Số 6

Đa dạng lâm sản ngoài gỗ ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu BTTN Pù Huống nằm ở phía tây bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 150km, là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động - thực vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam. Về thực vật có 33 loài, về động vật có 45 loài thú, 10 loài chim, 10 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư. Sự đa dạng bao hàm cả sự đa dạng của vùng đệm. Tại đây có nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có giá trị về khoa học và kinh tế, góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng người Thái, Khơ Mú... Điều tra tại các bản Lằm - xã Châu Thôn, bản Húa Khổ - xã Quang Phong, bản Nật Trên - xã Châu Hoàn, bản Chao - xã Diên Lãm, bản Khỉ, bản Tèo xã Châu Cường và bản Đồng Minh - xã Châu Thái (vùng đệm), cho kết quả về đa dạng lâm sản ngoài gỗ khá cao.

Đa dạng về thành phần loài, chi, họ, ngành.

Sự phân bố họ, chi, loài LSNG và tỷ lệ % của chúng theo ngành

Ngành

Loài

Chi

Họ

Tên khoa học

Số loài

Tỷ lệ %

Số chi

Tỷ lệ %

Số họ

Tỷ lê %

Lycopodiophyta

3

0,49

2

0,48

2

1,41

Polypodiophyta

10

1,64

10

2,38

10

7,04

Gymnospermatophyta

3

0,49

2

0,48

2

1,41

Angiospermatophyta

593

97,38

406

96,66

128

90,14

Cộng

609

100

420

100

142

100

Số liệu trên cho thấy thực vật bậc cao đã phát hiện được 609 loài thuộc 420 chi của 142 họ trong 4 ngành thông đất (Lycopodiophyta), dương xỉ (Polypodiophyta), hạt trần (Gymnospermatophyta) và hạt kín (Angiospermatophyta). Trong đó, ngành hạt kín có 593 loài (chiếm 97,37% số loài) thuộc 406 chi (chiếm 96,67% số chi) của 128 họ (chiếm 90,14% số họ); ngành dương xỉ có 10 loài (chiếm 1,64% số loài) thuộc 10 chi (chiếm 2,38% số chi) của 10 họ (chiếm 7,04% số họ); ngành hạt trần chỉ có 3 loài (chiếm 0,49% số loài) thuộc 2 chi (chiếm 0,48% số chi) của 2 họ (chiếm 1,41% số họ) và ngành thông đất có 3 loài (chiếm 0,49% số loài) thuộc 2 chi (chiếm 0,48% số chi) của 2 họ (chiếm 1,41% số họ).

Trong số thực vật LSNG được điều tra có nhiều họ đa dạng, kết quả điều tra cho thấy có 35 họ có từ 5 loài trở lên. Trong đó, họ thầu dầu (Euphorbiaceae) có nhiều loài nhất với 36 loài; có 3 họ có 24 loài là họ cỏ (Poaceae), họ cúc (Asteraceae), họ cà phê (Rubiaceae); có 2 họ có 18 loài là họ đậu (Fabaceae), họ dâu tằm (Moraceae); có 2 họ có 17 loài là họ vang (Caesalpiniaceae), họ hoa môi (Lamiaceae)... Thực vật LSNG có nhiều chi đa dạng, trong đó có 44 chi có từ 3 loài trở lên. Chi có nhiều loài nhất là Ficus (Moraceae) có 8 loài; chi Hedyotis (Rubiaceae) có 6 loài, có 5 chi có 5 loài như Cinnamomum (Lauraceae), Prunus (Rosaceae), Vitex (Verbenaceae), Calamus (Palmaceae), Dioscorea...

Đa dạng về công dụng theo phân nhóm thực vật

Tổng hợp phân loại lâm sản ngoài gỗ theo các nhóm công dụng và cây quý hiếm

trong sách đỏ Việt Nam và Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ

TT

Nhóm công dụng

Số lượng loài

Tỷ lệ %

1

Làm dược liệu

457

74,71

2

Làm gia vị, rau

76

12,48

3

Cây làm cảnh

69

11,33

4

Quả ăn được

55

9,03

5

Đan lát thủ công, mỹ nghệ

27

4,43

6

Cây cho dầu béo

18

2,96

7

Làm hương liệu

17

2,79

8

Củ, hạt làm lương thực, thực phẩm

12

1,97

9

Cây cho chất nhuộm, ta nanh

10

1,64

10

Cây Quý hiếm sách đỏ Việt Nam

29

4,76

11

Cây có trong nghị định 48/2002/NĐ-CP

17

2,79

Tổng số loài

609

100

Kết quả trên cho thấy:

- Nhóm cây làm dược liệu có 457 lượt loài (chiếm 74,71%), trong đó có nhiều loài cây quý như lá khôi tía (Ardisia sylvestris Pit.), cốt toái bổ (Drynaria bonii Christ), đẳng sâm (Condonopsis javanica (Blume) Hook.F.), ba kích (Morinda officinalis F.C.How.), thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), cẩu tích (Cibotium barometz (Willd.) J.E. Smith), củ bình vôi (Stephania rotunda Lour... Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao tiêu thụ lớn trên thị trường như hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre.), sa nhân sẹ (Alpinia sp.), bách bộ...

- Nhóm cây làm rau và gia vị có 76 loài (chiếm 12,48% tổng số loài). Trong đó có nhiều loài được thị trường ưa chuộng như như rau sắng (Melientha suavis Pierre), măng luồng (Dendrocalamus membranaceus), măng nứa (Neohouzeaua dulloa (Gamble) A. Camus), măng đắng (Indosasa sinica C.D. Chu et C.S. Chao),...

- Nhóm cây làm cảnh có 69 loài (chiếm 11,33%), trong đó có nhiều loài làm cảnh đẹp như tuế rừng (Cycas balansae Warb), móng bò trang sức (Bauhinia oxysepala Gagnep.), thu hải đường (Begonia aptera Blum), lan gấm Trung bộ (Anoectochilus lylei Rolfe)...

- Nhóm cây cho quả ăn được có 55 loài (chiếm 9,03% số loài). Trong số các loài cho quả ăn được thì hầu hết được trao đổi trên thị trường như các loài gắm (G Gắm (Gnetum sp.), trám (Canarium sp.), dâu da xoan (Allospondias lakonensis (Piere) Stapf), tai chua (Garcinia cowar Roxb), dâu da đất (Baccaurea sapida), dẻ (Castanopsis sp.), chay (Artocarpus tigidus Blume.)...

- Nhóm cây dùng đan lát thủ công mỹ nghệ có 27 loài (chiếm 4,43 % số loài). Trong đó có nhiều loài được ưa chuộng và bán trên thị trường như luồng (Dendrocalamus barbatus Hsuch et D:Z.Li.), tre gai (Bambusa spinosa Roxb), nứa (Lischizostachyum funghonit Mc.Clure), giang (Maclurochloa vietnamensia Sp.nov), lùng (Bambusa longissimus Sp.nov. ), mây tắt (Calamus tetradactylus Hance.), mây nước (Calamus balasaeanus Becc),...

- Nhóm cây cho dầu béo có 19 loài (chiếm 2,29%), một số loài cho dầu béo được tiêu thụ mạnh như sở, trẩu.

- Nhóm cây làm hương liệu có 17 loài, trong đó có nhiều loài cho giá trị tinh dầu quý như quế, long não, de hương, trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), hương lâu (Vetiveria zizanioides (Linn.) Nash. Andropogon squarrosus Hack.), hương bài (Dianella ensifolia Lam. ex Schiller f.), sả chanh (Cymbopogon citratus Stapf)...

- Nhóm cây cho củ, hạt làm lương thực, thực phẩm có 12 loài (chiếm 1,97%), có nhiều loài có giá trị như củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burk.), khoai sọ (Colocasria esculenta (L) Schott)...

- Nhóm cây cho ta nanh và chất nhuộm có 10 loài (chiếm 1,64%), trong đó có 2 loài được dùng để nhuộm thực phẩm là gấc (Momordica cochinchinensis Speng.), dành dành (Gardenia philostrei Pierr ex Pit.). Một số loài đồng bào thường hay dùng làm nhuộm vải như vang (Caesalpinia sappan L.), củ nâu (Dioscorea cirrhosa (Lour.),...

Ngoài ra, một số loài có công dụng khác được trao đổi buôn bán nhiều trên thị trường với số lượng lớn, như các loài dùng để ăn trầu: chay rừng (Artocarpus tigidus Blume.), cau (Areca catechu L.). Loài lá dong thường dùng lá để gói bánh chưng vào dịp tết. Một số loài được thị trường thu mua khối lượng lớn để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc như dây máu chó, cau, sa nhân sẹ, sắn dây rừng...

Trong số 609 loài cây LSNG tại vùng đệm Pù Huống được ghi nhận thì có tới 29 loài cây quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam (chiếm 4,76% tổng số loài) và có 12 loài (chiếm 1,97% tổng số loài) nằm trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ về danh mục các loài động - thực vật cấm và hạn chế khai thác.

Đa dạng về giá trị sử dụng theo bộ phận từng nhóm thực vật.

Đa dạng bộ phận sử dụng LSNG vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Thứ tự

Bộ phận sử dụng

Số l­ượt sử dụng

Tỷ lệ %

Ghi chú

1

276

45,32

% Lượt sử dụng

2

Rễ, củ

206

33,83

% Lượt sử dụng

3

Thân

193

31,69

% Lượt sử dụng

4

Toàn cây

92

15,11

% Lượt sử dụng

5

Quả

92

15,11

% Lượt sử dụng

6

Vỏ

45

7,38

% Lượt sử dụng

7

Hạt

36

5,91

% Lượt sử dụng

8

Hoa

15

2,46

% Lượt sử dụng

9

Măng

12

1,97

% Lượt sử dụng

10

Nhựa

2

0,32

% Lượt sử dụng

Tổng số cây

609

Số liệu trên cho thấy, trong số 609 loài thì có 276 lượt loài sử dụng lá (chiếm 45,32%); 206 lượt loài sử dụng rễ, củ (chiếm 33,83%); 193 lượt loài sử dụng thân (chiếm 31,69%); 92 lượt loài sử dụng cả lá, thân, rễ (chiếm 15,11%); 45 lượt loài sử dụng vỏ (chiếm 7,38%); 36 loài sử dụng hạt (chiếm 5,91%), 15 loài sử dụng hoa (chiếm 2,46%); 12 lượt loài sử dụng măng (chiếm 1,97%) và 2 lượt loài sử dụng nhựa (chiếm 0,32%).

Đa dạng về dạng sống

Đa dạng về dạng sống tạo nên sự đa dạng cấu trúc tổ thành rừng nhiệt đới, trong đó có các loài thuộc tầng cây cao, tầng cây trung bình, tầng cây thấp đến cây bụi thảm tươi, có sự kết hợp giữa các tầng bằng nhiều loài cây khác nhau như cây leo thân gỗ, dây leo thân thảo, ký sinh, bì sinh,...

Phân loại LSNG theo dạng sống

TT

Dạng sống

Số loài

Tỷ lệ %

1

Thân gỗ

231

37,93

2

Thân thảo

191

31,36

3

Thân leo

116

19,05

4

Thân bụi

71

11,66

Tổng

609

100

Kết quả tổng hợp cho thấy 609 loài LSNG thì có 231 loài thân gỗ (chiếm 37,93%), có 191 loài thân thảo (chiếm 31,36%), có 116 loài dây leo (chiếm 19,05%) và 71 loài cây bụi (chiếm 11,66%).

Kết luận

Qua điều tra về thực vật đã thống kê được 609 loài thuộc 420 chi của 142 họ thuộc 4 ngành thông đất, dương xỉ, hạt trần và hạt kín. Trong đó có 10 họ giàu nhất với 208 loài và có 36 họ có từ 5 loài trở lên với 400 loài, có 6 chi có từ 5 - 8 loài. Đã phân loại được 609 loài LSNG thành 9 nhóm công dụng khác nhau. Trong đó nhóm cây làm thuốc chiếm cao nhất với 457 loài, nhóm cây làm cảnh có 69 loài, nhóm cây ăn quả có 55 loài, nhóm cây làm thủ công mỹ nghệ có 27 loài, nhóm cây cho dầu béo 19 loài, nhóm cây hương liệu có 17 loài, nhóm cây cho củ, hạt làm lương thực, thực phẩm có 12 loài và nhóm cây cho ta nanh và chất nhuộm có 10 loài. Sự đa dạng của LSNG còn thể hiện qua giá trị sử dụng của các bộ phận của từng loài thực vật với 267 loài sử dụng lá, 206 loài sử dụng rễ củ, 193 loài sử dụng thân, 92 loài sử dụng cả cây, 92 loài sử dụng quả, 45 loài sử dụng vỏ, 36 loài sử dụng hạt, 15 loài sử dụng hoa, 12 loài sử dụng măng, 2 loài sử dụng nhựa. Sự đa dạng của LSNG còn thể hiện sự đa dạng về dạng sống với 231 loài thân gỗ, 191 loài thân thảo, 116 loài dây leo và 71 loài cây bụi. Đã xác định được 32 loài nguy cấp cần bảo vệ và phát triển, trong đó có 27 loài thuộc cây quý hiếm sách đỏ Việt Nam và 12 loài thuộc Nghị định 48/2002/NĐ-CP.

PHAN QUANG TIẾN


Số lượt đọc:  289  -  Cập nhật lần cuối:  24/09/2009 02:54:46 PM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH