Số 3 năm 2008

Khai thác gỗ vùng giáp ranh thực trạng và giải pháp

Thực trạng.

Rừng Thái Nguyên giáp ranh với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Vùng rừng còn nhiều gỗ quý chủ yếu giáp ranh với Bắc Kạn và Lạng Sơn, tập trung ở hai huyện Võ Nhai và Phú Lương. Tại địa bàn huyện Võ Nhai, có 6 xã giáp ranh với huyện Bình Gia, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và huyện Na Rì (Bắc Kạn). Tình hình khai thác gỗ nghiến ở khu vực nêu trên diễn ra hết sức phức tạp, có lúc nhỏ lẻ, có lúc bùng phát thành tụ điểm. Hành vi vi phạm chủ yếu là cưa cắt thớt nghiến, vận chuyển từ rừng giáp ranh ở địa bàn Võ Nhai đi ngược về phía Lạng Sơn bán sang Trung Quốc. Đối tượng vi phạm dùng các loại phương tiện khác nhau như xe đạp, xe máy... vận chuyển gỗ vào giờ nghỉ, ngày nghỉ, đêm tối nên rất khó ngăn chặn dứt điểm.

Các huyện Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai (Thái Nguyên) có 10 xã giáp ranh với huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Khu vực giáp ranh là rừng nguyên sinh, chủ yếu là gỗ nghiến. Tình hình khai thác và vận chuyển gỗ trái phép ở khu vực này tuy chưa đến độ phức tạp như ở địa bàn giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn, nhưng có một số tụ điểm khai thác trái phép lên đến cả trăm mét khối gỗ quý hiếm. Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã tăng cường nhân lực và chỉ đạo các hạt kiểm lâm Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ lập một số chốt và ra sức ngăn chặn. Tuy nhiên, hiệu quả của những chốt này còn hạn chế bởi giao thông phức tạp, nhiều nhánh rẽ, bên cạnh phương thức vận chuyển tinh vi nhỏ lẻ theo chiêu thức "tha lâu đầy tổ".

Tình trạng khai thác gỗ quý hiếm trong vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn diễn ra rất phức tạp, có lúc đã trở thành điểm "nóng". Tình trạng này xảy ra do các nguyên nhân: Các khu rừng giáp ranh đều xa khu dân cư, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, dẫn đến việc kiểm tra, phát hiện các vụ khai thác trong rừng còn hạn chế, kết quả ngăn chặn thấp. Đời sống nhân dân vùng giáp ranh khó khăn, nhiều hộ sống dựa vào tài nguyên rừng, dễ bị đầu nậu thuê mướn vi phạm. Diện tích rừng núi đá (khoảng hơn 26.000ha) chưa giao đến chủ cụ thể. Lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương còn mỏng, cơ chế chính sách đãi ngộ bất cập, không khuyến khích người tham gia bảo vệ rừng. Chênh lệch giá tại nơi khai thác đến nơi tiêu thụ đã mang lại siêu lợi nhuận cho các đối tượng mua bán và kinh doanh lâm sản (kể cả lâm sản có phép và trái phép). Các nguyên nhân trên đã làm cho tình hình khai thác rừng trái phép trên địa bàn giáp ranh nhiều lúc bức xúc. Năm 2007, Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 6 đợt truy quét, huy động gần 700 lượt người tham gia. Kết quả đã tịch thu 250m3 gỗ quy tròn các loại (chủ yếu là gỗ quý hiếm); thu giữ 01 ô tô, 73 xe máy và cưa máy, 47 phương tiện khác; phá hủy 56 lán trại trong rừng. Một trong những điểm nóng khai thác gỗ trái phép là địa bàn huyện Võ Nhai. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2007, Hạt Kiểm lâm Võ Nhai phối hợp với Công an, Huyện đội tổ chức truy quét khai thác trái phép ở vùng giáp ranh thuộc địa bàn Võ Nhai đã bắt và xử lý 6 vụ vi phạm tịch thu 32m3 gỗ tròn nhóm II và trên 30m3 gỗ tròn nhóm III. Kết quả truy quét và xử lý là đáng ghi nhận, song do kinh nghiệm, việc tập trung lực lượng truy quét cũng không thể tiến hành trong thời gian dài nên tình hình khai thác rừng trái phép vùng giáp ranh chỉ tạm lắng xuống một thời gian rồi lại hình thành từ nhỏ lẻ và tích tụ thành tụ điểm, phải tổ chức truy quét tiếp.

Giải pháp.

Thực tế công tác bảo vệ rừng những năm qua cho thấy, để bảo vệ tốt rừng vùng giáp ranh cần thực hiện tốt đồng bộ các giải pháp. Trước hết, kiểm lâm 3 tỉnh (Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Kạn) duy trì và tăng cường thực hiện tốt quy chế phối hợp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh. Chính việc chủ động thực hiện quy chế trên ở mỗi địa phương sẽ nắm bắt được tình hình, thông tin kịp thời các tụ điểm khai thác, mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép, tạo sức mạnh tổng hợp trong truy quét và quản lý địa bàn của các tỉnh. Các tỉnh giáp ranh trong phạm vi và quyền hạn của mình cần đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn bảo vệ rừng. Chú trọng đến người dân vùng giáp ranh nhằm nâng cao hơn nữa ý thức của người dân đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý bảo vệ rừng ở cơ sở. Đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đãi ngộ với những người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Có như vậy mới khuyến khích mọi người tích cực tham gia bảo vệ rừng, nhất là những người được giao nhiệm vụ chuyên trách. Về phía chính quyền các cấp cần thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Về phía Nhà nước cần cải tiến chính sách đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm từng bước xã hội hóa công tác này. Về phía lực lượng kiểm lâm cần phối hợp tốt với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống, hạn chế việc vào rừng khai thác lâm sản trái phép.

Một điểm cần đề cập, đó là làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở. Mặc dù diện tích rừng núi đá chưa giao đến chủ cụ thể nhưng đã giao cho cộng đồng cấp xã quản lý. Sự lơ là, chưa vào cuộc của chính quyền cấp xã, còn coi bảo vệ rừng là trách nhiệm của kiểm lâm cần xem xét lại. Mô hình giao khoán gần 1.000ha rừng phòng hộ ở xã Yên Lạc cho Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lương là một phương án hay cần nhân rộng để thực hiện tốt việc giao khoán rừng núi đá tại địa bàn huyện Võ Nhai. 6 năm qua, rừng phòng hộ ở Yên Lạc do Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lương đảm nhận đã được bảo vệ tốt. Đơn vị đã cử các chiến sỹ vào lập lán trại trong rừng để vừa bảo vệ rừng vừa tăng gia sản xuất, ngoài ra những đợt hành quân dã ngoại của các đơn vị quân đội cũng góp phần tích cực bảo vệ rừng.

Thực trạng.

Rừng Thái Nguyên giáp ranh với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Vùng rừng còn nhiều gỗ quý chủ yếu giáp ranh với Bắc Kạn và Lạng Sơn, tập trung ở hai huyện Võ Nhai và Phú Lương. Tại địa bàn huyện Võ Nhai, có 6 xã giáp ranh với huyện Bình Gia, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và huyện Na Rì (Bắc Kạn). Tình hình khai thác gỗ nghiến ở khu vực nêu trên diễn ra hết sức phức tạp, có lúc nhỏ lẻ, có lúc bùng phát thành tụ điểm. Hành vi vi phạm chủ yếu là cưa cắt thớt nghiến, vận chuyển từ rừng giáp ranh ở địa bàn Võ Nhai đi ngược về phía Lạng Sơn bán sang Trung Quốc. Đối tượng vi phạm dùng các loại phương tiện khác nhau như xe đạp, xe máy... vận chuyển gỗ vào giờ nghỉ, ngày nghỉ, đêm tối nên rất khó ngăn chặn dứt điểm.

Các huyện Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai (Thái Nguyên) có 10 xã giáp ranh với huyện Chợ Mới, Chợ Đồn, Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Khu vực giáp ranh là rừng nguyên sinh, chủ yếu là gỗ nghiến. Tình hình khai thác và vận chuyển gỗ trái phép ở khu vực này tuy chưa đến độ phức tạp như ở địa bàn giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn, nhưng có một số tụ điểm khai thác trái phép lên đến cả trăm mét khối gỗ quý hiếm. Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đã tăng cường nhân lực và chỉ đạo các hạt kiểm lâm Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ lập một số chốt và ra sức ngăn chặn. Tuy nhiên, hiệu quả của những chốt này còn hạn chế bởi giao thông phức tạp, nhiều nhánh rẽ, bên cạnh phương thức vận chuyển tinh vi nhỏ lẻ theo chiêu thức "tha lâu đầy tổ".

Tình trạng khai thác gỗ quý hiếm trong vùng giáp ranh giữa ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn diễn ra rất phức tạp, có lúc đã trở thành điểm "nóng". Tình trạng này xảy ra do các nguyên nhân: Các khu rừng giáp ranh đều xa khu dân cư, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, dẫn đến việc kiểm tra, phát hiện các vụ khai thác trong rừng còn hạn chế, kết quả ngăn chặn thấp. Đời sống nhân dân vùng giáp ranh khó khăn, nhiều hộ sống dựa vào tài nguyên rừng, dễ bị đầu nậu thuê mướn vi phạm. Diện tích rừng núi đá (khoảng hơn 26.000ha) chưa giao đến chủ cụ thể. Lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương còn mỏng, cơ chế chính sách đãi ngộ bất cập, không khuyến khích người tham gia bảo vệ rừng. Chênh lệch giá tại nơi khai thác đến nơi tiêu thụ đã mang lại siêu lợi nhuận cho các đối tượng mua bán và kinh doanh lâm sản (kể cả lâm sản có phép và trái phép). Các nguyên nhân trên đã làm cho tình hình khai thác rừng trái phép trên địa bàn giáp ranh nhiều lúc bức xúc. Năm 2007, Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức 6 đợt truy quét, huy động gần 700 lượt người tham gia. Kết quả đã tịch thu 250m3 gỗ quy tròn các loại (chủ yếu là gỗ quý hiếm); thu giữ 01 ô tô, 73 xe máy và cưa máy, 47 phương tiện khác; phá hủy 56 lán trại trong rừng. Một trong những điểm nóng khai thác gỗ trái phép là địa bàn huyện Võ Nhai. Chỉ trong 2 tháng cuối năm 2007, Hạt Kiểm lâm Võ Nhai phối hợp với Công an, Huyện đội tổ chức truy quét khai thác trái phép ở vùng giáp ranh thuộc địa bàn Võ Nhai đã bắt và xử lý 6 vụ vi phạm tịch thu 32m3 gỗ tròn nhóm II và trên 30m3 gỗ tròn nhóm III. Kết quả truy quét và xử lý là đáng ghi nhận, song do kinh nghiệm, việc tập trung lực lượng truy quét cũng không thể tiến hành trong thời gian dài nên tình hình khai thác rừng trái phép vùng giáp ranh chỉ tạm lắng xuống một thời gian rồi lại hình thành từ nhỏ lẻ và tích tụ thành tụ điểm, phải tổ chức truy quét tiếp.

Giải pháp.

Thực tế công tác bảo vệ rừng những năm qua cho thấy, để bảo vệ tốt rừng vùng giáp ranh cần thực hiện tốt đồng bộ các giải pháp. Trước hết, kiểm lâm 3 tỉnh (Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Kạn) duy trì và tăng cường thực hiện tốt quy chế phối hợp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng vùng giáp ranh. Chính việc chủ động thực hiện quy chế trên ở mỗi địa phương sẽ nắm bắt được tình hình, thông tin kịp thời các tụ điểm khai thác, mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép, tạo sức mạnh tổng hợp trong truy quét và quản lý địa bàn của các tỉnh. Các tỉnh giáp ranh trong phạm vi và quyền hạn của mình cần đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân trên địa bàn bảo vệ rừng. Chú trọng đến người dân vùng giáp ranh nhằm nâng cao hơn nữa ý thức của người dân đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý bảo vệ rừng ở cơ sở. Đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đãi ngộ với những người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Có như vậy mới khuyến khích mọi người tích cực tham gia bảo vệ rừng, nhất là những người được giao nhiệm vụ chuyên trách. Về phía chính quyền các cấp cần thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Về phía Nhà nước cần cải tiến chính sách đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm từng bước xã hội hóa công tác này. Về phía lực lượng kiểm lâm cần phối hợp tốt với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống, hạn chế việc vào rừng khai thác lâm sản trái phép.

Một điểm cần đề cập, đó là làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở. Mặc dù diện tích rừng núi đá chưa giao đến chủ cụ thể nhưng đã giao cho cộng đồng cấp xã quản lý. Sự lơ là, chưa vào cuộc của chính quyền cấp xã, còn coi bảo vệ rừng là trách nhiệm của kiểm lâm cần xem xét lại. Mô hình giao khoán gần 1.000ha rừng phòng hộ ở xã Yên Lạc cho Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lương là một phương án hay cần nhân rộng để thực hiện tốt việc giao khoán rừng núi đá tại địa bàn huyện Võ Nhai. 6 năm qua, rừng phòng hộ ở Yên Lạc do Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lương đảm nhận đã được bảo vệ tốt. Đơn vị đã cử các chiến sỹ vào lập lán trại trong rừng để vừa bảo vệ rừng vừa tăng gia sản xuất, ngoài ra những đợt hành quân dã ngoại của các đơn vị quân đội cũng góp phần tích cực bảo vệ rừng.

NÔNG VĂN TRÂN


Số lượt đọc:  1748  -  Cập nhật lần cuối:  27/02/2008 02:37:13 PM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2023 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH