Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 13 tháng 03 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG

BẢO VỆ RỪNG
Dù đám cháy rừng đã được khống chế, nhưng đến ngày 12/3, công tác giám sát, khoanh vùng, phun nước ngăn chặn cháy lan vẫn đuợc tiếp tục triển khai.
Trước đó, tối 10/3, một đám cháy bất ngờ bùng lên tại khu rừng tái sinh (thuộc dự án Sing- Việt, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), sau đó gặp gió lớn bắt đầu cháy ra sát các khu vục dân cư, khiến hàng chục hộ dân phải di dời.
Vụ hỏa hoạn không có thương vong về người nhưng đã thiêu rụi khoảng 7 ha rừng tái sinh gồm lau, sậy, cỏ tranh, tràm, đước... Nguyên nhân ban đầu được xác định là do người dân đốt cỏ tranh nhưng bất cẩn để cháy lan dẫn đến vụ hỏa hoạn nêu trên.
Theo Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh, hiện nay thời tiết TP.HCM đang mùa nắng nóng, hanh khô nên nguy cơ cháy tại các khu vục rừng tái sinh là rất cao. (Nông Nghiệp VN 13/3, Tr2)đầu trang(
Thời gian gần đây, tại xã Cẩm Hòa (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) người dân ồ ạt chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng thậm chí phá cả nhà để xây dựng dự án nuôi tôm khiến chính quyền địa phương bối rối trong cách xử lý.
Trước tình trạng phá rừng, phá nhà để nuôi tôm ở Cẩm Hòa, UBND huyện Cẩm Xuyên và các phòng chức năng đã tiến hành kiểm tra và có văn bản chỉ đạo giải quyết nhưng tình hình vẫn chưa mấy biến chuyển.
Theo đó, Phòng Kinh tế hạ tầng đã tham mưu cho UBND huyện Cẩm Xuyên ban hành văn bản đề nghị UBND các xã kiểm tra, đình chỉ các dự án chưa được chấp thuận chủ đầu tư, chưa được UBND tỉnh bổ sung quy hoạch nuôi trồng thủy sản nhưng các hộ dân đã tự ý triển khai xây dựng trong khi chưa được các cấp thẩm quyền cho phép, yêu cầu UBND xã chấn chỉnh kịp thời.
Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Cẩm Xuyên cũng đã thực hiện việc kiểm tra và phát hiện một số hộ triển khai dự án, thậm chí có một số hộ triển khai gần khu dân cư và đã có văn bản đề nghị UBND xã Cẩm Hòa khẩn trương đình chỉ dự án đối với những hộ chưa được cấp phép, đồng thời rà soát lại thực tế các hộ đã làm.
Trong khi đó, phía Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho hay, cơ quan này đã đề nghị UBND xã Cẩm Hòa soát xét lại để chấn chỉnh việc quản lý đất đai, quy hoạch ba loại rừng chưa xong thì các hộ dân chưa được thực hiện. Ngoài ra phòng còn đề nghị với ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẽ Gỗ kiểm tra lại ranh giới quy hoạch rừng phòng hộ.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh cũng yêu cầu các địa phương muốn bổ sung quy hoạch thì phải rà soát hết trình lên UBND tỉnh và không cho các hộ chưa được cấp phép tiếp tục thực hiện.
UBND huyện Cẩm Xuyên đã vào cuộc và đề nghị xã không nhận đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa có quy hoạch đồng thời có báo cáo cụ thể về tình hình thực tế lên huyện.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Bá Tý – Chủ tịch UBND xã Cẩm Hòa cho biết: “Ngày 27/2, UBND huyện Cẩm Xuyên đã có buổi làm việc với các cá nhân nuôi tôm trên cát. Ngày 1/3 xã cũng đã có buổi làm việc và yêu cầu các hộ tạm dừng để chờ xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Hiện tại ngoài 7 dự án đã thực hiện và được phê chuẩn thì có 13 hộ cá nhân tự phát, hiện tại chúng tôi đã yêu cầu đình chỉ các hộ”.
Ông Tý nói, “xã đang gặp khó khăn trong cách xử lý bởi người dân đã vay vốn đầu tư, nhưng để họ làm thì không bền vững nên đành trông chờ vào giải pháp xử lý của huyện”. (Đời sống & Tiêu dùng 12/3)đầu trang(
Từ năm 2011 đến nay, tình trạng khai thác quặng thiếc trái phép tại rừng phòng hộ (RPH) Sông Tranh (khu vực giáp ranh các xã: Trà Giang, Trà Sơn, Trà Tân, Trà Giác của H. Bắc Trà My, Quảng Nam) diễn ra nghiêm trọng nhưng chính quyền địa phương “không đủ sức” ngăn chặn.
Trước tình hình đó, UBND H. Bắc Trà My đã có văn bản “cầu cứu” UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh cử lực lượng hỗ trợ địa phương, chốt giữ các khu vực có khai thác quặng thiếc trái phép nói trên…
Để vào đến khu vực “thiếc tặc” đang hoành hành, từ TT Trà My (H. Bắc Trà My), chúng tôi phải mất gần 2 giờ chạy xe máy dọc sông Trường. Thấy chúng tôi ghi hình ở dòng sông, ông Lê Xuân Lộc (trú xã Trà Tân) than vãn: Mấy năm nay họ làm thiếc ở đầu nguồn nhiều quá, đất đá chảy hết xuống sông gây bồi lấp.
Nguồn nước sinh hoạt của người dân ở đây cũng bị ảnh hưởng nặng nề… Để tiếp cận được “đại bản doanh” của “thiếc tặc”, chúng tôi phải lội bộ gần 30 phút từ dưới chân núi lên phía đỉnh.
Tại hiện trường, bãi thiếc Đá Bàng (giáp ranh giữa xã Trà Sơn và Trà Giác), chúng tôi chứng kiến cảnh cây cối bị trốc gốc, mặt đất đầy hầm hố, lở loét chẳng khác nào bị bom cày đạn xới. Dù biết có người lạ xuất hiện, song những người khai thác quặng thiếc tại đây không hề dò xét, họ vẫn cặm cụi sục sạo vào lòng núi.
Qua quan sát, quy trình khai thác thiếc ở đây khá đơn giản, nhưng sức tàn phá môi trường thì khủng khiếp. Chỉ cần một máy nổ và ống dây nhựa, các đối tượng dẫn nước từ trên cao về, mở tối đa công suất của máy để tạo áp lực nước cực mạnh bắn xối xả vào các ngách hầm có quặng thiếc lẫn trong đất.
Những vòi súng bắn nước đó chĩa tới đâu, lòng đất bị xói lở cuốn đất đá lẫn quặng thiết trôi xuống đường máng được dựng sẵn. Do quặng thiếc nặng hơn nên lắng lại trong máng và được các đối tượng thu gom vào bao tải chờ đi tiêu thụ.
Theo một cán bộ huyện cho biết, một lon thiếc hiện bán ra thị trường khoảng 200 nghìn đồng. Mỗi ngày một lao động nếu khai thác tốt có thể thu gom được 10 lon thiếc. Chính vì số tiền kiếm được từ việc khai thác quặng thiếc trái phép này mang lại mà rất nhiều lao động khắp nơi đổ xô về khu vực RPH Sông Tranh vơ vét tài nguyên…
Để ngăn chặn tình trạng trên, từ năm 2011-2014, các lực lượng chức năng của H. Bắc Trà My đã phối hợp với chính quyền các xã Trà Tân, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Giác tổ chức cả trăm đợt kiểm tra, truy quét “thiếc tặc”.
Qua đó, đẩy đuổi ra khỏi địa bàn hơn 190 đối tượng; phá hủy 175 lán trại, gần 11.900m2 bạt, gần 2.000 mương dẫn nước, hơn 68.000m ống dây dẫn nước, 8 máy phát điện, 44 đập chứa nước có dung tích khoảng 1.300m3…
Ngoài ra, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước, UBND H. Bắc Trà My chỉ đạo chính quyền 4 xã trên lên danh sách các đối tượng có dấu hiệu liên quan đến hoạt động khai thác, vận chuyển, mua bán quặng thiếc trái phép để quản lý, giáo dục và viết cam kết không tiếp tay cho “thiếc tặc” trên địa bàn.
Song, tình trạng khai thác thiếc trái phép vẫn nằm… ngoài tầm kiểm soát của chính quyền cấp xã lẫn huyện. Từ thực trạng trên, UBND H. Bắc Trà My đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam thừa nhận thực trạng tàn phá môi trường lấy quặng thiếc rất phức tạp.
Theo đó UBND H. Bắc Trà My đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh cử lực lượng hỗ trợ công tác chốt giữ các khu vực quặng thiếc trên địa bàn huyện, gắn với thực hiện các chế độ, chính sách liên quan cho lực lượng được cử chốt giữ. Giúp các cơ quan chức năng của huyện trong việc theo dõi, điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán quặng thiếc trái phép.
Đặc biệt, để tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác quặng thiếc trái phép, tránh thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường, UBND H. Bắc Trà My đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị Bộ TN&MT cho phép các tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện lập đầy đủ các thủ tục theo quy định để tiến hành thăm dò, khai thác và chế biến sâu quặng thiếc.
Mong rằng những giải pháp, kiến nghị trên của H. Bắc Trà My sẽ được UBND tỉnh Quảng Nam can thiệp kịp thời để RPH Sông Tranh không còn bị “móc ruột”, nguồn tài nguyên không bị thất thoát. (Thiennhien.net 12/3)đầu trang(
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh ta đã đạt được kết quả quan trọng, tỷ lệ độ che phủ của rừng tăng lên hàng năm.
Tuy nhiên, trước biến đổi khí hậu, nguồn sinh thủy và an toàn hồ đập cho các công trình thủy điện và trước những yêu cầu của sự phát triển về dân số, lao động, tốc độ phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng lâm sản... đã đặt ra những đòi hỏi cao hơn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
Nghị quyết số 108/NQ-HĐND ngày 04-12-2014 về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với phương hướng là bảo vệ và phát triển rừng một cách toàn diện, đảm bảo vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp dịch vụ môi trường rừng và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; đồng thời đảm bảo lợi ích kinh tế, đem lại nguồn thu nhập đáng kể từ rừng cho người dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, vùng quy hoạch phát triển cây cao su và vùng tái định cư thủy điện Sơn La; đảm bảo hài hòa quyền lợi và trách nhiệm giữa người giữ rừng với các thành phần kinh tế hưởng lợi từ rừng.
Mục tiêu quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất và rừng được quy hoạch cho 3 loại rừng. Phấn đầu đến năm 2020 trồng mới 35.000 ha, tương ứng với độ che phủ của rừng đạt 55%.
Tập trung bảo vệ và phát triển 3 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và sản xuất; bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng hiện còn gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; ưu tiên xây dựng hệ thống các khu rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, rừng phòng hộ môi trường dọc tuyến giao thông, các khu vực đô thị, di tích lịch sử văn hóa; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực; hình thành vùng rừng trồng sản xuất nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến.
Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất gắn với hoàn chỉnh cơ chế chính sách bảo vệ phát triển rừng phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Nhiệm vụ triển khai trong giai đoạn 2014-2015 là phấn đấu giữ giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp bình quân 4%/năm, diện tích có rừng 647.722 ha tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 45,7%; khai thác tận dụng rừng tự nhiên, khai thác rừng trồng sản xuất đảm bảo nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân và nhu cầu của thị trường, sản lượng khai thác bình quân 80.000 m3/năm; tập trung phát triển các sản phẩm lâm sản địa phương có ưu thế cạnh tranh.
Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng bình quân hàng năm từ 100 đến 120 tỷ/năm. Giai đoạn 2016-2020 phấn đấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp bình quân 5%/năm diện tích có rừng 779.595 ha, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 55%; khai thác rừng trồng sản xuất, tận dụng rừng tự nhiên đảm bảo nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân và đáp ứng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 còn tập trung đến các vấn đề về xã hội, như: nâng cao nhận thức hiểu biết về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát chặt chẽ khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản; giảm số vụ và diện tích thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho người dân làm nghề rừng. Tạo việc làm cho trên 100.000 lao động nông thôn/năm.
Về môi trường nâng độ che phủ của rừng của tỉnh lên 45,7% năm 2015 và 55% năm 2020 tăng bình quân 1,43%/năm. Quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng có được để bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước và môi trường tạo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng để tái đầu tư trở lại cho sản xuất kinh doanh rừng.
Bảo tồn đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng, nhằm lưu giữ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, tổ chức nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Đảm bảo nguồn sinh thủy cho các công trình thủy điện trên sông Đà, thủy điện vừa và nhỏ, thủy lợi và bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
Nâng cao chất lượng dịch vụ môi trường rừng cho các nhà máy thủy điện, nước sinh hoạt và các khu rừng phòng hộ môi trường sinh thái dọc tuyến giao thông, các khu di tích lịch sử văn hóa, các khu đô thị, khu dân cư... Giảm áp lực nhu cầu lâm sản lên rừng tự nhiên và các vụ vi phạm pháp luật về rừng; hạn chế canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp.
Định hướng quy hoạch rừng gồm 3 loại: Quy hoạch rừng đặc dụng với diện tích đất rừng đặc dụng 86.291,9 ha; rừng phòng hộ 398.709,8 ha và rừng sản xuất là 439.310,4 ha. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo các vùng trọng điểm kinh tế, gồm: Vùng dọc tuyến Quốc lộ 6, vùng dọc Sông Đà và vùng cao và biên giới. Quy hoạch bảo vệ rừng phấn đấu đến năm 2015 diện tích có rừng 647.772 ha và đến năm 2020 là 779.595 ha, rừng được tạo mới trong kỳ quy hoạch là 143.660 ha.
Giao khoán bảo vệ rừng: Giai đoạn 2014-2015 là 140.000 ha/năm và giai đoạn 2016-2020 là 180.000 ha/năm. Quy hoạch phát triển rừng, gồm: diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng giai đoạn 2014-2015 là 108.660 ha, giai đoạn 2016-2020 quy hoạch diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng là 95.240 ha.
Trồng rừng tập trung bảo đảm trồng rừng mới đến năm 2020 là 35.000 ha, bình quân 5.000 ha/năm. Trồng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng 4.011,2 ha. Tổng diện tích trồng lại rừng sau khai thác là 3.500 ha...
Với việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh ta đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp và tham gia tích cực của cả cộng đồng sẽ tạo bước chuyển quan trọng để rừng phát triển bền vững. (Báo Sơn La 12/3)đầu trang(
Ở bản Cửa Rào, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, có một khu rừng đinh hương tái sinh quý hiếm được người dân bảo vệ. Lợi ích từ công tác bảo vệ rừng đem đến cho người dân cuộc sống ổn định.
Dẫn chúng tôi tham quan khu vực rừng tái sinh, Trưởng bản Cửa Rào, ông Nguyễn Hữu Trung kể: Trước những năm 1979, khu vực này bạt ngàn rừng đinh hương nguyên sinh quý hiếm. Người già, người trẻ nơi đây đều gọi cây đinh hương là “cụ”, bởi thân cây cao lớn xù xì, có cả những cây to 2 người ôm không xuể. Các “cụ” đinh hương đều “thượng thọ” cỡ trên vài trăm tuổi.
Rồi cánh rừng quý hiếm này bị người dân tứ xứ đổ về chặt lấy gỗ, chẳng mấy chốc quả đồi trơ trọi không một bóng cây. Đồi trọc, nên nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cũng thiếu hụt, khiến cuộc sống của đồng bào Kinh, Thái nơi đây càng khó khăn.
Đặc biệt vào mùa mưa thường xảy ra sạt lở núi, đe dọa tính mạng người dân. Bởi vậy, dân bản đã thấu hiểu việc giữ rừng rất quan trọng đối với đời sống của họ. Nên khi những cánh rừng đinh hương bắt đầu hồi sinh, mọi người dân trong bản đã ý thức bảo nhau và cùng cam kết bảo vệ rừng. Người Kinh, người Thái ở bản Cửa Rào gìn giữ rừng như gìn giữ báu vật...
Trong hương ước, quy ước của bản Cửa Rào nêu: Nghiêm cấm bà con không được vào rừng chặt gỗ làm nhà, tất cả dân bản đều có trách nhiệm phải bảo vệ cánh rừng tái sinh đinh hương. Quy ước bất thành văn ấy bao năm nay được chính người dân thực hiện và ngay cả những đứa trẻ chăn trâu của bản cũng luôn có ý thức bảo vệ rừng...
Rồi, cùng với sự “trợ sức” của Nhà nước trong hỗ trợ bà con bản Cửa Rào mỗi năm trên 30 triệu đồng để “khoanh nuôi bảo vệ rừng tái sinh”, cánh rừng đinh hương ấy ngày càng xanh trở lại.
Cánh rừng tái sinh đinh hương rộng trên 32 ha, tổ tự quản bảo vệ rừng có 11 thành viên, mỗi thành viên nhà ở gần đảm nhận một khoảng rừng, giao kế hoạch quản lý cho từng thành viên cụ thể.
Trong đó hàng tuần định kỳ tuần tra bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Ngay cả người nhà của thành viên tổ tự quản cũng có ý thức bảo vệ, nếu đi làm nương, thấy có người vào rừng lấy củi... đều có trách nhiệm nhắc nhở và báo với tổ tự quản. Trong các thành viên bảo vệ rừng, điển hình có anh Nguyễn Văn Cường xung phong làm “nòng cốt” tuần tra “cơ động” giữ rừng cả ngày lẫn đêm.
Tìm gặp anh Cường khi anh đang “làm nhiệm vụ” trong cánh rừng đinh hương; anh cho biết: “Được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng đã 4 năm nay, bây giờ tôi đã thuộc lòng từng lối đi ở khu rừng, thuộc từng cây trong rừng, biết nó lớn nhanh đến đâu. Cánh rừng tái sinh đinh hương có từ 35 - 37 năm tuổi, nhiều cây đạt đường kính từ 80 - 100 cm nên không tránh khỏi sự nhòm ngó của lâm tặc.
Từ năm 2012 đến nay, chúng tôi đã phát hiện được 4 vụ lâm tặc mang cưa xăng vào rừng đinh hương để cưa trộm. Nhờ có nguồn tin báo của nhân dân kịp thời, chúng tôi đã báo với lực lượng kiểm lâm Tương Dương cùng phối hợp để đẩy đuổi.
Khoản thù lao ít ỏi được hỗ trợ nhiều lúc không đủ tiền chi phí xăng xe nhưng chúng tôi luôn tâm niệm là phải làm sao bảo vệ rừng tái sinh đinh hương thật tốt để giữ gìn “lá phổi xanh” bảo vệ môi trường sống cho chính đồng bào mình và tương lai nó là vốn quý…”.
Theo chân các thành viên tổ tự quản bảo vệ rừng, chúng tôi “xuyên” qua cánh rừng tái sinh đinh hương. Càng vào sâu thấy cánh rừng đinh hương càng dày hơn, thân cây cao vút, cành lá sum suê, mùa này hoa phong lan nở tím treo trên thân cây đinh hương thật đẹp.
Chim chóc, cây lá sinh sôi. Người dân bản Cửa Rào khẳng định, từ khi cánh rừng tái sinh đinh hương được bảo vệ tốt, môi trường sinh thái được đảm bảo, nguồn nước trong khe suối ổn định, bà con có nước để sản xuất ruộng nước. Đặc biệt, nhiều năm qua bà con không phải lo nạn sạt lở núi, nhiều khách tham quan du lịch đi trên QL 7A đều dừng chân để chụp ảnh ngắm rừng tái sinh.
Thăm cánh rừng tái sinh đinh hương, chúng tôi còn được biết, nhiều bà con vừa thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, vừa xóa nghèo, làm giàu dưới tán rừng tái sinh này. Chị Đinh Thị Hóa ở bản Cửa Rào II - xã Xá Lượng tâm sự: “Gia đình tôi có 5 ha đất lâm nghiệp nằm trong khu vực rừng tái sinh đinh hương.
Chúng tôi đã tận dụng các khoảnh đất trống để làm trang trại tổng hợp, trồng xen dắm dưới cánh rừng tái sinh đinh hương các loại cây ngắn ngày; xây dựng khu chuồng trại nuôi được trên 100 con dê, trên 1.000 con gà, 3 con bò, mỗi năm thu dưới tán rừng đinh hương từ 200 - 250 triệu đồng.
Cánh rừng này đã che chở cho dân bản chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, vì thế các lớp cháu con không bao giờ chặt bán. Chúng tôi quyết gìn giữ và coi đây là báu vật của bản”.  Thật mừng cho những cánh rừng quý hiếm được bảo tồn, mừng vì ý thức của người dân bản Cửa Rào đã xem rừng là báu vật. (Báo Nghệ An 11/3)đầu trang(
Chỉ cần một chuyến xe từ TPHCM, dọc theo QL20 lên TP.Đà Lạt, đi qua cầu La Ngà là sẽ tới ngay “vương quốc” cá sấu, nằm ngay bên lòng hồ Trị An. Ở nơi đó, người nông dân nuôi cá sấu nhiều và phổ thông như nuôi… heo, mà lãi thì lãi ròng, 230.000 - 240.000 đồng/kg cá sấu. Nhiều người trở thành “đại gia” nổi tiếng khắp huyện Định Quán nhờ cá sấu.
Theo Chi cục kiểm lâm Đồng Nai, cá sấu đang được nuôi rầm rộ ở khu vực xung quanh hồ Trị An là loài cá sấu Xiêm nước ngọt, có nguồn gốc ở khu vực Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. Đây là loài được xếp hạng động vật hoang dã quý hiếm và một thời gian không còn thấy xuất hiện ngoài tự nhiên.
Nhưng nay, loài cá sấu này được đưa giống từ Campuchia về Việt Nam, phát triển mạnh tại miền Tây và giờ đang nuôi ồ ạt, tự phát tại chính quê hương của chúng.
Ông Tôn Hà Quốc Dũng - Trưởng phòng bảo tồn thiên nhiên - Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai - cho biết: Toàn tỉnh hiện có khoảng 237 cơ sở nuôi cá sấu với tổng đàn hơn 109.000 con.
Cá sấu được nuôi nhiều ở xã Phú Ngọc (huyện Định Quán), còn lại nằm rải rác tại các huyện, thị xã Long Khánh và TP.Biên Hòa. Đây là loài động vật hoang dã nguy hiểm nên khi muốn nuôi, các hộ phải kê khai với hạt kiểm lâm địa phương. Riêng tại huyện Định Quán, tổng số trại nuôi cá sấu nước ngọt là 148 trại với hơn 94.000 con cá sấu.
Trong vai nhân viên nhà hàng ở TP.Biên Hòa đang cần nguồn cung cấp thịt cá sấu phục vụ thực khách sành điệu, chúng tôi đã tiếp cận rất nhiều điểm nuôi cá sấu tại ấp 1 và ấp 2 xã Phú Ngọc, huyện Định Quán. Chỉ cần đi qua cầu La Ngà, 2 bên QL20 là khu vực 2 ấp này nằm cặp ngay bên hồ Trị An.
Đến chân cầu La Ngà, chúng tôi đi tới cuối xóm Việt kiều Campuchia là gặp hồ Trị An. Tại đây có một trang trại đang nuôi hàng trăm con cá sấu chuẩn bị xuất chuồng. Chủ trang trại cá sấu này cho biết, lứa cá sấu vài trăm con này sẽ được xuất chuồng sau Tết Âm lịch Ất Mùi 2015.
Theo ghi nhận, chuồng trại nuôi cá sấu nằm ngay phía sau nhà, kế bên hông là hồ Trị An. Hai trại nuôi cá sấu này được xây bằng tường gạch và kéo lưới thép mắt cáo. Tuy nhiên, nhìn rất chông chênh, không biết khi xảy ra tình trạng sạt lở, mưa lũ… sẽ ra sao?
Theo các số điện thoại ghi tại biển quảng cáo dán chi chít dọc đường, chúng tôi gọi điện tới trại cá sấu Hương Công và tự giới thiệu là người ở Hà Nội, cần mua rất nhiều cá sấu để xuất sang Trung Quốc.
Nghe vậy, họ “quảng cáo” luôn: “Ở chỗ em anh cần bao nhiêu cũng có, nếu không đủ em có thể gom cho anh từ các nhà vườn khác. Anh hỏi mua cá sấu ở Phú Ngọc là chuẩn rồi. Ở đây có cả vương quốc cá sấu!”. Tương tự, ở trang trại Thủy Lơi, Tâm Oanh, chúng tôi cũng được khẳng định chắc nịch về sự phong phú của các trại cá sấu nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Nhật (ấp 2, xã Phú Ngọc) - một người dân nuôi cá sấu - chia sẻ: "Tôi nuôi cá sấu được 6 năm. Trước đây, giá cá sấu gần 100.000 đồng/kg, tôi chỉ nuôi 70-80 con, nhưng gần 2 năm nay, giá cá sấu lên trên 200.000 đồng/kg, nên tôi tăng đàn lên gấp 3 lần. Hiện tôi đang có khoảng 700 - 800 con".
Mới đây, một con cá sấu dài 1,2m, nặng 20kg vừa xuất hiện ở một ao nước thông ra hồ Trị An khiến người dân hoảng sợ. Con cá sấu này nghi xổng chuồng từ một trại nuôi cá sấu ngay tại địa phương.
Sau đó, người dân lại vây bắt được một con dài 2m, nặng hơn 30kg ở khu vực gần lòng hồ. Những vụ việc tương tự xảy ra liên tiếp khiến người dân hoang mang. Hai năm trước, người dân khu vực Long Thành, Biên Hòa đã một phen nhốn nháo vì mưa lũ cuốn sập tường của một trang trại làm gần 10 con cá sấu lớn thoát ra sông Buông.
Ông Phan Như Tiến (ấp 2, xã Phú Ngọc) cho rằng: "Nguyên nhân cá sấu xổng chuồng là do khi thay nước đào vào trại, nếu chủ trại bất cẩn, cá sấu sẽ ra theo đường cống xả. Ở đây là xứ cá sấu, cá giống cá hai tạ cũng có, 6 - 7 người khiêng mới nổi.
Nhà Tâm Oanh đoạn ngay bên hông nhà thờ nuôi hàng ngàn con cá sấu. Ở đây, nó (cá sấu - PV) cũng xổng, tụi nó bắt được hoài, cá lớn cũng có, cá nhỏ cũng có. Cá nhỏ xổng hoài.
Nếu cá sấu xổng chuồng, những người dân đánh bắt cá bằng xung điện sẽ săn lùng, vì mỗi con cá sấu có trọng lượng 20-30kg có giá 4 - 5 triệu đồng nên không dễ gì người dân từ bỏ món tài sản lớn như vậy. Hồi trước, tôi cũng bắt được một con trong ao nhà, bằng bắp tay...", ông Tiến chia sẻ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuồng nuôi cá sấu tại xã Phú Ngọc đa phần là tường gạch ximăng dày 10cm, cao khoảng 1m, phía trên có quây lưới và đặt ở khu vực sát sông.
Khi được hỏi chuồng trại đặt sát sông như vậy, nếu xảy ra thiên tai, tường rào đổ, cá sấu xổng thì sao, người dân đều trả lời khá hồn nhiên là nhiều năm nay họ nuôi không bị thiên tai, nên không có gì phải lo lắng.
Nhiều người còn khẳng định: Chuyện cá sấu xổng chuồng ra sông La Ngà, hồ Trị An năm nào cũng có, nhưng hầu hết các cơ sở nuôi đều tự bắt lại chứ không báo với chính quyền hay lực lượng kiểm lâm.
Cá sấu lớn xổng chuồng không lo bằng cá sấu nhỏ. Vì những con lớn sau một thời gian bị nuôi nhốt theo dạng công nghiệp đã được thuần hóa, khi thoát ra sông thường nổi trên mặt nước, rất dễ phát hiện để bắt lại. Còn cá sấu nhỏ thoát ra sông, hồ thường khó phát hiện, sẽ dần thích nghi với điều kiện tự nhiên, sau 1-2 năm sẽ trở thành cá sấu lớn, rất nguy hiểm.
Nguyễn Văn Sang - Chủ tịch UBND xã Phú Ngọc, huyện Định Quán - cho biết: Xã Phú Ngọc có khoảng 60.000 con cá sấu. Bình quân 14-15kg/con là xuất chuồng. Buôn bán không quản lý chặt, khi xuất chỉ báo kiểm lâm xuất theo giấy phép, lái buôn mua địa phương cũng không nắm rõ, nhưng đến thời điểm này không có hiện tượng gì, giá khoảng 230.000 - 240.000 đồng/kg, hiện tại thị trường rất khan hiếm, chỉ đáp ứng được 30-40%.
Quản lý về số lượng, quy định chuồng trại, tuyên truyền môi trường, chứ còn xuất đi đâu thì địa phương cũng không nắm rõ. “Cá sấu xổng chuồng thì chưa thấy, nhưng cá sấu cắn chủ khi cho ăn thì đã có, nó bay lên cắn chủ khi cho ăn”, ông Nguyễn Văn Sang cho biết thêm.
Ông Phạm Minh Đạo – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai - cho biết: Do cá sấu nằm trong danh mục động vật hoang dã nên quản lý cá sấu thuộc về kiểm lâm và không được xem là vật nuôi trong cơ cấu nông nghiệp. (Lao Động 12/3)đầu trang(
Công tác phòng-chống cháy rừng (PCCR) mùa khô năm nay đang được các địa phương, chủ rừng và ngành chức năng triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế thấp nhất không để xảy ra cháy rừng gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.
Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) xã Nam (huyện Kbang) đã xác định được 2 vùng trọng điểm cháy để triển khai các biện pháp PCCR trong mùa khô năm nay.
Là một trong những chủ rừng đứng chân trên địa bàn huyện Kbang, BQLRPH xã Nam hiện đang quản lý 6.619,5 ha đất có rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 6.218,8 ha, rừng trồng tập trung 400,7 ha.
Diện tích rừng tập trung nhiều nhất tại các xã: Tơ Tung, Kông Pla, Lơ Ku và Kông Lơng Khơng. Đặc biệt, khoảng 1.254,3 ha rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao vào mùa khô. Phần lớn diện tích rừng nằm gần các làng đồng bào dân tộc Bahnar sinh sống, sản xuất gắn liền với rừng từ bao đời nay.
Những năm trước, hầu hết diện tích rừng được đơn vị giao khoán và quản lý khá chặt chẽ, không để xảy ra vụ cháy nào gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Tuy nhiên, đầu năm 2014 đã xảy ra 2 điểm cháy nhỏ do người dân đốt rẫy sơ ý để lửa cháy lan vào rừng.
Lực lượng của BQLRPH và người dân cùng tham gia dập tắt đám cháy kịp thời nên thiệt hại không đáng kể. Mùa khô năm nay được dự báo sẽ khốc liệt, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, BQLRPH xã Nam đã xác định được 2 vùng trọng điểm rất dễ xảy ra cháy rừng là các khoảnh 3, 5, 6 và 8 thuộc tiểu khu 160 và khoảnh 5, 6 tiểu khu 162 thuộc địa bàn xã Tơ Tung.
Đây là 2 tiểu khu có địa hình đồi núi cao, chia cắt vì vậy khi xảy ra cháy rừng cũng chỉ áp dụng các biện pháp chữa cháy thủ công và các vật dụng thô sơ. Không những vậy, nguồn nước phục vụ yêu cầu chữa cháy rừng nằm cách xa trọng điểm cháy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chữa cháy nếu có tình huống xảy ra.
Từ đầu mùa khô năm nay, BQLRPH xã Nam đã chủ động triển khai lực lượng cùng các hộ nhận khoán tập trung phát dọn thực bì, làm đường ranh cản lửa. Vì theo tập quán sản xuất, thời gian này đang là mùa phát nương làm rẫy, đốt thực bì để chuẩn bị vụ sản xuất mới nếu sơ ý rất dễ phát sinh ngọn lửa cháy lan vào rừng.
Đặc biệt tại 2 vùng trọng điểm cháy chủ yếu là rừng thông 3 lá được trồng từ những năm 1999-2001, đến nay đã hết thời gian chăm sóc, nguồn vật liệu gây cháy nhiều và rừng trồng còn bao bọc bởi lau lách, lại giáp ranh với lâm phần của BQLRPH Bắc An Khê cũng là vùng có nguy cơ rất dễ xảy ra cháy.
Ông Cao Văn Tư-Trưởng ban QLRPH xã Nam cho biết: Để chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) năm nay, từ đầu mùa khô đơn vị cử cán bộ túc trực PCCCR 24/24 giờ tại các làng gần vùng trọng điểm cháy để phát hiện và kịp thời huy động các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
Thành lập và củng cố lại các tổ, đội trực tiếp chữa cháy rừng khi có tình huống xảy ra, kiện toàn lại các hộ nhận khoán rừng, hạn chế không để xảy ra cháy rừng làm thiệt hại đến tài nguyên rừng.
Bên cạnh đó, hàng năm đơn vị phối hợp với chính quyền xã Tơ Tung xây dựng kế hoạch PCCCR và phương án chữa cháy. Thường xuyên phối hợp với Ban Chỉ huy PCCCR của 4 xã để tuyên truyền, vận động PCCCR trong nhân dân.
Trước những dự lường về sự phức tạp của thời tiết rất dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô năm nay, việc chủ động xây dựng các phương án chữa cháy rừng tại 2 tiểu khu 160 và 162 của BQLRPH xã Nam là việc làm cấp thiết. Đây là biện pháp quan trọng để bảo vệ tài nguyên rừng trước nguy cơ bị lửa xâm hại. (Báo Gia Lai 10/3)đầu trang(
Hiện đã bước vào cao điểm mùa khô 2015, tại các địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh công tác phòng chống cháy rừng đang được tập trung chỉ đạo.
Ông Huỳnh Long Hải – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm huyện Phú Quốc (Kiên Giang) – cho biết hiện có khoảng trên 2.000/37.000 ha rừng trên đảo đã đặt ở mức cảnh báo cháy cấp 4, tức có nguy cơ cháy cao.
Theo ông Hải, nguy cơ cháy được cảnh báo cao nhất tại các khu vực: Tiểu khu 53 thuộc xã Bãi Thơm, các khu rừng nguyên sinh, rừng tái sinh và rừng phòng hộ các xã Dương Tơ, Bãi Thơm, khu vực Bãi Vòng, các trảng cỏ tranh xen lẫn với rừng cổ thụ…
“Mấy ngày qua, lực lượng Kiểm lâm Phú Quốc đã bố trí lực lượng PCCC ở tất cả các tiểu khu, phân khu thuộc khu vực quản lý. Đồng thời, trang bị đầy đủ các trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Ở những nơi xung yếu, có nguy cơ cháy được tổ chức các chòi canh và thực hiện chế độ trực 24/24 giờ kể từ nay đến hết mùa khô năm 2015” – ông Hải nói.
Ông Phạm Quốc Dân – Phó Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh Thượng (huyện U Minh Thượng, Kiên Giang) – cho hay đến thời điểm hiện tại đa số diện tích rừng đang ở mức 2 – tức là mức trung bình, có khoảng 100 ha hiện ở mức 3.
Trước tình hình đó, Ban Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng đã chủ động lên kế hoạch bơm nước vào rừng nhằm giữ độ ẩm, tổ chức cho nhân viên luân phiên trực tuần tra, chòi canh lửa để chủ động đối phó nếu có cháy xảy ra.
Hiện Vườn Quốc gia U Minh Thượng có 14 máy bơm chuyên dùng, 6 chốt bảo vệ, tuần tra canh lửa cùng với hệ thống “băng xanh” – tức là những bờ chuối được trồng lên để hạn chế sự phát triển của lau sậy – vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy.
Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Kiên Giang, trong tuần đầu tháng 3 và những ngày sắp tới, độ mặn trên các sông trên địa bàn đều ở mức xấp xỉ và cao hơn cùng kỳ 2014.
Tính đến ngày 7-3, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền. Tại huyện Gò Quao khu vực cửa sông Cái Lớn, nước mặn đã xâm nhập sâu tới 35 km. Tại huyện Giồng Riềng, trên sông Cái Bé nước mặn đã xâm nhập sâu 30 km. Trên tuyến kênh Rạch Giá – Long Xuyên nước mặn cũng đã vào sâu 5,5 km. (Báo Kiên Giang 10/3)đầu trang(
Từ vụ hoả hoạn nêu trên cho thấy công tác phòng chống cháy rừng trên núi Bà Đen chưa thật sự hiệu quả.
Ở những khu vực không có mạch nước thật ra vẫn có thể xây dựng hệ thống chứa nước dự trữ phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Không thể để đến khi cháy rừng mới huy động sức người vác từng can nước leo lên núi “cứu chữa theo kiểu đối phó”.
Ngày 4.2.2015, một cánh rừng ở  khu vực Hàm Rồng, trên sườn phía Đông núi Bà Đen bỗng bốc cháy.
Một người dân bán tạp hoá ngay dưới chân núi Bà Đen kể lại, khoảng 9 giờ hôm ấy, khi ông đang trông coi cửa hàng thì thấy trên sườn núi khói bốc lên mịt mù. Sau đó, đám cháy lan rộng dữ dội.
Khoảng 30 phút sau, lực lượng bảo vệ rừng, xe chữa lửa tấp nập chạy đến chân núi. Mọi người xúm nhau khuân vác những thùng nước leo lên sườn núi để chữa cháy. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, ngọn lửa mới được dập tắt.
Tuy nhiên, khi lực lượng chữa cháy về rồi, khoảng 21 giờ cùng ngày, ngọn lửa lại bùng phát và đám cháy tiếp tục lan rộng, đến 9 giờ hôm sau mới tắt hẳn.
Ngày 6.3 vừa qua, chúng tôi leo lên sườn núi Bà Đen- nơi đã xảy ra hoả hoạn. Từ chân núi lên độ cao khoảng 500 mét, chúng tôi đến khu vực hang Chén, Hàm Rồng thấy nhiều cây rừng trụi lá, thân cành cháy đen, chơ vơ lưng chừng núi. Từ hang Chén, chúng tôi đi cắt ngang sườn núi về phía phải khoảng 100 mét đến chỗ rừng bị cháy.
Trước mắt chúng tôi là một khoảnh sườn núi khoảng 1 ha cây cối bị thiêu rụi gần như hoàn toàn. Hiện trường còn lại là những khối đá nám đen, nằm trơ trơ giữa trời. Cạnh đó, nhiều cây rừng bị lửa thiêu cháy gần như hoàn toàn, nhiều cây khá to, đen như than, đang chờ ngày… ngã gục.
Cảnh tượng cho thấy trận hoả hoạn phải dữ dội lắm mới khiến những thân cây tươi khoẻ bị “hầm” thành than như thế. Trên mặt đất, xen kẽ giữa các tảng đá là một lớp tro tàn khá dày.
Quan sát kỹ, chúng tôi thấy có khá nhiều cá thể ốc núi bị “nướng” rụi, chỉ còn lại lớp vỏ. Bao quanh khu vực đã xảy ra hoả hoạn, hàng ngàn cây rừng to, nhỏ khác cũng bị cháy xém, thân cành rụng sạch lá, chưa biết chúng sống chết ra sao.
Một vườn chuối cạnh đó cũng bị vạ lây. Rất nhiều thân cây chuối, tàu lá chuối bị khô héo do sức nóng của bà hoả gây ra.
Ngày 5.3.2015, Cục Kiểm lâm (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp- Bộ NN&PTNT) cảnh báo: Đăk Nông, Tây Ninh và một số tỉnh khác đang có nguy cơ cháy rừng ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm (nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh) và cấp IV (cấp nguy hiểm).
Các khu vực này đã có nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ban chỉ đạo Nhà nước về thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng yêu cầu UBND các cấp và chủ rừng thuộc các địa phương có cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp IV, cấp V thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
Nói về vụ cháy rừng trên, ông Vũ Đức Kim- Phó trưởng Ban Quản lý khu rừng lịch sử văn hoá núi Bà cho biết, diện tích rừng bị cháy trong vụ hoả hoạn vừa qua chiếm khoảng 1 ha. Đó là rừng khoanh nuôi, thuộc khoảnh 2- tiểu khu 66, núi Bà. Nguyên nhân gây hoả hoạn có thể do người dân bất cẩn khi dùng lửa săn bắt.
Khi phát hiện cháy rừng, lực lượng bảo vệ đã phối hợp với công an, dân quân tự vệ của UBND phường Ninh Sơn, lực lượng của Khu di tích lịch sử văn hoá- danh thắng và du lịch núi Bà, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, tổng cộng 85 người cùng lên sườn núi dập lửa.
Tuy nhiên, do dốc núi cao, đường lên núi gập ghềnh, hiểm trở nên phải đến ba lần dốc sức, lực lượng chữa cháy mới dập tắt được hoàn toàn ngọn lửa.
Sau vụ hoả hoạn nói trên, Ban quản lý khu rừng văn hoá lịch sử núi Bà đã tổ chức cuộc họp, mời lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan để rút kinh nghiệm, bàn bạc, thống nhất kế hoạch phối hợp phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô năm 2014 - 2015.
Mặt khác, Ban quản lý khu rừng văn hoá lịch sử núi Bà cũng đã tăng cường công tác tuần tra bằng cách thành lập một chốt phòng chống cháy rừng, túc trực suốt 24/24 giờ ngay chân núi.
Đồng thời, lực lượng bảo vệ rừng đi tuần tra liên tục trong Khu du lịch núi Bà để quan sát, ngăn ngừa việc du khách đốt lửa, quăng tàn thuốc lá gây nguy cơ  hoả hoạn. Ông Kim thừa nhận, hiện nay công tác phòng chống cháy rừng ở khu vực sườn núi rất khó, vì ở đó không có mạch nước nên không thể xây dựng hệ thống dẫn nước, dự trữ nước chữa cháy như một vài địa điểm khác trên sườn núi.
Từ vụ hoả hoạn nêu trên cho thấy công tác phòng chống cháy rừng trên núi Bà Đen chưa thật sự hiệu quả. Ở những khu vực không có mạch nước thật ra vẫn có thể xây dựng hệ thống chứa nước dự trữ phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Không thể để đến khi cháy rừng mới huy động sức người vác từng can nước leo lên núi “cứu chữa theo kiểu đối phó”.
Trước mùa khô, cần thực hiện việc phát quang, tạo đường băng cản lửa, chủ động đốt có kiểm soát thực bì, để nếu rủi có xảy ra hoả hoạn thì chỉ gây thiệt hại ở một diện tích nhỏ, không để lan rộng như vụ cháy rừng vừa qua.
Trên núi Bà Đen có hệ thống chùa chiền, cáp treo, máng trượt với hàng ngàn du khách tham quan, vãng cảnh trong mùa lễ hội. Nếu không may hoả hoạn lan rộng ra đến khu vực Hội Xuân thì hậu quả không thể nào lường hết được.
Hiện nay, thời tiết khô hanh đang diễn ra, nguy cơ cháy rừng đang ở cấp V- cấp cao nhất, cực kỳ nguy hiểm, nên vụ cháy rừng trên núi Bà Đen là lời cảnh báo không thừa. (Báo Tây Ninh 12/3) đầu trang(
Ngày 11/3, tại Lào Cai, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo tập huấn cho các cơ quan thực thi pháp luật tại một số tỉnh miền núi phía Bắc trong công tác bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Hội thảo nhằm “Phổ biến Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và Bộ công cụ truyền thông bảo vệ động vật hoang dã”.
Theo Tổng cục Môi trường, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm Nghị định 160/2013/NĐ-CP được ra đời và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử và có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định của pháp luật.
Trong đó, loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng được xác định như sau: Đối với động vật hoang dã, thực vật hoang dã, phải có một trong các điều kiện như: Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 10 năm gần nhất hoặc 03 thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; nơi cư trú hoặc phân bổ ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bổ, nơi cư trú; quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành...
Cũng theo Nghị định này, việc nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nêu trên phải đáp ứng các điều kiện như: Loài phải có nguồn gốc hợp pháp và thuộc Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật; việc nuôi, trồng phải phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo giống ban đầu được thực hiện tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
Nhằm góp ý tuyên truyền, phổ biến Nghị định trên, các đại biểu tham dự đều cho rằng, các địa phương cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm giảm thiểu tình trạng buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp các loài động, thực vật hoang dã, hỗ trợ việc thực hiện Hướng dẫn số 98-HD/ BTGTW về “Công tác tuyên truyền việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã” do Ban Tuyên giáo và Trung ương ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2013.
Đồng thời, chính quyền địa phương cũng cần khuyến cáo cán bộ, công chức, người lao động và người dân không mua, bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là động vật hoang dã nguy cấp và các sản phẩm của chúng.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về những khó khăn trong việc thực thi Nghị định 160/2013/NĐ-CP tại địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục để việc triển khai Nghị định có hiệu quả hơn.
Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Nhận thức được sự cần thiết phải tăng cường việc hỗ trợ, tham vấn đối với các tỉnh nhằm thúc đẩy nỗ lực bảo vệ các loài động vật hoang dã tại địa phương, Tổng cục Môi trường sẽ tăng cường tổ chức các buổi hội thảo tập huấn tương tự tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm. (Đảng Cộng Sản VN 12/3) đầu trang(
Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa hình ảnh những con gấu bị chết mòn trong các trang trại nuôi, nhốt gấu ở Hạ Long, Quảng Ninh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo phải đưa các cá thể gấu này về Trung tâm cứu hộ gấu.
Khi cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh làm gắt gao, nhu cầu mua mật gấu và các sản phẩm từ gấu sụt giảm rõ rệt, cũng là lúc chủ nuôi gấu bỏ đói, mặc cho những con vật này tàn tạ trong cũi sắt tới chết. Cho dù không còn nguồn lực tài chính để nuôi gấu, nhưng các chủ trại cũng không hề có ý định giao trả gấu về các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
Việc kinh doanh du lịch trích hút mật gấu của các chủ trang trại ở Hạ Long là trái phép trong suốt 8 năm qua, họ đã hưởng lợi từ hình thức kinh doanh này. Phần lớn cá thể gấu tại Hạ Long đã chết sau nhiều năm bị khai thác quá mức. Những con gấu còn lại đang bị chính các chủ gấu mang ra làm “con tin” với cơ quan chức năng để đòi số tiền bồi thường 40 - 50 triệu đồng/cá thể.
“Nếu việc này diễn ra thì đây sẽ là minh chứng điển hình cho việc các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong nhiều năm nay luôn đứng trên pháp luật”, bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) nhấn mạnh.
Cuối năm 2005, Nhà nước đã hoàn thành chương trình gắn chíp và đăng ký quản lý đối với toàn bộ các cá thể gấu đang được nuôi nhốt tại Việt Nam với mục tiêu chấm dứt tình trạng săn bắt gấu từ tự nhiên để nuôi, nhốt và trích hút mật. Kể từ đây, các chủ trang trại chỉ được tiếp tục nuôi, nhốt đối với các cá thể gấu đã gắn chíp hoặc đăng ký quản lý với cơ quan có trách nhiệm tại địa phương.
Tuy nhiên, vào năm 2007, các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện 81 cá thể gấu bị nuôi, nhốt trái phép phục vụ mục đích du lịch trích hút mật gấu tại TP Hạ Long. Theo Quyết định 47/2006/QĐ-BNN về việc ban hành Quy chế Quản lý gấu nuôi (có hiệu lực tại thời điểm đó) đã chỉ rõ: “Mọi cá thể gấu nuôi trái với quy định tại Quy chế này đều bị tịch thu. Chủ nuôi cá thể gấu đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật”.
Mặc dù vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ gấu nhưng các chủ trại gấu tại Hạ Long chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính; tịch thu duy nhất một cá thể gấu ngựa, đồng thời được đăng ký, gắn chíp quản lý và tiếp tục nuôi nhốt 80 cá thể gấu còn lại mà không được tiến hành bất cứ hoạt động khai thác gấu vì mục đích thương mại nào.
Chính sự nhân nhượng này đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại nuôi nhốt gấu tại Hạ Long tiếp tục đón tiếp các đoàn khách du lịch đến thăm quan trích hút và mua mật gấu trái phép từ năm 2007 - 2014.
Theo đợt khảo sát vào tháng 1/2013 của cán bộ ENV, có những trang trại gấu tại Hạ Long trung bình mỗi ngày đón tiếp khoảng 10 xe ôtô với 200 khách du lịch đến thăm quan và mua mật gấu.
Trước những bằng chứng về hành vi vi phạm pháp luật ngang nhiên của các chủ trang trại nuôi nhốt gấu hút bán lấy mật tại Hạ Long, các cơ quan chức năng địa phương đã thắt chặt giám sát nhằm ngăn chặn nguồn thu bất hợp pháp từ việc nuôi, nhốt gấu. Kể từ đây, số lượng gấu tại Hạ Long ngày càng giảm sút bởi các chủ trang trại gấu có xu hướng “bỏ mặc” gấu đói và ốm chết.
Trước tình trạng trên, một số trung tâm cứu hộ có đủ khả năng vật chất, kỹ thuật đã đề nghị được cứu hộ và chăm sóc các cá thể gấu nuôi, nhốt hiện đang bị bỏ mặc cho đến chết tại Hạ Long.
Tuy nhiên, các chủ trại gấu thà để gấu chết chứ nhất định không chuyển giao các trung tâm cứu hộ nếu không “nhận được một khoản đền bù xứng đáng” cho số tiền họ đã bỏ ra để mua gấu trái phép trước đây, bất chấp việc họ đã hút cạn kiệt các túi mật của gấu để thu lời bất chính.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Phương Dung, “Việt Nam hiện còn khoảng 2.000 cá thể gấu đều có nguồn gốc từ tự nhiên đang được nuôi nhốt tại các trang trại trên toàn quốc. Việc thiết lập cơ chế “tiền trao, gấu trả” ở Hạ Long sẽ tạo tiền lệ xấu trong quá trình quản lý hoạt động nuôi nhốt gấu nói riêng và bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp của Việt Nam nói chung”.
Việc nuôi nhốt gấu nhằm mục đích kinh doanh ở Việt Nam là vi phạm pháp luật. Các cơ quan chức năng cần kiên quyết yêu cầu các chủ trang trại phải có nghĩa vụ chuyển giao gấu cho Nhà nước để quản lý và bảo tồn theo đúng quy định của pháp luật. (Thanh Tra12/3) đầu trang(
Mùa khô năm nay, Khánh Hòa được dự báo là một trong những địa phương có nguy cơ cháy rừng cao. Trong số hơn 43.700ha rừng của tỉnh, có gần 17.000ha có nguy cơ cháy cao. Chính vì thế, các địa phương, đơn vị cần chủ động phòng, chống cháy rừng (PCCR).
Hiện nay, địa bàn huyện Khánh Vĩnh có hơn 85.200ha rừng, trong đó hơn 10.000ha rừng trồng tập trung tại 58 tiểu khu, phân bố khắp các địa phương trong huyện đang đối diện với nguy cơ cháy. Ông Lê Thanh Hóa - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khánh Vĩnh cho biết: “Phần lớn diện tích rừng trồng tiếp giáp với đất sản xuất của người dân.
Trong quá trình canh tác, người dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên đốt nương làm rẫy; một số người khi đi rừng thường sử dụng lửa một cách bất cẩn... khiến rừng Khánh Vĩnh luôn đứng trước nguy cơ cháy cao, có thể cháy lan trên diện rộng”.
Ở huyện miền núi Khánh Sơn, nguy cơ xảy ra cháy rừng cũng rất lớn, bởi địa phương đang bước vào cao điểm mùa khô. Ông Bùi Đức Luyến - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khánh Sơn cho hay: “Trên địa bàn huyện có hàng chục điểm rừng và khu vực rẫy tiếp giáp với rừng trồng có nguy cơ cháy cao; tổng diện tích rừng dễ cháy lên đến gần 2.700ha, chủ yếu là rừng thông và rừng trồng.
Những điểm dễ cháy tập trung tại những khu vực đồi dốc, xa nguồn nước, nhiều diện tích có lớp thực bì dày, chủ yếu là cỏ tranh, lau lách nên dễ bắt lửa. Gần 3 tháng nay, trên địa bàn huyện không có cơn mưa nào; nếu xảy ra cháy rừng, việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn và thiệt hại sẽ rất lớn”.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết năm nay, ngay từ đầu mùa khô, các địa phương trong tỉnh đã chủ động công tác PCCR. Các biện pháp cấp bách như: kiện toàn Ban chỉ đạo PCCR các cấp; thành lập các tổ, đội xung kích tham gia bảo vệ rừng, PCCR đã được triển khai.
Các đơn vị chủ rừng còn thường xuyên tuần tra, kiểm soát các khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy; tiến hành làm mới, phát dọn thực bì, duy tu đường ranh cản lửa. Bên cạnh kiểm tra công tác PCCR, Hạt Kiểm lâm các địa phương còn nắm bắt diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời nhằm cảnh báo, dự báo đến các địa phương, đơn vị chủ rừng những khu vực có nguy cơ cháy cao; chuẩn bị lực lượng xung kích tại chỗ, phương tiện, hậu cần để sẵn sàng ứng cứu nếu sự cố xảy ra.
Ông Lê Thanh Hóa cho biết: “Từ đầu mùa khô năm nay, các tổ chức, cá nhân là chủ rừng trên địa bàn huyện đã thống kê diện tích rừng đang quản lý, xây dựng bản đồ những khu vực trọng điểm. Tại những khu vực có nguy cơ cháy cao, thường xuyên bố trí lực lượng túc trực, bố trí các bồn, bể chứa nước để sẵn sàng chữa cháy khi có sự cố...”.
Tại Khánh Sơn, Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ rừng tăng cường triển khai công tác bảo vệ rừng và PCCR trong mùa khô. Theo đó, phân công trực PCCR 24/24, thường xuyên cập nhật diễn biến dự báo cấp cháy rừng đến các địa phương, đơn vị chủ rừng, rà soát phương án PCCR của các địa phương, đơn vị chủ rừng...
Ông Nguyễn Khương - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: “Nguy cơ cháy rừng trong mùa khô năm nay được dự báo sẽ lớn hơn so với mọi năm.
Để chủ động PCCR, Chi cục đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ rừng thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phòng cháy như: làm đường ranh cản lửa, xử lý các vật liệu gây cháy...; bên cạnh đó tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và PCCR với các hộ dân; quản lý chặt chẽ việc đốt nương rẫy...
Ngoài ra, các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao cần được thường xuyên tuần tra, trực gác, theo dõi dự báo cháy để kịp thời xử lý khi xảy ra cháy; tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức về công tác PCCR cho người dân; tổ chức công tác PCCR từ cơ sở theo phương châm “4 tại chỗ”. (Báo Khánh Hòa 10/3)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Hưởng ứng Tết trồng cây, hàng triệu cây xanh được người dân các dân tộc trong tỉnh trồng xung quanh trụ sở cơ quan, vườn đồi... đã bén rễ, xanh lá. Đây được xem như khởi đầu tốt đẹp, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để tỉnh ta hoàn thành kế hoạch trồng rừng ngay những ngày đầu, tháng đầu của năm.
Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 2 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông yêu cầu các cấp, các ngành, các huyện, thành phố phải tổ chức quyết liệt các giải pháp, hoàn thành chỉ tiêu trồng mới 40 nghìn ha rừng theo kế hoạch năm 2015 ngay từ những ngày đầu năm.
Theo dõi việc thực hiện chỉ tiêu trồng rừng cho thấy, nỗi lo và sự cương quyết của người đứng đầu chính quyền tỉnh hoàn toàn có cơ sở. Mấy năm gần đây, nhiều địa phương thực hiện chỉ tiêu trồng rừng rất khó khăn, hết khung thời vụ một số nơi vẫn không hoàn thành.
Vì phải chạy theo kế hoạch định sẵn, có vùng bà con trồng cả vào mùa nóng, thời điểm khô hanh, kết thúc năm số liệu báo cáo khẳng định trồng đạt số cây và diện tích, nhưng kiểm tra lại, tỷ lệ sống không được bao nhiêu.
Nhìn lại kế hoạch trồng rừng từ năm 2011 đến hết năm 2014 cho thấy, toàn tỉnh mới chỉ trồng được hơn 18 nghìn/55 nghìn ha rừng kinh tế, đạt 33% Nghị quyết. Đối với chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ, cũng chỉ trồng được gần 4 nghìn/10 nghìn ha kế hoạch, đạt 36,5% Nghị quyết.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả trồng rừng đạt thấp do khó khăn về nguồn vốn. Đối với chương trình trồng rừng kinh tế, đến nay, nguồn vốn cấp mới đạt trên 104 tỷ đồng/1.281 tỷ đồng, bằng 8,2% tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2015.
Trong đó, vốn ngân sách đầu tư phát triển của T.Ư trên 96 tỷ đồng, vốn địa phương trên 6 tỷ đồng, các nguồn vốn khác hơn 2 tỷ đồng. Còn chương trình trồng rừng phòng hộ, nguồn vốn cấp mới được trên 39 tỷ đồng/166,5 tỷ đồng, đạt gần 24% tổng nhu cầu.
Từ thực tế trên, các nhà quản lý dự báo, nếu tình trạng này không được cải thiện, đến hết năm 2015, diện tích rừng kinh tế của tỉnh cũng chỉ trồng được 19,6 nghìn ha, đạt 36%, còn rừng phòng hộ trồng được 5,8 nghìn ha, đạt trên 58,5% Nghị quyết.
Ngoài khó khăn về nguồn vốn, công tác xã hội hóa bảo vệ rừng thời gian qua chưa đem lại hiệu quả rõ nét, thiếu tính đồng bộ, còn để xảy ra điểm nóng về chặt phá rừng; chưa gắn kết việc phát triển vùng nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ lâm sản; mối liên kết giữa người dân, doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả, nhiều doanh nghiệp xây dựng dự án trồng rừng nhưng không thực hiện; công tác tạo nguồn giống chất lượng cao phục vụ trồng rừng còn yếu, giống cây trồng chủ yếu được sản xuất từ các hộ dân với quy mô nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư công nghệ mới.
Mặt khác, cũng phải thừa nhận mấy năm gần đây, hiệu quả kinh tế từ rừng đạt thấp do chu kỳ kinh doanh dài, địa điểm trồng cách xa trung tâm, đường giao thông khó khăn. Nguồn vốn hỗ trợ trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng chủ yếu từ ngân sách T.Ư, trong khi đó, việc huy động các nguồn vốn khác gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, ngân sách địa phương chỉ đáp ứng được 2%, doanh nghiệp 1% tổng vốn trồng rừng. Bên cạnh đó, định mức hỗ trợ trồng rừng kinh tế hiện rất thấp, bình quân 3 triệu đồng/ha, chỉ đáp ứng được 10% chi phí.
Đó là chuyện một vài năm về trước, còn năm nay, chương trình trồng rừng đang được khởi động với nhiều tín hiệu vui. Những ngày đầu Xuân, cùng với nhiều lễ hội đang diễn ra khắp vùng miền, thu hút đông đảo người dân thì Tết Trồng cây cũng được nhân dân tích cực hưởng ứng.
Tết Trồng cây năm nay được các địa phương tổ chức trang trọng, thiết thực, phù hợp điều kiện thực tế theo phương châm trồng cây nào sống cây đấy. Nhằm tạo không khí vui tươi, khích lệ tinh thần nhân dân, ngay ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các đồng chí lãnh đạo tỉnh dành thời gian trồng cây xung quanh khuôn viên cơ quan, trong vườn nhà.
Chuẩn bị Tết Trồng cây, các huyện đã lựa chọn giống cây phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, trước khi trồng, cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn người dân đào hố, bón phân, cách trồng chăm sóc sao cho hiệu quả nhất.
Tham gia Tết Trồng cây với người dân huyện Hoàng Su Phì, tôi cảm nhận được niềm vui, sự trân trọng khi mỗi người được giao trồng, chăm sóc một cây xanh dọc tuyến đường Tân Quang - Xín Mần.
Với khẩu hiệu mỗi người trồng một cây xanh, chỉ trong đầu giờ làm việc buổi sáng, hàng trăm cây xà cừ được trồng dọc đường từ trung tâm thị trấn Vinh Quang đi huyện Xín Mần.
Trồng cây xanh ven đường, vừa tạo cảnh quan, vừa xây dựng được tuyến hộ lan mềm, góp phần đảm bảo an toàn cho mỗi người tham gia giao thông trên cung đường miền Tây đèo dốc quanh co, hiểm trở.
Qua trồng thử nghiệm từ năm trước, loại cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng vùng đất phía Tây, tỷ lệ cây sống, sinh trưởng và phát triển đạt 90%. Bà  Âu Thị  Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì khẳng định, đợt ra quân này tạo không khí vui tươi, phấn khởi để nhân dân trong huyện thực hiện kế hoạch trồng 4.800 ha rừng.
Còn trên địa bàn huyện Vị Xuyên, Tết Trồng cây năm nay có điểm mới là không phát động tại huyện mà tổ chức tại các thôn, bản. Cùng một ngày, đồng loạt các thôn, bản tổ chức trồng cây ven đường, trong khuôn viên cơ quan, trường học, vườn đồi hộ gia đình.
Ngày đầu ra quân, huyện Vị Xuyên trồng được 200 nghìn cây lâm nghiệp, cây đa mục đích như Thông, Sa mộc, Keo, Mỡ, Xoan và phấn đấu trồng đạt 1 triệu cây trong tháng 3, tạo động lực để nhân dân hoàn thành kế hoạch trồng 7 nghìn ha rừng.
Tết Trồng cây vẫn đang được người dân các thôn, bản thực hiện. Những ngày vừa qua, mưa Xuân phủ khắp núi rừng, khí hậu mát mẻ, rất thích hợp để cây trồng bén rễ, sinh trưởng, phát triển tốt. Với sự khởi đầu tốt đẹp, hy vọng chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu trồng 40 nghìn ha rừng trong năm nay. (Báo Hà Giang 12/3)đầu trang(
Hai nhà thực vật học Việt Nam vừa phát hiện thêm một loài thực vật mới thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Ngày 12/3, tin từ Ban quản lý Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, thêm một loài thực vật mới thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) ở VQG này đã được hai nhà thực vật học Việt Nam là Nguyễn Thị Kim Thanh và Nguyễn Nghĩa Thìn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phát hiện, mô tả và công bố.
Loài mới này được đặt tên là Bùng bục Phong Nha, tên khoa học đầy đủ là Mallotus phongnhaensis Thin & Kim Thanh, là loài thuộc về chi Mallotus, nhánh Axenfeldia. Loài này có đặc điểm khác biệt chủ yếu so với các loài thuộc chi Mallotus khác ở chỗ nó là cây bụi cao đến 1m, phiến lá có 6 - 12 gân phụ mỗi bên và cụm hoa mọc ở thân, mang ít hoa (10-15 hoa đực).
Bùng bục Phong Nha được mô tả dựa trên mẫu thu được tại khu vực Dốc Táu, thuộc phân khu dịch vụ hành chính của VQG này. Việc phát hiện này đã góp phần nâng cao giá trị về đa dạng sinh học cho VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng và cho Việt Nam nói chung. (Pháp Luật VN 13/3; Tin Tức 13/3, Tr4)đầu trang(
Ngày 12/3, Ban chỉ đạo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác quản lý và phát triển rừng năm 2014. Triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là gần 28.000 ha, phân bố tại 7 huyện, thị xã: Ba Vì, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Trong đó diện tích có rừng là hơn 23.700 ha. Diện tích rừng trồng mới là 207 ha, gồm 187 ha rừng sản xuất; 20 ha rừng phòng hộ; trồng rừng sinh thái 49,5 ha, còn lại là các diện tích trồng thuần keo.
Về công tác quản lý bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng, trong năm 2014, Hà Nội đã thực hiện giao khoán quản lý cho hơn 6.530 ha, chiếm 72% diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng. Đồng thời, thực hiện tốt công tác hỗ trợ cho cộng đồng dân cư cùng đệm khu rừng đặc dụng Hương Sơn (13 thôn tại 4 xã của huyện Mỹ Đức).
Cũng trong năm 2014, do thường xuyên bám sát địa bàn, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân nên trên địa bàn thành phố không xảy ra việc chặt phá rừng. Về cháy rừng, có 16 vụ xảy ra, thiệt hại 16,5 ha và 1 vụ cháy 18 ha thảm thực bì tại Ba Vì. Nhưng so với cùng kì năm 2013, số vụ cháy giảm trên 50%, diện tích cháy giảm 70%.
Trong công tác quản lý bảo vệ thực vật, động vật hoang dã. Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn thành phố có 282 cơ sở đăng ký gây nuôi, phát triển động vật hoang dã. Trong đó, cấp mới và đổi 45 giấy chứng nhận đăng ký cho các cơ sở.
Chi cục Kiểm lâm đã xử lý 118 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 287 cá thể động vật hoang dã. Thu phạt hành chính và nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.
Về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn, hiện toàn thành phố có 22 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp, 2 đơn vị nghiên cứu - sản xuất, 8 đơn vị sản xuất – kinh doanh và 12 hộ gia đình tham gia sản xuất.
Hàng năm, sản lượng cây, con sản xuất trên địa bàn thành phố khoảng 7,5 triệu cây, với các chủng loại chính như: keo, bạch đàn và một số các loại cây bản địa: Sấu, Sao đen, Dổi xanh, Sưa…; một số cây lâm sản ngoài gỗ như: Ba Kích, Xoan ta, Trầm hương…
Dù đạt được nhiều kết quả, nhưng theo Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt, công tác quản lý phát triển rừng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: hiệu quả phát triển kinh tế rừng thấp; quản lý kinh doanh, sử dụng động vật hoang dã thiếu chặt chẽ…
Vì vậy, lực lượng kiểm lâm cần nâng cao năng lực, nghiệp vụ, trách nhiệm của mình với vai trò là lực lượng nòng cốt trong quản lý và phát triển rừng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần căn cứ vào các văn bản quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương đẩy nhanh tiến độ phân cấp quản lý rừng; nghiên cứu thống nhất đầu mối thống kê, rà soát rừng.
Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt cũng yêu cầu Sở Tài chính kiểm tra, cân đối phân bổ nguồn kinh phí đối với 28% diện tích rừng chưa được bố trí kinh phí thực hiện giao khoán.
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần căn cứ vào đặc điểm tình hình của thành phố và cụ thể hóa các chính sách của Trung ương để đề xuất kinh phí thực hiện.
Nếu chính sách nào còn bất cập cần đề xuất chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế; tiếp tục xây dựng kế hoạch bảo vệ phát triển rừng TP Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 để trình UBND TP phê duyệt và phối hợp với trường ĐH lâm nghiệp (đơn vị tư vấn) quản lý chặt chẽ và khai thác hiệu quả thông tin dữ liệu sau khi kiểm kê rừng. (Chính Phủ 12/3)đầu trang(
Kế hoạch năm 2015, Công ty Cao su Hương Khê (Hà Tĩnh) trồng tái canh, trồng mới 400ha; trồng keo nguyên liệu 150ha; khai thác keo nguyên liệu 50ha...
Công ty Cao su Hương Khê hiện có 7 nông trường trên địa bàn 4 huyện: Hương Khê, Hương Sơn Vũ Quang và Đức Thọ, với tổng diện tích cao su lên đến 4.863,38ha. Năm 2014, công ty trồng mới 541,98 ha/520 ha, đạt 104% kế hoạch, trong đó, trồng vụ xuân 117,75ha, vụ thu 323,94 ha, trồng tái canh 100,29ha; thực hiện cắm và chăm sóc 47,2 vạn stum đảm bảo đúng thời vụ, quy trình kỹ thuật.
Ngoài ra, đơn vị còn khai thác chuyển đổi rừng cây nguyên liệu đạt doanh thu 2.940 triệu đồng, góp phần đảm bảo việc làm thường xuyên cho 1.358 lao động (lao động trong biên chế 608 người, hộ dân nhận khoán 750 người) với mức lương bình quân của lao động hơn 3,7 triệu đồng/người/tháng.
Kế hoạch năm 2015, công ty trồng tái canh, trồng mới 400ha; trồng keo nguyên liệu 150ha; khai thác keo nguyên liệu 50ha; phấn đấu lương bình quân đạt 4 triệu đồng/người/tháng. (Kinh Tế Nông Thôn 12/3)đầu trang(
Sáng ngày 10/3/2015 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,  Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Môi trường ASEAN – Hàn Quốc (AKECU) đã tổ chức Hội thảo quốc tế về “Chi trả dịch vụ môi trường rừng và bảo tồn đa dạng sinh học” . Hội thảo được tài trợ kinh phí từ Chương trình AKECOP.
Đến tham dự hội thảo gồm có đại biểu của Tổ chức Hợp tác Môi trường ASEAN – Hàn Quốc (AKECU), Đại học Seoul Hàn Quốc, đại diện các cơ quan, tổ chức đến từ Cam-pu-chia, Lào, Philippine, Tổng cục lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước.
Ngoài ra, Hội thảo còn nhận được sự quan tâm và tham gia của các tổ chức tại địa phương như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng, Vườn Quốc Gia Bi Đúp Núi Bà, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế về lĩnh vực Chi trả dịch vụ môi trường rừng và bảo tồn đa dạng sinh học…
Phát biểu khai mạc tại hội thảo GS.TS. Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chi trả dịch vụ môi trường rừng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và chiến lược quản lý rừng bền vững của các nước thành viên trong ASEAN, trong đó tập trung chủ yếu cho 4 nước: Cam-pu-chia; Lào; Myanmar và Việt Nam.
Hội thảo cần làm rõ hơn cơ sở khoa học, và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn phù hợp giữa các quốc gia thành viên ASEAN về chi trả dịch vụ môi trường rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Hội Thảo sẽ diễn ra trong 4 ngày từ 10 – 14/3/2015. (Viện Khoa Học Lâm Nghiệp VN 12/3)đầu trang(
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã giám sát công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Tri Tôn.
Thời gian qua, việc quản lý, bảo vệ rừng có nhiều thuận lợi; sự phối hợp kiểm lâm với các cấp chính quyền, đoàn thể, các cơ quan hữu quan khá chặt chẽ, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ được xử lý kịp thời, đạt hiệu quả; công tác chống chặt phá rừng đạt hiệu quả cao…
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đất rừng vào các mục đích khác còn nhiều; tình trạng chặt phá cây còn diễn ra...
Ban đề nghị Hạt Kiểm lâm huyện tăng cường bám sát cơ sở, chủ động tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy vai trò trách nhiệm QLNN trong công tác bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp; nắm bắt tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng tin báo tội phạm trong nhân dân, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm khai thác, mua bán, cất giấu, vận chuyển gỗ và động vật rừng trái phép; tăng cường tuần tra, kiểm soát lâm sản, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân xâm hại tài nguyên rừng. (Đại Biểu Nhân Dân 13/3, Tr3)đầu trang(
Gần 10 năm nay, gỗ và sản phẩm đồ gỗ luôn nằm trong tốp các mặt hàng xuất khẩu “tỷ đô” của ngành lâm nghiệp Việt Nam và  đang có bước tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành sản xuất này cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
Nếu như năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD, thì đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã chạm mức 6,23 tỷ USD (riêng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD). Điểm ấn tượng là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ giai đoạn 2004-2014 bình quân từ 15 đến 18,3%/ năm.
Năm 2014, các thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a… Riêng hai thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản kim ngạch xuất khẩu đã chiếm xấp xỉ 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (trong đó, thị trường Hoa Kỳ đạt 2,235 tỷ USD, Nhật Bản là 952 triệu USD).
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN và PTNT), dự báo Việt Nam sẽ có hội lớn để mở rộng thị phần gỗ và các sản phẩm gỗ ra thị trường thế giới. Nếu có giải pháp đúng và chính sách hỗ trợ hiệu quả, Việt Nam có thể xuất khẩu đạt 15-20 tỷ USD trong vòng 10 năm tới.
Bên cạnh đó, thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây, bình quân tiêu dùng nội địa trong 5 năm gần đây khoảng 2,25 tỷ USD.
Thị trường nội địa của đồ gỗ được đánh giá là còn nhiều tiềm năng chưa khai thác. Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) nhận xét:
Cơ hội phát triển thị trường cho sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đang rộng mở. Việt Nam đang nổi lên như “nhà máy”, “công xưởng” sản xuất đồ gỗ từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp (nguyên liệu gỗ có xuất xứ, Chứng chỉ quản lý rừng bền vững).
Tuy nhiên, cả thị trường xuất khẩu và nội địa cho ngành gỗ cũng gặp những thách thức lớn. Đối với thị trường xuất khẩu, thương hiệu đồ gỗ Việt vẫn chưa có “dấu ấn”, “tên tuổi” rõ ràng, trong khi lại đang phải chịu ảnh hưởng áp đặt nhiều hàng rào kỹ thuật, nhất là đòi hỏi về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu gỗ hợp pháp.
Thời gian qua, nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến sản xuất đồ gỗ chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, đó cũng chính là “gót chân asin” của ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam. Tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2014 của Việt Nam là 2,2 tỷ USD, với các thị trường nhập khẩu gỗ chính là Lào, Hoa Kỳ, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Đức, Phần Lan, Thụy Điển…
Trong khi đó, lượng gỗ nguyên liệu sản xuất trong nước do chất lượng kém nên chỉ có thể chế biến dăm gỗ xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng (rừng sản xuất) những năm gần đây của Việt Nam khoảng 13-15 triệu mét khối, nhưng có tới 80% lượng gỗ này chế biến thành dăm gỗ xuất khẩu.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng gỗ rừng trồng trong nước thấp nên chưa đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Khối lượng gỗ có Chứng chỉ quản lý rừng bền vững chưa đáng kể, hiện diện tích rừng có chứng chỉ mới chỉ đạt 1,6%.
Cũng cần phải nói rằng, Chứng chỉ quản lý rừng bền vững được coi như tấm “giấy thông hành” để đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam vào các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho hay: Năm 2015, dự kiến sẽ có thêm 135.000ha rừng có Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đồng thời phấn đấu đưa gỗ rừng trồng vào băm dăm (sản xuất ván ép) giảm tỷ lệ xuống 52%.
Đánh giá về những khó khăn, thách thức mà ngành gỗ sẽ phải đối mặt trong thời gian tới, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch HAWA cho rằng: Hiện nguồn gỗ nguyên liệu trong nước do khai thác non chủ yếu chỉ băm dăm, trong khi nhu cầu gỗ nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng để sản xuất, chế biến đồ gỗ ngày một tăng cao…
Cùng với đó, nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, kỹ thuật vẫn còn thiếu; doanh nghiệp vừa và lớn hiện chỉ chiếm tỷ lệ 7% trong tổng số các doanh nghiệp có đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn thiếu và yếu… cũng là những khó khăn đối với ngành sản xuất, chế biến đồ gỗ Việt Nam.
Xem ra, để giành được “miếng bánh” béo bở từ thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới, ngành sản xuất, chế biến đồ gỗ sẽ còn rất nhiều việc phải làm mà trước hết là cần “vượt lên chính mình” nếu muốn thành công. Bên cạnh đó, ngành đặc thù này cũng rất cần sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách của Nhà nước để nâng cao chất lượng nguyên liệu gỗ từ rừng sản xuất. (Quân Đội Nhân Dân 12/3)đầu trang(
Nhờ biết phát huy tiềm năng lợi thế đất đai của quê hương và sự quyết tâm, chịu khó tìm tòi, học hỏi cách làm ăn phát triển kinh tế phù hợp với địa phương mình, nhiều phụ nữ người Cor ở huyện miền núi Trà Bồng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong các phong trào quan trọng ở địa phương nhất là phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Cách đây hơn 3 năm gia đình chị Hồ Thị Hồng, dân tộc Cor, thôn Trà Hoa, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi mới nuôi được 4 con bò, trong đó có 1 con đực và  3 con cái giống. Nhờ chịu khó chăm sóc, trồng cỏ và tiêm phòng theo định kỳ, đàn bò của chị phát triển khá tốt, lên đến 20 con.
Ngoài nuôi bò, gia đình chị còn trồng gần 10 ha cây keo, 1 ha cây đót, 3.000 cây quế, 100 bụi cây lồ ô, và làm 5 sào lúa nước. Từ chăn nuôi và trồng rừng, mỗi năm trừ hết chi phí, gia đình chị Hồng thu được gần 200 triệu đồng.
Chị Hồng cho biết: “Trước đây gia đình tôi rất khó khăn. Vợ chồng tôi bàn với nhau vay 30 triệu đồng từ ngân hàng CSXH huyện và cộng thêm tiền bán keo, đầu tư mua bò về nuôi. Tôi chọn giống bò địa phương, vì nó dễ nuôi và thích nghi với môi trường miền núi”.
Cũng như chị Hồ Thị Hồng, hơn 5 năm về trước, gia đình chị Hồ Thị Huệ, 29 tuổi, ở thôn Gò, xã Trà Bùi, thuộc diện hộ nghèo. Năm 2011, vợ chồng chị mạnh dạn vay vốn và cũng bắt đầu với công việc chăn nuôi lợn, bò, đào ao nuôi cá và trồng rừng. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách làm ăn, đến nay gia đình chị đã thoát nghèo, trở thành hộ gia đình khá giả, có của ăn, của để và nuôi con ăn học.
Ngoài chăn nuôi và trồng rừng, chị Huệ còn buôn bán nhỏ lẻ kiếm thêm thu nhập. Thấy chị Huệ làm ăn hiệu quả, nhiều hội viên phụ nữ trong thôn xã đến đây để học hỏi kinh nghiệm và làm theo. (Tin Tức 13/3, Tr9)đầu trang(
Ngày 12-3, một nguồn tin cho biết ông Huỳnh Ngọc Hoan, Phó ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Sông Lũy (huyện Bắc Bình, Bình Thuận), đã nộp đơn đến Sở NN&PTNT tỉnh này xin thôi chức và nghỉ việc.
Được biết ông Hoan được BQL rừng phòng hộ giao theo dõi về công tác quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên, gần đây tại đây đã để xảy ra ít nhất bảy vụ phá rừng nghiêm trọng với trữ lượng gỗ bị thiệt hại khoảng hơn 700 m3 gỗ mà chúng tôi đã phản ánh.
Liên quan đến các vụ phá rừng tại đây, ngày 10-3, Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Bình đã cử lực lượng đến tiểu khu 71 (xã Phan Sơn) để ghi nhận việc 30 gốc bằng lăng có đường kính 60-80 cm bị triệt hạ mà lực lượng bảo vệ rừng không hề hay biết. Kết quả là kiểm lâm đã đo đếm và phát hiện thêm có gần 100 gốc bị triệt hạ, gỗ đã bị lấy đi.
Lực lượng kiểm lâm cũng đã phát hiện thêm một điểm phá rừng mới do lâm tặc triệt hạ khoảng đầu năm 2015 tại tiểu khu 70 nằm ở khu vực đường sông Ta Mai. Tại địa điểm này có hơn 130 cây gỗ dầu, cà chí, cà gần (đường kính 60-80 cm) bị triệt hạ.
Hiện trong bảy vụ phá rừng tại khu vực này mà chúng tôi đã thông tin, cơ quan điều tra đã khởi tố một vụ án phá 42 gốc bằng lăng tại sông Dú nằm ở hai tiểu khu 73A và 79 để điều tra. (Pháp Luật TP.HCM 13/3)đầu trang(
260.000 người dân thuộc 12 dân tộc thiểu số của 6 huyện nghèo Việt Nam có thể tự kiểm soát tài nguyên rừng, bảo đảm an ninh lương thực và đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình nhờ việc áp dụng công nghệ kĩ thuật số FORMIS (Hệ thống quản lý thông tin ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam).
Người dân sẽ được tham gia quản lý và giảm nghèo từ việc sử dụng gỗ và các lâm sản ngoài gỗ một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Theo đó, người dân cùng kiểm lâm viên địa phương sẽ được trao quyền quản trị một phần mềm Open Data Gathering (hệ thống thông tin mở, được hỗ trợ kĩ thuật của Nokia và Microsoft) để tiếp cận, kiểm soát diện tích rừng của mình. Đồng thời, phần mềm này cũng hỗ trợ các phòng, ban lâm nghiệp và các cơ quan liên quan có thể truy cập và trao đổi dữ liệu về lâm nghiệp, thúc đẩy sự phát triển lâm nghiệp.
Hoạt động này nằm trong Dự án “Sự tham gia của người dân trong việc nâng cao công tác quản trị rừng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam (PFG - Việt Nam)” do Đại sứ quán Phần Lan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và tổ chức AdtionAid Việt Nam (AAV) tổ chức với tổng ngân sách hơn 10 triệu Euro (gần 25 tỉ đồng).
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quản lý rừng của Việt Nam, các công cụ kĩ thuật số được đưa vào lồng ghép nhằm bảo vệ tài nguyên rừng. Hội thảo giới thiệu và khởi động dự án được tổ chức tại Hà Nội trong ba ngày từ ngày 9 đến 11.3.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Kimmo Lähdevirta - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam nhận định: “Phần Lan ưu tiên sự tham gia của người dân trong công tác quản trị tốt và bảo tồn thiên nhiên, Dự án PFG là một sự kết hợp tuyệt vời của hai lĩnh vực trên, và chúng tôi mong muốn được làm việc cùng ActionAid Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên & Môi tường, các địa phương và cộng đồng để thực hiện sáng kiến ​​tuyệt vời này.
Qua đó, tăng cường trách nhiệm của người dân đối với việc bảo vệ rừng, cảnh báo thiên tai, góp phần chống biến đổi khí hậu”.
Ông Kimmo cho rằng, đây là bước ngoặt lớn đối với nền lâm nghiệp Việt Nam trong việc kiểm soát, quản lý bảo vệ rừng nhờ Hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp (FORMIS). Hệ thống này đã được ghi nhận ở Phần Lan và một số nước tiên tiến khác.
Đây là một trong 4 dự án lớn về lâm nghiệp mà Phần Lan thực hiện tại Việt Nam. Ông hi vọng, dự án này thúc đẩy lâm nghiệp Việt Nam phát triển, dân tộc thiểu số sống nhờ rừng thoát nghèo.
Bà Lê Thị Thu Hường, Điều phối viên Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Phần Lan cho biết: “Dự án PFG là giai đoạn hai của dự án FORMIS với tham vọng xây dựng hệ thống quản lý rừng không chỉ phục vụ các cấp, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý rừng mà còn phục vụ cho tất cả người dân sống phụ thuộc vào rừng. Cái khó của dự án này là làm sao để họ cải thiện cuộc sống của mình, từ những thông tin do FORMIS cung cấp. Đáp án câu hỏi đó là mục đích chính của dự án lần này”.
Tại Hội thảo, đại diện Chi cục kiểm lâm tỉnh Trà Vinh, Ủy ban nhân dân huyện Krông Bông (Đắk Lắk), đại diện cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đã cam kết thực hiện tốt hoạt động dự án đồng thời tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho người dân.
Dự án FORMIS II (PFG) bắt đầu triển khai từ tháng 5.2013, sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tại 6 huyện nghèo thuộc 6 tỉnh của Việt Nam bao gồm Thông Nông (Cao Bằng), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Đà Bắc (Hòa Bình), Krông Bông (Đắk Lắk), Duyên Hải (Trà Vinh), Đông Hải (Bạc Liêu).
Hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp tại Việt Nam sẽ được tích hợp bởi các hệ thống như: Hệ thống báo cáo kiểm lâm nhanh, hệ thống chia sẻ dữ liệu lâm nghiệp, hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. (Nông Thôn Ngày Nay 11/3)đầu trang(
Tận dụng thế mạnh về cây nứa, vầu và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, những năm gần đây trên địa bàn huyện Quan Sơn đã có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ các loại cây này.
HTX Tân Thành (xã Sơn Điện) đi vào hoạt động từ đầu năm 2013 là một trong số đó. Với nguồn nguyên liệu là nan thanh từ cây nứa, vầu, cơ sở này đã chế biến thành các sản phẩm chân hương, tăm, đũa để bán ra các tỉnh phía Bắc. Chỉ là sơ chế, nhưng cơ sở này đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trong xã với thu nhập ổn định.
Bà Nguyễn Thị Xuân - Chủ tịch HĐQT HTX Tân Thành cho biết, HTX có hơn 30 đầu máy thực hiện chế biến sản phẩm với hơn 100 lao động chính thức. Thời gian qua HTX đã chi trả số tiền lương cho công nhân là 4 triệu đồng/người/tháng. Trong số công nhân làm việc tại cơ sở có cả sinh viên tốt nghiệp các trường đại học nhưng chưa xin được việc làm hoặc là con em các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Cũng theo bà Xuân, ngoài số công nhân đứng máy, HTX còn tạo được việc làm cho hàng trăm hộ gia đình khác nhờ thu mua nguyên liệu với giá cao. HTX còn cung cấp các loại máy móc phục vụ sơ chế các sản phẩm từ nứa, vầu cho bà con nông dân huyện Quan Sơn và đứng ra thu mua sản phẩm do họ làm ra.
Theo UBND huyện Quan Sơn, hiện trên địa bàn có trên 100 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ cây nứa, vầu. Trong đó có 85 cở sở chế biến tăm đạt doanh thu lớn. Các cơ sở này tập trung chủ yếu ven QL217, và đã sử dụng hàng nghìn lao động tại địa phương.
Thực hiện chủ trương phát triển của huyện, thời gian qua UBND huyện Quan Sơn đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tạo cơ sở, thủ tục thông thoáng và cơ chế ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp, cơ sở chế biến vào huyện. Chỉ tính riêng trong năm 2014 huyện đã có thêm 14 cơ sở, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tham gia chế biến các sản phẩm từ cây nứa, vầu.
Những năm trước đây, khi chưa có nhiều cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ cây nứa, vầu tại chỗ, người dân Quan Sơn chỉ sơ chế rồi bán lại cho các cơ sở thu mua ở huyện Quan Hóa hoặc các cơ sở ở tỉnh ngoài. Bởi vậy giá thành thường không cao. Từ khi có các cơ sở chế biến này, do quãng đường di chuyển ngắn nên giá thu mua nguyên liệu cũng được nâng cao.
Những cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây nứa, vầu đang đánh thức sự im ắng vốn dĩ của huyện vùng biên Quan Sơn. Người dân đang mong tiềm năng lớn nhất của Quan Sơn là cây nứa, vầu và những cơ sở chế biến sẽ mang lại một diện mạo mới cho mảnh đất này. (Sở VH, TT& DL Thanh Hóa 10/3)đầu trang(
Ngọc Lặc, Thanh Hóa: Hơn 500 hộ dân được vay vốn trồng rừng
Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp WB3 được triển khai tại huyện Ngọc Lặc từ năm 2012, với mục tiêu là trồng rừng sản xuất năng suất cao, tăng khả năng sản xuất gỗ bền vững.
Để các hộ dân có vốn trồng rừng, Dự án WB3 đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng, đồng thời phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc cho 500 hộ tham gia dự án được vay vốn, với số tiền trên 10,5 tỷ đồng.
Trung bình 1 ha rừng trồng, mỗi hộ được vay từ 15 đến 20 triệu đồng, thời gian vay 10 năm, với lãi suất ưu đãi. Có vốn, kỹ thuật, nên đến nay huyện Ngọc Lặc đã phủ xanh được 732 ha đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn 6 xã trong vùng dự án. (Báo Thanh Hóa 12/3)đầu trang(
Trong tuần đầu ra quân, Đoàn Tên lửa Trần Phú (Quân chủng Phòng không – không quân) đã tổ chức giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, chiến sĩ về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây; nâng cao ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường sống, trồng cây, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Đặc biệt, toàn đơn vị đã trồng được gần 10.000 cây lấy gỗ và gần 1000 cây ăn quả, góp phần phủ xanh trận địa, phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường. (Quân Đội Nhân Dân 12/3, Tr3)đầu trang(
Tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất lớn song thị trường này đang đòi hỏi khắt khe hơn về tính hợp pháp nguồn nguyên liệu gỗ làm ra sản phẩm.
Nhận định trên được các chuyên gia ngành gỗ nêu ra tại hội thảo “Xuất khẩu sang thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức” diễn ra vào sáng 12-3 trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ lần thứ 8 VIFA – EXPO 2015 do Sở Công Thương TPHCM phối hợp với Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) tổ chức.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch HAWA, hiện Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai trong những nước cung ứng đồ gỗ tại thị trường Mỹ. Năm 2014, giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt 2,23 tỉ đô la Mỹ, tăng 11,1% so với năm 2013.
Hiện nay các nước xuất khẩu gỗ hàng đầu trên thế giới như Đức, Ý, Canada đang chịu ảnh hưởng suy thoái, thu hẹp sản xuất lại nên tiềm năng tại thị trường Mỹ cho các doanh nghiệp gỗ trong nước là rất lớn.
Tuy nhiên, Mỹ đang thắt chặt các điều kiện pháp lý về nguồn gốc nguyên liệu khi nhập các sản phẩm gỗ. Cụ thể, nếu sản phẩm gỗ không rõ nguồn gốc nguyên liệu hoặc nguyên liệu bất hợp pháp sẽ bị loại khỏi thị trường này.
Khái niệm “bất hợp pháp” của Mỹ cũng rất khắt khe, theo ông Hạnh. “Một khu rừng được cấp phép cho khai thác 100 cây mà doanh nghiệp khai thác 101 cây thì nguồn gốc gỗ đó được coi là bất hợp pháp”, ông Hạnh nêu ví dụ.
Hiện tại, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước mới đáp ứng được 50% cho sản xuất nên phần còn lại, Việt Nam phải nhập khẩu. Năm 2014, theo phân tích của HAWA từ số liệu của cơ quan hải quan, Việt Nam nhập 1,639 tỉ đô la Mỹ gỗ nguyên liệu.
Ông Hạnh cho biết hai thị trường lớn là Mỹ và châu Âu đang có cái nhìn không mấy thiện cảm về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu ở Lào và Campuchia. Do đó, ông Hạnh khuyên các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu nên hạn chế nhập gỗ nguyên liệu từ hai nước này.
Điều đáng mừng là tính đến nay, các doanh nghiệp gỗ trong nước chưa gặp vấn đề gì đáng kể về mặt pháp lý khi xuất hàng sang Mỹ.
Theo dự báo của HAWA, xu hướng đồ gỗ tại thị trường Mỹ trong năm 2015 là hiện đại, sang trọng, thanh thoát và sáng tạo trong thiết kế. Trong đó, các mặt hàng gỗ được xuất khẩu vào Mỹ chủ yếu là nội thất phòng ngủ, nhà bếp, bộ phận nội thất, ghế các loại, nội thất văn phòng, …
Trước đó, tại buổi khai mạc VIFA – EXPO 2015 vào sáng hôm qua, ngày 11-3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, các doanh nghiệp gỗ nên tranh thủ tận dụng cơ hội khi ngành chế biến gỗ nằm trong phê duyệt tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 tại quyết định 880, ban hành tháng 6-2014.
Cụ thể, các doanh nghiệp cần trang bị thêm công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất, ổn định chất lượng, chú trọng tính hợp pháp của nguyên liệu. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Tuấn Anh khuyên ngành gỗ nên tập trung sử dụng ván nhân tạo từ rừng trồng, phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh để tăng giá trị xuất khẩu.
Theo ghi nhận của TBKTSG Online trong hai ngày đầu tiên của VIFA – EXPO 2015 (ngày 11, 12 tháng 3-2015), rất nhiều doanh nghiệp tham gia hội chợ đã giới thiệu các sản phẩm mới với mẫu mã đa dạng, bắt mắt nhằm tìm kiếm đối tác làm ăn lâu dài.
Nhiều doanh nghiệp gỗ từ trước đến nay chỉ chú trọng đến xuất khẩu nay dự định khai trương các cửa hàng trong nước, nhắm đến thị trường nội địa.
VIFA – EXPO 2015 sẽ tiếp tục mở cửa từ nay đến hết ngày 14-3, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TPHCM. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 12/3)đầu trang(
Ngày 11.3, Đoàn giám sát của UBTVQH về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004-2014 đã có các cuộc làm việc với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty chè Việt Nam và Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam là doanh nghiệp được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo quyết định số 981/QĐ-TTg ngày 25.6.2010. Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cao su của Tập đoàn trên cả nước là hơn 195 nghìn ha.
Năm 2014, sản lượng tiêu thụ đạt gần 339 nghìn tấn, doanh thu kinh doanh ước đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 438 tỷ đồng. Về tình hình quản lý, sử dụng đất đai, tổng diện tích đất Tập đoàn đang quản lý và sử dụng trong nước là 373.646ha, trong đó đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện các dự án cao su là 340.483ha, chiếm 91,1%.
Đã có gần 224 nghìn ha đăng ký quyền sử dụng đất, chiếm 66% tổng diện tích. Tập đoàn có 6.112ha đất khoán theo Nghị định 01, Nghị định 135 của Chính phủ. Năng suất, hiệu quả các diện tích nhận khoán chỉ đạt 50 - 70% so với các vườn cây của Tập đoàn tự tổ chức trồng cao su.
Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con, gồm Tổng công ty và 3 công ty con. Đến năm 2014, diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được gần 38 nghìn ha trên tổng số hơn 81 nghìn ha, đạt 46,31% so với tổng diện tích đất Tổng công ty đang quản lý.
Tổng doanh thu bình quân của 7 công ty là hơn 386 nghìn tỷ đồng, tổng lợi nhuận bình quân là hơn 21 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 21 nghìn tỷ đồng. Doanh thu bình quân cho 1 ha đạt 45-70 triệu đồng/ha/chu kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ khai thác rừng trồng chưa thật hiệu quả, bởi rừng trồng của các công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay, do đó doanh thu đang phải dùng để hoàn trả vốn vay và trả lãi. Mặt khác, giá trị kinh doanh được phân chia theo sản phẩm với hộ nhận khoán; và vẫn còn tình trạng các hộ dân địa phương tranh chấp lấn chiếm đất đai, chặt phá rừng hoặc cố tình không trả vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Là công ty TNHH một thành viên, Tổng công ty chè Việt Nam có 11 đơn vị. Tổng diện tích đất tự nhiên được giao khi thành lập các nông trường, xí nghiệp là hơn 30 nghìn ha; đến 31.12.2014, tổng diện tích các đơn vị đang quản lý và sử dụng là hơn 10 nghìn ha.
Tổng công ty đã rà soát các diện tích đất được giao quản lý, giải quyết các tranh chấp lấn chiếm và trả lại cho địa phương hơn 20 nghìn ha và dự kiến sẽ trả tiếp hơn 3,5 nghìn ha. Hiện Tổng công ty đang chỉ đạo các đơn vị làm việc với các địa phương để thực hiện kiểm kê quỹ đất được Nhà nước giao đất nhưng gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí thực hiện.
Là công ty TNHH một thành viên theo mô hình công ty mẹ - công ty con gồm 55 đơn vị, năm 2014, Tổng công ty cà phê Việt Nam đạt doanh số hơn 4.300 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 104 tỷ đồng, nộp ngân sách 57 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động là 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Tổng diện tích đất tự nhiên các đơn vị hiện quản lý là gần 48 nghìn ha, tổng diện tích chuyển về địa phương là hơn 10 nghìn ha, còn lại hơn 37 nghìn ha. Sau khi rà soát diện tích được giao quản lý là gần 35 nghìn ha, trong đó diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hơn 24 nghìn ha, chiếm 72%.
Việc quản lý sử dụng đất chưa thực sự có hiệu quả, một số nơi còn để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện phức tạp kéo dài, ảnh hưởng an ninh trật tự, đoàn kết trên địa bàn.
Đoàn giám sát ghi nhận những kết quả các tập đoàn, tổng công ty đạt được trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường trong giai đoạn 2004-2014; đề nghị làm rõ nguyên nhân và giải pháp cho các hạn chế, yếu kém liên quan đến việc chậm hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai ở một số địa bàn...
Nhiều thành viên Đoàn giám sát yêu cầu đại diện Tập đoàn, Tổng công ty phân tích những mặt được và chưa được của việc thực hiện giao khoán đất cho người dân theo Nghị định 01 và Nghị định 135 của Chính phủ; từ đó đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng đất phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Đại Biểu Nhân Dân 12/3, Tr1+7)đầu trang(
Hiện nay, nông dân TP. Bạc Liêu tập trung phát triển mạnh mô hình chăn nuôi động vật hoang dã với hơn 100.000 con. Trong đó, đàn cá sấu chiếm hơn 3.750 con, đàn nhím gần 140 con, heo rừng hơn 100 con…
Ngoài ra, bà con còn phát triển thêm nhiều động vật hoang đã khác như: đà điểu, rắn mối, chim bồ câu…
Chăn nuôi động vật hoang dã phát triển là do đầu ra khá ổn định, sức tiêu thụ mạnh, nhất là cung cấp làm thực phẩm cho các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh.(Báo Bạc Liêu 12/3)đầu trang(./.
Biên tập: Diệu Huyền