Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 15 tháng 11 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp hiệu quả xử lý các đối tượng vi phạm.
Liên quan vụ gần 61ha rừng ở xã An Hưng (huyện An Lão, tỉnh Bình Ðịnh) bị phá hoại, Công an tỉnh Bình Ðịnh mới đây đã điều tra khởi tố thêm năm bị can về tội "hủy hoại rừng". Theo đó, công an đã bắt tạm giam đối tượng Lê Hồng Ðức (40 tuổi, ở xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Ðịnh), người đứng ra thuê một số nhân công và tổ chức phá rừng ở tiểu khu 1, rừng xã An Hưng.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố về hành vi "hủy hoại rừng" đối với bốn đối tượng: Lê Xuân Hậu, Võ Dần, Văn Ngọc Triển, Nguyễn Cứ. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Lê Văn Thiệt (Chủ tịch HÐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ðầu tư và kinh doanh tổng hợp Thương Thảo).
Các cấp ủy đảng ở huyện An Lão đã đề nghị kỷ luật khiển trách về Ðảng đối với một Phó Chủ tịch UBND huyện. Ðồng thời, quyết định kỷ luật khiển trách với Ban thường vụ Ðảng ủy xã An Hưng, cảnh cáo cấp ủy Hạt Kiểm lâm huyện An Lão; kỷ luật khiển trách, cảnh cáo về Ðảng đối với bảy cá nhân ở xã An Hưng, Hạt Kiểm lâm An Lão. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Ðịnh đã kỷ luật bảy kiểm lâm viên. UBND tỉnh Bình Ðịnh đã lập hội đồng kỷ luật để xem xét, quyết định hình thức xử lý các cá nhân, tập thể thuộc diện UBND tỉnh quản lý.
Tại tỉnh Nghệ An, liên quan vụ phá rừng tại xã Nam Sơn và Bắc Sơn (huyện Quỳ Hợp) để lấy gỗ và trồng keo, vừa qua, Huyện ủy Quỳ Hợp đã đề nghị cách chức Trưởng ban Tuyên giáo và chín cán bộ có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp phá rừng. Liên quan vụ việc trên, Công an huyện Quỳ Hợp đã khởi tố vụ án hình sự với hành vi hủy hoại rừng theo Ðiều 189 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, tại các tỉnh địa bàn Tây Nguyên, nơi liên tiếp xảy ra các vụ phá rừng, cơ quan bảo vệ pháp luật các địa phương đã xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó nhiều đối tượng nguyên là cán bộ địa phương, cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chủ rừng, chủ doanh nghiệp đã tiếp tay cho hoạt động phi pháp.
Tỉnh ủy Ðác Nông đã thành lập một ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đứng đầu để tập trung xử lý. Từ đầu năm đến nay, cơ quan điều tra các cấp của tỉnh Ðác Nông đã khởi tố 11 vụ, gồm 42 bị can về hành vi hủy hoại rừng, bốn vụ với sáu bị can về tội vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng, trong đó có một số cán bộ nguyên là lãnh đạo các công ty lâm nghiệp.
Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam đối tượng Phạm Xuân Sáng, nguyên cán bộ công an tỉnh về hành vi "bảo kê" hủy hoại rừng. Cũng tại tỉnh Ðác Nông, chín tháng đầu năm nay, lực lượng kiểm lâm đã xử lý kỷ luật 20 cán bộ, công chức của Chi cục Kiểm lâm do thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó, buộc thôi việc một trường hợp, cách chức bốn trường hợp, cảnh cáo sáu đối tượng, hạ bậc lương một trường hợp và khiển trách tám đối tượng liên quan đến các vụ phá rừng trái phép…
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm, trong năm 2016 và chín tháng đầu năm 2017, Cục Kiểm lâm đã xử lý nghiêm nhiều trường hợp công chức, viên chức vi phạm kỷ luật.
Riêng năm 2016, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh đã tổ chức 1.329 cuộc kiểm tra, phát hiện, xử lý 494 trường hợp vi phạm các quy định trong khi thực hiện nhiệm vụ; trong đó, nhắc nhở 255 trường hợp; khiển trách 130 trường hợp; cảnh cáo 57 trường hợp; hạ bậc lương chín trường hợp; cách chức bảy trường hợp; buộc thôi việc 13 trường hợp; chuyển cơ quan điều tra khởi tố 23 trường hợp. Tính từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh đã tổ chức 1.301 cuộc kiểm tra, phát hiện, xử lý 510 trường hợp vi phạm quy định trong thực hiện nhiệm vụ.
Ðể công tác bảo vệ, quản lý rừng chặt chẽ, hiệu quả, theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Ðoàn Hoài Nam, Cục đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm các địa phương tiếp tục quán triệt, phổ biến, duy trì thực hiện các nội dung chấn chỉnh, nâng cao năng lực, phẩm chất cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức kiểm lâm; trong đó đặc biệt lưu ý chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, đạo đức nghề nghiệp.
Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, kiểm soát lâm sản theo quy định, nghiêm cấm việc tự tiện dừng phương tiện vận tải trên đường giao thông không đúng quy định. Nghiêm cấm mọi hành vi sách nhiễu, gây phiền hà, vòi vĩnh, nhận hối lộ và các hành vi tiêu cực khác; gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ngành kiểm lâm cũng rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức để có kế hoạch điều chuyển vị trí công tác phù hợp với yêu cầu. Thời gian qua, ngành đã tăng cường kiểm lâm về cơ sở, trực tiếp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cấp xã thực hiện toàn diện chức năng về quản lý bảo vệ rừng; hạn chế việc kiểm tra, kiểm soát trên khâu lưu thông, quản lý lâm sản tận gốc. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ động phối hợp với các tổ chức, công dân, các ngành, các cấp trong đấu tranh chống tiêu cực.
Trưởng phòng quản lý, bảo vệ rừng (Cục Kiểm lâm) Lê Ðình Thơm cho biết: Ngành kiểm lâm đã xem xét hình thức khen thưởng cho các tổ chức, công dân dũng cảm tố giác những hành vi vi phạm tác phong, ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và các tiêu cực khác của công chức, viên chức kiểm lâm. Ðồng thời, có chế độ khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, dũng cảm đấu tranh ngăn chặn các hành vi phá rừng, chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành, của pháp luật trong quá trình thực thi công vụ...(Nhân Dân 15/11)đầu trang(
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Cạn) trải rộng trên địa bàn bảy xã thuộc hai huyện Na Rì và Bạch Thông, lưu giữ nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.
Những năm trước đây, khu bảo tồn này bị xâm hại nghiêm trọng, nhưng từ khi thực hiện Quyết định số 24/2012/QÐ-TTg ngày 1-6- 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020, trong đó mỗi thôn vùng lõi, vùng đệm được hỗ trợ 40 triệu đồng/ năm đã phát huy hiệu quả thiết thực, ý thức, vai trò bảo vệ rừng của cộng đồng được nâng lên rõ rệt, tình trạng xâm hại rừng giảm hẳn, đời sống người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn khởi sắc.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ có 42 thôn vùng lõi, vùng đệm với gần hai nghìn hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao. Ðời sống người dân nhiều thôn còn khó khăn, thậm chí một số người tiếp tay khai thác rừng trái phép. Khi thực hiện Quyết định số 24, hằng năm Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ phối hợp chính quyền các xã tổ chức họp lấy ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, qua đó triển khai nhiều hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng nông thôn.
Bản Vén, xã Kim Hỷ, huyện Na Rì là thôn vùng đệm Khu bảo tồn có hơn 50 hộ đồng bào Tày, trước đây đường giao thông trong thôn nhỏ hẹp, lầy lội mỗi khi trời mưa. Từ khi được hỗ trợ 40 triệu đồng/ năm và tiền nhận khoán bảo vệ rừng, các hộ trong thôn đồng thuận hiến đất, góp tiền đổ bê-tông đường thôn.
Anh Nguyễn Duy Thuấn, người dân thôn Bản Vén cho biết: Thôn nhận khoán bảo vệ hơn 100 ha rừng, đội tuần rừng của thôn có mười người, chia làm hai tổ thay nhau đi tuần, nhiều năm qua diện tích rừng được giao bảo vệ không bị xâm hại, tiền nhận khoán bảo vệ rừng cũng dùng vào việc xây dựng hạ tầng thôn...
Ngoài ra, các thôn khác dùng số tiền 40 triệu đồng/ năm để mua gà, lợn, ngô, thóc giống, phân bón, xây dựng, sửa chữa nhà họp thôn, bể chứa nước, cầu bắc qua suối giúp người dân cải thiện cuộc sống.
Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ Nguyễn Tiến Dũng cho biết: Từ khi thực hiện Quyết định 24 đã đáp ứng nguyện vọng bấy lâu của nhân dân, góp phần tạo việc làm, cải thiện hạ tầng ở các thôn, bản vùng lõi, vùng đệm.
Qua đó, người dân nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ rừng, các thôn, bản đã thành lập các tổ, đội tuần rừng, nắm bắt được địa hình, đối tượng, trực tiếp ngăn chặn và giúp kiểm lâm phát hiện nhiều vụ khai thác rừng góp phần bảo vệ hiệu quả Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.(Nhân Dân 15/11)đầu trang(
Ngày 13/11, UBND tỉnh Long An cho biết, đã quyết định thành lập rừng đặc dụng khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, nằm trên địa bàn hai xã Vĩnh Châu A và Vĩnh Lợi thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Theo quyết định được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Cảnh ký, khu bảo tồn có tổng diện tích lên đến 19.700 ha, bao gồm: các phân khu chức năng khu bảo tồn các hệ sinh thái - đa dạng sinh học. Trong giai đoạn 2017 – 2021, tỉnh Long An dự kiến đầu tư 37 tỷ đồng ban đầu để đầu tư cho khu bảo tồn. Việc thành lập khu rừng đặc dụng sẽ giúp tỉnh Long An quản lý, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học gắn với việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và môi trường.(Đại Đoàn Kết 14/11)đầu trang(
Sau khi bài phóng sự “Yên Bái - khi đàn cá tầm nuốt những cánh rừng” được xuất bản, cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã vào cuộc khá quyết liệt để xử lý thảm trạng phá rừng đã diễn ra nhiều năm, giữa ban ngày ban mặt, gây bức xúc lớn trong nhân dân ở cả một khu vực rộng lớn. Tuy nhiên, sự việc đi đến đâu và rừng có được cứu không, chúng ta cần thêm thời gian để kiểm chứng.
Bởi, trước đó nhiều năm, rừng được giao cho một dự án cấp tỉnh, địa phương từng nhiều lần xử lý các hành vi xâm hại rừng, nhiều đơn thư tố cáo, vậy mà lối hành xử độc ác với thiên nhiên vẫn diễn ra. Cho đến ngày hôm nay, khi mà kho báu thiên nhiên này chỉ còn xơ xác, niềm tin của bà con vào sự tử tế với rừng cũng chỉ còn sót lại rất mong manh...
Chiếc xe Win lượn lờ vài vòng thăm dò những vị khách lạ mặt (phóng viên vào vai) “rỗi hơi” đi xem cảnh núi rừng lúc chiều tà, thăm mô hình trang trại nuôi cá tầm. Cảm nhận được điều đó, chúng tôi bèn dùng kế “điệu hổ ly sơn”. Một nhóm đàng hoàng lên xe ra về trước các “cú vọ” núp trong lùm cây. Một nhóm ở lại chui ở tán rừng thấp để mật phục.
Quả nhiên, khi nhóm phóng viên vừa ra khỏi bìa rừng, những chiếc xe máy dã chiến thi nhau gầm rú đinh tai ở góc thôn Noong Tài (xã Thượng Bằng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Ấy là đám lâm tặc vào rừng chở gỗ về sau một ngày hoặc vài ngày xẻ thịt gỗ giữa đại ngàn. Chúng chở gỗ trước mặt người dân, trước cửa nhà cán bộ.
Chiếc xe chui tọt vào xưởng gỗ trong thôn. Toàn bộ quy trình lâm tặc phá rừng, chở gỗ vào xưởng chỉ diễn ra trong phạm vi chừng 500 mét. Vậy mà nhiều năm qua, từ người dân cho đến cán bộ địa phương, kiểm lâm đều nói là... bất lực.
Dưới đây là vài hình ảnh chúng tôi quay lén được, mong rằng cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Yên Bái căn cứ vào đó để xử lý nghiêm, làm gương cho kẻ khác.(Lao Động 15/11)đầu trang(
A Loang trong tiếng Ma Coong (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là thần dược. Nó là dược liệu quý, dễ tìm thấy ở trong rừng. Bất cứ ai đau ốm khi uống nước A Loang đều chóng khỏe. Phụ nữ  miền núi sinh con, uống nước ấy vào 3 ngày đã lên nương làm việc. A Loang được xem là vị thần của không ít tộc người… Đó là những gì chúng tôi nghe được về loài cây này…
Người Vân Kiều ở vùng Trường Sơn (Quảng Ninh, Quảng Bình) sâu trong bản Dốc Mây có một truyền thuyết về A Loang. Xưa lắm, khi các bộ tộc còn chiến tranh liên miên, người Vân Kiều ở vùng đó bị vây chặt, thiếu ăn, bệnh tật vây khốn, vị tướng cầm quân đêm nằm lo lắng làm sao để binh lính giữ sức, dân bản có cái cầm cự tạo ra lương thực để chống chọi đối phương.
Một đêm, ông nằm mơ có vị thần chỉ dẫn, ven bản trong những cánh rừng bạt ngàn, có một loài cây giúp sức cho người bị thương, tạo lực cho người thiếu ăn, làm lương thực để chiến đấu. Trong giấc mơ, vị thần nói đó là loài cây A Loang. Thức dậy, nhớ về giấc mơ, vị tướng của anh em Vân Kiều đi tìm A Loang.
Theo chỉ dẫn, cây thân mềm, nhìn như cây gỗ nhưng nước rỉ màu đỏ như máu, nó là thân leo, chạy lan dưới mặt đất, có ở nhiều nơi trong rừng. Ông cho thử nghiệm, những người mất trí, sức khỏe ốm yếu, trị thương được ưu tiên dùng trước, quả nhiên 3 ngày sau, bắt đầu hồi phục một cách ngạc nhiên. Từ đó ông chia sẻ cho dân làng.
Cây thần ấy không chỉ tương truyền trong cộng đồng người Vân Kiều mà anh em Khùa, Mày, Rục, Mã Liềng, Ma Coong, A Rem cũng được truyền thụ để cùng nhau vững mạnh chống lại sự xâm lấn đất đai bờ cõi.
Ngày nay, các cộng đồng bản địa ở miền núi dùng A Loang với tất cả sự biết ơn về lòng hào hiệp của cây thần này.
Loài cây huyền bí này mỗi cộng đồng hay bất cứ bản làng nào sâu trong rặng Trường Sơn đều có những câu chuyện kể gốc tích khác nhau.
Ông Hồ Ba, Trưởng bản Hôi Rấy, xã Trường Sơn, cho hay: “A Loang nó có nghĩa cỏ máu. Loài cây này như dây leo nhưng không hiểu sao nó được tổ tiên gọi bằng cỏ”. Nó có hiếm không? Hiếm với người miền xuôi, ở trên mình tìm không khó, nhưng công dụng của nó thật sự hiếm gặp. Nó giúp người ốm đau lấy lại sức lực, trẻ em biếng ăn, uống nước đó vào ăn uống tốt lắm. Ở đây vào mùa hè, dân bản thường lấy nó về cắt ra, phơi khô để dùng dần cả mùa đông. Miền núi cái ăn còn thiếu thốn, dinh dưỡng không phong phú, nhờ có nó mà việc nương, việc rẫy ai cũng khỏe cũng làm việc bền sức”, Hồ Ba giải đáp.
Người Ma Coong trên xã Thượng Trạch (Bố Trạch) lại có một câu chuyện khác về cách dùng A Loang. Đinh Xòn tại bản Ban kể: “Ở đây có lễ hội đập trống mỗi năm vào rằm tháng Giêng. Hội đó khi trống vỡ thì Giàng cho trai gái yêu nhau, đàn ông hay đàn bà có một đêm ngoài vợ, ngoài chồng. Để có được cái đêm đó, ai cũng phải ra sức đập vỡ mặt trống. Vừa đập mạnh, vừa hô: “Roa lữ Giàng ơi, roa lữ roa lữ Giàng ơi...”. Để có sức đập trống vỡ, 3 ngày liên tiếp cái ăn phải có nước A Loang. Nước của nó kho cá, nấu canh măng, nấu cơm, kho thịt để tăng sức, tăng lực mà vào hội đập trống. Không có nó, đàn ông, đàn bà Ma Coong chỉ đập được đầu hôm rồi mỏi tay, mỏi chân, yếu sức không đập vỡ tang trống. Có nó, ai cũng thêm sức, đập đến 3 giờ sáng, có năm đến 4 giờ sáng trống mới vỡ. Nhờ A Loang mới trường sức đến vậy đấy”.
Trên thực tế, người A Rem hay Mã Liềng, Rục Khùa… còn xem cỏ máu là cây tái tạo sức lực. Nhiều người tin rằng, nó bổ khí, điều hòa âm dương rất tốt mới tồn tại ngay trong rừng thiêng nước độc. Đinh Rầu, người A Rem, nói: “Cỏ máu hay A Loang là một loài, đó là cây thiêng, cây thần linh. Trong bản ai sinh, uống nó 3 ngày đã đi làm rẫy. Mình ốm, uống nó 3 ngày đã lấy lại sức. Là cây quý của dân bản mình trong rừng sâu nước độc đấy. Ngày xưa mình đi săn, vào vùng không có nước, không có thức ăn, nhờ A Loang mà có nước, người đau ốm không đi tiếp, nhờ nước của nó mà sống sót trở lại để tiếp tục săn thú cho dân bản”.
Hồ Thị Lài ở bản Sắt (Trường Sơn) gùi trên mình bó A Loang nặng trĩu. Hai vợ chồng vào rừng cả tháng kiếm được 5 bó to. Lài khoe: “Cuối năm là giáp hạt nên vào rừng tìm A Loang. Dưới xuôi lên mua. Mỗi ký tươi 2000 đồng. Một bó khoảng 50-70kg là có tiền gạo chống đói”. Ở rừng, những người như vợ chồng Lài làm nghề kiếm cây cỏ máu khá nhiều, bởi theo như Hồ Đức: “Phá rừng thì không được, bị bắt rồi vô tù, còn cây A Loang thì được phép lao động. Nhưng ngày mỗi khó, vào rừng thật sâu chứ ở ngoài người ta thu hết rồi, chờ mọc lại thì lâu lắm. Vì cái ăn cả thôi”.
Trên cao nguyên Minh Hóa, A Loang không chỉ để bán mà còn cho con gái và trẻ nhỏ tắm. Vậy nên dù vất vả nhưng phụ nữ ở cao nguyên này nước da trắng hồng dù làm nương rẫy lấm lem. Hồ Thành ở vùng Lòm bảo: “Nhờ A Loang mà không ít phụ nữ ở Minh Hóa đẹp ra, đúng là cây thần dược. Nhưng nay vì cái ăn nên phải bán cho miền xuôi, không tìm bán thì mùa giáp hạt thường rất khó khăn”.
Tìm hiểu mới biết, mỗi ký cây cỏ máu ở miền núi tìm về, đợi thương lái cao lắm cũng không quá 3.000 đồng. Nhưng về miền xuôi, mỗi ký của nó lên đến 500.000 đồng, lúc hiếm lại có giá đến 700.000 đồng. Khi nhiều lái buôn cỏ máu ở miền xuôi giàu lên thì ruột rừng ngày mỗi vắng dần bóng dáng A Loang. Cho đến nay, nó chưa được ươm trồng, chỉ thu hoạch tự nhiên. Miền xuôi sử dụng nhiều lên miền núi kiếm tìm và đẩy chúng hiếm dần, trở thành đắt đỏ.(Sài Gòn Giải Phóng 14/11)đầu trang(
Rừng Hóa Sơn (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) được đánh giá có trữ lượng gỗ rất lớn. Những cánh rừng già với nhiều loại gỗ quý nối nhau tận địa phận xã Thượng Hóa và tiếp giáp với nước bạn Lào.
Vì vậy, đây cũng là “điểm nóng” đối đầu giữa lực lượng bảo vệ rừng với lâm tặc.
Cũng trên địa bàn này, lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa, đội bảo vệ rừng thuộc Cty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình luôn phối hợp tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm. Vì vậy, lâm tặc luôn tìm cách đe dọa hành hung, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của lực lượng bảo vệ rừng.
Vào một ngày đầu tháng 7 của năm trước, anh Nguyễn Văn Phổ, Trạm Kiểm lâm Thượng Hóa, thuộc Hạt Kiểm lâm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng), trên đường đi tuần tra qua bản Ón (xã Thượng Hóa) thì bị 4 đối tượng dùng xe máy chặn đường và hành hung. Hung bạo hơn, đối tượng Trần Xuân Hoàng đã lấy một cục đá lớn đập vào mặt anh Phổ gây thương tích nặng.
Trước đó, cũng tại Thượng Hóa, tổ công tác của kiểm lâm đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm tra lâm sản Pà Nùn thì phát hiện một đối tượng điều khiển xe máy vận chuyển lâm sản. Tổ công tác truy bắt thì đối tượng này đã dùng dao tấn công làm kiểm lâm viên Trần Văn Giáp bị thương ở tay.
Vào cuối năm ngoái, Đinh Minh Tưởng (trú tại thôn Tăng Hoá, xã Hoá Sơn), lái xe ô tô loại 16 chỗ ngồi biển số 73B – 002.01 vận chuyển gỗ từ rừng ra. Khi bị phát hiện, Thưởng dùng dao kiếm để chống trả quyết liệt. Một nhóm thanh niên đi trên bốn xe máy theo ô tô chở gỗ lậu cũng đã dùng hung khí tấn công tổ công tác làm một kiểm lâm bị thương. Tiếp đó, lâm tặc lái xe gỗ lậu đâm thẳng vào ô tô của tổ công tác khiến thùng xe bị móp nặng. Xe chở gỗ bị mất lái lao xuống vệ đường. Nhóm đối tượng tiếp tục cầm dao, rựa, kiếm đánh đuổi tổ công tác.
Chưa dừng lại, một đối tượng khác điều khiển ô tô bán tải biển số 73C – 0004 chở thêm các đối tượng khác đến giải vây cho đồng bọn. Hơn chục đối tượng dùng hung khí liều lĩnh tấn công và thêm một cán bộ kiểm lâm bị thương. Nhóm lâm tặc này đã cướp gỗ tang vật và lái ô tô tẩu thoát.Cũng thời gian đó, Báo NNVN đã có loạt bài về rừng gỗ lớn ở Sơn Hóa bị tàn phá.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản ở khi vực biên ải này. Tỉnh có văn bản đồng ý việc lập chốt liên ngành (có gác chắn barie) đặt trên con đường xã Hóa Sơn ra đường Hồ Chí Minh để ngăn chặn có hiệu quả việc phá rừng.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định thành lập tổ công tác thực hiện nhiệm vụ chốt chặn, truy quét lâm tặc, kiểm tra kiểm soát lâm sản tại địa bàn xã Hóa Sơn. Lực lượng liên ngành ở chốt kiểm tra có sự tham gia của Chi nhánh Lâm trường Minh Hóa (đơn vị thuộc Cty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình), Hạt Kiểm lâm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, Đồn Biên phòng Cà Xèng, Công an huyện Minh Hóa.
Ông Phạm Hồng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình cho biết: “Lực lượng liên ngành được bổ sung thường xuyên và được trang bị phương tiện, vũ khí đủ mạnh để phá tan điểm nóng, lập lại trật tự an ninh ở địa bàn biên giới này”.
Sau gần một năm khi lực lượng liên ngành được thành lập và hoạt động tích cực thì tình hình ở Hóa Sơn đã chuyển biến theo hướng tích cực. Tình trạng vi phạm lâm luật, khai thác, vận chuyển lâm sản đã giảm đi rõ rệt. Trước đây, khi tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản diễn ra phức tạp, người dân địa phương đã bỏ hoang đất sản xuất để vào rừng khai thác gỗ. Nhưng đến nay, ý thức người dân đã thay đổi, họ đã trở lại với ruộng vườn chí thú làm ăn.
Ông Đinh Xuân Tình (xã Hóa Sơn) vốn là một thợ rừng cho hay: "Bây giờ khác rồi. Lực lượng kiểm lâm vận động bà con không vào rừng phá nữa. Với lại có vào rừng cũng bị đẩy suối ra. Có đi khai thác gỗ lậu thì cũng bị cán bộ liên ngành phát hiện bắt giữ ngay”.
Từ đầu năm đến nay, chốt kiểm soát liên ngành đã cùng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức truy quét thường xuyên ở những khu vực rừng xung yếu. Qua đó đã xử lý hơn 10 vụ vi phạm, tạm giữ 1 xe ô tô, 4 chiếc xe máy… Tình trạng chống đối, hành hung lực lượng bảo vệ rừng ở Hóa Sơn đã không còn tái diễn.
Riêng lực lượng Trạm Kiểm lâm Hóa Sơn – Hạt Kiểm lâm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân giao nộp được 26 khẩu súng tự chế và một số kiếm, mã tấu... Ngoài ra, kiểm lâm còn vận động gia đình ông Đinh Ngọc Toàn (thôn Thuận Hóa) tự nguyện giao nộp 1 cá thể khỉ vàng. Cá thể này được cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên.
Ông Trần Mạnh Luật - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa cho biết: “Từ đầu năm đến nay, công tác quản lý bảo vệ rừng ở Hóa Sơn đã được triển khai thường xuyên, kịp thời và hiệu quả. Chốt kiểm soát liên ngành đi vào hoạt động đã cắt đứt được đường dây khai thác, mua bán và vận chuyển gỗ lậu của các đối tượng lâm tặc.
Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng khác thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát không chỉ ở Hóa Sơn mà còn mở rộng ra các địa bàn giáp ranh như: Trung Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa, Hóa Tiến… để tạo ra được một vành đai bảo vệ rừng ổn định cho cả khu vực rừng này”.( Nông Nghiệp Việt Nam 15/11)đầu trang(
Thông tin từ Hạt Kiểm lâm TP. Nha Trang cho biết, trong sáng 14-11, đơn vị đã tiếp nhận và thả ngay vào Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà 1 cá thể trăn gấm do người dân tự nguyện giao nộp; cá thể trăn này có trọng lượng lên đến 17kg.
Trước đó, khi phát hiện một số người chuẩn bị làm thịt con trăn này, anh Trần Xuân Phương (đường C3, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, TP. Nha Trang) đã mua lại và bàn giao cho lực lượng kiểm lâm thả về tự nhiên. Được biết, cá thể trăn này do người dân bắt được trên sông Cái (TP. Nha Trang) khi đang bị cuốn trôi theo dòng nước những ngày sau bão.(Báo Khánh Hòa 14/11)đầu trang(
Dọc các vùng hạ du sông Ka Long, TP. Móng Cái (Quảng Ninh) như Hải Xuân, Bình Ngọc, Hải Hòa, Ninh Dương, hay các cùng giáp biển như Hải Đông, Vĩnh Trung, Vĩnh Thực … vào những ngày này đâu đâu cũng dễ bắt gặp những tấm "mạng nhện" khổng lồ. Đó là những tấm lưới được giăng lên để bẫy chim trời hoang dã vào mùa chim di cư.
Chỉ cần đầu tư khoảng 2 triệu đồng là đã có bộ lưới và các dụng cụ khác đủ để bẫy chim. Hàng chục mét lưới có kích cỡ mắt nhỏ đã được giăng sẵn. Người bẫy chỉ việc buộc những lon bia đã được cho sẵn một ít đinh sắt vào trong để làm chuông báo hiệu khi chim dính lưới, bật loa đã được thu tiếng chim để làm chim mồi rồi ngồi chờ chim dính lưới.
Anh T. - Một thợ bẫy chim cho biết: "Chịu khó 1, 2 đêm, nếu gặp may thì không những đã đủ vốn mà lại có lãi". Anh này biểu diễn kỹ thuật đánh chim ngói cho chúng tôi xem. Chỉ cần 2 tấm lưới dài chừng 6 mét, rộng 3 mét một cánh; 4 cây sào, dây kéo sào; 6-7 con chim ngói đã được khâu mắt lại bằng chỉ; một chòi trú ẩn được ngụy trang bằng cành, lá cây là đủ để đánh chim ngói. Những chú chim ngói mồi đã bị khâu mắt lại, đứng trong bẫy sập, mỗi khi nhận thấy có đàn chim ngói bay qua, thợ bẫy chim tung một con chim mồi đã được buộc chân vào dây kéo lên rồi lại giật nhanh chim mồi xuống. Cứ như vậy, những chú chim ngói đang di cư lao xuống và mắc bẫy lại.
Nhiều năm làm nghề đánh chim trời, với kiểu đánh này có khi T. bắt được cả đàn chim ngói hơn 100 con, rồi giao bán số chim này cho các nhà hàng với giá bình quân từ 40-60 nghìn đồng một con; riêng chim ngói giá từ 80-100 nghìn đồng/con, chim loại ngon thì được gom bán sang Trung Quốc, thu lời lớn.
Mùa chim di cư từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, thợ săn chim đánh dưới đồng phía biển. Vụ chiêm thì dân bẫy chim đánh trên núi, trong rừng.
Tìm hiểu được biết, mỗi ngày các quán nhậu ở Móng Cái làm thịt hàng ngàn con chim trời. Không chỉ bắt các loại chim di trú vào mùa mưa, trong những năm gần đây, người dân còn kéo nhau đi bắt chim sẻ để bán cho các quán nhậu khiến loài này bị tụt giảm mạnh về số lượng, nhiều loài như như sâm cầm, xít...đang có nguy cơ bị tận diệt.
Để xảy ra tình trạng chim trời bị tàn sát là do sự vào cuộc chưa thực sự quyết liệt của các cơ quan chức năng. “Nếu kiểm lâm, cảnh sát môi trường thường xuyên kiểm tra, xử lý thì các loài chim trời không bị săn bắt, giết hại nhiều như vậy” - một người dân địa phương khẳng định.(Dân Việt 14/11)đầu trang(
Đang vào mùa hanh khô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng nhất là diện tích rừng tại các khu di tích, rừng giáp ranh với khu dân cư, vì vậy công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Toàn tỉnh hiện có 625,6 ha đất lâm nghiệp được quy hoạch trồng rừng phòng hộ bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái. Do nằm xen kẽ với các khu dân cư, khu, cụm công nghiệp, các điểm di tích lịch sử văn hóa, lượng người ra vào lớn, khó kiểm soát, loài cây trồng chủ yếu là thông xen keo, thảm thực vật bên dưới là các cây thân thảo dễ cháy như cỏ tranh, giàng giàng… nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Theo ông Nguyễn Duy Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên nhân dân tại các địa phương đều có ý thức tích cực trong công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, vẫn còn một số thanh, thiếu niên còn thiếu ý thức trong PCCCR.
Việc ném, xả lửa, tàn thuốc bừa bãi của các nhóm thanh niên du lịch, dã ngoại trong rừng, ven rừng là nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy rừng thời gian qua. Cháy rừng còn xuất phát từ việc các hộ lân cận bất cẩn, không kiểm soát ngọn lửa khi thực hiện việc dọn dẹp, chăm sóc vườn nhà.
Vào mùa lễ hội nguy cơ cháy rừng còn cao hơn từ các hoạt động thắp nhang, đốt vàng mã tại các phần mộ trong rừng, ven rừng. Bởi vậy, ngay từ đầu mùa khô, Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh đã xây dựng phương án PCCCR cụ thể theo nguyên tắc 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) được UBND tỉnh phê duyệt nhằm triển khai những biện pháp hạn chế tối đa các vụ cháy rừng.
Chi cục phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, các địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, PCCCR cho lãnh đạo các xã có rừng, lực lượng chuyên ngành, chủ rừng và các tổ đội xung kích tại các nơi có nguy cơ cháy rừng cao như: Thành phố Bắc Ninh, Tiên Du, Quế Võ, Gia Bình. Đồng thời kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động, phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các cộng tác viên kiểm lâm, cán bộ địa phương có rừng. Các địa phương tích cực phát dọn 27 ha thực bì dưới tán rừng, giảm vật liệu cháy…
Hướng dẫn các chủ rừng phương án bảo vệ rừng thông qua việc tạo băng trắng bảo vệ các khu rừng gần các khu dân cư, đường quốc lộ, tạo băng xanh xung quanh các khu rừng gần các điểm di tích lịch sử...
Cấp phát đến các đơn vị Hạt, Đội, chủ lô trồng rừng một số thiết bị, dụng cụ bảo vệ rừng và PCCCR như: Máy phát thực bì, máy cưa xích, máy thổi gió, dao rựa, dao quắm, bàn dập lửa. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tiến hành kẻ vẽ, sửa chữa toàn bộ các biển báo, bảng tin tại các cửa rừng để người dân nâng cao ý thức PCCC mỗi khi vào rừng.
Nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh trong mùa hanh khô là rất cao bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy cùng với tăng cường tuần tra kiểm soát địa bàn thì việc chủ động các phương án PCCCR trong mùa hanh khô chính là giải pháp hữu hiệu để hạn chế nguy cơ các vụ cháy rừng.(Báo Bắc Ninh 15/11)đầu trang(
​Xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông hiện có hơn 3.500ha rừng, trong đó gần 2. 900ha rừng phòng hộ. Trong thời gian qua, lực lượng dân quân xã đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác tuần tra, truy quét theo Nghị định 74 và Nghị định 133 của Chính phủ về việc tăng cường phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân với kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.
Để công tác phối hợp với lực lượng kiểm lâm đạt kết quả cao trong cuộc chiến giữ rừng hiện nay Ban Chỉ huy Quân sự xã Tu Mơ Rông đã tuyên truyền giáo dục cho lực lượng dân quân xã chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Trong công tác phối hợp, lực lượng dân quân xã Tu Mơ Rông đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình ký cam kết không tự ý đốt rẫy bừa bãi, đồng thời bảo vệ, khai thác tài nguyên rừng hợp lý...
Để tuyên truyền nói dân tin, dân nghe, dân thực hiện, Ban Chỉ huy Quân sự xã đã quán triệt cán bộ, chiến sĩ dân quân trước hết vận động người thân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, không vi phạm lâm luật. Sự tự giác, gương mẫu của cán bộ, chiến sĩ dân quân đã góp phần đưa công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, nhân dân chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Những năm qua, anh em cán bộ, chiến sĩ dân quân xã đã tích cực tham gia các hoạt động phát quang, tạo ranh giới cản lửa để phòng, chống cháy rừng... trong mùa khô; phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa bàn, có kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng từng khu vực, từng cụm rừng, thậm chí từng cây rừng...
Anh Trần Văn Thiệt - Kiểm lâm viên địa bàn xã Tu Mơ Rông nói: Nếu không có lực lượng dân quân thì kiểm lâm sẽ khó kiểm soát được rừng, một phần do lực lượng kiểm lâm mỏng, một người được giao quản lý một địa bàn với diện tích rừng rộng lớn; hơn nữa, cán bộ, chiến sĩ dân quân là người của địa bàn nên họ tường tận từ cơ sở, nếu người lạ vào địa bàn là họ đã phát hiện...
Với những hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ rừng, lực lượng dân quân xã Tu Mơ Rông góp phần không nhỏ trong việc giữ độ che phủ của rừng tại địa bàn xã đạt trên 65%, nhiều năm qua không để xảy ra tình trạng cháy rừng, phá rừng làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép...
Những gì lực lượng dân quân xã Tu Mơ Rông đã và đang thực hiện đã mang lại sự sống cho rừng, góp phần bảo vệ tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân loại.(Báo Kon Tum 14/11)đầu trang(
Ngày 14-11, Ban Chỉ đạo diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn huyện Na Hang đã tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2017.
Đến dự có đồng chí Nguyễn Đình Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn huyện Na Hang năm 2017; Đại tá Đoàn Quốc Việt, Phó tham mưu trưởng Quân khu 2; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, đại diện các huyện, thành phố.
Buổi diễn tập được chia làm 2 giai đoạn gồm: Tổ chức chuẩn bị ứng phó cháy rừng và thực hành chữa cháy rừng. Kết thúc buổi diễn tập, Ban Chỉ đạo diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã họp nhận xét, rút kinh nghiệm đợt diễn tập. Kết quả, Ban Chỉ đạo đánh giá đợt diễn tập đạt loại giỏi.
Phát biểu kết luận buổi diễn tập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Quang ghi nhận những nỗ lực của Ban Chỉ đạo diễn tập và chính quyền huyện Na Hang trong việc thực hiện diễn tập. Phần nội dung tham gia diễn tập, vai trò lãnh đạo, điều hành, tham mưu được vận hành đúng quy chế; phần thực binh đã gắn việc bảo vệ và phát triển rừng của địa phương ứng với việc diễn tập...(Báo Tuyên Quang 14/11)đầu trang(
Có lẽ cơn sốt pơmu đã lên đến đỉnh điểm. Không chỉ cây non có đường kính dưới 20cm bị đốn hạ mà cả gốc, rễ pơmu cổ thụ cũng đang bị đào bới.
ình ảnh chúng tôi ghi nhận tại những cánh rừng đầu nguồn thuộc địa phận xã Bản Mù, xã Bản Công (huyện Trạm Tấu, Yên Bái) và xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên (Sơn La) là cảnh "lâm tặc" lén lút vào rừng phòng hộ đầu nguồn cưa hạ, đào bới tận diệt pơmu.
Chúng tôi quyết định chọn địa phận xã Bản Mù - điểm nóng về buôn bán pơmu ở miền Bắc - để vào rừng sâu. Sau nhiều ngày thuyết phục, ông L.V.S. (45 tuổi, người Mông, ở xã Bản Mù) đồng ý đưa tôi tiếp cận những vị trí pơmu bị cưa trộm.
Ông S. nói trước đây từng là "lâm tặc", nhưng gần 10 năm nay đã bỏ nghề và quay về bản trồng táo mèo, quế, lúa, ngô mưu sinh.Sau gần nửa ngày đi bộ trong rừng già, chúng tôi tiếp cận những cây pơmu vừa bị "xẻ thịt". Pơmu rất dễ nhận dạng do có nhựa dầu đặc biệt, cách xa cả trăm mét cũng nghe mùi thơm nồng của loài cây này.
Men theo bờ suối tiến sâu vào rừng già thấy la liệt gốc cây pơmu bị đào bới. Những rễ lớn bị chặt tung, đất đá lở lói. Cạnh đó, những táu, sến, cây gỗ tạp cũng bị đốn hạ không thương tiếc, phần thân bị lấy đi, còn ngọn cành ngổn ngang bên bờ suối. Hai bên bờ suối ngày cạn nước cũng là nơi "lâm tặc" tập kết gỗ đã xẻ chất thành từng đống.
Theo một "lâm tặc", đợi có mưa, nước suối lớn sẽ thả gỗ trôi ra ngoài bìa rừng. "Lâm tặc" còn dựng cả lều bạt và bếp để nấu ăn ở đây như một công trường.
"Là loài gỗ quý nên pơmu đang được mua theo cân, giá bán tại xã Bản Mù, Xà Hồ dao động 1.500 - 2.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu lấy được thân cây xẻ thành từng hộp giá sẽ rất cao. Mỗi người đi xẻ pơmu ngày cũng kiếm được 400.000 - 500.000 đồng" - "lâm tặc" tên Xính cho biết.
"Lâm tặc" tên T.M.L. (35 tuổi, ở xã Xà Hồ) thản nhiên nói: "Trước đây có nhiều cây lớn thì vào rừng chọn cây nào cạnh suối dễ vận chuyển mới cưa. Nhưng nay cây lớn vài người ôm đã không còn nữa nên gốc cũng sẽ được đào lên. Nếu gặp cây con cũng chặt luôn...".
Từ địa phận huyện Trạm Tấu tiếp tục đi theo đường mòn ngập bụi dại giữa rừng là giáp ranh xã Xím Vàng, chúng tôi phát hiện thêm nhiều điểm tập kết gỗ và cây pơmu con vừa bị chặt hạ còn nồng mùi dầu nhựa thơm.
Để che mắt cơ quan chức năng (dù rất qua loa chiếu lệ), "lâm tặc" sẽ cất giữ gỗ pơmu được khai thác cạnh bìa rừng và khi trời tối, gỗ mới được vận chuyển một ít bằng xe máy đưa đến điểm thu mua giao bán.
Theo thống kê của UBND xã Bản Mù, diện tích rừng tự nhiên của xã năm 2017 là 4.630,8ha. Bản Mù là một trong những xã nghèo nhất của huyện vùng cao Trạm Tấu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, năm 2016 tỉ lệ nghèo ở mức 77,79%.
Ông Sùng A Lù - chủ tịch UBND xã Bản Mù - phủ nhận: "Từ đầu năm đến nay trên địa bàn không có tình trạng buôn bán gỗ pơmu vì pơmu có còn đâu mà chặt?".
Pơmu bị tận diệt dã man và ai đang tiếp tay cho phá rừng đầu nguồn đã thôi thúc chúng tôi tiếp cận những "ông trùm" có máu mặt ở đất Yên Bái. Quá trình tìm hiểu cho thấy để trở thành "ông trùm pơmu" không phải ai cũng làm được.
Làm nghề này yêu cầu "ông trùm" phải quen biết rất rộng. Để tiện việc làm ăn, "trùm gỗ" thường phân chia lãnh địa rất rõ ràng để hoạt động.
Đông (ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái) là "ông trùm" khét tiếng ở xã Bản Mù. Đông cho biết đã phải chi tiền cho rất nhiều người để mở xưởng mua và chế biến trái phép gỗ pơmu ở Bản Mù gần bốn năm nay. Hiện nay, ngoài số gỗ đã xẻ thì ngay cạnh xưởng có đến hàng chục khối pơmu được đổ mùn cưa phủ lên ngụy trang.
Đông cho biết: "Trước làm ở Nghĩa Lộ, nhưng không có gỗ mới chuyển lên đây vì Bản Mù đang còn gỗ, vài năm nữa mới hết. Chỗ nào rừng còn gỗ thì mình đặt xưởng chỗ đó. Nhìn cái xưởng bé thế này nhưng không quen biết không làm được đâu. Chỉ có tôi mới dám đặt xưởng ở Bản Mù, vì trước đây đã có mấy ông loi nhoi làm rồi nhưng bị "đập" phải đóng cửa...".
Đông nói: "Đang mưa lũ, người đi rừng chưa nhiều nên mua được ít gỗ, chứ lúc thuận lợi ngày làm được 1,7 tấn hạt thành phẩm (từ 10 tấn gỗ thô), nhân công gần 30 người là bình thường. Thời điểm làm không hết việc là vào lúc vừa cấy xong, không có việc làm, dân đói nên rủ nhau vào rừng lấy gỗ".
Thúy, "trùm gỗ" khác, cũng có tiếng ăn nên làm ra nhờ buôn gỗ lậu ở thị trấn Trạm Tấu. Xưởng của Thúy đặt gần Bệnh viện Đa khoa huyện Trạm Tấu và hằng ngày có trên 10 nhân công người dân tộc thiểu số làm việc tại đây.
Mỗi khi xưởng hoạt động, lúc nào cũng có ông T. hay đội mũ phớt đen thường trực hối thúc nhân công làm việc và ghi chép sổ sách khi có người đến nhận hàng, đồng thời làm nhiệm vụ canh gác.Thúy giới thiệu: "Chỉ làm mỗi gỗ pơmu vì hương thơm và màu gỗ đẹp. Gỗ đã thành phẩm lấy bao nhiêu cũng có. Ở đất Yên Bái gặp chuyện gì về gỗ lạt cứ gọi tôi".
Thông qua nhiều "lâm tặc", chúng tôi tiếp cận "trùm" H. có xưởng gần chợ thị trấn huyện Trạm Tấu, có thâm niên mua bán gỗ pơmu lậu từ nhiều năm nay. Xưởng của H. chỉ chuyên mua, sản xuất pơmu. Thời điểm chúng tôi thâm nhập, xưởng "trùm" H. có hàng tấn gỗ còn nguyên thớ và đã làm thành phẩm.Đặc điểm chung của những "ông trùm" ngoài buôn bán gỗ lậu còn là tay chơi đồ gỗ đẳng cấp. Nhà riêng của "ông trùm" thường được trang trí, ốp tường rất nhiều loài gỗ quý, trong đó có pơmu, gụ, hương...(Tuổi Trẻ 14/11)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày 22-5-2017, UBND huyện Thuận Thành có Văn bản số 53/UBND-NC do Phó Chánh văn phòng UBND huyện Nguyễn Xuân Quyết ký gửi Báo CAND phản hồi về việc bán những cây gỗ sưa khuôn viên đình làng thôn Đông Cốc.
Báo CAND nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Khuyến, ông Phạm Minh Hải và nhiều công dân khác trú tại thôn Đông Cốc, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) phản ánh về việc, UBND xã Hà Mãn bán tài sản của Nhà nước là những cây gỗ sưa hàng trăm tuổi không tuân thủ quy định của pháp luật và trái với chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh. Các hộ dân cho rằng, việc xã cố tình làm trái quy định vì lợi ích nhóm. Điều này gây bức xúc trong nhân dân và làm mất an ninh trật tự ở địa phương này thời gian gần đây.
Trong đơn gửi Báo CAND, các hộ dân cho biết, năm 2014, Hội Người cao tuổi và Ban Quản lý thôn Đông Cốc xin hạ giải cây gỗ sưa của Khu di tích đình làng Đông Cốc để lấy nguồn kinh phí tu tạo lại khu di tích và phát triển hạ tầng của thôn.
Tại thời điểm đó, đã có người trả giá 49 tỷ đồng; có người trả giá 52 tỷ đồng; người trả giá cao nhất tới 60 tỷ đồng nhưng việc mua bán không thành vì UBND tỉnh Bắc Ninh chưa cho phép.
Năm 2016, UBND tỉnh Bắc Ninh có công văn giao các cơ quan chức năng của tỉnh rà soát quy trình thực hiện đúng pháp luật và giao UBND huyện Thuận Thành hướng dẫn UBND xã Hà Mãn thực hiện công khai, dân chủ, bàn bạc với các đoàn thể chính trị-xã hội trước cộng đồng dân cư về việc hạ giải cây gỗ sưa.
Sau khi thống nhất trong nhân dân, UBND xã Hà Mãn mới làm thủ tục trình UBND huyện Thuận Thành và các sở, ngành của tỉnh Bắc Ninh. Thủ tục hoàn tất phải thông báo cho người dân và mở thầu công khai, có các cơ quan chủ trì gồm: UBND huyện Thuận Thành, Phòng Tài chính huyện, Phòng Nông nghiệp, UBND xã Hà Mãn và nhân dân thôn Đông Cốc.
“Thực chất, UBND xã Hà Mãn đã tự ý đến Công ty Đấu giá Việt Nam (Hà Nội) bán cây Sưa vào ngày 1-8-2016. Nhưng đến ngày 8-8-2016, xã mới thông báo là đã đấu thầu xong việc hạ giải cây gỗ sưa với giá 24 tỷ 500 triệu đồng. Không đồng tình với cách làm trên, các hộ dân đề nghị UBND xã Hà Mãn phải đấu thầu công khai, đúng trình tự theo hướng dẫn của UBND tỉnh Bắc Ninh”, ông Khuyến và các hộ dân thôn Đông Cốc cho biết.
Sau nhiều lần tổ chức họp dân không thành, ngày 30-10-2016, UBND xã Hà Mãn tiếp tục họp dân, nhưng cuộc họp vừa khai mạc thì một người dân trong thôn đã bị một đối tượng đánh chảy máu đầu. Điều đó khiến người dân vô cùng bức xúc và cuộc họp thêm một lần nữa phải huỷ.
Cũng theo phản ánh của các hộ dân, không hợp thức hóa được lý do bán cây, UBND xã Hà Mãn đã gọi các hộ dân trong làng lên để nhận một khoản tiền 10 triệu đồng mỗi người. Khoản tiền được thông báo là tiền “hỗ trợ sản xuất nông nghiệp” và nhân dân chỉ việc ký vào. Khi việc nhận tiền và ký nhận đã xong, xã mới thông báo đó là tiền bán cây gỗ sưa. Điều đó gây bức xúc trong cộng đồng dân cư thôn Đông Cốc nên họ làm đơn khiếu nại.
Báo CAND đã có phiếu chuyển đơn của người dân gửi Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành phản ánh những nội dung phản ánh của người dân liên quan đến việc đấu giá cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc và việc đánh người gây thương tích tại thôn Đông Cốc.
Ngày 22-5-2017, UBND huyện Thuận Thành có Văn bản số 53/UBND-NC do Phó Chánh văn phòng UBND huyện Nguyễn Xuân Quyết ký gửi Báo CAND phản hồi. Tại văn bản này, UBND huyện Thuận Thành cho biết: Trong khuôn viên đình làng thôn Đông Cốc có 23 cây gỗ sưa, trong đó có 1 cây khô héo không có khả năng phục hồi.
Từ cuối năm 2013 đến đầu 2014, cấp uỷ, Ban Quản lý thôn và nhân dân thôn Đông Cốc có đơn gửi các cơ quan thẩm quyền xin được hạ giải cây gỗ sưa để bán lấy kinh phí phục vụ cho việc tu bổ khu di tích và xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương.
Được sự đồng ý của UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND xã Hà Mãn làm các thủ tục, trình tự và họp dân để bàn về việc hạ giải cây sưa và được đa số đồng thuận nhất trí cao. Nhưng ông Khuyến và một số công dân thôn Đông Cốc có đơn kiến nghị về việc đấu giá cây sưa tại đình làng Đông Cốc.
Ngày 15-2-2017, UBND huyện Thuận Thành có Văn bản số 90/BC-UBND gửi Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh nêu rõ: “Ngày 16 và 17-1-2017, cấp uỷ, Ban Quản lý thôn Đông Cốc đã họp toàn thể cộng đồng dân cư thôn Đông Cốc và cử 51 thành viên đại diện cho các dòng họ, các cụ cao tuổi trong thôn đứng ra đề nghị các cấp thẩm quyền cho phép được quản lý, sử dụng số tiền bán được từ cây gỗ Sưa để xây dựng các công trình phúc lợi, tu bổ khu di tích của thôn và xin hỗ trợ cho các nhân khẩu trong thôn (mỗi khẩu 10 triệu đồng, dự kiến khoảng 1.500 khẩu), số tiền còn lại để xây dựng và tu bổ khu di tích. Ngày 22-1-2017, thôn Đông Cốc tiếp tục họp bàn và bầu bổ sung ông Khuyến vào Ban đại diện cộng đồng dân cư là 52 người. Kết quả là xã đã chi hỗ trợ cho toàn thể nhân dân thôn Đông Cốc vào ngày 26-1, tổng số các hộ đã nhận tiền là 100%”.
Tại văn bản nói trên, UBND huyện Thuận Thành nêu rõ, về việc các công dân tố cáo một số cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước và nhân dân trong việc đấu giá cây gỗ Sưa, quá trình xác minh, ngày 15-5-2017, Công an huyện Thuận Thành đã ban hành Quyết định số 34 thông báo không khởi tố vụ án hình sự.
Về việc đánh người trong cuộc họp ngày 7-12-2016 tại thôn Đông Cốc, UBND huyện cho biết, quá trình điều tra sự việc này, Công an huyện Thuận Thành đã mời người bị hại đi giám định thương tích 2 lần nhưng bị hại chưa phối hợp.
Sau đó, Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành đã giao Công an huyện đưa người bị hại đi giám định thương tích tại Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) vào ngày 3-3-2017. Đến nay Công an huyện chưa nhận được kết luận giám định thương tích. “Sau khi nhận được kết luận thương tích của người bị hại, UBND huyện Thuận Thành sẽ chỉ đạo Công an huyện ban hành kết luận điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật”, UBND huyện cho biết.
Không đồng tình với trả lời tại Văn bản số 53/UBND-BC của UBND huyện Thuận Thành, ông Khuyến và một số công dân thôn Đông Cốc tiếp tục có đơn khiếu nại văn bản này vì cho rằng, UBND huyện Thuận Thành đã báo cáo với các cơ quan chức năng và trả lời cơ quan báo chí không đúng sự thật về tình hình mua bán cây gỗ sưa tại đình làng Đông Cốc do UBND xã Hà Mãn thực hiện.
“UBND huyện Thuận Thành phải báo cáo UBND tỉnh Bắc Ninh đúng sự thật về việc, nhân dân thôn Đông Cốc vẫn không đồng tình về việc mua bán cây gỗ sưa ở đây. Chúng tôi đề nghị phải xử lý nghiêm những người vi phạm vì lợi ích nhóm để giữ yên ổn tình hình an ninh trật tự tại địa phương”, ông Khuyến trình bày.
Ngày 7-11, phóng viên Báo CAND đã liên hệ với ông Nguyễn Tiến Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành để làm rõ nội dung đơn phản ánh của công dân. Tuy nhiên, ông Chủ tịch huyện cho biết sẽ sắp xếp thời gian để làm việc với Báo CAND. Chúng tôi tiếp tục thông tin về sự việc này.(Công An Nhân Dân 15/11)đầu trang(
Theo chương trình làm việc ngày hôm 15/11/2017 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) vào đầu giờ sáng.
Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được các ĐBQH thảo luận và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và thứ 4.
Cũng trong buổi sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Sau đó, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi).
Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cũng sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.(Infonet 15/11)đầu trang(
Tỉnh ủy Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 82-KH/TU về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đó, mục đích và yêu cầu của Kế hoạch là tổ chức quán triệt đầy đủ và sâu sắc Chỉ thị số 13-CT/TW đến tất cả các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và cán bộ đảng viên và nhân dân nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Bên cạnh đó, xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện nghiêm công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng an ninh của địa phương; thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, nhất là người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong việc triển khai, thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…
Nội dung trọng tâm của Kế hoạch là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện có hiệu quả, chất lượng các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế trên đất lâm nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và sử dụng rừng trên đất lâm nghiệp; xác định rõ vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đó, Tỉnh ủy Bình Phước yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để mọi tổ chức, cá nhân nhận thức và có trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt. Đối với các địa phương có rừng, phải xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Cùng với đó, tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phát động các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân thiếu tinh thần, trách nhiệm, vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm, hoặc có nguy cơ thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống người dân vùng dự án.
Và tăng cường phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật; thường xuyên kiểm tra các khu rừng trọng điểm có nguy cơ bị lấn chiếm, bị phá, khai thác lâm sản trái pháp luật, xác định đường dây, “đầu nậu”; xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tập trung thống kê, điều tra, triệt phá những “đầu nậu”, chủ đường dây buôn bán lâm sản trái pháp luật; rà soát và xử lý dứt điểm các vụ án tồn đọng gắn với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để giáo dục, răn đe phòng ngừa chung.
Ngoài ra, chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng xảy ra; quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do, tình trạng mua bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp bất hợp pháp; kiên quyết giữ bằng được diện tích rừng tự nhiên còn gắn với phục hồi rừng; kết hợp bảo vệ với phát triển môi trường sinh thái thông qua mô hình du lịch sinh thái và phát triển kinh tế dưới tán rừng; tăng độ che phủ rừng và cây lâu năm đến năm 2020 đạt 74,8%; quy hoạch, phát triển rừng trổng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh.
Mặt khác, rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để khắc phục sự chống chéo, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng; gắn mục tiêu bảo vệ phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đồi sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho những người làm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuân lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…(Tài Nguyên & Môi Trường 14/11)đầu trang(
Theo thông tin trên báo Yên Bái, từ đầu năm 2017 đến nay huyện Yên Bình đã tiến hành trồng mới trên  2.442 ha rừng, đạt trên 101% kế hoạch năm. Việc trồng rừng đã giúp người dân có thu nhập và ổn định cuộc sống hơn.
Để thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2017 đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm, huyện Yên Bình, đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các chủ vườn ươm cây giống cung ứng cho nhân dân trồng rừng.
Đến nay, nhân dân trong toàn huyện đã trồng mới được trên 2.442 ha rừng, đạt trên 101% kế hoạch năm; trong đó: keo 1.695 ha, bồ đề 181 ha, bạch đàn 284 ha, quế 175,6 ha (dự án huyện hỗ trợ đạt 48%), tre măng Bát độ 105,9 ha (dự án huyện hỗ trợ đạt 105,9% kế hoạch).
Cùng với trồng mới rừng sản xuất, nhân dân trong huyện đã khai thác được trên 2.494 ha rừng trồng, sản lượng gỗ các loại đạt 127.543 m3. Nhờ tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nên người dân làm nghề rừng trong huyện có thu nhập ổn định, đời sống được cải thiện hơn.(Môi Trường & Cuộc Sống 15/11)đầu trang(
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định phê duyệt Dự án “Chăm sóc, bảo tồn các cây Xích Tùng cổ tại Rừng quốc gia Yên Tử, Tp.Uông Bí”. Như vậy, sau nhiều năm chờ đợi, với hàng chục cây Xích Tùng cổ chết khô, đổ, gẫy…, đến nay một dự án cứu rừng cây quý hiếm trên danh sơn Yên Tử mới được phê chuẩn.
Theo đó, nhiệm vụ cấp bách là “khám-chữa bệnh” cho 233 cây Xích Tùng cổ hàng trăm tuổi vốn đã “ốm yếu” từ lâu do tuổi cao, lại bị sâu bệnh, thời tiết tấn công. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có trên 20 cây chết và bị bão quật đổ; hàng trăm cây còn lại đều bị “bệnh” nặng, như: mục rỗng thân, gốc, cụt ngọn…
Trước đó, các chuyên gia đã đưa ra phác đồ “khám-chữa bệnh” đặc biệt. Trong đó, với những cây thân rỗng, sẽ nạo lấy các phần gỗ bị mục và xông hơi thuốc vào để tiêu diệt các côn trùng gây hại; dùng hóa chất để hạn chế sự xâm nhập của nước mưa vào trong thân cây. Rà soát và cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh của trên 230 cây, để vừa đảm bảo an toàn cho du khách, vừa không tạo môi trường cho các loại sâu bệnh phát triển. Đối với những cây bị bọ cánh cứng (xén tóc, mọt, vòi voi,.....) gây hại, sẽ được dùng các chế phẩm hoá học bảo vệ thực vật, như thuốc trừ, thuốc bảo vệ và thuốc điều trị,… để phòng trừ.
Ngoài ra, Dự án cũng sẽ nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng vườn ương thực vật đã có để tiếp tục gieo ươm giống Xích Tùng, sau khi đã gieo ươm thành công khoảng 300 cây; sưu tầm và chăm sóc 60 cây Xích Tùng tái sinh ngay tại Rừng quốc gia Yên Tử.
Tổng số vốn của Dự án trên 26 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 13 tỉ đồng; số còn lại lấy từ ngân sách TP.Uông Bí và huy động xã hội hóa. Dự án giao cho UBND TP.Uông Bí trực tiếp quản lý, với thời gian thực hiện từ 2017-2021.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Chăm sóc, bảo tồn các cây Xích Tùng cổ tại Rừng quốc gia Yên Tử”, tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. (Lao Động 13/11)đầu trang(
Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công văn về việc tạm dừng triển khai mới các dự án cải tạo rừng tự nhiên để trồng rừng; tuy nhiên, khi công văn “về” đến cơ sở thì tại xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy đã “kịp thời” chuyển đổi một số diện tích rừng.
Theo phản ánh của người dân, khoảng hơn một tháng trở lại đây, tại thôn Vin, xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) có hiện tượng khai thác lâm sản. Phóng viên đã mục sở thị, tại khu vực trên có nhiều ha rừng mới được “cạo trọc” trong thời gian gần đây.
Tại đây, những cánh rừng với diện tích hàng chục ha mới được khai thác, nhiều cây gỗ đường kính từ 10 - 40cm, thậm chí có cây có đường kính đến gần 1m mới được hạ xuống, nhựa vẫn còn tứa ra. Nhiều cây gỗ lớn, nhỏ đã được cắt thành từng khúc, tập kết bên con đường mới được mở để chờ vận chuyển đi.
Ông Dương Ngọc Hân - Chủ tịch UBND xã Cẩm Quý, cho biết: Khu vực mới khai thác đó là thực hiện theo dự án cải tạo rừng nghèo kiệt để chuyển sang rừng sản xuất của các hộ gia đình. Rừng này đã được nhà nước giao cho các hộ gia đình quản lý, không phải là rừng tự nhiên. Khu vực đang khai thác đa số không còn gỗ lớn, gỗ quý thuộc nhóm I, II, III nữa mà chủ yếu là các loại dây leo, bụi rậm và gỗ tạp nhóm IV đến nhóm VIII không có giá trị về kinh tế.
Còn theo ông Hoàng Nam Dinh - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cẩm Thủy, đây là dự án cải tạo rừng nghèo kiệt đã được Sở NN&PTNT phê duyệt, sự án được triển khai từ đầu năm 2017.
Cũng theo ông Dinh, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng và chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa, đơn vị đã kiểm tra, rà soát lại tất cả các dự án cải tạo rừng nghèo kiệt. Đến nay, tất cả các dự án cải tạo rừng nghèo kiệt đều phải tạm dừng triển khai, kể cả dự án đã phê duyệt, nếu chưa làm xong cũng phải dừng lại.
Liên quan đến việc tại thôn Vin có hiện tượng mới khai thác, ông Dinh cho biết: “Chắc là mấy hộ thực hiện sau, gỗ đã cắt hạ trước đó mấy tuần chưa kịp vận chuyển ra, không còn khai thác mới. Nếu còn khai thác mới là sai, vì hôm 24/10, chúng tôi có đi kiểm tra và yêu cầu tạm dừng theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng trên địa bàn huyện”.
Được biết, ngày 28/12/2016, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã có quyết định chuyển đổi 22,84 ha rừng nghèo kiệt tại Khoảnh 2, Tiểu khu 289, thuộc xã Cẩm Quý. Theo kế hoạch thì thời gian thực hiện việc chuyển đổi đến tháng 12/2017 là hoàn thành.
Ngày 10/10/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký công văn số 12268 về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng rừng. Trong đó, yêu cầu tạm dừng việc triển khai mới các dự án cải tạo rừng tự nhiên để trồng rừng.
Trước mắt, ưu tiên áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng nhằm đảm bảo duy trì, phát triển ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có. Nếu địa bàn nào xảy ra tình trạng xâm lấn, phá rừng, khai thác rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên trái quy định của pháp luật mà không được ngăn chặn kịp thời thì Giám đốc Sở NN&PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
Dường như, trên thực tế khi chỉ đạo nêu trên của tỉnh Thanh Hóa “về được” đến cơ sở thì tại xã Cẩm Qúy, cũng đã “kịp thời” chuyển đổi một diện tích lớn rừng được cho là nghèo kiệt quy hoạch thành rừng sản xuất.
Và theo lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Cẩm Thủy thì đơn vị đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và xã đi kiểm tra tổng thể quá trình thực hiện. Đến nay, cơ bản các hộ đã thực hiện xong trước khi có chỉ đạo của tỉnh về việc đóng cửa rừng.
“Chắc chắn bây giờ không còn có trường hợp nào khai thác mới, chỉ còn sót lại một vài hộ đã cắt hạ từ trước chưa kịp vận chuyển ra thôi. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác kiểm tra giám sát, cơ bản họ làm rất tốt”, ông Hoàng Quốc Mạnh - Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm Cẩm Thủy thông tin.(Dân Trí 15/11)đầu trang(
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: Đến đầu tháng 11, toàn tỉnh đã hoàn thành sớm kế hoạch trồng rừng tập trung năm 2017, với diện tích 10.500 ha, đạt 105% kế hoạch.
Cùng với trồng rừng, các địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, khoanh nuôi, tái sinh rừng. Nhờ vậy, độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt 53,03%.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đã hoàn chỉnh việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo hướng tăng diện tích rừng kinh tế; tập trung phát triển 4 sản phẩm lợi thế gồm: Rừng gỗ lớn, phục tráng rừng luồng, khôi phục rừng quế, khai thác dược liệu dưới tán rừng tự nhiên. Ngoài ra, công tác đấu tranh, chống khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép được tăng cường, góp phần hạn chế tình trạng khai thác rừng trái phép tại các địa phương.(Đài Phát Thanh Truyền Hình Thanh Hóa 14/11)đầu trang(
Từ đầu năm đến nay, huyện Lục Nam (Bắc Giang) trồng rừng tập trung được gần 1.100 ha, đạt 136,36% kế hoạch, bằng 107,17% so với năm 2016.Đồng thời, huyện triển khai trồng một số mô hình cây dược liệu với diện tích 16 ha (trong đó, cây ba kích 10 ha, sâm cau 1 ha, lá khôi 2 ha, chè hoa vàng 3 ha) tại các xã Nghĩa Phương, Bình Sơn, Trường Sơn.
Bên cạnh đó, công tác tuần tra, xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường. Trong năm, trên địa bàn huyện xảy ra 59 vụ vi phạm lâm luật, tăng 8 vụ so với năm 2016. Trong đó có 38 vụ chặt phá rừng tự nhiên nghèo kiệt (tre nứa) với diện tích 19,79 ha, giảm 4 vụ so với năm 2016; xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp ngân sách 638,3 triệu đồng; cháy rừng nhỏ lẻ xảy ra 6 vụ tại xã Nghĩa Phương, Cương Sơn, Lục Sơn gây thiệt hại hơn 9,6 ha.(Đài Phát Thanh Truyền Hình Bắc Giang 14/11)đầu trang(
Tỉnh Quảng Trị đã triển khai trồng nhiều diện tích rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển nhằm bảo vệ các tuyến đê xung yếu về mùa mưa bão và hạn chế tình trạng nước biển xâm nhập.
Xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong nằm giữa hai nhánh của sông Hiếu và sông Thạch Hãn, nơi đổ ra biển Cửa Việt. Vì thế, trước đây, mỗi khi mùa mưa lũ đến người dân xã Triệu Phước luôn phải sống chung với cảnh triều cường, nhiều diện tích đất nông nghiệp, các khu nuôi trồng thủy sản bị tàn phá, cuốn trôi.
Năm 2009, với số tiền gần 20 tỷ đồng hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cấp và bảo vệ đê điều của Trung ương và sự đóng góp của địa phương, người dân ở đây đã trồng trên 40 hecta rừng bần bao quanh tuyến đê biển dài 5km ở xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong.   Hệ thống rừng ngập mặn ở xã Triệu Phước được trồng bằng cây bần chua  dọc theo tuyến đê biển của xã đã tạo thành rào chắn và là vành đai sinh thái bảo vệ tuyến đê. Rừng tạo nên vành đai phòng hộ vững chắc, vừa hạn chế tối đa tác động của sóng, triều cường và lũ lụt đến hệ thống đê, vừa tăng cường khả năng lắng đọng phù sa, cải thiện môi trường sinh thái. Đến nay, qua 7 năm rừng ngập mặn đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân trong vùng.
Ông Nguyễn Hữu Thành, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong làm nghề nuôi trồng thủy sản. Nhờ có hệ thống rừng ngập mặn và tuyến đê nên các hồ nuôi của ông được đảm bảo an toàn ngay cả trong mùa mưa lũ vừa qua.Trước hiệu quả thiết thực của rừng ngập mặn, vào tháng 10/2015 Chi cục Biển, Hải đảo và Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện dự án phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn liền với sinh kế bền vững tại khu vực hạ lưu sông Bến Hải, sông Thạch Hãn với tổng diện tích 63,43 ha.
Được trồng trên diện tích đất chua phèn, ngập mặn và bãi bồi hoang hóa, khu vực rừng mới chủ yếu phân bố trên các bãi bồi hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải thuộc 2 huyện Triệu Phong và Gio Linh. Đến nay, những khu rừng ngập mặn bước đầu đã mang lại những tín hiệu khả quan.
Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai và ảnh hưởng của biển đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, việc trồng rừng ngập mặn ven đê biển đã mang lại nhiều lợi ích về bảo vệ môi trường, phòng chống gió bão và giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội cho các địa phương. Bởi vậy, ngoài việc mở rộng diện tích trồng rừng ngập mặn, các địa phương cũng cần phải chú trọng đến công tác bảo vệ rừng.(Đài Phát Thanh Truyền Hình Quảng Trị 14/11)đầu trang(
Chương trình REDD+ cấp vùng thực hiện đầu tiên ở Việt Nam với tham vọng giảm phát thải khí nhà kính và tăng hấp thụ khoảng 33,06 triệu tấn CO2 quy đổi trong giai đoạn từ 2018 - 2025. Tại Nghệ An các giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính đang được tích cực thực hiện.
Ông Nguyễn Khắc Lâm - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An cho biết: REDD+ là sáng kiến nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để giảm phát thải khí nhà kính thông qua 5 hoạt động: Giảm phát thải từ mất rừng, giảm phát thải từ suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các-bon rừng.
Mục tiêu chính của REDD+ là nhằm góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. REDD+ cũng mang lại các lợi ích về môi trường, xã hội cho các quốc gia tham gia thực hiện REDD+. Không giống như những sáng kiến khác, REDD+ là cơ chế trong đó các nước tham gia quỹ đối tác các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF) chỉ chi trả tài chính cho các nước thực hiện REDD+ dựa trên các kết quả giảm phát thải khí nhà kính được ghi nhận (hay còn gọi là chi trả dựa trên kết quả).
Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ đang được xây dựng tại 6 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Riêng địa bàn Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên và diện tích rừng lớn. Trong đó, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chiếm diện tích chủ yếu góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo thuận lợi cho phát triển thủy điện, du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, qua đó giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu cấp thiết và quan trọng, nhằm bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Hành động cùng REDD+, ngày 21/6/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng” tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020.
Mục tiêu tổng thể là: Giảm 15% lượng phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (tương ứng giảm 4.000 ha rừng bị mất, 4.500 ha rừng bị suy thoái) và nâng cao trữ lượng cacbon hấp thụ từ rừng trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững.
Ngày 05/4/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 419/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030” thay thế Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 26/7/2012.
Mới đây, Nghệ An đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật REDD+ nhằm đưa ra các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững địa bàn Nghệ An. Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận, đánh giá các hoạt động của Chương trình quốc gia về REDD+ nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp cập nhật, bổ sung cho Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh. Các đại biểu cũng được nghiên cứu thêm về  các  nội  dung “REDD+ và tiến trình thực hiện tại Việt Nam, kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh và dự thảo Văn kiện Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ”.
Qua đó, đánh giá, phân tích về thực trạng rừng ở Nghệ An, nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, xác định các khu vực trọng điểm để thực hiện giải pháp bảo vệ và phát triển rừng đồng bộ, bền vững. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng cho các chủ rừng, tăng trữ lượng các-bon rừng; các mô hình cải thiện sinh kế cho cộng đồng sống trong vùng đệm và ven rừng; các hoạt động sản xuất-kinh doanh rừng trồng...
Những kinh nghiệm quý được rút ra trong thực tiễn từ các cơ quan quản lý, các đơn vị chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương, cơ sở sẽ giúp cho Chương trình cùng hành động với REDD + toàn cầu hoạt động hiệu quả. Góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp thể hiện qua những thay đổi căn bản và có một cơ sở hạ tầng, đáp ứng được các tiêu chuẩn để nhận được chi trả từ cơ chế REDD+ toàn cầu.
Theo đó, hướng đi trong thời gian tới là: Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý, điều hành thực hiện giảm phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng cacbon rừng. Nâng cao năng lực tiếp cận và triển khai các hoạt động của REDD+. Thiết lập mức phát thải cơ sở; nâng cấp hệ thống theo dõi diễn biến rừng, xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội; xây dựng cơ chế quản lý tài chính và chia sẻ lợi ích từ REDD+.
Về phạm vi thực hiện các hoạt động REDD+ ở tỉnh Nghệ An được tập trung ưu tiên cho 89 xã của 13 huyện gồm: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương và Yên Thành.
Ông Nguyễn Tiến Lâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT khẳng định: Để giảm phát thải khí nhà kính, theo đó, tỉnh Nghệ An sẽ tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng; Hạn chế mất rừng và suy thoái rừng do khai thác lâm sản và canh tác cây thảo quả dưới tán rừng; bảo tồn và tăng cường trữ lượng các-bon rừng thông qua việc tuyển chọn, nhân giống trội các loại cây lâm nghiệp trồng ở địa phương.(Báo Nghệ An 13/11)đầu trang(
Rừng tự nhiên là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), chính quyền “hồn nhiên” giao rừng tự nhiên cho DN để trồng mắc ca mà không hề hay biết. Sự việc chỉ được sáng tỏ khi DN tổ chức đền bù, giải phóng mặt bang (GPMB) diện tích rừng này.
Xin được nhắc lại, tháng 9/2017, đã có loạt bài dài kỳ “Những chuyện bất thường ở Quảng Trị”, phản ánh việc UBND tỉnh Quảng Trị, huyện Hướng Hóa và các ban ngành gây nhiều khó khăn cho các DN đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có dự án trồng mắc ca tại huyện Hướng Hóa.
Mới đây, Cty TNHH My Anh – Khe Sanh, được giao thực hiện dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn, phát hiện một phần diện tích lớn trong 587 ha đất mà DN này đã được cấp sổ đỏ, là đất rừng tự nhiên.
Trong biên bản làm việc giữa các bên, ngày 24/10/2017, gồm Sở TN-MT tỉnh, Kiểm lâm tỉnh, UBND huyện Hướng Hóa…, qua kiểm tra thực tế, trong phạm vi ranh giới đã giao cho Cty My Anh có tới 85 ha đất rừng tự nhiên nằm giáp bản Mới, xã Đakrông và khu vực ven sông Rào Quán, giáp đập thủy điện Hạ Rào Quán.
Cuộc làm việc đã thống nhất giao UBND huyện Hướng Hóa chỉ đạo Phòng TN- MT huyện kiểm tra, xác định cụ thể trên thực địa để bóc tách phần diện tích đất có rừng tự nhiên đã nêu, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh thu hồi. Ngoài ra, phối hợp với UBND xã Tân Hợp rà soát hồ sơ, xác định kinh phí đã bồi thường, hỗ trợ diện tích rừng tự nhiên để thu hồi tiền bồi thường, hỗ trợ trả lại Cty My Anh.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc xác định phần rừng tự nhiên cũng như thu hồi kinh phí đền bù vẫn chưa được thực hiện. Câu hỏi được đặt ra là, ai đã ký cấp rừng tự nhiên cho Cty My Anh? Trách nhiệm tập thể và cá nhân đến đâu khi để diện tích lớn rừng tự nhiên bị tàn phá?
Cũng trong một diễn biến có liên quan, nhiều diện tích đất mà DN này đã tổ chức đền bù, GPMB phải chi tiền đến 3 lần mà chưa nhận được đất để trồng mắc ca. Trái ngang hơn, một số thửa đất mà Cty đã trồng mắc ca được 3 năm tuổi, thì chính quyền không có động thái hỗ trợ bảo vệ, để người dân địa phương, trâu bò phá hoại hầu như toàn bộ, gây thiệt hại rất lớn.
Ông Huỳnh Văn Trí, công dân Úc, Chủ tịch Cty TNHH My Anh - Khe Sanh đã có thư thỉnh nguyện gửi đến ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị với câu hỏi: “Khi nào giao đủ đất cho Cty để Cty khai hoang trồng cây?”. Cùng với đó là hàng loạt vướng mắc đã và đang đẩy DN vào bế tắc.
Được biết, từ năm 2014, UBND tỉnh Quảng Trị cho thuê đất và cấp sổ đỏ cho Cty này 528 ha trồng cây mắc ca. Để có sổ đỏ đó, ông Huỳnh Văn Trí đã giải ngân số tiền đền bù, hỗ trợ gần 7,3 tỷ đồng.  Điều bất thường là, Cty đã giải ngân theo hồ sơ do UBND huyện Hướng Hóa lập với 6,1 tỷ đồng; nhưng sau đó cũng chính UBND huyện này yêu cầu DN phải giải ngân thêm 1,2 tỷ đồng bồi thường cho diện tích đã được bồi thường lần 1.
Và mới đây, UBND huyện Hướng Hóa lại yêu cầu nhà đầu tư bồi thường thêm 1,472 tỉ đồng cho chính diện tích đã có trong sổ đỏ và đã được bồi thường 2 lần. Ngày 19/6/2017, ông Hà Sỹ Đồng giao Sở TN- MT hoàn thành thủ tục thu hồi các thửa đất số 19, 54, 215 thuộc rừng phòng hộ với 8,32ha giao cho Công ty My Anh - Khe Sanh, hoàn thành trong tháng 6/2017. Nhưng đến nay, Cty vẫn chưa được giao đất.
Ngày 16/8/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính ký văn bản số 3286/UBND-TN thống nhất chủ trương giao đất đợt 2 cho Cty với diện tích khoảng 200 - 250ha trong tổng số 1.500ha theo giấy chứng nhận đầu tư tại khu vực thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp để thực hiện dự án trồng cây mắc ca.
Nhưng ngày 23/8/2017, UBND huyện Hướng Hóa có chủ trương thu hồi 211,3ha tại thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa cho các hộ dân thôn Tà Đủ - xã Tân Hợp và Bản Prô - xã Hướng Tân. Cty My Anh đặt câu hỏi, đất này có phải là diện tích đất mà UBND tỉnh đã có chủ trương cấp đợt 2 cho Cty không, nếu vậy thì giải quyết như thế nào?
Ban lãnh đạo Cty My Anh - Khe Sanh nói rằng, trong khi số tiền đền bù 2 lần trên cùng một diện tích chưa được UBND huyện Hướng Hóa thu hồi do việc đền bù sai theo kết luận của UBND tỉnh Quảng Trị, thì nay phát sinh thêm nhiều chục hộ đòi đền bù lần thứ 3 trên cùng một diện tích đã được đền bù.
Mới đây nhất, ngày 3/11/2017, Phó Chủ tịch Hà Sỹ Đồng lại một lần nữa có văn bản (lần gia hạn thứ 17) yêu cầu giải quyết dứt điểm phương án giao đất cho Cty My Anh trước ngày 15/11 nhưng đến nay, vẫn "án binh bất động".
Đã đăng loạt bài phản ánh những chuyện bất thường ở Quảng Trị, từ thu hút đầu tư đến những sai phạm trong xây dựng cơ bản. Sau khi báo nêu, tỉnh đã điều chuyển Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Võ Thanh sang công tác tại Huyện ủy Hướng Hóa, đồng thời điều chuyển Phó GĐ Sở TN- MT về làm Chủ tịch UBND huyện. Các quyết định có hiệu lực từ 1/11/2017.(Nông Nghiệp Việt Nam 14/11)đầu trang(
Gỗ Đức Thành đạt 79 tỷ đồng LNST trong 9 tháng đầu năm 2017, hoàn thành 77% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó.
Ngày 1/12 tới đây CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (mã chứng khoán GDT) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng. Thời gian thanh toán 15/12/2017.
Như vậy Gỗ Đức Thành sẽ chi gần 15 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2017 của Gỗ Đức Thành tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2016 cả về doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu đạt hơn 267 tỷ đồng, tăng trưởng 18%, trong khi đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng đến 47%, đạt trên 79 tỷ đồng.
Nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng mạnh chủ yếu do công ty nhận được 21,5 tỷ đồng lợi nhuận từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất Mỹ Phước 2 vào khoản thu nhập khác trong kỳ.
Tính đến 30/9/2017, tổng tiền gửi ngắn và dài hạn của Gỗ Đức Thành tiếp tục tăng, đạt trên 220 tỷ đồng, trong khi tổng cộng tài sản công ty hơn 359 tỷ đồng. Tức là, tiền gửi ngân hàng của GDT chiếm xấp xỉ 62% tổng tài sản(Cafe F 15/11)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Ngày 13/11, Mỹ cho biết nước này sẽ áp thuế chống phá giá đối với các sản phẩm gỗ dán cứng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Đây là động thái mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc sau khi áp đặt các mức thuế mới đối với mặt hàng nhôm lá Trung Quốc nhập khẩu hồi tháng trước.
Trong một thông báo, Bộ Thương mại Mỹ cho biết các công ty của Trung Quốc hiện đang bán các sản phẩm gỗ dán cứng ở mức giá thấp hơn thị trường 183,36%, đồng thời mức trợ giá Chính phủ Trung Quốc đang dành cho các nhà sản xuất mặt hàng này là từ 22,3% đến 195% và Bộ trên sẽ áp đặt thuế ở mức tương ứng. Năm ngoái, số gỗ dán cứng Trung Quốc được nhập khẩu Mỹ có tổng trị giá khoảng 1,12 tỷ USD.
Trước đó, ngày 27/10, Bộ Thương mại Mỹ đã áp mức thuế sơ bộ từ 96,81% đến 162,2% đối với mặt hàng nhôm lá nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi kết quả sơ bộ của một cuộc điều tra chống bán phá giá cho thấy các công ty Trung Quốc đang xuất khẩu nhôm lá vào Mỹ với mức giá thấp hơn thị trường.
Mức thuế này sẽ được áp đặt đối với các sản phẩm nhôm lá sử dụng trong nhà bếp, chế tạo ôtô và đóng gói.
Trước đó, hồi tháng 8, bộ trên đã áp mức thuế chống trợ giá từ 16,6% đến 81% đối với sản phẩm này của Trung Quốc. Hàng năm, Mỹ có mức thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc, ước tính khoảng 350 tỷ USD.
Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông Donald Trump cam kết sẽ siết chặt các chính sách thương mại với Trung Quốc nhằm lấy lại việc làm về cho thị trường lao động trong nước.
Từ khi nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua, chính quyền của ông Trump đã tiến hành 77 cuộc điều tra về chống bán phá giá và trợ giá trong hoạt động xuất khẩu của các nước đối tác, tăng 61% so với năm ngoái.(Bnews 14/11)đầu trang(
Một trong những lợi ích của bảo vệ các khu rừng nhiệt đới là làm giảm sự biến đổi của khí hậu.
Mặc dù một số nhỏ các nhà khoa học và những người hoài nghi khác vẫn tranh cãi về "sự chân thật" của sự ấm lên toàn cầu, phần lớn vẫn thống nhất rằng: do sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra, hành tinh nóng lên không ngừng trong 800.000 năm qua.
Theo HowStuffWorks, một nghiên cứu của Đại học Exeter ở Anh và Đại học Queensland Australia được công bố trên tạp chí Scientific Reports tháng 10 năm 2017, ước tính có bao nhiêu lượng khí cacbonic không vào bầu khí quyển vì những nỗ lực trước đây nhằm bảo vệ các khu rừng nhiệt đới rộng lớn ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm xem xét tác động của rừng phòng hộ đối với giảm phát thải cacbon.
Các tác giả nghiên cứu tập trung vào những năm 2000 đến năm 2012. Các khu vực mà họ nghiên cứu chiếm 20 phần trăm rừng nhiệt đới của thế giới, cung cấp môi trường sống cho một loạt các loài, cũng như đất đai cho các di tích lịch sử như tàn tích của Incan Machu Picchu ở Peru.
Theo thống kê, các vườn quốc gia được bảo vệ và các khu bảo tồn thiên nhiên - theo nghiên cứu cho biết chiếm tới 15% diện tích mặt đất của Trái đất - giảm lượng khí thải carbon xuống còn 1/3. Nói cách khác, nếu không có gì đã được thực hiện để bảo vệ những vùng đất này, và các khu rừng đã được sử dụng để làm nhiên liệu hoặc nông nghiệp, thay đổi khí hậu sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Chúng ta biết rằng, một nguyên tử carbon kết hợp với hai nguyên tử oxy chuyển thành carbon dioxide, khí nhà kính giữ nhiệt là nguyên nhân hàng đầu cho hành tinh nóng lên của chúng ta.
Các tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Dan Bebber thuộc Đại học Exeter và Tiến sĩ Nathalie Butt của Đại học Queensland ước tính rừng nhiệt đới được bảo vệ trong nghiên cứu đã ngăn chặn 407 triệu tấn carbon đi vào bầu khí quyển mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2012.
Để so sánh, nước Anh đã thải ra môi trường 381 triệu tấn cacbon vào năm 2016 và đây là năm họ thải ra lượng cacbon thấp nhất kể từ thế kỷ thứ 19. Bebber nói: "Các khu bảo tồn nhiệt đới thường được đánh giá cao vì vai trò của họ trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. Nghiên cứu của chúng tôi làm nổi bật những lợi ích bổ sung của việc duy trì độ che phủ của rừng để giảm phát thải cácbon điôxit xuống khí quyển, do đó giúp làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu".(Diễn Đàn Đầu Tư 14/11)đầu trang(./.