Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 18 tháng 08 năm 2017
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm tại vùng bãi Ngang, ven biển của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) ngày càng phát triển. Kéo theo đó, nhiều diện tích rừng ngập mặn ở đây đang bị tàn phá không thương tiếc.
Có mặt tại sông Mơ, đoạn qua xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), không khó để chứng kiến cảnh tượng nhiều hộ dân ngang nhiên thuê máy móc, nhân công cày nát một vùng đất rừng ngập mặn. Sau khi san lấp, các hộ dân đã cải tạo, đắp đất, be bờ để nuôi trồng tôm thẻ chân trắng.
Ngay sát chân cầu, một ao nuôi tôm mới nằm ngoài đê (thuộc vùng rừng ngập mặn) đang được hình thành. Men theo bờ đê tiến sâu vào trong, vùng rừng ngập mặn xanh tốt đã bị người dân thuê máy xúc vào đào bới, khoanh bờ bao, đắp đập, be bờ. Rừng ngập mặn dọc sông Mơ biến thành những ao nuôi tôm rộng mênh mông.
Theo quan sát, dọc sông Mơ, có khoảng 4-5 ha diện tích rừng trồng đã bị máy móc tàn phá nặng nề và không còn khả năng phục hồi.
Được biết, rừng ngập mặn tại xã Quỳnh Thanh rộng 21,3 héc-ta nhưng diện tích ao, hồ nuôi tôm của người dân trong vùng đã chiếm tới 15,6 héc-ta. Hiện tại, diện tích cây có rừng chỉ còn hơn 5 héc-ta và ngày càng giảm sút.
Trao đổi về vấn đề này, ông Hồ Xuân Xuyên, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh cho hay: “Việc người dân đào đất đắp hồ nuôi tôm ở rừng phòng hộ đã có từ những năm trước đây, do từng hộ cá nhân làm. Nếu vi phạm, chúng tôi sẽ báo cáo cấp trên và các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý nghiêm”.
Được biết, không riêng xã Quỳnh Thanh, tình trạng phá rừng ngập mặn để nuôi tôm đã và đang xảy ra ở các xã lân cận như Quỳnh Lương, Quỳnh Thọ, An Hòa...
Cách dòng sông Mơ khoảng 5km, chúng tôi về xã Quỳnh Lương. Nơi đây mặc dù không nằm trong quy hoạch để nuôi trồng thủy sản nhưng một số hộ dân vẫn ngang nhiên lấn chiếm đất rừng phòng hộ để cải tạo hồ nuôi tôm. Thậm chí, có hộ còn tiến hành xây dựng những ngôi nhà kiên cố trên diện tích đất phòng hộ.
Còn tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tình trạng này cũng diễn ra tương tự. Hiện nay, nhiều diện tích rừng ngập mặn ven sông cũng đã được người dân phá bỏ để làm các hồ nuôi tôm.
Trước thực trạng nhiều cây đưng, cây ngăn mặn bị chặt phá, chúng tôi tìm về địa phương thì được người dân nơi đây cho biết: “Đó là những cây trồng từ thập niên 90, còn giờ đây không ai chăm sóc và các vùng đất ven sông này là do nhân dân chúng tôi tự trồng cây lại, chăm sóc và tự khai hoang. Nay, với mong muốn chuyển đổi sản xuất, kinh doanh nên người dân chúng tôi đã đào đất để làm hồ nuôi tôm”.
Cũng tại xã Quỳnh Thọ, một diện tích lớn rừng trồng phi lao ven biển chắn sóng và bảo vệ đê biển cũng bị chặt phá. Thay vào đó, tại đây mọc lên những bãi tập kết cát biển từ việc nạo hút Lạch Thơi. Rừng phi lao bị tàn phá không những ảnh hưởng đến môi trường mà vào mùa mưa bão, nước biển dâng còn ảnh hưởng trực tiếp đến chân đê ven biển quốc phòng.
Ông Trần Huy Đạt, Trưởng phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳnh Lưu cho biết: “Nguồn gốc rừng ngập mặn khu vực này trước đây là dự án Hội chữ thập đỏ trồng. Tuy nhiên, từ khi ban chưa thành lập, cây tốt lên, bà con tự ý ra chặt rồi tự trồng lại. Do không được quản lý tốt nên đã xảy ra tình trạng trên.
Hiện nay, trong công tác quản lý bảo vệ rừng của đơn vị có nhiều bất cập. Phía đơn vị cũng có làm công văn đề xuất, kiến nghị gửi cơ quan cấp trên, kể cả tỉnh và sở để có phương án thu hồi hoặc có biện pháp xử lý. Đến nay, phía đơn vị mới chỉ được giao sơ đồ vùng rừng ngập mặn chứ chưa được giao đất, giao rừng”.
PV An ninh tiền tệ sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc. (An Ninh Tiền Tệ Và Truyền Thông 17/8) đầu trang(
CA huyện Hoài Nhơn vừa kiểm tra và phát hiện tại quán nhậu Sao Mai ở xã Hoài Hảo do ông Ngô Đình Phước làm chủ có chứa động vật hoang dã trái phép. Tổ công tác đã thu giữ một số con cu li và trăn. Vụ việc đang được CA huyện tiếp tục xử lý. (Báo Bình Định 18/8) đầu trang(
Sau hai ngày xét xử vụ phá rừng quy mô lớn xảy ra tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên), sáng 17-8, TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt 4 bị cáo phạm tội “hủy hoại rừng”.
Tòa tuyên phạt Huỳnh Anh Khương (37 tuổi, nguyên cán bộ Phòng TN-MT huyện Đồng Xuân) 8 năm tù; Phạm Xuân Trình (41 tuổi), La O Kính (39 tuổi, cùng ngụ xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) mỗi bị cáo 7 năm 6 tháng tù; La Lan Thập (32 tuổi, ngụ xã Phú Mỡ) 7 năm tù. Ngoài ra, tòa buộc bốn bị cáo liên đới bồi thường cho UBND xã Phú Mỡ hơn 2 tỉ đồng.
Theo HĐXX, từ tháng 3 đến tháng 5-2016, tại rừng Bình Ấm thuộc 2 tiểu khu 83 và 90 xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, các đối tượng Phạm Xuân Trình, Huỳnh Anh Khương, La O Kính, La Lan Thập đã tổ chức chặt phá 33 ha rừng tự nhiên, trong đó có 25 ha rừng phòng hộ.
Qua điều tra, công an phát hiện trong vụ phá rừng quy mô lớn này có sự tác động, tiếp tay, thiếu trách nhiệm của nhiều cán bộ, lãnh đạo ngành chức năng và chính quyền địa phương huyện Đồng Xuân và xã Phú Mỡ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng trên diện tích nói trên. Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Phú Yên cho rằng các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng này không phải là căn cứ để thực hiện việc chặt phá rừng, không có mối quan hệ nhân quả giữa việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hành vi phá rừng nên không cấu thành tội phạm, chỉ xử lý hành chính. (Người Lao Động 17/8) đầu trang(
Một doanh nghiệp khai báo nhập khẩu 90 tấn ngô hạt qua cửa khẩu Bờ Y. Nhưng khi kiểm tra thực tế, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã phát hiện hàng chục mét khối gỗ cùng hơn chục tấn gỗ không khai báo được giấu bên trong lô hàng.
Mới đây, Công ty TNHH TM XNK Bảo Huy mở tờ khai nhập khẩu lô hàng từ Lào về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) khai báo là ngô hạt, có số lượng 90 tấn. Theo đó, hệ thống thông quan tự động phân luồng vàng (kiểm tra hồ sơ).
Lô hàng được vận chuyển trên 3 xe ô tô đầu kéo tập kết tại Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y. Qua nguồn tin Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y nắm được, lô hàng của công ty Bảo Huy đang thuộc diện nghi vấn có dấu hiệu vi phạm. Do đó, Chi cục đã tiến hành phân luồng kiểm tra thực tế hàng hóa.
Kết quả kiểm tra phát hiện số lượng ngô hạt thực tế nhập khẩu chỉ có 52,8 tấn. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra, lực lượng Hải quan còn phát hiện số lượng lớn gỗ không khai báo trên tờ khai hải quan, bao gồm 467 thanh gỗ hương xẻ (tương đương 17,27 m3), 104 thanh gỗ cẩm lai xẻ, (tương đương 0,36 m3) và 13,4 tấn gỗ tận dụng gốc, cành, ngọn nghi là trắc và cẩm lai.
Toàn bộ số gỗ được ngụy trang bằng cách cất giấu phía sau thùng container và nhét ở phần giữa thùng container và xe đầu kéo để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng.
Tại thời điểm kiểm tra công ty chưa xuất trình được giấy tờ kèm theo về số gỗ nói trên. Qua làm việc Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y xác định lô hàng có dấu hiệu vi phạm trốn tránh không khai báo nhằm mục đích trốn thuế. Tổng trị giá lô hàng được xác định khoảng 1,2 tỷ đồng, tương ứng với số thuế GTGT là 120 triệu đồng. Để làm rõ hành vi vi phạm của doanh nghiệp, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã chuyển giao vụ việc cho Công an huyện Ngọc Hồi tiếp tục xác minh điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. (Hải Quan 17/8). đầu trang(
Khu bảo tồn biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) có đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái điển hình như rạn san hô, thảm cỏ biển và nhiều hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai tai tượng…
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do hoạt động khai thác ồ ạt của người dân đã làm thảm cỏ biển, rạn san hô bị suy giảm về diện tích và độ che phủ, việc phục hồi, tái tạo rạn san hô, cỏ biển ở đây là rất cần thiết.
Với diện tích mặt nước biển 7.113 ha, Khu bảo tồn biển Lý Sơn được phân chia thành 3 vùng chức năng gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt có độ sâu từ 3 - 20m (diện tích 620 ha); vùng phục hồi sinh thái thuộc khu vực đảo Lớn và đảo Bé trên (2.024 ha) bảo vệ các loài sinh vật biển; vùng phát triển (4.469 ha) gồm âu cảng và phần biển bao quanh.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý Biển và Hải đảo, vùng biển Lý Sơn có 685 loài động, thực vật, trong đó có 150 loài cá, 94 loài thân mềm, 36 loài san hô, 2 loài cỏ biển… với nhiều loài quý hiếm, có giá trị cao như san hô đen, hải sâm, tôm hùm bào ngư, trai tai tượng. Tuy vậy, các loài này hiện nay hầu như không còn, hệ thảm thực vật dưới đáy biển Lý Sơn cũng đang dần biến mất.
Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học vùng biển đảo Lý Sơn trước hết là do người dân sử dụng thuốc nổ để đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt, đã làm các rạn san hô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù lực lượng Công an, Biên phòng đã triệt phá hàng loạt đường dây buôn bán, vận chuyển thuốc nổ trái phép, song một số người dân vẫn lén lút dùng thuốc nổ để “tàn sát” hệ sinh thái biển.
Bên cạnh đó, cứ đến mùa rong mơ, hàng trăm người đổ xô ra vùng biển ven đảo khai thác, bình quân mỗi ngày từ 3 - 5 tấn rong mơ tươi, làm cho khả năng phục hồi của loài thực vật này giảm sút nghiêm trọng khiến nhiều loài hải sản có nguy cơ bị tận diệt, bởi các bãi rong mơ là nơi cư ngụ, sinh sản và ươm nuôi giống của nhiều loài hải sản.
Ngoài ra, các nguồn chất thải, tác động của biến đổi khí hậu cũng là những nguyên nhân làm suy giảm hệ sinh thái tại vùng biển đảo này. Một yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rạn san hô, rong và cỏ biển của Khu bảo tồn biển là người dân trên đảo khai thác cát để trồng tỏi mỗi năm lên đến trên 150 nghìn m3, dẫn tới gia tăng xói lở bờ biển, các khu vực có cỏ biển sẽ bị phá hủy.
Để khắc phục tình trạng suy giảm chất lượng hệ sinh thái rạn san hô ở Khu bảo tồn biển Lý Sơn, từ năm 2015 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô ven bờ biển Lý Sơn”. Các chuyên gia thực hiện Dự án đã tiến hành đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ Lý Sơn, khảo sát lựa chọn địa điểm và loài phục hồi, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn và đào tạo kỹ năng phục hồi rạn san hô cho cán bộ địa phương và cộng đồng, phục hồi rạn san hô trên nền đáy tự nhiên, mô hình rạn nhân tạo và vườn ươm san hô. Theo dõi, giám sát xu thế thay đổi và khả năng phát triển của các loài san hô phục hồi và nguồn lợi sinh vật tại vị trí phục hồi. Xây dựng quy chế quản lý trong và sau phục hồi ở mô hình lựa chọn, xây dựng quy trình phục hồi san hô ở Lý Sơn.
Đến nay, mô hình trồng phục hồi rạn san hô, với quy mô 2 ha, nằm trong Khu bảo tồn biển được các chuyên gia của Dự án đánh giá phát triển tốt, nhiều giống hải sản quý hiếm có cơ hội được khôi phục, giúp tăng sản lượng hải sản của các khu vực biển xung quanh Khu bảo tồn biển, đồng thời huy động người dân chủ động tham gia vào quản lý khu bảo tồn biển để nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
Trong thời gian tới, để bảo vệ các rạn san hô, tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường công tác quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, nhằm giảm thiểu khai thác thủy sản bất hợp lý; giáo dục và bắt buộc các doanh nghiệp du lịch tuân thủ tuyệt đối quy chế của khu bảo tồn; mở rộng liên kết với các cơ quan quản lý liên quan nhằm thực thi quan điểm quản lý tổng hợp đới bờ trong và xung quanh Khu bảo tồn biển. Theo dõi sát sao quá trình phục hồi và gia tăng độ phủ san hô và mật độ các loài quan trọng về sinh thái và nguồn lợi.
Tuy vậy, huyện đảo Lý Sơn cần thành lập cộng đồng dân cư tự quản bảo vệ bền vững nguồn lợi tài nguyên, trong đó chính quyền địa phương hỗ trợ các cộng đồng này bằng cách nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn khai thác hợp lý, xây dựng quy chế đồng quản lý và giải pháp tài chính bền vững, tạo cơ sở pháp lý để giảm thiểu những tác động từ bên ngoài cộng đồng.
Rạn san hô đóng vai trò quyết định cho sự thịnh vượng của du lịch biển Lý Sơn, vì vậy những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với rạn san hô là một thực tế cần phải khắc phục. Ban quản lý Khu bảo tồn biển và các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường của tỉnh nên xây dựng chính sách, cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên. Cho phép doanh nghiệp được sử dụng hợp lý các vùng rạn san hô, phát triển các loại hình du lịch sinh thái như nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại khu vực phía Bắc đảo Lớn và một phần nhỏ phía Nam dưới chân Hòn Vung, do ở đây không có cư dân sinh sống nên rất yên tĩnh và có cảnh quan đẹp. Mặt khác có thể cho du khách tham quan hệ sinh thái san hô bằng tàu đáy kính, thăm các khu nuôi sinh thái (hải sâm, bào ngư, ốc biển, rong câu chân vịt), tổ chức thể thao mạo hiểm tại các khu vực vách núi phía Bắc đảo Lớn…
Cơ quan chức năng địa phương cũng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với doanh nghiệp, người dân địa phương và khách du lịch, giúp họ hiểu rõ quy chế quản lý và trách nhiệm trong sử dụng tài nguyên tại Khu bảo tồn biển Lý Sơn. (Tin Tức 18/8). đầu trang(
Trong khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư Dự án Khu biệt thự vườn The Panorama Villas, tại xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành dọn dẹp, cạo trọc cây rừng, san ủi mặt bằng trên sườn đồi. Nhiều người dân ở khu dân cư gần đây lo lắng có thể xảy ra sạt lở khi mùa mưa tới.
Hơn 1 tháng này, tại sườn đồi phía trên khu dân cư Hòn Rớ, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang có nhiều máy múc, máy ủi, xe tải ầm ầm mở đường, phát dọn cây rừng. Cả chục ha cây rừng bị cạo sạch. Đơn vị thi công đã bạt vào thân núi sâu 3-4 mét, mở nhiều con đường rộng 4-5 mét, các xe tải lớn dễ dàng lên núi. Gần khu vực này là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân thôn Thành Phát, xã Phước Đồng.
Chị Nguyễn Thị Thu Diệu, ở thôn Thành Phát, xã Phước Đồng lo lắng cho biết, núi bị cào trắng, coi như không còn rừng. Doanh nghiệp ủi lấy đất và san bằng cả khu rừng. “Mùa mưa tới chắc khu vực núi này sẽ bị sạt lở trong khi nhiều nhà dân đang còn ở phía dưới”, chị Diệu lo lắng.
Các hộ dân ở khu vực này đa phần hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa tạm bợ. Nỗi lo của người dân là có cơ sở khi cách đây 7 năm, mặc dù cây rừng dày đặc nhưng đã từng xảy ra sạt lở, gây sập nhà dân, một cháu bé 7 tuổi tử vong.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch UBND xã Phước Đồng cho biết, dự án đang triển khai là Khu biệt thự vườn The Panorama Villas do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thế giới xanh làm chủ đầu tư với diện tích hơn 13 ha trên sườn đồi Hòn Rớ. Khu vực dự án chủ yếu là cây bụi được quy hoạch là đất rừng sản xuất, tiếp giáp với khu vực rừng phòng hộ ở phía trên.
Tháng 3 vừa qua, dự án này được UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý về chủ trương cho phép thực hiện chuẩn bị mặt bằng và san nền. Địa phương yêu cầu chủ đầu tư chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về xây dựng và bảo vệ môi trường, lưu ý các giải pháp bảo vệ và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn chống sụt lún cho các công trình lân cận.
Thế nhưng, chủ đầu tư đã cho phát dọn cây rừng, mở đường từ cả tháng trước, mãi đến ngày 27/7 mới có văn bản xin ý kiến về Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Cách đây mấy ngày, UBND xã mới tổ chức họp dân. Tại đây, nhiều ý kiến người dân địa phương bày tỏ lo ngại về nguy cơ sạt lở khi thực hiện dự án.
“Địa phương cũng đã trao đổi với chủ dự án phải chống sạt lở, đặc biệt trong mùa mưa bão, nếu thấy nguy hiểm thì phải có phương án di dời dân khỏi khu vực. Phải đặt tính mạng con người lên hàng đầu, giải pháp khắc phục sạt lở phải coi trọng hàng đầu”, ông Hưởng cho biết. Địa hình xã Phước Đồng là đồi núi, xen lẫn đá mồ côi, cây rừng thưa thớt. Khu vực này đã từng xảy nhiều vụ sạt lở làm chết người. Cuối tháng 12 năm ngoái, vụ sạt lở núi tại thôn Phước Lộc, làm 4 người tử vong, 7 người bị thương, 8 căn nhà bị đổ sập. Người dân địa phương rất lo sợ khi triển khai dự án The Panorama Villas gần khu vực này.
Trong khi đó, ông Bùi Minh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Khánh Hòa cho biết, dự án này vẫn chưa nộp hồ sơ về môi trường.
“Đến giờ này Sở chưa nhận được hồ sơ về môi trường gồm có công văn đề nghị thẩm định đánh giá môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế của dự án. Việc có văn bản chuẩn bị mặt bằng chỉ là cơ sở để cơ quan chức năng xem xét, cấp phép xây dựng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư dọn dẹp mặt bằng mà không ảnh hưởng gì nhiều đến vấn đề môi trường”, ông Sơn nêu rõ. (Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam 17/8). đầu trang(
Ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, đồng bào Mông ở thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai lại tề tựu tại gốc đa cổ thụ bên khu rừng thiêng để  làm lễ Nào Lồng – một nghi lễ cúng rừng quan trọng nhất trong năm của cộng đồng dân tộc Mông trên đỉnh núi này.
Những ngày cuối tháng 6, trời đất Si Ma Cai mịt mùng trong những cơn mưa. Trong gian nhà đất ở thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, già làng Ly Seo Chùa nhìn ra khu rừng cấm của xã nhòa trong màn mưa trắng xóa, lòng khẩn cầu ông trời thu vòi rồng lại, để đất trời tạnh ráo. Ngày mai, tức là ngày Thìn tháng 6 âm lịch, ở đây diễn ra nghi lễ quan trọng, đó là lễ Nào Lồng – lễ cúng rừng.
Con trâu đực cả thôn góp tiền mua về làm lễ hiến tế thần linh vẫn cọc ở kia, tắm trong màn mưa xối xả. hông biết có phải các vị thần linh đã nghe thấu lời khẩn cầu của già làng Ly Seo Chùa và đồng bào Mông xã Lùng Sui, hay có sự linh ứng kỳ lạ mà trong khi nhiều nơi vẫn mưa dầm dề, thì đúng sáng ngày Thìn ở Lùng Sui, nắng đã hửng lên. Ngay từ khi sương còn chưa tan, con chim còn rúc trong cánh ngủ trên cành cây, những già làng cùng cánh thanh niên, trai tráng trong thôn đã có mặt ở lán bên cây đa cổ thụ cạnh bìa rừng cấm, chuẩn bị cho nghi lễ thiêng liêng.
Sau lễ cúng bằng gà, lợn, trâu còn sống, người dân sẽ hóa kiếp những con vật đó tại chỗ, lấy giấy tiền vàng nhúng tiết các con vật hiến tế để lên bàn thờ, rồi thực hiện nghi lễ cúng thịt chín, đây là lễ cúng chính. Già làng Ly Seo Chùa bảo người Mông ở đây quan niệm, hóa kiếp con vật tại chỗ như vậy thì thần rừng và các vị thần linh mới nhận được linh hồn của vật hiến sinh. Nếu mổ sẵn con vật ở nhà rồi đem đến, thì thần rừng chỉ nhận được hương hoa của lễ vật. Sau khi mổ và cúng, sừng trâu, hàm lợn sẽ được đóng chặt lên gốc cây đa cổ thụ, nơi đặt bàn thờ thần rừng.
Anh Hảng Seo Toán, Chủ tịch UBND xã Lùng Sui chia sẻ: Theo các già làng, lễ cúng rừng có nguồn gốc từ khi hai vị tộc trưởng là Giàng Chẩn Mìn, Giàng Chẩn Hùng đứng lên làm lễ ăn thề tại khu rừng thôn Lùng Sán, nguyện chung sức cùng nhân dân chống lại quân giặc ngoại xâm. Sau này, khi thực dân Pháp xâm chiếm Bắc Hà và Si Ma Cai, nghĩa quân của tộc trưởng Giàng Chẩn Hùng đã liên kết với quân của các tộc trưởng khác đứng lên đánh giặc. Sau 8 năm, nghĩa quân đã làm chủ cả vùng Bắc Hà, Lùng Phình, Si Ma Cai…
Để tưởng nhớ công lao của hai vị tộc trưởng, nhân dân các dân tộc xã Lùng Sui và huyện Si Ma Cai đã chọn ngày Thìn tháng 6 âm lịch hằng năm làm lễ dâng hương ở rừng cấm, cảm tạ công đức hai vị tộc trưởng. Lễ cúng rừng cũng có ý nghĩa cầu thần rừng linh thiêng phù hộ cho những cánh rừng sinh sôi nuôi sống con người, thổ địa phù hộ cho mưa thuận gió hòa, thiên không gây họa, tặc không phá phách, thú dữ lùi xa, hiền hòa ở lại, cây trồng sai quả, bệnh dịch lùi xa, nhà nhà no ấm… Lễ cúng rừng ở Lùng Sán diễn ra hằng năm, nhưng việc mổ trâu đực hiến tế thần linh chỉ diễn ra hai năm một lần, bà con trong thôn tự nguyện đóng góp tiền mua trâu để tổ chức.
Tại lễ cúng rừng của đồng bào Mông ở thôn Lùng Sán, sau phần lễ cúng và hiến tế thần linh, các già làng, trưởng bản ở Lùng Sui sẽ họp nhau lại để thực hiện một nghi thức đặc biệt quan trọng khác, đó là chọn ra số ngày cấm bản. Lúc này, trong căn lán nghi ngút khói hương dưới bóng đa cổ thụ, những trai tráng trong thôn Lùng Sán được sự cho phép của thầy cúng đã nhanh tay rút 4 chiếc lưỡi gà và 4 cặp xương đùi gà từ những con gà luộc được hiến tế thần linh, sau đó dùng những chiếc tăm nhỏ cắm vào xương đùi gà. Các già làng, trưởng bản, người có uy tín cùng chụm đầu bàn bạc xem những dấu hiệu đặc biệt trên xương đùi gà, lưỡi gà để dự đoán điềm tốt – xấu, chuyện lành – dữ của thôn trong thời gian tới.
Tôi không tiện hỏi những điều huyền bí ấy, nhưng thầy cúng Hảng Seo Vần tươi cười bảo, năm nay thần rừng báo cho nhiều điềm lành, ít điềm dữ, thôn sẽ cấm bản 3 ngày. Trong những ngày cấm bản, người Mông ở đây chỉ ở nhà, không đi đâu xa, tuyệt đối kiêng kỵ việc đào đất, đi làm nương, vào rừng chặt cây hay làm điều sai trái…
Theo quy ước từ xa xưa, ai vi phạm vào rừng chặt cây xanh thì căn cứ vào trọng lượng của cây hay của người đó mà phải mua tương ứng kg lợn, rượu, gạo, rồi mời thầy cúng làm lễ tạ tội với thần linh vào ngày cúng rừng năm sau. Trong đời sống tâm linh của đồng bào Mông ở Lùng Sui luôn tồn tại những truyền thuyết cổ xưa, những câu chuyện huyền bí về sự linh thiêng của khu rừng cấm. Người dân luôn tin tưởng có thần rừng cai quản và che chở, phù hộ nên đã từ rất lâu, những khu rừng cấm linh thiêng không ai dám vào chặt cây, lấy củi.
Tại lễ cúng rừng năm nay ở thôn Lùng Sán, sau phần lễ cúng và lễ dâng hương trang trọng, trưởng 8 thôn, bản trên địa bàn xã Lùng Sui đã cùng ký cam kết bảo vệ rừng, sau đó lãnh đạo huyện Si Ma Cai và đông đảo bà con trong thôn  cùng nhau trồng cây để rừng mãi thêm xanh. Trong khi chờ đợi những mâm cỗ được sắp ra để cả thôn liên hoan sau lễ cúng rừng, tôi có dịp cùng đoàn cán bộ huyện Si Ma Cai vào thăm khu rừng cấm thôn Lùng Sán.
Đúng như lời anh Giàng Chẩn Hòa, cán bộ văn hóa xã Lùng Sui nói, rừng cấm Lùng Sán là khu rừng cổ xưa nhất ở khu vực Si Ma Cai còn lại đến bây giờ. Khu rừng cấm Lùng Sán là nơi hai tộc trưởng Giàng Chẩn Mìn và Giàng Chẩn Hùng đứng lên làm lễ ăn thề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ dân làng, cũng là nơi có những cây đa, cây nghiến hàng trăm năm tuổi. Cách đây hơn 100 năm, khi đó các địa danh chưa chia tách như bây giờ, ngày Thìn tháng 6 hằng năm, đồng bào Mông ở khắp Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Hà Giang vẫn nô nức về đây tham gia lễ cúng rừng linh thiêng.
Tại rừng cấm Lùng Sán hiện nay còn 4 cây nghiến cổ thụ, có tuổi từ 500 – 600 năm, cao vượt hẳn so với các cây khác trong khu rừng, tỏa tán xanh tốt quanh năm, được đóng biển, bảo vệ nghiêm ngặt. Tôi ngước nhìn lên thân cây xù xì rêu mốc, có những khóm phong lan rừng đang mùa ra hoa đỏ rực. Giữa khu rừng thiêng với nhiều câu chuyện thần bí, tôi cảm nhận được sự linh thiêng của đại ngàn và sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên hùng vĩ. Đâu đó nơi đây, dường như vẫn thấy hình bóng người anh hùng dân tộc Mông Giàng Chẩn Hùng, Giàng Chẩn Mìn cùng làm lễ ăn thề bảo vệ quê hương. Lời thề thiêng liêng như dao chém đá ấy vang vọng giữa đại ngàn Si Ma Cai và sẽ còn ngân vang mãi đến tận mai sau. (Báo Bảo Vệ Rừng Môi Trường 17/8) đầu trang(
Xã Minh Hòa, Yên Lập hiện có hơn 903ha rừng, trong đó rừng đặc dụng tự nhiên là 330ha, rừng phòng hộ khoanh nuôi tái sinh 70ha, rừng trồng sản xuất hơn 554ha. Ngoài diện tích rừng sản xuất, đối với diện tích rừng đặc dụng khu Lòng Chảo, tổ bảo vệ rừng đặc dụng và phòng hộ xã Minh Hòa đã ký hợp đồng với Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Ngòi Giành để nhận bảo vệ 254ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn xã.
Tổ bảo vệ rừng gồm 22 thành viên là lực lượng dân quân, công an viên, trưởng, phó các khu dân cư và một số cán bộ ở xã cùng tham gia. Tuy ở các vị trí công việc khác nhau nhưng ở họ đều có điểm chung là có tình yêu với rừng, tinh thần trách nhiệm cao. Tổ chia thành các nhóm gồm 4-5 người và trực theo tuần. Các nhóm thường xuyên tuần tra để phát hiện việc xâm lấn đất rừng phòng hộ, tham gia chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Cùng với việc tuần tra bảo vệ rừng, thì nhiệm vụ quan trọng không kém của Tổ là tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân trong xã.
Nhờ làm tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, đến nay, độ che phủ rừng của xã đạt 64,5%. Trong năm vừa qua, xã đã trồng được 55,4ha rừng tập trung dự án, 18ha rừng phòng hộ, người dân tự trồng 12ha và 20.000 cây phân tán. Giờ đây, lên Minh Hòa đã thấy nhiều đổi khác, rừng bạt ngàn và xanh ngút mắt. Điều quan trọng nhất, đại đa số người dân đã hiểu ra tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc rừng, trở thành tai, mắt, những người trợ giúp đắc lực trong việc trông coi rừng.
Anh Đỗ Văn Thọ - Chủ tịch Hội CCB xã kiêm Tổ phó Tổ bảo vệ rừng khẳng định: Hơn 10 năm tham gia tổ bảo vệ rừng, bản thân tôi cùng các thành viên trong tổ đã thấy được trách nhiệm của mình đối với đất rừng quê hương, và nguyện cố gắng làm tốt hơn nữa để rừng Minh Hòa ngày càng thêm xanh. (Báo Phú Thọ 17/8) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luậncủa Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020” và tổng kết 4 năm thực hiện dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016”.
Thông báo kết luận nêu rõ, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng ngành Lâm nghiệp phát triển bền vững luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những giải pháp tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả nhất để tăng cường tính chống chịu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời ổn định cuộc sống của người dân ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42%, tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,5% đến 6,0%/năm, nâng cao năng suất rừng trồng bình quân lên 20 m3/ha/năm, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD; đồng thời, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải thực hiện được 3 nhiệm vụ chủ yếu là: Thứ nhất là bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; thứ hai là phải phát triển và nâng cao năng suất của rừng; và thứ ba là nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm lâm nghiệp.
Để hiện thực hoá các mục tiêu nêu trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trong thời gian tới cần tập trung tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để bảo vệ rừng và phát triển ngành lâm nghiệp; nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp; tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội vào bảo vệ, quản lý, phát triển và khai thác rừng có hiệu quả...
Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư, xây dựng, bảo vệ rừng thông qua việc giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân; đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chủ yếu bằng phương thức liên kết, liên doanh trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.
Đồng thời tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có cơ chế khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế; lấy các doanh nghiệp làm động lực nhằm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu, tạo đầu vào cho người dân, liên kết, hỗ trợ người dân, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Bên cạnh đó tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế, coi trọng thị trường nội địa, lấy thị trường khu vực và quốc tế làm mục tiêu để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển các sản phẩm ngành lâm nghiệp...
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn một số nội dung Quyết định số 886/QĐ-TTg, hoàn thành trong Quý III/2017; tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững năm 2018, và kế hoạch giai đoạn 2018-2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo đúng tiến độ xây dựng kế hoạch.
Các bộ, ngành, địa phương có thực hiện nhiệm vụ Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện; rà soát, xây dựng các dự án trên địa bàn; kiện toàn Ban chỉ đạo, Văn phòng thường trực để tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững, hoàn thành trong tháng 8/2017.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, bố trí, cân đối vốn ngân sách cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017; chỉ đạo các chủ đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh trong năm 2017. Đối với các dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, khẩn trương chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để trồng rừng ngay, không để tồn quỹ. (Báo Chính Phủ 18/8) đầu trang(
Theo Kế hoạch Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018, Quảng Bình phấn đấu nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh lên đến 70%.
Hiện nay, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của toàn tỉnh là 647.794,61 ha, trong đó: Đất có rừng 539.990,69 ha, đất chưa có rừng 107.803,92 ha; chia theo mục đích sử dụng, gồm có: Rừng đặc dụng 121.952,77 ha, rừng phòng hộ176.553,66 ha; rừng sản xuất 343.068,36 ha.
Công tác trồng rừng đã được các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quan tâm đầu tư. Nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ khác trong lĩnh vực lâm nghiệp được thực hiện tốt, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đóng góp chung cho phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh.
Trong công tác bảo vệ rừng và khoán bảo vệ rừng, ngay từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có; rà soát, lựa chọn những vùng xung yếu, trọng điểm để khoán bảo vệ rừng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng năm 2017 đảm bảo đúng đối tượng, chỉ tiêu kế hoạch dự án đầu tư đã được phê duyệt.
Hiện, các dự án cơ sở đã và đang thực hiện bảo vệ rừng và khoán bảo vệ rừng cho 243.460,8 ha, bảo vệ rừng theo Đề án 2242 là 84.037,3 ha và ước thực hiện cả năm 243.460,8 ha/243.460,7 ha, đạt 100% kế hoạch. Về hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng, diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên trên địa bàn năm 2017 là 3.450 ha.
Riêng đối với diện tích chuyển tiếp, các đơn vị dự án cơ sở đã và đang triển khai thực hiện khoán khoanh nuôi cho một số đối tượng nhận khoán đảm bảo quy định, nhiều diện tích khoanh nuôi mới cũng đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định. Ngoài ra, việc chăm sóc rừng trồng phòng hộ, bảo vệ rừng trồng và chuẩn bị cây giống cũng được địa phương, đơn vị quan tâm thực hiện…
Năm 2018, toàn tỉnh hướng tới mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 07% giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị của rừng, giá trị gia tăng sản phẩm gỗ và lâm sản qua chế biến; diện tích rừng trồng đạt khoảng 5.000 ha, khai thác gỗ rừng trồng 250.000 m3/năm; quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng; đưa độ che phủ của rừng đạt 70%, do đó, các sở, ngành và địa phương trên địa bàn chú trọng một số giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Để hoàn thành mục tiêu trên, cần phải tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ, gỗ lớn. Đồng thời,  cũng cần phải quan tâm đến công tác giao rừng, cho thuê rừng; khoa học, công nghệ, khuyến lâm; đầu tư, tín dụng; liên kết, liên doanh trong sản xuất lâm nghiệp; thị trường, chế biến lâm sản… cũng được chú trọng. (Môi trường và Cuộc sống 17/8) đầu trang(
“Trong bối cảnh người dân thiếu đất sản xuất thì con số hơn 3.000ha đất lâm nghiệp đang thuộc sự quản lý của UBND các xã rất đáng lưu tâm. Đây là vấn đề cấp ủy, chính quyền huyện Minh Long cần đặc biệt quan tâm, có phương án giao lại cho các hộ dân, nhất là các hộ thiếu đất sản xuất, tạo điều kiện để hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”.
Đó là đề nghị của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân tại buổi làm việc với UBND huyện Minh Long, Quảng Ngãi về tình hình, kết quả thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi giai đoạn 2006 - 2016.
Theo báo cáo của UBND huyện Minh Long, đến nay, UBND huyện đã triển khai giao 8.773,25ha đất và cấp 14.656 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Trong năm 2016, UBND huyện cũng đã thực hiện giao khoán 7.917,15ha rừng cho 387 hộ để quản lý, bảo vệ…
Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Văn Điết đánh giá, chủ trương giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng DTTS, miền núi đã thực sự góp phần bảo vệ và phát triển ngành lâm nghiệp một cách bền vững. Chủ trương này còn giải quyết nhiều tồn tại, vướng mắc sau giao đất lâm nghiệp; giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp một cách hiệu quả…
Không chỉ làm tốt công tác giao đất lâm nghiệp, từ năm 2017, UBND huyện Minh Long cũng đã tiến hành giao khoán 100% diện tích rừng cho các hộ dân quản lý, bảo vệ. Theo đánh giá của Chủ tịch UBND huyện Võ Đình Tiếng: Việc khoán chăm sóc và tiến tới giao thẳng diện tích rừng phòng hộ cho người dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ. Tuy vậy, việc giao thẳng cần có lộ trình thực hiện mà quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về lợi ích, giá trị mà rừng phòng hộ mang lại.
Đánh giá cao nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng DTTS, miền núi thời gian qua, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc Lưu Văn Đức cho rằng: Những kết quả mà huyện Minh Long đạt được là hết sức đáng ghi nhận. Đặc biệt, là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các chủ rừng.
Làm việc với UBND huyện, bên cạnh các con số liên quan đến việc giao khoán các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, nhiều thành viên Đoàn giám sát đặc biệt quan tâm đến diện tích  rừng và đất nông nghiệp giao cho UBND các xã quản lý. Theo báo cáo của UBND huyện Minh Long, thực hiện chủ trương của Quảng Ngãi, trong năm 2017, UBND huyện Minh Long đã giao 443,15ha rừng sản xuất cho UBND các xã quản lý, bảo vệ. Nâng tổng số diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp do các xã quản lý lên con số hơn 3.775ha.
Về con số này, quyền Vụ trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Điểu Mưu dẫn báo cáo của UBND huyện cho thấy, một bộ phận đồng bào DTTS sinh sống gần rừng còn thiếu đất sản xuất, dẫn đến tình trạng rừng bị xâm lấn làm nương rẫy; một số nơi rừng bị chặt phá, khai thác trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như thực hiện các chính sách hiện hành. UBND huyện cần có những chính sách để hỗ trợ đối với các hộ này có đất làm tư liệu sản xuất, ông Điểu Mưu đề xuất.
Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân cho rằng, trong khi nhiều hộ dân thiếu đất sản xuất, thì con số hơn 3.000ha đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đang do UBND các xã quản lý rất đáng lưu tâm. “Trong thời điểm, canh tác keo trên đất lâm nghiệp mang lại hiệu quả cao như hiện nay, huyện cần sớm có phương án điều chỉnh, giao lại cho các hộ dân, nhất là các hộ không có đất sản xuất”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh.
Trước đó, tại buổi làm việc tại Thanh An - xã miền núi đặc biệt khó khăn, nằm ở phía Tây huyện Minh Long, Chủ tịch UBND xã Đinh Ê Hoàng chia sẻ: Sau khi được giao đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng đã chủ động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng; an ninh rừng được bảo đảm; không những vậy bài toán về việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân cũng tìm được đáp số…
Đánh giá cao cách làm của Thanh An, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân cho rằng, với đặc thù của một xã miền núi đặc biệt khó khăn, những kết quả xã đã đạt được là hết sức đáng ghi nhận. Trong đó, công tác tuyên truyền, đưa thông tin chính sách pháp luật đến đồng bào DTTS dù được xác định là hết sức khó khăn nhưng xã đã làm rất tốt, với nhiều cách làm hay.
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng DTTS, miền núi, Thanh An cần triển khai đầy đủ, nghiêm túc các chính sách pháp luật liên quan đến giao đất, giao rừng, bảo đảm quyền lợi của người dân. Đồng thời, sớm lập phương án giao lại diện tích đất rừng UBND xã đang quản lý về cho người dân, nhất là các hộ đang thiếu đất sản xuất. “Chính quyền xã cần nắm chắc các hộ thiếu đất sản xuất để tạo điều kiện cho người dân về đất sản xuất, ổn định cuộc sống, Phó Chủ tịch Cao Thị Xuân mong muốn. (Đại Biểu Nhân Dân 18/8) đầu trang(
Báo Quảng Bình số 8477 ra ngày 10-8 có bài "Cần xem xét lại quyết định chuyển đất rừng sản xuất sang đất nghĩa địa" nêu phản ánh của hàng chục hộ dân ở TDP 1, phường Bắc Lý (TP. Đồng Hới) kiến nghị về trường hợp ông Nguyễn Minh Trí và bà Phan Thị Liễu ở TDP 5, phường Bắc Lý (TP. Đồng Hới) tự ý san ủi, phân lô bán đất trồng rừng sản xuất làm nghĩa địa.
Sau khi báo ra, UBND TP. Đồng Hới đã ra Quyết định số 3625/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Minh Trí và bà Phan Thị Liễu 22,5 triệu đồng về hành vi xây dựng công trình móng gạch bloc trên đất trồng rừng sản xuất. Theo đó, UBND TP. Đồng Hới buộc ông Nguyễn Minh Trí và bà Phan Thị Liễu ngừng thi công công trình, phá dỡ công trình xây dựng trái phép nói trên.
Liên quan đến mục 2.1.13.2, tại Quyết định số 4261/QĐ-UBND ngày 31-12-2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của TP. Đồng Hới điều chỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng 0,9ha của thửa đất thửa đất số 167, tờ bản đồ số 45 (thuộc quyền chủ sở hữu của ông Nguyễn Minh Trí và bà Phan Thị Liễu ở TDP 5, phường Bắc Lý) từ đất trồng rừng sản xuất sang đất nghĩa trang, ngày 15-8, UBND TP. Đồng Hới có Công văn số 2058/UBND-TNMT gửi UBND tỉnh và Sở Tài nguyên-Môi trường đề nghị hủy bỏ dự án đất nghĩa trang này, với lý do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đất nghĩa trang nói trên là không phù hợp với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Theo đó, thửa đất số 167, tờ bản đồ số 45 ở TDP 5, phường Bắc Lý đã được quy hoạch thành đất ở đô thị. (Báo Quảng Bình 17/8). đầu trang(
Ban Thường vụ Huyện uỷ Lộc Hà (Hà Tĩnh) nhận định vụ việc cấp hàng ngàn m2 đất sai quy định tại xã Thịnh Lộc đã gây hậu quả nghiêm trọng. Yêu cầu UBND huyện xử lý nghiêm sai phạm.
Ngay sau khi VietNamNet đăng tải bài viết “ Cán bộ đang mua 1.300m2 đất giá bèo thì bị tuýt còi”, ngày 15/8, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn đã có văn bản thông tin vụ việc
Theo đó, ngày 7/8, Ban Thường vụ Huyện uỷ Lộc Hà đã có thông báo kết luận và chỉ ra sai phạm trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ Nguyễn Thị Là, Trần Xuân Thành, và Nguyễn Quang Hoe.
Trên cơ sở sai phạm, UBND huyện đã giao Phòng TN&MT tham mưu UBND huyện tiến hành các bước xử lý, khắc phục sai phạm đã được đoàn kiểm tra chỉ ra theo đúng các quy định của pháp luật.
Đảng uỷ cơ quan UBND huyện đã có văn bản yêu cầu chi bộ Phòng TN&MT huyện tổ chức kiểm điểm. Giao Phòng Nội vụ chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn các tập thể, cá nhân liên quan kiểm điểm và xử lý nghiêm các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Tại thông báo ngày 7/8 của Ban Thường vụ huyện uỷ có nêu, những sai phạm trong quá trình cấp đất của 3 hộ dân kể trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò, trách nhiệm trong quản lý điều hành của UBND huyện.
Do đó, Ban Thường vụ Huyện ủy giao UBND huyện xử lý nghiêm việc cấp giấy chứng nhận đất sai quy định của 3 hộ dân. Căn cứ vi phạm của tập thể, cá nhân có liên quan để kiểm điểm, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền. Đề nghị hình thức kỷ luật đối với các cán bộ thuộc thẩm quyền Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
Như VietnamNet đã phản ánh, quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Thịnh Lộc đã xảy ra nhiều sai phạm. Cụ thể, việc cấp đất cho các hộ dân trên đã thiếu sót về hồ sơ thủ tục, không có phiếu niêm yết thông tin công khai tại khu dân cư; khu vực đất cấp chồng lấn lên đất lâm nghiệp; quá trình chuyển nhượng đất vườn sang đất ở sai quy định.
Đặc biệt lô đất của ông Trần Xuân Thành (1.042m2) được cấp sổ đỏ khi khu đất có chồng lấn đất lâm nghiệp, không được chuyển đổi. Còn lô đất bà Nguyễn Thị Là được cấp 1.293,5m2 đất ở cũng sai quy định.
Đáng chú ý, điều tra của VietNamNet cho thấy, 2 lô đất của bà Là và ông Thành đã được cán bộ, lãnh đạo phòng TN&MT huyện Lộc Hà mua trước đó với giá rất rẻ, sau đó mới làm sổ đỏ. Lô đất của bà Là được người nhà ông Lê Văn Thuỷ, Trưởng phòng TN&MT mua với giá 350 triệu đồng. Lô đất ông Thành được ông Đặng Trần Thông (cán bộ phòng TN&MT huyện) mua với giá 200 triệu đồng. Sự việc được phát giác khi mảnh đất bà Là bị chia làm 4 lô, chuẩn bị sang tên cho người nhà ông Thuỷ.
Một cán bộ Phòng TN&MT huyện cho biết, hồ sơ bà Là khi trình lên đã bị tẩy xoá, sửa con số, từ 200m2 đất ở trong tờ trình của xã thành 1.293,5m2 đất ở. (Vietnam Net 18/8) đầu trang(
Ngày 16.8, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Minh Long, Quảng Ngãi về tình hình, kết quả thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006 - 2016.
Báo cáo với Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Long Đinh Văn Điết cho biết, thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Đất đai 2003 và nhiều văn pháp luật có liên quan, UBND huyện đã triển khai thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp là 8.773,25 ha và 14.656 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong năm 2016, UBND huyện cũng đã thực hiện giao khoán 7.917,15 ha rừng cho 387 hộ để quản lý, bảo vệ… Rừng có chủ thực sự đã góp phần bảo vệ và phát triển lâm nghiệp bền vững gắn phát triển KT - XH của địa phương; giải quyết nhiều tồn tại, vướng mắc sau giao đất lâm nghiệp, giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm quản lý rừng và đất lâm nghiệp một cách hiệu quả.
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Long cũng nêu rõ, địa phương chưa có những đánh giá chính xác chất lương, trữ lượng rừng để giao cho các đối tượng; việc giao đất, giao rừng ở một số nơi ranh giới trên thực địa chưa thật sự rõ ràng; một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng vẫn thiếu đất sản xuất dẫn đến tình trạng rừng bị xâm lấn làm nương rẫy; một số nơi rừng vẫn bị chặt phá, khai thác trái phép và sử dụng không theo quy hoạch, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng như thực hiện các chính sách hiện hành…
Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Long cũng cho biết, diện tích đất rừng giao khoán bảo vệ chưa được khai thác hết tiền năng, hiệu quả thu nhập từ rừng còn thấp. Ngoài ra, phần lớn các hộ gia đình ở vùng giáp ranh với rừng phòng hộ đời sống còn nhiều khó khăn, nên vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác rừng rái phép… Đây là thách thức không nhỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ và ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
Các thành viên Đoàn giám sát đã yêu cầu UBND huyện Minh Long thông tin các nội dung liên quan đến thực tế triển khai thực hiện giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân dân tộc thiểu số, miền núi. Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong thực hiện cơ chế hưởng lợi kinh tế từ rừng dù các hộ được giao đất rừng đã được cấp sổ đỏ đầy đủ; nhiều diện tích đất được giao cho UBND các xã quản lý trong khi nhiều hộ dân còn thiếu đất sản xuất, canh tác…
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân ghi nhận nỗ lực của UBND huyện Minh Long và các xã trên địa bàn trong thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân dân tộc thiểu số, miền núi. Dù quá trình tổ chức thực hiện có một số khó khăn, nhưng quá trình triển khai đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận, nhất là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các chủ rừng.
Nhấn mạnh việc nhiều diện tích đất rừng, lâm nghiệp do UBND các xã trên địa bàn quản lý hiện nay là khá lớn. Đây là thực trạng chung diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc mong muốn, UBND huyện có phương án sớm giao đất cho người dân quản lý, tạo điều kiện để người dân có đất sản xuất, nâng cao đời sống.
Trước đó, Đoàn giám sát đã làm việc tại UBND xã Thanh An, huyện Minh Long. (Đại Biểu Nhân Dân 16/8). đầu trang(
Mặc dù thống nhất đền bù 3,5 tỷ đồng nhưng sau đó ông Sơn, Khoa và Hà bàn bạc thống nhất, lập văn bản thỏa thuận khống lên 5,2 tỷ đồng, để chiếm đoạt 1,7 tỷ đồng.
Ngày 17/8, TAND Hà Tĩnh mở phiên sơ thẩm xét xử Trần Ngọc Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty Cao su Hà Tĩnh), Ngô Đăng Khoa (nguyên Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên) và Nguyễn Văn Hà (nguyên Giám đốc Công ty Đại Phát) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng, năm 2010, lợi dụng việc bồi thường diện tích đất lâm nghiệp mà Công ty Cao su Hà Tĩnh thuê để trồng cây cao su trùng với diện tích đất lâm nghiệp của Công ty Đại Phát đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, do Ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên quản lý thuộc địa bàn hai xã Cẩm Mỹ và Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nên từ tháng 4/2010, Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Hà đã thống nhất với nhau là Công ty cao su Hà Tĩnh bồi thường chi phí cho Công ty Đại Phát 3,5 tỷ đồng để công ty này rút khỏi dự án trồng rừng nguyên liệu tại huyện Cẩm Xuyên.
Mặc dù thống nhất với Công ty Đại Phát là đền bù 3,5 tỷ đồng nhưng sau đó Trần Ngọc Sơn, Ngô Đăng Khoa và Nguyễn Văn Hà bàn bạc thống nhất, lập văn bản thỏa thuận là Công ty Cao su Hà Tĩnh sẽ đền bù cho Công ty Đại Phát 5,2 tỷ đồng, trong đó có 1,7 tỷ đồng được lập khống để sử dụng mục đích cá nhân.
Sau khi nhận được 5,2 tỷ đồng, Công ty Đại Phát giữ lại 3,5 tỷ nộp vào tài khoản. Số tiền 1,7 tỷ dôi ra từ việc lập hồ sơ khống, ông Hà chia cho ông Sơn 350 triệu đồng, Khoa 750 triệu đồng, số tiền còn lại ông Hà dùng để tiêu xài cá nhân.
Tại phiên xử hôm nay, HĐXX nhận định hành vi của 3 bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, khiến tài sản nhà nước bị thất thoát, làm giảm lòng tin trong quần chúng nhân dân. HĐXX tuyên phạt ông Sơn và Khoa mỗi người 3 năm 6 tháng tù giam, ông Hà lĩnh 2 năm 6 tháng tù giam. (Dân Trí 17/8) đầu trang(
Thời gian gần đây, do sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả đã tới giới hạn nên việc tái sử dụng các tài nguyên gỗ như cành cây, vật liệu còn lại từ gỗ phế thải như mạt cưa, gỗ vụn... đang được nhắc tới nhiều, và đặc biệt có thể dùng các loại gỗ rừng trồng để sản xuất than sinh học.
Bằng nhiều cách, người ta có thể đùn nén các loại gỗ vụn hoặc sử dụng trực tiếp các loại gỗ rừng trồng làm nguyên liệu nhiệt phân than sinh học. Quá trình nhiệt phân yếm khí bằng các kiểu lò carbon không những thu được nhiên liệu than sinh học mà có thể lấy được sản phẩm đồng hành từ khói thải, ngưng tụ, chưng cất và tạo được chế phẩm dấm gỗ sinh học với nhiều thành phần axit hữu cơ bay hơi của nguyên liệu thực vật.
Trong dấm gỗ gồm nhiều hợp chất hữu cơ, trong đó khoảng 80 – 90% là nước. Trong 10 – 20% còn lại gồm rất nhiều thành phần khác là các loại cồn, ester, axit, phenol, aldehyd. Thành phần có nhiều nhất theo đúng như tên của dấm gỗ là axit axetic với khoảng 2 – 5%. Phenol cũng là thành phần chủ yếu của dấm gỗ và chiếm vài ba phần trăm.
Theo TS Edward (2015), dấm gỗ còn gọi là axit pyroligneous (PA) hay ở Nhật Bản dấm gỗ được gọi tên là Mokusaku. Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng dấm gỗ trong sản xuất nông nghiệp. Ông F.A. Petter (Brazil) đã nghiên cứu hiệu ứng việc sử dụng Pyroligneous Acid trong kiểm soát sâu bướm và hiệu suất nông học của đậu tương. Còn ông Seiichi Murayama (Nhật Bản) đã nghiên cứu sử dụng charcoal + pyroligneous acid theo tỷ lệ 4:1 bón cho cây mía, giúp tăng năng suất 16% so với đối chứng.
Bên cạnh đó, dấm gỗ còn chống lại sự phân hủy của các chất có hoạt tính sinh học và được sử dụng như là chất bảo quản. Dấm gỗ chứa Husbandries, là chất đuổi ruồi muỗi và bọ chét, đồng thời giết ký sinh trùng bên ngoài. Các tính năng chống nấm của dấm gỗ đã được thể hiện trong tác nhân gây bệnh khác nhau và còn rất nhiều kết quả nghiên cứu khác nữa, …
Nghiên cứu ứng dụng dấm gỗ đối với các nước trên thế giới là vậy, còn ở Việt Nam lại là ngành nghiên cứu khá non trẻ. Những năm gần đây, than có hàm lượng carbon cao gần 90% khi nướng thực phẩm, sưởi ấm không phát sinh mùi CO hay khói CO2, dùng hút mùi khử độc, lọc nước, và các ngành luyện kim,… đang được các nước ưa chuộng và là cơ hội cho các cơ sở sản xuất than trong nước xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngày nay nguyên liệu để sản xuất than sinh học phải đáp ứng yếu tố bền vững, và đó là lý do để lựa chọn cây nguyên liệu như bạch đàn rừng trồng, các loại cây thân rắn chắc như thân cây cà phê già cỗi, … Sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ... ngày càng nhiều.
Đến nay, ngành sản xuất than gỗ đang phát triển mạnh tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, vốn là những địa phương có nhiều nguyên liệu gỗ rừng trồng,… góp phần giải quyết việc tiêu thụ sản phẩm cho người trồng rừng, trồng cà phê khi thực hiện chương trình tái canh cây cà phê, gia tăng giá trị sản phẩm do tham gia thị trường xuất khẩu.
Tại Bình Định, Công ty CP Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định (Biffa) là đơn vị tiên phong tham gia sản xuất sản phẩm này. Năm 2008, công ty đã sản xuất than gỗ sinh học chất lượng cao từ gỗ rừng trồng (cây bạch đàn) có sự hỗ trợ công nghệ và thu mua sản phẩm của Công ty SJTC Nhật Bản.
Trước áp lực giải quyết khói thải môi trường trong sản xuất than sinh học, trên cơ sở khoa học nghiên cứu về dấm gỗ ngoài nước, Công ty Biffa đã tham gia vào Hiệp hội dấm gỗ Nhật Bản GBT để được chia sẻ thông tin và nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất than sinh học tạo ra sản phẩm dấm gỗ sản xuất tại Việt Nam.
Hiện nay dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất than sinh học chất lượng cao và dấm gỗ sinh học từ nguyên liệu gỗ rừng trồng” do đơn vị đề xuất đã được Bộ KH- CN phê duyệt thực hiện từ năm 2017. Hướng tới canh tác nông nghiệp bền vững, hy vọng dấm gỗ sẽ trở thành sản phẩm sinh học giúp hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV hóa học độc hại, góp phần bảo đảm chất lượng nông sản thực phẩm và giữ gìn môi trường nông nghiệp.
Ngành nông nghiệp trong nước hầu như rất mới mẻ với dấm gỗ sinh học. Công ty Biffa đã triển khai nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm dấm gỗ có sử dụng kết quả các công trình nghiên cứu của nước ngoài.
Sản phẩm đã được dùng thử tại một số đơn vị trong nước như Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ sinh vật cảnh TPHCM. ThS. Vũ Thị Quyền đã có nhận xét khả quan về hiệu lực của dấm gỗ trên cây hoàng thảo, cây đinh lăng, rau hữu cơ và mướp đắng.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới TPHCM, TS Nguyễn Đăng Nghĩa đã ứng dụng dấm gỗ trên cây thanh long và hồ tiêu cho thấy dấm gỗ có thể tiêu diệt và xua đuổi một số sâu bệnh hại.
Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đang khảo kiểm nghiệm sản phẩm dấm gỗ sinh học trên cây cà phê và hồ tiêu với đối tượng rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, tuyến trùng và nấm.
Ngoài ra một số địa phương như xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) ứng dụng dấm gỗ sinh học trên cây dưa; tại Bằng La, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) dùng trên cây táo; xã Thượng Quận, huyện Kinh Môn (Hải Dương) sử dụng cho cây ổi,...
Anh Nguyễn Minh Hiếu dùng dấm gỗ trên cây cam đường Canh tại thôn Giáp Hạ 2, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thấy rõ hiệu quả diệt trừ một số sâu ăn lá và xua đuổi được bướm, ngài, bọ phấn trắng. (Nông Nghiệp Việt Nam 17/8) đầu trang(
Ngày 16/8, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Tống Thanh Bình - Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn, kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện trồng rừng thay thế theo Đề án Phát triển cây quế và sơn tra trên địa bàn huyện Than Uyên.
Báo cáo kết quả trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Than Uyên giai đoạn năm 2015-2017 nêu rõ: Năm 2015, Dự án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng công trình Thủy điện Bản Chát trên địa bàn huyện Than Uyên được phê duyệt tại Quyết định 830/QĐ- UBND ngày 7/8/2015 của UBND tỉnh, huyện Than Uyên thực hiện trồng 263,1ha/282,9ha tổng diện tích thiết kế. Trong đó, diện tích nghiệm thu được thanh toán 236,7ha; chủ yếu là các loại cây quế, lát hoa, sơn tra; tỷ lệ cây sống đạt 60-65%. Diện tích rừng được triển khai tại 3 xã: Tà Hừa (15,7ha quế, 62,5ha lát hoa); Mường Mít (58,4ha lát hoa); Tà Mung (100,1ha sơn tra).
Tổng kinh phí đã giải ngân trên 4 tỷ 700 triệu đồng. Năm 2016, Dự án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu trên địa bàn huyện Than Uyên, huyên đã thực hiện trồng 115,9ha/160ha, trong đó, diện tích được nghiệm thu thanh toán 76,08ha...
Năm 2017, thực hiện dự án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng các công trình thủy điện, huyện Than Uyên trồng được 417,43ha/452,4ha cây quế. Đây là diện tích còn lại năm 2016 (Mường Mít 199,35ha, Tà Hừa 115,29ha, Mường Kim 45,95ha, Khoen On 27,24ha, Ta Gia 29ha)...
Tại buổi làm việc, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị cán bộ chuyên môn của huyện giải trình, làm rõ một số vấn đề: công tác quy hoạch trồng rừng; khảo sát thực địa, xác định thổ nhưỡng, địa chất, giống cây trồng; việc tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn có triển khai kịp thời tới Nhân dân; công tác đào hố, nghiệm thu có đúng quy trình; công tác kiểm tra, giám sát, chăm sóc bảo vệ rừng có được thực hiện thường xuyên; nguồn vốn thực hiện trồng rừng thay thế...
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Tống Thanh Bình – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo huyện Than Uyên trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng rừng. Đồng thời, chỉ rõ những tồn tại hạn chế trong thời gian qua như : việc chỉ đạo kỹ thuật trồng rừng chưa đảm bảo; tỷ lệ cây chết sau trồng (cây quế) cao, diện tích rừng tại bản Gia (xã Ta Gia) tỷ lệ sống mới đạt 60%; công tác kiểm tra, giám sát, chăm sóc bảo vệ chưa được thực hiện; kết quả thực hiện trồng rừng chưa đạt; chưa có sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của người dân, liên quan đến công tác tuyên truyền của cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn.
Đồng chí cũng đề nghị, huyện bổ sung tỷ lệ trồng rừng đạt được bao nhiêu % ; điều chỉnh lại báo cáo vì chưa đảm bảo theo quy trình; cần có sự phối hợp vào cuộc, trách nhiệm của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan chuyên môn khác. Năm 2018, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ kiểm tra, giám sát, đánh giá lại diện tích trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Than Uyên.
Tiếp thu ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Hoàng Văn Hiêng - Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn huyện chỉnh sửa báo cáo theo đúng quy trình. Các phòng, ban chuyên môn cần có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc trồng rừng thay thế để đảm bảo việc trồng rừng có hiệu quả. Tích cực tuyên truyền "rừng là tài sản của dân". Đồng chí cũng đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh có nhiều cuộc giám sát hơn để đánh giá thực chất việc trồng rừng thay thế tại huyện. Từ đó, có những thay đổi phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Than Uyên.
Trước đó, Đoàn ĐBQH tỉnh đã kiểm tra thực tế việc trồng rừng thay thế tại 2 bản:  Cáp Na I (xã Tà Hừa), bản Gia (xã Ta Gia). (Báo Lai Châu 18/8). đầu trang(
Sáng 17/8, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Lào Cai phối hợp với Công ty TNHH dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan Sa Pa tổ chức lễ ký kết hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch.
Hai bên đã thống nhất ký kết các nội dung: Công ty TNHH dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan Sa Pa ủy thác cho Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Lào Cai thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng về bảo vệ cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng phục vụ du lịch tại quần thể công trình du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo, vui chơi giải trí và khách sạn nghỉ dưỡng Fansipan Legend. Mức chi trả theo Quyết định số 12, ngày 10/3/2017 của UBND tỉnh.
Hằng năm, Công ty TNHH dịch vụ du lịch cáp treo Fansipan Sa Pa được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thông báo kết quả công tác bảo vệ rừng có liên quan; được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường do gặp rủi ro, bất khả kháng… Hai bên cam kết phát huy trách nhiệm, thực hiện theo đúng các nội dung hợp đồng đã ký kết để công tác chi trả dịch vụ môi trường cho các đối tượng thụ hưởng đảm bảo đúng, đủ, kịp thời và đạt kết quả cao.
Được biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 36 đơn vị thực hiện ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh. Việc thực hiện tốt công tác ủy thác chi trả tiền dịch vụ môi trường sẽ góp phần bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao thu nhập cho người dân trong khu vực có rừng, tăng nguồn thu của ngân sách địa phương. (Báo Lào Cai 17/8). đầu trang(
Ngày 15/8/2017, tại Trường tiểu học Lý Tự Trọng, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với UBND xã Đăk Ui và Ban giám hiệu Trường tiểu học Lý Tự Trọng tổ chức Chương trình truyền thông “Đồng hành cùng em đến trường”; Tham dự buổi lễ có Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và các cán bộ có liên quan; đại diện lãnh đạo UBND xã Đăk Ui, Ban giám hiệu Trường tiểu học Lý Tự Trọng cùng toàn thể thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các em học sinh của Trường tiểu học Lý Tự Trọng.
Tại buổi lễ, đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã giới thiệu các thông điệp tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ rừng; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng in trên bìa vở đến các em học sinh và tất cả các quí vị đại biểu tham dự buỗi lễ.
Qua những thông điệp được in ấn trên bìa vở của chương trình truyền thông này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hy vọng rằng hoạt động này sẽ góp phần cùng nhà trường giáo dục thế hệ trẻ là mầm non của đất nước nhận thức về ý nghĩa, trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, giữ gìn môi trường sinh thái; qua đó đảm bảo quyền lợi của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có tham gia nhận khoán bảo vệ rừng hoặc được nhà nước giao rừng.
Qua các thông điệp được truyền tải trên các bìa vở gửi đến các em học sinh, các bậc phụ huynh, cũng như các thầy cô giáo các nội dung về công tác quản lý bảo vệ rừng gắn liền với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; kêu gọi các cấp chính quyền địa phương, các ngành, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và người dân sinh sống trên địa bàn bằng những hành động thiết thực của mình cùng nhau tham gia bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững.
Nếu hôm nay, các em học sinh có ý thức bảo vệ rừng, mang những thông điệp này đến với gia đình và người thân, ý thức chung của cả cộng đồng nơi các em sinh sống được nâng lên; hi vọng trong tương lai rừng sẽ tốt tươi, môi trường sinh thái được cải thiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ mang đến cuộc sống ổn định cho gia đình các em và cho cả cộng động.
Chương trình truyền thông “Đồng hành cùng em đến trường” diễn ra trong không khí vui vẻ, sôi nổi của tất cả các em học sinh tham dự; tại buổi lễ cô tổng phụ trách đội cũng đã kêu gọi các em hãy đọc những thông điệp truyền thông in trên bìa vở và, tiếp tục tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng. Hi vọng với sự đón nhận và ủng hộ từ các em, chương trình sẽ lan tỏa trong cộng đồng, phát huy hơn nữa những hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. (Báo Quỹ Bảo Vệ và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Kon Tum 18/8). đầu trang(
Ngày 17.8, tiếp tục chương trình giám sát tại Quảng Ngãi, Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân làm Trưởng đoàn đã làm việc tại UBND huyện Sơn Hà về tình hình, kết quả thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006 - 2016.
Báo cáo với Đoàn giám sát, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Đinh Thị Thanh Hường cho biết, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng những năm qua huyện đã cụ thể hóa bằng nhiều chính sách đặc thù phù hợp với tình hình địa phương. UBND huyện đã hoàn thành công tác đo đạc, cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho 16.000 hộ gia đình, cá nhân. Đến nay, độ che phủ rừng toàn huyện đã tăng từ 48,1% lên 51,04%... Các dự án trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đã được sáp nhập về một đầu mối, tránh được sự chồng chéo, tình trạng khai thác, buôn bán lâm sản được kiểm soát chặt chẽ.
Từ thực tế triển khai tại địa phương, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà đề xuất, trước khi tiến hành giao đất, giao rừng và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cần khảo sát nhu cầu thật sự của các hộ gia đình, cá nhân; giao rừng phải gắn liền với giao đất. Đồng thời, cần có những rà soát, điều chỉnh những bất cập về thủ tục giao nhận rừng và quy chế hưởng lợi tại Quyết định 178/2001/QĐ-TTg để phát huy nguồn lực từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…
Đoàn giám sát đề nghị UBND huyện Sơn Hà thông tin các nội dung liên quan đến thực trạng tranh chấp giữa các diện tích đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa các hộ dân đang quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp với nhau; quyền lợi của các chủ rừng khi được giao đất, giao rừng; những bất cập trong cơ chế hưởng lợi từ dịch vụ chi trả môi trường rừng; hiệu quả quản lý của UBND các xã đối với các diện tích đất lâm nghiệp…
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân ghi nhận những nỗ lực của UBND huyện Sơn Hà, các xã trên địa bàn trong việc thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân dân tộc thiểu số, miền núi. Với chủ trương thu hồi, cân đối lại diện tích ô thửa khi cấp Giấy chứng nhận QSDĐ giữa các hộ dân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, huyện đã có cách triển khai khá hài hòa, khéo léo, hướng đến sự công bằng về quyền lợi của người dân.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị, cấp ủy, chính quyền địa phương cần chú trọng tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ gắn với các diện tích đất lâm nghiệp được giao. Rà soát, đánh giá về hiệu quả quản lý của UBND các xã đối với các diện tích đất lâm nghiệp được giao; sớm triển khai bàn giao lại các diện tích thuộc thẩm quyền quản lý của UBND các xã cho các hộ dân thiếu đất sản xuất.
Về công tác thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh: Đánh giá quá trình thực hiện thí điểm là rất hiệu quả. Hơn nữa, hành lang pháp lý đang ngày càng đầy đủ, hoàn thiện thì chính quyền địa phương cần quan tâm nhân rộng, triển khai. Sơn Hà cũng cần tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động triển khai giao đất, giao rừng để có đánh giá cụ thể về thuận lợi, vướng mắc.
Tại huyện Sơn Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân và Đoàn đã tới thăm, tặng quà động viên một số hộ gia đình thoát nghèo nhờ hưởng lợi từ chính sách giao đất, giao rừng tại xã Sơn Thành. (Đại Biểu Nhân Dân 16/8) đầu trang(
Theo kế hoạch giai đoạn 2016-2020 tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,5% đến 6,0%/năm, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị triển khai thực hiện “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020” và tổng kết 4 năm thực hiện dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016”.
Thông báo kết luận nêu rõ, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng ngành Lâm nghiệp phát triển bền vững luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những giải pháp tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả nhất để tăng cường tính chống chịu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra; tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời ổn định cuộc sống của người dân ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42%, tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,5% đến 6,0%/năm, nâng cao năng suất rừng trồng bình quân lên 20 m3/ha/năm, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt khoảng từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD;
Đồng thời, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải thực hiện được 3 nhiệm vụ chủ yếu là: Thứ nhất là bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; thứ hai là phải phát triển và nâng cao năng suất của rừng; và thứ ba là nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm lâm nghiệp.
Để hiện thực hoá các mục tiêu nêu trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu trong thời gian tới cần tập trung tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để bảo vệ rừng và phát triển ngành lâm nghiệp; nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp; tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội vào bảo vệ, quản lý, phát triển và khai thác rừng có hiệu quả...
Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư, xây dựng, bảo vệ rừng thông qua việc giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân; đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chủ yếu bằng phương thức liên kết, liên doanh trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.
Đồng thời tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; có cơ chế khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế; lấy các doanh nghiệp làm động lực nhằm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu, tạo đầu vào cho người dân, liên kết, hỗ trợ người dân, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Bên cạnh đó tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế, coi trọng thị trường nội địa, lấy thị trường khu vực và quốc tế làm mục tiêu để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển các sản phẩm ngành lâm nghiệp...
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn một số nội dung Quyết định số 886/QĐ-TTg, hoàn thành trong Quý III/2017; tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững năm 2018, và kế hoạch giai đoạn 2018-2020 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo đúng tiến độ xây dựng kế hoạch.
Các bộ, ngành, địa phương có thực hiện nhiệm vụ chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện; rà soát, xây dựng các dự án trên địa bàn; kiện toàn Ban chỉ đạo, Văn phòng thường trực để tổ chức thực hiện và quản lý chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững, hoàn thành trong tháng 8/2017.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, bố trí, cân đối vốn ngân sách cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017; chỉ đạo các chủ đầu tư có chuyển mục đích sử dụng rừng hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh trong năm 2017.
Đối với các dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế về quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, khẩn trương chỉ đạo, giải quyết vướng mắc để trồng rừng ngay, không để tồn quỹ. (Giáo Dục Việt Nam 18/8) đầu trang(
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), từ đầu năm đến nay nguồn nguyên liệu gỗ xẻ nhập khẩu tăng mạnh, dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Các thị trường mà BIFA nhập nguyên liệu gỗ xẻ như Bắc Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… đang có mức tăng từ 6 - 13%.
Giá gỗ nguyên liệu trong và ngoài nước đều đang tăng nhanh và rất khó đoán, đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (DN) gỗ của Bình Dương, trong bối cảnh các DN đang chạy đua sản xuất đơn hàng từ nay cho đến cuối năm. Cũng theo BIFA, Malaysia đang ngưng cho phép xuất khẩu gỗ xẻ cao su để bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước; trong khi đó các thương lái Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua nguồn nguyên liệu này tại nước ta để gom hàng và chờ giá tăng bán lại cho thị trường Việt Nam. (Báo Bình Dương 17/8) ) đầu trang(
Ngày 17/8/2017, đồng chí Nguyễn Quân Chính, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải về tiến hình cổ phần hóa doanh nghiệp của đơn vị.
Thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải đã xây dựng đề án sắp xếp đổi mới công ty, được UBND tỉnh thẩm định và Thủ tướng Chính phủ thống nhất.
Để việc cổ phần hóa phát huy hiệu quả, đúng tiến độ, đơn vị đã tiến hành tuyên truyền chủ trương cổ phần hóa đến cán bộ, đảng viên, người lao động và nhận được sự thống nhất cao.
Về phương án sử dụng đất, hiện tại công ty đã hoàn chỉnh phương án sử dụng đất chi tiết để gửi Sở Tài nguyên - Môi trường thẩm định với tổng diện tích đất của doanh nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, cấp giấy CNQSDĐ là 5.194,23 ha rừng sản xuất, trong đó diện tích công ty giữ lại để sản xuất sau cổ phần hóa là 4.582,73 ha, diện tích dự kiến giao lại cho địa phương quản lý 611,5 ha gồm Hải Lăng 141,5 ha, Triệu Phong 350 ha, thị xã Quảng Trị 120 ha.
Bên cạnh đó, công tác cắm mốc ranh giới, chỉnh lý bản đồ địa chính; kiểm kê hiện trạng về quản lý sử dụng đất chi tiết đã và đang được tiến hành. Đồng thời tiến hành làm việc với các địa phương liên quan để giải quyết tình hình tranh chấp đất đai xảy ra trong thời gian qua.
Tuy nhiên, việc thực hiện tiến trình cổ phần hóa tại đơn vị đang gặp những khó khăn, vướng mắc như tình hình xâm lấn đất đai hàng năm vẫn chưa xử lý dứt điểm; việc đo vẽ, lập bản đồ giao đất cho các địa phương tiến hành chậm, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng phương án sử dụng đất chi tiết của công ty; chưa có kinh phí để giúp công ty rà soát, kiểm kê, phân loại tài sản chủ yếu là rừng trồng.
Từ đó kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp với đơn vị giải quyết dứt điểm tình trạng xâm lấn đất đai, đặc biệt trên địa bàn huyện Triệu Phong theo hướng tuyên truyền, đồng thời tạo điều kiện cho người dân có đất sản xuất nhưng cần phải chấm dứt việc xâm lấn mới; chỉ đạo ban chỉ đạo cổ phần hóa phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban để các thành viên có trách nhiệm chỉ đạo tổ giúp việc thực hiện hoàn thành kế hoạch. Sớm xây dựng và phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa để công ty có kinh phí kiểm kê, rà soát phân loại tài sản.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định việc cổ phần hóa doanh nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển chung nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời ghi nhận sự quan tâm, nỗ lực của đơn vị trong đẩy nhanh các hoạt động cổ phần hóa. Đồng chí lưu ý, việc cổ phần hóa phải trên tinh thần tốt hơn, hiệu quả hơn về kinh tế, thu nhập, việc làm so với khi chưa cổ phần hóa.
Để công tác cổ phần hóa đạt hiệu quả cao, đồng chí Nguyễn Quân Chính yêu cầu các thành viên ban chỉ đạo và công ty tiếp tục thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch mà UBND tỉnh đã ban hành, trong đó điều chỉnh tiến độ hoàn thành sớm hơn, cụ thể vào quý IV năm 2018.
Bên cạnh đó, công ty phải xây dựng phương án cổ phần hóa chi tiết, phương án chi phí cho công tác cổ phần hóa để có kế hoạch phân bổ. Sở Tài nguyên - Môi trường giúp đơn vị xây dựng phương án sử dụng đất chi tiết; tiến hành xác định, phân loại giá trị tài sản để cổ phần hóa.
Về lao động, việc làm, nếu có lao động gián tiếp chuẩn bị nghỉ hưu, chuyển công tác thì chưa nên tuyển dụng mới chờ sau cổ phần hóa mới thực hiện. Trong cổ phần hóa cần ưu tiên cho người lao động tiếp tục có việc làm, được mua cổ phần trên tinh thần vận dụng các quy định pháp luật có lợi nhất cho người lao động.
Về xử lý tình trạng xâm lấn đất đai, đồng chí Nguyễn Quân Chính khẳng định quan điểm của lãnh đạo tỉnh là không để người dân thiếu đất sản xuất, chính vì vậy trong đợt cổ phần hóa lần này cần sắp xếp lại, rà soát lại việc sử dụng đất trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Công ty cần rà soát chi tiết, theo hướng có thể giao nhiều hơn 611 ha cho các địa phương liên quan để bố trí cho người dân thiếu đất sản xuất.
Đối với những điểm nóng về xâm lấn đất đai, sắp tới tỉnh sẽ tiến hành tổng điều tra lại vấn đề sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất, xem xét các tổ chức, cá nhân có đất tại những địa phương đó để có phương án giải quyết dứt điểm. (Báo Quảng Trị 17/8) đầu trang(
Từ khi có Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh về hỗ trợ lãi suất vay vốn trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả, công tác phát triển rừng ở Tràng Định đã có nhiều đột phá, hàng trăm dự án trồng rừng của nhân dân được phê duyệt, diện tích rừng trồng liên tục tăng theo từng năm.
Năm 2015, gia đình anh Vi Trường Khiêm, thôn Bản Chang, xã Đội Cấn được cán bộ xã và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện hướng dẫn làm dự án vay 350 triệu đồng theo Quyết định 39 với thời hạn 7 năm để đầu tư chăm sóc rừng cũ, trồng mới cây bạch đàn với tổng diện tích gần 20 ha. Có vốn, cây được gia đình chăm sóc tốt, sinh trưởng nhanh, chỉ sau 3 năm đã cho hiệu quả kinh tế.
Anh Khiêm chia sẻ: Gia đình tôi có hơn 2 ha rừng bạch đàn trên 5 năm tuổi, 9 ha rừng trên 3 năm tuổi, còn lại gần 9 ha rừng mới trồng. Vừa qua, những cây từ 3 năm tuổi trở lên đã có người đến ngỏ ý mua, với riêng cây là 700 triệu đồng, cả cây và đất rừng là 1,4 tỷ đồng nhưng gia đình chưa đồng ý bán, tiếp tục chăm sóc cho cây đủ tuổi mới bán.
Cũng như anh Khiêm, với 400 triệu đồng vốn vay hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT huyện, gia đình anh Nguyễn Văn Hậu, thôn Nà Leng, xã Đội Cấn đã đầu tư trồng 10 ha bạch đàn. Đến nay, rừng đã bắt đầu cho khai thác, có nhiều doanh nghiệp đến hỏi mua. Nếu bán, gia đình anh sẽ đủ tiền trả ngân hàng và có vốn đầu tư cho vụ tiếp theo.
Ông Vi Hoàng Hưng, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT huyện Tràng Định cho biết: Trong 3 năm gần đây, năm nào ngân hàng cũng cho vay hơn 10 dự án trồng rừng theo Quyết định 39. Đến thời điểm hiện tại, có 179 hộ đang vay với tổng dư nợ hơn 29 tỷ đồng. Thời hạn vay được tính theo cây trồng như: cây quế thời hạn vay tối đa 10 năm, bạch đàn 7 năm và cây ăn quả 5 năm.
Vốn vay ưu đãi theo Quyết định 39 đã thúc đẩy phong trào trồng rừng toàn huyện. Những năm gần đây, năm nào Tràng Định cũng trồng rừng mới vượt kế hoạch đề ra. Tính từ đầu năm 2017 đến nay, toàn huyện đã trồng mới rừng tập trung và cây phân tán được 1.433 ha, vượt 19,4% kế hoạch (1.200 ha), nâng độ che phủ rừng toàn huyện lên trên 62%. Trong đó, có 60 dự án trồng rừng và cây ăn quả với tổng diện tích hơn 380 ha đầu tư theo Quyết định 39.
Ông Lê Tiến Hiếu, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Phòng là đơn vị trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ các hộ dân, tổ chức kinh tế làm các dự án trồng rừng để tiếp cận nguồn vốn vay theo Quyết định 39. Quá trình thẩm định dự án được thực hiện chặt chẽ, do vậy, hầu hết các dự án đều phát huy hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, vừa góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng trên địa bàn huyện. Từ năm 2008 đến nay, huyện Tràng Định đã tạo điều kiện cho gần 300 hộ gia đình và tổ chức kinh tế vay vốn hỗ trợ 50% lãi suất theo Quyết định 39 để đầu tư trồng hơn 1.000 ha rừng và cây ăn quả các loại. (Báo Lạng Sơn 18/8) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Theo ước tính tạm thời của Cơ quan bảo vệ dân sự quốc gia Bồ Đào Nha, kể từ đầu năm nay, hỏa hoạn đã tàn phá 141.000 ha rừng, nhiều hơn gấp 3 lần mức trung bình được quan sát trong thập kỷ qua.
Dẫn các báo cáo của Viện Bảo tồn tự nhiên và rừng cũng như số liệu của Viện Khí tượng Bồ Đào Nha, ông Rui Esteves, Chỉ huy Cơ quan bảo vệ dân sự quốc gia, chỉ rõ: Năm nay, Bồ Đào Nha đã phải trải qua những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất kể từ năm 2005 trở lại đây như: hạn hán, nắng nóng và gió mạnh.
Theo đó, chỉ trong khoảng thời gian từ đầu tháng 1 tới giữa tháng 8 năm nay, lực lượng cứu hỏa của Bồ Đào Nha đã phải dập tắt hơn 10.000 đám cháy lớn nhỏ, cao hơn nhiều so với con số 7.500 đám cháy trong cùng kỳ năm ngoái.
Vào năm 2003, diện tích cháy rừng tại quốc gia này đã lên tới mức kỷ lục gần 426.000 ha. Tuy nhiên, năm nay lại ghi dấu ấn nghiêm trọng nhất trong lịch sử của Bồ Đào Nha, khi hỏa hoạn đã làm 64 người thiệt mạng và hơn 250 người bị thương vào giữa tháng 6 vừa qua gần Pedrógão Grande ở miền Trung của quốc gia này. Bồ Đào Nha đã công bố 3 ngày quốc tang để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số của vụ cháy rừng.
Gần đây, Bồ Đào Nha lại tiếp tục bị ảnh hưởng bởi hàng loạt đám cháy mới. Mới nhất là vụ cháy rừng bùng phát ngày 9/8 vừa qua khiến 74 người bị thương, 6 người bị bỏng nặng. Trong số những người bị thương có 32 nhân viên cứu hỏa, 4 cảnh sát và 13 dân thường. Hai vụ cháy lớn bùng phát từ chiều 9/8 ở khu vực Santarém và Castelo Branco, nằm ở trung tâm của Bồ Đào Nha, đã buộc quốc gia này phải huy động gần 700 nhân viên cứu hỏa, hơn 200 xe và hàng chục máy bay hoặc trực thăng.
Theo báo chí địa phương, tình hình đặc biệt đáng báo động ở thị trấn Macao, huyện Santarém, nơi hai ngôi làng đang bị ngọn lửa đe dọa.
Trong khi đó, cảnh sát nước này ngày 17/8 cho biết đã bắt giữ 61 kẻ tình nghi cố ý gây hỏa hoạn kể từ đầu năm đến nay. (AFP, Reuters/ Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam 17/8). đầu trang(./.