Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 13 tháng 11 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Từ khi "mốt" chơi cây cổ thụ trong vườn nhà, thời gian gần đây một số đối tượng lùng sục khắp các buôn, làng ở Gia Lai để tìm mua các loại cây cổ thụ. Thậm chí, xuất hiện tình trạng đưa cây rừng về vườn nhà rồi tìm cách hợp thức hóa để vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ.
Mới đây, Hạt Kiểm lâm (HKL) H. Kông Chro, Gia Lai đã xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân với mức 1,5 triệu đồng về hành vi vận chuyển gốc cây da đại thụ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Tuy nhiên, khi tiến hành xác minh thì gốc cây cổ thụ này được xác định là của ông Đinh Blyưch (trú làng Brưl, xã Chơ Long, H. Kông Chro) đào trong vườn nhà bán. Thế nhưng, khi kiểm tra thì lái xe không cung cấp được giấy tờ hợp pháp (xác nhận của chính quyền địa phương).
Sau đó, chỉ cần bổ sung những giấy tờ, cây cổ thụ đã được vận chuyển đi nơi khác. Trước đó, vào tháng 7-2017, lực lượng chức năng H. Mang Yang (Gia Lai) cũng đã phát hiện một số đối tượng huy động xe máy múc, xe cẩu chuyên dụng công suất lớn để đào bới, vận chuyển 2 cây trâm đỏ cổ thụ tại làng Dơ Nâu (xã Kon Thụp).
Qua xác minh,  2 cây trâm đỏ cổ thụ trên nằm trên đất của ông Vôch (làng Dơ Nâu) đã được UBND H. Mang Yang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2002.
Tuy nhiên, khi chưa có văn bản đồng ý của chính quyền địa phương, người mua 2 cây cổ thụ trên đã khai thác và vận chuyển đi nơi khác. Ông K.M.P (trú xã Xuân Sơn, H. Sơn Tây, TP Hà Nội) cho biết mua 2 cây trâm này vận chuyển ra Hà Nội làm cây bóng mát. Với mức xử phạt hành chính ít ỏi, 2 cây trâm này được đưa lên xe container Bắc tiến.
Theo tìm hiểu, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xuất hiện một số nhóm chuyên đi "săn" cổ thụ như: da, sộp, bồ đề, bằng lăng..., dùng xe ủi, xe múc và cả xe chuyên dụng đào bứng gốc chở ra các điểm tập kết rồi dùng xe container vận chuyển ra Bắc. Việc mua bán, vận chuyển các loại cây đại thụ này đã được thực hiện trót lọt trước đó vài chuyến, thậm chí có cả cây rừng.
Bởi trong quá trình tìm hiểu của P.V, việc mua bán cổ thụ còn tinh vi hơn khi một số đối tượng lén lút khai thác các gốc cây cổ thụ từ rừng rồi đưa về nhà trồng, chăm sóc. Từ đó, việc hợp thức hóa thành cây sinh trưởng trên đất vườn nhà, đất nương rẫy dễ dàng hơn để mua, bán. Tôi chứng kiến gần ngay trụ sở UBND xã Ia Ka (H. Chư Păh) 1 cây bằng lăng (còn gọi là bằng lăng cườm) khoảng 2 người ôm, cao khoảng 7-8 m vừa được di thực về trồng sát bên đường. Khi hỏi về nguồn gốc cây cổ thụ này chúng tôi nhận được câu trả lời khá sơ sài: cây bằng lăng trên được một hộ dân gần xã mua của người dân địa phương trên địa bàn...
Ông Trần Hùng Anh, Hạt trưởng HKL H. Kông Chro cho biết: Theo quy định về quản lý cây cảnh, cổ thụ, cây bóng mát trong vườn nhà của người dân thì họ có quyền tự chủ, tự quyết định nhưng phải có đơn trình báo để UBND thị trấn xác định nguồn gốc. "Trong quá trình xác nhận, nếu UBND các xã, thị trấn xác định cây nằm trên đất lâm nghiệp thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. UBND các xã, thị trấn cần kiểm tra xác minh cụ thể nguồn gốc hợp pháp của từng cây nhằm tránh trường hợp các đối tượng lợi dụng việc đào, bứng cây rừng đem về nhà trồng rồi làm đơn xin xã xác nhận là cây trong vườn nhà".
Tuy nhiên, tại công văn mới đây của UBND H. Kông Chro đã yêu cầu HKL H. Kông Chro tổ chức rút kinh nghiệm đối với kiểm lâm địa bàn TT Kông Chro vì tham mưu cho UBND thị trấn xác nhận cây không đúng quy định. Cụ thể, tại công văn nêu rõ: trong thời gian qua trên địa bàn TT Kông Chro xảy ra tình trạng di thực cây tự nhiên còn sót lại trên đất nương rẫy về để làm cây cảnh và đã được UBND TT Kông Chro xác nhận không đúng quy định. UBND huyện cũng yêu cầu UBND thị trấn nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc xác nhận cây không đúng quy định.
Để chấn chỉnh tình trạng di thực cây tự nhiên còn sót lại trên đất nương rẫy, đặc biệt là cây rừng về để làm cây cảnh, UBND H. Kông Chro cũng yêu cầu các đơn vị: HKL, CAH, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý bảo vệ rừng kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng di thực cây rừng về làm cảnh trái phép. Các Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Pa, Kông Chro, Kông H'dé đóng chân trên địa bàn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát lâm phần được giao quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể thấy, tình trạng mua, bán vận chuyển cây cổ thụ đang diễn ra ở nhiều địa phương của tỉnh Gia Lai. Chưa kể, một số đối tượng lén lút khai thác cây cổ thụ từ rừng rồi "hợp thức hóa" thành cây trồng trong vườn nhà để đưa đi tiêu thụ. Nếu các ngành chức năng tỉnh Gia Lai không xử lý kịp thời thì chưa thể chấm dứt nạn "chảy máu" cổ thụ về xuôi.(Công An Thành Phố Đà Nẵng 10/11)đầu trang(
5 năm qua, trên địa bàn huyện Vân Hồ không xảy ra tình trạng cháy rừng; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 60%. Đó là kết quả của việc tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) của các cấp, các ngành trong huyện, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kiểm lâm - lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Hằng năm, vào mùa khô hanh, thời điểm dễ xảy ra cháy rừng nhất, lực lượng kiểm lâm huyện cũng như cấp ủy, chính quyền các xã trong huyện lại bận rộn hơn với việc chuẩn bị phương án PCCCR sát thực tế. Trao đổi với chúng tôi về công tác PCCCR trong mùa khô hanh năm nay, ông Đinh Văn Thuấn, Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm huyện, cho biết: Thời tiết năm nay khá phức tạp, diễn biến bất thường, do vậy cần chủ động công tác quản lý, bảo vệ rừng, đặc biệt là trong mùa khô hanh.
Ngay từ đầu mùa khô hanh, Hạt đã chủ động tham mưu với UBND huyện xây dựng phương án PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và thành lập các đoàn kiểm tra công tác bảo vệ, phát triển rừng ở cơ sở.
Đồng thời, chỉ đạo cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn thường xuyên bám cơ sở, tham mưu cho UBND các xã thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đôn đốc các chủ rừng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và thường xuyên tuần tra, kiểm tra các điểm có nguy cơ cháy cao, các điểm thường xuyên xảy ra phá rừng làm nương...
Để thuận lợi trong công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng, Hạt Kiểm lâm huyện đã chia các xã trong huyện thành 4 cụm, gồm: Cụm Quang Minh - Mường Tè; Song Khủa - Liên Hòa; Chiềng Khoa - Tô Múa - Mường Men - Suối Bàng và cụm Vân Hồ - Lóng Luông - Chiềng Yên.
Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện, việc chia cụm xã như vậy sẽ đảm bảo công tác kiểm soát diện tích rừng và tăng cường sự phối hợp giữa các xã với Hạt Kiểm lâm huyện trong việc tuyên truyền về lợi ích của rừng; phổ biến, giáo dục Luật Bảo vệ và phát triển rừng tới nhân dân các bản, các xã.
Tại các xã trong toàn huyện duy trì hoạt động của 138 tổ, đội bảo vệ rừng, với trên 1.600 thành viên, có nhiệm vụ thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời những vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Các xã còn tổ chức việc ký cam kết phòng chống cháy rừng giữa các chủ rừng với ban quản lý bản, giữa bản với UBND xã và đưa việc bảo vệ rừng vào hương ước, quy ước của các bản để bà con thực hiện. Mặt khác, tham mưu với huyện lựa chọn địa điểm để tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng 2 năm/lần, góp phần nâng cao kỹ năng dập lửa cho người dân khi có cháy rừng xảy ra. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Xuân Nha tổ chức các đợt hướng dẫn người dân làm đường băng cản lửa và cách đốt nương an toàn. Nhờ vậy, 5 năm qua, trên địa bàn huyện Vân Hồ chưa có đám cháy lớn xảy ra.
Chúng tôi về xã Liên Hòa, một trong những xã làm tốt công tác bảo vệ rừng của huyện Vân Hồ. Theo thông tin từ lãnh đạo xã, tỷ lệ độ che phủ rừng của xã đạt trên 60%. Ngay tại trụ sở UBND xã cũng có thể nhìn thấy màu xanh của cánh rừng của bản Nôn, bản trung tâm của xã, với những cây cổ thụ to, cao.
Chỉ tay về phía cánh rừng này, đồng chí Đinh Văn Lành, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã tự hào: Người dân bản Nôn có ý thức giữ rừng rất cao, bởi họ luôn ý thức rằng gần 300 ha rừng này không chỉ là tài sản quý, mà còn là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống và sản xuất. Đồng chí Đinh Văn Lành còn cho biết thêm, 8 tổ, đội bảo vệ rừng của xã thường xuyên đi tuần tra bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ vi phạm xâm hại rừng. Cùng với đó, các tổ này còn thường xuyên tuyên truyền tới người dân nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng.
Cùng với việc làm tốt công tác PCCCR, các ngành chức năng của huyện đã tăng cường công tác pháp chế, phát hiện và xử lý nghiêm các vụ vi phạm vào rừng. Hơn 10 tháng qua, toàn huyện đã phát hiện và xử lý 14 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Trong đó, 1 vụ khai thác rừng trái phép, 8 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, thu giữ 0,553 m3 gỗ xẻ thông thường và 0,130 m3 gỗ xẻ nhóm IIA; bắt quả tang 4 vụ cất giữ lâm sản trái phép, tịch thu 1,262 m3 gỗ xẻ thông thường và 1,279 m3 gỗ xẻ nhóm IIA, 100 kg đầu mẩu bách xanh...
Đã mấy năm qua, sau mỗi mùa khô, rừng ở Vân Hồ vẫn xanh tốt. Bởi người dân trong huyện đã ý thức được bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường, bảo vệ “lá phổi xanh”, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện, Vân Hồ đang tăng cường triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR phù hợp với từng địa bàn để tiếp tục giữ vững màu xanh của những cánh rừng.(Báo Sơn La 10/11)đầu trang(
Liên quan đến vụ phá rừng An Lão (Bình Định), ngày 9.11, nguồn tin của Lao Động cho biết, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT, UBND tỉnh Bình Định nêu số liệu trữ lượng rừng bị chặt phá là 5.195,4m3. Trong đó, có 2.281,6m3 thuộc 22,68ha rừng quy hoạch chức năng phòng hộ; 2.913,8m3 ở khu vực quy hoạch chức năng rừng sản xuất.
Báo cáo cũng nêu kết quả điều tra, khởi tố vụ án. Theo đó, cơ quan điều tra xác định có 8 khu vực bị chặt phá bởi 4 nhóm đối tượng ở xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn. Nhóm Cty CP Đầu tư - Kinh doanh tổng hợp Thương Thảo của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Lê Văn Thiệt phá 37,53ha. Nhóm Lê Hồng Đức, Lê Xuân Hậu, Võ Dần (An Hội, La Vuông - Hoài Sơn) phá 18ha. Nhóm Văn Ngọc Triển, Nguyễn Cứ (An Hội, An Đỗ - Hoài Sơn) phá 3,52ha. 1,85ha còn lại bị phá bởi đối tượng Phan Dễ (trú thôn An Đỗ). Trong 8 bị can bị khởi tố về tội hủy hoại rừng theo điều 189 Bộ luật Hình sự, 4 bị can bị bắt tạm giam gồm Lê Văn Thiệt, Lê Hồng Đức, Nguyễn Văn Ri, Phan Dễ. Vụ án còn tiếp tục mở rộng điều tra nhằm làm rõ một số cá nhân khác liên quan.
Về kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật, Giám đốc Sở NNPTNT bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm toàn ngành. Chủ tịch UBND huyện An Lão Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch Đỗ Tùng Lâm bị khiển trách. Khiển trách tập thể lãnh đạo UBND xã An Hưng, Chủ tịch xã Đinh Văn Chê, cán bộ lâm nghiệp Đinh Văn Hải, tổ trưởng chốt bảo vệ rừng Hoài Sơn Nguyễn Thanh Hiếu. Đối với cán bộ thuộc Sở NNPTNT, kiểm điểm Chi cục phó phụ trách Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Thế Dũng; cảnh cáo đối với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm An Lão Đoàn Văn Tá, các Hạt phó Phạm Phương Bắc, Đinh Văn Hòa, kiểm lâm viên Nguyễn Trọng Tài; Hạt phó phụ trách Hạt Kiểm lâm Hoài Nhơn Nguyễn Hồng Tấn...(Lao Động 10/11)đầu trang(
Chiều ngày 10.11, Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh và Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Ân đã tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh hai huyện Vĩnh Thạnh và Hoài Ân.
Theo đó, hai bên thống nhất cùng phối hợp nắm thông tin, tổ chức lực lượng kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng khu vực giáp để ngăn chặn tình trạng vi phạm phá rừng, khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản.
Hội nghị đã thảo luận và nêu lên nhiều giải pháp thiết thực nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân sống gần rừng; đẩy mạnh các hoạt động tuần tra kiểm soát để kịp thời ngăn chặn tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.(Báo Bình Định 11/11)đầu trang(
Mặc dù ngành chức năng và chính quyền địa phương có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, bảo vệ rừng dương (phi lao) ven biển thuộc địa phận xã Cát Chánh (Phù Cát), nhưng thời gian gần đây, nhiều người vẫn lén lút vào rừng chặt phá để làm nguyên liệu hầm than.
Rừng dương ven biển nằm dọc đường trục Khu Kinh tế (KKT) Nhơn Hội - thuộc địa phận xã Cát Chánh (Phù Cát) và Phước Hòa (Tuy Phước), vừa có tác dụng chắn gió, chắn cát bay; vừa tạo cảnh quan môi trường cho KKT.
Với tầm quan trọng này, những năm qua, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản giao chính quyền các địa phương và ngành chức năng liên quan quản lý, bảo vệ rừng an toàn; kiên quyết ngăn chặn, xử lý nạn chặt phá rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng chặt phá rừng dương ven biển còn diễn ra; nhất là đối với diện tích rừng thuộc địa phận thôn Phú Hậu (xã Cát Chánh).
Khu vực rừng dương đã và đang bị chặt phá thuộc khoảnh 3, tiểu khu 281b, thôn Phú Hậu; có diện tích hơn 55ha, do Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Phù Cát quản lý, bảo vệ. Hiện hàng trăm cây dương đã bị chặt hạ tận gốc; trong đó, hầu hết là các có cây đường kính gốc từ 5cm - 10cm, thậm chí cây có đường kính gốc khoảng 20cm - 30cm.
Các đối tượng không chặt tại một vị trí tập trung mà thường làm theo kiểu “da beo”, rải rác nhiều nơi với số lượng từ 3 - 5 cây. Người chặt phá rừng hầu hết ở thôn Phú Hậu; họ lợi dụng nhà ở gần rừng nên khoảng từ 21 giờ đêm đến 3 giờ sáng lén vào rừng chặt cây, cắt thành khúc ngắn rồi chở về nhà hầm than.
Một người dân ở xã Cát Chánh, tiết lộ: “Có khoảng 20 người dân ở thôn Phú Hậu thường xuyên vào rừng chặt phi lao mang về nhà hầm than. Khi chúng tôi báo cho địa phương và ngành chức năng, những người này còn có lời lẽ chửi bới, hăm dọa”.
Ông Đinh Hữu, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Chánh, nhìn nhận: Các lò hầm than ở thôn Phú Hậu và thôn Huỳnh Giản Bắc (xã Phước Hòa) hàng ngày vẫn hoạt động và sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gỗ phi lao. Chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với ngành chức năng mời các hộ có lò hầm than đến làm việc, tuyên truyền, vận động không chặt phá gỗ phi lao để hầm than. Tuy nhiên, do than khan hiếm, có giá khá cao nên một số người bất chấp, lén lút vào rừng chặt cây. Trong khi đó, địa phương không thể cấm người dân hầm than; ngoài ra, do không bắt quả tang việc chặt phá rừng nên khâu xử lý gặp nhiều khó khăn.
Còn theo ông Huỳnh Thu Công, Giám đốc BQLRPH huyện Phù Cát, Ban đã ký hợp đồng giao khoán với 2 cá nhân ở thôn Phú Hậu để quản lý, bảo vệ rừng; ngoài ra, cán bộ của Ban thường xuyên về địa bàn phối hợp làm nhiệm vụ. Tổ bảo vệ rừng tuần tra cả ngày lẫn đêm, nhưng do diện tích rộng và nhiều lối ra vào rừng nên rất khó phát hiện, bắt quả tang. Đơn cử, vào đêm 21.8, trong lúc tuần tra, tổ bảo vệ phát hiện hơn 10 người dùng cưa tay cưa trộm cây phi lao. Ngay lúc đó, các đối tượng lập tức tháo chạy nhiều hướng, bỏ lại hiện trường 17 cây phi lao vừa đốn hạ.
“Trước tình trạng rừng dương bị lén lút chặt phá, BQLRPH huyện Phù Cát đã chỉ đạo tổ bảo vệ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát; đồng thời, đề nghị UBND xã Cát Chánh, lực lượng kiểm lâm địa bàn (thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Phù Cát) phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm tra, xử lý; quyết tâm bảo vệ tốt diện tích rừng phi lao ven biển mà UBND tỉnh đã giao cho Ban quản lý”, ông Công cho biết thêm.
Ông Phạm Lộc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phù Cát, cho rằng BQLRPH huyện Phù Cát là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong quản lý, bảo vệ rừng dương. Tuy nhiên, Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ rừng. Do vậy mà Hạt đã chỉ đạo Trạm Kiểm lâm Cát Hải tăng cường phối hợp với BQLRPH huyện Phù Cát thường xuyên tuần tra, bảo vệ; nhất là vào thời điểm cuối năm, khi người dân tăng công suất hầm than, dẫn đến nguy cơ phá rừng dương.(Báo Bình Định 11/11)đầu trang(
Vừa qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát chính thức ra mắt, ông Ngô Kiên Trung, Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện kiêm Trưởng ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.
Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát có tọa độ địa lý từ 220 23’ đến 220 37’ vĩ độ Bắc và từ 103031’ đến 103043’ kinh độ Đông; thuộc phần đầu của dãy núi Hoàng Liên Sơn, trên địa giới hành chính 5 xã gồm xã Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung của huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai).
Tổng diện tích của Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát là 18.637 ha, bao gồm 20 tiểu khu, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 14.868 ha, phân khu phục hồi sinh thái 3.613 ha, phân khu hành chính, dịch vụ 156 ha.
Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập và chính thức ra mắt có ý nghĩa thiết thực tạo nên sự lan tỏa đến các chủ rừng, góp phần tăng cường lực lượng để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay.(Môi Trường & Cuộc Sống 10.11)đầu trang(
Hội đồng kỷ luật UBND huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) vừa kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Hữu Tầm, Chủ tịch UBND xã Nâm N’Jang. Trong quá trình làm Chủ tịch UBND xã và Trưởng Ban Lâm nghiệp xã Nâm N’Jang, ông Tầm đã để xảy ra nhiều vụ phá rừng lớn tại địa phương.
Ngày 11-11, ông Nguyễn Văn Phò - Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song, cho biết: Hội đồng kỷ luật UBND huyện đã họp và thống nhất mức kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Hữu Tầm, Chủ tịch UBND xã Nâm N’Jang. Ông Nguyễn Hữu Tầm bị kỷ luật vì trong quá trình làm Chủ tịch UBND xã và Trưởng Ban Lâm nghiệp xã Nâm N’Jang đã để xảy ra tình trạng phá rừng với diện tích 48,6ha.
Theo ông Nguyễn Văn Phò, nếu đối chiếu theo Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông, mức kỷ luật đối với ông Nguyễn Hữu Tầm là sẽ bị cách chức. Tuy nhiên, Hội đồng kỷ luật UBND huyện nhận thấy, ông Tầm có triển khai một số nội dung công tác của tỉnh, huyện chỉ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Với tư cách là Trưởng Ban Lâm nghiệp xã, ông Tầm cũng có triển khai giải pháp kiện toàn ban lâm nghiệp nhưng không thực hiện hết nhiệm vụ trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn xã.
Ngoài ra, năm 2016, ông Tầm cũng đã bị kỷ luật với hình thức khiển trách, không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm này.
Với hình thức kỷ luật cảnh cáo, năm 2017, ông Tầm cũng sẽ không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo quy định, 2 năm thông hoàn thành nhiệm vụ thì bị miễn nhiệm công tác. UBND huyện Đắk Song cũng đã gửi văn bản báo cáo kết quả xử lý kỷ luật ông Nguyễn Hữu Tầm lên UBND tỉnh Đắk Nông.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Trương Thanh Tùng đã có công văn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện Đắk Glong và Đắk Song xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp kiểm điểm, kỷ luật chưa phù hợp với mức độ vi phạm. Cụ thể, ông Nguyễn Hữu Tầm đã bị xử lý hình thức kỷ luật “kiểm điểm rút kinh nghiệm” nhưng việc ông Tầm để mất rừng trong địa bàn xã quản lý với diện tích 48,6 ha thì phải bị hình thức kỷ luật “cách chức”.(Sài Gòn Giải Phóng 11/11)đầu trang(
Nhiều cán bộ ở huyện Đắk G'long và Đắk Song để mất rừng nhưng chỉ bị kiểm điểm với hình thức nhẹ so với mức vi phạm. UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu nâng mức kỷ luật.
Sáng 10/11, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết tỉnh vừa có văn bản yêu cầu Sở NN&PTNT, UBND các huyện Đắk Glong, Đắk Song tổ chức kiểm điểm lại những cá nhân, tập thể để mất rừng trong năm 2017 vì chưa phù hợp với mức độ vi phạm.
“UBND tỉnh có quy định các cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm khi để mất rừng, tuy nhiên những đơn vị trên kiểm điểm không rõ ràng, còn nhẹ so với mức độ vi phạm. Do đó, địa phương yêu cầu kiểm điểm lại”, ông Lộc nói.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT xem xét lại hình thức kỷ luật đối với ông Lê Văn Hà (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Glong), ông Nguyễn Đình Dân (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song) và một số cán bộ kiểm lâm khác.
Trước đó, ông Hà đã bị kỷ luật hình thức “khiển trách”, nhưng theo quy định của UBND tỉnh việc để mất 83,3 ha rừng thì cán bộ này phải chịu hình thức kỷ luật “giáng chức”.
Tương tự, ông Dân đã bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, nhưng theo quy định để mất 46,6 ha rừng phải chịu hình thức kỷ luật “cảnh cáo”.
Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Nông cũng yêu cầu nâng mức kỷ luật đối với 5 cán bộ kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Glong và Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song đã bị xử lý kỷ luật với các hình thức cảnh cáo, khiển trách, kiểm điểm rút kinh nghiệm lên mức “hạ bậc lương”.
Ngoài ra, tỉnh Đắk Nông cũng yêu cầu UBND huyện Đắk Song xem xét lại hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Hữu Tầm - Chủ tịch UBND xã Nâm N’Jang và ông Phạm Quốc Thụy - Chủ tịch UBND xã Trường Xuân.
Trước đó, hai lãnh đạo này đã bị xử lý hình thức kỷ luật “kiểm điểm rút kinh nghiệm”. Tuy nhiên, ông Tầm để mất 48,6 ha rừng trong địa bàn mình quản lý nên theo quy định phải kỷ luật “cách chức”.
Còn ông Thụy để mất 2,1 ha rừng và một diện tích lớn rừng thông phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14 nên UBND huyện Đắk Song phải tổ chức kiểm điểm lại.(Zing News 10/11)đầu trang(
Sau khi kiểm tra tình trạng rừng tái sinh tự nhiên ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đang bị ngang nhiên chặt phá, cơ quan chức năng xác định một phần số gỗ khai thác được người dân mang về làm nhà, số còn lại đang còn cất dấu dưới hồ nước sâu.
Ngày 3/11/2017, có bài phản ánh “Thanh Hóa: Rừng tái sinh tự nhiên đang bị chặt phá nghiêm trọng”nói về tình trạng hoạt loạt cây gỗ lớn ở khu rừng tự nhiên tái sinh tại thôn Tú Tạo, Cụt Ặc, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) ngang nhiên bị chặt hạ mang ra khỏi rừng nhưng lực lượng chức năng không hề hay biết.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn về việc kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung báo chí nêu.
Nhận được công văn của UBND tỉnh, Huyện ủy Thường Xuân đã cử Phó bí thư Thường trực trực Huyện ủy trực tiếp làm việc với lãnh đạo xã Xuân Chinh về công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.Đồng thời, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành có sự tham gia của lực lượng: Kiểm lâm, Công an, Phòng Nông nghiệp, Phòng TN&MT, UBND xã Xuân Chinh, đoàn kiểm tra do PCT UBND huyện Thường Xuân làm trưởng đoàn.
Kết quả kiểm tra tại lô 2, khoảnh 4, tiểu khu 555, khu vực Hón Chào Mào (đập thủy lợi) tại thôn Cụt Ặc phát hiện 14 khúc gỗ tròn nhóm 2 đến nhóm 6, khối lượng 7,256m³ (gỗ cũ) được đóng thành mảng ngâm dưới suối; qua xác minh thì số gỗ trên của gia đình ông Lò Văn Khắc ở thôn Cụt Ặc và số gỗ này đã ngâm ở suối từ nhiều năm trước với mục đích làm nhà, số gỗ trên cũng được UBND xã Xuân Chinh và Kiểm lâm địa bàn lập hồ sơ quản lý.
Tại lô 1, khoảnh 8, tiểu khu 543 là rừng phục hồi sau nương rẫy được giao cho hộ gia đình khoanh nuôi, tái sinh, quản lý với diện tích 16,8ha của gia đình ông Lữ Văn Phòng là chủ rừng bị khai thác 24 cây gỗ ràng ràng (nhóm 6) bị khai thác trái phép với khối lượng 12,381 m³ gỗ đã lấy ra khỏi rừng.
Theo đó, có 13 cây được khai thác vào ngày 23/10 với khối lượng 6,479 m³ và 11 cây được khai thác 2/4/2017 với khối lượng 5,902 m³.Trong quá trình xác minh, điều tra người vi phạm là ông Vi Văn Nguyên (SN 1982, trú thôn Tú Tạo, xã Xuân Chinh) khai thác về làm cốt pha, làm nhà ở tại địa phương.
Cũng theo Kiểm lâm huyện Thường Xuân thì đang còn nhiều gỗ được chủ khai thác về ném xuống hồ nên đang chỉ đạo anh em để vớt lên kiểm tra và xử lý nghiêm đối tượng phá rừng.
Trao đổi với PV, ông Phạm Thăng Long - Hạt trưởng hạt Kiểm lâm Thường Xuân cho biết: “Ngay sau khi anh em phản ánh, Chi cục Kiểm lâm đã có văn bản chỉ đạo và huyện cũng thành lập đoàn công tác tiến hành kiểm tra trên địa bàn Xuân Chinh, yêu cầu kiểm tra, đánh giá về việc khai thác gỗ”.
Ông Long thừa nhận: "Việc phá rừng là đúng sự thật, gỗ ngâm dưới suối cũng đúng sự thật như báo chí phản ánh.
Chúng tôi phải tham mưu cho huyện giao rõ trách nhiệm của ngành là việc gì? chủ rừng là gì? xã là việc gì? đây là rừng sản xuất đã giao cho chủ hộ từ năm 1997. Bên cạnh đó chính quyền địa phương là người đứng bên cạnh còn Kiểm lâm là người tham mưu, giám sát việc đó".
"Nếu Kiểm lâm không phát hiện kịp thời tham mưu thì Kiểm lâm sẽ bị khiển tránh, còn chính quyền địa phương là người quản lý nhà nước, lãnh thổ. Kiểm lâm ở góc độ nào anh tham mưu, giám sát. Nếu như anh tham mưu được rồi anh giám sát chưa được thì sẽ xử lý anh giám sát" - Ông Long phân trần.
Sau khi có thông tin về lực lượng kiểm tra số gỗ gốc đã được chủ ném xuống hồ nhà ông Mão (là người dân địa phương – PV), do nước sâu đến 6m nên đang tính phương án thuê thợ lặn hoặc tìm mọi cách để đưa số gỗ lên lập hồ sơ để xử phạt hành chính - Ông Long nói.(Infonet 11/11)đầu trang(
Tăng cường bảo vệ rừng giáp ranh giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An
Thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, từ đầu năm 2017 đến nay 2 bên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động xâm canh, khai thác lâm sản trái phép; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong công tác BVR, PCCCR, duy trì thông tin liên lạc và thực hiện việc giao ban hằng tháng.
Hai địa phương cùng phối hợp xây dựng được nhiều mô hình BVR, PCCCR có hiệu quả như mô hình khu dân cư “3 không” về BVR, mô hình phát triển kinh tế rừng, mô hình quản lý cưa xăng; xây dựng các tổ đội BVR, PCCCR. Thanh tra pháp chế 2 chi cục kiểm lâm thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; phối hợp xử lý việc vận chuyển lâm sản từ Nghệ An sang Thanh Hóa và ngược lại.
Từ đầu năm đến nay, qua công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra, hai bên đã phát hiện 17 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, thu giữ trên 31m3 gỗ tròn, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước trên 65 triệu đồng.(Báo Thanh Hóa 12/11)đầu trang(
Có thể nói, vì lợi nhuận từ loại gỗ xây dựng đến gỗ quý trở thành “mồi ngon” cho “lâm tặc” nên những cánh rừng già bị xóa sổ nhiều hơn. Một mặt, áp lực từ dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về đất sản xuất cũng tăng theo dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy ngày một nhiều. Trong khi đó, công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, khiến cuộc chiến giữ rừng gian nan hơn bao giờ hết.
Gần một tuần tìm hiểu tình trạng phá rừng tại H. K'Bang (Gia Lai), chúng tôi nhìn thấy rõ hầu hết ở trụ sở của hạt Kiểm lâm, các Cty lâm nghiệp đều thu giữ lượng lớn gỗ các loại cùng nhiều phương tiện tham gia vận chuyển lâm sản.
Nhưng, đây chỉ là phần nổi của tình trạng khai thác rừng trái phép tại địa phương này được lực lượng chức năng phát hiện. Là một trong số ít các địa phương của tỉnh Gia Lai còn rừng, K'Bang đang chịu những áp lực lớn về tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép với mức độ liều lĩnh, tinh vi của “lâm tặc” ngày càng tăng.
Năm 2016 và 2017, Huyện ủy K'Bang đã tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ rừng nhằm tăng cường giữ những cánh rừng nơi đây, nhất là cánh rừng hương có hàng trăm cây trăm tuổi. Trong đó, Bí thư Huyện ủy K'Bang ông Trương Văn Đạt làm Trưởng Ban chỉ đạo. Ngoài thực hiện công tác tham mưu, chỉ đạo các ngành, các cấp trong công tác tuyên truyền, tuần tra, truy quét ngăn chặn phá rừng trái pháp luật, khai thác, vận chuyển mua bán lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy, Ban chỉ đạo cũng triển khai nhiều phương án, kế hoạch nhằm đấu tranh với tình trạng “lâm tặc” hoành hành.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo cho thấy quyết tâm của chính quyền địa phương H. K'Bang trong quản lý, bảo vệ rừng là rất quyết liệt. Đều đặn, có những đêm trắng Trưởng ban và những thành viên trong Ban chỉ đạo đã tiến hành tuần tra, kiểm tra trên các tuyến đường mà “lâm tặc” thường tổ chức vận chuyển, khai thác lâm sản. Việc đích thân Bí thư Huyện ủy đi kiểm tra, tuần tra cũng đã khiến lãnh đạo nhiều xã, Cty nâng cao trách nhiệm hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Thế nhưng, có thời điểm nhận tin báo, khi đến nơi thì “lâm tặc” đã kịp tẩu tán hoặc khi Ban chỉ đạo đi thì gần như “lâm tặc” đã biết hướng đi nào, điều đó cho thấy rất rõ, việc “lâm tặc” sử dụng cánh “chim lợn” để theo dõi từng bước chân của đoàn kiểm tra là có cơ sở. “Nhiều lần chúng tôi phải ngụy trang đi bí mật, bởi xe vừa rời khỏi thị trấn thì “lâm tặc” đã biết. Có lần, cả đồng chí Trưởng ban cùng các thành viên ra TX An Khê ngủ lại rồi nửa đêm mới đi taxi vào để kiểm tra, tuần tra” - một thành viên trong Ban chỉ đạo cho biết.
Điều đó có thể thấy, vẫn còn đó những khó khăn, lỗ hổng trong công tác quản lý bảo vệ rừng khi chưa có sự đồng bộ. Chưa kể việc xử lý trách nhiệm của những chủ rừng vẫn đang còn là điều đáng bàn khi những cánh rừng hàng ngày vẫn mất đi.
Tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản luôn là vấn đề nóng ở địa phương này. Thế nên, việc giữ chức Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm H. K'Bang cũng trở thành “cái ghế nóng”. Bởi hầu như năm nào địa phương này cũng xảy ra tình trạng phá rừng, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép.
Dù nhiều biện pháp tích cực triển khai quyết liệt như tuần tra, truy quét, đẩy đuổi lâm tặc, xử lý hàng loạt xe máy, ô-tô độ chế nhưng tình hình vẫn chưa thể bớt “nóng” hơn. Thực tế, đa phần việc kiểm soát lâm sản chủ yếu vẫn diễn ra tại “phần ngọn”, trong khi đó bên trong rừng sâu, phần lớn các vụ việc được phát hiện sau khi cây rừng đã bị đốn hạ và vận chuyển khỏi rừng.
Chưa kể, hiện nay hàng loạt Cty lâm nghiệp đều chuyển sang nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng nên bài toán loay hoay giữ rừng còn rất lúng túng. Bộ máy bị thu hẹp, nguồn lực hạn chế, chi trả cho lao động thấp, trong khi đó địa bàn rộng, hiểm trở khiến việc giữ rừng trở thành trách nhiệm quá lớn đối với những đơn vị này. Bên cạnh đó, nhân viên, cán bộ thuộc Cty lâm nghiệp dù làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng nhưng lại không được quyền hạn, trang bị như những lực lượng chuyên trách khác.
Thế nên, việc xử lý “lâm tặc” cũng gặp không ít khó khăn. “Chúng tôi quản lý 7 tiểu khu, 1 tiểu khu 2 người và trung bình 1 người quản lý 1.000ha. Tuy nhiên, cơ chế của ngành Lâm nghiệp khi xưa khác bây giờ, trước Cty còn có nguồn thu nên nguồn nhân lực dồi dào. Giờ đây, Cty thì ít người mà rừng vẫn như vậy, chưa kể áp lực về dân số, nhu cầu đất sản xuất, gỗ ngày càng tăng khiến việc quản lý, bảo vệ rừng càng áp lực hơn” - ông Võ Ngộ - Giám đốc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa cho hay.
Trở lại lâm phần của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa và Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, nơi còn khá nhiều cá thể gỗ giáng hương hàng trăm năm tuổi, tình trạng xâm hại rừng vẫn diễn ra. Để bảo vệ số gỗ quý ít ỏi còn lại này, H. K'Bang đã xây dựng nhiều giải pháp như sáp nhập, kiện toàn lại các Cty lâm nghiệp, thành lập Ban Chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ rừng.
Thế nhưng, qua nhiều năm, đến giờ này số phận những cây hương trăm tuổi vẫn bấp bênh khi tỉnh này vẫn chưa tìm được mô hình, cơ chế cụ thể để quản lý, bảo vệ. “Giữ được rừng hương quý bây giờ rất gian nan đối với các lực lượng quản lý bảo vệ rừng. Không chỉ lực lượng Kiểm lâm, bản thân tôi nhiều tháng qua liên tục bị đối tượng “lâm tặc” dùng sim điện thoại rác “tấn công” gây ức chế tâm lý.
Chúng dùng những lời lẽ đe dọa tính mạng bản thân tôi và người thân, thậm chí có lúc dùng dao, gậy sẵn sàng tấn công. Biết là rất nguy hiểm, xong vì cuộc chiến giữ rừng, chúng tôi không thể làm khác, vẫn phải công tác, vẫn phải lên rừng kiểm tra và xử lý những hành vi vi phạm” - ông Nguyễn Văn Hoan - Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh trải lòng.
Cuộc chiến giữ rừng, bảo vệ môi trường sống của các loài gỗ quý ở đại ngàn KBang, nhất là những cánh rừng hương vẫn đang diễn biến khá khốc liệt, bởi hoạt động của “lâm tặc” ngày càng tinh vi, manh động. Đối mặt với nguy cơ xâm hại những cánh rừng ở đại ngàn này, theo chúng tôi, bên cạnh những mô hình quản lý bảo vệ rừng, vai trò của những cán bộ Kiểm lâm, Cty quản lý rừng - lực lượng được mệnh danh “cảnh sát rừng” thì việc phát huy vai trò của nhân dân tham gia công tác bảo vệ rừng cũng rất cấp thiết, nên các địa phương có rừng phải quan tâm chú trọng nhiều hơn.(Công An Nhân Dân 10/11)đầu trang(
Trước những lời đồn thổi về khả năng chữa bách bệnh, xua đuổi điềm xui, rước tài lộc từ các sản phẩm động vật rừng khiến nạn săn bắt, buôn bán thú rừng trái phép hoành hành khắp nơi, các cơ quan chức năng và người dân Đắk Lắk đã nỗ lực ngăn chặn, cứu hộ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng.
Không nỡ để thú rừng trở thành mồi nhậu, anh Nguyễn Thành Long (SN 1989, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã bỏ tiền túi mua lại chúng từ các chủ nhà hàng rồi thả chúng về với tự nhiên. Xem các video ghi lại cảnh anh thả động vật hoang dã về rừng trên mạng xã hội thu hút nhiều lượt bình luận, chia sẻ. Có người đánh giá đây là hành động nhân đạo đầy ý nghĩa, nhưng không ít người hồ nghi cho rằng anh “làm màu, câu like”. Bỏ qua dư luận, anh Long vẫn duy trì việc “mua – thả” suốt 4 năm nay.
Anh Long chia sẻ, bản thân yêu quý động vật từ nhỏ. Năm 2012, anh nuôi một con Sóc để bầu bạn và dành sự chăm sóc đặc biệt. Một lần dẫn Sóc ra ngoài dạo chơi, nhìn chú Sóc tung tăng vui đùa, anh nhận ra thiên nhiên mới chính là môi trường sống tốt nhất của nó nên quyết định thả Sóc về rừng. Trước khi nhảy đi, Sóc không quên liếc nhìn, ngoáy đuôi như muốn nói lời cảm ơn chủ nhân.
Anh Long cho hay: Ai cũng có đam mê, sở thích riêng, và anh chọn “giải cứu thú rừng” làm niềm vui của mình nên sẽ tiếp tục duy trì công việc này.
Cũng năm 2012, trong chuyến đi Đắk Nông, nhìn thấy con Kỳ đà mang thai bị rao bán ven đường. Hình ảnh “bóc da, làm thịt” hiện lên, anh dừng xe mua lại rồi mang ra khu vực sông Sêrêpốk thả. “Cảm giác thả chúng đi giống như mình vừa tìm được thứ quý giá sau bao ngày thất lạc”. Và từ đó, mỗi khi gặp người bán động vật rừng anh đều mua lại để phóng sinh. Con vật nào khỏe mạnh thì anh mang đi thả ngay, con bị thương anh giữ lại chăm sóc cho lành lại mới thả.
Anh Long cho biết, động vật vốn dĩ hiền lành nhưng khi bị thương rất hung dữ. Các cơ sở chăm sóc thú cưng không dám nhận chữa trị. Anh bất đắc dĩ trở thành “bác sĩ thú y”, tự mua thuốc, băng gạc về băng bó vết thương. Nhìn chúng nằm im, kêu rên vì đau, anh xót lòng như chính cơ thể mình thương tổn. Trước khi để chúng về tự nhiên, anh Long tìm hiểu kỹ môi trường sống của từng loài, tránh xung đột giữa các loài trong hệ thống chuỗi thức ăn.
Một buổi sáng cuối tháng 10 trời nắng đẹp, chúng tôi theo chân anh vượt chặng đường xa từ thành phố Buôn Ma Thuột sang huyện Krông Nô (Đắk Nông) để thả con Chồn hương nặng 2,7kg mua 2 tháng trước. Chồn bị dính bẫy, gãy chân trước, anh băng bó, nay vết thương đã lành lặn. Trước khi đi, anh hạn chế số người theo, bí mật vị trí thả vì… sợ lộ thông tin, cánh thợ săn truy lùng. Đi đường xa, Chồn hương bị sốc nhiệt, anh cho uống nước, để nằm dưới bóng cây cho lại sức.
Nhìn chú Chồn lê bước chân chậm chạp di chuyển vào rừng, anh Long xót xa tâm sự: “Chân vẫn còn đau nhưng được về với tự nhiên nó vẫn cố bò đi. Ai nhìn cũng thấy thương. Mình muốn kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ động vật hoang dã, nhưng không thể hô hào suông mà phải bằng hành động. Việc đầu tiên mình có thể làm là tiết kiệm tiền chi tiêu cá nhân để giải cứu chúng trước. Sau đó mới tính đến các giải pháp bảo tồn quy mô hơn. Rất may việc làm của mình được gia đình, người thân ủng hộ, động viên”.
Từ năm 2012 đến nay anh đã giải cứu cho hàng trăm con rắn đủ loại, cùng nhiều loài động vật khác như Mèo, Khỉ, Chồn… Kỷ niệm khiến anh nhớ nhất là lần thả Khỉ con về rừng năm 2013. Dù đã tính thế thủ thân nhưng vừa mở bọc ra, chú Khỉ đã nhảy vồ vào người, cấu vào cánh tay anh. Vết thương đó trở thành vết sẹo dài hình tam giác để đời.
Sau lần ấy, anh cẩn trọng hơn khi thả, nhất là loài rắn. Mỗi lần anh thả mấy chục con nên phải chọn thế dốc, tuốt bao là lo chạy xa. Anh chỉ kịp ghi lại một vài clip ngắn về hành trình đi thả, chia sẻ lên mạng xã hội để kêu gọi các bạn trẻ cùng chung tay bảo vệ động vật. Anh Long cho hay: Ai cũng có đam mê, sở thích riêng, và anh chọn “giải cứu thú rừng” làm niềm vui của mình nên sẽ tiếp tục duy trì công việc này.
Vườn Quốc gia Yok Đôn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật, trong đó nhiều loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam nên cánh thợ săn luôn tìm mọi cách đột nhập giăng bẫy, khiến muông thú phải nơm nớp lo sợ trong chính “ngôi nhà” của mình.
Cho phóng viên xem các loại bẫy mà cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn thu được trong lúc tuần tra bảo vệ rừng, anh Nguyễn Thế Hiển - nhân viên phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế cho biết: Các loại bẫy và cả súng săn đều do cánh thợ săn tự tay chế tác. Tùy từng loài thú mà họ thiết kế, tạo bẫy khác nhau như bẫy giăng, bẫy dây dùng để bắt thú nhỏ (Thỏ, Gà rừng, Sóc…) bẫy rút, bẫy đinh, bẫy cung bắt thú to (Heo rừng, Chồn, Nai…). Bẫy cạp được cho là loại nguy hiểm nhất, loài thú nào không may dẫm phải ngay lập tức bị các răng nhọn cắm vào chân gây sát thương cao, đe dọa tính mạng.
Cánh thợ săn thường chọn đặt bẫy ở thảm cỏ xanh, trong rừng le rậm rạp hoặc gần khu vực sông, suối nơi con thú hay lui tới tìm thức ăn, nước uống. Bẫy thú được ngụy trang rất tinh vi, nếu không để ý, kể cả con người cũng khó phát hiện. Một cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn trong lúc tuần tra từng sa chân vào bẫy, phải nhờ đồng nghiệp cưa cùm, bẻ khóa mới tháo bẫy ra được.
Năm 2013, một con Voi rừng khoảng 5 năm tuổi, nặng hơn 6 tạ trong lúc di chuyển cùng đàn, đã vô tình dẫm bẫy khiến một chân trước và vòi bị thương nặng, cán bộ Trung tâm Bảo tồn Voi Đắk Lắk đưa về cứu hộ, nhờ chuyên gia nước ngoài hỗ trợ, điều trị. Dù trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đau đớn và được chăm sóc đặc biệt nhưng chân chú Voi không thể đi lại bình thường như trước.
Để bảo vệ bình yên cho khu rừng, cán bộ kiểm lâm ngoài nhiệm vụ ngăn chặn lâm tặc chặt gỗ, còn phải “căng mắt” tìm gỡ bẫy thú, cứu hộ động vật gặp nạn trong rừng. Ngày 16/9/2017 trong quá trình tuần tra, lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn đã phát hiện một cá thể Mang con nặng khoảng 4kg bị ngã xuống mương dẫn nước nên đưa về trạm cứu hộ tạm thời. Sau 4 ngày được các chuyên gia thuộc Tổ chức động vật châu Á chăm sóc, Mang con đã khỏe lại và được thả về rừng. Trước khi thả, chú Mang đã được truyền nước, tiêm vitamin để tăng sức đề kháng. Sau 24 giờ, các chuyên gia quay lại vị trí thả kiểm tra thì chú Mang đã về với thế giới của nó.
Anh Hiển cho biết thêm các loại động vật sau khi tịch thu từ thợ săn, gỡ bẫy trong rừng hoặc tiếp nhận từ người dân đều được đưa về trạm cứu hộ tạm thời tại Vườn để kiểm tra sức khỏe. Con vật nào còn khỏe mạnh sẽ đem đi thả ngay, con bị thương thì để lại trạm chăm sóc cho lành hẳn. Với những con vật bị nuôi nhốt lâu ngày, trạm tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường bán hoang dã, dạy chúng bản năng sinh tồn trước khi đưa về tự nhiên. Tại trạm hiện có 5 cá thể Nai, 3 cá thể Khỉ cùng các loài khác như Rùa, chim Công, chim Trĩ, Chồn…
Theo số liệu của Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk: 6 tháng đầu năm 2017 các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 17 vụ săn bắt, vận chuyển, mua bán động vật rừng, thu giữ 20 kg thịt rừng. Các cơ quan cũng thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc quản lý, gây nuôi và hoạt động mua bán, sử dụng động vật hoang dã trên địa bàn. Công tác tuyên truyền vận động người dân giao nộp động vật hoang dã cũng được quan tâm thực hiện. Năm 2016, Hạt kiểm lâm thành phố Buôn Ma Thuột vận động người dân giao nộp được 7 cá thể gấu,  3 cá thể Khỉ (năm 2017) và nhiều loài động vật hoang dã khác…(Đắk Lắk 11/11)đầu trang(
Trước nguy cơ cháy rừng vào mùa khô, vừa qua, UBND TP đã ban hành Công văn số 5585/UBND-KT yêu cầu sở ngành, địa phương có rừng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.
Theo đó, yêu cầu Sở NN&PTNT và sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và PCCC rừng đến cán bộ, nhân viên và Nhân dân trên địa bàn biết để chủ động thực hiện phòng chống. Nâng cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp, các ngành, đơn vị, chủ rừng trong quản lý, bảo vệ, phát triển, PCCC rừng.
Tăng cường công tác kiểm tra chủ đầu tư trong việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án liên quan đến phát triển, sử dụng môi trường rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. Xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp.
Sở NN&PTNT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc kiểm tra, rà soát, báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 1/2/2013, báo cáo UBND thành phố.
Chủ trì phối họp Bộ Tư lệnh Thủ đô, Cảnh sát PCCC TP, UBND các huyện, thị xã có rừng, đất lâm nghiệp, các chủ rừng kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng các công trình phục vụ công tác PCCC rừng trên địa bàn, đề xuất phương án PCCC rừng, báo cáo UBND TP. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư thống nhất đề xuất kinh phí phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
UBND các huyện, thị xã có rừng xây dựng phương án PCCC cho từng khu rừng cụ thể, gửi Sở NN&PTNT, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô tham gia ý kiến trước khi ký ban hành.
Chuẩn bị tốt các điều kiện theo phương châm “4 tại chỗ” phục vụ công tác PCCC rừng hiệu quả ngay từ giờ đầu. Đặc biệt, cần phân công rõ trách nhiệm đồng chí lãnh đạo huyện, thị xã phụ trách công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và PCC rừng. Chủ động bố trí kinh phí phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng và PCCC rừng trên địa bàn...(Kinh Tế Đô Thị 10/11)đầu trang(
Cà Mau có hai hệ thống rừng rất nổi tiếng, đó là rừng tràm U Minh và rừng ngập mặn Năm Căn. Dưới tán tràm xanh mướt, chạy dài tít tắp như nối tận chân trời là nơi cư ngụ của vô số loài động vật hoang dã như nai, heo rừng, khỉ, chồn, trăn, rắn, rùa, tê tê… trong đó nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ.
Rừng tràm U Minh Hạ có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Trong đó, có 8.256 ha được công nhận Vườn quốc gia U Minh Hạ. Bao bọc chung quanh còn có 25 nghìn ha rừng và đất vùng đệm với các loài động, thực vật vô cùng phong phú. Với những ai lần đầu đến với rừng U Minh Hạ sẽ bị choáng ngợp trước sự bao la, mênh mông bạt ngàn của một khu rừng nguyên sinh rộng lớn này.
Hơn 8 nghìn ha rừng tràm của Vườn quốc gia U Minh Hạ phủ một mầu xanh tươi mát, chạy dài tít tắp đến tận chân trời, không khí trong lành. Đến đây có cảm giác như rũ bỏ hết mọi ưu phiền,  hòa nhập hoàn toàn vào thiên nhiên.
Bạn có bất ngờ không khi dưới tán tràm xanh mướt, rậm rạp kia chính là nơi cư ngụ của vô số loài động vật hoang dã như nai, heo rừng, khỉ, chồn, trăn, rắn, rùa, tê tê…Theo ông Huỳnh Minh Nguyên, Giám đốc vườn quốc gia U Minh Hạ, nhờ áp dụng chế độ quản lý nghiêm ngặt nên vườn quốc gia U Minh Hạ không ngừng phát triển, bảo tồn. Là môi trường lý tưởng cho các loài động vật hoang dã quý hiếm lưu trú, sinh trưởng.
Hiện nay, động vật hoang dã quý hiếm tồn tại trong vườn quốc gia ngày càng nhiều. Nếu cách đây 10 năm, đàn nai xuất hiện lưa thưa thì bây giờ số lượng đàn nai ước tính từ 700-800 con, trong đó có những con nai già trọng lượng lên tới 180 kg. Đàn heo rừng cũng có hàng trăm con. Đặc biệt trong vườn quốc gia U Minh Hạ xuất hiện nhiều loài chim quý như chim sen, chằng bè, đây là loài chim to với sải cánh trên 1m, trọng lượng hàng chục kg.
Cùng với sự phong phú đó, nơi đây còn có khoảng 60 loài cá nước ngọt và cá nước lợ, nhiều con cá lóc, cá bông nặng khoảng 1 đến 2kg. Cá, chuột đồng, lươn, rắn nhiều vô kể và đó chính là đặc sản của vùng đất này với những món mà chỉ nghe giới thiệu đã thấy vô cùng hấp dẫn như cá lóc nướng trui, lươn um lá nhàu, chuột đồng chiên, rắn bông súng nướng mọi… chấm muối hạt dầm với ớt xanh.
Đặc biệt, nếu đến rừng tràm U Minh Hạ vào mùa trái giác chín rộ, nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ. Trái giác được ví như nho rừng ở vùng U Minh. Người dân quê thường dùng trái xanh để kho cá hoặc nấu canh chua và trái chín để ngâm rượu, rượu trái giác ngọt thơm như rượu vang vậy. Mùa giác bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối năm âm lịch. Vào thời điểm này, nhiều hộ dân ở huyện U Minh tranh thủ đi hái và bán cho các cơ sở thu mua, mang về nguồn thu nhập tương đối khá.
Và sẽ là thiếu sót lớn nếu không kể đến loại mật ong hoa tràm nức tiếng của rừng U Minh Hạ, thứ mật trong và vàng như nước cam, đặc sánh, thơm ngào ngạt hương vị của hoa tràm, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe. Dưới tán rừng, quanh năm loài ong cần mẫn đi hút mật từ những nhuỵ bông tràm về xây tổ.
Tự bao đời nay, nhiều người dân U Minh đã sinh sống bằng nghề gác kèo ong. Người đi rừng chỉ cần chọn một vị trí tốt trong rừng đặt một đoạn thân cây, thường là cây tràm hoặc cây cau (còn gọi là kèo ong), khoảng hơn chục ngày sau là đàn ong kéo về xây tổ cho sản lượng mật dồi dào.
Mang trong mình những vẻ đẹp hoang sơ cùng nhiều sản vật quý hiếm nên từ lâu, rừng U Minh Hạ đã trở thành một địa điểm đặc biệt hấp dẫn du khách từ khắp mọi nơi tìm về.(Đại Đoàn Kết 10/11)đầu trang(
Ngày 10.11, tại huyện Đồng Văn, Ban Chỉ đạo ứng phó sự cố cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức diễn tập trên địa bàn huyện Đồng Văn năm 2017. Tham dự cuộc diễn tập có đồng chí Ly Mí Lử, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Công Dần, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, đại diện 3 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc; lãnh đạo các phòng, ban, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Văn.
Cuộc diễn tập được chia làm hai giai đoạn: Tổ chức chuẩn bị ứng phó sự cố cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiệt hại do cháy rừng gây ra; thực hành chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn.
Với tình huống giả định, thời tiết khô hanh tiếp tục kéo dài, nguy cơ cháy rừng ở mức độ cấp 3 và cấp 4, một số địa phương lên đến cấp 5. Trên địa bàn tỉnh ta thời tiết khô hanh kéo dài, cảnh báo cháy rừng ở cấp 4 và cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp của huyện Đồng Văn đã tổ chức các hội nghị quán triệt Công điện của T.Ư và của tỉnh; đánh giá tình hình, xác định nội dung, biện pháp ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn, triển khai những việc cần làm ngay. Phần thực binh, do thời tiết mưa mù nên không tổ chức thực hiện.
Thông qua cuộc diễn tập nhằm nâng cao năng lực, trình độ tổ chức chỉ huy điều hành của cấp ủy, chính quyền và Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp; có thêm kinh nghiệm trong chủ động phòng, chống và xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Đồng thời tuyên truyền sâu rộng về công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) cho nhân dân trên địa bàn.
Cuộc diễn tập đã theo đúng định hướng của tỉnh, sát với điều kiện thực tế và đạt loại xuất sắc.Kết thúc cuộc diễn tập, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 2 cá nhân; Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn tặng Giấy khen cho 3 tập thể, 7 cá nhân có thành tích trong luyện tập, diễn tập PCCCR và tìm kiếm cứu nạn.(Báo Hà Giang 10/11)đầu trang(
Là một trong những xã nằm trong vùng lõi rừng đặc dụng, vì vậy xã Khâu Tinh (Na Hang) và các đơn vị chức năng thường xuyên chú trọng công tác kiểm tra, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ đến người dân. Nhờ vậy, hơn 8.300 ha rừng tự nhiên của xã được bảo vệ tốt.
Thôn Khau Tinh có 142 hộ, bà con chủ yếu làm nông nghiệp. Những năm qua, rừng do thôn quản lý nên không để xảy ra cháy rừng và không vi phạm chặt phá, khai thác trái phép. Để có kết quả đó, thôn đã xây dựng quy ước đưa nội dung bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả cộng đồng; tổ quản lý rừng của thôn phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân và định kỳ tổ chức phối hợp tuần rừng chung. 100% số hộ trong thôn ký cam kết bảo vệ và không xâm hại rừng.
Anh Nông Văn Huỳnh, Trưởng thôn Khau Tinh cho biết, ý thức của bà con trong thôn ngày càng được nâng lên, không còn phá rừng mà tập trung chăm sóc, bảo vệ rừng. Để giữ rừng, thôn đã thành lập đội xung kích gần 20 người thực hiện nhiệm vụ thường xuyên tuần tra tại những nơi có nguy cơ xảy ra cháy cao vào mùa khô; tuyên truyền, hướng dẫn dân phát nương, đốt nương phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, khi đốt nương phải báo với đội xung kích và bố trí người túc trực không để lửa lan vào rừng...
Việc giữ rừng đã trở thành phong trào được nhân rộng ở các hộ dân trong nhiều thôn trên địa bàn xã, điển hình như Tát Kẻ, Khau Phiêng…
Chị Nông Thị Nhung, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện nay toàn xã có 341 hộ với 1.458 nhân khẩu, gồm đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Mông, Dao... cùng sinh sống. Nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, UBND xã chỉ đạo 4/4 thôn thành lập đội cơ động xung kích, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, đánh giá tình hình và sẵn sàng phối hợp với nhân dân tham gia chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ.
Cùng với đó, xã phối hợp với cán bộ kiểm lâm tăng cường xuống cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân; tổ chức cho bà con ký kết các quy định bảo vệ rừng gắn với phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động chuẩn bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy từ các gia đình; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Anh Bàn Thái Tân, Phó Trạm trưởng, Trạm Kiểm lâm Khau Tinh (Hạt Kiểm lâm đặc dụng Na Hang) cho biết, trạm hiện quản lý trên 12.000 ha rừng gỗ nghiến và gỗ trai. Ngay từ đầu năm 2017, trạm đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng, quyết tâm không để bất kỳ cây gỗ quý nào bị chặt hạ. Trạm đã phân công cán bộ phối hợp với các lực lượng chức năng của huyện thực hiện chốt chặn tại các cửa rừng, tăng cường việc kiểm soát các loại phương tiện ra, vào khu vực; tuyên truyền, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng cho các hộ dân...
Quyết tâm giữ rừng của người dân ở Khâu Tinh đã góp phần ổn định tình hình, các vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép kịp thời được phát hiện xử lý theo quy định của pháp luật.(Báo Tuyên Quang 11/11)đầu trang(
Trong 5 tháng đầu năm 2017, gần 20ha rừng tại huyện Sơn Động bị chặt phá cho thấy Bắc Giang chưa thực hiện nghiêm Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trước đó, có bài phản ánh, ngày 18/9/2017, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động đã xử phạt hành chính 2 đối tượng gồm: ông Hoàng Xuân Viên, ở thôn Thác, xã An Lạc do  phá rừng trái pháp luật với diện tích 7.800m2; ông Hoàng Văn Lợi, cũng ở thôn Thác,  phá 9.900m2; loại rừng bị phá là rừng sản xuất, trạng thái rừng Ic; hai đối tượng bị phạt mỗi người 11 triệu đồng.
Đặc biệt, ngày 27/9/2017, phóng viên cùng Hạt Kiểm lâm Sơn Động kiểm tra tình trạng khai thác lâm sản trái phép tại khoảnh 61, xã An Lạc, do Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động quản lý, với tổng 53 khúc gỗ dẻ thuộc nhóm V, khối lượng 2,109m3.
Sau khi phản ánh, ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND huyện Sơn Động chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra thông tin báo phản ánh; xem xét trách hiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có), đặc biệt là kiểm lâm cơ sở…
Trong báo cáo gửi Chủ tịch UBND Bắc Giang mới đây, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang Nguyễn Văn Khái thừa nhận có 2 vụ phá rừng tại thôn Thác, xã An Lạc với tổng diện tích 1,77ha. Hai trường hợp này đã bị xử phạt vi phạm hành chính mỗi trường hợp 11 triệu đồng.
Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang cũng thừa nhận ngày 27/9/2017, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn cùng Hạt kiểm lâm Sơn Động kiểm tra tại khoảnh 61, xã An Lạc (rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý) phát hiện tình trạng khai thác lâm sản trái phép. Qua kiểm đếm có  53 khúc gỗ giẻ thuộc nhóm V, có chiều dài 2m, đường kính  từ 15-20cm, khối lượng 2,1m3. Hiện, Hạt Kiểm lâm Sơn Động đã thu hồi, tạm giữ toàn bộ khối lượng gỗ nêu trên và đang điều tra làm rõ các đối tượng vi phạm.
Như vậy, phản ánh tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái phép tại xã An Lạc là đúng sự thật. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang lại không xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh.
Trong 5 tháng đầu năm 2017, tại huyện Sơn Động xảy 31 vụ phá rừng với diện tích gần 20ha; trong tháng 9/2017, gần 2ha rừng tiếp tục bị phá và 2,1m3 gỗ nhóm V thuộc rừng phòng hộ bị khai thác trái phép.
Qua đây có thể thấy, UBND huyện Sơn Động đã không thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và đất lâm sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Theo Chỉ thị này thì Chủ tịch UBND huyện Sơn Động phải bị kiểm điểm và bị xử lý trách nhiệm. Nhưng hiện nay, vị Chủ tịch này vẫn chưa bị xử lý.
Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư nêu rõ: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Như vậy, ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang là người phải chịu trách nhiệm chính đối với tình trạng phá rừng tại huyện Sơn Động.
Đề nghị, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo xử lý, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra phá rừng, khai thác lâm sản trái phép tại huyện Sơn Động theo Chỉ thị 12/CT-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh và Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư.(Báo Kinh Tế Nông Thôn 11/11)đầu trang(
Gần 2 tháng qua, nhiều đối tượng đã vào Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) ngang nhiên triệt hạ hàng trăm cây gỗ làm ranh chiếm đất để trồng thanh long.
Trong vai người đi bẫy chim, từ trung tâm xã Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam), chúng tôi cùng người dân địa phương theo hướng nghĩa trang Bàu Sen đi lên khu vực rừng Ba Ốm của Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tà Cú.
Vừa qua khỏi khu vực nghĩa trang Bàu Sen không xa, một người dân đi cùng nhóm cho biết, cách đây gần 2 tháng, khu này vẫn là rừng, nhưng giờ không còn thấy bóng dáng của cây mà mọc lên các trụ thanh long.
Theo ghi nhận, ngay sát vườn thanh long vừa xuống trụ, một mảnh đất rừng khác cũng đã được san ủi bẳng phẳng, dấu xe máy múc, máy ủi vẫn còn hằn rõ trên đất.
“Chỗ này hôm qua ngành chức năng vừa xuống kiểm tra mà nay họ lại dám vào san ủi đất. Đúng là quá liều!”, anh A. (người dân dẫn đường cho PV), bức xúc.
Qua khỏi đám đất rừng mới bị san ủi, chúng tôi chứng khiến cảnh tượng hàng trăm cây sến, trâm, cóc… có đường kính từ 5-20cm bị các đối tượng chặt phá còn nằm la liệt dưới đất, gốc vẫn còn đang rỉ nhựa. “Chỗ này họ mới phá cách đây khoảng một tuần, sau đó do bị ngành chức năng phát hiện nên đã tạm dừng”, anh A. chia sẻ.
Sau hơn 15 phút tiếp tục đi sâu vào khu vực rừng Ba Ốm, đúng như lời người dân nói, một vạt rừng rộng khoảng hơn 1ha đã bị các đối tượng chặt phá không thương tiếc. Diện tích bị phá nằm lọt thỏm giữa rừng, những cây gỗ đã bị lấy đi, còn trơ lại cành, lá chưa kịp khô. Chúng tôi đo thử nhiều cây gỗ sến có đường kính trên 25cm, cây nhỏ cũng 5-15cm.
Ông Nguyễn Ngọc Loan, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, cho biết, thời gian qua, tình trạng người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp của Khu BTTN Tà Cú để trồng thanh long diễn ra phức tạp. Một số bà con có dấu hiệu lấn sâu vào trong rừng, nhưng do không có đủ chứng cứ nên chính quyền xã chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, tuyên truyền là chính.
Còn ông Trần Tuấn Dũng, Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng xã Tân Thuận, cho biết, thời gian qua trạm cũng đã kiểm tra và phát hiện, lập biên bản một số vụ phá, chiếm đất khu bảo tồn nhưng hiện chưa tìm được đối tượng. Nguyên nhân là nhân viên bảo vệ rừng hiện quá thiếu, không thể kiểm soát nổi.
Ông Võ Hữu Phương, Phó Giám đốc phụ trách Khu BTNT Tà Cú, thừa nhận thời gian gần đây có tình trạng một số đối tượng lẻn vào khu bảo tồn để phá rừng, lấn chiếm đất để trồng thanh long. Hiện khu vực rừng đang được xem là “điểm nóng” của nạn phá rừng thuộc tiểu khu 302A, thuộc địa giới hành chính thôn Hiệp Nhơn, xã Tân Thuận. Đơn vị đã kiểm tra và cho lập 4 hồ sơ, hiện đang điều tra theo dõi.
Về nguyên nhân khiến khu vực rừng tại tiểu khu 302A bị phá, ông Phương khẳng định: “Không biết từ đâu người dân nghe tin đồn tại tiểu khu này sắp tới sẽ được tách ra ngoài khu bảo tồn. Đồng thời, vừa qua Phòng TN-MT huyện Hàm Thuận Nam tổ chức đo đạc đất đã đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định 674 và 714 tại khu vực này. Điều này khiến nhiều người dân lén lút vào rừng lấn chiếm đất trồng thanh long trái phép”.Ông Phương khẳng định, không có chuyện tách tiểu khu 302A ra khỏi khu bảo tồn.(Sài Gòn Giải Phóng 12/11)đầu trang(
Theo phản ánh của người dân, trong vòng 1 tháng qua, rừng Tà Kóu liên tục bị xâm phạm. Các đối tượng đã ngang nhiên đốn hạ hàng loạt cây rừng để chiếm đất trồng thanh long nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa truy tìm ra đối tượng để xử lý.
Mấy ngày qua, chúng tôi đã có mặt tại xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận để tìm hiểu sự việc. Từ ngã ba chợ Tân Thuận, theo đường rẫy gồ ghề, chúng tôi mất khoảng 20 phút để vào hiện trường. Qua khỏi khu láng Mã, phía trước là những bãi đất trống trên diện tích gần 1 ha ngổn ngang cây rừng. Cây bị đốn hạ đã khô lá nằm la liệt trơ gốc. Phần lớn là cây rừng tái sinh có đường kính từ 10-25cm.
Tiếp tục băng vào giữa rừng sến khoảng 300 mét, chúng tôi thấy thêm một khoảnh rừng bị phá trắng. Những hàng sến thẳng tắp bị chặt và cưa hạ nằm rạp xuống đất. Dấu cưa vẫn còn rất mới. Người dẫn đường cho biết các đối tượng đang tiến hành phá từ trong ra ngoài. Chờ khi cây khô sẽ dọn dẹp, cày đất để trồng thanh long.
Khu vực bị phá thuộc Tiểu khu 302A chỉ cách Trạm Bảo vệ rừng Tân Thuận chừng 3km theo đường chim bay. Sau khi rừng bị phá, nhân viên của trạm mới phát hiện, đến kiểm tra, lập biên bản.
Ông Trần Tuấn Dũng, Trưởng trạm Bảo vệ rừng Tân Thuận giải thích: Tại trạm chỉ có 2 người nhưng quản lý diện tích đến gần 2.600 ha. Lực lượng phân tán mỏng. Phải kiểm tra toàn địa bàn, nên đôi lúc vụ việc được phát hiện chậm.
Đơn vị chủ rừng là Ban quản lý Khu bảo tổn thiên nhiên Tà Kóu thừa nhận trách nhiệm đã không kiểm tra kịp thời để xảy ra tình trạng nêu trên. Sau khi phát hiện, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu đã phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp Bình Thuận, Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Thuận Nam, UBND xã Tân Thuận cùng các cơ quan chức năng địa phương kiểm tra hiện trường, lập hồ sơ theo dõi và hiện đang phục bắt các đối tượng.
Ông Võ Hữu Phương, Phó giám đốc phụ trách Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu cho biết: Thời gian gần đây tại xã Tân Thuận có tin đồn Tiểu khu 302A được tách ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Trong khi đất trồng thanh long đang sốt giá, tình trạng sang nhượng trái phép các khu đất rẫy cũ gần đó cũng đang diễn ra rầm rộ. Bất chấp luật pháp, các đối tượng đã lén lút vào phá rừng lấn chiếm đất rừng lấy đất canh tác thanh long.
Trước tình hình đó, cơ quan tăng cường lực lượng kiểm tra, lập tất cả các hồ sơ đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật, ông Phương cho hay.
Hiện nay, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu đã lập hồ sơ ban đầu, gửi UBND xã Tân Thuận, Hạt Kiểm lâm huyện Hàm Thuận Nam cùng cơ quan chức năng của huyện Hàm Thuận Nam yêu cầu phối hợp xác minh, truy tìm các đối tượng phá rừng để xử lý theo quy định. Dù đó là ai, người dân hay cán bộ địa phương, nếu bị phát hiện có liên quan đến việc tổ chức phá rừng đều phải bị trừng trị nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Ngọc Loan, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận cho biết địa phương này cũng đang phối hợp xử lý vụ việc, đồng thời vận động bà con nhân dân phát hiện báo về xã những đối tượng phá rừng đó để có biện pháp xử lý thích đáng, ngăn chặn trường hợp tiếp tục phá rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được thành lập từ năm 1996 có tổng diện tích 10.503 ha, trải dài trên địa bàn các xã: Hàm Minh, Hàm Cường, Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý và thị trấn Thuận Nam.
Các khu vực giáp với khu bảo tồn này đang phát triển mạnh cây thanh long. Do đó, nếu không xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng ở điểm nóng Tân Thuận, hoạt động lấn chiếm đất rừng trồng thanh long cũng sẽ có thể diễn biến phức tạp ở các địa bàn khác.(VOV 12/11)đầu trang(
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Công văn số 6174/UBND-KTN yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng kiểm tra, rà soát diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép trên địa bàn nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, sẽ tiến hành điều tra và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, chuyển nhượng, giao hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trái phép theo quy định của pháp luật. Tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra, không để tình trạng này tiếp tục diễn ra trên địa bàn.
Giao UBND các địa phương, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, các ngành liên quan kiểm tra, rà soát, thu hồi hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi những diện tích đất lâm nghiệp đã lấn chiếm trái phép, giao không đúng quy định của pháp luật hoặc giao cho các doanh nghiệp nhưng không sử dụng, sử dụng không hiệu quả để có phương án giao đất cho người dân đang thiếu đất sản xuất.
Khẩn trương rà soát diện tích rừng sản xuất và đất lâm nghiệp hiện do UBND cấp xã quản lý để tổ chức giao cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất và phát triển kinh tế nhằm giảm áp lực đối với rừng tự nhiên theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam, đảm bảo hoàn thành trong năm 2019.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp với UBND cấp xã tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, nhất là các vùng giáp ranh theo Quy chế phối hợp đã được ký kết.
Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các địa phương triển khai các chính sách, giải pháp tăng cường công tác bảo vệ rừng; hướng dẫn xây dựng Phương án tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tế công tác bảo vệ rừng của từng địa phương và các chính sách quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, truy quét, quản lý địa bàn; kiểm tra, kiểm soát lâm sản để kịp thời ngăn chặn hiệu quả và đẩy lùi tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; xóa bỏ các điểm nóng về phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, cơ sở chế biến lâm sản vi phạm quy định của pháp luật.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm giao nhiệm vụ cho các Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn tăng cường hơn nữa công tác tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; đồng thời quán triệt, phổ biến chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên đến chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan để nắm bắt, triển khai thực hiện;...
Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương làm việc với các địa phương trên cơ sở kết quả kiểm kê rừng tổ chức đo đạc, hiệu chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.
Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn các địa phương thực hiện việc giao đất, cho thuê đất sau xử lý hoặc giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất bị lấn chiếm trái phép sau khi xử lý thu hồi.
Chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng quản lý đất đai huyện Tiên Phước nói riêng và Chi nhánh Văn phòng quản lý đất đai cấp huyện nói chung phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác khám nghiệm hiện trường các vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sớm hoàn chỉnh hồ sơ khởi tố vụ án theo đúng quy định.
Lực lượng Công an phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan khẩn trương điều tra các vụ việc vi phạm về lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản khi có dấu hiệu tội phạm để sớm xác định đối tượng vi phạm, khởi tố bị can; chỉ đạo điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn nhằm răn đe, giáo dục để phòng ngừa chung.
Riêng đối với các vụ phá rừng tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước đã được các cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự; đề nghị Công an tỉnh tích cực vào cuộc khẩn trương điều tra, sớm tìm ra đối tượng vi phạm để đưa vụ án ra xét xử lưu động công khai trước công luận; đồng thời, điều tra, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm trong các vụ vi phạm này và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép; kinh phí thực hiện phương án trồng lại rừng và bảo vệ diện tích rừng trồng trên diện tích đất bị lấn, chiếm sau khi xử lý.(Tài Nguyên & Môi Trường 12/11)đầu trang(
Ngày 10.11, PV theo chân đoàn kiểm tra liên ngành vào 'đại bản doanh' thiếc tặc ở tiểu khu 142, khu vực Núi Cao (xã Đạ Sar, H.Lạc Dương, Lâm Đồng).
Một thành viên trong đoàn cho hay: "Cảnh như thế này là vì ngày 9.11, lực lượng công an tỉnh và công an huyện đã truy quét và giải tỏa bước 1, hôm nay chúng tôi làm tiếp". Đoàn giải tỏa là lực lượng liên ngành: kiểm lâm, công an, quân đội, các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, Phòng TN-MT, chủ rừng và xã Đạ Sar với khoảng 80 người, tiếp tục tháo dỡ và đốt hết các lán trại.
Phát hiện một cửa hầm “địa đạo” bị lấp, đoàn công tác nhận định nhiều khả năng “thiếc tặc” giấu các máy móc, thiết bị ở phía trong rồi lấp miệng hầm và “rút quân”. Một máy múc được điều đến hiện trường, đào sập cửa hầm này thì một cửa hầm khác mở ra và nhìn vào tối om, sâu hun hút. Lực lượng chức năng tiến vào “địa đạo” (cao khoảng 1,8 m, rộng hơn 1 m, được chằng chống bằng thân cây rừng) kiểm tra.
Đúng như dự đoán, đường hầm dài hàng trăm mét, nằm xuyên dưới núi, phía trong là cả một kho lương thực và một xưởng cơ khí thu nhỏ của “thiếc tặc”. Đoàn công tác đưa ra khỏi hầm hàng chục bao ni lông loại lớn đựng chăn, mùng, áo quần, chiếu, gạo, xoong, nồi, chén, bát, thậm chí có cả rượu. Tiếp đến là các máy móc như 4 máy nổ, 1 máy phát điện, máy khoan bê tông, mô tơ, quạt gió, bình hơi, máy cắt, máy hàn, bóng đèn và dây điện, cùng hàng trăm lít xăng, dầu.
Tất cả số hàng này đều được lực lượng chức năng tiêu hủy ngay tại chỗ. UBND H.Lạc Dương đã giao Ban Chỉ huy quân sự huyện khảo sát và xây dựng phương án đánh sập hầm trong tháng 11.
Theo một lãnh đạo Hạt Kiểm lâm H.Lạc Dương, khu vực trên là điểm nóng khai thác thiếc trái phép tồn tại nhiều năm qua, lực lượng chức năng của huyện liên tục truy quét, giải tỏa, đánh sập nhiều "địa đạo", nhưng do vùng rừng núi xa xôi, đường đi hiểm trở nên tình trạng này cứ tái diễn.(Thanh Niên 11/11)đầu trang(
Gốc chè to như thùng gánh nước, thân cao 10-15m, mọc lên giữa rừng già của xã Pa Vây Sủ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được coi là bảo vật. Cây chè có tuổi thọ cả nghìn năm nay. Một ngày đầu tháng 11, phóng viên đã men theo những con đường mòn để tới khá phá khu rừng này.
Xã Pa Vây Sủ có cả nghìn ha rừng nguyên sinh. Nơi này quanh năm mây phủ, ở độ cao từ 1.500m đến 3.000m có vô số các loài thực vật quý hiếm mọc lên từ đất này. Bao năm nay, bà con người Dao nơi đây vẫn luôn tự hào là nơi này vẫn giữ được rừng chè cổ thụ.
Thứ chè ngon hảo hạng đã và đang được bà con nơi đây khai thác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc chế biến giống chè cổ thụ này chưa được đầu tư bài bản. Ước tính toàn xã Pa Vây Sủ có cả nghìn cây chè cổ thụ, nằm trên đỉnh Khang Su Văn.
Rừng chè shan tuyết cổ thụ thuộc bản Pờ Xa, xã Pa Vây Sủ, huyện Phong Thổ. Những thân chè cao cả chục mét mọc lên giữa rừng già. Hành trình khám phá rừng chè này chưa bao giờ đơn giản với bất kỳ ai, trừ người dân bản địa.(VietnamNet 11/11)đầu trang(
Năm 2009, sau khi về hưu, ông Điểu Mun (ảnh) trú thôn Bù Nga, xã Bù Gia Mập (Bù Gia Mập) tập trung phát triển kinh tế gia đình. Hiện gia đình ông Mun có hơn 7 ha đất, trong đó 2 ha trồng điều, 1 ha tiêu đã cho thu hoạch; diện tích còn lại trồng điều và ca cao. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu khoảng 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Từ năm 2010 ông Mun còn tích cực tham gia bảo vệ rừng tại địa bàn. Ông hiện là Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng Bù Gia Mập với 25 thành viên, nhận bảo vệ khoảng 2.000 ha rừng. Các thành viên trong tổ luôn thay phiên trực tại các chốt và tuần tra rừng. Nhờ sự phân công, quản lý tốt nên tổ bảo vệ rừng do ông phụ trách luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.(Báo Bình Phước 12/11)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Trong những năm qua, công tác bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ (TP.HCM) được thực hiện khá tốt. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ về công sức của những hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng.
Với diện tích hơn 35.000ha, rừng phòng hộ Cần Giờ có vai trò rất lớn về phòng hộ môi trường cho TP.HCM và các vùng phụ cận. Đồng thời, với sự đa dạng sinh học cao, là hình mẫu chuẩn về rừng ngập mặn và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam.
Chính vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Cần Giờ luôn là mối quan tâm hàng đầu của TP.HCM. Trong đó, việc ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.
Từ năm 1990, Ban Quản lý rừng phòng hộ môi trường TP.HCM (nay là Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ) đã tiến hành thí điểm giao khoán bảo vệ rừng cho 10 hộ. Mô hình thí điểm đã mang lại hiệu quả tốt khi những hộ dân đó đã yên tâm gắn bó và tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng. Đến nay, 10 hộ nhận khoán đầu tiên vẫn đang tiếp tục gắn bó với rừng Cần Giờ và được coi như những hạt nhân trong quản lý, bảo vệ rừng.
Từ hiệu quả bảo vệ rừng của 10 hộ nhận khoán đầu tiên, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã mở rộng thêm số hộ nhận khoán qua từng năm. Đến tháng 10/2017, đã có 178 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng Cần Giờ. Trong đó, có những hộ nhận giao khoán tới hàng trăm ha như gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hoàng gần 250ha, bà Đinh Thị Hồng 191ha... Tiền công giao khoán, sau nhiều lần điều chỉnh, hiện đang ở mức 1.156.000 đ/ha/năm. Do hộ nào cũng nhận khoán với diện tích lớn nên số tiền giao khoán mà các hộ nhận được hàng năm nhìn chung cũng đủ để trang trải cuộc sống.
Ngoài ra, các hộ còn có thể tăng thu nhập như bắt cua, cá, ba khía... Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ còn chủ động liên hệ với ngân hàng cho các hộ vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất; giải quyết việc làm cho nhân lực lao động nhận khoán.
Một số mô hình sản xuất phụ cũng đã được giới thiệu, tập huấn cho bà con và được nhiều hộ thực hiện để cải thiện đời sống như trồng rau xanh ở các chốt canh rừng (mỗi hộ dân là 1 chốt)... Bên cạnh đó, các hộ nhận khoán còn được cấp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được cung cấp nước sạch, có điện sử dụng từ những tấm pin năng lượng mặt trời... Nhờ vậy, hầu hết các hộ đều ổn định được cuộc sống, con cái được ăn học đàng hoàng.
Có thể khẳng định các hộ dân nhận khoán đã có những đóng góp không nhỏ vào công tác quản lý, bảo vệ rừng Cần Giờ suốt gần 30 năm qua. Các hộ nhận khoán được tổ chức thành những tổ tự quản (mỗi tổ 5 - 6 chốt), cùng tuần tra bảo vệ trên toàn bộ khu vực rừng của các thành viên.
Khi phát hiện hành vi xâm phạm tài nguyên rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, các chốt lại liên lạc, cảnh báo ngay cho nhau bằng điện thoại, đồng thời báo ngay cho kiểm lâm địa bàn, kiểm lâm cơ động, phân khu... Nhờ vậy, ở nhiều phân khu, trong suốt nhiều năm, không để mất một cây rừng nào.
Các hộ còn tích cực tham gia theo dõi những diễn biến của tài nguyên rừng để thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý như tình trạng sâu hại ăn lá cây mắm, tình trạng cây chết chưa rõ nguyên nhân, sạt lở trong rừng, theo dõi và ghi nhận sự xuất hiện của động vật hoang dã...
Theo ông Lê Văn Sinh, Trưởng ban Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ, việc giữ được rừng Cần Giờ như ngày nay có vai trò và công sức rất lớn của những hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng.
Dù vậy, đời sống của nhiều hộ nhận khoán vẫn còn những khó khăn nhất định. Vì vậy, trong tháng 10 vừa qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ cùng các phòng, ban có liên quan của huyện Cần Giờ và chính quyền địa phương, tổ chức khảo sát trực tiếp 178 hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng. Qua đó đã lập hồ sơ hệ thống dữ liệu về con người, điều kiện bảo vệ rừng, thu nhập, tiếp cận đa chiều, các kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của hộ giữ rừng.
Dựa trên dữ liệu tổng hợp nói trên, trong thời gian tới, sẽ có các giải pháp chăm lo đời sống hộ dân giữ rừng ngày càng tốt hơn từ các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ cũng đã chủ động lập hồ sơ trình UBND huyện Cần Giờ kiến nghị UBND TP.HCM cho phép điều chỉnh tiền công khoán bảo vệ rừng từ mức bình quân 1.156.000 đ/ha/năm lên mức bình quân 1.256.000 đ/ha/năm.
Mục đích của đề nghị này là nhằm cải thiện và nâng cao đời sống các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng, qua đó góp phần phát triển kinh tế địa phương, phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.(Nông Nghiệp Việt Nam 12/11)đầu trang(
Nếu chương trình giảm phát thải của Việt Nam được các quốc gia thành viên thông qua vào tháng 12/2017, Quỹ carbon do Ngân hàng Thế giới (WB) đại diện ủy thác dự kiến sẽ thu mua của Việt Nam 10,3 triệu tấn carbon (giá dự kiến 5 USD/tấn), Việt Nam sẽ thu hơn 51 triệu USD, riêng Nghệ An sẽ thu về hơn 10 triệu USD.
Chương trình giảm phát thải ( ER -PD) được thực hiện tại 6 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Chương trình được thiết kế dựa trên 5 yêu cầu: Giải quyết các nguyên nhân (trực tiếp và gián tiếp) gây mất rừng và suy thoái rừng; Phù hợp và đóng góp vào các chiến lược và chính sách Quốc gia; “Tham vọng” nhưng “thực tế”; Chi trả dựa trên kết quả; Tự ứng trước để đầu tư thực hiện.
ER-PD gồm 4 hợp phần, 10 tiểu hợp phần và 28 hoạt động chính, được thiết kế dựa trên kết quả quá trình tham vấn các bên liên quan từ cấp Trung ương đến các địa phương, trong đó bao gồm cả cộng đồng dân cư.
Riêng địa bàn Nghệ An tập trung ưu tiên cho 89 xã của 13 huyện gồm: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương và Yên Thành.
Mục tiêu tổng thể của Nghệ An là: Giảm 15% lượng phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (tương ứng giảm 4.000 ha rừng bị mất, 4.500 ha rừng bị suy thoái) và nâng cao trữ lượng cacbon hấp thụ từ rừng trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững.
Đại diện của Dự án REDD+ (Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng) tại Nghệ An cho biết: Với diện tích rừng Nghệ An hiện có và được bảo vệ tốt đến năm 2025, dự kiến Quỹ carbon do Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ chi trả cho Nghệ An trên 10 triệu USD.
Chương trình này đang mang lại lợi ích cho người dân Nghệ An, giúp tỉnh nhà có được nguồn thu từ quỹ carbon để phát triển năng lượng tái tạo; tận dụng thêm cơ hội sử dụng tín chỉ giảm thải carbon phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và giảm nhẹ thiên tai.
Chưa kể chương trình này còn có ý nghĩa đặc biệt giúp người dân Nghệ An nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của rừng, không chỉ ở khía cạnh kinh tế, mà còn là việc hiện thực hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.(Báo Nghệ An 11/11)đầu trang(
Nhờ vành đai rừng ngập mặn dọc phá Tam Giang mà khu vực nuôi trồng thủy sản của người dân đã được bảo vệ gần như nguyên vẹn trong những ngày lũ lớn vừa qua.
Với diện tích mặt nước hơn 18 ha với 40 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản, xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền, TT-Huế) là địa phương có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang. Tuy nhiên, do tác động của thiên tai nên các đê bao của hồ nuôi thường xuyên bị sạt trượt, xỏi lở, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi trồng.
Kể từ khi dự án trồng rừng ngập mặn dọc phá Tam Giang được tỉnh TT-Huế triển khai vào năm 2016 đến nay, tình trạng này đã giảm thiểu đáng kể. Vành đai rừng ngập mặn kéo dài đến 15km dọc phá Tam Giang - Cầu Hai đã đứng vững trước lũ lớn và đang phát huy vai trò phòng hộ. Người nuôi trồng thủy sản ven phá giờ đã yên tâm hơn khi các hồ nuôi của họ đã có một lá chắn hiệu quả và an toàn, nhất là trong mùa lụt bão như hiện nay.(VTV 12/11)đầu trang(
Ngày 09/11, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa gỗ nhỏ sang gỗ lớn và quản lý rừng bền vững” cho 40 học viên là các chủ rừng, UBND các xã có rừng và một số hộ dân trồng keo lai ở huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời. Đây là một trong 7 ngành hàng thuộc Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.
Trong thời gian 3 ngày, học viên được tiếp thu một số kiến thức về kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa gỗ nhỏ sang gỗ lớn; giống cây trồng trong lâm nghiệp; quản lý bền vững rừng và chứng chỉ rừng ở Việt Nam.
Nội dung tập huấn nhằm giúp cho chủ rừng và UBND các xã có rừng nắm rõ hơn về tầm quan trọng của việc trồng rừng thâm canh gỗ lớn. Việc làm nầy không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần đáng kể trong hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu. Người dân cũng nắm vững những kỹ thuật trồng rừng, cách chọn giống để sản xuất đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, cải thiện sinh kế để phát triển bền vững.(Đài Phát Thanh Truyền Hình Cà Mau 10/11)đầu trang(
Tại một số xã khó khăn ở các huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế có những cánh rừng keo Tai tượng xanh bạt ngàn. Đây là kết quả từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn thuộc Dự án Khuyến nông T.Ư “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn” do Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện từ năm 2014.
Theo thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp, trong hai năm (2014, 2015) tổng diện tích mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 120 ha, trong đó xã Sơn Hải (Lục Ngạn) và Long Sơn (Sơn Động) có 20 ha; Sa Lý (Lục Ngạn), An Châu (Sơn Động), Đông Hưng (Lục Nam), Xuân Lương (Yên Thế) quy mô 50 ha.
Năm 2016, dự án mở rộng tại xã Phong Minh, Sa Lý (Lục Ngạn) và An Lạc (Sơn Động) với diện tích 50 ha. Mô hình được sử dụng giống keo Tai tượng của Úc, có giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây giống. Các địa bàn được lựa chọn thực hiện tương đối tập trung, gần đường giao thông, khu dân cư thuận lợi cho người dân tham quan học tập. Qua thực tiễn trồng rừng, chỉ số sinh trưởng về đường kính, chiều cao, trữ lượng, năng suất bình quân/năm của mô hình đều vượt trội so với đối chứng trong khu vực.
Ông Hoàng Văn Nam, thôn Cổ Vài, xã Sơn Hải là chủ hộ tham gia mô hình. Ông phấn khởi cho biết, ban đầu gia đình hoài nghi về hiệu quả kinh tế của cây trồng này bởi chu kỳ dài (từ 12-14 năm) trong khi người dân ở đây có thói quen khai thác sớm (từ 5-7 năm). Qua tư vấn của cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn, gia đình mạnh dạn tham gia với diện tích 2 ha, được hỗ trợ 1.563 cây giống/ha và phân bón NPK. Đến nay, keo Tai tượng được 28 tháng tuổi, có chiều cao trung bình khoảng 6 m, đường kính 8,5 cm, cây sinh trưởng tốt, tán cân đối, tròn đều, thân thẳng, rừng đã khép tán.
Trong khi đó, lô rừng được trồng cùng thời điểm bên ngoài dự án, sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc chỉ cho đường kính khoảng 5 cm, cao 4,5 m, không đều, lá vàng, có biểu hiện thiếu dinh dưỡng. Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Điều, xã Xuân Lương được cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh tư vấn về nội dung dự án cũng như chính sách hưởng lợi từ mô hình thâm canh gỗ lớn đã tích cực tham gia. Theo ông Điều, dù chu kỳ kinh doanh dài gấp đôi so với gỗ nhỏ nhưng sản lượng tăng, hiệu quả cao hơn hai lần.
Thạc sĩ Nhữ Văn Kỳ, Chủ nhiệm Dự án cho biết, keo Tai tượng là cây lâm nghiệp được trồng phổ biến ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả nước. Rừng keo góp phần quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Đến nay, keo không chỉ được trồng để cung cấp gỗ nguyên liệu mà còn lấy gỗ lớn làm ván sàn, đồ mộc gia dụng. Giống keo Tai tượng thuộc dự án có thể đạt năng suất 20-25 m3/ha/năm tùy lập địa trồng rừng. Sau chu kỳ từ  12 - 14 năm, keo cho khai thác, sản lượng đạt từ 200-240 m3/ha và hầu hết gỗ có đường kính hơn 18 cm.
Thời điểm hiện nay, keo Tai tượng bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá 1,8-2 triệu đồng/m3, tương đương 250-300 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân 22-25 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với gỗ nhỏ và các loại cây lâm nghiệp khác như: Thông, muồng đen, lát hoa, vối thuốc... Tuy nhiên đến nay, việc sử dụng giống keo này ở các địa phương còn ít. Bên cạnh đó, bà con chưa được tiếp cận các giống mới công nhận đạt chất lượng cao và không có mô hình trình diễn để học tập, nhân rộng.
Được biết năm 2016, Việt Nam đã kết thúc đàm phán Hiệp định VPA/FLEGT với EU. Theo đó, gỗ, đồ mộc và đồ gia dụng xuất khẩu của nước ta đã vào được thị trường khó tính này. Đây là điều kiện để mở rộng diện tích rừng kinh tế, nâng thu nhập. Đón bắt cơ hội này, người dân quan tâm trồng rừng gỗ lớn, sẽ được cấp chứng chỉ FSC nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Mô hình dự án trồng rừng gỗ lớn cho hiệu quả ở Bắc Giang là tiền đề để tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế nhân rộng.(Cổng Thông Tin Điện Tử UBND Tỉnh Bắc Giang 10/11)đầu trang(
Ngày 10/11, UBND tỉnh ban hành công văn số 6174/UBND-KTN tiếp tục chỉ đạo UBND các địa phương, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, các ngành liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tổng kiểm tra, rà soát diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép trên địa bàn; tiến hành điều tra và xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, chuyển nhượng, giao hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trái phép theo quy định của pháp luật và tinh thần Chỉ thị số 17/2015/CT-UBND ngày 18/8/2015 của UBND tỉnh; tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra, không để tình trạng này tiếp tục diễn ra trên địa bàn.
Kiểm tra, rà soát, thu hồi hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi những diện tích đất lâm nghiệp đã lấn chiếm trái phép, giao không đúng quy định của pháp luật hoặc giao cho các doanh nghiệp nhưng không sử dụng, sử dụng không hiệu quả để có phương án giao đất cho người dân đang thiếu đất sản xuất.
Khẩn trương rà soát diện tích rừng sản xuất và đất lâm nghiệp hiện do UBND cấp xã quản lý để tổ chức giao cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất và phát triển kinh tế nhằm giảm áp lực đối với rừng tự nhiên theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh, đảm bảo hoàn thành trong năm 2019. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp với UBND cấp xã tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, nhất là các vùng giáp ranh theo Quy chế phối hợp đã được ký kết;....
Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các địa phương triển khai các chính sách, giải pháp tăng cường công tác bảo vệ rừng; hướng dẫn xây dựng Phương án tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu thực tế công tác bảo vệ rừng của từng địa phương và các chính sách quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, truy quét, quản lý địa bàn; kiểm tra, kiểm soát lâm sản để kịp thời ngăn chặn hiệu quả và đẩy lùi tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; xóa bỏ các điểm nóng về phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, cơ sở chế biến lâm sản vi phạm quy định của pháp luật.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm giao nhiệm vụ cho các Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn tăng cường hơn nữa công tác tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; đồng thời quán triệt, phổ biến chủ trương dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên đến chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan để nắm bắt, triển khai thực hiện;...
Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương làm việc với các địa phương trên cơ sở kết quả kiểm kê rừng tổ chức đo đạc, hiệu chỉnh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn các địa phương thực hiện việc giao đất, cho thuê đất sau xử lý hoặc giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất bị lấn chiếm trái phép sau khi xử lý thu hồi. Chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng quản lý đất đai huyện Tiên Phước nói riêng và Chi nhánh Văn phòng quản lý đất đai cấp huyện nói chung phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong công tác khám nghiệm hiện trường các vụ vi phạm về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sớm hoàn chỉnh hồ sơ khởi tố vụ án theo đúng quy định.
Công an tỉnh chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan khẩn trương điều tra các vụ việc vi phạm về lĩnh vực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản khi có dấu hiệu tội phạm để sớm xác định đối tượng vi phạm, khởi tố bị can; chỉ đạo điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án về phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn nhằm răn đe, giáo dục để phòng ngừa chung. Riêng đối với các vụ phá rừng tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước đã được các cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự; đề nghị Công an tỉnh tích cực vào cuộc khẩn trương điều tra, sớm tìm ra đối tượng vi phạm để đưa vụ án ra xét xử lưu động công khai trước công luận; đồng thời, điều tra, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm trong các vụ vi phạm này và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép; kinh phí thực hiện phương án trồng lại rừng và bảo vệ diện tích rừng trồng trên diện tích đất bị lấn, chiếm sau khi xử lý.(Báo Quảng Nam 10/11)đầu trang(
Với mục tiêu là quản lý và bảo vệ bền vững rừng phòng hộ, phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học gắn với xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi, hơn 4 năm qua, dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ được triển khai tại Ninh Thuận đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc trồng, chăm sóc rừng phòng hộ, góp phần giảm nhẹ thiên tai, từng bước xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng nông thôn, miền núi.
Ninh Thuận có 5 xã của 3 huyện và 3 ban quản lý rừng phòng hộ là Ban quản lý rừng phòng hộ Krông Pha, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Giang và Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam được thực hiện dự án với 5 hợp phần gồm: Phát triển rừng; hỗ trợ phát triển sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng sinh kế; phát triển cơ sở hạ tầng lâm sinh và hợp phần kiểm soát cháy rừng.
Được triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư hơn 139 tỷ đồng; trong đó, vốn vay JICA hơn 120 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh hơn 18 tỷ đồng, từ năm 2014 đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã trồng được 1.760 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 660 ha; bảo vệ gần 5.000 ha rừng phòng hộ; xây dựng 13km đường lâm nghiệp, 22km đường ranh cản lửa, 3 chòi canh lửa, 3 trạm bảo vệ rừng, 1 vườn ươm; xây dựng 1 hệ thống cấp nước sạch, 4 hệ thống kênh tưới và 8km đường bê tông nông thôn.
Đặc biệt, dự án còn hỗ trợ người dân vùng hưởng lợi phát triển sinh kế thông qua các mô hình trồng thâm canh cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, mô hình chăn nuôi dưới tán rừng, đã góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống.
Theo Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Tân Giang Lê Minh Hiền, đến nay Ban quản lý đã triển khai cho người dân trồng được hơn 470 ha rừng, đồng thời đã giao khoán hơn 4.900 ha rừng cho các tổ nhận khoán.
Được kinh phí từ việc nhận khoán bảo vệ rừng, các tổ nhận khoán bảo vệ rừng đã trích 60% trong tổng kinh phí nhận khoán bảo vệ rừng để mua bò phát cho các hội viên nuôi sinh sản. Riêng tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, 5 tổ nhận khoán (66 hộ) của xã đã mua và đã có tổng cộng 66 con bò trao cho hội viên chăn nuôi.
Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam Trần Ngọc Hiếu cho biết, nhờ dự án hỗ trợ, đến cuối năm 2016, Ban quản lý đã trồng và chăm sóc 284 ha rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 660 ha rừng. Hiện Ban quản lý đang triển khai trồng với diện tích hơn 130 ha, hỗ trợ người dân trồng xen cây ăn trái, đồng thời tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho người dân.
Ông Phạm Thiều, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ tỉnh Ninh Thuận (Ban quản lý dự án JICA 2 Ninh Thuận) cho biết, dự án JICA 2 nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản trên lĩnh vực phát triển ngành lâm nghiệp nhằm thực hiện trồng, khoanh nuôi, chăm sóc rừng phòng hộ, xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã miền núi khó khăn, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.
Đến thời điểm này, hầu hết các hợp phần được triển khai thực hiện tại Ninh Thuận đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Việc trồng rừng của dự án được đánh giá đạt hiệu quả cao về môi trường và xã hội. Dự án không những giúp công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn, tăng độ che phủ rừng, đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, mà còn xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng tại các địa bàn khó khăn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong việc tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống…(Đại Đoàn Kết 10/11)đầu trang(
Mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri tại xã Phú Hội, ông Võ Văn Phương - Chủ tịch UBND huyện Ðức Trọng cho biết, UBND huyện đã lên kế hoạch xử lý vi phạm và kiên quyết thu hồi đối với các diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp. Qua đó, những diện tích lấn chiếm sau năm 2016 thì kiên quyết giải tỏa, những diện tích có cây công nghiệp trước năm 2015 các hộ dân phải cam kết trồng rừng.
Gần đây trên địa bàn huyện Đức Trọng xảy ra rất nhiều vụ ken cây, trong đó có nhiều vụ việc nghiêm trọng, với diện tích đất bị lấn chiếm lớn. Để hạn chế tình trạng này, vừa qua, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLR PH) Đại Ninh, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức tuần tra, kiểm tra tại khu vực rừng thuộc Tiểu khu 271. Trong quá trình kiểm tra rừng thấy một khu rừng có dấu hiệu bất thường, đoàn kiểm tra tiến hành đến nơi thì phát hiện tại khu vực này có 149 cây thông 3 lá với trữ lượng 60,229 m3 bị khoan lỗ, diện tích thiệt hại 5.320 m2.
Tại khoảnh 4, Tiểu khu 300, lâm phần do Ban QLR PH Đại Ninh quản lý bị ken 41 cây thông 2 lá. Tổng trữ lượng thiệt hại là 8,740 m3, diện tích bị ken, vạc là 8.790 m2, đối tượng rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Kết quả điều tra ban đầu, ông Ya Thuyên đã thừa nhận hiện tại gia đình ông đang canh tác diện tích 8.790 m2 đã trồng cây cà phê năm 2012 và trồng muồng từ năm 2013 đến nay.
Trên diện tích gia đình canh tác có sót lại một số cây thông, khoảng cuối năm 2016 đến tháng 7/2017 vợ ông là bà Ma Thao đã nhận tự ý ken số cây trên diện tích này (đất có rừng, rừng tự nhiên và rừng sản xuất). Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Ma Thao (thôn P’Ré, Phú Hội) về hành vi phá rừng trái pháp luật, đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định. Đây chỉ là 2 trong nhiều trường hợp người dân tự ý ken cây lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn của huyện vừa bị lực lượng chức năng phát hiện.
Điều đáng nói, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, canh tác trên đất lâm nghiệp đã diễn ra từ lâu nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng phát hiện chậm, không kịp thời xử lý. Từ đó dẫn đến việc người dân ngang nhiên mở rộng diện tích lấn chiếm, canh tác ổn định trên đất rừng, gây nhiều khó khăn cho công tác thu hồi, khôi phục và bảo vệ rừng.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Đức Trọng đã xảy ra 25 vụ lấn chiếm, san ủi đất lâm nghiệp, với tổng diện tích bị lấn chiếm là 7,173 ha. Ông Nguyễn Văn Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng cho biết: Đơn vị đã phối hợp với các cơ quan chức năng thống kê toàn bộ diện tích rừng bị người dân chặt phá, lấn chiếm. Đến nay, diện tích giải tỏa cưỡng chế thu hồi là 28,06 ha.
Xác định công tác QLBVR, trồng rừng, trồng cây phân tán là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nên thời gian qua, UBND huyện Đức Trọng thường xuyên chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2017, đã kiểm tra, lập hồ sơ xử lý 73 trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, giảm 26 vụ so với cùng kỳ.
Ông Trung cũng thừa nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này còn nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó, công tác phối kết hợp giữa các đơn vị chủ rừng và địa phương đôi lúc chưa nhịp nhàng, đồng bộ nên công tác kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm không kịp thời dẫn đến công tác giải tỏa, trồng rừng sau giải tỏa còn gặp nhiều khó khăn, làm chậm tiến độ trồng rừng. Công tác tuần tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chưa được quan tâm đúng mức. Trình trạng ken cây, lấn chiếm đất lâm nghiệp xảy ra ngày càng nhiều; số vụ vi phạm tuy giảm nhưng số vụ phá rừng trái pháp luật tăng 5 vụ so với cùng kỳ; công tác trồng rừng, trồng xen cây lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm năm 2017 còn chậm; tỷ lệ trồng rừng, trồng xen năm 2016 cây sống đạt tỷ lệ thấp…
Ông Võ Văn Phương, Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng nhấn mạnh, huyện Đức Trọng đã lên kế hoạch xử lý vi phạm đối với các diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, mới trồng cây thì kiên quyết thu hồi, giải tỏa vô điều kiện để tổ chức trồng rừng. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng san gạt mặt bằng trên diện tích đất lâm nghiệp. Đối với diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích có thời gian từ 2 năm trở lên thì vận động các hộ dân đang sản xuất nông nghiệp trên đất rừng, đất lấn chiếm trái phép thực hiện trồng xen cây lâm nghiệp hoặc cây đa mục đích để khôi phục độ che phủ của rừng, sau khi thành rừng thì giao khoán cho chính hộ dân đó quản lý, bảo vệ và hưởng lợi theo quy định hiện hành với điều kiện các hộ dân phải ký cam kết đảm bảo cây trồng đủ mật độ và thành rừng sau 4-5 năm.
Trường hợp các hộ dân không cam kết, không thực hiện đúng cam kết thì cương quyết giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép để trồng rừng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng phòng hộ, làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể buông lỏng quản lý rừng trong thời gian dài dẫn đến việc mất đất, mất rừng, gây khó khăn cho công tác xử lý, phục hồi rừng đã mất.(Báo Lâm Đồng 10/11 đầu trang(
Nhờ tận dụng tốt ưu thế sân nhà, hiểu được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nên trong mấy năm qua các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ không chỉ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng mà còn góp phần giảm nhập khẩu cho toàn ngành.
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - cho biết, thị trường trong nước chưa bao giờ hết tiềm năng với các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và doanh thu nội địa của thị trường này trong 5 năm gần đây luôn đạt bình quân trên dưới 2 tỷ USD/năm. Trong khi đó, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu các sản phẩm đồ gỗ bình quân chỉ đạt khoảng 68 triệu USD; cho thấy doanh nghiệp ngành gỗ đang kiểm soát rất tốt thị trường nội địa.
Phân tích cụ thể, ông Hạnh cho hay, người tiêu dùng Việt luôn thấy rõ thế mạnh của doanh nghiệp trong nước là chất lượng, mẫu mà phù hợp; kèm theo đó là dịch vụ hậu mãi tốt cùng khâu “may đo” theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp gỗ trong nước cũng đã biết tận dụng tốt ưu thế sân nhà để thiết kế, đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Đơn cử với lĩnh vực sản phẩm đồ gỗ phục vụ nhu cầu gia đình. Khảo sát một số siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, các sản phẩm từ đũa, thớt, bàn ăn, tủ… đều là hàng Việt. Còn tại các cửa hàng đồ gỗ nội thất, các mặt hàng như: giường tủ, bàn ghế, kệ bếp của các cơ sở trong nước chiếm hơn 50%.
Chia sẻ kinh nghiệm đứng vững trên thị trường, đại diện Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành cho biết, để cạnh tranh trên thương trường, điều quan trọng tiên quyết với doanh nghiệp là sản xuất hàng có chất lượng tốt, giữ chữ tín với khách hàng. Dẫn chứng cụ thể về sản phẩm thớt gỗ, vị này nói: Xuất phát từ thực tế tại Việt Nam có rất nhiều gia đình sử dụng những loại thớt bị mùn, bám vào đồ ăn và gây hại cho sức khỏe, gỗ Đức Thành đã nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm thớt gỗ đạt chất lượng cao, đáp ứng không chỉ cho nhu cầu trong nước mà còn tiêu thụ tốt ở nước ngoài.
Bà Lê Thị Thu Lai, Giám đốc DNTN mỹ nghệ Hương Quê - nhận xét: Các sản phẩm sản xuất từ gỗ, tre, nứa… của Hương Quê đang cung cấp với đơn hàng dài hạn cho Big C, Lotte Mart và được người tiêu dùng đánh giá cao, doanh số cũng theo đó tăng trưởng ổn định.
Mặc dù các doanh nghiệp gỗ đang làm tốt việc chinh phục thị trường nội địa song ông Huỳnh Văn Hạnh cho rằng, với sự hội nhập ASEAN + 1 đã đưa thuế nhập khẩu gỗ vào Việt Nam bằng 0% và thúc đẩy sự cạnh tranh, ảnh hưởng đến thị phần của các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang phải đối mặt với thách thức về nguồn nguyên liệu sản xuất khi hàng năm Việt Nam vẫn phải bỏ ra vài tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng lên, kéo theo giá thành sản phẩm cao hơn.
“Để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm gỗ Việt, chúng tôi đã khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến gỗ tăng sử dụng gỗ rừng trồng thay cho gỗ tự nhiên và tìm nguồn nguyên liệu phù hợp trong nước để giảm nhập khẩu. Song song đó chúng tôi cũng khuyến khích doanh nghiệp nên đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ và nghiên cứu tốt thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng”, ông Hạnh nhấn mạnh.(Công Thương 10/11)đầu trang(
Ngày 9/11, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra, khảo sát và làm việc với một số xã trên địa bàn huyện Mộc Châu về công tác trồng và bảo vệ rừng.
Sau khi kiểm tra thực tế công tác trồng và bảo vệ rừng tại xã Tân Lập, đoàn công tác đã có cuộc làm việc với UBND huyện Mộc Châu. Theo báo cáo đến hết tháng 11/2017, tổng diện tích rừng toàn huyện hiện có trên 50.000 ha. Trong năm 2017, đã trồng mới trên 300 ha rừng, trong đó có 242 ha rừng sản xuất; 28 ha rừng phòng hộ. Thời gian qua, cùng với công tác trồng rừng việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt; Hạt kiểm lâm Mộc Châu phối hợp với 15 xã, thị trấn chi trả DVMTR năm 2016 cho 4.091 chủ rừng, tổng diện tích đủ điều kiện chi trả là 45.558 ha.
Trong thời gian tới, huyện Mộc Châu tiếp tục chỉ đạo công tác bảo vệ diện tích rừng, chăm sóc, trồng dặm 1.285 ha rừng tập trung; trong đó, Dự án bảo vệ và phát triển rừng của huyện là 1.231 ha, Ban Quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha 54 ha; khoanh nuôi tái sinh 2.487 ha, rừng đặc dụng 24 ha, rừng phòng hộ 2.463 ha. Tiếp tục thực hiện việc chi trả DVMTR năm 2017 theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ cho trên 38.500 ha.
Tại cuộc làm việc, đồng chí Lò Minh Hùng đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của huyện Mộc Châu trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, yêu cầu UBND huyện, Ban Quản lý, Hạt Kiểm lâm cần nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý và bảo vệ rừng, tiếp tục trồng mới diện tích rừng theo kế hoạch.(Báo Sơn La 10/11)đầu trang(
Tính đến nay, huyện Chư Pưh đã triển khai trồng mới được 199,15 ha, đạt 102% kế hoạch tỉnh giao và 92,6% kế hoạch huyện giao trong năm 2017.
Cụ thể, xã Ia Le trồng được 21 ha, vượt 5% kế hoạch; xã Ia Hla trồng 9,2 ha, đạt 92% kế hoạch; xã Ia Hrú trồng 10,2 ha, đạt 68% kế hoạch; xã Chư Don 12,75 ha, đạt 83,3% kế hoạch; xã Ia Phang trồng 16,8 ha, đạt 84% kế hoạch; xã Ia Blứ 9,2 ha, đạt 92% kế hoạch; Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn trồng được 105 ha, đạt 100% kế hoạch; Ban Chỉ huy Quân sự huyện trồng được 15/20 ha.
Được biết, tổng kinh phí cấp hỗ trợ để triển khai trồng rừng trên địa bàn huyện năm 2017 là 585 triệu đồng, trong đó kinh phí tỉnh cấp là 347,2 triệu đồng, kinh phí huyện cấp là 237,8 triệu đồng.
Hiện cây rừng đang sinh trưởng và phát triển tốt, đối với diện tích trồng rừng của các xã có tỷ lệ sống bình quân đạt 85%; đối với diện tích trồng rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn đạt tỷ lệ sống trên 90%; còn diện tích trồng rừng của Ban Chỉ huy Quân sự huyện có tỷ lệ sống đạt 65%. (Báo Gia Lai 12/11)đầu trang(
Trên 7 nghìn ha rừng đã được trồng mới trong 10 tháng năm 2017, trong đó, rừng sản xuất là trên 6 nghìn 800 ha, còn lại là rừng phòng hộ. Như vậy, đến hết tháng 10 toàn tỉnh đã hoàn thành 98 % kế hoạch trồng rừng mới của năm, tăng 29% so với cùng kỳ.
Kết quả trên là do công tác chuẩn bị giống cây lâm nghiệp, thiết kế đất trồng rừng được chuẩn bị tốt, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc đẩy nhanh tiến độ rừng. Riêng cây chè, mặc dù tiến độ hiện tiến đã được đẩy nhanh trong tháng 10 nhưng kết quả toàn tình mới trồng được gần 190ha, đạt trên 40% kế hoạch năm, làm đất được khoảng 250ha.
Cùng với khó khăn do một lượng cây giống chưa đảm bảo chất chất lượng, phải thay thế thì việc giải phóng đất chậm và một số lý do khác khiến cho tiến độ trồng mới chè chậm. Ngành nông nghiệp, các công ty, đơn vị, địa phương hiện đang tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ trồng mới trong 2 tháng cuối năm.(Đài Phát Thanh Truyền Hình Lào Cai 12/11)đầu trang(
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến đầu tháng 11, tỉnh ta đã hoàn thành sớm kế hoạch trồng rừng tập trung năm 2017, với diện tích 10.500 ha, đạt 105% kế hoạch.
Đồng thời, các địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ 594.300 ha rừng; chăm sóc 42.560 ha rừng;  khoanh nuôi, tái sinh 5.806 ha rừng. Nhờ vậy, nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh lên 53,03%.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đã hoàn chỉnh việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo hướng tăng diện tích rừng kinh tế; tập trung phát triển 4 sản phẩm lợi thế gồm: Rừng gỗ lớn, phục tráng rừng luồng, khôi phục rừng quế, khai thác dược liệu dưới tán rừng tự nhiên.
Ngoài ra, công tác đấu tranh, chống khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép được tăng cường. Các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 504 vụ vi phạm hành chính, tịch thu hơn 549,436 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 7,07 tỷ đồng, góp phần hạn chế tình trạng khai thác rừng trái phép tại các địa phương.(Báo Thanh Hóa 12/11)đầu trang(
Trao đổi với phóng viên,ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khẳng định: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ tạo ra sự bứt phá thực sự cho XK gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này, nâng tổng kim ngạch XK lên khoảng 1 tỷ USD.
Suốt thời gian qua, thương mại gỗ giữa Việt Nam-EU chiếm khoảng 12-15% tổng kim ngạch XK toàn quốc với giá trị XK trung bình mỗi năm khoảng 650-700 triệu USD. Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ tác động rất tích cực tới ngành gỗ Việt Nam.
Điều chắc chắn đầu tiên là thị trường XK được rộng mở. Từ trước tới nay, XK gỗ vào EU chủ yếu vào 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Ý. Nhưng với Hiệp định EVFTA, thị trường được nâng lên khoảng 27-28 nước. Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU một năm khoảng 80-85 tỷ USD.
Nhu cầu đó hiện đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch XK gỗ của Việt Nam sang EU. Với các điều kiện hiện tại, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU sẽ gia tăng đáng kể với mức dự báo đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020.
Trên thực tế, XK gỗ và sản phẩm gỗ sang EU từ trước tới nay vốn có nhiều lợi thế khi các DN đã khá quen thuộc với thị trường. Một số DN đã tiếp cận được công nghệ chế biến gỗ của EU và đưa vào triển khai. Điển hình là một số DN gỗ ở Bình Định như Công ty Tiến Đạt, Công ty Đại Thành, Công ty Thắng Lợi… Hiện nay, công nghệ chế biến gỗ của EU là công nghệ tiến bộ nhất khi tiết kiệm được năng lượng, tiết kiệm được nhiên liệu và trình độ quản trị kinh doanh rất tốt, làm tăng năng suất lên khoảng 15-20%. Việc tiếp cận này một phần là do DN tìm kiếm, học hỏi, một phần là do các DN NK hàng của Việt Nam chủ động đưa vào.
Hiện tại đã có những thuận lợi như vậy. Sắp tới, với Hiệp định EVFTA, ngoài vấn đề thuế suất các mặt hàng về 0%, các DN chế biến, XK gỗ Việt Nam còn có thể dễ dàng hơn trong quá trình mua máy móc, thiết bị, học hỏi công nghệ chế biến gỗ cũng như trình độ quản trị DN từ EU.
DN ngành gỗ chia ra hai khu vực chính. Hàng trăm DN ở khu vực miền Nam từ Đà Nẵng trở vào hiện đã khá quen thuộc và nắm vững về Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, các DN gỗ ở miền Bắc tiếp cận rất ít và hầu như không nắm rõ về hiệp định này. Lý do là bởi, các DN chế biến, XK gỗ miền Bắc XK sang EU khá ít, chỉ khoảng 5-7 DN.
Trên thực tế, thời gian qua, Hiệp hội đã phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức 3-4 cuộc hội thảo nhằm phổ biến cho DN khu vực phía Bắc về Hiệp định EVFTA, song DN ít mặn mà, chỉ khoảng 30-50 DN tham dự. Từ nay tới hết năm, dự kiến Hiệp hội còn tiếp tục tổ chức 2 cuộc hội thảo nữa về vấn đề này. Nếu các DN không thay đổi tâm lý “nước đến chân mới nhảy”, chắc chắn DN sẽ phải chịu thiệt thòi.
Thị trường EU khá “khó tính” với những chỉ số kỹ thuật hàng hóa khắt khe, hầu hết theo tiêu chuẩn Euro 3. Trong khi đó, hầu hết DN XK gỗ miền Bắc còn chưa biết tiêu chuẩn này là như thế nào. Để tận dụng tốt cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa vào EU, DN cần không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, tự hoàn thiện mình thêm nữa. Dự báo, với mức độ hiện tại, có nhiều DN phải mất 5-7 năm nữa mới có thể thực sự hòa nhập, tận dụng tốt được cơ hội.(Hải Quan 12/11)đầu trang(
Mỗi năm ngành gỗ Việt Nam cần 31 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 23 triệu m3 nên phải nhập phần còn lại.
Tăng trưởng đơn hàng ngày càng cao, sức ép từ nguyên liệu càng lớn. Với lệnh đóng cửa rừng của Chính phủ, từ đầu năm nay, giá các loại nguyên liệu vốn là thế mạnh như tràm, cao su đã tăng giá đột biến. Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 1,6 tỷ USD gỗ nguyên liệu, chủ yếu từ Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á.
Ông Võ Quang Hà - Tổng giám đốc Công ty CP Tân Vĩnh Cửu (TAVICO) - đơn vị cung cấp gỗ nguyên liệu cho biết: "Lượng gỗ nhập khẩu từ Lào, Campuchia, Myanmar trong năm 2016 đã giảm 400 triệu USD do chính phủ các nước này siết chặt quản lý xuất khẩu gỗ. Điều này khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn cung khác thay thế".
Theo VCCI, để có nguồn thay thế, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sang châu Phi, nhất là các nước Trung Phi để mua gỗ. Một số công ty đã mở văn phòng đại diện tại Cameroon, Gabon để nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Giá gỗ tại châu Phi thường rẻ hơn so với Lào, Campuchia, Trung Quốc, nhưng giá vận chuyển cao hơn hẳn.
Năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ từ 24 nước châu Phi với kim ngạch 384,6 triệu USD, tăng 41,5% so với năm 2015. Trong đó nhập khẩu từ Cameroon đạt 159,8 triệu USD, Nigeria 45,2 triệu USD, Gabon 37,7 triệu USD, Congo 37,6 triệu USD, Ghana 37 triệu USD, Guinea 20,4 triệu USD, Cộng hòa Trung Phi 19,5 triệu USD, Ghi-Nê Xích đạo 6,7 triệu USD, Angola 6,6 triệu USD.
Nhưng theo ông Nguyễn Chánh Phương - Giám đốc Công ty Danh Mộc, nguyên liệu gỗ hiện nay không thiếu. Những nước có nguồn nguyên liệu dồi dào như Mỹ, Úc, New Zealand, một số nước châu Âu đủ sức cung cấp gỗ cho thế giới, chỉ một vài thời điểm bị nghẽn cục bộ. Ví dụ tại Mỹ, việc quản lý rừng bền vững là nếu chặt một cây thì phải trồng 2,5 cây, có nơi đến 4 cây, đời này qua đời khác.
Thời gian qua, nhiều nước đã đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang Việt Nam. Hiệp hội Chế biến lâm sản tỉnh Ehime (Nhật Bản) vừa tổ chức giới thiệu gỗ Hinoki và Sugi (liễu sam) đến Việt Nam, hứa hẹn một nguồn cung phong phú. Ông Takayama Yasuhito - Chủ tịch hội này cho biết, Ehime bắt đầu xuất gỗ sang Việt Nam từ năm 2013. Ehime là tỉnh có lượng gỗ khai thác lớn thứ hai Nhật Bản, bình quân mỗi tháng xuất sang Việt Nam khoảng 10 container.
Tổ chức Gỗ Thụy Điển (Swedish Wood) cùng hàng chục tên tuổi ngành gỗ như Holmen Timber, Moelven, Martinsons, Norra Timber... cũng vừa giới thiệu gỗ nguyên liệu đến doanh nghiệp Việt Nam. Theo bà Charlotte Dedye Apelgren - Giám đốc Nội thất và Thiết kế Swedish Wood, Thụy Điển là nước xuất khẩu gỗ xẻ lớn thứ ba trên thế giới với 2 loại chủ yếu là vân sam và thông với sản lượng hằng năm 18 triệu m3 gỗ xẻ và gỗ bào, trong đó 13 triệu m3 dùng xuất khẩu. Thụy Điển đã xuất sang Việt Nam 44.000m3 gỗ xẻ và đặt mục tiêu tăng số lượng nhiều hơn trong vài năm tới.
Hiệp hội Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) cũng vừa giới thiệu gỗ nguyên liệu cho doanh nghiệp Việt Nam. Theo AHEC, 6 tháng đầu năm 2017, trung bình có 2 triệu m3 gỗ cứng xẻ nhập vào Việt Nam. Việt Nam dẫn đầu về lượng gỗ cứng xẻ xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á của Mỹ (74%).(Doanh Nhân Sài Gòn 11/11)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Nhóm du côn gồm 4 tên đã sử dụng mô tô để truy đuổi đàn sử tử trên hoang mạc gần khu bảo tồn động vật hoang dã Gir ở huyện Amreli thuộc bang Gujarat, Ấn Độ.
Trong đoạn video do nhóm du côn ghi lại, chúng điều khiển mô tô xua đàn sư tử chạy tán loạn trên đồng cỏ. Một người đàn ông mặc quần xanh đã quay xe trở lại và đuổi theo 2 con sư tử cái và con của chúng.
Cơ quan lâm nghiệp bang Gujarat đã tiến hành điều tra để xác định các thủ phạm, sau khi đoạn video dài 34 giây cho thấy biển số của một trong những chiếc mô tô.
“Sau khi sự việc được đưa ra ánh sáng, các nhân viên kiểm lâm đã tiến hành một cuộc điều tra. Chúng tôi đang cố gắng tìm ra thủ phạm theo biển số đăng ký của chiếc mô tô”, quan chức kiểm lâm tên Singh cho biết.
Trong vài năm vừa qua, số lượng sư tử đã tăng đáng kể tại bang Gujarat và loài động vật này đã một vài lần xuất hiện tại các thị trấn và cánh đồng xung quanh khu bảo tồn nơi chúng sinh sống.(Dân Việt 11/11)đầu trang(./.