếu thủ tục đánh giá tác động môi trường khi triển khai thực hiện dự án. Cái này tôi cho nợ, họ sẽ bổ sung sau" - ông Tuấn nói. Chiều 9.9, ông Ngô Đình Vân - Phó BQL KKT tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, thủ tục đánh giá tác động môi trường tại dự án nuôi tôm trên cát ở xã Kỳ Phương hiện vẫn đang thực hiện ở giai đoạn cuối, đã gần hoàn thiện. (Lao Động 18/9) đầu trang(
Ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam cho biết Hạt Kiểm lâm huyện Nông Sơn đã khởi tố vụ án phá rừng với quy mô lớn trên địa bàn huyện.
Trước đó, qua công tác tuần tra, truy quét, Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam và Hạt Kiểm lâm huyện Nông Sơn đã phát hiện tại tiểu khu 640, 642 thuộc vùng sâu, vùng xa nhất của xã Quế Lâm (huyện Nông Sơn) một lượng lớn gỗ xẻ gồm 257 phách gỗ với tổng khối lượng hơn 51m3 gỗ các loại như chò, gõ, huỳnh, xoan đào, thuộc nhóm gỗ từ nhóm I đến nhóm VII.
Toàn bộ số gỗ này bị các đối tượng khai thác trái phép và tập kết tại địa điểm trên, chờ mưa lũ, nước sông suối dâng cao sẽ xuôi theo sông Thu Bồn về đồng bằng tiêu thụ.
Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường nhằm ngăn chặn lâm tặc tẩu tán số gỗ trên. Đến sáng 18/9, lực lượng kiểm lâm đã đưa ra bìa rừng hơn 100 phách gỗ.
Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc. (VietnamPlus 18/9) đầu trang(
Cơ quan Kiểm lâm TP Đà Nẵng vừa quyết định khởi tố 4 vụ phá rừng, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an tiếp tục điều tra, khởi tố bị can, truy tố trước pháp luật về hành vi hủy hoại tài nguyên rừng.
4 vụ phá rừng bị khởi tố gồm: 2 vụ phá rừng phòng hộ tại tiểu khu 44 lâm phận xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, xảy ra vào cuối tháng 5/2014, tổng diện tích thiệt hại 3,51 ha; vụ đốt rừng phòng hộ tại tiểu khu 49 N, khu vực đầu nguồn hồ Trước Đông, xã Hòa Nhơn ngày 6/6/2014 do 3 đối tượng là Nguyễn Trường (1968), Nguyễn Văn Phước (1977), Nguyễn Xuân Sỹ(1986), đều trú thôn Trước Đông thực hiện, làm 2,1 ha rừng bị hủy hoại hoàn toàn; vụ cháy rừng tại các tiểu khu 52, 53 lâm phận xã Hòa Phú do Đặng Phước Dũng, ở thôn Hòa Hải, xã Hòa Phú gây ra, thiệt hại 106 ha rừng sản xuất, phòng hộ và rừng đặc dụng.
Trước đó UBND huyện Hòa Vang đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nguyễn Hoàng (1985) trú thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc (Hòa Vang) 40 triệu đồng về hành vi vận chuyển gỗ trái phép và Vũ Thị Nga (1980) trú tổ 132, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, 30 triệu đồng về hành vi tương tự.
Được biết, vào đêm 11/5/2014, lực lượng kiểm lâm Hòa Vang đã phát hiện Nguyễn Hoàng lái xe 92C 02388 chở 61 phách gỗ tổng khối lượng 62,2 m3 do bà Vũ Thị Nga thu mua của lâm tặc đang trên đường về xuôi đã bắt giữ, tịch thu và xử lý. (Nông Nghiệp Việt Nam 18/9, tr15) đầu trang(
Chỉ trong vòng chưa đầy 5 năm, hơn 4,5 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp của Cty lâm nghiệp Trường Xuân (xã Trường Xuân, H. Đắc Song, tỉnh Đắc Nông) bị phá và xâm chiếm.
Điều bất ngờ là sai phạm tại Cty này được ngành chức năng xác định nghiêm trọng “đến mức cần chuyển hồ sơ để xử lý hình sự”, nhưng cuối cùng chẳng một ai bị xử lý.
Những cánh rừng ở các tiểu khu 1687, 1706, 1707 thuộc quản lý của Cty TNHH MTV lâm nghiệp Trường Xuân (gọi tắt là Cty lâm nghiệp Trường Xuân) bị “cạo trọc” như những chú chim bị vặt trụi lông. Đi giữa rừng sâu nhưng chẳng thấy cây rừng, chỉ thấy toàn mì, ngô, tiêu, cà-phê.
Theo điều tra, tại những khu vực này, việc xâm canh, mua bán đất rừng diễn ra công khai. Anh Y Thái (thôn 3, xã Trường Xuân) cho biết: “Vợ chồng tôi hiện đang trồng xen canh 1 ha mì và cà-phê. Dăm bảy năm trước, tôi cùng gia đình vào đây xâm canh. Khai phá xong, tôi để đất trống một thời gian nhưng không thấy cán bộ Cty Trường Xuân vào giải tỏa. 2 năm nay tôi mới bắt đầu trồng cây”.
Anh Ma Khánh (thôn 3, xã Trường  Xuân) thật thà kể: “Gia đình tôi trồng tổng cộng 1,6 ha mì và cà-phê. Trong số đó có 1,2 ha được tôi mua với giá 4 triệu đồng/1 sào, 4 sào còn lại bản thân tôi khai phá mà có được”.
Ông Thái Gia Hoan, Trưởng Phòng tổ chức hành chính, Cty lâm nghiệp Trường Xuân thừa nhận, có nhiều hộ dân xâm canh đất của Cty, sau đó bán lại cho các hộ di cư từ phía Bắc vào với giá từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha. Cty biết nhưng cũng bất lực.
Tại Cty lâm nghiệp Trường Xuân, diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị mất từ năm 2008 đến cuối năm 2013 là 4,5 nghìn ha (trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 3,5 nghìn ha). Ông Thái Gia Hoan, đại diện chủ rừng “điểm mặt” những nguyên nhân gây mất rừng: Đất rừng do Cty quản lý nằm gần TX. Gia Nghĩa (Đắc Nông) nên giá cao, nhiều người thèm muốn; chi phí hỗ trợ bảo vệ rừng hằng năm không đủ chi trả các hoạt động bảo vệ rừng; nhân viên bảo vệ rừng vốn đã mỏng, lại bị nợ lương nên chưa toàn tâm toàn ý bảo vệ rừng; dân di cư tự do nhiều, nhu cầu đất sản xuất cao... nên dù muốn dù không thì rừng vẫn bị mất”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Khánh, Phó chủ tịch UBND H. Đắc Song thẳng thắn thừa nhận có tình trạng cán bộ Cty “chân trong chân ngoài”,  “có sự tiêu cực” khiến rừng bị mất. Một thực tế được ghi nhận là việc các cấp, các ngành còn có quan niệm “ỷ lại”, cho rằng việc giữ rừng thuộc trách nhiệm của Cty nên họ cũng không sâu sát, chưa tích cực tăng cường phối hợp bảo vệ rừng là một trong những nguyên nhân khiến rừng ở đây bị “chảy máu”.
Điều khó hiểu là diện tích rừng mỗi năm đều bị mất, nhưng hằng năm, Cty lâm nghiệp Trường Xuân lại xây dựng phương án khoán quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên toàn bộ diện tích được giao chứ không khấu trừ diện tích rừng bị mất.
Diện tích rừng bị mất “khủng”, nhưng Cty lại báo cáo mất 181 ha.  Điều này làm dư luận đặt ra câu hỏi. Ông Vũ Minh Khôi, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Đắc Nông nêu quan điểm: “Cty không dám báo cáo vì sợ bị kiểm điểm”. Ngược lại, ông Thái Gia Hoan lại “chối”: “Cái đó thì không biết, có thể do cán bộ Cty yếu, khi đi đo đạc thì bị nhầm lẫn. Hoặc có thể có diện tích rừng bị phá nhưng không biết được”?!
Kết luận thanh tra toàn diện tại Cty lâm nghiệp Trường Xuân do UBND tỉnh Đắc Nông vừa ban hành xác định, Cty này có những sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp khi để mất, lấn chiếm hàng ngàn héc-ta; Cty quản lý rừng và đất rừng lỏng lẻo, có sự buông lỏng; rừng bị mất nhưng Cty không có biện pháp phối hợp với cơ quan chức năng để tiến hành ngăn chặn; che giấu cơ quan chức năng trong việc báo cáo không trung thực diện tích rừng bị mất...
Sai phạm này liên quan đến trách nhiệm của giám đốc Cty lâm nghiệp Trường Xuân Trần Quyết Tâm, nghiêm trọng đến mức cần chuyển hồ sơ để xử lý hình sự. Bản kết luận vạch ra nhiều “lỗi” như vậy, nhưng cuối cùng, “bản án” dành cho người đứng đầu Cty chỉ là “miễn truy cứu trách nhiệm hình sự”, chỉ “xử lý hành chính ở mức nghiêm khắc”. Lý do được đưa ra: “Sai phạm diễn ra trong thời gian dài, liên quan đến tập thể, lãnh đạo Cty, cơ chế chính sách...”.
Kết luận thanh tra cũng nêu rõ việc mất rừng của Cty lâm nghiệp Trường Xuân có liên quan đến trách nhiệm của Sở NN&PTNT Đắc Nông, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt Kiểm lâm H. Đắc Song, UBND H. Đắc Song, UBND xã Trường Xuân, nên yêu cầu các đơn vị trên nghiêm túc kiểm điểm.
Hiện Cty lâm nghiệp Trường Xuân chỉ còn 1,7 nghìn ha trên lưu vực 4 con suối lớn là suối Đắc Nông, Đắc Rung, Đắc R’tih, Đắc Búc So. Diện tích rừng này nằm ở vị trí đầu nguồn,  nếu tiếp tục mất sẽ tác động lớn đến môi trường, nguồn nước ở các địa bàn xung quanh, nhất là TX Gia Nghĩa. Trước thực trạng Cty lâm nghiệp Trường Xuân không còn khả năng quản lý bảo vệ rừng, tỉnh Đắc Nông giao các đơn vị liên quan phối hợp với chủ rừng lập một số điểm chốt chặn tại những địa bàn xung yếu để ngăn chặn việc phá rừng. Động thái này của tỉnh Đắc Nông dù chậm nhưng rất cần thiết để “cứu” diện tích rừng còn lại.
Tỉnh Đắc Nông hiện có 14 Cty lâm nghiệp với diện tích rừng quản lý là 160 nghìn ha. Một vị giám đốc Chi cục Lâm nghiệp từng khẳng định với chúng tôi rằng: “Một trong những nguyên nhân khiến rừng bị “chảy máu” là việc chưa xử lý nghiêm các đối tượng xâm hại rừng, khiến lâm tặc “nhờn” thuốc,  nên việc phá rừng vẫn còn diễn ra”. Vậy, một chủ rừng  có nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, với những sai phạm “đến mức cần phải chuyển hồ sơ để điều tra xử lý về mặt hình sự”..., cuối cùng lại “chỉ xử lý hành chính” thì liệu “hình phạt” này đã đủ tính  răn đe chưa?
Rồi các Cty lâm nghiệp còn lại, khi nhìn vào “bản án hành chính” mà Cty lâm nghiệp Trường Xuân nhận, liệu đã biết sợ mà “gồng mình” giữ rừng, hay lại cứ... buông lỏng quản lý vì cho rằng “mất rừng cũng chẳng chết ai”? Với “bản án” này, ai dám khẳng định sẽ không có thêm một Cty lâm nghiệp Trường Xuân thứ 2, thứ 3 và thứ n nữa? (Công An TP Đà Nẵng 18/9) đầu trang(
Chuyện “không thể và có thể” chi nữa đây Tư Quảng Nam? Lâm sản trái phép lọt trạm kiểm soát lâm sản êm ru. “Con voi” to chừng nào? Chui “lỗ kim” mô? Có chừng 10m3 gỗ chứ mấy! còn “lỗ kim” là Trạm Kiểm soát lâm sản Dốc Kiền (H, Đông Giang, Quảng Nam).
Mà 10 khối gỗ “lọt” trạm như thế nào? Vào một đêm của tháng 8-2014, có chiếc ô-tô chở khoảng 10m3 gỗ đi từ hướng Quảng Nam về Đà Nẵng. Do biết rõ nguồn gốc số gỗ trên xe không thể “đường đường chính chính” qua trạm nên tài xế bèn dừng xe cách Trạm Kiểm soát lâm sản Dốc Kiền khoảng nửa cây số  “tìm” cách vượt trạm.
Sau đó, bác tài này tính kế “xé lẻ” từng phách gỗ để “chui” qua lối cổng phụ của Trạm Kiểm soát lâm sản Dốc Kiền (rộng chưa đến 2m) nên huy động hơn 20 xe thồ chở từng phách gỗ vượt trạm chuyển sang một ô-tô khác chờ sẵn phía bên kia...
20 xe máy sao chở một lần hết 10m3 gỗ? Tất nhiên là phải quay nhiều vòng mới xong. Ủa, rứa cán bộ Trạm Kiểm soát lâm sản Dốc Kiền không biết chi hết? Chắc mấy ảnh làm việc cả ngày vất vả nên ngủ say! Lực lượng kiểm lâm không biết. Rứa ai phát hiện sự việc?
Do hiếu kỳ, một người dân chứng kiến đã dùng ĐTDĐ quay toàn cảnh sự việc rồi gửi cho các cơ quan chức năng ở Quảng Nam nên chuyện “con voi chui... lỗ kim” ni mới bị... phanh phui.
Về vụ việc này, đã liên hệ với những người có trách nhiệm để tìm hiểu nhưng tất cả đều không phát biểu gì bởi vụ việc đang trong quá trình điều tra. Chỉ biết, những cán bộ trong ca trực được yêu cầu viết tường trình và cơ quan CA đang xác minh để có hướng xử lý cụ thể. Mong rằng, vụ việc sẽ được xử lý nghiêm theo pháp luật chớ để “con voi lại chui... lỗ kim”. (Công An TP Đà Nẵng 18/9) đầu trang(
Sáng 18-9, tin từ Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau một tuần nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, ông Hồ Sỹ Tường (SN 1957), Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), đã tử vong ngày 17-9.
Trước đó, vào khoảng 13 giờ ngày 11-9, tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Đức Dũng và Tân Hương thuộc huyện Đức Thọ, xảy ra một vụ cháy rừng thông. Đám cháy nhanh chóng lan rộng nên UBND huyện Đức Thọ đã phải huy động hơn 200 người từ các lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự cùng cán bộ, người dân 2 xã giáp ranh có rừng bị cháy để tham gia dập lửa.
Đến 22 giờ cùng ngày đám cháy mới được khống chế. Trong quá trình tham gia chữa cháy rừng ông Hồ Sỹ Tường, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đức Thọ, đã kiệt sức phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Ông Nguyễn Huy Lợi, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Nhận được tin anh Tường phải nhập viện khi tham gia chữa cháy rừng cơ quan đã đến tham hỏi động viên tuy nhiên sức khỏe anh Tường ngày càng yếu dần, đến ngày 17-9 thì mất. Hiện chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục để nạn nhân được hưởng các chế độ liên quan theo quy định”. (Người Lao Động 18/9) đầu trang(
Vào chiều tối 16/9, Công ty Vàng Phước Sơn dùng 3 xe tải và 1 xe cẩu vận chuyển máy móc ra khỏi Nhà máy Vàng Phước Sơn, đóng tại địa bàn thôn 4, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn.
Khi xe vận chuyển đến Trạm kiểm soát liên ngành thôn 4, xã Phước Đức đã bị lực lượng kiểm tra gồm Kiểm lâm và Công an đã chặn lại không cho qua trạm.
Ông Thiều Đình Lan, Hạt Kiểm lâm huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết: Khoảng 15h ngày 16/9, Công ty chở máy móc qua đây, anh em ở Trạm thực hiện chỉ thị của huyện, đã giữ lại.
Ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, trước khi huyện ra thông báo, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vàng Phước Sơn đã kịp thời tẩu tán một số máy móc ra khỏi Công ty này.
Lý do mà công ty TNHH Vàng Phước Sơn đưa ra là vận chuyển máy móc xuống Công ty THHH Vàng Bồng Miêu, cả 2 Công ty này đều thuộc Công ty Besra Việt Nam.
Trước đó, Công ty TNHH Vàng Phước Sơn đã từng bị Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cưỡng chế hóa đơn, phong tỏa tài sản ngân hàng vì chây ì nợ hơn 300 tỷ đồng tiền thuế Nhà nước. Công ty chính thức tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh vào ngày 22/7.
Đến ngày 4/8 vừa qua, UBND huyện Phước Sơn đã có Thông báo về việc tăng cường kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp này.
Tập đoàn Besra (Canada) là chủ đầu tư của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn và Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu sau thời gian hoạt động ở Việt Nam đã đào được tất cả khoảng 7 tấn vàng, tuy nhiên Tập đoàn này đang nợ đọng thuế vào khoảng 300 tỷ đồng.
Ông Lương Đình Đường, Cục phó Cục Thuế tỉnh Quảng Nam khẳng định: "Phải xác định việc nợ thuế hàng trăm tỷ đồng của Tập đoàn Besra đối với ngân sách tỉnh Quảng Nam là vi phạm nghiêm trọng Luật Quản lý thuế Việt Nam. Quy định pháp luật thuế là phải nộp kịp thời, để chính quyền địa phương còn sử dụng kịp thời tiền thuế đó chi cho ngân sách Nhà nước nữa.
Pháp luật thuế Việt Nam đã quy định phải nộp thuế cho ngân sách Nhà nước là ngày 20 của tháng đó, còn chậm nộp để qua ngày 21 của tháng đó là chậm nộp, là nợ thuế. Mà ở đây Tập đoàn Besra nợ hàng trăm tỷ đồng tiền mấy năm liền".
Ông Lương Đình Đường khẳng định: "Cục Thuế tỉnh Quảng Nam đang nắm giữ đầy đủ, rất rõ ràng con số sản lượng vàng mà Besra khai thác tại 2 mỏ vàng này là bao nhiêu tấn, bán được bao nhiêu tiền, tất cả đều có giấy tờ, chứng cứ”.
Giữa tháng 8/2014, Bộ Tài chính đã gửi văn bản yêu cầu 2 Cty phải thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế; 2 Cty phải hợp tác và cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ để Cục thuế tỉnh Quảng Nam có căn cứ thực hiện các biện pháp quản lý theo đúng quy định pháp luật.
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Cục Thuế tỉnh, cơ quan có liên quan của tỉnh (Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Kế hoạch - Đầu tư,...) nghiên cứu trình UBND tỉnh xác định mức giá tính thuế tài nguyên đúng quy định pháp luật; phù hợp với thực tế, trình UBND tỉnh xem xét quyết định theo thẩm quyền.
Tại cuộc họp báo tháng 8/2014, ông Nguyễn Chín, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, chính quyền tỉnh tiếp tục thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với Tập đoàn Besra theo đúng pháp luật. (Đất Việt 18/9; Pháp Luật TPHCM 18/9) đầu trang(
Trong khi Hạt Kiểm lâm Vườn  quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng xử phạt một cán bộ y tế vận chuyển thịt sơn dương trái phép nhận được sự ủng hộ đồng tình của dư luận thì TAND tỉnh lại có phán quyết đầy khó hiểu.
Sáng 26/2/2014, trên đường 20 thuộc VQG PN - KB, lực lượng kiểm lâm phát hiện ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1970, quê xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình), là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch điều khiển xe máy chở một gói thịt bọc trong nilon. Bằng các biện pháp nghiệp vụ và căn cứ vào đặc điểm thịt, da, lông, lỗ chân lông, gói thịt được xác định là 4kg thịt sơn dương.
Từ hành vi vận chuyển động vật thuộc nhóm 1B trái pháp luật, căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) 2012 và Nghị định 157/2013/NĐ-CP, Hạt Kiểm lâm (KL) VQG PN - KB đã ra quyết định xử phạt ông Toàn 15 triệu đồng. Sau đó, ông Toàn khởi kiện và ngày 21/8, TAND tỉnh Quảng Bình mở phiên sơ thẩm tuyên hủy quyết định xử phạt ông Toàn. Tuy nhiên, qua các tình tiết của vụ việc và theo dõi tại phiên tòa, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi lập luận và phán quyết của Hội đồng xét xử (HĐXX).
Theo đó, TAND tỉnh Quảng Bình cho rằng: "Tổ kiểm lâm số 6 (phát hiện vi phạm của ông Toàn) đều là kiểm lâm viên, chưa có chứng chỉ giám định chuyên ngành, lập biên bản xác nhận bằng nghiệp vụ và kinh nghiệm của mình, khẳng định đó là thịt sơn dương mà không qua biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành là không đủ cơ sở vững chắc để kết luận"; "Đồng thời, không thực hiện niêm phong tang vật trước người vi phạm trước khi đem đi bảo quản để người có thẩm quyền xử phạt trưng cầu giám định, xác minh có hay không có hành vi vi phạm là không đảm bảo tính khách quan".
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những lập luận này của HĐXX là không có cơ sở, bởi tại Điểm c Khoản 1 Điều 12 Nghị định 119/2006/NĐ-CP quy định công chức kiểm lâm khi thi hành công vụ có quyền hạn:"Xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi VPHC theo quy định của pháp luật".
Mục II Quyết định 09/2006/QĐ-BNV ngày 5/10/2006 của Bộ Nội vụ quy định kiểm lâm viên có nhiệm vụ: "Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền". Và trên thực tế, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình (là cơ quan quản lý về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Hạt KL VQG PN - KB) đã có công văn trả lời TAND tỉnh Quảng Bình về việc kiểm lâm viên của hạt này có quyền xác định thịt sơn dương làm cơ sở cho việc ra quyết định xử phạt VPHC.
Thực tế cho thấy, tang vật của vụ việc là 4kg thịt bao gồm cả da và lông nên trong vụ việc này, KL có đầy đủ cơ sở để xác định số thịt nói trên là thịt sơn dương và lập biên bản, xử phạt VPHC.
Vì vậy, việc xác định được tang vật là cơ sở ban đầu để xét hành vi vi phạm trước khi lập biên bản xử phạt VPHC và điều này thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ của các kiểm lâm viên Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này không cần phải giám định tang vật vì ông Toàn đã thừa nhận hành vi của mình bằng việc ký tên vào các quyết định và biên bản từ phía KL nên đây không là trường hợp cắn phải niêm phong tang vật trước mặt người vi phạm. Mặc khác, các văn bản pháp luật không hề quy định KL viên phải có chứng chỉ giám định chuyên ngành thì mới xác định được chủng loại lâm sản như tòa kết luận.
Việc tòa căn cứ vào lời khai của ông Toàn rằng ông ký vào biên bản vi phạm là do bị ép buộc lại càng không có cơ sở. Ông Toàn là Trạm trưởng Trạm Y tế nên đủ trình độ để nhận thức được hậu quả do hành vi mình gây ra, không lẽ TAND tỉnh Quảng Bình lại lấy đó làm căn cứ (!?). Riêng trong bản tự khai và biên bản lấy lời khai từ ông Toàn của lực lượng KL mà phóng viên Báo PLVN thu thập được, không có dấu hiệu gì của việc ông Toàn bị ép buộc ký biên bản.
Trong bản tự khai do ông Toàn viết thì vị Trạm trưởng này khai nhận khi mua số thịt trên, ông hoàn toàn không biết đó là thịt gì. Nhưng tại tòa, vị Trạm trưởng này lại khẳng định là thịt bò, điều này thể hiện sự bất nhất trong khai báo của ông Toàn. Đó là chưa kể đến việc ở trước tòa, ông Toàn chưa hề chứng minh được nguồn gốc số thịt này để đủ cơ sở khẳng định đó là thịt bò (!?).
HĐXX còn cho rằng: "Các mẫu văn bản của Hạt KL VQG PN - KB sử dụng để lập hồ sơ xử phạt hành chính đối với ông Toàn không đúng quy định của Luật Xử lý VPHC, Nghị định 81/2013/NĐ-CP". Nhưng theo ông Đoàn Thanh Bình, cán bộ pháp chế - Thanh tra của Hạt KL VQG PN -KB, thì: "Đến thời điểm ra quyết định xử phạt của lực lượng KL VQG PN-KB toàn lực lượng ngành KL Quảng Bình vẫn đang phải áp dụng hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt VPHC theo thông báo của Chi cục KL tỉnh Quảng Bình, Hạt chúng tôi không thể tự ý ban hành để thực hiện riêng được".
Tại Điều 61 Luật Xử lý VPHC quy định, đối với hành vi VPHC để áp dụng mức phạt tiền tối đa từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân, thì cá nhân vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt; trong vụ việc này không thuộc trường hợp giải trình (ông Toàn bị phạt ở mức 15 triệu đồng). Thêm nữa, yêu cầu giải trình cũng không hề có trong hệ thống biểu mẫu đã nói ở trên.
Nhưng khó hiểu là bà Trần Thị Cài - Chủ tọa phiên tòa vẫn kết luận: "Trong biên bản VPHC không thể hiện quyền và thời hạn giải trình cho người vi phạm theo Điều 58 Luật Xử lý VPHC. Do đó, người vi phạm không biết để thực hiện quyền giải trình lên người có thẩm quyền xem xét trước khi ra quyết định xử phạt".
Trong một kết luận khác, HĐXX cho rằng lực lượng KL xác định giá 250 nghìn đồng/kg thịt sơn dương theo thị trường mà không có văn bản thể hiện là áp đặt chủ quan, không đúng quy định của pháp luật. Nhưng tại thời điểm xảy ra vi phạm, Hạt KL VQG PN - KB đã làm đúng quy định tại Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý VPHC.
Dù ông Toàn chỉ vận chuyển 1g thịt sơn dương thì cũng phải chịu mức hình phạt này. Tang vật của vụ việc có số lượng ít, hoàn toàn nằm trong khung hình phạt đối với hành vi vận chuyển động vật rừng thuộc nhóm 1B có giá trị dưới 7 triệu đồng (không thuộc ranh giới tranh chấp giữa hai khung hình phạt) nên ở đây, lực lượng KL không cần thiết phải lập hội đồng định giá số thịt nói trên.
"Mặt khác, trong quyết định xử phạt VPHC của chúng tôi đã chỉ rõ, việc định giá này căn cứ vào giá thị trường bởi thịt sơn dương không có trong một biểu mẫu giá niêm yết, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai nhập khẩu hoặc một thông báo của cơ quan tài chính nào thì chúng tôi lấy đâu ra văn bản để thể hiện? Chẳng khác gì tòa đánh đố lực lượng KL"- ông Bình cho biết.
Cuộc chiến bảo vệ rừng và động vật hoang dã đang được xã hội và các cấp chính quyền quan tâm, đặc biệt là tại các điểm nóng như VQG PN - KB. Vụ việc cần được xem xét một cách khách quan, toàn diện không chỉ bởi TANDTC mà các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình,Trung ương cũng cần vào cuộc mạnh mẽ... (Pháp Luật VN 17/9, tr14) đầu trang(
Do nghi lực lượng TNXP báo tin cho kiểm lâm về việc mình chặt phá rừng để rồi bị tịch thu gỗ, Trần Viết Thiển đã cầm dao vào làng thanh niên lập nghiệp Trường Xuân chặt phá hàng trăm cây có giá trị kinh tế để dằn mặt.
Ngày 16/6, Tòa án Nhân dân huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình xét xử lưu động Trần Viết Thiển (SN 1972), trú xã Xuân Ninh) về tội hủy hoại tài sản theo điều 143 của BLHS.
Theo cáo trạng, ngày 7/5/2014, Thiển khai thác gỗ ở rừng phòng hộ Long Đại để mang đi tiêu thụ. Qua kiểm tra, lực lượng Kiểm lâm huyện Quảng Ninh phát hiện và thu giữ 2m3 lậu. Do nghi ngờ lực lượng TNXP xây dựng kinh tế Quảng Bình báo tin cho Kiểm lâm về việc mình bị thu gỗ, tối sau đó, Thiển cầm dao vào làng Thanh niên lập nghiệp Trường Xuân chặt phá cây rừng… để dằn mặt.
Tối 5/8/2014, Thiển đã chặt phá 76 cây Phật thủ (loại cây có giá trị kinh tế cao đang được trồng thử nghiệm hơn 1 năm) và hơn 300 cây cao su của 1 hộ dân trong làng Thanh niên lập nghiệp. Số cây bị Thiển hủy hoại được định giá là 70 triệu đồng.
Tại phiên tòa, Trần Viết Thiển đã nhận ra hành vi phạm tội của mình, HĐXX chỉ tuyên phạt mức án 24 tháng tù cho hưởng án treo, khiến nhiều người dự phiên tòa đều bức xúc và cho rằng HĐXX tuyên phạt với mức án quá nhẹ cho kẻ côn đồ có tính hung hãn và coi thường pháp luật. (Dân Trí 17/9) đầu trang(
Thông tin nhanh qua đường dây nóng trên báo Quân Đội Nhân Dân cho biết: Hiện nay, tại các xã Sơn Phú, Thanh Tương, Đà Vị.. thuộc huyện Na Hang tái diễn tình trạng người dân vào rừng khai thác, vận chuyển các loại gỗ trái phép. (Quân Đội Nhân Dân 18/9, tr8) đầu trang(
9 tháng, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm phát hiện và lập biên bản xử lý 19 vụ vi phạm quy định quản lý, bảo vệ rừng và vận chuyển lâm sản trái phép.
Trong đó, xử lý 16 vụ mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, 1 vụ cháy rừng, 2 vụ cất giữ lâm sản trái phép; tịch thu 18,44 m3 gỗ các loại; nộp ngân sách nhà nước trên 918 triệu đồng. Trong số những vụ vi phạm, điển hình có vụ Hạt Kiểm lâm huyện phát hiện và thu giữ một số lượng lớn gỗ Ngọc am - loại gỗ thuộc nhóm I rất quý hiếm tại xóm Khên Lền, xã Yên Thổ.
Lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác phát triển rừng, đôn đốc nhân dân chuẩn bị cây, con giống, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng. Từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm đã thuê tư vấn thiết kế 130 ha đất để trồng rừng tại 3 xã: Đức Hạnh, Vĩnh Quang, Yên Thổ; trong đó, rừng phòng hộ 50 ha, rừng sản xuất 80 ha.
Thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện tiếp tục làm tốt công tác nắm địa bàn, thường xuyên bám sát cơ sở tuyên truyền pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tới quần chúng nhân dân; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn các tụ điểm, hành vi khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. (Báo Cao Bằng 18/9) đầu trang(
Hiện nay, tại khu vực trung tâm thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, các loại động vật hoang dã như: Rắn, rùa, chim, cò, trích, diệc... vẫn được bày bán công khai trên các tuyến phố, trong chợ, thậm chí còn được chào bán đến tận nhà.
Đề nghị các ngành chức năng của thị trấn Thạnh Hóa có biện pháp quyết liệt, tăng cường kiểm tra xử phạt nghiêm đối với các đối tượng đánh bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép các loài động vật hoang dã nói trên.
Đối với người dân, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền nâng cao ý thức không mua, không sử dụng, đồng thời cần báo với cơ quan chức năng khi phát giác các đối tượng vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời. (Quân Đội Nhân Dân 17/9, tr6) đầu trang(
Mặc dù Đắc Lắc đã triển khai hàng loạt biện pháp trong quản lý bảo vệ rừng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng và chống người thi hành công vụ vẫn diễn biến phức tạp.
Theo UBND tỉnh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do cơ chế, chính sách, chế tài... để quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, đặc biệt là vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ rừng.
Một vấn đề quan trọng nữa là tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch đến Đắc Lắc kéo theo nhu cầu về đất ở, đất sản xuất tăng cao dẫn đến phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Trong khi đó, lực lượng quản lý bảo vệ rừng thiếu và yếu, kinh phí hoạt động hạn hẹp; một số chủ rừng và chính quyền địa phương có dấu hiệu buông lỏng công tác quản lý...
Được biết, tính đến năm 2012, tổng diện tích đất có rừng của tỉnh Dak Lak khoảng 641.181ha. Diện tích rừng này được giao cho các chủ rừng như: ban quản lý rừng, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức kinh tế khác, đơn vị vũ trang, hộ gia đình, cộng đồng thôn buôn, UBND các huyện, xã... quản lý, bảo vệ.
Dù vậy, từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh có hơn 26.471ha rừng bị phá, lấn chiếm. (Báo Đắc Lắc 17/9) đầu trang(
UBND tỉnh Phú Yên vừa ra các quyết định xử phạt 400 triệu đồng các đối tượng mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; đồng thời tịch thu toàn bộ lâm sản sung công quỹ Nhà nước.
Cụ thể, ngày 17/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Lê Văn Trúc ký quyết định xử phạt ông Đinh Xuân Hương (trú thôn Đình, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là tài xế với số tiền 250 triệu đồng do hành vi vận chuyển 5.616 kg quả ươi có nguồn gốc trái phép.
Trước đó, ngày 15/9, ông Lê Văn Trúc cũng đã ký quyết định xử phạt 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH Tân Phát Đạt (địa chỉ thôn An Quý, xã Phú An, huyện Đắk Pơ, tỉnh Phú Yên) do mua 3.409 kg gỗ, cành, nhánh, gốc rễ loại trắc và 1,181 m3 gỗ xẻ hộp, chủng loại hương thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA trái với các quy định Nhà nước; xử phạt ông Mai Quang Điệp là lái xe với số tiền 50 triệu đồng do hành vi vi phạm vận chuyển số gỗ trái phép nêu trên.
Ông Lê Văn Bé, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Phú Yên cho biết, các vụ vận chuyển, mua lâm sản trái phép nêu trên đã bị Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục phát hiện trong hơn một tháng gần đây. (Phuyen.gov.vn 15/9; Thanh Niên 17/9; Tin Tức 17/9) đầu trang(
Các nhà khoa học vừa công bố một loài ếch cây mới được tìm thấy ở Lâm Đồng và Khánh Hòa.
Loài mới thuộc giống ếch cây sần nhỏ, có tên khoa học Kurxalus viridescens Nguyen, Matsui, and Duc, 2014. Tên của loài dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài và theo tiếng La-tinh có nghĩa là "Ếch cây sần nhỏ lưng xanh".
Nhóm nghiên cứu của Việt Nam và Nhật Bản đã tìm thấy mẫu chuẩn của loài mới ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hòa và tại Vườn Quốc gia Bi Doup - Núi Bà, Lâm Đồng.
Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, loài mới phá hiện có kích thước trung bình, mặt lưng của chúng có màu xanh lá, còn mặt bụng màu vàng chanh, màng chân loài không phát triển.
Phát hiện trên nâng tổng số loài ếch cây được ghi nhận ở Việt Nam lên 63 loài thuộc 11 giống. (VnExpress 17/9) đầu trang(
Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của nhóm nấm Hyphomycetes phân lập từ lá cây mục (litter fungi) ở một số rừng quốc gia Việt Nam là luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Hoàng Yến.
Nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật mới để phân lập nấm từ lá cây rụng thu thập từ các vườn quốc gia Việt Nam. Từ 57 mẫu lá cây rụng thu được từ 4 rừng quốc gia Việt Nam, 1.041 chủng nấm sợi đã được phân lập, trong số đó 264 chủng có hình thái tương đối khác nhau đã được chọn để phân loại và nghiên cứu đa dạng sinh học vi nấm.
Kết quả nghiên cứu đa dạng nhóm nấm Hyphomycetes từ 4 khu vực nghiên cứu (264 chủng) cho thấy chúng thuộc 6 lớp, 15 bộ, 27 họ, 85 chi, 195 loài vi nấm và đưa ra danh sách của chúng.
Đã phát hiện và nghiên cứu 5 loài mới: Condylospora vietnamensis sp. nov., Polylobatispora ambigua sp. nov., Isthmolongispora phuquocensis sp. nov., Trisulcosporium exiguum sp. nov., Trisulcosporium phuquocense sp. nov., Aspergillus, Fusarium, Penicillium, Phoma và Trichoderma là những chi vừa có tần suất xuất hiện cao, vừa có % số chủng có khả năng sinh enzym thủy phân thành phần xác thực vật cao hơn các chi khác.
Nghiên cứu này đã làm giàu thêm cho nguồn gen nấm sợi của Bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học 264 chủng nấm. Các chủng nấm này đều được phân loại dựa vào quan sát các đặc điểm hình thái cũng như phân tích trình tự ADNr 28S đoạn D1D2.
Hơn nữa, các chủng nấm này đều đã được khảo sát khả năng sinh hoạt tính enzym thủy phân lignocellulose. Các chủng này được cung cấp cho các cơ sở nghiên cứu khoa học làm chủng chuẩn, chủng tham chiếu. (Khoa Học Phổ Thông 17/9) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, hằng năm tỉnh này có nhu cầu khoảng 18 triệu cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng 10.000 ha rừng. Nghề SXKD giống cây lâm nghiệp trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều cơ sở "chui".
Tình trạng xuất bán cây giống nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con vẫn còn xảy ra. Trong năm 2013 toàn tỉnh có đến 57,3 triệu giống cây lâm nghiệp được xuất bán, nhưng chỉ 17,8 triệu cây được cấp giấy chứng nhận nguồn gốc. Làm 1 phép tính đơn giản, chúng ta thấy ngay đáp số: Đã có 39,5 cây giống chưa biết chất lượng ra sao đến với người trồng rừng!
Điều đáng quan ngại là đã xuất hiện tình trạng thương lái vận chuyển nhiều loại giống cây lâm nghiệp không rõ nguồn gốc đưa về các địa phương tiêu thụ với giá khá rẻ. Một số hộ trồng rừng vì ham rẻ nên mua cây giống trôi nổi, gây ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế rừng trồng sau này.
Nhiều cơ sở chưa đủ điều kiện SXKD vẫn ung dung hành nghề. Đáng chú ý là dọc hai bên quốc lộ 1A thuộc địa bàn thôn Phú Kim, xã Cát Trinh (Phù Cát), nhiều hộ SX cây bạch đàn bằng hạt giống không có nguồn gốc, có hộ SX cây giống không có trong danh mục giống cây trồng được phép SXKD. Tuy đã được ngành chức năng và chính quyền địa phương nhắc nhở, yêu cầu dừng SX, nhưng một số hộ vẫn không chấp hành.
"Giống cây lâm nghiệp kém chất lượng giống như "quả bom nổ chậm". Bởi chu kỳ rừng trồng đến 7 năm mới khai thác, mua phải giống cây rởm dù đầu tư bài bản đến mấy vẫn phát triển kém, cho năng suất thấp, mọi tổn thất người trồng rừng phải gánh chịu", ông Lê Văn Hải, người chuyên trồng rừng SX ở huyện An Lão bày tỏ.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, trên địa bàn huyện có 20 cơ sở, hộ gia đình SXKD giống cây lâm nghiệp, chủ yếu tập trung ở 2 xã Cát Hanh và Cát Trinh. Trong số này chỉ có 6 đơn vị, cơ sở được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SXKD. Từ đầu năm 2014 đến nay, mặc dù chính quyền địa phương đã nhắc nhở, yêu cầu những cơ sở chưa được cấp phép dừng SX, nhưng 16 hộ SX "chui" vẫn không chấp hành.
Để bảo vệ người trồng rừng, Phòng NN-PTNT huyện sẽ phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và chấn chỉnh các hộ SX "chui". Đồng thời thông báo "danh tính" các cơ sở không đủ điều kiện SX để người trồng rừng trên địa bàn biết nhằm tránh tình trạng mua phải giống cây rởm dẫn đến hệ lụy "tiền mất tật mang".
UBND huyện miền núi An Lão cũng đã thành lập đoàn kiểm tra giống cây lâm nghiệp. Toàn huyện có 8 cơ sở được ngành chức năng cấp giấy phép SXKD cây giống.
Hằng năm các cơ sở này cung cấp ra thị trường hơn 5 triệu cây giống các lọai.  Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh một số cơ sở SX "chui" tại các xã An Hòa, An Tân và thị trấn An Lão, nhằm nâng cao chất lượng cây giống cung ứng cho người trồng rừng...
Ông Nguyễn Thế Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Bình Định: "Chi cục đã xây dựng phương án quản lý SXKD giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, văn bản hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương, của tỉnh cho các cơ sở SXKD.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng và địa phương thường xuyên kiểm tra, xử lý các sai phạm trong lĩnh vực SXKD giống cây lâm nghiệp. Đối với các đơn vị, hộ gia đình cố tình vi phạm, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý cương quyết theo quy định của pháp luật". (Nông Nghiệp Việt Nam 18/9, tr19) đầu trang(
17/9, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV-PTR) Việt Nam cùng một số tổ chức quốc tế đã tổ chức hội thảo nhằm tham vấn các chính sách sau 3 năm thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại Việt Nam.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, sau 3 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 99), đến nay, đã có 36 tỉnh thành lập được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có 32 tỉnh đã ổn định tổ chức bộ máy hoạt động.
Hiện cả nước đã ký được 351 hợp đồng ủy thác DVMTR với các đơn vị sử dụng DVMTR để chi trả cho các chủ rừng. Tiền DVMTR thu được hàng năm hiện ước khoảng 1.000 tỉ đồng.
Sau 3 năm thực hiện, cả nước đã thu được gần 3.330 tỉ đồng từ 3 nhóm đối tượng sử dụng DVMTR là các DN thủy điện (chiếm gần 98%), DN nước sạch (chiếm hơn 2%) và một tỉ lệ nhỏ từ các đơn vị khai thác dịch vụ du lịch.
Trên thực tế, chính sách chi trả DVMTR mặc dù mới chỉ thực hiện được gần 2 năm, tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại cho công tác bảo vệ, phát triển rừng (BV-PTR) đã có chuyển biến rõ nét. Theo đó, diện tích rừng đã tăng từ 2,8 triệu ha năm 2010 lên 3,37 triệu ha hiện nay.
Tổng số vụ vi phạm Luật BV-PTR toàn quốc năm 2013 đã giảm gần 20% so với năm 2010, trong đó tại các tỉnh thực hiện chính sách chi trả DVMTR giảm gần 23%; tổng diện tích rừng bị phá năm 2013 đã giảm tới gần 60% so với năm 2010...
Tại một số nơi, đơn giá chi trả DVMTR bình quân/ha/năm còn cao hơn mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho BVR (200 nghìn đồng/ha/năm). Một số tỉnh có mức thu từ tiền DVMTR/hộ rất cao như Lâm Đồng (hơn 8 triệu đồng/hộ/năm); Bình Phước (7,2 triệu đồng/hộ/năm); Kon Tum (hơn 5,7 triệu đồng/hộ/năm)...
Không chỉ cải thiện thêm đời sống cho người dân trồng và bảo vệ rừng, việc chi trả DVMTR cũng đã cứu cánh nhiều đơn vị quản lí rừng, các Cty lâm nghiệp, lâm trường... trước giai đoạn khó khăn và tránh được nguy cơ giải thể, từng bước tiến tới chấm dứt khai thác rừng tự nhiên.
Tại hội thảo, TS Nguyễn Chí Thành, thành viên nhóm xây dựng Nghị định 99, chuyên gia tư vấn độc lập thuộc Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hỗ trợ) dẫn chứng: Mức tiền chi trả DVMTR bình quân cao nhất của một hộ gia đình được nhận trong một năm hiện nay chỉ đạt 12 triệu đồng. Tính ra chỉ được bình quân 1 triệu đồng/tháng.
Nếu hộ gia đình có 5 người thì bình quân số tiền chi trả DVMTR cho một người chỉ có 200 nghìn đồng/tháng, chỉ bằng ½ định mức chuẩn nghèo nông thôn theo quy định hiện hành của Chính phủ. Điều này cho thấy người dân tham gia bảo vệ rừng không thể sống được bằng nghề rừng.
Chính phủ đã quy định rõ mối quan hệ giữa hộ dân cung ứng DVMTR với các DN sử dụng DVMTR là mối quan hệ chi trả dịch vụ. Theo đó, công lao động bảo vệ rừng để điều tiết nước cho các hồ chứa để SX thủy điện chính là một hạng mục chi phí trong giá thành SX điện.
Hạng mục này phải được các DN quy ra một tỉ lệ % nhất định trong tổng thể giá thành SX điện. Khi đơn giá điện tăng, đương nhiên hạng mục chi phí này cũng phải được điều chỉnh tăng theo tương đương.
“Giá điện nhiều năm gần đây liên tục tăng nhiều lần, tuy nhiên tiền công của người bảo vệ rừng để điều tiết nước cho hồ thủy điện thì vẫn giậm chân tại chỗ ở mức 20 đồng/kWh. Người dân cần phải được các DN thủy điện chi trả như là một dịch vụ đúng nghĩa, điện tăng phí DVMTR phải tăng theo, chứ không phải chỉ được hưởng theo kiểu trích một ít trong giá thành SX điện” - ông Thành nếu ý kiến.
Cũng theo ông Thành, quy khảo sát cho thấy, mức chênh lệch trong việc thu tiền DVMTR giữa các tỉnh trong cùng một lưu vực sông thời gian qua có nhiều sự chênh lệch. Ví dụ: cùng lưu vực sông Đà, Lai Châu ở đầu nguồn có tổng số tiền DVMTR thu được trong 3 năm qua là gần 412 tỉ đồng, trong khi tỉnh Hòa Bình ở hạ nguồn chỉ thu được 26,5 tỉ đồng, thấp hơn Lai Châu tới 15 lần.
Trong khi đó, diện tích rừng cung ứng DVMTR của lai Châu là 424 nghìn ha, chỉ cao hơn diện tích rừng của Hòa Bình khoảng 5,7 lần. NM Thủy điện Hòa Bình phàn nàn rằng, đã phải chi trả cho tỉnh Lai Châu ở phía thượng nguồn quá nhiều tiền DVMTR, trong khi những người trồng rừng ở Hòa Bình lại thiệt thòi.
Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều khu vực khác tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ, khi nhiều địa phương ở thượng nguồn Tây Nguyên có mức thu DVMTR cao hơn rất nhiều so với các tỉnh hạ nguồn ở Đông Nam bộ.
Một vấn đề khác được nhiều chuyên gia kiến nghị, đó là việc tổ chức bộ máy nhân sự của Ban điều hành quỹ DVMTR như thế nào cho hợp lí, tránh tình trạng lãng phí nguồn tiền DVMTR thu được. Chẳng hạn năm 2013, tỉnh Điện Biên thu được 102 tỉ đồng tiền DVMTR, và Ban điều hành quỹ tỉnh này chỉ có 10 cán bộ công nhân viên (CBCNV), trung bình mỗi người quản lí 10,2 tỉ đồng đồng tiền DVMTR.
Trong khi đó, tỉnh Thanh Hóa chỉ thu được 3,9 tỉ đồng, thì Ban điều hành quỹ lại có tới 9 CBCNV, bình quân mỗi người chỉ quản lí có 433 triệu đồng.
Tương tự, tỉnh Bình Định năm 2013 chỉ thu được 3,5 tỉ đồng, tính ra mỗi CBCNV chỉ quản lí 583 triệu đồng, trong khi đó tỉnh Lâm Đồng thu được tới 144 tỉ đồng, bình quân mỗi CBCNV quản lí tới 4,8 tỉ đồng tiền DVMTR...
Từ thực tế này cho thấy, cần phải có cơ chế tổ chức bộ máy nhân sự của Ban điều hành quỹ DVMTR cho phù hợp với quy mô từng tỉnh, tránh tình trạng phình to, gây lãng phí bộ máy nhân sự. (Nông Nghiệp Việt Nam 18/9) đầu trang(
Sở NN-PTNT Quảng Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay các chỉ số về trồng, chăm sóc rừng, khai thác gỗ rừng... trên toàn tỉnh đều tăng so với cùng kỳ.
Cụ thể toàn tỉnh trồng được 12.371 ha rừng tập trung, tăng 12,2% (trong đó trồng được 510 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; 11.861 ha rừng SX), trên 344.000 cây phân tán các loại; SX được 29 triệu cây giống các loại.
Công tác chăm sóc rừng đạt 33.600 ha rừng trồng, trong đó có 1.800 ha rừng phòng hộ, 31.800 ha rừng SX. Riêng về khai thác gỗ rừng trồng đạt 307.363m3, tăng gần 50% so với cùng kỳ; khai thác thu mua nhựa thông 9.400 tấn, tăng 2,1% so cùng kỳ (trong đó trong tỉnh 1.435 tấn, thu mua tỉnh ngoài 7.965 tấn).
Bên cạnh đó hoạt động chế biến lâm sản cũng đạt kết quả khả quan, toàn tỉnh chế biến gỗ 5.395m3, 8.850 tấn nhựa thông, 206.000 tấn dăm gỗ xuất khẩu, dịch vụ gỗ mỏ cho ngành Than đạt 79.500m3. (Nông Nghiệp Việt Nam 18/9) đầu trang(
Đến Trà Linh (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) hỏi về sâm Ngọc Linh, ai cũng bảo lên nóc Măng Lùng, thôn 2, gặp ông Hồ Văn Du sẽ rõ. Ông Du nguyên là Trại phó Trại dược liệu sâm Trà Linh. Hiện ông trồng nhiều sâm, và được cho là giàu có nhất xã.
Là người trồng sâm Ngọc Linh lâu năm nên ông Du tự nhân giống. Ông tự tay chọn tạo những giống tốt và tìm các đỉnh núi thích hợp để trồng sâm. Không những thế, ông còn bày cho mọi người trong thôn cách trồng sâm để làm giàu.
Ngôi nhà của ông Du và người em trai tọa lạc ở một khu đồi rộng lớn. Từ dưới chân đồi leo lên nhà, đập vào mắt PV là một căn nhà gỗ rộng thênh thang, toàn gỗ quý. Đi vào trong, nền lát gạch hoa sáng bóng, tiện nghi đầy đủ. Đặc biệt, trong nhà có hơn 10 ché rượu cần đặt bên góc nhà.
Tiếp PV, ông Du rất niềm nở. Không như dưới xuôi mang nước ra mời khách, ông lấy trong tủ lạnh ra mấy lon bia và bảo: “Đã lên đây thì phải say mới được. Nhà báo ở lại vài hôm khám phá núi rừng Ngọc Linh. Nhà báo uống bia cho đỡ khát, đêm xuống uống rượu cần”.
Vừa uống vừa nói chuyện, ông kể về căn nhà được làm bằng gỗ quý, hết rất nhiều tiền. Ông vượt rừng sang tận Kon Tum thuê thợ về xẻ gỗ, dựng nhà.
Căn nhà này hết bao nhiêu tiền? PV hỏi. “15 kg sâm đó”. Ông trả lời. Tôi hỏi tiếp: Thế một kg sâm giá bao nhiều? Ông Du đáp: “Thời điểm sâm có giá thì loại 1 bán 60 triệu đồng, còn hiện nay khoảng 30 triệu đồng. Tính ra, căn nhà tôi làm hết khoảng 500 triệu”.
Ở nơi thâm sơn cùng cốc này, đi bộ gần cả buổi đường mới đến được, thế nhưng nhà lát bằng gạch hoa, xi măng rất hoành tráng, quả là bất ngờ.
Ông Du chia sẻ: Vật liệu xây dựng đưa lên đây có giá cao gấp 5-10 lần so với ở trung tâm huyện. Như 1 m2 gạch hoa bán ở thị trấn Tắk Pó 150.000 đồng thì đến đây phải 1,5 triệu đồng/m2. Một bao xi măng có giá 500.000 đồng bởi tiền thuê xe chở lên đến trung tâm xã, sau đó thuê người cõng lên rất đắt.
Nói xong phần xây dựng trong nhà, ông đưa PV ra ngoài vườn chỉ vào căn nhà tắm vừa được xây dựng. Xung quanh được đổ bằng bê tông, sắt thép và phía trên lắp hệ thống nóng lạnh năng lượng mặt trời. Tổng chi phí hết 200 triệu đồng.
PV hỏi: Gạch, xi măng đắt như vậy, sao không làm bằng gỗ cho rẻ? Ông cười: Bán vài kg sâm là đủ mà. PV hỏi tiếp: Thế trồng nhiều sâm không thì ông lặng lẽ. Lúc này, thầy Hiệu (giáo viên trường Tiểu học Trà Linh) nói nhỏ: “Ở đây không một ai nói cho người lạ mình trồng bao nhiều sâm cả, họ giấu kỹ lắm. Đến như tôi ở đây mà chưa một lần được họ cho vào nơi trồng sâm xem, cũng chẳng ai nói số lượng sâm trồng, huống hồ anh mới đến lần đầu”.
Chưa hết ngạc nhiên về việc đầu tư xây dựng nhà cửa, bất ngờ về việc ông thuê người giúp việc, mỗi tháng trả 1,5 triệu đồng. Do đó, mọi công việc trong gia đình, vợ chồng, con cái ông không phải đụng đến. Cơm có người bưng, nước có người rót. Cạnh nhà ông Du là ngôi nhà của ông Hồ Văn Dê, em trai ông Du, một đại gia trồng sâm không thua gì anh. Nhà cửa xây dựng rộng lớn, trang thiết bị đầy đủ.
Có mặt tại thôn 2, may mắn gặp được Hồ Văn Lượng ở nóc Măng Lùng, một đại gia sâm mới nổi lên. Anh Lượng mới thu hoạch sâm nên mua 3 con lợn về để làm thịt chiêu đãi mọi người.
Gia đình Lượng trước đây nghèo đói, từ khi còn nhỏ, Lượng qua Kon Tum làm thuê kiếm sống. Sau đó, lấy vợ ở rể và sinh 4 người con. Lượng cũng là một người lai Pháp, da trắng, sống mũi cao.
Trước đây sâm Ngọc Linh có giá, anh cùng mọi người vào rừng đào bới để bán, đến khi nguồn sâm tự nhiên cạn kiệt, anh và người dân chuyển qua trồng sâm.
Nhờ việc khai thác sâm tự nhiên, Lượng có chút vốn trong tay và đưa vợ con về Măng Lùng sinh sống. Có chút kinh nghiệm trồng sâm học hỏi ở bên Kon Tum, anh vào rừng và bắt đầu trồng sâm. Người ở Măng Lùng bảo, vườn sâm của Lượng rộng lắm, hiện thuê đến 7 người ngày đêm canh giữ. Sâm của Lượng trồng đã lâu năm, củ đã to và bán có giá lắm.
Đang chuẩn bị vào rừng canh giữ sâm thì PV đến nhà, Lượng nán lại trò chuyện. Lượng mời vào nhà ngồi uống nước, PV hỏi về sâm, Lượng không nói nhưng nói đến rượu sâm thì Lượng sẵn sàng. Không đắn đo, Lượng  mang ra một hũ rượu ngâm chật kín củ sâm mời PV uống.
“Hôm qua, mình mua heo về làm thịt mời mọi người đến ăn, nhà báo lên muộn quá. Giờ mình phải vào rừng nhưng cũng uống với nhà báo vài chén. Rượu này uống say cũng không sợ đau đầu như rượu dưới xuôi đâu”, Lượng nói.
Sau 3 lượt rượu, Lượng bắt đầu tiết lộ, hiện anh trồng hơn 1.000 gốc sâm 9 năm tuổi vừa thu hoạch, 3.000 gốc 6 năm tuổi. “4 gốc sâm cho 1 lạng, loại 1 có giá 30 triệu đồng/kg; loại 2 từ 15-20 triệu đồng/kg”, Lượng cho biết.
Nhẩm tính 1.000 gốc sâm của Lượng vừa thu hoạch, sẽ cho thu hơn 250 kg sâm. Quả là không sai khi bảo Lượng là một trong những tỷ phú của núi rừng Ngọc Linh. Có vốn, có kinh nghiệm, hằng năm, Lượng mở rộng diện tích và trồng thêm khoảng 500 gốc sâm nữa. Bên cạnh đó, sâm để lâu năm mới thu hoạch sẽ bán được giá cao hơn.
Hiện tại, sâm do Lượng trồng không bán cho thương lái tại địa phương, mà các đối tác làm ăn đều ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài việc trồng sâm, Lượng thường xuyên bay ra Hà Nội mở rộng mối làm ăn.
Lượng mở tủ lấy mấy bức ảnh ra khoe: “Mới đây mình đi Hà Nội chơi 10 ngày đó. Ra Hà Nội được đi thăm lăng Bác Hồ”. PV hỏi: Thế hết nhiều tiền không? Lượng cười: 30 triệu đồng thôi. Sắp tới sẽ đưa cả gia đình đi TP. Hồ Chí Minh du lịch chơi cho biết. (Nông Nghiệp Việt Nam 17/9, tr5) đầu trang(
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ vừa tổ chức hội nghị khuyến lâm “Tối đa giá trị rừng trồng keo cung cấp gỗ xẻ bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh”.
Những thông tin từ hội nghị cho thấy có thể đưa rừng keo chỉ lấy gỗ làm dăm, giấy thành rừng lấy gỗ xẻ có giá trị kinh tế cao hơn.
Hội nghị nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của dự án “Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng trồng cho gỗ xẻ chất lượng cao”, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ phối hợp cùng Trung tâm Nông nghiệp Quốc tế (ACIAR), thực hiện trong giai đoạn 2008- 2013.
Theo TS Phạm Thế Dũng, Q. Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ, rừng trồng ở nước ta chủ yếu là các loài keo mọc nhanh với kỹ thuật trồng truyền thống nhằm cung cấp gỗ giấy và băm dăm với giá trị rừng thấp.
Việc chuyển đổi mục đích kinh doanh từ rừng SX gỗ bột giấy sang cung cấp gỗ lớn (gỗ xẻ) đang thiếu cả kỹ thuật trồng mới ngay từ ban đầu cũng như kỹ thuật xử lý với rừng cũ có dự định chuyển hóa.
Bởi để có được tỷ lệ sử dụng gỗ cao, gỗ ít bị khuyết tật, khúc gỗ suôn ít mấu mắt… cho mục tiêu làm gỗ xẻ, thì các hoạt động đều phải liên quan, từ khâu chọn giống đến kỹ thuật lâm sinh như trồng, bón phân, tỉa cành, tỉa tán, tỉa thưa, kiểm soát bệnh hại. Chính vì thế, dự án đã khởi đầu nghiên cứu về vấn đề này.
Dự án đã thiết lập 11 thí nghiệm, trải dài từ miền Nam ra miền Trung (Quảng Trị), tới miền Bắc (Tuyên Quang, Hà Nội). Tất cả đều áp dụng kỹ thuật quản lý lập địa (để lại cành nhánh sau khai thác rừng chu kỳ trước, kiểm soát cỏ dại bằng hóa chất ít nhất 2 năm, sử dụng phân lân trong trồng rừng với mức trung bình 50 kg/ha).
Nhiều kỹ thuật lâm sinh đã giúp nâng cao đáng kể hiệu quả SX cho rừng trồng keo. Chẳng hạn, trước đây, khi chuẩn bị hiện trường trồng rừng, người ta thường dùng các biện pháp như cơ giới (sử dụng các loại máy cày, bừa tác động mạnh đến bề mặt), hóa học (thuốc diệt cỏ) hay đốt toàn diện.
Những phương pháp này đều có những hạn chế lớn: Cơ giới làm thay đổi kết cấu đất, dễ gây rửa trôi bề mặt khi có mưa, khó áp dụng nơi địa hình dốc; chất hóa học dễ gây ô nhiễm môi trường; đốt toàn diện làm hại nhất đến nền đất rừng (giảm 70% chất dinh dưỡng trong đất)…
Còn ở những rừng trồng trong dự án, sẽ giữ lại các vật liệu hữu cơ sau khi khai thác nhằm cải thiện đất. Nhờ đó, đã làm tăng 11,24% chất hữu cơ, 8,33% đạm, 6,97% lân và 3,38% cation. Qua đó, góp phần làm tăng từ 2 - 4 m3/ha/năm. Đặc biệt, giải pháp tỉa cành, tỉa thưa tạo ra sự khác biệt đáng kể về lợi nhuận và tỷ lệ gỗ xẻ so với rừng bình thường.
Theo Th.S Trần Thanh Cao, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ, lâu nay khi trồng keo lai lấy gỗ, người ta thường trồng mật độ dày. Biện pháp này làm tăng khối lượng gỗ nói chung, nhưng tỷ lệ gỗ xẻ (gỗ lớn) lại thấp, nên chỉ chủ yếu sử dụng làm dăm gỗ, làm giấy, thành ra hiệu quả kinh tế không cao. Vì thế, giải pháp tỉa thưa sẽ giúp cho cây keo lai tăng đường kính nhanh hơn để sớm đạt tiêu chuẩn về gỗ xẻ, tạo ra giá trị kinh tế cao hơn trước đây.
Các lần tỉa gồm tỉa đơn thân (tỉa đầu cành, chỉ để lại thân đẹp nhất, những thân khác cắt 50%; tỉa lần 1 khi 4 tháng, lần 2 khi 8 tháng tuổi), tỉa tạo dáng (tỉa đầu cành, những cành lớn cạnh tranh với thân chính được cắt bỏ 50%; thời điểm tỉa từ 8 - 18 tháng, thực hiện 2 - 3 lần; đảm bảo thân thẳng tới 4,5 m), tỉa cành nâng độ cao tán (thời điểm tỉa từ 18 - 24 tháng, vào đầu mùa khô; tỉa sát thân toàn bộ cành lên độ cao thích hợp; tỉa 1 - 2 lần tùy vào mục đích kinh doanh, tới độ cao 4,5 m) và tỉa thưa (khi cây đạt đường kính từ 11 - 12 cm; tỉa những cây sinh trưởng kém bị bệnh, gẫy ngọn…).
Kết quả trên thực tế đã chứng minh điều này. Khi áp dụng kỹ thuật tỉa thưa ở tuổi thứ 3 với mật độ từ 1.111 cây/ha xuống còn 600 cây/ha, lợi nhuận và tỷ lệ gỗ xẻ cao hơn hẳn so với rừng bình thường.
Cụ thể, tính đến năm thứ 8 (2015), rừng cho lợi nhuận là 120,7 triệu đ/ha. Trong khi đó, lợi nhuận ở rừng bình thường chỉ là 77 triệu đ/ha. Đấy là chưa kể khoản thu nhập từ bán gỗ nhỏ hơn 10 triệu đ/ha khi tiến hành tỉa thưa vào năm thứ 3.
Th.S Kiều Tuấn Đạt, GĐ Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Nam bộ cho biết, việc bón lân cho rừng trồng keo với liều lượng và kỹ thuật hợp lý sẽ làm tăng sức khỏe và sinh trưởng của keo lai ở giai đoạn mới trồng (vùng Đông Nam bộ bón 10 - 20 kg/ha, miền Trung và phía Bắc có thể bón đến 50 kg/ha). (Nông Nghiệp Việt Nam 17/9, tr18) đầu trang(
Chi cục Phát triển lâm nghiệp Cà Mau cho biết, đến nay các đơn vị trực tiếp quản lý rừng trên địa bàn đã khai thác hơn 2.460 ha rừng. Trong đó 1.826 ha rừng tràm với 151.538 m3 gỗ, rừng đước 641 ha với 51.743 m3 gỗ.
Sau khi khai thác, các đơn vị đã trồng lại 915 ha, trong đó trồng mới 230 ha, trồng sau khai thác 685 ha. 7 doanh nghiệp được giao hơn 3.100 ha đất rừng tại lâm phần rừng U Minh Hạ đã trồng được 2.000 ha rừng keo lai.
Cty TNHH XNK SX & chế biến gỗ Cà Mau đã nhận hơn 700 ha đất rừng tạo vùng nguyên liệu và đầu tư xây dựng NM chế biến gỗ... (Nông Nghiệp Việt Nam 18/9, tr19) đầu trang(
17/9, TAND tỉnh Quảng Nam tiếp tục đưa ra xét xử vụ án sơ thẩm vụ án hành chính Cty CPTM Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam kiện UBND tỉnh Quảng Nam về việc ra quyết định thu hồi trạm Dược liệu Trà Linh sai quy định pháp luật.
Tuy nhiên, phiên xử tiếp tục bị hoãn với lý do vắng mặt ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế - người được UBND tỉnh Quảng Nam ủy quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa.
Theo ông Nguyễn Đình Triệu, Phó Tổng giám đốc Cty CPTM Dược – Sâm Ngọc Linh đây là lần thứ 3 vụ kiện được đưa ra xét xử nhưng đều bị hoãn. (Tiền Phong 18/9, tr11) đầu trang(
16/9, Đoàn công tác của Tổng cục Lâm nghiệp do ông Quách Đại Ninh - Vụ Phó Vụ Phát triển rừng (Tổng cục Lâm nghiệp) làm Trưởng đoàn đến kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng thay thế, triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, 9 tháng đầu năm 2014 tỉnh ta đã thực hiện khoán bảo vệ rừng 179.153ha; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 42.904ha (đạt 101% kế hoạch); gieo ươm 2.725.000 cây giống các loại phục vụ trồng rừng; Trồng rừng phòng hộ 662,2 ha (đạt 110% kế hoạch), rừng sản xuất 467,6 ha (đạt 52% so với kế hoạch).
Về thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ NN&PTNT, Sở đã chủ động xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020, xin ý kiến của các Sở, ngành liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, trong đó xác định rõ nhiệm vụ tái cơ cấu ngành cần tập trung: Nâng cao năng suất giá trị của các loại rừng; nâng cao giá trị tăng sản phẩm nông lâm nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Quách Đại Ninh - Vụ Phó Vụ Phát triển rừng đã đánh giá cao những cố gắng trong việc thực hiện chỉ tiêu về bảo vệ và phát triển rừng năm 2014, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bảo vệ phát triển rừng năm 2015; tham mưu xây dựng đề án tái cơ cấu ngành và các bước để thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật. Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, Sở NN&PTNT cần tiếp tục tham mưu đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thực hiện có hiệu quả.
Chiều cùng ngày, Đoàn đã đến thăm thực địa vườn ươm cây giống lâm nghiệp tại Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tam Đường; diện tích rừng trồng phòng hộ năm 2014 tại xã Sơn Bình, và mô hình trồng cây Mắc ca tại xã Bản Hon, huyện Tam Đường. (Báo Lai Châu 17/9) đầu trang(
Chiều 17/9, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do ông Trần Quốc Chung – Phó trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã có cuộc khảo sát tình hình sử dụng đất, bàn giao đất, thuê đất tại Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Con Cuông.
Hiện tại, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Con Cuông được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng trên 8.423 ha đất, trong đó có trên 2.595 ha rừng phòng hộ; 4.442 ha rừng tự nhiên; 777 ha rừng trồng sản xuất; hơn 1.800 ha đất xây dựng trụ sở, phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và một số diện tích đất khe suối, đồi núi, đường giao thông...
Thời gian qua, việc quản lý, sử dụng đất rừng được doanh nghiệp triển khai theo đúng các quy định của Nhà nước, góp phần bảo vệ rừng bền vững, giữ sự ổn định an ninh trật tự trong khu vực quản lý.
Ngoài chức năng, bảo vệ rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, doanh nghiệp cũng đã thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn, định hướng lựa chọn cây trồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật lâm nghiệp cho người dân sản xuất trên 698 ha diện tích rừng sản xuất do doanh nghiệp quản lý. Hiện tại ở 698 ha đất của doanh nghiệp được trồng các loại cây mét, bồ đề và keo.
Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, bình quân mỗi héc ta trồng mét, bồ đề trong chu kỳ 6 năm đạt 40 triệu đồng (trừ tiền đầu tư ban đầu, tiền quản lý, bảo vệ, người dân lãi 31 triệu/ha/6 năm); cây mét, trừ chi phí người dân thu 10 – 12 triệu/ha/năm.
Hiện tại trong tổng số diện tích đất doanh nghiệp quản lý không có diện tích đất trống, bỏ hoang, không có tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất xảy ra trong khu vực quản lý, chỉ có một số ít diện tích đất cấp chồng lấn, trùng bìa.
Doanh nghiệp cũng đã chủ động rà soát diện tích được quản lý và sắp tới sẽ trả cho về cho huyện 262 ha đất nông, lâm nghiệp, đất cấp trùng bìa và 420 ha diện tích suối, đồi núi đá, đường giao thông nội vùng.
Tại cuộc làm việc, thay mặt đoàn khảo sát, ông Trần Quốc Chung đề nghị công ty cần nghiên cứu để đề xuất, xác định lại nhiệm vụ gắn với loại hình hoạt động của công ty theo hướng nào, bởi hiện nay toàn bộ diện tích mà đơn vị quản lý gồm rừng phòng hộ, rừng tự nhiên đều không phải phục vụ kinh doanh và ngay cả diện tích rừng trồng cũng giao khoán cho các hộ sản xuất.
Đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả diện tích đất rừng được giao quản lý; rà soát lại các loại đất trong phạm vi của công ty để trả về cho địa phương quản lý.
Chú trọng công tác bảo vệ môi trường tại các xưởng chế biến. Một số kiến nghị đề xuất của công ty, đoàn sẽ ghi nhận để trao đổi với tỉnh tìm biện pháp, giải pháp giải quyết nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả hơn diện tích đất lâm nghiệp hiện nay. (Báo Nghệ An 17/9) đầu trang(
Liên tiếp trong 2 ngày 5 và 6/9, lực lượng quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) của Xí nghiệp Lâm nghiệp Bắc Bình phát hiện hai chiếc máy cày đang hoạt động tại lô B, E - khoảnh III, tiểu khu 144A khu vực động cát Hồng Lâm, xã Hòa Thắng thuộc dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (gọi tắt Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận) quản lý.
Hai chiếc máy cày được 10 người cầm theo hung khí, dao rựa bảo vệ đứng dàn thành hàng rào, mục đích là ngăn cản không cho lực lượng QLBVR tiếp cận máy cày đang cày đất trái phép.
Trước tình hình căng thẳng đó, lực lượng QLBVR được huy động thêm lực lượng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục các đối tượng không được manh động, quá khích. Đồng thời, yêu cầu họ ngưng cày đất, lấn chiếm đất trái phép.
Song, bất chấp mọi sự nỗ lực của lực lượng QLBVR họ vẫn tiếp tục manh động ngăn cản, hăm dọa để các tài xế máy cày hoạt động lấn chiếm đất. Sau đó, Xí nghiệp Lâm nghiệp Bắc Bình đã phối hợp với cán bộ địa chính, Công an xã Hòa Thắng, UBND xã Lương Sơn để được giúp đỡ.
Mặt khác, xí nghiệp liên hệ với Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR của tỉnh đề nghị tăng cường lực lượng giúp đơn vị ngăn chặn hành vi lấn chiếm đất rừng. Khoảng 11 giờ ngày 6/9/2014 khi lực lượng tăng cường tiếp cận hiện trường thì các đối tượng và 2 máy cày rời khỏi khu vực đất dự án trồng rừng nguyên liệu.
Tuy nhiên, ngày 7/9 các đối tượng lại tiếp tục đưa máy cày vào cày tiếp các lô E, F, G - khoảnh 1, tiểu khu 144A thuộc dự án Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận quản lý và số diện tích đất các đối tượng đã cày ước khoảng 15ha. Sáng 8/9 lực lượng QLBVR tiếp tục tiếp cận giải thích, vận động và đã trực tiếp gặp ông Nguyễn Quốc Thịnh (ngụ tại Lương Sơn) để thuyết phục.
Tại cuộc đối thoại tại hiện trường ông Thịnh nói rằng: Toàn bộ đất ở đây ông đã mua lại của người dân địa phương, ông còn đưa cả bản đồ các thửa đất mà ông đã mua lại để lực lượng QLBVR xem. Ông Thịnh tuyên bố sẽ tiếp tục đưa người vào phát dọn, cày và trồng cây trên diện tích đất mà ông đã mua của dân với diện tích khoảng 60ha.
Tiếp đó, ngày 9/9 hai máy cày của ông Thịnh tiếp tục vào cày đất lô E, P, G khoảnh 1, diện tích tăng thêm khoảng 7ha. Nghiêm trọng hơn là sáng 11/9 tại khu đất lấn chiếm này, 16 đối tượng mang theo hung khí và cây keo giống vào trồng tại các lô đất trên bất chấp sự ngăn cản của lực lượng QLBVR thuộc Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận cho biết: “Toàn bộ diện tích đất  các hộ dân lấn chiếm khoảng 60ha đã được Nhà nước cấp QSDĐ cho công ty từ năm 2004. Trong số đất bị lấn chiếm có diện tích đất của ông Chung Lượng lấn chiếm trái phép, năm 2008 công ty đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân huyện Bắc Bình và đã nộp án phí 16 triệu đồng theo yêu cầu của Tòa án, nhưng đến nay đã qua 6 năm vụ việc vẫn chưa được xét xử mặc dù công ty đã nhiều lần đề nghị.
Gần đây nhất là ngày 22/7/2014, Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận có văn bản đề nghị Tòa án Bắc Bình xét xử, song vẫn chưa được phản hồi. Việc chậm đưa ra xét xử các vụ lấn chiếm đất mà công ty khởi kiện tại vùng động cát xã Hòa Thắng là một trong những nguyên nhân khiến các đối tượng này bất chấp pháp luật, nhiều lần chiếm đất…”.
Từ những vấn đề nó trên cho thấy: Tình trạng lấn chiếm đất của các hộ dân tại dự án trồng rừng nguyên liệu vùng động cát Hòa Thắng đang diễn biến phức tạp và căng thẳng. Số diện tích đất này đã được Nhà nước cấp “sổ đỏ” để Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận trồng rừng nguyên liệu, nhưng các hộ dân vẫn ngang nhiên lấn chiếm trái phép rồi bán cho kẻ thu gom đất.
Thiết nghĩ, để tránh xảy ra điểm “nóng”, Công an huyện Bắc Bình và các ngành liên quan cần vào cuộc điều tra việc mua bán, sang nhượng đất với quy mô lớn tại khu vực dự án trồng rừng nguyên liệu xã Hòa Thắng, nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thu gom, sang nhượng đất trái pháp luật của các hộ dân.
Sở Nông nghiệp – PTNT cần chỉ đạo giải quyết kịp thời việc ngang nhiên lấn chiếm đất, xem thường pháp luật của một số đối tượng và có hướng chỉ đạo xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm lấn chiếm đất dự án.
Mặt khác, Tòa án nhân dân huyện Bắc Bình cần sớm đưa ra xét xử 3 vụ việc mà Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận khởi kiện từ năm 2008 để răn đe các trường hợp khác cố tình lấn chiếm đất dự án. (Báo Bình Thuận 17/9) đầu trang(
Gia đình bà Lã Thị Mai có thửa đất số 83 tại Đình Lập - Lạng Sơn, đã được nhà nước bàn giao. Khi gia đình bà Mai chuẩn bị trồng rừng thì UBND xã đã có công văn đình chỉ khiến cho người dân lâm vào cảnh khốn cùng.
Theo đơn kêu cứu của gia đình bà Lã Thị Mai và ông Hoàng Văn Châu (đã mất) trú tại thôn Nà Phai, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập - Lạng Sơn: Gia đình bà Mai có 4 thửa đất số 83, 88, 90, 986. Trước đó, các thửa đất trên đã được khoanh nuôi, bảo vệ và sử dụng từ khi nhà nước giao sổ xanh.
Năm 1996, gia đình bà Lã Thị Mai đã trồng những loại cây như cây trám, bạch đàn... trên các thửa đất đó. Thực tế trên thửa đất số 83 đã có diện tích trồng keo khá lớn. Năm 2006, nhà nước đã chính thức giao đất cho hộ gia đình bà tại biên bản Giao nhận đất lâm nghiệp ngày 26/9/2006. Kể từ khi được giao đất, gia đình bà đã tiếp tục đầu tư nhiều công sức, tiền bạc để khoanh nuôi, bảo vệ.
Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục, gia đình đã sơ xuất chưa kê thửa đất số 83 vào Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó, thôn, xã đã có ý định để thửa đất đó làm khu khoanh nuôi. “Thực chất là chưa có quyết định thu hồi của cơ quan chức năng nào, cũng không có buổi họp đầy đủ thành viên trong thôn để thống nhất ý kiến lấy thửa đất số 83 làm đất khoanh nuôi của thôn.”, bà Mai nói.
Sau đó, UBND xã đã có công văn số 68/UBND về việc “Đình chỉ phát và đốt rừng tự nhiên tại thửa đất số 83, tiểu khu I, Khe Ma, thôn Nà Phai”. Lý do đình chỉ vì “Ngày 12/6/2014, UBND xã có nhận được đơn đề nghị của tập thể thôn Nà Phai, xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn về việc bà Lã Thị Mai (cư trú tại địa chỉ trên) đã thuê người từ nơi khác đến khai thác, chặt tre và các loại cây gỗ mọc tự nhiên tại thửa đất số 83, tiểu khu I, tờ bản đồ giao đất lâm nghiệp năm 2007, mục đích là phá hết cây tự nhiên để trồng cây”.
Tuy nhiên, gia đình bà Mai đã giấy tờ chứng minh thửa đất số 83 không phải đất “vô chủ”. Ngày 25/8/2006, bà Mai có viết Đơn xin giao đất Nông nghiệp (dùng cho hộ gia đình, cá nhân), bà Mai đã xin 281.500 m2 đất bao gồm 4 thửa, trong đó có thửa đất số 83 để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và đã được chính quyền địa phương giao đất tại Biên bản giao, nhận đất lâm nghiệp tại thực địa ngày 26/9/2006. UBND xã đã xác nhận thửa đất số 83 là loại đất lâm nghiệp có ranh giới, diện tích đúng như trong bản đồ giao đất lâm nghiệp và bản đồ địa chính.
Đại diện bên giao đất gồm ông Lý Văn Tuấn (CT UBND xã Bắc Lãng), Nông Vĩnh Bảo (PCT UBND xã - Ban GĐLN), Trần Mạnh Sáng (Cán bộ địa chính xây dựng), Lại Ngọc Tân (Trưởng thôn Nà Phai), Hồ Viết Lệ (CB tư vấn) đã xác nhận.
Theo hồ sơ, trong biên bản giao nhận đất không có ghi là có rừng tự nhiên nên bà Mai không biết có rừng tự nhiên. “Đến khi xã có công văn đình chỉ thì tôi mới biết có rừng tự nhiên trên thửa đất số 83”, bà Mai nói.
Theo phản ánh của bà Mai, một số cán bộ thôn vu cho gia đình bà phá rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích không xin phép. “Nội dung công văn của xã nói rằng, gia đình tôi phá hết cây tự nhiên để trồng cây là hết sức phi lý. Thực chất gia đình đang thực hiện quyền và nghĩ vụ trên mảnh đất được giao: chuẩn bị trồng cây, chăm sóc và bảo vệ rừng”, bà Mai nói.
Được biết, tại thửa đất số 83, gia đình bà Mai đã đầu tư nhiều lần và đã nhiều lần khai thác. Trước khi khai thác, gia đình đều viết đơn Đăng ký khai thác lâm sản có Bảng dự kiến sản phẩm khai thác do ông Đàm Văn Thành, Chủ tịch UBND xã xác nhận và kèm theo Biên lai thu thuế tài nguyên xác nhận bà Mai có nộp thuế đầy đủ cho nhà nước.
Hiện, công văn đình chỉ việc Phát và đốt rừng tự nhiên tại thửa đất số 83, tiểu khu 1, Khe Ma, thôn Nà Phai đã khiến cho bà không thể tiếp tục công tác trồng và chăm sóc rừng. Hơn nữa, trong thời gian chờ các cơ quan chức năng giải quyết, gia đình bà đang phải hứng chịu rất nhiều khó khăn.
Gia đình đã vay mượn tiền ngân hàng và trả lãi hàng tháng. Gia đình bà Mai còn đầu tư mua cây giống về ươm, nay giống cây đã hư hỏng, không trồng được nữa. Ngoài ra, gia đình bà Mai đã đầu tư gần trăm triệu để mở đường vào rừng. Tính ra, gia đình bà Mai đã đầu tư hơn 100 triệu đồng để trồng rừng. Chỉ vì công văn đình chỉ của xã đã khiến cho gia đình bà Mai phải gánh chịu thiệt hại nặng nề.
Ngày 18/06/2014, xã đã ra công văn “Đình chỉ phát và đốt rừng tự nhiên tại thửa đất số 83, tiểu khu I, Khe Ma, thôn Nà Phai”. Tuy nhiên, đã mấy tháng nay, vụ việc vẫn chưa giải quyết xong, trong khi đó, số giống cây trồng đã hư hỏng gần hết, cỏ phát xong lại mọc um tùm khiến người dân hết xức búc xúc. “Thửa đất số 83 đã được nhà nước bàn giao đã được gia đình tôi khoanh nuôi, đầu tư nhiều công sức, tiền của vào rừng và bảo vệ lâu dài, liên tục, không tranh chấp. Vì vậy, không có lý do gì để ngăn cản tôi thực hiện nghĩa vụ trên mảnh đất đã được nhà nước bàn giao”, bà Mai bức xúc nói.
Trao đổi về vấn đề này, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc công ty luật Thiên Minh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Theo trình bày, gia đình bà Mai đã được giao đất có biên bản và từ đó, gia đình bà sử dụng ổn định, liên tục, không vi phạm các quy định của luật đất đai. Xét theo luật đất đai thì gia đình bà Lã Thị Mai đủ điều kiện để cấp GCNSDĐ.
Tuy nhiên, do sơ xuất khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiếu thửa đất số 83. Do đó, một số cán bộ thôn, xã đã lợi dụng sự thiếu xót trên để nhằm mục đích lấy lô đất đó về làm rừng khoanh nuôi chung của thôn là trái pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà Mai. (Dân Trí 17/9) đầu trang(
Thực hiện chỉ đạo của Sở NNPTNT Quảng Nam về việc tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh đã phối hợp với UBND xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực giao đất, giao rừng và phát triển rừng, các văn bản pháp luật về lâm nghiệp có liên quan cho hơn 100 đối tượng là lãnh đạo Đảng ủy, UBND, các đoàn thể mặt trận và bà con nhân dân của xã.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã được nhận tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về các quy định hiện hành trong lĩnh vực giao đất, giao rừng, phát triển rừng và được các Báo cáo viên của Chi cục Lâm nghiệp truyền đạt và giải thích các vấn đề còn vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương. (Sotuphapquangnam.gov.vn 15/9) đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ vừa  phối hợp với Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức khai giảng lớp tập huấn công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2014.
Tại lớp tập huấn, 73 cán bộ, công chức thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Hạt kiểm lâm các huyện, thành, thị đã được các cán bộ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động Công an tỉnh Phú Thọ truyền đạt, quán triệt các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ và các nghị định của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Thông qua lớp tập huấn sẽ giúp các cán bộ Kiểm lâm nâng cao kiến thức pháp luật, trách nhiệm quản lý Nhà nước trên lĩnh vực quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; nâng cao kỹ năng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để phục vụ đắc lực cho công tác đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cũng như các loại tội phạm khác góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. (Truyền Hình Công An Nhân Dân 16/9) đầu trang(
Xác định tiềm năng, lợi thế của gia đình với diện tích gần 10ha đất lâm nghiệp, qua nhiều năm kiên trì, bền bỉ trồng rừng, cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi, đến nay, gia đình anh Trần Văn Phùng ở thôn 10, xã Đại Lịch (Văn Chấn) đã thoát nghèo, có của ăn của để.
Hàng năm, gia đình anh thu về trên dưới hai trăm triệu đồng từ vườn cây ăn quả và rừng nguyên liệu được khai thác theo chu kỳ. Con đường đất mới mở, cơn mưa hôm trước làm đường trơn và lầy lội dẫn PV đến với gia trang của anh Trần Văn Phùng.
Nằm trên sườn đồi là một căn nhà gỗ tuy nhỏ nhưng rất thoáng đãng, sạch sẽ. Bên trong, các phương tiện, tiện nghi được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp cho thấy chủ nhân là một con người biết tính toán, lo toan cuộc sống. Xây dựng gia đình, lập nghiệp từ năm 1994, hiện anh Phùng và chị Phạm Thị Lê đã có hai con lớn đang theo học chuyên nghiệp và THPT.
Ngày đầu lập nghiệp, anh Phùng xác định trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc, khi cho thu hoạch thì gỗ rừng trồng sẽ mang lại thu nhập cao. Trong buổi ban đầu lập nghiệp kinh tế còn khó khăn, anh nghĩ rằng cần phải có nghị lực và quyết tâm cao thì mới trồng được rừng. Xác định vậy, những năm đầu, anh tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận các chương trình, dự án, lĩnh hội kiến thức, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật ở huyện, tỉnh và được hỗ trợ giống, kinh phí trồng rừng.
Anh Phùng làm vườn ươm dưới chân đồi, nhờ người thân trong gia đình sản xuất cây giống tại vườn nhà, vừa giảm giá thành cây giống mà không phải vận chuyển xa, cây con có chất lượng tốt. Sau khi phát dọn thực bì, phân loại cây cho từng lô, giống cây được anh chọn chủ yếu là keo, bồ đề, quế. Suy tính kỹ, để lấy ngắn nuôi dài, ở khu đồi thấp, anh đào ao thả cá, chăn nuôi gia cầm, trồng chè và cây ăn quả như cam sành, quýt sen được mua giống từ thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn.
Anh cho biết: “Những loại cây ăn quả này, nếu được chăm sóc tốt, đúng quy trình thì rất nhanh cho thu hoạch. Chỉ tính riêng vụ năm 2013, với trên ba trăm cây cam sành và quýt sen, tôi bán cho thương lái ngay tại vườn đã thu về 85 triệu đồng”.
Rừng trồng nguyên liệu đến kỳ khai thác, mỗi năm, anh Phùng bán từng lô, cứ luân phiên, kế tiếp, khai thác xong lại trồng mới nên số diện tích rừng kinh tế của gia đình anh luôn phủ một màu xanh.
Những năm gần đây, rừng nguyên liệu được khai thác theo quy trình, do đã được chia tách và được bán theo từng lô nên mỗi năm, anh thu về gần 100 triệu đồng. Một mô hình kinh tế tổng hợp và cách tính khoa học đã đem về những hiệu quả. Hàng năm, tổng các nguồn thu từ rừng, cây ăn quả, cây chè, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình anh Phùng thu về trên dưới hai trăm triệu đồng.
Rất nhiều người từ các nơi tìm đến gia đình anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nhân dân trong thôn 10 rất tín nhiệm bầu anh làm Trưởng thôn và anh còn tham gia Ban chấp hành Hội Nông dân xã Đại Lịch.
Bà Nguyễn Thị Kim Cương - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Hộ gia đình anh Trần Văn Phùng là một trong những hội viên điển hình của xã về tự thân vận động, cần cù, năng động, chịu khó, đúng bản chất của người nông dân Việt Nam. Hội Nông dân xã thường mời anh Phùng tham dự các hội nghị, hội thảo trên huyện hoặc tại xã để tư vấn, trao đổi cách thức, kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp”. (Báo Yên Bái 17/9) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Khoảng 6.000 nhân viên cứu hỏa Mỹ đang phải “vật lộn” với các đám cháy rừng lớn tại nhiều địa phương ở bang California do đợt hạn hán nghiêm trọng gây ra.
Người phát ngôn cơ quan phòng cháy chữa cháy California Alyssa Smith cho biết, kể từ năm ngoái đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng mà nguyên nhân chủ yếu do tình trạng hạn hán gây ra.
Tính từ đầu năm đến nay, tại bang này xảy ra hơn 200 vụ cháy rừng so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng nghìn người dân đã phải sơ tán và nhiều tòa nhà bị hư hại tại một điểm cháy rừng lớn ở California, trong khi khu vực miền Nam bang này phải hứng chịu tình cảnh mất điện do nhiều gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ. (VOV 17/9) đầu trang(
Cảnh sát Brazil cho biết họ đã triệt phá thành công một băng nhóm phá rừng Amazon tại bang Para, miền Bắc nước này. Đây được coi là nhóm lâm tặc lớn nhất đang hoạt động mạnh mẽ tại khu vực nói trên.
Theo lực lượng cảnh sát liên bang Brazil, nhóm lâm tặc kể trên đã chiếm đất công, đốt rừng, chia đất thành lô và rao bán. Cảnh sát địa phương không nêu rõ số lượng đối tượng bị bắt.
Theo Viện Môi trường Brazil, những đối tượng trên phải chịu trách nhiệm với hành vi phá hủy và làm ô nhiễm môi trường. Ước tính, hậu quả từ các hoạt động phạm pháp này đối với môi trường lên tới 230 triệu USD. Rừng rậm nhiệt đới Amazon thuộc lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ.
Với diện tích gần 7 triệu km2, rừng Amazon trải dải trên lãnh thổ của 8 nước, trong đó, 60% diện tích rừng nằm trên lãnh thổ của Brazil. Trong những năm gần đây, nạn phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp, khai thác mỏ và chăn nuôi gia súc bên cạnh xây dựng đập thủy điện đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái khu rừng lớn nhất Nam Mỹ này. (VTV9 15/9) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng