Xem ngày trước
ĐIỂM BÁO
Xem ngày kế tiếp

Ngày 01 tháng 08 năm 2014
BẢO VỆ RỪNG
QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
NHÌN RA THẾ GIỚI

BẢO VỆ RỪNG
Rừng dừa nước Bảy Mẫu, ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An là vùng đệm của Cù Lao Chàm, nơi đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Với lịch sử hơn 200 năm, rừng dừa Bảy Mẫu đi cùng thời gian, chứng kiến những thăng trầm, đổi thay của người dân nơi đây. Với rừng dừa ngút ngàn xanh ấy, khiến người ta bắt gặp dáng dấp của một miền Nam thương nhớ.
Cách đây hơn 200 năm, những con thuyền buôn của người Hội An đã mang giống cây từ miền Nam về trồng. Hợp đất, khí hậu, dừa cứ sinh sôi, nảy nở và trở thành rừng. Trong những năm kháng chiến, rừng dừa nước Cẩm Thanh là địa điểm lý tưởng của những người hoạt động cách mạng vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Nơi đây đã che chở biết bao người con ưu tú thoát khỏi sự truy đuổi của quân giặc và là nơi diễn ra những trận đánh đầy quả cảm của người chiến sĩ cách mạng.
Năm 1966, địch từng nã pháo dồn dập, rồi mở trận càn quét vùng Cẩm Thanh với khoảng 1.000 lính Mỹ - ngụy, 28 lượt máy bay trực thăng, 5 thuyền máy và nhiều vũ khí hiện đại. Nhưng vũ khí, phương tiện tối tân không thể chọc thủng những bức tường dừa ken dày. Sau 3 ngày chiến đấu, quân và dân Cẩm Thanh đã đẩy lui quân giặc.
Bao nhiêu năm qua, người dân Cẩm Thanh chỉ khai thác lá dừa để lợp nhà, bẹ để đun bếp. Cuộc sống vẫn phụ thuộc vào nghề đi biển, câu khơi. Nhà bà Nguyễn Thị Thương nằm sát bến phà thôn 2, mặt quay ra rừng dừa. Đã 80 tuổi, nhưng bà vẫn minh mẫn.
Ngày ngày, bà cặm cụi dặm lá dừa thuê để người ta lợp lán hoặc làm chòi du lịch. Mỗi tấm dặm được 500 đồng, một ngày bà cũng thu về đôi ba chục ngàn. Bà bảo, như thế là ít, nhưng tuổi già ngồi một chỗ chẳng khỏe khoắn được nên bà vẫn nhận làm. Ở thôn này, người già nào cũng làm thế cả. Dọc đường từ Cẩm Châu về Cẩm Thanh đầy lá dừa phơi khô hai bên vệ đường.
Sau 2 thế kỷ sống với rừng dừa nước bạt ngàn, giờ đây, người dân Cẩm Thanh đã bắt đầu được hưởng quả ngọt từ giá trị của rừng dừa nước 200 tuổi. Cuộc sống hiện đại giữa chốn phồn hoa, đô thị khiến người ta về đây để được đắm mình trong thiên nhiên, hít căng lồng ngực, cảm nhận cái mặn mòi của biển...
Với nhiều cồn gò, cò biển, tôm, cua, ghẹ, các thảm cỏ biển, rừng dừa nước Cẩm Thanh như một bộ máy sinh học, làm trong sạch nguồn nước trước khi về với biển. Một nơi quá lý tưởng để tĩnh tâm, nhất là khi từ phố cổ Hội An, có thể thuê xe đạp để tự đi về Cẩm Thanh, chỉ 4km.
Đến Cẩm Thanh, du khách sẽ được các nữ ngư dân chèo thuyền thúng đưa đi tham quan rừng dừa Bảy Mẫu. Trước khi bước lên thúng trai, bắt đầu hành trình khám phá, những cô hướng dẫn viên với nụ cười hồn hậu, lời nói nhẹ nhàng: "Du khách nhớ mang theo túi để đựng rác, tránh xả rác xuống nước".
Khi thủy triều rút, nhìn những gốc dừa nâu, xù xì, gai góc với chùm quả sum suê để rồi lại nhớ đến vị thanh mát, giải nhiệt của món chè cùi dừa nước với đậu xanh.
Đến đây, du khách không chỉ bị mê đắm với màu xanh ngút ngàn của biển, của dừa, mà còn ngất ngây với các sản phẩm làm từ dừa rất tinh xảo: Chú dế, kính đeo mắt, ấm trà ngộ nghĩnh, các loại đèn ngủ, những con tôm càng... được chế tác công phu. Rừng dừa nước Bảy Mẫu đã đi vào lòng du khách như thế. (Biên Phòng 30/7) đầu trang(
Đợi đêm chìm sâu vào giấc ngủ, Trần Trọng Thái (SN 1993) ở Hương Lâm (Hương Khê) mới khởi động “con”… công nông, lao ra đường với 2,1m3 gỗ trái phép trên xe...
Chẳng ngờ, gần về “đích” thì gặp phải mấy bác công an xã. Thế là kéo nhau về trụ sở, Thái ký vào các hồ sơ, biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện, tang vật… rồi “chào các bác em về”. Ai dè, trời gần chuyển sáng thì cha con nhà Thái, cùng một số người kéo đến trụ sở xã gây rối, cướp gỗ và xe đem đi… cất giấu!
Ngày hè nóng nực, giữa trưa, giúp việc của Đền Truông Bát ở xã Ngọc Sơn (Thạch Hà) quét dọn, đốt rác trước cổng đền. Ai dè, lửa cháy, gió đưa, gần 0,3 ha rừng thông cạnh đó bị thiêu rụi.
Dù đã biết các cơ sở kinh doanh vàng bạc luôn “phòng thủ” rất kỹ, nhưng thấy số vàng trong ki-ốt vàng bạc Nga Hiền ở phường Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh) “ngon” quá, nên: Nguyễn Song Hào (SN 1985) và Trần Lâm Anh (SN 1997) ở Hưng Nguyên (Nghệ An) vẫn quyết tâm “lao” vào. Dù đã chọn thời gian quá nửa đêm để hành sự, nhưng khi bị lực lượng công an bắt quả tang, cả hai vẫn không hiểu “tại sao các anh công an lại biết nhanh thế!”.
Nghỉ hè, rỗi rãi, nhóm học sinh của Trường THCS Thạch Bằng (Lộc Hà): Trần Hoàng Long (SN 2000), Trần Văn Hải (SN 2000), Phan Văn Hùng (SN 1998), Trần Đình Dinh (SN 1998), Trần Văn Khánh (SN 1999) rủ nhau đi… ăn trộm!
Cứ chiều đến, các cậu tụ tập ra bãi biển Xuân Hải của xã, thấy khách du lịch nào để xe máy không có người trông coi thì móc cốp lấy trộm điện thoại, ví. Tính ra, từ đầu tháng 6 đến gần cuối tháng 7/2014, lũ học sinh này đã gây ra 19 vụ trộm! (Báo Hà Tĩnh 31/7) đầu trang(
Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.
Theo ghi nhận của PV tại Long An, thời điểm hiện tại, rất nhiều cánh rừng tràm đã bị các hộ nông dân phá bỏ nhằm lấy đất cải tạo xong để chuyển sang canh tác lúa.
Ông Huỳnh Văn Hùng (xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa) có 1,4 ha tràm đã được 6 năm tuổi cho biết, trước việc giá tràm thời gian qua ở mức thấp, lợi nhuận từ cây tràm mang lại không cao nên ông cũng đành phải phá bỏ.
“Rừng tràm nhà tôi khoảng 2 năm nữa sẽ thu hoạch, tuy nhiên từ giờ mà đợi tới 2 năm tới thì ai biết giá tràm còn xuống nữa hay không. Vì thế, tôi chấp nhận khai thác bán củi cho thương lái với giá 300 đ/kg, để còn lấy đất làm lúa hiệu quả hơn. Với một chu kỳ kéo dài từ 6-8 năm cây tràm mới cho thu hoạch, mà với giá tràm như hiện nay, so với đầu tư làm lúa thì cây lúa vẫn kinh tế hơn nhiều”, ông Hùng nhẩm tính.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Bốn (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh) cũng đang tiến hành khai thác 2,5 mẫu tràm. Gặp PV, ông cho biết: “Những lần trước đây nếu khai thác tràm xong thì gia đình tôi sẽ mua cây giống để tiến hành trồng mới lại ngay, nhưng do giá tràm bây giờ thấp quá nên tôi cho khai thác trắng luôn. Vườn tràm cứ khai thác đến đâu là tôi thuê máy móc tới đào gốc, cải tạo đất tới đó để nhanh chóng bắt tay vào làm lúa”.
Theo ông Dương Tuấn Khanh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Thạnh, trước người dân trồng tràm chủ yếu để làm cừ tràm phục vụ các công trình xây dựng. Tuy nhiên những năm gần đây, khi đa số cai thầu xây dụng chuyển sang dùng trụ bê tông để gia cố phần móng, nhu cầu cừ tràm không còn được như trước, dẫn đến giá tràm bị đẩy xuống thấp.
Song, việc người dân phá bỏ rừng tràm để chuyển sang lúa cũng phải thận trọng, bởi chi phí để cải tạo đất đang trồng tràm chuyển sang lúa rất tốn kém. “Để cải tạo 1.000 m2 đất ít nhất cũng mất từ 7-8 triệu đồng rồi, hơn nữa đất được chuyển đổi đa phần là đất bạc màu nên nếu cứ ào ào canh tác lúa mà không chú trọng đầu tư, cũng như lo phần kỹ thuật thì hiệu quả chắc chắn không bao giờ cao”, ông Khanh lo lắng.
Ông Bạch Văn Thanh Lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Tân Thạnh chia sẻ: Chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2010 đến nay, diện tích rừng tràm trên địa bàn huyện đã suy giảm gần một nửa. Hiện toàn huyện chỉ còn khoảng 2.700 ha rừng tràm, tuy nhiên những năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục giảm mạnh là điều đã được ngành kiểm lâm dự báo trước.
“Biết là như vậy nhưng chúng tôi cũng chẳng có cách nào để giữ lại, vì rừng tràm ở đây được người dân tự đứng ra trồng trên đất nông nghiệp nhà mình. Một khi giá tràm xuống thấp thì họ phá bỏ để chuyển sang trồng cây khác cũng là điều không thể tránh khỏi”, ông Lâm nói. (Nông Nghiệp Việt Nam 1/8, tr7) đầu trang(
Triển khai Chỉ thị số 14 của Tỉnh ủy Khánh Hòa “về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã”, UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Sở NN&PTNT, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về việc quản lý, buôn bán, tiêu thụ… động vật, thực vật hoang dã; vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; đồng thời lên án các hành vi, vi phạm về buôn bán, tiêu thụ… bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm thay thế các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh. (Đài PTTH Khánh Hòa 30/7) đầu trang(
Tòa án nhân dân huyện Vũ Quang vừa công khai xét xử sơ thẩm vụ án chống người thi hành công vụ đối với bị cáo Trần Quốc Hoàn sinh năm 1983 trú tại tổ dân phố 3 thị trấn Vũ Quang.
Theo cáo trạng,  vào khoảng 17h ngày 2/3/2014 sau khi nhân viên báo tin tại khu vực rào Vền – Tiểu khu 108, Vườn Quốc gia Vũ Quang có đối tượng Trần Quốc Hoàn đang cưa gỗ trái phép, ông Dương Văn Nhàn – Trạm trưởng trạm kiểm lâm Cò và các kiểm lâm viên đến hiện trường yêu cầu Hoàn dừng ngày việc khai thác gỗ.
Do đối tượng không chấp hành yêu cầu của lực lượng kiểm lâm nên buộc lực lượng chức năng phải thu giữ cưa xăng, nhưng đối tượng đã cầm cưa bỏ chạy. Khi lực lượng kiểm lâm đuổi kịp, Hoàn quay lại nổ máy cưa xăng lên chống trả làm ông Dương Văn Nhàn bị thương ở vùng bụng và ngón tay.
Sau khi gây án, đối tượng bỏ trốn khỏi địa phương và cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã và bắt giữ.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu thu thập được, cùng với lời khai của bị cáo. Tòa án nhân dân huyện Vũ Quang tuyên phạt Trần Quốc Hoàn 24 tháng tù giam. (Truyền Hình Công An Nhân Dân 1/8) đầu trang(
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm tỉnh tăng cường tổ chức tuần tra phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Tây Trà, đặc biệt là trên địa bàn xã Trà Thọ, huyện Tây Trà.
Chỉ đạo, đôn đốc Hạt Kiểm lâm huyện Tây Trà phối hợp với UBND các xã có liên quan, các đoàn thể chính trị - xã hội của xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường quản lý rừng và đất lâm nghiệp, đặc biệt là các hộ dân sống ở các khu tái định cư Hồ chứa nước Nước Trong, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Bố trí, tăng cường trách nhiệm của cán bộ Kiểm lâm địa bàn trong việc bám sát cơ sở, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi phá rừng, đặc biệt là ở vùng rừng phòng hộ gần khu tái định cư, vùng rừng có nguy cơ bị xâm hại cao.
Khẩn trương phối hợp với chủ rừng, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, đo đạc, xác minh, xác định các đối tượng xâm hại rừng và diện tích rừng bị xâm hại để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra tình trạng xâm hại rừng trên địa bàn quản lý.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND huyện Tây Trà triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.
Chỉ đạo UBND xã Trà Thọ và Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tây Trà thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; có biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng,…
Rà soát, có phương án bố trí đủ diện tích sản xuất nông, lâm nghiệp cho từng hộ dân theo quy định, đảm bảo giải quyết việc làm và thu nhập của người dân trên địa bàn xã Trà Thọ. (Báo Quảng Ngãi 31/7) đầu trang(
31-7, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tổ chức hội nghị sơ kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014.
Tham dự có ông Trần Văn Tuân, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương liên quan.
Xác định công tác bảo vệ rừng là nhiệm vụ hàng đầu, từ đầu năm đến nay, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB) đã tập trung nguồn lực, phối hợp với các ngành chức năng để tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, người dân vào rừng trái phép, lấn chiếm đất rừng, khai thác gỗ, bẫy bắt động vật hoang dã.
Tính đến ngày 30-6, lực lượng chức năng của Vườn đã tổ chức tuần tra thường xuyên 1.050 đợt; phối hợp tuần tra truy quét dài ngày 15 đợt; phối hợp tuần tra bảo vệ rừng với Đồn Biên phòng Cồn Roàng 3 đợt. Kết quả đã tháo dỡ 55 lán trại, trên 600 sợ dây bẫy các loại; đẩy đuổi ra khỏi rừng trên 60 lượt người.
Về công tác xử lý vi phạm, đã xử lý 77 vụ (tăng 67,4% so với cùng kỳ năm 2013); tịch thu 6,798m3 gỗ các loại, 13 cá thể và 96,9kg bộ phận động vật hoang dã, 3,5kg vai vỏ cây dó bầu; 29 dụng cụ thủ công đưa vào rừng để khai thác và chế biến lâm sản trái phép… ; tổng thu ngân sách Nhà nước 349.689.000 đồng.
Sáu tháng đầu năm 2014, VQG PN-KB đã tiếp nhận và chăm sóc cứu hộ 32 cá thể động vật hoang dã, cứu hộ thành công và thả về môi trường tự nhiên 15 cá thể (tỷ lệ cứu hộ thành công 81,3%).
Về công tác PCCCR, Ban quản lý Vườn đã chủ động phối hợp với chính quyền các xã vùng đệm, các đơn vị đóng trên địa bàn thành lập các tổ PCCCR; phân công trực canh gác lửa 24/24 giờ tại các điểm, khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao trong các tháng mùa khô.
Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay trên địa bàn VQG PN-KB chưa xảy ra vụ cháy rừng nào. Công tác phối hợp quản lý bảo vệ rừng cũng được chú trọng và tăng cường. Ban quản lý Vườn đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm xây dựng và ký kết Quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng và PCCCR với các Đồn Biên phòng đóng quân trên địa bàn.
Trong 6 tháng cuối năm, Ban quản lý VQG PN-KB tiếp tục củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng, đồng thời nâng cao năng lực trình độ, ý thức trách nhiệm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật đối với lực lượng kiểm lâm; triển khai phương án bảo vệ rừng đến các phân khu chức năng; xây dựng kế hoạch, phương án triển khai truy quét đẩy đuổi lâm tặc, kiểm tra kiểm soát công tác quản lý bảo vệ rừng; duy trì tốt PCCCR, phòng chống lụt bão, thiên tai; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng…(Báo Quảng Bình 31/7) đầu trang(
Tình trạng nhiều người vào rừng phòng hộ ven biển (RPHVB) thuộc địa bàn các huyện Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn chặt gỗ dương (phi lao) đem về hầm than diễn ra khá phổ biến đã lâu, nhưng đến nay, chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Theo thống kê của ngành chức năng, RPHVB thuộc địa bàn các huyện Phù Cát, Tuy Phước và TP Quy Nhơn có diện tích hơn 1.200 ha, trồng thuần cây dương liễu (phi lao).
RPHVB khu vực này nằm ven Quốc lộ 19B, tỉnh lộ 639 ở sát khu dân cư, lại có vô số lối ra vào rừng ngang dọc nên rừng rất dễ bị xâm hại. Đặc biệt vùng rừng bị phá nặng nhất là nơi dự kiến sẽ triển khai Dự án Phong điện (DAPĐ) Phương Mai 1 và Phương Mai 3, thuộc địa bàn 2 xã Cát Chánh (Phù Cát) và Phước Hoà (Tuy Phước).
Theo quan sát, tại khu vực dọc Quốc lộ 19B (trước đây là tuyến đường trục Cát Tiến - Nhơn Hội) có khá nhiều người đi xe đạp mang theo cưa, rựa vào RPHVB thuộc thôn Phú Hậu (xã Cát Chánh) và thôn Huỳnh Giản Bắc (xã Phước Hòa) để chặt gỗ dương về hầm than.
Đi sâu vào rừng - những cánh rừng cách tỉnh lộ 639 và Quốc lộ 19B khoảng 300m- 500m, chúng tôi nhận thấy nhiều cây dương có đường kính khoảng 15cm- 20cm bị đốn hạ. Rừng trước đây khá dày giờ thì thưa thớt hẳn. Còn vào sâu các khu dân cư ven hai bên đường, chúng tôi phát hiện nhiều lò hầm than âm ỉ bốc khói, kèm theo đó là mùi khen khét đặc trưng của than hầm bốc ra từ đó.
Ông Đỗ Văn Thành, một người dân ở xã Phước Hòa, tiết lộ: “Hiện nay, lực lượng vào rừng phòng hộ chặt cây phi lao về hầm than hùng hậu lắm; bọn tui mà có ý kiến gì thì họ sẵn sang mang cây gậy tới nhà đòi đánh. Cứ sáng sớm, trưa và chiều tối, những người này lại vào rừng chặt cây rồi tìm cách đưa về nhà cho vào lò hầm than”.
Lý giải cho tình trạng RPHVB bị chặt phá để hầm than, một thành viên thuộc tổ giữ rừng DAPĐ Phương Mai 1, cho rằng: Hiện nay, số lượng người chặt phá rừng khá đông, các đối tượng này lại khá manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng giữ rừng; trong khi đó, lực lượng giữ rừng không có công cụ hỗ trợ nên gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, truy quét.
Ngoài ra, hiện nay, than có giá từ 8.000 - 9.000 đồng/kg nên nhiều người tìm mọi cách vào khu vực RPHVB chặt gỗ dương mang về hầm than. Để qua mắt cơ quan chức năng, các đối tượng không triệt hạ trắng một vùng, mà chặt tỉa từng cây; thành ra, thoạt nhìn, rừng còn xanh, nhưng thực tế vào sâu bên trong thì rừng bị chặt phá khá nhiều.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Trưởng thôn Huỳnh Giản Bắc (xã Phước Hòa), thừa nhận: “Rừng quá nhiều lối đi lại, người giữ rừng quá ít nên không thể kiểm soát. Cách đây gần 1 tháng, chúng tôi đã bắt tại trận các đối tượng Trịnh Thị Thùy, Nguyễn Thị Cúc, Võ Thị Hiền, Dương Thị Phú đều ở thôn Huỳnh Giản Bắc đang chặt phá rừng. Sau đó, chuyển cấp trên xử lý nhưng việc xử lý không đến nơi đến chốn nên họ không ngán, tiếp tục phá rừng”.
Có thể thấy, nếu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để thì rồi RPHVB sẽ chui hết vào các lò hầm than. (Báo Bình Định 31/7) đầu trang(
Chiều 31-7, Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) cho biết đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP Đà Nẵng thả một cá thể Culi nhỏ bán trưởng thành về Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
30-7, sau khi tiếp nhận cá thể Culi này từ một người dân sống ở đường Núi Thành (Q. Hải Châu, Đà Nẵng), Green Viet cùng Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (ENV) chuyển giao cá thể Culi nhỏ này cho Chi cục Kiểm lâm.
Sau khi kiểm tra sức khỏe và tình trạng cá thể Culi, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP đã ra quyết định tiếp nhận và thả cá thể này về rừng. (Công An TP Đà Nẵng 1/8; Thanh Niên 1/8, tr18) đầu trang(
Dù không triển khai xây dựng dự án nhưng các nhà đầu tư được UBND xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) bàn giao đất rừng lại đốn hạ vô số diện tích rừng trồng, để rồi sau đó... “bỏ của chạy lấy người”.
Ngoài vấn nạn cát bay, cát nhảy do bị mất rừng thì một hệ lụy đáng báo động ở địa phương này là nạn khai thác cát trái phép ở những phần đất dự án khi chủ đầu tư bỏ rơi.
Nhiều năm về trước, cánh rừng tràm và phi lao chạy dọc những đồi cát ven biển qua địa phận các thôn của xã Lộc Vĩnh được người dân xem như là bức bình phong để bảo vệ làng mạc, vườn tược khi rừng làm nhiệm vụ chống nạn cát bay, cát nhảy rất hiệu quả.
Thế nhưng, vào năm 2010, kể từ khi UBND xã Lộc Vĩnh có chủ trương bàn giao 7,6ha đất rừng cho Công ty Thiên Đường để thực hiện dự án xây dựng khu sinh thái, nghỉ dưỡng ven biển thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thì cũng từ đây, hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã phải gánh chịu hậu quả nặng nề do rừng dần bị đốn hạ không thương tiếc.
Dẫn PV men theo con đường nhựa để đến ngọn đồi trọc nằm trên phần đất dự án của Công ty Thiên Đường mà ông Hồ Trọng Vinh, Công an viên xã Lộc Vĩnh, không khỏi xót xa: “Ngoài diện tích rừng nguyên sinh, năm 1998, xã có chủ trương bàn giao phần đất này cho người dân để trồng rừng phòng hộ nên bà con trong xã đã thay nhau trồng phi lao, tràm... để làm rừng chắn gió, chắn cát. Đến khi cây rừng đang độ phát triển thì bị chủ đầu tư chặt hạ để lấy đất xây dựng công trình phục vụ cho du lịch ven biển. Thế mà giờ chỉ còn lại một bãi cát vàng không một bóng cây!”.
Qua quan sát, ngoài tấm bảng hiệu đã rách bươm do Công ty Thiên Đường dựng lên kể từ ngày khởi công thì cả dải cát rộng mênh mông không hề có một ngọn cây nào. Bà Nguyễn Thị Mến, chủ quán nước nằm cạnh tuyến đường Chân Mây, còn cho hay: “Trước kia còn có cánh rừng thì mỗi lần gió bão, bà con ở đây yên tâm lắm. Nhưng từ khi rừng bị họ (đơn vị thi công dự án - PV) phá đi rồi, cứ đến mùa hè thì cát bay ghê lắm. Nhất là trong trận bão Nari vào giữa tháng 10/2013, do không còn rừng nên nhiều hécta tràm của bà con ở phía bên kia đường đã bị gió bão quật gãy không còn một cây”.
Tìm hiểu còn được biết, sau khi đốn sạch cây rừng của người dân, phía nhà đầu tư đã cho xe múc xúc cát trên các đồi cát này đem bán cho một số đơn vị để... kiếm lời! Đến khi lực lượng Cảnh sát môi trường, Công an huyện Phú Lộc bắt quả tang và lập biên bản xử phạt thì phía công ty mới chấm dứt việc khai thác cát. Từ đó đến nay, đã 4 năm trôi qua nhưng chủ đầu tư không hề lai vãng đến dự án này nữa, ngoài việc để lại cho người dân địa phương những quả đồi trọc lóc.
Cách đó khoảng 2 cây số về phía Bắc là diện tích đất rừng rộng gần 8ha nằm trên các đồi cát được UBND xã Lộc Vĩnh bàn giao cho chủ dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng là Công ty Hòa Bình (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) từ năm 2009 cũng bị “xẻ thịt” từ khá lâu để phục vụ cho hoạt động... khai thác cát, chứ không phải để xây dựng dự án du lịch.
Có mặt tại khu dự án này, PV ghi nhận những gì còn sót lại của cánh rừng phi lao phòng hộ năm nào chỉ là những gốc cây mục nát đổ nghiêng ngả trên các miệng hố cát sâu hoắm. Hàng rào thép B40 với nhiều cột bê tông cũng bị húc đổ để làm đường cho xe tải chạy vào. Phóng chưa đầy tầm mắt, có khoảng 10 hố cát sâu từ 3 đến 5m, bán kính từ 15 đến 20m là điểm múc cát của các đối tượng khai thác cát trái phép.
Một người dân địa phương cho biết, hoạt động khai thác cát trái phép ở khu vực này đã diễn ra từ cuối năm 2012. Nhiều chủ xe tải còn thuê nhân công đến xúc cát trộm vào ban đêm để chở bán cho đơn vị thi công tuyến đường chính dẫn ra cảng Chân Mây. Bình quân mỗi đêm, có khoảng  3 đến 5 chiếc xe tải nối đuôi nhau chạy ầm ầm vào động cát nhưng địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả .
Đem những hình ảnh mà PV ghi lại được từ hiện trường cho ông Bùi Ngọc Ga, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh xem thì ông Ga thừa nhận, có xảy ra tình trạng một số đối tượng xấu lợi dụng đất dự án bỏ hoang nên tiến hành vào khai thác cát trái phép để đem bán.
“Qua theo dõi, chúng tôi nắm bắt được các đối tượng thường khai thác cát trộm và chở bằng xe tải từ lúc 10h đêm đến 2h sáng, nhưng sau nhiều lần mật phục, do lực lượng quá mỏng nên chưa bắt được đối tượng nào. Tới đây, xã sẽ phối hợp với Công an huyện Phú Lộc để vây bắt và lập biên bản nhằm xử lý triệt để vấn đề này”, ông Ga khẳng định.
Theo thống kê của UBND xã Lộc Vĩnh, để phục vụ cho các dự án xây dựng khu du lịch, nghỉ dưỡng..., đã có 4,8ha rừng trồng và rừng dẻ nguyên sinh trên các đồi cát của xã đã bị chặt bỏ hoàn toàn. Ngoài những đồi cát đang bị sa mạc hóa thì một số cánh đồi còn lại đang bị cày nát để phục vụ cho hoạt động khai thác cát.
Và tới đây, không biết còn bao nhiêu cánh rừng trên địa bàn bị đốn hạ để nhường đất cho các dự án nằm trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. (Công An Nhân Dân 1/8, tr7) đầu trang(
Chiều 31/7, nhóm nghiên cứu khoa học TS. Nguyễn Văn Kết, ThS Lương Văn Dũng và các cộng sự của Trường Đại học Đà Lạt đã bảo vệ thành công đề tài khoa học cấp tỉnh “Điều tra, sưu tập và nhân giống các loài trà mi (Camellia) ở Lâm Đồng” với sự tham dự phản biện của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, TS. Phạm S cùng các nhà khoa học các cơ quan nghiên cứu trung ương và địa phương.
Qua kết quả của đề tài, ở Lâm Đồng hiện có 14 giống trà mi nhập nội chủ yếu; 21 loài trà mi tự nhiên, trong đó có 7 loài đặc hữu Lâm Đồng là: trà mi cành dẹt, trà mi Curry, trà mi Đà Lạt, trà mi Langbiang, trà mi O’Conor và trà mi Vidal và có 9 loài rất nguy cấp (CR) và nguy cấp (EN). Các giống trà mi nhập nội là những giống lai tạo, chiếm khoảng 4,3% tổng số giống trà mi lai tạo trên toàn thế giới.
Đến thời điểm hiện nay, nhóm nghiên cứu đã có danh lục trà mi bản địa Lâm Đồng với 21 loài, trong đó đã thu mẫu, tư liệu hóa được 11 loài. Điểm đặc biệt đáng ghi nhận nhất về thành tựu là nhóm nghiên cứu đã công bố 2 loài mới cho khoa học, đó là trà mi Đà Lạt (Camellia dalatensis) và trà mi Di Linh (Camellia dilinhensis).
Về nhân giống, trong số 11 đối tượng nhân giống bằng giâm hom, thời gian ra rễ từ 2,5-4 tháng, tỷ lệ hom ra rễ hơn 50%, chỉ số ra rễ của hom gốc lớn hơn 5% so với hom ngọn. Với phương pháp chiết cành, giá thể dớn bổ sung chất kích thích sinh trưởng (IBA), thời gian ra rễ từ 2-3,5 tháng, tỷ lệ ra rễ  lớn hơn 88%.
Còn nhân giống in vitro, môi trường WPM có bổ sung 5mg/l IBA và 0,5 mg/l NAA là môi trường thích hợp nhất cho giai đoạn tạo rễ cây trong nhân giống in vitro loài trà mi Piquet. Sau 2 năm, các tác giả đã nhân được hơn 3.000 cây giống bằng phương pháp giâm hom và gần 500 cành bằng phương pháp chiết cành từ 11 loài trà mi.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị tiếp tục điều tra, tư liệu hóa; chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các đơn vị chủ rừng, các doanh nghiệp để có giải pháp bảo vệ, phát triển các loài trà mi. Theo các phản biện, nên nhân giống bằng phương pháp ghép cành để có số lượng giống lớn nhanh; cần hướng nghiên cứu đến sản xuất dược liệu; đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
Sau kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học đều thống nhất cần tiếp tục pha 2 và sẽ xây dựng vườn sưu tập trà mi tự nhiên của Lâm Đồng tại khuôn viên Trường Đại học Đà Lạt. Đây sẽ là nơi vừa phục vụ nghiên cứu, tham quan, vừa cung cấp giống cho các khu bảo tồn, cảnh quan đường phố… của tỉnh Lâm Đồng. (Báo Lâm Đồng 1/8; Lao Động 1/8, tr3) đầu trang(
Rừng phòng hộ ven biển thuộc khu tái định cư thôn Ba Đồng, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh đang bị chặt phá nghiêm trọng để phục vụ cho Dự án Nuôi tôm sạch, khiến cuộc sống yên bình của người dân nơi đây bị đảo lộn.
Cũng như bao vùng ven biển trên đất nước Việt Nam, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh bao đời nay luôn chịu ảnh hưởng của gió bão, lụt lội. Nhưng, với những hộ dân nghèo thôn Ba Đồng, những cơn thịnh nộ của thời tiết không còn là nỗi ám ảnh, vì luôn có cánh rừng phòng hộ ven biển ôm ấp và che chở.
Tuy nhiên, tấm khiên vững chãi cùng người dân trải bao mưa nắng bão bùng đã bị đốn hạ hoàn toàn, lấy mặt bằng phục vụ cho Dự án Nuôi tôm sạch trên cát theo công nghệ sạch do Công ty TNHH Grobest Việt Nam làm chủ đầu tư.
Giữa bãi tập kết, những cây phi lao chưa kịp vận chuyển nằm ngổn ngang. Nhiều gốc to một người ôm không xuể. Một cánh rừng phi lao xanh tốt, rậm rạp nay chỉ còn trong ký ức của những người dân nghèo quanh năm bám biển.
Dù dự án ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân nơi thôn tái định cư, nhưng người dân nơi đây hoàn toàn không biết đến thông tin. Chỉ khi bên phía nhà đầu tư tiến hành chặt, đốn cây lấy mặt bằng, người dân nơi đây mới tá hỏa.
“Ngày đơn vị thi công mang máy móc vào đây chặt cây, tôi cùng bà con trong thôn đổ xô ra ngăn cản, không cho phá rừng. Khi mấy người mang cưa máy định cưa gốc cây, tôi chạy lại ôm ngang thân cây và nói với họ đây là rừng chống bão của dân, chưa có ý kiến của người dân, chưa được chặt phá’, bà Hoàng Thị Quèn (77 tuổi), thôn Ba Đồng, xã Kỳ Phương vẫn chưa nguôi ấm ức.
Họ vào phá rừng phòng hộ của người dân mà không có thông báo. Người dân ra phản ứng còn bị lực lượng công an, biên phòng ngăn cản. Sau đó, chúng tôi làm căng, cán bộ xã mới xuống thông báo cho chúng tôi”, chị Lê Thị Tình (42 tuổi) thôn Ba Đồng, xã Kỳ Phương cho hay.
Theo ông Lê Mạnh Hà, Trưởng thôn Ba Đồng, xã Kỳ Phương, tối trước ngày đơn vị thi công vào chặt cây, chính quyền xã đã gửi đến một bộ giấy tờ liên quan đến Dự án Nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên, ngay sáng hôm sau, máy móc đã được đưa vào đốn hạ cây mà chưa thông báo cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Điểm (94 tuổi), thôn Thắng Lợi, xã Kỳ Phương từng hơn 20 năm làm bảo vệ rừng bùi ngùi kể lại: “Trước đây, vùng ven biển xã Kỳ Phương là một mảnh đất trơ trọi, quanh năm hứng chịu bão lũ, bom đạn của kẻ thù. Phải mất biết bao công sức, mồ hôi xương máu của cha ông, mới gây dựng lên cánh rừng phi lao đó. Tính đến nay đã hơn 70 năm, bao nhiêu bom đạn kẻ thù bắn phá, bao nhiêu cơn bão quét qua nhưng rừng phi lao vẫn đứng vững để bảo vệ cuộc sống cho bà con ven biển”.
Nhìn rừng phi lao ngút ngàn nay chỉ còn trơ gốc, nhiều chỗ bị chủ đầu tư dự án cho máy móc vào san phẳng, người dân địa phương không khỏi xót xa và lo lắng.
Anh Trần Đình Hùng (45 tuổi), thôn Ba Đồng, xã Kỳ Phương cho biết: “Rừng phi lao là tấm chắn cho bà con trong mùa bão lũ. Bây giờ, cả cánh rừng còn lác đác vài cây. Chưa nói đến mùa mưa bão mà chỉ cần gió mạng là thổi cát bay khắp nơi, khiến người dân ngột ngạt rồi”.
Nhiều hộ dân cho biết, thôn Ba Đồng vốn là khu tái định cư cho những hộ thuộc diện giải tỏa phục vụ cho Dự án Formosa. Các hộ đến ở đây cũng vì có rừng phòng hộ chắn gió chắn bão. Trước thực trạng đang diễn ra, người dân đã dần mất lòng tin ở chính quyền, khi quyền lợi chính đáng của họ không được quan tâm. (Người Đưa Tin 1/8) đầu trang(
Vốn được ví như những "bức tường xanh" chống lại sự tàn phá của thiên tai, bảo vệ đê điều và là nơi sinh sôi của các loài thủy sản có giá trị, nhưng vài năm trở lại đây, diện tích rừng ngập mặn ở huyện Lộc Hà đang bị thu hẹp.
Nếu không có giải pháp kịp thời thì những cánh rừng ngập mặn sẽ biến mất trong tương lai gần. Được biết, từ năm 1994, Hà Tĩnh là 1 trong 10 tỉnh, thành phố của cả nước được Hội Chữ thập đỏ của Nhật Bản và Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế triển khai dự án rừng ngập mặn.
Ở xã Hộ Độ (huyện Lộc Hà) đã trồng được 28,3ha rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, ngoài việc phòng, chống thiên tai, điều hòa không khí, những cánh rừng này còn tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn hộ gia đình từ việc trông coi, đánh bắt thủy sản.
Thế nhưng, 3 năm trở lại đây, rừng ngập mặn đang đứng trước nguy cơ chết hàng loạt. Riêng xã Hộ Độ từ 28,3ha nay chỉ còn 19,5ha. Từ bến Cửa Sót nhìn sang xóm Vĩnh Phú (Hộ Độ), thấy cả khoảng trống mênh mông. Con đê ở Vĩnh Phú vừa mới xây dựng nhưng không biết có đủ sức chống lại mưa, bão?
Không chỉ riêng rừng ngập mặn tại khu vực xã Hộ Độ mà tại một số xã khác trên địa bàn huyện cũng rơi vào tình trạng tương tự. Ví dụ, ở xã Thạch Bằng, diện tích rừng trước đây là 61ha, nay chỉ còn 4,3ha.
Hơn 10 năm sống trên bến Cửa Sót (xã Hộ Độ), nhưng chưa năm nào gia đình bà Nguyễn Thị Linh (65 tuổi) lại bồn chồn, lo lắng như lúc này khi mùa mưa, bão đã đến.
Ông Nguyễn Luân, chồng bà Linh tâm sự: Mỗi khi nghe tin báo sắp có bão là gia đình tôi lại lo gói ghém đồ đạc để chuẩn bị sơ tán. Chỉ tay về phía cánh rừng ngập mặn xơ xác trước nhà, ông Luân phân trần: “Ngày trước nơi đây là cả dãy rừng ngập mặn, nào sú, vẹt, đước… bão có to mấy cũng có "bức tường" này chắn sóng, chắn gió, bây giờ chỉ một trận gió nhẹ là tốc mái. Có năm sóng đánh đê vỡ, trâu, bò, lợn, gà trôi hết”.
Ông Lê Hương, người đã nhiều năm làm nhiệm vụ bảo vệ rừng ngập mặn, xót xa cho biết: “Trước tình trạng cây đước chết hàng loạt, nhiều đoàn cán bộ đã về địa phương lấy mẫu đất, nước, cây để nghiên cứu, họ cũng khuyến khích chúng tôi gieo các giống mới, nhưng cây vẫn chết dần”.
Ngày 17-7, ông Lê Đình Hinh, Phó chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Trước việc những cánh rừng ngập mặn trên địa bàn xã đang bị thu hẹp, UBND xã đã đề xuất với UBND huyện cho mời các nhà khoa học vào nghiên cứu, tìm hướng giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Song, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nguyên nhân dẫn đến cây chết hàng loạt ngoài việc do sâu bọ, hàu, hà ăn gốc, ô nhiễm môi trường... thì chính là do nguồn nước bị ngọt hóa xảy ra từ khi xây dựng công trình Thủy lợi Bara Đò Điệm năm 2008. Mỗi lần xả lũ, nước ngọt bị chặn lại, thế là cây đước lại chết hàng loạt (theo kinh nghiệm cây đước chỉ ngâm nước ngọt khoảng 8 tiếng là chết).
Đã thế, trước đây ở xã có thành lập một đội bảo vệ và có kinh phí hoạt động, nhưng sau này kinh phí không còn nữa nên đội bảo vệ cũng giải tán luôn. Hiện nay, việc bảo vệ rừng ngập mặn chủ yếu dựa vào ý thức của người dân. UBND xã đã giao trách nhiệm bảo vệ rừng đến từng xóm và từng hộ dân. Những trường hợp chặt trộm cây, chúng tôi chỉ đạo lập biên bản xử lý và thông báo kịp thời trên loa truyền thanh hoặc gửi thông báo về từng xóm”.
Ông Lê Đình Hinh cho biết thêm: “Mới đây, UBND xã đã chỉ đạo các xóm trồng mới được 5ha rừng. Tuy nhiên, địa phương còn thiếu nhân lực và kiến thức kỹ thuật trong việc quản lý, bảo vệ phát triển rừng chắn sóng”.
Để bảo vệ và phát triển những cánh rừng ngập mặn trên địa bàn, đề nghị các cơ quan chức năng sớm nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động người dân trong huyện, nhất là các xã ven biển tích cực trồng rừng; đồng thời có chính sách cụ thể hỗ trợ người dân bảo vệ rừng chắn sóng-lá phổi xanh của địa phương. (Quân Đội Nhân Dân 30/7) đầu trang(
Hàng trăm héc-ta rừng bị "cạo trọc", trong rừng chằng chịt lối ra vào, cảnh tượng chẳng khác nào nơi vô chủ, đó là toàn cảnh khu vực rừng tự nhiên trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’Mơ đóng trên địa bàn xã biên giới Ia Jlơi, huyện Ea Súp được giao quản lý 17.699,8ha rừng và đất lâm nghiệp, được chia thành 4 phân trường.
Thời gian gần đây, những cánh rừng bạt ngàn của đơn vị này đang ngày càng cạn kiệt bởi lâm tặc hoành hành, hàng ngàn cây gỗ đã và đang bị cắt hạ không thương tiếc. Điều đáng nói, lâm tặc còn ngang nhiên cắt gỗ ngay trên đường tuần tra, sát các trạm quản lý bảo vệ rừng.
Khoảng trung tuần tháng 6 vừa qua, đi theo đường dây 500kV, PV len lỏi từ phân trường 3 sang phân trường 2 của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’Mơ. Mặc dù quãng đường chỉ dài chừng 15km, nhưng đây là con đường cực kỳ gian nan, bởi muốn vào vùng lõi phải qua một ngầm và một con suối nước tương đối lớn, hơn nữa mặt đường đã bị xe lâm tặc chở gỗ cày nát, nên những xe lớn mới có thể chạy được trên con đường này.
Đây cũng là tuyến đường tuần tra của chủ rừng. Nhưng theo quan sát của PV, có lẽ đây không còn là đường tuần tra nữa mà đã thành đường đi của lâm tặc. Bởi từ ngoài đường lớn đi vào chừng 500m, đập vào mắt của PV là một vạt rừng bị đốn hạ ngổn ngang lấp cả đường đi.
PV đếm được có 7 cây gỗ dầu đường kính từ 30cm đến 40cm vừa bị đốn hạ, lá còn xanh, nhựa đang ứa ra trên vết cắt. Điều đáng nói là số cây bị đốn này cách phân trường 3 rất gần, nếu tính theo đường chim bay chỉ khoảng mấy trăm mét. Khu vực này không có dân ở, vì vậy nếu nổ cưa xăng thì dù đứng cách xa cả cây số vẫn có thể nghe tiếng máy.
Tiếp tục đi sâu vào trong, hàng trăm cây gỗ kơ-nia, dầu, cam xe, cà chít, chiu liu… đường kính gốc 30 đến 40cm bị cưa hạ, mới cũ ngổn ngang. Đi sâu vào các tiểu khu 160, 148, 157 và 150, ở đâu rừng cũng bị lâm tặc khai thác trái phép.
Tuy nhiên, nơi bị xâm hại nhiều nhất là khoảng tiếp giáp giữa phân trường 2 và phân trường 3, vị trí gần với đường điện 500kV chạy qua, khu vực này gần như sạch bóng những cây to có đường kính khoảng 30cm trở lên. Càng vào sâu càng thấy đau lòng. Rất nhiều cây gỗ bị hạ ngay sát đường đi, thậm chí đè lên nhau, hiện trường nhiều ngọn đã khô, nhưng cũng không ít cành ngọn còn tươi.
Người dẫn đường cho biết: Khu này rừng vẫn còn gỗ nên "lâm tặc" đổ về đây rất nhiều. Hiện nay đang là mùa khô, nước suối cạn nên xe ô tô, xe máy cày của "lâm tặc" có thể chở gỗ qua ngầm.
Sau khi "thực mục sở thị" những cánh rừng bạt ngàn vùng biên giới Ea Súp, thuộc sự quản lý của 2 đơn vị là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’Mơ và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh bị lâm tặc khai thác trái phép một cách ồ ạt, PV đã có buổi trao đổi với đại diện chủ rừng. Lãnh đạo các đơn vị này nêu nguyên nhân rừng bị xâm hại là do hoàn cảnh khách quan như diện tích rừng rộng, lực lượng mỏng, "lâm tặc" liều lĩnh...
Ông Huỳnh Văn Mến, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’Mơ cho biết: "Tôi đã cử đồng chí Phó giám đốc trực tiếp nằm trong rừng để triển khai công tác bảo vệ, truy quét lâm tặc. Những nơi bị khai thác trái phép này thuộc trách nhiệm của ông Nguyễn Ngọc Đức, Phân trường trưởng phân trường 2 và ông Nguyễn Xuân Hào, Phân trường trưởng phân trường 3". Ông Mến cũng cho biết, sẽ cho người xuống hiện trường xem xét mức độ thiệt hại, lập biên bản và xem xét trách nhiệm của cán bộ có liên quan...
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp khẳng định: Hạt kiểm lâm huyện Ea Súp đang tăng cường kiểm tra chặt chẽ tất cả các khu vực để ngăn chặn tình trạng phá rừng. Còn việc để mất rừng, trước hết chủ rừng phải chịu trách nhiệm.
Trong công tác bảo vệ rừng thì việc phối hợp giữa chủ rừng với cơ quan chức năng là rất quan trọng. Thế nhưng, từ trước đến nay phía các chủ rừng chưa hề có văn bản hay đề nghị với Hạt kiểm lâm phối hợp cùng bảo vệ rừng.
Thời gian tới, Hạt kiểm lâm sẽ tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm của chủ rừng khi để xảy ra điểm nóng về khai thác lâm sản trái phép. (Quân Đội Nhân Dân 1/8) đầu trang(
30.7, Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị 11 CT/UBND của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và khai thác hợp lý cây ươi trên địa bàn tỉnh; sơ kết 6 tháng đầu năm, bàn phương hướng nhiệm vụ trong thời gian đến.
Thời gian qua, tình trạng chặt hạ cây ươi còn sống để lấy quả gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, thậm chí gây chết người, đã xảy ra tại các địa phương miền núi của tỉnh, trọng tâm là địa bàn Nam Giang, Phước Sơn, Tiên Phước, Bắc Trà My.
Qua công tác kiểm tra, đẩy đuổi, lực lượng chức năng đã lập hồ sơ 110 vụ khai thác, vận chuyển ươi trái phép, thu 21,5 tấn quả ươi và 3,755m3 gỗ tròn (cây ươi), xử phạt hành chính 42 vụ.
Sáu tháng đầu năm, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện, lập biên bản 420 vụ phá rừng, khởi tố hình sự 8 vụ; tổ chức 50 lượt tuần tra, truy quét khai thác khoáng sản trái phép tại các địa bàn Nam Trà My, Phước Sơn, Núi Thành…(Báo Quảng Nam 31/7) đầu trang(
30/7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về đánh giá cuối kỳ Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học (NBDS).
Theo Bộ TN&MT, từ năm 2011, Bộ đã phối hợp với JICA thực hiện Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia. Dự án được triển khai với mục tiêu xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ về đa dạng sinh học quốc gia, đáp ứng các yêu cầu trong quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc. Dự án NBDS được triển khai từ tháng 11/2011 đến tháng 3/2015.
Theo đó, nội dung của Dự án gồm: Xây dựng cấu trúc của NBDS tại Tổng cục môi trường với sự hợp tác của Bộ NN&PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cơ quan hữu quan, các tổ chức và các viện nghiên cứu khác; Tăng cường cơ chế hợp tác với các cơ quan khác trong việc chia sẻ, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin và dữ liệu của NBDS; Phát triển cơ sở dữ liệu cho tỉnh Nam Định như một phần của NBDS; Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng NBDS.
Sau thời gian thực hiện Dự án, tới nay JICA đã đánh giá Dự án đã đảm bảo đúng tiến độ và có hiệu quả cao. Ông Motohiro Hasegawa - trưởng Đoàn công tác của JICA cho biết, JICA mong rằng sẽ có sự phối hợp giữa Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu ĐDSH tại vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng cho rằng: Hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học rất quan trọng trong hệ thống quản lý đa dạng sinh học Việt Nam. Cơ sở dữ liệu cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều khó khăn, Bộ TN&MT sẽ cố gắng duy trì và vận hành hệ thống sau khi Dự án kết thúc.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho biết, ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang ngày càng quan tâm tới công tác bảo tồn đa dạng sinh học với các hoạt động chính như: Bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên; Bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm; Sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học…
Qua đây, Thứ trưởng trân trọng cảm ơn JICA đã giúp Bộ TN&MT triển khai xây dựng Dự án và hy vọng sau Dự án này, JICA sẽ hỗ trợ Việt Nam khắc phục những tồn tại trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay. (Đảng Cộng Sản VN 30/7) đầu trang(
Thời gian qua, Nam Trà My đã chú trọng giao rừng cho người dân, cộng đồng làng quản lý, bảo vệ và hưởng lợi nên những cánh rừng ở đây đã được bảo vệ nghiêm ngặt.
Cứ định kỳ hàng tháng, nhóm cộng đồng quản lý rừng với hơn 50 hộ ở thôn 4 (xã Trà Nam, huyện Nam Trà My) lại tập trung tại Trạm Kiểm lâm xã Trà Nam để thực hiện công tác tuần tra rừng ở khu vực giáp ranh với địa phận tỉnh Kon Tum.
Đây là nơi diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn, hệ động thực vật khá phong phú. Từ ngày tuyến quốc lộ 40B mở ra đã tạo điều kiện cho lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ lậu, đưa đi tiêu thụ trái phép và đe dọa nghiêm trọng đến những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy nhiên, với sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng kiểm lâm địa bàn cùng với người dân địa phương đã ngăn chặn hiệu quả tình trạng này.
Công việc của nhóm bảo vệ rừng là tổ chức làm nhiều tốp để tiến hành vào rừng tuần tra, kiểm tra hiện trạng. Nếu phát hiện có sự xâm hại, đột nhập trái phép thì tiến hành tạm giữ người cùng tang vật để thông báo cho lực lượng kiểm lâm xử lý. Đã có không ít lâm tặc từ nơi khác vào đây hạ gỗ, dùng tời máy để vận chuyển lâm sản ra khỏi rừng bị các nhóm bảo vệ rừng phát hiện và bắt giữ.
Qua gần 2 năm giao cho nhân dân quản lý, bảo vệ, giờ đây những cánh rừng ở thôn 4 (xã Trà Nam) đã được bình yên. Anh Đinh Văn Thanh, một người dân tham gia tổ bảo vệ rừng ở xã Trà Nam luôn thể hiện trách nhiệm cao đối với công tác giữ rừng. Ngoài thời gian thực hiện các chuyến tuần tra theo định kỳ với nhóm thì trong những lần đi làm nương rẫy hoặc đi thu hái lâm sản phụ, anh luôn theo dõi những đối tượng lạ mặt đột nhập trái phép vào rừng, kịp thời báo cáo lực lượng kiểm lâm.
Anh Thanh tâm sự: “Mình thấy rừng rất quý, cho gỗ, cho mật ong, nấm, đót… Hồi tham gia bảo vệ rừng tới chừ thấy rừng tốt hơn trước. Rừng này chừ là của mình, tương lai sau này là của con cháu cho nên thấy mọi người chặt gỗ, phá rừng là mình phải ngăn cản ngay”.
Hiện ở các thôn trên địa bàn huyện Nam Trà My xây dựng được 43 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với gần 300 người tham gia. Việc tổ chức tuần tra, kiểm soát rừng được lực lượng kiểm lâm phối hợp với các tổ đội thực hiện thường xuyên. Cạnh đó, nhờ được hỗ trợ kinh phí chi trả cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng với mức bình quân 200 nghìn đồng/ha cũng như được hưởng lợi các nguồn lâm sản phụ từ rừng nên ý thức giữ gìn của người dân bản địa được nâng lên rõ rệt.
Theo ông Hồ Ngọc Thảo, người tham gia bảo vệ rừng ở xã Trà Mai, từ khi được Nhà nước giao rừng, dân làng ông đã nêu cao ý thức quản lý, bảo vệ. Người dân không chặt hạ rừng già để lấy đất canh tác nương rẫy như trước đây nữa mà thay vào đó là cải tạo lại các rẫy cũ, rẫy dế để sản xuất. Không những vậy, khi được giao rừng, bà con làng nóc cũng có sự giám sát lẫn nhau trong việc bảo vệ rừng. Nhà nào phá rừng thì sẽ bị báo cáo lên cơ quan chức năng xử lý.
Vì vậy ai nấy cũng rất e dè mỗi khi có ý định xâm hại rừng. “Chủ trương của làng chúng tôi là khi thấy lâm tặc phá rừng sẽ bắt giữ và báo lên huyện xử lý. Rừng này cha ông mình giữ từ xa xưa tới chừ mà bây giờ mình không giữ sẽ có lỗi với tổ tiên” - ông Thảo khẳng định.
Hiện trạng rừng ở Nam Trà My đến nay rất phong phú về hệ động, thực vật, trong đó phải kể đến vùng Ngọc Linh, vùng thác 5 tầng, vùng Trà Nam, Trà Leng, Trà Cang… Do diện tích rừng tự nhiên khá rộng, địa hình phức tạp, lực lượng kiểm lâm huyện vẫn còn mỏng nên việc kiểm soát, quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục tình trạng này, huyện Nam Trà My đã giao cho 647 hộ nhận khoán bảo vệ với 12.184ha rừng tự nhiên; giao khoán 6.184ha rừng cho các hộ dân khoanh nuôi, bảo vệ; giao khoán 14.573ha rừng đặc dụng cho 37 nhóm hộ quản lý bảo vệ. Sau khi giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ đã tạo được bước chuyển biến rõ rệt trong công tác giữ rừng ở Nam Trà My.
Ông Nguyễn Văn Trị - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nam Trà My khẳng định, từ khi tổ chức giao rừng cho cộng đồng dân cư và thành lập các nhóm tổ bảo vệ rừng trong nhân dân đã tạo được bước đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Lực lượng này đã phối hợp rất tốt với kiểm lâm địa bàn thực hiện nhiệm vụ giữ rừng.
Theo đó, hàng trăm đối tượng cùng nhiều vụ phá rừng trái phép đã bị nhân dân phát hiện và kịp thời thông báo để lực lượng kiểm lâm vây bắt và đưa ra xử lý theo quy định của pháp luật.
“Hiện nay lâm tặc có rất nhiều mánh khóe để vào rừng khai thác gỗ cũng như săn bắt động vật hoang dã. Nhờ lực lượng nhân dân đông đảo đã phối hợp với kiểm lâm địa bàn kịp thời phát hiện và đẩy đuổi các đối tượng ra khỏi rừng. Nhà nước cần có những cơ chế thu hút, đãi ngộ nhiều hơn cho các lực lượng này. Nếu không có họ tiếp sức thì kiểm lâm khó quản nổi gần 43.000ha rừng trên địa bàn huyện” - ông Trị kiến nghị. (Báo Quảng Nam 31/7) đầu trang(
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Đắk Lắk về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong 6 tháng đầu năm 2014, số vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2013.
6 tháng đầu năm 2014, cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện 1.207 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, tịch thu 1.963m3 gỗ các loại và 1.458 loại phương tiện. Tổng số tiền thu được sau xử lý gần 11 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2013, số vụ vi phạm giảm 12,2% (6 tháng năm 2013 vi phạm 1.374 vụ).
Toàn tỉnh  xảy ra 17 vụ phá rừng với diện tích 10ha. Đã phát hiện 512 vụ vận chuyển gỗ trái phép, giảm 4,3% so với năm 2013; 307 vụ mua bán trái phép gỗ, lâm sản, giảm 21,7% và 13 vụ mua bán trái phép động vật hoang dã, giảm 18,8%.
Sở NN&PTNT cũng nhận định, tình trạng mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật ngày càng tinh vi, đối tượng vi phạm thường xuyên thay đổi thời gian, phương thức, phương tiện vận chuyển. Ngoài việc giả mạo giấy tờ để mua bán, vận chuyển gỗ, nhiều đối tượng còn sử dụng giấy tờ hợp pháp để quay vòng nhiều lần.
Bên cạnh các hành vi vi phạm lâm luật còn xảy ra nhiều vụ chống người thi hành công vụ. Trong đó, có 2 vụ gây thương tích cho 5 công chức kiểm lâm.
Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT tiếp tục mở các đợt kiểm tra truy quét lâm tặc, những tụ điểm phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, sử dụng, vận chuyển trái phép lâm sản; săn bắt, tàng trữ, sử dụng động vật hoang dã, súng săn trái phép.
Xác định các điểm nóng về khai thác lâm sản, các tuyến đường vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn các huyện để tổ chức truy quét, ngăn chặn, xử lý. Đồng thời, bố trí lực lượng thường xuyên nắm bắt cơ sở, xác định các điểm nóng về phá rừng. (Thanh Tra 30/7) đầu trang(
Nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua đã làm cho hàng chục hécta rừng trên địa bàn các xã Phổ Khánh, Phổ Hòa, Phổ Cường, Phổ Phong (Đức Phổ) bị khô héo.
Cách đây vài tháng, dọc tuyến đường qua các xã Phổ Khánh, Phổ Hòa, Phổ Phong... rừng trồng xanh bạt ngàn, phủ kín các ngọn đồi. Giờ đây, rừng đã ngả màu vàng. Nhiều khu rừng bị chết đến 1/3 diện tích. Mặc dù vài ngày gần đây trời có mưa nhưng không thể cứu được nhiều vạt rừng đã chết.
Huyện Đức Phổ có hơn 16.000ha rừng, chủ yếu là keo và bạch đàn. Đa số diện tích rừng bị chết khô chủ yếu là rừng trồng đã 2 đến 3 năm tuổi. Hiện tại, Hạt Kiểm lâm Đức Phổ cũng như chính quyền địa phương chưa thể khảo sát hết được số lượng rừng bị chết.
Theo ông Bùi Hào - Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đức Phổ thì nguyên nhân dẫn đến rừng chết một cách bất thường là do thời tiết quá khắc nghiệt, khô hạn kéo dài trong nhiều tháng. Bên cạnh đó, những diện tích rừng bị chết được trồng ở những nơi có nhiều đá bàn, lớp đất quá mỏng, ít đất thịt vì thế khi nắng nóng kéo dài, thời tiết khô hanh, rễ cây không thể đâm sâu vào lòng đất để hút nước và độ ẩm thấp nên việc cây keo, bạch đàn chết là điều hiển nhiên.
Ông Lê Văn Tiến, thôn Trung Sơn trồng rừng tại thôn Diên Trường (xã Phổ Khánh) cho biết: “Hơn 3ha rừng của tôi giờ coi như mất trắng.  Lúc trồng, tiền giống, tiền công chăm sóc tôi bỏ xuống rất nhiều. Bình quân, cứ mỗi hécta rừng  tôi phải đầu tư 25 triệu đồng. Giờ 3ha rừng đã chết, coi như mất trắng gần 100 triệu đồng”.
Cùng với hoàn cảnh với ông Tiến, ông Nguyễn Thế Hùng, thôn Diên Trường cho hay: “Năm nay nắng nóng kéo dài, không có mưa trong vài tháng trời nên hơn 7ha rừng vừa keo, vừa bạch đàn của gia đình tôi chết đứng. Nếu chết lúc cây còn nhỏ thì mình còn khắc phục được. Nhưng giờ cây được 2, 3 năm tuổi mà chết thì chỉ còn cách chặt xuống để lấy củi thôi!”.
Đi dọc tuyến Quốc lộ 1 đoạn từ xã Phổ Hòa đến Phổ Khánh, nhiều hécta rừng bị chết đứng. Ông Trần Văn Nhận, thôn Trung Sơn cho biết: “Hai ba ngày nay đã có mưa to, nhưng mưa thì cũng chẳng thể cứu được cây vì chúng đã chết lâu rồi. Riêng những cây vừa ngả màu vàng úa thì có lẽ cũng sẽ chết chứ khó sống được”.
Đến thời điểm hiện tại, số rừng bị chết xảy ra rải rác khắp các thôn, xã trên địa bàn nên việc thống kê chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, đối với rừng dự án và rừng phòng hộ của huyện thì các địa phương quản lý cũng như chăm sóc kỹ lưỡng nên việc rừng chết do nắng nóng, khô hạn không xảy ra.
Ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND xã Phổ Khánh cho biết: “Những diện tích rừng bị chết khô là rừng của dân tự trồng. Đất ở đó rất xấu, thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Mặt khác, thành phần đá bàn chiếm số lượng rất lớn trong đất nên trồng cây ở những quỹ đất đó giống như trồng trên đá.
Còn đối với những diện tích rừng dự án và rừng phòng hộ, thì chúng tôi quản lý và khuyến cáo các hộ dân có rừng chăm sóc và bảo vệ nên rừng đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển tốt”. (Báo Quảng Ngãi 31/7) đầu trang(
Không chỉ chú trọng phát triển sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng coi trách nhiệm xã hội là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của mình.
Rất nhiều doanh nghiệp đã và đang chung tay, góp sức cùng xã hội bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD).
Năm 2014, nhiều doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Vingroup, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas), Hệ thống Siêu thị Big C, Hệ thống Siêu thị Intimex, Canon Việt Nam, Unilever Việt Nam, Tập đoàn HiPT, Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu (Gtel Corp), Tập đoàn FPT, DHL Việt Nam, Ngân hàng An Bình, Kaspersky Việt Nam, Acecook Việt Nam đã đồng hành cùng Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tham gia bảo vệ ĐVHD bằng những hành động thiết thực.
Tập đoàn Vingroup, Hệ thống siêu thị Big C thường xuyên hỗ trợ ENV tổ chức các buổi triển lãm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm. Chỉ riêng trong tháng 6 & 7/2014, đã có nhiều triển lãm được tổ chức tại Trung tâm thương mai Vincom Mega Mall Royal City, Siêu thị Big C Thăng Long, Big C Long Biên, Big C Đà Nẵng thu hút hàng ngàn người tham gia.
Ngoài các hoạt động triển lãm bảo vệ ĐVHD, rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào chương trình "Khu vực an toàn dành cho ĐVHD", bắt đầu được ENV triển khai từ cuối năm 2011. Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) mới đây cũng đã tuyên truyền tới hơn 3.500 cán bộ nhân viên của Tổng công ty và 17 công ty thành viên trên khắp cả nước không tiêu thụ ĐVHD dưới mọi hình thức và tích cực tham gia bảo vệ các loài ĐVHD của Việt Nam bằng những việc làm thiết thực như thông báo vi phạm về ĐVHD đến đường dây nóng 1800 1522 hay tuyên truyền, khuyến khích gia đình, người thân, bạn bè cùng tham gia.
Cũng trong tháng 7 này, 11 siêu thị thuộc hệ thống siêu thị Intimex tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Vinh đã đồng loạt đặt các bảng thông tin khuyến khích khách hàng "KHÔNG tiêu thụ ĐVHD và thông báo các hành vi vi phạm tới đường dây nóng bảo vệ ĐVHD dã 1800 1522".
Bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó Giám đốc ENV chia sẻ: “Tham gia chương trình Khu vực an toàn đối với ĐVHD của ENV chính là một hành động thiết thực để các doanh nghiệp thể hiện vai trò đi đầu trong công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Với sự đồng hành của hơn 100 doanh nghiệp ở Việt Nam, thông điệp bảo vệ ĐVHD ngày một lan tỏa. Chúng tôi tin rằng, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có thể tham gia bảo vệ ĐVHD bằng những đóng góp thiết thực nhất”. (Tin Môi Trường 31/7; Công An Nhân Dân 31/7) đầu trang(

QUẢN LÝ – SỬ DỤNG – PHÁT TRIỂN RỪNG
Họ là những ông chủ nhưng không khoác trên mình những bộ áo quần thơm tho, trải chuốt mà là những bộ quần áo lao động cũ, bày tay thô ráp, chai sần…
Ông chủ đầu tiên PV tiếp xúc trên chiếc ghe 20 mã lực đang đậu bên bờ kênh Chợ Đệm (xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. HCM) là ông Trần Văn Khánh, 51 tuổi, chủ ghe tràm.
Khi PV hỏi chuyện, ông Khánh cười buồn: “Tôi quê ở đâu cũng chẳng biết, vì từ nhỏ đến khi lớn lên, đã theo cha mẹ lênh đênh trên sông nước, đi dọc các con sông buôn bán đủ thứ hàng tạp hóa từ Campuchia về. Đến khi cha mẹ qua đời, tôi chẳng biết làm gì ngoài việc nối gót họ. Nhưng từ hơn chục năm nay, tôi theo nghề buôn tràm này.
Có thể nói, tôi đã nếm trải đủ mùi vị vui buồn của kiếp lênh đênh thương hồ. Từ sóng gió, trấn lột trên sông đến chuyện lời lỗ, bạn hàng lừa mất trắng ghe tràm… Cái nghề này, hay nói chung là đời thương hồ, chỉ lấy công làm lãi chứ không thể khá nổi”.
Rồi, vừa nhìn ra dòng kênh ông vừa nói tiếp: “Mỗi chuyến mình đánh ghe về vùng Mộc Hóa, Tân Hưng, Mỹ An… ở Long An mua tràm, chủ yếu là tràm bông vàng làm cừ, làm gỗ. Tràm được mua theo nhiều cách nhưng mua của nông dân, cách nào cũng dễ dãi và đơn giản như nhau, miễn là sòng phẳng. Mình có thể nhìn ruộng tràm rồi ước định giá hoặc đếm cây, tính tiền.
Nhiều người khắt khe quá thì họ đốn cây rồi cân, bán theo tấn. Riêng tôi thì thích tận tay thu hoạch tràm. Nghĩa là từ lúc chặt cây, chuốt cành lá cho tới khuân vác lên ghe đều phải tận tay đảm nhiệm hết. Có tràm rồi mới bắt đầu giong ghe lên Sài Gòn theo sông Vàm Cỏ Tây, Bến Lức, Chợ Đệm…
Thú thực, đời mình thế nào cũng xong nhưng còn vợ và hai đứa con khổ thì không đành lòng. Có người em họ ở Tri Tôn, An Giang hứa cho mảnh đất, tôi tính đi vài chuyến nữa, kiếm thêm chút đỉnh rồi về cất tạm cái chòi để sắp nhỏ được đi học chứ không thể bắt chúng khổ như mình được”.
Kể về mối lương duyên vợ chồng, bà Lê Thị Phần, vợ ông Khánh, vừa lui cui dọn dẹp trong một góc ghe chật chội, lỉnh kỉnh đồ đạc, chăn chiếu, nồi niêu xoong chảo, được che chắn tạm bợ bằng vải bạt để tránh nắng mưa, kể: "Chúng tôi tình cờ gặp nhau trong những ngày rong ruổi mưu sinh, thấy hợp nhau nên gá nghĩa vợ chồng. Ông ấy là người chất phác, thương tôi thật lòng. Chúng tôi, ai cũng có một quá khứ nhưng không ai nhắc lại, mà chỉ nói về những đứa trẻ, ruộng tràm sắp chặt và những đận con nước lên xuống thôi”.
Tràm là một trong số ít loại cây có khả năng chịu nước tốt nhất, kể cả nước nhiễm phèn, mặn. Chính vì thế, cây tràm được dùng để làm chân móng cho hầu hết các công trình, kể cả những tòa nhà lớn. Và cây tràm đã đồng hành với công cuộc đô thị hóa, không chỉ ở các thành phố lớn, mà còn ở khắp các vùng miền.
Từ đây, đã có hàng ngàn nông dân mưu sinh bằng nghề buôn bán và trồng cây tràm. Ngày trước, ở các vùng sông nước ngập mặn ở Long An, Tiền Giang, An Giang hay Đồng Tháp, hầu hết những đám cây tràm đều mọc hoang, nay được trồng tỉa và chăm sóc cẩn thận.
Thế nhưng, ngay cả những người trồng tràm cũng chẳng khá hơn người buôn cây. Như chia sẻ của anh Lê Đức Vạn, một người trồng tràm ở xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, Long An, thì khoảng 5 - 6 năm trước, mỗi cây tràm dài 8 m, giá chỉ 10 ngàn đồng, nhưng một bó (12 cây) đã đủ mua bao rưỡi gạo. Bây giờ, giá cây tràm ấy là 25 ngàn, nhưng để mua được từng ấy gạo, lại phải mất tới hai bó.
Để đảm bảo cuộc sống cho người mẹ già, người vợ đang mang bầu và đứa con chưa hết cấp hai của mình, anh Vạn sẽ phải trồng tràm nhiều hơn, làm việc vất vả hơn.
Tại một bến nước khác nằm ở ven dòng kênh Chợ Gạo, Tiền Giang, anh Nguyễn Văn Minh, một chủ ghe tràm tâm sự: “Hồi giữa tháng, tôi có nhận đơn hàng đổ ghe tràm 2 ngàn cây cho một chủ vựa ở kênh Bình Phan trong kia nhưng bữa qua chạy ghe lên tới nơi thì nước ròng, phải đợi cuối tuần mới giong ghe vô để xuống tràm được. Ban đầu cũng tính thuê xe tải chở thẳng vào cho khách nhưng nhà xe hét giá tới hơn hai triệu nên tôi đành neo đây đợi con nước lên”.
Khác với ông Khánh, cơ duyên đến với nghề buôn tràm của anh Minh rất tình cờ. Anh bảo, hồi trẻ anh từ Mỏ Cày, Bến Tre lên Bình Chánh làm công nhân. Ở trong xí nghiệp giày da được mấy năm, ngột ngạt quá anh xin ra ngoài làm thuê cho một vựa tràm ở Thuận An, Bình Dương.
Tại đây, anh có tình cảm với cô gái làm công trong vựa và sau đó, họ nên duyên vợ chồng. Thấy buôn tràm cũng có ăn nên vợ chồng anh bàn bạc, gom góp toàn bộ vốn liếng tích cóp được, vay mượn thêm chút đỉnh, về quê mua lại một chiếc ghe cũ rồi 2 vợ chồng cùng rong ruổi đi buôn tràm.
Những tháng ngày trên ghe, 3 đứa con, 2 trai, 1 gái của anh Minh lần lượt chào đời. Đứa lớn nhất nay đã 8 tuổi, đứa nhỏ nhất cũng sắp đến tuổi đi học mà chưa có đứa nào biết một chữ bẻ đôi.
“Cả 5 miệng ăn đều trông vào ghe tràm này, nên cuộc sống khó khăn lắm. Để có thêm đồng ra đồng vô, mọi việc, từ chặt đến chuyển tràm xuống ghe, bốc lên cho khách, tôi phải tự làm. Mùa này nước về, dưới miền Tây đang thu hoạch tràm nhiều nên giá thấp, nếu không có khách đặt trước, cứ mua mà không bán kịp thì lời chẳng bao nhiêu, có khi lỗ không chừng”, anh Minh nói. (Nông Nghiệp Việt Nam 1/8, tr9) đầu trang(
Hàng chục hộ dân xã Cửu An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai ngang nhiên lấn chiếm đất của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn tỉnh Bình Định để sản xuất.
Vụ việc nông dân các xã: Cửu An, Xuân An, Song An xâm chiếm hàng chục ha đất trồng rừng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ: Bắc An Khê và Ya Hội vừa tạm lắng thì nay tình trạng này lại tiếp tục bùng phát.
Tuy nhiên, đỉnh điểm của vụ việc lần này nằm ngoài khả năng giải quyết của chính quyền thị xã An Khê bởi vùng đất bị người dân xã Cửu An lấn chiếm để trồng hoa màu thuộc địa phận xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) do Công ty Sông Kôn quản lý.
Theo báo cáo của Công ty Sông Kôn gửi UBND xã Cửu An thì sau khi khai thác rừng trồng, Công ty tiến hành đốt dọn thực bì thì bị người dân chiếm đất ngay ở những vị trí đó để trồng hoa màu, cản phá không cho cán bộ, nhân viên thực hiện trồng mới cây rừng theo kế hoạch.
Trước đó, ngày 19-7, trong khi công nhân của Công ty Sông Kôn đang triển khai trồng lại rừng tại lô e, khoảnh 3a, tiểu khu 226 thì có khoảng 60 người dân vào ngăn cản không cho trồng. Chiều cùng ngày, khi đang tiến hành trồng lại rừng tại lô c, khoảnh 3a, tiểu khu 226 thì có khoảng 50 người dân vào ngăn cản, nhổ cây mới trồng, chặt phá công cụ lao động.
Tiếp đến sáng 20-7, khoảng 30 người dân làng Hòa Bình, xã Tú An, thị xã An Khê vào lô c, khoảnh 7a, tiểu khu 210B chặt phá diện tích rừng trồng năm 2013 của Công ty Sông Kôn.
Liên tục trong các ngày sau đó, công nhân của Công ty Sông Kôn tiến hành trồng lại rừng đều bị người dân thôn An Điền Bắc 1, An Điền Bắc 2, xã Cửu An có những hành vi ngăn cản. Trước tình hình trên Công ty Sông Kôn đã kiến nghị ngành chức năng thị xã An Khê và huyện Vĩnh Thạnh chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ và bảo vệ công nhân của lâm trường trong thời gian trồng lại rừng, đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
Theo ghi nhận của P.V, hầu hết phần đất của Công ty Sông Kôn sau khi khai thác cây rừng đều bị người dân xuống giống trồng mì. Trong đó nhiều diện tích cây mì đã mọc lên xấp xỉ gang tay, xanh tốt; một phần diện tích khác còn lại cũng đang được người dân phát dọn và tiến hành xuống giống trồng mì. Tại phần đất được cho là của mình, ông Nguyễn Văn Chín-thôn An Điền Bắc 2-đang thuê một số người dân khác tiến hành trồng mì tại tiểu khu 226, thuộc xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định của Công ty Sông Kôn. Hàng chục hộ dân xã Cửu An khác cũng đang tiến hành trồng cây mì (sắn) tại các thửa đất quanh mảnh rẫy ông Chính chiếm của Công ty Sông Kôn.
Xung quanh vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phúc-Phó Chủ tịch UBND xã Cửu An cho biết: Diện tích đất bị người dân tại địa phương lấn chiếm của Công ty Sông Kôn là khoảng 44 ha. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này. Trước đó vào năm 2011 người dân cũng đã có hành vi chiếm đất, đồng thời cản trở khi nhân viên của Công ty đang tổ chức trồng rừng.“Chính quyền xã đã kết hợp với Công ty Sông Kôn nhiều lần tổ chức họp, vận động người dân không lấn chiếm đất của Công ty nhưng đến nay sự việc lại tiếp diễn”.
Trong văn bản gửi UBND xã Cửu An, ông Võ Văn Cường-Giám đốc Công ty Sông Kôn khẳng định: Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân khi thu hồi đất để trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty đã được thực hiện theo Quyết định số 825/QĐ-CTUBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Vì vậy, các hộ dân này cản trở Công ty trồng lại rừng là hành động sai trái, nếu người dân tiếp tục phá hoại cây trồng của Công ty trên phần đất lấn, chiếm trái phép sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật”. Trong khi đó, về phía người dân, bà Nguyễn Thị Hoa-thôn An Điền Bắc 2-khẳng định: Hơn 0,8 ha đất này bà đã canh tác từ lâu đời. “Năm 2005, khi Công ty Sông Kôn chi trả tiền bồi thường có nói rằng phần diện tích đất này chỉ để trồng rừng đầu nguồn nên chúng tôi đồng ý, nay biết Công ty Sông Kôn trồng rừng để sản xuất thì chúng tôi lấy lại. Vì hiện tại người dân chúng tôi đều không có đất sản xuất”- bà Hoa nói.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hùng Vỹ-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-cho biết: Những người vi phạm đều là người dân xã Cửu An nhưng vị trí đất bị lấn, chiếm thuộc địa phận tỉnh Bình Định.
“Đối với hành vi vi phạm xảy ra tại địa bàn tỉnh nào thì tỉnh đó có trách nhiệm giải quyết. Trong vụ việc này phía chính quyền thị xã An Khê cũng như xã Cửu An cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động và giải thích cho người dân những hành vi sai trái này. “Về trách nhiệm xử lý, xác định hiện trạng đất bị lấn chiếm, đối tượng lấn chiếm, xử lý vi phạm hành chính hay khởi tố hình sự… đều do tỉnh Bình Định thực hiện, phía thị xã An Khê chỉ là đơn vị phối hợp.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại UBND thị xã An Khê vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản từ phía chính quyền huyện Vĩnh Thạnh cũng như của tỉnh Bình Định”- ông Vỹ lý giải. (Báo Gia Lai 1/8) đầu trang(
Nuôi trồng thủy hải sản vẫn là thế mạnh giúp người dân ven biển Cà Mau, Kiên Giang phát triển kinh tế vững chắc.
Năm 2013, sản lượng nuôi trồng của 2 tỉnh đã đạt hơn 430.000 tấn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, điều này minh chứng cho hướng đi đúng của người dân và chính quyền nơi đây.
Kiên Giang có 6.000 ha rừng ngập mặn ven biển, trải dài trên 200 km bờ biển từ Hà Tiên đến giáp bán đảo Cà Mau. Tỉnh Kiên Giang đã chủ trương giao rừng ngập mặn cho người dân quản lý, bảo vệ và phát triển, theo đó, các hộ nhận khoán rừng được quyền sử dụng 30% diện tích mặt nước trong rừng kết hợp nuôi các loại thủy hải sản, phát triển kinh tế gia đình.
Cùng với đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Kiên Giang đã triển khai chương trình hỗ trợ 40% vốn và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ nhận khoán đất rừng phòng hộ trong tỉnh. Chương trình đã giúp nhiều hộ nhận rừng thoát nghèo với mô hình nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm và cua dưới tán rừng.
Mô hình này cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm/ha nuôi cua, ghẹ, sò huyết... Tỉnh đang hướng tới đầu tư khoa học kỹ thuật, con giống, vốn để hỗ trợ người dân duy trì các mô hình và đối tượng nuôi nhằm tăng năng suất.
Gia đình ông Nguyễn Hoàng Lương, ấp Xẻo Lá 2, xã Tân Thạnh, huyện An Minh, Kiên Giang nhận giao khoán hơn 6 ha rừng từ năm 2012, trong đó gần 2 ha dưới tán rừng ông thả nuôi sò huyết. Được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng và hướng dẫn kỹ thuật, sò huyết phát triển tốt. Sau vụ thu hoạch đạt năng suất bình quân 4 tấn/ha, mang lại thu nhập cho gia đình ông trên 400 triệu đồng/năm. Cái nghèo, cái khó đã không còn đeo đẳng gia đình ông nữa.
Ông Võ Hoàng Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang cho rằng, nuôi thủy sản dưới tán rừng là mô hình nuôi tự nhiên, không sử dụng thức ăn nên chi phí thấp. Các hộ dân nhận khoán đất chỉ cần tận dụng diện tích mặt nước dưới tán rừng để nuôi các loài thủy sản.
Hiện tại, mô hình nuôi sò huyết đang phát triển rất thuận lợi nhưng phần lớn tiêu thụ qua thương lái. Ngành nông nghiệp huyện đang hướng đến nhân rộng mô hình này sang nhiều xã khác và kiến nghị xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sò An Minh để sản phẩm có đầu ra bền vững, tăng thu nhập cho các hộ nuôi.
Với ba mặt giáp biển, có đường bờ biển dài hơn 250 km, Cà Mau cũng rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Đó là chưa kể hàng chục ngàn ha đất nhiễm phèn ven biển, chỉ có thể cải tạo nuôi trồng thủy sản.
Theo ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có trên 296.000 ha nuôi trồng thủy sản đã đưa Cà Mau trở thành tỉnh có diện tích nuôi trồng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gần 90% diện tích trên hiện nay người dân đang phát triển nuôi tôm công nghiệp, quảng canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2013, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 286.000 tấn, riêng tôm đạt hơn 132.000 tấn.
Với lợi thế này Cà Mau được xem là vựa tôm của cả nước, sản phẩm tôm của Cà Mau được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn tỉnh có 35 doanh nghiệp với 37 nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu. Năm 2013, xuất khẩu thủy sản Cà Mau đạt 1 tỷ USD là nỗ lực lớn của người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương, khẳng định thủy sản là thế mạnh của Cà Mau. Riêng 3 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tôm đạt trên 798 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện tại, Cà Mau có tổng diện tích rừng phòng hộ ven biển 25.000 ha. Những năm qua, do nguồn lợi thủy sản tự nhiên cạn kiệt, đời sống người dân sống gần khu vực rừng phòng hộ bấp bênh, rừng cũng bị tàn phá. Tỉnh cũng đang có nhiều chương trình khoán rừng cho người dân trồng mới thêm rừng và kết hợp nuôi hải sản.
Vừa qua, 780 hộ dân trong số gần 2.000 hộ gia đình đang sinh sống trong rừng ngập mặn Nhưng Miên, huyện Ngọc Hiển được hỗ trợ vốn, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú kết hợp bảo vệ và trồng mới cây rừng. Đây là dự án “Đồng quản lý” do cơ quan phát triển Hà Lan và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế hỗ trợ, nhằm ngăn chặn và giảm nạn phá rừng. (Tin Tức 1/8) đầu trang(
Từ việc sang nhượng, mua bán trái phép 68,2ha đất rừng của một số hộ dân đã dẫn đến căng thẳng, xung đột “nảy lửa” giữa 29 hộ đồng bào dân tộc ở các xã Ea Kiết, Ea Tar, Ea Hđing, Ea Mroh với Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (Cty Buôn Ja Wầm). Trước diễn biến “nóng” này, lãnh đạo địa phương lại “án binh bất động” vì cho rằng cưỡng chế “rất khó”.
Cty Buôn Ja Wầm được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất kinh doanh 8.89,28ha rừng và đất rừng nằm trên địa bàn 2 xã EaKuêh, Ea Kiết (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk).
Năm 2008, thực hiện Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng”, Cty Buôn Ja Wầm kết hợp với UBND huyện Cư M’gar tiến hành giải tỏa toàn bộ hoa màu, lều lán đã trồng và xây dựng trái phép trên đất rừng của lâm trường tại lô 2, lô 3 khoảnh 13 thuộc tiểu khu 547A.
Lúc này, biết không thể tiếp tục xâm canh trái phép lâu dài trên những diện tích này, một số hộ dân đã tổ chức mua bán, sang nhượng trái phép 68,2ha đất rừng cho 29 hộ đồng bào dân tộc ở các xã Ea Kiết, Ea Tar, Ea Hđing, Ea Mroh với số tiền lên đến 2.043.300.000 đồng.
Sau khi bỏ tiền mua đất, 29 hộ dân tiến hành gieo trồng hoa màu, xây dựng lều lán quyết tâm bám trụ sản xuất trên đất rừng. Phát hiện vụ việc, Cty Buôn Ja Wầm đã tiến hành giải tỏa trong quyền hạn và trách nhiệm của mình. Thực hiện Công văn số 546/SNNNT-CCLN ngày 30/5/2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đồng ý cho Cty tổ chức trồng lại rừng bằng cây keo lai giâm hom trên toàn bộ diện tích bị 29 hộ dân lấn chiếm. Đồng thời, cho bà con làm đơn xin nhận khoán trồng rừng và ăn chia lợi nhuận sản phẩm theo hợp đồng.
Thế nhưng, việc làm của Cty đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của 29 hộ dân. Bà con đã kéo nhau “dọn sạch” rừng do Cty trồng, thay thế rừng bằng hoa màu. Ông Triệu Tiến Thuận (thôn 2, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar) nói: “Năm 2008, tôi từ Đắk Nông lên mua lại đất này của đồng bào người Kinh. Thời điểm mua đất trên địa bàn Buôn Ja Wầm không có bìa đỏ nên tôi không biết vị trí đó nằm trong khu vực do lâm trường quản lý. Vét sạch tài sản mua được miếng đất, giờ lâm trường thu đất sao sống được. Tôi muốn có đất để làm ăn. Cho dù xảy ra chém giết trong rừng tôi cũng chấp nhận”.
Cùng hoàn cảnh với ông Thuận, ông Dương Phúc Tài bức xúc: “Năm 2011, tôi mua lại 3,5 ha với số tiền 220 triệu đồng. Thấy không có tranh chấp gì nên tôi mới mua. Đang sản xuất thì nhân viên của Cty vào phá hoa màu. Nếu lâm trường lấy đất, chúng tôi không có đất để canh tác”.
Với vai trò và trách nhiệm của mình trong việc quản lý, bảo vệ rừng, năm 2012, thực hiện Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm về phá rừng, xâm chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn tỉnh, Cty lại tiến hành giải tỏa lều lán, phá bỏ hoa màu để trồng rừng. Điều này đã khiến căng thẳng và xung đột với người dân trở nên nghiêm trọng hơn khi 29 hộ dân ra sức chống đối.
Đỉnh điểm là vụ 22 người dân vây đánh nhân viên của Cty khi đang làm nhiệm vụ. “Người dân thực sự hung dữ, họ không những chửi bới mà còn dùng đá ném vào chúng tôi. Đợt đó tôi may mắn chạy thoát, nhưng anh Thành đồng nghiệp tôi thì bị đánh phải nhập viện”, anh Nguyễn Văn Hà, nhân viên của Cty cho biết.
Ông Dương Văn Sơn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Cty Buôn Ja Wầm xác nhận: “Vụ việc kéo dài đã nhiều năm, Cty dù rất nỗ lực để giữ rừng nhưng người dân quá cố chấp. 4 lần họp dân, có UBND huyện và xã đứng ra tuyên truyền, giải thích nhưng dân không những không nghe mà còn cố ý xây dựng nhà ở kiên cố. Đến nay, các hộ trên đã dựng 19 nhà lợp bằng tôn, còn cắm bảng đánh dấu lãnh thổ của 29 hộ cấm mọi người xâm phạm”.
Trước diễn biến phức tạp và xung đột ngày càng lớn giữa Cty Buôn Ja Wầm với 29 hộ dân, ngày 3/6/2013, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Công văn số 3257/UBND/NN&MT về việc giải quyết đơn khiếu nại của 29 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, UBND tỉnh giao UBND huyện Cư M’gar thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc mua bán, sang nhượng trái phép để kiểm tra, xử lý theo quy định, nhằm bảo đảm quyền lợi cho các hộ dân cũng như sớm giao trả diện tích đất để Cty Buôn Ja Wầm tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định.
Tiếp đến, ngày 29/4/2014, UBND tỉnh tiếp tục ra Công văn số 2867/UBND-NNMT giao UBND huyện tổ chức cưỡng chế, giải tỏa diện tích đất rừng do 29 hộ lấn chiếm, sang nhượng trái phép. Thế nhưng, theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, lệnh cưỡng chế vẫn còn nằm trên giấy. Chính quyền huyện chưa có động thái nào để chấm dứt tình trạng trên.
Trao đổi với phóng viên, ông Trương Văn Chỉ, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar bày tỏ: “Thực hiện cưỡng chế theo Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ cùng Chỉ thị 03/CT-UB của UBND tỉnh về xử lý vi phạm về phá rừng, xâm chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn tỉnh, huyện không thể thực hiện cưỡng chế…”.
Cũng theo ông Chỉ, muốn cưỡng chế hành chính phải có biên bản xử lý vi phạm, xử phạt hành chính. Việc bắt quả tang họ phá rừng để xử lý vi phạm là bất khả thi. “Không chỉ có huyện tôi mà tất cả các huyện đều đau đầu khi vướng phải điều này. Nhổ bỏ cây trồng thì còn có thể, chứ cưỡng chế thì rất khó. Tỉnh giao nhưng chúng tôi… chưa tiến hành được”, ông Chỉ khẳng định. (Thanh Tra 30/7) đầu trang(
Là một trong những huyện có số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ít nhất tỉnh, song huyện Tam Đường đã vận dụng chính sách linh hoạt, sáng tạo nên việc chi trả mang lại hiệu quả cao. Số vụ cháy, xâm phạm rừng giảm hẳn so những năm trước, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên.
Là một trong những hộ nhận được số tiền lớn từ Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng, năm 2013, gia đình anh Lù A Minh, bản Nậm Dê, xã Sơn Bình nhận được hơn 4 triệu đồng tiền phí dịch vụ môi trường rừng.
Anh Minh cho biết:“Được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ xã và các ngành chức năng, tôi đăng ký một phần tiền phí dịch vụ môi trường rừng mua cây, con giống để chăn nuôi, trồng trọt; một phần đầu tư mua quần áo, sách vở cho con học tập, nhờ đó cuộc sống của gia đình từng bước được nâng cao. Tôi và bà con trong bản thường xuyên vào rừng kiểm tra, phát cỏ để rừng xanh tốt, không đốt lửa bừa bãi trong rừng”.
Một trong những điểm được đánh giá cao là huyện thực hiện thí điểm việc chi trả dịch vụ môi trường rừng một phần bằng tiền mặt, một phần bằng hiện vật. Theo đó, một phần tiền dịch vụ môi trường rừng được chi trả bằng phân bón, cây con giống để Nhân dân trồng trọt, chăn nuôi theo nhu cầu đăng ký tự nguyện của mỗi gia đình. Người dân sử dụng cây, con giống chất lượng tốt nên cho năng suất cao, đời sống được cải thiện đáng kể; ý thức, trách nhiệm bảo vệ, phát triển rừng cũng nhờ đó mà nâng cao.
Sau 3 năm triển khai thực hiện, huyện hoàn thành chi trả hơn 24 tỷ đồng tiền phí dịch vụ môi trường rừng; diện tích rừng được bảo vệ và trồng mới tăng lên. Đến nay, toàn huyện có gần 70.000ha rừng (tăng hơn 2.300ha so với năm 2010). Các vụ cháy rừng, phá rừng ở một số xã, bản đã hạn chế. Năm 2013, độ che phủ rừng của huyện đạt trên 47,5% (tăng 3,63% so với năm 2010).
Ông Hoàng Thọ Trung - Chủ tịch UBND huyện Tam Đường khẳng định: “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã mang lại hiệu quả lớn đối với huyện. Nhờ nguồn tiền này mà người dân có thêm vốn đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế, giảm bớt áp lực vào rừng. 3 năm qua, số vụ cháy, vụ xâm hại rừng của huyện đã giảm hẳn”.
Với cách làm hợp lòng dân, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của huyện Tam Đường là tiền đề cho người dân tiếp tục phát triển nguồn lợi từ rừng để góp phần thoát nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới. (Báo Lai Châu 31/7) đầu trang(
Sáng 31/7, kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2014), chương trình Quỹ "1 triệu cây xanh cho Việt Nam" do Tổng cục Môi trường và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk phát động đã làm lễ trồng cây tại khu di tích đồi Độc Lập, tỉnh Điện Biên.
Bà Bùi Thị Hương, Giám Đốc Đối Ngoại Vinamilk trao tặng bảng tài trợ cây xanh tượng trưng cho ông Trần Phong, đại diện Tổng cục môi trường – Bộ Tài Nguyên & Môi Trường.
Chương trình có sự tham dự của ông Nguyễn Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban ngành, chính quyền trung ương và địa phương.
Đại diện lãnh đạo các Bộ Ban ngành, lãnh đạo địa phương và Vinamilk cùng tham gia trồng cây với Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam tại Điện Biên.
Sau nghi thức lễ, 40.000 cây xanh đã được trồng tại di tích đồi Độc Lập và một số địa danh khác tại tỉnh Điện Biên. Từ 2012 đến nay, Quỹ đã tổ chức trồng cây tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc với tổng số gần 100.000 cây xanh. Năm 2014, dự kiến sẽ trồng 120.000 – 150.000 cây xanh trên cả nước. (VOH 31/7; Nhân Dân 1/8, tr2) đầu trang(
30/7, bà Nguyễn Thị Thanh, UVDKT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã đi khảo sát Dự án công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình và một số dự án liên quan đến phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn huyện Nho Quan.
Cùng đi có ông Đinh Văn Điến, TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Nho Quan. Bí thư Tỉnh ủy và đoàn đã đi khảo sát Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình (trên địa bàn 2 xã Phú Long và Kỳ Phú của huyện Nho Quan).
Tổng diện tích của dự án là trên 1.155 ha. Dự án với 7 phân khu chính gồm: Phân khu động vật hoang dã, phân khu trung tâm dịch vụ, phân khu vui chơi giải trí theo chủ đề, phân khu chăm sóc, nghiên cứu phát triển, phân khu tái định cư và nhà công vụ, phân khu cây xanh sinh thái và vùng cây xanh cách ly ven ranh giới.
Trong đó phân khu động vật hoang dã sẽ là tâm điểm của dự án với diện tích trên 400 ha và được tổ chức theo các mô hình cảnh quan đặc trưng của các phân vùng trên thế giới như sa mạc châu Phi, các bộ lạc Nam Mỹ và các vùng rừng rậm nhiệt đới châu Á.
Dự kiến công tác san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình sẽ kết thúc vào năm 2015; giai đoạn từ năm 2015 - 2020 sẽ vừa hoàn thiện vừa đi vào khai thác.
Trong Công viên gây nuôi khoảng 3.000 cá thể thuộc 250 loài động vật hoang dã. Cùng với mục tiêu giáo dục người dân bảo vệ các loài động vật quý hiếm, công viên còn có tiềm năng du lịch với việc xây dựng khu vui chơi nghỉ dưỡng, giải trí cho du khách trong và ngoài nước, góp phần gắn kết và khai thác các khu du lịch hiện có thành một quần thể có nhiều ý nghĩa to lớn.
Đồng thời tạo việc làm cho khoảng 1.000 đến 2.500 lao động tại địa phương và các nơi; nguồn thu từ dịch vụ du lịch hỗ trợ công tác bảo tồn và góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Dự án nằm trong kế hoạch của Chính phủ về định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Hướng phát triển chủ yếu thông qua bảo tồn nguyên trạng, tạo điều kiện môi trường tốt nhất để bảo tồn và phát triển các loài động thực vật đặc hữu, các hệ sinh thái đặc thù, nhằm bảo tồn quỹ gene, bảo tồn sự đa dạng sinh học...
Qua khảo sát, Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận những nỗ lực của Ban quản lý Dự án công viên động vật hoang dã quốc gia trong thời gian qua đối với việc triển khai Dự án.
Đồng thời, đề nghị, thời gian tới, Ban quản lý Dự án cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục xây dựng Đề án tổng thể trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kêu gọi mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư vào Dự án, trong đó ưu tiên các hạng mục công trình, đặc biệt là đường giao thông, tạo điều kiện để các nhà đầu tư vào triển khai thực hiện.
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Trong những năm qua, nhiều chủ đầu tư trên địa bàn huyện Nho Quan đã nỗ lực, vượt qua khó khăn, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nhất là các dự án về may mặc, qua đó góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và phát triển KT- XH địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số dự án liên quan đến du lịch, khai thác đá, phát triển kinh tế còn chậm tiến độ.
Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, UBND tỉnh tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy rà soát các dự án có khó khăn về thủ tục, việc tổ chức sản xuất, lao động... từ đó có những giải pháp cụ thể đối với từng Dự án. Trước mắt, UBND huyện Nho Quan rà soát lại các dự án chậm tiến độ trên địa bàn và báo cáo UBND tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án của doanh nghiệp triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đối với những dự án cố tình không triển khai và không có tính khả thi sẽ xử lý nghiêm khắc, thu hồi giấy phép kinh doanh. (Lao Động 31/7) đầu trang(
Với kế hoạch trồng mới 1.250ha rừng trong năm 2014, tính đến ngày 15/7, huyện Bạch Thông đã thực hiện được 1.333,66ha, đạt 106,69% KH, tiếp tục là địa phương đầu tiên hoàn thành kế hoạch trồng rừng theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao.
Năm 2014, mặc dù tiến độ trồng rừng chậm hơn so với năm 2013, nhưng huyện Bạch Thông tiếp tục là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng UBND tỉnh giao.
Chia sẻ về kinh nghiệm triển khai thực hiện công tác trồng rừng năm 2014, ông Nguyễn Phúc Định - Phó Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông cho biết: Để hoàn thành công tác trồng rừng trong khung thời vụ, ngay từ khi được UBND tỉnh giao kế hoạch về diện tích thực hiện, Ban Quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng huyện Bạch Thông đã tham mưu cho UBND huyện giao chỉ tiêu trồng rừng cho các địa phương; phối hợp cùng chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đăng ký trồng rừng.
Do nhận thức được lợi ích kinh tế từ trồng rừng nên những năm gần đây, nhân dân trên địa bàn huyện Bạch Thông tích cực đăng ký trồng rừng mới. Đây là điều kiện thuận lợi nhất của huyện Bạch Thông trong triển khai công tác trồng rừng.
Cũng chính vì vậy, năm 2014, cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, Ban Quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng huyện, các địa phương đã đăng ký trồng mới 1.481,4ha, đạt 118,5% KH, trong đó có 747,66ha rừng sản xuất tập trung, đạt 108%KH, 129ha rừng phòng hộ, đạt 129%KH, 604,74ha diện tích trồng cây phân tán, đạt 131%KH. 100% diện tích nhân dân đăng ký đều được thiết kế ngoại nghiệp để trồng rừng.
Bên cạnh những thuận lợi, năm 2014, cùng các địa phương khác, huyện Bạch Thông triển khai công tác trồng rừng trong điều kiện gặp nhiều khó khăn về thời tiết, bất lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp: Những tháng đầu năm, mưa ẩm kéo dài khiến cây giống lâm nghiệp sinh trưởng, phát triển chậm, kéo dài thời gian chăm sóc để xuất vườn.
Từ trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6/2014, thời tiết nắng nóng khiến nhiều diện tích chưa xử lý thực bì phải dừng lại để tránh nguy cơ cháy rừng xảy ra; những diện tích đã xử lý thực bì xong cũng do nắng nóng không thể trồng được. Vì vậy, thời vụ trồng rừng bị kéo dài thời gian, trùng với thời vụ thu hoạch lúa, thuốc lá.
Mặt khác, năm 2014 cũng là năm đầu tiên huyện thực hiện trồng rừng phân tán với diện tích lớn (604,74ha) nên việc hoàn thành kế hoạch là một thử thách đối với Ban Quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng huyện, các địa phương.
Theo ông Nguyễn Phúc Định - Hạt Phó Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông, công tác trồng rừng phân tán trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do người dân chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của việc trồng rừng phân tán; kinh phí đầu tư trồng rừng còn thấp; sâu bệnh hại rừng diễn biến khó lường (sâu ong hại mỡ) ảnh hưởng đến tâm lý tham gia trồng rừng của một số hộ dân, đặc biệt, khó khăn lớn nhất trong trồng rừng phân tán là do các hộ dân trồng nhỏ lẻ ở nhiều nơi (bờ ruộng, bờ vườn, bờ thửa…) nên mất nhiều công, thời gian vận chuyển cây giống và Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn cũng khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát.
Chính vì vậy, để hoàn thành kế hoạch trồng rừng phân tán, các thành viên Ban Quản lý Dự án Quản lý và Bảo vệ rừng huyện đều phải phát huy vai trò trách nhiệm, thường xuyên bám sát cơ sở, đôn đốc, chỉ đạo người dân và các chủ rừng làm tốt công tác chuẩn bị trồng rừng từ khâu đăng ký trồng cây phân tán, xử lý thực bì, cuốc lấp hố và hướng dẫn trồng rừng theo đúng kỹ thuật, đúng thời vụ.
Tính đến ngày 10/7, toàn huyện đã trồng được 1.234ha, đạt 98,7% KH. Đến ngày 15/7, toàn huyện trồng được 1.333ha, đạt 106,69% KH; trong đó: Rừng phòng hộ trồng được 122,15ha, rừng sản xuất trồng được 671,85ha và rừng phân tán trồng được 539,66ha. Một số địa phương trồng rừng vượt kế hoạch như: Tú Trĩ (127,62% KH), Hà Vị (109,35 KH), Quân Bình (127,48% KH), Mỹ Thanh (132% KH)…
Theo đánh giá của Ban Quản lý Bảo vệ và Phát triển rừng huyện, vụ trồng rừng năm 2014 trên địa bàn huyện tiếp tục được các cấp Ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, nhân dân các địa phương tích cực tham gia thực hiện.
Chính vì vậy, mặc dù so với vụ trồng rừng năm 2013, tiến độ vụ trồng rừng 2014 chậm hơn. Tuy nhiên, với kết quả đạt được, huyện Bạch Thông vẫn là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành kế hoạch trồng rừng theo chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao. (Backan.gov.vn 31/7) đầu trang(
Với mức hợp đồng trên, mỗi hộ nhận khoán bảo vệ rừng sẽ hưởng bình quân 2 triệu đồng/tháng. Thế nhưng từ đầu năm đến nay các hộ nhận khoán bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập chưa nhận được tiền.
Các nhân viên bảo vệ rừng phải đi vay gạo để ăn. Mỗi bao gạo 25kg có giá 250 ngàn đồng, sau 20 ngày nợ phải trả 300 ngàn đồng. Dù biết mức vay khá cao nhưng không còn lựa chọn khác. Đặc biệt năm học mới sắp đến, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng Vườn quốc gia Bù Gia Mập đều trông chờ vào tiền bảo vệ rừng để lo sách vở, quần áo cho con...
Giám đốc Vườn quốc gia Nguyễn Đại Phú cho biết, quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập hiện còn tồn hơn 6 tỷ đồng. Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã xin tạm ứng để chi lương cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng nhưng không hiểu vì sao quỹ Phát triển rừng của tỉnh chưa giải quyết. (Báo Bình Phước 31/7) đầu trang(
30-7, UBND huyện Tuyên Hóa phối hợp với Trung tâm nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển (CIRD) tổ chức lễ tổng kết công tác giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho cộng động dân cư thôn Uyên Phong, xã Châu Hóa.
Chương trình giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn Uyên Phong với sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, cán bộ tư vấn CIRD, người dân thôn Uyên Phong và các cơ quan tư vấn lập hồ sơ giao đất. Sau gần 8 tháng triển khai chương trình, các bên liên quan đã tiến hành đo đạc thực địa, kiểm đếm trữ lượng, tài nguyên rừng trong khu vực.
Theo đó, cộng đồng dân cư thôn Uyên Phong được trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng với tổng diện tích là 52,32ha thuộc tiểu khu 191, xã Châu Hoá. Sau khi trao quyết định giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa và Ban quản lý rừng cộng đồng thôn Uyên Phong có trách nhiệm tuần tra, bảo vệ, sử dụng bền vững khu vực rừng được giao.
Được biết, diện tích rừng được giao ở dạng nguyên sinh, được người dân thôn Uyên Phong gìn giữ và bảo vệ qua nhiều thế hệ. Việc giao đất, giao rừng tạo cơ sở để cộng đồng dân cư thôn Uyên Phong tăng cường quản lý trên khuôn khổ pháp luật, góp phần bảo đảm nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và phát triển tài nguyên rừng bền vững. (Báo Quảng Bình 31/7) đầu trang(

NHÌN RA THẾ GIỚI
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edith Cowan ở Perth (ECU) ở Ôxtrâylia vừa có một sáng kiến mới nhằm phòng chống nạn cháy rừng tại Ôxtrâylia.
Theo đó, Chính quyền bang Tây Ôxtrâylia và Đại học Edith Cowan ở Perth (ECU) đã lập một website theo dõi hỏa hoạn quốc gia (My Fire Watch) sử dụng thông tin từ vệ tinh để nắm tình hình diễn biến các đám cháy và thời tiết.
Nhà nghiên cứu Danielle Brady thuộc Đại học Edith Cowan cho biết nhóm của họ và các cơ quan có thẩm quyền đã phải mất 3 năm nghiên cứu tại Kununurra, một thị trấn ở vùng Tây Bắc Ôxtrâylia, để lập một hệ thống cảnh báo áp dụng công nghệ thông tin nhằm cung cấp thông tin mà mọi người mong muốn. Trang web này cung cấp thông tin về các đám cháy, sấm sét, các khu vực bị đốt cháy và một số thông tin khác như thời tiết trong vùng... trong nhiều khoảng thời gian khác nhau tùy theo nhu cầu tra cứu thông tin của người dùng.
Các thông tin trên website được cập nhật mỗi khi một vệ tinh quét ngang qua (hiện khoảng 2 lần/ngày). Chính quyền bang Tây Ôxtrâylia cho biết họ đang thương lượng với các cung cấp thông tin vệ tinh đi qua Ôxtrâylia nhằm cập nhật thông tin một cách đầy đủ và thường xuyên hơn.
Việc sử dụng những thông tin từ vệ tinh để cảnh báo và phát hiện cháy rừng không phải là mới. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã thiết kế loại vệ tinh giám sát rừng có thể giám sát miền tây Hoa Kỳ.
Qua hình chụp có thể phát hiện đốm cháy rừng vừa xảy ra, từ đó nhanh chóng điều động các phương tiện để dập tắt trước khi vụ cháy vượt quá tầm kiểm soát. Trường đại học California, Berkeley, đã thiết kế dòng vệ tinh ở quỹ đạo địa tĩnh mang theo những cảm biến, camera và phần mềm phân tích để kiểm soát cháy rừng. Theo tiến sĩ Carl Pennypacker, vụ cháy rừng hồi năm 1991 đã tàn phá hơn 3.000 ngôi nhà ở Berkeley và Oakland.
Vì vậy, loại vệ tinh giám sát này sẽ giúp tránh những thảm họa tương tự. Bên cạnh đó ông cũng nhận định do hiện tượng nóng ấm toàn cầu, khả năng cháy rừng sẽ thường xuyên hơn và trên diện rộng.
Tiến sĩ Carl Pennypacker cho rằng, dòng vệ tinh này có thể được xây dựng và kiểm soát bởi Chính phủ liên bang và đối tác là khu vực tư nhân. Chi phí chỉ vài trăm triệu USD nhưng lại tiết kiệm được 2,5 tỉ USD mà ngân sách quốc gia phải bỏ ra để chữa cháy hằng năm. (Cục Thông Tin Khoa Học & Công Nghệ Quốc Gia 31/7) đầu trang(./.
Biên tập: Lê Vòng