Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 14 tháng 06 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG

BẢO VỆ RỪNG
Qua tuần tra, truy quét tại các cửa rừng và địa bàn trọng điểm, từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng huyện An Lão đã phát hiện, bắt giữ 35 vụ khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép, tăng 12 vụ so với cùng kỳ năm 2016.
Tang vật thu giữ gồm hơn 15,2m3 gỗ xẻ các loại, 4 xe ô tô, 4 xe mô tô, 1 cộ độ chế. Huyện đã xử lý 30 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, xử phạt hành chính 4 đối tượng vi phạm số tiền gần 40 triệu đồng, tịch thu hơn 10,2m3 gỗ các loại và các phương tiện vi phạm.
Dù lực lượng Kiểm lâm huyện An Lão đã phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn, nhưng tình trạng xâm hại rừng vẫn còn diễn biến khá phức tạp. (Báo Bình Định 12/6) đầu trang(
Trong những năm qua, Trạm Tấu là địa phương có điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Để khắc phục tình trạng này, lực lượng kiểm lâm huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm lâm huyện Trạm Tấu đã phát hiện, xử lý 22 vụ khai thác, vận chuyển và cất giữ lâm sản trái phép; thu giữ gần 7m3 gỗ Pơ mu, 11 xe máy, 1 ôtô; xử phạt hành chính nộp ngân sách nhà nước gần 81 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hạt kiểm lâm huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền các xã trọng điểm tăng cường các biện pháp ngăn chặn, tuyên truyền cho nhân dân về luật quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với công tác quản lý lâm sản, lực lượng kiểm lâm huyện đã xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng là Công an, Ban Chỉ huy quân sự và Kiểm lâm huyện để tăng cường tuần tra, kiểm soát tình hình. Đồng thời tăng cường lực lượng kiểm lâm xuống nắm tình hình địa bàn; lực lượng Công an xã, dân quân tự vệ kiểm tra, quản lý chặt chẽ. Ông Vũ Trọng Huân - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Trạm Tấu cho biết: “Đối với các trường hợp vi phạm chúng tôi đã cương quyết xử lý. Nhờ vậy đến nay trên địa bàn không còn điểm nóng về tình hình khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản”. (Yenbai.gov.vn 9/6) đầu trang(
Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Lệ Thủy đã tăng cường phối hợp với các ngành chức năng, các đơn vị và chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực như: tuyến đường 10, tuyến đường 16, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh tây và khu vực giáp ranh 2 tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị, khu vực giáp ranh 2 huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh.
Kết quả, đã bắt giữ và xử lý 60 vụ vi phạm lâm luật, tịch thu trên 64,284 m3 gỗ các loại, trong đó, 33,877m3 gỗ quý hiếm, 30,407m3 gỗ thông thường, thu nộp vào ngân sách nhà nước hơn 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hạt Kiểm lâm  huyện đã chỉ đạo các Trạm kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn, Tổ Kiểm lâm cơ động  và phòng cháy chữa cháy rừng phối hợp với chính quyền cơ sở, chủ rừng tổ chức lực lượng kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác, vận chuyển, mua bán, chế biến lâm sản trái phép.
Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, PCCCR, Hạt Kiểm lâm huyện Lệ Thủy tiếp tục chỉ đạo các Trạm kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn tham mưu UBND xã thành lập các ban chỉ huy, các tổ đội, xây dựng phương án phương án PCCCR mùa khô; tu sữa, làm mới các công trình PCCCR, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện sẵn sàng chữa cháy rừng trong năm 2017. (Báo Quảng Bình 9/6) đầu trang(
9/6, Hạt Kiểm lâm liên huyện Tháp Mười - Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị này đã tạm giữ một con vật được cho là động vật quý hiếm để bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn và Phát triển sinh vật tỉnh Đồng tháp chăm sóc, nuôi dưỡng rồi trả về thiên nhiên.
Trước đó ông Bùi Văn Tiền ở ấp Hưng Lợi xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười có mua một con vật không rõ nguồn gốc, hình dáng tương tự con cò ốc, là loài động vật quý hiếm được bảo tồn có tên trong Sách Đỏ.
Nhận được tin báo, lực lượng kiểm lâm đã có mặt tìm hiểu và xác định đây là con Giang Sen, một cá thể quý đang được nhà nước bảo vệ. Con vật quý có trọng lượng 2,4 kg có thể do bay lạc vào nhà dân nên người dân bắt được. Cá thể quý hiếm này có bộ lông mượt 2 màu, độ dài sải cánh 1,7m, chiều cao từ mỏ tới chân 1,7m.
Ông Tiền cho biết, con vật một ngày có thể ăn trên 1kg cá, tuy không nhốt nhưng con vật chỉ ở xung quanh nhà, có lúc nó bay đi rồi sau đó lại bay về. (Dân Trí 9/6) đầu trang(
Hai lãnh đạo cao nhất Trung tâm y tế dự phòng huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) bị kỷ luật mức cảnh cáo vì dùng xe biển xanh chở gỗ lậu.
9/6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho hay tỉnh này vừa có hình thức kỷ luật cảnh cáo với ông Cao Sỹ Phượng (Giám đốc) và ông Phạm Công Thành (Phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng huyện Tuyên Hoá) do có hành vi “sử dụng tài sản công trái pháp luật”. Liên quan vụ việc, ông Võ Anh Tý, lái xe của trung tâm này cũng bị kỷ luật với mức khiển trách.
Vào cuối tháng 3, ông Phượng và Thành thừa nhận điều xe biển xanh của trung tâm đi chở 4 gốc gỗ Hương Giáng, trọng lượng 60 kg không giấy tờ. Hai người này cho hay mua 4 gốc gỗ của người dân thôn Đồng Giang, xã Đồng Hoá, huyện Tuyên Hoá.
Khi vụ việc bị phát hiện, ban đầu ông Cao Sỹ Phượng có văn bản cho rằng không có việc dùng xe công của đơn vị để chở gỗ lậu, và chủ sở hữu 4 gốc gỗ là nhân viên dưới quyền.
Tuy nhiên, trong văn bản gửi Tỉnh uỷ Quảng Bình, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh này khẳng định Trung tâm y tế huyện Tuyên Hoá "sử dụng xe công sai mục đích, trái với các quy định hiện hành".
Hạt kiểm lâm Tuyên Hoá cũng phạt hành chính 2 lãnh đạo và lái xe của Trung tâm y tế với hành vi "vận chuyển gỗ Hương Giáng không giấy tờ”, tịch thu 4 gốc gỗ tang vật. (VnExpress 9/6) đầu trang(
Sau vụ việc một học sinh ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị hổ nuôi trong trại cào gây thương tích nặng, trại hổ bị kiểm tra và phát hiện có sai phạm.
10-6, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho biết đang làm rõ vụ một học sinh bị hổ nuôi tấn công tại trại ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân tấn công. Trong khi đó, nguồn tin từ Chi 
cục Kiểm lâm Thanh Hóa khẳng định giấy phép nuôi hổ của trại này đã hết hạn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Ngọc Quân - chánh văn phòng UBND huyện Thọ Xuân - cho biết UBND huyện vừa nhận được báo cáo của UBND xã Quảng Phú (Thọ Xuân) về vụ việc công dân xã này trình báo có một học sinh bị hổ cào vào chân.
Theo đơn trình báo của ông Mai Văn Khắc (trú xã Quảng Phú), trưa 28-5, em Mai Văn Chiến (13 tuổi, con trai ông Khắc) cùng bạn học rủ nhau đến trại nuôi hổ của gia đình bà Lê Thị Hồng tại khu vực cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín để xem hổ.
Trong khi đứng gần tường rào xem hổ, em Chiến bị một con hổ cào vào bắp chân phải, gây thương tích nặng. Chiến được gia đình nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu, rồi ra Viện Bỏng quốc gia ở Hà Nội điều trị.
Theo ông Quân, qua kiểm tra, cơ quan chức năng nhận định trong lúc em Chiến đang đứng cạnh tường rào xem hổ tại trại nuôi ở xã Xuân Tín, có một con hổ dùng chân thò qua một lỗ thủng chỗ lưới B40 rồi cào vào bắp chân, gây thương tích cho em Chiến.
Chủ tịch UBND huyện đang chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa làm rõ vụ việc và đề xuất phương án giải quyết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thiều Văn Lực - phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa - cho biết trại nuôi hổ của gia đình bà Lê Thị Hồng được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép từ ngày 
22-5-2012, có hiệu lực đến ngày 22-5-2017.
Ngày 18-5, chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn giao Chi cục Kiểm lâm phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân, các đơn vị liên quan kiểm tra trại nuôi hổ nêu trên để căn cứ các quy định của pháp luật, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét đề nghị của bà Lê Thị Hồng xin gia hạn việc nuôi hổ tại xã Xuân Tín.
Trước đây trại hổ do ông Nguyễn Mậu Chiến (chồng bà Hồng) làm chủ, sau đó ông Chiến ủy quyền cho vợ trông coi.
“Trại hổ của gia đình bà Lê Thị Hồng hiện đang có 11 con hổ, với trọng lượng khoảng 100kg/con. Sau sự cố này, Chi cục Kiểm lâm sẽ tham mưu cho UBND tỉnh về việc có gia hạn cấp phép nuôi hổ cho gia đình bà Lê Thị Hồng nữa hay không", ông Lực cho biết thêm.
"Về vụ việc cháu Chiến bị hổ trong trại cào vào chân gây thương tích, đoàn công tác đã yêu cầu chủ trại hổ phải có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cháu Chiến”.
Theo quan sát của Tuổi Trẻ, trại nuôi nhốt hổ tại khu vực cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín rộng hơn 3ha. Xung quanh trại được xây tường bao, rào sắt, bao bọc bằng lưới thép B40. Trại nuôi hổ được chia thành 4 ngăn rộng để nuôi nhốt hổ.
Ông Nguyễn Ngọc Vui - người trông coi trại nuôi hổ này - cho biết: “Do trại nuôi hổ rất rộng, xung quanh được rào lưới sắt thép bảo vệ, nên khi các cháu học sinh trèo lên xem hổ, tôi không thể biết được. Gần đây, tôi mới nghe thông tin cháu Chiến bị hổ cào vào chân”. (Tuổi Trẻ 11/6) đầu trang(
Hạt Kiểm lâm Nha Trang vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm Hòn Bà thả 1 cá thể cu li có trọng lượng 0,4kg vào khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.
Cu li có tên tiếng Anh là Nyctucebus pygmaeus (nhóm IB), là loài thú quý và cổ trong bộ linh trưởng Primates. Chúng có vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến hóa và thích nghi với đời sống trên cây. Hiện nay, loài cu li bị đe dọa tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như thế giới, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. (Báo Khánh Hòa 12/6) đầu trang(
11/6, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (tỉnh TT-Huế) cho biết, vừa nhận được báo cáo từ lực lượng chức năng về tình trạng gỗ rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (rộng 41.508 ha) bị khai thác trái phép. Chính quyền bước đầu xác định được các đối tượng phá rừng tự nhiên này.
Theo ông Hùng, vào ngày 10/6, từ chỉ đạo của lãnh đạo huyện, lực lượng chức năng địa phương tiến hành kiểm tra tình trạng rừng bị phá thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, phát hiện, tịch thu hơn 10m3 gỗ rừng khai thác trái phép. Còn phía cơ quan kiểm lâm TT-Huế cho hay, Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có xảy ra khai thác rừng tại Tiểu khu 57, 70 và một vài vị trí khác. Kiểm tra bước đầu, kiểm lâm phát hiện 31 cây rừng bị đốn hạ, chủ yếu là các loại gỗ dẻ, chua, dổi, dạ chồn.
Ông Trịnh Đức Hùng thông tin thêm, đối tượng chặt phá rừng là dân huyện A Lưới, giáp ranh Phong Điền. Tình trạng này xảy ra từ sau khi đường 71 được mở rộng.
“Trong số đối tượng cưa, chặt gỗ rừng ở khu bảo tồn thời gian gần đây, không có ai là người Phong Điền. Gỗ khai thác lậu không đưa về vùng đồng bằng Phong Điền do qua nhiều trạm, chốt kiểm soát lâm sản, mà được lâm tặc chuyển sang địa bàn A Lưới”, ông Hùng khẳng định. (Tiền Phong 12/6) đầu trang(
Tiếng cưa máy, tiếng cây đổ diễn ra hàng ngày giữa rừng như một đại công trường đang khai thác gỗ nhưng không một cán bộ quản lý rừng hay kiểm lâm nào giám sát việc này.
Tại khu vực Đồi Mây đã được Công ty Lâm nghiệp La Ngà khai thác nhiều tháng trước, người dân địa phương cho biết cũng vì thiếu sự giám sát nên những người khai thác đã cắt cây ngoài ranh giới còn người dân lại lầm tưởng những người này khai thác có phép.
Phía Công ty La Ngà cho rằng người chặt phá cây không phải là nhân viên của Công ty mà chỉ là một người làm thuê cho đơn vị mua cây.
Trên sơ đồ khu vực khai thác trái phép quanh Đồi Mây, Hạt Kiểm lâm Định Quán cho biết vị trí số 1 và vị trí số 2 là do một người khai thác cây cho Công ty La Ngà chặt phá. Còn vị trí số 3, hiện vẫn chưa xác định được đối tượng.
Vì Công ty bán cây đứng thu tiền, khai thác lại là người khác nên đã xảy ra hậu quả này. Hiện Công ty La Ngà đang tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của những người có liên quan. Rõ ràng, từ sự lỏng lẻo, thiếu giám sát trong khai thác đã dẫn đến tình trạng "con voi chui lọt lỗ kim". (VTV 13/6) đầu trang(
Lang Chánh, Thanh Hóa: Tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng năm 2017
Ngày 13-6, tại xã Trí Nang, UBND huyện Lang Chánh đã tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) quy mô cấp huyện năm 2017.
Huyện Lang Chánh có trên 53.700 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó hơn 2.411 ha được xác định là có nguy cơ cháy cao, rất dễ xảy ra cháy rừng, tập trung chủ yếu ở các xã: Yên Khương, Yên Thắng, Trí Nang, Giao Thiện, Lâm Phú.
Vị trí diễn tập tại lô 70 khoảnh 2, tiểu khu 414, thuộc bản Năng Cát, xã Trí Nang. Đây là khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Cuộc diễn tập thực hiện theo 3 tình huống: Cấp thôn, cấp xã và cấp huyện. Lực lượng huy động diễn tập gần 700 người là nhân dân bản Năng Cát, các thôn trong xã, tổ chức đoàn thể của xã Trí Nang, lực lượng dân quân tự vệ 10 xã lân cận và thị trấn Lang Chánh; lực lượng BCH Quân sự huyện, Công an huyện, Kiểm lâm huyện, cán bộ, nhân viên UBND huyện, Đồn Biên phòng Yên Khương, Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện Đa khoa huyện, Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR số 2.
Các phương án PCCCR diễn ra theo đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản; các tình huống cháy rừng giả định trong diễn tập sát với tình hình thực tế của địa phương, buổi diễn tập nhằm nâng cao khả năng chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng các cấp, khi xảy ra cháy rừng tổ chức nhanh chóng dập tắt đám cháy, không để cháy lớn xảy ra; đồng thời kiểm tra phương án PCCCR, nâng cao khả năng phối hợp giữa các lực lượng và việc huy động lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” giữa các tổ đội quần chúng, nhân dân địa phương với công an, quân đội, kiểm lâm. Đây cũng là dịp để nâng cao ý thức, trách nhiệm về PCCCR, bảo vệ rừng của mỗi người dân trên địa bàn huyện. (Báo Thanh Hóa 13/6) đầu trang(
Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và bảo vệ rừng tự nhiên ở các địa phương đã góp phần tích cực giải quyết nhu cầu đất sản xuất của người dân, hạn chế nạn phá rừng và nâng độ che phủ rừng. Tuy nhiên, trên thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập cần được khắc phục, nhất là chế độ chính sách liên quan.
Gia đình anh Hồ Văn Xanh, là một trong những hộ dân tại thôn Hồ xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị được các cơ quan chức năng bàn giao cho quản lý 19 ha rừng tự nhiên tại địa bàn xã với kinh phí được nhận là mỗi năm 400 ngàn đồng trên một ha.
Với 4 nhân khẩu nhân khẩu chia đều để bảo vệ trông coi 19 ha rừng này mỗi năm hộ gia đình anh Xanh được nhận chưa đầy 8 triệu đồng. Số tiền chưa đầy 8 triệu có được từ việc bảo vệ rừng này, gia đình Xanh tiết kiệm lắm cũng chỉ đủ cho khoảng chưa đầy 2 tháng.
Không riêng gì gia đình anh Xanh, hiện xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có hàng chục người dân đồng bào được giao quản lý và bảo vệ hàng ngàn ha rừng tự nhiên với mức kinh phí 400 ngàn trên một năm trên một ha. Do đó để trang trải đủ cho cuộc sống hộ gia đình thì người dân nơi đây đều không thể trông chờ vào việc trông coi và bảo vệ rừng tự nhiên này được. Trong những năm qua, việc ý thức bảo vệ rừng luôn được thực hiện tốt tại các cộng đồng dân cư người miền núi, song với các hộ được giao bảo vệ rừng đều cho rằng, để bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn thì cần phải bổ sung thêm kinh phí để có thể triển khai thường xuyên công tác tuần tra, thống kê cây rừng, bảo vệ rừng tự nhiên mới có hiệu quả.
Theo chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, từ năm 2005 đến nay, tỉnh Quảng trị đã tổ chức giao cho cộng đồng và hộ gia đình được hơn 11.000 ha rừng tự nhiên. Trong đó, hơn 6.400 ha đã giao cho 820 hộ gia đình. Qua kết quả giao rừng tự nhiên cho thấy đối tượng được giao rừng phần lớn là cộng đồng dân cư thôn và hộ gia đình là đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều. Rừng được giao chủ yếu là rừng phòng hộ ít xung yếu và một phần rừng sản xuất. Các lâm sản ngoài gỗ trữ lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống từ việc tận thu lâm sản ngoài gỗ cho người nhận rừng trông coi và bảo vệ rừng.
Hiện tại tỉnh Quảng Trị có hơn 142.000 ha rừng tự nhiên. Hiện nay còn gần 38.000 ha rừng do UBND các xã quản lý chưa được giao, thường có nguy cơ xâm hại cao. Như vậy, những hạn chế về chính sách cần sớm được sửa đổi để công tác giao đất, giao rừng và bảo vệ rừng đạt hiệu quả tốt hơn. (ANTV 13/6) đầu trang(
Đời người - đời cây
Ở xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh) có một khu rừng rộng 30ha có gần 200 cây gỗ lim, sến, táu, vàng tâm...
Mỗi cây giá trị vài chục triệu đồng. Đó là khu rừng của nhà ông Triệu Tài Cao ở thôn Bằng Anh. Tuổi cây cứ lớn lên cùng tuổi người, đến nay ngót nghét đã 50 năm.
Ông Cao năm nay 76 tuổi. Ông trồng khoảnh rừng này khi còn là một chàng trai trẻ. Bước từng bước chắc chắn, ông chỉ vào từng gốc cây giới thiệu: “Cây lim to nhất đằng kia tôi trồng được 50 năm, đã hơn vòng tay ôm rồi. Cây lớn rụng hạt mọc cây con, cứ thế. Đằng kia có cả sến, táu, dẻ, dó bầu...”.
Năm 1968, ông Cao cùng gia đình chuyển từ thôn Cài (xã Đồng Lâm) về thôn Bằng Anh hiện nay định cư. Thời bấy giờ, người ta đến đây phát nương làm rẫy chứ chẳng ai nghĩ đến chuyện trồng rừng. Nhìn những cây gỗ quý dần mất đi, ông Cao tiếc lắm.
Từ lời Bác Hồ dạy về lợi ích của việc trồng cây, trồng người, ông Cao nghĩ phải trồng những cây gỗ để hàng chục, hàng trăm năm sau con cháu nhìn vào vẫn biết rừng Việt Nam phong phú đến nhường nào.
Ngày đó, ông trồng hơn trăm cây gỗ lim. Đến giờ, nhiều cây cứng cáp thẳng tắp vươn lên giữa rừng. Cây lim lớn, hạt rơi xuống rồi lại đâm chồi sinh sôi, đến nay số cây này đã lên đến hơn 200 gốc cả lớn cả bé.
Tin ông Cao có rừng cây gỗ quý ai trong vùng cũng biết. Có nhiều người đến hỏi mua gỗ lim về làm nhà với giá 20-30 triệu đồng mỗi cây, nhưng ông không bán vì ông nói “để rừng cho con cháu”.
Ông luôn tâm niệm phải giữ rừng cho đời con cháu và mãi về sau, vậy nên ông luôn căn dặn những người con trai mình bảo vệ bằng được khu rừng của gia đình.
Nhà nghèo, ông tự mày mò phương pháp trồng cây dó bầu lấy trầm hương, cộng với thu nhập từ chăn nuôi để “lấy ngắn nuôi dài” chứ nhất quyết không tính phương án bán rừng.
“Nhà tôi có 30ha rừng, bố chia đều cho các con trai. Chia là vậy, nhưng ông luôn căn dặn chúng tôi phải giữ rừng mãi mãi.
Có tu bổ thì phát bớt cây tạp, trồng cây dược liệu để có thêm thu nhập chứ tuyệt đối không được phá rừng. Sau này tôi cũng sẽ răn dạy con cháu những lời tâm nguyện của ông bây giờ” - anh Triệu Tiến Lộc, con trai út ông Cao, nói.
Ông Linh Du Hồng, chủ tịch UBND xã Tân Dân, khẳng định: “Hiện nay trên địa bàn xã, gia đình ông Cao tôn tạo và giữ gìn được diện tích rừng đa dạng, phong phú nhất. Một vài hộ gia đình khác cũng còn có gỗ quý nhưng diện tích ít lắm, không đáng kể.
Chúng tôi cũng cố gắng phối hợp cùng gia đình ông Cao bảo vệ rừng, bên cạnh đó là tuyên truyền để gia đình giữ lại rừng này theo hướng phát triển du lịch sinh thái, vừa phục vụ công tác quản lý vừa có thêm thu nhập”. (Tuổi Trẻ 13/6) đầu trang(
Báo chí đã thông tin về việc phá rừng trái phép bất thường tại xã Xuân Lẹ và xã Xuân Chinh (huyện Thường Xuân). Hiện tại, Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã chuyển cơ quan công an điều tra, làm rõ vụ việc này.
Được biết, sau khi đi kiểm tra thực địa, Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân đã báo cáo vụ việc với UBND huyện, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa về những điểm bất thường trong vụ khai thác trái phép 11 cây táu muối tại khu vực rừng thuộc bản Xuân Sơn (xã Xuân Lẹ). Hạt kiểm lâm đã cung cấp thông tin vụ việc này cho Công an huyện Thường Xuân, để cùng phối hợp điều tra.
Hiện nay, cơ quan chức năng huyện Thường Xuân đang tiếp tục điều tra, khoanh vùng đối tượng liên quan để làm rõ vụ phá rừng trái phép ở xã Xuân Lẹ. Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân cũng đang làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến vụ việc này để xử lý theo quy định của pháp luật. (Đài PTTH Thanh Hóa 13/6) đầu trang(
Cuối tháng 5-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ phối hợp với tổ chức Humane Socienty International (HSI) tổ chức cuộc thi "Ngày hội tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật hoang dã, giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác".
Hoạt động này không những khơi dậy tình yêu thiên nhiên, động vật hoang dã, mà còn trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ loài tê giác trong cộng đồng.
3 đội thi thuộc các trường THPT: Trần Đại Nghĩa (quận Cái Răng), Châu Văn Liêm và Phan Ngọc Hiển (quận Ninh Kiều) trải qua các phần thi: vẽ tranh cổ động với chủ đề bảo vệ động vật hoang dã, giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác; tìm hiểu về bảo vệ loài tê giác nói riêng và các loại động vật nói chung; thuyết trình… Theo đánh giá của Ban Tổ chức, thông qua các phần thi, các đội thi thể hiện sự hiểu biết cơ bản về loài tê giác.
Cuộc thi diễn ra sôi nổi, hào hứng với những bức tranh nhiều màu sắc và cảm xúc về thiên nhiên hay những tiểu phẩm nói về nạn săn bắt động vật hoang dã; con người vì hám lợi "phản bội" thiên nhiên, qua đó kêu gọi sự chung sức cộng đồng trong tuyên truyền giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác…
Em Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 12A8, Trường THPT Trần Đại Nghĩa, cho biết: "Qua cuộc thi, em hiểu biết thêm về động vật hoang dã và sẽ tuyên truyền để người thân và mọi người xung quanh cùng bảo vệ loài tê giác. Đồng thời, em và mọi người sẽ cùng làm nhiều việc góp phần bảo vệ động vật hoang dã, như: cùng bạn trong lớp nhận đỡ đầu một con vật từ tổ chức bảo tồn động vật hoang dã; không mua những sản phẩm làm từ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng; giữ gìn vệ sinh môi trường…".
Phần thi thuyết trình của em Nguyễn Khánh Ngân, học sinh lớp 11A7, Trường THPT Châu Văn Liêm (quận Ninh Kiều) khá ấn tượng. Mở đầu bài thuyết trình là bức thư về lời tâm sự con tê giác cuối cùng ở Việt Nam gởi toàn thể nhân loại. Cả hội thi như lắng lòng khi nghe Khánh Ngân trình bày bức thư: "Trót mang trên người chiếc sừng, tưởng đâu bộ phận này sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho tê giác. Nhưng chiếc sừng tê giác đang nhuốm đầy máu và nước mắt. Sự hủy diệt tàn bạo của loài người đang dần đẩy loài tê giác vào đường tuyệt chủng. Chúng tôi, những con vật vô tội chỉ mong sống yên bình trong môi trường hoang dã…". Bằng thông điệp sẻ chia và sự thuyết trình ấn tượng, Khánh Ngân đạt giải Nhất phần thi thuyết trình.
Ông Chu Ngọc Quân, Phó Giám đốc cơ quan quản lý CITES Việt Nam, cho biết: "Hoạt động này thuộc chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức, giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác trong học sinh, sinh viên, được cơ quan Quản lý CITES Việt Nam thực hiện từ năm 2013 đến nay dưới sự tài trợ của tổ chức HSI. Chúng tôi hy vọng rằng, với hoạt động thiết thực này, mọi người sẽ chung tay bảo vệ loài tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng". (Báo Cần Thơ 12/6) đầu trang(
Tháng 6, là cuối mùa khô nhưng cái nắng như thiêu như đốt cùng gió Lào thổi mạnh, khiến cho các cánh rừng ở huyện Văn Chấn bị héo lá và khô tầng thảo mục. Thời điểm này, rừng ở hầu hết các xã đang báo cháy cấp V - cấp cực kì nguy hiểm.
Theo các cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện, gần tháng nay trên địa bàn đã nhiều ngày không mưa, nắng nóng, khô hanh kéo dài, nhiệt độ không khí trung bình thời điểm lúc 13 giờ trong những ngày qua là 39 - 400C, độ ẩm không khí xuống rất thấp 65%. Thời điểm này, rừng ở hầu hết các xã đang báo cháy cấp V - cấp cực kì nguy hiểm.
Mới đây, ngày 5/6/2017, trên địa bàn huyện xảy ra một vụ cháy rừng tại tiểu khu 504; khoảnh 8, thuộc thôn Khe Nhao, xã Nghĩa Tâm. Sau khi phát hiện đám cháy, Hạt Kiểm lâm đã huy động 220 người gồm: Hạt Kiểm lâm, Huyện đội, Công an, dân quân các xã: Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Thượng Bằng La, Minh An, Chấn Thịnh dập tắt đám cháy. Vụ cháy đã gây thiệt hại 5,5 ha rừng tự nhiên sản xuất giao khoán cho nhóm hộ quản lý bảo vệ.
Theo thống kê, huyện Văn Chấn hiện có trên 70.000 ha rừng, trong đó có trên 47.000 ha rừng tự nhiên. Cứ vào mùa khô những người giữ rừng lại canh cánh nỗi lo lửa rừng. Bởi vì, mùa khô nơi đây, nắng nóng kéo dài cùng với gió Lào thổi suốt mùa khô, các cành cây, tán lá, thảm thực vật khô ron, chỉ cần một tàn lửa cũng đủ gây ra những vụ cháy rừng nghiêm trọng.
Để hạn chế thiệt hại do cháy rừng, lực lượng kiểm lâm đã bố trí các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện đều có cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu kịp thời giúp chính quyền xã thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại cơ sở.
Để ngăn chặn việc đốt, phá rừng làm nương rẫy cháy lan ra các khu rừng bên cạnh, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn tổ chức các hội nghị tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, PCCCR tại các xã, thị trấn; ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR với 31.509 lượt người.
Tại các xã, thị trấn, duy trì 367 tổ đội xung kích chữa cháy rừng với hơn 4.000 người do trưởng thôn, bản làm tổ trưởng với lực lượng nòng cốt là dân quân tự vệ, Đoàn Thanh niên... tham gia chữa cháy khi cháy rừng xảy ra. Hướng dẫn người dân kỹ thuật đốt nương và cưỡng chế thời gian và cách thức đốt đảm bảo không để xảy ra cháy lan vào rừng.
Ông Nguyễn Văn Quỳnh - Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn cho biết: “Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên chỉ đạo các trạm, cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu với UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, PCCCR đã bổ sung; đồng thời, tiếp tục xác định vị trí, diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy để bổ sung phương án PCCCR. Hạt Kiểm lâm đã chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tăng cường xuống cơ sở tham mưu giúp chính quyền địa phương chỉ huy các tổ, đội xung kích và các chủ rừng thường xuyên tuần tra nghiêm ngặt các vùng trọng điểm dễ cháy, tổ chức canh gác rừng, nghiêm cấm việc dùng lửa ở trong và ven rừng, nghiêm cấm đốt nương làm rẫy; phân lịch trực cụ thể cho các thành viên của ban chỉ huy bảo vệ rừng và PCCCR trực 24/24h để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Nếu xảy ra cháy rừng, phải nhanh chóng huy động lực lượng phương tiện, người dân tại địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng dân quân bằng mọi biện pháp chữa cháy kịp thời không để cháy lan”.
Thời điểm này, đã là cuối mùa khô nhưng không vì thế huyện Văn Chấn chủ quan trong PCCCR. Trong thời gian tới, Hạt Kiểm lâm tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, đôn đốc việc bảo vệ rừng PCCCR.
Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng để đưa các bản tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác bảo vệ rừng và PCCCR; tăng cường kiểm tra giám sát PCCCR của các chủ rừng, các khu vực trọng điểm, gắn kết trách nhiệm của các chủ rừng nếu để xảy ra cháy rừng; đồng thời, phát hiện và làm rõ đối tượng vi phạm, từ đó có biện pháp xử lý kiên quyết và triệt để. (Báo Yên Bái 13/6) đầu trang(
Ngày 13/6, Trạm CSGT quốc lộ 1A Quảng Xương xác nhận, đơn vị vừa bắt giữ một xe ô tô tải đang vận chuyển khối lượng lớn lâm sản trái phép.
Cụ thể, vào lúc 16h ngày 11/6 tại km330 QL1A, thuộc địa phận xã Quảng Thành, TP Thanh Hóa , tổ trật tự kiểm soát giao thông Trạm CSGT QL1A do Thiếu tá Nguyễn Hữu Nam - Phó trạm trưởng làm tổ trưởng nhận được tin báo từ cơ sở về việc xe ô tô BKS 37C-156.84 di chuyển hướng từ Hà Tĩnh - Hà Nội có chở gỗ gụ lau xẻ nhưng không có giấy tờ.
Sau khi đón lõng dừng phương tiện, đơn vị chức năng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện trên xe vận chuyển gần 11m³ gỗ gụ lau xẻ. Bước đầu, lái xe Nguyễn Văn Thi (SN 1973, ở Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng. Hiện toàn bộ số gỗ, phương tiện vi phạm cho cơ quan chức năng đúng thẩm quyền xử lý theo quy định. (Nông Nghiệp VN 13/6) đầu trang(
Ngành Kiểm lâm Quảng Ngãi đã chuẩn bị các phương án sẵn sàng đối phó với cháy rừng khi khu vực này đang bắt đầu vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng tăng cao.
Rừng Quảng Ngãi có tính đa dạng sinh học cao và có chức năng phòng hộ đầu nguồn rất lớn, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Nhưng cũng là nơi luôn phải đối diện với nỗi lo cháy rừng.
Thế những thời tiết càng nắng nóng thì nguy cơ cháy rừng càng cao và tại những năm qua Quảng Ngãi cũng đã đối diện với những nạn cháy rừng.
Ở Quảng Ngãi đã xảy ra vụ cháy rừng ngày 17/5/2016 ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà đã làm cho hơn 10 ha keo bị thiêu rụi. Nhiều vụ cháy rừng khác đã xảy ra trên địa bàn hai tỉnh.
Cháy rừng không chỉ thiệt hại về rừng, thiệt hại kinh tế, cháy rừng còn gây ô nhiễm môi trường, đe dọa tính mạng nhân dân sống ven rừng và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và để hại nhiều hệ lụy tiêu cực khác.
Do đó, nhằm chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2017, Chi cục Kiểm lâm hai tỉnh nói trên đã phối hợp với các hạt kiểm lâm, ban quản lý rừng, chính quyền và người dân địa phương có rừng triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền và trang bị mới các phương tiện để sẵn sàng ứng phó, hạn chế thấp nhất xảy ra các vụ cháy rừng xảy ra. (Đại Đoàn Kết 13/6)đầu trang(
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, riêng trong tháng 5/2017, đơn vị đã phát hiện và xử lý 24 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, tăng 3 vụ so với tháng trước.
Ông Nguyễn Xuân Sâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Lào Cai cho biết, hiện nay tại nhiều địa phương có rừng đang là thời điểm nông nhàn nên nhiều người tranh thủ vào rừng khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái phép để bán.
Các địa phương vẫn để xảy ra tình trạng phá rừng, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép là các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Sa Pa. Tuy nhiên, theo đánh giá của lực lượng chức năng, tại Lào Cai các vụ việc xảy ra mang tính nhỏ lẻ, không xảy ra các "điểm nóng" về phá rừng.  Trong tháng 5/2017, các lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã phát hiện, tịch thu 2,083 m3 gỗ các loại từ nhóm I-VIII; 102 kg gốc rễ pơ mu; 7 cá thể khỉ đuôi dài; 10,3kg rắn các loại… cùng một số phương tiện dùng chở lâm sản trái phép.
Công tác phòng chống cháy rừng trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng được tăng cường thực hiện. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra một số vụ cháy rừng làm thiệt hại một số diện tích rừng tự nhiên và rừng tái sinh.
Điển hình như ngày 10/4, tại tiểu khu 481 xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, xảy ra một vụ cháy rừng làm thiệt hại 3,57 ha rừng…
Qua điều tra xác minh, Hạt kiểm lâm Văn Bàn xác định ông Lự Văn Chủng (sinh năm 1966, cư trú tại tổ 8, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn) do đốt nương bất cẩn đã làm cháy lan sang diện tích rừng trên. Hạt kiểm lâm Văn Bàn đã củng cố hồ sơ, xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Chủng số tiền 20 triệu đồng và buộc ông Chủng trồng lại rừng. (Bnews 13/6) đầu trang(
Ông Đỗ Văn La, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An cho biết, đơn vị vừa chuyển giao 3 con gấu ngựa cho Khu du lịch Công viên nước Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) để chăm sóc, nuôi dưỡng.
Ba con gấu ngựa được chuyển giao trên có tên khoa học là Ursus thibetanus, nặng khoảng 90 - 120 kg/con, do hộ ông Đặng Công Thạch (ngụ phường 6, thành phố Tân An, tỉnh Long An) nuôi nhốt từ năm 2005 đến nay.
Đây là loại gấu ngựa nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An đã vận động và ông Thạch đã làm đơn tự nguyện bàn giao cho cơ quan chức năng đưa về chăm sóc theo quy định của pháp luật.
Theo ông Đỗ Văn La, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An đã nỗ lực và đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở nuôi nhốt gấu; tích cực vận động người dân tự nguyện chuyển giao gấu ngựa cho Nhà nước.
Từ năm 2010 đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An đã vận động các cơ sở nuôi gấu chuyển giao cho cơ quan chức năng 7 con gấu. (Tin Tức 13/6) đầu trang(
Tại hội nghị "Các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020" tổ chức ở Đắc Lắc giữa tháng 6-2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: "Kiên quyết đóng cửa tất cả rừng tự nhiên để cứu rừng...".
Thủ tướng cho rằng việc suy giảm diện tích, chất lượng rừng  trong những năm qua là hết sức nghiêm trọng, nếu không sớm ngăn chặn thì hậu quả sẽ khôn lường. Trong chuyến đi thực tế tại một số địa phương miền Trung-Tây Nguyên mới đây, chúng tôi đã ghi nhận về những khó khăn trong công tác giữ rừng thời gian qua...
Mở đầu câu chuyện, ông Đỗ Quang Tùng-Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn, khảng khái: "Với rừng Yok Đôn thì chẳng thể nào đóng cửa được, vì bao quanh rừng chỗ nào chẳng là cửa, chỗ nào cũng tiếp giáp với khu vực dân sinh, chỗ nào cũng là đường đi lối lại...".
Ông Tùng khái quát, Vườn quốc gia nằm trên 7 xã thuộc 3 huyện Buôn Đôn, Ea Súp và Cư Jút tỉnh Đắc Lắc,  cách TP Buôn Ma Thuột 40km về phía Tây Bắc. Vườn có tổng diện tích lên đến hơn 1.500 ha, bao gồm các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, vùng đệm có diện tích hơn 134.000 ha, bao gồm các xã xung quanh. Vườn quốc gia nằm trên diện tích bằng phẳng, điểm cao nhất là 2 ngọn núi nhỏ so với bình địa chỉ hơn 500m, phía Nam sông Serepok, chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng khộp, đây là loại rừng đặc biệt duy nhất ở Việt Nam. Rừng là một quần thể đa dạng sinh học, với 464 loài thực vật, trong đó có những loại gỗ quý hiếm như cẩm lai, hương, cà te, căm xe, thủy tùng... 63 loài động vật có vú, 196 loài chim, 40 loài bò sát... trong đó có nhiều loài động vật nguy cấp mang tính toàn cầu như voi rừng, trâu rừng, bò tót, nai cà tông, hổ, sói đỏ...
Nhiều năm qua, Vườn quốc gia Yok Đôn là một điểm nóng về vấn đề chặt phá, khai thác rừng, săn bắn động vật hoang dã trái phép. Ngành chức năng, các cấp chính quyền và Ban quản lý Vườn quốc gia luôn phải đối mặt với tình trạng săn bắt, xâm lấn đất đai và nguy cơ cháy rừng... Ông Tùng bộc bạch: "Tôi từ Tổng cục Lâm nghiệp tận Hà Nội vào đây nhận nhiệm vụ giám đốc mới gần 2 năm... Nói thật với các anh, bước xuống sân bay Buôn Ma Thuột, đập vào mắt là những cặp độc bình bày bán la liệt từ sân bay về thành phố, là người gắn bó cả đời với rừng, tôi hiểu ngay, vậy thì còn đâu rừng nữa ! Bởi để có mỗi cặp độc bình thế kia, người ta phải chặt cả cây gỗ, rừng hết là đúng rồi...".
Có thể khẳng định, cả tỉnh Đắc Lắc, bây giờ chỉ còn lại những diện tích trên Vườn quốc gia Yok Đôn là còn rừng, nhưng không cẩn thận sẽ mất, sẽ hết trong nay mai, với tốc độ tàn phá rừng khủng khiếp trong thời gian qua. Ông Tùng bảo, lương giám đốc của ông chỉ 10 triệu đồng một tháng, vợ con ngoài quê Nam Định, nhưng ông có "duyên", trót nặng nợ với rừng. Hồi mới vào nhận chức, xảy ra mấy vụ khai thác, vận chuyển gỗ rừng, kiểm lâm vườn Yok Đôn bắt, xử lý... Đã có mấy "quan chức" hàng tỉnh điện tới ông nhờ vả, xin xỏ nhưng ông từ chối thẳng thừng: "Tôi "bỏ qua" cho các anh, thì ai "bỏ qua" cho tôi, tôi nhận chức giám đốc này, rừng tiếp tục mất, tôi chỉ có nước về "đuổi gà" cho vợ, không khéo còn bị bỏ tù nữa là khác, vậy là từ đó không còn chuyện "xin xỏ".
Ông Tùng khẳng định, từ cuối năm 2015 đến nay, nhờ tăng cường các công tác quản lý, bảo vệ rừng, tình trạng xâm hại rừng đã giảm đến 30%. Nếu như năm 2015, một ngày mất 3 cây rừng, đến nay một ngày chỉ còn mất 1 cây. Chúng tôi hỏi, như vậy rừng vẫn bị xâm hại? Đúng-ông Tùng không phủ nhận. Trong quý I-2017, với sự nỗ lực của lực lượng kiểm lâm vườn Yok Đôn trong công tác tuần tra, bám sát địa bàn, cùng sự phối hợp của các ngành liên quan, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 88 vụ vi phạm lâm luật (giảm 26 vụ so với cùng kỳ năm 2016). Tịch thu hơn 24 m3 gỗ các loại, đã có 112 cây rừng bị cắt hạ, giảm 159 cây so với cùng kỳ năm 2016. Tịch thu, tạm giữ 79 phương tiện, công cụ khai thác, vận chuyển gỗ lậu, giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm 2016. Rừng luôn bị đe dọa từ nhiều phía, từ nhiều đối tượng, chỉ riêng cái "nạn" thủy điện thôi, vườn Yok Đôn đã "khốn đốn, vật vã" kêu cứu mấy lần rồi.
Còn nhớ năm 2013, khi chúng tôi đi thực tế thực hiện loạt bài về thủy điện miền Trung-Tây Nguyên, tại Vườn quốc gia Yok Đôn lúc đó đang có dự án thủy điện Đrăng Phook, định ngăn dòng Serepok ngay giữa vùng lõi của vườn quốc gia. Ông Nguyễn Văn Thành-Giám đốc vườn quốc gia lúc đó đã có câu nói khảng khái: "Nếu người ta làm thủy điện giữa vườn quốc gia, tôi sẽ từ chức...!". Và sau đó ông phải từ chức thật vì trót đem sổ đỏ của vườn đi thế chấp ngân hàng vay vốn phát triển, bảo tồn rừng.
Sự việc tưởng êm xuôi, ai dè giữa năm 2016, dự án thủy điện này do Công ty CP Đầu tư và Ứng dụng công nghệ làm chủ đầu tư lại ồ ạt, manh nha chiếm dụng gần 300 ha đất Vườn quốc gia Yok Đôn triển khai dự án. Rất may, Bộ TN-MT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, đồng ý đề xuất của UBND tỉnh Đắc Lắc không tiếp tục triển khai dự án này. Tuy nhiên, dư luận ở Tây Nguyên vẫn "hồi hộp" không biết vườn Yok Đôn còn "hiểm họa" nào rình rập hay không? (Công An TPHCM 13/6) đầu trang(
Liên quan đến việc chặt trụi hàng chục héc-ta rừng tại Đắk Nông, Giám đốc công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy khẳng định doanh nghiệp chỉ phát dọn lấn hơn 2ha rừng ngoài lâm phần do "nhầm" tọa độ.
Thời gian gần đây có nhiều ý tưởng thật lạ kỳ. Ở Hà Nội, người ta từng đề xuất lấp hồ, xây khu tái định cư rồi tìm chỗ đất khác để đào hồ thay thế. Còn ở Đắk Nông, người ta lại chặt rừng để... tiến hành dự án trồng rừng.
Cụ thể, vào năm 2007, UBND tỉnh Đắk Nông đã cho phép công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy (TP.HCM) thuê gần 2.700ha đất tại xã Quảng Sơn để thực hiện dự án quản lý bảo vệ rừng, đầu tư cải tạo làm giàu từ rừng, đầu tư cải tạo trồng rừng - cây công nghiệp. Và để mở đường vào vùng dự án, công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy đã cho san ủi một con đường rộng khoảng 2m để đi qua các khu rừng tự nhiên, xuyên qua các quả đồi mà đơn vị này được giao làm dự án.
Đương nhiên, nếu mọi việc được triển khai đúng theo cam kết, kế hoạch được đưa ra thì đã chẳng có gì đáng nói. Đáng tiếc, theo Hạt trưởng hạt Kiểm lâm huyện Đắk Glong thì công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy đã phát lấn gần 11ha rừng nằm ngoài diện tích rừng được giao.
Trả lời báo chí về việc trên, ông Nguyễn Hoàng Thụy, Giám đốc công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy khẳng định rằng doanh nghiệp chỉ phát dọn lấn hơn 1ha rừng ngoài lâm phần của mình do công nhân “nhầm” tọa độ. Còn 11ha phía hạt kiểm lâm đo đạc công ty đã phát dọn là rừng nằm trong tổng dự án mà doanh nghiệp đã được UBND tỉnh giao.
Thật bi hài, cùng trên một dự án, cùng thực hiện đo đạc để xác định chính xác diện tích “chặt nhầm” mà mỗi đơn vị lại đưa ra một con số khác nhau. Kiểm lâm thì bảo lấn 11ha, công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy thì thừa nhận “nhầm” 2,1ha. Đến sở NN&PTNT Đắk Nông đo thì con số giảm xuống chỉ còn 1,3ha.
Giải thích cho sự chênh lệch trên, Giám đốc công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy cho rằng công ty và hạt kiểm lâm sử dụng 2 loại bản đồ có hệ tọa độ khác nhau. Và đương nhiên, với câu trả lời như thế thì độc giả không tránh khỏi thắc mắc: Phải chăng sở NN&PTNT dùng một loại bản đồ khác nên mới cho ra 3 kết quả khác nhau như vậy?
Nếu sự thật đúng như những gì Giám đốc công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy nói thì có lẽ sau này bất cứ dự án nào có dính đến đất đai, chúng ta nên đầu tư đồng bộ bản đồ cho những bên liên quan để tránh những “nhầm lẫn” đáng tiếc và tranh cãi không đáng có như sự việc lần này.
Dù sao thì “mọi chuyện cũng đã rồi”, chúng ta hãy cứ tin vào con số mà sở NN&PTNT đưa ra: 1,3ha là chính xác để bớt “xót xa” cho những cánh rừng bị “chặt nhầm”. Thoạt đầu nghe thì có vẻ “mênh mông” đó, nhưng thực tế, diện tích đó chỉ bằng tư gia của vị Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
Và dưới con mắt của vị giám đốc đó thì... 1,3ha đất cũng chỉ tương đương 2m2 đất ở Hà Nội.
Đấy, cứ tư duy một cách "AQ" như vậy, cứ nghĩ rằng cả một mảnh rừng bị chặt phá cũng chỉ bằng 2m2, có phải đỡ "tiếc hùi hụi" không? (Người Đưa Tin 13/6) đầu trang(
Hiện nay, nhậu gà rừng và nuôi gà rừng làm cảnh đang là “mốt” của nhiều người, nhất là các “đại gia” lắm tiền, nhiều của. Chính vì vậy mà loài lâm cầm này hiện đang bị con người lùng sục khắp các cánh rừng.
Vượt hơn 20km đường rừng chúng tôi tìm đến nhà Hà, một tay săn gà có tiếng ở xã Tây Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An). Nhà Hà bé tin hin tựa lưng vào chân núi, xung quanh bạt ngàn cây nguyên liệu như tràm, keo, bạch đàn.
Theo giới thợ săn thì Hà hiện đang sở hữu con gà trống “đỉnh” nhất vùng bởi tiếng gáy của nó rất hay có thể dụ được cả gà trống, gà mái rừng từ xa đến. Hà đưa bàn tay bụm miệng kêu mấy tiếng, bỗng nhiên con gà rừng ngũ sắc trên cành cây trước sân sà xuống đậu vào vai. Hà âu yếm vuốt nhẹ trên lưng con gà bảo: Con mồi “thần kê” này giúp tôi kiếm tiền triệu đó. Nó được nhiều người gạ mua với giá 5 triệu đồng nhưng tôi không bán".
Tính Hà xởi lởi và phóng khoáng, anh tự tay nướng con gà rừng mới bẫy được và lôi chai rượu ngâm chân gà rừng mời khách. Hà nói: "Thịt gà rừng nhắm rượu ngâm chân của nó thì tuyệt cú mèo. Nó là "thần dược" tăng sinh lý cho các quý ông, quý bà. Hũ rượu này tôi đã ngâm hơn 200 chiếc chân gà rừng đó”.
Chúng tôi có nhã ý muốn đi xem cách bẫy gà rừng. Hà đồng ý ngay và cho biết: Gà rừng trước đây, ở xung quanh nhà anh rất nhiều, buổi sáng nó gáy râm ran nhưng nay nhiều người bẫy nên hiếm rồi, muốn bẫy phải đi xa hơn một chút.
Sau chầu nhậu, Hà mang theo đồ nghề "tót" lên chiếc Minsk nổ đoành đoạch đèo chúng tôi vượt hơn 7km đường rừng khúc khuỷu để đến dãy Bồ Bồ, nơi tiếp giáp giữa Yên Thành, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu để thực nghiệm chuyến săn gà rừng.
Đồ nghề Hà mang theo khá đơn giản: Con mồi “thần kê” và 10 chiếc bẫy giò. Nơi chúng tôi đến là một thung lũng có rất nhiều cây bụi rậm, gần nương rẫy của dân. Hà tiếp tục dẫn tôi luồn sâu vào rừng chọn khoảng đất trống bên đồi tràm làm điểm đặt bẫy giò. Những chiếc bẫy này làm bằng dây phanh xe đạp nối với sợi dây dù làm thòng lọng. Đồng loạt 10 chiếc bẫy này được Hà cột với gốc cây rừng, vít đinh cắm xuống đất, phủ lá khô lên trên. Sau đó đặt gà mồi ở giữa. Hà bảo: Gà rừng rất tinh khôn nên phải đi nhẹ, tránh tiếng động, nếu có động chúng sẽ không đến. Đặt bẫy xong, chúng tôi núp vào một bụi rậm nín thở chờ đợi.
Không hổ danh là "thần kê", khi Hà đặt bẫy, con gà mồi im thin thít, nhưng khi chúng tôi núp đi xong xuôi, Hà bụm tay lên mồm kêu ra hiệu, khi đó con thần kê mới nghe lời chủ nhân rướn cổ cất giọng gáy vang cả núi rừng.
Con gà mồi gáy vài đợt xong đứng im nghỉ ngơi. Cứ khoảng 5 phút nó lại cất giọng gáy khiêu khích. Khoảng 20 phút sau, chúng tôi nghe tiếng gà rừng phía rừng sâu đáp lại. Thật hồi hộp khi chúng tôi thấy con gà rừng trông rất đẹp mã vừa gáy vừa chuyền cây đáp xuống mặt đất.
Nó xù lông cổ nhìn chú gà mồi - kẻ xâm nhập lãnh thổ như muốn ra đòn nhưng nó vẫn giữ khoảng cách để thăm dò. Lúc đó con gà mồi, cũng rướn cổ gáy khiêu khích. Không chịu đựng được, chú gà rừng điên tiết lao vào. Bỗng, “phựt”, nó bị treo giò giãy phành phạch, kêu quang quác. Hà nháy mắt cười rồi chạy ra gỡ con gà rừng cho vào lồng.
Nhìn “chiến lợi phẩm” Hà reo lên: Gặp may rồi anh ơi, con này thuộc hàng ngũ sắc bán phải hơn 500 ngàn đồng. Hà cho biết thêm. Gà ngũ sắc thì nhiều nhưng gà ngũ sắc tai trắng, nay cực hiếm. Nếu như bẫy được giá mỗi con phải trên 1 trệu đồng.
Hơn 4 tiếng đồng hồ mai phục, cuối cùng Hà cũng bẫy được 2 con gà trống. Với giá bán gà rừng thịt hiện nay là 300 ngàn đồng/kg. Gà trống làm cảnh 500 nghìn đến 1 triệu đồng/con thì 2 con gà trống vừa bẫy được nếu đem bán cũng gần 1 triệu đồng. Đó quả là một ngày may mắn của một anh thợ săn gà.
Hà tâm sự: “Trước đây gà rừng nhiều, có ngày tui mần được cả chục con nhưng bây giờ lắm người bẫy quá nên hiếm rồi. Xóm tui có hơn chục người đi bẫy gà chuyên nghiệp. Còn nghiệp dư thì không kể hết. Người dân ở khu vực này nhà nào cũng biết bẫy gà rừng".
Đi tắt qua cánh rừng khác trở về, chúng tôi nghe tiếng gà rừng gáy râm ran, nhưng theo Hà thì đó là gà mồi và tiếng gà trong castsete của các tay bẫy gà rừng.
Để tìm hiểu thêm về nạn săn gà rừng, chúng tôi ngược lên các huyện miền núi: Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn... Ở các địa phương này nạn bẫy gà rừng còn nhiều hơn ở các vùng rừng ở miền xuôi. Bẫy gà giăng la liệt, nhiều người còn vào cả khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Vườn quốc gia Pù Mát để bẫy gà rừng. Không những bẫy mà nhiều người con mang cả súng kíp, súng thể thao để đi săn gà rừng.
Phương, một thợ săn ở cho biết: Bọn tui, đi vô rừng một ngày đêm như vậy cũng bắn được khoảng trên dưới vài chục con. Chiến lợi phẩm này nhập cho các quán ăn đặc sản cũng được trên 200 ngàn đồng/con (gà chết).
Tôi hỏi người đi săn gà ở Con Cuông nhiều không? Phương bảo đếm không xuể, riêng xóm anh cũng có vài chục tay bẫy, tay súng chuyên nghiệp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, săn bắn gà rừng không chỉ là nghề kiếm cơm của những người nông dân mà còn có một số “đại gia” cưỡi xe hơi, xách súng thể thao đi săn gà rừng làm thú tiêu khiển. Những đại gia này còn mang theo cả rượu Tây, bếp nướng điện từ và nhiều thứ khác cho một cuộc đi săn vài ba ngày...
Hiện nay, nạn săn gà rừng đang gia tăng như một cơn sốt khắp các cánh rừng xứ Nghệ. Theo một cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương thì vấn nạn săn gà rừng không những làm cho loài “lâm cầm” này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, làm mất cân bằng sinh thái mà nó còn kéo theo nhiều nguy cơ không an toàn cho các khu rừng. Bởi, nhiều đối tượng lợi dụng việc săn gà đã kết hợp săn bắn các loại động vật quý hiếm khác và khai thác trái phép lâm sản.
Được biết, trước nạn săn bắn gà rừng, Ban quản lý các khu rừng cũng đã phối hợp với ngành kiểm lâm Nghệ An có nhiều biện pháp ngăn chặn.
Thế nhưng trên thực tế, nạn săn bắn gà rừng vẫn diễn ra ngày một gia tăng, nhiều chợ, nhiều quán ăn trên địa bàn Nghệ An vẫn công khai bày bán gà rừng...(Nông Nghiệp VN 13/6) đầu trang(
Theo nghiên cứu, vẫn còn một số cụ rùa đang sống ở Hồ Gươm. Vì vậy, nạo vét thế nào để không ảnh hưởng tới hệ sinh thái ở đây là một vấn đề được các nhà khoa học và công chúng quan tâm.
Liên quan đến vấn đề nạo vét hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, hồ Gươm rộng 12ha, hiện nay nước hồ đang trong tình trạng mất khả năng làm sạch, nước bị ô nhiễm. Đặc biệt, lớp bùn lắng đọng của đáy hồ ngày một dày, gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những sinh vật tại đây do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc.
Ngoài ra, mật độ thực vật phù du có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng ôxy hòa tan giảm đột ngột vào từng thời điểm khác nhau gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhiều động thực vật trong hồ từ nhiều năm nay. Trong khi đó, hồ Gươm đã lâu không được nạo vét, nhiều vị trí chỉ có 50cm nước là chạm đáy.
Chất lượng nước hồ ngày càng một suy giảm, độ pH luôn ở mức cao, từ 9,05 đến 9,46. Cặn lơ lửng trong hồ cao hơn tiêu chuẩn cho phép ở cả 5 vị trí quan trắc. Ngoài ra, hồ đang trong tình trạng bị ô nhiễm hữu cơ với BOD, COD gấp gần 2 lần so với quy chuẩn cho phép. Nước hồ ở một số vị trí bị đổi màu, không còn giữ được màu xanh đặc hữu.
Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm còn do lớp bùn dưới đáy hồ Hoàn Kiếm rất dày, có nơi lên đến hơn 1m, dẫn đến mực nước chỉ còn 0,5-08m. Do đó, thành phố đã giao Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội triển khai việc nạo vét bùn và làm sạch nước hồ Hoàn Kiếm. Yêu cầu quan trọng là trong quá trình làm sạch, phải giữ được màu xanh đặc hữu của nước hồ.
Theo phương án được Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đưa ra trước đó, Công ty dự kiến nạo vét tổng thể, thanh thải bùn, phế thải tồn đọng dưới đáy hồ, xử lý nước bằng chế phần Redoxy-3C. Mục tiêu đặt ra nhằm cải thiện môi trường nước, bảo tồn hệ thủy sinh, trở thành một khu vực cảnh quan môi trường đẹp của Thủ đô.
Cụ thể, tổng khối lượng nạo vét là 57.400 m3, diện tích khu vực nạo vét bùn hơn 97.455 m2. Phạm vi nạo vét phải đảm bảo cách mép chân kè các công trình trên là 7m. Công ty cũng đề xuất phương án duy trì mực nước thường xuyên khoảng 2m, nhằm bảo đảm độ lắng đọng nước.
Việc thi công nạo vét sẽ được thực hiện 8 giờ/ngày. Trong quá trình thi công bảo đảm an toàn lao động, hạn chế tiếng ồn, dọn dẹp vệ sinh trước khi kết thúc ngày làm việc. Khu vực đổ vật liệu nạo vét và phế thải là bãi C – Yên Sở, xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì.
Theo chỉ đạo của UBND Thành phố, sau khi nạo vét xong sẽ để từ 4-5 tháng để môi trường hoàn nguyên rồi mới tiến hành lấy mẫu, kiểm tra, phân tích thật kỹ lưỡng sau đó mới tính tới bước tiếp theo. Điểm đặc biệt phải chú trọng trong lần cải tạo này là bảo vệ màu xanh đặc hữu của hồ Hoàn Kiếm.
Đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng cho biết thêm, hiện nay, thành phố đã cho ý kiến vào phương án nạo vét và làm sạch hồ của Công ty. Sau đó, phương án này cũng đã được Công ty chỉnh sửa lại. Tuy nhiên, vì hồ Hoàn Kiếm là di tích quốc gia đặc biệt nên dự án làm sạch nước hồ sẽ phải lấy ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đó, phải thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường xét duyệt đánh giá tác động môi trường, sau đó trình Thành uỷ và lấy ý kiến rộng rãi của người dân.
Dự kiến, nếu có sự đồng thuận khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8/2017, đơn vị sẽ bắt đầu triển khai nạo vét và làm sạch hồ. Thời gian thi công dự kiến trong khoảng 120 ngày.
“Chúng tôi mới đây đã phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, tiến hành lấy mẫu đánh giá tác động môi trường phục vụ công tác nạo vét hồ Hoàn Kiếm. Đây là bước đầu tiên sau đó mới tiến hành nghiên cứu, điều chỉnh phương án cải tạo hồ Gươm cụ thể" - ông Phạm Ngọc Toàn, Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội chia sẻ.
GS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam cho biết, hồ Gươm là một hồ đặc biệt, vừa mang nhiệm vụ điều hòa khí hậu, vừa mang tính chất văn hóa – tâm linh và đa dạng sinh học, bảo vệ một số loài quý hiếm như Rùa hồ Gươm…
Hồ Gươm có giá trị sinh học rất lớn với nhiều loài đặc hữu, hồ có những loài tảo đặc hữu, 1 số loài tảo mà nơi khác không có. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chính nhờ những loại tảo đó mà sinh ra màu lục thủy của nước hồ như mọi người đang thấy. Đặc biệt, đây là nơi sinh sống của “cụ rùa”. Mặc dù “cụ” rùa hồ Gươm đã mất nhưng theo một số nghiên cứu thì hiện ở hồ vẫn còn một vài “cụ” rùa khác. Đây cũng là điểm đáng lưu ý dù chưa có số liệu cụ thể.
Theo GS Yên, để nước hồ sạch mà vẫn bảo tồn được các loài thì cần thực hiện hai việc: Phân tích chất lượng nước hồ và nên có điều tra, xây dựng dữ liệu về đa dạng sinh học ở hồ Gươm. Xem xét có những loài sinh vật nào hiện đang sinh sống và loài nào cần bảo tồn để có biện pháp can thiệp.
Trong những yếu tố can thiệp đầu tiên của cải tạo hồ phải là nạo vét đất bùn. Quá trình nạo vét tôi đề xuất cần thực hiện từ từ, dần dần từng bước một để không gây ảnh hưởng lớn. Đặc biệt cần chú ý, hồ Gươm có loài tảo lục rất quý nên khi nạo vét cần lấy một số giống tảo lục đem nuôi, khi nạo vét xong thì sẽ thả về hồ để duy trì hệ sinh thái.
TS Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng Thủy sản 1 cho rằng việc nạo vét phải có kế hoạch cụ thể và có tính toán một cách khoa học, đầy đủ. Cần chia ra làm nhiều đợt để hệ sinh thái có thể phục hồi trong quá trình nạo vét.
Liên quan đến vấn đề này, Đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng cho biết, Công ty sẽ tiến hành thực hiện cẩn trọng, bước đầu sẽ dùng lưới để dồn các sinh vật, thủy sản có trong hồ về một phía sau đó sẽ tiến hành nạo vét từng ô. Tổng cộng 12ha mặt hồ sẽ được chia làm 10 ô để nạo vét cuốn chiếu từng ô. Đặc biệt, xung quanh phần kè hồ, khu vực Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn sẽ thực hiện nạo vét thủ công để bảo vệ khu vực chân kè. (VietQ 13/6) đầu trang(
Lang Chánh, Thanh Hoá: Diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn
13/6, tại xã Trí Nang, Ban Chỉ đạo diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn huyện Lang Chánh đã tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2017.
Với tình huống giả định trên đường đi tuần tra, đội PCCCR bản Năng Cát, xã Trí Nang phát hiện cháy rừng. Tuy nhiên, do phương tiện chữa cháy tại chỗ thô sơ, nguồn nước chữa cháy ở xa, thời tiết hanh khô, gió thổi mạnh, lớp thảm thực bì quá dày nên đám cháy lan rộng. Ngay khi nhận được tin báo, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ rừng huyện Lang Chánh đã chỉ đạo các lực lượng phối hợp cùng các phương tiện chữa cháy hiện đại, tiến hành dập tắt đám cháy vả đưa người bị nạn được cấp cứu kịp thời.
Buổi diễn tập nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy rừng cho cán bộ, nhân dân địa phương; đồng thời nâng cao khả năng chỉ đạo, chỉ huy, phối hợp chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. (Đài PTTH Thanh Hóa 14/6) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Theo số liệu thống kê của Chi cục Lâm nghiệp, hiện toàn tỉnh có trên 147.025 ha rừng trồng sản xuất, chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, hiệu quả và giá trị kinh tế chỉ ở mức trung bình. Để nâng cao giá trị trên cùng diện tích, từ năm 2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện trồng rừng theo mô hình gỗ lớn, đến nay hiệu quả bước đầu đã được ghi nhận.
Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 35.500 ha rừng gỗ lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, 1 ha keo nếu thu hoạch ở chu kỳ 6 đến 7 năm tuổi chỉ cho thu nhập trên 100 triệu đồng, nhưng phát triển thành rừng gỗ lớn sau 14 năm thì sẽ cho thu nhập đến 400 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển trồng rừng gỗ lớn còn nhiều khó khăn do người dân thiếu vốn, thiếu kiến thức chăm sóc,  chưa có các giải pháp phát triển kinh tế chu kỳ ngắn dưới tán rừng, cơ sở hạ tầng giao thông ở các huyện miền núi còn khó khăn...
Theo Đề án “Phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn giai đoạn 2016-2020” của UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có gần 56.000 ha rừng gỗ lớn. Để thực hiện được mục tiêu trên, hiện nay các địa phương đang triển khai quy hoạch trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến lâm sản; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh rừng gỗ lớn cho người dân; thu hút các doanh nghiệp liên kết phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn một cách bền vững. (Báo Thanh Hóa 10/6) đầu trang(
Chưa được cấp giấy chứng nhận, lấy hàng nghìn m2 đất lúa chưa được HĐND tỉnh thông qua, nhưng Doanh nghiệp Tư nhân Xăng dầu Đạm Xuân (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) đã tự ý san lấp mặt bằng đưa nhà máy chế biến gỗ vào hoạt động.
Mặc dù chỉ mới được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy chế biến gỗ Đạm Xuân với mục tiêu sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng thành sản phẩm gỗ xẻ ván nan và tận thu sản xuất mùn gỗ, dăm gỗ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thế nhưng đến thời điểm hiện tại Doanh nghiệp Tư nhân Xăng dầu Đạm Xuân vẫn bỏ qua hàng loạt các quy định của pháp luật tiến hành cho san lấp mặt bằng xây dựng kho bãi để sản xuất chế biến gỗ.
Theo Chủ trương được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận tại Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 13/7/2016, Dự án Nhà máy chế biến gỗ Đạm Xuân có tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng, khởi công vào tháng 11/2016, đi vào vận hành tháng 3/2017, bao gồm các hạng mục nhà xưởng sản xuất, khu hành chính văn phòng, nhà gara ô tô, nhà ăn công nhân và các công trình phụ trợ khác… trên tổng diện tích khoảng 23.121 m2.
Trong đó, khu đất có nguồn gốc của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (chủ doanh nghiệp - pv) gồm 748 m2 đất sản xuất kinh doanh; 500 m2 đất ở nông thôn; 531 m2 đất trồng cây lâu năm; 1.529 m2 đất trồng cây hàng năm khác; 6.258 m2 đất trồng lúa đã được UBND huyện Thạch Thành cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Phần diện tích 13.555 m2 đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm do hộ bà Nguyễn Thị Xuân nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất.
Quyết định số 2549/QĐ-UBND cũng nêu rõ, yêu cầu Doanh nghiệp Tư nhân Xăng dầu Đạm Xuân trong quá trình đầu tư, xây dựng và đi vào hoạt động phải thực hiện nghiêm túc thực hiện theo phương án đầu tư đã cam kết: Ký quỹ đầu tư, hoàn thành hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, xây dựng và bảo vệ môi trường…. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký nếu Doanh nghiệp Tư nhân Xăng dầu Đạm Xuân không hoàn thành thủ tục về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất, ký quỹ đầu tư theo quy định thì Quyết định không còn giá trị pháp lý và doanh nghiệp sẽ không được bồi thường, hỗ trợ bất kỳ các khoản kinh phí đã đầu tư liên quan đến dự án.
Tại văn bản số 3231/STNMT-QLĐĐ ngày 18/7 của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Doanh nghiệp Tư nhân Xăng dầu Đạm Xuân về việc hướng dẫn hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất lúa Dự án Nhà máy chế biến gỗ Đạm Xuân cũng đã nêu rõ: Theo quy định tại khoản 1, điều 58 Luật đất đai 2013, Dự án Nhà máy chế biến gỗ Đạm Xuân có sử dụng đất trồng lúa, dự án trên thuộc trường hợp phải có nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa. Trên cơ sở đó Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng theo quy định.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, rất nhiều các thủ tục liên quan như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phê duyệt bổ sung quy hoạch… chưa được thông qua, nghiễm nhiên Quyết định 2549 của UBND tỉnh Thanh Hóa hết hiệu lực và không còn giá trị nhưng doanh nghiệp này vẫn tự ý đổ đất san lấp hết diện tích đất lúa, xây tường rào bao quang và đưa nhà xưởng đi vào hoạt động. Mặc dù huyện, xã đã lên làm việc, yêu cầu đơn vị này thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh và có ban hành các quyết định xử phạt, nhưng doanh nghiệp vẫn ngang nhiên hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Chuẩn, Chủ tịch UBND xã Thạch Quảng thừa nhận DN Đạm Xuân đang còn thiếu một số thủ tục cần thiết để đủ điều kiện cho phép hoạt động. “Theo quy định tại khoản 1, điều 58, Luật đất đai 2013, Dự án Nhà máy chế biến gỗ Đạm Xuân có sử dụng đất trồng lúa, dự án trên thuộc trường hợp phải có nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa. Trên cơ sở đó Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng theo quy định. Tuy nhiên, hiện hội đồng chưa thông qua nên vẫn phải chờ” - ông Chuẩn thông tin.
Cũng theo ông Chuẩn, thực hiện theo thông báo số 76/TB-UBND ngày 17-5-2016 của UBND tỉnh về việc kiểm tra, rà soát các cơ sở băm dăm trên địa bàn tỉnh, xã cũng đã tiến hành kiểm tra, có văn bản xử lý hành chính.
“Xã xử phạt do vi phạm trong việc đổ đất khi chưa được phép, huyện cũng có xử phạt hành vi đó” - ông Chuẩn nói. Khi được hỏi xã, huyện phạt bao nhiều tiền, ông Chuẩn nói không nhớ và viện dẫn nếu cung cấp tài liệu phải được huyện cho phép mới cung cấp. (Dân Trí 14/6) đầu trang(
Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi có tổ chức bán đấu giá gỗ rừng trồng như sau:
1. Tài sản bán đấu giá: Gỗ keo rừng trồng diện tích: 99,37ha (rừng trồng năm 2009, 2010, 2011). Toàn bộ sản phẩm gỗ rừng trồng bán đấu giá có chứng chỉ FSC® 100%.
2. Hình thức đấu giá: Bán cây đứng, được thông báo rộng rãi trong cả nước, các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và có nhu cầu mua gỗ rừng trồng.
3. Thời gian mua hồ sơ, hướng dẫn xem rừng và đăng ký nộp hồ sơ để tham gia đấu giá gỗ: Từ ngày 09/6/2017, đến hết 16 giờ 30 phút ngày 18/6/2017 (trong giờ hành chính).
Ngày 19/6/2017 xét duyệt hồ sơ năng lực và thông báo kết quả đến tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực tham gia đấu giá; nhận tiền đặt cược của các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá gỗ rừng trồng.
Dự kiến thời gian mở phiên bán đấu giá gỗ rừng trồng sản xuất vào lúc 08h00, ngày 20/6/2017.
4. Địa chỉ liên hệ: Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ba Tơ; Km27, Quốc lộ 24, xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: 055 3895456 / 055 3606684; Fax: 055 3863250. (Đấu Thầu 12/6)đầu trang(
Cam kết về nguồn gốc xuất xứ trong Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được VN và EU ký tắt vào tháng 5 vừa qua, sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp Việt.
Tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ vào thị trường châu Âu” do Cục Xúc tiến và thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAVA) tổ chức tại TP.HCM hôm qua (13.6), các ý kiến cho rằng cam kết về nguồn gốc xuất xứ trong Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng, thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (VPA/FLEGT) đã được VN và EU ký tắt vào tháng 5 vừa qua, sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp Việt.
Diện tích gỗ rừng trồng tại VN đang phân tán, quy mô các hộ trồng rừng nhỏ lẻ nên khó truy xuất được nguồn gốc là một trong những khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu hàng nội thất, thủ công mỹ nghệ VN đang đối diện khi Hiệp định Thương mại tự do VN - EU (EVFTA) dự kiến có liệu lực từ năm 2018 và Hiệp định VPA/FLEGT. Tại hội thảo, luật sư Nicolas Audier (Hãng luật Audier và Cộng sự) cho hay hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nội thất xuất khẩu từ VN sang EU sẽ được hưởng mức thuế 0% khi EVFTA có hiệu lực. (Thanh Niên 14/6) đầu trang(
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, vấn đề quy hoạch du lịch tại bán đảo Sơn Trà vẫn thu hút một số ĐBQH nêu câu hỏi chất vấn, tranh luận…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, đại biểu ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đặt câu hỏi: “Là người trực tiếp phụ trách lĩnh vực du lịch, đề nghị Bộ trưởng cho biết, việc lập, thẩm định, phê duyệt khu du lịch Sơn Trà đã đúng quy trình, thủ tục chưa, bảo đảm thống nhất khả thi không? Dựa vào tiêu chí nào để đưa ra con số 1600 phòng? Đồng thời quan điểm xử lý của Bộ trưởng với các dự án trên bán đảo Sơn Trà như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, quy hoạch bán đảo Sơn Trà là sự việc nóng.
“Cơ sở quy hoạch đối với khu du lịch Sơn Trà được thự hiện căn cứ vào Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch VN đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt.
Theo chiến lược quy hoạch khu du lịch Việt Nam cũng xác định bán đảo Sơn Trà là 1 trong 47 địa điểm có tiềm năng phát triển thành khu du lịch Quốc gia. Căn cứ 2 văn bản đó thì Bộ với sự thống nhất của TP Đà Nẵng đã cho phép tiến hành lập quy hoạch, bởi vì khu du lịch Quốc gia phải được quy hoạch.
Quá trình lập quy hoạch, năm 2014, Bộ đã lập quy hoạch và 2016 trình Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình lập quy hoạch, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với UBND TP Đà Nẵng ở tất cả các khâu từ lập đề cương nhiệm vụ, khảo sát thực địa, thông tin đến hình thành ý tưởng. Sau đó, Bộ cũng đã gửi dự thảo quy hoạch và nhận được góp ý của 11 Bộ, ngành liên quan như Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao và phía TP Đà Nẵng….Các ý kiến cơ bản thống nhất với dự thảo quy hoạch và sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành và TP Đà Nẵng thì Bộ đã tổ chức thẩm định, hoàn thiện đề án quy hoạch, dẫn kết luận của Hội đồng thẩm định là các chuyên gia, lãnh đạo đơn vị và trình Thủ tướng phê duyệt”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định: “Quy hoạch du lịch Sơn Trà được lập đúng trình tự và quy định pháp luật”. Bởi theo Bộ trưởng, khu vực này có hơn 4.000 ha, quy hoạch du lịch điều chỉnh 1.056 ha, vì quy hoạch quốc gia thì không thể ít hơn 1.000 ha. Trước khi Chính phủ ban hành quy hoạch, TP Đà Nẵng đã cấp phép cho 11 dự án du lịch ở Sơn Trà với hơn 5.000 phòng. Đến khi quy hoạch, số phòng rút xuống còn 1.600. Sau đó, có đề xuất tiếp tục đưa quy mô phòng lưu trú xuống thấp hơn nữa.
“Với Sơn Trà, báo cáo Quốc hội, tôi rất trăn trở. Trước đây tôi công tác ở Huế, có một dự án tương tự là đồi Vọng Cảnh nên rất thấm thía. Quan điểm của chúng tôi về phát triển du lịch Sơn Trà là bền vững, bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học nổi bật, gắn phát triển với bảo tồn nhưng ưu tiên bảo tồn”, Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, từ 1.600 phòng trong quy hoạch có thể giảm tiếp. “Giảm tối đa, nhưng giảm bao nhiêu thì phải có căn cứ cụ thể. Trách nhiệm xử lý dự án đã cấp phép trên bán đảo Sơn Tra thuộc Đà Nẵng”.
Nói về quy hoạch du lịch tại bán đảo Sơn Trà, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Vấn đề Sơn Trà không chỉ đại biểu Quốc hội quan tâm”.
Phó Thủ tướng giải thích: “Tôi đi taxi, xe ôm, hàng nước cũng hỏi về cái này. Chưa có lúc nào các cơ quan Nhà nước có phát biểu đầy đủ chính thức. Về điểm này Bộ Văn hoá và TP Đà Nẵng phải rút kinh nghiệm khi làm việc gì mà xã hội quan tâm thì phải có thông tin chính thức, kịp thời”.
“Quy hoạch du lịch bán đảo Sơn Trà căn cứ vào Luật du lịch. Theo đó, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, trong đó có các khu vực có khả năng thành lập khu du lịch quốc gia. Đà Nẵng được công nhận là đô thị du lịch, có hai khu du lịch quốc gia là Sơn Trà và Bà Nà. Quy hoạch được xây dựng cuối 2013, cuối 2016 trình phê duyệt và mới công bố gần đây tại Đà Nẵng. Ngay sau đó có ý kiến của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng về quy hoạch. Thủ tướng và tôi đã yêu cầu trực tiếp bằng văn bản phải xem xét tiếp thu ý kiến cầu thị, khoa học, công khai. Tôi đã trực tiếp đến tận nơi, nhìn tận mắt những gì đã, đang, và cần phải xây dựng. Tôi cũng đọc mấy trăm trang tài liệu, mời kiến trúc sư đồ án lên hỏi. Từ đó, tôi đã đưa ra quyết định tạm dừng quy hoạch cho đến khi các bên tiếp thu ý kiến. Quy hoạch này chưa hề được triển khai”, Phó Thủ tướng cho hay.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Trước 2013, TP Đà Nẵng đã phê duyệt chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư cho 25 dự án, trong đó có 18 du lịch, 11 dự án có cơ sở lưu trú. Cụ thể, 1.400 phòng khách sạn, 1.920 căn biệt thự. Dự án nào trên bán đảo Sơn Trà, nếu có vi phạm phải được quản lý và xử lý bởi UBND TP Đà Nẵng”.
“Quy hoạch Sơn Trà được thực hiện bởi cơ quan tư vấn gồm các nhà chuyên môn vừa bảo tồn đa dạng sinh học vừa đảm bảo quốc phòng an ninh. Con số 1.600 phòng không phải là ý chí hành chính. Kiến trúc sư trưởng nói tôi rằng đây là tính toán trên công thức mô hình trên ngành du lịch, có thể từ 1.600 đến 3.200 phòng. Sau đó, hội đồng của bộ ấn định lấy ngưỡng thấp 1.600 với tinh thần ưu tiên bảo tồn”, Phó Thủ tướng thông tin.
“Ngay sau khi quy hoạch công bố thì có ý kiến của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng có ý kiến chính thức. Sau đó UBND TP Đà Nẵng có ý kiến không đồng ý với kiến nghị giữ nguyên hiện trạng bán đảo Sơn Trà của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng. Tuy nhiên, tôi vẫn yêu cầu Đà Nẵng tiếp tục rà soát dự án trên cơ sở phát triển bền vững. Sơn Trà chỉ đóng góp một phần nhỏ cho du lịch cả nước. Vì thế, phát triển Sơn Trà chủ yếu phục vụ người dân và TP Đà Nẵng. Tôi cũng đã yêu cầu UBND TP Đà Nẵng làm việc với Hiệp hội du lịch để đi đến đồng thuận nhằm có quy hoạch tốt cho phát triển. Nếu kết quả làm việc đi đến thống nhất giảm quy mô đầu tư xuống thì Chính phủ sẽ đồng ý. Nếu Đà Nẵng thống nhất thấy chưa cần phải làm du lịch ở bán đảo Sơn Trà thì Chính phủ cũng hoan nghênh”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu ý kiến: "Bán đảo Sơn Trà không phải của riêng Đà Nẵng do đó khi nó có vấn đề thì Chính phủ phải vào cuộc. Sơn Trà giống như Sơn Đoòng, Cát Bà, Hạ Long... bao nhiêu xương máu đã đổ để bảo vệ giao cho con cháu mai sau nên không thể nói chỉ giao Sơn Trà cho Đà Nẵng. Riêng tôi, vấn đề tại Sơn Trà nếu cần phải hỏi ý kiến rộng rãi hơn và Chính phủ phải vào cuộc. Cá nhân tôi cho rằng tại Sơn Trà xây dựng 300 phòng là nhiều vì số phòng tại Đà Nẵng đang dư, mà từ Đà Nẵng lên Sơn Trà chỉ hơn chục km thôi". (Kiến Thức 13/6) đầu trang(
Ngày 13/6, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Lâm Hà. Cùng đi có các đồng chí: Nguyễn Thị Lệ - UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Yên - UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành liên quan và lãnh đạo huyện Lâm Hà.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại tiểu khu 252 và 287 thuộc BQL Rừng phòng hộ Lán Tranh, thuộc thôn Păng Pá, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, giáp ranh với xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. Đây là khu vực được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Du lịch sinh thái Phương Nam từ năm 2006 để thực hiện dự án Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp với chăn nuôi dưới tán rừng với tổng diện tích 304 ha.
Năm 2013, Công ty Phương Nam đã hợp đồng liên kết trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng, sản xuất trên đất lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi bò với HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Bình Thạnh, huyện Đức Trọng. Tuy nhiên, tháng 10/2014, do đơn vị này triển khai dự án không đúng tiến độ, để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn nên UBND tỉnh đã thu hồi 164 ha, giao Ban Quản lý rừng Lán Tranh quản lý. Đến nay, HTX Bình Thạnh vẫn tiếp tục cho người dân khai thác đất rừng, trồng hoa màu và mắc ca gây bức xúc trong nhân dân thôn Păng Pá, xã Phúc Thọ.
Sau khi nghe các sở, ngành và chính quyền địa phương báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng tại tiểu khu 252 và 287, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến đề nghị chính quyền huyện Lâm Hà và các đơn vị chức năng cần tiếp tục nắm rõ tình hình, nếu Công ty Phương Nam khai thác đất rừng không đúng mục đích sử dụng thì phải thu hồi đất để giao cho người dân quản lý bảo vệ, không để xảy ra tình trạng khai thác rừng nguyên sinh trái phép; đồng thời, không mở đường phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp trong địa phận tiểu khu 252 và 287. Dịp này, đồng chí cũng thăm hỏi cán bộ, nhân viên Trạm QLBV rừng Păng Pá, động viên anh em tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên rừng.
Tiếp đó, đoàn đã đến thăm một số mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh và thị trấn Nam Ban của huyện Lâm Hà. Tại các điểm đến thăm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cùng đoàn công tác đã nghe các hộ nông dân chia sẻ thông tin về tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua cũng như những kế hoạch trong thời gian sắp tới. Đồng chí cùng đoàn cũng tới thăm thôn Hang Hớt, xã Mê Linh, gặp gỡ và trò chuyện với người cao tuổi uy tín trong cộng đồng, lắng nghe tâm tư, tình cảm của bà con, đồng thời động viên bà con hăng hái sản xuất, kinh doanh, xây dựng đời sống ngày càng tốt đẹp. (Báo Lâm Đồng 13/6) đầu trang(./.