Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 10 tháng 03 năm 2015
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí đề nghị đề cử các cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ động vật hoang dã.
Bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc ENV, cho biết: "Sau thành công của giải thưởng Cống hiến bảo vệ động vật hoang dã được tổ chức lần đầu tiên năm 2013, chúng tôi tiếp tục tôn vinh các cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo vệ các loài động vật hoang dã, trong đó có những nỗ lực không mệt mỏi của các cơ quan thực thi pháp luật và báo chí".
Giải thưởng do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và một số tổ chức bảo tồn trong nước và quốc tế bao gồm: Chương trình Tiểu vùng Mê Công mở rộng, Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã (WCS Việt Nam), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)…
Sẽ có 5 giải thưởng được trao cho cán bộ thực thi pháp luật xuất sắc gồm: Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, cán bộ kiểm lâm, hải quan, bộ đội biên phòng, cán bộ ngành thủy sản…
Hai giải thưởng sẽ được trao tặng hai nhà báo có các hoạt động tiêu biểu góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ động vật hoang dã. Thời gian đề cử kéo dài đến hết ngày 31-3-2015. Lễ trao giải diễn ra vào cuối năm 2015 tại Hà Nội.(Quân Đội Nhân Dân 8/3, Tr4) đầu trang(
Rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau hiện có 75.000ha. Tính đến thời điểm này, đã có trên 22.520ha rừng tràm đã cạn nước.
Khi thời tiết diễn biến bất thường như hiện nay, nguy cơ cháy rừng càng đáng báo động. Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ tỉnh Cà Mau cho biết, tại 45 chòi canh lửa cố định được bố trí từ 2 - 3 cán bộ trực 24/24, đồng thời đưa phương tiện chữa cháy xuống địa bàn để ứng cứu kịp thời khi có cháy xảy ra.
Hiện công tác tuần tra, luồn rừng, phát hiện và xử lý kịp thời những người vào rừng ăn ong trái phép, công tác vận động nhân dân không được đốt đồng vào thời gian cao điểm của mùa khô, công tác vận động người dân sống trong khu vực có rừng ký cam kết tham gia bảo vệ rừng, thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy rừng... đã được khẩn trương thực hiện.
Việc chuẩn bị tốt cho công tác phòng chống cháy rừng, sẵn sàng ứng phó với “giặc lửa” mùa khô năm nay của ngành kiểm lâm và các chủ rừng tràm U Minh là việc làm cấp thiết. (Báo Ảnh Đất Mũi 9/3) đầu trang(
Ngày 9-3, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt CATP Hà Nội đã bàn giao số gỗ quý Sơn Huyết và Gõ đến CAQ Hoàng Mai để tiếp tục điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó, tại khu vực Km 184+300 Quốc lộ 1B thuộc địa phận huyện Thanh Trì, kiểm tra xe ô tô BKS: 30X - 0115, tổ công tác Đội CSGT số 8 phát hiện trong thùng xe chứa khoảng 5m3 gỗ Sơn Huyết và Gõ.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe Phạm Tiến Tùng (SN 1989), trú tại Văn Tự, Thường Tín, Hà Nội xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số gỗ trên. (An Ninh Thủ Đô 10/3, Tr2) đầu trang(
Tối 5-3, tổ công tác của Đội Thanh tra giao thông (TTGT) số 2 - Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Nghệ An phát hiện một đoàn xe tải 11 chiếc mang biển kiểm soát Lào có dấu hiệu chở quá tải lưu thông trên Quốc lộ 7 (đoạn qua xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn). Tổ công tác yêu cầu dừng xe để kiểm tra nhưng các tài xế (đều mang quốc tịch Lào) lấy lý do không biết tiếng Việt nên không hợp tác.
Ông Phan Huy Chương, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Nghệ An, cho biết: “Đây là các xe tải chở gỗ từ Lào về TP Vinh qua cửa khẩu Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An. Tài xế hiểu tiếng Việt nhưng tỏ ra không biết để cố tình chây ì, chống đối”.
Đến sáng 6-3, tổ công tác mới áp tải được đoàn xe này về Bến xe huyện Đô Lương. Qua cân kiểm tra, tất cả 11 xe đều quá tải trọng cho phép 30%-50%, bị phạt tổng cộng hơn 100 triệu đồng.
Trước đó, sáng 3-2, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An cũng phát hiện 19 xe tải chở gỗ từ Lào về Việt Nam trên đường tránh TP Vinh. Khi bị yêu cầu dừng lại kiểm tra, các chủ phương tiện và tài xế đóng cửa xe, bỏ đi. Một số tài xế còn chống đối. Khi lực lượng TTGT tỏ ra kiên quyết thì chiều 4-2, các chủ xe mới mang giấy tờ tới xuất trình. Qua kiểm tra, các xe đều quá tải 20%-51%, bị phạt trên 190 triệu đồng.
Tại Hà Tĩnh, sáng 4-2, Cục Quản lý đường bộ II (Tổng cục Đường bộ) phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh và TTGT đã truy bắt 23 ô tô chở gỗ quá tải từ Lào qua cửa khẩu Cầu Treo, lưu thông trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
Bị phát hiện, đoàn xe quay đầu chạy trốn vào một khu đất trống. Khi đoàn công tác đến kiểm tra, các tài xế đóng kín cửa, tháo rời đầu kéo rồi bỏ đi. Lực lượng chức năng kiên quyết lập biên bản và cân tải trọng tại chỗ, phát hiện các xe đều quá tải trọng 40%-49%.
10 ngày sau, Cục Quản lý đường bộ II phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ tiếp 45 ô tô chở gỗ quá tải 20%-100% từ Lào về Việt Nam, lưu thông qua cửa khẩu Cầu Treo. Sau khi cân kiểm tra tải trọng, lực lượng chức năng phạt đoàn xe này gần 400 triệu đồng...
Tại tỉnh Nghệ An, chỉ từ tháng 11-2014 đến đầu tháng 3-2015, lực lượng TTGT đã bắt giữ 3 đoàn xe 51 chiếc, chở gỗ quá tải 20%-80% từ Lào sang. Trước đó, các đoàn này đã di chuyển trên Quốc lộ 7, Quốc lộ 8 hàng trăm km nhưng không bị phát hiện.
Ông Phan Huy Chương thừa nhận: “Chúng tôi đã rất quyết liệt trong kiểm tra, xử lý các xe tải chở gỗ từ Lào sang nhưng lực lượng mỏng, không thể làm triệt để. Để chấm dứt tình trạng này thì cần có sự phối hợp, vào cuộc của công an các huyện và CSGT”.
Trong khi đó, thượng tá Lưu Văn Tiến, Phó Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo CSGT phối hợp với các lực lượng khác tăng cường tuần tra kiểm soát, cân tải trọng xe chở gỗ từ Lào sang, kiên quyết xử lý khi phát hiện chở quá tải”.(Người Lao Động 10/3, Tr4) đầu trang(
Hạt kiểm lâm TP Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng  vừa tiến hành thả động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên  gốm 6 cá thể chồn hương và 11 cá thể dúi.
Các cá thể chồn hương và dúi này được thả vào khu gần thác Datanla – TP Đà lạt, là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với điều kiện sinh thái của các loại động vật hoang dã này.
Trước đó theo tin báo của người dân, cán bộ hạt kiểm lâm TP Đà lạt đã  phục bắt hai đối tượng là Hoàng Bích Sơn và Đỗ Trần Hải Dương đang vận chuyển trái phép động vật hoang dã  từ Huyện Ninh Sơn – Tỉnh Ninh Thuận lên TP Đà Lạt.
Hạt kiểm lâm Đà Lạt sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đối tượng vật chuyển động vật hoang dã trái phép trên. (Đài Truyền Hình An Ninh 8/3) đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết, hiện nay cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở Đồng Nai đã ở cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm. Những địa phương có rừng như các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Thống Nhất, Tân Phú, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch và TP. Biên Hòa phải thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Vì thời tiết hiện đang rất nắng nóng, khô hạn kéo dài nên khả năng cháy lớn có thể xảy ra ở tất cả các loại rừng và tốc độ lan tràn rất nhanh.
Do đó, các vùng trọng điểm về các đơn vị chủ rừng, các địa phương tổ chức trực 24/24, tăng cường kiểm tra người và phương tiện ra vào rừng. Đồng thời, các địa phương, chủ rừng phải chuẩn bị sẵn lực lượng để không may xảy ra cháy kịp thời dập tắt.
Đồng Nai hiện có hơn 160 ngàn hécta rừng, nhiều năm nay trên đại bàn khôn gđể xảy ra vụ cháy rừng lớn nào. (Báo Đồng Nai 8/3) đầu trang(
Tuy Phong có khoảng 49.000 ha rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, rừng khộp lá rụng vào mùa khô, do đó nếu có cháy xảy ra thì nguy cơ cháy lan, cháy lớn là rất cao, nếu không được phát hiện xử lý kịp thời.
Thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2014 - 2015 của UBND huyện, Hạt Kiểm lâm Tuy Phong đã chủ động, phối hợp các ngành, các đơn vị chủ rừng và các địa phương liên quan tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ rừng trong nhân dân.
Trong đó tập trung nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng, PCCCR qua các hình thức như họp dân tuyên truyền trực tiếp, ký hợp đồng tuyên truyền với các xã có rừng theo định kỳ, theo từng thời vụ, ký cam kết có liên quan đến công tác PCCCR với những hộ sống ven rừng và trong rừng (cả rừng tự nhiên, rừng trồng).
Vận động nhân dân tham gia công tác PCCCR, hoàn thành công tác tu sửa các bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR đưa vào phục vụ. Bên cạnh đó, UBND huyện đã củng cố, kiện toàn ban chỉ huy, lực lượng nòng cốt về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, chống lấn chiếm đất lâm nghiệp và PCCCR.
Kiểm lâm địa bàn giúp UBND các xã trọng điểm xây dựng kế hoạch PCCCR và củng cố ban chỉ huy; thành lập 16 tổ quần chúng sống gần rừng tham gia công tác PCCCR với tổng số 145 người; củng cố 9 ban chỉ huy cấp xã gồm 109 người. Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Tuy Phong đã thành lập 7 tổ, đội và 1 ban chỉ huy gồm 179 người; BQLRPH Lòng Sông – Đá Bạc thành lập 12 tổ, đội và 1 ban chỉ huy với 190 người tham gia công tác PCCCR.
Các trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện, hậu cần phục vụ công tác PCCCR cũng được quan tâm. Hàng trăm dụng cụ trong công tác PCCCR như rựa, xẻng, cuốc, cào cỏ, ống nhòm, máy thổi gió đã được trang bị cho các lực lượng bảo vệ rừng từ huyện cho đến cơ sở. Bố trí sẵn sàng 3 xe ôtô và hơn 20 xe môtô của 3 đơn vị (Hạt Kiểm lâm, BQLRPH Tuy Phong, BQLRPH Lòng Sông - Đá Bạc).
Ngoài ra, khi cần thiết có thể huy động phương tiện của các ban, ngành và nhân dân trong huyện đủ để di chuyển lực lượng và dụng cụ đến nơi chữa cháy. Công tác thu gom vật liệu cháy cũng đang được thực hiện khá tốt. BQLRPH Lòng Sông - Đá Bạc đã tổ chức  đốt chần (đốt trước có điều khiển) 51,28 ha rừng thuộc địa phận xã Phan Dũng. BQLRPH Tuy Phong phát đốt làm băng trắng trên diện tích 16 ha tại các tiểu khu 53B; 54; 56.
Địa giới hành chính xã Chí Công, Bình Thạnh, Hòa Phú đã cào thu gom vật liệu cháy trên diện tích 1,74 ha tại các tiểu khu 55A, 55B; đốt chần rừng tự nhiên diện tích 42,71 ha tại các tiểu khu 16; 14; 9.
Hạt Kiểm lâm huyện cùng 2 đơn vị chủ rừng (BQLRPH Tuy Phong, BQLRPH Lòng Sông – Đá Bạc đã triển khai bố trí trực PCCCR 24/24 giờ tại trụ sở làm việc vào đầu tháng 1/2015. Riêng UBND các xã có rừng cũng đã phân công lực lượng trực PCCCR 24/24 giờ...
Ông Võ Đình Cấp - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Phong cho biết, mặc dù từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện chưa xảy ra cháy rừng, nhưng nguy cơ cháy vẫn là rất cao.
Do đó, trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục triển khai thực hiện tốt phương án PCCCR năm 2015, nhất là tập trung toàn bộ diện tích rừng trồng hiện có và diện tích rừng tự nhiên đã được xác định trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi xảy ra cháy.
Thông báo kịp thời diễn biến các cấp dự báo cháy rừng. Hướng dẫn cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được giao hoặc thuê đất lâm nghiệp làm dự án, khai thác tận thu, tận dụng lâm sản, thực hiện tốt công tác PCCCR và phòng cháy chữa cháy bãi tập kết lâm sản theo đúng quy định. (Báo Bình Thuận 9/3) đầu trang(
Hiện nay, tình trạng phá rừng tại xã Sơn Lập (Bảo Lạc) đã và đang diễn ra, gây bức xúc trong dư luận.
Theo quan sát của chúng tôi, dọc tuyến đường về xã, đâu đâu cũng thấy những cây nghiến cổ thụ hàng trăm năm tuổi bị triệt hạ không thương tiếc. Có những nơi, gỗ khai thác xong, xẻ ngay tại chỗ, vứt ngổn ngang bên đường.
Theo cấp ủy, chính quyền xã: Việc khai thác gỗ trên xuất phát từ việc một số hộ dân có nhu cầu lấy gỗ làm nhà, song trong quá trình đi kiểm tra, xã phát hiện thấy có một số tổ chức, cá nhân ở nơi khác đến khai thác trên danh nghĩa khai thác những cây gỗ vụn, nhưng thực là lợi dụng để phá rừng. Và thực tế cho thấy, với tình trạng khai thác như hiện nay thì chỉ trong một thời gian ngắn, rừng nơi đây sẽ bị cạn kiệt.
Anh Thào A Thà, xóm Khuổi Tâư cho biết: Tôi ở xóm nhưng không biết ai khai thác gỗ. Ở đây, ai khai thác được thì khai thác và chính quyền xã có biết nhưng vẫn chưa đưa ra được biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng trên.
Sơn Lập là một xã mới được tách ra từ xã Sơn Lộ, có địa hình núi cao, nằm dưới chân núi Phja Dạ, ở đây có nhiều loại cây gỗ qúy nằm trong danh sách đỏ cần được bảo vệ. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ bừa bãi và thiếu quản lý sát sao của các cơ quan chức năng như hiện nay thì trong thời gian ngắn tới, Sơn Lập mất rừng.
Rừng có nhiều lợi ích trong cuộc sống con người, muốn hưởng lợi ích lâu dài từ rừng thì con người cần phải biết bảo vệ rừng, trồng rừng thay thế. Nếu địa phương có kế hoạch khai thác rừng phải có tính toán kỹ lưỡng kèm theo việc quản lý sát sao, tránh tình trạng lợi dụng để phá rừng như hiện nay. Thiết nghĩ, các cơ quan chức cần sớm vào cuộc, ngăn chặn kịp thời, trả lại  màu xanh cho rừng Sơn Lập. (Báo Cao Bằng 9/3) đầu trang(
Ông Sòi Ngọc Dũng, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La cho biết, trong năm 2014, lực lượng kiểm lâm tỉnh phát hiện, lập hồ sơ 1.287 vụ vi phạm về bảo vệ, khai thác rừng, tăng 235 vụ so với cùng kỳ năm 2013.
Các cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính 1.208 vụ, khởi tố hình sự 45 vụ… Tổng thu nộp ngân sách qua xử lý các vụ việc gần 7,2 tỷ đồng.
Ngoài các yếu tố chủ quan, nguyên nhân dẫn đến số vụ vi phạm lâm luật tăng được xác định như: Chất lượng tham mưu, báo cáo và triển khai thực hiện nhiệm vụ ở một số phòng chức năng, đơn vị trực thuộc có mặt còn hạn chế, chưa kịp thời. (Thanh Tra 9/3) đầu trang(
Kon Tum là tỉnh có diện tích rừng lớn trong cả nước và cũng là địa bàn “nóng” về vấn đề khai thác lâm sản trái phép. Rừng Đắk Ang nằm giáp ranh giữa ba huyện Ngọc Hồi - Tu Mơ Rông - Đắk Tô là một ví dụ cho sự tàn phá rừng công khai đang diễn ra ở tỉnh này.
Anh N.V.N - một lâm tặc đã giải nghệ dẫn chúng tôi từ xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi theo những con đường mòn còn mới nguyên dấu trâu kéo gỗ đến địa phận rừng thuộc xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi.
Mới đến bìa rừng đã nghe văng vẳng tiếng gầm rú của cưa máy, tiếng rầm rầm của cây đổ. Lần theo những âm thanh, chúng tôi bắt gặp một người đàn ông khoảng 50 tuổi đang dùng cưa xăng cắt một gốc cây chừng 40cm, hơn chục phút sau thì cây đổ.
Ngay sau đó người đàn ông này đến một gốc cây gỗ khác đã được người đi cùng phát quang gốc rồi tiếp tục dùng cưa để đốn hạ. Theo quan sát của chúng tôi, khoảng rừng bị chặt phẳng hàng ngàn m2, nhiều gốc cây đường kính lớn, nhỏ từ 20cm - 60cm bị chặt từ những ngày trước nhựa đã khô lại.
Càng đi sâu vào rừng, tiếng cưa máy càng gần, chát chúa hơn. Có điều, đứng giữa rừng sâu, âm thanh vang vọng, không xác định được phương hướng, địa điểm phát ra tiếng cưa.
Dọc theo con đường từ huyện Đắk Tô đến Đắk Glei nhằng nhịt vết xe độ chế kéo gỗ vẫn còn mới nguyên, dân lâm tặc gọi đây là “đường 08”. Theo lời anh N, những cây gỗ sau khi được chặt hạ, sẽ được xẻ thành hộp tại chỗ rồi cho trâu kéo tập kết thành bãi ở con đường này, sau đó sẽ cho xe độ vận chuyển xuống địa điểm thuận lợi để những chiếc xe tải tiếp tục vận chuyển đi nơi khác. Một số lâm tặc khác, sau khi xẻ gỗ thành hộp sẽ cho trâu kéo thẳng xuống địa điểm thuận lợi xe tải có thể vận chuyển đi được.
Nói về việc lâm tặc mở đường lên rừng kéo gỗ, ông Vũ Văn Tình, Hạt phó Hạt Kiểm Lâm huyện Ngọc Hồi thừa nhận: “Đường xe độ thì nhiều, không có đường chúng cũng tự mở đường”.
Trước đó, từ xã Đắk Sao, huyện Tu Mơ Rông, trong vai những người đi mua gỗ, chúng tôi được một lâm tặc dẫn vào bãi tập kết gỗ nằm ngay bên bờ suối Đắk Nít, cách trung tâm xã Đắk Sao chừng 2km. Tại đây, vẫn còn mấy hộp gỗ chưa kịp chuyển đi.
Có vẻ đây là bãi tập kết an toàn, lực lượng chức năng không hay biết khi anh này vô tư nói: “Nếu anh chị mua, em sẽ vận chuyển tới bãi này rồi anh chị cứ cho xe vào bốc đi”.
Qua trò chuyện, anh ta còn cho biết, tất cả các chủ buôn bán gỗ ở Đắk Sao đều phải sang rừng Đắk Ang để khai thác mang về vì “Đắk Sao làm gì còn gỗ nữa!”
Đến tại một bãi tập kết gỗ khác, trước mắt chúng tôi là những cây gỗ đã được xẻ thành hộp vuông, có đường kính từ 30x40, 40x60 với đủ các chiều dài từ 2,5 - 3 mét. Theo giới thiệu của anh này, toàn bộ 64 khúc gỗ hộp ở đây đều là gỗ thông nàng và anh ta còn niềm nở: “Muốn mua gỗ khác thì sang bãi khác cũng còn nữa”.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua những hộp gỗ đường kính lớn hơn, lâm tặc tỏ ý e ngại: “Loại đường kính cỡ 1 mét giờ hiếm lắm, nhưng loại đường kính 80 cm thì vẫn còn”, nói rồi “lâm tặc” tiếp tục dẫn chúng tôi đến một chỗ khác có hai khúc gỗ đường kính chừng hơn 1 mét đang nằm kẹt trong một khe núi rồi nói: “Đây là hai khúc gỗ sao cát, đường kính hơn 1 mét, dài 3 mét. Hôm bữa em hạ mà nó kẹt chưa xẻ được. Nếu anh chị thấy ưng thì em tìm cách lấy ra”.
Khi chúng đặt câu hỏi làm sao đưa gỗ xuống TP Kon Tum khi dọc theo tỉnh lộ 678 từ xã Đắk Sao, huyện Tu Mơ Rông tới huyện Đắk Tô đã có hai trạm kiểm lâm và một chốt liên ngành đặt tại xã Kon Đào (huyện Đắk Tô) lâm tặc này cho biết, “phải chung chi nhiều”. Khi được hỏi “phải chung chi cho ai”, lâm tặc cho biết: “Tất cả đã có ông Sự chung chi, gỗ mang về tới TP Kon Tum thì phải bán cho ông Sự”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Thanh Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ngọc Hồi cho biết, khu vực phóng viên phản ánh thuộc tiểu khu 147, 146, 144 xã Đắk Ang, đây là lâm phần do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đắk Ang quản lý.
“Khi quản lý không nổi, Ban Quản lý sẽ đề nghị bằng văn bản để lực lượng chức năng vào cuộc. Nhưng cả năm nay không thấy có văn bản nào”, ông Thành nói.
Liên hệ đặt lịch làm việc qua điện thoại với ông Vũ Đình Chi, Trưởng Bản Quản lý Rừng phòng hộ Đắk Ang để làm việc về những nội dung trên thì ông Chi thẳng thừng: “Ngày mai tôi họp nội chính, ngày mốt tôi cũng họp không có thời gian để tiếp anh chị”.
Trước thực trạng tàn phá rừng đang “nóng” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề nghị lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum tăng cường kiểm tra, rà soát để phát hiện kịp thời những vụ khai thác lâm sản trái phép, bảo vệ diện tích rừng trên địa bàn. (Thanh Tra 10/3) đầu trang(
“Không bứng dời 12 cây lim sét trên vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn (tại khu vực biểu trưng văn hóa chỗ cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất vào Công viên Hoàng Văn Thụ) mà đốn hạ” - Sở GTVT đề xuất hôm 6-3.
Trước đó, UBND TP yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở GTVT tham mưu việc di dời 12 cây lim sét dọc tuyến đường Trần Quốc Hoàn vào Công viên Hoàng Văn Thụ để không che khuất hàng cờ ASEAN và các nước trong khối tại khu vực cửa ngõ Tân Sơn Nhất.
Theo Sở GTVT, phương án thiết kế cây xanh - mảng xanh ở dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường ra vào Tân Sơn Nhất đã nhắm đến việc đốn hạ 12 cây này để thông thoáng hướng về khu vực biểu trưng.
Song song đó là việc tăng thêm các mảng hoa kiểng màu sắc hài hòa nhằm làm đẹp thêm cảnh quan và tạo sự nổi bật cho biểu trưng văn hóa này. Việc không tiếp tục duy trì 12 cây xanh trên là phù hợp theo phương án lắp dựng cờ ASEAN và các nước trong khối tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất.
Các cây trên có độ tuổi trên 30-40 năm, rơi vào chu kỳ cần thay thế nên việc bứng, di dời sẽ tốn kém, cây lại dễ chết hoặc kém phát triển, đồng thời tuổi thọ cây cũng bị giảm, có nguy cơ ngã đổ cao về sau. Ngoài ra, loại cây này phổ biến ở thành phố và các địa phương khác, không thuộc nhóm có giá trị bảo tồn.
Cũng liên quan đến dự án làm đẹp khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, Sở GTVT đề nghị trồng cây sấu trên vỉa hè đường Trường Sơn thay vì cây long não như đề xuất trước đó.
Lý do, loại cây long não có một số hạn chế, nhiều tuyến đường đã trồng đến nay chưa phát huy tốt tác dụng về cảnh quan. Trong khi đó, cây sấu phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, trồng nhiều ở đường phố Hà Nội, nếu trồng ở đây sẽ tạo sự phong phú, đa dạng về chủng loại cây của các vùng miền. (Pháp Luật TP.HCM 7/3, Tr6) đầu trang(
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt danh mục Dự án "Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam" sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức.
Dự án này được thực hiện trong 3 năm (2015 - 2018) với tổng kinh phí thực hiện là 4.950.000 Euro.
Mục tiêu dài hạn của Dự án là hỗ trợ thiết lập cần thiết nhằm bảo vệ và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở cấp trung ương và các dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam, góp phần thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh.
Mục tiêu cụ thể là hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ và phát triển rừng bền vững với trọng tâm là bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam; tăng cường năng lực các cơ quan quản lý nhà nước, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội về công tác quản lý và phát triển rừng bền vững với mục tiêu bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng; chuyển giao kinh nghiệm liên quan đến đa dạng sinh học từ các sáng kiến quốc tế liên quan đến lâm nghiệp.
Kết quả chính Dự án sẽ mang lại là hoàn thiện hệ thống văn bản về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng; tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội về công tác quản lý và phát triển rừng; trao đổi, áp dụng và phổ biến các kinh nghiệm liên quan đến đa dạng sinh học từ các sáng kiến quốc tế liên quan đến lâm nghiệp; giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+); tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và Chứng chỉ rừng. (Khuyến Học & Dân Trí 12/3, Tr11) đầu trang(
Sáng 7-3, ông Huỳnh Công Điềm - phó giám đốc Sở Công thương kiêm chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên - cho biết vừa bắt giữ một số lượng lớn rắn cấp đông, rượu rắn và nhân sâm ở nhà bà Huỳnh Thị Pha (54 tuổi, khu phố 1, thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa).
Tuy nhiên bà Pha đóng cửa nhà, bỏ đi nơi khác nhằm không hợp tác với lực lượng chức năng trong việc xử lý số hàng trên.
Trước đó lúc 17g ngày 5-3, Đội quản lý thị trường số 3 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên) phát hiện tại nhà bà Huỳnh Thị Pha tàng trữ gần 500 chai rượu ngâm rắn, 19 thùng (loại 60 lít/thùng) chứa rắn ráo được “biến hóa” thành rắn hổ mang, một bao tải nhân sâm không rõ nguồn gốc và một lượng lớn rắn cấp đông, rắn ráo còn sống (chưa xác định số lượng).
Theo cơ quan chức năng, số rắn trên là rắn ráo, rắn nước được gia đình bà Pha “hô biến” thành rắn hổ mang để đưa vào chai rượu ngâm không nhãn mác.(Tuổi Trẻ 8/3, Tr2) đầu trang(
Tỉnh Đồng Tháp vừa tổng kết dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Vườn Quốc gia Tràm Chim” do tổ chức Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên Việt Nam (WWF - VN) phối hợp với Vườn Quốc gia Tràm Chim tổ chức.
Đây là dự án do Công ty Cocacola tài trợ giai đoạn 2 được thực hiện trong năm 2014, với số tiền 180.000 USD. Theo nhóm quản lý Dự án WWF~VN, từ khi thực hiện dự án, nơi đây chưa xảy ra vụ cháy rừng nào; mực nước ở các kênh và đồng cỏ trong vườn như nhau trong suốt mùa lũ; đồng cỏ năng được phục hồi nên đàn sếu đầu đỏ bắt đầu trở lại khu A3 sau hàng chục năm vắng bóng...
Dự án đã giải quyết việc làm tăng thu nhập cho hơn 200 hộ; cải thiện công tác quản lý thủy văn giúp bổ sung cho môi trường bên ngoài 7 triệu mét khối nước/năm vào mùa khô...
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết, mục tiêu của dự án là bảo tồn tính toàn vẹn của hệ sinh thái đất ngập nước, đồng thời, xây dựng và quảng bá hình ảnh Đồng Tháp Mười thu nhỏ, một vùng đất ngập nước đa dạng sinh học với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và nền văn hóa sông nước của địa phương; sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước xứng danh là Ramsar của thế giới. (Sài Gòn Giải Phóng 9/3, Tr6) đầu trang(
Nhiều năm qua tại Hậu Giang, nỗi lo cháy rừng đã được giải tỏa nhờ Chi cục Kiểm Lâm tỉnh sử dụng phần mềm viễn thám vào phòng cháy, chữa cháy rừng.
Phần mềm trên có tên là Form Eosdis data, còn gọi là dữ liệu về quản lý tài nguyên lửa do Nasa phối hợp với Đại học Maryland của Mỹ cung cấp và việc sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Chi cục đã triển khai đồng bộ công nghệ này xuống các hạt kiểm lâm và chủ rừng từ năm 2013. Hiện các hạt trưởng đều được trang bị máy laptop với cấu hình mạnh để cập nhật thường xuyên tình hình nhằm phòng cháy, chữa cháy rừng.Phần mềm trên đã giúp cho cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp nhịp nhàng với cán bộ tại văn phòng, đỡ tốn thời gian, công sức.
Công tác chỉ huy chữa cháy cũng phát huy hiệu quả cao nhất khi sử dụng phần mềm viễn thám. Người chỉ huy sẽ trực tiếp chỉ đạo lực lượng chữa cháy tại chỗ thông qua phần mềm một cách nhanh nhất. Từ đó, hạn chế được sự thương vong và bảo vệ tài sản rừng cho Nhà nước và các chủ rừng. (Đài Truyền Hình VN 7/3) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày 06/03/2015 tại Quảng Bình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” do Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp tổ chức đã tiến hành Lễ trồng cây ở khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình)
Ngoài việc chăm lo dinh dưỡng cho cộng đồng thì việc góp phần làm cho môi trường sống, xanh, sạch đẹp để nâng cao sức khỏe cho người dân cũng chính là sự quan tâm, mục tiêu mà Vinamilk luôn hướng đến. Chính vì vậy Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” đã được Vinamilk và Tổng cục Môi trường triển khai trong suốt những năm vừa qua.
Ngay sau nghi thức buổi lễ, các đại biểu, người dân và hàng trăm đoàn viên thanh niên đã tham gia trồng hơn 13.000 cây xanh (trong đó 13.000 cây thông Mã Vĩ, 16 cây dừa dâu Thanh Hóa  cao 4,5m) tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trị giá khoảng 600 triệu đồng trong tổng số gần 5 tỷ đồng mà Vinamilk và Tổng Cục Môi Trường đã triển khai trồng trong những năm qua trên hầu khắp các địa bàn của cả nước.
Tại buổi lễ, còn có sự tham dự của Bà Võ Hòa Bình, Bà Võ Hạnh Phúc là hai con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thành viên trong gia đình Ông. Ngoài ra, chương trình còn có sự tham dự của Hoa Hậu Ngọc Hân, đại sứ thiện chí của chương trình.
Tiếp sau tỉnh Quảng Bình, trong năm 2015 và các năm tiếp theo Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” sẽ tiếp tục trồng cây tại nhiều thành phố khác trên toàn quốc, mở rộng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Đại diện cho đơn vị khởi xướng Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” Bà Bùi Thị Hương – Giám đốc Điều hành, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk chia sẻ: “Cùng với những chương trình cộng đồng khác của Vinamilk như Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, Công ty Vinamilk triển khai chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam với mong muốn được chung tay cùng với cộng đồng xã hội cải thiện môi trường sống xung quanh, cho chính chúng ta và thế hệ tương lai.
Đến nay, Quỹ đã thực hiện trồng cây tại 11 tỉnh thành trên cả nước và ngày hôm nay tại Quảng Bình. Để phát triển mật độ cây xanh như mục tiêu đã đề ra, Vinamilk sẽ thực hiện chương trình liên tục trong nhiều năm tại các tỉnh thành của Việt Nam theo đề xuất nhu cầu trồng cây của từng địa phương.
Với ý nghĩa lâu dài và tầm quan trọng của chương trình, Vinamilk rất mong nhận được sự quan tâm của các Bộ, Ban ngành, chính quyền trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí và đặc biệt là người tiêu dùng cả nước trong suốt hành trình của Quỹ trong năm nay và những năm tiếp theo vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp”.(Nông Nghiệp VN 10/3, Tr11; Thể Thao & Văn Hóa 10/3) đầu trang(
Gần đây đã xuất hiện một số bài báo thể hiện sự đồng cảm với khó khăn kinh tế của các chủ trại gấu tại Hạ Long và khuyến khích “trả tiền” để họ chuyển giao số gấu còn lại đến các trung tâm cứu hộ. Nếu việc này thực sự diễn ra thì đây sẽ là minh chứng điển hình cho việc các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong nhiều năm nay luôn đứng trên pháp luật.
Dường như sau 08 năm hưởng lợi từ việc kinh doanh du lịch trích hút mật gấu trái phép, các chủ trại gấu vẫn không từ bỏ ý định tận thu những giá trị cuối cùng từ các cá thể gấu sau khi ngành kinh doanh bất hợp pháp trên được chính quyền địa phương ngăn chặn.
Phần lớn các cá thể gấu tại Hạ Long đã chết sau nhiều năm bị khai thác quá mức. Cuộc sống của các cá thể còn lại đang bị chính các chủ gấu mang ra làm “con tin” với cơ quan chức năng để đòi số tiền bồi thường 40-50 triệu đồng/cá thể. Hành vi này thể hiện sự tham lam vô độ của những người bấy lâu nay đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD).
Cuối năm 2005, Nhà nước đã hoàn thành chương trình gắn chíp và đăng ký quản lý đối với toàn bộ các cá thể gấu đang được nuôi nhốt tại Việt Nam với mục tiêu chấm dứt tình trạng săn bắt gấu từ tự nhiên để nuôi nhốt và trích hút mật.
Kể từ đây, các chủ trang trại chỉ được tiếp tục nuôi nhốt đối với các cá thể gấu đã gắn chíp hoặc đăng ký quản lý với cơ quan có trách nhiệm tại địa phương. Tuy nhiên, vào năm 2007, các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện 81 cá thể gấu bị nuôi nhốt trái phép phục vụ mục đích du lịch trích hút mật gấu tại thành phố Hạ Long.
Quyết định 47/2006/QĐ-BNN về việc ban hành quy chế quản lý gấu nuôi (có hiệu lực tại thời điểm đó) đã chỉ rõ: “Mọi cá thể gấu nuôi trái với quy định tại Quy chế này đều bị tịch thu.
Chủ nuôi cá thể gấu đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật.” Mặc dù vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo vệ gấu nhưng các chủ trại gấu tại Hạ Long vẫn được nhân nhượng, chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính; tịch thu duy nhất 01 cá thể gấu ngựa đồng thời được đăng ký, gắn chíp quản lý và tiếp tục nuôi nhốt 80 cá thể gấu còn lại mà không được tiến hành bất cứ hoạt động khai thác gấu vì mục đích thương mại nào.
Chính sự nhân nhượng này đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại nuôi nhốt gấu tại Hạ Long tiếp tục thường xuyên đón nhận các đoàn khách du lịch Hàn Quốc đến thăm quan trích hút và mua mật gấu trái phép từ năm 2007 đến năm 2014.
Trong một đợt khảo sát vào tháng 01/2013, cán bộ ENV đã ghi nhận trung bình mỗi ngày trang trại gấu Trường Thịnh 2 (Plus 01) đón tiếp khoảng 10 xe với 200 khách du lịch đến thăm quan và mua mật gấu. Rõ ràng, khoản thu nhập lớn từ trích hút và bán mật gấu trái phép trong 08 năm qua đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại gấu “đổi đời”.
Có lẽ cũng chính vì vậy, khi ENV có các hoạt động điều tra, đe dọa đến lợi ích kinh tế của “ngành kinh doanh du lịch trích hút mật gấu trái phép tại Hạ Long”, một số chủ trại gấu sẵn sàng thuê “côn đồ” xô ngã xe và “dằn mặt” cán bộ ENV.
Trước những bằng chứng về hành vi vi phạm pháp luật ngang nhiên của các chủ trang trại nuôi nhốt gấu tại Hạ Long do ENV thu thập được, các cơ quan chức năng địa phương đã thắt chặt giám sát nhằm ngăn chặn nguồn thu bất hợp pháp từ việc nuôi nhốt gấu.
Kể từ đây, số lượng gấu tại Hạ Long cũng ngày càng giảm sút bởi các chủ trang trại gấu có xu hướng “bỏ mặc” gấu đói và ốm chết. Trước tình trạng như vậy, một số trung tâm cứu hộ có đủ khả năng vật chất, kỹ thuật đã đề nghị được cứu hộ và chăm sóc các cá thể gấu nuôi nhốt hiện đang bị “bỏ mặc” tại Hạ Long.
Tuy nhiên, các chủ trại gấu thà để gấu chết chứ nhất định KHÔNG CHUYỂN GIAO cho các trung tâm cứu hộ nếu không “nhận được một khoản đền bù xứng đáng” cho số tiền họ đã bỏ ra để mua gấu trái phép trước đây bất chấp việc họ đã “bòn rút” cạn kiệt các túi mật của gấu để thu lời bất chính.
Có lẽ ngay từ đầu, các chủ trại gấu này đã không bị xử lý nghiêm khắc theo đúng quy định nên họ tiếp tục thách thức sự nghiêm minh của pháp luật, sự kiên quyết của các cơ quan chức năng và sự bức xúc của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.
Vậy mà trong khi các chủ trại gấu ở Hạ Long đang sử dụng nhiều chiêu trò để tiếp tục trục lợi từ các cá thể gấu đáng thương, lại có ý kiến cho rằng chúng ta nên thỏa hiệp?
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) nhấn mạnh:“Việt Nam hiện còn khoảng 2000 cá thể gấu đều có nguồn gốc từ tự nhiên đang được nuôi nhốt tại các trang trại trên toàn quốc.
Việc thiết lập cơ chế “tiền trao gấu trả” ở Hạ Long sẽ không những thể hiện sự nhượng bộ liên tiếp của Nhà nước trước các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ ĐVHD mà còn tạo nên tiền lệ xấu trong quá trình quản lý hoạt động nuôi nhốt gấu nói riêng và bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp của Việt Nam nói chung.” (Đại Đoàn Kết 10/3, Tr13; Công An Nhân Dân 10/3; Tin Môi Trường 9/3) đầu trang(
Ngày 9-3, trong khuôn khổ lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột (từ ngày 8 đến 12-3), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Nestlé Việt Nam đã công bố kế hoạch hỗ trợ thêm 4 triệu cây giống cho nông dân trồng cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên trong năm 2015, nâng tổng số cây giống dự án hỗ trợ cho nông dân lên gần 11 triệu cây.
Ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng WASI, cho biết những năm gần đây, tại Tây Nguyên năng suất cây cà phê già bị sụt giảm tới 50% (do cây cà phê già cỗi). Diện tích cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi chiếm hơn 20% trên toàn Tây Nguyên.
Diện tích phải trồng mới trong 10 năm tới khoảng 140.000-150.000 ha. Dự án Nescafé Plan sẽ giúp tháo gỡ nhiều khó khăn của việc trồng lại cây cà phê, hỗ trợ 50% giá cây giống cho nông dân, thúc đẩy mạnh mẽ việc thay thế vườn cà phê già cỗi.
Chương trình này cũng đẩy nhanh việc cung cấp cho thị trường những giống cà phê mới có năng suất lên đến bảy tấn/ha, gần gấp đôi năng suất trung bình hiện nay. (Pháp Luật TP.HCM 10/3) đầu trang(
Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 TP.HCM vừa cho biết khu quảng trường phố đi bộ Nguyễn Huệ (từ Lê Lợi đến công viên Bạch Đằng, Q.1) sẽ được trồng 106 cây lộc vừng.
Hiện chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đang trong quá trình tìm, lựa chọn nguồn cây để đưa vào trồng. Cây lộc vừng thay thế cho cây lim sét (phương án trước đây), trồng trên hai dải phân cách trước quảng trường của phố đi bộ.
Các cây được trồng có dáng thẳng, không sâu bệnh và cao 4,5-7,5m, đường kính tán 2-3,7m và phân cành không làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Còn trên vỉa hè đường Nguyễn Huệ được trồng cây giáng hương thay cho phương án trước đây là cây dầu. Xung quanh tượng đài Bác Hồ trồng các cây sứ.
Dự án nâng cấp cải tạo đường Nguyễn Huệ thành phố đi bộ được thực hiện để chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2015). Theo thiết kế, công trình có chiều dài 670m, rộng 64m.
Các hạng mục xây dựng chính gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè hiện hữu bằng lát đá tự nhiên thành quảng trường đi bộ; xây lại hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh và mảng xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng và chiếu sáng nghệ thuật, phun nước; xây ngầm trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh…với tổng kinh phí đầu tư khoảng 430 tỉ đồng.
Dự kiến tuyến đường Nguyễn Huệ sau khi nâng cấp được tổ chức các chuyên đề nhạc nước, nghệ thuật 3D ở khu vực vòng xoay, bồn phun nước. (Tuổi Trẻ 8/3, Tr2) đầu trang(
Đến thời điểm này, hầu hết các địa phương tại Hà Nội đều đã ra quân phát động tổ chức Tết trồng cây Xuân Ất Mùi và đang tiếp tục triển khai để hoàn thành mục tiêu trồng trên 800.000 cây xanh. Điều đáng ghi nhận là Tết trồng cây đã có nhiều đổi mới trong cách làm và mang lại hiệu quả thiết thực.
Hoạt động Tết trồng cây năm nay thu hút được đông đảo Nhân dân và các tổ chức đoàn thể tham gia. Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Trần Vũ Lâm, Tết trồng cây là việc làm có ý nghĩa mà mọi người dân đều có thể tham gia, từ các cụ phụ lão đến thiếu niên.
Năm 2015, Chương Mỹ là huyện đặt mục tiêu cao nhất TP với số lượng trồng mới 300.000 cây xanh. Mới đây, lễ phát động Tết trồng cây của huyện được tổ chức tại trường THCS Ngô Sĩ Liên (thị trấn Chúc Sơn) với sự tham gia của hàng trăm học sinh. Điều này càng có ý nghĩa lan tỏa sâu sắc, để thế hệ trẻ hiểu thêm về nét đẹp truyền thống mỗi mùa Xuân, trên cơ sở đó thu hút mọi người, mọi nhà tham gia hưởng ứng Tết trồng cây.
Tương tự, tại huyện Thạch Thất, phong trào trồng cây xanh vào đầu năm mới đã được phát triển rộng khắp trên toàn huyện. Năm 2014, các xã trên địa bàn huyện đã trồng được 45.750 cây phân tán và 35ha rừng cùng nhiều vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Năm 2015, huyện Thạch Thất phát động các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức trồng cây đạt hiệu quả cao với mục tiêu trồng 31.000 cây xanh phân tán, trồng mới 150ha rừng, bảo vệ và chăm sóc 2.580ha rừng hiện có.
"Mỗi người, mỗi nhà trồng nhiều cây xanh trong dịp đầu Xuân sẽ góp phần cải thiện cảnh quan và môi trường sống" - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Trần Đức Nguyên chia sẻ.
Có thể nói, khẩu hiệu "người người trồng cây, nhà nhà trồng cây" đã trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô trong dịp đầu Xuân năm mới, trong số đó có rất nhiều đoàn viên thanh niên. Tết trồng cây năm nay lại trùng với thời điểm phát động Tháng thanh niên nên các tổ chức Đoàn ở nhiều địa phương như Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì... đồng loạt ra quân thực hiện trồng cây.
Không chỉ đi vào nền nếp và trở thành nét đẹp đầu Xuân, vài năm trở lại đây, việc triển khai Tết trồng cây trên địa bàn TP đã có nhiều đổi mới, giảm tính hình thức, tập trung vào chất lượng và hiệu quả.
Đơn cử, trong kế hoạch trồng cây Xuân Ất Mùi 2015, huyện Phúc Thọ không tổ chức lễ phát động tại huyện mà phân công lãnh đạo huyện và trưởng các ngành tham gia Tết trồng cây tại các xã, thị trấn.
Toàn huyện phấn đấu trồng 40.000 cây xanh, bao gồm cả cây ăn quả và cây lấy gỗ trên các trục đường lớn, các khu trụ sở, trường học, trạm y tế, vườn trại...
Qua đó, góp phần tạo "lá phổi xanh" cho huyện cũng như toàn Thủ đô. Ông Hoàng Mạnh Phú - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ chia sẻ: "Với phương châm mỗi cơ sở chọn một địa điểm công cộng, một tuyến đường để trồng một hàng cây hoặc một vườn cây, sau 10 năm, huyện sẽ có nhiều vườn cây, hàng cây xanh cho bóng mát".
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, tính đến nay, toàn TP đã trồng được trên 230.000 cây xanh các loại, đạt khoảng gần 30% kế hoạch Tết trồng cây 2015. Số còn lại tiếp tục triển khai trong tháng 3.
Bà Nguyễn Thị Thoa - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT) cho biết, điểm mới trong những năm gần đây là TP không tổ chức phát động và không cấp kinh phí cho Tết trồng cây mà giao về cho các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai.
Ngoài ra, nhiều địa phương gặp khó khăn về kinh phí đã có hướng tìm nguồn xã hội hóa để nhân rộng phong trào trồng cây xanh làm đẹp cảnh quan.
Bên cạnh đó, sau dồn điền đổi thửa, nhiều địa phương đã chủ động phối hợp với các ngành tìm những loại cây trồng phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao để phủ xanh diện tích đồng ruộng.
Đồng thời có kế hoạch giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ những cây đã trồng, đảm bảo cây sinh trưởng tốt với mục tiêu "trồng cây nào sống cây ấy". (Kinh Tế & Đô Thị 9/3, Tr14) đầu trang(
Mới đây, tại khu đất của vùng kho mới Ngọc Lặc thuộc Chi cục DTNN Thọ Xuân, Cục DTNN khu vực Thanh Hóa đã tổ chức phát động “Tết trồng cây Xuân Ất Mùi 2015".
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Văn Quý - Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục DTNN Thanh Hóa cho biết, việc trồng cây đầu xuân năm nay là một trong những hoạt động đầu tiên được khởi xướng và thực hiện trên vùng đất rộng 5,5ha của vùng kho mới Ngọc Lặc- một trong những dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Cục DTNN khu vực Thanh Hóa mới hoàn thành cuối năm 2014.
Sau lễ phát động, 300 cây xanh (chủ yếu là các loại cây lấy gỗ như: Sưa, Xoan, Lát, Sao đen…)  được trồng trên vùng đất kho mới.
Đây là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc nhân dịp đầu xuân năm mới, nhằm phát huy truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc về trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh góp phần bảo vệ môi trường, làm cho cảnh quan, môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, đồng thời tận dụng đất trống tạo nguồn tăng gia sản xuất cải thiện đời sống.
Gắn kết chặt chẽ với việc duy trì phong trào thi đua xây dựng cơ quan văn hóa, xây dựng kho an toàn - sáng - xanh - sạch - đẹp trong toàn cục, đây cũng là một trong những hoạt động nổi bật của đơn vị nhằm hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước, ngành Tài chính và của ngành trong năm 2015. (Thời Báo Tài Chính VN 9/3, Tr7) đầu trang(
Binh chủng Đặc công đã chỉ đạo khối cơ quan Bộ tư lệnh làm điểm Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2015.
Từ sau Tết Ất Mùi đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị, nhà trường trực thuộc binh chủng đã trồng hơn 12 nghìn cây các loại, gồm: Cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây bóng mát.
Sau khi trồng cây, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã phân công, giao trách nhiệm cụ thể đến từng bộ phận, tùng người bảo vệ, chăm sóc, bảo đảm tỷ lệ sống đạt 98% trở lên; gắn việc trồng, chăm sóc cây với thực hiện phong trào “Xây dựng và quản lý doanh trại chính quy, xanh, sạch, đẹp”, “Xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh”. (Quân Đội Nhân Dân 9/3, Tr3) đầu trang(
Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần 8 (VIFA-EXPO 2015) sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 14-3-2015 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, quận 7, TP.HCM.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP (HAWA), VIFA-EXPO 2015 thu hút sự tham gia của 177 doanh nghiệp với hơn 900 gian hàng, tăng 25% về số doanh nghiệp và 42% về số gian hàng so với năm 2014. Điều này cho thấy nhu cầu xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội và phát triển thị trường xuất khẩu của ngành chế biến gỗ ngày càng mạnh, đánh dấu thời điểm vượt qua khó khăn trước đây.
Trong số 177 doanh nghiệp tham dự, các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 82%; có 31 DN nước ngoài đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 89% so với năm 2014 và chiếm tỉ lệ 18% trong tổng số gian hàng. Về cơ cấu trưng bày, sản phẩm gỗ chiếm 73,7%, sản phẩm mỹ nghệ 2,6%, đồ dùng nội thất 15,4% và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ 8,3%.
Trong khuôn khổ hội chợ có các hoạt động, như: Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Chế biến gỗ”, hội thảo “Xuất khẩu sang thị trường Mỹ - Cơ hội và thách thức”. (Hải Quan 8/3; Nông Nghiệp VN 9/3, Tr2) đầu trang(
Khi trầm kỳ tự nhiên cạn kiệt, người dân chuyển dần sang làm trầm hương nhân tạo, từ đó hồi sinh các làng xoi trầm ở Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Sau nhiều năm đi địu, vật vã với những cơn sốt rét rừng, ông Nguyễn Duy Toàn (44 tuổi, ngụ thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh) quyết định giải nghệ về làm nghề xoi trầm thuê (gọt vỏ cây dó bầu để lấy trầm) rồi trở thành ông chủ của gần 20 lao động, thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.
Dọc con đường liên xã Vạn Thắng, Vạn Bình, ở đâu phảng phất mùi thơm ngát, dìu dịu là y như rằng quanh đó có xưởng chế tác trầm hương. Tại cơ sở của ông Toàn, hàng chục công nhân đang chăm chỉ gọt, dũa từng thớ vỏ cây dó để lấy lớp lõi trầm hương.
Ông Toàn nhớ lại: “Lúc 16 tuổi, tôi đã tập tành theo cha đi lên các núi Hòn Dù, Sông Gốc, Thầy Nhứt, Thầy Nhì ở phía Nam đèo Cả kiếm trầm kỳ. Trầm hương mỗi lúc một khan hiếm nên nhiều người bỏ nghề đi địu. Mười mấy năm trở lại đây, người ta xoay qua trồng cây dó bầu, tạo trầm nhân tạo và làng trầm dần tái sinh”.
Nghề xoi trầm cũng lắm công phu. Khúc dó bầu được đẽo lớp vỏ gỗ bên ngoài đến khi lộ mạch trầm. Người thợ dùng dủm (dụng cụ gọt gỗ) xoi, xỉa những phần gỗ trắng, lần theo mạch trầm đen phía trong.
Mạnh trầm muôn hình vạn trạng, đòi hỏi người thợ phải hết sức khéo léo để không phạm vào áo trầm. Với những mạch trầm uốn lượn như trôn ốc, họ phải tỉ mẩn dùng cây móc nhỏ nạo từng chút gỗ, như lấy ráy tai.
Ông Tấn Ba (thôn Phú Hội 3, xã Vạn Thắng) cho biết: “Gỗ dó chứa trầm được các thương lái bán với giá 1,7 triệu đồng/tạ. Vợ chồng tôi làm liên tục trong 3 ngày sẽ thu được hơn 1 kg trầm hương và bán lại với giá 2,5-3 triệu đồng/kg.
Những mạch trầm lớn, phức tạp, hình dáng đẹp sẽ để lại để bán làm trầm cảnh, đồ mỹ nghệ với giá cao hơn. Còn những loại dăm (xác gỗ sau khi xoi) dùng để làm nhang rất thơm, giá khoảng 200.000 đồng/kg”.
Với nhiều người có tay nghề và kinh nghiệm về trầm hương bậc nhất cả nước, danh tiếng “Khánh Hòa là xứ trầm hương/ Non cao bể rộng người thương đi về” ngày càng vang xa. Hiện nay, xã Vạn Thắng có đến 50 lò chuyên làm các sản phẩm từ trầm nhân tạo.
Các xã khác ở huyện Vạn Ninh cũng có nhiều lò trầm tập trung, như xã Vạn Bình có khoảng 30 lò, xã Vạn Long khoảng 30 lò, xã Vạn Khánh 20 lò… Bạn hàng chủ yếu ở TP HCM, Hồng Kông, Đài Loan…
Những lò lớn như lò ông Toàn mỗi tháng đưa ra thị trường gần 1 tạ trầm, mang lại thu nhập ổn định cho thợ xoi trầm từ 3-5 triệu đồng/người/tháng; còn tiền lãi ròng của các chủ lò lên đến cả chục triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Phúc, một chủ cơ sở bán thuốc tạo trầm cho cây dó ở xã Vạn Thắng, cho biết: “Dó bầu được trồng nhiều tại Khánh Hòa ở các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thị xã Ninh Hòa. Ngoài ra, nhiều nơi cũng phát triển mạnh loại cây dó này như Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Phú Quốc, Bình Định…”.
Theo ông Phúc, dó bầu phải trồng 10 năm mới bắt đầu tạo trầm. Tỉ lệ cây ra trầm khoảng 70%-80%. Cây chưa đủ tuổi, tỉ lệ đạt trầm rất thấp, chừng 40%-50%. Có hai cách tạo trầm: Lột vỏ cây, sau đó quét thuốc tạo trầm lên và khoan vào trong thân cây dó rồi đổ thuốc vào. Sau khoảng 2 năm, cây dó sẽ tạo ra trầm. Phần vỏ gọi là trầm sánh bì, phần trong thân gọi là trầm khoan.
“Thuốc tạo trầm được làm từ gỉ sắt, nước mưa, muối và một số phụ gia, pha chế theo liều lượng. Thuốc tạo trầm rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng trầm ra nhiều hay ít” - ông Phúc tiết lộ.
Theo ông Nguyễn Văn Tưởng, Giám đốc Công ty Trầm hương Khánh Hòa (trụ sở tại TP Nha Trang), trầm Khánh Hòa được thế giới đánh giá rất cao về chất lượng. Điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng trầm hương nhân tạo trước việc cạn kiệt nguồn trầm tự nhiên.
Công ty Trầm hương Khánh Hòa đang phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Viện Trần Nhân Tông - Đại học Harvard (Mỹ), Viện Nghiên cứu công nghệ công nghiệp Đài Loan và một số tổ chức khác để hợp tác, ứng dụng, cung cấp kỹ thuật nuôi cấy trầm hương phù hợp, tạo ra những loại trầm có năng suất, chất lượng cao.
Theo VAST, hiện nay, việc phát triển vùng trồng cây dó bầu trên cả nước là khá lớn với diện tích ước tính khoảng 25.000-30.000 ha.
Viện Công nghệ hóa học (thuộc VAST) cũng đã thực hiện thành công dự án sản xuất thử - thử nghiệm việc chiết xuất, ứng dụng tinh dầu trầm hương từ cây dó bầu, từ đó đem lại nhiều triển vọng kinh tế mới cho nghề này. (Người Lao Động 7/3, Tr8)đầu trang(
Hàng ngàn ha sim rừng ở H.Kon Plông (Kon Tum), nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai của cao nguyên, đang có cơ hội hồi sinh, phát triển và trở thành rượu vang sim đậm đà phong vị cao nguyên.
Kon Plông có khí hậu mát mẻ quanh năm, từ lâu được khách thập phương ví như Đà Lạt thứ hai. Vùng đất hoang sơ với hơn 90% là người dân tộc ít người rộn ràng trong mùa sim rừng chín từ tháng 7 đến tháng 10.
Những trái sim rừng chín mọng từ đây ngược xuôi khắp cả nước và ra cả nước ngoài. Và từ ba năm nay, hàng chục ngàn người dân Cơ Tu, Xê Đăng đã có thêm một nguồn thu đáng kể khi nhà máy chế biến rượu vang sim được xây dựng ở khu vực này.
A Huy, một người dân Xê Đăng nói: “Ngày trước cứ vào vụ sim chín, cả làng kéo nhau vào rừng hái. Nhưng hái cũng không hết, sim chín rụng rất nhiều. Thương lái mua cầm chừng với giá chỉ 5.000-6.000 đồng/kg.
Nhưng nay sim bán được giá tới 12.000 đồng/kg. Nhà mình có 5 người, cứ đến vụ sim kiếm được hơn 60 triệu đồng. Mình có nhà, có xe cũng nhờ cây sim. Vậy nên người các làng tự bảo nhau không được phá rừng, phá cây sim để kiếm tiền mỗi năm”.
Dân các xã Bờ Ê, xã Hiếu, Măng Bút, Măng Cành… của H.Kon Plông cứ mỗi mùa sim chín lại ùn ùn kéo nhau vào rừng như trẩy hội. Và dòng rượu vang sim thương phẩm từ vùng đất này vài năm nay đã có mặt, được ưa chuộng ở thị trường cao nguyên nói riêng, trong nước nói chung.
Sản phẩm này theo nhiều người sành đồ uống nhận xét là rất đặc biệt, hoàn toàn xứng đáng là thức uống ở các cuộc gặp gỡ. Nhiều khách trung ương đến thăm Kon Tum, lên khu du lịch Măng Đen của H.Kon Plông khi thưởng thức dòng vang sim không ngớt lời khen ngợi.
Hay khách phương xa tới đây thế nào cũng tìm mua vài chai vang sim Măng Đen về làm quà. Sự bảo chứng đó làm sống lại những rừng sim bạt ngàn, cũng là cơ hội đổi đời cho hàng chục ngàn người dân bản địa khu vực này.
Cùng với văn hóa phi vật thể đặc sắc của cao nguyên, rượu vang sim đang định hình, neo lại trong lòng khách thập phương, trở thành phong vị ẩm thực độc đáo. Và người có cuộc gặp gỡ với những đồi sim bạt ngàn để cho ra dòng sản phẩm rượu vang sim là một nữ doanh nhân giản dị đến từ nơi chẳng liên quan đến núi rừng, đó là miền sông nước Cần Thơ.
Dẫn chúng tôi đi xem dãy bồn chứa hàng chục ngàn lít rượu sim chưa thành phẩm, anh Trần Văn Lộc, phụ trách kỹ thuật của Công ty THHH MTV sim Thiên Sơn cho biết: “Chúng tôi được tỉnh Kon Tum giao 467 ha rừng có sim để làm nguyên liệu cho rượu vang sim.
Ngoài ra, tại H.Kon Plông, theo khảo sát của chúng tôi có khoảng 17.000 ha rừng có sim mọc dày. Mỗi năm chúng tôi mua hơn 100 tấn sim. Người dân cứ việc hái về, chúng tôi có xe tới tận nhà để thu mua sim.
Có bao nhiêu cũng mua hết cho bà con. Từ nguồn nguyên liệu quý giá này, kết hợp với công nghệ hiện đại sản xuất vang của Bordeaux (Pháp) được cải tiến, cộng với nguồn men chuyên sản xuất vang của Pháp, chúng tôi đã cho ra sản phẩm đặc trưng của rượu vang, đậm đà hương vị tự nhiên của sim rừng. Qua nhiều công đoạn mới ra được vang sim sau thời gian ủ ít nhất một năm. Rượu để lâu càng ngon”.
Mỗi năm, công ty đều ươm thêm cây sim để trồng trên những khoảng đất rừng còn trống, làm nguyên liệu cho dòng vang sim luôn được tiêu thụ mạnh này. Ông Đặng Thành Nam, Phó chủ tịch UBND H.Kon Plông nói: “Sản phẩm rượu vang sim được sản xuất ở huyện đã giúp cho nhiều người dân có thêm nguồn thu nhập không nhỏ, giúp cho chúng tôi có thêm một đặc sản nữa để phát triển kinh tế - xã hội”.
Bà Nguyễn Thị Nhiệm, Giám đốc Công ty TNHH MTV sim Thiên Sơn nói về cơ duyên ra đời của rượu vang sim Măng Đen: “Trong một lần theo bạn rủ rê lên cao nguyên chơi, tôi đã đến H.Kon Plông và quá thích khí hậu ở đây.
Thấy đồng bào gùi sim đi bán cho thương lái nên tôi lân la hỏi dò, trong đầu nảy ra ý tưởng sản xuất rượu sim. Nói là vậy nhưng vào việc không đơn giản. Hơn một năm sau nhà máy mới thành hình.
Trước đó, tôi đã mời chuyên gia đến đây, họ nói rằng khí hậu ở đây không cần làm phòng lạnh, rất lý tưởng để sản xuất rượu vang sim”.
Hiện rượu vang sim Măng Đen ngoài bán ra thị trường đã có bán tại hệ thống siêu thị Co.op Mart trên toàn quốc. Bà Nhiệm cho biết đang đàm phán với một số siêu thị của Nhật Bản và Malaysia để đưa sản phẩm rượu vang sim vào trưng bày, bán cho khách hàng. (Thanh Niên 10/3)đầu trang(
Khi lâm trường giải thể, công nhân được "cho không" những căn nhà đã quá xuống cấp mà không cần hóa giá. Cũng chính vì thế, đến nay họ không thể được cấp sổ đỏ vì thiếu giấy tờ, đó chính là giấy "hóa giá" nhà....
Tổ 1, phường Hoà Hiệp Bắc vốn là đất thuộc Chi cục Kiểm Lâm Đà Nẵng. Từ những năm 1997, khi Xí nghiệp 2 Hoà Thành – Chi cục Kiểm lâm giải thể, những khu nhà tập thể tại đây được Chi cục Kiểm Lâm bàn giao lại cho công nhân.
Tuy nhiên từ đó đến nay, các hộ dân vốn là công nhân xí nghiệp loay hoay mãi vẫn không thể xin được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất để có thể àm nhà kiên cố ổn định cuộc sống do tồn tại nhiều vướng mắc thủ tục.
Ông Lê Văn Nghĩa, (60 tuổi), trú tại tổ 1, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, nguyên là công nhân trồng rừng của Xí nghiệp 2 Hoà Thành cho biết: ông vốn là bộ đội, sau chuyển qua lâm nghiệp.
Đến năm 1997, ông nghỉ việc theo chế độ rồi được bên Chi cục Kiểm lâm giao nhà cho và đã được địa phương xác nhận. Thế nhưng sau đó suốt nhiều năm liền, ông Nghĩa cầm hồ sơ và đơn lên chính quyền địa phương xin được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho mảnh đất mình đang ở, nhưng lần nào ông cũng đều phải trở về vì thiếu 2 loại giấy tờ, đó là biên bản hoá giá và đơn xin địa phương cấp đất tại thời điểm đó.
Ông Huỳnh Kết, (64 tuổi) trú tại tổ 1, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, nguyên là công nhân trồng rừng của Xí nghiệp 2 Hoà Thành cũng nghỉ việc vào năm 1997 và được Chi cục Kiểm Lâm Đà Nẵng cấp nhà tại thời điểm đó với diện tích xây dựng 40,92m2 cũng rơi vào cảnh tương tự.
“Đề nghị hoài, đề nghị cả chục lần mà không được. Khi về quận xin thì quận nói nếu trước đây có đơn xin cấp đất làm nhà năm 1997 với biên bản hoá giá của Chi cục Kiểm lâm thì được rồi. Mà lên Chi cục Kiểm lâm thì họ nói đất này là đất của ngành lâm nghiệp đã bàn giao lại cho địa phương nên họ hết trách nhiệm, vì họ giao cho phường lúc đó rồi”.
Ông Lê Văn Nghĩa chia sẻ: “Bọn tôi hồi đó nghe giao nhà là mừng rồi chứ có biết chi các thủ tục khác là giao nhà thì tất nhiên là phải có đất để mà xin cấp đất đâu. Giờ xin phường thì phường chịu vì không đủ thẩm quyền nữa. Phải lên xin quận”.
Không riêng hộ ông Nghĩa, ông Kết mà hiện nay toàn bộ các hộ thuộc khu vực tổ 1, phường Hoà Hiệp Bắc vốn đa số là công nhân và con em công nhân Xí nghiệp 2 Hoà thành đều rơi vào hoàn cảnh tương tự khi không thể hoàn tất được các thủ tục xin cấp quyền sử dụng đất do thiếu 2 loại giấy tờ trên - trong đó có hộ ông Phan Như Thạch, thiếu tướng, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam.
“Nhà mình trước là nhà tập thể, đáng ra thì lúc đó phải hoá giá lại nhưng mà sở Lâm nghiệp khi đó họ nói nhà tập thể xuống cấp quá nên họ cho hẳn luôn. Tuy nhiên về sau đi xin địa phương cấp sổ đỏ thì họ bắt phải có giấy hoá giá”. - Bà Nguyễn Thị Ba, trú tổ 1, phường Hoà Hiệp Bắc, nguyên là công nhân trồng rừng Xí nghiệp 2 Hoà Thành nhớ lại.
Qua trao đổi, ông Ông Văn Dũng, Chánh văn phòng UBND quận Liên Chiểu cho biết: “Đất đó là của đội trồng rừng Hải Vân cũ, có nhà ở đó, chỗ này UBND quận và TP chưa xử lý được đâu. Đó không phải là nhà xây dựng trái phép. Họ được Chi cục Kiểm lâm cấp nhà cho ở trồng rừng và tồn tại cho đến bấy giờ, sau này đội trồng rừng giải tán thì họ ở lại.”
Về vấn đề Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng tại thời điểm đó đã bàn giao toàn bộ đất lại cho chính quyền địa phương, ông Dũng cho biết: “Cái đó là thuộc đất rừng, hay đất sản xuất gì đó thì Chi cục kiểm lâm chưa bàn giao cụ thể cho quận Liên chiểu, mới bàn giao trên giấy tờ thôi! Cụ thể hiện trường thực địa thì chưa bàn giao”.
Trước những lý lẽ của các bên, cho thấy còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết. Tuy nhiên, người dân thì chỉ biết “kêu” lên các cấp chính quyền, còn để giải quyết thấu đáo cho họ thì chính quyền cần phải chủ động vào cuộc, tìm hiểu để tìm giải pháp hợp lý. (VnMedia.vn 7/3) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Hôm 6-3, tại sân bay Karachi, Pakistan, các nhà chức trách nước này đã thu giữ gần 2 tấn thịt rùa nước ngọt buôn lậu. Vụ việc đang tiếp tục được điều tra.
AFP dẫn lời quan chức hải quan cấp cao của Pakistan Irfan Javed hôm 6-3 cho biết đây là lô hàng buôn lậu thịt rùa lớn nhất từ trước tới nay trong lịch sử hải quan Pakistan.
Tuần trước, giới quan chức hải quan đã thành công khi ngăn chặn bọn buôn lậu cố vận chuyển đến Hồng Kông 1.900 kg thịt rùa bất hợp pháp nhưng được ngụy trang bằng nhãn dán thịt cá. Vụ việc được phát hiện khi một quan chức hải quan tình nghi và yêu cầu khám xét một container tại khu cảng của thủ đô Sindh, Pakistan.
Ông Javed cho biết lô hàng này gồm thịt rùa đã được sấy khô cùng với những bộ phận khác từ 4.200 con rùa. Trên thị trường quốc tế, lô hàng này trị giá hơn 6 triệu USD (hơn 127 tỉ đồng).
Các quan chức hải quan cùng với Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) cho biết trường hợp phạm luật hình sự và luật bảo vệ động vật hoang dã, ông Javed cho biết.
Những mẫu vật bị tịch thu tại hiện trường đã được gửi đi để tiến hành điều tra và để xác định chính xác đây là loại rùa nào trước khi chúng bị niêm phong tại văn phòng tịch thu hải quan và tiến hành bắt giữ bọn buôn lậu.
Tháng 6-2014, khoảng 200 con rùa đốm đen được vận chuyển lậu từ Pakistan tới Khu bảo tồn thiên nhiên Trung Quốc, Taxkorgan, ở vùng tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Loài rùa đốm đen này được liệt vào “danh sách đỏ” về những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng của Liên minh quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên.
Giới quan chức cho biết họ sẽ trả chúng về nơi thích hợp với chúng ở sông Indus. Những con rùa đốm đen cần được bảo vệ này sống ở con sông dài nhất châu Á Indus đang bị đe dọa bởi những kẻ buôn lậu.
Trong những năm qua, tỉ lệ săn bắt và buôn lậu loài rùa đốm đen luôn ở mức báo động. Bọn buôn lậu đã và đang tiếp tục thực hiện hành vi săn bắt và buôn lậu để cung cấp cho các đối tác ở Trung Quốc và Thái Lan. (Pháp Luật TP.HCM 8/3)đầu trang(
Theo trang tin Woodworking Network của Mỹ, sản xuất và XK gỗ của Nga trong quý IV/2014 sụt giảm.
Có hai tác động lớn xuất hiện trong năm 2014, một là sự tham dự của Nga tại Ukraina và sự trừng phạt của Mỹ và châu Âu liên quan đến sự kiện này. Hai là tác động của giá dầu thế giới giảm trên 50%, nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu từ dầu khí của Nga mà còn làm cho ngành kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng theo.
Cùng với nhũng sự kiện trên còn phải kể đến những tác động của hệ thống tài chính Nga làm cho GDP của Nga trong năm 2015 giảm 3 - 5%. Thu nhập của các hộ gia đình Nga trong năm 2015 giảm mạnh, đây là lần đầu tiên trong vòng 15 năm trở lại đây xuất hiện tình trạng nói trên, buộc người dân phải thắt lưng buộc bụng.
Các lĩnh vực khác, độc biệt là tiêu dùng và xây dựng giảm theo nên các sản phẩm gỗ của Nga trong 2 năm 2015/16 đã bị chậm lại. (Nông Nghiệp VN 10/3, Tr7)đầu trang(
Hàng năm, những đám mây bụi khổng lồ di chuyển từ sa mạc Sahara đến rừng Amazon, cung cấp chất dinh dưỡng để "lá phổi xanh của trái đất" duy trì sự đa dạng sinh
Sa mạc Sahara là nơi khô hạn nhất thế giới, trong khi rừng rậm Amazon là khu rừng màu mỡ, phì nhiêu bậc nhất hành tinh. Tuy vậy, hai thế giới đối lập ở hai bờ Đại Tây Dương lại có sợi dây liên kết vô cùng chặt chẽ. UPI khẳng định sự sống của rừng Amazon phụ thuộc chặt chẽ vào sa mạc Sahara.
Theo những bức ảnh mô phỏng mới nhất do các kỹ sư NASA cung cấp, hàng năm, những đám mây bụi khổng lồ liên tục di chuyển qua Đại Tây Dương tới lưu vực sông Amazon nhờ gió. Rừng nhiệt đới Amazon hấp thụ thành phần của những đám mây bụi, bao gồm nhiều loại chất dinh dưỡng và khoáng chất (chủ yếu là phốt pho).
Phốt pho là một khoáng chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng của thực vật. Nó là thành phần quan trọng trong nhiều loại phân bón. Mỗi năm, khoảng 22.000 tấn phốt pho bay từ sa mạc Sahara tới Amazon, tương đương với khối lượng chất dinh dưỡng mà những rừng mất bởi mưa và lũ lụt mỗi năm.
Do mật độ quá lớn, cây cối trong rừng Amazon phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành chất dinh dưỡng. Ngoài các đám mây bụi, xác sinh vật phân hủy là nguồn bổ sung dinh dưỡng duy nhất tại đây.
“Chúng tôi biết rằng bụi là một thành phần trọng yếu của hệ thống trái đất. Bụi ảnh hưởng đến khí hậu và ngược lại”, Hongbin Yu – chuyên gia khoa học khí quyển tại Trung tâm vũ trụ Goddard của Mỹ - phát biểu.
Để tìm khối lượng bụi bay qua đại dương và mối liên hệ giữa nó với các chỉ số khí hậu, các nhà khoa học của NASA đã mô phỏng quá trình vận chuyển bụi bằng máy tính dựa vào dữ liệu từ vệ tinh CALIPSO (Cloud-Aerosol Lidar and Infrared Pathfinder Satellite Observation) của NASA.
Số liệu mà nhóm nghiên cứu thu thập từ năm 2007 tới năm 2013 cho thấy, khoảng 182 triệu tấn bụi di chuyển nhờ gió từ phía tây của sa mạc Sahara qua khoảng cách 2.575 km trên Đại Tây Dương mỗi năm. Khoảng 132 triệu tấn lơ lửng trong không khí, 27,7 triệu tấn tới rừng rừng Amazon và 43 triệu tấn trôi ra biển Caribean. Khối lượng bụi có thể thay đổi tùy theo thời tiết mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu hy vọng họ có thể sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu để hiểu cơ chế và sự tương tác giữa các tác nhân ảnh hưởng đến sự di chuyển của lượng bụi khổng lồ - như khói và sự ô nhiễm - và ảnh hưởng của chúng tới hệ sinh thái chung của địa cầu. (News.zing.vn 8/3)đầu trang(./.
Biên tập: Diệu Huyền