Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 26 tháng 04 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Vườn quốc gia Tràm Chim, nơi có hệ sinh thái đa dạng mang tầm quốc tế và là điểm du lịch hấp dẫn ở Đồng Tháp, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống cháy rừng
Ngoài hệ thống camera quan sát, Vườn quốc gia Tràm Chim còn tăng cường tuyên truyền ý thức trong dân cũng như chủ động dự trữ, điều tiết nguồn nước và sẵn sàng các phương tiện phục vụ công tác chữa cháy rừng.
Hiện tại, nhiều cánh rừng ở Đồng Tháp đã nâng cấp dự báo cháy lên cấp độ 3. Với những giải pháp đang triển khai, Vườn quốc gia Tràm Chim quyết tâm bảo vệ an toàn khi mùa khô còn kéo dài. (Đài Truyền Hình VN 25/4)đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An vừa đưa ra mức cảnh báo cháy rừng cấp độ 4, tức cấp nguy hiểm. Mặc dù mùa khô năm nay không gay gắt như năm 2016, nhưng nắng nóng từ đầu tháng 3 đến nay đã khiến nhiều cánh rừng ở ĐBSCL bị cạn nước.
Tỉnh Long An hiện có trên 25.000 hecta rừng tràm, tập trung chủ yếu ở các huyện Đồng Tháp Mười và huyện Thủ Thừa, Đức Huệ. Mùa khô năm 2016, địa phương xảy ra 11 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 1,4 hecta rừng. (Đài Truyền Hình VN 25/4)đầu trang(
Hiện tỉnh Long An đã trang bị 65 máy chữa cháy cùng với lực lượng trực bảo vệ kịp thời khoanh vùng dập tắt đám cháy rừng ngay khi xảy ra vụ việc.
Dù mùa khô năm 2017 không gay gắt như năm 2016, nắng nóng từ đầu tháng 3 đến nay đã khiến nhiều cánh rừng ở ĐBSCL bị cạn nước. Tại tỉnh Long An, Chi cục Kiểm lâm tỉnh vừa đưa ra mức cảnh báo cháy rừng cấp độ 4, tức là cấp nguy hiểm.
Bên cạnh những phương tiện, lực lượng phòng chống cháy rừng của địa phương, các chủ rừng cũng chủ động triển khai xây dựng đê bao giữ nước, đường băng cản lửa, làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng. Đặc biệt, tỉnh nghiêm cấm việc đốt lửa trong và ven rừng.
Tỉnh Long An hiện có trên 25.000ha rừng tràm, tập trung chủ yếu ở các huyện Đồng Tháp Mười, Thủ Thừa, Đức Huệ. Trong mùa khô năm 2016, tại địa phương đã xảy ra 11 vụ cháy, gây thiệt hại 1,4ha rừng. (Đài Truyền Hình VN 25/4)đầu trang(
Co Mạ là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu, với 8.043 ha rừng. Ngay từ khi bước vào mùa khô, xã đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); triển khai đồng bộ các biện pháp PCCCR và tổ chức ký cam kết PCCCR với các bản và chủ rừng.
Đồng chí Bạc Cầm Cảm, Phó Chủ tịch UBND xã Co Mạ, cho biết: Những đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2016 đã làm nhiều diện tích rừng trên địa bàn xã bị ảnh hưởng, nhất là khu vực rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có thảm thực vật dày, nên mùa khô, nguy cơ cháy rừng trên địa bàn xã rất cao. Do đó, công tác bảo vệ PCCCR được đặt lên hàng đầu. Hằng năm, UBND xã, Ban quản lý các bản đã xây dựng kế hoạch PCCCR.
Đồng thời, phối hợp với kiểm lâm viên phụ trách địa bàn tổ chức các cuộc họp, tuyên truyền trực tiếp tại các bản về công tác bảo vệ PCCCR và tổ chức ký cam kết công tác bảo vệ PCCCR rừng tới 1.196 hộ dân tại 21 bản trên địa bàn; thành lập 21 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR, với hơn 3.000 người tham gia, trong đó, lực lượng dân quân tự vệ, công an viên và thanh niên làm nòng cốt.
Thường xuyên tuần tra, kiểm tra công tác PCCCR và theo dõi tình hình thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời chỉ đạo, triển khai hiệu quả các biện pháp PCCCR phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Hiện nay, Ban Chỉ huy PCCCR xã đã kiểm tra, khoanh vùng các diện tích rừng có nguy cơ cháy cao để chỉ đạo và hướng dẫn người dân ở các bản thực hiện nghiêm túc công tác PCCCR. Các tổ, đội PCCCR ở 21 bản thường xuyên tuần tra, kiểm soát các khu vực rừng có nguy cơ xảy ra cháy; hướng dẫn bà con phát dọn nương phải làm đường băng cản lửa, đốt nương theo đúng thời gian quy định.
Vì vậy người dân trong xã đã nâng cao ý thức và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Nhờ đó, từ đầu mùa khô đến nay, trên địa bàn xã không xảy ra vụ cháy rừng nào.
Tìm hiểu được biết, để phát huy năng lực của các tổ, đội ở các bản về công tác PCCCR, Ban chỉ đạo PCCCR xã Co Mạ đã tổ chức các buổi tập huấn nhằm trang bị kiến thức cơ bản về PCCCR cho các thành viên, như: Cách phát dọn thực bì và xử lý các vật liệu dễ cháy tại những khu vực xung yếu, cách xử lý và dập tắt các đám cháy nhỏ. Đồng thời, tuyên truyền cho các thành viên nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công tác PCCCR, thực hiện nghiêm túc các quy định về PCCCR.
Theo Trưởng bản Hua Ty, Thào A Chứ: Bản quản lý và bảo vệ hơn 1.000 ha rừng, Ban quản lý bản đã phân công 12 hộ gia đình luân phiên tuần tra, bảo vệ rừng hằng ngày. Đồng thời, bản luôn thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” gồm: lực lượng, phương tiện, vật tư, hậu cần tại chỗ và khi có cháy rừng xảy ra, cả bản đều phải lên rừng dập lửa.
Tuy nhiên, do địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, kinh phí phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn hạn chế. Để giúp cho xã Co Mạ bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng, nhất là không để lửa rừng bùng phát, rất mong các cấp, các ngành chức năng quan tâm, đầu tư thêm các trang thiết bị và kinh phí để xã chủ động hơn trong việc PCCCR và thực hiện tốt Luật Bảo vệ và phát triển rừng. (Báo Sơn La 24/4, Nguyễn Thư)đầu trang(
Vừa qua, tại Hạt Kiểm lâm (KL) thành phố Đà Lạt, 8 cá nhân là nhân viên Hạt KL và người dân nhận khoán thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Tà Nung đã được trao tặng Giấy khen của Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng.
Như Báo Lâm Đồng đã phản ánh, ngày 3/2/2017, đây là chiến công trong công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật BV&PTR của tập thể và cá nhân ngay trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán năm 2017.
Cụ thể, vào ngày 26/1, Hạt KL phối hợp với BQLRPH Tà Nung tổ chức tuần tra tại tiểu khu 148A và phát hiện có dấu hiệu vi phạm phá rừng xảy ra, mặc dù thời điểm này không phát hiện đối tượng. Vụ việc được trinh sát, phân tích hiện trường và ngay ngày hôm sau (27/1, tức 30 tháng Chạp), kế hoạch mật phục được triển khai.
Vào 19 giờ, lực lượng mật phục đã bắt được quả tang đối tượng trực tiếp phá rừng là Nguyễn Huy Dương, sinh năm 1986, đã dùng dao vạt phần vỏ ngoài của những cây thông và dùng hóa chất khoan đổ vào để làm cho cây chết. Bắt giữ đối tượng vi phạm, kết quả khám nghiệm hiện trường có 20 cây thông 3 lá thuộc nhóm IV, đường kính từ 10 - 30cm bị Dương ken gốc.
Thành tích trên đã được Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng đề nghị khen thưởng vì có thành tích xuất sắc đột xuất. 8 cá nhân được tặng giấy khen gồm: 3 kiểm lâm viên thuộc Hạt KL Đà Lạt là Thân Văn Nam, Hồ Quang Dũng, Dương Văn Minh; 5 cán bộ và người dân nhận khoán bảo vệ rừng thuộc BQLRPH Tà Nung là Nguyễn Tiến Hải tiểu khu trưởng 148A, Liêng Hót Ji, Cil Tin, Cil Piên và Cil K’Ba.
Trao giấy khen cho các cá nhân, Chi cục trưởng Kiểm lâm Lâm Đồng Nguyễn Khang Thiên đã biểu dương thành tích của tập thể, cá nhân và rất mong muốn cần được nhân rộng từ những điển hình này trong toàn tỉnh. (Báo Lâm Đồng 24/4, Minh Đạo)  đầu trang(
Rất nhiều đối tượng vẫn ngang nhiên chặt hạ và khai thác gỗ trái phép ở vùng núi huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa dù trước đó đã có lệnh đóng cửa rừng tự nhiên.
Trước thực trạng khai thác gỗ trái phép xảy ra tại nhiều địa phương trong thời gian qua, tháng 6/2016, Thủ Tướng Chính phủ đã chỉ đạo kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên. Đây được coi như một giải pháp cấp bách để bảo vệ hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên hiện có. Tuy nhiên, tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là tại những vùng rừng núi xa xôi, mật độ dân cư thưa thớt như ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Theo ghi nhận của phóng viên VTV24, cách đường biên giới Việt - Lào chỉ vài cây số, bản Yên - xã Mường Mìn nhiều ngày nay không còn yên bình như tên gọi vốn có. Từ những cánh rừng ven bản, tiếng máy cưa xẻ gỗ ầm ĩ suốt ngày đêm.
Trong vai những công nhân đi khảo sát vị trí lắp đặt anten viễn thông, phóng viên đã thâm nhập vào cánh rừng gần bản, nơi đang hình thành cả một công trường khai thác gỗ. Những khúc gỗ lớn có chiều dài 2m, đường kính trung bình từ 40cm trở lên được xếp la liệt dọc lối đi vào rừng. Những dấu vết, vật dụng của các đối tượng khai thác gỗ để lại cho thấy họ mới rời khỏi đây không lâu.
Càng vào sâu trong rừng, gỗ càng nhiều, những thân cây lớn mọc ngay ven đường cũng bị chặt hạ và khai thác ngay tại chỗ. Bằng cách đếm số vòng gỗ tại vị trí thân cây bị cắt ngang, người ta có thể tính toán tương đối chính xác tuổi của những cây gỗ này.
Theo những người nông dân, toàn bộ số gỗ được các đối tượng chặt hạ và tập kết vào buổi sáng, đến chiều sẽ có xe tải vào chuyển đi. Trên sườn đồi, dễ dàng tìm thấy những gốc cây lớn vừa bị chặt hạ.
Người dân địa phương cho biết, đây là cây gỗ ràng ràng, có giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, để khai thác với số lượng lớn, ngay cả những cây nhỏ cũng bị chặt rồi vứt bỏ để lấy chỗ hạ những cây lớn. Với quy mô tàn sát đến mức tận diệt, có lẽ phải mất rất nhiều thời gian cánh rừng này mới có thể phục hồi. (Đài Truyền Hình VN 24/4)đầu trang(
Trước việc khai thác trái phép gỗ ở Quan Sơn (Thanh Hóa), một câu hỏi được đặt ra là tại sao khai thác trên quy mô lớn và trong thời gian dài lại không bị phát hiện.
Những cánh rừng giáp biên giới Việt Lào trên địa bàn huyện Quan Sơn, nhìn từ trên cao có vẻ xanh tốt, thế nhưng khi đi sâu vào bên trong, khó có thể tìm thấy thân cây nào có đường kính lớn hơn 40cm.
Tại đây, cây to không có song nhưng gốc lớn lại rất nhiều. Bị chặt hạ vào khoảng cuối năm 2016, cánh rừng ràng xanh hàng chục năm tuổi giờ chỉ còn lại những gốc cây mục ruỗng. Sinh trưởng trong vùng rừng hỗn giao với tre luồng, một loại cây có độ lớn lên đến 10cm/ngày, những dấu vết chặt phá nhanh chóng bị rừng tre vùi lấp.
Từ tháng 7/2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa ra nhiều văn bản cho phép khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên, trong đó có địa bàn huyện Quan Sơn. Dù đối tượng tận thu được chỉ định rõ là các loại gỗ khô mục. Thế nhưng nhiều cây gỗ dù đã bị chặt hạ vẫn tiếp tục mọc mầm để phát triển, còn các cành cây khô mục lẽ ra được tận thu thì lại vứt chỏng chơ khắp nơi. Thậm chí nhiều khúc gỗ lớn còn được sử dụng để kè đường vận chuyển gỗ ra khỏi rừng
Lâm tặc có thể có nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mặt chính quyền địa phương. Thế nhưng những con đường lớn, mở ngay trong rừng bằng các loại máy móc cơ giới như thế này thì khó có thể lén lút làm được. (Đài Truyền Hình VN 25/4)đầu trang(
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn gửi Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh trên Báo NNVN qua bài viết “Tan hoang những cánh rừng nguyên sinh Xuân Lẹ”.
Theo đó, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa yêu cầu Hạt trưởng báo các thường trực Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân thành lập đoàn kiểm tra tại xã Xuân Lẹ. Phối hợp với Công an huyện tổ chức điều tra, truy tìm đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép, kiên quyết lập hồ sơ xử lí.
Sau kiểm tra làm rõ trách nhiệm thành viên Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng huyện phụ trách địa bàn xã Xuân Lẹ. Đối với số gỗ còn tại rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân lập phương án thu hồi trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo quy định. (Nông nghiệp Việt Nam 26/4, Nguyễn Huân)đầu trang(
Nhu cầu về đất sản xuất ngày càng tăng cao, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt để quản lý, bảo vệ rừng, nhưng vì lợi ích trước mắt và tính chất manh động của lâm tặc, sự thiếu hiểu biết của đồng bào đã làm gia tăng số vụ chống người thi hành công vụ.
Nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang bị lâm tặc chặt phá, tận thu lâm sản, còn đất có rừng bị người dân phát đốt, lấn chiếm để lấy đất sản xuất, thậm chí bán lại để thu lợi. Đây là thực tế đang diễn ra tại nhiều huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lâm Đồng.
Huyện Lâm Hà là một trong số nhiều địa phương của tỉnh Lâm Đồng đang gia tăng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Năm 2016, cơ quan chức năng huyện Lâm Hà phát hiện 76 vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép với diện tích gần 13ha tại địa bàn các xã Phúc Thọ, Tân Thanh, Phi Tô và Mê Linh, giảm 2,77ha và 90 vụ so với năm 2015.
Tuy nhiên, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017, huyện đã phát hiện 17 vụ vi phạm, trong đó có 15 vụ phá rừng, khai thác rừng trái phép với diện tích hơn 6ha, bằng 50% diện tích đất rừng bị phá, lấn chiếm so với cả năm 2016. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Lâm Hà Đỗ Văn Thủy cho biết, số vụ phá rừng, diện tích rừng bị phá gia tăng là do nhu cầu về đất sản xuất tăng cao. Một số hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tách hộ nên thiếu đất sản xuất.
Các đơn vị chủ rừng còn chủ quan, một số địa phương chưa làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để người dân hạn chế phá rừng. Bên cạnh đó, lợi dụng những ngày nghỉ Tết, dù lực lượng chức năng thay phiên nhau tuần tra, kiểm soát nhưng không thể bao quát hết nên lâm tặc, người dân lợi dụng để phá rừng khai thác lâm sản và lấy đất làm rẫy.
Chỉ tính trong năm 2016, toàn tỉnh Lâm Đồng phát hiện 1.471 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, với diện tích hơn 131,9ha rừng bị phá, lấn chiếm, giảm 406 vụ và hơn 47ha rừng bị phá, lấn chiếm so với năm 2015.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2017, số vụ vi phạm được phát hiện đã lên đến 272 vụ với 13,9ha bị phá, lấn chiếm, thiệt hại lên đến hơn 487m3 gỗ các loại. Các cơ quan chức năng đã tịch thu 78 phương tiện, dụng cụ các loại, giải tỏa được 113,58ha diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép trong thời gian kéo dài, thu nộp ngân sách hơn 1 tỷ 480 triệu đồng.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà Đỗ Văn Thủy nhớ như in vụ chống người thi hành công vụ diễn ra vào sáng 8.8.2016 tại thôn Hang Hớt (Mê Linh, Lâm Hà). Ông Thủy kể, nhận được tin báo của người dân có khoảng 20 người đang chặt thông, phát cây, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy tại tiểu khu 243, xã Phi Tô, lực lượng chức năng xã Phi Tô đã điều động tổ công tác gồm công an xã, xã đội và Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban vào kiểm tra.
Khi lực lượng chức năng đến hiện trường thì các đối tượng này đã gọi điện thoại tụ tập hơn 50 người dân tại thôn Hang Hớt bao vây hiện trường và hành hung các cán bộ thi hành nhiệm vụ. Hậu quả, ông Trương Ái Tĩnh, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban đã bị đánh tử vong tại chỗ; anh Tân Khoa, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban và ông Triệu Vũ Hiệp, Phó Ban Lâm nghiệp xã Phi Tô, bị đánh vào đầu, đa chấn thương; ông Lò Văn Quyền, Trưởng Công an xã Phi Tô, cán bộ y tế xã và một số công an viên bị nhóm đối tượng kích động bao vây, khống chế không cho đưa người bị thương đi cấp cứu và không cho rời khỏi hiện trường.
Trước sự việc nóng bỏng này, các cơ quan chức năng của huyện Lâm Hà và tỉnh Lâm Đồng trực tiếp xuống hiện trường tổ chức tuyên truyền, vận động người dân để ổn định tình hình, đồng thời đưa các nạn nhân đi cấp cứu.
Qua công tác điều tra cho thấy, các đối tượng quá khích đã đập phá 20 xe máy của lực lượng thực thi công vụ; 370m2 rừng phòng hộ bị chặt phá. Sau thời gian điều tra, Hạt kiểm lâm huyện Lâm Hà đã ra quyết định khởi tố vụ án và giao cho cơ quan công an điều tra, làm rõ theo thẩm quyền. Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã bắt giữ được 11 đối tượng, trong đó khởi tố 5 đối tượng, còn 6 đối tượng được cho về địa phương tiếp tục điều tra, làm rõ.
Theo thống kê, trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra 6 vụ chống người thi hành công vụ, tăng 1 vụ so với năm 2015, trong đó huyện Di Linh 2 vụ, Lâm Hà 2 vụ, Đà Lạt 1 vụ và Đạ Huoai 1 vụ. Riêng trong quý I.2017, Lâm Đồng cũng xảy ra 5 vụ cản trở, chống và hành hung cán bộ kiểm lâm đang thi hành công vụ.
Qua các vụ việc trên cho thấy, các đối tượng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng rất manh động và coi thường pháp luật. Do vậy, Chi cục Kiểm lâm đã báo cáo lên UBND tỉnh Lâm Đồng, Cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kiểm lâm vùng 4 để xem xét, chỉ đạo.
Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm cũng chỉ đạo các Hạt kiểm lâm phối hợp với Công an huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan điều tra, xác minh đối tượng vi phạm chống đối người thi hành công vụ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. (Đại Biểu Nhân Dân 24/4, Phạm Duy)đầu trang(
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã đề ra nhiều giải pháp và quyết tâm vào cuộc nhằm hạn chế những vụ vi phạm lâm luật, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, đồng thời tăng cường công tác giao rừng, trồng rừng xen kẽ để nâng cao diện tích che phủ rừng.
Việc giao khoán rừng cho người dân được Lâm Đồng triển khai từ nhiều năm trước. Năm 2016, do phát hiện nhiều diện tích đất rừng được giao khoán cho người dân địa phương quản lý bảo vệ vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Không đúng đối tượng gồm có công chức, viên chức cấp xã, giáo viên... hoặc có danh sách, hợp đồng giao, nhận khoán nhưng không tham gia tuần tra, bảo vệ rừng, người nhận rừng nhưng không biết rừng được quản lý nằm ở địa điểm nào... nên rừng bị tàn phá.
Đáng chú ý, rừng do người dân quản lý bị tàn phá nhưng không có người chịu trách nhiệm. Khi được cơ quan chức năng mời lên làm việc thì người dân lại sẵn sàng trả lại rừng, xé bỏ hợp đồng giao nhận khoán dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Trước thực trạng này, Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà được xem là đơn vị dẫn đầu trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương ban hành các văn bản rà soát và giao rừng đúng đối tượng với diện tích cụ thể và tại địa phương đang sinh sống để dễ quản lý.
Song song với việc người dân hưởng dịch vụ môi trường rừng với kinh phí 500 nghìn đồng/ha/năm để nâng cao đời sống, UBND huyện Lâm Hà cũng ký cam kết với chủ rừng, người nhận khoán phải bảo đảm diện tích rừng được giao khoán, nếu bị chặt phá, xâm lấn thì người nhận giao khoán buộc phải trồng lại bằng diện tích được giao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà Nguyễn Minh An khẳng định: Chúng tôi đã yêu cầu các xã, thị trấn, Ban quản lý rừng kiểm tra, rà soát, khắc phục tình trạng giao khoán rừng không đúng đối tượng; thanh lý chấm dứt hợp đồng giao khoán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhận quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua kém hiệu quả, không thuộc thành phần ưu tiên nhận khoán để giao cho các hộ gia đình nghèo sống gần rừng, ven rừng, trong đó ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo.
Đồng thời cũng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt với 19 thành viên gồm có kiểm lâm huyện và lực lượng chức năng hai xã Phi Tô và Mê Linh để bố trí tuần tra, kiểm soát phát hiện, ngăn chặn nạn phá rừng.
Đồng hành với UBND huyện, HĐND huyện Lâm Hà cũng thông qua Đề án 04/2016 về việc trồng xen canh cây rừng trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấm chiếm trồng cà phê. Theo dự án này thì người nghèo, đồng bào dân tộc được hỗ trợ 70% giống cây trồng.
Là một trong số hàng trăm gia đình được hỗ trợ cây giống trồng xen canh trong vườn cà phê lấn chiếm từ đất rừng trước đây, anh K’ Long Sáng, ở thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà, Lầm Đồng) phấn khởi cho biết, mình được hỗ trợ cây rừng để trồng xen canh trong vườn cà phê. Trồng rừng xen canh vừa được chi trả dịch vụ môi trường rừng, vừa giúp vườn cà phê hạn chế bị đổ khi mưa bão, lại tiết kiệm được nước tưới. Đến nay, gia đình anh đã trồng xen canh được 1,2ha cây trong vườn cà phê.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà Đỗ Văn Thủy cho biết, đến năm 2019 Lâm Hà phấn đấu trồng xen 5.000ha rừng theo phương thức người dân chủ động đầu tư giống cây trồng, huyện cân nhắc hỗ trợ 30% giống. Sau hơn 1 năm triển khai, đến thời điểm này, toàn huyện Lâm Hà đã trồng được hơn 700ha rừng xen canh.
Những cánh rừng thông ở thị trấn Đinh Văn (Lâm Hà, Lâm Đồng) trồng xen canh cây cà phê hơn một năm qua đã lên cao hơn 2m cho thấy hiệu quả từ việc triển khai trồng lại rừng tại diện tích bị người dân lấn chiếm. Từ kết quả đạt được trong việc triển khai trồng rừng xen canh trên diện tích cây cà phê ở huyện Lâm Hà, ngày 19.12.2016, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2771 phê duyệt kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương triển khai trồng 4.948ha rừng, trong đó trồng 1.412ha thay thế rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; trồng 200ha rừng sau giải tỏa; trồng rừng sau khai thác trắng là 336ha và trồng rừng trên dự án của các doanh nghiệp thuê đất là 1.500ha và trồng rừng tại các dự án thủy điện...
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Khang Thiên cho biết, ngoài việc triển khai, chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, các hạt kiểm lâm, các ban quản lý rừng và các chủ hộ nhận khoán theo chỉ đạo của UBND tỉnh, lực lượng kiểm lâm cũng xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh với các tỉnh Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai. Kiểm tra, rà soát hệ thống các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn. Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, dừng khai thác gỗ tự nhiên. Hướng dẫn các đơn vị chủ rừng thực hiện kế hoạch lâm sinh năm 2017 theo chỉ tiêu được giao.
Tăng cường công tác quản lý giống lâm nghiệp, bảo đảm chất lượng cây giống khi trồng rừng, quán triệt toàn thể các bộ, công chức tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Tiếp tục tăng cường các giải pháp, chương trình, dự án về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Phấn đấu giảm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng cả về số vụ và diện tích thiệt hại, góp phần thực hiện mục tiêu chung năm 2017 là giảm 20% số vụ vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng và giảm ít nhất 50% diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra so với năm 2016. (Đại Biểu Nhân Dân 25/4, Phạm Duy)đầu trang(
Sáng 25-4, Ban chỉ đạo công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng tỉnh đã có buổi kiểm tra về nhiệm vụ bảo vệ và phòng chống cháy rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Xuân Lộc.
Theo báo cáo của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Xuân Lộc, nhờ thực hiện tốt các bước nghiệp vụ phòng chống cháy rừng nên vào cao điểm mùa khô 2017, hơn 10,3 ngàn hécta rừng do đơn vị quản lý được bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Bên cạnh đó, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, đơn vị đã phát hiện 4 trường hợp người dân xây dựng các công trình trái phép trong đất lâm phận và một trường hợp khai thác cát trái phép với khối lượng ước khoảng 500 m3 tại phân trường Đầm Voi (thuộc địa bàn xã Xuân Hòa). Đơn vị đã phối hợp với các ngành chức năng địa phương tiến hành xử lý, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm nói trên.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác của tỉnh đề nghị Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Xuân Lộc cần  tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp xây dựng trái phép và khai thác tài nguyên khoáng sản lậu trên đất lâm phận. (Báo Đồng Nai 25/4, Hải Đình)đầu trang(
Chiều 25-4, ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn, cho biết đang phối hợp với Công an huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) truy tìm đối tượng ném vỡ kính xe tuần tra của lực lượng kiểm lâm VQG Yok Đôn.
Trước đó, vào sáng 22-4, trong quá trình tuần tra trên tuyến đường tỉnh lộ 1 (thuộc địa phận xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn), lực lượng kiểm lâm VQG Yok Đôn phát hiện xe tải BKS 47L - 045.31 có dấu hiệu vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
“Khi thấy có xe của lực lượng kiểm lâm bám theo, chiếc xe nghi chở lâm sản trái phép BKS 47L - 045.31 đã tăng tốc bỏ chạy, đồng thời xuất hiện 2 xe máy vượt lên xe của liểm lâm lạng lách, đánh võng trước đầu xe để ngăn cản. Nghiêm trọng hơn, một đối tượng đi xe máy nhãn hiệu Yamaha - Sirius BKS 47S1 - 011.04 đã liều lĩnh vừa đi vừa liên tục ném đá (có cục năng tới 0,5kg - PV) về phía xe của tổ tuần tra làm vỡ kính chắn gió và móp méo nắp ca-pô xe. Vì thế, tổ tuần tra phải tạm dừng truy đuổi chiếc xe vi phạm”, ông Tùng cho hay.
Cũng theo ông Tùng, đối tượng ném đá vào xe thi hành công vụ của kiểm lâm VQG Yok Đôn bước đầu được xác định là L.Đ.T (trú tại buôn Ea Rông, xã Krông Na). Vụ việc đang được Công an huyện Buôn Đôn điều tra, làm rõ.
Trong 4 tháng đầu năm nay, VQG Yok Đôn đã xảy ra 134 vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng. Đáng chú ý, số vụ chống người thi hành công vụ hoặc cản trở lực lượng kiểm lâm VQG Yok Đôn thực thi công vụ ngày càng gia tăng, trong khi đó việc xử lý chưa đủ sức răn đe. (Sài Gòn Giải Phóng 25/4, Công Hoan)đầu trang(
Sau hơn 1 tháng thực hiện Kế hoạch số 420/KH-UBND, ngày 22-2-2017 của UBND tỉnh Điện Biên về giải quyết tình trạng phá rừng và di cư ngoài kế hoạch trên địa bàn huyện Mường Nhé (Kế hoạch 420), các lực lượng chức năng đã bắt giữ 56 đối tượng, trong đó, khởi tố 15 vụ với 16 đối tượng tham gia hủy hoại 18,6ha rừng.
Con số trên cho thấy mức độ đặc biệt "nóng" về tình trạng phá rừng trên huyện biên giới cực Tây Tổ quốc.Huyện Mường Nhé có hơn 71.000ha rừng, trên tổng diện tích tự nhiên là 250.790ha, là địa phương có tỷ lệ che phủ rừng lớn nhất toàn tỉnh Điện Biên.
Toàn bộ rừng của huyện vùng cao này đều thuộc rừng phòng hộ xung yếu cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dân di cư tự do, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông vào Mường Nhé gia tăng đã dẫn đến tình trạng phá rừng ồ ạt làm nương. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2017, cơ quan chức năng phát hiện 31 hộ, 109 khẩu mới di cư vào địa bàn.
Theo ông Lù Văn Thanh, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé, có thời điểm hàng trăm người dân cùng phá rừng trước sự bất lực của chủ rừng và người dân địa phương. Hậu quả là quy hoạch dân cư huyện Mường Nhé bị phá vỡ, hàng nghìn héc ta rừng phòng hộ, đặc dụng bị đốn hạ. Tình trạng tranh chấp đất đai giữa người dân sở tại và dân di cư tự do phức tạp; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mất ổn định.
Số liệu thống kê của ngành Kiểm lâm cho biết, từ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Mường Nhé đã có trên 500ha rừng bị chặt hạ. Theo khảo sát của Công an huyện Mường Nhé thì con số này còn lớn hơn nhiều. Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 10-2015 đến tháng 12-2016, lực lượng chức năng đã phát hiện trên 400 vụ phá rừng, gây thiệt hại 375ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Tại xã Leng Su Sìn, điểm nóng về tình trạng phá rừng ở Mường Nhé, chúng tôi xót xa khi chứng kiến những cánh rừng 3 năm trước xanh tốt giờ đã thành đồi trọc, thay vào đó là nương lúa, nương ngô mới trồng và những ngôi nhà tạm bợ của dân di cư tự do thản nhiên mọc lên. Rừng hai bên Quốc lộ 4H từ xã Chung Chải (huyện Mường Nhé) đến địa bàn giáp ranh với tỉnh Lai Châu đang biến mất theo tiếng cưa máy rầm rì suốt ngày đêm và bước chân của những người di cư tự do.
Người dân ở bản Phứ Ma, xã Leng Su Sìn cho biết: Trước năm 2000, bản Phứ Ma quản lý gần 1.000ha rừng, cộng đồng bản cùng nhau bảo vệ và hưởng lợi từ rừng. Song khoảng 5 năm gần đây, người dân di cư tự do vào xã Leng Su Sìn ồ ạt, phá rừng, chiếm đất làm nương.
Cộng đồng bản Phứ Ma bất lực và hoang mang trước sự hung hãn của những kẻ phá rừng, tấn công lại lực lượng Kiểm lâm và chủ rừng, nên họ không dám đi tuần tra, bảo vệ rừng. Bản Cà Là Pá kế bên cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng, khi từ năm 2011 đến nay, có trên 400 hộ dân di cư vào đây, phá đi hàng chục héc ta rừng để làm nương, bất chấp sự ngăn chặn của chính quyền địa phương.
Xã Mường Nhé trở thành địa bàn trọng điểm của tình trạng phá rừng cũng bởi trong vòng 1 năm qua, hơn 25 hộ dân mới di cư vào bản Nà Pán đã triệt hạ trên 200ha rừng để làm nương. Nhiều cánh rừng hôm qua còn xanh tốt, nhưng chỉ qua một đêm người dân sao nhãng đã bị chặt hạ hoang tàn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Chinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên trăn trở: Việc phá rừng đã diễn ra trong một thời gian dài, nhưng chính quyền một số địa phương trong huyện Mường Nhé vẫn coi việc giữ rừng là của lực lượng Kiểm lâm và chủ rừng.
Trên thực tế, công tác bảo vệ rừng đã trở nên quá sức đối với lực lượng Kiểm lâm cũng như chủ rừng, khi lượng người di cư tự do ồ ạt kéo đến và phá rừng trên một địa bàn rộng trải khắp 11 xã trong huyện, nhất là các xã: Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé…
Thế nên, Kế hoạch 420, ngày 22-2-2017 của UBND tỉnh Điện Biên được các lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương đón nhận với kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng di cư tự do và phá rừng, ổn định cuộc sống người dân trên địa bàn.
Mục tiêu hàng đầu của kế hoạch này là kiên quyết không để rừng tiếp tục bị phá và dân di cư mới vào địa bàn; huy động sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành chức năng phối hợp với huyện Mường Nhé giải quyết tình trạng phá rừng, di cư tự do và không tạo ra "điểm nóng" và khiếu kiện đông người.
Ngay khi Kế hoạch 420 được ban hành, từ ngày 1-3, 7 Tổ công tác liên ngành của UBND tỉnh gồm 432 cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành, lực lượng vũ trang đã tỏa về làm nhiệm vụ tại các điểm nóng phá rừng của huyện Mường Nhé. 5 đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn huyện Mường Nhé gồm: A Pa Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn, Mường Nhé và Nậm Kè giữ vai trò nòng cốt, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các Tổ công tác liên ngành trong phát hiện, điều tra các đối tượng xâm nhập trái phép vào các xã địa bàn biên giới, tìm cách phá rừng. Các đơn vị Biên phòng đã tăng cường cán bộ trinh sát, vận động quần chúng bám địa bàn, nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương huy động sức mạnh toàn dân trong đấu tranh, phòng chống phá rừng, di cư tự do.
Một tháng qua, các Tổ công tác liên ngành đã tổ chức 118 cuộc họp dân với gần 4.500 người tham gia; phát hơn 2.700 tờ rơi tuyên truyền và tổ chức cho hơn 4.300 hộ ký cam kết không di cư tự do, không phá rừng trái phép, đồng thời vận động đưa về nơi cư trú cũ 25 hộ mới di cư tự do vào địa bàn.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành, các lực lượng, đến thời điểm này, Kế hoạch 420 đã bước đầu đạt được mục tiêu đề ra. 100% hộ dân sinh sống trong khu vực có rừng đều đồng thuận ủng hộ kế hoạch giải quyết tình trạng dân di cư và phá rừng của tỉnh.
Người dân trên địa bàn đã ký cam kết không bao che, không bán, chuyển nhượng đất trái pháp luật cho người dân di cư, kiên quyết không phá rừng, tiếp tay cho phá rừng và sẵn sàng tham gia cùng các tổ công tác để chấm dứt hoàn toàn tình trạng phá rừng và di cư tự do vào huyện Mường Nhé trong năm 2017.
Hồ hởi sau buổi họp bản triển khai Kế hoạch 420 và tổ chức cho người dân ký cam kết không phá rừng, Trưởng bản Phứ Ma - ông Sừng Gò Lồng cho biết: Trước đây rất khó ngăn chặn nạn phá rừng do dân di cư thường tập trung đông người cùng phá rừng, chủ rừng không thể ngăn cản. Trong khi đó, sự phối hợp giữa chủ rừng là cộng đồng bản với chính quyền xã, Kiểm lâm địa bàn và các lực lượng còn hạn chế, dẫn đến thiếu trách nhiệm trong bảo vệ rừng.
"Sau khi nghe quán triệt Kế hoạch 420, tôi về phổ biến lại cho dân bản, bà con rất đồng tình ủng hộ và sẵn sàng phối hợp, giúp đỡ các Tổ công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ, giải quyết dứt điểm tình trạng dân di cư tự do phá rừng" - Trưởng bản Lồng phấn khởi cho biết. (Biên Phòng 25/4, Thảo Lâm)đầu trang(
Ngày 25-4, ông Nguyễn Tấn Trung, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã tiếp nhận đơn kiến nghị xử lý hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo đối với ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa của nhiều nhà báo đang thường trú ở tỉnh này.
Các phóng viên đứng đơn đang làm việc tại báo Tiền Phong, báo Thanh Niên và báo Văn Hóa, đóng chân tại địa bàn Khánh Hòa.
Theo đơn, từ tin báo của người dân về tình trạng khai thác gỗ trái phép trong khu vực rừng ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, ngày 6-3-2017 các phóng viên tự chạy xe máy vào rừng, chụp ảnh và quay phim phản ánh tình trạng khai thác gỗ trái phép.
Khi được phóng viên cung cấp thông tin, Hạt Kiểm lâm huyện Khánh Vĩnh xác nhận khu vực rừng có gỗ bị khai thác trái phép là tiểu khu 205, rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc địa bàn xã Khánh Phú. Đến lúc đó, Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Khánh Hòa mới biết có tình trạng phá rừng lấy gỗ trái phép.
Thế nhưng, trong buổi làm việc với Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tại UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 11-4-2017, ông Kiệt phát biểu: “Từ trung tâm thị trấn đi lên khoảng 12 đến 15 cây số. Đi đường mòn, rất khó khăn. Khó khăn lắm các đồng chí ạ. Nhưng mà vấn đề là tại sao nhà báo phát hiện được.
Rừng nó mênh mông như thế, sâu như thế, tại sao nhà báo phát hiện được? Tôi ở trong ngành, tôi biết. Bởi vì chúng tôi đã tập trung truy quét trước, trong và sau Tết, số gỗ đó chính chủ rừng và chúng tôi phát hiện trước, đang vận chuyển về. Thế thì những người khai thác gỗ trái pháp luật đó mới gọi nhà báo đến, chở bằng xe honda lên rừng, để quay phim”.
Theo đơn kiến nghị, phát ngôn trên của ông Nguyễn Tuấn Kiệt khiến mọi người hiểu rằng, các phóng viên được những người khai thác gỗ trái pháp luật (lâm tặc) đưa lên rừng quay phim, chụp ảnh gỗ bị khai thác để phục vụ ý đồ của lâm tặc. Phát ngôn của ông Nguyễn Tuấn Kiệt đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các phóng viên. Đây là hành vi bị nghiêm cấm, theo quy định ở Khoản 12, Điều 9 Luật Báo chí. Các phóng viên đã nhiều lần nhắn tin, gọi điện đề nghị ông Kiệt gặp mặt để "nói lại cho rõ" nhưng ông Kiệt không phản hồi.
Tại buổi họp báo do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức ngày 19-4-2017, khi phản ánh vấn đề kể trên, ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, chủ trì cuộc họp cũng cho rằng phát ngôn này thiếu cơ sở, cần xin lỗi. Đại diện sở NN-PTNT là ông Tào Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở cho biết sẽ thông báo lại nội dung mà báo chí vừa nêu.
Tuy vậy, từ đó đến nay ông Nguyễn Tuấn Kiệt vẫn không có bất cứ hồi đáp nào. Đơn kiến nghị của các nhà báo cho rằng chiếu theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, hành vi của ông Nguyễn Tuấn Kiệt phải bị xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và bị buộc phải xin lỗi công khai. (Người Lao Động 25/4, K.Nam)đầu trang(
Từ đầu năm đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 10 vụ/6 đối tượng (5 vụ chưa xác định đối tượng) khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, tang vật thu giữ 39,5 m3 gỗ.
Lý giải nguyên nhân tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra trên khu vực biên giới thời gian qua, Đại tá Đặng Thanh Tùng-Trưởng phòng Phòng-chống ma túy và tội phạm Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho rằng, do một số người dân lợi dụng việc làm nương rẫy lén lút vào rừng thu gom gỗ tạp về bán lấy tiền.
Cùng với đó, một số người dân Campuchia mỗi khi qua lại thăm thân cũng tranh thủ mang theo vài khúc gỗ để bán lấy tiền, mua quà thăm họ hàng… Đặc biệt, một số đối tượng chuyên khai thác, vận chuyển gỗ trái phép thường lợi dụng đêm tối, thời tiết khắc nghiệt, địa bàn biên giới rừng núi, sông suối hiểm trở đi lại khó khăn và sơ hở trong tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng để lén lút hoạt động.
“Tại sao các vụ bắt gỗ trên biên giới thông thường chỉ thu được tang vật mà ít khi bắt được đối tượng?”. Theo Đại tá Tùng, vì người dân thường sử dụng những chiếc xe độ chế nên rất khó bắt, thậm chí khi gặp lực lượng chức năng thì “gọi không trả lời, hỏi không thưa”.
Vì vậy, những trường hợp này, đơn vị thường phối hợp với chính quyền địa phương để giáo dục, xử lý là chính. Riêng các đối tượng chuyên khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép rất thông thạo địa hình và luôn có hệ thống “canh gác” dọc các tuyến đường; khi có động tĩnh, chúng tìm cách thông báo cho đồng bọn tháo chạy.
Chưa kể, các đối tượng này còn rất manh động và liều lĩnh, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, chúng thường bỏ lại tang vật để chạy thoát thân hoặc dùng hung khí để đe dọa, tấn công lực lượng chức năng… Điển hình là vụ việc xảy ra vào rạng sáng 19-3-2017.
Qua công tác tuần tra, kiểm soát, Đồn Biên phòng Ia Chía (huyện Ia Grai) phối hợp với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai phát hiện một số đối tượng đang tổ chức vận chuyển gỗ ra bờ sông Pô Cô để đưa về huyện Đức Cơ tiêu thụ. Thấy động, các đối tượng đã bỏ lại tang vật để tháo chạy, nhưng lực lượng chức năng đã kịp bắt giữ đối tượng liên quan là Lê Xuân Thành (SN 1993, thường trú tại làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ).
Theo kết quả điều tra của lực lượng chức năng, khối lượng bằng lăng đã bị chặt hạ tại tiểu khu 365, lâm phần Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai là 23,7 m3. Việc ngăn chặn kịp thời vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép của Đồn Biên phòng Ia Chía và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Grai đã góp phần ngăn chặn tệ nạn phá rừng trên khu vực biên giới.
Để tiếp tục ngăn chặn tình trạng phá rừng, giữ “lá phổi xanh” nơi biên viễn, Đại tá Vũ Trọng Tiệp-Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, nhấn mạnh: Thời gian tới, Bộ Chỉ huy tiếp tục chỉ đạo các đồn biên phòng triển khai quyết liệt các biện pháp thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng tự nhiên; tăng cường tuần tra, kiểm soát địa bàn, tập trung những địa bàn trọng điểm và làm tốt công tác nghiệp vụ để đấu tranh có hiệu quả với hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, góp phần cùng lực lượng chức năng ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để quần chúng nhân dân hiểu rõ việc khai thác, vận chuyển lâm sản là trái pháp luật và không tiếp tay cho hoạt động này. (Báo Gia Lai 25/4, Anh Huy)đầu trang(
Hạt Kiểm lâm Ven biển (TP Sầm Sơn) được giao quản lý 2.019 ha rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa và thị xã Sầm Sơn. Phần lớn các diện tích rừng nằm trong khu vực trọng điểm về du lịch sinh thái, du lịch biển.
Khu vực núi Trường Lệ (TP Sầm Sơn) có 139 ha rừng thông, là nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong mùa hè đến tham quan, dâng hương tại các di tích đền Cô Tiên, Tô Hiến Thành và đền Độc Cước… Các hoạt động của du khách nếu không được kiểm soát sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng  rất cao, nhất là khu rừng thông.
Ngay từ đầu năm 2017, Hạt Kiểm lâm Ven biển đã tập trung khảo sát vùng trọng điểm về cháy rừng, xây dựng phương án phòng chống cháy, củng cố các tổ đội quần chúng phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thiệt hại khi  xảy ra cháy rừng. Phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn phối hợp với chính quyền, đoàn thể các xã có rừng tuyên truyền đến các tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh tham gia bảo vệ rừng và PCCCR, chống khai thác rừng lấy gỗ và củi đốt.
Ngoài ra đơn vị còn phối hợp với Đồn Biên phòng Sầm Sơn, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn thành phố tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ, chống chặt phá rừng và PCCCR cho các hội viên, đoàn viên thanh niên và người dân ở các xã, phường gần rừng, nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng.
Những năm gần đây, du khách đến tham quan, nghỉ mát tại Sầm Sơn ngày càng tăng, Hạt Kiểm lâm Ven biển đã chú trọng công tác tuyên truyền đến du khách trong việc sử dụng lửa khi hóa vàng, dâng hương tại các khu văn hóa lịch sử trên núi Trường Lệ, đồng thời hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, hàng quán tại các khu rừng thực hiện công tác PCCCR và ký cam kết thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn xã, bám sát cơ sở để tham mưu kịp thời cho cấp ủy và chính quyền trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
Hàng năm, Hạt Kiểm lâm Ven biển đã chủ động thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR trên địa bàn được giao. Nhất là các diện tích rừng trong khu du lịch, như: núi Trường Lệ (TP Sầm Sơn), núi Linh Trường (Hoằng Hóa), đơn vị luôn duy trì chế độ trực chỉ huy chữa cháy rừng 24/24 giờ.
Phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ, tổ đội quần chúng bảo vệ rừng,  chủ rừng tuần tra canh gác lửa rừng ở các khu trọng điểm trong những ngày nắng nóng báo động cấp III trở lên. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng lửa trong sản xuất ở các khu vực gần rừng. Huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra chấn chỉnh kịp thời tại các khu du lịch trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở các địa phương; tổ chức cho người dân các thôn có rừng, các chủ nhà hàng trong khu du lịch ký cam kết không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Tổ chức lực lượng tuần tra canh gác lửa rừng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ cháy rừng và chặt phá lâm sản, bảo đảm an toàn về an ninh rừng. (Báo Thanh Hóa 25/4, Lê Hợi)đầu trang(
Đối với đồng bào dân tộc Chơ Ro ở xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu), rừng không chỉ gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt, phong tục tập quán, mà còn là niềm tin, tín ngưỡng. Do đó, bảo vệ rừng không chỉ là bảo vệ không gian văn hóa cộng đồng mà còn làm cho đời sống tinh thần ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Theo già làng Năm Nổi, từ thời xa xưa, đồng bào Chơ Ro đã chọn rừng làm nơi trú ẩn, lập làng và đốt rẫy để canh tác. Rừng đi vào máu thịt của dân làng cũng giống như đứa con sinh ra được bú sữa mẹ, được mẹ cho cuộc sống, cho ăn, cho mặc. Người Chơro rất tin vào các “thế lực siêu nhiên” nên khi chọn được vùng đất “ưng ý”, bà con sẽ làm lễ cúng thần rừng (Yang Bri), thần rẫy (Yang mir), xin phép các vị thần để được canh tác và làm ăn yên ổn.
Lễ cúng thần rừng được duy trì và tổ chức hằng năm. Nếu như trước đây, nghi lễ được tổ chức ở khoảng đất rộng, dưới bóng cây cổ thụ linh thiêng nhất của làng thì nay, lễ cúng được tổ chức ở nhà dài. Nghi lễ dựa trên triết lý “rừng là sự sống”, thể hiện lòng biết ơn “thần rừng” luôn che chở cho bà con, dân bản, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ hiểu về rừng, tích cực bảo vệ, phát triển rừng.
Ngày nay, người Chơ Ro không còn dựa vào tài nguyên rừng để sinh hoạt, lao động, sản xuất. Hầu hết đất đai đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Họ gieo trồng và định cư trên mảnh đất của mình. Rẫy chuyển thành vườn để chuyên canh các loại lương thực, hoa màu như: ngô, khoai mì, lúa…
Rừng vì thế không còn là nơi để “khai thác” mà trở thành “không gian sinh hoạt văn hóa” cộng đồng nối kết dân tộc. Trong tâm thức của người Chơ Ro, những cánh rừng luôn bao bọc, che chở họ từ lúc chào đời, trưởng thành cho đến khi trở về với đất mẹ. Mặc dù đã thay đổi thói quen canh tác phù hợp với xu thế phát triển của xã hội thế nhưng với đồng bào dân tộc, rừng vẫn là cuộc sống. Rừng là nơi gắn kết với biết bao câu chuyện ấn tượng, truyền thuyết, huyền thoại linh thiêng kỳ bí…
Là kiểm lâm viên tại Trạm kiểm lâm Bù Đăng, anh Nguyễn Văn Tòng (dân tộc Chơ Ro) kể rằng, từ bao đời nay, người Chơ Ro ở xã Phú Lý vẫn sống phụ thuộc vào rừng. Đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên việc bảo vệ rừng chưa được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, công tác quản lý Nhà nước đối với rừng đã làm thay đổi cả nhận thức, thái độ và cách ứng xử của người dân với rừng. Tình trạng đốt nương làm rẫy, săn bắt động vật quý hiếm đã giảm rõ rệt so với những năm trước.
Bản thân anh Tòng có hơn 10 năm tham gia công tác bảo vệ rừng tại nhiều trạm trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu. Từ khi trở thành kiểm lâm viên, anh cùng với lực lượng kiểm lâm các trạm: Suối Cốp, Suối Ràng, Đa Kiade…thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến đồng bào dân tộc của mình những quy ước và cam kết không đốt rừng, chặt phá cây rừng, săn bắn thú rừng.
Do đó: “Khi mùa khô đến, nhiều thanh niên Chơ Ro đã tích cực cùng với lực lượng kiểm lâm tham gia trực các điểm phòng chống cháy rừng, phát dọn đường băng cản lửa… Công việc này đã góp phần tăng thêm thu nhập, giúp bà con giảm sống phụ thuộc vào rừng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững hơn”, anh Tòng nói.
Phát huy giá trị “rừng vàng”, không chỉ tham gia bảo vệ rừng, giờ đây đồng bào dân tộc Chơ Ro xã Phú Lý còn phát triển kinh tế rừng theo hướng hiệu quả, bền vững. Những cánh rừng cứ thế ngát xanh bởi cộng đồng luôn ứng xử nhân văn với rừng.
Anh Nguyễn Tiến Tới, trạm phó Trạm kiểm lâm cơ động (Khu bảo tồn Thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai) cho biết, từ năm 1995, khi Đồng Nai có lệnh đóng cửa rừng, công tác bảo vệ rừng gắn với bảo tồn văn hóa được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức: tuyên truyền kết hợp các chế tài pháp luật; trồng rừng (rừng tràm xen với cây gỗ quý)...
Nhiều người dân đã có ý thức bảo vệ rừng gắn với bảo vệ giá trị văn hóa. “Chính từ ý thức gìn giữ, bảo vệ rừng của chính quyền và nhân dân đã góp phần bảo tồn và lưu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Từ đó, tạo ra sự cân bằng hài hòa giữa môi trường và cuộc sống, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, anh Tới chia sẻ. (Lao Động Đồng Nai 26/4, Ly Na)đầu trang(
Tỉnh Điện Biên vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên; 3 huyện: Mường Ảng, Tuần Giáo, Mường Chà tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khu rừng giáp ranh.
Thời gian qua, tại khu rừng giáp ranh của 3 huyện nói trên để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái pháp luật trên địa bàn quản lý. Dó đó, tỉnh Điện Biên yêu cầu Sở NN&PTNT Điện Biên kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sự vụ trên.
Sở NN&PTNT Điện Biên sẽ tiếp tục duy trì Tổ công tác số 2 hỗ trợ huyện Tuần Giáo điều tra, xác minh làm rõ xử lý vụ phá rừng trái pháp luật xảy ra tại khu bản Huổi Nôm, xã Mường Khong và kiểm tra xử lý các vụ vận chuyển, mua, bán lâm sản trái phép trên địa bàn huyện (chủ yếu là gỗ Pơ Mua và gỗ Nghiến dạng thớt).
Sở chủ trì phối hợp với UBND các huyện: Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà ký quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa ba huyện Mường Ảng, Mường Chà và Tuần Giáo; đồng thời, chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo khẩn trương phê duyệt phương án quản lý, sử dụng bền vững các khu rừng đã được UBND tỉnh Điện Biên giao. Trong đó, tập trung quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loại cây gỗ Pơ mu, gỗ Nghiến và các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm khác.
Ngoài ra Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, cất giữ gỗ Pơ mu trái pháp luật; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những công chức Kiểm lâm có hành vi tiếp tay cho các đối tượng khai thác rừng, vận chuyển mua, bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật; rà soát và lập danh sách các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ Pơ mu trên địa bàn toàn tỉnh để có biện pháp quản lý, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với UBND 3 huyện: Mường Chà, Mường Ảng và Tuần Giáo: thực hiện kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái pháp luật trên địa bàn quản lý.
Các huyện duy trì các tổ công tác, thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi khai thác rừng, vận chuyển mua bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Kịp thời phát hiện những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiếp tay cho các đối tượng khai thác rừng, vận chuyển. mua bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật để xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.
Tỉnh Điện Biên cũng yêu cầu các huyện phối hợp với Sở NN&PTNT Điện Biên tổ chức ký quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh 3 huyện: Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo; Xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động của các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ, lâm sản có hành vi mua, bán, cất giữ, chế biến gỗ, lâm sản trái phép. (Tài Nguyên & Môi Trường 25/4, Hà Thuận)đầu trang(
​Trước tình hình vi phạm lâm luật có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, truy quét các “điểm nóng” bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng.
Thực hiện Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Phương án), lực lượng kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tham mưu các cấp chính quyền kiện toàn Ban chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng các cấp và Tổ công tác đặc biệt ở cấp huyện, xã.
Có thể nói, về mặt tổ chức, việc thực hiện Phương án được triển khai có hệ thống và chặt chẽ từ trên xuống dưới. Công tác quản lý bảo vệ rừng còn được thực hiện dựa trên sự chỉ đạo quyết liệt theo Kết luận số 04- KL/TU ngày 13/1/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán lâm sản trái pháp luật; Kế hoạch số 2471/KH-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, tình hình triển khai thực hiện Phương án còn có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là ở các hành vi khai thác, cất giấu, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép. Nếu như việc phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô này, toàn tỉnh bảo đảm an toàn, không để xảy ra cháy gây thiệt hại về rừng, thì việc ngăn chặn khai thác, vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả, ngược lại còn có chiều hướng gia tăng.
Theo số liệu thống kê từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong quý I/2017, toàn tỉnh phát hiện 165 vụ vi phạm lâm luật (tăng 41 vụ so với cùng kỳ năm ngoái) với khối lượng gỗ nằm trong các vụ vi phạm phải xử lý gần 1.350m3 gỗ quy tròn các loại (tăng gấp đôi so với cùng kỳ). Điều này cho thấy sự quyết tâm của các lực lượng trong việc ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái quy định của Nhà nước.
Song, điều này cũng cho thấy, nhiều chủ rừng sự quản lý chưa chặt chẽ, nhất là các chủ rừng như Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy… còn để xảy ra nhiều vụ vi phạm và có khối lượng gỗ tang vật lớn.
Vẫn biết rừng được giao cho các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, vườn quốc gia quản lý rộng lớn, nhưng kinh phí và nguồn nhân lực được giao cho các đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu, quyền lực còn hạn chế, trong khi các đối tượng vi phạm liều lĩnh, manh động, thường xuyên mua chuộc, đe dọa và sẵn sàng chống trả người thi hành công vụ khi bị ngăn chặn. Việc quản lý bảo vệ rừng là công việc đầy cam go và phức tạp. Tuy nhiên, nếu các chủ rừng tăng cường bám rừng, biết phối chặt chẽ với các ngành thì vẫn hạn chế được tình hình vi phạm lâm luật.
Trước những yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tại Hội nghị sơ kết tình hình triển khai thực hiện Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tỉnh được tổ chức mới đây, đồng chí Nguyễn Văn Hòa – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các chủ rừng và các lực lượng tập trung rà soát, xử lý dứt điểm các “điểm nóng” thường xảy ra các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng bản đồ “điểm nóng” theo từng địa bàn, tiểu khu để theo dõi, tuần tra, truy quét; tham mưu điều chỉnh Phương án quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với thực tế hiện nay.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tham mưu tỉnh thành lập Tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) để tuần tra, truy quét; quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng; rà soát, kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng; phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ rừng… thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; chủ động phương án ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng; quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất nương rẫy…
Dốc sức thực hiện trách nhiệm và đẩy mạnh công tác tuần tra, truy quét, ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái phép, chúng ta sẽ bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng. (Báo Kon Tum 24/4, Văn Nhiên)đầu trang(
Phú Yên 'xẻ thịt' 1.000ha rừng cho 20 dự án
Không chỉ có dự án sân golf của New City, Phú Yên dành hơn 1.000ha rừng cho 20 dự án đầu tư khác. Phá rừng nhiều nhất là các dự án nuôi bò, thủy điện, trường đua ngựa và nhà máy lọc dầu.Lãnh đạo tỉnh Phú Yên biết rõ vai trò quan trọng của rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, nhưng vẫn quyết định phá rừng để giao cho nhà đầu tư.
Tại văn bản chỉ đạo giải quyết kiến nghị của New City ngày 14-8-2015, ông Phạm Đình Cự (chủ tịch UBND tỉnh) nhấn mạnh: “Cây dương ở khu vực này (TP Tuy Hòa) là rừng phòng hộ dùng để chắn gió, chắn cát.
Hiện nay chuẩn bị vào mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh, do đó việc chặt cây dương phải gần sát với thời điểm thi công để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, người dân xung quanh”.
Ngày 21-12-2016, Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trường đua ngựa Phú Yên có vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Chủ đầu tư là Công ty Golden Turf Club Pty (Úc). Dự án sử dụng 82ha đất và 13ha mặt nước (biển) tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An.
Ngày 14-3-2017, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chí Hiến tại cuộc họp với chủ đầu tư.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu trong tháng 3-2017 Công ty Golden Turf Club Pty phải mở tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Phú Yên và chuyển 5 triệu USD chi phí giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, lập dự án và xây dựng hạ tầng.
Tuy nhiên, ngày 28-3-2017 Công ty Golden Turf Club Pty có văn bản gửi UBND tỉnh “mặc cả” chỉ nộp trước 2 triệu USD. Sau khi tỉnh phê duyệt quy hoạch 1/2.000 và đo đạc, xác định lại thì công ty sẽ nộp đủ theo số liệu thực tế. Sở KH-ĐT cho biết hiện nay tỉnh đang bàn bạc, chưa quyết định có đồng ý với đề nghị của chủ đầu tư hay không.
Khu đất dự án trường đua ngựa tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An có bãi biển rất đẹp. Phía trong là rừng dương cao gần 20m. Ông Biên Quốc Hội (cán bộ địa chính) cho biết hiện đã cắm mốc chuẩn bị thủ tục kiểm kê, bồi thường, thu hồi đất giao cho nhà đầu tư.
Trong số 82ha có một phần đất rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý và cây dương, cây lâu năm của 238 hộ dân thôn Giai Sơn. Hiện diện tích rừng dương nhường chỗ cho trường đua ngựa chưa được xác định.
Bà Võ Thị Thu - người dân địa phương - cho biết rừng phòng hộ nơi này rất quan trọng trong việc ngăn gió, cát, hạn chế thiệt hại khi có bão. Tự tay bà và nhiều người dân thôn Giai Sơn đã trồng và chăm sóc khu rừng này.
Một dự án phá rừng khác khiến dư luận ở tỉnh này xôn xao là của Công ty CP chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên.
Theo tài liệu chúng tôi nắm được, ngày 24-10-2016, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế ký quyết định điều chỉnh giảm 647ha đất rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Sông Hinh để thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của công ty này (giảm diện tích rừng để làm dự án nuôi bò).
Ngày 5-4-2017, ông Thế tiếp tục ký quyết định phê duyệt phương án đầu tư trồng rừng thay thế của Công ty CP chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên. Theo đó, có 383ha rừng tại tiểu khu 310 và 311 thuộc xã Sông Hinh và xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh) được chuyển mục đích sang rừng sản xuất.
Công ty này sẽ trồng 270ha rừng thay thế bằng cây keo hom tại huyện Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu. Phần diện tích 113ha còn lại sẽ quy ra tiền hơn 6 tỉ đồng, nộp cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra, vào ngày 19-8-2016 ông Thế còn ký quyết định phê duyệt các dự án đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải triển khai trồng rừng thay thế.
Theo quyết định này, có tới 21 dự án “sử dụng” 410ha rừng phải có nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế với số tiền hơn 22 tỉ đồng. Trong đó có 11 dự án 
du lịch.
Những dự án nuốt rừng nhiều nhất là Nhà máy lọc dầu Vũng Rô hơn 192ha, khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên của New City 68,7ha, khu du lịch sinh thái Sao Việt hơn 19ha, khu du lịch Bãi Xếp 16,5ha, làng du lịch quốc tế ven biển của Công ty Bắc Âu biệt thự và du lịch 30ha, khu resort Thuận Thảo hơn 9ha, khu nghỉ mát Long Beach 6,6ha...
Tuy nhiên đây chỉ là con số ban đầu bởi quá trình triển khai dự án thì diện tích rừng bị phá còn tiếp tục tăng. Đơn cử là dự án của New City tại xã An Phú, TP Tuy Hòa ban đầu chỉ nộp 3,7 tỉ đồng cho 68,7ha bị phá. Tuy nhiên đến nay nhà đầu tư đã nộp tiền trồng rừng thay thế 6,2 tỉ đồng, đương nhiên diện tích bị phá đã tăng 
rất nhiều.
Như vậy, chỉ với hơn 20 dự án đã nêu thì tỉnh Phú Yên đã hi sinh hơn 1.000ha rừng. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, từ năm 2014 đến ngày 10-4-2017, quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã thu được hơn 11 tỉ đồng của các doanh nghiệp chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế với diện tích 198ha.
Trong danh sách này có 3 dự án thủy điện “nuốt” hơn 65ha rừng, 6 dự án kinh doanh làm mất 130ha rừng. Sở NN&PTNT đã giải ngân 1,7 tỉ đồng để trồng 67ha rừng và sẽ tiếp tục giải ngân gần 2 tỉ đồng nữa để chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng mới trồng. Hiện còn tồn gần 7,4 tỉ đồng (tương đương 132ha) chưa được UBND tỉnh phê duyệt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết đoàn thanh tra của bộ đang làm việc tại tỉnh Phú Yên sẽ thanh tra tất cả dự án liên quan tới rừng từ năm 2012 đến nay chứ không chỉ một dự án nuôi bò ở huyện Sông Hinh mà báo chí nêu.
Chúng tôi đã đề nghị ông Nguyễn Chí Hiến trả lời các vấn đề liên quan việc phá rừng giao cho nhà đầu tư bởi vì ông phụ trách lĩnh vực này. Tuy nhiên, do bận nên ông Hiến ủy quyền cho phó giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Lê Vũ trả lời.
Vì sao tỉnh Phú Yên thu hút đầu tư sân golf, trường đua ngựa... và các dự án này có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên?
Ông Vũ nói Phú Yên là tỉnh điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Nguồn thu ngân sách còn hạn chế, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của ngân sách trung ương. Tỉnh đang nỗ lực huy động thêm nhiều nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư.
Theo ông Vũ, tỉnh Phú Yên xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Cũng vì muốn tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư triển khai dự án mà tỉnh đã hỗ trợ dự án New City, Sao Việt, trường đua ngựa... đẩy nhanh tiến độ, sớm đi vào hoạt động.
Trong đó, dự án New City thuộc danh mục các dự án quan trọng của tỉnh. Tới đây sẽ bổ sung dự án trường đua ngựa của nhà đầu tư Úc vào danh mục nêu trên để trình HĐND tỉnh.
“Các dự án này được tỉnh kỳ vọng sẽ có tính lan tỏa rộng, tạo cú hích cho ngành du lịch còn rất sơ khai của tỉnh. Khi đi vào hoạt động, các dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước” - ông Vũ nói.
“Việc thu hút đầu tư và triển khai các dự án liên quan đến rừng như New City, Sao Việt đã được thực hiện đúng quy định của pháp luật chưa?” - chúng tôi hỏi. Ông Vũ nói: “Tôi nghĩ tỉnh Phú Yên luôn tuân thủ các quy định của pháp luật chứ không dám làm sai”. (Tuổi Trẻ 25/4)đầu trang(
Cả trăm héc ta rừng phòng hộ ven biển nhiều năm tuổi của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đang bị tàn phá để thực hiện dự án New City. Rừng đã chặt nhưng dự án này lại chưa có quyết định giao đất, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Liệu tỉnh Phú Yên có nên đánh đổi rừng để phát triển kinh tế?
Dự án Khu du lịch cao cấp New City Việt Nam được UBND tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 9/9/2014, triển khai xây dựng tại địa bàn xã An Phú, thành phố Tuy Hòa. Dự án có tổng diện tích hơn 122 ha, trong đó đất rừng phòng hộ khoảng 115 ha hiện đã bị chặt phá gần hết. Các đơn vị thi công đang ủi, tạo mặt bằng, đắp các gò đồi nhân tạo để trồng cỏ làm sân golf. Nhiều khu đất trống đã được đào móng để xây khách sạn.
Trước đây, khu rừng dương ven biển này được xem như  “lá phổi xanh” của thành phố Tuy Hòa, là tấm chắn để bảo vệ các khu dân cư cũng như bãi biển du lịch Long Thủy. Khu rừng này được người dân xã An Phú bỏ nhiều công sức trồng, chăm sóc, gìn giữ.
Ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đông An Phú, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa lo lắng: “Đây là chủ trương của tỉnh nên dân cũng không dám cản đâu. Xã An Phú là xã nghèo, bãi ngang, tất nhiên khi phá rừng thì về môi trường nhất định bị ảnh hưởng”.
Rừng phòng hộ ven biển xã An Phú bị chặt phá từ năm 2016. Mãi đến tháng 2/2017, Chủ đầu tư là Công ty Trách nhiện hữu hạn New City Việt Nam mới gửi Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Diện tích dự án hơn 120 héc ta, đa số là diện tích rừng phòng hộ ven biển, bị chặt phá tan hoang, nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định giao đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên.
Ông Mai Kim Lộc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cho biết, nhà đầu tư vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục gửi gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định giao đất.
“Dự án này chưa có quyết định giao đất. Đây là rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng, bảo vệ tài sản của con người. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh nhà, cứ rừng tự nhiên mà chúng ta không cho khai thác để phát triển thì tỉnh không thể nào đi lên được. Khách quan mà nói thì nó ảnh hưởng đến môi trường nhưng đứng về chủ quan thì đây là điều kiện để phát triển cho thành phố trong tương lai”.
Dự án New City là một trong những dự án lớn tại tỉnh Phú Yên. Ông Lê Văn Hữu, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho rằng, Phú Yên là một tỉnh nghèo cần có các dự án lớn về du lịch. Tuy nhiên, không vì thế mà địa phương bỏ qua các quy định của pháp luật. Đối với rừng phòng hộ ven biển, không chỉ cần phải bảo vệ mà khi thực hiện các dự án lớn cũng phải chú ý giảm thiểu tác động. Rừng phòng hộ ven biển là tài sản vô giá, ảnh hưởng đến đời sống của người địa phương nên không thể đánh đổi để làm dự án.
Ông Lê Văn Hữu cho rằng, nếu thật sự cần thiết thì khi triển khai dự án cũng phải làm đúng quy định của pháp luật: “Lâu nay, địa phương trồng để bảo vệ rừng. Việc phát động, trồng rừng ở đó cho nó sống là vất vả lắm. Vùng cát mà sống lên được như thế rất là mừng. Phá rừng tràn lan hết thì rất là tiếc. Biến đổi khí hậu, vùng biển gió như vậy thì rừng là vô giá. Không thể đánh đổi bằng mọi giá. Chỉ có những dự án nào quá cần thiết thì cũng hết sức thận trọng, phải làm đúng quy trình”.
Thời gian gần đây, tại tỉnh Phú Yên, dư luận nhân dân rất bức xúc khi có nhiều dự án ảnh hưởng xấu về môi trường như: phá rừng để nuôi bò tại huyện Sông Hinh, hút cát sông Ba để san lấp nay lại thêm dự án New City phá rừng để làm sân golf. (VOV 25/4, Thái Bình)đầu trang(
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City vẫn tiếp tục thi công khẩn trương. Máy ủi, máy múc tiếp tục san lấp mặt bằng; hàng trăm công nhân trồng cỏ, tưới nước…
Ông Phan Đình Phùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, vừa có thông báo hỏa tốc thông tin lại một số nội dung báo chí phản ánh liên quan đến dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City tại xã An Phú, TP.Tuy Hòa.
Theo văn bản này, UBND tỉnh Phú Yên cảm ơn các báo đã thông tin kịp thời những nội dung liên quan đến quá trình triển khai thực hiện dự án, trong đó thừa nhận những việc còn thiếu sót.
UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh yêu cầu nhà đầu tư thực hiện các bước theo đúng quy định, đồng thời cũng thông tin thêm về số liệu của dự án. Theo đó, diện tích triển khai của dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City tại xã An Phú hơn 122,5 ha, trong đó diện tích rừng theo hồ sơ thiết kế hơn 64,1 ha, còn lại là diện tích đất trống. Diện tích rừng thực khai thác tại thực địa hơn 32,3 ha.
Trả lời câu hỏi tỉnh đã nhận "có thiếu sót", vậy dự án có tiếp tục thực hiện hay không, ông Phan Đình Phùng cho biết vì liên quan đến nhiều sở, ngành nên UBND tỉnh chỉ đạo tất cả đều phải rà soát lại quy trình, thủ tục hồ sơ, quá trình triển khai thực hiện.
“Hiện nay, các đơn vị đang thực hiện việc báo cáo và sẽ báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 27.4. Trên cơ sở này, UBND tỉnh mới tổng hợp, đánh giá toàn bộ. Trên quan điểm hết sức cầu thị, tiếp thu đúng sai rõ ràng, UBND tỉnh Phú Yên mới xác định được dự án tiếp tục hay dừng lại và sẽ thông tin thêm cho báo chí”, ông Phùng nói.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng 25.4, dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City vẫn tiếp tục thi công khẩn trương. Máy ủi, máy múc tiếp tục san lấp mặt bằng; hàng trăm công nhân trồng cỏ, tưới nước…
Trong khi đó, đến thời điểm này dự án vẫn chưa được Bộ TN-MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Thủ tướng Chính phủ chưa chấp thuận chuyển đổi đất rừng sang đất khác; tỉnh chưa giao đất, chưa cho thuê đất và công trình chưa có giấy phép xây dựng. (Thanh Niên 26/4, Đức Huy)đầu trang(
Sau vụ thu giữ hàng ngàn thớt nghiến, nhiều m3 gỗ xẻ nhóm 2A tiếp tục được phát hiện chỉ cách chốt trạm Kiểm lâm vài km.
Thời gian gần đây trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã phát hiện nhiều vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, cơ quan chức năng đã thu giữ hàng chục m3 gỗ nghiến nhóm 2A không có thủ tục giấy tờ hợp lệ.
Chiều ngày 24/4 phóng viên Phapluatplus.vn đã có mặt tại thôn Tân Sơn (xã Minh Tân, Vị Xuyên) để ghi nhận hiện trường kiểm đếm phân loại gỗ lậu tại gia đình ông Tẩn Tờ Dèn.
Trước đó ngày 22/4/2017 ông Tẩn Tờ Dèn - Trưởng thôn Tân Sơn đã bị phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Giang lập biên bản kiểm tra về hành vi tàng trữ nhiều m3 gỗ nghiến trà trộn lẫn trong đống cột kèo của ngôi nhà sàn chuẩn bị dựng.
Theo lời khai ban đầu, toàn bộ số gỗ trên được ông Dèn thu mua gom từ những người dân trong thôn dành dụm để làm nhà, tuy nhiên khi trao đổi với phóng viên ông Dèn lại khẳng định trong số gỗ đó phần đa là gỗ tạp nhóm 6 và chỉ có 30 % là gỗ xẻ nhóm 2A. Do bản thân huy động anh em trong thôn xẻ tận dụng từ những cây gỗ nghiến do lâm tặc bỏ lại trong rừng đặc dụng.
Theo ông Dèn những thanh kèo và xà vượt đã lắp thành khung là gỗ nghiến cũ, chỉ có 53 thanh chưa đục đẽo là gỗ nghiến xẻ mới có khối lượng là 3,50 m3
Ông cũng đề nghị cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc nó được xẻ từ cây gỗ nghiến nào? Cũ hay mới và địa điểm khai thác ở đâu, để tránh tình trạng sau này bà con trong thôn hùa theo ông để phá rừng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Phapluatplus.vn tại hiện trường, về chủng loại cũng như số lượng gỗ vi phạm, ông Bùi Văn Đông - Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh cho biết: "Hiện tại chúng tôi đã phân loại và kiểm đếm được 53 thanh gỗ nghiến xẻ nhóm 2A còn đang để rời, xác định là gỗ mới xẻ cần tạm giữ giao cho gia đình quản lý chờ ý kiến lãnh đạo tỉnh.
Còn một số đã lắp vào khung nhà sàn là gỗ cũ thì cho phép họ tiếp tục dựng nhà lấy ngày theo phong tục địa phương, mặt khác chúng tôi vẫn tiếp tục xác minh vì vậy khối lượng chưa thống nhất có thể còn phát sinh, quan điểm của cơ quan chức năng là phải làm rõ xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật".
Ông Phàn Văn Hạc - Chủ tịch UBND xã Minh Tân cũng cho biết: "Vừa rồi ông Tẩn Tờ Dèn - Trưởng thôn Tân Sơn, khai nhận với cơ quan chức năng là do có nhu cầu làm nhà mới nên đã mua số lượng gỗ tạp nhóm 6 ở xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ, còn gỗ nghiến nhóm 2A thì mua gom của bà con trong thôn lấy từ rừng đặc dụng Phong Quang, tất cả đều không có thủ tục giấy tờ gì cả".
Như vậy chỉ trong vòng 1 tuần, (từ 18/4 - 22/4) trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã xảy ra 2 vụ vi phạm lâm luật lớn gây xôn xao dư luận, hàng ngàn chiếc thớt cùng nhiều m3 gỗ nghiến xẻ chỉ được phát hiện khi đã rời khỏi rừng an toàn.
Số trót lọt thất thoát không rõ là bao nhiêu, và trách nhiệm của những người giữ rừng như thế nào ? đang là những câu hỏi dành cho các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang. (Pháp Luật Plus 25/4, Tiến Vũ)đầu trang(
Ngày 25.4, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật vừa tiếp nhận nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp để cứu hộ trước khi thả lại vào môi trường tự nhiên.
Theo đó, 1 cá thể Khỉ đuôi lợn đã được ông Nguyễn Xuân Khiều (trú tại thôn Hà Lời, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch) tự nguyện giao nộp. Cá thể Khỉ đuôi lợn trên có trọng lượng 1,5 kg, được ông Khiều phát hiện khi đi lạc vào vườn nhà; 1 cá thể Voọc Hà Tĩnh do anh Nguyễn Trường Khánh (trú tại tổ dân phố Diêm Bắc 2, Phường Đức Ninh Đông, TP. Đồng Hới) tự nguyện giao nộp. Cá thể Voọc Hà Tĩnh được anh Khiều phát hiện khi đi ngang qua địa phận xã Mỹ Đức (huyện Lệ Thủy) trong tình trạng đang còn mang dây xích trên cổ.
Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật cũng vừa tiếp nhận từ Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Quảng Bình 1 cá thể khỉ mốc có trọng lượng 4,3 kg được ông Đinh Xuân Phi (trú phường Nam Lý, TP.Đồng Hới) tự nguyện giao nộp.
Hiện các cá thể động vật rừng hoang dã quý hiếm trên đang được theo dõi, chăm sóc, cứu hộ để phục hồi các tập tính trước khi tái thả về môi trường tự nhiên.
Trước đó, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiến hành thả 6 cá thể động vật rừng đã hoàn tất công tác cứu hộ và kiểm dịch về môi trường tự nhiên, gồm: 2 cá thể Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), 2 cá thể Khỉ vàng (Macaca mulatta), 1 cá thể Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), 1 cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus).
Đây là những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. (Lao Động 25/4, Lê Phi Long)đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Ngày 24/4, đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc đánh giá về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.
Dự cuộc làm việc có đồng chí Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư tỉnh ủy; đồng chí Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Minh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Đánh giá về thực trạng tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh được triển khai tại 9 huyện, thành phố thí điểm. Địa bàn thí điểm được thực hiện trên 157 xã của 9 huyện, thành phố với diện tích trên 420.000 ha rừng.
Sau khi dự án thí điểm hoàn thành và nhận được sự đồng thuận của các đơn vị sử dụng dịch vụ phải chi trả tiền, các chủ rừng, các hộ gia đình và các cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng; tỉnh Sơn La tiếp tục thực hiện dự án rà soát, điều chỉnh giao đất, giao rừng, xác định danh sách chủ rừng, diện tích rừng để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; theo đó tổng diện tích rừng được chi trả là trên 635.000ha thuộc quản lí của gần 62.000 chủ rừng trong đó lưu vực sông Đà là trên 420.000ha, lưu vực sông Mã là trên 215.000ha. Giai đoạn 2011-2015, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã giải ngân, chi trả cho các chủ rừng được trên 387 tỷ đồng trên tổng số 403 tỷ đồng nguồn kinh phí phải chi trả, đạt 96,25% kế hoạch.
Thảo luận tại cuộc làm việc các đại biểu kiến nghị cần phải xây dựng, xác định bản đồ lưu vực để phục vụ cho việc chi trả môi trường rừng, đảm bảo chi trả đúng diện tích, đúng đối tượng. Hiện nay đơn giá chi trả giữa hai lưu vực còn có sự chênh lệch lớn đối với lưu vực sông Đà là 269.000 đồng/ha, lưu vực sông Mã là 38.000 đồng/ha cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp để khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Phát biểu tại cuộc làm việc đồng chí Hoàng Văn Chất yêu cầu UBND tỉnh và các ngành liên quan tổ chức thực hiện triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đề xuất phương án sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức bộ máy điều hành của quỹ bảo vệ và phát triển rừng theo hướng tinh giản, gọn nhẹ chuyên nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí, sử dụng kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng.
UBND tỉnh, các sở, ngành, các huyện, thành phố cần tổ chức phổ biến, quán triệt và tuyên truyền thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, điều chỉnh dữ liệu sau kiểm kê rừng toàn tỉnh để xác định được chủ rừng gắn với diện tích rừng hiện còn làm cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng cho năm 2016 và các năm tiếp theo đảm bảo chi trả đúng người, đúng đối tượng. (Đài PTTH Sơn La 25/4, Minh Ngọc)đầu trang(
Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 120 nghìn ha rừng trồng, trong đó chủ yếu là thông nhựa, keo, tràm... Năm 2016, thu hoạch từ rừng trồng hơn 430 nghìn m3 gỗ các loại... Điều đáng nói là một bộ phân dân cư đã “tạm biệt” rừng tự nhiên để “sống tốt” với rừng trồng.
Nhưng, để có được diện tích rừng như hôm nay, cả tỉnh đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt trong mấy thập kỷ...Sau chiến tranh, nhận thức về rừng đã có những chuyển biến, đặc biệt các cấp chính quyền đã nhìn thấy mồn một rừng đã “cao chạy xa bay” về phía tây, vì vậy “cuộc chiến” phủ xanh đất trống đồi núi trọc sớm được triển khai.
Những năm 70-80 của thế kỷ trước, có lẽ nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh những công nhân các lâm trường quốc doanh (tất nhiên lúc ấy chỉ có quốc doanh) cần mẫn trồng cây trên những vùng rừng vừa bị xóa sổ.
Đấy là thế hệ những người vừa rời tay súng (từ chiến trường và từ các đội tự vệ của cơ quan, đơn vị trên vùng đất lửa Quảng Bình) trở về với đồi nương. “Nước sông, công lính” những công nhân lâm trường ăn lương ngân sách, cây giống từ tiền ngân sách và với “thời gian không hạn chế” đã gieo mầm xanh lên những vùng đất trống, đồi núi trọc.
Trong một lần gặp ông Lê Đăng Dụng ở thôn Trầm Kỳ (Sen Thủy, Lệ Thủy) cùng vợ là công nhân trồng rừng những năm 70-80 của thế kỷ trước, được ông kể lại: “Chúng tôi trồng thông ngày qua ngày trên vùng rừng trọc Sen Thủy suốt cả mấy năm trời. Trồng theo chỉ đạo của trên chứ có biết đến lúc nào thì thu hoạch, mà lúc đó chúng tôi cũng chẳng biết thu hoạch cây thông như thế nào.
Nhưng, tinh thần thi đua giữa các tổ, nhóm về các chỉ tiêu: trồng cây bảo đảm quy trình, tỷ lệ cây sống cao... sôi nổi lắm”. Tưởng như công dã tràng, bởi đất rừng bao la, sức người bé nhỏ, thiên nhiên khắc nghiệt... Nhưng rồi, qua năm tháng, những đồi trọc đã xanh lại phi lao, bạch đàn, đặc biệt là những rừng thông ngút ngàn.
Những đơn vị trồng rừng này số còn, số “mất”, số thay tên đổi họ, nhưng cũng có thể điểm danh một số đơn vị, đó là Lâm trường Đồng Hới, Lâm trường Bồng Lai, Lâm trường Quảng Trạch, Lâm trường Bến Hải...
Nói đến tên một lâm trường “ngoại tỉnh”, Lâm trường Bến Hải, chắc hẳn ai cũng thấy lạ. Vâng, ngoài cái sự lạ về tên còn kéo theo sự lạ khác mà “di chứng” để lại đến bây giờ. Chẳng là những năm nhập tỉnh BìnhTrị Thiên, lâm trường này trồng rừng trên vùng đất giáp ranh giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Vì cái sự chung tỉnh này, nên ngày nay cây thông lại ở trên đất tỉnh ta nhưng phía bạn lấy nhựa...
Nhưng thôi, đấy là chuyện khác. Chỉ cần biết rằng rừng trồng đang lớn lên từng ngày. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, chúng ta đã có rừng thông Ba Trại đẹp như thung lũng Tình Yêu của Đà Lạt; rừng thông phía tây bắc thành phố Đồng Hới thực sự là lá phổi xanh làm dịu mát đô thị náo nhiệt; rừng thông vùng giáp ranh Quảng Bình –Quảng Trị xanh ngút ngát... Có lẽ, chúng ta phải cảm ơn những cán bộ, công nhân các lâm trường trồng rừng trong tỉnh của những năm 70-80, họ là “thế hệ vàng”trong hành trình làm xanh lại những vùng đồi trọc...
Nhưng, khi các lâm trường “hết vốn” thì việc trồng rừng cũng bắt đầu chững lại. Lúc này, những chính sách mới về rừng, đất rừng đã tạo ra những bước đổi mới mạnh mẽ. Nghị định 02/CP của Chính phủ tháng 1 năm 1994 đã mở ra những chân trời mới cho rừng, đất rừng trong đó có rừng trồng... Nội dung cốt lõi của Nghị định mang tính bước ngoặt này trong sản xuất lâm nghiệp nước nhà là giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Cùng với đó, các dự án lớn về trồng rừng được khởi động. Có dự án là có tiền nhưng làm gì chứ trồng rừng không phải dễ, bởi liên quan đến đất đai, nhân lực, chủ rừng và điều quan trọng nữa là... lâu lắm mới “kiếm ăn” được từ rừng.
Anh Nguyễn Xuân Quế, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lệ Thủy, lúc bấy giờ là cán bộ đi thực hiện giao đất rừng cho dân trồng rừng ở các xã phía tây huyện Lệ Thủy, nhớ lại: “Việc giao đất cho dân trồng rừng không dễ, dân không muốn nhận đất. Vì sao? Có lẽ, vì dân nghèo quá, muốn có cái gì gần với hạt lúa, củ khoai hơn để giải quyết cái đói trước mắt, còn trồng rừng ư, lâu quá!”
Cũng theo anh Quế, lực lượng Kiểm lâm đã có công lớn trong việc “ép” dân nhận đất trồng rừng. “Chúng tôi đến từng nhà, kêu từng người đi nhận đất. Đội nắng mưa với dây thừng, cây tre dài làm thước đo lặn lội đến từng nhà. Thấy anh em đồng cam cộng khổ cùng dân, bà con thương đi nhận đất trồng rừng. Sau này, nhờ rừng, bà con khá lên, gặp lại anh em kiểm lâm họ mừng lắm, cứ bắt ghé vô nhà uống rượu”.
Anh Nguyễn Văn Lợi, nguyên Chủ tịch xã Thái Thủy lúc ấy cũng đã từng kêu trời với dân: “Tại sao người ta mở hướng làm ăn cho mình mà mình lại thờ ơ đến thế...” Thái Thủy là xã đặc biệt khó khăn, đất rộng người thưa, đất trồng rừng bao la. Có lẽ, ai đã từng đi những chuyến tàu chợ qua ga Thượng Lâm vào mùa hè những năm 90 của thế kỷ trước đều thấy một màu tím của hoa sim, mua bát ngát một vùng đồi núi mênh mông... Dân chưa nhận thì cán bộ phải đi đầu nhận trước...
Bao công sức tuyên truyên truyền, vận động mới có được những hộ “đầu tàu” nhận đất trồng rừng. Mưa lâu thấm đất, dần dà người dân cũng nhận đất trồng rừng. Dự án Việt Đức đã tiếp sức cho xã Thái Thủy trồng được hơn 1.000 ha thông nhựa thay cho rừng sim mua, dâu rừng.
Trong những năm cuối thế kỷ 20 và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, các dự án trồng rừng nối tiếp, xen kẽ nhau thực sự tạo cú hích cho việc trồng rừng trên địa bàn tỉnh. Càng về sau nhận thức về rừng trồng có những chuyển biến mạnh mẽ, vì vậy, việc xã hội hóa trồng rừng đã thực sự đi vào cuộc sống và trở thành phong trào có chiều sâu và rất thực chất.
Từ năm 2000 đến nay, theo báo cáo của UBND tỉnh, hàng năm tỉnh ta đã trồng mới khoảng 4-5 nghìn ha rừng. Nếu năm 1999, cả tỉnh chỉ có khoảng 39 nghìn ha rừng trồng thì đến cuối năm 2007 con số đó là 93 nghìn ha và đến nay, con số này đạt hơn 120 nghìn ha. Cùng với rừng tự nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của rừng trồng đã góp phần đưa độ che phủ của rừng tỉnh ta đạt tỷ lệ trên 70%, cao nhất toàn quốc. Những địa phương có diện tích rừng trồng lớn là Minh Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy...
Về những trọng điểm rừng trồng, chúng ta mới thấy ý nghĩa lớn lao của nó đối với cuộc sống người dân. Những cánh rừng lớn lên theo năm tháng đã tiếp sức cho nhiều gia đình từng bước đẩy lùi đói nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu. Thói quen dân nghèo lâu nay dựa vào rừng tự nhiên nay đã bước sang trang mới. (Báo Quảng Bình 25/4, Văn Hoàng – Nguyễn Tâm)đầu trang(
Ngày 24/4, tập đoàn khai mỏ Brasil Samarco đã đưa ra cam kết trồng 42.000ha rừng, lớn gấp 21 lần diện tích rừng từng chịu tác hại trong thảm họa môi trường khi hồ chứa chất thải mỏ của Samarco bị vỡ ngày 5/11/2015.
Sự cố diễn ra tại huyện Mariana, bang Minas Gerais, phía Đông Nam Brazil, chính là thảm họa môi trường lớn nhất từng diễn ra tại Brazil, khi hơn 60 triệu tấn bùn độc hại đã hủy hoại thảm thực vật rộng 2.000ha, gây ô nhiễm đồng bằng sông Doce, tàn phá nhiều khu vực sinh sống của các cộng đồng thổ dân và khiến 19 người thiệt mạng.
Samarco cho biết Quỹ Renova - đơn vị do tập đoàn khai mỏ này thành lập để xử lý hậu quả môi trường của sự cố trên - sẽ sử dụng tới 20 triệu cây giống bản địa, chủ yếu từ vùng rừng Mata Atlantica, cho kế hoạch trồng rừng khôi phục môi trường của mình, trong đó 10.000ha sẽ được trồng cây giống trực tiếp và hơn 30ha còn lại là do sinh sản tự nhiên. Bên cạnh đó, dự án này cũng bao gồm việc “phủ xanh” 5.000 nguồn nước tự nhiên.
Renova ước tính việc chuẩn bị cây giống sẽ mất khoảng 16 triệu USD. Trước mắt, quỹ này sẽ xác định những địa điểm có thể làm vườn ươm dọc theo hai bờ sông Doce, cũng như thời gian biểu hành động và danh mục các loại cây sẽ được sử dụng để gây rừng. (Vietnam + 25/4)đầu trang(
Gần 20ha rừng thông, mỗi ha cho thu nhập thấp nhất 60 triệu đồng/năm, vị chi được gần 1,2 tỷ đồng. Đường Hồ Chí Minh chạy xuyên qua những cánh rừng trồng xanh ngút ngát phía tây huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Màu xanh cây keo, tràm đã làm dịu mát vùng đất nắng lửa nhất nhì miền Trung.
Chị Nguyễn Thị Thanh (xã Trường Thủy) đứng trên gò đất cao khoát tay một vòng tròn: “Hơn năm chục hecta rừng của tui chạy dọc hai bên đường ni đó. Năm ni, tui chỉ bán hơn chục ha để trả dần vốn vay ngân hàng"...
Cũng khó có ai tin được người phụ nữ với vẻ bề ngoài lam lũ và có chút yếu đuối này lại là bà chủ của hơn 50ha rừng trồng. Chị Thanh kể, từ lúc con gái đi làm ở một đơn vị xây dựng nhà nước. Được hơn chục năm thì đơn vị không có việc làm nên chị nghỉ việc theo chế độ 176.
Về với vùng quê nghèo bán sơn địa, chị lúng túng trong định hướng làm ăn. Với chiếc xe đạp không phanh và cũng chẳng có chuông, chị chạy lên đồi, xuống suối để kiếm bát cơm độn sắn hàng ngày cho các con. Chẳng có nghề chi chị không làm. Từ kiếm củi, buôn heo đến cuốc đất thuê, đào mướn... không nghề gì không có dấu tay chị.
Có lần, ghé nhà một người quen xin nước uống khi đi đốn củi, chị nghe loáng thoáng người ta nói chia đất trồng rừng. “Trồng rừng” như một âm thanh mới lạ, nhưng lạ thay lại đọng vào tâm trí, ám ảnh chị. Sau hôm đó, chị để ý dọc đường 15 (đường Hồ Chí Minh bây giờ) nhiều vùng đất chỉ có cây sim hoang dại, chị nảy ý định phát hoang trồng rừng.
Hàng ngày khi đi làm, chị đào những cây thông, cây tràm mọc lẻ tẻ khắp nơi mang về trồng trên những vạt đồi lúp xúp. Dần dà, những vạt cây chị trồng cứ loang dần, loang dần thành rừng. Mọi người đi qua bắt gặp hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé cặm cụi trồng rừng giữa chập chùng sim, mua thì tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí có kẻ rỗi miệng còn dèm pha. Mặc kệ, chị luôn có niềm tin sẽ có ngày bớt khổ nhờ rừng.
Làm thuê được đồng nào, phần dành nuôi con bữa cơm nữa cháo, phần dành gom góp thấy có ai bán miếng đất, vạt cây liền kề đất chị khai khẩn là hỏi mua gom. Không có đủ tiền trả liền thì nợ trả dần. "Góp gió thành bão", vài năm sau, chị đã có đến mấy ha rừng cây bén rễ, lên xanh. Đứng trên con dốc, nhìn còn nhiều khoảng đất, khoảng rừng bà con chưa bán, chị muốn mua lắm.
Nhưng cái khó bó cái khôn, tiền đâu? Đánh bạo, chị đến ngân hàng xin vay tiền. Một cán bộ tín dụng nhìn chị trong sự hoài nghi: “Vay tiền để buôn bán hay mua bò?”. Chị thành thật: “Dạ mua rừng". Vị cán bộ tín dụng lắc đầu rồi thì thầm vào tai đồng nghiệp bên cạnh nhưng chị vẫn nghe được: "Người răng mà nhìn "luốc luốc" rứa vay tiền cả trăm triệu thì ai cho".
Nén khỏi bật khóc thành tiếng, chị cắp nón ra về. Bữa sau, chị đến một ngân hàng khác, họ đồng ý cho vay nhưng phải đi kiểm tra rừng. Khi thấy mấy ha rừng của chị không đến nỗi nào, thì họ gật. Nhưng thay cho vay hàng trăm triệu, họ chỉ đồng ý cho vay vài chục. Cầm tiền về, chị mượn thêm của bà con, anh em và dồn hết số vốn ít ỏi để mua thêm vài ha rừng nữa.
Lần đó, chị bỏ hết tiền mua thêm 5ha rừng thông đã vào tuổi khai thác tỉa thưa. Chưa kịp mừng thì chuyện rủi ro ập đến. Vào một đêm trời hanh khô, 5ha rừng thông bắt lửa cháy như đổ xăng. Sáng sớm, nhìn cả vùng rừng chỉ còn màu đen kịt, thân cây queo quắt gục gãy tứ bề. Nếu không có chồng đỡ thì chị đã ngã quỵ trên lớp tro bụi.
Sau hơn hai mươi năm “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” với rừng, bây giờ chị Thanh đã có trên 50ha rừng trồng trải dọc hai bên đường Hồ Chí Minh.
Một ngày giữa tháng tư, chị đưa chúng tôi đi xem rừng thông, keo, tràm... Những cánh rừng xanh ngút ngát tầm mắt. Đi sâu vào rừng những cây keo, tràm trồng san sát ken dày thẳng vút, ai cũng phải thốt lên đẹp quá. Hình dung tiền triệu, tiền tỷ cứ hiện ra ngồn ngộn ngay trên mặt đất. Dưới tán, cây dại đã được phát sạch để chống cháy. Chị bảo: "Khoảng tuần nữa là bên trạm kiểm lâm chỉ đạo đốt thực bì. Thế là yên tâm rùi".
Đứng bên những cây thông đến tuổi khai thác to khỏe, mọc thẳng thớm, tôi hỏi chị thu nhập năm nay dự tính bao nhiêu. Chị nói ngay: “Chỉ mong được 600 triệu để trả ngân hàng vì đã đến hạn". "Chị còn vay nhiều không?". Chị Thanh cười: "Còn hơn một tỷ". Nói đến nợ tiền tỷ mà giọng chị nhẹ hều.
Nhưng có lẽ qua một phép tính nhẩm là có thể cắt nghĩa được điều đó. Nếu giá bán tại thời điểm bây giờ thì toàn bộ diện tích rừng của chị cũng không dưới chục tỷ đồng. Vậy thì nợ một tỷ xem ra cũng chẳng có gì bận tâm. Một người phụ nữ đam mê rừng và sau gần hai mươi năm bươn chải đã có được khối tài sản tiền tỷ.
Như đoán được suy nghĩ của tôi, chị Thanh cười: "Từ năm nay, thu nhập bắt đầu ổn định và khá lên". Chị Thanh không nói con số cụ thể nhưng cây thông, cây keo trên rừng thì lại biết nói. Gần 20ha rừng thông, mỗi ha cho thu nhập thấp nhất 60 triệu đồng/năm, vị chi được gần 1,2 tỷ đồng. Còn lại 30ha keo nếu đưa vào khai thác đúng chu kỳ 5 năm, mỗi năm chị có 6ha x 60 triệu đồng cũng có 360 triệu. Cộng hai khoản trong tay chị Thanh có trên 1,5 tỷ đồng. Tôi đùa: "Mỗi năm ngồi chơi cũng xơi được tiền tỷ. Nhận tiền tỷ như nhận lương hà". Chị cười: "Nhưng mà khổ lắm chú ơi".
Bây giờ, có khoảng 10 lao động phổ thông làm công cho chị với thu nhập 5 - 6 triệu đồng/tháng. "Sắp tới, tui cho làm mấy ngôi nhà ở bìa rừng để công nhân nghỉ ngơi và ở lại bảo vệ chăm sóc rừng. Làm vậy, mình vừa yên tâm mà bà con cũng có nhu nhập cao hơn", chị nói. Chị còn bộc bạch: “Hai vợ chồng quản lý hơn 50ha rừng nên bận lắm. Dự tính kêu bà con, xóm giềng nhận khoán. Giao khoán thì mình an tâm hơn". (Nông nghiệp Việt Nam 25/4, Tâm Phùng)đầu trang(
Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong nhóm ngành hàng có kim ngạch thu về trên 1 tỷ USD trong quý I/2017, nhưng cũng phải nhập khẩu tới trên 500 triệu USD gỗ và nguyên liệu.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, quý I/2017, Việt Nam đã phải nhập khẩu 519 triệu USD gỗ và sản phẩm, tăng 23,4% so với quý I/2016, nếu tính riêng tháng 3/2017, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 219,3 triệu USD, tăng 39,7% so với tháng 2 – đây là tháng thứ hai liên tiếp đạt kim ngạch tăng trưởng.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm trong quý I/2017 từ 23 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu nhập từ Campuchia và Trung Quốc. Nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm 32,7% tổng kim ngạch, đạt lần lượt 97,7 triệu USD và 72,1 triệu USD, so với quý I/2016, nhập khẩu từ Campuchia và Trung Quốc đều tăng tương ứng 109,46% và 41,78%.
Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ, đạt 56,9 triệu USD, tăng 8,07%, kế đến là Malaysia, Thái Lan, Chile, New Zealand….
Nhìn chung, quý đầu năm nay, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường tăng trưởng chiếm 60,8% trong đó nhập từ Canada tăng mạnh vượt trội, tăng 139,2%, ngược lại thị trường với tốc độ suy giảm chỉ chiếm 39,1% và nhập từ Lào giảm mạnh nhất, giảm 94,06%. (Vinanet 24/4)đầu trang(
​Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát gỗ nhập khẩu từ Châu Phi.
Nhằm phát hiện và xử lý kịp thời hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu mặt hàng “Giáng hương Tây phi”, tên khoa học “Pterocarpus erinaceus”, tên tiếng Anh “Senegal rosewood”. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng gỗ nhập khẩu từ Châu Phi.
Trường hợp phát hiện hàng hóa có tên như trên hoặc nghi vấn có hàng hóa này ngay trong việc khai báo thì thông báo ngay với Cục Điều tra chống buôn lậu để tiến hành việc kiểm tra, xác minh làm rõ, xử lý.
Rà soát, lập danh sách và báo cáo gửi Tổng cục Hải quan qua Cục Điều tra chống buôn lậu trước ngày 25/04/2017 về các lô hàng nhập cảng trong thời gian từ tháng 01/2017 đến thời điểm 20/04/2017 nhưng chưa đăng ký tờ khai hải quan hoặc chưa thông quan. (Hải Quan VN 25/4)đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Một gia đình ở Thái Lan nhặt được một chú mèo con mới sinh bên đường, sau khi kiểm tra các chuyên gia động vật hoang dã phát hiện đây là chú mèo thuộc giống mèo cá (Fishing cat) rất quý hiếm.
Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Thái Lan (WFFT: Wildlife Friends Foundation Thailand) đã nhận được điện thoại báo tin có người tìm thấy một chú mèo con mới sinh bên đường nhưng nhìn không giống mèo nuôi thông thường.
Khi người cứu hộ đến nơi phát hiện chú mèo nhỏ hơn bàn tay này chính là giống mèo cá quý hiếm chỉ có ở vùng Đông Nam Á và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
“Chúng tôi không biết vì sao chú mèo mới sinh này lại không có mẹ”, người cứu chú mèo cho biết, sau khi đến nơi họ vô cùng ngạc nhiên vì chú mèo này mới chỉ được sinh ra cách đó vài giờ đồng hồ.
Người dân phát hiện ra chú mèo cho biết, mẹ của chú mèo con này khả năng chính là chú mèo đã được người dân gần đó cứu cách đây mấy năm, khi đó mèo mẹ đã được cứu ở ruộng lúa trong tình trạng rất nguy kịch, sau đó họ đã chăm sóc con mèo này và chờ nó khỏe mạnh mới thả lại tự nhiên.
Trước khi chú mèo con này được cứu đã có người từng nhìn thấy mèo mẹ trên đường tha con mình đi. “Trên đường di chuyển mèo mẹ đã để rơi đứa con của mình trên đường”.
Chú mèo con bị lạnh, bị đói được đưa vào bệnh viện thú y chăm sóc và được đặt tên là Simba, mọi người hy vọng nó sẽ khỏe mạnh như một chú sư tử con.
Mong rằng nó sẽ mau chóng hồi phục bởi đây không chỉ là một sinh linh đáng thương, mà mèo cá đang là loài động vật quý hiếm sắp tuyệt chủng. (Phụ Nữ News 25/4)đầu trang(./.