Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 11 tháng 09 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Chính quyền cho biết dự án chuyển rừng sang làm kinh tế do dân đề xuất, trong khi người dân nói không hay biết về dự án này.
Hàng chục hộ dân ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi những ngày qua rất bức xúc về việc chính quyền đã cho san ủi 4,1 ha rừng dương có tuổi đời hàng chục năm ở khu vực thôn 4 để thực hiện đề án trồng rau sạch.
Theo nhiều người dân địa phương, khi thực hiện dự án phá rừng này, chính quyền không thông báo đến người dân, không thông qua họp dân trước khi chặt cây và san ủi đất. “Chúng tôi ở đây đã nhiều năm, có rừng cây che cát, che gió. Nay địa phương đã vội chặt phá nhiều hecta rừng ở khu vực rừng phòng hộ trước kia khiến chúng tôi rất lo lắng. Nếu mùa mưa bão mà không có rừng cây thì chúng tôi không biết sẽ sống thế nào” - một người dân nói.
Ông ĐA, nhà cách khu vực rừng bị chặt không xa, nói: “Nóng ruột lắm! Tôi không đồng tình với việc này nhưng Nhà nước làm thì cũng chịu thôi. Không có họp hành gì cả. Trước đó thì dân cũng không dám chặt cây vì có ban dân chính xã ở đó không cho. Hơn nữa, chặt cây thì mùa màng ảnh hưởng, sương muối sẽ làm hư hỏng hoa màu của chúng tôi”.
Tại hiện trường, PV ghi nhận tại khu vực giáp đường bê tông ở thôn 4, một diện tích rừng dương liễu khá lớn đã bị đốn hạ, hàng trăm cây trơ gốc. Cạnh đó có hai cái lều được dựng lên dành cho những người khai thác cây dương liễu trú. Một số người vẫn đang tiến hành khai thác rừng ở khu vực này.
Trong khi đó, ông Đoàn Văn Bảy, Bí thư xã Đức Chánh, cho biết dự án trồng rau sạch đã có từ năm 2013, do dân đề xuất ý kiến nên chuyển rừng sản xuất để phát triển kinh tế. Sau đó UBND xã đã tổ chức họp dân, ban hành nghị quyết và trình lên UBND huyện Mộ Đức. Tiếp đó, huyện trình lên tỉnh Quảng Ngãi nhưng do vướng thủ tục nên đến năm 2017 thì tỉnh mới cho phép tiến hành triển khai chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo ông Bảy, tổng diện tích rừng phòng hộ của xã là 77 ha. Diện tích chuyển mục đích trồng rau sạch khoảng 5 ha. Diện tích đất này trước đó nằm trong 44 ha rừng phòng hộ được Công ty Thái Phúc Hưng thuê chuyển sang đất sản xuất để nuôi tôm từ năm 2003. Giai đoạn 1, công ty này triển khai trên 12,5 ha nhưng sau đó vì nuôi tôm bị lỗ nên không triển khai trên số đất còn lại và trả cho ủy ban xã quản lý.
Nhận diện tích đất này, xã lấy 17 ha chuyển sang trồng rau sạch theo đề án cơ cấu xây dựng nông thôn mới được huyện phê duyệt năm 2013. Ban đầu xã tiến hành phá rừng làm rau sạch trên diện tích 5 ha, nếu đạt hiệu quả thì sẽ tiếp tục. “Thời gian tới xã sẽ trồng rau màu đơn cử như hành tím. Cái này xã đã thí điểm rồi và rất là tốt. Rồi sau đó có thể phát triển cà tím, cà chua, rau cải…” - ông Bảy nói.
Cũng theo bí thư xã, thời gian tới xã dự kiến sẽ phân 5 ha đất trồng rau sạch thành năm lô rồi cho người dân thuê để sản xuất. “Xã mới định hướng sản xuất, còn đầu ra của việc trồng rau sạch thì xã đang bàn sẽ liên kết với các doanh nghiệp, siêu thị để tính đầu ra” - ông Bảy cho biết. (Pháp Luật TP.HCM 9/9)đầu trang(
Trong 2 ngày 8-9/9, tại thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh phối hợp với Sở Nông lâm nghiệp Khăm Muộn và Bô Ly Khăm Xay (Lào) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả phối hợp quản lý, bảo vệ rừng khu vực biên giới Việt - Lào.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh, Khăm Muộn và Bô Ly Khăm Xay đã phối hợp tổ chức các đợt tuần tra, kiểm tra tình hình bảo vệ rừng khu vực giáp ranh biên giới giữa ba tỉnh. Từ đó, thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm; đánh giá đúng thực chất tình hình khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các loài động vật hoang dã trái phép tại khu vực biên giới; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp, vai trò của rừng và biến đổi khí hậu cho người dân dọc biên giới Việt - Lào.
Từ năm 2016 đến nay, lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 25 vụ, tịch thu 114,62 m3 gỗ các loại, 359,8 kg động vật hoang dã, 12 phương tiện; nộp ngân sách nhà nước trên 330 triệu đồng; đẩy đuổi hàng trăm lượt người vi phạm các quy định khi hoạt động ở khu vực rừng giáp ranh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến kế hoạch phối hợp tuần tra, quản lý tình trạng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ trái phép tại khu vực biên giới; giải pháp kiểm soát xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ qua cửa khẩu quốc tế Nậm Phao, cửa khẩu Cha Lo và cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Hội nghị cũng sẽ tiến hành thảo luận các nội dung liên quan đến biên bản ghi nhớ về phối hợp kiểm soát khai thác gỗ trái phép vùng giáp ranh các tỉnh Hà Tĩnh - Khăm Muộn - Bô Ly Khăm Xay. (Biên Phòng 8/9)đầu trang(
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Du, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc xử lý các vụ phá rừng, khai thác lâm sản trái phép tại Bắc Kạn có chiều hướng gia tăng thời gian qua.
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn, tính đến ngày 18/8/2017, tình trạng phát, phá rừng trái phép đã xảy ra ở một địa phương như: Chợ Đồn, Chợ Mới, Bạch Thông, Ba Bể, Na Rì, Ngân Sơn, thành Phố Bắc Kạn.
Qua công tác tuần tra, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện 366 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có 87 vụ vi phạm phát, phá rừng trái phép, diện tích thiệt hại là hơn 86 ha (13,7ha rừng phòng hộ; hơn 72,2 ha thuộc rừng sản xuất) tăng so với cùng kỳ năm 2016 là 74 vụ và 70,638ha.
Tiến hành xử lý hành chính 242 vụ, xử lý hình sự 23 vụ, tịch thu 928,8 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách hơn 3 tỷ đồng.
Nguyên nhân được cho là do phong trào trồng rừng trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ gia đình, tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, góp phần tích cực trong xóa đói giảm nghèo nên nhiều người dân đã tự ý phát phá rừng tự nhiên để lấy đất trồng rừng.
Việc mang lại hiệu quả kinh tế cao, dẫn tới việc một số tổ chức, cá nhân mua đất rừng tự nhiên của người dân địa phương để phát phá, trồng rừng, gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, mất sự ổn định về an ninh trật tự tại địa phương, về lâu dài người dân mất tư liệu quan trọng để phát triển kinh tế dẫn đến đói, nghèo.
Bên cạnh đó, còn có một số quan điểm, nhận thức chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, vì lợi ích trước mắt và chưa coi trọng phát triển bền vững đối với rừng tự nhiên từ các nhà quản lý đến nhà đầu tư phát triển trồng rừng và người dân địa phương. Nhiều người cho rằng, sở hữu rừng sản xuất là rừng tự nhiên là được quyền phát phá rừng để trồng rừng và thực hiện các mục đích sản xuất, kinh doanh khác, dẫn tới việc quản lý thiếu chặt chẽ, các hành vi vi phạm gia tăng.
Công tác quản lý, tuần tra, kiểm tra, thăm nắm địa bàn của kiểm lâm địa bàn, chính quyền cấp xã và thôn, bản chưa được thường xuyên, dẫn đến việc phát hiện và ngăn chặn tình trạng phát phá rừng chưa kịp thời...
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Nguyễn Văn Du, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn cho biết: Trước tình trạng trên địa bàn xảy ra một số vụ cải tạo rừng trái phép, có chiều hướng gia tăng, Tỉnh ủy đã rất quan tâm. Để tìm hiểu nguyên nhân, Thường vụ Tỉnh ủy đã cử một đồng chí Phó Bí thư xuống kiểm tra thực địa.
Kết quả cho thấy, bên cạnh những nguyên nhân khác, có sự buông lỏng quản lý, thiếu sự kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền cơ sở, lực lượng kiểm lâm. "Quan điểm của tôi là để xảy ra tình trạng người dân tự ý cải tạo rừng mà không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, trước hết trách nhiệm thuộc về các cơ quan chức năng. Tới đây, tỉnh sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm trách nhiệm cán bộ có liên quan ở nơi để xảy ra sai phạm", ông Du nhấn mạnh. (Thanh Tra 8/9)đầu trang(
Trong hai ngày 7 và 8-9, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Điện Biên về việc khảo sát, giám sát tình hình thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; góp ý dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
Tham dự có đại diện của các tỉnh khu vực Tây Bắc gồm: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái.
Hiện, tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp toàn tỉnh Điện Biên là 776.745,85 ha. Trong đó, quy hoạch rừng đặc dụng: 119.229,58 ha; rừng phòng hộ: 369.742,43 ha và rừng sản xuất 287.733,84 ha; ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 36.991,41 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp. Tỉnh đã giao 316.345,82 ha rừng cho sáu tổ chức với 61.673,67 ha; 2.416 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 6.252,86 ha và 256.198,54 ha giao cho cộng đồng dân cư thôn bản, còn 497.391,44 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê hiện do UBND cấp xã quản lý.
Hết năm 2015, tỉnh đã cấp 1.458 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện chi trả hơn 306,2 tỷ đồng cho các chủ rừng. Từ năm 2005 - 2016, cháy rừng ở Điện Biên đã gây thiệt hại 1.237,76 ha rừng.
Đoàn công tác Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cao những kết quả tỉnh đạt được. Tuy nhiên, đoàn đề nghị Điện Biên cần quan tâm hơn nữa đến công tác phòng chống cháy rừng, phá rừng, triển khai trồng rừng thay thế.
Đối với dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các đại biểu cơ bản đồng tình với bản dự thảo, tuy nhiên còn nhiều ý kiến băn khoăn về việc giao đất, giao rừng cho người dân, thời gian quản lý và bảo vệ rừng của từng hộ gia đình còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển việc trồng rừng; việc chi trả dịch vụ môi trường rừng còn nhiều bất cập với điều kiện của từng địa phương; cần xem xét về chế độ của công nhân, viên chức trực tiếp quản lý bảo vệ rừng…
Những ý kiến đóng góp của các đại biểu sẽ được đoàn công tác Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tiếp thu, tổng hợp làm căn cứ bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định. (Nhân Dân 8/9)đầu trang(
Đám cháy xảy ra tại khu vực rừng gần chùa Nhiễu Long (chùa Cao), thuộc khối 13, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn. Nếu không được dập tắt kịp thời, có thể ngôi chùa sẽ chìm trong biển lửa.
Theo người dân địa phương, đám cháy được phát hiện vào khoảng 15h10’ chiều nay (8/9) trên ngọn núi gần chùa Nhiễu Long. Do địa bàn cao, gió lớn, thực bì dày nên ngọn lửa bùng phát rất nhanh, nhanh chóng bao bọc ngôi chùa Nhiễu Long. Sư trụ trì và các tăng ni phật tử ra sức kêu gọi người dân trong vùng triển khai phương án ứng cứu, chữa cháy.
Nhận được tin báo về vụ cháy, Công an huyện Hương Sơn đã huy động 90 cán bộ chiến sỹ cùng phương tiện, phối hợp với người dân địa phương và các lực lượng chức năng tích cực triển khai phương án chữa cháy, tham gia ứng cứu và sơ tán tài sản.
Sau hơn 2 giờ ứng cứu, đến 17h40’ cùng ngày đám cháy mới được khống chế hoàn toàn. Một chiến sỹ Công an Hương Sơn cho hay, nếu đám cháy không được dập tắt kịp thời, có thể ngôi chùa Nhiễu Long sẽ chìm trong biển lửa. (Báo Hà Tĩnh 8/9)đầu trang(
Nhóm lâm tặc đang vận chuyển gỗ lậu đi tiêu thụ thì bị phát hiện nên đã đẩy gỗ rơi xuống đường và châm lửa đốt xe gắn máy cháy rụi hoàn toàn.
Tối 8/9, nguồn tin của VTC News từ Công an huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị vừa kiểm tra hiện trường và đang làm rõ các đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép khi gặp lực lượng chức năng đã đốt xe và bỏ tang vật để tẩu thoát.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 15h cùng ngày, Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Huoai tuần tra tại khu vực cầu treo thôn 2, xã Đạ Oai  thì phát hiện 3 chiếc xe gắn máy do 3 đối tượng điều khiến chở gỗ chạy tốc độ cao.
Lúc này, lực lượng ra dấu hiệu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, các đối tượng có biểu hiện chống đối và xô gỗ từ trên xe xuống đường bỏ chạy.
Chưa dừng lại, một đối tượng trong nhóm này đã châm lửa đốt xe gắn máy và 2 đối tượng khác phóng xe tẩu thoát. Ngoài ra, sau khi các đối tượng chở gỗ bỏ chạy, một số người đến gây kích động và tìm cách lấy số gỗ tại hiện trường mang về.
Qua kiểm tra ban đầu, cơ quan chức năng thu giữ 5 lóng gỗ (chưa xác định loại gỗ) kích thước 2-2,5m và thu giữ 2 xe gắn máy tại hiện trường (có 1 xe bị đốt cháy). (VTC News 9/9)đầu trang(
Công bằng mà nói, thời gian gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong công cuộc phòng chống tội phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) và pháp luật Việt Nam với tính răn đe cao đã trở thành nỗi ám ảnh với những đối tượng phạm tội này.
Cụ thể ngày 27/4/2017 vừa qua, Phòng 2 Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74) đã phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm và Công an quận Hà Đông bắt giữ thành công đối tượng Nguyễn Mậu Chiến cùng một số đối tượng khác với tang vật thu giữ khoảng 36kg sừng tê giác, 2 cá thể hổ con đông lạnh, ngà voi, da sư tử và một số sản phẩm chế tác từ ngà voi và các loài ĐVHD khác.
Hiện đối tượng đã bị khởi tố với hai tội danh tàng trữ hàng cấm và vận chuyển hàng cấm. Các cơ quan chức năng có liên quan cũng đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ để sớm truy tố và đưa đối tượng ra xét xử theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng đã ra quyết định khởi tố vợ của Chiến là đối tượng Lê Thị Hồng (trú tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) về tội danh tàng trữ hàng cấm.  Luật Hình sự 2015 ra đời và lần sửa đổi mới 2017 chính thức áp dụng vào 1/8/2017 vừa qua đã có những quy định nghiêm ngặt hơn với hành vi vận chuyển buôn bán ngà voi. Theo đó, chỉ cần vận chuyện, buôn bán từ 2kg ngà voi trở lên đã có thể bị xử lý hình sự, với chế tài, hình phạt gấp đôi luật cũ. Cạnh đó, luật cũng quy định nghiêm ngặt về hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới, và hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vận chuyển buôn bán ngà voi…
Tuy nhiên, hành vi phạm tội của tội phạm buôn bán ĐVHD ngày càng tinh vi. Theo đánh giá của thế giới, từ năm 2012 đến nay, thủ đoạn của dân buôn lậu ngà voi qua cửa khẩu Việt Nam ngày càng tinh vi, khó nhận biết hơn. Theo ông Lê Nguyên Linh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn, chỉ trong 3 tháng cuối năm, đã có hơn 6 tấn ngà voi được thu giữ tại đây tương đương với trên 300 con voi bị giết hại.
Có những lần hải quan cửa khẩu nhận được thông tin quốc tế có container nhập ngà voi vào Việt Nam, nhưng kiểm tra mãi mà không phát hiện được, sau đó, phải rà soát nhiều lần mới phát hiện ngà voi được che giấu trong lõi gỗ rất tinh vi, vì cấu tạo chất giữa gỗ và ngà voi khá giống nhau nên khó phát hiện ra.  Những kẻ buôn lậu còn lập ra những công ty “ma” nhằm tiện cho việc nhập cảnh các container từ châu Phi về…
Mặt khác, trong nhiều vụ án về ĐVHD hệ thống tố tụng Việt Nam dường như vẫn còn nương tay với loại tội phạm này. Theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên ENV trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập được từ năm 2010 về các vụ án buôn lậu và buôn bán lớn ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, số lượng đối tượng chịu án phạt tù giam trong những vụ án này tương đối thấp.
Nếu tính riêng kết quả xử lý các vụ buôn lậu và buôn bán lớn ĐVHD trong giai đoạn 2014-2016, chỉ có khoảng 17,9% trên tổng số 156 vụ án hình sự mà ENV xác định được kết quả xử lý, có áp dụng mức hình phạt tù giam với các đối tượng phạm tội. Thay vì phải chịu hình phạt thích đáng và có tính răn đe cao nhất là hình phạt tù giam, nhiều đối tượng phạm tội trong các vụ án nói trên (ngay cả khi vận chuyển 31 chiếc sừng tê giác) cũng chỉ phải chịu mức án “tù treo”, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền.
Nói về vấn đề này, trong lần trả lời phỏng vấn mới đây, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám Đốc ENV nêu quan điểm: “Không thể phủ nhận việc điều tra và triệt phá đường dây của đối tượng Nguyễn Mậu Chiến là một chiến công vang dội trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ĐVHD của Việt Nam. Tuy nhiên, thành công bước đầu này chỉ thực sự có ý nghĩa khi đối tượng bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
Việc nghiêm trị những đối tượng cầm đầu các đường dây tội phạm lớn như Nguyễn Mậu Chiến là tiền đề vô cùng cần thiết để răn đe, phòng ngừa tội phạm cũng như thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ĐVHD”. Đồng quan điểm, ông Đỗ Quang Tùng - Phó Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh, với việc sửa đổi Luật Hình sự theo hướng nghiêm trị cộng với sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, thời gian tới Việt Nam sẽ chung tay hiệu quả cùng thế giới trong việc chống buôn bán ngà voi, bảo vệ loài voi. (Pháp Luật Việt Nam 9/9)đầu trang(
Chiều 8/9 tại km309 QL1A, đoạn thuộc địa bàn xã Triệu Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), tổ công tác giao thông Trạm CSGT Quảng Xương (Công an tỉnh Thanh Hoá) đã phát hiện một vụ vận chuyển chở gỗ lậu.
Theo đó, nhận thấy xe ô tô tải mang BKS 37C-144.96 do lái xe Lê Văn Thông (SN 1989, trú xã Nghi Hoa, Nghi Lộc, Nghệ An) điều khiển vi phạm an toàn giao thông nên tổ công tác đã tiến hành kiểm tra hành chính.
Lúc này Lê Văn Thông không xuất trình được giấy phép lái xe ô tô. Đáng nói, lực lượng chức năng còn phát hiện trên xe vận chuyển tổng cộng 27 thanh, tấm nghi là gỗ Giáng Hương với khối lượng 1,453m3, số hàng này không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Hiện Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vi phạm và bàn giao toàn bộ số gỗ trên cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định. (Nông Nghiệp Việt Nam 9/9)đầu trang(
Nhiều bãi gỗ trái phép được tập kết ngay cạnh đường vành đai biên giới với Campuchia nhưng lực lượng biên phòng ở tỉnh Kon Tum không hề hay biết
Trong ngày 8-9, lực lượng chức năng huyện Ia H’drai, tỉnh Kon Tum tiếp tục xác minh nguồn gốc số lượng gỗ vật chứng phát hiện tại đường vành đai biên giới thuộc xã Ia Đal, huyện Ia H’drai, giáp với Campuchia. Đây là khu vực biên giới do Đồn Biên phòng Suối Cát quản lý.
Ia H’drai là huyện nghèo của tỉnh Kon Tum. Để phát triển kinh tế, từ nhiều năm qua, địa phương này đã chuyển đổi hàng ngàn hecta rừng sang trồng cao su.
Theo ông Trương Văn Tuấn, Trưởng Phòng Thanh tra - Pháp chế Chi cục Kiểm lâm Kon Tum, đây cũng là nơi có các lối mở được doanh nghiệp (DN) xin cấp phép nhập khẩu gỗ từ Campuchia về. Việc cấp phép này đã dừng lại từ tháng 6-2017. Ông Tuấn khẳng định toàn bộ gỗ cho phép nhập khẩu từ ngày 30-6 trở về trước đã được DN đưa hết về kho, không còn tồn đọng gỗ tại các khu vực đường biên.
Dù vậy, những ngày đầu tháng 9, đi dọc tuyến đường vành đai biên giới, chúng tôi chứng kiến hàng chục bãi gỗ lớn với rất nhiều hộp gỗ vứt ngổn ngang ngay bên đường, trong những lùm cây, lô cao su. Đa phần gỗ có đường kính từ 40-60 cm, dài từ 3-5 m, thuộc các nhóm gỗ quý.
Đặc biệt, khu vực giữa mốc biên giới 13 và 14 là nơi tập trung nhiều bãi gỗ nhất, trong đó có bãi chứa hàng chục hộp gỗ được cất giấu trong các lùm cây. Trên mỗi hộp gỗ, đều được đánh dấu số thứ tự và những ký hiệu rất lạ như "HL", "XT", TH. Theo người dẫn đường, đây là gỗ gõ quý hiếm thuộc nhóm IIa. Việc đánh dấu riêng là ký hiệu đặc biệt giữa người mua và người bán để không lầm lẫn với những người khác.
Cũng theo người này, đây đều là gỗ được đưa từ phía Campuchia về tập kết tại đây, chờ đến thời điểm thích hợp, các đầu nậu sẽ đưa xe tải vận chuyển khỏi địa bàn theo đường tuần tra biên giới, rồi ra Quốc lộ 14C để về xuôi.
Để về được xuôi có nhiều đường nhưng nhất thiết phải đi qua các đồn biên phòng Suối Cát, Hồ Le và Sa Thầy (đều thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kon Tum).
Ngày 3-9, từ nguồn tin báo của người dân về các bãi tập kết gỗ tại khu vực đường vành đai biên giới, lực lượng chức năng xã Ia Đal đã xác minh và báo cáo vụ việc cho Hạt Kiểm lâm huyện Ia H’Drai và UBND huyện Ia H’Drai cùng các cơ quan khác để tiến hành xử lý.
Kiểm tra tại hiện trường, chỉ riêng khu vực giữa cột mốc 13 và 14 (thuộc địa giới hành chính xã Ia Đal, huyện Ia H’drai, do Đồn Biên phòng Suối Cát quản lý), lực lượng kiểm lâm phát hiện nhiều bãi gỗ lớn, nhỏ vô chủ nên tiến hành "gom" lại thành 3 bãi lớn, với khối hơn 30 m3. Theo một cán bộ trực tiếp có mặt tại hiện trường, trong số này có khoảng hơn 10 m3 gỗ gõ, thuộc nhóm IIa, quý hiếm. Vị trí các bãi gỗ này được tập kết tại các đường vành đai không quá 15 m.
Ông Lê Hoài Tâm, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, cho biết gần khu vực tìm thấy gỗ thuộc địa phận Việt Nam quản lý không có rừng để khai thác nên có khả năng gỗ được kéo từ Campuchia về. Còn theo một lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum, gỗ vi phạm nằm trong vùng quản lý đường biên nên thuộc trách nhiệm lực lượng biên phòng.
Chúng tôi tìm gặp ông Phạm Ngọc Phú, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kon Tum. Sau khi xem hình ảnh do chúng tôi cung cấp, ông Phú tỏ ra bất ngờ, nói sẽ yêu cầu các đơn vị xác minh, làm rõ.
Ông Huynh Nhơn, Đồn phó Đồn Biên phòng Suối Cát, thừa nhận vị trí gỗ vật chứng thuộc quản lý của đơn vị này. Dù vậy, ông Nhơn cho rằng có thể đây là số gỗ do các DN nhập khẩu gỗ về qua lối mở chưa chuyển đi hết, chứ không phải gỗ buôn lậu (?). Ông Nhơn còn nói hằng ngày đơn vị đều cắt cử lực lượng tuần tra, canh gác tại các khu vực đường biên. Việc không phát hiện ra các bãi gỗ vi phạm là do gỗ nằm trong rừng, cách xa đường tuần (!?)… (Người Lao Động 9/9)đầu trang(
Sáng ngày 8-9, một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị đã trực tiếp xuống hiện trường nơi bắt giữ 30m3 gỗ vô chủ nằm khu vực biên giới giữa cột mốc 13 và 14 (xã Ia Đal, huyện Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum) để kiểm tra thực địa nhằm tìm hướng xử lý.
Theo vị lãnh đạo này, khu vực bắt giữ 3 bãi gỗ với khối lượng 30m3 (gỗ nhóm II đến nhóm VIII) nằm giữa cột mốc 13 và 14, cách đường bê tông tuần tra “không quá 15m”. Sau khi kiểm tra thực địa, Chi cục cũng đã làm việc trực tiếp với UBND huyện Ia Hdrai. Phía UBND huyện Ia Hdrai đã chỉ đạo cho Hạt kiểm lâm chủ trì phối hợp công an huyện, viện kiểm sát, biên phòng, UBND xã Ia Đal đi xác minh nguồn gốc gỗ từ đâu về cũng như chủ gỗ.
“Huyện cũng thành lập tổ truy quét dọc tuyến đường tuần tra biên giới của huyện Ia Hdrai, kể cả trong các lô cao su, cũng như mở rộng tìm kiếm xem còn gỗ trên dọc đường biên không”, vị này nói và cho biết thêm khi nào có kết quả sẽ thông tin.
Dù vị trí bắt gỗ nằm “không quá 15m” so với đường bê tông tuần tra nhưng người phát hiện đầu tiên không phải là biên phòng mà là… người dân. Việc này đã được lãnh đạo UBND xã Ia Đal kể lại: Trước khi xảy ra vụ bắt giữ gỗ, xã nhận thông tin từ quần chúng có báo vụ gỗ tập kết nên thông báo cho Hạt kiểm lâm phối hợp xử lý, sau đó báo cho biên phòng cùng tham gia vì đây là khu vực biên giới.
Làm việc với phóng viên Báo SGGP, một lãnh đạo Đồn biên phòng Suối Cát (đóng tại xã Ia Đal) thừa nhận vị trí bắt gỗ thuộc quản lý của Đồn biên phòng Suối Cát. Nói về gỗ bị bắt, vị lãnh đạo này nói gỗ bắt giữ nghi còn sót lại của một doanh nghiệp nhập khẩu gỗ.
Tuy nhiên, trả lời Báo SGGP, đại diện doanh nghiệp được nhập khẩu gỗ và Chi cục Kiểm lâm Kon Tum bác bỏ nghi vấn này. Chi cục Kiểm lâm Kon Tum thông tin: Gỗ được phép nhập khẩu từ Campuchia về huyện Ia Hdrai (tỉnh Kon Tum) đã dừng từ ngày 30-6. Các doanh nghiệp nhập khẩu đã chở gỗ đi hết khỏi địa bàn huyện Ia Hdrai nên không còn gỗ tồn.
Đại diện Chi cục cũng nhận định gần khu vực tìm thấy gỗ thuộc địa phận Việt Nam quản lý không có rừng để khai thác nên có khả năng gỗ được kéo từ Campuchia về. Nếu sau này xác định gỗ này là buôn lậu qua biên giới thì giao cho biên phòng xử lý, còn nếu xác định hành vi mua bán, vi phạm quy định quản lý bảo vệ thì tham mưu huyện xử lý.
Ông Bùi Thanh Bình, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum cho biết, theo nguyên tắc, gỗ nằm trong vùng quản lý đường biên thì trách nhiệm chính của biên phòng, thứ hai là chính quyền địa phương sở tại.
Trước đó, như Báo SGGP đã phản ánh, vào ngày 3-9, lực lượng chức năng đã bắt giữ tại khu vực giữa cột mốc đường biên 13 và 14 (xã Ia Đal) 3 bãi gỗ lậu với khối lượng khoảng 30m3. Gỗ bị bắt có gỗ quý hiếm như gõ (nhóm II). (Sài Gòn Giải Phóng 8/9)đầu trang(
Cục Hải quan Hải Phòng vừa phát hiện 2 container (chưa kiểm đếm cụ thể) chứa gỗ Giáng hương Tây Phi được vận chuyển về cảng Nam Hải Đình Vũ.
Cụ thể: Ngày 7/9, tại cảng Nam Hải Đình Vũ, Hải Phòng, Đội Kiểm soát Hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KVIII qua thu thập, nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa phát hiện đối tượng vi phạm (đứng tên người nhận hàng trên chứng từ vận tải khi tàu nhập cảnh) là Dai Thanh XNK Trading company limited (Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Đại Thành; địa chỉ thôn Nguyên Hanh, xã Văn Tự, huyện Thường Tín, Hà Nội) có liên quan tới lô hàng cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã từ chối nhận hàng trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa.
Trong đó, hàng hóa vi phạm là Processed Kosso Wood (gỗ Giáng hương Tây phi có tên khoa học Pterocarpus Erinaceus); thuộc chi Giáng hương (họ đậu-Fabaceae), tên thương phẩm gọi là gỗ Kosso, gỗ hương Châu Phi. Loại gỗ này có tên trong phụ lục II của danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm theo thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số lượng 2 container (chưa kiểm đếm cụ thể).
Đội Kiểm soát hải quan đang tiếp tục triển khai các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, làm căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật. (Tin Tức 8/9)đầu trang(
Bốn cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng bị người dân tố cáo vì đột nhập trái phép, lấy gỗ trên bàn thờ của gia đình mà không có lệnh khám xét.
Ngày 7/9, đại tá Đặng Văn Hoành, Trưởng công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) xác nhận cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn của ông Nguyễn Thanh Bình (46 tuổi, trú xã Sơn Trạch) tố cáo 4 cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.
Theo đơn của ông Bình, khoảng 11h ngày 7/7, một nhóm 4 người trong đó có ông Đinh Huy Trí, Phó giám đốc kiêm Hạt phó kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, xông vào nhà ông Bình khi ông này không có ở nhà. Vợ ông Bình là bà Nguyễn Thị Lý (41 tuổi) liền lấy điện thoại để gọi chồng về nhưng bị nhóm 4 người giữ điện thoại không cho gọi.
"Lúc đó, tôi muốn gọi anh Bình về nhưng chính ông Trí mặc thường phục lên tiếng ngăn cản, cấm tôi không được gọi điện thoại. Theo lệnh của ông Trí, cả nhóm xông vào nhà tôi rất nhanh", bà Lý kể.
Nhóm 4 người sau đó xông vào nhà ấy đi 3 mảnh gỗ đã thành phẩm được gia đình để trên bàn thờ. Bà Lý lên tiếng ngăn cản nhưng lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia vẫn bê số gỗ ra đường, định chất lên ôtô để đưa đi. Hai bên cãi vã khiến hàng xóm cùng nhiều người dân địa phương kéo đến.
Trong đơn, ông Bình chỉ rõ 5 điều kiểm lâm vi phạm gồm không mặc đồng phục khi thi hành nhiệm vụ, đột nhập nhà dân khi chưa có lệnh khám nhà, không có lệnh kiểm tra hành chính về nhà ở, không lập biên bản thu giữ tài sản và lấy tài sản của người dân nhưng không có sự chứng kiến của chính quyền địa phương.
"Sau khi mọi người kéo đến phản đối, nhóm cán bộ kiểm lâm mới vứt gỗ bỏ đi nhưng chúng tôi không tìm được số gỗ đã mất. Họ cũng không hề đến nhà xin lỗi dù đã có hành động không đúng mực", bà Lý nói.
Trả lời Zing.vn, ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc kiêm Hạt trưởng kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, xác nhận đã nhận đơn tố cáo của gia đình ông Bình, bà Lý.
"Thông thường nếu đơn tố cáo nhân viên bình thường thì đích thân tôi sẽ giải quyết. Đơn tố cáo này liên quan đến ông Trí, Phó giám đốc Vườn, nên chúng tôi đã chuyển lên cho UBND tỉnh xử lý", ông Tịnh nói.
Liên quan vụ việc, đại tá Đặng Văn Hoành cho biết thêm, cơ quan điều tra vẫn chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc này. (Zing News 7/9)đầu trang(
“Cuộc chiến” - những “cuộc chiến” thật sự, lúc âm ỉ lặng lẽ, lúc “binh đao” đổ máu… giữa những di dân tự do và lực lượng bảo vệ rừng đã và đang diễn ra trên những cánh rừng Tây Nguyên. Một bên chỉ để kiếm cơm, một bên quyết bảo vệ những mảnh rừng còn sót lại cùng việc chủ quyền đất đai được Nhà nước giao phó. Đó là những “cuộc chiến” không hồi kết, chưa hồi kết và gần như không có bên nào thắng. Chỉ có những cánh rừng là luôn thua với những thân cây thi nhau ngã rạp…
Ông Nguyễn Trọng Đạt - 53 tuổi - nhân viên lão làng của Hợp tác xã Hợp Tiến - đón chúng tôi ở cửa rừng sau chặng đường ra bỗng nhiên dài lê thê bởi trong đoàn ai cũng thấm mệt, toàn thân lấm lem bùn đất. Ông bảo “anh em mình gặp được nhau, đi cùng nhau một đoạn là duyên số, thôi thì vào đây cùng ăn uống với anh em trạm bảo vệ rừng chén rượu cùng cơm tối”. “Vào đây” là vào “căn cứ” chính của lực lượng bảo vệ chốt ngay cửa rừng - một căn nhà gỗ sơ sài, thiếu vắng phương tiện chẳng khác gì người dân Boontin sống trong rừng và tệ hơn cả là vẫn không có điện lưới.
“Dã chiến thôi” - ông Đạt thanh minh - khi thấy chúng tôi ái ngại. Ông bảo khó khăn như thế này vẫn chưa thấm gì so với việc nhiều đối tượng vào phá rừng có hành vi côn đồ, sử dụng vũ khí và sẵn sàng chống người thi hành công vụ. Thủ đoạn của các đối tượng cũng vô cùng tinh vi. Chúng thường lựa thời điểm ban đêm hoặc trời mưa lớn dùng cưa tay vào phá rừng với hình thức lẻ tẻ. “Không biết bao nhiêu lần đang ăn như thế này, nghe đâu đó có tiếng cưa máy xé cây là anh em chúng tôi bỏ đũa tìm đến xua đuổi, ngăn chặn. Và thường 10 lần thì có đến 8 lần chúng tôi bị dân chống trả quyết liệt dù họ đang xâm phạm đến rừng của mình”.
Trò chuyện một lúc, ông Đạt kéo áo cho chúng tôi xem vết thương ở cánh tay phải - hậu quả một trận xô xát giữa ông và di dân tự do ở thôn Boontin - liên quan đến chuyện đất rừng mới đây. “Nhưng vết thương như thế này là chuyện thường ngày, kinh hoàng nhất vẫn là một đêm của tháng 5.2016” - ông Đạt nhớ lại. Đó là thời điểm cao trào của việc di dân tự do ở Boontin phá rừng với những diễn biến rất phức tạp và không lường trước được.
Sau nhiều ngày mai phục tại tiểu khu 1644 do HTX Hợp Tiến quản lý, lực lượng kiểm lâm cùng nhân viên HTX lập đoàn liên ngành vào rừng xác minh và phát hiện hiện trường vụ phá rừng tại khoảnh 2, tiểu khu 1644. Thời điểm đoàn tiến hành kiểm tra, xác định tại khu vực rừng bị phá có khoảng 10 người dân địa phương (là dân tộc Dao và dân tộc tại chỗ) kéo đến cản trở, lăng mạ, cản trở đoàn làm việc.
Để tránh dẫn những hậu quả đáng tiếc xảy ra, đoàn liên ngành tiếp tục nhanh chóng liên hệ Công an xã Quảng Sơn có công cụ xử lý đến hiện trường nhưng vẫn không ngăn được sự quá khích từ phía người dân. “Lúc đó, chúng tôi đã thực hiện nhiệm vụ thì xuất hiện một số người dân mang theo súng kíp tự chế đến hiện trường nổ súng hăm dọa. Sự việc bất ngờ nhưng đoàn công tác đã khống chế một đối tượng nổ súng và đưa về chốt bảo vệ này, lúc đó tầm 3h sáng”- ông Đạt kể.
“Chúng tôi vừa nằm xuống tranh thủ chợp mắt, nhưng chưa kịp ngủ thì đã bị dựng dậy bởi hàng chục đối tượng trong rừng ào ra mang theo vũ khí “nóng” kéo vào để cứu người, đập phá chốt, đập phá xe ôtô của HTX Hợp Tiến và tấn công người tới tấp. Anh em chúng tôi bất ngờ và bị động nên không còn cách nào khác là tháo chạy vào rừng để bảo toàn tính mạng. Hậu quả, một kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm huyện Đắk Glong bị đánh gãy xương cánh tay trái”.
Mãi sau này, ông Đạt và các cộng sự mới biết họ đã mắc một sai lầm tai hại: Họ đã còng tay đối tượng nổ súng nhưng lại quên thu… điện thoại di động. Và trong lúc họ nghỉ ngơi thì đối tượng nổ súng đã nhắn tin cho đồng bọn đến giải cứu!
Chúng tôi đem câu chuyện xung đột giữa lưu dân và lực lượng bảo vệ rừng trao đổi với ông Nguyễn Anh Đức - Chủ tịch HTX Nông nghiệp - Dịch vụ - Môi trường Hợp Tiến (HTX Hợp Tiến), đơn vị quản lý rừng địa phương. Theo ông Đức, năm 2011, HTX Hợp Tiến được UBND tỉnh Đắk Nông cho chủ trương xin thuê đất, thuê rừng tại hai tiểu khu 1644, 1645 (thuộc thôn Bonntin) do Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn quản lý. Tuy nhiên, mãi đến năm 2016, UBND tỉnh mới chính thức có quyết định giao cho HTX Hợp Tiến tổ chức sản xuất Nông, Lâm Nghiệp và quản lý bảo vệ rừng theo mô hình kinh tế tập thể tại hai tiểu khu 1644, 1645.
Quyết định được ký nhưng thực tế, HTX Hợp Tiến chưa thể quản lý được diện tích đất rừng trên bởi ngành chức năng chưa cắm mốc thực địa, phân định ranh giới đâu là đất do HTX quản lý, đâu là đất của người dân… Từ đó dẫn đến nhiều vụ xung đột, xô xát liên tục giữa lực lượng quản lý, bảo vệ rừng và người dân sống tại tiểu khu 1644, 1645.
Và trong khi lực lượng bảo vệ rừng bảo rằng người dân đang lấn chiếm, phá rừng đã có chủ thì người dân, khi trao đổi với chúng tôi lại khẳng định rằng đất rừng này là họ mua lại của người bản địa nên họ có quyền canh tác. Là một trong những hộ dân đầu tiên đặt chân sống tại thôn Boontin, ông Ninh Xuân Hiền, một sĩ quan công an nghỉ hưu và là người Kinh duy nhất ở đây cho biết: Ông cùng những di dân khi đến đây được dân bản địa san nhượng diện tích đất rừng hiện ở và canh tác trong nhiều năm qua. “Chúng tôi mong muốn chính quyền thừa nhận diện tích đất này để người dân an tâm sinh sống. Chúng tôi sinh sống và canh tác ở đây có hợp pháp hay không vẫn chưa được cơ quan thẩm quyền kết luận nhưng lực lượng bảo vệ rừng nhiều lần yêu cầu tháo dỡ nhà cửa, vườn tược là không hợp lý ” - ông Hiền bức xúc.
Ông Nguyễn Việt Hùng - đội phó đội bảo vệ rừng thuộc HTX Hợp Tiến, thừa nhận, đất rừng tại tiểu khu 1644, 1645 những năm trước từng có việc người dân tại chỗ san nhượng lại đất cho dân di cư tự do nhưng phần lớn đều là giấy viết tay, cơ sở pháp lý không rõ ràng. “Mỗi hộ dân thường mua lại từ 4 đến 5 sào đất của người dân tại chỗ. Theo thời gian, từ diện tích đất ban đầu, dân di cư mở rộng lên vài hécta để có đất sản xuất. Việc san nhượng đất rừng bằng giấy viết tay chưa rõ ngọn nguồn thế nào nhưng không ít lần nhân viên HTX yêu cầu cung cấp, nhiều người không thể đưa ra giấy tờ san nhượng đất hoặc khẳng định bị thất lạc do… cháy nhà”- ông Hùng nói.
Gần đây, sự việc tại thôn Boontin tiếp tục có diễn biến xấu hơn khi người dân trong thôn phản ánh với chúng tôi, quá trình đưa nông sản ra ngoài rừng tiêu thụ, hàng loạt xe máy của người dân liên tục bị bất ngờ thủng lốp. Và thủ phạm chính là những cây đinh nhọn hoắt không biết ai rải xuống đầy đường độc đạo. Chưa dừng lại, nông sản, cụ thể là những trụ tiêu của người dân đang xanh tươi bỗng nhiên lăn đùng ra chết hàng loạt và họ nghi là bị ai đó (có người còn nêu đích danh là người của HTX Hợp Tiến) hạ độc. Đó là những cái chết không hề tự nhiên.
Người dân khẳng định và trình báo với chính quyền địa phương. Và lúc chúng tôi có mặt ở Boontin, chính quyền thôn cũng đã cử một cán bộ an ninh vào đó mật phục để quay phim, chụp ảnh làm bằng truy tìm thủ phạm. Nhưng “đã hai đêm thức trắng, tôi vẫn chưa thấy và quay được thủ phạm” - cán bộ an ninh thôn Boontin - cho biết. “Ông có biết việc tiêu ở Boontin chết hàng loạt không? và người dân đang nghi ngờ là do cán bộ HTX Hợp Tiến đầu độc?”. Chúng tôi đặt câu hỏi với ông Nguyễn Trọng Đạt. Ông Đạt giãy nảy: “Họ vu khống chúng tôi đó, chúng tôi không bao giờ làm những chuyện như vậy. Các anh đừng có tin lời họ!”.
Thật tình thì chúng tôi chẳng biết phải tin ai bởi quanh những cánh rừng, những di dân tự do và lực lượng bảo vệ rừng của HTX Hợp Tiến, hình như đang có rất nhiều “sự thật” bị chồng lấn lên nhau, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn, khẩn trương hơn của các cơ quan chức năng để làm rõ. Và đương nhiên, nhiều “sự thật” chồng lấn như thế này, ở Tây Nguyên không chỉ có mỗi ở thôn Boontin!
“Đáng báo động là từ năm 2011, khi được giao rừng, chúng tôi phát hiện tại tiểu khu 1644, 1645 có vài hộ dân sống giữa rừng tự nhiên nhưng đến nay đã lên đến hàng trăm hộ dân. Và theo một thống kê chưa đầy đủ, hiện diện tích rừng mà họ phá đã lên đến hàng trăm hécta, phần lớn là rừng nguyên sinh. Toàn bộ sự việc tôi đều báo cáo lên chính quyền các cấp nhưng không được vào cuộc mạnh mẽ hoặc xử lý chưa kiên quyết”. (Lao Động 9/9)đầu trang(
3 đối tượng nguyên là cán bộ Cục Hải quan TP Hà Nội vừa bị khởi tố, bắt giam về hành vi tham ô tài sản; tàng trữ, buôn bán hàng cấm.
Ngày 8/9, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội  cho biết đã khởi tố, bắt giam 3 đối tượng về hành vi tham ô tài sản; tàng trữ, buôn bán hàng cấm, gồm: Phạm Minh Hoàng, (khi phạm pháp là cán bộ Cục Hải quan TP Hà Nội), trú tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; Trần Trọng Cường, trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội và Hoàng Văn Diện, trú tại chung cư Gold Land, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Trước đó, Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm - Cục Hải quan TP Hà Nội phát hiện tang vật là ngà voi trong kho tạm giữ của đơn vị có dấu hiệu bị đánh tráo ngà voi giả. Sự việc được chuyển sang Cơ quan  ANĐT Công an TP Hà Nội xác minh làm rõ.
Kết quả điều tra xác định: Từ tháng 3/2016, Phạm Minh Hoàng được Cục Hải quan TP Hà Nội phân công quản lý kho tang vật vi phạm. Nhiệm vụ của Hoàng là theo dõi, nhập, xuất tang vật vi phạm thu giữ trong lĩnh vực hoạt động hải quan chờ xử lý. Tháng 4/2017, do cần tiền chi tiêu, Hoàng nảy sinh ý định lấy trộm ngà voi từ kho tang vật đem bán.
Thông qua Trần Trọng Cường (đối tượng ngoài xã hội), Hoàng  đã tìm được Hoàng Văn Diện nhận tiêu thụ số ngà voi cho Hoàng với giá 7 triệu đồng - 8 triệu đồng/kg. Cường là người môi giới và giữ kín việc mua bán phi pháp cũng được nhận 10 triệu đồng cho mỗi lần giao dịch thành công.
Để lấy được ngà voi từ kho tang vật, Hoàng chọn thời gian khoảng 14h, đây là thời điểm có ít người qua lại kho. Hoàng đã tự ý phá bỏ niêm phong kho, dùng chìa khóa kho được giao vào kho lấy ngà voi cất giấu vào ba lô và mang ra ngoài giao cho Cường.
Căn cứ số lượng ngà voi thật lấy ra, Cường có nhiệm vụ làm ngà voi giả (bằng gỗ hoặc nhựa) để Hoàng mang trả vào kho. Bằng cách này để  lấy ngà voi thật, đánh tráo ngà voi giả, từ tháng 4/2017, Hoàng đã 8 lần lấy ngà voi từ kho tang vật của Cục Hải quan TP Hà Nội, với tổng trọng lượng là 239,5 kg, thu được 1,676 tỷ đồng. Ngoài ra, Hoàng còn lấy 7 khúc sừng tê giác, cũng bằng thủ đoạn tương tự, có trọng lượng 6,14 kg, cùng Cường đem bán với giá 200 triệu đồng/kg, thu lợi bất chính 1,22 tỷ đồng.
Trần Trọng Cường hưởng 260 triệu đồng phí môi giới. Số ngà voi mua được, Diện  bán cho một người Trung Quốc có tên là Lê Chi Na; đồng thời, Diện giữ lại 4 khúc ngà voi để thuê Lê Chi Na tạc tượng. Khám xét khẩn cấp nơi ở của Hoàng Văn Diện, công an thu giữ 1 đồ vật hình ngà voi dài 80 cm; 3 bức tượng điêu khắc hình 3 ông tam đa cùng nhiều vòng, hạt được chế tác từ ngà voi.
Hành vi của Phạm Minh Hoàng và đồng phạm là nghiêm trọng,  ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng hải quan. Sau khi phát hiện vụ việc trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng ban chỉ đạo 389 quốc gia đã giao Bộ Công an chỉ đạo Công an TP Hà Nội điều tra, xử lý nghiêm minh các đối tượng trước pháp luật.
Đây là bài học trong công tác sử dụng nhân sự và bảo quản kho tang vật tại các cơ quan thực thi pháp luật. (VOV 8/9)đầu trang(
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng rất không hài lòng khi cho rằng, mặc dù rừng đã được giao trách nhiệm quản lý cụ thể nhưng thực tế đang rơi vào tình trạng vô chủ, “cha chung không ai khóc”. Bên cạnh đó, việc bảo kê “lâm tặc” của những người có nhiệm vụ cũng đang diễn ra phổ biến, đến nỗi người đứng đầu Chính phủ phải đặt vấn đề: “Gỗ rừng vận chuyển ngang nhiên chứ có phải cây kim bỏ trong túi đâu mà lực lượng chức năng không biết!”.
Và tình trạng trên lại một lần nữa “nóng” lên khi mới đây qua báo chí phản ánh, dư luận mới biết đến chuyện phá rừng tự nhiên tại xã An Hưng, huyện An Lão, tỉnh Bình Định diễn ra một cách trắng trợn trong một thời gian dài mà các cơ quan chức năng tỉnh này không hề hay biết.
Theo thông tin từ báo chí, tại khu vực trên, ngành chức năng đã phát hiện dấu hiệu phá rừng vào đầu tháng 6/2017 với khoảng 1ha bị chặt trắng, nhưng đã không triển khai các biện pháp ngăn chặn. Tất nhiên, là sau khi sự việc bị đưa ra công luận, các đơn vị liên quan trên địa bàn đang tìm cách đỗ lỗi cho nhau. UBND huyện An Lão cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh báo cáo về vụ phá rừng này. Xác định đây là vụ phá rừng có quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng cần phải điều tra, làm rõ đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật, UBND huyện An Lão kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp, hỗ trợ UBND huyện trong việc điều tra, xác minh đối tượng vi phạm.
Lãnh đạo huyện An Lão cho biết, đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện An Lão đã tiến hành đo đạc, xác định có 43,7ha rừng do UBND xã An Hưng quản lý bị phá trái phép ở 2 khoảnh. Trong đó, một khoảnh diện tích 30,5ha được quy hoạch chức năng sản xuất, là rừng phục hồi sau nương rẫy bị chặt phá hoàn toàn, chưa đốt dọn. Cây gỗ bị chặt hạ có đường kính từ 10-35cm. Khoảnh còn lại diện tích 13,20 ha  được quy hoạch chức năng phòng hộ, là rừng phục hồi sau nương rẫy cũng bị phá hoàn toàn, chưa đốt dọn. Cây gỗ bị chặt hạ có đường kính từ 10-30cm; thân gỗ có chiều dài từ 8-11m.
Trước vụ việc có tính chất nghiêm trọng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ những vụ việc phá rừng tự nhiên trên địa bàn xã An Hưng, huyện An Lão như thông tin báo chí phản ánh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/10/2017.
Còn nhớ, hơn một năm trước, tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh, rừng đang rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” nên phải xây dựng cơ chế quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, tổ chức để xử lý nghiêm. Cũng chính vì thực trạng đáng buồn từ rừng Tây Nguyên nên Thủ tướng đã yêu cầu đóng cửa tất cả rừng tự nhiên; không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác, kể cả dự án được phê duyệt, chưa triển khai.
Nhưng rồi, trong khi câu chuyện phá rừng và chỉ đạo khẩn cứu rừng Tây Nguyên của Thủ tướng đang được cả xã hội quan tâm và kỳ vọng sẽ có chuyển biến tích cực thì rừng vẫn liên tiếp bị “chảy máu”, đã đặt ra nhiều câu hỏi lớn về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện nay.
Điển hình là tại vựa rừng Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) với những khu bảo tồn thiên nhiên quý giá đã bị tàn phá một cách công khai. Điều khiến dư luận phẫn nộ là rừng bị phá không phải do “lâm tặc” mà do chính người nhà của một lãnh đạo địa phương. Và, trong suốt hơn một năm, hàng chục nghìn m2 rừng bị chặt phá nhưng lực lượng kiểm lâm tại đây không phát hiện được, cho đến khi có đơn tố cáo của một người dân. Để rồi sau đó, Hạt Kiểm lâm Sơn Động mới phải lập đoàn kiểm tra xác minh kết luận sự việc.
Hay như hồi đầu năm nay, trước thông tin về việc chặt phá rừng tại địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (thậm chí nhiều nơi “lâm tặc” còn ngang nhiên dựng lán trại, mang cưa vào để khai thác khiến nhiều diện tích rừng ở đây bị cạo trọc trong suốt một thời gian dài nhưng các cơ quan chức năng vẫn không có biện pháp ngăn chặn), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phải yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk sớm kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Có thể nói, việc chỉ đạo đóng cửa rừng chính là quyết tâm lớn của Chính phủ đối với vấn đề hết sức hệ trọng này. Không chỉ vậy, người đứng đầu Chính phủ còn chỉ đạo rà soát lại giấy phép các cơ sở chế biến gỗ tự nhiên, qua đó phát hiện sai phạm để xử lý, đồng thời quy rõ trách nhiệm cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã đối với các vụ mất rừng trên địa bàn. Cán bộ kiểm lâm cũng phải phối hợp với chủ rừng để ngăn chặn việc phá rừng ngay tại rừng chứ không phải ra đứng ở quốc lộ để chặn xe.
Nhưng, nếu chỉ có quyết tâm từ Trung ương, nếu chỉ có Chính phủ chỉ đạo “đóng” cửa rừng mà chính quyền địa phương lại không “đóng”, không “khóa”; thậm chí có “khóa” nhưng lại lén lút, móc ngoặc để giao “chìa khóa” vào tay “lâm tặc” thì lúc ấy không ai chắc những cánh rừng màu mỡ trên khắp cả nước lại không tiếp tục bị “xẻ thịt”?
Cũng bởi nhận định lực lượng chức năng chưa làm tốt nhiệm vụ, tại hội nghị nêu trên, Thủ tướng đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, móc nối, bao che, dung túng hành vi phá rừng, kể cả xử lý hình sự. (Pháp Luật Việt Nam 11/9)đầu trang(
Ngay sau khi các cơ quan chức năng huyện miền núi An Lão, tỉnh Bình Định phát hiện ra vụ phá rừng có quy mô lớn nhất tỉnh, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo Công an tỉnh nhanh chóng vào cuộc điều tra.
Cụ thể, ngày 2-9, lực lượng chức năng huyện An Lão phát hiện vụ phá rừng trên diện rộng, với tổng diện tích rừng bị phá khoảng 43,7 ha. Địa điểm xảy ra vụ việc là khoảnh rừng số 7 và số 8, tiểu vùng 1, xã An Hưng. Đây là vùng giáp ranh giữa ba huyện: An Lão, Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) và Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi).
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, lãnh đạo UBND huyện An Lão lập tức đến hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo Hạt kiểm lâm huyện xác lập hồ sơ đưa vào tin báo tội phạm, đồng thời phối hợp Công an huyện An Lão khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định thiệt hại rừng, sớm khởi tố vụ án.
Sau đó, ngày 9-9, đoàn kiểm tra liên ngành gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh Bình Định, lãnh đạo huyện An Lão và Hoài Nhơn đã tiến hành kiểm tra hiện trường.
Tuy khu vực phá rừng thuộc địa phận xã An Hưng, huyện An Lão, nhưng do đi từ hướng An Lão rất khó khăn nên đoàn công tác đã tiếp cận địa điểm từ hướng xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn. Theo nhận định ban đầu của lực lượng kiểm lâm An Lão, đây chính là con đường mà lâm tặc đã sử dụng để đi lên phá rừng. Chúng đã dùng xe cơ giới mở đường đất, xuyên rừng vào tận nơi đây để phá rừng, trồng keo lai.
Khu vực rừng bị phá trắng tại các khoảnh 7 và 8, tiểu khu 1, thuộc sự quản lý của UBND xã An Hưng, huyện An Lão. Vị trí thứ nhất (tại khoảnh 8), nơi 13,1 ha rừng bị phá, có trạng thái rừng IIa. Đối tượng phá rừng dùng xe cơ giới mở đường dài khoảng 500 m để thuận tiện cho việc phá rừng.
Theo quan sát, hàng loạt cây gỗ lớn và toàn bộ thực bì đã bị chặt bỏ, đốt. Hạt Kiểm lâm An Lão xác định thời điển phá rừng cách thời điểm kiểm tra khoảng 30 ngày. Các đối tượng đã trồng keo lai trên 7 ha trong khu vực này sau khi phá rừng.
Vị trí thứ hai (cũng tại khoảnh 8) bị phá trắng 17,4 ha, hàng loạt cây gỗ có đường kính mặt cắt từ 10-60 cm, chiều cao gốc chặt từ 0,3-0,6 m, thân gỗ có chiều dài từ 10-20 m bị đốn hạ nhưng chưa kịp đốt; dụng cụ cưa hạ cây gỗ là cưa máy cầm tay, thời điểm phá rừng cách thời điểm kiểm tra khoảng 7 đến 10 ngày.
Vị trí thứ ba (tại khoảnh 7), nơi 13,2 ha rừng bị phá, được quy hoạch chức năng rừng phòng hộ. Hiện trạng cây gỗ và rừng bị phá tương tự tại hai điểm trên. Cây gỗ bị hạ còn nguyên tại hiện trường, lá trên cây bị đốn vẫn còn xanh, thân gỗ có chiều dài từ 10-20 m. Cách đây khoảng hai tháng, lực lượng kiểm lâm các huyện đã cắm mốc địa bàn nhưng chưa phát hiện vi phạm, như vậy thời gian lâm tặc phá rừng là rất nhanh.
Đường vào khu vực rừng bị chặt hạ được rào chắn, khóa bằng xích sắt, lực lượng kiểm lâm đã phải dùng búa để phá khóa. Ngay dưới điểm phá rừng, phát hiện một lán trại rộng khoảng 15 m2, trong lán có đầy đủ dụng cụ sinh hoạt, quần áo, thức ăn, nước uống. Tại thời điểm kiểm tra, trong lán không có người.
Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, đây là vụ phá rừng có tổ chức, rất nghiêm trọng, có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh. “Sau sự việc này, chúng tôi cũng rút kinh nghiệm là phải có các giải pháp chấn chỉnh như: chọn chủ rừng có năng lực, các chủ rừng là UBND xã phải có phương án chuyển về cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ hoặc cho nhân dân, vì UBND cấp xã không đủ năng lực giữ rừng”, ông Hổ nêu ra giải pháp ngăn chặn phá rừng.
Còn theo ông Đoàn Văn Tá, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm An Lão, nguyên nhân lực lượng kiểm lâm không phát hiện sớm vụ việc nghiêm trọng này là do địa bàn gây nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát rừng. “Chúng tôi vẫn đi tuần tra hằng tuần, nhưng do đi lại khó khăn nên chỉ tới đỉnh núi phía An Lão nhìn qua, khu vực này lại khuất nên không phát hiện được. Trách nhiệm đầu tiên vẫn thuộc về chúng tôi, đây là bài học sâu sắc đối với Hạt kiểm lâm An Lão”.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, để vào khu vực rừng của An Lão, lâm tặc đã đi từ phía xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn lên. Con đường duy nhất dẫn vào khu vực này phải đi qua một trạm chốt chặn tại xã Hoài Sơn của Hạt Kiểm lâm Hoài Nhơn. Tất cả ô-tô, xe máy ra vào khu vực đều phải đi qua chốt này. Vậy câu hỏi đặt ra là một lượng lớn người, xe cộ, dụng cụ, cây keo giống đã đi qua chốt chặn này như thế nào? Có hay không lỗ hổng trong việc bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm Hoài Nhơn và Hạt Kiểm lâm An Lão?
Hiện, các ban ngành, cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định vẫn nỗ lực tìm ra thủ phạm và xử lý hậu quả vụ việc gây ra. (Nhân Dân 11/9)đầu trang(
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ phá rừng trên địa bàn xã An Hưng, huyện An Lão; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm,  báo cáo kết quả trước ngày 30.10.
Vụ việc được phát hiện hôm 2.9 trong một chuyến tuần tra, bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm An Lão. Vị trí rừng bị tàn phá là các khoảnh 7, 8, tiểu khu 1 thuộc địa bàn xã An Hưng. Căn cứ dấu vết lưu lại hiện trường, phần lớn cây rừng bị đốn hạ cách đó từ 3 – 30 ngày.
Hạt trưởng Kiểm lâm An Lão Đoàn Văn Tá giải thích lý do chậm phát hiện: “Đối tượng phá rừng sử dụng cưa máy hiện đại. Tốc độ cưa đốn rất nhanh. Khi chúng tôi đến nơi thì đội quân phá rừng đã trốn chạy mất rồi”.
Ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết: “Ngày 3.9, UBND huyện đã họp khẩn với các cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương và chính quyền xã An Hưng, yêu cầu vào cuộc điều tra, xử lý vi phạm. Theo thống kê ban đầu, trong 43,7 ha rừng phục hồi sau nương rẫy bị hủy hoại, có 30,5 ha rừng tự nhiên quy hoạch chức năng sản xuất và 13,2 rừng quy hoạch chức năng phòng hộ.
Cây gỗ bị triệt hạ có thân dài 8 – 12 m, đường kính ở vị trí mặt cắt từ 10 – 35 cm. Địa điểm mất rừng nằm giữa khu vực giáp ranh hai huyện An Lão và Hoài Nhơn”.
Tường trình từ UBND huyện An Lão có điểm đáng lưu ý là từ phía An Lão qua, địa hình khu vực này đèo dốc hiểm trở, đi lại rất khó khăn, trong khi từ xã Hoài Sơn của huyện Hoài Nhơn lên, đường sá lại thuận lợi, có thể lưu thông dễ dàng bằng phương tiện ô tô.
Ngày 9.9, đoàn kiểm tra liên ngành Sở NNPTNT và Công an Bình Định khi kiểm tra hiện trường ở An Hưng xác nhận thực trạng còn nghiêm trọng hơn. Nhiều cây gỗ được đo đếm, có đường kính thân lên đến 40 – 60 cm.
Giám đốc Sở NNPTNT Phan Trọng Hổ đánh giá: “Đây là vụ phá rừng quy mô lớn và nghiêm trọng, Sở đã chỉ đạo Chi Cục Kiểm lâm phối hợp với huyện An Lão xác minh vụ việc. Chúng tôi cũng nhận được sự cam kết của Công an Bình Định về việc hỗ trợ tối đa lực lượng và phương tiện nhằm sớm điều ra, làm rõ đối tượng vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.
Ông Hổ cũng yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn phối hợp với Kiểm lâm An Lão tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh, chủ động ngăn chặn nguy cơ mất rừng tương tự có thể tái diễn trong thời gian sắp tới.
Trước mắt, Chủ tịch UBND huyện An Lão Phạm Văn Nam cho hay sẽ báo cáo cấp ủy và yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể lãnh đạo Hạt Kiểm lâm, Đảng ủy, UBND xã An Hưng, cá nhân Hạt trưởng kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn, Bí thư, Chủ tịch UBND xã...(Lao Động 10/9)đầu trang(
Ngày 10-9, ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão (Bình Định), cho biết ngày mai (12-9) cơ quan chức năng sẽ khám nghiệm hiện trường, giám định thiệt hại để khởi tố vụ án vụ phá rừng quy mô lớn xảy ra tại xã An Hưng, huyện An Lão.
Theo ông Nam, huyện đã thành lập tổ công tác đặc biệt gồm 16 thành viên để thu thập thông tin, xác minh những người tham gia phá rừng. Hạt kiểm lâm đã xác lập hồ sơ ban đầu. Sau khi có kết quả giám định thiệt hại, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ khởi tố vụ án, chuyển sang Cơ quan CSĐT công an huyện tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. “Đây là vụ phá rừng nghiêm trọng nên công an tỉnh sẽ tăng cường lực lượng để hỗ trợ điều tra hoặc rút hồ sơ lên để trực tiếp điều tra, xử lý” - ông Nam nói.
Theo ông Nam, bước đầu Hạt Kiểm lâm huyện An Lão xác định có gần 44 ha rừng tự nhiên (trạng thái IIA) do UBND xã An Hưng quản lý bị triệt hạ, phát trắng. Trong đó khoảng 13 ha rừng được quy hoạch chức năng phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất.
Khu vực rừng bị triệt phá nằm ở nơi giáp ranh giữa ba huyện An Lão, Hoài Nhơn (Bình Định); Ba Tơ (Quảng Ngãi). “Khu vực này hiểm trở, đi lại rất khó khăn, lâu nay không xảy ra hiện tượng phá rừng nên địa phương chủ quan. Cùng với điều tra, xử lý các đối tượng phá rừng, huyện cũng sẽ làm rõ, xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các cơ quan chức năng liên quan để xảy ra vụ việc” - ông Nam nói.
Trước đó, ngày 9-9, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh Bình Định chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý vụ phá rừng này.
Cùng ngày, lãnh đạo công an tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã đến hiện trường kiểm tra thực tế. (Pháp Luật Việt Nam 11/9)đầu trang(
Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức hội nghị sơ kết sáu tháng thực hiện kế hoạch giải quyết tình trạng phá rừng và di cư tự do tại huyện Mường Nhé.
Thực hiện kế hoạch này, Công an tỉnh Điện Biên - đơn vị được giao nhiệm vụ thường trực đã thành lập các tổ công tác trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại 11/11 xã của huyện Mường Nhé.
Sau sáu tháng thực hiện kế hoạch, 100% các bản, cụm dân cư của huyện Mường Nhé đã được tổ chức ký cam kết không di cư tự do, không phá rừng trái phép.
Qua quá trình rà soát, các tổ công tác đã thống kê có 870 hộ, gần 5.000 khẩu di cư đến Mường Nhé; từ đó tiến hành cấp sổ hộ khẩu cho 674 hộ, gần 4.000 khẩu đủ điều kiện; vận động, bố trí phương tiện đưa về nơi ở cũ đối với 40 hộ, 174 khẩu...
Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên và Công an tỉnh Điện Biên, tình trạng phá rừng tại Mường Nhé được cơ bản ngăn chặn, tình trạng di cư tự do đã được kiềm chế. Qua tuyên truyền đa số người dân đã hiểu, chấp hành chủ trương của tỉnh, huyện, tích cực cùng với chính quyền tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Tuy nhiên, một số vụ phá rừng vẫn còn xảy ra ở Mường Nhé. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng này là do năng lực, quản lý bảo vệ rừng của một số cộng đồng dân cư, thôn bản khi được giao rừng còn nhiều hạn chế, một số thành viên trong cộng đồng còn thiếu tinh thần trách nhiệm khiến rừng bị phá nhưng không ngăn chặn được. Một số hộ thiếu đất sản xuất vẫn lên các điểm quy hoạch rừng để dựng nhà ở tạm và canh tác...
Để tiếp tục thực hiện kế hoạch giải quyết tình trạng phá rừng và di cư tự do tại huyện Mường Nhé, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn cho biết từ các các ý kiến, kiến nghị của tổ công tác, dựa vào những kết quả trong quá trình kiểm tra thực địa, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên sẽ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên và Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé khẩn trương hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng, công bố quy hoạch ba loại rừng, thực hiện cắm tăng mốc để người dân hiểu rõ những vùng rừng bị cấm chặt phá.
Các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện tốt việc bố trí sắp xếp dân cư; đồng thời phối hợp chặt chẽ với huyện Mường Nhé giải quyết dứt điểm các vấn đề còn bức xúc ở cơ sở. (VietNam+ 9/9)đầu trang(
Trưa 9/9, Thượng tá Lê Đình Xê, Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết tổ công tác Cảnh sát đường thủy vừa phát hiện một vụ vận chuyển gỗ trái phép quy mô lớn trên sông Yên.
Theo đó, khoảng 2h sáng cùng ngày, từ nguồn tin của quần chúng nhân dân, tổ công tác do Đại úy Lê Phan Minh Mẫn, Đội trưởng Đội Cảnh sát đường thủy làm Tổ trưởng phát hiện trên tuyến sông Yên đoạn chảy qua địa bàn thôn 1 Thái Sơn, xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn có 2 đối tượng đang vận chuyển gỗ trên 1 ghe có gắn động cơ máy nổ theo hướng từ huyện Đại Lộc đi Điện Bàn.
Khi tổ công tác yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra thì 2 đối tượng dùng dao cắt dây đang cột các phách gỗ ở hai bên mạn ghe để gỗ chìm xuống sông nhằm phi tang chứng cứ. Sau đó 1 đối tượng nhảy xuống sông tẩu thoát, đối tượng còn lại nổ máy điều khiển ghe chạy trốn.
Tại hiện trường, tổ công tác đã trục vớt được 16 phách gỗ (chưa xác định khối lượng, chủng loại) mà các đối tượng bỏ lại. (Giao Thông 9/9)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 8 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã trồng khoảng 12.100 ha rừng tập trung, đạt 107% kế hoạch, tương đương so vời cùng kỳ; trồng rừng thay thế khoảng 140 ha; số lượng cây phân tán các loại được trồng đạt hơn 530 ngàn cây.
Về lượng gỗ khai thác, trong tháng 8 toàn tỉnh khai thác ước đạt 20.850 m3, tính chung 8 tháng khoảng 210.000 m3, tăng 2,4% so với cùng kỳ.
Bên cạnh trồng rừng, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng chú trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ rừng.Nhờ đó, việc bảo vệ, quản lý khai thác, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trên địa bàn tỉnh cơ bản được thực hiện tốt, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Phần lớn các vụ vi phạm Luật bảo vệ và Phát triển rừng đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không có các điểm nóng về tàn phá rừng, số vụ vi phạm đều giảm so với cùng kỳ.
Tuy nhiên tình hình vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật vẫn xảy ra. Trong tháng 8/2017, đã lập hồ sơ xử lý 12 vụ, tính chung 8 tháng đã xử lý 104 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng (giảm 54 vụ so với cùng kỳ), thu nộp ngân sách nhà nước  tháng 8 hơn 189 triệu đồng và 8 tháng là hơn 837 triệu đồng. (Báo Quảng Ninh 9/9)đầu trang(
Thông tin trên được ông Võ Danh Tuyên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết tại buổi giao ban báo chí định kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức chiều ngày 8-9.
Toàn bộ gần 750ha rừng thông 3 lá, thuộc đối tượng rừng sản xuất, việc khai thác sẽ được thực hiện từ năm 2017 đến 2020. Theo tính toán, nếu tỉnh Lâm Đồng khai thác hết 750ha rừng thông có độ tuổi từ 25 năm trở lên, ước tính trữ lượng gỗ đạt 103.440m3 gỗ tròn.
Bán với giá 1,6 triệu đồng/m3, tỉnh Lâm Đồng sẽ thu về về 165,5 tỷ đồng. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 53 tỷ đồng.
Có 5 công ty được UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép tham gia khai thác. Toàn bộ số gỗ tròn sau khai thác bị cấm bán ra khỏi địa phương.
Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho rằng, việc khai thác rừng sản xuất này chỉ gây ảnh hưởng môi trường cục bộ tại khu vực khai thác. Công tác trồng lại rừng sẽ được tiến hành trong năm.
Tuy nhiên, dư luận địa phương lo ngại quyết định khai thác gần 750ha rừng thông 3 lá tại Lâm Đồng sẽ phát sinh nhiều hệ lụy nếu không được giám sát chặt chẽ.
Theo thống kê, tỉnh Lâm Đồng hiện có 532.634ha rừng, trong đó diện tích rừng trồng sản xuất là 56.198ha, diện tích rừng trồng sản xuất từ 25 năm trở lên tính đến năm 2020 là 4.451ha. (Công An Nhân Dân 8/9)đầu trang(
Ngày 8/9, tại tỉnh Điện Biên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Dự thảo Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) khu vực Tây Bắc, gồm các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) bao gồm 12 chương, 111 điều về những quy định chung, quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến, thương mại lâm sản; quy định quyền nghĩa vụ chủ rừng; giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp; hoạt động khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; công tác quản Nhà nước về lâm nghiệp và điều khoản thi hành Luật.
Tại Hội thảo, các ý kiến đại biểu cơ bản đồng tình với bản Dự thảo Luật sửa đổi. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến đưa ra đề nghị xem xét từng điều khoản trong bản dự thảo luật sửa đổi.
Trong đó, nhiều ý kiến băn khoăn về việc giao đất, giao rừng cho người dân. Ở nhiều địa phương còn gặp phải nhiều vướng mắc sở hữu rừng, thời gian quản lý và bảo vệ rừng của từng hộ gia đình còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển trồng rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng còn nhiều bất cập, hạn chế với điều kiện của từng địa phương. Có ý kiến đề nghị Luật bổ sung chế độ đặc thù cho của công nhân, viên chức các Ban quản lý rừng…
Vấn đề quyền sử dụng đất rừng cho người dân, thực hiện quy hoạch phù hợp khu vực sản xuất lâm nghiệp, làm rõ vấn đề năng lực quản lý rừng bền vững, chuyển dịch mục đích sử dụng đất lâm nghiệp phù hợp.
Một số đại biểu khác đưa ra đề xuất về việc cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân về việc giải quyết đất rừng tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, đề nghị đầu tư và nâng cao giá trị việc trồng rừng đi theo hướng bền vững, cần hỗ trợ vốn trồng rừng để giảm áp lực huy động vốn cho các doanh nghiệp...
Hay một số đại biểu khác băn khoăn các điều khoản ở mục dịch vụ môi trường rừng, đề nghị điều chỉnh các điều trong việc chi trả và quản lý dịch vụ môi trường rừng, quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng; xem xét nên hay không sửa tên thành Luật Lâm nghiêp!?...
Những ý kiến đóng góp của các đại biểu vùng Tây Bắc có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường nghiên cứu bổ sung, sửa đổi trước khi trình Quốc Hội thông qua. (Tài Nguyên Môi Trường 8/9)đầu trang(
Sau thành công của dự án 327, ngành lâm nghiệp đề xuất với Quốc hội dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng, thực hiện từ năm 1998 đến 2010 và GS Nguyễn Ngọc Lung - khi đó là Cục trưởng Cục Phát triển lâm nghiệp - là người đề xuất ý tưởng.
“Đây là dự án trồng rừng lớn và đầu tiên ở Việt Nam bởi kinh phí đề xuất 3,2 tỷ USD là con số quá khủng khiếp với một đất nước nghèo như Việt Nam thời đó. Nhiều người nghĩ chắc ông này điên bởi mấy ông khoa học thì hay bị thần kinh, viễn tưởng lắm” - ông cười xòa khi nhớ lại.
Ông Lung cho biết, với 2,45 triệu hécta rừng được trồng mới, dự án đã tạo ra 4,6 triệu lao động nông thôn vùng dân tộc, miền núi. “Tuy chưa đạt mục tiêu ban đầu, nhưng dự án đã có hiệu quả lớn về môi trường, xã hội và kinh tế. Tỷ lệ che phủ rừng của cả nước từ 32% năm 1998 đã tăng lên 39,5% vào cuối năm 2010” - nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói tại hội nghị tổng kết dự án.
Còn với GS Lung, ý nghĩa lớn nhất của dự án này chính là đưa ra ý tưởng xã hội hóa tài nguyên rừng. “Có thể nói, lâm nghiệp là một trong những ngành đầu tiên xã hội hóa tài sản quốc gia. Đến nay, diện tích giao cho tư nhân đã lên tới 2,8 triệu hécta, các lâm trường chỉ còn quản lý 1,4 triệu hécta” - ông vui mừng cho biết.
Dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng còn gọi là dự án 661, do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện bằng Quyết định số 661/QĐ-TT ngày 29/7/1998. Đây là một chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước với mục tiêu trồng mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm nâng độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gene và tính đa dạng sinh học.
Dự án cũng nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn và miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới; đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng được Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện. (Khoa Học Phát Triển 9/9)đầu trang(
Liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ tại tỉnh Phú Yên, qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện có nhiều sai phạm.
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang mục đích khác tại tỉnh Phú Yên. Qua kiểm tra 20 dự án, Thanh tra Chính phủ phát hiện có nhiều sai phạm, nghiêm trọng nhất là dự án New City.
Theo Thanh tra Chính phủ, một số dự án như: Khu du lịch liên hợp cao cấp New city Việt Nam, dự án khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng phục vụ thi công hầm Đèo Cả, dự án đường nối Quốc lộ 1A đi Bãi Xép, mặc dù chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng đã triển khai thực hiện.
Mặc dù chưa được Thủ tướng cho phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đặc dụng, trong đó có dự án New City, tại xã An Phú, thành phố Tuy Hòa nhưng, tháng 3/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên lại kết luận rằng các bộ, ngành trung ương đã thống nhất về nguyên tắc việc chuyển mục đích đất rừng phòng hộ 122 ha thuộc dự án New City.
Sau đó, tháng 5/2015, khi chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng tỉnh Phú Yên đã cho phép chủ đầu tư san lấp khoảng 5 héc ta tại xã An Phú, thành phố Tuy Hòa để tổ chức lễ động thổ dự án New City. Chủ đầu tư đã chặt phá tổng cộng 5 héc ta rừng phi lao phòng hộ ven biển, đây là hành vi khai thác rừng trái phép.
Tỉnh Phú Yên cũng đã giao cho Công ty cổ phần Hải Thạch khai thác 2 héc ta rừng đặc dụng khi dự án này chưa có quyết định thu hồi, giao đất. Mặc dù chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, tỉnh vẫn cấp phép cho công ty Hải Thạch khai thác khoáng sản trên 16 héc ta rừng đặc dụng đèo Cả thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Hậu quả là 15 héc ta rừng đặc dụng bị chặt phá, khai thác mà không có giấy phép, không có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, chưa thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế.
Trước những sai phạm này, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng thủ trưởng các ngành, địa phương có liên quan để xảy ra sai phạm.
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an làm rõ những vi phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng của các sở, ngành liên quan và Chủ đầu tư tại dự án khai thác khoáng sản đất san lấp vật liệu xây dựng thông thường phục vụ thi công Hầm đường bộ đèo Cả của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hải Thạch, gây hậu quả 15 héc rừng đặc dụng bị chặt phá, khai thác khoáng sản sai quy định; nếu có các hành vi vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm.
Ông Lê Văn Hữu, Nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên cho biết: "Thanh tra Chính phủ kết luận tôi thấy quá thực tế, khách quan về những vấn đề sai phạm. Phải giữ kỷ cương, luật pháp. Phú Yên là tỉnh nghèo cần phát triển để đi lên, nhưng phát triển phải trên cơ sở tôn trọng luật pháp, kỷ cương phép nước. Ngoài phạm vi của tỉnh phải xin ý kiến Chính phủ. Chính phủ có đồng ý thì mới được làm để giữ vững kỷ cương". (VOV 8/9)đầu trang(
Thời gian gần đây, Luật sư Việt Nam Online nhận được đơn thư của ông Nguyễn Quang Thạch (trú xóm Thịnh Phú, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đại diện cho nhiều hộ dân trong xóm phản ánh về việc Công ty Vinafor MDF Hòa Bình xả khói bụi gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Theo đơn thư mà ông Thạch gửi cơ quan báo chí, thời gian gần đây, Công ty MDF Hòa Bình (tiền thân là Công ty Vinafor Tân An Hòa Bình) đang ngày đêm xả thải ra môi trường, gây bụi bẩn, ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều hộ dân tại địa phương.
Trong đơn phản ánh, ông Thạch trình bày rõ, khi mới thành lập, phía Công ty Vinafor MDF Hòa Bình làm rất tốt công tác bảo vệ môi trường và đều đặn đảm bảo an toàn về khí thải từ hoạt động băm keo. Tuy nhiên thời gian gần đây, phía công ty không chú trọng đến việc đảm bảo an toàn về khí thải môi trường mà cứ mặc nhiên để mùn gỗ từ keo khi sản xuất bay ra bên ngoài gây bụi bặm, khi vào người gây dị ứng,  lâu dần sẽ mắc bệnh về đường hô hấp.
Sau khi nhận được đơn phản ánh, PV Luật sư Việt Nam Online đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Đại (Giám đốc Công ty Vinafor MDF Hòa Bình) và được ông Đại cho biết: “Hàng năm, bên Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thuế các ban ngành chức năng có liên quan về kiểm tra liên tục nên sẽ không có tình trạng khói bụi xả gây ô nhiễm như người dân đã phản ánh”.
Sau đó, ông Đại dẫn phóng viên đi thăm dây chuyền nơi sản xuất, hệ thống từ khâu vận chuyển cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Bụi trong khi sản xuất tuồn ra bên ngoài là có, hệ thống nước thải xử lý chưa đảm bảo, bụi gây ngứa khó chịu.
Trao đổi với ông Dương Ngọc Lương (Chủ tịch UBND xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình), ông Lương cho biết: “Ngày 08/08, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên & Môi trường có xuống kiểm tra lập biên bản xử phạt 15 triệu đồng đối với Công ty Vinafor MDF Hòa Bình về nguồn nước. Phía công ty đã nộp phạt và hứa sẽ có biện pháp khắc phục đào bể lắng lọc nước đảm bảo vệ sinh môi trường”.
Trước những ý kiến và phản ánh của người dân về việc công ty xả thải, bụi bặm gây ô nhiễm, bệnh tật cho người dân, đề nghị các ban ngành chức năng tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Yên Thủy cần vào cuộc kiểm tra mức độ khói thải ô nhiễm ra môi trường để đảm bảo cuộc sống sức khỏe cho người dân. (Luật Sư Việt Nam 8/9)đầu trang(
Chiều 7/9, đoàn công tác của Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội do đồng chí Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Điện Biên về tình hình thực thi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2016; góp ý cho dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
Thực thi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2016, tỉnh Điện Biên đã thực hiện quy hoạch trên 776 nghìn ha lâm nghiệp, cho 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất; thành lập Ban chỉ đạo Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 3 cấp: tỉnh, huyện và xã.
Đặc biệt, khi UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/2/2013 về rà soát, hoàn chỉnh thủ tục giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp, giai đoạn 2013 – 2015, đến nay đã thực hiện giao được trên 316 nghìn ha rừng cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư thôn bản quản lý và bảo vệ; thực hiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng trên 511 ha rừng phục vụ mục đích xây dựng các công trình công cộng, phát triển kinh tế; đồng thời thực hiện trồng được trên 451 ha rừng thay thế và cấp 1.458 Giấy CNQSDĐ, cho 635 đối tượng với diện tích trên 84.532 ha rừng các loại.
Ngoài ra, công tác bảo tồn, nghiên cứu các hệ sinh thái rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng, thống kê, kiểm kê rừng theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được tỉnh Điện Biên chú trọng thực hiện. Tỉnh Điện Biên đã nghiên cứu và cho ý kiến góp ý vào dự thảo Luật bảo vệ Phát triển rừng (sửa đổi).
Tại buổi làm việc đoàn công tác đề nghị phía tỉnh Điện Biên làm rõ một số vấn đề còn tồn tại, những bất cập về: tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trái pháp; việc quy hoạch 3 loại rừng còn chậm, công tác trồng rừng, giao đất rừng, cấp giấy CNQSDĐ đạt thấp. Công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn: gia tăng số vụ cháy rừng và vi phạm pháp luật về bảo vệ phát triển rừng.
Tại hội nghị, đồng chí Phùng Đức Tiến biểu dương những kết quả tỉnh Điện Biên đã đạt được trong thực thi Luật Bảo vệ phát triển rừng, chia sẻ những khó khăn của tỉnh trong công tác bảo vệ rừng, định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng còn thấp… Thay mặt đoàn công tác, đồng chí tiếp thu những ý kiến góp ý của tỉnh để nghiên cứu hoàn thiện vào Luật bảo vệ Phát triển rừng (sửa đổi). (Tài Nguyên Môi Trường 8/9)đầu trang(
Qua 4 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thì dự án sản xuất cây giống lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cấy mô là dấu ấn, tạo bước đột phá trong kinh tế ngành.
Ngày 27-5-2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 742/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô, tổng mức đầu tư 5,4 tỷ đồng. Đơn vị thực hiện dự án là Trung tâm thực nghiệm, thực hành và chuyển giao khoa học công nghệ, Trường Đại học Tân Trào với quy mô 1,5 triệu cây/năm. Nếu những năm trước đây, toàn tỉnh có 22 vườn ươm cây giống lâm nghiệp đạt chuẩn thì nay có thêm 1 vườn ươm cây giống của Trường Đại học Tân Trào đảm bảo quy mô và sản phẩm chứa đựng nhiều chất xám để nâng cao giá trị.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Cương, phụ trách khoa Nông lâm nghiệp của Trường Đại học Tân Trào cho biết, cây giống lâm nghiệp được sản xuất bằng phương pháp nuôi cây mô được các đơn vị trồng rừng, người dân ưa chuộng vì chất lượng cây trồng đảm bảo, ít bị gãy đổ do gió bão. Mặt khác, nếu những năm trước đây, năng suất gỗ rừng trồng chỉ đạt khoảng 50 - 60 m3/ha thì hiện nay do nguồn giống được cải thiện, chất lượng tốt nên năng suất đạt từ 100 - 120 m3/ha, tăng gấp hai lần so với trước đây.
Thực tế về các tỉnh miền Nam, các đơn vị trồng rừng đều khẳng định, cùng là keo lai, nếu thực hiện theo phương pháp giâm hom có tốc độ sinh trưởng từ 20 đến 25 m3/ha/năm nhưng nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có tốc độ sinh trưởng trên 35 m3/ha/năm. Việc sử dụng cây giống keo lai bằng phương giâm hom có nhược điểm là bộ rễ (không có rễ cọc) nên cây hay bị đổ gẫy. Với giống keo lai nuôi cấy mô có bộ rễ cọc chắc chắn, khỏe thân, nhiều lõi gỗ chắc, khả năng sinh trưởng nhanh gấp 1,5 lần so với keo hom sẽ mang lại hiệu quả cao hơn hẳn.
Tuy nhiên, sản xuất giống keo nuôi cấy mô do phải đầu tư về công nghệ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cần thời gian dài hơn nên chi phí đầu vào về cây giống thường cao hơn. Song phương pháp nuôi cấy mô lại cho ra giống đồng loạt, số lượng lớn, tỷ lệ sống cao, phát triển tốt.
Anh Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm thực nghiệm, thực hành và chuyển giao khoa học công nghệ cho biết, áp dụng công nghệ nhân giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô là tìm ra được lời giải cho bài toán nâng cao năng suất rừng trồng và hiệu quả kinh tế lâm nghiệp cho doanh nghiệp và nông dân. Thực hiện dự án, nhà trường đã ký hợp đồng nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô với Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Từ việc tiếp nhận 60 bình giống gốc gồm 3 giống: BV10, BV16, BV33 và 2.000 cây đầu dòng để nhân và trồng thử nghiệm tại trung tâm, đến nay việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ đã thực hiện thành công.
Tính đến đầu tháng 8-2017, trung tâm đã nhân thêm được 7.500 bình, trong đó đưa ra vườn ươm được 140.000 cây giống, số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 35.000 cây, đã xuất vườn được 20.000 cây. Từ nay đến hết năm 2017, trung tâm sẽ sản xuất được 1.000.000 cây mầm, 200.000 cây thành phẩm đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Năm 2018 trung tâm sản xuất 1,6 triệu cây giống, năm 2019 sản xuất 1,9 triệu cây và năm 2020 sản xuất trên 2 triệu cây giống. Những con số sản lượng cây giống tăng lên qua từng năm sẽ là tỷ lệ thuận với số người trồng rừng được hưởng lợi.
Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tuyên Bình chia sẻ, thiếu cây giống chất lượng cao là tình trạng chung của người trồng rừng, nay có được cơ sở sản xuất ngay trên địa bàn đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Còn ông Trần Anh Chương, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên khẳng định, 2 yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất và hiệu quả rừng trồng là cây giống và thời tiết. Cách làm của Trường Đại học Tân Trào góp phần đắc lực vào cải thiện sinh khối rừng trồng; đưa tiến bộ kỹ thuật cao vào sản xuất và phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất đạt khoảng 140.000 ha, có trên 80% diện tích rừng được trồng bằng giống chất lượng cao. Theo mục tiêu trên, tỉnh có chính sách hỗ trợ cây giống lâm nghiệp bằng giống keo lai nuôi cấy mô đối với hộ dân có diện tích trồng rừng từ 0,5 ha trở lên. Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông đều đồng thuận về giống mới chất lượng cao. Hiện nay, tỉnh có chính sách, người trồng rừng có nhu cầu, thêm vào đó là môi trường điều kiện đất đai khí hậu là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế rừng của Tuyên Quang. (Báo Tuyên Quang 9/9)đầu trang(
UBND tỉnh Quảng Nam ngày 8.9 cho biết đã quyết định đầu tư 25,5 tỉ đồng để triển khai dự án Trồng và phục hồi rừng dừa nước ven biển Cẩm Thanh (TP.Hội An).
Số kinh phí nêu trên từ nguồn vốn chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và nguồn ngân sách địa phương.
Mục đích của dự án nhằm tái tạo, phục hồi, phát triển rừng dừa kết hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Cẩm Thanh.
Theo đó, điều chỉnh mật độ trồng mới rừng dừa từ 4.400 cây/ha lên 4.440 cây/ha; điều chỉnh mật độ trồng bổ sung từ 100 – 150 cây/ha thành 300 cây/ha đối với diện tích quy hoạch trồng bổ sung 61,15 ha và 500 cây/ha đối với diện tích quy hoạch 27 ha để hướng đến mật độ thành rừng dừa sau thời gian kiến thiết cơ bản, đảm bảo mật độ chung 3.300 – 3.500 cây/ha…
Rừng dừa nước Cẩm Thanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội gắn với du lịch tại TP.Hội An. Ngoài ra, nơi đây cũng là khu vực mà các loài thủy hải sản chọn làm nơi sinh sản. (Thanh Niên 8/9)đầu trang(
Hôm 6.9, ông Phạm Văn Cúc – Giám đốc Công ty Thủy điện Đồng Nai cho phóng viên NTNN biết, liên quan tới công tác trồng bù rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.
Tới thời điểm này, công ty đã chuyển vào Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng tổng cộng 349,82 tỷ đồng để các địa phương này tự trồng rừng thay thế. Trong đó, tỉnh Đăk Nông là 191,48 tỷ đồng - đạt 158,34 tỷ đồng (đạt gần 80% kế hoạch). (Nông Thôn Ngày Nay 8/9)
Như những số báo trước đã phản ánh, Công ty Buôn Ja Wầm hiện giữ diện tích lớn đất lâm nghiệp tại xã Ea Kiết, trong khi các hộ dân không có đất sản xuất, phải kí hợp đồng nhận khoán vườn cà phê với Công ty. Việc UBND tỉnh Đắk Lắk cấp 3 Giấy CNQSDĐ cho Công ty Buôn Ja Wầm, với diện tích tương đương 117,74ha, vào mục đích trồng cà phê, có dấu hiệu trái với quy định của Luật Đất đai năm 1993.
Cụ thể, tại Điều 43 định nghĩa: “Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp”. Điều 19 về các căn cứ để quyết định giao đất quy định: “1- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”.
Điều 18 về thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định: “2- Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ…”.Trong khi đó, khi chuyển đổi một diện tích lớn đất rừng sang đất trồng cà phê, để cấp Giấy CNQSDĐ cho Công ty Buôn Ja Wầm, UBND tỉnh Đắk Lắk có căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt không? Đây cũng là câu hỏi lớn, đòi hỏi được giải đáp.
Mặt khác, chủ trương giao đất, giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình nhằm phát triển và bảo vệ rừng, được Chính phủ quy định về cơ bản không thay đổi. Bắt đầu từ Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng), về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi trọc, rừng… (gọi là Dự án 327), đã quy định: “Lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất, lấy doanh nghiệp quốc doanh hoặc đơn vị kinh tế tập thể làm chỗ dựa; xây dựng kinh tế vườn đối với hộ gia đình. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các hộ với cộng đồng, với các thành phần kinh tế tập thể Quốc doanh trên địa bàn, nhằm phát triển mạnh sản xuất, bảo đảm lợi ích của mỗi hộ, đồng thời làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và tập thể;… (Điều 3)”.Về chính sách giao đất, giao rừng, Điều 6 Quyết định số 327-CT nêu rõ: “Đối với các dự án về trồng các loại rừng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất trên đồi núi trọc,… mỗi hộ (kể cả đồng bào định canh, định cư) được giao hoặc khoán một số diện tích…”
Tiếp đó, ngày 15/1/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 02-CP, quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, trong đó quy định rõ tại Điều 1: “Đất lâm nghiệp Nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài gồm: Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng; đất chưa có rừng được quy hoạch để gây, trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật”.
Điều 2: “Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài… gồm: Rừng phòng hộ; vùng khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn… Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác…, và kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái”.
Điều 3 quy định: “1- Nhà nước giao đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng bằng vốn của Nhà nước cho tổ chức theo luận chứng kinh tế kĩ thuật, dự án quản lí, xây dựng khu rừng được cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cho hộ gia đình, cá nhân theo phương án quản lí, sử dụng rừng được cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, để bảo vệ, phát triển và sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước;”…
Để cụ thể hóa, ngày 12/11/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, quy định về việc hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, tại Khoản 2, Điều 8 quy định: “Được phép khai thác khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác và được hưởng 75-85% giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế, tùy theo cấp tuổi rừng lúc được giao…”.
Ngày 3/9/2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, trong đó xác định bên giao khoán là các tổ chức Nhà nước được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp gồm: Lâm trường quốc doanh… Công ty, Xí nghiêp… Bên nhận khoán là các hộ gia đình, cá nhân và được hưởng các lợi ích từ rừng theo quy định của pháp luật.
Không những diện tích đất rừng cho Công ty Buôn Ja Wầm sử dụng quá lớn, trong khi các hộ dân không được giao đất sản xuất, việc để cho Công ty này giao khoán cho các hộ dân, với mức thu sản phẩm mỗi hộ bình quân 2,8 đến 3 tấn cà phê/năm, còn trái với chính sách của Nhà nước tại Nghị định số 02-CP, Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC. Như vậy, nhiều chính sách về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân của Chính phủ không được thực hiện ở địa phương này. Đó cũng là nguyên nhân để xẩy ra tranh chấp giữa các hộ dân với Công ty Buôn Ja Wầm.
Ngày 3/12/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường Quốc doanh. Theo đó, quy định những lâm trường đang quản lí chủ yếu là rừng trồng sản xuất, đất quy hoạch để trồng rừng sản xuất… thì tổ chức lại thành Công ty Lâm nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở tỉnh Đắk Lắk, việc chuyển đổi từ Lâm trường sang hình thức Công ty Đầu tư Phát triển Buôn Ja Wầm được thực hiện trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP hơn 8 năm.
Đồng thời bổ sung nhiều ngành nghề không liên quan đến lâm nghiệp cho Công ty như: Trồng, chăm sóc cây công nghiệp; dịch vụ thương mại… Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng… Để rồi gần 6 năm sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP, UBND tỉnh Đắk Lắk mới ra quyết định cho Công ty trở lại đúng tên là Công ty lâm nghiệp. Đây phải chăng là lí do để Công ty Buôn Ja Wầm “quay ngoắt” sang kinh doanh, xa rời mục tiêu quản lí, bảo vệ và phát triển rừng?
Tuy nhiên, thực tế Nghị định số 200/2004/NĐ-CP là văn bản pháp quy, chuyên về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường Quốc doanh, không liên quan đến chính sách giao rừng và đất lâm nghiệp, nhưng tại Điều 5 Nghị định này cũng có nội dung quy định: “3- Công ty Lâm nghiệp được lựa chọn các hình thức khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, trồng và khai thác rừng có hiệu quả theo quy định của pháp luật”. Nội dung này không được Công ty Buôn Ja Wầm và UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện đúng.
Về chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân của Nhà nước là xuyên suốt, chưa bao giờ thay đổi. Thiết nghĩ, tỉnh Đắk Lắk nên xem xét lại việc cân đối lại diện tích rừng, đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình, cá nhân, sao cho hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện để người dân vừa tham gia sản xuất, vừa tham gia bảo vệ rừng, phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. (Người Cao Tuổi 8/9)đầu trang(
Ngày 8/9, tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đồng chí Trần Hữu Thế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị cấp tỉnh về báo cáo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên năm 2007, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 250.000ha (chiếm 49,55% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh), trong đó gần 161.365ha đất có rừng và khoảng 88.635ha đất chưa có rừng. Qua 10 năm thực hiện, ranh giới quy hoạch 3 loại rừng trước đây có nhiều bất cập như ranh giới rừng phòng hộ ở nhiều nơi chưa rõ ràng, khó xác định tại thực địa… gây khó khăn trong việc quản lý.
Theo Phân viện Điều tra, quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ (đơn vị tư vấn), số liệu thống kê rừng năm 2016 của Phú Yên khoảng 191.957ha đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng 129.577ha, rừng trồng hơn 62.380ha.
Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030 là khoảng 280.790ha. Phương án 1, rừng phòng hộ khoảng 102.018ha, rừng đặc dụng hơn 19.952ha, rừng sản xuất hơn 158.819ha. Phương án 2, rừng phòng hộ khoảng 103.379ha, rừng đặc dụng hơn 19.952ha, rừng sản xuất hơn 157.458ha. Việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng nhằm xây dựng lâm phần ổn định, đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển phù hợp với tình hình thực tế hiện nay…
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu toàn bộ các ý kiến đóng góp của đại biểu tại hội nghị, hoàn thiện báo cáo trước ngày 15/9 để UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện báo cáo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030 đúng tiến độ. (Báo Phú Yên 9/9)đầu trang(
Việc xuất khẩu gỗ bắt buộc phải có chứng chỉ của Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC). Để đáp ứng yêu cầu này, một cuộc họp về xây dựng phương án tổ chức và kế hoạch thực hiện chứng chỉ rừng của hội đồng quản trị rừng quốc tế theo nhóm hộ vừa được Sở NN&PTNT, chương trình UN RED tổ chức. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã tới dự.
Trước yêu cầu của thị trường quốc tế đối với gỗ có chứng chỉ, chương trình UN REDD sẽ hỗ trợ thành lập các ban đại diện FSC bao gồm huyện Hương Sơn và 3 xã Sơn Kim 1, Sơn Tây và Sơn Lĩnh.
Theo đó chương trình UN REDD sẽ mở các lớp tập huấn, hội thảo tuyên truyền nâng  cao nhận thức cho cộng đồng về quản  lý bảo vệ rừng, chứng chỉ rừng, rà soát bổ sung thêm 1500 ha rừng ở Hương Sơn tham  gia  vào  kế hoạch thực hiện chứng chỉ rừng của hội  đồng quản trị rừng quốc tế.
Có 10 nguyên tắc phải tuân thủ khi tham gia vào việc quản lý rừng bền vững theo FSC, trong đó đáng chú ý là sự ràng buộc về tính pháp lý và sự tuân thủ pháp luật của chủ rừng, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, đời sống tinh thần cho người dân, đảm bảo  môi trường sinh thái bền vững
Kế hoạch thực hiện sẽ chia là 3 giai đoạn: Là xây dựng tổ chức, tăng cường năng lực các bên liên quan, hoàn thiện các chuyên đề và đánh giá để cấp chứng chỉ FSC.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cơ bản thống nhất về phương án kế hoạch của chương trình. Các ngành liên quan, các địa phương khẩn trương thành lập ban đại diện. Quá trình thực hiện phải đảm bảo tính khả thi, tính thực tiễn trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho người dân và môi trường sinh thái. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Hà Tĩnh 10/9)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Theo nhận định của các tổ chức bảo tồn, mặc dù số vụ buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm gần đây có giảm, nhưng vấn nạn này vẫn đang hoành hành tại Việt Nam. Trong đó, mẫu vật tiêu thụ nhiều nhất là sừng tê giác và ngà voi.
Điều đáng nói là, “đằng sau những chiếc sừng tê giác, ngà voi ấy là máu của rất nhiều người. Vì thế chúng ta cần phải truy tìm, ngăn chặn các băng đảng tội phạm buôn bán động vật hoang dã, để bảo vệ sự sống đa dạng của nhân loại,” Đại sứ Anh Giles Lever nói.
Thông tin tại hội thảo “Chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã” diễn ra ngày 7/9 tại Hà Nội, đại diện Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công An) cho biết: Trong những năm qua, hoạt động vận chuyển, mua bán các loài động thực vật hoang dã (gọi tắt là các loài sách đỏ) ở Việt Nam diễn ra rất phức tạp.
Hoạt động mua bán các loài động vật hoang dã quý hiếm đã tạo doanh thu bất hợp pháp, làm suy yếu sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, cũng như gây bất ổn an ninh quốc gia và nguy cơ xuất hiện, lây lan các bệnh truyền nhiễm mới.
Còn theo đại diện Cục Cảnh sát môi trường, các đối tượng tham gia đường dây buôn bán động vật hoang dã thường là người Việt Nam thông qua các hoạt động thương mại quốc tế cấu kết với các đối tượng ở nước ngoài; người nước ngoài, Việt kiều vào Việt Nam dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các đường dây buôn bán xuyên quốc gia.
Cùng với đó, phương thức hoạt động của các đối tượng phạm tội cũng rất tinh vi như: Sử dụng giấy tờ giả, giấu sừng tê giác, ngà voi trong các hộp quà lưu niệm, các lớp giấy bạc và trong “lõi” các loại hàng hóa khác như đá nhân tạo, thân gỗ…
Thống kê của cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) từ năm 2015 đến nay cho thấy, có gần 17.000kg ngà voi, hơn 300kg sừng tê giác, và hơn 5.000kg tê tê (bao gồm vảy và cá thể) bị lực lượng chức năng Việt Nam bắt giữ.
Trên phương diện là đơn vị kiểm soát đầu vào, đại diện Cục Hải quan thừa nhận: Thời gian qua, hoạt động buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm bao gồm cả mẫu vật của loài có nguồn gốc nước ngoài như sừng tê giác, ngà voi châu Phi, tê tê, hổ… diễn ra rất phức tạp.
Phương thức vận chuyển của các đối tượng phạm tội thường rất tinh vi. Phần lớn các đối tượng phạm tội thường vận chuyển “hàng” thông qua các tuyến đường bộ (cửa khẩu biên giới), hàng không và đường biển. Do đó, việc kiểm tra, phát hiện tang vật gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn nhận từ góc độ quốc tế, ngài Giles Lever, Đại sứ Anh tại Hà Nội cho biết: Vấn nạn buôn bán trái phép các sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi, sừng tê giác qua địa phận của Việt Nam đang góp phần làm giảm đáng kể các loài động vật quý hiếm trên thế giới.
Mặc dù Việt Nam đã cam kết sẽ có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa nhưng mọi nguồn lực từ các quốc gia tiêu thụ và trung chuyển các sản vật từ động vật hoang dã cần phải được huy động để xác định và triệt tiêu các mạng lưới tội phạm đằng sau các vụ buôn bán bất hợp pháp.
“Vì thế, chúng ta cần phải giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng. Chúng ta vẫn thường nói máu của kim cương, bởi viên kim cương nhìn rất hấp dẫn, có khi rất bé, rất đẹp nhưng rất nhiều người đã phải đổ máu,” Đại sứ Giles Lever chia sẻ.
Chứng minh cho thực tế nêu trên, Đại sứ Giles Lever cho hay: “Ở các khu rừng quốc gia của Nam Phi, không những là động vật hoang dã quý hiếm như tê giác, voi bị giết, mà những người đi săn còn nhẫn tâm sát hại dã man cả lực lượng kiểm lâm để đạt lấy bằng được sừng tê giác, ngà voi.”
“Như vậy, nếu chúng ta sử dụng sừng tê giác, ngà voi thì hãy nhớ đằng sau chiếc sừng, chiếc ngà ấy đã có rất nhiều người đổ máu. Hành động dã man đó có cần phải ngăn chặn để bảo vệ sự sống của cho các loài động vật
Đại sứ Giles Lever cũng nhấn mạnh, buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã là vấn nạn toàn cầu. Tuy nhiên việc ngăn chặn tội phạm này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Lý dó là, những người tham gia vận chuyển tang vật động vật hoang dã thường không có quyền lực gì. Vì thế cần phải điều tra ai, băng đảng nào đứng sau những vụ buôn bán trái phép này, để có biện pháp ngăn chặn và xử lý tận gốc.
Theo Đại sứ Giles Lever, việc buôn bán bất hợp pháp động thực vật hoang dã thường là các hoạt động tội phạm mang tính chất quốc tế, đó là các băng đảng, hoạt động có tổ chức. Chúng đã thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán bất hợp pháp này, từ đó gây ra các vấn đề tham nhũng ở trên toàn cầu.
Từ thực tế nêu trên, Đại sứ Giles Lever nhấn mạnh, để có thể chiến thắng cuộc chiến bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ tiệt chủng, cần có những cam kết chính trị mạnh mẽ hơn nữa, cần phải nâng cao năng lực và hành động thực thi pháp luật đồng thời nâng cao hơn nữa nhận thức và hành động của cộng đồng.
“Thông qua hội thảo chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã lần này, tôi hy vọng các chuyên gia của Việt Nam và Anh sẽ có dịp trao đổi, thảo luận, tìm kiếm các giải pháp chống nạn buôn bán động vật hoang dã, đưa số vụ buôn bán và vận chuyển trái phép các loài hoang dã về con số không,” Đại sứ Giles Lever nói.
Có chung quan điểm, ông Grant Miller, cán bộ cấp cao, Lực lượng Biên phòng Anh cho rằng: Để ngăn chặn mạng lưới buôn bán trái phép động vật hoang dã, Việt Nam cần chia sẻ thông tin giữa các đơn vị liên quan. Cũng như kêu gọi sự tham gia của các cán bộ, người dân vào việc thu thập thông tin tình báo.
Ông Grant Miller cũng chia sẻ kinh nhiệm của lực lượng cảnh sát Anh trong việc thiết lập thông tin tình báo, cũng như sử dụng chó nghiệp vụ để đấu tranh, phát hiện tang vật động vật hoang dã đang được vận dụng khá thành công ở Anh.
“Nếu cơ quan chức năng Việt Nam cần thông tin, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về hướng đào tạo chó nghiệp vụ, cũng như ngăn chặn các hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã hiệu quả nhất,” ông Grant Miller nhấn mạnh. (Vietnam+ 8/9 )đầu trang(./.