Số 6

Phú Yên cảnh giác cao với lửa rừng

N ăm 2010, tại Phú Yên thời tiết khô hanh hơn mọi năm. Mùa mưa kết thúc sớm, lượng mưa trung bình thấp... nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều có tốc độ lan rất nhanh. Phú Yên có khoảng 163.954ha rừng các loại, trong đó rừng tự nhiên 126.059ha, rừng trồng 37.895ha. Trong diện tích rừng tự nhiên có khoảng 13.000ha là rừng rụng lá và nửa rụng lá tập trung ở Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, là đối tượng rừng luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy.

Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, ngay từ đầu năm 2010, Chi cục Kiểm lâm Phú Yên đã chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đến các đơn vị kiểm lâm cấp huyện, các chủ rừng... nhằm tạo sự chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Ngoài Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh, đã củng cố, kiện toàn 91 ban chỉ huy cấp huyện, xã; 266 tổ, đội cơ sở. Mua sắm, cấp phát đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng theo dự án “Nâng cao năng lực phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007-2010” với số tiền trên 1,7 tỷ đồng. Hoàn chỉnh bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng làm cơ sở cho công tác đầu tư các hạng mục công trình phòng cháy, chữa cháy rừng. Triển khai các phương án ứng phó khi có cháy rừng xảy ra. Kiểm tra công tác phòng cháy tại đơn vị kiểm lâm và chủ rừng, qua đó nhắc nhở, chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục.

Để công tác phòng cháy, chữa cháy rừng triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất nạn cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chi cục Kiểm lâm Phú Yên chỉ đạo các đơn vị thực hiện đồng bộ các nội dung về phòng cháy, chữa cháy rừng. Đó là, triển khai thực hiện Chỉ thị số 270/CT-TTg ngày 12/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Tham mưu giúp UBND tỉnh Phú Yên ban hành chỉ thị tăng cường công tác quản lý rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Phát động phong trào thi đua trong lực lượng kiểm lâm, địa phương, chủ rừng, tổ chức, hộ gia đình... trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đến hết mùa khô năm 2010. Các đơn vị trực thuộc, chủ rừng cần tăng cường công tác tuyên truyền mạnh mẽ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, trong đó chú trọng việc tuyên truyền trực tiếp là chính, hình thức tuyên truyền được triển khai đến tận thôn, buôn. Tổ chức lực lượng canh gác tại các tuyến đường ra vào rừng kết hợp vận động tuyên truyền tại chỗ. Tăng cường công tác quản lý các hoạt động canh tác nương rẫy, đặc biệt là những khu vực gần rừng. Thời kỳ cao điểm khô hanh phải quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm đốt dọn nương rẫy và những hành vi dùng lửa khác ở khu vực có nguy cơ cháy rừng cao. Kiểm tra mức độ hoạt động hiệu quả của trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy rừng đã cấp phát, trí đủ lực lượng ứng trực để sẵn sàng đối phó khi có sự cố cháy rừng xảy ra. Theo dõi và thu thập các bản tin cảnh báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền tải thông tin cấp dự báo cháy rừng đến các để chủ động triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Rà soát, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 nhất” (kịp thời nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất). Với sự chủ động tối đa trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, chắc chắn sự thiệt hại do cháy rừng sẽ được giảm thiểu. Nguyên nhân cháy rừng từ sự chủ quan của kiểm lâm sẽ được loại trừ.

PHAN VĂN ĐOAN


Số lượt đọc:  200  -  Cập nhật lần cuối:  15/04/2010 01:47:08 PM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH