Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 08 tháng 09 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, 8 tháng đầu năm 2017 lực lượng Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện, bắt giữ, xử lý vi phạm hành chính 207 vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR).
Trong đó, chuyển xử lý hình sự 1 vụ; tịch thu hơn 373m3 gỗ các loại; hơn 539kg động vật rừng... Tổng số tiền thu nộp ngân sách đạt gần 1,5 tỷ đồng. Ngoài xử lý vi phạm, Kiểm lâm Hà Tĩnh cũng kịp thời “giải cứu”, thả về môi trường tự nhiên nhiều loài động vật như: Đồi mồi, cu li, don...
Ông Nguyễn Song Hào, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Hương Khê cho biết, đặc thù là một trong những huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất nhì toàn tỉnh nên công tác quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy mấy năm gần đây không còn điểm “nóng” vi phạm lâm luật nhưng tình trạng săn bắt động vật rừng, vận chuyển lâm sản rải rác vẫn xảy ra. Để giữ rừng hiệu quả, lực lượng Kiểm lâm Hương Khê hầu hết “ăn rừng, ngủ rừng” để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
“Từ đầu năm đến nay, Hạt đã bắt giữ, xử lý 54 vụ vi phạm Luật BV&PTR, phạt tiền 125 triệu đồng. Tịch thu hơn 144m3 gỗ các loại; 5 xe máy và 1 xe lôi. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 403 triệu đồng”, ông Hào thông tin.
Điển hình phải kể đến vụ thu giữ hơn 3,63m3 gỗ nhóm 2 đến nhóm 6 tập kết tại xã Hương Lâm vào ngày 23/4. Theo đó, vào thời gian trên Hạt Kiểm lâm Hương Khê nhận được tin báo trên sông Rào Tre, thuộc tiểu khu 269 có tập kết một khối lượng gỗ nên phối hợp các lực lượng chức năng xác minh. Để bảo vệ vật chứng, ngăn chặn lâm tặc “tẩu tán” gỗ trong đêm lực lượng kiểm lâm phải thay phiên nhau canh giữ suốt đêm giữa “rừng thiêng nước độc”. (Nông nghiệp Việt Nam 8/9)đầu trang(
Những cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) này đều do người dân phát hiện, bắt giữ và tự nguyện giao nộp cho lực lượng Kiểm Lâm Đà Nẵng để tái thả lại môi trường tự nhiên.
Ngày 7-9, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng cho biết: Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng vừa tiếp nhận 3 (ba) cá thể rắn ráo (Tên khoa học: Ptyas korros) còn sống nặng 0,6kg do Công an phường Tân Chính, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng bàn giao để tái thả lại môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 62 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà.
Trước đó, vào chiều 24-8, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang cũng tiếp nhận 1 cá thể động vật Voọc Chà vá chân nâu – Pygathrixnemaeus; trọng lượng: 3 kg do người dân thôn Nam Thành – Hòa Phong, Hòa Vang bắt giữ và giao nộp.
Theo người dân, thì một số bà con trong xóm khi kéo đến xem con khỉ lạ đi lạc trong vườn keo, thấy cá thể này giống như con Vooc mà Kiểm lâm thường hay tuyên truyền phổ biến, biết đây là giống DVHD quý hiếm nên đã giữ lại giao cho Kiểm lâm để cứu hộ. (Công An Nhân Dân 7/9)đầu trang(
Bốn cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng bị người dân tố cáo vì đột nhập trái phép, lấy gỗ trên bàn thờ của gia đình mà không có lệnh khám xét.
Ngày 7/9, đại tá Đặng Văn Hoành, Trưởng công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) xác nhận cơ quan điều tra đã tiếp nhận đơn của ông Nguyễn Thanh Bình (46 tuổi, trú xã Sơn Trạch) tố cáo 4 cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.
Theo đơn của ông Bình, khoảng 11h ngày 7/7, một nhóm 4 người trong đó có ông Đinh Huy Trí, Phó giám đốc kiêm Hạt phó kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, xông vào nhà ông Bình khi ông này không có ở nhà. Vợ ông Bình là bà Nguyễn Thị Lý (41 tuổi) liền lấy điện thoại để gọi chồng về nhưng bị nhóm 4 người giữ điện thoại không cho gọi.
"Lúc đó, tôi muốn gọi anh Bình về nhưng chính ông Trí mặc thường phục lên tiếng ngăn cản, cấm tôi không được gọi điện thoại. Theo lệnh của ông Trí, cả nhóm xông vào nhà tôi rất nhanh", bà Lý kể.
Nhóm 4 người sau đó xông vào nhà ấy đi 3 mảnh gỗ đã thành phẩm được gia đình để trên bàn thờ. Bà Lý lên tiếng ngăn cản nhưng lực lượng kiểm lâm Vườn quốc gia vẫn bê số gỗ ra đường, định chất lên ôtô để đưa đi. Hai bên cãi vã khiến hàng xóm cùng nhiều người dân địa phương kéo đến.
Trong đơn, ông Bình chỉ rõ 5 điều kiểm lâm vi phạm gồm không mặc đồng phục khi thi hành nhiệm vụ, đột nhập nhà dân khi chưa có lệnh khám nhà, không có lệnh kiểm tra hành chính về nhà ở, không lập biên bản thu giữ tài sản và lấy tài sản của người dân nhưng không có sự chứng kiến của chính quyền địa phương.
"Sau khi mọi người kéo đến phản đối, nhóm cán bộ kiểm lâm mới vứt gỗ bỏ đi nhưng chúng tôi không tìm được số gỗ đã mất. Họ cũng không hề đến nhà xin lỗi dù đã có hành động không đúng mực", bà Lý nói.
Trả lời Zing.vn, ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc kiêm Hạt trưởng kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, xác nhận đã nhận đơn tố cáo của gia đình ông Bình, bà Lý.
"Thông thường nếu đơn tố cáo nhân viên bình thường thì đích thân tôi sẽ giải quyết. Đơn tố cáo này liên quan đến ông Trí, Phó giám đốc Vườn, nên chúng tôi đã chuyển lên cho UBND tỉnh xử lý", ông Tịnh nói.
Liên quan vụ việc, đại tá Đặng Văn Hoành cho biết thêm, cơ quan điều tra vẫn chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc này. (Zing 7/9)đầu trang(
Trong khi lãnh đạo kiểm lâm cho biết rừng vẫn được tuần tra thường xuyên, 43ha rừng tự nhiên tại huyện miền núi An Lão (Bình Định) lại dễ dàng biến mất chỉ trong nửa tháng...
Ngày 7.9, lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Bình Định cho biết, Sở này đã có buổi làm việc với Bí thư, Chủ tịch hai huyện Hoài Nhơn và An Lão để xác minh, xử lý vụ việc 43ha rừng bị tàn phá mới đây tại huyện An Lão.
Theo ông Phạm Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện An Lão, huyện này đã thành lập tổ công tác điều tra, thu thập chứng cứ để xác định các đối tượng phá rừng.
“Chúng tôi đã chỉ đạo cơ quan chức năng hoàn tất hồ sơ ban đầu đưa vào chuyên án tội phạm, tiến hành giám định thiệt hại để có quyết định khởi tố vụ án”, ông Nam cho biết.
Đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý nhà nước khi để mất 43ha rừng, ông Nam cho rằng trách nhiệm chính thuộc về Hạt Kiểm lâm huyện An Lão và chủ rừng quản lý trực tiếp là UBND xã An Hưng.
“Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với các đơn vị để mất rừng”, ông Nam khẳng định.
Trong khi đó, ông Đoàn Văn Tá - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện An Lão - lại cho rằng rừng này do UBND xã An Hưng chịu trách nhiệm quản lý chính, còn Hạt kiểm lâm chỉ phối hợp bảo vệ (?).
“Khu vực rừng bị phá nằm giáp ranh với tỉnh Quảng Ngãi và huyện Hoài Nhơn (Bình Định) nên đường đi rất khó khăn. Rừng này do UBND xã An Hưng quản lý và thực tế Hạt đã cử cán bộ phối hợp UBND xã liên tục tuần tra nhưng rất khó phát hiện. Các đối tượng phá rừng trong vòng nửa tháng trở lại đây, nhưng họ dùng cưa lốc nên sức tàn phá rất nhanh”, ông Tá lý giải.
Tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh Bình Định khóa XII, vấn đề phá rừng được nhiều cử tri và đại biểu tỉnh này đặc biệt quan tâm. Ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định - đã ra “tối hậu thư”: Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng thì người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
“Thủ tướng nói rồi, tỉnh nào có phá rừng thì Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm, huyện nào có phá rừng Chủ tịch huyện chịu trách nhiệm”, ông Tùng nhấn mạnh. (Dân Việt 7/9)đầu trang(
7-9, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đã làm việc với tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển nông nghiệp.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, tổng diện tích rừng đã mất phải trồng thay thế là 4.610 ha. Trong đó, chuyển đổi để làm các dự án thủy điện là 3.166 ha. Đối với việc trồng rừng thay thế các công trình thủy điện, tỉnh đã và đang thực hiện từ nguồn vốn do các dự án thủy điện nộp về quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Ông Nguyễn Bốn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết vấn đề bức xúc nhất của tỉnh hiện nay liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh hầu như tuần nào cũng họp đột xuất về vấn đề này.
Mặc dù năm 2014, tỉnh phấn đấu mỗi năm giảm 50% số vụ vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng nhưng 3 năm liên tiếp không những không giảm mà còn tăng. Cơ quan chức năng đã xử lý hàng trăm cán bộ kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng, cán bộ cấp xã… nhưng tình trạng phá rừng vẫn không giảm.
Theo ông Lê Diễn, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, tỉnh rất quyết liệt công cuộc quản lý bảo vệ rừng. Để lập lại trật tự kỷ cương về công tác này, thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã xử lý khoảng 70 lâm tặc, triệt phá nhiều băng nhóm phá rừng, khởi tố 6 doanh nghiệp nhà nước để mất rừng. Số cán bộ vi phạm bị xử lý tăng lên rất nhiều.
"Tỉnh Đắk Nông kiên quyết xử lý các cá nhân, tập thể; không có vùng cấm trong việc xử lý vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng" - ông Lê Diễn khẳng định.
Theo ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, liên quan đến những vụ việc có tính chất phức tạp, tỉnh Đắk Nông đã báo cáo Bộ Công an vào cuộc điều tra làm rõ. Điển hình như vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Nguyên Vũ (gọi tắt là Công ty Nguyên Vũ; xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông), Bộ Công an đang phối hợp với Công an tỉnh điều tra dấu hiệu vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng. Công ty Nguyên Vũ do bà Nguyễn Thị Kim Thoa (vợ ông Lương Ngọc Lếp, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông - PV) làm giám đốc.
Liên quan đến những đề xuất của tỉnh Đắk Nông, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn, phối hợp với tỉnh thực hiện kế hoạch thành lập mới 2 khu bảo tồn thiên nhiên. (Người Lao Động 7/9)đầu trang(
Sáng 7-9, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp Cơ quan quản lý CITES - Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Hội thảo phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã.
Những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã là chủ đề thường xuyên được đưa ra bàn thảo, đánh giá và xác định hợp tác chặt chẽ trong các cuộc gặp cấp cao, hội nghị, hội thảo quốc tế của Chính phủ Việt Nam.
Năm 2016, ghi dấu ấn đặc biệt trong mối quan hệ giữa Việt Nam - Anh với việc hai nước phối hợp tổ chức thành công “Hội nghị Hà Nội về chống buôn bán bất hợp pháp các loài động, thực vật hoang dã”; thể hiện quyết tâm, cam kết của các Bên trong vấn đề nóng bỏng, mang tính chất toàn cầu này.
Sáng kiến tổ chức Hội thảo lần này là một trong số các hoạt động thiết thực nhằm hiện thực hóa những cam kết của Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các cơ quan hữu quan Vương quốc Anh với mục đích: Tăng cường sự giám sát và năng lực thực thi pháp luật của hai nước trong đấu tranh phòng, chống các hoạt động buôn bán động vật hoang dã; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực trên.
Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa lực lượng Biên phòng của Vương quốc Anh, Hãng hàng không Anh (British Airways), đại diện của sân bay Heathrow và các lực lượng tương quan tại Việt Nam để thúc đẩy cách thức phối hợp phòng, chống vận chuyển trái phép các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Hội thảo phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động, thực vật hoang dã diễn ra trong hai ngày 7 – 8-9 với những nội dung chính được đưa ra trao đổi bao gồm: Cơ cấu của mỗi nước trong công tác đấu tranh phòng, chống các hoạt động buôn bán động vật hoang dã, vai trò và trách nhiệm đối với các cơ quan thực thi pháp luật;
Các kỹ chiến thuật nghiệp vụ áp dụng; Hợp tác giữa cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan vận hành sân bay và các hãng hàng không; Phương thức vận hành hợp tác toàn cầu. Phương thức giáo dục, tuyên truyền cho hành khách về nạn buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã. (Công An Nhân Dân 7/9)đầu trang(
Vừa qua, Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, hiện địa phương đang tiến hành phục hồi các tập đoàn san hô cứng tại Khu Ramsar Vườn quốc gia Côn Đảo.
Theo đó, sau khi hoàn thành, các rạn san hô tại vùng biển Côn Đảo sẽ được phục hồi, kéo theo là sự phục hồi đa dạng sinh học biển, nhất là các loài thủy sinh vật sống, sinh sản trong rạn san hô, các nguồn lợi về tài nguyên biển cũng sẽ tái tạo nhanh, môi trường biển trong lành.
Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phối hợp Vườn quốc gia Côn Đảo tổ chức các khóa tập huấn truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phục hồi và bảo vệ các rạn san hô trong vùng.
Trước đó, theo thông tin từ Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), một lượng lớn san hô tại Côn Đảo đã bị tẩy trắng và chết trên diện tích khoảng từ 600 - 800 ha. Hiện tượng san hô bị tẩy trắng diễn ra rất nhanh, có nơi lên đến 70%.
Các nhóm, loài san hô bị tẩy trắng và chết chủ yếu là san hô khối, san hô cành, nhóm san hô phiến và nhóm loài san hô nấm. Độ sâu các loài san hô bị tẩy trắng từ 3 - 15 m (từ mức triều cạn đến độ sâu hết phân bố rạn san hô).
Qua khảo sát, nguyên nhân khiến tình trạng trên xảy ra do nhiệt độ nước biển nóng lên hơn mức bình thường và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino kéo dài…(Khoa Học & Phát Triển 8/9)đầu trang(
Sáng 7/9, Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng USAID(Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) đã công bố quyết định thành lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi tại xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn.
Với diện tích gần 19 ngàn ha nằm trên 2 xã Quế Lâm và Phước Ninh, huyện Nông Sơn, khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi sẽ bảo vệ sinh cảnh quan trọng cho một trong những quần thể cuối cùng của loài voi châu Á đang nguy cấp tại tỉnh Quảng Nam. Đây là khu bảo tồn nằm trong khu vực triển khai dự án Trường Sơn Xanh tỉnh Quảng Nam do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ 24 triệu USD; và là khu bảo tồn thứ 4 được thành lập sau khu bảo tồn Sông Thanh, Ngọc Linh và Sao La tại Việt Nam.
Ông Phan Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Nam cho biết: qua điều tra khảo sát của Tổng cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm, kết quả ghi nhận quần thể voi ở đây có ít nhất 7 cá thể. Phân tích các hình ảnh cho thấy quần thể voi này có cấu trúc đàn khá hoàn chỉnh và hiện đang sinh trưởng tốt.
Sự ra đời của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiều loài động thực vật trên thế giới cũng như Việt Nam đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi sống của các loài động vật, tình trạng săn bắn buôn bán ngà voi ngày càng có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát.
“Khu bảo tồn ra đời sẽ là cơ hội để triển khai các hoạt động bảo tồn quần thể voi còn lại tại Quảng Nam, đồng thời còn bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Khe Diên, cân bằng sinh thái và duy trì cảnh quan tự nhiên, các giá trị đa dạng sinh học trong khu vực, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ tại huyện Nông Sơn mà còn cho các vùng lân cận”, ông Phan Tuấn phát biểu.
Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: thời gian qua, Quảng Nam đã thực hiện rất tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong đó thành lập các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn loài và sinh cảnh sao la, voi... Đây là những nỗ lực của Quảng Nam trong bảo tồn các loài đang bị suy thoái bởi tác động của con người.
Theo Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam – ông Ted Osius, Cải thiện cuộc sống của các cộng đồng địa phương, bảo tồn đa dạng sinh học và giúp các tỉnh thực hiện các chương trình tăng trưởng kinh tế bền vững là một phần quan trọng trong cam kết của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam; nhằm bảo vệ một môi trường sống rất quan trọng cho loài voi châu Á đang nguy cấp đồng thời tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho nông dân địa phương.
Đại sứ Ted Osius cũng cho hay, USAID đang phối hợp với tỉnh Quảng Nam cải thiện các cơ hội sinh kế cho các cộng đồng dân cư sinh sống trong và xung quanh khu bảo tồn, thực hiện giám sát đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức về bảo tồn cho người dân địa phương. (Giao Thông 7/9)đầu trang(
Việc phá 50ha rừng dừa để làm hồ tích trữ nước được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Liên quan đến dự án nhà máy bột giấy VNT19, ngày 7/9, Sở TT-TT cho biết, BQL Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đã có báo cáo lên Tỉnh ủy một số vấn đề liên quan.
Trong đó, đối với việc phá bỏ 50ha rừng dừa để làm hồ tích trữ nước, BQL Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho rằng: “Thông báo kết luận vào ngày 17/8/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đồng ý chủ trương về việc sử dụng diện tích rừng dừa nước này để làm hồ chứa cung cấp nước cho nhà máy”.
“Như vậy, việc sử dụng 50ha rừng dừa nước cho việc xây dựng làm hồ tích trữ nước phục vụ việc vận hành nhà máy bột giấy VNT19 được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Việc lấy ý kiến cộng đồng nhân dân xã Bình Phước được UBND huyện Bình Sơn báo cáo tại công văn số 3060/UBND-DQ ngày 5/12/2016”, .
Cũng theo BQL Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, việc đánh giá tác động môi trường, Sở TN-MT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định ngày 23/2/2017 về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cải tạo nâng cấp kênh Chính Bắc và kênh B7, hệ thống kênh thủy lợi Thạch Nham.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, ông Nguyễn Thế Nhân, Chủ tịch UBND xã Bình Phước, nơi có 50ha rừng dừa nước, cho hay, qua các lần tổ chức họp, người dân đồng ý phá rừng dừa nước để làm hồ chứa nước nhưng nhiều người băn khoăn, lo lắng về vấn đề môi trường.
“Khoảng 20 ha rừng dừa nước nằm ngoài phạm vi hồ chứa nước thuộc sở hữu của người dân, cơ quan chức năng cần lấy tiền đền bù của chủ đầu tư mua lại để chuyển thành rừng phòng hộ, giữ môi trường sinh thái trong vùng”, ông Nhân kiến nghị.
Trong khi đó, bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn (Quảng Ngãi), xác nhận trên báo chí, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi yêu cầu nhà đầu tư phải nộp cho quỹ phát triển rừng của tỉnh khoảng 500 triệu đồng/ha để trồng lại rừng dừa nước.
Kết quả khảo sát đánh giá nhanh đối với hệ sinh thái rừng dừa nước tại xã Bình Phước của nhóm nghiên cứu, giảng dạy "Môi trường và Tài nguyên sinh vật" thuộc Đại học Đà Nẵng (DN-EBR) kết hợp với trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) thực hiện cho thấy, hệ sinh thái rừng dừa nước Bình Phước rất đa dạng và độc đáo.
Hệ sinh thái này có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản; đặc biệt là có tiềm năng rất lớn đối với phát triển du lịch cộng đồng. Mặt khác, hệ sinh thái này còn có vai trò duy trì sự đa dạng sinh học cho khu vực Đông Bình Sơn cũng như phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi.
Rừng dừa nước Bình Phước vừa đóng vai trò là lá phổi vừa là quả thận đối với môi trường vì hấp thụ CO2 và cung cấp O2 cho cả khu vực. Ngoài ra, hệ động thực vật và vi sinh vật trong rừng dừa nước đóng vai trò là một hệ thống tự làm sạch các chất ô nhiễm từ các hoạt động của con người, điều tiết khí hậu và cân bằng sinh thái.
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy: rừng dừa nước Bình Phước còn có vai trò bảo vệ, lưu giữ các giá trị kinh tế, văn hóa tinh thần của cộng đồng cư dân Bình Phước.
Nhóm nghiên cứu nhận định, rừng dừa nước Bình Phước là 1 hệ sinh thái đặc biệt, cần phải được giữ gìn. (Đất Việt 8/9)đầu trang(
Sau thời gian “im hơi, lặng tiếng” do bị lực lượng chức năng tấn công mạnh, đến nay lại tái xuất hiện tình trạng buôn bán ngà voi trái phép qua biên giới với nhiều thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn. Và mặc dù ngà voi là một trong những hàng hóa cấm nhập, xuất khẩu và buôn bán, nhưng vì lợi nhuận nên nhiều đối tượng vẫn tìm đủ mọi cách để thực hiện hành vi này. Tuy nhiên, “vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn”, các hành vi phạm pháp của các đối tượng này đều bị các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời.
Thời gian qua, đặc biệt là trong vòng tháng 7 và tháng 8-2017, các lực lượng chức năng như CA, Hải quan và BĐBP trên cả nước đã phát hiện bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển ngà voi trái phép. Điển hình, 1 giờ ngày 8-7, tại địa bàn xã Quảng Phong, H. Quảng Xương, Thanh Hóa, lực lượng TS Phòng Cảnh sát Kinh tế đã phối hợp với Phòng CSGT CA tỉnh Thanh Hóa và Đội QLTT số 9 thuộc Chi cục QLTT tỉnh Thanh Hóa kiểm tra xe tải BKS 29C-395.64, do Nguyễn Trường Sơn (1981, trú TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) điều khiển, khi chiếc xe này lưu thông theo hướng TPHCM ra Hà Nội. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện bên trong thùng xe có rất nhiều thùng các-tông chứa toàn ngà voi với tổng trọng lượng 2.748kg. Hiện nay, vụ việc đang được các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa điều tra, làm rõ.
Tiếp đó, 20 giờ 30 ngày 12-7, tại Km11 trên QL1A, thuộc địa phận thôn Nà Tâm, xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn, Đội TTKS số 1 thuộc Phòng CSGT phối hợp với các TS thuộc Phòng Cảnh sát môi trường, CA tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và bắt giữ ô-tô Toyota Camry BKS 30E-720.76 do tài xế Hoàng Minh Vũ (1986, trú TT Đồng Đăng, H. Cao Lộc, Lạng Sơn) điều khiển đang trên đường di chuyển theo hướng Hà Nội - Lạng Sơn. Trên xe còn có thêm 2 đối tượng khác đi cùng là Chu Thị Bích (1969) và Sầm Viết Cương (1968, cùng trú thôn Cốc Nam, xã Tân Mỹ, H. Văn Lãng). Khi tổ công tác kiểm tra trong cốp xe thì phát hiện 2 thùng các-tông, bên trong chứa 94 khối hình trụ có kích thước khác nhau và 120 chiếc vòng trang sức màu trắng đục, có tổng trọng lượng 22,7kg. Tại CQĐT, các đối tượng này khai nhận số hàng trên là ngà voi, đang trên đường vận chuyển từ Hà Nội để mang sang Trung Quốc tiêu thụ.
Mới đây nhất, 2 giờ ngày 21-8, tại Cửa khẩu Tân Thanh, H. Văn Lãng, tổ công tác ĐBP Tân Thanh phối hợp với lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và bắt quả tang 2 phụ nữ có hành vi vận chuyển hơn 11kg đồ trang sức làm bằng ngà voi. Qua khai thác nóng, bước đầu các đối tượng khai nhận tên là Hoàng Thị Mỳ (1967, trú xã Tân Thanh) và Nguyễn Thị Pin (1987, trú xã Tân Lang, Văn Lãng). Số trang sức làm bằng ngà voi nói trên được hai đối tượng nhận vận chuyển thuê cho một phụ nữ tên Chinh, khoảng 38 tuổi, ở TP Hà Nội, để lấy tiền công là 200 nhân dân tệ. Nhằm qua mặt các lực lượng chức năng, sau khi nhận hàng, hai đối tượng đã sử dụng thủ đoạn mới hết sức tinh vi bằng cách chia nhỏ số sản phẩm là vòng đeo tay được làm từ ngà voi, sau đó cất giấu trong đống quần áo đựng trong túi hành lý mang theo.
Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén và nắm bắt tình hình địa bàn, lực lượng TS phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời phát hiện, bắt giữ. Những vụ bắt giữ liên tiếp này một lần nữa khẳng định quyết tâm cao của các cơ quan chức năng của Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Cục Cửa khẩu BĐBP, trong những năm qua, các lực lượng chức năng của Việt Nam như Hải quan, CA và BĐBP trên cả nước đã phát hiện và bắt giữ hàng trăm vụ buôn bán, vận chuyển ngà voi trái phép, thu giữ khoảng hơn 10 tấn ngà voi cùng hàng trăm ki-lô-gam đồ trang sức, đồ mỹ nghệ trang trí được làm từ ngà voi. Đặc biệt, chỉ trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển ngà voi với số lượng lớn được ngụy trang tinh vi trong những container hàng hóa nhập khẩu tại các cửa khẩu cảng biển Việt Nam.
Theo điều tra của chúng tôi, 1kg ngà voi hiện có giá trên thị trường ngầm từ khoảng 30-50 triệu đồng và còn tùy theo nguồn gốc, xuất xứ, độ dài, chất lượng của ngà. Ngà voi Châu Á có giá cao hơn các loại ngà voi ở các nước Châu Phi. Bởi vì ở giống voi Châu Á chỉ con đực mới có ngà còn giống voi Châu Phi thì cả con đực và con cái đều có ngà. Bên cạnh đó, ngà voi Châu Á có màu trắng sữa còn ngà voi Châu Phi thường có màu nâu, do vậy không đẹp bằng ngà voi Châu Á nên giá thành cũng thấp hơn. Chính vì vậy, ngà voi Châu Á thường được giới nhà giàu săn lùng để trưng bày nguyên đôi ở trong nhà với giá từ một vài tỷ đến cả chục tỷ đồng.
Qua các vụ buôn bán, vận chuyển ngà voi trái phép qua biên giới được các cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian qua cho thấy giới tội phạm muốn đưa ngà voi từ Châu Phi về các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật Bản… thường trung chuyển lòng vòng qua vài quốc gia như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan... nhằm xóa dấu vết của quốc gia có nguồn hàng. Trong chuỗi các quốc gia trung chuyển đó, tội phạm thường chọn Việt Nam bởi vì có vị trí địa lý thuận lợi về cảng biển, hàng không để chuyển hàng đến các quốc gia lân cận tiêu thụ.
Theo Thiếu tướng Lê Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Cửa khẩu BĐBP cho biết, Việt Nam là địa bàn trung chuyển ngà voi và các sản phẩm của động vật hoang dã vào hàng nhất, nhì trên thế giới. Các sản phẩm này chủ yếu có nguồn gốc từ các nước Châu Phi, thường đi theo đường biển nếu là khối lượng lớn và các vụ có số lượng nhỏ thì đi qua đường hàng không dưới dạng hành lý ký gửi hoặc theo hình thức gửi quà biếu với thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh. Đối với ngà voi nhập lậu qua đường biển, chủ yếu thường được ngụy trang giấu giữa những hàng hóa chứa trong các container được miễn kiểm tra thủ tục Hải quan (hàng hóa luồng xanh) hoặc không có giá trị lớn, để hạn chế khả năng phát hiện qua công tác soi chiếu. Trên tuyến hàng không, ngà voi được cất giấu trong các đồ vật, ngụy trang trong va-ly, hàng hóa xách tay… chuyển về Sân bay Quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc vi phạm được phát hiện lại có tuyến đường vận chuyển từ các nước ít bị nghi ngờ, hoặc từ những vùng không có động vật hoang dã.
Để nâng cao công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm nói chung và ngà voi nói riêng, lực lượng chống buôn lậu của Việt Nam cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật đồng thời tăng cường nắm chắc tình hình địa bàn, chủ động tăng cường trao đổi thông tin nghiệp vụ; đầu tư trang bị hệ thống máy soi, hệ thống camera, hệ thống giám sát định vị vệ tinh, chíp giám sát điện tử... để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ nhưng không gây ảnh hưởng đến lưu chuyển hàng hóa. (Công An Đà Nẵng 6/9)đầu trang(
Không chỉ là người đầu tiên đưa giống cây sưa đỏ về vùng đất Tam Quan, ông Lăng Văn Bắc còn được biết đến là người vẫn còn sở hữu vườn sưa đỏ có tuổi đời và giá trị kinh tế rất cao.
Đã từng có thời người dân ở làng Chanh, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc gọi ông Lăng Văn Bắc là ông Bắc “khùng”, khi ông là người đầu tiên lấy hạt giống cây gỗ sưa đỏ về làng Chanh gieo trồng từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cho đến nay, khi mà những bóng gỗ sưa đã phủ khắp làng Chanh và những khu vực lân cận, thì ông Bắc đã trở thành tỷ phú khi sở hữu vườn sưa  có tuổi đời gần ba chục năm.
Tìm đến nhà ông Bắc để tận mắt chứng kiến những cây sưa đỏ trồng trong vườn nhà có tuổi đời và kích thước lớn nhất tại khu vực xã Tam Quan hiện nay khi mà dân làng đoán già đoán non có gốc sưa lớn trong vườn nhà ông Bắc được thương lái có giá trị lên tới gần chục tỉ đồng. Tiếp đón chúng tôi trong khu vườn rợp bóng sưa đỏ, ông Lăng Văn Bắc vui vẻ chia sẻ về cơ duyên với cây gỗ sưa đỏ: “ Tình cờ tôi được một người bạn làm nghề tìm sưa người Hải Phòng cho biết cái giá trị của cây xưa đỏ và cho vài hạt giống về trồng, sau đó trong một lần sang nhà ông anh là ông Thịnh ở huyện bên có cây sưa đỏ nên tôi xin giống về trồng  2 đợt được 15 tất cả cây. Cứ nghĩ như cây lim cây lát phải đến hết đời cũng chưa thấy nguồn thu, nhiều người trong làng khi đó còn đến chế diễu nói tôi bị khùng”.
12 năm sau trong khi đầu tư nuôi vịt của ông Bắc đang bị thua lỗ nặng, cũng chính vào thời điểm cơn sốt gỗ sưa bùng nổ. Ông Bắc bán 2 cây đầu tiên được 24 triệu đủ để trang trải nợ nần, bán cây tiếp theo đủ để sửa chữa nhà cửa. Khi thấy được giá trị của cây sưa đỏ, thì người dân bắt đầu đổ xô đi tìm mua giống, bấy giờ ông Bắc bắt đầu tiến hành gom hạt ươm cây giống. Ban đầu là ươm trong bầu, sau nhiều người mua quá bán không kịp ông chuyển sang bán mầm với giá 500 đồng một cây. Nhiều người trong làng không tin nghĩ rằng ông lừa đảo, song những hộ mua đợt đầu thì đến nay cũng đã bắt đầu cho thu hoạch.
Từ khi gia đình ông Lăng Văn Bắc là hộ đầu tiên trồng cây sưa đỏ ở làng Chanh, xã Tam Quan sau hơn chục năm đến những năm 2006- 2007 đã cho nguồn thu cao. Nhiều người trong làng truyền tai nhau về lợi ích kinh tế khủng khiếp của cây sưa nên nhà nào cũng tận dụng đất vườn, đất đồi, thậm chí là cả đất ven đương, hàng rào để trồng sưa đỏ. Do nhu cầu về giống lớn nên nhiều gia đình đầu tư ươm cây giống bán cho người trong làng, sau phát triển thành quy mô lớn, dân bắt đầu xuất bán đi trong xã rồi sau đó là khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Theo ông Bắc đến nay, hầu khắp các tỉnh đều có mặt giống sưa đỏ của Làng Chanh. Hiện nay, 100% các hộ dân trong làng Chanh đều có sưa trong vườn nhà, có nhiều gia đình còn mua thêm đất, mở rộng quy mô hàng ha.
Với gần 30 năm gắn bó với nghề trồng cây sưa đỏ và cung cấp giống cho nhiều hộ dân, ông Lăng Văn Bắc cho biết” mình cảm  thấy mừng khi những người mua giống sưa trước đây đã bắt đầu có thu nhập, có người người xây được nhà, người mua ôtô”. Theo ông Bắc thì “Giá cả thị trường có thể lên xuống, giá gỗ sưa cũng không còn được như trước, song cây sưa đỏ vẫn là giống gỗ quý bán theo cân thì khó có loại cây nào theo kịp. Nếu chỉ trồng như một loại cây lâm nghiệp trong vườn nhà để lấy gỗ thì hiệu quả kinh tế của nó vẫn cao hơn trồng keo, bạch đàn”.
Hiện nay dưới những tán gỗ sưa đỏ, gia đình ông Bắc và nhiều hộ dân ở làng Chanh đang bắt đầu thực hiện mô hình trồng xen những cây thảo dược quý như: Cây trà là vàng, đinh lăng…để tăng hiệu quả kinh tế trong thời gian chờ khai thác gỗ sưa.
Mặc dù đang sở hữu vườn sưa đỏ với nhiều cây sưa lâu năm và có giá trị, song ông Bắc vẫn quyết định giữ lại những cây sưa lớn được coi như cây sưa tổ của làng. Với mong muốn chúng sẽ trở thành một phần biểu tượng của ngôi làng gỗ sưa. (Dân Sinh 7/9)đầu trang(
Thời điểm bị lực lượng chức năng bắt giữ, trên xe tải chở 34m3 gỗ, chủ hàng không xuất trình được giấy tờ chứng minh gốc xuất xứ.
Tin tức từ Thượng tá Phan Xuân Công, Trưởng Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này vừa bắt giữ một xe tải chở 34m3 gỗ không rõ nguồn gốc.
Theo đó, ngày 29/8, trên đường mòn Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Hương Bình, huyện Hương Khê, nhận được tin báo từ người dân về việc phát hiện xe tải mang BKS: 37C – 171.87 đang vận chuyển gỗ lậu đi tiêu thụ, lực lượng Công an huyện Hương Khế đã ra hiệu lệnh dừng phương tiện kiểm tra.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trên xe chở 34m3 gỗ, thuộc loại gỗ táu.
Tại thời điểm này, chủ hàng cũng như tài xế không xuất trình được các giấy tờ hợp pháp liên quan đến số gỗ trên. Được biết, chủ hàng là người Quảng Bình.
Hiện, Công an huyện đang phối hợp với lực lượng kiểm lâm địa phương điều tra làm rõ. (An Ninh Tiền Tệ & Truyền Thông 7/9)đầu trang(
Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức, thời gian qua các ngành chức, các chủ rừng và các địa phương trong huyện Kbang đã phối hợp triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt, nhờ đó công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều khu rừng trong huyện đã và đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
Hạt Kiểm lâm huyện Kbang đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó nâng cao trách nhiệm của các chủ rừng và thành lập nhiều chốt, trạm, nhất là ở những địa bàn trọng điểm để tuần tra, truy quét nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản, phát nương làm rẫy trái phép. Mặc dù làm việc ở giữa rừng trong điều kiện  thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đường sá đi lại rất khó khăn và điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt nhưng cán bộ, nhân viên ở các chốt, trạm luôn nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Anh Nguyễn Văn Vũ- Nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa- Kbang- Gia Lai cho biết: “Làm việc ở giữa rừng điều kiện thức ăn, nước uống gặp nhiều khó khăn. Nhiều thời điểm thức ăn trong cả tuần chỉ có cá khô; điện, đài cũng không có, vào mùa mưa thì đi kiểm tra rất khó khăn, địa bàn rộng trong khi đó chỉ có 2 người chốt chặn”.
Đặc biệt, trước những hoạt động rất tinh vi và manh động của lâm tặc nên việc triển khai công tác quản lý, bảo vệ số cây gỗ hương tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa đứng chân trên địa bàn xã Krong, huyện Kbang đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Có 298 cây gỗ hương còn lại trên lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa, để quản lý số cây gỗ hương này thì chủ rừng và các ngành chức năng gặp rất nhiều khó khăn vì địa bàn rộng, lực lượng quản lý, bảo vệ thì mỏng, trong khi đó hoạt động của lâm tặc ngày càng tinh vi và manh động.
Ông Nguyễn Văn Sơn- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang- Gia Lai nói: “298 cây gỗ hương thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa phân bổ trên địa bàn rộng gần 4.000 ha, trong diện tích đó có rẫy của người dân nằm xen kẽ và có nhiều đường đi lại. Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Kbang, Hạt Kiểm lâm huyện đã tăng cường kiểm lâm địa bàn vào xã để thành lập tổ liên ngành và huyện đã thành lập tổ liên ngành của huyện cùng phối hợp với xã Krong và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa bảo vệ số cây gỗ hương”.
Theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo huyện Kbang, việc quản lý, bảo vệ số cây gỗ hương tại lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa là nhiệm vụ cấp bách nên chủ rừng đang từng ngày nỗ lực, cố gắng giữ rừng tận gốc.
Ông Võ Ngộ- Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa- Kbang- Gia Lai cho biết: “ Thời gian qua, Công ty đã phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác bảo vệ 298 cây gỗ hương nhưng nguy cơ bị chặt phá rất cao bởi vì lâm tặc thường xuyên rình rập, lực lượng của công ty thì mỏng, đời sống của cán bộ, nhân viên gặp rất nhiều khó khăn nhưng áp lực thì lớn; nguồn tài chính của công ty để bảo vệ rừng không đủ. Đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù để công ty đảm bảo các điều kiện bảo vệ số cây gỗ hương này”.
Toàn huyện Kbang hiện có hơn 122.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm gần 70% diện tích đất tự nhiên trong huyện. Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện Kbang, việc triển khai công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực. Riêng từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện cùng các chủ rừng và các đoàn kiểm tra liên ngành trong huyện phát hiện 106 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, trong đó xử lý hình sự 05 vụ; đáng chú ý là số vụ khai thác gỗ trái phép đã giảm đáng kể, nhiều địa bàn không còn là “điểm nóng” về phá rừng. Tuy nhiên, cần phải có những cơ chế chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn và bất cập, có như vậy huyện Kbang cũng như các địa phương khác mới đảm bảo các điều kiện cần thiết để triển khai công tác giữ rừng một cách bền vững và hiệu quả. (Đài PTTH Gia Lai 6/9)đầu trang(
Tròn một năm, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực. Thế nhưng, rừng Tây Nguyên vẫn chịu nhiều áp lực, trong đó đáng chú ý là tình trạng vi phạm lâm luật vẫn đang tái diễn.
Theo số liệu thống kê, đến thời điểm hiện tại khu vực Tây Nguyên còn 3.326.647ha rừng và đất lâm nghiệp; trong đó diện tích rừng là 2.558.646ha, tỷ lệ độ che phủ đạt 43,5%. Hiện nay, hầu hết diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên được giao cơ quan, đơn vị và người dân quản lý, bảo vệ. Cụ thể, giao các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vườn quốc gia quản lý 1.263.270ha; công ty lâm nghiệp Nhà nước quản lý 920.242ha; hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý 128.781ha; UBND các cấp quản lý 716.320ha và các tổ chức kinh tế khác quản lý 211.270ha.
Thế nhưng, kết quả kiểm tra của Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Chi cục Kiểm lâm vùng 4 (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mới đây cho thấy, so với năm 2015, diện tích rừng ở khu vực Tây Nguyên đã giảm 3.323ha, bình quân mỗi năm giảm hơn 1000ha. Đáng chú ý là diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao cho các chủ rừng quản lý đều xảy ra tranh chấp, với tổng diện tích 282.896ha. Nghiêm trọng hơn, do thiếu trách nhiệm và buông lỏng quản lý, nên các chủ rừng đã để 487.096ha rừng, đất lâm nghiệp bị phá, lấn chiếm. Trong đó, rừng do UBND xã quản lý bị phá và lấn chiếm 209.993ha (chiếm 29,32% so tổng diện tích được giao quản lý); ban quản lý rừng để bị phá và lấn chiếm 112.130ha.
Theo ông Trần Đức Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên: Thực hiện Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22-7-2016 của Văn phòng Chính phủ về thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020; tỉnh ủy, UBND các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên đã ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và chủ rừng triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn Tây Nguyên đã phát hiện và xử lý 1.512 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 577 vụ phá rừng, diện tích rừng bị chặt phá 292ha (giảm nhiều so với những năm trước). Về trồng rừng, trong năm 2017, thực hiện kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã trồng mới 12.559ha rừng tập trung, hơn 4,57 triệu cây phân tán và chăm sóc 21.581ha  rừng trồng.
Nhằm hạn chế tình trạng người dân di cư tự do phá rừng lấy đất sản xuất, từ năm 2001 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai 57 dự án, bố trí, sắp xếp ổn định được 15.400 hộ, hiện còn 20.711 hộ chưa được bố trí, sắp xếp ổn định. Trong đó, 1.064 hộ thật sự khó khăn, chưa có đất ở và đất sản xuất. Nếu số hộ này không được hỗ trợ định canh, định cư vững chắc thì khó tránh khỏi việc người dân sẽ lấn chiếm, chặt phá rừng trái phép để lấy đất ở, đất sản xuất. Một áp lực nữa đối với rừng Tây Nguyên là, hiện toàn vùng còn 2.062 cơ sở chế biến lâm sản và đồ mộc. Trong đó, nhiều cơ sở nằm gần rừng, thậm chí trong rừng. Các cơ sở này đã và đang tiêu thụ lâm sản khai thác trái phép từ rừng, khiến việc kiểm soát của chủ rừng, lực lượng chức năng thêm khó khăn.
Vấn đề đặt ra hiện nay đối với các tỉnh Tây Nguyên là bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, nâng cao trách nhiệm của chủ rừng và cấp ủy, chính quyền địa phương theo Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, tìm giải pháp giảm áp lực đối với rừng, như hỗ trợ dân di cư tự do định canh, định cư; giải quyết việc làm, ổn định đời sống người lao động sống gần rừng và trong rừng, không để xảy ra tình trạng bà con thiếu việc làm tham gia vào đội quân “khai thác lâm sản trái phép” để kiếm sống; kiên quyết di dời, đóng cửa những cơ sở chế biến lâm sản hoạt động gần rừng, trong rừng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Y Giang Gry Niê Knơng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc khẳng định: “Cần hoàn chỉnh quy hoạch, quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp một cách thống nhất, khoa học và chặt chẽ; bổ sung xây dựng hoàn chỉnh cơ chế, chính sách để phát triển lâm nghiệp bền vững; chăm lo tốt đời sống cho lực lượng lao động trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng”. Về định hướng lâu dài, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm phê duyệt, triển khai thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đạn 2016-2025”. Các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ”. (Quân Đội Nhân Dân 7/9)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày 30/8/2017, UBND tỉnh ban hành Công văn số 6884/UBND-NNMT, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị thẩm định, phê duyệt Phương án trồng rừng phòng hộ thay thế diện tích chuyển đổi làm Hồ chứa nước Ea H’leo 1, tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện Ea H’leo.
Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xem xét, thẩm định Phương án trồng rừng phòng hộ thay thế diện tích chuyển đổi làm Hồ chứa nước Ea H’leo 1, tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy theo quy định hiện hành của Nhà nước. (Dakalak.gov.vn 7/9)đầu trang(
Năm nay, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân được tăng cao đã phần nào giúp đồng bào vùng cao Quảng Nam tháo gỡ được khó khăn trong cuộc sống.
Sở hữu hàng trăm ngàn héc ta rừng nguyên sinh nằm ở khu vực biên giới Việt  - Lào, Quảng Nam hiện là  một trong những địa phương có độ che phủ rừng lớn nhất nước. Và đây cũng chính là nơi cung cấp nước cho hàng chục nhà máy thủy điện lớn nhỏ. Từ khi quy định phí chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 của Chính phủ ra đời, rừng ở đây đã được bảo vệ  tốt hơn.
Do đặc thù riêng nên đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao bao đời nay sống chủ yếu bám vào rừng. Việc bảo vệ rừng với họ bây giờ cũng chính là kế mưu sinh. Hiện đã có trên 4.000 hộ dân ở 4 huyện miền núi có rừng của Quảng Nam đã tiếp cận được phí chi trả dịch vụ môi trường rừng. Việc tăng phí chi trả môi trường rừng từ 180 - 250.000 đồng lên 300 - 320.000 đồng/ha một năm có ý nghĩa rất lớn, góp phần giúp người dân địa phương tháo gỡ được khó khăn trong cuộc sống và tác động trực tiếp đến công tác chăm sóc bảo vệ rừng. (VTV 7/9)đầu trang(
Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV, sáng ngày 7/9, Đoàn ĐBQH khóa XIV, đơn vị tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề góp ý Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) gồm 12 chương, 111 điều, quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản. Về tên gọi của Luật theo ý kiến của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học đề nghị lấy tên luật là Luật Lâm nghiệp cho phù hợp với phạm vi điều chỉnh và nội dung của Dự thảo Luật. Có ý kiến đại biểu cho rằng, tại điều 8 quy định về chủ rừng, đề nghị được bổ sung các đối tượng được nhận chuyển nhượng, tặng, cho, nhận thừa kế rừng từ tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật là chủ rừng và điều này đã được tiếp thu, bổ sung tại khoản 9 điều 2.
Về việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng có ý kiến cho rằng đề nghị việc quy định về nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải gắn liền với đất rừng.
Đối với chính sách phát triển lâm nghiệp, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về chính sách phát triển lâm nghiệp, quy định cụ thể hơn đối với đầu tư bảo vệ - phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên khi nhà nước đóng cửa rừng tự nhiên...
Tiếp thu các ý kiến đóng góp cho dự án luật của các đại biểu, Đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp báo cáo, giải trình, tranh luận về các vấn đề đại biểu nêu trong kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV trong thời gian tới. (Báo Lâm Đồng 7/9)đầu trang(
Ngày 7/9, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do đồng chí Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng Đoàn làm việc với UBND tỉnh về việc khảo sát, giám sát tình hình thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; góp ý dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
Làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Lê Trọng Khôi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lò Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Việc thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong thời gian qua đã được Điện Biên chủ động xây dựng và triển khai phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp; tổ đội quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn, bản ký cam kết bảo vệ rừng.
Hiện nay, tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp toàn tỉnh là 776.745,85ha. Trong đó, quy hoạch rừng đặc dụng: 119.229,58ha; rừng phòng hộ: 369.742,43ha và rừng sản xuất 287.733,84ha; ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 36.991,41ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp.
Năm 2013 tỉnh đã phê duyệt chuyển đổi 51.892,2ha rừng phòng hộ và 18.553,3ha rừng sản xuất sang rừng đặc dụng. Toàn tỉnh đã thực hiện giao 316.345,82ha rừng cho: 6 tổ chức với 61.673,67ha; 2.416 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 6.252,86ha và 256.198,54ha giao cho cộng đồng dân cư thôn bản (còn 497.391,44ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê hiện do UBND cấp xã quản lý). Đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã cấp 1.458 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng rừng cho 635 đối tượng với diện tích 84.532,29ha rừng các loại. Ban điều hành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã ký 13 hợp đồng ủy thác đối với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng và thu 422,7 tỷ đồng; thực hiện chi trả cho các chủ rừng với tổng số tiền trên 306,2 tỷ đồng. Giai đoạn 2011-2016, toàn tỉnh xảy ra 316 vụ cháy rừng gây thiệt hại 1.237,76ha rừng.
Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), tỉnh đề nghị: Đổi tên thành Luật Lâm nghiệp; bổ sung nội dung tại 14 điều, 8 chương.
Đồng chí Phùng Đức Tiến đánh giá cao những kết quả tỉnh Điện Biên đạt được trong thực thi Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Đồng chí đề nghị tỉnh quan tâm hơn nữa đến công tác phòng chống cháy rừng, phá rừng, triển khai trồng rừng thay thế; đặc biệt đối với tình trạng phá rừng tại huyện Mường Nhé. Những ý kiến, đề xuất từ thực tế của địa phương, đoàn công tác sẽ tiếp thu, tổng hợp làm căn cứ bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định. (Báo Điện Biên Phủ 7/9)đầu trang(
Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh ta đang và sẽ thực hiện một loạt các dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp như: Dự án đầu tư Bảo vệ và phát triển rừng tại 11 huyện, thành phố; Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện dự án chuyển tiếp đầu tư phát triển giống cây Lâm nghiệp; đầu tư phát triển và nâng cao năng lực của vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn.
Tổng mức đầu tư thực hiện các dự án gần 1.418 tỷ đồng, trong đó ngân sách T.Ư gần 1.350 tỷ đồng, gần 36 nghìn tấn gạo, còn lại do ngân sách địa phương và huy động các nguồn đóng góp khác.
Các dự án được triển khai nhằm bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, tạo nguồn sinh thủy, nâng độ che phủ rừng, phát triển chăn nuôi, sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần XĐGN bền vững, ổn định dân cư, bảo vệ biên giới; hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra; đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng, áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai, giữ được tính đa dạng sinh học, hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây lâm nghiệp được quản lý chặt chẽ, phù hợp với cơ chế thị trường và định hướng phát triển lâm nghiệp; bảo vệ toàn vẹn các hệ sinh thái rừng, các giá trị đa dạng sinh học, nguồn gen động thực vật quý hiếm.
Nhiệm vụ đặt ra cho các dự án phải quản lý, bảo vệ gần 195 nghìn ha rừng; khoanh nuôi, phục hồi trên 25,5 nghìn ha; trồng gần 2,414 nghìn ha, trồng trên 2 nghìn ha tre ven bờ sông, suối và 1,780 triệu cây phân tán. Đồng thời, xây dựng mô hình canh tác nông lâm kết hợp như trồng 1 nghìn ha cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, hỗ trợ 40 cộng đồng vùng đệm rừng đặc dụng, hỗ trợ gạo cho các hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng; xây dựng 9 mô hình trồng rừng giống mới, hỗ trợ nâng cấp 7 vườn ươm...(Báo Hà Giang 7/9)đầu trang(
Mặc dù, Tuyên Quang đã đẩy nhanh tiến độ đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) cho các công ty nông lâm trường và thu được nhiều kết quả quan trọng, tuy vậy, khi triển khai vẫn còn gặp khó.
Theo báo cáo của Sở TN&MT Tuyên Quang, từ năm 2013 đến cuối tháng 2/2017, tỉnh đã cấp gần 240.000 GCN cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với diện tích hơn 73.000 ha. Trong đó, các tổ chức, các Công ty nông lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng đã cấp được 127 GCN với diện tích hơn 67.000 ha, đạt hơn 89% tổng diện tích đang được quản lý, sử dụng.
Tính đến tháng 6/2017, số GCN còn tồn đọng theo Chỉ thị 01-CT/TU và đất nông lâm trường trả lại địa phương chưa ký vẫn còn 16.633 Giấy; hồ sơ theo dự án đo đạc địa chính tại 41 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Lâm Bình là 67.720 Giấy.
Thực tế, việc xác định ranh giới ngoài thực địa, đo đạc, cắm mốc ranh giới đất của các Công ty nông, lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn nhiều phức tạp. Trong đó, phức tạp hơn cả là các công ty lâm nghiệp. Hầu hết các đơn vị sử dụng đất lâm trường không xác định rõ ràng ranh giới đất, chưa cắm mốc giới do vậy thường có tranh chấp, vướng mắc với người dân. Nhiều trường hợp cấp trùng GCN quyền sử dụng đất với nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, có trường hợp công ty lâm nghiệp trước đây buông lỏng quản lý đất đai trong thời gian dài để diện tích đất bị lấn chiếm, cho thuê, mượn, chuyển mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật nên làm chậm tiến độ việc đo đạc cắm mốc, lập bản đồ địa chính.
Theo lý giải của Sở TN&MT Tuyên Quang, nguyên nhân của việc này là do tiến độ đo đạc, lập hồ sơ địa chính và xây dựng dữ liệu quản lý đất đai còn chậm; diện tích chưa được đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn còn nhiều, hiện mới đo được hơn 48.000 ha/108.000 ha cần đo.
Đồng thời, việc kê khai đăng ký bắt buộc đã được thực hiện đầy đủ đến các đối tượng, tuy vậy, do sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên nhiều hồ sơ kê khai đăng ký có độ chính xác thấp về không gian, diện tích. Đặc biệt, việc giải quyết cấp GCN đối với diện tích các nông lâm trường trả về địa phương còn chậm, công tác chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, hoàn thiện hồ sơ, sổ sách lưu trữ theo quy định còn hạn chế.
Ngoài ra, do nguồn lực đầu tư cho công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai chưa đáp ứng được theo yêu cầu của lộ trình trong dự án tổng thể. Từ năm 2011 đến nay, Sở TN&MT mới được cấp kinh phí bằng 20% tổng nhu cầu. Tài liệu cơ bản về đất đai còn thiếu, chất lượng kém, diện tích chưa được đo đạc lớn, chủ yếu là sử dụng bản đồ 299 đo đạc từ năm 1982, đã có nhiều biến động lớn sau thời gian dồn điền tại 98 xã từ năm 1999 - 2004 không chỉnh lý biến động được. Đặc biệt, diện tích đất các công ty nông lâm trường trả lại địa phương cơ bản chưa được đo đạc chi tiết từng thửa nên gặp khó khăn trong trong quá trình thực hiện, vì nhiều trường hợp hộ gia đình, các nhân sử dụng đất có nguồn gốc của các công ty này, nay cấp GCN phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 6 – 7, Điều 20, Nghị định 45 năm 2014 quy định về thu tiền sử dụng đất.
Để đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới, Sở TN&MT Tuyên Quang, sẽ tập trung nguồn lực thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Riêng phần đất các công ty nông lâm nghiệp trả về địa phương, Sở đã làm việc với Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) để xin hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước về công tác đo đạc. Đồng thời, yêu cầu các công ty nông lâm nghiệp xác định diện tích đất sạch ưu tiên giao và cấp GCN ngay cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ di dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang. (Tài Nguyên & Môi Trường 7/9)đầu trang(
Liên tục trong một thời gian ngắn, tại bãi tắm tự nhiên Rào Àn thuộc Đội 9, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có nhiều du khách chết đuối. Đây là điểm du lịch tự phát nằm trong vành đai biên giới Việt - Lào.
Không biết bằng cách thức nào, hàng trăm ha rừng nguyên sinh đầu nguồn (bao gồm các khe suối tự nhiên) được chính quyền giao cho Hợp tác xã Nông lâm nghiệp sinh thái và Dịch vụ tổng hợp Rào Àn (HTX Rào Àn) quản lí, khai thác, kinh doanh.
Trong mấy năm trở lại đây, lợi dụng cảnh quan thiên nhiên ban tặng, HTX Rào Àn đã tự ý xây dựng, lập sào chốt để thu phí những người dân qua lại khu rừng này. Mới đây, họ công khai mở dịch vụ du lịch và phát hành bán vé, thu phí....
Theo ông Phan Xuân Lý, Trưởng phòng Tài chính huyện Hương Sơn: Việc HTX Rào Àn hoạt động khai thác du lịch như vậy là trái phép. Vì đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, huyện sẽ cho kiểm tra.
Người đứng đầu phụ trách HTX này là ông Trần Quốc Việt. Từ trước đến nay, ông Việt thu được bao nhiêu tiền thông qua loại hình dịch vụ này không ai biết. Số tiền thu được dùng vào mục đích gì cũng không ai trả lời được.
Mặc dù thu triệt để các loại phí dịch vụ, nhưng khi người dân vào tắm, tham quan tại đây lại không được chăm sóc, bảo đảm an toàn. Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra; tiềm ẩn các mối đe doạ rất nguy hiểm...
Ngày 25/6, tại bãi tắm Rào Àn do HTX này  quản lý đã xảy ra vụ đuối nước đau lòng. Nạn nhân là em G. (17 tuổi) ở xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn. Nạn nhân được đưa về mai táng trong sự vô can của người quản lý. Vì lợi nhuận, vì buông lỏng quản lý, bãi tắm vẫn hoạt động bình thường.
Tiếp đến, vào lúc 14h ngày 2/9, anh Nguyễn Bảo Q. ở khối 10, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn cùng 3 người bạn mua vé vào với mục đích để tắm tránh nắng.
Lúc này, trên bãi tắm có khoảng 50 người đang tắm. Tại bãi tắm lúc đó không có bảo vệ hay nhân viên nhắc nhở cảnh báo gì cả. Vì không quen với địa hình hiểm trở, anh Q. đã sảy chân vào vực sâu và bị đuối nước trong sự bất lực của những người có mặt.
Theo gia đình nạn nhân, khi mọi người phản ứng gay gắt, ông Việt đã rút túi lấy 3 triệu đồng hỗ trợ gia đình nạn nhân mai táng. Trả lời phóng viên, ông Việt chối bỏ trách nhiệm: “Chúng tôi không kinh doanh bãi tắm, chúng tôi chỉ bán vé tham quan trải nghiệm thiên nhiên. Ai mua vé cũng đều được nhắc nhở, cảnh báo không được tắm. Ai tắm và rủi ro thì người ấy tự chịu trách nhiệm”(!?).
Được biết, hiện nay gia đình các nạn nhân tử nạn tại bãi tắm Rào Àn đã có đơn gửi CQĐT và UBND huyện Hương Sơn, yêu cầu làm rõ về những cái chết thương tâm của con cái họ.
Dư luận địa phương tỏ ra hết sức bức xúc trước hành động vô cảm của những người có trách nhiệm trong Hợp tác xã Nông lâm nghiệp sinh thái và Dịch vụ tổng hợp Rào Àn. Câu hỏi đặt ra, ai đã tiếp tay để đơn vị này khai thác kinh doanh bất hợp pháp trong khu vực rừng biên giới? (An Ninh Tiền Tệ & Truyền Thông 7/9)đầu trang(
Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ về Tài sản - Bất động sản DATC tại TP Huế phối hợp với Công ty TNHHNN 1TV Lâm nghiệp Tiền Phong tổ chức đấu giá gỗ rừng trồng như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÀI SẢN:
1. Gỗ rừng trồng là Keo lai hom trồng năm 2011 gồm 02 lô thuộc khoảnh 6, 4 lô thuộc khoảnh 9 tiểu khu 129 xã Bình Thành,Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích : 20,3 ha
2. Giá khởi điểm: 2.842.000.000 Đồng (Bằng chữ: Hai tỷ, tám trăm bốn mươi hai triệu đồng chẵn)
3.Tiền đặt trước: 426.300.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm hai mươi sáu triệu, ba trăm ngàn đồng chẵn)
II. THỜI GIAN THAM KHẢO, CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ THAM GIA ĐẤU GIÁ, BÁN, NỘP HỒ SƠ ĐẤU GIÁ, TIỀN MUA HỒ SƠ VÀ NHẬN TIỀN ĐẶT TRƯỚC:
1. Thời gian, địa điểm xem tài sản: Từ ngày ra thông báo cho đến 10 giờ ngày 14/09/2017 tại xã Bình Thành, Thị xã Hương Trà, tỉnh TT Huế.(Liên hệ Công ty TNHHNN 1TV Lâm nghiệp Tiền Phong để được hướng dẫn xem tài sản)
2. Thời gian, địa điểm tham khảo, bán hồ sơ, nộp hồ sơ tham gia đấu giá: Từ ngày ra thông báo cho đến 10 giờ 00 ngày 14/09/2017 tại Văn phòng Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ về Tài sản- Bất động sản DATC tại thành phố Huế-Số 22 Tố Hữu, TP Huế
3. Cách thức Đăng ký tham gia đấu giá: Tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ về Tài sản- Bất động sản DATC tại thành phố Huế-số 22 Tố Hữu, TP Huế
4. Thời gian, địa điểm nộp tiền đặt trước: ngày 12/09/2017 ; ngày 13/09/2017 và đến 10 giờ 00 ngày 14/09/2017 tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ về Tài sản- Bất động sản DATC tại thành phố Huế. Khách hàng nộp tiền đặt trước vào tài khoản của Chi nhánh Công ty CP Tư vấn DV Về TS-BĐS DATC tại TP Huế số 55110000647573 Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
5. Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá: 500.000 đồng
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ: 08 giờ 00’’ ngày 15/09/2017 tại Văn phòng Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ về Tài sản - Bất động sản DATC tại TP Huế - Số 22 Tố Hữu, TP Huế.
IV. HÌNH THỨC ĐẤU GIÁ, PHƯƠNG THỨC ĐẤU GIÁ:
1. Hình thức đấu giá: Đấu giá bằng cách bỏ phiếu kín trực tiếp tại cuộc đấu giá theo từng vòng đấu, liên tục cho đến khi không còn người yêu cầu đấu giá tiếp, người có mức giá trả cao nhất là người trúng đấu giá.
2. Phương thức đấu giá: Phương thức trả giá lên
V. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ NHU CẦU THAM GIA ĐẤU GIÁ XIN LIÊN HỆ:
- Văn phòng Chi nhánh- Số 22 Tố Hữu, Huế. Điện thoại: 0234.3832542-0914079393.
- Công ty TNHHNN 1TV Lâm nghiệp Tiền Phong. Thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy, T.T. Huế. Điện thoại: 0234.3865905. (Đấu Thầu 8/9)đầu trang(
Trong khi người dân miền rừng đang thiếu đất sản xuất trầm trọng thì các doanh nghiệp tìm đủ mọi cách để thâu tóm đất, đẩy người dân đến bước đường cùng.
Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 8 công ty lâm nghiệp là thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam, bao gồm: Yên Lập, Đoan Hùng, Sông Thao, Tam Thắng, Tam Sơn, Xuân Đài, Thanh Hòa, Tam Thanh, trải dài khắp các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông.
Từ nhiều năm trước, những đơn vị thuộc Tổng công ty Giấy đã là bá chủ đất rừng ở khắp vùng trung du mặc cho nông dân miền rừng vật vã trong cơn thiếu đất sản xuất. Người dân bức xúc khi trong tay không có lấy một tấc đất sinh kế trong khi hàng ngày phải nhìn những dải đất rừng thuộc các nông lâm trường để hoang. Đến độ, không ít nơi dân vác rựa đòi chém cán bộ lâm trường. Có xã trên huyện Tân Sơn, đông đảo người dân kéo lên đòi phá trụ sở một công ty lâm nghiệp để đòi trả bớt đất cho họ.
Khoảng năm 2010-2011, thực hiện các đề án sắp xếp đổi mới, UBND tỉnh Phú Thọ có yêu cầu các công ty trả cho địa phương một ít đất sản xuất, nhưng nhiều năm liền, những đơn vị thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam chỉ trả phần lớn các diện tích đất tranh chấp, đất khó canh tác. Còn nhớ, khi Báo NNVN thực hiện chuyên đề về đất nông lâm trường, lãnh đạo nhiều địa phương ở miền trung du này liên tục tố Tổng công ty Giấy Việt Nam chơi xấu.
Năm 2015, trước diễn đàn Quốc hội, ông Dương Hoàng Hương, lúc ấy là Bí thư huyện Cẩm Khê, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đã phải kêu lên rằng: “Một số công ty nông lâm nghiệp, diện tích giao khoán cao hơn khả năng tổ chức sản xuất cho người lao động dẫn tới không canh tác hết. Trong khi đó nhiều hộ dân địa phương ngay cùng khu vực thiếu đất sản xuất. Một số thuê lại đất của người lao động trong các công ty nông, lâm nghiệp về sản xuất. Thực trạng này gây bức xúc đối với cả người lao động cũng như trong cộng đồng dân cư địa phương”.
Sau hàng tá những rà soát, những đề nghị, đến thời điểm hiện tại, thống kê sơ bộ cho thấy, diện tích đất rừng của những đơn vị trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn hết sức khổng lồ. Họ đang quản lý trên hồ sơ đất khoảng 32.570,2 ha và tầm 16.866,79 ha thực địa đất lâm nghiệp ở Phú Thọ.
Trong các văn bản trình Trung ương, UBND tỉnh Phú Thọ cùng các ban ngành chức năng tỉnh này đánh giá “Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty lâm nghiệp không cao, không tương xứng với tiềm năng và lợi thế đất đai, mức nộp ngân sách hàng năm thấp”, đồng thời, yêu cầu Tổng công ty Giấy Việt Nam trả bớt cho địa phương nhằm phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhưng có vẻ cũng chưa ăn thua. Kể cả khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng công ty Giấy Việt Nam lại tiếp tục sử dụng chiêu trò cũ để đối phó.
“Phương án trả những diện tích chồng lấn, hiện trạng ngoài thực địa các công ty không quản lý được để người dân địa phương, công nhân của các công ty xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ, chuyển mục đích sang trồng các loại cây khác từ nhiều năm trước…", UBND tỉnh Phú Thọ báo cáo và khẳng định Tổng công ty Giấy Việt Nam chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Doanh nghiệp chẳng khác gì “đười ươi giữ ống” trong khi người dân thiếu đất sản xuất khiến mâu thuẫn ngày càng đào sâu, thậm chí còn trở thành những cuộc chiến. Tại huyện Yên Lập, số diện tích tranh chấp lên tới 205,20 ha và phải đưa vụ việc ra TAND huyện giải quyết. Còn tại huyện Tân Sơn, người dân giành 277,3 ha đất với Cty Lâm nghiệp Tam Sơn nhưng vẫn còn hết sức cam go.
Ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Thọ nói: Tiếng là trả đất nhưng đó đa phần đều là những diện tích mà các công ty lâm nghiệp buông lỏng, không quản lý nổi nên có có giao lại cũng rất khó để tổ chức sản xuất.
Con đường vào xã Tây Cốc, miền rừng xanh ngắt thuộc huyện Đoan Hùng, từng tốp nông dân bản địa đang làm lầm lụi khai thác gỗ keo. Rừng xanh đấy, keo to đấy, nhưng tất tật đều của Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng. Dân bản địa chỉ làm thuê lấy công. Chủ tịch UBND xã Tây Cốc, ông Nguyễn Trung Hiếu nói với tôi, từ dạo thôi phát canh thu tô, các công ty lâm nghiệp chuyển sang hình thức giao khoán cho các công nhân của công ty rồi để những công nhân này tự thuê lại lao động địa phương tổ chức sản xuất. Nông dân Tây Cốc thiếu đất sản xuất trầm trọng, nhìn sang đất lâm trường bạt ngàn thèm lắm.
Lời ông chủ tịch xã nửa nghe như tiếc, nửa lại xót xa. Nhưng biết làm sao được. Tổng diện tích đất sản xuất ở Tây Cốc tầm khoảng 500 ha. Trong đó, Cty lâm nghiệp Đoan Hùng chiếm 189 ha, Cty chè Phú Bền chiếm 200 ha. Số còn lại, 1.700 hộ dân, hơn 6.700 nhân khẩu trong xã chia nhau. Mấy năm nay, nông dân Tây Cốc trồng bưởi, khai thác đến kiệt cùng quỹ đất được khoảng 20 ha, nhưng mỗi năm cũng thu 7-8 tỷ đồng. Ông Chủ tịch UBND xã tiếc là bởi: Nếu có đất thì dân ở đây chắc chắn sẽ nhanh giàu.
Ông Phạm Đức Hạnh, trưởng thôn 3 xã Tây Cốc cũng nói như than thở: Công ty Lâm nghiệp tính kiểu xôi đỗ, chỗ nào đất thịt, đất sản xuất tốt thì giữ, chỗ nào đồi đá thì chừa cho dân. Chú xem quanh thôn đấy. Đồi rừng tất tật của công ty hết, chỉ có 2 quả núi trọc, đất đá khó canh tác thì họ bỏ lại. Dân không có đất sản xuất nên đành phải chấp nhận làm thuê. Thanh niên hết học, không có công ăn việc làm bỏ đi tứ xứ hết cả.
Thôn 3 tứ bề đều là đồi keo xanh ngằn ngặt. Rừng của Cty Lâm nghiệp Đoan Hùng vây sát đến tường nhà các hộ dân. Thế nên, dù địa giới hành chính khá rộng, nhưng đa phần đều là đất rừng của doanh nghiệp. Nếu đem diện tích đất sản xuất mà nhân dân đang sở hữu so với đất lâm trường chẳng bõ bèn gì. Bi kịch ở ngay trước mắt. Tại thôn này, Cty Lâm nghiệp Đoan Hùng đã lập một đội quản lý sản xuất chỉ có 8 người nhưng phụ trách gần cả trăm ha đất rừng, còn 750 khẩu thôn 3 đa phần chấp nhận bán sức cho các hộ nhận khoán để kiếm sống.
Đau đớn hơn, khi chứng kiến người dân bản địa trồng bưởi hiệu quả, Cty Lâm nghiệp Đoan Hùng cũng khoán cho công nhân tổ chức trồng 5 ha ở thôn 3. Đất đẹp, lại còn xây bể nước tưới hẳn hoi nhưng hiện trạng bây giờ chỉ toàn cỏ dại. Lý do công nhân nhận khoán trồng cho xong việc, không chăm sóc nên chết hết, cả quả đồi bỏ hoang từ mấy năm nay.
Có lẽ nhiều năm chứng kiến thảm cảnh ấy nên Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đoan Hùng, ông Nguyễn Hoàng Minh bức xúc: Nói thẳng ra là các công ty lâm nghiệp giữ đất nhưng quản lý và sản xuất kém. Đơn cử Cty Lâm nghiệp Đoan Hùng, quản lý hơn 2.000 ha đất nhưng thử hỏi họ đã nộp ngân sách được bao nhiêu? Một chu kỳ trồng keo dài 6-7 năm, thu tiền trăm triệu đấy, nhưng nếu tính lãi mỗi năm chỉ bằng một cây bưởi.
Công nhân kêu khổ, công ty thì chả đóng ngân sách được bao nhiêu nhưng người dân thiếu đất sản xuất các ông không chịu nhả ra. Vừa rồi Sở NN-PTNT Phú Thọ phối hợp rà soát đề xuất tỉnh xin 300 ha tại 7 xã công ty đang quản lý để giao cho dân trồng bưởi nhưng các ông ấy cứ lấy lý do này nọ. Chúng tôi tính, nếu nhân dân có được chừng ấy đất trồng bưởi chắc chắn sẽ đẻ ra nhiều tỷ phú. Từ nhiều năm nay, dân trồng bưởi Bằng Luân thu 300-400 triệu đồng/ha, trồng bưởi Chí Đám thu 600 triệu đồng/ha rồi. Nhưng đất trồng bưởi của cả huyện chưa bằng đất công ty lâm nghiệp quản lý, trong khi quỹ đất cũng đã hết rồi.
Vì sao các công ty lâm nghiệp khư khư giữ đất? Xin thưa, cho dù với năng lực không thể sản xuất hết thì họ vẫn quyết tâm giữ. Bởi thực tế, các công ty lâm nghiệp đang sống dựa vào chính sách giao khoán, dựa vào thực trạng người dân không có đất buộc phải làm thuê cho các hộ nhận khoán. Một công nhân nhận khoán ở xã Tây Cốc đã tiết lộ: Bây giờ không phát canh thu tô nữa nhưng công ty giao công cho các hộ nhận khoán và trả tiền. Tiền nhân công 15-17 triệu đồng/chu kỳ. Tiền trồng chăm sóc từ 15-17 triệu/ha… Sau chu kỳ 7 năm, làm tốt thu được khoảng 80-100 triệu đồng/ha.
Nếu đúng như những gì những người nhận khoán nói, các công ty chỉ việc chi tiền cho các hộ nhận khoán và thuê người thu sản phẩm đem bán. Không biết đây có phải là một hình thức phát canh thu tô kiểu mới hay không?
Chúng tôi tiếp tục đến các xã Ca Đình, Phương Trung rồi nhiều xã khác ở miền rừng Phú Thọ, nghịch lý này đang có khắp mọi nơi.
Chiếm phần lớn diện tích đất lâm nghiệp “bờ xôi ruộng mật” nhưng trong nhiều năm liền các công ty lâm nghiệp không đóng nộp tiền thuê đất do hưởng các chính sách ưu đãi ở vùng khó khăn. Còn tiền nộp vào ngân sách nhà nước của các công ty lâm nghiệp lại càng không thể tin nổi.
Theo thống kê, năm 2014, các thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam như Cty Lâm nghiệp Thanh Hòa nộp ngân sách được 26,5 triệu đồng, Cty Lâm nghiệp Sông Thao nộp được 2,1 triệu đồng, Cty Lâm nghiệp Yên Lập nộp 1 triệu đồng, Tam Sơn nộp 9,1 triệu đồng…
Cũng theo thống kê, có đến 3.513,53 ha do các đơn vị của Tổng công ty Giấy Việt Nam quản lý không được tổ chức sản xuất, gây lãng phí tài nguyên đất vô cùng. (Nông nghiệp Việt Nam 7/9)đầu trang(
16/6/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định 1008/QĐ-UBND “Phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030”.
Riêng về lâm nghiệp, đề án này đề ra mục tiêu giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp bình quân hàng năm tăng 8,5-9%, phấn đấu đến năm 2020 tỉ trọng giá trị sản xuất lượng lâm nghiệp (tính theo giá so sánh 2010) chiếm 2% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản; phấn đấu 5 năm (2016-2020) trồng mới rừng tập trung đạt khoảng 30.000ha (bình quân mỗi năm trồng khoảng 6.000ha), trong đó rừng phòng hộ, rừng đặc dụng khoảng 700ha/năm, rừng sản xuất khoảng 5.300ha/năm; chăm sóc rừng trồng khoảng 15.000ha/năm; khám bảo vệ rừng phòng hộ khoảng 16.000ha/năm; rừng đặc dụng khoảng 8.300ha/năm; khai thác gỗ rừng trồng khoảng 150.000m3/năm.
Đề án này nhấn mạnh việc triển khai thực hiện các dự án trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn các lưu vực sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ và rừng đầu nguồn các công trình thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh, La Hiêng, Đá Đen và các dự án trồng rừng ven biển chắn sóng, chắn cát, bảo vệ đê biển, chống xâm thực ven biển.
Thực hiện dự án này, trong những năm qua, Phú Yên triển khai trồng mới mỗi năm 5.000ha rừng kinh tế (đạt 80% chỉ tiêu dự án đề ra).
Riêng rừng đầu nguồn và rừng đặc dụng, người dân mong muốn Nhà nước có cơ chế phù hợp, kể cả xã hội hóa, để đầu tư khôi phục các loại danh mộc quý hiếm như gõ, cẩm lai, cà te, hương, chò, bằng lăng, kiền kiền, sao… để khôi phục rừng bền vững.
Phú Yên là tỉnh ven biển nhưng có đến 3/4 diện tích tự nhiên là núi rừng. Khôi phục các giống cây quý hiếm, trồng đại trà trên diện rộng ở rừng đầu nguồn là yếu tố phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, để lại di sản quý báu cho thế hệ sau. (Báo Phú Yên 7/9)đầu trang(
Sáng 8/9, tại thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh phối hợp với Sở Nông lâm nghiệp Khăm Muộn và Bôlykhămxay (CHDCND Lào) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả phối hợp quản lý, bảo vệ rừng khu vực biên giới Việt - Lào.
Từ năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh, Khăm Muộn và Bôlykhămxay đã cung cấp trên 28 thông tin quan trọng để kiểm tra, bắt giữ, xử lý các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lưu thông lâm sản. Qua đó đã bắt giữ, xử lý 25 vụ, tịch thu 114,62 m3 gỗ các loại, 359,8 kg động vật rừng, 12 phương tiện. Qua công tác phối hợp đã đẩy đuổi hàng trăm lượt người không có phận sự vào các khu vực rừng giáp ranh...
Tại hội nghị, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo và bàn kế hoạch phối hợp tuần tra, quản lý khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ trái phép tại khu vực biên giới; tình hình kiểm soát xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ qua Cửa khẩu Cha Lo và Cửa khẩu Cầu Treo…
Trong ngày mai, hội nghị sẽ tiến hành thảo luận các nội dung liên quan đến biên bản ghi nhớ về phối hợp kiểm soát khai thác gỗ trái phép vùng giáp ranh các tỉnh Khăm Muộn – Hà Tĩnh - Bôlykhămxay. (Báo Hà Tĩnh 8/9)đầu trang(
Thừa Thiên - Huế đang chú trọng phát triển giống cây lâm nghiệp, đầu tư thâm canh trồng rừng gỗ lớn đạt 13.000 ha vào năm 2020.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tiến hành cơ cấu các loại rừng theo hướng củng cố diện tích rừng đặc dụng hiện có, rừng phòng hộ ở những nơi xung yếu, đầu nguồn và rừng phòng hộ chắn sóng, chắn gió cát ven biển, đầm phá. Tỉnh ưu tiên mở rộng diện tích rừng sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 có 128.435 ha diện tích rừng sản xuất trong tổng số 293.240 ha đất có rừng của toàn tỉnh.
Cơ cấu ba loại rừng đến năm 2020 sẽ là rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ trên 26%; rừng phòng hộ chiếm hơn 30% và rừng sản xuất (dạng trồng rừng kinh tế) chiếm tỷ lệ gần 44%.
Bên cạnh đó, Thừa Thiên - Huế chú trọng phát triển giống cây lâm nghiệp; đầu tư thâm canh, trồng rừng gỗ lớn đạt 13.000 ha vào năm 2020, trong đó rừng được cấp chứng chỉ FSC 5.000 ha để từng bước thay thế dần gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu dân dụng và cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, tăng giá trị rừng trồng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện mỗi năm, toàn tỉnh trồng mới từ 4.500-5.000 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 58% so với diện tích đất tự nhiên; đến năm 2020 tỷ lệ này phấn đấu đạt 61%.
Theo ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, giống là vấn đề then chốt quyết định đến chất lượng và năng suất rừng trồng. Nơi nào quản lý giống tốt thì nơi đó có năng suất và chất lượng rừng trồng tăng cao. Vì vậy, tỉnh đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nhân rộng mô hình sản xuất cây con phục vụ cho việc trồng rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô.
Toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện có 56 nguồn giống lâm nghiệp với gần 45ha; trong đó chủ yếu bằng các hình thức nhân giống truyền thống như gieo hạt, vườn cung cấp hom và nhân giống hữu tính… để phục vụ cho việc trồng rừng. Các nguồn giống đã và đang được sử dụng hiệu quả, đảm bảo nguồn cung cấp chất lượng tốt để sản xuất cây con trồng rừng, đáp ứng nhu cầu trồng rừng ngày càng cao của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Gần đây, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp, sản xuất cây con bằng phương pháp nuôi cấy mô thay thế lai hom trên cây keo lai. Đối với cây keo lai, rừng trồng từ keo lai hom thường có tuổi thọ 6-7 năm, sau thời gian này cây có hiện tượng rỗng ruột, ra hoa, cây bị nấm bệnh.
Điều này đã được khắc phục bằng biện pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô cây keo lai. Ưu điểm của nuôi cấy mô keo lai là tái tạo được sự non trẻ (hay làm trẻ hóa những cây thân gỗ). Giống keo lai được sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô có ưu thế hơn trong sản xuất gỗ lớn, tuổi thọ keo lai mô kéo dài đến hơn 10 năm.
Đáng chú ý, trồng rừng ở Thừa Thiên - Huế trong những năm gần đây phát triển mạnh nhờ tìm ra được bộ giống cây trồng thích hợp như keo lai, tràm hoa vàng, các loại phi lao, thông nhựa, sao, quế, dó bầu và một số cây bản địa khác. Nguồn giống keo hom được các đơn vị lâm nghiệp, hộ cá nhân trên địa bàn tỉnh sản xuất khoảng 22 triệu cây (trong đó khoảng 1 triệu cây nuôi cấy mô), đảm bảo chất lượng và số lượng cung ứng nhu cầu sản xuất.
Ông Nguyễn Trọng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đến nay, cây giống được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô được các đơn vị trồng rừng, người dân ưa chuộng vì chất lượng cây trồng đảm bảo, ít bị gãy đổ do gió bão. Mặt khác, nếu những năm trước đây, năng suất gỗ rừng trồng chỉ đạt khoảng 50-60m3/ha, thì hiện nay do nguồn giống được cải thiện, chất lượng tốt nên năng suất đạt từ 100-120 m3/ha, tăng gấp hai lần. (Bnews 8/9)đầu trang(
TAND TX.Hương Trà tiếp tục đưa ra xét xử lần 3 đối với bị cáo Nguyễn Văn Quyền (SN 1960), trú tại tổ 8, phường Hương Hồ, Tx.Hương Trà, tỉnh TT-Huế bị TAND Tx.Hương Trà về tội “Hủy hoại tài sản”.
Theo hồ sơ vụ án, tốt nghiệp kỹ sư lâm nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Huế, sau thời gian hơn 10 năm làm việc tại Lâm trường Tiền phong (TT-Huế), ông Quyền xin nghỉ việc về quê khai hoang đất trồng rừng. Năm 2006, ông Quyền nhận chuyển nhượng thêm đất rừng của 3 hộ dân tại Tiểu khu 113 (thuộc núi Kỳ Nam, phường Hương Hồ, TX. Hương Trà) và tiến hành trồng cây rừng.
Tháng 5/2012, ông Quyền thuê người mở con đường dài khoảng 2000m từ chân đồi lên đỉnh núi để thuận tiện cho việc khai thác rừng trồng. Thấy phía trên đỉnh đồi (cạnh khu đất mình) thuộc khu đất của HTX Nông nghiệp Hương Hồ 2 giao cho gia đình ông Bùi Văn Thuận sử dụng có diện tích đất bị bỏ hoang nên sáng ngày 20/3/2013, ông Quyền đã thuê ông Nguyễn Văn Toàn khai thác rừng trồng tại Tiểu khu 113 núi Kỳ Nam và cưa được 60 cây thông. Khi đang tập kết số gỗ khai thác được dưới chân núi thì lực lượng chức năng phường Hương Hồ đã đến lập biên bản, thu giữ tang vật.
Ngày 24/10/2013, ông Quyền bị Công an TX. Hương Trà khởi tố, bắt tạm giam về tội “trộm cắp tài sản” với tang vật là 8,125m3 gỗ thông, được định giá hơn 12 triệu đồng. Bị hại trong vụ án được cho là Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Hồ 2.
Ngày 7/3/2014, TAND TX. Hương Trà đã mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Quyền 9 tháng tù giam về tội “trộm cắp tài sản”.
Cho rằng bản án mà TAND TX.Hương Trà tuyên phạt dành cho mình là không đúng, bị cáo Quyền đã làm đơn kêu oan, kháng cáo lên cấp TAND tỉnh.
Ngày 27/5/2014, TAND tỉnh TT-Huế mở phiên tòa phúc thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Viện KSND TX. Hương Trà để điều tra lại, nguyên nhân khiến bản án sơ thẩm bị hủy bỏ là vì đã “vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng” và nhiều tình tiết chưa được làm rõ.
Cụ thể, các vấn đề chưa được làm rõ gồm: nguồn gốc đất và cây thông bị chặt phá do ai quản lý? Việc bị cáo Quyền thuê người làm đường (trong thời gian hơn 1 năm), chặt cây chính quyền có biết không? Việc cấp quyền sử dụng đất rừng cho vợ chồng ông Bùi Văn Thuận mục đích gì, trên đất có những tài sản gì, do ai quản lý? Vì sao bị cáo Quyền có đơn khiếu nại kết quả định giá tài sản nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng TX. Hương Trà không giải quyết theo đúng luật định?.
Sau khi tòa phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại. Ngày 30/6/2015, TAND TX. Hương Trà tiếp tục đưa bị cáo Nguyễn Văn Quyền ra xét xử lại, nhưng lần này tội danh của bị cáo đã được thay đổi từ “Trộm cắp tài sản” sang “Hủy hoại tài sản” và tuyên phạt bị cáo Quyền 9 tháng tù giam.
Tại phiên tòa xét xử lần này bị cáo Quyền và người thân tiếp tục kêu oan và có đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm TAND tỉnh TT-Huế xem xét lần 2. Trong một số đơn kêu oan gửi đến các cơ quan báo chí, bị cáo Quyền cho rằng Tòa sơ thẩm đã hình sự hóa vụ án dân sự thông thường.
Hơn 1 năm sau, ngày 16/8/2016, TAND tỉnh TT-Huế tiếp tục mở phiên tòa phúc thẩm lần 2 đưa ra xét xử lần 2 vụ án “Hủy hoại tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Văn Quyền và lần này TAND tỉnh TT-Huế lại một lần nữa đưa ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại do nhiều tình tiết trong vụ án chưa được làm rõ, đặc biệt là việc xác định bị hại trong vụ án.
Theo đó, tại phiên tòa phúc thẩm lần này, đại diện VKSND tỉnh TT-Huế đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Quyền và giữ nguyên bản án của tòa sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Quyền 9 tháng tù giam về tội “Hủy hoại tài sản”.
Tuy nhiên, tranh luận tại phiên tòa, Luật sư Nguyễn Văn Phước – người bào chữa cho bị cáo cho rằng, cần làm rõ tội danh hủy hoại tài sản đối với trường hợp của bị cáo Quyền. Bởi, trong vụ án này giá trị của 60 cây thông mà bị cáo Quyền khai thác được định giá hơn 12 triệu đồng đã được HTX đồng ý không có khiếu nại gì và 13 cây thông bị đốt cháy được xác định chưa đến 300 nghìn đồng. Vì vậy, nếu có yếu tố gây thiệt hại thì giá trị thiệt hại do bị cáo Quyền gây ra chỉ chưa đến 300 nghìn đồng là không đủ cơ sở cấu thành tội phạm.
Luật sư Phước còn cho rằng, số cây thông mà bị cáo Quyền khai thác trong vụ án này chưa xác định được chủ sở hữu. Đây là tội danh xâm phạm đến quan hệ sở hữu, nhưng người nào là chủ sở hữu của số cây thông này vẫn chưa thể xác định được là của HTX Nông nghiệp Hương Hồ 2, Nhà nước hay là của ông Thuận?.
Căn cứ tranh luận tại phiên tòa, TAND tỉnh TT-Huế cho rằng, đối với một số diện tích đất của HTX Nông nghiệp Hương Hồ 2 đã được UBND TX.Hương Trà cấp cho một số hộ dân thì tài sản đó thuộc về các hộ dân, chứ không còn là tài sản của HTX. Do đó, chưa thể xác định được chủ sở hữu tài sản bị thiệt hại; không đưa 6 hộ dân có rừng bị đốt cháy vào tham gia tố tụng với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, TAND tỉnh TT-Huế quyết hịnh hủy bản án sơ thẩm lần 2 của TAND TX.Hương Trà, yêu cầu tòa sơ thẩm điều tra xét xử lại.
Sau 2 lần nhận được quyết định tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh TT-Huế đối với vụ án, sáng 7/9/2017, TAND TX.Hương Trà tiếp tục đưa ra xét xử lần 3 vụ án với nhiều tình tiết được tranh luận tại phiên tòa đến từ phía luật sư bào chữa cho bị cáo là ông Nguyễn Văn Phước – Đoàn luật sư tỉnh TT-Huế, cũng như của bị cáo tại phiên tòa.
Theo kết luận truy tố từ VKS TX.Hương Trà lần này xác định, ngày 21/3/2013 tại tiểu khu 112 và 113 thuộc dãy núi Kỳ Nam, phường Hương Hồ, TX.Hương Trà, ông Nguyễn Văn Quyền lợi dụng sơ hở trong việc quản lý tài sản của HTX NN Hương Hồ 2 và khu vực xa dân cư, Quyền đã thuê người chặt phá 60 cây gỗ thông có khối lượng 8,125m3 có giá trị thiệt hại là 12.187.500 đồng và trước đó vào ngày 19/2/2013, Quyền còn thuê người đốt thực bì làm cháy 13 cây thông có khối lượng 0,4247m3 với giá trị thiệt hại là 297,290 đồng. Tổng thiệt hại là 12.484.790 đồng.
Đại diện VKS TX.Hương Trà vẫn tiếp tục truy tố bị cáo Nguyễn Văn Quyền về tội “Hủy hoại tài sản” giữ nguyên tội danh như ban đầu. Tuy nhiên, theo luật sư Phước – người bào chữa cho bị cáo cho rằng tội danh trong cáo trạng của VKS là không có căn cứ. Bởi lẽ, việc bị cáo Quyền chặt cây là vì mục đích trồng mới rừng thông chứ không phải hủy hoại tài sản như VKS truy tố và vị luật sư chỉ đồng ý với kết luận bị cáo Quyền phạm tội hủy hoại tài sản đối với 13 cây thông bị đốt, trong khi 13 cây thông chỉ có giá trị chưa đến 300 nghìn đồng nên không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được.
Điều đáng nói trong vụ án này là để thực hiện được việc chặt thông để trồng mới trên diện tích đất hoang của gia đình ông Thuận thì bị cáo Quyền đã bỏ ra gần 100 triều để đầu tư làm đường cũng như thuê nhân công.
Tranh luận tại phiên tòa, bị cáo Quyền cho rằng sở dĩ bị cáo có hành vi chặt rừng như vậy là do thấy diện tích đất của ông Thuận được HTX NN Hương Hồ 2 giao cho sản xuất nhưng nhiều năm bỏ hoang không sử dụng, nên đã tiến hành cải tạo trồng mới.
Có mặt tại phiên tòa, 6 hộ dân có nghĩa vụ liên quan được TAND TX.Hương Trà mời lên đều không có ý kiến gì về việc một số diện tích rừng của mình bị bị cáo Quyền đốt cháy vì cho rằng diện tích bị đốt không đáng kể.
Đặc biệt trong vụ xử án lần này, gia đình bị cáo và luật sư Phước đã đưa lên HĐXX một cuốn băng ghi lại cảnh đốt lớp thực bì trong rừng thuộc diện tích trên đất ông Thuận nhưng không được HĐXX chấp nhận với lý do thời điểm xảy ra vụ án vượt quá thời gian so với thời điểm ghi lại cuốn băng.
Sau nhiều giờ tranh luận tại phiên tòa, nhiều vấn đề mới đã được tháo gỡ, HĐXX cho rằng trong quá trình điều tra bị cáo Quyền đã thành khẩn khai báo, bản thân bị cáo Quyền sinh hoạt tại địa phương tốt, có nơi cư trú rõ ràng, bản chất vụ án không nghiêm trọng nên đã cân nhắc xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo theo điều 60 của BLHS.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Quyền 9 tháng tù treo.
Kết thúc phiên tòa, phía dưới hội trường xét xử những tràng pháo tay đã vang đồng tình với bản án mà HĐXX dành cho bị cáo Quyền. Phía xa, ngoài cổng hội trường những người thân của bị cáo đã bật khóc ôm trầm lấy bị cáo, nhiều người đã đến bắt tay, động viên bị cáo, bởi đây là điều mà bị cáo Quyền đã chờ đợi trong gần 4 năm qua. (Công Lý 7/9)đầu trang(
Sáng 7/9, tại Vũ Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội thảo Đề án khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp để phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Mở đầu hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nêu rõ tầm quan trọng, quan điểm và mục tiêu của đề án, đồng thời yêu cầu các ngành, các địa phương, các thành viên thao dự hội thảo phát huy tinh thần trách nhiệm, sự hiểu biết của mình để đóng góp những ý kiến, tham luận có chất lượng để Đề án đạt được mục tiêu đề ra.
"Đề án phải tuân thu quy hoạch, pháp luật và đạt hiệu quả cao; ưu tiên chế biến sâu, sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường...", Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Đề dẫn hội thảo do Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt trình bày nêu rõ: Mục tiêu đề án là quản lý, bảo vệ và phát triển bề vững 360.700 ha rừng và đất lâm nghiệp hiện có theo quy hoạch, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng NTM; đưa tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên đất lâm nghiệp từ 3.000 tỷ đồng năm 2016 lên khoảng 7.500 tỷ đồng vào năm 2025.
Chuyển đổi khoảng trên 6.300 ha rừng và đất lâm nghiệp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực với giá trị đạt khoảng 5.400 tỷ đồng; hoàn thiện hệ thống các cơ sở chế biến theo quy hoạch, hoàn thành việc xây dựng 2 nhà máy ván sợi: MDF, OSP, OKAL, kim gạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 90 triệu USD/năm; cơ bản gỗ rừng trồng được chế biến tinh sâu và tiến tới sản xuất sản phẩm hoàn thiện.
Tỉnh kêu gọi được một số doanh nghiệp lớn vào đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch tại một số điểm như Ngàn Trươi - Cẩm Trang, hồ Kẻ Gỗ, Nước Sốt - Kim Sơn, hồ Rào Trổ, thác Vũ Môn, hình thành các tour, tuyến kết nối với điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đưa diện tích gây trồng, tái tạo lâm sản ngoài gỗ đến năm 2025 đạt khoảng 26.000 ha, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho khoảng 70.000 lao động.
Đề án cũng xác định 13 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Một số nội dung trọng tâm định hướng cho các đại biểu tập trung thảo luận là: Phát triển cây ăn quả gắn với các trang trại nông lâm kết hợp; phát triển trồng rừng nguyên liệu; phát triển rừng gỗ lớn từ rừng tự nhiên; phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh; việc rà roát quỹ đất để cho các doanh nghiệp thuê phát triển, ổn định nguyên liệu cho các nhà máy chế biến...
Một số đại biểu cho rằng, Đề án chưa xác định rõ về phát triển kinh tế trang trại; phát triển cây chè; kinh phí cho phát triển rừng sản xuất còn rất hạn chế; giá trị đạt 100 triệu/ha rừng sản xuất đến năm 2025 là quá cao, cần xem lại vì rừng chủ yếu vẫn là phòng hộ và đặc dụng...
Góp ý tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, việc ra đời Đề án là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu, xu thế phát triển chung; đồng thời kiến nghị chính quyền, các ngành cần quan tâm đến quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; nên áp dụng mô hình nông lâm kết hợp, khép kín; xây dựng thương hiệu cây ăn quả; phát triển rừng trồng gỗ lớn; thực hiện các biện pháp sản xuất trên đất dốc, tránh xói mòn; thực hiện theo hướng xanh, sạch, bền vững; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, vốn ưu đãi và đầu ra sản phẩm; đặt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng lên hàng đầu; đầu tư hạ tầng lâm nghiệp; quan tâm giống cây, giống con...(Báo Hà Tĩnh 7/9)đầu trang(
Cũng giống như các công ty lâm nghiệp, rất nhiều Ban quản lý rừng phòng hộ các địa phương đang quản lý diện tích đất rừng khổng lồ. Thực trạng mà một lãnh đạo ở Sở NN-PTNT tỉnh Phú Thọ đã dùng từ “bất công với dân”.
Chiều muộn ở xứ Mường Yên Lãng thuộc miền rừng huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), Đinh Văn Bồng - anh cán bộ phụ trách lâm nghiệp xã nói với tôi: Anh thấy có nơi nào như nơi này không, đất rừng bạt ngàn thế này, đẹp thế này mà người dân các thôn bản, từ già đến trẻ mỗi ngày đi hàng mấy chục cây số lên tận TP Hòa Bình làm thuê, nếu không thì cũng làm thuê ngay trên đất của mình.
Những cánh rừng trồng Yên Lãng đẹp thật. Đồi bát úp gối lớp nhau từ khu vực Suối Vàng nối ra tận cánh đồng trồng lúa được phủ bởi màu xanh của keo đã sắp đến chu kỳ khai thác. Đường sá chạy tận chân đồi nên dù là xã vùng xa nhưng một chu kỳ khai thác có thể thu 80 - 100 triệu đồng/ha.
Chỉ có điều đất rừng ấy không phải của dân Yên Lãng mà là của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa. Dân trồng đấy, dân chăm sóc đấy nhưng dân không có quyền quyết định bất cứ điều gì cả.
Toàn xã Yên Lãng có 1.297ha đất tự nhiên, hơn một nửa trong số đó là đất rừng (754ha), thực trạng thiếu đất sản xuất ở miền rừng này đã ở mức báo động. 876 hộ, 3.968 nhân khẩu nhưng chỉ có 180ha đất lúa. Lẽ dĩ nhiên, người miền rừng phải sống dựa vào rừng rồi, nhưng những cán bộ xã này nói như than: Nếu dân Yên Lãng chỉ biết dựa vào rừng thì chỉ có nước đói mốc mồm.
Trong số 754ha đất rừng ở Yên Lãng có 128,4ha rừng phòng hộ thuộc quản lý của BQL rừng phòng hộ Sông Bứa. Thực tế ở đây đã chứng minh rằng, tại sao đây vẫn là xã đặc biệt khó khăn (chính sách 135), tại sao người dân đầu tắt mặt tối vẫn bị đói nghèo đeo bám.
Cán bộ lâm nghiệp Đinh Văn Bồng kể, xưa cả cánh rừng Suối Vàng đều là đồi núi trọc. Từ năm 1996 Nhà nước đã giao cho dân canh tác. Dần dà người dân địa phương phát canh trồng rừng. Đời sống cũng ổn. Nói không ngoa, rừng Suối Vàng là công sức, mồ hôi và máu của người dân Yên Lãng. Đến khoảng năm 2012 thấy người ta về đo vẽ rồi làm thủ tục với địa phương, đưa rừng của dân biến thành rừng phòng hộ và giao cho BQL rừng phòng hộ Sông Bứa quản lý. Nông dân dỗng dưng mất đất, nếu muốn tiếp tục trồng rừng phải hợp đồng liên kết với BQL, thực chất là làm thuê.
“Trồng rừng phòng hộ người dân mất quyền tự chủ. Tất nhiên nhà nước có hỗ trợ đầu tư, nhưng đến chu kỳ khai thác người dân không có quyền quyết định mà phải chờ BQL về kiểm tra tiêu chuẩn. Bất cập hơn nữa là dân cũng không được phép khai thác hết mà chỉ tối đa 30% diện tích”, Đinh Văn Bồng tâm tư.
Có lẽ chính vì những bất cập như thế nên từ năm 2012 đến nay, cả Yên Lãng chỉ có 11 hộ chấp nhận tham gia hợp đồng trồng rừng phòng hộ với BQL Sông Bứa. 7 hộ ở thôn Đành (10,6ha), 4 hộ ở thôn Né (7,3ha). Những con số quá ít so với diện tích 128,4ha đất rừng của BQL rừng phòng hộ đang sở hữu trên địa bàn xã.
Anh Bồng dẫn tôi vào thôn Né, thôn Đành. Chiều gần muộn mà vắng hoe hoắt. Đa phần nông dân những thôn này đã đi lên tận TP Hòa Bình làm thuê. “Kia là hộ Đinh Mạnh Tiến, hợp đồng trồng rừng phòng hộ 3,7ha, nhiều nhất xã. Kia nữa là hộ Đinh Tiến Sĩ, Đinh Xuân Song, Đinh Văn Toàn… Tất cả họ đều đi làm thuê hết rồi. Anh bảo, trồng rừng phòng hộ ngặt nghèo như thế thì lấy đâu ra tiền để tái đầu tư. Chu kỳ trồng rừng phòng hộ dài hơn, tiêu chí khắt khe hơn, trói người dân không có cách gì bung ra được. Dân chán lắm”, anh cán bộ lâm nghiệp xã tiếp tục phân trần.
Chủ tịch UBND xã Yên Lãng, ông Đinh Văn Tình xác nhận: trong số 128,4ha rừng phòng hộ chúng tôi đã khảo sát chỉ có tầm 30 - 40ha là có vai trò phòng hộ thôi. Còn lại đều là đất rừng sản xuất hết. Xã cũng nhiều lần đề xuất xin rút 85ha trong diện tích này ra cho bà con sản xuất bởi nhu cầu đất đai của địa phương đã bức xúc lắm rồi nhưng chưa được chấp thuận”.
Ông Tình còn phân tích thêm, diện tích đất ấy chúng tôi tính, nếu giao cho dân trồng không thua gì phòng hộ, thậm chí còn tốt hơn vì dân được chủ động. Chứ cứ thế này thì bất cập quá. Thử hỏi có nơi nào diện tích rừng phòng hộ lại nằm ngay mép ruộng, nằm bên dưới diện tích rừng sản xuất hay không?
Đấy là chưa tính nguồn vốn ngân hàng cho người trồng rừng vay với lãi suất ưu đãi 0,01% trong vòng 10 năm, thậm chí 5 năm đầu họ không tính lãi, nhưng mà cả xã không được nhiều hộ đủ tiêu chí vay. Ngân hàng yêu cầu các đối tượng phải có diện tích từ 1ha trở lên, nhưng trong xã số hộ đáp ứng đủ tiêu chí này không được bao nhiêu cả.
Thống kê mới đây, Yên Lãng còn tới 36,9% hộ nghèo, một trong những nguyên nhân chính là do thiếu đất sản xuất. Và khắp miền rừng huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê… người dân tham gia trồng rừng phòng hộ vẫn đang phải đội lên đầu chiếc vòng kim cô “rừng phòng hộ” ngày một siết chặt.
Nằm ngay trên trục đường lớn của thị trấn Thanh Sơn, trụ sở của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bứa khá khang trang, thậm chí còn có thể gọi là hoành tráng. Theo quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ, đơn vị này được giao quản lý 21.617ha rừng trải dài khắp 31 xã thuộc hai huyện Tân Sơn và Thanh Sơn. Và thật khó tin, nhân sự của cả ban chỉ vỏn vẹn có 7 biên chế mà thôi.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc BQL rừng phòng hộ Sông Bứa tính sơ sơ thì mỗi cán bộ lãnh đạo của đơn vị mình đang phụ trách xấp xỉ 3.000ha rừng, lại nằm rải rác ở quá nhiều xã, có những nơi cách xa trung tâm hơn 60km… Nhưng đó chưa phải là những vấn đề bất cập nhất.
Tiền thân của BQL Sông Bứa là Ban dự án 661 hay còn gọi là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Kể từ khi thành lập vào năm 2012, số diện tích BQL Sông Bứa đã được phân định rạch ròi gồm 15.000ha rừng tự nhiên và 6.000ha rừng trồng. Chính ông Tuấn thừa nhận, với số diện tích rừng trồng, cách khả thi nhất là thực hiện các hợp đồng liên kết với người dân bởi chỉ với chừng ấy con người, trồng được một ha đã khó chứ nói gì đến hàng nghìn ha.
Cũng may, chính thực trạng thiếu đất sản xuất trầm trọng nên người dân các địa phương ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chấp nhận tham gia liên kết, bất chấp những quy định hết sức ngặt nghèo.
“Người dân có thể tham gia trồng rừng phòng hộ bằng hai hình thức. Có sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc không. Hình thức thứ nhất người dân được hỗ trợ 30 triệu/ha trong vòng 4 năm nhưng đến chu kỳ khai thác chỉ được thu 20% diện tích. Hình thức thứ hai, không hỗ trợ gì, được thu 30% diện tích. Chúng tôi cũng biết nhu cầu đất sản xuất của người dân là thiếu. Ngoài ra, mỗi năm tham gia trồng rừng phòng hộ còn phải đóng cho UBND xã 80kg lúa gọi là nghĩa vụ. Nhưng đã là quy định thì biết làm sao được”, ông Tuấn phân trần.
Nói cách khác, với chính sách như hiện nay, nếu có đất sản xuất không đời nào nông dân đi trồng rừng phòng hộ cả. Nhưng dân không có đất, trong khi đất rừng của BQL lại quá nhiều nên dù bất cập đến mấy cũng phải làm.
Cả tỉnh Phú Thọ có 2 BQL rừng phòng hộ cùng được thành lập trong một ngày. Tại BQL rừng phòng hộ Ngòi Giành ở huyện Yên Lập, cũng chỉ vỏn vẹn 7 con người, quản lý xấp xỉ 10.000ha đất rừng tại các xã của 2 huyện Yên Lập và Cẩm Khê, ông Lê Quang Vĩnh, Giám đốc BQL Ngòi Giành thừa nhận: Có khoảng 1.000ha ở huyện Yên Lập, 500ha ở huyện Cẩm Khê có thể chuyển mục đích sang rừng sản xuất, giao cho người dân canh tác.
Một lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Thọ trả lời NNVN: Phải chuyển đổi ngay cho dân làm chứ để thế thì lãng phí quá. (Nông nghiệp Việt Nam 8/9)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Vụ việc xảy ra ở khu vực rừng bảo tồn đầu nguồn giữa kiểm lâm Thái Lan và một nhóm nghi là lâm tặc, trong đó có người Việt Nam.
7/9, truyền thông Thái Lan đưa tin về một vụ đấu súng xảy ra trước đó một ngày giữa kiểm lâm nước này và một nhóm nghi là lâm tặc trong đó có người Việt Nam.
Theo đó, một nhóm gồm 4 người trong đó có 2 người được xác định mang quốc tịch Việt Nam và 2 người còn lại mang quốc tịch Thái Lan đã vào khu vực rừng quốc gia Mae Wong thuộc tỉnh Nakhon Sawan, cách thủ đô Bangkok hơn 200km về phía Bắc để khai thác gỗ quý được cho là trầm hương.
Khi bị đội kiểm lâm của Thái Lan phát hiện thì hai bên đã xảy ra đấu súng khiến một người Việt bị bắn chết tại chỗ. Người Việt Nam được xác định tên là Nguyễn Văn Thái, 31 tuổi, số hộ chiếu 8854860. Ba người còn lại đã tẩu thoát khỏi hiện trường.
Theo báo cáo của cảnh sát Thái Lan, vụ việc xảy ra ở khu vực rừng bảo tồn đầu nguồn, các nhà chức trách phải đi bộ mất 4 giờ mới có thể tiếp cận hiện trường dù chỉ cách nơi có đường giao thông khoảng 4km.Vụ đấu súng cũng khiến cho 1 kiểm lâm của Thái Lan bị thương và hiện đang được chăm sóc tại bệnh viện gần đó. Do trời mưa lớn nên công việc điều tra của phía cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn.
Đến sáng 7/9, cảnh sát và kiểm Lâm Thái Lan đã bắt được 3 người còn lại trong đó có một người Việt Nam. Hiện vụ việc đang được phía chức trách Thái Lan khẩn trương điều tra làm rõ. (VOV 8/9) đầu trang(./.