Số 4

Dự án phát triển lâm nghiệp cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên ở Lâm Đồng

Dự án phát triển lâm nghiệp cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên với mục đích giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng cường năng lực quản lý, sử dụng tài nguyên rừng đặc biệt cho cộng đồng và hộ dân cư, phát triển trồng rừng năng suất cao, trồng rừng phòng hộ cung cấp gỗ, lâm sản và thu nhập cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Phạm vi dự án gồm 60 xã của 6 tỉnh là KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Phú Yên và Lâm Đồng. Đây là dự án có qui mô lớn với tổng mức đầu tư gần 84 triệu USD, gồm vốn đồng tài trợ không hoàn lại 19%, vốn vay ưu đãi ODA từ Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), vốn đối ứng từ ngân sách trung ương, địa phương 21,7% và đóng góp của người hưởng lợi bằng công lao động và hiện vật 11,7%. Thời gian thực hiện dự án là 8 năm (2006-2014). Dự án này gồm 4 hợp phần: Phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững; Cải thiện sinh kế; Xây dựng năng lực kỹ thuật đánh giá; Quản lý dự án. Tham gia dự án này, đối với rừng phòng hộ, người dân sẽ được hỗ trợ 7USD/ha/năm cho công tác bảo vệ rừng; 15USD/ha/năm cho khoanh nuôi không trồng bổ sung và 200USD cho năm đầu nếu có trồng bổ sung (2 năm tiếp theo hỗ trợ 30USD, 15USD cho các năm còn lại). Đối với trồng rừng mới tập trung hỗ trợ bình quân 500USD/ha, rừng sản xuất hỗ trợ 500USD/ha trồng rừng cây mọc nhanh, 300USD/ha trồng nông lâm kết hợp và 70USD/ha cải tạo vườn tạp. Chủ rừng còn được phép khai thác tận thu tận dụng ở rừng đặc dụng những cây gỗ chết khô, sâu bệnh, gãy đổ và ở những nơi có mật độ dày hơn qui định; được khai thác tỉa thưa cây trồng xen và được hưởng 100% giá trị sản phẩm; khi rừng đạt chuẩn phòng hộ thì được chặt và hưởng lợi giá trị sản phẩm. Đối với rừng sản xuất là rừng trồng thì ngoài sản phẩm trong quá trình nuôi dưỡng, khi đến tuổi khai thác chủ rừng nộp 150USD/ha vào quỹ phát triển và hưởng toàn bộ sản phẩm. Đối với diện tích trồng nông lâm kết hợp, cải tạo vườn tạp thì chủ hộ được hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác.

Tham gia vào Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống cho người dân vùng Tây Nguyên, tại tỉnh Lâm Đồng có 10 xã thuộc 3 huyện Lạc Dương, Di Linh, Đam Rông. Thời gian vừa qua, Ban quản lý dự án tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện được một số công việc hoàn thiện bộ máy, văn phòng và trồng rừng tại các địa phương với tổng kinh phí thực hiện được hơn 4,1 tỷ đồng. Mặc dù mới được triển khai nhưng theo đánh giá của người dân, chính quyền địa phương và Kiểm lâm Lâm Đồng thì tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng và đất rừng đã giảm đi nhiều lý do là những người tham gia phá rừng lấy gỗ, chiếm đất trước đây nay đã là những thành viên trực tiếp bảo vệ và hưởng lợi từ rừng. Bằng chứng rõ nhất cho thực tế này là mặc dù chưa được hưởng lợi nhiều nhưng hầu hết những diện tích đất lâm nghiệp vùng dự án đã không bị xâm phạm. Lâm Đồng là địa phương có địa bàn hiểm trở, dân trí tại những vùng triển khai dự án thấp nên nhiều hợp phần chưa đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên với quyết tâm thực hiện thắng lợi dự án, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện hợp phần sinh kế để người dân tại các địa phương có dự án thực sự được hưởng lợi, tập trung giải quyết ngay các thủ tục để triển khai trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng. Một số vướng mắc về cơ chế, tỉnh Lâm Đồng sẽ trình các các cơ quan trung ương để cùng tháo gỡ. Mức đầu tư cũng cần được chuyên gia tư vấn nghiên cứu điều chỉnh phù hợp. Dự án phát triển lâm nghiệp ở Lâm Đồng mặc dù chưa mang lại hiệu quả thiết thực bằng những con số cụ thể nhưng nó đang mở ra một cơ hội mới cho bà con dân tộc các huyện thuộc dự án có thể hy vọng phát triển kinh tế và thoát nghèo bằng chính các hoạt động lâm nghiệp của mình.

TRẦN MINH ĐỨC


Số lượt đọc:  733  -  Cập nhật lần cuối:  14/04/2010 02:47:30 PM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2023 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH