Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 16 tháng 09 năm 2016
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Sau khi báo Lao Động đăng tải loạt loạt phóng sự điều tra “Quảng Trị, công khai đốn hạ gỗ trong rừng phòng hộ”, tỉnh này đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và thừa nhận có xảy ra tình trạng phá rừng. Tuy nhiên, báo cáo về tình trạng phá rừng của tỉnh Quảng Trị chưa được đầy đủ.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, UBND tỉnh Quảng Trị đã có báo cáo số 127/BC-UBND về vụ khai thác rừng trái phép tại lâm phần BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh). Theo đó, sau khi tiếp nhận thông tin báo Lao Động nêu, trong các ngày từ 4.8 – 8.8, tỉnh Quảng Trị đã lập đoàn liên ngành đi kiểm tra thực tế.
Kết quả kiểm tra xác định tại khoảnh 41, tiểu khu 582 xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh), phát hiện trên phạm vi 1,72ha có 21 gốc cây bị chặt hạ, đường kính từ 22- 36cm; có 14 hộp gỗ đã được xẻ có khối lượng 4,789m3 và 3 lóng gỗ tròn có khối lượng 0,555m3 chưa được vận chuyển ra khỏi rừng.
Tại khoảnh 12, tiểu khu 556, khoảnh 21, tiểu khu 557H thuộc xã Vĩnh Hà, không phát hiện khai thác, chặt phá rừng trái phép, có dấu vết của một số gốc cây bị chặt hạ đã cũ, không có lâm sản. UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định tình trạng phá rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh là đúng sự thật. Tuy nhiên, chính quyền chỉ đi kiểm tra 8 cặp tọa độ có sẵn do báo phản ánh, chứ không đi kiểm tra toàn diện và báo cáo đầy đủ.
Trước đó, vào ngày 8.8 Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị chủ trì cuộc họp với các ban ngành liên quan, để nghe báo cáo kết quả kiểm tra tình hình phá rừng ở huyện Vĩnh Linh. Ngay tại cuộc họp này, PV báo Lao Động có ý kiến rằng, trong khuôn khổ những bài báo đã đăng tải, chúng tôi chỉ đưa vào một số tọa độ để chứng minh việc tàn phá rừng ở huyện Vĩnh Linh là sự thật. Còn việc cơ quan chức năng chỉ đi kiểm tra 8 tọa độ mà chúng tôi đã nêu, để rồi căn cứ vào đó để đi đến kết luận về tổng thể việc phá rừng ở huyện Vĩnh Linh là không toàn diện.
Ông Võ Văn Hưng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị và ông Thái Văn Thành - Phó Chủ tịch huyện Vĩnh Linh cũng đặt câu hỏi tại cuộc họp, rằng chỉ 8 địa điểm báo nêu là có phá rừng, hay còn những địa điểm khác. "Vì thời gian và phương tiện giới hạn, nên chỉ kiểm tra mức độ như thế, chỉ có từng ấy diện tích hay còn nữa" - ông Thành, nói.
Để chứng minh việc phá rừng không chỉ nằm trong 8 tọa độ đã nêu, ngày 13.8 báo Lao Động tiếp tục có bài viết "Vụ phá rừng ở Quảng Trị: Chỉ kiểm tra 8 tọa độ mà báo nêu?", trong đó kèm hình ảnh cụ thể kèm cùng một số tọa độ mới có xảy ra tình trạng phá rừng. Tuy nhiên, báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ gói gọn trong báo cáo tại cuộc họp ngày 8.8 đã nói ở trên.
Ngày 12.9 Văn phòng Chính Phủ đã có văn bản số 7586 gửi Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Quảng Trị về việc báo cáo vụ khai thác rừng trái phép tại lâm phần của BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải. Cụ thể, sau khi nhận được văn bản báo cáo của UBND tỉnh Quảng Trị và văn bản của Bộ NN&PTNT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề xuất của Bộ này về việc báo cáo kết quả kiểm tra vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng tại tỉnh Quảng Trị.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm vụ việc. Đồng thời chỉ đạo kiểm điểm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan và có giải pháp cụ thể, không để xảy ra tình trạng tương tự. Bên cạnh đó, kịp thời khen thưởng hoặc đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong xử lý vụ việc này.
Trước đó, cũng liên quan đến việc phá rừng ở huyện Vĩnh Linh, Công an huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã ra 2 Quyết định số 24 và 25 về việc khởi tố vụ án hủy hoại rừng tại tiểu khu 558 và 585. Các tiểu khu này thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh, xảy ra tình trạng phá rừng nghiêm trọng vào ngày 15.3.2016 và 7.2016.
"Trong đó, việc phá rừng xảy ra vào tháng 7.2016 vừa có quyết định khởi tố bắt nguồn từ thông tin do báo Lao Động cung cấp" - đại tá Lê Phương Nam, Trưởng Công an huyện Vĩnh Linh - nói. Đại tá Nam cho biết thêm, đơn vị này đang tiếp tục điều tra, tìm hiểu vụ việc phá rừng để có cơ sở xử lý. (Lao Động 16/9) đầu trang(
Đã có bao nhiêu hecta rừng đầu nguồn bị phá cho một công trình thủy điện? Con số ấy là không nhỏ, theo các dẫn chứng sau đây.
Trong tất cả các phê duyệt về tác động môi trường đối với một dự án thủy điện đều quy định chủ đầu tư sẽ phải trồng lại một diện tích rừng tương đương. Tuy nhiên, hầu như từ trước đến nay chưa thấy công trình nào báo cáo minh bạch việc này, cũng chưa thấy các bộ - ngành hữu quan hay địa phương nào kiểm tra, thông báo cụ thể. Thành ra, việc mất hàng chục triệu hecta rừng như thông tin vừa qua trên các báo là dĩ nhiên.
Để biết được có bao nhiêu hecta rừng đầu nguồn bị phá để làm thủy điện, chúng ta hãy xem các con số biết nói: Khi xây dựng nhà máy thủy điện Trà Xom (Bình Định), 633,7 ha diện rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu và đất rừng nằm trên địa bàn 2 xã Vĩnh Kim và Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) biến mất. Thủy điện Tiên Thuận cũng lấy đi của huyện Tây Sơn 90 ha rừng đầu nguồn; đó là chưa kể các thủy điện khác như Vĩnh Sơn 4, Vĩnh Sơn 5.
Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh từng nói với báo chí: “Hiếm có một con sông nào lại phải gánh đến hơn chục công trình thủy điện như sông Kôn. Sự chen chúc của những công trình thủy điện này đã làm dòng sông biến dạng. Những cánh rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng bị xóa sổ”…
Tại tỉnh Phú Yên, hiện có 3 thủy điện lớn là Sông Hinh, Sông Ba Hạ và Krông H’Năng với tổng công suất 354 MW. Để làm các thủy điện này, tỉnh mất hơn 10.000 ha đất, trong đó phần lớn là đất rừng và rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Báo cáo của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cho biết: “Qua giám sát, chúng tôi nhận thấy diện tích rừng mà các chủ đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh thủy điện trồng lại là không đáng kể so với tổng diện tích rừng đã mất để thực hiện dự án thủy điện”.
Trong khi đó, đầu năm 2016, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam thông tin từ khi triển khai xây dựng thủy điện đến nay, hơn 7.650 ha rừng đã bị thu hồi, cho thuê và chuyển đổi để đầu tư 22 công trình thủy điện trên địa bàn. Trong tất cả các báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng đều nêu việc trồng bồi hoàn rừng bị mất khi xây dựng công trình thủy điện nhưng thời gian qua, nhiều đơn vị vẫn chưa thực hiện. Chẳng lẽ… huề cả làng!?
Vậy là, để có thủy điện, bằng mọi giá để có thủy điện, hàng triệu hecta rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ đã bị xóa sổ. Được điện thì mất rừng và mất nhiều hơn thế. Lụt lội, lũ quét, sạt lở từ sông đến biển, môi trường sống bị thay đổi, ô nhiễm... là những hậu quả tiếp theo và lâu dài trên đất nước này mà chưa thấy ai chịu trách nhiệm!
Nghiêm trọng nữa là mất rừng, hàng triệu đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, dọc Trường Sơn sẽ khốn khó bội phần. Người Cơtu, Êđê, Bana… từ xưa đã có một triết lý sống rất nhân văn: Hễ trước khi đốn hạ một cây rừng để làm nhà, họ phải trồng một cây khác để thay thế. Họ trả lại rừng những gì mà họ lấy đi, như một lẽ công bằng. Còn chúng ta, vì lợi ích trước mắt, đã phá đi không thương tiếc những cánh rừng bạt ngàn mà không hề cảm thấy mắc nợ. Liệu chúng ta có văn minh hơn không?... (Người Lao Động 16/9) đầu trang(
Dù chính quyền và ngành chức năng đã tuyên truyền, vận động nhưng tình trạng nông dân phá rừng chuyển đổi sang trồng loại cây khác vẫn tiếp diễn.
Do cây tràm và bạch đàn hiệu quả thấp nên hiện nay nông dân vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã ồ ạt phá bỏ diện tích rừng này để chuyển sang trồng cây khóm (dứa) và thanh long ruột đỏ với vọng có lợi nhuận cao.
Đáng quan tâm là tại Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười và khu vùng đệm ở xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước có gần 400 ha rừng tràm, bạch đàn nhưng hiện nay, nông dân vùng này đã phá bỏ hơn 80 ha đất rừng để trồng khóm.
Toàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang hiện nay chỉ còn dưới 3.000 ha rừng gồm cây tràm và cây bạch đàn. Dù chính quyền và ngành chức năng đã tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ rừng nhưng do vấn đề kinh tế nên chưa thể ngăn chặn tình trạng nông dân phá rừng chuyển đổi sang trồng loại cây khác.
Ông Dương Quốc Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cho biết, cây khóm đang cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân trong vùng đệm đã tự phát lên liếp để trồng loại cây này.
“Khu vực vùng đệm có 82 ha đất đã được người dân lên liếp trồng khóm. Khi nhà nước đã quy hoạch đất thuộc vùng đệm thì việc sản xuất của người dân sẽ không có chính sách nào hỗ trợ. Người dân tự phát trồng khóm, xã chỉ nắm tình hình và báo lên cấp trên mà không ngăn chặn được”, ông Giang cho biết. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 15/9) đầu trang(
Đầu năm 2008, Công ty Lâm nghiệp Đức Hòa (huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) được UBND tỉnh Đắk Nông giao 13.149 hécta rừng và đất lâm nghiệp.
Trong đó, có hơn 11.790 hécta rừng tự nhiên và 98,25 hécta rừng trồng. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm, hàng nghìn hécta rừng do công ty quản lý đã bị tàn phá nhưng vẫn chưa có một cá nhân, tập thể nào bị xử lý, quy chịu trách nhiệm…
Nhận được tin báo của người dân, từ đường Hồ Chí Minh lần theo con đường ngoằn ngoèo đầy sình lầy hơn 5km, chúng tôi có mặt tại địa bàn xã Đắk Môl (huyện Đắk Song, nằm trong lâm phần quản lý của Công ty lâm nghiệp Đức Hòa). Những hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là dọc hai bên đường với hàng loạt tấm bảng rao bán đất công khai có kèm theo số điện thoại của chủ đất.
Theo người dân địa phương, trước đây, những mảnh đất này hầu hết là những cánh rừng già nhưng đã bị người dân tự ý lấn chiếm, chặt phá dần rồi đem ra rao bán công khai. Khi được hỏi vì sao cơ quan chức năng không xử lý, can thiệp thì một người dân nói: “Cán bộ quản lý rừng còn vô tư rao bán đất thì làm sao mà xử lý được!”.
Tiếp tục tiến sâu vào Tiểu khu 1122 và 1330 thuộc địa phận giáp ranh giữa 3 xã Nam Bình, Đắk Hòa và Đắk Môl, chúng tôi mới cảm nhận phần nào thực trạng tàn phá rừng nơi đây. Tiến sâu vào bên trong, trên con đường đất sình lầy vẫn còn in hằn vết xe vận chuyển gỗ của “lâm tặc” là hàng loạt cây rừng đã bị đốn hạ nằm ngổn ngang, nhiều cây vẫn còn ứa nhựa tươi mới chiếm hết cả lối đi. Men theo những con đường xương cá bên trong, chúng tôi phát hiện nhiều vạt rừng bị chặt phá trắng.
Tại hiện trường, cây lớn, cây nhỏ nằm ngổn ngang. Một số khu vực khác đã bị đốt, trơ lại những gốc cây hai, ba người ôm cháy xém đen. Trao đổi với chúng tôi, một chủ nhân rao bán đất rừng ở đây cho biết, những cây gỗ to, có giá trị về kinh tế thì đã được “lâm tặc” âm thầm đốn hạ mang đi từ lâu.
Sau hơn một ngày lội rừng, chứng kiến cảnh tượng phá rừng nơi đây, nhóm phóng viên đem vấn đề trên trao đổi với những người có trách nhiệm thì lại nhận được những câu trả lời khá hời hợt và thờ ơ. Ông Nguyễn Minh Hoàng, Trạm trưởng Trạm quản lí bảo vệ rừng số 1 của Công ty Lâm nghiệp Đức Hòa, cho biết: “Tôi mới về nhận nhiệm vụ tại trạm hơn một tháng nên chưa nắm bắt hết được tình hình. Theo anh em báo lại thì hầu hết rừng ở đây đều bị tàn phá vào ban đêm nên cán bộ rất “khó” phát hiện để bắt quả tang”.
Còn ông Nguyễn Văn Vinh, kiểm lâm phụ trách địa bàn (thuộc Hạt huyện Đắk Song) lại cho rằng, ông vẫn thường xuyên kiểm tra và đã phát hiện nhiều diện tích rừng bị chặt phá nhưng không thể bắt được đối tượng vì hầu hết họ phá rừng vào ban đêm.
Để chứng minh những câu trả lời vô trách nhiệm của cán bộ quản lý, bảo vệ rừng, đêm hôm sau, nhóm phóng viên đã nhờ một “thổ địa” dẫn đường mật phục cảnh “lâm tặc” ngang nhiên vận chuyển gỗ ra khỏi rừng nơi đây. Ngay tại Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1, chúng tôi dễ dàng bắt gặp chiếc xe tải mang BKS 93C-005.00 chất đầy gỗ đang ì ạch bò ra khỏi rừng. Lúc này, trước Trạm quản lý bảo vệ rừng số 1 không một bóng người, chiếc xe tải “vô tư” vượt trạm rồi hướng ra đường Hồ Chí Minh mà không gặp bất cứ một sự kiểm tra nào từ phía cơ quan chức năng.
Khi đem câu chuyện việc xe tải chở gỗ ngang nhiên vượt trạm nhưng cán bộ quản lý, bảo vệ rừng không hề hay biết, ông Nguyễn Minh Hoàng chống chế: “Đêm đó, anh em chúng tôi nhận được tin báo một vụ phá rừng cách chốt khoảng 10km nên anh em được điều động vào hiện trường hết. Trạm có 10 cán bộ thì có tới 3 người xin nghỉ phép, 7 người còn lại cùng vào hiện trường đến hơn 3h sáng hôm sau mới về nên không thể nắm bắt hết mọi hoạt động của “lâm tặc” được”.
Có thể nói, việc rừng ở đây bị tàn phá trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về Công ty Lâm nghiệp Đức Hòa, đơn vị được giao quyền quản lý nhưng đã không kịp thời phát hiện để ngăn chặn và xử lý. Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song là đơn vị được giao kiểm tra công tác quản lý rừng, nhưng lại không biết việc phá rừng kéo dài như vậy, cũng không thể vô can... (Công An Nhân Dân 16/9) đầu trang(
UBND tỉnh vừa đã ban hành Công văn số 1497/UBNDKTN về việc tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm.
Để tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm, xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm cũng như đội ngũ bảo vệ rừng cơ sở thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở về quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định số 07/2016/QĐ-TTg ngày 8-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ.
UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15-12-2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng Kiểm lâm.
Mặt khác, Chi cục Kiểm lâm cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hỗ trợ chủ rừng tăng cường kiểm tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng; đồng thời phối hợp với cơ quan liên quan điều tra, xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ trong công tác quản lý bảo vệ rừng. (Báo Quảng Bình 16/9) đầu trang(
Từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Đắk Glong (Đắk Nông), liên tiếp để xảy ra nhiều vụ vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Mặc dù Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã có nhiều văn bản chỉ đạo kiểm tra xử lý, yêu cầu kiểm điểm nhiều lần và áp dụng hình thức kỷ luật cán bộ ở đây nhưng vẫn không có chuyển biến rõ rệt, mà ngược lại ngày càng xảy ra nhiều vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng hơn...
Trong báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông về việc xử lý vụ tàng trữ, cất giữ trái phép hơn 258,4m³ gỗ trên địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (Đắk Nông), ông Nguyễn Ngọc Tài - Chi Cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông khẳng định, đây là vụ việc lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng kết quả bỏ phiếu kiểm điểm đề nghị kỷ luật cán bộ tại Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Glong ban đầu với hình thức khiển trách là còn nể nang...
Trong khi đó, từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Đắk Glong (Đắk Nông), liên tiếp để xảy ra nhiều vụ vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tập trung nhiều nhất ở địa bàn xã Quảng Sơn. Mặc dù Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã có nhiều văn bản chỉ đạo kiểm tra xử lý, yêu cầu kiểm điểm nhiều lần và áp dụng hình thức kỷ luật cán bộ ở đây nhưng vẫn không có chuyển biến rõ rệt, mà ngược lại ngày càng xảy ra nhiều vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng hơn...
Theo đó, Hội đồng kỷ luật cán bộ Chi cục Kiểm lâm đã đề nghị kiểm điểm, kỷ luật 8 cán bộ công chức Hạt Kiểm lâm Đắk Glong liên quan đến vụ tàng trữ trái phép hơn 258,4m³ gỗ trên địa bàn do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý theo từng trường hợp cụ thể. Kỷ luật cảnh cáo ông Đỗ Ngọc Trai - Hạt trưởng và ông Phạm Trung Dũng, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Quảng Sơn; cùng kỷ luật hạ bậc lương ông Trần Đình Quang - Phó Hạt trưởng, Lê Xuân Trường, Nguyễn Văn Trung (kiểm lâm địa bàn xã Quảng Sơn).
Ngoài ra, các ông Nguyễn Trí Ngụ - Phó Hạt trưởng; Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trạm trưởng Trạm kiểm lâm địa bàn xã Quảng Sơn; Hà Công Tụng - cán bộ phụ trách công tác thanh tra pháp chế Hạt Kiểm lâm Đắk Glong đều được hội đồng kỷ luật cho kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Như Báo CAND đã phản ánh về những bất thường ở vụ khai thác gỗ trái phép quy mô lớn, tập kết ở địa bàn xã Quảng Sơn với tổng khối lượng hơn 258,4m³. Trong đó, hơn 42m³ khối gỗ được cất giấu tại xưởng chế biến gỗ của DNTN Quốc Triệu và 216,3m³ gỗ khai thác, được cất giấu tại một số địa điểm trên địa bàn tại các bon RBút, Ndoh ở địa bàn xã Quảng Sơn. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở mức xử lý hành chính vì không tìm ra lâm tặc. (Công An Nhân Dân 16/9) đầu trang(
Công an huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đang tiến hành điều tra làm rõ vụ kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm Đạ Huoai Nguyễn Hữu Toàn bắn bị thương một người chở gỗ tại địa bàn xã Phước Lộc.
Ngày 15/9, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết vào 17 giờ 40’ ngày 13/9, kiểm lâm viên Nguyễn Hữu Toàn cùng ông Nguyễn Võ Tài (viên chức Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Huoai) chặn bắt ông K’Dem (36 tuổi, ngụ thôn Phước An, xã Phước Lộc, Đạ Huoai) đang dùng xe máy vận chuyển lâm sản trái phép.
Kiểm lâm viên đứng giữa đường và hô to nhiều lần: “Đứng lại !”. Thế nhưng ông K’Dem vẫn giữ nguyên tốc độ, cho xe lao thẳng vào 2 người đang thi hành công vụ. Ông Toàn dùng công cụ hỗ trợ (súng bắn đạn hơi cay và cao su RG88 số hiệu 738589) bắn về phía K’Dem nhưng người này vẫn không dừng lại mà tiếp tục chở gỗ chạy về hướng xã Hà Lâm.
3 phút sau, K’Dem quay lại, dùng cây gậy bằng gỗ đánh ông Toàn và ông Tài buộc hai ông phải lui về hướng nhà Văn hóa cộng đồng xã. Ít phút sau, nhiều đối tượng khác chạy đến đuổi đánh ông Toàn và ông Tài nhưng Chủ tịch xã Phước Lộc Nguyễn Duy Lực đã can ngăn. Các đối tượng đập phá đồ đạc và xe máy của các thành viên Đội 12 trong tổ trực chốt tại nhà văn hóa cộng đồng. K’Dem lấy dao của Đội 12 (dùng để chế biến thức ăn) lao đến đâm ông Toàn nhưng ông Lực ngăn lại. Lúc này, nhiều người nhìn thấy vết máu trên ngực ông K’Dem nên đã đưa vào bệnh viện điều trị.
Theo báo cáo của kiểm lâm, ông K’Dem thường xuyên khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật nên địa phương đã lập danh sách và vận động ký cam kết không vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng.
Công an huyện Đạ Huoai đã có mặt tại hiện trường để điều tra, xử lý vụ việc; cùng hạt kiểm lâm vận động người nhà của ông K’Dem mang chiếc xe máy cùng gỗ tang vật đến UBND xã Phước Lộc phục vụ công tác điều tra. (Tiền Phong 15/9) đầu trang(
Thời gian gần đây, nhiều người đi ngang qua Quốc lộ 20 thuộc các xã Tam Bố (huyện Di Linh) và dốc Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) xót xa khi hàng loạt cây thông bị “bức tử” đến chết.
Những cây thông có đường kính khoảng 30 – 40 cm, cao gần 10 m đều bị ken gốc (khoanh vỏ), đốt gốc chết khô. Ngay dưới những gốc cây thông bị "bức tử" ấy lại mọc lên những loại cây trồng khác như cà phê, tiêu, bắp… thách thức cơ quan chức năng về những biện pháp bảo vệ rừng thông, tạo cảnh quan trên Quốc lộ 20 khiến dư luận hết sức bức xúc.
Một số hộ dân sống lâu năm ở đây cho hay trước kia những khu vực này bạt ngàn thông dọc 2 bên đường. Những cây thông xanh tốt quanh năm vừa có chức năng phòng hộ vừa bảo vệ cảnh quan môi trường. Những năm gần đây, người dân dùng mọi biện pháp để hủy hại thông, lấn chiếm đất sản xuất, xây dựng nhà cửa…
Hình ảnh “bạt ngàn thông” giờ chỉ còn những khóm nhỏ lác đác, xen lẫn là vườn tược, lều quán. Theo quan sát của phóng viên, những cây thông còn sót lại nay đã chuyển sang màu vàng úa, những cây bị ken gốc, đốt cháy giờ đã chết khô, gió quật ngã nằm ngổn ngang. Dưới gốc những cây thông khô chết đều có dấu vết con người can thiệp như, đốt cháy, ken gốc… (Người Lao Động 15/9) đầu trang(
Có những lần tiến sâu vào các cánh rừng ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), chúng tôi được các già làng, trưởng bản đi cùng giải thích rằng, sở dĩ những cánh rừng nơi đây còn nguyên vẹn như vậy là nhờ "rít ving" (tiếng Vân Kiều có nghĩa là luật làng) được truyền bằng miệng.
Giờ đây, không chỉ "clôm cu mũi" (tức rừng ma) mà ngay cả rừng cộng đồng cũng được đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa gìn giữ bằng luật làng.
Ông Võ Văn Sử, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa có lần quả quyết rằng, trong số 2.631,3ha rừng tự nhiên được giao cho 13 cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn hiện đang được bảo vệ, quản lý rất tốt. Ông Sử nói rằng, bên cạnh các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng thì các luật làng đóng vai trò rất quan trọng và cũng từ những luật làng này mà hình thành nên những hương ước, quy ước giữ rừng trong mỗi cộng đồng dân cư thôn.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu những luật làng truyền bằng miệng được lưu truyền ở các bản làng miền núi huyện Hướng Hóa, ông Võ Văn Sử gợi ý: "Muốn tìm hiểu những luật làng thì hãy tìm đến các thôn, bản của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô nằm ngay cạnh rừng như ở thôn Húc Thượng (xã Húc), bản Ruộng (xã Hướng Tân) hay thôn Mới (xã Hướng Sơn)... Thời gian qua cũng nhờ người dân tuân theo luật làng của các thế hệ cha, ông đi trước nên các cánh rừng được quản lý, bảo vệ tốt và còn nguyên sơ lắm".
Chúng tôi tìm vào bản Ruộng, xã Hướng Tân vào một ngày đẹp trời. Cánh rừng tự nhiên rộng hơn 100ha bao quanh thôn Ruộng đang vào thời kỳ mọc chồi non. Phía sau bản Ruộng là những thân cây cổ thụ vươn mình thẳng tắp, tán cây xõa rộng như mái tóc đen dài của những thiếu nữ Pa Kô, Vân Kiều. Rừng ở đây còn rất nguyên sơ, nhiều cây có đường kính đến hai, ba vòng tay người lớn, tuổi thọ đến hàng trăm tuổi như: Dẻ, Sao, Trường, Lội...
Anh Hồ Văn Thắng (42 tuổi), làm trưởng thôn ở bản Ruộng đã hai nhiệm kỳ nay cho biết: "Bản Ruộng có tất cả 105 hộ với 570 nhân khẩu, trong đó, số hộ nghèo chiếm đến hơn 50%. Năm 2006, Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa và UBND xã Hướng Tân đã phối hợp bàn giao 101ha rừng tự nhiên cho cộng đồng bản Ruộng quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng. Thời gian qua, để bà con bản Ruộng không "ăn" vào rừng, bản làng đã đề ra luật lệ chỉ truyền bằng miệng, nhưng bắt buộc mọi người đều phải tuân theo. Cũng nhờ những luật lệ truyền bằng miệng này mà người dân bản Ruộng vẫn giữ được rừng và hưởng lợi chính đáng từ rừng".
"Luật lệ truyền bằng miệng" về bảo vệ rừng mà trưởng thôn Hồ Văn Thắng vừa nói cụ thể như sau: "Ai cần làm nhà cửa thì phải viết đơn trình làng, nếu xét thấy nhu cầu đó là chính đáng, làng sẽ trình đơn lên xã, lên Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa. Khi nào các cấp chính quyền đồng ý, thì mới được đốn cây làm nhà. Việc đốn cây sẽ do làng cử người đứng ra giám sát. Nếu ai dám tự tiện chặt cây thì sẽ bị phạt như sau: Chặt một cây nhỏ thì phải cúng làng một con heo, chặt cây to, gỗ quý thì làng phạt một con trâu. Cứ thế nhân lên, đốn bao nhiêu cây thì phạt bấy nhiêu con...".
Già làng Hồ Văn Đối (62 tuổi), ở bản Ruộng cho biết: "Hàng chục năm qua, nhờ những luật lệ nghiêm khắc đó nên rừng ở bản Ruộng không một ai dám xâm phạm. Dân bản vào rừng lấy củi luôn bảo ban nhau chỉ nhặt nhạnh củi khô hay những cành cây bị bão quật gãy mà thôi. Ở bản Ruộng này, ai cũng hiểu rằng nếu bảo vệ được rừng thì dân bản rất có lợi, bởi rừng  giữ mạch nước ngầm phục vụ việc tưới tiêu, sinh hoạt, rừng cho khai thác mật ong, cho củi đun, cho con chuột, con chim...”
Trong suy nghĩ của già làng Tà Ngư và người dân bản Ruộng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng chỉ đơn giản như thế, nhưng xem ra lại gần gũi, thiết thực biết bao. Già làng Tà Ngư tâm sự rằng, để dân bản không chặt phá rừng thì những người đứng đầu thôn, bản phải gương mẫu và luôn đi đầu trong công tác bảo vệ rừng, có như vậy bà con mới tin và làm theo.
Rời bản Ruộng, chúng tôi vượt gần 40km để tìm đến thôn Mới, xã Hướng Sơn. Già làng Hồ Văn Dưi (60 tuổi) cười thật tươi khi cho chúng tôi biết chuyện 47 hộ dân thôn Mới vừa nhận được số tiền 3,7 triệu đồng/hộ do Nhà máy thủy điện Rào Quán chi trả cho chi phí dịch vụ môi trường rừng mà theo quy định của pháp luật, người dân thôn Mới được hưởng.
Được biết, năm 2013 Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa đã giao cho thôn Mới 500ha rừng đầu nguồn sông Rào Quán để bà con đồng bào Vân Kiều nơi đây quản lý, bảo vệ. Những năm qua, bên cạnh những quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng, người dân thôn Mới cũng có những luật lệ riêng do các vị cao niên trong làng lập ra nhằm răn đe, cấm đoán việc xâm phạm, chặt phá rừng.
Già làng Hồ Văn Dưi chia sẻ: "Ở thôn Mới, từ người già đến con trẻ đều biết được những điều luật của bản làng đề ra để bảo vệ và không xâm hại vào rừng. Trước đây, nếu dân bản phát hiện ra người nào đó chặt phá rừng trái phép, chúng tôi đều căn cứ theo luật làng để xử phạt nghiêm khắc. Nhưng nay có khác trước, nếu bây giờ phát hiện ra đối tượng phá rừng, bên cạnh luật làng, chúng tôi sẽ trình báo cho các cấp chính quyền và kiểm lâm địa bàn biết để có hướng xử lý theo đúng quy định của pháp luật...".
Không những sử dụng luật làng để răn đe, xử phạt các hành vi làm phương hại đến rừng, bà con đồng bào Vân Kiều ở thôn Mới còn áp dụng luật làng vào việc phân định trách nhiệm, công việc cho người đi tuần tra và bảo vệ rừng. Không chỉ ở thôn Mới mà trong mỗi cộng đồng dân cư thôn ở huyện Hướng Hóa đều lập nên một đội tuần tra, bảo vệ rừng (số lượng từ 10-20 người) là những người có uy tín, có sức khỏe nhất trong bản làng.
Nếu tham gia vào đội tuần tra, bảo vệ rừng này thì những người đó sẽ được miễn các công việc bắt buộc khác của làng. Trong một tháng, đội tuần tra, bảo vệ rừng đi thăm rừng từ 3-4 lần nên rất hiệu quả trong việc phát hiện các dấu hiệu chặt phá và quản lý được sự phát triển của rừng.
Nhắc đến những luật làng tồn tại trong đời sống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô, nhiều người cứ nghĩ đến sự hà khắc, lạc hậu nhưng cũng có những điều luật đã "kìm nén" được sự phá hoại của con người trước Mẹ thiên nhiên. Những luật làng truyền bằng miệng nay còn "sót" lại giữa đại ngàn về việc bảo vệ rừng, sống chung với rừng mà chúng tôi có dịp ghi lại ở huyện miền núi Hướng Hóa là một ví dụ để minh chứng cho điều này...  (Biên Phòng 15/9) đầu trang(
UBND tỉnh vừa có văn bản đồng ý cho UBND huyện An Lão được sử dụng nguồn ngân sách tỉnh cấp còn dư gần 452 triệu đồng (mua dầu Diezel và chi phụ cấp vận hành máy các xã miền núi còn dư đến cuối năm 2015) để chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng theo đề xuất của huyện.
Hiện nay, An Lão là địa phương có diện tích rừng bị phá lớn nhất toàn tỉnh. Theo thống kê, từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 147 vụ phá rừng với tổng diện tích gần 161 ha, chiếm gần 63% tổng diện tích rừng bị phá trên toàn tỉnh (gần 265 ha). (Báo Bình Định 15/9) đầu trang(
Gần đây, tình trạng phá rừng, xâm lấn đất lâm nghiệp diễn ra ồ ạt tại nhiều địa phương của tỉnh Bình Định. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ quan chức năng buông lỏng, thiếu quyết liệt trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Đinh, trong 9 tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 208 vụ phá rừng trái pháp luật với diện tích rừng bị phá là 261,66 ha. Trong đó, rừng quy hoạch chức năng sản xuất bị chặt phá trái phép 83,59 ha; rừng quy hoạch chức năng phòng hộ bị phá gần 178 ha. So với cùng kỳ năm 2015, diện tích rừng bị phá tăng hơn 110 ha.
Cũng trong 9 tháng đầu năm nay, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện 132 vụ chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, với diện tích hơn 100 ha. Các "điểm nóng" phá rừng chủ yếu tập trung trên địa bàn các huyện Hoài Ân, An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ…
Các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp nói trên chủ yếu là để lấy đất trồng rừng kinh tế với cây keo là chủ lực. Ngoài ra, do lợi nhuận mang lại của một số loại lâm sản quý như gỗ huỳnh đàn, trắc, dổi… khá lớn, nên việc chặt phá rừng phòng hộ, rừng lâm nghiệp càng diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân là do một số BQL bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm, chính quyền địa phương và ngành chức năng còn buông lỏng quản lý, chưa thường xuyên bám sát cơ sở để phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Sự phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng như kiểm lâm, công an, chính quyền địa phương chưa thường xuyên và chưa tốt.
Việc xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng đối với hành vi phá rừng, xâm chiếm đất lâm nghiệp không kiên quyết, thường xuyên, liên tục; dẫn đến tình trạng người dân coi thường pháp luật…. nhiều đối tượng phá rừng làm rẫy trái phép đã bị phát hiện, xử lý, nhưng sau đó vẫn tiếp tục "tái phạm".
Ngoài ra, khi sự việc xảy ra, các cơ quan quản lý lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Điển hình như vụ việc hơn 31 ha đất lâm nghiệp quy hoạch chức năng phòng hộ thuộc tiểu khu 181A, khu vực hồ Hóc Trạnh (nơi giáp ranh giữa 2 thôn Công Trung và Trung Xuân, xã Mỹ Chánh) bị chặt phá nghiêm trọng thì UBND xã Mỹ Chánh và Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có Chỉ thị số 18/CT-UBND yêu cầu tăng cường các biện pháp cấp bách Quản lý – Bảo vệ rừng. Đồng thời, UBND tỉnh cũng ban hành Văn bản số 3627/UBND-TH về việc tăng cường triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo đó, yêu cầu kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm nhất là tại các Công ty TNHH Lâm nghiệp, Ban Quản lý Rừng phòng hộ, Ban Quản lý Rừng đặc dụng an toàn, các doanh nghiệp,…; đất lâm nghiệp sử dụng sai mục đích để có hình thức xử phạt, đặc biệt là người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, có tiêu cực, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn, chiếm, tái lấn, chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn.
Riêng tại các huyện trọng điểm như An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tây Sơn phải thành lập ngay Ban chỉ đạo, tổ công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật, nêu cao tinh thần bảo vệ rừng. Ngoài ra, giao cho ngành kiểm lâm làm việc với các địa phương thành lập các chốt chặn có sự tham gia của liên ngành, trong đó có công an; có xác nhận của địa phương, cơ quan chức năng mới cho xe vận chuyển qua.
Nâng cao hiệu quả vai trò của các hội đoàn thể tham gia vào công tác tuyên truyền vận động người dân chấp hành các quy định về pháp luật bảo vệ rừng.
Ông Lê Đức Sáu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho biết, để kiểm soát và ngăn chặn phá rừng đơn vị đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm các huyện miền núi, trung du như Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Vân Canh thường xuyên mở các đợt truy quét, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp mua bán lâm sản trái phép. Đồng thời, thành lập các chốt kiểm tra lâm sản tại các địa bàn trọng điểm và các trục đường giao thông trọng yếu mà lâm tặc thường vận chuyển lâm sản trái phép.
Chi cục cũng đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm kiểm tra, xác lập đầy đủ hồ sơ các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để xử lý theo quy định pháp luật; phối hợp với lực lượng Công an thống kê, phân hóa các đối tượng “đầu nậu”, chủ đường dây buôn bán lâm sản trái pháp luật, kẻ chủ mưu thuê, kích động, xúi giục đồng bào dân tộc thiểu số phá rừng, gây rối trật tự xã hội, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tại cuộc họp bàn biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng, xâm chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh mới đây, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ quan điểm: “Đối với các trường hợp vi phạm phải kiên quyết xử lý, kể cả cán bộ, đảng viên vi phạm Luật Bảo vệ - phát triển rừng. Huyện nào bao che cho hành vi vi phạm, cán bộ nhà nước nào đứng sau chỉ đạo, lấn chiếm phá rừng, cơ quan kiểm lâm phối hợp với huyện điều tra, xử lý cán bộ, đảng viên đó theo từng cấp để làm gương”. (Tài Nguyên Và Môi Trường 15/9) đầu trang(
UBND huyện Văn Chấn đã ban hành công văn yêu cầu các phòng, ban của huyện, UBND các xã, thị trấn và Hạt Kiểm lâm huyện tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời và xử lý hiệu quả các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nhất là hành vi phát phá, xâm chiếm đất rừng; đồng thời khắc phục thiếu sót, yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu các phòng, ban của huyện, UBND các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1865/CT-TTg, ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong quản lý và bảo vệ rừng, các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cấp ủy chính quyền địa phương, người dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ rừng. Cùng với các lực lượng thực thi pháp luật, các đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng tham gia đấu tranh, tố giác, xử lý nghiêm khắc với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
UBND huyện Văn Chấn yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện quản lý chặt chẽ và tăng cường có hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức kiểm lâm được phân công phụ trách địa bàn. Yêu cầu cán bộ kiểm lâm phải bám rừng, bám dân, nắm rõ địa bàn quản lý và đối tượng, nắm rõ nguy cơ xâm hại đến rừng. Phát hiện và thông tin các điểm nóng về bảo vệ rừng tại các khu vực được giao phụ trách để có giải pháp xử lý.
Tăng cường tuần tra, kiểm tra truy quét các đầu nậu, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, những chủ rừng, nhóm bảo vệ rừng, đặc biệt là những người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm, tái lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật, chống người thi hành công vụ.
Đôn đốc các chủ rừng, nhóm bảo vệ rừng triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên diện tích được giao. Nếu chủ rừng thiếu trách nhiệm để rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm… sẽ kiên quyết xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ, xử lý nghiêm và kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các xưởng chế biến gỗ sử dụng gỗ bất hợp pháp hoặc cố tình không chấp hành quy định về quản lý.
Phối hợp với các phòng ban liên quan kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích đất rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích…kiên quyết xử lý vi phạm, thu hồi theo quy định của pháp luật.
Kiện toàn Ban chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng, các tổ nhóm bảo vệ rừng – phòng cháy chữa cháy rừng, xây dựng quy chế hoạt động, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đến mọi tầng lớp người dân trên địa bàn. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Yên Bái 15/9) đầu trang(
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đã phát hiện một xe tải có biểu hiện nghi vấn, quá trình kiểm tra phát hiện chiếc xe chở gỗ quý bọc kín trong nhiều lớp nilon và giấy báo.
Vụ việc được phát hiện vào khoảng 13 giờ 15 phút ngày 13/9, trên đường tuần tra qua khu vực bến xe Giáp Bát, Hà Nội.
Trung tá Lê Văn Tiến, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 14 phát hiện xe tải in hình thư báo BKS 30X - 8980 có nhiều dấu hiệu vi phạm như in lô go không đúng quy định, chở hàng nặng nghiêng về một bên một cách bất thường... đã điện đàm cho các chốt chặn lại kiểm tra.
Khoảng 15 phút sau khi chiếc xe lưu thông lên đường Vành đai 3 về Hà Đông tránh chốt ngã 3 Linh Đàm - Giải Phóng đã bị Tổ Công tác dừng kiểm tra và phát hiện chở nhiều gỗ quý bọc kín trong nhiều lớp nilon và giấy báo.
Thời điểm kiểm tra, lái xe là Võ Hoàng Hà (SN 1988, ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) không những không xuất trình được giấy tờ hợp lệ chứng minh nguồn gốc số gỗ trên mà còn có ý định hối lộ Tổ Công tác. Tổ Công tác đã lập biên bản xử lý Hà về hành vi trên.
Tại trụ sở Đội CSGT số 14, đã làm rõ Võ Hoàng Hà và phụ xe là Lê Văn Phúc (SN 1998 ở Hoa Lư, Ninh Bình) có nhận lệnh của 1 người tên là Tốt, đại diện Công Ty CP Hợp nhất Đại Quân ở Mỗ Lao, Hà Đông tới ga Giáp Bát nhận số hàng trên mà không hề biết hàng bất hợp pháp.
Đội CSGT số 14 đã bàn giao vụ việc cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bước đầu làm rõ, khối luợng gỗ lậu vận chuyển trái phép là gỗ Trắc, thuộc nhóm A1, có trọng lượng khoảng 4m3.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật. (Thanh Tra 14/9) đầu trang(
Quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội (VTĐHN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6-5-2016 đang đối diện với nhiều thách thức về môi trường cần được điều chỉnh ở các khía cạnh văn hóa, cảnh quan, không gian..., theo ông Laurent Perrin, kiến trúc sư và là nhà quy hoạch từ Viện Quy hoạch và Phát triển đô thị Vùng Ile-de-France của Pháp.
Trong tham luận “Những thách thức về môi trường đối với Vùng Thủ đô Hà Nội” trình bày tại hội thảo về hợp tác phát triển đô thị Việt – Pháp tổ chức ở Cần Thơ sáng nay, 15-9, ông Laurent Perrin cho biết quy hoạch VTĐHN đang đối diện với nhiều thách thức về môi trường bao hàm các vấn đề về di sản thiên nhiên và văn hóa, cảnh quan, không gian mở, quản lý đất nông nghiệp, đất rừng, ô nhiễm…
Về quy hoạch các hành lang sinh thái nằm xen giữa các độ thị theo hình thức các tuyến sinh thái liền mạch, ông Laurent Perrin cho rằng các hành lang này “nhằm tạo ra các khu dự trữ đa dạng sinh học vốn là các vùng nông thôn bao quanh Hà Nội, giữ gìn một phần nguồn đa dạng sinh học hiện có và chấm dứt tình trạng phát triển đô thị chạy dọc theo các trục đường giao thông”.
Ông Laurent Perrin cũng lưu ý việc chuyển đổi những diện tích còn lại của “hành lang xanh” trong địa giới TP. Hà Nội thành công viên tự nhiên của thành phố hoặc vùng. “Chúng tôi đã đề xuất nên xem xét xếp hạng toàn bộ đất nông nghiệp trải rộng phía Tây Hà Nội tới tận chân núi Ba Vì thành công viên tự nhiên cấp vùng”, ông Laurent Perrin nói. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 15/9) đầu trang(
Intel Việt Nam cùng WWF-Việt Nam, ngày 15-9, đã khởi động dự án Hợp tác khôi phục sinh cảnh Khu bảo tồn (KBT) Đất ngập nước (ĐNN) Láng Sen với mục tiêu huy động 400 tình nguyện viên để trồng hơn 12.000 cây bản địa tại đây trong năm 2016.
Chính thức thành lập vào năm 2004, KBT ĐNN Láng Sen là một trong số ít những sinh cảnh tự nhiên còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười, với gần 300 loài sinh vật đa dạng. Sinh cảnh ĐNN Láng Sen cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ sinh thái, như nước ngọt và nguồn lợi thủy sản, cho hơn 9.000 người dân trong khu vực.
Những năm gần đây, các biến đổi nhanh chóng về yếu tố khí hậu như nhiệt độ và lượng mưa, cũng như về chế độ thủy văn của sông Cửu Long, đã làm xuống cấp nghiêm trọng cảnh quan rừng tại đây, gây thêm sức ép lên hệ sinh thái vốn là nguồn cung cấp thu nhập quan trọng của cộng đồng địa phương.
Do vậy WWF và Intel Việt Nam hợp tác xây dựng dự án khôi phục rừng bị suy thoái, nhằm bảo tồn sinh cảnh cho các loài hoang dã và bảo đảm sinh kế cho người dân địa phương sống phụ thuộc vào hệ sinh thái của khu vực.
Dự án cũng đặt mục tiêu hỗ trợ khắc phục vấn đề khan hiếm nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhờ vào chức năng sinh thái của rừng với khả năng lưu trữ nước lũ trong mùa mưa và điều tiết ra khu vực xung quanh và bổ sung vào mạch nước ngầm trong mùa khô.
Trong giai đoạn khởi động dự án trồng rừng, WWF và Intel cũng huy động 400 tình nguyện viên, bao gồm nhân viên của Intel và TRG International, vào ngày 14 và 17-9, để hỗ trợ mục tiêu trồng hơn 12.000 cây bản địa đất ngập nước trước cuối năm 2016. Trong một hoạt động khác, các tình nguyện viên cùng giao lưu với học sinh xã Tân Hưng, Long An, để nâng cao nhận thức và khuyến khích các em thực hành tái sử dụng chai nhựa và giúp bảo vệ môi trường.
Hiện nay không quá 1% sinh cảnh đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười còn nguyên vẹn. Hệ lụy suy thoái của hệ sinh thái làm suy yếu nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng địa phương và khả năng chống lại tác động biến đổi khí hậu của khu vực.
Bà Trịnh Thị Long, điều phối viên chương trình nước ngọt, WWF-Việt Nam, cho biết, vùng Đồng Tháp Mười, bao gồm khu đất ngập nước Láng Sen, không chỉ đóng vai trò quan trọng về môi trường đối với thiên nhiên hoang dã của ĐBSCL, mà còn cung cấp các dịch vụ sinh thái thiết yếu cho cuộc sống của người dân địa phương. Phục hồi sinh cảnh vùng đất ngập nước Láng Sen vượt xa việc bảo tồn các loài hoang dã của khu vực, và mang đến cho cộng đồng địa phương những cơ hội sinh kế tốt hơn. (Nhân Dân 16/9) đầu trang(
Việc mở rộng không gian di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đến quần đảo Cát Bà sẽ đảm bảo tính toàn vẹn của đa dạng sinh học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến về việc xây dựng hồ sơ đề cử mở rộng không gian di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đến quần đảo Cát Bà (Hải Phòng), trình UNESCO công nhận.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao UBND thành phố Hải Phòng chủ trì, phối hợp với UBND Quảng Ninh và các cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ đề cử vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà trình UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, theo đúng quy định của Công ước Di sản thế giới năm 1972.
Đánh giá về đề xuất mở rộng di sản thế giới vịnh Hạ Long đến quần đảo Cát Bà, PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia cho rằng đây là một quyết định hợp lý. Trước đó, tổ chức UNESCO đã yêu cầu phải nộp hồ sơ kết nối Cát Bà với Hạ long thì họ mới chấp nhận.
"Xét về mặt địa chất, địa mạo, Hạ Long và Cát Bà là một, mà như thế môi trường của hai địa điểm này cũng giống nhau, đa dạng sinh học hai nơi là một. Tuy nhiên, phần chứa đựng ở Hạ Long không phong phú bằng Cát Bà, ngược lại, nếu thiếu Hạ Long thì Cát Bà lại không hoàn chỉnh.
Chính vì thế, UNESCO phải yêu cầu tính toàn vẹn của đa dạng sinh học, chỉ khi nào mở rộng không gian vịnh Hạ Long đến quần đảo Cát Bà thì đa dạng sinh học mới toàn vẹn.
Nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của di sản rất quan trọng, Việt Nam là thành viên của Công ước di sản thế giới năm 1972 thì phải tuân thủ điều này. Bởi vậy, chỉ đạo của Phó Thủ tướng là rất sáng suốt", PGS.TS Đặng Văn Bài cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia, hiện Cát Bà đã có 3 danh hiệu: vườn quốc gia Cát Bà; khu bảo tồn sinh quyển Cát Bà và khu di tích danh thắng quốc gia đặc biệt Cát Bà. Nếu lần này hồ sơ đề cử được công nhận, địa danh này sẽ có thêm danh hiệu đa dạng sinh học thế giới.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia cũng lưu ý vấn đề phát triển du lịch tại các khu di sản. Theo đó, phát triển du lịch chỉ là mục tiêu phụ, , đi kèm trong khi đó mục tiêu chính ở đây là bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống trong tương lai, chống biến đổi khí hậu.
"Du lịch là mũi nhọn mang lại lợi ích kinh tế nhưng nó cũng tác động tiêu cực đến di sản. Cho nên nếu phát triển du lịch thì phải phát triển có kiểm soát, không thể vì kinh tế mà quên mất bảo vệ môi trường", PGS.TS Đặng Văn Bài nhấn mạnh. (Đất Việt 16/9) đầu trang(
Ngày 15/9, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm 7 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tổ chức khóa tập huấn: Tăng cường năng lực thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cho 29 cán bộ, công chức, viên chức lực lượng Kiểm lâm.
Theo số liệu thống kê của một số Chi Cục Kiểm lâm các tỉnh, từ năm 2010 đến hết tháng 8/2016 lực lượng Kiểm lâm cả nước đã phát hiện và xử lý 174.385 vụ vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó, vi phạm các quy định về quản lý ĐVHD là 4.305 vụ, tịch thu hàng nghìn kg sản phẩm ĐVHD và 60.217 cá thể ĐVHD các loại, trong đó 3.418 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm”.
Các tỉnh khu vực Tây Nguyên được xem là điểm nóng đối với loại hình tội phạm này, theo ghi nhận của các cơ quan chức năng, có rất nhiều loài ĐVHD và sản phẩm ĐVHD được trung chuyển, buôn lậu qua biên giới Việt Nam - Campuchia và Lào, chuyển về tiêu thụ tại Việt Nam hoặc trung chuyển sang nước thứ ba.
Bà Hoàng Bích Thủy, Quản lý chương trình của WCS Việt Nam cho biết, khóa tập huấn lần này ngoài mục tiêu cơ bản nhằm góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các lực lượng kiểm lâm và biên phòng còn hướng đến tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam giáp các nước Campuchia và Lào trong công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm liên quan đến động, thực vật hoang dã.
Các kiến thức pháp lý, kỹ năng phối hợp thực hiện các biện pháp thu thập thông tin, điều tra, xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm, định danh loài và sản phẩm bị buôn bán trái phép, công tác lưu trữ hồ sơ được đặc biệt nhấn mạnh trong khóa tập huấn. Đây là những kỹ năng rất quan trọng và cần thiết trong quá trình thực thi pháp luật của các cán bộ kiểm lâm và biên phòng.
Đánh giá về chất lượng của khóa tập huấn, một số đại biểu đề xuất cần nhân rộng mô hình này trong thời gian tới, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phối hợp liên ngành trong công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm liên quan đến ĐVHD một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. (Đảng Cộng Sản Việt Nam 15/9) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Chủ tịch UBND tỉnh vừa giao Chi cục Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh (Quyết định số 1623/QĐ-UBND ngày 13/9/2016).
Theo đó, Chi cục Kiểm lâm được sử dụng con dấu của Chi cục, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước tỉnh hoặc ngân hàng để giao dịch; vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp, nguồn viện trợ, tài trợ, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định; quản lý, sử dụng, chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; thẩm định, xét chọn, hỗ trợ tài chính các chương trình, dự án, các hoạt động phi dự án theo quy định; trình UBND tỉnh phê duyệt phương án quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở nguồn thu thực tế của tỉnh và thực hiện kiểm toán, các chế độ báo cáo theo quy định.
Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tiếp nhận, kế thừa toàn bộ các nội dung liên quan đến Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh từ Chi cục Phát triển lâm nghiệp (cũ) chuyển giao.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 13/9/2016 và thay thế Quyết định số 1449/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Lạng Sơn 15/9) đầu trang(
- Quyết định miễn tiền thuê rừng ven biển đối đối với: Trường hợp thuê rừng quy định trên, thời gian miễn tiền thuê rừng được ghi trong quyết định cho thuê rừng;...
- Quyết định miễn tiền thuê rừng ven biển đối đối với: Trường hợp thuê rừng quy định trên, thời gian miễn tiền thuê rừng được ghi trong quyết định cho thuê rừng; trường hợp thuê rừng quy định trên, tổ chức thuê rừng gửi văn bản đề nghị miễn tiền thuê rừng kèm theo bản sao quyết định cho thuê rừng qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến UBND cấp tỉnh. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, UBND tỉnh ra quyết định miễn tiền thuê rừng cho tổ chức đề nghị. Thời gian miễn tiền thuê rừng được ghi cụ thể trong quyết định.
Nghị định số 119/2016/NĐ-CP cũng quy định nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đầu tư bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ven biển có nghĩa vụ bảo vệ, không làm suy giảm diện tích và chất lượng khu rừng được giao, khoán, cho thuê; trồng, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đến khi thành rừng theo quy định; tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; bảo vệ môi trường, cảnh quan; không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông trên biển.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng ven biển có nghĩa vụ: Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo mức và cơ chế chi trả do UBND cấp tỉnh quy định; xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm và lợi ích có sự đồng thuận của các đối tượng tham gia đầu tư và liên kết. (Nông Nghiệp Việt Nam 16/9) đầu trang(
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội vừa ban hành Nghị quyết số 237/NQ-UBTVQH14, thu hồi 77,415 tỷ đồng trong số 150 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015 đã phân bổ cho Dự án Hồ Tả Trạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý theo Nghị quyết 916/NQ-UBTVQH13 ngày 05/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đồng thời bổ sung 77,415 tỷ đồng đã thu hồi cho Dự án đền bù, di dân, tái định cư do ảnh hưởng công trình hồ chứa nước Tả Trạch để thực hiện hạng mục đền bù lâm nghiệp do tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý.
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội giao Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai các thủ tục cần thiết để kịp thời phân bổ, sử dụng kinh phí này bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách; hoàn thành dứt điểm hạng mục đền bù đất lâm nghiệp; không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, khiếu nại. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Thừa Thiên – Huế 14/9) đầu trang(
Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-HĐND, ngày 26/8/2016 của Thường trực HĐND tỉnh về việc giám sát kết quả trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2015.
Trong 2 ngày 12,13.9.2016 Tổ giám sát số 01 của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trưởng đoàn giám sát làm tổ trưởng, đồng chí Hoàng Đình Phới, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban pháp chế HĐND tỉnh, làm tổ phó cùng các thành viên trong tổ đã tiến hành giám sát tại huyện Mèo Vạc; tham gia cùng đoàn có Thường trực HĐND huyện Mèo Vạc.
Sau khi tiến hành khảo sát tại địa bàn bốn xã Pải Lủng, Pả Vi, Khâu Vai và Niêm Sơn, sáng ngày 13.9.2016 Tổ giám sát số 01 do đồng chí Hoàng Đình Phới, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Mèo Vạc về kết quả trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2010-2015; dự và làm việc với đoàn có Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Ủy ban MTTQ, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn liên quan, lãnh đạo ban quản lý bảo vệ phát triển rừng của huyện, Thường trực UBND và cán bộ khuyến nông, khuyến lâm của 4 xã đoàn đến khảo sát.
Theo báo cáo về kết quả trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2010-2015 của huyện Mèo Vạc cho thấy: Tổng số diện tích đất lâm nghiệp là 29.897,1 ha, diện tích đất có rừng là 21.159,5 ha, với trên 8 nghìn ha đất chưa có rừng, trong giai đoạn 2010-2015 huyện Mèo Vạc đã triển khai trồng rừng hằng năm đạt 100% kế hoạch và thực hiện việc hỗ trợ giống, thanh toán kinh phí trồng rừng, hỗ trợ gạo cho các hộ dân đăng ký trồng rừng, chăn sóc bảo vệ rừng đúng định mức, đúng đối tượng thụ hưởng... tại buổi làm việc lãnh đạo huyện và các ngành chức năng của huyện Mèo Vạc đã có những kiến nghị, đề nghị như: tỉnh cần giao chỉ tiêu kế hoạch sớm hơn và có chính sách áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu, công nhận thành rừng riêng đối với 4 huyện vùng cao núi đá do khí hậu khắc nghiệt, lập địa khó khăn; tiếp tục điều chỉnh về quy hoạch rừng, bổ sung diện tích trồng cây phân tán, sớm đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định tổ chức để đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán đi vào hoạt động; đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục đầu tư hỗ trợ 4 huyện vùng cao núi đá trong công tác bảo vệ và phát triển rừng... thảo luận làm rõ những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện, các thành viên tổ giám sát đề nghị huyện tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng năm 2, thứ 3 và năm thứ 4, quản lý và sử dụng có hiệu quả phí dịch vụ môi trường rừng...
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc đồng chí Hoàng Đình phới, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh thay mặt tổ giám sát đã biểu dương và ghi nhận những kết quả đã đạt được trong công tác trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng của huyện Mèo Vạc.
Trong thời gian tới đồng chí đề nghị huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng nhất là đối với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng cao nguyên đá; UBND huyện cần chỉ đạo cụ thể về cơ cấu giống cây trồng riêng cho vùng núi đá và vùng núi đất; hình thành vườn ươm trên địa bàn để chủ động về cây giống; tăng cường hướng dẫn kỹ thuật cho nhân dân trồng rừng phân tán, chú trọng việc kiểm tra tỷ lệ cây sống sau nghiệm thu để kịp thời trồng dặm, về lâu dài huyện cần có giải pháp đầu ra cho sản phẩm đối với rừng sản xuất... về phí dịch vụ môi trường rừng cần có sự hướng dẫn thống nhất trong quản lý, sử dụng, đảm bảo sự đồng thuận cao của nhân dân khi trích, xây dựng quĩ phát triển thôn; đồng thời, đề nghị huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Thay mặt Tổ giám sát đồng chí đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của huyện, xã để tổng hợp báo cáo thường trực HĐND tỉnh. (Đại Biểu Nhân Dân Tỉnh Hà Giang 15/9) đầu trang(
Nghị định về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu vừa được chính phủ ban hành.
Theo đó, các địa phương rà soát, chuyển đổi những diện tích đất ven biển quy hoạch trồng rừng sản xuất hoặc thuộc các loại đất khác mà đang bị xói lở hoặc bị ảnh hưởng của cát bay, cát di động nghiêm trọng, để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển.
Trường hợp khu rừng ven biển đã giao cho hộ gia đình, tổ chức kinh tế nhưng có tầm quan trọng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu thì Nhà nước xem xét thu hồi, mua lại hoặc bồi thường giá trị tài sản mà hộ gia đình, tổ chức đó đã đầu tư theo quy định của pháp luật để quy hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển.
Các địa phương tổ chức rà soát, chuyển các công trình xây dựng có ảnh hưởng hoặc nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng ven biển ra khỏi khu vực quy hoạch rừng phòng hộ ven biển xung yếu và rất xung yếu, hành lang bảo vệ bờ biển. Đối với diện tích đất quy hoạch để bảo vệ và phát triển rừng ven biển nhưng người sử dụng đất tự ý chuyển đổi sai mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm thì Nhà nước thu hồi đất.
Các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng ven biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai. (Tin Tức 16/9) đầu trang(
UBND tỉnh Bắc Giang vừa quy định một số nội dung hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, từ ngày 1-10-2016, các hộ được hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung rừng phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên mức 1,6 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600 nghìn đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo; trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ mức 10 triệu đồng/ha và tiền mua giống, phân bón, chi phí một phần nhân công bằng tiền theo thiết kế, dự toán được phê duyệt.
Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi sang trồng rừng với số lượng 700kg/năm/ha và 10kg/tháng/khẩu trong thời gian 5 năm, định kỳ 3 tháng một lần.  (Báo Bắc Giang 15/9) đầu trang(
Theo Chi Cục Kiểm lâm tỉnh (Sở Nông nghiệp – PTNT), sau khi chốt diện tích trồng rừng tập trung theo kế hoạch, đơn vị đã có nhiều văn bản đốc thúc các đơn vị trồng rừng triển khai thực hiện. Ngành Kiểm lâm cũng kết nối các đơn vị cung cấp giống cây trồng cho các đơn vị trồng rừng có được nguồn giống chất lượng.
Chủ động về quỹ “đất sạch” nên đến nay việc trồng rừng tập trung năm 2016 trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành. Kết quả toàn tỉnh đã triển khai trồng được 1.004 ha/1.000 ha.
Mùa trồng rừng năm nay, Công ty cổ phần Nông lâm nghiệp Trường Thành đã trồng  580 ha keo lai và mắc ca, trong đó có 300 ha được tỉnh giao trồng rừng. Công ty là một trong những đơn vị hoàn thành sớm nhất việc trồng rừng tập trung.
Xí nghiệp Lâm nghiệp Đắk Nông, đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai được giao trồng 239 ha diện tích rừng tại xã Đắk R’măng (Đắk Glong). Đến nay, diện tích này đã hoàn thành và đơn vị đang thực hiện việc chăm sóc theo giai đoạn.
Ông Vũ Văn Thành, Phó Giám đốc Xí nghiệp Lâm nghiệp Đắk Nông cho biết năm nay, Xí nghiệp đã trồng 470 ha/500 ha. Dự kiến, diện tích còn lại đơn vị sẽ hoàn thành từ nay cho đến cuối tháng 9. Với tiềm năng về kinh tế rừng, huyện Đắk Glong được giao trồng 300 ha rừng theo các chương trình trồng rừng 147, trồng rừng phân tán. Kết quả huyện đã trồng được 326,6 ha rừng các loại, vượt kế hoạch được giao.  (Báo Đắk Nông 15/9) đầu trang(
Theo kết luận của đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc quyết toán dự án trồng rừng 327 và 661 vào cuối tháng 6 vừa qua, thì đến hết tháng 8/2016 tất cả các dự án đều phải được quyết toán.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đã là giữa tháng 9, nhưng nhiều dự án trồng rừng 327 và 661 vẫn chưa quyết toán xong.
Chương trình trồng rừng 327 là chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc được thực hiện từ năm 1993 – 1998. Dự án 661 là dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng được kế thừa từ chương trình 327 và kết thúc năm 2011. Tổng số dự án thành phần của chương trình 327 thuộc trách nhiệm quyết toán của UBND tỉnh là 59 dự án. Đối với dự án 661, số dự án thuộc thành phần triển khai trên địa bàn tỉnh là 17 dự án và 1 chi phí ban chỉ đạo.
Dự án đã đem lại màu xanh cho các cánh rừng, độ che phủ ngày càng cao và số người được hưởng lợi từ rừng cũng không ngừng tăng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện Chương trình 327 và dự án 661, nhiều diện tích rừng đã đủ thời gian khai thác nhưng đến nay chủ rừng vẫn chưa thể khai thác chỉ vì lý do: các đơn vị chủ đầu tư chưa thể quyết toán.
Để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị chủ đầu tư và đẩy nhanh tiến độ quyết toán Chương trình 327 và dự án 661, từ năm 2014 đến nay UBND tỉnh đã có nhiều cuộc họp với UBND các huyện, đơn vị chủ đầu tư đưa ra nhiều cơ chế quyết toán. Cụ thể, cuối tháng 12/2015, tại huyện Tuần Giáo, UBND tỉnh tổ chức họp bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, quyết toán dự án hoàn thành chương trình 327 và dự án 661, do đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban Chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chủ trì.
Cuộc họp đã gỡ được “nút thắt” trong quá trình thực hiện quyết toán, với kết luận của chủ tọa là các chủ đầu tư chỉ cần có biên bản cam kết, giải trình hoặc đơn vị được nhận bàn giao hồ sơ từ chủ đầu tư đã giải thể, sáp nhập phải có xác nhận của cơ quan chủ quản và văn bản pháp lý xác định rõ tên của dự án đầu tư gửi cơ quan thẩm tra quyết toán xem xét, thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo giá trị cấp phát đã được Kho bạc Nhà nước thẩm định.
Sau khi kết luận của đồng chí Lò Văn Tiến có hiệu lực, các đơn vị chủ đầu tư đã đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ, báo cáo để trình Sở Tài chính thẩm tra, kiểm duyệt. Song, hầu hết hồ sơ của các chủ đầu tư trình lên đều không đạt yêu cầu, chưa phù hợp hoặc chênh lệch số liệu giữa Sở Tài chính với Kho bạc Nhà nước tỉnh nên không thể phê duyệt quyết toán.
Đến tháng 6/2016, một lần nữa tại cuộc họp của UBND tỉnh do đồng chí Lò Văn Tiến chủ trì lại “đặc cách” cơ chế để đẩy nhanh thời gian quyết toán chương trình 327 và dự án 661. UBND tỉnh đồng ý quyết toán chung đối với các dự án được phân bổ kế hoạch vốn, thực hiện cấp phát, thanh toán chung không thể tách để đối chiếu số liệu cho từng dự án.
Tuy nhiên, đến nay 59 dự án thuộc chương trình 327 mới chỉ phê duyệt quyết toán được 28 dự án, 17 dự án đã nộp hồ sơ về Sở Tài chính nhưng chưa phê duyệt, còn 14 dự án chưa nộp hồ sơ quyết toán. Với dự án 661, đến thời điểm hiện tại đã quyết toán được 5 dự án và 1 hạng mục dự án hoàn thành, 5 dự án và 1 chi phí ban chỉ đạo đã nộp hồ sơ về Sở Tài chính, hiện còn 6 dự án và 1 hạng mục dự án chưa nộp hồ sơ quyết toán.
Nguyên nhân dẫn đến việc quyết toán chậm, ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc Sở Tài chính cho rằng: Một số dự án thuộc chương trình 327 đầu tư trên địa bàn nhiều huyện nên không xác định được cơ cấu chi phí đầu tư, đối tượng tiếp nhận, quản lý và hoạch toán tài sản, giá trị hình thành qua đầu tư bàn giao cho từng đối tượng tiếp nhận tài sản. Vì vậy, không thể thẩm tra theo quy định và lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, dẫn đến không đảm bảo các tiêu chí để ban hành quyết định quyết toán.
Như Dự án Rừng phòng hộ Sông Đà, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đà và Chi cục Kiểm lâm, tỉnh Lai Châu cũ làm chủ đầu tư triển khai trên địa bàn 8 huyện thuộc tỉnh Lai Châu cũ, gồm: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè, Mường Lay và thị xã Lai Châu, tuy nhiên đến thời điểm thanh quyết toán thì hồ sơ, sổ sách đã thất lạc, nên Sở Tài chính không thể căn cứ để cấp phát vốn cho các huyện có dự án trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư, dự toán duyệt đưa vào các biểu mẫu biểu quyết toán các đơn vị lập đều đưa bằng số cấp phát của Kho bạc Nhà nước tỉnh, vì vậy không xác định được dự án thuộc nhóm nào. Cũng theo ông Hoan, có những dự án do trước đây đơn vị chủ đầu tư tạm ứng vốn, nhưng sau đó đơn vị trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách nên giờ đơn vị được giao lập báo cáo quyết toán dự án không cung cấp được chứng từ thanh toán tạm ứng.
Điển hình là Dự án trồng rừng ở bản Huổi Lóng, xã Na Sang, huyện Mường Chà (trước thuộc xã Mường Mươn, huyện Điện Biên), thuộc Chương trình 327 do Ban Định canh định cư huyện Điện Biên làm chủ đầu tư, đến năm 2002, sáp nhập vào Phòng Nông nghiệp địa chính và đến năm 2006 đổi tên thành Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên thực hiện.
Theo xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh, dự án còn dư tạm ứng 200 triệu đồng, đến thời điểm này chưa thực hiện được hoàn ứng, đơn vị giao lập báo cáo quyết toán của dự án không cung cấp được các chứng từ thanh toán khoản tạm ứng nêu trên nên Sở Tài chính không đồng ý quyết toán.
Đối với dự án này chỉ có cách hoàn ứng lại số tiền tạm ứng mới có thể quyết toán. Với những dự án không xác định được giá trị bàn giao cho các bên tiếp nhận quản lý thì cho phép không xác định đơn vị tiếp nhận, quản lý tài sản mà chỉ thực hiện công tác xác định giá trị tài sản hình thành qua đầu tư để quyết toán kinh phí đã đầu tư...
Hiện nay, các diện tích rừng thuộc Chương trình 327 và dự án 661 đã đủ thời gian khai thác, nhưng nhiều chủ rừng vẫn chưa được khai thác bán, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống người dân mà còn khiến các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh phải đóng cửa vì khan hiếm nguyên liệu. Vì vậy, các đơn vị chủ đầu tư, các huyện và các sở, ban ngành liên quan cần khẩn trương thống nhất cơ chế, cách làm để hoàn thành quyết toán. (Báo Điện Biên Phủ 15/9) đầu trang(
Huyện U Minh hiện có hơn 30.000ha rừng tràm. Trong 5 năm qua, huyện đã trồng mới và trồng sau khai thác được hơn 20.000ha, trong đó có 3.000ha keo lai. Cây tràm truyền thống và cây keo lai đang mang lại hướng thoát nghèo bền vững cho người dân vùng U Minh Hạ.
Đã qua, đối với các diện tích rừng sản xuất, các hộ dân chuyển đổi hình thức trồng rừng theo hướng thâm canh. Đây là phương pháp trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng quảng canh truyền thống, bởi trồng thâm canh sẽ rút ngắn chu kỳ khai thác tràm xuống còn 5 - 6 năm; chất lượng tràm cừ tốt hơn và nhất là mức lợi nhuận cao hơn trồng rừng quảng canh từ 30 - 50 triệu đồng/ha.
Chưa dừng lại ở đó, dân xứ rừng hiện nay rất linh hoạt khi đan xen trồng cây tràm cừ và keo lai. Mặc dù keo lai có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng mọi người vẫn giữ cây tràm bởi sự ổn định về đầu ra.
Mùa này, về vùng đất U Minh Hạ, đâu đâu cũng thấy không khí sôi nổi, vui tươi của các đơn vị giữ rừng và người dân khẩn trương khai thác và trồng mới rừng. (Báo Đất Mũi 15/9) đầu trang(
Đến nay toàn tỉnh mới thực hiện quyết toán được 33/76 dự án theo chương trình trồng rừng 327 và 661.
Đối với Chương trình 327 quyết toán được 28/59 dự án; 17 dự án đã nộp hồ sơ quyết toán về Sở Tài chính, còn 14 dự án chưa nộp hồ sơ quyết toán. Riêng dự án 661 có 17 dự án và 1 chi phí ban chỉ đạo, song cũng mới quyết toán được 5 dự án và 1 hạng mục dự án hoàn thành; 5 dự án và 1 chi phí ban chỉ đạo đã nộp hồ sơ quyết toán, hiện còn 6 dự án và 1 hạng mục dự án chưa nộp hồ sơ quyết toán.
Nguyên nhân, dẫn đến chậm tiến độ quyết toán là do một số chủ đầu tư các dự án, hạng mục chưa nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo; có dự án dư tạm ứng nhưng chưa hoàn ứng, đơn vị được giao lập báo cáo quyết toán dự án không cung cấp được các chứng từ thanh toán; một số dự án đầu tư trên địa bàn nhiều huyện nên không xác định được cơ cấu chi phí đầu tư... (Báo Điện Biên Phủ 16/9) đầu trang(
Mới đây, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã kiến nghị UBND tỉnh kiểm điểm lãnh đạo Sở NN-PTNT; xử lý trách nhiệm Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Ly (huyện Chư Pah) về việc "tự ý nghiệm thu 243,6ha rừng trồng thành rừng đưa vào nuôi dưỡng khi chưa có sự tham gia nghiệm thu của Sở NN-PTNT theo quy định".
Theo kết luận Thanh tra, việc sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho công tác nuôi dưỡng rừng trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Ly (BQLRPH) có nhiều khoản chi chưa đúng quy định. Cụ thể, năm 2013 và 2014, BQLRPH Ia Ly được Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai phê duyệt hồ sơ thiết kế nuôi dưỡng rừng trồng thông 3 lá đối với diện tích rừng trồng từ năm 2009 (93,6ha) và năm 2010 (150ha).
Tuy nhiên, BQLRPH Ia Ly đã tự ý nghiệm thu toàn bộ diện tích 243,6ha này thành rừng và đưa vào nuôi dưỡng khi chưa có thành phần của Sở NN-PTNT tham gia nghiệm thu. Đây là việc làm chưa đúng theo quy định của Bộ NN-PTNT về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.
Nghiêm trọng hơn, trong 3 năm (2013 đến 2015), đơn vị này ký hợp đồng xây dựng các công trình lâm sinh (trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, làm đường ranh cản lửa) với các ông: Trương Duy Ca, Trương Duy Cảnh, Trương Duy Nam thường trú tại TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) - là họ hàng với nhau trong gia đình.
Việc hợp đồng với cá nhân không có chuyên môn về lâm sinh để thi công là trái với Quyết định 73/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh. Hợp đồng với cá nhân đại diện cho tổ nhóm thi công nhưng hồ sơ thanh toán chỉ đứng tên cá nhân những ông này mà không hề có danh sách các hộ dân hoặc cá nhân nào tham gia kèm theo; không xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế theo quy định nhưng đơn vị vẫn chi thanh toán tiền mặt cho các cá nhân nói trên. Tổng số tiền thanh toán cho các ông Ca, Cảnh và Nam lên đến hơn 4,9 tỷ đồng và tạm ứng tiền trồng rừng thay thế phần diện tích 100ha cho 3 ông này (năm 2015) trên 2,1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh còn kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành thuế vào cuộc kiểm tra hồ sơ thanh toán các công trình lâm sinh của đơn vị này để truy thu, xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Kết luận của Thanh tra tỉnh còn nêu rõ, chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người dân sống gần rừng, đặc biệt là người dân tộc thiểu số được hưởng lợi, nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo nhưng đơn vị chủ rừng (BQLRPH Ia Ly) lại hợp đồng với những lao động không phải người dân tộc thiểu số địa phương, thậm chí người ngoài tỉnh để thực hiện các dự án trồng rừng, dọn thực bì, làm đường ranh cản lửa; sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để mua ô tô…
Trước các nội dung kết luận của Thanh tra tỉnh, ông Phạm Thành Phước - Trưởng BQLRPH Ia Ly cho biết: Việc hợp đồng với các cá nhân không có chuyên môn về lâm sinh thực hiện các hạng mục công trình lâm sinh (trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, làm đường ranh cản lửa) được thực hiện từ năm 2005 đến nay.
Tuy nhiên ở thời điểm đó, chủ trương đấu thầu không thực hiện được vì không có đơn vị, doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện nên các BQL mới tự hợp đồng lao động trực tiếp. Trên cơ sở này, BQLRPH Ia Ly đã hợp đồng với các cá nhân (ông Ca, Cảnh và ông Nam) đứng ra đại diện cho tổ nhóm lao động thực hiện, cán bộ BQLRPH Ia Ly chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật, giám giát thi công.
“Chúng tôi chỉ chú trọng chất lượng công việc chứ không giám sát việc họ thuê các lao động này ở đâu, số lượng như thế nào. Chủ yếu các ông này thuê công lao động khắp nơi, “gặp đâu phang đó”, thậm chí có cả bộ đội, lao động từ tỉnh Bình Định lên. Khi thì vài người, lúc vài chục người miễn sao xong các hạng mục, công việc của mình. Ví dụ như, việc làm đường ranh cản lửa phải được làm xong trong tháng 12, nếu chờ người dân địa phương làm xong mùa vụ mới thuê làm thì không kịp. Lúc đó xảy ra cháy rừng thì ai chịu trách nhiệm”, ông Phước lý giải.
Ông Phước thừa nhận sai phạm của việc đưa diện tích 243,6ha rừng trồng vào nuôi dưỡng khi chưa có thành phần của Sở NN-PTNT tham gia nghiệm thu thành rừng… là đúng như kết luận thanh tra. Thiếu sót này do trong quá trình giao thời giữa trưởng ban cũ và trưởng ban mới nên dẫn đến việc “quên” đưa Sở vào thành phần nghiệm thu. Ông Phước lý giải, việc thanh toán hợp đồng nhưng không có danh sách các hộ dân hoặc cá nhân là do: “Nay thuê người này, mai thuê người kia, người làm 3 ngày người khác làm 5 ngày… khi làm xong lúc thanh toán tiền xong họ không lưu danh sách”.
“Sắp tới, chúng tôi sẽ có văn bản kiến nghị Sở NN-PTNT, UBND tỉnh chỉ định người thực hiện hợp đồng các dự án lâm sinh hoặc có cơ chế chính sách về việc này. Nếu không, chúng tôi sẽ giao về Sở làm sao thì làm chứ nếu tiếp tục hợp đồng làm nữa lại sai phạm”, ông Phước cho biết. (Nông Nghiệp Việt Nam 15/9) đầu trang(
Theo lộ trình trong năm 2016, toàn tỉnh sẽ có 8 công ty TNHH MTV lâm nghiệm hoàn thành sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp.
Trong đó, phương án đưa ra là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều trở thành doanh nghiệp công ích nhà nước, 2 doanh nghiệp Bình Liêu và Vân Đồn là doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước trên 65%, 5 doanh nghiệp Cẩm Phả, Uông Bí, Hoành Bồ, Tiên Yên, Ba Chẽ sẽ trở thành doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước.
Theo kế hoạch, trong khi 3 doanh nghiệp Đông Triều, Bình Liêu, Vân Đồn phải đáp ứng khối lượng công việc nhẹ nhàng hơn thì phần việc của 5 đơn vị còn lại là Cẩm Phả, Uông Bí, Hoành Bồ, Tiên Yên, Ba Chẽ lại “căng” hơn. Cụ thể sẽ buộc phải tổ chức bán cổ phần lần I vào trước 30-11-2016, tổ chức đại hội cổ đông lần đầu vào trước 31-12-2016 để chính thức trở thành doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước.
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, thời gian qua, các doanh nghiệp lâm nghiệp đã thật sự rất cố gắng hoàn thiện các bước cổ phần hoá doanh nghiệp theo quy định. Trong đó, 5 doanh nghiệp Cẩm Phả, Uông Bí, Hoành Bồ, Tiên Yên, Ba Chẽ đến thời điểm này đã cơ bản hoàn thành phần xác định giá trị doanh nghiệp (bao gồm xác định giá trị rừng, giá trị tài sản trên đất, xây dựng phương án sắp xếp lao động).
Đây là cơ sở cốt lõi để xây dựng phương án cổ phần hoá, xác định số lượng và giá trị cổ phần để bán ra thị trường. Kết quả này của các doanh nghiệp có thể nói là rất đáng biểu dương, nhất là trong bối cảnh một phần không nhỏ diện tích đất rừng của 5 đơn vị trước đó chưa được đo vẽ, cắm mốc, xác định ranh giới trên thực địa…
Tuy nhiên, kết quả thực hiện lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp lâm nghiệp nói chung đang có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là về xác định giá trị rừng. Nguyên nhân do diện tích đất rừng của các đơn vị này vì nhiều nguyên nhân đã tiếp tục bị lấy đi để phục vụ mặt bằng cho một số dự án, cũng như trả lại địa phương để chuyển sang các mục đích sử dụng khác.
Có thể thấy, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ đang phải cắt hàng trăm ha đất phục vụ cho một số dự án, trong đó có dự án canh tác cây ăn quả tập trung của Công ty CP Tập đoàn Hạ Long vừa được phê duyệt vào trung tuần tháng 8 vừa qua với diện tích đề xuất lên đến 500ha. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí chưa giải quyết dứt điểm phần diện tích lấy vào đất rừng của mình ở dự án Khu chôn lấp rác thải Khe Giang (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí).
2 địa phương Tiên Yên và Ba Chẽ mới đây cũng đề nghị 2 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ và Tiên Yên tiếp tục cắt lại hàng trăm ha đất để phục vụ các mục đích khác...
Điều đáng nói, tính đến cuối tháng 7 vừa qua, Xí nghiệp Tài nguyên và Môi trường 3 (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), đơn vị tư vấn thực hiện phần việc xác định giá trị rừng cho các công ty lâm nghiệp đã tương đối hoàn tất phần việc của mình; xác định diện tích đất rừng, số lượng, chủng loại cây rừng…
Như vậy, nếu diện tích rừng của các công ty lâm nghiệp biến động như trên thì đơn vị tư vấn sẽ phải tiến hành đo đạc, kiểm kê lại, kéo dài thêm thời gian và phát sinh thêm chi phí. Quan trọng hơn, việc diện tích đất rừng của các doanh nghiệp lâm nghiệp cổ phần hoá bị suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu giá trị cổ phần bán trên thị trường sau này.
Ông Nguyễn Văn Kiên, Tổng Giám đốc Công ty THNH MTV Lâm nghiệp Uông Bí, cho biết: Đối với doanh nghiệp lâm nghiệp, đất rừng là phương tiện sản xuất quan trọng và chủ yếu nhất, quyết định đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, yếu tố thu hút doanh nghiệp bên ngoài vào đầu tư.
Bởi vậy, khi diện tích bị suy giảm, không ổn định, không đáp ứng về nhu cầu vùng nguyên liệu phục vụ chiến lược phát triển kinh doanh thì đương nhiên nhà đầu tư sẽ không mặn mà. Khi đó, không chỉ cổ phần bị giảm giá, làm thiệt hại vốn nhà nước, mà việc cổ phần hoá doanh nghiệp lâm nghiệp còn không thu hút được những nhà đầu tư chiến lược, có tiềm năng và tầm nhìn. Và như vậy thì có thể coi mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp là chưa đạt như mong muốn.
Đồng quan điểm trên, ông Trần Đình Thuận, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ, cho biết: Trong hơn 9.000ha rừng Công ty đang quản lý chỉ 60% là rừng sản xuất, trong đó diện tích hơn 500ha mà Công ty CP Tập đoàn Hạ Long đề xuất xin có thể nói là diện tích rừng đẹp nhất, giá trị nhất. Đây cũng chính là một thế mạnh của Công ty khi tiến hành cổ phần hoá. Thực tế, nếu các dự án khác cứ trưng dụng các vị trí đất rừng như Công ty CP Tập đoàn Hạ Long và vào thời điểm gần như mọi việc đã ngã ngũ như hiện nay thì quả rất khó khăn cho doanh nghiệp…
Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp lâm nghiệp là mục tiêu lớn của tỉnh, nhằm tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp. Đến thời điểm này lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp lâm nghiệp cũng đang bước vào giai đoạn cuối. Chính bởi vậy, các đơn vị chức năng cũng cần có sự quan tâm, ưu tiên, tập trung nguồn lực cho các doanh nghiệp lâm nghiệp hoàn thành nhiệm vụ của mình theo đúng kế hoạch đề ra. (Báo Quảng Ninh 16/9) đầu trang(
Liên quan đến việc một số cơ quan chức năng tại Đắk Nông làm thủ tục cấp sổ đỏ cho vợ chồng ông Nguyễn Thanh Sơn(nguyên Giám đốc Sở KH - ĐT, nguyên Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Đắk Nông) và bà Từ Thị Khanh, Chánh Văn phòng Sở LĐ-TBXH tỉnh Đắk Lắk, (Tầm nhìn đã thông tin).
Ngày 14/9, ông Lê Viết Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song cho biết: UBND huyện này đã chỉ đạo các phòng chuyên môn của huyện kiểm tra hồ sơ, thủ tục việc cấp 2 sổ đỏ trên diện tích đất lâm nghiệp cho vợ chồng ông Sơn và bà Khanh.
Trong quá trình tìm hiểu về lộ trình cấp đất cho ông Sơn, tiếp cận các tài liệu chúng tôi hết sức bất ngờ về việc đã có 2 cuốn sổ đó xuất hiện trên đất rừng mang tên ông Sơn và bà Khanh.
Theo đó, vào năm 2005, ông Phạm Đình Bộ(Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song lúc bấy giờ) đã kí quyết định cấp sổ đỏ số AB - 116743 và số AB - 116744 cho ông Sơn và bà Khanh với diện tích khoảng 2,8ha tại thôn 2, xã Trường Xuân.
Vấn đề này theo ông  Nguyễn Thanh Sơn, diện tích được cấp sổ đỏ này nằm trong tổng số hơn 13ha (nằm tại khoảnh 7, tiểu khu 1665, thuộc lâm phần Công ty TNHH Lâm nghiệp Trường Xuân quản lý). Được biết, 2 cuốn sổ đỏ này ông Sơn đã nộp lại cho huyện để huyện làm lại thủ tục cấp sổ đỏ cho toàn bộ diện tích hơn 13ha nói trên.
Nhưng theo ông Lê Viết Sinh, đến nay huyện chưa tìm thấy hồ sơ cấp sổ 2 sổ đỏ nói trên cho ông Sơn và bà Khanh, vì thế chưa thể khẳng định việc cấp 2 sổ đỏ này của huyện là đúng hay chưa đúng?
Liên quan đến việc ông Nguyễn Thanh Sơn và bà Từ Thị Khanh đang sử dụng hơn 13ha đất lâm nghiệp tại khoảnh 7, tiểu khu 1665 (thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH Lâm nghiệp Trường Xuân quản lý), ông Lê Viết Sinh cho rằng việc sử dụng đất lâm nghiệp để canh tác là chưa đúng pháp luật. “Theo tài liệu hiện có, diện tích 13ha đất ông Sơn và bà Khanh canh tác tại xã Trường Xuân thuộc đất lâm nghiệp của Công ty TNHH Lâm nghiệp Trường Xuân. Hiện tỉnh cũng chưa giao diện tích này về cho huyện quản lý, bố trí sử dụng nên đó vẫn là đất lâm nghiệp. Nếu ai sử dụng đất lâm nghiệp để canh tác thì trái quy định của pháp luật”, ông Sinh cho hay.
Còn ông Trần Quyết Tâm (nguyên Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Trường Xuân) cho biết: "Diện tích đất lâm nghiệp vợ chồng ông Sơn và bà Khanh sử dụng có nguồn gốc từ việc người dân xâm canh, lấn chiếm đất rừng. Nhưng công ty không thể thu hồi được diện tích này vì kinh phí và khả năng giải tỏa diện tích này".
Trước đó báo Tầm nhìn có đăng bài “Làm thủ tục cấp sổ đỏ trên "đất rừng" cho nguyên GĐ sở KH-ĐT Đắk Nông” phản ánh nội dung ngày 25-7-2014, UBND huyện Đắk Song đã làm tờ trình số 45/TTr-UBND do ông Nguyễn Hữu Khánh (Phó Chủ tịch UBND huyện lúc bấy giờ, hiện làm Chủ tịch HĐND và Phó Bí thư Huyện ủy Đắk Song) ký gửi UBND tỉnh đề nghị thu hồi hơn 13ha đất lâm nghiệp nói trên giao về cho UBND huyện quản lý, sử dụng.
Sau khi được bàn giao, UBND huyện Đắk Song sẽ cấp sổ đỏ đất nông nghiệp cho vợ chồng ông Nguyễn Thanh Sơn và bà Từ Thị Khanh tiếp tục quản lý, sử dụng. Nguồn tin từ huyện Đắk Song cho biết, các tài liệu đề nghị cấp sổ đỏ trên đất rừng cho ông Sơn và bà Khanh đến nay vẫn còn hiệu lực.
Các tài liệu này được lập trong các năm 2013 - 2015, khi ông Sơn đang làm Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Đắk Nông. Hiện diện tích đất nói trên vẫn chưa được giao về cho UBND huyện Đắk Song quản lý và ông Sơn, bà Khanh đang canh tác trên diện tích này. (Tầm Nhìn 15/9) đầu trang(
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện còn 203 cơ sở kinh doanh, mua bán, chế biến gỗ được phép hoạt động. Trong đó, có 125 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã và 73 hộ kinh doanh cá thể, tập trung nhiều nhất tại thành phố Pleiku (61 cơ sở), huyện Chư Prông (9 cơ sở), An Khê (8 cơ sở)…
Trong số 203 cơ sở kinh doanh, mua bán, chế biến gỗ, chỉ có 12 doanh nghiệp đầu tư trang-thiết bị cho sản phẩm tinh chế, còn lại hầu như hoạt động cầm chừng hoặc theo thời vụ, chủ yếu tập trung mua bán nguyên liệu thô. (Báo Gia Lai 15/9) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Ngày 14/9, Giám đốc cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Sabha, ông Augustine Tuuga, cho biết 7 trong số 9 con voi bị mắc kẹt trong ao bùn sâu 3 mét gần trại Berkat Saga Logging ở Rinukut, thành phố Tawau, bang Sabah (Malaysia) đã chết.
Theo ông Augustine, những chú voi này đã bị mắc kẹt ở trong ao bùn khoảng một tuần trước khi được phát hiện.
Giám đốc Augustine cho biết: “Phòng bảo vệ động vật hoang dã Tawau và đơn vị cứu hộ đã tiến hành giải cứu những con voi này nhưng khi họ đến, 5 con đã chết, 2 con còn khỏe mạnh và 2 con trong tình trạng hấp hối (bị mất nước và bị mù) buộc các cơ quan chức năng phải tiêm thuốc nhằm kết thúc sớm sự đau khổ của chúng. Với sự trợ giúp của các máy công suất lớn đội cứu hộ đã đưa các con voi bị nạn ra khỏi bùn và tránh không làm chúng bị thương. Những con còn sống sẽ được trả lại về rừng xanh.”
Ông Augustine cũng cho biết, theo kết luận điều tra và kết quả khám nghiệm tử thi, không có dấu hiệu của tội phạm trong vụ việc này.
“Có lẽ đàn voi đã xuống ao bùn để tắm mát, nhưng chúng không biết được độ sâu và đặc tính của bùn như là cát lún ở trong ao và do vậy chúng không thể thoát ra được,” ông cho biết thêm.
Ao bùn nơi nảy ra sự việc đáng tiếc đã được lấp bằng đất để tránh tiếp tục xảy ra các vụ việc tương tự. (Xây Dựng 15/9) đầu trang(
Chính phủ Indonesia ngày 15/9 đã triển khai hơn 22.000 binh lính, cảnh sát và lính cứu hỏa cùng 24 trực thăng đến kiểm soát các đám cháy rừng tại khu vực phía Tây nước này.
Cơ quan kiểm soát thảm họa thiên tai quốc gia cho biết, Indonesia đang nỗ lực kiểm soát các đám cháy rừng đang đỉnh điểm vào mùa khô. Các biện pháp dập tắt đám cháy rừng diễn ra cả trên đất liền và trên không như thả bom nước hay làm mưa nhân tạo. 3 trực thăng khác cũng luôn trong tình trạng sẵn sàng để hỗ trợ cho những nỗ lực dập lửa.
Indonesia chứng kiến các đám cháy rừng tồi tệ nhất trong năm ngoái, với 2,61 triệu ha rừng bị thiêu rụi, gây ra cuộc khủng hoảng khói mù không chỉ tại nước này mà còn nhiều nước khác trong khu vực.
Theo số liệu của chính quyền địa phương, có khoảng 260 điểm nóng dễ xảy ra cháy tại Indonesia, trong đó có 240 điểm tại đảo Borneo. Hoạt động của người dân đốt cây để trồng rừng, làm phát sinh các đám cháy rừng vẫn tồn tại. (Đài Tiếng Nói Việt Nam 15/9) đầu trang(
Tốc độ chuyển đổi nhanh chóng mục đích sử dụng rừng tự nhiên tại Đông Nam Á đã đặt nhiều loài động vật vào nguy cơ tuyệt chủng mặc dù chúng không được liệt kê trong Sách Đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Theo một nghiên cứu bằng thiết bị viễn thám của Đại học Duke có trụ sở tại Mỹ, 79 loài động vật có vú, 49 loài chim cùng 184 loài lưỡng cư trong khu vực này hiện đang sống trong phạm vi diện tích ít hơn 20.000 km2 – một phạm vi cư trú “báo động” theo đánh giá của IUCN.
Nạn phá rừng tại Đông Nam Á được cho là nghiêm trọng nhất thế giới. Trong giai đoạn 2000-2010, các quốc gia trong khu vực này mỗi năm tàn phá khoảng 480.000 héc ta rừng tự nhiên, khiến môi trường sống bị chia cắt và xuống cấp trầm trọng. Tàn phá rừng đã giúp khu vực này chiếm tới 56% sản lượng cao su và 39% sản lượng dầu cọ trên toàn thế giới.
Nghiên cứu phân tích nhiều khu vực rộng lớn trong vùng lục địa Đông Nam Á bao gồm tỉnh Vân Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Đông Ấn. Kết quả cho thấy tốc độ phá rừng hiện tại đang đe dọa 122 loài động vật có vú, 183 loài chim và 214 loài lưỡng cư đặc hữu. Cách đánh giá truyền thống theo từng loài của IUCN có vẻ như còn cập nhật quá chậm mối đe dọa ngày càng lớn này.
Theo GS Stuart Pimm tại Đại học Duke, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ viễn thám để phân tích những thay đổi cảnh quan trên lục địa Đông Nam Á và ảnh hưởng của những thay đổi này đối với sự phân bố các loài động vật trong khu vực. Nhiều loài động vật không được xếp vào danh sách “bị đe dọa” trong khi thực tế hoàn toàn trái ngược. Chẳng hạn, loài sóc họng đỏ (Dremomys gularis) có vẻ như còn tồn tại đông đảo, trong khi hầu hết đang mất dần môi trường sống.
Có 4 loài động vật có vú, 9 loài chim và 7 loài lưỡng cư được IUCN liệt kê vào danh sách những loài ít được quan tâm đang sống trong môi trường có diện tích ít hơn 5.000 km2. Những loài động vật bị đe dọa khác bao gồm chuột chũi Assam, loài chuột Leopoldamys thuộc họ Millet, gà gô đầu hạt dẻ, chim khướu Malaysia và chim sẻ xanh Việt Nam.
Nhà động vật học Achmad Farajallah thuộc Đại học Nông nghiệp Bogor cũng đưa ra báo cáo tương tự tại Indonesia vào năm 2014. Ông khẳng định, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang trồng cọ đã làm suy giảm ít nhất 45% đa dạng sinh học. Ông cũng cho rằng việc sử dụng công nghệ viễn thám trong đánh giá nguy cơ tuyệt chủng của động vật không nên được coi là phương thức chính yếu. Bên cạnh phân tích nguy cơ thu hẹp môi trường sống, cần đánh giá thêm những nhân tố khác có thể tác động đến nguy cơ tuyệt chủng như các thông tin về thời gian, phương thức sinh sản, thức ăn và hỗ trợ từ môi trường bao gồm không gian và nơi trú ẩn. (Môi Trường Và Đời Sống 14/9) đầu trang(
Cục trưởng Cục Lâm sản, Bộ Đất đai, Môi trường và Phát triển Nông thông Mozambique, ông Xavier Sakambuera cho biết Chính phủ Mozambique đã trình lên Quốc hội dự thảo luật cấm hoàn toàn việc xuất khẩu tất cả các loại gỗ tròn chưa qua chế biến.
Hiện nay Mozambique đã cấm xuất khẩu một số chủng loại gỗ nhưng đang phải đối phó với sự chống đối quyết liệt của các doanh nghiệp khai thác gỗ xuất khẩu đi Trung Quốc. Lực lượng kiểm lâm và hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát việc khai thác và xuất khẩu gỗ.Việc ban hành lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu gỗ tròn sẽ giúp quản lý khai thác và xuất khẩu gỗ hiệu quả, chống tiêu cực.
Mỗi năm Mozambique mất 220 nghìn héc-ta rừng từ khai thác gỗ lậu, cháy rừng và phát nương làm rẫy. Việc cấm xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến còn giúp phát triển ngành chế biến gỗ, tạo việc làm cho người dân Mozambique. (Bộ Công Thương 15/9) đầu trang(./.