Số 1+2

Thí điểm phân công kiểm lâm địa bàn ở Cà Mau: Hiệu quả đã được thể hiện

Ngày 22/3/2007, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 221 về việc phê duyệt Đề án tổ chức và nâng cao năng lực kiểm lâm địa bàn giai đoạn 2006-2010. Sau gần 2 năm thực hiện Đề án, hiệu quả đã được thể hiện rõ nét.

Mục đích của Đề án này nhằm thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển lâm nghiệp quốc doanh sang lâm nghiệp xã hội. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, ngăn chặn kịp thời những tác động tiêu cực đến rừng. Chuyển quản lý rừng, giải thể các chốt, trạm kiểm tra trên khâu lưu thông lâm sản mà thay vào đó là kiểm tra từ khi khai thác lâm sản. “Kiểm lâm bám dân, bám rừng và bám chính quyền cơ sở” là phương châm mà mỗi kiểm lâm địa bàn phải quán triệt thực hiện. Kiểm lâm địa bàn phải là người sống gần dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, đánh giá những tác động ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của rừng, kịp thời đề xuất tham mưu cho chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý rừng và đất lâm nghiệp.

Cà Mau có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 108.025ha, trong đó có rừng 96.378ha, phân bố trên 30 xã thuộc 6 huyện. Do đặc thù của hệ sinh thái ngập nước, cây gỗ nhỏ, giá trị kinh tế thấp nên tâm lý chung của người dân ít quan tâm đến lợi ích trực tiếp từ việc sản xuất kinh doanh nghề rừng mà tập trung chủ yếu trồng lúa, nuôi tôm và khai thác thủy sản dưới tán rừng. Mặt khác, nhu cầu sử dụng cây gỗ trong đời sống sinh hoạt tại chỗ rất lớn nên tài nguyên rừng luôn bị tác động tiêu cực từ cộng đồng dân cư sống trong và ven rừng. Mặc dù lực lượng kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng nỗ lực tăng cường nhiều biện pháp quản lý và bảo vệ rừng nhưng vẫn không ngăn chặn triệt để các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

Năm 2001, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau đã đưa Kiểm lâm về phụ trách địa bàn các xã có rừng đã làm thay đổi cơ bản nhận thức về phương thức hoạt động của kiểm lâm trong điều kiện mới, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng, các chủ rừng của người dân trong việc tuần tra bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng. Hoạt động của lực lượng kiểm lâm đã thay đổi cơ bản về chất từ chỗ kiểm tra, kiểm soát trong khâu lưu thông theo lối “trình - kiểm” tại trạm, hạt kiểm lâm chuyển sang tổ chức bảo vệ rừng tại “gốc”. Tuy nhiên hoạt động của kiểm lâm phụ trách địa bàn vẫn chỉ mang tính kiêm nhiệm, vừa làm nhiệm vụ tại hạt kiểm lâm vừa phụ trách địa bàn xã, việc không bố trí kiểm lâm ở hẳn dưới xã dó nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, không kịp thời tham mưu cho chính quyền cơ sở trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương. Sau 5 năm thực hiện các địa phương đã sơ kết rút kinh nghiệm, trên co s? dú B? Nụng nghi?p và Phỏt tri?n nụng thụn quyết định phê duyệt chương trình nâng cao năng lực kiểm lâm địa bàn xã đến năm 2010 trong đó tổ chức thí điểm t?i 3 tỉnh Điện Biên, Quảng Nam và Cà Mau vi?c đưa kiểm lâm về địa bàn xã không bố trí tại trạm kiểm lâm địa bàn. Thực hiện chủ trương này, ngày 1/7/2007, Chi cục Kiểm lâm Cà Mau đã xây dựng kế hoạch để triển khai mô hình thí điểm cho 3 huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và U Minh, là những địa phương có diện tích rừng lớn và tương đối phức tạp. Đợt I tiến hành được 9/30 xã có rừng, số xã còn lại vẫn tiếp tục phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn như trước đây, hạt kiểm lâm và kiểm lâm địa bàn ở các địa phương tham gia đầy đủ. Quá trình thực hiện cho thấy, việc phân công kiểm lâm viên về địa bàn xã là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính ổn định lâu dài đối với công tác quản lý nhà nước về rừng, xã hội hóa lâm nghiệp, tạo thế chủ động, ý thức tự giác, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức kiểm lâm, phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay. Việc phân công kiểm lâm phụ trách địa bàn ở Cà Mau đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và các cấp chính quyền, kiểm lâm địa bàn ở trực tiếp tại xã nên đã thực hiện tốt việc tham mưu cho UBND xã về quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Mối quan hệ, phối hợp giữa kiểm lâm địa bàn với các cơ quan của xã thuận lợi, chặt chẽ và hiệu quả. Hầu hết các xã đều thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện về nơi làm việc, ăn, nghỉ để kiểm lâm địa bàn hoạt động. Bản thân mỗi cán bộ kiểm lâm đã khắc phục khó khăn, tự phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kiểm lâm địa bàn từng bước được nâng lên do được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và sự tự giác tìm tòi học hỏi về nghiệp vụ, cũng như kỹ năng giao tiếp, kỹ truyền đạt chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước đến cộng đồng dân cư góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Kiểm lâm địa bàn tham gia kiểm tra xác nhận nguồn gốc lâm sản theo đề nghị của chủ rừng. Tiến hành đo đạc, xác lập hồ sơ tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xác nhận cho các hộ dân có nhu cầu khai thác cây rừng phân tán. Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở địa bàn giúp UBND xã quy hoạch sử dụng đất cũng như kế hoạch bảo vệ khôi phục rừng ổn định mang tính chiến lược lâu dài, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức chấp hành pháp luật đối với cộng đồng dân cư từng bước được nâng lên. Việc điều tra, khảo sát hiện trạng rừng cũng như tình hình sử dụng đất lâm nghiệp được làm chu đáo. Trong gần hai năm qua, kiểm lâm địa bàn đã phát hiện và tham mưu cho lãnh đạo xử lý 283 vụ, thu phạt và phát mãi lâm sản được gần 72 triệu đồng, phá hủy 689 lò than xây dựng trái phép. Kiểm lâm địa bàn đã thực sự làm chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân, chính quyền cấp xã trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Gần 2 năm triển khai chủ trương thí điểm, kiểm lâm địa bàn thật sự là cầu nối giữa chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. Thực hiện tốt chủ trương 3 bám với địa phương, từng bước đưa công tác chuyên môn vào chiều sâu, vai trò trách nhiệm của cán bộ kiểm lâm địa bàn ngày càng được nâng lên rõ rệt, góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn mang tính ổn định lâu dài và bền vững.

Bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn đó không ít khó khăn cho kiểm lâm địa bàn. Một số địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức đến vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, nên việc chỉ đạo kiểm lâm địa bàn còn nhiều hạn chế. Đáng chú ý là khâu tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các lực lượng và kiểm lâm địa bàn, về bố trí nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt ăn, nghỉ, trang thiết bị phục vụ cho công tác... Thời gian tới các cấp ủy Đảng, đặc biệt là chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa về các chính sách ưu đãi cho lực lượng này. Chỉ có như vậy kiểm lâm địa bàn mới phát huy hết khả năng góp phần tích cực cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng Cà Mau.

PHAN CHẾ LINH
Số lượt đọc:  880  -  Cập nhật lần cuối:  06/01/2009 10:48:50 AM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH