Số 5 năm 2008

Phát triển bền vững tài nguyên rừng ở Cát Bà

Quần đảo Cát Bà, Hải Phòng là quần thể của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới. Đây là tập hợp của hệ thống núi đá vôi có tuổi rất cao, đỉnh cao nhất 322m, tầng đá vôi hình thành lên kiểu karster bị xói mòn mạnh (các núi đá hình nón) rất ấn tượng. Tài nguyên thiên nhiên rừng biển rất đa dạng và phong phú, rừng nguyên sinh và khu rừng kim giao rậm rạp tạo thành một nhân tố mạnh về sự phong phú của di sản. Trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam thì đây là một trong các khu rừng có sự đa dạng về động vật, thực vật. Kết quả điều tra sơ bộ tại Vườn quốc gia Cát Bà có khoảng 1.560 loài động thực vật các loại, trong đó có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu. Đặc biệt, ở đây có loài voọc đầu trắng, là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, phạm vi phân bố chỉ có ở Vườn quốc gia Cát Bà. Loài voọc này hiện đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp, cần được bảo vệ, bảo tồn. Cùng với đa dạng sinh học tài nguyên rừng, Vườn quốc gia Cát Bà còn có nhiều hang động, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo với nhiều di chỉ khảo cổ. Chính sự ưu đãi về cảnh quan thiên nhiên nên hàng năm có hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch. Điều này tác động không nhỏ đến nhiệm vụ quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng của lực lượng kiểm lâm. Quản lý, bảo vệ tốt vốn rừng luôn du?c l?c lu?ng ki?m lâm coi tr?ng. Theo đó, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các lực lượng công an, biên phòng, quân đội và chính quyền các xã, thị trấn trong khu vực làm tốt công tác bảo vệ rừng tại cơ sở. Nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng đã được mở để nâng cao trình độ cho lực lượng kiểm lâm và lực lượng quản lý bảo vệ rừng cơ sở. Cán bộ của các trạm đã tiến hành tuần tra thường xuyên trong rừng và trên biển để bảo vệ rừng và các loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt cán bộ kiểm lâm luôn phối hợp với người dân địa phương phát hiện kịp thời các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Thông qua các chương trình tuyên truyền, giáo dục tinh thần và ý thức bảo vệ rừng cộng đồng, lực lượng kiểm lâm đã bảo vệ thành công gần 1.000ha rừng nguyên sinh hiện còn và hàng nghìn hécta rừng các loại của Vườn quốc gia Cát Bà. Tình hình bảo vệ các loài động vật hoang dã, nhất là các loài động vật nguy cấp, đặc hữu như khỉ vàng, sơn dương, trăn đất, bìm bịp, chim cu, voọc đầu trắng... được chú trọng. Đặc biệt quần thể voọc quần đùi trắng dưới sự giúp đỡ của các dự án bảo tồn đã có chuyển biến rõ rệt. Số lượng cá thể tăng lên tới 64 con, số đàn tăng từ 2 đàn lên 7 đàn, đáng chú ý là có 2 đàn sinh sản. Để bảo vệ rừng, các biện pháp giao khoán bảo vệ rừng, nhất là những khu rừng xung yếu thường xảy ra xâm hại được chú trọng. Công tác này một mặt tạo việc làm, hạn chế tác động có hại vào rừng vừa tăng thu nhập cho người dân. Năm 2007, Vườn quốc gia Cát Bà đã giao khoán bảo vệ rừng 5.657,9ha cho 105 hộ thuộc 4 xã. Năm 2008, Vườn quốc gia Cát Bà sẽ tiếp tục duy trì diện tích rừng giao khoán bảo vệ cho các hộ dân và tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả. Cùng với việc bảo vệ rừng, phát triển du lịch sinh thái cũng được chú trọng. Vườn quốc gia Cát Bà có hệ sinh thái rừng, biển nên rất phù hợp và là thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái. Công tác này được tổ chức và quản lý chặt chẽ. Hiện ở đây đã xây dựng được nhiều tuyến tham quan du lịch sinh thái độc đáo. Du khách đến với Cát Bà sẽ có nhiều tua tuyến như đi bộ, đi thuyền, leo núi phục vụ mọi yêu cầu. Du khách có nhiều điều kiện để ngắm cảnh sắc thiên nhiên, chinh phục các đỉnh cao... Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn đang là trở ngại cho hoạt động này. Với thực trạng đầu tư như hiện nay, phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà chắc chắn còn nhiều trở ngại. Để phát huy tiềm năng du lịch sinh thái, một trong những vấn đề cần được quan tâm đó chính là hiệu quả thu hút đầu tư. Vấn đề này, cần huy động mọi thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn trong dân cùng phối hợp với ngân sách Nhà nước. Ngoài ra cần có kế hoạch kêu gọi viện trợ đầu tư từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Năm 2007, đã có khoảng 100 nghìn người đến tham quan và làm việc tại Vườn quốc gia Cát Bà là một tín hiệu đáng mừng, là động lực cho việc phát triển du lịch sinh thái trong năm 2008. Để quản lý bảo vệ tốt vốn rừng, khai thác hiệu quả hệ sinh thái rừng, thời gian tới lực lượng kiểm lâm phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Trong bảo vệ rừng, vấn đề phòng cháy chữa cháy rừng cần được chú trọng. Đây là công việc lâu dài để tránh mất rừng. Theo đó, cần thiết thành lập hệ thống dự báo phòng cháy chữa cháy rừng với các thiết bị hiện đại như hệ thống thông tin địa lý, ảnh viễn thám, các thiết bị chữa cháy. Những thiết bị này sẽ cung cấp các dữ liệu cảnh báo giúp cán bộ kiểm lâm phát hiện kịp thời đám cháy và tổ chức ứng cứu. Cùng với phòng cháy chữa cháy rừng, vấn đề quy hoạch, xây dựng các đề án phát triển du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng sẵn có trên huyện đảo, tạo việc làm cho người dân địa phương ổn định cuộc sống. Hai nhiệm vụ bảo tồn và phát triển phải được vận dụng nhuần nhuyễn bổ sung cho nhau trong bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển du lịch sinh thái, đó mới là biện pháp phát triển bền vững.


Số lượt đọc:  1575  -  Cập nhật lần cuối:  25/06/2008 02:03:44 PM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH